SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
Câu 1: Nhà quản trị cần có những kỹ năng gì?
 Kỹ năng kỹ thuật (technical skills) hoặc chuyên môn/nghiệp vụ: Là khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ
thể
 Kỹ năng nhân sự (human skills):Là những kiến thức liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên và điều khiển
nhân sự. là tài năng đặc biệt của nhà quản trịtrong việc quan hệ với những người khác nhằm tạo sự thuận lợi và
thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung. Một vài kỹ năng nhân sự cần thiết cho bất cứ quản trị viên nào là biết cách
thông đạt hữu hiệu, có thái độ quan tâm tích cực đến người khác, xây dựng không khí hợp tác trong lao động, biết
cách tác động và hướng dẫn nhân sự trong tổ chức để hoàn thành các công việc. Kỹ năng nhân sự đối với mọi cấp
quản trị viên đều cần thiết như nhau trong bất kỳ tổ chức nào, dù là phạmvi kinh doanh hoặc phi kinh doanh.
 Kỹ năng nhận thức hay tư duy (conceptual skills):tầm nhìn, tư duy có hệ thống, nănglực xét đoán, khả năng trong
việc khái quát các mối quan hệ qua đó giúp cho việc nhận dạng vấn đề và đưa ra giải pháp, từ đó lập kế hoạch (đặc
biệt là kế hoạch chiến lược) và tổ chức thực hiện.
Các nhà quản trị cần có 3 kỹ năng trên nhưng tầm quan trọng của chúng tùy thuộc vào các cấp quản trị khác nhau trong tổ
chức .
-Những cấp quản trị càng cao thì càng cần nhiều những kỹ năng về tư duy.
-Ngược lại ở những cấp quản trị càng thấp, thì càngcần nhiều kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật.
- Kỹ năng về nhân sự thì ở đâu, ở cấp nào cũng cần và cũng đều là quan trọng.
Mặc dù vậy, trên thực tế thường đòi hỏi cụ thể về mức độ kỹ năngnhân sự có thể có sự khác nhau tùy theo loại cán bộ quản
trị. Nhưng xét theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế thì nó lại đóng vai trò quan trọng nhất, góp phần làm cho các nhà quản
trị thực hiện thành công các loại kỹ năngkhác của mình và góp phần vào việc đạt được thành công về mục tiêu chung của cả tổ
chức.
Quản lý con người là một công việc khó khăn phức tạp không phải ai cũngcó thể làmđược. Với quan niệm về bản chấtquản lý
con người như trên, chúng ta có thể luận giải nó qua các mặt cụ thể sau:
Quản lý con người trước tiên là phải xác định được vị trí đúng đắn của mỗi người trong tập thể, trong hệ thống xã hội, quy
định rõ chức năng, quyền hạn và vai trò xã hội của họ.
Quản lý con người có nghĩa là đào tạo, bồi dưỡng con người;hướng dẫn, giúp đỡ họ thực hiện vai trò xã hội, những chức
năng, nghĩa vụ và quyền hạn của họ với tư cách là một chủ thể hoạt động ở vị trí của họ trong hệ thống tổ chức.
Quản lý con người còn có ý nghĩa là tạo ra cho mọi cá nhân (trước hết là trong công việc và trong sinh hoạt) những điều kiện
thuận lợi nhất để họ thực hiện tốt nhất vai trò xã hội của mình; gắn lợi ích của mỗi cá nhân với lợi ích của tập thể, dân tộc.
Câu 2: Các chức năng quản trị theo quá trình quản trị
gồm 4 chức năng
1. Hoạch định
Là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản trị, bao gồm: việc xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng chiến lược tổng thể để
đạt mục tiêu, và thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động.
Hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, những mục tiêu cần đạt được và những phương thức để đạt được
mục tiêu đó. Nếu không lập kế hoạch thận trọng và đúng đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong quản trị. Có nhiều công ty không
hoạt động được hay chỉ hoạt động với một phần công suất do không có hoạch định hoặc hoạch định kém.
2. Tổ chức
Đây là chức năngthiết kế cơ cấu,tổ chức công việc và tổ chức nhân sự cho một tổ chức.Công việc này bao gồm: xác định
những việc phải làm, người nào phải làm,phối hợp hoạt động ra sao, bộ phận nào được hình thành, quan hệ giữa các bộ
phận được thiết lập thế nào và hệ thống quyền hành trong tổ chức đó được thiết lập ra sao? Tổ chức đúng đắn sẽtạo nên môi
trường nội bộ thuận lợi thúc đẩy hoạt động đạt mục tiêu, tổ chức kém thì công ty sẽ thất bại, dù hoạch định tốt.
3. Lãnh đạo
Một tổ chức bao giờ cũng gồm nhiều người, mỗi một cá nhân có cá tính riêng, hoàn cảnh riêng và vị trí khác nhau. Nhiệm
vụ của lãnh đạo là phải biết động cơ và hành vi của những người dưới quyền, biết cách động viên, điều khiển, lãnh đạo
những người khác, chọn lọc những phong cách lãnh đạo phù hợp với những đối tượng và hoàn cảnh cùng sở trường của
người lãnh đạo, nhằm giải quyết các xung đột giữa các thành phần, thắng được sức ỳ của các thành viên trước những thay đổi.
Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa công ty đến thành công dù kế hoạch và tổ chức chưa thật tốt,nhưng sẽ chắc chắn
thất bại nếu lãnh đạo kém.
4. Kiểm tra
Sau khi đã đề ra những mục tiêu, xác định những kế hoạch, vạch rõ việc xếp đặt cơ cấu, tuyển dụng, huấn luyện và động viên
nhân sự, công việc còn lại vẫn còn có thể thất bại nếu không kiểm tra.Côngtác kiểm tra bao gồm việc xácđịnh thành
quả, so sánh thành quả thực tế với thành quả đã được xác định và tiến hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch, nhằm
bảo đảm tổ chức hoàn thành mục tiêu.
Những chức năng trên đây là phổ biến đối với mọi nhà quản trị, dù cho đó là tổng giámđốc một công ty lớn,hiệu trưởng một
trường học, trưởng phòng trong cơ quan,hay chỉ là tổ trưởng một tổ công nhân trong xí nghiệp.
Dĩ nhiên, phổ biến không có nghĩa là đồng nhất. Vì mỗi tổ chức đều có những đặc điểm về môi trường, xã hội, ngành nghề,
quy trình công nghệ riêng v.v. nên các hoạt động quản trịcũng có những hoạt động khác nhau. Khác nhau về mức độ phức
tạp, phương pháp thực hiện, chứ không khác nhau về bản chất.
Theo hoạt động quản trị:
+ Quản trị lĩnh vực Marketing
+ Quản trị lĩnh vực nghiên cứu và phát triến
+ Quản trị sản xuất
+ Quản trị tài chinh
+ Quản trị nguồn nhân lực
+ Quản trị chất lượng
+ Quản trị các chịu hỗ trợ cho tổ chức
Câu 3: Giám đốc một nhà máy cơ khí phải giỏi về cơ khí hơn các kỹ sư trong nhà máy đó. Bạn có đồng ý k?vì sao?
Nếu xét về kinh tế học kỹ sư và giámđốc la 2 chức vụ khac nhau có chuyên môn khac nhau
Giámđốc không nhất thiết phải là người gioi nhấttrong sản xuất,
-kỹ sư là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó trong chuổi sản xuất cua xi nghiệp.
-giámđốc là người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về việc quản lý,phân công
trách nhiệm, vạch hướng đi cho công ty, ..........
vi có sự khac nhau đó nên một giámđốc nhà may không nhất thiết phải giỏi cơ khí hơn các kỹ sư của mình.
- Là 1 giámđốc thực thụ bạn cần giỏi về chuyên môn quan lý, phải biếtcách sử dụng người,biết thị trường cần gì ?, phai biêt
làmnhưng gì cân làmđể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, phải biết đối thủ của mình là ai và họ đang lam
gì ?........v...v...............
-là 1 kỹ sư giỏi bạn cần nghiên cứu tim hiểu để làmsao nâng cao hiệu quả sản xuất, chấtlượngcủa sãn phẩm luôn luôn được
nâng cao và đổi mới.
Câu 4: Nhà quản trị thực hiện những vai trò gì?
10 vai trò khác nhau. được t sắp xếp chung vào trong 3 nhóm:
1. vai trò quan hệ với con người,
2. vai trò thông tin
3. vai trò quyết định.
I. Vai trò quan hệ với con người
- Vai trò đại diện: Là người đứng đầu một đơn vị, nhà quản trị thực hiện các hoạt động với tư cách là người đại diện, là biểu
tượng cho tập thể,có tính chất nghi lễ trong tổ chức.
- Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên dưới quyền. Một số công việc như tuyển dụng, đào tạo,
hướng dẫn, và khích lệ nhân viên là một vài ví dụ về vai trò này của nhà quản trị.
-Vai trò liên lạc: Quan hệ với người khác ở trong hay ngoài tổ chức,để nhằm góp phần hoàn thành công việc được giao cho đơn
vị của họ. Ví dụ như tiếp xúc với khách hàng và những nhà cung cấp.
II. Vai trò thông tin
-Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị đảm nhiệm vai trò thu thập bằng cách thường xuyên xem xét, phân
tích bối cảnh xung quanh tổ chức để nhận ra những tin tức, những hoạt động và những sự kiện có thể đem lại cơ hội tốt hay
sự đe dọa đối với hoạtđộng của tổ chức.Công việc này được thực hiện qua việc đọc báo chí, văn bản và qua trao đổi, tiếp xúc
với mọi người v.v…
-Vai trò phổ biến thông tin: Là người phổ biến thông tin cho mọi người, mọi bộ phận có liên quan, có thể là thuộc cấp,người
đồng cấp hay thượng cấp.
- Vai trò cung cấp thông tin: Là người có trách nhiệm và quyền lực thay mặt tổ chức phát ngôn những tin tức ra bên ngoài với
mục đích giải thích, bảo vệ các hoạt động của tổ chức hay tranh thủ thêm sự ủng hộ cho tổ chức.
III. Vai trò quyết định
-Vai trò doanh nhân: Xuất hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức. Thực hiện bằng cách áp dụng một kỹ
thuật mới vào một tình huống cụ thể, hoặc nâng cấp điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.
-Vai trò người giải quyết xáo trộn: Nhà quản trị là người phải kịp thời đối phó với những biến cố bất ngờ nảy sinh làm xáo
trộn hoạt động bình thường của tổ chức như mâu thuẩn về quyền lợi,khách hàngthay đổi… nhằm đưa tổ chức sớmtrở lại sự
ổn định.
-Vai trò người phân phối tài nguyên: Khi tài nguyên khan hiếm mà lại có nhiều yêu cầu, nhà quản trị phải dùng đúng, phân
phối các tài nguyên cho các bộ phận đảm bảo sự hợp lý và tính hiệu quả cao. Tài nguyên đó có thể là tiền bạc, thời gian,
quyền hành, trang bị, hay con người.
-Vai trò đàm phán: Thay mặt cho tổ chức thương thuyết trong quá trình hoạtđộng, trong các quan hệ với những đơn vị khác,
với xã hội.
Mười vai trò này liên hệ mật thiết với nhau và bất cứ lúc nào trong hoạt động của mình, nhà quản trị có thể phải thực hiện
nhiều vai trò cùng một lúc, song tầm quan trọng của các vai trò thay đổi tuỳ theo cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức.
Tầm quan trọng này thay đổi theo từng cấp bậc trong tổ chức. Tại vì mỗi cấp bậc trong tổ chức quản trịđảm nhiệm những
vai trò khác nhau.
Câu 5: Những tư tưởng tâm lý xã hội trong quản trị
Robert Owen (1771- 1858):là người đầu tiên nói đến nhân lực trong tổ chức. Ông chỉ trích các nhà công nghiệp bỏ tiền ra phát
triển máy móc nhưng lại khôngchú ý đến sự pháttriển nhân viên của doanh nghiệp.
- Hugo Munsterberg (1863- 1916): nghiên cứu tâm lý ứng dụng trong môi trường tổ chức,Ôngcho rằngnăng suấtlao động sẽ
