SlideShare a Scribd company logo
BUÔNG THÂN NHÂN
Người tu Tịnh Độ ai cũng muốn khi hết báo thân này được
vãng sinh về thế giới Cực Lạc. Vãng sinh rất dễ, vì nương vào
sức bổn nguyện của đức Phật A Di Đà. Điều quan trọng là
chúng ta có tin hay không, có muốn đi hay không. Chỉ cần
muốn đi, đức Phật sẽ đến rước. Trong Kinh Pháp Cổ, đức Phật
Thích Ca dạy rằng: “Nếu người khi lâm chung, không thể niệm
Phật, chỉ biết hướng kia có Phật, ý muốn vãng sinh, cũng được
vãng sinh.” Nhưng, để khi lâm chung khởi được ý muốn vãng
sinh thì chúng ta nhất định phải buông xả. Tâm còn chấp trước,
dính mắc, nuối tiếc, lưu luyến, thì dù niệm Phật giỏi như thế
nào cũng không thể vãng sinh được.
Nhà cửa, đất đai, tiền tài, danh vọng... còn dễ buông, vì
suy cho cùng, chúng chỉ là những thứ giả tạm bên ngoài, khi
chết không thể mang theo. Tình cảm bên trong mới là thứ khó
buông. Nhiều người vì thương thân nhân mà Phật đến rước,
không chịu đi; kết cục, lại phải trầm luân trong ba cõi, sáu
đường. Hòa thượng Tịnh Không từng kể rằng, năm 1996, khi
Ngài đang ở Úc, có một Phật tử kể cho Ngài nghe câu chuyện
có thật như sau: Ở Malaysia, có một sư cô, cạo đầu xuất gia
niệm Phật từ khi mười mấy tuổi. Cô không thọ giới, tự cất một
ngôi miếu để tịnh tu. Thường ngày niệm Phật vô cùng tinh tấn,
câu Phật hiệu luôn luôn ở nơi cửa miệng. Nhưng cô không có
nền tảng nghe kinh thính pháp, chỉ thích niệm Phật thôi. Dù cho
bị bệnh, cô vẫn niệm Phật được, rất ít đi khám bác sĩ. Từ mười
mấy tuổi liên tục niệm đến năm 1996. Lúc này, cô đã hơn 80
tuổi. Khi cô lâm chung, có rất nhiều bạn bè và tín đồ đến trợ
niệm cho cô. Vì thường ngày cô niệm Phật giỏi, nên khi bệnh
cũ vừa tái phát liền tinh tấn niệm Phật. Niệm đến mức Phật A
Di Đà thực sự đã đến. Cô cũng đã nhìn thấy Ngài. Nhưng, cô
nói: “Không đi, tôi không đi!” Ý nghĩ này vừa khởi lên, liền
không còn thấy Phật A Di Đà nữa. Người khác vẫn đang trợ
niệm cho cô. Nhưng cô lại nghĩ ngợi lung tung, mắt mở to, nhìn
bên này, ngó bên kia, 3 ngày sau thì chết. Sắc mặt tối đen, trông
rất khó coi. Một người niệm Phật nếu không phải thật sự vì cầu
sinh thế giới Cực Lạc mà niệm, thì đến khi lâm chung, công
phu niệm Phật cả đời không thể dùng được. Rút cuộc, vì lý do
gì cô không thể vãng sinh? Hóa ra, cô không kết hôn, nhưng có
một đứa con gái nuôi, tình cảm giữa hai người rất tốt đẹp. Khi
lâm chung, cô không nhìn thấy con gái nuôi, nên mọi ý niệm
đều là nhớ đến cô con gái này. Vì thế mà cơ duyên vãng sinh
đời này của cô đã bị bỏ lỡ. Không biết cô phải luân hồi bao
nhiêu kiếp sau mới lại được thân người, lại nghe Phật pháp, lại
tin Tịnh Độ? Vì vậy, vãng sinh hay luân hồi đều chỉ trong một
ý niệm mà thôi!
Câu chuyện trên đáng để cho chúng ta suy ngẫm và phản
tỉnh. Nếu không buông thân nhân, hay nói cụ thể hơn là không
buông tình cảm đối với thân nhân, thì chắc chắn chúng ta sẽ
phải tiếp tục chịu cảnh đọa đày trong vòng sinh tử luân hồi
giống như vị sư cô kia. Mấy mươi năm niệm Phật trở thành
“công dã tràng”, chỉ tạo phước cho đời sau, không giúp ích gì
cho việc vãng sinh, giải thoát. Đời sau hưởng phước, ắt sẽ tạo
nghiệp, nhất là nghiệp ăn thịt, sát sinh. Đời sau nữa, vì thế, ắt
sẽ bị đọa xuống ba đường ác. Bởi vậy, chư Tổ dạy rằng, đời
này niệm Phật mà không vãng sinh là mối họa cho đời thứ ba.
Chúng ta phải khắc ghi lời dạy này, tinh tấn tu tập, thường hành
