SlideShare a Scribd company logo
1 of 141
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 
BỘ MÔN GDTC - QP 
LÝ THUYẾT MÔN HỌC 
GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
GIÁO VIÊN: Th.s Lê Lan Phương
BÀI 1: KHÁI QUÁT MÔN HỌC 
I. Nguồn gốc và sự phát triển thể dục thể 
thao 
1.1. Nguồn gốc 
Thể dục thể thao có nguồn gốc từ lao 
động. 
Thể dục thể thao được hình thành 
thông qua các hoạt động văn hoá của 
con người từ thời xa xưa.
a. Thể dục thể thao có nguồn gốc từ lao 
động. 
• Từ thời kỳ nguyên thuỷ: Con người đã biết 
chế tạo và sử dụng các công cụ lao động. 
• Lao động chủ yếu là săn bắt, hái lượm. Bên 
cạnh đó, điều kiện lao động khó khăn, công 
cụ lao động thô sơ, lao động thể lực cực 
nhọc. 
• Đồng thời, con người luôn phải đấu tranh 
với thiên nhiên khắc nghiệt và thú dữ để 
sinh tồn. Do vậy: Để đảm bảo cuộc sống thì 
con người cần phải nâng cao trí lực và thể 
lực.
b. Các hoạt động văn hoá của con 
người từ thời xa xưa. 
• Từ thời xa xưa, con người đã tổ chức 
các lễ hội văn hoá vào dịp lễ tết, hội 
được mùa….Các hoạt động trong các 
lễ hội như: đấu vật, võ, bắt cung, đua 
ngựa, đua thuyền, ném còn…dần trở 
thành môn thể thao được lựa chọn để 
tập luyện, thi đấu, rèn luyện thể chất, 
phòng chữa bệnhvv.
2.1. Sự phát triển thể dục thể thao 
Thể dục thể thao ra đời và phát triển gắn 
liền với sự phát triển của xã hội loài 
người: 
• Xã hội nguyên thuỷ 
• Xã hội nô lệ ( Hy Lạp cổ đại) 
• Xã hội Phong kiến 
• Sau hoà bình lập lại 
• Xã hội hiện đại
2.1. Sự phát triển thể dục thể thao 
a. Xã hội nguyên thuỷ 
b. Xã hội nô lệ ( Hy Lạp cổ đại) 
• Để tiến hành chiến tranh xâm lược và đàn 
áp nô lệ. Giai cấp chủ nô cần phải có một đội 
quân tinh nhuệ. Vì vậy, mục đích và nội dung 
của TDTT là đáp ứng yêu cầu của chế độ 
chủ nô. 
c. Xã hội Phong kiến 
• Mục đích và nội dung của TDTT cũng chỉ 
phục vụ cho giai cấp phong kiến.
d. Sau hoà bình lập lại 
• Điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn. Cả nước 
phải quan tâm đến việc phát triển kinh tế và xây 
dựng đất nước. Do đó TDTT chưa được quan tâm 
và đầu tư đúng mức. 
e. Xã hội hiện đại 
• Khi nền kinh tế đất nước phát triển, trình độ sản 
xuất, mức sống, khoa học kỹ thuật, nhu cầu đào tạo 
và giáo dục ngày càng cao, thì TDTT dần trở thành 
một lĩnh vực tương đối độc lập. TDTT được đầu tư 
và phát triển từ cấp cơ sở đến trung ương. 
• Ngày nay, trong xã hội hiện đại, ngoài sự tác động 
của kinh tế, xã hội đối với sự phát triển TDTT. 
TDTT cũng có ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh 
tế, xã hội của mỗi quốc gia có nền TDTT phát triển.
II. Các khái niệm có liên quan 
• Khái niệm thể dục thể thao 
• Khái niệm giáo dục thể chất 
• Khái niệm thể thao
II. Các khái niệm có liên quan 
1.2. Khái niệm thể dục thể thao 
• Theo nghĩa hẹp: Là một bộ phận của nền 
văn hoá xã hội, một loại hình hoạt động mà 
phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực, 
nhằm tăng cường thể chất cho con người, 
nâng cao thành tích thể thao, góp phần 
làm phong phú sinh hoạt văn hoá và giáo 
dục con người phát triển toàn diện. 
• Theo nghĩa rộng: Là toàn bộ những thành 
tựu của xã hội trong quá trình sáng tạo 
những phương tiện, phương pháp và điều 
kiện nhằm phát triển khả năng thích nghi 
của thế hệ trẻ và người trưởng thành.
2.2. Khái niệm giáo dục thể chất 
GDTC là một bộ phận của TDTT, là một mặt của 
giáo dục toàn diện như các mặt giáo dục khác, 
nhưng có: 
• Đặc trưng chung: Quá trình dạy học có thầy và trò. 
• Đặc trưng cơ bản, chuyên biệt: 
+ Là dạy học vận động. 
+ Tác động có chủ đích đến sự phát triển theo định 
hướng các tố chất vận động. 
+ Góp phần giáo dục toàn diện nhân cách người 
học.
3.2. Khái niệm thể thao 
• Theo nghĩa hẹp: Là một trò chơi, một hình thức thi 
đấu đặc biệt, chủ yếu và phần nhiều bằng sự vận 
động thể lực, nhằm phát huy năng lực chuyên môn 
chuyên môn chuyên biệt, để đạt thành tích cao, cao 
nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong 
những điều kiện chuyên môn như nhau. 
• Theo nghĩa rộng: Là chuẩn bị cho nó những quan 
hệ, chuẩn mực, những thành tựu đạt được trong 
hoạt động này. Trong tập luyện và thi đấu thể thao, 
con người luôn phấn đấu đạt tới những đỉnh cao 
nhất của thành tích thể thao, vượt qua giới hạn 
năng lực thể chất đã có. Chính trên cơ sở đó và 
qua thành tích đạt được mà nâng cao uy tín, danh 
dự quốc gia, tập thể, địa phương và cả từng vận 
động viên. video627934.mp4
BÀI 2: GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
I. Các quan điểm đường lối của đảng và nhà 
nước về giáo dục thể chất trong trường học 
• Nghị quyết TW 4 khoá 7 
• Các văn kiện Đại hội VIII 
• Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt 
nam năm 1992 tại điều 41 
• Luật giáo dục 
• Luật TDTT
LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP TD CỦA 
BÁC HỒ 
• “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, 
việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. 
Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt 
một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần 
cho cả nước mạnh khỏe. 
Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp 
phần cho cả nước mạnh khỏe. 
Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận 
của mỗi một người dân yêu nước. 
Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai 
cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ 
dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí khuyết 
lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy là sức khỏe. 
Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng 
gắng tập thể dục. 
Tự tôi ngày nào cũng tập”.
CHỈ THỊ SỐ 106-CT/TW NGÀY 2/8/1958 CỦA 
BCHTW ĐẢNG LĐVN 
• Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân 
được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính 
phủ. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân 
dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng… 
Vận động thể dục, thể thao là một biện pháp hiệu quả để 
tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng 
của nước nhà, đó chính là quan điểm của Đảng ta về phát 
triển sự nghiệp thể dục, thể thao Việt Nam (Chỉ thị số 
106-CT/TW ngày 02 tháng 10 năm 1958 của Ban chấp 
hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác 
thể dục thể thao) và cũng là lời khuyến cáo của Chủ tịch 
Hồ Chí Minh đối với toàn dân ta trong lời kêu gọi toàn 
dân tập thể dục từ những ngày đầu tiên xây dựng nước 
Việt Nam dân chủ cộng hòa “Dân cường thì nước thịnh”. 
Cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn không ngừng 
quan tâm, chỉ đạo ngành thể dục, thể thao nước nhà nỗ 
lực phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng 
này.
II. Mục đích, vai trò nhiệm vụ GDTC trong 
các trường Đại học 
1.2. Mục đích 
Góp phần đào tạo đội ngũ các bộ 
khoa học kỹ thuật cho đất nước, có 
thể chất cường tráng, có tri thức và 
tay nghề cao, có nhân cách con 
người Việt Nam, đáp ứng được nhu 
cầu của nền kinh tế thị trường
2.2. Vai trò của Giáo dục thể chất 
• Giáo dục thể chất là một mặt giáo dục toàn diện 
cho sinh viên. 
• Giáo dục thể chất có vai trò chủ động nâng cao 
sức khoẻ, thể chất, năng lực vận động cho sinh 
viên, nâng cao hiệu quả học tập chuyên môn, 
nghiệp vụ. 
• Giáo dục thể chất góp phần xây dựng đời sống 
văn hoá tinh thần lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã 
hội, tăng cường giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa 
các trường, các ngành nghề và các vùng. Mở rộng 
khả năng hoà nhập với sinh viên các nước trong 
khu vực và trên thế giới.
2.2. Nhiệm vụ 
• Giáo dục cho sinh viên về đạo đức và 
nhân cách con người Việt Nam 
• Hình thành và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ 
sảo vận động cơ bản của một số môn thể 
thao và trang bị cho sinh viên những tri 
thức chuyên môn. 
• Phát triển cơ thể hài hoà, cân đối, củng cố 
và tăng cường sức khoẻ, phát triển các tố 
chất thể lực đạt trình độ thể lực quy định 
của quốc gia về lứa tuổi.
III. Các hình thức GDTC 
1. Giờ học Giáo dục thể chất 
• Giờ học Giáo dục thể chất chính 
khoá (nội khoá). 
• Giờ học Giáo dục thể chất ngoại 
khoá. 
2. Tập các bài tập thể dục để chống 
mệt mỏi 
3. Tham gia các hoạt động thể thao 
của nhà trường.
IV. Trách nhiệm của sinh viên 
• Tham gia đầy đủ các buổi học GDTC theo thời 
khoá biểu và kế hoạch dạy học của nhà trường. 
• Kiểm tra sức khoẻ và thể lực định kỳ. 
• Tích cực học tập và tìm hiểu các tài liệu về 
TDTT tạo điều kiện tiếp thu những kiến thức về 
lý luận và phương pháp GDTC. 
• Có chế độ sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi hợp lý. 
• Thường xuyên tập luyện thể dục buổi sáng, thể 
dục giữa giờ và tự tập luyện để phát triển thể 
lực
BÀI 3: ẢNH HƯỞNG 
CỦA TẬP LUYỆN TDTT ĐỐI VỚI 
SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CON NGƯỜI 
I. Hệ máu 
1.1 Chức năng của máu 
• Chức năng hô hấp 
• Chức năng dinh dưỡng 
• Chức năng đào thải 
• Chức năng bảo vệ 
• Chức năng điều hoà thân nhiệt 
• Chức năng điều khiển
1.2 Hồng cầu 
a. Chức năng của hồng cầu: Chức năng hô hấp. 
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hồng cầu. 
* Trong vận động: 
• Trong quá trình vận động, để đáp ứng nhu cầu 
vận động, số lượng hồng cầu sẽ tăng lên làm 
nhiệm vụ vận chuyển ôxy cho tổ chức và tế bào 
hoạt động. 
• Để theo dõi sự biến đổi về hồng cầu trong vận 
động dựa trên cơ sở các bài tập với công suất 
khác nhau để đánh giá. 
• Ở hoạt động kéo dài, bên cạnh sự phá huỷ hồng 
cầu còn phát sinh chứng thiếu hồng cầu trong vận 
động.
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với 
hồng cầu. 
• Đối với những người tập luyện thường 
xuyên. Đặc biệt đối với vận động viên thì 
nhờ có quá trình tập luyện nên lượng hồng 
cầu trong máu cao hơn so với người 
thường, khả năng vận chuyển ôxy đến các 
tổ chức, cơ quan tốt hơn, nên có khả năng 
duy trì hoạt động lâu hơn và không bị xuất 
hiện hiện tượng choáng trọng lực trong 
vận động.
1.3. Bạch cầu 
a. Chức năng của bạch cầu: - Chức năng 
bảo vệ cơ thể 
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với 
bạch cầu. 
Trong vận động: bạch cầu trong máu 
tăng lên. Tuy nhiên sự thay đổi bạch cầu 
trong hoạt động TDTT phụ thuộc vào công 
suất hoạt động, thời gian hoạt động, lứa tuổi, 
giới tính, trình độ tập luyện
Số lượng bạch cầu tăng trong vận động 
có một ý nghĩa quan trọng giúp cơ thể chống 
lại hiện tượng stress do các kích thích quá 
mức của vận động gây ra cho người tập 
* Ở trạng thái nghỉ ngơi: Khi trình độ luyện 
tập thể tích máu chung lên ít nhiều 
Hàm lượng Hemoglobin cũng như hồng cầu 
tăng dung tích ôxy của máu tăng lượng 
bạch cầu cũng tăng. Đặc biệt đối với vận 
động viên tập luyện sức bền trong thời gian 
dài hàm lượng tế bào limpho có thể tăng lên.
II. Hệ tuần hoàn 
2.1. Cấu tạo: Hệ tuần hoàn gồm tim và 
các mạch máu. 
2.2 Chức năng của hệ tuần hoàn: 
Đảm bảo sự lưu thông máu để vận 
chuyển các chất đến mô, cơ quan 
nhờ vào máu để duy trì sự sống.
VÒNG TUẦN HOÀN 
§éng m¹ch 
phæi 
CO2 O2 
TÜnh m¹ch 
chñtrªn vμ 
d­íi 
4 TÜnh 
m¹ch phæi 
§éng 
m¹ch chñ 
O2 CO2 
H« hÊp trong thùc 
hiÖn chøc n¨ng h« hÊp 
trong (H« hÊp tÕ bμo) 
Phæi 
Vßng tuÇn hoμn nhá 
H« hÊp ngoμi: LÊy Oxy tõ 
ngoμi vμo c¬ thÓ 
NF NT 
v v 
TF TT 
CO2 
Vßng tuÇn hoμn lín 
C¸c c¬ quan TC 
TÕ Bμo 
Van 3 l¸ 
Van 2 l¸ 
CO2 O2
2.3. Tim 
a. Chức năng của tim 
Hút và đẩy máu đi nuôi cơ thể 
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới tim 
- Sự phì đại cơ tim và tăng thể tích buồng tim 
- Các chỉ số sinh lý của tim: 
* Tần số nhịp tim 
+ Người bình thường là 70 – 80 lần/phút. 
+ Tần số nhịp tim phụ thuộc vào:
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới tim 
• Lứa tuổi, giới tính, trạng thái sức khoẻ. 
• Yếu tố tâm lý. 
• Tư thế cơ thể. 
• Trình độ luyện tập. 
Hoạt động TDTT làm thay đổi tần số nhịp tim: 
+ Ở trạng thái yên tĩnh, nhịp tim của các vận động 
viên giảm phụ thuộc vào đặc thù mỗi môn thể thao. 
Trung bình 60 l/p. 
+ Khi hoạt động nhịp tim tăng nhanh, cường độ vận 
động cao thì tần số nhịp tim tăng càng nhanh. Tần 
số nhịp tim tối đa có thể đạt tới 200 – 220l/p - tuổi.
* Lưu lượng tâm thu 
- Người thường là 60 – 70ml/một lần tâm 
thu(một lần tim co bóp). 
- Ở VĐV tăng tới 200ml ở nam và 160ml ở 
nữ trong khi vận động. 
* Lưu lượng phút của tim: 
- Người thường là 4 – 5lít/phút. 
- Khi hoạt động TDTT Lưu lượng phút đạt 
giá trị tối đa là 32 – 34lít/phút. Nhưng ở 
trạng thái nghỉ ngơi Lưu lượng phút của các 
vận động viên trình độ cao thấp hơn so với 
người thường.
III. Hệ hô hấp 
1.3. Chức năng của hệ hô hấp 
Vận chuyển ôxy từ bên ngoài vào cơ thể 
và đào thải co2 của quá trình trao đổi chất 
ra ngoài. 
2.3. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới 
hệ hô hấp. 
- Tập luyện TDTT làm thay đổi cơ bản 
trạng thái chức năng của hệ hô hấp 
- Các thông số hô hấp
a. Tần số hô hấp 
• Ở trạng thái nghỉ ngơi: Người thường là 
16 – 20 lần/phút. Vận động viên giảm 
xuống còn 9 – 10 lần/phút. 
• Khi vận động, tần số hô hấp tăng lên đạt 
giá trị tối đa để phù hợp với nhu cầu o2mà 
cơ thể đòi hỏi. 
• Tần số hô hấp phụ thuộc vào lứa tuổi, giới 
tính, trình độ tập luyện, trạng thái sức 
khoẻ và các yếu tố tâm lý khác.
b. Dung tích sống 
• Dung tích sống của người bình thường 
khoảng 3,5 lít. 
• Trong vận động dung tích sống tăng lên. 
Đặc biệt dung tích sống tăng cao ở các 
VĐV bơi lội, bóng nước có thể đạt tới 6 – 
7 lít. 
• Dung tích sống phụ thuộc vào: Lực cơ hô 
hấp, Số lượng phế nang tham gia, lứa 
tuổi, giới tính, trình độ tập luyện, đặc thù 
môn thể thao.
c. Thông khí phổi 
• Ở người thường khoảng 8 – 9 lít/phút. 
• Đối với VĐV thông khí phổi tối đa là 140 – 
