SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
( VIETCOMBANK )
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ( VIETCOMBANK )
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày
01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện
thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng
TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua
việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank
(mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán
TPHCM.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã
trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ
các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động
truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng
dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ,
ngân hàng điện tử…
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có hơn 14.000 cán
bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành
viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm
Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt
Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 4 công ty liên doanh, liên
kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy
ATM và trên 56.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động
ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 176 quốc
gia và vùng lãnh thổ.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh
doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của
các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.
Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng,
Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ
luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu sớm
đưa Vietcombank trở thành ngân hàng có quy mô, năng lực quản trị, phạm vi hoạt động
và tẩm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế trong thời gian tới.
II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
1. Phân tích kết cấu nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank
Vốn kinh doanh trong kỳ của ngân hàng được tài trợ từ những nguồn khác nhau, gồm
cả nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nhu cầu vốn trong từng thời kỳ luôn luôn biến
động, điều đó làm cho các nguồn tài trợ của ngân hàng cũng thay đổi. Phân tích kết cấu
nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ, mức độ tự chủ tài chính của ngân hàng
cũng như những khó khăn ngân hàng gặp phải trong khai thác nguồn vốn đáp ứng nhu
cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng.
Một kết cấu tài sản tốt thể hiện một kết cấu vốn có hiệu quả, hứa hẹn kết quả tốt đẹp
trong tương lai. Nhưng kết cấu tài sản đó có bền vững hay không lại phụ thuộc vào kết
cấu nguồn vốn. Nếu kết cấu tài sản của ngân hàng hợp lý nhưng lại được hình thành từ
nguồn vốn vay thì hiệu quả và tính bền vững của tài sản đó không chắc chắn. Để tiến
hành hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần phải xác định nhu cầu đầu tư, tiến hành tạo
lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn.
Bảng 1: Đánh giá kết cấu nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 - 2015
CHỈ TIÊU
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số Tiền
Tỷ lệ
(%)
Số Tiền
Tỷ lệ
(%)
Số Tiền
chênh
lệch
Số tiền
Chênh
lệch
I. Các khoản nợ chính phủ và NHNN 32.622.411 6,96 54.093.072 9,38 41.479.533 6,15 21.470.661 65,82 (12.613.539) -23,32
II. Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 44.044.289 9,39 43.237.798 7,49 72.135.381 10,70 (806.491) -1,83 28.897.583 66,83
1. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 31.181.723 6,65 33.697.181 5,84 51.743.682 7,67 2.515.458 8,07 18.046.501 53,55
2. Vay các tổ chức tính dụng khác 12.862.566 2,74 9.540.617 1,65 20.391.699 3,02 (3.321.949) -25,83 10.851.082 113,74
III. Tiền gửi của khách hàng 332.245.598 70,84 422.203.780 73,17 500.528.267 74,22 89.958.182 27,08 78.324.487 18,55
IV. Các công cụ tài chính phát sinh và các khoản
nợ tài chính khác
- 0,00 75.278 0,01 - 0,00 75.278 (75.278) -100,00
VI. Phát hành giấy tờ có giá 2.013.597 0,43 2.208.641 0,38 2.479.070 0,37 195.044 9,69 270.429 12,24
VII. Các khoản nợ khác 15.532.445 3,31 11.671.696 2,02 12.600.027 1,87 (3.860.749) -24,86 928.331 7,95
1. Các khoản lãi, phí phải trả 4.394.123 0,94 4.797.481 0,83 4.988.305 0,74 403.358 9,18 190.824 3,98
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 17.333 0,00 17.723 0,00 19.444 0,00 390 2,25 1.721 9,71
3. Các khoản phải trả và công nợ khác 10.492.739 2,24 6.856.492 1,19 7.592.278 1,13 (3.636.247) -34,65 735.786 10,73
4. Dự phòng rủi ro cho công nợ tiềm ẩn và các cam
kết ngoại bảng
628.250 0,13 - 0,00 - 0,00 (628.250) -100,00 - -
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 426.458.340 90,93 533.490.265 92,46 629.222.278 93,30 107.031.925 25,10 95.732.013 17,94
VIII. Vốn và các quỹ 0,00
1. Vốn của tổ chức tín dụng 32.420.728 6,91 32.420.681 5,62 32.420.681 4,81 (47) 0,00 - 0,00
a. Vốn điều lệ 23.174.171 4,94 26.650.203 4,62 26.650.203 3,95 3.476.032 15,00 - 0,00
b. Thặng dư vốn cổ phần 9.201.397 1,96 5.725.318 0,99 5.725.318 0,85 (3.476.079) -37,78 - 0,00
c. Vốn khác 45.160 0,01 45.160 0,01 45.160 0,01 - 0,00 - 0,00
2. Quỹ của tổ chức tín dụng 3.468.552 0,74 4.151.991 0,72 4.941.362 0,73 683.439 19,70 789.371 19,01
3. Chênh lệch tý giá hối đoái 123.853 0,03 67.236 0,01 79.969 0,01 (56.617) -45,71 12.733 18,94
4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 82.306 0,02 83.405 0,01 89.222 0,01 1.099 1,34 5.817 6,97
5. Lợi nhuận chưa phân phối 6.290.626 1,34 6.627.407 1,15 7.475.808 1,11 336.781 5,35 848.401 12,80
a. Lợi nhuận để lại năm trước 3.278.802 0,70 3.309.025 0,57 3.921.494 0,58 30.223 0,92 612.469 18,51
b. Lợi nhuận để lại năm nay 3.011.824 0,64 3.118.382 0,54 3.554.314 0,53 106.558 3,54 435.932 13,98
TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 42.386.065 9,04 43.350.720 7,51 45.007.042 6,67 964.655 2,28 1.656.322 3,82
IX. Lợi ích của cổ đông thiểu số 149.627 0,03 147.852 0,03 165.300 0,02 (1.775) -1,19 17.448 11,80
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 468.994.032 100,00 576.988.837 100,00 674.394.620 100,00 107.994.805 23,03 97.405.783 16,88
Đvt: triệuđồng
Qua bảng phân tích thì có thể nhận thấy rõ ràng trong 3 năm 2013, 2014 và năm
2015 nguồn vốn của Vietcombank luôn có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.
Nếu tổng nguồn vốn của Ngân hàng năm 2013 là 468.944.032 triệu đồng thì năm 2014
tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng 107.994.805 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng
23,03% làm cho tổng nguồn vốn đạt 576.988.837 triệu đồng. Năm 2015 tổng nguồn vốn
này đạt 674.394.620 triệu đồng tăng 97.405.783 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng
16,88% so với năm 2014.
Nhìn vào kết cấu nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank thì ta có thể nhận thấy
nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao. Tỷ trọng nợ phải trả của 3 năm 2013, 2014 và 2015 lần
lượt là 90,93%, 92,46% và 93,3%. Như vậy tỷ trọng nợ của ngân hàng rất lớn, đây cũng
một phần do đặc trưng của ngành, một phần cũng phản ánh tính rủi ro mà ngân hàng phải
gánh chịu.Trong nợ phải trả thì khoản mục vốn huy động từ khách hàng là thành phần
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nếu năm 2013 số tiền gửi
của khách hàng là 332.245.598 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70.84% thì sang năm 2014 con
số này tăng 89.958.182 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 27.08% đạt 422.203.780
triệu đồng chiếm tỷ trọng 73,17%. Đến năm 2015 Số tiền gửi của khách hàng đạt
500.528.267 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74,22% tăng 78.324.487 triệu đồng tương ứng với
tốc độ tăng 18.55%. Vốn huy động tăng liên tục và tăng mạnh biểu hiện vị trí vững vàng,
uy tín của Vietcombank trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Đây chính là một lợi thế
mà Vietcombank cần phát huy trong thời gian đến.
Vốn chủ sở hữu trong 3 năm cũng đều tăng, nếu năm 2013 vốn chủ sở hữu là
42.386.065 triệu đồng thì năm 2014 vốn chủ sở hữu tăng 964.655 triệu đồng tương ứng
với tốc độ tăng 2.28% đạt 43.350.720 triệu đồng. Năm 2015 tăng 1.656.322 triệu đồng
tương ứng với tốc độ tăng 3,82% đạt 45.007.042 triệu đồng. Trong năm 2014 công ty tiến
hành phát hành cổ phiếu nâng mức vốn điều lệ tăng lên mức 26.650.203 triệu đồng. Mức
tăng vốn điều lệ tuy không phải là quá lớn song nó cũng cho thấy nỗ lực của
Vietcombank trong việc cố gắng hoạt động có hiệu quả để tạo tiền đề lợi nhuận, để bảo
toàn và phát triển vốn tự có của ngân hàng.
Khi so sánh kết cấu nguồn vốn của ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương
Việt Nam ( Vietcombank ) với kết cấu nguồn vốn của 2 ngân hàng khác là Ngân hàng Cổ
phần Thương mại Sài Gòn Thương tín (Sacombank – mã cổ phiếu STB ) và Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân đội ( MB Bank – mã cổ phiếu MBB ) từ các số liệu sau:
Bảng 2: Đánh giá kết cấu nguồn vốn ngân hàng Sacombank giai đoạn 2013 – 2015
CHỈ TIÊU
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014
Số tiền
Tỷ
lệ (%)
Số Tiền
Tỷ
lệ (%)
Số Tiền
Tỷ
lệ (%)
Số Tiền
chênh
lệch
Số tiền
Chênh
lệch
I. Các khoản nợ chính phủ và NHNN - 0,00 - 0,00 - 0,00 - -
II. Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 5.007.207 3,10 4.410.606 2,32 2.951.159 1,01 (596.601) -11,91 (1.459.447) -33,09
1. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 3.197.163 1,98 1.859.762 0,98 654.214 0,22 (1.337.401) -41,83 (1.205.548) -64,82
2. Vay các tổ chức tính dụng khác 1.810.044 1,12 2.550.844 1,34 2.296.945 0,79 740.800 40,93 (253.899) -9,95
III. Tiền gửi của khách hàng 131.644.622 81,62 163.057.454 85,91 260.997.659 89,22 31.412.832 23,86 97.940.205 60,06
IV. Các công cụ tài chính phát sinh và các khoản nợ tài chính khác - 0,00 - 0,00 22.853 0,01 - 22.853
V. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 4.405.174 2,73 1.115.813 0,59 1.793.233 0,61 (3.289.361) -74,67 677.420 60,71
VI. Phát hành giấy tờ có giá 501.147 0,31 600 0,00 600 0,00 (500.547) -99,88 - 0,00
VII. Các khoản nợ khác 2.755.737 1,71 3.149.262 1,66 4.198.459 1,44 393.525 14,28 1.049.197 33,32
1. Các khoản lãi, phí phải trả 1.804.882 1,12 1.924.098 1,01 3.068.458 1,05 119.216 6,61 1.144.360 59,48
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả - 0,00 868 0,00 150 0,00 868 (718) -82,72
3. Các khoản phải trả và công nợ khác 878.751 0,54 1.224.296 0,65 1.129.851 0,39 345.545 39,32 (94.445) -7,71
4. Dự phòng rủi ro cho công nợ tiềm ẩn và các cam kết ngoại bảng
72.104
0,04 - 0,00 - 0,00 (72.104)
-
100,00
-
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 144.313.887 89,47 171.733.735 90,48 269.963.963 92,28 27.419.848 19,00 98.230.228 57,20
VIII. Vốn và các quỹ 16.976.535 10,53 18.068.880 9,52 22.578.294 7,72 1.092.345 6,43 4.509.414 24,96
1. Vốn của tổ chức tín dụng 12.590.879 7,81 12.590.879 6,63 18.166.631 6,21 - 0,00 5.575.752 44,28
a. Vốn điều lệ 12.425.116 7,70 12.425.116 6,55 18.852.157 6,44 - 0,00 6.427.041 51,73
b. Vốn đầu tư XDCB 795 0,00 795 0,00 1.120 0,00 - 0,00 325 40,88
c, Thặng dư vốn cổ phần 1.671.693 1,04 1.671.693 0,88 63.611 0,02 - 0,00 (1.608.082) -96,19
d, Cổ phiếu quỹ (1.506.878) -0,93 (1.506.878) -0,79 (750.910) -0,26 - 0,00 755.968 -50,17
e. Cổ phiếu ưu đãi - 0,00 - 0,00 - 0,00 - -
g. Vốn khác 153 0,00 153 0,00 653 0,00 - 0,00 500 326,80
2. Quỹ của tổ chức tín dụng 1.621.303 1,01 1.938.964 1,02 2.419.108 0,83 317.661 19,59 480.144 24,76
3. Chênh lệch tý giá hối đoái 9.687 0,01 104.277 0,05 228.161 0,08 94.590 976,46 123.884 118,80
4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - 0,00 - 0,00 - 0,00 - -
5. Lợi nhuận chưa phân phối/lỗ lũy kế 2.754.666 1,71 3.434.760 1,81 1.764.394 0,60 680.094 24,69 (1.670.366) -48,63
6. Lợi ích của cổ đông không kiểm soát - 0,00 - 0,00 - 0,00 - -
TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 16.976.535 10,53 18.068.880 9,52 22.578.294 7,72 1.092.345 6,43 4.509.414 24,96
IX. Lợi ích của cổ đông thiểu số 8 0,00 11 0,00 - 0,00 3 37,50 (11) 100,00
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ,VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ LỢI ÍCH CỦA CỔ
ĐÔNG THIỂU SỐ
161.290.430 100,00 189.802.626 100,00 292.542.257 100,00 28.512.196 17,68 102.739.631 54,13
Đvt: triệuđồng
Bảng 3: Đánh giá kết cấu nguồn vốn ngân hàng MB Bank giai đoạn 2013 – 2015
CHỈ TIÊU
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014
Số tiền
Tỷ
lệ (%)
Số Tiền
Tỷ
lệ
(%)
Số Tiền
Tỷ
lệ (%)
Số Tiền
chênh
lệch
Số tiền
Chênh
lệch
I. Các khoản nợ chính phủ và NHNN - 0,00 - 0,00 1.411.502 0,64 - 1.411.502
II. Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 21.423.002 11,88 4.604.174 2,30 7.509.486 3,40 (16.818.828) -78,51 2.905.312 63,10
1. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 10.166.496 5,64 966.714 0,48 3.483.599 1,58 (9.199.782) -90,49 2.516.885 260,35
2. Vay các tổ chức tính dụng khác 11.256.506 6,24 3.637.460 1,81 4.025.887 1,82 (7.619.046) -67,69 388.427 10,68
III. Tiền gửi của khách hàng 136.088.812 75,45 167.608.506 83,60 181.565.384 82,14 31.519.694 23,16 13.956.878 8,33
IV. Các công cụ tài chính phát sinh và các khoản nợ tài chính khác
17.615
0,01 - 0,00 - 0,00 (17.615)
-
100,00
-
V. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 177.806 0,10 224.787 0,11 317.958 0,14 46.981 26,42 93.171 41,45
VI. Phát hành giấy tờ có giá 2.000.058 1,11 2.000.058 1,00 2.450.058 1,11 - 0,00 450.000 22,50
VII. Các khoản nợ khác 4.966.702 2,75 8.903.433 4,44 4.604.554 2,08 3.936.731 79,26 (4.298.879) -48,28
1. Các khoản lãi, phí phải trả 1.453.868 0,81 1.914.914 0,96 1.786.044 0,81 461.046 31,71 (128.870) -6,73
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả - 0,00 - 0,00 - 0,00 - -
3. Các khoản phải trả và công nợ khác 3.292.745 1,83 6.988.519 3,49 2.818.510 1,28 3.695.774 112,24 (4.170.009) -59,67
4. Dự phòng rủi ro cho công nợ tiềm ẩn và các cam kết ngoại bảng
220.089
0,12 - 0,00 - 0,00 (220.089)
-
100,00
-
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 164.673.995 91,29 183.340.958 91,45 197.858.942 89,51 18.666.963 11,34 14.517.984 7,92
VIII. Vốn và các quỹ 15.148.180 8,40 16.561.082 8,26 23.183.051 10,49 1.412.902 9,33 6.621.969 39,99
1. Vốn của tổ chức tín dụng 11.594.670 6,43 11.932.357 5,95 16.718.524 7,56 337.687 2,91 4.786.167 40,11
a. Vốn điều lệ 11.256.250 6,24 11.593.937 5,78 16.000.000 7,24 337.687 3,00 4.406.063 38,00
b. Thặng dư vốn cổ phần 338.420 0,19 338.420 0,17 718.524 0,33 - 0,00 380.104 112,32
c. Vốn khác - 0,00 - 0,00 - 0,00 - -
2. Quỹ của tổ chức tín dụng 1.424.274 0,79 1.839.734 0,92 2.241.691 1,01 415.460 29,17 401.957 21,85
3. Chênh lệch tý giá hối đoái - 0,00 - 0,00 - 0,00 - -
4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - 0,00 - 0,00 - 0,00 - -
5. Lợi nhuận chưa phân phối 2.129.236 1,18 2.788.991 1,39 3.633.134 1,64 659.755 30,99 844.143 30,27
6. Lợi ích của cổ đông không kiểm soát - 0,00 - 0,00 589.702 0,27 - 589.702
TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 15.148.180 8,40 16.561.082 8,26 23.183.051 10,49 1.412.902 9,33 6.621.969 39,99
IX. Lợi ích của cổ đông thiểu số
558.884
0,31
587.126
0,29 - 0,00 28.242 5,05 (587.126)
-
100,00
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ,VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ LỢI ÍCH CỦA CỔ
ĐÔNG THIỂU SỐ
180.381.059 100,00 200.489.166 100,00 221.041.993 100,00 20.108.107 11,15 20.552.827 10,25
Đvt: triệuđồng
Qua bảng số liệu thì có thể nhận thấy rõ ràng trong 2 năm 2014 và năm 2015 tốc
độ tăng nợ phải trả của ngân hàng Vietcombank khá tốt so với 2 ngân hàng bạn là
Sacombank và MB Bank. Đơn cử như năm 2014 tốc độ tăng nợ phải trả của ngân hàng
Vietcombank là 25,1% trong khi ngân hàng Sacombank và MB Bank chỉ lần lượt là 19%
và 11,34%. Sang năm 2015 tốc độ tăng khoản nợ phải trả của các Ngân hàng
Vietcombank, Sacombank và MB Bank lần lượt 17,94%, 57,2% và 7,92%. Sự tăng lên
của các khoản nợ phải trả chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản mục tiền gửi và vay
của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của khách hàng, phát hàng giấy tờ có giá. Chứng
tỏ, uy tín của ngân hàng Vietcombank rất cao đối với khách hàng trong việc thu hút thêm
nguồn vốn, đây là một dấu hiệu rất khả quan biểu hiện uy tín của Vietcombank trong lĩnh
vực kinh doanh đối với khách hàng.
2. Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015
Bảng 4: Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2013 - 2015
STT Chỉ Tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014
Số tiền Số tiền Số tiền
Số tiền
Chênh
lệch Số tiền
Chênh
lệch
1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 28.298.671 27.988.051 31.360.729 (310.620) -1,10 3.372.678 12,05
2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (17.516.269) (16.213.598) (15.907.697) 1.302.671 -7,44 305.901 -1,89
I Thu nhập lãi thuần 10.782.402 11.774.453 15.453.032 992.051 9,20 3.678.579 31,24
3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2.745.171 3.166.304 3.557.304 421.133 15,34 391.000 12,35
4 Chi phí từ hoạt động dịch vụ (1.125.800) (1.395.973) (1.684.656) (270.173) 24,00 (288.683) 20,68
II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1.619.371 1.770.331 1.872.648 150.960 9,32 102.317 5,78
III Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 1.426.859 1.345.079 1.572.574 (81.780) -5,73 227.495 16,91
IV Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 22.172 199.124 178.362 176.952 798,09 (20.762) -10,43
V Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 160.461 219.751 171.467 59.290 36,95 (48.284) -21,97
5 Thu nhập từ hoạt động khác 1.027.579 1.939.628 2.140.550 912.049 88,76 200.922 10,36
6 Chi phí hoạt động khác (93.294) (155.176) (235.271) (61.882) 66,33 (80.095) 51,62
VI Lãi thuần từ hoạt động khác 934.285 1.784.452 1.905.279 850.167 91,00 120.827 6,77
VII Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 561.804 210.979 48.435 (350.825) -62,45 (162.544) -77,04
TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 15.507.354 17.304.169 21.201.797 1.796.815 11,59 3.897.628 22,52
VIII TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (6.244.061) (6.861.927) (8.306.249) (617.866) 9,90 (1.444.322) 21,05
IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng
9.263.293 10.442.242 12.895.548
1.178.949 12,73 2.453.306 23,49