buông xả, quyết chí vãng sinh, nhất định không tự mình gây
họa cho đời sau nữa của chính mình!
Muốn đời này niệm Phật được vãng sinh, ngoài việc phải
có đầy đủ tín, nguyện, hạnh; như trên đã nói, chúng ta còn phải
buông xả vạn duyên, nhất là thân nhân của mình (ông bà, cha
mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cháu...). “Buông” ở đây không
có nghĩa là bỏ mặc, làm ngơ, không đoái hoài, không quan tâm,
không thương yêu, không chăm sóc; mà có nghĩa là không dính
mắc về tình cảm đối với bất kỳ thân nhân nào. Sự dính mắc này
thể hiện rõ qua các trạng thái tâm lý của chúng ta. Chẳng hạn
như, chúng ta thương nhớ khi phải xa cha mẹ, chúng ta vui thích
khi gặp mặt anh chị em, chúng ta hờn ghen khi vợ chồng phản
bội, chúng ta buồn khổ khi con cháu làm trái ý mình... Để diệt
trừ hay giảm thiểu sự dính mắc này, cách tốt nhất là chúng ta
lìa xa thân nhân, tìm nơi an tĩnh, tu hành đắc đạo, rồi sau đó
mới trở về độ cho họ. Đây là con đường mà đức Phật Thích Ca
đã đi và chúng ta nên noi theo gương Ngài. Còn nếu vì lý do
nào đó mà không thể lìa xa thân nhân thì chúng ta vẫn sống
chung và làm tròn bổn phận của mình đối với họ, nhưng phải
thường xuyên thực hành 6 pháp quán sau đây để khi lâm chung,
họ không trở thành “đại oán gia” phá hoại sự nghiệp tu hành cả
đời của chúng ta:
1. Quán vô thường: Cuộc đời là vô thường. Có sinh ắt có
tử. Có hợp ắt có tan. Dù thương yêu thân nhân đến đâu, cuối
cùng, chắc chắn sẽ có ngày chúng ta phải lìa xa họ. Chúng ta
nên chuẩn bị trước tâm lý cho ngày cuối và tập buông tình cảm
dành cho thân nhân ngay từ bây giờ. Bởi vì, con quỷ vô thường
không chờ đến ngày chúng ta già yếu, nó sẽ cướp đi mạng sống
của chúng ta bất cứ lúc nào. Khi nó đến, dù không muốn buông,
chúng ta cũng phải buông. Nếu không buông thì không thể vãng
sinh, không thể siêu thoát, nhiều khả năng còn bị mắc kẹt trong
thân trung ấm, làm vong linh quanh quẩn trong nhà để được
gần gũi với thân nhân của mình. Tình cảmdành cho người thân,
quyến thuộc càng tốt đẹp bao nhiêu thì khả năng không thể
vãng sinh càng nhiều bấy nhiêu. Chúng ta nên thương yêu tất
cả chúng sinh một cách bình đẳng, không phân biệt thân sơ,
giống như đức Phật. Hằng ngày, nên thực tập buông xả tình
cảm của thế gian. Để đến lúc lâm chung mới buông, e rằng
không buông nổi. Hậu quả sẽ khôn lường!
2. Quán nhân quả: Cuộc đời của một người do nhân quả,
tội phước của chính người đó quyết định. Không ai có thể trả
quả giùm hay hưởng phước thay người khác. Đạo lý này chỉ ra
một sự thật trớ trêu rằng những nỗi lo mà chúng ta dành cho
thân nhân là thừa thãi và vô ích. Theo lẽ thường, chúng ta ai
cũng lo làm sao cho thân nhân của mình được bình an, hạnh
phúc, khỏe mạnh, thành đạt... Nhưng, trên thực tế, họ có phước
báo của riêng họ. Nếu họ thiếu phước, dù chúng ta lo thế nào
đi nữa, họ cũng không thể được như chúng ta mong muốn. Chỉ
cần dạy cho họ đạo lý nhân quả, khuyên họ tu nhân, tích đức,
làm thiện, tạo phước là được rồi. Cuộc đời tương lai của họ,
hãy để họ tự cải tạo. Không nên lo lắng thái quá. Lo lắng là biểu
hiện của sự dính mắc vào tình cảm. Nên buông những nỗi lo để
cho tâm mình được tĩnh lặng, an nhiên. Tâm an thì niệm Phật
mới ít vọng tưởng. Tâm an thì lâm chung mới đảm bảo vãng
sinh. Lúc lâm chung mà không chịu buông, còn lo cho người