cao hơn nếu công việc giao phó cho họ được nghiên cứu phân tích chu đáo, và hợp với những kỹ năng cũng như tâm lý của họ.
- Mary ParkerFollett(1863- 1933): chú ý đến tâm lý trong quản trị,
- Abraham Maslow(1908 – 1970): đã xây dựng một lý thuyết về nhu cầu của con người gồm 5 cấp bậc được xếp từ thấp lên
cao theo thứ tự: (1) nhu cầu vật chất, (2) nhu cầu an toàn, (3) nhu cầu xã hội, (4) nhu cầu được tôn trọng và (5) nhu cầu tự
hoàn thiện.
- D.Mc.Gregor (1906- 1964): Mc. Gregor cho rằng các nhà quản trị trước đây đã tiến hành các cách thức quản trị trên những giả
thuyết sai lầmvềtác phong và hành vi của con người.
Những giả thiết đó cho rằng, phần đông mọi người đều không thích làmviệc, thích được chỉ huy hơn là tự chịu trách nhiệm, và
hầu hết mọi người làm việc vì lợi ích vật chất,và như vậy các nhà quản trị đã xây dựng những bộ máy tổ chức với quyền hành
tập trung đặt ra nhiều quy tắc thủ tục. Mc Gregor cho rằng thay vì nhấn mạnh đến cơ chế kiểm tra thì nhà quản trị nên quan
tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt động.
- Elton Mayo (1880 – 1949): Ông cho rằng sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý của con người như muốn được người khác quan tâm,
kính trọng, muốn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp chung, muốn làmviệc trong bầu không khí thân thiện giữa các đồng sự,
v.v… có ảnh hưởng lớn đến năngsuấtvà thành quả lao động của con người.
Quan điểm cơ bản của lý thuyết này cũng giống như quan điểm của lý thuyết quản trị khoa học. Họ cho rằngsự quản trị hữu
hiệu tùy thuộc vào năng suấtlao động của con người làmviệc trong tập thể. Tuy nhiên, khác với ý kiến của lý thuyết quản trị
khoa học, lý thuyết tâm lý xã hội cho rằng, yếu tố tinh thần có ảnh hưởng mạnh đối với năng suấtcủa lao động.
Từ nhận thức đó, các nhà lý thuyết tâm lý quản trị cho rằngcác nhà quản trị nên thay đổi quan niệm về công nhân. Họ không
phải là nhữngcon người thụ động, thích được chỉ huy, thích được giao việc cụ thể. Trái lại,họ sẽlàm việc tốt hơn, năng suấtcao
hơn, phát huy sángkiến nhiều hơn, nếu được đối xử như những con người trưởng thành, được tự chủ động trong công việc.
Ngoài ra, nhà quản trị phải cải thiện các mối quan hệ con người trong tổ chức, từ mối quan hệ giữa thủ trưởng với nhân viên,
đến mối quan hệ giữa các đồng sự ngang hàng, vì con người sẽ làmviệc tốt hơn trong một môi trường quan hệ thân thiện.
Tư tưởng chính của nhóm tâm lý xã hội:
– Doanh nghiệp là một hệ thống xã hội.
– Khi động viên không chỉ bằng yếu tố vật chất mà còn phải quan tâm đến những nhu cầu xã hội.
– Tập thể ảnh hưởng trên tác phong cá nhân
– Lãnh đạo không chỉ là quyền hành do tổ chức, mà còn do các yếu tố tâm lý xã hội của tổ chức chi phối.
Tuy vậy nó cũng còn một số hạn chế:
– Quá chú ý đến yếu tố xã hội – Khái niệm “con người xã hội” chỉ có thể bổ sungcho khái niệm “con người kinh tế”chứ không
thể thay thế.
– Lý thuyết này coi con người là phần tử trong hệ thống khép kín mà không quan tâm đến yếu tố ngoại lai.
Câu 6:So với trường phái khoa học của Taylo thì trường phái quản trịtổng quát của Henryfaylo có điểm ?
Giống và khác nhau như thế nào?
Trả lời :
• Giốngnhau
-Cả 2 trường phải đều có hệ thống các nguyên tắc và luôn đảm bảo các nguyên tắc được thực hiện
-Đều nhấn mạnh đến những nguyên tắc chính thức của tổ chức và đều đề cập đến các mối quan hệ chính thức giữa các bộ
phận, nhiệm vụ và các yếu tố cơ cấu của tổ chức.
-Các nhà nghiên cứu quản trị còn nhấn mạnh vai trò của nhà quản trị trong hệ thống thứ bậc của tổ chức.
-Đều là những thành tựu nổi bật trong điều kiện kinh tế xã hội tại thời điểm đó và
-những nguyên lý tổ chức, điều hành của những tư tưởng này vẫn đang được áp dụng trong các tổ chức hiện đại
• Khác nhau
Câu 7:Đóng góp của trường phái định lượng là:
– Định lượnglà sự nối dài của trường phái cổ điển (quản trịmột cách khoa học)
– Trường phái định lượngthâm nhập hầu hết trong mọi tổ chức hiện đại với những kỹ thuật phức tạp. Ngày nay khoa học
quản trị, quản trị tác nghiệp và quản trịhệ thống thông tin rất quan trọng cho các nhà quản trị các tổ chức lớn và hiện đại.
Các kỹ thuật của trường phái này đã đóng góp rấtlớn trong việc nângcao trình độ
hoạch định và kiểm tra hoạt động.
Hạn chế của trường phái này là:
– Không chú trọng đến yếu tố con người trong tổ chức quản trị.
– Các khái niệm và kỹ thuật quản trị của lý thuyết này khó hiểu, cần phải có những chuyên gia giỏi,do đó việc phổ biến lý
thuyết này còn rấthạn chế.
Câu 8:Môi Trường Hoạt Động Của Tổ Chức Là Gì ? Có Bao Nhiêu Cấp Độ ? Ý Nghĩa Nghiên Cứu
Môi Trường Trong Công Tác QuảnTrị Của Nhà Doanh Nghiệp ?
1. Môi trường hoạt động của tổ chức:
Môi trường là khái niệmdùng để chỉ các yếu tố, các lực lượng, các thể
chế tồn tại bên ngoài của tổ chức mà các nhà quản trị khó hoặc không
kiểm soát được chúng nhưng chúng lại ảnh hưởng đến hoạt động và kết
quả hoạt động của tổ chức. Mục đích của việc nghiên cứu môi trường là
để giúp đỡ những nhà quản trị có thểnhận diện được những cơ hội và các
mối đe doạ mà môi trường có thể đem lại cho tổ chức.
2. Phân loại:Gồm :
_ Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát)
_ Môi trường vi mô (môi trường đặc thù)
3. Môi trường vĩ mô:
* Đặc điểm :
_ Các yếu tố của môi trường vĩ mô thường tác động 1 cách
gián tiếp đến
hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức.
_ Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khác nhau có thể
có chung 1 môi
trường vĩ mô, cho nên người ta hay gọi môi trường này là
môi trường tổng
quát.
_ Các yếu tố của môi trường vĩ mô có mối quan hệ tương
tác với nhau để
cùng tác động lên 1 tổ chức.
* Các yếu tố cơ bản :
_ Kinh tế (là yếu tố quan trọng nhất)
_ Chính trị – chính phủ
_ Xã hội – dân cư
_ Tự nhiên
_ Kỹ thuật – công nghệ
Môi trường vi mô:
Đặc điểm :
_ Các yếu tố của môi trường vi mô thường tác động 1
cách trực tiếp đến hoạt động vàa kết quả hoạt động của
tổ chức.
_ Mỗi 1 tổ chức dường như có 1 môi trường vi mô đặc
thù của mình.
_ Các yếu tố của môi trường vi mô thường đơn lẻ tác
động đến mỗi tổ chức.
* Các yếu tố cơ bản :
_ Đối thủ cạnh tranh
_ Khách hàng
_ Người cung cấp
_ Đối thủ tiềm ẩn _ Sản phẩm thay thế Các nhóm áp lực
Ý nghĩa nghiên cứu :
_ Nhóm các yếu tố môi trường vĩ mô là những yếu tố bên ngoài có tác động gián tiếp đến DN. Mặc dù không tác động trực
tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nhưng mỗi khi có sự biến đổi về nhân khẩu, về thu nhập dân cư, cơ sở hạ
tầng hay sự ra đời của 1 công nghệ mới….đều có những tác động dây chuyền đến DN. Đồng thời sự khan hiếm hay dồi dào tài
nguyên, sự cởi mở hay bảo thủ của luậtpháp đều là những yếu tố mà nhà quản trị phải quan tâm khi ra quyết định quản trị.
_ Nhóm các yếu tố môi trường vi mô luôn có những tác động trực tiếp đến sự tồn tại của DN, bởi 1 DN sẽ không thể tồn tại
được nếu không có người tiêu thụ sản phẩm, người cung cấp nguyên vật liệu hay không duy trì được vị thế cạnh tranh so với
đối thủ. Đồng thời thông qua việc bảo vệ quyền lợi riêng,các nhóm có quyền lợi trong QN luôn tìm cách tác động trực tiếp đến
các quyết định QT. Thêm vào đó, sự can thiệp của các cơ quan Chính phủ nhằm duy trì hiệu lực của luậtpháp sẽ có những tác
động nhất định,thậm chí có thể làm cho DN phải đóng cửa.
_ Như vậy, tất cả các yếu tố trên tác động vào DN dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp đều đem lại nhữnghệ quả nhất định
đối với hoạt động QT. Mặc khác các yếu tố này luôn luôn biến đổi không ngừng, do đó đòi hỏi các nhà quản trị phải có sự sáng
tạo trong mỗi quyết định quản trị.
Câu 9:
Môi trường bên ngoài tác động đến tổ chức một cách gián tiếp hoặc là trực tiếp.
Môi trường bên ngoài bao gồm môi trường tác nghiệp và môi trường tổng quát.
-Môi trường tác nghiệp gồm có khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp và thịtrường lao động.
-Môi trường tổng quát bao gồm công nghệ, văn hóa xã hội, kinh tế, chính trịluật pháp và quốc tếvà môi trường tựnhiên.
Yếu tố văn hóa có vai trò ảnh hưởng quan trọng thông qua hệthống các giá trị,các quan điểm và tiến trình ra quyết định của
các nhà quản trị.
Trong điều kiện ngày nay, môi trường quốc tế có tác động mạnh đến các tổ chức.
VD: MT Công nghệ: sự ra đời của các cộngnghệ hiện đại làmxuất hiện và tăng khả năngcạnh tranh, đe dọa các sp lỗi thời khiến
cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khâu sx và giải quyết các sp lỗi thời đó
VD: MT văn hóa-xh: các doanh nghiệp cho sx các mặt hàngquần jean theo mốt châu âu, rồi bán cho thị trường VN nhưng do
khác biệt văn hóa nên kinh doanh ko tốt
Câu 10: Yếu tố chính trị và pháp luật:
Yếu tố chính trị và luậtpháp:
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luậtpháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực
hiện mục tieu của doanh nghiệp. ổn định chính trịlà tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể
gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật
hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh
tình trạnggian lận,buôn lậu ...
Mức độ ổn định về chính trị và luậtpháp của một quốc gia cho phép doanhnghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của
môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào,
Vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trịvà luật pháp là yeu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường.
_ Những việc DN cần phải làmtrước những thay đối về cải chính sách kinh doanh và pháp luật:
+ Cần nghiên cửu lại thị trường
+ Sử dụng vốn hợp lý
+ Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể
+ Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho đơn vị
+ Cần đối mới tư duy về thị trường, con người và cách hoạtđộng
+ Phải xây dựng đội ngủ có trình độ
Câu 11:
KH quyết định đầu ra của doanh nghiệp
Nhà cung cấp là yếu tố đầu vào
Nhà cung cấp: là một bên (cá nhân hay tổ chức) cung cấp hàng hóa hay dịch vụ
-Khách hàng: là cá nhân hay tô chức có nhu cầu, mong muốn sử dụng sản phấm đó và có khả năngthanh toản sản phẩm
* Ánh hương của Khách hàng đối với DN:
+ Là người tiêu dùng sản phâm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp
+ Là người quyết định DN kính doanh sản xuất san phấm dịch vụ gì
+ Là người Đem lại lợi nhuận cho doanh nghíệp
