SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
Học sinh thực hiện: Tổ 2
                    Nguyễn Thị Bích Ngọc.
                    Trương Thị Vân.
                    Khổng Lê Hoài Văn.



 Đề: Cái tôi độc đáo của Tản Đà trong bài
                 Hầu Trời.
                                    



N        hà thơ Xuân Diệu từng nói rằng: “Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đầu
         cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm
         làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ
một cái tôi”. Bằng bản lĩnh của mình, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí
mới cho nền văn học Việt Nam. Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái tôi bản ngã của
mình một cách hết sức độc đáo và mới mẻ. Và “Hầu Trời” là một trong
những bài thơ kết tinh những nét riêng độc đáo đó.


       Như Hoài Thanh đã nói “Tiên sinh là người của hai thế kỉ”, Tản Đà là
người đã đặt được dấu gạch nối giữa văn học truyền thống và văn học hiện
đại, là người “dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp
sửa”(Hoài Thanh). Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, ông sống khoáng
đạt và đã đeo “túi thơ” đi khắp cuộc đời mình. Là một cây bút tiêu biểu của
văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, ông để lại khá nhiều tác phẩm cho
đời. Trong đó đáng kể là “Hầu Trời” được trích trong tập Còn chơi (1921).
Bài thơ đã thể hiện rõ cái tôi cá nhân của Tản Đà thông qua sự việc lên thiên
đình đọc thơ.
       Trong sáng tác văn học, không phải ai cũng thể hiện được cái tôi của
mình trên trang viết. Cái tôi gắn liền với cá tính sáng tạo của một người cầm
bút. Điều đó đòi hỏi người viết phải thể hiện được cái riêng có giá trị thẩm
mĩ cao, có khả năng đóng góp tích cực cho nền văn học chung.
       Tản Đà-nhắc đến thi nhân là nhắc đến “xê dịch, ngông và đa tình”. Ba
yếu tố đủ để làm nên một cái tôi riêng trong làng thơ Việt Nam. Nhưng có
lẽ, cái tôi độc đáo của nhà thơ đã thể hiện trong “Hầu Trời” là một cái tôi
ngông rất lạ. “Ngông” không phải chỉ định một kiểu ứng xử xã hội và nghệ
thuật khác. Cái ngông ở đây được nói đến là ngông dựa trên khả năng mình
có, nghĩa là chỉ những người tài năng, tự tin bởi cái tài của mình, tự tin để
khẳng định nó với đời mới là cái ngông được người đời chấp nhận. Người
ngông tạo cho mình những phong cách riêng, khác người nhưng để lại
những ấn tượng sâu đậm. Chất ngông thương được thể hiện bởi các nhà văn,
nhà thơ có ý thức cao độ về cái tài và cái tình. Với cái tài đó, họ mang ra
phục vụ cho đời nhưng cũng là để “đóng dấu” hình ảnh của mình với thời
gian. Họ có thể ngông bởi họ có tài, họ có cái để hãnh diện, để thách thức
với cuộc đời, với người đời và cũng bởi trong cuộc sống, mỗi con người họ
đã là một tính cách riêng, một sự phá cách không thể trộn lẫn với một người
nào khác. Và cái ngông ấy trong “Hầu Trời” đã tạo ra cho nhà thơ một cái
tôi độc đáo.
       Nhà thơ ý thức sâu sắc về tài năng của mình. Vì vậy tiếng ngâm thơ
“vang cả sông Ngân Hà” khiến Trời mất ngủ là ở chỗ ấy.
                    “Đêm qua chẳng biết có hay không
                     Chẳng phải thảng thốt không mơ mòng
                     Thật hồn! Thật phách! Thật than thể
                     Thật được lên tiên sướng lạ lùng!”.
       Cái duyên được lên hầu Trời gắn liền với câu chuyện văn thơ, gắn liền
với những phút cảm hứng của nhà thơ. Chuyện tưởng tượng nhưng như thật,
có lẽ cái tôi độc dáo của Tản Đà là ở chỗ vào đề tự nhiên, hấp dẫn nhưng có
duyên. Để thế gian thấy tài năng của nhà thơ đã khó vậy mà ngay đến Trời
còn say mê, chư tiên yêu thích thì thật lạ lùng. Vậy mới thấy được cái ngông
của nhà thơ biểu hiện mạnh mẽ qua bài Hầu Trời. Đã có dịp được lên Thiên
đình, vì thế Tản Đà tranh thủ “quảng cáo” tài năng của bản thân:
                    “Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc
                     Đọc hết văn vần sang văn xuôi
                     Hết văn thuyết lí lại văn chơi
                     Đương cơn đắc ý đọc đã thích
                     Chè Trời nhấp giọng càng tốt hơi.”
       Tác giả đọc thơ rất tự tin, khoe tài của mình, đọc cao hứng và nhập
thân vào tác phẩm. Qua đó bộc lộ cái tôi in đậm phong cách cái tôi cá nhân