này người kia, thì chỉ có thể “vãng sinh Tây Ninh” mà thôi!
3. Quán luân hồi: Cuộc đời là một điểm trên vòng tròn sinh
tử luân hồi. Điểm này nối tiếp điểm kia, không có khởi đầu,
cũng không có kết thúc. Nguyên nhân chính trói buộc chúng ta
vào vòng luân hồi là yêu thương và ham muốn. Nói như vậy
không có nghĩa là muốn thoát khỏi vòng luân hồi thì chúng ta
đừng yêu thương ai cả. Chúng ta là con người, không phải là
gỗ đá vô tình. Hãy cứ yêu thương bằng tất cả tấm lòng. Tuy
nhiên, phải yêu thương vô điều kiện, không dính mắc, không
quyến luyến, không cần đáp lại và đi kèm với trí tuệ. Yêu
thương chân thật là phải làm sao để thân nhân cùng được giải
thoát với mình, chứ không phải là cùng “dắt tay nhau” trầm
luân trong biển khổ luân hồi. Nếu chúng ta cứ yêu thương theo
kiểu thế gian, đời sau có thể sẽ phải tái sinh làm con, làm cháu
của thân nhân mình; thê thảm hơn nữa là làm mấy con súc sinh
được nuôi trong nhà như: bò, heo, chó, mèo, gà, vịt... Việc vãng
sinh trở thành bánh vẽ. Xích trầm luân càng siết chặt hơn. Lại
luân hồi! Đáng tiếc thay!
4. Quán nhân duyên: Cuộc đời mỗi người được xây dựng
trên những mối quan hệ gia đình và xã hội. Những mối quan hệ
đó đa phần đều có nhân duyên từ kiếp trước hoặc nhiều kiếp
trước. Nhân duyên rất đa dạng, nhưng có thể quy về bốn loại
chính là: trả nợ, đòi nợ, đền ân và báo oán. Những người trong
gia đình yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, chiều chuộng, ủng
hộ, giúp đỡ... chúng ta là vì họ đến để trả nợ, đền ân. Còn nếu
họ tiêu xài hoang phí, phá hoại gia sản, hư hỏng bê tha, bất hiếu
vô lễ, chửi bới đánh đập, làm chúng ta khổ... thì là vì họ đến để
đòi nợ, báo oán. Nói cho cùng, quan hệ giữa chúng ta với thân
nhân cũng chỉ gói gọn trong hai chữ “ân oán” mà thôi. Nếu
không buông xả, chúng ta sẽ phải tiếp tục luân hồi để đền ân,
báo oán. Nếu biết buông xả, chúng ta sẽ không vì ân mà vui,
không vì oán mà khổ; dù thân nhân có đối xử như thế nào, tâm
chúng ta vẫn luôn “như như bất động”. Biến nhân duyên ân oán
thành nhân duyên bồ-đề. Làm sao cho người ân, kẻ oán đều
được giác ngộ, giải thoát, vãng sinh Cực Lạc. Như thế mới có
thể đền ân đáp nghĩa trọn vẹn và hoàn toàn hóa giải oán thù.
5. Quán giả: Cuộc đời là một giấc mộng. Mỗi người là một
vai diễn trong mộng. Thân nhân của chúng ta là giả. Họ không
thật sự là thân nhân, họ chỉ đóng vai là thân nhân. Khi tấm màn
của sân khấu cuộc đời khép lại, chúng ta và họ đường ai nấy đi,
đời sau dù có gặp lại cũng chẳng còn nhận ra nhau nữa. Thế
giới vật chất chỉ là nơi để con người đến diễn sao cho nhập vai
và đúc rút bài học kinh nghiệm từ vai diễn của mình. Sau khi
chết đi, con người lại trở về thế giới tâm linh – thế giới của
những linh hồn (hay thần thức, theo cách gọi của Phật giáo). So
với thể xác vật chất thì linh hồn mới là thật. Ngành vật lý lượng
tử của khoa học hiện đại cũng đã chứng minh được rằng vật
chất là giả, vật chất chỉ là một “vai diễn” của năng lượng. Linh
hồn là những thực thể năng lượng. Họ không sinh đẻ. Giữa họ
không hề có quan hệ gia đình, quyến thuộc hay huyết thống.
Biết điều này, chúng ta nên sống với linh hồn thật của mình,
đừng dính mắc tình cảm với vai diễn giả của các linh hồn khác.
Được như thế, lúc lâm chung, linh hồn chúng ta sẽ tự tại vãng
sinh về Cực Lạc.
6. Quán không: Cuộc đời là không. Tài sản là không. Thân
