SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ LÊ HUYỀN
QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
HÀ NỘI - 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ LÊ HUYỀN
QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 62 22 03 11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Hoàng Khắc Nam
2. PGS.TS Võ Kim Cƣơng
HÀ NỘI - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực, chính xác và có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Tác giả
Hà Lê Huyền
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án luận này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ quý báu từ phía Thầy Cô, đồng nghiệp và người thân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự tri ân và biết ơn sâu sắc tới hai thầy giáo hướng dẫn
khoa học: PGS.TS. Hoàng Khắc Nam và PGS.TS. Võ Kim Cương đã tận tình góp ý,
dạy bảo và định hướng nhận thức cho tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện
luận án.
Tôi xin cảm ơn Học viện Khoa học Xã hội, phòng Đào tạo và Khoa Sử học đã
tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Ban Lãnh đạo và các anh chị em đồng
nghiệp Viện nghiên cứu Đông Nam Á đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi bày tỏ sự cảm ơn đặc biệt tới gia đình. Sự ủng hộ, động viên và
khích lệ của gia đình chính là nguồn động lực rất lớn giúp tôi vượt qua nhiều khó
khăn, trở ngại trong suốt thời gian qua để hoàn thành luận án của mình.
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Tác giả
Hà Lê Huyền
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...............................................7
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................ 7
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 23
1.3. Một vài nhận xét về tình hình nghiên cứu........................................................ 28
CHƢƠNG 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ THÁI LAN - VIỆT
NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011................................................................................30
2.1. Khái quát lịch sử quan hệ Thái Lan - Việt Nam trước năm 1991..................... 30
2.2. Tình hình thế giới và khu vực tác động đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ
năm 1991 đến năm 2011 .......................................................................................... 40
2.3. Tình hình Thái Lan và Việt Nam tác động đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ
năm 1991 đến năm 2011 .......................................................................................... 47
CHƢƠNG 3 : QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH GIỮA THÁI LAN VÀ VIỆT
NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011.................................................................................59
3.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao........................................................................... 59
3.2. Hợp tác an ninh phi truyền thống...................................................................... 73
CHƢƠNG 4: QUAN HỆ KINH TẾ VÀ MỘT SỐ LĨNH VỰC KHÁC GIỮA THÁI
LAN VÀ VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011....................................................84
4.1. Quan hệ kinh tế ................................................................................................. 84
4.2. Quan hệ Thái Lan – Việt Nam trên một số lĩnh vực khác ................................ 96
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ THÁI LAN - VIỆT NAM TỪ
NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011................................................................................................125
5.1. Đánh giá quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011............. 125
5.2. Tác động của quan hệ Thái Lan – Việt Nam .................................................. 132
KẾT LUẬN..............................................................................................................................147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.....................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................152
DANH MỤC PHỤ LỤC........................................................................................................165
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACMECS
AFTA
AIPO
APEC
ARF
ASEAN
ASEM
BRIC
EU
GDP
GMS
GSP
FDI
FTA
Ayeyawady - Chaophraya - Mekong Economic Cooperation Strategy
Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chaophraya - Mekong
ASEAN Free Trade Area
Khu vực Thương mại tự do ASEAN
ASEAN Inter - Parliamentary Organization
Tổ chức liên Nghị viện các nước ASEAN
Asia Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Asia - Europe Meeting
Hội nghị Á - Âu
Brazil, Russia, India and China
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc
European Union
Liên minh châu Âu
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
Greater Mekong Subregion
Tiểu vùng sông Mekong mở rộng
Generalized System of Preferences
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
v
ODA
NATO
SCO
SEATO
TAC
TREATI
WB
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương
Shanghai Cooperation Organisation
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
Southeast Asian Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á
Trans-Regional EU-ASEAN Trade Initiative
Sáng kiến hợp tác thương mại xuyên vùng EU-ASEAN
World Bank
Ngân hàng Thế giới
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1991 đến năm
2000 ..........................................................................................................85
Bảng 4.2: Đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2000.............87
Bảng 4.3: Quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 2001 đến năm
2011 ..........................................................................................................89
Bảng 4.4: Đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011.............92
Bảng 4.5: Thống kê khách du lịch Thái Lan đến Việt Nam từ năm 1995 đến năm
2011 ........................................................................................................117
Bảng 4.6: Khách Việt Nam đến Thái Lan từ năm 2003 đến năm 2010..................119
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Tình hình thế giới sau Chiến tranh Lạnh (1991) có diễn biến mới do
những thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước lớn. Mặc dù hòa bình đã trở
thành xu thế nổi trội nhưng vẫn chưa phải là hòa bình bền vững hoàn toàn. Các cuộc
chiến tranh cục bộ và xung đột khu vực vẫn tiếp tục diễn ra ở các mức độ, phạm vi
khác nhau. Bên cạnh đó, sau Chiến tranh Lạnh, tất cả các nước đều tập trung vào
khôi phục và phát triển kinh tế. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế
giới đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nước vừa và nhỏ tham gia một cách
chủ động, tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế dưới các hình thức khác nhau để
tăng cường vị thế của mình. Thái Lan và Việt Nam cũng nằm trong sự vận động đó.
1.2. Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển năng động trên thế
giới hiện nay, bao gồm mười một quốc gia với nhiều nét tương đồng về tự nhiên,
văn hóa và xã hội, nên người dân các nước trong khu vực có những phong tục, tập
quán, tín ngưỡng rất gần gũi nhau. Chính những nét tương đồng này là yếu tố quan
trọng thúc đẩy các quốc gia tăng cường quan hệ hợp tác, vì “Việc quan tâm đầy đủ
đến quan hệ láng giềng là cần thiết và vô cùng quan trọng. Có sự hội nhập tốt trong
khu vực thì mới có điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập với thế giới” [62, tr.79].
Quan hệ Thái Lan - Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Đặc biệt hai nước lại đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN), vai trò của Thái Lan và Việt Nam trong quá trình phát triển khu vực
ngày càng gia tăng, mọi đề xuất và chiến lược ngoại giao của Thái Lan đối với khu
vực nhất định sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam nói riêng. Từ thực tiễn của
quan hệ hai nước thời gian qua, cho dù không thể không bị chi phối bởi tác động
của xu thế phát triển của thế giới, nhất là các cường quốc lớn, nhưng xét cho cùng
xu thế phát triển quan hệ Thái Lan - Việt Nam là khó thay đổi được vì những bài
học của lịch sử, nhất là kết quả hợp tác trong thời gian qua và mục đích chung của
hai nước là cùng ổn định và phát triển bền vững để cùng nhau góp phần xây dựng
cộng đồng ASEAN ổn định, vững mạnh, ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng
trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, từ năm 1991 đến năm 2011, hợp tác Việt
Nam - Thái Lan ngày càng được củng cố, phát triển trên nhiều lĩnh vực cả song
2
phương và đa phương vì lợi ích của hai dân tộc, cũng như vì hòa bình, ổn định, hợp
tác và phát triển của khu vực và trên thế giới. Chính vì thế, việc tìm hiểu vấn đề này
không chỉ phác dựng lại mối quan hệ giữa hai quốc gia mà còn giúp hiểu rõ một nội
dung quan trọng của các mối quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á.
1.3. Theo dòng chảy lịch sử, mối quan hệ hai nước cũng chịu tác động của tình
hình quốc tế, khu vực và nhân tố nội tại của mỗi quốc gia nên giữa hai nước không
tránh khỏi những xung đột về “lợi ích” và “ý thức hệ”. Tuy nhiên trải qua những thăng
trầm, mối quan hệ này ngày càng trở nên gắn bó. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa
Thái Lan và Việt Nam ngày 6/8/1976 đã mở ra một trang sử mới trong quan hệ giữa
hai nước. Đặc biệt là từ sau Chiến tranh Lạnh, hợp tác hai nước ngày càng phát triển
mạnh mẽ và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội, đóng góp
không nhỏ cho quá trình xây dựng mối quan hệ hữu nghị, bền vững của Thái Lan và
Việt Nam.
1.4. Trong lịch sử phát triển của khu vực, Thái Lan và Việt Nam là hai quốc
gia có mối quan hệ lâu đời và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến các nước khác.
Bước vào thế kỷ XX, hai nước có chế độ chính trị khác nhau đã tự lựa chọn con
đường riêng để phát triển và đạt được nhiều thành tựu cũng như đúc rút những kinh
nghiệm mà mỗi nước có thể vận dụng để xây dựng và phát triển cho riêng mình.
Việc tìm hiểu đề tài “Quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011”
chọn góc độ từ Thái Lan để nghiên cứu vì thứ nhất là góc độ nghiên cứu từ Việt
Nam đã có khá nhiều tác giả viết. Thứ hai là nghiên cứu vấn đề này từ góc độ Thái
Lan để có cách nhìn đa chiều và khách quan hơn về mối quan hệ giữa hai nước, hay
nói một cách khác là nhằm tìm hiểu sâu hơn, xác thực hơn về những mục tiêu mà
Thái Lan đặt ra trong quan hệ với Việt Nam, từ đó góp phần tăng cường, củng cố và
phát triển quan hệ hai nước bền vững hơn nữa trong thời gian tới.
Xuất phát từ những thành quả đã đạt được và tầm quan trọng của quan hệ hai
nước tác động đến lợi ích quốc gia, dân tộc và khu vực là rất cần thiết, tác giả đã
chọn “Quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011” làm đề tài luận
án nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống quan hệ đối ngoại của hai nước, phân
tích cơ sở hình thành và phát triển của mối quan hệ chính trị, kinh tế và một số lĩnh
3
vực khác trong quan hệ Thái Lan - Việt Nam. Từ những phân tích đó, tác giả mong
muốn rút ra những nhận xét để có thêm cơ sở khoa học nhằm góp phần đưa mối
quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu:
Luận án làm rõ quá trình vận động của quan hệ song phương giữa Thái Lan và
Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011, từ đó nêu lên những đánh giá và tác động
của mối quan hệ này đối với sự phát triển của hai nước cũng như đối với khu vực.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991
đến năm 2011
- Làm rõ sự tiến triển quan hệ của Thái Lan và Việt Nam từ năm 1991 đến năm
2011 trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và một số lĩnh vực khác…
- Từ kết quả nghiên cứu quan hệ hai nước Thái Lan, Việt Nam sau Chiến tranh
Lạnh đến năm 2011, đánh giá và phân tích tác động của mối quan hệ này tới sự phát
triển của Thái Lan, của Việt Nam và với ASEAN.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là quan hệ song phương giữa Thái
Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011 trên các phương diện chính trị, kinh tế và
một số lĩnh vực khác như giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, du lịch, giao lưu văn hóa...
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Nghiên cứu sinh chọn giai đoạn 1991 - 2011 làm khung thời gian
của bản luận án.
Việc xác định mốc mở đầu là năm 1991 vì đây là thời điểm kết thúc của Chiến
tranh Lạnh, do vậy các cường quốc phải đánh giá lại vị thế quốc tế mới của mình và
có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển cũng như chính sách đối ngoại để thích
nghi với tình hình mới. Điều đó đã tác động đến tổng thể mối quan hệ Thái Lan và
Việt Nam. Bên cạnh đó, đây là năm Thủ tướng Anand Panyarachun lên nắm quyền
- ông là người có công khởi xướng các cải cách kinh tế và dân chủ Thái Lan, còn ở
Việt Nam đã trải qua 5 năm thực hiện công cuôc đổi mới (1986-1991) và bắt đầu
4
thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Năm 2011 được chọn là mốc kết thúc thời gian nghiên cứu vì đây là năm đánh
dấu kỉ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Thái Lan - Việt Nam (1976-2011),
đồng thời là năm kết thúc nhiệm kỳ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva - đại diện cho
Đảng dân chủ và bà Yingluck Shinawatra trở thành nữ Thử tướng đầu tiên ở Thái
Lan. Còn Việt Nam đã trải qua 25 năm thực hiện công cuôc đổi mới và đẩy mạnh sự
nghiệp hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ song phương nên không
gian nghiên cứu chính là hai nước Thái Lan và Việt Nam. Bên cạnh đó, mối quan hệ
này cũng được đặt trong sự vận động của khu vực Đông Nam Á và quốc tế để có cái
nhìn khái quát về các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ của hai nước.
Quan hệ Thái Lan - Việt Nam diễn ra trên hai bình diện đó là cơ chế hợp tác
song phương và đa phương nhưng giới hạn trong khuôn khổ đề tài chúng tôi chỉ tập
trung nghiên cứu nhấn mạnh về cơ chế hợp tác song phương, có nghĩa là nghiên cứu
về mối quan hệ hai chiều Thái Lan - Việt Nam và Việt Nam - Thái Lan.
Về nội dung: Luận án sẽ nghiên cứu các nhân tố tác động đến quan hệ Thái Lan -
Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011, phân tích sự tiến triển quan hai nước trên các lĩnh
vực chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa, du lịch, giáo dục đào tạo... Từ đó đưa ra những
đánh giá và phân tích tác động của mối quan hệ này tới sự phát triển của Thái Lan, của
Việt Nam và tới ASEAN.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở phương pháp luận: Luận án sử dụng hệ thống các quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thế giới, về khu
vực và quan hệ quốc tế ở thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh làm phương pháp luận để
nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó cơ sở lý luận về quan hệ quốc tế, những thuyết về
chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa thể chế, thuyết về địa chính trị… cũng được sử
dụng.
5
Phương pháp nghiên cứu: Đây là đề tài nghiên cứu lịch sử thế giới về quan
hệ của hai nước nên tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử (bao gồm cả
phương pháp lịch đại và đồng đại) và phương pháp logic để tìm ra bản chất, tính phổ
biến, sự lặp đi lặp lại hay quy luật vận động và phát triển khách quan của mối quan hệ
hai nước. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
quan hệ quốc tế, thống kê, so sánh…
Như vậy, việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu trên để giúp nghiên cứu
sinh có phương pháp tiếp cận đúng hướng về đề tài.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Có thể khẳng định, luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam
nghiên cứu một cách có hệ thống về quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến
năm 2011, cho nên luận án sẽ có những đóng góp mới về khoa học đó là từ góc nhìn
của nhà nghiên cứu Việt Nam trên cơ sở những nguồn tài liệu đa chiều, luận án
nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về các nhân tố tác động, sự tiến triển
trong quan hệ hai nước Thái Lan và Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011 dựa trên
các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo đục đào tạo, thể dục thể thao,
du lịch… và rút ra những nhận xét về mối quan hệ đối với tình hình của mỗi nước
và khu vực.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận:
Thứ nhất, luận án sẽ đóng góp cho việc kết hợp cách tiếp cận lịch sử với cách tiếp
cận quan hệ quốc tế và cách tiếp cận đa ngành. Điều này được phản ánh trong việc
trình bày quan hệ theo chiều dài lịch sử trên nhiều lĩnh vực khác nhau, kết hợp với cách
tiếp cận của Chủ nghĩa Tự do và phần nào đó là Chủ nghĩa Kiến tạo trong quan hệ
quốc tế.
Thứ hai, luận án cung cấp thêm cơ sở lý luận cho việc phân tích quan hệ song
phương trên các cấp độ phân tích là thế giới, khu vực, quốc gia và cá nhân.
Thứ ba, luận án đóng góp lý luận cho việc phân tích một mối quan hệ song
phương giữa hai nước vừa trong một khu vực vừa trong sự tương tác với các nước lớn.
Thứ tư, luận án đóng góp lý luận cho việc chuyển hóa quan hệ lịch sử vốn tồn
tại nhiều vấn đề lịch sử sang quan hệ hợp tác toàn diện.
6
Về thực tiễn:
Thứ nhất, luận án sẽ là những gợi mở cho việc hoạch định chính sách trong
quan hệ của hai nước. Đây là bước rất quan trọng vì hoạch định chính sách đúng
đắn, khoa học sẽ xây dựng được chính sách tốt, là tiền đề để chính sách đó mang lại
hiệu quả cao trong việc thúc đẩy mối quan hệ hai nước Thái Lan - Việt Nam ngày
càng phát triển, toàn diện và sâu sắc.
Thứ hai, luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên
khoa Lịch Sử và những độc giả quan tâm đến đề tài quan hệ Thái Lan - Việt Nam nói
riêng và đối với đề tài hợp tác chính trị, ngoại giao, kinh tế của các nước ASEAN nói
chung.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những nhân tố tác động đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991
đến năm 2011
Chương 3: Quan hệ chính trị - an ninh giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1991
đến năm 2011
Chương 4: Quan hệ kinh tế và một số lĩnh vực khác giữa Thái Lan và Việt Nam
từ năm 1991 đến năm 2011
Chương 5: Một số nhận xét về quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến
năm 2011
7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài quan hệ Thái Lan
- Việt Nam
Tác giả chia làm hai nhóm, đó là nhóm những công trình nghiên cứu về quan
hệ Thái Lan - Việt Nam trước năm 1991 và nhóm những công trình nghiên cứu về
quan hệ Thái Lan - Việt Nam sau năm 1991.
* Những công trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Việt Nam trước năm 1991
Các công trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Việt Nam trước năm 1991 ở
trong nước không nhiều. Hiện nay chúng tôi mới tiếp cận được cuốn sách Quan hệ
Thái Lan - Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX của tác giả Đặng Văn
Chương, Nxb ĐH Sư Phạm, 2010, 184 trang. Cuốn sách gồm 3 chương giới thiệu
về quan hệ giữa Xiêm - Việt từ năm 1782 đến năm 1847. Chương 1 tác giả phân
tích về quan hệ giữa Xiêm với chúa Nguyễn Ánh từ 1782 đến 1802, chương 2 là
quan hệ Xiêm - Việt từ 1802 đến 1833 và chương 3 là quan hệ Xiêm - Việt Nam từ
1834 đến 1847. Qua kết quả nghiên cứu của tác giả đã giúp chúng tôi có cái nhìn
tương đối bao quát về quan hệ Thái Lan - Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ
XIX diễn ra hết sức phức tạp, đa dạng và có những bước phát triển thăng trầm.
Bên cạnh đó, còn các cuốn Quan hệ thương mại giữa Đại Việt và Xiêm từ thế
kỷ XII đến giữa thế kỷ XIX (The trade relationship between Dai Viet and Siam from
the XII century to mid XIX century) tác giả Nguyễn Thị Thi đã trình bày về quan hệ
thương mại giữa Đại Việt và Xiêm từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIX dựa trên những tư
liệu lịch sử và những phát hiện khảo cổ học. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của
đề tài nên tác giả chưa đề cập đến các mối quan hệ khác như chính trị, văn hóa - xã
hội trong hợp tác của hai nước giai đoạn này.
Nghiên cứu về quan hệ Thái Lan và Việt Nam không thể không nhắc tới
những thành tựu nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. Tại đây, các công