tự ý thức của chính ông. Sẵn tiện nhà thơ giới thiệu luôn những tác phẩm
của mình:
                    “Bẩm con không dám man cửa Trời
                     Những áng văn con in cả rồi
                     Hai quyển Khối tình văn thuyết lí
                     Hai Khối tình con là văn chơi
                     Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyết
                     Đài gương, Lên sáu văn vị đời
                     Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
Đến quyển Lên tám nay là mười
                     Nhờ Trời văn con còn bán được
                     Chửa biết con in ra mấy mươi?”
       Nhà thơ có vẻ rất đắc ý bởi ông ý thức được cái tài của mình. Khẳng
định bản ngã cái tôi phóng túng, ý thức tài năng giá trị của mình giữa cuộc
đời. Trước Tản Đà các nhà nho tài tử đều hết thảy thị tài nhưng chữ tài mà
họ nói tới nhiều khi mang một nội hàm khá rộng. Họ không dám nói đến cái
hay, cái “tuyệt” của thơ mình, hơn nữa, lại nói trước mặt Trời. Rõ ràng ý
thức cá nhân ở nhà thơ đã phát triển rất cao độ. Chính vì vậy mà đến Trời
cũng phải tán thưởng:
                    “Văn dài hơi tốt ran cung mây!
                     Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay.
                     Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
                     Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
                     Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
                     Đọc xong một bài cùng vỗ tay.”
                   “ Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt!
                     Văn trần được thế chắc có ít
                     Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
                     Khí văn hung mạnh như mây chuyển!
                     Êm như gió thoảng, tinh như sương!
                     Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!”
       Chính vì tình yêu văn chương, ông mới tự tin sáng tác, chuyển tải
những tư tưởng tình cảm mới mẻ vào trang thơ. Dường như với ông, hầu
Trời là khoảnh khắc đẹp nhất. Vì thế ông mới đem cái tài của mình để thể
hiện trước Trời cùng chư Tiên. Và lúc này quan niệm mới mẻ của ông được
bộc lộ: sáng tác văn chương là một nghề. Dù không biểu hiện trực tiếp
nhưng đằng sau các câu chữ ta vẫn thấy có một sự hình dung khác trước về
hoạt động tinh thần đặc biệt này. Với Tản Đà, văn chương là một nghề kiếm
sống mới, có người bán kẻ mua, có thị trường tiêu thụ và bản thân thị trường
đó cũng hết sức phức tạp, không dễ chiều. Đặc biệt hơn dương như nhà thơ
đã ý thức được sự cần thiết phải chuyên tâm với nghề văn, phải có vốn để
theo đuổi nó:
                   “Nhờ Trời văn con còn bán được”
                   “Vốn liếng còn một bụng văn đó”
       Thật ngang tang khi thi sĩ muốn “gánh văn” lên Trời để bán.
                   “Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
                   -“Anh gánh lên đây bán chợ Trời!””
       Làm náo động thiên cung bằng những lời văn giàu thay lắm lối, nay
nhà thơ còn muốn văn của ông được lan rộng cung đình để mọi người biết
đến ông- một tài năng thực thụ của trần thế. Thế mới thấy được cái tôi mạnh
mẽ đến nhường nào.
       Qua bài thơ “Hầu Trời” không dừng lại ở đó, Tản Đà còn vạch ra thực
tế phũ phàng: tài năng không thống nhất với số phận. Ở cuộc đời nhà thơ
thiếu tri âm, tri kỉ và bất hòa với cuộc đời:
                      “Văn chương hạ giới rẻ như bèo
                       Kiếm được đồng lãi thực rất khó
                      Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều
                      Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.”
       Vì vậy ông khát khao lên Trời đọc thơ và tìm được người tri âm. Chỉ
có Trời và chư tiên mới hiểu cái hay, cái đẹp trong thơ ông. Và lời Trời khen
hắn là sự thẩm định có sức nặng nhất, không thể bác bỏ, nghi ngờ. Đúng là
lối tự khẳng định rất ngông ngạo của nhà thơ.
       Để Trời hiểu thơ, khen văn thơ tuyệt, Tản Đà liền đó “tâu trình” rõ
ràng thân thế của mình, phù hợp hoàn toàn mạch chuyện:
                      “Dạ bẩm lạy Trời con xin thưa
                       Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
                       Quê ở Á châu về Địa Cầu