X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (3.520.217) (4.565.750) (6.068.091) (1.045.533) 29,70 (1.502.341) 32,90
XI TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 5.743.076 5.876.492 6.827.457 133.416 2,32 950.965 16,18
7 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (1.365.494) (1.264.308) (1.495.100) 101.186 -7,41 (230.792) 18,25
8 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - (665) (290) (665) 375 -56,39
XII Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (1.365.494) (1.264.973) (1.495.390) 100.521 -7,36 (230.417) 18,22
XIII LỢI NHUẬN SAU THUẾ 4.377.582 4.611.519 5.332.067 233.937 5,34 720.548 15,62
XIV Lợi ích của cổ đông thiểu số (19.530) (19.196) (18.139) 334 -1,71 1.057 -5,51
XV Lợi nhuận thuần trong kỳ 4.358.052 4.592.323 5.313.928
234.271 5,38 721.605 15,71
XVI Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ) 1.582 1.543 1.626 (39) -2,47 83 5,38
Đvt: triệuđồng
Ta thấy, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự có sự biến động trong giai
đoạn từ năm 2013 – 2015. Năm 2014 khoản mục thu nhập lãi và các khoản thu nhập
tương tự giảm 310.620 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 1,1% so với năm 2013. Đến
năm 2015 khoản mục này đạt 31.360.729 triệu đồng tăng 3.372.678 triệu đồng tương ứng
với tốc độ tăng 12,05% so với năm 2014. Nguyên nhân là do sự tăng lên của lãi thuần
hoạt động dịch vụ, lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối và lãi thuần từ hoạt động
khác. Kinh doanh chứng khoán là hoạt động thường đem lại lợi nhuận cao nhưng lại có
xu hướng giảm trong năm 2015. Lợi nhuận sau thuế năm sau cao hơn năm trước làm cho
lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu tăng theo. Điều này cũng phần nào tăng vị thế của ngân hàng
trên thị trường chứng khoán.
So sánh với cơ cấu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Vietcombank với Sacombank và MB bank dễ dàng nhận thấy hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngân hàng Vietcombank hiệu quả hơn khi thu nhập lãi và các khoản thu nhập
tương tự có tốc độ tăng trưởng lớn nhất Chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng có
hiệu quả, chính sách cho vay của ngân hàng hợp lý và phát huy tác dụng tốt.
Bảng 5: Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2013 - 2015
STT Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
Chênh
lệch
Số tiền
Chênh
lệch
1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 16.294.326 15.195.967 15.944.813 (1.098.359) -6,74 748.846 4,93
2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 9.666.889 8.631.313 9.329.869 (1.035.576) -10,71 698.556 8,09
I Thu nhập lãi thuần 6.627.437 6.564.654 6.614.944 (62.783) -0,95 50.290 0,77
3 Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ 1.436.185 1.424.262 1.740.629 (11.923) -0,83 316.367 22,21
4 Chi phí từ hoạt động dịch vụ 488.285 495.386 569.176 7.101 1,45 73.790 14,90
II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 947.900 928.878 1.171.463 (19.022) -2,01 242.585 26,12
III Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (203.332) 194.248 159.025 397.580 -195,53 (35.223) -18,13
IV
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh
doanh (67.760) 183.088 11.467 250.848 -370,20 (171.621) -93,74
V Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 27.674 169.023 (61.019) 141.349 510,76 (230.042) -136,10
5 Thu nhập từ hoạt động khác 132.313 212.210 577.028 79.897 60,38 364.818 171,91
6 Chi phí hoạt động khác 35.235 59.046 30.860 23.811 67,58 (28.186) -47,74
VI Lãi thuần từ hoạt động khác 97.078 153.165 546.167 56.087 57,78 393.002 256,59
VII Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 172.310 56.422 21.801 (115.888) -67,26 (34.621) -61,36
VIII TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 4.206.024 4.460.609 4.862.020 254.585 6,05 401.411 9,00
IX
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 3.395.283 3.788.865 3.601.808 393.582 11,59 (187.057) -4,94
X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 434.635 962.588 2.132.308 527.953 121,47 1.169.720 121,52
XI TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 2.960.648 2.826.277 1.469.500 (134.371) -4,54 (1.356.777) -48,01
7 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 526.873 570.524 322.211 43.651 8,28 (248.313) -43,52
8 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại 204.669 43.639 1.031 (161.030) -78,68 (42.608) -97,64
XII Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 731.542 614.163 323.242 (117.379) -16,05 (290.921) -47,37
XIII LỢI NHUẬN SAU THUẾ 2.229.106 2.212.114 1.146.258 (16.992) -0,76 (1.065.856) -48,18
XIV Lợi ích của cổ đông thiểu số (3,00) (0,36) (0,16) 3 -88,00 -55,56
XVI Lợi nhuận thuần trong kỳ 2.229.109 2.212.115 1.146.258 (16.994) -0,76 (1.065.857) -48,18
XV Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ) 1,982 1.936 905 (46) -2,32 (1.031) -53,25
Đvt: triệuđồng
Bảng 6: Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của MB bank giai đoạn 2013 - 2015
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
Chênh
lệch
Số tiền
Chênh
lệch
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 13.456.303 13.148.604 13.537.628 (307.699) -2,29 389024 2,96
Chi phí lãi và các chi phí tương tự 7.331.932 6.608.529 6.219.098 (723.403) -9,87 (389.431) -5,89
Thu nhập lãi thuần 6.124.371 6.540.075 7.318.530 415.704 6,79 778.455 11,90
Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ 973.963 1.408.192 1.527.970 434.229 44,58 119.778 8,51
Chi phí từ hoạt động dịch vụ 235.203 457.790 984.132 222.587 94,64 526.342 114,97
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 738.760 950.402 543.838 211.642 28,65 (406.564) -42,78
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 99.314 89.835 159.048 (9.479) -9,54 69.213 77,04
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh
doanh,chứng khoán đầu tư và góp vốn đầu tư
dài hạn 10.616 306.297 134.034 295.681 2785,24 (172.263) -56,24
Thu nhập từ hoạt động khác 644.356 360.645 611.262 (283.711) -44,03 250.617 69,49
Chi phí hoạt động khác 29.463 18.884 86.523 (10.579) -35,91 67.639 358,18
Lãi thuần từ hoạt động khác 614.893 341.761 524.739 (273.132) -44,42 182.978 53,54
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 72.561 78.524 91.679 5.963 8,22 13.155 16,75
TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 2.746.474 3.114.202 3.449.129 367.728 13,39 334.927 10,75
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 4.914.012 5.192.693 5.322.739 278.681 5,67 130.046 2,50
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 189.379 2.018.690 2.102.068 1.829.311 965,95 83.378 4,13
TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 3.021.633 3.174.003 3.220.671 152.370 5,04 46.668 1,47
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 735.916 668.351 707.398 (67.565) -9,18 39.047 5,84
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại - 2.664 1.139 2.664 (1.525) -57,24
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 735.916 671.015 708.537 (64.901) -8,82 37.522 5,59
LỢI NHUẬN SAU THUẾ 2.285.716 2.502.988 2.512.134 217.272 9,51 9.146 0,37
Lợi ích của cổ đông thiểu số 9.750 27.018 16.141 17.268 177,11 (10.877) -40,26
Lợi nhuận thuần trong kỳ 2.275.966 2.475.970 2.495.993 200.004 8,79 20.023 0,81
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ) 2,082 2,136 1,902 2,59 () -10,96
Đvt: triệuđồng
3. Phân tíchtỷ số quản lýtài sản
- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Bảng 7: Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của ngân hàng Vietcombank giai
đoạn 2013 - 2015
CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2015
Doanh thu
thuần
10.782.402 11.774.453 15.452.023
Tài sản ngắn
hạn
323.482.427 390.863.641 494.047.346 547.772.451
Hiệu suất sử
dụng TSNH
0 0,0302 0,0266 0,0297
Hiệu suất sử dụng TSNH =
Doanh thu thuần
Tài sản ngắn hạn bình quân
Tài sản ngắn hạn bình quân =
TSNH đầu kỳ+TSNH cuối kỳ
2
Nhận xét:Trong quá trình kinh doanh TSNH của ngân hàng luôn vận động không
ngừng và diễn ra trong các giai đoạn của quá trình hoạt động. Quản lý chặt chẽ TSNH sẽ
góp phần làm giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng
tài sản ngắn hạn thể hiện tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của NH, độ lớn của chỉ tiêu
này cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn nhanh của NH. Năm 2013 chỉ tiêu này là 0,0302
sang năm 2014 thì chỉ tiêu này giảm còn 0,0266 và tăng lên trong năm 2015 là 0,0297.
Tuy năm 2014 chỉ tiêu này có giảm sút còn 0,0266 do NH tăng các khoản tiền gửi, chứng
khoán đầu tư,cho vay,.....lớn hơn các khoản thu hồi làm cho tốc độ tăng của doanh thu
thuần thấp hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Nhưng sang năm 2015 thì tăng lên
Đvt: triệuđồng
0,0297 NH đã có những phương án thu các khoản lãi vay,... phù hợp nên đã khắc phục
được tình trạng này.
Bảng 8: So sánh hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn giai đoạn 2013 - 2015
2015
Cổ phiếu STB MBB VCB
Hiệu suất sử
dụng TSNH
0,0919 0,0907 0,0297
Đối với ngân hàng,TSNH là một khoản mục chính trong TS của công ty và nó
cũng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản,vì hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho
vay,huy động vốn,đầu tư tài chính,....trong thời gian ngắn,vì vậy ta chỉ so sánh chỉ tiêu
hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của các ngân hàng. So sánh với ngân hàng Sacombank
và MB Bank ta lại thấy hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của ngân hàng Vietcombank
lại khá thấp, cơ bản là do tài sản ngắn hạn của 2 ngân hàng này thấp hơn so với ngân
hàng Vietcombank. Điều này cho thấy khả năng luân chuyển TSNH của ngân hàng chưa
tốt, ngân hàng cần thực hiện các chính sách thu tiền lãi cho vay, thường xuyên kiểm tra
và đôn đốc thu hồi các khoản cho vay, các khoản phải thu khác,.... để làm tăng doanh thu,
tăng hiệu quả hạt động cho ngân hàng.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Bảng 9: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của ngân hàng Vietcombank giai đoạn
2013 - 2015
CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2015
Doanh thu
thuần
10.782.402 11.774.453 15.452.023
Tài sản cố định 3.660.336 4.085.686 4.445.613 5.039.473
Hiệu suất sử
dụng TSCĐ
2,7840 2,7603 3,2582
Đvt: triệuđồng
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
Tài sản cố định bình quân
Tài sản cố định bình quân =
TSCĐ đầu kỳ+TSCĐ cuối kỳ
2
Nhận xét: Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản cố định với doanh thu của
doanh nghiệp, cho biết bình quân một đồng tài sản cố định dùng vào kinh doanh tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Tài sản cố định ở đây được tính theo giá trị còn
lại đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Trị số càng cao chứng tỏ việc khai thác, sử dụng
tài sản cố định là hiệu quả,hay nói cách khác vốn của ngân hàng được quay vòng
nhanh.Qua các năm, chỉ số càng tăng chứng tỏ ngân hàng đang có xu hướng sử dụng
ngày càng hiệu quả tài sản cố định. Năm 2013 chỉ tiêu này là 2,7840 ,năm 2014 có giảm
nhưng không đáng kể còn lại là 2,7603 do chính sách thức hiện của ngân hàng không có
thay đổi hoặc thay đổi chưa hiệu quả. Năm 2015 tăng lên đáng kể là 3,2582 là do ngân
hàng đã đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, các hoạt động xây dựng cơ bản, mua sắm
TSCĐ ,.... nhưng đồng thời doanh thu thuần của Vietcombank cũng tăng lên đáng kể.
Điều này chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động hiệu quả, các chính sách cho vay,huy động
vốn ,... của ngân hàng được thực hiện tốt và phù hợp với tình trạng của Vietcombank.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (= Doanh thu thuần trong kỳ/Tài sản sử dụng bình
quân trong kỳ) cho biết cứ một đồng tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ mang về cho
doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn càng cao càng cho
thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao. Ngân hàng thực hiện tốt công tác
quản lý hiệu quả sử dụng vốn, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Bảng 11: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 - 2015
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh
2014/2013 2015/2014
Tổng TS (tr.đ) 468.994.032 576.988.837 674.394.640 107.994.805 97.405.803
TS bình quân (tr.đ) 441.741.175 522.991.435 625.691.739 81.250.260 102.700.304
Doanh thu thuần (tr.đ) 10.782.402 11.774.453 15.453.032 992.051 3.678.579
Hiệu suất sử dụng TTS
(%) 2,44 2,25 2,47 -0,19 0,22
Đvt: triệuđồng
Hiệu suất sử dụng TTS =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Tổng tài sản bình quân =
TTS đầu kỳ+TTS cuối kỳ
2
Nhận xét: Nhìn vào bảng ta thấy hiệu suất sử dụng tổng TS của ngân hàng Vietcombank
có sự thay đổi qua các năm (giai đoạn 2013 - 2015). Năm 2014 hiệu suất sử dụng vốn của
ngân hàng Vietcombank là 2,44% (có nghĩa là trong năm 2014, cứ 1 đồng tài sản mà
Ngân hàng này sử dụng sẽ mang lại 0,0244 đồng doanh thu thuần), giảm 0,19% (0,0019
đồng) so với năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2014 doanh thu thuần của ngân
hàng tăng (tăng 992.051 tr.đ, tương ướng với tỷ lệ tăng 9,2%) nhưng tốc độ tăng này
chậm hơn so với tổng tài sản mà ngân hàng đầu tư (so với năm 2013, tài sản bình quân
của ngân hàng trong năm 2014 tăng 81.250.260 tr.đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,39%),
điều này đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn có sự giảm sút. Tuy nhiên trong năm 2015,
tình hình này đã được cải thiện, hiệu suất sử dụng trong năm 2015 là 2,47%, tăng 0,22%
so với năm 2014. Đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy hiệu quả từ công tác quản lý và sử
dụng vốn của ngân hàng.
Bảng 12: So sánh hiệu suất sử dụng vốn giai đoạn 2013 – 2015
Để đánh giá cụ thể hơn về hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Ngân hàng Vietcombank, ta
sẽ đưa ra so sánh với các đối thủ cạnh tranh của nó trong năm 2015. Cụ thể là hai Ngân
hàng Cổ phần thương mại Quân đội MB Bank (MMB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín Sacombank (STB). Qua bảng phân tích 2 ta thấy, tài sản bình quân mà Ngân
hàng Vietcombank đầu tư là cao hơn rất nhiều so với MB bank và Sacombank, nhưng
Chỉ tiêu VCB STB MBB
TS bình quân (tr.đ) 625.691.739 241.172.446 210.765.583
Doanh thu thuần (tr.đ) 15.453.032 15.944.813 13.537.628
Hiệu suất sử dụng vốn (%) 2,47 6,61 6,42
Đvt: triệuđồng
doanh thu thuần mang về là thấp. Điều này đã làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản của
Vietcombank thấp hơn nhiều sơ với 2 đối thủ cạnh tranh của nó. Cụ thể hiệu suất sử dụng
tổng TS của VCB, MMB và STB lần lượt là 2,67%; 6,42%; 6,61%. Qua sự so sánh này,
Ngân hàng Vietcombank cần phải đưa ra những biện pháp cụ thể để nâng cao được hiệu
quả sử dụng tài sản, nâng cao được lợi thế của Ngân hàng mình trên thị trường hiện nay.
Chẳng hạn như:
- Đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và hoạt động: Đây là việc làm rất cần thiết, vừa
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vừa giảm thiểu được các rủi ro có thể xảy ra. Cụ
thể Ngân hàng Vietcombank có thể thực hiện: Thanh toán thẻ tín dụng, chi trả tiền tự
động; Mở dịch vụ giữ hộ tiền vàng, các giấy tờ có giá… cho khách hàng; Thực hiện các
dịch vụ tư vấn cho khách hàng về tài chính tiền tệ,…
- Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu đối với sổ tiết kiệm và các chứng chỉ tiền gửi.
- Ngân hàng cần có các phương thức đầu tư thích hợp đới với các loại hình doanh nghiệp.
- Thực hiện Marketing ngân hàng. Bộ phận chuyên trách nghiên cứu về Marketing ngân
hàng sẽ tìm ra các phương pháp thích hợp để thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng một
cách khoa học.
- Nâng cao công tác quản lý từ ban lãnh đạo của Ngân hàng, để có sự giám sát, có sự điều
chỉnh kịp thòi và hợp lý nhằm nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, mang
lại nhiều lợi ích kinh tế hơn nữa.
4. Phân tích khả năng quản lý nợ
Bảng 13: Phân tích khả năng quản lý nợ của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 -2015
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ
bằng nợ phải trả.
Tỷ số nợ trên
tài sản (%)
=
Tổng nợ
x 100Tổng tài sản
Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2015 tỷ số nợ trên tổng tài sản của Vietcombank
là 93,30% có nghĩa là 93,30% tài sản của ngân hàng Vietcombank được tài trợ bằng nợ
phải trả, so với năm 2013 và 2014 thì tỷ số này tăng nhẹ, cụ thể so với năm 2013, 2014
thì tỷ số này tăng lần lượt là 2,37%; 0,84% ta có thể thấy rằng tỷ số này ở các năm điều
cao và có xu hướng ngày càng tăng, đây là dấu hiệu không tốt chứng tỏ doanh nghiệp
chịu áp lực thanh toán nợ cao. Tuy nhiên, đối với ngân hàng nguồn vốn được huy động
chủ yếu là từ nợ phải trả nên tỷ số này ở mức cao được coi là hợp lý. So với các ngân
hàng Sacombank, MB thì chỉ số này chênh lệch không đáng kể điều này cho thấy cơ cấu
nợ trong tổng tài sản của ngân hàng Vietcombank đang nằm ở mức ổn định so với các
doanh nghiệp cùng ngành.
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo đảm nhận
bao nhiêu đồng nợ phải trả. Đây là chỉ tiêu phản ánh quan hệ đối xứng giữa vốn chủ sở
hữu và nợ phải trả, cho thấy khả năng tài trợ bằng nợ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu
Vietcombank Sacombank MB Bank
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Tỷ số nợ trên tổng
tài sản (%) 90,93 92,46 93,30 89,43 90,48 92,28 91,29 91,45 89,51
Tỷ số nợ trên vốn
chủ sở hữu (%) 1002,59 1226,45 1392,94 845,73 950,77 1195,68 1048,41 1069,16 853,46
Đvt: triệu đồng
Tỷ số nợ trên vốn
chủ sở hữu (%) =
Tổng nợ
x 100
Vốn chủ sở hữu
Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2015 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của
Vietcombank là 1392,94% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng
Vietcombank đảm nhận 1392,94 đồng nợ phải trả, so với năm 2013 và 2014 thì tỷ số này
tăng lên và có xu hướng tăng trong những năm tới, cụ thể so với năm 2013, 2014 cứ 100
đồng vốn chủ sở hữu đảm nhận thêm lần lượt là 390,35 đồng (năm 2013 tỷ số này là
1002,59%) và 166,48 đồng nợ phải trả (năm 2014 tỷ số này là 1226,45%). Ta thấy, chỉ
tiêu tỷ số nợ trên tổng tài sản tăng phản ánh cơ cấu nợ trong tổng ngồn vốn tăng lên làm
cho tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tăng lên. So với các ngân hàng Sacombank,