trình nghiên cứu mang tính tổng quan về lịch sử quan hệ hai nước rất phong phú.
Trong công trình Sơ thảo lịch sử quan hệ của Thái Lan với Campuchia, Lào, Việt
Nam của Viện Đông Nam Á, năm 1986, 131 trang, tác giả Nguyễn Khánh Vân đã
8
giới thiệu nguồn gốc người Thái và khung cảnh lịch sử lục địa Đông Nam Á, trình
bày lịch sử quan hệ của Thái Lan với các nước láng giềng phía Đông qua 3 giai
đoạn: Giai đoạn 1: Quan hệ của Thái Lan với các nước láng giềng phía Đông từ
1238 đến cuối thế kỷ XIX. Giai đoạn 2: Quan hệ của Thái Lan với 3 nước Đông
Dương thuộc Pháp (từ cuối thế kỷ XIX đến đại chiến thế giới thứ 2). Giai đoạn 3:
Thái Lan với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Đông Dương (từ sau thế chiến
thứ 2 đến năm 1975). Thái Lan và Đông Dương trong những năm 1990 - tương lai
có vẻ sáng sủa (năm 1988, 60 trang) tìm hiểu triển vọng mối quan hệ giữa Thái Lan
và Đông Dương trong những năm 1990. Mặc dù chưa có một giải pháp chính trị
sớm tại Campuchia nhưng quan hệ kinh tế của Thái Lan và Đông Dương vẫn tiếp
tục phát triển. Nền kinh tế của Thái Lan đã cung cấp cho Đông Dương dịch vụ và
kỹ thuật cần thiết để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất cơ bản và du lịch.
Các nước khác có thể trao đổi hàng hóa trên đất Thái Lan và thu hút đầu tư của Thái
Lan tại Đông Dương. Và như vậy Bangkok sẽ trở thành trung tâm kinh tế của phần
lục địa Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á cũng có rất nhiều bài viết như:
Mối quan hệ giao thương Việt - Xiêm qua thư tịch cổ Việt Nam của tác giả Nguyễn
Lệ Thi (tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, tr.103-106) nghiên cứu mối quan hệ
buôn bán giữa Thái Lan và Việt Nam từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIX qua các thư tịch
cổ. Quan hệ buôn bán giữa 2 nước có bị gián đoạn vào thế kỷ XII do Việt Nam có
chiến tranh nhưng lại trở nên nhộn nhịp vào thế kỷ XV dưới triều Lê. Mặc dù vào
thế kỷ XVII-XIX mối quan hệ giữa 2 nước có nhiều phức tạp nhưng quan hệ về
giao thương vẫn phát triển mạnh mẽ. Hội An và Gia Định là nơi để các thương nhân
nước ngoài và thương nhân Thái Lan đến buôn bán. Tác giả Đinh Xuân Lâm và Vũ
Trường Giang có bài viết: Tư bản phương Tây với quan hệ ngoại giao Việt Nam -
Đông Nam Á thế kỷ XIX , đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, tr 14-21,
năm 2001, đã trình bày đặc điểm quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước
Đông Nam Á, bao gồm: Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Chân Lạp, Quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Thái Lan, Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Quan hệ ngoại giao
Việt Nam - Lào - Myanma, Quan hệ ngoại giao Việt Nam - các nước Đông Nam Á
hải đảo. Tác giả Nguyễn Ngọc Dung: Bước đầu đánh giá vai trò của Thái Lan trong
9
chiến tranh Việt Nam 1954-1975 trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, tr. 24-
33, năm 2011, đưa ra một đánh giá khách quan chân thực về vai trò của Thái Lan
trong chiến tranh Việt Nam, góp phần làm sáng tỏ phương diện "quốc tế" của cuộc
chiến tranh này. Bài viết tập trung vào 4 luận điểm lớn: Một là, bối cảnh thế giới,
khu vực sau chiến tranh thế giới thứ hai và sự lựa chọn đồng minh của Thái Lan.
Hai là, Thái Lan với sự chuẩn bị chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương. Ba là, tình
trạng căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Thái. Bốn là, sự can dự trực tiếp của Thái Lan
vào chiến tranh ở Việt Nam.
Nghiên cứu quan hệ của Thái Lan và Việt Nam không thể không nhắc tới vai
trò của người Việt ở Thái Lan trong chiến tranh của Việt Nam. Đây là một vấn đề
rất được các học giả quan tâm, ví dụ như công trình: Người Việt ở Thái Lan (Ban
Đông Nam Á, 1973, 220 tr) đã trình bày cơ sở lịch sử - không gian gặp gỡ của
người Việt và người Thái. Tình hình người Việt cũ ở Thái Lan và vấn đề người Việt
tị nạn trong quan hệ đối ngoại của Thái từ năm 1945 đến năm 1957 và từ năm 1960
đến năm 1964. Thỏa thuận Banggan và việc hồi hương Việt kiều trong các năm
1960 - 1964. Đề cập đến số lượng, cư trú, tình trạng của người Việt ở Thái Lan.
Nhiệm vụ đường lối và phương châm của tổ chức cách mạng Việt kiều từ năm 1945
đến năm 1975 của Ban Đông Nam Á, 1976, 32 trang, bài viết đã trình bày những
hoạt động của đảng bộ Việt kiều ở Thái Lan đó là những phương châm hành động
đúng đắn đối với nội bộ cơ sở Việt kiều và đối với chính quyền và nhân dân Thái
Lan: Phá tan mọi ý đồ chống phá cách mạng, củng cố vững chắc cơ sở cách mạng,
góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Thái Lan từng được coi là địa bàn hoạt động đối ngoại quan trọng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và những người yêu nước Việt Nam. Cuốn sách Bác Hồ ở Xiêm
(1928-1929) do đồng tác giả Nguyễn Văn Khoan và Nguyễn Tiến chủ biên, (NXB
Lý luận chính trị, HN 2005- 164 tr) tập hợp một số văn kiện, bài viết tư liệu, có tư
liệu do chính Nguyễn Ái Quốc viết và một số bài viết, tư liệu nước ngoài viết về
thời gian Người hoạt động trên đất Xiêm một cách khá trọn vẹn và sâu sắc, khi làm
ruộng, bắt cá trên đồng ruộng, sông hồ, lúc dạy học, lúc làm thầy thuốc, có khi giả
đi buôn để tuyên truyền cách mạng trong đồng bào, đồng chí. Bên cạnh đó có rất
nhiều bài viết được đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á liên quan đến vấn đề
10
này như: Thái Lan - Địa bàn liên lạc của cách mạng Việt Nam số 2, năm 1996, tr.
47-52 của tác giả Nguyễn Văn Khoan đã tập trung nghiên cứu Thái Lan là địa bàn
hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người yêu nước Việt Nam trước
Cách mạng tháng Tám. Từ cơ sở cách mạng, trên đất Thái, cán bộ cách mạng Việt
Nam đã tổ chức được những cơ sở giao thông liên lạc mới trên đất Lào và lập chi
hội Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Ái
Quốc, các cơ sở cách mạng và phong trào hoạt động của Việt kiều được tổ chức tốt,
hoạt động có hiệu quả. Vài nét về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với nước
Xiêm (Thái Lan), số 2 năm 1994, tr.95-96, tác giả Nguyễn Thị Giang và Nguyễn
Việt Hồng đã điểm lại quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trên đất Thái Lan. Trong những năm tháng ở Thái Lan. Bác Hồ đã có quan hệ tốt
với kiều bào, với công chức quân nhân cao cấp, hoàng tộc và trí thức Xiêm. Người
đã tích cực vận động, xây dựng các cơ sở cách mạng và đã giành được cảm tình và
sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân Thái. Trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tác
giả Nguyễn Trọng Hậu có bài viết Vị trí của địa bàn Thái Lan trong các hoạt động
đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm 1947-1949, số 5, năm
2000, tr 80-84, đã nêu rõ từ những năm 1947-1949, Thái Lan trở thành một địa bàn
đặc biệt trong các hoạt động đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trở
thành cửa ngõ duy nhất mở ra cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam tiếp
xúc và liên lạc với thế giới bên ngoài trong nỗ lực và quyết tâm nhằm phá thế bao
vây, cô lập của kẻ thù. Chính sách ngoại giao của Thái Lan đối với các nước Đông
Dương (1973 - 1978) tác giả Nguyễn Khánh Vân viết về từ đầu năm 1975, chính
phủ Thái Lan có nhiều biểu hiện muốn xét lại về cơ bản những mối quan hệ của
Thái Lan đối với các nước trong khu vực cũng đối với các cường quốc có ảnh
hưởng trong vùng. Chính sách đối ngoại của Thái Lan đối với các nước Đông
Dương thay đổi rõ rệt hơn từ tháng 4 năm 1976 thông qua việc Chính phủ Thái Lan
kiên quyết thực hiện yêu cầu Mỹ rút quân và tuyên bố mong muốn cải thiện quan hệ
với Lào và Việt Nam. Tuy nhiên từ năm 1978 Thái Lan lại bắt tay với Trung Quốc
hình thành nguy cơ đe doạ hòa bình và ổn định của khu vực.
Như vậy, trong các công trình nghiên cứu quan hệ Thái Lan - Việt Nam trước
năm 1991 các học giả chủ yếu xoay quanh vấn đề về chính trị, ngoại giao trong lịch
11
sử quan hệ của hai nước mà chưa đề cập đến quan hệ kinh tế, văn hóa - xã hội…
Điều đó có thể lí giải được là do bối cảnh của tình hình hai nước lúc bấy giờ đã chi
phối tới tính chất quan hệ của Thái Lan và Việt Nam.
*Những công trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Việt Nam sau năm 1991
+ Những công trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Việt Nam sau năm
1991 là những công trình nghiên cứu khá chi tiết và công phu. Tác giả Nguyễn
Tương Lai (2001) đã xuất bản cuốn Quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong những năm
90, tiến hành nghiên cứu chiều hướng phát triển của quan hệ hai nước. Từ đó khái
quát ý nghĩa và tầm quan trọng của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan
không những đối với lợi ích dân tộc mà còn ảnh hưởng tới khu vực. Nhóm tác giả
phân tích, đánh giá thực trạng 10 năm của mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan trên
các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế... đồng thời nêu lên những thách thức và
triển vọng trong quan hệ Việt Nam - Thái Lan khi bước vào thế kỷ XXI và đề xuất
những việc trong điều chỉnh và hoạch định chính sách quan hệ với Thái Lan trong
những năm tới.
Nghiên cứu một cách toàn diện về quan hệ hai nước từ khi ký Hiệp định thiết
lập quan hệ ngoại giao 6/8/1976 có cuốn sách Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 1976 -
2000 của tác giả Hoàng Khắc Nam đã dựng lại quá trình diễn biến với những đặc
điểm và tính chất quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong các thời kỳ khác nhau. Tác giả
đã khái quát quan hệ hai nước qua từng giai đoạn lịch sử đến trước năm 1975 và đặt
trọng tâm vào hai giai đoạn 1976 - 1989 và 1989 - 2000, đồng thời phân tích những
động lực và yếu tố tác động làm sáng tỏ cấu trúc và cơ chế vận hành của mối quan
hệ này, từ đó góp phần nhận thức một cách sâu sắc hơn về mối quan hệ hai nước.
Ngoài ra, còn có công trình Hội thảo quan hệ Việt Nam - Thái Lan hướng tới
tương lai do tác giả Vũ Dương Huân chủ biên (Học viện Quan hệ quốc tế, HN, 2001,
142 trang). Công trình đã tập hợp các bài viết về những bước phát triển của quan hệ
hai nước trong một phần tư thế kỷ qua, rút ra những bài học kinh nghiệm cho cả hai
bên và những khuyến nghị nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước trong thời
gian tới.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu dưới dạng sách liên quan trực tiếp về đề
tài quan hệ Việt Nam -Thái Lan số lượng nhiều hơn sách viết về quan hệ Thái Lan -
12
Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu về cặp quan hệ này còn rất nhiều bài viết được
đăng ở các tạp chí khác nhau.
+ Giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh, quan hệ Thái Lan - Việt Nam có rất nhiều
bài viết được đăng trên các tạp chí uy tín như: Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên
cứu Lịch sử, Thông tấn xã Việt Nam, Nghiên cứu Kinh tế, Nghiên cứu Quốc tế...
Tiêu biểu là Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á có bài viết của tác giả Trương
Duy Hòa: Quan hệ đầu tư Thái Lan - Đông Dương, số 1 năm 1996, trang 80-84. Bài
viết nghiên cứu tình hình đầu tư nước ngoài vào Đông Dương xem xét quan hệ đầu
tư Thái Lan - Đông Dương đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác, phát triển
kinh tế trên cơ sở láng giềng thân thiện. Thái Lan có nhiều điểm tương đồng về lịch
sử - văn hoá với các nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam, vì vậy các nhà đầu
tư Thái Lan ngày càng có nhiều hoạt động hợp tác và đầu tư vào Đông Dương nhằm
chia sẻ lợi ích kinh tế mà các bên cùng quan tâm. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái
Lan: 20 năm phát triển tác giả Hà Huy Thành, số 1 năm 1997 nghiên cứu quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan từ khi Việt Nam còn áp dụng hệ thống quản
lý kế hoạch hóa tập trung cho đến nay. Xem xét, đánh giá đầu tư trực tiếp của Thái
Lan vào Việt Nam. Nêu lên triển vọng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam -
Thái Lan trong thời gian tới. Tuy nhiên. các bài viết này chỉ tập trung về vấn đề
kinh tế là chủ yếu. Tác giả Nguyễn Diệu Hùng có bài viết Quan hệ Việt Nam - Thái
Lan từ đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX) đến nay, số 4, năm 2001, trang 52 - 61, đã điểm
qua quan hệ Việt Nam - Thái Lan từ cuối những năm 80 tới 1995. Phân tích quan hệ
Việt Nam - Thái Lan từ 1995 tới nay trên các phương diện: Quan hệ chính trị, ngoại
giao, hợp tác an ninh, quan hệ kinh tế và các lĩnh vực hợp tác khác. Cơ sở và triển
vọng mở rộng quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan trong thế kỷ XXI số 3 năm 2001
của tác giả Luận Thùy Dương viết về mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan
trong 25 năm qua, đánh giá triển vọng của mối quan hệ hợp tác này dựa trên việc
phân tích những cơ sở và những phương hướng cơ bản để thúc đẩy hợp tác có hiệu
quả hơn nữa. Ngoài ra, vẫn còn một số khó khăn trong việc phát triển hợp tác Việt
Nam - Thái Lan. Đó là một nền chính trị đa đảng và luôn biến động, trình độ phát
triển kinh tế khác nhau, và nền kinh tế cả hai nước chứa đựng nhiều yếu tố cạnh
tranh. Tác giả Phú Khang với bài Khai mạc cuộc họp nội các chung Việt Nam - Thái
13
Lan lần thứ nhất, số 3, năm 2004, trang 3-4 đã khái quát cuộc khai mạc nội các
chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ nhất tại Việt Nam ngày 20 tháng 2 năm 2004.
Cuộc họp có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hơn mối quan hệ hữu nghị
truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai quốc gia. Tác giả Nguyễn Thị Hoàn có
hai bài viết: Bài thứ nhất là, Vài nét về quan hệ Việt Nam - Thái Lan những năm
đầu thế kỷ XXI, số 1 năm 2005 trình bày đôi nét về quan hệ hợp tác hai nước Việt
Nam - Thái Lan trong những năm đầu thế kỷ XXI đó là: chính trị ngoại giao, kinh
tế, văn hóa khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Đây là chặng đường chưa dài so
với lịch sử ngoại giao của hai nước nhưng là những năm đầy khó khăn, thách thức
trong bối cảnh kinh tế chính trị ở khu vực Đông Nam Á và thế giới diễn biến phức
tạp, đầy biến động. Bài viết thứ 2 là 30 năm quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan
đăng trên số 5, năm 2005, trang 68-72 phân tích mối quan hệ song phương giữa
Việt Nam và Thái Lan trong 30 năm qua trên các lĩnh vực: Quan hệ chính trị, ngoại
giao đây là mối quan hệ đặt nền móng vững chắc cho tất cả các mối quan hệ khác
được phát triển không ngừng và ngày càng có nhiều triển vọng, đó là: Hợp tác kinh
tế, hợp tác văn hóa, giáo dục, hợp tác khoa học kỹ thuật và những lĩnh vực khác. 30
năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan số 4 năm 2006 của tác giả Nguyễn Thị Quế điểm
lại những mốc lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong 30 năm. Nêu lên
những thời kỳ quan hệ Việt Nam - Thái Lan trầm lắng và thời kỳ hai nước có những
quan hệ mật thiết trên nhiều lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, khoa học kỹ thuật...
và những dự án hợp tác của hai nước theo hình thức liên kết mới đó là tiểu vùng
Mekong kế hoạch mở rộng mạng lưới giao thông, phát triển kinh tế, văn hóa giữa 7
tỉnh của 3 nước Thái Lan - Việt Nam - Lào... Thúc đẩy hợp tác du lịch Việt Nam -
Thái Lan số 7 năm 2007 của tác giả Nguyễn Hồng Quang tìm hiểu tiềm năng du
lịch giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan thông qua một số địa điểm du lịch nổi
tiếng của hai nước. Thực trạng hợp tác du lịch và một số vấn đề cần khắc phục của
ngành du lịch Việt Nam nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách du lịch Thái Lan
và du khách quốc tế đến Việt Nam.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí khác nhau như: Tạp
chí Nghiên cứu Kinh tế có bài viết Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan: Tình hình
và triển vọng số 2 năm 1992 tác giả Thu Mỹ trình bày thực trạng quan hệ buôn bán
14
giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan, những lĩnh vực đầu tư của Thái Lan ở Việt
Nam và các chính sách đầu tư của Việt Nam. Từ đó, tác giả nêu lên những đặc điểm
của mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, những nguyên nhân làm cản trở mối quan hệ
này. Tác giả Nguyễn Thị Quế có bài viết 25 năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan đăng
trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, năm 2001, trang 70-78. Tác giả nhấn mạnh, sau
khi giành độc lập, Việt Nam rất cần một mối bang giao hữu nghị với khu vực, trong
đó có Thái Lan. Tuy có những động tác ngoại giao với Thái Lan nhưng chưa thực sự
gạt bỏ hết những cản trở trong quan hệ hai nước. Nhưng kể từ khi thiết lập quan hệ
ngoại giao năm 1976, quan hệ hai nước đã có nhiều thay đổi và có những bước tiến
quan trọng. Nhân kỉ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan tác giả Nguyễn Thị
Quế đã có bài viết tổng quát về kết quả đạt được trong hợp tác của hai nước.
Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế có bài viết Việt Nam và Thái Lan: Tiến tới mối
quan hệ đối tác ổn định, lâu dài trong thế kỷ 21 của tác giả Lê Văn Lương, số 3 năm
2001, nhìn lại chặng đường 25 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (6/8/1976)
đến nay, quan hệ Việt Nam - Thái Lan đã có những giai đoạn thăng trầm, phức tạp
nhưng chiều hướng chung là ngày càng được cải thiện, mở rộng và phát triển. Những
khác biệt, nghi kỵ dần được thu hẹp và tăng cường sự hợp tác về nhiều mặt, giải
quyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai nước. Quan hệ giữa Thái Lan - Việt Nam đã
trải qua nhiều thử thách và hình thành cơ chế hợp tác mới, hứa hẹn những triển vọng
tươi sáng.
Tin Kinh tế của Thông tấn xã Việt Nam cập nhật rất nhiều bài viết liên quan
đến tình hình quan hệ hai nước Thái Lan - Việt Nam như: Báo chí Thái Lan kêu gọi
ngành ngân hàng đầu tư vào Việt Nam (10/2006), Kinh doanh tại Việt Nam: Cơ hội
và thách thức đối với Thái Lan (3/2007), Cơ hội đầu tư ở Việt Nam tại Thái Lan
(5/2007), Thái Lan cảnh giác trước sự vươn lên của Việt Nam (8/2007), Thái Lan
muốn đầu tư sản xuất phụ tùng và thiết bị tại Việt Nam (10/2007), Việt Nam và
Thái Lan hợp tác trong xuất khẩu gạo (3/2008), Các nhà đầu tư Thái Lan đánh giá
cao tiềm năng phát triển của Việt Nam (11/2008), Thái Lan và Việt Nam họp về gạo
(2/2009), Chuyên gia Thái Lan đánh giá về động thái Việt Nam hạ giá đồng nội tệ
(12/2009). Việt Nam" đe doạ" vị trí số một của Thái Lan về xuất khẩu (4/2010),
Thái Lan lo ngại xung đột biên giới với Campuchia làm giảm khả năng cạnh tranh
15
với Việt Nam (5/2011). Có thể nói, muốn tìm hiểu về quan hệ kinh tế của hai nước
Thái Lan và Việt Nam thì Bản tin Kinh tế của Thông tấn xã Việt Nam là một nguồn
tư liệu khá bổ ích và mang tính cập nhật giúp cho tác giả có cái nhìn mang tính khách
quan hơn về sự hợp tác kinh tế của hai nước.
Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam có bài viết liên quan
tới vấn đề quan hệ Thái Lan - Việt Nam như: Quan hệ Việt Nam - Thái Lan số
6/2008 viết về quan hệ ngoại giao, chính trị, tộc người, kinh tế và đầu tư với giáo
dục giữa Việt Nam và Thái Lan. Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong
hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam và Thái Lan tăng cường hợp tác
trong tương lai để khẳng định vị thế ở mình. Đánh giá của Thủ tướng Thái Lan về
quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan và triển vọng hợp tác ASEAN, số 11/2010.
Đây là bài viết nghiên cứu sự đánh giá của Thủ tướng Thái Abhisit về mối quan hệ
toàn diện đang tiến triển Việt - Thái, và triển vọng hợp tác nội khối ASEAN. Trong
nỗ lực thực hiện mục tiêu chung là Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột an ninh, kinh
tế và văn hóa, ASEAN đang đẩy mạnh phát triển vai trò trọng tâm của mình trong
cấu trúc khu vực mới và, Thủ tướng Thái đánh giá rất cao vai trò và tầm quan trọng
của Chủ tịch ASEAN 2010 của Việt Nam.
Tin tham khảo thế giới của Thông tấn xã Việt Nam cũng có nhiều bài viết liên
quan đến đề tài như: Đại sứ Thái Lan: Kinh tế Việt Nam phát triển không đe dọa Thái
Lan số 11/2009, Bất ổn ở Thái Lan là điềm may cho Việt Nam số 2/2010, Báo Thái
Lan: Các chính sách kinh tế của Việt Nam gây lo ngại số 2/2010...
Về luận văn thạc sĩ có công trình Quan hệ Thái Lan với các nước Đông Nam
Á lục địa (Đông Dương và Myanmar) trong thập niên cuối thế kỷ XX của tác giả Đỗ
Thị Kim Xinh, đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ Thái Lan đối với nhóm
nước Đông Dương và Myanmar trên cả phương diện quan hệ song phương và đa
phương giai đoạn từ 1989 - 1999. Mối quan hệ song phương của Thái Lan với từng
