SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
DAC NHAN Tam
Giao Tiếp Với Người Mà Bạn Không Thích
Đăng bởi editor ngày 08 March, 2012
Tất cả chúng ta đã từng ở trong tình huống tương tự. Cố gắng giao tiếp với những người
mà chúng ta không thích nhưng chúng ta biết là cần phải trao đổi với họ. Chúng ta có xu
hướng căng thẳng khi nghĩ đến việc thấy hay gặp họ huống chi nói chuyện với họ. Và tất
cả chúng ta đều biết cái giá phải trả cho sự căng thẳng ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần
hay thể chất như thế nào. Bao nhiêu thời gian quý báu đã bị lãng phí để lo lắng về những
cuộc gặp như thế?
John Howard, một chuyên gia tư vấn bảo hiểm, nói với tôi rằng ông ấy cảm thấy bị
choáng ngợp bởi những tình huống kiểu này ở nơi làm việc. Ông đã nghĩ về người đó và
cuộc gặp sắp tới cả buổi tối, và có khi cả đêm. Ông lo nghĩ về ánh nhìn, những điều
người đó sẽ nói và buổi gặp sẽ thế nào. Ông không thể tập trung vào lịch trình công việc,
chỉ dồn vào việc nghĩ đến người đó và tính cách của họ “ Từ khi tôi phát hiện ra chúng
tôi sẽ tham gia trong cùng một cuộc họp, tâm trí tôi chỉ tập trung vào điều đó và
không còn gì khác. Tôi trở nên thật sự tiều tụy.”
Tuy nhiên, bạn không nên như vậy. Bạn không cần thích tất cả những người bạn tiếp xúc,
nhưng bạn có thể làm cho mối quan hệ trở nên dễ dàng hơn cho chính mình bằng cách
tuân thủ một vài thủ thuật giao tiếp chủ yếu sau đây:
1. Bắt đầu một cách thân thiện. “Tôi chưa bao nhờ nhận ra rằng ngôn ngữ cơ thể
của mình đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ như thế cho đến khi tôi quyết tâm nở
nụ cười với đồng nghiệp và hỏi cô ấy những câu hỏi không liên quan đến công
việc, chẳng hạn như, gia đình cô ấy đang sống thế nào, hay cô ấy nghĩ gì về nhà
hàng nơi cô ấy ở”, Howard nhớ lại. “Trước đây, tôi vào phòng, ngồi xa cô ấy đến
mức có thể, khoanh tay lại và chờ cuộc chiến bùng phát”.
2. Thể hiện sự tôn trọng ý kiến của người khác. Đừng bao giờ nói với một người
rằng họ sai rồi. Điều này có thể đặc biệt khó khăn, nhất là nếu người đó là người
cố chấp hoặc không hiểu biết. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng sẽ không mất
quá nhiều thời gian để một người khó tính trở nên dễ chịu hơn khi người đó thực
sự lắng nghe. Đó chính là điều đã xảy ra với Howard. “Tôi ngưng sử dụng hoàn
toàn những ngôn ngữ cấm kị”, John kể. “Tôi ý thức rằng không bao giờ nên dùng
từ không, sai rồi hay không được khi tôi họp với cô ấy. Thay vì vậy, tôi bỏ đi sự
lo lắng, trở lại với công việc của nhóm và đồng nghiệp, ý tôi là “Thật thú vị, tại
sao bạn lại cảm thấy như vậy?” Khi cô ấy bắt đầu tự mình giải thích cho cả đội,
tôi phát hiện ra rằng cô ấy đã sớm suy nghĩ thấu đáo vấn đề trước khi nhận xét.”
3. Thử nhìn từ quan điểm của người khác một cách trung thực. Một lần nữa,
đây lại là một thử thách vì bạn đoan chắc người kia có lối tư duy hoàn toàn mới
lạ. Tuy nhiên, sau một ít lần, bạn có thể bắt đầu giúp người ta thấy được sự hồ
nghi có lợi thế nào, bắt đầu hiểu tại sao họ cảm thấy như vậy. “Cuối cùng tôi đặt
mình vào vị trí của đồng nghiệp”, Howard nói. “Có thể trước đây cô ấy đã từng bị
đuổi việc, do đó cô ấy nghĩ rằng cô ấy không thể chấp nhận sự thất bại một lần
nữa tại đây. Tôi nghĩ cố ấy đang cố gắng thể hiện những giá trị của mình và
những điều cô ấy biết. Tôi đã sử dụng những từ đó chẳng khác nào một sự xúc
phạm, chỉ là cô ấy đang tâng bốc bản thân thôi.”
4. Đưa ra lời đánh giá trung thực và chân thành. Hãy nhớ những gì bà của bạn
luôn nói: “Nếu cháu không thể nói điều gì đó tốt đẹp thì đừng nói gì cả”. Lời
khuyên có vẻ kỳ quặc, nhưng hiệu quả, đặc biệt khi bạn đang xung đột với ai đó.
