SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
CHƯƠNG I
BẢN CHẤT, C`HỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
1. Bản chất tiền tệ
Sự tiến triển không ngừng các hoạt động kinh tế dưới những hình thức
khác nhau là động lực cho sự ra đời và phát triển của hệ thống tiền tệ
Quá trình ra đời của tiền tệ chia làm 2 giai đoạn:
a. Trao đổi trực tiếp là quá trình trao đổi diễn ra giữa hang và
hàng (H-H)
Điều kiện tiên quyết của quá trình trao đổi này là phải có sự trùng
khớp kép về nhu cầu giữa những người tham gia trao đổi về thời gian, địa
điểm trao đổi cũng như giá trị sử dụng của hàng hóa có nhu cầu trao đổi.
Hình thức hàng đổi hàng có thể cho phép một người có được loại hàng
hóa dịch vụ mà anh ta không có kỹ thuật hoặc thời gian để tự sản xuất
nhưng chúng cũng gây nhiều phiền hà cho hoạt động thương mại – do đó
hoạt động kinh tế, xã hội chậm, không hiệu quả.
b. Trao đổi gián tiếp thông qua vật môi giới trung gian
Những người có nhu cầu trao đổi hàng hóa chỉ cần đổi hàng hóa của
mình ra tiền tệ và sử dụng chúng để đổi lấy hàng hóa cần thiết  tiền tệ
có đặc tính trước hết là được chấp nhận chung làm phương tiện trao đổi
cho cả thế giới hàng hóa.
1.1. Khái niệm:
Tiền là hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò là vật ngang giá chung để do
lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác để làm
phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán và tích lũy giá trị cho mọi
tổ chức và cá nhân trong xã hội.(cổ điển)
Tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong thanh toán để nhận
hàng hóa, dịch vụ, hoặc trả nợ. (hiện đại)
1.2. sự phát triển các hình thái tiền tệ
 Tiền hàng hóa
- Gia súc, thuốc lá, oliu….
- Hàng hóa có tần số trao đổi nhiều nhất được lựa chọn một cách tự
phát làm môi giới trung gian trao đổi
 hạn chế:
- Khó khăn trong việc chia nhỏ để trả lại tiền lẻ;
- Bị ảnh hưởng mạnh bởi điều kiện tự nhiên;
- Không thuận tiện trong di chuyển giữa các vùng khác nhau
 Tiền vàng
- Vàng được chấp nhập trong lưu thông bởi những đặc tính vốn có
của nó thích hợp với vai trò trao đổi của thế giới hàng hóa
Đặc điểm:
- Dễ chia nhỏ, dễ hợp nhất;
- Bền vững, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên;
- Có giá trị lớn trong một khối lượng nhỏ;
- Dễ di chuyển
 hạn chế:
- Tiền vàng nặng nên việc di chuyển vàng với khối lượng lớn trở nên
bất tiện;
- Lưu thông tiền vàng không đáp ứng được nhu cầu của sản suất và
trao đổi hàng hóa ngày càng tăng, vàng trở nên khan hiếm, tạo điều
kiện kích thích mong muốn tích trữ vàng.
 Tiền giấy
- Việc sử dụng tiền giấy làm thay đổi quan niệm về tiền tệ trong một
thời gian dài (phần lớn các loại tiền trước tiền giấy đều có giá trị
hoặc có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người)
- Người ta muốn tiền với danh nghĩa là tiền chứ không phải là hàng
hóa, không phải là bản thân nó mà vì những thứ mà dùng nó có thể
mua được
Đặc điểm:
- Nhẹ, dễ di chuyển với khối lượng lớn;
- Chi phí in ấn chậm khắc và đảm bảo an toàn rẻ dễ dàng hình
thành một kết cấu tiền với các mệnh giá khác nhau thuận
tiện cho quá trình trao đổi hàng hóa.
Hạn chế:
- Lưu thông tiền giấy rất dễ rơi vào tình trạng bất ổn định (khủng
hoảng tiền tệ, kinh tế..) vì việc giữ tiền giấy khan hiếm trong lưu
thông và điều chỉnh nó cho phù hợp với nhu cầu trao đổi của hàng
hóa là nghệ thuật phức tạp.
 Tiền qua ngân hàng
- Nhờ có sự phát triển của hệ thống thanh toán cùng vai trò của các
ngân hàng thương mại cho phép các khách hàng thực hiện các giao
dịch mà cần sử dụng tiền mặt
Đặc điểm:
- Tăng cường hiệu quả kinh tế do tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng
hóa;
- Thanh toán các giao dịch trao đổi với khối lượng lớn được dễ dàng;
- Hạn chế:
- Chi phí cho việc xử lý các chứng từ thanh toán cũng nên sự tốn
kém đáng kể cho xã hội;
 sự phát triển không ngừng với tốc độ nhanh của công nghệ điện tử,
công nghệ thông tin, việc ứng dụng trong công nghiệp ngân hàng sẽ giúp
cho việc thanh toán trở nên hiệu quả và ít tốn kém. Việc sử dụng các công
cụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng sẽ trở nên phổ biến.
 Tính chất của tiền tệ
Thực tế đã chứng minh, một vật nào đó được chấp nhận trong lưu
thông với tư cách là tiền tệ không phải vì nó có giá trị mà ngược lại khi
được chấp nhận là tiền tệ thì vật đó trở nên có giá trị. Để được chấp nhận
là tiền tệ cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:
- Tính được chấp nhận;
- Tính dễ nhận biết;
- Tính có thể chia nhỏ;
- Tính lâu bền;
- Tính dễ vận chuyển;
- Tính khan hiếm;
- Tính đồng nhất;
2. Chức năng của tiền tệ
2.1. Phương tiện trao đổi:
Tiền là môi giới trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa, dịch
vụ; tiền được sử dụng để mua bán, thanh toán để nhận được hàng hóa,
dịch vụ
 nhờ chức năng này, mà tiết kiệm chi phí giao dịch trong quá trình
thỏa mãn nhu cầu trao đổi.
2.2. Đơn vị tính toán giá trị:
Tiền dùng để đo giá trị trong nền kinh tế.
 việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ cần có sự so sánh để hình thành tỷ lệ
trao đổi; nhờ chức năng này, giá trị của hàng hóa được biểu hiện thành
tiền, từ đó các hàng hóa có thể so sánh với nhau về mặt lượng, thuận lợi
cho quá trình trao đổi thỏa mãn nhu cầu của bản thân, tiết kiệm chi phí
cho quá trình trao đổi giao dịch...
2.3. Phương tiện tích lũy giá trị:
Tiền là phương tiện có chứa giá trị, có chứa sức mua theo thời
gian; việc chúng ta không sử dụng tiền ngay khi có mà giữ lại vì nhiều lý
do khác nhau cho đến khi có nhu cầu sử dụng chính đáng hơn.
 thực tế, có nhiều hình thức tích lũy giá trị khác (vàng, ngoại tệ, nhà
đất, cổ phiếu, trái phiếu...) có thể đảm bảo về mặt giá trị, và mức sinh lời
của chúng, nhưng công chúng vẫn tích lũy giá trị dưới hình thức là tiền tệ
ở một tỷ lệ nhất định bởi sự an toàn và tính lỏng của nó (tiền có giá trị ổn
định).
3. Vai trò của tiền tệ
Kinh tế vĩ mô – Quản lý kinh tế nhà nước
- Tiền tệ là công cụ quản lý vĩ mô sắc bén và có hiệu quả trên cơ
sở lợi dụng cơ chế thị trường để tác động vào các mục tiêu cơ
bản của kinh tế vĩ mô: sản lượng, giá cả, công ăn việc làm.
Kinh tế vi mô – Hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp,
cá nhân
- Tiền tệ là phương tiện do lường, thúc đẩy tính hiệu quả trong
kinh doanh và khả năng cạnh tranh của từng chủ thể kinh
doanh.
CHƯƠNG II
CUNG – CẦU TIỀN TỆ
1. MỨC CUNG TIỀN TỆ (MD)
1.1. Khái niệm
- Mức cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, các doanh
nghiệp và các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước cần năm
giữ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bảo toàn giá trị trong
điều kiện giá cả và biến số vĩ mô cho trước.
 xuất phát từ khả năng trao đổi của tiền tệ chứ không phải xuất phát từ
bản thân nó.
1.2. Thành phần mức cầu tiền tệ
- Mức cầu về giao dịch: là nhu cầu tiền tệ với nhu cầu với tư cách
là phương tiện trao đổi nhằm phục vụ cho nhu cầu giao dịch
hàng ngày của các chủ thể kinh tế trong xã hội  đây là bộ
phận có tính lỏng cao nhất thể hiện dưới dạng tiền mặt và tiền
gửi thanh toán tại ngân hàng.
- Mức cầu dư phòng: nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu bất thường
không có kế hoạch trước như ốm đau, thăm bạn bè...  giúp
cho người sở hữu chủ động trong cuộc sống, sử dụng tiền vào
những thời điểm thuận lợi của thị trường.
- Mức cầu tích lũy giá trị: tiền tệ là hình thức tích lũy tài sản có
tính lỏng cao và an toàn (đó là lý do công chúng không chuyển
đổi toàn bộ tiền vào các công cụ đầu tư sinh lãi mà luôn để một
phần thu nhập của mình dưới dạng tiền).
2. MỨC CUNG TIỀN TỆ (MS)
2.1. Khái niệm
Mức cung tiền, hay còn gọi là cung ứng tiền tệ hoặc cung tiền, là
một khái niệm kinh tế vĩ mô, để chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh
tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản,...của các cá
nhân (hộ gia đinh) và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín dụng)
2.2. Các khối tiền
MS
M1 (
M1
M2
M2 = M1 +
M3
M3 = M2 +
Và ta có:
Ms = M3 +
VD:
•
•
•
•
• Vàng: 1.000
•
•
•
•
•
•
•

