SlideShare a Scribd company logo
1 of 190
Download to read offline
1
Thực trạng triển khai
TIỀN DI ĐỘNG
trong 2 thập kỷ gần đây
2
THÂN TẶNG CÁC EM SINH VIÊN!
Bản thảo này viết sơ lược về thực trạng triển khai tiền di động trên thế giới (trong đó
có Việt Nam) và vài nội dung nhỏ có liên quan đến chủ đề này.
Vì vài lý do bất ngờ ngoài dự kiến và những hạn chế về mặt thời gian, bản thảo đã không
được tác giả chỉnh sửa thêm nên chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được sự thông cảm và những lời đóng góp chân tình từ các em qua email:
ngocnguyen.feb95@gmail.com nhé!
Bản thảo còn thiếu một số mục liên quan đến các khái niệm, nội dung cơ bản của tiền
di động nên chưa thể trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Bản thân tác giả hiện không
có thời gian để bổ sung thêm. Vậy nên, tác giả rất vui nếu bản thảo này được các em
đón nhận, sử dụng và thử viết bổ sung giúp tác giả các phần còn thiếu nhé!
Thân mến,
Nguyen Kim Thai Ngoc.
3
… (Các em bổ sung thêm nhé)…
3. Thực trạng triển khai tiền di động tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ
Hiện nay, tài chính toàn diện được xem là một trong những trụ cột quan trọng của
nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, ổn định tài chính và đảm
bảo an sinh xã hội. Liên hợp quốc xác định tài chính toàn diện là một giải pháp quan
trọng để đạt được 7/17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (Sustainable
Development Goals - SDGs) bao gồm những mục tiêu liên quan đến chuyển đổi số,
năng lượng sạch, nông nghiệp, việc làm bền vững, tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ
và quản lý môi trường. Việc hướng đến tài chính toàn diện là một thực tế hiển nhiên bởi
tài chính toàn diện giúp xóa bỏ những bất cập mà “loại trừ tài chính” gây ra cho nền
kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tài chính toàn diện (financial inclusion) và loại trừ tài chính (financial exclusion)
chính là hai mặt đối lập của nhau. “Tài chính toàn diện” khuyến khích những người
thuộc nhóm loại trừ tài chính tăng cường tiếp cận với các dịch vụ tài chính, các hình
thức thanh toán tiện lợi, nhất là làm quen với tiết kiệm và đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi để
sinh lợi thay vì cất giữ không sinh lời hoặc chi tiêu thiếu kiểm soát. Bên cạnh đó, những
người thuộc nhóm loại trừ tài chính cũng có thể tăng cường đầu tư thông qua việc sử
dụng nguồn vốn tín dụng lành mạnh với lãi suất ưu đãi thay vì lựa chọn những hình thức
tín dụng đen với lãi suất cao ngất ngưởng. Điều này vô cùng ý nghĩa với những người
có thu nhập thấp và sinh sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới và
hải đảo xa xôi… Tài chính toàn diện không chỉ giúp cho các giao dịch tài chính của
những người thuộc nhóm loại trừ tài chính diễn ra thuận lợi hơn mà còn giúp họ xây
dựng những kế hoạch chi tiêu và đầu tư trong tương lai để phát triển bản thân và phòng
ngừa rủi ro. Ngoài ra, tài chính toàn diện còn giúp cho các khoản trợ cấp của chính phủ
có thể kịp thời đến với đối tượng cần hỗ trợ thông qua việc chuyển tiền trực tiếp vào tài
khoản, tránh được sự thất thoát hoặc trì trệ (World Bank, 2022).
Các nghiên cứu về tài chính toàn diện đã chỉ ra rằng khi người nghèo có cơ hội tốt
hơn để quản lý tài chính của bản thân thì thu nhập nói riêng và đời sống của họ nói
chung sẽ được cải thiện rõ rệt theo thời gian. Chính vì vậy, tài chính toàn diện được xem
là một trong những giải pháp làm giảm nghèo đói và đưa thế giới đến gần hơn với các
4
Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Điển hình như Kenya, số tiền tiết kiệm
của các hộ gia đình đã tăng lên khoảng 20% sau khi chủ hộ được tiếp cận với tiền di
động1
. Ở Malawi2
, những người nông dân có thu nhập gửi vào tài khoản tiết kiệm đã
tăng cường đầu tư cho hoạt động nông nghiệp của mình, cụ thể là tăng chi tiêu 13% cho
thiết bị nông nghiệp. Nhờ vậy, thu nhập đến từ việc trồng trọt của họ cũng đã tăng hơn
15% (Brune & cộng sự, 2016). Hai trường hợp vừa nêu chỉ là hai trong số rất nhiều
những minh chứng cho thấy sự thay đổi tích cực - diện mạo mới mà tài chính toàn diện
mang đến cho người nghèo nói riêng và toàn nhân loại nói chung.
Ulrika Modeer, Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc Văn phòng
Quan hệ Đối ngoại và Vận động chính sách tại Chương trình phát triển của Liên hợp
quốc (United Nations Development Programme, UNDP), cho biết: “Tài chính toàn diện
vừa là điều kiện tiên quyết vừa là yếu tố quyết định chính để đạt được nhiều Mục tiêu
Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc, bao gồm giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, thúc đẩy tiếp cận thị trường và thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực then chốt như
giáo dục, nông nghiệp và y tế. Nhưng quan trọng hơn, đó là đặt con người làm trung
tâm, trao cho họ nhiều quyền tự quyết hơn đối với tiền của họ và tăng cường khả năng
phục hồi của chính họ. Loại bỏ loại trừ tài chính ở châu Phi và trên toàn cầu phải là ưu
tiên hàng đầu nếu chúng ta muốn mang lại sự thịnh vượng bền vững và toàn diện cho
tất cả mọi người trên một hành tinh khỏe mạnh”, (United Nations Development
Programme, 2022).
“Loại trừ tài chính” là tình trạng mà một cá nhân/nhiều cá nhân bị hạn chế tiếp cận
với các dịch vụ và hệ thống tài chính do tình trạng kinh tế xã hội hoặc do bản thân không
thể đáp ứng các yêu cầu của một tổ chức ngân hàng chính thức. Cho đến thời điểm hiện
tại, loại trừ tài chính vẫn còn tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi những sự trở ngại
khách quan dẫn đến loại trừ tài chính “không tự nguyện” hoặc những sự trở ngại chủ
quan dẫn đến loại trừ tài chính “tự nguyện”. Sự trở ngại khách quan có thể kể đến bao
1
The rise of mobile money in sub-Saharan Africa: Has this digital technology lived up to its promises? (2020,
October 22). The Abdul Latif Jameel Poverty Action Lab (J-PAL). Xem tại:
https://www.povertyactionlab.org/blog/10-22-20/rise-mobile-money-sub-saharan-africa-has-digital-technology-
lived-its-promises
2
Malawi: Quốc gia này là một trong những nước kém phát triển nhất trên thế giới, có khoảng 85% dân số sống ở
nông thôn. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chiếm hơn một phần ba GDP và gần 90% doanh thu xuất
khẩu. Trong quá khứ, nền kinh tế của Malawi đã phụ thuộc vào sự trợ giúp kinh tế đáng kể từ Ngân hàng Thế giới,
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các quốc gia khác.
5
gồm những hạn chế về mặt chính sách khi nhà quản lý phải ban hành chính sách tập
trung hướng đến số đông (những đối tượng đang được phục vụ bởi dịch vụ tài chính
truyền thống) dẫn đến việc “đành phải bỏ quên” một bộ phận không được tiếp cận và
phục vụ bởi các dịch vụ tài chính truyền thống. Trở ngại lớn nhất không thể không kể
đến là việc các nhà cung cấp dịch vụ tài chính không hứng thú với việc nghiên cứu về
các sản phẩm tài chính đặc thù riêng hoặc mở rộng phạm vi phục vụ đến với các đối
tượng thu nhập thấp, trình độ dân trí thấp. Đối với các nhà cung cấp, việc tối đa hóa lợi
nhuận và né tránh rủi ro tiềm tàng là mối quan tâm hàng đầu và điều đó đồng nghĩa là
họ sẽ không tập trung việc phát triển kinh doanh vào những đối tượng vừa nêu. Bên
cạnh đó, việc hạn chế về cơ sở hạ tầng và cũng gây trở ngại vô cùng lớn bởi ở những
nơi không có điện, không có điện thoại thông minh hoặc không có internet thì việc tiếp
cận tài chính thông qua những kênh truyền thống là gần như bất khả thi. Ngoài ra, sự
trở ngại chủ quan phát sinh từ chính sự lựa chọn của cá nhân cũng là vấn đề nan giải.
Những trở ngại chủ quan có thể kể đến như sự thiếu hiểu biết về tài chính và không có
khả năng thích ứng với công nghệ, văn hóa, tôn giáo,… hoặc cố tình tránh né sự quản
lý của pháp luật/các tổ chức để dễ dàng thực hiện những hoạt động phạm pháp/trốn tránh
các nghĩa vụ mà nếu họ sử dụng các dịch vụ ngân hàng thì sẽ không thể tránh được.
Loại trừ tài chính có những tác động hết sức tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và
mỗi cá nhân nói riêng bởi nhóm người bị loại trừ tài chính sẽ không thể tiếp cận với tài
khoản tiết kiệm/các khoản vay và một số dịch vụ tiện ích ngân hàng khác, tiêu biểu là
thanh toán không dùng tiền mặt. Chính vì vậy, họ khó có thể phát triển bản thân để nâng
cao chất lượng cuộc sống và ngày càng bị cô lập, càng bị xoáy sâu vào hố đen loại trừ
tài chính của nền kinh tế. Vòng tuần hoàn này nếu cứ lặp đi lặp lại sẽ không chỉ gây ra
ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm người nêu trên mà sức ì và sự trì trệ nặng nề của loại trừ
tài chính còn gây tổn thương sâu sắc đến sự phát triển chung của toàn nhân loại.
Xuất phát từ thực tiễn đó, nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP - Consultative
Group to Assist the Poor)3
của Ngân hàng Thế giới được thành lập và hoạt động với
phương châm “trao quyền cho người nghèo thông qua các dịch vụ tài chính” để hướng
3
Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP - Consultative Group to Assist the Poor) là một tổ chức thuộc Ngân
hàng Thế giới (World Bank), nghiên cứu và chính sách độc lập chuyên mở rộng khả năng tiếp cận tài chính cho
người nghèo trên toàn thế giới thông qua tài chính toàn diện, nhất là phụ nữ.
6
đến “Một thế giới mà người nghèo, đặc biệt là phụ nữ, có thể hưởng lợi từ các dịch vụ
tài chính để nắm bắt các cơ hội kinh tế, tiếp cận các dịch vụ thiết yếu và xây dựng khả
năng phục hồi - kể cả trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. CGAP là sự hợp tác toàn cầu
của 34 tổ chức hàng đầu trên thế giới để tìm cách thúc đẩy tài chính toàn diện. CGAP
phát triển các giải pháp sáng tạo thông qua nghiên cứu thực tế và tham gia tích cực với
các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, nhà hoạch định chính sách và nhà tài trợ để cho phép
tiếp cận trên quy mô lớn. Công nghệ kỹ thuật số là một trong những phương tiện được
CGAP coi là quan trọng nhất để có thể tiếp cận số lượng lớn người nghèo mà vẫn đảm
bảo hiệu quả về mặt chi phí. Trong chiến lược 5 năm (2018 - 2023), CGAP đã xác định
bốn ưu tiên có liên kết với nhau:
● Tạo ra giá trị cho khách hàng nghèo, đặc biệt là phụ nữ và các phân khúc
bị loại trừ khác
● Xây dựng các mô hình kinh doanh bền vững cung cấp các dịch vụ tài
chính cho người nghèo ở quy mô lớn
● Phát triển cơ sở hạ tầng cho phép kết nối mọi người với các dịch vụ tài
chính trong thế giới kỹ thuật số
● Thúc đẩy một môi trường chính sách hỗ trợ đổi mới đồng thời bảo vệ
người tiêu dùng.
Như vậy, vấn đề thúc đẩy việc tiếp cận các dịch vụ tài chính để hướng đến tài
chính toàn diện cho mọi đối tượng là sứ mệnh được quan tâm hàng đầu trong nhiều năm
trở lại đây.
Tuy nhiên, tài chính toàn diện lại là điều không hề dễ dàng bởi sự “toàn diện” vốn
dĩ là điều rất khó để có thể đạt được. Chính vì vậy, trước khi tiến đến gần hơn với đích
đến tài chính toàn diện, các quốc gia trên thế giới đang tích cực hòa mình vào công cuộc
“chuyển đổi số” cho toàn xã hội nhằm hướng đến “kinh tế số” - một xu hướng tất yếu
và hoàn toàn phù hợp với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ như hiện nay.
Trong các lĩnh vực chủ chốt của “kinh tế số” thì “tài chính số” là một lĩnh vực giữ vai
trò quan trọng hàng đầu. Sự ra đời của tiền di động chính là giải pháp mở ra cơ hội tiếp
cận dịch vụ tài chính số một cách vô cùng đơn giản cho mọi người dân trên toàn thế
7
giới, nhất là những người ở vùng sâu vùng xa, chưa có nhiều trải nghiệm về công nghệ
tài chính.
Trong thời đại công nghệ lên ngôi và tỏ rõ sự ưu việt, tài chính - một lĩnh vực quan
trọng và cực kỳ nhạy cảm cũng cần có sự cập nhật và thích nghi một cách kịp thời. Các
hãng công nghệ lớn như Apple, Facebook, Google, PayPal… hiển nhiên nhận thức rõ
điều này từ rất sớm, nhanh chân tham gia cuộc đua với khát vọng triển khai và thống trị
đế chế dịch vụ tài chính điện tử. Cụ thể, các hãng công nghệ lớn này đã triển khai ví
điện tử cho đông đảo người dùng trên thế giới. Tuy nhiên, đối tượng hướng đến chỉ có
thể là những người dùng có điện thoại thông minh có thể cài đặt ứng dụng của họ và
phải có kết nối internet. Liệu điều đó có làm khuếch đại sự cách biệt về việc tiếp cận tài
chính giữa các tầng lớp người dân không? Câu trả lời là “Không!”, người dân ở các
nước khu vực Đông Phi và Nam Phi cũng đã có cách tiếp cận với thanh toán phi tiền
mặt thông qua dịch vụ tiền di động từ rất lâu, trước cả khi các ông lớn về công nghệ nêu
trên cung cấp ví điện tử đến với người dùng!
Dịch vụ tài chính di động, cụ thể là tiền di động được xác định là chìa khóa giúp
Liên hợp quốc hiện thực hóa giấc mơ thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển toàn diện trên
toàn thế giới đến năm 2030. Sitoyo Lopokoiyit, Giám đốc điều hành của M-Pesa châu
Phi và Giám đốc Dịch vụ Tài chính tại Safaricom, cho biết: “Các nền tảng dịch vụ tài
chính di động như M-Pesa là động lực quan trọng thúc đẩy tài chính toàn diện trong xã
hội, có thể cải thiện cơ hội sống của cá nhân và cho phép các doanh nghiệp ra mắt và
mở rộng, mang lại của cải và việc làm cho các nền kinh tế đang phát triển. Vẫn còn
những rào cản đối với việc tiếp cận các nền tảng - bao gồm cả kiến thức kỹ thuật số và
khả năng tiếp cận điện thoại thông minh - và để phát triển chúng - với một sân chơi
pháp lý không bình đẳng cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phi truyền thống ở
nhiều quốc gia.”4
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc triển khai tiền di động tại một số quốc gia và vùng
lãnh thổ đã và đang được đẩy mạnh. Tuy nhiên, những đặc thù liên quan đến tình hình
kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi quốc gia đã làm cho thực trạng triển khai cũng như
kết quả thu được sau một quá trình tiếp cận tiền di động của các quốc gia là không hề
4
https://www.vodafone.com/news/digital-society/new-research-shows-mobile-finance-increase-national-gdp
8
giống nhau. Tại các quốc gia đang phát triển, điển hình là khu vực châu Phi, châu Mỹ
Latinh, hạ tầng ngân hàng và hạ tầng của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính chưa
thực sự phát triển và sự phát triển chưa được phân bổ đồng đều nên chỉ có hạ tầng mạng
viễn thông là phát triển hơn cả. Chính vì vậy, việc phát triển dịch vụ tiền di động nhằm
tận dụng sự phổ biến của điện thoại di động, mức độ phủ sóng và mạng lưới phân phối
rộng khắp của nhà mạng viễn thông đã được nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ trên thuộc
các khu vực này đẩy mạnh và được đông đảo người dân hưởng ứng. Sau một khoảng
thời gian triển khai, các quốc gia và vùng lãnh thổ này đã đạt được những thành tựu nhất
định.
Ngày nay, M-Pesa được xem là biểu tượng thành công trong mảng dịch vụ tiền di
động của châu Phi và đồng thời cũng được xem là nền tảng Fintech5
lớn nhất trong khu
vực. Điều đặc biệt thú vị là M-Pesa không chỉ được ưa thích sử dụng bởi những người
chưa có tài khoản ngân hàng mà kể cả những người đã có tài khoản ngân hàng vẫn rất
ưa chuộng tính an toàn và thuận tiện khi sử dụng dịch vụ này. M-Pesa được xem là dịch
vụ tiền di động thành công nhất, có thể được hiểu đơn giản là giao dịch tài chính thông
qua điện thoại di động, không cần đến tài khoản ngân hàng mà chủ yếu dựa vào mạng
viễn thông (cụ thể là sim điện thoại). Đây chính là điểm khác biệt lớn với các ví điện tử
do các ngân hàng/tổ chức tài chính khác cung cấp bởi dịch vụ tiền di động không hoạt
động dựa trên sự liên kết với tài khoản ngân hàng trực tuyến.
M-Pesa mang đến cơ hội cho hàng triệu người ở Kenya, Tanzania, Ghana và
Mozambique được tiếp cận với tiền di động.6
Tuy rằng sự tiếp cận này cũng chỉ mới
nằm ở mức rất cơ bản nhưng lại vô cùng ý nghĩa với người dân bởi trước đây họ chưa
từng được tiếp cận dịch vụ tài chính. Đối với 98% doanh nghiệp được khảo sát thừa
nhận rằng M-Pesa hỗ trợ thanh toán nhanh chóng và an toàn hơn nên đã góp phần thúc
đẩy phát triển công việc kinh doanh. Đồng thời cũng có đến 95% doanh nghiệp được
khảo sát cho biết trong một nửa số giao dịch có liên quan đến công việc kinh doanh của
họ có sự hiện diện của M-Pesa.
5
Fintech (viết tắt từ Financial Technology - dịch ra là Công nghệ tài chính) là thuật ngữ chỉ việc áp dụng những
công nghệ tiên tiến để cải thiện, nâng cao chất lượng của các phương pháp cung cấp dịch vụ tài chính truyền
thống
6
Là một phần của nghiên cứu Africa.Connected, các cuộc khảo sát về người tiêu dùng và doanh nghiệp được thực
hiện tập trung vào người dùng M-Pesa ở Kenya và Tanzania, và kết quả được ngoại suy cho Ghana và Mozambique
9
Trong bài nghiên cứu “Nền tảng tài chính kỹ thuật số để trao quyền cho tất cả” -
bài báo nghiên cứu thứ tư được tài trợ và phát triển bởi Africa.Connected, các nhà nghiên
cứu đến từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (United Nations Development
Programme, UNDP) và một vài tập đoàn vận hành mạng di động hàng đầu thế giới
(Vodafone, Vodacom, Safaricom) đã phát hiện ra rằng việc triển khai thành công dịch
vụ tiền di động có thể tạo ra những tác động tích cực và trực tiếp đến tăng trưởng GDP.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm ở các quốc gia triển
khai tiền di động thành công sẽ cao hơn tới 1 điểm phần trăm so với các quốc gia không
triển khai hoặc triển khai không hiệu quả. Nghiên cứu được thực hiện với 49 quốc gia
ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế có thể làm giảm
số người sống trong nghèo đói (theo kết quả nghiên cứu trước đây của Ngân hàng Thế
giới).7
Như vậy, việc triển khai tiền di động thành công có thể làm cải thiện tình trạng
nghèo đói tại các quốc gia - đây là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu mà
Liên hợp quốc hướng đến và mang ý nghĩa hết sức nhân văn.
Theo dự báo, vào năm 2025, GDP hàng năm của các nền kinh tế mới nổi có thể
đạt mốc 3,7 nghìn tỷ USD với những tác động tích cực đến từ tài chính kỹ thuật số
(Manyika & cộng sự, 2016). Kết quả này chính là minh chứng cho sự linh động trong
công tác điều hành của các tổ chức, chính phủ trước những nhu cầu thực tiễn của nền
kinh tế - là nhân tố góp phần thúc đẩy tiền di động xuất hiện kịp thời. Ngoài ra, có một
nhân tố quan trọng khác nữa, đó chính là sự “cố gắng tiếp cận” và “quyết tâm thay đổi”
của mỗi người dùng để cùng hướng đến sự tiến bộ chung trong công cuộc số hóa của
toàn xã hội. Những nỗ lực của các tổ chức, chính phủ sẽ gặp nhiều trở ngại nếu thiếu đi
sự hợp tác của mỗi cá nhân trong hệ sinh thái tài chính đang hiện hữu. Nhưng có một
nhân tố bất ngờ đã góp phần thúc đẩy mọi người đến gần hơn với tiền di động, đó chính
là sự xuất hiện của đại dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 bùng nổ vào những ngày cuối cùng trong năm 2019 tại Trung
Quốc đã trở thành cơn ác mộng của toàn thế giới. Đại dịch Covid-19 lây lan với tốc độ
nhanh thông qua tiếp xúc và chính điều đó đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gây
ảnh hưởng và đe dọa nặng nề đến đời sống và các hoạt động kinh tế. Nhưng chính sự
7
https://www.undp.org/news/new-research-shows-mobile-finance-can-increase-national-gdp
10
xuất hiện quá bất ngờ và tốc độ lây lan khủng khiếp thông qua tiếp xúc của Covid-19
đã trở thành “chất xúc tác” vô cùng hữu hiệu, giúp cho cả nhân loại chủ động hơn trong
việc thay đổi phương thức thanh toán từ tiếp xúc trực tiếp sang phương thức không tiếp
xúc. Mọi người đều ý thức được và cố gắng chuyển từ phương thức thanh toán truyền
thống có tiếp xúc trực tiếp sang phương thức thanh toán không tiếp xúc để thích nghi
với “bối cảnh mới”. Lúc này, tiền di động chính là một cứu cánh hoàn toàn phù hợp với