+ Chi phôí khâu thu mua NVL của doanh nghiệp nhằm phục vụ sản xuât
+ Là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp
* Ảnh hương của nhà cung cấp đối với DN:
+ Số lượngcung cấp it, họ có thể ra áp lực về giá cả và phương thức thanh toán
+ DN có thể rất khó để tìm NVL thay thế. Khi đó, DN bắt buộc phải sử dụng sản phấm cua nhà cung câp
+ Nhà cung câp tài chính, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm cho doanh nghiệp
+ Nhà cung cấp là yếu tố đầu vào,là cơ sở cho sự tồn tại và ốn định của doanh nghiệp
+ Nhà cung cẳp có thể có những ưu đãi cho DN như: giá cả,vận chuyền, lẳp đặt, bảo hành bao dưỡng, bảo hiềm, thanh
toán,... nó làmgiàm chi phí trong hoạt động kinh doanh cua DN với nhà cung cấp trong liên kết hợp đồng
+ Bảo cảc hoạt động cùa mình sẽ được diễn ra theo đủng kế hoạch, đảm bao về chất lượng, sô lượng hàng hóa, dịch vụ đap
ứng nhu cầu thị truờng
*Doanh nghiệp cần đối với khách hàng:
+ Xác dịnh nhu cầu khách hàng, đảp ứng và thỏa mãn nhu cầu, “ bán những gì thị trường cần”
+ Lựa chọn địa điểm phù hợp, phân khúc thị trường
+ Xảc định hình anh, định vị thương hiệu cùa DN
+ Đưa ra giả cả hợp li
+Lựa chọn kênh phân phối phù hợp vởi nhu cầu của khảch hang
*Doanh nghiệp cân đối vởi nhà cung cấp cần căn cứ vào điểm lĩnh vục hoạt động kinh doanh của mình để phân tich nhà
cung câp nào có lợi cho DN của mình. Đối vởi nhà cung cấp có ìợi thể đàm phán, DN sẽ gặp nhiều khó khăn Và ảp lục cạnh
tranh trong nội bộ ngành sẽ tăng lên thì DN cần phân tich nghiên cứu lại quá trình quản trị mua hàng và dự trữ sao cho hìẽu
quả, giàm thiểu rủi ro không đáng có cho DN.
Câu 12:Tại sao nói hoạch định là chức năng đầu tiên và là chức năng quan trọng nhất trong các chức năng của quản trị?
Hoạch định là việc xác định mục tiêu và mục đích mà tổ chức phải hoàn thành trong tương lai và quy định về thách thức để
đạt được mục tiêu đó.
- hoạch định xác định mục tiêu, mục đích, hoạt động của tổ chức, nó mở đường cho các chức năng quản trị khác, là cơ sở để
hình thành chiến lược hoạt động của tổ chức
- hoạch định giúp các nhà quản trị tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu trọng điểm của tổ chức
- hoạch định giúp tổ chức phát huy tối đa nội lực hiện có: như tài sản, con người, phương tiện...
- hoạch định giúp tổ chức thích nghi với sự thay đổi của môi trường: do môi trường luôn thay đổi tạo ra thách thức đối với tổ
chức nên phải hoạch định để dự trù với những thách thức, đối phó với những bất chấp rủi ro
- hoach định giúp các nhà quản trị điều travà điều chỉnh các hoạt động của mình: hoạch định nhận diện được các thời cơ trong
tương lai đểtriển khai kịp thời các chươngtrình hoạt động, để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức để dự kiến và
tránh khỏi các nguy cơ,khó khăn
=> Vì vậy, nói hoạch định là chức năng đầu tiên và là chức năng quan trọng nhất trong các chức
năng.
Câu 13: Cấp quản trị nào có quyền ban hành các quyết định quản trị? Hãy phân tích nhận định sau: “ mọi trường hợp, người
lãnh đạo đều phải dân chủ bàn bạc trước khi ra quyết định”. Điều đo đúng hay sai? Giải thích?
_ Quản trị viên cấp cao có quyền ban hành cảc quyết định quản trị
_ Nhận định sau:“ mọi trường hợp, người lãnh đạo đều phai dân chủ bàn bạc trước khi ra quyết định” là sai.
Vì đối với tùy nhân viên khảc nhau cần có cảch lãnh đạo khác nhau. Đôi khi cần sử dụng phong cách lãnh đạo mệnh lệnh độc
đoản hoặc phong cách lãnh đạo tự do tùy trường hợp:
+ Độc đoan: khi mới thành lập nhóm, cảc nhân viên mới còn bỡ ngờ với công việc hoặc những quyết định phải ra trong thơi
gian ngắn.
+ Tự do: khi nhân viên có năng lực làm việc độc lập, đảm bảo hiệu quả công việc hoặc có công cụ tôt đề kiểm soát nhân viên
Câu 14: Kinh nghiệm là từ quá trình làmviệc mà ta tích lũy được. Nếu bạn làmviệc trong lãnh vực nhân sự một thời gian dài,
bạn sẽ có khả năng nhìn thấy một phần nào phẩm chất của người nhân viên được tuyển dụng vì bạn đã từng tuyển dụng, sa
thải nhiều nhân viên và từ đó có thể đúc kết, hình thành được một số đặc tính đặc trưng của từng nhóm người và từ đó bạn sẽ
có quyết định cho việc có tuyển dụng hay không
. Nhưng kinh nghiệm cũng là một công cụ nguy hiểm, vì nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm là tasẽ chủ quan, không tiếp nhận những
cái mới và sẽ bỏ mất những cơ hội tốt. Trở lại với tuyển dụng nhân sự, không có ai hoàn toàn giốngai,nếu bạn dùng kinh
nghiệm đánh giá của mình áp hoàn toàn vào một cá nhân thì bạn có thể bỏ lỡ cơ hội tuyển được nhân tài hoặc là không phát
huy được tài năng của người đó, ngoài kinh nghiệm ta còn phải dùng các bảng thang điểm, các công cụ khác để đo lường
hiệu quả công tác rồi từ đó mới ra quyết định.
Nói chung là kinh nghiệm cho bạn một cảm nhận sơ bộ về sự việc, nhưng muốn ra một quyết định chuẩn xác thì cần có các
công cụ khoa học khác hổ trợ (các phân tích, nghiên cứu thị trường, các thang bảng điểm đánh giá), hoặc ngược lại, khi đã có
các phân tích rồi,nhưng các phân tích chưa rõ ràngthì lúc này kinh nghiệm giúp ta có quyết định.
Câu 17:Cơ cấu này được xây dựng trên nguyên lý sau:
Mỗi cấp chỉ có một thủ trưởng cấp trên trực tiếp.
Quan hệ trong cơ cấu tổ chức này được thiết lập chủ yếu theo chiều dọc.
Công việc quản trị được tiến hành theo tuyến.
cơ cấu này chỉ phù hợp với những xí nghiệp có qui mô nhỏ, sản phẩm không phức tạp và tính chất sản xuấtliên tục.
Câu 18: Cơ cấu tổ chức quản trịtheo chức năng
Cơ cấu này được thực hiện trên nguyên lý là:
+ Có sự tồn tại các đơn vị chức năng.
+ Không theo tuyến.
+ Các đơn vị chức năng có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến, do đó mỗi người cấp dưới có thể có nhiều cấp trên trực tiếp của
mình.
Câu 19: Hãy so sánh mô hình quản trị kiểu chức năng và mô hình kiếu trực tuyến.
_ Giống: mô hinh còn khá đơn gíản
* Cơ cấu trực tuyến: là 1 mô hình tổ chức quản lí trong đó nhà quản trịquyết định và gíam sát trực tiếp vs cấp dưới chỉ nhận
sự điều hành và chịu trách nhiệm từ 1 người lãnh đạo trực tiếp cấp trên ( quyền quản lý thuộc về nhà quan trị rấtlớn),mọi
vấn đề được giải quyết theo đường thẳng
*Cơ cấu chức năng: việc quản lý được thực hiện theo chức năng, mỗi cấp có nhiêu cắp trên trực tiếp của mình Nhiệm vụ quản
lý trong cơ cấu này được phân chia trongcác đơn vị riêng biệt để cùng tham gia quan lý Mỗi đơn vị được chuyên môn hoá thực
hiện chức năng và hình thành những người lãnh đạo chức năng.
Câu 20: Lãnh đạo là gì? Theo bạn, để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba cần những tố chất quan trọng nào? *Khái niệm lãnh
đạo:
_Lãnh đạo là tảc động, thúc đấy, làm thay đổi quan niệm, thải độ cua người khảo để học làm việc tốt hơn.
_Lãnh đạo là chỉ dẫn điều khiến, ra lệnh người khác phải làmtheo công việc đã giao.
_Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cả nhân hoặc một nhom nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tô
chức trong những điều kiện nhất định
* Đế trở thành một nhà lãnh đạo tài ba cần những tố chất quan trọng là: Biết lẳng nghe và thấu hiếu Thích nghi với sự thay
đổi Đặt ra mục tiêu và kế hoạch làmviệc Kỹ năngra quyết định Không ngừng học hòi và nâng cao chuyên môn Phân chia công
việc hợp lý Khen thưởng nhân viên hiệu quả
Câu 21:cho biết nội dung thuyết X.Y của MC.Gregor, sự phê phán của các nhà quản trị đối với thuyết này?
-Nội dung của thuyết X: phần đông mọi người đều không thích làm việc, thích được chỉ huy hơn là tự mình phải gánh vác
trách nhiệm, và hầu hết mọi người chỉ làm tốt công việc vì quyền lợi vật chất.
- Nội dung lý thuyết Y: ngược lại với lý thuyết X, thuyết Y cho rằng công nhân sẽ thích thú với công việc nếu có được những
điều kiện thuận lợi và họ có thể đóng góp nhiều hơn cho tổ chức. Từ đó, MC.Gregor đề nghị các nhà quản trị nên quan tâm
đến sự phối hợp hoạt động hơn là chú trọng đến các cơ chế kiểm tra không cần thiết trong tổ chức.
• Sự phê phán của các nhà quản trị với thuyết này:
WilliamOuchi –Người Nhật Bản phản bác thuyết X.Y của Gregor, ông cho rằng trong thực tế không có người nào dạng X(lười
biếng) hay dạng Y(siêng năng), cả lười biếng hay siêng năng là thái độ lao động của người lao động chứ không phải là bản
chất của con người. thái độ của con người tùy thuộc vào cách thức mà họ được đối xử như thế nào trong thực tế. Nếu họ được
đối xử mà theo họ cho là tốt thì sẽ làm việc siêng năng và ngườc lại thì chay lười.
Câu 22:
Tháp Maslow được phân thành mức cao và mức thấp với 5 nhu cầu cụ thể. Những nhu cầu cao hơn được thỏa mãn khi nhu
cầu thấp hơn được đáp ứng.
Mức thấp:
Nhu cầu về thể chấtvà sinh lý:Ăn, uống, ngủ nghỉ, đi lại,...
Nhu cầu về an toàn và an ninh:An toàn tính mạng, tài sản,nghề nghiệp, an toàn lao động, tâm lý,...
Mức cao:
Nhu cầu giao tiếp: Giao tiếp xã hội,bạn bè, người thân,...Hi vọng được yêu thương và quan tâm.
Nhu cầu tôn trọng: Mong muốn có được địa vị,được mọi người công nhận và tôn trọng, được yêu mến,...
Nhu cầu thể hiện bản thân: Đây là nhu cầu cao nhất hướng đến việc phát huy tiềm năng bản thân để trở thành người thành đạt,
nắm quyền lực trong xã hội, tổ chức,...
Như vậy,dựa trên nền tảng lý thuyết Maslow,con người cá nhân hay tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu tự nhiên. Ai
cũng mong muốn nhu cầu của mình được đáp ứng càng nhiều càngtốt, tốt nhất là ở mức tối đa.
Câu 23: Trong ba phương án động viến nhân viên
a) Giáo dục động viên
b) Khuyến khích băng vật chất
c) Thỏa mãn nhu cầu chính đáng Hãy chọn đáp an tối ưu va giải thích’ y nghĩa đáp ản đã lựa chọn.
_Phương án “thỏa mãn nhu câu chính đảng” là tối ưu nhất vì khi nhu cầu chỉnh đảng được thóa mãn sẽgiup tạo ra niêm vui
cho cấp dưới, sẽ thay đối tich cực thái độ và hành vi đối với công việc. Đó như la một động lực thúc đẩy họ làmcông việc tốt
hơn
Câu 24: Kiểm tra là một chức nãng quản trị cần được tiến hành a) Trước khi sản xuất
-Phương pháp kiểm tra nào là quan trọng nhất và tiết kìệm nhất là phươngphap“ kiếm tra trước khi sàn xuất” vì kiếm tra trước
khi hoạt động xảy ra,bằng cảch có thể tiên liệu trước những vắn đế có thế xảy ra để ngăn chặn những rủi ro trước, giúp cho tổ
chức thực hiện kế hoạch chính xác,dữ liệu được những vấn đề có thế ảnh hưởng từ thời điểm lên kế hoạch cho đến lúc thực
hiện.

