SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
1. Đại Cương
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ đặc trưng bởi giảm đơn độc số lượng
tiểu cầu qua trung gian miễn dịch (số lượng tiểu cầu máu ngoại vi <100,000/mm3
).
Đây là rối loạn lành tính, mắc phải hay gặp nhất trong các bệnh xuất huyết giảm
tiểu cầu ở trẻ em. Bệnh XHGTCMD thường tự giới hạn trong vòng 3 tháng, có
thể kéo dài trên 6 tháng ở một số ít trẻ. Tuy nhiên cũng có một tỷ lệ rất ít trẻ gặp
tình trạng bệnh dai dẳng, khó điều trị. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng
thường gặp từ 2-5 tuổi, nam nhiều hơn nữ.
2. Ngyên nhân
- Bệnh liên quan đến cơ chế miễn dịch: cơ thể tự sinh ra kháng thể (thường là IgG)
kháng những kháng nguyên màng tiểu cầu, ví dụ phức hợp glycoprotein IIb/IIIa.
Các tiểu cầu gắn kháng thể sẽ có đời sống ngắn lại do quá trình thực bào xảy ra ở
lách. Bên cạnh đó những kháng thể cũng ngăn cản quá trình sinh mẫu tiểu cầu.
Điều này làm giảm số lượng của tiểu cầu.
- Ở một số bệnh nhi, người ta nhận thấy vai trò của tế bào T làm giảm số lượng tiểu
cầu.
Cơ chế hình thành biểu vị trong XHGTCMD
(Cines DB, Blanchette VS. Immune thrombocytopenic purpura. N Engl J Med 2002;346:995–1008)
3. Triệu chứng
3.1. Triệu chứng lâm sàng
- Khoảng 60% bệnh nhi có tiền sử nhiễm khuẩn ở thời điểm 1 tháng trước khi biểu
hiện xuất huyết. Bệnh XHGTCMD cũng gặp ở một số ít trẻ sau tiêm chủng vắc-
xin Sởi-Quai bị-Rubella (MMR) trong vòng 6 tuần trước đó, chiếm khoảng 2,6
trường hợp / 100,000 liều MMR.
- Bệnh xuất hiện quanh năm và trội hơn về mùa đông và xuân, điều này có thể giải
thích là do động học của virus.
- Khởi phát đột ngột ở một trẻ đang khỏe mạnh với hội chứng xuất huyết tự nhiên
có đặc điểm: đa hình thái (chấm, nốt và mảng bầm tím ở trên da), đa vị trí (bất kỳ
vị trí nào), đa lứa tuổi (xuất huyết tại nhiều thời điểm khác nhau nên có màu sắc
khác nhau từ mới xuất huyết có màu đỏ, muộn hơn sẽ chuyển dần sang tím và
vàng trước khi biến mất). Xuất huyết dưới da dạng chấm, nốt và mảng bầm tím là
các dấu chứng hay gặp nhất (80%).
- Xuất huyết khác do sự giảm số lượng tiểu cầu như chảy máu mũi, lợi răng, niêm
mạc đường tiêu hóa, thận hoặc rong kinh ít gặp, đặc biệt ở giai đoạn khởi phát
bệnh.
- Xuất huyết nội sọ là biểu hiện nặng nhưng hiếm gặp, chiếm khoảng 0.5-1%. Nguy
cơ xuất huyết nội sọ lớn hơn trong các ngày đầu của giảm tiểu cầu nhưng cũng có
thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào.
- Hội chứng thiếu máu: Có thể gặp và mức độ tương xứng với mức độ xuất huyết.
- Gan, lách, hạch ngoại vi không to.
Phân độ xuất huyết trên lâm sàng
Độ Triệu chứng
1
Ít xuất huyết chấm, nốt (tổng số ≤ 100) và/ hoặc ≤ 5 mảng xuất huyết
(≤ 3 cm), không có chảy máu niêm mạc
2 Nhiều chấm, nốt (tổng số > 100) và/ hoặc > 5 mảng xuất huyết (> 3cm)
3 Chảy máu ở mức trung bình, chảy máu niêm mạc, ảnh hưởng tới lối sống
4 Chảy máu niêm mạc rõ, nhiều vị trí hoặc nghi ngờ chảy máu trong
3.2. Xét nghiệm
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi:
+ Số lượng tiểu cầu giảm < 100,000/mm3
+ Số lượng hồng cầu và hemoglobin bình thường hoặc giảm (mức độ giảm tương
xứng với mức độ xuất huyết).
+ Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu thường trong giới hạn bính thường
theo lứa tuổi.
- Đông máu cơ bản:
+ Thời gian máu chảy: Kéo dài.
+ Thời gian co cục máu: Cục máu không co hoặc co không hoàn toàn.
+ Các xét nghiệm PT, APTT, TT, fibrinogen: Bính thường.
- Tủy đồ: Không bắt buộc nếu các xét nghiệm ở máu ngoại vi đã khẳng định chẩn
đoán. có chỉ định khi:
+ Giảm tiểu cầu kèm bất thường về bạch cầu, hồng cầu.
+ Giảm tiểu cầu có kèm sốt cao kéo dài, đau nhức xương cơ và gan, lách
hay hạch to.
+ Xuất huyết trầm trọng và tiểu cầu tiếp tục giảm nặng sau giảm liều điều trị.
+ Giảm tiểu cầu kéo dài sau 3 - 6 tháng.
Kết quả tủy đồ của XHGTCMD:
+ Mật độ tế bào tủy bình thường hoặc tăng.
+ Số lượng mẫu tiểu cầu bình thường hoặc tăng – tăng tỷ lệ mẫu tiểu cầu ưa basơ
không sinh tiểu cầu.
+ Các dòng hồng cầu và bạch cầu hạt không biến đổi (không suy, không tăng sinh
ác tính).
- Các xét nghiệm đề nghị khác nếu XHGTC kéo dài trên 3 - 6 tháng:
+ Xét nghiệm virus (HbsAg, anti HCV, anti HIV, Epstein Barr..): Âm tính.
+ Xét nghiệm bệnh miễn dịch: nghiệm pháp Coombs, ANA, anti dsDNA, lupus
ban đỏ hệ thống…: Âm tính.
4. Chẩn đoán: Chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch dựa trên chẩn đoán
loại trừ các nguyên nhân gây giảm tiểu cầu khác.
4.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào lâm sàng có xuất huyết; gan, lách, và hạch không
to; và không sốt; kết hợp xét nghiệm có tiểu cầu giảm đơn độc < 100,000/mm3
.
4.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Sốt xuất huyết: sốt cao liên tục 2-7 ngày, xuất huyết da niêm, gan to đau, có thể
có sốc vào ngày thứ 4 - 5, Hct tăng, tiểu cầu giảm.
- Nhiễm trùng huyết não mô cầu: sốt, tử ban hoại tử ở trung tâm, lan nhanh, sốc vào
ngày 2 - 3 của bệnh, phết tử ban hay cấy máu dương tính.
- Hemophilia: bệnh nhân nam, xuất huyết da dạng mảng lớn, tụ máu, xuất huyết
khớp. Tiểu cầu bình thường, PT bình thường, APTT dài, định lượng VIII, IX
5. Điều trị:
5.1. Nguyên tắc điều trị:
- Quyết định điều trị dựa trên số lượng tiểu cầu, mức độ chảy máu và có hay không
có bệnh lý khác kèm theo…
- Cần điều trị khi số lượng tiểu cầu ≤ 30,000/ mm3
và/hoặc có triệu chứng xuất
huyết, đặc biệt ở bệnh nhi có chỉ định phẫu thuật.
- Mục tiêu điều trị: Duy trì số lượng tiểu cầu ≥ 50,000/ mm3
và không có xuất
huyết trên lâm sàng.
- Điều trị cụ thể: Bao gồm điều trị đặc hiệu và điều trị hỗ trợ.
5.2. Điều trị đặc hiệu:
a. Giảm tiểu cầu cấp tính:
Xuất huyết trên lâm sàng độ 1, độ 2 số lượng tiểu cầu > 30,000/ mm3
, giải thích
và theo dõi không điều trị
Xuất huyết trên lâm sàng độ 3, độ 4, hoặc số lượng tiểu cầu ≤ 30,000/ mm3
và/hoặc
có triệu chứng xuất huyết, đặc biệt ở bệnh nhi có chỉ định phẫu thuật, cần được
điều trị:
- Với trẻ < 5 tuổi: tiêm tĩnh mạch Methylprednisolon 4mg/kg trong 4 ngày, giảm
liều dần đến 7 ngày.
- Với trẻ > 5 tuổi: Uống Prednisolon 2mg/kg trong tối đa 2 tuần.
Sau đó, theo dõi:
+ Nếu tiểu cầu > 30.000/ mm3
quan sát và theo dõi, 2- 4 tuần 1 lần cho đến
khi tiểu cầu về bình thường
+ Nếu tiểu cầu < 30.000/ mm3
:
o Nếu lâm sàng không có xuất huyết mới thì theo dõi
o Nếu lâm sàng vẫn có xuất huyết mới, chảy máu từ độ 3 trở lên:
Methylprednisolon 30mg/kg x 3 ngày. Lưu ý không dùng cho trẻ
dưới 6 tháng tuổi.
Nếu không đáp ứng: IVIG 1g/Kg/ ngày x 1 ngày
b. Xuất huyết giảm tiểu cầu dai dẳng hoặc mạn tính:
Bệnh nhi có tiểu cầu < 30.000/ mm3
và có các biểu hiện độ 3 hoặc bệnh nhi có
biểu hiện độ 4, điều trị:
Dexamethasone 28mg/m2/ 1 ngày Hoặc Methylprednisolon 30mg/kg x 3 ngày sau
đó 20mg/kg x 4 ngày
Hoặc
Dùng đơn lẻ hoặc kết hợp các thuốc ức chế miễn dịch:
- Immurel 2mg/kg/ ngày x 3 - 4 tháng
- Cyclosporin A 2- 5mg/kg/ngày x 4 – 6 tháng
- Vinblastine 0.1mg/kg/tuần (trong 6 tuần)
- Methylprednisolon uống 1mg/kg/ngày x 4 tuần
c. Cắt lách:
- Chỉ định:
+ Bệnh nhi có nguy cơ chảy máu nặng, đe dọa tính mạng, không đáp ứng với điều trị
nội khoa.
+ Thể mạn tính, có xuất huyết trên lâm sàng và số lượng tiểu cầu luôn < 30.000/ mm3
không đáp ứng với điều trị nội khoa.
- Lưu ý:
+ Chỉ nên chỉ định cắt lách ở trẻ em > 5 tuổi, đã được chẩn đoán > 2 năm và điều trị
nội khoa không đáp ứng.
+ Nên tiêm phòng trước khi cắt lách 2 tuần đối với các bệnh: Pneumococcus,
Hemophilus Influenza, Meninngococcus, Haemophilus Influenzae type B…
+ Uống kháng sinh dự phòng sau khi cắt lách (penecillin V, erythromycin…)
+ Bệnh nhi có số lượng tiểu cầu < 50.000/ mm3
, đặc biệt < 20.000/ mm3
cần điều trị
corticoid và/ hoặc Globulin miễn dịch trước phẫu thuật để nâng cao số lượng tiểu cầu,
giảm tối đa nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật.
+ Truyền khối tiểu cầu trước và trong phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu.
d. Số lượng tiểu cầu giảm nặng (< 10.000/ mm3) và chảy máu nặng, đe dọa tính
mạng:
- Truyền tiểu cầu từ 2-3 lần liều thông thường (ưu tiên truyền khối tiểu cầu từ 1
người cho)
- Dùng IVIG 1g/kg x 1 ngày kết hợp với Methylprednisolon 30mg/kg x 3 ngày.
6. Tiến triển :
XHGTCMD là một bệnh cấp tính và tự giới hạn trong vòng 3-6 tháng.
Xuất huyết da, niêm mạc là triệu chứng thường gặp, rất hiếm có biểu
hiện xuất huyết nội sọ hay xuất huyết nặng de dọa tính mạng. Bệnh
đáp ứng tốt với điều trị Corticosteroid liều thông thường, và có khoảng
15%-20% chuyển thành mạn tính.
Tài liệu tham khảo
1. Jame BB. Immune thrombocytopenia (ITP) in children: Clinical manifestations and