mọi đối tượng, nhất là những đối tượng không có điều kiện tiếp cận những phương thức
thanh toán không tiếp xúc đến từ ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Hiện nay, việc đánh giá về kết quả triển khai tiền di động được Hiệp hội Hệ thống
Thông tin Di động Toàn cầu (GSMA) cập nhật hằng năm. Dựa trên kết quả tình hình
hoạt động của tiền di động do GSMA cập nhật cùng với một số báo cáo/nghiên cứu của
các chuyên gia kinh tế và các bên có liên quan, chính phủ các nước và các tổ chức sẽ
kịp thời có những phương án linh hoạt để tiền di động phát huy hết tiềm năng và sức
mạnh vốn có.
3.1. Bức tranh toàn cảnh về tiền di động trên thế giới
Tại các thị trường mới nổi có đến hơn 1 tỷ người không có tài khoản ngân hàng
nhưng họ lại có điện thoại di động (Beshouri & Gravråk, 2010). Con số này gợi ý cho
các chuyên gia, các nhà cung cấp dịch vụ và nhà quản lý một điều thú vị, rằng 1 tỷ người
này và kể cả những người có tài khoản ngân hàng nhưng ít được phục vụ tốt hoặc chưa
biết cách sử dụng tài khoản ngân hàng một cách hiệu quả hoàn toàn có thể tiếp cận với
một loại hình dịch vụ tài chính giản đơn hơn - dịch vụ tài chính di động. Họ sẽ phần nào
được trải nghiệm các tiện ích tài chính thay cho việc tiếp cận với tài khoản ngân hàng
nếu như việc tiếp cận với tài khoản ngân hàng là quá khó khăn hoặc bất khả thi. Điều
này đã thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà quản lý nhanh chóng triển khai
dịch vụ tài chính di động tại những thị trường tiềm năng để người dân có thể chủ động
hơn trong việc quản lý tài chính và nắm lấy cơ hội cải thiện cuộc sống của chính mình.
Ngoài ra, trong bối cảnh hệ sinh thái tài chính phát triển quá nhanh như thời gian
qua, tốc độ tăng trưởng doanh thu liên quan đến các dịch vụ di động truyền thống đã
không còn được như trước và đôi lúc có dấu hiệu giảm sút cũng là một thực tế khiến
cho các nhà cung cấp dịch vụ di động phải tận dụng những lợi thế đang có về cơ sở hạ
11
tầng, chuyên môn kỹ thuật, mạng lưới phân phối và lượng khách hàng đang có để tìm
kiếm thị trường mới. Chuyển hướng sang cung cấp các dịch vụ tài chính thông qua thiết
bị di động cho những người không có tài khoản ngân hàng ở các thị trường tiềm năng
được xem là chiến lược mới đầy triển vọng.
Chương trình Mobile Money for the Unbanked (MMU)8
được Quỹ Bill & Melinda
Gates tài trợ 5 triệu USD mang đến diện mạo mới cho việc triển khai tiền di động cho
những người chưa có tài khoản ngân hàng ở các thị trường mới nổi. Cụ thể, chương
trình này đã đặt mục tiêu tài trợ cho 20 dự án ở các nước đang phát triển để có thể giúp
những người trước đây chưa có tài khoản ngân hàng ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ
Latinh tiếp cận với các dịch vụ tài chính di động vào năm 2012. Chương trình MMU đã
thu thập những số liệu vào năm 2012 trở đi để có thể tổng kết được mức độ thành công
và độ phủ sóng của tiền di động. Điều này giúp cho các nhà cung cấp và quản lý tiền di
động có thể kịp thời đưa ra những phương án phát triển tiền di động một cách tốt hơn.
Hình 3.1. Tài khoản tiền di động thịnh hành ở các nước thu nhập thấp
Nguồn: IMF (2018) - Financial Access Survey
3.1.1. Tiền di động và những cột mốc đạt được sau chặng đường hai thập kỷ
Trong vài thập kỷ trước, tất cả những nhu cầu tài chính giản đơn nhất hiện nay như
nhận tiền/gửi tiền về nhà, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm… là những thứ vô cùng xa xỉ
với nhiều người, nhất là những người thuộc tầng lớp dễ bị tổn thương (người nghèo,
phụ nữ, người có thu nhập bấp bênh…). Chính sự xuất hiện của tiền di động đã khiến
8
https://www.gsma.com/mobilefordevelopment/wp-content/uploads/2015/03/SOTIR_2014.pdf
12
cho việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính thiết yếu trở nên dễ dàng hơn và đưa cuộc
đời họ bước sang trang mới.
Việc nhìn lại những cột mốc quan trọng và những giai đoạn phát triển của tiền di
động là điều vô cùng cần thiết. Thông qua đó, bức tranh toàn cảnh về chặng đường mà
tiền di động đã đồng hành cùng thế giới trong thời gian qua sẽ được phác họa rõ nét. Đó
không chỉ là những thành công đáng tự hào cần phải phát huy mà còn là những kinh
nghiệm quý giá để tiền di động có thể tiếp tục đồng hành, cùng thế giới hướng đến mục
tiêu “tài chính toàn diện”.
3.1.1.1. Những ngày đầu sơ khai của tiền di động
· 2001 - Tiền di động lần đầu tiên ra mắt tại Philippines
Tiền di động vốn dĩ đã xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ XXI tại Philippines
nhưng mãi đến khi M-Pesa thành công rực rỡ tại Kenya thì tiền di động mới được cả thế
giới biết đến (Pickens, 2009).
· 2006 - Tiền di động có 6 dịch vụ được triển khai ở 4 quốc gia
Tính đến năm 2006, tổng cộng có 6 dịch vụ tiền di động đã được triển khai tại bốn
quốc gia, chủ yếu là ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Trong những ngày đầu
triển khai, hoạt động của khách hàng cho thấy tín hiệu không mấy khả quan (UNCDF,
2022).
3.1.1.2. Tiền di động phát triển mạnh tại khu vực châu Phi
· 2007 - Tiền di động đánh dấu bước ngoặt bởi sự thành công nhanh chóng
của M-Pesa tại Kenya
Vào tháng 3 năm 2007, Safaricom, nhà điều hành mạng di động lớn nhất của
Kenya đã ra mắt M-Pesa9
một dịch vụ thanh toán dành cho những người không có tài
khoản ngân hàng. Trong tháng đầu tiên, có hơn 20.000 khách hàng đăng ký M-Pesa,
vượt xa kế hoạch mục tiêu. Việc người dân tiếp nhận dịch vụ tiền di động một cách
nhanh chóng là dấu hiệu cho thấy thị trường có một lỗ hổng lớn mà M-Pesa đã kịp thời
lấp đầy (Hughes & Lonie, 2007). Tốc độ chấp nhận nhanh chóng của khách hàng ngay
trong khoảng thời gian đầu M-Pesa ra mắt ở Kenya vào năm 2007 là minh chứng cho
9
“M” là viết tắt cho di động (Mobile) và “Pesa” là tiền theo tiếng Bantu trong thương mại và chính trị ở Đông Phi
13
thấy sức mạnh của tiền di động và cũng là dấu hiệu ban đầu cho thấy việc lựa chọn dịch
vụ này để tiếp cận những người bị loại trừ tài chính nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện
là một sự lựa chọn phù hợp.
· 2009 - Tiền di động và những động lực để đổi mới
Nhu cầu ngày càng phức tạp của người tiêu dùng là động lực thúc đẩy các nhà
cung cấp phát triển các dịch vụ mới, các quy định mới và các công nghệ mới tiềm
năng.Trong một nghiên cứu, Steve Rasmussen (CEO của CGAP) đã phát hiện ra rằng
người tiêu dùng ở cả Kenya và Philippines đều muốn dịch vụ tiền di động mở rộng ra
ngoài phạm vi các khoản thanh toán. Điển hình, có hơn 30% người dùng M-Pesa ở
Kenya đã sử dụng M-Pesa để lưu trữ giá trị, mặc dù thực tế M-PESA không được thiết
kế cũng như không được cho phép cung cấp dịch vụ tiết kiệm (Dolan, 2009).
· 2011 - Tiền di động mở rộng phạm vi hoạt động và đa dạng hóa dịch vụ
Đến năm 2011, số tài khoản tiền di động đã đăng ký tăng lên mốc 86,8 triệu tài
khoản và có hơn một phần tư trong số đó đang hoạt động. Tuy rằng có những dịch vụ
tiền di động đã phải khai tử nhưng thay vào đó, có nhiều dịch vụ mới ra đời nên tổng số
dịch vụ tiền di động có sự tăng trưởng so với các năm trước, đạt mức 116 dịch vụ tại 60
quốc gia (Davidson & Pénicaud, 2012).
14
Hình 3.2. Sự phát triển các dịch vụ tiền di động trên toàn cầu (2001 - 2011)
Nguồn: GSMA, 2017.
Tổng số dịch vụ tiền di động có sự tăng trưởng rõ rệt so với những năm trước,
trong đó có những dịch vụ bị khai tử và những dịch vụ mới ra đời là dấu hiệu cho thấy
sự linh hoạt thích nghi thông qua việc đa dạng hóa dịch vụ của các nhà cung cấp tiền di
động.
3.1.1.3. Một thập kỷ đầy ấn tượng và mang dấu ấn toàn cầu của tiền di động
· 2012 - Tiền di động và tốc độ lan tỏa mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu
Trong những năm đầu triển khai, tiền di động mang về những kết quả vô cùng khả
quan và đáng khích lệ. Theo nhận định của các chuyên gia, sự thành công hay thất bại
của một dịch vụ tiền di động nói riêng hay toàn bộ mảng tiền di động của một quốc gia
nói chung là phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận. Chúng ta có thể rút ra những bài học
thành công từ việc triển khai tiền di động ở các nước nhưng với mỗi quốc gia, vùng
15
miền... các nhà cung ứng và các nhà hoạch định chính sách cần phải có cách thức tiếp
cận phù hợp với đặc thù riêng có của địa phương đó.
Mở rộng thị trường, quy mô và số lượng dịch vụ tiền di động
Chỉ trong năm 2012, đã có thêm đến 41 dịch vụ tiền di động trực tiếp được ra mắt,
nâng tổng số dịch vụ tiền di động trực tiếp phục vụ cho những người không có tài khoản
ngân hàng và không được phục vụ bởi các dịch vụ ngân hàng truyền thống lên 150 dịch
vụ trên 72 quốc gia. Ở khu vực châu Phi hạ Sahara, số lượng người dùng tiền di động
đã nhiều gấp đôi số lượng người dùng Facebook. Hơn 4,6 tỷ USD được thực hiện thông
qua 224,2 triệu giao dịch của 30 triệu người dùng tích cực. Số lượng các đại lý đã đăng
ký chạm mốc 520.000 đại lý, nhiều tương đương các đại lý của Western Union
(Davidson & Pénicaud, 2012).
Trên phương diện tổng thể, tiền di động có thể được xem là một bước ngoặt thành
công trong hành trình hướng đến giấc mơ tài chính toàn diện cho nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, trong câu chuyện thành công ấy không chỉ là những điểm sáng thành công
mà còn có cả những mảng tối thất bại. Có rất nhiều dịch vụ tiền di động đã ra đời nhưng
không phải tất cả đều thành công bởi gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ từ các
dịch vụ tiền di động khác hay các dịch vụ tài chính khác trong hệ sinh thái tài chính mà
còn bởi chính những quy luật của thị trường.
Các dịch vụ tiền di động mới ra đời có tốc độ phát triển cực nhanh
Ở mảng tiền di động, tốc độ phát triển cực nhanh là một ưu điểm. Một số dịch vụ
tiền di động tuy tuổi đời còn non trẻ nhưng sau khi ra mắt đã phát triển nhanh hơn cả
những dịch vụ lâu đời, một số khác thì đạt được quy mô thị phần đáng kể chỉ trong một
khoảng thời gian ngắn. Ngược lại, một số dịch vụ tiền di động khác thì đã phải rất chật
vật để tồn tại, thậm chí phải đương đầu với việc bị khai tử. Vào tháng 6/2012, có trên
10 dịch vụ tiền di động phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Đáng chú ý, có hơn một
nửa số dịch vụ đó được ra đời chưa đầy 2 năm. Trong vòng chỉ 1 năm, từ tháng 6/2011
đến tháng 6/2012, có đến 3 dịch vụ tiền di động chạm mốc trên 1 triệu khách hàng đang
hoạt động, chiếm 50% tổng số dịch vụ tiền di động đạt được mốc này vào thời điểm
thống kê (Pénicaud & Katakam, 2013).
16
Tại thời điểm thống kê vào năm 2012, tại một số quốc gia thuộc Đông Phi và
Trung Phi như Kenya, Madagascar, Tanzania và Uganda, số lượng tài khoản tiền di
động đã vượt trội so với số lượng tài khoản ngân hàng. Nửa triệu đại lý tiền di động có
mặt trên toàn thế giới, cộng với việc số đại lý tiền di động nhiều hơn số chi nhánh ngân
hàng tại gần 30 quốc gia trên thế giới vào tháng 6/2012 là câu trả lời thuyết phục cho
những sự hoài nghi về khả năng tồn tại và sự cần thiết của dịch vụ tiền di động trong
bối cảnh kinh tế xã hội của thế kỷ XXI.
Có thể nói, tiền di động đã dần khẳng định được vai trò của mình trong hệ sinh
thái tài chính và hứa hẹn sẽ trở thành dịch vụ tài chính thân thiết với một bộ phận khách
hàng tại nhiều quốc gia đang phát triển.
· 2013 - Tiền di động mở rộng thị trường và sự đa dạng hóa các sản phẩm
dịch vụ
Nối tiếp những thành công đáng khích lệ của năm 2012, số lượng dịch vụ tiền di
động đã tăng lên 219 dịch vụ và lan rộng ra 84 quốc gia. Trong số đó, có đến 52 thị
trường có từ 2 dịch vụ tiền di động trở lên. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng
bởi quy mô được xem là một trong số những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và
thành công của mỗi loại hình dịch vụ tài chính, trong đó có tiền di động. Theo Mas &
Radcliffe (2010), các nhà khai thác phải đối mặt với sự đánh đổi giữa chi phí cao hơn
để thu hồi vốn đầu tư hoặc chi phí thấp hơn để đạt được quy mô và xây dựng thị trường
đại chúng. Chính vì vậy, trong giai đoạn thị trường bắt đầu có dấu hiệu phát triển mạnh
mẽ, việc hoạch định chiến lược là vấn đề hết sức quan trọng đối với các nhà cung cấp.
Tiền di động “thâm nhập mạnh mẽ” vào hệ sinh thái tài chính ở nhiều quốc gia
Số lượng tài khoản tiền di động đang hoạt động trên toàn cầu chạm mốc 60 triệu
tài khoản vào tháng 6 năm 2013 và có đến 13 dịch vụ tiền di động có số tài khoản hoạt
động đạt mốc từ 1 triệu tài khoản trở lên. Có đến 9 thị trường có số lượng tài khoản tiền
di động nhiều hơn số lượng tài khoản ngân hàng vào cuối năm 2013, hơn gấp đôi so với
chỉ 4 thị trường có số lượng tài khoản tiền di động nhiều hơn số lượng tài khoản ngân
hàng vào năm 2012 (Pénicaud & Katakam, 2019). Đây là dấu hiệu cho thấy tiền di động
đã thực sự thâm nhập và bắt đầu có sức sống tại các quốc gia.
17
Điều đáng mừng là các dịch vụ tiền di động không chỉ phát triển ở những thị trường
quen thuộc trước đó như châu Phi mà đã lan rộng ra các thị trường đang phát triển và
mới nổi. Đến thời điểm này, mọi sự hoài nghi trước đây về việc liệu tiền di động có thể
tồn tại trong hệ sinh thái tài chính hay không đã không còn nữa mà thay vào đó là những
trăn trở về việc làm thế nào để tiền di động có thể giữ vững đà phát triển. Cụ thể, theo
GSMA (2013), số lượng giao dịch thanh toán số lượng lớn tăng 617%/năm chứng tỏ
người dùng đã bắt đầu ưa thích sử dụng sản phẩm dịch vụ này.
Khi tiền di động củng cố được vai trò trong hệ sinh thái tài chính cũng chính là lúc
cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ tiền di động chính thức bắt đầu. Tuy rằng
những sản phẩm truyền thống như nạp tiền và chuyển khoản P2P vẫn là những sản phẩm
được sử dụng nhiều nhất nhưng sự “đa dạng” đã bắt đầu xuất hiện trong danh mục các
sản phẩm dịch vụ nổi bật của mảng dịch vụ tiền di động.
Các nhà cung cấp “tương tác” để cùng nhau phát triển
Mặc dù có sự cạnh tranh nhưng điều đó không có nghĩa là các nhà cung cấp mạng
di động hoạt động một cách triệt tiêu lẫn nhau. Tại một số quốc gia, các nhà cung cấp
mạng di động đã nhận ra rằng cần có sự tương tác để cùng tồn tại và phát triển. Tại
Indonesia, các nhà mạng đã hợp tác với nhau để cho phép chuyển tiền liên nhà mạng.
Vào năm 2013, Indonesia là thị trường đầu tiên mà ba nhà cung cấp Indosat, Telkomsel
và XL kích hoạt chuyển tiền trực tiếp giữa tài khoản tiền di động của họ với hai nhà
cung cấp còn lại (PT Telekomunikasi Selular Annual Report, 2013). Đây chính là sự
khởi đầu một xu hướng tất yếu của ngành trong tương lai - xu hướng tương tác giữa các
nhà cung cấp tiền di động. Ngoài ra, các dịch vụ tiền di động cũng cần kết nối với các
dịch vụ tài chính truyền thống để “tích hợp” dịch vụ, nhất là cho phép các giao dịch và
sản phẩm mới giữa ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tiền di động.
Châu Phi hạ Sahara và Nam Á là hai thị trường nổi bật, có nhiều người dùng tiền
di động chưa đăng ký giao dịch qua quầy
Theo số liệu thu thập vào tháng 6/2013, chỉ riêng ở châu Phi hạ Sahara đã chiếm
34% tổng số tài khoản tiền di động đã đăng ký với 98 triệu tài khoản, gấp đôi so với
tổng số người dùng Facebook trong khu vực. Nam Á cũng là khu vực nổi bật với số
lượng tài khoản hoạt động chỉ đứng sau khu vực châu Phi hạ Sahara. Ngoài 10,5 triệu
18
tài khoản đang hoạt động, có đến 15 triệu người dùng chưa đăng ký đã thực hiện các
giao dịch tiền di động một cách không chính thức (“over-the-counter” - OTC services)
vào tháng 6/2013.
Tuy nhiên, số lượng tài khoản tiền di động đã đăng ký hoạt động chỉ chiếm 29,9%
tổng số tài khoản tiền di động đã đăng ký (Scharwatt, 2014). Ở các nền kinh tế ưa chuộng
sử dụng tiền mặt, cần có sự thay đổi hành vi đáng kể từ phía khách hàng thì tỷ lệ khách
hàng sử dụng dịch vụ thường xuyên mới có xu hướng được cải thiện. Chính vì vậy, việc
phát triển dịch vụ tiền di động cần có chiến lược nhận diện được thị trường tiềm năng
và chú trọng phát triển ở những thị trường này để tránh gây lãng phí nguồn lực.
· 2014 - Tiền di động và sự liên kết xuyên quốc gia
Tính đến cuối năm 2014, tiền di động đã có mặt ở hơn 60% thị trường đang phát
triển và dần củng cố được chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực tài chính tại các thị trường
này. Có đến 300 triệu tài khoản tiền di động đăng ký trên toàn cầu, chiếm 8% kết nối di
động trên thị trường. Trong số đó có 103 triệu tài khoản tiền di động đang hoạt động,
21 dịch vụ tiền di động có hơn 1 triệu tài khoản đang hoạt động. Điều này mang đến hy
vọng rằng dịch vụ tiền di động sẽ còn có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Chỉ sau một
năm, đã có thêm 7 thị trường có số tài khoản tiền di động nhiều hơn tài khoản ngân
hàng. Với con số 16 thị trường có số tài khoản tiền di động nhiều hơn tài khoản ngân
hàng trên toàn cầu là dấu hiệu cho thấy sự thâm nhập thị trường đáng kinh ngạc của tiền
di động (Pénicaud & Katakam, 2019).
Số lượng dịch vụ tiền di động năm 2014 là 255 dịch vụ trên 89 quốc gia, có tăng
lên so với năm 2013. Từ những ngày đầu phát triển ở mảng tiền di động, các nhà cung
cấp đã sớm nắm bắt lấy cơ hội để mở rộng các loại hình dịch vụ cung cấp, bao gồm bảo
hiểm di động, tiết kiệm di động và tín dụng di động (Almazán & Vonthron, 2014).
Tiền di động nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người dùng
Kết quả cuộc khảo sát Findex toàn cầu 2014 cho thấy số người không sử dụng
ngân hàng trên toàn cầu đã giảm từ 2,5 tỷ xuống 2 tỷ chỉ trong 5 năm. Tại các nước có
thu nhập thấp, tiền di động được cho là đã nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài
chính cho người dân và vì vậy đã góp phần đáng kể vào kết quả đáng khích lệ vừa nêu
(Demirguc-Kunt & cộng sự, 2015).
19
Nhiều quốc gia như Colombia, Ấn Độ, Kenya và Liberia đã nhận ra những đóng
góp quan trọng của tiền di động trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện nên dần có những
cải cách, bổ sung và thay đổi về quy định nhằm tạo điều kiện cho tiền di động phát triển
hơn nữa. Tại 47 trong số 89 quốc gia có sự hiện diện của tiền di động, cả ngân hàng và
các tổ chức phi ngân hàng được phép cung cấp dịch vụ di động một cách lâu dài
(Almazán & Vonthron, 2014).
Bắt đầu có sự liên kết hỗ trợ giữa các quốc gia trong lĩnh vực tiền di động
Nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua việc phát triển khả năng tương tác
thị trường tiền di động, GSMA đã vận động sự hỗ trợ của Axiata, Bharti Airtel, Etisalat,
Millicom, MTN, Ooredoo, Orange, Telenor, Turk Telekom, Vodafone và Zain để cùng
chung sức trong chương trình “Khả năng tương tác tiền di động” để tăng cường sự liên
kết, hỗ trợ và chia sẻ về phương pháp triển khai cũng như các vấn đề về pháp lý ở những
thị trường trọng điểm (Almazán & Vonthron, 2014).
Tiên phong trong việc liên kết xuyên quốc gia trong năm 2014 là việc các nhà
mạng ở Pakistan, Sri Lanka và Tanzania khi cho phép cho phép khách hàng gửi tiền qua
các mạng của nhau.
Tiền di động gặp phải một số rào cản ở một số quốc gia
Vào thời điểm này, trên thế giới vẫn còn có rất nhiều quốc gia chưa tiếp cận với
dịch vụ tiền di động. Một trong số những lý do chính đến từ quy mô thị trường. Cụ thể,
hơn một nửa số lượng các quốc gia này có dân số dưới 10 triệu người nên khiến cho các
nhà cung cấp không mấy hứng thú trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh bởi việc
triển khai sẽ khó đạt được quy mô và lợi nhuận tối ưu.
Ngoài ra, tại các thị trường có dân số trên 10 triệu người, mặc dù các nhà cung cấp
khá quan tâm về việc ra mắt dịch vụ tiền di động nhưng lại những vướng mắc liên quan
đến các quy định pháp lý (Frydrych, 2015).
