SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN
TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
1.1Tính cấp thiết của đề tài.
1.1.1 Về mặt lý thuyết.
Trong nền kinh tế thị trường, chức năng kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp
là cung cấp hàng hóa cho thị trường nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa
trong khuôn khổ của pháp luật.Để thực hiện được điều đó, một mặt doanh nghiệp
phải không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và mặt
khác phải tổ chức tốt nhất quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí sản
xuất và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp cần phải huy động và
tổ chức sử dụng các nguồn lực: vật tư, tiền vốn, lao động và các yếu tố liên quan
khác phục vụ cho quá trình kinh doanh. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp gắn liền với quá trình chi trả và tiêu phí các nguồn lực đó, tất
cả các khoản chi trả và các phí tổn về vật tư, tiền vốn, lao động và các yếu tố đã
tiêu dùng cho hoạt động sản xuất trong một thời kì nhất định gọi là chi phí sản
xuất của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất là những khoản chi phí tạo nên giá thành của sản phẩm
sản xuất. việc quản lý và sử dụng chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng, nó
có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất về số
lượng, chất lượng, giá thành sản phẩm.
Việc tính toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh cho phép doanh
nghiệp biết chắc chắn rằng: phải sản xuất và phải bán với mức giá bao nhiêu mới
đảm bảo bù đắp được chi phí và cho biết rằng, với tình trạng chi phí hiện tại
doanh nghiệp có thể bán ra ở mức sản lượng nào để đạt được ở mức lợi nhuận tối
đa, hòa vốn, hoặc nếu lỗ thì tại mức sản lượng nào thì lỗ ít nhất.
Xuất phát từ tầm quan trọng của chi phí sản xuất, cần phải tính toán và
phân tích tình hình sử dụng nguyên liệu, nhân công, các chi phí có liên quan khác
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
1
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
sao cho hợp lý, đạt được hiệu quả cao nhất, chất lượng tốt nhất, phù hợp với giá
cả thị trường. Có như vậy mới giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, đồng thời đứng
vững trên thị trường cạnh tranh.
Do vậy, phân tích chi phí sản xuất là rất cần thiết đối với doanh nghiệp,
giúp nhà quản trị doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất, cũng như đưa ra
những quyết định kinh doanh đúng đắn.
1.1.2 Về mặt thực tế.
Qua thời gian khảo sát, thực tế tại công ty TNHH Hưng Long, em nhận
thấy rằng việc quản lý chi phí sản xuất luôn được công ty quan tâm hàng đầu,
đồng thời công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc tiết kiệm chi phí sản
xuất, và đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên,việc sử dụng chi phí sản xuất vẫn
còn chưa hợp lý, gây lãng phí, công tác phân tích chi phí sản xuất chưa được coi
trọng, chưa đi sâu phân tích theo từng chỉ tiêu, khoản mục chi phí. Do vậy những
biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất đưa ra chưa đạt hiệu quả cao.
Từ thực tế đó, có thể thấy việc phân tích chi phí sản xuất cần được tiến
hành một cách khoa học, từ đó đưa ra những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất
hữu hiệu là vấn đề cần thiết đặt ra hiện nay đối với công ty TNHH Hưng Long.
1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và yêu cầu thực tiễn, nhận thức được tầm quan
trọng của việc phân tích chi phí sản xuẩt trong quá trình thực tập tại công ty
TNHH Hưng Long, được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo, ban lãnh
đạo công ty, cùng các anh, chị trong Phòng Kế toán- Tài chính, vận dụng những
kiến thức đã học tại trường Đại học Thương Mại, em đã chọn đề tài: “ phân tích
tình hình chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.
Qua việc phân tích chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long mang
lại cho bản thân em nhiều kiến thức quý báu,em đã được vận dụng những kiến
thức đã học vào thực tế, đồng thời củng cố và nâng cao nhận thức về mặt lý
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
2
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
thuyết phân tích nói chung,cũng như phân tích chi phí sản xuất nói riêng, giúp
em có thêm nhiều thông tin để hoàn thành tốt luận văn.
Việc phân tích chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long nhằm:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chi phí sản xuất và
phân tích chi phí sản xuất.
Phân tích tình hình quản lý và sử dung chi phí sản xuất nhằm thấy được
những thành tựu doanh nghiệp đạt được, tìm ra những tồn tại , bất hợp lý và phân
tích nguyên nhân của những tồn tại đó trong công tác quản lý và sử dụng chi phí
sản xuất.
Đề xuất những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty
TNHH Hưng Long.
1.4 Phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: chi phí sản xuất.
Không gian nghiên cứu: công ty TNHH Hưng Long.
Thời gian nghiên cứu: số liệu, tài liệu năm 2008,2009.
1.5 Kết cấu luận văn.
Ngòai tóm lược ,lời cảm ơn, mục lục cũng như danh mục bảng biểu, sơ
đồ, danh mục từ viết tắt, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu về phân tích chi phí sản xuất
trong doanh nghiệp.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phân tích chi phí sản xuất trong
doanh nghiệp.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và phân tích chi phí sản xuất tại công ty
TNHH Hưng Long.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và
hạ giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hưng Long.
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
3
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH CHI
PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản.
2.1.1 Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động:
lao động sống và lao động vật hóa và những chi phí bằng tiền khác mà doanh
nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm(*).
Chi phí là sự dịch chuyển vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất
vào các đối tượng tính giá( sản phẩm, dịch vụ).
Chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu
phụ, nhiên liệu mà doanh nghiệp trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản
phẩm.
Đây là khoản chi phí khả biến vì tình hình biến động của khoản mục chi
phí này phụ thuộc vào sự biến động của số lượng sản phẩm sản xuất ra và mức
tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm. .
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá
thành sản xuất sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp:
Là những khoản chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương, và các
khoản thu nhập khác mà doanh nghiệp trả cho người lao động trực tiếp sản xuất
(*)Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại - PGS.TS Trần Thế Dũng- NXB
Thống Kê- 2008.
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
4
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
ra sản phẩm căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà họ sản xuất ra.
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí khả biến vì nó biến động
tăng, giảm phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra. Chi phí nhân công trực
tiếp cũng là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung:
Là những khoản chi phí sản xuất phát sinh tại các xưởng hoặc phân xưởng
sản xuất, nhưng những khoản chi phí này không sử dụng trực tiếp để sản xuất ra
một loại sản phẩm mà dùng cho sản xuất nhiều loại sản phẩm. Do vậy, các khoản
chi phí này được theo dõi, ghi chép vào tài khoản chi phí sản xuất chung, cuối
kỳ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo những tiêu thức thích hợp.
Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều khoản mục với những tính chất
biến đổi khác nhau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ Chi phí vật liệu.
+ Chi phi dụng cụ sản xuất.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí bằng tiền khác.
2.1.2.Giá thành sản phẩm
Khái niệm:
Giá thành sản xuất của sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí
sản xuất của những sản phẩm đã hoàn thành công đoạn sản xuất.
Cấu thành nên giá thành sản phẩm là các khoản chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Phân loại giá thành sản phẩm:
Giá thành kế hoạch:
Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế
hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch là căn cứ để phân tích đánh giá
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
5
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp, được tính toán trước
khi tiến hành sản xuất sản phẩm,
Giá thành định mức:
Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí
hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là thước đo chính
xác để xác định hiệu quả sử dụng tài sản, lao động, tiền vốn trong sản xuất, được
tính trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm.
Giá thành thực tế:
Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản
xuất thực tế đã phát sinh do kế toán tập hợp và sản lượng sản phẩm được sản xuất
thực tế trong kỳ. Giá thành sản xuất thực tế là căn cứ để xác định kết quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, được tính sau quá trình sản xuất ,
có sản phẩm hoàn thành ứng với kỳ tính giá thành mà doanh nghiệp đã xác định.
2.2 Lý thuyết về phân tích chi phí sản xuất.
2.2.1 Mục đích, ý nghĩa phân tích chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh, có tác động
trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến mục tiêu trực
tiếp của doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa. Vì vậy, tất cả các doanh nghiệp kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường đều phải tổ chức tốt việc quản lý, sử dụng chi
phí sản xuất. Việc quản lý, sử dụng chi phí sản xuất phải thực hiện những yêu
cầu cơ bản sau:
+ Đảm bảo cho việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất về số lượng sản phẩm, chất
lượng sản phẩm.
+ Xây dựng và thực hiện tốt các chỉ tiêu định mức tiêu hao nguyên vật liệu, chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
+ Có chính sách, biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, phân tích chi phí sản xuất nhằm mục
đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tình hình thực
hiện các chỉ tiêu kế hoạch, định mức chi phí sản xuất, tìm ra số chênh lệch tăng
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
6
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
giảm và những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan, từ đó
đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành
sản phẩm. Qua phân tích có thể thấy được tình hình quản lý và sử dụng chi phí
sản xuất có hợp lý hay không? Có phù hợp với nhu cầu sản xuất, với những
nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính và mang lại hiệu quả kinh tế hay không?
Đồng thời qua phân tích cần tìm ra những mặt tồn tại bất hợp lý trong
quản lý và sử dụng chi phí. Từ đó phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng và đề
xuất những chính sách, biện pháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí sản
xuất tốt hơn.
2.2.2 Phương pháp phân tích chi phí sản xuất.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản để nghiên cứu, nhận thức
được các sự vật, hiện tượng thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật,
hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác, nhằm thấy được sự giống nhau và
khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
Trong phân tích chi phí sản xuất,phương pháp này được áp dụng để
+ So sánh giữa số liệu thực hiện và số liệu kế hoạch, định mức nhằm đánh giá
được mức độ hoàn thành kế hoạch bằng tỷ lệ % hoặc số chênh lệch tăng giảm
của các khoản mục chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
+ So sánh tổng sản lượng sản phẩm sản xuất năm 2009 và năm 2008.
+ So sánh định mức tiêu hao và giá cả của các nguyên vật liệu sản xuất
tấm lợp: amiăng, xi măng, bột giấy năm 2009 với năm 2008.
+ So sánh giữa tổng quỹ lương, năng suất lao động bình quân, lương bình
quân 1 công nhân, số công nhân sản xuất bình quân năm 2009 so với năm 2008.
+ So sánh giữa tổng giá thành năm 2009 so với năm 2008.
Để áp dụng phương pháp so sánh, các chỉ tiêu đem so sánh phái đảm bảo
tính đồng nhất: phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế phát sinh , cùng một
thời điểm,cùng một phương pháp, cùng một đơn vị đo lường tính toán.
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
7
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn.
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp, qua đó thấy được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến đối
tượng nghiên cứu cần áp dụng các phương pháp khác nhau trong đó phương pháp
thay thế liên hoàn là phương pháp cơ bản.
Trong phân tích chi phí sản xuất, phương pháp này được áp dụng để phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: số lượng sản
phẩm,mức tiêu hao nguyên vật liệu, đơn giá nguyên vật liệu; tổng quỹ lương:
doanh thu tiêu thụ sản phẩm, năng suất lao động bình quân, lương bình quân 1
công nhân…
2.2.2.3 Phương pháp dùng biểu phân tích.
Biểu phân tích nhìn chung được thiết lập theo các dòng cột để ghi chép
các chỉ tiêu, số liệu phân tích. Trong đó có những cột dùng để ghi chép các số
liệu thu thập được, có những cột cần tính toán, phân tích.
Trong phân tích chi phí sản xuất, biểu sử dụng là biểu 5 cột và biểu 8 cột,
biểu phân tích phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có mối
quan hệ với nhau: so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch các chỉ tiêu: số
lượng sản phẩm, định mức tiêu hao, đơn giá nguyên vật liệu…
2.2.3 Nguồn tài liệu phân tích
Phân tích tình hình chi phí sản xuất sử dụng các nguồn tài liệu sau đây:
+ Các chỉ tiêu kế hoạch, định mức chi phí sản xuất mà doanh nghiệp hoặc do
ngành xây dựng, các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất (sản lượng, giá trị tổng sản
lượng)
+ Các chỉ tiêu hạch toán bao gồm hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết
phản ánh tính thực hiện các chỉ tiêu chi phí sản xuất trong kỳ
+ Các chế độ, chính sách quản lý chi phí sản xuất của ngành hoặc của doanh
nghiệp.
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm
trước.
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
8
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Trong những năm gần đây, đề tài về phân tích tình hình chi phi sản xuất
đã được nhiều sinh viên chọn làm đề tài tốt nghiệp cho mình. Tuy nhiên, mỗi đề
tài nghiên cứu có đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên
cứu khác nhau, ở các công ty khác nhau. Nhìn chung các công trình năm trước
đều khái quát hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dung và phương
pháp phân tích chi phí sản xuất. Đồng thời, thông qua các bảng biểu phân tích số
liệu, các công trình đều đưa ra nhận xét đánh giá tổng quan về tình hình chi phí
sản xuất tại công ty, từ đó thấy được ưu điểm, cũng như những tồn tại, khó khăn
mà doanh nghiệp đang gặp phải và đưa ra những giải pháp, đề xuất khắc phục tồn
tại khó khăn giúp công ty sử dụng chi phí sản xuất hợp lý, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, ở những góc độ nghiên cứu khác nhau, những luận văn,
chuyên đề trước đây đều bộc lộ những mặt đạt được và tồn tại.
Trong quá trình nghiên cứu phân tích đề tài này , em có tiếp cận với hai luận văn
sau
+ Luận văn của sinh viên Đặng Tuấn Anh về đề tài: “Phân tích chi phí sản xuất
và một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xây dựng
số 11” . luận văn nghiên cứu về một doanh nghiệp xây lắp, với sản phẩm xây lắp
là các công trình vật kiến trúc có qui mô lớn, kết cấu phức tạp.
Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận khá đầy đủ về chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm xây lắp. Luận văn tiến hành phân tích chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm xây lắp thông qua việc sử dụng phương pháp phỏng vấn, phương
pháp thu thập số liệu từ các số liệu kế toán, bản dự toán về tổng hợp kinh phí
công trình…đồng thời phân tích một số khoản mục chi phí trong giá thành sản
phẩm xây lắp như: phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Ngoài ra, luận
văn cũng đưa ra một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất như: nâng cao chất
lượng đồ án thiết kế, xác định nguồn cung ứng nguyên vật liệu, lựa chọn phương
pháp, tiến độ thi công hợp lý, tăng cường quản lý giá thành xây lắp thực tế, tiết
kiệm chi phí tài chính và chi phí quản lý.
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
9
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Nhìn chung, luận văn đã có sự tìm hiểu sâu sát về công ty, cũng như đối
với từng giai đoạn, tiến trình hoạt động, thi công công trình, nêu lên được những
nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến chi phí sản xuất và đưa ra ý kiến đề xuất góp
phần tiết kiệm chi phí sản xuất. Tuy nhiên,do chi phí tập hợp cấu tạo nên giá
thành các công trình là tương đối lớn nên đề tài chỉ tập trung phân tích chi phí
sản xuất của một công trình cụ thể mà không thể nghiên cứu chi phí sản xuất của
tòan bộ khối lượng công việc trong công ty. Ngoài ra, luận văn đã nêu lên khó
khăn về vốn kinh doanh và việc thu hồi vốn của công ty nhưng chưa đưa ra giải
pháp để giải quyết vấn đề này.
+ Luận văn của sinh viên Trần Thị Hải về đề tài: phân tích tình hình thực hiện chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất, khảo sát
thực tế tại xí nghiệp In – trung tâm thông tin Thương Mại.
Luận văn nghiên cứu lý luận về phân tích chi phí sản xuất tại các doanh
nghiệp sản xuất, áp dụng thực tiễn tại xí nghiệp In, với hoạt động sản xuất, phục
vụ cho nhu cầu in ấn các ấn phẩm, sách báo, các bản tin phục vụ cho nhu cầu xã
hội.
Luận văn đã trình bày chi tiết những lý thuyết cơ bản về CPSX, nhưng vẫn
còn một số nội dung chưa được chuẩn xác: như chi phí sản xuất bao gồm cả chi
phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp; đồng thời tiến hành phân tích CPSX và
giá thành sản phẩm theo các nội dung: phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch
giá thành sản phẩm, phân tích sự biến động của các khoản mục giá thành, phân
tích hiệu quả sử dụng chi phí qua một số chỉ tiêu chi phí. Tuy nhiên, luận văn
chưa nêu cụ thể về nội dung, phương pháp, chỉ tiêu sử dụng trong việc phân tích
từng nội dung đó.
Khảo sát thực tế tại xí nghiệp In, qua phân tích số liệu cho thấy tình hình sử
dụng chi phí sản xuất của công ty còn chưa hợp lý do: CPNVLTT tăng, khâu tổ
chức lao động của xí nghiệp chưa khoa học. Từ thực tế đó, luận văn cũng cho
thấy công ty đã có những giải pháp trong việc tiết kiệm CPSX như: tiết kiệm chi
phí nguyên vật liệu thông qua việc tìm ra thị trường cung cấp hợp lý; theo dõi
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
10
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
chặt chẽ chi phí điện nước ở mỗi phân xưởng, phòng ban; thực hiện chế độ khóan
chi phí cho các phân xưởng thành viên đối với các khoản chi phí bằng tiền
khác…
Trong việc đề xuất ý kiến nhằm tiết kiệm CPSX ở xí nghiệp In, luận văn đã
căn cứ vào những tồn tại thực tế tại xí nghiệp, xác định nguyên nhân của những
tồn tại đó để đưa ra những giải pháp thích hợp nhất như: chi phí nguyên vật liệu
sản xuất tăng do ảnh hưởng biến động thị trường làm cho đơn giá nguyên vật liệu
tăng, nên xí nghiệp cần tìm kiếm thị trường cung ứng mà ở đó giá nguyên vật
liệu đầu vào có quan hệ cung lớn hơn cầu , tổ chức quá trình thu mua hợp lý…Có
thể thấy các ý kiến đưa ra là phù hợp với xí nghiệp In nói riêng và các doanh