• Gi:
• M1
= 2.000 + 1.000 +1.000 +1.000 +5.000 + 1.000
=11.000.
• M2
= 11.000 + 1.500 + 1.500
= 14.000.
• M3
= 14.000 + 5.000 + 5.000 + 7.000
= 31.000
• Ms
= 31.000 + 5.000
= 36.000
CHƯƠNG III
LẠM PHÁT
1. Khái niệm và các loại lạm phát
1.1. Khái niệm
Lạm phát là hiện tượng giấy bạc trong lưu thông vượt quá nhu cầu
cần thiết làm chúng bị giảm sức mua và giá cả hầu hết các hàng hoá
không ngừng tăng lên.
1.2. Đo lường lạm phát
a. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
i. Lựa chọn rổ hàng hóa
ii. Xác định tổng giá trị rổ hàng hóa theo mức giá hiện tại
iii. Xác định mức chênh lệch giữa tổng giá trị rổ hàng hóa
theo mức giá hiện tại với mức giá gốc
b. Chỉ số giảm phát GDP được tính như chỉ số CPI nhưng
cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế
 Nhược điểm của chỉ số CPI
 Sai lệch về cơ cấu rổ hàng hóa được lựa chọn: rổ hàng hóa
chậm thay đổi, nó không bao gồm những hàng hóa tiêu dùng
mới phát sinh nhưng được đa số người tiêu dùng sử dụng
 Sai lệch thay thế khi giá cả một loại hàng hóa nào đó trong
rổ gia tăng, dân chúng sẽ chuyển sang tiêu dùng mặt hàng
hóa thay thế với giá rẻ hơn
=> Chỉ số CPI luôn cao hơn so với chỉ số giảm phát GDP.
1. 3. Các loại lạm phát
Căn cứ vào tốc độ lạm phát:
- Lạm phát vừa phải là lạm phát xảy ra khi tốc độ tăng giá chậm, ở
mức 1 bacon số  phần lớn các nước phát triển lạm phát được duy
trì ở mức độ vừa phải, tỷ lệ bao nhiêu thì phụ thuộc vào tình trạng
phát triển của nền kinh tế và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng
thời kỳ. trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tằng chậm, giá trị
tiền tệ tương đối ổn định tạo thuận lợi cho môi trường kinh tế xã
hội, tác hại của lạm phát này là không đáng kể.
- Lạm phát cao là lạm phát xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng ở mức hai
hoặc ba con số  giá cá hàng hóa biến động mạnh, giá trị tiền tệ
biến động mạnh qua các thời kỳ, dân chúng không dám giữ tiền
dưới mọi hình thức và bắt đầu hoạt động đầu cơ tích trữ hàng hóa.
Trong thời kỳ lạm phát cao, sản xuất không phát triển, hệ thống tài
chính bị tàn lụi.
- Siêu lạm phát là lạm phát xảy ra với tốc độ tăng giá vượt xa mức
lạm phát cao có thể lên đến hàng nghìn lần;
Đặc trưng của siêu lạm phát:
+ Siêu lạm phát có sức phá hủy mạnh hoạt động của nền kinh
tế và thường đi kèm với suy thoái kinh tế nghiêm trọng;
+ Lạm phát xảy ra do các biến cố lớn dẫn đến đảo lộn trật tự
xã hội như chiến tranh, khủng hoảng chính trị;
+ Phát hành tiền giấy không hạn chế.
2. Nguyên nhân gây ra lạm pháp
2.1. Lạm phát do cầu kéo
Nguyên nhân do tổng cầu (AD) – tổng chi tiêu của xã hội tăng lên –
vượt quá mức cung ứng hàng hóa của xã hội dẫn đến áp lực làm tăng giá
cả.
Lý do cụ thể:
- Chi tiêu của chính phủ tăng lên;
- Tiêu dùng của hộ gia đình tăng lên;
- Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên;
- Do chính sách tiền tệ mở rộng;
- Các yếu tố liên quan đến nhu cầu của nước ngoài
2.2. Lạm phát do chi phí đẩy
Nguyên nhân do áp lực làm tăng giá cả sản xuất từ sự tăng lên của chi
phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động và làm giảm mức
cung ứng hàng hóa của toàn xã hội.
Lý do cụ thể:
- Tiền lương tăng do thị trường lao động trở nên khan hiếm, do yêu
cầu đòi tăng lương của công đoàn hoặc do mức lạm phát dự tính
tăng lên.
- Tăng lên của mức lợi nhuận ròng của người sản xuất đẩy giá cả
hàng hóa tăng lên;
- Giá nội địa của hàng nhập khẩu tăng lên;
- Sự tăng lên về thuế và các khoản nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
3. Hậu quả của lạm phát
3.1. Lạm phát dự tính được
- Người giữ tiền với lãi suất bằng 0  chi phí quản lý tiền mặt
tăng lên;
- Tác động thông qua hệ thống thuế  phân phối lại 1 phần thu
nhập của người đóng thuế;
- Lạm phát bóp méo thông tin  khó khăn cho các quyết định
3.2. Lạm phát không thể dự tính
- Lạm phát tạo nên sự bất ổn định cho môi trường kinh tế xã hội
 Nguồn lực của xã hội phân bổ thiếu hiệu quả và ảnh hưởng
đến sự tăng trưởng kinh tế;
- Phân phối lại thu nhập của dân và của cải xã hội;
- Lãi suất tăng lên;
- Ảnh hưởng cán cân thanh toán quốc tế;
- Ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp;
4. Các giải pháp kiềm chế lạm phát
- Biện pháp tình thế
+ Ngừng phát hành tiền vào lưu thông.
+ Tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm.
+ Cắt giảm các khoản chi chưa cấp bách từ ngân sách nhà
nước.
+ Bán vàng và ngoại tệ.
+ Khuyến khích tự do mậu dịch và nới lỏng thuế quan.
+ Vay và xin viện trợ từ nước ngoài.
+ Cải cách tiền tệ
- Biện pháp chiến lược
+ Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển sản xuất và lưu thông
hàng hóa.
+ Tạo ngành sản xuất hàng hóa mũi nhọn cho xuất khẩu.
+ Cắt giảm biên chế, kiện toàn bộ máy hành chính.
+ Kiểm tra thường xuyên chính sách thu chi của nhà nước.
+ Lạm phát để chống lạm pháp.
CHƯƠNG IV
TÍN DỤNG
1. Bản chất của tín dụng
1.1. Khái niệm và đặc trưng của quan hệ tín dụng
Khái niệm:
Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị
(tiền hoặc hiện vật) nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng, để sau
một thời gian nhất định thu về lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Mối quan hệ là tín dụng phải thỏa mãn những đặc trưng:
- Là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời. thực chất
trong quan hệ tín dụng chỉ có sự chuyển nhượng quyền sử dụng
lượng giá trị tạm thời nhàn rỗi trong 1 khoảng thời gian nhất định
mà không có sự thay đổi quyền sở hữu đối với lượng giá trị;
- Tính hoàn trả: lượng vốn chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng
thời hạn về cả thời gian và giá trị (gốc + lãi);
- Quan hệ tín dụng phải dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi
vay và người cho vay; đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan
hệ tín dụng.
1.2. Cơ sở khách quan của quan hệ tín dụng
Cơ sở khách quan của sự ra đời và phát triển quan hệ tín dụng là
mâu thuẫn với có của quá trình tuần hoàn vốn tiền tệ trong xã hôi; đó là
cùng lúc có chủ thể kinh tế tạm thời dư thừa một khoản vốn tiền tệ trong
khi các chủ thể kinh tế khác có nhu cầu muốn bổ sung them vốn.
- Sự không trùng khớp giữa thu nhập và chi tiêu hộ gia đình;
- Sự không trùng khớp giữa thu nhập và chi tiêu trong quá trình kinh
doanh của các chủ thể sản xuất kinh doanh;
- Sự không trùng khớp giữa thu và chi của ngân sách nhà nước.
1.3. Các hình thức tín dụng
Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ tín dụng
 Tín dụng thương mại
- Khái niệm: TDTM là quan hệ mua bán chịu hàng hóa trực
tiếp giữa các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh.
- Đặc điểm:
+ Tín dụng thương mại vốn cho vay dưới dạng hàng hóa hay
một bộ phận của vốn sản xuất chuẩn bị chuyển hóa thành
tiền, chưa phải là tiền nhàn rỗi.
+ Người cho vay (chủ nợ) và người đi vay (con nợ) đều là
những doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản
xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Khối lượng tín dụng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổng giá trị
của khối lượng hàng hóa được đưa ra mua bán chịu.
- Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm của tín dụng thương mại
+ Tín dụng thương mại góp phần đẩy nhanh quá trình sản
xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho chu kỳ sản xuất rút
ngắn lại;
+ Tín dụng thương mại tham gia vào quá trình điều tiết vốn
giữa các doanh nghiệp một cách trực tiếp mà không thông
qua bất kỳ cơ quan trung gian nào;
+ Tín dụng thương mại góp phần làm giảm khối lượng tiền
mặt trong lưu thông, làm giảm chi phí lưu thông xã hội.
Nhược điểm của tín dụng thương mại
+ Về quy mô: lượng giá trị cho vay bị hạn chế;
+ Về thời gian: ngắn thường là dưới 1 năm;
+ Về phạm vi: chỉ đầu tư một chiều, không có quan hệ cho
vay ngược lại.
 Tín dụng ngân hàng
- Khái niệm: TDNH là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các
chủ thể khác trong nền kinh tế.
- Đặc điểm:
+ Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức
tiền tệ;
+ Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy
động vốn và cho vay;
+ Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng
không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và
lưu thông hàng hóa;
+ Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều
hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
- Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm của tín dụng ngân hàng
+ Thời hạn cho vay linh hoạt - ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng;
+ Về khối lượng tín dụng lớn;
+ Về phạm vi được mở rộng với mọi ngành, mọi lĩnh vực.
Nhược điểm của tín dụng ngân hàng
+ Tín dụng ngân hàng có độ rủi ro cao - gắn liền với chính
ưu điểm do việc ngân hàng có thể cho vay số tiền lớn hơn
nhiều so với số vốn tự có, hoặc có sự chuyển đổi thời hạn
và phạm vi tín dụng rộng.
 Tín dụng doanh nghiệp