nước, đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ Thái Lan với Việt Nam trên các lĩnh vực:
Chính trị, ngoại giao, quan hệ kinh tế thương mại. Nêu lên những thành tựu, thách
thức và triển vọng đặt ra cho mối quan hệ này. Luận văn Thạc sĩ Vai trò của du lịch
Thái Lan trong việc thúc đẩy quan hệ Thái Lan - Việt Nam (The role of Thai
tourism in promoting Thai - Vietnamese relations) của tác giả Đặng Trần Thục
16
Đoan, (Đại học Chulalongkorn, 2012) đã trình bày về lịch sử quan hệ giữa Thái Lan
và Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, kể từ khi quan hệ ngoại giao
(6/8/1976) mối quan hệ hai nước đã được cải thiện đáng kể. Để đạt được thành quả
như vậy là có sự đóng góp của du lịch Thái Lan với sự phát triển của thị trường Việt
Nam và qua đó tác giả nêu lên vai trò của du lịch Thái Lan trong việc thay đổi thái
độ và sự hiểu biết của khách du lịch Việt Nam đối với Thái Lan. Tác giả đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để thực hiện luận văn thạc sĩ của
mình.Tác giả Trương Quang Hoàn có luận văn thạc sĩ viết về Cấu trúc thương mại
hàng hóa Thái Lan - Việt Nam (2004-2013) (Commodity Trade Structure between
Thailand and Vietnam (2004 – 2013). Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng là chính trong luận văn để phân tích các xu hướng và những thay
đổi đã diễn ra trong cấu trúc thương mại hàng hóa giữa Thái Lan và Việt Nam từ
năm 2004 đến năm 2013. Kết quả cho thấy rằng cùng với sự tăng trưởng nhanh
chóng trong thương mại song phương, sẽ tắc động đến thương mại hàng hoá trung
gian giữa hai nước, đặc biệt trong xuất khẩu của Thái Lan. Tuy nhiên, Việt Nam
chủ yếu tham gia trong lắp ráp và các khâu chế biến có giá trị gia tăng thấp và xuất
khẩu sang Thái Lan vẫn còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. vào lợi thế so sánh về lao
động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, tác giả đã cho thấy xuất khẩu của
Việt Nam ít đa dạng so với Thái Lan. Mặc dù cả hai nước được hưởng lợi thế so
sánh trong sản phẩm chính, đã có nhiều sản phẩm công nghệ cao. Do đó luận án kết
luận rằng mô hình thương mại giữa hai nước là một mối quan hệ thương mại bổ
sung. Luận án này cũng lập luận rằng để thúc đẩy thương mại hàng hóa Thái Lan-
Việt Nam trong những năm tới, về phía Việt Nam, cần xây dựng chính sách phù
hợp về định hướng xuất khẩu, nhập khẩu và đa dạng hóa xuất khẩu. Việt Nam cũng
cần tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước cũng như
tăng cường, thương mại và hợp tác đầu tư quan hệ kinh tế với Thái Lan và tác giả
cung cấp một vài gợi ý để thúc đẩy thương mại hàng hóa Thái Lan-Việt Nam trong
những năm tới.
Về luận án tiến sĩ có công trình Quan hệ Thái Lan - Việt Nam (1976-2004) của
Tiến sĩ Thananan Boonwanna. Tác giả phân tích mối quan hệ hai nước qua từng
thời chính phủ Thái Lan để thấy những thăng trầm trong lịch sử ngoại giao của hai
17
nước. Đây cũng là một hướng nghiên cứu của học giả Thái Lan khác với học giả
Việt Nam khi viết về chủ đề này. Bên cạnh đó là luận án Quan hệ Thái Lan - Trung
Quốc từ 1991 đến 2006 của tác giả Đinh Hữu Thiện. Luận án gồm 3 chương, phân
tích mối quan hệ Thái Lan - Trung Quốc trước năm 1991, những tiến triển trong
quan hệ hai nước từ 1991 đến 2006 và nhận xét về mối quan hệ này. Tác giả cho
rằng, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc giai đoạn 1991-2006 trở nên toàn diện và sâu
sắc hơn so với giai đoạn từ 1975-1990. Trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc, Thái
Lan đóng vai trò chủ động tích cực hơn và mối quan hệ này được phát triển liên tục,
bất kể những thay đổi trong nền chính trị Thái Lan. Ngoài ra còn có luận án Quan
hệ Thái Lan - Mỹ từ năm 1991 đến năm 2013 của tác giả Nguyễn Quốc Toản. Luận
án gồm 4 chương, tập trung nghiên cứu tổng thể quan hệ song phương Thái Lan -
Mỹ từ năm 1991 đến năm 2013 trên các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế. Từ đó
rút ra thành tựu cũng như những trở ngại chính trong quan hệ hai bên; bản chất,
đặc điểm của quan hệ này trong bối cảnh mới và các tác động của quan hệ Thái Lan
– Mỹ đối với sự phát triển của hai nước, cũng như đối với khu vực, trong đó có
ASEAN và Việt Nam.
Ngoài ra còn có đề tài cấp Bộ “Những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật của
Thái Lan giai đoạn 2011-2020 và tác động chủ yếu đến Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Ngọc Lan (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) đã phân tích về những vấn đề
chính trị, kinh tế nổi bật của Thái Lan giai đoạn 2001 - 2010, đề cập đến những bất
ổn của nền chính trị Thái Lan và tình hình hồi phục, phát triển kinh tế của Thái Lan
trong 10 năm vừa qua. Tiếp theo tác giả viết về những vấn đề chính trị, kinh tế nổi
bật của Thái Lan giai đoạn 2011-2020, đưa ra những dự báo xu hướng phát triển
kinh tế, chính trị của Thái Lan trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21. Từ đó phân
tích tác động đến Việt Nam, tìm hiểu mối quan hệ song phương Việt Nam - Thái
Lan và những ảnh hưởng trước biến động trong nước của Thái Lan.
Những công trình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài quan hệ Thái Lan
- Việt Nam khá phong phú, đây chính là những nguồn tư liệu quan trọng giúp tác
giả có những hiểu biết chung về mối quan hệ hai nước.
1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài
18
Đây là những công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề về thế giới, khu vực
ASEAN, tình hình Thái Lan và Việt Nam ảnh hưởng tới mối quan hệ Thái Lan -
Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011.
* Nghiên cứu về bối cảnh quốc tế và khu vực trong giai đoạn này có các công
trình như: Lịch sử thế giới hiện đại tác giả Nguyễn Anh Thái (2006), Nxb Giáo dục,
Hà Nội; Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI của Nguyễn
Trọng Chuẩn (chủ biên) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Thế giới năm 2003, 2004,
2005, 2006, 2007, 2008 và 2009 của Bộ Công An - Tổng cục V là tài liệu nghiên
cứu và tham khảo, lưu hành nội bộ, Quan hệ quốc tế những khía cạnh lý thuyết và
vấn đề tác giả Nguyễn Quốc Hùng, Hoàng Khắc Nam (2006), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Hòa bình - hợp tác và phát triển: Xu thế lớn trên thế giới hiện nay của
Lê Minh Quân (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Cục diện châu Á - Thái Bình Dương
(Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nhân tố địa - chính trị trong
chiến lược toàn cầu mới của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á của tác giả Nguyễn
Văn Lan (2007); Những vấn đề chính trị kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ
XXI tác giả Trần Khánh (chủ biên), Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Khoa học
Xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Hợp tác và cạnh tranh chiến lược
Mỹ - Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh của tác giả Trần
Khánh (chủ biên), Nxb Thế Giới, 2014, 347 trang; Tri thức Đông Nam Á tác giả
Lương Ninh, Vũ Dương Ninh (chủ biên, 2008), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội…
Tác giả Nguyễn Anh Thái (2006) chủ biên cuốn sách Lịch sử thế giới hiện đại,
Nxb Giáo dục, Hà Nội dài 543 trang bao gồm 2 phần. Phần 1 là lịch sử thế giới hiện
đại từ cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga 1917 đến chiến tranh thế
giới thứ hai 1945, có 8 chương. Phần 2 tác giả viết về quan hệ quốc tế thời kỳ hiện
đại đến cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai (từ
năm 1945 đến năm 1995) gồm 12 chương. Đây là công trình được sử dụng trong
giảng dạy ở các trường đại học, cuốn sách cung cấp những thông tin cơ bản về tiến
trình phát triển của lịch sử thế giới giai đoạn hiện đại. Hay dưới góc độ phân tích
Một số đặc điểm nổi bật của thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ 21 nhóm tác
giả Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Mạnh Hùng (Nxb Khoa học Xã hội, 2011, 226
trang) đã có những đánh giá đa chiều về sự chuyển biến kinh tế và chính trị ở cấp độ
19
toàn cầu và khu vực, đặc biệt là xem xét đến những xu thế mà những nghiên cứu đi
trước đã chỉ ra, mặc khác hệ thống hoá, chắt lọc những nội dung, cập nhật và đưa ra
những đánh giá và nhìn nhận riêng từ góc độ của Việt Nam.
Nghiên cứu về quan hệ quốc tế hiện đại có tác giả Trần Nam Tiến chủ biên
cuốn Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945-2000) của Nxb Giáo Dục, H.2010, 596
trang. Tác giả phân tích sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự hai cực Yalta hình
thành, thể hiện sự chạy đua giữa hai siêu cường lúc bấy giờ là Liên Xô và Mĩ. Sau
khi trật tự hai cực Yalta bị phá vỡ, Mĩ ra sức vươn lên "thế một cực" trong trật tự
thế giới mới, các cường quốc khác cố gắng đấu tranh để duy trì “thế giới đa cực”.
Có thể nói, từ đầu những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, một trật tự thế giới
mới đang dần dần được hình thành. Lịch sử quan hệ quốc tế giai đoạn 1945 - 2000
là cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp rộng lớn, quyết liệt giữa một bên là
các nước đế quốc và các thế lực phản động khác với một bên là các nước xã hội chủ
nghĩa, các dân tộc bị áp bức, nhân dân các nước nhằm hướng tới nhũng mục tiêu cơ
bản: độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội… Tác giả Đỗ Thanh Bình, Văn
Ngọc Thành xuất bản cuốn sách Quan hệ quốc tế thời hiện đại: Những vấn đề mới
đặt ra (Chính trị Quốc gia, 2012, 527 trang) đưa ra cách tiếp cận mới về một số vấn
đề nổi bật trong lịch sử quan hệ quốc tế như: nguồn gốc Chiến tranh Lạnh; quan hệ
giữa các cường quốc lớn như Ấn Độ - Trung Quốc, Nga - Trung Quốc, Mỹ -
Nga…; quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á, Liên minh châu Âu
(EU), châu Phi… Tác giả Hoàng Khắc Nam với công trình nghiên cứu Một số vấn
đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử (Nxb Chính trị Quốc gia, 2014,
525 trang) lại tập trung bàn về quan hệ quốc tế trên phương diện lý thuyết, xác định
các xu hướng vận động trong quan hệ quốc tế, tìm hiểu những điều kiện chi phối sự
tương tác giữa các chủ thể, dự báo hành vi và phản ứng của chúng trong quan hệ
quốc tế. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ
thống quốc tế, đồng thời, một số lý thuyết và khái niệm mới mẻ như chính trị xanh,
lý thuyết phụ thuộc, phân định khu vực,… cũng được tác giả phân tích bằng lập
luận sắc bén, như một sự gợi mở cho độc giả suy ngẫm về sự biến đổi không ngừng
của thế giới toàn cầu hóa hôm nay.
20
Có thể nói, những tài liệu bằng tiếng Việt viết về bối cảnh thế giới là khá
phong phú và đầy đủ, đó là nguồn sử liệu bổ ích giúp chúng tôi triển khai nghiên
cứu về tình hình quốc tế tác động đến quan hệ hai nước Thái Lan và Việt Nam trong
giai đoạn từ năm 1991 đến 2011.
Liên quan đến bối cảnh các nước trong khu vực Đông Nam Á, cuốn sách Đông
Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay do Giáo Sư Lương Ninh chủ biên, dài
1071 trang, của Nxb Chính trị Quốc gia, 2015. Đây là công trình nghiên cứu công phu
và tâm huyết của các nhà khoa học hàng đầu về lịch sử khu vực Đông Nam Á. Mục
đích cuốn sách giới thiệu đại cương lịch sử Đông Nam Á từ nguyên thủy đến ngày nay.
Nội dung cuốn sách gồm ba phần chính: Phần thứ nhất: Đông Nam Á từ tiền sử đến
trước chủ nghĩa thực dân. Phần thứ hai: Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến năm 1945:
Giao thương, thực dân hóa và phi thực dân hóa.Phần thứ ba: Đông Nam Á từ năm 1945
đến nay: Độc lập dân tộc, liên kết khu vực và phát triển. Với bố cục các phần, các
chương hợp lý theo tiến trình thời gian từ cổ đại, trung đai đến hiện đại, cuốn sách
Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay là một công trình tham khảo hữu
ích khi tìm hiểu và nghiên cứu sâu về khu vực Đông Nam Á.
Trong số các cuốn sách đã xuất bản không thể không kể đến cuốn: Quan hệ đối
ngoại của các nước ASEAN của hai tác giả Nguyễn Xuân Sơn và Thái Văn Long,
Nxb CTQG, 1997. Cuốn sách này đã tập trung làm rõ những nét cơ bản trong chính
sách đối ngoại và quan hệ của các nước ASEAN, trong đó Thái Lan được nói đến
như là một điển hình về đường lối ngoại giao “uyển chuyển” thu được nhiều thành
công, trong đó có giai đoạn những năm 90. Nhìn chung, những cuốn sách trên mới
chỉ dừng lại ở mức độ khái quát những nét chính, dung lượng dành cho vấn đề này
còn ít, chưa làm rõ được quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại cũng như quan hệ
giữa Thái Lan với một số nước trong và ngoài khu vực kể từ sau khi Chiến tranh
Lạnh kết thúc đến nay.
Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu
sau Chiến tranh Lạnh của tác giả Trần Khánh (Nxb Thế Giới, 2014, 347 trang) lý
giải một vấn đề, xu hướng cụ thể trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á cũng như
cặp quan hệ Mỹ - Trung trong lịch sử đương đại (cặp quan hệ đang tác động sâu
sắc, mạnh nhất đến xu hướng hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á nói riêng, trật tự
21
thế giới nói chung trong ba thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh). Đông Nam Á là
khu vực địa chiến lược, từ lâu đã trở thành đối tượng tiếp cận và tranh giành ảnh
hưởng giữa các nước lớn. Trong nhiều thập niên trở lại đây, những chuyển biến
mạnh mẽ trong khu vực như nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN, hình thành các
thể chế hợp tác đa phương tại Đông Á/Châu Á-Thái Bình Dương do ASEAN đóng
vai trò trung tâm cũng như sự nổi lên của các vấn đề an ninh đang làm gia tăng lợi
ích chiến lược, lôi kéo sự can dự nhiều hơn của các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung
Quốc. Hơn nữa, sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc trong bối cảnh suy giảm
tương đối vị thế của Mỹ và Nhật Bản tại Đông Nam Á cũng kéo theo sự điều chỉnh
chiến lược, chính sách đối ngoại của các nước trong khu vực. Xu hướng trên đã và
đang tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động chiến lược của tất cả các nước,
các thực thể khác nhau, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và Việt Nam. Cuốn
sách là nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi có cơ sở phân tích về những tác động của
bối cảnh khu vực đối với quan hệ Thái Lan - Việt Nam.
* Tài liệu nghiên cứu về bối cảnh của tình hình Việt Nam và Thái Lan tác
động tới quan hệ hai nước cũng khá phong phú, phải kể đến các công trình như: Về
tình hình thế giới hiện nay và chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2005); Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam
10 năm (1991-2000); Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm (2001-2010)
Tổng cục Thống kê (2011), Nxb Thống kê, Hà Nội; Việt Nam-ASEAN: quan hệ đa
phương và song phương của Vũ Dương Ninh (2004), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội... Liên quan đến chính sách đối ngoại của Việt Nam có cuốn sách: Lịch sử quan
hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2010) của tác giả Vũ Dương Ninh gồm 9 chương. Đây
là một công trình nghiên cứu khai thác vấn đề từ góc độ khoa học lịch sử, dẫn giải
theo tiến trình lịch sử để phác họa một cách hệ thống về quan hệ đối ngoại của Việt
Nam từ những ngày chuẩn bị Tổng khởi nghĩa đến Cách mạng tháng Tám, qua hai
cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước
thống nhất, hội nhập quốc tế cho tới thập niên đầu của thế kỷ XXI (từ năm 1940 đến
năm 2010).
Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về lịch sử Thái Lan có ý nghĩa rất quan
trọng trong quá trình nghiên cứu về quan hệ hai nước giai đoạn 1991-2011. Tác giả
22
Nguyễn Khắc Viện chủ biên cuốn Thái Lan một số nét chính về tình hình chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hoá và lịch sử, Nxb Thông tin lý luận, 1988, 172 trang. Thái Lan -
truyền thống và hiện đại do tác giả Quế Lai chủ biên, Nxb Thanh Niên, 1999, 367
trang. Nhóm tác giả Ngô Văn Doanh, Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý với công trình:
Nghệ thuật Đông Nam Á, Nxb Lao Động, 2000, 351 trang. Hay cuốn Tìm hiểu lịch sử
- văn hóa Thái Lan, tập 1 do Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Trung tâm KHXH
NVQG chủ biên, Nxb KHXH, 1994, 360 trang. Nội dung cuốn sách giới thiệu về lịch
sử và văn hoá Thái Lan. Trong đó, đề cập đến các lĩnh vực như: Khảo cổ học tiền sử
và sơ sử Thái Lan; Các ngôn ngữ nhóm Thái; Văn học Thái Lan qua các triều đại từ
thế kỷ 18 đến thế kỷ 19; tượng Phật, hội hoạ truyền thống và giới thiệu vài nét về
cộng đồng khoa học Thái Lan ngày nay.
Tác giả Lê Văn Quang chủ biên cuốn Lịch sử Vương Quốc Thái Lan, Tp. Hồ
Chí Minh, 1995, 292 trang. Tác phẩm này có tính chất đại cương căn bản từ khởi
nguyên đến hiện tại, là hết sức cần thiết cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, các cán
bộ ngoại giao, kinh tế, xã hội và tất cả những ai quan tâm đến lịch sử của đất nước
Thái Lan. Nội dung sách được trình bày trong 4 phần chính sau: Thái Lan thời cổ
đại. Người Môn - Khmer và những vương quốc đầu tiên trên lãnh thổ Thái Lan;
Thái Lan thời trung đại với các quốc gia người Thái; Xiêm trước sự xâm nhập của
chủ nghĩa tư bản phương Tây và sự phát triển của Xiêm thời cận đại; Thái Lan
trong thời kỳ hiện đại (từ cách mạng tư sản 1932 - đến nay)
Cuốn Lịch sử Thái Lan do đồng tác giả Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương
Lai (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, 1998, 572 trang, đã nêu lên những nét cơ bản
của lịch sử Thái Lan từ thời kỳ tiền sử đến những năm đầu của thập kỷ 90 về các
vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội, đất nước và con người Thái Lan.
Trên đây là những công trình nghiên cứu mang tính khái quát về tình hình thế
giới và khu vực tác động chi phối đến mối quan hệ hai nước. Thái Lan và Việt Nam
đang trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, quan hệ Thái Lan - Việt Nam với
các nước, các tổ chức quốc tế không ngừng mở rộng. Do vậy, mọi diễn biến tích
cực hay tiêu cực của tình hình an ninh, chính trị, kinh tế thế giới, khu vực và nội
tình hai nước đều tác động đến quan hệ đối ngoại của Thái Lan và Việt Nam.
23
1.2. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài
1.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài (tiếng Anh)
* Những công trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Việt Nam trước năm 1991
Quan hệ hai nước được nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài còn khá ít. Công
trình nghiên cứu Thái Lan và mạng lưới Đông Nam Á của cách mạng Việt Nam
1885-1954 (Thailand and the Southeast Asian: Networks of the Vietnamese
revolution 1885-1954) tác giả Christopher E. Goscha, nhà xuất bản Routledge,
NIAS, 1999, 418 trang; đặt cách mạng Việt Nam và chiến tranh chống thực dân
Pháp trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á. Tác giả đã tìm hiểu cách mạng Việt
Nam trong mối liên hệ với khu vực, đặt biệt là với Thái Lan từ năm 1885 đến năm
1954, qua đó nghiên cứu cách người Việt nhập cư vào Thái Lan thời kỳ trước thuộc
địa để giải thích sự xây dựng mạng lưới cộng sản chống thực dân của Việt Nam
trong khu vực, chính sách ngoại giao của Việt Nam thời hậu chiến...
Tác giả Surin Maisrikrod có bài viết Nghị trình chính sách của Thái Lan đối
với Đông Dương (Thailand's Policy Dilemmas Toward Indochina), Contemporary
Southeast Asia, 1992, trang 287-300. Tác giả nghiên cứu chính sách Đông Dương,
đặc biệt là chính sách đối với Việt Nam của Thái Lan. Xem xét thái độ Thái Lan
trong chiến tranh của Mỹ chống Việt Nam và chiến tranh Việt Nam chống Trung
Quốc sau chiến tranh với Campuchia. Nghiên cứu vai trò của Thái Lan trong lục địa
Đông Nam Á và vai trò của nó trong cộng đồng quốc tế. Nhìn chung, quan hệ Thái
Lan - Đông Dương vẫn là quan hệ truyền thống của xung đột và bằng hữu.
Tác giả Larry A. Niksch có bài viết: Thái Lan năm 1980: Cuộc đối đầu với
Việt Nam và sự sụp đổ của Kriangsak (Thailand in 1980: Confrontation with
Vietnam and the Fall of Kriangsak), Asian Survey, 1981, vol.XXI, số1, trang 223-
231, trình bày về xung đột ngày 23/6/1980 giữa Việt Nam và Thái Lan phản ánh sự
phức tạp của vấn đề Campuchia. Thái Lan kêu gọi sự ủng hộ của ASEAN, Trung
Quốc có lập trường cứng rắn với Việt Nam, ủng hộ Khơme đỏ. Thái Lan quan hệ
với Mỹ nhằm kêu gọi sự ủng hộ quân sự và cô lập Việt Nam. Chính phủ Kriangsak
Chamanad sụp đổ bắt nguồn từ khó khăn kinh tế.Người lên thay là Tổng tư lệnh các
lực lượng vũ trang Prem Tinsulanon. Kinh tế Thái Lan tiếp tục khó khăn, đòi hỏi
phải có những cải cách cơ cấu.
24