More Related Content

What's hot

Giao trinh quan tri doanh nghiep
Giao trinh quan tri doanh nghiepGiao trinh quan tri doanh nghiep
Giao trinh quan tri doanh nghiepNhu Thanh Dinh
 
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quả
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quảSắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quả
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quảNhomHTTP
 
đề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp ánđề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp ánHọc Huỳnh Bá
 
Bài tập quản trị học chương 1
Bài tập quản trị học chương 1Bài tập quản trị học chương 1
Bài tập quản trị học chương 1DimThTrangg
 
Thuyet trinh nhom'
Thuyet trinh nhom'Thuyet trinh nhom'
Thuyet trinh nhom'checkdj
 
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công ViệcCâu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công ViệcQuang Hoang
 
Tom tat luat kinh te
Tom tat luat kinh teTom tat luat kinh te
Tom tat luat kinh teLTun139
 
Bai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phan
Bai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phanBai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phan
Bai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phandiemthic3
 
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)Viết Dũng Tiêu
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namTran Trang
 
Chuong 2 nha quan tri
Chuong 2 nha quan triChuong 2 nha quan tri
Chuong 2 nha quan triHo Cao Viet
 
Leadership Ch3 Ngaunhien
Leadership Ch3 NgaunhienLeadership Ch3 Ngaunhien
Leadership Ch3 NgaunhienChuong Nguyen
 
Bảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm LaplaceBảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm Laplacehiendoanht
 
Quyền lực và phong cách lãnh đạo
Quyền lực và phong cách lãnh đạoQuyền lực và phong cách lãnh đạo
Quyền lực và phong cách lãnh đạoTrong Hoang
 
Quan Tri Hoc -Ch6 To Chuc
Quan Tri Hoc -Ch6 To ChucQuan Tri Hoc -Ch6 To Chuc
Quan Tri Hoc -Ch6 To ChucChuong Nguyen
 
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giảiĐề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải希夢 坂井
 
Bảng Student
Bảng StudentBảng Student
Bảng Studenthiendoanht
 
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtQuản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtHọc Huỳnh Bá
 
Quản trị tài chính doanh nghiệp, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Bài tập và đáp...
Quản trị tài chính doanh nghiệp, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Bài tập và đáp...Quản trị tài chính doanh nghiệp, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Bài tập và đáp...
Quản trị tài chính doanh nghiệp, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Bài tập và đáp...Man_Ebook
 

What's hot (20)

Giao trinh quan tri doanh nghiep
Giao trinh quan tri doanh nghiepGiao trinh quan tri doanh nghiep
Giao trinh quan tri doanh nghiep
 
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quả
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quảSắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quả
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quả
 
đề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp ánđề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp án
 
Bài tập quản trị học chương 1
Bài tập quản trị học chương 1Bài tập quản trị học chương 1
Bài tập quản trị học chương 1
 
Thuyet trinh nhom'
Thuyet trinh nhom'Thuyet trinh nhom'
Thuyet trinh nhom'
 
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công ViệcCâu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
 
Tom tat luat kinh te
Tom tat luat kinh teTom tat luat kinh te
Tom tat luat kinh te
 
Bai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phan
Bai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phanBai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phan
Bai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phan
 
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
 
Chuong 2 nha quan tri
Chuong 2 nha quan triChuong 2 nha quan tri
Chuong 2 nha quan tri
 
Leadership Ch3 Ngaunhien
Leadership Ch3 NgaunhienLeadership Ch3 Ngaunhien
Leadership Ch3 Ngaunhien
 
Bảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm LaplaceBảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm Laplace
 
Quyền lực và phong cách lãnh đạo
Quyền lực và phong cách lãnh đạoQuyền lực và phong cách lãnh đạo
Quyền lực và phong cách lãnh đạo
 
Quan Tri Hoc -Ch6 To Chuc
Quan Tri Hoc -Ch6 To ChucQuan Tri Hoc -Ch6 To Chuc
Quan Tri Hoc -Ch6 To Chuc
 
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giảiĐề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải
 
Bảng Student
Bảng StudentBảng Student
Bảng Student
 
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtQuản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
 
Bài tập kế toán quản trị có đáp án
Bài tập kế toán quản trị có đáp ánBài tập kế toán quản trị có đáp án
Bài tập kế toán quản trị có đáp án
 
Quản trị tài chính doanh nghiệp, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Bài tập và đáp...
Quản trị tài chính doanh nghiệp, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Bài tập và đáp...Quản trị tài chính doanh nghiệp, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Bài tập và đáp...
Quản trị tài chính doanh nghiệp, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Bài tập và đáp...
 