160 lít/phút, người thường là 100 lít/phút. 
• Thông khí phổi tối đa tăng phụ thuộc vào 
trình độ tập luyện, lứa tuổi, giới tính, môn 
thể thao, lực cơ hô hấp, kích thước lồng 
ngực, lực cản của đường dẫn khí. 
• Trong hoạt động TDTT, lượng thông khí 
phổi tăng dần lên phụ thuộc vào công suất 
hoạt động. thông khí phổi tăng để thoả 
mãn nhu cầu o2 trong vận động.
IV. Hệ vận động 
1.4. Chức năng của hệ vận động 
Hệ vận động là bộ phận quan trọng và 
trực tiếp nhất quyết định khả năng hoạt 
động thể lực nói chung và khả năng hoạt 
động thể thao nói riêng của con người. 
2.4. Xương 
a. Chức năng của xương 
Xương là những bộ phận rắn bên trong 
tạo thành một khung vững chắc nâng đỡ 
toàn bộ cơ thể và làm chỗ dựa cho các 
thành phần khác của cơ thể.
a. Chức năng của xương 
• Một số xương có chức năng che chở và 
bảo vệ. 
• Xương là chỗ bám của các cơ, hoạt động 
như đòn bẩy trong bộ máy vận động. 
• Ngoài ra xương còn có các chức năng khác 
như: Tuỷ xương là nơi tạo huyết, sản sinh 
ra các huyết cầu. Xương còng là kho dự trữ 
chất khoáng mà khi cần cơ thể có thể huy 
động lấy ra được.
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới 
xương 
Quá trình tập luyện làm thay đổi cấu tạo 
xương: Tổ chức xương dầy lên, bề mặt 
xương sần sùi, nhất là ở những điểm bám 
của cơ. 
Tiết diện ngang của xương tăng lên làm 
độ bền cơ học chung của xương tăng lên, 
nghĩa là sức chịu đựng của xương tốt hơn 
dưới tác động của một lực. 
Tập luyện thường xuyên giúp cho xương 
dẻo, hạn chế một số bệnh về xương như: 
loãng xương, vôi hoá.
3.4. Cơ 
a. Chức năng của Cơ 
Cơ có vai trò duy trì sự vận động của bộ 
máy vận động nhờ sự co rút hay căng 
cơ. 
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới cơ 
Tập luyện làm ảnh hưởng rõ rệt đến hệ 
cơ. 
Những người tập luyện thường xuyên có 
khối lượng và thể tích cơ vân tăng lên 
đáng kể.
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới cơ 
• Sự phì đại cơ xảy ra là do tăng kích thước 
của từng sợi cơ, trong đó bao cơ dầy lên, 
lượng cơ tương, số tơ cơ và các yếu tố cấu 
tạo khác đều tăng. 
• Sự phì đại cơ vân làm cho việc cung cấp 
máu cho chúng được cải thiện hơn. Ở các 
cơ được tập luyện, trong 100 sợi cơ trung 
bình có 98 mao mạch, trong khi ở các cơ 
không tập luyện số mao mạch chỉ có 46. 
• Tập luyện thường xuyên giúp cho cơ săn 
chắc.
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới cơ 
• Tập luyện thường xuyên trong cơ còn xảy ra 
những biến đổi về sinh hoá. Hàm lượng đạm 
trong cơ tương và trong tơ cơ đều tăng, khả 
năng trao đổi chất của cơ được tăng cường. 
• Tập luyện thường xuyên làm thay đổi chức 
năng của cơ, tính hưng phấn và sự linh hoạt 
của cơ tăng. 
• Tập luyện thường xuyên có khả năng huy 
động số lượng tối đa đơn vị vận động tham 
gia vào co cơ, là yếu tố quan trọng của sức 
mạnh cơ vân. 
videovideoplayback_4.flv
4.4. Dây chằng và khớp 
a. Dây chằng 
Tập luyện thường xuyên giúp cho dây 
chằng to, khoẻ, đàn tính tốt. Do vậy khi 
hoạt động vận động với cường độ lớn, 
động tác khó không bị trật khớp hay 
chấn thương. video680878.mp4 
b. Khớp 
Tập luyện thường xuyên thì khớp linh 
hoạt, sụn chêm dầy lên chịu được áp lực 
lớn. Chất hoạt dịch tăng, hạn chế một số 
bệnh về khớp. video627934.mp4
V. Hệ bài tiết 
1.5. Chức năng của hệ bài tiết 
• Giúp đào thải các sản phẩm phân huỷ 
cuối cùng mà cơ thể không sử dụng 
được nữa ra ngoài. 
• Đảm bảo sự ổn định, cân bằng về cấu 
tạo và tính chất của môi trường bên 
trong cơ thể. 
• Các cơ quan đảm nhiệm chức năng bài 
tiết chủ yếu là: Thận, các tuyến mồ hôi, 
phổi và ruột.
2.5. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới 
hệ bài tiết 
• Hoạt động cơ bắp gây nên những ảnh 
hưởng rõ rệt đối với các cơ quan bài tiết 
• Trong hoạt động cơ bắp xảy ra quá trình 
phân bổ lại máu. Lượng máu đi đến thận 
giảm đi. Nếu trong điều kiện bình thường 
dòng máu thận vào khoảng 1 lít/ phút thì 
trong hoạt động thể lực nặng lượng máu 
này có thể giảm xuống đến 0,25 lít/ phút.
2.5. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới 
hệ bài tiết 
• Do lượng máu cung cấp cho thận giảm nên 
lượng nước tiểu được tạo ra trong vận động 
giảm đáng kể. 
• Trong hoạt động cơ bắp lượng nước bị mất 
nhiều do tiết mồ hôi. Vì vậy lượng nước tiểu 
lại càng giảm đi. 
• Trong hoạt động cơ bắp thành phần nước 
tiểu cũng thay đổi.
VI. Hệ tiêu hoá 
1.6. Chức năng của hệ tiêu hoá 
Hệ tiêu hoá có chức năng tiếp nhận 
thức ăn và nước từ môi trường bên 
ngoài vào cơ thể và thực hiện quá 
trình phân giải chúng để cung cấp 
các chất dinh dưỡng cho cơ thể 
giúp cơ thể tồn tại.
2.6. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT 
tới hệ tiêu hoá 
• Tập luyện TDTT có ảnh hưởng khác 
nhau đối với quá trình tiêu hoá. 
• Tập luyện làm tăng cường quá trình 
trao đổi chất, nâng cao nhu cầu của 
cơ thể về các chất dinh dưỡng. Vì 
vậy, làm tăng cường hoạt động của 
hệ tiêu hoá ở trạng thái nghỉ ngơi.
2.6. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT 
tới hệ tiêu hoá 
• Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động cơ bắp, 
cũng như trong giai đoạn hồi phục, sự tiết 
dịch của các tuyến dịch tiêu hoá cũng như 
nhu động ruột của ruột và dạ dày đều giảm. 
Do: 
• Trong khi hoạt động thì các trung tâm thần 
kinh vận động và các trung tâm đảm bảo cho 
hoạt động cơ bắp khác như: Tuần hoàn, hô 
hấp… hưng phấn mạnh, gây ức chế các 
trung tâm khác không có quan hệ trực tiếp 
đến hoạt động co cơ, trong đó có hệ tiêu hoá.
2.6. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT 
tới hệ tiêu hoá 
• Trong tập luyện do lượng máu đến cơ quan 
tiêu hoá giảm( bìnhthường 25 – 30% lượng 
máu tuần hoàn, trong vận động giảm còn 
3,5%). Điều đó làm việc tiết dịch và hấp thụ 
các chất dinh dưỡng ở các cơ quan tiêu hoá 
giảm. Do quá trình tiêu hoá giảm trong tập 
luyện, không nên tiến hành tập luyện sớm 
hơn 1,5 – 2h sau khi ăn. Nếu tập sẽ ảnh 
hưởng xấu đến hệ tiêu hoá, đặc biệt là dạ 
dày.
2.6. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT 
tới hệ tiêu hoá 
• Dạ dày căng đầy cản trở hoạt động của cơ 
hoành, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động 
của tim và phổi. Dạ dày chứa đầy thức ăn 
làm tăng thể trọng chung, gây rối loạn định 
hình động tác và tăng nguy cơ xảy ra chấn 
thương trong vận động. 
• Tuy nhiên, cũng không nên tập khi đang đói, 
vì lượng đường dự trữ của cơ thể giảm ảnh 
hưởng đến khả năng hoạt động thể lực của 
cơ thể.
VII. Hệ cảm giác 
1.7. Chức năng của hệ cảm giác 
Thu nhận và phân tích những biến đổi của 
ngoại cảnh và trạng thái bên trong của cơ 
thể. 
2.7. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ 
cảm giác 
Các hệ cảm giác có vai trò quan trọng 
trong tập luyện và thực hiện động tác. Khi 
thực hiện hoạt động vận động, điều quan 
trọng không chỉ là cảm thụ các kích thích 
video567844.mp4
2.7. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ 
cảm giác 
• Khác nhau tác động đến các cơ quan cảm 
thụ khác nhau, mà còn phải phối hợp hoạt 
động của các hệ đó. Vì vậy trong quá trình 
tập luyện, các đường liên hệ tạm thời giữa 
những trung tâm cảm giác khác nhau sẽ 
được hình thành và hoàn thiện sự phối hợp 
của các hệ cảm giác với nhau. 
• Tập luyện thường xuyên có thể nâng cao 
trạng thái chức năng của các hệ cảm giác. 
Sự nâng cao đó được thể hiện ở tăng sự 
nhạy cảm.
VIII. Hệ thần kinh trung ương 
1.8. Chức năng của hệ thần kinh 
trung ương 
• Điều khiển hoạt động của tất cả các 
mô, các cơ quan và phối hợp chúng 
thành chỉnh thể thống nhất. 
• Đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với 
môi trường sống.
2.8. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới 
hệ thần kinh trung ương 
• Tập luyện TDTT nâng cao năng lực của vỏ 
não. 
• Khả năng phát ra xung động thần kinh và 
dẫn truyền rất cao. 
• Tập luyện TDTT thường xuyên giúp phát 
triển tốt phản xạ của cơ thể. 
• Giúp con người phản ứng nhanh với mọi 
tình huống. Con người nhanh nhẹn, hoạt 
bát.
2.8. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ 
thần kinh trung ương 
• Tập luyện TDTT thường xuyên giúp con 
người hạn chế hiện tượng stress do căng 
thẳng về thần kinh. 
• Có tác dụng cải tạo các loại hình thần kinh: 
* Dựa trên các đặc điểm của phản xạ có điều 
kiện và hành vi,Paplôp đã xác định được ba 
tính chất cơ bản của quá tình hưng phấn và 
ức chế trong hoạt động thần kinh, là cường 
độ, độ cân bằng và độ linh hoạt. Dựa vào sự 
phối hợp của các tính chất đó, Paplôp phân 
chia thành 4 loại hình thần kinh:
Các loại hình thầnkinh 
• Mạnh – không cân bằng – sôi nổi. 
• Mạnh – cân bằng – linh hoạt. 
• Mạnh – cân bằng – ỳ. 
• Yếu. 
Đối với loại thần kinh yếu và mạnh – cân bằng – 
ỳ sẽ trở nên cân bằng – linh hoạt. Thông qua 
các môn trò chơi mang tính tập thể, giúp cho 
con người hoà đồng, tự tin và linh hoạt hơn. 
Đối với loại thần kinh mạnh – không cân bằng – 
sôi nổi người tập nên tập các môn như cờ vua, 
bắn súng….Giúp cho con người biết kiềm chế, 
điềm tĩnh, phân tích tổng hợp chính xác, phản 
ứng linh hoạt.
BÀI 4: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 
TRONG QUÁ TRÌNH TẬP LUYỆN TDTT 
I. Các nguyên tắc tập luyện TDTT 
1.1. Ý nghĩa 
Góp phần đạt hiệu quả cao trong quá trình 
tập luyện và hạn chế những ảnh hưởng xấu 
xảy ra. 
2.1. Nguyên tắc tự giác và tích cực 
• Trong quá trình tập luyện, tính tích cực của 
người học, người tập được thể hiện qua 
hoạt động tự giác, gắng sức nhằm hoàn 
thành những nhiệm vụ học tập – rèn luyện.
2.1. Nguyên tắc tự giác và tích cực 
• Hiệu quả của quá trình giáo dục thể chất phụ 
thuộc rất lớn thái độ tự giác, tích cực của người 
học. Khi người học có thái độ tự giác, tích cực thì 
sẽ giúp cho họ học nhanh hơn, tiếp thu kỹ thuật 
động tác tốt hơn, nâng cao hiệu quả tập luyện. 
Đồng thời sẽ hình thành thói quen tập luyện cho 
người học. 
• Để phát huy tích cực, tự giác thì trước hết người 
tập phải xác định đúng đắn động cơ tham gia tập 
luyện, hiểu được mục đích, vai trò, ý nghĩa của 
GDTC, TDTT. Người học phải nhận thức đúng 
đắn các nhiệm vụ của mình cần thực hiện.
3.1. Nguyên tắc trực quan 
• Trong GDTC, tính trực quan đóng vai trò 
quan trọng, bởi vì hoạt động của người tập 
về cơ bản mang tính chất thực hành. 
• Tính trực quan - một tiền đề cần thiết để tiếp 
thu động tác. 
• Tính trực quan - một điều kiện không thể 
tách rời trong hoàn thiện hoạt động vận 
động. 
• Trong quá trình tập luyện cần phải sử dụng 
kết hợp trực quan trực tiếp và gián tiếp.
3.1. Nguyên tắc trực quan 
• Các phương pháp trực quan khác nhau 
không chỉ liên quan đến nhau mà còn tác 
động lẫn nhau. Việc sử dụng rộng rãi các 
hình thức trực quan khác nhau làm tăng 
hứng thú đối với tập luyện, làm dễ hiểu và 
dễ thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tạo điều 
kiện để tiếp thu các kiến thức, kỹ năng và 
kỹ sảo khác.
4.1. Nguyên tắc hệ thống 
• Nguyên tắc này có liên quan đến tính thường 
xuyên trong tập luyện và hệ thống luân phiên lượng 
vận động với nghỉ ngơi, cũng như tính tuần tự 
trong tập luyện và mối liên hệ lẫn nhau giữa các 
mặt khác nhau trong nội dung tập luyện. 
• Tập luyện thường xuyên mang lại hiệu quả tốt hơn. 
• Hoàn thiện thể chất chỉ có thể có trong quá trình 
giáo dục thể chất là liên tục. Tuy nhiên, tập luyện 
liên tục không có nghĩa là không nghỉ mà cần phải 
cần phải kết hợp giữa lượng vận động và nghỉ 
ngơi.
Các loại quãng nghỉ: 
• Quãng nghỉ đầy đủ 
• Quãng nghỉ ngắn 
• Quãng nghỉ vượt mức 
Điểm then chốt của nguyên tắc này là không cho 
phép dừng đến mức làm mất hiệu quả tốt đã có 
trong tập luyện. Vì vậy, phải làm sao cho hiệu quả 
của mỗi buổi tập sau, được “chồng lên” trªn “dấu 
vết” của buổi tập trước, đồng thời củng cố sâu 
thêm các dấu vết đó. Hiệu quả của một số buổi tập 
được cộng gộp lại làm xuất hiện hiệu quả tích luỹ 
của cả một hệ thống các buổi tập, tức là làm xuất 
hiện những biến đổi thích nghi tương đối vững 
chắc về cấu trúc và chức năng của cơ thể.
Chương 3 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 3.2. Khảo sát thực trạng thể chất của sinh viên nữ 
các khoá Trường Đại học Hà Nội 
TT 
Khoá học 
Chỉ tiêu 
Năm thứ nhất (n= 90) Năm thứ hai (n= 90) Năm thứ ba (n= 90) Năm thứ tư (n= 90) 
± d Cv e ± d Cv e ± d Cv e ± d Cv e 
1 Chạy 100m 
(gy) 
17.96 ± 
0.991 
5.52 0.01 
1 
18.59 ± 0.9 4.84 0.00 
9 
19.06 ± 
0.843 
3.9 
9 
0.01 19.22 ± 
1.117 
5.79 0.01 
2 
2 Chạy 800m 
(m:s) 
4:34 ± 0.42 9.62 0.02 4 ± 0.332 8.4 0.01 
5 
4:52 ± 
0.247 
5.5 0.01 
2 
4:57 ± 
0.272 
5.95 0.02 
2 
3 Chạy con thoi 
(gy) 
11.34± 0.41 3.61 0.00 
7 
11.42 ± 
0.334 
2.92 0.00 
5 
11.78 ± 
0.433 
3.6 
8 
0.00 
8 
11.85 ± 
0.47 
3.98 0.00 
8 
4 Bật xa tại 
chỗ(cm) 
175.30±10. 
23 
5.83 0.01 
2 
171.10 
±10.05 
5.87 
9 
0.01 
1 
165.19 ± 
8.746 
5.2 
9 
0.01 
2 
162.82±10 
.368 
6.38 0.01 
3 
5 Dẻo gập 
thân(cm) 
11.50 ± 
2.68 
23.31 0.04 
8 
11.50 ± 
2.73 
23.7 
2 
0.04 
3 
8.91 ± 
1.92 
21. 
5 
0.04 
8 
8.64 ± 
1.95 
22.6 0.04 
8 
6 NSCĐ tay 
(lần) 
6.80 ± 
13 0.02 
6 
7.41 ± 0.95 12.7 0.02 
3 
6.23 ± 
11. 
97 
0.02 
6 
6.12 ± 
13.5 
2 
0.02 
9
TT 
Khoá học 
Chỉ tiêu 
Năm thứ nhất (n= 90) Năm thứ hai (n= 90) Năm thứ ba (n= 90) Năm thứ tư (n= 90) 
± d Cv e ± d Cv e ± d Cv e ± d Cv e 
7 Sloan - Test 80.01 ± 
6.56 
8.2 0.017 81.09 ± 
5.71 
7.1 0.01 
3 
72.42 ± 
4.58 
6.32 0.01 
4 
71.14 ± 
3.839 
5.4 0.011 
8 Dung tích 
sống(l) 
2.55 ± 
0.31 
12.1 0.024 2.68 ± 
0.326 
12.1 
8 
0.02 2.42 ± 
0.297 
12.26 0.02 
8 
2.36 ± 
0.298 
12.6 
2 
0.027 
9 Chiều cao (cm) 155.167 
±4.662 
3 0.006 154.82 ± 
5.02 
3.24 0.00 
6 
155.152± 
4.548 
2.93 0.00 
6 
154.79±4. 
97 
3.21 0.004 
10 Cân nặng (kg) 45.70 ± 
2.942 
6.44 0.013 45.57 ± 4 8.77 0.01 
6 
