SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
Download to read offline
Tạp chí khoa học và đào tạo, 01, 59-67 Năm 2014
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2013 BẰNG MÔ HÌNH ARDL
THE IMPACT OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT ON ECONOMIC GROWTH
IN VIETNAM 1990-2013 BY ARDL MODEL
Nguyễn Văn Duy1,3
, Đào Trung Kiên2,3
, Bùi Quang Tuyến4
1. duynguyen.qa@gmail.com; 2 . kiendtcoco@gmail.com;
3. Công ty Cổ phần Phân tích định lượng Việt Nam; 4. Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tóm tắt
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là
các nước đang phát triển. Vì vậy bài báo này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của FDI và
tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2013. Mô hình ARDL được sử dụng để đánh
giá ảnh hưởng giữa FDI và GDP có tính đến các tác động trễ. Kết quả cho thấy FDI có tác động
tích cực tới tăng trưởng kinh tế với độ trễ 1 năm. Nguồn vốn FDI thực hiện giải thích được gần
16% sự thay đổi về GDP. Kết quả cũng đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách để thu hút các
nguồn FDI có chất lượng hơn.
Từ khóa: FDI, GDP, Mô hình ARDL, Phương pháp phân tích định lượng, Tăng trưởng kinh tế.
Abstract
Foreign direct investment (FDI) has a positive impact on economic growth , especially in
developing countries. So this article to evaluate the relationship between FDI and economic growth
in Vietnam in 1990 to 2013. ARDL model is used to evaluate the effect between FDI and GDP
takes into account the impact on lag. The results show FDI has a positive impact on economic
growth with 1 year lag. Implemented FDI is explained almost 16 % change in GDP. The results
also give some suggestions for policy to attract FDI inflows have more quality.
Keywords: FDI, GDP, Growth economic, ARDL model, Quantitative analysis methods.
1. Giới thiệu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế của các quốc gia đang phát triển. FDI bổ sung cho nguồn vốn đầu tư, cung cấp công nghệ mới,
giải quyết việc làm phát triển nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mở rộng thị trường
xuất khẩu. Tại Việt Nam FDI trung bình trong giai đoạn 2005 – 2013 đầu tư FDI cung cấp một
lượng vốn là 1.606 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 16 vạn lao động mỗi năm tại khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 có 22 nhóm hàng
đạt trên 1 tỷ USD (Hải Quan Việt Nam). Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy FDI có tác động tích
- 1 -
cực đến sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng FDI 3% làm GDP tăng 1 % (Nguyễn Phú Tụ & Huỳnh
Công Minh, 2010). Trong khu vực Đông Nam Á nghiên cứu của Mun và công sự (2008) cho thấy
nguồn vốn FDI đóng góp 17% tăng trưởng của kinh tế Malaysia. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy
FDI có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, nhưng tại Việt Nam các nghiên cứu chủ yếu
tập trung vào việc thu hút nguồn vốn FDI mà thiếu đi những nghiên cứu về xem xét ảnh hưởng có
tính tới độ trễ của FDI tới tăng trưởng kinh tế. Vì vậy nghiên cứu này được thiết kế với mục tiêu
đánh giá ảnh hưởng của FDI tới tăng trưởng kinh tế có xem xét đến độ trễ tác động của FDI. Mô
hình nghiên cứu được sử dụng là mô hình ARDL (Autoregressive distributed lag – tự hồi quy phân
phối trễ) để đánh giá tầm quan trọng thực sự của FDI lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong suốt
giai đoạn 1990 – 2013.
2. Tổng quan lý thuyết, mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích
2.1 Tổng quan lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài
sản nào từ nước ngoài đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh
nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi. Các nghiên cứu cho thấy vai trò đặc biệt của FDI đối với
các nền kinh tế đang phát triển như giải quyết việc làm (Alfaro, 2003), giải quyết tình trạng thiếu
vốn đầu tư (Wang và Bloomstrom, 1992), làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Wang và Bloomstrom,
1992), cung cấp công nghệ mới hay chuyển giao những kinh nghiệm quản lý cho các doanh
nghiệp sở tại (Chawa và cộng sự, 2012). Nhìn chung ảnh hưởng của FDI tới tăng trưởng kinh tế
được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu khác nhau (ví dụ: Mun và cộng sự, 2007; Alfaro, 2003;
Adewumi, 2006). Các kết quả nghiên cứu cho thấy FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế, tuy nhiên mức độ tác động của chúng có sự khác biệt giữa các quốc gia khác nhau. Lấy ví dụ
nghiên cứu của Mun và cộng sự (2007) đối với nền kinh tế Malaysia cho thấy FDI đóng góp
khoảng 17% giá trị tăng trưởng.Nghiên cứu của Adewumi (2006) cho các nền kinh tế Châu Phi cho
thấy FDI đóng góp khoảng gần 10% vào tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các
nước khác nhau cao nhất với Bờ Biển Ngà (Côte Dlvoire) là 45% và thấp nhất tại cộng hòa Benin
là chưa được 1%.Tại Việt Nam các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc thu hút FDI, một số
nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của FDI tới tăng trưởng nhưng xem xét dưới các khía cạnh như
năng suất lao động hay ảnh hưởng của các tác động tràn của FDI (Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng
sự, 2006). Hay như nghiên cứu của Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) xem xét các yếu
tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong đó có FDI; kết quả cho thấy FDI là một trong những
nhân tố có tác động tích cực và tất cả các yếu tố xem xét (FDI đầu người, tỷ trọng đầu tư khu vực
nhà nước,tỷ trọng xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, số sinh viên tốt nghiệp đại học cao đẳng, tỷ
trọng xuất khẩu hàng hóa dịch vụ) giải thích được gần 60% thay đổi của tăng trưởng kinh tế. Mặc
dù vậy các nghiên cứu này thường xem xét đa tác động và không xem xét ảnh hưởng của độ trễ
FDI tới tăng trưởng kinh tế.
- 2 -
Thực tế tác động của vốn FDI tới nền kinh tế có tính chất dài hạn và luôn có một độ trễ nhất
định. Tức là khi nguồn vốn FDI được thực hiện tại một quốc gia sẽ không làm sản lượng tăng ngay
lập tức mà chúng có độ trễ nhất định. Vì vậy trong nghiên cứu này mô hình nghiên cứu được thiết
lập để đánh giá tác động của FDI (đo bằng mức tăng trưởng FDI) tới tăng trưởng kinh tế (đo bằng
tốc độ tăng trưởng GDP) qua các năm với độ trễ i.
Trong đó:
Biến độc lập: RFDIt là mức tăng trưởng FDI tại thời điểm t
RFDIt = FDIt – FDIt-1
RFDIt-i là RFDI ở độ trễ thứ i
Biến phụ thuộc: RGDPt là mức tăng trưởng GDP tại thời điểm t
RGDPt = GDPt – GDPt-1
RGDPt-i là RGDP ở độ trễ thứ i
2.2 Phương pháp phân tích
Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố với nhau phương pháp thông thường các nhà
nghiên cứu hay sử dụng là phương pháp xây dựng phương trình hồi quy bằng OLS. Tuy nhiên đối
với các dữ liệu chuỗi thời gian sử dụng phương pháp ước lượng bằng OLS có thể gặp phải những
khuyết tật mô hình làm kết quả thiếu chính xác và kém tin cậy (Gurajati, 2003; Ramanathan, 2002).
Để đánh giá những nhân tố với nhau có quan hệ trễ các nhà nghiên cứu thường sử dụng mô hình
VAR (tự hồi quy vector). Tuy nhiên mô hình VAR chỉ đánh giá tác động hai chiều và chỉ xét đến
quan hệ với độ trễ mà không xét đến tác động tức thời giữa các biến nghiên cứu (Ramanathan,
2002). Vì vậy trong nghiên cứu này để xem xét ảnh hưởng của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt
