SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
Tháng 9 năm 2013
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
của Dự án
MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN
CÔNG TY CP PHÂN BÓN

CÔNG TY CP PHÂN BÓN

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
của Dự án
MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN
CÔNG TY CP PHÂN BÓN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
Tổng giám đốc
NGUYỄN VĂN MAI
Tháng 9 năm 2013
Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng thực: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự
án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón” tại tỉnh…Công ty CP phân bón làm chủ đầu tư
được phê duyệt bởi Quyết định số …….……………………… ngày….…/…..../2013 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Hà Nội, ngày ..…. tháng …… năm 2013
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN .............................................................................................1
1.1. Xuất xứ của dự án...................................................................................................1
1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư .................................................1
1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch có liên quan ....................................2
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .....................................................................................2
2.1. Căn cứ pháp lý có liên quan ..................................................................................2
2.1.1. Căn cứ pháp lý lập báo cáo ĐTM .................................................................2
2.1.2. Căn cứ pháp lý liên quan đến dự án .............................................................3
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng ......................................................................4
2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án và đơn vị tư vấn tự tạo lập...........................4
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ........................................................................................................4
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ..............6
4.1. Tổ chức thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ..........................6
4.1.1. Chủ dự án .........................................................................................................6
4.1.2. Đơn vị tư vấn....................................................................................................6
4.2. Danh sách và trình độ chuyên môn những người lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường ..................................................................................................................7
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.............................................................................9
1.1. TÊN DỰ ÁN...............................................................................................................9
1.2. CHỦ DỰ ÁN..............................................................................................................9
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN ...............................................................................9
1.4. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN ...................................................................10
1.4.1. Mục tiêu của dự án............................................................................................10
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án ..................................................10
1.4.2.1. Quy mô các hạng mục công trình chính....................................................10
1.4.2.2. Quy mô các hạng mục công trình phụ trợ ................................................11
1.4.3. Công nghệ sản xuất ...........................................................................................12
1.4.3.1. Công nghệ sản xuất phân bón NPK...........................................................13
1.4.3.2. Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ .......................................................14
1.4.3.3. Công nghệ sản xuất phân NPK nước ........................................................15
1.4.4. Danh mục máy móc, thiết bị............................................................................15
1.4.5. Nguyên, nhiên vật liệu và các chủng loại sản phẩm .....................................17
ii
1.4.5.1. Nguyên, nhiên vật liệu của dự án...............................................................17
1.4.5.2. Nhu cầu sử dụng nước.................................................................................20
1.4.5.3. Nhu cầu sử dụng điện..................................................................................21
1.4.5.4. Sản phẩm sản xuất (đầu ra)........................................................................21
1.4.6. Tiến độ thực hiện dự án....................................................................................22
1.4.7. Vốn đầu tư..........................................................................................................22
1.4.7.1. Tổng mức đầu tư ..........................................................................................22
1.4.7.2. Nguồn vốn đầu tư.........................................................................................23
1.4.8. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án................................................................23
1.4.8.1. Tổ chức quản lý............................................................................................23
1.4.8.2. Tổ chức sản xuất ..........................................................................................23
1.4.8.3. Nhu cầu lao động.........................................................................................23
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN .........................................................................................25
2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ........................................................25
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất ............................................................................25
2.1.1.1. Địa hình.........................................................................................................25
2.1.1.2. Địa chất công trình......................................................................................25
2.1.2. Điều kiện về khí tượng .....................................................................................25
2.1.2.1. Nhiệt độ không khí .......................................................................................26
2.1.2.2. Độ ẩm không khí ..........................................................................................26
2.1.2.3. Lượng mưa ....................................................................................................27
2.1.2.4. Tốc độ gió và hướng gió..............................................................................28
2.1.2.5. Bức xạ mặt trời .............................................................................................28
2.1.2.6. Lượng bốc hơi...............................................................................................29
2.1.2.7. Độ bền vững khí quyển................................................................................29
2.1.3. Điều kiện thủy văn ............................................................................................30
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý.............................31
2.1.4.1. Hiện trạng môi trường không khí...............................................................31
2.1.4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước...................................................34
2.1.4.3. Hiện trạng chất lượng môi trường đất......................................................35
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học........................................................................35
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.......................................................................35
2.2.1. Điều kiện về kinh tế ..........................................................................................35
2.2.2. Điều kiện về xã hội ...........................................................................................36
2.3. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CÔNG
NGHIỆP TÂN KIM.............................................................................................................36
iii
2.3.1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng...................................................................................36
2.3.2. Tình hình hoạt động của ..................................................................................37
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...................................39
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ......................................................................................39
3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị .......................39
3.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải.......................................39
3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải ................................46
3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động của nhà máy.........................47
3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải.......................................48
3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải ................................57
3.1.3. Tác động do các rủi ro, sự cố...........................................................................60
3.1.3.1. Trong giai đoạn xây dựng...........................................................................60
3.1.3.2. Trong giai đoạn hoạt động .........................................................................61
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH
GIÁ .....................................................................................................................................62
CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG .....................................................65
4.1 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO
DỰ ÁN GÂY RA ..................................................................................................................65
4.1.1 Trong giai đoạn xây dựng....................................................................................65
4.1.1.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí......................66
4.1.1.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ..............................66
4.1.1.3. Các biện pháp quản lý chất thải rắn .........................................................67
4.1.1.4. Các biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải67
4.1.2 Trong giai đoạn vận hành ....................................................................................68
4.1.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí......................68
4.1.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ..............................73
4.1.2.3. Các biện pháp quản lý chất thải rắn .........................................................77
4.1.2.4. Biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải.......78
4.2 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ80
4.2.1 Trong giai đoạn xây dựng....................................................................................80
4.2.1.1 Biện pháp phòng chống cháy nổ.................................................................81
4.2.1.2 Biện pháp phòng chống tai nạn lao động..................................................81
4.2.2 Trong giai đoạn vận hành ....................................................................................82
4.2.2.1 Biện pháp phòng chống cháy nổ.................................................................82
4.2.2.2 Tai nạn lao động, tai nạn giao thông .........................................................83
CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .......84
iv
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG..............................................84
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ............................................90
5.2.1. Giám sát chất lượng môi trường không khí ...................................................91
5.2.1.1. Giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh ........................91
5.2.1.2. Giám sát chất lượng môi trường không khí tại khu vực sản xuất, giám
sát môi trường lao động...............................................................................................91
5.2.1.3. Giám sát khí thải tại nguồn.........................................................................91
5.2.2. Giám sát chất lượng nước thải.........................................................................91
5.2.3. Quan trắc, giám sát các thành phần môi trường khác...................................92
5.2.4. Các biện pháp hỗ trợ trong chương trình giám sát chất lượng môi trường92
CHƯƠNG VI: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ......................................................93
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT .........................................................................94
1. KẾT LUẬN ..................................................................................................................94
2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................95
3. CAM KẾT....................................................................................................................95
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO........................................................................99
PHỤ LỤC .................................................................................................................................100
v
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1 Danh sách và trình độ chuyên môn của những người lập báo cáo ĐTM..............7
Bảng 1.2 Tọa độ địa lý giới hạn dự án .......................................................................................9
Bảng 1.3 Diện tích các hạng mục công trình chính................................................................10
Bảng 1.4 Danh mục các máy móc, thiết bị của nhà máy hiện hữu.......................................15
Bảng 1.5 Danh mục các máy móc, thiết bị cho dự án mở rộng ............................................16
Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu, hóa chất cho sản xuất hiện hữu .............17
Bảng 1.7 Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu, hóa chất cho dự án mở rộng ..................19
Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng nước hiện tại và dự báo cho dự án mới.....................................21
Bảng 1.9 Sản phẩm và công suất sản xuất...............................................................................21
Bảng 1.10 Tiến độ thực hiện dự án mở rộng...........................................................................22
Bảng 1.11 Nhu cầu lao động vào năm hoạt động ổn định.....................................................23
Bảng 2. 1 Diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012............................26
Bảng 2. 2 Diễn biến độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012................................27
Bảng 2. 3 Diễn biến lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012........................27
Bảng 2. 4 Diễn biến số giờ nắng trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012......................29
Bảng 2. 5 Phân loại độ bền vững của khí quyển....................................................................30
Bảng 2. 6 Vị trí quan trắc, lấy mẫu vi khí hậu và môi trường không khí ............................31
Bảng 2. 7 Kết quả khảo sát điều kiện vi khí hậu và tiếng ồn ................................................32
Bảng 2. 8 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh ...........................................33
Bảng 2. 9 Kết quả phân tích chất lượng nước thải .................................................................34
Bảng 3. 1 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng...40
Bảng 3. 2 Tác động của các yếu tố gây ô nhiễm không khí điển hình.................................40
Bảng 3. 3 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí do khí thải từ các phương tiện vận tải .41
Bảng 3. 4 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn...................................42
Bảng 3. 5 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn..........................................43
Bảng 3. 6 Hệ số các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng....43
Bảng 3. 7 Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt .......44
Bảng 3. 8 Các vấn đề ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh...............................................47
Bảng 3. 9 Đặc trưng ô nhiễm bụi trong nhà máy sản xuất phân bón NPK .........................51
Bảng 3. 10 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà máy sản xuất phân bón NPK .................51
Bảng 3. 11 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ...................54
Bảng 3. 12 Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng....................................................63
vi
Bảng 4. 1 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau hệ thống bể tự hoại ........................76
Bảng 5. 1 Chương trình quản lý môi trường ...........................................................................85
Bảng 5. 2 Kinh phí vận hành dự kiến các công trình môi trường.........................................90
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí dự án trong .......................................................................................................10
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón NPK .................................................................13
Hình 1.3 Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón hữu cơ ..............................................................14
Hình 1.4 Sơ đồ quy trình sản xuất phân NPK nước ...............................................................15
Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức quản lý dự án......................................................................................23
Hình 4. 1 Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý bụi cho xưởng sản xuất ....................71
Hình 4. 2 Hình ảnh minh họa nguyên lý hoạt động của cyclon ............................................72
Hình 4. 3 Phương án quản lý nước mưa, nước thải ................................................................73
Hình 4. 4 Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn................................74
Hình 4. 5 Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn ............................................................................................75
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD5 Nhu cầu ôxy sinh hóa sau 5 ngày đo ở 20oC