46.94 ± 
4.652 
9.9 0.02 
2 
46.93±4.3 
2 
9.2 0.006 
11 Vòng bụng 
(cm) 
64.89 ± 
2.261 
3.48 0.007 64.67 ± 
2.35 
3.64 0.00 
7 
65.94 ± 
2.15 
3.26 0.00 
7 
66±1.935 2.93 0.007 
12 Quetelet(g/cm) 294.39 ± 
14.38 
4.88 0.01 293.86 ± 
17.3 
5.89 0.01 
1 
302.382± 
13.56 
4.48 0.01 302.68±19 
.078 
6.3 0.013 
Chương 3 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 3.2. Khảo sát thực trạng thể chất của sinh viên nữ 
các khoá Trường Đại học Hà Nội (tiếp)
Chương 3 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 3.3. So sánh thực trạng thể chất của các khoá (theo chỉ số t student) 
TT Khoá học 
Chỉ tiêu Năm1-2 Năm1-3 Năm1-4 Năm 2-3 Năm 2-4 Năm 3- 
4 
1 Chạy 100m (gy) -4.7 -8.13 -7.9 -3.92 -4.29 -1.08 
2 Chạy 800m (m:s) 6.4 -3.49 -4.39 -12.54 -13.4 -1.24 
3 Chạy con thoi (gy) -1.5 -6.77 -7.68 -6.24 -7.24 -1 
4 Bật xa tại chỗ (cm) 2.9 6.93 8.015 4.36 5.67 1.58 
5 NSCĐ tay (lần) -4.9 4.65 5.4 9.66 10.28 0.9 
6 Dẻo gập thân (cm) 0.0 7.29 8.12 6.99 7.78 0.9 
7 Dung tích sống (lít) -2.9 2.791 4.156 5.77 7.249 1.29 
8 Sloan-Test -1.2 8.8 11 11.68 14.72 1.94 
9 Chiều cao (cm) 0.5 0.0 0.52 -0.48 0.042 0.49 
10 Cân nặng (kg) 0.3 -2.04 -2.2 -2.14 -2.28 0.01 
11 Vòng bụng 0.7 -3.09 -3.5 -3.9 -4.4 -0.19
5.1. Nguyên tắc tăng dần yêu cầu 
• Tăng từ từ khối lượng và cường độ vận 
động. Trong quá trình tập luyện, học kỹ 
thuật, động tác phải từ dễ đến khó, từ đơn 
giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến tổ hợp. 
• Tăng lượng vận động từ ít đến nhiều, cường 
độ và thời gian tập luyện cũng tăng dần. 
• Vì sao phải tăng lượng vận động, cường độ 
và thời gian. Bởi vì, Khi lượng vận động vừa 
trở nên quen thuộc và không còn gây nên “ 
thích nghi thừa ra nữa” thì sẽ không còn là 
nhân tố cơ bản gây nên những thay đổi tốt 
trong cơ thể.
5.1. Nguyên tắc tăng dần yêu cầu 
• Để đảm bảo tiếp tục nâng cao các khả 
năng chức phận của cơ thể, cần phải đổi 
mới có hệ thống khối lượng và cường độ 
vận động. Đó là một trong những quy luật 
căn bản của quá trình giáo dục thể chất. 
• Việc tăng lượng vận động phải vừa sức 
với người tập, không vượt quá khả năng 
chức phận của cơ thể, tương ứng với đặc 
điểm lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân.
6.1. Nguyên tắc toàn diện 
• Quá trình giáo dục thể chất là giúp cho cơ 
thể người tập phát triển toàn diện, cân đối. 
Do đó cần phải tập để phát triển hài hoà cả 
về hình thái lẫn chức năng, phát triển đầy đủ 
các tố chất thể lực. Sự phát triển toàn diện là 
cơ sở nâng cao thành tích thể thao. 
• Tất cả các môn thể thao đều dựa trên nền 
tảng các tố chất thể lực. Các tố chất thể lực 
có mối quan hệ khăng khít với nhau, làm ảnh 
hưởng và bổ trợ cho nhau phát triển.
6.1. Nguyên tắc toàn diện 
• Vì vậy, Nếu trong tập luyện, đặc biệt trong 
huấn luyện thể thao thành tích cao, chỉ chú 
trọng một tố chất nào đó cần cho chuyên 
môn, thì cũng chỉ đạt được thành tích 
trước mắt, sau đó trình độ sẽ bị dừng hoặc 
giảm sút. 
• Trong các môn thể thao có một số môn 
phát triển không cân đối như cầu lông, 
bóng bàn…cần tập các bài tập bổ trợ để 
phát triển cân đối.
7.1. Nguyên tắc phù hợp đặc điểm cá nhân 
• Mỗi cá nhân có cấu tạo giải phẫu, đặc điểm 
về giải phẫu, khả năng chức phận khác 
nhau. Do vậy, trong quá trình GDTC việc sử 
dụng các phương tiện, phương pháp, điều 
kiện tiến hành phải phù hợp với đặc điểm 
các nhân, để đảm bảo phát triển năng lực 
của người tập ở mức cao nhất. 
• Lượng vận động phải vừa sức với người 
tập. Nghĩa là lượng vận động không quá cao 
và không quá thấp. Lượng vận động đó có 
sự kích thích phát triển thể chất cho người 
tập.
7.1. Nguyên tắc phù hợp đặc điểm cá nhân 
• Nếu lượng vận động quá mức sẽ gây ảnh 
hưởng xấu đến sức khoẻ của người tập 
hoặc yêu cầu quá cao trong quá trình tiếp 
thu động tác cũng không đạt hiệu quả 
trong việc trang bị những kỹ năng, kỹ sảo 
động tác. Đặc biệt đối với những động tác 
khó, nguy hiểm có thể gây cảm giác sợ hãi 
cho người tập. 
• Cần xác định được một cách khoa học các 
tiêu chuẩn hợp lý nhất về lượng vận động 
cho mỗi nhóm giới tính, lứa tuổi.
II. Cấu trúc của một buổi tập 
1.2. Phần chuẩn bị 
Mục đích: Tạo được tâm thế cho người tập, làm 
cho người tập có một trạng thái sẵn sàng nhất, để 
thực hiện nhiệm vụ chính của buổi tập. 
Nhiệm vụ chính của phần này: 
• Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ cho buổi tập. Đây là 
yếu tố khách quan tác động rất lớn đến hiệu quả 
buổi tập. 
• Khởi động: Mục đích của khởi động là đưa cơ thể 
từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động, tăng cường 
hưng phấn của hệ thần kinh trung ương, tăng 
cường khả năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, hạn 
chế chấn thương.
1.2. Phần chuẩn bị 
• Thời gian khởi động không cố định. Căn cứ vào 
nhiệm vụ của buổi tập, thời tiết để vận dụng. Nếu 
buổi tập phải thực hiện với khối lượng lớn hoặc tập 
trong điều kiện lạnh, thì cần phải khởi động kỹ, thời 
gian khởi động phải dài. Nếu thực hiện với khối 
lượng nhỏ hoặc tập trong điều kiện mùa hè, thì thời 
gian khởi động ngắn. 
2.2. Phần cơ bản 
Đây là phần quan trọng của buổi tập, nhằm giải 
quyết những nhiệm vụ khó khăn, trọng tâm, cơ bản 
của buổi tập. Tuỳ thuộc vào nội dung của buổi tập 
mà phần này chia thành những phần nhỏ như: 
Củng cố động tác cũ, học động tác mới, phát triển 
thể lực.
2.2. Phần cơ bản 
• Nếu buổi tập chủ yếu là học động tác mới thì 
phải tuân theo trình tự: Làm quen - học sâu - 
hoàn thiện. 
• Nếu buổi tập phát triển các tố chất thể lực thì 
phải tuân theo trình tự: Bài tập tốc độ - sức 
mạnh - sức bền. 
3.2. Phần kết thúc 
• Là phần giúp cơ thể dần hồi phục sau vận 
động. Do đó sử dụng các động tác nhẹ 
nhàng, thư dãn để thả lỏng.
III. Các bệnh thường gặp trong tập luyện 
và thi đấu thể thao. 
1.3. Choáng trọng lực. 
a. Khái niệm 
Choáng trọng lực là một bệnh lý cấp tính xảy ra 
khi chạy về đích bị ngã xuống và mất tri giác tạm 
thời trong thời gian ngắn. 
b. Nguyên nhân 
• Khi về đích, người tập giảm tốc độ đột ngột, không 
tiếp tục vận động nhẹ nhàng. Khi cơ bắp ngừng 
hoạt động đột ngột, tốc độ máu lưu thông trong 
mao mạch, tĩnh mạch bị cản trở, làm cho lượng 
máu lớn tích tụ ở mạch máu chi dưới, lượng máu 
về tim giảm rõ rệt, lượng máu qua tim thấp. Do 
vậy, máu lưu thông lên não ít, não bị thiếu máu 
thiếu o2 đột ngột, dẫn đến bị choáng.
c. Triệu chứng Choáng trọng lực. 
Mặt tái xanh, vã mồ hôi, chân tay lạnh, hoa 
mắt, chóng mặt, tai ù, buồn nôn, tim đập yếu, 
nhịp thở chậm, đồng tử hai mắt co lại, mất tri 
giác, toàn thân vô lực, choáng ngã xuống. 
d. Cách xử lý 
Đưa người tập vào nơi thoáng mát( vào mùa 
hè), ấm áp vào( mùa đông). Đặt người nằm 
ngửa, gối đầu thấp, nới lỏng quần áo để máu 
dễ lưu thông, lấy nước ấm lau người, dùng 
động tác xoa đẩy từ cẳng chân lên đùi để 
máu về tim. Có thể châm cứu hay bấm 
huyệt.
e. Cách phòng ngừa choáng trọng lực. 
• Khi về đích không dừng lại đột ngột, phải 
chạy với tốc độ giảm dần, hít sâu, thở đều 
trong khoảng thời gian thích hợp để hệ 
thống tuần hoàn và hô hấp hồi phục. 
2.3. Say nắng 
a. Khái niệm 
Say nắng là hiện tượng rối loại sinh lý điều 
hoà thân nhiệt của cơ thể do môi trường 
nắng nóng gây ra.
b. Nguyên nhân Say nắng 
• Cảm nóng: Do khí hậu oi bức, độ ẩm không khí 
cao, làm cho quá trình thải nhiệt của cơ thể bị cản 
trở. 
• Khi tập luyện với lượng vận động lớn, trong điều 
kiện thời tiết nắng, nóng, oi bức dẫn đến thân nhiệt 
trong cơ thể có thể tăng cao, có khi lên tới 40 – 
41độ và kéo dài, làm chức năng sinh lý của cơ thể 
bị rối loại. 
• Cảm nắng: Do tập luyện vào đầu mùa hè, không 
đội mũ nên ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào 
đầu, gáy. Tia hồng ngoại sẽ làm mạch máu não bị 
sung huyết, căng lên gây cho cơ thể có các phản 
ứng rất mạnh mẽ.
c. Triệu chứng Say nắng 
• Cảm nóng: Biểu hiện đầu tiên là co cứng 
các nhóm cơ ở tay, chân, bụng…, do trong 
cơ thể bị mất lượng muối quá nhiều khi bài 
tiết theo tuyến mồ hôi. Sắc mặt đỏ hồng, 
toát mồ hôi, khát nước. 
• Cảm nắng: Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, 
buồn nôn, nhức đầu. Toàn thân hoặc mặt 
ban đỏ, mồ hôi toát ra nhiều, mạch tăng, 
huyết áp hạ, thở khó. Nếu nặng có thể hôn 
mê, quá nặng dẫn đến tử vong.
d. Cách xử lý say nắng 
• Đưa người bị say nắng vào chỗ thoáng mát, yên 
tĩnh, đặt người nằm ngửa, gối đầu cao, cởi, nới bớt 
quần áo, quạt mát, dùng khăn ướt chườm vào đầu 
và lau khắp người. Nếu bị hôn mê thì bấm huyệt, 
châm cứu. Khi người say nắng tỉnh cho uống nước 
chè xanh, nước chè đường, nước chanh và nên bổ 
sung ít muối. 
• Nên theo dõi nhiệt độ, để cơ thể không bị lạnh. 
e. Cách phòng ngừa 
• Khi tập luyện trong mùa hè nắng, nóng. Cần phải 
có biện pháp chống nắng, nóng như tập dưới mái 
che, bóng cây. Những ngày khí hậu oi bức, không 
nên tập quá lâu. Cần chú ý chế độ ăn uống đủ 
nước, muối và vitamin.
3.3. Đau bụng trong tập luyện 
a. Khái niệm 
• Đau bụng thường gặp nhất trong quá trình 
tập luyện, đặc biệt trong chạy cự ly trung 
bình, dài, maratong. 
b. Nguyên nhân 
• Tập luyện không thường xuyên, trình độ 
tập luyện thấp, khởi động chưa đủ, không 
kỹ, sức khoẻ không đảm bảo. 
• Sự kết hợp giữa vận động và thở không 
nhịp nhàng, chế độ ăn uống, tốc độ và 
cường độ tăng nhanh hay đột ngột.
c. Triệu chứng đau bụng trong tập luyện 
• Khi bước vào phần cơ bản thấy đau ở hạ sườn 
phải, hạ sườn trái. 
• Nếu ấn tay vào thì thấy đỡ đau, sau đó cơn đau 
lại tăng lên, không thể tiếp tục tập được. 
• Nếu dừng tập thì cơn đau giảm dần và dễ chịu 
hơn. Nếu tiếp tục tập lại xuất hiện đau bụng. 
d. Cách xử lý 
• Nếu xuất hiện đau bụng, dùng tay ấn vào chỗ đau, 
giảm tốc độ vận động. Hít sâu và thở nhịp nhàng 
trong thời gian 5 – 10 phút có thể khỏi. 
• Nếu đau nặng quá phải dừng tập, có thể mời bác 
sĩ đến khám để xác định nguyên nhân.
e. Cách phòng ngừa đau bụng trong tập 
luyện 
• Phải tuân thủ tốt các nguyên tắc tập luyện. 
• Trước khi tập không nên ăn quá no, uống 
nước nhiều. Sau khi ăn no cần nghỉ ngơi 
1h30 – 2h mới tập. 
• Cần phải khởi động kỹ, kết hợp nhịp 
nhàng giữa thở và vận động. 
4.3. Chuột rút 
a. Khái niệm 
• Chuột rút là hiện tượng cơ bắp co cứng, 
không chủ động co duỗi được.
4.3. Chuột rút 
b. Nguyên nhân 
• Do bị lạnh( không khởi động kỹ vào mùa đông). 
• Tập luyện trong điều kiện oi bức, cơ thể ra nhiều 
mồ hôi, làm mất nhiều nước và muối. 
• Tập luyện và thi đấu với cường độ cao, thời gian 
kéo dài( cơ bắp phải liên tục co rút nhanh, thả 
lỏng không đầy đủ. 
c. Triệu chứng 
• Cơ bị co cứng không thả lỏng được. 
• sờ vào nhóm cơ bị chuột rút thấy cứng và rất 
đau. Người tập không thể tiếp tục tập luyện được 
nữa. 
• Nếu ở môn bơi, lặn rất nguy hiểm có thể dẫn đến 
tử vong.
d. Cách xử lý Chuột rút 
• Nếu cơ bị co rút, thì kéo căng cơ bị chuột 
rút theo hướng ngược lại, đến lúc cơ đó 
không tự co lại nữa. 
• Nếu bị chuột rút ở dưới nước phải nhanh 
chóng đưa nạn nhân lên bờ, để xử lý. 
e. Cách phòng ngừa 
• Phải khởi động kỹ, đặc biệt với thời tiết 
lạnh. 
• Đảm bảo chế độ ăn uống: nước, vitamin và 
muối.
5.3. Hạ đường huyết 
a. Khái niệm 
• Hạ đường huyết là do lượng đường trong cơ thể 
hạ thấp hơn so với mức cho phép. 
b. Nguyên nhân 
• Do cường độ vận động lớn, thời gian tập luyện 
kéo dài. 
• Tập luyện trong điều kiện đói. 
c. Triệu chứng 
• Bủn rủn chân tay, chóng mặt, toát mồ hôi, sắc 
mặt tái nhợt. 
• Cảm giác đói không chịu được 
• Nếu nặng hơn có thể bị rối loại tinh thần( tập 
không tập trung), co giật toàn thân hay cục bộ, 
hôn mê.
d. Cách xử lý hạ đường huyết 
• Cho người tập vào nơi yên tĩnh nằm nghỉ( chú ý 
giữ ấm). 
• Uống nước đường, sữa. Ăn thức ăn dễ tiêu nhiều 
lần. 
• Nếu nặng có thể tiêm tĩnh mạch glucoza. 
• Nếu bị hôn mê thì châm cứu hoặc bấm huyệt. 
Nhanh chóng đưa đến bác sĩ để giải quyết. 
e. Cách phòng ngừa 
• Nếu bị ốm, mệt, đói không nên tham gia tập luyện 
trong thời gian dài và cường độ lớn. 
• Trước khi tập nên bổ sung đường.
IV. Vệ sinh cá nhân và sinh hoạt 
1. Dinh dưỡng và nước uống 
a. Dinh dưỡng 
• Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ 
con người, đặc biệt đối với người tập luyện và 
vận động viên. 
• Để có thành tích thể thao cao và hiệu quả tập 
luyện tốt, cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp 
và đảm bảo. 
• Một chế độ ăn tốt là chế độ cung cấp đầy đủ 
năng lượng( calo), tất cả các chất dinh 
dưỡng( các chất bột đường, chất đạm, chất béo, 
các vitamin, các chất khoáng và nước).
a. Dinh dưỡng 
• Ăn đủ năng lượng nghĩa là giúp chúng ta duy trì 
cân nặng. 
• Nhu cầu năng lượng hàng ngày của một người 
chơi thể thao là năng lượng cần thiết, để duy trì 
sự sống của tim, phổi, gan, thận….Năng lượng 
này có thể ước tính 22kcal cho 1 kg cân nặng. 
b. Nước 
• Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Bởi vì 
nước vận chuyển các chất đến các cơ quan vận 
động, thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
b. Nước 
• Nước làm mát cơ thể, làm lớp đệm bôi trơn các 
khớp, các cơ quan, các mô… 
• Để phòng ngừa mất nước, bằng cách uống đủ 
nước trước và trong khi tập. Nếu để tình trạng mất 
nước xảy ra, thì cơ thể sẽ bị mất muối, dẫn đến 
hiện tượng rối loạn chức năng. 
• Cách sử dụng nước: 
- Uống nước trên 500ml( 2-3 ly) 2h trước khi tập. 
- Trong hoạt động, ở điều kiện thời tiết nắng nóng, 
cường độ cao, lượng mồ hôi ra nhiều, nên uống 
nước khoảng 1-2 ly để bù mồ hôi bị mất. 
- Sau tập luyện nên bù nước trong vòng 2h sau khi 
ngừng tập.
2. Ngủ 
• Đảm bảo giấc ngủ 7-8h mỗi ngày, cần 
phải ngủ trưa. 
3. Kiểm tra sức khoẻ 
• Nên kiểm tra sức khoẻ định kỳ. 
• video532833.mp4 
• videovideoplayback_2.flv 
• videovideoplayback_3.flv 
• videovideoplayback.flv