diagnosis.[http://www.uptodate.com/contents/immune-thrombocytopenia-itp-in-
children-clinical-manifestations-and-diagnosis?source=see_link]. Acessed on 10th
September 2015.
2. Bộ Y Tế (2015). Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
một số bệnh thường gặp ở trẻ em. Hà Nội, Việt Nam.
Thông tin dành cho bệnh nhân
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là gì?
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là một
rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết). Xuất
huyết trên là do số lượng tiểu cầu thấp bất thường– thành phần giúp đông-cầm máu.
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể gặp cả người lớn lẫn trẻ em. Trẻ em thường bị
xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch sau một đợt nhiễm virut, và bệnh thường tự khỏi mà
không cần điều trị. Tuy vậy, ở người lớn, bệnh thường trở nên mạn tính.
Điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch phụ thuộc vào triệu chứng, số lượng
tiểu cầu và tuổi của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu chảy máu và lượng tiểu
cầu không quá thấp, bệnh thường không cần điều trị. Các trường hợp bệnh nặng cần được
điều trị bằng thuốc, hoặc ở những trường hợp nguy kịch có thể cần phải can thiệp ngoại
khoa.
Triệu chứng
Dấu hiệu của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Xuất huyết tiểu cầu miễn dịch có thể không có triệu chứng. Tuy vậy, nếu có triệu chứng,
thì chúng sẽ là:
 Dễ dàng bầm tím hoặc bầm tím nhiều (ban xuất huyết) – tuy da của người sẽ dễ
dàng bầm tím và chảy máu theo tuổi già, vì thế không nên nhầm lẫn với bệnh xuất
huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
 Xuất huyết dưới da, hình dạng trông giống như phát ban với kích thước nhỏ li ti
như đầu kim, hoặc những nốt nhỏ tím đỏ (chấm xuất huyết), thường là ở phần
cẳng chân.
 Chảy máu kéo dài ở vết thương bị cắt da
 Chảy máu mũi tự nhiên
 Chảy máu lợi răng, đặc biệt sau khi đi chăm sóc răng
 Có máu trong nước tiểu hoặc phân
 Kinh nguyệt thường kéo dài ở phụ nữ
 Mệt mỏi
Gặp bác sĩ khi nào?
Lúc bạn thấy bạn hoặc con bạn bị chảy máu hoặc bầm tím bất thường, hay xuất hiện
những vết phát ban nhỏ có màu đỏ, thì đó là lúc nên đi gặp bác sĩ. Tham khảo ý kiến
chuyên môn nếu bạn là phụ nữ và có kinh nguyệt kéo dài, vì đây có thể là dấu hiệu của
bệnh.
Chảy máu nặng hoặc lan rộng nhiều vùng là một dấu hiệu nghiêm trọng và cần phải được
cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch?
Nguyên nhân chính xác của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch không rõ. Tuy nhiên,
người ta biết rằng, ở những bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, hệ miễn
dịch của họ gặp vấn đề và bắt đầu tấn công chính tiểu cầu của cơ thể, vì cho rằng nó là
vật thể lạ ngoài cơ thể.
Kháng thể do cơ thể bệnh nhân sản xuất gắn với tiểu cầu, đánh dấu tiểu cầu để chuẩn bị
phá huỷ. Lách, cơ quan giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, nhận ra kháng thể và loại bỏ
tiểu cầu bị đánh dấu ra khỏi cơ thể. Hậu quả của sự nhầm lẫn này là sự giảm tiểu cầu
trong máu ngoại vi hơn mức bình thường.
Trung bình, lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi vào khoảng 150,000 tiểu cầu trên 1
mm 3
(microlit) máu. Bệnh nhân mắc bệnh thường có lượng tiểu cầu vào khoảng dưới
20,000. Khi lượng tiểu cầu giảm, bạn sẽ tăng nguy cơ chảy máu. Nguy hiểm nhất là khi
lượng tiểu cầu trong máu giảm xuống quá thấp – dưới 10,000 tiểu cầu trên 1 mm 3
. Lúc
này, xuất huyết nội (chảy máu trong) có thể tự nhiên xảy ra cho dù không có bất kì thương
tổn nào.
Đối với hầu hết các trường hợp mắc bệnh ở trẻ em, bệnh thường xảy ra sau một đợt nhiễm
bệnh virut, như là cảm cúm hoặc quai bị. Có thể chính quá trình nhiểm trùng đã làm hệ
miễn dịch bị rối loạn, gây nên bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Yếu tố nguy cơ
Ai có nguy cơ bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch?
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, những yếu tố
sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh
 Giới tính của bạn . Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh gấp đôi nam giới.
 Mới nhiễm virut . Nhiều trẻ em mắc bệnh sau một đợt mắc bệnh do virut, như là
quai bị, sởi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
Các biến chứng
Biến chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Biến chứng lớn nhất khi mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là sự chảy máu,
nhất là chảy máu trong não ( xuất huyết nội sọ), điều này có thể dẫn đến tử vong. Tuy
nhiên, chảy một lượng máu lớn thì hiếm khi xảy ra.
Các biến chứng do sử dụng thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu nặng hoặc mạn tính
thường hay gặp hơn. Corticosteroids là lựa chọn hang đầu khi điều trị bệnh vì thuốc có
khả năng giảm thiểu sự tấn công của hệ miễn dịch lên tiểu cầu. Tuy nhiên, sử dụng lâu
dài corticosteroids có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm loãng xương,
đục thuỷ tinh thể, đường máu cao có thể dẫn đến tiểu đường type 2
Cắt lách, biện pháp được áp dụng nếu corticosteroids không có hiệu quả, sẽ giúp giảm
lượng tiểu cầu bị lách tiêu huỷ. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể dễ bị
nhiểm trùng hơn. May thay, nguy cơ nhiễm trùng áp đảo ở một người khoẻ mạnh khi bị
cắt lách là thấp.
Mang thai
Phụ nữ mang thai mắc xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nhẹ thường mang thai và sinh
con bình thường, tuy rằng những kháng thể chống tiểu cầu có thể đi qua nhau thai vào
máu thai nhi và ảnh hưởng đến tiểu cầu của thai nhi. Trong vài trường hợp, đứa bé sẽ sinh
ra với lượng tiểu cầu thấp. Nếu xảy ra tình trạng này, bác sĩ sẽ theo dõi bé trong nhiều
ngày, vì tiểu cầu của trẻ có thể giảm trước khi nó bắt đầu tăng. Thường thì tiểu cầu sẽ
tăng mà không cần chữa trị, nhưng nếu lượng tiểu cầu quá thấp, điều trị sẽ giúp đứa trẻ
hồi phục nhanh hơn.
Nếu bạn đang mang thai và lượng tiểu cầu quá thấp hoặc xuất hiện sự chảy máu, bạn sẽ
có nguy cơ chảy máu nặng trong khi sinh. Trong trường hợp này, bạn nên bàn bạc với
bác sĩ những phương pháp để giữ lượng tiểu cầu ổn định, cân nhắc kĩ lưỡng tác dụng của
chúng lên đứa trẻ.
Chuẩn bị trước khi gặp bác sĩ
Bởi vì lượng tiểu cầu thấp có thể không gây ra triệu chứng gì, bệnh có thể không được
phát hiện khi xét nghiệm máu với lí do khác. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có bị xuất huyết
giảm tiểu cầu miễn dịch, bạn có thể được yêu cầu lấy một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch
để làm các xét nghiệm chuyến sâu hơn. Bạn có thể được hướng dẫn đến bác sĩ chuyên
khoa về rối loạn của máu (nhà huyết học) để khám xét và điều trị kí lưỡng hơn.
Các cuộc hẹn khám, cho dù là với những bác sĩ chuyên ngành, có thể ngắn, và thường thì
có nhiều vấn đề để bàn bạc, nên sẽ tốt hơn nếu được chuẩn bị trước. Dưới đây là một vài
bí quyết để giúp bạn sẵn sàng cho cuộc hẹn khám của bạn
Việc bạn có thể làm
 Liệt kê ra những triệu chứng — kể cả những triệu chứng không liên quan đến
bệnh của bạn. Nhớ kể đến cả những thông tin cá nhân quan trọng, như những
stress hay là những thay đổi trong cuộc sống.
 Liệt kê những loại thuốc, vitamin, thảo dược và những thuốc tự mua mà bạn
đang dùng. Nếu được, thì bạn nên đem cả lọ thuốc gốc theo khi đi gặp bác sĩ
 Đi cùng với người thân hoặc bạn bè. Những thông tin bạn phải nói trong cuộc
hẹn với bác sĩ có thể khó nhớ. Vì vậy, đi cùng với một người khác sẽ giúp bạn ghi
nhớ khi bạn quên điều gì.
 Viết những câu hỏi cho bác sĩ của bạn. Đừng sợ phải hỏi hay phải nói khi bạn
đang không hiểu điều bác sĩ nói. Bắt đầu với những câu hỏi làm bạn bận tâm nhất.
Nếu bạn hết thời gian, có thể nói với y tá hoặc trợ lí bác sĩ hay là để lại lời nhắn
cho bác sĩ. Các câu hỏi có thể bao gồm:
o Cần làm những xét nghiệm nào để chắc chắn về chẩn đoán?
o Tình trạng này sẽ xảy ra tạm thời hay sẽ kéo dài?
o Có những phương pháp điều trị nào? Bác sĩ khuyên tôi nên sử dụng
phương pháp nào?
o Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không điều trị?
o Tác dụng phụ của phương pháp điều trị mà bác sĩ khuyên tôi?
o Tôi mắc thêm một căn bệnh khác nữa. Làm cách nào để cùng lúc
điều trị hiệu quả đồng thời cả hai bệnh?
o Làm sao để tránh các tác dụng phụ?
o Bác sĩ có thể cung cấp cho tôi một website hay một nguồn thông tin
nào đó, để tôi tìm hiểu về tình trạng bệnh tôi rõ hơn?
Chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch như thế nào?
Bác sĩ thường chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch bằng cách loại trừ các nguyên
nhân gây xuất huyết và giảm tiểu cầu, ví dụ như bệnh tiềm ẩn hoặc thuốc bạn đang sử
