SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
Tăng huyết áp ở người đái tháo đường
Ths.Bs Phạm Hữu Thái
Tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) là hai bệnh độc lập, có mối
liên quan, ngày càng phổ biến ở những nước phát triển nói chung và ở Việt
Nam nói riêng. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hai bệnh này thường kết
hợp với nhau , tỷ lệ bệnh luôn tăng theo lứa tuổi, và tỷ lệ người tăng huyết
áp ở người đái tháo đường gấp hai lần ở người bình thường.
Tăng huyết áp và đái tháo đường đều là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý mạch
máu. Các yếu tố nguy cơ với bệnh lý mạch máu thường gắn bó với nhau là:
Tăng huyết áp, tuổi tác, stress, thừa cân hoặc béo phì, chế độ ăn nhiều chất
béo, nhiều muối, đường, lười vận động ,nồng độ cholesterol máu tăng, hút
thuốc... Càng nhiều yếu tố , mức độ nguy cơ càng cao.
THA là một yếu tố làm tăng mức độ nặng của ĐTĐ, ngược lại ĐTĐ cũng
làm cho THA trở nên khó điều trị hơn. THA có thể xuất hiện trước khi bệnh
nhân được chẩn đoán ĐTĐ hoặc được phát hiện đồng thời với ĐTĐ trong
bệnh cảnh của hội chứng chuyển hóa. Dù người bệnh ĐTĐ ở type 1 hay type
2, nhưng khi có THA đều làm cho tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt; làm cho tỷ
lệ bệnh lý mạch vành và đột qụy tăng gấp 2- 3 lần so với người không bị
ĐTĐ. THA và ĐTĐ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch máu lớn và
nhỏ: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, tắc mạch chi, bệnh võng
mạc mắt, bệnh thận, bệnh lý thần kinh. Việc làm giảm huyết áp sẽ giúp
giảm các nguy cơ trên nên được coi là một mục tiêu quan trọng ở bệnh nhân
ĐTĐ có THA (song song với điều chỉnh đường huyết tích cực và làm giảm
cholesterol máu). Đã có nghiên cưú cho rằng việc kiểm soát tốt huyết áp
thậm chí còn quan trọng hơn cả kiểm soát đường máu.
Theo quan niệm hiện nay của Tổ chức Y tế Thế giới thì huyết áp thấp
hơn 120/80mmHg được xem là huyết áp tối ưu không gây hại cho sức khoẻ.
Trong đó 120 gọi là số huyết áp trên (tâm thu); 80 gọi là số huyết áp dưới
(tâm trương). Gọi là tăng huyết áp khi số tâm thu cao hơn 140mmHg hoặc
số huyết áp tâm trương cao hơn 90mmHg.
Gọi là tăng huyết áp độ 1 hay độ nhẹ khi: số huyết áp trên từ 140 đến
159mmHg hoặc số huyết áp dưới từ 90 đến 99mmHg.
Gọi là tăng huyết áp độ 2 hay độ trung bình khi: số huyết áp trên từ 160
đến 179mmHg hoặc số huyết áp dưới từ 100 đến 109mmHg.
Gọi là tăng huyết áp độ 3 hay độ nặng khi: số huyết áp trên từ
180mmHg trở lên hoặc số huyết áp dưới từ 110mmHg trở lên.
Khi số huyết áp trên và dưới thuộc 2 độ khác nhau thì chọn độ theo số
huyết áp cao hơn.
Bệnh nhân tăng HA có những triệu chứng gì ?
* Đa số bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.
* Một số có triệu chứng nhức đầu, nhìn mờ, chóng mặt, buồn nôn, mặt
phừng đỏ, mây mù trước mắt, tê tay nhất thời, ruồi bay trước mắt, tiểu đêm,
đau bụng hoặc đau ngực, khó thở.
* Đôi khi phát hiện tăng HA qua một tai biến nào đó :”Tên giết người
thầm lặng”.
* Khám: Có thể không có triệu chứng nào cả, đôi khi có âm thổi tâm thu
nhẹ ở đáy tim, có T4, có thể thấy triệu chứng của tổn thương cơ quan đích.
Chính vì các triệu chứng thường không rõ ràng và không đặc hiệu như
vậy nên những bệnh nhân ĐTĐ cần được kiểm tra huyết áp định kỳ mỗi
khi thăm khám tại chuyên khoa ĐTĐ để kịp thời phát hiện và điều trị
THA.
Tiêu chuẩn chẩn đoán THA năm 2013
- Chẩn đoán tăng huyết áp khi: huyết áp trên (tâm thu) ≥ 140mmHg và/hoặc
huyết áp dưới (tâm trương) ≥90mmHg.
- Bệnh nhân đái tháo đường, chẩn đoán tăng huyết áp khi: huyết áp trên (tâm
thu) ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp dưới (tâm trương) ≥80mmHg.
Điều trị hợp lý huyết áp là yếu tố quan trọng nhất làm chậm tiến triển của
bệnh thần kinh do đái tháo đường ; chiếm khoảng 40% bệnh nhân đái tháo
đường. Đa số các bệnh nhân này cần hơn một thuốc chống tăng huyết áp
để đạt được mức huyết áp trung bình 140/80.
Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng,
phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên
70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị.
Để hạn chế bệnh THA không được phát hiện và điều trị kịp thơì, gần đây
Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến khích việc tự đo huyết áp tại nhà, nhằm
giúp bệnh nhân có thông tin về mức huyết áp hàng ngày, sự đáp ứng với
thuốc hạ huyết áp và quan tâm hơn đối với vấn đề điều trị.
Để khai thác tối ưu các điểm mạnh của phương pháp này, cần tuân thủ
một số hướng dẫn :
1. Cần chỉnh đúng huyết áp kế: Đo huyết áp bằng huyết áp kế thủy ngân vẫn
được coi là phương pháp tốt nhất để đánh giá số đo của huyết áp. Sau một
thời gian sử dụng, đa số huyết áp kế đồng hồ, huyết áp điện tử đều có sai
lệch, vì vậy nên được chỉnh lại sau mỗi 3 tháng sử dụng.
2. Trước khi đo huyết áp, người được đo cần ngồi nghỉ hoàn toàn trên ghế ít
nhất 5 phút, chân đặt lên sàn nhà, tay đặt trên bàn ngang mức tim. Đây là tư
thế của mức huyết áp thường diễn ra hàng ngày.
3. Đo huyết áp tư thế đứng, được đo định kỳ mỗi 3-6 tháng, đặc biệt ở những
người có nguy cơ hạ huyết áp tư thế (suy tĩnh mạch, đái tháo đường...).
4. Băng quấn tay phải quấn được 80% cánh tay người được đo. Với người có
thể trạng to lớn, người quá béo, nếu băng quấn tay đo huyết áp nhỏ có thể
làm tăng số đo, sai tới 10-15mmHg và ngược lại.
5. Đo ít nhất 2 lần và cách nhau ít nhất 2-5 phút cho mỗi lần đo. Nếu 2 lần
đo chênh lệch nhau > 5mmHg, cần thực hiện đo lần thứ 3 và lấy trung bình
cộng của cả 3 lần đo.
6. Huyết áp tâm thu được tính từ 2 tiếng đập liên tiếp đầu tiên, để tránh