                      Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”.
       Khác người xưa, Tản Đà đã tách tên, họ theo một kiểu công khai lý
lịch rất hiện đại, lại còn nói rõ bản quán, châu lục, tên hành tinh. Qua đó ông
thể hiện niềm yêu nước tha thiết, đầy tự hào về bản thân, ý thức cá nhân tự
tôn dân tộc sâu sắc. Một cái tên- tên thật chứ không phải tự hay hiệu- mà
được nói ra trịnh trọng đến vậy hẳn nhà thơ phải thấy có một giá trị không
thể phủ nhận gắn liền với nó. Cũng qua câu thơ, tác giả ngầm giới thiệu bút
hiệu của mình. Tản Đà là con người khoe tài, thị tài và rất ngông cho nên
trước chư tiên không bao giờ kiềm chế mà luôn thể hiện hết tài hoa của
mình.
       Từ đầu đến cuối nhà thơ đều tự tin về tài năng của bản thân và một lần
nữa Tản Đà lại khẳng định rất “ngông”, của kẻ vốn đã “ngông” khi nhận
mình là “trích tiên” bị đày xuống hạ giới vì tội ngông. Nhà thơ khẳng định
tài năng và thân phận “khác thường của mình”.
       Sự khác thường đặc biệt này còn nằm ở việc thi sĩ được thừa nhận là
một người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao
cả”việc thiên lương của nhân loại”, “Trời rằng không phải Trời đày, Trời
định sai con một việc này, Là việc “thiên lương” của nhân loại, Cho con
xuống thuật cùng đời hay”. Một lần nữa cái ngông ấy lại được thổi vào trong
ý thơ. Nhưng cái ngông ấy chẳng qua là vì nó đối lập lại với cả xã hội bất
công, vì ông phải đi làm công việc là tìm lại thiên lương vốn đang bị mai
một của con người:
“Hai chữ thiên lương thằng Hiếu nhớ
                      Dám xin không phụ Trời trông mong”
       Nhà thơ ý thức về nhân cách, một nhân cách vượt ra khỏi mọi sự ràng
buộc về danh lợi. Nó đối lập với cái xã hội bất công vụ lợi, chạy theo đồng
tiền và danh lợi thời bấy giờ.
       Cuối cùng nhà thơ vẫn muốn khẳng định, tự khen thơ mình. Thơ thi
nhân chẳng những đẹp mà còn ẩn chứa những ý niệm cao siêu về cuộc đời,
về thiên lương, nhân sinh thế giới quan… Tóm lại là tất cả những gì nhân
loại cần có để vươn đến cái chân- thiện- mỹ. Thoát ra khỏi quan niệm “thi dĩ
ngôn chí” , Tản Đà thực sự thăng hoa trong thế giới nghệ thuật, bộc lộ cảm
xúc cái tự do cá nhân mới mẻ của riêng mình.
       Kế thừa nét ngông của truyền thống, song trong sự ngông của Tản Đà,
người ta không thấy cái ngông đến mức lấy thú ăn chơi hưởng lạc có phần
tiêu cực như một cách để đối lại với đời như Nguyễn Công Trứ. Và cũng
không thấy cái ngông trong việc đi tìm một phong cách, một lối thể hiện
riêng của người tôn thờ cái đẹp như Nguyễn Tuân. Cái ngông của Tàn Đà là
cái ngông của một người chìm đắm trong mộng: mộng về cuộc đời, mộng về
sự đổi thay, say để mộng, mộng để ngông với người đời. Nhưng có thể thấy
rằng, họ gặp nhau ở một điểm cơ bản mà nếu như thiếu nó thì sẽ không thể
“ngông” được đó là cái tài, cái tình và ý thức về cái tôi bản ngã của chính
mình. Họ làm nên những phong cách nghệ thuật riêng độc đáo, nhưng ấn
tượng đặc biệt, không thể nào phai trong lòng người đọc và không lẫn với
cái ngông của nhà thơ nào khác.
       Bài thơ “Hầu Trời” đã kết tinh cái tôi của Tàn Đà. Nhưng không chỉ
trên phương diện nội dung, những nét độc đáo và mới mẻ còn làm nên cái
tôi trong nghệ thuật. Có lẽ “Hầu Trời” có vẻ quá dài nhưng chính điều đó lại
tạo cho bài thơ giàu yếu tố tự sự. Hơn thế, nguyên tắc tôn trọng dòng chảy tự
nhiên,sống động của cảm xúc cá nhân, cá thể của thơ cho phép nhà thơ thoát
khỏi những ràng buộc quá khắt khe về hình thức để tự do vẫy vùng thể hiện
tư tưởng tình cảm của mình. Thể thơ thất ngôn trường thiên được viết một
cách phóng túng, tự do theo cá tính riêng của nhà thơ. Bên cạnh đó, “Hầu
Trời” còn đáng chú ý với hiện tượng chia khổ, các khổ có độ dài khác nhau
tạo nên cảm xúc tự do và nét mới trong thơ văn. Cách thể hiện của Tản Đà
đã vượt ra khỏi quy pham nội dung và nghệ thuật, muốn phá cách để thể
hiện rõ cái tôi của ông.
       Nét độc đáo trong cái tôi của Tản Đà là sự dung hòa nhiều yếu tố khác
nhau. Tất cả tạo nên ở thi sĩ tính cách của một nhà Nho tài tử, đa tình, ngông
và xê dịch. Cái cũ và mới, xưa và nay đan xen đưa Tàn Đà trở thành người
nối kết hai thời đại thi ca, trở thành ngôi sao sáng với vẻ đẹp rất riêng trên
bầu Trời văn học Việt Nam
Bài phân tích cái tôi độc đáo của tản đà trong bài hầu trờitruonghocso.com