- Khái niệm: TDDN là quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các
doanh nghiệp và công chúng.
- Hình thức:
+ Quan hệ tín dụng tiêu dùng: là tín dụng đáp ứng nhu cầu
của bằng cách cho họ sử dụng một khối lượng hàng hóa
tiêu dùng mà không cần phải trả tiền ngay trong một thời
gian nhất định.
+ Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
với tư cách là người tiết kiệm.
 Tín dụng nhà nước
- Khái niệm: TDNN là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các
chủ thể khác trong nền kinh tế. Tín dụng nhà nước xuất hiện
nhằm thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà
nước trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng; nó còn
là công cụ để nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế yếu kém,
ngành mũi nhọn và khu vực kinh tế kém phát triển, và là công
cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô.
- Đặc điểm của tín dụng nhà nước:
+ Chủ thể là nhà nước, các pháp nhân và thể nhân;
+ Hình thức đa dạng, phong phú;
+ Tín dụng nhà nước chủ yếu là loại hình trực tiếp, không
thông qua tổ chức trung gian.
- Ưu, nhược điểm của tín dụng nhà nước
Ưu điểm của tín dụng nhà nước
+ Duy trì hoạt động thường ngày của nhà nước;
+ Góp phần xây dựng cơ sở vật chất hiện đại;
+ Góp phần vào nghĩa vụ quốc tế, vì quan hệ ngày càng phát
triển, đôi khi nhà nước không thể từ chối nghĩa vụ cho vay
đối với nước ngoài;
+ Tạo điều kiện phát triển tín dụng ngân hàng.
Nhược điểm của tín dụng nhà nước
+ Rủi ro là vỡ nợ của nhà nước, do tính toán kỹ nhu cầu vay
và sử dụng vốn vay không hiệu quả;
+ Khó khăn trong việc huy động vốn, khi thị trường chứng
khoán chưa thực sự phát triển.
1.4. Chức năng và vai trò của tín dụng:
- Chức năng:
+ Tập trung và Phân phối lại vốn nhàn rỗi trên nguyên tắc
hoàn trả lại.
+ Giám sát các hoạt động kinh tế của các chủ thể.
- Vai trò:
+ Tín dụng là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở
rộng và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế;
+ Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung
vốn;
+ Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và lưu thông.
+ Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội
CHƯƠNG V
LÃI SUẤT
1. Khái niệm và phân loại lãi suất
1.1. Khái niệm
- Lợi tức là khoản tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay
ngoài phần vốn gốc vay ban đầu, sau một thời gian sử dụng tiền
vay.
- Lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức thu được và tổng
số tiền cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là cả của
quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà
người sử dụng trả cho người sở hữu nó.
- Công thức xác định lãi suất:
Lợi tức thu được
Lãi suất tín dụng trong kỳ = __________________x100%
Tổng số tiền cho vay
(Giá trị thu được = Vốn + lợi tức)
1.2. Phân loại lãi suất
1.2.1. Phân loại theo loại hình tín dụng
 Lãi suất tín dụng thương mại: được áp dụng khi các doanh nghiệp
cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa;
Đặc điểm:
- Lãi suất không được ghi bằng tỷ lệ phần trăm trên chứng từ vay nợ
(thương phiếu), mà được bao hàm trong trong tổng giá trị của hàng
hóa bán chịu, điều này có nghĩa là doanh nghiệp bán chịu phải trả
giá hàng hóa cao hơn giá mua trả tiền ngay.
Tổng giá cả Tổng giá cả
hàng hóa bán - hàng hóa bán
chịu trả tiền ngay
Lãi suất TDTM =---------------------------------------------------x100%
Tổng giá trị hàng hóa bán trả tiền ngay
 Lãi suất TDNH: là lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng
với công chúng và doanh nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho
vay; trong hoạt động tái cấp vốn của ngân hàng trung ương và
trong quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường lien
ngân hàng
- Lãi suất tiền gửi: là lãi suất áp dụng tính tiền lãi phãi trả cho
người gửi tiền; biến động của lãi suất tiền gửi ảnh hưởng đến khối
tiền M1- nên việc tăng lãi suất tiền gửi có hiệu quả cao trong việc
kiềm chế và đẩy lùi lạm phát.
- Lãi suất tiền vay: là lãi suất áp dụng để tính tiền vay mà khách
hàng phải trả cho ngân hàng; về mặt nguyên tắc, lãi suất tiền vay >
lãi suất tiền gửi.
- Lãi suất chiết khấu: là lãi suất áp dụng khi ngân hàng trung gian
cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá
chưa đến hạn thanh toán và thỏa mãn các điều kiện chiết khấu theo
quy định; được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá
và được khấu trừ ngay khi phát tiền vay cho khách hàng.
- Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất áp dụng khi ngân hàng trung
ương tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại dưới hình thức
chiết khấu lại các loại giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh
toán của các ngân hàng thương mại.
- Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất áp dụng khi các ngân hàng
thương mại cho nhau vay vốn trên thị trường liên ngân hàng (lãi
suất được ấn định hàng ngày vào mỗi buổi sang).
- Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở
để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình.
1.2.2. Phân loại theo giá trị thực của lãi suất
- Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền
tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa
loại trừ đi tỷ lệ lạm phát  là loại lãi suất thường được thông báo
chính thức trong hợp đồng tín dụng.
- Lãi suất thực là lãi suất được điều chỉnh lại theo đúng những thay
đổi về lạm phát hay nói cách khác là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm
phát.
1.2.3. Giá trị thời gian của tiền
 Lãi đơn, lãi kép:
- Công thức tính lãi đơn: Lđ = P * r * n
- Công thức tính lãi kép: Lk = P * (1+r)^n - P
Trong đó: P là vốn gốc ban đầu (số tiền ban đầu);
r là lãi suất ;
n là kỳ hạn.
 Giá trị tương lai (FV)
- Một khoản tiền :
FVn = PV (1+r)^n
Trong đó: FVn là giá trị tương lai của khoản tiền PV;
r là lãi suất ;
n là kỳ hạn ;
(1+r)^n là thừa số lãi
- Một dòng tiền đều (chuỗi tiền tệ đồng nhất):
Phát sinh cuối kỳ:
Phát sinh đầu kỳ:
r
r
AFVn
n
1)1(
.
−+
=
Trong đó: A là số tiền phát sinh đều đặn hàng kỳ;
r là lãi suất;
n là số kỳ phát sinh thu nhập.
- Một dòng tiền không đều ( chuỗi tiền tệ hỗn tạp)
Phát sinh cuối kỳ :
Phát sinh đầu kỳ :
Trong đó: Ai là số tiền phát sinh ở kỳ thứ i
n là số kỳ phát sinh thu nhập
r là lãi suất một kỳ
 Giá trị hiện tại (PV)
- Một khoản tiền :
Trong đó :
PV : gọi là giá trị hiện tại,
FVn là khoản tiền phát sinh ở tương lai
r : gọi là tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa
- Một dòng tiền đều (chuỗi tiền tệ đồng nhất)
Phát sinh cuối kỳ
)1(
1)1(
r
r
r
AFVn
n
+
−+
=
∑=
−
+=
n
i
in
in rAFV
1
)1(
∑=
+−
+=
n
i
in
in rAFV
1
1
)1(
n
r
FVn
PV
)1( +
=
r
r
APV
n−
+−
=
)1(1
Phát sinh đầu kỳ
- Một dòng tiền không đều (chuỗi tiền tệ không đồng nhất)
Phát sinh cuối kỳ
Phát sinh đầu kỳ
 Ghép lãi nhiều lần
Giá trị tương lai: FVn = P0[1+(r/m)]^mn
Giá trị hiện tại: P0 = FVn/[1+(r/m)]^mn
Trong đó : r là lãi suất một kỳ
n là số kỳ tính lãi
m là số lần ghép lãi một kỳ n
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất thị trường
 Cung - cầu quỹ cho vay:
Cầu quỹ cho vay là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc
tiêu dùng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.
Cầu quĩ cho vay được cấu thành từ nhu cầu vay của:
- Doanh nghiệp và hộ gia đình (nhạy cảm với biến động của lãi
suất).
- Khu vực chính phủ (động lập với biến động của lãi suất);
- Chủ thể nước ngoài (phụ thuộc vào mức độ mở cửa và khả năng
luôn chuyển vốn giữa hai nước)
Tổng hợp cả ba bộ phận cấu thành trên tạo thành cầu quỹ cho vay của
toàn xã hội. Biến động ngược chiều với lãi suất.
)1(
)1(1
r
r
r
APV
n
+
+−
=
−
( )∑= +
=
n
i
i
i
r
A
PV
1 1
( )∑=
−
+
=
n
i
i
i
r
A
PV
1
1
1
Cung quỹ cho vay là khối lượng vốn dùng để cho vay kiếm lời của các
chủ thể khác nhau trong xã hội. Được cấu thành bởi các nguồn sau:
- Tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình. Đây là bộ phận chủ yếu của
quỹ cho vay. Trong điều kiện bình thường, tiền gửi tiết kiệm phụ
thuộc nhiều vào lãi suất: lãi suất tăng làm tăng nhu cầu tiết kiệm và
ngược lại ( tùy thuộc vào tình trạng nền kinh tế, thu nhập cũng nhu
thói quen tiết kiệm và tiêu dùng của công chúng.
- Các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp dưới hình
thức: quỹ khấu hao cơ bản, lợi nhuận chưa chia, các quỹ khác chưa
sử dụng...
- Các khoản thu chưa sử dụng đến của ngân sách nhà nước.
- Nguốn vốn của các chủ thể nước ngoài: chính phủ, doanh nghiệp,
dân cư nước ngoài.
Cung quỹ cho vay sẽ biến động đồng biến với lãi suất khi các yếu tố
ngoại sinh khác không thay đổi
vai trò của lãi suất trong nền kinh tế
CHƯƠNG VI: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1. Các khái niệm
Ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có thể dùng để
tiến hành thanh toán quốc tế, bao gồm:
Ngoại tệ là tiền của nước khác được lưu thông