nghiệp sản xuất nói chung,nhưng chưa mang tính đột phá, chưa mới.
Đối với đề tài đang nghiên cứu tại công ty TNHH Hưng Long, chưa có bài
luận văn nào nghiên cứu về vấn đề phân tích CPSX. Do vậy khi thực hiện nghiên
cứu, em sẽ cố gắng tiếp thu những ưu điểm, cũng như khắc phục hạn chế của
luận văn trước.
2.4 Phân định nội dung phân tích tình hình chi phí sản xuất.
2.4.1 phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.4.1.1 Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch:
Phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện trên cơ
sở so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch trong k để xác định mức độ hoàn
thành và số chênh lệch tăng giảm.
Đánh giá việc thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có đảm
bảo cho việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất hay không, cần phân tích so sánh
mức độ hoàn thành kế hoạch và số chênh lệch tăng giảm chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp có liên hệ, điều chỉnh đến việc thực hiện kế hoạch sản lượng của toàn bộ
sản phẩm sản xuất ra trong kỳ.
Công thức:
Tỷ lệ % HTKH
Chi phí NVL TT có điều chỉnh =
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
11
Chi phí NVL thực tế x 100
Chi phí NVL kế hoạch x tỷ lệ % HTKH sản lượng
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Tỷ lệ % HTKH sản lượng =
Số chênh lệch CP chi phí chi phí tỷ lệ
NVL thực tế = NVL – NVL x % HTKH
có điều chỉnh thực tế kế hoạch sản lượng
2.4.1.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp:
Công thức: VL i = q i m j . S j
Trong đó:
VL i : tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm.
q i : số lượng sản phảm i sản xuất ra trong kỳ.
m j : định mức tiêu hao nguyên vật liệu j.
S j : đơn giá nguyên vật liệu j.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- số lượng sản phẩm sản xuất:
- định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
- đơn giá nguyên vật liệu.
2.4.2 Phân tích tình hình chi phí nhân công trực tiếp.
Phân tích chi phí nhân công trực tiếp nhằm mục đích nhận thức đánh giá tình
hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về chi phí và sự tác động, ảnh hưởng của nó đến
việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất. Đồng thời tìn ra những điểm tồn tại, từ
đó đề xuất giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả chi phí nhân công trực tiếp.
2.4.2.1 Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch.
Phân tích chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện trên cơ sở so sánh các
chỉ tiêu tổng chi phí lương( quỹ lương) qua 2 năm để đánh giá sự biến động quỹ
lương.
Để có căn cứ đánh giá đương đối chính xác về chi phí tiền lương, ta có thể
so sánh giữa tốc độ tăng quỹ lương so với tốc độ tăng doanh thu. Tổng quỹ lương
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
12
Tổng sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế x 100
Tổng sản lượng kế hoạch
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
có thể tăng nhưng phái đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch bán ra: tăng doanh thu
và tăng lợi nhuận: tốc độ tăng của quỹ lương nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu
thì có nghĩa là doanh nghiệp đã quản lý tương đối tốt quỹ lương.
2.4.2.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng quỹ lương.
Công thức: Q L = LĐ x L b = NSLĐ
D
x L b
Trong đó: Q L : tổng quỹ lương. ,D: doanh thu.
L b : lương bình quân 1 công nhân ( = Q L / LĐ)
LĐ: tông số công nhân sản xuất bình quân.
NSLĐ: năng suất lao động bình quân (= D/LĐ)
Các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ lương:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
- Năng suất lao đông bình quân.
- Tiền lương bình quân 1 công nhân.
2.4.3 Phân tích tình hình chi phí sản xuất chung.
Phân tích chi phí sản xuất chung nhằm mục đích nhận thức, đánh giá tình
hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tổng chi phí, chi phí theo từng khoản mục và cơ
cấu tỷ trọng của chúng..
Phân tích chi phí sản xuất chung được thực hiện trên cơ sở so sánh và lập
biểu so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, tính toán tỷ lệ %, số chênh lệch
và tỷ trọng của từng khoản mục.
2.4.4 Phân tích tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm.
Phân tích tổng hợp tình hình giá thành sản phẩm nhằm mục đích nhận
thức, đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch giá thành sản phẩm, số
chênh lệch tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm. Từ đó đưa ra những giải pháp
cải tiến, hoàn thiện quy trình công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất và quản lý sản
xuất nhằm hạ giá thành.
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
13
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Phân tích tình hình giá thành sản phẩm được thực hiện trên cơ sở so sánh
và lập biểu so sánh giữa số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch để tính toán tỷ lệ
% hoàn thành kế hoạch và số chênh lệch tuyệt đối
Công thức: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá thành( R)
R =
Số chênh lệch giá thành của sản phẩm (∆Z)
∆Z = ∑ iq1 iz1 - ∑ iq1 iz0
Trong đó: q1i: số lượng sản phẩm i ở kỳ thực hiện.
z1i, z i0 : giá thành đơn vị sản phẩm i kỳ thực hiện, kế hoạch.
Đồng thời, phân tích tình hình giá thành sản phẩm cần phân tích kết cấu tỷ trọng
và biến động tăng giảm của các khoản mục chi phí, qua đó thấy được khoản mục
nào chiếm tỷ trọng lớn, nhỏ và tình hình tăng giảm của nó.
2.4.5 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm.
2.4.5.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm được tiến hành trên
cơ sở tính toán và so sánh kết quả đạt được với nhiệm vụ đề ra căn cứ vào hai chỉ
tiêu: mức hạ giá thành (∆Z o ) và tỷ lệ hạ giá thành(∆Z’ o ) nhằm đánh giá khái
quát tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm chủ yếu.
- Kế hoạch hạ giá thành:
+ Mức hạ giá thành : ∆Z0 = ∑q0i ( z0i - zti )
+ Tỷ lệ hạ giá thành: ∆Z’0 =
- Thực tế hạ giá thành:
+ Mức hạ giá thành: ∆Z1 = ∑q1i ( z1i - z ti )
+ Tỷ lệ hạ giá thành: ∆ Z’1 =
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
14
∆Z0 x 100
∑ q0i x zti
∆Z1 x 100
∑ q1i x z ti
∑q1i x z 1i
:∑q1i x z 0i
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
- So sánh thực tế với kế hoạch:
+ Mức hạ giá thành: ∆Z = ∆Z1 - ∆Z0
+ Tỷ lệ hạ giá thành: ∆Z’ = ∆Z’1 - ∆Z’0
Doanh nghiệp được đánh giá là thực hiện tốt kế hoạch hạ giá thành nếu ∆Z, ∆Z’
< 0.
2.4.5.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến số chênh lệch mức hạ
và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm.
- Kế hoạch hạ giá thành.
- Số lượng sản phẩm sản xuất., Giá thành đơn vị
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ
SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG LONG.
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
15
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về phân tích chi phí sản xuất tại công ty
TNHH Hưng Long.
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
Để có thể thu thập thông tin phục vụ cho quá trình phân tích CPSX tại
công ty, em sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn, phương pháp tổng hợp số
liệu và phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp điều tra:
+ Nội dung phiếu điều tra: đề cập đến những vấn đề liên quan đến phân tích
CPSX và tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất của công ty.
Số phiếu điều tra được phát ra là 5 phiếu, được phát cho ban lãnh đạo công ty,
các nhân viên phòng kế toán.
+ Cách thức tiến hành: phiếu điều tra được gửi đến các phòng ban để họ điền
thông tin lúc rảnh rỗi và thu lại vào cuối buổi làm việc.
Phương pháp phỏng vấn:
Để thu thập dữ liệu sơ cấp được chính xác hơn, em đã tiến hành phỏng
vấn bà Hoàng Thị Hải Yến- giám đốc công ty, Vũ Thị Lượt- trưởng phòng kinh
doanh.
+ Nội dung phỏng vấn: xoay quanh vấn đề về tình hình sử dụng CPSX, các giải
pháp tiết kiệm chi phí sản xuất mà công ty đang áp dụng….
+ Cách thức tiến hành: gọi điện hẹn trước với người được phỏng vấn, nếu được
sự đồng ý thì đến đúng hẹn để phỏng vấn.
Phương pháp tổng hợp số liệu:
Nhằm thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích tình hình chi phí sản xuất tại
công ty, em đã tiến hành tổng hợp số liệu từ các bảng tính lương, bảng chấm
công, các định mức tiêu hao nguyên vật liệu và báo cáo tài chính của công ty 2
năm 2008,2009.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Để bài luận văn có thể hoàn thiện hơn cả về lý luận và thực tiễn phân tích tình
hình chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất, em đã tiến hành nghiên cứu tài
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
16
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
liệu trên cơ sở đọc và tham khảo: các sách và giáo trình về phân tích kinh tế
doanh nghiệp; các luận văn và chuyên đề đã nghiên cứu về phân tích tình hình
chi phí sản xuất , cũng như tìm hiểu các thông tin trên các trang web, báo chí.
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:
+ Phương pháp so sánh:
+ Phương pháp thay thế liên hoàn:
+ Phương pháp dùng biểu phân tích.
3.2. Đánh giá tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu và ảnh hưởng
của các nhân tố đến vấn đề nghiên cứu.
3.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty.
3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Tên công ty: Công ty TNHH Hưng Long
Địa chỉ : Thị trấn Phú Thái, Kinh Thành, Hải Dương.
Vốn pháp định: 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng)
Công ty được thành lập từ năm 1996 và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 10
năm 2007. Trong quá trình hoạt động công ty công ty đã nhận được nhiều bằng
khen:
- Đã thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2009
- Đã có thành tích chấp hành tốt chính sách Thuế năm 2003
- Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm
2002…
3.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất
Chức năng
Công ty TNHH Hưng Long có chức năng trực tiếp sản xuất và kinh doanh
tấm lợp Phibrô ximăng dùng lợp mái nhà dân dụng và công nghiệp, bao che nhà
xưởng, nhà kho, trang trại phục vụ cho các gia đình, cơ quan, xí nghiệp… có khả
năng cách nhiệt, chống cháy tốt, đặc biệt bền trong môi trường khí hậu duyên hải,
nên fibro ximăng rất thích hợp cho các công trình ven biển. Nó không bị ôxy hóa
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
17
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
vì nhiễm mặn như tấm lợp kim loại, và thích hợp cho các công trình trong môi
trường nóng ẩm, không bị lão hóa và biến dạng do nhiệt
với nhiều ưu điểm chịu được áp lực cao, không dẫn điện, không bị ảnh hưởng
của khói công nghiệp…
Nhiệm vụ sản xuất
Từ ngày thành lập đến nay, công ty TNHH Hưng Long có một quá trình
phát triển không ngừng để tồn tại và phát triển, hoạt động từ nhỏ đến lớn, có
phương hướng ổn định, rõ ràng, hoạt động kinh doanh của công ty luôn có lãi: lợi
nhuận năm sau cao hơn năm trước, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật,
Nhà nước.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là các tỉnh ở Miền Bắc như: Quảng Ninh,
Hải Phòng, Hải Dương. Công ty đã từng bước tích lũy để xây dựng, đảm bảo đời
sống cho cán bộ công nhân viên của công ty. Vì vậy, nhiệm vụ chính của công ty
TNHH Hưng Long là:
- Tổ chức sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng.
- Thực hiện đầy đủ việc kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế theo đúng
quy định và đúng thời gian.
- Đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động trong công ty.
3.2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty.
Tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy tổ chức của công ty được thực hiện theo mô hình quản lý trực tuyến chức
năng theo sự quản lý của Ban giám đốc trực tiếp điều hành các phòng ban, đội
sản xuất, do vậy Ban giám đốc của công ty có thể nắm được tình hình sản xuất
kinh doanh một cách kịp thời.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của Công ty
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
18
Ban giám đốc
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Tổ chức công tác kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung: toàn bộ công
việc kế toán được tập trung thực hiện tại phòng kế toán của công ty .
Mô hình bộ máy kế toán của công ty
Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán “ Nhật ký chung”: tất cả các nghiệp
vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự
thời gian phát sinh, số liệu trên sổ Nhật ký chung được sử dụng để ghi vào sổ cái
theo các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ kinh tế.
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
Phòng kinh
doanh
Phòng hành
chính
Phòng kế
toán
Xưởng tấm
lợp
Phòng kỹ
thuật
Đội 1 Đội 2 Đội 3
19
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán
giá thành
sản phẩm
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
tài sản cố
định, vật
liệu, tiền
lương…
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Các loại sổ kế toán sử dụng: sổ Nhật ký chung, Sổ cái, Sổ hoặc thẻ kế toán chi
tiết.
Tổ chức sản xuất:
Công ty TNHH Hung Long có cơ sở sản xuất tại Thị Trấn Phú Thái- Kim
Thành- Hải Dương. Hoạt động sản xuất chính là sản xuất tấm lợp phibro- xi
măng.
Nguyên vật liệu để sản xuất tấm lợp phibro- xi măng bao gồm: amiang, xi măng,
bột giấy và các chất phụ gia. Tấm lợp phibro- xi măng được sản xuất trên 2 cụm
thiết bị:
+ Chuẩn bị nguyên vật liệu: đây là giai đoạn chuẩn bị: amiang, bột giấy, các chất
phụ gia, xi măng để sản xuất, sau đó xi măng, bột giấy, amiang, nước, các chất
phụ gia được phối trộn theo một trình tự và khối lượng nhất định để tạo thành
hỗn hợp huyền phù.
+ Xeo: công đoạn tách nước khỏi hỗn hợp xi măng, bột giấy, amiang, phụ gia để
tạo thành các tấm lợp thành phẩm..
3.2.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty luôn có lãi, lợi
nhuận năm sau cao hơn năm trước, cụ thể trong 2 năm 2008, 2009 kết quả kinh
doanh của công ty như sau:
Bảng 01: Kết quả hoạt động của công ty năm 2008, 2009.
Đơn vị: đ
Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
So sánh
ST TL
Doanh thu thuần 37.134.448.579 29.171.901.589 -7.962.546.990 -21,44%
Lợi nhuận trước
thuế
153.510.868 172.822.603 19.311.735 12,58%
Thuế và các khoản
phải nộp
42.983.043 30.243.956 -12.739.087 -29,64%
Lợi nhuận sau thuế 110.527825 142.578.647 32.050.822 29%
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
20
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Thu nhập bình quân
người lao động
1.600.000 1.750.000 150.000 9,375%
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính
Qua bảng số liệu cho thấy, công ty đã có nhiều nỗ lực trong kinh doanh,
tuy doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng lợi nhuận sau thuế tăng
32.050.822đ, điều này chứng tỏ công ty cũng đã thực hiện những biện pháp góp
phần giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận. Thu nhập của người lao động chưa cao
song đã từng bước được cải thiện, có công ăn việc làm ổn định.
3.2 .2 Các nhân tố ảnh hưởng đến CPSX tại công ty TNHH Hưng Long
CPSX là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá tình hình hoạt động của
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. CPSX cũng chịu ảnh hưởng của các nhân
tố: các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan.Các nhân tố này có mối quan
hệ với nhau, cùng tác động, ảnh hưởng tăng hoặc giảm chi phí.
3.2.2.1 Các nhân tố khách quan
Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng đến CPSX nằm ngoài khả năng kiểm soát
của công ty, công ty không thể kiểm soát được mà chỉ thích ứng với nó để tồn tại
và phát triển. Các nhân tố thuộc nhóm này bao gồm:
- Chính sách pháp luật nhà nước: hệ thống luật pháp về kinh doanh, luật tài
chính và các văn bản có tính pháp lý dưới luật ràng buộc về mặt pháp lý và tác
động trực tiếp đến quá trình tổ chức quản lý sản xuất. Các chính sách của nhà
nước có ảnh hưởng đến CPSX của doanh nghiệp như chính sách thuế, tiền
lương, tiền tệ…Việc tăng giá điện, nước, than, lương cơ bản, và mức lãi suất thỏa
thuận cho vay ở mức cao…. đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất trong đó có
công ty TNHH Hưng Long gặp nhiều khó khăn do các yếu tố của phục vụ cho
quá trình sản xuất tăng giá , từ đó làm cho CPSX tăng. Mặt khác , để ổn định mặt
bằng giá cả trên thị trường trong tình hình hiện nay, việc thi hành các chính sách
kìm giá, bình ổn thị trường cũng giúp cho các doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
21
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
- Hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế xã hội bao gồm: mạng lưới giao thông
vận tải, bến cảng, sự phân bố của sản xuất dân cư có tác động mạnh đến chi phí,
đặc biệt là chi phí bảo quản, vận chuyển.
- Tình hình thị trường nguyên vật liệu đầu vào: đối với doanh nghiệp sản xuất
nói chung, công ty TNHH Hưng Long nói riêng, hoạt động chủ yếu là sử dụng
nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm. Khi thị trường nguyên vật liệu đầu
vào thay đổi, sẽ ảnh hưởng đến CPSX của doanh nghiệp. Vì khi nguyên vật liệu
đầu vào khan hiếm, giá biến động tăng, làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng, dẫn
đến CPSX tăng. Trong những năm trở lại đây, hầu hết các mặt hàng đều tăng giá
trong đó có các nguyên liệu sản xuất tấm lợp: amiăng, ximăng, bột giấy có xu
hướng tăng giá, điều này làm cho CPSX của công ty tăng lên đáng kể.
- Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp:
Việc xuất hiện đối thủ cạnh tranh khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong
việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Vì vậy, buộc doanh nghiệp phải không ngừng
cải tiến quản lý CPSX, giảm chi phí giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh về
giá trên thị trường. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ,
xây dựng kế hoạch sử dụng CPSX hợp lý, tạo sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn. Trên thị
trường hiện nay, có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực sản xuất tấm lợp, vật
liệu xây dựng, trong đó tại khu vực miền Bắc có khoảng 40 nhà máy sản xuất
tấm lợp: Đông Anh, Thái Nguyên, Thuận Cường, Nam Long…, với nhiều sản
phẩm tấm lợp ngày càng đổi mới về chủng loại, mẫu mã: tấm lợp sóng ngói, tấm
lợp cách âm, cách nhiệt…chịu được áp lực cao, không dẫn điện, không bị
cháy,rỉ,mục nát…Điều này là một trở ngại không nhỏ đối với công ty trong việc
đầu tư đổi mới máy móc, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ:
Ngày nay khoa học kĩ thuật công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác
động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học về:
điện tủ, tin học, vi sinh học …vào hoạt động sản xuất đã làm thay đổi cơ bản các
điều kiện sản xuất, cụ thể như: khoa học kĩ thuật phát triển tạo điều kiện đổi mới,
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
22
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
hiện đại hóa máy móc thiết bị, qui trình công nghệ sản xuất, thay thế vật
liệu….giúp cho năng suât lao động tăng, giảm tiêu hao vật tư sản xuất, giảm lao
động chân tay, tăng lao động cơ giới hóa, tiết kiệm được thời gian sản xuất sản
phẩm….từ đó, tiết kiệm được CPSX. Tiếp cận những thành tựu khoa học kĩ
thuật, công ty TNHH Hưng Long đã: ứng dụng quản lý kinh tế, thực hiện các
phần hành kế toán trên máy vi tính, đầu tư những máy móc, thiết bị hiện đại thay
thế những máy móc đã lạc hậu, không đủ tiêu chuẩn sản xuất: giàn hút, giàn dao
cắt tự động…
3.2.2.2 Các nhân tố chủ quan.
Nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc nội tại trong công ty, công ty có