MB thì chỉ số này cao hơn qua các năm điều này cho thấy cơ cấu nợ trong tổng vốn của
ngân hàng Vietcombank đang nằm ở mức cao so với các doanh nghiệp cùng ngành do đó
Vietcombank cần có biện pháp kiểm soát tỷ số nợ của mình để duy trì tỷ số này ở mức
hợp lý, đảm bảo khả năng thanh khoản.
5. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của ngân hàng vừa phải khi đó sẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán
cho các khoản công nợ, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí. Khả
năng thanh toán giúp chúng ta biết được năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của ngân
hàng. Do đó việc phân tích khả năng thanh toán là một việc rất cần thiết. Thông qua kết
quả phân tích các nhà quản trị cũng như những người quan tâm tới ngân hàng đánh giá
được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai của ngân hàng. Từ đó có thể dự đoán được
tiềm lực thanh toán trong tương lai và an ninh tài chính của ngân hàng. Ta có bảng phân
tích khả năng thanh toán sau:
Bảng 14: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Vietcombank giai đoạn 2013 - 2015
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
2014 so với 2013 2015 so với 2014
Số tiền % Số tiền %
- Khả năng thanh toán 468.994.032 576.988.837 674.394.640 107.994.805 23,0% 97.405.803 24,3
- Nhu cầu thanh toán 426.458.340 533.490.265 629.222.298 107.031.925 25,1% 95.732.033 9
1. Hệ số khả năng thanh toán chung 109,97% 108,15% 107,18% -0,018 -1,66% -0,010 -0,90%
- EBIT 5.743.076 5.842.862 6.827.457 99.786 1,74% 984.595 16,85%
- Lãi vay 17.516.269 16.213.598 15.907.697 (1.302.671) -7,44% (305.901) -1,89%
2. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 0,33 0,36 0,43 0,03 9,91% 0,07 19,10%
- Tiền và tương đương tiền 122.640.354 167.657.405 159.761.742 45.017.051 36,71% (7.895.663) -4,71%
- Nợ phải trả 426.458.340 533.490.265 629.222.298 107.031.925 25,10% 95.732.033 17,94%
3. Hệ số thanh khoản 28,76% 31,43% 25,39% 0,03 9,28% 0,06
-
19,21%
- TSLĐ 390.836.641 494.047.346 547.777.451 103.210.705 26,41% 53.730.105 10,88%
- NNH 408.912.298 519.609.928 614.143.201 110.697.630 27,07% 94.533.273 18,19%
4. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngăn
hạn, khả năng thanh toán nhanh 95,58% 95,08% 89,19% 0,005 -0,52% 0,06 -6,19%
- TSDH 78.157.391 82.941.491 126.617.189 4.784.100 6,12% 43.675.698 52,66%
- NDH 17.516.269 13.880.337 15.079.097 (3.635.932) -20,76% 1.198.760 8,64%
5. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 446,20% 597,55% 839,69% 1,51 33,92% 2,42 40,52%
Đvt: triệuđồng
- Hệ số khả năng thanh toán chung
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay
doanh nghiệp đang quản lý sử dụng tổng số nợ phải trả.
Hệ số thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Nợ phải trả
Hệ số thanh toán tổng quát phản ánh tình hình đảm bảo khả năng thanh toán các
khoản nợ nói chung của ngân hàng. Ta thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của
Vietcombank qua 2 năm đều lớn hơn 1, đến năm 2015 hệ số này bằng 107,18% có nghĩa
cứ 100 đồng nhu cầu thanh toán được đảm bảo bằng 107,18 đồng khả năng thanh toán,
chứng tỏ các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo, doanh nghiệp đáp ứng
được yêu cầu thanh toán, tình hình tài chính của ngân hàng ổn định.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là mối quan hệ giữa tài sản ngắn
hạn và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện ở mức độ đảm bảo
của tài sản lưu động đối với các khoản nợ trong ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Qua số liệu tính toán được ta thây hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của ngân hàng
qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, đến năm 2015 tỷ số này bằng 89,19% có nghĩa cứ 100 đồng nợ
ngắn hạn được bảo đảm thanh toán bằng 89,19 đồng tài sản ngắn hạn, chứng tỏ ngân
hàng có khả năng thanh toán trong ngắn hạn chưa cao. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao
đồng nghĩa với việc một lượng TSLĐ tồn trữ, cho thấy việc sử dụng tài sản không hiệu
quả, bộ phận tài sản đó không vận động sinh lời. Đối với Vietcombank là một ngân hàng
thì hệ số này nhỏ hơn và lân cận 1 được xem là tốt, chứng tỏ ngân hàng đã dùng tiền huy
động được để đi đầu tư, cho vay tạo vốn cho nhà đâu tư và đem lại lợi nhuận cho ngân
hàng, và điều này sẽ gúp đồng tiền được luôn phiên luân chuyển, tránh tình trạng lạm
phát, mất giá tiền tệ.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn
Hệ số đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn là mối quan hệ giữa tài sản dài hạn và
các khoản nợ dài hạn. Hệ số thanh toán nợ dài hạn thể hiện ở mức độ đảm bảo của tài sản
dài hạn đối với các khoản nợ dài hạn.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Tài sản dài hạn
Nợ dài hạn
Qua số liệu tính toán được ta thây hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của ngân hàng
qua 3 năm đều lớn hơn 1, đến năm 2015 hệ số này bằng 839,69% có ý nghĩa cứ 100 đồng
nợ dài hạn được đảm bảo thanh toán bởi 839,69 đồng tài sản dài hạn, chứng tỏ ngân hàng
có khả năng thanh toán trong dài hạn là ổn định.Chỉ tiêu này càng cao thể hiện các khoản
nợ dài hạn càng được đảm bảo.Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thể hiện nguồn tài sản
này chưa được sử dụng hơp lý, gia tăng gánh nặng trong việc trả lãi cho ngân hàng. Đối
với ngân hàng VCB chỉ tiêu này thể hiện khả năng quản lý tốt các khoản nợ của mình,
đảm bảo nguồn vốn huy động được sử dụng hiệu quả và đem lại lơi nhuận cho ngân
hàng.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số đánh giá khả năng thanh toán lãi vay biểu thị mối quan hệ giữa lợi nhuận trước
thuế và lãi vay. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của ngân hàng và mức độ an toàn có
thể có của khách hàng gửi tiền.
Qua số liệu tính toán được ta thây hệ số khả năng thanh toán lãi vay của ngân hàng
qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, đến năm 2015 hệ số này bằng 0,43 có ý nghĩa cứ 100 đồng lãi
vay thì được đảm bảo thanh toán bởi 43 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, chứng tỏ
ngân hàng sử dụng vốn chưa tốt và ngân hàng đang phải sử dụng vốn chủ sở hữu để trả
Khả năng thanh toán lãi vay =
EBIT
Lãi vay
nợ vay. Khả năng trả lãi vay của ngân hàng thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài
sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm
trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi
mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro
này được hạn chế bởi thực tế lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để
thanh toán lãi. Các ngân hàng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ việc tăng tỷ lệ dự trữ vượt
đối với các khoản cho vay và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà
một ngân hàng cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh
toán cho các chủ nợ của mình.
Chỉ riêng hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì chưa đủ để đánh giá một ngân hàng vì
hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác.
- Hệ số thanh khoản
Hệ số thanh khoản là hệ số phản ánh năng lực về tài chính mà ngân hàng có được để
đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ. Hệ số này thể hiện khả năng đáp ứng các nhu
cầu thanh toán của các khách hàng trong thời gian ngắn.
Khả năng thanh khoản =
Tiền và tương
đương tiền
Tổng nợ
Qua số liệu tính toán được ta thây hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của ngân hàng
qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, đến năm 2015 hệ số này bằng 25,39% chứng tỏ ngân hàng
chưa đủ khả năng đắp nhu cầu thanh toán của khách hàng. Ngân hàng cần phải điều chỉnh
lại các chính sách về cho vay cũng như việc quản lý các khoản vay một cách hợp lý để
trách trường hợp mất khả năng thanh toán. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín cũng
như hình ảnh của ngân hàng.
6. Phân tích khả năng sinh lời
Kết quả của các chính sách và quyết định liên quan đến thanh khoản, quản lý tài sản
và quản lý nợ cuối cùng sẽ có tác động và được phản ánh ở khả năng sinh lời của ngân
hàng. Để đánh giá về khả năng sinh lời của ngân hàng Vietcombank ta xem xét một số
chỉ tiêu sau:
Bảng 15: Phân tích tỷ số sinh lời của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 – 2015
NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013
Chênh lệch
2015/2014 2014/2013
Doanh thu thuần 15.453.032 11.774.453 10.782.402
Tổng tài sản 674.394.640 576.988.837 468.994.032
Vốn chủ sở hữu 45.172.342 43.350.720 42.386.065
Lợi nhuận sau
thuế
5.332.067 4.611.519 4.377.582
ROA 0,79% 0,80% 0,93% -1,08% -14,37%
ROE 11,80% 10,64% 10,33% 10,926% 3,00%
ROS 34,50% 39,17% 40,60% -11,90% -3,53%
Bảng 16: Chỉ số sinh lời của ngân hàng Sacombank năm 2015
NGÂN HÀNG SACOMBANK
Chỉ tiêu ROA ROE ROS
Năm 2015 0,68% 11,09% 28,64%
Bảng 17: Chỉ số sinh lời của ngân hàng MB Bank năm 2015
NGÂN HÀNG MB BANK
Chỉ tiêu ROA ROE ROS
Năm 2015 0,61% 10,52% 23,47%
Đvt: triệuđồng
Bảng 18: Chỉ số khả năng sinh lời trung bình ngành giai đoạn 2013 - 2015
CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013
ROA 1% 1% 1%
ROE 9% 10% 11%
ROS 12% 12% 12%
Chỉ tiêu trung bình ngành lấy số liệu từ Website: www.cophieu68.vn ( lấy trung
bình từ 15 loại cổ phiếu).
NHẬN XÉT:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
× 100
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) phản ánh tính hiệu quả của quá trình
hoạt động kinh doanh và lợi nhuận do doanh thu đem lại.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) năm 2014 là 19,17 % giảm 3,53 % so với
năm 2013 (năm 2013 tỷ số này là 40,60 %). Sang năm 2015 tỷ suất này tiếp tục giảm
11,90% so với năm 2014. Năm 2015 tỷ suất này bằng 34,50% có nghĩa là cứ 100 đồng
doanh thu được tạo ra thì có 34,50 đồng lợi nhuận. So sánh với ROS trung bình của
ngành ngân hàng năm 2015 là 12% (nguồn: www.cophieu68.vn ) thì có thể thấy ROS
của ngân hàng Vietcombank cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành, cho thấy tình
hình hoạt động của ngân hàng Vietcombank là khá tốt so với các ngân hàng khác.
Năm 2015 tỷ số ROS của ngân hàng Sacombank là 28,64%, của ngân hàng MB Bank
là 23,47%, so sánh với ROS của 2 ngân hàng này có thể thấy ngân hàng Vietcombank
hoạt động khá tốt so với ngân hàng Sacombank cũng như trung bình chung của ngành (
gấp 1,20 lần so với ngân hàng Sacombank) và cũng cao hơn ngân hàng MB Bank ( gấp
1,47 lần) . Điều này là dễ hiểu bởi quy mô hoạt động cũng như vốn điều lệ của ngân hàng
Vietcombank lớn hơn rất nhiều so với ngân hàng Sacombank cũng như MB Bank. Trong
những năm tới ngân hàng nên đẩy mạnh hơn nữa việc tiết kiệm chi phí, tối đa hóa lợi
nhuận để nâng cao hơn nữa tỷ số ROS.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng Tài sản
× 100
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cho biết nếu ngân hàng đầu tư 100 đồng tài
sản thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Thông qua việc xem xét mức độ sinh
lời của tài sản ta có thế đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong công ty.
Ta thấy, ROA có sự biến động qua các năm. Năm 2013 là lớn nhất đạt 0,93 %, nghĩa
là cứ bình quân 100 đồng giá trị tài sản vào sử dụng tạo ra được 0,93 đồng lợi nhuận sau
thuế. Tuy nhiên sang năm 2014 và 2015, tỷ số này giảm lần lượt còn 0,80% và 0,79%.
Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản năm 2013 tốt hơn so với 2014, 2015 nhưng
nhìn chung thì cả 3 năm ROA đều tương đối thấp. Nếu so sánh với ROA trung bình của
ngành ngân hàng năm 2015 là 1% (nguồn: www.cophieu68.vn ) thì có thể thấy rằng khả
năng sinh lời của ngân hàng còn thấp so với trung bình ngành.
Tuy nhiên, nếu so sánh với ngân hàng Sacombank ( ROA là 0,68%) và ngân hàng MB
Bank (ROA là 0,61%) năm 2015 có thể thấy ngân hàng Vietcombank có ROA lớn hơn so
với Sacombank ( gấp 1,16 lần) cũng như MB Bank ( gấp 1,30 lần) cho thấy ngân hàng
Vietcombank chưa thực sự sử dụng có hiệu quả tài sản của mình, ngân hàng cần có biện
pháp tăng hệ số này, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu Bình quân
× 100
Nguồn vốn chủ sở hữu thường ảnh hưởng đến tính tự chủ trong hoạt động tài chính
của ngân hàng. Do vậy, phân tích hiệu quả vốn chủ sở hữu đó là nguồn thông tin quan
trọng để những người quan tâm đưa ra các quyết định tăng, giảm vốn chủ một cách cần
thiết. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ ta đi tính toán và phân tích chỉ tiêu tỷ suất
sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn
chủ.
Theo kết quả tính toán ta có ROE năm 2015 đạt giá trị lớn nhất. Năm 2014 ROE là
10,64 % tăng 3,00 % so với năm 2013. Năm 2015 ROE là 11,80 % tức là tiếp tục tăng và
tăng 10,93% so với năm 2014. Điều này cũng dễ hiểu vì năm 2014, công ty tăng vốn
điều lệ từ 23.174.171 triệu đồng lên 26.650.203 triệu đồng. Tăng vốn là một việc làm rất
cần thiết trong lúc đó. Vì ngân hàng đã mở rộng quy mô, mở thêm một số chi nhánh nên
cần tăng vốn điều lệ Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty khi so sánh với trung
bình chung của ngành ngân hàng năm 2015 là 9% (nguồn: www.cophieu68.vn) thì ROE
của ngân hàng lớn hơn trung bình ngành, điều đó cho thấy việc tăng vốn điều lệ để tăng
quy mô của ngân hàng đã mang lại kết quả tương đối tốt, ngân hàng sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn của cổ đông, tăng lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn và
mở rộng quy mô hoạt động.
Vào năm 2015, tỷ số ROE của ngân hàng Sacombank và ngân MB Bank lần lượt là
10,52 % và 11,09%. Qua đó có thể tính được ROE của ngân hàng Vietcombank cao gấp
1,06 lần so với ngân hàng Sacombank và cao gấp 1,12 lần so với ngân hàng MB Bank
cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ ở hữu của ngân hàng Vietcombank là khá tốt, ngân
hàng đã sử dụng có hiệu quả vốn góp của cổ đông để nâng cao lợi nhuận của mình.
Tóm lại, qua phân tích khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam có thể thấy được tình hình lợi nhuận của ngân hàng là khá tốt, ngân
hàng đã làm ăn có lãi và sử dụng có hiệu quả vốn góp của các cổ đông để tạo ra lợi
nhuận (có thể thấy qua tỷ số ROS và ROE đều lớn so với Sacombank, MB Bank cũng
như trung bình ngành), tuy nhiên ngân hàng sử dụng tài sản chưa thực sự có hiệu quả
(ROA của ngân hàng tuy lớn hơn Sacombank và MB Bank nhưng vẫn thấp hơn trung
bình ngành) và đang có dấu hiệu giảm dần, do đó trong thời gian tới ngân hàng cần phải
có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, góp phần nâng cao khả năng
sinh lời của ngân hàng mình.
7. Phân tích tỷ số tăng trưởng bền vững
Bảng 19: Phân tích tỷ số tăng trưởng bền vững của ngân hàng Vietcombank giai
đoạn 2013 -2015
NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Lợi nhuận giữ lại 3.011.824 3.118.382 3.554.314
Vốn chủ sở hữu 42.386.065 43.350.720 45.007.042
Tỷ số tăng trưởng bền vững 7,106% 7,193% 7,897%
Bảng 20: So sánh tỷ số tăng trưởng bền vững năm 2015
CHỈ TIÊU
Tỷ số tăng trưởng bền vững
STB MBB Trung bình ngành
Năm 2015 7,756 6,982 7,23
Chỉ tiêu trung bình ngành lấy từ website: www.cophieu68.vn ( lấy trung bình từ
15 loại cổ phiếu)
Hằng năm một tỷ lệ rất lớn lợi nhuận sau thuế được giữ lại để đầu tư làm tăng vốn
chủ sở hữu và ngân hàng không dùng nhiều để kinh doanh ngành nghề mới mà chủ yếu
đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên do tính đặc thù là rủi ro rất cao nên ngân
hàng phải thực sự nhận định chính xác để tránh thua lỗ. Qua bảng tính trên, ta thấy Tỷ số
tăng trưởng bền vững qua các năm tăng lên, cụ thể năm 2014 tăng so với năm 2013 tăng
0,088%, năm 2015 tăng 0,704% so với năm 2014.Năm 2015, tỷ số tăng trưởng bền vững
của VCB cao hơn so với trung bình ngành là 0.667%, chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn
có hiệu quả và tăng trưởng bền vững trong tương lai. So sánh với 2 ngân hàng STB và
MBB năm 2015, tỷ số tăng trưởng bền vững của VCB đều cao hơn, điều này càng khẳng
định uy tín, thương hiệu của ngân hàng Vietcombank so với ngân hàng Sacombank, ngân
hàng MB Bank cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống.
8. Phân tích tỷ số giá trên thu nhập
Bảng 21: Phân tích tỷ số giá trên thu nhập của ngân hàng Vietcombank giai
đoạn 2013 – 2015
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
LNST 4.377.582 4.611.519 5.332.067
LN phân bổ cho cổ đông 3.665.577 3.805.844 4.332.567
Số lượng cổ phiếu thường 2.767.118.830 2.988.670.775 3.279.253.998
VCSH 42.386.065 43.350.720 45.172.342
EPS 0,001582 0,001543 0,001626
Giá thị trường 0,021900 0,031220 0,043900
P/E 13,84 20,23 27
DPS 0,001325 0,001273 0,001321
Tỷ lệ chi trả cổ tức 0,8374 0,8253 0,8125
Thư giá 0,015318 0,014505 0,013775
P/B 1,43 2,15 3,19
Tỷ suất cổ tức (%) 6,05 4,08 3,01
- Hệ số giá trên thu nhập (P/E)
Là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán
của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của
cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ
phiếu.
Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết để có được 1 đồng thu nhập nhà đầu tư phải bỏ ra bao
nhiêu đồng vốn để đầu tư vào cổ phiếu.
Chỉ số này tăng từ 13,84 ở năm 2013 lên đến 20,23 ở năm 2014. Tăng 6,39 lần.
Nguyên nhân là do giá thị trường tăng nhưng thu nhập trên mỗi cổ phần thường lại giảm.
Năm 2014 EPS = 1.543, giảm còn 39 đồng so với năm 2013.
Năm 2015 P/E = 27. Tăng 6,77 lần so với năm 2014. Do tốc độ tăng của giá thị
trường nhanh hơn tốc độ tăng của EPS.
Chỉ số P/E tăng nhanh qua các năm. Điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ
tăng cổ tức cao trong tương lai, cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thỏa mãn với tỷ
suất vốn hóa thị trường thấp, dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả
cổ tức cao.
Đvt: triệuđồng
- Tỷ số thị giá/thư giá:
Ý nghĩa: Cho biết giá thị trường của 1 cổ phiếu bằng bao nhiêu lần giá trị ghi sổ của 1
cổ phiếu.
Nhìn chung chỉ số P/B qua 3 năm đều lớn hơn 1 (giá trị thị trường của cổ phiếu cao
hơn giá trị ghi sổ) và tăng qua các năm, cụ thể năm 2014 tăng 0,72 lần so với năm 2013,
tương ứng với 50,54%. Năm 2015 tăng 1,04 lần so với năm 2014, tương ứng với tốc độ
tăng là 48,06%. Điều đó cho thấy rằng ngân hàng đang có dấu hiệu làm ăn tốt, thu nhâp
trên tài sản cao.
- Tỷ suất cổ tức:
Chỉ số này thể hiện tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được trích ra để trả cho cổ đông dưới
hình thức cổ tức. Tỷ lệ này nhỏ hơn 75% có nghĩa là công ty tái đầu tư lợi nhuận một