nhầm với “lỗ thủng huyết áp” của người có xơ vữa động mạch hay người bị
hẹp van động mạch chủ, chỉ có một tiếng đập đầu tiên.
7. Huyết áp tâm trương được tính khi tiếng đập cuối cùng mất đi.
8. Cần đo huyết áp của tay đối bên và đối chiếu mức huyết áp của hai tay.
9. Người đo huyết áp nên nói hoặc ghi lại cho người được đo trị số huyết áp
cũng như mức huyết áp mục tiêu của họ.
Theo quy định, ở bất cứ lứa tuổi nào, người có mức huyết áp bằng hoặc
lớn hơn 140/90 mmHg thì được xem là bị tăng huyết áp. Còn những người
tự đo huyết áp tại nhà có mức huyết áp lớn hơn hoặc bằng 135/85 mmHg đã
được xem như bị tăng huyết áp.
Nguyên nhân nào gây ra THA ?
* 90 – 95% là vô căn, còn gọi là tăng HA tiên phát.
* Chỉ có 5 – 10% là có nguyên nhân: bệnh thận mạn tính, hẹp eo ĐM
chủ, hội chứng Cushing, do thuốc hoặc liên quan đến thuốc, bệnh tắc nghẽn
đường niệu, u tủy thượng thận, tăng aldosterone nguyên phát, tăng HA do
mạch máu thận, khó thở khi ngủ, bệnh tuyến giáp hay cận giáp.
* Giả thuyết về tăng HA vô căn: Ăn nhiều muối, giảm lượng cầu thận,
Stress, thay đổi về gene, béo phì, yếu tố nội mạc mạch máu.
Đặc điểm Tăng huyết áp ở người đái tháo đường:
- Tăng thể tích huyết tương, tăng giữ muối.
- Tăng sức cản của mạch ngoại vi, thường là THA tâm thu đơn thuần.
- Hoạt tính của Renin trong huyết tương thấp, người ta cũng thấy có nhiều
bất thường trong hệ thống Renin-Angiotensin, tăng khả năng bị protein niệu.
- Kháng Insulin,tăng insulin máu.
- Tăng đông máu, tăng kết tập tiểu cầu.
Để kiểm soát được tăng huyết áp, biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là dùng
thuốc, liệu pháp tốt nhất là phối hợp nhiều loại thuốc.
Mục đích điều trị tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường:
- Huyết áp ≤ 140/80mmHg (một số đề nghị là 130/80mmHg), đối với suy
thận không đái tháo đường, huyết áp ≤140/90 mmHg.
- Đề phòng tăng tỷ lệ bệnh và tỷ lệ tử vong.
- Giảm yếu tố nguy cơ mạch vành.
- Giảm biến chứng vi mạch.
- Không gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát glucose máu, mỡ máu và các
hằng số sinh học khác.
- Ổn định lâu dài.
10 yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch:
1. Tăng huyết áp *
2. Hút thuốc lá
3. Béo phì: * (BMI >30 kg/m2
); Bị béo phì vòng bụng, nam có vòng
bụng trên 90cm hay nữ có vòng bụng trên 80cm
4. Lối sống tĩnh tại
5. Rối loạn lipid *
6. Đái tháo đường *
7. Vi đạm niệu or Mức lọc cầu thận (GFR) <60 ml/min
8.Tuổi (nam ≥ 55 , nữ ≥ 65 tuổi)
9. Gia đình có người mắc bệnh tim mạch khi còn trẻ (nam dưới 55
tuổi và nữ dưới 65 tuổi)
10.Các tác động về tâm lý (GS John)
Các dạng tổn thương cơ quan nội tạng do tăng huyết áp:
-Bệnh lý ở tim
Phì đại thất trái : biểu hiện trên điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp x quang
tim.
Đau thắt ngực/tiền sử nhồi máu cơ tim
Tiền sử tái thông mạch vành
Suy tim
- Đột qụy hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua
- Bệnh thận mạn tính; tổn thương thận dưới dạng tiểu vi đạm niệu.
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Tổn thương đáy mắt: xuất huyết, xuất tiết võng mạc, phù gai thị
Có các bệnh lý khác đi kèm:
1. Đã bị tai biến mạch máu não dù nặng hay nhẹ.
2. Bệnh tim do thiếu máu cơ tim cục bộ dưới các mức độ: cơn đau ngực,
nhồi máu cơ tim.
3. Đã bị suy tim, suy thận…
4. Các dạng bệnh lý mạch máu ngoại biên.
Khi đã xác định được tất cả các yếu tố tác động xấu thêm bệnh tăng huyết
áp. Chúng ta phải có thái độ điều trị tích các yếu tố này.
Những việc cần làm để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp:
Để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp bạn cần thực hiện 3 điều sau đây:
* Đưa được huyết áp vế thấp hơn 140/90mmHg; Huyết áp ≤
140/80mmHg ở bệnh nhân đái tháo đường; đối với suy thận không đái tháo
đường, huyết áp ≤140/90 mmHg.
* Thực hiện tốt các biện pháp điều trị không dùng thuốc và có dùng thuốc
* Điều trị các bệnh lý khác đi kèm theo.
Điều trị để mức huyết áp thấp hơn 140/90mmHg là bạn đã tự giúp cơ thể
mình trách được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp như:
giảm 40% khả năng bị đứt mạch máu não, 50% khả năng bị suy tim
mãn, giảm 30% khả năng bị tai biến mạch máu não tái phát, và nhiều
biến chứng khác… Như vậy để đạt được các lợi ích này bạn cần thực hiện
các điều sau
Trong điều trị không dùng thuốc bạn cần thực hiện 10 điểm sau
1. Nếu bị béo phì, nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ít đường, ít mỡ, nhiều
chất đạm và chất xơ rau quả, trái cây.
2. Nên ăn lạt, không ăn quá 1 muỗng cà- phê muối mỗi ngày. Lượng
muối này bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm.
3. Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt
heo, bò, gà…
4. Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị tiểu đường…
5. Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa. Tốt nhất là dùng dầu ô- liu, dầu
hướng dương, dầu mè, dầu đậu nành.
6. Nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin
và chất xơ.
7. Ngừng hoặc hạn chế uống nhiều rựơu.
8. Bỏ hẳn hút thuốc lá.
9. Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định. Tránh trạng thái căng thẳng, xúc
động, lo âu.
10. Rèn luyện thân thể thường xuyên: tập thể dục đều đặn ít nhất 45 phút
mỗi ngày, 3 lần trong một tuần nhưng không nên gắng sức.
Trong các vấn đề điều trị không dùng thuốc nêu trên thì hút thuốc lá
là yếu tố nguy cơ nếu có thể loại bỏ được, bỏ hút thuốc lá mang lại các
lợi ích sau cho sức khỏe:
Lợi ích tức thì:
• 20 phút sau ngưng hút thuốc lá huyết áp, mạch và nhiệt độ trở về bình
thường.
• Sau 24 giờ các cơn đau tim bắt đầu giảm.