Similar to ôn tập học phần Quản trị học

QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP TS. BÙI QUANG XUÂN
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP     TS. BÙI QUANG XUÂNQUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP     TS. BÙI QUANG XUÂN
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Kynanglanhdaovaquantri(1)
Kynanglanhdaovaquantri(1)Kynanglanhdaovaquantri(1)
Kynanglanhdaovaquantri(1)Hung Pham Thai
 
Kynanglanhdaovaquantri(1)
Kynanglanhdaovaquantri(1)Kynanglanhdaovaquantri(1)
Kynanglanhdaovaquantri(1)Hung Pham Thai
 
Chuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdf
Chuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdfChuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdf
Chuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdfBiThm7
 
slide chương 1 Quản trị học của cô Lê Thị Bích Ngọc
slide chương 1 Quản trị học của cô Lê Thị Bích Ngọc slide chương 1 Quản trị học của cô Lê Thị Bích Ngọc
slide chương 1 Quản trị học của cô Lê Thị Bích Ngọc Dee Dee
 
8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien dai8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien daivuthanhtien
 
Bài 7 Chức năng điều khiển.ppt
Bài 7 Chức năng điều khiển.pptBài 7 Chức năng điều khiển.ppt
Bài 7 Chức năng điều khiển.pptTrnhThKiuL1
 
Chuong 1 khai quat chung qth v3
Chuong 1  khai quat chung qth v3Chuong 1  khai quat chung qth v3
Chuong 1 khai quat chung qth v3huyennguyen
 
CĐ1: Tổng quan về NTLĐ
CĐ1: Tổng quan về NTLĐCĐ1: Tổng quan về NTLĐ
CĐ1: Tổng quan về NTLĐTrong Hoang
 
Giới Thiệu Về Quản Trị Nhân Lực
Giới Thiệu Về Quản Trị Nhân LựcGiới Thiệu Về Quản Trị Nhân Lực
Giới Thiệu Về Quản Trị Nhân LựcNhóc Tinh Nghịch
 
Bài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcBài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcMrCoc
 
Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải p...
Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải p...Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải p...
Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải p...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to ôn tập học phần Quản trị học (20)

QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP TS. BÙI QUANG XUÂN
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP     TS. BÙI QUANG XUÂNQUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP     TS. BÙI QUANG XUÂN
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Kynanglanhdaovaquantri(1)
Kynanglanhdaovaquantri(1)Kynanglanhdaovaquantri(1)
Kynanglanhdaovaquantri(1)
 
Kynanglanhdaovaquantri(1)
Kynanglanhdaovaquantri(1)Kynanglanhdaovaquantri(1)
Kynanglanhdaovaquantri(1)
 
Nhom 7 de tai 2
Nhom 7 de tai 2Nhom 7 de tai 2
Nhom 7 de tai 2
 
Nhom 11 de tai 2
Nhom 11 de tai 2Nhom 11 de tai 2
Nhom 11 de tai 2
 
Nhom 12 de tai 2
Nhom 12 de tai 2Nhom 12 de tai 2
Nhom 12 de tai 2
 
Chuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdf
Chuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdfChuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdf
Chuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdf
 
slide chương 1 Quản trị học của cô Lê Thị Bích Ngọc
slide chương 1 Quản trị học của cô Lê Thị Bích Ngọc slide chương 1 Quản trị học của cô Lê Thị Bích Ngọc
slide chương 1 Quản trị học của cô Lê Thị Bích Ngọc
 
Chuong_1.pptx
Chuong_1.pptxChuong_1.pptx
Chuong_1.pptx
 
8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien dai8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien dai
 
Quản trị
Quản trịQuản trị
Quản trị
 
Bài 7 Chức năng điều khiển.ppt
Bài 7 Chức năng điều khiển.pptBài 7 Chức năng điều khiển.ppt
Bài 7 Chức năng điều khiển.ppt
 
Chuong 1 khai quat chung qth v3
Chuong 1  khai quat chung qth v3Chuong 1  khai quat chung qth v3
Chuong 1 khai quat chung qth v3
 
CĐ1: Tổng quan về NTLĐ
CĐ1: Tổng quan về NTLĐCĐ1: Tổng quan về NTLĐ
CĐ1: Tổng quan về NTLĐ
 
Bài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcBài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lực
 
Giới Thiệu Về Quản Trị Nhân Lực
Giới Thiệu Về Quản Trị Nhân LựcGiới Thiệu Về Quản Trị Nhân Lực
Giới Thiệu Về Quản Trị Nhân Lực
 
Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Và Đào Tạo Nguồn Nhân Lực
Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Và Đào Tạo Nguồn Nhân LựcCơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Và Đào Tạo Nguồn Nhân Lực
Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Và Đào Tạo Nguồn Nhân Lực
 
Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Và Đào Tạo Nguồn Nhân Lực
Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Và Đào Tạo Nguồn Nhân LựcCơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Và Đào Tạo Nguồn Nhân Lực
Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Và Đào Tạo Nguồn Nhân Lực
 
Bài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcBài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lực
 
Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải p...
Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải p...Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải p...
Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải p...
 