Nam có tính đến độ trễ tác động nhóm tác giả sử dụng mô hình ARDL.Mô hình ARDL là sự kết
hợp giữa mô hình VAR (tự hồi quy vector) và mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS). ARDL
được xem là mô hình thành công nhất, linh hoạt và dễ sử dụng cho việc phân tích các chuỗi thời
gian đa biến (Aydin, 2000). Mô hình ARDL cho phép xác định tác động của các biến động lập tới
biến phụ thuộc (Chen, 2007; Pasaran & Shin, 1997). Mô hình ARDL có thể được biểu diễn như
sau:
RGDPt
RFDIt
RFDIt-i
RGDPt-i
- 3 -
Yt= m +α1*Yt−1+α2*Yt−2 +…+αn*Yt−1 + β0*Xt+β1*Xt−1+…+ βn*Xt−n +ut
Trong đó: Yt và Xt là các biến dừng, và ut là phần nhiễu trắng
Yt−n và Xt−n là các biến dừng ở các độ trễ.
Để đảm bảo tin cậy khi sử dụng mô hình ARDL các biến chuỗi thời gian có tính dừng, độ trễ
xác định tối ưu, mô hình không thừa biến, không có hiện tượng tự tương quan, không có hiện
tượng phương sai sai số thay đổi và dạng hàm phù hợp (Gurajati, 2003; Nguyễn Quang Dong &
Nguyễn Thị Minh, 2012).
Chuỗi thời gian có tính dừng là chuỗi có trung bình, phương sai, hiệp phương sai không đổi
tại mọi thời điểm (Gurajati, 2003). Để kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian cho thể sử dụng
nhiều kiểm định khác nhau như kiểm định Dickey – Fuller (DF), kiểm định Phillip – Person (PP),
kiểm định Dickey – Fuller mở rộng (ADF). Trong phầm mềm Eviews thường dùng kiểm định
nghiệm đơn vị (Unit Root Test) để kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian dựa trên kiểm định ADF
mở rộng (Nguyễn Quang Dong & Nguyễn Thị Minh, 2012).
Độ trễ tối ưu là độ trễ tại đó các biến được mô hình hóa qua biến trễ và các biến khác cùng
cùng một độ trễ cho kết quả tốt nhất. Việc xác định độ trễ tối ưu dựa trên các chỉ số lựa chọn
(Ozcicek & McMillin, 1996), các chỉ số này được hỗ trợ trong phần mềm EViews.
Mô hình thừa biến là mô hình đưa các biến độc lập không phù hợp hoặc không cần thiết vào
mô hình. Kiểm định thừa biến sẽ cho biết cần loại những biến không cần thiết khỏi mô hình để
không làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
Tự tương quan là hiện tượng các phần dư của biến phụ thuộc có tương quan với nhau
(Ramanathan, 2002; Gurajati, 2003). Tự tương quan có thể làm cho kết quả hồi quy thiếu tin cậy.
Để kiểm định mô hình không có tự tương quan có thể sử dụng kiểm định DW (Durbin – Watson).
Phương sai sai số thay đổi là một khuyết tật khi sử dụng OLS (Gurajati, 2003), để kiểm tra
trong mô hình có hiện tương phương sai sai số thay đổi có nhiều phương pháp khác nhau trong
đó thông dụng và tin cậy nhất là kiểm định White.
Sự phù hợp dạng hàm là cách biểu diễn quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
đúng bán chất của chúng (dạng hàm đúng). Thông thường các nhà nghiên cứu giả định quan hệ là
tuyến tính, nhưng bản chất quan hệ có thể là phi tuyến và dạng hàm ước lượng được chỉ định có
thể sai. Để kiểm định sự phù hợp dạng hàng kiểm định Ramsey sẽ được thực hiện.
Sau khi thực hiện các kiểm định và chạy mô hình đảm bảo không có các khuyết tật thì các
kết quả ước lượng mới đảm bảo vững, không chệch và hiệu quả nhất. Các kết luận từ kết quả này
mới đảm bảo đáng tin cậy.
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- 4 -
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu và ma trận tương quan
Trong giai đoạn 1990 – 2013 số vốn FDI có xu hướng tăng trưởng liên tục, trung bình đạt
gần 5.000 triệu USD, số vốn thực hiện năm cao nhất (2013) cao gấp hơn 31 lần năm thấp nhất
(1991) với giá trị thực hiện đạt 13.635,3 triệu USD. Đồng thời GDP cũng tăng hơn 6 lần từ mức
535.762 tỷ đồng năm 1990 lên mức 3.421.321 tỷ đồng năm 2013 (bảng 4.1)
Bảng 4.1 Thống kê mô tả giá trị thực hiện FDI và GDP giai đoạn 1990 – 2013 (đơn vị tính:
FDI – triệu USD, GDP – tỷ đồng)
FDI GDP
Trung bình 4.949,8 1.005.260,0
Giá trị nhỏ nhất 428,5 535.762,0
Giá trị lớn nhất 13.653,3 3.421.321,0
Quan sát 23 23
Nguồn: Tổng cục thống kê
FDI và GDP trong giai đoạn này cho thấy có mối liên hệ với nhau, hệ số tương quan (r) giữa
giá trị thực hiện FDI và GDP: r = 0.927 (p = 0.000 < 0.05) cho thấy mối quan hệ tích cực giữa FDI
và GDP (bảng 4.2)
Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa FDI và GDP
FDI GDP
FDI
1.000 0.927
GDP
0.927 1.000
Kết quả từ phần mềm EViews
4.2 Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu
Để đánh giá tác động của FDI lên GDP về mặt tăng trưởng tác giả sử dụng RGDP và RFDI
(các mức tăng trưởng) để đánh giá. Bởi vì mục đích của nghiên cứu là đánh giá tác động của FDI
lên tăng trưởng kinh tế (đo bằng tăng trưởng GDP). Do nghiên cứu sử dụng mô hình ARDL nên
trước tiên phải xem xét tính dừng của dữ liệu. Kết quả kiểm định tính dừng dữ liệu thu được như
sau:
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu
Tên biến
Kết quả kiểm
định ADF
Giá trị thống kê ở các mức ý nghĩa Prob
- 5 -
1% 5% 10%
RGDP -3,724 û ü ü 0,0430
RFDI -2,700 û û û 0,246
DRFDI -3,371 û û ü 0,087
Kết quả từ phần mềm EViews
Kết quả cho thấy biến RFDI là biến không dừng, do đó tác giả lấy sai phân bậc nhất để phân
tích (DRFDI = RFDIt- RFDIt-1). Về mặt ý nghĩa DRFDI và RFDI đều phản ánh sự thay đổi của FDI
do vậy việc sử dụng biến DRFDI thay cho RFDI không làm thay đổi mặt ý nghĩa của các biến trong
mô hình. Kết quả phân tích cho thấy biến DRFDI dừng ở mức ý nghĩa 10% (bảng 4.4)
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định tính dừng của sai phân bậc nhất RFDI
Tên biến
Kết quả kiểm
định ADF
Giá trị thống kê ở các mức ý nghĩa
Prob
1% 5% 10%
DRFDI -3,371 û û ü 0,087
Nguồn: Kết quả phân tích bằng Eviews
4.4 Xác định độ trễ tối ưu
Các biến kinh tế thông thường có một độ trễ nhất định khi xem xét ảnh hưởng tới các biến
khác. FDI cũng vậy ngay thời điểm đầu tư không làm sản lượng tăng ngay lập tức mà luôn có một
độ trễ nhất định. Để xác định độ trễ tối ưu đánh giá đúng ảnh hưởng của FDI tới GDP nhóm tác
giả sử dụng các chỉ số thông kê xác định độ trễ phù hợp. Kết quả phân tích từ dữ liệu trong giai
đoạn 1990 – 2013 như sau (bảng 4.5):
Bảng 4.5 Kết quả xác định độ trễ tối ưu
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ
0 -157.7246 NA* 68703.29 16.81311 16.91253* 16.82994
1 -153.1582 7.690795 65059.93* 16.75349* 17.05173 16.80396*
2 -151.3822 2.617263 83885.02 16.98760 17.48467 17.07172
Kết quả từ phần mềm EViews.
Kết quả cho thấy với nguồn số liệu nghiên cứu cả 2 yếu tố DRFDI và RGDP có tác động với
nhau trong 2 năm (năm 0 và sau 1 năm) khi có bất cứ sự thay đổi nào cũng dẫn tới yếu tố kia thay
đổi theo. Như vậy nhóm tác giả lựa chọn độ trễ 1 để thiết lập mô hình nghiên cứu.
4.5 Kết quả phân tích tác động của FDI tới GDP
- 6 -
Do cả DRFDI và RGDP có tác động tới sau trong hai năm nên nhóm tác giả sử dụng hai mô
hình ước lượng. Mô hình 1 xem xét ảnh hưởng của cả DRFDI và RGDP (trễ) tới RGDP, mô hình 2
chỉ xem xét ảnh hưởng của DRFDI tới RGDP qua các độ trễ khác nhau. Kết quả thu được như sau
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mô hình 1
RGDP
β S.E Prob
C 10,1560 4,1785 0,0264
DRFDI - - -
DRFDI(-1) 0,0836 0,0386 0,0451
DRFDI(-2) - - -
RGDP(-1) 0,4059 0,2115 0,0719
RGDP(-2) - - -
R2
30,87%
Prob(F-s) 0,000
Mức ý nghĩa 10%
Kết quả từ phần mềm EViews.
Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình 2
RGDP
β S.E Prob
C 17,6908 1,5323 0,000
DRFDI(-1) 0,0761 0,0412 0,0816
R
2
15,90
Prob(F-s) 0,000
Mức ý nghĩa 10%
Kết quả từ phần mềm EViews.
Để chắc chắn cho các kết luận từ mô hình ước lượng được nhóm tác giả tiến hành kiểm
định sự vi phạm các giả định của ước lượng hồi quy. Kết quả cho thấy các mô hình (1) và (2)