cách hợp lý. Chỉ số này giảm liên tục qua 3 năm. Năm 2013 là 6,05%, năm 2014 giảm
còn 4,08%. Sang năm 2015 tiếp tục giảm còn 3,01%.
Như vậy một cổ phiếu không được trả cổ tức, tương đương với tỷ suất cổ tức giảm,
không hẳn là cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư
muốn được trả cổ tức, đặc biệt là các nhà đầu tư ở tuổi sắp nghỉ hưu, vì cả lý do thu nhập
và an toàn.
Bảng 22: So sánh tỷ số giá trên thu nhập của Vietcombank với trung bình ngành
năm 2015
Chỉ tiêu VCB Trung bình ngành
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
EPS 1.626 1.548 78 5,04
P/E 27 20,20 6,80 33,66
P/B 3,19 1,87 1,32 70,58
Chỉ tiêu trung bình ngành lấy từ website: www.cophieu68.vn ( lấy trung bình từ
15 loại cổ phiếu)
Bảng 23: So sánh tỷ số giá trên thu nhập của Vietcombank với các ngân hàng khác
Chỉ tiêu VCB MBB STB
EPS 1.626 1.204 372
P/E 27 9,35 34,14
P/B 3,19 1,03 1,01
Qua kết quả tính toán trên, ta thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng tương đối
tốt so với ngân hàng Sacombank và MB Bank. EPS của ngân hàng Vietcombank cao hơn
MBB là 422 đồng, cao hơn 1.254 đồng so với Sacombank và cũng cao hơn trung bình
ngành 78 đồng, điều này thể hiện khả năng thu hút vốn đầu tư của các cổ đông là khá tốt
so với các ngân hàng còn lại, khi đầu tư vào ngân hàng Vietcombank các cổ đông hưởng
lợi nhuận tốt và ít chịu rủi ro hơn là đầu tư vào các ngân hàng khác. Tỷ số P/E tuy cao
hơn so với MBB 17,65 lần và cao hơn trung bình ngành 6,80 lần, chứng tỏ giá trị cổ
phiếu của ngân hàng VCB là khá cao so với các ngân hàng khác. Mặc dù tỷ số P/E thấp
hơn so với STB 7,14 lần nhưng so sánh tương quan với EPS thì có thể thấy việc đầu tư
vào cổ phiếu của VCB vẫn tốt so với các ngân hàng còn lại. Tỷ số P/B của VCB cao hơn
nhiều so với trung bình ngành (gấp 1,32 lần) và cao hơn MBB 2,16 lần, cao hơn 2,18 lần
so với STB chứng tỏ ngân hàng càng có triển vọng phát triển trong tương lai.
Ngoài ra, để cung cấp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác nhất để có quyết định nên hay
không nên đầu tư vào cổ phiếu VCB hay không, chúng tôi đã tiến hành thêm phân tích 2
hoạt động chủ yếu của ngân hàng Vietcombank là hoạt động huy động vốn và hoạt động
tín dụng( cho vay).
9. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 – 2015
Bảng 24: Phân tích khả năng huy động vốn của ngân hàng Vietcombak giai đoạn
2013 - 2015
NGÂN HÀNG VIETCOMBANK ĐVT:triệuđồng
CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Nợ ngắn hạn 408.912.298 519.609.928 614.143.201
Nợ dài hạn 17.546.042 13.880.332 15.079.077
Tổng nợ 426.458.340 533.490.260 629.222.278
Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ 95.89% 97.40% 97.60%
Tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nợ 4.11% 2.60% 2.40%
Bảng 25: Khả năng huy động vốn của ngân hàng Sacombank năm 2015
NGÂN HÀNG SACOMBANK
CHỈ TIÊU Năm 2015
Nợ ngắn hạn 141.057.003
Nợ dài hạn 3.256.884
Tổng nợ 144.313.887
Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ 97.74%
Tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nợ 2.26%
Bảng 26 : Khả năng huy động vốn của ngân hàng MB bank năm 2015
NGÂN HÀNG MB
CHỈ TIÊU Năm 2015
Nợ ngắn hạn 157.707.236
Nợ dài hạn 6.966.761
Tổng nợ 164.673.997
Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ 95.77%
Tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nợ 4.23%
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là hoạt động huy động vốn và cho
vay, 2 hoạt động này chiếm hầu hết tỷ trọng trong các hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng.Trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng thì có nhiều hình thức khác nhau,
trong đó có hoạt động tiền gửi của khách hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Nó tạo nên 2 nguồn của nợ phải trả là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Từ bảng tính
toán trên có thể cho ta thấy: tổng dư nợ của ngân hàng Vietcombank tăng dần qua các
năm 2013, 2014, 2015. Trong đó, tỷ trọng của nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ tăng dần, kéo
theo đó sẽ là tỷ trọng nợ dài hạn tren tổng dư nợ sẽ giảm dần.
Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (>95%). Cụ thể là
năm 2013 là 95.89%, đến năm 2014 tăng lên 1.51% so với năm 2013, năm 2015 là
97.60%, tăng 2.1% so với năm 2014.Trong khi đó, nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng quá
thấp. Năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là 4.11%, 2.6%, 2.4%.
Vì khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ nên sẽ tạo ra nhiều
khó khăn cho ngân hàng trong nhiều vấn đề như gây áp lực cho việc chi trả lãi của các
khoản vay ngắn hạn, cũng như không đủ cầu trong việc cho vay trung và dài hạn.
Khi ta xét cũng với tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng trong
giai đoạn 2013-2015, thì cho thấy khả năng thanh toán của ngân hàng là rất ổn định trong
3 năm .Nhưng khả năng thanh khoản của ngân hàng Vietconbank còn khá thấp, với tỷ
trọng nợ ngắn hạn như trên thì ngân hàng Vietcombank cần xem xét đánh giá lại hệ số
thanh khoản để có thể ứng phó kịp thời với những trường hợp thanh toán nợ vay ngắn
hạn cũng như dài hạn trước thời hạn.Bên cạnh đó, ngân hàng cần giảm bớt tỷ trọng các
khoản vay ngắn hạn (tiền gửi ngắn hạn), tăng khoản vay dài hạn (tiên gửi dài hạn) để
giảm bớt rủi ro trong quá trình hoạt động, tránh ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng bằng
cách điều chỉnh mức lãi suất tiền gửi ngắn hạn và dài hạn và đưa ra nhiều chính sách ưu
đãi hơn về khoản mục tiền gửi dài hạn.Để tăng mức độ an toàn cho ngân hàng, đảm bảo
quá trình hoạt động.
Vào năm 2015 ta thấy: khi so sánh ngân hàng vietcombank với 2 ngân hàng cùng
hệ thống là ngân hàng sacombank và ngân hàng quân đội thì tỷ trọng nợ ngắn hạn của 2
ngân hàng này cũng rất cao(>95%).Trong đó ngân hàng quân đội là chiếm tỷ lệ nợ ngắn
hạn trên tổng dư nợ thấp nhất trong số 3 ngân hàng. Cụ thể là vào năm 2015 ngân hàng
sacombank là 97.74%, còn ngân hàng quân đội là 95.77%.Qua đó thì hiện tượng nợ ngắn
hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ là ngân hàng nào cũng gặp phải. Vi thế ngân
hàng cần có sự điều chỉnh chính sách tiền gửi sao cho hợp lý qua từng thời kỳ để giảm
mức rủi ro trong kinh doanh, tăng mức độ an toàn trong quá trình hoạt động.
10.Hoạt động tíndụng ( cho vay ) của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 - 2014
Tín dụng là một hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động tín dụng còn được xem
như một nghiệp vụ quản trị rủi ro để sinh lợi trong kinh doanh ngân hàng. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nhưng tựu trung lại rủi ro tín dụng có thể được hiểu
là việc ngân hàng không thể thu hồi được toàn bộ gốc và lãi khi khoản vay đến hạn. Và
khi một khoản vay không thể thu hồi hay có nguy cơ không thể thu hồi nợ gốc và lãi thì
người ta gọi đây là một khoản nợ xấu.
Theo Quyết định 493/về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động Ngân hàng, thì nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm
3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu
theo định nghĩa của Việt Nam cũng được xác định dựa theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên
90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại.
Bảng 27: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 - 2014
ĐVT: triệu đồng.
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
chênh lệch
2014/2013
chênh lệch
2015/2014
Nợ xấu 7.475.000 7.459.000 7.137.000 (16.000) (322.000)
Tổng dư nợ 273.809.524 322.900.433 387.880.435 49.090.909 64.980.002
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng
dư nợ (%) 2,73% 2,31% 1,84% -0,42% -0,47%
Qua bảng tính trên ta thấy, tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ giảm qua các năm, có dấu hiệu
tốt. Năm 2013 nợ xấu chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ là
2,73%. Đến năm 2014, tỷ lệ này bằng 2,31%. Giảm 0,42% so với năm 2013. Do nợ xấu
giảm còn 7.459.000 triệu đồng, trong khi tổng dư nợ tăng lên đến 322.900.433 triệu đồng.
Tăng 49.090.909 triệu đồng so với năm 2013. Điều đó làm cho tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ
giảm. Sang năm 2015, tỷ lệ này tiếp tục giảm 0,47% so với năm 2014. Tổng dư nợ tăng
lên đến 387.880.435 triệu đồng, tăng 64.980.002 triệu đồng. Trong khi đó nợ xấu giảm
còn 7.137.000 triệu đồng, giảm 322.000 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 4,32%.
Điều này làm cho tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ giảm còn 1,84%. Tỷ lệ nợ xấu giảm thể hiện
chất lượng tín dụng của ngân hàng càng tăng qua các năm.
So sánh tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietcombank với trung bình trung của ngành và 2
ngân hàng khác là Sacombank và MB Bank. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 28: So sánh tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietcombank và trung bình trung của
ngành năm 2015
Chỉ tiêu VCB Trung bình ngành
Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ 1,84% 2,55%
Chỉ tiêu trung bình ngành tham khảo www.vcbs.com.vn
Bảng 29: So sánh tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietcombank với ngân hàng
Sacombank và ngân hàng MB Bank năm 2015
Cổ
phiếu
Nợ xấu Tổng dư nợ tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%)
VCB 7.137.000 387.880.435 1,84%
STB 3.449.000 185.917.000 1,86%
MBB 1.950.000 121.349.000 1,61%
Qua 2 bảng số liệu trên có thể thấy ngân hàng Vietcombank đã duy trì được tỷ lệ nợ
xấu/ tổng nợ tín dụng là khá tốt so với trung bình chung của ngành ngân hàng. Năm 2015
tỷ lệ này thấp hơn 0,02% so với ngân hàng Sacombank nhưng lại cao hơn khá nhiều so
với ngân hàng MB Bank (cao hơn 0,25%), tuy nhiên nếu so sánh với trung bình chung
của ngành thì tỷ lệ này vẫn thấp hơn 0,77%. Nếu xem xét tương quan với quy mô hoạt
động, tổng số tiền cho vay cũng như uy tín của ngân hàng Vietcombank thì có thể kết
luận ngân hàng hoạt động tốt và khá an toàn. Tuy ngân hàng đã có nhiều nỗ lực duy trì tỷ
trọng nợ xấu ở mức thấp nhưng chưa thực sự khai thác triệt để các công cụ và biện pháp
thu hồi nợ. Trong những năm tiếp theo ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa các biện
pháp thu hồi nợ để đảm bảo có đủ vốn cho hoạt động và góp phần nâng cao hơn nữa uy
tín của ngân hàng mình.
Hiện nay tại ngân hàng Vietcombank đã áp dụng những biện pháp để xử lý nợ xấu
bằng các công cụ phổ biến như: đòi nợ, tái cấu trúc các khoản nợ; bán nợ; phong tỏa tài
sản người vay, thanh lý tài sản thế chấp; gán nợ, xiết nợ, yêu cầu bồi thường từ những
người có trách nhiệm liên đới; sử dụng quỹ dự phòng tài chính hoặc xử lý từ dự phòng rủi
ro tín dụng và các biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng khác. Ta có bảng khả năng thu hồi nợ
xấu của ngân hàng Vietcombank trong giai đoạn 2013 – 2015 như sau:
Bảng 30: Khả năng thu hồi nợ xấu của ngân hàng Vietcombank giai đoạn
2013 -2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm 2015
Chênh
lệch
2014/2013
Chênh
lệch
2015/2014
Giátrị nợ xấu
được thu hồi
780.000 1.905.000
2.170.000
1.125.000 265.000
Tổng nợ xấu 7.475.000 7.459.000 7.137.000 -16.000 -322.000
Tỷ trọng nợ
xấu thu hồi
được
10,43% 25,54% 30,40% 15,10% 4,87%
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình thu hồi nợ xấu của ngân hàng
Vietcombank đã có sự chuyển biến tốt qua các năm. Năm 2013 giá trị nợ xấu thu hồi
được là 780.000 triệu đồng trong khi tổng nợ xấu là 7.475.000 triệu đồng, chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ (10,43%), nhưng đến năm 2014 đã có sự cải thiện đáng kể, giá trị nợ xấu thu
hồi được tăng 1.125.000 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 144,23%. Đẩy mức giá trị
nợ xấu thu hồi được lên 1.905.000 triệu đồng, chiếm 25,54% trong tổng giá trị nợ xấu cần
phải thu hồi. Đến năm 2015 giá trị nợ xấu thu hồi được tiếp tục tăng 265.000 triệu đồng
tương ứng với tốc độ tăng 13,91%, đạt giá trị 2.170.000 triệu đồng, chiếm 30,40% tổng
giá trị nợ xấu. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã làm tốt công tác thu hồi, xử lý nợ xấu tốt,
góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng, thu hút được nhiều khách hàng hơn trong tương
lai.
III. KẾT LUẬN
Nhìn chung qua việc phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng Vietcombank trong
giai đoạn 2013 -2015, chúng tôi nhận thấy hoạt động của ngân hàng này khá tốt, khả
năng sinh lời cao, hoạt động hiệu quả và an toàn. Kiến nghị của nhóm cho nhà đầu tư là
nên đầu tư vào cổ phiếu VCB của ngân hàng Vietcombank nhằm tăng thu nhập với mức
sinh lời cao và độ an toàn vốn được bảo đảm.
IV. SO SÁNH CƠ CẤU NỢ CỦA BA MÃ CỐ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG
VIETCOMBANK (VCB), CỐ PHẦN KHOÁNG SẢN BECAMEX (BMJ) VÀ
CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HỮU NGHỊ (HNF)
Bảng 31: So sánh cơ cấu nợ của VCB, BMJ và HNF giai đoạn 2013 - 2015
VCB
Chỉ tiêu 2015 2014 2013
Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn 90,30% 92,46% 93,3%
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 1002,59 1226,45 1392,94
BMJ
Chỉ tiêu 2015 2014 2013
Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn 18,03% 25,45% 27,92%
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 21,99% 34,13% 38,74%
HNF
Chỉ tiêu 2015 2014 2013
Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn 59,62% 60,22% 67,48%
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 147,68% 151,38% 207,50%
Nhìn vào số liệu từ bảng phân tích từ tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn và tỷ nợ trên
vốn chủ sở hữu mức độ sử dụng nợ của 3 mã cổ phiếu được sắp xếp theo thứ tự giảm dần
VCB>HNF>BMJ. Điều này cũng khá hợp lý bởi 3 mã cổ phiếu này của 3 doanh nghiệp
hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Nếu tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn và tỷ số nợ
trên vốn chủ sở hữu của mã cổ phiếu VCB cao nhất do ngân hàng Vietcombank hoạt
động trong lĩnh vực ngân hàng, mà đặc trưng của các ngân hàng thì sử dụng nguồn vốn
huy động từ bên ngoài là chủ yếu, nguồn vốn chủ sỡ hữu ít hơn rất nhiều so với nợ phải
trả, thì mã cổ phiếu BMJ có tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
thấp nhất bởi công ty Cổ phần Khoáng sản Becamex hoạt động trong lĩnh vực khai thác
khoáng sản mà đây là một ngành công nghiệp nặng , chi phí đầu tư cao, thời gian thu hồi
vốn chậm nên sử dụng chủ yếu là nguồn vốn tự có và ít sử dụng nợ vay. Tỷ suất nợ trên
tổng nguồn vốn và tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu của mã cổ phiếu HNF của công ty Cổ
phần Bánh kẹo Hữu Nghị lại ở mức trung bình do công ty hoạt đông trong lĩnh vực sản
xuất hàng tiêu dùng với lượng tiêu thụ và thị phần lớn nên thu hồi vốn nhanh, doanh
nghiệp có cơ hội tiếp cận vời các khoản tín dụng.
Nhìn vào tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn, và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của 3 mã
cổ phiếu trên thì không thể so sánh và đưa ra kết luận là các doanh nghiệp có hoạt động
hiệu quả hay không, hay sự mất cân bằng trong kết cấu nguồn vốn và rủi ro trong việc sử
dụng nợ của các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp này hoạt động trong từng lĩnh vực
khác nhau. Nhưng nhận định chung của nhóm là việc sử dụng nợ của 3 doanh nghiệp này
khá hợp lý phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ số
nợ càng cao thì rủi ro kinh doanh càng cao, các doanh nghiệp cần có những biện pháp
quản lý, đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh.
Bảng phân công công việc cho các thành viên:
Nguyễn Ngọc Phan Văn ( nhóm trưởng ) : Chịu trách nhiệm phân công công việc cho các
thành viên, đảm nhận phần giới thiệu khái quát về ngân hàng Vietcombank và phần kết
luận, Phân tích kết cấu nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank và So sánh kết cấu nguồn
vốn của 3 mã cổ phiếu VCB, NMJ, HFN. Tổng hợp số liệu của các thành viên, chỉnh sửa
lại lời dẫn, chính tả và nhận xét. Phân bổ bố cục của bài tập nhóm.
Trịnh Văn Trang + Nguyễn Thị Song Tuyền + Huỳnh Mỹ Phương Uyên: Đảm nhận tính
toán số liệu từ bảng 1 đến bảng 6. Viết nhận xét của phân tích kết cấu nguồn vốn phân
tích kết cấu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietcombank. Và so sánh
với các ngân hàng khác.
Vy Thị Như Ý + Phạm Thị Thu Tuyết: Đảm nhận tính toán số liệu từ bảng 7 đến bảng
12, trong đó Vy Thị Như Ý tính toán và nêu nhận xét của hiệu suất sử dụng tài sản ngắn
hạn và hiệu suất sử dụng tài sản cố định và so sánh với các ngân hàng khác. Phạm Thị
Thu Tuyết tính toán và nêu nhận xét về hiệu suất sử dụng tổng tài sản và so sánh với các
ngân hàng khác.
Huỳnh Văn Viên: Đảm nhận tính toán số liệu bảng 13, viết nhận xét khả năng quản lý nợ
của ngân hàng Vietcombank và so sánh với các ngân hàng khác.
Đào Tú Trinh: Đảm nhận tính toán số liệu của bảng 14, Viết nhận xét về các hệ số khả
năng thanh toán của ngân hàng Vietcombank.
Trần Lê Ngọc Liên + Phan Trần Ngọc Hà + Hạ Long: Đảm nhận tính toán số liệu từ bảng
15 đến bảng 18, Phân tích các hệ số khả năng sinh lời của ngân hàng Vietcombank và so
sánh với các ngân hàng khác và trung bình trung của ngành.
Trương Thị Tuyết + Nguyễn Lâm Uyển Trâm: Đảm nhận tính toán số liệu của bảng 19,
bảng 20, phân tích tỷ số tăng trưởng bền vững của ngân hàng Vietcombank và so sánh
với các ngân hàng khác và trung bình trung của ngành.
Nguyễn Thị Mỹ Duyên + Nguyễn Thị Ngọc: Đảm nhận tính toán số liệu từ bảng 21 đến
bảng 23, phân tích tỷ số giá trên thu nhập của ngân hàng Vietcombank và so sánh với các
ngân hàng khác và trung bình trung của ngành.
( Phan Trần Ngọc Hà: Đảm nhận tính toán số liệu từ bảng 24 đến bảng 26, phân tích hoạt
động huy động vốn của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 – 2014 )
( Nguyễn Thị Mỹ Duyên + Trần Lê Ngọc Liên: Đảm nhận tín toán từ bảng 27 đến bảng
30, phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 - 2015 )
Trong quá trình tiến hành bài tập nhóm, các thành viên đều thường xuyên đóng góp ý
kiến, giúp đỡ nhau trong quá trình tính toán và trình bày các số liệu cũng như nhận xét
các số liệu. Nguồn thông tin mà nhóm sử dụng được thu thập từ nhiều nguồn, nhưng chủ
yếu là Báo Cáo Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt
Nam ( Vietcombank ) và các báo cáo tài chính và thông số cũng như hệ số tài chính trong
Website: www.cophieu68.vn ,http://vietstock.vn/ , http://bizlive.vn/

