SlideShare a Scribd company logo
1 of 119
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
GIỮA CƠ CẤU VỐN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN,
CHẾ TẠO NIÊM YẾT TRÊN SÀN HSX
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................ii
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ......................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................v
DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT......................................................................vi
1.1 Đặt vấn đề. .............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................3
PHẦN II............................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................4
2.1 Tổng quan tài liệu...................................................................................4
2.1.1 Cấu trúc vốn ......................................................................................4
2.1.2 Hiệu quả kinh doanh..........................................................................8
2.1.3 Tổng quan các tài liệu trước đây nghiên cứu về mối quan hệ giữa
cấu trúc tài chính và hiệu quả kinh doanh ................................................14
2.2 Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................16
2.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................17
2.3.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu....................................................................17
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu...........................................................18
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu................................................................18
2.3.4 Phương pháp phân tích số liệu.........................................................18
2.3.5 Phương pháp phân nhóm ngành.......................................................19
2.3.6 Phương pháp thay thế liên hoàn.......................................................20
2.3.7 Phương pháp hồi quy tương quan....................................................20
PHẦN III.........................................................................................................22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................22
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................................22
3.1.1 Giới thiệu chung về ngành công nghiệp: .......................................22
3.1.2 Giới thiệu chung về các công ty ngành Công nghiệp chế biến chế tạo
trên sàn HSX.............................................................................................25
3.2. Kết quả nghiên cứu..............................................................................31
3.2.1. Thực trạng về cấu trúc nguồn vốn của các công ty trong ngành.....31
3.2.2 Thực trạng về kết quả kinh doanh của các công ty trong ngành......47
3.3.2 Thực trạng về hiệu quả kinh doanh của các công ty trong ngành....55
3.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của
các công ty.................................................................................................60
ii
3.4 Khuyến nghị..........................................................................................69
PHẦN IV.........................................................................................................71
KẾT LUẬN.....................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................72
PHỤ LỤC...........................................................................................................75
iii
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Đồ thị 3.1 Số lượng các công ty trong ngành niêm yết trên sàn HSX .......27
giai đoạn 2008-2013..........................................................................................27
Đồ thị 3.2 Tổng tài sản của các công ty năm 2013..........................................29
Đồ thị 3.3 Đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu của các công ty năm 2013........31
Đồ thị 3.4 Tình hình biến động tỉ suất tự tài trợ của một số công ty trong
ngành giai đoạn 2008-2013...............................................................................43
Biểu đồ 3.1 Biến động tỉ trọng chi phí sản xuất của các công ty giai đoạn
2008-2013............................................................................................................52
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động...........17
Bảng 3.2 Thống kê các biến trong mô hình.....................................................21
Bảng 3.3 Danh sách các ngành và mã CK thuộc ngành Công nghiệp chế
biến chế tạo trên sàn HSX năm 2013...............................................................26
Bảng 3.4 Tình hình biến động tổng Nguồn vốn các công ty trong ngành giai
đoạn 2008-2013..................................................................................................33
Bảng 3.5 Tình hình biến động tỉ suất nợ các công ty trong ngành................38
Bảng 3.6 Tình hình biến động nợ ngắn hạn của các công ty trong ngành giai
đoạn 2008-2013..................................................................................................42
Bảng 3.7 Tình hình biến động hệ số tự tài trợ của các công ty trong giai
đoạn 2008-2013..................................................................................................46
Bảng 3.8 Tình hình biến động doanh thu của các công ty trong ngành giai
đoạn 2008-2013..................................................................................................48
Bảng 3.9. Tình hình biến động chi phí của các công ty trong ngành giai
đoạn 2008-2013..................................................................................................51
Bảng 3.10 Biến động lợi nhuận sau thuế của các công ty giai đoạn 2008-
2013.....................................................................................................................54
Bảng 3.11 Biến động tỷ suất ROS của các công ty (2008-2013)....................55
Bảng 3.12 Biến động tỉ suất sinh lợi tài sản của các công ty (2008-2013).....57
Bảng 3.13 Biến động ROE của các công ty trong ngành (2008-2013)..........59
Bảng 3.14 Mối quan hệ giữa ROE, ROA và Hệ số nợ....................................61
Bảng 3.15 Tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các .....65
công ty giai đoạn 2008 - 2013............................................................................65
v
DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT
DTT BH&CCDV Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
TSCĐ Tài sản cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
LNST Lợi nhuận sau thuế
CK Cuối kì
TS Tài sản
Mã CK Mã chứng khoán
vi
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc cạnh tranh giữa các công ty là
không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt hơn. Theo số liệu thống kê
của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động
năm 2013 là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước, còn với các
doanh nghiệp nhà nước, số liệu của Bộ Tài chính mới cho biết có hơn 400 doanh
nghiệp Nhà nước giải thể hoặc phá sản trong năm 2013. Điều đó cho thấy môi
trường kinh doanh của nước ta còn chưa thật ổn định và các doanh nghiệp còn
yếu kém trong hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao. Qua điều tra, khi trả lời về
lý do ngừng hoạt động, có tới 56,4% số doanh nghiệp trả lời do sản xuất thua lỗ
kéo dài, chỉ có 5,1% trả lời do năng lực quản lý, điều hành hạn chế và 38,5% trả
lời do nguyên nhân khác như thiếu vốn sản xuất kinh doanh, không tìm kiếm
được thị trường hoặc đang thuộc diện bán hoặc chờ sắp xếp lại1
. Vì vậy, hiệu quả
kinh doanh trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các cá nhân, tổ
chức trong và ngoài doanh nghiệp đều quan tâm. Phân tích hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp là việc làm quan trọng và không thể thiếu ở mỗi doanh
nghiệp. Kết quả từ quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh cung cấp thông tin
về thực trạng sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản
lý đưa ra những quyết sách hợp lí để cải thiện, khắc phục những tồn tại, yếu kém
của doanh nghiệp, cũng như nhận thấy và phát huy hết tiềm năng của doanh
1
Thành Trung (2014), Vì sao nhiều doanh nghiệp phá sản?, Báo PetroTimes – số 16 – ngày
16/01/2014
1
nghiệp. Đồng thời, nó cũng là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư đưa ra các quyết
định có đầu tư tiếp hoặc đầu tư vào doanh nghiệp nữa hay không.
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay, ngành công nghiệp ngày càng
khẳng định được vị thế và tầm quan trọng của mình trong sự phát triển của đất
nước. Ngành công nghiệp phát triển sẽ giúp tăng năng suất lao động, từ đó tăng
thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm và giảm đói nghèo. Với mục tiêu trở thành
nước công nghiệp vào năm 2020, việc tập trung phát triển ngành công nghiệp
trở thành mục tiêu trọng tâm trong kế hoạch phát triển của Chính phủ. Do Việt
Nam là quốc gia có lợi thế về nông nghiệp, cùng nguồn tài nguyên phong phú,
nên ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở nước ta có sự phát triển mạnh mẽ hơn
các ngành khác. Tuy nhiên, theo các phân tích và đánh giá của các chuyên gia
kinh tế thì khả năng cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp trong ngành
công nghiệp chế biến của Việt Nam chưa cao. Điều này phụ thuộc nhiều vào
hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp này. Theo các nghiên cứu thực
nghiệm của Pendey (Pandey 2001), Huang and Song (Huang 2002), Bhaduri
(Bhaduri 2002) và Trần Đình Khôi Nguyên (Trần Đình Khôi Nguyên 2006) cho
thấy rằng cấu trúc vốn của doanh nghiệp có mối quan hệ và ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích mối quan hệ giữa cấu
trúc tài chính và hiệu quả kinh doanh là một việc làm cần thiết để doanh nghiệp
có thể xác định cho mình một cấu trúc hợp lý, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế
biến chế tạo tăng khả năng cạnh tranh, đứng vững và phát triển trên thị trường
hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích cấu trúc tài chính, hiệu
quả kinh doanh và mối quan hệ giữa chúng, em chọn đề tài: “Phân tích mối quan hệ
giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công
nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX” làm đề tài nghiên cứu
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về cơ cấu vốn doanh nghiệp và hiệu quả kinh
doanh
- Phản ánh và phân tích thực trạng cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp nhóm các doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến chế tạo
trên sàn HSX
- Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo trên sàn
HSX
- Đưa ra một số khuyến nghị cho nhà quản lí doanh nghiệp và người đầu tư
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên sàn
HSX
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: các doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến,
chế tạo trên sàn HSX
- Phạm vi thời gian: Số liệu hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết
trên HSX từ năm 2008 đến năm 2013
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 17/1/2014 đến ngày 30/5/2014.
3
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Cấu trúc vốn
2.1.1.1 Khái niệm:
Hiện nay có nhiều quan điểm của các tác giả khác nhau về cấu trúc tài
chính, PGS.TS Phan Thị Cúc trong Giáo trình: “Tài chính doanh nghiệp” (Phan
Thị Cúc, 2010) có viết: Cơ cấu vốn là quan hệ tỷ trọng giữa tổng nợ phải trả và
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Thạc sĩ Đoàn Ngọc Phi Anh (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2010)
trong tạp chí khoa học ĐH Đà Nẵng số 5(40).2010 cho rằng: cơ cấu vốn được
hiểu là cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động để tài trợ cho tài sản của
doanh nghiệp mình. Cấu trúc tài chính được đo lường thông qua các chỉ tiêu như
tỉ suất nợ (Nợ phải trả trên tổng tài sản), tỉ suất tự tài trợ (Vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản) hay tỉ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu.
Tóm lại, cơ cấu nguồn vốn thể hiện mối quan hệ giữa tỉ trọng nguồn vốn
tự có và nguồn vốn đi vay. Cho thấy được các nguồn hình thành tài sản của
doanh nghiệp đến từ đâu.
2.1.1.2 Vai trò:
Trong một doanh nghiệp, cấu trúc tài chính là một vấn đề quan trọng, nó
quyết định sự thành bại của doanh nghiệp đó:
Đối với doanh nghiệp, cấu trúc tài chính cho thấy đặc trưng trong cơ cấu
tài sản của doanh nghiệp. Từ đó có cách phân bổ hợp lý tài sản hiện tại và tương
lai khi đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
4
Cấu trúc nguồn vốn giúp nhà quản lý nắm bắt được thông tin về chính
sách tài trợ của doanh nghiệp, mức độ an toàn, tính ổn định tài chính và hiệu
quả, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản trị có thể điều chỉnh cấu
trúc nguồn vốn cho hợp lý hơn.
Từ phân tích cơ cấu vốn của doanh nghiệp có thể thấy được tính cân bằng
tài chính, từ đó thấy được mối liên hệ giữa tài sản với nguồn tài trợ tương ứng
của nó, từ đó nhà quản trị có thể tìm ra được các biện pháp nhằm đảm bảo sự
cân đối giữa hai yếu tố này.
Đối với nhà đầu tư, các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp... quan tâm đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các giác độ khác nhau. Nguồn thông
tin được cung cấp từ phân tích cơ cấu vốn là cơ sở để nhà đầu tư xem xét và
quyết định xem có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không, đầu tư như thế nào
và bao nhiêu là hợp lý.
Như vậy, cơ cấu vốn có vai trò rất quan trọng không chỉ với bên trong
doanh nghiệp mà cả với bên ngoài doanh nghiệp. Do đó thường xuyên tiến hành
phân tích cấu trúc tài chính là một điều hết sức cần thiết.
2.1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu:
Theo Thạc sĩ Đoàn Ngọc Phi Anh (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2010), cơ cấu
được đo lường thông qua các chỉ tiêu như tỉ suất nợ (Nợ phải trả trên tổng tài
sản), tỉ suất tự tài trợ (Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) và tỉ suất nợ phải trả
trên vốn chủ sở hữu.
a, Tỷ suất nợ:
Nợ phải trả
Tỷ suất nợ = x 100%
Tổng tài sản
Hệ số này phản ánh trong 100 đồng kinh doanh mà DN đang sử dụng có
mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ. Hệ số nợ càng cao thể hiện mức độ
phụ thuộc của DN vào chủ nợ càng lớn và khả năng huy động, tiếp nhận các
5
khoản nợ vay sẽ khó khăn hơn khi DN hoạt động không hiệu quả, không có khả
năng thanh toán kịp thời cho các khoản nợ.
Trong chỉ tiêu tỉ suất nợ nên phân ra làm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn để
thấy có thể thấy rõ hơn cấu trúc nợ vay của doanh nghiệp.
+ Tỷ suất nợ ngắn hạn:
Nợ ngắn hạn
Tỷ suất nợ ngắn hạn= x 100%
Tổng nợ
Chỉ tiêu này phản ánh, trong tổng nợ vay của doanh nghiệp thì chiếm bao nhiêu
phần trăm là nợ ngắn hạn. Qua đó, thể hiện rõ về tình hình vay nợ và số nợ ngắn
hạn dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp là cao hay thấp. Từ đó,
phần nào đánh giá về tính bến vững tình hình tài chính trong doanh nghiệp
+ Tỷ suất nợ dài hạn:
Nợ ngắn hạn
Tỷ suất nợ dài hạn = x 100%
Tổng nợ
Thể hiện số nợ dài hạn của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm
trong tổng nợ vay. Vì thời hạn trả lâu hơn nợ ngắn hạn nên đây không phải là
mối lo cho các doanh nghiệp như nợ ngắn hạn.
b, Tỷ suất tự tài trợ:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ = x 100%
Tổng tài sản
Tỷ suất tự tài trợ = 1 – Tỷ suất nợ
Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng tự chủ của doanh nghiệp. Tỷ suất
này càng lớn chứng tỏ tính độc lập về tài chính càng cao, khả năng thanh toán
các khoản nợ vay cũng cao.
Đối với các chủ nợ, họ thường dễ dàng cấp tín dụng cho những doanh
nghiệp có tỷ lệ này cao (các điều kiện khác không đổi) vì khi đó khả năng thu
hồi nợ là lớn. Nhưng đối với các doanh nghiệp thì việc sử dụng nợ lại làm tăng
6
hiệu quả kinh doanh nhiều hơn so với vốn chủ. Như vậy cần phải cân đối giữa
hai tỷ lệ này sao cho hợp lý và thích hợp nhất đối với cụ thể từng doanh nghiêp.
Để thấy rõ được nguồn vốn của doanh nghiệp đang tài trợ cho loại tài sản
nào, tỉ trọng là bao nhiêu phải phân tích hệ số tài trợ thường xuyên và hệ số tự
tài trợ tài sản dài hạn:
+ Hệ số tài trợ thường xuyên:
Hệ số tài trợ thường xuyên được đo bằng tỷ số giữa nguồn vốn dài hạn so
với tài sản dài hạn.
Hệ số tài trợ thường xuyên =
Nguồn vốn thường xuyên x 100%
Tài sản dài hạn
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Chỉ tiêu này phản ánh tính cân đối về thời gian của tài sản hình thành qua
đầu tư dài hạn với nguồn tài trợ tương ứng, hay chính là mối quan hệ cân đối
giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản trong dài hạn. Tuy nhiên, trên thực tế,
mỗi lĩnh vực ngành nghề có sự dao động hệ số tài trợ thường xuyên khác nhau,
phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
+ Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn:
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn được đo bằng tỷ số giữa vốn chủ sở hữu so
với tài sản dài hạn. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trang trải tài sản bằng vốn
chủ sở hữu và được xác định bằng công thức:
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn =
Vốn chủ sở hữu x100%
Tài sản dài hạn
Đặc điểm của tài sản dài hạn là thời gian luân chuyển dài, thường kéo dài
qua nhiều chu kỳ kinh doanh nên nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không
đủ tài trợ tài sản dài hạn của mình mà phải sử dụng các nguồn vốn khác (kể cả
nguồn chiếm dụng dài hạn) thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc
thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngược lại, nếu vốn chủ sở hữu của doanh
7
nghiệp có đủ và đảm bảo khả năng tài trợ tài sản dài hạn, doanh nghiệp sẽ ít gặp
khó khăn khi thanh toán nợ đáo hạn
c, Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu
Ngoài hai chỉ tiêu trên, khi phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh
nghiệp còn sử dụng thêm chỉ tiêu Tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Tỷ suất Nợ trên VCSH =
(Đòn bẩy tài chính) Nguồn vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đảm bảo nợ bằng vốn chủ sở hữu. Nó cho
thấy một đồng nợ được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng vốn chủ. Nếu chỉ tiêu này
cao có nghĩa là khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp, các chủ nợ có thể
gặp rủi ro trong việc thu hồi nợ và ngược lại. Tuy nhiên, khi phân tích tính tự
chủ về tài chính cần sử dụng thêm số liệu trung bình ngành hoặc số liệu định
mức của các ngân hàng để đánh giá tính tự chủ về tài chính.
Trên đây là những chỉ tiêu thường được sử dụng trong phân tích cấu trúc
tài chính của doanh nghiệp. Những số liệu này sẽ là cơ sở để cho các nhà đầu tư,
các nhà quản lý có thể lựa chọn một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn chủ sở hữu và
nguồn vốn vay nợ nhằm đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp nhất.
2.1.2 Hiệu quả kinh doanh
2.1.2.1 Khái niệm:
Từ lên trên thế giới, hiệu quả kinh doanh là vấn đề được các nhà kinh tế
học nghiên cứu và phân tích. Vấn đề này được đề cập rất nhiều trong các tài liệu
kinh tế học, các báo cáo phân tích tài chính, kinh doanh…cũng như ở cả các
luận án tiến sĩ, thạc sĩ, báo cáo nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và trên thế giới.
Từ thế kỉ XVIII, các nhà kinh tế học trên thế giới bắt đầu nghiên cứu vấn đề này,
đặc biệt nó được tập trung nghiên cứu vào những năm 60 của thế kỉ XX. Có rất
nhiều luận điểm về hiệu quả kinh doanh được đưa ra, cụ thể:
8
Theo quan điểm của nhà kinh tế học người Anh – Adam Smith và nhà
kinh tế học người Pháp – Ogiephric thì hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được
trong hoạt động kinh tế, đối với mỗi doanh nghiệp thì đó là doanh thu tiêu thụ
hàng hóa, đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì đó là tốc độ tăng thu nhập
quốc dân và tổng sản phẩm xã hội.
Theo quan điểm của hai nhà kinh tế hiện đại nổi tiếng – Paul Samuelson
và William D’Nordhau (Paul A. Samuelson, 1989) thì hiệu quả kinh doanh
phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, là sử dụng một các
hữu hiệu nhất các nguốn lực của nền kinh tế đề thỏa mãn nhu cầu mong muốn
của con người
Theo quan điểm của tác giả K.Rusanop (K.Rusanop, 1987) cho rằng hiệu
quả kinh doanh là một bộ phận quan trọng nhất của toàn bộ chiến lược kinh tế,
và chỉ ra rằng để giải quyết các nhiệm vụ kinh tế – xã hội hiện nay không còn
con đường nào khác là tăng nhanh hiệu quả của nền sản xuất xã hội. Theo tác
giả, hiệu quả kinh doanh được đánh giá qua sự tổng hợp của nhiều chỉ tiêu kinh
tế khác nhau trong quá trình sản xuất, đồng thời doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh càng hiệu quả thì hiệu quả xã hội sẽ càng tăng.
Các tác giả Ngô Đình Giao (Giao, 1984), Lưu Bích Hồ (Hồ, 2001), Trần
Văn Thao (Thao, 2005) có cùng quan điểm rằng hiệu quả kinh doanh là sự so
sánh tương quan giữa kết quả đầu ra và các chi phí đã phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
Theo thạc sĩ Đoàn Ngọc Phi Anh (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2010) thì hiệu quả
kinh doanh là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời tài sản (Return on Assets
– ROA), khả năng sinh lời trên doanh thu (tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu).
Theo tác giả Đỗ Huyền Trang (Trang, 2010) cho rằng: hiệu quả kinh
doanh là một phạm trù kinh tế được biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế đặc
trưng thiết lập trên cơ sở so sánh tương quan giữa kết quả đầu ra với chi phí
9
hoặc các yếu tố đầu vào, qua đó phản ánh trình độ sử dụng chi phí hoặc các yếu
tố đầu vào nhằm đạt được kết quả cao nhất trong điều kiện kết hợp hài hòa giữa
hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
2.1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh:
Mục tiêu của các doanh nghiệp chính là tối đa hóa lợi nhuận vì vậy hiệu
quả kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các doanh nghiệp
quan tâm.
Đối với nhà quản lý doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh là một công cụ
quan trọng để họ đưa ra những quyết định của mình. Các chỉ số tổng hợp từ quá
trình phân tích nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng sẽ thông tin
về thực trạng tình hình sử dụng các nguồn lực hiện có của các doanh nghiệp. Từ
đó đề ra các giúp các nhà quản lý có những quyết sách phù hợp nhằm sử dụng
tốt hơn các nguồn lực hiện tại để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. Kết quả phân
tích hiệu quả kinh doanh cũng cho thấy điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động
kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm riêng của
từng ngành, từng doanh nghiệp đó. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể khắc
phục những thiếu sót của mình và nhận thấy tiềm năng để có thể phát triển trong
thời gian tới.
Bên cạnh đó, kết quả từ quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh còn cung
cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết đinh sản xuất kinh doanh và cho thấy
khả năng cạnh trang của các doanh nghiệp trong ngành. Nó là động lực để các
doanh nghiệp đấy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao
nhất, nâng cao sức cạnh tranh.
Đối với các nhà đầu tư như các cổ đông, các công ty liên doanh thông qua
chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh để đưa ra quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp
hoặc có nên tiếp tục bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp nữa hay không.
Đối với các đối tượng chi vay như ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính
thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh để có cơ sở khoa học đưa
10
ra các quyết định cho vay ngắn hạn, dài hạn, nhiều hay ít vốn nhăm thu hồi được
vốn và lãi đảm bảo an toàn cho các công ty cho vay.
Đối với các cơ quan chức năng của nhà nước như cơ quan thuế, kiểm toán
Nhà nước, cơ quan thống kê qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu
quả sử dụng vốn ngân sách để kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh
nghiệp đối với Ngân sách Nhà nước, thực hiện luật kinh doanh, các chế độ tài
chính có đúng không, đánh giá tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp, các
ngành. Thông qua phân tích kiến nghị với các cơ quan chức năng góp phần hoàn
thiện chế độ tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.
2.1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh:
Muốn đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, trước hết
phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm của từng doanh
nghiệp, sau đó phải vận dụng phương pháp phân tích thích hợp. Việc đánh giá
phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng phần rồi tổng hợp lại.
a. Tỷ suất sinh lời của tài sản
Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp
mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ nhằm tăng trưởng
mạnh. Do vậy nhà quản trị thường đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đã đầu
tư, có thể xác định bằng công thức:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của = x 100
tài sản (ROA) Tài sản bình quân
Lợi nhuận sau thuế được lấy từ chỉ tiêu mã số 60 thuộc Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.
Tài sản bình quân được tính như sau:
Tài sản đầu tháng + Tài sản cuối tháng
Tài sản bình quân =
của tháng
2
11
Tổng tài sản 3 tháng
Tài sản bình quân =
của quý 3
Tổng tài sản 4 quý
Tài sản bình quân =