·2015 - Tiền di động mở rộng phục vụ nhu cầu thương mại xuyên biên giới
Tính đến năm 2015, tiền di động vẫn đang tiếp tục thúc đẩy tài chính toàn diện khi
phát triển 271 dịch vụ tại 93 quốc gia, trong số đó bao gồm 6/7 thị trường mà trước đây
có ít hơn 20% số người có tài khoản tại một tổ chức tài chính (World Bank, 2015). Tiền
di động có sự tăng trưởng mạnh ở một số thị trường mới. Điển hình là ở Nam Á, số
20
lượng tài khoản tiền di động đã đăng ký chiếm đến hơn 30% tổng số tài khoản tiền di
động được mở trong năm 2015.
Hình 3.3. Những bước tiến nổi bật của tiền di động trên phạm vi toàn cầu
Nguồn: GSMA, 2015.
Nhu cầu thương mại xuyên biên giới thúc đẩy sự “kết nối” giữa các quốc gia
Cũng trong thời gian này, chính nhu cầu thương mại xuyên quốc gia đã góp phần
thúc đẩy 29 sáng kiến tiền di động xuyên biên giới ra đời, giúp kết nối 19 quốc gia và
làm cho lượng kiều hối được giao dịch tăng trưởng đến 52% so với năm trước (State of
the Industry Report, 2015).
21
Tiền di động được ưa chuộng, nhà mạng giữ vai trò quan trọng trong mô hình
hoạt động
Có đến 15 nhà cung cấp đã báo cáo doanh thu hơn 1 triệu USD Mỹ trong tháng
6/2015, tăng thêm 4 nhà cung cấp so với cùng kỳ năm 2014 và trong số đó có 12 nhà
cung cấp có hơn một triệu tài khoản hoạt động trên cơ sở 90 ngày. Sức mạnh của mạng
di động đã được khẳng định khi đa phần các dịch vụ này đều hoạt động theo mô hình
nhà mạng cung cấp dịch vụ (MNO). Tiền di động ngày càng được khách hàng ưa chuộng
sử dụng. Chỉ trong tháng 12/2015, có đến 1 tỷ giao dịch tiền di động đã được thực hiện,
nhiều hơn gấp đôi những gì PayPal xử lý trên toàn cầu.
Tuy nhiên, các khách hàng thường chỉ chú ý sử dụng một số lượng rất hạn chế các
sản phẩm của tiền di động. Điều này là một dấu hiệu mà các nhà cung cấp cần lưu ý để
có thể kịp thời đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tiền di động. Có như vậy thì tiền di
động mới có thể phát triển một cách lâu dài và bền vững, trở thành một thành phần quan
trọng trong hệ sinh thái tài chính, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện (State of the
Industry Report, 2015).
Các quốc gia chú trọng tạo điều kiện cho tiền di động phát triển, tích cực ứng
dụng kỹ thuật số
Cũng trong năm 2015, nhiều quốc gia (51/93 quốc gia) đã chú trọng đến việc tạo
điều kiện thuận lợi để tiền di động có cơ hội phát triển bình đẳng với các dịch vụ tài
chính khác. Các quốc gia này nhận ra rằng tiền di động đang có những đóng góp rất to
lớn đến vấn đề tài chính toàn diện và đang từng bước làm thay đổi diện mạo của nền
kinh tế.
Nắm bắt được thực tế đó, GSMA đã đưa ra giai đoạn chiến lược thứ ba của chương
trình tiền di động trong năm 2015 với sự hỗ trợ tài chính của các thành viên và nguồn
tài chính lên đến 9,4 triệu USD Mỹ từ Bill & Melinda Gates Foundation, MasterCard
Foundation và Omidyar Network. Trong 3 năm tiếp theo, chương trình sẽ tập trung vào
việc phát triển các giao dịch kỹ thuật số để nâng cao vai trò của tiền di động đối với mọi
khách hàng.
Tiền di động phát triển nhất ở châu Phi, mở rộng thị trường ra các khu vực khác
22
Trong năm 2015, với việc xuất hiện thêm ở 4 thị trường mới (Albania, Myanmar,
Peru và Seychelles), tiền di động đã xuất hiện ở 86/135 quốc gia đang phát triển (64%),
tăng thêm không đáng kể so với năm trước (61%). Trong đó, tiền di động phổ biến nhất
ở các nước có thu nhập thấp (81%) và trung bình thấp (71%), tỷ lệ phổ biến tiền di động
ở các quốc gia này vượt trội hơn hẳn so với các nước có thu nhập trung bình cao (47%)
(State of the Industry Report, 2015).
Hình 3.4. Sự hiện diện của tiền di động tại các thị trường đang phát triển,
theo khu vực và mức thu nhập (12/2015)
Nguồn: GSMA, 2015.
Tiền di động có sự mở rộng thị trường nhưng tốc độ phát triển các dịch vụ mới đã
chậm lại
Giai đoạn này, thông qua số lượng các dịch vụ mới được tung ra thị trường, các
chuyên gia nhận định rằng tiền di động đã có sự trưởng thành hơn hẳn so với trước đây
nên tốc độ phát triển các dịch vụ mới trong lĩnh vực tiền di động đã có dấu hiệu chậm
lại. Cụ thể, chỉ có 13 dịch vụ mới đã được triển khai trong năm 2015, có sự giảm mạnh
so với năm 2014 (30 dịch vụ) và năm 2013 (58 dịch vụ). Hơn một nửa số dịch vụ mới
này nằm ngoài khu vực châu Phi hạ Sahara, bao gồm châu Mỹ Latinh và Caribe (State
of the Industry Report, 2015). Đây là dấu hiệu cho thấy tiền di động đã có sự vươn xa
23
trong việc mở rộng thị trường. Tuy nhiên, tính đến thời điểm cuối năm 2015, châu Phi
hạ Sahara vẫn đang là khu vực chiếm phần lớn các dịch vụ tiền di động so với các khu
vực còn lại.
· 2016 - Tiền di động là động lực giảm nghèo đói, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng tại các thị trường mới nổi
Tiền di động không chỉ đơn thuần mang cơ hội tiếp cận tài chính đến với từng cá
nhân bởi thông qua đó, tiền di động cũng đang trao cơ hội phát triển cho những người
thân của họ, cho cộng đồng/khu vực nơi họ đang sinh sống… Vì vậy, tiền di động đang
từng ngày làm thay đổi diện mạo chung của toàn xã hội với sự lan tỏa hết sức mạnh mẽ
trên quy mô rộng lớn.
Tính đến cuối năm 2016, có hơn 170 triệu tài khoản đang hoạt động trong số hơn
nửa tỷ tài khoản tiền di động đã được đăng ký trên toàn cầu (State of the Industry Report
on Mobile Money Mobile Money, 2017). Điều đó cũng đồng nghĩa là tiền di động đang
góp phần tối ưu hóa các nguồn lực của xã hội bởi có hàng trăm triệu người trên khắp
thế giới đã và đang được phục vụ tài chính một cách tốt hơn, an toàn hơn và hiệu quả
hơn.
Tiền di động có tiềm năng phát triển ở nhiều khu vực khác ngoài châu Phi hạ
Sahara
Trong số những dịch vụ được ra mắt thì có đến 35 dịch vụ đã đạt đến cột mốc 1
triệu tài khoản đăng ký đang hoạt động. Khoảng một nửa trong số đó thuộc về khu vực
châu Phi hạ Sahara và một nửa còn lại thuộc về các khu vực khác. Điều này cho thấy
tiền di động hoàn toàn có tiềm năng phát triển ở các khu vực địa lý khác nhau.
Theo những phương thức không giống nhau, tiền di động ở một số quốc gia và
vùng lãnh thổ như Easypaisa của Telenor ở Pakistan (Telenor Group, 2013), bKash ở
Bangladesh (Chen & Rasmussen, 2014), Tigo Money ở Paraguay (Tellez & McCarty,
2012), Orange Money ở Côte d'Ivoire (Penicaud Scharwatt, 2014), MTN Mobile Money
ở Ghana (Business Day Ghana, 2015) và EcoCash ở Zimbabwe (Levin, 2013) vẫn ghi
dấu ấn với những thành tựu đáng kể. Điều đó đã ngầm khẳng định rằng mỗi quốc
gia/vùng lãnh thổ cần tìm một hướng đi phù hợp với những đặc thù vô cùng khác biệt
cho riêng mình bởi sự lặp lại một khuôn mẫu nào đó chưa hẳn mang lại thành công như
24
mong đợi. Davidson & Pénicaud (2012) đã chỉ ra rằng những kỳ tích tại Kenya đã không
thể lặp lại đối với Tanzania dù các nhà quản lý, nhà cung cấp, các tổ chức và giới chuyên
gia đã nỗ lực để điều đó diễn ra thêm lần nữa.
Trong một bài báo của Ng’weno (2010), câu chuyện về một cô gái gửi tiền cho mẹ
đã tái hiện một cách rõ ràng cho cả thế giới thấy được sự thay đổi đáng kinh ngạc mà
tiền di động mang lại cho Kenya nói riêng và toàn nhân loại nói chung (Phụ lục 3). Nhờ
có sự xuất hiện của tiền di động mà việc giao dịch đã trở nên an toàn hơn, nhanh chóng
hơn và tiết kiệm bao giờ hết. Và còn vô số những câu chuyện tương tự kể về những tác
động tích cực mà tiền di động mang lại cho những người trước đây không được phục
vụ tài chính bởi các ngân hàng và các tổ chức tài chính.
25
Hình 3.5. Tiền di động và những bước phát triển khả quan
Nguồn: GSMA, 2017
Tiền di động có nhiều đóng góp vào hành trình hướng đến tài chính toàn diện của
nhân loại
Thông qua một số nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới, tiền di động thực sự
có đóng góp vào hành trình hướng đến tài chính toàn diện của toàn nhân loại. Voorhies
(2016) đã chỉ ra rằng có đến 2% hộ gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo và nhiều phụ nữ
tại Kenya có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp (chuyển đổi từ nông nghiệp tự cung tự cấp
chuyển sang kinh doanh hoặc bán lẻ) nhờ vào tiền di động. Việc tăng cường cấp tín
26
dụng vi mô cho người nghèo ở các nước đang phát triển không mang lại hiệu quả cao
như kỳ vọng và chính sự số hóa tài chính ngày càng tăng, điển hình là việc loại bỏ tiền
mặt mới là chìa khóa giúp các quốc gia đang phát triển tăng thêm 6% cho sản lượng
kinh tế hàng năm cho đến năm 2025 (Popper, 2016). Chính điều này mới cải thiện đáng
kể năng suất và hiệu quả trong các hoạt động kinh tế cũng như mở ra một loạt các cơ
hội mới trong tương lai.
Hình 3.6. Một số cột mốc đáng chú ý của tiền di động (2016)
Nguồn: GSMA, 2017.
Bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tiền di động
Trong năm 2016, phiên bản đầu tiên của Giao diện lập trình ứng dụng (Application
Programming Interface, API)10
- một sáng kiến được phát triển thông qua sự hợp tác
giữa ngành công nghiệp tiền di động và GSMA đã ra đời, đánh dấu một bước tiến mới
đầy triển vọng của tiền di động trong việc thích nghi với nhịp độ phát triển của hệ sinh
10
API: Một giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface) là một giao diện mà một hệ thống
máy tính hay ứng dụng cung cấp để cho phép các yêu cầu dịch vụ có thể được tạo ra từ các chương trình máy tính
khác, và/hoặc cho phép dữ liệu có thể được trao đổi qua lại giữa chúng.
27
thái tài chính. Với API, tiền di động đã trở nên dễ sử dụng hơn và an toàn hơn so với
trước đây.
Hình 3.7. API và những ứng dụng trong lĩnh vực tiền di động
Nguồn: GSMA, 2017
Tiền di động nhận được sự gắn kết và hỗ trợ mạnh mẽ đến từ nhiều phía
Cũng trong thời gian này, chương trình “Thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái”
(GSMA Ecosystem Accelerator)11
ra đời dưới sự hỗ trợ từ GSMA và một số tổ chức
khác, tạo điều kiện cho các mối quan hệ đối tác được gắn kết mạnh mẽ, hỗ trợ cho sự
phát triển của các sản phẩm và dịch vụ di động bền vững về mặt thương mại. Chương
trình thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái (GSMA Ecosystem Accelerator) chú trọng đến
việc xây dựng sự phối kết hợp giữa các nhà cung cấp mạng di động và các công ty khởi
11
GSMA Ecosystem Accelerator: Công cụ thúc đẩy hệ sinh thái được hỗ trợ bởi Bộ Phát triển Quốc tế Vương
quốc Anh (DFID), Chính phủ Úc, GSMA và các thành viên.
28
nghiệp, với hy vọng có thể tìm thấy những ý tưởng sáng tạo nhằm mở rộng quy mô các
dịch vụ di động một cách bền vững và tạo ra tác động kinh tế xã hội lớn nhất tại các thị
trường mới nổi.
Hình 3.8. Chương trình “Thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái” -
GSMA Ecosystem Accelerator
Nguồn: GSMA, 2019
Để tiếp tục phát huy những hiệu quả về mặt kinh tế xã hội mà tiền di động mang
đến cho toàn thế giới, cuối năm 2016, GSMA hứa hẹn sẽ tiếp tục hợp tác với các nhà
quản lý và hoạch định chính sách - những chủ thể có vai trò vô cùng quan trọng trong
việc điều phối sự vận hành của hệ sinh thái tài chính.
· 2017 - Tiền di động nổi lên ở khu vực Nam Á và tăng cường đổi mới, đẩy
mạnh tương tác với ngân hàng
Dù rằng mức tăng không đồng đều giữa các quốc gia cũng như việc sử dụng các
dịch vụ tài chính có nhiều cách biệt giữa nam giới và phụ nữ, tài chính toàn diện vẫn
đang cho thấy dấu hiệu đang gia tăng trên toàn cầu nhờ điện thoại di động và internet.12
12
https://www.worldbank.org/en/news/press-release/2018/04/19/financial-inclusion-on-the-rise-but-gaps-
remain-global-findex-database-shows
29
Tiếp nối những đóng góp và những kết quả khả quan của năm trước, năm 2017 tiếp tục
đánh dấu những thành công của tiền di động trong bối cảnh nền kinh tế kỹ thuật số là
xu hướng tất yếu được cả thế giới hướng đến.
Tiền di động tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và dần cho thấy tiềm
năng khi có đóng góp đáng kể vào cơ cấu doanh thu của các nhà mạng
Trong năm 2017, ngành công nghiệp tiền di động đạt doanh thu trực tiếp hơn 2,4
tỷ USD, đạt mức tăng trưởng doanh thu 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số
lượng nhà cung cấp báo cáo rằng tiền di động đã đóng góp hơn 10% tổng doanh thu của
họ đã tăng lên đáng kể. Điển hình như M-Pesa đã đóng góp hơn 27,3% doanh thu của
Vodacom tại Tanzania (2017 State of the Industry Report on Mobile Money, 2018).
Khu vực Nam Á - nhân tố mới - nổi lên với nhiều kỳ vọng và là dấu hiệu lạc quan
về nhiều nhân tố mới đầy tiềm năng của tiền di động
Năm 2017 là một năm với những kết quả đầy bất ngờ, cho thấy nhiều nhân tố mới
đầy tiềm năng của tiền di động. Sự tăng trưởng của tiền di động ở khu vực châu Phi hạ
Sahara đã từng là tâm điểm và luôn dẫn đầu trong nhiều năm. Tuy nhiên, dù rằng sự
tăng trưởng ở khu vực này vẫn đang diễn ra mạnh mẽ và không có dấu hiệu dừng lại
nhưng phần lớn tăng trưởng trong năm 2017 của ngành lại đến từ khu vực bên ngoài
châu Phi. Trong năm 2017, với mức tăng trưởng 47%, số lượng tài khoản đã đăng ký ở
khu vực Nam Á chiếm 34% số lượng tài khoản đã đăng ký trên toàn cầu. Mức tăng
trưởng này đã giúp cho khu vực Nam Á lần đầu tiên vượt qua khu vực châu Phi hạ
Sahara để trở thành khu vực có mức tăng trưởng tài khoản cao nhất trong năm 2017.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa, không phải Đông Phi mà Tây Phi và Trung Phi mới chính là
những khu vực phát triển nhanh nhất ở châu Phi hạ Sahara trong năm 2017. Cụ thể,
Ghana, Côte d'Ivoire và Cameroon là những quốc gia dẫn đầu về sự tăng trưởng vượt
bậc số lượng tài khoản đã đăng ký. Như vậy, tiền di động không chỉ tập trung phát triển
ở các thị trường truyền thống như trước đây mà hoàn toàn có thể vươn xa ra các thị
trường tiềm năng khác. Trong năm 2017, số lượng đại lý đã đăng ký đã tăng 17%, đạt
5,3 triệu vào tháng 12, và các đại lý vẫn đóng vai trò là xương sống của ngành công
nghiệp tiền di động, là cơ chế chính để số hóa và giải ngân tiền mặt (GSMA, 2018).
30
Hình 3.9. Biến động về cơ cấu tài khoản tiền di động đã đăng ký
phân theo khu vực (2012 - 2017)
Nguồn: GSMA, 2018
Nhìn vào biểu đồ minh họa, có thể thấy được sự bứt phá đáng ghi nhận của khu
vực Nam Á. Và trong tương lai, liệu rằng sẽ xuất hiện những Nam Á thứ hai, thứ ba nào
khác nữa? Vị trí dẫn đầu - điểm sáng làm nên lịch sử của tiền di động sẽ thuộc về khu
vực nào? Thật khó để có thể đưa ra câu trả lời, bởi trong mỗi cuộc đua thì yếu tố bất
ngờ và sự bứt phá vươn lên vẫn luôn tồn tại.
Dịch vụ tiền di động đã ngày càng trở nên gắn bó “một cách đa dạng” với đời
sống của khách hàng
Năm 2017 ghi dấu ấn với sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng tài khoản đăng ký
mới của khách hàng và cũng là lần đầu tiên, phần lớn tăng trưởng của ngành đến từ bên
ngoài châu Phi. Với 136 triệu tài khoản đăng ký mới, tổng số tài khoản tiền di động trên
toàn cầu đạt mốc 690 triệu tài khoản tính đến cuối năm 2017, tăng đến 25% so với năm
2016. Tiền di động được xem là nền tảng thanh toán khá phổ biến và đang lên ngôi, nhất
là ở các thị trường mới nổi với sự hiện diện ở 90 quốc gia, bao gồm ba phần tư các quốc
gia có thu nhập thấp và trung bình thấp.
Xét về khía cạnh giá trị giao dịch, ngành công nghiệp tiền di động xử lý 1 tỷ USD
mỗi ngày - con số đủ lớn để khẳng định sự ảnh hưởng và vai trò quan trọng của tiền di
31
động trong hệ sinh thái tài chính. Giá trị giao dịch trong năm 2017 trên 31,5 tỷ USD,
tăng 21% so với 26 tỷ USD cùng kỳ năm 2016. Mỗi khách hàng đang hoạt động chuyển
trung bình 188 USD/tháng (GSMA, 2018). Tuy rằng, rút tiền mặt và gửi chuyển khoản
giữa người với người (P2P) vẫn là những dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ đạo nhưng ngày
càng có nhiều khách hàng thanh toán hóa đơn, nạp tiền trả trước và thực hiện các giao
dịch khác thông qua tài khoản tiền di động. Điều này cho thấy dịch vụ tiền di động đã
ngày càng trở nên gắn bó với đời sống của khách hàng.
Hình 3.10. Cơ cấu giá trị giao dịch trên mỗi khách hàng
(tính trung bình)
Nguồn: GSMA, 2018
Các nhà cung cấp mạng di động có những “cải cách” đầy triển vọng để tiền di
động có thể thích nghi tốt với những thay đổi trong bối cảnh kinh tế xã hội
Cũng trong năm 2017, tiền di động đã có một khởi đầu đầy tiềm năng trong việc
chuyển đổi và phục vụ khách hàng như một công cụ tiết kiệm tiền và tăng thu nhập từ
lãi tiền gửi. Khoảng 20% các nhà cung cấp dịch vụ tiền di động tham gia khảo sát về
32
mức độ chấp nhận toàn cầu của GSMA đối với các dịch vụ tài chính di động13
hiện đang
cung cấp một sản phẩm tiết kiệm, lương hưu hoặc đầu tư hỗ trợ tiền di động.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy con số này sẽ tăng lên rõ rệt, với sự gia tăng
thêm 39% nhà cung cấp báo cáo rằng họ đang có kế hoạch triển khai các sản phẩm
tương tự trong vòng 12 tháng tiếp theo. Điều đó cũng đồng nghĩa là quan hệ đối tác với
các bên thứ ba, đặc biệt là các ngân hàng, sẽ trở nên quan trọng và cần được đẩy mạnh
hơn bao giờ hết. Từ vài năm trước, Ngân hàng Ghana đã cho phép khách hàng tích lũy
tiền lãi đối với tiền gửi bằng tiền di động và chính điều này đã dẫn đến sự tăng trưởng
mạnh cho tiền di động. Khách hàng sử dụng tiền di động cũng có thể mua tín phiếu kho
bạc thông qua thiết bị của họ, nhờ sự hợp tác giữa Ecobank và MTN Ghana.14
Thị trường tiền di động vẫn đang trên đà phát triển tốt nhưng các nhà cung cấp
mạng di động đã sớm nhận ra rằng bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều thay đổi, họ
không chỉ duy trì việc cung cấp dịch vụ theo kiểu truyền thống mà cần nhanh chóng có
những hành động cải cách để tiền di động có thể thích nghi với thời cuộc. Sự phổ biến
của điện thoại thông minh, các công ty công nghệ tài chính, vấn đề số hóa các lĩnh vực
mới của nền kinh tế và của toàn xã hội, các nỗ lực đổi mới của các công ty cũng như
chính phủ trong việc tiếp cận những người nghèo,… đều là những vấn đề có tác động
lớn đến sự phát triển của tiền di động trong tương lai.
Trước sự bùng nổ mạnh mẽ của làn sóng Fintech trên toàn cầu, các nhà điều hành
mạng di động đã nỗ lực đổi mới dịch vụ và rất kịp thời trong vấn đề kết hợp quy mô
giữa nhà điều hành với Fintech. Các nhà điều hành nhận thấy rằng dịch vụ di động vẫn
đang được đa dạng hóa một cách tích cực tại các thị trường mới nổi nhưng việc đạt được
quy mô lại không đơn giản.
Tính đến thời điểm cuối năm 2017, Chương trình thúc đẩy sự phát triển hệ sinh
thái (GSMA Ecosystem Accelerator)15
và phối kết hợp giao diện lập trình ứng dụng
13
Khảo sát về mức độ chấp nhận toàn cầu của GSMA đối với các dịch vụ tài chính di động (The GSMA Global
Adoption Survey of Mobile Financial Services): là một cuộc khảo sát hàng năm đối với một số nhà cung cấp dịch
vụ tiền di động, được thiết kế để thu thập thông tin định lượng về hiệu suất của các dịch vụ tài chính di động trên
toàn thế giới.
14
Xem tại https://www.ghanabusinessnews.com/2016/10/01/ecobank-launches-mobile-money-treasury-bill-
product/, đăng ngày 01/10/2016.
15
https://www.gsma.com/mobilefordevelopment/ecosystem-accelerator/
33
(APIs) hướng đến dịch vụ di động nói chung và hệ sinh thái tiền di động nói riêng vẫn
đang được các bên tham gia đẩy mạnh.
Thị trường tiền di động đã bắt đầu có sự phân hóa rõ rệt hơn sau một thời gian
hoạt động
Một số dịch vụ tiền di động rất được ưa chuộng, đạt được tỷ lệ hoạt động trên 50%
mặc dù tỷ lệ hoạt động trung bình của ngành chỉ tăng khiêm tốn lên 36% vào tháng 12
năm 2017 (GSMA, 2018). Tương tự, khi xét về mức độ thành công trong lĩnh vực tiền
di động, giữa các nhà cung cấp có sự khác biệt rõ rệt. Nhiều nhà cung cấp có số lượng
khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của họ ở mức cao hơn mức trung bình ngành.
Như vậy, giống như những lĩnh vực khác, thị trường tiền di động đã bắt đầu có sự phân