More Related Content

Viewers also liked

294 bai tap co loi giai chi tiet
294 bai tap co loi giai chi tiet294 bai tap co loi giai chi tiet
294 bai tap co loi giai chi tietonthi360
 
1 số bài văn nghị luận xã hội
1 số bài văn nghị luận xã hội1 số bài văn nghị luận xã hội
1 số bài văn nghị luận xã hộimya12011998
 
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tietonthi360
 
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet 80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet onthi360
 
Bai toan va thuat toan
Bai toan va thuat toanBai toan va thuat toan
Bai toan va thuat toanHữu Duy Duy
 
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.comNhững bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet onthi360
 

Viewers also liked (7)

294 bai tap co loi giai chi tiet
294 bai tap co loi giai chi tiet294 bai tap co loi giai chi tiet
294 bai tap co loi giai chi tiet
 
1 số bài văn nghị luận xã hội
1 số bài văn nghị luận xã hội1 số bài văn nghị luận xã hội
1 số bài văn nghị luận xã hội
 
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet
 
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet 80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
 
Bai toan va thuat toan
Bai toan va thuat toanBai toan va thuat toan
Bai toan va thuat toan
 
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.comNhững bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
 

More from Thế Giới Tinh Hoa

Cách chụp ảnh công ty đẹp 2019
Cách chụp ảnh công ty đẹp 2019Cách chụp ảnh công ty đẹp 2019
Cách chụp ảnh công ty đẹp 2019Thế Giới Tinh Hoa
 
Bảng báo giá sản phẩm rèm bạch dương
Bảng báo giá sản phẩm rèm bạch dươngBảng báo giá sản phẩm rèm bạch dương
Bảng báo giá sản phẩm rèm bạch dươngThế Giới Tinh Hoa
 
Album sổ mẫu Rèm cửa Bạch Dương
Album sổ mẫu Rèm cửa Bạch DươngAlbum sổ mẫu Rèm cửa Bạch Dương
Album sổ mẫu Rèm cửa Bạch DươngThế Giới Tinh Hoa
 
Cách tắm cho bé vào mùa đông
Cách tắm cho bé vào mùa đôngCách tắm cho bé vào mùa đông
Cách tắm cho bé vào mùa đôngThế Giới Tinh Hoa
 
Giáo trình tự học illustrator cs6
Giáo trình tự học illustrator cs6  Giáo trình tự học illustrator cs6
Giáo trình tự học illustrator cs6 Thế Giới Tinh Hoa
 