dụng. Nếu không có bệnh tiềm ẩn nào gây ra những dấu hiệu và triệu chứng của bạn, thì
lúc đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ của bạn cần:
 Khám xét và tổng hợp bệnh sử. Bác sĩ sẽ tìm dấu hiệu của xuất huyết dưới da,
và hỏi về các bệnh mà bạn từng mắc, các thuốc và thực phẩm bổ sung bạn vừa sử
dụng.
 Công thức máu. Xét nghiệm máu cơ bản, dùng để xác định số lượng hồng cầu,
bạch cầu, tiểu cầu trong máu của bạn. Nếu bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch,
hồng cầu và bạch cầu có số lượng bình thường, còn tiểu cầu sẽ có số lượng thấp
hơn bình thường.
 Phết máu ngoại vi. Mẫu máu của bạn được đặt lên phiến kính và được soi dưới
kính hiển vi. Xét nghiệm này thường được dùng để xác định lại kết quả đếm tiểu
cầu có được từ xét nghiệm công thức máu.
 Kiểm tra tuỷ xương. Một xét nghiệm khác có thể dùng để phát hiện nguyên nhân
của việc giảm tiểu cầu là kiểm tra tuỷ xương. Tiểu cầu được sinh ra từ tuỷ xương
— một loại mô xốp, mềm nằm ở trung tâm các xương dài. Trong vài trường hợp,
một mẫu tuỷ xương cứng có thể được lấy ra trong khi lấy sinh thiết xương. Hoặc
một phần dịch có thể được rút ra từ tuỷ xương bạn. Nhiều trường hợp, cả 2 xét
nghiệm sẽ được thực hiện. Cả mẫu thuỷ xương rắn và lỏng trên thường được lấy
từ cùng một vị trí ở phía sau xương chậu. Một cây kim được đâm vào xương qua
một vết rạch
Nếu bạn có xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, tuỷ xương của bạn sẽ bình thường vì
bệnh là do sự phá huỷ tiểu cầu của bạn trong máu và lách – không phải là do tuỷ xương
bạn có vấn đề.
Điều trị
Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Mục đích của điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là giữ một lượng tiểu cầu ổn
định, ngăn ngừa xuất huyết và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của phương pháp điều trị.
Ở trẻ em, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch xảy ra và lành mà không cần chữa trị.
Khoảng 80% trẻ em bị bệnh sẽ lành bệnh hoàn toàn trong khoảng 6 tháng. Cho dù trẻ em
có bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính, trẻ sẽ có thể hoàn toàn bình phục sau
vài năm.
Người lớn bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nhẹ có thể chỉ cần được theo dõi thường
xuyên và kiểm tra lượng tiểu cầu định kì. Nhưng nếu các triệu chứng biến chuyển xấu và
lượng tiểu cầu vẫn duy trì ở mức thấp, bạn và bác sĩ cần cân nhắc việc điều trị. Các
phương pháp điều trị có thể bao gồm dùng thuốc, và đôi khi là ngoại khoa (cắt lách). Bác
sĩ có thể bảo bạn ngưng các loại thuốc có khả năng ảnh hưởng đến tiểu cầu, như là aspirin,
ibuprofen (Advil, Motrin IB, và các loại khác) thuốc làm loãng máu warfarin (Coumadin).
Thuốc
Các thuốc thường được sử dụng để điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là:
 Corticosteroids. Lựa chọn đầu tiên trong chữa trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn
dịch là corticosteroids, thường là prednisone, thuốc có thể làm tăng lượng tiểu cầu
bằng cách ức chế hệ miễn dịch. Một khi lượng tiểu cầu đã về bình thường, dưới
sự chỉ dẫn của bác sĩ, bạn sẽ giảm từ từ lượng corticosteroids sử dụng. Quá trình
điều trị mất từ 2 đến 6 tuần.
Vấn đề là ở người lớn hay tái phát bệnh lại sau khi ngưng sử dụng corticosteroids.
Một đợt điều trị corticosteroids mới có thể được áp dụng, tuy nhiên, không nên sử
dụng lâu dài thuốc vì nguy cơ tăng cân, tăng đường huyết, đục thuỷ tinh thể, tăng
nguy cơ nhiễm trùng và loãng xương. Bạn và bác sĩ có thể phải xem xét giữa tác
dụng của thuốc và nguy cơ nó mang lại. Nếu bạn phải dùng corticosteroids lâu dài,
bác sĩ có thể cho bổ sung thêm Canxi và vitamin D để duy trì độ dầy xương bạn.
 Tiêm tĩnh mạch globulin miễn dịch (IVIG). Nếu bạn bị xuất huyết nghiêm trọng
hoặc cần thiết tăng số lượng tiểu cầu trước khi phẫu thuật, bạn sẽ phải sử dụng
một số loại thuốc, ví dụ như globulin miễn dịch, tiêm đường tĩnh mạch. Những
thuốc này có hiệu quả cao và nhanh, tuy nhiên tác dụng của chúng sẽ mất dần sau
vài tuần. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, buồn nôn, và sốt. Ở một số người,
globulin miễn dịch Rho (D) (WinRho) có thể là một lựa chọn. Thuốc này có ít tác
dụng phụ hơn là (IVIG).
 Chủ vận thụ thể Thrombopoietin. Loại thuốc mới nhất được cấp phép sử dụng
điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là romiplostim (Nplate) và
eltrombopag (Promacta). Những thuốc này giúp tuỷ xương sản xuất nhiều tiểu cầu
hơn, giúp ngăn ngừa bầm tím và xuất huyết. Các tác dụng phụ có thể có là đau
đầu, đau cơ và khớp, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, và tăng nguy cơ hình thành
huyết khối.
 Liệu pháp sinh học. Rituximab (Rituxan) giúp giảm đáp ứng của hệ miễn dịch.
Thuốc thường được dùng cho người xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nặng, và
với những bệnh nhân mà corticosteroids không có tác dụng. Các tác dụng phụ có
thể có là hạ huyết áp, sốt, đau họng và xuất huyết.
Phẫu thuật cắt lách
Nếu bạn bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nặng và đợt điều trị prednisone đầu tiên
không có tác dụng, phẫu thuật cắt lách có thể là một lựa chọn. Việc này sẽ nhanh chóng
loại bỏ nguồn tiêu diệt tiểu cầu trong cơ thể bạn và tăng lượng tiểu cầu của bạn, mặc dù
cách này không phải có hiệu quả với mọi người. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt lách để điều
trị bệnh không còn thường quy như trước nữa. Tai biến hậu phẫu đôi khi xảy ra, và
không có lách làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của bạn.
Cắt lách hiếm khi thực hiện ở trẻ em vì tỷ lệ tự lành bệnh ở trẻ em là cao.
Điều trị khẩn cấp
Tuy không thường xảy ra, nhưng xuất huyết nặng khi bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn
dịch có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào với bất kì số lượng tiểu cầu nào. Xuất huyết
nặng và nhiều chỗ có thể gây nguy hiểm tính mạng và cần phải được điều trị khẩn cấp.
Các cách điều trị có thể gồm truyền tiểu cầu, tiêm tĩnh mạch methylprednisolone (một
loại corticosteroid) và tiêm globulin tĩnh mạch.
Các phương pháp điều trị khác
Nếu đợt điều trị corticosteroids đầu tiên và cắt lách đều không có tác dụng và triệu
chứng trở nên nặng nề , bác sĩ có thể yêu cầu một đợt corticosteroids khác, tuy nhiên
bác sĩ sẽ cho dùng với liều nhẹ nhất có thể.
Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm:
 Thuốc ức chế miễn dịch. Gồm các loại thuốc có khả năng ức chế miễn dịch, như
cyclophosphamide (Cytoxan) và azathioprine (Imuran, Azasan), đã được đưa vào
sử dụng để điều trị bệnh, Nhưng chúng có tác dụng phụ nghiêm trọng, và hiệu quả
của chúng vẫn chưa được kiểm định. Tác dụng phụ có thể bao gồm sốt, đau đầu,
buồn nôn và nôn mửa, huyết áp thấp, rụng tóc, chóng mặt.
 Điều trị H. Pylori. Nhiều người bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể cũng
bị nhiễm Helicobacter Pylori, một loại vi khuẩn có khả năng gây xuất huyết tiêu
hoá. Tiêu diệt vi khuẩn có thể làm tăng lượng tiểu cầu ở một số người, nhưng tác
dụng của phương pháp này không duy trì được và cần phải được nghiên cứu thêm.
Vì những nguy hiểm mà căn bệnh và các phương pháp điều trị nó mang lại, điều quan
trọng là bạn và bác sĩ bạn cần cân nhắc giữa những tác dụng và tác hại của các phương
pháp điều trị. Ví dụ, nhiều người cảm thấy tác hại của các phương pháp điều trị lớn hơn
so với tác hại của bệnh. Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quyết định của bạn bao
gồm bạn có bị những bệnh khác không hay có đang sử dụng các loại thuốc làm tăng khả
năng xuất huyết không, và bạn có những hoạt động thường ngày có nguy cơ gây tổn
thương và chảy máu hay không.
LỐI SỐNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Nếu bạn bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, các bước sau có thể giúp bạn hạn chế bị
chảy máu và các biến chứng của bệnh:
 Tránh các loại thuốc ảnh hưởng xấu đến tiểu cầu. Tự ý điều trị thuốc, như là
aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin IB, others), có thể ảnh hưởng đến chức năng
của tiểu cầu.
 Chọn các hoạt động thể chất ít tiếp xúc. Bác sĩ có thể khuyên tránh nên chọn
các môn thể thao có thể gây tổn thương và gây chảy máu.
 Cẩn thận với các dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu bạn đã cắt lách thì nên cẩn thận
với bất kì một dấu hiệu của nhiễm trùng nào, bao gồm sốt, và cần phải tiến hành
điều trị ngay lập tức. Nhiễm trùng ở những người đã phẫu thuật cắt lách thường
nặng nề hơn, kéo dài hơn, và có nhiều biến chứng hơn những người vẫn còn có
lách.
Tài liệu tham khảo
http://www.mayoclinic.com/health/idiopathic-thrombocytopenic-purpura/DS00844