More Related Content

What's hot

Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmQuản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmĐinh Hiep
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hàThu Vien Luan Van
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdfGiáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdfTrịnh Minh Tâm
 
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoBài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoYenPhuong16
 

What's hot (20)

Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinbankKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
Quản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmQuản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tm
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdfGiáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
 
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoBài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
 

Similar to Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại-thương

slide vn update 2015 kiem toan out
slide vn update 2015 kiem toan   outslide vn update 2015 kiem toan   out
slide vn update 2015 kiem toan outNguyễn Anh Tài
 
slide vn update 2015 kiem toan out
slide vn update 2015 kiem toan   outslide vn update 2015 kiem toan   out
slide vn update 2015 kiem toan outNguyễn Anh Tài
 
vn update 2015 kiem toan out
vn update 2015 kiem toan   outvn update 2015 kiem toan   out
vn update 2015 kiem toan outNguyễn Anh Tài
 
Gioi thieu vietin bank 2015.05
Gioi thieu vietin bank 2015.05Gioi thieu vietin bank 2015.05
Gioi thieu vietin bank 2015.05bibi8x0883
 
Slide vn update q3.2015
Slide vn update q3.2015Slide vn update q3.2015
Slide vn update q3.2015bibi8x0883
 
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020ngothithungan1
 
2.slide vn update q4.2015 out
2.slide vn update q4.2015  out2.slide vn update q4.2015  out
2.slide vn update q4.2015 outNguyễn Anh Tài
 
Vietin bank q2.2015
Vietin bank q2.2015Vietin bank q2.2015
Vietin bank q2.2015bibi8x0883
 
Gioi thieu vietin bank q2.2015
Gioi thieu vietin bank q2.2015Gioi thieu vietin bank q2.2015
Gioi thieu vietin bank q2.2015bibi8x0883
 
Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015
Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015 Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015
Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015 bibi8x0883
 
Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180
Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180
Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020
Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020
Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020ngothithungan1
 
Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020
Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020
Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020ngothithungan1
 
Gioi thieu VietinBank Quy 2/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 2/2020Gioi thieu VietinBank Quy 2/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 2/2020ngothithungan1
 
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNGĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNGKetoantaichinh.net
 
Tìm hiểu về hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Viet...
Tìm hiểu về hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Viet...Tìm hiểu về hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Viet...
Tìm hiểu về hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Viet...luanvantrust
 

Similar to Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại-thương (20)

slide vn update 2015 kiem toan out
slide vn update 2015 kiem toan   outslide vn update 2015 kiem toan   out
slide vn update 2015 kiem toan out
 
slide vn update 2015 kiem toan out
slide vn update 2015 kiem toan   outslide vn update 2015 kiem toan   out
slide vn update 2015 kiem toan out
 
vn update 2015 kiem toan out
vn update 2015 kiem toan   outvn update 2015 kiem toan   out
vn update 2015 kiem toan out
 
Gioi thieu vietin bank 2015.05
Gioi thieu vietin bank 2015.05Gioi thieu vietin bank 2015.05
Gioi thieu vietin bank 2015.05
 
Slide vn update q3.2015
Slide vn update q3.2015Slide vn update q3.2015
Slide vn update q3.2015
 
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
 
2.slide vn update q4.2015 out
2.slide vn update q4.2015  out2.slide vn update q4.2015  out
2.slide vn update q4.2015 out
 
Vietin bank q2.2015
Vietin bank q2.2015Vietin bank q2.2015
Vietin bank q2.2015
 
Gioi thieu vietin bank q2.2015
Gioi thieu vietin bank q2.2015Gioi thieu vietin bank q2.2015
Gioi thieu vietin bank q2.2015
 
Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015
Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015 Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015
Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015
 
Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180
Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180
Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180
 
Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020
Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020
Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020
 
Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020
Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020
Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020
 
Gioi thieu VietinBank Quy 2/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 2/2020Gioi thieu VietinBank Quy 2/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 2/2020
 
2.slide vn update q1.2016
2.slide vn update q1.20162.slide vn update q1.2016
2.slide vn update q1.2016
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
 
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNGĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
 
Tìm hiểu về hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Viet...
Tìm hiểu về hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Viet...Tìm hiểu về hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Viet...
Tìm hiểu về hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Viet...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Bidv
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại BidvBáo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Bidv
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Bidv
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn

Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankNguyễn Ngọc Phan Văn
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
De thi MBBanh
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 

Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại-thương

  • 1. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ( VIETCOMBANK ) I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ( VIETCOMBANK ) Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có hơn 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 4 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 56.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 176 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • 2. Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân. Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu sớm đưa Vietcombank trở thành ngân hàng có quy mô, năng lực quản trị, phạm vi hoạt động và tẩm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế trong thời gian tới.
  • 3. II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 1. Phân tích kết cấu nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank Vốn kinh doanh trong kỳ của ngân hàng được tài trợ từ những nguồn khác nhau, gồm cả nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nhu cầu vốn trong từng thời kỳ luôn luôn biến động, điều đó làm cho các nguồn tài trợ của ngân hàng cũng thay đổi. Phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ, mức độ tự chủ tài chính của ngân hàng cũng như những khó khăn ngân hàng gặp phải trong khai thác nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Một kết cấu tài sản tốt thể hiện một kết cấu vốn có hiệu quả, hứa hẹn kết quả tốt đẹp trong tương lai. Nhưng kết cấu tài sản đó có bền vững hay không lại phụ thuộc vào kết cấu nguồn vốn. Nếu kết cấu tài sản của ngân hàng hợp lý nhưng lại được hình thành từ nguồn vốn vay thì hiệu quả và tính bền vững của tài sản đó không chắc chắn. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần phải xác định nhu cầu đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn.
  • 4. Bảng 1: Đánh giá kết cấu nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 - 2015 CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền chênh lệch Số tiền Chênh lệch I. Các khoản nợ chính phủ và NHNN 32.622.411 6,96 54.093.072 9,38 41.479.533 6,15 21.470.661 65,82 (12.613.539) -23,32 II. Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 44.044.289 9,39 43.237.798 7,49 72.135.381 10,70 (806.491) -1,83 28.897.583 66,83 1. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 31.181.723 6,65 33.697.181 5,84 51.743.682 7,67 2.515.458 8,07 18.046.501 53,55 2. Vay các tổ chức tính dụng khác 12.862.566 2,74 9.540.617 1,65 20.391.699 3,02 (3.321.949) -25,83 10.851.082 113,74 III. Tiền gửi của khách hàng 332.245.598 70,84 422.203.780 73,17 500.528.267 74,22 89.958.182 27,08 78.324.487 18,55 IV. Các công cụ tài chính phát sinh và các khoản nợ tài chính khác - 0,00 75.278 0,01 - 0,00 75.278 (75.278) -100,00 VI. Phát hành giấy tờ có giá 2.013.597 0,43 2.208.641 0,38 2.479.070 0,37 195.044 9,69 270.429 12,24 VII. Các khoản nợ khác 15.532.445 3,31 11.671.696 2,02 12.600.027 1,87 (3.860.749) -24,86 928.331 7,95 1. Các khoản lãi, phí phải trả 4.394.123 0,94 4.797.481 0,83 4.988.305 0,74 403.358 9,18 190.824 3,98 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 17.333 0,00 17.723 0,00 19.444 0,00 390 2,25 1.721 9,71 3. Các khoản phải trả và công nợ khác 10.492.739 2,24 6.856.492 1,19 7.592.278 1,13 (3.636.247) -34,65 735.786 10,73 4. Dự phòng rủi ro cho công nợ tiềm ẩn và các cam kết ngoại bảng 628.250 0,13 - 0,00 - 0,00 (628.250) -100,00 - - TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 426.458.340 90,93 533.490.265 92,46 629.222.278 93,30 107.031.925 25,10 95.732.013 17,94 VIII. Vốn và các quỹ 0,00 1. Vốn của tổ chức tín dụng 32.420.728 6,91 32.420.681 5,62 32.420.681 4,81 (47) 0,00 - 0,00 a. Vốn điều lệ 23.174.171 4,94 26.650.203 4,62 26.650.203 3,95 3.476.032 15,00 - 0,00 b. Thặng dư vốn cổ phần 9.201.397 1,96 5.725.318 0,99 5.725.318 0,85 (3.476.079) -37,78 - 0,00 c. Vốn khác 45.160 0,01 45.160 0,01 45.160 0,01 - 0,00 - 0,00 2. Quỹ của tổ chức tín dụng 3.468.552 0,74 4.151.991 0,72 4.941.362 0,73 683.439 19,70 789.371 19,01 3. Chênh lệch tý giá hối đoái 123.853 0,03 67.236 0,01 79.969 0,01 (56.617) -45,71 12.733 18,94 4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 82.306 0,02 83.405 0,01 89.222 0,01 1.099 1,34 5.817 6,97 5. Lợi nhuận chưa phân phối 6.290.626 1,34 6.627.407 1,15 7.475.808 1,11 336.781 5,35 848.401 12,80 a. Lợi nhuận để lại năm trước 3.278.802 0,70 3.309.025 0,57 3.921.494 0,58 30.223 0,92 612.469 18,51 b. Lợi nhuận để lại năm nay 3.011.824 0,64 3.118.382 0,54 3.554.314 0,53 106.558 3,54 435.932 13,98 TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 42.386.065 9,04 43.350.720 7,51 45.007.042 6,67 964.655 2,28 1.656.322 3,82 IX. Lợi ích của cổ đông thiểu số 149.627 0,03 147.852 0,03 165.300 0,02 (1.775) -1,19 17.448 11,80 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 468.994.032 100,00 576.988.837 100,00 674.394.620 100,00 107.994.805 23,03 97.405.783 16,88 Đvt: triệuđồng
  • 5. Qua bảng phân tích thì có thể nhận thấy rõ ràng trong 3 năm 2013, 2014 và năm 2015 nguồn vốn của Vietcombank luôn có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Nếu tổng nguồn vốn của Ngân hàng năm 2013 là 468.944.032 triệu đồng thì năm 2014 tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng 107.994.805 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 23,03% làm cho tổng nguồn vốn đạt 576.988.837 triệu đồng. Năm 2015 tổng nguồn vốn này đạt 674.394.620 triệu đồng tăng 97.405.783 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 16,88% so với năm 2014. Nhìn vào kết cấu nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank thì ta có thể nhận thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao. Tỷ trọng nợ phải trả của 3 năm 2013, 2014 và 2015 lần lượt là 90,93%, 92,46% và 93,3%. Như vậy tỷ trọng nợ của ngân hàng rất lớn, đây cũng một phần do đặc trưng của ngành, một phần cũng phản ánh tính rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu.Trong nợ phải trả thì khoản mục vốn huy động từ khách hàng là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nếu năm 2013 số tiền gửi của khách hàng là 332.245.598 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70.84% thì sang năm 2014 con số này tăng 89.958.182 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 27.08% đạt 422.203.780 triệu đồng chiếm tỷ trọng 73,17%. Đến năm 2015 Số tiền gửi của khách hàng đạt 500.528.267 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74,22% tăng 78.324.487 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 18.55%. Vốn huy động tăng liên tục và tăng mạnh biểu hiện vị trí vững vàng, uy tín của Vietcombank trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Đây chính là một lợi thế mà Vietcombank cần phát huy trong thời gian đến. Vốn chủ sở hữu trong 3 năm cũng đều tăng, nếu năm 2013 vốn chủ sở hữu là 42.386.065 triệu đồng thì năm 2014 vốn chủ sở hữu tăng 964.655 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 2.28% đạt 43.350.720 triệu đồng. Năm 2015 tăng 1.656.322 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 3,82% đạt 45.007.042 triệu đồng. Trong năm 2014 công ty tiến hành phát hành cổ phiếu nâng mức vốn điều lệ tăng lên mức 26.650.203 triệu đồng. Mức tăng vốn điều lệ tuy không phải là quá lớn song nó cũng cho thấy nỗ lực của Vietcombank trong việc cố gắng hoạt động có hiệu quả để tạo tiền đề lợi nhuận, để bảo toàn và phát triển vốn tự có của ngân hàng. Khi so sánh kết cấu nguồn vốn của ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank ) với kết cấu nguồn vốn của 2 ngân hàng khác là Ngân hàng Cổ phần Thương mại Sài Gòn Thương tín (Sacombank – mã cổ phiếu STB ) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội ( MB Bank – mã cổ phiếu MBB ) từ các số liệu sau:
  • 6. Bảng 2: Đánh giá kết cấu nguồn vốn ngân hàng Sacombank giai đoạn 2013 – 2015 CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền chênh lệch Số tiền Chênh lệch I. Các khoản nợ chính phủ và NHNN - 0,00 - 0,00 - 0,00 - - II. Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 5.007.207 3,10 4.410.606 2,32 2.951.159 1,01 (596.601) -11,91 (1.459.447) -33,09 1. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 3.197.163 1,98 1.859.762 0,98 654.214 0,22 (1.337.401) -41,83 (1.205.548) -64,82 2. Vay các tổ chức tính dụng khác 1.810.044 1,12 2.550.844 1,34 2.296.945 0,79 740.800 40,93 (253.899) -9,95 III. Tiền gửi của khách hàng 131.644.622 81,62 163.057.454 85,91 260.997.659 89,22 31.412.832 23,86 97.940.205 60,06 IV. Các công cụ tài chính phát sinh và các khoản nợ tài chính khác - 0,00 - 0,00 22.853 0,01 - 22.853 V. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 4.405.174 2,73 1.115.813 0,59 1.793.233 0,61 (3.289.361) -74,67 677.420 60,71 VI. Phát hành giấy tờ có giá 501.147 0,31 600 0,00 600 0,00 (500.547) -99,88 - 0,00 VII. Các khoản nợ khác 2.755.737 1,71 3.149.262 1,66 4.198.459 1,44 393.525 14,28 1.049.197 33,32 1. Các khoản lãi, phí phải trả 1.804.882 1,12 1.924.098 1,01 3.068.458 1,05 119.216 6,61 1.144.360 59,48 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả - 0,00 868 0,00 150 0,00 868 (718) -82,72 3. Các khoản phải trả và công nợ khác 878.751 0,54 1.224.296 0,65 1.129.851 0,39 345.545 39,32 (94.445) -7,71 4. Dự phòng rủi ro cho công nợ tiềm ẩn và các cam kết ngoại bảng 72.104 0,04 - 0,00 - 0,00 (72.104) - 100,00 - TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 144.313.887 89,47 171.733.735 90,48 269.963.963 92,28 27.419.848 19,00 98.230.228 57,20 VIII. Vốn và các quỹ 16.976.535 10,53 18.068.880 9,52 22.578.294 7,72 1.092.345 6,43 4.509.414 24,96 1. Vốn của tổ chức tín dụng 12.590.879 7,81 12.590.879 6,63 18.166.631 6,21 - 0,00 5.575.752 44,28 a. Vốn điều lệ 12.425.116 7,70 12.425.116 6,55 18.852.157 6,44 - 0,00 6.427.041 51,73 b. Vốn đầu tư XDCB 795 0,00 795 0,00 1.120 0,00 - 0,00 325 40,88 c, Thặng dư vốn cổ phần 1.671.693 1,04 1.671.693 0,88 63.611 0,02 - 0,00 (1.608.082) -96,19 d, Cổ phiếu quỹ (1.506.878) -0,93 (1.506.878) -0,79 (750.910) -0,26 - 0,00 755.968 -50,17 e. Cổ phiếu ưu đãi - 0,00 - 0,00 - 0,00 - - g. Vốn khác 153 0,00 153 0,00 653 0,00 - 0,00 500 326,80 2. Quỹ của tổ chức tín dụng 1.621.303 1,01 1.938.964 1,02 2.419.108 0,83 317.661 19,59 480.144 24,76 3. Chênh lệch tý giá hối đoái 9.687 0,01 104.277 0,05 228.161 0,08 94.590 976,46 123.884 118,80 4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - 0,00 - 0,00 - 0,00 - - 5. Lợi nhuận chưa phân phối/lỗ lũy kế 2.754.666 1,71 3.434.760 1,81 1.764.394 0,60 680.094 24,69 (1.670.366) -48,63 6. Lợi ích của cổ đông không kiểm soát - 0,00 - 0,00 - 0,00 - - TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 16.976.535 10,53 18.068.880 9,52 22.578.294 7,72 1.092.345 6,43 4.509.414 24,96 IX. Lợi ích của cổ đông thiểu số 8 0,00 11 0,00 - 0,00 3 37,50 (11) 100,00 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ,VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 161.290.430 100,00 189.802.626 100,00 292.542.257 100,00 28.512.196 17,68 102.739.631 54,13 Đvt: triệuđồng
  • 7. Bảng 3: Đánh giá kết cấu nguồn vốn ngân hàng MB Bank giai đoạn 2013 – 2015 CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền chênh lệch Số tiền Chênh lệch I. Các khoản nợ chính phủ và NHNN - 0,00 - 0,00 1.411.502 0,64 - 1.411.502 II. Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 21.423.002 11,88 4.604.174 2,30 7.509.486 3,40 (16.818.828) -78,51 2.905.312 63,10 1. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 10.166.496 5,64 966.714 0,48 3.483.599 1,58 (9.199.782) -90,49 2.516.885 260,35 2. Vay các tổ chức tính dụng khác 11.256.506 6,24 3.637.460 1,81 4.025.887 1,82 (7.619.046) -67,69 388.427 10,68 III. Tiền gửi của khách hàng 136.088.812 75,45 167.608.506 83,60 181.565.384 82,14 31.519.694 23,16 13.956.878 8,33 IV. Các công cụ tài chính phát sinh và các khoản nợ tài chính khác 17.615 0,01 - 0,00 - 0,00 (17.615) - 100,00 - V. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 177.806 0,10 224.787 0,11 317.958 0,14 46.981 26,42 93.171 41,45 VI. Phát hành giấy tờ có giá 2.000.058 1,11 2.000.058 1,00 2.450.058 1,11 - 0,00 450.000 22,50 VII. Các khoản nợ khác 4.966.702 2,75 8.903.433 4,44 4.604.554 2,08 3.936.731 79,26 (4.298.879) -48,28 1. Các khoản lãi, phí phải trả 1.453.868 0,81 1.914.914 0,96 1.786.044 0,81 461.046 31,71 (128.870) -6,73 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả - 0,00 - 0,00 - 0,00 - - 3. Các khoản phải trả và công nợ khác 3.292.745 1,83 6.988.519 3,49 2.818.510 1,28 3.695.774 112,24 (4.170.009) -59,67 4. Dự phòng rủi ro cho công nợ tiềm ẩn và các cam kết ngoại bảng 220.089 0,12 - 0,00 - 0,00 (220.089) - 100,00 - TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 164.673.995 91,29 183.340.958 91,45 197.858.942 89,51 18.666.963 11,34 14.517.984 7,92 VIII. Vốn và các quỹ 15.148.180 8,40 16.561.082 8,26 23.183.051 10,49 1.412.902 9,33 6.621.969 39,99 1. Vốn của tổ chức tín dụng 11.594.670 6,43 11.932.357 5,95 16.718.524 7,56 337.687 2,91 4.786.167 40,11 a. Vốn điều lệ 11.256.250 6,24 11.593.937 5,78 16.000.000 7,24 337.687 3,00 4.406.063 38,00 b. Thặng dư vốn cổ phần 338.420 0,19 338.420 0,17 718.524 0,33 - 0,00 380.104 112,32 c. Vốn khác - 0,00 - 0,00 - 0,00 - - 2. Quỹ của tổ chức tín dụng 1.424.274 0,79 1.839.734 0,92 2.241.691 1,01 415.460 29,17 401.957 21,85 3. Chênh lệch tý giá hối đoái - 0,00 - 0,00 - 0,00 - - 4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - 0,00 - 0,00 - 0,00 - - 5. Lợi nhuận chưa phân phối 2.129.236 1,18 2.788.991 1,39 3.633.134 1,64 659.755 30,99 844.143 30,27 6. Lợi ích của cổ đông không kiểm soát - 0,00 - 0,00 589.702 0,27 - 589.702 TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 15.148.180 8,40 16.561.082 8,26 23.183.051 10,49 1.412.902 9,33 6.621.969 39,99 IX. Lợi ích của cổ đông thiểu số 558.884 0,31 587.126 0,29 - 0,00 28.242 5,05 (587.126) - 100,00 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ,VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 180.381.059 100,00 200.489.166 100,00 221.041.993 100,00 20.108.107 11,15 20.552.827 10,25 Đvt: triệuđồng
  • 8. Qua bảng số liệu thì có thể nhận thấy rõ ràng trong 2 năm 2014 và năm 2015 tốc độ tăng nợ phải trả của ngân hàng Vietcombank khá tốt so với 2 ngân hàng bạn là Sacombank và MB Bank. Đơn cử như năm 2014 tốc độ tăng nợ phải trả của ngân hàng Vietcombank là 25,1% trong khi ngân hàng Sacombank và MB Bank chỉ lần lượt là 19% và 11,34%. Sang năm 2015 tốc độ tăng khoản nợ phải trả của các Ngân hàng Vietcombank, Sacombank và MB Bank lần lượt 17,94%, 57,2% và 7,92%. Sự tăng lên của các khoản nợ phải trả chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản mục tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của khách hàng, phát hàng giấy tờ có giá. Chứng tỏ, uy tín của ngân hàng Vietcombank rất cao đối với khách hàng trong việc thu hút thêm nguồn vốn, đây là một dấu hiệu rất khả quan biểu hiện uy tín của Vietcombank trong lĩnh vực kinh doanh đối với khách hàng. 2. Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015
  • 9. Bảng 4: Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2013 - 2015 STT Chỉ Tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Số tiền Chênh lệch 1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 28.298.671 27.988.051 31.360.729 (310.620) -1,10 3.372.678 12,05 2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (17.516.269) (16.213.598) (15.907.697) 1.302.671 -7,44 305.901 -1,89 I Thu nhập lãi thuần 10.782.402 11.774.453 15.453.032 992.051 9,20 3.678.579 31,24 3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2.745.171 3.166.304 3.557.304 421.133 15,34 391.000 12,35 4 Chi phí từ hoạt động dịch vụ (1.125.800) (1.395.973) (1.684.656) (270.173) 24,00 (288.683) 20,68 II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1.619.371 1.770.331 1.872.648 150.960 9,32 102.317 5,78 III Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 1.426.859 1.345.079 1.572.574 (81.780) -5,73 227.495 16,91 IV Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 22.172 199.124 178.362 176.952 798,09 (20.762) -10,43 V Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 160.461 219.751 171.467 59.290 36,95 (48.284) -21,97 5 Thu nhập từ hoạt động khác 1.027.579 1.939.628 2.140.550 912.049 88,76 200.922 10,36 6 Chi phí hoạt động khác (93.294) (155.176) (235.271) (61.882) 66,33 (80.095) 51,62 VI Lãi thuần từ hoạt động khác 934.285 1.784.452 1.905.279 850.167 91,00 120.827 6,77 VII Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 561.804 210.979 48.435 (350.825) -62,45 (162.544) -77,04 TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 15.507.354 17.304.169 21.201.797 1.796.815 11,59 3.897.628 22,52 VIII TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (6.244.061) (6.861.927) (8.306.249) (617.866) 9,90 (1.444.322) 21,05 IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9.263.293 10.442.242 12.895.548 1.178.949 12,73 2.453.306 23,49 X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (3.520.217) (4.565.750) (6.068.091) (1.045.533) 29,70 (1.502.341) 32,90 XI TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 5.743.076 5.876.492 6.827.457 133.416 2,32 950.965 16,18 7 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (1.365.494) (1.264.308) (1.495.100) 101.186 -7,41 (230.792) 18,25 8 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - (665) (290) (665) 375 -56,39 XII Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (1.365.494) (1.264.973) (1.495.390) 100.521 -7,36 (230.417) 18,22 XIII LỢI NHUẬN SAU THUẾ 4.377.582 4.611.519 5.332.067 233.937 5,34 720.548 15,62 XIV Lợi ích của cổ đông thiểu số (19.530) (19.196) (18.139) 334 -1,71 1.057 -5,51 XV Lợi nhuận thuần trong kỳ 4.358.052 4.592.323 5.313.928 234.271 5,38 721.605 15,71 XVI Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ) 1.582 1.543 1.626 (39) -2,47 83 5,38 Đvt: triệuđồng
  • 10. Ta thấy, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự có sự biến động trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015. Năm 2014 khoản mục thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự giảm 310.620 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 1,1% so với năm 2013. Đến năm 2015 khoản mục này đạt 31.360.729 triệu đồng tăng 3.372.678 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 12,05% so với năm 2014. Nguyên nhân là do sự tăng lên của lãi thuần hoạt động dịch vụ, lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối và lãi thuần từ hoạt động khác. Kinh doanh chứng khoán là hoạt động thường đem lại lợi nhuận cao nhưng lại có xu hướng giảm trong năm 2015. Lợi nhuận sau thuế năm sau cao hơn năm trước làm cho lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu tăng theo. Điều này cũng phần nào tăng vị thế của ngân hàng trên thị trường chứng khoán. So sánh với cơ cấu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietcombank với Sacombank và MB bank dễ dàng nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng Vietcombank hiệu quả hơn khi thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự có tốc độ tăng trưởng lớn nhất Chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng có hiệu quả, chính sách cho vay của ngân hàng hợp lý và phát huy tác dụng tốt.
  • 11. Bảng 5: Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2013 - 2015 STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Số tiền Chênh lệch 1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 16.294.326 15.195.967 15.944.813 (1.098.359) -6,74 748.846 4,93 2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 9.666.889 8.631.313 9.329.869 (1.035.576) -10,71 698.556 8,09 I Thu nhập lãi thuần 6.627.437 6.564.654 6.614.944 (62.783) -0,95 50.290 0,77 3 Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ 1.436.185 1.424.262 1.740.629 (11.923) -0,83 316.367 22,21 4 Chi phí từ hoạt động dịch vụ 488.285 495.386 569.176 7.101 1,45 73.790 14,90 II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 947.900 928.878 1.171.463 (19.022) -2,01 242.585 26,12 III Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (203.332) 194.248 159.025 397.580 -195,53 (35.223) -18,13 IV Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh (67.760) 183.088 11.467 250.848 -370,20 (171.621) -93,74 V Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 27.674 169.023 (61.019) 141.349 510,76 (230.042) -136,10 5 Thu nhập từ hoạt động khác 132.313 212.210 577.028 79.897 60,38 364.818 171,91 6 Chi phí hoạt động khác 35.235 59.046 30.860 23.811 67,58 (28.186) -47,74 VI Lãi thuần từ hoạt động khác 97.078 153.165 546.167 56.087 57,78 393.002 256,59 VII Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 172.310 56.422 21.801 (115.888) -67,26 (34.621) -61,36 VIII TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 4.206.024 4.460.609 4.862.020 254.585 6,05 401.411 9,00 IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 3.395.283 3.788.865 3.601.808 393.582 11,59 (187.057) -4,94 X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 434.635 962.588 2.132.308 527.953 121,47 1.169.720 121,52 XI TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 2.960.648 2.826.277 1.469.500 (134.371) -4,54 (1.356.777) -48,01 7 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 526.873 570.524 322.211 43.651 8,28 (248.313) -43,52 8 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại 204.669 43.639 1.031 (161.030) -78,68 (42.608) -97,64 XII Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 731.542 614.163 323.242 (117.379) -16,05 (290.921) -47,37 XIII LỢI NHUẬN SAU THUẾ 2.229.106 2.212.114 1.146.258 (16.992) -0,76 (1.065.856) -48,18 XIV Lợi ích của cổ đông thiểu số (3,00) (0,36) (0,16) 3 -88,00 -55,56 XVI Lợi nhuận thuần trong kỳ 2.229.109 2.212.115 1.146.258 (16.994) -0,76 (1.065.857) -48,18 XV Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ) 1,982 1.936 905 (46) -2,32 (1.031) -53,25 Đvt: triệuđồng
  • 12. Bảng 6: Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của MB bank giai đoạn 2013 - 2015 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Số tiền Chênh lệch Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 13.456.303 13.148.604 13.537.628 (307.699) -2,29 389024 2,96 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 7.331.932 6.608.529 6.219.098 (723.403) -9,87 (389.431) -5,89 Thu nhập lãi thuần 6.124.371 6.540.075 7.318.530 415.704 6,79 778.455 11,90 Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ 973.963 1.408.192 1.527.970 434.229 44,58 119.778 8,51 Chi phí từ hoạt động dịch vụ 235.203 457.790 984.132 222.587 94,64 526.342 114,97 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 738.760 950.402 543.838 211.642 28,65 (406.564) -42,78 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 99.314 89.835 159.048 (9.479) -9,54 69.213 77,04 Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh,chứng khoán đầu tư và góp vốn đầu tư dài hạn 10.616 306.297 134.034 295.681 2785,24 (172.263) -56,24 Thu nhập từ hoạt động khác 644.356 360.645 611.262 (283.711) -44,03 250.617 69,49 Chi phí hoạt động khác 29.463 18.884 86.523 (10.579) -35,91 67.639 358,18 Lãi thuần từ hoạt động khác 614.893 341.761 524.739 (273.132) -44,42 182.978 53,54 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 72.561 78.524 91.679 5.963 8,22 13.155 16,75 TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 2.746.474 3.114.202 3.449.129 367.728 13,39 334.927 10,75 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 4.914.012 5.192.693 5.322.739 278.681 5,67 130.046 2,50 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 189.379 2.018.690 2.102.068 1.829.311 965,95 83.378 4,13 TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 3.021.633 3.174.003 3.220.671 152.370 5,04 46.668 1,47 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 735.916 668.351 707.398 (67.565) -9,18 39.047 5,84 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại - 2.664 1.139 2.664 (1.525) -57,24 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 735.916 671.015 708.537 (64.901) -8,82 37.522 5,59 LỢI NHUẬN SAU THUẾ 2.285.716 2.502.988 2.512.134 217.272 9,51 9.146 0,37 Lợi ích của cổ đông thiểu số 9.750 27.018 16.141 17.268 177,11 (10.877) -40,26 Lợi nhuận thuần trong kỳ 2.275.966 2.475.970 2.495.993 200.004 8,79 20.023 0,81 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ) 2,082 2,136 1,902 2,59 () -10,96 Đvt: triệuđồng