More Related Content

What's hot

Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...canhpham123
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcAnh Dũng Phan
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhNgọc Hưng
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môTổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môcecelia2013
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaQuyên Nguyễn Tố
 
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NaySứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NayVuKirikou
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1vietlod.com
 
Bảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm LaplaceBảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm Laplacehiendoanht
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânChương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânVuKirikou
 
Nguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keNguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keCun Haanh
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môHoa Trò
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhMyLan2014
 

What's hot (20)

Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nayLuận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môTổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NaySứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
 
Tiểu luận: Phong cách lãnh đạo của Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ - Trung Nguyên
Tiểu luận: Phong cách lãnh đạo của Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ - Trung NguyênTiểu luận: Phong cách lãnh đạo của Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ - Trung Nguyên
Tiểu luận: Phong cách lãnh đạo của Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ - Trung Nguyên
 
Bảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm LaplaceBảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm Laplace
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
 
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânChương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
 
Nguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keNguyen ly thong ke
Nguyen ly thong ke
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Bài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trịBài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trị
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
 

Viewers also liked

BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)
BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)
BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)Châu Giang Nguyễn
 
Kỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lôngKỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lôngphamhphuc
 
Luận văn TDTT
Luận văn  TDTTLuận văn  TDTT
Luận văn TDTTniemtin12
 
Kỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lôngKỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lôngKien Thuc
 
Mang May Tinh - Chapter 1
Mang May Tinh - Chapter 1Mang May Tinh - Chapter 1
Mang May Tinh - Chapter 1Giang Dinh
 
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏicau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏiThuỳ Trang
 
Tham thao cach trinh bay luan an, tom tat luan an
Tham thao cach trinh bay luan an, tom tat luan anTham thao cach trinh bay luan an, tom tat luan an
Tham thao cach trinh bay luan an, tom tat luan anNhan Luan
 
Lợi ích của thể thao đối với sức khỏe
Lợi ích của thể thao đối với sức khỏeLợi ích của thể thao đối với sức khỏe
Lợi ích của thể thao đối với sức khỏedeon425
 
DLNA là gì?
DLNA là gì?DLNA là gì?
DLNA là gì?phamhphuc
 
đề Tài nghiên cứu nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...
đề Tài nghiên cứu   nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...đề Tài nghiên cứu   nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...
đề Tài nghiên cứu nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...ta_la_ta_157
 
Ll pp-tdtt02
Ll pp-tdtt02Ll pp-tdtt02
Ll pp-tdtt02Phi Phi
 
Dịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽ
Dịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽDịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽ
Dịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽphamhphuc
 
Khái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dụcKhái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dụcNh Lionheart
 
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứKhảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứNguyen Khue
 
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1Giang Văn
 
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1vietlod.com
 

Viewers also liked (20)

BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)
BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)
BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)
 
Kỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lôngKỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lông
 
Luận văn TDTT
Luận văn  TDTTLuận văn  TDTT
Luận văn TDTT
 
Kỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lôngKỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lông
 
Vận động
Vận động Vận động
Vận động
 
Mang May Tinh - Chapter 1
Mang May Tinh - Chapter 1Mang May Tinh - Chapter 1
Mang May Tinh - Chapter 1
 
nội dung giáo dục
nội dung giáo dụcnội dung giáo dục
nội dung giáo dục
 
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏicau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
 
question
question question
question
 
Tham thao cach trinh bay luan an, tom tat luan an
Tham thao cach trinh bay luan an, tom tat luan anTham thao cach trinh bay luan an, tom tat luan an
Tham thao cach trinh bay luan an, tom tat luan an
 
Lợi ích của thể thao đối với sức khỏe
Lợi ích của thể thao đối với sức khỏeLợi ích của thể thao đối với sức khỏe
Lợi ích của thể thao đối với sức khỏe
 
DLNA là gì?
DLNA là gì?DLNA là gì?
DLNA là gì?
 