Ngoài ra hai nước còn tổ chức Diễn đàn thứ nhất ở Bangkok (11/1989) giữa
các đoàn đại biểu khoa học xã hội của Việt Nam và Thái Lan (First Symposium in
Bangkok (Nov. 1989) Between the Delegations of Social Science Scientists of
Vietnam andThailand), Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, H 1989, 79 trang. Tổng hợp
các bài viết của các tác giả về quan hệ Việt Nam - Thái Lan trên các lĩnh vực: chính
trị, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, dân tộc học. Đây là diễn đàn đầu tiên giữa các nhà
khoa học xã hội Việt Nam và Thái Lan.
* Những công trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Việt Nam sau năm 1991
Cuốn sách 25 năm quan hệ Thái Lan - Việt Nam (Twenty - five years of Thai -
Vietnamese relationship) của nhóm tác giả Thanyathip Sripana, Theera Nuchpiam,
Phạm Đức Thành, (Insutitute of Asian Studies, Chualalongkorn University,
Thailand) tập hợp những bài hội thảo về quan hệ Thái - Việt trong 25 năm qua,
gồm có các bài viết: Phát triển quan hệ chính trị Thái Lan - Việt Nam, Tư duy mới
trong chính sách ngoại giao của Việt Nam hướng tới tương lai sau năm 1986, Sự
hình thành cộng đồng người Việt ở Thái Lan...
Ngoài ra, còn có một số tư liệu như: Hội thảo Seminar on Vietnamese Studies
của Nghiên cứu Việt Nam học được tổ chức ở Thái Lan đã tập trung soi rọi các khía
cạnh cụ thể như: quan hệ Việt Nam - ASEAN, quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong
lịch sử, người Thái ở Việt Nam... Nền hòa bình bị ngăn cách ở Đông Nam Á: Kinh
tế chính trị học của mối quan hệ Thái-Việt mới (The Peace Dividend in Southeast
Asia: The Political Economy of New Thai-Vietnamese Relations) của Surin
Maisrirrod, Contemporary Southeast Asia, 1994. Nghiên cứu tổng quan mối quan
hệ Thái - Việt từ khi các giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia được định
đoạt.Bài viết nhấn mạnh về những lợi nhuận kinh tế mà mối quan hệ Thái - Việt
mới đem lại, dựa trên cơ sở hợp tác thương mại. Nhắc lại các mối quan hệ cũ: Thái
- Mỹ và Liên Xô - Việt Nam. Bài viết đề cập đến việc phát triển kinh tế nội địa là
nền tảng cho chính sách đối ngoại của cả Thái Lan và Việt Nam.
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài (tiếng Thái Lan)
Tác giả Chum phôn Lớt Rătthaca với công trình Cuộc chiến tranh Việt Nam -
Thái Lan, Nxb Cha rơn phổn, 1979, 399 trang. Tác giả phân tích thực trạng của bối
cảnh xã hội Thái Lan vào những năm 70 của thế kỷ XX. Chỉ ra viễn cảnh giữa Việt
25
Nam- Thái Lan, sự mâu thuẫn và dự đoán về hành động của Việt Nam đối với khu vực
Thái Lan và khu vực Đông Nam Á gồm: Chiến lược, sự mở rộng quyền lực của Việt
Nam, vấn đề mâu thuẫn giữa Việt Nam và Thái Lan, nguyên tắc chiến lược của Võ
Nguyên Giáp, sức mạnh của quân đội Thái Lan, chiến lược chống lại sự xâm lược và
sẵn sàng chiến đấu của quân đội Thái Lan, và dự đoán Việt Nam sẽ xâm lược Thái Lan
hay không?
Trong cuốn Tập hợp thông tin về pháp luật, quy định, nguyên tắc trong thương
mại và đầu tư giữa Thái Lan và khu vực Đông Dương của các tác giả Phiphat
Rươngngam, Thanyathip Sripana, Manac Malaphet, Lần xb : 1. - Krung-thep : Đại
học Chulalongkorn, 1989, 207 trang, phản ánh đôi nét quá trình trao đổi văn hóa
giữa Thái Lan và khu vực Đông Dương. Đưa ra số lượng hàng hóa đã trao đổi, phân
tích cán cân thương mại… Tập hợp các bộ luật, điều luật liên quan tới kinh tế,
thương mại của Việt Nam về vấn đề đầu tư nước ngoài.
Thanyathip Sripana là một học giả người Thái, dành rất nhiêu thời gian và tâm
huyết nghiên cứu về mối quan hệ Thái Lan -Việt Nam. Tác giả có công trình viết
bằng tiếng Thái rất nổi tiếng đó là Việt kiều Thái Lan trong mối quan hệ Thái - Việt
đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau như tiếng Anh và tiếng Việt. Cuốn sách
này đã được Nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 2006. Tác giả giới thiệu về quá
trình nhập cư của cộng đồng người Việt vào Thái Lan, phong trào yêu nước của
cộng đồng Việt kiều ở Thái Lan giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã nêu
lên chủ trương, đường lối, chính sách của chính phủ Thái Lan với cộng đồng người
Việt ở Thái Lan, quá trình Việt kiều Thái Lan hồi hương và lối sống hòa đồng xã
hội của Việt kiều Thái Lan. Bên cạnh đó, Thanyathip Sripana cũng có nhiều công
trình khác nữa như: Quan hệ Thái Lan - Việt Nam trong vòng 50 năm (Viện Châu Á
học, Chulalongkorn, 1995) nghiên cứu về quan hệ hai nước từ năm 1945 đến năm
1995; Quan hệ Thái Lan - Việt Nam sau cải cách kinh tế Việt Nam (Viện Châu Á
học, Chulalongkorn, 1998) phân tích về quan hệ song phương trên lĩnh vực chính trị
và kinh tế sau năm 1986 đến năm 1990; Quan hệ giữa Thái Lan - Việt Nam từ
Chiến tranh Lạnh đến hiện tại và tương lai, (Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại
học Chulalongkorn, Băng Cốc, Thái Lan, 2010).
26
Tác giả Somchai Phagaphasvivat (1996) đã viết về 10 năm thương mại và đầu
tư Thái Lan tại Việt Nam: Những khó khăn và cơ hội hợp tác (trích trong hội thảo
kỷ niệm 20 năm quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam (1976- 1996) tháng 8 năm
1996 tại Khách sạn Rayalchid Sheraton Hotel Thái Lan (tr.106-114), Băngkok:NXB
Trường đại học Thammasat. Tác giả phân tích quan hệ thương mại và đầu tư của
Thái Lan và Việt Nam thành hai giai đoạn: từ năm 1986 đến 1991 và từ 1992 đến
1995. Trong giai đoạn đầu quan hệ thương mại và đầu tư của hai nước còn thấp,
nhưng từ năm 1992 trở đi đã được mở rộng nhưng còn hạn chế nếu so với một số
đối tác khác và tác giả lý giải nguyên nhân và đề xuất biện pháp để thúc đẩy quan
hệ kinh tế hai nước ngày càng phát triển hơn.
Bên cạnh đó cũng có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về mối quan hệ hai nước
Thái Lan - Việt Nam đó là của tác giả Boonrat Ratborirat (2006),Chính sách ngoại
giao của Thái Lan đối với Việt Nam từ Thủ thướng Chavalit Yongchaiyudh đến Thủ
thướng Thaksin Shinawatra (năm 1998 – 2004). Luật án tiến sĩ ngành quan hệ quốc tế
và ngoại giao, Khoa chính trị học, Trường Đại học Thammasat, Thái Lan. Theo tác giả,
mỗi đời Thủ tướng Thái Lan lên cầm quyền đều rất quan tâm tới quan hệ đối ngoại đối
với các nước lớn cũng như các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt với Việt Nam
luôn có chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình bối cảnh lúc đó. Ngoài ra, còn có
luận án tiến sĩ ngành kinh tế học của tác giả Suneerat Bounampon (2004), Thương
mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam, trường Đại học Ramkamhang, Băng
kok, Thái Lan.
1.2.3 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài:
Viết về bối cảnh quốc tế và khu vực ảnh hưởng tới mối quan hệ Thái Lan -
Việt Nam có rất nhiều công trình viết bằng tiếng Anh như: Southeast Asian
Development của tác giả Andrew McGregor (2008), Routledge, London. Political
and Security Dynamics of South and Southeast tác giả Daljit Singh (2007), ISEAS,
Singapore. Southeast Asian Affairs 2009 của Daljit Singh (2009). Regional
Integration in East Asia and Europe: Covergence or Divergence, của Bertrand Fort,
Douglas Webber (2006), Routledge, London. ISEAS, Singapore. China and
Southeast Asia: Global Changes and Regional Challenges của Ho Khai Leong,
Samuel C. Y. Ku (2005), ISEAS, Singapore. Divided Over Thaksin: Thailand's
27
Coup and Problematic Transition, tác giả John Funston, Institute of Southeast
Asian Studies, Singapore.
Cuốn sách Lịch sử quan hệ quốc tế của tác giả người Nga Bogaturov Aleksey
Demofenovich, Averkov Viktor Viktorovich được Đặng Quang Chung dịch (Nxb
Chính trị quốc gia, 2012. 758 tr), nội dung cuốn sách gồm sáu phần: Phần 1: Sự
hình thành hệ thống lưỡng cực. Phần 2: Những mâu thuẫn của hệ thống lưỡng cực:
Các chiến lược tiến công và sự chung sống hòa bình (1953 - 1962). Phần 3: Giai
đoạn đầu tiên của tình trạng ổn định trong thế đối đầu: hòa hoãn tình hình và ổn
định hệ thống thế giới (1962 - 1975). Phần 4: Giai đoạn hai của tình trạng ổn định
trong thế đối đầu: Khủng hoảng hòa hoãn và sự tái lập thế đối đầu lưỡng cực (1975
- 1985). Phần 5: Sự sụp đổ của hệ thống lưỡng cực (1985 - 1996). Phần 6: Sự hình
thành thế giới đơn cực (1996 - 2008).
Liên quan đến bối cảnh các nước trong khu vực Đông Nam Á, tác giả D.G.E
Hall xuất bản cuốn Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 1997,
1295 trang. Đây là một nguồn cung cấp tư liệu nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á.
Tác giả đã phác họa một bức tranh toàn cảnh sinh động về lịch sử hình thành và
phát triển của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, quá trình đấu tranh xây dựng
các quốc gia thống nhất ổn định như ngày nay, đồng thời cuốn sách cũng cho thấy
rõ quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa... giữa các nước Đông Nam Á từ rất lâu đời
trong lịch sử và cuộc đấu tranh giành độc lập trường kỳ, bền bỉ và oanh liệt của
nhân dân các nước Đông Nam Á.
Viết về Thái Lan có cuốn sách A History of Thailand của tác giả Rong
Syamananda, (Chulalongkorn University, 1972, 203 trang). Tác giả nghiên cứu lịch
sử Thái Lan theo trình tự: Nguồn gốc và sự di trú của người Thái, hoạt động và vai
trò của người Thái trên bán đảo Đông Dương, quá trình hưng thịnh và sụp đổ của
vương triều Sukhothai, đô thị cổ Ayutthaya, mối quan hệ giữa Thái Lan với các
nước, tình hình nước Xiêm dưới thời trị vì của Rama I, Rama II và Rama III, giai
đoạn trước và sau khi nền dân chủ được hình thành ở Thái Lan.
Tác giả Micheal Smithies với công trình Description of Old Siam (New York :
Oxford University Press, 1995, 302 trang) giới thiệu về Thái Lan qua các thời kỳ
lịch sử từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ 20. Hay tác giả Craig J. Reynolds với cuốn sách
28
Seditious Histories: Contesting Thai and Southeast Asian Pasts (Lịch sử nổi loạn:
Tranh cãi về quá khứ của người Thái và Đông Nam Á) (University of Washington
Press; Singapore University Press, 2006, 367 trang) viết về lịch sử của người Thái
và Đông Nam Á.
Viết về kinh tế và chính trị Thái Lan có cuốn sách Thailand: Economic and
Politics, Oxford University Press, 2002, 520 trang của nhóm tác giả Pasuk
Phongpaichit và Chris Baker đã cung cấp các dữ liệu cùng với những kết quả
nghiên cứu rất toàn diện về hệ thống chính trị và kinh tế Thái Lan hiện đại. Tác giả
phân tích những đổi mới trong chiến lược phát triển kinh tế cũng như chuyển đổi
chính trị trong ba thập niên cuối thế kỷ 20.
Cuốn sách A history of Thailand của tác giả Chris Baker và Pasuk
Phongpaichit, Chulalongkorn University, Thailand, 2014, 344 trang viết về lịch sử
Thái Lan từ thời Bangkok cho đến thế kỷ XX với một bức tranh sinh động về chính
trị, kinh tế và văn hóa - xã hội.
1.3. Một vài nhận xét về tình hình nghiên cứu
Qua quá trình thu thập và phân tích nguồn tài liệu liên quan đến quan hệ Thái
Lan - Việt Nam (1991-2011) có thể rút ra một vài nhận xét sau:
Thứ nhất, nguồn tài liệu khá phong phú về số lượng và nội dung, phản ánh
từng bước thăng trầm trong lịch sử quan hệ hai nước Thái Lan - Việt Nam chứng tỏ
việc nghiên cứu về vấn đề này rất được quan tâm. Tuy nhiên các bài viết chủ yếu
tập trung phân tích một mảng, một vấn đề nào đó trong quan hệ hai nước Thái Lan
và Việt Nam chứ không mang tính tổng hợp một cách có hệ thống trong nghiên cứu
về sự hợp tác giữa hai nước.
Thứ hai, trong quá trình khảo sát tài liệu, chúng tôi thấy công trình nghiên cứu
trong nước tương đối đa dạng còn ở nước ngoài thì khá khan hiếm và các công trình
nghiên cứu về quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam tập trung chủ yếu ở thư viện
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - một cơ quan đầu ngành nghiên cứu về các nước
Đông Nam Á khai thác dưới dạng đề tài cấp viện, đề tài cấp bộ và các cuộc hội
thảo, luận văn và luận án.
29
Thứ ba, các công trình tiếp cận về lĩnh vực chính trị và kinh tế trong mối quan hệ
hai nước là chủ yếu, tuy nhiên, về lĩnh vực hợp tác như du lịch, giáo dục đào tạo, giáo
dục đào tạo… mặc dù kết quả còn rất khiêm tốn, thì vẫn chưa được đề cập đến nhiều.
Thứ tư, theo như tiếp cận của chúng tôi, ở trong nước chưa có một học giả người
Việt Nam nào viết về quan hệ Thái Lan - Việt Nam (giai đoạn 1991-2011) chọn Thái
Lan là góc độ nghiên cứu thứ nhất như một công trình nghiên cứu chuyên khảo mà chỉ
có các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ Việt Nam - Thái Lan chọn Việt
Nam là góc độ nghiên cứu thứ nhất.
Trước những nguồn tài liệu thu thập được chứng tỏ mối quan hệ Thái Lan -
Việt Nam rất được quan tâm vì quan hệ của hai nước không chỉ ảnh hưởng tới lợi
ích quốc gia mà còn ảnh hưởng tới khu vực và quốc tế. Các công trình nói trên, ở
mức độ khác nhau, ở thời điểm khác nhau đã giúp tác giả có một số tư liệu cần thiết
để có thể hình thành sự hiểu biết chung, là những gợi mở quý giá có tác dụng tham
khảo bổ ích, bổ sung cho quá trình thực hiện luận án. Tuy nhiên cho đến nay, qua
các công trình tác giả tiếp cận được thì viết về quan hệ Thái Lan - Việt Nam giai
đoạn 1991- 2011 ở mức độ chuyên sâu thì chưa có một công trình nghiên cứu hoàn
chỉnh. Điều đó lí giải vì sao tác giả chọn đề tài này để viết luận án. Khắc phục
những hạn chế vừa trình bày, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các nguồn tài liệu
phong phú, những gợi ý và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đi trước, chúng tôi
sẽ tiếp tục nghiên cứu với cách nhìn nhận cụ thể và hệ thống hơn.
30
CHƢƠNG 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
THÁI LAN - VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011
2.1. Khái quát lịch sử quan hệ Thái Lan - Việt Nam trƣớc năm 1991
Quan hệ Thái Lan và Việt Nam vốn có từ xa xưa và được nuôi dưỡng bởi
nhiều thế hệ. Trước năm 1991, cùng với những chuyển biến chung của khu vực và
thế giới, quan hệ hai nước trải qua không ít thăng trầm, lúc thì đối địch, khi thì hòa
hữu hợp tác nhưng tựu chung lại vẫn là xu thế hòa dịu và tăng cường đối thoại.
2.1.1. Quan hệ Thái Lan - Việt Nam trước năm 1945
Quan hệ Thái Lan và Việt Nam đã hình thành từ rất sớm. Các tài liệu lịch sử
ghi lại những mối liên hệ giữa hai cộng đồng người Thái - Việt thông qua đội ngũ
thương nhân. Trên con đường buôn bán qua vùng Biển Đông, thương nhân người
Thái đã đến Việt Nam. Dưới vương triều Sukhothai (1238-1583), thương nhân Thái
đã tìm đến thương cảng Vân Đồn của Đại Việt để tiến hành trao đổi lấy các thương
phẩm có giá trị như gốm, sứ và tơ lụa... Trên cơ sở quan hệ thương mại, quan hệ
bang giao cũng được thiết lập thông qua sự trao đổi sứ giả. Vào năm 1149 “Kỷ Tỵ,
[Đại Định] năm thứ 10, (Tống Thiệu Hưng năm thứ 19). Mùa xuân, tháng 2, thuyền
buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông, xin cư trú buôn bán, bèn
cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn, để mua bán hàng hoá quý, dâng tiến
sản vật địa phương” [111, tr.317]. Đến năm 1182, vua Xiêm đã cử sứ thần sang Đại
Việt để đặt quan hệ “Nhâm Dần, [Trinh Phù] năm thứ 7, (Tống Thuần Hy năm thứ
9) nước Xiêm La sang cống.” [111, tr.328]. Thời Trần vào năm 1360: “Mùa đông,
tháng 10, thuyền buôn của nước Xiêm La đến Vân Đồn buôn bán, dâng các vật lạ” [112,
tr.140]. Thời Lê Sơ, năm 1437, “Thuyền buôn nước Xiêm La sang cống” và tiếp đó
“Nước Xiêm La sai sứ là bọn Trai Cương Lạt sang cống. Vua đưa cho sắc thư bảo
mang về và trừ cho phần thuế buôn giảm xuống bằng nửa phần trăm năm trước, cứ
20 phần thu 1 phần, rồi thưởng cho rất hậu. Ngoài ra, về phần chúa nước ấy, cho
20 tấm lụa màu, 30 bộ bát sứ, phần của bà phi nước ấy là 5 tấm lụa màu, 3 bộ bát
sứ, mỗi bộ 35 chiếc” [112, tr.346].
31
Nhưng mối quan hệ đó không phải là không có những trục trặc. Vào năm 1467,
“thuyền buôn Xiêm La (Thái Lan sau này), đến Vân Đồn, dâng tờ biểu bằng vàng lá và
hiến phẩm vật quý để xin thông thương, nhưng bị Lê Thánh Tông từ chối” [112, tr.427].
Quan hệ Thái Lan và Việt Nam được xác lập chính thức từ những năm đầu thời kì
Băng Cốc của Thái Lan (tương đương với thời kỳ Gia Long - Minh Mạng của Việt Nam,
những năm 1782-1833). Đặc biệt từ triều Gia Long, quan hệ thương mại diễn ra khá sôi
động, hàng năm có khoảng 40-50 thuyền buôn của Xiêm đến Việt Nam [44, tr.129].
Tuy nhiên, cũng từ nửa đầu thế kỷ XIX, có một diễn biến mới trong quan hệ
Thái Lan và Việt Nam, đó là sự đối địch bắt nguồn từ sự tranh chấp ảnh hưởng đối
với Campuchia. Tham vọng bành trướng và mở rộng ảnh hưởng là nguyên nhân chủ
yếu đưa đến cuộc xung đột giữa Băng Cốc với Huế. Bên cạnh đó là sự đối đầu trong
vấn đề tranh chấp vùng đất Hà Tiên. Xung đột diễn ra liên tiếp và kéo dài cho tới
năm 1810 - khi vua Chakri II công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất
này [44, tr.125]. Trước đó, trong bối cảnh người Việt đang phải trải qua thời kỳ loạn
lạc trong cuộc cạnh tranh Nguyễn - Tây Sơn ở phía Nam, Xiêm đã tổ chức can thiệp
nhằm áp đặt ảnh hưởng đến Đại Việt bằng việc cấu kết với lực lượng của Nguyễn
Ánh chống lại nhà Tây Sơn. Khi Xiêm có chiến tranh với Miến Điện, Nguyễn Ánh
cũng cho quân đi giúp. Như vậy, hợp tác Thái Lan và Việt Nam thời kỳ này bắt đầu
được định hình, có những bước phát triển dù không mạnh mẽ và liên tục.
Khi làn sóng chủ nghĩa thực dân xuất hiện cũng là thời kì quan hệ Thái Lan và
Việt Nam (từ năm 1883 đến năm 1945) có nhiều đặc điểm mới. Việt Nam (cùng với
Lào và Campuchia) lần lượt bị rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp. Thái Lan
tuy vẫn giữ được nền độc lập tương đối nhưng chính sách đối ngoại cũng bị phụ
thuộc nặng nề. Trong thời kỳ này, quan hệ hai nước đã chịu thêm sự chi phối từ bên
ngoài nhưng vẫn được duy trì và khá gắn bó. Khi Việt Nam bị thực dân Pháp áp
bức, nhiều nhà cách mạng nổi tiếng như Phan Bội Châu, Ngô Quảng, Đặng Tử
Kính… đã phải sang Thái Lan nương náu. Thái Lan còn được coi là cơ sở quan
trọng cho hoạt động của cách mạng Việt Nam. Sau khi Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên được thành lập năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã cử Hồ Tùng Mậu sang
Thái Lan để gây dựng và tổ chức lực lượng. Chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh
32
niên đã được thành lập ở Thái Lan. Năm 1928, Nguyễn Ái Quốc đến Thái Lan trực
tiếp vận động kiều bào tham gia cách mạng, lập Hội Thân ái Việt Nam. Được sự
giúp đỡ của người Thái, quan hệ Thái - Việt thể hiện sự gắn bó, đoàn kết và tương
trợ lẫn nhau rất rõ trong thời kì này. Tháng 8/1928, Nguyễn Ái Quốc đến Bản Đông
tỉnh Phichi với tên là Thu. Khi chuyển sang tỉnh Udon Thani, Người đổi tên là Thầu
Chín. Năm 1929, Người lại rời Udon đến Scol. Trong những ngày hoạt động tại
Xiêm, Nguyễn Ái Quốc đã đề chủ trương “Thái - Việt thân thiện” gồm 4 nội dung:
Tôn trọng pháp luật Thái Lan, học tiếng Thái, quan hệ hữu nghị với nhân dân Thái
và đoàn kết nội bộ người Việt để làm cách mạng cứu nước. Nguyễn Ái Quốc đã hợp
nhất hai tổ chức cộng sản của người Hoa và người Việt có từ trước đó trên đất Thái
Lan thành Đảng Cộng sản Xiêm - tiền thân của Đảng cộng sản Thái Lan. Đây chính
là cơ sở cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Thái Lan - Việt Nam sau này.
2.1.2. Quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1945 đến 1975
Trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1954, quan hệ Thái Lan - Việt Nam bước
sang một chương mới, đó là quan hệ giữa hai quốc gia có chủ quyền ở Đông Nam
Á. Tính khu vực trong quan hệ này cũng bắt đầu được thể hiện rõ hơn.
Năm 1946, Pridi Banomyong lên làm Thủ tướng Thái Lan và thắng lợi to lớn
mà chính phủ ông giành được là bản hiến pháp mới thông qua tháng 5/1946. Khi
Chính phủ Pridi Banomyong lên cầm quyền đã thi hành chính sách đối ngoại ủng
hộ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, đặc biệt là phong trào chống Pháp
ở Đông Dương. Vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đặt
được cơ quan đại diện đầu tiên ở Băng Cốc, hưởng quy chế ngoại giao, chính thức
đi vào hoạt động từ ngày 14/4/1947 [46, tr.366]. Tiếp theo đó, đến tháng 2/1948, cơ
quan thông tin của Việt Nam được thành lập và có nhiệm vụ phát hành bản tin Việt
Nam bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Thái. Bản tin đã đóng vai trò quan trọng
nhằm giúp nhân dân thế giới biết đến cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt
Nam. Thời kì này, nhân dân Việt Nam đón nhận được sự giúp đỡ của nhân dân Thái
Lan về cả tinh thần và vật chất.
Khi thực dân Pháp mở cuộc tấn công vào các đô thị của Lào, hàng vạn kiều
bào Việt Nam đã phải tản cư sang Thái Lan - nơi họ được nhân dân Thái Lan giúp
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