ôn tập học phần Quản trị học

  • 1. Câu 1: Nhà quản trị cần có những kỹ năng gì?  Kỹ năng kỹ thuật (technical skills) hoặc chuyên môn/nghiệp vụ: Là khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể  Kỹ năng nhân sự (human skills):Là những kiến thức liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên và điều khiển nhân sự. là tài năng đặc biệt của nhà quản trịtrong việc quan hệ với những người khác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung. Một vài kỹ năng nhân sự cần thiết cho bất cứ quản trị viên nào là biết cách thông đạt hữu hiệu, có thái độ quan tâm tích cực đến người khác, xây dựng không khí hợp tác trong lao động, biết cách tác động và hướng dẫn nhân sự trong tổ chức để hoàn thành các công việc. Kỹ năng nhân sự đối với mọi cấp quản trị viên đều cần thiết như nhau trong bất kỳ tổ chức nào, dù là phạmvi kinh doanh hoặc phi kinh doanh.  Kỹ năng nhận thức hay tư duy (conceptual skills):tầm nhìn, tư duy có hệ thống, nănglực xét đoán, khả năng trong việc khái quát các mối quan hệ qua đó giúp cho việc nhận dạng vấn đề và đưa ra giải pháp, từ đó lập kế hoạch (đặc biệt là kế hoạch chiến lược) và tổ chức thực hiện. Các nhà quản trị cần có 3 kỹ năng trên nhưng tầm quan trọng của chúng tùy thuộc vào các cấp quản trị khác nhau trong tổ chức . -Những cấp quản trị càng cao thì càng cần nhiều những kỹ năng về tư duy. -Ngược lại ở những cấp quản trị càng thấp, thì càngcần nhiều kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật. - Kỹ năng về nhân sự thì ở đâu, ở cấp nào cũng cần và cũng đều là quan trọng. Mặc dù vậy, trên thực tế thường đòi hỏi cụ thể về mức độ kỹ năngnhân sự có thể có sự khác nhau tùy theo loại cán bộ quản trị. Nhưng xét theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế thì nó lại đóng vai trò quan trọng nhất, góp phần làm cho các nhà quản trị thực hiện thành công các loại kỹ năngkhác của mình và góp phần vào việc đạt được thành công về mục tiêu chung của cả tổ chức. Quản lý con người là một công việc khó khăn phức tạp không phải ai cũngcó thể làmđược. Với quan niệm về bản chấtquản lý con người như trên, chúng ta có thể luận giải nó qua các mặt cụ thể sau: Quản lý con người trước tiên là phải xác định được vị trí đúng đắn của mỗi người trong tập thể, trong hệ thống xã hội, quy định rõ chức năng, quyền hạn và vai trò xã hội của họ. Quản lý con người có nghĩa là đào tạo, bồi dưỡng con người;hướng dẫn, giúp đỡ họ thực hiện vai trò xã hội, những chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn của họ với tư cách là một chủ thể hoạt động ở vị trí của họ trong hệ thống tổ chức. Quản lý con người còn có ý nghĩa là tạo ra cho mọi cá nhân (trước hết là trong công việc và trong sinh hoạt) những điều kiện thuận lợi nhất để họ thực hiện tốt nhất vai trò xã hội của mình; gắn lợi ích của mỗi cá nhân với lợi ích của tập thể, dân tộc. Câu 2: Các chức năng quản trị theo quá trình quản trị gồm 4 chức năng 1. Hoạch định Là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản trị, bao gồm: việc xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng chiến lược tổng thể để đạt mục tiêu, và thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động. Hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, những mục tiêu cần đạt được và những phương thức để đạt được mục tiêu đó. Nếu không lập kế hoạch thận trọng và đúng đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong quản trị. Có nhiều công ty không hoạt động được hay chỉ hoạt động với một phần công suất do không có hoạch định hoặc hoạch định kém. 2. Tổ chức Đây là chức năngthiết kế cơ cấu,tổ chức công việc và tổ chức nhân sự cho một tổ chức.Công việc này bao gồm: xác định những việc phải làm, người nào phải làm,phối hợp hoạt động ra sao, bộ phận nào được hình thành, quan hệ giữa các bộ phận được thiết lập thế nào và hệ thống quyền hành trong tổ chức đó được thiết lập ra sao? Tổ chức đúng đắn sẽtạo nên môi trường nội bộ thuận lợi thúc đẩy hoạt động đạt mục tiêu, tổ chức kém thì công ty sẽ thất bại, dù hoạch định tốt. 3. Lãnh đạo Một tổ chức bao giờ cũng gồm nhiều người, mỗi một cá nhân có cá tính riêng, hoàn cảnh riêng và vị trí khác nhau. Nhiệm vụ của lãnh đạo là phải biết động cơ và hành vi của những người dưới quyền, biết cách động viên, điều khiển, lãnh đạo những người khác, chọn lọc những phong cách lãnh đạo phù hợp với những đối tượng và hoàn cảnh cùng sở trường của người lãnh đạo, nhằm giải quyết các xung đột giữa các thành phần, thắng được sức ỳ của các thành viên trước những thay đổi. Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa công ty đến thành công dù kế hoạch và tổ chức chưa thật tốt,nhưng sẽ chắc chắn thất bại nếu lãnh đạo kém. 4. Kiểm tra Sau khi đã đề ra những mục tiêu, xác định những kế hoạch, vạch rõ việc xếp đặt cơ cấu, tuyển dụng, huấn luyện và động viên nhân sự, công việc còn lại vẫn còn có thể thất bại nếu không kiểm tra.Côngtác kiểm tra bao gồm việc xácđịnh thành quả, so sánh thành quả thực tế với thành quả đã được xác định và tiến hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch, nhằm bảo đảm tổ chức hoàn thành mục tiêu.
  • 2. Những chức năng trên đây là phổ biến đối với mọi nhà quản trị, dù cho đó là tổng giámđốc một công ty lớn,hiệu trưởng một trường học, trưởng phòng trong cơ quan,hay chỉ là tổ trưởng một tổ công nhân trong xí nghiệp. Dĩ nhiên, phổ biến không có nghĩa là đồng nhất. Vì mỗi tổ chức đều có những đặc điểm về môi trường, xã hội, ngành nghề, quy trình công nghệ riêng v.v. nên các hoạt động quản trịcũng có những hoạt động khác nhau. Khác nhau về mức độ phức tạp, phương pháp thực hiện, chứ không khác nhau về bản chất. Theo hoạt động quản trị: + Quản trị lĩnh vực Marketing + Quản trị lĩnh vực nghiên cứu và phát triến + Quản trị sản xuất + Quản trị tài chinh + Quản trị nguồn nhân lực + Quản trị chất lượng + Quản trị các chịu hỗ trợ cho tổ chức Câu 3: Giám đốc một nhà máy cơ khí phải giỏi về cơ khí hơn các kỹ sư trong nhà máy đó. Bạn có đồng ý k?vì sao? Nếu xét về kinh tế học kỹ sư và giámđốc la 2 chức vụ khac nhau có chuyên môn khac nhau Giámđốc không nhất thiết phải là người gioi nhấttrong sản xuất, -kỹ sư là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó trong chuổi sản xuất cua xi nghiệp. -giámđốc là người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về việc quản lý,phân công trách nhiệm, vạch hướng đi cho công ty, .......... vi có sự khac nhau đó nên một giámđốc nhà may không nhất thiết phải giỏi cơ khí hơn các kỹ sư của mình. - Là 1 giámđốc thực thụ bạn cần giỏi về chuyên môn quan lý, phải biếtcách sử dụng người,biết thị trường cần gì ?, phai biêt làmnhưng gì cân làmđể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, phải biết đối thủ của mình là ai và họ đang lam gì ?........v...v............... -là 1 kỹ sư giỏi bạn cần nghiên cứu tim hiểu để làmsao nâng cao hiệu quả sản xuất, chấtlượngcủa sãn phẩm luôn luôn được nâng cao và đổi mới. Câu 4: Nhà quản trị thực hiện những vai trò gì? 10 vai trò khác nhau. được t sắp xếp chung vào trong 3 nhóm: 1. vai trò quan hệ với con người, 2. vai trò thông tin 3. vai trò quyết định. I. Vai trò quan hệ với con người - Vai trò đại diện: Là người đứng đầu một đơn vị, nhà quản trị thực hiện các hoạt động với tư cách là người đại diện, là biểu tượng cho tập thể,có tính chất nghi lễ trong tổ chức. - Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên dưới quyền. Một số công việc như tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, và khích lệ nhân viên là một vài ví dụ về vai trò này của nhà quản trị. -Vai trò liên lạc: Quan hệ với người khác ở trong hay ngoài tổ chức,để nhằm góp phần hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ. Ví dụ như tiếp xúc với khách hàng và những nhà cung cấp. II. Vai trò thông tin -Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị đảm nhiệm vai trò thu thập bằng cách thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để nhận ra những tin tức, những hoạt động và những sự kiện có thể đem lại cơ hội tốt hay sự đe dọa đối với hoạtđộng của tổ chức.Công việc này được thực hiện qua việc đọc báo chí, văn bản và qua trao đổi, tiếp xúc với mọi người v.v… -Vai trò phổ biến thông tin: Là người phổ biến thông tin cho mọi người, mọi bộ phận có liên quan, có thể là thuộc cấp,người đồng cấp hay thượng cấp. - Vai trò cung cấp thông tin: Là người có trách nhiệm và quyền lực thay mặt tổ chức phát ngôn những tin tức ra bên ngoài với mục đích giải thích, bảo vệ các hoạt động của tổ chức hay tranh thủ thêm sự ủng hộ cho tổ chức. III. Vai trò quyết định -Vai trò doanh nhân: Xuất hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức. Thực hiện bằng cách áp dụng một kỹ thuật mới vào một tình huống cụ thể, hoặc nâng cấp điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng. -Vai trò người giải quyết xáo trộn: Nhà quản trị là người phải kịp thời đối phó với những biến cố bất ngờ nảy sinh làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức như mâu thuẩn về quyền lợi,khách hàngthay đổi… nhằm đưa tổ chức sớmtrở lại sự ổn định. -Vai trò người phân phối tài nguyên: Khi tài nguyên khan hiếm mà lại có nhiều yêu cầu, nhà quản trị phải dùng đúng, phân phối các tài nguyên cho các bộ phận đảm bảo sự hợp lý và tính hiệu quả cao. Tài nguyên đó có thể là tiền bạc, thời gian, quyền hành, trang bị, hay con người.