• Sau 48 giờ ăn uống thấy ngon miệng hơn.
• Sau 72 giò phế quản dãn ra hơn, hô hấp dễ dàng hơn, lượng không
khí hít thở tăng nhiều hơn.
• Sau 1-9 tháng giảm được những cơn ho, tình trạng thở ngắn và thiếu
hơi thở.
Lợi ích lâu dài:
• Sau vài tháng ngưng thuốc lá nguy cơ bệnh mạch vành tim bắt đầu giả
rõ rệt và sau 3- 5 năm trở về giống như người chưa hút thuốc lá.
• Sau 10 năm ngưng hút thuốc lá nguy cơ ung thư phổi giảm 30-50%,
sau 15 năm nguy cơ ung thư phổi giống như người chưa hút thuốc lá.
• Ngưng hút thuốc lá còn làm giảm nguy cơ ung thư khác như ung thư
thanh quản, thực quản, tuỵ tạng, bàng quang.
• Ngưng hút thuốc lá còn làm giảm các bệnh lý khác như tai biến mạch
máu não, tắc mạch máu ở chân, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm
phổi và cải thiện được tình trạng khí phế thủng, viêm phế quản.
• Ở bệnh nhân tiểu đường ngưng hút thuốc lá làm giảm biến chứng tim
mạch và tai biến mạch máu não.
Uống rượu cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm
1. Uống rượu quá nhiều, thường xuyên say xỉn rất dễ bị đột quỵ,tai
biến mạch máu não.
2. Có sự tỉ lệ thuận giữa bệnh tăng huyết áp và sự uống rượu.
3. Người đang uống nhiều thường xuyên khi ngừng rượu khi ngừng
rượu đột ngột huyết áp có thể tăng vọt lên và gây tai biến. Do đó nếu bạn
đang nghiện rượu khi bỏ rượu cũng phải giảm từ từ trong 3 tháng đến mức
độ có thể chấp nhận được.
4. Lượng rượu bia tối đa mà bạn có thể uống mà không gây ảnh
hưởng đến tim mạch là không quá 2 lon bia hay 60ml rượu mạnh hoặc 1/4 xị
rượu đế một ngày.
Khi chọn lựa thuốc huyết áp cho người bệnh thầy thuốc sẽ căn cứ
vào 6 yếu tố sau đây:
1. Loại thuốc bệnh nhân đã dùng trước đó và sự dung nạp hay phản ứng
phụ của bệnh nhân với loại thuốc này.
2. Khả năng kinh tế của bệnh nhân đáp ứng cho việc sử dụng lâu dài với
các loại thuốc hạ huyết áp và những xét nghiệm theo dõi khác kèm theo.
3. Các nguy cơ tim mạch mà bệnh nhân đang có.
4. Sự hiện diện của tổn thương nội tạng do tăng huyết áp hay bệnh tim
mạch, bệnh thận và đái tháo đường.
5. Sự hiện diện của các bệnh lý khác như rối loạn mỡ trong máu, hen
suyễn, bệnh lý về khớp, u xơ tiền liệt tuyến…các bệnh này có thể thuận lợi
hay gây bất lợi khi sử dụng một loại thuốc hạ huyết áp.
6. Tương tác giữa thuốc điều trị tăng huyết áp và các loại thuốc khác mà
bệnh nhân đang dùng.
Bạn cần tránh ba sai lầm mà người bệnh tăng huyết áp hay mắc phải
khi chữa trị là:
1. Tự mua thuốc hạ huyết áp để uống. Đã có nhiều trường hợp phải đưa
đến bệnh viện cấp cứu do tự uống thuốc hạ huyết áp.
2. Chỉ chữa bệnh khi huyết áp tăng cao và ngừng thuốc khi huyết về bình
thường.
3. Uống lâu dài với 01 toa thuốc mà không tái khám để đánh giá lại tình
trạng bệnh.
Điều trị bằng thuốc
Có nhiều thuốc trị tăng huyết áp đang được sử dụng ở nước ta, chia thành
nhiều nhóm:
1. Nhóm thuốc lợi tiểu: Gồm có Hydroclorothiazid, Indapamid, Furosemid,
Spironolacton, Amilorid, Triamteren... Cơ chế của thuốc là làm giảm sự ứ
nước trong cơ thể, tức làm giảm sức cản của mạch ngoại vi, dẫn đến làm hạ
huyết áp.
2. Nhóm thuốc ức chế giao cảm trung ương: Gồm có Reserpin, Methyldopa,
Clonidin... Cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào thần kinh gây hạ
huyết áp. Hiện nay ít dùng do tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngừng thuốc
đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp.
3. Nhóm thuốc chẹn alpha: Gồm có Prazosin, Alfuzosin, Terazosin,
Phentolamin... Cơ chế của thuốc là ức chế giải phóng noradrenalin tại đầu
dây thần kinh (là chất sinh học làm tăng huyết áp), do đó làm hạ huyết áp.
Có tác dụng phụ gây hạ huyết áp khi đứng lên (hạ huyết áp tư thế đứng).
4. Nhóm thuốc chẹn beta: Gồm có Propanolol, Pindolol, Nadolol, Timolol,
Metoprolol(Betaloc), Atenolol, Labetolol, Acebutolol, Bisoprolol (Concor)...
Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể beta - giao cảm ở tim, mạch ngoại vi, do
đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc dùng tốt cho bệnh nhân có kèm
đau thắt lưng, ngực hoặc nhức nửa đầu. Chống chỉ định đối với người có
kèm hen suyễn, suy tim nặng , nhịp tim chậm.
5. Nhóm thuốc đối kháng calci: Gồm có Nifedipin, Nicardipin, Amlodipin,
Felodipin, Isradipin, Diltiazem phóng thích chậm,Verapamil phóng thích
trung bình, Verapamil tác dụng dài…Cơ chế của thuốc là chặn dòng ion
calci không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu, vì vậy gây dãn
mạch và từ đó làm hạ huyết áp.
6. Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Gồm có Captopril, Enalapril,
Benazepril, Lisinopril, Perindopril (Coversyl), Quinepril… Cơ chế của thuốc
là ức chế một enzym có tên là men chuyển angiotensin (viết tắt ACE). Nhờ
men chuyển angiotensin xúc tác mà chất sinh học angiotensin I biến thành
angiotensin II và chính chất sau này gây co thắt mạch làm tăng huyết áp. Là
thuốc được chọn khi bệnh nhân đái tháo đường (kèm lợi tiểu, đối kháng
calci ,chẹn beta). Tác dụng phụ: làm tăng kali huyết và gây ho khan. Chống
chỉ định của thuốc là không dùng cho phụ nữ có thai hoặc người bị dị ứng
với thuốc .
7. Nhóm thuốc mới ức chế thụ thể angiotensin: Thuốc đầu tiên được dùng là
Losartan, sau đó là Irbesartan, Candesardan, Valsartan... Nhóm thuốc mới
này có tác dụng hạ huyết áp, đưa huyết áp về trị số bình thường, tương
đương với các thuốc nhóm đối kháng calci, chẹn beta, ức chế men chuyển.
Lợi điểm của nhóm thuốc này là do không trực tiếp ức chế men chuyển nên
gần như không gây ho khan như nhóm ức chế men chuyển, hoặc không gây
phù như thuốc đối kháng calci. Chống chỉ định giống ức chế men chuyển .