của năm 4
Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng
tài sản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thế. Chỉ tiêu này càng
cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư
theo chiều rộng như xây dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng
thị phần tiêu thụ…
b. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng
cho hoạt động kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà quản trị, chỉ tiêu này được
tính như sau:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của = x 100
vốn chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân
Lợi nhuận sau thuế được lấy từ chỉ tiêu mã số 60 thuộc Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu bình quân được xác định bằng trung bình giữa vốn chủ sở
hữu cuối năm, đầu năm mã số 400 trên Bảng cân đối kế toán
Vốn CSHĐK + Vốn CSHCK
Vốn chủ sở hữu bình quân =
của kỳ 2
Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100
đồng vốn chủ sở hữu thì thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở
12
hữu của doanh nghiệp càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ
doanh nghiệp. Đó là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho
hoạt động kinh doanh
c. Tỷ suất sinh lời của doanh thu
Chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị
nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường, chỉ tiêu này được xác định như sau:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của = x 100
doanh thu (ROS) Tổng doanh thu (DTT)
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp được lấy từ chỉ tiêu mã số 06,
doanh thu, doanh thu thuần được lấy từ chỉ tiêu mã số 01,10 thuộc Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh.
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kì phân tích, doanh nghiệp thu được 100
đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thi thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng
chi phí càng tốt.
d. Số vòng quay của tài sản bình quân
Số vòng quay của tài sản có thể được xác định bằng công thức:
Tổng doanh thu thuần
Số vòng quay của =
tài sản Tài sản bình quân
Doanh thu thuần lấy từ chỉ tiêu mã số 10 thuộc Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh.Chỉ tiêu này cho viết trong một kì phân tích các tài sản quay được
bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh.
e. Mô hình tài chính Dupont
Mô hình Dupont là một trong các mô hình thường được vận dụng để phân
tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong mối quan hệ mật thiết giữa các
yếu tố đầu vào và đầu ra.. Trong phân tích theo mô hình Dupont cụ thể như sau:
13
 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản:
LN sau thuế LN sau thuế Doanh thu
Tỷ suất sinh lời = = x
tài sản (ROA) Tài sản Doanh thu Tài sản
bình quân bình quân
Tỷ suất sinh lời = Tỷ suất sinh lời của x Số vòng quay của tài sản
của tài sản (ROA) doanh thu (ROS) bình quân (SOA)
Dựa vào mô hình tài chính chi tiết này để nghiên cứu, xem xét các nhân tố
ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của tài sản (ROA)
 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
LN sau thuế Doanh thu Tài sản bình quân
Tỷ suất sinh lời = = x
của VCSH Doanh thu Tài sản Vốn chủ
(ROE) bình quân sở hữu
Tỷ suất sinh lời Tỷ suất sinh lời Số vòng quay Hệ số tài sản so
của VCSH = của doanh thu x của tài sản x với VCSH
(ROE) (ROS) (SOA) (AOE)
Muốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể tác động vào
3 nhân tố: hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính), số vòng quay
của tài sản và tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần. Từ đó có thể đưa ra các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả từng nhân tố góp phần đấy nhanh tỷ suất sinh lời
của vốn chủ sở hữu (ROE).
2.1.3 Tổng quan các tài liệu trước đây nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu
trúc tài chính và hiệu quả kinh doanh
Nghiên cứu của Maslis năm (1983) cho thấy giá cổ phiếu có tương quan
thuận (dương) với mức độ tài trợ, cũng như là mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp với cơ cấu vốn. Trong khoảng từ 0,23 đến 0,45 là tỷ lệ nợ
14
hiệu quả tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Tối ưu hóa được tỷ lệ
này sẽ có lợi cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Dilip Ratha (2003) cho thấy đòn bẩy tài chính có tác
động âm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở các nước đang nước đang
phát triển. Nghiên cứu cho rằng, với tỷ lệ nợ quá mức là nguyên nhân gây ra
những rắc rối tài chính cho các nước đang ph át triển ở Đông Á (1997 – 1998).
Nghiên cứu của Wei Xu (2005) cho thấy có mối liên hệ vững chắc về
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (đo lường bằng ROE) với cơ cấu tài chính:
(1) hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có mối liên hệ cùng chiều (dương) với
tỷ lệ nợ; (2) khi tỷ lệ nợ nằm trong khoảng từ 24,52% và 51,13% thì hiệu quả
hoạt động có mối quan hệ theo phương trình bậc hai và bậc ba với tỷ lệ nợ.
Nghiên cứu của Berger (2006)về cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thông qua việc kiểm định lý thuyết chi phí người chủ và người
đại diện cho thấy: Cơ cấu vốn tác động đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng và
ngược lại hiệu quả hoạt động cũng có tác động đến cơ cấu vốn. Nghiên cứu cho
rằng, những công ty hoạt động có hiệu quả cũng có thể ảnh hưởng đến sự lựa
chọn của cơ cấu vốn; lợi nhuận cao hơn có thể hoạt động như một bộ đệm chống
lại rủi ro. Các công ty có hiệu quả hơn sẽ lựa chọn một tỷ lệ đòn bẩy cao hơn bởi
vì hiệu quả cao dự kiến sẽ giảm chi phí phá sản và khủng hoảng tài chính.
Nghiên cứu Margaritis (2007)Với mẫu số liệu nghiên cứu làm thực
nghiệm ở 12 240 công ty ở New Zealand, kết hợp với các lý thuyết của Jensen
và Meckling (1976) – mô hình chi phí. Sử dụng phân tích các tham số theo
phương pháp DEA (The non – parametric Data Envelopment Analysis), và phân
tích hồi quy. Cho kết quả về mối quan hệ nhân quả giữa cơ cấu vốn và hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có ảnh
hưởng đến cơ cấu vốn và ngược lại cơ cấu vốn cũng có tác động đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp.
15
2.2 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu cơ cấu vốn có tác động đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh
nghiệp thì sẽ tồn tại mối tương quan chặt chẽ giữa hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp và cơ cấu vốn. Do vậy, tôi cho rằng tỷ lệ nợ vay của doanh nghiệp tác
động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, theo các nghiên cứu
trước (đã trình bày ở trên) các biến như: cơ hội tăng trưởng; quy mô của doanh
thu của doanh nghiệp, vòng quay của tài sản cố định của doanh nghiệp cũng tác
động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài viết này, bốn giả
thuyết được nêu ra như sau:
Giả thuyết một: Khi tỷ lệ nợ vay thấp, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
có tương quan thuận (+) với tỷ lệ nợ vay. Khi mức nợ vay quá cao, hiệu quả
hoạt động sẽ có tương quan âm (-) với tỷ lệ nợ vay.
Giả thuyết hai: Cơ hội tăng trưởng làm tăng hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp. Cơ hội tăng trưởng được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng của tài sản.
Các công ty có tốc độ tăng trưởng cao thì hiệu quả hoạt động cũng sẽ cao, vì các
công ty tăng trưởng có thể tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình. Do
vậy, cơ hội tăng trưởng dự tính sẽ có mối quan thuận (cùng chiều) với hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp.
Giả thuyết ba: Quy mô công ty tác động dương đến hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp. Quy mô của công ty được đo lường bằng giá trị logarith của
doanh thu thuần. Quy mô công ty được giả định là có mối tương quan dương
(cùng chiều) với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp do doanh thu thuần tăng làm
cho số vòng quay tổng tài sản tăng, từ đó làm tăng tỉ suất ROA của doanh
nghiệp. Vì vậy quy mô doanh thu thuần được dự tính có mối tương quan thuận
(cùng chiều) với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Giả thuyết bốn: Vòng quay của tài sản cố định có mối tương quan thuận
(cùng chiều) với hiêu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vòng quay của tài sản cố
16
định được đo lường bằng hệ số doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
trên tài sản cố định bình quân.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu
Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh được tổng kết
ở bảng 3.1. Đây là các chỉ tiêu em sử dụng trong bài nghiên cứu của mình.
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu Công thức ĐVT
Chỉ tiêu về cấu trúc vốn
Tỉ suất nợ %
Tỉ suất nợ ngắn hạn %
Tỉ suất nợ dài hạn
Nợ dài hạn x 100%
Tổng nợ
%
Tỷ suất tự tài trợ
=
Vốn chủ sở hữu
x 100%
Tổng nguồn vốn %
Hệ số tự tài trợ thường xuyên
=
Vốn thường xuyên
Tài sản dài hạn Lần
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn
=
Vốn chủ sở hữu
Tài sản dài hạn Lần
Tỷ suất nợ trên VCSH
=
Nợ phải trả
x 100%
Vốn chủ sở hữu %
Chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh
Tỷ suất sinh lời của tài sản =
Lợi nhuận sau thuế
x 100% %
Tổng tài sản bình quân
17
=
Nợ phải trả
x 100%
Tổng tài sản
Nợ ngắn hạn
Tổng nợ phải trả
Tỷ suất sinh lời của nguồn vốn =
Lợi nhuận sau thuế
x 100% %
VCSH bình quân
Tỷ suất sinh lời của doanh thu = Lợi nhuận sau thuế x 100% %
Doanh thu thuần
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu ở đây là áp dụng phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp. Ngoài việc thu thập số liệu thông qua các loại sổ sách, các báo cáo
tài chính của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn HSX, tài liệu còn được
thu thập từ sách, báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu
khác có liên quan để nắm bắt thu thập thông tin lý giải cho đề tài nghiên cứu.
Số liệu chủ yếu được lấy từ các trang web cafef.vn và vietstock.vn từ năm
2001 đến năm 2013. Ngoài ra còn thu thập số liệu từ các trang báo mạng khác
có liên quan. Tuy nhiên, để đảm bảo sự liên tục theo chuỗi thời gian của số liệu
cho quá trình phân tích, trong bài nghiên cứu của mình em chỉ lấy số liệu của 58
công ty trong ngành Công nghiệp chế biến chế tạo có mặt trên sàn HSX từ năm
2008.
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập được toàn bộ số liệu thô thì sẽ tiến hành tổng hợp, phân
tích, tùy từng số liệu kết hợp với mục đính phân tích để lập bảng biểu sau đó
tính toán dựa vào việc sử dụng phần mềm excel và phần mềm SPSS.
2.3.4 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích số liệu là phương pháp dùng lý luận và dẫn chứng
cụ thể tiến hành theo chiều hướng biến động của các sự vật, hiện tượng, tìm ra
nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của hiện tượng trong phạm vi nghiên cứu,
từ đó tìm ra biện pháp giải quyết. Để có kết quả phân tích thông tin hệ thống cần
các thông tin, số liệu chính xác cụ thể, đẩy đủ, kịp thời.
18
Phương pháp phân tích bao gồm phương pháp thống kê và phương pháp
số chênh lệch. Trong quá trình nghiên cứu, em sử dụng phương pháp thống kê là
chủ yếu. Phương pháp thống kê bao gồm thống kê mô tả và thống kê so sánh
Thống kê mô tả: Từ số liệu thu thập được, em tiến hành đưa vào các
khoản mục có tính tương đồng vào các bảng biểu để mô tả từng vấn đề về hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời qua cơ cấu cho thấy quy mô
các chỉ tiêu phân tích to hay nhỏ, ít hay nhiều.
Thống kê so sánh: được sử dụng để phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh để xây dựng xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.
2.3.5 Phương pháp phân nhóm ngành
Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (VSIC2007) được Tổng cục
Thống kê xây dựng dựa trên cơ sở Phân ngành chuẩn quốc tế đã được Ủy ban
Thống kê Liên hợp quốc thông qua tại kì họp tháng 3 năm 2006 chi tiết đến 4
chỗ số (ISIC Rev.4) và khung phân ngành chung của ASEAN chi tiết đến 3 chữ
số (ACIC). Đồng thời căn cứ trên tình hình thực tế sử dụng Hệ thống ngành kinh
tế quốc dân ban hành năm 1993 và nhu cầu điều tra thống kê, Tổng cục thống kê
đã phát triển Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam đến 5 chữ số. Sở giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh tiến hành phân ngành cho một công ty
niêm yết tại Sở vào một ngành cấp 3 duy nhất trong hệ thống ngành kinh tế Việt
Nam (VSIC 2007) dựa trên hoạt động chính của công ty đó. Doanh thu là tiêu
chí được Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh xem xét để quyết định hoạt động
kinh doanh chính của công ty niêm yết. Theo đó, hoạt động kinh doanh nào
mang lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu của một công ty niêm yết tại
Sở sẽ được xem là hoạt động kinh doanh chính của công ty đó.
 Nguyên tắc phân ngành trên sàn HSX:
- Hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu bình quân lớn nhất trong
3 năm liền kề năm phân ngành và chiếm trên 50% trở lên trong tổng doanh thu
19
bình quân của công ty niêm yết thì xếp công ty vào một ngành cấp 3 duy nhất
trong VSIC 2007 tương ứng với hoạt động đó
- Trong trường hợp không có hoạt động kinh doanh nào có doanh thu bình
quân 3 năm liền kề năm phân ngành chiếm 50% trong tổng doanh thu bình quân
của công ty niêm yết, Sở GDCK thành phố Hố Chí Minh áp dụng nguyên tắc từ
trên xuống (top-down) để xếp công ty đó vào một ngành cấp 3 duy nhất trong
VSIC 2007 theo hướng:
+ Nhóm các hoạt động kinh doanh đơn lẻ cấp 3 tương đồng rồi sắp xếp
vào ngành cấp 2 và cấp 1 tương ứng
+ Xác định ngành cấp 1 có doanh thu trung bình cao nhất
+ Trong ngành cấp 1, xác định ngành cấp 2 có doanh thu bình quân cao nhất
+ Trong ngành cấp 2, xác định ngành cấp 3 có doanh thu bình quân cao
nhất. Đây được xem là ngành hoạt động chính của công ty niêm yết.
Nguyên tắc trên cũng được áp dụng để phân ngành cho các tập đoàn hay
tổng công ty niêm yết tại Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các báo
cáo tài chính hợp nhất của các công ty này.
Đối với các công ty mới niêm yết, Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh sẽ
tiến hành thu thập thông tin trong ba năm trước đó để có cơ sở phân ngành.
2.3.6 Phương pháp thay thế liên hoàn
Thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch
bằng số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân
tích theo đúng quan hệ logic giữa các nhân tố. Phương pháp này có thể áp dụng
được khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có
thể biểu thị bằng một hàm số.Trong bài nghiên cứu của mình, em sử dụng
phương pháp này để phân tích sự quan hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chỉ tiêu
nghiên cứu. Từ đó rút ra được các kết luận và đưa ra được một số khuyến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.3.7 Phương pháp hồi quy tương quan
20
Hồi quy tương quan là phương pháp toán học được vận dụng để phân tích
mối quan hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu bao gồm nhiều yếu tố và giữa các
yếu tố này có liên hệ tương quan với nhau. Trong phương pháp phân tích hồi
quy có hai phương pháp là phân tích hồi quy đơn biến và phân tích hồi quy đa
biến. Ở bài nghiên cứu của mình em dùng phương pháp hồi quy đơn biến để
phân tích mối quan hệ giữa các biến với nhau.
Trong bài viết này, sự ảnh hưởng các nhân tố cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt
động được tính như mô hình sau:
Yit = β0 + β1 TDTE it + β2 Size it + β3 Growthit + β4 Turnit + εit
Trong đó i là công ty riêng lẻ, và Y là tỉ suất sinh lợi của tài sản (ROA).
Các biến số độc lập gồm:, Tăng trưởng của tài sản (Growth), Quy mô doanh thu
thuần của công ty (Size), Tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (TDTE) và vòng
quay của tài sản cố định (Turn).Dưới đây là bảng thống kê các biến trong mô
hình
Bảng 3.2 Thống kê các biến trong mô hình
Loại biến Tên biến Kí hiệu Công thức tính
Biến phụ
thuộc
Tỉ suất sinh lời
của tài sản
ROA ROA=
LNST
x100%
Tổng TS bình quân
Biến độc
lập
Tỉ lệ nợ trên vốn
chủ sở hữu
TDTE TDTE=
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Biến độc
lập
Quy mô của
doanh nghiệp
Size Size = log (Doanh thu thuần về BH&CCDV)
Biến độc
lập
Tốc độ tăng
trưởng tài sản
Growth Growth=
Tổng TS CK năm n
-1
Tổng TS CK năm (n-1)
Biến độc
lập
Vòng quay của
tài sản cố định
Turn Turn = Doanh thu thuần về BH&CCDV
21
PHẦN III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Giới thiệu chung về ngành công nghiệp:
Ngành Công nghiệp của Việt Nam ra đời sau chiến thắng của cách mạng
tháng tám năm 1945. Tại thời điểm đó năng lực sản xuất của ngành công nghiệp
của nước ta còn nhỏ bé, lạc hậu, cả về số lượng xí nghiệp (200 xí nghiệp công
nghiệp chủ yếu là khai thác, sửa chữa, một số cơ sở cá thể nhỏ lẻ, chủ yếu
người nông dân coi là nghề phụ) lẫn chất lượng.Ngành Công nghiệp chỉ thực sự
phát triển từ năm 1991 đến năm 2008. Trong thời kỳ này, giá trị sản xuất công
nghiệp tăng liên tục, với tốc độ cao (hai chữ số), được coi là thời kỳ phát triển
nhanh và ổn định. Những năm gần đây, trong GDP của toàn bộ nền kinh tế,
nhóm ngành công nghiệp và xây dựng đã chiếm vị trí ngày càng quan trọng. Tốc
độ tăng GDP do nhóm ngành này tạo ra năm 2012 so với năm 1990 cao gấp trên
7,1 lần, tăng 9,34%/năm. Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong GDP đã tăng từ
22,67% năm 1990 lên 38,63% năm 2012. Công nghiệp đã trở thành động lực và
là đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Đạt được kết quả trên trước hết là
do đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập đã góp phần giải phóng sức sản xuất,
khai thác các nguồn lực ở trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, nông nghiệp đã
đạt được những kết quả quan trọng, đất nước đã cơ bản ra khỏi cuộc khủng
22
hoảng. Đây là điều kiện để chuyển sang phát triển công nghiệp.Nhà nước đã ban
hanh nhiều văn bản pháp luật về doanh nghiệp, đã tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế tư nhân.
Tuy đạt được nhiều thành tựu, nhưng từ năm 2009 đến nay, tăng trưởng
công nghiệp đã chậm lại. Giá trị sản xuất thời kỳ 2009-2012 chỉ tăng
8,36%/năm. Theo số liệu của Tổng cục tống kê chỉ số sản xuất toàn ngành công
nghiệp (chỉ số mới) cũng có xu hướng chậm lại (năm 2008 tăng 14,6%, năm
2009 tăng 7,6%, năm 2010 tăng 14%, năm 2011 tăng 6,8%, năm 2012 tăng
4,8%), trong đó của công nghiệp chế biến năm 2012 còn tăng thấp hơn tốc độ
tăng của toàn ngành. Nguyên nhân chủ yếu là do gặp khó khăn ở cả đầu vào, ở
cả đầu ra, do cơ cấu công nghiệp còn mang nặng tính gia công. Sang đến năm
2013, mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đương đầu với không ít khó khăn
thách thức, nhưng ngành công nghiệp lại có sự phục hồi đáng kể. Sản xuất công
nghiệp năm 2013 ghi nhận sự phục hồi đáng kể của ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo. Sản xuất của một số nhóm ngành công nghiệp chế biến có mức tăng
trưởng cao tập trung ở các ngành có thị trường xuất khẩu ổn định, tỷ trọng lớn
như: dệt may, da giày và thị trường trong nước tiêu thụ tốt như: sản phẩm thiết
bị điện, xe có động cơ… đã góp phần đáng kể vào mức tăng chỉ số sản xuất
công nghiệp năm 2013. Điều này cho thấy công tác phát triển thị trường cả trong
và ngoài nước rất quan trọng, đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy sản xuất phát
triển. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp tăng cao hơn nhiều so với mức
tăng cùng kỳ của những năm trước; chỉ số tồn kho giảm mạnh, tại thời điểm
ngày 01/01/2013 chỉ số tồn kho tăng 21,5% thì đến ngày 01/12/2013 chỉ số tồn
kho chỉ tăng 10,2% so với cùng thời điểm năm trước. Trong năm 2013, chỉ số
sản xuất công nghiệp (IIP) của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có mức
tăng khá tốt 7,44%, cao hơn đáng kể so với con số 5,8% của năm 2012. Đồng
thời chỉ số PMI ngành sản xuất sau khi đạt 51,8 điểm trong tháng 12 năm 2013
đã tiếp tục tăng lên 52,1 điểm trong tháng đầu tiên của năm 2014.. Các chuyên
23
gia kinh tế thế giới đánh giá rằng qua năm 2013, ngành công nghiệp Việt Nam
sẽ vào đà phát triển mạnh mẽ trong các năm tiếp theo
24
3.1.2 Giới thiệu chung về các công ty ngành Công nghiệp chế biến chế tạo
trên sàn HSX
3.1.2.1 Vị trí và đặc điểm của ngành Công nghiệp chế biến chế tạo trên sàn HSX
Theo quyết định số 10/2007/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ, Hệ thống
phân ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp, trong đó có 21 ngành cấp 1, 88 ngành
cấp 2, 242 ngành cấp 3, 437 ngành cấp 4 và 642 ngành cấp 5. Ngành Công
nghiệp chế biến chế tạo là một ngành cấp 1 trong hệ thống phân ngành này. Trên
sàn HSX ở thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp chế biến chế tạo có đến 100
doanh nghiệp niêm yết, chiếm khoảng hơn 30% số doanh nghiệp niêm yết trên
toàn sàn HSX, có giá trị vốn hóa khoảng 213.317 tỉ đồng- chiếm khoảng 25%
lượng vốn hóa toàn sàn HSX (thấp hơn so với ngành hoạt động Tài chính ngân
hàng và Bảo hiểm). Các doanh nghiệp trong nhóm ngành này hoạt động trong
các lĩnh vực công nghiệp sản xuất như: sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất đồ
uống, dệt, sản xuất trang phục,... Dưới đây là bảng thống kê cách ngành cấp 2 và
các mã chứng khoán trong ngành Công nghiệp chế biến chế tạo trên sàn HSX.
Ngành Sản xuất chế biến thực phẩm có lượng doanh nghiệp là nhiều nhất
(31 mã), đồng thời ngành này cũng có tỉ trọng vốn hóa thị trường lớn nhất trong
ngành Công nghiệp chế biến chế tạo (141.793 tỉ đồng – chiếm khoảng 66,5%
lượng vốn hóa thị trường toàn ngành). Trong đó mã VNM có lượng vốn hóa lớn
nhất trong toàn ngành (chiếm 79,3% lượng vốn hóa ngành Sản xuất chế biến
thực phẩm và chiếm 52,7% lượng vốn hóa toàn ngành Công nghiệp chế biến chế
tạo). (Xem bảng 3.3)
25
Bảng 3.3 Danh sách các ngành và mã CK thuộc ngành Công nghiệp chế
biến chế tạo trên sàn HSX năm 2013.
Ngành cấp 2
Số
lượng
công ty
Mã CK
Sản xuất chế biến thực phẩm 31
AAM, ABT, ACL, AGD, AGF, ANV,
ATA, AVF, BBC, BHS, CLP, CMX,
FMC, HVG, ICF, IDI, KDC, LAF, LSS,
MPC, NHS, SBT, SEC, TAC, TS4, VCF,
VHC, VLF, VNH, VNM, VTF
Sản xuất đồ uống 1 SCD
Dệt 3 EVE, KMR, TCM
Sản xuất trang phục 1 GMC
Chế biến gỗ và sản phẩm từ tre nứa 1 GDT
Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 4 DHC, HAP, SVI, VPK
In, sao chép bản ghi các loại 1 CLC
Sản xuất hóa chất và sán phẩm hóa chất 7 ALP, DPM, HAI, HIS, LIX, RDP, VFG
Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 7
DCL, DHG, DMC, IMP, OPC, SPM,
TRA
Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 9
BMP, BRC, CSM, DAG, DRC, DTT,
TTP, TPC, SRC
Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim
loại khác
9
BT6, CTI, CYC, DCT, FCM, HT1, HVX,
LBM, TCR
Sản xuất kim loại 4 HPG, NKG, POM, VIS
Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 5 DTL, HLA, HSG, NAV, SHI
Sản xuất điện tử, máy vi tính và sp
quang học
1 VTB
Sản xuất thiết bị điện 8
DQC, EMC, NHW, PAC, RAL, SAM,
TYA, VHG
Sản xuất giường tủ bàn ghế 3 DLG, GTA, TTF
Công nghiệp chế biến chế tạo khác 2 JVC, TLG
Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy
móc và thiết bị
2 L10, LM8
Sản xuất xe có động cơ 1 TMT
(Nguồn: Tự tổng hợp)
26
Trong năm 2013, nhiều ngành cấp 2 trong ngành Công nghiệp chế biến
chế tạo được đánh giá là có mức tăng trưởng khá và cao, như ngành Thép, ngành
Dệt may và ngành thực phẩm. Theo báo cáo triển vọng ngành 2013 đã tìm ra 5
mã có mức tăng giá cao nhất thị trường chứng khoán, trong đó có 3 mã thuộc
ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo: mã TCM (227%), TRA (174%) và HSG
(114%). Đồ thị dưới đây thể hiện số lượng các tham gia niêm yết trên sàn qua
các năm
Đồ thị 3.1 Số lượng các công ty trong ngành niêm yết trên sàn HSX
giai đoạn 2008-2013
ĐVT: công ty
Nguôn: Tự tổng hợp
So với các năm 2008, 2009, 2011, 2012, 2013 thì năm 2010 là năm có số
lượng công ty trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn
HOSE tăng nhiều nhất (21 công ty). Để lí giải điều này, hãy cùng nhìn lại biến
động của nền kinh tế và thị trường chứng khoán giai đoạn 2009-2010. Trong
năm 2009, nền kinh tế của Việt Nam từng bước vượt qua những khó khăn của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy còn tiểm ẩn nhiều rủi ro, nhưng năm
27
2010 được dự báo là năm phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và
thị trường chứng khoán nói riêng. Đặc biệt, một số ngành trong nhóm ngành
Công nghiệp chế biến chế tạo được dự báo là có mức tăng trưởng khá, đó là:
ngành Sản xuất săm lốp (535,5%), ngành Đồ uống (71,9%), ngành Dệt may
(151,7%), ngành Thép (92,5%).... Trước những dự báo “tươi sáng” hơn từ các tổ
chức kinh tế khác nhau, nhiều công ty đã quyết định niêm niêm yết với hi vọng
huy động thêm vốn kinh doanh để khắc phục khó khăn từ cuộc khủng hoảng, tạo
điều kiện phát triển trong tương lại. Đây là lí do vì sao năm 2010 lại có một
lượng lớn công ty mới niêm yết đến như vậy. (xem đồ thị 3.4)
Tính đến thời điểm năm 2013, toàn ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo
có 99 công ty tham gia niêm yết trên sàn, nhưng để đảm bảo cho sự liên tục theo
chuỗi thời gian của số liệu trong bài nghiên cứu của mình, em chỉ tập trung
nghiên cứu 58 công ty có mặt trên sàn trong giai đoạn 2008-2013.
3.1.2.2. Tổng Tài sản và Nguồn vốn chủ sở hữu của các công ty trong ngành.
a. Tổng tài sản của các công ty trong năm 2013
Các công ty trong ngành chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công
nghiệp nên số vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất là khá lớn. Dưới đây là bảng
thể hiện tình hình Tổng tài sản của các công ty trong năm 2013.
28
Đồ thị 3.2 Tổng tài sản của các công ty năm 2013
ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Tính đến thời điểm năm 2013 giá trị tổng tài sản của cả nhóm 58 công ty