không gặp các khuyết tật như : tự tương quan, phương sai sai số thay đổi, dạng mô hình đúng
(bảng 4.8). Điều đó cho thấy các kết luận từ kết quả ước lượng đạt tính tin cậy.
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định mô hình với RGDP
Kiểm định Prob
Kiểm định thừa biến 0,6627
Tự tương quan 0,9774
- 7 -
Phương sai sai số thay đổi 0,9424
Sai dạnh mô hình 0,3108
Mức ý nghĩa 10%
Kết quả từ phần mềm EViews.
Phương trình hồi quy có dạng: RGDP = 10.15607+ 0.0836*DRFDI(-1) + 0.4059*RGDP(-1) (*)
Và xét riêng cho FDI: RGDP = 17.69081 + 0.0761*DRFDI(-1) (**)
Để phân tích tập trung vào tác động của FDI lên GDP nhóm tác giả sẽ sử dụng mô hình (**)
để đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lên tăng trưởng kinh tế GDP. Kết quả
này cho thấy nếu DRFDI thay đổi sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP với mức trễ 1 năm. Hay nói
cách khác trung bình sau 1 năm thì nguồn đầu tư FDI sẽ phát huy tác động làm tăng sản lượng
của cả nền kinh tế. Hệ số β = 0.0761 cho thấy nếu FDI tăng hay giảm 1 đơn vị (triệu USD) sẽ làm
GDP tăng hay giảm 0.0761 tỷ đồng. Hệ số R2
xấp xỉ 16% cho thấy FDI giải thích được gần 16% sự
thay đổi về GDP trong suốt giai đoạn 1990 – 2013.
5. Bàn luận
Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự thay đổi FDI kéo theo GDP tăng trưởng một cách tích
cực. Kết quả này tái khẳng định mức độ quan trọng của FDI tới sự tăng trưởng của kinh tế được
kiểm chứng qua các nghiên cứu trước đó. Hệ số R
2
đạt gần 16% cho thấy mặc dù có ảnh hưởng
tích cực đến tăng trưởng kinh tế nhưng ảnh hưởng của nó cũng không phải quá lớn. Điều này có
thể được giải thích do chính sách quản lý FDI tại Việt Nam còn lỏng lẻo, hiện tượng chuyển giá,
các bất cập từ khu vực FDI có thể làm cho việc tính toán giá trị đóng góp thực của FDI vào GDP
có sự sai lệch.
Đặt trong cùng bối cảnh với các nghiên cứu khác trong khu vực, nhóm tác giả cũng nhận
thấy kết quả này khá nhất quán với kết quả của Mun và cộng sự (2007) nghiên cứu tại Malaysia.
Kết quả của Mun và cộng sự cũng cho thấy FDI cũng ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế
của Malaysia, FDI giải thích được 17% sự thay đổi của GDP. Tuy nhiên phương pháp ước lượng
của ảnh hưởng của Mun và cộng sự sử dụng OLS có thể làm thổi phồng kết quả hơn so với mô
hình ARDL và không xác định được độ trễ ảnh hưởng mà chỉ xem xét ảnh hưởng tức thời của FDI
tới GDP là không hoàn toàn phù hợp với thực tế
1
.
So sánh xa hơn với các nghiên cứu tại quốc gia đang phát triển khác cho thấy ảnh hưởng
của FDI tới GDP của Việt Nam cao hơn các nước Châu Phi. Lấy ví dụ nghiên cứu của Adewumi
(2006) đối với các nước châu phi cho thấy ảnh hưởng của FDI tới GDP chỉ khoảng 10%. Điều đó
1
nếu sử dụng OLS hệ số R
2
trong nghiên cứu này có thể lên tới hơn 0.8. Tuy nhiên sử dụng OLS với các
biến chuỗi thời gian có thể gặp hiện tượng tương quan giả.
- 8 -
cho thấy đối với những nước Đông Nam Á (Việt Nam, Malaysia) khả năng sử dụng FDI có thể có
hiệu quả hơn các nước châu Phi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy với độ trễ trung bình 1 năm có thể được giải thích từ hai khía
cạnh : Thứ nhất là môi trường kinh doanh của Việt Nam tốt nên khá nhanh chóng các dự án FDI
phát huy hiệu quả làm tăng sản lượng của nền kinh tế. Thứ hai là các doanh nghiệp FDI đầu tư
vào Việt Nam chủ yếu là các lĩnh vực khai thác nhanh, công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động.
Đặc trưng của những ngành như vậy khả năng triển khai nhanh để có thể đi vào sản xuất nên nó
cũng sớm có tác động tới gia tăng sản lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên khía cạnh thứ nhất không
đúng, bởi môi trường kinh doanh Việt Nam hiện tại bị các nhà đầu tư đánh giá rất kém (kém hơn
cả Lào và Cambodia). Do đó khía cạnh này có thể được giải thích là các doanh nghiệp đầu tư vào
Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động và khai thác
nhanh tiềm năng thị trường.
Nghiên cứu này cũng đưa ra hàm ý rất rõ ràng muồn tăng trưởng kinh tế không thể gạt bỏ
FDI. Tuy nhiên lựa chọn đối tác đầu tư như thế nào, chính sách giải pháp nhằm tăng cường thu
hút và nâng cao hiệu quả FDI như tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư, sửa đổi chính sách
ưu đãi đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch; điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính
sách nhằm khuyến khích nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực kết
cấu hạ tầng; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các dự án công nghệ cao và phù
hợp vào Việt Nam.
Mặc dù nghiên cứu này cho thấy ý nghĩa rất lớn của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam
giai đoạn 1990 – 2013. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định. Thứ nhất là chúng tôi
không có cơ cở dữ liệu về FDI đầu tư vào từng địa phương và GDP của từng địa phương nên
chưa thể có những kết luận về chất lượng FDI cho từng khu vực, địa phương. Thứ hai chúng tôi
cũng chưa khai thác được cơ sở dữ liệu về vốn đầu tư cho các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ
khác nhau của các doanh nghiệp FDI. Vì vậy chúng tôi chưa đưa ra được các so sánh về « chất
lượng » FDI tới tăng trưởng nền kinh tế. Do đó đây là những vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngõ cần
tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo khai thác được những cơ sở dữ liệu như vậy để có bức
tranh toàn cảnh hơn về tác động của FDI tới nền kinh tế Việt Nam.
Danh mục tài liệu tham khảo
Adewumi, S. (2006), The Impact of FDI on Growth in eveloping Countries an African Experience,
Master thesis, Jönköping University.
Alfaro, L. (2003), Foreign Direct Investment and Growth: Does the Sector Matter?, Harvard
Business School, 1-31.
- 9 -
Aydin, H.I. (2007), Interest Rate Pass-Through in Turkey, Research and Monetary Policy
Department, 07(05), 1-38.
Chawwa, T., Hernandez, I., Li, N., Paul, N 2012, Relative Backwardness, Direct Foreign
Investment and the Transfer of Technology: A Simple Dynamic Model Ronald Findlay,
Quarterly Journal of Economics, 92, 1-18.
Chen, M.A. (2007). Rethinking the informal economy:linkages with the formal economy and the
formal regulatory environment. Working Paper, 46, United Nations, Department of Economic
and Social Affairs.
Gurajati, D.N. (2003), Basic Econometrics, McGraw Hill.
Mun, H.W., Lin, T.K., & Man, Y.K. (2008), FDI and Economic Growth Relationship: An Empirical
Study on Malaysia. International Business Research, 1(2), 11-18.
Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh. (2010), Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1, 557-588,
Nguyễn Quang Dong và Nguyễn Thị Minh. (2012), Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế quốc dân.
Nguyễn Thị Tuệ Anh., Nguyễn Xuân Nguyệt Hồng., Trần Toàn Thắng và Nguyễn Mạnh Hải.
(2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Dự án
SIDA.
Ozcicek, O., & Ozcicek, D.W. (1996), Lag Length Selection in Vector Autoregressive Models:
Symmetric and Asymmetric Lags, Louisiana State University.
Pasaran, H.H., & Shin, Y. (1997), Generalized impulse response analysis in linea multivariate
models, Economic letters, 58, 17-29.
Ramanathan, R. (2002), Introductory Econometrics with Applications, Harcourt College Publishers.
Wang, J.Y., & Blomstrom, M. (1989), Foreign Investment and Technology Transfer: A Simple
Model, National Bureau of economic research, 1-32.