thể kiểm soát được. Nhóm nhân tố này bao gồm:
- Trình độ quản lý, sử dụng lao động của công ty.
Trình độ quản lý, sử dụng lao động của doanh nghiệp tác động mạnh đến
năng suất lao động. Nếu doanh nghiệp tuyển chọn lao động tốt, tổ chức lao động
khoa học hợp lý, chế độ thưởng phạt đúng đắn sẽ khuyến khích người lao động
cải tiến, phát huy sáng kiến trong sản xuất kinh doanh, tiết kiệm thời gian sản
xuất, năng suất lao động sẽ tăng lên. Năng suất lao động càng cao thì chi phí tính
trên một đơn vị đồng doanh thu giảm xuống, từ đó tác động trực tiếp đến chi phí
trả cho người lao động. Vận dụng lý luận đó, công ty luôn có chính sách thưởng
phạt hợp lý, thưởng cho công nhân sản xuất nếu tiến độ vượt thời gian, kỷ luật
với người vi phạm, quan tâm đến đời sống công nhân.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Với doanh nghiệp sản xuất, cơ sở vật chất kĩ thuật là máy móc, thiết bị,
nhà xưởng, cửa hàng…đây là những cơ sở vật chất giúp doanh nghiệp thực hiện
quá trình sản xuất. Nếu mạng lưới nhà xưởng, kho hàng, cửa hàng được sắp xếp
một cách hợp lý cho việc sản xuất hàng hóa, vừa tiện cho việc dự trữ và tiêu thụ
sản phẩm thì có thể giảm bớt khâu trung gian không cần thiết để tiết kiệm chi
phí. Cơ sở vật chất kĩ thuật được trang bị hiện đại, phù hợp với nhu cầu, nhiệm
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
23
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
vụ kinh doanh sẽ tạo điều kiện giảm bớt sức lao động của con người, nâng cao
năng suất lao động., giúp tiết kiệm được CPSX.
- Trình độ tổ chức hoạt động sản xuất; quản lý CPSX của công ty.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay không đều phụ
thuộc vào trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Nếu trình độ tổ chức hoạt
động sản xuất và quản lý CPSX của doanh nghiệp tốt thì sẽ giúp doanh nghiệp
xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện, đặc điểm sản xuất
kinh doanh. Quản lý chi phí tốt giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời các chi phí
phát sinh không cần thiết cho hoạt động sản xuất ở tất cả các khâu và loại bỏ
chúng để tiết kiệm chi phí sản xuất. Tại công ty với bộ máy cán bộ tổ chức với
năng lực cao, với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, và đội ngũ công nhân lành
nghề, chất lượng cao là tiền đề cho sự ổn định và phát triển của công ty, giúp
công ty đứng vững trong sự biến động giá cả như hiện nay.
3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm vấn đề nghiên cứu.
3.3.1 Đối với phương pháp điều tra:
Qua việc triển khai phương pháp phát phiếu điều tra, kết quả thu được:
Tổng số phiếu phát ra là 5 phiếu, thu về 5 phiếu và có 5/5 phiếu trả lời, tổng hợp
kết quả là:
Bảng 02: Bảng tổng hợp kết quả điều tra
Nội dung câu hỏi Số phiếu Tỷ lệ
1. Hiện nay việc phân tích CPSX được quan tâm ở
mức độ nào?
- Cần thiết. 5/5 20%
- Không cần thiết.
2. Công ty có tiến hành phân tích CPSX không?
- Có phân tích. 5/5 100%
- Không phân tích.
3. Công ty tiến hành phân tích CPSX khi nào?
- Phân tích hàng tháng.
- Phân tích hàng quý.
- Phân tích khi kết thúc kỳ tài chính. 5/5 100%
4. Khi tiến hành phân tích CPSX thì khoản mục chi
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
24
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
phí nào nên được chú trọng hơn?
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 3/5 60%
- Chi phí nhân công trực tiếp. 1/5 20%
- Chi phí sản xuất chung. 1/5 20%
5. Những phương pháp chủ yếu mà công ty sử dụng
để phân tích chi phí sản xuất:
- Phương pháp so sánh. 3/5 60%
- Phương pháp thay thế liên hoàn. 2/5 40%
- Phương pháp hệ số, tỷ lệ.
6. CPSX của công ty vẫn còn cao, nguyên nhân nào
là chủ yếu?
- Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. 3/5 60%
- Tiêu hao vật liệu thường xuyên vượt định mức. 1/5 20%
- Chi phí tiền lương tăng.
- Các khoản chi phí bằng tiền cao. 1/5 20%
7. Một số giải pháp tiết kiệm CPSX tại công ty.
- Kiểm soát các khoản chi phí về nguyên vật liệu. 2/5 40%
- Quản lý, xây dựng định mức cụ thể đối với các
khoản chi phí sản xuất chung.
- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí bằng tiền. 1/5 20%
- Nâng cao trình độ người lao động. 2/5 40%
Căn cứ vào phiếu điều tra thu thập được em thấy rằng, việc tiến hành phân
tích CPSX là cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung, và công ty
TNHH Hưng Long nói riêng. Kết quả điều tra cho thấy, công ty đã tiến hành hoạt
động phân tích CPSX, với phương pháp chủ yếu là so sánh và thay thế liên hoàn,
nhưng chưa được tổ chức thường xuyên mà chủ yếu được tiến hành khi kết thúc
kì tài chính, nên chưa thể đánh giá tổng quan, cũng như kiểm soát được việc sử
dụng chi phí sản xuất 1 cách thường xuyên, liên tục, có hợp lý hay không?
Các ý kiến được điều tra đều cho rằng, CPSX của công ty vẫn còn cao, chủ yếu
là do giá nguyên vật đầu vào tăng, đồng thời cũng do ảnh hưởng tăng của các
khoản chi phí bằng tiền khác: chi phí điện, nước, điện thoại… Do vậy, trong khi
phân tích CPSX cần chú trọng hơn trong việc phân tích chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp nhằm góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó việc nâng cao
năng suất lao động, trình độ người lao động cũng được coi là một biện pháp hữu
hiệu trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty.
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
25
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Từ thực tế đó, có thể thấy đi sâu phân tích CPSX một cách cụ thể, chi tiết
theo từng khoản mục chi phí, và thường xuyên là việc làm cần thiết đối với công
ty hiện nay nhằm đạt được mục tiêu phát triển trong tương lai.
3.3.2 Đối với phương pháp phỏng vấn.
Em đã tiến hành phỏng vấn 2 người trong công ty,nội dung phỏng vấn như sau:
Cuộc phỏng vấn 1: phỏng vấn bà Hoàng Thị Hải Yến – giám đốc công ty.
Nội dung phỏng vấn:
Tình hình quản lý và sử dụng CPSX của công ty trong những năm qua, và
định hướng hoạt động sản xuất của công ty trong thời gian tới.
Nội dung trả lời:
Công ty đã tiến hành quản lý CPSX phù hợp với điều kiện, đặc điểm sản
xuất kinh doanh của công ty theo từng khoản mục chi phí,cụ thể: chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Công việc
quản lý chi phí thuộc trách nhiệm của phòng kế toán trên cơ sở hạch toán kế toán,
lập các định mức CPSX như: định mức tiêu hao vật tư, định mức lao động tiền
lương, đơn giá tiền lương…theo dõi trên chứng từ, sổ sách, xây dựng kế hoạch
sản xuất trước mỗi kỳ kinh doanh. Với công tác quản lý CPSX đã đề ra, công ty
đã đạt được những thành tích trong sản xuất, hoàn thành chỉ tiêu đề ra, không
ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
Trong thời gian tới, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến
hành với mục tiêu: sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cả về
chất lượng và giá cả; nâng cao năng suất lao động, kiểm soát tốt các khoản chi
phí phát sinh trong quá trình sản xuất, đặc biệt là khoản chi phí sản xuất chung
như: chi phí tiền điện, điện thoại, chi phí hội nghị…
Cuộc phỏng vấn 2: phỏng vấn bà Vũ Thị Lượt- trưởng phòng kinh doanh.
Nội dung phỏng vấn:
Công ty đã thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất như thế nào?
Nguyên vật liệu đầu vào của công ty chủ yếu lấy từ các nguồn cung cấp nào?
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
26
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Khi giá nguyên liệu đầu vào có sự biến động thì công ty đã phản ứng như thế
nào?
Nội dung trả lời:
Ban lãnh đạo công ty luôn xác định quan điểm về tiết kiệm CPSX là phải
kiểm soát được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và cắt giảm
các khoản chi phí không cần thiết. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất là rất cần thiết,
cần được phổ biến ở từng bộ phận, phòng ban, phân xưởng. Giải pháp tiết kiệm
CPSX của công ty được triển khai tập trung vào những vấn đề:
+ Tiết kiệm nguyên vật liệu, vật tư sản xuất.
+ Tiết kiệm nhân lực.
+ Vận hành hợp lý và hiệu quả máy móc thiết bị;
+ Nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm điện….Đồng thời, công ty luôn tổ chức
các đợt khen thưởng thi đua nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm của toàn thể cán bộ,
công nhân viên.
Nguyên liệu đầu vào của công ty chủ yếu được lấy từ các doanh nghiệp
xung quanh địa bàn hoạt động,
Trong giai đoạn hiện nay,ảnh hưởng do biến động trên thị trường tác động
không nhỏ đến CPSX của công ty, đặc biệt là nguyên liệu đầu vào, là yếu tố
quan trọng để sản xuất sản phẩm. Do vậy, khi giá cả nguyên liệu biến động công
ty đã chủ động ký kết hợp đồng lâu dài với các nhà cung cấp vật tư, nguyên liệu
xung quanh địa bàn để không bị động trong sản xuất, đồng thời có kế hoạch, xác
định mức dự trữ nguyên liệu cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị
gián đoạn.
3.4 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp.
3.4.1 Phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
27
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Bảng 03: Phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
So sánh
TĐ TL%
1 2 3 4 5
Số lựơng sản phẩm 971.600 1.019.720 48.120 4,95
Định mức tiêu hao
Amiăng ( kg) 1,5 1,45 -0,05 -3,33
Xi măng (kg) 10 9,5 -0,5 -5
Bột giấy (kg) 0,3 0,25 -0,05 -16,67
Đơn giá NVL ( đ/kg)
Amiăng 10.820 11.420 600 5,56
Xi măng 800 850 50 6.25
Bột giấy 2.500 2.700 200 8
Chi phí NVLTT
24.270.539.35
0
25.808.099.39
5
1.537.560.04
0
6.34
Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính
Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất tấm lợp năm 2009 tăng
1.537.560.040đ so với năm 2008, tỷ lệ tăng 6,34%.
Phân tích tình hình chi phí NVLTT có liên hệ đến việc thực hiện kế hoạch tổng
sản lượng sản xuất ta thấy: việc quản lý, sử dụng chi phí NVLTT đảm bảo cho
việc hoàn thành vượt mức kế hoạch tổng sản lượng là 48.120 sản phẩm, tỷ lệ
tăng 4,95%. Tỷ lệ tăng của chi phí NVLTT lớn hơn tỷ lệ tăng của tổng sản lượng
sản xuất( 6,34%> 4,95%) là không hợp lý.
Liên hệ với tỷ lệ % thực hiện kế hoạch sản lượng:
NL’ = = 101,32%
=
∆NL= 25.808.099.395 – 25.472.575.530= 335.523.860đ
Như vậy, chi phí NVLTT tăng 1.537.560.040đ, tỷ lệ tăng 6,34% là do:
Số lượng sản phẩm sản xuất tăng 48.120 sản phẩm, chi phí NVLTT tăng
1.202.036.180đ( 1.537.560.040- 335.523.860), tỷ lệ tăng 5,02%(6,34%-1,32%).
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
28
2.580.099.395 x 100 100
24.270.539.350 x 1.019.720/971.600
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Còn lại là do thay đổi mức tiêu hao và đơn giá nguyên vật liệu.
Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí NVLTT:
- Do số lượng sản phẩm sản xuất tăng 48.120 sản phẩm, nên chi phí NVLTT
tăng: =( q1 - q0 ) x m0 x S0
= 48.120 x ( 1,5 x 10.820+10x 800+0,3 x 2.500)=1.202.037.600 đ.
- Do mức tiêu hao nguyên vật liệu thay đổi, chi phí NVLTT giảm:
= q1 x m1 x S0 - q1 x m0 x S0
= 1.019.720 x ( - 0,05x 10.820 – 0,5 x 800 - 0.05 x 2,500)= - 1.087.021.520đ
- Do thay đổi đơn giá nguyên vật liệu, chi phí NVLTT tăng:
= q1 x m1 x ( S1 - S0 )
= 1.019.720 x ( 1,45 x 600 + 9,5 x 50 + 0,25 x 200)= 1.422.509.400đ
3.4.2 Phân tích tình hình chi phí nhân công trực tiếp.
Bảng 04: Phân tích tổng hợp tình hình chi phí tiền lương
Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh
ST TL%
1 2 3 4 5
Doanh thu tiêu thụ sản
phẩm(đ)
38.438.867.13
2
29.919.962.479 -8.518.904.653 -22,16
Số công nhân sản xuất
bình quân( người)
100 110 10 10
Năng suất lao động bình
quân(đ)
384.389.000 272.000.000 -112.389.000 -29,24
Tiền lương bình quân 1
công nhân(đ)
1.600.000 1.750.000 150.000 9,375
Tổng quỹ lương của
công nhân(đ)
160.000.000 192.500.000 32.500.000 20,3125
Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính
Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch:
Qua bảng phân tích ta thấy tổng quỹ lương của công ty năm 2009 so với năm
2008 tăng 32.500.000đ, tương ứng với tỷ lệ 20,3125% . Doanh thu tiêu tụ sản
phẩm giảm -8.518.904.653 đ, tương ứng với tỷ lệ 22,16%. Điều này cho thấy
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
29
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Doanh nghiệp quản lý chưa tốt quỹ lương do tổng doanh thu tiêu thụ giảm mà
tổng quỹ lương lại tăng. Bên cạnh đó, mức lương bình quân 1 công nhân tăng
150.000đ, tỷ lệ tăng 9,375%, trong khi năng suất lao động bình quân lại giảm
112.389.000đ, tỷ lệ giảm 29,24% là chưa hợp lý. Như vậy công ty đã sử dụng lao
động và quỹ tiền lương chưa hiệu quả.
Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí tiền lương.
Tổng quỹ lương năm 2009 tăng 32.500.000đ, do ảnh hưởng của các nhân tố:
- Do doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2009 giảm so với năm 2008, làm cho quỹ
lương giảm:
= đ560.459.35
0384.389.00
1.600x6538.518.904.-
NSLÐ
Lbx)D0-(D1
−==
0
- Do năng suất lao động bình quân giảm, làm cho quỹ lương tăng:
00.389.384
1
00272.0000.0
1
x(1.750.000x.47929.919.962)
NSLÐ
1
1NSLÐ
1
(xLb1xD1 −=
0
−=
= 56.283.750đ
- Do tiền lương bình quân 1 công nhân tăng, làm cho quỹ lương tăng:
=
đ1.167.5810
0384.389.00
1.600.000)-1.750.000(x.47929.919.962
NSLÐ
)Lb0-Lb1(xD1
==
0
3.4.3 Phân tích tình hình chi phí sản xuất chung
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
30
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Bảng 05: Phân tích tình hình chi phí sản xuất chung
Đơn vị: đ
Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính
Tổng chi phí sản xuất chung năm 2009 tăng 725.531.112đ so với năm 2008, tỷ lệ
tăng 3,.06%.
Nguyên nhân là do các khoản mục chi phí sản xuất chung đều tăng, cụ thể:
- chi phí khấu hao TSCĐ tăng cao nhất, 323,010.419đ, tỷ lệ tăng 54,62%
- chi phí bằng tiền khác tăng292.463.397đ, tỷ lệ tăng 41,77%.
- chi phí vật liệu tăng 64.780.330đ, tỷ lệ tăng 6,66%.
- chi phí nhân viên phân xưởng tăng 34.078.497đ, tỷ lệ tăng 75,71%.
- chi phí dụng cụ sản xuất tăng 11.198.469đ, tỷ lệ tăng 42,05%.
Việc tăng chi phí nhân viên phân xưởng là hợp lý, cho thấy rằng quỹ tiền lương
cho nhân viên đã tăng thêm. Tuy nhiên, các chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất,
bằng tiền khác đều tăng, cho thấy việc quản lý CPSX ở phân xưởng của công ty
là chưa tốt, chi phí tăng quá cao so với năm 2008. Với tốc độ tăng đó, làm cho
giá thành sản phẩm cũng tăng.
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh
ST TT ST TT ST TL% TT%
1 2 3 4 5 6 7 8
Chi phí NV
phân xưởng
45.012.053 1,93 79.090.550 2,58 34.078.497
75,7
1
0,65
Chi phí vật
liệu
972.391.063
41,6
3
1.037.171.39
3
33,8
8
64.780.330 6,66 -7,75
Chi phí dụng
cụ sản xuất
26.631.646 1,14 37.830.115 1,24 11.198.469
42,0
5
0,1
Chi phí khấu
hao TSCĐ
591.424.470
25,3
2
914.434.889
29,8
7
323.010.41
9
54,6
2
4,55
Chi bằng tiền
khác
700.223.889
29,9
8
992.687.286
32,4
3
292.463.39
7
41,7
7
2,45
Tổng chi phí
2.335.683.12
1
100
3.061.214.23
3
100
725.531.11
2
31,0
6
31
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
3.4.4 Phân tích tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm.
Bảng 06: Phân tích tổng hợp chi phí giá thành tấm lợp phibro- xi măng
Đơn vị: đ
Các chỉ
tiêu
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
ST TT ST TT ST TL% TT%
1 2 3 4 5 6 7 8
Chi phí
NVLTT
24.270.539.350 85,35
25.808.099.39
5
83,8
7
1.537.560.04
0
6,34 -1,48
Chi phí
NCTT
1.830.215.550 6,43 1.900.891.146 6,18 70.675.596 3,86 -0,25
Chi phí
SXC
2.335.683.121 8,22 3.061.214.233 9,95 725.531.112
31,0
6
1,73
Tổng giá
thành
28.436.438.020 100
30.770.204.77
0
100
2.333.766.74
9
8,21 -
Sản lượng 971.600 - 1.019.720 - 48.120 4,95 -
Giá thành
đơn vị
29.270 - 30.170 - 900 3,07 -
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán
Tổng giá thành sản xuất tấm lợp năm 2009 tăng 2.333.766.749đ, tỷ lệ tăng 8,21%
so với năm 2008.
Giá thành đơn vị năm 2009, so với năm 2008 tăng 900đ, tỷ lệ tăng 3,07%.
tỷ lệ % HT kế hoạch giá thành = = 103,09%> 100%
∆z = 30.770.204.770 – 1.019.720 x 29.270 = 923.000.370đ > 0
Như vậy, đánh giá chung toàn công ty chưa thực hiện tốt kế hoạch giá thành: chỉ
tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị đều vượt so với năm trước.
Phân tích cơ cấu các khoản mục CPSX trong giá thành, ta thấy các khoản mục
đều tăng, cụ thể:
Chi phí NVLTT tăng 1.537.560.040 đ, tỷ lệ tăng 6,34%, tỷ trọng giảm 1,48%.
Chi phí NCTT tăng 70.675.596đ, tỷ lệ tăng 3,86%, tỷ trọng giảm 0,25%.
Chi phí sản xuất chung tăng 725.531.112đ, tỷ lệ tăng 31,06%, tỷ trọng tăng
1,73%.
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
32
30.770.204.770 x 100
1.019.720 x 29.270
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Như vậy nguyên nhân tăng của tổng giá thành là do các khoản mục chi phí đều
tăng lên, trong đó tăng lớn nhất là chi phí NVLTT.
3.4.5 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm
Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Sản lượng 935.480 971.600 1019.720
Giá thành đơn vị( đ) 29.000 29.270 30.170
Ta có các số liệu tính tóan sau:
+ Mức hạ giá thành:
∆Z0 = q o x ( z 0 - z t )=971.600x( 29.270-29.000)= 262.332.000đ
∆Z1=q 1 x(z1 -z t )=1.019.720x ( 30.170-29.000)= 1.193.072.400đ
∆Z= ∆Z1 - ∆Z0 = 1.193.072.400 – 262.332.000= 930.740.400đ
+ Tỷ lệ hạ giá thành:
∆Z’ 0 = 262.332.000 x 100/(971.600x 29000)= 0,93%
∆Z’1 = 1.193.072.400 x 100/ ( 1.019.720 x 29.000)= 4,03%
∆Z’= ∆Z’1 - ∆Z’ 0 = 4,03% - 0,93% =3,1%
Từ số liệu phân tích ta thấy: ∆Z= 930.740.400 > 0, ∆Z’= 3,1% >0, cho thấy
doanh nghiệp không thực hiện kế hoạch hạ giá thành, mức hạ giá thành thực tế
cao hơn so với mức hạ giá thành kế hoạch là 930.740.400đ; tỷ lệ hạ giá thành cao
hơn so với kế hoạch là 3,1%.
Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến số chênh lệch mức hạ và tỷ
lệ hạ giá thành sản phẩm:
- Do kế hoạch hạ giá thành:
+ mức hạ giá thành:
∆Z0 = q0 x ( z0 - zt ) = 971.600x ( 29.270- 29.000)= 262.332.000đ
+ tỷ lệ hạ giá thành:
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
33
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
∆Z’0= =%100
q
Z0
0
x
xzt
(262.332.000/ 28.176.400) x 100%= 0,93%
- Do số lượng sản phẩm sản xuất tăng so với kế hoạch:
+ mức hạ giá thành:
∆Z )(q =(q1 -q 0 )x (z 0 -z t )= (1.019.720- 971.600)x (29.270- 29.000)=
12.992.400đ
- Do giá thành đơn vị thực tế tăng so với kế hoạch:
+ mức hạ giá thành:
∆Z )( z =q1 x (z1 - z 0 )= 1.019.720x ( 30.170- 29.270) = 917.748.000đ
+ tỷ lệ hạ giá thành:
∆Z’ )( z = ∆Z )( z x 100% / (q1 x z t ) = (917.748.000/ 29.571.880) x 100%= 3,1%
Nhận thấy cả 3 nhân tố đều làm tăng mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành, trong đó cao
nhất là giá thành đơn vị tăng làm cho mức hạ giá thành tăng 917.748.000đ, với tỷ
lệ hạ giá thành tăng 3,1%, điều này chứng tỏ doanh nghiệp chưa quản lý tốt chi
phí.
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
34
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
CHƯƠNG 4. CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM
TIẾTKIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT TAI CÔNG TY TNHH HƯNG LONG.
4.1 Đánh giá những thành tựu đã đạt được và tồn tại của thực trạng sử dụng
chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long.
Công ty TNHH Hưng Long là một doanh nghiệp sản xuất tư nhân, công ty
đã trải qua rất nhiều khó khăn và biến động của nền kinh tế, nhưng dưới sự lãnh
đạo sáng suốt của ban giám đốc, cùng sự tận tâm với công việc của toàn thể cán
bộ công nhân viên, công ty đã không ngừng phát triển và hòa nhập với nền kinh
tế thị trường.
Trong thời gian thực tập tại công ty, được tiếp xúc với công tác tài chính
kế toán của công ty, em xin đưa ra một số quan điểm của mình về những thành
tựu đạt được cũng như những điểm tồn tại cần giải quyết trong việc quản lý và sử
dụng CPSX tại công ty TNHH Hưng Long.