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
CB-CNV Cán bộ - Công nhân viên
KCN Khu công nghiệp
COD Nhu cầu ôxy hóa học
CTNH Chất thải nguy hại
CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
GTVT Giao thông vận tải
KT - XH Kinh tế - Xã hội
NĐ – CP Nghị định Chính phủ
NTSH Nước thải sinh hoạt
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ-BYT Quyết định - Bộ Y tế
QLNN Quản lý nhà nước
SS Chất rắn lơ lửng (Suspended Solid)
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVSLĐ Tiêu chuẩn Vệ sinh - lao động
TSS Tổng hàm lượng cặn lơ lửng (Total Suspended Solid)
UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tổ quốc
UBND Uỷ ban nhân dân
VOC Hợp chất hữu cơ bay hơi (Volatile organic compound)
Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 1
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN
˗ Tên dự án: Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón”.
˗ Địa điểm thực hiện dự án:
˗ Nội dung dự án: Lắp đặt thiết bị, máy móc cho dây chuyền sản xuất mới trên mặt
bằng nhà xưởng hiện hữu thuê của Tổng kho .... Không tiến hành xây dựng hay sữa
chữa lại.
˗ Chủ đầu tư: ....
Dự án thực hiện tại nhà xưởng hiện hữu, với cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh, chủ dự
án chỉ tiến hành lắp đặt thiết bị, máy móc cho dây chuyền sản xuất mới. Các hoạt động
này diễn ra trong thời gian ngắn nên chỉ gây ra những tác động nhỏ đến môi trường
không khí (như ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn), gia tăng lượng rác thải, nước thải, tăng
mật độ giao thông, tai nạn lao động, v.v.
Khi dự án đi vào hoạt động sẽ làm gia tăng mật độ giao thông làm phát sinh bụi,
tiếng ồn, khí thải; tập trung công nhân làm gia tăng rác thải và nước thải, ngoài ra quá
trình sản xuất cũng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, nước, …. Các tác động
trên sẽ rất nghiêm trọng nếu như không có biện pháp khắc phục.
Nhận thức được một cách sâu sắc các tác hại mang lại do thực hiện dự án, chủ đầu
tư đã có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục và hạn chế thấp nhất các tác động xấu
đến môi trường trong giai đoạn xây dựng cũng như giai đoạn hoạt động.
II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Nhà máy sẽ sản xuất 03 loại phân bón bao gồm: Phân NPK, phân hữu cơ và phân
NPK nước. Công nghệ sản xuất tương tự dự án hiện hữu. Quy trình công nghệ sản xuất
của từng loại và nguồn phát sinh chất thải được trình bày ở các Hình 1, 2, 3.
Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 2
Hình 1: Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón NPK
Hình 2: Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón hữu cơ
Chảo quay
Sàng rung
Cân bao
Đóng gói thành phẩm
Ồn, bụi, mùi, CTR
Nước thải vệ sinh
Ồn, bụi, mùi,
hạt không đúng kích cỡ
CTR, bụi, mùi
Tiếng ồn
CTR
Bụi
Bàn nạp liệu Bụi, mùi
Điện
Điện
Máy trộn quay
Bồn chứa thành phẩm
Cân bao
Đóng gói thành phẩm
Ồn, bụi, mùi, CTR
Nước thải vệ sinh
Bụi, mùi
CTR
Tiếng ồn
CTR
Bụi
Nguyên liệu:
- SA, DAP, KCl
- Phụ gia
-
Bụi, mùi
Nghiền BụiĐiện
Điện
Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 3
Hình 3: Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón NPK nước
III. NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU
1. Trong giai đoạn lắp đặt thiết bị máy móc
1.1. Ô nhiễm môi trường không khí
1.1.1. Nguồn phát sinh
Trong quá trình lắp ráp thiết bị của dự án, chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu là
khí thải của các phương tiện vận chuyển có chứa bụi, CO, SOx, NOx, hydrocarbon.
Tác động lên môi trường không khí ở giai đoạn này có mức độ không lớn và chỉ
mang tính tạm thời. Tuy nhiên cũng cần phải đánh giá để có biện pháp giảm thiều thích
hợp.
1.1.2. Biện pháp giảm thiểu
Áp dụng các biện pháp quản lý như:
˗ Tưới nước đường vận chuyển trên khu vực xe ra vào dự án;
˗ Lập kế hoạch thi công hợp lý;
˗ Hoạt động đúng công suất của các phương tiện vận chuyển.
1.2. Ô nhiễm môi trường nước
1.2.1. Nguồn phát sinh
Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của
công nhân và nước mưa chảy tràn trên bề mặt nhà xưởng hiện hữu.
a) Nước mưa chảy tràn
Về cơ bản, nước mưa được quy ước là nước sạch. Nước mưa chảy tràn có lưu lượng
phụ thuộc vào chế độ khí hậu khu vực và thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất
Bồn chứa
Rót cân
Đóng gói thành phẩm
Ồn, bụi, mùi, CTR
Nước thải vệ sinh
Bụi, mùi, CTR
CTR, mùi
Tiếng ồn
Nước và nguyên liệu
Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 4
cao, ngoài ra còn có nhiều tạp chất khác. Tổng diện tích của dự án là 2.500 m2, lượng
nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án được ước tính khoảng: Q = 0,007 m3/s.
Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:
˗ Tổng Nitơ : 0,5 – 1,5 mg/l;
˗ Photpho : 0,004 – 0,03 mg/l;
˗ COD : 10 – 20 mg/l;
˗ Tổng chất rắn lơ lửng : 10 – 20 mg/l.
b) Nước thải sinh hoạt
Ước tính, khi dự án tiến hành thực hiện lắp đặt máy móc thiết bị sẽ có khoảng 10
công nhân làm việc, tiêu chuẩn cấp nước cho công nhân hoạt động tại dự án là 100
lít/người.ngày, lượng nước thải bằng 100% lượng nước cấp, vậy lượng nước thải sinh
hoạt sẽ là 1 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất
hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật.
1.2.2. Biện pháp giảm thiểu
a) Nước mưa chảy tràn
Nước mưa được quy ước là sạch, có thể xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận mà không
cần phải xử lý thông qua hệ thống thoát nước mưa hiện hữu của nhà máy.
b) Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn hiện hữu trước khi thoát
ra hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp.
1.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
1.3.1. Nguồn phát sinh
a) Chất thải sinh hoạt
Khi dự án tiến hành lắp đặt thiết bị máy móc, lượng công nhân làm việc tại đây
trung bình sẽ có khoảng 10 người, hệ số phát thải rác thải sinh hoạt cho khu vực công
trường là 0,5 kg/người.ngày. Do đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ước tính
khoảng 5 kg/ngày với thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ, nilon…
b) Chất thải nguy hại
Dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu, thùng đựng sơn… phát sinh trong quá trình lắp đặt
máy móc, thiết bị và chạy thử. Lượng phát thải ước tính tối đa khoảng 10kg trong suốt
quá trình lắp đặt.
Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 5
1.3.2. Biện pháp giảm thiểu
a) Chất thải sinh hoạt
Tất cả rác sinh hoạt của công nhân sẽ được thu gom vào các thùng chứa rác hiện
hữa trong khuôn viên nhà máy và giao cho ... xử lý chung với CTR sinh hoạt của Nhà
máy hiện hữu.
b) Chất thải nguy hại
Công ty sẽ cho thu gom các loại chất thải này và lưu trữ, xử lý chung với chất thải
nguy hại phát sinh từ hoạt động của nhà máy hiện hữu theo đúng quy định hiện hành của
pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
1.4. Tiếng ồn
1.4.1. Nguồn phát sinh
Bên cạnh nguồn ô nhiễm là khí thải, ô nhiễm tiếng ồn cũng gây một tác động đáng
kể đến các đối tượng liên quan. Tiếng ồn có thể phát sinh do các phương tiện vận chuyển
máy móc thiết bị cũng như hoạt động lắp đặt dây chuyền sản xuất mới.
1.4.2. Biện pháp giảm thiểu
Áp dụng các biện pháp quản lý để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường do tiếng
ồn như: điều phối các hoạt động lắp đặt để giảm mức tập trung của các hoạt động gây ồn;
Hạn chế các phương tiện vận chuyển tập kết tại dự án trong cùng một thời điểm để hạn
chế tiếng ồn và khí thải.
1.5. Các rủi ro, sự cố môi trường
1.5.1. Sự cố cháy nổ
a) Nguyên nhân
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra do chập điện, lưu giữ các nguyên nhiên liệu dễ cháy nổ
như: sơn, xăng, dầu DO… không đúng quy định an toàn, do sự bất cẩn của công nhân…
b) Giải pháp
Thực hiện các biện pháp quản lý nhằm tránh gây ra sự cố cháy nổ như: thiết lập các
quy tắc sử dụng các thiết bị điện an toàn, không hút thuốc trong khu vực thực hiện dự án
v.v.
1.5.2. An toàn lao động
a) Nguyên nhân
˗ Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc.
Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 6
˗ Sự cố ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động dẫn đến mất
tập trung trong quá trình lao động.
b) Giải pháp
˗ Thiết lập nội quy lao động tại công trường như: nội quy ra, vào; nội quy về trang
phục, bảo hộ lao động; nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu; về an toàn điện; an toàn
giao thông; phòng chống cháy nổ.
˗ Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân.
2. Trong giai đoạn vận hành của dự án
2.1. Ô nhiễm môi trường do khí thải
2.1.1. Nguồn phát sinh
˗ Bụi, khí thải và tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển.
˗ Mùi hôi, bụi phát sinh từ quá trình sản xuất và lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm.
2.1.2. Biện pháp giảm thiểu
Áp dụng các biện pháp quản lý nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường không khí do
hoạt động của các phương tiện giao thông và hoạt động sản xuất như: hoạt động đúng
công suất của các phương tiện vận chuyển, áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, kiểm
soát chặt chẽ quy trình hoạt động để hạn chế sự bay hơi, phát tán bụi của nguyên liệu và
sản phẩm, mặt bằng phân xưởng phải được bố trí đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp,
trang bị thiết bị bảo hộ cho công nhân như: khẩu trang, găng tay….
Bên cạnh các biện pháp quản lý, áp dụng biện pháp kỹ thuật để xử lý bụi phát sinh
từ hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh lao động, giảm thất thoát nguyên
liệu để tăng hiệu quả sản xuất. Khí thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN
21:2009/BTNMT, cột B với Kp=1; Kv=1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý bụi như sau:
Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 7
Hình 5: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý bụi
2.2. Ô nhiễm môi trường do nước thải
2.2.1. Nguồn phát sinh
a) Nước mưa chảy tràn
Tổng diện tích của dự án là 2.596 m2. Lượng mưa trong tháng cao nhất trong năm
của dự án là 378 mm. Giả sử trong tháng mưa nhiều nhất có 12 ngày mưa và mỗi ngày
mưa 3 giờ. Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án được ước tính như sau:
Q = 0,008 m3/s
b) Nước thải sinh hoạt
Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, lượng nhân viên và công nhân dự kiến khoảng
105 người (tăng 30 người so với dự án hiện hữu). Lượng nước sử dụng cho mục đích sinh
hoạt khoảng 9 m3/ngày. Lượng nước thải phát sinh tính bằng 100% lượng nước sử dụng:
9 m3/ngày. Trong nước thải sinh hoạt có chứa một hàm lượng lớn chất ô nhiễm hữu cơ,
vô cơ, chất rắn lơ lửng, chất dinh dưỡng và vi sinh vật.
c) Nước thải sản xuất
Trong quá trình sản xuất hầu như không phát sinh nước thải. Chỉ có nước tưới
đường có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước và đất nếu không được quản lý tốt.
Chụp hút
Đường ống dẫn
Bụi từ các khu vực phát sinh bụi: công
đoạn trộn, đóng bao, chảo quay…
Quạt hút
Cyclon Bụi
Ống khói
Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 8
2.2.2. Biện pháp giảm thiểu
a) Nước mưa chảy tràn
Nước mưa thuộc loại khá sạch, do đó chỉ áp dụng biện pháp thu gom và cho lắng
cặn đối với nước mưa chảy tràn đã đáp ứng đủ yêu cầu trước khi thải vào hệ thống thu
gom nước mưa chung.
Sử dụng hệ thống thu gom và thoát nước mưa hiện hữu, đã tách riêng với hệ thống
thoát nước thải sau đó dẫn ra hệ thống thoát nước mưa chung của KCN, tránh tình trạng
pha loãng nước thải.
b) Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt từ hố xí, chậu tiểu v.v. của Cơ sở sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể
tự hoại 3 ngăn của nhà xưởng hiện hữu xây dựng theo đúng quy cách, toàn bộ lượng
nước thải sinh hoạt của dự án sau khi qua bể tự hoại được dẫn vào hệ thống thoát nước và
xử lý nước thải của để tiếp tục xử lý trước khi chảy ra sông .
c) Nước thải sản xuất
Quá trình sản xuất không phát sinh nước thải nên không cần áp dụng biện pháp xử
lý. Riêng đối với nước tưới đường, cần thường xuyên vệ sinh đường và sân bãi.
2.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
2.3.1. Nguồn phát sinh
a) Chất thải rắn sinh hoạt
Với số lượng công nhân viên là 105 người khi dự án đi vào hoạt động ổn định, dựa
vào lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ dự án hiện hữu, ước tính sẽ phát sinh khoảng
350kg chất thải rắn/tháng. Thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm:
˗ Các hợp chất có thành phần hữu cơ dễ phân hủy: Thực phẩm, rau quả, thức ăn
thừa…
˗ Các hợp chất có thành phần vô cơ khó phân hủy: bao bì, hộp đựng thức ăn và đồ
uống bằng nylon, nhựa, plastic, PVC, thủy tinh, vỏ hộp kim loại…
b) Chất thải rắn sản xuất không nguy hại
Dự án mới có công nghệ sản xuất tương tự dự án hiện hữu nên loại và thành phần
chất thải cũng tương tự. Thành phần chủ yếu là thùng carton, bao bì các loại: chủ yếu là
bao bì chứa các nguyên liệu sản xuất, bao bì sản phẩm hư hỏng, các dụng cụ bảo hộ lao
động sau quá trình sử dụng v.v. với lượng phát sinh ước tính khoảng 250kg/tháng.
Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 9
c) Chất thải rắn nguy hại
Bên cạnh chất thải rắn sản xuất, trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị cũng như
các vật dụng khác sẽ tạo ra một lượng chất thải nguy hại như: Dầu nhớt thải từ quá trình
bôi trơn, giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang thải, pin, hộp mực in thải v.v. Ước
tính lượng phát sinh khoảng 10 kg/tháng.
2.3.2. Biện pháp giảm thiểu
a) Chất thải rắn sinh hoạt
˗ Thu gom, phân loại tại nguồn. Sử dụng chung hệ thống thu gom, lưu chứa của nhà
máy hiện hữu
˗ Duy trì hợp đồng với ... để thu gom, xử lý lượng rác thải này với tần suất thu gom
1lần/ngày.
b) Chất thải rắn sản xuất không nguy hại
Toàn bộ lượng chất thải rắn này được thu gom và lưu trữ tại kho chứa phế liệu và
định kỳ bán cho đơn vị tái chế.
c) Chất thải rắn nguy hại
Do số lượng chất thải nguy hại phát sinh không nhiều và thành phần không quá
phức tạp nên công ty sẽ lưu trữ CTNH tại nhà kho, khi số lượng phát sinh lớn sẽ hợp
đồng thu gom, xử lý với đơn vị có chức năng xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh .
2.4. Tiếng ồn
2.4.1. Nguồn phát sinh
Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của cơ sở bao gồm:
˗ Quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu và sản phẩm;
˗ Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, xe nâng hàng chuyên dụng;
˗ Hoạt động của hệ thống quạt thông gió nhà xưởng;
˗ Hoạt động của dây chuyền sản xuất: máy trộn, chảo quay, sàn rung, máy đóng gói.
2.4.2. Giải pháp
Một số biện pháp được áp dụng như sau: bố trí nhà xưởng thông thoáng, trang bị
nút tai chống ồn cho nhân viên làm việc ở khu vực có mức ồn cao v.v.
2.5. Ô nhiễm nhiệt
2.5.1. Nguồn phát sinh
Quá trình hoạt động của nhà máy và bức xạ mặt trời thường tạo ra nhiệt độ cao.
Tổng các nhiệt lượng này tỏa vào không gian nhà xưởng rất lớn làm nhiệt độ bên trong
Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 10
nhà xưởng tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động. Vì vậy cần phải đánh
giá tác động của ô nhiễm nhiệt đối với sức khỏe của người công nhân để có biện pháp xử
lý, giảm thiểu thích hợp.
2.5.2. Giải pháp
Bố trí nhà xưởng thông thoáng.
2.6. Các rủi ro, sự cố môi trường
2.6.1. Sự cố cháy nổ
a) Nguyên nhân
Nguy cơ cháy nổ của công ty có thể gây ra từ quá trình lưu trữ nguyên liệu và sản
phẩm. Những nguyên nhân có thể gây cháy điện có thể kể đến bao gồm cháy do dùng
điện quá tải, cháy do chập mạch, cháy do nối dây không tốt (lỏng, hở), cháy do tia lửa
tĩnh điện, cháy do sét đánh v.v hoặc phát sinh do sự bất cẩn trong sinh hoạt của nhân
viên, công nhân trong khu vực sản xuất.
b) Giải pháp
Trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, thường xuyên tập huấn cho toàn thể công
nhân viên về công tác phòng chống cháy nổ.
Đưa ra các quy định chung về an toàn cháy nổ.
2.6.2. Tai nạn lao động
a) Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu do:
˗ Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc;
˗ Bất cẩn của công nhân trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị và bốc dỡ hàng
hóa.
b) Giải pháp
˗ Đề ra các quy định về an toàn lao động;
˗ Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của công nhân viên;
˗ Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho nhân viên.
IV. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Chương trình giám sát môi trường bao gồm các nội dung sau:
1. Giám sát chất lượng không khí
1.1. Giám sát môi trường không khí xung quanh
˗ Thông số giám sát: Tiếng ồn, bụi, SO2, NO2, CO, NH3, H2S, vi khí hậu;
Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 11
˗ Địa điểm giám sát: 01 điểm tại cổng ra vào;
˗ Tần suất giám sát: 06 tháng/1 lần;
˗ Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN
26:2010/BTNMT.
1.2. Giám sát môi trường không khí khu vực sản xuất
˗ Thông số giám sát: Độ ồn, nhiệt độ, bụi, SO2, NO2, CO, NH3, H2S;
˗ Địa điểm giám sát: 01 điểm trong khuôn viên nhà xưởng;
˗ Tần suất giám sát: 06 tháng/lần trong suốt quá trình hoạt động;
˗ Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT
10/10/2002.
1.3. Giám sát chất lượng môi trường không khí tại nguồn (hệ thống xử lý bụi)
˗ Thông số giám sát: Lưu lượng, bụi, SO2, NOx, NH3;
˗ Địa điểm giám sát: 01 điểm tại ống khói hệ thống xử lý bụi;
˗ Tần suất giám sát: 03 tháng/lần trong suốt quá trình hoạt động;
˗ Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 21:2009/BTNMT, cột B, Kp = 1, Kv = 1.
2. Giám sát chất lượng nước thải
˗ Thông số giám sát: pH, COD, BOD5, Chất rắn lơ lửng, Tổng Nitơ, Tổng Photpho,
dầu động thực vật, coliform;
˗ Vị trí giám sát: 01 điểm tại hố ga tập trung nước thải sau bể tự hoại và trước khi đấu
nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của ;
˗ Tần suất giám sát: 03 tháng/1 lần trong suốt quá trình hoạt động;
˗ Tiêu chuẩn so sánh: tiêu chuẩn đấu nối của nhà máy XLNT tập trung của (QCVN
40:2011/BTNMT – Cột B, với Kq = 0,9; Kf = 1,2)
3. Giám sát các thành phần môi trường khác
˗ Kiểm tra công tác quản lý CTR thông thường, CTR nguy hại (quá trình phân loại
rác tại nguồn, khối lượng, thành phần rác thải phát sinh, quá trình bàn giao chất thải
nguy hại cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý);
˗ Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, an toàn vệ sinh lao động.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 1
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1. Xuất xứ của dự án
... chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2012 dưới sự ủy quyền của . Sản phẩm
chính của Công ty là các loại phân bón như phân NPK và phân bón hữu cơ. Công ty đã
tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án
với công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm vào năm 2011 và đã được Ban quản lý khu kinh tế
tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-BQLKKT ngày 28/02/2012. (Quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy sản xuất phân bón,
công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm đính kèm trong phần phụ lục)
Sản xuất nông nghiệp có một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Do đó, nhu cầu phân bón phục vụ cho nông nghiệp rất lớn (bình quân mỗi năm khoảng
10 triệu tấn), trong khi nguồn cung cấp trong nước không đáp ứng đủ cả về chất và
lượng nên còn phụ thuộc vào nhập khẩu.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh nói riêng cũng như cả nước nói chung, tuân
theo định hướng phát triển chung của ngành công nghiệp phân bón cộng với những thuận
lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước và tỉnh , ... sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản
xuất sản phẩm phân bón từ công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm lên 50.000 tấn sản
phẩm/năm, với dây chuyền sản xuất mới được bố trí ngay tại nhà xưởng hiện hữu của
Nhà.
Dự án được thực hiện góp phần mang lại những sản phẩm phân bón đảm bảo về
chất lượng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; mang lại hiệu quả cao về mặt
kinh tế và xã hội như: giải quyết thêm vấn đề việc làm cho lao động địa phương, Nhà
nước và địa phương có thêm nguồn thu ngân sách từ thuế GTGT, thuế thu nhập doanh
nghiệp và thu nhập cho chủ đầu tư đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh .
1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án là .... (Chủ đầu tư tự phê duyệt theo Luật
đầu tư).
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
số 0305883945 – 002 ngày 08/11/2011 để thực hiện dự án và Ban quản lý khu kinh tế
tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 50211000292 ngày 29/12/2011.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 2
1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch có liên quan
Dự án nằm hoàn toàn trong đã được quy hoạch từ trước nên không ảnh hưởng
nhiều đến quy hoạch chung của khu vực.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Căn cứ pháp lý có liên quan
2.1.1. Căn cứ pháp lý lập báo cáo ĐTM
˗ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
˗ Luật Đất đai số 13/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 23/11/2003;
˗ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11, được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày
01/07/2006;
˗ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP, ngày 13/6/2003 của Chính phủ về thu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải;
˗ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính Phủ về: “Quy định việc
cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải nước vào nguồn
nước”;
˗ Nghị định số 04/2007/NĐ-CP, ngày 8/1/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP;
˗ Nghị định số 59/2007/NĐ – CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn;
˗ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 quy định chi tiết thi hành một số
điều của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
˗ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về việc
quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường;
˗ Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/06/2005 của Bộ TN&MT về “Hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ về
quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào
nguồn nước”;
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 3
˗ Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/07/2009 về việc quy định quản lý và bảo
vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công
nghiệp;
˗ Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH – BYT ngày 10 tháng 01 năm
2011 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn – Vệ sinh lao động trong cơ sở
lao động;
˗ Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
˗ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường;
˗ Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-
BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công
nghiệp và cụm công nghiệp;
˗ Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao
động;
˗ Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
˗ Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
˗ Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
2.1.2. Căn cứ pháp lý liên quan đến dự án
˗ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0305883945 – 002 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh cấp ngày 08/11/2011 và Giấy chứng nhận đầu tư số
50211000292 do Ban quản lý khu kinh tế tỉnh cấp ngày 29/12/2011.
˗ Quyết định số 4401/QĐ – UBND ngày 14/11/2005 phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất phân bón” đầu tư của Ban quản lý
khu kinh tế tỉnh ngày 28/02/2012.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 4
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
˗ TCVSLĐ 3733/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động đối với không khí trong nhà
xưởng của Bộ Y tế;
˗ QCVN 03 : 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép kim
loại nặng trong đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
˗ QCVN 05 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh đối với các chất vô cơ của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
˗ QCVN 06 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
˗ QCVN 07 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
˗ QCVN 08 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
˗ QCVN 09 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
˗ QCVN 14 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
˗ QCVN 27 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
˗ QCVN 21 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp
sản xuất phân bón hóa học;
˗ QCVN 26 : 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
˗ QCVN 40 : 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án và đơn vị tư vấn tự tạo lập
˗ Dự án đầu tư “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón từ công suất”;
˗ Các số liệu, dữ liệu thống kê về hoạt động của Nhà máy;
˗ Báo cáo ĐTM Nhà máy sản xuất phân bón công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm đã
được phê duyệt.
Các tài liệu, dữ liệu sử dụng trong báo cáo ĐTM là những tài liệu có tính cập nhật
và độ tin cậy cao.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG
Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thủy văn, điều
kiện KT –XH, môi trường tại khu vực thực hiện dự án. Các số liệu về khí tượng thủy văn
được sử dụng chung của tỉnh . Tình hình phát triển KT – XH được sử dụng số liệu chung
của huyện .
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 5
Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực
hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu vực thực hiện Dự án nhằm làm cơ sở cho
việc đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm phân
tích hiện trạng môi trường nền dự án. Quá tình khảo sát hiện trường càng tiến hành chính
xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động cũng như đề xuất các
biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và khả thi.
Các phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường tuân thủ các TCVN
hiện hành có liên quan.
Phương pháp tổng hợp, so sánh: dùng để tổng hợp các số liệu, kết quả đo đạc,
quan trắc thu thập được và so sánh với các TCVN/QCVN. Từ đó rút ra các nhận xét về
hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án, dự báo đánh giá và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án.
Phương pháp mạng lưới: Phương pháp này nhằm chỉ rõ các tác động trực tiếp và
các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau giữa các tác
động đến môi trường tự nhiên và các yếu tố KT – XH trong quá trình thực hiện dự án,
bao gồm cả quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động.
Phương pháp liệt kê: Được sử dụng khá phổ biến (kể từ khi có Cơ quan bảo vệ
môi trường quốc gia ra đời ở một số nước – NEPA) và mang lại nhiều kết quả khả quan
do có nhiều ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong
suốt quá trình phân tích và đánh giá hệ thống. Bao gồm 2 loại chính như sau:
˗ Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên
cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá;
˗ Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần
nghiên cứu có khả năng bị tác động.
Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp không thể thiếu
trong công tác đánh giá tác động môi trường nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học
nói chung.
Kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa
được các kết quả đã đạt được trước đó, đồng thời, tránh những sai lầm.
Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là các tài liệu chuyên ngành liên quan tới dự án, có
vai trò quan trọng trong việc nhận dạng và phân tích các tác động liên quan đến hoạt
động của Dự án.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 6
Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm: Phương pháp này do tổ chức y
tế thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng thế giới (WB) phát triển thành phần mềm
IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trên cơ
sở các hệ số ô nhiễm tùy theo từng ngành sản xuất và các biện pháp BVMT kèm theo,
phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước và chất thải rắn
khi dự án triển khai.
Báo cáo ĐTM là một quá trình thực hiện gồm nhiều bước, mỗi bước có những yêu
cầu riêng. Đối với mỗi bước có thể áp dụng một vài phương pháp ĐTM thích hợp để đạt
được mục tiêu đề ra.
˗ Bước 1: Xác định các tác động môi trường tiềm tàng có thể xảy ra từ những hoạt
động của dự án;
˗ Bước 2: Phân tích nguyên nhân và hiệu quả để từ các tác động môi trường tiềm
tàng tìm ra những tác động môi trường quan trọng cần đánh giá;
˗ Bước 3: Dự báo diễn biến của các tác động;
˗ Bước 4: Đánh giá các tác động môi trường theo chuẩn định lượng và định tính;
˗ Bước 5: Các giải pháp thực hiện.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.1. Tổ chức thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
... đã phối hợp cùng Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh để thực hiện
việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án “Mở rộng nhà máy sản
xuất phân bón” để trình các cơ quan QLNN về BVMT thẩm định theo quy định.
4.1.1. Chủ dự án
Chủ dự án là : ...
Người đại diện :
Chức vụ : Giám đốc
Địa chỉ :
Điện thoại :
4.1.2. Đơn vị tư vấn
Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
Người đại diện : Ông Nguyễn Văn Mai
Chức vụ : Tổng Giám đốc
Địa chỉ : 158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 7
Điện thoại : 08.3911 8552 Fax: 08.3911 8579
4.2. Danh sách và trình độ chuyên môn những người lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường
Danh sách và trình độ chuyên môn của những thành viên tham gia lập báo cáo
ĐTM cho Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón” được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.1 Danh sách và trình độ chuyên môn của những người lập báo cáo ĐTM
STT Họ và tên Đơn vị công tác
Chuyên ngành/
Chức vụ
Năm kinh
nghiệm
1. Chủ dự án
01 Trần Dũng ... Giám đốc 10 năm
2. Đơn vị tư vấn
01 Nguyễn Văn Mai
Công ty Cổ phần Tư vấn
Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
Quản lý chung 10 năm
02 KS. Huỳnh Thị Yến Thinh
Công ty Cổ phần Tư vấn
Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
Kỹ thuật môi
trường
6 năm
03 KS.Phạm Thị Anh Thư
Công ty Cổ phần Tư vấn
Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
Kỹ thuật môi
trường
2 năm
04 KS.Nguyễn Thị ToànVương
Công ty Cổ phần Tư vấn
Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
Kỹ thuật môi
trường
3 năm
05 KS.Nguyễn Thị Thùy Linh
Công ty Cổ phần Tư vấn
Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
Kỹ thuật môi
trường
5 năm
 Quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án
˗ Bước 1: Nhận các tài liệu có liên quan về dự án như: thuyết minh dự án đầu tư, các
bản vẽ kỹ thuật…;
˗ Bước 2: Thu thập tài liệu, các số liệu về điều kiện, tự nhiên kinh tế xã hội khu vực
dự án;
˗ Bước 3: Tiến hành khảo sát thực tế nhằm đưa ra những nhận định ban đầu về tác
động môi trường có thể xảy ra khi tiến hành xây dựng và khi đưa vào hoạt động;
˗ Bước 4: Tiến hành lấy mẫu nước, đất và không khí để xác định các số liệu về môi
trường nền trước khi thực hiện dự án;
˗ Bước 5: Tổng hợp số liệu, tiến hành viết báo cáo và trình hội đồng thẩm định phê
duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 8
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 9
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón từ công suất”.
1.2. CHỦ DỰ ÁN
Chủ đầu tư : ...
Người đại diện :
Chức vụ : Giám đốc
Địa chỉ :
Điện thoại :
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón” được thực hiện tại nhà xưởng hiện
hữu với diện tích 2.500m2 thuê lại xưởng của Tổng kho ...
Vị trí hoạt động với các hướng tiếp giáp như sau:
˗ Phía Đông giáp khu đất trống;
˗ Phía Tây giáp Công ty TNHH Đầu tư (sản xuất phân bón);
˗ Phía Nam giáp đường nội bộ;
˗ Phía Bắc giáp đường số 1.
(Bản vẽ vị trí Công ty trong tổng kho ... đính kèm trong phần phụ lục)
Tọa độ địa lý giới hạn khu đất dự án được xác định ở Bảng 1.2.
Bảng 1.2 Tọa độ địa lý giới hạn dự án
Số hiệu điểm
Tọa độ
X (m) Y (m)
1 1176423 0681025
2 1176520 0682507
3 1176538 0681089
4 1176576 0681012
Khu vực nhà máy nằm hoàn toàn trong nên nằm cách xa các khu dân cư đang sinh
sống tập trung. Xung quanh nhà máy hiện nay đều là các cơ sở sản xuất như: …
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 10
Hình 1.1 Vị trí dự án trong
1.4. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Mục tiêu của dự án
Dự án được thành lập với các mục tiêu chính sau:
˗ Tăng thu nhập, lợi nhuận cho công ty, đồng thời đóng góp vào Ngân sách Nhà nước
thông qua các khoản thuế, phí;
˗ Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh ;
˗ Tạo ra sản phẩm phân bón chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phân bón phục vụ cho
hoạt động nông nghiệp của nhân dân tỉnh và các tỉnh thành lân cận.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón” của ... được thực hiện…. Công ty
không xây dựng nhà xưởng mà chỉ tiến hành lắp ráp thêm dây chuyền sản xuất mới.
1.4.2.1. Quy mô các hạng mục công trình chính
Các công trình chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được
trình bày cụ thể trong Bảng 1.3.
Bảng 1.3 Diện tích các hạng mục công trình chính
STT Loại công trình Diện tích (m2) Tỷ lệ %
Vị trí dự án
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 11
Công trình hiện hữu
1 Nhà xưởng 2.000 77,1
2 Văn phòng 200 7,7
3 Nhà kho 180 6,9
5 Công trình phụ trợ 120 4,6
6 Nhà để xe 96 3,7
Tổng 2.596 100
Công trình đầu tư mới cho dự án
Sử dụng mặt bằng nhà xưởng hiện
hữu
Nguồn: ...
1.4.2.2. Quy mô các hạng mục công trình phụ trợ
Các công trình phụ trợ hiện hữu phục vụ cho hoạt động của công ty như sau:
a. Hệ thống cấp nước sạch
Hệ thống đường ống cấp nước cho dự án là kết hợp cấp nước sản xuất và sinh hoạt.
Nguồn nước được cung cấp bởi Công ty cấp nước.
b. Hệ thống thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa đã được Tổng kho ... xây dựng hoàn chỉnh từ trước nên
dự án được kế thừa cơ sở hạ tầng có sẵn, bao gồm các hố ga có nắp đan và cống thu gom
nước mưa bằng bê tông cốt thép. Nước mưa qua các hố ga, song chắn rác sẽ được thoát ra
cống tiếp nhận dọc đường giao thông của
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế dựa trên nguyên lý tự chảy và được tách
riêng với hệ thống thoát nước thải nhằm đảm bảo vệ sinh và tránh ô nhiễm các khu vực
xung quanh.
c. Hệ thống thoát nước thải
Hệ thống thu gom và thoát nước thải của Cơ sở đã được xây dựng riêng biệt so với
hệ thống thoát nước mưa. Cơ sở tận dụng lại hoàn toàn hệ thống thoát nước thải đã có sẵn
do Tổng kho ... đã xây dựng.
Toàn bộ nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của Cơ sở sẽ được thu gom và
xử lý cục bộ bằng bể tự hoại. Nước thải sau khi xử lý xong sẽ được thu gom về hố ga
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 12
trước khi thoát vào hệ thống thoát nước thải của tổng kho ..., đấu nối vào hệ thống xử lý
nước thải tập trung của KCN để xử lý tiếp rồi xả ra nguồn tiếp nhận là sông .
d. Hệ thống cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho hoạt động sản xuất của dự án là hệ thống lưới điện quốc
gia thông qua trạm 110/22kv Cần Đước - và đường dây trung thế 22kv dọc theo các trục
đường chính cấp điện cho các nhà máy trong KCN.
e. Hệ thống giao thông
Khu vực dự án nằm trong đã được quy hoạch, nên hệ thống đường giao thông và
đường nội bộ khá hoàn chỉnh rộng 7 – 12m. Mặt đường thảm bê tông nhựa tải trọng 40 –
60 tấn.
Ngoài ra, KCN còn giáp với cảng nội địa về phía Đông Bắc nên thuận lợi cho việc
vận chuyển nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm bằng cả đường thủy và đường bộ.
f. Hệ thống PCCC
Hệ thống PCCC được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 2622 – 1995 (PCCC cho nhà
và công trình công nghiệp) bao gồm:
˗ Trang bị hệ thống báo cháy và chữa cháy phun tự động;
˗ Trang bị hệ thống chữa cháy vách tường bao gồm hệ thống bơm và bể chứa nước sử
dụng chung với tổng kho ...;
˗ Trang bị các thiết bị chữa cháy cầm tay.
1.4.3. Công nghệ sản xuất
Nhà máy sẽ sản xuất 03 loại phân bón bao gồm:
˗ Phân bón NPK;
˗ Phân bón hữu cơ;
˗ Phân bón NPK nước.
Quy trình công nghệ sản xuất cho Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón từ
công suất” hoàn toàn tương tự quy trình hiện hữu, được trình bày tại hình 1.2 , 1.3 và 1.4.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 13
1.4.3.1. Công nghệ sản xuất phân bón NPK
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón NPK
Thuyết minh quy trình công nghệ:
˗ Bước 1: Nguyên liệu ban đầu cho sản xuất NPK hầu hết tồn tại ở dạng hạt. Mục
đích của quá trình nghiền nguyên liệu nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về độ mịn
(<2mm) tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phối trộn, đồng thời sản phẩm sau này
có hình thức đẹp, tăng độ cứng cũng như bảo đảm đồng đều các thành phần trong
hạt phân và đảm bảo chất lượng phân.
Nguyên liệu được nghiền bằng máy nghiền búa, sau đó được băng tải vận chuyển
nạp vào các phễu chứa liệu theo từng loại riêng biệt.
Trong quá trình này có phát sinh bụi, bụi từ lúc cấp liệu vào máy nghiền, và phát
sinh ở băng tải sau nghiền.
˗ Bước 2: Các nguyên liệu như DAP, KCL, Urê và các phụ gia… được đổ vào các xi
lô chứa, dưới các xi lô chứa có các van xoay định lượng xả nguyên liệu xuống băng
tải, các van xoay định lượng xả nguyên liệu theo một tỉ lệ ấn định xuống băng tải
tùy theo yêu cầu về tỷ lệ thành phần dinh dưỡng của sản phẩm mà chúng được trộn
với tỷ lệ phối liệu khác nhau.
Máy trộn quay
Bồn chứa thành phẩm
Cân bao
Đóng gói thành phẩm
Ồn, bụi, mùi, CTR
Nước thải vệ sinh
Bụi, mùi
CTR
Tiếng ồn
CTR
Bụi
Nguyên liệu:
- SA, DAP, KCl
- Phụ gia
-
Bụi, mùi
Nghiền BụiĐiện
Điện
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 14
˗ Bước 3: Băng tải đưa nguyên liệu vào thùng trộn quay. Tại đây, máy trộn quay có
mục đích là đảo trộn đều các nguyên liệu lại với nhau rồi xả ra băng tải.
Quá trình vận chuyển nguyên liệu trên băng tải sau khi cân vào thùng trộn có phát
sinh bụi.
˗ Bước 4: Băng tải đưa nguyên liệu đã trộn đều lên bồn chứa thành phẩm. Sản phẩm
từ xilo chứa được cho tháo chảy xuống bao chứa đã hứng phía dưới và đặt trên một
cân định lượng cân theo số lượng định sẵn và đổ vào bao.
˗ Bước 5: Bao sau khi cân xong được băng tải đưa ra bàn may miệng bao bằng máy
may tay với các loại bao có trọng lượng 25kg, 40kg và 50kg.
˗ Bước 6: May bao (đóng gói) đưa vào kho chứa hoặc đưa đi tiêu thụ.
1.4.3.2. Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ
Hình 1.3 Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón hữu cơ
Thuyết minh quy trình công nghệ:
˗ Bước 1: Các nguyên liệu được đổ vào bàn nạp liệu theo tỉ lệ cân sẵn và được băng
tải đưa vào chảo quay.
˗ Bước 2: Chảo quay trộn đều, vò viên. Sau khi trộn đều, vò viên thì xả ra băng tải
đưa đến sàng rung.
˗ Bước 3: Sàng rung sàng và phân loại kích thước hạt nhằm loại bỏ các hạt phân có
kích thước không mong muốn (quá nhỏ hoặc quá to).
˗ Bước 4: Hứng bao, cân, và may bao thành phẩm.
Chảo quay
Sàng rung
Cân bao
Đóng gói thành phẩm
Ồn, bụi, mùi, CTR
Nước thải vệ sinh
Ồn, bụi, mùi,
hạt không đúng kích cỡ
CTR, bụi, mùi
Tiếng ồn
CTR
Bụi
Bàn nạp liệu Bụi, mùi
Điện
Điện
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 15