Nữ quái sân trườngtruonghocso.com
Nữ quái sân trườngtruonghocso.comNữ quái sân trườngtruonghocso.com
Nữ quái sân trườngtruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Những chàng trai xấu tính nguyễn nhật ánhtruonghocso.com
Những chàng trai xấu tính  nguyễn nhật ánhtruonghocso.comNhững chàng trai xấu tính  nguyễn nhật ánhtruonghocso.com
Những chàng trai xấu tính nguyễn nhật ánhtruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 10truonghocso.com
Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 10truonghocso.comNhững bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 10truonghocso.com
Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 10truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 

More from Thế Giới Tinh Hoa (20)

Cách chụp ảnh công ty đẹp 2019
Cách chụp ảnh công ty đẹp 2019Cách chụp ảnh công ty đẹp 2019
Cách chụp ảnh công ty đẹp 2019
 
Lỗi web bachawater
Lỗi web bachawaterLỗi web bachawater
Lỗi web bachawater
 
Bảng báo giá sản phẩm rèm bạch dương
Bảng báo giá sản phẩm rèm bạch dươngBảng báo giá sản phẩm rèm bạch dương
Bảng báo giá sản phẩm rèm bạch dương
 
Album sổ mẫu Rèm cửa Bạch Dương
Album sổ mẫu Rèm cửa Bạch DươngAlbum sổ mẫu Rèm cửa Bạch Dương
Album sổ mẫu Rèm cửa Bạch Dương
 
thong tin lam viec tren lamchame
thong tin lam viec tren lamchamethong tin lam viec tren lamchame
thong tin lam viec tren lamchame
 
Cách tắm cho bé vào mùa đông
Cách tắm cho bé vào mùa đôngCách tắm cho bé vào mùa đông
Cách tắm cho bé vào mùa đông
 
Giáo trình tự học illustrator cs6
Giáo trình tự học illustrator cs6  Giáo trình tự học illustrator cs6
Giáo trình tự học illustrator cs6
 
Nang luc truyen thong
Nang luc truyen thongNang luc truyen thong
Nang luc truyen thong
 
Huongdansudung izishop
Huongdansudung izishopHuongdansudung izishop
Huongdansudung izishop
 
Ho so nang luc cong ty
Ho so nang luc cong tyHo so nang luc cong ty
Ho so nang luc cong ty
 
seo contract
seo contractseo contract
seo contract
 
di google cong
di google congdi google cong
di google cong
 
E1 f4 bộ binh
E1 f4 bộ binhE1 f4 bộ binh
E1 f4 bộ binh
 
E2 f2 bộ binh
E2 f2 bộ binhE2 f2 bộ binh
E2 f2 bộ binh
 
E3 f1 bộ binh
E3 f1 bộ binhE3 f1 bộ binh
E3 f1 bộ binh
 
E2 f1 bộ binh
E2 f1 bộ binhE2 f1 bộ binh
E2 f1 bộ binh
 
E1 f1 bộ binh
E1 f1 bộ binhE1 f1 bộ binh
E1 f1 bộ binh
 
Nữ quái sân trườngtruonghocso.com
Nữ quái sân trườngtruonghocso.comNữ quái sân trườngtruonghocso.com
Nữ quái sân trườngtruonghocso.com
 
Những chàng trai xấu tính nguyễn nhật ánhtruonghocso.com
Những chàng trai xấu tính  nguyễn nhật ánhtruonghocso.comNhững chàng trai xấu tính  nguyễn nhật ánhtruonghocso.com
Những chàng trai xấu tính nguyễn nhật ánhtruonghocso.com
 
Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 10truonghocso.com
Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 10truonghocso.comNhững bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 10truonghocso.com
Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 10truonghocso.com
 