More Related Content

What's hot

Xin chào cô và các bạn đến với
Xin chào cô và các bạn đến vớiXin chào cô và các bạn đến với
Xin chào cô và các bạn đến vớiNgọc Trâm
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệLyLy Tran
 
Bai 9 he thong tien te
Bai 9  he thong tien teBai 9  he thong tien te
Bai 9 he thong tien tetuyenngon95
 
Hoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia triHoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia triCỏ Ngọc
 
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ bookboomingslide
 
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copyCâu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copychickencute
 
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...Cat Love
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Tạ Đình Chương
 
ChươNg 9 Va Ba Po
ChươNg 9 Va Ba PoChươNg 9 Va Ba Po
ChươNg 9 Va Ba Poguest800532
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.phucbo
 
Bg nv thanhtoan
Bg nv thanhtoanBg nv thanhtoan
Bg nv thanhtoannguyen_qb
 

What's hot (15)

Xin chào cô và các bạn đến với
Xin chào cô và các bạn đến vớiXin chào cô và các bạn đến với
Xin chào cô và các bạn đến với
 
tiền tệ
tiền tệtiền tệ
tiền tệ
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
 
Bai 9 he thong tien te
Bai 9  he thong tien teBai 9  he thong tien te
Bai 9 he thong tien te
 
Presentation1
Presentation1Presentation1
Presentation1
 
Hoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia triHoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia tri
 
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Monetary k42-2005
Monetary k42-2005Monetary k42-2005
Monetary k42-2005
 
Monetary k42-2005
Monetary k42-2005Monetary k42-2005
Monetary k42-2005
 
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copyCâu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
 
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
ChươNg 9 Va Ba Po
ChươNg 9 Va Ba PoChươNg 9 Va Ba Po
ChươNg 9 Va Ba Po
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.
 