More Related Content

What's hot

Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệpLuận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamTiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượngvanhuyqt
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banCam Lan Nguyen
 
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowPhân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowDigiword Ha Noi
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầupehau93
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-Thuyet Dam
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóaLyLy Tran
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiHọc Huỳnh Bá
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnLyLy Tran
 
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệpLuận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
 
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamTiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượng
 
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Mô hình ARDL
Mô hình ARDLMô hình ARDL
Mô hình ARDL
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co ban
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền TrungThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
 
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
 
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowPhân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt NamTiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
 
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAYĐề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
 
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bản
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
 
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
 

Similar to FDI và tăng trưởng kinh tế

Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...
Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...
Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
04-KT-HO THI THANH MAI(28-38).pdf
04-KT-HO THI THANH MAI(28-38).pdf04-KT-HO THI THANH MAI(28-38).pdf
04-KT-HO THI THANH MAI(28-38).pdfNguyenDangHieu2
 
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng T...
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng T...Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng T...
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng T...luanvantrust
 
Phân Tích Định Lượng Tác Động Của Fdi Đến Tăng Trưởng Kinh Tế_08320112092019
Phân Tích Định Lượng Tác Động Của Fdi Đến Tăng Trưởng Kinh Tế_08320112092019Phân Tích Định Lượng Tác Động Của Fdi Đến Tăng Trưởng Kinh Tế_08320112092019
Phân Tích Định Lượng Tác Động Của Fdi Đến Tăng Trưởng Kinh Tế_08320112092019PinkHandmade
 
Đề tài: Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnh
Đề tài: Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnhĐề tài: Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnh
Đề tài: Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnhDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt Nam
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt NamĐo lường xung lực tài khóa chp Việt Nam
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt NamLe quang tuong
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA Ả RẬP
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA Ả RẬPTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA Ả RẬP
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA Ả RẬPOnTimeVitThu
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...
Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...
Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...
Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...
Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Một suy nghĩ phép xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Tây Bắc Việt...
Một suy nghĩ phép xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Tây Bắc Việt...Một suy nghĩ phép xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Tây Bắc Việt...
Một suy nghĩ phép xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Tây Bắc Việt...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to FDI và tăng trưởng kinh tế (20)

Gia the gioi len ttck
Gia the gioi len ttckGia the gioi len ttck
Gia the gioi len ttck
 
Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...
Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...
Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...
 
04-KT-HO THI THANH MAI(28-38).pdf
04-KT-HO THI THANH MAI(28-38).pdf04-KT-HO THI THANH MAI(28-38).pdf
04-KT-HO THI THANH MAI(28-38).pdf
 
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng T...
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng T...Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng T...
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng T...
 
Phân Tích Định Lượng Tác Động Của Fdi Đến Tăng Trưởng Kinh Tế_08320112092019
Phân Tích Định Lượng Tác Động Của Fdi Đến Tăng Trưởng Kinh Tế_08320112092019Phân Tích Định Lượng Tác Động Của Fdi Đến Tăng Trưởng Kinh Tế_08320112092019
Phân Tích Định Lượng Tác Động Của Fdi Đến Tăng Trưởng Kinh Tế_08320112092019
 
Đề tài: Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnh
Đề tài: Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnhĐề tài: Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnh
Đề tài: Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnh
 
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt Nam
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt NamĐo lường xung lực tài khóa chp Việt Nam
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt Nam
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA Ả RẬP
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA Ả RẬPTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA Ả RẬP
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA Ả RẬP
 
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.docTác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Tỉnh V...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Tỉnh V...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Tỉnh V...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Tỉnh V...
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà NẵngLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các...
 
Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...
Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...
Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...
 
Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...
Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...
Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...
 
Tác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Tác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Tỉnh Quảng Ngãi.docTác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Tác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt NamYếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
 
Một suy nghĩ phép xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Tây Bắc Việt...
Một suy nghĩ phép xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Tây Bắc Việt...Một suy nghĩ phép xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Tây Bắc Việt...
Một suy nghĩ phép xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Tây Bắc Việt...
 
Xác định hiệu quả kinh tế của Việt Nam năm 2005 Theo quan điểm tiếp cận TSA
Xác định hiệu quả kinh tế của Việt Nam năm 2005 Theo quan điểm tiếp cận TSAXác định hiệu quả kinh tế của Việt Nam năm 2005 Theo quan điểm tiếp cận TSA
Xác định hiệu quả kinh tế của Việt Nam năm 2005 Theo quan điểm tiếp cận TSA
 
Quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệp
Quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệpQuản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệp
Quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệp
 
Tác động của đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tp Đà Nẵng
Tác động của đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tp Đà NẵngTác động của đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tp Đà Nẵng
Tác động của đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tp Đà Nẵng
 

More from Nghiên Cứu Định Lượng

The relationship between financial decisions and equity risk
The relationship between financial decisions and equity riskThe relationship between financial decisions and equity risk
The relationship between financial decisions and equity riskNghiên Cứu Định Lượng
 
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdf
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdfManagerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdf
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdfNghiên Cứu Định Lượng
 
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprisesManagerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprisesNghiên Cứu Định Lượng
 
How does capital structure affect firm s market competitiveness.pdf
How does capital structure affect firm s market competitiveness.pdfHow does capital structure affect firm s market competitiveness.pdf
How does capital structure affect firm s market competitiveness.pdfNghiên Cứu Định Lượng
 
The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...
The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...
The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...
Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...
Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...
Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...
Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...
Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...
Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...
Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...
Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...
Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...
Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...Nghiên Cứu Định Lượng
 
How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...
How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...
How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...
Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...
Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Information safety corporate image and intention to use online
Information safety corporate image and intention to use onlineInformation safety corporate image and intention to use online
Information safety corporate image and intention to use onlineNghiên Cứu Định Lượng
 
Nguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lại
Nguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lạiNguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lại
Nguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lạiNghiên Cứu Định Lượng
 

More from Nghiên Cứu Định Lượng (20)

The relationship between financial decisions and equity risk
The relationship between financial decisions and equity riskThe relationship between financial decisions and equity risk
The relationship between financial decisions and equity risk
 
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdf
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdfManagerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdf
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdf
 
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprisesManagerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises
 
How does capital structure affect firm s market competitiveness.pdf
How does capital structure affect firm s market competitiveness.pdfHow does capital structure affect firm s market competitiveness.pdf
How does capital structure affect firm s market competitiveness.pdf
 
The Effects of Business Model on Bank’s Stability
The Effects of Business Model on Bank’s StabilityThe Effects of Business Model on Bank’s Stability
The Effects of Business Model on Bank’s Stability
 
The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...
The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...
The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...
 
Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...
Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...
Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...
 
Safety science
Safety scienceSafety science
Safety science
 
Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...
Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...
Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...
 
Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...
Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...
Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...
 
Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...
Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...
Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...
 
Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...
Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...
Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...
 
How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...
How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...
How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...
 
Nguyen van duy nghiencuudinhluong.com
Nguyen van duy nghiencuudinhluong.comNguyen van duy nghiencuudinhluong.com
Nguyen van duy nghiencuudinhluong.com
 
Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...
Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...
Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...
 
Information safety corporate image and intention to use online
Information safety corporate image and intention to use onlineInformation safety corporate image and intention to use online
Information safety corporate image and intention to use online
 
Paper nguyen ngoc-dat-nguyen-thanh-hien
Paper nguyen ngoc-dat-nguyen-thanh-hienPaper nguyen ngoc-dat-nguyen-thanh-hien
Paper nguyen ngoc-dat-nguyen-thanh-hien
 
Paper le hieu-hoc-dao-trung-kien-do-kim-du--edited
Paper le hieu-hoc-dao-trung-kien-do-kim-du--editedPaper le hieu-hoc-dao-trung-kien-do-kim-du--edited
Paper le hieu-hoc-dao-trung-kien-do-kim-du--edited
 
Nguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lại
Nguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lạiNguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lại
Nguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lại
 