More Related Content

What's hot

12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.pptSoM
 
Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quảnMartin Dr
 
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔIHỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔISoM
 
Các bất thường thóp ở trẻ em.pdf
Các bất thường thóp ở trẻ em.pdfCác bất thường thóp ở trẻ em.pdf
Các bất thường thóp ở trẻ em.pdfBs. Nhữ Thu Hà
 
HO RA MÁU
HO RA MÁUHO RA MÁU
HO RA MÁUSoM
 
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCMSinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCMVuKirikou
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOSoM
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMSoM
 
Thuoc ho long_dam
Thuoc ho long_damThuoc ho long_dam
Thuoc ho long_damLê Dũng
 
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docx
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docxVIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docx
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docxSoM
 
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHKHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHSoM
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EMSoM
 

What's hot (20)

12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
 
RỐI LOẠN TOAN KIỀM
RỐI LOẠN TOAN KIỀMRỐI LOẠN TOAN KIỀM
RỐI LOẠN TOAN KIỀM
 
Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quản
 
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔIHỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
 
Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấpViêm tụy cấp
Viêm tụy cấp
 
Các bất thường thóp ở trẻ em.pdf
Các bất thường thóp ở trẻ em.pdfCác bất thường thóp ở trẻ em.pdf
Các bất thường thóp ở trẻ em.pdf
 
HO RA MÁU
HO RA MÁUHO RA MÁU
HO RA MÁU
 
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCMSinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
 
Viêm Phổi
Viêm PhổiViêm Phổi
Viêm Phổi
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
 
Thuoc ho long_dam
Thuoc ho long_damThuoc ho long_dam
Thuoc ho long_dam
 
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docx
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docxVIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docx
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docx
 
Hội chứng khó thở
Hội chứng khó thởHội chứng khó thở
Hội chứng khó thở
 
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHKHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
 
1. thuoc loi nieu
1. thuoc loi nieu1. thuoc loi nieu
1. thuoc loi nieu
 
Cập nhật COPD-Gold 2017
Cập nhật COPD-Gold 2017Cập nhật COPD-Gold 2017
Cập nhật COPD-Gold 2017
 
Bai Giang Hen Phe Quan
Bai Giang Hen Phe QuanBai Giang Hen Phe Quan
Bai Giang Hen Phe Quan
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
 
Benhphoitacnghen
BenhphoitacnghenBenhphoitacnghen
Benhphoitacnghen
 

Viewers also liked

Điều trị tiêu huyết khối bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp
Điều trị tiêu huyết khối bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấpĐiều trị tiêu huyết khối bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp
Điều trị tiêu huyết khối bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấpdangphucduc
 
Tăng huyết áp và suy thận
Tăng huyết áp và suy thậnTăng huyết áp và suy thận
Tăng huyết áp và suy thậnAn Ta
 
Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu nãoTai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu nãoPhúc Cao
 
Chỉ số áp lực cổ chân – cánh [autosaved]
Chỉ số áp lực cổ chân – cánh [autosaved]Chỉ số áp lực cổ chân – cánh [autosaved]
Chỉ số áp lực cổ chân – cánh [autosaved]minhphuongpnt07
 

Viewers also liked (6)

TBMMN
TBMMNTBMMN
TBMMN
 
Điều trị tiêu huyết khối bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp
Điều trị tiêu huyết khối bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấpĐiều trị tiêu huyết khối bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp
Điều trị tiêu huyết khối bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp
 
Tăng huyết áp và suy thận
Tăng huyết áp và suy thậnTăng huyết áp và suy thận
Tăng huyết áp và suy thận
 
Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu nãoTai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não
 
Tăng huyết áp y4
Tăng huyết áp y4Tăng huyết áp y4
Tăng huyết áp y4
 
Chỉ số áp lực cổ chân – cánh [autosaved]
Chỉ số áp lực cổ chân – cánh [autosaved]Chỉ số áp lực cổ chân – cánh [autosaved]
Chỉ số áp lực cổ chân – cánh [autosaved]
 

Similar to Tăng huyết áp ở người đái tháo đường

Tăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơn
Tăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơnTăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơn
Tăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơnAn Ta
 
Hu Ng D N DàNh Cho Ngu I Cao Huy T áP
Hu Ng D N DàNh Cho Ngu I Cao Huy T áPHu Ng D N DàNh Cho Ngu I Cao Huy T áP
Hu Ng D N DàNh Cho Ngu I Cao Huy T áPbstuananh
 
Hướng dẫn dành cho người cao huyết áp
Hướng dẫn dành cho người cao huyết ápHướng dẫn dành cho người cao huyết áp
Hướng dẫn dành cho người cao huyết ápAn Ta
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãowillia309
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãojoette200
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãorona420
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãomia606
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãolorenza369
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoorval648
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãochester313
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãomila839
 
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnTăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnedgardo895
 
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnTăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnalexis580
 
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnTăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnrashad478
 
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnTăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnrupert750
 
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnTăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnmelissa263
 
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnTăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnbailey579
 
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnTăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnlatoyia729
 
tang_huyet_ap_ppt_2015_da_nang.ppt
tang_huyet_ap_ppt_2015_da_nang.ppttang_huyet_ap_ppt_2015_da_nang.ppt
tang_huyet_ap_ppt_2015_da_nang.pptTunAnhL96
 
Đột quỵ, tai biến là do huyết áp tăng cao
Đột quỵ, tai biến là do huyết áp tăng caoĐột quỵ, tai biến là do huyết áp tăng cao
Đột quỵ, tai biến là do huyết áp tăng caokenyetta515
 

Similar to Tăng huyết áp ở người đái tháo đường (20)

Tăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơn
Tăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơnTăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơn
Tăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơn
 