Bài phân tích cái tôi độc đáo của tản đà trong bài hầu trờitruonghocso.com

  • 1. Học sinh thực hiện: Tổ 2 Nguyễn Thị Bích Ngọc. Trương Thị Vân. Khổng Lê Hoài Văn. Đề: Cái tôi độc đáo của Tản Đà trong bài Hầu Trời.  N hà thơ Xuân Diệu từng nói rằng: “Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi”. Bằng bản lĩnh của mình, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam. Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái tôi bản ngã của mình một cách hết sức độc đáo và mới mẻ. Và “Hầu Trời” là một trong những bài thơ kết tinh những nét riêng độc đáo đó. Như Hoài Thanh đã nói “Tiên sinh là người của hai thế kỉ”, Tản Đà là người đã đặt được dấu gạch nối giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại, là người “dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp sửa”(Hoài Thanh). Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, ông sống khoáng đạt và đã đeo “túi thơ” đi khắp cuộc đời mình. Là một cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, ông để lại khá nhiều tác phẩm cho đời. Trong đó đáng kể là “Hầu Trời” được trích trong tập Còn chơi (1921). Bài thơ đã thể hiện rõ cái tôi cá nhân của Tản Đà thông qua sự việc lên thiên đình đọc thơ. Trong sáng tác văn học, không phải ai cũng thể hiện được cái tôi của mình trên trang viết. Cái tôi gắn liền với cá tính sáng tạo của một người cầm bút. Điều đó đòi hỏi người viết phải thể hiện được cái riêng có giá trị thẩm mĩ cao, có khả năng đóng góp tích cực cho nền văn học chung. Tản Đà-nhắc đến thi nhân là nhắc đến “xê dịch, ngông và đa tình”. Ba yếu tố đủ để làm nên một cái tôi riêng trong làng thơ Việt Nam. Nhưng có lẽ, cái tôi độc đáo của nhà thơ đã thể hiện trong “Hầu Trời” là một cái tôi ngông rất lạ. “Ngông” không phải chỉ định một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác. Cái ngông ở đây được nói đến là ngông dựa trên khả năng mình
  • 2. có, nghĩa là chỉ những người tài năng, tự tin bởi cái tài của mình, tự tin để khẳng định nó với đời mới là cái ngông được người đời chấp nhận. Người ngông tạo cho mình những phong cách riêng, khác người nhưng để lại những ấn tượng sâu đậm. Chất ngông thương được thể hiện bởi các nhà văn, nhà thơ có ý thức cao độ về cái tài và cái tình. Với cái tài đó, họ mang ra phục vụ cho đời nhưng cũng là để “đóng dấu” hình ảnh của mình với thời gian. Họ có thể ngông bởi họ có tài, họ có cái để hãnh diện, để thách thức với cuộc đời, với người đời và cũng bởi trong cuộc sống, mỗi con người họ đã là một tính cách riêng, một sự phá cách không thể trộn lẫn với một người nào khác. Và cái ngông ấy trong “Hầu Trời” đã tạo ra cho nhà thơ một cái tôi độc đáo. Nhà thơ ý thức sâu sắc về tài năng của mình. Vì vậy tiếng ngâm thơ “vang cả sông Ngân Hà” khiến Trời mất ngủ là ở chỗ ấy. “Đêm qua chẳng biết có hay không Chẳng phải thảng thốt không mơ mòng Thật hồn! Thật phách! Thật than thể Thật được lên tiên sướng lạ lùng!”. Cái duyên được lên hầu Trời gắn liền với câu chuyện văn thơ, gắn liền với những phút cảm hứng của nhà thơ. Chuyện tưởng tượng nhưng như thật, có lẽ cái tôi độc dáo của Tản Đà là ở chỗ vào đề tự nhiên, hấp dẫn nhưng có duyên. Để thế gian thấy tài năng của nhà thơ đã khó vậy mà ngay đến Trời còn say mê, chư tiên yêu thích thì thật lạ lùng. Vậy mới thấy được cái ngông của nhà thơ biểu hiện mạnh mẽ qua bài Hầu Trời. Đã có dịp được lên Thiên đình, vì thế Tản Đà tranh thủ “quảng cáo” tài năng của bản thân: “Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc Đọc hết văn vần sang văn xuôi Hết văn thuyết lí lại văn chơi Đương cơn đắc ý đọc đã thích Chè Trời nhấp giọng càng tốt hơi.” Tác giả đọc thơ rất tự tin, khoe tài của mình, đọc cao hứng và nhập thân vào tác phẩm. Qua đó bộc lộ cái tôi in đậm phong cách cái tôi cá nhân tự ý thức của chính ông. Sẵn tiện nhà thơ giới thiệu luôn những tác phẩm của mình: “Bẩm con không dám man cửa Trời Những áng văn con in cả rồi Hai quyển Khối tình văn thuyết lí Hai Khối tình con là văn chơi Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyết Đài gương, Lên sáu văn vị đời Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