Survey
SurveySurvey
Survey
 

FDI và tăng trưởng kinh tế

  • 1. Tạp chí khoa học và đào tạo, 01, 59-67 Năm 2014 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2013 BẰNG MÔ HÌNH ARDL THE IMPACT OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT ON ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM 1990-2013 BY ARDL MODEL Nguyễn Văn Duy1,3 , Đào Trung Kiên2,3 , Bùi Quang Tuyến4 1. duynguyen.qa@gmail.com; 2 . kiendtcoco@gmail.com; 3. Công ty Cổ phần Phân tích định lượng Việt Nam; 4. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Tóm tắt Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các nước đang phát triển. Vì vậy bài báo này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2013. Mô hình ARDL được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng giữa FDI và GDP có tính đến các tác động trễ. Kết quả cho thấy FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế với độ trễ 1 năm. Nguồn vốn FDI thực hiện giải thích được gần 16% sự thay đổi về GDP. Kết quả cũng đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách để thu hút các nguồn FDI có chất lượng hơn. Từ khóa: FDI, GDP, Mô hình ARDL, Phương pháp phân tích định lượng, Tăng trưởng kinh tế. Abstract Foreign direct investment (FDI) has a positive impact on economic growth , especially in developing countries. So this article to evaluate the relationship between FDI and economic growth in Vietnam in 1990 to 2013. ARDL model is used to evaluate the effect between FDI and GDP takes into account the impact on lag. The results show FDI has a positive impact on economic growth with 1 year lag. Implemented FDI is explained almost 16 % change in GDP. The results also give some suggestions for policy to attract FDI inflows have more quality. Keywords: FDI, GDP, Growth economic, ARDL model, Quantitative analysis methods. 1. Giới thiệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển. FDI bổ sung cho nguồn vốn đầu tư, cung cấp công nghệ mới, giải quyết việc làm phát triển nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tại Việt Nam FDI trung bình trong giai đoạn 2005 – 2013 đầu tư FDI cung cấp một lượng vốn là 1.606 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 16 vạn lao động mỗi năm tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 có 22 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD (Hải Quan Việt Nam). Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy FDI có tác động tích
  • 2. - 1 - cực đến sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng FDI 3% làm GDP tăng 1 % (Nguyễn Phú Tụ & Huỳnh Công Minh, 2010). Trong khu vực Đông Nam Á nghiên cứu của Mun và công sự (2008) cho thấy nguồn vốn FDI đóng góp 17% tăng trưởng của kinh tế Malaysia. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy FDI có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, nhưng tại Việt Nam các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc thu hút nguồn vốn FDI mà thiếu đi những nghiên cứu về xem xét ảnh hưởng có tính tới độ trễ của FDI tới tăng trưởng kinh tế. Vì vậy nghiên cứu này được thiết kế với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của FDI tới tăng trưởng kinh tế có xem xét đến độ trễ tác động của FDI. Mô hình nghiên cứu được sử dụng là mô hình ARDL (Autoregressive distributed lag – tự hồi quy phân phối trễ) để đánh giá tầm quan trọng thực sự của FDI lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong suốt giai đoạn 1990 – 2013. 2. Tổng quan lý thuyết, mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích 2.1 Tổng quan lý thuyết và mô hình nghiên cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước ngoài đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi. Các nghiên cứu cho thấy vai trò đặc biệt của FDI đối với các nền kinh tế đang phát triển như giải quyết việc làm (Alfaro, 2003), giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư (Wang và Bloomstrom, 1992), làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Wang và Bloomstrom, 1992), cung cấp công nghệ mới hay chuyển giao những kinh nghiệm quản lý cho các doanh nghiệp sở tại (Chawa và cộng sự, 2012). Nhìn chung ảnh hưởng của FDI tới tăng trưởng kinh tế được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu khác nhau (ví dụ: Mun và cộng sự, 2007; Alfaro, 2003; Adewumi, 2006). Các kết quả nghiên cứu cho thấy FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên mức độ tác động của chúng có sự khác biệt giữa các quốc gia khác nhau. Lấy ví dụ nghiên cứu của Mun và cộng sự (2007) đối với nền kinh tế Malaysia cho thấy FDI đóng góp khoảng 17% giá trị tăng trưởng.Nghiên cứu của Adewumi (2006) cho các nền kinh tế Châu Phi cho thấy FDI đóng góp khoảng gần 10% vào tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các nước khác nhau cao nhất với Bờ Biển Ngà (Côte Dlvoire) là 45% và thấp nhất tại cộng hòa Benin là chưa được 1%.Tại Việt Nam các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc thu hút FDI, một số nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của FDI tới tăng trưởng nhưng xem xét dưới các khía cạnh như năng suất lao động hay ảnh hưởng của các tác động tràn của FDI (Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2006). Hay như nghiên cứu của Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong đó có FDI; kết quả cho thấy FDI là một trong những nhân tố có tác động tích cực và tất cả các yếu tố xem xét (FDI đầu người, tỷ trọng đầu tư khu vực nhà nước,tỷ trọng xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, số sinh viên tốt nghiệp đại học cao đẳng, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa dịch vụ) giải thích được gần 60% thay đổi của tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy các nghiên cứu này thường xem xét đa tác động và không xem xét ảnh hưởng của độ trễ FDI tới tăng trưởng kinh tế.
  • 3. - 2 - Thực tế tác động của vốn FDI tới nền kinh tế có tính chất dài hạn và luôn có một độ trễ nhất định. Tức là khi nguồn vốn FDI được thực hiện tại một quốc gia sẽ không làm sản lượng tăng ngay lập tức mà chúng có độ trễ nhất định. Vì vậy trong nghiên cứu này mô hình nghiên cứu được thiết lập để đánh giá tác động của FDI (đo bằng mức tăng trưởng FDI) tới tăng trưởng kinh tế (đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP) qua các năm với độ trễ i. Trong đó: Biến độc lập: RFDIt là mức tăng trưởng FDI tại thời điểm t RFDIt = FDIt – FDIt-1 RFDIt-i là RFDI ở độ trễ thứ i Biến phụ thuộc: RGDPt là mức tăng trưởng GDP tại thời điểm t RGDPt = GDPt – GDPt-1 RGDPt-i là RGDP ở độ trễ thứ i 2.2 Phương pháp phân tích Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố với nhau phương pháp thông thường các nhà nghiên cứu hay sử dụng là phương pháp xây dựng phương trình hồi quy bằng OLS. Tuy nhiên đối với các dữ liệu chuỗi thời gian sử dụng phương pháp ước lượng bằng OLS có thể gặp phải những khuyết tật mô hình làm kết quả thiếu chính xác và kém tin cậy (Gurajati, 2003; Ramanathan, 2002). Để đánh giá những nhân tố với nhau có quan hệ trễ các nhà nghiên cứu thường sử dụng mô hình VAR (tự hồi quy vector). Tuy nhiên mô hình VAR chỉ đánh giá tác động hai chiều và chỉ xét đến quan hệ với độ trễ mà không xét đến tác động tức thời giữa các biến nghiên cứu (Ramanathan, 2002). Vì vậy trong nghiên cứu này để xem xét ảnh hưởng của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam có tính đến độ trễ tác động nhóm tác giả sử dụng mô hình ARDL.Mô hình ARDL là sự kết hợp giữa mô hình VAR (tự hồi quy vector) và mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS). ARDL được xem là mô hình thành công nhất, linh hoạt và dễ sử dụng cho việc phân tích các chuỗi thời gian đa biến (Aydin, 2000). Mô hình ARDL cho phép xác định tác động của các biến động lập tới biến phụ thuộc (Chen, 2007; Pasaran & Shin, 1997). Mô hình ARDL có thể được biểu diễn như sau: RGDPt RFDIt RFDIt-i RGDPt-i