Hu Ng D N DàNh Cho Ngu I Cao Huy T áP
Hu Ng D N DàNh Cho Ngu I Cao Huy T áPHu Ng D N DàNh Cho Ngu I Cao Huy T áP
Hu Ng D N DàNh Cho Ngu I Cao Huy T áP
 
Hướng dẫn dành cho người cao huyết áp
Hướng dẫn dành cho người cao huyết ápHướng dẫn dành cho người cao huyết áp
Hướng dẫn dành cho người cao huyết áp
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
 
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu nãoHuyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não
 
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnTăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
 
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnTăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
 
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnTăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
 
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnTăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
 
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnTăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
 
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnTăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
 
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biếnTăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến
 
tang_huyet_ap_ppt_2015_da_nang.ppt
tang_huyet_ap_ppt_2015_da_nang.ppttang_huyet_ap_ppt_2015_da_nang.ppt
tang_huyet_ap_ppt_2015_da_nang.ppt
 
Đột quỵ, tai biến là do huyết áp tăng cao
Đột quỵ, tai biến là do huyết áp tăng caoĐột quỵ, tai biến là do huyết áp tăng cao
Đột quỵ, tai biến là do huyết áp tăng cao
 

More from PHAM HUU THAI

A fib 2019-focused-update-slides
A fib 2019-focused-update-slidesA fib 2019-focused-update-slides
A fib 2019-focused-update-slidesPHAM HUU THAI
 
2018 4th universal def of myocardial infarction slides
2018 4th universal def of myocardial infarction slides2018 4th universal def of myocardial infarction slides
2018 4th universal def of myocardial infarction slidesPHAM HUU THAI
 
2019 prevention-guideline-slides-gl-prevention
2019 prevention-guideline-slides-gl-prevention2019 prevention-guideline-slides-gl-prevention
2019 prevention-guideline-slides-gl-preventionPHAM HUU THAI
 
Standards of medical care in diabetes 2018
Standards of medical care in diabetes 2018Standards of medical care in diabetes 2018
Standards of medical care in diabetes 2018PHAM HUU THAI
 
2017 blood-pressure-guideline
2017 blood-pressure-guideline2017 blood-pressure-guideline
2017 blood-pressure-guidelinePHAM HUU THAI
 
Gina 2017-teaching-slide-set-full
Gina 2017-teaching-slide-set-fullGina 2017-teaching-slide-set-full
Gina 2017-teaching-slide-set-fullPHAM HUU THAI
 
Alzheimer & Dementia
Alzheimer & DementiaAlzheimer & Dementia
Alzheimer & DementiaPHAM HUU THAI
 
Thyroid nodules and cancer
Thyroid nodules and cancerThyroid nodules and cancer
Thyroid nodules and cancerPHAM HUU THAI
 
Diabetes mellitus 2017
Diabetes mellitus 2017Diabetes mellitus 2017
Diabetes mellitus 2017PHAM HUU THAI
 
The Role of SGLT 2 Inhibitors and GLP 1 Receptor Agonists and DPP 4 Inhibitors
The Role of SGLT 2 Inhibitors and GLP 1 Receptor Agonists and DPP 4 InhibitorsThe Role of SGLT 2 Inhibitors and GLP 1 Receptor Agonists and DPP 4 Inhibitors
The Role of SGLT 2 Inhibitors and GLP 1 Receptor Agonists and DPP 4 InhibitorsPHAM HUU THAI
 
RỐI LOẠN LIPID MÁU
RỐI LOẠN LIPID MÁURỐI LOẠN LIPID MÁU
RỐI LOẠN LIPID MÁUPHAM HUU THAI
 
2014 esc esa slides-non-cardiac surgery_pptx
2014 esc esa slides-non-cardiac surgery_pptx2014 esc esa slides-non-cardiac surgery_pptx
2014 esc esa slides-non-cardiac surgery_pptxPHAM HUU THAI
 

More from PHAM HUU THAI (20)

Ccs 2019
Ccs 2019Ccs 2019
Ccs 2019
 
A fib 2019-focused-update-slides
A fib 2019-focused-update-slidesA fib 2019-focused-update-slides
A fib 2019-focused-update-slides
 
2018 4th universal def of myocardial infarction slides
2018 4th universal def of myocardial infarction slides2018 4th universal def of myocardial infarction slides
2018 4th universal def of myocardial infarction slides
 
2019 prevention-guideline-slides-gl-prevention
2019 prevention-guideline-slides-gl-prevention2019 prevention-guideline-slides-gl-prevention
2019 prevention-guideline-slides-gl-prevention
 
SIHD 2018
SIHD 2018SIHD 2018
SIHD 2018
 
Standards of medical care in diabetes 2018
Standards of medical care in diabetes 2018Standards of medical care in diabetes 2018
Standards of medical care in diabetes 2018
 
2017 blood-pressure-guideline
2017 blood-pressure-guideline2017 blood-pressure-guideline
2017 blood-pressure-guideline
 
2017 ami stemi
2017 ami stemi2017 ami stemi
2017 ami stemi
 
2017 pad
2017 pad2017 pad
2017 pad
 
Gold slide set_2017
Gold slide set_2017Gold slide set_2017
Gold slide set_2017
 
Gina 2017-teaching-slide-set-full
Gina 2017-teaching-slide-set-fullGina 2017-teaching-slide-set-full
Gina 2017-teaching-slide-set-full
 
Alzheimer & Dementia
Alzheimer & DementiaAlzheimer & Dementia
Alzheimer & Dementia
 
Cozaar
CozaarCozaar
Cozaar
 
27.02
27.0227.02
27.02
 
Thyroid nodules and cancer
Thyroid nodules and cancerThyroid nodules and cancer
Thyroid nodules and cancer
 
Diabetes mellitus 2017
Diabetes mellitus 2017Diabetes mellitus 2017
Diabetes mellitus 2017
 
The Role of SGLT 2 Inhibitors and GLP 1 Receptor Agonists and DPP 4 Inhibitors
The Role of SGLT 2 Inhibitors and GLP 1 Receptor Agonists and DPP 4 InhibitorsThe Role of SGLT 2 Inhibitors and GLP 1 Receptor Agonists and DPP 4 Inhibitors
The Role of SGLT 2 Inhibitors and GLP 1 Receptor Agonists and DPP 4 Inhibitors
 
RỐI LOẠN LIPID MÁU
RỐI LOẠN LIPID MÁURỐI LOẠN LIPID MÁU
RỐI LOẠN LIPID MÁU
 
Hypertension
HypertensionHypertension
Hypertension
 
2014 esc esa slides-non-cardiac surgery_pptx
2014 esc esa slides-non-cardiac surgery_pptx2014 esc esa slides-non-cardiac surgery_pptx
2014 esc esa slides-non-cardiac surgery_pptx
 