đề Tài nghiên cứu nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...
đề Tài nghiên cứu   nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...đề Tài nghiên cứu   nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...
đề Tài nghiên cứu nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...
 
Ll pp-tdtt02
Ll pp-tdtt02Ll pp-tdtt02
Ll pp-tdtt02
 
Dịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽ
Dịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽDịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽ
Dịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽ
 
Khái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dụcKhái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dục
 
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứKhảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
 
Survey about Vietnamese exercise behaviour
Survey about Vietnamese exercise behaviourSurvey about Vietnamese exercise behaviour
Survey about Vietnamese exercise behaviour
 
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
 
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1
 

Similar to [HANU] - Lý thuyết thể dục

Ll pp-tdtt33
Ll pp-tdtt33Ll pp-tdtt33
Ll pp-tdtt33Phi Phi
 
Ll pp-tdtt47
Ll pp-tdtt47Ll pp-tdtt47
Ll pp-tdtt47Phi Phi
 
Ll pp-tdtt07
Ll pp-tdtt07Ll pp-tdtt07
Ll pp-tdtt07Phi Phi
 
Ll pp-tdtt36
Ll pp-tdtt36Ll pp-tdtt36
Ll pp-tdtt36Phi Phi
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Ll pp-tdtt39
Ll pp-tdtt39Ll pp-tdtt39
Ll pp-tdtt39Phi Phi
 
Ll pp-tdtt31
Ll pp-tdtt31Ll pp-tdtt31
Ll pp-tdtt31Phi Phi
 
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...NuioKila
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7Quang Huy
 
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản nataliej4
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Giới thiệu tt csgn chân trời mới
Giới thiệu tt csgn chân trời mớiGiới thiệu tt csgn chân trời mới
Giới thiệu tt csgn chân trời mớiCsgn Chân Trời Mới
 
VÕ THỊ THÙY DƯƠNG - TINH THẦN HỌC TẬP SUỐT ĐỜI.pptx
VÕ THỊ THÙY DƯƠNG - TINH THẦN HỌC TẬP SUỐT ĐỜI.pptxVÕ THỊ THÙY DƯƠNG - TINH THẦN HỌC TẬP SUỐT ĐỜI.pptx
VÕ THỊ THÙY DƯƠNG - TINH THẦN HỌC TẬP SUỐT ĐỜI.pptxbanchihuyquansuttn
 
Giáo dục chính trị nhóm 1
Giáo dục chính trị nhóm 1Giáo dục chính trị nhóm 1
Giáo dục chính trị nhóm 1hoanglhsb01621
 
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdfbichbich123
 
Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...
Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...
Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...jackjohn45
 

Similar to [HANU] - Lý thuyết thể dục (20)

Gdtc
GdtcGdtc
Gdtc
 
đề Tài
đề Tàiđề Tài
đề Tài
 
Ll pp-tdtt33
Ll pp-tdtt33Ll pp-tdtt33
Ll pp-tdtt33
 
Ll pp-tdtt47
Ll pp-tdtt47Ll pp-tdtt47
Ll pp-tdtt47
 
Ll pp-tdtt07
Ll pp-tdtt07Ll pp-tdtt07
Ll pp-tdtt07
 
Ll pp-tdtt36
Ll pp-tdtt36Ll pp-tdtt36
Ll pp-tdtt36
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 
Ll pp-tdtt39
Ll pp-tdtt39Ll pp-tdtt39
Ll pp-tdtt39
 
Ll pp-tdtt31
Ll pp-tdtt31Ll pp-tdtt31
Ll pp-tdtt31
 
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
 
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Tt hcm c3 moi
Tt hcm c3 moiTt hcm c3 moi
Tt hcm c3 moi
 
Giới thiệu tt csgn chân trời mới
Giới thiệu tt csgn chân trời mớiGiới thiệu tt csgn chân trời mới
Giới thiệu tt csgn chân trời mới
 
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân độiLuận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
 
VÕ THỊ THÙY DƯƠNG - TINH THẦN HỌC TẬP SUỐT ĐỜI.pptx
VÕ THỊ THÙY DƯƠNG - TINH THẦN HỌC TẬP SUỐT ĐỜI.pptxVÕ THỊ THÙY DƯƠNG - TINH THẦN HỌC TẬP SUỐT ĐỜI.pptx
VÕ THỊ THÙY DƯƠNG - TINH THẦN HỌC TẬP SUỐT ĐỜI.pptx
 
Giáo dục chính trị nhóm 1
Giáo dục chính trị nhóm 1Giáo dục chính trị nhóm 1
Giáo dục chính trị nhóm 1
 
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
 
Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...
Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...
Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...
 

More from Quang Huy

500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 2
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 2500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 2
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 2Quang Huy
 
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 8
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 8500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 8
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 8Quang Huy
 
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 4
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 4500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 4
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 4Quang Huy
 
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 1
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 1500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 1
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 1Quang Huy
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8Quang Huy
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 6
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 6[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 6
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 6Quang Huy
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4Quang Huy
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 3
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 3[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 3
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 3Quang Huy
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 2
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 2[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 2
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 2Quang Huy
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 1
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 1[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 1
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 1Quang Huy
 

More from Quang Huy (10)

500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 2
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 2500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 2
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 2
 
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 8
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 8500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 8
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 8
 
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 4
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 4500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 4
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 4
 
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 1
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 1500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 1
500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất - Day 1
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 6
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 6[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 6
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 6
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 3
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 3[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 3
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 3
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 2
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 2[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 2
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 2
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 1
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 1[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 1
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 1
 