What's hot

Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPNguyễn Công Huy
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) Hiền Hoàng
 
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lựcDự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lựczuthanha
 
Asean powerpoint
Asean powerpointAsean powerpoint
Asean powerpointMolija Ji
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcDương Nphs
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao độngĐề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOTGiải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
 
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
 
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOTĐề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
 
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt NamLuận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lựcDự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
 
Asean powerpoint
Asean powerpointAsean powerpoint
Asean powerpoint
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
 
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOTLuận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
 

Similar to Luận Án Tiến Sĩ Sử Học Quan Hệ Thái Lan – Việt Nam Từ Năm 1991 Đến Năm 2011_08313112092019

Khoá Luận Hợp Tác Kinh Tế Và Giáo Dục Giữa Thành Phố Đà Nẵng Và Các Tỉnh Nam ...
Khoá Luận Hợp Tác Kinh Tế Và Giáo Dục Giữa Thành Phố Đà Nẵng Và Các Tỉnh Nam ...Khoá Luận Hợp Tác Kinh Tế Và Giáo Dục Giữa Thành Phố Đà Nẵng Và Các Tỉnh Nam ...
Khoá Luận Hợp Tác Kinh Tế Và Giáo Dục Giữa Thành Phố Đà Nẵng Và Các Tỉnh Nam ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)Hán Nhung
 
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áVai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áCharlie Cúc Cu
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm
Ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềmNgoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm
Ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềmDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận Án Tiến Sĩ Sử Học Quan Hệ Thái Lan – Việt Nam Từ Năm 1991 Đến Năm 2011_08313112092019 (20)

Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
 
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEANQuan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
 
Khoá Luận Hợp Tác Kinh Tế Và Giáo Dục Giữa Thành Phố Đà Nẵng Và Các Tỉnh Nam ...
Khoá Luận Hợp Tác Kinh Tế Và Giáo Dục Giữa Thành Phố Đà Nẵng Và Các Tỉnh Nam ...Khoá Luận Hợp Tác Kinh Tế Và Giáo Dục Giữa Thành Phố Đà Nẵng Và Các Tỉnh Nam ...
Khoá Luận Hợp Tác Kinh Tế Và Giáo Dục Giữa Thành Phố Đà Nẵng Và Các Tỉnh Nam ...
 
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
 
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
 
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áVai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
 
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ 1995 Đến Nay
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ  1995 Đến NayKhoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ  1995 Đến Nay
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ 1995 Đến Nay
 
Hợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nay
Hợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nayHợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nay
Hợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nay
 
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì, HAY
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì, HAYLuận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì, HAY
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì, HAY
 
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
 
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
 
Ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm
Ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềmNgoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm
Ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách  Đối Ngoại Của Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách  Đối Ngoại Của Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Trung Qu...
 

More from PinkHandmade

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019PinkHandmade
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...PinkHandmade
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...PinkHandmade
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...PinkHandmade
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...PinkHandmade
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019PinkHandmade
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...PinkHandmade
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...PinkHandmade
 

More from PinkHandmade (20)

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
 

Recently uploaded

2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 

Luận Án Tiến Sĩ Sử Học Quan Hệ Thái Lan – Việt Nam Từ Năm 1991 Đến Năm 2011_08313112092019