nhân là không. Vạn pháp đều là không. “Không” ở đây có nghĩa
là trống rỗng, vô tự tính, không có chủ tể, do các duyên sinh ra,
không thể thật sự đạt được. Ví dụ, đứa con của chúng ta là một
cơ thể do bốn đại (đất, nước, gió, lửa) kết hợp với nhau tạo
thành. Nếu tách riêng bốn đại này ra thì không có thứ gì mà
chúng ta có thể gọi là “con” được nữa. Đất (thịt, xương, nội
tạng...), nước (máu, mủ, mồ hôi...), gió (hơi thở), lửa (nhiệt độ
cơ thể) đều không phải là con chúng ta. Như vậy, bản chất của
“con chúng ta” là không. Nó do các duyên (bốn đại) kết hợp
với nhau sinh ra. Các duyên tan rã thì nó không còn tồn tại nữa.
Tất cả thân nhân khác của chúng ta cũng thế. Về bản chất, họ
đều là không, là duyên sinh, là vô tự tính. Nếu chúng ta thương
thân nhân (có bản chất là không) đến nỗi từ chối cả sự tiếp dẫn
của đức Phật A Di Đà như vị sư cô ở Malaysia kể trên thì thật
là ngu xuẩn!
Tóm lại, muốn vãng sinh thì phải buông xả, nhất là tình
cảm dành cho thân nhân. Hòa thượng Tịnh Không dạy chúng
ta phải “nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên” mà niệm
Phật. Không đọc kinh, học pháp để nhìn thấu, buông xuống, chỉ
biết “cắm đầu cắm cổ” niệm Phật là một sai lầm lớn của người
tu Tịnh Độ ngày nay. Như vị sư cô ở Malaysia kia, 60 – 70 năm
chỉ niệm Phật không thôi, rút cuộc, chẳng buông nổi đứa con
gái nuôi, bỏ lỡ mất cơ hội vãng sinh “trămngàn muôn kiếp khó
gặp được”, uổng phí cả một đời xuất gia tu hành. Thật đáng
thương xót!
Để kết thúc bài viết này, xin kể lại câu chuyện về bà lão
“Bá Bất Quản” trong sách Nhiễm Hương Tập. Bà là tấm gương
“buông thân nhân” đáng để cho chúng ta học tập. Bà sống vào
đời Thanh, không rõ họ tên thật là gì, người Hàng Châu (Chiết
Giang, Trung Quốc). Bà từng đến hỏi Hòa thượng Ðạo Nguyên
ở am Hiếu Từ rằng:
- Tu pháp môn gì trong một đời chắc chắn sẽ thoát khỏi
biển khổ?
Hòa thượng dạy:
- Không gì bằng niệm Phật. Nhưng, niệm Phật chẳng khó,
niệm lâu bền mới khó. Niệm lâu bền chẳng khó, nhất tâm mới
khó. Nếu có thể chẳng quản đến hết thảy, chuyên tâm trì danh,
chí thành phát nguyện vãng sinh; thì lâm chung, Phật đến tiếp
dẫn, sẽ thoát ly biển khổ.
Bà vui mừng lễ tạ, liền về đem việc nhà giao hết cho con
dâu, tự lập tịnh thất để thờ Phật và tu trì trong ấy. Một năm sau,
lại đến hỏi:
- Từ khi được khai thị, đệ tử đã buông bỏ việc nhà, chuyên
gắng niệm Phật, tự vấn thấy mình tu hành đã lâu, chẳng lười
nhác, nhưng khổ nỗi vẫn chưa được nhất tâm. Thầy có cách nào
dạy cho con.
Hòa thượng bảo:
- Bà tuy bỏ hết việc nhà, nhưng chưa thể thôi nghĩ tưởng
đến con cháu, quyến thuộc. Ðấy là gốc ái chưa nhổ, làm sao
nhất tâm được? Nay bà nên gia công, trước hết phải nhổ sạch
gốc ái, đem hết thảy buông xuống thì sau đấy mới đắc nhất tâm.
Bà than:
- Lời thầy thật đúng, con tuy chẳng quản đến thân, nhưng
chưa thể chẳng quản đến tâm. Từ nay phải thật sự trăm việc
chẳng quản đến!
Bà càng gia công tinh tấn, tâm ái vừa động liền thầm niệm
ba chữ “bá bất quản” (trăm việc chẳng quản đến) để tự diệt trừ.
Nếu ai hỏi việc nhà cũng dùng ba chữ ấy để cự tuyệt. Do vậy,
người nhà gọi bà là “Bá Bất Quản”. Hơn một năm sau, bà đến
am, tạ rằng:
- Thầy chẳng lừa dối con. Ðệ tử có ngày đi về Tây rồi!
Vài hôm sau, bà không bệnh mà mất. Bà đã biết trướcngày
giờ, tự tại vãng sinh Cực Lạc. Lành thay! Lành thay!