4.1.1 Những thành tựu đạt được.
Tiết kiệm chi phí sản xuất là con đường cơ bản để tăng lợi nhuận và tạo
điều kiện để hạ thấp giá bán nhưng vẫn đảm bảo được mức lãi thỏa đáng mà
doanh nghiệp mong muốn. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng và cần thiết của
việc tiết kiệm chi phí sản xuất, công ty đã tăng cường quản lý chi phí sản xuất
nhằm tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm. Thể hiện ở những điểm sau:
- Kết quả kinh doanh: lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước: năm 2009, lợi
nhuận sau thuế tăng 32.050.822đ so với năm 2008.
- Công ty đã có thành tích trong việc giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu: định
mức tiêu hao nguyên vật liệu năm 2009 giảm so với năm 2008, điều này khẳng
định doanh nghiệp đã quản lý tốt công tác sản xuất và giá thành sản phẩm, đồng
thời việc giảm được mức tiêu hao cũng thể hiện được việc đầu tư mới máy móc
thiết bị và nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên.
- Công ty đã bước đầu tin học hóa quá trình quản lý , đặc biệt trong công tác kế
toán( sử dụng phần mềm kế toán), đảm bảo thông tin nhanh chóng, kịp thời chính
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
35
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
xác để giúp công tác quản lý tài chính được dễ dàng và đạt hiệu quả. Mặt khác,
việc lưu trữ số liệu cũng dễ dàng, giảm được chi phí bảo quản, lưu trữ.
- Việc trả lương theo sản phẩm đã tạo nên động lực giúp công nhân thi đua sản
xuất góp phần tăng năng suất lao động và cải thiện mức thu nhập cho công nhân.
- Hệ thống sân bãi, nhà xưởng sản xuất đã được chú trọng sửa chữa, xây dựng,
đảm bảo yêu cầu sản xuất, bảo quản thành phẩm. Bên cạnh đó, công ty đã tích
cực đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý bụi xi măng, hệ thống xử lý nước thải nhằm
giảm ô nhiễm môi trường.
4.1.2 Những mặt tồn tại, nguyên nhân.
- Các khoản mục chi phí sản xuất chưa được kiểm soát chặt chẽ:
+ Chi phí NVLTT năm 2009 tăng 1.537.560.040đ so với năm 2008,
Nguyên nhân là:
• Đơn giá nguyên vật liệu sản xuất tấm lợp tăng:
Nguyên vật liệu đầu vào của công ty chủ yếu là amiăng, ximăng, bột giấy,
trong đó amiăng là do công ty nhập khẩu từ nước ngoài, còn lại mua trong nước.
Trên cơ sở phiếu điều tra và phân tích các dữ liệu thứ cấp trong 2 năm 2008,
2009 giá cả những nguyên liệu này đều tăng, và trong năm nay, chịu sự tác động
của việc tăng giá than, điện, nước , tỷ giá ngoại tệ thì những nguyên liệu này
cũng có xu hướng biến động tăng: điển hình là xi măng , là măt hàng đang chịu
áp lực về tăng giá: dự kiến giá thành xi măng tăng thêm khoảng 2- 3%, tức
40.000- 50.000đ/tấn.
• Lãng phí nguyên vật liệu trong sản xuất.
+ Chi phí tiền lương tăng 32.500.000đ, năng suất lao động của công ty năm 2009
giảm -112.389.000đ so với năm 2008.
Nguyên nhân là:
• Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị. Công ty đã trang bị máy móc
hiện đại nhưng vấn đề bảo trì , bảo dưỡng máy móc thiết bị chưa được quan
tâm, chỉ khi nào hỏng mới sửa, do vậy xảy ra tình trạng hỏng máy khi đang
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
36
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
làm việc, làm gián đoạn quá trình sản xuất, máy móc thiết bị hoạt động không
hết công suất..
• Trong công ty sử dụng nhiều lao động chân tay, trình độ lao động trong
công ty chưa cao. Công tác đào tạo đã được quan tâm nhưng tác phong công
nghiệp, tính chuyên nghiệp chưa được tuân thủ tại một số đơn vị và công đoạn
sản xuất.
• Quá trình sử dụng nhân công còn bất cập do lao động trong công ty còn bố
trí chưa hợp lý: chưa có sự phân định rõ ràng về nhiệm vụ, công việc mà từng
người đảm nhận, một người thực hiện nhiều công việc khác nhau làm cho hiệu
suất lao động chưa cao.
+ Chi phí sản xuất chung quản lý chưa tốt:
Các khoản mục chi phí đều tăng quá cao. Trên cơ sở phân tích các dữ liệu
thứ cấp, cho thấy chi phí sản xuất chung của công ty năm 2009 cao hơn so với
năm 2008 là 725.531.112đ, ở tất cả các khoản mục: chi phí nhân viên phân
xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí
bằng tiền khác.
- Kế hoạch chi phí sản xuất chưa tốt:
Kế hoạch sản xuất được xây dựng trước mỗi kỳ kinh doanh do phòng kế
toán quản lý, nhưng công tác lập kế hoạch còn chưa chi tiết cụ thể, chưa gắn với
những xu hướng biến động của thị trường nguyên vật liệu đầu vào để có những
điều chỉnh kịp thời.
- Chưa thực hiện tốt kế hoạch giá thành, không thực hiện kế hoạch hạ giá thành:
+ Tổng giá thành và giá thành đơn vị đều cao hơn so với năm 2008.
+ Mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành thực tế năm 2009 cao hơn so với năm 2008.
4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm về việc tiết kiệm chi phí sản xuất tại
công ty TNHH Hưng Long.
4.2.1 Dự báo triển vọng.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, đứng trước những thời cơ, thách thức
của tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế, công ty TNHH Hưng Long đã không
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
37
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên trong khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị, đảm bảo việc làm, mức thu nhập ổn định cho người lao động.
Trong thời gian tới, công ty tiếp tục phát huy, tận dụng mọi nguồn lực của mình
nâng cao uy tín, sản phẩm của mình trên thị trường.
C ác mục tiêu phát triển :
- Xây dựng và phát triển công ty trở thành một công ty mạnh trên thị trường miền
Bắc với sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
- Bảo đảm việc làm, mức sống ổn định, cải thiện điều kiện làm việc cho người
lao động.
- Phấn đấu giá trị tăng trưởng kinh tế hàng năm về lợi nhuận đạt từ 20% đến
25%.
Các phương hướng kinh doanh:
- Về thị trường:
+ Tiếp tục khai thác những thị trường chính, trọng điểm: Hải Dương, Hải
Phòng,Quảng Ninh.
+ Tiến tới mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm lên các tỉnh Tây Bắc.
- Về đầu tư:
+ Từng bước củng cố, đầu tư một cách hợp lý dây chuyền sản xuất hiện có về
lĩnh vực quản lý và sản xuất, khai thác tối đa hiệu suất sử dụng của máy móc.
+ Đầu tư mua sắm mới những máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng ,
mẫu mã sản phẩm: giàn hút, giàn dao cắt tự động.
- Về vốn kinh doanh:
+ Khai thác triệt để nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn góp của các cá nhân trong
công ty.
+ Tính toán phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý, tranh thủ tối đa nguồn vốn ứng
trước của khách hàng.
+ Giữ mối quan hệ, đảm bảo uy tín với ngân hàng trong việc vay và thanh toán
nợ.
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
38
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
4.2.2 Quan điểm về vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng
Long.
Tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là bài
toán đối với các doanh nghiệp hiện nay. Để góp phần thực hiện mục tiêu nâng
cao hiệu quả kinh doanh, mỗi doanh nghiệp tùy theo năng lực và điều kiện của
mình phải có hướng đi riêng trong việc tiết kiệm chi phí một cách hợp lý và hiệu
quả. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo công ty TNHH Hưng Long luôn xác định
quan điểm về vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất không có nghĩa là cắt xén các
khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất mà phải kiểm soát được
các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và cắt giảm các chi phí
không cần thiết, đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa.
Theo quan điểm của ban lãnh đạo công ty để có thể kiểm soát tốt được chi
phí sản xuất trước tiên phải lập định mức chi phí sản xuất, cụ thể là định mức cho
các khoản chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ
sở phân tích hoạt động của công ty. Trước tiên, công ty tiến hành nghiên cứu các
dữ liệu trước đây, căn cứ vào diễn biến giá cả trên thị trường và chiến lược phát
triển của công ty để đưa ra các kế hoạch, định mức. Tiếp theo là thu thập thông
tin về chi phí sản xuất thực tế. Công việc này cần có sự phối hợp giữa phòng kế
toán và các phòng ban khác để công ty chủ động hơn trong việc xử lý thông tin
về chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất được phân ra thành các khoản mục: chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để
có thể thuận tiện cho việc kiểm soát chi phí. Theo công ty, kiểm soát được các
khoản chi phí trong khâu sản xuất thì mới có thể tiết kiệm chi phí sản xuất được.
Trong sản xuất, giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất của công ty được triển khai
tập trung vào những vấn đề chính sau: -Tiết kiệm nguyên liệu, vật tư sản xuất.
- Tiết kiệm nhân lực.
- Vận hành hợp lý, hiệu quả máy móc thiết bị, nâng cao năng suất.
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
39
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Theo công ty để có thể thực hiện được các vấn đề trên cần phải thực hiện từng
bước, và có sự phối hợp thực hiện giữa các bộ phận, phòng ban, phân xưởng
cũng như ý thức tiết kiệm của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty.
4.3 Một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng
Long.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu tồn tại của mỗi
doanh nghiệp là các hoạt động kinh doanh phải tạo ra thu nhập từ tiêu thụ hàng
hóa, dịch vụ bù đắp chi phí bỏ ra, tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng. Từ tất
yếu đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh
của mình.Đi đôi, với việc tăng doanh số bán ra thì cũng phải vận dụng những
biện pháp tiết kiệm CPSX. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của mình mà có
những biện pháp tiết kiệm phù hợp.
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Hưng Long, cùng với tình hình
CPSX tại công ty, em xin đề xuất một số giải pháp hy vọng góp phần tiết kiệm
CPSX tại công ty.
4.3.1 Tiết kiệm chi phí NVLTT.
Mục tiêu của giải pháp: nhằm sử dụng tiết kiệm, hợp lý NVL, tránh lãng phí
nhằm tiết kiệm CPSX, hạ giá thành sản phẩm.
Trong tổng chi phí mà công ty chi ra trong kỳ thì bộ phận chi phí về NVL
sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm là bộ phận chủ yếu chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng CPSX của công ty. Vì thế, muốn tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm, tăng lợi nhuận thì một trong những giải pháp hàng đầu mà công
ty cần quan tâm là sử dụng tiết kiệm, hợp lý NVL.
Nội dung giải pháp:
+ Kiểm soát chặt chẽ giá cả vật tư đầu vào, quản lý các loại nguyên vật liệu để
giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành.
+ Căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật( kỹ thuật cung cấp), chi phí thực tế nhiều
kỳ, bản dự toán chi phí( kế toán cung cấp), công ty cần xác định nhu cầu sản xuất
cho từng kỳ kinh doanh, xác định lượng vật tư cần thiết để đặt hàng với nhà cung
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
40
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
ứng, đồng thời lựa chọn nhà cung ứng có năng lực, uy tín nhằm thiết lập mối
quan hệ làm ăn lâu dài trong tương lai. Ngoài ra, công ty có thể đặt mua với khối
lượng lớn nguyên vật liệu thường dùng ở mức bình quân năm. Điều này sẽ giúp
công ty tiết kiệm chi phí thông qua giảm chi phí, chủ động về nguyên vật liệu để
sản xuất.
+Tăng cường hoạt động phân tích thị trường, dự báo xu hướng biến động giá
nhằm chủ động có những biện pháp chống sốc với biến động của thị trường.
+ Chủ động, có phương án dự trữ nguyên vật liệu ở mức nhất định.
+ Để kiểm soát được nguyên vật liệu tiêu hao, công ty cần có biện pháp kiểm tra
chặt chẽ về mặt số lượng, chủng loại, quy cách… có đúng với dự toán, yêu cầu
xuất nguyên vật liệu không. Do tất cả các hoạt động sản xuất của công ty đều dựa
trên dự toán nên công ty có thể lập lịch trình sản xuất 1 cách chi tiết cho từng
tuần, quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu bằng việc xây dựng kế hoạch tiêu hao
nguyên vật liệu, tính toán, rà soát lại các định mức tiêu hao trên 1 đơn vị sản
phẩm, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất, định kỳ đánh giá mức độ tiêu hao chi
phí nguyên vật liệu để tăng cường kiểm soát chi phí NVL, xây dựng ý thức cho
người lao động có tinh thần trách nhiệm, có ý thức cao trong sản xuất, tiết kiệm,
tránh lãng phí nguyên vật liệu.
+ Công ty nên có chế độ khen thưởng kịp thời với những người có sáng kiến tiết
kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất. Ngược lại, cũng nên có chế độ thưởng phạt
nghiêm khắc đối với những người làm sai làm ẩu dẫn tới làm hỏng, lãng phí
nguyên vật liệu.
Biến động thị trường không chỉ làm cho giá nguyên vật liệu tăng, mà còn
làm tăng các chi phí khác như: chi phí bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển…Do vậy,
bên cạnh việc xác định thị trường cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, thì công ty
cần nghiên cứu phương thức thu mua, vận chuyển, bảo quản, bốc xếp phù hợp
với chi phí thấp nhất. Đặc biệt là phương thức thanh toán, vì tỷ giá ngoại tệ hiện
nay không ổn định, tỷ giá khi mua và tỷ giá khi thanh toán có sự chênh lệch.
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
41
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Đồng thời công ty phải chú trọng đến chất lượng nguyên vật liệu cung
ứng, có như vậy mới đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra,có tiêu chuẩn chất
lượng cao với giá thành thấp nhất.
4.3.2 Các biện pháp nhằm tăng năng suất lao động.
Mục tiêu giải pháp: tăng năng suất lao động, giảm chi phí tiền lương
Thực tế cho thấy, khi năng suất lao động được nâng cao, làm cho số giờ
công tiêu hao để sản xuất một đơn vị sản phẩm được giảm bớt, đồng nghĩa với
việc chi phí tiền lương giảm xuống hoặc làm cho số sản phẩm làm ra trong một
đơn vị thời gian tăng lên. Do vậy tăng năng suât lao động là một trong những
biện pháp hữu hiệu để tiết kiệm chi phí sản xuất.
Nội dung giải pháp:
+ Tăng cường bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp máy móc thiết bị sản xuất. Đầu tư
mua sắm những trang thiết bị hiện đại nhằm cải tiến mẫu mã, chất lượng tấm lợp
và thay thế những thiết bị đã cũ, lạc hậu do TSCĐ của công ty đã hao mòn gần
hết. Áp dụng các sáng kiến, sử dụng máy móc thiết bị trong công đoạn nặng nhọc
nguy hiểm. Với trang thiết bị hiện đại, công ty có thể giảm được lao động chân
tay và tăng năng suất lao động.
Bên cạnh đó cần bố trí cán bộ kĩ thuật chuyên phụ trách vận hành máy
móc, định kỳ bảo dưỡng, nâng cấp máy móc thiết bị.
+ Cùng với việc nâng cao trình độ quản lý sản xuất cho cán bộ công nhấn viên
thì phải nâng cao tay nghề cho ngừơi lao động:
- Việc đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên luôn được công ty
đặc biệt quan tâm bằng cách khuyến khích đi học, cấp kinh phí. Trong thời gian
tới công ty nên tiếp tục duy trì và khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia
các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn theo những yêu cầu cụ thể của
từng bộ phận chức năng.
- Công ty nên bố trí người lao động vào đúng vị trí thích hợp với năng lực chuyên
môn, đảm bảo cân đối giữa cơ cấu công việc và cơ cấu lao động, tạo điều kiện
cho họ có khả năng thể hiện kiến thức, chuyên môn của mình, tránh tình trạng
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
42
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
lãng phí lao động và hạn chế sai phạm có thể xảy ra. Thông qua việc bố trí lao
động hợp lý sẽ giúp giảm được chi phí bảo hộ lao động và an toàn kỹ thuật. Bên
cạnh đó, người lao động cần được tạo điều kiện để tiếp cận với công nghệ tiên
tiến, có khả năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị hỉện đại.
- Đi đôi với việc nâng cao trình độ cho người lao động thì việc giáo dục đạo đức,
tác phong lao động công nghiệp cho người lao động và tinh thần hợp tác trong
công việc của tập thể, của từng đơn vị trong công ty là việc làm cần thiết đảm
bảo tiết kiệm thời gian lao động, tăng năng suất lao động.
- Công ty đã tiến hành trả lương theo kết quả sản xuất của người lao động. Đây là
việc làm đúng đắn, giúp cho người lao động có động lực hăng hái thi đua sản
xuất. Ngoài ra, công ty cũng cần xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp với từng đối
tượng lao động trong công ty. Thực hiện trả lương và thực hiện đầy đủ các quy
định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, tránh tình trạng nợ
đọng bảo hiểm xã hội. Không chỉ có tăng lương, nhiều vấn đề khác cũng cần
được quan tâm thỏa đáng: dịch vụ y tế cho người lao động, chăm lo đời sống sức
khỏe cho người lao động… do môi trường làm việc trong quá trình sản xuất tấm
lợp có nhiều yếu tố độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
4.3.3 Kiểm soát các khoản mục chi phí sản xuất chung.
Mục tiêu giải pháp: quản lý các khoản chi phí sản xuất chung khoa học hợp lý
nhằm giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí mà không ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm.
Các khoản chi phí về: nhân viên phân xưởng, vật liệu, dụng cụ sản xuất
đều là những khoản chi phí khả biến phục vụ nhu cầu sản xuất tại phân xưởng, là
cần thiết, tất yếu cho quá trình sản xuất, còn chi phí bằng tiền khác là những
khoản chi mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh được theo hướng giảm dần nhằm
tiết kiệm chi phí sản xuất chung.
Nội dung giải pháp:
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
43
Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại
Để tiết kiệm chi phí sản xuất chung, giải pháp tiết kiệm chi phí được triển
khai tập trung vào vấn đề chính là tiết kiệm chi phí bằng tiền: chi phí điện, điện
nước, điện thoại, hội nghị…. Cụ thể:
Nguyên tắc chung để quản lý các khoản chi phí bằng tiền là xây dựng định mức
chi phí, quản lý theo định mức, thực hiện phương thức khoán chi phí cho các
phòng ban phân xưởng để sử dụng hợp lý, tiết kiệm tránh tình trạng sử dụng bừa
bãi, lãng phí.
Tại công ty:
+ Đối với chi phí điện: sử dụng hệ thống đèn tiết kiệm điện tại các vị trí chiếu
sáng, tắt bớt những thiết bị không cần thiết.Yêu cầu nhân viên khi ra khỏi xưởng
phải tắt các thiết bị điện, khi nào sản xuất mới bật hệ thống điện. Xây dựng
phương án giảm giờ máy chạy vào giờ cao điểm( 18h- 22h) để giảm áp lực hệ
thống điện, theo dõi việc sử dụng điện ở mỗi phân xưởng qua đồng hồ đo điện.
Từ đó, công ty sẽ biết đơn vị nào sử dụng hợp lý, đơn vị nào chưa trên cơ sở đối
chiếu với định mức xây dựng từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
+ đối với chi phí bằng tiền khác: những chi phí nằm trong hoạt động của công ty
nên được hạn chế tối đa: với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc trao đổi
thông tin văn bản qua email sẽ giúp giảm được chi phí in ấn giấy tờ tài liệu, cũng
như giảm chi phí đi lại khi các vấn đề họp bàn được thực hiện thông qua tổ chức
họp online, trao đổi ý kiến qua mạng.
4.3.4. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất.
Công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất được công ty tiến hành vào trước
mỗi kỳ kinh doanh và có vai trò rất quan trọng đối với công ty. Nó giúp công ty
có thể khai thác được những khả năng tiềm tàng, phát huy điểm mạnh, hạn chế
điểm yếu thông qua việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng, phân tích biến động của
chi phí sản xuất, xác định nguyên nhân tăng giảm để đưa ra biện pháp tiết kiệm
chi phí sản xuất.
Mục tiêu giải pháp: hoàn thiện công tác lập kê hoạch chi phí.
Nội dung giải pháp:
______________________________________________________________________
SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
44
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009
Kt 009