  • 3. Đến quyển Lên tám nay là mười Nhờ Trời văn con còn bán được Chửa biết con in ra mấy mươi?” Nhà thơ có vẻ rất đắc ý bởi ông ý thức được cái tài của mình. Khẳng định bản ngã cái tôi phóng túng, ý thức tài năng giá trị của mình giữa cuộc đời. Trước Tản Đà các nhà nho tài tử đều hết thảy thị tài nhưng chữ tài mà họ nói tới nhiều khi mang một nội hàm khá rộng. Họ không dám nói đến cái hay, cái “tuyệt” của thơ mình, hơn nữa, lại nói trước mặt Trời. Rõ ràng ý thức cá nhân ở nhà thơ đã phát triển rất cao độ. Chính vì vậy mà đến Trời cũng phải tán thưởng: “Văn dài hơi tốt ran cung mây! Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay. Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng Đọc xong một bài cùng vỗ tay.” “ Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt! Văn trần được thế chắc có ít Nhời văn chuốt đẹp như sao băng! Khí văn hung mạnh như mây chuyển! Êm như gió thoảng, tinh như sương! Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!” Chính vì tình yêu văn chương, ông mới tự tin sáng tác, chuyển tải những tư tưởng tình cảm mới mẻ vào trang thơ. Dường như với ông, hầu Trời là khoảnh khắc đẹp nhất. Vì thế ông mới đem cái tài của mình để thể hiện trước Trời cùng chư Tiên. Và lúc này quan niệm mới mẻ của ông được bộc lộ: sáng tác văn chương là một nghề. Dù không biểu hiện trực tiếp nhưng đằng sau các câu chữ ta vẫn thấy có một sự hình dung khác trước về hoạt động tinh thần đặc biệt này. Với Tản Đà, văn chương là một nghề kiếm sống mới, có người bán kẻ mua, có thị trường tiêu thụ và bản thân thị trường đó cũng hết sức phức tạp, không dễ chiều. Đặc biệt hơn dương như nhà thơ đã ý thức được sự cần thiết phải chuyên tâm với nghề văn, phải có vốn để theo đuổi nó: “Nhờ Trời văn con còn bán được” “Vốn liếng còn một bụng văn đó” Thật ngang tang khi thi sĩ muốn “gánh văn” lên Trời để bán. “Chư tiên ao ước tranh nhau dặn: -“Anh gánh lên đây bán chợ Trời!”” Làm náo động thiên cung bằng những lời văn giàu thay lắm lối, nay nhà thơ còn muốn văn của ông được lan rộng cung đình để mọi người biết
  • 4. đến ông- một tài năng thực thụ của trần thế. Thế mới thấy được cái tôi mạnh mẽ đến nhường nào. Qua bài thơ “Hầu Trời” không dừng lại ở đó, Tản Đà còn vạch ra thực tế phũ phàng: tài năng không thống nhất với số phận. Ở cuộc đời nhà thơ thiếu tri âm, tri kỉ và bất hòa với cuộc đời: “Văn chương hạ giới rẻ như bèo Kiếm được đồng lãi thực rất khó Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.” Vì vậy ông khát khao lên Trời đọc thơ và tìm được người tri âm. Chỉ có Trời và chư tiên mới hiểu cái hay, cái đẹp trong thơ ông. Và lời Trời khen hắn là sự thẩm định có sức nặng nhất, không thể bác bỏ, nghi ngờ. Đúng là lối tự khẳng định rất ngông ngạo của nhà thơ. Để Trời hiểu thơ, khen văn thơ tuyệt, Tản Đà liền đó “tâu trình” rõ ràng thân thế của mình, phù hợp hoàn toàn mạch chuyện: “Dạ bẩm lạy Trời con xin thưa Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn Quê ở Á châu về Địa Cầu Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”. Khác người xưa, Tản Đà đã tách tên, họ theo một kiểu công khai lý lịch rất hiện đại, lại còn nói rõ bản quán, châu lục, tên hành tinh. Qua đó ông thể hiện niềm yêu nước tha thiết, đầy tự hào về bản thân, ý thức cá nhân tự tôn dân tộc sâu sắc. Một cái tên- tên thật chứ không phải tự hay hiệu- mà được nói ra trịnh trọng đến vậy hẳn nhà