Tăng huyết áp ở người đái tháo đường

  • 1. Tăng huyết áp ở người đái tháo đường Ths.Bs Phạm Hữu Thái Tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) là hai bệnh độc lập, có mối liên quan, ngày càng phổ biến ở những nước phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hai bệnh này thường kết hợp với nhau , tỷ lệ bệnh luôn tăng theo lứa tuổi, và tỷ lệ người tăng huyết áp ở người đái tháo đường gấp hai lần ở người bình thường. Tăng huyết áp và đái tháo đường đều là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý mạch máu. Các yếu tố nguy cơ với bệnh lý mạch máu thường gắn bó với nhau là: Tăng huyết áp, tuổi tác, stress, thừa cân hoặc béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối, đường, lười vận động ,nồng độ cholesterol máu tăng, hút thuốc... Càng nhiều yếu tố , mức độ nguy cơ càng cao. THA là một yếu tố làm tăng mức độ nặng của ĐTĐ, ngược lại ĐTĐ cũng làm cho THA trở nên khó điều trị hơn. THA có thể xuất hiện trước khi bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ hoặc được phát hiện đồng thời với ĐTĐ trong bệnh cảnh của hội chứng chuyển hóa. Dù người bệnh ĐTĐ ở type 1 hay type 2, nhưng khi có THA đều làm cho tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt; làm cho tỷ lệ bệnh lý mạch vành và đột qụy tăng gấp 2- 3 lần so với người không bị ĐTĐ. THA và ĐTĐ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch máu lớn và nhỏ: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, tắc mạch chi, bệnh võng mạc mắt, bệnh thận, bệnh lý thần kinh. Việc làm giảm huyết áp sẽ giúp giảm các nguy cơ trên nên được coi là một mục tiêu quan trọng ở bệnh nhân ĐTĐ có THA (song song với điều chỉnh đường huyết tích cực và làm giảm cholesterol máu). Đã có nghiên cưú cho rằng việc kiểm soát tốt huyết áp thậm chí còn quan trọng hơn cả kiểm soát đường máu. Theo quan niệm hiện nay của Tổ chức Y tế Thế giới thì huyết áp thấp hơn 120/80mmHg được xem là huyết áp tối ưu không gây hại cho sức khoẻ. Trong đó 120 gọi là số huyết áp trên (tâm thu); 80 gọi là số huyết áp dưới (tâm trương). Gọi là tăng huyết áp khi số tâm thu cao hơn 140mmHg hoặc số huyết áp tâm trương cao hơn 90mmHg. Gọi là tăng huyết áp độ 1 hay độ nhẹ khi: số huyết áp trên từ 140 đến 159mmHg hoặc số huyết áp dưới từ 90 đến 99mmHg. Gọi là tăng huyết áp độ 2 hay độ trung bình khi: số huyết áp trên từ 160 đến 179mmHg hoặc số huyết áp dưới từ 100 đến 109mmHg.
  • 2. Gọi là tăng huyết áp độ 3 hay độ nặng khi: số huyết áp trên từ 180mmHg trở lên hoặc số huyết áp dưới từ 110mmHg trở lên. Khi số huyết áp trên và dưới thuộc 2 độ khác nhau thì chọn độ theo số huyết áp cao hơn. Bệnh nhân tăng HA có những triệu chứng gì ? * Đa số bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. * Một số có triệu chứng nhức đầu, nhìn mờ, chóng mặt, buồn nôn, mặt phừng đỏ, mây mù trước mắt, tê tay nhất thời, ruồi bay trước mắt, tiểu đêm, đau bụng hoặc đau ngực, khó thở. * Đôi khi phát hiện tăng HA qua một tai biến nào đó :”Tên giết người thầm lặng”. * Khám: Có thể không có triệu chứng nào cả, đôi khi có âm thổi tâm thu nhẹ ở đáy tim, có T4, có thể thấy triệu chứng của tổn thương cơ quan đích. Chính vì các triệu chứng thường không rõ ràng và không đặc hiệu như vậy nên những bệnh nhân ĐTĐ cần được kiểm tra huyết áp định kỳ mỗi khi thăm khám tại chuyên khoa ĐTĐ để kịp thời phát hiện và điều trị THA. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA năm 2013 - Chẩn đoán tăng huyết áp khi: huyết áp trên (tâm thu) ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp dưới (tâm trương) ≥90mmHg. - Bệnh nhân đái tháo đường, chẩn đoán tăng huyết áp khi: huyết áp trên (tâm thu) ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp dưới (tâm trương) ≥80mmHg. Điều trị hợp lý huyết áp là yếu tố quan trọng nhất làm chậm tiến triển của bệnh thần kinh do đái tháo đường ; chiếm khoảng 40% bệnh nhân đái tháo đường. Đa số các bệnh nhân này cần hơn một thuốc chống tăng huyết áp để đạt được mức huyết áp trung bình 140/80. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị.
  • 3. Để hạn chế bệnh THA không được phát hiện và điều trị kịp thơì, gần đây Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến khích việc tự đo huyết áp tại nhà, nhằm giúp bệnh nhân có thông tin về mức huyết áp hàng ngày, sự đáp ứng với thuốc hạ huyết áp và quan tâm hơn đối với vấn đề điều trị. Để khai thác tối ưu các điểm mạnh của phương pháp này, cần tuân thủ một số hướng dẫn : 1. Cần chỉnh đúng huyết áp kế: Đo huyết áp bằng huyết áp kế thủy ngân vẫn được coi là phương pháp tốt nhất để đánh giá số đo của huyết áp. Sau một thời gian sử dụng, đa số huyết áp kế đồng hồ, huyết áp điện tử đều có sai lệch, vì vậy nên được chỉnh lại sau mỗi 3 tháng sử dụng. 2. Trước khi đo huyết áp, người được đo cần ngồi nghỉ hoàn toàn trên ghế ít nhất 5 phút, chân đặt lên sàn nhà, tay đặt trên bàn ngang mức tim. Đây là tư thế của mức huyết áp thường diễn ra hàng ngày. 3. Đo huyết áp tư thế đứng, được đo định kỳ mỗi 3-6 tháng, đặc biệt ở những người có nguy cơ hạ huyết áp tư thế (suy tĩnh mạch, đái tháo đường...). 4. Băng quấn tay phải quấn được 80% cánh tay người được đo. Với người có thể trạng to lớn, người quá béo, nếu băng quấn tay đo huyết áp nhỏ có thể làm tăng số đo, sai tới 10-15mmHg và ngược lại. 5. Đo ít nhất 2 lần và cách nhau ít nhất 2-5 phút cho mỗi lần đo. Nếu 2 lần đo chênh lệch nhau > 5mmHg, cần thực hiện đo lần thứ 3 và lấy trung bình cộng của cả 3 lần đo. 6. Huyết áp tâm thu được tính từ 2 tiếng đập liên tiếp đầu tiên, để tránh nhầm với “lỗ thủng huyết áp” của người có xơ vữa động mạch hay người bị hẹp van động mạch chủ, chỉ có một tiếng đập đầu tiên. 7. Huyết áp tâm trương được tính khi tiếng đập cuối cùng mất đi. 8. Cần đo huyết áp của tay đối bên và đối chiếu mức huyết áp của hai tay. 9. Người đo huyết áp nên nói hoặc ghi lại cho người được đo trị số huyết áp cũng như mức huyết áp mục tiêu của họ. Theo quy định, ở bất cứ lứa tuổi nào, người có mức huyết áp bằng hoặc lớn hơn 140/90 mmHg thì được xem là bị tăng huyết áp. Còn những người