More Related Content

What's hot

Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san phamXuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
tuanpro102
 

What's hot (19)

Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại nhà máy thiết bị bưu điện
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại nhà máy thiết bị bưu điệnĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại nhà máy thiết bị bưu điện
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại nhà máy thiết bị bưu điện
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súcĐề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc Phòng
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc PhòngĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc Phòng
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc Phòng
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
 
20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671
20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_6567120433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671
20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671
 
Giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm của Xí nghiệp khai thác thuỷ lợi
Giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm của Xí nghiệp khai thác thuỷ lợiGiảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm của Xí nghiệp khai thác thuỷ lợi
Giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm của Xí nghiệp khai thác thuỷ lợi
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Viglacera, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Viglacera, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Viglacera, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Viglacera, 9đ
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
 
Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...
Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...
Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...
 
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuấtKế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san phamXuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
 
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAYLuận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp Cảng Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp Cảng Hà Nội - Gửi miễn phí ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp Cảng Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp Cảng Hà Nội - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Tùng Giang
Đề tài: Tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Tùng GiangĐề tài: Tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Tùng Giang
Đề tài: Tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Tùng Giang
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phi Hùng
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phi HùngKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phi Hùng
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phi Hùng
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty PinĐề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin
 

Viewers also liked

Misyura, marina complaint
Misyura, marina complaintMisyura, marina complaint
Misyura, marina complaint
osint
 
Nonfiction Reading Strategies
Nonfiction Reading StrategiesNonfiction Reading Strategies
Nonfiction Reading Strategies
Samantha Barcus
 
Владислав Перевозчиков - Технический анализ VS фундаментальный анализ
Владислав Перевозчиков - Технический анализ VS фундаментальный анализВладислав Перевозчиков - Технический анализ VS фундаментальный анализ
Владислав Перевозчиков - Технический анализ VS фундаментальный анализ
iTrader
 
You Are My All in All
You Are My All in AllYou Are My All in All
You Are My All in All
ladybag
 
クロネコメール便が廃止ならクリックポストを使えばいいじゃない
クロネコメール便が廃止ならクリックポストを使えばいいじゃないクロネコメール便が廃止ならクリックポストを使えばいいじゃない
クロネコメール便が廃止ならクリックポストを使えばいいじゃない
Hiroki Sawa
 

Viewers also liked (20)

Misyura, marina complaint
Misyura, marina complaintMisyura, marina complaint
Misyura, marina complaint
 
Bollywood Industry
Bollywood IndustryBollywood Industry
Bollywood Industry
 
파밀 ios팀은 이런걸 했다능..
파밀 ios팀은 이런걸 했다능..파밀 ios팀은 이런걸 했다능..
파밀 ios팀은 이런걸 했다능..
 
Nonfiction Reading Strategies
Nonfiction Reading StrategiesNonfiction Reading Strategies
Nonfiction Reading Strategies
 
Bir Təsisçinin Çirkin Etirafları
Bir Təsisçinin Çirkin EtiraflarıBir Təsisçinin Çirkin Etirafları
Bir Təsisçinin Çirkin Etirafları
 
POWERPOINT
POWERPOINTPOWERPOINT
POWERPOINT
 
BAB 6 PENENTANGAN TERHADAP KUASA ASING
BAB 6 PENENTANGAN TERHADAP KUASA ASINGBAB 6 PENENTANGAN TERHADAP KUASA ASING
BAB 6 PENENTANGAN TERHADAP KUASA ASING
 
Parent introduction 2013
Parent introduction 2013Parent introduction 2013
Parent introduction 2013
 
Technology nicole
Technology nicoleTechnology nicole
Technology nicole
 
Kimia unsur, Halogen
Kimia unsur, HalogenKimia unsur, Halogen
Kimia unsur, Halogen
 
Makalah stres dan adaptasi akbid paramata raha
Makalah stres dan adaptasi akbid paramata rahaMakalah stres dan adaptasi akbid paramata raha
Makalah stres dan adaptasi akbid paramata raha
 
Владислав Перевозчиков - Технический анализ VS фундаментальный анализ
Владислав Перевозчиков - Технический анализ VS фундаментальный анализВладислав Перевозчиков - Технический анализ VS фундаментальный анализ
Владислав Перевозчиков - Технический анализ VS фундаментальный анализ
 
You Are My All in All
You Are My All in AllYou Are My All in All
You Are My All in All
 
クロネコメール便が廃止ならクリックポストを使えばいいじゃない
クロネコメール便が廃止ならクリックポストを使えばいいじゃないクロネコメール便が廃止ならクリックポストを使えばいいじゃない
クロネコメール便が廃止ならクリックポストを使えばいいじゃない
 
Corporate Criminal Compliance in Spain
Corporate Criminal Compliance in SpainCorporate Criminal Compliance in Spain
Corporate Criminal Compliance in Spain
 
Animoto
AnimotoAnimoto
Animoto
 
V.lakhansky choice
V.lakhansky choice V.lakhansky choice
V.lakhansky choice
 
Micii ecologisti
Micii ecologistiMicii ecologisti
Micii ecologisti
 
Makalah permasalahan anak siti zalna sese
Makalah permasalahan anak siti zalna seseMakalah permasalahan anak siti zalna sese
Makalah permasalahan anak siti zalna sese
 
Green
GreenGreen
Green
 

Similar to Kt 009

Luận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức ViệtLuận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Xao Xuyến
 

Similar to Kt 009 (18)

Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAYLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song Hải
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song HảiĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song Hải
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song Hải
 
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
Đề Tài Khóa luận 2024  Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...Đề Tài Khóa luận 2024  Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khíChi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễ...
 
Luận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức ViệtLuận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
 
Đề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOT
Đề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOTĐề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOT
Đề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOT
 
Đề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chè
Đề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chèĐề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chè
Đề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chè
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp mayĐề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây lắp cơ điện lạnh - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây lắp cơ điện lạnh - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây lắp cơ điện lạnh - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây lắp cơ điện lạnh - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại Viglacera
Đề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại ViglaceraĐề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại Viglacera
Đề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại Viglacera
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAYLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
 
QT069.doc
QT069.docQT069.doc
QT069.doc
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAY
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAYĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAY
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAY
 
Cty dich vu
Cty dich vuCty dich vu
Cty dich vu
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở nhà máy sản xuất xi măng, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở nhà máy sản xuất xi măng, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở nhà máy sản xuất xi măng, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở nhà máy sản xuất xi măng, HAY
 