More Related Content

Viewers also liked

Thuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau nao
Thuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau naoThuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau nao
Thuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau naodrquana21bv108
 
Duoc lam sang
Duoc lam sangDuoc lam sang
Duoc lam sangPhuong Vu
 
[Duoc ly] thuoc chua thieu mau thuoc dieu tri rlhh - th s duong
[Duoc ly] thuoc chua thieu mau   thuoc dieu tri rlhh - th s duong[Duoc ly] thuoc chua thieu mau   thuoc dieu tri rlhh - th s duong
[Duoc ly] thuoc chua thieu mau thuoc dieu tri rlhh - th s duongk1351010236
 
Benh ly thuong gap cua mau bach huyet
Benh ly thuong gap cua mau bach huyetBenh ly thuong gap cua mau bach huyet
Benh ly thuong gap cua mau bach huyetThanh Liem Vo
 
[Duoc ly] thuốc kháng histamin h1 th s mai phương thanh
[Duoc ly] thuốc kháng histamin h1   th s mai phương thanh[Duoc ly] thuốc kháng histamin h1   th s mai phương thanh
[Duoc ly] thuốc kháng histamin h1 th s mai phương thanhk1351010236
 
Causes of Thrombocytopenia in pediatrics other than ITP
Causes of Thrombocytopenia in pediatrics other than ITPCauses of Thrombocytopenia in pediatrics other than ITP
Causes of Thrombocytopenia in pediatrics other than ITPAsmaa Rabie Eltaweel
 
Thuoc dieu chinh roi loan lipoprotein
Thuoc dieu chinh roi loan lipoproteinThuoc dieu chinh roi loan lipoprotein
Thuoc dieu chinh roi loan lipoproteink1351010236
 
[Duoc ly] thuoc dieu tri rl dong mau va tieu fibrin co va
[Duoc ly] thuoc dieu tri rl dong mau va tieu fibrin   co va[Duoc ly] thuoc dieu tri rl dong mau va tieu fibrin   co va
[Duoc ly] thuoc dieu tri rl dong mau va tieu fibrin co vak1351010236
 
RỐI LOẠN LIPID MÁU
RỐI LOẠN LIPID MÁURỐI LOẠN LIPID MÁU
RỐI LOẠN LIPID MÁUPHAM HUU THAI
 
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uongNcdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uongHA VO THI
 
Đại cương Sốt
Đại cương SốtĐại cương Sốt
Đại cương SốtVõ Tá Sơn
 
10 khang acid chong loet tieu hoa
10 khang acid   chong loet tieu hoa10 khang acid   chong loet tieu hoa
10 khang acid chong loet tieu hoaOPEXL
 
Màng tế bào
Màng tế bàoMàng tế bào
Màng tế bàothanh tam
 
Hội chứng Henoch-Scholein - Bs. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh
Hội chứng Henoch-Scholein - Bs. Huỳnh Thị Vũ QuỳnhHội chứng Henoch-Scholein - Bs. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh
Hội chứng Henoch-Scholein - Bs. Huỳnh Thị Vũ QuỳnhPhiều Phơ Tơ Ráp
 
Hội chứng thận hư
Hội chứng thận hưHội chứng thận hư
Hội chứng thận hưMartin Dr
 

Viewers also liked (20)

Thuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau nao
Thuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau naoThuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau nao
Thuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau nao
 
Duoc lam sang
Duoc lam sangDuoc lam sang
Duoc lam sang
 
7.sot
7.sot7.sot
7.sot
 
[Duoc ly] thuoc chua thieu mau thuoc dieu tri rlhh - th s duong
[Duoc ly] thuoc chua thieu mau   thuoc dieu tri rlhh - th s duong[Duoc ly] thuoc chua thieu mau   thuoc dieu tri rlhh - th s duong
[Duoc ly] thuoc chua thieu mau thuoc dieu tri rlhh - th s duong
 
Benh ly thuong gap cua mau bach huyet
Benh ly thuong gap cua mau bach huyetBenh ly thuong gap cua mau bach huyet
Benh ly thuong gap cua mau bach huyet
 
[Duoc ly] thuốc kháng histamin h1 th s mai phương thanh
[Duoc ly] thuốc kháng histamin h1   th s mai phương thanh[Duoc ly] thuốc kháng histamin h1   th s mai phương thanh
[Duoc ly] thuốc kháng histamin h1 th s mai phương thanh
 
Causes of Thrombocytopenia in pediatrics other than ITP
Causes of Thrombocytopenia in pediatrics other than ITPCauses of Thrombocytopenia in pediatrics other than ITP
Causes of Thrombocytopenia in pediatrics other than ITP
 
Thuoc dieu chinh roi loan lipoprotein
Thuoc dieu chinh roi loan lipoproteinThuoc dieu chinh roi loan lipoprotein
Thuoc dieu chinh roi loan lipoprotein
 