  • 3. -Vai trò đàm phán: Thay mặt cho tổ chức thương thuyết trong quá trình hoạtđộng, trong các quan hệ với những đơn vị khác, với xã hội. Mười vai trò này liên hệ mật thiết với nhau và bất cứ lúc nào trong hoạt động của mình, nhà quản trị có thể phải thực hiện nhiều vai trò cùng một lúc, song tầm quan trọng của các vai trò thay đổi tuỳ theo cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức. Tầm quan trọng này thay đổi theo từng cấp bậc trong tổ chức. Tại vì mỗi cấp bậc trong tổ chức quản trịđảm nhiệm những vai trò khác nhau. Câu 5: Những tư tưởng tâm lý xã hội trong quản trị Robert Owen (1771- 1858):là người đầu tiên nói đến nhân lực trong tổ chức. Ông chỉ trích các nhà công nghiệp bỏ tiền ra phát triển máy móc nhưng lại khôngchú ý đến sự pháttriển nhân viên của doanh nghiệp. - Hugo Munsterberg (1863- 1916): nghiên cứu tâm lý ứng dụng trong môi trường tổ chức,Ôngcho rằngnăng suấtlao động sẽ cao hơn nếu công việc giao phó cho họ được nghiên cứu phân tích chu đáo, và hợp với những kỹ năng cũng như tâm lý của họ. - Mary ParkerFollett(1863- 1933): chú ý đến tâm lý trong quản trị, - Abraham Maslow(1908 – 1970): đã xây dựng một lý thuyết về nhu cầu của con người gồm 5 cấp bậc được xếp từ thấp lên cao theo thứ tự: (1) nhu cầu vật chất, (2) nhu cầu an toàn, (3) nhu cầu xã hội, (4) nhu cầu được tôn trọng và (5) nhu cầu tự hoàn thiện. - D.Mc.Gregor (1906- 1964): Mc. Gregor cho rằng các nhà quản trị trước đây đã tiến hành các cách thức quản trị trên những giả thuyết sai lầmvềtác phong và hành vi của con người. Những giả thiết đó cho rằng, phần đông mọi người đều không thích làmviệc, thích được chỉ huy hơn là tự chịu trách nhiệm, và hầu hết mọi người làm việc vì lợi ích vật chất,và như vậy các nhà quản trị đã xây dựng những bộ máy tổ chức với quyền hành tập trung đặt ra nhiều quy tắc thủ tục. Mc Gregor cho rằng thay vì nhấn mạnh đến cơ chế kiểm tra thì nhà quản trị nên quan tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt động. - Elton Mayo (1880 – 1949): Ông cho rằng sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý của con người như muốn được người khác quan tâm, kính trọng, muốn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp chung, muốn làmviệc trong bầu không khí thân thiện giữa các đồng sự, v.v… có ảnh hưởng lớn đến năngsuấtvà thành quả lao động của con người. Quan điểm cơ bản của lý thuyết này cũng giống như quan điểm của lý thuyết quản trị khoa học. Họ cho rằngsự quản trị hữu hiệu tùy thuộc vào năng suấtlao động của con người làmviệc trong tập thể. Tuy nhiên, khác với ý kiến của lý thuyết quản trị khoa học, lý thuyết tâm lý xã hội cho rằng, yếu tố tinh thần có ảnh hưởng mạnh đối với năng suấtcủa lao động. Từ nhận thức đó, các nhà lý thuyết tâm lý quản trị cho rằngcác nhà quản trị nên thay đổi quan niệm về công nhân. Họ không phải là nhữngcon người thụ động, thích được chỉ huy, thích được giao việc cụ thể. Trái lại,họ sẽlàm việc tốt hơn, năng suấtcao hơn, phát huy sángkiến nhiều hơn, nếu được đối xử như những con người trưởng thành, được tự chủ động trong công việc. Ngoài ra, nhà quản trị phải cải thiện các mối quan hệ con người trong tổ chức, từ mối quan hệ giữa thủ trưởng với nhân viên, đến mối quan hệ giữa các đồng sự ngang hàng, vì con người sẽ làmviệc tốt hơn trong một môi trường quan hệ thân thiện. Tư tưởng chính của nhóm tâm lý xã hội: – Doanh nghiệp là một hệ thống xã hội. – Khi động viên không chỉ bằng yếu tố vật chất mà còn phải quan tâm đến những nhu cầu xã hội. – Tập thể ảnh hưởng trên tác phong cá nhân – Lãnh đạo không chỉ là quyền hành do tổ chức, mà còn do các yếu tố tâm lý xã hội của tổ chức chi phối. Tuy vậy nó cũng còn một số hạn chế: – Quá chú ý đến yếu tố xã hội – Khái niệm “con người xã hội” chỉ có thể bổ sungcho khái niệm “con người kinh tế”chứ không thể thay thế. – Lý thuyết này coi con người là phần tử trong hệ thống khép kín mà không quan tâm đến yếu tố ngoại lai. Câu 6:So với trường phái khoa học của Taylo thì trường phái quản trịtổng quát của Henryfaylo có điểm ? Giống và khác nhau như thế nào? Trả lời : • Giốngnhau -Cả 2 trường phải đều có hệ thống các nguyên tắc và luôn đảm bảo các nguyên tắc được thực hiện -Đều nhấn mạnh đến những nguyên tắc chính thức của tổ chức và đều đề cập đến các mối quan hệ chính thức giữa các bộ phận, nhiệm vụ và các yếu tố cơ cấu của tổ chức. -Các nhà nghiên cứu quản trị còn nhấn mạnh vai trò của nhà quản trị trong hệ thống thứ bậc của tổ chức. -Đều là những thành tựu nổi bật trong điều kiện kinh tế xã hội tại thời điểm đó và -những nguyên lý tổ chức, điều hành của những tư tưởng này vẫn đang được áp dụng trong các tổ chức hiện đại • Khác nhau
  • 4. Câu 7:Đóng góp của trường phái định lượng là: – Định lượnglà sự nối dài của trường phái cổ điển (quản trịmột cách khoa học) – Trường phái định lượngthâm nhập hầu hết trong mọi tổ chức hiện đại với những kỹ thuật phức tạp. Ngày nay khoa học quản trị, quản trị tác nghiệp và quản trịhệ thống thông tin rất quan trọng cho các nhà quản trị các tổ chức lớn và hiện đại. Các kỹ thuật của trường phái này đã đóng góp rấtlớn trong việc nângcao trình độ hoạch định và kiểm tra hoạt động. Hạn chế của trường phái này là: – Không chú trọng đến yếu tố con người trong tổ chức quản trị. – Các khái niệm và kỹ thuật quản trị của lý thuyết này khó hiểu, cần phải có những chuyên gia giỏi,do đó việc phổ biến lý thuyết này còn rấthạn chế. Câu 8:Môi Trường Hoạt Động Của Tổ Chức Là Gì ? Có Bao Nhiêu Cấp Độ ? Ý Nghĩa Nghiên Cứu Môi Trường Trong Công Tác QuảnTrị Của Nhà Doanh Nghiệp ? 1. Môi trường hoạt động của tổ chức: Môi trường là khái niệmdùng để chỉ các yếu tố, các lực lượng, các thể chế tồn tại bên ngoài của tổ chức mà các nhà quản trị khó hoặc không kiểm soát được chúng nhưng chúng lại ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức. Mục đích của việc nghiên cứu môi trường là để giúp đỡ những nhà quản trị có thểnhận diện được những cơ hội và các mối đe doạ mà môi trường có thể đem lại cho tổ chức. 2. Phân loại:Gồm : _ Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát) _ Môi trường vi mô (môi trường đặc thù) 3. Môi trường vĩ mô: * Đặc điểm : _ Các yếu tố của môi trường vĩ mô thường tác động 1 cách gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức. _ Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khác nhau có thể có chung 1 môi trường vĩ mô, cho nên người ta hay gọi môi trường này là môi trường tổng quát. _ Các yếu tố của môi trường vĩ mô có mối quan hệ tương tác với nhau để cùng tác động lên 1 tổ chức. * Các yếu tố cơ bản : _ Kinh tế (là yếu tố quan trọng nhất) _ Chính trị – chính phủ _ Xã hội – dân cư _ Tự nhiên _ Kỹ thuật – công nghệ Môi trường vi mô: Đặc điểm : _ Các yếu tố của môi trường vi mô thường tác động 1 cách trực tiếp đến hoạt động vàa kết quả hoạt động của tổ chức. _ Mỗi 1 tổ chức dường như có 1 môi trường vi mô đặc thù của mình. _ Các yếu tố của môi trường vi mô thường đơn lẻ tác động đến mỗi tổ chức. * Các yếu tố cơ bản : _ Đối thủ cạnh tranh _ Khách hàng _ Người cung cấp _ Đối thủ tiềm ẩn _ Sản phẩm thay thế Các nhóm áp lực
  • 5. Ý nghĩa nghiên cứu : _ Nhóm các yếu tố môi trường vĩ mô là những yếu tố bên ngoài có tác động gián tiếp đến DN. Mặc dù không tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nhưng mỗi khi có sự biến đổi về nhân khẩu, về thu nhập dân cư, cơ sở hạ tầng hay sự ra đời của 1 công nghệ mới….đều có những tác động dây chuyền đến DN. Đồng thời sự khan hiếm hay dồi dào tài nguyên, sự cởi mở hay bảo thủ của luậtpháp đều là những yếu tố mà nhà quản trị phải quan tâm khi ra quyết định quản trị. _ Nhóm các yếu tố môi trường vi mô luôn có những tác động trực tiếp đến sự tồn tại của DN, bởi 1 DN sẽ không thể tồn tại được nếu không có người tiêu thụ sản phẩm, người cung cấp nguyên vật liệu hay không duy trì được vị thế cạnh tranh so với đối thủ. Đồng thời thông qua việc bảo vệ quyền lợi riêng,các nhóm có quyền lợi trong QN luôn tìm cách tác động trực tiếp đến các quyết định QT. Thêm vào đó, sự can thiệp của các cơ quan Chính phủ nhằm duy trì hiệu lực của luậtpháp sẽ có những tác động nhất định,thậm chí có thể làm cho DN phải đóng cửa. _ Như vậy, tất cả các yếu tố trên tác động vào DN dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp đều đem lại nhữnghệ quả nhất định đối với hoạt động QT. Mặc khác các yếu tố này luôn luôn biến đổi không ngừng, do đó đòi hỏi các nhà quản trị phải có sự sáng tạo trong mỗi quyết định quản trị. Câu 9: Môi trường bên ngoài tác động đến tổ chức một cách gián tiếp hoặc là trực tiếp. Môi trường bên ngoài bao gồm môi trường tác nghiệp và môi trường tổng quát. -Môi trường tác nghiệp gồm có khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp và thịtrường lao động. -Môi trường tổng quát bao gồm công nghệ, văn hóa xã hội, kinh tế, chính trịluật pháp và quốc tếvà môi trường tựnhiên. Yếu tố văn hóa có vai trò ảnh hưởng quan trọng thông qua hệthống các giá trị,các quan điểm và tiến trình ra quyết định của các nhà quản trị. Trong điều kiện ngày nay, môi trường quốc tế có tác động mạnh đến các tổ chức. VD: MT Công nghệ: sự ra đời của các cộngnghệ hiện đại làmxuất hiện và tăng khả năngcạnh tranh, đe dọa các sp lỗi thời khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khâu sx và giải quyết các sp lỗi thời đó VD: MT văn hóa-xh: các doanh nghiệp cho sx các mặt hàngquần jean theo mốt châu âu, rồi bán cho thị trường VN nhưng do khác biệt văn hóa nên kinh doanh ko tốt Câu 10: Yếu tố chính trị và pháp luật: Yếu tố chính trị và luậtpháp: Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luậtpháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tieu của doanh nghiệp. ổn định chính trịlà tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạnggian lận,buôn lậu ... Mức độ ổn định về chính trị và luậtpháp của một quốc gia cho phép doanhnghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, Vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trịvà luật pháp là yeu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường. _ Những việc DN cần phải làmtrước những thay đối về cải chính sách kinh doanh và pháp luật: + Cần nghiên cửu lại thị trường + Sử dụng vốn hợp lý + Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể + Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho đơn vị + Cần đối mới tư duy về thị trường, con người và cách hoạtđộng + Phải xây dựng đội ngủ có trình độ Câu 11: KH quyết định đầu ra của doanh nghiệp Nhà cung cấp là yếu tố đầu vào Nhà cung cấp: là một bên (cá nhân hay tổ chức) cung cấp hàng hóa hay dịch vụ -Khách hàng: là cá nhân hay tô chức có nhu cầu, mong muốn sử dụng sản phấm đó và có khả năngthanh toản sản phẩm * Ánh hương của Khách hàng đối với DN: + Là người tiêu dùng sản phâm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp + Là người quyết định DN kính doanh sản xuất san phấm dịch vụ gì + Là người Đem lại lợi nhuận cho doanh nghíệp + Chi phôí khâu thu mua NVL của doanh nghiệp nhằm phục vụ sản xuât + Là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp * Ảnh hương của nhà cung cấp đối với DN: + Số lượngcung cấp it, họ có thể ra áp lực về giá cả và phương thức thanh toán