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Kt 009

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1.1Tính cấp thiết của đề tài. 1.1.1 Về mặt lý thuyết. Trong nền kinh tế thị trường, chức năng kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp là cung cấp hàng hóa cho thị trường nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa trong khuôn khổ của pháp luật.Để thực hiện được điều đó, một mặt doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và mặt khác phải tổ chức tốt nhất quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp cần phải huy động và tổ chức sử dụng các nguồn lực: vật tư, tiền vốn, lao động và các yếu tố liên quan khác phục vụ cho quá trình kinh doanh. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá trình chi trả và tiêu phí các nguồn lực đó, tất cả các khoản chi trả và các phí tổn về vật tư, tiền vốn, lao động và các yếu tố đã tiêu dùng cho hoạt động sản xuất trong một thời kì nhất định gọi là chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất là những khoản chi phí tạo nên giá thành của sản phẩm sản xuất. việc quản lý và sử dụng chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất về số lượng, chất lượng, giá thành sản phẩm. Việc tính toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh cho phép doanh nghiệp biết chắc chắn rằng: phải sản xuất và phải bán với mức giá bao nhiêu mới đảm bảo bù đắp được chi phí và cho biết rằng, với tình trạng chi phí hiện tại doanh nghiệp có thể bán ra ở mức sản lượng nào để đạt được ở mức lợi nhuận tối đa, hòa vốn, hoặc nếu lỗ thì tại mức sản lượng nào thì lỗ ít nhất. Xuất phát từ tầm quan trọng của chi phí sản xuất, cần phải tính toán và phân tích tình hình sử dụng nguyên liệu, nhân công, các chi phí có liên quan khác ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 1
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại sao cho hợp lý, đạt được hiệu quả cao nhất, chất lượng tốt nhất, phù hợp với giá cả thị trường. Có như vậy mới giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, đồng thời đứng vững trên thị trường cạnh tranh. Do vậy, phân tích chi phí sản xuất là rất cần thiết đối với doanh nghiệp, giúp nhà quản trị doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất, cũng như đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. 1.1.2 Về mặt thực tế. Qua thời gian khảo sát, thực tế tại công ty TNHH Hưng Long, em nhận thấy rằng việc quản lý chi phí sản xuất luôn được công ty quan tâm hàng đầu, đồng thời công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, và đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên,việc sử dụng chi phí sản xuất vẫn còn chưa hợp lý, gây lãng phí, công tác phân tích chi phí sản xuất chưa được coi trọng, chưa đi sâu phân tích theo từng chỉ tiêu, khoản mục chi phí. Do vậy những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất đưa ra chưa đạt hiệu quả cao. Từ thực tế đó, có thể thấy việc phân tích chi phí sản xuất cần được tiến hành một cách khoa học, từ đó đưa ra những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất hữu hiệu là vấn đề cần thiết đặt ra hiện nay đối với công ty TNHH Hưng Long. 1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài. Xuất phát từ cơ sở lý luận và yêu cầu thực tiễn, nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích chi phí sản xuẩt trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Hưng Long, được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo, ban lãnh đạo công ty, cùng các anh, chị trong Phòng Kế toán- Tài chính, vận dụng những kiến thức đã học tại trường Đại học Thương Mại, em đã chọn đề tài: “ phân tích tình hình chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu. Qua việc phân tích chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long mang lại cho bản thân em nhiều kiến thức quý báu,em đã được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời củng cố và nâng cao nhận thức về mặt lý ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 2
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại thuyết phân tích nói chung,cũng như phân tích chi phí sản xuất nói riêng, giúp em có thêm nhiều thông tin để hoàn thành tốt luận văn. Việc phân tích chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long nhằm: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chi phí sản xuất và phân tích chi phí sản xuất. Phân tích tình hình quản lý và sử dung chi phí sản xuất nhằm thấy được những thành tựu doanh nghiệp đạt được, tìm ra những tồn tại , bất hợp lý và phân tích nguyên nhân của những tồn tại đó trong công tác quản lý và sử dụng chi phí sản xuất. Đề xuất những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long. 1.4 Phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: chi phí sản xuất. Không gian nghiên cứu: công ty TNHH Hưng Long. Thời gian nghiên cứu: số liệu, tài liệu năm 2008,2009. 1.5 Kết cấu luận văn. Ngòai tóm lược ,lời cảm ơn, mục lục cũng như danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục từ viết tắt, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu về phân tích chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phân tích chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và phân tích chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long. Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hưng Long. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 3
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản. 2.1.1 Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động: lao động sống và lao động vật hóa và những chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm(*). Chi phí là sự dịch chuyển vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá( sản phẩm, dịch vụ). Chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu mà doanh nghiệp trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Đây là khoản chi phí khả biến vì tình hình biến động của khoản mục chi phí này phụ thuộc vào sự biến động của số lượng sản phẩm sản xuất ra và mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm. . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương, và các khoản thu nhập khác mà doanh nghiệp trả cho người lao động trực tiếp sản xuất (*)Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại - PGS.TS Trần Thế Dũng- NXB Thống Kê- 2008. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 4
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại ra sản phẩm căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà họ sản xuất ra. Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí khả biến vì nó biến động tăng, giảm phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra. Chi phí nhân công trực tiếp cũng là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí sản xuất phát sinh tại các xưởng hoặc phân xưởng sản xuất, nhưng những khoản chi phí này không sử dụng trực tiếp để sản xuất ra một loại sản phẩm mà dùng cho sản xuất nhiều loại sản phẩm. Do vậy, các khoản chi phí này được theo dõi, ghi chép vào tài khoản chi phí sản xuất chung, cuối kỳ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo những tiêu thức thích hợp. Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều khoản mục với những tính chất biến đổi khác nhau: + Chi phí nhân viên phân xưởng. + Chi phí vật liệu. + Chi phi dụng cụ sản xuất. + Chi phí khấu hao tài sản cố định. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí bằng tiền khác. 2.1.2.Giá thành sản phẩm Khái niệm: Giá thành sản xuất của sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất của những sản phẩm đã hoàn thành công đoạn sản xuất. Cấu thành nên giá thành sản phẩm là các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Phân loại giá thành sản phẩm: Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch là căn cứ để phân tích đánh giá ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 5
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp, được tính toán trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm, Giá thành định mức: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là thước đo chính xác để xác định hiệu quả sử dụng tài sản, lao động, tiền vốn trong sản xuất, được tính trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh do kế toán tập hợp và sản lượng sản phẩm được sản xuất thực tế trong kỳ. Giá thành sản xuất thực tế là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, được tính sau quá trình sản xuất , có sản phẩm hoàn thành ứng với kỳ tính giá thành mà doanh nghiệp đã xác định. 2.2 Lý thuyết về phân tích chi phí sản xuất. 2.2.1 Mục đích, ý nghĩa phân tích chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh, có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến mục tiêu trực tiếp của doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa. Vì vậy, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đều phải tổ chức tốt việc quản lý, sử dụng chi phí sản xuất. Việc quản lý, sử dụng chi phí sản xuất phải thực hiện những yêu cầu cơ bản sau: + Đảm bảo cho việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất về số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm. + Xây dựng và thực hiện tốt các chỉ tiêu định mức tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. + Có chính sách, biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Xuất phát từ những yêu cầu trên, phân tích chi phí sản xuất nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, định mức chi phí sản xuất, tìm ra số chênh lệch tăng ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 6
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại giảm và những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan, từ đó đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Qua phân tích có thể thấy được tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất có hợp lý hay không? Có phù hợp với nhu cầu sản xuất, với những nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính và mang lại hiệu quả kinh tế hay không? Đồng thời qua phân tích cần tìm ra những mặt tồn tại bất hợp lý trong quản lý và sử dụng chi phí. Từ đó phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất những chính sách, biện pháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí sản xuất tốt hơn. 2.2.2 Phương pháp phân tích chi phí sản xuất. 2.2.2.1 Phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản để nghiên cứu, nhận thức được các sự vật, hiện tượng thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác, nhằm thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Trong phân tích chi phí sản xuất,phương pháp này được áp dụng để + So sánh giữa số liệu thực hiện và số liệu kế hoạch, định mức nhằm đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch bằng tỷ lệ % hoặc số chênh lệch tăng giảm của các khoản mục chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. + So sánh tổng sản lượng sản phẩm sản xuất năm 2009 và năm 2008. + So sánh định mức tiêu hao và giá cả của các nguyên vật liệu sản xuất tấm lợp: amiăng, xi măng, bột giấy năm 2009 với năm 2008. + So sánh giữa tổng quỹ lương, năng suất lao động bình quân, lương bình quân 1 công nhân, số công nhân sản xuất bình quân năm 2009 so với năm 2008. + So sánh giữa tổng giá thành năm 2009 so với năm 2008. Để áp dụng phương pháp so sánh, các chỉ tiêu đem so sánh phái đảm bảo tính đồng nhất: phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế phát sinh , cùng một thời điểm,cùng một phương pháp, cùng một đơn vị đo lường tính toán. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 7
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại 2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn. Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, qua đó thấy được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu cần áp dụng các phương pháp khác nhau trong đó phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp cơ bản. Trong phân tích chi phí sản xuất, phương pháp này được áp dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: số lượng sản phẩm,mức tiêu hao nguyên vật liệu, đơn giá nguyên vật liệu; tổng quỹ lương: doanh thu tiêu thụ sản phẩm, năng suất lao động bình quân, lương bình quân 1 công nhân… 2.2.2.3 Phương pháp dùng biểu phân tích. Biểu phân tích nhìn chung được thiết lập theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu, số liệu phân tích. Trong đó có những cột dùng để ghi chép các số liệu thu thập được, có những cột cần tính toán, phân tích. Trong phân tích chi phí sản xuất, biểu sử dụng là biểu 5 cột và biểu 8 cột, biểu phân tích phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có mối quan hệ với nhau: so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch các chỉ tiêu: số lượng sản phẩm, định mức tiêu hao, đơn giá nguyên vật liệu… 2.2.3 Nguồn tài liệu phân tích Phân tích tình hình chi phí sản xuất sử dụng các nguồn tài liệu sau đây: + Các chỉ tiêu kế hoạch, định mức chi phí sản xuất mà doanh nghiệp hoặc do ngành xây dựng, các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất (sản lượng, giá trị tổng sản lượng) + Các chỉ tiêu hạch toán bao gồm hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết phản ánh tính thực hiện các chỉ tiêu chi phí sản xuất trong kỳ + Các chế độ, chính sách quản lý chi phí sản xuất của ngành hoặc của doanh nghiệp. 2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 8
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Trong những năm gần đây, đề tài về phân tích tình hình chi phi sản xuất đã được nhiều sinh viên chọn làm đề tài tốt nghiệp cho mình. Tuy nhiên, mỗi đề tài nghiên cứu có đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu khác nhau, ở các công ty khác nhau. Nhìn chung các công trình năm trước đều khái quát hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản xuất. Đồng thời, thông qua các bảng biểu phân tích số liệu, các công trình đều đưa ra nhận xét đánh giá tổng quan về tình hình chi phí sản xuất tại công ty, từ đó thấy được ưu điểm, cũng như những tồn tại, khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải và đưa ra những giải pháp, đề xuất khắc phục tồn tại khó khăn giúp công ty sử dụng chi phí sản xuất hợp lý, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ở những góc độ nghiên cứu khác nhau, những luận văn, chuyên đề trước đây đều bộc lộ những mặt đạt được và tồn tại. Trong quá trình nghiên cứu phân tích đề tài này , em có tiếp cận với hai luận văn sau + Luận văn của sinh viên Đặng Tuấn Anh về đề tài: “Phân tích chi phí sản xuất và một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xây dựng số 11” . luận văn nghiên cứu về một doanh nghiệp xây lắp, với sản phẩm xây lắp là các công trình vật kiến trúc có qui mô lớn, kết cấu phức tạp. Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận khá đầy đủ về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Luận văn tiến hành phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp thông qua việc sử dụng phương pháp phỏng vấn, phương pháp thu thập số liệu từ các số liệu kế toán, bản dự toán về tổng hợp kinh phí công trình…đồng thời phân tích một số khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp như: phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất như: nâng cao chất lượng đồ án thiết kế, xác định nguồn cung ứng nguyên vật liệu, lựa chọn phương pháp, tiến độ thi công hợp lý, tăng cường quản lý giá thành xây lắp thực tế, tiết kiệm chi phí tài chính và chi phí quản lý. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 9
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Nhìn chung, luận văn đã có sự tìm hiểu sâu sát về công ty, cũng như đối với từng giai đoạn, tiến trình hoạt động, thi công công trình, nêu lên được những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến chi phí sản xuất và đưa ra ý kiến đề xuất góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất. Tuy nhiên,do chi phí tập hợp cấu tạo nên giá thành các công trình là tương đối lớn nên đề tài chỉ tập trung phân tích chi phí sản xuất của một công trình cụ thể mà không thể nghiên cứu chi phí sản xuất của tòan bộ khối lượng công việc trong công ty. Ngoài ra, luận văn đã nêu lên khó khăn về vốn kinh doanh và việc thu hồi vốn của công ty nhưng chưa đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này. + Luận văn của sinh viên Trần Thị Hải về đề tài: phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất, khảo sát thực tế tại xí nghiệp In – trung tâm thông tin Thương Mại. Luận văn nghiên cứu lý luận về phân tích chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất, áp dụng thực tiễn tại xí nghiệp In, với hoạt động sản xuất, phục vụ cho nhu cầu in ấn các ấn phẩm, sách báo, các bản tin phục vụ cho nhu cầu xã hội. Luận văn đã trình bày chi tiết những lý thuyết cơ bản về CPSX, nhưng vẫn còn một số nội dung chưa được chuẩn xác: như chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp; đồng thời tiến hành phân tích CPSX và giá thành sản phẩm theo các nội dung: phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm, phân tích sự biến động của các khoản mục giá thành, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí qua một số chỉ tiêu chi phí. Tuy nhiên, luận văn chưa nêu cụ thể về nội dung, phương pháp, chỉ tiêu sử dụng trong việc phân tích từng nội dung đó. Khảo sát thực tế tại xí nghiệp In, qua phân tích số liệu cho thấy tình hình sử dụng chi phí sản xuất của công ty còn chưa hợp lý do: CPNVLTT tăng, khâu tổ chức lao động của xí nghiệp chưa khoa học. Từ thực tế đó, luận văn cũng cho thấy công ty đã có những giải pháp trong việc tiết kiệm CPSX như: tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu thông qua việc tìm ra thị trường cung cấp hợp lý; theo dõi ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 10
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại chặt chẽ chi phí điện nước ở mỗi phân xưởng, phòng ban; thực hiện chế độ khóan chi phí cho các phân xưởng thành viên đối với các khoản chi phí bằng tiền khác… Trong việc đề xuất ý kiến nhằm tiết kiệm CPSX ở xí nghiệp In, luận văn đã căn cứ vào những tồn tại thực tế tại xí nghiệp, xác định nguyên nhân của những tồn tại đó để đưa ra những giải pháp thích hợp nhất như: chi phí nguyên vật liệu sản xuất tăng do ảnh hưởng biến động thị trường làm cho đơn giá nguyên vật liệu tăng, nên xí nghiệp cần tìm kiếm thị trường cung ứng mà ở đó giá nguyên vật liệu đầu vào có quan hệ cung lớn hơn cầu , tổ chức quá trình thu mua hợp lý…Có thể thấy các ý kiến đưa ra là phù hợp với xí nghiệp In nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung,nhưng chưa mang tính đột phá, chưa mới. Đối với đề tài đang nghiên cứu tại công ty TNHH Hưng Long, chưa có bài luận văn nào nghiên cứu về vấn đề phân tích CPSX. Do vậy khi thực hiện nghiên cứu, em sẽ cố gắng tiếp thu những ưu điểm, cũng như khắc phục hạn chế của luận văn trước. 2.4 Phân định nội dung phân tích tình hình chi phí sản xuất. 2.4.1 phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.4.1.1 Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch: Phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện trên cơ sở so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch trong k để xác định mức độ hoàn thành và số chênh lệch tăng giảm. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có đảm bảo cho việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất hay không, cần phân tích so sánh mức độ hoàn thành kế hoạch và số chênh lệch tăng giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên hệ, điều chỉnh đến việc thực hiện kế hoạch sản lượng của toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Công thức: Tỷ lệ % HTKH Chi phí NVL TT có điều chỉnh = ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 11 Chi phí NVL thực tế x 100 Chi phí NVL kế hoạch x tỷ lệ % HTKH sản lượng
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Tỷ lệ % HTKH sản lượng = Số chênh lệch CP chi phí chi phí tỷ lệ NVL thực tế = NVL – NVL x % HTKH có điều chỉnh thực tế kế hoạch sản lượng 2.4.1.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công thức: VL i = q i m j . S j Trong đó: VL i : tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm. q i : số lượng sản phảm i sản xuất ra trong kỳ. m j : định mức tiêu hao nguyên vật liệu j. S j : đơn giá nguyên vật liệu j. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - số lượng sản phẩm sản xuất: - định mức tiêu hao nguyên vật liệu. - đơn giá nguyên vật liệu. 2.4.2 Phân tích tình hình chi phí nhân công trực tiếp. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp nhằm mục đích nhận thức đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về chi phí và sự tác động, ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất. Đồng thời tìn ra những điểm tồn tại, từ đó đề xuất giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả chi phí nhân công trực tiếp. 2.4.2.1 Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu tổng chi phí lương( quỹ lương) qua 2 năm để đánh giá sự biến động quỹ lương. Để có căn cứ đánh giá đương đối chính xác về chi phí tiền lương, ta có thể so sánh giữa tốc độ tăng quỹ lương so với tốc độ tăng doanh thu. Tổng quỹ lương ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 12 Tổng sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế x 100 Tổng sản lượng kế hoạch
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại có thể tăng nhưng phái đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch bán ra: tăng doanh thu và tăng lợi nhuận: tốc độ tăng của quỹ lương nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thì có nghĩa là doanh nghiệp đã quản lý tương đối tốt quỹ lương. 2.4.2.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng quỹ lương. Công thức: Q L = LĐ x L b = NSLĐ D x L b Trong đó: Q L : tổng quỹ lương. ,D: doanh thu. L b : lương bình quân 1 công nhân ( = Q L / LĐ) LĐ: tông số công nhân sản xuất bình quân. NSLĐ: năng suất lao động bình quân (= D/LĐ) Các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ lương: - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm. - Năng suất lao đông bình quân. - Tiền lương bình quân 1 công nhân. 2.4.3 Phân tích tình hình chi phí sản xuất chung. Phân tích chi phí sản xuất chung nhằm mục đích nhận thức, đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tổng chi phí, chi phí theo từng khoản mục và cơ cấu tỷ trọng của chúng.. Phân tích chi phí sản xuất chung được thực hiện trên cơ sở so sánh và lập biểu so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, tính toán tỷ lệ %, số chênh lệch và tỷ trọng của từng khoản mục. 2.4.4 Phân tích tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Phân tích tổng hợp tình hình giá thành sản phẩm nhằm mục đích nhận thức, đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch giá thành sản phẩm, số chênh lệch tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm. Từ đó đưa ra những giải pháp cải tiến, hoàn thiện quy trình công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất và quản lý sản xuất nhằm hạ giá thành. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 13
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Phân tích tình hình giá thành sản phẩm được thực hiện trên cơ sở so sánh và lập biểu so sánh giữa số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch để tính toán tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch và số chênh lệch tuyệt đối Công thức: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá thành( R) R = Số chênh lệch giá thành của sản phẩm (∆Z) ∆Z = ∑ iq1 iz1 - ∑ iq1 iz0 Trong đó: q1i: số lượng sản phẩm i ở kỳ thực hiện. z1i, z i0 : giá thành đơn vị sản phẩm i kỳ thực hiện, kế hoạch. Đồng thời, phân tích tình hình giá thành sản phẩm cần phân tích kết cấu tỷ trọng và biến động tăng giảm của các khoản mục chi phí, qua đó thấy được khoản mục nào chiếm tỷ trọng lớn, nhỏ và tình hình tăng giảm của nó. 2.4.5 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. 2.4.5.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm được tiến hành trên cơ sở tính toán và so sánh kết quả đạt được với nhiệm vụ đề ra căn cứ vào hai chỉ tiêu: mức hạ giá thành (∆Z o ) và tỷ lệ hạ giá thành(∆Z’ o ) nhằm đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm chủ yếu. - Kế hoạch hạ giá thành: + Mức hạ giá thành : ∆Z0 = ∑q0i ( z0i - zti ) + Tỷ lệ hạ giá thành: ∆Z’0 = - Thực tế hạ giá thành: + Mức hạ giá thành: ∆Z1 = ∑q1i ( z1i - z ti ) + Tỷ lệ hạ giá thành: ∆ Z’1 = ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 14 ∆Z0 x 100 ∑ q0i x zti ∆Z1 x 100 ∑ q1i x z ti ∑q1i x z 1i :∑q1i x z 0i
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại - So sánh thực tế với kế hoạch: + Mức hạ giá thành: ∆Z = ∆Z1 - ∆Z0 + Tỷ lệ hạ giá thành: ∆Z’ = ∆Z’1 - ∆Z’0 Doanh nghiệp được đánh giá là thực hiện tốt kế hoạch hạ giá thành nếu ∆Z, ∆Z’ < 0. 2.4.5.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến số chênh lệch mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm. - Kế hoạch hạ giá thành. - Số lượng sản phẩm sản xuất., Giá thành đơn vị CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG LONG. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 15