  • 4. tự đo huyết áp tại nhà có mức huyết áp lớn hơn hoặc bằng 135/85 mmHg đã được xem như bị tăng huyết áp. Nguyên nhân nào gây ra THA ? * 90 – 95% là vô căn, còn gọi là tăng HA tiên phát. * Chỉ có 5 – 10% là có nguyên nhân: bệnh thận mạn tính, hẹp eo ĐM chủ, hội chứng Cushing, do thuốc hoặc liên quan đến thuốc, bệnh tắc nghẽn đường niệu, u tủy thượng thận, tăng aldosterone nguyên phát, tăng HA do mạch máu thận, khó thở khi ngủ, bệnh tuyến giáp hay cận giáp. * Giả thuyết về tăng HA vô căn: Ăn nhiều muối, giảm lượng cầu thận, Stress, thay đổi về gene, béo phì, yếu tố nội mạc mạch máu. Đặc điểm Tăng huyết áp ở người đái tháo đường: - Tăng thể tích huyết tương, tăng giữ muối. - Tăng sức cản của mạch ngoại vi, thường là THA tâm thu đơn thuần. - Hoạt tính của Renin trong huyết tương thấp, người ta cũng thấy có nhiều bất thường trong hệ thống Renin-Angiotensin, tăng khả năng bị protein niệu. - Kháng Insulin,tăng insulin máu. - Tăng đông máu, tăng kết tập tiểu cầu. Để kiểm soát được tăng huyết áp, biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là dùng thuốc, liệu pháp tốt nhất là phối hợp nhiều loại thuốc. Mục đích điều trị tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường: - Huyết áp ≤ 140/80mmHg (một số đề nghị là 130/80mmHg), đối với suy thận không đái tháo đường, huyết áp ≤140/90 mmHg. - Đề phòng tăng tỷ lệ bệnh và tỷ lệ tử vong. - Giảm yếu tố nguy cơ mạch vành. - Giảm biến chứng vi mạch.
  • 5. - Không gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát glucose máu, mỡ máu và các hằng số sinh học khác. - Ổn định lâu dài. 10 yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch: 1. Tăng huyết áp * 2. Hút thuốc lá 3. Béo phì: * (BMI >30 kg/m2 ); Bị béo phì vòng bụng, nam có vòng bụng trên 90cm hay nữ có vòng bụng trên 80cm 4. Lối sống tĩnh tại 5. Rối loạn lipid * 6. Đái tháo đường * 7. Vi đạm niệu or Mức lọc cầu thận (GFR) <60 ml/min 8.Tuổi (nam ≥ 55 , nữ ≥ 65 tuổi) 9. Gia đình có người mắc bệnh tim mạch khi còn trẻ (nam dưới 55 tuổi và nữ dưới 65 tuổi) 10.Các tác động về tâm lý (GS John) Các dạng tổn thương cơ quan nội tạng do tăng huyết áp: -Bệnh lý ở tim Phì đại thất trái : biểu hiện trên điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp x quang tim. Đau thắt ngực/tiền sử nhồi máu cơ tim Tiền sử tái thông mạch vành Suy tim
  • 6. - Đột qụy hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua - Bệnh thận mạn tính; tổn thương thận dưới dạng tiểu vi đạm niệu. - Bệnh động mạch ngoại biên - Tổn thương đáy mắt: xuất huyết, xuất tiết võng mạc, phù gai thị Có các bệnh lý khác đi kèm: 1. Đã bị tai biến mạch máu não dù nặng hay nhẹ. 2. Bệnh tim do thiếu máu cơ tim cục bộ dưới các mức độ: cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim. 3. Đã bị suy tim, suy thận… 4. Các dạng bệnh lý mạch máu ngoại biên. Khi đã xác định được tất cả các yếu tố tác động xấu thêm bệnh tăng huyết áp. Chúng ta phải có thái độ điều trị tích các yếu tố này. Những việc cần làm để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp: Để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp bạn cần thực hiện 3 điều sau đây: * Đưa được huyết áp vế thấp hơn 140/90mmHg; Huyết áp ≤ 140/80mmHg ở bệnh nhân đái tháo đường; đối với suy thận không đái tháo đường, huyết áp ≤140/90 mmHg. * Thực hiện tốt các biện pháp điều trị không dùng thuốc và có dùng thuốc * Điều trị các bệnh lý khác đi kèm theo. Điều trị để mức huyết áp thấp hơn 140/90mmHg là bạn đã tự giúp cơ thể mình trách được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp như: giảm 40% khả năng bị đứt mạch máu não, 50% khả năng bị suy tim mãn, giảm 30% khả năng bị tai biến mạch máu não tái phát, và nhiều biến chứng khác… Như vậy để đạt được các lợi ích này bạn cần thực hiện các điều sau Trong điều trị không dùng thuốc bạn cần thực hiện 10 điểm sau
  • 7. 1. Nếu bị béo phì, nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ rau quả, trái cây. 2. Nên ăn lạt, không ăn quá 1 muỗng cà- phê muối mỗi ngày. Lượng muối này bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm. 3. Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò, gà… 4. Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị tiểu đường… 5. Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa. Tốt nhất là dùng dầu ô- liu, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu nành. 6. Nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ. 7. Ngừng hoặc hạn chế uống nhiều rựơu. 8. Bỏ hẳn hút thuốc lá. 9. Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định. Tránh trạng thái căng thẳng, xúc động, lo âu. 10. Rèn luyện thân thể thường xuyên: tập thể dục đều đặn ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần nhưng không nên gắng sức. Trong các vấn đề điều trị không dùng thuốc nêu trên thì hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ nếu có thể loại bỏ được, bỏ hút thuốc lá mang lại các lợi ích sau cho sức khỏe: Lợi ích tức thì: • 20 phút sau ngưng hút thuốc lá huyết áp, mạch và nhiệt độ trở về bình thường. • Sau 24 giờ các cơn đau tim bắt đầu giảm. • Sau 48 giờ ăn uống thấy ngon miệng hơn. • Sau 72 giò phế quản dãn ra hơn, hô hấp dễ dàng hơn, lượng không khí hít thở tăng nhiều hơn. • Sau 1-9 tháng giảm được những cơn ho, tình trạng thở ngắn và thiếu hơi thở.