1.4.3.3. Công nghệ sản xuất phân NPK nước
Hình 1.4 Sơ đồ quy trình sản xuất phân NPK nước
Thuyết minh quy trình công nghệ:
˗ Bước 1: Bơm nước vào bồn, đổ nguyên liệu vào bồn cho máy khuấy quấy đều và
tan hết nguyên liệu vào trong nước. Sau đó, bơm nguyên liệu đã khuấy đều vào bồn
chứa và bơm qua cân định lượng.
˗ Bước 2: Cân, rót vào chai/bình sau đó đóng nắp, hàn seal, đóng thùng thành phẩm.
1.4.4. Danh mục máy móc, thiết bị
Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tại nhà máy chủ yếu được nhập khẩu từ nước
ngoài hoặc được sản xuất trong nước, có trình độ tiên tiến khép kín. Toàn bộ các thiết bị
sản xuất cho dây chuyền sản xuất mở rộng đều mới 100%. Danh mục máy móc, thiết bị
sử dụng cho dự án được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1.4 Danh mục các máy móc, thiết bị của nhà máy hiện hữu
TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Hiện trạng
Nước/
Năm sx
THIẾT BỊ SẢN XUẤT
1.
Dây chuyền sản xuất tự động
công suất 04 tấn/giờ
Bộ 02 Sử dụng tốt VN/2012
2. Hệ thống điều khiển máy Bộ 01 Sử dụng tốt VN/2012
Bồn chứa
Rót cân
Đóng gói thành phẩm
Ồn, bụi, mùi, CTR
Nước thải vệ sinh
Bụi, mùi, CTR
CTR, mùi
Tiếng ồn
Nước và nguyên liệu
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 16
TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Hiện trạng
Nước/
Năm sx
3. Dây chuyền chảo Bộ 01 Sử dụng tốt VN/2012
4. Xe nâng Mitsubishi Chiếc 01 Sử dụng tốt Japan
5. Cân đóng bao 2 thùng Bộ 01 Sử dụng tốt VN/2012
6.
Hệ thống điều khiển máy mở
rộng trộn phân bón
Bộ 01 Sử dụng tốt VN/2012
7. Mô tơ điện Bộ 01 Sử dụng tốt VN/2012
8. Vòng bi công nghiệp Bộ 01 Sử dụng tốt VN/2012
9. Mô tơ giảm tốc Bộ 01 Sử dụng tốt VN/2012
THIẾT BỊ VĂN PHÒNG
10. Máy fax Cái 01 Sử dụng tốt
11. Điện thoại Cái 05 Sử dụng tốt
12. 3Máy photocopy Cái 01 Sử dụng tốt
13. 3Máy tính, hệ thống mạng Cái 06 Sử dụng tốt
14. 4Máy in Cái 02 Sử dụng tốt
Nguồn : ...
Bảng 1.5 Danh mục các máy móc, thiết bị cho dự án mở rộng
TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Hiện trạng
Nước/
Năm sx
THIẾT BỊ SẢN XUẤT
1.
Dây chuyền sản xuất phân
bón 60 tấn/h
Bộ 02 Mới VN/2012
2. Máy nghiền 8 tấn/h Bộ 01 Mới VN/2012
3. Máy đóng gói Bộ 01 Mới VN/2012
4. Máy đóng gói vi lượng Bộ 01 Mới VN/2012
5.
Mục điện và hệ thống điều
khiển dây chuyền trộn phân
bón cân định lượng
Bộ 01 Mới VN/2012
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 17
TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Hiện trạng
Nước/
Năm sx
6. Máy trộn phân bón JZC 350L Bộ 01 Mới
China/
2012
7. Máy tạo hạt phân bón GY280 Bộ 01 Mới
China/
2012
8. Banke định lượng 1 ngăn Bộ 01 Mới VN/ 2012
9. Hệ thống thiết bị trộn Bộ 01 Mới VN/ 2012
Nguồn : ...
1.4.5. Nguyên, nhiên vật liệu và các chủng loại sản phẩm
1.4.5.1. Nguyên, nhiên vật liệu của dự án
Hầu hết các nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất được cung cấp bởi các đơn
vị sản xuất trong nước. Nhu cầu nguyên vật liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của
Nhà máy được trình bày theo hai dạng: lượng dùng hiện hữu và lượng dự báo cho tương
lai.
Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất hiện hữu được
trình bày trong Bảng 1.6.
Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu, hóa chất cho sản xuất hiện hữu
TT Tên nguyên vật liệu Tính chất Đơn vị
Nhu cầu/
tháng
Nhu cầu/
năm
DÙNG CHO SẢN XUẤT PHÂN NPK
1. Urea Rắn Tấn 135 1.616
2. Amonium sunfat (SA) Rắn Tấn 83 1.000
3. Diamino phosphate (DAP) Rắn Tấn 42 505
4. Kali clorua (KCl) Rắn Tấn 143 1.717
5. MAP Rắn Tấn 75,9 910
6. CuSO4 Rắn Tấn 0,8 9,5
7. MgSO4 Rắn Tấn 16,8 202
8. ZnSO4 Rắn Tấn 1,3 15
9. MnSO4 Rắn Tấn 1,3 15
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 18
TT Tên nguyên vật liệu Tính chất Đơn vị
Nhu cầu/
tháng
Nhu cầu/
năm
10. Borax Rắn Tấn 3,4 40,5
11. SiO2 Rắn Tấn 2,5 30
12. Tổng (bao gồm 1% hao hụt) 505 6.060
DÙNG CHO SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ
13. Urea Rắn Tấn 4,2 50
14. CaCO3 Rắn Tấn 0,6 7
15. Lân nung chảy Rắn Tấn 3,3 40
16. Than bùn Rắn Tấn 76 913
17. Tổng (bao gồm 1% hao hụt) 84,1 1.010
DÙNG CHO SẢN XUẤT PHÂN NPK NƯỚC
18. Nước Lỏng Tấn 101 1.212
19. MKP Rắn Tấn 6,3 76
20. H3PO4 Rắn Tấn 6,3 76
21. K2SO4 Rắn Tấn 6,3 76
22. KNO3 Rắn Tấn 6,3 76
23. Urea Rắn Tấn 42 504
24. Tổng (bao gồm 1% hao hụt) 168,2 2.020
NHIÊN LIỆU
25. Xăng (Vận hành xe nâng) Lỏng Lít 90 1.080
Nguồn : ..., 2012
Mô tả sơ lược các nguyên vật liệu sử dụng cho dự án:
˗ U rê (CO(NH2)2): Dạng tinh thể tinh khiết không có màu, không mùi. Urea kỹ thuật
có màu trắng hoặc vàng, có dạng hình thoi, nhiệt độ nóng chảy 132,4oC.
˗ Lân (P2O5): Thường được lấy từ Diaminophosphate (DAP) có dạng hạt tròn.
˗ Kali (KCl): Có dạng rắn, hình thoi.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 19
˗ Cao lanh (kaolin):
+ Là một khoáng sản phi kim được hình thành do quá trình phong hóa của phenbat,
chủ yếu là octodaz và anbit. Quá trình phong hóa trên được gọi là quá trình kaolin
hóa.
+ Thành phần hóa học Kaolin:
o Công thức hóa học: Al2O3.2SiO2.2H2O
o Thành phần lý thuyết: Al2O3 39,48%; SiO2 46,6%; H2O 13,9%.
o Tỷ trọng: 2,57 – 2,61
o Độ cứng 1 – 2,5
+ Kích thước hạt: Dài rộng khoảng 0,1 – 1; dày khoảng 0,02 – 0,1.
Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu phục vụ cho quá trình hoạt động của dự án
mở rộng được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.7 Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu, hóa chất cho dự án mở rộng
TT Tên nguyên vật liệu
Lượng dùng (tấn/năm)
Công suất tối
đa của dự án
hiện hữu
Dự án mới Tổng
DÙNG CHO SẢN XUẤT PHÂN NPK
1. Urea 1.616 9.157 10.773
2. Amonium sunfat (SA) 1.000 5.669 6.669
3. Diamino phosphate (DAP) 505 2.862 3.367
4. Kali clorua (KCl) 1.717 9.730 11.447
5. MAP 910 5.151 6.061
6. CuSO4 9,5 54 63,5
7. MgSO4 202 1.145 1.347
8. ZnSO4 15 87 102
9. MnSO4 15 87 102
10. Borax 40,5 229 269,5
11. SiO2 30 169 199
Tổng cộng (gồm 1% hao hụt) 6.060 34.340 40.400
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 20
TT Tên nguyên vật liệu
Lượng dùng (tấn/năm)
Công suất tối
đa của dự án
hiện hữu
Dự án mới Tổng
DÙNG CHO SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ
12. Urea 50 350 400
13. CaCO3 7 47 54
14. Lân nung chảy 40 283 323
15. Than bùn 913 6.390 7.303
Tổng cộng (gồm 1% hao hụt) 1.010 7.070 8.080
DÙNG CHO SẢN XUẤT PHÂN NPK NƯỚC
16. Nước 1.212 - 1.212
17. MKP 76 - 76
18. H3PO4 76 - 76
19. K2SO4 76 - 76
20. KNO3 76 - 76
21. Urea 504 - 504
Tổng cộng (gồm 1% hao hụt) 2.020 - 2.020
NHIÊN LIỆU
22. Xăng 1.080 2.920 4.000
Nguồn : ...
1.4.5.2. Nhu cầu sử dụng nước
a. Nguồn cung cấp nước
Nguồn nước dùng cho toàn bộ hoạt động sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của dự án
được cung cấp bởi Công ty cấp nước.
b. Tính toán nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu dùng nước của Nhà máy chủ yếu được sử dụng cho hoạt động sinh hoạt
của công nhân viên, sản xuất NPK nước và tạo ẩm đường. Trong quá trình vệ sinh máy
móc, thiết bị, nhà xưởng (theo phương pháp khô) đều không sử dụng nước.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 21
Tổng nhu cầu cấp nước cho toàn công ty hiện tại khoảng 10,3 m3/ngày, tương
đương 310 m3/tháng (tính trung bình theo hóa đơn tiền nước từ tháng 03/2013 đến
6/2013). Nhu cầu sử dụng nước được trình bày trong Bảng 1.8.
Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng nước hiện tại và dự báo cho dự án mới
STT Mục đích dùng
Lượng dùng (m3/tháng)
Hiện tại Dự án mới Tổng
1 Sinh hoạt 175 90 265
2 Sản xuất (sử dụng như nguyên liệu) 105 0 105
2 Tạo ẩm sân bãi 30 0 30
Tổng 310 90 400
Nguồn : ..., 2013
Như vậy dự báo lượng nước cấp cho toàn bộ hoạt động của Cơ sở khi dự án mới đi
vào hoạt động ổn định khoảng: 400 m3/tháng, tương đương 13,3 m3/ngày.
Nhu cầu nước phục vụ cho PCCC: Cơ sở không xây dựng bể chứa nước PCCC
mà sử dụng chung bể chứa nước PCCC của Tổng kho ....
1.4.5.3. Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn điện cung cấp cho hoạt động sản xuất của dự án là hệ thống lưới điện quốc
gia thông qua trạm 110/22kv - và đường dây trung thế 22kv dọc theo các trục đường
chính cấp điện cho các nhà máy trong KCN.
Hiện tại toàn bộ hoạt động của nhà máy hiện hữu tiêu thụ khoảng 3.000 KWh/tháng
(theo hóa đơn tiền điện hàng tháng). Công suất tiêu thụ điện trung bình của cơ sở khi dự
án đi vào hoạt động ổn định ước tính khoảng 7.000 KWh/tháng (trong đó dùng riêng cho
dự án mới khoảng: 4.000 KWh/tháng).
1.4.5.4. Sản phẩm sản xuất (đầu ra)
Dự án sản xuất các loại phân bón với công suất sản xuất vào thời điểm ổn định:
50.000 tấn sản phẩm/năm với số lượng hàng năm dự kiến như Bảng 1.9.
Bảng 1.9 Sản phẩm và công suất sản xuất
STT Tên sản phẩm
Sản lượng (tấn sản phẩm/năm)
Hiện tại (đã cấp phép) Mở rộng Tổng công suất
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 22
1 Phân bón NPK 6.000 34.000 40.000
2 Phân hữu cơ 1.000 7.000 8.000
3 Phân NPK nước 2.000 - 2.000
Tổng 9.000 41.000 50.000
Nguồn : ..., 2013
Mức tiêu thụ nguyên liệu ở nhà máy có sự chênh lệch với lượng sản phẩm do
nguyên liệu thất thoát trong quá trình sản xuất (chủ yếu là thất thoát dạng bụi ở hầu hết
các công đoạn sản xuất). Lượng bụi thất thoát khoảng 1% – 3%/tấn sản phẩm nếu không
có hệ thống thu hồi bụi.
Toàn bộ sản phẩm được sản xuất tại Cơ sở sẽ được đóng gói với nhiều loại bao bì
với dung tích khác nhau để dễ dàng cung ứng cho thị trường như: bao 25kg, 40kg, 50kg.
Bao bì và tem nhãn của Cơ sở được thiết kế với mẫu mã riêng để tạo thương hiệu và
chống làm giả. Giá sản phẩm sẽ được bán với giá cạnh tranh để thu hút khách hàng.
Ngoài ra, trên tem nhãn sẽ in những thông tin cần thiết cho người sử dụng đúng quy định
của pháp luật.
1.4.6. Tiến độ thực hiện dự án
Công ty thực hiện Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón” tại nhà xưởng hiện
hữu thuê lại của Tổng kho ... nên các hạng mục cơ bản đã có sẵn, dự án chỉ tiến hành lắp
ráp thêm dây chuyền sản xuất mới. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án sẽ được trình bày
trong Bảng 1.10.
Bảng 1.10 Tiến độ thực hiện dự án mở rộng
STT Nội dung Thời gian thực hiện
1 Chuẩn bị đầu tư, xin giấy phép Quý III năm 2013
2 Lắp đặt dây chuyền sản xuất mới Quý IV năm 2013
3 Đưa dự án vào khai thác sử dụng Đầu quý I năm 2014
Nguồn : ..., 2013
1.4.7. Vốn đầu tư
1.4.7.1. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư thực hiện Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón” là
Trong đó tổng mức đầu tư cho các công trình bảo vệ môi trường là: 500.000.000
đồng.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 23
1.4.7.2. Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư để thực hiện dự án mở rộng là nguồn vốn tự có của công ty và
vốn đóng góp của các cổ đông.
1.4.8. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
1.4.8.1. Tổ chức quản lý
Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện và quản lý dự án là ..., dưới sự quản lý của ban
quản lý . Sơ đồ tổ chức quản lý của dự án được thể hiện trong hình sau:
Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức quản lý dự án
1.4.8.2. Tổ chức sản xuất
˗ Dự án hoạt động : 2 ca/ngày (ca lệch)
˗ Ca sáng: - Ca 1 : 7h00 – 11h30
- Ca 2 : 9h00 – 11h30
˗ Ca chiều: - Ca 1 : 12h30 – 16h00
- Ca 2 : 12h30 – 18h00
1.4.8.3. Nhu cầu lao động
Nguồn nhân lực phục vụ cho dự án được trình bày ở Bảng 1.11.
Bảng 1.11 Nhu cầu lao động vào năm hoạt động ổn định
STT Bộ phận Số lao động (người)
1 Hoạt động hiện hữu 75
2 Dự án mới (mở rộng) 30
Phòng tổ chức
nhân sự
Phòng kỹ thuật –
Môi trường
Phòng kế hoạch
kinh doanh
Phòng tài chính -
kế toán
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
P.GĐ THƯỜNG TRỰC
XƯỞNG SẢN XUẤT
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 24
Tổng 105
Nguồn : ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 25
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ
HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
2.1.1.1. Địa hình
Địa hình mang đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long, tương đối bằng phẳng,
song bị chia cắt mạnh bởi sông rạch. Địa hình thấp (cao độ 0,5 – 1,2 m so với mặt nước
biển), tương đối phẳng, nghiêng đều và thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam.
2.1.1.2. Địa chất công trình
Đất thành tạo bởi phù sa trẻ của hệ thống sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ, tạo nên
đồng bằng gần cửa sông. Thổ nhưỡng của huyện có sự khác biệt rõ nét giữa vùng
Thượng và vùng Hạ, chia thành 4 nhóm đất chính như sau:
˗ Nhóm đất phù sa ngọt: chiếm 34,45% diện tích tự nhiên, chủ yếu nằm ở phía Tây và
phía Bắc của vùng thượng. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, địa hình tương đối
cao.
˗ Nhóm đất phù sa nhiễm mặn: chiếm tỷ lệ 17,4% diện tích tự nhiên của huyện và
phân bổ ở phía Đông sông . Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá.
˗ Nhóm đất phèn không nhiễm mặn: chiếm tỷ trọng 5,4% diện tích tự nhiên của
huyện
˗ Nhóm đất phèn nhiễm mặn: chiếm 31,6% diện tích tự nhiên của huyện và bằng 60,2
% diện tích đất phèn mặn của tỉnh, phân bổ ở phía Đông . Đất có hàm lượng dinh
dưỡng khá.
2.1.2. Điều kiện về khí tượng
Khu vực dự án thuộc huyện , tỉnh , mang những đặc điểm chung của khí hậu tỉnh .
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm gồm hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa
khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11.
Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính
đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt
của vùng miền Đông.
chịu ảnh hưởng của đại dương nên độ ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian
bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày và đêm giữa các tháng trong
năm thấp, ôn hòa.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 26
2.1.2.1. Nhiệt độ không khí
Trên cơ sở thống kê số liệu từ năm 2006 – 2012 tại các trạm đo thể hiện trong Bảng
2.1 cho thấy:
˗ Nhiệt độ trung bình các năm (2006 – 2012) tại trạm Tân An: 26,9oC.
˗ Nhiệt độ trung bình các năm (2006 – 2012) tại trạm Mộc Hoá: 27,4oC.
˗ Nhiệt độ trung bình mùa khô là: 26,5oC và mùa mưa là 27,3oC.
˗ Nhiệt độ cao nhất thường là tháng 4 và 5 (29oC), Nhiệt độ thấp nhất thường là tháng
12 và tháng 1 (24,7oC).
˗ Nhiệt độ cao nhất trong năm có thể đạt 40oC và thấp nhất 14oC
˗ Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất khoảng 4 – 4,5oC.
˗ Chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm: 10 - 13oC (mùa mưa) và 7 - 9oC
(mùa khô).
Bảng 2. 1 Diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012
Trạm
Nhiệt độ trung bình tháng (o
C)
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tân
An
24,5 24,9 26,5 28,4 28,1 27,3 26,6 26,5 26,5 26,5 26,5 25,2
Mộc
Hóa
23,8 26,4 27,6 29 28,7 28,1 27,3 27,6 28 28 27,9 26,4
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh , 2012
Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình phát tán, pha loãng và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt
độ không khí càng cao thì tốc độ lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí
quyển càng nhanh và thời gian lưu các chất trong khí quyển càng nhỏ. Đồng thời nhiệt độ
còn là yếu tố làm thay đổi quá trình bay hơi dung môi hữu cơ, các chất gây mùi hôi, là
yếu tố quan trọng tác động trực tiếp lên sức khỏe công nhân trong quá trình lao động. Vì
vậy khi tính toán, dự báo ô nhiễm không khí và đề xuất giải pháp khống chế cần thiết
phải phân tích đến yếu tố nhiệt độ.
2.1.2.2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí phụ thuộc vào lượng mưa, vào các mùa trong năm. Độ ẩm trung
bình tại các trạm quan trắc ở từ 79,4 đến 88%, cao nhất vào mùa mưa 92% và thấp nhất
vào các tháng mùa khô 73%.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 27
˗ Độ ẩm trung bình các năm (2006 – 2012) tại trạm Tân An: 87,3%
˗ Độ ẩm trung bình các năm (2006 – 2012) tại trạm Mộc Hóa: 80,3%
˗ Độ ẩm tháng cao nhất: 91% (tháng 9)
˗ Độ ẩm tháng thấp nhất: 78% (tháng 2)
Bảng 2. 2 Diễn biến độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012
Trạm
Độ ẩm trung bình tháng (%)
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tân
An
86,8 86,6 83,4 80,8 84,6 89,2 89,8 90,6 90,8 89,8 87,4 87,6
Mộc
Hóa
78 78,6 77 76,2 81,8 83,8 85,2 83,8 82,4 80,6 78,8 77,6
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh , 2012
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ là một trong những yếu tố khí hậu ảnh hưởng
đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe con người đồng thời nó cũng ảnh
hưởng đến sự thích nghi và phát triển của hệ sinh thái bao gồm cả động vật và thực vật.
Khi xét đến khía cạnh môi trường thì độ ẩm không khí là một trong những yếu tố tác
động lên quá trình phân hủy chất hữu cơ, quá trình pha loãng và chuyển hóa của các chất
ô nhiễm không khí. Vì vậy, như các yếu tố trên, ta cần quan tâm đến độ ẩm trong đánh
giá, dự báo tác động môi trường.
2.1.2.3. Lượng mưa
Một năm chia ra 2 mùa rõ rệt:
˗ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa khoảng 1.200 - 1.400mm,
chiếm 95 – 97% lượng mưa cả năm, lượng mưa cao nhất là tháng 9 và tháng 10.
˗ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 với lượng mưa khoảng 92 – 141mm
chiếm khoảng 3 – 5% lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa giảm đi rõ rệt, các
dòng sông thường có lưu lượng nhỏ nhất, mực nước ngầm hạ thấp sâu hơn và mực
nước biển xâm nhập vào đất liền theo các con sông đạt giá trị lớn nhất.
Bảng 2. 3 Diễn biến lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012
Trạm
Lượng mưa trung bình tháng (mm)
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 28
Tân
An
2,96 11,36 2,3 33,26 158,96 169,36 203,14 160,14 230,5 244,1 105,98 42,4
Mộc
Hóa
5,36 0,6 4,62 56,38 102,56 175,22 233,98 157,96 288,64 378,38 142,74 74,68
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh , 2012
Chế độ mưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí, mưa sẽ cuốn theo và rửa sạch
các loại bụi và chất ô nhiễm trong khí quyển, làm giảm nồng độ các chất này. Đồng thời
nước sẽ pha loãng và mang theo các chất trên mặt đất (đặc biệt là rửa phèn), làm giảm
mức độ ô nhiễm cho môi trường đất. Vì vậy khi xem xét, đánh giá, dự báo chất lượng
môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì việc phân tích và tính
toán lượng mưa tự nhiên là cần thiết.
2.1.2.4. Tốc độ gió và hướng gió
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp
nhiệt đới. Chế độ gió theo 2 hướng chính:
˗ Mùa mưa, hướng gió chủ đạo là hướng Tây Nam, với tần suất xuất hiện 70%, từ
tháng 5 đến tháng 11. Gió theo hướng từ biển vào mang theo nhiều hơi nước và gây
mưa vào các tháng mùa mưa.
˗ Mùa khô, hướng gió chủ đạo là gió Đông Bắc với tần suất 60 - 70%, từ tháng 12
đến tháng 4.
Vào các tháng mùa mưa, tốc độ gió trung bình lớn hơn mùa khô nhưng chênh lệch
các tháng trong năm không nhiều. Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm là 1,5 -
2,5m/s, tốc độ gió mạnh nhất quan trắc được có thể đạt được vào khoảng 30 - 40m/s và
xảy ra các cơn giông, phần lớn là vào mùa mưa với hướng gió Tây hoặc Tây Nam.
Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyển các chất trong
khí quyển. Vận tốc gió càng lớn thì khả năng lan truyền bụi và chất ô nhiễm chàng xa,
khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn. Vì vậy, khi tính toán và thiết kế các hệ
thống xử lý ô nhiễm cần tính trong trường hợp tốc độ gió nguy hiểm.
2.1.2.5. Bức xạ mặt trời
Nắng hầu như quanh năm với tổng số giờ nắng tại tỉnh quan trắc qua các năm đạt
từ 2.498 - 2.600 giờ. Nếu quy ước tháng nắng là tháng có trên 200 giờ nắng thì tại có các
tháng nắng từ tháng 11 – tháng 5, các tháng có số giờ nắng nhỏ hơn 200 giờ từ tháng 6 –
tháng 10
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón

More Related Content

What's hot

Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
 Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0... Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...nataliej4
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vậtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vậtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356
ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356
ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất tơ tằm
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất tơ tằm Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất tơ tằm
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất tơ tằm LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

What's hot (20)

Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậyĐề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
 
Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
 Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0... Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
 
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầuLuận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
 
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trang trại chăn nuôi lợn, HOTĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trang trại chăn nuôi lợn, HOT
 
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thảiThuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
 
Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...
Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...
Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vậtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
 
ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356
ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356
ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356
 
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
 
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng TàuĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...
 
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêmHệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêm
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất tơ tằm
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất tơ tằm Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất tơ tằm
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất tơ tằm
 
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Gia...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Gia...DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Gia...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Gia...
 

Similar to ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao caoLuan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao caohoangphuongdev
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
ĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠMĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠMduan viet
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dầu khí (ĐTM)
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dầu khí (ĐTM)Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dầu khí (ĐTM)
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dầu khí (ĐTM)Do Trung
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

Similar to ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón (20)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
 
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao caoLuan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
 
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
 
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
 
ĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠMĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠM
 
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
 
Báo cáo ĐTM Cấp Bộ Dự án "Nhà máy Thủy Điện Sông Liên 1" 0918755356
Báo cáo ĐTM Cấp Bộ Dự án "Nhà máy Thủy Điện Sông Liên 1" 0918755356Báo cáo ĐTM Cấp Bộ Dự án "Nhà máy Thủy Điện Sông Liên 1" 0918755356
Báo cáo ĐTM Cấp Bộ Dự án "Nhà máy Thủy Điện Sông Liên 1" 0918755356
 
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dầu khí (ĐTM)
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dầu khí (ĐTM)Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dầu khí (ĐTM)
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dầu khí (ĐTM)
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 0918755356
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
 
ĐTM Đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại Tỉnh Yên Bái | duanviet.com.vn...
ĐTM Đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại Tỉnh Yên Bái | duanviet.com.vn...ĐTM Đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại Tỉnh Yên Bái | duanviet.com.vn...
ĐTM Đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại Tỉnh Yên Bái | duanviet.com.vn...
 
Cam kết bảo vệ môi trường
Cam kết bảo vệ môi trườngCam kết bảo vệ môi trường
Cam kết bảo vệ môi trường
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
 

More from Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh

Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel kiên giang
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel kiên giangTư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel kiên giang
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel kiên giangLập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
đầU tư xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển cảng hk quố...
đầU tư xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển cảng hk quố...đầU tư xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển cảng hk quố...
đầU tư xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển cảng hk quố...Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTLập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNGSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNGLập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 

More from Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh (20)

Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạoTư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
 
Tư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long an
Tư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long anTư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long an
Tư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long an
 
Tư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long an
Tư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long anTư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long an
Tư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long an
 
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạoTư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
 
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy nước 3 gold long an
Tư vấn lập dự án đầu tư  nhà máy nước 3 gold long anTư vấn lập dự án đầu tư  nhà máy nước 3 gold long an
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy nước 3 gold long an
 
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel kiên giang
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel kiên giangTư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel kiên giang
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel kiên giang
 
Tư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườn
Tư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườnTư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườn
Tư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườn
 
Tư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườn
Tư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườnTư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườn
Tư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườn
 
Hồ Sơ Năng Lực Thảo Nguyên Xanh 2016
Hồ Sơ Năng Lực Thảo Nguyên Xanh 2016Hồ Sơ Năng Lực Thảo Nguyên Xanh 2016
Hồ Sơ Năng Lực Thảo Nguyên Xanh 2016
 
đầU tư xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển cảng hk quố...
đầU tư xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển cảng hk quố...đầU tư xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển cảng hk quố...
đầU tư xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển cảng hk quố...
 
Tư vấn lập dự án nhà máy sản xuất thức ăn việt thắng long an
Tư vấn lập dự án nhà máy sản xuất thức ăn việt thắng long anTư vấn lập dự án nhà máy sản xuất thức ăn việt thắng long an
Tư vấn lập dự án nhà máy sản xuất thức ăn việt thắng long an
 
Tư vấn lập dự án đông dược dak nông
Tư vấn lập dự án đông dược dak nôngTư vấn lập dự án đông dược dak nông
Tư vấn lập dự án đông dược dak nông
 
Dự án trang trại nuôi bò tây ninh
Dự án trang trại nuôi bò tây ninhDự án trang trại nuôi bò tây ninh
Dự án trang trại nuôi bò tây ninh
 
Dự án trang trại nuôi bò xưởng sản xuất xe ba bánh
Dự án trang trại nuôi bò   xưởng sản xuất xe ba bánhDự án trang trại nuôi bò   xưởng sản xuất xe ba bánh
Dự án trang trại nuôi bò xưởng sản xuất xe ba bánh
 
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuận
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuậnDự án khu du lịch sinh thái bình thuận
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuận
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNGSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
Tư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạn
Tư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạnTư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạn
Tư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạn
 

ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón

  • 1. Tháng 9 năm 2013 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN CÔNG TY CP PHÂN BÓN 
  • 2. CÔNG TY CP PHÂN BÓN  BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN CÔNG TY CP PHÂN BÓN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH Tổng giám đốc NGUYỄN VĂN MAI Tháng 9 năm 2013
  • 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng thực: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón” tại tỉnh…Công ty CP phân bón làm chủ đầu tư được phê duyệt bởi Quyết định số …….……………………… ngày….…/…..../2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội, ngày ..…. tháng …… năm 2013
  • 4. i MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN .............................................................................................1 1.1. Xuất xứ của dự án...................................................................................................1 1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư .................................................1 1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch có liên quan ....................................2 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .....................................................................................2 2.1. Căn cứ pháp lý có liên quan ..................................................................................2 2.1.1. Căn cứ pháp lý lập báo cáo ĐTM .................................................................2 2.1.2. Căn cứ pháp lý liên quan đến dự án .............................................................3 2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng ......................................................................4 2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án và đơn vị tư vấn tự tạo lập...........................4 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ........................................................................................................4 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ..............6 4.1. Tổ chức thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ..........................6 4.1.1. Chủ dự án .........................................................................................................6 4.1.2. Đơn vị tư vấn....................................................................................................6 4.2. Danh sách và trình độ chuyên môn những người lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ..................................................................................................................7 CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.............................................................................9 1.1. TÊN DỰ ÁN...............................................................................................................9 1.2. CHỦ DỰ ÁN..............................................................................................................9 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN ...............................................................................9 1.4. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN ...................................................................10 1.4.1. Mục tiêu của dự án............................................................................................10 1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án ..................................................10 1.4.2.1. Quy mô các hạng mục công trình chính....................................................10 1.4.2.2. Quy mô các hạng mục công trình phụ trợ ................................................11 1.4.3. Công nghệ sản xuất ...........................................................................................12 1.4.3.1. Công nghệ sản xuất phân bón NPK...........................................................13 1.4.3.2. Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ .......................................................14 1.4.3.3. Công nghệ sản xuất phân NPK nước ........................................................15 1.4.4. Danh mục máy móc, thiết bị............................................................................15 1.4.5. Nguyên, nhiên vật liệu và các chủng loại sản phẩm .....................................17
  • 5. ii 1.4.5.1. Nguyên, nhiên vật liệu của dự án...............................................................17 1.4.5.2. Nhu cầu sử dụng nước.................................................................................20 1.4.5.3. Nhu cầu sử dụng điện..................................................................................21 1.4.5.4. Sản phẩm sản xuất (đầu ra)........................................................................21 1.4.6. Tiến độ thực hiện dự án....................................................................................22 1.4.7. Vốn đầu tư..........................................................................................................22 1.4.7.1. Tổng mức đầu tư ..........................................................................................22 1.4.7.2. Nguồn vốn đầu tư.........................................................................................23 1.4.8. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án................................................................23 1.4.8.1. Tổ chức quản lý............................................................................................23 1.4.8.2. Tổ chức sản xuất ..........................................................................................23 1.4.8.3. Nhu cầu lao động.........................................................................................23 CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN .........................................................................................25 2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ........................................................25 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất ............................................................................25 2.1.1.1. Địa hình.........................................................................................................25 2.1.1.2. Địa chất công trình......................................................................................25 2.1.2. Điều kiện về khí tượng .....................................................................................25 2.1.2.1. Nhiệt độ không khí .......................................................................................26 2.1.2.2. Độ ẩm không khí ..........................................................................................26 2.1.2.3. Lượng mưa ....................................................................................................27 2.1.2.4. Tốc độ gió và hướng gió..............................................................................28 2.1.2.5. Bức xạ mặt trời .............................................................................................28 2.1.2.6. Lượng bốc hơi...............................................................................................29 2.1.2.7. Độ bền vững khí quyển................................................................................29 2.1.3. Điều kiện thủy văn ............................................................................................30 2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý.............................31 2.1.4.1. Hiện trạng môi trường không khí...............................................................31 2.1.4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước...................................................34 2.1.4.3. Hiện trạng chất lượng môi trường đất......................................................35 2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học........................................................................35 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.......................................................................35 2.2.1. Điều kiện về kinh tế ..........................................................................................35 2.2.2. Điều kiện về xã hội ...........................................................................................36 2.3. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TÂN KIM.............................................................................................................36
  • 6. iii 2.3.1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng...................................................................................36 2.3.2. Tình hình hoạt động của ..................................................................................37 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...................................39 3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ......................................................................................39 3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị .......................39 3.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải.......................................39 3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải ................................46 3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động của nhà máy.........................47 3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải.......................................48 3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải ................................57 3.1.3. Tác động do các rủi ro, sự cố...........................................................................60 3.1.3.1. Trong giai đoạn xây dựng...........................................................................60 3.1.3.2. Trong giai đoạn hoạt động .........................................................................61 3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ .....................................................................................................................................62 CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG .....................................................65 4.1 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ ÁN GÂY RA ..................................................................................................................65 4.1.1 Trong giai đoạn xây dựng....................................................................................65 4.1.1.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí......................66 4.1.1.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ..............................66 4.1.1.3. Các biện pháp quản lý chất thải rắn .........................................................67 4.1.1.4. Các biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải67 4.1.2 Trong giai đoạn vận hành ....................................................................................68 4.1.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí......................68 4.1.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ..............................73 4.1.2.3. Các biện pháp quản lý chất thải rắn .........................................................77 4.1.2.4. Biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải.......78 4.2 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ80 4.2.1 Trong giai đoạn xây dựng....................................................................................80 4.2.1.1 Biện pháp phòng chống cháy nổ.................................................................81 4.2.1.2 Biện pháp phòng chống tai nạn lao động..................................................81 4.2.2 Trong giai đoạn vận hành ....................................................................................82 4.2.2.1 Biện pháp phòng chống cháy nổ.................................................................82 4.2.2.2 Tai nạn lao động, tai nạn giao thông .........................................................83 CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .......84
  • 7. iv 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG..............................................84 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ............................................90 5.2.1. Giám sát chất lượng môi trường không khí ...................................................91 5.2.1.1. Giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh ........................91 5.2.1.2. Giám sát chất lượng môi trường không khí tại khu vực sản xuất, giám sát môi trường lao động...............................................................................................91 5.2.1.3. Giám sát khí thải tại nguồn.........................................................................91 5.2.2. Giám sát chất lượng nước thải.........................................................................91 5.2.3. Quan trắc, giám sát các thành phần môi trường khác...................................92 5.2.4. Các biện pháp hỗ trợ trong chương trình giám sát chất lượng môi trường92 CHƯƠNG VI: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ......................................................93 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT .........................................................................94 1. KẾT LUẬN ..................................................................................................................94 2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................95 3. CAM KẾT....................................................................................................................95 CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO........................................................................99 PHỤ LỤC .................................................................................................................................100
  • 8. v MỤC LỤC BẢNG Bảng 1.1 Danh sách và trình độ chuyên môn của những người lập báo cáo ĐTM..............7 Bảng 1.2 Tọa độ địa lý giới hạn dự án .......................................................................................9 Bảng 1.3 Diện tích các hạng mục công trình chính................................................................10 Bảng 1.4 Danh mục các máy móc, thiết bị của nhà máy hiện hữu.......................................15 Bảng 1.5 Danh mục các máy móc, thiết bị cho dự án mở rộng ............................................16 Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu, hóa chất cho sản xuất hiện hữu .............17 Bảng 1.7 Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu, hóa chất cho dự án mở rộng ..................19 Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng nước hiện tại và dự báo cho dự án mới.....................................21 Bảng 1.9 Sản phẩm và công suất sản xuất...............................................................................21 Bảng 1.10 Tiến độ thực hiện dự án mở rộng...........................................................................22 Bảng 1.11 Nhu cầu lao động vào năm hoạt động ổn định.....................................................23 Bảng 2. 1 Diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012............................26 Bảng 2. 2 Diễn biến độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012................................27 Bảng 2. 3 Diễn biến lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012........................27 Bảng 2. 4 Diễn biến số giờ nắng trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012......................29 Bảng 2. 5 Phân loại độ bền vững của khí quyển....................................................................30 Bảng 2. 6 Vị trí quan trắc, lấy mẫu vi khí hậu và môi trường không khí ............................31 Bảng 2. 7 Kết quả khảo sát điều kiện vi khí hậu và tiếng ồn ................................................32 Bảng 2. 8 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh ...........................................33 Bảng 2. 9 Kết quả phân tích chất lượng nước thải .................................................................34 Bảng 3. 1 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng...40 Bảng 3. 2 Tác động của các yếu tố gây ô nhiễm không khí điển hình.................................40 Bảng 3. 3 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí do khí thải từ các phương tiện vận tải .41 Bảng 3. 4 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn...................................42 Bảng 3. 5 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn..........................................43 Bảng 3. 6 Hệ số các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng....43 Bảng 3. 7 Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt .......44 Bảng 3. 8 Các vấn đề ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh...............................................47 Bảng 3. 9 Đặc trưng ô nhiễm bụi trong nhà máy sản xuất phân bón NPK .........................51 Bảng 3. 10 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà máy sản xuất phân bón NPK .................51 Bảng 3. 11 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ...................54 Bảng 3. 12 Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng....................................................63
  • 9. vi Bảng 4. 1 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau hệ thống bể tự hoại ........................76 Bảng 5. 1 Chương trình quản lý môi trường ...........................................................................85 Bảng 5. 2 Kinh phí vận hành dự kiến các công trình môi trường.........................................90 MỤC LỤC HÌNH Hình 1.1 Vị trí dự án trong .......................................................................................................10 Hình 1.2 Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón NPK .................................................................13 Hình 1.3 Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón hữu cơ ..............................................................14 Hình 1.4 Sơ đồ quy trình sản xuất phân NPK nước ...............................................................15 Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức quản lý dự án......................................................................................23 Hình 4. 1 Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý bụi cho xưởng sản xuất ....................71 Hình 4. 2 Hình ảnh minh họa nguyên lý hoạt động của cyclon ............................................72 Hình 4. 3 Phương án quản lý nước mưa, nước thải ................................................................73 Hình 4. 4 Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn................................74 Hình 4. 5 Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn ............................................................................................75
  • 10. vii DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BOD5 Nhu cầu ôxy sinh hóa sau 5 ngày đo ở 20oC BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường CB-CNV Cán bộ - Công nhân viên KCN Khu công nghiệp COD Nhu cầu ôxy hóa học CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt ĐTM Đánh giá tác động môi trường GTVT Giao thông vận tải KT - XH Kinh tế - Xã hội NĐ – CP Nghị định Chính phủ NTSH Nước thải sinh hoạt PCCC Phòng cháy chữa cháy QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ-BYT Quyết định - Bộ Y tế QLNN Quản lý nhà nước SS Chất rắn lơ lửng (Suspended Solid) TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCVSLĐ Tiêu chuẩn Vệ sinh - lao động TSS Tổng hàm lượng cặn lơ lửng (Total Suspended Solid) UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tổ quốc UBND Uỷ ban nhân dân VOC Hợp chất hữu cơ bay hơi (Volatile organic compound)
  • 11. Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 1 TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ˗ Tên dự án: Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón”. ˗ Địa điểm thực hiện dự án: ˗ Nội dung dự án: Lắp đặt thiết bị, máy móc cho dây chuyền sản xuất mới trên mặt bằng nhà xưởng hiện hữu thuê của Tổng kho .... Không tiến hành xây dựng hay sữa chữa lại. ˗ Chủ đầu tư: .... Dự án thực hiện tại nhà xưởng hiện hữu, với cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh, chủ dự án chỉ tiến hành lắp đặt thiết bị, máy móc cho dây chuyền sản xuất mới. Các hoạt động này diễn ra trong thời gian ngắn nên chỉ gây ra những tác động nhỏ đến môi trường không khí (như ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn), gia tăng lượng rác thải, nước thải, tăng mật độ giao thông, tai nạn lao động, v.v. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ làm gia tăng mật độ giao thông làm phát sinh bụi, tiếng ồn, khí thải; tập trung công nhân làm gia tăng rác thải và nước thải, ngoài ra quá trình sản xuất cũng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, nước, …. Các tác động trên sẽ rất nghiêm trọng nếu như không có biện pháp khắc phục. Nhận thức được một cách sâu sắc các tác hại mang lại do thực hiện dự án, chủ đầu tư đã có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục và hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn xây dựng cũng như giai đoạn hoạt động. II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Nhà máy sẽ sản xuất 03 loại phân bón bao gồm: Phân NPK, phân hữu cơ và phân NPK nước. Công nghệ sản xuất tương tự dự án hiện hữu. Quy trình công nghệ sản xuất của từng loại và nguồn phát sinh chất thải được trình bày ở các Hình 1, 2, 3.
  • 12. Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 2 Hình 1: Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón NPK Hình 2: Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón hữu cơ Chảo quay Sàng rung Cân bao Đóng gói thành phẩm Ồn, bụi, mùi, CTR Nước thải vệ sinh Ồn, bụi, mùi, hạt không đúng kích cỡ CTR, bụi, mùi Tiếng ồn CTR Bụi Bàn nạp liệu Bụi, mùi Điện Điện Máy trộn quay Bồn chứa thành phẩm Cân bao Đóng gói thành phẩm Ồn, bụi, mùi, CTR Nước thải vệ sinh Bụi, mùi CTR Tiếng ồn CTR Bụi Nguyên liệu: - SA, DAP, KCl - Phụ gia - Bụi, mùi Nghiền BụiĐiện Điện
  • 13. Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 3 Hình 3: Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón NPK nước III. NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU 1. Trong giai đoạn lắp đặt thiết bị máy móc 1.1. Ô nhiễm môi trường không khí 1.1.1. Nguồn phát sinh Trong quá trình lắp ráp thiết bị của dự án, chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu là khí thải của các phương tiện vận chuyển có chứa bụi, CO, SOx, NOx, hydrocarbon. Tác động lên môi trường không khí ở giai đoạn này có mức độ không lớn và chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên cũng cần phải đánh giá để có biện pháp giảm thiều thích hợp. 1.1.2. Biện pháp giảm thiểu Áp dụng các biện pháp quản lý như: ˗ Tưới nước đường vận chuyển trên khu vực xe ra vào dự án; ˗ Lập kế hoạch thi công hợp lý; ˗ Hoạt động đúng công suất của các phương tiện vận chuyển. 1.2. Ô nhiễm môi trường nước 1.2.1. Nguồn phát sinh Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa chảy tràn trên bề mặt nhà xưởng hiện hữu. a) Nước mưa chảy tràn Về cơ bản, nước mưa được quy ước là nước sạch. Nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu khu vực và thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất Bồn chứa Rót cân Đóng gói thành phẩm Ồn, bụi, mùi, CTR Nước thải vệ sinh Bụi, mùi, CTR CTR, mùi Tiếng ồn Nước và nguyên liệu
  • 14. Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 4 cao, ngoài ra còn có nhiều tạp chất khác. Tổng diện tích của dự án là 2.500 m2, lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án được ước tính khoảng: Q = 0,007 m3/s. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau: ˗ Tổng Nitơ : 0,5 – 1,5 mg/l; ˗ Photpho : 0,004 – 0,03 mg/l; ˗ COD : 10 – 20 mg/l; ˗ Tổng chất rắn lơ lửng : 10 – 20 mg/l. b) Nước thải sinh hoạt Ước tính, khi dự án tiến hành thực hiện lắp đặt máy móc thiết bị sẽ có khoảng 10 công nhân làm việc, tiêu chuẩn cấp nước cho công nhân hoạt động tại dự án là 100 lít/người.ngày, lượng nước thải bằng 100% lượng nước cấp, vậy lượng nước thải sinh hoạt sẽ là 1 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật. 1.2.2. Biện pháp giảm thiểu a) Nước mưa chảy tràn Nước mưa được quy ước là sạch, có thể xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận mà không cần phải xử lý thông qua hệ thống thoát nước mưa hiện hữu của nhà máy. b) Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn hiện hữu trước khi thoát ra hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. 1.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 1.3.1. Nguồn phát sinh a) Chất thải sinh hoạt Khi dự án tiến hành lắp đặt thiết bị máy móc, lượng công nhân làm việc tại đây trung bình sẽ có khoảng 10 người, hệ số phát thải rác thải sinh hoạt cho khu vực công trường là 0,5 kg/người.ngày. Do đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ước tính khoảng 5 kg/ngày với thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ, nilon… b) Chất thải nguy hại Dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu, thùng đựng sơn… phát sinh trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị và chạy thử. Lượng phát thải ước tính tối đa khoảng 10kg trong suốt quá trình lắp đặt.