Bg nv thanhtoan
Bg nv thanhtoanBg nv thanhtoan
Bg nv thanhtoan
 

Similar to Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480

OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdfOTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf23a4010216
 
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdfly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdfNguyenVo90
 
Tài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệTài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệNguyễn Long
 
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdfCHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdfKemTuytMatcha
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.phucbo
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.phucbo
 
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...taothichmi
 
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.docnh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doccuong19011996
 
CHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptxCHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptxBình Thanh
 
Tai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_te
Tai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_teTai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_te
Tai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_teMaiAnh214
 
thực trạng đô la hóa ở Việt Nam
thực trạng đô la hóa ở Việt Namthực trạng đô la hóa ở Việt Nam
thực trạng đô la hóa ở Việt NamVũ Tuyết
 

Similar to Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480 (20)

OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdfOTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
 
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdfly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
 
Bài giảng tài chính tiền tệ
Bài giảng tài chính tiền tệBài giảng tài chính tiền tệ
Bài giảng tài chính tiền tệ
 
Tài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệTài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền Tệ
 
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdfCHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
 
Đồng Tiền Chung
Đồng Tiền ChungĐồng Tiền Chung
Đồng Tiền Chung
 
Đề tài tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệĐề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài tại liệu môn học tài chính tiền tệ
 
On tap tctt_0417
On tap tctt_0417On tap tctt_0417
On tap tctt_0417
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Câu hỏi ktct
Câu hỏi ktctCâu hỏi ktct
Câu hỏi ktct
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.
 
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
 
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.docnh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
 
Chuong3
Chuong3Chuong3
Chuong3
 
CHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptxCHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptx
 
Tai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_te
Tai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_teTai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_te
Tai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_te
 
Luận Văn Giải Pháp Huy Động Và Sử Dụng Nguồn Vốn Tín Dụng Nhằm Phát Triển Kin...
Luận Văn Giải Pháp Huy Động Và Sử Dụng Nguồn Vốn Tín Dụng Nhằm Phát Triển Kin...Luận Văn Giải Pháp Huy Động Và Sử Dụng Nguồn Vốn Tín Dụng Nhằm Phát Triển Kin...
Luận Văn Giải Pháp Huy Động Và Sử Dụng Nguồn Vốn Tín Dụng Nhằm Phát Triển Kin...
 
Do la hoa_0999
Do la hoa_0999Do la hoa_0999
Do la hoa_0999
 
thực trạng đô la hóa ở Việt Nam
thực trạng đô la hóa ở Việt Namthực trạng đô la hóa ở Việt Nam
thực trạng đô la hóa ở Việt Nam
 

Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480

  • 1. CHƯƠNG I BẢN CHẤT, C`HỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1. Bản chất tiền tệ Sự tiến triển không ngừng các hoạt động kinh tế dưới những hình thức khác nhau là động lực cho sự ra đời và phát triển của hệ thống tiền tệ Quá trình ra đời của tiền tệ chia làm 2 giai đoạn: a. Trao đổi trực tiếp là quá trình trao đổi diễn ra giữa hang và hàng (H-H) Điều kiện tiên quyết của quá trình trao đổi này là phải có sự trùng khớp kép về nhu cầu giữa những người tham gia trao đổi về thời gian, địa điểm trao đổi cũng như giá trị sử dụng của hàng hóa có nhu cầu trao đổi. Hình thức hàng đổi hàng có thể cho phép một người có được loại hàng hóa dịch vụ mà anh ta không có kỹ thuật hoặc thời gian để tự sản xuất nhưng chúng cũng gây nhiều phiền hà cho hoạt động thương mại – do đó hoạt động kinh tế, xã hội chậm, không hiệu quả. b. Trao đổi gián tiếp thông qua vật môi giới trung gian Những người có nhu cầu trao đổi hàng hóa chỉ cần đổi hàng hóa của mình ra tiền tệ và sử dụng chúng để đổi lấy hàng hóa cần thiết  tiền tệ có đặc tính trước hết là được chấp nhận chung làm phương tiện trao đổi cho cả thế giới hàng hóa. 1.1. Khái niệm: Tiền là hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò là vật ngang giá chung để do lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác để làm phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán và tích lũy giá trị cho mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội.(cổ điển) Tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ, hoặc trả nợ. (hiện đại) 1.2. sự phát triển các hình thái tiền tệ  Tiền hàng hóa
  • 2. - Gia súc, thuốc lá, oliu…. - Hàng hóa có tần số trao đổi nhiều nhất được lựa chọn một cách tự phát làm môi giới trung gian trao đổi  hạn chế: - Khó khăn trong việc chia nhỏ để trả lại tiền lẻ; - Bị ảnh hưởng mạnh bởi điều kiện tự nhiên; - Không thuận tiện trong di chuyển giữa các vùng khác nhau  Tiền vàng - Vàng được chấp nhập trong lưu thông bởi những đặc tính vốn có của nó thích hợp với vai trò trao đổi của thế giới hàng hóa Đặc điểm: - Dễ chia nhỏ, dễ hợp nhất; - Bền vững, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên; - Có giá trị lớn trong một khối lượng nhỏ; - Dễ di chuyển  hạn chế: - Tiền vàng nặng nên việc di chuyển vàng với khối lượng lớn trở nên bất tiện; - Lưu thông tiền vàng không đáp ứng được nhu cầu của sản suất và trao đổi hàng hóa ngày càng tăng, vàng trở nên khan hiếm, tạo điều kiện kích thích mong muốn tích trữ vàng.  Tiền giấy - Việc sử dụng tiền giấy làm thay đổi quan niệm về tiền tệ trong một thời gian dài (phần lớn các loại tiền trước tiền giấy đều có giá trị hoặc có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người) - Người ta muốn tiền với danh nghĩa là tiền chứ không phải là hàng hóa, không phải là bản thân nó mà vì những thứ mà dùng nó có thể mua được
  • 3. Đặc điểm: - Nhẹ, dễ di chuyển với khối lượng lớn; - Chi phí in ấn chậm khắc và đảm bảo an toàn rẻ dễ dàng hình thành một kết cấu tiền với các mệnh giá khác nhau thuận tiện cho quá trình trao đổi hàng hóa. Hạn chế: - Lưu thông tiền giấy rất dễ rơi vào tình trạng bất ổn định (khủng hoảng tiền tệ, kinh tế..) vì việc giữ tiền giấy khan hiếm trong lưu thông và điều chỉnh nó cho phù hợp với nhu cầu trao đổi của hàng hóa là nghệ thuật phức tạp.  Tiền qua ngân hàng - Nhờ có sự phát triển của hệ thống thanh toán cùng vai trò của các ngân hàng thương mại cho phép các khách hàng thực hiện các giao dịch mà cần sử dụng tiền mặt Đặc điểm: - Tăng cường hiệu quả kinh tế do tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa; - Thanh toán các giao dịch trao đổi với khối lượng lớn được dễ dàng; - Hạn chế: - Chi phí cho việc xử lý các chứng từ thanh toán cũng nên sự tốn kém đáng kể cho xã hội;  sự phát triển không ngừng với tốc độ nhanh của công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, việc ứng dụng trong công nghiệp ngân hàng sẽ giúp cho việc thanh toán trở nên hiệu quả và ít tốn kém. Việc sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng sẽ trở nên phổ biến.  Tính chất của tiền tệ Thực tế đã chứng minh, một vật nào đó được chấp nhận trong lưu thông với tư cách là tiền tệ không phải vì nó có giá trị mà ngược lại khi
  • 4. được chấp nhận là tiền tệ thì vật đó trở nên có giá trị. Để được chấp nhận là tiền tệ cần phải thỏa mãn những điều kiện sau: - Tính được chấp nhận; - Tính dễ nhận biết; - Tính có thể chia nhỏ; - Tính lâu bền; - Tính dễ vận chuyển; - Tính khan hiếm; - Tính đồng nhất; 2. Chức năng của tiền tệ 2.1. Phương tiện trao đổi: Tiền là môi giới trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ; tiền được sử dụng để mua bán, thanh toán để nhận được hàng hóa, dịch vụ  nhờ chức năng này, mà tiết kiệm chi phí giao dịch trong quá trình thỏa mãn nhu cầu trao đổi. 2.2. Đơn vị tính toán giá trị: Tiền dùng để đo giá trị trong nền kinh tế.  việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ cần có sự so sánh để hình thành tỷ lệ trao đổi; nhờ chức năng này, giá trị của hàng hóa được biểu hiện thành tiền, từ đó các hàng hóa có thể so sánh với nhau về mặt lượng, thuận lợi cho quá trình trao đổi thỏa mãn nhu cầu của bản thân, tiết kiệm chi phí cho quá trình trao đổi giao dịch... 2.3. Phương tiện tích lũy giá trị: Tiền là phương tiện có chứa giá trị, có chứa sức mua theo thời gian; việc chúng ta không sử dụng tiền ngay khi có mà giữ lại vì nhiều lý do khác nhau cho đến khi có nhu cầu sử dụng chính đáng hơn.
  • 5.  thực tế, có nhiều hình thức tích lũy giá trị khác (vàng, ngoại tệ, nhà đất, cổ phiếu, trái phiếu...) có thể đảm bảo về mặt giá trị, và mức sinh lời của chúng, nhưng công chúng vẫn tích lũy giá trị dưới hình thức là tiền tệ ở một tỷ lệ nhất định bởi sự an toàn và tính lỏng của nó (tiền có giá trị ổn định). 3. Vai trò của tiền tệ Kinh tế vĩ mô – Quản lý kinh tế nhà nước - Tiền tệ là công cụ quản lý vĩ mô sắc bén và có hiệu quả trên cơ sở lợi dụng cơ chế thị trường để tác động vào các mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô: sản lượng, giá cả, công ăn việc làm. Kinh tế vi mô – Hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, cá nhân - Tiền tệ là phương tiện do lường, thúc đẩy tính hiệu quả trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh của từng chủ thể kinh doanh. CHƯƠNG II CUNG – CẦU TIỀN TỆ 1. MỨC CUNG TIỀN TỆ (MD) 1.1. Khái niệm - Mức cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước cần năm giữ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bảo toàn giá trị trong điều kiện giá cả và biến số vĩ mô cho trước.  xuất phát từ khả năng trao đổi của tiền tệ chứ không phải xuất phát từ bản thân nó. 1.2. Thành phần mức cầu tiền tệ
  • 6. - Mức cầu về giao dịch: là nhu cầu tiền tệ với nhu cầu với tư cách là phương tiện trao đổi nhằm phục vụ cho nhu cầu giao dịch hàng ngày của các chủ thể kinh tế trong xã hội  đây là bộ phận có tính lỏng cao nhất thể hiện dưới dạng tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. - Mức cầu dư phòng: nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu bất thường không có kế hoạch trước như ốm đau, thăm bạn bè...  giúp cho người sở hữu chủ động trong cuộc sống, sử dụng tiền vào những thời điểm thuận lợi của thị trường. - Mức cầu tích lũy giá trị: tiền tệ là hình thức tích lũy tài sản có tính lỏng cao và an toàn (đó là lý do công chúng không chuyển đổi toàn bộ tiền vào các công cụ đầu tư sinh lãi mà luôn để một phần thu nhập của mình dưới dạng tiền). 2. MỨC CUNG TIỀN TỆ (MS) 2.1. Khái niệm Mức cung tiền, hay còn gọi là cung ứng tiền tệ hoặc cung tiền, là một khái niệm kinh tế vĩ mô, để chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản,...của các cá nhân (hộ gia đinh) và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín dụng) 2.2. Các khối tiền MS M1 ( M1 M2 M2 = M1 + M3 M3 = M2 +
  • 7. Và ta có: Ms = M3 + VD: • • • • • Vàng: 1.000 • • • • • • •  • Gi: • M1 = 2.000 + 1.000 +1.000 +1.000 +5.000 + 1.000 =11.000. • M2 = 11.000 + 1.500 + 1.500 = 14.000. • M3 = 14.000 + 5.000 + 5.000 + 7.000 = 31.000