[Duoc ly] thuoc dieu tri rl dong mau va tieu fibrin co va
[Duoc ly] thuoc dieu tri rl dong mau va tieu fibrin   co va[Duoc ly] thuoc dieu tri rl dong mau va tieu fibrin   co va
[Duoc ly] thuoc dieu tri rl dong mau va tieu fibrin co va
 
RỐI LOẠN LIPID MÁU
RỐI LOẠN LIPID MÁURỐI LOẠN LIPID MÁU
RỐI LOẠN LIPID MÁU
 
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uongNcdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
 
Sinh lý máu
Sinh lý máuSinh lý máu
Sinh lý máu
 
Đại cương Sốt
Đại cương SốtĐại cương Sốt
Đại cương Sốt
 
Lupus
LupusLupus
Lupus
 
10 khang acid chong loet tieu hoa
10 khang acid   chong loet tieu hoa10 khang acid   chong loet tieu hoa
10 khang acid chong loet tieu hoa
 
8 histamin.slide
8  histamin.slide8  histamin.slide
8 histamin.slide
 
Màng tế bào
Màng tế bàoMàng tế bào
Màng tế bào
 
Hội chứng Henoch-Scholein - Bs. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh
Hội chứng Henoch-Scholein - Bs. Huỳnh Thị Vũ QuỳnhHội chứng Henoch-Scholein - Bs. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh
Hội chứng Henoch-Scholein - Bs. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh
 
Kháng sinh Macrolid
Kháng sinh MacrolidKháng sinh Macrolid
Kháng sinh Macrolid
 
Hội chứng thận hư
Hội chứng thận hưHội chứng thận hư
Hội chứng thận hư
 

More from Bomonnhi

Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu
Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứuHướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu
Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứuBomonnhi
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họngHướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họngBomonnhi
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoaHướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoaBomonnhi
 
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Ngộ độc
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Ngộ độcHướng dẫn chẩn đoán và xử trí Ngộ độc
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Ngộ độcBomonnhi
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễuHướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễuBomonnhi
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng – miễn dịch lâm sàng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng – miễn dịch lâm sàngHướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng – miễn dịch lâm sàng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng – miễn dịch lâm sàngBomonnhi
 
Hướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Em
Hướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ EmHướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Em
Hướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ EmBomonnhi
 
Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ CK, CK-MB, và Troponin T trong máu ở trẻ giai ...
Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ CK, CK-MB, và Troponin T trong máu ở trẻ giai ...Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ CK, CK-MB, và Troponin T trong máu ở trẻ giai ...
Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ CK, CK-MB, và Troponin T trong máu ở trẻ giai ...Bomonnhi
 
Nghiên cứu nồng độ Lipid máu và tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ thừa cân – béo ...
Nghiên cứu nồng độ Lipid máu và tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ thừa cân – béo ...Nghiên cứu nồng độ Lipid máu và tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ thừa cân – béo ...
Nghiên cứu nồng độ Lipid máu và tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ thừa cân – béo ...Bomonnhi
 
Developmental risk factors in Vietnamese preschool-age children: Cross-sectio...
Developmental risk factors in Vietnamese preschool-age children: Cross-sectio...Developmental risk factors in Vietnamese preschool-age children: Cross-sectio...
Developmental risk factors in Vietnamese preschool-age children: Cross-sectio...Bomonnhi
 
Hướng dẫn-phòng-ngừa-nhiễm-khuẩn-vết-mổ
Hướng dẫn-phòng-ngừa-nhiễm-khuẩn-vết-mổHướng dẫn-phòng-ngừa-nhiễm-khuẩn-vết-mổ
Hướng dẫn-phòng-ngừa-nhiễm-khuẩn-vết-mổBomonnhi
 
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
Hướng dẫn sử dụng kháng sinhHướng dẫn sử dụng kháng sinh
Hướng dẫn sử dụng kháng sinhBomonnhi
 
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶTHƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶTBomonnhi
 
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮTHƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮTBomonnhi
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...Bomonnhi
 

More from Bomonnhi (15)

Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu
Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứuHướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu
Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họngHướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoaHướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa
 
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Ngộ độc
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Ngộ độcHướng dẫn chẩn đoán và xử trí Ngộ độc
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Ngộ độc
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễuHướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng – miễn dịch lâm sàng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng – miễn dịch lâm sàngHướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng – miễn dịch lâm sàng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng – miễn dịch lâm sàng
 
Hướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Em
Hướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ EmHướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Em
Hướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Em
 
Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ CK, CK-MB, và Troponin T trong máu ở trẻ giai ...
Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ CK, CK-MB, và Troponin T trong máu ở trẻ giai ...Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ CK, CK-MB, và Troponin T trong máu ở trẻ giai ...
Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ CK, CK-MB, và Troponin T trong máu ở trẻ giai ...
 
Nghiên cứu nồng độ Lipid máu và tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ thừa cân – béo ...
Nghiên cứu nồng độ Lipid máu và tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ thừa cân – béo ...Nghiên cứu nồng độ Lipid máu và tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ thừa cân – béo ...
Nghiên cứu nồng độ Lipid máu và tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ thừa cân – béo ...
 
Developmental risk factors in Vietnamese preschool-age children: Cross-sectio...
Developmental risk factors in Vietnamese preschool-age children: Cross-sectio...Developmental risk factors in Vietnamese preschool-age children: Cross-sectio...
Developmental risk factors in Vietnamese preschool-age children: Cross-sectio...
 
Hướng dẫn-phòng-ngừa-nhiễm-khuẩn-vết-mổ
Hướng dẫn-phòng-ngừa-nhiễm-khuẩn-vết-mổHướng dẫn-phòng-ngừa-nhiễm-khuẩn-vết-mổ
Hướng dẫn-phòng-ngừa-nhiễm-khuẩn-vết-mổ
 
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
Hướng dẫn sử dụng kháng sinhHướng dẫn sử dụng kháng sinh
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
 
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶTHƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶT
 
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮTHƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮT
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...
 

Recently uploaded

SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfHongBiThi1
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxuchihohohoho1
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấyHongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptxPhương Phạm
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfHongBiThi1
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfHongBiThi1
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfHongBiThi1
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxHongBiThi1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfPhngKhmaKhoaTnBnh495
 

Recently uploaded (20)

SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
 

Xuất huyết-giảm-tiểu-cầu-miễn-dịch-ở-trẻ-em

  • 1. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch 1. Đại Cương Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ đặc trưng bởi giảm đơn độc số lượng tiểu cầu qua trung gian miễn dịch (số lượng tiểu cầu máu ngoại vi <100,000/mm3 ). Đây là rối loạn lành tính, mắc phải hay gặp nhất trong các bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em. Bệnh XHGTCMD thường tự giới hạn trong vòng 3 tháng, có thể kéo dài trên 6 tháng ở một số ít trẻ. Tuy nhiên cũng có một tỷ lệ rất ít trẻ gặp tình trạng bệnh dai dẳng, khó điều trị. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp từ 2-5 tuổi, nam nhiều hơn nữ. 2. Ngyên nhân - Bệnh liên quan đến cơ chế miễn dịch: cơ thể tự sinh ra kháng thể (thường là IgG) kháng những kháng nguyên màng tiểu cầu, ví dụ phức hợp glycoprotein IIb/IIIa. Các tiểu cầu gắn kháng thể sẽ có đời sống ngắn lại do quá trình thực bào xảy ra ở lách. Bên cạnh đó những kháng thể cũng ngăn cản quá trình sinh mẫu tiểu cầu. Điều này làm giảm số lượng của tiểu cầu. - Ở một số bệnh nhi, người ta nhận thấy vai trò của tế bào T làm giảm số lượng tiểu cầu. Cơ chế hình thành biểu vị trong XHGTCMD (Cines DB, Blanchette VS. Immune thrombocytopenic purpura. N Engl J Med 2002;346:995–1008) 3. Triệu chứng
  • 2. 3.1. Triệu chứng lâm sàng - Khoảng 60% bệnh nhi có tiền sử nhiễm khuẩn ở thời điểm 1 tháng trước khi biểu hiện xuất huyết. Bệnh XHGTCMD cũng gặp ở một số ít trẻ sau tiêm chủng vắc- xin Sởi-Quai bị-Rubella (MMR) trong vòng 6 tuần trước đó, chiếm khoảng 2,6 trường hợp / 100,000 liều MMR. - Bệnh xuất hiện quanh năm và trội hơn về mùa đông và xuân, điều này có thể giải thích là do động học của virus. - Khởi phát đột ngột ở một trẻ đang khỏe mạnh với hội chứng xuất huyết tự nhiên có đặc điểm: đa hình thái (chấm, nốt và mảng bầm tím ở trên da), đa vị trí (bất kỳ vị trí nào), đa lứa tuổi (xuất huyết tại nhiều thời điểm khác nhau nên có màu sắc khác nhau từ mới xuất huyết có màu đỏ, muộn hơn sẽ chuyển dần sang tím và vàng trước khi biến mất). Xuất huyết dưới da dạng chấm, nốt và mảng bầm tím là các dấu chứng hay gặp nhất (80%). - Xuất huyết khác do sự giảm số lượng tiểu cầu như chảy máu mũi, lợi răng, niêm mạc đường tiêu hóa, thận hoặc rong kinh ít gặp, đặc biệt ở giai đoạn khởi phát bệnh. - Xuất huyết nội sọ là biểu hiện nặng nhưng hiếm gặp, chiếm khoảng 0.5-1%. Nguy cơ xuất huyết nội sọ lớn hơn trong các ngày đầu của giảm tiểu cầu nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. - Hội chứng thiếu máu: Có thể gặp và mức độ tương xứng với mức độ xuất huyết. - Gan, lách, hạch ngoại vi không to. Phân độ xuất huyết trên lâm sàng Độ Triệu chứng 1 Ít xuất huyết chấm, nốt (tổng số ≤ 100) và/ hoặc ≤ 5 mảng xuất huyết (≤ 3 cm), không có chảy máu niêm mạc 2 Nhiều chấm, nốt (tổng số > 100) và/ hoặc > 5 mảng xuất huyết (> 3cm) 3 Chảy máu ở mức trung bình, chảy máu niêm mạc, ảnh hưởng tới lối sống 4 Chảy máu niêm mạc rõ, nhiều vị trí hoặc nghi ngờ chảy máu trong 3.2. Xét nghiệm - Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: + Số lượng tiểu cầu giảm < 100,000/mm3 + Số lượng hồng cầu và hemoglobin bình thường hoặc giảm (mức độ giảm tương xứng với mức độ xuất huyết). + Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu thường trong giới hạn bính thường theo lứa tuổi. - Đông máu cơ bản: + Thời gian máu chảy: Kéo dài. + Thời gian co cục máu: Cục máu không co hoặc co không hoàn toàn.
  • 3. + Các xét nghiệm PT, APTT, TT, fibrinogen: Bính thường. - Tủy đồ: Không bắt buộc nếu các xét nghiệm ở máu ngoại vi đã khẳng định chẩn đoán. có chỉ định khi: + Giảm tiểu cầu kèm bất thường về bạch cầu, hồng cầu. + Giảm tiểu cầu có kèm sốt cao kéo dài, đau nhức xương cơ và gan, lách hay hạch to. + Xuất huyết trầm trọng và tiểu cầu tiếp tục giảm nặng sau giảm liều điều trị. + Giảm tiểu cầu kéo dài sau 3 - 6 tháng. Kết quả tủy đồ của XHGTCMD: + Mật độ tế bào tủy bình thường hoặc tăng. + Số lượng mẫu tiểu cầu bình thường hoặc tăng – tăng tỷ lệ mẫu tiểu cầu ưa basơ không sinh tiểu cầu. + Các dòng hồng cầu và bạch cầu hạt không biến đổi (không suy, không tăng sinh ác tính). - Các xét nghiệm đề nghị khác nếu XHGTC kéo dài trên 3 - 6 tháng: + Xét nghiệm virus (HbsAg, anti HCV, anti HIV, Epstein Barr..): Âm tính. + Xét nghiệm bệnh miễn dịch: nghiệm pháp Coombs, ANA, anti dsDNA, lupus ban đỏ hệ thống…: Âm tính. 4. Chẩn đoán: Chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch dựa trên chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân gây giảm tiểu cầu khác. 4.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào lâm sàng có xuất huyết; gan, lách, và hạch không to; và không sốt; kết hợp xét nghiệm có tiểu cầu giảm đơn độc < 100,000/mm3 . 4.2. Chẩn đoán phân biệt: - Sốt xuất huyết: sốt cao liên tục 2-7 ngày, xuất huyết da niêm, gan to đau, có thể có sốc vào ngày thứ 4 - 5, Hct tăng, tiểu cầu giảm. - Nhiễm trùng huyết não mô cầu: sốt, tử ban hoại tử ở trung tâm, lan nhanh, sốc vào ngày 2 - 3 của bệnh, phết tử ban hay cấy máu dương tính. - Hemophilia: bệnh nhân nam, xuất huyết da dạng mảng lớn, tụ máu, xuất huyết khớp. Tiểu cầu bình thường, PT bình thường, APTT dài, định lượng VIII, IX 5. Điều trị: 5.1. Nguyên tắc điều trị: - Quyết định điều trị dựa trên số lượng tiểu cầu, mức độ chảy máu và có hay không có bệnh lý khác kèm theo…
  • 4. - Cần điều trị khi số lượng tiểu cầu ≤ 30,000/ mm3 và/hoặc có triệu chứng xuất huyết, đặc biệt ở bệnh nhi có chỉ định phẫu thuật. - Mục tiêu điều trị: Duy trì số lượng tiểu cầu ≥ 50,000/ mm3 và không có xuất huyết trên lâm sàng. - Điều trị cụ thể: Bao gồm điều trị đặc hiệu và điều trị hỗ trợ. 5.2. Điều trị đặc hiệu: a. Giảm tiểu cầu cấp tính: Xuất huyết trên lâm sàng độ 1, độ 2 số lượng tiểu cầu > 30,000/ mm3 , giải thích và theo dõi không điều trị Xuất huyết trên lâm sàng độ 3, độ 4, hoặc số lượng tiểu cầu ≤ 30,000/ mm3 và/hoặc có triệu chứng xuất huyết, đặc biệt ở bệnh nhi có chỉ định phẫu thuật, cần được điều trị: - Với trẻ < 5 tuổi: tiêm tĩnh mạch Methylprednisolon 4mg/kg trong 4 ngày, giảm liều dần đến 7 ngày. - Với trẻ > 5 tuổi: Uống Prednisolon 2mg/kg trong tối đa 2 tuần. Sau đó, theo dõi: + Nếu tiểu cầu > 30.000/ mm3 quan sát và theo dõi, 2- 4 tuần 1 lần cho đến khi tiểu cầu về bình thường + Nếu tiểu cầu < 30.000/ mm3 : o Nếu lâm sàng không có xuất huyết mới thì theo dõi o Nếu lâm sàng vẫn có xuất huyết mới, chảy máu từ độ 3 trở lên: Methylprednisolon 30mg/kg x 3 ngày. Lưu ý không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nếu không đáp ứng: IVIG 1g/Kg/ ngày x 1 ngày b. Xuất huyết giảm tiểu cầu dai dẳng hoặc mạn tính: Bệnh nhi có tiểu cầu < 30.000/ mm3 và có các biểu hiện độ 3 hoặc bệnh nhi có biểu hiện độ 4, điều trị: Dexamethasone 28mg/m2/ 1 ngày Hoặc Methylprednisolon 30mg/kg x 3 ngày sau đó 20mg/kg x 4 ngày Hoặc Dùng đơn lẻ hoặc kết hợp các thuốc ức chế miễn dịch: - Immurel 2mg/kg/ ngày x 3 - 4 tháng - Cyclosporin A 2- 5mg/kg/ngày x 4 – 6 tháng - Vinblastine 0.1mg/kg/tuần (trong 6 tuần)
  • 5. - Methylprednisolon uống 1mg/kg/ngày x 4 tuần c. Cắt lách: - Chỉ định: + Bệnh nhi có nguy cơ chảy máu nặng, đe dọa tính mạng, không đáp ứng với điều trị nội khoa. + Thể mạn tính, có xuất huyết trên lâm sàng và số lượng tiểu cầu luôn < 30.000/ mm3 không đáp ứng với điều trị nội khoa. - Lưu ý: + Chỉ nên chỉ định cắt lách ở trẻ em > 5 tuổi, đã được chẩn đoán > 2 năm và điều trị nội khoa không đáp ứng. + Nên tiêm phòng trước khi cắt lách 2 tuần đối với các bệnh: Pneumococcus, Hemophilus Influenza, Meninngococcus, Haemophilus Influenzae type B… + Uống kháng sinh dự phòng sau khi cắt lách (penecillin V, erythromycin…) + Bệnh nhi có số lượng tiểu cầu < 50.000/ mm3 , đặc biệt < 20.000/ mm3 cần điều trị corticoid và/ hoặc Globulin miễn dịch trước phẫu thuật để nâng cao số lượng tiểu cầu, giảm tối đa nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật. + Truyền khối tiểu cầu trước và trong phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu. d. Số lượng tiểu cầu giảm nặng (< 10.000/ mm3) và chảy máu nặng, đe dọa tính mạng: - Truyền tiểu cầu từ 2-3 lần liều thông thường (ưu tiên truyền khối tiểu cầu từ 1 người cho) - Dùng IVIG 1g/kg x 1 ngày kết hợp với Methylprednisolon 30mg/kg x 3 ngày. 6. Tiến triển : XHGTCMD là một bệnh cấp tính và tự giới hạn trong vòng 3-6 tháng. Xuất huyết da, niêm mạc là triệu chứng thường gặp, rất hiếm có biểu hiện xuất huyết nội sọ hay xuất huyết nặng de dọa tính mạng. Bệnh đáp ứng tốt với điều trị Corticosteroid liều thông thường, và có khoảng 15%-20% chuyển thành mạn tính. Tài liệu tham khảo 1. Jame BB. Immune thrombocytopenia (ITP) in children: Clinical manifestations and diagnosis.[http://www.uptodate.com/contents/immune-thrombocytopenia-itp-in- children-clinical-manifestations-and-diagnosis?source=see_link]. Acessed on 10th September 2015. 2. Bộ Y Tế (2015). Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em. Hà Nội, Việt Nam.