More Related Content

Similar to Buông Thân Nhân.docx

Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)
Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)
Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)Phật Ngôn
 
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...duongva vn
 
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docxỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docxyoungunoistalented1995
 
Hoa Vô Ưu Tập 8 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 8 (Thích Thanh Từ)Hoa Vô Ưu Tập 8 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 8 (Thích Thanh Từ)Phật Ngôn
 
Hiểu đời - Tâm sự tuổi già
Hiểu đời - Tâm sự tuổi giàHiểu đời - Tâm sự tuổi già
Hiểu đời - Tâm sự tuổi giàlamnk
 
Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn
Hạnh Phúc Tùy Cách NhìnHạnh Phúc Tùy Cách Nhìn
Hạnh Phúc Tùy Cách NhìnTriết Sài Gòn
 
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬTtung truong
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU nataliej4
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU nataliej4
 
3. Năm giới răn
3. Năm giới răn3. Năm giới răn
3. Năm giới rănLittle Daisy
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gìĐan Giang
 

Similar to Buông Thân Nhân.docx (20)

Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)
Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)
Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)
 
Buong xa buongtha
Buong xa buongthaBuong xa buongtha
Buong xa buongtha
 
Tâm không phóng dật)
Tâm không phóng dật)Tâm không phóng dật)
Tâm không phóng dật)
 
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
 
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docxỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
 
Hieu doi
Hieu doiHieu doi
Hieu doi
 
Old age
Old ageOld age
Old age
 
Hoa Vô Ưu Tập 8 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 8 (Thích Thanh Từ)Hoa Vô Ưu Tập 8 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 8 (Thích Thanh Từ)
 
Hiểu đời - Tâm sự tuổi già
Hiểu đời - Tâm sự tuổi giàHiểu đời - Tâm sự tuổi già
Hiểu đời - Tâm sự tuổi già
 
Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn
Hạnh Phúc Tùy Cách NhìnHạnh Phúc Tùy Cách Nhìn
Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn
 
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
 
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
 
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen LucNghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
3. Năm giới răn
3. Năm giới răn3. Năm giới răn
3. Năm giới răn
 
Long yeu thuong tap2- 27-02-2013 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Long yeu thuong  tap2- 27-02-2013 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCLong yeu thuong  tap2- 27-02-2013 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Long yeu thuong tap2- 27-02-2013 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Long yeu thuong tap2- 27-02-2013 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Long yeu thuong  tap2- 27-02-2013 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCLong yeu thuong  tap2- 27-02-2013 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Long yeu thuong tap2- 27-02-2013 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Long yeu thuong tap2- 27-02-2013
Long yeu thuong  tap2- 27-02-2013Long yeu thuong  tap2- 27-02-2013
Long yeu thuong tap2- 27-02-2013
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gì
 