  • 8. • Ms = 31.000 + 5.000 = 36.000 CHƯƠNG III LẠM PHÁT 1. Khái niệm và các loại lạm phát 1.1. Khái niệm Lạm phát là hiện tượng giấy bạc trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm chúng bị giảm sức mua và giá cả hầu hết các hàng hoá không ngừng tăng lên. 1.2. Đo lường lạm phát a. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) i. Lựa chọn rổ hàng hóa ii. Xác định tổng giá trị rổ hàng hóa theo mức giá hiện tại iii. Xác định mức chênh lệch giữa tổng giá trị rổ hàng hóa theo mức giá hiện tại với mức giá gốc b. Chỉ số giảm phát GDP được tính như chỉ số CPI nhưng cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế  Nhược điểm của chỉ số CPI  Sai lệch về cơ cấu rổ hàng hóa được lựa chọn: rổ hàng hóa chậm thay đổi, nó không bao gồm những hàng hóa tiêu dùng mới phát sinh nhưng được đa số người tiêu dùng sử dụng  Sai lệch thay thế khi giá cả một loại hàng hóa nào đó trong rổ gia tăng, dân chúng sẽ chuyển sang tiêu dùng mặt hàng hóa thay thế với giá rẻ hơn => Chỉ số CPI luôn cao hơn so với chỉ số giảm phát GDP. 1. 3. Các loại lạm phát
  • 9. Căn cứ vào tốc độ lạm phát: - Lạm phát vừa phải là lạm phát xảy ra khi tốc độ tăng giá chậm, ở mức 1 bacon số  phần lớn các nước phát triển lạm phát được duy trì ở mức độ vừa phải, tỷ lệ bao nhiêu thì phụ thuộc vào tình trạng phát triển của nền kinh tế và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tằng chậm, giá trị tiền tệ tương đối ổn định tạo thuận lợi cho môi trường kinh tế xã hội, tác hại của lạm phát này là không đáng kể. - Lạm phát cao là lạm phát xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng ở mức hai hoặc ba con số  giá cá hàng hóa biến động mạnh, giá trị tiền tệ biến động mạnh qua các thời kỳ, dân chúng không dám giữ tiền dưới mọi hình thức và bắt đầu hoạt động đầu cơ tích trữ hàng hóa. Trong thời kỳ lạm phát cao, sản xuất không phát triển, hệ thống tài chính bị tàn lụi. - Siêu lạm phát là lạm phát xảy ra với tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát cao có thể lên đến hàng nghìn lần; Đặc trưng của siêu lạm phát: + Siêu lạm phát có sức phá hủy mạnh hoạt động của nền kinh tế và thường đi kèm với suy thoái kinh tế nghiêm trọng; + Lạm phát xảy ra do các biến cố lớn dẫn đến đảo lộn trật tự xã hội như chiến tranh, khủng hoảng chính trị; + Phát hành tiền giấy không hạn chế. 2. Nguyên nhân gây ra lạm pháp 2.1. Lạm phát do cầu kéo Nguyên nhân do tổng cầu (AD) – tổng chi tiêu của xã hội tăng lên – vượt quá mức cung ứng hàng hóa của xã hội dẫn đến áp lực làm tăng giá cả. Lý do cụ thể:
  • 10. - Chi tiêu của chính phủ tăng lên; - Tiêu dùng của hộ gia đình tăng lên; - Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên; - Do chính sách tiền tệ mở rộng; - Các yếu tố liên quan đến nhu cầu của nước ngoài 2.2. Lạm phát do chi phí đẩy Nguyên nhân do áp lực làm tăng giá cả sản xuất từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hóa của toàn xã hội. Lý do cụ thể: - Tiền lương tăng do thị trường lao động trở nên khan hiếm, do yêu cầu đòi tăng lương của công đoàn hoặc do mức lạm phát dự tính tăng lên. - Tăng lên của mức lợi nhuận ròng của người sản xuất đẩy giá cả hàng hóa tăng lên; - Giá nội địa của hàng nhập khẩu tăng lên; - Sự tăng lên về thuế và các khoản nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; 3. Hậu quả của lạm phát 3.1. Lạm phát dự tính được - Người giữ tiền với lãi suất bằng 0  chi phí quản lý tiền mặt tăng lên; - Tác động thông qua hệ thống thuế  phân phối lại 1 phần thu nhập của người đóng thuế; - Lạm phát bóp méo thông tin  khó khăn cho các quyết định 3.2. Lạm phát không thể dự tính
  • 11. - Lạm phát tạo nên sự bất ổn định cho môi trường kinh tế xã hội  Nguồn lực của xã hội phân bổ thiếu hiệu quả và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế; - Phân phối lại thu nhập của dân và của cải xã hội; - Lãi suất tăng lên; - Ảnh hưởng cán cân thanh toán quốc tế; - Ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp; 4. Các giải pháp kiềm chế lạm phát - Biện pháp tình thế + Ngừng phát hành tiền vào lưu thông. + Tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. + Cắt giảm các khoản chi chưa cấp bách từ ngân sách nhà nước. + Bán vàng và ngoại tệ. + Khuyến khích tự do mậu dịch và nới lỏng thuế quan. + Vay và xin viện trợ từ nước ngoài. + Cải cách tiền tệ - Biện pháp chiến lược + Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa. + Tạo ngành sản xuất hàng hóa mũi nhọn cho xuất khẩu. + Cắt giảm biên chế, kiện toàn bộ máy hành chính. + Kiểm tra thường xuyên chính sách thu chi của nhà nước. + Lạm phát để chống lạm pháp. CHƯƠNG IV TÍN DỤNG
  • 12. 1. Bản chất của tín dụng 1.1. Khái niệm và đặc trưng của quan hệ tín dụng Khái niệm: Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (tiền hoặc hiện vật) nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng, để sau một thời gian nhất định thu về lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Mối quan hệ là tín dụng phải thỏa mãn những đặc trưng: - Là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời. thực chất trong quan hệ tín dụng chỉ có sự chuyển nhượng quyền sử dụng lượng giá trị tạm thời nhàn rỗi trong 1 khoảng thời gian nhất định mà không có sự thay đổi quyền sở hữu đối với lượng giá trị; - Tính hoàn trả: lượng vốn chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng thời hạn về cả thời gian và giá trị (gốc + lãi); - Quan hệ tín dụng phải dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay; đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng. 1.2. Cơ sở khách quan của quan hệ tín dụng Cơ sở khách quan của sự ra đời và phát triển quan hệ tín dụng là mâu thuẫn với có của quá trình tuần hoàn vốn tiền tệ trong xã hôi; đó là cùng lúc có chủ thể kinh tế tạm thời dư thừa một khoản vốn tiền tệ trong khi các chủ thể kinh tế khác có nhu cầu muốn bổ sung them vốn. - Sự không trùng khớp giữa thu nhập và chi tiêu hộ gia đình; - Sự không trùng khớp giữa thu nhập và chi tiêu trong quá trình kinh doanh của các chủ thể sản xuất kinh doanh; - Sự không trùng khớp giữa thu và chi của ngân sách nhà nước. 1.3. Các hình thức tín dụng Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ tín dụng  Tín dụng thương mại
  • 13. - Khái niệm: TDTM là quan hệ mua bán chịu hàng hóa trực tiếp giữa các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. - Đặc điểm: + Tín dụng thương mại vốn cho vay dưới dạng hàng hóa hay một bộ phận của vốn sản xuất chuẩn bị chuyển hóa thành tiền, chưa phải là tiền nhàn rỗi. + Người cho vay (chủ nợ) và người đi vay (con nợ) đều là những doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. + Khối lượng tín dụng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổng giá trị của khối lượng hàng hóa được đưa ra mua bán chịu. - Ưu và nhược điểm: Ưu điểm của tín dụng thương mại + Tín dụng thương mại góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho chu kỳ sản xuất rút ngắn lại; + Tín dụng thương mại tham gia vào quá trình điều tiết vốn giữa các doanh nghiệp một cách trực tiếp mà không thông qua bất kỳ cơ quan trung gian nào; + Tín dụng thương mại góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, làm giảm chi phí lưu thông xã hội. Nhược điểm của tín dụng thương mại + Về quy mô: lượng giá trị cho vay bị hạn chế; + Về thời gian: ngắn thường là dưới 1 năm; + Về phạm vi: chỉ đầu tư một chiều, không có quan hệ cho vay ngược lại.  Tín dụng ngân hàng
  • 14. - Khái niệm: TDNH là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế. - Đặc điểm: + Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ; + Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay; + Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa; + Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. - Ưu và nhược điểm: Ưu điểm của tín dụng ngân hàng + Thời hạn cho vay linh hoạt - ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng; + Về khối lượng tín dụng lớn; + Về phạm vi được mở rộng với mọi ngành, mọi lĩnh vực. Nhược điểm của tín dụng ngân hàng + Tín dụng ngân hàng có độ rủi ro cao - gắn liền với chính ưu điểm do việc ngân hàng có thể cho vay số tiền lớn hơn nhiều so với số vốn tự có, hoặc có sự chuyển đổi thời hạn và phạm vi tín dụng rộng.  Tín dụng doanh nghiệp - Khái niệm: TDDN là quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các doanh nghiệp và công chúng.