  • 6. Thông tin dành cho bệnh nhân Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là gì? Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết). Xuất huyết trên là do số lượng tiểu cầu thấp bất thường– thành phần giúp đông-cầm máu. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể gặp cả người lớn lẫn trẻ em. Trẻ em thường bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch sau một đợt nhiễm virut, và bệnh thường tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy vậy, ở người lớn, bệnh thường trở nên mạn tính. Điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch phụ thuộc vào triệu chứng, số lượng tiểu cầu và tuổi của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu chảy máu và lượng tiểu cầu không quá thấp, bệnh thường không cần điều trị. Các trường hợp bệnh nặng cần được điều trị bằng thuốc, hoặc ở những trường hợp nguy kịch có thể cần phải can thiệp ngoại khoa. Triệu chứng Dấu hiệu của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch Xuất huyết tiểu cầu miễn dịch có thể không có triệu chứng. Tuy vậy, nếu có triệu chứng, thì chúng sẽ là:  Dễ dàng bầm tím hoặc bầm tím nhiều (ban xuất huyết) – tuy da của người sẽ dễ dàng bầm tím và chảy máu theo tuổi già, vì thế không nên nhầm lẫn với bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch  Xuất huyết dưới da, hình dạng trông giống như phát ban với kích thước nhỏ li ti như đầu kim, hoặc những nốt nhỏ tím đỏ (chấm xuất huyết), thường là ở phần cẳng chân.  Chảy máu kéo dài ở vết thương bị cắt da  Chảy máu mũi tự nhiên  Chảy máu lợi răng, đặc biệt sau khi đi chăm sóc răng  Có máu trong nước tiểu hoặc phân  Kinh nguyệt thường kéo dài ở phụ nữ  Mệt mỏi Gặp bác sĩ khi nào? Lúc bạn thấy bạn hoặc con bạn bị chảy máu hoặc bầm tím bất thường, hay xuất hiện những vết phát ban nhỏ có màu đỏ, thì đó là lúc nên đi gặp bác sĩ. Tham khảo ý kiến chuyên môn nếu bạn là phụ nữ và có kinh nguyệt kéo dài, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh. Chảy máu nặng hoặc lan rộng nhiều vùng là một dấu hiệu nghiêm trọng và cần phải được cấp cứu kịp thời.
  • 7. Nguyên nhân Nguyên nhân nào gây xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch? Nguyên nhân chính xác của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch không rõ. Tuy nhiên, người ta biết rằng, ở những bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, hệ miễn dịch của họ gặp vấn đề và bắt đầu tấn công chính tiểu cầu của cơ thể, vì cho rằng nó là vật thể lạ ngoài cơ thể. Kháng thể do cơ thể bệnh nhân sản xuất gắn với tiểu cầu, đánh dấu tiểu cầu để chuẩn bị phá huỷ. Lách, cơ quan giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, nhận ra kháng thể và loại bỏ tiểu cầu bị đánh dấu ra khỏi cơ thể. Hậu quả của sự nhầm lẫn này là sự giảm tiểu cầu trong máu ngoại vi hơn mức bình thường. Trung bình, lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi vào khoảng 150,000 tiểu cầu trên 1 mm 3 (microlit) máu. Bệnh nhân mắc bệnh thường có lượng tiểu cầu vào khoảng dưới 20,000. Khi lượng tiểu cầu giảm, bạn sẽ tăng nguy cơ chảy máu. Nguy hiểm nhất là khi lượng tiểu cầu trong máu giảm xuống quá thấp – dưới 10,000 tiểu cầu trên 1 mm 3 . Lúc này, xuất huyết nội (chảy máu trong) có thể tự nhiên xảy ra cho dù không có bất kì thương tổn nào. Đối với hầu hết các trường hợp mắc bệnh ở trẻ em, bệnh thường xảy ra sau một đợt nhiễm bệnh virut, như là cảm cúm hoặc quai bị. Có thể chính quá trình nhiểm trùng đã làm hệ miễn dịch bị rối loạn, gây nên bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch Yếu tố nguy cơ Ai có nguy cơ bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch? Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh  Giới tính của bạn . Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh gấp đôi nam giới.  Mới nhiễm virut . Nhiều trẻ em mắc bệnh sau một đợt mắc bệnh do virut, như là quai bị, sởi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Các biến chứng Biến chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch Biến chứng lớn nhất khi mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là sự chảy máu, nhất là chảy máu trong não ( xuất huyết nội sọ), điều này có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, chảy một lượng máu lớn thì hiếm khi xảy ra. Các biến chứng do sử dụng thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu nặng hoặc mạn tính thường hay gặp hơn. Corticosteroids là lựa chọn hang đầu khi điều trị bệnh vì thuốc có khả năng giảm thiểu sự tấn công của hệ miễn dịch lên tiểu cầu. Tuy nhiên, sử dụng lâu
  • 8. dài corticosteroids có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm loãng xương, đục thuỷ tinh thể, đường máu cao có thể dẫn đến tiểu đường type 2 Cắt lách, biện pháp được áp dụng nếu corticosteroids không có hiệu quả, sẽ giúp giảm lượng tiểu cầu bị lách tiêu huỷ. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể dễ bị nhiểm trùng hơn. May thay, nguy cơ nhiễm trùng áp đảo ở một người khoẻ mạnh khi bị cắt lách là thấp. Mang thai Phụ nữ mang thai mắc xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nhẹ thường mang thai và sinh con bình thường, tuy rằng những kháng thể chống tiểu cầu có thể đi qua nhau thai vào máu thai nhi và ảnh hưởng đến tiểu cầu của thai nhi. Trong vài trường hợp, đứa bé sẽ sinh ra với lượng tiểu cầu thấp. Nếu xảy ra tình trạng này, bác sĩ sẽ theo dõi bé trong nhiều ngày, vì tiểu cầu của trẻ có thể giảm trước khi nó bắt đầu tăng. Thường thì tiểu cầu sẽ tăng mà không cần chữa trị, nhưng nếu lượng tiểu cầu quá thấp, điều trị sẽ giúp đứa trẻ hồi phục nhanh hơn. Nếu bạn đang mang thai và lượng tiểu cầu quá thấp hoặc xuất hiện sự chảy máu, bạn sẽ có nguy cơ chảy máu nặng trong khi sinh. Trong trường hợp này, bạn nên bàn bạc với bác sĩ những phương pháp để giữ lượng tiểu cầu ổn định, cân nhắc kĩ lưỡng tác dụng của chúng lên đứa trẻ. Chuẩn bị trước khi gặp bác sĩ Bởi vì lượng tiểu cầu thấp có thể không gây ra triệu chứng gì, bệnh có thể không được phát hiện khi xét nghiệm máu với lí do khác. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, bạn có thể được yêu cầu lấy một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch để làm các xét nghiệm chuyến sâu hơn. Bạn có thể được hướng dẫn đến bác sĩ chuyên khoa về rối loạn của máu (nhà huyết học) để khám xét và điều trị kí lưỡng hơn. Các cuộc hẹn khám, cho dù là với những bác sĩ chuyên ngành, có thể ngắn, và thường thì có nhiều vấn đề để bàn bạc, nên sẽ tốt hơn nếu được chuẩn bị trước. Dưới đây là một vài bí quyết để giúp bạn sẵn sàng cho cuộc hẹn khám của bạn Việc bạn có thể làm  Liệt kê ra những triệu chứng — kể cả những triệu chứng không liên quan đến bệnh của bạn. Nhớ kể đến cả những thông tin cá nhân quan trọng, như những stress hay là những thay đổi trong cuộc sống.  Liệt kê những loại thuốc, vitamin, thảo dược và những thuốc tự mua mà bạn đang dùng. Nếu được, thì bạn nên đem cả lọ thuốc gốc theo khi đi gặp bác sĩ  Đi cùng với người thân hoặc bạn bè. Những thông tin bạn phải nói trong cuộc hẹn với bác sĩ có thể khó nhớ. Vì vậy, đi cùng với một người khác sẽ giúp bạn ghi nhớ khi bạn quên điều gì.  Viết những câu hỏi cho bác sĩ của bạn. Đừng sợ phải hỏi hay phải nói khi bạn đang không hiểu điều bác sĩ nói. Bắt đầu với những câu hỏi làm bạn bận tâm nhất.