Buông Thân Nhân.docx

  • 1. BUÔNG THÂN NHÂN Người tu Tịnh Độ ai cũng muốn khi hết báo thân này được vãng sinh về thế giới Cực Lạc. Vãng sinh rất dễ, vì nương vào sức bổn nguyện của đức Phật A Di Đà. Điều quan trọng là chúng ta có tin hay không, có muốn đi hay không. Chỉ cần muốn đi, đức Phật sẽ đến rước. Trong Kinh Pháp Cổ, đức Phật Thích Ca dạy rằng: “Nếu người khi lâm chung, không thể niệm Phật, chỉ biết hướng kia có Phật, ý muốn vãng sinh, cũng được vãng sinh.” Nhưng, để khi lâm chung khởi được ý muốn vãng sinh thì chúng ta nhất định phải buông xả. Tâm còn chấp trước, dính mắc, nuối tiếc, lưu luyến, thì dù niệm Phật giỏi như thế nào cũng không thể vãng sinh được. Nhà cửa, đất đai, tiền tài, danh vọng... còn dễ buông, vì suy cho cùng, chúng chỉ là những thứ giả tạm bên ngoài, khi chết không thể mang theo. Tình cảm bên trong mới là thứ khó buông. Nhiều người vì thương thân nhân mà Phật đến rước, không chịu đi; kết cục, lại phải trầm luân trong ba cõi, sáu đường. Hòa thượng Tịnh Không từng kể rằng, năm 1996, khi Ngài đang ở Úc, có một Phật tử kể cho Ngài nghe câu chuyện có thật như sau: Ở Malaysia, có một sư cô, cạo đầu xuất gia niệm Phật từ khi mười mấy tuổi. Cô không thọ giới, tự cất một ngôi miếu để tịnh tu. Thường ngày niệm Phật vô cùng tinh tấn, câu Phật hiệu luôn luôn ở nơi cửa miệng. Nhưng cô không có nền tảng nghe kinh thính pháp, chỉ thích niệm Phật thôi. Dù cho bị bệnh, cô vẫn niệm Phật được, rất ít đi khám bác sĩ. Từ mười mấy tuổi liên tục niệm đến năm 1996. Lúc này, cô đã hơn 80 tuổi. Khi cô lâm chung, có rất nhiều bạn bè và tín đồ đến trợ niệm cho cô. Vì thường ngày cô niệm Phật giỏi, nên khi bệnh cũ vừa tái phát liền tinh tấn niệm Phật. Niệm đến mức Phật A Di Đà thực sự đã đến. Cô cũng đã nhìn thấy Ngài. Nhưng, cô
  • 2. nói: “Không đi, tôi không đi!” Ý nghĩ này vừa khởi lên, liền không còn thấy Phật A Di Đà nữa. Người khác vẫn đang trợ niệm cho cô. Nhưng cô lại nghĩ ngợi lung tung, mắt mở to, nhìn bên này, ngó bên kia, 3 ngày sau thì chết. Sắc mặt tối đen, trông rất khó coi. Một người niệm Phật nếu không phải thật sự vì cầu sinh thế giới Cực Lạc mà niệm, thì đến khi lâm chung, công phu niệm Phật cả đời không thể dùng được. Rút cuộc, vì lý do gì cô không thể vãng sinh? Hóa ra, cô không kết hôn, nhưng có một đứa con gái nuôi, tình cảm giữa hai người rất tốt đẹp. Khi lâm chung, cô không nhìn thấy con gái nuôi, nên mọi ý niệm đều là nhớ đến cô con gái này. Vì thế mà cơ duyên vãng sinh đời này của cô đã bị bỏ lỡ. Không biết cô phải luân hồi bao nhiêu kiếp sau mới lại được thân người, lại nghe Phật pháp, lại tin Tịnh Độ? Vì vậy, vãng sinh hay luân hồi đều chỉ trong một ý niệm mà thôi! Câu chuyện trên đáng để cho chúng ta suy ngẫm và phản tỉnh. Nếu không buông thân nhân, hay nói cụ thể hơn là không buông tình cảm đối với thân nhân, thì chắc chắn chúng ta sẽ phải tiếp tục chịu cảnh đọa đày trong vòng sinh tử luân hồi giống như vị sư cô kia. Mấy mươi năm niệm Phật trở thành “công dã tràng”, chỉ tạo phước cho đời sau, không giúp ích gì cho việc vãng sinh, giải thoát. Đời sau hưởng phước, ắt sẽ tạo nghiệp, nhất là nghiệp ăn thịt, sát sinh. Đời sau nữa, vì thế, ắt sẽ bị đọa xuống ba đường ác. Bởi vậy, chư Tổ dạy rằng, đời này niệm Phật mà không vãng sinh là mối họa cho đời thứ ba. Chúng ta phải khắc ghi lời dạy này, tinh tấn tu tập, thường hành buông xả, quyết chí vãng sinh, nhất định không tự mình gây họa cho đời sau nữa của chính mình! Muốn đời này niệm Phật được vãng sinh, ngoài việc phải có đầy đủ tín, nguyện, hạnh; như trên đã nói, chúng ta còn phải
  • 3. buông xả vạn duyên, nhất là thân nhân của mình (ông bà, cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cháu...). “Buông” ở đây không có nghĩa là bỏ mặc, làm ngơ, không đoái hoài, không quan tâm, không thương yêu, không chăm sóc; mà có nghĩa là không dính mắc về tình cảm đối với bất kỳ thân nhân nào. Sự dính mắc này thể hiện rõ qua các trạng thái tâm lý của chúng ta. Chẳng hạn như, chúng ta thương nhớ khi phải xa cha mẹ, chúng ta vui thích khi gặp mặt anh chị em, chúng ta hờn ghen khi vợ chồng phản bội, chúng ta buồn khổ khi con cháu làm trái ý mình... Để diệt trừ hay giảm thiểu sự dính mắc này, cách tốt nhất là chúng ta lìa xa thân nhân, tìm nơi an tĩnh, tu hành đắc đạo, rồi sau đó mới trở về độ cho họ. Đây là con đường mà đức Phật Thích Ca đã đi và chúng ta nên noi theo gương Ngài. Còn nếu vì lý do nào đó mà không thể lìa xa thân nhân thì chúng ta