trong là rất lớn với 150.247 tỉ đồng. Trong đó có đến 30 trên tổng số 58 công ty
đạt trên 1.000 tỷ đồng. Các công ty còn lại có quy mô dao động từ 200 đến 800
tỉ đồng. Bên cạnh đó, giữa công ty có giá trị tổng tài sản lớn nhất và nhỏ nhất có
sự chênh lệch rất lớn. Nếu mã VNM sở hữu một quy mô khổng lồ với giá trị là
21.286,6 tỉ đồng thì mã DTT lại chỉ ở mức khiêm tốn hơn rất nhiều với giá trị
tổng tài sản là 132,8 tỉ đồng. Các mã được cho “gạo cội” trong ngành trên sàn
HSX như BBC, LAF, TS4, HAP, lại không có quy mô vốn lớn. Tuy VNM không
29
phải là mã có mặt trên sàn HSX sớm nhất trong ngành, nhưng với những chiến
lược phát triển đúng đắn cộng thêm quy mô vốn khá lớn từ khi mới thành lập,
khiến cho VNM trở thành một trong những công ty có quy mô lớn nhất và trở
thành một trong số những ông lớn trên sàn HSX hiện nay. (Xem đồ thị 3.5)
b. Nguồn vốn chủ sở hữu của các công ty trong năm 2013
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh
nghiệp và của các cổ đông trong các công ty góp vào. Quy mô vốn chủ sở hữu
thể hiện năng lực tài trợ thực sự của mỗi công ty, nhìn vào quy mô vốn chủ sở
hữu để thấy được tiềm lực tài chính thực tế của công ty. Dưới đây là bảng thể
hiện quy mô Vốn chủ sở hữu của các công ty trong ngành Công nghiệp chế biến,
chế tạo trên sàn HSX trong năm 2013.
Phần lớn các công ty trong ngành có mức vốn chủ sở hữu thấp hơn trung
bình ngành, chỉ có 13 trong tổng số 58 công ty (chiếm 22,4%) là có mức vốn
chủ sở hữu cao hơn 1.402 tỉ đồng (mức trung bình ngành). Trong đó, VNM là
công ty có mức vốn chủ sở hữu cao nhất, khoảng 17.568 tỉ đồng, DTT là mã có
mức vốn chủ sở hữu thấp nhất với tổng vốn chủ sở hữu chỉ khoảng 110 tỉ đồng.
Cũng giống như quy mô tổng tài sản, về quy mô vốn chủ sở hữu cũng có sự
chênh lệch rất lớn giữa công ty có vốn chủ sở hữu lớn nhất và công ty có mức
vốn nhỏ nhất (xem bảng 3.6)
30
Đồ thị 3.3 Đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu của các công ty năm 2013
ĐVT: tỉ đồng
(Nguồn: Tự tổng hợp)
3.2. Kết quả nghiên cứu.
3.2.1. Thực trạng về cấu trúc nguồn vốn của các công ty trong ngành
3.2.1.2. Thực trạng biến động Nguồn vốn của các công ty
a. Sự gia tăng Nguồn vốn qua các năm
Bất kì một chủ thể kinh tế nào muốn tiến hành hoạt động đều phải có một
lượng vốn nhất định. Lượng vốn đó được thể hiện dưới dạng vật chất hoặc phi
vật chất, được đo lường bằng thước đo tiền tệ được gọi chung là tài sản. Một hay
nhiều tài sản có thể được hình thành từ một hoặc nhiều nguồn khác nhau, những
nguồn hình thành tài sản đó được gọi chung là nguồn vốn. Hay nói một cách
31
ngắn gọn hơn, Nguồn vốn lí giải cho sự xuất hiện của tài sản, cho biết tài sản đó
đến từ đâu.
Với lợi thế là một nước nông nghiệp, nên ngành công nghiệp chế biến của
Việt Nam có nhiều thuận lợi trong sản xuất khi nguyên liệu đầu vào đều là các
sản phẩm từ ngành nông nghiệp, thủy sản. Với mục tiêu trở thành nước công
nghiệp vào năm 2020, Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước. Vậy nên quy mô các công ty trong ngành công nghiệp chế
biến ngày càng được mở rộng. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình biến động
quy mô nguồn vốn của các công ty trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo
trong giai đoạn 2008-2013.
32
Bảng 3.4 Tình hình biến động tổng Nguồn vốn các công ty trong ngành giai đoạn 2008-2013
ĐVT: tỉ đồng
Mã CK
Giá trị So sánh (%)
2008 2009 2010 2011 2012 2013 09/08 10/09 11/10 12/11 13/12 BQ
AGF 1347,2 1209,9 1354,6 1716,9 1565,0 2250,9 89,8 112,0 126,7 91,1 143,8 110,8
BT6 650,2 831,0 1240,8 1791,2 1692,8 1597,1 127,8 149,3 144,4 94,5 94,3 119,7
KDC
2.983,4
0
4247,6 5039,9 5809,4 5514,7 6378,2 142,4 118,7 115,3 94,9 115,7 116,4
VNM 5966,9 8482,0 10773,0 15582,7 19697,9 22875,4 142,2 127,0 144,6 126,4 116,1 130,8
VPK 191 149,8 155,5 155,8 187,0 216,7 78,4 103,8 100,2 120,0 115,9 102,6
… … … … … … … … … … … … …
CYC 330,6 348,3 324,5 376,0 337,5 324,7 105,4 93,2 115,9 89,7 96,2 99,6
DCT 353,6 720,3 944,0 1.205,5 1.138,8 1.049,1 203,7 131,1 127,7 94,5 92,1 124,3
LBM 167,8 198,0 199,6 196,8 157,0 159,9 118,0 100,8 98,6 79,8 101,8 99,0
VIS 1.022,3 1.497,5 1.657,9 1.318,5 2.813,6 2.568,8 146,5 110,7 79,5 213,4 91,3 120,2
FMC 335,1 623,4 502,0 778,0 459,0 741,8 186,0 80,5 155,0 59,0 161,6 117,2
ICF 416,8 367,2 377,3 397,9 413,6 389,1 88,1 102,7 105,5 103,9 94,1 98,6
LAF 217,1 215,4 354,4 723,6 235,7 188,8 99,2 164,5 204,2 32,6 80,1 97,2
MPC 2.266,9 2.222,4 3.894,8 6.325,5 6.269,9 7.637,5 98,0 175,3 162,4 99,1 121,8 127,5
TS4 244,6 366,7 549,3 707,2 915,7 986,5 149,9 149,8 128,8 129,5 107,7 132,2
TPC 328,7 366,3 374,5 991,4 613,7 659,9 111,5 102,2 264,7 61,9 107,5 115,0
HT1
5.647,8 7.265,2
11.813,
0
12.902,
8
13.314,
5
13.120,
0
128,6 162,6 109,2 103,2 98,5 118,4
HPG
5.639,3
10.243,
2
14.903,
7
17.524,
7
19.015,
8
23.076,
4
181,6 145,5 117,6 108,5 121,4 132,6
DPM
5.192,3 6.351,2 7.418,6 9.295,2
10.580,
5
10.794,
6
122,3 116,8 125,3 113,8 102,0 115,8
DCL 551,4 640,7 792,2 841,8 665,9 611,7 116,2 123,6 106,3 79,1 91,9 102,1
33
(Nguồn: Tự tổng hợp)
34
Quy mô nguồn vốn của các doanh nghiệp trong toàn ngành có sự biến
động không đều qua từng năm. Hầu hết quy mô nguồn vốn của các công ty
trong ngành có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010-2011 và giảm trong những
năm 2012, 2013. Giai đoạn 2008-2009 được cho là năm khó khăn với nền kinh
tế Việt Nam khi phải đối mặt với một loạt khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh
tế ,vậy nên các doanh nghiệp trong ngành quyết định cắt giảm một số nguồn vốn
đi vay, đây là nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bị chững lại ở
năm 2009. Tuy nhiên nhờ các quyết sách kịp thời của nhà nước: Gói kích cầu hỗ
trợ các doanh nghiệp kinh doanh với nhiều giải pháp thích ứng như giảm lãi suất
cơ bản, hỗ trợ lãi suất lưu động 4%/năm, bảo lãnh tín dụng cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, .... đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khắc phục khó khăn,
tăng quy mô tài chính, thực hiện mở rộng sản xuất. Vì vậy năm 2010 - 2011, các
công ty trong ngành có tốc độ tăng quy mô nguồn vốn khá ổn định trong khoảng
15-28%. Năm 2012 là một năm đầy khó khăn và thách thức với ngành công
nghiệp chế biến khi giá và chi phí đầu vào ở mức cao, sức mua trong nước giảm
mạnh, lượng hàng tồn kho tăng cao, tiêu thụ chậm. Đứng trước những khó khăn
đấy, một số doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất làm cho quy mô
tổng nguồn vốn giảm (Xem bảng 3.7).
Tuy nhiên, nhìn chung các công ty trong ngành đều có sự tăng lên về quy
mô vốn tương đối lớn. Có đến 37 trên tổng số 58 công ty (chiếm 63,7%) có tốc
độ tăng trưởng bình quân lớn, dao động trong khoảng từ 10% đến 30%. Chỉ có
mã có sự giảm sút về quy mô nguồn vốn là CYC, LBM, TYA, ICF và LAF,
trong đó mã LAF là mã có sự biến động quy mô vốn lớn nhất và bất thường
nhất. Tổng vốn của công ty này tăng mạnh vào năm 2011 (khoảng 100%) nhưng
lại giảm mạnh vào năm 2012 (giảm khoảng 67,4%). Bên cạnh đó, các “ông lớn”
như HPG, DPM và VNM có quy mô vốn tăng đều qua các năm, cụ thể HPG có
mức tăng vốn bình quân là 32,6%/năm, VNM là 30,8% và DPM là 15,8%.
35
LAF – Bất ổn định trong quy mô vốn
Trong giai đoạn 2010-2012, quy mô vốn của công ty này tăng giảm một cách bất
thường. Năm 2011, tổng vốn của công ty tăng lên 100,4% (gấp 2 lần) so với năm 2010
để rồi sau đó sang năm 2012 tổng vốn của công ty lại giảm một cách “thảm hại”. Tổng
quy mô vốn của năm 2012 chỉ bằng 32,6% so với năm 2011.
Do trong năm 2011, công ty này có nhập một lượng lớn hạt điều để chế biến. Nhưng do
trong năm 2011, thị trường xuất khẩu điều sụp đổ, kinh doanh không theo kế hoạch, vì
vậy giá trị tồn kho tăng và các khoản nợ phải trả của công ty tăng do chưa bán được
hàng nên chưa có tiền trả cho người bán. Việc này dẫn đến tổng tài sản và nguồn vốn
của công ty trong năm này tăng mạnh. Sang năm 2012, công ty chỉ mua nguyên liệu
cầm chừng, khoảng 50% kế hoạch. Kết quả là nguyên liệu cũ lẫn mới đủ để sản xuất
trong năm 2012. Việc này giúp cho lượng hàng tồn kho giảm, doanh nghiệp có tiền trả
hết các khoản nợ. Đó là lí do vì sao trong năm 2012 tổng tài sản và nguồn vốn của công
ty lại giảm mạnh đến như vậy. (Nguồn: http://finance.vietstock.vn/laf/tin-tuc-su-kien.htm)
b. Xu hướng tăng của tỉ suất nợ
Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn chính đó là nợ
vay và vốn tự có. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp
không thể chỉ sử dụng vốn tự có (vốn chủ sở hữu) mà còn phải sử dụng đến các
khoản vốn đi vay (nợ vay) từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp.
Nguồn vốn vay này đáp ứng cho nhu cầu về vốn của mỗi doanh nghiệp, bên
cạnh đó, lãi vay từ vốn đi vay này tạo ra “lá chắn thuế” giúp doanh nghiệp
“tăng” lợi nhuận của mình. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn vay này đi kèm
với không ít rủi ro, trong trường hợp doanh nghiệp kiểm soát lượng vốn vay
không tốt hay kết quả hoạt động không tốt thì khi đó vốn vay sẽ trở thành gánh
nặng tài chính đối với doanh nghiệp.
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo là một trong những ngành sản xuất,
vì vậy nhu cầu vốn cho việc sản xuất là rất lớn. Dưới đây là bảng thể hiện tình
36
hình biến động tỉ suất nợ của các công ty trong ngành trong giai đoạn từ năm
2008 đến năm 2013
Nhìn chung, tỉ suất nợ trong cơ cấu nguồn vốn của các công ty trong
ngành đang có xu hướng tăng lên qua các năm và dần đóng vai trò quan trọng
trong cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp trong ngành. Tại thời điểm năm
2013 đã có đến 31 trên tổng số 58 công ty có mức nợ phải trả chiếm trên 50%
trong tổng nguồn vốn, trong khi đó con số này chỉ là 25 công ty ở năm 2008.
(xem bảng 3.8)
Tỉ suất nợ trong cơ cấu nguồn vốn của các công ty trong ngành biến động
không đều qua các năm. Trong giai đoạn 2008-2009, tỉ suất nợ của các công ty
trong ngành có xu hướng tăng nhanh, có đến 36 trên tổng số 58 công ty có sự
tăng lên về tỉ lệ nợ so với năm 2009, điển hình là các mã như KDC (tăng từ 28%
lên 41,6%), mã DCT (tăng từ 16% lên 56,1%), mã OPC (tăng từ 8,9% lên
29,9%). Sang đến những năm 2010 và 2011, số lượng công ty giảm tỉ suất nợ
nhiều hơn số lượng công ty có tỉ suất nợ tăng, cụ thể trong năm 2010 có đến 29
công ty giảm tỉ suất nợ và 32 công ty là con số ở năm 2011. Giai đoạn 2012-
2013, nhìn chung tỉ suất nợ của các công ty trong ngành hầu như giảm nhẹ so
với giai đoạn 2010-2011. (xem bảng 3.8)
37
Bảng 3.5 Tình hình biến động tỉ suất nợ các công ty trong ngành
giai đoạn 2008-2013
ĐVT: %
Mã CK
Tỉ suất nợ Tỉ suất nợ trên vốn CSH
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2008 2009 2010 2011 2012 2013
BBC 18,9 29,0 28,2 27,0 24,6 26,4 23,3 40,8 39,3 36,9 32,7 35,9
HAP 35,6 29,4 17,5 22,4 29,1 53,8 55,2 41,6 21,2 28,8 41,0 116,5
SAM 3,1 6,8 6,5 13,6 13,4 16,2 3,2 7,3 6,9 15,8 15,5 19,4
BT6 51,2 47,7 58,9 72,9 70,8 70,3
104,
8 91,1
143,
2
268,
4
242,
9 236,5
ABT 11,3 18,0 26,2 17,9 25,5 39,7 12,7 21,9 35,5 21,9 34,2 65,9
VNM 21,0 21,3 26,1 19,9 21,3 23,2 26,5 27,1 35,3 24,9 27,1 30,2
VPK 53,2 57,3 51,7 35,2 26,7 24,1
113,
9
133,
9
107,
0 54,2 36,5 31,7
CLC 57,7 59,1 66,6 63,8 58,9 51,8
136,
3
144,
5
199,
1
176,
3
143,
4 107,5
BMP 15,1 17,8 13,2 10,0 10,4 11,4 17,8 21,7 15,2 11,2 11,7 12,9
DTT 4,7 8,0 17,4 11,3 15,3 17,6 4,9 8,7 21,1 12,8 18,0 21,3
DCT 16,0 56,1 58,5 67,7 69,7 79,9 19,0
127,
6
140,
8
210,
0
230,
0 398,7
LBM 56,3 34,4 33,3 31,7 16,8 12,8
128,
6 52,5 50,0 46,4 20,3 14,6
TCR 47,9 49,4 42,7 55,5 58,5 63,1 91,8 97,7 74,5
124,
5
141,
2 170,7
PAC 39,5 37,9 56,4 53,7 53,7 65,0 65,2 61,1
129,
5
116,
0
116,
1 185,8
RAL 54,7 59,0 62,9 67,3 68,2 71,7
120,
8
143,
7
169,
8
206,
1
214,
1 253,0
… … … … … … …
VIS 65,0 70,7 64,9 60,3 76,6 75,4
185,
4
241,
1
185,
1
151,
8
327,
6 306,8
IMP 14,1 26,5 21,5 14,3 17,1 16,6 16,3 36,0 27,4 16,7 20,6 19,8
MPC 57,4 49,0 63,9 74,4 78,0 73,5
134,
6 95,9
177,
2
291,
0
354,
1 278,0
TS4 35,4 53,0 55,9 65,7 73,0 71,1 54,9
112,
7
126,
6
191,
3
270,
7 245,8
TTP 13,7 14,6 23,8 19,3 21,0 48,5 15,8 17,1 31,2 24,0 26,5 94,0
HT1 82,7 83,9 84,5 86,3 85,8 75,6
476,
8
521,
8
546,
4
629,
1
606,
1 310,4
L10 67,9 74,3 77,9 79,6 80,3 81,1
211,
8
288,
9
352,
2
390,
1
407,
4 430,0
DPM 8,7 12,5 16,0 9,5 13,4 11,6 9,5 14,3 19,1 10,5 15,4 13,1
SBT 18,2 10,6 8,5 22,8 35,6 43,4 22,2 11,9 9,3 29,5 55,4 76,6
HLA 74,2 80,9 79,2 80,3 78,7 88,7 288, 424, 381, 408, 369, 786,1
38
0 6 1 6 8
HSG 62,4 61,2 62,4 69,9 62,1 69,1
165,
8
157,
7
165,
8
231,
8
163,
7 223,1
OPC 8,9 29,9 26,6 34,5 31,7 32,7 9,8 42,7 36,3 52,6 46,4 48,6
(Nguồn: Tự tổng hợp)
39
Hầu hết các công ty có tỉ suất nợ lớn là những công ty có quy mô dưới
1.000 tỉ đồng. Trong đó, mã HLA có tỉ trọng nợ lớn nhất (trung bình khoảng
83,1%), điều này được lí giải trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh
nghiệp. Do HLA là một công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thép,
công ty áp dụng phương thức mua hàng trả tiền sau và bán hàng trả chậm, nên
số nợ phải trả người bán và nợ phải thu tăng cao, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu
tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Bên cạnh đó, mã SAM là mã có tỉ trọng nợ thấp
nhất (10,3%/năm). Điều này được lí giải bởi công ty này có nguồn vốn do chủ
sở hữu đầu tư tương đối lớn, cộng thêm phần thặng dư từ việc phát hành chứng
khoán, làm cho công ty không phải huy động vốn kinh doanh từ các khoản nợ.
Những công ty có quy mô lớn trong ngành như VNM, DPM, KDC, SBT có tỉ
suất nợ phải trả thấp (dao động từ 10-20%) nên đã kéo tỉ suất nợ trung bình của
ngành xuống dưới 50%. (xem bảng 3.8)
Do tỉ suất nợ lớn của đa số công ty đã đẩy tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu
trung bình tăng cao. Có đến 28 công ty có tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu trung
bình trên 100%, trong đó có một số công ty có mức vốn chủ sở hữu đặc biệt cao
là HT1 (491,7%) và HLA (426,1%).
Bên cạnh đó, tuy trong cùng một nhóm ngành kim loại và các sản phẩm từ
khoáng phi kim loại nhưng 2 mã DCT và LBM lại có sự trái ngược nhau trong
biến động tỉ suất nợ. Nếu mã DCT có tỉ suất nợ tăng nhanh qua các năm (từ 16%
lên 79,9%) thì LBM lại có sự suy giảm lớn về tỉ suất nợ (từ 56,3 xuống còn
13,8%).
40
DCT, LBM – cùng nhóm ngành, hai hướng đi.
DCT và LBM là hai công ty trong cùng một ngành kim loại và sản phẩm từ
khoáng phi kim loại, tuy nhiên lại có sự biến động về tỉ suất nợ phải trả trái
ngược hoàn toàn với nhau.
Trong năm 2009, công ty DCT đã vay một lượng vốn dài hạn lớn để tài trợ cho
tài sản cố định nhằm mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh, làm cho nợ phải trả
tăng mạnh trong khi vốn chủ sở hữu không tăng lên là bao. Điều này làm cho tỉ
suất nợ của công ty này tăng lên một cách nhanh chóng.
(Nguồn: http://finance.vietstock.vn/DCT/tin-tuc-su-kien.htm)
Cùng trong năm 2009, công ty LBM đã huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu
bằng cách phát hành thêm một lượng cổ phiếu lớn. Điều này làm cho quy mô
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng mạng trong khi nợ phải trả đang có xu
hướng giảm. Việc này làm cho tỉ suất nợ trong doanh nghiệp giảm mạnh trong
giai đoạn 2008-2013.
(Nguồn: http://finance.vietstock.vn/LBM/tin-tuc-su-kien.htm)
Trong cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp, dựa vào thời gian đáo hạn
mà nợ phải trả được chia ra làm hai loại là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Dưới đây
là bảng thể hiện tình hình biến động nợ ngắn hạn của các công ty trong ngành
qua các năm.
Do đặc điểm sản xuất mà nợ ngắn hạn chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu
tổng nợ phải trả của các công ty trong ngàn. Trong giai đoạn năm 2008 đến
2010, tỉ suất nợ ngắn hạn của các công ty trong ngành có sự giảm nhẹ, sang giai
đoạn 2011-2013 tỉ suất nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên. Đa số công ty trong
ngành có tỉ trọng nợ ngắn hạn lớn, dao động trong khoảng từ 41% đến
100%.Một số công ty như CLC, ABT, GMC có tỉ trọng nợ ngắn hạn lớn, dao
động trong khoảng từ 99% đến 100% trong 6 năm. Một số công ty như TS4,
BHS, VPK có tỉ trọng nợ ngắn hạn năm 2013 tăng mạnh so với năm 2008.
41
Bảng 3.6 Tình hình biến động nợ ngắn hạn của các công ty trong ngành giai đoạn 2008-2013
ĐVT: Tỉ đồng
2008 2009 2010 2011 2012 2013 BQ
Mã CK Giá trị
Cơ cấu
(%)
Giá trị
Cơ cấu
(%)
Giá trị
Cơ cấu
(%)
Giá trị
Cơ cấu
(%)
Giá trị
Cơ cấu
(%)
Giá trị
Cơ cấu
(%)
Giá trị
Cơ cấu
(%)
BBC 103,8 90,7 157,2 73,6 183,7 85,7 209,4 98,8 187,6 99,1 211,9 99,3 175,6 91,1
BHS 111,0 41,5 331,8 72,7 403,4 77,8 628,1 85,7 1.427,7 93,0 1.251,8 92,8 692,3 85,5
VNM 1.068,7 85,5 1.552,6 85,8 2.645,0 94,2 2.946,5 94,9 4.145,0 98,6 4.956,4 93,4 2.885,7 93,7
VPK 69,7 68,5 78,5 91,5 77,0 95,9 54,7 99,9 50,0 100,0 52,1 100,0 63,7 90,0
SCD 44,3 99,1 51,2 98,9 50,5 99,7 62,7 99,8 55,7 99,7 121,2 99,9 64,2 99,6
FMC 181,8 99,7 470,8 99,9 335,3 99,8 605,8 99,9 302,0 99,8 505,7 99,9 400,2 99,9
… … … … … … … … … … … … …
ACL 192,2 82,7 403,8 92,6 478,2 96,1 488,1 98,5 539,7 97,0 425,9 94,7 421,3 94,7
TS4 39,0 45,0 51,7 26,6 181,5 59,1 408,6 88,0 613,6 91,8 661,4 94,3 326,0 80,7
HT1 1.670,9 35,8 1.339,9 22,0 3.189,3 31,9 4.606,7 41,4 3.938,4 34,5 4.197,4 42,3 3.157,1 35,6
HPG 1.296,7 97,2 4.565,1 89,4 6.136,5 75,1 6.646,6 69,5 7.362,0 70,5 11.142,6 82,6 6.191,6 77,2
GTA 39,9 99,9 63,0 99,9 42,0 99,7 61,1 99,8 55,6 100,0 127,0 100,0 64,8 99,9
L10 227,5 94,2 313,8 86,4 356,3 69,9 350,9 61,1 365,7 56,6 363,3 48,2 329,6 64,0
TCM 638,1 67,9 702,3 61,4 859,4 69,8 891,7 67,3 991,4 74,2 945,8 75,8 838,1 69,6
HSG 1.040,9 77,3 1.155,1 77,4 2.396,8 84,5 3.486,3 84,4 2.693,1 81,5 4.338,7 88,0 2.518,5 83,7
TTF 1.038,5 97,8 1.470,7 99,2 1.721,3 93,5 2.417,7 95,1 2.311,9 92,3 2.418,2 94,1 100,1 98,8
KMR 80,4 97,2 141,3 90,2 170,9 94,3 173,9 96,2 172,0 98,5 152,9 99,8 148,6 95,9
TB ngành 336,1 75,2 446,3 74,6 636,6 73,9 837 76,7 918 76,8 1.091,3 82,5 714,2 77,3
(Nguồn: Tự tổng hợp)
42
c. Sự giảm sút trong khả năng tự chủ về tài chính của các công ty
Khả năng tự tài trợ đánh giá tính tự chủ của doanh nghiệp trong kinh
doanh. Khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng cao thì khả năng thanh toán các
khoản nợ vay càng lớn. Đối với các chủ nợ, họ thường dễ dàng tín chấp cho các
doanh nghiệp có khả năng tự chủ cao vì khi đó khả năng thu hồi nợ là lớn.
Từ phân tích tỉ suất nợ và cơ cấu của nợ của các doanh nghiệp có thể thấy
rằng hầu hết các công ty trong ngành đang có xu hướng tăng nợ trong cơ cấu
nguồn vốn của mình, điều này làm cho khả năng tự chủ của các doanh nghiệp
giảm xuống. Dưới đây là đồ thị thể hiện sự biến động tỉ suất tự tài trợ của 4 công
ty có tỉ suất vốn chủ sở hữu lớn nhất và 4 công ty có tỉ suất vốn chủ sở hữu nhỏ
nhất trong ngành.
Đồ thị 3.4 Tình hình biến động tỉ suất tự tài trợ của một số công ty trong
ngành giai đoạn 2008-2013
ĐVT: %
(Nguồn: Tự tổng hợp)
43
Dù có tỉ trọng vốn chủ sở hữu lớn hay nhỏ thì các công ty trong ngành
đang có xu hướng giảm tỉ suất tự tài trợ, hay giảm tỉ trọng vốn chủ sở hữu trong
cấu trúc nguồn vốn xuống. Cùng là công ty có quy mô lớn nhưng VNM và HT1
lại có sự khác biệt khả năng tự tài trợ. Nếu VNM có tí suất tự tài trợ khá cao
(khoảng 78%) và ít biến động qua từng năm thì HT1 lại có tỉ suất tự tài trợ thấp
(khoảng 16,9%) và biến động qua các năm. Có sự khác biệt này là do HT1 vay
một lượng vốn lớn từ ngân hàng để tài trợ cho tài sản cố định của mình, trong
khi đó VNM dùng vốn tự có của chủ sở hữu. Nhưng muốn thấy rõ nguồn tài trợ
của doanh nghiệp đang được tài trợ cho loại tài thì phải đi vào phân tích hai hệ
số là hệ số tài trợ thường xuyên và hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn. Dưới đây là
bảng thể hiện tình hình biến động hệ số tài trợ thường xuyên và hệ số tự tài trợ
tài sản dài hạn của các công ty trong ngành giai đoạn 2008-2013. (Xem đồ thị
3.10)
Nhìn chung hệ số tự tài trợ thường xuyên của các công ty trong ngành
tăng giảm không đều qua các năm nhưng nếu so sánh với năm 2008 thì năm
2013 đa số các công ty có xu hướng giảm. Có đến 32 trong 58 mã có xu hướng
giảm tỉ suất tự tài trợ. Điều này là do khoản nợ trong các công ty này tăng lên,
trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn. (Xem bảng 3.11)
Có 55 trong tổng số 58 công ty trong ngành đều có hệ số tự tài trợ thường
xuyên lớn hơn 1 lần, chứng tỏ các công ty trong ngành có sự ổn định về tình
hình tài chính. Trong 55 mã trên có các mã có hệ số này đặc biệt lớn như DQC
(5,6 lần), CLC (3 lần), BMP (2,9 lần), TRA (2,9 lần), ABT (2,8 lần). Đáng chú ý
là trường hợp của DQC, tuy tỉ trọng nợ dài hạn trong cấu trúc nợ thấp nhưng
trong nhiều năm liền công ty này dùng vốn tự có của mình để tài trợ cho tài sản
dài hạn, cộng thêm việc tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ trong quy mô tài sản
làm cho hệ số tự tài trợ thường xuyên của công ty này rất lớn. (Xem bảng 3.11)
Bên cạnh đó, toàn ngành chỉ có 3 công ty có hệ số tự tài trợ thường xuyên
bình quân là dưới 1 lần, đó là mã DCT(0,83 lần), HT1(0,83 lần), HSG(0,95 lần).
44
Trong đó HSG là mã có sự khác biệt lớn nhất giữa hệ số tự tài trợ thường xuyên
và hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn. Có sự khác biệt này là do công ty này có một
lượng lớn vốn kinh doanh là vốn vay từ ngân hàng, trong đó vốn vay dài hạn
chiếm tỉ trọng lớn nhất. Vậy nên tài sản dài hạn của công ty này được tài trợ từ
nguồn vốn vay dài hạn của ngân hàng chứ không phải từ vốn tự có của doanh
nghiệp.
HT1,VNM – Sự khác biệt giữa hai “đại gia”
HT1 và VNM là hai trong số các mã có quy mô lớn nhất trong ngành công
nghiệp chế biến chế tạo sàn HSX. Tuy vậy nhưng cấu trúc vốn của hai mã này
lại có sự khác biệt rất lớn.
HT1 có tỉ trọng nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu, và nguồn
vốn vay này đến từ các ngân hàng là chủ yếu. Công ty này dùng vốn vay của
mình để tài trợ cho tài sản dài hạn của mình. Vì vậy nên tỉ số nợ của công ty
này rất cao, hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn rất thấp.
(nguồn: http://finance.vietstock.vn/ht1/tin-tuc-su-kien.htm)
Ngược lại với HT1, VNM có tỉ trọng vốn chủ sở hữu lớn và ổn định trong nhiều
năm. Công ty này đã dùng nguồn vốn “ khổng lồ” của mình để tài trợ cho các
loại tài sản dài hạn trong doanh nghiệp. Điều này đã làm cho tỉ suất nợ của
công ty ở mức thấp và hệ số tự tài trợ cho tài sản dài hạn rất cao.
(Nguồn: http://finance.vietstock.vn/vnm/tin-tuc-su-kien.htm)
45
Bảng 3.7 Tình hình biến động hệ số tự tài trợ của các công ty trong giai đoạn 2008-2013
ĐVT: Lần
Mã
CK
Hệ số tự tài trợ thường xuyên Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn
2008 2009 2010 2011 2012 2013 BQ 2008 2009 2010 2011 2012 2013 BQ
ABT 1,568 2,726 2,404 3,416 4,592 4,479 2,826 1,568 2,726 2,404 3,415 4,592 4,479 2,826
CLC 2,288 2,974 4,006 2,64 2,739 4,023 3,04 2,287 2,971 4,001 2,635 2,739 4,023 3,038
BMP 2,147 2,472 3,119 2,779 3,441 3,259 2,947 2,143 2,472 3,114 2,774 3,441 3,259 2,945
DCT 1,595 0,917 0,88 0,782 0,793 0,666 0,831 1,52 0,524 0,454 0,371 0,345 0,228 0,421
SCD 2,269 2,36 2,793 3,217 4,021 4,001 3,036 2,262 2,35 2,79 3,214 4,017 3,998 3,031
TPC 2,302 3,417 4,014 2,217 4,87 6,1 3,367 2,28 3,393 3,985 1,553 3,559 4,713 2,824
TTP 3,625 3,649 3,762 3,275 3,29 1,372 2,549 3,623 3,649 3,762 3,274 3,29 0,973 2,371
… … … … … … … … … … … … … … …
HT1 1,007 0,929 0,903 0,75 0,801 0,779 0,834 0,248 0,183 0,191 0,16 0,161 0,279 0,2
DPM 1,902 2,329 2,505 2,591 2,72 2,899 2,525 1,897 2,237 2,403 2,585 2,714 2,891 2,493
HSG 1,076 1,043 0,958 0,854 0,968 0,958 0,955 0,782 0,769 0,762 0,627 0,743 0,755 0,729
DQC 4,096 4,192 5,458 6,911 7,492 7,122 5,595 3,208 4,099 5,385 6,348 6,866 6,536 5,117
TRA 4,619 4,241 3,981 2,5 2,31 2,749 2,932 4,554 4,182 3,94 2,326 2,304 2,749 2,882
TCR 1,343 1,33 1,392 1,078 1,028 0,982 1,159 1,04 1,122 1,321 0,832 0,817 0,821 0,954
VIS 2,03 1,212 1,82 2,373 0,867 0,844 1,205 1,07 0,542 1,803 2,368 0,584 0,639 0,839
TS4 1,343 1,384 1,252 0,91 0,88 0,958 1,077 1,032 0,758 0,825 0,74 0,72 0,84 0,8
L10 1,461 1,133 0,902 1,006 1,103 1,416 1,137 1,302 0,813 0,438 0,4 0,398 0,439 0,498
TCM 0,841 0,97 1,076 1,133 0,962 1,014 1,005 0,462 0,543 0,698 0,71 0,621 0,721 0,632
HLA 1,126 1,157 1,354 1,106 1,053 0,641 1,043 1,004 1,052 1,09 0,828 0,815 0,451 0,826
(Nguồn: Tự tổng hợp)
46
3.2.2 Thực trạng về kết quả kinh doanh của các công ty trong ngành.
3.2.2.1. Tình hình biến động doanh thu của các công ty trong ngành
Doanh thu của các công ty trong ngành có sự biến động không đều ở các
công ty qua các năm. Nhưng nhìn chung từ năm 2008 đến năm 2013, doanh thu
của các công ty trong ngành có xu hưởng tăng lên, có 26 trên 59 công ty có tốc
độ tăng bình quân hàng năm lớn (dao động từ 10-25%/năm), chỉ có 6 trên 58
mã có sự giảm sút về doanh thu đó là DTT, VTB, TYA, ICF, ANV, SAM. Trong
đó ICF là mã có sự giảm về doanh thu lớn nhất trong ngành, tốc độ phát triển
bình quân doanh thu của công ty này chỉ đạt 81,5%/năm, do doanh thu công ty
này (mà chủ yếu là doanh thu từ hoạt động kinh doanh) giảm 69,3% vào năm
2012 nên kéo tốc độ tăng bình quân của công ty xuống thấp như vậy. Bên cạnh
đó khá nhiều mã có tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu lớn, điển hình như
mã HSG, VNM, TS4, SBT, BHS có tốc độ tăng doanh thu bình quân khoảng từ
30% trở lên. Trong đó, mã HSG có tốc độ tăng doanh thu lớn nhất, khoảng
41,7%, do doanh thu công ty này tăng mạnh vào năm 2010 và 2011 (năm 2010
tăng 73,5%, năm 2011 tăng 65,6%) nên đã kéo tốc độ tăng trưởng bình quân
công ty lên cao. (Xem bảng 3.12)
47
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX

More Related Content

What's hot

Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châuPhân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...NOT
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...NOT
 
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOT
Cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOTCấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOT
Cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOT
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châuPhân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
 
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
 
Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
 
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
 
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty xây dựng số 2 Hà Nội
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty xây dựng số 2 Hà NộiĐề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty xây dựng số 2 Hà Nội
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty xây dựng số 2 Hà Nội
 
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
 

Viewers also liked

Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 5 QUA 15 CHUYÊN ĐỀ VÀ TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI TUYỂN SINH V...
BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 5 QUA 15 CHUYÊN ĐỀ VÀ TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI TUYỂN SINH V...BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 5 QUA 15 CHUYÊN ĐỀ VÀ TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI TUYỂN SINH V...
BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 5 QUA 15 CHUYÊN ĐỀ VÀ TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI TUYỂN SINH V...Bồi dưỡng Toán tiểu học
 
Impact of Capital Structure on Profitability in Pharmaceutical Industry of Pa...
Impact of Capital Structure on Profitability in Pharmaceutical Industry of Pa...Impact of Capital Structure on Profitability in Pharmaceutical Industry of Pa...
Impact of Capital Structure on Profitability in Pharmaceutical Industry of Pa...Mutahir Bilal
 
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMCTiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMCNgọc Hưng
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Quynh Anh Nguyen
 
Toán lớp 5 - Chuyên đề số tự nhiên và cấu tạo số
Toán lớp 5 - Chuyên đề số tự nhiên và cấu tạo sốToán lớp 5 - Chuyên đề số tự nhiên và cấu tạo số
Toán lớp 5 - Chuyên đề số tự nhiên và cấu tạo sốBồi dưỡng Toán tiểu học
 

Viewers also liked (8)

Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
 
BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 5 QUA 15 CHUYÊN ĐỀ VÀ TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI TUYỂN SINH V...
BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 5 QUA 15 CHUYÊN ĐỀ VÀ TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI TUYỂN SINH V...BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 5 QUA 15 CHUYÊN ĐỀ VÀ TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI TUYỂN SINH V...
BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 5 QUA 15 CHUYÊN ĐỀ VÀ TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI TUYỂN SINH V...
 