  • 9. Nếu bạn hết thời gian, có thể nói với y tá hoặc trợ lí bác sĩ hay là để lại lời nhắn cho bác sĩ. Các câu hỏi có thể bao gồm: o Cần làm những xét nghiệm nào để chắc chắn về chẩn đoán? o Tình trạng này sẽ xảy ra tạm thời hay sẽ kéo dài? o Có những phương pháp điều trị nào? Bác sĩ khuyên tôi nên sử dụng phương pháp nào? o Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không điều trị? o Tác dụng phụ của phương pháp điều trị mà bác sĩ khuyên tôi? o Tôi mắc thêm một căn bệnh khác nữa. Làm cách nào để cùng lúc điều trị hiệu quả đồng thời cả hai bệnh? o Làm sao để tránh các tác dụng phụ? o Bác sĩ có thể cung cấp cho tôi một website hay một nguồn thông tin nào đó, để tôi tìm hiểu về tình trạng bệnh tôi rõ hơn? Chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch như thế nào? Bác sĩ thường chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch bằng cách loại trừ các nguyên nhân gây xuất huyết và giảm tiểu cầu, ví dụ như bệnh tiềm ẩn hoặc thuốc bạn đang sử dụng. Nếu không có bệnh tiềm ẩn nào gây ra những dấu hiệu và triệu chứng của bạn, thì lúc đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ của bạn cần:  Khám xét và tổng hợp bệnh sử. Bác sĩ sẽ tìm dấu hiệu của xuất huyết dưới da, và hỏi về các bệnh mà bạn từng mắc, các thuốc và thực phẩm bổ sung bạn vừa sử dụng.  Công thức máu. Xét nghiệm máu cơ bản, dùng để xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu của bạn. Nếu bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, hồng cầu và bạch cầu có số lượng bình thường, còn tiểu cầu sẽ có số lượng thấp hơn bình thường.  Phết máu ngoại vi. Mẫu máu của bạn được đặt lên phiến kính và được soi dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này thường được dùng để xác định lại kết quả đếm tiểu cầu có được từ xét nghiệm công thức máu.  Kiểm tra tuỷ xương. Một xét nghiệm khác có thể dùng để phát hiện nguyên nhân của việc giảm tiểu cầu là kiểm tra tuỷ xương. Tiểu cầu được sinh ra từ tuỷ xương — một loại mô xốp, mềm nằm ở trung tâm các xương dài. Trong vài trường hợp, một mẫu tuỷ xương cứng có thể được lấy ra trong khi lấy sinh thiết xương. Hoặc một phần dịch có thể được rút ra từ tuỷ xương bạn. Nhiều trường hợp, cả 2 xét nghiệm sẽ được thực hiện. Cả mẫu thuỷ xương rắn và lỏng trên thường được lấy từ cùng một vị trí ở phía sau xương chậu. Một cây kim được đâm vào xương qua một vết rạch Nếu bạn có xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, tuỷ xương của bạn sẽ bình thường vì bệnh là do sự phá huỷ tiểu cầu của bạn trong máu và lách – không phải là do tuỷ xương bạn có vấn đề. Điều trị
  • 10. Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch Mục đích của điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là giữ một lượng tiểu cầu ổn định, ngăn ngừa xuất huyết và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Ở trẻ em, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch xảy ra và lành mà không cần chữa trị. Khoảng 80% trẻ em bị bệnh sẽ lành bệnh hoàn toàn trong khoảng 6 tháng. Cho dù trẻ em có bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính, trẻ sẽ có thể hoàn toàn bình phục sau vài năm. Người lớn bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nhẹ có thể chỉ cần được theo dõi thường xuyên và kiểm tra lượng tiểu cầu định kì. Nhưng nếu các triệu chứng biến chuyển xấu và lượng tiểu cầu vẫn duy trì ở mức thấp, bạn và bác sĩ cần cân nhắc việc điều trị. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm dùng thuốc, và đôi khi là ngoại khoa (cắt lách). Bác sĩ có thể bảo bạn ngưng các loại thuốc có khả năng ảnh hưởng đến tiểu cầu, như là aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB, và các loại khác) thuốc làm loãng máu warfarin (Coumadin). Thuốc Các thuốc thường được sử dụng để điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là:  Corticosteroids. Lựa chọn đầu tiên trong chữa trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là corticosteroids, thường là prednisone, thuốc có thể làm tăng lượng tiểu cầu bằng cách ức chế hệ miễn dịch. Một khi lượng tiểu cầu đã về bình thường, dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, bạn sẽ giảm từ từ lượng corticosteroids sử dụng. Quá trình điều trị mất từ 2 đến 6 tuần. Vấn đề là ở người lớn hay tái phát bệnh lại sau khi ngưng sử dụng corticosteroids. Một đợt điều trị corticosteroids mới có thể được áp dụng, tuy nhiên, không nên sử dụng lâu dài thuốc vì nguy cơ tăng cân, tăng đường huyết, đục thuỷ tinh thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng và loãng xương. Bạn và bác sĩ có thể phải xem xét giữa tác dụng của thuốc và nguy cơ nó mang lại. Nếu bạn phải dùng corticosteroids lâu dài, bác sĩ có thể cho bổ sung thêm Canxi và vitamin D để duy trì độ dầy xương bạn.  Tiêm tĩnh mạch globulin miễn dịch (IVIG). Nếu bạn bị xuất huyết nghiêm trọng hoặc cần thiết tăng số lượng tiểu cầu trước khi phẫu thuật, bạn sẽ phải sử dụng một số loại thuốc, ví dụ như globulin miễn dịch, tiêm đường tĩnh mạch. Những thuốc này có hiệu quả cao và nhanh, tuy nhiên tác dụng của chúng sẽ mất dần sau vài tuần. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, buồn nôn, và sốt. Ở một số người, globulin miễn dịch Rho (D) (WinRho) có thể là một lựa chọn. Thuốc này có ít tác dụng phụ hơn là (IVIG).  Chủ vận thụ thể Thrombopoietin. Loại thuốc mới nhất được cấp phép sử dụng điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là romiplostim (Nplate) và eltrombopag (Promacta). Những thuốc này giúp tuỷ xương sản xuất nhiều tiểu cầu hơn, giúp ngăn ngừa bầm tím và xuất huyết. Các tác dụng phụ có thể có là đau đầu, đau cơ và khớp, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, và tăng nguy cơ hình thành huyết khối.
  • 11.  Liệu pháp sinh học. Rituximab (Rituxan) giúp giảm đáp ứng của hệ miễn dịch. Thuốc thường được dùng cho người xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nặng, và với những bệnh nhân mà corticosteroids không có tác dụng. Các tác dụng phụ có thể có là hạ huyết áp, sốt, đau họng và xuất huyết. Phẫu thuật cắt lách Nếu bạn bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nặng và đợt điều trị prednisone đầu tiên không có tác dụng, phẫu thuật cắt lách có thể là một lựa chọn. Việc này sẽ nhanh chóng loại bỏ nguồn tiêu diệt tiểu cầu trong cơ thể bạn và tăng lượng tiểu cầu của bạn, mặc dù cách này không phải có hiệu quả với mọi người. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt lách để điều trị bệnh không còn thường quy như trước nữa. Tai biến hậu phẫu đôi khi xảy ra, và không có lách làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của bạn. Cắt lách hiếm khi thực hiện ở trẻ em vì tỷ lệ tự lành bệnh ở trẻ em là cao. Điều trị khẩn cấp Tuy không thường xảy ra, nhưng xuất huyết nặng khi bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào với bất kì số lượng tiểu cầu nào. Xuất huyết nặng và nhiều chỗ có thể gây nguy hiểm tính mạng và cần phải được điều trị khẩn cấp. Các cách điều trị có thể gồm truyền tiểu cầu, tiêm tĩnh mạch methylprednisolone (một loại corticosteroid) và tiêm globulin tĩnh mạch. Các phương pháp điều trị khác Nếu đợt điều trị corticosteroids đầu tiên và cắt lách đều không có tác dụng và triệu chứng trở nên nặng nề , bác sĩ có thể yêu cầu một đợt corticosteroids khác, tuy nhiên bác sĩ sẽ cho dùng với liều nhẹ nhất có thể. Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm:  Thuốc ức chế miễn dịch. Gồm các loại thuốc có khả năng ức chế miễn dịch, như cyclophosphamide (Cytoxan) và azathioprine (Imuran, Azasan), đã được đưa vào sử dụng để điều trị bệnh, Nhưng chúng có tác dụng phụ nghiêm trọng, và hiệu quả của chúng vẫn chưa được kiểm định. Tác dụng phụ có thể bao gồm sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn mửa, huyết áp thấp, rụng tóc, chóng mặt.  Điều trị H. Pylori. Nhiều người bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể cũng bị nhiễm Helicobacter Pylori, một loại vi khuẩn có khả năng gây xuất huyết tiêu hoá. Tiêu diệt vi khuẩn có thể làm tăng lượng tiểu cầu ở một số người, nhưng tác dụng của phương pháp này không duy trì được và cần phải được nghiên cứu thêm. Vì những nguy hiểm mà căn bệnh và các phương pháp điều trị nó mang lại, điều quan trọng là bạn và bác sĩ bạn cần cân nhắc giữa những tác dụng và tác hại của các phương pháp điều trị. Ví dụ, nhiều người cảm thấy tác hại của các phương pháp điều trị lớn hơn so với tác hại của bệnh. Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quyết định của bạn bao gồm bạn có bị những bệnh khác không hay có đang sử dụng các loại thuốc làm tăng khả năng xuất huyết không, và bạn có những hoạt động thường ngày có nguy cơ gây tổn thương và chảy máu hay không.
  • 12. LỐI SỐNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Nếu bạn bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, các bước sau có thể giúp bạn hạn chế bị chảy máu và các biến chứng của bệnh:  Tránh các loại thuốc ảnh hưởng xấu đến tiểu cầu. Tự ý điều trị thuốc, như là aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin IB, others), có thể ảnh hưởng đến chức năng của tiểu cầu.  Chọn các hoạt động thể chất ít tiếp xúc. Bác sĩ có thể khuyên tránh nên chọn các môn thể thao có thể gây tổn thương và gây chảy máu.  Cẩn thận với các dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu bạn đã cắt lách thì nên cẩn thận với bất kì một dấu hiệu của nhiễm trùng nào, bao gồm sốt, và cần phải tiến hành điều trị ngay lập tức. Nhiễm trùng ở những người đã phẫu thuật cắt lách thường nặng nề hơn, kéo dài hơn, và có nhiều biến chứng hơn những người vẫn còn có lách. Tài liệu tham khảo http://www.mayoclinic.com/health/idiopathic-thrombocytopenic-purpura/DS00844