Recently uploaded

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 

[HANU] - Lý thuyết thể dục

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI BỘ MÔN GDTC - QP LÝ THUYẾT MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT GIÁO VIÊN: Th.s Lê Lan Phương
  • 2. BÀI 1: KHÁI QUÁT MÔN HỌC I. Nguồn gốc và sự phát triển thể dục thể thao 1.1. Nguồn gốc Thể dục thể thao có nguồn gốc từ lao động. Thể dục thể thao được hình thành thông qua các hoạt động văn hoá của con người từ thời xa xưa.
  • 3. a. Thể dục thể thao có nguồn gốc từ lao động. • Từ thời kỳ nguyên thuỷ: Con người đã biết chế tạo và sử dụng các công cụ lao động. • Lao động chủ yếu là săn bắt, hái lượm. Bên cạnh đó, điều kiện lao động khó khăn, công cụ lao động thô sơ, lao động thể lực cực nhọc. • Đồng thời, con người luôn phải đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt và thú dữ để sinh tồn. Do vậy: Để đảm bảo cuộc sống thì con người cần phải nâng cao trí lực và thể lực.
  • 4. b. Các hoạt động văn hoá của con người từ thời xa xưa. • Từ thời xa xưa, con người đã tổ chức các lễ hội văn hoá vào dịp lễ tết, hội được mùa….Các hoạt động trong các lễ hội như: đấu vật, võ, bắt cung, đua ngựa, đua thuyền, ném còn…dần trở thành môn thể thao được lựa chọn để tập luyện, thi đấu, rèn luyện thể chất, phòng chữa bệnhvv.
  • 5. 2.1. Sự phát triển thể dục thể thao Thể dục thể thao ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người: • Xã hội nguyên thuỷ • Xã hội nô lệ ( Hy Lạp cổ đại) • Xã hội Phong kiến • Sau hoà bình lập lại • Xã hội hiện đại
  • 6. 2.1. Sự phát triển thể dục thể thao a. Xã hội nguyên thuỷ b. Xã hội nô lệ ( Hy Lạp cổ đại) • Để tiến hành chiến tranh xâm lược và đàn áp nô lệ. Giai cấp chủ nô cần phải có một đội quân tinh nhuệ. Vì vậy, mục đích và nội dung của TDTT là đáp ứng yêu cầu của chế độ chủ nô. c. Xã hội Phong kiến • Mục đích và nội dung của TDTT cũng chỉ phục vụ cho giai cấp phong kiến.
  • 7. d. Sau hoà bình lập lại • Điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn. Cả nước phải quan tâm đến việc phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Do đó TDTT chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. e. Xã hội hiện đại • Khi nền kinh tế đất nước phát triển, trình độ sản xuất, mức sống, khoa học kỹ thuật, nhu cầu đào tạo và giáo dục ngày càng cao, thì TDTT dần trở thành một lĩnh vực tương đối độc lập. TDTT được đầu tư và phát triển từ cấp cơ sở đến trung ương. • Ngày nay, trong xã hội hiện đại, ngoài sự tác động của kinh tế, xã hội đối với sự phát triển TDTT. TDTT cũng có ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia có nền TDTT phát triển.
  • 8.
  • 9.
  • 10.
  • 11.
  • 12.
  • 13.
  • 14.
  • 15.
  • 16.
  • 17.
  • 18.
  • 19.
  • 20.
  • 21.
  • 22.
  • 23.
  • 24. II. Các khái niệm có liên quan • Khái niệm thể dục thể thao • Khái niệm giáo dục thể chất • Khái niệm thể thao
  • 25. II. Các khái niệm có liên quan 1.2. Khái niệm thể dục thể thao • Theo nghĩa hẹp: Là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực, nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển toàn diện. • Theo nghĩa rộng: Là toàn bộ những thành tựu của xã hội trong quá trình sáng tạo những phương tiện, phương pháp và điều kiện nhằm phát triển khả năng thích nghi của thế hệ trẻ và người trưởng thành.
  • 26. 2.2. Khái niệm giáo dục thể chất GDTC là một bộ phận của TDTT, là một mặt của giáo dục toàn diện như các mặt giáo dục khác, nhưng có: • Đặc trưng chung: Quá trình dạy học có thầy và trò. • Đặc trưng cơ bản, chuyên biệt: + Là dạy học vận động. + Tác động có chủ đích đến sự phát triển theo định hướng các tố chất vận động. + Góp phần giáo dục toàn diện nhân cách người học.
  • 27. 3.2. Khái niệm thể thao • Theo nghĩa hẹp: Là một trò chơi, một hình thức thi đấu đặc biệt, chủ yếu và phần nhiều bằng sự vận động thể lực, nhằm phát huy năng lực chuyên môn chuyên môn chuyên biệt, để đạt thành tích cao, cao nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong những điều kiện chuyên môn như nhau. • Theo nghĩa rộng: Là chuẩn bị cho nó những quan hệ, chuẩn mực, những thành tựu đạt được trong hoạt động này. Trong tập luyện và thi đấu thể thao, con người luôn phấn đấu đạt tới những đỉnh cao nhất của thành tích thể thao, vượt qua giới hạn năng lực thể chất đã có. Chính trên cơ sở đó và qua thành tích đạt được mà nâng cao uy tín, danh dự quốc gia, tập thể, địa phương và cả từng vận động viên. video627934.mp4
  • 28. BÀI 2: GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC I. Các quan điểm đường lối của đảng và nhà nước về giáo dục thể chất trong trường học • Nghị quyết TW 4 khoá 7 • Các văn kiện Đại hội VIII • Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam năm 1992 tại điều 41 • Luật giáo dục • Luật TDTT
  • 29. LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP TD CỦA BÁC HỒ • “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí khuyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy là sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.
  • 30. CHỈ THỊ SỐ 106-CT/TW NGÀY 2/8/1958 CỦA BCHTW ĐẢNG LĐVN • Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng… Vận động thể dục, thể thao là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng của nước nhà, đó chính là quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao Việt Nam (Chỉ thị số 106-CT/TW ngày 02 tháng 10 năm 1958 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác thể dục thể thao) và cũng là lời khuyến cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn dân ta trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục từ những ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Dân cường thì nước thịnh”. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn không ngừng quan tâm, chỉ đạo ngành thể dục, thể thao nước nhà nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng này.
  • 31.
  • 32.
  • 33.
  • 34.
  • 35.
  • 36. II. Mục đích, vai trò nhiệm vụ GDTC trong các trường Đại học 1.2. Mục đích Góp phần đào tạo đội ngũ các bộ khoa học kỹ thuật cho đất nước, có thể chất cường tráng, có tri thức và tay nghề cao, có nhân cách con người Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường
  • 37. 2.2. Vai trò của Giáo dục thể chất • Giáo dục thể chất là một mặt giáo dục toàn diện cho sinh viên. • Giáo dục thể chất có vai trò chủ động nâng cao sức khoẻ, thể chất, năng lực vận động cho sinh viên, nâng cao hiệu quả học tập chuyên môn, nghiệp vụ. • Giáo dục thể chất góp phần xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội, tăng cường giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa các trường, các ngành nghề và các vùng. Mở rộng khả năng hoà nhập với sinh viên các nước trong khu vực và trên thế giới.
  • 38.
  • 39.
  • 40.
  • 41. 2.2. Nhiệm vụ • Giáo dục cho sinh viên về đạo đức và nhân cách con người Việt Nam • Hình thành và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ sảo vận động cơ bản của một số môn thể thao và trang bị cho sinh viên những tri thức chuyên môn. • Phát triển cơ thể hài hoà, cân đối, củng cố và tăng cường sức khoẻ, phát triển các tố chất thể lực đạt trình độ thể lực quy định của quốc gia về lứa tuổi.
  • 42. III. Các hình thức GDTC 1. Giờ học Giáo dục thể chất • Giờ học Giáo dục thể chất chính khoá (nội khoá). • Giờ học Giáo dục thể chất ngoại khoá. 2. Tập các bài tập thể dục để chống mệt mỏi 3. Tham gia các hoạt động thể thao của nhà trường.
  • 43.
  • 44.
  • 45.
  • 46.
  • 47.
  • 48.
  • 49.
  • 50.
  • 51.
  • 52.
  • 53.
  • 54.
  • 55.
  • 56. IV. Trách nhiệm của sinh viên • Tham gia đầy đủ các buổi học GDTC theo thời khoá biểu và kế hoạch dạy học của nhà trường. • Kiểm tra sức khoẻ và thể lực định kỳ. • Tích cực học tập và tìm hiểu các tài liệu về TDTT tạo điều kiện tiếp thu những kiến thức về lý luận và phương pháp GDTC. • Có chế độ sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi hợp lý. • Thường xuyên tập luyện thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và tự tập luyện để phát triển thể lực
  • 57. BÀI 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN TDTT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CON NGƯỜI I. Hệ máu 1.1 Chức năng của máu • Chức năng hô hấp • Chức năng dinh dưỡng • Chức năng đào thải • Chức năng bảo vệ • Chức năng điều hoà thân nhiệt • Chức năng điều khiển
  • 58. 1.2 Hồng cầu a. Chức năng của hồng cầu: Chức năng hô hấp. b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hồng cầu. * Trong vận động: • Trong quá trình vận động, để đáp ứng nhu cầu vận động, số lượng hồng cầu sẽ tăng lên làm nhiệm vụ vận chuyển ôxy cho tổ chức và tế bào hoạt động. • Để theo dõi sự biến đổi về hồng cầu trong vận động dựa trên cơ sở các bài tập với công suất khác nhau để đánh giá. • Ở hoạt động kéo dài, bên cạnh sự phá huỷ hồng cầu còn phát sinh chứng thiếu hồng cầu trong vận động.
  • 59. b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hồng cầu. • Đối với những người tập luyện thường xuyên. Đặc biệt đối với vận động viên thì nhờ có quá trình tập luyện nên lượng hồng cầu trong máu cao hơn so với người thường, khả năng vận chuyển ôxy đến các tổ chức, cơ quan tốt hơn, nên có khả năng duy trì hoạt động lâu hơn và không bị xuất hiện hiện tượng choáng trọng lực trong vận động.
  • 60. 1.3. Bạch cầu a. Chức năng của bạch cầu: - Chức năng bảo vệ cơ thể b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với bạch cầu. Trong vận động: bạch cầu trong máu tăng lên. Tuy nhiên sự thay đổi bạch cầu trong hoạt động TDTT phụ thuộc vào công suất hoạt động, thời gian hoạt động, lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện
  • 61. Số lượng bạch cầu tăng trong vận động có một ý nghĩa quan trọng giúp cơ thể chống lại hiện tượng stress do các kích thích quá mức của vận động gây ra cho người tập * Ở trạng thái nghỉ ngơi: Khi trình độ luyện tập thể tích máu chung lên ít nhiều Hàm lượng Hemoglobin cũng như hồng cầu tăng dung tích ôxy của máu tăng lượng bạch cầu cũng tăng. Đặc biệt đối với vận động viên tập luyện sức bền trong thời gian dài hàm lượng tế bào limpho có thể tăng lên.
  • 62. II. Hệ tuần hoàn 2.1. Cấu tạo: Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch máu. 2.2 Chức năng của hệ tuần hoàn: Đảm bảo sự lưu thông máu để vận chuyển các chất đến mô, cơ quan nhờ vào máu để duy trì sự sống.
  • 63. VÒNG TUẦN HOÀN §éng m¹ch phæi CO2 O2 TÜnh m¹ch chñtrªn vμ d­íi 4 TÜnh m¹ch phæi §éng m¹ch chñ O2 CO2 H« hÊp trong thùc hiÖn chøc n¨ng h« hÊp trong (H« hÊp tÕ bμo) Phæi Vßng tuÇn hoμn nhá H« hÊp ngoμi: LÊy Oxy tõ ngoμi vμo c¬ thÓ NF NT v v TF TT CO2 Vßng tuÇn hoμn lín C¸c c¬ quan TC TÕ Bμo Van 3 l¸ Van 2 l¸ CO2 O2
  • 64. 2.3. Tim a. Chức năng của tim Hút và đẩy máu đi nuôi cơ thể b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới tim - Sự phì đại cơ tim và tăng thể tích buồng tim - Các chỉ số sinh lý của tim: * Tần số nhịp tim + Người bình thường là 70 – 80 lần/phút. + Tần số nhịp tim phụ thuộc vào:
  • 65. b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới tim • Lứa tuổi, giới tính, trạng thái sức khoẻ. • Yếu tố tâm lý. • Tư thế cơ thể. • Trình độ luyện tập. Hoạt động TDTT làm thay đổi tần số nhịp tim: + Ở trạng thái yên tĩnh, nhịp tim của các vận động viên giảm phụ thuộc vào đặc thù mỗi môn thể thao. Trung bình 60 l/p. + Khi hoạt động nhịp tim tăng nhanh, cường độ vận động cao thì tần số nhịp tim tăng càng nhanh. Tần số nhịp tim tối đa có thể đạt tới 200 – 220l/p - tuổi.
  • 66. * Lưu lượng tâm thu - Người thường là 60 – 70ml/một lần tâm thu(một lần tim co bóp). - Ở VĐV tăng tới 200ml ở nam và 160ml ở nữ trong khi vận động. * Lưu lượng phút của tim: - Người thường là 4 – 5lít/phút. - Khi hoạt động TDTT Lưu lượng phút đạt giá trị tối đa là 32 – 34lít/phút. Nhưng ở trạng thái nghỉ ngơi Lưu lượng phút của các vận động viên trình độ cao thấp hơn so với người thường.
  • 67. III. Hệ hô hấp 1.3. Chức năng của hệ hô hấp Vận chuyển ôxy từ bên ngoài vào cơ thể và đào thải co2 của quá trình trao đổi chất ra ngoài. 2.3. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ hô hấp. - Tập luyện TDTT làm thay đổi cơ bản trạng thái chức năng của hệ hô hấp - Các thông số hô hấp
  • 68. a. Tần số hô hấp • Ở trạng thái nghỉ ngơi: Người thường là 16 – 20 lần/phút. Vận động viên giảm xuống còn 9 – 10 lần/phút. • Khi vận động, tần số hô hấp tăng lên đạt giá trị tối đa để phù hợp với nhu cầu o2mà cơ thể đòi hỏi. • Tần số hô hấp phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện, trạng thái sức khoẻ và các yếu tố tâm lý khác.
  • 69. b. Dung tích sống • Dung tích sống của người bình thường khoảng 3,5 lít. • Trong vận động dung tích sống tăng lên. Đặc biệt dung tích sống tăng cao ở các VĐV bơi lội, bóng nước có thể đạt tới 6 – 7 lít. • Dung tích sống phụ thuộc vào: Lực cơ hô hấp, Số lượng phế nang tham gia, lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện, đặc thù môn thể thao.
  • 70. c. Thông khí phổi • Ở người thường khoảng 8 – 9 lít/phút. • Đối với VĐV thông khí phổi tối đa là 140 – 160 lít/phút, người thường là 100 lít/phút. • Thông khí phổi tối đa tăng phụ thuộc vào trình độ tập luyện, lứa tuổi, giới tính, môn thể thao, lực cơ hô hấp, kích thước lồng ngực, lực cản của đường dẫn khí. • Trong hoạt động TDTT, lượng thông khí phổi tăng dần lên phụ thuộc vào công suất hoạt động. thông khí phổi tăng để thoả mãn nhu cầu o2 trong vận động.