  • 6. + DN có thể rất khó để tìm NVL thay thế. Khi đó, DN bắt buộc phải sử dụng sản phấm cua nhà cung câp + Nhà cung câp tài chính, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm cho doanh nghiệp + Nhà cung cấp là yếu tố đầu vào,là cơ sở cho sự tồn tại và ốn định của doanh nghiệp + Nhà cung cẳp có thể có những ưu đãi cho DN như: giá cả,vận chuyền, lẳp đặt, bảo hành bao dưỡng, bảo hiềm, thanh toán,... nó làmgiàm chi phí trong hoạt động kinh doanh cua DN với nhà cung cấp trong liên kết hợp đồng + Bảo cảc hoạt động cùa mình sẽ được diễn ra theo đủng kế hoạch, đảm bao về chất lượng, sô lượng hàng hóa, dịch vụ đap ứng nhu cầu thị truờng *Doanh nghiệp cần đối với khách hàng: + Xác dịnh nhu cầu khách hàng, đảp ứng và thỏa mãn nhu cầu, “ bán những gì thị trường cần” + Lựa chọn địa điểm phù hợp, phân khúc thị trường + Xảc định hình anh, định vị thương hiệu cùa DN + Đưa ra giả cả hợp li +Lựa chọn kênh phân phối phù hợp vởi nhu cầu của khảch hang *Doanh nghiệp cân đối vởi nhà cung cấp cần căn cứ vào điểm lĩnh vục hoạt động kinh doanh của mình để phân tich nhà cung câp nào có lợi cho DN của mình. Đối vởi nhà cung cấp có ìợi thể đàm phán, DN sẽ gặp nhiều khó khăn Và ảp lục cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ tăng lên thì DN cần phân tich nghiên cứu lại quá trình quản trị mua hàng và dự trữ sao cho hìẽu quả, giàm thiểu rủi ro không đáng có cho DN. Câu 12:Tại sao nói hoạch định là chức năng đầu tiên và là chức năng quan trọng nhất trong các chức năng của quản trị? Hoạch định là việc xác định mục tiêu và mục đích mà tổ chức phải hoàn thành trong tương lai và quy định về thách thức để đạt được mục tiêu đó. - hoạch định xác định mục tiêu, mục đích, hoạt động của tổ chức, nó mở đường cho các chức năng quản trị khác, là cơ sở để hình thành chiến lược hoạt động của tổ chức - hoạch định giúp các nhà quản trị tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu trọng điểm của tổ chức - hoạch định giúp tổ chức phát huy tối đa nội lực hiện có: như tài sản, con người, phương tiện... - hoạch định giúp tổ chức thích nghi với sự thay đổi của môi trường: do môi trường luôn thay đổi tạo ra thách thức đối với tổ chức nên phải hoạch định để dự trù với những thách thức, đối phó với những bất chấp rủi ro - hoach định giúp các nhà quản trị điều travà điều chỉnh các hoạt động của mình: hoạch định nhận diện được các thời cơ trong tương lai đểtriển khai kịp thời các chươngtrình hoạt động, để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức để dự kiến và tránh khỏi các nguy cơ,khó khăn => Vì vậy, nói hoạch định là chức năng đầu tiên và là chức năng quan trọng nhất trong các chức năng. Câu 13: Cấp quản trị nào có quyền ban hành các quyết định quản trị? Hãy phân tích nhận định sau: “ mọi trường hợp, người lãnh đạo đều phải dân chủ bàn bạc trước khi ra quyết định”. Điều đo đúng hay sai? Giải thích? _ Quản trị viên cấp cao có quyền ban hành cảc quyết định quản trị _ Nhận định sau:“ mọi trường hợp, người lãnh đạo đều phai dân chủ bàn bạc trước khi ra quyết định” là sai. Vì đối với tùy nhân viên khảc nhau cần có cảch lãnh đạo khác nhau. Đôi khi cần sử dụng phong cách lãnh đạo mệnh lệnh độc đoản hoặc phong cách lãnh đạo tự do tùy trường hợp: + Độc đoan: khi mới thành lập nhóm, cảc nhân viên mới còn bỡ ngờ với công việc hoặc những quyết định phải ra trong thơi gian ngắn. + Tự do: khi nhân viên có năng lực làm việc độc lập, đảm bảo hiệu quả công việc hoặc có công cụ tôt đề kiểm soát nhân viên Câu 14: Kinh nghiệm là từ quá trình làmviệc mà ta tích lũy được. Nếu bạn làmviệc trong lãnh vực nhân sự một thời gian dài, bạn sẽ có khả năng nhìn thấy một phần nào phẩm chất của người nhân viên được tuyển dụng vì bạn đã từng tuyển dụng, sa thải nhiều nhân viên và từ đó có thể đúc kết, hình thành được một số đặc tính đặc trưng của từng nhóm người và từ đó bạn sẽ có quyết định cho việc có tuyển dụng hay không
  • 7. . Nhưng kinh nghiệm cũng là một công cụ nguy hiểm, vì nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm là tasẽ chủ quan, không tiếp nhận những cái mới và sẽ bỏ mất những cơ hội tốt. Trở lại với tuyển dụng nhân sự, không có ai hoàn toàn giốngai,nếu bạn dùng kinh nghiệm đánh giá của mình áp hoàn toàn vào một cá nhân thì bạn có thể bỏ lỡ cơ hội tuyển được nhân tài hoặc là không phát huy được tài năng của người đó, ngoài kinh nghiệm ta còn phải dùng các bảng thang điểm, các công cụ khác để đo lường hiệu quả công tác rồi từ đó mới ra quyết định. Nói chung là kinh nghiệm cho bạn một cảm nhận sơ bộ về sự việc, nhưng muốn ra một quyết định chuẩn xác thì cần có các công cụ khoa học khác hổ trợ (các phân tích, nghiên cứu thị trường, các thang bảng điểm đánh giá), hoặc ngược lại, khi đã có các phân tích rồi,nhưng các phân tích chưa rõ ràngthì lúc này kinh nghiệm giúp ta có quyết định. Câu 17:Cơ cấu này được xây dựng trên nguyên lý sau: Mỗi cấp chỉ có một thủ trưởng cấp trên trực tiếp. Quan hệ trong cơ cấu tổ chức này được thiết lập chủ yếu theo chiều dọc. Công việc quản trị được tiến hành theo tuyến. cơ cấu này chỉ phù hợp với những xí nghiệp có qui mô nhỏ, sản phẩm không phức tạp và tính chất sản xuấtliên tục. Câu 18: Cơ cấu tổ chức quản trịtheo chức năng Cơ cấu này được thực hiện trên nguyên lý là: + Có sự tồn tại các đơn vị chức năng. + Không theo tuyến. + Các đơn vị chức năng có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến, do đó mỗi người cấp dưới có thể có nhiều cấp trên trực tiếp của mình.
  • 8. Câu 19: Hãy so sánh mô hình quản trị kiểu chức năng và mô hình kiếu trực tuyến. _ Giống: mô hinh còn khá đơn gíản * Cơ cấu trực tuyến: là 1 mô hình tổ chức quản lí trong đó nhà quản trịquyết định và gíam sát trực tiếp vs cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm từ 1 người lãnh đạo trực tiếp cấp trên ( quyền quản lý thuộc về nhà quan trị rấtlớn),mọi vấn đề được giải quyết theo đường thẳng *Cơ cấu chức năng: việc quản lý được thực hiện theo chức năng, mỗi cấp có nhiêu cắp trên trực tiếp của mình Nhiệm vụ quản lý trong cơ cấu này được phân chia trongcác đơn vị riêng biệt để cùng tham gia quan lý Mỗi đơn vị được chuyên môn hoá thực hiện chức năng và hình thành những người lãnh đạo chức năng. Câu 20: Lãnh đạo là gì? Theo bạn, để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba cần những tố chất quan trọng nào? *Khái niệm lãnh đạo: _Lãnh đạo là tảc động, thúc đấy, làm thay đổi quan niệm, thải độ cua người khảo để học làm việc tốt hơn. _Lãnh đạo là chỉ dẫn điều khiến, ra lệnh người khác phải làmtheo công việc đã giao. _Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cả nhân hoặc một nhom nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tô chức trong những điều kiện nhất định * Đế trở thành một nhà lãnh đạo tài ba cần những tố chất quan trọng là: Biết lẳng nghe và thấu hiếu Thích nghi với sự thay đổi Đặt ra mục tiêu và kế hoạch làmviệc Kỹ năngra quyết định Không ngừng học hòi và nâng cao chuyên môn Phân chia công việc hợp lý Khen thưởng nhân viên hiệu quả Câu 21:cho biết nội dung thuyết X.Y của MC.Gregor, sự phê phán của các nhà quản trị đối với thuyết này? -Nội dung của thuyết X: phần đông mọi người đều không thích làm việc, thích được chỉ huy hơn là tự mình phải gánh vác trách nhiệm, và hầu hết mọi người chỉ làm tốt công việc vì quyền lợi vật chất. - Nội dung lý thuyết Y: ngược lại với lý thuyết X, thuyết Y cho rằng công nhân sẽ thích thú với công việc nếu có được những điều kiện thuận lợi và họ có thể đóng góp nhiều hơn cho tổ chức. Từ đó, MC.Gregor đề nghị các nhà quản trị nên quan tâm đến sự phối hợp hoạt động hơn là chú trọng đến các cơ chế kiểm tra không cần thiết trong tổ chức. • Sự phê phán của các nhà quản trị với thuyết này: WilliamOuchi –Người Nhật Bản phản bác thuyết X.Y của Gregor, ông cho rằng trong thực tế không có người nào dạng X(lười biếng) hay dạng Y(siêng năng), cả lười biếng hay siêng năng là thái độ lao động của người lao động chứ không phải là bản chất của con người. thái độ của con người tùy thuộc vào cách thức mà họ được đối xử như thế nào trong thực tế. Nếu họ được đối xử mà theo họ cho là tốt thì sẽ làm việc siêng năng và ngườc lại thì chay lười. Câu 22: Tháp Maslow được phân thành mức cao và mức thấp với 5 nhu cầu cụ thể. Những nhu cầu cao hơn được thỏa mãn khi nhu cầu thấp hơn được đáp ứng. Mức thấp: Nhu cầu về thể chấtvà sinh lý:Ăn, uống, ngủ nghỉ, đi lại,... Nhu cầu về an toàn và an ninh:An toàn tính mạng, tài sản,nghề nghiệp, an toàn lao động, tâm lý,... Mức cao: Nhu cầu giao tiếp: Giao tiếp xã hội,bạn bè, người thân,...Hi vọng được yêu thương và quan tâm. Nhu cầu tôn trọng: Mong muốn có được địa vị,được mọi người công nhận và tôn trọng, được yêu mến,... Nhu cầu thể hiện bản thân: Đây là nhu cầu cao nhất hướng đến việc phát huy tiềm năng bản thân để trở thành người thành đạt, nắm quyền lực trong xã hội, tổ chức,... Như vậy,dựa trên nền tảng lý thuyết Maslow,con người cá nhân hay tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu tự nhiên. Ai cũng mong muốn nhu cầu của mình được đáp ứng càng nhiều càngtốt, tốt nhất là ở mức tối đa. Câu 23: Trong ba phương án động viến nhân viên a) Giáo dục động viên b) Khuyến khích băng vật chất c) Thỏa mãn nhu cầu chính đáng Hãy chọn đáp an tối ưu va giải thích’ y nghĩa đáp ản đã lựa chọn. _Phương án “thỏa mãn nhu câu chính đảng” là tối ưu nhất vì khi nhu cầu chỉnh đảng được thóa mãn sẽgiup tạo ra niêm vui cho cấp dưới, sẽ thay đối tich cực thái độ và hành vi đối với công việc. Đó như la một động lực thúc đẩy họ làmcông việc tốt hơn Câu 24: Kiểm tra là một chức nãng quản trị cần được tiến hành a) Trước khi sản xuất -Phương pháp kiểm tra nào là quan trọng nhất và tiết kìệm nhất là phươngphap“ kiếm tra trước khi sàn xuất” vì kiếm tra trước khi hoạt động xảy ra,bằng cảch có thể tiên liệu trước những vắn đế có thế xảy ra để ngăn chặn những rủi ro trước, giúp cho tổ chức thực hiện kế hoạch chính xác,dữ liệu được những vấn đề có thế ảnh hưởng từ thời điểm lên kế hoạch cho đến lúc thực hiện.