hóa rõ rệt sau một thời gian hoạt động. Thực tế cho thấy các nhà cung cấp thành công
thường có chiến lược thông minh khi chú trọng duy trì tốt tỷ lệ hoạt động, bắt kịp xu
hướng thông qua việc số hóa nền tảng và tối thiểu hóa chi phí ròng của mạng lưới đại
lý.
Tiền di động hướng đến việc phục vụ mọi phân khúc khách hàng trong tương lai
Tiền di động được xác định là nhân tố quan trọng đối với hành trình tiến đến tài
chính toàn diện của thế giới bởi sự đơn giản và dễ dàng tiếp cận đối với mọi đối tượng
người dùng, điển hình là họ có thể dễ dàng thực hiện giao dịch bằng những thao tác hết
sức đơn giản bằng một chiếc điện thoại trắng đen và USSD.16
Tuy nhiên, đó không phải
là tất cả bởi các nhà cung cấp đã nhận ra rằng tương lai của tiền di động là điện thoại
thông minh và các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số. Chính vì vậy, dù rằng đại đa số
người dùng tiền di động vẫn đang hài lòng với việc sử dụng điện thoại phổ thông và
USSD, nhưng bản thân các nhà cung cấp luôn chạy đua với thời gian trong việc cải tiến
và nâng cấp dịch vụ để có thể thích nghi tốt trong môi trường cạnh tranh và phục vụ mọi
phân khúc khách hàng trong tương lai. Bằng chứng là tỷ lệ các nhà cung cấp dịch vụ
tiền di động thông qua ứng dụng điện thoại thông minh đã tăng đáng kể qua các năm và
đạt mức 73% tính đến tháng 6/2017 (GSMA, 2018).
16
USSD: là từ viết tắt của Unstructured Supplementary Service Data - Dữ liệu dịch vụ bổ sung không có cấu trúc,
đôi khi được gọi là “mã nhanh” hoặc “mã tính năng”. Về cơ bản, nó là một giao thức tin nhắn, tương tự với SMS
(Short Message Service) mà mọi người sử dụng hàng ngày để gửi nhận tin nhắn.
34
Thu hẹp khoảng cách giới đã mang đến nhiều thành tựu và tiếp tục được xem là
mục tiêu hàng đầu
Tiền di động đã nâng cao chất lượng cuộc sống của nhiều người, nhất là phụ nữ.
Ngày càng có nhiều phụ nữ được tiếp cận các dịch vụ thiết yếu như y tế và giáo dục,
nắm bắt các cơ hội việc làm, nhận được các khoản hỗ trợ tín dụng cho hoạt động sản
xuất nhỏ lẻ và chính những điều tưởng chừng như rất nhỏ ấy lại có thể giúp họ thoát
nghèo. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các chuyên gia vẫn nhận thấy rằng phụ nữ đang
bị hạn chế trong việc tiếp cận tiền di động so với nam giới bởi họ ít có khả năng sở hữu
điện thoại di động, khả năng sử dụng các công nghệ liên quan đến điện thoại di động,…
Các chuyên gia ước tính rằng việc thu hẹp khoảng cách giới trong việc truy cập và sử
dụng công nghệ di động có thể tạo ra mức tăng doanh thu cho ngành công nghiệp di
động từ 12% - 37% ở thị trường có thu nhập thấp và trung bình ở châu Phi, và 11% -
54% ở châu Á (GSMA, 2018). Giúp phụ nữ - những người giữ vai trò quan trọng và có
đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội có một cuộc sống tốt hơn cũng có
nghĩa là đang làm cho toàn xã hội phát triển.
Chính vì vậy, với phương châm “hướng đến những điều khó tiếp cận nhất”, vấn
đề giải quyết khoảng cách giới trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính và mở rộng thị
trường tại những khu vực nông thôn mà trước đây họ chưa từng tiếp cận đã được các
nhà cung cấp xem là nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tiếp theo. Cụ thể, có đến 22
nhà cung cấp dịch vụ di động tham gia cam kết giải quyết vấn đề khoảng cách giới
(Connected Women Commitment) trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính. Và có đến
48% nhà cung cấp tham gia khảo sát xác định rằng ưu tiên chiến lược hàng đầu của họ
trong tương lai sẽ là tăng cường mức độ thâm nhập nông thôn - nơi vốn được xem là thị
trường trọng yếu.17
Đây chính là những đóng góp có ý nghĩa to lớn đối với 17 Mục tiêu
Bền vững mà Liên hợp quốc hướng đến. Bên cạnh đó, chuyển tiền viện trợ nhân đạo và
chuyển tiền quốc tế dưới dạng kỹ thuật số với giá cả phải chăng đang mang đến cho
người tị nạn những cách thức an toàn và thuận tiện để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết,
khơi thông dòng chảy kiều hối quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển trên toàn cầu.18
17
Global Adoption Survey 2017
18
https://www.gsma.com/mobilefordevelopment/wp-
content/uploads/2017/05/Mobile_Money_Humanitarian_Cash_Transfers.pdf
35
· 2018 - Tiền di động và chiến lược khai thác tiềm năng của công nghệ tài
chính, tăng cường tương tác và tích hợp với bên thứ ba
Tiền di động tiếp tục tiếp cận và cung cấp các dịch vụ nâng cao cuộc sống cho
những người không được phục vụ bởi các dịch vụ tài chính truyền thống, chẳng hạn như
chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dịch vụ tài chính, việc làm và bảo trợ xã hội,… Chính vì
vậy, tiền di động thực sự đã có những đóng góp to lớn đối với tài chính toàn diện.
Tiền di động tiếp tục mở rộng quy mô và thị trường hoạt động ở nhiều khu vực
trên toàn cầu
Có đến 31 thị trường mới nổi đã ghi nhận mức tăng ấn tượng về tỷ lệ tài chính toàn
diện mặc dù vẫn còn 1,7 tỷ người trên toàn cầu chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài
chính an toàn, đáng tin cậy và thuận tiện.19
Hình 3.11. Cơ cấu khách hàng sử dụng tiền di động trên toàn cầu (2018)
Nguồn: GSMA, 2019
Cuối năm 2018, với 272 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và hơn 143 triệu tài khoản
đăng ký mới trong năm, quy mô của tiền di động vẫn đang trên đà phát triển mạnh với
hơn 866 triệu tài khoản đã đăng ký (tăng 20% so với năm 2017) ở 90 quốc gia và 1,3 tỷ
USD được giao dịch mỗi ngày (Narteh & cộng sự, 2022). Tại một số quốc gia đang phát
19
World Bank Group (2018). The Global Findex Database 2017
36
triển thuộc khu vực châu Phi hạ Sahara - nơi được cả thế giới xem là trái tim của tiền di
động, hơn 60% dân số trưởng thành có tài khoản tiền di động (David-West & cộng sự,
2019). Tuy nhiên, tiền di động có vẻ như chưa phát triển ở các nước láng giềng của khu
vực này như Nigeria, Ethiopia và Ai Cập nên vấn đề tài chính toàn diện hiện đang rất
cần được quan tâm. Điều này là một thách thức đối với các quốc gia này nhưng lại là
một thị trường tiềm năng - là cơ hội mở ra đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Trong năm
2018, có 9 nhà cung cấp trên toàn thế giới đã nhận được Chứng nhận Mobile Money20
của GSMA (bao gồm tổng cộng hơn 133 triệu tài khoản tiền di động) bởi những đóng
góp trong việc mang lại các dịch vụ tài chính an toàn, minh bạch và linh hoạt cho người
dùng tiền di động trên toàn thế giới (State of the Industry Report on Mobile Money 2018
Appendix, 2019).
Các nhà cung cấp tiền di động tích cực mang đến cơ hội tiếp cận tài chính toàn
diện cho những người yếu thế
Nhiều năm qua, tiền di động đã mang đến cơ hội tiếp cận tài chính và mở ra nhiều
cơ hội mới cho nhiều người yếu thế trên khắp thế giới, nhất là phụ nữ và những người
vô gia cư. Vì lẽ đó, hơn một nửa số lượng các nhà cung cấp tiền di động được khảo sát
đã hợp tác với các tổ chức nhân đạo để thúc đẩy việc tiếp cận tài chính cho những người
yếu thế.21
Bên cạnh đó, bộ công cụ nhận dạng và phân tích giới tính (GAIT) - một thuật
toán máy học phân tích các kiểu sử dụng thiết bị di động đã được triển khai để hỗ trợ
các nhà khai thác tiếp cận khách hàng nữ chưa được phục vụ bằng các sản phẩm và dịch
vụ phù hợp với nữ giới nhất.22
Kể từ năm 2018, chương trình “Di động cho Đổi mới Nhân đạo (M4H)” đã được
triển khai với các đối tác nhân đạo và các nhà cung cấp về các sáng kiến kỹ thuật số
(GSMA, 2021).
20
Tổ chức GSMA đã ra mắt Chứng nhận Mobile Money của GSMA vào tháng 4 năm 2018, thể hiện cam kết của
ngành di động trong việc mang lại các dịch vụ tài chính an toàn, minh bạch và linh hoạt cho người dùng tiền di
động trên toàn thế giới.
21
Chương trình Đổi mới Di động vì Nhân đạo (Mobile for Humanitarian Innovation): một sáng kiến được tài trợ
bởi Văn phòng Đối ngoại, Liên bang và Phát triển Vương quốc Anh (FCDO), và được hỗ trợ bởi GSMA và các
thành viên.
22
Gender Analysis and Identification Toolkit (GAIT): chương trình được triển khai bởi nhóm “Phụ nữ được kết
nối - Connected Women Team” của Tổ chức GSMA.
37
Tiền di động và những nỗ lực phát huy sức mạnh của công nghệ và tài chính kỹ
thuật số ở mọi nơi trên thế giới
Từ nhiều năm trước, việc số hóa tài chính liên quan đến lĩnh vực thanh toán kỹ
thuật số đã là vấn đề mang tính toàn cầu và nhận được sự quan tâm của chính phủ các
nước, giới chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ tài chính, ngân hàng. Đến cuối năm
2018, sự quan tâm này càng được thúc đẩy mạnh mẽ khi thế giới liên tiếp có những
động thái liên kết ở cấp độ toàn cầu nhằm phát huy sức mạnh của công nghệ và tài chính
kỹ thuật số ở mọi nơi trên thế giới. Trong một bài phát biểu công bố thành lập “Lực
lượng đặc nhiệm toàn cầu chịu trách nhiệm đề xuất các chiến lược nhằm khai thác tiềm
năng của công nghệ tài chính để thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững”,23
Tổng
thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết: “Chúng ta đã thấy công nghệ đã giúp
mở rộng tài chính toàn diện ra sao - và chính điều đó cũng là một mục tiêu quan trọng -
cho 1,2 tỷ người chỉ trong 6 năm. Nhưng chúng tôi mới chỉ bắt đầu khai thác tiềm năng
của tài chính kỹ thuật số và đầu tư để đạt được chương trình nghị sự rộng lớn hơn được
đặt ra trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.”24
Nhiều nhà cung cấp đang thu hút các khoản đầu tư mới và hình thành quan hệ đối
tác chiến lược với bên thứ ba, tận dụng nguồn dữ liệu và những tiến bộ công nghệ để
phát triển các hệ thống thanh toán mạnh mẽ và có thể tương tác để đa dạng hóa dịch vụ
sản phẩm; từ đó, đa dạng hóa doanh thu và đối tượng khách hàng trên phạm vi toàn cầu.
Trong năm 2018, các nhà cung cấp tiền di động thành công là những nhà cung cấp nắm
bắt được thời cuộc và tích cực hướng tới phương thức thanh toán dưới dạng nền tảng
nhằm ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và đa dạng hóa mô hình doanh thu bằng cách
triển khai nhiều dịch vụ hơn cho các cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng. Đây cũng
chính là chiến lược trọng tâm của tiền di động trong giai đoạn này. Các nhà cung cấp
sẵn sàng kết nối người tiêu dùng với đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ của bên thứ ba
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các giải pháp dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ
23
Lực lượng đặc nhiệm toàn cầu chịu trách nhiệm đề xuất các chiến lược nhằm khai thác tiềm năng của công
nghệ tài chính để thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững - Task Force on Digital Financing of the Sustainable
Development Goals: được thành lập bởi Liên hợp quốc nhằm thực hiện nhiệm vụ như chính tên gọi.
24
Runa A. (2018, November 30). UN Secretary-General Launches Task Force on Digital Financing for SDGs -
United Nations Sustainable Development. United Nations Sustainable Development.
https://www.un.org/sustainabledevelopment/blog/2018/11/un-secretary-general-launches-task-force-on-digital-
financing-for-sdgs/
38
và vừa (MSMEs) đến thương mại điện tử, tín dụng, tiết kiệm và bảo hiểm,… để có thể
phục vụ được mọi đối tượng khách hàng, nhất là những khách hàng có nhu cầu đa dạng.
Trong khoảng thời gian này, 23% nhà cung cấp đã có cung cấp dịch vụ tín dụng thông
qua mô hình hợp tác với ngân hàng hoặc nhà cung cấp tín dụng và 41% đang có kế
hoạch triển khai một dịch vụ vào năm 2019 (State of the Industry Report on Mobile
Money 2018 Appendix, 2019).
Đồng Chủ tịch Maria Ramos cho rằng: “Số hóa giúp xử lý dữ liệu tài chính nhanh
hơn, chính xác hơn và với khối lượng lớn hơn theo cấp số nhân. Không chỉ các tổ chức
tài chính, mà toàn bộ hệ thống tài chính đang được chuyển đổi bởi cuộc cách mạng kỹ
thuật số.” Bên cạnh đó, đồng Chủ tịch Achim Steiner đưa ra nhận định: “Dòng vốn tiết
kiệm nội địa ở hầu hết các quốc gia vẫn chưa được luân chuyển một cách hiệu quả vào
thị trường tài chính. Chúng ta cần hiểu cách khai thác lĩnh vực số hóa để hướng dòng
vốn đến các lĩnh vực quan trọng liên quan đến SDGs, bao gồm sự đa dạng sinh học đến
kết nối các nền kinh tế nông thôn với các cơ hội thị trường toàn cầu và cho đến nay,
phần lớn vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng công nghệ tài chính.”25
Tiền di động góp phần thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số
Khách hàng sử dụng tiền di động sẽ không chỉ có quyền truy cập vào một tài khoản
mà còn có một bộ đầy đủ các dịch vụ phù hợp với cuộc sống hàng ngày của họ, chính
điều này sẽ khuyến khích họ giữ tiền ở dạng kỹ thuật số. Với việc ứng dụng phương
thức thanh toán dưới dạng nền tảng, các nhà cung cấp đã góp phần thúc đẩy nhanh chóng
quá trình số hóa của ngành công nghiệp tiền di động nói riêng và nền kinh tế nói chung,
mang đến một diện mạo mới cho tiền di động trong tương lai. Bằng chứng là tỷ lệ các
giao dịch kỹ thuật số đã tăng trưởng gấp đôi trong năm 2018 (State of the Industry
Report on Mobile Money 2018 Appendix, 2019).
Khoảng thời gian này cũng chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong việc sử dụng
điện thoại thông minh ở các thị trường mới nổi, mở ra khả năng tiếp cận cơ sở khách
25
Task Force on Digital Financing of Sustainable Development Goals | United Nations Secretary-General. (2018).
Un.org.
https://www.un.org/sg/en/content/sg/personnel-appointments/2018-11-29/task-force-digital-financing-
sustainable-development
Maria Ramos và Achim Steiner: Đồng Chủ tịch của “Lực lượng đặc nhiệm toàn cầu chịu trách nhiệm đề xuất các
chiến lược nhằm khai thác tiềm năng của công nghệ tài chính để thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững” do
Liên hợp quốc thành lập.
39
hàng rộng hơn và cho phép các nhà cung cấp cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ
tài chính hơn thông qua các ứng dụng thân thiện với người dùng. Điều này cũng góp
phần thúc đẩy phát triển kỹ thuật số trong lĩnh vực tiền di động, nâng cao khả năng
tương tác với người dùng và mở rộng quy mô. Trong đó, khả năng tương tác được xác
định là ưu tiên chiến lược của ngành, không chỉ để tăng tiện ích của tiền di động cho
người dùng mà còn cho phép mở rộng quy mô nhanh hơn. Năm 2018 phát đi tín hiệu về
mối quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp tiền di động và các doanh nghiệp
khi số liệu thống kê cho thấy có sự tăng trưởng về giải ngân hàng loạt và thanh toán hóa
đơn - động lực chính của tăng trưởng kỹ thuật số (State of the Industry Report on Mobile
Money 2018 Appendix, 2019).
Lĩnh vực tiền di động nhận được sự quan tâm của các bên liên quan và hứa hẹn
phát triển ở một số thị trường tiềm năng
Sự tăng trưởng của tiền di động là vô cùng khả quan khi không chỉ các nhà cung
cấp dịch vụ tiền di động ở châu Phi và châu Mỹ Latinh mà các ông lớn về công nghệ và
Fintech ở châu Á cũng đã bước chân vào lĩnh vực này với chiến lược mở rộng thương
mại điện tử cho đến cung cấp các dịch vụ tài chính như tín dụng. Ngoài ra, các chuyên
gia cũng kỳ vọng rằng các thị trường tiềm năng vẫn chưa được khai thác như Nigeria,
Ethiopia và Ai Cập… sẽ là những nhân tố bất ngờ góp phần nâng cao tỷ lệ tăng trưởng
của ngành trong tương lai (World Bank Group, 2018).
Thị trường đang bắt đầu có sự cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng, nhất là ở
châu Phi. Trong khi một số ngân hàng quyết định một mình đương đầu thì một số ngân
hàng khác đang hình thành quan hệ đối tác với nhà cung cấp di động bởi họ hy vọng có
thể tiếp cận thị trường nhanh hơn thông qua sự lựa chọn này.26
Khi có sự tăng trưởng trong quy mô của tiền di động nói riêng và hệ sinh thái tài
chính nói chung, những quy định về khung pháp lý liên quan sẽ ngày càng trở nên phức
tạp. Thuế, yêu cầu KYC, chuyển tiền xuyên biên giới, chiến lược tài chính toàn diện
quốc gia và bảo vệ dữ liệu cũng là những vấn đề tâm điểm mà các nhà cung cấp và cơ
quan quản lý cần quan tâm.
26
https://www.mckinsey.com/industries/financial-services/our-insights/mobile-financial-services-in-africa-
winning-the-battle-for-the-customer
40
· 2019 - Tiền di động phát triển “thanh toán dưới dạng nền tảng”, mở rộng hệ
sinh thái kỹ thuật số và các dịch vụ như tín dụng, bảo hiểm và tiết kiệm
Vượt qua những trở ngại trong vị trí của người đến sau, ngành công nghiệp tiền di
động vẫn có những bước đi hết sức khả quan, hứa hẹn trở thành xu hướng chủ đạo và là
con đường dẫn đến tài chính toàn diện ở hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp.
Tiền di động với tăng trưởng nhanh về quy mô thị trường và mạng lưới ngày càng
mở rộng
Năm 2019 là một trong những cột mốc quan trọng đối với ngành công nghiệp tiền
di động khi số liệu thống kê cho thấy số lượng tài khoản tiền di động đã đăng ký vượt
qua ngưỡng 1 tỷ tài khoản! Đây là một thành tựu đáng khích lệ đối với tiền di động -
một dịch vụ còn non trẻ so với các dịch vụ khác trong hệ sinh thái tài chính.
Hình 3.12. Thống kê tài khoản tiền di động đã đăng ký và đang hoạt động
(2006 - 2019)
Nguồn: GSMA, 2020.
Tính đến cuối năm 2019, tiền di động ngày càng mở rộng thị trường khi nắm giữ
290 dịch vụ hoạt động tại 95 quốc gia với 372 triệu tài khoản đang hoạt động. Ngày
càng có nhiều nhà cung cấp cung cấp dịch vụ một cách bền vững và có quy mô. Cuối
41
năm 2019, có đến 60% nhà cung cấp đã báo cáo EBITDA27
dương, cho thấy dịch vụ
tiền di động đang dần trở nên bền vững về mặt thương mại. Chính vì vậy, nhiều nhà
cung cấp tiếp tục đầu tư vào mạng lưới đại lý phân phối, nhất là ở các thị trường mới
nổi. Tính đến năm 2019, chỉ trong vòng 5 năm, số lượng đại lý đã tăng gần gấp ba lần
(State of the Industry Report on Mobile Money, 2020).
Tiền di động mang lại tác động tích cực đối với tài chính toàn diện ở khu vực nông
thôn và những khu vực khó tiếp cận nhất
Theo các nghiên cứu cho thấy, phạm vi tiếp cận của một đại lý tiền di động trong
khoảng thời gian này gấp 7 lần so với các máy ATM và 20 lần so với các chi nhánh
ngân hàng (Isukul & Tantua, 2021). Điều đó cũng có nghĩa là ở các khu vực nông thôn
và những khu vực khó tiếp cận - nơi mà sự hiện diện của các máy ATM và các chi nhánh
ngân hàng là một điều xa xỉ, các đại lý tiền di động đã xuất hiện và mang lại tác động
tích cực đối với tài chính toàn diện hơn bất kỳ dịch vụ tài chính nào khác.
27
EBITDA (Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization): là thu nhập trước lãi vay, thuế và
khấu hao của doanh nghiệp (khấu hao của tài sản cố định hữu hình, khấu hao của tài sản cố định vô hình). Chỉ tiêu
này là thước đo hiệu quả hoạt động tài chính tổng thể.
42
Hình 3.13. Phạm vi tiếp cận của các đại lý tiền di động,
chi nhánh ngân hàng và máy ATM
Nguồn: GSMA, 2020
Tiền di động mở rộng hệ sinh thái kỹ thuật số và có những cải tiến để thích ứng
và phát triển với bối cảnh kinh tế xã hội
Tiếp nối những định hướng của năm 2018, các nhà cung cấp tiếp tục chú trọng đến
việc chuyển đổi sang phương pháp tiếp cận “thanh toán dưới dạng nền tảng” (payment
as a platform). Trong chiến lược của họ, cách tiếp cận thanh toán dưới dạng nền tảng
không chỉ là kết nối người tiêu dùng với các dịch vụ của bên thứ ba trong nhiều lĩnh vực
mà phải tăng cường sự tham gia của các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ nhằm kích thích
nền kinh tế phát triển một cách toàn diện.
Năm 2019, doanh thu từ phí kinh doanh tăng trong khi doanh thu từ phí khách
hàng sụt giảm đáng kể. Đây là một dấu hiệu cho thấy các nhà cung cấp tiền di động
đang tập trung nhiều hơn vào việc mở rộng hệ sinh thái kỹ thuật số và các dịch vụ liên
quan như tín dụng, bảo hiểm… Giao dịch kỹ thuật số dần trở nên gần gũi hơn với đời
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf

More Related Content

Similar to Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf

Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Td hoa tai chinh
Td hoa tai chinhTd hoa tai chinh
Td hoa tai chinhPhi Phi
 
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.comNghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.comThùy Linh
 
Lựa chọn thành công (đọc để rèn kỹ năng phân tích chiến lược)
Lựa chọn thành công (đọc để rèn kỹ năng phân tích chiến lược)Lựa chọn thành công (đọc để rèn kỹ năng phân tích chiến lược)
Lựa chọn thành công (đọc để rèn kỹ năng phân tích chiến lược)ifaebook
 
Sản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSỹ Trương
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện naySong Ha
 
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...Rubi Vu
 
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docLuận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docsividocz
 
MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...
MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...
MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...KhoTi1
 
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾBùi Quang Xuân
 
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6   nhung nen tang cua tang truongChuong 6   nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truongLe Thuy Hanh
 
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6   nhung nen tang cua tang truongChuong 6   nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truongDat Nguyen
 

Similar to Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf (20)

Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...
 
Td hoa tai chinh
Td hoa tai chinhTd hoa tai chinh
Td hoa tai chinh
 
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.comNghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
 
Lựa chọn thành công (đọc để rèn kỹ năng phân tích chiến lược)
Lựa chọn thành công (đọc để rèn kỹ năng phân tích chiến lược)Lựa chọn thành công (đọc để rèn kỹ năng phân tích chiến lược)
Lựa chọn thành công (đọc để rèn kỹ năng phân tích chiến lược)
 
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thônNguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn
 
Sản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mt
 
Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...
Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...
Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
 
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docLuận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
 
MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...
MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...
MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...
 
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
 
Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh ...
Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh ...Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh ...
Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh ...
 
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
 
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAYĐề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
 
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6   nhung nen tang cua tang truongChuong 6   nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
 
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6   nhung nen tang cua tang truongChuong 6   nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
 
Tiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docx
Tiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docxTiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docx
Tiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docx
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
 

Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf

  • 1. 1 Thực trạng triển khai TIỀN DI ĐỘNG trong 2 thập kỷ gần đây
  • 2. 2 THÂN TẶNG CÁC EM SINH VIÊN! Bản thảo này viết sơ lược về thực trạng triển khai tiền di động trên thế giới (trong đó có Việt Nam) và vài nội dung nhỏ có liên quan đến chủ đề này. Vì vài lý do bất ngờ ngoài dự kiến và những hạn chế về mặt thời gian, bản thảo đã không được tác giả chỉnh sửa thêm nên chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và những lời đóng góp chân tình từ các em qua email: ngocnguyen.feb95@gmail.com nhé! Bản thảo còn thiếu một số mục liên quan đến các khái niệm, nội dung cơ bản của tiền di động nên chưa thể trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Bản thân tác giả hiện không có thời gian để bổ sung thêm. Vậy nên, tác giả rất vui nếu bản thảo này được các em đón nhận, sử dụng và thử viết bổ sung giúp tác giả các phần còn thiếu nhé! Thân mến, Nguyen Kim Thai Ngoc.
  • 3. 3 … (Các em bổ sung thêm nhé)… 3. Thực trạng triển khai tiền di động tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ Hiện nay, tài chính toàn diện được xem là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, ổn định tài chính và đảm bảo an sinh xã hội. Liên hợp quốc xác định tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt được 7/17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (Sustainable Development Goals - SDGs) bao gồm những mục tiêu liên quan đến chuyển đổi số, năng lượng sạch, nông nghiệp, việc làm bền vững, tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ và quản lý môi trường. Việc hướng đến tài chính toàn diện là một thực tế hiển nhiên bởi tài chính toàn diện giúp xóa bỏ những bất cập mà “loại trừ tài chính” gây ra cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tài chính toàn diện (financial inclusion) và loại trừ tài chính (financial exclusion) chính là hai mặt đối lập của nhau. “Tài chính toàn diện” khuyến khích những người thuộc nhóm loại trừ tài chính tăng cường tiếp cận với các dịch vụ tài chính, các hình thức thanh toán tiện lợi, nhất là làm quen với tiết kiệm và đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi để sinh lợi thay vì cất giữ không sinh lời hoặc chi tiêu thiếu kiểm soát. Bên cạnh đó, những người thuộc nhóm loại trừ tài chính cũng có thể tăng cường đầu tư thông qua việc sử dụng nguồn vốn tín dụng lành mạnh với lãi suất ưu đãi thay vì lựa chọn những hình thức tín dụng đen với lãi suất cao ngất ngưởng. Điều này vô cùng ý nghĩa với những người có thu nhập thấp và sinh sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới và hải đảo xa xôi… Tài chính toàn diện không chỉ giúp cho các giao dịch tài chính của những người thuộc nhóm loại trừ tài chính diễn ra thuận lợi hơn mà còn giúp họ xây dựng những kế hoạch chi tiêu và đầu tư trong tương lai để phát triển bản thân và phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra, tài chính toàn diện còn giúp cho các khoản trợ cấp của chính phủ có thể kịp thời đến với đối tượng cần hỗ trợ thông qua việc chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, tránh được sự thất thoát hoặc trì trệ (World Bank, 2022). Các nghiên cứu về tài chính toàn diện đã chỉ ra rằng khi người nghèo có cơ hội tốt hơn để quản lý tài chính của bản thân thì thu nhập nói riêng và đời sống của họ nói chung sẽ được cải thiện rõ rệt theo thời gian. Chính vì vậy, tài chính toàn diện được xem là một trong những giải pháp làm giảm nghèo đói và đưa thế giới đến gần hơn với các
  • 4. 4 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Điển hình như Kenya, số tiền tiết kiệm của các hộ gia đình đã tăng lên khoảng 20% sau khi chủ hộ được tiếp cận với tiền di động1 . Ở Malawi2 , những người nông dân có thu nhập gửi vào tài khoản tiết kiệm đã tăng cường đầu tư cho hoạt động nông nghiệp của mình, cụ thể là tăng chi tiêu 13% cho thiết bị nông nghiệp. Nhờ vậy, thu nhập đến từ việc trồng trọt của họ cũng đã tăng hơn 15% (Brune & cộng sự, 2016). Hai trường hợp vừa nêu chỉ là hai trong số rất nhiều những minh chứng cho thấy sự thay đổi tích cực - diện mạo mới mà tài chính toàn diện mang đến cho người nghèo nói riêng và toàn nhân loại nói chung. Ulrika Modeer, Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc Văn phòng Quan hệ Đối ngoại và Vận động chính sách tại Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (United Nations Development Programme, UNDP), cho biết: “Tài chính toàn diện vừa là điều kiện tiên quyết vừa là yếu tố quyết định chính để đạt được nhiều Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc, bao gồm giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tiếp cận thị trường và thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực then chốt như giáo dục, nông nghiệp và y tế. Nhưng quan trọng hơn, đó là đặt con người làm trung tâm, trao cho họ nhiều quyền tự quyết hơn đối với tiền của họ và tăng cường khả năng phục hồi của chính họ. Loại bỏ loại trừ tài chính ở châu Phi và trên toàn cầu phải là ưu tiên hàng đầu nếu chúng ta muốn mang lại sự thịnh vượng bền vững và toàn diện cho tất cả mọi người trên một hành tinh khỏe mạnh”, (United Nations Development Programme, 2022). “Loại trừ tài chính” là tình trạng mà một cá nhân/nhiều cá nhân bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ và hệ thống tài chính do tình trạng kinh tế xã hội hoặc do bản thân không thể đáp ứng các yêu cầu của một tổ chức ngân hàng chính thức. Cho đến thời điểm hiện tại, loại trừ tài chính vẫn còn tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi những sự trở ngại khách quan dẫn đến loại trừ tài chính “không tự nguyện” hoặc những sự trở ngại chủ quan dẫn đến loại trừ tài chính “tự nguyện”. Sự trở ngại khách quan có thể kể đến bao 1 The rise of mobile money in sub-Saharan Africa: Has this digital technology lived up to its promises? (2020, October 22). The Abdul Latif Jameel Poverty Action Lab (J-PAL). Xem tại: https://www.povertyactionlab.org/blog/10-22-20/rise-mobile-money-sub-saharan-africa-has-digital-technology- lived-its-promises 2 Malawi: Quốc gia này là một trong những nước kém phát triển nhất trên thế giới, có khoảng 85% dân số sống ở nông thôn. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chiếm hơn một phần ba GDP và gần 90% doanh thu xuất khẩu. Trong quá khứ, nền kinh tế của Malawi đã phụ thuộc vào sự trợ giúp kinh tế đáng kể từ Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các quốc gia khác.
  • 5. 5 gồm những hạn chế về mặt chính sách khi nhà quản lý phải ban hành chính sách tập trung hướng đến số đông (những đối tượng đang được phục vụ bởi dịch vụ tài chính truyền thống) dẫn đến việc “đành phải bỏ quên” một bộ phận không được tiếp cận và phục vụ bởi các dịch vụ tài chính truyền thống. Trở ngại lớn nhất không thể không kể đến là việc các nhà cung cấp dịch vụ tài chính không hứng thú với việc nghiên cứu về các sản phẩm tài chính đặc thù riêng hoặc mở rộng phạm vi phục vụ đến với các đối tượng thu nhập thấp, trình độ dân trí thấp. Đối với các nhà cung cấp, việc tối đa hóa lợi nhuận và né tránh rủi ro tiềm tàng là mối quan tâm hàng đầu và điều đó đồng nghĩa là họ sẽ không tập trung việc phát triển kinh doanh vào những đối tượng vừa nêu. Bên cạnh đó, việc hạn chế về cơ sở hạ tầng và cũng gây trở ngại vô cùng lớn bởi ở những nơi không có điện, không có điện thoại thông minh hoặc không có internet thì việc tiếp cận tài chính thông qua những kênh truyền thống là gần như bất khả thi. Ngoài ra, sự trở ngại chủ quan phát sinh từ chính sự lựa chọn của cá nhân cũng là vấn đề nan giải. Những trở ngại chủ quan có thể kể đến như sự thiếu hiểu biết về tài chính và không có khả năng thích ứng với công nghệ, văn hóa, tôn giáo,… hoặc cố tình tránh né sự quản lý của pháp luật/các tổ chức để dễ dàng thực hiện những hoạt động phạm pháp/trốn tránh các nghĩa vụ mà nếu họ sử dụng các dịch vụ ngân hàng thì sẽ không thể tránh được. Loại trừ tài chính có những tác động hết sức tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và mỗi cá nhân nói riêng bởi nhóm người bị loại trừ tài chính sẽ không thể tiếp cận với tài khoản tiết kiệm/các khoản vay và một số dịch vụ tiện ích ngân hàng khác, tiêu biểu là thanh toán không dùng tiền mặt. Chính vì vậy, họ khó có thể phát triển bản thân để nâng cao chất lượng cuộc sống và ngày càng bị cô lập, càng bị xoáy sâu vào hố đen loại trừ tài chính của nền kinh tế. Vòng tuần hoàn này nếu cứ lặp đi lặp lại sẽ không chỉ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm người nêu trên mà sức ì và sự trì trệ nặng nề của loại trừ tài chính còn gây tổn thương sâu sắc đến sự phát triển chung của toàn nhân loại. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP - Consultative Group to Assist the Poor)3 của Ngân hàng Thế giới được thành lập và hoạt động với phương châm “trao quyền cho người nghèo thông qua các dịch vụ tài chính” để hướng 3 Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP - Consultative Group to Assist the Poor) là một tổ chức thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank), nghiên cứu và chính sách độc lập chuyên mở rộng khả năng tiếp cận tài chính cho người nghèo trên toàn thế giới thông qua tài chính toàn diện, nhất là phụ nữ.
  • 6. 6 đến “Một thế giới mà người nghèo, đặc biệt là phụ nữ, có thể hưởng lợi từ các dịch vụ tài chính để nắm bắt các cơ hội kinh tế, tiếp cận các dịch vụ thiết yếu và xây dựng khả năng phục hồi - kể cả trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. CGAP là sự hợp tác toàn cầu của 34 tổ chức hàng đầu trên thế giới để tìm cách thúc đẩy tài chính toàn diện. CGAP phát triển các giải pháp sáng tạo thông qua nghiên cứu thực tế và tham gia tích cực với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, nhà hoạch định chính sách và nhà tài trợ để cho phép tiếp cận trên quy mô lớn. Công nghệ kỹ thuật số là một trong những phương tiện được CGAP coi là quan trọng nhất để có thể tiếp cận số lượng lớn người nghèo mà vẫn đảm bảo hiệu quả về mặt chi phí. Trong chiến lược 5 năm (2018 - 2023), CGAP đã xác định bốn ưu tiên có liên kết với nhau: ● Tạo ra giá trị cho khách hàng nghèo, đặc biệt là phụ nữ và các phân khúc bị loại trừ khác ● Xây dựng các mô hình kinh doanh bền vững cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo ở quy mô lớn ● Phát triển cơ sở hạ tầng cho phép kết nối mọi người với các dịch vụ tài chính trong thế giới kỹ thuật số ● Thúc đẩy một môi trường chính sách hỗ trợ đổi mới đồng thời bảo vệ người tiêu dùng. Như vậy, vấn đề thúc đẩy việc tiếp cận các dịch vụ tài chính để hướng đến tài chính toàn diện cho mọi đối tượng là sứ mệnh được quan tâm hàng đầu trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, tài chính toàn diện lại là điều không hề dễ dàng bởi sự “toàn diện” vốn dĩ là điều rất khó để có thể đạt được. Chính vì vậy, trước khi tiến đến gần hơn với đích đến tài chính toàn diện, các quốc gia trên thế giới đang tích cực hòa mình vào công cuộc “chuyển đổi số” cho toàn xã hội nhằm hướng đến “kinh tế số” - một xu hướng tất yếu và hoàn toàn phù hợp với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ như hiện nay. Trong các lĩnh vực chủ chốt của “kinh tế số” thì “tài chính số” là một lĩnh vực giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Sự ra đời của tiền di động chính là giải pháp mở ra cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính số một cách vô cùng đơn giản cho mọi người dân trên toàn thế
  • 7. 7 giới, nhất là những người ở vùng sâu vùng xa, chưa có nhiều trải nghiệm về công nghệ tài chính. Trong thời đại công nghệ lên ngôi và tỏ rõ sự ưu việt, tài chính - một lĩnh vực quan trọng và cực kỳ nhạy cảm cũng cần có sự cập nhật và thích nghi một cách kịp thời. Các hãng công nghệ lớn như Apple, Facebook, Google, PayPal… hiển nhiên nhận thức rõ điều này từ rất sớm, nhanh chân tham gia cuộc đua với khát vọng triển khai và thống trị đế chế dịch vụ tài chính điện tử. Cụ thể, các hãng công nghệ lớn này đã triển khai ví điện tử cho đông đảo người dùng trên thế giới. Tuy nhiên, đối tượng hướng đến chỉ có thể là những người dùng có điện thoại thông minh có thể cài đặt ứng dụng của họ và phải có kết nối internet. Liệu điều đó có làm khuếch đại sự cách biệt về việc tiếp cận tài chính giữa các tầng lớp người dân không? Câu trả lời là “Không!”, người dân ở các nước khu vực Đông Phi và Nam Phi cũng đã có cách tiếp cận với thanh toán phi tiền mặt thông qua dịch vụ tiền di động từ rất lâu, trước cả khi các ông lớn về công nghệ nêu trên cung cấp ví điện tử đến với người dùng! Dịch vụ tài chính di động, cụ thể là tiền di động được xác định là chìa khóa giúp Liên hợp quốc hiện thực hóa giấc mơ thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển toàn diện trên toàn thế giới đến năm 2030. Sitoyo Lopokoiyit, Giám đốc điều hành của M-Pesa châu Phi và Giám đốc Dịch vụ Tài chính tại Safaricom, cho biết: “Các nền tảng dịch vụ tài chính di động như M-Pesa là động lực quan trọng thúc đẩy tài chính toàn diện trong xã hội, có thể cải thiện cơ hội sống của cá nhân và cho phép các doanh nghiệp ra mắt và mở rộng, mang lại của cải và việc làm cho các nền kinh tế đang phát triển. Vẫn còn những rào cản đối với việc tiếp cận các nền tảng - bao gồm cả kiến thức kỹ thuật số và khả năng tiếp cận điện thoại thông minh - và để phát triển chúng - với một sân chơi pháp lý không bình đẳng cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phi truyền thống ở nhiều quốc gia.”4 Xuất phát từ thực tiễn đó, việc triển khai tiền di động tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang được đẩy mạnh. Tuy nhiên, những đặc thù liên quan đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi quốc gia đã làm cho thực trạng triển khai cũng như kết quả thu được sau một quá trình tiếp cận tiền di động của các quốc gia là không hề 4 https://www.vodafone.com/news/digital-society/new-research-shows-mobile-finance-increase-national-gdp
  • 8. 8 giống nhau. Tại các quốc gia đang phát triển, điển hình là khu vực châu Phi, châu Mỹ Latinh, hạ tầng ngân hàng và hạ tầng của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính chưa thực sự phát triển và sự phát triển chưa được phân bổ đồng đều nên chỉ có hạ tầng mạng viễn thông là phát triển hơn cả. Chính vì vậy, việc phát triển dịch vụ tiền di động nhằm tận dụng sự phổ biến của điện thoại di động, mức độ phủ sóng và mạng lưới phân phối rộng khắp của nhà mạng viễn thông đã được nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ trên thuộc các khu vực này đẩy mạnh và được đông đảo người dân hưởng ứng. Sau một khoảng thời gian triển khai, các quốc gia và vùng lãnh thổ này đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngày nay, M-Pesa được xem là biểu tượng thành công trong mảng dịch vụ tiền di động của châu Phi và đồng thời cũng được xem là nền tảng Fintech5 lớn nhất trong khu vực. Điều đặc biệt thú vị là M-Pesa không chỉ được ưa thích sử dụng bởi những người chưa có tài khoản ngân hàng mà kể cả những người đã có tài khoản ngân hàng vẫn rất ưa chuộng tính an toàn và thuận tiện khi sử dụng dịch vụ này. M-Pesa được xem là dịch vụ tiền di động thành công nhất, có thể được hiểu đơn giản là giao dịch tài chính thông qua điện thoại di động, không cần đến tài khoản ngân hàng mà chủ yếu dựa vào mạng viễn thông (cụ thể là sim điện thoại). Đây chính là điểm khác biệt lớn với các ví điện tử do các ngân hàng/tổ chức tài chính khác cung cấp bởi dịch vụ tiền di động không hoạt động dựa trên sự liên kết với tài khoản ngân hàng trực tuyến. M-Pesa mang đến cơ hội cho hàng triệu người ở Kenya, Tanzania, Ghana và Mozambique được tiếp cận với tiền di động.6 Tuy rằng sự tiếp cận này cũng chỉ mới nằm ở mức rất cơ bản nhưng lại vô cùng ý nghĩa với người dân bởi trước đây họ chưa từng được tiếp cận dịch vụ tài chính. Đối với 98% doanh nghiệp được khảo sát thừa nhận rằng M-Pesa hỗ trợ thanh toán nhanh chóng và an toàn hơn nên đã góp phần thúc đẩy phát triển công việc kinh doanh. Đồng thời cũng có đến 95% doanh nghiệp được khảo sát cho biết trong một nửa số giao dịch có liên quan đến công việc kinh doanh của họ có sự hiện diện của M-Pesa. 5 Fintech (viết tắt từ Financial Technology - dịch ra là Công nghệ tài chính) là thuật ngữ chỉ việc áp dụng những công nghệ tiên tiến để cải thiện, nâng cao chất lượng của các phương pháp cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống 6 Là một phần của nghiên cứu Africa.Connected, các cuộc khảo sát về người tiêu dùng và doanh nghiệp được thực hiện tập trung vào người dùng M-Pesa ở Kenya và Tanzania, và kết quả được ngoại suy cho Ghana và Mozambique
  • 9. 9 Trong bài nghiên cứu “Nền tảng tài chính kỹ thuật số để trao quyền cho tất cả” - bài báo nghiên cứu thứ tư được tài trợ và phát triển bởi Africa.Connected, các nhà nghiên cứu đến từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (United Nations Development Programme, UNDP) và một vài tập đoàn vận hành mạng di động hàng đầu thế giới (Vodafone, Vodacom, Safaricom) đã phát hiện ra rằng việc triển khai thành công dịch vụ tiền di động có thể tạo ra những tác động tích cực và trực tiếp đến tăng trưởng GDP. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm ở các quốc gia triển khai tiền di động thành công sẽ cao hơn tới 1 điểm phần trăm so với các quốc gia không triển khai hoặc triển khai không hiệu quả. Nghiên cứu được thực hiện với 49 quốc gia ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế có thể làm giảm số người sống trong nghèo đói (theo kết quả nghiên cứu trước đây của Ngân hàng Thế giới).7 Như vậy, việc triển khai tiền di động thành công có thể làm cải thiện tình trạng nghèo đói tại các quốc gia - đây là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu mà Liên hợp quốc hướng đến và mang ý nghĩa hết sức nhân văn. Theo dự báo, vào năm 2025, GDP hàng năm của các nền kinh tế mới nổi có thể đạt mốc 3,7 nghìn tỷ USD với những tác động tích cực đến từ tài chính kỹ thuật số (Manyika & cộng sự, 2016). Kết quả này chính là minh chứng cho sự linh động trong công tác điều hành của các tổ chức, chính phủ trước những nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế - là nhân tố góp phần thúc đẩy tiền di động xuất hiện kịp thời. Ngoài ra, có một nhân tố quan trọng khác nữa, đó chính là sự “cố gắng tiếp cận” và “quyết tâm thay đổi” của mỗi người dùng để cùng hướng đến sự tiến bộ chung trong công cuộc số hóa của toàn xã hội. Những nỗ lực của các tổ chức, chính phủ sẽ gặp nhiều trở ngại nếu thiếu đi sự hợp tác của mỗi cá nhân trong hệ sinh thái tài chính đang hiện hữu. Nhưng có một nhân tố bất ngờ đã góp phần thúc đẩy mọi người đến gần hơn với tiền di động, đó chính là sự xuất hiện của đại dịch Covid-19. Đại dịch Covid-19 bùng nổ vào những ngày cuối cùng trong năm 2019 tại Trung Quốc đã trở thành cơn ác mộng của toàn thế giới. Đại dịch Covid-19 lây lan với tốc độ nhanh thông qua tiếp xúc và chính điều đó đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ảnh hưởng và đe dọa nặng nề đến đời sống và các hoạt động kinh tế. Nhưng chính sự 7 https://www.undp.org/news/new-research-shows-mobile-finance-can-increase-national-gdp
  • 10. 10 xuất hiện quá bất ngờ và tốc độ lây lan khủng khiếp thông qua tiếp xúc của Covid-19 đã trở thành “chất xúc tác” vô cùng hữu hiệu, giúp cho cả nhân loại chủ động hơn trong việc thay đổi phương thức thanh toán từ tiếp xúc trực tiếp sang phương thức không tiếp xúc. Mọi người đều ý thức được và cố gắng chuyển từ phương thức thanh toán truyền thống có tiếp xúc trực tiếp sang phương thức thanh toán không tiếp xúc để thích nghi với “bối cảnh mới”. Lúc này, tiền di động chính là một cứu cánh hoàn toàn phù hợp với mọi đối tượng, nhất là những đối tượng không có điều kiện tiếp cận những phương thức thanh toán không tiếp xúc đến từ ngân hàng và các tổ chức tài chính. Hiện nay, việc đánh giá về kết quả triển khai tiền di động được Hiệp hội Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu (GSMA) cập nhật hằng năm. Dựa trên kết quả tình hình hoạt động của tiền di động do GSMA cập nhật cùng với một số báo cáo/nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế và các bên có liên quan, chính phủ các nước và các tổ chức sẽ kịp thời có những phương án linh hoạt để tiền di động phát huy hết tiềm năng và sức mạnh vốn có. 3.1. Bức tranh toàn cảnh về tiền di động trên thế giới Tại các thị trường mới nổi có đến hơn 1 tỷ người không có tài khoản ngân hàng nhưng họ lại có điện thoại di động (Beshouri & Gravråk, 2010). Con số này gợi ý cho các chuyên gia, các nhà cung cấp dịch vụ và nhà quản lý một điều thú vị, rằng 1 tỷ người này và kể cả những người có tài khoản ngân hàng nhưng ít được phục vụ tốt hoặc chưa biết cách sử dụng tài khoản ngân hàng một cách hiệu quả hoàn toàn có thể tiếp cận với một loại hình dịch vụ tài chính giản đơn hơn - dịch vụ tài chính di động. Họ sẽ phần nào được trải nghiệm các tiện ích tài chính thay cho việc tiếp cận với tài khoản ngân hàng nếu như việc tiếp cận với tài khoản ngân hàng là quá khó khăn hoặc bất khả thi. Điều này đã thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà quản lý nhanh chóng triển khai dịch vụ tài chính di động tại những thị trường tiềm năng để người dân có thể chủ động hơn trong việc quản lý tài chính và nắm lấy cơ hội cải thiện cuộc sống của chính mình. Ngoài ra, trong bối cảnh hệ sinh thái tài chính phát triển quá nhanh như thời gian qua, tốc độ tăng trưởng doanh thu liên quan đến các dịch vụ di động truyền thống đã không còn được như trước và đôi lúc có dấu hiệu giảm sút cũng là một thực tế khiến cho các nhà cung cấp dịch vụ di động phải tận dụng những lợi thế đang có về cơ sở hạ
  • 11. 11 tầng, chuyên môn kỹ thuật, mạng lưới phân phối và lượng khách hàng đang có để tìm kiếm thị trường mới. Chuyển hướng sang cung cấp các dịch vụ tài chính thông qua thiết bị di động cho những người không có tài khoản ngân hàng ở các thị trường tiềm năng được xem là chiến lược mới đầy triển vọng. Chương trình Mobile Money for the Unbanked (MMU)8 được Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ 5 triệu USD mang đến diện mạo mới cho việc triển khai tiền di động cho những người chưa có tài khoản ngân hàng ở các thị trường mới nổi. Cụ thể, chương trình này đã đặt mục tiêu tài trợ cho 20 dự án ở các nước đang phát triển để có thể giúp những người trước đây chưa có tài khoản ngân hàng ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh tiếp cận với các dịch vụ tài chính di động vào năm 2012. Chương trình MMU đã thu thập những số liệu vào năm 2012 trở đi để có thể tổng kết được mức độ thành công và độ phủ sóng của tiền di động. Điều này giúp cho các nhà cung cấp và quản lý tiền di động có thể kịp thời đưa ra những phương án phát triển tiền di động một cách tốt hơn. Hình 3.1. Tài khoản tiền di động thịnh hành ở các nước thu nhập thấp Nguồn: IMF (2018) - Financial Access Survey 3.1.1. Tiền di động và những cột mốc đạt được sau chặng đường hai thập kỷ Trong vài thập kỷ trước, tất cả những nhu cầu tài chính giản đơn nhất hiện nay như nhận tiền/gửi tiền về nhà, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm… là những thứ vô cùng xa xỉ với nhiều người, nhất là những người thuộc tầng lớp dễ bị tổn thương (người nghèo, phụ nữ, người có thu nhập bấp bênh…). Chính sự xuất hiện của tiền di động đã khiến 8 https://www.gsma.com/mobilefordevelopment/wp-content/uploads/2015/03/SOTIR_2014.pdf
  • 12. 12 cho việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính thiết yếu trở nên dễ dàng hơn và đưa cuộc đời họ bước sang trang mới. Việc nhìn lại những cột mốc quan trọng và những giai đoạn phát triển của tiền di động là điều vô cùng cần thiết. Thông qua đó, bức tranh toàn cảnh về chặng đường mà tiền di động đã đồng hành cùng thế giới trong thời gian qua sẽ được phác họa rõ nét. Đó không chỉ là những thành công đáng tự hào cần phải phát huy mà còn là những kinh nghiệm quý giá để tiền di động có thể tiếp tục đồng hành, cùng thế giới hướng đến mục tiêu “tài chính toàn diện”. 3.1.1.1. Những ngày đầu sơ khai của tiền di động · 2001 - Tiền di động lần đầu tiên ra mắt tại Philippines Tiền di động vốn dĩ đã xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ XXI tại Philippines nhưng mãi đến khi M-Pesa thành công rực rỡ tại Kenya thì tiền di động mới được cả thế giới biết đến (Pickens, 2009). · 2006 - Tiền di động có 6 dịch vụ được triển khai ở 4 quốc gia Tính đến năm 2006, tổng cộng có 6 dịch vụ tiền di động đã được triển khai tại bốn quốc gia, chủ yếu là ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Trong những ngày đầu triển khai, hoạt động của khách hàng cho thấy tín hiệu không mấy khả quan (UNCDF, 2022). 3.1.1.2. Tiền di động phát triển mạnh tại khu vực châu Phi · 2007 - Tiền di động đánh dấu bước ngoặt bởi sự thành công nhanh chóng của M-Pesa tại Kenya Vào tháng 3 năm 2007, Safaricom, nhà điều hành mạng di động lớn nhất của Kenya đã ra mắt M-Pesa9 một dịch vụ thanh toán dành cho những người không có tài khoản ngân hàng. Trong tháng đầu tiên, có hơn 20.000 khách hàng đăng ký M-Pesa, vượt xa kế hoạch mục tiêu. Việc người dân tiếp nhận dịch vụ tiền di động một cách nhanh chóng là dấu hiệu cho thấy thị trường có một lỗ hổng lớn mà M-Pesa đã kịp thời lấp đầy (Hughes & Lonie, 2007). Tốc độ chấp nhận nhanh chóng của khách hàng ngay trong khoảng thời gian đầu M-Pesa ra mắt ở Kenya vào năm 2007 là minh chứng cho 9 “M” là viết tắt cho di động (Mobile) và “Pesa” là tiền theo tiếng Bantu trong thương mại và chính trị ở Đông Phi
  • 13. 13 thấy sức mạnh của tiền di động và cũng là dấu hiệu ban đầu cho thấy việc lựa chọn dịch vụ này để tiếp cận những người bị loại trừ tài chính nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện là một sự lựa chọn phù hợp. · 2009 - Tiền di động và những động lực để đổi mới Nhu cầu ngày càng phức tạp của người tiêu dùng là động lực thúc đẩy các nhà cung cấp phát triển các dịch vụ mới, các quy định mới và các công nghệ mới tiềm năng.Trong một nghiên cứu, Steve Rasmussen (CEO của CGAP) đã phát hiện ra rằng người tiêu dùng ở cả Kenya và Philippines đều muốn dịch vụ tiền di động mở rộng ra ngoài phạm vi các khoản thanh toán. Điển hình, có hơn 30% người dùng M-Pesa ở Kenya đã sử dụng M-Pesa để lưu trữ giá trị, mặc dù thực tế M-PESA không được thiết kế cũng như không được cho phép cung cấp dịch vụ tiết kiệm (Dolan, 2009). · 2011 - Tiền di động mở rộng phạm vi hoạt động và đa dạng hóa dịch vụ Đến năm 2011, số tài khoản tiền di động đã đăng ký tăng lên mốc 86,8 triệu tài khoản và có hơn một phần tư trong số đó đang hoạt động. Tuy rằng có những dịch vụ tiền di động đã phải khai tử nhưng thay vào đó, có nhiều dịch vụ mới ra đời nên tổng số dịch vụ tiền di động có sự tăng trưởng so với các năm trước, đạt mức 116 dịch vụ tại 60 quốc gia (Davidson & Pénicaud, 2012).