thơ phải thấy có một giá trị không thể phủ nhận gắn liền với nó. Cũng qua câu thơ, tác giả ngầm giới thiệu bút hiệu của mình. Tản Đà là con người khoe tài, thị tài và rất ngông cho nên trước chư tiên không bao giờ kiềm chế mà luôn thể hiện hết tài hoa của mình. Từ đầu đến cuối nhà thơ đều tự tin về tài năng của bản thân và một lần nữa Tản Đà lại khẳng định rất “ngông”, của kẻ vốn đã “ngông” khi nhận mình là “trích tiên” bị đày xuống hạ giới vì tội ngông. Nhà thơ khẳng định tài năng và thân phận “khác thường của mình”. Sự khác thường đặc biệt này còn nằm ở việc thi sĩ được thừa nhận là một người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả”việc thiên lương của nhân loại”, “Trời rằng không phải Trời đày, Trời định sai con một việc này, Là việc “thiên lương” của nhân loại, Cho con xuống thuật cùng đời hay”. Một lần nữa cái ngông ấy lại được thổi vào trong ý thơ. Nhưng cái ngông ấy chẳng qua là vì nó đối lập lại với cả xã hội bất công, vì ông phải đi làm công việc là tìm lại thiên lương vốn đang bị mai một của con người:
  • 5. “Hai chữ thiên lương thằng Hiếu nhớ Dám xin không phụ Trời trông mong” Nhà thơ ý thức về nhân cách, một nhân cách vượt ra khỏi mọi sự ràng buộc về danh lợi. Nó đối lập với cái xã hội bất công vụ lợi, chạy theo đồng tiền và danh lợi thời bấy giờ. Cuối cùng nhà thơ vẫn muốn khẳng định, tự khen thơ mình. Thơ thi nhân chẳng những đẹp mà còn ẩn chứa những ý niệm cao siêu về cuộc đời, về thiên lương, nhân sinh thế giới quan… Tóm lại là tất cả những gì nhân loại cần có để vươn đến cái chân- thiện- mỹ. Thoát ra khỏi quan niệm “thi dĩ ngôn chí” , Tản Đà thực sự thăng hoa trong thế giới nghệ thuật, bộc lộ cảm xúc cái tự do cá nhân mới mẻ của riêng mình. Kế thừa nét ngông của truyền thống, song trong sự ngông của Tản Đà, người ta không thấy cái ngông đến mức lấy thú ăn chơi hưởng lạc có phần tiêu cực như một cách để đối lại với đời như Nguyễn Công Trứ. Và cũng không thấy cái ngông trong việc đi tìm một phong cách, một lối thể hiện riêng của người tôn thờ cái đẹp như Nguyễn Tuân. Cái ngông của Tàn Đà là cái ngông của một người chìm đắm trong mộng: mộng về cuộc đời, mộng về sự đổi thay, say để mộng, mộng để ngông với người đời. Nhưng có thể thấy rằng, họ gặp nhau ở một điểm cơ bản mà nếu như thiếu nó thì sẽ không thể “ngông” được đó là cái tài, cái tình và ý thức về cái tôi bản ngã của chính mình. Họ làm nên những phong cách nghệ thuật riêng độc đáo, nhưng ấn tượng đặc biệt, không thể nào phai trong lòng người đọc và không lẫn với cái ngông của nhà thơ nào khác. Bài thơ “Hầu Trời” đã kết tinh cái tôi của Tàn Đà. Nhưng không chỉ trên phương diện nội dung, những nét độc đáo và mới mẻ còn làm nên cái tôi trong nghệ thuật. Có lẽ “Hầu Trời” có vẻ quá dài nhưng chính điều đó lại tạo cho bài thơ giàu yếu tố tự sự. Hơn thế, nguyên tắc tôn trọng dòng chảy tự nhiên,sống động của cảm xúc cá nhân, cá thể của thơ cho phép nhà thơ thoát khỏi những ràng buộc quá khắt khe về hình thức để tự do vẫy vùng thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Thể thơ thất ngôn trường thiên được viết một cách phóng túng, tự do theo cá tính riêng của nhà thơ. Bên cạnh đó, “Hầu Trời” còn đáng chú ý với hiện tượng chia khổ, các khổ có độ dài khác nhau tạo nên cảm xúc tự do và nét mới trong thơ văn. Cách thể hiện của Tản Đà đã vượt ra khỏi quy pham nội dung và nghệ thuật, muốn phá cách để thể hiện rõ cái tôi của ông. Nét độc đáo trong cái tôi của Tản Đà là sự dung hòa nhiều yếu tố khác nhau. Tất cả tạo nên ở thi sĩ tính cách của một nhà Nho tài tử, đa tình, ngông và xê dịch. Cái cũ và mới, xưa và nay đan xen đưa Tàn Đà trở thành người nối kết hai thời đại thi ca, trở thành ngôi sao sáng với vẻ đẹp rất riêng trên bầu Trời văn học Việt Nam