  • 13. 3. Phân tíchtỷ số quản lýtài sản - Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Bảng 7: Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 - 2015 CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2015 Doanh thu thuần 10.782.402 11.774.453 15.452.023 Tài sản ngắn hạn 323.482.427 390.863.641 494.047.346 547.772.451 Hiệu suất sử dụng TSNH 0 0,0302 0,0266 0,0297 Hiệu suất sử dụng TSNH = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân Tài sản ngắn hạn bình quân = TSNH đầu kỳ+TSNH cuối kỳ 2 Nhận xét:Trong quá trình kinh doanh TSNH của ngân hàng luôn vận động không ngừng và diễn ra trong các giai đoạn của quá trình hoạt động. Quản lý chặt chẽ TSNH sẽ góp phần làm giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn thể hiện tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của NH, độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn nhanh của NH. Năm 2013 chỉ tiêu này là 0,0302 sang năm 2014 thì chỉ tiêu này giảm còn 0,0266 và tăng lên trong năm 2015 là 0,0297. Tuy năm 2014 chỉ tiêu này có giảm sút còn 0,0266 do NH tăng các khoản tiền gửi, chứng khoán đầu tư,cho vay,.....lớn hơn các khoản thu hồi làm cho tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Nhưng sang năm 2015 thì tăng lên Đvt: triệuđồng
  • 14. 0,0297 NH đã có những phương án thu các khoản lãi vay,... phù hợp nên đã khắc phục được tình trạng này. Bảng 8: So sánh hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn giai đoạn 2013 - 2015 2015 Cổ phiếu STB MBB VCB Hiệu suất sử dụng TSNH 0,0919 0,0907 0,0297 Đối với ngân hàng,TSNH là một khoản mục chính trong TS của công ty và nó cũng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản,vì hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay,huy động vốn,đầu tư tài chính,....trong thời gian ngắn,vì vậy ta chỉ so sánh chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của các ngân hàng. So sánh với ngân hàng Sacombank và MB Bank ta lại thấy hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của ngân hàng Vietcombank lại khá thấp, cơ bản là do tài sản ngắn hạn của 2 ngân hàng này thấp hơn so với ngân hàng Vietcombank. Điều này cho thấy khả năng luân chuyển TSNH của ngân hàng chưa tốt, ngân hàng cần thực hiện các chính sách thu tiền lãi cho vay, thường xuyên kiểm tra và đôn đốc thu hồi các khoản cho vay, các khoản phải thu khác,.... để làm tăng doanh thu, tăng hiệu quả hạt động cho ngân hàng. - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Bảng 9: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 - 2015 CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2015 Doanh thu thuần 10.782.402 11.774.453 15.452.023 Tài sản cố định 3.660.336 4.085.686 4.445.613 5.039.473 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2,7840 2,7603 3,2582 Đvt: triệuđồng
  • 15. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Tài sản cố định bình quân Tài sản cố định bình quân = TSCĐ đầu kỳ+TSCĐ cuối kỳ 2 Nhận xét: Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản cố định với doanh thu của doanh nghiệp, cho biết bình quân một đồng tài sản cố định dùng vào kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Tài sản cố định ở đây được tính theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Trị số càng cao chứng tỏ việc khai thác, sử dụng tài sản cố định là hiệu quả,hay nói cách khác vốn của ngân hàng được quay vòng nhanh.Qua các năm, chỉ số càng tăng chứng tỏ ngân hàng đang có xu hướng sử dụng ngày càng hiệu quả tài sản cố định. Năm 2013 chỉ tiêu này là 2,7840 ,năm 2014 có giảm nhưng không đáng kể còn lại là 2,7603 do chính sách thức hiện của ngân hàng không có thay đổi hoặc thay đổi chưa hiệu quả. Năm 2015 tăng lên đáng kể là 3,2582 là do ngân hàng đã đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, các hoạt động xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ ,.... nhưng đồng thời doanh thu thuần của Vietcombank cũng tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động hiệu quả, các chính sách cho vay,huy động vốn ,... của ngân hàng được thực hiện tốt và phù hợp với tình trạng của Vietcombank. - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (= Doanh thu thuần trong kỳ/Tài sản sử dụng bình quân trong kỳ) cho biết cứ một đồng tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ mang về cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn càng cao càng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao. Ngân hàng thực hiện tốt công tác quản lý hiệu quả sử dụng vốn, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Bảng 11: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 - 2015 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 2015/2014 Tổng TS (tr.đ) 468.994.032 576.988.837 674.394.640 107.994.805 97.405.803 TS bình quân (tr.đ) 441.741.175 522.991.435 625.691.739 81.250.260 102.700.304 Doanh thu thuần (tr.đ) 10.782.402 11.774.453 15.453.032 992.051 3.678.579 Hiệu suất sử dụng TTS (%) 2,44 2,25 2,47 -0,19 0,22 Đvt: triệuđồng
  • 16. Hiệu suất sử dụng TTS = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Tổng tài sản bình quân = TTS đầu kỳ+TTS cuối kỳ 2 Nhận xét: Nhìn vào bảng ta thấy hiệu suất sử dụng tổng TS của ngân hàng Vietcombank có sự thay đổi qua các năm (giai đoạn 2013 - 2015). Năm 2014 hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng Vietcombank là 2,44% (có nghĩa là trong năm 2014, cứ 1 đồng tài sản mà Ngân hàng này sử dụng sẽ mang lại 0,0244 đồng doanh thu thuần), giảm 0,19% (0,0019 đồng) so với năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2014 doanh thu thuần của ngân hàng tăng (tăng 992.051 tr.đ, tương ướng với tỷ lệ tăng 9,2%) nhưng tốc độ tăng này chậm hơn so với tổng tài sản mà ngân hàng đầu tư (so với năm 2013, tài sản bình quân của ngân hàng trong năm 2014 tăng 81.250.260 tr.đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,39%), điều này đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn có sự giảm sút. Tuy nhiên trong năm 2015, tình hình này đã được cải thiện, hiệu suất sử dụng trong năm 2015 là 2,47%, tăng 0,22% so với năm 2014. Đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy hiệu quả từ công tác quản lý và sử dụng vốn của ngân hàng. Bảng 12: So sánh hiệu suất sử dụng vốn giai đoạn 2013 – 2015 Để đánh giá cụ thể hơn về hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Ngân hàng Vietcombank, ta sẽ đưa ra so sánh với các đối thủ cạnh tranh của nó trong năm 2015. Cụ thể là hai Ngân hàng Cổ phần thương mại Quân đội MB Bank (MMB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank (STB). Qua bảng phân tích 2 ta thấy, tài sản bình quân mà Ngân hàng Vietcombank đầu tư là cao hơn rất nhiều so với MB bank và Sacombank, nhưng Chỉ tiêu VCB STB MBB TS bình quân (tr.đ) 625.691.739 241.172.446 210.765.583 Doanh thu thuần (tr.đ) 15.453.032 15.944.813 13.537.628 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 2,47 6,61 6,42 Đvt: triệuđồng
  • 17. doanh thu thuần mang về là thấp. Điều này đã làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Vietcombank thấp hơn nhiều sơ với 2 đối thủ cạnh tranh của nó. Cụ thể hiệu suất sử dụng tổng TS của VCB, MMB và STB lần lượt là 2,67%; 6,42%; 6,61%. Qua sự so sánh này, Ngân hàng Vietcombank cần phải đưa ra những biện pháp cụ thể để nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản, nâng cao được lợi thế của Ngân hàng mình trên thị trường hiện nay. Chẳng hạn như: - Đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và hoạt động: Đây là việc làm rất cần thiết, vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vừa giảm thiểu được các rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể Ngân hàng Vietcombank có thể thực hiện: Thanh toán thẻ tín dụng, chi trả tiền tự động; Mở dịch vụ giữ hộ tiền vàng, các giấy tờ có giá… cho khách hàng; Thực hiện các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về tài chính tiền tệ,… - Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu đối với sổ tiết kiệm và các chứng chỉ tiền gửi. - Ngân hàng cần có các phương thức đầu tư thích hợp đới với các loại hình doanh nghiệp. - Thực hiện Marketing ngân hàng. Bộ phận chuyên trách nghiên cứu về Marketing ngân hàng sẽ tìm ra các phương pháp thích hợp để thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng một cách khoa học. - Nâng cao công tác quản lý từ ban lãnh đạo của Ngân hàng, để có sự giám sát, có sự điều chỉnh kịp thòi và hợp lý nhằm nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn nữa. 4. Phân tích khả năng quản lý nợ
  • 18. Bảng 13: Phân tích khả năng quản lý nợ của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 -2015 - Tỷ số nợ trên tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ phải trả. Tỷ số nợ trên tài sản (%) = Tổng nợ x 100Tổng tài sản Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2015 tỷ số nợ trên tổng tài sản của Vietcombank là 93,30% có nghĩa là 93,30% tài sản của ngân hàng Vietcombank được tài trợ bằng nợ phải trả, so với năm 2013 và 2014 thì tỷ số này tăng nhẹ, cụ thể so với năm 2013, 2014 thì tỷ số này tăng lần lượt là 2,37%; 0,84% ta có thể thấy rằng tỷ số này ở các năm điều cao và có xu hướng ngày càng tăng, đây là dấu hiệu không tốt chứng tỏ doanh nghiệp chịu áp lực thanh toán nợ cao. Tuy nhiên, đối với ngân hàng nguồn vốn được huy động chủ yếu là từ nợ phải trả nên tỷ số này ở mức cao được coi là hợp lý. So với các ngân hàng Sacombank, MB thì chỉ số này chênh lệch không đáng kể điều này cho thấy cơ cấu nợ trong tổng tài sản của ngân hàng Vietcombank đang nằm ở mức ổn định so với các doanh nghiệp cùng ngành. - Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo đảm nhận bao nhiêu đồng nợ phải trả. Đây là chỉ tiêu phản ánh quan hệ đối xứng giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, cho thấy khả năng tài trợ bằng nợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu Vietcombank Sacombank MB Bank Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (%) 90,93 92,46 93,30 89,43 90,48 92,28 91,29 91,45 89,51 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (%) 1002,59 1226,45 1392,94 845,73 950,77 1195,68 1048,41 1069,16 853,46 Đvt: triệu đồng
  • 19. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (%) = Tổng nợ x 100 Vốn chủ sở hữu Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2015 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Vietcombank là 1392,94% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng Vietcombank đảm nhận 1392,94 đồng nợ phải trả, so với năm 2013 và 2014 thì tỷ số này tăng lên và có xu hướng tăng trong những năm tới, cụ thể so với năm 2013, 2014 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đảm nhận thêm lần lượt là 390,35 đồng (năm 2013 tỷ số này là 1002,59%) và 166,48 đồng nợ phải trả (năm 2014 tỷ số này là 1226,45%). Ta thấy, chỉ tiêu tỷ số nợ trên tổng tài sản tăng phản ánh cơ cấu nợ trong tổng ngồn vốn tăng lên làm cho tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tăng lên. So với các ngân hàng Sacombank, MB thì chỉ số này cao hơn qua các năm điều này cho thấy cơ cấu nợ trong tổng vốn của ngân hàng Vietcombank đang nằm ở mức cao so với các doanh nghiệp cùng ngành do đó Vietcombank cần có biện pháp kiểm soát tỷ số nợ của mình để duy trì tỷ số này ở mức hợp lý, đảm bảo khả năng thanh khoản. 5. Phân tích khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của ngân hàng vừa phải khi đó sẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các khoản công nợ, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí. Khả năng thanh toán giúp chúng ta biết được năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của ngân hàng. Do đó việc phân tích khả năng thanh toán là một việc rất cần thiết. Thông qua kết quả phân tích các nhà quản trị cũng như những người quan tâm tới ngân hàng đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai của ngân hàng. Từ đó có thể dự đoán được tiềm lực thanh toán trong tương lai và an ninh tài chính của ngân hàng. Ta có bảng phân tích khả năng thanh toán sau:
  • 20. Bảng 14: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Vietcombank giai đoạn 2013 - 2015 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014 Số tiền % Số tiền % - Khả năng thanh toán 468.994.032 576.988.837 674.394.640 107.994.805 23,0% 97.405.803 24,3 - Nhu cầu thanh toán 426.458.340 533.490.265 629.222.298 107.031.925 25,1% 95.732.033 9 1. Hệ số khả năng thanh toán chung 109,97% 108,15% 107,18% -0,018 -1,66% -0,010 -0,90% - EBIT 5.743.076 5.842.862 6.827.457 99.786 1,74% 984.595 16,85% - Lãi vay 17.516.269 16.213.598 15.907.697 (1.302.671) -7,44% (305.901) -1,89% 2. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 0,33 0,36 0,43 0,03 9,91% 0,07 19,10% - Tiền và tương đương tiền 122.640.354 167.657.405 159.761.742 45.017.051 36,71% (7.895.663) -4,71% - Nợ phải trả 426.458.340 533.490.265 629.222.298 107.031.925 25,10% 95.732.033 17,94% 3. Hệ số thanh khoản 28,76% 31,43% 25,39% 0,03 9,28% 0,06 - 19,21% - TSLĐ 390.836.641 494.047.346 547.777.451 103.210.705 26,41% 53.730.105 10,88% - NNH 408.912.298 519.609.928 614.143.201 110.697.630 27,07% 94.533.273 18,19% 4. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngăn hạn, khả năng thanh toán nhanh 95,58% 95,08% 89,19% 0,005 -0,52% 0,06 -6,19% - TSDH 78.157.391 82.941.491 126.617.189 4.784.100 6,12% 43.675.698 52,66% - NDH 17.516.269 13.880.337 15.079.097 (3.635.932) -20,76% 1.198.760 8,64% 5. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 446,20% 597,55% 839,69% 1,51 33,92% 2,42 40,52% Đvt: triệuđồng
  • 21. - Hệ số khả năng thanh toán chung Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng tổng số nợ phải trả. Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Nợ phải trả Hệ số thanh toán tổng quát phản ánh tình hình đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ nói chung của ngân hàng. Ta thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Vietcombank qua 2 năm đều lớn hơn 1, đến năm 2015 hệ số này bằng 107,18% có nghĩa cứ 100 đồng nhu cầu thanh toán được đảm bảo bằng 107,18 đồng khả năng thanh toán, chứng tỏ các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo, doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu thanh toán, tình hình tài chính của ngân hàng ổn định. - Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện ở mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với các khoản nợ trong ngắn hạn. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Qua số liệu tính toán được ta thây hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, đến năm 2015 tỷ số này bằng 89,19% có nghĩa cứ 100 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm thanh toán bằng 89,19 đồng tài sản ngắn hạn, chứng tỏ ngân hàng có khả năng thanh toán trong ngắn hạn chưa cao. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao đồng nghĩa với việc một lượng TSLĐ tồn trữ, cho thấy việc sử dụng tài sản không hiệu quả, bộ phận tài sản đó không vận động sinh lời. Đối với Vietcombank là một ngân hàng thì hệ số này nhỏ hơn và lân cận 1 được xem là tốt, chứng tỏ ngân hàng đã dùng tiền huy động được để đi đầu tư, cho vay tạo vốn cho nhà đâu tư và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, và điều này sẽ gúp đồng tiền được luôn phiên luân chuyển, tránh tình trạng lạm phát, mất giá tiền tệ.
  • 22. - Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn Hệ số đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn là mối quan hệ giữa tài sản dài hạn và các khoản nợ dài hạn. Hệ số thanh toán nợ dài hạn thể hiện ở mức độ đảm bảo của tài sản dài hạn đối với các khoản nợ dài hạn. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản dài hạn Nợ dài hạn Qua số liệu tính toán được ta thây hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm đều lớn hơn 1, đến năm 2015 hệ số này bằng 839,69% có ý nghĩa cứ 100 đồng nợ dài hạn được đảm bảo thanh toán bởi 839,69 đồng tài sản dài hạn, chứng tỏ ngân hàng có khả năng thanh toán trong dài hạn là ổn định.Chỉ tiêu này càng cao thể hiện các khoản nợ dài hạn càng được đảm bảo.Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thể hiện nguồn tài sản này chưa được sử dụng hơp lý, gia tăng gánh nặng trong việc trả lãi cho ngân hàng. Đối với ngân hàng VCB chỉ tiêu này thể hiện khả năng quản lý tốt các khoản nợ của mình, đảm bảo nguồn vốn huy động được sử dụng hiệu quả và đem lại lơi nhuận cho ngân hàng. - Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Hệ số đánh giá khả năng thanh toán lãi vay biểu thị mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của ngân hàng và mức độ an toàn có thể có của khách hàng gửi tiền. Qua số liệu tính toán được ta thây hệ số khả năng thanh toán lãi vay của ngân hàng qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, đến năm 2015 hệ số này bằng 0,43 có ý nghĩa cứ 100 đồng lãi vay thì được đảm bảo thanh toán bởi 43 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn chưa tốt và ngân hàng đang phải sử dụng vốn chủ sở hữu để trả Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT Lãi vay
  • 23. nợ vay. Khả năng trả lãi vay của ngân hàng thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các ngân hàng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ việc tăng tỷ lệ dự trữ vượt đối với các khoản cho vay và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một ngân hàng cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình. Chỉ riêng hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì chưa đủ để đánh giá một ngân hàng vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác. - Hệ số thanh khoản Hệ số thanh khoản là hệ số phản ánh năng lực về tài chính mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ. Hệ số này thể hiện khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán của các khách hàng trong thời gian ngắn. Khả năng thanh khoản = Tiền và tương đương tiền Tổng nợ Qua số liệu tính toán được ta thây hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, đến năm 2015 hệ số này bằng 25,39% chứng tỏ ngân hàng chưa đủ khả năng đắp nhu cầu thanh toán của khách hàng. Ngân hàng cần phải điều chỉnh lại các chính sách về cho vay cũng như việc quản lý các khoản vay một cách hợp lý để trách trường hợp mất khả năng thanh toán. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín cũng như hình ảnh của ngân hàng. 6. Phân tích khả năng sinh lời Kết quả của các chính sách và quyết định liên quan đến thanh khoản, quản lý tài sản và quản lý nợ cuối cùng sẽ có tác động và được phản ánh ở khả năng sinh lời của ngân hàng. Để đánh giá về khả năng sinh lời của ngân hàng Vietcombank ta xem xét một số chỉ tiêu sau:
  • 24. Bảng 15: Phân tích tỷ số sinh lời của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 – 2015 NGÂN HÀNG VIETCOMBANK Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch 2015/2014 2014/2013 Doanh thu thuần 15.453.032 11.774.453 10.782.402 Tổng tài sản 674.394.640 576.988.837 468.994.032 Vốn chủ sở hữu 45.172.342 43.350.720 42.386.065 Lợi nhuận sau thuế 5.332.067 4.611.519 4.377.582 ROA 0,79% 0,80% 0,93% -1,08% -14,37% ROE 11,80% 10,64% 10,33% 10,926% 3,00% ROS 34,50% 39,17% 40,60% -11,90% -3,53% Bảng 16: Chỉ số sinh lời của ngân hàng Sacombank năm 2015 NGÂN HÀNG SACOMBANK Chỉ tiêu ROA ROE ROS Năm 2015 0,68% 11,09% 28,64% Bảng 17: Chỉ số sinh lời của ngân hàng MB Bank năm 2015 NGÂN HÀNG MB BANK Chỉ tiêu ROA ROE ROS Năm 2015 0,61% 10,52% 23,47% Đvt: triệuđồng
  • 25. Bảng 18: Chỉ số khả năng sinh lời trung bình ngành giai đoạn 2013 - 2015 CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 ROA 1% 1% 1% ROE 9% 10% 11% ROS 12% 12% 12% Chỉ tiêu trung bình ngành lấy số liệu từ Website: www.cophieu68.vn ( lấy trung bình từ 15 loại cổ phiếu). NHẬN XÉT: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 × 100 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh và lợi nhuận do doanh thu đem lại. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) năm 2014 là 19,17 % giảm 3,53 % so với năm 2013 (năm 2013 tỷ số này là 40,60 %). Sang năm 2015 tỷ suất này tiếp tục giảm 11,90% so với năm 2014. Năm 2015 tỷ suất này bằng 34,50% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu được tạo ra thì có 34,50 đồng lợi nhuận. So sánh với ROS trung bình của ngành ngân hàng năm 2015 là 12% (nguồn: www.cophieu68.vn ) thì có thể thấy ROS của ngân hàng Vietcombank cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành, cho thấy tình hình hoạt động của ngân hàng Vietcombank là khá tốt so với các ngân hàng khác. Năm 2015 tỷ số ROS của ngân hàng Sacombank là 28,64%, của ngân hàng MB Bank là 23,47%, so sánh với ROS của 2 ngân hàng này có thể thấy ngân hàng Vietcombank hoạt động khá tốt so với ngân hàng Sacombank cũng như trung bình chung của ngành ( gấp 1,20 lần so với ngân hàng Sacombank) và cũng cao hơn ngân hàng MB Bank ( gấp 1,47 lần) . Điều này là dễ hiểu bởi quy mô hoạt động cũng như vốn điều lệ của ngân hàng Vietcombank lớn hơn rất nhiều so với ngân hàng Sacombank cũng như MB Bank. Trong những năm tới ngân hàng nên đẩy mạnh hơn nữa việc tiết kiệm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận để nâng cao hơn nữa tỷ số ROS.
  • 26. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tổng Tài sản × 100 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cho biết nếu ngân hàng đầu tư 100 đồng tài sản thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Thông qua việc xem xét mức độ sinh lời của tài sản ta có thế đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong công ty. Ta thấy, ROA có sự biến động qua các năm. Năm 2013 là lớn nhất đạt 0,93 %, nghĩa là cứ bình quân 100 đồng giá trị tài sản vào sử dụng tạo ra được 0,93 đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên sang năm 2014 và 2015, tỷ số này giảm lần lượt còn 0,80% và 0,79%. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản năm 2013 tốt hơn so với 2014, 2015 nhưng nhìn chung thì cả 3 năm ROA đều tương đối thấp. Nếu so sánh với ROA trung bình của ngành ngân hàng năm 2015 là 1% (nguồn: www.cophieu68.vn ) thì có thể thấy rằng khả năng sinh lời của ngân hàng còn thấp so với trung bình ngành. Tuy nhiên, nếu so sánh với ngân hàng Sacombank ( ROA là 0,68%) và ngân hàng MB Bank (ROA là 0,61%) năm 2015 có thể thấy ngân hàng Vietcombank có ROA lớn hơn so với Sacombank ( gấp 1,16 lần) cũng như MB Bank ( gấp 1,30 lần) cho thấy ngân hàng Vietcombank chưa thực sự sử dụng có hiệu quả tài sản của mình, ngân hàng cần có biện pháp tăng hệ số này, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Bình quân × 100 Nguồn vốn chủ sở hữu thường ảnh hưởng đến tính tự chủ trong hoạt động tài chính của ngân hàng. Do vậy, phân tích hiệu quả vốn chủ sở hữu đó là nguồn thông tin quan trọng để những người quan tâm đưa ra các quyết định tăng, giảm vốn chủ một cách cần thiết. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ ta đi tính toán và phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ. Theo kết quả tính toán ta có ROE năm 2015 đạt giá trị lớn nhất. Năm 2014 ROE là 10,64 % tăng 3,00 % so với năm 2013. Năm 2015 ROE là 11,80 % tức là tiếp tục tăng và tăng 10,93% so với năm 2014. Điều này cũng dễ hiểu vì năm 2014, công ty tăng vốn điều lệ từ 23.174.171 triệu đồng lên 26.650.203 triệu đồng. Tăng vốn là một việc làm rất cần thiết trong lúc đó. Vì ngân hàng đã mở rộng quy mô, mở thêm một số chi nhánh nên