  • 4. - 3 - Yt= m +α1*Yt−1+α2*Yt−2 +…+αn*Yt−1 + β0*Xt+β1*Xt−1+…+ βn*Xt−n +ut Trong đó: Yt và Xt là các biến dừng, và ut là phần nhiễu trắng Yt−n và Xt−n là các biến dừng ở các độ trễ. Để đảm bảo tin cậy khi sử dụng mô hình ARDL các biến chuỗi thời gian có tính dừng, độ trễ xác định tối ưu, mô hình không thừa biến, không có hiện tượng tự tương quan, không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và dạng hàm phù hợp (Gurajati, 2003; Nguyễn Quang Dong & Nguyễn Thị Minh, 2012). Chuỗi thời gian có tính dừng là chuỗi có trung bình, phương sai, hiệp phương sai không đổi tại mọi thời điểm (Gurajati, 2003). Để kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian cho thể sử dụng nhiều kiểm định khác nhau như kiểm định Dickey – Fuller (DF), kiểm định Phillip – Person (PP), kiểm định Dickey – Fuller mở rộng (ADF). Trong phầm mềm Eviews thường dùng kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) để kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian dựa trên kiểm định ADF mở rộng (Nguyễn Quang Dong & Nguyễn Thị Minh, 2012). Độ trễ tối ưu là độ trễ tại đó các biến được mô hình hóa qua biến trễ và các biến khác cùng cùng một độ trễ cho kết quả tốt nhất. Việc xác định độ trễ tối ưu dựa trên các chỉ số lựa chọn (Ozcicek & McMillin, 1996), các chỉ số này được hỗ trợ trong phần mềm EViews. Mô hình thừa biến là mô hình đưa các biến độc lập không phù hợp hoặc không cần thiết vào mô hình. Kiểm định thừa biến sẽ cho biết cần loại những biến không cần thiết khỏi mô hình để không làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Tự tương quan là hiện tượng các phần dư của biến phụ thuộc có tương quan với nhau (Ramanathan, 2002; Gurajati, 2003). Tự tương quan có thể làm cho kết quả hồi quy thiếu tin cậy. Để kiểm định mô hình không có tự tương quan có thể sử dụng kiểm định DW (Durbin – Watson). Phương sai sai số thay đổi là một khuyết tật khi sử dụng OLS (Gurajati, 2003), để kiểm tra trong mô hình có hiện tương phương sai sai số thay đổi có nhiều phương pháp khác nhau trong đó thông dụng và tin cậy nhất là kiểm định White. Sự phù hợp dạng hàm là cách biểu diễn quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc đúng bán chất của chúng (dạng hàm đúng). Thông thường các nhà nghiên cứu giả định quan hệ là tuyến tính, nhưng bản chất quan hệ có thể là phi tuyến và dạng hàm ước lượng được chỉ định có thể sai. Để kiểm định sự phù hợp dạng hàng kiểm định Ramsey sẽ được thực hiện. Sau khi thực hiện các kiểm định và chạy mô hình đảm bảo không có các khuyết tật thì các kết quả ước lượng mới đảm bảo vững, không chệch và hiệu quả nhất. Các kết luận từ kết quả này mới đảm bảo đáng tin cậy. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
  • 5. - 4 - 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu và ma trận tương quan Trong giai đoạn 1990 – 2013 số vốn FDI có xu hướng tăng trưởng liên tục, trung bình đạt gần 5.000 triệu USD, số vốn thực hiện năm cao nhất (2013) cao gấp hơn 31 lần năm thấp nhất (1991) với giá trị thực hiện đạt 13.635,3 triệu USD. Đồng thời GDP cũng tăng hơn 6 lần từ mức 535.762 tỷ đồng năm 1990 lên mức 3.421.321 tỷ đồng năm 2013 (bảng 4.1) Bảng 4.1 Thống kê mô tả giá trị thực hiện FDI và GDP giai đoạn 1990 – 2013 (đơn vị tính: FDI – triệu USD, GDP – tỷ đồng) FDI GDP Trung bình 4.949,8 1.005.260,0 Giá trị nhỏ nhất 428,5 535.762,0 Giá trị lớn nhất 13.653,3 3.421.321,0 Quan sát 23 23 Nguồn: Tổng cục thống kê FDI và GDP trong giai đoạn này cho thấy có mối liên hệ với nhau, hệ số tương quan (r) giữa giá trị thực hiện FDI và GDP: r = 0.927 (p = 0.000 < 0.05) cho thấy mối quan hệ tích cực giữa FDI và GDP (bảng 4.2) Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa FDI và GDP FDI GDP FDI 1.000 0.927 GDP 0.927 1.000 Kết quả từ phần mềm EViews 4.2 Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu Để đánh giá tác động của FDI lên GDP về mặt tăng trưởng tác giả sử dụng RGDP và RFDI (các mức tăng trưởng) để đánh giá. Bởi vì mục đích của nghiên cứu là đánh giá tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế (đo bằng tăng trưởng GDP). Do nghiên cứu sử dụng mô hình ARDL nên trước tiên phải xem xét tính dừng của dữ liệu. Kết quả kiểm định tính dừng dữ liệu thu được như sau: Bảng 4.3 Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu Tên biến Kết quả kiểm định ADF Giá trị thống kê ở các mức ý nghĩa Prob
  • 6. - 5 - 1% 5% 10% RGDP -3,724 û ü ü 0,0430 RFDI -2,700 û û û 0,246 DRFDI -3,371 û û ü 0,087 Kết quả từ phần mềm EViews Kết quả cho thấy biến RFDI là biến không dừng, do đó tác giả lấy sai phân bậc nhất để phân tích (DRFDI = RFDIt- RFDIt-1). Về mặt ý nghĩa DRFDI và RFDI đều phản ánh sự thay đổi của FDI do vậy việc sử dụng biến DRFDI thay cho RFDI không làm thay đổi mặt ý nghĩa của các biến trong mô hình. Kết quả phân tích cho thấy biến DRFDI dừng ở mức ý nghĩa 10% (bảng 4.4) Bảng 4.4 Kết quả kiểm định tính dừng của sai phân bậc nhất RFDI Tên biến Kết quả kiểm định ADF Giá trị thống kê ở các mức ý nghĩa Prob 1% 5% 10% DRFDI -3,371 û û ü 0,087 Nguồn: Kết quả phân tích bằng Eviews 4.4 Xác định độ trễ tối ưu Các biến kinh tế thông thường có một độ trễ nhất định khi xem xét ảnh hưởng tới các biến khác. FDI cũng vậy ngay thời điểm đầu tư không làm sản lượng tăng ngay lập tức mà luôn có một độ trễ nhất định. Để xác định độ trễ tối ưu đánh giá đúng ảnh hưởng của FDI tới GDP nhóm tác giả sử dụng các chỉ số thông kê xác định độ trễ phù hợp. Kết quả phân tích từ dữ liệu trong giai đoạn 1990 – 2013 như sau (bảng 4.5): Bảng 4.5 Kết quả xác định độ trễ tối ưu Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 0 -157.7246 NA* 68703.29 16.81311 16.91253* 16.82994 1 -153.1582 7.690795 65059.93* 16.75349* 17.05173 16.80396* 2 -151.3822 2.617263 83885.02 16.98760 17.48467 17.07172 Kết quả từ phần mềm EViews. Kết quả cho thấy với nguồn số liệu nghiên cứu cả 2 yếu tố DRFDI và RGDP có tác động với nhau trong 2 năm (năm 0 và sau 1 năm) khi có bất cứ sự thay đổi nào cũng dẫn tới yếu tố kia thay đổi theo. Như vậy nhóm tác giả lựa chọn độ trễ 1 để thiết lập mô hình nghiên cứu. 4.5 Kết quả phân tích tác động của FDI tới GDP
  • 7. - 6 - Do cả DRFDI và RGDP có tác động tới sau trong hai năm nên nhóm tác giả sử dụng hai mô hình ước lượng. Mô hình 1 xem xét ảnh hưởng của cả DRFDI và RGDP (trễ) tới RGDP, mô hình 2 chỉ xem xét ảnh hưởng của DRFDI tới RGDP qua các độ trễ khác nhau. Kết quả thu được như sau Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mô hình 1 RGDP β S.E Prob C 10,1560 4,1785 0,0264 DRFDI - - - DRFDI(-1) 0,0836 0,0386 0,0451 DRFDI(-2) - - - RGDP(-1) 0,4059 0,2115 0,0719 RGDP(-2) - - - R2 30,87% Prob(F-s) 0,000 Mức ý nghĩa 10% Kết quả từ phần mềm EViews. Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình 2 RGDP β S.E Prob C 17,6908 1,5323 0,000 DRFDI(-1) 0,0761 0,0412 0,0816 R 2 15,90 Prob(F-s) 0,000 Mức ý nghĩa 10% Kết quả từ phần mềm EViews. Để chắc chắn cho các kết luận từ mô hình ước lượng được nhóm tác giả tiến hành kiểm định sự vi phạm các giả định của ước lượng hồi quy. Kết quả cho thấy các mô hình (1) và (2) không gặp các khuyết tật như : tự tương quan, phương sai sai số thay đổi, dạng mô hình đúng (bảng 4.8). Điều đó cho thấy các kết luận từ kết quả ước lượng đạt tính tin cậy. Bảng 4.8 Kết quả kiểm định mô hình với RGDP Kiểm định Prob Kiểm định thừa biến 0,6627 Tự tương quan 0,9774