  • 71. IV. Hệ vận động 1.4. Chức năng của hệ vận động Hệ vận động là bộ phận quan trọng và trực tiếp nhất quyết định khả năng hoạt động thể lực nói chung và khả năng hoạt động thể thao nói riêng của con người. 2.4. Xương a. Chức năng của xương Xương là những bộ phận rắn bên trong tạo thành một khung vững chắc nâng đỡ toàn bộ cơ thể và làm chỗ dựa cho các thành phần khác của cơ thể.
  • 72. a. Chức năng của xương • Một số xương có chức năng che chở và bảo vệ. • Xương là chỗ bám của các cơ, hoạt động như đòn bẩy trong bộ máy vận động. • Ngoài ra xương còn có các chức năng khác như: Tuỷ xương là nơi tạo huyết, sản sinh ra các huyết cầu. Xương còng là kho dự trữ chất khoáng mà khi cần cơ thể có thể huy động lấy ra được.
  • 73. b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới xương Quá trình tập luyện làm thay đổi cấu tạo xương: Tổ chức xương dầy lên, bề mặt xương sần sùi, nhất là ở những điểm bám của cơ. Tiết diện ngang của xương tăng lên làm độ bền cơ học chung của xương tăng lên, nghĩa là sức chịu đựng của xương tốt hơn dưới tác động của một lực. Tập luyện thường xuyên giúp cho xương dẻo, hạn chế một số bệnh về xương như: loãng xương, vôi hoá.
  • 74. 3.4. Cơ a. Chức năng của Cơ Cơ có vai trò duy trì sự vận động của bộ máy vận động nhờ sự co rút hay căng cơ. b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới cơ Tập luyện làm ảnh hưởng rõ rệt đến hệ cơ. Những người tập luyện thường xuyên có khối lượng và thể tích cơ vân tăng lên đáng kể.
  • 75. b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới cơ • Sự phì đại cơ xảy ra là do tăng kích thước của từng sợi cơ, trong đó bao cơ dầy lên, lượng cơ tương, số tơ cơ và các yếu tố cấu tạo khác đều tăng. • Sự phì đại cơ vân làm cho việc cung cấp máu cho chúng được cải thiện hơn. Ở các cơ được tập luyện, trong 100 sợi cơ trung bình có 98 mao mạch, trong khi ở các cơ không tập luyện số mao mạch chỉ có 46. • Tập luyện thường xuyên giúp cho cơ săn chắc.
  • 76. b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới cơ • Tập luyện thường xuyên trong cơ còn xảy ra những biến đổi về sinh hoá. Hàm lượng đạm trong cơ tương và trong tơ cơ đều tăng, khả năng trao đổi chất của cơ được tăng cường. • Tập luyện thường xuyên làm thay đổi chức năng của cơ, tính hưng phấn và sự linh hoạt của cơ tăng. • Tập luyện thường xuyên có khả năng huy động số lượng tối đa đơn vị vận động tham gia vào co cơ, là yếu tố quan trọng của sức mạnh cơ vân. videovideoplayback_4.flv
  • 77. 4.4. Dây chằng và khớp a. Dây chằng Tập luyện thường xuyên giúp cho dây chằng to, khoẻ, đàn tính tốt. Do vậy khi hoạt động vận động với cường độ lớn, động tác khó không bị trật khớp hay chấn thương. video680878.mp4 b. Khớp Tập luyện thường xuyên thì khớp linh hoạt, sụn chêm dầy lên chịu được áp lực lớn. Chất hoạt dịch tăng, hạn chế một số bệnh về khớp. video627934.mp4
  • 78. V. Hệ bài tiết 1.5. Chức năng của hệ bài tiết • Giúp đào thải các sản phẩm phân huỷ cuối cùng mà cơ thể không sử dụng được nữa ra ngoài. • Đảm bảo sự ổn định, cân bằng về cấu tạo và tính chất của môi trường bên trong cơ thể. • Các cơ quan đảm nhiệm chức năng bài tiết chủ yếu là: Thận, các tuyến mồ hôi, phổi và ruột.
  • 79. 2.5. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ bài tiết • Hoạt động cơ bắp gây nên những ảnh hưởng rõ rệt đối với các cơ quan bài tiết • Trong hoạt động cơ bắp xảy ra quá trình phân bổ lại máu. Lượng máu đi đến thận giảm đi. Nếu trong điều kiện bình thường dòng máu thận vào khoảng 1 lít/ phút thì trong hoạt động thể lực nặng lượng máu này có thể giảm xuống đến 0,25 lít/ phút.
  • 80. 2.5. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ bài tiết • Do lượng máu cung cấp cho thận giảm nên lượng nước tiểu được tạo ra trong vận động giảm đáng kể. • Trong hoạt động cơ bắp lượng nước bị mất nhiều do tiết mồ hôi. Vì vậy lượng nước tiểu lại càng giảm đi. • Trong hoạt động cơ bắp thành phần nước tiểu cũng thay đổi.
  • 81. VI. Hệ tiêu hoá 1.6. Chức năng của hệ tiêu hoá Hệ tiêu hoá có chức năng tiếp nhận thức ăn và nước từ môi trường bên ngoài vào cơ thể và thực hiện quá trình phân giải chúng để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp cơ thể tồn tại.
  • 82. 2.6. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ tiêu hoá • Tập luyện TDTT có ảnh hưởng khác nhau đối với quá trình tiêu hoá. • Tập luyện làm tăng cường quá trình trao đổi chất, nâng cao nhu cầu của cơ thể về các chất dinh dưỡng. Vì vậy, làm tăng cường hoạt động của hệ tiêu hoá ở trạng thái nghỉ ngơi.
  • 83. 2.6. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ tiêu hoá • Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động cơ bắp, cũng như trong giai đoạn hồi phục, sự tiết dịch của các tuyến dịch tiêu hoá cũng như nhu động ruột của ruột và dạ dày đều giảm. Do: • Trong khi hoạt động thì các trung tâm thần kinh vận động và các trung tâm đảm bảo cho hoạt động cơ bắp khác như: Tuần hoàn, hô hấp… hưng phấn mạnh, gây ức chế các trung tâm khác không có quan hệ trực tiếp đến hoạt động co cơ, trong đó có hệ tiêu hoá.
  • 84. 2.6. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ tiêu hoá • Trong tập luyện do lượng máu đến cơ quan tiêu hoá giảm( bìnhthường 25 – 30% lượng máu tuần hoàn, trong vận động giảm còn 3,5%). Điều đó làm việc tiết dịch và hấp thụ các chất dinh dưỡng ở các cơ quan tiêu hoá giảm. Do quá trình tiêu hoá giảm trong tập luyện, không nên tiến hành tập luyện sớm hơn 1,5 – 2h sau khi ăn. Nếu tập sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá, đặc biệt là dạ dày.
  • 85. 2.6. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ tiêu hoá • Dạ dày căng đầy cản trở hoạt động của cơ hoành, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tim và phổi. Dạ dày chứa đầy thức ăn làm tăng thể trọng chung, gây rối loạn định hình động tác và tăng nguy cơ xảy ra chấn thương trong vận động. • Tuy nhiên, cũng không nên tập khi đang đói, vì lượng đường dự trữ của cơ thể giảm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động thể lực của cơ thể.
  • 86. VII. Hệ cảm giác 1.7. Chức năng của hệ cảm giác Thu nhận và phân tích những biến đổi của ngoại cảnh và trạng thái bên trong của cơ thể. 2.7. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ cảm giác Các hệ cảm giác có vai trò quan trọng trong tập luyện và thực hiện động tác. Khi thực hiện hoạt động vận động, điều quan trọng không chỉ là cảm thụ các kích thích video567844.mp4
  • 87.
  • 88.
  • 89.
  • 90. 2.7. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ cảm giác • Khác nhau tác động đến các cơ quan cảm thụ khác nhau, mà còn phải phối hợp hoạt động của các hệ đó. Vì vậy trong quá trình tập luyện, các đường liên hệ tạm thời giữa những trung tâm cảm giác khác nhau sẽ được hình thành và hoàn thiện sự phối hợp của các hệ cảm giác với nhau. • Tập luyện thường xuyên có thể nâng cao trạng thái chức năng của các hệ cảm giác. Sự nâng cao đó được thể hiện ở tăng sự nhạy cảm.
  • 91. VIII. Hệ thần kinh trung ương 1.8. Chức năng của hệ thần kinh trung ương • Điều khiển hoạt động của tất cả các mô, các cơ quan và phối hợp chúng thành chỉnh thể thống nhất. • Đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với môi trường sống.
  • 92. 2.8. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ thần kinh trung ương • Tập luyện TDTT nâng cao năng lực của vỏ não. • Khả năng phát ra xung động thần kinh và dẫn truyền rất cao. • Tập luyện TDTT thường xuyên giúp phát triển tốt phản xạ của cơ thể. • Giúp con người phản ứng nhanh với mọi tình huống. Con người nhanh nhẹn, hoạt bát.
  • 93. 2.8. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ thần kinh trung ương • Tập luyện TDTT thường xuyên giúp con người hạn chế hiện tượng stress do căng thẳng về thần kinh. • Có tác dụng cải tạo các loại hình thần kinh: * Dựa trên các đặc điểm của phản xạ có điều kiện và hành vi,Paplôp đã xác định được ba tính chất cơ bản của quá tình hưng phấn và ức chế trong hoạt động thần kinh, là cường độ, độ cân bằng và độ linh hoạt. Dựa vào sự phối hợp của các tính chất đó, Paplôp phân chia thành 4 loại hình thần kinh:
  • 94. Các loại hình thầnkinh • Mạnh – không cân bằng – sôi nổi. • Mạnh – cân bằng – linh hoạt. • Mạnh – cân bằng – ỳ. • Yếu. Đối với loại thần kinh yếu và mạnh – cân bằng – ỳ sẽ trở nên cân bằng – linh hoạt. Thông qua các môn trò chơi mang tính tập thể, giúp cho con người hoà đồng, tự tin và linh hoạt hơn. Đối với loại thần kinh mạnh – không cân bằng – sôi nổi người tập nên tập các môn như cờ vua, bắn súng….Giúp cho con người biết kiềm chế, điềm tĩnh, phân tích tổng hợp chính xác, phản ứng linh hoạt.
  • 95. BÀI 4: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG QUÁ TRÌNH TẬP LUYỆN TDTT I. Các nguyên tắc tập luyện TDTT 1.1. Ý nghĩa Góp phần đạt hiệu quả cao trong quá trình tập luyện và hạn chế những ảnh hưởng xấu xảy ra. 2.1. Nguyên tắc tự giác và tích cực • Trong quá trình tập luyện, tính tích cực của người học, người tập được thể hiện qua hoạt động tự giác, gắng sức nhằm hoàn thành những nhiệm vụ học tập – rèn luyện.
  • 96. 2.1. Nguyên tắc tự giác và tích cực • Hiệu quả của quá trình giáo dục thể chất phụ thuộc rất lớn thái độ tự giác, tích cực của người học. Khi người học có thái độ tự giác, tích cực thì sẽ giúp cho họ học nhanh hơn, tiếp thu kỹ thuật động tác tốt hơn, nâng cao hiệu quả tập luyện. Đồng thời sẽ hình thành thói quen tập luyện cho người học. • Để phát huy tích cực, tự giác thì trước hết người tập phải xác định đúng đắn động cơ tham gia tập luyện, hiểu được mục đích, vai trò, ý nghĩa của GDTC, TDTT. Người học phải nhận thức đúng đắn các nhiệm vụ của mình cần thực hiện.
  • 97.
  • 98.
  • 99.
  • 100.
  • 101.
  • 102.
  • 103. 3.1. Nguyên tắc trực quan • Trong GDTC, tính trực quan đóng vai trò quan trọng, bởi vì hoạt động của người tập về cơ bản mang tính chất thực hành. • Tính trực quan - một tiền đề cần thiết để tiếp thu động tác. • Tính trực quan - một điều kiện không thể tách rời trong hoàn thiện hoạt động vận động. • Trong quá trình tập luyện cần phải sử dụng kết hợp trực quan trực tiếp và gián tiếp.
  • 104. 3.1. Nguyên tắc trực quan • Các phương pháp trực quan khác nhau không chỉ liên quan đến nhau mà còn tác động lẫn nhau. Việc sử dụng rộng rãi các hình thức trực quan khác nhau làm tăng hứng thú đối với tập luyện, làm dễ hiểu và dễ thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tạo điều kiện để tiếp thu các kiến thức, kỹ năng và kỹ sảo khác.
  • 105.
  • 106.
  • 107.
  • 108.
  • 109.
  • 110.
  • 111. 4.1. Nguyên tắc hệ thống • Nguyên tắc này có liên quan đến tính thường xuyên trong tập luyện và hệ thống luân phiên lượng vận động với nghỉ ngơi, cũng như tính tuần tự trong tập luyện và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung tập luyện. • Tập luyện thường xuyên mang lại hiệu quả tốt hơn. • Hoàn thiện thể chất chỉ có thể có trong quá trình giáo dục thể chất là liên tục. Tuy nhiên, tập luyện liên tục không có nghĩa là không nghỉ mà cần phải cần phải kết hợp giữa lượng vận động và nghỉ ngơi.
  • 112. Các loại quãng nghỉ: • Quãng nghỉ đầy đủ • Quãng nghỉ ngắn • Quãng nghỉ vượt mức Điểm then chốt của nguyên tắc này là không cho phép dừng đến mức làm mất hiệu quả tốt đã có trong tập luyện. Vì vậy, phải làm sao cho hiệu quả của mỗi buổi tập sau, được “chồng lên” trªn “dấu vết” của buổi tập trước, đồng thời củng cố sâu thêm các dấu vết đó. Hiệu quả của một số buổi tập được cộng gộp lại làm xuất hiện hiệu quả tích luỹ của cả một hệ thống các buổi tập, tức là làm xuất hiện những biến đổi thích nghi tương đối vững chắc về cấu trúc và chức năng của cơ thể.
  • 113. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 3.2. Khảo sát thực trạng thể chất của sinh viên nữ các khoá Trường Đại học Hà Nội TT Khoá học Chỉ tiêu Năm thứ nhất (n= 90) Năm thứ hai (n= 90) Năm thứ ba (n= 90) Năm thứ tư (n= 90) ± d Cv e ± d Cv e ± d Cv e ± d Cv e 1 Chạy 100m (gy) 17.96 ± 0.991 5.52 0.01 1 18.59 ± 0.9 4.84 0.00 9 19.06 ± 0.843 3.9 9 0.01 19.22 ± 1.117 5.79 0.01 2 2 Chạy 800m (m:s) 4:34 ± 0.42 9.62 0.02 4 ± 0.332 8.4 0.01 5 4:52 ± 0.247 5.5 0.01 2 4:57 ± 0.272 5.95 0.02 2 3 Chạy con thoi (gy) 11.34± 0.41 3.61 0.00 7 11.42 ± 0.334 2.92 0.00 5 11.78 ± 0.433 3.6 8 0.00 8 11.85 ± 0.47 3.98 0.00 8 4 Bật xa tại chỗ(cm) 175.30±10. 23 5.83 0.01 2 171.10 ±10.05 5.87 9 0.01 1 165.19 ± 8.746 5.2 9 0.01 2 162.82±10 .368 6.38 0.01 3 5 Dẻo gập thân(cm) 11.50 ± 2.68 23.31 0.04 8 11.50 ± 2.73 23.7 2 0.04 3 8.91 ± 1.92 21. 5 0.04 8 8.64 ± 1.95 22.6 0.04 8 6 NSCĐ tay (lần) 6.80 ± 13 0.02 6 7.41 ± 0.95 12.7 0.02 3 6.23 ± 11. 97 0.02 6 6.12 ± 13.5 2 0.02 9
  • 114. TT Khoá học Chỉ tiêu Năm thứ nhất (n= 90) Năm thứ hai (n= 90) Năm thứ ba (n= 90) Năm thứ tư (n= 90) ± d Cv e ± d Cv e ± d Cv e ± d Cv e 7 Sloan - Test 80.01 ± 6.56 8.2 0.017 81.09 ± 5.71 7.1 0.01 3 72.42 ± 4.58 6.32 0.01 4 71.14 ± 3.839 5.4 0.011 8 Dung tích sống(l) 2.55 ± 0.31 12.1 0.024 2.68 ± 0.326 12.1 8 0.02 2.42 ± 0.297 12.26 0.02 8 2.36 ± 0.298 12.6 2 0.027 9 Chiều cao (cm) 155.167 ±4.662 3 0.006 154.82 ± 5.02 3.24 0.00 6 155.152± 4.548 2.93 0.00 6 154.79±4. 97 3.21 0.004 10 Cân nặng (kg) 45.70 ± 2.942 6.44 0.013 45.57 ± 4 8.77 0.01 6 46.94 ± 4.652 9.9 0.02 2 46.93±4.3 2 9.2 0.006 11 Vòng bụng (cm) 64.89 ± 2.261 3.48 0.007 64.67 ± 2.35 3.64 0.00 7 65.94 ± 2.15 3.26 0.00 7 66±1.935 2.93 0.007 12 Quetelet(g/cm) 294.39 ± 14.38 4.88 0.01 293.86 ± 17.3 5.89 0.01 1 302.382± 13.56 4.48 0.01 302.68±19 .078 6.3 0.013 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 3.2. Khảo sát thực trạng thể chất của sinh viên nữ các khoá Trường Đại học Hà Nội (tiếp)