  • 14. 14 Hình 3.2. Sự phát triển các dịch vụ tiền di động trên toàn cầu (2001 - 2011) Nguồn: GSMA, 2017. Tổng số dịch vụ tiền di động có sự tăng trưởng rõ rệt so với những năm trước, trong đó có những dịch vụ bị khai tử và những dịch vụ mới ra đời là dấu hiệu cho thấy sự linh hoạt thích nghi thông qua việc đa dạng hóa dịch vụ của các nhà cung cấp tiền di động. 3.1.1.3. Một thập kỷ đầy ấn tượng và mang dấu ấn toàn cầu của tiền di động · 2012 - Tiền di động và tốc độ lan tỏa mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu Trong những năm đầu triển khai, tiền di động mang về những kết quả vô cùng khả quan và đáng khích lệ. Theo nhận định của các chuyên gia, sự thành công hay thất bại của một dịch vụ tiền di động nói riêng hay toàn bộ mảng tiền di động của một quốc gia nói chung là phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận. Chúng ta có thể rút ra những bài học thành công từ việc triển khai tiền di động ở các nước nhưng với mỗi quốc gia, vùng
  • 15. 15 miền... các nhà cung ứng và các nhà hoạch định chính sách cần phải có cách thức tiếp cận phù hợp với đặc thù riêng có của địa phương đó. Mở rộng thị trường, quy mô và số lượng dịch vụ tiền di động Chỉ trong năm 2012, đã có thêm đến 41 dịch vụ tiền di động trực tiếp được ra mắt, nâng tổng số dịch vụ tiền di động trực tiếp phục vụ cho những người không có tài khoản ngân hàng và không được phục vụ bởi các dịch vụ ngân hàng truyền thống lên 150 dịch vụ trên 72 quốc gia. Ở khu vực châu Phi hạ Sahara, số lượng người dùng tiền di động đã nhiều gấp đôi số lượng người dùng Facebook. Hơn 4,6 tỷ USD được thực hiện thông qua 224,2 triệu giao dịch của 30 triệu người dùng tích cực. Số lượng các đại lý đã đăng ký chạm mốc 520.000 đại lý, nhiều tương đương các đại lý của Western Union (Davidson & Pénicaud, 2012). Trên phương diện tổng thể, tiền di động có thể được xem là một bước ngoặt thành công trong hành trình hướng đến giấc mơ tài chính toàn diện cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trong câu chuyện thành công ấy không chỉ là những điểm sáng thành công mà còn có cả những mảng tối thất bại. Có rất nhiều dịch vụ tiền di động đã ra đời nhưng không phải tất cả đều thành công bởi gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ từ các dịch vụ tiền di động khác hay các dịch vụ tài chính khác trong hệ sinh thái tài chính mà còn bởi chính những quy luật của thị trường. Các dịch vụ tiền di động mới ra đời có tốc độ phát triển cực nhanh Ở mảng tiền di động, tốc độ phát triển cực nhanh là một ưu điểm. Một số dịch vụ tiền di động tuy tuổi đời còn non trẻ nhưng sau khi ra mắt đã phát triển nhanh hơn cả những dịch vụ lâu đời, một số khác thì đạt được quy mô thị phần đáng kể chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Ngược lại, một số dịch vụ tiền di động khác thì đã phải rất chật vật để tồn tại, thậm chí phải đương đầu với việc bị khai tử. Vào tháng 6/2012, có trên 10 dịch vụ tiền di động phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Đáng chú ý, có hơn một nửa số dịch vụ đó được ra đời chưa đầy 2 năm. Trong vòng chỉ 1 năm, từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012, có đến 3 dịch vụ tiền di động chạm mốc trên 1 triệu khách hàng đang hoạt động, chiếm 50% tổng số dịch vụ tiền di động đạt được mốc này vào thời điểm thống kê (Pénicaud & Katakam, 2013).
  • 16. 16 Tại thời điểm thống kê vào năm 2012, tại một số quốc gia thuộc Đông Phi và Trung Phi như Kenya, Madagascar, Tanzania và Uganda, số lượng tài khoản tiền di động đã vượt trội so với số lượng tài khoản ngân hàng. Nửa triệu đại lý tiền di động có mặt trên toàn thế giới, cộng với việc số đại lý tiền di động nhiều hơn số chi nhánh ngân hàng tại gần 30 quốc gia trên thế giới vào tháng 6/2012 là câu trả lời thuyết phục cho những sự hoài nghi về khả năng tồn tại và sự cần thiết của dịch vụ tiền di động trong bối cảnh kinh tế xã hội của thế kỷ XXI. Có thể nói, tiền di động đã dần khẳng định được vai trò của mình trong hệ sinh thái tài chính và hứa hẹn sẽ trở thành dịch vụ tài chính thân thiết với một bộ phận khách hàng tại nhiều quốc gia đang phát triển. · 2013 - Tiền di động mở rộng thị trường và sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ Nối tiếp những thành công đáng khích lệ của năm 2012, số lượng dịch vụ tiền di động đã tăng lên 219 dịch vụ và lan rộng ra 84 quốc gia. Trong số đó, có đến 52 thị trường có từ 2 dịch vụ tiền di động trở lên. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng bởi quy mô được xem là một trong số những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và thành công của mỗi loại hình dịch vụ tài chính, trong đó có tiền di động. Theo Mas & Radcliffe (2010), các nhà khai thác phải đối mặt với sự đánh đổi giữa chi phí cao hơn để thu hồi vốn đầu tư hoặc chi phí thấp hơn để đạt được quy mô và xây dựng thị trường đại chúng. Chính vì vậy, trong giai đoạn thị trường bắt đầu có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ, việc hoạch định chiến lược là vấn đề hết sức quan trọng đối với các nhà cung cấp. Tiền di động “thâm nhập mạnh mẽ” vào hệ sinh thái tài chính ở nhiều quốc gia Số lượng tài khoản tiền di động đang hoạt động trên toàn cầu chạm mốc 60 triệu tài khoản vào tháng 6 năm 2013 và có đến 13 dịch vụ tiền di động có số tài khoản hoạt động đạt mốc từ 1 triệu tài khoản trở lên. Có đến 9 thị trường có số lượng tài khoản tiền di động nhiều hơn số lượng tài khoản ngân hàng vào cuối năm 2013, hơn gấp đôi so với chỉ 4 thị trường có số lượng tài khoản tiền di động nhiều hơn số lượng tài khoản ngân hàng vào năm 2012 (Pénicaud & Katakam, 2019). Đây là dấu hiệu cho thấy tiền di động đã thực sự thâm nhập và bắt đầu có sức sống tại các quốc gia.
  • 17. 17 Điều đáng mừng là các dịch vụ tiền di động không chỉ phát triển ở những thị trường quen thuộc trước đó như châu Phi mà đã lan rộng ra các thị trường đang phát triển và mới nổi. Đến thời điểm này, mọi sự hoài nghi trước đây về việc liệu tiền di động có thể tồn tại trong hệ sinh thái tài chính hay không đã không còn nữa mà thay vào đó là những trăn trở về việc làm thế nào để tiền di động có thể giữ vững đà phát triển. Cụ thể, theo GSMA (2013), số lượng giao dịch thanh toán số lượng lớn tăng 617%/năm chứng tỏ người dùng đã bắt đầu ưa thích sử dụng sản phẩm dịch vụ này. Khi tiền di động củng cố được vai trò trong hệ sinh thái tài chính cũng chính là lúc cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ tiền di động chính thức bắt đầu. Tuy rằng những sản phẩm truyền thống như nạp tiền và chuyển khoản P2P vẫn là những sản phẩm được sử dụng nhiều nhất nhưng sự “đa dạng” đã bắt đầu xuất hiện trong danh mục các sản phẩm dịch vụ nổi bật của mảng dịch vụ tiền di động. Các nhà cung cấp “tương tác” để cùng nhau phát triển Mặc dù có sự cạnh tranh nhưng điều đó không có nghĩa là các nhà cung cấp mạng di động hoạt động một cách triệt tiêu lẫn nhau. Tại một số quốc gia, các nhà cung cấp mạng di động đã nhận ra rằng cần có sự tương tác để cùng tồn tại và phát triển. Tại Indonesia, các nhà mạng đã hợp tác với nhau để cho phép chuyển tiền liên nhà mạng. Vào năm 2013, Indonesia là thị trường đầu tiên mà ba nhà cung cấp Indosat, Telkomsel và XL kích hoạt chuyển tiền trực tiếp giữa tài khoản tiền di động của họ với hai nhà cung cấp còn lại (PT Telekomunikasi Selular Annual Report, 2013). Đây chính là sự khởi đầu một xu hướng tất yếu của ngành trong tương lai - xu hướng tương tác giữa các nhà cung cấp tiền di động. Ngoài ra, các dịch vụ tiền di động cũng cần kết nối với các dịch vụ tài chính truyền thống để “tích hợp” dịch vụ, nhất là cho phép các giao dịch và sản phẩm mới giữa ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tiền di động. Châu Phi hạ Sahara và Nam Á là hai thị trường nổi bật, có nhiều người dùng tiền di động chưa đăng ký giao dịch qua quầy Theo số liệu thu thập vào tháng 6/2013, chỉ riêng ở châu Phi hạ Sahara đã chiếm 34% tổng số tài khoản tiền di động đã đăng ký với 98 triệu tài khoản, gấp đôi so với tổng số người dùng Facebook trong khu vực. Nam Á cũng là khu vực nổi bật với số lượng tài khoản hoạt động chỉ đứng sau khu vực châu Phi hạ Sahara. Ngoài 10,5 triệu
  • 18. 18 tài khoản đang hoạt động, có đến 15 triệu người dùng chưa đăng ký đã thực hiện các giao dịch tiền di động một cách không chính thức (“over-the-counter” - OTC services) vào tháng 6/2013. Tuy nhiên, số lượng tài khoản tiền di động đã đăng ký hoạt động chỉ chiếm 29,9% tổng số tài khoản tiền di động đã đăng ký (Scharwatt, 2014). Ở các nền kinh tế ưa chuộng sử dụng tiền mặt, cần có sự thay đổi hành vi đáng kể từ phía khách hàng thì tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ thường xuyên mới có xu hướng được cải thiện. Chính vì vậy, việc phát triển dịch vụ tiền di động cần có chiến lược nhận diện được thị trường tiềm năng và chú trọng phát triển ở những thị trường này để tránh gây lãng phí nguồn lực. · 2014 - Tiền di động và sự liên kết xuyên quốc gia Tính đến cuối năm 2014, tiền di động đã có mặt ở hơn 60% thị trường đang phát triển và dần củng cố được chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực tài chính tại các thị trường này. Có đến 300 triệu tài khoản tiền di động đăng ký trên toàn cầu, chiếm 8% kết nối di động trên thị trường. Trong số đó có 103 triệu tài khoản tiền di động đang hoạt động, 21 dịch vụ tiền di động có hơn 1 triệu tài khoản đang hoạt động. Điều này mang đến hy vọng rằng dịch vụ tiền di động sẽ còn có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Chỉ sau một năm, đã có thêm 7 thị trường có số tài khoản tiền di động nhiều hơn tài khoản ngân hàng. Với con số 16 thị trường có số tài khoản tiền di động nhiều hơn tài khoản ngân hàng trên toàn cầu là dấu hiệu cho thấy sự thâm nhập thị trường đáng kinh ngạc của tiền di động (Pénicaud & Katakam, 2019). Số lượng dịch vụ tiền di động năm 2014 là 255 dịch vụ trên 89 quốc gia, có tăng lên so với năm 2013. Từ những ngày đầu phát triển ở mảng tiền di động, các nhà cung cấp đã sớm nắm bắt lấy cơ hội để mở rộng các loại hình dịch vụ cung cấp, bao gồm bảo hiểm di động, tiết kiệm di động và tín dụng di động (Almazán & Vonthron, 2014). Tiền di động nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người dùng Kết quả cuộc khảo sát Findex toàn cầu 2014 cho thấy số người không sử dụng ngân hàng trên toàn cầu đã giảm từ 2,5 tỷ xuống 2 tỷ chỉ trong 5 năm. Tại các nước có thu nhập thấp, tiền di động được cho là đã nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người dân và vì vậy đã góp phần đáng kể vào kết quả đáng khích lệ vừa nêu (Demirguc-Kunt & cộng sự, 2015).
  • 19. 19 Nhiều quốc gia như Colombia, Ấn Độ, Kenya và Liberia đã nhận ra những đóng góp quan trọng của tiền di động trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện nên dần có những cải cách, bổ sung và thay đổi về quy định nhằm tạo điều kiện cho tiền di động phát triển hơn nữa. Tại 47 trong số 89 quốc gia có sự hiện diện của tiền di động, cả ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng được phép cung cấp dịch vụ di động một cách lâu dài (Almazán & Vonthron, 2014). Bắt đầu có sự liên kết hỗ trợ giữa các quốc gia trong lĩnh vực tiền di động Nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua việc phát triển khả năng tương tác thị trường tiền di động, GSMA đã vận động sự hỗ trợ của Axiata, Bharti Airtel, Etisalat, Millicom, MTN, Ooredoo, Orange, Telenor, Turk Telekom, Vodafone và Zain để cùng chung sức trong chương trình “Khả năng tương tác tiền di động” để tăng cường sự liên kết, hỗ trợ và chia sẻ về phương pháp triển khai cũng như các vấn đề về pháp lý ở những thị trường trọng điểm (Almazán & Vonthron, 2014). Tiên phong trong việc liên kết xuyên quốc gia trong năm 2014 là việc các nhà mạng ở Pakistan, Sri Lanka và Tanzania khi cho phép cho phép khách hàng gửi tiền qua các mạng của nhau. Tiền di động gặp phải một số rào cản ở một số quốc gia Vào thời điểm này, trên thế giới vẫn còn có rất nhiều quốc gia chưa tiếp cận với dịch vụ tiền di động. Một trong số những lý do chính đến từ quy mô thị trường. Cụ thể, hơn một nửa số lượng các quốc gia này có dân số dưới 10 triệu người nên khiến cho các nhà cung cấp không mấy hứng thú trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh bởi việc triển khai sẽ khó đạt được quy mô và lợi nhuận tối ưu. Ngoài ra, tại các thị trường có dân số trên 10 triệu người, mặc dù các nhà cung cấp khá quan tâm về việc ra mắt dịch vụ tiền di động nhưng lại những vướng mắc liên quan đến các quy định pháp lý (Frydrych, 2015). ·2015 - Tiền di động mở rộng phục vụ nhu cầu thương mại xuyên biên giới Tính đến năm 2015, tiền di động vẫn đang tiếp tục thúc đẩy tài chính toàn diện khi phát triển 271 dịch vụ tại 93 quốc gia, trong số đó bao gồm 6/7 thị trường mà trước đây có ít hơn 20% số người có tài khoản tại một tổ chức tài chính (World Bank, 2015). Tiền di động có sự tăng trưởng mạnh ở một số thị trường mới. Điển hình là ở Nam Á, số
  • 20. 20 lượng tài khoản tiền di động đã đăng ký chiếm đến hơn 30% tổng số tài khoản tiền di động được mở trong năm 2015. Hình 3.3. Những bước tiến nổi bật của tiền di động trên phạm vi toàn cầu Nguồn: GSMA, 2015. Nhu cầu thương mại xuyên biên giới thúc đẩy sự “kết nối” giữa các quốc gia Cũng trong thời gian này, chính nhu cầu thương mại xuyên quốc gia đã góp phần thúc đẩy 29 sáng kiến tiền di động xuyên biên giới ra đời, giúp kết nối 19 quốc gia và làm cho lượng kiều hối được giao dịch tăng trưởng đến 52% so với năm trước (State of the Industry Report, 2015).
  • 21. 21 Tiền di động được ưa chuộng, nhà mạng giữ vai trò quan trọng trong mô hình hoạt động Có đến 15 nhà cung cấp đã báo cáo doanh thu hơn 1 triệu USD Mỹ trong tháng 6/2015, tăng thêm 4 nhà cung cấp so với cùng kỳ năm 2014 và trong số đó có 12 nhà cung cấp có hơn một triệu tài khoản hoạt động trên cơ sở 90 ngày. Sức mạnh của mạng di động đã được khẳng định khi đa phần các dịch vụ này đều hoạt động theo mô hình nhà mạng cung cấp dịch vụ (MNO). Tiền di động ngày càng được khách hàng ưa chuộng sử dụng. Chỉ trong tháng 12/2015, có đến 1 tỷ giao dịch tiền di động đã được thực hiện, nhiều hơn gấp đôi những gì PayPal xử lý trên toàn cầu. Tuy nhiên, các khách hàng thường chỉ chú ý sử dụng một số lượng rất hạn chế các sản phẩm của tiền di động. Điều này là một dấu hiệu mà các nhà cung cấp cần lưu ý để có thể kịp thời đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tiền di động. Có như vậy thì tiền di động mới có thể phát triển một cách lâu dài và bền vững, trở thành một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện (State of the Industry Report, 2015). Các quốc gia chú trọng tạo điều kiện cho tiền di động phát triển, tích cực ứng dụng kỹ thuật số Cũng trong năm 2015, nhiều quốc gia (51/93 quốc gia) đã chú trọng đến việc tạo điều kiện thuận lợi để tiền di động có cơ hội phát triển bình đẳng với các dịch vụ tài chính khác. Các quốc gia này nhận ra rằng tiền di động đang có những đóng góp rất to lớn đến vấn đề tài chính toàn diện và đang từng bước làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế. Nắm bắt được thực tế đó, GSMA đã đưa ra giai đoạn chiến lược thứ ba của chương trình tiền di động trong năm 2015 với sự hỗ trợ tài chính của các thành viên và nguồn tài chính lên đến 9,4 triệu USD Mỹ từ Bill & Melinda Gates Foundation, MasterCard Foundation và Omidyar Network. Trong 3 năm tiếp theo, chương trình sẽ tập trung vào việc phát triển các giao dịch kỹ thuật số để nâng cao vai trò của tiền di động đối với mọi khách hàng. Tiền di động phát triển nhất ở châu Phi, mở rộng thị trường ra các khu vực khác
  • 22. 22 Trong năm 2015, với việc xuất hiện thêm ở 4 thị trường mới (Albania, Myanmar, Peru và Seychelles), tiền di động đã xuất hiện ở 86/135 quốc gia đang phát triển (64%), tăng thêm không đáng kể so với năm trước (61%). Trong đó, tiền di động phổ biến nhất ở các nước có thu nhập thấp (81%) và trung bình thấp (71%), tỷ lệ phổ biến tiền di động ở các quốc gia này vượt trội hơn hẳn so với các nước có thu nhập trung bình cao (47%) (State of the Industry Report, 2015). Hình 3.4. Sự hiện diện của tiền di động tại các thị trường đang phát triển, theo khu vực và mức thu nhập (12/2015) Nguồn: GSMA, 2015. Tiền di động có sự mở rộng thị trường nhưng tốc độ phát triển các dịch vụ mới đã chậm lại Giai đoạn này, thông qua số lượng các dịch vụ mới được tung ra thị trường, các chuyên gia nhận định rằng tiền di động đã có sự trưởng thành hơn hẳn so với trước đây nên tốc độ phát triển các dịch vụ mới trong lĩnh vực tiền di động đã có dấu hiệu chậm lại. Cụ thể, chỉ có 13 dịch vụ mới đã được triển khai trong năm 2015, có sự giảm mạnh so với năm 2014 (30 dịch vụ) và năm 2013 (58 dịch vụ). Hơn một nửa số dịch vụ mới này nằm ngoài khu vực châu Phi hạ Sahara, bao gồm châu Mỹ Latinh và Caribe (State of the Industry Report, 2015). Đây là dấu hiệu cho thấy tiền di động đã có sự vươn xa
  • 23. 23 trong việc mở rộng thị trường. Tuy nhiên, tính đến thời điểm cuối năm 2015, châu Phi hạ Sahara vẫn đang là khu vực chiếm phần lớn các dịch vụ tiền di động so với các khu vực còn lại. · 2016 - Tiền di động là động lực giảm nghèo đói, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng tại các thị trường mới nổi Tiền di động không chỉ đơn thuần mang cơ hội tiếp cận tài chính đến với từng cá nhân bởi thông qua đó, tiền di động cũng đang trao cơ hội phát triển cho những người thân của họ, cho cộng đồng/khu vực nơi họ đang sinh sống… Vì vậy, tiền di động đang từng ngày làm thay đổi diện mạo chung của toàn xã hội với sự lan tỏa hết sức mạnh mẽ trên quy mô rộng lớn. Tính đến cuối năm 2016, có hơn 170 triệu tài khoản đang hoạt động trong số hơn nửa tỷ tài khoản tiền di động đã được đăng ký trên toàn cầu (State of the Industry Report on Mobile Money Mobile Money, 2017). Điều đó cũng đồng nghĩa là tiền di động đang góp phần tối ưu hóa các nguồn lực của xã hội bởi có hàng trăm triệu người trên khắp thế giới đã và đang được phục vụ tài chính một cách tốt hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn. Tiền di động có tiềm năng phát triển ở nhiều khu vực khác ngoài châu Phi hạ Sahara Trong số những dịch vụ được ra mắt thì có đến 35 dịch vụ đã đạt đến cột mốc 1 triệu tài khoản đăng ký đang hoạt động. Khoảng một nửa trong số đó thuộc về khu vực châu Phi hạ Sahara và một nửa còn lại thuộc về các khu vực khác. Điều này cho thấy tiền di động hoàn toàn có tiềm năng phát triển ở các khu vực địa lý khác nhau. Theo những phương thức không giống nhau, tiền di động ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Easypaisa của Telenor ở Pakistan (Telenor Group, 2013), bKash ở Bangladesh (Chen & Rasmussen, 2014), Tigo Money ở Paraguay (Tellez & McCarty, 2012), Orange Money ở Côte d'Ivoire (Penicaud Scharwatt, 2014), MTN Mobile Money ở Ghana (Business Day Ghana, 2015) và EcoCash ở Zimbabwe (Levin, 2013) vẫn ghi dấu ấn với những thành tựu đáng kể. Điều đó đã ngầm khẳng định rằng mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ cần tìm một hướng đi phù hợp với những đặc thù vô cùng khác biệt cho riêng mình bởi sự lặp lại một khuôn mẫu nào đó chưa hẳn mang lại thành công như
  • 24. 24 mong đợi. Davidson & Pénicaud (2012) đã chỉ ra rằng những kỳ tích tại Kenya đã không thể lặp lại đối với Tanzania dù các nhà quản lý, nhà cung cấp, các tổ chức và giới chuyên gia đã nỗ lực để điều đó diễn ra thêm lần nữa. Trong một bài báo của Ng’weno (2010), câu chuyện về một cô gái gửi tiền cho mẹ đã tái hiện một cách rõ ràng cho cả thế giới thấy được sự thay đổi đáng kinh ngạc mà tiền di động mang lại cho Kenya nói riêng và toàn nhân loại nói chung (Phụ lục 3). Nhờ có sự xuất hiện của tiền di động mà việc giao dịch đã trở nên an toàn hơn, nhanh chóng hơn và tiết kiệm bao giờ hết. Và còn vô số những câu chuyện tương tự kể về những tác động tích cực mà tiền di động mang lại cho những người trước đây không được phục vụ tài chính bởi các ngân hàng và các tổ chức tài chính.
  • 25. 25 Hình 3.5. Tiền di động và những bước phát triển khả quan Nguồn: GSMA, 2017 Tiền di động có nhiều đóng góp vào hành trình hướng đến tài chính toàn diện của nhân loại Thông qua một số nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới, tiền di động thực sự có đóng góp vào hành trình hướng đến tài chính toàn diện của toàn nhân loại. Voorhies (2016) đã chỉ ra rằng có đến 2% hộ gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo và nhiều phụ nữ tại Kenya có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp (chuyển đổi từ nông nghiệp tự cung tự cấp chuyển sang kinh doanh hoặc bán lẻ) nhờ vào tiền di động. Việc tăng cường cấp tín
  • 26. 26 dụng vi mô cho người nghèo ở các nước đang phát triển không mang lại hiệu quả cao như kỳ vọng và chính sự số hóa tài chính ngày càng tăng, điển hình là việc loại bỏ tiền mặt mới là chìa khóa giúp các quốc gia đang phát triển tăng thêm 6% cho sản lượng kinh tế hàng năm cho đến năm 2025 (Popper, 2016). Chính điều này mới cải thiện đáng kể năng suất và hiệu quả trong các hoạt động kinh tế cũng như mở ra một loạt các cơ hội mới trong tương lai. Hình 3.6. Một số cột mốc đáng chú ý của tiền di động (2016) Nguồn: GSMA, 2017. Bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tiền di động Trong năm 2016, phiên bản đầu tiên của Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface, API)10 - một sáng kiến được phát triển thông qua sự hợp tác giữa ngành công nghiệp tiền di động và GSMA đã ra đời, đánh dấu một bước tiến mới đầy triển vọng của tiền di động trong việc thích nghi với nhịp độ phát triển của hệ sinh 10 API: Một giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface) là một giao diện mà một hệ thống máy tính hay ứng dụng cung cấp để cho phép các yêu cầu dịch vụ có thể được tạo ra từ các chương trình máy tính khác, và/hoặc cho phép dữ liệu có thể được trao đổi qua lại giữa chúng.
  • 27. 27 thái tài chính. Với API, tiền di động đã trở nên dễ sử dụng hơn và an toàn hơn so với trước đây. Hình 3.7. API và những ứng dụng trong lĩnh vực tiền di động Nguồn: GSMA, 2017 Tiền di động nhận được sự gắn kết và hỗ trợ mạnh mẽ đến từ nhiều phía Cũng trong thời gian này, chương trình “Thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái” (GSMA Ecosystem Accelerator)11 ra đời dưới sự hỗ trợ từ GSMA và một số tổ chức khác, tạo điều kiện cho các mối quan hệ đối tác được gắn kết mạnh mẽ, hỗ trợ cho sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ di động bền vững về mặt thương mại. Chương trình thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái (GSMA Ecosystem Accelerator) chú trọng đến việc xây dựng sự phối kết hợp giữa các nhà cung cấp mạng di động và các công ty khởi 11 GSMA Ecosystem Accelerator: Công cụ thúc đẩy hệ sinh thái được hỗ trợ bởi Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID), Chính phủ Úc, GSMA và các thành viên.
  • 28. 28 nghiệp, với hy vọng có thể tìm thấy những ý tưởng sáng tạo nhằm mở rộng quy mô các dịch vụ di động một cách bền vững và tạo ra tác động kinh tế xã hội lớn nhất tại các thị trường mới nổi. Hình 3.8. Chương trình “Thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái” - GSMA Ecosystem Accelerator Nguồn: GSMA, 2019 Để tiếp tục phát huy những hiệu quả về mặt kinh tế xã hội mà tiền di động mang đến cho toàn thế giới, cuối năm 2016, GSMA hứa hẹn sẽ tiếp tục hợp tác với các nhà quản lý và hoạch định chính sách - những chủ thể có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều phối sự vận hành của hệ sinh thái tài chính. · 2017 - Tiền di động nổi lên ở khu vực Nam Á và tăng cường đổi mới, đẩy mạnh tương tác với ngân hàng Dù rằng mức tăng không đồng đều giữa các quốc gia cũng như việc sử dụng các dịch vụ tài chính có nhiều cách biệt giữa nam giới và phụ nữ, tài chính toàn diện vẫn đang cho thấy dấu hiệu đang gia tăng trên toàn cầu nhờ điện thoại di động và internet.12 12 https://www.worldbank.org/en/news/press-release/2018/04/19/financial-inclusion-on-the-rise-but-gaps- remain-global-findex-database-shows
  • 29. 29 Tiếp nối những đóng góp và những kết quả khả quan của năm trước, năm 2017 tiếp tục đánh dấu những thành công của tiền di động trong bối cảnh nền kinh tế kỹ thuật số là xu hướng tất yếu được cả thế giới hướng đến. Tiền di động tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và dần cho thấy tiềm năng khi có đóng góp đáng kể vào cơ cấu doanh thu của các nhà mạng Trong năm 2017, ngành công nghiệp tiền di động đạt doanh thu trực tiếp hơn 2,4 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng doanh thu 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số lượng nhà cung cấp báo cáo rằng tiền di động đã đóng góp hơn 10% tổng doanh thu của họ đã tăng lên đáng kể. Điển hình như M-Pesa đã đóng góp hơn 27,3% doanh thu của Vodacom tại Tanzania (2017 State of the Industry Report on Mobile Money, 2018). Khu vực Nam Á - nhân tố mới - nổi lên với nhiều kỳ vọng và là dấu hiệu lạc quan về nhiều nhân tố mới đầy tiềm năng của tiền di động Năm 2017 là một năm với những kết quả đầy bất ngờ, cho thấy nhiều nhân tố mới đầy tiềm năng của tiền di động. Sự tăng trưởng của tiền di động ở khu vực châu Phi hạ Sahara đã từng là tâm điểm và luôn dẫn đầu trong nhiều năm. Tuy nhiên, dù rằng sự tăng trưởng ở khu vực này vẫn đang diễn ra mạnh mẽ và không có dấu hiệu dừng lại nhưng phần lớn tăng trưởng trong năm 2017 của ngành lại đến từ khu vực bên ngoài châu Phi. Trong năm 2017, với mức tăng trưởng 47%, số lượng tài khoản đã đăng ký ở khu vực Nam Á chiếm 34% số lượng tài khoản đã đăng ký trên toàn cầu. Mức tăng trưởng này đã giúp cho khu vực Nam Á lần đầu tiên vượt qua khu vực châu Phi hạ Sahara để trở thành khu vực có mức tăng trưởng tài khoản cao nhất trong năm 2017. Đáng ngạc nhiên hơn nữa, không phải Đông Phi mà Tây Phi và Trung Phi mới chính là những khu vực phát triển nhanh nhất ở châu Phi hạ Sahara trong năm 2017. Cụ thể, Ghana, Côte d'Ivoire và Cameroon là những quốc gia dẫn đầu về sự tăng trưởng vượt bậc số lượng tài khoản đã đăng ký. Như vậy, tiền di động không chỉ tập trung phát triển ở các thị trường truyền thống như trước đây mà hoàn toàn có thể vươn xa ra các thị trường tiềm năng khác. Trong năm 2017, số lượng đại lý đã đăng ký đã tăng 17%, đạt 5,3 triệu vào tháng 12, và các đại lý vẫn đóng vai trò là xương sống của ngành công nghiệp tiền di động, là cơ chế chính để số hóa và giải ngân tiền mặt (GSMA, 2018).