  • 27. cần tăng vốn điều lệ Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty khi so sánh với trung bình chung của ngành ngân hàng năm 2015 là 9% (nguồn: www.cophieu68.vn) thì ROE của ngân hàng lớn hơn trung bình ngành, điều đó cho thấy việc tăng vốn điều lệ để tăng quy mô của ngân hàng đã mang lại kết quả tương đối tốt, ngân hàng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của cổ đông, tăng lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn và mở rộng quy mô hoạt động. Vào năm 2015, tỷ số ROE của ngân hàng Sacombank và ngân MB Bank lần lượt là 10,52 % và 11,09%. Qua đó có thể tính được ROE của ngân hàng Vietcombank cao gấp 1,06 lần so với ngân hàng Sacombank và cao gấp 1,12 lần so với ngân hàng MB Bank cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ ở hữu của ngân hàng Vietcombank là khá tốt, ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả vốn góp của cổ đông để nâng cao lợi nhuận của mình. Tóm lại, qua phân tích khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam có thể thấy được tình hình lợi nhuận của ngân hàng là khá tốt, ngân hàng đã làm ăn có lãi và sử dụng có hiệu quả vốn góp của các cổ đông để tạo ra lợi nhuận (có thể thấy qua tỷ số ROS và ROE đều lớn so với Sacombank, MB Bank cũng như trung bình ngành), tuy nhiên ngân hàng sử dụng tài sản chưa thực sự có hiệu quả (ROA của ngân hàng tuy lớn hơn Sacombank và MB Bank nhưng vẫn thấp hơn trung bình ngành) và đang có dấu hiệu giảm dần, do đó trong thời gian tới ngân hàng cần phải có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng mình. 7. Phân tích tỷ số tăng trưởng bền vững
  • 28. Bảng 19: Phân tích tỷ số tăng trưởng bền vững của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 -2015 NGÂN HÀNG VIETCOMBANK Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Lợi nhuận giữ lại 3.011.824 3.118.382 3.554.314 Vốn chủ sở hữu 42.386.065 43.350.720 45.007.042 Tỷ số tăng trưởng bền vững 7,106% 7,193% 7,897% Bảng 20: So sánh tỷ số tăng trưởng bền vững năm 2015 CHỈ TIÊU Tỷ số tăng trưởng bền vững STB MBB Trung bình ngành Năm 2015 7,756 6,982 7,23 Chỉ tiêu trung bình ngành lấy từ website: www.cophieu68.vn ( lấy trung bình từ 15 loại cổ phiếu) Hằng năm một tỷ lệ rất lớn lợi nhuận sau thuế được giữ lại để đầu tư làm tăng vốn chủ sở hữu và ngân hàng không dùng nhiều để kinh doanh ngành nghề mới mà chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên do tính đặc thù là rủi ro rất cao nên ngân hàng phải thực sự nhận định chính xác để tránh thua lỗ. Qua bảng tính trên, ta thấy Tỷ số tăng trưởng bền vững qua các năm tăng lên, cụ thể năm 2014 tăng so với năm 2013 tăng 0,088%, năm 2015 tăng 0,704% so với năm 2014.Năm 2015, tỷ số tăng trưởng bền vững của VCB cao hơn so với trung bình ngành là 0.667%, chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn có hiệu quả và tăng trưởng bền vững trong tương lai. So sánh với 2 ngân hàng STB và MBB năm 2015, tỷ số tăng trưởng bền vững của VCB đều cao hơn, điều này càng khẳng định uy tín, thương hiệu của ngân hàng Vietcombank so với ngân hàng Sacombank, ngân hàng MB Bank cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống.
  • 29. 8. Phân tích tỷ số giá trên thu nhập Bảng 21: Phân tích tỷ số giá trên thu nhập của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 – 2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 LNST 4.377.582 4.611.519 5.332.067 LN phân bổ cho cổ đông 3.665.577 3.805.844 4.332.567 Số lượng cổ phiếu thường 2.767.118.830 2.988.670.775 3.279.253.998 VCSH 42.386.065 43.350.720 45.172.342 EPS 0,001582 0,001543 0,001626 Giá thị trường 0,021900 0,031220 0,043900 P/E 13,84 20,23 27 DPS 0,001325 0,001273 0,001321 Tỷ lệ chi trả cổ tức 0,8374 0,8253 0,8125 Thư giá 0,015318 0,014505 0,013775 P/B 1,43 2,15 3,19 Tỷ suất cổ tức (%) 6,05 4,08 3,01 - Hệ số giá trên thu nhập (P/E) Là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu. Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết để có được 1 đồng thu nhập nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn để đầu tư vào cổ phiếu. Chỉ số này tăng từ 13,84 ở năm 2013 lên đến 20,23 ở năm 2014. Tăng 6,39 lần. Nguyên nhân là do giá thị trường tăng nhưng thu nhập trên mỗi cổ phần thường lại giảm. Năm 2014 EPS = 1.543, giảm còn 39 đồng so với năm 2013. Năm 2015 P/E = 27. Tăng 6,77 lần so với năm 2014. Do tốc độ tăng của giá thị trường nhanh hơn tốc độ tăng của EPS. Chỉ số P/E tăng nhanh qua các năm. Điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai, cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thỏa mãn với tỷ suất vốn hóa thị trường thấp, dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Đvt: triệuđồng
  • 30. - Tỷ số thị giá/thư giá: Ý nghĩa: Cho biết giá thị trường của 1 cổ phiếu bằng bao nhiêu lần giá trị ghi sổ của 1 cổ phiếu. Nhìn chung chỉ số P/B qua 3 năm đều lớn hơn 1 (giá trị thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ) và tăng qua các năm, cụ thể năm 2014 tăng 0,72 lần so với năm 2013, tương ứng với 50,54%. Năm 2015 tăng 1,04 lần so với năm 2014, tương ứng với tốc độ tăng là 48,06%. Điều đó cho thấy rằng ngân hàng đang có dấu hiệu làm ăn tốt, thu nhâp trên tài sản cao. - Tỷ suất cổ tức: Chỉ số này thể hiện tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được trích ra để trả cho cổ đông dưới hình thức cổ tức. Tỷ lệ này nhỏ hơn 75% có nghĩa là công ty tái đầu tư lợi nhuận một cách hợp lý. Chỉ số này giảm liên tục qua 3 năm. Năm 2013 là 6,05%, năm 2014 giảm còn 4,08%. Sang năm 2015 tiếp tục giảm còn 3,01%. Như vậy một cổ phiếu không được trả cổ tức, tương đương với tỷ suất cổ tức giảm, không hẳn là cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư muốn được trả cổ tức, đặc biệt là các nhà đầu tư ở tuổi sắp nghỉ hưu, vì cả lý do thu nhập và an toàn. Bảng 22: So sánh tỷ số giá trên thu nhập của Vietcombank với trung bình ngành năm 2015 Chỉ tiêu VCB Trung bình ngành Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối (%) EPS 1.626 1.548 78 5,04 P/E 27 20,20 6,80 33,66 P/B 3,19 1,87 1,32 70,58 Chỉ tiêu trung bình ngành lấy từ website: www.cophieu68.vn ( lấy trung bình từ 15 loại cổ phiếu)
  • 31. Bảng 23: So sánh tỷ số giá trên thu nhập của Vietcombank với các ngân hàng khác Chỉ tiêu VCB MBB STB EPS 1.626 1.204 372 P/E 27 9,35 34,14 P/B 3,19 1,03 1,01 Qua kết quả tính toán trên, ta thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng tương đối tốt so với ngân hàng Sacombank và MB Bank. EPS của ngân hàng Vietcombank cao hơn MBB là 422 đồng, cao hơn 1.254 đồng so với Sacombank và cũng cao hơn trung bình ngành 78 đồng, điều này thể hiện khả năng thu hút vốn đầu tư của các cổ đông là khá tốt so với các ngân hàng còn lại, khi đầu tư vào ngân hàng Vietcombank các cổ đông hưởng lợi nhuận tốt và ít chịu rủi ro hơn là đầu tư vào các ngân hàng khác. Tỷ số P/E tuy cao hơn so với MBB 17,65 lần và cao hơn trung bình ngành 6,80 lần, chứng tỏ giá trị cổ phiếu của ngân hàng VCB là khá cao so với các ngân hàng khác. Mặc dù tỷ số P/E thấp hơn so với STB 7,14 lần nhưng so sánh tương quan với EPS thì có thể thấy việc đầu tư vào cổ phiếu của VCB vẫn tốt so với các ngân hàng còn lại. Tỷ số P/B của VCB cao hơn nhiều so với trung bình ngành (gấp 1,32 lần) và cao hơn MBB 2,16 lần, cao hơn 2,18 lần so với STB chứng tỏ ngân hàng càng có triển vọng phát triển trong tương lai. Ngoài ra, để cung cấp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác nhất để có quyết định nên hay không nên đầu tư vào cổ phiếu VCB hay không, chúng tôi đã tiến hành thêm phân tích 2 hoạt động chủ yếu của ngân hàng Vietcombank là hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng( cho vay). 9. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 – 2015
  • 32. Bảng 24: Phân tích khả năng huy động vốn của ngân hàng Vietcombak giai đoạn 2013 - 2015 NGÂN HÀNG VIETCOMBANK ĐVT:triệuđồng CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nợ ngắn hạn 408.912.298 519.609.928 614.143.201 Nợ dài hạn 17.546.042 13.880.332 15.079.077 Tổng nợ 426.458.340 533.490.260 629.222.278 Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ 95.89% 97.40% 97.60% Tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nợ 4.11% 2.60% 2.40% Bảng 25: Khả năng huy động vốn của ngân hàng Sacombank năm 2015 NGÂN HÀNG SACOMBANK CHỈ TIÊU Năm 2015 Nợ ngắn hạn 141.057.003 Nợ dài hạn 3.256.884 Tổng nợ 144.313.887 Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ 97.74% Tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nợ 2.26% Bảng 26 : Khả năng huy động vốn của ngân hàng MB bank năm 2015 NGÂN HÀNG MB CHỈ TIÊU Năm 2015 Nợ ngắn hạn 157.707.236 Nợ dài hạn 6.966.761 Tổng nợ 164.673.997 Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ 95.77% Tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nợ 4.23%
  • 33. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là hoạt động huy động vốn và cho vay, 2 hoạt động này chiếm hầu hết tỷ trọng trong các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.Trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng thì có nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hoạt động tiền gửi của khách hàng và các tổ chức tín dụng khác. Nó tạo nên 2 nguồn của nợ phải trả là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Từ bảng tính toán trên có thể cho ta thấy: tổng dư nợ của ngân hàng Vietcombank tăng dần qua các năm 2013, 2014, 2015. Trong đó, tỷ trọng của nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ tăng dần, kéo theo đó sẽ là tỷ trọng nợ dài hạn tren tổng dư nợ sẽ giảm dần. Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (>95%). Cụ thể là năm 2013 là 95.89%, đến năm 2014 tăng lên 1.51% so với năm 2013, năm 2015 là 97.60%, tăng 2.1% so với năm 2014.Trong khi đó, nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng quá thấp. Năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là 4.11%, 2.6%, 2.4%. Vì khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ nên sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho ngân hàng trong nhiều vấn đề như gây áp lực cho việc chi trả lãi của các khoản vay ngắn hạn, cũng như không đủ cầu trong việc cho vay trung và dài hạn. Khi ta xét cũng với tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng trong giai đoạn 2013-2015, thì cho thấy khả năng thanh toán của ngân hàng là rất ổn định trong 3 năm .Nhưng khả năng thanh khoản của ngân hàng Vietconbank còn khá thấp, với tỷ trọng nợ ngắn hạn như trên thì ngân hàng Vietcombank cần xem xét đánh giá lại hệ số thanh khoản để có thể ứng phó kịp thời với những trường hợp thanh toán nợ vay ngắn hạn cũng như dài hạn trước thời hạn.Bên cạnh đó, ngân hàng cần giảm bớt tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn (tiền gửi ngắn hạn), tăng khoản vay dài hạn (tiên gửi dài hạn) để giảm bớt rủi ro trong quá trình hoạt động, tránh ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng bằng cách điều chỉnh mức lãi suất tiền gửi ngắn hạn và dài hạn và đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hơn về khoản mục tiền gửi dài hạn.Để tăng mức độ an toàn cho ngân hàng, đảm bảo quá trình hoạt động. Vào năm 2015 ta thấy: khi so sánh ngân hàng vietcombank với 2 ngân hàng cùng hệ thống là ngân hàng sacombank và ngân hàng quân đội thì tỷ trọng nợ ngắn hạn của 2 ngân hàng này cũng rất cao(>95%).Trong đó ngân hàng quân đội là chiếm tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ thấp nhất trong số 3 ngân hàng. Cụ thể là vào năm 2015 ngân hàng sacombank là 97.74%, còn ngân hàng quân đội là 95.77%.Qua đó thì hiện tượng nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ là ngân hàng nào cũng gặp phải. Vi thế ngân hàng cần có sự điều chỉnh chính sách tiền gửi sao cho hợp lý qua từng thời kỳ để giảm mức rủi ro trong kinh doanh, tăng mức độ an toàn trong quá trình hoạt động.
  • 34. 10.Hoạt động tíndụng ( cho vay ) của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 - 2014 Tín dụng là một hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động tín dụng còn được xem như một nghiệp vụ quản trị rủi ro để sinh lợi trong kinh doanh ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nhưng tựu trung lại rủi ro tín dụng có thể được hiểu là việc ngân hàng không thể thu hồi được toàn bộ gốc và lãi khi khoản vay đến hạn. Và khi một khoản vay không thể thu hồi hay có nguy cơ không thể thu hồi nợ gốc và lãi thì người ta gọi đây là một khoản nợ xấu. Theo Quyết định 493/về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng, thì nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu theo định nghĩa của Việt Nam cũng được xác định dựa theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Bảng 27: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 - 2014 ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu 2013 2014 2015 chênh lệch 2014/2013 chênh lệch 2015/2014 Nợ xấu 7.475.000 7.459.000 7.137.000 (16.000) (322.000) Tổng dư nợ 273.809.524 322.900.433 387.880.435 49.090.909 64.980.002 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 2,73% 2,31% 1,84% -0,42% -0,47% Qua bảng tính trên ta thấy, tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ giảm qua các năm, có dấu hiệu tốt. Năm 2013 nợ xấu chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ là 2,73%. Đến năm 2014, tỷ lệ này bằng 2,31%. Giảm 0,42% so với năm 2013. Do nợ xấu giảm còn 7.459.000 triệu đồng, trong khi tổng dư nợ tăng lên đến 322.900.433 triệu đồng. Tăng 49.090.909 triệu đồng so với năm 2013. Điều đó làm cho tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ
  • 35. giảm. Sang năm 2015, tỷ lệ này tiếp tục giảm 0,47% so với năm 2014. Tổng dư nợ tăng lên đến 387.880.435 triệu đồng, tăng 64.980.002 triệu đồng. Trong khi đó nợ xấu giảm còn 7.137.000 triệu đồng, giảm 322.000 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 4,32%. Điều này làm cho tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ giảm còn 1,84%. Tỷ lệ nợ xấu giảm thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng tăng qua các năm. So sánh tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietcombank với trung bình trung của ngành và 2 ngân hàng khác là Sacombank và MB Bank. Ta có bảng số liệu sau: Bảng 28: So sánh tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietcombank và trung bình trung của ngành năm 2015 Chỉ tiêu VCB Trung bình ngành Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ 1,84% 2,55% Chỉ tiêu trung bình ngành tham khảo www.vcbs.com.vn Bảng 29: So sánh tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietcombank với ngân hàng Sacombank và ngân hàng MB Bank năm 2015 Cổ phiếu Nợ xấu Tổng dư nợ tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) VCB 7.137.000 387.880.435 1,84% STB 3.449.000 185.917.000 1,86% MBB 1.950.000 121.349.000 1,61% Qua 2 bảng số liệu trên có thể thấy ngân hàng Vietcombank đã duy trì được tỷ lệ nợ xấu/ tổng nợ tín dụng là khá tốt so với trung bình chung của ngành ngân hàng. Năm 2015 tỷ lệ này thấp hơn 0,02% so với ngân hàng Sacombank nhưng lại cao hơn khá nhiều so với ngân hàng MB Bank (cao hơn 0,25%), tuy nhiên nếu so sánh với trung bình chung của ngành thì tỷ lệ này vẫn thấp hơn 0,77%. Nếu xem xét tương quan với quy mô hoạt động, tổng số tiền cho vay cũng như uy tín của ngân hàng Vietcombank thì có thể kết
  • 36. luận ngân hàng hoạt động tốt và khá an toàn. Tuy ngân hàng đã có nhiều nỗ lực duy trì tỷ trọng nợ xấu ở mức thấp nhưng chưa thực sự khai thác triệt để các công cụ và biện pháp thu hồi nợ. Trong những năm tiếp theo ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp thu hồi nợ để đảm bảo có đủ vốn cho hoạt động và góp phần nâng cao hơn nữa uy tín của ngân hàng mình. Hiện nay tại ngân hàng Vietcombank đã áp dụng những biện pháp để xử lý nợ xấu bằng các công cụ phổ biến như: đòi nợ, tái cấu trúc các khoản nợ; bán nợ; phong tỏa tài sản người vay, thanh lý tài sản thế chấp; gán nợ, xiết nợ, yêu cầu bồi thường từ những người có trách nhiệm liên đới; sử dụng quỹ dự phòng tài chính hoặc xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng và các biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng khác. Ta có bảng khả năng thu hồi nợ xấu của ngân hàng Vietcombank trong giai đoạn 2013 – 2015 như sau: Bảng 30: Khả năng thu hồi nợ xấu của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 -2015 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Giátrị nợ xấu được thu hồi 780.000 1.905.000 2.170.000 1.125.000 265.000 Tổng nợ xấu 7.475.000 7.459.000 7.137.000 -16.000 -322.000 Tỷ trọng nợ xấu thu hồi được 10,43% 25,54% 30,40% 15,10% 4,87% Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình thu hồi nợ xấu của ngân hàng Vietcombank đã có sự chuyển biến tốt qua các năm. Năm 2013 giá trị nợ xấu thu hồi được là 780.000 triệu đồng trong khi tổng nợ xấu là 7.475.000 triệu đồng, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (10,43%), nhưng đến năm 2014 đã có sự cải thiện đáng kể, giá trị nợ xấu thu hồi được tăng 1.125.000 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 144,23%. Đẩy mức giá trị
  • 37. nợ xấu thu hồi được lên 1.905.000 triệu đồng, chiếm 25,54% trong tổng giá trị nợ xấu cần phải thu hồi. Đến năm 2015 giá trị nợ xấu thu hồi được tiếp tục tăng 265.000 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 13,91%, đạt giá trị 2.170.000 triệu đồng, chiếm 30,40% tổng giá trị nợ xấu. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã làm tốt công tác thu hồi, xử lý nợ xấu tốt, góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng, thu hút được nhiều khách hàng hơn trong tương lai.
  • 38. III. KẾT LUẬN Nhìn chung qua việc phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng Vietcombank trong giai đoạn 2013 -2015, chúng tôi nhận thấy hoạt động của ngân hàng này khá tốt, khả năng sinh lời cao, hoạt động hiệu quả và an toàn. Kiến nghị của nhóm cho nhà đầu tư là nên đầu tư vào cổ phiếu VCB của ngân hàng Vietcombank nhằm tăng thu nhập với mức sinh lời cao và độ an toàn vốn được bảo đảm. IV. SO SÁNH CƠ CẤU NỢ CỦA BA MÃ CỐ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK (VCB), CỐ PHẦN KHOÁNG SẢN BECAMEX (BMJ) VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HỮU NGHỊ (HNF) Bảng 31: So sánh cơ cấu nợ của VCB, BMJ và HNF giai đoạn 2013 - 2015 VCB Chỉ tiêu 2015 2014 2013 Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn 90,30% 92,46% 93,3% Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 1002,59 1226,45 1392,94 BMJ Chỉ tiêu 2015 2014 2013 Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn 18,03% 25,45% 27,92% Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 21,99% 34,13% 38,74% HNF Chỉ tiêu 2015 2014 2013 Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn 59,62% 60,22% 67,48% Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 147,68% 151,38% 207,50% Nhìn vào số liệu từ bảng phân tích từ tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn và tỷ nợ trên vốn chủ sở hữu mức độ sử dụng nợ của 3 mã cổ phiếu được sắp xếp theo thứ tự giảm dần VCB>HNF>BMJ. Điều này cũng khá hợp lý bởi 3 mã cổ phiếu này của 3 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Nếu tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của mã cổ phiếu VCB cao nhất do ngân hàng Vietcombank hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, mà đặc trưng của các ngân hàng thì sử dụng nguồn vốn
  • 39. huy động từ bên ngoài là chủ yếu, nguồn vốn chủ sỡ hữu ít hơn rất nhiều so với nợ phải trả, thì mã cổ phiếu BMJ có tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu thấp nhất bởi công ty Cổ phần Khoáng sản Becamex hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản mà đây là một ngành công nghiệp nặng , chi phí đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn chậm nên sử dụng chủ yếu là nguồn vốn tự có và ít sử dụng nợ vay. Tỷ suất nợ trên tổng nguồn vốn và tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu của mã cổ phiếu HNF của công ty Cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị lại ở mức trung bình do công ty hoạt đông trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng với lượng tiêu thụ và thị phần lớn nên thu hồi vốn nhanh, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vời các khoản tín dụng. Nhìn vào tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn, và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của 3 mã cổ phiếu trên thì không thể so sánh và đưa ra kết luận là các doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không, hay sự mất cân bằng trong kết cấu nguồn vốn và rủi ro trong việc sử dụng nợ của các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp này hoạt động trong từng lĩnh vực khác nhau. Nhưng nhận định chung của nhóm là việc sử dụng nợ của 3 doanh nghiệp này khá hợp lý phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ số nợ càng cao thì rủi ro kinh doanh càng cao, các doanh nghiệp cần có những biện pháp quản lý, đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh.
  • 40. Bảng phân công công việc cho các thành viên: Nguyễn Ngọc Phan Văn ( nhóm trưởng ) : Chịu trách nhiệm phân công công việc cho các thành viên, đảm nhận phần giới thiệu khái quát về ngân hàng Vietcombank và phần kết luận, Phân tích kết cấu nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank và So sánh kết cấu nguồn vốn của 3 mã cổ phiếu VCB, NMJ, HFN. Tổng hợp số liệu của các thành viên, chỉnh sửa lại lời dẫn, chính tả và nhận xét. Phân bổ bố cục của bài tập nhóm. Trịnh Văn Trang + Nguyễn Thị Song Tuyền + Huỳnh Mỹ Phương Uyên: Đảm nhận tính toán số liệu từ bảng 1 đến bảng 6. Viết nhận xét của phân tích kết cấu nguồn vốn phân tích kết cấu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietcombank. Và so sánh với các ngân hàng khác. Vy Thị Như Ý + Phạm Thị Thu Tuyết: Đảm nhận tính toán số liệu từ bảng 7 đến bảng 12, trong đó Vy Thị Như Ý tính toán và nêu nhận xét của hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn và hiệu suất sử dụng tài sản cố định và so sánh với các ngân hàng khác. Phạm Thị Thu Tuyết tính toán và nêu nhận xét về hiệu suất sử dụng tổng tài sản và so sánh với các ngân hàng khác. Huỳnh Văn Viên: Đảm nhận tính toán số liệu bảng 13, viết nhận xét khả năng quản lý nợ của ngân hàng Vietcombank và so sánh với các ngân hàng khác. Đào Tú Trinh: Đảm nhận tính toán số liệu của bảng 14, Viết nhận xét về các hệ số khả năng thanh toán của ngân hàng Vietcombank. Trần Lê Ngọc Liên + Phan Trần Ngọc Hà + Hạ Long: Đảm nhận tính toán số liệu từ bảng 15 đến bảng 18, Phân tích các hệ số khả năng sinh lời của ngân hàng Vietcombank và so sánh với các ngân hàng khác và trung bình trung của ngành. Trương Thị Tuyết + Nguyễn Lâm Uyển Trâm: Đảm nhận tính toán số liệu của bảng 19, bảng 20, phân tích tỷ số tăng trưởng bền vững của ngân hàng Vietcombank và so sánh với các ngân hàng khác và trung bình trung của ngành. Nguyễn Thị Mỹ Duyên + Nguyễn Thị Ngọc: Đảm nhận tính toán số liệu từ bảng 21 đến bảng 23, phân tích tỷ số giá trên thu nhập của ngân hàng Vietcombank và so sánh với các ngân hàng khác và trung bình trung của ngành.
  • 41. ( Phan Trần Ngọc Hà: Đảm nhận tính toán số liệu từ bảng 24 đến bảng 26, phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 – 2014 ) ( Nguyễn Thị Mỹ Duyên + Trần Lê Ngọc Liên: Đảm nhận tín toán từ bảng 27 đến bảng 30, phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 - 2015 ) Trong quá trình tiến hành bài tập nhóm, các thành viên đều thường xuyên đóng góp ý kiến, giúp đỡ nhau trong quá trình tính toán và trình bày các số liệu cũng như nhận xét các số liệu. Nguồn thông tin mà nhóm sử dụng được thu thập từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu là Báo Cáo Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam ( Vietcombank ) và các báo cáo tài chính và thông số cũng như hệ số tài chính trong Website: www.cophieu68.vn ,http://vietstock.vn/ , http://bizlive.vn/