  • 115. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 3.3. So sánh thực trạng thể chất của các khoá (theo chỉ số t student) TT Khoá học Chỉ tiêu Năm1-2 Năm1-3 Năm1-4 Năm 2-3 Năm 2-4 Năm 3- 4 1 Chạy 100m (gy) -4.7 -8.13 -7.9 -3.92 -4.29 -1.08 2 Chạy 800m (m:s) 6.4 -3.49 -4.39 -12.54 -13.4 -1.24 3 Chạy con thoi (gy) -1.5 -6.77 -7.68 -6.24 -7.24 -1 4 Bật xa tại chỗ (cm) 2.9 6.93 8.015 4.36 5.67 1.58 5 NSCĐ tay (lần) -4.9 4.65 5.4 9.66 10.28 0.9 6 Dẻo gập thân (cm) 0.0 7.29 8.12 6.99 7.78 0.9 7 Dung tích sống (lít) -2.9 2.791 4.156 5.77 7.249 1.29 8 Sloan-Test -1.2 8.8 11 11.68 14.72 1.94 9 Chiều cao (cm) 0.5 0.0 0.52 -0.48 0.042 0.49 10 Cân nặng (kg) 0.3 -2.04 -2.2 -2.14 -2.28 0.01 11 Vòng bụng 0.7 -3.09 -3.5 -3.9 -4.4 -0.19
  • 116. 5.1. Nguyên tắc tăng dần yêu cầu • Tăng từ từ khối lượng và cường độ vận động. Trong quá trình tập luyện, học kỹ thuật, động tác phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến tổ hợp. • Tăng lượng vận động từ ít đến nhiều, cường độ và thời gian tập luyện cũng tăng dần. • Vì sao phải tăng lượng vận động, cường độ và thời gian. Bởi vì, Khi lượng vận động vừa trở nên quen thuộc và không còn gây nên “ thích nghi thừa ra nữa” thì sẽ không còn là nhân tố cơ bản gây nên những thay đổi tốt trong cơ thể.
  • 117. 5.1. Nguyên tắc tăng dần yêu cầu • Để đảm bảo tiếp tục nâng cao các khả năng chức phận của cơ thể, cần phải đổi mới có hệ thống khối lượng và cường độ vận động. Đó là một trong những quy luật căn bản của quá trình giáo dục thể chất. • Việc tăng lượng vận động phải vừa sức với người tập, không vượt quá khả năng chức phận của cơ thể, tương ứng với đặc điểm lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân.
  • 118. 6.1. Nguyên tắc toàn diện • Quá trình giáo dục thể chất là giúp cho cơ thể người tập phát triển toàn diện, cân đối. Do đó cần phải tập để phát triển hài hoà cả về hình thái lẫn chức năng, phát triển đầy đủ các tố chất thể lực. Sự phát triển toàn diện là cơ sở nâng cao thành tích thể thao. • Tất cả các môn thể thao đều dựa trên nền tảng các tố chất thể lực. Các tố chất thể lực có mối quan hệ khăng khít với nhau, làm ảnh hưởng và bổ trợ cho nhau phát triển.
  • 119. 6.1. Nguyên tắc toàn diện • Vì vậy, Nếu trong tập luyện, đặc biệt trong huấn luyện thể thao thành tích cao, chỉ chú trọng một tố chất nào đó cần cho chuyên môn, thì cũng chỉ đạt được thành tích trước mắt, sau đó trình độ sẽ bị dừng hoặc giảm sút. • Trong các môn thể thao có một số môn phát triển không cân đối như cầu lông, bóng bàn…cần tập các bài tập bổ trợ để phát triển cân đối.
  • 120. 7.1. Nguyên tắc phù hợp đặc điểm cá nhân • Mỗi cá nhân có cấu tạo giải phẫu, đặc điểm về giải phẫu, khả năng chức phận khác nhau. Do vậy, trong quá trình GDTC việc sử dụng các phương tiện, phương pháp, điều kiện tiến hành phải phù hợp với đặc điểm các nhân, để đảm bảo phát triển năng lực của người tập ở mức cao nhất. • Lượng vận động phải vừa sức với người tập. Nghĩa là lượng vận động không quá cao và không quá thấp. Lượng vận động đó có sự kích thích phát triển thể chất cho người tập.
  • 121. 7.1. Nguyên tắc phù hợp đặc điểm cá nhân • Nếu lượng vận động quá mức sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người tập hoặc yêu cầu quá cao trong quá trình tiếp thu động tác cũng không đạt hiệu quả trong việc trang bị những kỹ năng, kỹ sảo động tác. Đặc biệt đối với những động tác khó, nguy hiểm có thể gây cảm giác sợ hãi cho người tập. • Cần xác định được một cách khoa học các tiêu chuẩn hợp lý nhất về lượng vận động cho mỗi nhóm giới tính, lứa tuổi.
  • 122. II. Cấu trúc của một buổi tập 1.2. Phần chuẩn bị Mục đích: Tạo được tâm thế cho người tập, làm cho người tập có một trạng thái sẵn sàng nhất, để thực hiện nhiệm vụ chính của buổi tập. Nhiệm vụ chính của phần này: • Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ cho buổi tập. Đây là yếu tố khách quan tác động rất lớn đến hiệu quả buổi tập. • Khởi động: Mục đích của khởi động là đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động, tăng cường hưng phấn của hệ thần kinh trung ương, tăng cường khả năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, hạn chế chấn thương.
  • 123. 1.2. Phần chuẩn bị • Thời gian khởi động không cố định. Căn cứ vào nhiệm vụ của buổi tập, thời tiết để vận dụng. Nếu buổi tập phải thực hiện với khối lượng lớn hoặc tập trong điều kiện lạnh, thì cần phải khởi động kỹ, thời gian khởi động phải dài. Nếu thực hiện với khối lượng nhỏ hoặc tập trong điều kiện mùa hè, thì thời gian khởi động ngắn. 2.2. Phần cơ bản Đây là phần quan trọng của buổi tập, nhằm giải quyết những nhiệm vụ khó khăn, trọng tâm, cơ bản của buổi tập. Tuỳ thuộc vào nội dung của buổi tập mà phần này chia thành những phần nhỏ như: Củng cố động tác cũ, học động tác mới, phát triển thể lực.
  • 124. 2.2. Phần cơ bản • Nếu buổi tập chủ yếu là học động tác mới thì phải tuân theo trình tự: Làm quen - học sâu - hoàn thiện. • Nếu buổi tập phát triển các tố chất thể lực thì phải tuân theo trình tự: Bài tập tốc độ - sức mạnh - sức bền. 3.2. Phần kết thúc • Là phần giúp cơ thể dần hồi phục sau vận động. Do đó sử dụng các động tác nhẹ nhàng, thư dãn để thả lỏng.
  • 125. III. Các bệnh thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể thao. 1.3. Choáng trọng lực. a. Khái niệm Choáng trọng lực là một bệnh lý cấp tính xảy ra khi chạy về đích bị ngã xuống và mất tri giác tạm thời trong thời gian ngắn. b. Nguyên nhân • Khi về đích, người tập giảm tốc độ đột ngột, không tiếp tục vận động nhẹ nhàng. Khi cơ bắp ngừng hoạt động đột ngột, tốc độ máu lưu thông trong mao mạch, tĩnh mạch bị cản trở, làm cho lượng máu lớn tích tụ ở mạch máu chi dưới, lượng máu về tim giảm rõ rệt, lượng máu qua tim thấp. Do vậy, máu lưu thông lên não ít, não bị thiếu máu thiếu o2 đột ngột, dẫn đến bị choáng.
  • 126. c. Triệu chứng Choáng trọng lực. Mặt tái xanh, vã mồ hôi, chân tay lạnh, hoa mắt, chóng mặt, tai ù, buồn nôn, tim đập yếu, nhịp thở chậm, đồng tử hai mắt co lại, mất tri giác, toàn thân vô lực, choáng ngã xuống. d. Cách xử lý Đưa người tập vào nơi thoáng mát( vào mùa hè), ấm áp vào( mùa đông). Đặt người nằm ngửa, gối đầu thấp, nới lỏng quần áo để máu dễ lưu thông, lấy nước ấm lau người, dùng động tác xoa đẩy từ cẳng chân lên đùi để máu về tim. Có thể châm cứu hay bấm huyệt.
  • 127. e. Cách phòng ngừa choáng trọng lực. • Khi về đích không dừng lại đột ngột, phải chạy với tốc độ giảm dần, hít sâu, thở đều trong khoảng thời gian thích hợp để hệ thống tuần hoàn và hô hấp hồi phục. 2.3. Say nắng a. Khái niệm Say nắng là hiện tượng rối loại sinh lý điều hoà thân nhiệt của cơ thể do môi trường nắng nóng gây ra.
  • 128. b. Nguyên nhân Say nắng • Cảm nóng: Do khí hậu oi bức, độ ẩm không khí cao, làm cho quá trình thải nhiệt của cơ thể bị cản trở. • Khi tập luyện với lượng vận động lớn, trong điều kiện thời tiết nắng, nóng, oi bức dẫn đến thân nhiệt trong cơ thể có thể tăng cao, có khi lên tới 40 – 41độ và kéo dài, làm chức năng sinh lý của cơ thể bị rối loại. • Cảm nắng: Do tập luyện vào đầu mùa hè, không đội mũ nên ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào đầu, gáy. Tia hồng ngoại sẽ làm mạch máu não bị sung huyết, căng lên gây cho cơ thể có các phản ứng rất mạnh mẽ.
  • 129. c. Triệu chứng Say nắng • Cảm nóng: Biểu hiện đầu tiên là co cứng các nhóm cơ ở tay, chân, bụng…, do trong cơ thể bị mất lượng muối quá nhiều khi bài tiết theo tuyến mồ hôi. Sắc mặt đỏ hồng, toát mồ hôi, khát nước. • Cảm nắng: Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu. Toàn thân hoặc mặt ban đỏ, mồ hôi toát ra nhiều, mạch tăng, huyết áp hạ, thở khó. Nếu nặng có thể hôn mê, quá nặng dẫn đến tử vong.
  • 130. d. Cách xử lý say nắng • Đưa người bị say nắng vào chỗ thoáng mát, yên tĩnh, đặt người nằm ngửa, gối đầu cao, cởi, nới bớt quần áo, quạt mát, dùng khăn ướt chườm vào đầu và lau khắp người. Nếu bị hôn mê thì bấm huyệt, châm cứu. Khi người say nắng tỉnh cho uống nước chè xanh, nước chè đường, nước chanh và nên bổ sung ít muối. • Nên theo dõi nhiệt độ, để cơ thể không bị lạnh. e. Cách phòng ngừa • Khi tập luyện trong mùa hè nắng, nóng. Cần phải có biện pháp chống nắng, nóng như tập dưới mái che, bóng cây. Những ngày khí hậu oi bức, không nên tập quá lâu. Cần chú ý chế độ ăn uống đủ nước, muối và vitamin.
  • 131. 3.3. Đau bụng trong tập luyện a. Khái niệm • Đau bụng thường gặp nhất trong quá trình tập luyện, đặc biệt trong chạy cự ly trung bình, dài, maratong. b. Nguyên nhân • Tập luyện không thường xuyên, trình độ tập luyện thấp, khởi động chưa đủ, không kỹ, sức khoẻ không đảm bảo. • Sự kết hợp giữa vận động và thở không nhịp nhàng, chế độ ăn uống, tốc độ và cường độ tăng nhanh hay đột ngột.
  • 132. c. Triệu chứng đau bụng trong tập luyện • Khi bước vào phần cơ bản thấy đau ở hạ sườn phải, hạ sườn trái. • Nếu ấn tay vào thì thấy đỡ đau, sau đó cơn đau lại tăng lên, không thể tiếp tục tập được. • Nếu dừng tập thì cơn đau giảm dần và dễ chịu hơn. Nếu tiếp tục tập lại xuất hiện đau bụng. d. Cách xử lý • Nếu xuất hiện đau bụng, dùng tay ấn vào chỗ đau, giảm tốc độ vận động. Hít sâu và thở nhịp nhàng trong thời gian 5 – 10 phút có thể khỏi. • Nếu đau nặng quá phải dừng tập, có thể mời bác sĩ đến khám để xác định nguyên nhân.
  • 133. e. Cách phòng ngừa đau bụng trong tập luyện • Phải tuân thủ tốt các nguyên tắc tập luyện. • Trước khi tập không nên ăn quá no, uống nước nhiều. Sau khi ăn no cần nghỉ ngơi 1h30 – 2h mới tập. • Cần phải khởi động kỹ, kết hợp nhịp nhàng giữa thở và vận động. 4.3. Chuột rút a. Khái niệm • Chuột rút là hiện tượng cơ bắp co cứng, không chủ động co duỗi được.
  • 134. 4.3. Chuột rút b. Nguyên nhân • Do bị lạnh( không khởi động kỹ vào mùa đông). • Tập luyện trong điều kiện oi bức, cơ thể ra nhiều mồ hôi, làm mất nhiều nước và muối. • Tập luyện và thi đấu với cường độ cao, thời gian kéo dài( cơ bắp phải liên tục co rút nhanh, thả lỏng không đầy đủ. c. Triệu chứng • Cơ bị co cứng không thả lỏng được. • sờ vào nhóm cơ bị chuột rút thấy cứng và rất đau. Người tập không thể tiếp tục tập luyện được nữa. • Nếu ở môn bơi, lặn rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
  • 135. d. Cách xử lý Chuột rút • Nếu cơ bị co rút, thì kéo căng cơ bị chuột rút theo hướng ngược lại, đến lúc cơ đó không tự co lại nữa. • Nếu bị chuột rút ở dưới nước phải nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ, để xử lý. e. Cách phòng ngừa • Phải khởi động kỹ, đặc biệt với thời tiết lạnh. • Đảm bảo chế độ ăn uống: nước, vitamin và muối.
  • 136. 5.3. Hạ đường huyết a. Khái niệm • Hạ đường huyết là do lượng đường trong cơ thể hạ thấp hơn so với mức cho phép. b. Nguyên nhân • Do cường độ vận động lớn, thời gian tập luyện kéo dài. • Tập luyện trong điều kiện đói. c. Triệu chứng • Bủn rủn chân tay, chóng mặt, toát mồ hôi, sắc mặt tái nhợt. • Cảm giác đói không chịu được • Nếu nặng hơn có thể bị rối loại tinh thần( tập không tập trung), co giật toàn thân hay cục bộ, hôn mê.
  • 137. d. Cách xử lý hạ đường huyết • Cho người tập vào nơi yên tĩnh nằm nghỉ( chú ý giữ ấm). • Uống nước đường, sữa. Ăn thức ăn dễ tiêu nhiều lần. • Nếu nặng có thể tiêm tĩnh mạch glucoza. • Nếu bị hôn mê thì châm cứu hoặc bấm huyệt. Nhanh chóng đưa đến bác sĩ để giải quyết. e. Cách phòng ngừa • Nếu bị ốm, mệt, đói không nên tham gia tập luyện trong thời gian dài và cường độ lớn. • Trước khi tập nên bổ sung đường.
  • 138. IV. Vệ sinh cá nhân và sinh hoạt 1. Dinh dưỡng và nước uống a. Dinh dưỡng • Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người tập luyện và vận động viên. • Để có thành tích thể thao cao và hiệu quả tập luyện tốt, cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp và đảm bảo. • Một chế độ ăn tốt là chế độ cung cấp đầy đủ năng lượng( calo), tất cả các chất dinh dưỡng( các chất bột đường, chất đạm, chất béo, các vitamin, các chất khoáng và nước).
  • 139. a. Dinh dưỡng • Ăn đủ năng lượng nghĩa là giúp chúng ta duy trì cân nặng. • Nhu cầu năng lượng hàng ngày của một người chơi thể thao là năng lượng cần thiết, để duy trì sự sống của tim, phổi, gan, thận….Năng lượng này có thể ước tính 22kcal cho 1 kg cân nặng. b. Nước • Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Bởi vì nước vận chuyển các chất đến các cơ quan vận động, thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
  • 140. b. Nước • Nước làm mát cơ thể, làm lớp đệm bôi trơn các khớp, các cơ quan, các mô… • Để phòng ngừa mất nước, bằng cách uống đủ nước trước và trong khi tập. Nếu để tình trạng mất nước xảy ra, thì cơ thể sẽ bị mất muối, dẫn đến hiện tượng rối loạn chức năng. • Cách sử dụng nước: - Uống nước trên 500ml( 2-3 ly) 2h trước khi tập. - Trong hoạt động, ở điều kiện thời tiết nắng nóng, cường độ cao, lượng mồ hôi ra nhiều, nên uống nước khoảng 1-2 ly để bù mồ hôi bị mất. - Sau tập luyện nên bù nước trong vòng 2h sau khi ngừng tập.
  • 141. 2. Ngủ • Đảm bảo giấc ngủ 7-8h mỗi ngày, cần phải ngủ trưa. 3. Kiểm tra sức khoẻ • Nên kiểm tra sức khoẻ định kỳ. • video532833.mp4 • videovideoplayback_2.flv • videovideoplayback_3.flv • videovideoplayback.flv