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về phân tích chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long. 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu. Để có thể thu thập thông tin phục vụ cho quá trình phân tích CPSX tại công ty, em sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn, phương pháp tổng hợp số liệu và phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp điều tra: + Nội dung phiếu điều tra: đề cập đến những vấn đề liên quan đến phân tích CPSX và tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất của công ty. Số phiếu điều tra được phát ra là 5 phiếu, được phát cho ban lãnh đạo công ty, các nhân viên phòng kế toán. + Cách thức tiến hành: phiếu điều tra được gửi đến các phòng ban để họ điền thông tin lúc rảnh rỗi và thu lại vào cuối buổi làm việc. Phương pháp phỏng vấn: Để thu thập dữ liệu sơ cấp được chính xác hơn, em đã tiến hành phỏng vấn bà Hoàng Thị Hải Yến- giám đốc công ty, Vũ Thị Lượt- trưởng phòng kinh doanh. + Nội dung phỏng vấn: xoay quanh vấn đề về tình hình sử dụng CPSX, các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất mà công ty đang áp dụng…. + Cách thức tiến hành: gọi điện hẹn trước với người được phỏng vấn, nếu được sự đồng ý thì đến đúng hẹn để phỏng vấn. Phương pháp tổng hợp số liệu: Nhằm thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích tình hình chi phí sản xuất tại công ty, em đã tiến hành tổng hợp số liệu từ các bảng tính lương, bảng chấm công, các định mức tiêu hao nguyên vật liệu và báo cáo tài chính của công ty 2 năm 2008,2009. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để bài luận văn có thể hoàn thiện hơn cả về lý luận và thực tiễn phân tích tình hình chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất, em đã tiến hành nghiên cứu tài ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 16
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại liệu trên cơ sở đọc và tham khảo: các sách và giáo trình về phân tích kinh tế doanh nghiệp; các luận văn và chuyên đề đã nghiên cứu về phân tích tình hình chi phí sản xuất , cũng như tìm hiểu các thông tin trên các trang web, báo chí. 3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu: + Phương pháp so sánh: + Phương pháp thay thế liên hoàn: + Phương pháp dùng biểu phân tích. 3.2. Đánh giá tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu và ảnh hưởng của các nhân tố đến vấn đề nghiên cứu. 3.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty. 3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Tên công ty: Công ty TNHH Hưng Long Địa chỉ : Thị trấn Phú Thái, Kinh Thành, Hải Dương. Vốn pháp định: 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng) Công ty được thành lập từ năm 1996 và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2007. Trong quá trình hoạt động công ty công ty đã nhận được nhiều bằng khen: - Đã thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2009 - Đã có thành tích chấp hành tốt chính sách Thuế năm 2003 - Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2002… 3.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất Chức năng Công ty TNHH Hưng Long có chức năng trực tiếp sản xuất và kinh doanh tấm lợp Phibrô ximăng dùng lợp mái nhà dân dụng và công nghiệp, bao che nhà xưởng, nhà kho, trang trại phục vụ cho các gia đình, cơ quan, xí nghiệp… có khả năng cách nhiệt, chống cháy tốt, đặc biệt bền trong môi trường khí hậu duyên hải, nên fibro ximăng rất thích hợp cho các công trình ven biển. Nó không bị ôxy hóa ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 17
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại vì nhiễm mặn như tấm lợp kim loại, và thích hợp cho các công trình trong môi trường nóng ẩm, không bị lão hóa và biến dạng do nhiệt với nhiều ưu điểm chịu được áp lực cao, không dẫn điện, không bị ảnh hưởng của khói công nghiệp… Nhiệm vụ sản xuất Từ ngày thành lập đến nay, công ty TNHH Hưng Long có một quá trình phát triển không ngừng để tồn tại và phát triển, hoạt động từ nhỏ đến lớn, có phương hướng ổn định, rõ ràng, hoạt động kinh doanh của công ty luôn có lãi: lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật, Nhà nước. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là các tỉnh ở Miền Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương. Công ty đã từng bước tích lũy để xây dựng, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty. Vì vậy, nhiệm vụ chính của công ty TNHH Hưng Long là: - Tổ chức sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. - Thực hiện đầy đủ việc kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế theo đúng quy định và đúng thời gian. - Đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động trong công ty. 3.2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. Tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy tổ chức của công ty được thực hiện theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng theo sự quản lý của Ban giám đốc trực tiếp điều hành các phòng ban, đội sản xuất, do vậy Ban giám đốc của công ty có thể nắm được tình hình sản xuất kinh doanh một cách kịp thời. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của Công ty ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 18 Ban giám đốc
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Tổ chức công tác kế toán Tổ chức bộ máy kế toán Công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung: toàn bộ công việc kế toán được tập trung thực hiện tại phòng kế toán của công ty . Mô hình bộ máy kế toán của công ty Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán “ Nhật ký chung”: tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh, số liệu trên sổ Nhật ký chung được sử dụng để ghi vào sổ cái theo các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ kinh tế. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 Phòng kinh doanh Phòng hành chính Phòng kế toán Xưởng tấm lợp Phòng kỹ thuật Đội 1 Đội 2 Đội 3 19 KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán giá thành sản phẩm Kế toán thanh toán Kế toán tài sản cố định, vật liệu, tiền lương…
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Các loại sổ kế toán sử dụng: sổ Nhật ký chung, Sổ cái, Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Tổ chức sản xuất: Công ty TNHH Hung Long có cơ sở sản xuất tại Thị Trấn Phú Thái- Kim Thành- Hải Dương. Hoạt động sản xuất chính là sản xuất tấm lợp phibro- xi măng. Nguyên vật liệu để sản xuất tấm lợp phibro- xi măng bao gồm: amiang, xi măng, bột giấy và các chất phụ gia. Tấm lợp phibro- xi măng được sản xuất trên 2 cụm thiết bị: + Chuẩn bị nguyên vật liệu: đây là giai đoạn chuẩn bị: amiang, bột giấy, các chất phụ gia, xi măng để sản xuất, sau đó xi măng, bột giấy, amiang, nước, các chất phụ gia được phối trộn theo một trình tự và khối lượng nhất định để tạo thành hỗn hợp huyền phù. + Xeo: công đoạn tách nước khỏi hỗn hợp xi măng, bột giấy, amiang, phụ gia để tạo thành các tấm lợp thành phẩm.. 3.2.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty luôn có lãi, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, cụ thể trong 2 năm 2008, 2009 kết quả kinh doanh của công ty như sau: Bảng 01: Kết quả hoạt động của công ty năm 2008, 2009. Đơn vị: đ Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh ST TL Doanh thu thuần 37.134.448.579 29.171.901.589 -7.962.546.990 -21,44% Lợi nhuận trước thuế 153.510.868 172.822.603 19.311.735 12,58% Thuế và các khoản phải nộp 42.983.043 30.243.956 -12.739.087 -29,64% Lợi nhuận sau thuế 110.527825 142.578.647 32.050.822 29% ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 20
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Thu nhập bình quân người lao động 1.600.000 1.750.000 150.000 9,375% Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Qua bảng số liệu cho thấy, công ty đã có nhiều nỗ lực trong kinh doanh, tuy doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng lợi nhuận sau thuế tăng 32.050.822đ, điều này chứng tỏ công ty cũng đã thực hiện những biện pháp góp phần giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận. Thu nhập của người lao động chưa cao song đã từng bước được cải thiện, có công ăn việc làm ổn định. 3.2 .2 Các nhân tố ảnh hưởng đến CPSX tại công ty TNHH Hưng Long CPSX là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. CPSX cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố: các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan.Các nhân tố này có mối quan hệ với nhau, cùng tác động, ảnh hưởng tăng hoặc giảm chi phí. 3.2.2.1 Các nhân tố khách quan Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng đến CPSX nằm ngoài khả năng kiểm soát của công ty, công ty không thể kiểm soát được mà chỉ thích ứng với nó để tồn tại và phát triển. Các nhân tố thuộc nhóm này bao gồm: - Chính sách pháp luật nhà nước: hệ thống luật pháp về kinh doanh, luật tài chính và các văn bản có tính pháp lý dưới luật ràng buộc về mặt pháp lý và tác động trực tiếp đến quá trình tổ chức quản lý sản xuất. Các chính sách của nhà nước có ảnh hưởng đến CPSX của doanh nghiệp như chính sách thuế, tiền lương, tiền tệ…Việc tăng giá điện, nước, than, lương cơ bản, và mức lãi suất thỏa thuận cho vay ở mức cao…. đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất trong đó có công ty TNHH Hưng Long gặp nhiều khó khăn do các yếu tố của phục vụ cho quá trình sản xuất tăng giá , từ đó làm cho CPSX tăng. Mặt khác , để ổn định mặt bằng giá cả trên thị trường trong tình hình hiện nay, việc thi hành các chính sách kìm giá, bình ổn thị trường cũng giúp cho các doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 21
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại - Hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế xã hội bao gồm: mạng lưới giao thông vận tải, bến cảng, sự phân bố của sản xuất dân cư có tác động mạnh đến chi phí, đặc biệt là chi phí bảo quản, vận chuyển. - Tình hình thị trường nguyên vật liệu đầu vào: đối với doanh nghiệp sản xuất nói chung, công ty TNHH Hưng Long nói riêng, hoạt động chủ yếu là sử dụng nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm. Khi thị trường nguyên vật liệu đầu vào thay đổi, sẽ ảnh hưởng đến CPSX của doanh nghiệp. Vì khi nguyên vật liệu đầu vào khan hiếm, giá biến động tăng, làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng, dẫn đến CPSX tăng. Trong những năm trở lại đây, hầu hết các mặt hàng đều tăng giá trong đó có các nguyên liệu sản xuất tấm lợp: amiăng, ximăng, bột giấy có xu hướng tăng giá, điều này làm cho CPSX của công ty tăng lên đáng kể. - Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp: Việc xuất hiện đối thủ cạnh tranh khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Vì vậy, buộc doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến quản lý CPSX, giảm chi phí giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh về giá trên thị trường. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng kế hoạch sử dụng CPSX hợp lý, tạo sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn. Trên thị trường hiện nay, có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực sản xuất tấm lợp, vật liệu xây dựng, trong đó tại khu vực miền Bắc có khoảng 40 nhà máy sản xuất tấm lợp: Đông Anh, Thái Nguyên, Thuận Cường, Nam Long…, với nhiều sản phẩm tấm lợp ngày càng đổi mới về chủng loại, mẫu mã: tấm lợp sóng ngói, tấm lợp cách âm, cách nhiệt…chịu được áp lực cao, không dẫn điện, không bị cháy,rỉ,mục nát…Điều này là một trở ngại không nhỏ đối với công ty trong việc đầu tư đổi mới máy móc, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. - Trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ: Ngày nay khoa học kĩ thuật công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học về: điện tủ, tin học, vi sinh học …vào hoạt động sản xuất đã làm thay đổi cơ bản các điều kiện sản xuất, cụ thể như: khoa học kĩ thuật phát triển tạo điều kiện đổi mới, ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 22
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại hiện đại hóa máy móc thiết bị, qui trình công nghệ sản xuất, thay thế vật liệu….giúp cho năng suât lao động tăng, giảm tiêu hao vật tư sản xuất, giảm lao động chân tay, tăng lao động cơ giới hóa, tiết kiệm được thời gian sản xuất sản phẩm….từ đó, tiết kiệm được CPSX. Tiếp cận những thành tựu khoa học kĩ thuật, công ty TNHH Hưng Long đã: ứng dụng quản lý kinh tế, thực hiện các phần hành kế toán trên máy vi tính, đầu tư những máy móc, thiết bị hiện đại thay thế những máy móc đã lạc hậu, không đủ tiêu chuẩn sản xuất: giàn hút, giàn dao cắt tự động… 3.2.2.2 Các nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc nội tại trong công ty, công ty có thể kiểm soát được. Nhóm nhân tố này bao gồm: - Trình độ quản lý, sử dụng lao động của công ty. Trình độ quản lý, sử dụng lao động của doanh nghiệp tác động mạnh đến năng suất lao động. Nếu doanh nghiệp tuyển chọn lao động tốt, tổ chức lao động khoa học hợp lý, chế độ thưởng phạt đúng đắn sẽ khuyến khích người lao động cải tiến, phát huy sáng kiến trong sản xuất kinh doanh, tiết kiệm thời gian sản xuất, năng suất lao động sẽ tăng lên. Năng suất lao động càng cao thì chi phí tính trên một đơn vị đồng doanh thu giảm xuống, từ đó tác động trực tiếp đến chi phí trả cho người lao động. Vận dụng lý luận đó, công ty luôn có chính sách thưởng phạt hợp lý, thưởng cho công nhân sản xuất nếu tiến độ vượt thời gian, kỷ luật với người vi phạm, quan tâm đến đời sống công nhân. - Cơ sở vật chất kỹ thuật. Với doanh nghiệp sản xuất, cơ sở vật chất kĩ thuật là máy móc, thiết bị, nhà xưởng, cửa hàng…đây là những cơ sở vật chất giúp doanh nghiệp thực hiện quá trình sản xuất. Nếu mạng lưới nhà xưởng, kho hàng, cửa hàng được sắp xếp một cách hợp lý cho việc sản xuất hàng hóa, vừa tiện cho việc dự trữ và tiêu thụ sản phẩm thì có thể giảm bớt khâu trung gian không cần thiết để tiết kiệm chi phí. Cơ sở vật chất kĩ thuật được trang bị hiện đại, phù hợp với nhu cầu, nhiệm ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 23
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại vụ kinh doanh sẽ tạo điều kiện giảm bớt sức lao động của con người, nâng cao năng suất lao động., giúp tiết kiệm được CPSX. - Trình độ tổ chức hoạt động sản xuất; quản lý CPSX của công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay không đều phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Nếu trình độ tổ chức hoạt động sản xuất và quản lý CPSX của doanh nghiệp tốt thì sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện, đặc điểm sản xuất kinh doanh. Quản lý chi phí tốt giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời các chi phí phát sinh không cần thiết cho hoạt động sản xuất ở tất cả các khâu và loại bỏ chúng để tiết kiệm chi phí sản xuất. Tại công ty với bộ máy cán bộ tổ chức với năng lực cao, với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, và đội ngũ công nhân lành nghề, chất lượng cao là tiền đề cho sự ổn định và phát triển của công ty, giúp công ty đứng vững trong sự biến động giá cả như hiện nay. 3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm vấn đề nghiên cứu. 3.3.1 Đối với phương pháp điều tra: Qua việc triển khai phương pháp phát phiếu điều tra, kết quả thu được: Tổng số phiếu phát ra là 5 phiếu, thu về 5 phiếu và có 5/5 phiếu trả lời, tổng hợp kết quả là: Bảng 02: Bảng tổng hợp kết quả điều tra Nội dung câu hỏi Số phiếu Tỷ lệ 1. Hiện nay việc phân tích CPSX được quan tâm ở mức độ nào? - Cần thiết. 5/5 20% - Không cần thiết. 2. Công ty có tiến hành phân tích CPSX không? - Có phân tích. 5/5 100% - Không phân tích. 3. Công ty tiến hành phân tích CPSX khi nào? - Phân tích hàng tháng. - Phân tích hàng quý. - Phân tích khi kết thúc kỳ tài chính. 5/5 100% 4. Khi tiến hành phân tích CPSX thì khoản mục chi ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 24
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại phí nào nên được chú trọng hơn? - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 3/5 60% - Chi phí nhân công trực tiếp. 1/5 20% - Chi phí sản xuất chung. 1/5 20% 5. Những phương pháp chủ yếu mà công ty sử dụng để phân tích chi phí sản xuất: - Phương pháp so sánh. 3/5 60% - Phương pháp thay thế liên hoàn. 2/5 40% - Phương pháp hệ số, tỷ lệ. 6. CPSX của công ty vẫn còn cao, nguyên nhân nào là chủ yếu? - Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. 3/5 60% - Tiêu hao vật liệu thường xuyên vượt định mức. 1/5 20% - Chi phí tiền lương tăng. - Các khoản chi phí bằng tiền cao. 1/5 20% 7. Một số giải pháp tiết kiệm CPSX tại công ty. - Kiểm soát các khoản chi phí về nguyên vật liệu. 2/5 40% - Quản lý, xây dựng định mức cụ thể đối với các khoản chi phí sản xuất chung. - Sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí bằng tiền. 1/5 20% - Nâng cao trình độ người lao động. 2/5 40% Căn cứ vào phiếu điều tra thu thập được em thấy rằng, việc tiến hành phân tích CPSX là cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung, và công ty TNHH Hưng Long nói riêng. Kết quả điều tra cho thấy, công ty đã tiến hành hoạt động phân tích CPSX, với phương pháp chủ yếu là so sánh và thay thế liên hoàn, nhưng chưa được tổ chức thường xuyên mà chủ yếu được tiến hành khi kết thúc kì tài chính, nên chưa thể đánh giá tổng quan, cũng như kiểm soát được việc sử dụng chi phí sản xuất 1 cách thường xuyên, liên tục, có hợp lý hay không? Các ý kiến được điều tra đều cho rằng, CPSX của công ty vẫn còn cao, chủ yếu là do giá nguyên vật đầu vào tăng, đồng thời cũng do ảnh hưởng tăng của các khoản chi phí bằng tiền khác: chi phí điện, nước, điện thoại… Do vậy, trong khi phân tích CPSX cần chú trọng hơn trong việc phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhằm góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó việc nâng cao năng suất lao động, trình độ người lao động cũng được coi là một biện pháp hữu hiệu trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 25
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Từ thực tế đó, có thể thấy đi sâu phân tích CPSX một cách cụ thể, chi tiết theo từng khoản mục chi phí, và thường xuyên là việc làm cần thiết đối với công ty hiện nay nhằm đạt được mục tiêu phát triển trong tương lai. 3.3.2 Đối với phương pháp phỏng vấn. Em đã tiến hành phỏng vấn 2 người trong công ty,nội dung phỏng vấn như sau: Cuộc phỏng vấn 1: phỏng vấn bà Hoàng Thị Hải Yến – giám đốc công ty. Nội dung phỏng vấn: Tình hình quản lý và sử dụng CPSX của công ty trong những năm qua, và định hướng hoạt động sản xuất của công ty trong thời gian tới. Nội dung trả lời: Công ty đã tiến hành quản lý CPSX phù hợp với điều kiện, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty theo từng khoản mục chi phí,cụ thể: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Công việc quản lý chi phí thuộc trách nhiệm của phòng kế toán trên cơ sở hạch toán kế toán, lập các định mức CPSX như: định mức tiêu hao vật tư, định mức lao động tiền lương, đơn giá tiền lương…theo dõi trên chứng từ, sổ sách, xây dựng kế hoạch sản xuất trước mỗi kỳ kinh doanh. Với công tác quản lý CPSX đã đề ra, công ty đã đạt được những thành tích trong sản xuất, hoàn thành chỉ tiêu đề ra, không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Trong thời gian tới, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành với mục tiêu: sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cả về chất lượng và giá cả; nâng cao năng suất lao động, kiểm soát tốt các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, đặc biệt là khoản chi phí sản xuất chung như: chi phí tiền điện, điện thoại, chi phí hội nghị… Cuộc phỏng vấn 2: phỏng vấn bà Vũ Thị Lượt- trưởng phòng kinh doanh. Nội dung phỏng vấn: Công ty đã thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất như thế nào? Nguyên vật liệu đầu vào của công ty chủ yếu lấy từ các nguồn cung cấp nào? ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 26
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Khi giá nguyên liệu đầu vào có sự biến động thì công ty đã phản ứng như thế nào? Nội dung trả lời: Ban lãnh đạo công ty luôn xác định quan điểm về tiết kiệm CPSX là phải kiểm soát được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất là rất cần thiết, cần được phổ biến ở từng bộ phận, phòng ban, phân xưởng. Giải pháp tiết kiệm CPSX của công ty được triển khai tập trung vào những vấn đề: + Tiết kiệm nguyên vật liệu, vật tư sản xuất. + Tiết kiệm nhân lực. + Vận hành hợp lý và hiệu quả máy móc thiết bị; + Nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm điện….Đồng thời, công ty luôn tổ chức các đợt khen thưởng thi đua nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm của toàn thể cán bộ, công nhân viên. Nguyên liệu đầu vào của công ty chủ yếu được lấy từ các doanh nghiệp xung quanh địa bàn hoạt động, Trong giai đoạn hiện nay,ảnh hưởng do biến động trên thị trường tác động không nhỏ đến CPSX của công ty, đặc biệt là nguyên liệu đầu vào, là yếu tố quan trọng để sản xuất sản phẩm. Do vậy, khi giá cả nguyên liệu biến động công ty đã chủ động ký kết hợp đồng lâu dài với các nhà cung cấp vật tư, nguyên liệu xung quanh địa bàn để không bị động trong sản xuất, đồng thời có kế hoạch, xác định mức dự trữ nguyên liệu cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. 3.4 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp. 3.4.1 Phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 27
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Bảng 03: Phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh TĐ TL% 1 2 3 4 5 Số lựơng sản phẩm 971.600 1.019.720 48.120 4,95 Định mức tiêu hao Amiăng ( kg) 1,5 1,45 -0,05 -3,33 Xi măng (kg) 10 9,5 -0,5 -5 Bột giấy (kg) 0,3 0,25 -0,05 -16,67 Đơn giá NVL ( đ/kg) Amiăng 10.820 11.420 600 5,56 Xi măng 800 850 50 6.25 Bột giấy 2.500 2.700 200 8 Chi phí NVLTT 24.270.539.35 0 25.808.099.39 5 1.537.560.04 0 6.34 Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất tấm lợp năm 2009 tăng 1.537.560.040đ so với năm 2008, tỷ lệ tăng 6,34%. Phân tích tình hình chi phí NVLTT có liên hệ đến việc thực hiện kế hoạch tổng sản lượng sản xuất ta thấy: việc quản lý, sử dụng chi phí NVLTT đảm bảo cho việc hoàn thành vượt mức kế hoạch tổng sản lượng là 48.120 sản phẩm, tỷ lệ tăng 4,95%. Tỷ lệ tăng của chi phí NVLTT lớn hơn tỷ lệ tăng của tổng sản lượng sản xuất( 6,34%> 4,95%) là không hợp lý. Liên hệ với tỷ lệ % thực hiện kế hoạch sản lượng: NL’ = = 101,32% = ∆NL= 25.808.099.395 – 25.472.575.530= 335.523.860đ Như vậy, chi phí NVLTT tăng 1.537.560.040đ, tỷ lệ tăng 6,34% là do: Số lượng sản phẩm sản xuất tăng 48.120 sản phẩm, chi phí NVLTT tăng 1.202.036.180đ( 1.537.560.040- 335.523.860), tỷ lệ tăng 5,02%(6,34%-1,32%). ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 28 2.580.099.395 x 100 100 24.270.539.350 x 1.019.720/971.600
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Còn lại là do thay đổi mức tiêu hao và đơn giá nguyên vật liệu. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí NVLTT: - Do số lượng sản phẩm sản xuất tăng 48.120 sản phẩm, nên chi phí NVLTT tăng: =( q1 - q0 ) x m0 x S0 = 48.120 x ( 1,5 x 10.820+10x 800+0,3 x 2.500)=1.202.037.600 đ. - Do mức tiêu hao nguyên vật liệu thay đổi, chi phí NVLTT giảm: = q1 x m1 x S0 - q1 x m0 x S0 = 1.019.720 x ( - 0,05x 10.820 – 0,5 x 800 - 0.05 x 2,500)= - 1.087.021.520đ - Do thay đổi đơn giá nguyên vật liệu, chi phí NVLTT tăng: = q1 x m1 x ( S1 - S0 ) = 1.019.720 x ( 1,45 x 600 + 9,5 x 50 + 0,25 x 200)= 1.422.509.400đ 3.4.2 Phân tích tình hình chi phí nhân công trực tiếp. Bảng 04: Phân tích tổng hợp tình hình chi phí tiền lương Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh ST TL% 1 2 3 4 5 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm(đ) 38.438.867.13 2 29.919.962.479 -8.518.904.653 -22,16 Số công nhân sản xuất bình quân( người) 100 110 10 10 Năng suất lao động bình quân(đ) 384.389.000 272.000.000 -112.389.000 -29,24 Tiền lương bình quân 1 công nhân(đ) 1.600.000 1.750.000 150.000 9,375 Tổng quỹ lương của công nhân(đ) 160.000.000 192.500.000 32.500.000 20,3125 Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch: Qua bảng phân tích ta thấy tổng quỹ lương của công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng 32.500.000đ, tương ứng với tỷ lệ 20,3125% . Doanh thu tiêu tụ sản phẩm giảm -8.518.904.653 đ, tương ứng với tỷ lệ 22,16%. Điều này cho thấy ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 29
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Doanh nghiệp quản lý chưa tốt quỹ lương do tổng doanh thu tiêu thụ giảm mà tổng quỹ lương lại tăng. Bên cạnh đó, mức lương bình quân 1 công nhân tăng 150.000đ, tỷ lệ tăng 9,375%, trong khi năng suất lao động bình quân lại giảm 112.389.000đ, tỷ lệ giảm 29,24% là chưa hợp lý. Như vậy công ty đã sử dụng lao động và quỹ tiền lương chưa hiệu quả. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí tiền lương. Tổng quỹ lương năm 2009 tăng 32.500.000đ, do ảnh hưởng của các nhân tố: - Do doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2009 giảm so với năm 2008, làm cho quỹ lương giảm: = đ560.459.35 0384.389.00 1.600x6538.518.904.- NSLÐ Lbx)D0-(D1 −== 0 - Do năng suất lao động bình quân giảm, làm cho quỹ lương tăng: 00.389.384 1 00272.0000.0 1 x(1.750.000x.47929.919.962) NSLÐ 1 1NSLÐ 1 (xLb1xD1 −= 0 −= = 56.283.750đ - Do tiền lương bình quân 1 công nhân tăng, làm cho quỹ lương tăng: = đ1.167.5810 0384.389.00 1.600.000)-1.750.000(x.47929.919.962 NSLÐ )Lb0-Lb1(xD1 == 0 3.4.3 Phân tích tình hình chi phí sản xuất chung ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 30