  • 8. - 7 - Phương sai sai số thay đổi 0,9424 Sai dạnh mô hình 0,3108 Mức ý nghĩa 10% Kết quả từ phần mềm EViews. Phương trình hồi quy có dạng: RGDP = 10.15607+ 0.0836*DRFDI(-1) + 0.4059*RGDP(-1) (*) Và xét riêng cho FDI: RGDP = 17.69081 + 0.0761*DRFDI(-1) (**) Để phân tích tập trung vào tác động của FDI lên GDP nhóm tác giả sẽ sử dụng mô hình (**) để đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lên tăng trưởng kinh tế GDP. Kết quả này cho thấy nếu DRFDI thay đổi sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP với mức trễ 1 năm. Hay nói cách khác trung bình sau 1 năm thì nguồn đầu tư FDI sẽ phát huy tác động làm tăng sản lượng của cả nền kinh tế. Hệ số β = 0.0761 cho thấy nếu FDI tăng hay giảm 1 đơn vị (triệu USD) sẽ làm GDP tăng hay giảm 0.0761 tỷ đồng. Hệ số R2 xấp xỉ 16% cho thấy FDI giải thích được gần 16% sự thay đổi về GDP trong suốt giai đoạn 1990 – 2013. 5. Bàn luận Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự thay đổi FDI kéo theo GDP tăng trưởng một cách tích cực. Kết quả này tái khẳng định mức độ quan trọng của FDI tới sự tăng trưởng của kinh tế được kiểm chứng qua các nghiên cứu trước đó. Hệ số R 2 đạt gần 16% cho thấy mặc dù có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế nhưng ảnh hưởng của nó cũng không phải quá lớn. Điều này có thể được giải thích do chính sách quản lý FDI tại Việt Nam còn lỏng lẻo, hiện tượng chuyển giá, các bất cập từ khu vực FDI có thể làm cho việc tính toán giá trị đóng góp thực của FDI vào GDP có sự sai lệch. Đặt trong cùng bối cảnh với các nghiên cứu khác trong khu vực, nhóm tác giả cũng nhận thấy kết quả này khá nhất quán với kết quả của Mun và cộng sự (2007) nghiên cứu tại Malaysia. Kết quả của Mun và cộng sự cũng cho thấy FDI cũng ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế của Malaysia, FDI giải thích được 17% sự thay đổi của GDP. Tuy nhiên phương pháp ước lượng của ảnh hưởng của Mun và cộng sự sử dụng OLS có thể làm thổi phồng kết quả hơn so với mô hình ARDL và không xác định được độ trễ ảnh hưởng mà chỉ xem xét ảnh hưởng tức thời của FDI tới GDP là không hoàn toàn phù hợp với thực tế 1 . So sánh xa hơn với các nghiên cứu tại quốc gia đang phát triển khác cho thấy ảnh hưởng của FDI tới GDP của Việt Nam cao hơn các nước Châu Phi. Lấy ví dụ nghiên cứu của Adewumi (2006) đối với các nước châu phi cho thấy ảnh hưởng của FDI tới GDP chỉ khoảng 10%. Điều đó 1 nếu sử dụng OLS hệ số R 2 trong nghiên cứu này có thể lên tới hơn 0.8. Tuy nhiên sử dụng OLS với các biến chuỗi thời gian có thể gặp hiện tượng tương quan giả.
  • 9. - 8 - cho thấy đối với những nước Đông Nam Á (Việt Nam, Malaysia) khả năng sử dụng FDI có thể có hiệu quả hơn các nước châu Phi. Kết quả nghiên cứu cho thấy với độ trễ trung bình 1 năm có thể được giải thích từ hai khía cạnh : Thứ nhất là môi trường kinh doanh của Việt Nam tốt nên khá nhanh chóng các dự án FDI phát huy hiệu quả làm tăng sản lượng của nền kinh tế. Thứ hai là các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các lĩnh vực khai thác nhanh, công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động. Đặc trưng của những ngành như vậy khả năng triển khai nhanh để có thể đi vào sản xuất nên nó cũng sớm có tác động tới gia tăng sản lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên khía cạnh thứ nhất không đúng, bởi môi trường kinh doanh Việt Nam hiện tại bị các nhà đầu tư đánh giá rất kém (kém hơn cả Lào và Cambodia). Do đó khía cạnh này có thể được giải thích là các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động và khai thác nhanh tiềm năng thị trường. Nghiên cứu này cũng đưa ra hàm ý rất rõ ràng muồn tăng trưởng kinh tế không thể gạt bỏ FDI. Tuy nhiên lựa chọn đối tác đầu tư như thế nào, chính sách giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả FDI như tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư, sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch; điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các dự án công nghệ cao và phù hợp vào Việt Nam. Mặc dù nghiên cứu này cho thấy ý nghĩa rất lớn của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 – 2013. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định. Thứ nhất là chúng tôi không có cơ cở dữ liệu về FDI đầu tư vào từng địa phương và GDP của từng địa phương nên chưa thể có những kết luận về chất lượng FDI cho từng khu vực, địa phương. Thứ hai chúng tôi cũng chưa khai thác được cơ sở dữ liệu về vốn đầu tư cho các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ khác nhau của các doanh nghiệp FDI. Vì vậy chúng tôi chưa đưa ra được các so sánh về « chất lượng » FDI tới tăng trưởng nền kinh tế. Do đó đây là những vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngõ cần tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo khai thác được những cơ sở dữ liệu như vậy để có bức tranh toàn cảnh hơn về tác động của FDI tới nền kinh tế Việt Nam. Danh mục tài liệu tham khảo Adewumi, S. (2006), The Impact of FDI on Growth in eveloping Countries an African Experience, Master thesis, Jönköping University. Alfaro, L. (2003), Foreign Direct Investment and Growth: Does the Sector Matter?, Harvard Business School, 1-31.
  • 10. - 9 - Aydin, H.I. (2007), Interest Rate Pass-Through in Turkey, Research and Monetary Policy Department, 07(05), 1-38. Chawwa, T., Hernandez, I., Li, N., Paul, N 2012, Relative Backwardness, Direct Foreign Investment and the Transfer of Technology: A Simple Dynamic Model Ronald Findlay, Quarterly Journal of Economics, 92, 1-18. Chen, M.A. (2007). Rethinking the informal economy:linkages with the formal economy and the formal regulatory environment. Working Paper, 46, United Nations, Department of Economic and Social Affairs. Gurajati, D.N. (2003), Basic Econometrics, McGraw Hill. Mun, H.W., Lin, T.K., & Man, Y.K. (2008), FDI and Economic Growth Relationship: An Empirical Study on Malaysia. International Business Research, 1(2), 11-18. Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh. (2010), Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1, 557-588, Nguyễn Quang Dong và Nguyễn Thị Minh. (2012), Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. Nguyễn Thị Tuệ Anh., Nguyễn Xuân Nguyệt Hồng., Trần Toàn Thắng và Nguyễn Mạnh Hải. (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Dự án SIDA. Ozcicek, O., & Ozcicek, D.W. (1996), Lag Length Selection in Vector Autoregressive Models: Symmetric and Asymmetric Lags, Louisiana State University. Pasaran, H.H., & Shin, Y. (1997), Generalized impulse response analysis in linea multivariate models, Economic letters, 58, 17-29. Ramanathan, R. (2002), Introductory Econometrics with Applications, Harcourt College Publishers. Wang, J.Y., & Blomstrom, M. (1989), Foreign Investment and Technology Transfer: A Simple Model, National Bureau of economic research, 1-32.