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ LÊ HUYỀN QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC HÀ NỘI - 2016
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ LÊ HUYỀN QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 62 22 03 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Hoàng Khắc Nam 2. PGS.TS Võ Kim Cƣơng HÀ NỘI - 2016
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, chính xác và có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, tháng 12 năm 2016 Tác giả Hà Lê Huyền
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án luận này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu từ phía Thầy Cô, đồng nghiệp và người thân. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự tri ân và biết ơn sâu sắc tới hai thầy giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Khắc Nam và PGS.TS. Võ Kim Cương đã tận tình góp ý, dạy bảo và định hướng nhận thức cho tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn Học viện Khoa học Xã hội, phòng Đào tạo và Khoa Sử học đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Ban Lãnh đạo và các anh chị em đồng nghiệp Viện nghiên cứu Đông Nam Á đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi bày tỏ sự cảm ơn đặc biệt tới gia đình. Sự ủng hộ, động viên và khích lệ của gia đình chính là nguồn động lực rất lớn giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại trong suốt thời gian qua để hoàn thành luận án của mình. Hà Nội, tháng 12 năm 2016 Tác giả Hà Lê Huyền
  • 5. iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................vi MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...............................................7 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................ 7 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 23 1.3. Một vài nhận xét về tình hình nghiên cứu........................................................ 28 CHƢƠNG 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ THÁI LAN - VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011................................................................................30 2.1. Khái quát lịch sử quan hệ Thái Lan - Việt Nam trước năm 1991..................... 30 2.2. Tình hình thế giới và khu vực tác động đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011 .......................................................................................... 40 2.3. Tình hình Thái Lan và Việt Nam tác động đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011 .......................................................................................... 47 CHƢƠNG 3 : QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH GIỮA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011.................................................................................59 3.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao........................................................................... 59 3.2. Hợp tác an ninh phi truyền thống...................................................................... 73 CHƢƠNG 4: QUAN HỆ KINH TẾ VÀ MỘT SỐ LĨNH VỰC KHÁC GIỮA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011....................................................84 4.1. Quan hệ kinh tế ................................................................................................. 84 4.2. Quan hệ Thái Lan – Việt Nam trên một số lĩnh vực khác ................................ 96 CHƢƠNG 5: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ THÁI LAN - VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011................................................................................................125 5.1. Đánh giá quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011............. 125 5.2. Tác động của quan hệ Thái Lan – Việt Nam .................................................. 132 KẾT LUẬN..............................................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.....................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................152 DANH MỤC PHỤ LỤC........................................................................................................165
  • 6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACMECS AFTA AIPO APEC ARF ASEAN ASEM BRIC EU GDP GMS GSP FDI FTA Ayeyawady - Chaophraya - Mekong Economic Cooperation Strategy Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chaophraya - Mekong ASEAN Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do ASEAN ASEAN Inter - Parliamentary Organization Tổ chức liên Nghị viện các nước ASEAN Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asia - Europe Meeting Hội nghị Á - Âu Brazil, Russia, India and China Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc European Union Liên minh châu Âu Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mekong mở rộng Generalized System of Preferences Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
  • 7. v ODA NATO SCO SEATO TAC TREATI WB Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức North Atlantic Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương Shanghai Cooperation Organisation Tổ chức Hợp tác Thượng Hải Southeast Asian Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á Trans-Regional EU-ASEAN Trade Initiative Sáng kiến hợp tác thương mại xuyên vùng EU-ASEAN World Bank Ngân hàng Thế giới
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2000 ..........................................................................................................85 Bảng 4.2: Đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2000.............87 Bảng 4.3: Quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011 ..........................................................................................................89 Bảng 4.4: Đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011.............92 Bảng 4.5: Thống kê khách du lịch Thái Lan đến Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2011 ........................................................................................................117 Bảng 4.6: Khách Việt Nam đến Thái Lan từ năm 2003 đến năm 2010..................119
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tình hình thế giới sau Chiến tranh Lạnh (1991) có diễn biến mới do những thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước lớn. Mặc dù hòa bình đã trở thành xu thế nổi trội nhưng vẫn chưa phải là hòa bình bền vững hoàn toàn. Các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột khu vực vẫn tiếp tục diễn ra ở các mức độ, phạm vi khác nhau. Bên cạnh đó, sau Chiến tranh Lạnh, tất cả các nước đều tập trung vào khôi phục và phát triển kinh tế. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nước vừa và nhỏ tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế dưới các hình thức khác nhau để tăng cường vị thế của mình. Thái Lan và Việt Nam cũng nằm trong sự vận động đó. 1.2. Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển năng động trên thế giới hiện nay, bao gồm mười một quốc gia với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, văn hóa và xã hội, nên người dân các nước trong khu vực có những phong tục, tập quán, tín ngưỡng rất gần gũi nhau. Chính những nét tương đồng này là yếu tố quan trọng thúc đẩy các quốc gia tăng cường quan hệ hợp tác, vì “Việc quan tâm đầy đủ đến quan hệ láng giềng là cần thiết và vô cùng quan trọng. Có sự hội nhập tốt trong khu vực thì mới có điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập với thế giới” [62, tr.79]. Quan hệ Thái Lan - Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Đặc biệt hai nước lại đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vai trò của Thái Lan và Việt Nam trong quá trình phát triển khu vực ngày càng gia tăng, mọi đề xuất và chiến lược ngoại giao của Thái Lan đối với khu vực nhất định sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam nói riêng. Từ thực tiễn của quan hệ hai nước thời gian qua, cho dù không thể không bị chi phối bởi tác động của xu thế phát triển của thế giới, nhất là các cường quốc lớn, nhưng xét cho cùng xu thế phát triển quan hệ Thái Lan - Việt Nam là khó thay đổi được vì những bài học của lịch sử, nhất là kết quả hợp tác trong thời gian qua và mục đích chung của hai nước là cùng ổn định và phát triển bền vững để cùng nhau góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN ổn định, vững mạnh, ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, từ năm 1991 đến năm 2011, hợp tác Việt Nam - Thái Lan ngày càng được củng cố, phát triển trên nhiều lĩnh vực cả song
  • 10. 2 phương và đa phương vì lợi ích của hai dân tộc, cũng như vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới. Chính vì thế, việc tìm hiểu vấn đề này không chỉ phác dựng lại mối quan hệ giữa hai quốc gia mà còn giúp hiểu rõ một nội dung quan trọng của các mối quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á. 1.3. Theo dòng chảy lịch sử, mối quan hệ hai nước cũng chịu tác động của tình hình quốc tế, khu vực và nhân tố nội tại của mỗi quốc gia nên giữa hai nước không tránh khỏi những xung đột về “lợi ích” và “ý thức hệ”. Tuy nhiên trải qua những thăng trầm, mối quan hệ này ngày càng trở nên gắn bó. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam ngày 6/8/1976 đã mở ra một trang sử mới trong quan hệ giữa hai nước. Đặc biệt là từ sau Chiến tranh Lạnh, hợp tác hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội, đóng góp không nhỏ cho quá trình xây dựng mối quan hệ hữu nghị, bền vững của Thái Lan và Việt Nam. 1.4. Trong lịch sử phát triển của khu vực, Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia có mối quan hệ lâu đời và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến các nước khác. Bước vào thế kỷ XX, hai nước có chế độ chính trị khác nhau đã tự lựa chọn con đường riêng để phát triển và đạt được nhiều thành tựu cũng như đúc rút những kinh nghiệm mà mỗi nước có thể vận dụng để xây dựng và phát triển cho riêng mình. Việc tìm hiểu đề tài “Quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011” chọn góc độ từ Thái Lan để nghiên cứu vì thứ nhất là góc độ nghiên cứu từ Việt Nam đã có khá nhiều tác giả viết. Thứ hai là nghiên cứu vấn đề này từ góc độ Thái Lan để có cách nhìn đa chiều và khách quan hơn về mối quan hệ giữa hai nước, hay nói một cách khác là nhằm tìm hiểu sâu hơn, xác thực hơn về những mục tiêu mà Thái Lan đặt ra trong quan hệ với Việt Nam, từ đó góp phần tăng cường, củng cố và phát triển quan hệ hai nước bền vững hơn nữa trong thời gian tới. Xuất phát từ những thành quả đã đạt được và tầm quan trọng của quan hệ hai nước tác động đến lợi ích quốc gia, dân tộc và khu vực là rất cần thiết, tác giả đã chọn “Quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011” làm đề tài luận án nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống quan hệ đối ngoại của hai nước, phân tích cơ sở hình thành và phát triển của mối quan hệ chính trị, kinh tế và một số lĩnh
  • 11. 3 vực khác trong quan hệ Thái Lan - Việt Nam. Từ những phân tích đó, tác giả mong muốn rút ra những nhận xét để có thêm cơ sở khoa học nhằm góp phần đưa mối quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển hơn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu: Luận án làm rõ quá trình vận động của quan hệ song phương giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011, từ đó nêu lên những đánh giá và tác động của mối quan hệ này đối với sự phát triển của hai nước cũng như đối với khu vực. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011 - Làm rõ sự tiến triển quan hệ của Thái Lan và Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011 trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và một số lĩnh vực khác… - Từ kết quả nghiên cứu quan hệ hai nước Thái Lan, Việt Nam sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2011, đánh giá và phân tích tác động của mối quan hệ này tới sự phát triển của Thái Lan, của Việt Nam và với ASEAN. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là quan hệ song phương giữa Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011 trên các phương diện chính trị, kinh tế và một số lĩnh vực khác như giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, du lịch, giao lưu văn hóa... Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: Nghiên cứu sinh chọn giai đoạn 1991 - 2011 làm khung thời gian của bản luận án. Việc xác định mốc mở đầu là năm 1991 vì đây là thời điểm kết thúc của Chiến tranh Lạnh, do vậy các cường quốc phải đánh giá lại vị thế quốc tế mới của mình và có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển cũng như chính sách đối ngoại để thích nghi với tình hình mới. Điều đó đã tác động đến tổng thể mối quan hệ Thái Lan và Việt Nam. Bên cạnh đó, đây là năm Thủ tướng Anand Panyarachun lên nắm quyền - ông là người có công khởi xướng các cải cách kinh tế và dân chủ Thái Lan, còn ở Việt Nam đã trải qua 5 năm thực hiện công cuôc đổi mới (1986-1991) và bắt đầu
  • 12. 4 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2011 được chọn là mốc kết thúc thời gian nghiên cứu vì đây là năm đánh dấu kỉ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Thái Lan - Việt Nam (1976-2011), đồng thời là năm kết thúc nhiệm kỳ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva - đại diện cho Đảng dân chủ và bà Yingluck Shinawatra trở thành nữ Thử tướng đầu tiên ở Thái Lan. Còn Việt Nam đã trải qua 25 năm thực hiện công cuôc đổi mới và đẩy mạnh sự nghiệp hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về không gian: Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ song phương nên không gian nghiên cứu chính là hai nước Thái Lan và Việt Nam. Bên cạnh đó, mối quan hệ này cũng được đặt trong sự vận động của khu vực Đông Nam Á và quốc tế để có cái nhìn khái quát về các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ của hai nước. Quan hệ Thái Lan - Việt Nam diễn ra trên hai bình diện đó là cơ chế hợp tác song phương và đa phương nhưng giới hạn trong khuôn khổ đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu nhấn mạnh về cơ chế hợp tác song phương, có nghĩa là nghiên cứu về mối quan hệ hai chiều Thái Lan - Việt Nam và Việt Nam - Thái Lan. Về nội dung: Luận án sẽ nghiên cứu các nhân tố tác động đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011, phân tích sự tiến triển quan hai nước trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa, du lịch, giáo dục đào tạo... Từ đó đưa ra những đánh giá và phân tích tác động của mối quan hệ này tới sự phát triển của Thái Lan, của Việt Nam và tới ASEAN. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Cơ sở phương pháp luận: Luận án sử dụng hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thế giới, về khu vực và quan hệ quốc tế ở thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh làm phương pháp luận để nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó cơ sở lý luận về quan hệ quốc tế, những thuyết về chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa thể chế, thuyết về địa chính trị… cũng được sử dụng.
  • 13. 5 Phương pháp nghiên cứu: Đây là đề tài nghiên cứu lịch sử thế giới về quan hệ của hai nước nên tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử (bao gồm cả phương pháp lịch đại và đồng đại) và phương pháp logic để tìm ra bản chất, tính phổ biến, sự lặp đi lặp lại hay quy luật vận động và phát triển khách quan của mối quan hệ hai nước. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, thống kê, so sánh… Như vậy, việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu trên để giúp nghiên cứu sinh có phương pháp tiếp cận đúng hướng về đề tài. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Có thể khẳng định, luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống về quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011, cho nên luận án sẽ có những đóng góp mới về khoa học đó là từ góc nhìn của nhà nghiên cứu Việt Nam trên cơ sở những nguồn tài liệu đa chiều, luận án nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về các nhân tố tác động, sự tiến triển trong quan hệ hai nước Thái Lan và Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011 dựa trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo đục đào tạo, thể dục thể thao, du lịch… và rút ra những nhận xét về mối quan hệ đối với tình hình của mỗi nước và khu vực. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận: Thứ nhất, luận án sẽ đóng góp cho việc kết hợp cách tiếp cận lịch sử với cách tiếp cận quan hệ quốc tế và cách tiếp cận đa ngành. Điều này được phản ánh trong việc trình bày quan hệ theo chiều dài lịch sử trên nhiều lĩnh vực khác nhau, kết hợp với cách tiếp cận của Chủ nghĩa Tự do và phần nào đó là Chủ nghĩa Kiến tạo trong quan hệ quốc tế. Thứ hai, luận án cung cấp thêm cơ sở lý luận cho việc phân tích quan hệ song phương trên các cấp độ phân tích là thế giới, khu vực, quốc gia và cá nhân. Thứ ba, luận án đóng góp lý luận cho việc phân tích một mối quan hệ song phương giữa hai nước vừa trong một khu vực vừa trong sự tương tác với các nước lớn. Thứ tư, luận án đóng góp lý luận cho việc chuyển hóa quan hệ lịch sử vốn tồn tại nhiều vấn đề lịch sử sang quan hệ hợp tác toàn diện.
  • 14. 6 Về thực tiễn: Thứ nhất, luận án sẽ là những gợi mở cho việc hoạch định chính sách trong quan hệ của hai nước. Đây là bước rất quan trọng vì hoạch định chính sách đúng đắn, khoa học sẽ xây dựng được chính sách tốt, là tiền đề để chính sách đó mang lại hiệu quả cao trong việc thúc đẩy mối quan hệ hai nước Thái Lan - Việt Nam ngày càng phát triển, toàn diện và sâu sắc. Thứ hai, luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên khoa Lịch Sử và những độc giả quan tâm đến đề tài quan hệ Thái Lan - Việt Nam nói riêng và đối với đề tài hợp tác chính trị, ngoại giao, kinh tế của các nước ASEAN nói chung. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những nhân tố tác động đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011 Chương 3: Quan hệ chính trị - an ninh giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011 Chương 4: Quan hệ kinh tế và một số lĩnh vực khác giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011 Chương 5: Một số nhận xét về quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011
  • 15. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài quan hệ Thái Lan - Việt Nam Tác giả chia làm hai nhóm, đó là nhóm những công trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Việt Nam trước năm 1991 và nhóm những công trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Việt Nam sau năm 1991. * Những công trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Việt Nam trước năm 1991 Các công trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Việt Nam trước năm 1991 ở trong nước không nhiều. Hiện nay chúng tôi mới tiếp cận được cuốn sách Quan hệ Thái Lan - Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX của tác giả Đặng Văn Chương, Nxb ĐH Sư Phạm, 2010, 184 trang. Cuốn sách gồm 3 chương giới thiệu về quan hệ giữa Xiêm - Việt từ năm 1782 đến năm 1847. Chương 1 tác giả phân tích về quan hệ giữa Xiêm với chúa Nguyễn Ánh từ 1782 đến 1802, chương 2 là quan hệ Xiêm - Việt từ 1802 đến 1833 và chương 3 là quan hệ Xiêm - Việt Nam từ 1834 đến 1847. Qua kết quả nghiên cứu của tác giả đã giúp chúng tôi có cái nhìn tương đối bao quát về quan hệ Thái Lan - Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX diễn ra hết sức phức tạp, đa dạng và có những bước phát triển thăng trầm. Bên cạnh đó, còn các cuốn Quan hệ thương mại giữa Đại Việt và Xiêm từ thế kỷ XII đến giữa thế kỷ XIX (The trade relationship between Dai Viet and Siam from the XII century to mid XIX century) tác giả Nguyễn Thị Thi đã trình bày về quan hệ thương mại giữa Đại Việt và Xiêm từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIX dựa trên những tư liệu lịch sử và những phát hiện khảo cổ học. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài nên tác giả chưa đề cập đến các mối quan hệ khác như chính trị, văn hóa - xã hội trong hợp tác của hai nước giai đoạn này. Nghiên cứu về quan hệ Thái Lan và Việt Nam không thể không nhắc tới những thành tựu nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. Tại đây, các công trình nghiên cứu mang tính tổng quan về lịch sử quan hệ hai nước rất phong phú. Trong công trình Sơ thảo lịch sử quan hệ của Thái Lan với Campuchia, Lào, Việt Nam của Viện Đông Nam Á, năm 1986, 131 trang, tác giả Nguyễn Khánh Vân đã
  • 16. 8 giới thiệu nguồn gốc người Thái và khung cảnh lịch sử lục địa Đông Nam Á, trình bày lịch sử quan hệ của Thái Lan với các nước láng giềng phía Đông qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Quan hệ của Thái Lan với các nước láng giềng phía Đông từ 1238 đến cuối thế kỷ XIX. Giai đoạn 2: Quan hệ của Thái Lan với 3 nước Đông Dương thuộc Pháp (từ cuối thế kỷ XIX đến đại chiến thế giới thứ 2). Giai đoạn 3: Thái Lan với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Đông Dương (từ sau thế chiến thứ 2 đến năm 1975). Thái Lan và Đông Dương trong những năm 1990 - tương lai có vẻ sáng sủa (năm 1988, 60 trang) tìm hiểu triển vọng mối quan hệ giữa Thái Lan và Đông Dương trong những năm 1990. Mặc dù chưa có một giải pháp chính trị sớm tại Campuchia nhưng quan hệ kinh tế của Thái Lan và Đông Dương vẫn tiếp tục phát triển. Nền kinh tế của Thái Lan đã cung cấp cho Đông Dương dịch vụ và kỹ thuật cần thiết để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất cơ bản và du lịch. Các nước khác có thể trao đổi hàng hóa trên đất Thái Lan và thu hút đầu tư của Thái Lan tại Đông Dương. Và như vậy Bangkok sẽ trở thành trung tâm kinh tế của phần lục địa Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á cũng có rất nhiều bài viết như: Mối quan hệ giao thương Việt - Xiêm qua thư tịch cổ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lệ Thi (tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, tr.103-106) nghiên cứu mối quan hệ buôn bán giữa Thái Lan và Việt Nam từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIX qua các thư tịch cổ. Quan hệ buôn bán giữa 2 nước có bị gián đoạn vào thế kỷ XII do Việt Nam có chiến tranh nhưng lại trở nên nhộn nhịp vào thế kỷ XV dưới triều Lê. Mặc dù vào thế kỷ XVII-XIX mối quan hệ giữa 2 nước có nhiều phức tạp nhưng quan hệ về giao thương vẫn phát triển mạnh mẽ. Hội An và Gia Định là nơi để các thương nhân nước ngoài và thương nhân Thái Lan đến buôn bán. Tác giả Đinh Xuân Lâm và Vũ Trường Giang có bài viết: Tư bản phương Tây với quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đông Nam Á thế kỷ XIX , đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, tr 14-21, năm 2001, đã trình bày đặc điểm quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước Đông Nam Á, bao gồm: Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Chân Lạp, Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan, Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào - Myanma, Quan hệ ngoại giao Việt Nam - các nước Đông Nam Á hải đảo. Tác giả Nguyễn Ngọc Dung: Bước đầu đánh giá vai trò của Thái Lan trong
  • 17. 9 chiến tranh Việt Nam 1954-1975 trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, tr. 24- 33, năm 2011, đưa ra một đánh giá khách quan chân thực về vai trò của Thái Lan trong chiến tranh Việt Nam, góp phần làm sáng tỏ phương diện "quốc tế" của cuộc chiến tranh này. Bài viết tập trung vào 4 luận điểm lớn: Một là, bối cảnh thế giới, khu vực sau chiến tranh thế giới thứ hai và sự lựa chọn đồng minh của Thái Lan. Hai là, Thái Lan với sự chuẩn bị chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương. Ba là, tình trạng căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Thái. Bốn là, sự can dự trực tiếp của Thái Lan vào chiến tranh ở Việt Nam. Nghiên cứu quan hệ của Thái Lan và Việt Nam không thể không nhắc tới vai trò của người Việt ở Thái Lan trong chiến tranh của Việt Nam. Đây là một vấn đề rất được các học giả quan tâm, ví dụ như công trình: Người Việt ở Thái Lan (Ban Đông Nam Á, 1973, 220 tr) đã trình bày cơ sở lịch sử - không gian gặp gỡ của người Việt và người Thái. Tình hình người Việt cũ ở Thái Lan và vấn đề người Việt tị nạn trong quan hệ đối ngoại của Thái từ năm 1945 đến năm 1957 và từ năm 1960 đến năm 1964. Thỏa thuận Banggan và việc hồi hương Việt kiều trong các năm 1960 - 1964. Đề cập đến số lượng, cư trú, tình trạng của người Việt ở Thái Lan. Nhiệm vụ đường lối và phương châm của tổ chức cách mạng Việt kiều từ năm 1945 đến năm 1975 của Ban Đông Nam Á, 1976, 32 trang, bài viết đã trình bày những hoạt động của đảng bộ Việt kiều ở Thái Lan đó là những phương châm hành động đúng đắn đối với nội bộ cơ sở Việt kiều và đối với chính quyền và nhân dân Thái Lan: Phá tan mọi ý đồ chống phá cách mạng, củng cố vững chắc cơ sở cách mạng, góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Thái Lan từng được coi là địa bàn hoạt động đối ngoại quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người yêu nước Việt Nam. Cuốn sách Bác Hồ ở Xiêm (1928-1929) do đồng tác giả Nguyễn Văn Khoan và Nguyễn Tiến chủ biên, (NXB Lý luận chính trị, HN 2005- 164 tr) tập hợp một số văn kiện, bài viết tư liệu, có tư liệu do chính Nguyễn Ái Quốc viết và một số bài viết, tư liệu nước ngoài viết về thời gian Người hoạt động trên đất Xiêm một cách khá trọn vẹn và sâu sắc, khi làm ruộng, bắt cá trên đồng ruộng, sông hồ, lúc dạy học, lúc làm thầy thuốc, có khi giả đi buôn để tuyên truyền cách mạng trong đồng bào, đồng chí. Bên cạnh đó có rất nhiều bài viết được đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á liên quan đến vấn đề
  • 18. 10 này như: Thái Lan - Địa bàn liên lạc của cách mạng Việt Nam số 2, năm 1996, tr. 47-52 của tác giả Nguyễn Văn Khoan đã tập trung nghiên cứu Thái Lan là địa bàn hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người yêu nước Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Từ cơ sở cách mạng, trên đất Thái, cán bộ cách mạng Việt Nam đã tổ chức được những cơ sở giao thông liên lạc mới trên đất Lào và lập chi hội Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, các cơ sở cách mạng và phong trào hoạt động của Việt kiều được tổ chức tốt, hoạt động có hiệu quả. Vài nét về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với nước Xiêm (Thái Lan), số 2 năm 1994, tr.95-96, tác giả Nguyễn Thị Giang và Nguyễn Việt Hồng đã điểm lại quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Thái Lan. Trong những năm tháng ở Thái Lan. Bác Hồ đã có quan hệ tốt với kiều bào, với công chức quân nhân cao cấp, hoàng tộc và trí thức Xiêm. Người đã tích cực vận động, xây dựng các cơ sở cách mạng và đã giành được cảm tình và sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân Thái. Trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tác giả Nguyễn Trọng Hậu có bài viết Vị trí của địa bàn Thái Lan trong các hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm 1947-1949, số 5, năm 2000, tr 80-84, đã nêu rõ từ những năm 1947-1949, Thái Lan trở thành một địa bàn đặc biệt trong các hoạt động đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trở thành cửa ngõ duy nhất mở ra cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam tiếp xúc và liên lạc với thế giới bên ngoài trong nỗ lực và quyết tâm nhằm phá thế bao vây, cô lập của kẻ thù. Chính sách ngoại giao của Thái Lan đối với các nước Đông Dương (1973 - 1978) tác giả Nguyễn Khánh Vân viết về từ đầu năm 1975, chính phủ Thái Lan có nhiều biểu hiện muốn xét lại về cơ bản những mối quan hệ của Thái Lan đối với các nước trong khu vực cũng đối với các cường quốc có ảnh hưởng trong vùng. Chính sách đối ngoại của Thái Lan đối với các nước Đông Dương thay đổi rõ rệt hơn từ tháng 4 năm 1976 thông qua việc Chính phủ Thái Lan kiên quyết thực hiện yêu cầu Mỹ rút quân và tuyên bố mong muốn cải thiện quan hệ với Lào và Việt Nam. Tuy nhiên từ năm 1978 Thái Lan lại bắt tay với Trung Quốc hình thành nguy cơ đe doạ hòa bình và ổn định của khu vực. Như vậy, trong các công trình nghiên cứu quan hệ Thái Lan - Việt Nam trước năm 1991 các học giả chủ yếu xoay quanh vấn đề về chính trị, ngoại giao trong lịch