24 ĐỀ HSG TIỄNG VIỆT LỚP 5
24 ĐỀ HSG TIỄNG VIỆT LỚP 524 ĐỀ HSG TIỄNG VIỆT LỚP 5
24 ĐỀ HSG TIỄNG VIỆT LỚP 5
 
Impact of Capital Structure on Profitability in Pharmaceutical Industry of Pa...
Impact of Capital Structure on Profitability in Pharmaceutical Industry of Pa...Impact of Capital Structure on Profitability in Pharmaceutical Industry of Pa...
Impact of Capital Structure on Profitability in Pharmaceutical Industry of Pa...
 
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMCTiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
 
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 5
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 5Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 5
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 5
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
 
Toán lớp 5 - Chuyên đề số tự nhiên và cấu tạo số
Toán lớp 5 - Chuyên đề số tự nhiên và cấu tạo sốToán lớp 5 - Chuyên đề số tự nhiên và cấu tạo số
Toán lớp 5 - Chuyên đề số tự nhiên và cấu tạo số
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY MAY MẶC >> TẢI M...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY MAY MẶC   >> TẢI M...GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY MAY MẶC   >> TẢI M...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY MAY MẶC >> TẢI M...OnTimeVitThu
 
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)Thanhxuan Pham
 
Quản trị vốn lưu động trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh của các doanh...
Quản trị vốn lưu động trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh của các doanh...Quản trị vốn lưu động trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh của các doanh...
Quản trị vốn lưu động trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh của các doanh...anh hieu
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa HAY
Luận văn: Quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa HAYLuận văn: Quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa HAY
Luận văn: Quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI.pdf
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI.pdfPhân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI.pdf
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI.pdfNuioKila
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...luanvantrust
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX (20)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY MAY MẶC >> TẢI M...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY MAY MẶC   >> TẢI M...GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY MAY MẶC   >> TẢI M...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY MAY MẶC >> TẢI M...
 
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8
 
Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Công nghiệp Thủ Đô, 9đ
Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Công nghiệp Thủ Đô, 9đĐánh giá thực hiện công việc tại Công ty Công nghiệp Thủ Đô, 9đ
Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Công nghiệp Thủ Đô, 9đ
 
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty nội thất, HOT
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty nội thất, HOTLuận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty nội thất, HOT
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty nội thất, HOT
 
Mục lục bctt##
Mục lục bctt##Mục lục bctt##
Mục lục bctt##
 
Quản trị vốn lưu động trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh của các doanh...
Quản trị vốn lưu động trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh của các doanh...Quản trị vốn lưu động trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh của các doanh...
Quản trị vốn lưu động trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh của các doanh...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đĐề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đ
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
 
Luận văn: Quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa HAY
Luận văn: Quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa HAYLuận văn: Quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa HAY
Luận văn: Quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa HAY
 
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI.pdf
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI.pdfPhân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI.pdf
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI.pdf
 
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
 
Bao cao thuc tap vat lieu
Bao cao thuc tap vat lieuBao cao thuc tap vat lieu
Bao cao thuc tap vat lieu
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty phát triển xây dựng
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty phát triển xây dựngĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty phát triển xây dựng
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty phát triển xây dựng
 
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty thương mại cơ khí
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty thương mại cơ khíĐề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty thương mại cơ khí
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty thương mại cơ khí
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxNguynHn870045
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (17)

CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
 

Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX

  • 1. ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU VỐN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO NIÊM YẾT TRÊN SÀN HSX i
  • 2. MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................ii DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ......................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................v DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT......................................................................vi 1.1 Đặt vấn đề. .............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................3 1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................3 PHẦN II............................................................................................................4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................4 2.1 Tổng quan tài liệu...................................................................................4 2.1.1 Cấu trúc vốn ......................................................................................4 2.1.2 Hiệu quả kinh doanh..........................................................................8 2.1.3 Tổng quan các tài liệu trước đây nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả kinh doanh ................................................14 2.2 Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................16 2.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................17 2.3.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu....................................................................17 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu...........................................................18 2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu................................................................18 2.3.4 Phương pháp phân tích số liệu.........................................................18 2.3.5 Phương pháp phân nhóm ngành.......................................................19 2.3.6 Phương pháp thay thế liên hoàn.......................................................20 2.3.7 Phương pháp hồi quy tương quan....................................................20 PHẦN III.........................................................................................................22 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................22 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................................22 3.1.1 Giới thiệu chung về ngành công nghiệp: .......................................22 3.1.2 Giới thiệu chung về các công ty ngành Công nghiệp chế biến chế tạo trên sàn HSX.............................................................................................25 3.2. Kết quả nghiên cứu..............................................................................31 3.2.1. Thực trạng về cấu trúc nguồn vốn của các công ty trong ngành.....31 3.2.2 Thực trạng về kết quả kinh doanh của các công ty trong ngành......47 3.3.2 Thực trạng về hiệu quả kinh doanh của các công ty trong ngành....55 3.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các công ty.................................................................................................60 ii
  • 3. 3.4 Khuyến nghị..........................................................................................69 PHẦN IV.........................................................................................................71 KẾT LUẬN.....................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................72 PHỤ LỤC...........................................................................................................75 iii
  • 4. DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ Đồ thị 3.1 Số lượng các công ty trong ngành niêm yết trên sàn HSX .......27 giai đoạn 2008-2013..........................................................................................27 Đồ thị 3.2 Tổng tài sản của các công ty năm 2013..........................................29 Đồ thị 3.3 Đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu của các công ty năm 2013........31 Đồ thị 3.4 Tình hình biến động tỉ suất tự tài trợ của một số công ty trong ngành giai đoạn 2008-2013...............................................................................43 Biểu đồ 3.1 Biến động tỉ trọng chi phí sản xuất của các công ty giai đoạn 2008-2013............................................................................................................52 iv
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động...........17 Bảng 3.2 Thống kê các biến trong mô hình.....................................................21 Bảng 3.3 Danh sách các ngành và mã CK thuộc ngành Công nghiệp chế biến chế tạo trên sàn HSX năm 2013...............................................................26 Bảng 3.4 Tình hình biến động tổng Nguồn vốn các công ty trong ngành giai đoạn 2008-2013..................................................................................................33 Bảng 3.5 Tình hình biến động tỉ suất nợ các công ty trong ngành................38 Bảng 3.6 Tình hình biến động nợ ngắn hạn của các công ty trong ngành giai đoạn 2008-2013..................................................................................................42 Bảng 3.7 Tình hình biến động hệ số tự tài trợ của các công ty trong giai đoạn 2008-2013..................................................................................................46 Bảng 3.8 Tình hình biến động doanh thu của các công ty trong ngành giai đoạn 2008-2013..................................................................................................48 Bảng 3.9. Tình hình biến động chi phí của các công ty trong ngành giai đoạn 2008-2013..................................................................................................51 Bảng 3.10 Biến động lợi nhuận sau thuế của các công ty giai đoạn 2008- 2013.....................................................................................................................54 Bảng 3.11 Biến động tỷ suất ROS của các công ty (2008-2013)....................55 Bảng 3.12 Biến động tỉ suất sinh lợi tài sản của các công ty (2008-2013).....57 Bảng 3.13 Biến động ROE của các công ty trong ngành (2008-2013)..........59 Bảng 3.14 Mối quan hệ giữa ROE, ROA và Hệ số nợ....................................61 Bảng 3.15 Tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các .....65 công ty giai đoạn 2008 - 2013............................................................................65 v
  • 6. DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT DTT BH&CCDV Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ TSCĐ Tài sản cố định VCSH Vốn chủ sở hữu LNST Lợi nhuận sau thuế CK Cuối kì TS Tài sản Mã CK Mã chứng khoán vi
  • 7. PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc cạnh tranh giữa các công ty là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt hơn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm 2013 là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước, còn với các doanh nghiệp nhà nước, số liệu của Bộ Tài chính mới cho biết có hơn 400 doanh nghiệp Nhà nước giải thể hoặc phá sản trong năm 2013. Điều đó cho thấy môi trường kinh doanh của nước ta còn chưa thật ổn định và các doanh nghiệp còn yếu kém trong hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao. Qua điều tra, khi trả lời về lý do ngừng hoạt động, có tới 56,4% số doanh nghiệp trả lời do sản xuất thua lỗ kéo dài, chỉ có 5,1% trả lời do năng lực quản lý, điều hành hạn chế và 38,5% trả lời do nguyên nhân khác như thiếu vốn sản xuất kinh doanh, không tìm kiếm được thị trường hoặc đang thuộc diện bán hoặc chờ sắp xếp lại1 . Vì vậy, hiệu quả kinh doanh trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các cá nhân, tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp đều quan tâm. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là việc làm quan trọng và không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp. Kết quả từ quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh cung cấp thông tin về thực trạng sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết sách hợp lí để cải thiện, khắc phục những tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp, cũng như nhận thấy và phát huy hết tiềm năng của doanh 1 Thành Trung (2014), Vì sao nhiều doanh nghiệp phá sản?, Báo PetroTimes – số 16 – ngày 16/01/2014 1
  • 8. nghiệp. Đồng thời, nó cũng là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư đưa ra các quyết định có đầu tư tiếp hoặc đầu tư vào doanh nghiệp nữa hay không. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay, ngành công nghiệp ngày càng khẳng định được vị thế và tầm quan trọng của mình trong sự phát triển của đất nước. Ngành công nghiệp phát triển sẽ giúp tăng năng suất lao động, từ đó tăng thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm và giảm đói nghèo. Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, việc tập trung phát triển ngành công nghiệp trở thành mục tiêu trọng tâm trong kế hoạch phát triển của Chính phủ. Do Việt Nam là quốc gia có lợi thế về nông nghiệp, cùng nguồn tài nguyên phong phú, nên ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở nước ta có sự phát triển mạnh mẽ hơn các ngành khác. Tuy nhiên, theo các phân tích và đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì khả năng cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam chưa cao. Điều này phụ thuộc nhiều vào hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp này. Theo các nghiên cứu thực nghiệm của Pendey (Pandey 2001), Huang and Song (Huang 2002), Bhaduri (Bhaduri 2002) và Trần Đình Khôi Nguyên (Trần Đình Khôi Nguyên 2006) cho thấy rằng cấu trúc vốn của doanh nghiệp có mối quan hệ và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả kinh doanh là một việc làm cần thiết để doanh nghiệp có thể xác định cho mình một cấu trúc hợp lý, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng khả năng cạnh tranh, đứng vững và phát triển trên thị trường hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích cấu trúc tài chính, hiệu quả kinh doanh và mối quan hệ giữa chúng, em chọn đề tài: “Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX” làm đề tài nghiên cứu 2
  • 9. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HSX 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về cơ cấu vốn doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh - Phản ánh và phân tích thực trạng cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhóm các doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến chế tạo trên sàn HSX - Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo trên sàn HSX - Đưa ra một số khuyến nghị cho nhà quản lí doanh nghiệp và người đầu tư 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên sàn HSX 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: các doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo trên sàn HSX - Phạm vi thời gian: Số liệu hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên HSX từ năm 2008 đến năm 2013 Thời gian nghiên cứu: từ ngày 17/1/2014 đến ngày 30/5/2014. 3
  • 10. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan tài liệu 2.1.1 Cấu trúc vốn 2.1.1.1 Khái niệm: Hiện nay có nhiều quan điểm của các tác giả khác nhau về cấu trúc tài chính, PGS.TS Phan Thị Cúc trong Giáo trình: “Tài chính doanh nghiệp” (Phan Thị Cúc, 2010) có viết: Cơ cấu vốn là quan hệ tỷ trọng giữa tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Thạc sĩ Đoàn Ngọc Phi Anh (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2010) trong tạp chí khoa học ĐH Đà Nẵng số 5(40).2010 cho rằng: cơ cấu vốn được hiểu là cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp mình. Cấu trúc tài chính được đo lường thông qua các chỉ tiêu như tỉ suất nợ (Nợ phải trả trên tổng tài sản), tỉ suất tự tài trợ (Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) hay tỉ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Tóm lại, cơ cấu nguồn vốn thể hiện mối quan hệ giữa tỉ trọng nguồn vốn tự có và nguồn vốn đi vay. Cho thấy được các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp đến từ đâu. 2.1.1.2 Vai trò: Trong một doanh nghiệp, cấu trúc tài chính là một vấn đề quan trọng, nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp đó: Đối với doanh nghiệp, cấu trúc tài chính cho thấy đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Từ đó có cách phân bổ hợp lý tài sản hiện tại và tương lai khi đầu tư vào hoạt động kinh doanh. 4
  • 11. Cấu trúc nguồn vốn giúp nhà quản lý nắm bắt được thông tin về chính sách tài trợ của doanh nghiệp, mức độ an toàn, tính ổn định tài chính và hiệu quả, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản trị có thể điều chỉnh cấu trúc nguồn vốn cho hợp lý hơn. Từ phân tích cơ cấu vốn của doanh nghiệp có thể thấy được tính cân bằng tài chính, từ đó thấy được mối liên hệ giữa tài sản với nguồn tài trợ tương ứng của nó, từ đó nhà quản trị có thể tìm ra được các biện pháp nhằm đảm bảo sự cân đối giữa hai yếu tố này. Đối với nhà đầu tư, các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp... quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các giác độ khác nhau. Nguồn thông tin được cung cấp từ phân tích cơ cấu vốn là cơ sở để nhà đầu tư xem xét và quyết định xem có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không, đầu tư như thế nào và bao nhiêu là hợp lý. Như vậy, cơ cấu vốn có vai trò rất quan trọng không chỉ với bên trong doanh nghiệp mà cả với bên ngoài doanh nghiệp. Do đó thường xuyên tiến hành phân tích cấu trúc tài chính là một điều hết sức cần thiết. 2.1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu: Theo Thạc sĩ Đoàn Ngọc Phi Anh (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2010), cơ cấu được đo lường thông qua các chỉ tiêu như tỉ suất nợ (Nợ phải trả trên tổng tài sản), tỉ suất tự tài trợ (Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) và tỉ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. a, Tỷ suất nợ: Nợ phải trả Tỷ suất nợ = x 100% Tổng tài sản Hệ số này phản ánh trong 100 đồng kinh doanh mà DN đang sử dụng có mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ. Hệ số nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của DN vào chủ nợ càng lớn và khả năng huy động, tiếp nhận các 5
  • 12. khoản nợ vay sẽ khó khăn hơn khi DN hoạt động không hiệu quả, không có khả năng thanh toán kịp thời cho các khoản nợ. Trong chỉ tiêu tỉ suất nợ nên phân ra làm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn để thấy có thể thấy rõ hơn cấu trúc nợ vay của doanh nghiệp. + Tỷ suất nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn Tỷ suất nợ ngắn hạn= x 100% Tổng nợ Chỉ tiêu này phản ánh, trong tổng nợ vay của doanh nghiệp thì chiếm bao nhiêu phần trăm là nợ ngắn hạn. Qua đó, thể hiện rõ về tình hình vay nợ và số nợ ngắn hạn dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp là cao hay thấp. Từ đó, phần nào đánh giá về tính bến vững tình hình tài chính trong doanh nghiệp + Tỷ suất nợ dài hạn: Nợ ngắn hạn Tỷ suất nợ dài hạn = x 100% Tổng nợ Thể hiện số nợ dài hạn của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ vay. Vì thời hạn trả lâu hơn nợ ngắn hạn nên đây không phải là mối lo cho các doanh nghiệp như nợ ngắn hạn. b, Tỷ suất tự tài trợ: Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = x 100% Tổng tài sản Tỷ suất tự tài trợ = 1 – Tỷ suất nợ Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng tự chủ của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ tính độc lập về tài chính càng cao, khả năng thanh toán các khoản nợ vay cũng cao. Đối với các chủ nợ, họ thường dễ dàng cấp tín dụng cho những doanh nghiệp có tỷ lệ này cao (các điều kiện khác không đổi) vì khi đó khả năng thu hồi nợ là lớn. Nhưng đối với các doanh nghiệp thì việc sử dụng nợ lại làm tăng 6
  • 13. hiệu quả kinh doanh nhiều hơn so với vốn chủ. Như vậy cần phải cân đối giữa hai tỷ lệ này sao cho hợp lý và thích hợp nhất đối với cụ thể từng doanh nghiêp. Để thấy rõ được nguồn vốn của doanh nghiệp đang tài trợ cho loại tài sản nào, tỉ trọng là bao nhiêu phải phân tích hệ số tài trợ thường xuyên và hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: + Hệ số tài trợ thường xuyên: Hệ số tài trợ thường xuyên được đo bằng tỷ số giữa nguồn vốn dài hạn so với tài sản dài hạn. Hệ số tài trợ thường xuyên = Nguồn vốn thường xuyên x 100% Tài sản dài hạn Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Chỉ tiêu này phản ánh tính cân đối về thời gian của tài sản hình thành qua đầu tư dài hạn với nguồn tài trợ tương ứng, hay chính là mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản trong dài hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi lĩnh vực ngành nghề có sự dao động hệ số tài trợ thường xuyên khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. + Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn được đo bằng tỷ số giữa vốn chủ sở hữu so với tài sản dài hạn. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trang trải tài sản bằng vốn chủ sở hữu và được xác định bằng công thức: Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn = Vốn chủ sở hữu x100% Tài sản dài hạn Đặc điểm của tài sản dài hạn là thời gian luân chuyển dài, thường kéo dài qua nhiều chu kỳ kinh doanh nên nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ tài trợ tài sản dài hạn của mình mà phải sử dụng các nguồn vốn khác (kể cả nguồn chiếm dụng dài hạn) thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngược lại, nếu vốn chủ sở hữu của doanh 7
  • 14. nghiệp có đủ và đảm bảo khả năng tài trợ tài sản dài hạn, doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn khi thanh toán nợ đáo hạn c, Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu Ngoài hai chỉ tiêu trên, khi phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp còn sử dụng thêm chỉ tiêu Tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Tỷ suất Nợ trên VCSH = (Đòn bẩy tài chính) Nguồn vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đảm bảo nợ bằng vốn chủ sở hữu. Nó cho thấy một đồng nợ được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng vốn chủ. Nếu chỉ tiêu này cao có nghĩa là khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp, các chủ nợ có thể gặp rủi ro trong việc thu hồi nợ và ngược lại. Tuy nhiên, khi phân tích tính tự chủ về tài chính cần sử dụng thêm số liệu trung bình ngành hoặc số liệu định mức của các ngân hàng để đánh giá tính tự chủ về tài chính. Trên đây là những chỉ tiêu thường được sử dụng trong phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Những số liệu này sẽ là cơ sở để cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý có thể lựa chọn một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ nhằm đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. 2.1.2 Hiệu quả kinh doanh 2.1.2.1 Khái niệm: Từ lên trên thế giới, hiệu quả kinh doanh là vấn đề được các nhà kinh tế học nghiên cứu và phân tích. Vấn đề này được đề cập rất nhiều trong các tài liệu kinh tế học, các báo cáo phân tích tài chính, kinh doanh…cũng như ở cả các luận án tiến sĩ, thạc sĩ, báo cáo nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và trên thế giới. Từ thế kỉ XVIII, các nhà kinh tế học trên thế giới bắt đầu nghiên cứu vấn đề này, đặc biệt nó được tập trung nghiên cứu vào những năm 60 của thế kỉ XX. Có rất nhiều luận điểm về hiệu quả kinh doanh được đưa ra, cụ thể: 8
  • 15. Theo quan điểm của nhà kinh tế học người Anh – Adam Smith và nhà kinh tế học người Pháp – Ogiephric thì hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, đối với mỗi doanh nghiệp thì đó là doanh thu tiêu thụ hàng hóa, đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì đó là tốc độ tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội. Theo quan điểm của hai nhà kinh tế hiện đại nổi tiếng – Paul Samuelson và William D’Nordhau (Paul A. Samuelson, 1989) thì hiệu quả kinh doanh phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, là sử dụng một các hữu hiệu nhất các nguốn lực của nền kinh tế đề thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người Theo quan điểm của tác giả K.Rusanop (K.Rusanop, 1987) cho rằng hiệu quả kinh doanh là một bộ phận quan trọng nhất của toàn bộ chiến lược kinh tế, và chỉ ra rằng để giải quyết các nhiệm vụ kinh tế – xã hội hiện nay không còn con đường nào khác là tăng nhanh hiệu quả của nền sản xuất xã hội. Theo tác giả, hiệu quả kinh doanh được đánh giá qua sự tổng hợp của nhiều chỉ tiêu kinh tế khác nhau trong quá trình sản xuất, đồng thời doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càng hiệu quả thì hiệu quả xã hội sẽ càng tăng. Các tác giả Ngô Đình Giao (Giao, 1984), Lưu Bích Hồ (Hồ, 2001), Trần Văn Thao (Thao, 2005) có cùng quan điểm rằng hiệu quả kinh doanh là sự so sánh tương quan giữa kết quả đầu ra và các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo thạc sĩ Đoàn Ngọc Phi Anh (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2010) thì hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời tài sản (Return on Assets – ROA), khả năng sinh lời trên doanh thu (tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu). Theo tác giả Đỗ Huyền Trang (Trang, 2010) cho rằng: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế được biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế đặc trưng thiết lập trên cơ sở so sánh tương quan giữa kết quả đầu ra với chi phí 9
  • 16. hoặc các yếu tố đầu vào, qua đó phản ánh trình độ sử dụng chi phí hoặc các yếu tố đầu vào nhằm đạt được kết quả cao nhất trong điều kiện kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. 2.1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh: Mục tiêu của các doanh nghiệp chính là tối đa hóa lợi nhuận vì vậy hiệu quả kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các doanh nghiệp quan tâm. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh là một công cụ quan trọng để họ đưa ra những quyết định của mình. Các chỉ số tổng hợp từ quá trình phân tích nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng sẽ thông tin về thực trạng tình hình sử dụng các nguồn lực hiện có của các doanh nghiệp. Từ đó đề ra các giúp các nhà quản lý có những quyết sách phù hợp nhằm sử dụng tốt hơn các nguồn lực hiện tại để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. Kết quả phân tích hiệu quả kinh doanh cũng cho thấy điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm riêng của từng ngành, từng doanh nghiệp đó. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể khắc phục những thiếu sót của mình và nhận thấy tiềm năng để có thể phát triển trong thời gian tới. Bên cạnh đó, kết quả từ quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh còn cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết đinh sản xuất kinh doanh và cho thấy khả năng cạnh trang của các doanh nghiệp trong ngành. Nó là động lực để các doanh nghiệp đấy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao sức cạnh tranh. Đối với các nhà đầu tư như các cổ đông, các công ty liên doanh thông qua chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh để đưa ra quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp hoặc có nên tiếp tục bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp nữa hay không. Đối với các đối tượng chi vay như ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh để có cơ sở khoa học đưa 10
  • 17. ra các quyết định cho vay ngắn hạn, dài hạn, nhiều hay ít vốn nhăm thu hồi được vốn và lãi đảm bảo an toàn cho các công ty cho vay. Đối với các cơ quan chức năng của nhà nước như cơ quan thuế, kiểm toán Nhà nước, cơ quan thống kê qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn ngân sách để kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Ngân sách Nhà nước, thực hiện luật kinh doanh, các chế độ tài chính có đúng không, đánh giá tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp, các ngành. Thông qua phân tích kiến nghị với các cơ quan chức năng góp phần hoàn thiện chế độ tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. 2.1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh: Muốn đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, trước hết phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp, sau đó phải vận dụng phương pháp phân tích thích hợp. Việc đánh giá phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng phần rồi tổng hợp lại. a. Tỷ suất sinh lời của tài sản Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ nhằm tăng trưởng mạnh. Do vậy nhà quản trị thường đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đã đầu tư, có thể xác định bằng công thức: Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời của = x 100 tài sản (ROA) Tài sản bình quân Lợi nhuận sau thuế được lấy từ chỉ tiêu mã số 60 thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tài sản bình quân được tính như sau: Tài sản đầu tháng + Tài sản cuối tháng Tài sản bình quân = của tháng 2 11