  • 8. Lợi ích lâu dài: • Sau vài tháng ngưng thuốc lá nguy cơ bệnh mạch vành tim bắt đầu giả rõ rệt và sau 3- 5 năm trở về giống như người chưa hút thuốc lá. • Sau 10 năm ngưng hút thuốc lá nguy cơ ung thư phổi giảm 30-50%, sau 15 năm nguy cơ ung thư phổi giống như người chưa hút thuốc lá. • Ngưng hút thuốc lá còn làm giảm nguy cơ ung thư khác như ung thư thanh quản, thực quản, tuỵ tạng, bàng quang. • Ngưng hút thuốc lá còn làm giảm các bệnh lý khác như tai biến mạch máu não, tắc mạch máu ở chân, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi và cải thiện được tình trạng khí phế thủng, viêm phế quản. • Ở bệnh nhân tiểu đường ngưng hút thuốc lá làm giảm biến chứng tim mạch và tai biến mạch máu não. Uống rượu cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm 1. Uống rượu quá nhiều, thường xuyên say xỉn rất dễ bị đột quỵ,tai biến mạch máu não. 2. Có sự tỉ lệ thuận giữa bệnh tăng huyết áp và sự uống rượu. 3. Người đang uống nhiều thường xuyên khi ngừng rượu khi ngừng rượu đột ngột huyết áp có thể tăng vọt lên và gây tai biến. Do đó nếu bạn đang nghiện rượu khi bỏ rượu cũng phải giảm từ từ trong 3 tháng đến mức độ có thể chấp nhận được. 4. Lượng rượu bia tối đa mà bạn có thể uống mà không gây ảnh hưởng đến tim mạch là không quá 2 lon bia hay 60ml rượu mạnh hoặc 1/4 xị rượu đế một ngày. Khi chọn lựa thuốc huyết áp cho người bệnh thầy thuốc sẽ căn cứ vào 6 yếu tố sau đây: 1. Loại thuốc bệnh nhân đã dùng trước đó và sự dung nạp hay phản ứng phụ của bệnh nhân với loại thuốc này. 2. Khả năng kinh tế của bệnh nhân đáp ứng cho việc sử dụng lâu dài với các loại thuốc hạ huyết áp và những xét nghiệm theo dõi khác kèm theo.
  • 9. 3. Các nguy cơ tim mạch mà bệnh nhân đang có. 4. Sự hiện diện của tổn thương nội tạng do tăng huyết áp hay bệnh tim mạch, bệnh thận và đái tháo đường. 5. Sự hiện diện của các bệnh lý khác như rối loạn mỡ trong máu, hen suyễn, bệnh lý về khớp, u xơ tiền liệt tuyến…các bệnh này có thể thuận lợi hay gây bất lợi khi sử dụng một loại thuốc hạ huyết áp. 6. Tương tác giữa thuốc điều trị tăng huyết áp và các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang dùng. Bạn cần tránh ba sai lầm mà người bệnh tăng huyết áp hay mắc phải khi chữa trị là: 1. Tự mua thuốc hạ huyết áp để uống. Đã có nhiều trường hợp phải đưa đến bệnh viện cấp cứu do tự uống thuốc hạ huyết áp. 2. Chỉ chữa bệnh khi huyết áp tăng cao và ngừng thuốc khi huyết về bình thường. 3. Uống lâu dài với 01 toa thuốc mà không tái khám để đánh giá lại tình trạng bệnh. Điều trị bằng thuốc Có nhiều thuốc trị tăng huyết áp đang được sử dụng ở nước ta, chia thành nhiều nhóm: 1. Nhóm thuốc lợi tiểu: Gồm có Hydroclorothiazid, Indapamid, Furosemid, Spironolacton, Amilorid, Triamteren... Cơ chế của thuốc là làm giảm sự ứ nước trong cơ thể, tức làm giảm sức cản của mạch ngoại vi, dẫn đến làm hạ huyết áp. 2. Nhóm thuốc ức chế giao cảm trung ương: Gồm có Reserpin, Methyldopa, Clonidin... Cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào thần kinh gây hạ huyết áp. Hiện nay ít dùng do tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp. 3. Nhóm thuốc chẹn alpha: Gồm có Prazosin, Alfuzosin, Terazosin, Phentolamin... Cơ chế của thuốc là ức chế giải phóng noradrenalin tại đầu
  • 10. dây thần kinh (là chất sinh học làm tăng huyết áp), do đó làm hạ huyết áp. Có tác dụng phụ gây hạ huyết áp khi đứng lên (hạ huyết áp tư thế đứng). 4. Nhóm thuốc chẹn beta: Gồm có Propanolol, Pindolol, Nadolol, Timolol, Metoprolol(Betaloc), Atenolol, Labetolol, Acebutolol, Bisoprolol (Concor)... Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể beta - giao cảm ở tim, mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt lưng, ngực hoặc nhức nửa đầu. Chống chỉ định đối với người có kèm hen suyễn, suy tim nặng , nhịp tim chậm. 5. Nhóm thuốc đối kháng calci: Gồm có Nifedipin, Nicardipin, Amlodipin, Felodipin, Isradipin, Diltiazem phóng thích chậm,Verapamil phóng thích trung bình, Verapamil tác dụng dài…Cơ chế của thuốc là chặn dòng ion calci không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu, vì vậy gây dãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp. 6. Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Gồm có Captopril, Enalapril, Benazepril, Lisinopril, Perindopril (Coversyl), Quinepril… Cơ chế của thuốc là ức chế một enzym có tên là men chuyển angiotensin (viết tắt ACE). Nhờ men chuyển angiotensin xúc tác mà chất sinh học angiotensin I biến thành angiotensin II và chính chất sau này gây co thắt mạch làm tăng huyết áp. Là thuốc được chọn khi bệnh nhân đái tháo đường (kèm lợi tiểu, đối kháng calci ,chẹn beta). Tác dụng phụ: làm tăng kali huyết và gây ho khan. Chống chỉ định của thuốc là không dùng cho phụ nữ có thai hoặc người bị dị ứng với thuốc . 7. Nhóm thuốc mới ức chế thụ thể angiotensin: Thuốc đầu tiên được dùng là Losartan, sau đó là Irbesartan, Candesardan, Valsartan... Nhóm thuốc mới này có tác dụng hạ huyết áp, đưa huyết áp về trị số bình thường, tương đương với các thuốc nhóm đối kháng calci, chẹn beta, ức chế men chuyển. Lợi điểm của nhóm thuốc này là do không trực tiếp ức chế men chuyển nên gần như không gây ho khan như nhóm ức chế men chuyển, hoặc không gây phù như thuốc đối kháng calci. Chống chỉ định giống ức chế men chuyển .