vẫn sống chung và làm tròn bổn phận của mình đối với họ, nhưng phải thường xuyên thực hành 6 pháp quán sau đây để khi lâm chung, họ không trở thành “đại oán gia” phá hoại sự nghiệp tu hành cả đời của chúng ta: 1. Quán vô thường: Cuộc đời là vô thường. Có sinh ắt có tử. Có hợp ắt có tan. Dù thương yêu thân nhân đến đâu, cuối cùng, chắc chắn sẽ có ngày chúng ta phải lìa xa họ. Chúng ta nên chuẩn bị trước tâm lý cho ngày cuối và tập buông tình cảm dành cho thân nhân ngay từ bây giờ. Bởi vì, con quỷ vô thường không chờ đến ngày chúng ta già yếu, nó sẽ cướp đi mạng sống của chúng ta bất cứ lúc nào. Khi nó đến, dù không muốn buông, chúng ta cũng phải buông. Nếu không buông thì không thể vãng sinh, không thể siêu thoát, nhiều khả năng còn bị mắc kẹt trong thân trung ấm, làm vong linh quanh quẩn trong nhà để được gần gũi với thân nhân của mình. Tình cảmdành cho người thân, quyến thuộc càng tốt đẹp bao nhiêu thì khả năng không thể
  • 4. vãng sinh càng nhiều bấy nhiêu. Chúng ta nên thương yêu tất cả chúng sinh một cách bình đẳng, không phân biệt thân sơ, giống như đức Phật. Hằng ngày, nên thực tập buông xả tình cảm của thế gian. Để đến lúc lâm chung mới buông, e rằng không buông nổi. Hậu quả sẽ khôn lường! 2. Quán nhân quả: Cuộc đời của một người do nhân quả, tội phước của chính người đó quyết định. Không ai có thể trả quả giùm hay hưởng phước thay người khác. Đạo lý này chỉ ra một sự thật trớ trêu rằng những nỗi lo mà chúng ta dành cho thân nhân là thừa thãi và vô ích. Theo lẽ thường, chúng ta ai cũng lo làm sao cho thân nhân của mình được bình an, hạnh phúc, khỏe mạnh, thành đạt... Nhưng, trên thực tế, họ có phước báo của riêng họ. Nếu họ thiếu phước, dù chúng ta lo thế nào đi nữa, họ cũng không thể được như chúng ta mong muốn. Chỉ cần dạy cho họ đạo lý nhân quả, khuyên họ tu nhân, tích đức, làm thiện, tạo phước là được rồi. Cuộc đời tương lai của họ, hãy để họ tự cải tạo. Không nên lo lắng thái quá. Lo lắng là biểu hiện của sự dính mắc vào tình cảm. Nên buông những nỗi lo để cho tâm mình được tĩnh lặng, an nhiên. Tâm an thì niệm Phật mới ít vọng tưởng. Tâm an thì lâm chung mới đảm bảo vãng sinh. Lúc lâm chung mà không chịu buông, còn lo cho người này người kia, thì chỉ có thể “vãng sinh Tây Ninh” mà thôi! 3. Quán luân hồi: Cuộc đời là một điểm trên vòng tròn sinh tử luân hồi. Điểm này nối tiếp điểm kia, không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Nguyên nhân chính trói buộc chúng ta vào vòng luân hồi là yêu thương và ham muốn. Nói như vậy không có nghĩa là muốn thoát khỏi vòng luân hồi thì chúng ta đừng yêu thương ai cả. Chúng ta là con người, không phải là gỗ đá vô tình. Hãy cứ yêu thương bằng tất cả tấm lòng. Tuy nhiên, phải yêu thương vô điều kiện, không dính mắc, không
  • 5. quyến luyến, không cần đáp lại và đi kèm với trí tuệ. Yêu thương chân thật là phải làm sao để thân nhân cùng được giải thoát với mình, chứ không phải là cùng “dắt tay nhau” trầm luân trong biển khổ luân hồi. Nếu chúng ta cứ yêu thương theo kiểu thế gian, đời sau có thể sẽ phải tái sinh làm con, làm cháu của thân nhân mình; thê thảm hơn nữa là làm mấy con súc sinh được nuôi trong nhà như: bò, heo, chó, mèo, gà, vịt... Việc vãng sinh trở thành bánh vẽ. Xích trầm luân càng siết chặt hơn. Lại luân hồi! Đáng tiếc thay! 4. Quán nhân duyên: Cuộc đời mỗi người được xây dựng trên những mối quan hệ gia đình và xã hội. Những mối quan hệ đó đa phần đều có nhân duyên từ kiếp trước hoặc nhiều kiếp trước. Nhân duyên rất đa dạng, nhưng có thể quy về bốn loại chính là: trả nợ, đòi nợ, đền ân và báo oán. Những người trong gia đình yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, chiều chuộng, ủng hộ, giúp đỡ... chúng ta là vì họ đến để trả nợ, đền ân. Còn nếu họ tiêu xài hoang phí, phá hoại gia sản, hư hỏng bê tha, bất hiếu vô lễ, chửi bới đánh đập, làm chúng ta khổ... thì là vì họ đến để đòi nợ, báo oán. Nói cho cùng, quan hệ giữa chúng ta với thân nhân cũng chỉ gói gọn trong hai chữ “ân oán” mà thôi. Nếu không buông xả, chúng ta sẽ phải tiếp tục luân hồi để đền ân, báo oán. Nếu biết buông xả, chúng ta sẽ không vì ân mà vui, không vì oán mà khổ; dù thân nhân có đối xử như thế nào, tâm chúng ta vẫn luôn “như như bất động”. Biến nhân duyên ân oán thành nhân duyên bồ-đề. Làm sao cho người ân, kẻ oán đều được giác ngộ, giải thoát, vãng sinh Cực Lạc. Như thế mới có thể đền ân đáp nghĩa trọn vẹn và hoàn toàn hóa giải oán thù. 5. Quán giả: Cuộc đời là một giấc mộng. Mỗi người là một vai diễn trong mộng. Thân nhân của chúng ta là giả. Họ không thật sự là thân nhân, họ chỉ đóng vai là thân nhân. Khi tấm màn