  • 18. Tổng tài sản 3 tháng Tài sản bình quân = của quý 3 Tổng tài sản 4 quý Tài sản bình quân = của năm 4 Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tài sản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thế. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ… b. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà quản trị, chỉ tiêu này được tính như sau: Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời của = x 100 vốn chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân Lợi nhuận sau thuế được lấy từ chỉ tiêu mã số 60 thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Vốn chủ sở hữu bình quân được xác định bằng trung bình giữa vốn chủ sở hữu cuối năm, đầu năm mã số 400 trên Bảng cân đối kế toán Vốn CSHĐK + Vốn CSHCK Vốn chủ sở hữu bình quân = của kỳ 2 Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở 12
  • 19. hữu của doanh nghiệp càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Đó là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh c. Tỷ suất sinh lời của doanh thu Chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường, chỉ tiêu này được xác định như sau: Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời của = x 100 doanh thu (ROS) Tổng doanh thu (DTT) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp được lấy từ chỉ tiêu mã số 06, doanh thu, doanh thu thuần được lấy từ chỉ tiêu mã số 01,10 thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết, trong một kì phân tích, doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thi thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt. d. Số vòng quay của tài sản bình quân Số vòng quay của tài sản có thể được xác định bằng công thức: Tổng doanh thu thuần Số vòng quay của = tài sản Tài sản bình quân Doanh thu thuần lấy từ chỉ tiêu mã số 10 thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.Chỉ tiêu này cho viết trong một kì phân tích các tài sản quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh. e. Mô hình tài chính Dupont Mô hình Dupont là một trong các mô hình thường được vận dụng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra.. Trong phân tích theo mô hình Dupont cụ thể như sau: 13
  • 20.  Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản: LN sau thuế LN sau thuế Doanh thu Tỷ suất sinh lời = = x tài sản (ROA) Tài sản Doanh thu Tài sản bình quân bình quân Tỷ suất sinh lời = Tỷ suất sinh lời của x Số vòng quay của tài sản của tài sản (ROA) doanh thu (ROS) bình quân (SOA) Dựa vào mô hình tài chính chi tiết này để nghiên cứu, xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của tài sản (ROA)  Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản LN sau thuế Doanh thu Tài sản bình quân Tỷ suất sinh lời = = x của VCSH Doanh thu Tài sản Vốn chủ (ROE) bình quân sở hữu Tỷ suất sinh lời Tỷ suất sinh lời Số vòng quay Hệ số tài sản so của VCSH = của doanh thu x của tài sản x với VCSH (ROE) (ROS) (SOA) (AOE) Muốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể tác động vào 3 nhân tố: hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính), số vòng quay của tài sản và tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả từng nhân tố góp phần đấy nhanh tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). 2.1.3 Tổng quan các tài liệu trước đây nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả kinh doanh Nghiên cứu của Maslis năm (1983) cho thấy giá cổ phiếu có tương quan thuận (dương) với mức độ tài trợ, cũng như là mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp với cơ cấu vốn. Trong khoảng từ 0,23 đến 0,45 là tỷ lệ nợ 14
  • 21. hiệu quả tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Tối ưu hóa được tỷ lệ này sẽ có lợi cho doanh nghiệp. Nghiên cứu của Dilip Ratha (2003) cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động âm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở các nước đang nước đang phát triển. Nghiên cứu cho rằng, với tỷ lệ nợ quá mức là nguyên nhân gây ra những rắc rối tài chính cho các nước đang ph át triển ở Đông Á (1997 – 1998). Nghiên cứu của Wei Xu (2005) cho thấy có mối liên hệ vững chắc về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (đo lường bằng ROE) với cơ cấu tài chính: (1) hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có mối liên hệ cùng chiều (dương) với tỷ lệ nợ; (2) khi tỷ lệ nợ nằm trong khoảng từ 24,52% và 51,13% thì hiệu quả hoạt động có mối quan hệ theo phương trình bậc hai và bậc ba với tỷ lệ nợ. Nghiên cứu của Berger (2006)về cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thông qua việc kiểm định lý thuyết chi phí người chủ và người đại diện cho thấy: Cơ cấu vốn tác động đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng và ngược lại hiệu quả hoạt động cũng có tác động đến cơ cấu vốn. Nghiên cứu cho rằng, những công ty hoạt động có hiệu quả cũng có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn của cơ cấu vốn; lợi nhuận cao hơn có thể hoạt động như một bộ đệm chống lại rủi ro. Các công ty có hiệu quả hơn sẽ lựa chọn một tỷ lệ đòn bẩy cao hơn bởi vì hiệu quả cao dự kiến sẽ giảm chi phí phá sản và khủng hoảng tài chính. Nghiên cứu Margaritis (2007)Với mẫu số liệu nghiên cứu làm thực nghiệm ở 12 240 công ty ở New Zealand, kết hợp với các lý thuyết của Jensen và Meckling (1976) – mô hình chi phí. Sử dụng phân tích các tham số theo phương pháp DEA (The non – parametric Data Envelopment Analysis), và phân tích hồi quy. Cho kết quả về mối quan hệ nhân quả giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ngược lại cơ cấu vốn cũng có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 15
  • 22. 2.2 Giả thuyết nghiên cứu Nếu cơ cấu vốn có tác động đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp thì sẽ tồn tại mối tương quan chặt chẽ giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và cơ cấu vốn. Do vậy, tôi cho rằng tỷ lệ nợ vay của doanh nghiệp tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, theo các nghiên cứu trước (đã trình bày ở trên) các biến như: cơ hội tăng trưởng; quy mô của doanh thu của doanh nghiệp, vòng quay của tài sản cố định của doanh nghiệp cũng tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài viết này, bốn giả thuyết được nêu ra như sau: Giả thuyết một: Khi tỷ lệ nợ vay thấp, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có tương quan thuận (+) với tỷ lệ nợ vay. Khi mức nợ vay quá cao, hiệu quả hoạt động sẽ có tương quan âm (-) với tỷ lệ nợ vay. Giả thuyết hai: Cơ hội tăng trưởng làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Cơ hội tăng trưởng được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng của tài sản. Các công ty có tốc độ tăng trưởng cao thì hiệu quả hoạt động cũng sẽ cao, vì các công ty tăng trưởng có thể tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình. Do vậy, cơ hội tăng trưởng dự tính sẽ có mối quan thuận (cùng chiều) với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Giả thuyết ba: Quy mô công ty tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Quy mô của công ty được đo lường bằng giá trị logarith của doanh thu thuần. Quy mô công ty được giả định là có mối tương quan dương (cùng chiều) với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp do doanh thu thuần tăng làm cho số vòng quay tổng tài sản tăng, từ đó làm tăng tỉ suất ROA của doanh nghiệp. Vì vậy quy mô doanh thu thuần được dự tính có mối tương quan thuận (cùng chiều) với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giả thuyết bốn: Vòng quay của tài sản cố định có mối tương quan thuận (cùng chiều) với hiêu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vòng quay của tài sản cố 16
  • 23. định được đo lường bằng hệ số doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trên tài sản cố định bình quân. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh được tổng kết ở bảng 3.1. Đây là các chỉ tiêu em sử dụng trong bài nghiên cứu của mình. Bảng 3.1 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động Chỉ tiêu Công thức ĐVT Chỉ tiêu về cấu trúc vốn Tỉ suất nợ % Tỉ suất nợ ngắn hạn % Tỉ suất nợ dài hạn Nợ dài hạn x 100% Tổng nợ % Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu x 100% Tổng nguồn vốn % Hệ số tự tài trợ thường xuyên = Vốn thường xuyên Tài sản dài hạn Lần Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn = Vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn Lần Tỷ suất nợ trên VCSH = Nợ phải trả x 100% Vốn chủ sở hữu % Chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh Tỷ suất sinh lời của tài sản = Lợi nhuận sau thuế x 100% % Tổng tài sản bình quân 17 = Nợ phải trả x 100% Tổng tài sản Nợ ngắn hạn Tổng nợ phải trả
  • 24. Tỷ suất sinh lời của nguồn vốn = Lợi nhuận sau thuế x 100% % VCSH bình quân Tỷ suất sinh lời của doanh thu = Lợi nhuận sau thuế x 100% % Doanh thu thuần 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu ở đây là áp dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Ngoài việc thu thập số liệu thông qua các loại sổ sách, các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn HSX, tài liệu còn được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu khác có liên quan để nắm bắt thu thập thông tin lý giải cho đề tài nghiên cứu. Số liệu chủ yếu được lấy từ các trang web cafef.vn và vietstock.vn từ năm 2001 đến năm 2013. Ngoài ra còn thu thập số liệu từ các trang báo mạng khác có liên quan. Tuy nhiên, để đảm bảo sự liên tục theo chuỗi thời gian của số liệu cho quá trình phân tích, trong bài nghiên cứu của mình em chỉ lấy số liệu của 58 công ty trong ngành Công nghiệp chế biến chế tạo có mặt trên sàn HSX từ năm 2008. 2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu Sau khi thu thập được toàn bộ số liệu thô thì sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, tùy từng số liệu kết hợp với mục đính phân tích để lập bảng biểu sau đó tính toán dựa vào việc sử dụng phần mềm excel và phần mềm SPSS. 2.3.4 Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp phân tích số liệu là phương pháp dùng lý luận và dẫn chứng cụ thể tiến hành theo chiều hướng biến động của các sự vật, hiện tượng, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của hiện tượng trong phạm vi nghiên cứu, từ đó tìm ra biện pháp giải quyết. Để có kết quả phân tích thông tin hệ thống cần các thông tin, số liệu chính xác cụ thể, đẩy đủ, kịp thời. 18
  • 25. Phương pháp phân tích bao gồm phương pháp thống kê và phương pháp số chênh lệch. Trong quá trình nghiên cứu, em sử dụng phương pháp thống kê là chủ yếu. Phương pháp thống kê bao gồm thống kê mô tả và thống kê so sánh Thống kê mô tả: Từ số liệu thu thập được, em tiến hành đưa vào các khoản mục có tính tương đồng vào các bảng biểu để mô tả từng vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời qua cơ cấu cho thấy quy mô các chỉ tiêu phân tích to hay nhỏ, ít hay nhiều. Thống kê so sánh: được sử dụng để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để xây dựng xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. 2.3.5 Phương pháp phân nhóm ngành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (VSIC2007) được Tổng cục Thống kê xây dựng dựa trên cơ sở Phân ngành chuẩn quốc tế đã được Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc thông qua tại kì họp tháng 3 năm 2006 chi tiết đến 4 chỗ số (ISIC Rev.4) và khung phân ngành chung của ASEAN chi tiết đến 3 chữ số (ACIC). Đồng thời căn cứ trên tình hình thực tế sử dụng Hệ thống ngành kinh tế quốc dân ban hành năm 1993 và nhu cầu điều tra thống kê, Tổng cục thống kê đã phát triển Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam đến 5 chữ số. Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh tiến hành phân ngành cho một công ty niêm yết tại Sở vào một ngành cấp 3 duy nhất trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2007) dựa trên hoạt động chính của công ty đó. Doanh thu là tiêu chí được Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh xem xét để quyết định hoạt động kinh doanh chính của công ty niêm yết. Theo đó, hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu của một công ty niêm yết tại Sở sẽ được xem là hoạt động kinh doanh chính của công ty đó.  Nguyên tắc phân ngành trên sàn HSX: - Hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu bình quân lớn nhất trong 3 năm liền kề năm phân ngành và chiếm trên 50% trở lên trong tổng doanh thu 19
  • 26. bình quân của công ty niêm yết thì xếp công ty vào một ngành cấp 3 duy nhất trong VSIC 2007 tương ứng với hoạt động đó - Trong trường hợp không có hoạt động kinh doanh nào có doanh thu bình quân 3 năm liền kề năm phân ngành chiếm 50% trong tổng doanh thu bình quân của công ty niêm yết, Sở GDCK thành phố Hố Chí Minh áp dụng nguyên tắc từ trên xuống (top-down) để xếp công ty đó vào một ngành cấp 3 duy nhất trong VSIC 2007 theo hướng: + Nhóm các hoạt động kinh doanh đơn lẻ cấp 3 tương đồng rồi sắp xếp vào ngành cấp 2 và cấp 1 tương ứng + Xác định ngành cấp 1 có doanh thu trung bình cao nhất + Trong ngành cấp 1, xác định ngành cấp 2 có doanh thu bình quân cao nhất + Trong ngành cấp 2, xác định ngành cấp 3 có doanh thu bình quân cao nhất. Đây được xem là ngành hoạt động chính của công ty niêm yết. Nguyên tắc trên cũng được áp dụng để phân ngành cho các tập đoàn hay tổng công ty niêm yết tại Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty này. Đối với các công ty mới niêm yết, Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiến hành thu thập thông tin trong ba năm trước đó để có cơ sở phân ngành. 2.3.6 Phương pháp thay thế liên hoàn Thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng quan hệ logic giữa các nhân tố. Phương pháp này có thể áp dụng được khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng một hàm số.Trong bài nghiên cứu của mình, em sử dụng phương pháp này để phân tích sự quan hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chỉ tiêu nghiên cứu. Từ đó rút ra được các kết luận và đưa ra được một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.3.7 Phương pháp hồi quy tương quan 20
  • 27. Hồi quy tương quan là phương pháp toán học được vận dụng để phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu bao gồm nhiều yếu tố và giữa các yếu tố này có liên hệ tương quan với nhau. Trong phương pháp phân tích hồi quy có hai phương pháp là phân tích hồi quy đơn biến và phân tích hồi quy đa biến. Ở bài nghiên cứu của mình em dùng phương pháp hồi quy đơn biến để phân tích mối quan hệ giữa các biến với nhau. Trong bài viết này, sự ảnh hưởng các nhân tố cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động được tính như mô hình sau: Yit = β0 + β1 TDTE it + β2 Size it + β3 Growthit + β4 Turnit + εit Trong đó i là công ty riêng lẻ, và Y là tỉ suất sinh lợi của tài sản (ROA). Các biến số độc lập gồm:, Tăng trưởng của tài sản (Growth), Quy mô doanh thu thuần của công ty (Size), Tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (TDTE) và vòng quay của tài sản cố định (Turn).Dưới đây là bảng thống kê các biến trong mô hình Bảng 3.2 Thống kê các biến trong mô hình Loại biến Tên biến Kí hiệu Công thức tính Biến phụ thuộc Tỉ suất sinh lời của tài sản ROA ROA= LNST x100% Tổng TS bình quân Biến độc lập Tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu TDTE TDTE= Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Biến độc lập Quy mô của doanh nghiệp Size Size = log (Doanh thu thuần về BH&CCDV) Biến độc lập Tốc độ tăng trưởng tài sản Growth Growth= Tổng TS CK năm n -1 Tổng TS CK năm (n-1) Biến độc lập Vòng quay của tài sản cố định Turn Turn = Doanh thu thuần về BH&CCDV 21
  • 28. PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Giới thiệu chung về ngành công nghiệp: Ngành Công nghiệp của Việt Nam ra đời sau chiến thắng của cách mạng tháng tám năm 1945. Tại thời điểm đó năng lực sản xuất của ngành công nghiệp của nước ta còn nhỏ bé, lạc hậu, cả về số lượng xí nghiệp (200 xí nghiệp công nghiệp chủ yếu là khai thác, sửa chữa, một số cơ sở cá thể nhỏ lẻ, chủ yếu người nông dân coi là nghề phụ) lẫn chất lượng.Ngành Công nghiệp chỉ thực sự phát triển từ năm 1991 đến năm 2008. Trong thời kỳ này, giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục, với tốc độ cao (hai chữ số), được coi là thời kỳ phát triển nhanh và ổn định. Những năm gần đây, trong GDP của toàn bộ nền kinh tế, nhóm ngành công nghiệp và xây dựng đã chiếm vị trí ngày càng quan trọng. Tốc độ tăng GDP do nhóm ngành này tạo ra năm 2012 so với năm 1990 cao gấp trên 7,1 lần, tăng 9,34%/năm. Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong GDP đã tăng từ 22,67% năm 1990 lên 38,63% năm 2012. Công nghiệp đã trở thành động lực và là đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Đạt được kết quả trên trước hết là do đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập đã góp phần giải phóng sức sản xuất, khai thác các nguồn lực ở trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, nông nghiệp đã đạt được những kết quả quan trọng, đất nước đã cơ bản ra khỏi cuộc khủng 22
  • 29. hoảng. Đây là điều kiện để chuyển sang phát triển công nghiệp.Nhà nước đã ban hanh nhiều văn bản pháp luật về doanh nghiệp, đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Tuy đạt được nhiều thành tựu, nhưng từ năm 2009 đến nay, tăng trưởng công nghiệp đã chậm lại. Giá trị sản xuất thời kỳ 2009-2012 chỉ tăng 8,36%/năm. Theo số liệu của Tổng cục tống kê chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (chỉ số mới) cũng có xu hướng chậm lại (năm 2008 tăng 14,6%, năm 2009 tăng 7,6%, năm 2010 tăng 14%, năm 2011 tăng 6,8%, năm 2012 tăng 4,8%), trong đó của công nghiệp chế biến năm 2012 còn tăng thấp hơn tốc độ tăng của toàn ngành. Nguyên nhân chủ yếu là do gặp khó khăn ở cả đầu vào, ở cả đầu ra, do cơ cấu công nghiệp còn mang nặng tính gia công. Sang đến năm 2013, mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đương đầu với không ít khó khăn thách thức, nhưng ngành công nghiệp lại có sự phục hồi đáng kể. Sản xuất công nghiệp năm 2013 ghi nhận sự phục hồi đáng kể của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Sản xuất của một số nhóm ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng cao tập trung ở các ngành có thị trường xuất khẩu ổn định, tỷ trọng lớn như: dệt may, da giày và thị trường trong nước tiêu thụ tốt như: sản phẩm thiết bị điện, xe có động cơ… đã góp phần đáng kể vào mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2013. Điều này cho thấy công tác phát triển thị trường cả trong và ngoài nước rất quan trọng, đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp tăng cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ của những năm trước; chỉ số tồn kho giảm mạnh, tại thời điểm ngày 01/01/2013 chỉ số tồn kho tăng 21,5% thì đến ngày 01/12/2013 chỉ số tồn kho chỉ tăng 10,2% so với cùng thời điểm năm trước. Trong năm 2013, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng khá tốt 7,44%, cao hơn đáng kể so với con số 5,8% của năm 2012. Đồng thời chỉ số PMI ngành sản xuất sau khi đạt 51,8 điểm trong tháng 12 năm 2013 đã tiếp tục tăng lên 52,1 điểm trong tháng đầu tiên của năm 2014.. Các chuyên 23
  • 30. gia kinh tế thế giới đánh giá rằng qua năm 2013, ngành công nghiệp Việt Nam sẽ vào đà phát triển mạnh mẽ trong các năm tiếp theo 24
  • 31. 3.1.2 Giới thiệu chung về các công ty ngành Công nghiệp chế biến chế tạo trên sàn HSX 3.1.2.1 Vị trí và đặc điểm của ngành Công nghiệp chế biến chế tạo trên sàn HSX Theo quyết định số 10/2007/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ, Hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp, trong đó có 21 ngành cấp 1, 88 ngành cấp 2, 242 ngành cấp 3, 437 ngành cấp 4 và 642 ngành cấp 5. Ngành Công nghiệp chế biến chế tạo là một ngành cấp 1 trong hệ thống phân ngành này. Trên sàn HSX ở thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp chế biến chế tạo có đến 100 doanh nghiệp niêm yết, chiếm khoảng hơn 30% số doanh nghiệp niêm yết trên toàn sàn HSX, có giá trị vốn hóa khoảng 213.317 tỉ đồng- chiếm khoảng 25% lượng vốn hóa toàn sàn HSX (thấp hơn so với ngành hoạt động Tài chính ngân hàng và Bảo hiểm). Các doanh nghiệp trong nhóm ngành này hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất như: sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, dệt, sản xuất trang phục,... Dưới đây là bảng thống kê cách ngành cấp 2 và các mã chứng khoán trong ngành Công nghiệp chế biến chế tạo trên sàn HSX. Ngành Sản xuất chế biến thực phẩm có lượng doanh nghiệp là nhiều nhất (31 mã), đồng thời ngành này cũng có tỉ trọng vốn hóa thị trường lớn nhất trong ngành Công nghiệp chế biến chế tạo (141.793 tỉ đồng – chiếm khoảng 66,5% lượng vốn hóa thị trường toàn ngành). Trong đó mã VNM có lượng vốn hóa lớn nhất trong toàn ngành (chiếm 79,3% lượng vốn hóa ngành Sản xuất chế biến thực phẩm và chiếm 52,7% lượng vốn hóa toàn ngành Công nghiệp chế biến chế tạo). (Xem bảng 3.3) 25
  • 32. Bảng 3.3 Danh sách các ngành và mã CK thuộc ngành Công nghiệp chế biến chế tạo trên sàn HSX năm 2013. Ngành cấp 2 Số lượng công ty Mã CK Sản xuất chế biến thực phẩm 31 AAM, ABT, ACL, AGD, AGF, ANV, ATA, AVF, BBC, BHS, CLP, CMX, FMC, HVG, ICF, IDI, KDC, LAF, LSS, MPC, NHS, SBT, SEC, TAC, TS4, VCF, VHC, VLF, VNH, VNM, VTF Sản xuất đồ uống 1 SCD Dệt 3 EVE, KMR, TCM Sản xuất trang phục 1 GMC Chế biến gỗ và sản phẩm từ tre nứa 1 GDT Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 4 DHC, HAP, SVI, VPK In, sao chép bản ghi các loại 1 CLC Sản xuất hóa chất và sán phẩm hóa chất 7 ALP, DPM, HAI, HIS, LIX, RDP, VFG Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 7 DCL, DHG, DMC, IMP, OPC, SPM, TRA Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 9 BMP, BRC, CSM, DAG, DRC, DTT, TTP, TPC, SRC Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 9 BT6, CTI, CYC, DCT, FCM, HT1, HVX, LBM, TCR Sản xuất kim loại 4 HPG, NKG, POM, VIS Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 5 DTL, HLA, HSG, NAV, SHI Sản xuất điện tử, máy vi tính và sp quang học 1 VTB Sản xuất thiết bị điện 8 DQC, EMC, NHW, PAC, RAL, SAM, TYA, VHG Sản xuất giường tủ bàn ghế 3 DLG, GTA, TTF Công nghiệp chế biến chế tạo khác 2 JVC, TLG Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị 2 L10, LM8 Sản xuất xe có động cơ 1 TMT (Nguồn: Tự tổng hợp) 26
  • 33. Trong năm 2013, nhiều ngành cấp 2 trong ngành Công nghiệp chế biến chế tạo được đánh giá là có mức tăng trưởng khá và cao, như ngành Thép, ngành Dệt may và ngành thực phẩm. Theo báo cáo triển vọng ngành 2013 đã tìm ra 5 mã có mức tăng giá cao nhất thị trường chứng khoán, trong đó có 3 mã thuộc ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo: mã TCM (227%), TRA (174%) và HSG (114%). Đồ thị dưới đây thể hiện số lượng các tham gia niêm yết trên sàn qua các năm Đồ thị 3.1 Số lượng các công ty trong ngành niêm yết trên sàn HSX giai đoạn 2008-2013 ĐVT: công ty Nguôn: Tự tổng hợp So với các năm 2008, 2009, 2011, 2012, 2013 thì năm 2010 là năm có số lượng công ty trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn HOSE tăng nhiều nhất (21 công ty). Để lí giải điều này, hãy cùng nhìn lại biến động của nền kinh tế và thị trường chứng khoán giai đoạn 2009-2010. Trong năm 2009, nền kinh tế của Việt Nam từng bước vượt qua những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy còn tiểm ẩn nhiều rủi ro, nhưng năm 27
  • 34. 2010 được dự báo là năm phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Đặc biệt, một số ngành trong nhóm ngành Công nghiệp chế biến chế tạo được dự báo là có mức tăng trưởng khá, đó là: ngành Sản xuất săm lốp (535,5%), ngành Đồ uống (71,9%), ngành Dệt may (151,7%), ngành Thép (92,5%).... Trước những dự báo “tươi sáng” hơn từ các tổ chức kinh tế khác nhau, nhiều công ty đã quyết định niêm niêm yết với hi vọng huy động thêm vốn kinh doanh để khắc phục khó khăn từ cuộc khủng hoảng, tạo điều kiện phát triển trong tương lại. Đây là lí do vì sao năm 2010 lại có một lượng lớn công ty mới niêm yết đến như vậy. (xem đồ thị 3.4) Tính đến thời điểm năm 2013, toàn ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có 99 công ty tham gia niêm yết trên sàn, nhưng để đảm bảo cho sự liên tục theo chuỗi thời gian của số liệu trong bài nghiên cứu của mình, em chỉ tập trung nghiên cứu 58 công ty có mặt trên sàn trong giai đoạn 2008-2013. 3.1.2.2. Tổng Tài sản và Nguồn vốn chủ sở hữu của các công ty trong ngành. a. Tổng tài sản của các công ty trong năm 2013 Các công ty trong ngành chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nên số vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất là khá lớn. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình Tổng tài sản của các công ty trong năm 2013. 28
  • 35. Đồ thị 3.2 Tổng tài sản của các công ty năm 2013 ĐVT: Tỷ đồng (Nguồn: Tự tổng hợp) Tính đến thời điểm năm 2013 giá trị tổng tài sản của cả nhóm 58 công ty trong là rất lớn với 150.247 tỉ đồng. Trong đó có đến 30 trên tổng số 58 công ty đạt trên 1.000 tỷ đồng. Các công ty còn lại có quy mô dao động từ 200 đến 800 tỉ đồng. Bên cạnh đó, giữa công ty có giá trị tổng tài sản lớn nhất và nhỏ nhất có sự chênh lệch rất lớn. Nếu mã VNM sở hữu một quy mô khổng lồ với giá trị là 21.286,6 tỉ đồng thì mã DTT lại chỉ ở mức khiêm tốn hơn rất nhiều với giá trị tổng tài sản là 132,8 tỉ đồng. Các mã được cho “gạo cội” trong ngành trên sàn HSX như BBC, LAF, TS4, HAP, lại không có quy mô vốn lớn. Tuy VNM không 29