  • 15. Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 5 1.3.2. Biện pháp giảm thiểu a) Chất thải sinh hoạt Tất cả rác sinh hoạt của công nhân sẽ được thu gom vào các thùng chứa rác hiện hữa trong khuôn viên nhà máy và giao cho ... xử lý chung với CTR sinh hoạt của Nhà máy hiện hữu. b) Chất thải nguy hại Công ty sẽ cho thu gom các loại chất thải này và lưu trữ, xử lý chung với chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của nhà máy hiện hữu theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại. 1.4. Tiếng ồn 1.4.1. Nguồn phát sinh Bên cạnh nguồn ô nhiễm là khí thải, ô nhiễm tiếng ồn cũng gây một tác động đáng kể đến các đối tượng liên quan. Tiếng ồn có thể phát sinh do các phương tiện vận chuyển máy móc thiết bị cũng như hoạt động lắp đặt dây chuyền sản xuất mới. 1.4.2. Biện pháp giảm thiểu Áp dụng các biện pháp quản lý để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường do tiếng ồn như: điều phối các hoạt động lắp đặt để giảm mức tập trung của các hoạt động gây ồn; Hạn chế các phương tiện vận chuyển tập kết tại dự án trong cùng một thời điểm để hạn chế tiếng ồn và khí thải. 1.5. Các rủi ro, sự cố môi trường 1.5.1. Sự cố cháy nổ a) Nguyên nhân Sự cố cháy nổ có thể xảy ra do chập điện, lưu giữ các nguyên nhiên liệu dễ cháy nổ như: sơn, xăng, dầu DO… không đúng quy định an toàn, do sự bất cẩn của công nhân… b) Giải pháp Thực hiện các biện pháp quản lý nhằm tránh gây ra sự cố cháy nổ như: thiết lập các quy tắc sử dụng các thiết bị điện an toàn, không hút thuốc trong khu vực thực hiện dự án v.v. 1.5.2. An toàn lao động a) Nguyên nhân ˗ Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc.
  • 16. Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 6 ˗ Sự cố ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động. b) Giải pháp ˗ Thiết lập nội quy lao động tại công trường như: nội quy ra, vào; nội quy về trang phục, bảo hộ lao động; nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu; về an toàn điện; an toàn giao thông; phòng chống cháy nổ. ˗ Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân. 2. Trong giai đoạn vận hành của dự án 2.1. Ô nhiễm môi trường do khí thải 2.1.1. Nguồn phát sinh ˗ Bụi, khí thải và tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển. ˗ Mùi hôi, bụi phát sinh từ quá trình sản xuất và lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm. 2.1.2. Biện pháp giảm thiểu Áp dụng các biện pháp quản lý nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động của các phương tiện giao thông và hoạt động sản xuất như: hoạt động đúng công suất của các phương tiện vận chuyển, áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, kiểm soát chặt chẽ quy trình hoạt động để hạn chế sự bay hơi, phát tán bụi của nguyên liệu và sản phẩm, mặt bằng phân xưởng phải được bố trí đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp, trang bị thiết bị bảo hộ cho công nhân như: khẩu trang, găng tay…. Bên cạnh các biện pháp quản lý, áp dụng biện pháp kỹ thuật để xử lý bụi phát sinh từ hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh lao động, giảm thất thoát nguyên liệu để tăng hiệu quả sản xuất. Khí thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 21:2009/BTNMT, cột B với Kp=1; Kv=1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý bụi như sau:
  • 17. Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 7 Hình 5: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý bụi 2.2. Ô nhiễm môi trường do nước thải 2.2.1. Nguồn phát sinh a) Nước mưa chảy tràn Tổng diện tích của dự án là 2.596 m2. Lượng mưa trong tháng cao nhất trong năm của dự án là 378 mm. Giả sử trong tháng mưa nhiều nhất có 12 ngày mưa và mỗi ngày mưa 3 giờ. Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án được ước tính như sau: Q = 0,008 m3/s b) Nước thải sinh hoạt Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, lượng nhân viên và công nhân dự kiến khoảng 105 người (tăng 30 người so với dự án hiện hữu). Lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt khoảng 9 m3/ngày. Lượng nước thải phát sinh tính bằng 100% lượng nước sử dụng: 9 m3/ngày. Trong nước thải sinh hoạt có chứa một hàm lượng lớn chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ, chất rắn lơ lửng, chất dinh dưỡng và vi sinh vật. c) Nước thải sản xuất Trong quá trình sản xuất hầu như không phát sinh nước thải. Chỉ có nước tưới đường có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước và đất nếu không được quản lý tốt. Chụp hút Đường ống dẫn Bụi từ các khu vực phát sinh bụi: công đoạn trộn, đóng bao, chảo quay… Quạt hút Cyclon Bụi Ống khói
  • 18. Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 8 2.2.2. Biện pháp giảm thiểu a) Nước mưa chảy tràn Nước mưa thuộc loại khá sạch, do đó chỉ áp dụng biện pháp thu gom và cho lắng cặn đối với nước mưa chảy tràn đã đáp ứng đủ yêu cầu trước khi thải vào hệ thống thu gom nước mưa chung. Sử dụng hệ thống thu gom và thoát nước mưa hiện hữu, đã tách riêng với hệ thống thoát nước thải sau đó dẫn ra hệ thống thoát nước mưa chung của KCN, tránh tình trạng pha loãng nước thải. b) Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt từ hố xí, chậu tiểu v.v. của Cơ sở sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn của nhà xưởng hiện hữu xây dựng theo đúng quy cách, toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt của dự án sau khi qua bể tự hoại được dẫn vào hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của để tiếp tục xử lý trước khi chảy ra sông . c) Nước thải sản xuất Quá trình sản xuất không phát sinh nước thải nên không cần áp dụng biện pháp xử lý. Riêng đối với nước tưới đường, cần thường xuyên vệ sinh đường và sân bãi. 2.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 2.3.1. Nguồn phát sinh a) Chất thải rắn sinh hoạt Với số lượng công nhân viên là 105 người khi dự án đi vào hoạt động ổn định, dựa vào lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ dự án hiện hữu, ước tính sẽ phát sinh khoảng 350kg chất thải rắn/tháng. Thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: ˗ Các hợp chất có thành phần hữu cơ dễ phân hủy: Thực phẩm, rau quả, thức ăn thừa… ˗ Các hợp chất có thành phần vô cơ khó phân hủy: bao bì, hộp đựng thức ăn và đồ uống bằng nylon, nhựa, plastic, PVC, thủy tinh, vỏ hộp kim loại… b) Chất thải rắn sản xuất không nguy hại Dự án mới có công nghệ sản xuất tương tự dự án hiện hữu nên loại và thành phần chất thải cũng tương tự. Thành phần chủ yếu là thùng carton, bao bì các loại: chủ yếu là bao bì chứa các nguyên liệu sản xuất, bao bì sản phẩm hư hỏng, các dụng cụ bảo hộ lao động sau quá trình sử dụng v.v. với lượng phát sinh ước tính khoảng 250kg/tháng.
  • 19. Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 9 c) Chất thải rắn nguy hại Bên cạnh chất thải rắn sản xuất, trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị cũng như các vật dụng khác sẽ tạo ra một lượng chất thải nguy hại như: Dầu nhớt thải từ quá trình bôi trơn, giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang thải, pin, hộp mực in thải v.v. Ước tính lượng phát sinh khoảng 10 kg/tháng. 2.3.2. Biện pháp giảm thiểu a) Chất thải rắn sinh hoạt ˗ Thu gom, phân loại tại nguồn. Sử dụng chung hệ thống thu gom, lưu chứa của nhà máy hiện hữu ˗ Duy trì hợp đồng với ... để thu gom, xử lý lượng rác thải này với tần suất thu gom 1lần/ngày. b) Chất thải rắn sản xuất không nguy hại Toàn bộ lượng chất thải rắn này được thu gom và lưu trữ tại kho chứa phế liệu và định kỳ bán cho đơn vị tái chế. c) Chất thải rắn nguy hại Do số lượng chất thải nguy hại phát sinh không nhiều và thành phần không quá phức tạp nên công ty sẽ lưu trữ CTNH tại nhà kho, khi số lượng phát sinh lớn sẽ hợp đồng thu gom, xử lý với đơn vị có chức năng xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh . 2.4. Tiếng ồn 2.4.1. Nguồn phát sinh Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của cơ sở bao gồm: ˗ Quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu và sản phẩm; ˗ Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, xe nâng hàng chuyên dụng; ˗ Hoạt động của hệ thống quạt thông gió nhà xưởng; ˗ Hoạt động của dây chuyền sản xuất: máy trộn, chảo quay, sàn rung, máy đóng gói. 2.4.2. Giải pháp Một số biện pháp được áp dụng như sau: bố trí nhà xưởng thông thoáng, trang bị nút tai chống ồn cho nhân viên làm việc ở khu vực có mức ồn cao v.v. 2.5. Ô nhiễm nhiệt 2.5.1. Nguồn phát sinh Quá trình hoạt động của nhà máy và bức xạ mặt trời thường tạo ra nhiệt độ cao. Tổng các nhiệt lượng này tỏa vào không gian nhà xưởng rất lớn làm nhiệt độ bên trong
  • 20. Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 10 nhà xưởng tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động. Vì vậy cần phải đánh giá tác động của ô nhiễm nhiệt đối với sức khỏe của người công nhân để có biện pháp xử lý, giảm thiểu thích hợp. 2.5.2. Giải pháp Bố trí nhà xưởng thông thoáng. 2.6. Các rủi ro, sự cố môi trường 2.6.1. Sự cố cháy nổ a) Nguyên nhân Nguy cơ cháy nổ của công ty có thể gây ra từ quá trình lưu trữ nguyên liệu và sản phẩm. Những nguyên nhân có thể gây cháy điện có thể kể đến bao gồm cháy do dùng điện quá tải, cháy do chập mạch, cháy do nối dây không tốt (lỏng, hở), cháy do tia lửa tĩnh điện, cháy do sét đánh v.v hoặc phát sinh do sự bất cẩn trong sinh hoạt của nhân viên, công nhân trong khu vực sản xuất. b) Giải pháp Trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, thường xuyên tập huấn cho toàn thể công nhân viên về công tác phòng chống cháy nổ. Đưa ra các quy định chung về an toàn cháy nổ. 2.6.2. Tai nạn lao động a) Nguyên nhân Nguyên nhân chủ yếu do: ˗ Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc; ˗ Bất cẩn của công nhân trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị và bốc dỡ hàng hóa. b) Giải pháp ˗ Đề ra các quy định về an toàn lao động; ˗ Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của công nhân viên; ˗ Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho nhân viên. IV. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Chương trình giám sát môi trường bao gồm các nội dung sau: 1. Giám sát chất lượng không khí 1.1. Giám sát môi trường không khí xung quanh ˗ Thông số giám sát: Tiếng ồn, bụi, SO2, NO2, CO, NH3, H2S, vi khí hậu;
  • 21. Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường Trang 11 ˗ Địa điểm giám sát: 01 điểm tại cổng ra vào; ˗ Tần suất giám sát: 06 tháng/1 lần; ˗ Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT. 1.2. Giám sát môi trường không khí khu vực sản xuất ˗ Thông số giám sát: Độ ồn, nhiệt độ, bụi, SO2, NO2, CO, NH3, H2S; ˗ Địa điểm giám sát: 01 điểm trong khuôn viên nhà xưởng; ˗ Tần suất giám sát: 06 tháng/lần trong suốt quá trình hoạt động; ˗ Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002. 1.3. Giám sát chất lượng môi trường không khí tại nguồn (hệ thống xử lý bụi) ˗ Thông số giám sát: Lưu lượng, bụi, SO2, NOx, NH3; ˗ Địa điểm giám sát: 01 điểm tại ống khói hệ thống xử lý bụi; ˗ Tần suất giám sát: 03 tháng/lần trong suốt quá trình hoạt động; ˗ Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 21:2009/BTNMT, cột B, Kp = 1, Kv = 1. 2. Giám sát chất lượng nước thải ˗ Thông số giám sát: pH, COD, BOD5, Chất rắn lơ lửng, Tổng Nitơ, Tổng Photpho, dầu động thực vật, coliform; ˗ Vị trí giám sát: 01 điểm tại hố ga tập trung nước thải sau bể tự hoại và trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của ; ˗ Tần suất giám sát: 03 tháng/1 lần trong suốt quá trình hoạt động; ˗ Tiêu chuẩn so sánh: tiêu chuẩn đấu nối của nhà máy XLNT tập trung của (QCVN 40:2011/BTNMT – Cột B, với Kq = 0,9; Kf = 1,2) 3. Giám sát các thành phần môi trường khác ˗ Kiểm tra công tác quản lý CTR thông thường, CTR nguy hại (quá trình phân loại rác tại nguồn, khối lượng, thành phần rác thải phát sinh, quá trình bàn giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý); ˗ Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, an toàn vệ sinh lao động.
  • 22. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 1 MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1.1. Xuất xứ của dự án ... chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2012 dưới sự ủy quyền của . Sản phẩm chính của Công ty là các loại phân bón như phân NPK và phân bón hữu cơ. Công ty đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án với công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm vào năm 2011 và đã được Ban quản lý khu kinh tế tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-BQLKKT ngày 28/02/2012. (Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy sản xuất phân bón, công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm đính kèm trong phần phụ lục) Sản xuất nông nghiệp có một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó, nhu cầu phân bón phục vụ cho nông nghiệp rất lớn (bình quân mỗi năm khoảng 10 triệu tấn), trong khi nguồn cung cấp trong nước không đáp ứng đủ cả về chất và lượng nên còn phụ thuộc vào nhập khẩu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh nói riêng cũng như cả nước nói chung, tuân theo định hướng phát triển chung của ngành công nghiệp phân bón cộng với những thuận lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước và tỉnh , ... sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất sản phẩm phân bón từ công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm lên 50.000 tấn sản phẩm/năm, với dây chuyền sản xuất mới được bố trí ngay tại nhà xưởng hiện hữu của Nhà. Dự án được thực hiện góp phần mang lại những sản phẩm phân bón đảm bảo về chất lượng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế và xã hội như: giải quyết thêm vấn đề việc làm cho lao động địa phương, Nhà nước và địa phương có thêm nguồn thu ngân sách từ thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cho chủ đầu tư đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh . 1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án là .... (Chủ đầu tư tự phê duyệt theo Luật đầu tư). Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0305883945 – 002 ngày 08/11/2011 để thực hiện dự án và Ban quản lý khu kinh tế tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 50211000292 ngày 29/12/2011.
  • 23. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 2 1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch có liên quan Dự án nằm hoàn toàn trong đã được quy hoạch từ trước nên không ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch chung của khu vực. 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2.1. Căn cứ pháp lý có liên quan 2.1.1. Căn cứ pháp lý lập báo cáo ĐTM ˗ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012; ˗ Luật Đất đai số 13/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 23/11/2003; ˗ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006; ˗ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP, ngày 13/6/2003 của Chính phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; ˗ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính Phủ về: “Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải nước vào nguồn nước”; ˗ Nghị định số 04/2007/NĐ-CP, ngày 8/1/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP; ˗ Nghị định số 59/2007/NĐ – CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn; ˗ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; ˗ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về việc quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; ˗ Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/06/2005 của Bộ TN&MT về “Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ về quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước”;
  • 24. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 3 ˗ Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/07/2009 về việc quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp; ˗ Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH – BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn – Vệ sinh lao động trong cơ sở lao động; ˗ Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định về quản lý chất thải nguy hại; ˗ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; ˗ Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT- BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp; ˗ Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động; ˗ Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường; ˗ Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; ˗ Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 2.1.2. Căn cứ pháp lý liên quan đến dự án ˗ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0305883945 – 002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cấp ngày 08/11/2011 và Giấy chứng nhận đầu tư số 50211000292 do Ban quản lý khu kinh tế tỉnh cấp ngày 29/12/2011. ˗ Quyết định số 4401/QĐ – UBND ngày 14/11/2005 phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất phân bón” đầu tư của Ban quản lý khu kinh tế tỉnh ngày 28/02/2012.
  • 25. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 4 2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng ˗ TCVSLĐ 3733/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động đối với không khí trong nhà xưởng của Bộ Y tế; ˗ QCVN 03 : 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép kim loại nặng trong đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường; ˗ QCVN 05 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh đối với các chất vô cơ của Bộ Tài nguyên và Môi trường; ˗ QCVN 06 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh của Bộ Tài nguyên và Môi trường; ˗ QCVN 07 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường; ˗ QCVN 08 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; ˗ QCVN 09 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; ˗ QCVN 14 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; ˗ QCVN 27 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; ˗ QCVN 21 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học; ˗ QCVN 26 : 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; ˗ QCVN 40 : 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. 2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án và đơn vị tư vấn tự tạo lập ˗ Dự án đầu tư “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón từ công suất”; ˗ Các số liệu, dữ liệu thống kê về hoạt động của Nhà máy; ˗ Báo cáo ĐTM Nhà máy sản xuất phân bón công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm đã được phê duyệt. Các tài liệu, dữ liệu sử dụng trong báo cáo ĐTM là những tài liệu có tính cập nhật và độ tin cậy cao. 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thủy văn, điều kiện KT –XH, môi trường tại khu vực thực hiện dự án. Các số liệu về khí tượng thủy văn được sử dụng chung của tỉnh . Tình hình phát triển KT – XH được sử dụng số liệu chung của huyện .
  • 26. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 5 Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu vực thực hiện Dự án nhằm làm cơ sở cho việc đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm phân tích hiện trạng môi trường nền dự án. Quá tình khảo sát hiện trường càng tiến hành chính xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và khả thi. Các phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường tuân thủ các TCVN hiện hành có liên quan. Phương pháp tổng hợp, so sánh: dùng để tổng hợp các số liệu, kết quả đo đạc, quan trắc thu thập được và so sánh với các TCVN/QCVN. Từ đó rút ra các nhận xét về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án. Phương pháp mạng lưới: Phương pháp này nhằm chỉ rõ các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau giữa các tác động đến môi trường tự nhiên và các yếu tố KT – XH trong quá trình thực hiện dự án, bao gồm cả quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động. Phương pháp liệt kê: Được sử dụng khá phổ biến (kể từ khi có Cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia ra đời ở một số nước – NEPA) và mang lại nhiều kết quả khả quan do có nhiều ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong suốt quá trình phân tích và đánh giá hệ thống. Bao gồm 2 loại chính như sau: ˗ Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá; ˗ Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu có khả năng bị tác động. Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác đánh giá tác động môi trường nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung. Kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa được các kết quả đã đạt được trước đó, đồng thời, tránh những sai lầm. Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là các tài liệu chuyên ngành liên quan tới dự án, có vai trò quan trọng trong việc nhận dạng và phân tích các tác động liên quan đến hoạt động của Dự án.
  • 27. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 6 Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm: Phương pháp này do tổ chức y tế thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tùy theo từng ngành sản xuất và các biện pháp BVMT kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước và chất thải rắn khi dự án triển khai. Báo cáo ĐTM là một quá trình thực hiện gồm nhiều bước, mỗi bước có những yêu cầu riêng. Đối với mỗi bước có thể áp dụng một vài phương pháp ĐTM thích hợp để đạt được mục tiêu đề ra. ˗ Bước 1: Xác định các tác động môi trường tiềm tàng có thể xảy ra từ những hoạt động của dự án; ˗ Bước 2: Phân tích nguyên nhân và hiệu quả để từ các tác động môi trường tiềm tàng tìm ra những tác động môi trường quan trọng cần đánh giá; ˗ Bước 3: Dự báo diễn biến của các tác động; ˗ Bước 4: Đánh giá các tác động môi trường theo chuẩn định lượng và định tính; ˗ Bước 5: Các giải pháp thực hiện. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 4.1. Tổ chức thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ... đã phối hợp cùng Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh để thực hiện việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón” để trình các cơ quan QLNN về BVMT thẩm định theo quy định. 4.1.1. Chủ dự án Chủ dự án là : ... Người đại diện : Chức vụ : Giám đốc Địa chỉ : Điện thoại : 4.1.2. Đơn vị tư vấn Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh Người đại diện : Ông Nguyễn Văn Mai Chức vụ : Tổng Giám đốc Địa chỉ : 158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
  • 28. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 7 Điện thoại : 08.3911 8552 Fax: 08.3911 8579 4.2. Danh sách và trình độ chuyên môn những người lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Danh sách và trình độ chuyên môn của những thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM cho Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón” được trình bày trong bảng sau: Bảng 1.1 Danh sách và trình độ chuyên môn của những người lập báo cáo ĐTM STT Họ và tên Đơn vị công tác Chuyên ngành/ Chức vụ Năm kinh nghiệm 1. Chủ dự án 01 Trần Dũng ... Giám đốc 10 năm 2. Đơn vị tư vấn 01 Nguyễn Văn Mai Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh Quản lý chung 10 năm 02 KS. Huỳnh Thị Yến Thinh Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh Kỹ thuật môi trường 6 năm 03 KS.Phạm Thị Anh Thư Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh Kỹ thuật môi trường 2 năm 04 KS.Nguyễn Thị ToànVương Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh Kỹ thuật môi trường 3 năm 05 KS.Nguyễn Thị Thùy Linh Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh Kỹ thuật môi trường 5 năm  Quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án ˗ Bước 1: Nhận các tài liệu có liên quan về dự án như: thuyết minh dự án đầu tư, các bản vẽ kỹ thuật…; ˗ Bước 2: Thu thập tài liệu, các số liệu về điều kiện, tự nhiên kinh tế xã hội khu vực dự án; ˗ Bước 3: Tiến hành khảo sát thực tế nhằm đưa ra những nhận định ban đầu về tác động môi trường có thể xảy ra khi tiến hành xây dựng và khi đưa vào hoạt động; ˗ Bước 4: Tiến hành lấy mẫu nước, đất và không khí để xác định các số liệu về môi trường nền trước khi thực hiện dự án; ˗ Bước 5: Tổng hợp số liệu, tiến hành viết báo cáo và trình hội đồng thẩm định phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án.
  • 29. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 8
  • 30. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 9 CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón từ công suất”. 1.2. CHỦ DỰ ÁN Chủ đầu tư : ... Người đại diện : Chức vụ : Giám đốc Địa chỉ : Điện thoại : 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón” được thực hiện tại nhà xưởng hiện hữu với diện tích 2.500m2 thuê lại xưởng của Tổng kho ... Vị trí hoạt động với các hướng tiếp giáp như sau: ˗ Phía Đông giáp khu đất trống; ˗ Phía Tây giáp Công ty TNHH Đầu tư (sản xuất phân bón); ˗ Phía Nam giáp đường nội bộ; ˗ Phía Bắc giáp đường số 1. (Bản vẽ vị trí Công ty trong tổng kho ... đính kèm trong phần phụ lục) Tọa độ địa lý giới hạn khu đất dự án được xác định ở Bảng 1.2. Bảng 1.2 Tọa độ địa lý giới hạn dự án Số hiệu điểm Tọa độ X (m) Y (m) 1 1176423 0681025 2 1176520 0682507 3 1176538 0681089 4 1176576 0681012 Khu vực nhà máy nằm hoàn toàn trong nên nằm cách xa các khu dân cư đang sinh sống tập trung. Xung quanh nhà máy hiện nay đều là các cơ sở sản xuất như: …
  • 31. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 10 Hình 1.1 Vị trí dự án trong 1.4. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Mục tiêu của dự án Dự án được thành lập với các mục tiêu chính sau: ˗ Tăng thu nhập, lợi nhuận cho công ty, đồng thời đóng góp vào Ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thuế, phí; ˗ Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh ; ˗ Tạo ra sản phẩm phân bón chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phân bón phục vụ cho hoạt động nông nghiệp của nhân dân tỉnh và các tỉnh thành lân cận. 1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón” của ... được thực hiện…. Công ty không xây dựng nhà xưởng mà chỉ tiến hành lắp ráp thêm dây chuyền sản xuất mới. 1.4.2.1. Quy mô các hạng mục công trình chính Các công trình chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được trình bày cụ thể trong Bảng 1.3. Bảng 1.3 Diện tích các hạng mục công trình chính STT Loại công trình Diện tích (m2) Tỷ lệ % Vị trí dự án