  • 6. của sân khấu cuộc đời khép lại, chúng ta và họ đường ai nấy đi, đời sau dù có gặp lại cũng chẳng còn nhận ra nhau nữa. Thế giới vật chất chỉ là nơi để con người đến diễn sao cho nhập vai và đúc rút bài học kinh nghiệm từ vai diễn của mình. Sau khi chết đi, con người lại trở về thế giới tâm linh – thế giới của những linh hồn (hay thần thức, theo cách gọi của Phật giáo). So với thể xác vật chất thì linh hồn mới là thật. Ngành vật lý lượng tử của khoa học hiện đại cũng đã chứng minh được rằng vật chất là giả, vật chất chỉ là một “vai diễn” của năng lượng. Linh hồn là những thực thể năng lượng. Họ không sinh đẻ. Giữa họ không hề có quan hệ gia đình, quyến thuộc hay huyết thống. Biết điều này, chúng ta nên sống với linh hồn thật của mình, đừng dính mắc tình cảm với vai diễn giả của các linh hồn khác. Được như thế, lúc lâm chung, linh hồn chúng ta sẽ tự tại vãng sinh về Cực Lạc. 6. Quán không: Cuộc đời là không. Tài sản là không. Thân nhân là không. Vạn pháp đều là không. “Không” ở đây có nghĩa là trống rỗng, vô tự tính, không có chủ tể, do các duyên sinh ra, không thể thật sự đạt được. Ví dụ, đứa con của chúng ta là một cơ thể do bốn đại (đất, nước, gió, lửa) kết hợp với nhau tạo thành. Nếu tách riêng bốn đại này ra thì không có thứ gì mà chúng ta có thể gọi là “con” được nữa. Đất (thịt, xương, nội tạng...), nước (máu, mủ, mồ hôi...), gió (hơi thở), lửa (nhiệt độ cơ thể) đều không phải là con chúng ta. Như vậy, bản chất của “con chúng ta” là không. Nó do các duyên (bốn đại) kết hợp với nhau sinh ra. Các duyên tan rã thì nó không còn tồn tại nữa. Tất cả thân nhân khác của chúng ta cũng thế. Về bản chất, họ đều là không, là duyên sinh, là vô tự tính. Nếu chúng ta thương thân nhân (có bản chất là không) đến nỗi từ chối cả sự tiếp dẫn
  • 7. của đức Phật A Di Đà như vị sư cô ở Malaysia kể trên thì thật là ngu xuẩn! Tóm lại, muốn vãng sinh thì phải buông xả, nhất là tình cảm dành cho thân nhân. Hòa thượng Tịnh Không dạy chúng ta phải “nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên” mà niệm Phật. Không đọc kinh, học pháp để nhìn thấu, buông xuống, chỉ biết “cắm đầu cắm cổ” niệm Phật là một sai lầm lớn của người tu Tịnh Độ ngày nay. Như vị sư cô ở Malaysia kia, 60 – 70 năm chỉ niệm Phật không thôi, rút cuộc, chẳng buông nổi đứa con gái nuôi, bỏ lỡ mất cơ hội vãng sinh “trămngàn muôn kiếp khó gặp được”, uổng phí cả một đời xuất gia tu hành. Thật đáng thương xót! Để kết thúc bài viết này, xin kể lại câu chuyện về bà lão “Bá Bất Quản” trong sách Nhiễm Hương Tập. Bà là tấm gương “buông thân nhân” đáng để cho chúng ta học tập. Bà sống vào đời Thanh, không rõ họ tên thật là gì, người Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc). Bà từng đến hỏi Hòa thượng Ðạo Nguyên ở am Hiếu Từ rằng: - Tu pháp môn gì trong một đời chắc chắn sẽ thoát khỏi biển khổ? Hòa thượng dạy: - Không gì bằng niệm Phật. Nhưng, niệm Phật chẳng khó, niệm lâu bền mới khó. Niệm lâu bền chẳng khó, nhất tâm mới khó. Nếu có thể chẳng quản đến hết thảy, chuyên tâm trì danh, chí thành phát nguyện vãng sinh; thì lâm chung, Phật đến tiếp dẫn, sẽ thoát ly biển khổ. Bà vui mừng lễ tạ, liền về đem việc nhà giao hết cho con dâu, tự lập tịnh thất để thờ Phật và tu trì trong ấy. Một năm sau, lại đến hỏi:
  • 8. - Từ khi được khai thị, đệ tử đã buông bỏ việc nhà, chuyên gắng niệm Phật, tự vấn thấy mình tu hành đã lâu, chẳng lười nhác, nhưng khổ nỗi vẫn chưa được nhất tâm. Thầy có cách nào dạy cho con. Hòa thượng bảo: - Bà tuy bỏ hết việc nhà, nhưng chưa thể thôi nghĩ tưởng đến con cháu, quyến thuộc. Ðấy là gốc ái chưa nhổ, làm sao nhất tâm được? Nay bà nên gia công, trước hết phải nhổ sạch gốc ái, đem hết thảy buông xuống thì sau đấy mới đắc nhất tâm. Bà than: - Lời thầy thật đúng, con tuy chẳng quản đến thân, nhưng chưa thể chẳng quản đến tâm. Từ nay phải thật sự trăm việc chẳng quản đến! Bà càng gia công tinh tấn, tâm ái vừa động liền thầm niệm ba chữ “bá bất quản” (trăm việc chẳng quản đến) để tự diệt trừ. Nếu ai hỏi việc nhà cũng dùng ba chữ ấy để cự tuyệt. Do vậy, người nhà gọi bà là “Bá Bất Quản”. Hơn một năm sau, bà đến am, tạ rằng: - Thầy chẳng lừa dối con. Ðệ tử có ngày đi về Tây rồi! Vài hôm sau, bà không bệnh mà mất. Bà đã biết trướcngày giờ, tự tại vãng sinh Cực Lạc. Lành thay! Lành thay!