  • 19. 11 sử quan hệ của hai nước mà chưa đề cập đến quan hệ kinh tế, văn hóa - xã hội… Điều đó có thể lí giải được là do bối cảnh của tình hình hai nước lúc bấy giờ đã chi phối tới tính chất quan hệ của Thái Lan và Việt Nam. *Những công trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Việt Nam sau năm 1991 + Những công trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Việt Nam sau năm 1991 là những công trình nghiên cứu khá chi tiết và công phu. Tác giả Nguyễn Tương Lai (2001) đã xuất bản cuốn Quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong những năm 90, tiến hành nghiên cứu chiều hướng phát triển của quan hệ hai nước. Từ đó khái quát ý nghĩa và tầm quan trọng của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan không những đối với lợi ích dân tộc mà còn ảnh hưởng tới khu vực. Nhóm tác giả phân tích, đánh giá thực trạng 10 năm của mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế... đồng thời nêu lên những thách thức và triển vọng trong quan hệ Việt Nam - Thái Lan khi bước vào thế kỷ XXI và đề xuất những việc trong điều chỉnh và hoạch định chính sách quan hệ với Thái Lan trong những năm tới. Nghiên cứu một cách toàn diện về quan hệ hai nước từ khi ký Hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao 6/8/1976 có cuốn sách Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 1976 - 2000 của tác giả Hoàng Khắc Nam đã dựng lại quá trình diễn biến với những đặc điểm và tính chất quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong các thời kỳ khác nhau. Tác giả đã khái quát quan hệ hai nước qua từng giai đoạn lịch sử đến trước năm 1975 và đặt trọng tâm vào hai giai đoạn 1976 - 1989 và 1989 - 2000, đồng thời phân tích những động lực và yếu tố tác động làm sáng tỏ cấu trúc và cơ chế vận hành của mối quan hệ này, từ đó góp phần nhận thức một cách sâu sắc hơn về mối quan hệ hai nước. Ngoài ra, còn có công trình Hội thảo quan hệ Việt Nam - Thái Lan hướng tới tương lai do tác giả Vũ Dương Huân chủ biên (Học viện Quan hệ quốc tế, HN, 2001, 142 trang). Công trình đã tập hợp các bài viết về những bước phát triển của quan hệ hai nước trong một phần tư thế kỷ qua, rút ra những bài học kinh nghiệm cho cả hai bên và những khuyến nghị nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước trong thời gian tới. Có thể nói, các công trình nghiên cứu dưới dạng sách liên quan trực tiếp về đề tài quan hệ Việt Nam -Thái Lan số lượng nhiều hơn sách viết về quan hệ Thái Lan -
  • 20. 12 Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu về cặp quan hệ này còn rất nhiều bài viết được đăng ở các tạp chí khác nhau. + Giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh, quan hệ Thái Lan - Việt Nam có rất nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí uy tín như: Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Lịch sử, Thông tấn xã Việt Nam, Nghiên cứu Kinh tế, Nghiên cứu Quốc tế... Tiêu biểu là Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á có bài viết của tác giả Trương Duy Hòa: Quan hệ đầu tư Thái Lan - Đông Dương, số 1 năm 1996, trang 80-84. Bài viết nghiên cứu tình hình đầu tư nước ngoài vào Đông Dương xem xét quan hệ đầu tư Thái Lan - Đông Dương đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác, phát triển kinh tế trên cơ sở láng giềng thân thiện. Thái Lan có nhiều điểm tương đồng về lịch sử - văn hoá với các nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam, vì vậy các nhà đầu tư Thái Lan ngày càng có nhiều hoạt động hợp tác và đầu tư vào Đông Dương nhằm chia sẻ lợi ích kinh tế mà các bên cùng quan tâm. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan: 20 năm phát triển tác giả Hà Huy Thành, số 1 năm 1997 nghiên cứu quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan từ khi Việt Nam còn áp dụng hệ thống quản lý kế hoạch hóa tập trung cho đến nay. Xem xét, đánh giá đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam. Nêu lên triển vọng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Thái Lan trong thời gian tới. Tuy nhiên. các bài viết này chỉ tập trung về vấn đề kinh tế là chủ yếu. Tác giả Nguyễn Diệu Hùng có bài viết Quan hệ Việt Nam - Thái Lan từ đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX) đến nay, số 4, năm 2001, trang 52 - 61, đã điểm qua quan hệ Việt Nam - Thái Lan từ cuối những năm 80 tới 1995. Phân tích quan hệ Việt Nam - Thái Lan từ 1995 tới nay trên các phương diện: Quan hệ chính trị, ngoại giao, hợp tác an ninh, quan hệ kinh tế và các lĩnh vực hợp tác khác. Cơ sở và triển vọng mở rộng quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan trong thế kỷ XXI số 3 năm 2001 của tác giả Luận Thùy Dương viết về mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan trong 25 năm qua, đánh giá triển vọng của mối quan hệ hợp tác này dựa trên việc phân tích những cơ sở và những phương hướng cơ bản để thúc đẩy hợp tác có hiệu quả hơn nữa. Ngoài ra, vẫn còn một số khó khăn trong việc phát triển hợp tác Việt Nam - Thái Lan. Đó là một nền chính trị đa đảng và luôn biến động, trình độ phát triển kinh tế khác nhau, và nền kinh tế cả hai nước chứa đựng nhiều yếu tố cạnh tranh. Tác giả Phú Khang với bài Khai mạc cuộc họp nội các chung Việt Nam - Thái
  • 21. 13 Lan lần thứ nhất, số 3, năm 2004, trang 3-4 đã khái quát cuộc khai mạc nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ nhất tại Việt Nam ngày 20 tháng 2 năm 2004. Cuộc họp có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hơn mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai quốc gia. Tác giả Nguyễn Thị Hoàn có hai bài viết: Bài thứ nhất là, Vài nét về quan hệ Việt Nam - Thái Lan những năm đầu thế kỷ XXI, số 1 năm 2005 trình bày đôi nét về quan hệ hợp tác hai nước Việt Nam - Thái Lan trong những năm đầu thế kỷ XXI đó là: chính trị ngoại giao, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Đây là chặng đường chưa dài so với lịch sử ngoại giao của hai nước nhưng là những năm đầy khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế chính trị ở khu vực Đông Nam Á và thế giới diễn biến phức tạp, đầy biến động. Bài viết thứ 2 là 30 năm quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan đăng trên số 5, năm 2005, trang 68-72 phân tích mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Thái Lan trong 30 năm qua trên các lĩnh vực: Quan hệ chính trị, ngoại giao đây là mối quan hệ đặt nền móng vững chắc cho tất cả các mối quan hệ khác được phát triển không ngừng và ngày càng có nhiều triển vọng, đó là: Hợp tác kinh tế, hợp tác văn hóa, giáo dục, hợp tác khoa học kỹ thuật và những lĩnh vực khác. 30 năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan số 4 năm 2006 của tác giả Nguyễn Thị Quế điểm lại những mốc lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong 30 năm. Nêu lên những thời kỳ quan hệ Việt Nam - Thái Lan trầm lắng và thời kỳ hai nước có những quan hệ mật thiết trên nhiều lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, khoa học kỹ thuật... và những dự án hợp tác của hai nước theo hình thức liên kết mới đó là tiểu vùng Mekong kế hoạch mở rộng mạng lưới giao thông, phát triển kinh tế, văn hóa giữa 7 tỉnh của 3 nước Thái Lan - Việt Nam - Lào... Thúc đẩy hợp tác du lịch Việt Nam - Thái Lan số 7 năm 2007 của tác giả Nguyễn Hồng Quang tìm hiểu tiềm năng du lịch giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan thông qua một số địa điểm du lịch nổi tiếng của hai nước. Thực trạng hợp tác du lịch và một số vấn đề cần khắc phục của ngành du lịch Việt Nam nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách du lịch Thái Lan và du khách quốc tế đến Việt Nam. Ngoài ra còn có nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí khác nhau như: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế có bài viết Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan: Tình hình và triển vọng số 2 năm 1992 tác giả Thu Mỹ trình bày thực trạng quan hệ buôn bán
  • 22. 14 giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan, những lĩnh vực đầu tư của Thái Lan ở Việt Nam và các chính sách đầu tư của Việt Nam. Từ đó, tác giả nêu lên những đặc điểm của mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, những nguyên nhân làm cản trở mối quan hệ này. Tác giả Nguyễn Thị Quế có bài viết 25 năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, năm 2001, trang 70-78. Tác giả nhấn mạnh, sau khi giành độc lập, Việt Nam rất cần một mối bang giao hữu nghị với khu vực, trong đó có Thái Lan. Tuy có những động tác ngoại giao với Thái Lan nhưng chưa thực sự gạt bỏ hết những cản trở trong quan hệ hai nước. Nhưng kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976, quan hệ hai nước đã có nhiều thay đổi và có những bước tiến quan trọng. Nhân kỉ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan tác giả Nguyễn Thị Quế đã có bài viết tổng quát về kết quả đạt được trong hợp tác của hai nước. Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế có bài viết Việt Nam và Thái Lan: Tiến tới mối quan hệ đối tác ổn định, lâu dài trong thế kỷ 21 của tác giả Lê Văn Lương, số 3 năm 2001, nhìn lại chặng đường 25 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (6/8/1976) đến nay, quan hệ Việt Nam - Thái Lan đã có những giai đoạn thăng trầm, phức tạp nhưng chiều hướng chung là ngày càng được cải thiện, mở rộng và phát triển. Những khác biệt, nghi kỵ dần được thu hẹp và tăng cường sự hợp tác về nhiều mặt, giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai nước. Quan hệ giữa Thái Lan - Việt Nam đã trải qua nhiều thử thách và hình thành cơ chế hợp tác mới, hứa hẹn những triển vọng tươi sáng. Tin Kinh tế của Thông tấn xã Việt Nam cập nhật rất nhiều bài viết liên quan đến tình hình quan hệ hai nước Thái Lan - Việt Nam như: Báo chí Thái Lan kêu gọi ngành ngân hàng đầu tư vào Việt Nam (10/2006), Kinh doanh tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức đối với Thái Lan (3/2007), Cơ hội đầu tư ở Việt Nam tại Thái Lan (5/2007), Thái Lan cảnh giác trước sự vươn lên của Việt Nam (8/2007), Thái Lan muốn đầu tư sản xuất phụ tùng và thiết bị tại Việt Nam (10/2007), Việt Nam và Thái Lan hợp tác trong xuất khẩu gạo (3/2008), Các nhà đầu tư Thái Lan đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam (11/2008), Thái Lan và Việt Nam họp về gạo (2/2009), Chuyên gia Thái Lan đánh giá về động thái Việt Nam hạ giá đồng nội tệ (12/2009). Việt Nam" đe doạ" vị trí số một của Thái Lan về xuất khẩu (4/2010), Thái Lan lo ngại xung đột biên giới với Campuchia làm giảm khả năng cạnh tranh
  • 23. 15 với Việt Nam (5/2011). Có thể nói, muốn tìm hiểu về quan hệ kinh tế của hai nước Thái Lan và Việt Nam thì Bản tin Kinh tế của Thông tấn xã Việt Nam là một nguồn tư liệu khá bổ ích và mang tính cập nhật giúp cho tác giả có cái nhìn mang tính khách quan hơn về sự hợp tác kinh tế của hai nước. Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam có bài viết liên quan tới vấn đề quan hệ Thái Lan - Việt Nam như: Quan hệ Việt Nam - Thái Lan số 6/2008 viết về quan hệ ngoại giao, chính trị, tộc người, kinh tế và đầu tư với giáo dục giữa Việt Nam và Thái Lan. Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam và Thái Lan tăng cường hợp tác trong tương lai để khẳng định vị thế ở mình. Đánh giá của Thủ tướng Thái Lan về quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan và triển vọng hợp tác ASEAN, số 11/2010. Đây là bài viết nghiên cứu sự đánh giá của Thủ tướng Thái Abhisit về mối quan hệ toàn diện đang tiến triển Việt - Thái, và triển vọng hợp tác nội khối ASEAN. Trong nỗ lực thực hiện mục tiêu chung là Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột an ninh, kinh tế và văn hóa, ASEAN đang đẩy mạnh phát triển vai trò trọng tâm của mình trong cấu trúc khu vực mới và, Thủ tướng Thái đánh giá rất cao vai trò và tầm quan trọng của Chủ tịch ASEAN 2010 của Việt Nam. Tin tham khảo thế giới của Thông tấn xã Việt Nam cũng có nhiều bài viết liên quan đến đề tài như: Đại sứ Thái Lan: Kinh tế Việt Nam phát triển không đe dọa Thái Lan số 11/2009, Bất ổn ở Thái Lan là điềm may cho Việt Nam số 2/2010, Báo Thái Lan: Các chính sách kinh tế của Việt Nam gây lo ngại số 2/2010... Về luận văn thạc sĩ có công trình Quan hệ Thái Lan với các nước Đông Nam Á lục địa (Đông Dương và Myanmar) trong thập niên cuối thế kỷ XX của tác giả Đỗ Thị Kim Xinh, đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ Thái Lan đối với nhóm nước Đông Dương và Myanmar trên cả phương diện quan hệ song phương và đa phương giai đoạn từ 1989 - 1999. Mối quan hệ song phương của Thái Lan với từng nước, đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ Thái Lan với Việt Nam trên các lĩnh vực: Chính trị, ngoại giao, quan hệ kinh tế thương mại. Nêu lên những thành tựu, thách thức và triển vọng đặt ra cho mối quan hệ này. Luận văn Thạc sĩ Vai trò của du lịch Thái Lan trong việc thúc đẩy quan hệ Thái Lan - Việt Nam (The role of Thai tourism in promoting Thai - Vietnamese relations) của tác giả Đặng Trần Thục
  • 24. 16 Đoan, (Đại học Chulalongkorn, 2012) đã trình bày về lịch sử quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, kể từ khi quan hệ ngoại giao (6/8/1976) mối quan hệ hai nước đã được cải thiện đáng kể. Để đạt được thành quả như vậy là có sự đóng góp của du lịch Thái Lan với sự phát triển của thị trường Việt Nam và qua đó tác giả nêu lên vai trò của du lịch Thái Lan trong việc thay đổi thái độ và sự hiểu biết của khách du lịch Việt Nam đối với Thái Lan. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.Tác giả Trương Quang Hoàn có luận văn thạc sĩ viết về Cấu trúc thương mại hàng hóa Thái Lan - Việt Nam (2004-2013) (Commodity Trade Structure between Thailand and Vietnam (2004 – 2013). Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là chính trong luận văn để phân tích các xu hướng và những thay đổi đã diễn ra trong cấu trúc thương mại hàng hóa giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2013. Kết quả cho thấy rằng cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng trong thương mại song phương, sẽ tắc động đến thương mại hàng hoá trung gian giữa hai nước, đặc biệt trong xuất khẩu của Thái Lan. Tuy nhiên, Việt Nam chủ yếu tham gia trong lắp ráp và các khâu chế biến có giá trị gia tăng thấp và xuất khẩu sang Thái Lan vẫn còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. vào lợi thế so sánh về lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, tác giả đã cho thấy xuất khẩu của Việt Nam ít đa dạng so với Thái Lan. Mặc dù cả hai nước được hưởng lợi thế so sánh trong sản phẩm chính, đã có nhiều sản phẩm công nghệ cao. Do đó luận án kết luận rằng mô hình thương mại giữa hai nước là một mối quan hệ thương mại bổ sung. Luận án này cũng lập luận rằng để thúc đẩy thương mại hàng hóa Thái Lan- Việt Nam trong những năm tới, về phía Việt Nam, cần xây dựng chính sách phù hợp về định hướng xuất khẩu, nhập khẩu và đa dạng hóa xuất khẩu. Việt Nam cũng cần tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước cũng như tăng cường, thương mại và hợp tác đầu tư quan hệ kinh tế với Thái Lan và tác giả cung cấp một vài gợi ý để thúc đẩy thương mại hàng hóa Thái Lan-Việt Nam trong những năm tới. Về luận án tiến sĩ có công trình Quan hệ Thái Lan - Việt Nam (1976-2004) của Tiến sĩ Thananan Boonwanna. Tác giả phân tích mối quan hệ hai nước qua từng thời chính phủ Thái Lan để thấy những thăng trầm trong lịch sử ngoại giao của hai
  • 25. 17 nước. Đây cũng là một hướng nghiên cứu của học giả Thái Lan khác với học giả Việt Nam khi viết về chủ đề này. Bên cạnh đó là luận án Quan hệ Thái Lan - Trung Quốc từ 1991 đến 2006 của tác giả Đinh Hữu Thiện. Luận án gồm 3 chương, phân tích mối quan hệ Thái Lan - Trung Quốc trước năm 1991, những tiến triển trong quan hệ hai nước từ 1991 đến 2006 và nhận xét về mối quan hệ này. Tác giả cho rằng, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc giai đoạn 1991-2006 trở nên toàn diện và sâu sắc hơn so với giai đoạn từ 1975-1990. Trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc, Thái Lan đóng vai trò chủ động tích cực hơn và mối quan hệ này được phát triển liên tục, bất kể những thay đổi trong nền chính trị Thái Lan. Ngoài ra còn có luận án Quan hệ Thái Lan - Mỹ từ năm 1991 đến năm 2013 của tác giả Nguyễn Quốc Toản. Luận án gồm 4 chương, tập trung nghiên cứu tổng thể quan hệ song phương Thái Lan - Mỹ từ năm 1991 đến năm 2013 trên các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế. Từ đó rút ra thành tựu cũng như những trở ngại chính trong quan hệ hai bên; bản chất, đặc điểm của quan hệ này trong bối cảnh mới và các tác động của quan hệ Thái Lan – Mỹ đối với sự phát triển của hai nước, cũng như đối với khu vực, trong đó có ASEAN và Việt Nam. Ngoài ra còn có đề tài cấp Bộ “Những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật của Thái Lan giai đoạn 2011-2020 và tác động chủ yếu đến Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Lan (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) đã phân tích về những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật của Thái Lan giai đoạn 2001 - 2010, đề cập đến những bất ổn của nền chính trị Thái Lan và tình hình hồi phục, phát triển kinh tế của Thái Lan trong 10 năm vừa qua. Tiếp theo tác giả viết về những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật của Thái Lan giai đoạn 2011-2020, đưa ra những dự báo xu hướng phát triển kinh tế, chính trị của Thái Lan trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21. Từ đó phân tích tác động đến Việt Nam, tìm hiểu mối quan hệ song phương Việt Nam - Thái Lan và những ảnh hưởng trước biến động trong nước của Thái Lan. Những công trình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài quan hệ Thái Lan - Việt Nam khá phong phú, đây chính là những nguồn tư liệu quan trọng giúp tác giả có những hiểu biết chung về mối quan hệ hai nước. 1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài
  • 26. 18 Đây là những công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề về thế giới, khu vực ASEAN, tình hình Thái Lan và Việt Nam ảnh hưởng tới mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011. * Nghiên cứu về bối cảnh quốc tế và khu vực trong giai đoạn này có các công trình như: Lịch sử thế giới hiện đại tác giả Nguyễn Anh Thái (2006), Nxb Giáo dục, Hà Nội; Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI của Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Thế giới năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009 của Bộ Công An - Tổng cục V là tài liệu nghiên cứu và tham khảo, lưu hành nội bộ, Quan hệ quốc tế những khía cạnh lý thuyết và vấn đề tác giả Nguyễn Quốc Hùng, Hoàng Khắc Nam (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hòa bình - hợp tác và phát triển: Xu thế lớn trên thế giới hiện nay của Lê Minh Quân (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Cục diện châu Á - Thái Bình Dương (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nhân tố địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu mới của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á của tác giả Nguyễn Văn Lan (2007); Những vấn đề chính trị kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI tác giả Trần Khánh (chủ biên), Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh của tác giả Trần Khánh (chủ biên), Nxb Thế Giới, 2014, 347 trang; Tri thức Đông Nam Á tác giả Lương Ninh, Vũ Dương Ninh (chủ biên, 2008), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội… Tác giả Nguyễn Anh Thái (2006) chủ biên cuốn sách Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội dài 543 trang bao gồm 2 phần. Phần 1 là lịch sử thế giới hiện đại từ cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga 1917 đến chiến tranh thế giới thứ hai 1945, có 8 chương. Phần 2 tác giả viết về quan hệ quốc tế thời kỳ hiện đại đến cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai (từ năm 1945 đến năm 1995) gồm 12 chương. Đây là công trình được sử dụng trong giảng dạy ở các trường đại học, cuốn sách cung cấp những thông tin cơ bản về tiến trình phát triển của lịch sử thế giới giai đoạn hiện đại. Hay dưới góc độ phân tích Một số đặc điểm nổi bật của thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ 21 nhóm tác giả Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Mạnh Hùng (Nxb Khoa học Xã hội, 2011, 226 trang) đã có những đánh giá đa chiều về sự chuyển biến kinh tế và chính trị ở cấp độ
  • 27. 19 toàn cầu và khu vực, đặc biệt là xem xét đến những xu thế mà những nghiên cứu đi trước đã chỉ ra, mặc khác hệ thống hoá, chắt lọc những nội dung, cập nhật và đưa ra những đánh giá và nhìn nhận riêng từ góc độ của Việt Nam. Nghiên cứu về quan hệ quốc tế hiện đại có tác giả Trần Nam Tiến chủ biên cuốn Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945-2000) của Nxb Giáo Dục, H.2010, 596 trang. Tác giả phân tích sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự hai cực Yalta hình thành, thể hiện sự chạy đua giữa hai siêu cường lúc bấy giờ là Liên Xô và Mĩ. Sau khi trật tự hai cực Yalta bị phá vỡ, Mĩ ra sức vươn lên "thế một cực" trong trật tự thế giới mới, các cường quốc khác cố gắng đấu tranh để duy trì “thế giới đa cực”. Có thể nói, từ đầu những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, một trật tự thế giới mới đang dần dần được hình thành. Lịch sử quan hệ quốc tế giai đoạn 1945 - 2000 là cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp rộng lớn, quyết liệt giữa một bên là các nước đế quốc và các thế lực phản động khác với một bên là các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức, nhân dân các nước nhằm hướng tới nhũng mục tiêu cơ bản: độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội… Tác giả Đỗ Thanh Bình, Văn Ngọc Thành xuất bản cuốn sách Quan hệ quốc tế thời hiện đại: Những vấn đề mới đặt ra (Chính trị Quốc gia, 2012, 527 trang) đưa ra cách tiếp cận mới về một số vấn đề nổi bật trong lịch sử quan hệ quốc tế như: nguồn gốc Chiến tranh Lạnh; quan hệ giữa các cường quốc lớn như Ấn Độ - Trung Quốc, Nga - Trung Quốc, Mỹ - Nga…; quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á, Liên minh châu Âu (EU), châu Phi… Tác giả Hoàng Khắc Nam với công trình nghiên cứu Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử (Nxb Chính trị Quốc gia, 2014, 525 trang) lại tập trung bàn về quan hệ quốc tế trên phương diện lý thuyết, xác định các xu hướng vận động trong quan hệ quốc tế, tìm hiểu những điều kiện chi phối sự tương tác giữa các chủ thể, dự báo hành vi và phản ứng của chúng trong quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống quốc tế, đồng thời, một số lý thuyết và khái niệm mới mẻ như chính trị xanh, lý thuyết phụ thuộc, phân định khu vực,… cũng được tác giả phân tích bằng lập luận sắc bén, như một sự gợi mở cho độc giả suy ngẫm về sự biến đổi không ngừng của thế giới toàn cầu hóa hôm nay.
  • 28. 20 Có thể nói, những tài liệu bằng tiếng Việt viết về bối cảnh thế giới là khá phong phú và đầy đủ, đó là nguồn sử liệu bổ ích giúp chúng tôi triển khai nghiên cứu về tình hình quốc tế tác động đến quan hệ hai nước Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2011. Liên quan đến bối cảnh các nước trong khu vực Đông Nam Á, cuốn sách Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay do Giáo Sư Lương Ninh chủ biên, dài 1071 trang, của Nxb Chính trị Quốc gia, 2015. Đây là công trình nghiên cứu công phu và tâm huyết của các nhà khoa học hàng đầu về lịch sử khu vực Đông Nam Á. Mục đích cuốn sách giới thiệu đại cương lịch sử Đông Nam Á từ nguyên thủy đến ngày nay. Nội dung cuốn sách gồm ba phần chính: Phần thứ nhất: Đông Nam Á từ tiền sử đến trước chủ nghĩa thực dân. Phần thứ hai: Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến năm 1945: Giao thương, thực dân hóa và phi thực dân hóa.Phần thứ ba: Đông Nam Á từ năm 1945 đến nay: Độc lập dân tộc, liên kết khu vực và phát triển. Với bố cục các phần, các chương hợp lý theo tiến trình thời gian từ cổ đại, trung đai đến hiện đại, cuốn sách Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay là một công trình tham khảo hữu ích khi tìm hiểu và nghiên cứu sâu về khu vực Đông Nam Á. Trong số các cuốn sách đã xuất bản không thể không kể đến cuốn: Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN của hai tác giả Nguyễn Xuân Sơn và Thái Văn Long, Nxb CTQG, 1997. Cuốn sách này đã tập trung làm rõ những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại và quan hệ của các nước ASEAN, trong đó Thái Lan được nói đến như là một điển hình về đường lối ngoại giao “uyển chuyển” thu được nhiều thành công, trong đó có giai đoạn những năm 90. Nhìn chung, những cuốn sách trên mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát những nét chính, dung lượng dành cho vấn đề này còn ít, chưa làm rõ được quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại cũng như quan hệ giữa Thái Lan với một số nước trong và ngoài khu vực kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay. Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh của tác giả Trần Khánh (Nxb Thế Giới, 2014, 347 trang) lý giải một vấn đề, xu hướng cụ thể trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á cũng như cặp quan hệ Mỹ - Trung trong lịch sử đương đại (cặp quan hệ đang tác động sâu sắc, mạnh nhất đến xu hướng hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á nói riêng, trật tự