  • 15. - Hình thức: + Quan hệ tín dụng tiêu dùng: là tín dụng đáp ứng nhu cầu của bằng cách cho họ sử dụng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng mà không cần phải trả tiền ngay trong một thời gian nhất định. + Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng với tư cách là người tiết kiệm.  Tín dụng nhà nước - Khái niệm: TDNN là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế. Tín dụng nhà nước xuất hiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng; nó còn là công cụ để nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, ngành mũi nhọn và khu vực kinh tế kém phát triển, và là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô. - Đặc điểm của tín dụng nhà nước: + Chủ thể là nhà nước, các pháp nhân và thể nhân; + Hình thức đa dạng, phong phú; + Tín dụng nhà nước chủ yếu là loại hình trực tiếp, không thông qua tổ chức trung gian. - Ưu, nhược điểm của tín dụng nhà nước Ưu điểm của tín dụng nhà nước + Duy trì hoạt động thường ngày của nhà nước; + Góp phần xây dựng cơ sở vật chất hiện đại; + Góp phần vào nghĩa vụ quốc tế, vì quan hệ ngày càng phát triển, đôi khi nhà nước không thể từ chối nghĩa vụ cho vay đối với nước ngoài;
  • 16. + Tạo điều kiện phát triển tín dụng ngân hàng. Nhược điểm của tín dụng nhà nước + Rủi ro là vỡ nợ của nhà nước, do tính toán kỹ nhu cầu vay và sử dụng vốn vay không hiệu quả; + Khó khăn trong việc huy động vốn, khi thị trường chứng khoán chưa thực sự phát triển. 1.4. Chức năng và vai trò của tín dụng: - Chức năng: + Tập trung và Phân phối lại vốn nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn trả lại. + Giám sát các hoạt động kinh tế của các chủ thể. - Vai trò: + Tín dụng là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế; + Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn; + Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và lưu thông. + Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội CHƯƠNG V LÃI SUẤT 1. Khái niệm và phân loại lãi suất
  • 17. 1.1. Khái niệm - Lợi tức là khoản tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay ngoài phần vốn gốc vay ban đầu, sau một thời gian sử dụng tiền vay. - Lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức thu được và tổng số tiền cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. - Công thức xác định lãi suất: Lợi tức thu được Lãi suất tín dụng trong kỳ = __________________x100% Tổng số tiền cho vay (Giá trị thu được = Vốn + lợi tức) 1.2. Phân loại lãi suất 1.2.1. Phân loại theo loại hình tín dụng  Lãi suất tín dụng thương mại: được áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa; Đặc điểm: - Lãi suất không được ghi bằng tỷ lệ phần trăm trên chứng từ vay nợ (thương phiếu), mà được bao hàm trong trong tổng giá trị của hàng hóa bán chịu, điều này có nghĩa là doanh nghiệp bán chịu phải trả giá hàng hóa cao hơn giá mua trả tiền ngay. Tổng giá cả Tổng giá cả hàng hóa bán - hàng hóa bán chịu trả tiền ngay Lãi suất TDTM =---------------------------------------------------x100% Tổng giá trị hàng hóa bán trả tiền ngay
  • 18.  Lãi suất TDNH: là lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng với công chúng và doanh nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho vay; trong hoạt động tái cấp vốn của ngân hàng trung ương và trong quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường lien ngân hàng - Lãi suất tiền gửi: là lãi suất áp dụng tính tiền lãi phãi trả cho người gửi tiền; biến động của lãi suất tiền gửi ảnh hưởng đến khối tiền M1- nên việc tăng lãi suất tiền gửi có hiệu quả cao trong việc kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. - Lãi suất tiền vay: là lãi suất áp dụng để tính tiền vay mà khách hàng phải trả cho ngân hàng; về mặt nguyên tắc, lãi suất tiền vay > lãi suất tiền gửi. - Lãi suất chiết khấu: là lãi suất áp dụng khi ngân hàng trung gian cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán và thỏa mãn các điều kiện chiết khấu theo quy định; được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi phát tiền vay cho khách hàng. - Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất áp dụng khi ngân hàng trung ương tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại dưới hình thức chiết khấu lại các loại giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng thương mại. - Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất áp dụng khi các ngân hàng thương mại cho nhau vay vốn trên thị trường liên ngân hàng (lãi suất được ấn định hàng ngày vào mỗi buổi sang). - Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. 1.2.2. Phân loại theo giá trị thực của lãi suất
  • 19. - Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát  là loại lãi suất thường được thông báo chính thức trong hợp đồng tín dụng. - Lãi suất thực là lãi suất được điều chỉnh lại theo đúng những thay đổi về lạm phát hay nói cách khác là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. 1.2.3. Giá trị thời gian của tiền  Lãi đơn, lãi kép: - Công thức tính lãi đơn: Lđ = P * r * n - Công thức tính lãi kép: Lk = P * (1+r)^n - P Trong đó: P là vốn gốc ban đầu (số tiền ban đầu); r là lãi suất ; n là kỳ hạn.  Giá trị tương lai (FV) - Một khoản tiền : FVn = PV (1+r)^n Trong đó: FVn là giá trị tương lai của khoản tiền PV; r là lãi suất ; n là kỳ hạn ; (1+r)^n là thừa số lãi - Một dòng tiền đều (chuỗi tiền tệ đồng nhất): Phát sinh cuối kỳ: Phát sinh đầu kỳ: r r AFVn n 1)1( . −+ =
  • 20. Trong đó: A là số tiền phát sinh đều đặn hàng kỳ; r là lãi suất; n là số kỳ phát sinh thu nhập. - Một dòng tiền không đều ( chuỗi tiền tệ hỗn tạp) Phát sinh cuối kỳ : Phát sinh đầu kỳ : Trong đó: Ai là số tiền phát sinh ở kỳ thứ i n là số kỳ phát sinh thu nhập r là lãi suất một kỳ  Giá trị hiện tại (PV) - Một khoản tiền : Trong đó : PV : gọi là giá trị hiện tại, FVn là khoản tiền phát sinh ở tương lai r : gọi là tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa - Một dòng tiền đều (chuỗi tiền tệ đồng nhất) Phát sinh cuối kỳ )1( 1)1( r r r AFVn n + −+ = ∑= − += n i in in rAFV 1 )1( ∑= +− += n i in in rAFV 1 1 )1( n r FVn PV )1( + = r r APV n− +− = )1(1
  • 21. Phát sinh đầu kỳ - Một dòng tiền không đều (chuỗi tiền tệ không đồng nhất) Phát sinh cuối kỳ Phát sinh đầu kỳ  Ghép lãi nhiều lần Giá trị tương lai: FVn = P0[1+(r/m)]^mn Giá trị hiện tại: P0 = FVn/[1+(r/m)]^mn Trong đó : r là lãi suất một kỳ n là số kỳ tính lãi m là số lần ghép lãi một kỳ n 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất thị trường  Cung - cầu quỹ cho vay: Cầu quỹ cho vay là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Cầu quĩ cho vay được cấu thành từ nhu cầu vay của: - Doanh nghiệp và hộ gia đình (nhạy cảm với biến động của lãi suất). - Khu vực chính phủ (động lập với biến động của lãi suất); - Chủ thể nước ngoài (phụ thuộc vào mức độ mở cửa và khả năng luôn chuyển vốn giữa hai nước) Tổng hợp cả ba bộ phận cấu thành trên tạo thành cầu quỹ cho vay của toàn xã hội. Biến động ngược chiều với lãi suất. )1( )1(1 r r r APV n + +− = − ( )∑= + = n i i i r A PV 1 1 ( )∑= − + = n i i i r A PV 1 1 1
  • 22. Cung quỹ cho vay là khối lượng vốn dùng để cho vay kiếm lời của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Được cấu thành bởi các nguồn sau: - Tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình. Đây là bộ phận chủ yếu của quỹ cho vay. Trong điều kiện bình thường, tiền gửi tiết kiệm phụ thuộc nhiều vào lãi suất: lãi suất tăng làm tăng nhu cầu tiết kiệm và ngược lại ( tùy thuộc vào tình trạng nền kinh tế, thu nhập cũng nhu thói quen tiết kiệm và tiêu dùng của công chúng. - Các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp dưới hình thức: quỹ khấu hao cơ bản, lợi nhuận chưa chia, các quỹ khác chưa sử dụng... - Các khoản thu chưa sử dụng đến của ngân sách nhà nước. - Nguốn vốn của các chủ thể nước ngoài: chính phủ, doanh nghiệp, dân cư nước ngoài. Cung quỹ cho vay sẽ biến động đồng biến với lãi suất khi các yếu tố ngoại sinh khác không thay đổi vai trò của lãi suất trong nền kinh tế CHƯƠNG VI: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1. Các khái niệm Ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có thể dùng để tiến hành thanh toán quốc tế, bao gồm: Ngoại tệ là tiền của nước khác được lưu thông