  • 36. phải là mã có mặt trên sàn HSX sớm nhất trong ngành, nhưng với những chiến lược phát triển đúng đắn cộng thêm quy mô vốn khá lớn từ khi mới thành lập, khiến cho VNM trở thành một trong những công ty có quy mô lớn nhất và trở thành một trong số những ông lớn trên sàn HSX hiện nay. (Xem đồ thị 3.5) b. Nguồn vốn chủ sở hữu của các công ty trong năm 2013 Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp và của các cổ đông trong các công ty góp vào. Quy mô vốn chủ sở hữu thể hiện năng lực tài trợ thực sự của mỗi công ty, nhìn vào quy mô vốn chủ sở hữu để thấy được tiềm lực tài chính thực tế của công ty. Dưới đây là bảng thể hiện quy mô Vốn chủ sở hữu của các công ty trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo trên sàn HSX trong năm 2013. Phần lớn các công ty trong ngành có mức vốn chủ sở hữu thấp hơn trung bình ngành, chỉ có 13 trong tổng số 58 công ty (chiếm 22,4%) là có mức vốn chủ sở hữu cao hơn 1.402 tỉ đồng (mức trung bình ngành). Trong đó, VNM là công ty có mức vốn chủ sở hữu cao nhất, khoảng 17.568 tỉ đồng, DTT là mã có mức vốn chủ sở hữu thấp nhất với tổng vốn chủ sở hữu chỉ khoảng 110 tỉ đồng. Cũng giống như quy mô tổng tài sản, về quy mô vốn chủ sở hữu cũng có sự chênh lệch rất lớn giữa công ty có vốn chủ sở hữu lớn nhất và công ty có mức vốn nhỏ nhất (xem bảng 3.6) 30
  • 37. Đồ thị 3.3 Đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu của các công ty năm 2013 ĐVT: tỉ đồng (Nguồn: Tự tổng hợp) 3.2. Kết quả nghiên cứu. 3.2.1. Thực trạng về cấu trúc nguồn vốn của các công ty trong ngành 3.2.1.2. Thực trạng biến động Nguồn vốn của các công ty a. Sự gia tăng Nguồn vốn qua các năm Bất kì một chủ thể kinh tế nào muốn tiến hành hoạt động đều phải có một lượng vốn nhất định. Lượng vốn đó được thể hiện dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, được đo lường bằng thước đo tiền tệ được gọi chung là tài sản. Một hay nhiều tài sản có thể được hình thành từ một hoặc nhiều nguồn khác nhau, những nguồn hình thành tài sản đó được gọi chung là nguồn vốn. Hay nói một cách 31
  • 38. ngắn gọn hơn, Nguồn vốn lí giải cho sự xuất hiện của tài sản, cho biết tài sản đó đến từ đâu. Với lợi thế là một nước nông nghiệp, nên ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam có nhiều thuận lợi trong sản xuất khi nguyên liệu đầu vào đều là các sản phẩm từ ngành nông nghiệp, thủy sản. Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Vậy nên quy mô các công ty trong ngành công nghiệp chế biến ngày càng được mở rộng. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình biến động quy mô nguồn vốn của các công ty trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong giai đoạn 2008-2013. 32
  • 39. Bảng 3.4 Tình hình biến động tổng Nguồn vốn các công ty trong ngành giai đoạn 2008-2013 ĐVT: tỉ đồng Mã CK Giá trị So sánh (%) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 09/08 10/09 11/10 12/11 13/12 BQ AGF 1347,2 1209,9 1354,6 1716,9 1565,0 2250,9 89,8 112,0 126,7 91,1 143,8 110,8 BT6 650,2 831,0 1240,8 1791,2 1692,8 1597,1 127,8 149,3 144,4 94,5 94,3 119,7 KDC 2.983,4 0 4247,6 5039,9 5809,4 5514,7 6378,2 142,4 118,7 115,3 94,9 115,7 116,4 VNM 5966,9 8482,0 10773,0 15582,7 19697,9 22875,4 142,2 127,0 144,6 126,4 116,1 130,8 VPK 191 149,8 155,5 155,8 187,0 216,7 78,4 103,8 100,2 120,0 115,9 102,6 … … … … … … … … … … … … … CYC 330,6 348,3 324,5 376,0 337,5 324,7 105,4 93,2 115,9 89,7 96,2 99,6 DCT 353,6 720,3 944,0 1.205,5 1.138,8 1.049,1 203,7 131,1 127,7 94,5 92,1 124,3 LBM 167,8 198,0 199,6 196,8 157,0 159,9 118,0 100,8 98,6 79,8 101,8 99,0 VIS 1.022,3 1.497,5 1.657,9 1.318,5 2.813,6 2.568,8 146,5 110,7 79,5 213,4 91,3 120,2 FMC 335,1 623,4 502,0 778,0 459,0 741,8 186,0 80,5 155,0 59,0 161,6 117,2 ICF 416,8 367,2 377,3 397,9 413,6 389,1 88,1 102,7 105,5 103,9 94,1 98,6 LAF 217,1 215,4 354,4 723,6 235,7 188,8 99,2 164,5 204,2 32,6 80,1 97,2 MPC 2.266,9 2.222,4 3.894,8 6.325,5 6.269,9 7.637,5 98,0 175,3 162,4 99,1 121,8 127,5 TS4 244,6 366,7 549,3 707,2 915,7 986,5 149,9 149,8 128,8 129,5 107,7 132,2 TPC 328,7 366,3 374,5 991,4 613,7 659,9 111,5 102,2 264,7 61,9 107,5 115,0 HT1 5.647,8 7.265,2 11.813, 0 12.902, 8 13.314, 5 13.120, 0 128,6 162,6 109,2 103,2 98,5 118,4 HPG 5.639,3 10.243, 2 14.903, 7 17.524, 7 19.015, 8 23.076, 4 181,6 145,5 117,6 108,5 121,4 132,6 DPM 5.192,3 6.351,2 7.418,6 9.295,2 10.580, 5 10.794, 6 122,3 116,8 125,3 113,8 102,0 115,8 DCL 551,4 640,7 792,2 841,8 665,9 611,7 116,2 123,6 106,3 79,1 91,9 102,1 33
  • 41. Quy mô nguồn vốn của các doanh nghiệp trong toàn ngành có sự biến động không đều qua từng năm. Hầu hết quy mô nguồn vốn của các công ty trong ngành có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010-2011 và giảm trong những năm 2012, 2013. Giai đoạn 2008-2009 được cho là năm khó khăn với nền kinh tế Việt Nam khi phải đối mặt với một loạt khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế ,vậy nên các doanh nghiệp trong ngành quyết định cắt giảm một số nguồn vốn đi vay, đây là nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bị chững lại ở năm 2009. Tuy nhiên nhờ các quyết sách kịp thời của nhà nước: Gói kích cầu hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh với nhiều giải pháp thích ứng như giảm lãi suất cơ bản, hỗ trợ lãi suất lưu động 4%/năm, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, .... đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, tăng quy mô tài chính, thực hiện mở rộng sản xuất. Vì vậy năm 2010 - 2011, các công ty trong ngành có tốc độ tăng quy mô nguồn vốn khá ổn định trong khoảng 15-28%. Năm 2012 là một năm đầy khó khăn và thách thức với ngành công nghiệp chế biến khi giá và chi phí đầu vào ở mức cao, sức mua trong nước giảm mạnh, lượng hàng tồn kho tăng cao, tiêu thụ chậm. Đứng trước những khó khăn đấy, một số doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất làm cho quy mô tổng nguồn vốn giảm (Xem bảng 3.7). Tuy nhiên, nhìn chung các công ty trong ngành đều có sự tăng lên về quy mô vốn tương đối lớn. Có đến 37 trên tổng số 58 công ty (chiếm 63,7%) có tốc độ tăng trưởng bình quân lớn, dao động trong khoảng từ 10% đến 30%. Chỉ có mã có sự giảm sút về quy mô nguồn vốn là CYC, LBM, TYA, ICF và LAF, trong đó mã LAF là mã có sự biến động quy mô vốn lớn nhất và bất thường nhất. Tổng vốn của công ty này tăng mạnh vào năm 2011 (khoảng 100%) nhưng lại giảm mạnh vào năm 2012 (giảm khoảng 67,4%). Bên cạnh đó, các “ông lớn” như HPG, DPM và VNM có quy mô vốn tăng đều qua các năm, cụ thể HPG có mức tăng vốn bình quân là 32,6%/năm, VNM là 30,8% và DPM là 15,8%. 35
  • 42. LAF – Bất ổn định trong quy mô vốn Trong giai đoạn 2010-2012, quy mô vốn của công ty này tăng giảm một cách bất thường. Năm 2011, tổng vốn của công ty tăng lên 100,4% (gấp 2 lần) so với năm 2010 để rồi sau đó sang năm 2012 tổng vốn của công ty lại giảm một cách “thảm hại”. Tổng quy mô vốn của năm 2012 chỉ bằng 32,6% so với năm 2011. Do trong năm 2011, công ty này có nhập một lượng lớn hạt điều để chế biến. Nhưng do trong năm 2011, thị trường xuất khẩu điều sụp đổ, kinh doanh không theo kế hoạch, vì vậy giá trị tồn kho tăng và các khoản nợ phải trả của công ty tăng do chưa bán được hàng nên chưa có tiền trả cho người bán. Việc này dẫn đến tổng tài sản và nguồn vốn của công ty trong năm này tăng mạnh. Sang năm 2012, công ty chỉ mua nguyên liệu cầm chừng, khoảng 50% kế hoạch. Kết quả là nguyên liệu cũ lẫn mới đủ để sản xuất trong năm 2012. Việc này giúp cho lượng hàng tồn kho giảm, doanh nghiệp có tiền trả hết các khoản nợ. Đó là lí do vì sao trong năm 2012 tổng tài sản và nguồn vốn của công ty lại giảm mạnh đến như vậy. (Nguồn: http://finance.vietstock.vn/laf/tin-tuc-su-kien.htm) b. Xu hướng tăng của tỉ suất nợ Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn chính đó là nợ vay và vốn tự có. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp không thể chỉ sử dụng vốn tự có (vốn chủ sở hữu) mà còn phải sử dụng đến các khoản vốn đi vay (nợ vay) từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn vốn vay này đáp ứng cho nhu cầu về vốn của mỗi doanh nghiệp, bên cạnh đó, lãi vay từ vốn đi vay này tạo ra “lá chắn thuế” giúp doanh nghiệp “tăng” lợi nhuận của mình. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn vay này đi kèm với không ít rủi ro, trong trường hợp doanh nghiệp kiểm soát lượng vốn vay không tốt hay kết quả hoạt động không tốt thì khi đó vốn vay sẽ trở thành gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo là một trong những ngành sản xuất, vì vậy nhu cầu vốn cho việc sản xuất là rất lớn. Dưới đây là bảng thể hiện tình 36
  • 43. hình biến động tỉ suất nợ của các công ty trong ngành trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013 Nhìn chung, tỉ suất nợ trong cơ cấu nguồn vốn của các công ty trong ngành đang có xu hướng tăng lên qua các năm và dần đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp trong ngành. Tại thời điểm năm 2013 đã có đến 31 trên tổng số 58 công ty có mức nợ phải trả chiếm trên 50% trong tổng nguồn vốn, trong khi đó con số này chỉ là 25 công ty ở năm 2008. (xem bảng 3.8) Tỉ suất nợ trong cơ cấu nguồn vốn của các công ty trong ngành biến động không đều qua các năm. Trong giai đoạn 2008-2009, tỉ suất nợ của các công ty trong ngành có xu hướng tăng nhanh, có đến 36 trên tổng số 58 công ty có sự tăng lên về tỉ lệ nợ so với năm 2009, điển hình là các mã như KDC (tăng từ 28% lên 41,6%), mã DCT (tăng từ 16% lên 56,1%), mã OPC (tăng từ 8,9% lên 29,9%). Sang đến những năm 2010 và 2011, số lượng công ty giảm tỉ suất nợ nhiều hơn số lượng công ty có tỉ suất nợ tăng, cụ thể trong năm 2010 có đến 29 công ty giảm tỉ suất nợ và 32 công ty là con số ở năm 2011. Giai đoạn 2012- 2013, nhìn chung tỉ suất nợ của các công ty trong ngành hầu như giảm nhẹ so với giai đoạn 2010-2011. (xem bảng 3.8) 37
  • 44. Bảng 3.5 Tình hình biến động tỉ suất nợ các công ty trong ngành giai đoạn 2008-2013 ĐVT: % Mã CK Tỉ suất nợ Tỉ suất nợ trên vốn CSH 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2008 2009 2010 2011 2012 2013 BBC 18,9 29,0 28,2 27,0 24,6 26,4 23,3 40,8 39,3 36,9 32,7 35,9 HAP 35,6 29,4 17,5 22,4 29,1 53,8 55,2 41,6 21,2 28,8 41,0 116,5 SAM 3,1 6,8 6,5 13,6 13,4 16,2 3,2 7,3 6,9 15,8 15,5 19,4 BT6 51,2 47,7 58,9 72,9 70,8 70,3 104, 8 91,1 143, 2 268, 4 242, 9 236,5 ABT 11,3 18,0 26,2 17,9 25,5 39,7 12,7 21,9 35,5 21,9 34,2 65,9 VNM 21,0 21,3 26,1 19,9 21,3 23,2 26,5 27,1 35,3 24,9 27,1 30,2 VPK 53,2 57,3 51,7 35,2 26,7 24,1 113, 9 133, 9 107, 0 54,2 36,5 31,7 CLC 57,7 59,1 66,6 63,8 58,9 51,8 136, 3 144, 5 199, 1 176, 3 143, 4 107,5 BMP 15,1 17,8 13,2 10,0 10,4 11,4 17,8 21,7 15,2 11,2 11,7 12,9 DTT 4,7 8,0 17,4 11,3 15,3 17,6 4,9 8,7 21,1 12,8 18,0 21,3 DCT 16,0 56,1 58,5 67,7 69,7 79,9 19,0 127, 6 140, 8 210, 0 230, 0 398,7 LBM 56,3 34,4 33,3 31,7 16,8 12,8 128, 6 52,5 50,0 46,4 20,3 14,6 TCR 47,9 49,4 42,7 55,5 58,5 63,1 91,8 97,7 74,5 124, 5 141, 2 170,7 PAC 39,5 37,9 56,4 53,7 53,7 65,0 65,2 61,1 129, 5 116, 0 116, 1 185,8 RAL 54,7 59,0 62,9 67,3 68,2 71,7 120, 8 143, 7 169, 8 206, 1 214, 1 253,0 … … … … … … … VIS 65,0 70,7 64,9 60,3 76,6 75,4 185, 4 241, 1 185, 1 151, 8 327, 6 306,8 IMP 14,1 26,5 21,5 14,3 17,1 16,6 16,3 36,0 27,4 16,7 20,6 19,8 MPC 57,4 49,0 63,9 74,4 78,0 73,5 134, 6 95,9 177, 2 291, 0 354, 1 278,0 TS4 35,4 53,0 55,9 65,7 73,0 71,1 54,9 112, 7 126, 6 191, 3 270, 7 245,8 TTP 13,7 14,6 23,8 19,3 21,0 48,5 15,8 17,1 31,2 24,0 26,5 94,0 HT1 82,7 83,9 84,5 86,3 85,8 75,6 476, 8 521, 8 546, 4 629, 1 606, 1 310,4 L10 67,9 74,3 77,9 79,6 80,3 81,1 211, 8 288, 9 352, 2 390, 1 407, 4 430,0 DPM 8,7 12,5 16,0 9,5 13,4 11,6 9,5 14,3 19,1 10,5 15,4 13,1 SBT 18,2 10,6 8,5 22,8 35,6 43,4 22,2 11,9 9,3 29,5 55,4 76,6 HLA 74,2 80,9 79,2 80,3 78,7 88,7 288, 424, 381, 408, 369, 786,1 38
  • 45. 0 6 1 6 8 HSG 62,4 61,2 62,4 69,9 62,1 69,1 165, 8 157, 7 165, 8 231, 8 163, 7 223,1 OPC 8,9 29,9 26,6 34,5 31,7 32,7 9,8 42,7 36,3 52,6 46,4 48,6 (Nguồn: Tự tổng hợp) 39
  • 46. Hầu hết các công ty có tỉ suất nợ lớn là những công ty có quy mô dưới 1.000 tỉ đồng. Trong đó, mã HLA có tỉ trọng nợ lớn nhất (trung bình khoảng 83,1%), điều này được lí giải trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Do HLA là một công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thép, công ty áp dụng phương thức mua hàng trả tiền sau và bán hàng trả chậm, nên số nợ phải trả người bán và nợ phải thu tăng cao, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Bên cạnh đó, mã SAM là mã có tỉ trọng nợ thấp nhất (10,3%/năm). Điều này được lí giải bởi công ty này có nguồn vốn do chủ sở hữu đầu tư tương đối lớn, cộng thêm phần thặng dư từ việc phát hành chứng khoán, làm cho công ty không phải huy động vốn kinh doanh từ các khoản nợ. Những công ty có quy mô lớn trong ngành như VNM, DPM, KDC, SBT có tỉ suất nợ phải trả thấp (dao động từ 10-20%) nên đã kéo tỉ suất nợ trung bình của ngành xuống dưới 50%. (xem bảng 3.8) Do tỉ suất nợ lớn của đa số công ty đã đẩy tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình tăng cao. Có đến 28 công ty có tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình trên 100%, trong đó có một số công ty có mức vốn chủ sở hữu đặc biệt cao là HT1 (491,7%) và HLA (426,1%). Bên cạnh đó, tuy trong cùng một nhóm ngành kim loại và các sản phẩm từ khoáng phi kim loại nhưng 2 mã DCT và LBM lại có sự trái ngược nhau trong biến động tỉ suất nợ. Nếu mã DCT có tỉ suất nợ tăng nhanh qua các năm (từ 16% lên 79,9%) thì LBM lại có sự suy giảm lớn về tỉ suất nợ (từ 56,3 xuống còn 13,8%). 40
  • 47. DCT, LBM – cùng nhóm ngành, hai hướng đi. DCT và LBM là hai công ty trong cùng một ngành kim loại và sản phẩm từ khoáng phi kim loại, tuy nhiên lại có sự biến động về tỉ suất nợ phải trả trái ngược hoàn toàn với nhau. Trong năm 2009, công ty DCT đã vay một lượng vốn dài hạn lớn để tài trợ cho tài sản cố định nhằm mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh, làm cho nợ phải trả tăng mạnh trong khi vốn chủ sở hữu không tăng lên là bao. Điều này làm cho tỉ suất nợ của công ty này tăng lên một cách nhanh chóng. (Nguồn: http://finance.vietstock.vn/DCT/tin-tuc-su-kien.htm) Cùng trong năm 2009, công ty LBM đã huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm một lượng cổ phiếu lớn. Điều này làm cho quy mô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng mạng trong khi nợ phải trả đang có xu hướng giảm. Việc này làm cho tỉ suất nợ trong doanh nghiệp giảm mạnh trong giai đoạn 2008-2013. (Nguồn: http://finance.vietstock.vn/LBM/tin-tuc-su-kien.htm) Trong cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp, dựa vào thời gian đáo hạn mà nợ phải trả được chia ra làm hai loại là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình biến động nợ ngắn hạn của các công ty trong ngành qua các năm. Do đặc điểm sản xuất mà nợ ngắn hạn chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu tổng nợ phải trả của các công ty trong ngàn. Trong giai đoạn năm 2008 đến 2010, tỉ suất nợ ngắn hạn của các công ty trong ngành có sự giảm nhẹ, sang giai đoạn 2011-2013 tỉ suất nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên. Đa số công ty trong ngành có tỉ trọng nợ ngắn hạn lớn, dao động trong khoảng từ 41% đến 100%.Một số công ty như CLC, ABT, GMC có tỉ trọng nợ ngắn hạn lớn, dao động trong khoảng từ 99% đến 100% trong 6 năm. Một số công ty như TS4, BHS, VPK có tỉ trọng nợ ngắn hạn năm 2013 tăng mạnh so với năm 2008. 41
  • 48. Bảng 3.6 Tình hình biến động nợ ngắn hạn của các công ty trong ngành giai đoạn 2008-2013 ĐVT: Tỉ đồng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 BQ Mã CK Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) BBC 103,8 90,7 157,2 73,6 183,7 85,7 209,4 98,8 187,6 99,1 211,9 99,3 175,6 91,1 BHS 111,0 41,5 331,8 72,7 403,4 77,8 628,1 85,7 1.427,7 93,0 1.251,8 92,8 692,3 85,5 VNM 1.068,7 85,5 1.552,6 85,8 2.645,0 94,2 2.946,5 94,9 4.145,0 98,6 4.956,4 93,4 2.885,7 93,7 VPK 69,7 68,5 78,5 91,5 77,0 95,9 54,7 99,9 50,0 100,0 52,1 100,0 63,7 90,0 SCD 44,3 99,1 51,2 98,9 50,5 99,7 62,7 99,8 55,7 99,7 121,2 99,9 64,2 99,6 FMC 181,8 99,7 470,8 99,9 335,3 99,8 605,8 99,9 302,0 99,8 505,7 99,9 400,2 99,9 … … … … … … … … … … … … … ACL 192,2 82,7 403,8 92,6 478,2 96,1 488,1 98,5 539,7 97,0 425,9 94,7 421,3 94,7 TS4 39,0 45,0 51,7 26,6 181,5 59,1 408,6 88,0 613,6 91,8 661,4 94,3 326,0 80,7 HT1 1.670,9 35,8 1.339,9 22,0 3.189,3 31,9 4.606,7 41,4 3.938,4 34,5 4.197,4 42,3 3.157,1 35,6 HPG 1.296,7 97,2 4.565,1 89,4 6.136,5 75,1 6.646,6 69,5 7.362,0 70,5 11.142,6 82,6 6.191,6 77,2 GTA 39,9 99,9 63,0 99,9 42,0 99,7 61,1 99,8 55,6 100,0 127,0 100,0 64,8 99,9 L10 227,5 94,2 313,8 86,4 356,3 69,9 350,9 61,1 365,7 56,6 363,3 48,2 329,6 64,0 TCM 638,1 67,9 702,3 61,4 859,4 69,8 891,7 67,3 991,4 74,2 945,8 75,8 838,1 69,6 HSG 1.040,9 77,3 1.155,1 77,4 2.396,8 84,5 3.486,3 84,4 2.693,1 81,5 4.338,7 88,0 2.518,5 83,7 TTF 1.038,5 97,8 1.470,7 99,2 1.721,3 93,5 2.417,7 95,1 2.311,9 92,3 2.418,2 94,1 100,1 98,8 KMR 80,4 97,2 141,3 90,2 170,9 94,3 173,9 96,2 172,0 98,5 152,9 99,8 148,6 95,9 TB ngành 336,1 75,2 446,3 74,6 636,6 73,9 837 76,7 918 76,8 1.091,3 82,5 714,2 77,3 (Nguồn: Tự tổng hợp) 42
  • 49. c. Sự giảm sút trong khả năng tự chủ về tài chính của các công ty Khả năng tự tài trợ đánh giá tính tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh. Khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng cao thì khả năng thanh toán các khoản nợ vay càng lớn. Đối với các chủ nợ, họ thường dễ dàng tín chấp cho các doanh nghiệp có khả năng tự chủ cao vì khi đó khả năng thu hồi nợ là lớn. Từ phân tích tỉ suất nợ và cơ cấu của nợ của các doanh nghiệp có thể thấy rằng hầu hết các công ty trong ngành đang có xu hướng tăng nợ trong cơ cấu nguồn vốn của mình, điều này làm cho khả năng tự chủ của các doanh nghiệp giảm xuống. Dưới đây là đồ thị thể hiện sự biến động tỉ suất tự tài trợ của 4 công ty có tỉ suất vốn chủ sở hữu lớn nhất và 4 công ty có tỉ suất vốn chủ sở hữu nhỏ nhất trong ngành. Đồ thị 3.4 Tình hình biến động tỉ suất tự tài trợ của một số công ty trong ngành giai đoạn 2008-2013 ĐVT: % (Nguồn: Tự tổng hợp) 43
  • 50. Dù có tỉ trọng vốn chủ sở hữu lớn hay nhỏ thì các công ty trong ngành đang có xu hướng giảm tỉ suất tự tài trợ, hay giảm tỉ trọng vốn chủ sở hữu trong cấu trúc nguồn vốn xuống. Cùng là công ty có quy mô lớn nhưng VNM và HT1 lại có sự khác biệt khả năng tự tài trợ. Nếu VNM có tí suất tự tài trợ khá cao (khoảng 78%) và ít biến động qua từng năm thì HT1 lại có tỉ suất tự tài trợ thấp (khoảng 16,9%) và biến động qua các năm. Có sự khác biệt này là do HT1 vay một lượng vốn lớn từ ngân hàng để tài trợ cho tài sản cố định của mình, trong khi đó VNM dùng vốn tự có của chủ sở hữu. Nhưng muốn thấy rõ nguồn tài trợ của doanh nghiệp đang được tài trợ cho loại tài thì phải đi vào phân tích hai hệ số là hệ số tài trợ thường xuyên và hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình biến động hệ số tài trợ thường xuyên và hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn của các công ty trong ngành giai đoạn 2008-2013. (Xem đồ thị 3.10) Nhìn chung hệ số tự tài trợ thường xuyên của các công ty trong ngành tăng giảm không đều qua các năm nhưng nếu so sánh với năm 2008 thì năm 2013 đa số các công ty có xu hướng giảm. Có đến 32 trong 58 mã có xu hướng giảm tỉ suất tự tài trợ. Điều này là do khoản nợ trong các công ty này tăng lên, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn. (Xem bảng 3.11) Có 55 trong tổng số 58 công ty trong ngành đều có hệ số tự tài trợ thường xuyên lớn hơn 1 lần, chứng tỏ các công ty trong ngành có sự ổn định về tình hình tài chính. Trong 55 mã trên có các mã có hệ số này đặc biệt lớn như DQC (5,6 lần), CLC (3 lần), BMP (2,9 lần), TRA (2,9 lần), ABT (2,8 lần). Đáng chú ý là trường hợp của DQC, tuy tỉ trọng nợ dài hạn trong cấu trúc nợ thấp nhưng trong nhiều năm liền công ty này dùng vốn tự có của mình để tài trợ cho tài sản dài hạn, cộng thêm việc tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ trong quy mô tài sản làm cho hệ số tự tài trợ thường xuyên của công ty này rất lớn. (Xem bảng 3.11) Bên cạnh đó, toàn ngành chỉ có 3 công ty có hệ số tự tài trợ thường xuyên bình quân là dưới 1 lần, đó là mã DCT(0,83 lần), HT1(0,83 lần), HSG(0,95 lần). 44
  • 51. Trong đó HSG là mã có sự khác biệt lớn nhất giữa hệ số tự tài trợ thường xuyên và hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn. Có sự khác biệt này là do công ty này có một lượng lớn vốn kinh doanh là vốn vay từ ngân hàng, trong đó vốn vay dài hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất. Vậy nên tài sản dài hạn của công ty này được tài trợ từ nguồn vốn vay dài hạn của ngân hàng chứ không phải từ vốn tự có của doanh nghiệp. HT1,VNM – Sự khác biệt giữa hai “đại gia” HT1 và VNM là hai trong số các mã có quy mô lớn nhất trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo sàn HSX. Tuy vậy nhưng cấu trúc vốn của hai mã này lại có sự khác biệt rất lớn. HT1 có tỉ trọng nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu, và nguồn vốn vay này đến từ các ngân hàng là chủ yếu. Công ty này dùng vốn vay của mình để tài trợ cho tài sản dài hạn của mình. Vì vậy nên tỉ số nợ của công ty này rất cao, hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn rất thấp. (nguồn: http://finance.vietstock.vn/ht1/tin-tuc-su-kien.htm) Ngược lại với HT1, VNM có tỉ trọng vốn chủ sở hữu lớn và ổn định trong nhiều năm. Công ty này đã dùng nguồn vốn “ khổng lồ” của mình để tài trợ cho các loại tài sản dài hạn trong doanh nghiệp. Điều này đã làm cho tỉ suất nợ của công ty ở mức thấp và hệ số tự tài trợ cho tài sản dài hạn rất cao. (Nguồn: http://finance.vietstock.vn/vnm/tin-tuc-su-kien.htm) 45
  • 52. Bảng 3.7 Tình hình biến động hệ số tự tài trợ của các công ty trong giai đoạn 2008-2013 ĐVT: Lần Mã CK Hệ số tự tài trợ thường xuyên Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn 2008 2009 2010 2011 2012 2013 BQ 2008 2009 2010 2011 2012 2013 BQ ABT 1,568 2,726 2,404 3,416 4,592 4,479 2,826 1,568 2,726 2,404 3,415 4,592 4,479 2,826 CLC 2,288 2,974 4,006 2,64 2,739 4,023 3,04 2,287 2,971 4,001 2,635 2,739 4,023 3,038 BMP 2,147 2,472 3,119 2,779 3,441 3,259 2,947 2,143 2,472 3,114 2,774 3,441 3,259 2,945 DCT 1,595 0,917 0,88 0,782 0,793 0,666 0,831 1,52 0,524 0,454 0,371 0,345 0,228 0,421 SCD 2,269 2,36 2,793 3,217 4,021 4,001 3,036 2,262 2,35 2,79 3,214 4,017 3,998 3,031 TPC 2,302 3,417 4,014 2,217 4,87 6,1 3,367 2,28 3,393 3,985 1,553 3,559 4,713 2,824 TTP 3,625 3,649 3,762 3,275 3,29 1,372 2,549 3,623 3,649 3,762 3,274 3,29 0,973 2,371 … … … … … … … … … … … … … … … HT1 1,007 0,929 0,903 0,75 0,801 0,779 0,834 0,248 0,183 0,191 0,16 0,161 0,279 0,2 DPM 1,902 2,329 2,505 2,591 2,72 2,899 2,525 1,897 2,237 2,403 2,585 2,714 2,891 2,493 HSG 1,076 1,043 0,958 0,854 0,968 0,958 0,955 0,782 0,769 0,762 0,627 0,743 0,755 0,729 DQC 4,096 4,192 5,458 6,911 7,492 7,122 5,595 3,208 4,099 5,385 6,348 6,866 6,536 5,117 TRA 4,619 4,241 3,981 2,5 2,31 2,749 2,932 4,554 4,182 3,94 2,326 2,304 2,749 2,882 TCR 1,343 1,33 1,392 1,078 1,028 0,982 1,159 1,04 1,122 1,321 0,832 0,817 0,821 0,954 VIS 2,03 1,212 1,82 2,373 0,867 0,844 1,205 1,07 0,542 1,803 2,368 0,584 0,639 0,839 TS4 1,343 1,384 1,252 0,91 0,88 0,958 1,077 1,032 0,758 0,825 0,74 0,72 0,84 0,8 L10 1,461 1,133 0,902 1,006 1,103 1,416 1,137 1,302 0,813 0,438 0,4 0,398 0,439 0,498 TCM 0,841 0,97 1,076 1,133 0,962 1,014 1,005 0,462 0,543 0,698 0,71 0,621 0,721 0,632 HLA 1,126 1,157 1,354 1,106 1,053 0,641 1,043 1,004 1,052 1,09 0,828 0,815 0,451 0,826 (Nguồn: Tự tổng hợp) 46
  • 53. 3.2.2 Thực trạng về kết quả kinh doanh của các công ty trong ngành. 3.2.2.1. Tình hình biến động doanh thu của các công ty trong ngành Doanh thu của các công ty trong ngành có sự biến động không đều ở các công ty qua các năm. Nhưng nhìn chung từ năm 2008 đến năm 2013, doanh thu của các công ty trong ngành có xu hưởng tăng lên, có 26 trên 59 công ty có tốc độ tăng bình quân hàng năm lớn (dao động từ 10-25%/năm), chỉ có 6 trên 58 mã có sự giảm sút về doanh thu đó là DTT, VTB, TYA, ICF, ANV, SAM. Trong đó ICF là mã có sự giảm về doanh thu lớn nhất trong ngành, tốc độ phát triển bình quân doanh thu của công ty này chỉ đạt 81,5%/năm, do doanh thu công ty này (mà chủ yếu là doanh thu từ hoạt động kinh doanh) giảm 69,3% vào năm 2012 nên kéo tốc độ tăng bình quân của công ty xuống thấp như vậy. Bên cạnh đó khá nhiều mã có tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu lớn, điển hình như mã HSG, VNM, TS4, SBT, BHS có tốc độ tăng doanh thu bình quân khoảng từ 30% trở lên. Trong đó, mã HSG có tốc độ tăng doanh thu lớn nhất, khoảng 41,7%, do doanh thu công ty này tăng mạnh vào năm 2010 và 2011 (năm 2010 tăng 73,5%, năm 2011 tăng 65,6%) nên đã kéo tốc độ tăng trưởng bình quân công ty lên cao. (Xem bảng 3.12) 47