  • 29. 21 thế giới nói chung trong ba thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh). Đông Nam Á là khu vực địa chiến lược, từ lâu đã trở thành đối tượng tiếp cận và tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn. Trong nhiều thập niên trở lại đây, những chuyển biến mạnh mẽ trong khu vực như nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN, hình thành các thể chế hợp tác đa phương tại Đông Á/Châu Á-Thái Bình Dương do ASEAN đóng vai trò trung tâm cũng như sự nổi lên của các vấn đề an ninh đang làm gia tăng lợi ích chiến lược, lôi kéo sự can dự nhiều hơn của các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Hơn nữa, sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc trong bối cảnh suy giảm tương đối vị thế của Mỹ và Nhật Bản tại Đông Nam Á cũng kéo theo sự điều chỉnh chiến lược, chính sách đối ngoại của các nước trong khu vực. Xu hướng trên đã và đang tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động chiến lược của tất cả các nước, các thực thể khác nhau, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và Việt Nam. Cuốn sách là nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi có cơ sở phân tích về những tác động của bối cảnh khu vực đối với quan hệ Thái Lan - Việt Nam. * Tài liệu nghiên cứu về bối cảnh của tình hình Việt Nam và Thái Lan tác động tới quan hệ hai nước cũng khá phong phú, phải kể đến các công trình như: Về tình hình thế giới hiện nay và chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2005); Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm (1991-2000); Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm (2001-2010) Tổng cục Thống kê (2011), Nxb Thống kê, Hà Nội; Việt Nam-ASEAN: quan hệ đa phương và song phương của Vũ Dương Ninh (2004), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội... Liên quan đến chính sách đối ngoại của Việt Nam có cuốn sách: Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2010) của tác giả Vũ Dương Ninh gồm 9 chương. Đây là một công trình nghiên cứu khai thác vấn đề từ góc độ khoa học lịch sử, dẫn giải theo tiến trình lịch sử để phác họa một cách hệ thống về quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ những ngày chuẩn bị Tổng khởi nghĩa đến Cách mạng tháng Tám, qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước thống nhất, hội nhập quốc tế cho tới thập niên đầu của thế kỷ XXI (từ năm 1940 đến năm 2010). Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về lịch sử Thái Lan có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu về quan hệ hai nước giai đoạn 1991-2011. Tác giả
  • 30. 22 Nguyễn Khắc Viện chủ biên cuốn Thái Lan một số nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá và lịch sử, Nxb Thông tin lý luận, 1988, 172 trang. Thái Lan - truyền thống và hiện đại do tác giả Quế Lai chủ biên, Nxb Thanh Niên, 1999, 367 trang. Nhóm tác giả Ngô Văn Doanh, Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý với công trình: Nghệ thuật Đông Nam Á, Nxb Lao Động, 2000, 351 trang. Hay cuốn Tìm hiểu lịch sử - văn hóa Thái Lan, tập 1 do Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Trung tâm KHXH NVQG chủ biên, Nxb KHXH, 1994, 360 trang. Nội dung cuốn sách giới thiệu về lịch sử và văn hoá Thái Lan. Trong đó, đề cập đến các lĩnh vực như: Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Thái Lan; Các ngôn ngữ nhóm Thái; Văn học Thái Lan qua các triều đại từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19; tượng Phật, hội hoạ truyền thống và giới thiệu vài nét về cộng đồng khoa học Thái Lan ngày nay. Tác giả Lê Văn Quang chủ biên cuốn Lịch sử Vương Quốc Thái Lan, Tp. Hồ Chí Minh, 1995, 292 trang. Tác phẩm này có tính chất đại cương căn bản từ khởi nguyên đến hiện tại, là hết sức cần thiết cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, các cán bộ ngoại giao, kinh tế, xã hội và tất cả những ai quan tâm đến lịch sử của đất nước Thái Lan. Nội dung sách được trình bày trong 4 phần chính sau: Thái Lan thời cổ đại. Người Môn - Khmer và những vương quốc đầu tiên trên lãnh thổ Thái Lan; Thái Lan thời trung đại với các quốc gia người Thái; Xiêm trước sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây và sự phát triển của Xiêm thời cận đại; Thái Lan trong thời kỳ hiện đại (từ cách mạng tư sản 1932 - đến nay) Cuốn Lịch sử Thái Lan do đồng tác giả Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, 1998, 572 trang, đã nêu lên những nét cơ bản của lịch sử Thái Lan từ thời kỳ tiền sử đến những năm đầu của thập kỷ 90 về các vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội, đất nước và con người Thái Lan. Trên đây là những công trình nghiên cứu mang tính khái quát về tình hình thế giới và khu vực tác động chi phối đến mối quan hệ hai nước. Thái Lan và Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, quan hệ Thái Lan - Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế không ngừng mở rộng. Do vậy, mọi diễn biến tích cực hay tiêu cực của tình hình an ninh, chính trị, kinh tế thế giới, khu vực và nội tình hai nước đều tác động đến quan hệ đối ngoại của Thái Lan và Việt Nam.
  • 31. 23 1.2. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài 1.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài (tiếng Anh) * Những công trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Việt Nam trước năm 1991 Quan hệ hai nước được nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài còn khá ít. Công trình nghiên cứu Thái Lan và mạng lưới Đông Nam Á của cách mạng Việt Nam 1885-1954 (Thailand and the Southeast Asian: Networks of the Vietnamese revolution 1885-1954) tác giả Christopher E. Goscha, nhà xuất bản Routledge, NIAS, 1999, 418 trang; đặt cách mạng Việt Nam và chiến tranh chống thực dân Pháp trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á. Tác giả đã tìm hiểu cách mạng Việt Nam trong mối liên hệ với khu vực, đặt biệt là với Thái Lan từ năm 1885 đến năm 1954, qua đó nghiên cứu cách người Việt nhập cư vào Thái Lan thời kỳ trước thuộc địa để giải thích sự xây dựng mạng lưới cộng sản chống thực dân của Việt Nam trong khu vực, chính sách ngoại giao của Việt Nam thời hậu chiến... Tác giả Surin Maisrikrod có bài viết Nghị trình chính sách của Thái Lan đối với Đông Dương (Thailand's Policy Dilemmas Toward Indochina), Contemporary Southeast Asia, 1992, trang 287-300. Tác giả nghiên cứu chính sách Đông Dương, đặc biệt là chính sách đối với Việt Nam của Thái Lan. Xem xét thái độ Thái Lan trong chiến tranh của Mỹ chống Việt Nam và chiến tranh Việt Nam chống Trung Quốc sau chiến tranh với Campuchia. Nghiên cứu vai trò của Thái Lan trong lục địa Đông Nam Á và vai trò của nó trong cộng đồng quốc tế. Nhìn chung, quan hệ Thái Lan - Đông Dương vẫn là quan hệ truyền thống của xung đột và bằng hữu. Tác giả Larry A. Niksch có bài viết: Thái Lan năm 1980: Cuộc đối đầu với Việt Nam và sự sụp đổ của Kriangsak (Thailand in 1980: Confrontation with Vietnam and the Fall of Kriangsak), Asian Survey, 1981, vol.XXI, số1, trang 223- 231, trình bày về xung đột ngày 23/6/1980 giữa Việt Nam và Thái Lan phản ánh sự phức tạp của vấn đề Campuchia. Thái Lan kêu gọi sự ủng hộ của ASEAN, Trung Quốc có lập trường cứng rắn với Việt Nam, ủng hộ Khơme đỏ. Thái Lan quan hệ với Mỹ nhằm kêu gọi sự ủng hộ quân sự và cô lập Việt Nam. Chính phủ Kriangsak Chamanad sụp đổ bắt nguồn từ khó khăn kinh tế.Người lên thay là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Prem Tinsulanon. Kinh tế Thái Lan tiếp tục khó khăn, đòi hỏi phải có những cải cách cơ cấu.
  • 32. 24 Ngoài ra hai nước còn tổ chức Diễn đàn thứ nhất ở Bangkok (11/1989) giữa các đoàn đại biểu khoa học xã hội của Việt Nam và Thái Lan (First Symposium in Bangkok (Nov. 1989) Between the Delegations of Social Science Scientists of Vietnam andThailand), Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, H 1989, 79 trang. Tổng hợp các bài viết của các tác giả về quan hệ Việt Nam - Thái Lan trên các lĩnh vực: chính trị, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, dân tộc học. Đây là diễn đàn đầu tiên giữa các nhà khoa học xã hội Việt Nam và Thái Lan. * Những công trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Việt Nam sau năm 1991 Cuốn sách 25 năm quan hệ Thái Lan - Việt Nam (Twenty - five years of Thai - Vietnamese relationship) của nhóm tác giả Thanyathip Sripana, Theera Nuchpiam, Phạm Đức Thành, (Insutitute of Asian Studies, Chualalongkorn University, Thailand) tập hợp những bài hội thảo về quan hệ Thái - Việt trong 25 năm qua, gồm có các bài viết: Phát triển quan hệ chính trị Thái Lan - Việt Nam, Tư duy mới trong chính sách ngoại giao của Việt Nam hướng tới tương lai sau năm 1986, Sự hình thành cộng đồng người Việt ở Thái Lan... Ngoài ra, còn có một số tư liệu như: Hội thảo Seminar on Vietnamese Studies của Nghiên cứu Việt Nam học được tổ chức ở Thái Lan đã tập trung soi rọi các khía cạnh cụ thể như: quan hệ Việt Nam - ASEAN, quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong lịch sử, người Thái ở Việt Nam... Nền hòa bình bị ngăn cách ở Đông Nam Á: Kinh tế chính trị học của mối quan hệ Thái-Việt mới (The Peace Dividend in Southeast Asia: The Political Economy of New Thai-Vietnamese Relations) của Surin Maisrirrod, Contemporary Southeast Asia, 1994. Nghiên cứu tổng quan mối quan hệ Thái - Việt từ khi các giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia được định đoạt.Bài viết nhấn mạnh về những lợi nhuận kinh tế mà mối quan hệ Thái - Việt mới đem lại, dựa trên cơ sở hợp tác thương mại. Nhắc lại các mối quan hệ cũ: Thái - Mỹ và Liên Xô - Việt Nam. Bài viết đề cập đến việc phát triển kinh tế nội địa là nền tảng cho chính sách đối ngoại của cả Thái Lan và Việt Nam. 1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài (tiếng Thái Lan) Tác giả Chum phôn Lớt Rătthaca với công trình Cuộc chiến tranh Việt Nam - Thái Lan, Nxb Cha rơn phổn, 1979, 399 trang. Tác giả phân tích thực trạng của bối cảnh xã hội Thái Lan vào những năm 70 của thế kỷ XX. Chỉ ra viễn cảnh giữa Việt
  • 33. 25 Nam- Thái Lan, sự mâu thuẫn và dự đoán về hành động của Việt Nam đối với khu vực Thái Lan và khu vực Đông Nam Á gồm: Chiến lược, sự mở rộng quyền lực của Việt Nam, vấn đề mâu thuẫn giữa Việt Nam và Thái Lan, nguyên tắc chiến lược của Võ Nguyên Giáp, sức mạnh của quân đội Thái Lan, chiến lược chống lại sự xâm lược và sẵn sàng chiến đấu của quân đội Thái Lan, và dự đoán Việt Nam sẽ xâm lược Thái Lan hay không? Trong cuốn Tập hợp thông tin về pháp luật, quy định, nguyên tắc trong thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và khu vực Đông Dương của các tác giả Phiphat Rươngngam, Thanyathip Sripana, Manac Malaphet, Lần xb : 1. - Krung-thep : Đại học Chulalongkorn, 1989, 207 trang, phản ánh đôi nét quá trình trao đổi văn hóa giữa Thái Lan và khu vực Đông Dương. Đưa ra số lượng hàng hóa đã trao đổi, phân tích cán cân thương mại… Tập hợp các bộ luật, điều luật liên quan tới kinh tế, thương mại của Việt Nam về vấn đề đầu tư nước ngoài. Thanyathip Sripana là một học giả người Thái, dành rất nhiêu thời gian và tâm huyết nghiên cứu về mối quan hệ Thái Lan -Việt Nam. Tác giả có công trình viết bằng tiếng Thái rất nổi tiếng đó là Việt kiều Thái Lan trong mối quan hệ Thái - Việt đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau như tiếng Anh và tiếng Việt. Cuốn sách này đã được Nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 2006. Tác giả giới thiệu về quá trình nhập cư của cộng đồng người Việt vào Thái Lan, phong trào yêu nước của cộng đồng Việt kiều ở Thái Lan giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã nêu lên chủ trương, đường lối, chính sách của chính phủ Thái Lan với cộng đồng người Việt ở Thái Lan, quá trình Việt kiều Thái Lan hồi hương và lối sống hòa đồng xã hội của Việt kiều Thái Lan. Bên cạnh đó, Thanyathip Sripana cũng có nhiều công trình khác nữa như: Quan hệ Thái Lan - Việt Nam trong vòng 50 năm (Viện Châu Á học, Chulalongkorn, 1995) nghiên cứu về quan hệ hai nước từ năm 1945 đến năm 1995; Quan hệ Thái Lan - Việt Nam sau cải cách kinh tế Việt Nam (Viện Châu Á học, Chulalongkorn, 1998) phân tích về quan hệ song phương trên lĩnh vực chính trị và kinh tế sau năm 1986 đến năm 1990; Quan hệ giữa Thái Lan - Việt Nam từ Chiến tranh Lạnh đến hiện tại và tương lai, (Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Chulalongkorn, Băng Cốc, Thái Lan, 2010).
  • 34. 26 Tác giả Somchai Phagaphasvivat (1996) đã viết về 10 năm thương mại và đầu tư Thái Lan tại Việt Nam: Những khó khăn và cơ hội hợp tác (trích trong hội thảo kỷ niệm 20 năm quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam (1976- 1996) tháng 8 năm 1996 tại Khách sạn Rayalchid Sheraton Hotel Thái Lan (tr.106-114), Băngkok:NXB Trường đại học Thammasat. Tác giả phân tích quan hệ thương mại và đầu tư của Thái Lan và Việt Nam thành hai giai đoạn: từ năm 1986 đến 1991 và từ 1992 đến 1995. Trong giai đoạn đầu quan hệ thương mại và đầu tư của hai nước còn thấp, nhưng từ năm 1992 trở đi đã được mở rộng nhưng còn hạn chế nếu so với một số đối tác khác và tác giả lý giải nguyên nhân và đề xuất biện pháp để thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh đó cũng có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về mối quan hệ hai nước Thái Lan - Việt Nam đó là của tác giả Boonrat Ratborirat (2006),Chính sách ngoại giao của Thái Lan đối với Việt Nam từ Thủ thướng Chavalit Yongchaiyudh đến Thủ thướng Thaksin Shinawatra (năm 1998 – 2004). Luật án tiến sĩ ngành quan hệ quốc tế và ngoại giao, Khoa chính trị học, Trường Đại học Thammasat, Thái Lan. Theo tác giả, mỗi đời Thủ tướng Thái Lan lên cầm quyền đều rất quan tâm tới quan hệ đối ngoại đối với các nước lớn cũng như các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt với Việt Nam luôn có chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình bối cảnh lúc đó. Ngoài ra, còn có luận án tiến sĩ ngành kinh tế học của tác giả Suneerat Bounampon (2004), Thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam, trường Đại học Ramkamhang, Băng kok, Thái Lan. 1.2.3 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài: Viết về bối cảnh quốc tế và khu vực ảnh hưởng tới mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam có rất nhiều công trình viết bằng tiếng Anh như: Southeast Asian Development của tác giả Andrew McGregor (2008), Routledge, London. Political and Security Dynamics of South and Southeast tác giả Daljit Singh (2007), ISEAS, Singapore. Southeast Asian Affairs 2009 của Daljit Singh (2009). Regional Integration in East Asia and Europe: Covergence or Divergence, của Bertrand Fort, Douglas Webber (2006), Routledge, London. ISEAS, Singapore. China and Southeast Asia: Global Changes and Regional Challenges của Ho Khai Leong, Samuel C. Y. Ku (2005), ISEAS, Singapore. Divided Over Thaksin: Thailand's
  • 35. 27 Coup and Problematic Transition, tác giả John Funston, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore. Cuốn sách Lịch sử quan hệ quốc tế của tác giả người Nga Bogaturov Aleksey Demofenovich, Averkov Viktor Viktorovich được Đặng Quang Chung dịch (Nxb Chính trị quốc gia, 2012. 758 tr), nội dung cuốn sách gồm sáu phần: Phần 1: Sự hình thành hệ thống lưỡng cực. Phần 2: Những mâu thuẫn của hệ thống lưỡng cực: Các chiến lược tiến công và sự chung sống hòa bình (1953 - 1962). Phần 3: Giai đoạn đầu tiên của tình trạng ổn định trong thế đối đầu: hòa hoãn tình hình và ổn định hệ thống thế giới (1962 - 1975). Phần 4: Giai đoạn hai của tình trạng ổn định trong thế đối đầu: Khủng hoảng hòa hoãn và sự tái lập thế đối đầu lưỡng cực (1975 - 1985). Phần 5: Sự sụp đổ của hệ thống lưỡng cực (1985 - 1996). Phần 6: Sự hình thành thế giới đơn cực (1996 - 2008). Liên quan đến bối cảnh các nước trong khu vực Đông Nam Á, tác giả D.G.E Hall xuất bản cuốn Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 1997, 1295 trang. Đây là một nguồn cung cấp tư liệu nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á. Tác giả đã phác họa một bức tranh toàn cảnh sinh động về lịch sử hình thành và phát triển của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, quá trình đấu tranh xây dựng các quốc gia thống nhất ổn định như ngày nay, đồng thời cuốn sách cũng cho thấy rõ quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa... giữa các nước Đông Nam Á từ rất lâu đời trong lịch sử và cuộc đấu tranh giành độc lập trường kỳ, bền bỉ và oanh liệt của nhân dân các nước Đông Nam Á. Viết về Thái Lan có cuốn sách A History of Thailand của tác giả Rong Syamananda, (Chulalongkorn University, 1972, 203 trang). Tác giả nghiên cứu lịch sử Thái Lan theo trình tự: Nguồn gốc và sự di trú của người Thái, hoạt động và vai trò của người Thái trên bán đảo Đông Dương, quá trình hưng thịnh và sụp đổ của vương triều Sukhothai, đô thị cổ Ayutthaya, mối quan hệ giữa Thái Lan với các nước, tình hình nước Xiêm dưới thời trị vì của Rama I, Rama II và Rama III, giai đoạn trước và sau khi nền dân chủ được hình thành ở Thái Lan. Tác giả Micheal Smithies với công trình Description of Old Siam (New York : Oxford University Press, 1995, 302 trang) giới thiệu về Thái Lan qua các thời kỳ lịch sử từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ 20. Hay tác giả Craig J. Reynolds với cuốn sách
  • 36. 28 Seditious Histories: Contesting Thai and Southeast Asian Pasts (Lịch sử nổi loạn: Tranh cãi về quá khứ của người Thái và Đông Nam Á) (University of Washington Press; Singapore University Press, 2006, 367 trang) viết về lịch sử của người Thái và Đông Nam Á. Viết về kinh tế và chính trị Thái Lan có cuốn sách Thailand: Economic and Politics, Oxford University Press, 2002, 520 trang của nhóm tác giả Pasuk Phongpaichit và Chris Baker đã cung cấp các dữ liệu cùng với những kết quả nghiên cứu rất toàn diện về hệ thống chính trị và kinh tế Thái Lan hiện đại. Tác giả phân tích những đổi mới trong chiến lược phát triển kinh tế cũng như chuyển đổi chính trị trong ba thập niên cuối thế kỷ 20. Cuốn sách A history of Thailand của tác giả Chris Baker và Pasuk Phongpaichit, Chulalongkorn University, Thailand, 2014, 344 trang viết về lịch sử Thái Lan từ thời Bangkok cho đến thế kỷ XX với một bức tranh sinh động về chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội. 1.3. Một vài nhận xét về tình hình nghiên cứu Qua quá trình thu thập và phân tích nguồn tài liệu liên quan đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam (1991-2011) có thể rút ra một vài nhận xét sau: Thứ nhất, nguồn tài liệu khá phong phú về số lượng và nội dung, phản ánh từng bước thăng trầm trong lịch sử quan hệ hai nước Thái Lan - Việt Nam chứng tỏ việc nghiên cứu về vấn đề này rất được quan tâm. Tuy nhiên các bài viết chủ yếu tập trung phân tích một mảng, một vấn đề nào đó trong quan hệ hai nước Thái Lan và Việt Nam chứ không mang tính tổng hợp một cách có hệ thống trong nghiên cứu về sự hợp tác giữa hai nước. Thứ hai, trong quá trình khảo sát tài liệu, chúng tôi thấy công trình nghiên cứu trong nước tương đối đa dạng còn ở nước ngoài thì khá khan hiếm và các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam tập trung chủ yếu ở thư viện Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - một cơ quan đầu ngành nghiên cứu về các nước Đông Nam Á khai thác dưới dạng đề tài cấp viện, đề tài cấp bộ và các cuộc hội thảo, luận văn và luận án.
  • 37. 29 Thứ ba, các công trình tiếp cận về lĩnh vực chính trị và kinh tế trong mối quan hệ hai nước là chủ yếu, tuy nhiên, về lĩnh vực hợp tác như du lịch, giáo dục đào tạo, giáo dục đào tạo… mặc dù kết quả còn rất khiêm tốn, thì vẫn chưa được đề cập đến nhiều. Thứ tư, theo như tiếp cận của chúng tôi, ở trong nước chưa có một học giả người Việt Nam nào viết về quan hệ Thái Lan - Việt Nam (giai đoạn 1991-2011) chọn Thái Lan là góc độ nghiên cứu thứ nhất như một công trình nghiên cứu chuyên khảo mà chỉ có các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ Việt Nam - Thái Lan chọn Việt Nam là góc độ nghiên cứu thứ nhất. Trước những nguồn tài liệu thu thập được chứng tỏ mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam rất được quan tâm vì quan hệ của hai nước không chỉ ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia mà còn ảnh hưởng tới khu vực và quốc tế. Các công trình nói trên, ở mức độ khác nhau, ở thời điểm khác nhau đã giúp tác giả có một số tư liệu cần thiết để có thể hình thành sự hiểu biết chung, là những gợi mở quý giá có tác dụng tham khảo bổ ích, bổ sung cho quá trình thực hiện luận án. Tuy nhiên cho đến nay, qua các công trình tác giả tiếp cận được thì viết về quan hệ Thái Lan - Việt Nam giai đoạn 1991- 2011 ở mức độ chuyên sâu thì chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh. Điều đó lí giải vì sao tác giả chọn đề tài này để viết luận án. Khắc phục những hạn chế vừa trình bày, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các nguồn tài liệu phong phú, những gợi ý và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đi trước, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu với cách nhìn nhận cụ thể và hệ thống hơn.
  • 38. 30 CHƢƠNG 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ THÁI LAN - VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 2.1. Khái quát lịch sử quan hệ Thái Lan - Việt Nam trƣớc năm 1991 Quan hệ Thái Lan và Việt Nam vốn có từ xa xưa và được nuôi dưỡng bởi nhiều thế hệ. Trước năm 1991, cùng với những chuyển biến chung của khu vực và thế giới, quan hệ hai nước trải qua không ít thăng trầm, lúc thì đối địch, khi thì hòa hữu hợp tác nhưng tựu chung lại vẫn là xu thế hòa dịu và tăng cường đối thoại. 2.1.1. Quan hệ Thái Lan - Việt Nam trước năm 1945 Quan hệ Thái Lan và Việt Nam đã hình thành từ rất sớm. Các tài liệu lịch sử ghi lại những mối liên hệ giữa hai cộng đồng người Thái - Việt thông qua đội ngũ thương nhân. Trên con đường buôn bán qua vùng Biển Đông, thương nhân người Thái đã đến Việt Nam. Dưới vương triều Sukhothai (1238-1583), thương nhân Thái đã tìm đến thương cảng Vân Đồn của Đại Việt để tiến hành trao đổi lấy các thương phẩm có giá trị như gốm, sứ và tơ lụa... Trên cơ sở quan hệ thương mại, quan hệ bang giao cũng được thiết lập thông qua sự trao đổi sứ giả. Vào năm 1149 “Kỷ Tỵ, [Đại Định] năm thứ 10, (Tống Thiệu Hưng năm thứ 19). Mùa xuân, tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông, xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn, để mua bán hàng hoá quý, dâng tiến sản vật địa phương” [111, tr.317]. Đến năm 1182, vua Xiêm đã cử sứ thần sang Đại Việt để đặt quan hệ “Nhâm Dần, [Trinh Phù] năm thứ 7, (Tống Thuần Hy năm thứ 9) nước Xiêm La sang cống.” [111, tr.328]. Thời Trần vào năm 1360: “Mùa đông, tháng 10, thuyền buôn của nước Xiêm La đến Vân Đồn buôn bán, dâng các vật lạ” [112, tr.140]. Thời Lê Sơ, năm 1437, “Thuyền buôn nước Xiêm La sang cống” và tiếp đó “Nước Xiêm La sai sứ là bọn Trai Cương Lạt sang cống. Vua đưa cho sắc thư bảo mang về và trừ cho phần thuế buôn giảm xuống bằng nửa phần trăm năm trước, cứ 20 phần thu 1 phần, rồi thưởng cho rất hậu. Ngoài ra, về phần chúa nước ấy, cho 20 tấm lụa màu, 30 bộ bát sứ, phần của bà phi nước ấy là 5 tấm lụa màu, 3 bộ bát sứ, mỗi bộ 35 chiếc” [112, tr.346].
  • 39. 31 Nhưng mối quan hệ đó không phải là không có những trục trặc. Vào năm 1467, “thuyền buôn Xiêm La (Thái Lan sau này), đến Vân Đồn, dâng tờ biểu bằng vàng lá và hiến phẩm vật quý để xin thông thương, nhưng bị Lê Thánh Tông từ chối” [112, tr.427]. Quan hệ Thái Lan và Việt Nam được xác lập chính thức từ những năm đầu thời kì Băng Cốc của Thái Lan (tương đương với thời kỳ Gia Long - Minh Mạng của Việt Nam, những năm 1782-1833). Đặc biệt từ triều Gia Long, quan hệ thương mại diễn ra khá sôi động, hàng năm có khoảng 40-50 thuyền buôn của Xiêm đến Việt Nam [44, tr.129]. Tuy nhiên, cũng từ nửa đầu thế kỷ XIX, có một diễn biến mới trong quan hệ Thái Lan và Việt Nam, đó là sự đối địch bắt nguồn từ sự tranh chấp ảnh hưởng đối với Campuchia. Tham vọng bành trướng và mở rộng ảnh hưởng là nguyên nhân chủ yếu đưa đến cuộc xung đột giữa Băng Cốc với Huế. Bên cạnh đó là sự đối đầu trong vấn đề tranh chấp vùng đất Hà Tiên. Xung đột diễn ra liên tiếp và kéo dài cho tới năm 1810 - khi vua Chakri II công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất này [44, tr.125]. Trước đó, trong bối cảnh người Việt đang phải trải qua thời kỳ loạn lạc trong cuộc cạnh tranh Nguyễn - Tây Sơn ở phía Nam, Xiêm đã tổ chức can thiệp nhằm áp đặt ảnh hưởng đến Đại Việt bằng việc cấu kết với lực lượng của Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn. Khi Xiêm có chiến tranh với Miến Điện, Nguyễn Ánh cũng cho quân đi giúp. Như vậy, hợp tác Thái Lan và Việt Nam thời kỳ này bắt đầu được định hình, có những bước phát triển dù không mạnh mẽ và liên tục. Khi làn sóng chủ nghĩa thực dân xuất hiện cũng là thời kì quan hệ Thái Lan và Việt Nam (từ năm 1883 đến năm 1945) có nhiều đặc điểm mới. Việt Nam (cùng với Lào và Campuchia) lần lượt bị rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp. Thái Lan tuy vẫn giữ được nền độc lập tương đối nhưng chính sách đối ngoại cũng bị phụ thuộc nặng nề. Trong thời kỳ này, quan hệ hai nước đã chịu thêm sự chi phối từ bên ngoài nhưng vẫn được duy trì và khá gắn bó. Khi Việt Nam bị thực dân Pháp áp bức, nhiều nhà cách mạng nổi tiếng như Phan Bội Châu, Ngô Quảng, Đặng Tử Kính… đã phải sang Thái Lan nương náu. Thái Lan còn được coi là cơ sở quan trọng cho hoạt động của cách mạng Việt Nam. Sau khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã cử Hồ Tùng Mậu sang Thái Lan để gây dựng và tổ chức lực lượng. Chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh
  • 40. 32 niên đã được thành lập ở Thái Lan. Năm 1928, Nguyễn Ái Quốc đến Thái Lan trực tiếp vận động kiều bào tham gia cách mạng, lập Hội Thân ái Việt Nam. Được sự giúp đỡ của người Thái, quan hệ Thái - Việt thể hiện sự gắn bó, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau rất rõ trong thời kì này. Tháng 8/1928, Nguyễn Ái Quốc đến Bản Đông tỉnh Phichi với tên là Thu. Khi chuyển sang tỉnh Udon Thani, Người đổi tên là Thầu Chín. Năm 1929, Người lại rời Udon đến Scol. Trong những ngày hoạt động tại Xiêm, Nguyễn Ái Quốc đã đề chủ trương “Thái - Việt thân thiện” gồm 4 nội dung: Tôn trọng pháp luật Thái Lan, học tiếng Thái, quan hệ hữu nghị với nhân dân Thái và đoàn kết nội bộ người Việt để làm cách mạng cứu nước. Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất hai tổ chức cộng sản của người Hoa và người Việt có từ trước đó trên đất Thái Lan thành Đảng Cộng sản Xiêm - tiền thân của Đảng cộng sản Thái Lan. Đây chính là cơ sở cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Thái Lan - Việt Nam sau này. 2.1.2. Quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 Trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1954, quan hệ Thái Lan - Việt Nam bước sang một chương mới, đó là quan hệ giữa hai quốc gia có chủ quyền ở Đông Nam Á. Tính khu vực trong quan hệ này cũng bắt đầu được thể hiện rõ hơn. Năm 1946, Pridi Banomyong lên làm Thủ tướng Thái Lan và thắng lợi to lớn mà chính phủ ông giành được là bản hiến pháp mới thông qua tháng 5/1946. Khi Chính phủ Pridi Banomyong lên cầm quyền đã thi hành chính sách đối ngoại ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, đặc biệt là phong trào chống Pháp ở Đông Dương. Vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đặt được cơ quan đại diện đầu tiên ở Băng Cốc, hưởng quy chế ngoại giao, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 14/4/1947 [46, tr.366]. Tiếp theo đó, đến tháng 2/1948, cơ quan thông tin của Việt Nam được thành lập và có nhiệm vụ phát hành bản tin Việt Nam bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Thái. Bản tin đã đóng vai trò quan trọng nhằm giúp nhân dân thế giới biết đến cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Thời kì này, nhân dân Việt Nam đón nhận được sự giúp đỡ của nhân dân Thái Lan về cả tinh thần và vật chất. Khi thực dân Pháp mở cuộc tấn công vào các đô thị của Lào, hàng vạn kiều bào Việt Nam đã phải tản cư sang Thái Lan - nơi họ được nhân dân Thái Lan giúp