  • 30. 30 Hình 3.9. Biến động về cơ cấu tài khoản tiền di động đã đăng ký phân theo khu vực (2012 - 2017) Nguồn: GSMA, 2018 Nhìn vào biểu đồ minh họa, có thể thấy được sự bứt phá đáng ghi nhận của khu vực Nam Á. Và trong tương lai, liệu rằng sẽ xuất hiện những Nam Á thứ hai, thứ ba nào khác nữa? Vị trí dẫn đầu - điểm sáng làm nên lịch sử của tiền di động sẽ thuộc về khu vực nào? Thật khó để có thể đưa ra câu trả lời, bởi trong mỗi cuộc đua thì yếu tố bất ngờ và sự bứt phá vươn lên vẫn luôn tồn tại. Dịch vụ tiền di động đã ngày càng trở nên gắn bó “một cách đa dạng” với đời sống của khách hàng Năm 2017 ghi dấu ấn với sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng tài khoản đăng ký mới của khách hàng và cũng là lần đầu tiên, phần lớn tăng trưởng của ngành đến từ bên ngoài châu Phi. Với 136 triệu tài khoản đăng ký mới, tổng số tài khoản tiền di động trên toàn cầu đạt mốc 690 triệu tài khoản tính đến cuối năm 2017, tăng đến 25% so với năm 2016. Tiền di động được xem là nền tảng thanh toán khá phổ biến và đang lên ngôi, nhất là ở các thị trường mới nổi với sự hiện diện ở 90 quốc gia, bao gồm ba phần tư các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp. Xét về khía cạnh giá trị giao dịch, ngành công nghiệp tiền di động xử lý 1 tỷ USD mỗi ngày - con số đủ lớn để khẳng định sự ảnh hưởng và vai trò quan trọng của tiền di
  • 31. 31 động trong hệ sinh thái tài chính. Giá trị giao dịch trong năm 2017 trên 31,5 tỷ USD, tăng 21% so với 26 tỷ USD cùng kỳ năm 2016. Mỗi khách hàng đang hoạt động chuyển trung bình 188 USD/tháng (GSMA, 2018). Tuy rằng, rút tiền mặt và gửi chuyển khoản giữa người với người (P2P) vẫn là những dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ đạo nhưng ngày càng có nhiều khách hàng thanh toán hóa đơn, nạp tiền trả trước và thực hiện các giao dịch khác thông qua tài khoản tiền di động. Điều này cho thấy dịch vụ tiền di động đã ngày càng trở nên gắn bó với đời sống của khách hàng. Hình 3.10. Cơ cấu giá trị giao dịch trên mỗi khách hàng (tính trung bình) Nguồn: GSMA, 2018 Các nhà cung cấp mạng di động có những “cải cách” đầy triển vọng để tiền di động có thể thích nghi tốt với những thay đổi trong bối cảnh kinh tế xã hội Cũng trong năm 2017, tiền di động đã có một khởi đầu đầy tiềm năng trong việc chuyển đổi và phục vụ khách hàng như một công cụ tiết kiệm tiền và tăng thu nhập từ lãi tiền gửi. Khoảng 20% các nhà cung cấp dịch vụ tiền di động tham gia khảo sát về
  • 32. 32 mức độ chấp nhận toàn cầu của GSMA đối với các dịch vụ tài chính di động13 hiện đang cung cấp một sản phẩm tiết kiệm, lương hưu hoặc đầu tư hỗ trợ tiền di động. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy con số này sẽ tăng lên rõ rệt, với sự gia tăng thêm 39% nhà cung cấp báo cáo rằng họ đang có kế hoạch triển khai các sản phẩm tương tự trong vòng 12 tháng tiếp theo. Điều đó cũng đồng nghĩa là quan hệ đối tác với các bên thứ ba, đặc biệt là các ngân hàng, sẽ trở nên quan trọng và cần được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Từ vài năm trước, Ngân hàng Ghana đã cho phép khách hàng tích lũy tiền lãi đối với tiền gửi bằng tiền di động và chính điều này đã dẫn đến sự tăng trưởng mạnh cho tiền di động. Khách hàng sử dụng tiền di động cũng có thể mua tín phiếu kho bạc thông qua thiết bị của họ, nhờ sự hợp tác giữa Ecobank và MTN Ghana.14 Thị trường tiền di động vẫn đang trên đà phát triển tốt nhưng các nhà cung cấp mạng di động đã sớm nhận ra rằng bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều thay đổi, họ không chỉ duy trì việc cung cấp dịch vụ theo kiểu truyền thống mà cần nhanh chóng có những hành động cải cách để tiền di động có thể thích nghi với thời cuộc. Sự phổ biến của điện thoại thông minh, các công ty công nghệ tài chính, vấn đề số hóa các lĩnh vực mới của nền kinh tế và của toàn xã hội, các nỗ lực đổi mới của các công ty cũng như chính phủ trong việc tiếp cận những người nghèo,… đều là những vấn đề có tác động lớn đến sự phát triển của tiền di động trong tương lai. Trước sự bùng nổ mạnh mẽ của làn sóng Fintech trên toàn cầu, các nhà điều hành mạng di động đã nỗ lực đổi mới dịch vụ và rất kịp thời trong vấn đề kết hợp quy mô giữa nhà điều hành với Fintech. Các nhà điều hành nhận thấy rằng dịch vụ di động vẫn đang được đa dạng hóa một cách tích cực tại các thị trường mới nổi nhưng việc đạt được quy mô lại không đơn giản. Tính đến thời điểm cuối năm 2017, Chương trình thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái (GSMA Ecosystem Accelerator)15 và phối kết hợp giao diện lập trình ứng dụng 13 Khảo sát về mức độ chấp nhận toàn cầu của GSMA đối với các dịch vụ tài chính di động (The GSMA Global Adoption Survey of Mobile Financial Services): là một cuộc khảo sát hàng năm đối với một số nhà cung cấp dịch vụ tiền di động, được thiết kế để thu thập thông tin định lượng về hiệu suất của các dịch vụ tài chính di động trên toàn thế giới. 14 Xem tại https://www.ghanabusinessnews.com/2016/10/01/ecobank-launches-mobile-money-treasury-bill- product/, đăng ngày 01/10/2016. 15 https://www.gsma.com/mobilefordevelopment/ecosystem-accelerator/
  • 33. 33 (APIs) hướng đến dịch vụ di động nói chung và hệ sinh thái tiền di động nói riêng vẫn đang được các bên tham gia đẩy mạnh. Thị trường tiền di động đã bắt đầu có sự phân hóa rõ rệt hơn sau một thời gian hoạt động Một số dịch vụ tiền di động rất được ưa chuộng, đạt được tỷ lệ hoạt động trên 50% mặc dù tỷ lệ hoạt động trung bình của ngành chỉ tăng khiêm tốn lên 36% vào tháng 12 năm 2017 (GSMA, 2018). Tương tự, khi xét về mức độ thành công trong lĩnh vực tiền di động, giữa các nhà cung cấp có sự khác biệt rõ rệt. Nhiều nhà cung cấp có số lượng khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của họ ở mức cao hơn mức trung bình ngành. Như vậy, giống như những lĩnh vực khác, thị trường tiền di động đã bắt đầu có sự phân hóa rõ rệt sau một thời gian hoạt động. Thực tế cho thấy các nhà cung cấp thành công thường có chiến lược thông minh khi chú trọng duy trì tốt tỷ lệ hoạt động, bắt kịp xu hướng thông qua việc số hóa nền tảng và tối thiểu hóa chi phí ròng của mạng lưới đại lý. Tiền di động hướng đến việc phục vụ mọi phân khúc khách hàng trong tương lai Tiền di động được xác định là nhân tố quan trọng đối với hành trình tiến đến tài chính toàn diện của thế giới bởi sự đơn giản và dễ dàng tiếp cận đối với mọi đối tượng người dùng, điển hình là họ có thể dễ dàng thực hiện giao dịch bằng những thao tác hết sức đơn giản bằng một chiếc điện thoại trắng đen và USSD.16 Tuy nhiên, đó không phải là tất cả bởi các nhà cung cấp đã nhận ra rằng tương lai của tiền di động là điện thoại thông minh và các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số. Chính vì vậy, dù rằng đại đa số người dùng tiền di động vẫn đang hài lòng với việc sử dụng điện thoại phổ thông và USSD, nhưng bản thân các nhà cung cấp luôn chạy đua với thời gian trong việc cải tiến và nâng cấp dịch vụ để có thể thích nghi tốt trong môi trường cạnh tranh và phục vụ mọi phân khúc khách hàng trong tương lai. Bằng chứng là tỷ lệ các nhà cung cấp dịch vụ tiền di động thông qua ứng dụng điện thoại thông minh đã tăng đáng kể qua các năm và đạt mức 73% tính đến tháng 6/2017 (GSMA, 2018). 16 USSD: là từ viết tắt của Unstructured Supplementary Service Data - Dữ liệu dịch vụ bổ sung không có cấu trúc, đôi khi được gọi là “mã nhanh” hoặc “mã tính năng”. Về cơ bản, nó là một giao thức tin nhắn, tương tự với SMS (Short Message Service) mà mọi người sử dụng hàng ngày để gửi nhận tin nhắn.
  • 34. 34 Thu hẹp khoảng cách giới đã mang đến nhiều thành tựu và tiếp tục được xem là mục tiêu hàng đầu Tiền di động đã nâng cao chất lượng cuộc sống của nhiều người, nhất là phụ nữ. Ngày càng có nhiều phụ nữ được tiếp cận các dịch vụ thiết yếu như y tế và giáo dục, nắm bắt các cơ hội việc làm, nhận được các khoản hỗ trợ tín dụng cho hoạt động sản xuất nhỏ lẻ và chính những điều tưởng chừng như rất nhỏ ấy lại có thể giúp họ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các chuyên gia vẫn nhận thấy rằng phụ nữ đang bị hạn chế trong việc tiếp cận tiền di động so với nam giới bởi họ ít có khả năng sở hữu điện thoại di động, khả năng sử dụng các công nghệ liên quan đến điện thoại di động,… Các chuyên gia ước tính rằng việc thu hẹp khoảng cách giới trong việc truy cập và sử dụng công nghệ di động có thể tạo ra mức tăng doanh thu cho ngành công nghiệp di động từ 12% - 37% ở thị trường có thu nhập thấp và trung bình ở châu Phi, và 11% - 54% ở châu Á (GSMA, 2018). Giúp phụ nữ - những người giữ vai trò quan trọng và có đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội có một cuộc sống tốt hơn cũng có nghĩa là đang làm cho toàn xã hội phát triển. Chính vì vậy, với phương châm “hướng đến những điều khó tiếp cận nhất”, vấn đề giải quyết khoảng cách giới trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính và mở rộng thị trường tại những khu vực nông thôn mà trước đây họ chưa từng tiếp cận đã được các nhà cung cấp xem là nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tiếp theo. Cụ thể, có đến 22 nhà cung cấp dịch vụ di động tham gia cam kết giải quyết vấn đề khoảng cách giới (Connected Women Commitment) trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính. Và có đến 48% nhà cung cấp tham gia khảo sát xác định rằng ưu tiên chiến lược hàng đầu của họ trong tương lai sẽ là tăng cường mức độ thâm nhập nông thôn - nơi vốn được xem là thị trường trọng yếu.17 Đây chính là những đóng góp có ý nghĩa to lớn đối với 17 Mục tiêu Bền vững mà Liên hợp quốc hướng đến. Bên cạnh đó, chuyển tiền viện trợ nhân đạo và chuyển tiền quốc tế dưới dạng kỹ thuật số với giá cả phải chăng đang mang đến cho người tị nạn những cách thức an toàn và thuận tiện để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết, khơi thông dòng chảy kiều hối quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển trên toàn cầu.18 17 Global Adoption Survey 2017 18 https://www.gsma.com/mobilefordevelopment/wp- content/uploads/2017/05/Mobile_Money_Humanitarian_Cash_Transfers.pdf
  • 35. 35 · 2018 - Tiền di động và chiến lược khai thác tiềm năng của công nghệ tài chính, tăng cường tương tác và tích hợp với bên thứ ba Tiền di động tiếp tục tiếp cận và cung cấp các dịch vụ nâng cao cuộc sống cho những người không được phục vụ bởi các dịch vụ tài chính truyền thống, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dịch vụ tài chính, việc làm và bảo trợ xã hội,… Chính vì vậy, tiền di động thực sự đã có những đóng góp to lớn đối với tài chính toàn diện. Tiền di động tiếp tục mở rộng quy mô và thị trường hoạt động ở nhiều khu vực trên toàn cầu Có đến 31 thị trường mới nổi đã ghi nhận mức tăng ấn tượng về tỷ lệ tài chính toàn diện mặc dù vẫn còn 1,7 tỷ người trên toàn cầu chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính an toàn, đáng tin cậy và thuận tiện.19 Hình 3.11. Cơ cấu khách hàng sử dụng tiền di động trên toàn cầu (2018) Nguồn: GSMA, 2019 Cuối năm 2018, với 272 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và hơn 143 triệu tài khoản đăng ký mới trong năm, quy mô của tiền di động vẫn đang trên đà phát triển mạnh với hơn 866 triệu tài khoản đã đăng ký (tăng 20% so với năm 2017) ở 90 quốc gia và 1,3 tỷ USD được giao dịch mỗi ngày (Narteh & cộng sự, 2022). Tại một số quốc gia đang phát 19 World Bank Group (2018). The Global Findex Database 2017
  • 36. 36 triển thuộc khu vực châu Phi hạ Sahara - nơi được cả thế giới xem là trái tim của tiền di động, hơn 60% dân số trưởng thành có tài khoản tiền di động (David-West & cộng sự, 2019). Tuy nhiên, tiền di động có vẻ như chưa phát triển ở các nước láng giềng của khu vực này như Nigeria, Ethiopia và Ai Cập nên vấn đề tài chính toàn diện hiện đang rất cần được quan tâm. Điều này là một thách thức đối với các quốc gia này nhưng lại là một thị trường tiềm năng - là cơ hội mở ra đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Trong năm 2018, có 9 nhà cung cấp trên toàn thế giới đã nhận được Chứng nhận Mobile Money20 của GSMA (bao gồm tổng cộng hơn 133 triệu tài khoản tiền di động) bởi những đóng góp trong việc mang lại các dịch vụ tài chính an toàn, minh bạch và linh hoạt cho người dùng tiền di động trên toàn thế giới (State of the Industry Report on Mobile Money 2018 Appendix, 2019). Các nhà cung cấp tiền di động tích cực mang đến cơ hội tiếp cận tài chính toàn diện cho những người yếu thế Nhiều năm qua, tiền di động đã mang đến cơ hội tiếp cận tài chính và mở ra nhiều cơ hội mới cho nhiều người yếu thế trên khắp thế giới, nhất là phụ nữ và những người vô gia cư. Vì lẽ đó, hơn một nửa số lượng các nhà cung cấp tiền di động được khảo sát đã hợp tác với các tổ chức nhân đạo để thúc đẩy việc tiếp cận tài chính cho những người yếu thế.21 Bên cạnh đó, bộ công cụ nhận dạng và phân tích giới tính (GAIT) - một thuật toán máy học phân tích các kiểu sử dụng thiết bị di động đã được triển khai để hỗ trợ các nhà khai thác tiếp cận khách hàng nữ chưa được phục vụ bằng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nữ giới nhất.22 Kể từ năm 2018, chương trình “Di động cho Đổi mới Nhân đạo (M4H)” đã được triển khai với các đối tác nhân đạo và các nhà cung cấp về các sáng kiến kỹ thuật số (GSMA, 2021). 20 Tổ chức GSMA đã ra mắt Chứng nhận Mobile Money của GSMA vào tháng 4 năm 2018, thể hiện cam kết của ngành di động trong việc mang lại các dịch vụ tài chính an toàn, minh bạch và linh hoạt cho người dùng tiền di động trên toàn thế giới. 21 Chương trình Đổi mới Di động vì Nhân đạo (Mobile for Humanitarian Innovation): một sáng kiến được tài trợ bởi Văn phòng Đối ngoại, Liên bang và Phát triển Vương quốc Anh (FCDO), và được hỗ trợ bởi GSMA và các thành viên. 22 Gender Analysis and Identification Toolkit (GAIT): chương trình được triển khai bởi nhóm “Phụ nữ được kết nối - Connected Women Team” của Tổ chức GSMA.
  • 37. 37 Tiền di động và những nỗ lực phát huy sức mạnh của công nghệ và tài chính kỹ thuật số ở mọi nơi trên thế giới Từ nhiều năm trước, việc số hóa tài chính liên quan đến lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số đã là vấn đề mang tính toàn cầu và nhận được sự quan tâm của chính phủ các nước, giới chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ tài chính, ngân hàng. Đến cuối năm 2018, sự quan tâm này càng được thúc đẩy mạnh mẽ khi thế giới liên tiếp có những động thái liên kết ở cấp độ toàn cầu nhằm phát huy sức mạnh của công nghệ và tài chính kỹ thuật số ở mọi nơi trên thế giới. Trong một bài phát biểu công bố thành lập “Lực lượng đặc nhiệm toàn cầu chịu trách nhiệm đề xuất các chiến lược nhằm khai thác tiềm năng của công nghệ tài chính để thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững”,23 Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết: “Chúng ta đã thấy công nghệ đã giúp mở rộng tài chính toàn diện ra sao - và chính điều đó cũng là một mục tiêu quan trọng - cho 1,2 tỷ người chỉ trong 6 năm. Nhưng chúng tôi mới chỉ bắt đầu khai thác tiềm năng của tài chính kỹ thuật số và đầu tư để đạt được chương trình nghị sự rộng lớn hơn được đặt ra trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.”24 Nhiều nhà cung cấp đang thu hút các khoản đầu tư mới và hình thành quan hệ đối tác chiến lược với bên thứ ba, tận dụng nguồn dữ liệu và những tiến bộ công nghệ để phát triển các hệ thống thanh toán mạnh mẽ và có thể tương tác để đa dạng hóa dịch vụ sản phẩm; từ đó, đa dạng hóa doanh thu và đối tượng khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Trong năm 2018, các nhà cung cấp tiền di động thành công là những nhà cung cấp nắm bắt được thời cuộc và tích cực hướng tới phương thức thanh toán dưới dạng nền tảng nhằm ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và đa dạng hóa mô hình doanh thu bằng cách triển khai nhiều dịch vụ hơn cho các cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng. Đây cũng chính là chiến lược trọng tâm của tiền di động trong giai đoạn này. Các nhà cung cấp sẵn sàng kết nối người tiêu dùng với đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ của bên thứ ba trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các giải pháp dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ 23 Lực lượng đặc nhiệm toàn cầu chịu trách nhiệm đề xuất các chiến lược nhằm khai thác tiềm năng của công nghệ tài chính để thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững - Task Force on Digital Financing of the Sustainable Development Goals: được thành lập bởi Liên hợp quốc nhằm thực hiện nhiệm vụ như chính tên gọi. 24 Runa A. (2018, November 30). UN Secretary-General Launches Task Force on Digital Financing for SDGs - United Nations Sustainable Development. United Nations Sustainable Development. https://www.un.org/sustainabledevelopment/blog/2018/11/un-secretary-general-launches-task-force-on-digital- financing-for-sdgs/
  • 38. 38 và vừa (MSMEs) đến thương mại điện tử, tín dụng, tiết kiệm và bảo hiểm,… để có thể phục vụ được mọi đối tượng khách hàng, nhất là những khách hàng có nhu cầu đa dạng. Trong khoảng thời gian này, 23% nhà cung cấp đã có cung cấp dịch vụ tín dụng thông qua mô hình hợp tác với ngân hàng hoặc nhà cung cấp tín dụng và 41% đang có kế hoạch triển khai một dịch vụ vào năm 2019 (State of the Industry Report on Mobile Money 2018 Appendix, 2019). Đồng Chủ tịch Maria Ramos cho rằng: “Số hóa giúp xử lý dữ liệu tài chính nhanh hơn, chính xác hơn và với khối lượng lớn hơn theo cấp số nhân. Không chỉ các tổ chức tài chính, mà toàn bộ hệ thống tài chính đang được chuyển đổi bởi cuộc cách mạng kỹ thuật số.” Bên cạnh đó, đồng Chủ tịch Achim Steiner đưa ra nhận định: “Dòng vốn tiết kiệm nội địa ở hầu hết các quốc gia vẫn chưa được luân chuyển một cách hiệu quả vào thị trường tài chính. Chúng ta cần hiểu cách khai thác lĩnh vực số hóa để hướng dòng vốn đến các lĩnh vực quan trọng liên quan đến SDGs, bao gồm sự đa dạng sinh học đến kết nối các nền kinh tế nông thôn với các cơ hội thị trường toàn cầu và cho đến nay, phần lớn vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng công nghệ tài chính.”25 Tiền di động góp phần thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số Khách hàng sử dụng tiền di động sẽ không chỉ có quyền truy cập vào một tài khoản mà còn có một bộ đầy đủ các dịch vụ phù hợp với cuộc sống hàng ngày của họ, chính điều này sẽ khuyến khích họ giữ tiền ở dạng kỹ thuật số. Với việc ứng dụng phương thức thanh toán dưới dạng nền tảng, các nhà cung cấp đã góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình số hóa của ngành công nghiệp tiền di động nói riêng và nền kinh tế nói chung, mang đến một diện mạo mới cho tiền di động trong tương lai. Bằng chứng là tỷ lệ các giao dịch kỹ thuật số đã tăng trưởng gấp đôi trong năm 2018 (State of the Industry Report on Mobile Money 2018 Appendix, 2019). Khoảng thời gian này cũng chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong việc sử dụng điện thoại thông minh ở các thị trường mới nổi, mở ra khả năng tiếp cận cơ sở khách 25 Task Force on Digital Financing of Sustainable Development Goals | United Nations Secretary-General. (2018). Un.org. https://www.un.org/sg/en/content/sg/personnel-appointments/2018-11-29/task-force-digital-financing- sustainable-development Maria Ramos và Achim Steiner: Đồng Chủ tịch của “Lực lượng đặc nhiệm toàn cầu chịu trách nhiệm đề xuất các chiến lược nhằm khai thác tiềm năng của công nghệ tài chính để thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững” do Liên hợp quốc thành lập.
  • 39. 39 hàng rộng hơn và cho phép các nhà cung cấp cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ tài chính hơn thông qua các ứng dụng thân thiện với người dùng. Điều này cũng góp phần thúc đẩy phát triển kỹ thuật số trong lĩnh vực tiền di động, nâng cao khả năng tương tác với người dùng và mở rộng quy mô. Trong đó, khả năng tương tác được xác định là ưu tiên chiến lược của ngành, không chỉ để tăng tiện ích của tiền di động cho người dùng mà còn cho phép mở rộng quy mô nhanh hơn. Năm 2018 phát đi tín hiệu về mối quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp tiền di động và các doanh nghiệp khi số liệu thống kê cho thấy có sự tăng trưởng về giải ngân hàng loạt và thanh toán hóa đơn - động lực chính của tăng trưởng kỹ thuật số (State of the Industry Report on Mobile Money 2018 Appendix, 2019). Lĩnh vực tiền di động nhận được sự quan tâm của các bên liên quan và hứa hẹn phát triển ở một số thị trường tiềm năng Sự tăng trưởng của tiền di động là vô cùng khả quan khi không chỉ các nhà cung cấp dịch vụ tiền di động ở châu Phi và châu Mỹ Latinh mà các ông lớn về công nghệ và Fintech ở châu Á cũng đã bước chân vào lĩnh vực này với chiến lược mở rộng thương mại điện tử cho đến cung cấp các dịch vụ tài chính như tín dụng. Ngoài ra, các chuyên gia cũng kỳ vọng rằng các thị trường tiềm năng vẫn chưa được khai thác như Nigeria, Ethiopia và Ai Cập… sẽ là những nhân tố bất ngờ góp phần nâng cao tỷ lệ tăng trưởng của ngành trong tương lai (World Bank Group, 2018). Thị trường đang bắt đầu có sự cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng, nhất là ở châu Phi. Trong khi một số ngân hàng quyết định một mình đương đầu thì một số ngân hàng khác đang hình thành quan hệ đối tác với nhà cung cấp di động bởi họ hy vọng có thể tiếp cận thị trường nhanh hơn thông qua sự lựa chọn này.26 Khi có sự tăng trưởng trong quy mô của tiền di động nói riêng và hệ sinh thái tài chính nói chung, những quy định về khung pháp lý liên quan sẽ ngày càng trở nên phức tạp. Thuế, yêu cầu KYC, chuyển tiền xuyên biên giới, chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và bảo vệ dữ liệu cũng là những vấn đề tâm điểm mà các nhà cung cấp và cơ quan quản lý cần quan tâm. 26 https://www.mckinsey.com/industries/financial-services/our-insights/mobile-financial-services-in-africa- winning-the-battle-for-the-customer
  • 40. 40 · 2019 - Tiền di động phát triển “thanh toán dưới dạng nền tảng”, mở rộng hệ sinh thái kỹ thuật số và các dịch vụ như tín dụng, bảo hiểm và tiết kiệm Vượt qua những trở ngại trong vị trí của người đến sau, ngành công nghiệp tiền di động vẫn có những bước đi hết sức khả quan, hứa hẹn trở thành xu hướng chủ đạo và là con đường dẫn đến tài chính toàn diện ở hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp. Tiền di động với tăng trưởng nhanh về quy mô thị trường và mạng lưới ngày càng mở rộng Năm 2019 là một trong những cột mốc quan trọng đối với ngành công nghiệp tiền di động khi số liệu thống kê cho thấy số lượng tài khoản tiền di động đã đăng ký vượt qua ngưỡng 1 tỷ tài khoản! Đây là một thành tựu đáng khích lệ đối với tiền di động - một dịch vụ còn non trẻ so với các dịch vụ khác trong hệ sinh thái tài chính. Hình 3.12. Thống kê tài khoản tiền di động đã đăng ký và đang hoạt động (2006 - 2019) Nguồn: GSMA, 2020. Tính đến cuối năm 2019, tiền di động ngày càng mở rộng thị trường khi nắm giữ 290 dịch vụ hoạt động tại 95 quốc gia với 372 triệu tài khoản đang hoạt động. Ngày càng có nhiều nhà cung cấp cung cấp dịch vụ một cách bền vững và có quy mô. Cuối
  • 41. 41 năm 2019, có đến 60% nhà cung cấp đã báo cáo EBITDA27 dương, cho thấy dịch vụ tiền di động đang dần trở nên bền vững về mặt thương mại. Chính vì vậy, nhiều nhà cung cấp tiếp tục đầu tư vào mạng lưới đại lý phân phối, nhất là ở các thị trường mới nổi. Tính đến năm 2019, chỉ trong vòng 5 năm, số lượng đại lý đã tăng gần gấp ba lần (State of the Industry Report on Mobile Money, 2020). Tiền di động mang lại tác động tích cực đối với tài chính toàn diện ở khu vực nông thôn và những khu vực khó tiếp cận nhất Theo các nghiên cứu cho thấy, phạm vi tiếp cận của một đại lý tiền di động trong khoảng thời gian này gấp 7 lần so với các máy ATM và 20 lần so với các chi nhánh ngân hàng (Isukul & Tantua, 2021). Điều đó cũng có nghĩa là ở các khu vực nông thôn và những khu vực khó tiếp cận - nơi mà sự hiện diện của các máy ATM và các chi nhánh ngân hàng là một điều xa xỉ, các đại lý tiền di động đã xuất hiện và mang lại tác động tích cực đối với tài chính toàn diện hơn bất kỳ dịch vụ tài chính nào khác. 27 EBITDA (Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization): là thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao của doanh nghiệp (khấu hao của tài sản cố định hữu hình, khấu hao của tài sản cố định vô hình). Chỉ tiêu này là thước đo hiệu quả hoạt động tài chính tổng thể.
  • 42. 42 Hình 3.13. Phạm vi tiếp cận của các đại lý tiền di động, chi nhánh ngân hàng và máy ATM Nguồn: GSMA, 2020 Tiền di động mở rộng hệ sinh thái kỹ thuật số và có những cải tiến để thích ứng và phát triển với bối cảnh kinh tế xã hội Tiếp nối những định hướng của năm 2018, các nhà cung cấp tiếp tục chú trọng đến việc chuyển đổi sang phương pháp tiếp cận “thanh toán dưới dạng nền tảng” (payment as a platform). Trong chiến lược của họ, cách tiếp cận thanh toán dưới dạng nền tảng không chỉ là kết nối người tiêu dùng với các dịch vụ của bên thứ ba trong nhiều lĩnh vực mà phải tăng cường sự tham gia của các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ nhằm kích thích nền kinh tế phát triển một cách toàn diện. Năm 2019, doanh thu từ phí kinh doanh tăng trong khi doanh thu từ phí khách hàng sụt giảm đáng kể. Đây là một dấu hiệu cho thấy các nhà cung cấp tiền di động đang tập trung nhiều hơn vào việc mở rộng hệ sinh thái kỹ thuật số và các dịch vụ liên quan như tín dụng, bảo hiểm… Giao dịch kỹ thuật số dần trở nên gần gũi hơn với đời