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Bảng 05: Phân tích tình hình chi phí sản xuất chung Đơn vị: đ Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính Tổng chi phí sản xuất chung năm 2009 tăng 725.531.112đ so với năm 2008, tỷ lệ tăng 3,.06%. Nguyên nhân là do các khoản mục chi phí sản xuất chung đều tăng, cụ thể: - chi phí khấu hao TSCĐ tăng cao nhất, 323,010.419đ, tỷ lệ tăng 54,62% - chi phí bằng tiền khác tăng292.463.397đ, tỷ lệ tăng 41,77%. - chi phí vật liệu tăng 64.780.330đ, tỷ lệ tăng 6,66%. - chi phí nhân viên phân xưởng tăng 34.078.497đ, tỷ lệ tăng 75,71%. - chi phí dụng cụ sản xuất tăng 11.198.469đ, tỷ lệ tăng 42,05%. Việc tăng chi phí nhân viên phân xưởng là hợp lý, cho thấy rằng quỹ tiền lương cho nhân viên đã tăng thêm. Tuy nhiên, các chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, bằng tiền khác đều tăng, cho thấy việc quản lý CPSX ở phân xưởng của công ty là chưa tốt, chi phí tăng quá cao so với năm 2008. Với tốc độ tăng đó, làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh ST TT ST TT ST TL% TT% 1 2 3 4 5 6 7 8 Chi phí NV phân xưởng 45.012.053 1,93 79.090.550 2,58 34.078.497 75,7 1 0,65 Chi phí vật liệu 972.391.063 41,6 3 1.037.171.39 3 33,8 8 64.780.330 6,66 -7,75 Chi phí dụng cụ sản xuất 26.631.646 1,14 37.830.115 1,24 11.198.469 42,0 5 0,1 Chi phí khấu hao TSCĐ 591.424.470 25,3 2 914.434.889 29,8 7 323.010.41 9 54,6 2 4,55 Chi bằng tiền khác 700.223.889 29,9 8 992.687.286 32,4 3 292.463.39 7 41,7 7 2,45 Tổng chi phí 2.335.683.12 1 100 3.061.214.23 3 100 725.531.11 2 31,0 6 31
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại 3.4.4 Phân tích tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Bảng 06: Phân tích tổng hợp chi phí giá thành tấm lợp phibro- xi măng Đơn vị: đ Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh ST TT ST TT ST TL% TT% 1 2 3 4 5 6 7 8 Chi phí NVLTT 24.270.539.350 85,35 25.808.099.39 5 83,8 7 1.537.560.04 0 6,34 -1,48 Chi phí NCTT 1.830.215.550 6,43 1.900.891.146 6,18 70.675.596 3,86 -0,25 Chi phí SXC 2.335.683.121 8,22 3.061.214.233 9,95 725.531.112 31,0 6 1,73 Tổng giá thành 28.436.438.020 100 30.770.204.77 0 100 2.333.766.74 9 8,21 - Sản lượng 971.600 - 1.019.720 - 48.120 4,95 - Giá thành đơn vị 29.270 - 30.170 - 900 3,07 - Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán Tổng giá thành sản xuất tấm lợp năm 2009 tăng 2.333.766.749đ, tỷ lệ tăng 8,21% so với năm 2008. Giá thành đơn vị năm 2009, so với năm 2008 tăng 900đ, tỷ lệ tăng 3,07%. tỷ lệ % HT kế hoạch giá thành = = 103,09%> 100% ∆z = 30.770.204.770 – 1.019.720 x 29.270 = 923.000.370đ > 0 Như vậy, đánh giá chung toàn công ty chưa thực hiện tốt kế hoạch giá thành: chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị đều vượt so với năm trước. Phân tích cơ cấu các khoản mục CPSX trong giá thành, ta thấy các khoản mục đều tăng, cụ thể: Chi phí NVLTT tăng 1.537.560.040 đ, tỷ lệ tăng 6,34%, tỷ trọng giảm 1,48%. Chi phí NCTT tăng 70.675.596đ, tỷ lệ tăng 3,86%, tỷ trọng giảm 0,25%. Chi phí sản xuất chung tăng 725.531.112đ, tỷ lệ tăng 31,06%, tỷ trọng tăng 1,73%. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 32 30.770.204.770 x 100 1.019.720 x 29.270
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Như vậy nguyên nhân tăng của tổng giá thành là do các khoản mục chi phí đều tăng lên, trong đó tăng lớn nhất là chi phí NVLTT. 3.4.5 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Sản lượng 935.480 971.600 1019.720 Giá thành đơn vị( đ) 29.000 29.270 30.170 Ta có các số liệu tính tóan sau: + Mức hạ giá thành: ∆Z0 = q o x ( z 0 - z t )=971.600x( 29.270-29.000)= 262.332.000đ ∆Z1=q 1 x(z1 -z t )=1.019.720x ( 30.170-29.000)= 1.193.072.400đ ∆Z= ∆Z1 - ∆Z0 = 1.193.072.400 – 262.332.000= 930.740.400đ + Tỷ lệ hạ giá thành: ∆Z’ 0 = 262.332.000 x 100/(971.600x 29000)= 0,93% ∆Z’1 = 1.193.072.400 x 100/ ( 1.019.720 x 29.000)= 4,03% ∆Z’= ∆Z’1 - ∆Z’ 0 = 4,03% - 0,93% =3,1% Từ số liệu phân tích ta thấy: ∆Z= 930.740.400 > 0, ∆Z’= 3,1% >0, cho thấy doanh nghiệp không thực hiện kế hoạch hạ giá thành, mức hạ giá thành thực tế cao hơn so với mức hạ giá thành kế hoạch là 930.740.400đ; tỷ lệ hạ giá thành cao hơn so với kế hoạch là 3,1%. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến số chênh lệch mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm: - Do kế hoạch hạ giá thành: + mức hạ giá thành: ∆Z0 = q0 x ( z0 - zt ) = 971.600x ( 29.270- 29.000)= 262.332.000đ + tỷ lệ hạ giá thành: ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 33
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại ∆Z’0= =%100 q Z0 0 x xzt (262.332.000/ 28.176.400) x 100%= 0,93% - Do số lượng sản phẩm sản xuất tăng so với kế hoạch: + mức hạ giá thành: ∆Z )(q =(q1 -q 0 )x (z 0 -z t )= (1.019.720- 971.600)x (29.270- 29.000)= 12.992.400đ - Do giá thành đơn vị thực tế tăng so với kế hoạch: + mức hạ giá thành: ∆Z )( z =q1 x (z1 - z 0 )= 1.019.720x ( 30.170- 29.270) = 917.748.000đ + tỷ lệ hạ giá thành: ∆Z’ )( z = ∆Z )( z x 100% / (q1 x z t ) = (917.748.000/ 29.571.880) x 100%= 3,1% Nhận thấy cả 3 nhân tố đều làm tăng mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành, trong đó cao nhất là giá thành đơn vị tăng làm cho mức hạ giá thành tăng 917.748.000đ, với tỷ lệ hạ giá thành tăng 3,1%, điều này chứng tỏ doanh nghiệp chưa quản lý tốt chi phí. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 34
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại CHƯƠNG 4. CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TIẾTKIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT TAI CÔNG TY TNHH HƯNG LONG. 4.1 Đánh giá những thành tựu đã đạt được và tồn tại của thực trạng sử dụng chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long. Công ty TNHH Hưng Long là một doanh nghiệp sản xuất tư nhân, công ty đã trải qua rất nhiều khó khăn và biến động của nền kinh tế, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc, cùng sự tận tâm với công việc của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã không ngừng phát triển và hòa nhập với nền kinh tế thị trường. Trong thời gian thực tập tại công ty, được tiếp xúc với công tác tài chính kế toán của công ty, em xin đưa ra một số quan điểm của mình về những thành tựu đạt được cũng như những điểm tồn tại cần giải quyết trong việc quản lý và sử dụng CPSX tại công ty TNHH Hưng Long. 4.1.1 Những thành tựu đạt được. Tiết kiệm chi phí sản xuất là con đường cơ bản để tăng lợi nhuận và tạo điều kiện để hạ thấp giá bán nhưng vẫn đảm bảo được mức lãi thỏa đáng mà doanh nghiệp mong muốn. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng và cần thiết của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, công ty đã tăng cường quản lý chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm. Thể hiện ở những điểm sau: - Kết quả kinh doanh: lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước: năm 2009, lợi nhuận sau thuế tăng 32.050.822đ so với năm 2008. - Công ty đã có thành tích trong việc giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu: định mức tiêu hao nguyên vật liệu năm 2009 giảm so với năm 2008, điều này khẳng định doanh nghiệp đã quản lý tốt công tác sản xuất và giá thành sản phẩm, đồng thời việc giảm được mức tiêu hao cũng thể hiện được việc đầu tư mới máy móc thiết bị và nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên. - Công ty đã bước đầu tin học hóa quá trình quản lý , đặc biệt trong công tác kế toán( sử dụng phần mềm kế toán), đảm bảo thông tin nhanh chóng, kịp thời chính ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 35
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại xác để giúp công tác quản lý tài chính được dễ dàng và đạt hiệu quả. Mặt khác, việc lưu trữ số liệu cũng dễ dàng, giảm được chi phí bảo quản, lưu trữ. - Việc trả lương theo sản phẩm đã tạo nên động lực giúp công nhân thi đua sản xuất góp phần tăng năng suất lao động và cải thiện mức thu nhập cho công nhân. - Hệ thống sân bãi, nhà xưởng sản xuất đã được chú trọng sửa chữa, xây dựng, đảm bảo yêu cầu sản xuất, bảo quản thành phẩm. Bên cạnh đó, công ty đã tích cực đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý bụi xi măng, hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm ô nhiễm môi trường. 4.1.2 Những mặt tồn tại, nguyên nhân. - Các khoản mục chi phí sản xuất chưa được kiểm soát chặt chẽ: + Chi phí NVLTT năm 2009 tăng 1.537.560.040đ so với năm 2008, Nguyên nhân là: • Đơn giá nguyên vật liệu sản xuất tấm lợp tăng: Nguyên vật liệu đầu vào của công ty chủ yếu là amiăng, ximăng, bột giấy, trong đó amiăng là do công ty nhập khẩu từ nước ngoài, còn lại mua trong nước. Trên cơ sở phiếu điều tra và phân tích các dữ liệu thứ cấp trong 2 năm 2008, 2009 giá cả những nguyên liệu này đều tăng, và trong năm nay, chịu sự tác động của việc tăng giá than, điện, nước , tỷ giá ngoại tệ thì những nguyên liệu này cũng có xu hướng biến động tăng: điển hình là xi măng , là măt hàng đang chịu áp lực về tăng giá: dự kiến giá thành xi măng tăng thêm khoảng 2- 3%, tức 40.000- 50.000đ/tấn. • Lãng phí nguyên vật liệu trong sản xuất. + Chi phí tiền lương tăng 32.500.000đ, năng suất lao động của công ty năm 2009 giảm -112.389.000đ so với năm 2008. Nguyên nhân là: • Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị. Công ty đã trang bị máy móc hiện đại nhưng vấn đề bảo trì , bảo dưỡng máy móc thiết bị chưa được quan tâm, chỉ khi nào hỏng mới sửa, do vậy xảy ra tình trạng hỏng máy khi đang ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 36
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại làm việc, làm gián đoạn quá trình sản xuất, máy móc thiết bị hoạt động không hết công suất.. • Trong công ty sử dụng nhiều lao động chân tay, trình độ lao động trong công ty chưa cao. Công tác đào tạo đã được quan tâm nhưng tác phong công nghiệp, tính chuyên nghiệp chưa được tuân thủ tại một số đơn vị và công đoạn sản xuất. • Quá trình sử dụng nhân công còn bất cập do lao động trong công ty còn bố trí chưa hợp lý: chưa có sự phân định rõ ràng về nhiệm vụ, công việc mà từng người đảm nhận, một người thực hiện nhiều công việc khác nhau làm cho hiệu suất lao động chưa cao. + Chi phí sản xuất chung quản lý chưa tốt: Các khoản mục chi phí đều tăng quá cao. Trên cơ sở phân tích các dữ liệu thứ cấp, cho thấy chi phí sản xuất chung của công ty năm 2009 cao hơn so với năm 2008 là 725.531.112đ, ở tất cả các khoản mục: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bằng tiền khác. - Kế hoạch chi phí sản xuất chưa tốt: Kế hoạch sản xuất được xây dựng trước mỗi kỳ kinh doanh do phòng kế toán quản lý, nhưng công tác lập kế hoạch còn chưa chi tiết cụ thể, chưa gắn với những xu hướng biến động của thị trường nguyên vật liệu đầu vào để có những điều chỉnh kịp thời. - Chưa thực hiện tốt kế hoạch giá thành, không thực hiện kế hoạch hạ giá thành: + Tổng giá thành và giá thành đơn vị đều cao hơn so với năm 2008. + Mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành thực tế năm 2009 cao hơn so với năm 2008. 4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm về việc tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long. 4.2.1 Dự báo triển vọng. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, đứng trước những thời cơ, thách thức của tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế, công ty TNHH Hưng Long đã không ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 37
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên trong khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đảm bảo việc làm, mức thu nhập ổn định cho người lao động. Trong thời gian tới, công ty tiếp tục phát huy, tận dụng mọi nguồn lực của mình nâng cao uy tín, sản phẩm của mình trên thị trường. C ác mục tiêu phát triển : - Xây dựng và phát triển công ty trở thành một công ty mạnh trên thị trường miền Bắc với sản phẩm có sức cạnh tranh cao. - Bảo đảm việc làm, mức sống ổn định, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. - Phấn đấu giá trị tăng trưởng kinh tế hàng năm về lợi nhuận đạt từ 20% đến 25%. Các phương hướng kinh doanh: - Về thị trường: + Tiếp tục khai thác những thị trường chính, trọng điểm: Hải Dương, Hải Phòng,Quảng Ninh. + Tiến tới mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm lên các tỉnh Tây Bắc. - Về đầu tư: + Từng bước củng cố, đầu tư một cách hợp lý dây chuyền sản xuất hiện có về lĩnh vực quản lý và sản xuất, khai thác tối đa hiệu suất sử dụng của máy móc. + Đầu tư mua sắm mới những máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng , mẫu mã sản phẩm: giàn hút, giàn dao cắt tự động. - Về vốn kinh doanh: + Khai thác triệt để nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn góp của các cá nhân trong công ty. + Tính toán phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý, tranh thủ tối đa nguồn vốn ứng trước của khách hàng. + Giữ mối quan hệ, đảm bảo uy tín với ngân hàng trong việc vay và thanh toán nợ. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 38
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại 4.2.2 Quan điểm về vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long. Tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là bài toán đối với các doanh nghiệp hiện nay. Để góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh, mỗi doanh nghiệp tùy theo năng lực và điều kiện của mình phải có hướng đi riêng trong việc tiết kiệm chi phí một cách hợp lý và hiệu quả. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo công ty TNHH Hưng Long luôn xác định quan điểm về vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất không có nghĩa là cắt xén các khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất mà phải kiểm soát được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và cắt giảm các chi phí không cần thiết, đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa. Theo quan điểm của ban lãnh đạo công ty để có thể kiểm soát tốt được chi phí sản xuất trước tiên phải lập định mức chi phí sản xuất, cụ thể là định mức cho các khoản chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động của công ty. Trước tiên, công ty tiến hành nghiên cứu các dữ liệu trước đây, căn cứ vào diễn biến giá cả trên thị trường và chiến lược phát triển của công ty để đưa ra các kế hoạch, định mức. Tiếp theo là thu thập thông tin về chi phí sản xuất thực tế. Công việc này cần có sự phối hợp giữa phòng kế toán và các phòng ban khác để công ty chủ động hơn trong việc xử lý thông tin về chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất được phân ra thành các khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để có thể thuận tiện cho việc kiểm soát chi phí. Theo công ty, kiểm soát được các khoản chi phí trong khâu sản xuất thì mới có thể tiết kiệm chi phí sản xuất được. Trong sản xuất, giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất của công ty được triển khai tập trung vào những vấn đề chính sau: -Tiết kiệm nguyên liệu, vật tư sản xuất. - Tiết kiệm nhân lực. - Vận hành hợp lý, hiệu quả máy móc thiết bị, nâng cao năng suất. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 39
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Theo công ty để có thể thực hiện được các vấn đề trên cần phải thực hiện từng bước, và có sự phối hợp thực hiện giữa các bộ phận, phòng ban, phân xưởng cũng như ý thức tiết kiệm của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty. 4.3 Một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu tồn tại của mỗi doanh nghiệp là các hoạt động kinh doanh phải tạo ra thu nhập từ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ bù đắp chi phí bỏ ra, tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng. Từ tất yếu đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.Đi đôi, với việc tăng doanh số bán ra thì cũng phải vận dụng những biện pháp tiết kiệm CPSX. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của mình mà có những biện pháp tiết kiệm phù hợp. Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Hưng Long, cùng với tình hình CPSX tại công ty, em xin đề xuất một số giải pháp hy vọng góp phần tiết kiệm CPSX tại công ty. 4.3.1 Tiết kiệm chi phí NVLTT. Mục tiêu của giải pháp: nhằm sử dụng tiết kiệm, hợp lý NVL, tránh lãng phí nhằm tiết kiệm CPSX, hạ giá thành sản phẩm. Trong tổng chi phí mà công ty chi ra trong kỳ thì bộ phận chi phí về NVL sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm là bộ phận chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX của công ty. Vì thế, muốn tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận thì một trong những giải pháp hàng đầu mà công ty cần quan tâm là sử dụng tiết kiệm, hợp lý NVL. Nội dung giải pháp: + Kiểm soát chặt chẽ giá cả vật tư đầu vào, quản lý các loại nguyên vật liệu để giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành. + Căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật( kỹ thuật cung cấp), chi phí thực tế nhiều kỳ, bản dự toán chi phí( kế toán cung cấp), công ty cần xác định nhu cầu sản xuất cho từng kỳ kinh doanh, xác định lượng vật tư cần thiết để đặt hàng với nhà cung ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 40
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại ứng, đồng thời lựa chọn nhà cung ứng có năng lực, uy tín nhằm thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài trong tương lai. Ngoài ra, công ty có thể đặt mua với khối lượng lớn nguyên vật liệu thường dùng ở mức bình quân năm. Điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí thông qua giảm chi phí, chủ động về nguyên vật liệu để sản xuất. +Tăng cường hoạt động phân tích thị trường, dự báo xu hướng biến động giá nhằm chủ động có những biện pháp chống sốc với biến động của thị trường. + Chủ động, có phương án dự trữ nguyên vật liệu ở mức nhất định. + Để kiểm soát được nguyên vật liệu tiêu hao, công ty cần có biện pháp kiểm tra chặt chẽ về mặt số lượng, chủng loại, quy cách… có đúng với dự toán, yêu cầu xuất nguyên vật liệu không. Do tất cả các hoạt động sản xuất của công ty đều dựa trên dự toán nên công ty có thể lập lịch trình sản xuất 1 cách chi tiết cho từng tuần, quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu bằng việc xây dựng kế hoạch tiêu hao nguyên vật liệu, tính toán, rà soát lại các định mức tiêu hao trên 1 đơn vị sản phẩm, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất, định kỳ đánh giá mức độ tiêu hao chi phí nguyên vật liệu để tăng cường kiểm soát chi phí NVL, xây dựng ý thức cho người lao động có tinh thần trách nhiệm, có ý thức cao trong sản xuất, tiết kiệm, tránh lãng phí nguyên vật liệu. + Công ty nên có chế độ khen thưởng kịp thời với những người có sáng kiến tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất. Ngược lại, cũng nên có chế độ thưởng phạt nghiêm khắc đối với những người làm sai làm ẩu dẫn tới làm hỏng, lãng phí nguyên vật liệu. Biến động thị trường không chỉ làm cho giá nguyên vật liệu tăng, mà còn làm tăng các chi phí khác như: chi phí bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển…Do vậy, bên cạnh việc xác định thị trường cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, thì công ty cần nghiên cứu phương thức thu mua, vận chuyển, bảo quản, bốc xếp phù hợp với chi phí thấp nhất. Đặc biệt là phương thức thanh toán, vì tỷ giá ngoại tệ hiện nay không ổn định, tỷ giá khi mua và tỷ giá khi thanh toán có sự chênh lệch. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 41
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Đồng thời công ty phải chú trọng đến chất lượng nguyên vật liệu cung ứng, có như vậy mới đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra,có tiêu chuẩn chất lượng cao với giá thành thấp nhất. 4.3.2 Các biện pháp nhằm tăng năng suất lao động. Mục tiêu giải pháp: tăng năng suất lao động, giảm chi phí tiền lương Thực tế cho thấy, khi năng suất lao động được nâng cao, làm cho số giờ công tiêu hao để sản xuất một đơn vị sản phẩm được giảm bớt, đồng nghĩa với việc chi phí tiền lương giảm xuống hoặc làm cho số sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. Do vậy tăng năng suât lao động là một trong những biện pháp hữu hiệu để tiết kiệm chi phí sản xuất. Nội dung giải pháp: + Tăng cường bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp máy móc thiết bị sản xuất. Đầu tư mua sắm những trang thiết bị hiện đại nhằm cải tiến mẫu mã, chất lượng tấm lợp và thay thế những thiết bị đã cũ, lạc hậu do TSCĐ của công ty đã hao mòn gần hết. Áp dụng các sáng kiến, sử dụng máy móc thiết bị trong công đoạn nặng nhọc nguy hiểm. Với trang thiết bị hiện đại, công ty có thể giảm được lao động chân tay và tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó cần bố trí cán bộ kĩ thuật chuyên phụ trách vận hành máy móc, định kỳ bảo dưỡng, nâng cấp máy móc thiết bị. + Cùng với việc nâng cao trình độ quản lý sản xuất cho cán bộ công nhấn viên thì phải nâng cao tay nghề cho ngừơi lao động: - Việc đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên luôn được công ty đặc biệt quan tâm bằng cách khuyến khích đi học, cấp kinh phí. Trong thời gian tới công ty nên tiếp tục duy trì và khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn theo những yêu cầu cụ thể của từng bộ phận chức năng. - Công ty nên bố trí người lao động vào đúng vị trí thích hợp với năng lực chuyên môn, đảm bảo cân đối giữa cơ cấu công việc và cơ cấu lao động, tạo điều kiện cho họ có khả năng thể hiện kiến thức, chuyên môn của mình, tránh tình trạng ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 42
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại lãng phí lao động và hạn chế sai phạm có thể xảy ra. Thông qua việc bố trí lao động hợp lý sẽ giúp giảm được chi phí bảo hộ lao động và an toàn kỹ thuật. Bên cạnh đó, người lao động cần được tạo điều kiện để tiếp cận với công nghệ tiên tiến, có khả năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị hỉện đại. - Đi đôi với việc nâng cao trình độ cho người lao động thì việc giáo dục đạo đức, tác phong lao động công nghiệp cho người lao động và tinh thần hợp tác trong công việc của tập thể, của từng đơn vị trong công ty là việc làm cần thiết đảm bảo tiết kiệm thời gian lao động, tăng năng suất lao động. - Công ty đã tiến hành trả lương theo kết quả sản xuất của người lao động. Đây là việc làm đúng đắn, giúp cho người lao động có động lực hăng hái thi đua sản xuất. Ngoài ra, công ty cũng cần xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp với từng đối tượng lao động trong công ty. Thực hiện trả lương và thực hiện đầy đủ các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, tránh tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội. Không chỉ có tăng lương, nhiều vấn đề khác cũng cần được quan tâm thỏa đáng: dịch vụ y tế cho người lao động, chăm lo đời sống sức khỏe cho người lao động… do môi trường làm việc trong quá trình sản xuất tấm lợp có nhiều yếu tố độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. 4.3.3 Kiểm soát các khoản mục chi phí sản xuất chung. Mục tiêu giải pháp: quản lý các khoản chi phí sản xuất chung khoa học hợp lý nhằm giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các khoản chi phí về: nhân viên phân xưởng, vật liệu, dụng cụ sản xuất đều là những khoản chi phí khả biến phục vụ nhu cầu sản xuất tại phân xưởng, là cần thiết, tất yếu cho quá trình sản xuất, còn chi phí bằng tiền khác là những khoản chi mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh được theo hướng giảm dần nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất chung. Nội dung giải pháp: ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 43
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Để tiết kiệm chi phí sản xuất chung, giải pháp tiết kiệm chi phí được triển khai tập trung vào vấn đề chính là tiết kiệm chi phí bằng tiền: chi phí điện, điện nước, điện thoại, hội nghị…. Cụ thể: Nguyên tắc chung để quản lý các khoản chi phí bằng tiền là xây dựng định mức chi phí, quản lý theo định mức, thực hiện phương thức khoán chi phí cho các phòng ban phân xưởng để sử dụng hợp lý, tiết kiệm tránh tình trạng sử dụng bừa bãi, lãng phí. Tại công ty: + Đối với chi phí điện: sử dụng hệ thống đèn tiết kiệm điện tại các vị trí chiếu sáng, tắt bớt những thiết bị không cần thiết.Yêu cầu nhân viên khi ra khỏi xưởng phải tắt các thiết bị điện, khi nào sản xuất mới bật hệ thống điện. Xây dựng phương án giảm giờ máy chạy vào giờ cao điểm( 18h- 22h) để giảm áp lực hệ thống điện, theo dõi việc sử dụng điện ở mỗi phân xưởng qua đồng hồ đo điện. Từ đó, công ty sẽ biết đơn vị nào sử dụng hợp lý, đơn vị nào chưa trên cơ sở đối chiếu với định mức xây dựng từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. + đối với chi phí bằng tiền khác: những chi phí nằm trong hoạt động của công ty nên được hạn chế tối đa: với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc trao đổi thông tin văn bản qua email sẽ giúp giảm được chi phí in ấn giấy tờ tài liệu, cũng như giảm chi phí đi lại khi các vấn đề họp bàn được thực hiện thông qua tổ chức họp online, trao đổi ý kiến qua mạng. 4.3.4. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất. Công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất được công ty tiến hành vào trước mỗi kỳ kinh doanh và có vai trò rất quan trọng đối với công ty. Nó giúp công ty có thể khai thác được những khả năng tiềm tàng, phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu thông qua việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng, phân tích biến động của chi phí sản xuất, xác định nguyên nhân tăng giảm để đưa ra biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất. Mục tiêu giải pháp: hoàn thiện công tác lập kê hoạch chi phí. Nội dung giải pháp: ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 44