  • 32. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 11 Công trình hiện hữu 1 Nhà xưởng 2.000 77,1 2 Văn phòng 200 7,7 3 Nhà kho 180 6,9 5 Công trình phụ trợ 120 4,6 6 Nhà để xe 96 3,7 Tổng 2.596 100 Công trình đầu tư mới cho dự án Sử dụng mặt bằng nhà xưởng hiện hữu Nguồn: ... 1.4.2.2. Quy mô các hạng mục công trình phụ trợ Các công trình phụ trợ hiện hữu phục vụ cho hoạt động của công ty như sau: a. Hệ thống cấp nước sạch Hệ thống đường ống cấp nước cho dự án là kết hợp cấp nước sản xuất và sinh hoạt. Nguồn nước được cung cấp bởi Công ty cấp nước. b. Hệ thống thoát nước mưa Hệ thống thoát nước mưa đã được Tổng kho ... xây dựng hoàn chỉnh từ trước nên dự án được kế thừa cơ sở hạ tầng có sẵn, bao gồm các hố ga có nắp đan và cống thu gom nước mưa bằng bê tông cốt thép. Nước mưa qua các hố ga, song chắn rác sẽ được thoát ra cống tiếp nhận dọc đường giao thông của Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế dựa trên nguyên lý tự chảy và được tách riêng với hệ thống thoát nước thải nhằm đảm bảo vệ sinh và tránh ô nhiễm các khu vực xung quanh. c. Hệ thống thoát nước thải Hệ thống thu gom và thoát nước thải của Cơ sở đã được xây dựng riêng biệt so với hệ thống thoát nước mưa. Cơ sở tận dụng lại hoàn toàn hệ thống thoát nước thải đã có sẵn do Tổng kho ... đã xây dựng. Toàn bộ nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của Cơ sở sẽ được thu gom và xử lý cục bộ bằng bể tự hoại. Nước thải sau khi xử lý xong sẽ được thu gom về hố ga
  • 33. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 12 trước khi thoát vào hệ thống thoát nước thải của tổng kho ..., đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN để xử lý tiếp rồi xả ra nguồn tiếp nhận là sông . d. Hệ thống cấp điện Nguồn điện cung cấp cho hoạt động sản xuất của dự án là hệ thống lưới điện quốc gia thông qua trạm 110/22kv Cần Đước - và đường dây trung thế 22kv dọc theo các trục đường chính cấp điện cho các nhà máy trong KCN. e. Hệ thống giao thông Khu vực dự án nằm trong đã được quy hoạch, nên hệ thống đường giao thông và đường nội bộ khá hoàn chỉnh rộng 7 – 12m. Mặt đường thảm bê tông nhựa tải trọng 40 – 60 tấn. Ngoài ra, KCN còn giáp với cảng nội địa về phía Đông Bắc nên thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm bằng cả đường thủy và đường bộ. f. Hệ thống PCCC Hệ thống PCCC được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 2622 – 1995 (PCCC cho nhà và công trình công nghiệp) bao gồm: ˗ Trang bị hệ thống báo cháy và chữa cháy phun tự động; ˗ Trang bị hệ thống chữa cháy vách tường bao gồm hệ thống bơm và bể chứa nước sử dụng chung với tổng kho ...; ˗ Trang bị các thiết bị chữa cháy cầm tay. 1.4.3. Công nghệ sản xuất Nhà máy sẽ sản xuất 03 loại phân bón bao gồm: ˗ Phân bón NPK; ˗ Phân bón hữu cơ; ˗ Phân bón NPK nước. Quy trình công nghệ sản xuất cho Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón từ công suất” hoàn toàn tương tự quy trình hiện hữu, được trình bày tại hình 1.2 , 1.3 và 1.4.
  • 34. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 13 1.4.3.1. Công nghệ sản xuất phân bón NPK Hình 1.2 Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón NPK Thuyết minh quy trình công nghệ: ˗ Bước 1: Nguyên liệu ban đầu cho sản xuất NPK hầu hết tồn tại ở dạng hạt. Mục đích của quá trình nghiền nguyên liệu nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về độ mịn (<2mm) tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phối trộn, đồng thời sản phẩm sau này có hình thức đẹp, tăng độ cứng cũng như bảo đảm đồng đều các thành phần trong hạt phân và đảm bảo chất lượng phân. Nguyên liệu được nghiền bằng máy nghiền búa, sau đó được băng tải vận chuyển nạp vào các phễu chứa liệu theo từng loại riêng biệt. Trong quá trình này có phát sinh bụi, bụi từ lúc cấp liệu vào máy nghiền, và phát sinh ở băng tải sau nghiền. ˗ Bước 2: Các nguyên liệu như DAP, KCL, Urê và các phụ gia… được đổ vào các xi lô chứa, dưới các xi lô chứa có các van xoay định lượng xả nguyên liệu xuống băng tải, các van xoay định lượng xả nguyên liệu theo một tỉ lệ ấn định xuống băng tải tùy theo yêu cầu về tỷ lệ thành phần dinh dưỡng của sản phẩm mà chúng được trộn với tỷ lệ phối liệu khác nhau. Máy trộn quay Bồn chứa thành phẩm Cân bao Đóng gói thành phẩm Ồn, bụi, mùi, CTR Nước thải vệ sinh Bụi, mùi CTR Tiếng ồn CTR Bụi Nguyên liệu: - SA, DAP, KCl - Phụ gia - Bụi, mùi Nghiền BụiĐiện Điện
  • 35. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 14 ˗ Bước 3: Băng tải đưa nguyên liệu vào thùng trộn quay. Tại đây, máy trộn quay có mục đích là đảo trộn đều các nguyên liệu lại với nhau rồi xả ra băng tải. Quá trình vận chuyển nguyên liệu trên băng tải sau khi cân vào thùng trộn có phát sinh bụi. ˗ Bước 4: Băng tải đưa nguyên liệu đã trộn đều lên bồn chứa thành phẩm. Sản phẩm từ xilo chứa được cho tháo chảy xuống bao chứa đã hứng phía dưới và đặt trên một cân định lượng cân theo số lượng định sẵn và đổ vào bao. ˗ Bước 5: Bao sau khi cân xong được băng tải đưa ra bàn may miệng bao bằng máy may tay với các loại bao có trọng lượng 25kg, 40kg và 50kg. ˗ Bước 6: May bao (đóng gói) đưa vào kho chứa hoặc đưa đi tiêu thụ. 1.4.3.2. Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ Hình 1.3 Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón hữu cơ Thuyết minh quy trình công nghệ: ˗ Bước 1: Các nguyên liệu được đổ vào bàn nạp liệu theo tỉ lệ cân sẵn và được băng tải đưa vào chảo quay. ˗ Bước 2: Chảo quay trộn đều, vò viên. Sau khi trộn đều, vò viên thì xả ra băng tải đưa đến sàng rung. ˗ Bước 3: Sàng rung sàng và phân loại kích thước hạt nhằm loại bỏ các hạt phân có kích thước không mong muốn (quá nhỏ hoặc quá to). ˗ Bước 4: Hứng bao, cân, và may bao thành phẩm. Chảo quay Sàng rung Cân bao Đóng gói thành phẩm Ồn, bụi, mùi, CTR Nước thải vệ sinh Ồn, bụi, mùi, hạt không đúng kích cỡ CTR, bụi, mùi Tiếng ồn CTR Bụi Bàn nạp liệu Bụi, mùi Điện Điện
  • 36. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 15 1.4.3.3. Công nghệ sản xuất phân NPK nước Hình 1.4 Sơ đồ quy trình sản xuất phân NPK nước Thuyết minh quy trình công nghệ: ˗ Bước 1: Bơm nước vào bồn, đổ nguyên liệu vào bồn cho máy khuấy quấy đều và tan hết nguyên liệu vào trong nước. Sau đó, bơm nguyên liệu đã khuấy đều vào bồn chứa và bơm qua cân định lượng. ˗ Bước 2: Cân, rót vào chai/bình sau đó đóng nắp, hàn seal, đóng thùng thành phẩm. 1.4.4. Danh mục máy móc, thiết bị Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tại nhà máy chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc được sản xuất trong nước, có trình độ tiên tiến khép kín. Toàn bộ các thiết bị sản xuất cho dây chuyền sản xuất mở rộng đều mới 100%. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng cho dự án được thống kê trong bảng sau: Bảng 1.4 Danh mục các máy móc, thiết bị của nhà máy hiện hữu TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Hiện trạng Nước/ Năm sx THIẾT BỊ SẢN XUẤT 1. Dây chuyền sản xuất tự động công suất 04 tấn/giờ Bộ 02 Sử dụng tốt VN/2012 2. Hệ thống điều khiển máy Bộ 01 Sử dụng tốt VN/2012 Bồn chứa Rót cân Đóng gói thành phẩm Ồn, bụi, mùi, CTR Nước thải vệ sinh Bụi, mùi, CTR CTR, mùi Tiếng ồn Nước và nguyên liệu
  • 37. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 16 TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Hiện trạng Nước/ Năm sx 3. Dây chuyền chảo Bộ 01 Sử dụng tốt VN/2012 4. Xe nâng Mitsubishi Chiếc 01 Sử dụng tốt Japan 5. Cân đóng bao 2 thùng Bộ 01 Sử dụng tốt VN/2012 6. Hệ thống điều khiển máy mở rộng trộn phân bón Bộ 01 Sử dụng tốt VN/2012 7. Mô tơ điện Bộ 01 Sử dụng tốt VN/2012 8. Vòng bi công nghiệp Bộ 01 Sử dụng tốt VN/2012 9. Mô tơ giảm tốc Bộ 01 Sử dụng tốt VN/2012 THIẾT BỊ VĂN PHÒNG 10. Máy fax Cái 01 Sử dụng tốt 11. Điện thoại Cái 05 Sử dụng tốt 12. 3Máy photocopy Cái 01 Sử dụng tốt 13. 3Máy tính, hệ thống mạng Cái 06 Sử dụng tốt 14. 4Máy in Cái 02 Sử dụng tốt Nguồn : ... Bảng 1.5 Danh mục các máy móc, thiết bị cho dự án mở rộng TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Hiện trạng Nước/ Năm sx THIẾT BỊ SẢN XUẤT 1. Dây chuyền sản xuất phân bón 60 tấn/h Bộ 02 Mới VN/2012 2. Máy nghiền 8 tấn/h Bộ 01 Mới VN/2012 3. Máy đóng gói Bộ 01 Mới VN/2012 4. Máy đóng gói vi lượng Bộ 01 Mới VN/2012 5. Mục điện và hệ thống điều khiển dây chuyền trộn phân bón cân định lượng Bộ 01 Mới VN/2012
  • 38. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 17 TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Hiện trạng Nước/ Năm sx 6. Máy trộn phân bón JZC 350L Bộ 01 Mới China/ 2012 7. Máy tạo hạt phân bón GY280 Bộ 01 Mới China/ 2012 8. Banke định lượng 1 ngăn Bộ 01 Mới VN/ 2012 9. Hệ thống thiết bị trộn Bộ 01 Mới VN/ 2012 Nguồn : ... 1.4.5. Nguyên, nhiên vật liệu và các chủng loại sản phẩm 1.4.5.1. Nguyên, nhiên vật liệu của dự án Hầu hết các nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất được cung cấp bởi các đơn vị sản xuất trong nước. Nhu cầu nguyên vật liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của Nhà máy được trình bày theo hai dạng: lượng dùng hiện hữu và lượng dự báo cho tương lai. Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất hiện hữu được trình bày trong Bảng 1.6. Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu, hóa chất cho sản xuất hiện hữu TT Tên nguyên vật liệu Tính chất Đơn vị Nhu cầu/ tháng Nhu cầu/ năm DÙNG CHO SẢN XUẤT PHÂN NPK 1. Urea Rắn Tấn 135 1.616 2. Amonium sunfat (SA) Rắn Tấn 83 1.000 3. Diamino phosphate (DAP) Rắn Tấn 42 505 4. Kali clorua (KCl) Rắn Tấn 143 1.717 5. MAP Rắn Tấn 75,9 910 6. CuSO4 Rắn Tấn 0,8 9,5 7. MgSO4 Rắn Tấn 16,8 202 8. ZnSO4 Rắn Tấn 1,3 15 9. MnSO4 Rắn Tấn 1,3 15
  • 39. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 18 TT Tên nguyên vật liệu Tính chất Đơn vị Nhu cầu/ tháng Nhu cầu/ năm 10. Borax Rắn Tấn 3,4 40,5 11. SiO2 Rắn Tấn 2,5 30 12. Tổng (bao gồm 1% hao hụt) 505 6.060 DÙNG CHO SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ 13. Urea Rắn Tấn 4,2 50 14. CaCO3 Rắn Tấn 0,6 7 15. Lân nung chảy Rắn Tấn 3,3 40 16. Than bùn Rắn Tấn 76 913 17. Tổng (bao gồm 1% hao hụt) 84,1 1.010 DÙNG CHO SẢN XUẤT PHÂN NPK NƯỚC 18. Nước Lỏng Tấn 101 1.212 19. MKP Rắn Tấn 6,3 76 20. H3PO4 Rắn Tấn 6,3 76 21. K2SO4 Rắn Tấn 6,3 76 22. KNO3 Rắn Tấn 6,3 76 23. Urea Rắn Tấn 42 504 24. Tổng (bao gồm 1% hao hụt) 168,2 2.020 NHIÊN LIỆU 25. Xăng (Vận hành xe nâng) Lỏng Lít 90 1.080 Nguồn : ..., 2012 Mô tả sơ lược các nguyên vật liệu sử dụng cho dự án: ˗ U rê (CO(NH2)2): Dạng tinh thể tinh khiết không có màu, không mùi. Urea kỹ thuật có màu trắng hoặc vàng, có dạng hình thoi, nhiệt độ nóng chảy 132,4oC. ˗ Lân (P2O5): Thường được lấy từ Diaminophosphate (DAP) có dạng hạt tròn. ˗ Kali (KCl): Có dạng rắn, hình thoi.
  • 40. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 19 ˗ Cao lanh (kaolin): + Là một khoáng sản phi kim được hình thành do quá trình phong hóa của phenbat, chủ yếu là octodaz và anbit. Quá trình phong hóa trên được gọi là quá trình kaolin hóa. + Thành phần hóa học Kaolin: o Công thức hóa học: Al2O3.2SiO2.2H2O o Thành phần lý thuyết: Al2O3 39,48%; SiO2 46,6%; H2O 13,9%. o Tỷ trọng: 2,57 – 2,61 o Độ cứng 1 – 2,5 + Kích thước hạt: Dài rộng khoảng 0,1 – 1; dày khoảng 0,02 – 0,1. Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu phục vụ cho quá trình hoạt động của dự án mở rộng được trình bày trong bảng sau: Bảng 1.7 Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu, hóa chất cho dự án mở rộng TT Tên nguyên vật liệu Lượng dùng (tấn/năm) Công suất tối đa của dự án hiện hữu Dự án mới Tổng DÙNG CHO SẢN XUẤT PHÂN NPK 1. Urea 1.616 9.157 10.773 2. Amonium sunfat (SA) 1.000 5.669 6.669 3. Diamino phosphate (DAP) 505 2.862 3.367 4. Kali clorua (KCl) 1.717 9.730 11.447 5. MAP 910 5.151 6.061 6. CuSO4 9,5 54 63,5 7. MgSO4 202 1.145 1.347 8. ZnSO4 15 87 102 9. MnSO4 15 87 102 10. Borax 40,5 229 269,5 11. SiO2 30 169 199 Tổng cộng (gồm 1% hao hụt) 6.060 34.340 40.400
  • 41. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 20 TT Tên nguyên vật liệu Lượng dùng (tấn/năm) Công suất tối đa của dự án hiện hữu Dự án mới Tổng DÙNG CHO SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ 12. Urea 50 350 400 13. CaCO3 7 47 54 14. Lân nung chảy 40 283 323 15. Than bùn 913 6.390 7.303 Tổng cộng (gồm 1% hao hụt) 1.010 7.070 8.080 DÙNG CHO SẢN XUẤT PHÂN NPK NƯỚC 16. Nước 1.212 - 1.212 17. MKP 76 - 76 18. H3PO4 76 - 76 19. K2SO4 76 - 76 20. KNO3 76 - 76 21. Urea 504 - 504 Tổng cộng (gồm 1% hao hụt) 2.020 - 2.020 NHIÊN LIỆU 22. Xăng 1.080 2.920 4.000 Nguồn : ... 1.4.5.2. Nhu cầu sử dụng nước a. Nguồn cung cấp nước Nguồn nước dùng cho toàn bộ hoạt động sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của dự án được cung cấp bởi Công ty cấp nước. b. Tính toán nhu cầu sử dụng nước Nhu cầu dùng nước của Nhà máy chủ yếu được sử dụng cho hoạt động sinh hoạt của công nhân viên, sản xuất NPK nước và tạo ẩm đường. Trong quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị, nhà xưởng (theo phương pháp khô) đều không sử dụng nước.
  • 42. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 21 Tổng nhu cầu cấp nước cho toàn công ty hiện tại khoảng 10,3 m3/ngày, tương đương 310 m3/tháng (tính trung bình theo hóa đơn tiền nước từ tháng 03/2013 đến 6/2013). Nhu cầu sử dụng nước được trình bày trong Bảng 1.8. Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng nước hiện tại và dự báo cho dự án mới STT Mục đích dùng Lượng dùng (m3/tháng) Hiện tại Dự án mới Tổng 1 Sinh hoạt 175 90 265 2 Sản xuất (sử dụng như nguyên liệu) 105 0 105 2 Tạo ẩm sân bãi 30 0 30 Tổng 310 90 400 Nguồn : ..., 2013 Như vậy dự báo lượng nước cấp cho toàn bộ hoạt động của Cơ sở khi dự án mới đi vào hoạt động ổn định khoảng: 400 m3/tháng, tương đương 13,3 m3/ngày. Nhu cầu nước phục vụ cho PCCC: Cơ sở không xây dựng bể chứa nước PCCC mà sử dụng chung bể chứa nước PCCC của Tổng kho .... 1.4.5.3. Nhu cầu sử dụng điện Nguồn điện cung cấp cho hoạt động sản xuất của dự án là hệ thống lưới điện quốc gia thông qua trạm 110/22kv - và đường dây trung thế 22kv dọc theo các trục đường chính cấp điện cho các nhà máy trong KCN. Hiện tại toàn bộ hoạt động của nhà máy hiện hữu tiêu thụ khoảng 3.000 KWh/tháng (theo hóa đơn tiền điện hàng tháng). Công suất tiêu thụ điện trung bình của cơ sở khi dự án đi vào hoạt động ổn định ước tính khoảng 7.000 KWh/tháng (trong đó dùng riêng cho dự án mới khoảng: 4.000 KWh/tháng). 1.4.5.4. Sản phẩm sản xuất (đầu ra) Dự án sản xuất các loại phân bón với công suất sản xuất vào thời điểm ổn định: 50.000 tấn sản phẩm/năm với số lượng hàng năm dự kiến như Bảng 1.9. Bảng 1.9 Sản phẩm và công suất sản xuất STT Tên sản phẩm Sản lượng (tấn sản phẩm/năm) Hiện tại (đã cấp phép) Mở rộng Tổng công suất
  • 43. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 22 1 Phân bón NPK 6.000 34.000 40.000 2 Phân hữu cơ 1.000 7.000 8.000 3 Phân NPK nước 2.000 - 2.000 Tổng 9.000 41.000 50.000 Nguồn : ..., 2013 Mức tiêu thụ nguyên liệu ở nhà máy có sự chênh lệch với lượng sản phẩm do nguyên liệu thất thoát trong quá trình sản xuất (chủ yếu là thất thoát dạng bụi ở hầu hết các công đoạn sản xuất). Lượng bụi thất thoát khoảng 1% – 3%/tấn sản phẩm nếu không có hệ thống thu hồi bụi. Toàn bộ sản phẩm được sản xuất tại Cơ sở sẽ được đóng gói với nhiều loại bao bì với dung tích khác nhau để dễ dàng cung ứng cho thị trường như: bao 25kg, 40kg, 50kg. Bao bì và tem nhãn của Cơ sở được thiết kế với mẫu mã riêng để tạo thương hiệu và chống làm giả. Giá sản phẩm sẽ được bán với giá cạnh tranh để thu hút khách hàng. Ngoài ra, trên tem nhãn sẽ in những thông tin cần thiết cho người sử dụng đúng quy định của pháp luật. 1.4.6. Tiến độ thực hiện dự án Công ty thực hiện Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón” tại nhà xưởng hiện hữu thuê lại của Tổng kho ... nên các hạng mục cơ bản đã có sẵn, dự án chỉ tiến hành lắp ráp thêm dây chuyền sản xuất mới. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án sẽ được trình bày trong Bảng 1.10. Bảng 1.10 Tiến độ thực hiện dự án mở rộng STT Nội dung Thời gian thực hiện 1 Chuẩn bị đầu tư, xin giấy phép Quý III năm 2013 2 Lắp đặt dây chuyền sản xuất mới Quý IV năm 2013 3 Đưa dự án vào khai thác sử dụng Đầu quý I năm 2014 Nguồn : ..., 2013 1.4.7. Vốn đầu tư 1.4.7.1. Tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư thực hiện Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón” là Trong đó tổng mức đầu tư cho các công trình bảo vệ môi trường là: 500.000.000 đồng.
  • 44. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 23 1.4.7.2. Nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư để thực hiện dự án mở rộng là nguồn vốn tự có của công ty và vốn đóng góp của các cổ đông. 1.4.8. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 1.4.8.1. Tổ chức quản lý Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện và quản lý dự án là ..., dưới sự quản lý của ban quản lý . Sơ đồ tổ chức quản lý của dự án được thể hiện trong hình sau: Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức quản lý dự án 1.4.8.2. Tổ chức sản xuất ˗ Dự án hoạt động : 2 ca/ngày (ca lệch) ˗ Ca sáng: - Ca 1 : 7h00 – 11h30 - Ca 2 : 9h00 – 11h30 ˗ Ca chiều: - Ca 1 : 12h30 – 16h00 - Ca 2 : 12h30 – 18h00 1.4.8.3. Nhu cầu lao động Nguồn nhân lực phục vụ cho dự án được trình bày ở Bảng 1.11. Bảng 1.11 Nhu cầu lao động vào năm hoạt động ổn định STT Bộ phận Số lao động (người) 1 Hoạt động hiện hữu 75 2 Dự án mới (mở rộng) 30 Phòng tổ chức nhân sự Phòng kỹ thuật – Môi trường Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tài chính - kế toán GIÁM ĐỐC CÔNG TY P.GĐ THƯỜNG TRỰC XƯỞNG SẢN XUẤT
  • 45. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 24 Tổng 105 Nguồn : ...
  • 46. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 25 CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 2.1.1.1. Địa hình Địa hình mang đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long, tương đối bằng phẳng, song bị chia cắt mạnh bởi sông rạch. Địa hình thấp (cao độ 0,5 – 1,2 m so với mặt nước biển), tương đối phẳng, nghiêng đều và thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. 2.1.1.2. Địa chất công trình Đất thành tạo bởi phù sa trẻ của hệ thống sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ, tạo nên đồng bằng gần cửa sông. Thổ nhưỡng của huyện có sự khác biệt rõ nét giữa vùng Thượng và vùng Hạ, chia thành 4 nhóm đất chính như sau: ˗ Nhóm đất phù sa ngọt: chiếm 34,45% diện tích tự nhiên, chủ yếu nằm ở phía Tây và phía Bắc của vùng thượng. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, địa hình tương đối cao. ˗ Nhóm đất phù sa nhiễm mặn: chiếm tỷ lệ 17,4% diện tích tự nhiên của huyện và phân bổ ở phía Đông sông . Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá. ˗ Nhóm đất phèn không nhiễm mặn: chiếm tỷ trọng 5,4% diện tích tự nhiên của huyện ˗ Nhóm đất phèn nhiễm mặn: chiếm 31,6% diện tích tự nhiên của huyện và bằng 60,2 % diện tích đất phèn mặn của tỉnh, phân bổ ở phía Đông . Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá. 2.1.2. Điều kiện về khí tượng Khu vực dự án thuộc huyện , tỉnh , mang những đặc điểm chung của khí hậu tỉnh . nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm gồm hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông. chịu ảnh hưởng của đại dương nên độ ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày và đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
  • 47. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 26 2.1.2.1. Nhiệt độ không khí Trên cơ sở thống kê số liệu từ năm 2006 – 2012 tại các trạm đo thể hiện trong Bảng 2.1 cho thấy: ˗ Nhiệt độ trung bình các năm (2006 – 2012) tại trạm Tân An: 26,9oC. ˗ Nhiệt độ trung bình các năm (2006 – 2012) tại trạm Mộc Hoá: 27,4oC. ˗ Nhiệt độ trung bình mùa khô là: 26,5oC và mùa mưa là 27,3oC. ˗ Nhiệt độ cao nhất thường là tháng 4 và 5 (29oC), Nhiệt độ thấp nhất thường là tháng 12 và tháng 1 (24,7oC). ˗ Nhiệt độ cao nhất trong năm có thể đạt 40oC và thấp nhất 14oC ˗ Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất khoảng 4 – 4,5oC. ˗ Chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm: 10 - 13oC (mùa mưa) và 7 - 9oC (mùa khô). Bảng 2. 1 Diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012 Trạm Nhiệt độ trung bình tháng (o C) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tân An 24,5 24,9 26,5 28,4 28,1 27,3 26,6 26,5 26,5 26,5 26,5 25,2 Mộc Hóa 23,8 26,4 27,6 29 28,7 28,1 27,3 27,6 28 28 27,9 26,4 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh , 2012 Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán, pha loãng và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển càng nhanh và thời gian lưu các chất trong khí quyển càng nhỏ. Đồng thời nhiệt độ còn là yếu tố làm thay đổi quá trình bay hơi dung môi hữu cơ, các chất gây mùi hôi, là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp lên sức khỏe công nhân trong quá trình lao động. Vì vậy khi tính toán, dự báo ô nhiễm không khí và đề xuất giải pháp khống chế cần thiết phải phân tích đến yếu tố nhiệt độ. 2.1.2.2. Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí phụ thuộc vào lượng mưa, vào các mùa trong năm. Độ ẩm trung bình tại các trạm quan trắc ở từ 79,4 đến 88%, cao nhất vào mùa mưa 92% và thấp nhất vào các tháng mùa khô 73%.
  • 48. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 27 ˗ Độ ẩm trung bình các năm (2006 – 2012) tại trạm Tân An: 87,3% ˗ Độ ẩm trung bình các năm (2006 – 2012) tại trạm Mộc Hóa: 80,3% ˗ Độ ẩm tháng cao nhất: 91% (tháng 9) ˗ Độ ẩm tháng thấp nhất: 78% (tháng 2) Bảng 2. 2 Diễn biến độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012 Trạm Độ ẩm trung bình tháng (%) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tân An 86,8 86,6 83,4 80,8 84,6 89,2 89,8 90,6 90,8 89,8 87,4 87,6 Mộc Hóa 78 78,6 77 76,2 81,8 83,8 85,2 83,8 82,4 80,6 78,8 77,6 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh , 2012 Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ là một trong những yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe con người đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sự thích nghi và phát triển của hệ sinh thái bao gồm cả động vật và thực vật. Khi xét đến khía cạnh môi trường thì độ ẩm không khí là một trong những yếu tố tác động lên quá trình phân hủy chất hữu cơ, quá trình pha loãng và chuyển hóa của các chất ô nhiễm không khí. Vì vậy, như các yếu tố trên, ta cần quan tâm đến độ ẩm trong đánh giá, dự báo tác động môi trường. 2.1.2.3. Lượng mưa Một năm chia ra 2 mùa rõ rệt: ˗ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa khoảng 1.200 - 1.400mm, chiếm 95 – 97% lượng mưa cả năm, lượng mưa cao nhất là tháng 9 và tháng 10. ˗ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 với lượng mưa khoảng 92 – 141mm chiếm khoảng 3 – 5% lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa giảm đi rõ rệt, các dòng sông thường có lưu lượng nhỏ nhất, mực nước ngầm hạ thấp sâu hơn và mực nước biển xâm nhập vào đất liền theo các con sông đạt giá trị lớn nhất. Bảng 2. 3 Diễn biến lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012 Trạm Lượng mưa trung bình tháng (mm) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
  • 49. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Chủ đầu tư: Công ty CP Phân bón 28 Tân An 2,96 11,36 2,3 33,26 158,96 169,36 203,14 160,14 230,5 244,1 105,98 42,4 Mộc Hóa 5,36 0,6 4,62 56,38 102,56 175,22 233,98 157,96 288,64 378,38 142,74 74,68 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh , 2012 Chế độ mưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí, mưa sẽ cuốn theo và rửa sạch các loại bụi và chất ô nhiễm trong khí quyển, làm giảm nồng độ các chất này. Đồng thời nước sẽ pha loãng và mang theo các chất trên mặt đất (đặc biệt là rửa phèn), làm giảm mức độ ô nhiễm cho môi trường đất. Vì vậy khi xem xét, đánh giá, dự báo chất lượng môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì việc phân tích và tính toán lượng mưa tự nhiên là cần thiết. 2.1.2.4. Tốc độ gió và hướng gió Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Chế độ gió theo 2 hướng chính: ˗ Mùa mưa, hướng gió chủ đạo là hướng Tây Nam, với tần suất xuất hiện 70%, từ tháng 5 đến tháng 11. Gió theo hướng từ biển vào mang theo nhiều hơi nước và gây mưa vào các tháng mùa mưa. ˗ Mùa khô, hướng gió chủ đạo là gió Đông Bắc với tần suất 60 - 70%, từ tháng 12 đến tháng 4. Vào các tháng mùa mưa, tốc độ gió trung bình lớn hơn mùa khô nhưng chênh lệch các tháng trong năm không nhiều. Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm là 1,5 - 2,5m/s, tốc độ gió mạnh nhất quan trắc được có thể đạt được vào khoảng 30 - 40m/s và xảy ra các cơn giông, phần lớn là vào mùa mưa với hướng gió Tây hoặc Tây Nam. Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyển các chất trong khí quyển. Vận tốc gió càng lớn thì khả năng lan truyền bụi và chất ô nhiễm chàng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn. Vì vậy, khi tính toán và thiết kế các hệ thống xử lý ô nhiễm cần tính trong trường hợp tốc độ gió nguy hiểm. 2.1.2.5. Bức xạ mặt trời Nắng hầu như quanh năm với tổng số giờ nắng tại tỉnh quan trắc qua các năm đạt từ 2.498 - 2.600 giờ. Nếu quy ước tháng nắng là tháng có trên 200 giờ nắng thì tại có các tháng nắng từ tháng 11 – tháng 5, các tháng có số giờ nắng nhỏ hơn 200 giờ từ tháng 6 – tháng 10