“Khi tôi nhận ra rằng cô ấy chỉ muốn cảm thấy mình đang đóng góp, tôi sẽ dễ
dàng bỏ qua”, Schulz hồi tưởng lại. “Tôi nhận thấy rằng để cô ấy “thắng” ở một
vài quan điểm không làm giảm đi sự quý trọng của mọi người dành cho tôi trong
công ty, thậm chí nó giùp thúc đẩy dự án hoàn thành nhanh hơn.”
Tất nhiên, vẫn có những lúc căng thẳng, nhưng Howard và các đồng nghiệp đã chế ngự
được chúng như các chuyên gia, thay vì để cảm xúc lấn át. Bạn có thể dùng chiến thuật
tương tự cho mối quan hệ không tốt của bạn.
Dale Carnegie Vietnam
Khi Đồng Nghiệp “Choảng” Nhau Trên Facebook
Đăng bởi editor ngày 24 February, 2012
Facebook tuy mang tính “xã hội” nhưng cũng dễ khiến một số người “xa” nhau
Ảnh: Guardian
(TNO) Hậm hực vì anh bạn đồng nghiệp đột nhiên được thăng chức, anh Q.B (nhân viên
một công ty truyền thông) viết lên tường Facebook cá nhân của mình: “Chó ngáp phải
ruồi” mà quên mất rằng nhiều người trong công ty cũng là thành viên của mạng xã hội
này.
Đưa nhau lên Facebook… kể tội
Trút hết bực dọc vào mạng xã hội, kể tội đồng nghiệp trên mạng xã hội, than thở chuyện
công ty cũng trên mạng xã hội nhưng nhiều người đã quên mất tính năng “xã hội” của
công cụ này.
Trường hợp của anh Quang B., sau khi đưa lên mạng câu “chửi khéo” này đã gặp ngay
một câu đáp trả không kém phần cay cú của anh bạn đồng nghiệp vừa được thăng chức.
Thế là cả hai không ngừng lời qua tiếng lại, biến Facebook thành “chiến trường”.
Kết quả là cả cơ quan ai cũng biết chuyện bất hòa giữa họ. Người thì hùa theo, kích động
trên Facebook. Người ngấm ngầm theo dõi diễn biến của cuộc tranh cãi này và biến nó
thành đề tài để “tám” mỗi ngày.
Riêng hai nhân vật chính thì dù chưa từng lớn tiếng cãi vã nhau nhưng sau sự việc này thì
không ai nhìn mặt ai nữa.
Chị K.H. (nhân viên một công ty vật liệu xây dựng) cho biết: “Thường những bức xúc về
đồng nghiệp nếu nói thẳng với nhau lại ngại căng thẳng ở nơi làm và nếu để việc đến tai
sếp thì rắc rối to. Bởi vậy, có chuyện gì bực dọc, tôi lại “xả” trên Facebook một cách
khéo léo theo kiểu người trong cuộc có biết cũng không nói được”.
Cũng vì cách nói ám chỉ này, không khí nơi làm của chị K.H. chẳng những không bớt
phần căng thẳng mà còn khiến quan hệ giữa chị H. với đồng nghiệp trở thành một cuộc
chiến ngầm vì ai cũng hậm hực mà chẳng thể mặt đối mặt giải tỏa cùng nhau.
Trong khi đó, thường xuyên mang những thông tin theo kiểu hôm nay công ty có chuyện
gì, đồng nghiệp có gì mới lên Facebook lại là một thói quen của chị B.T. (nhân viên văn
phòng).
Dù không soi mói, chỉ trích ai nhưng thói quen này vô tình khiến chị T. trở thành đối
tượng bị… lánh xa vì ai cũng sợ mình xuất hiện trên Facebook của chị T. rồi trở thành đề
tài bàn tán của mọi người.
Sếp cũng lên Facebook
Nhiều người cho rằng các sếp bận rộn, làm sao có thời gian lên Facebook nhưng họ…
nhầm to.
Bạn T.Linh (sinh viên ĐH Ngoại thương) chia sẻ kinh nghiệm “xương máu” của mình.
Là một “tín đồ” của mạng xã hội, Linh thường hay chia sẻ những câu chuyện vui vui,
những hình ảnh nghịch ngợm của mình với mọi người trên Facebook.
Cứ nghĩ những việc này chỉ nhằm gây cười cho bạn bè, chẳng ảnh hưởng gì hình ảnh của
mình. Thế nhưng, trong một lần đi phỏng vấn xin việc bán thời gian tại một công ty, Linh
gặp ngay một vị trưởng phòng khá khó chịu.
“Cứ nghĩ biểu hiện của mình hôm đó chưa tốt mới khiến người ta không hài lòng, không
ngờ cuối buổi mình được vị trưởng phòng đó nhắc là nếu xem thường cấp trên thì đừng
có đến xin việc hay mang việc này ra bêu rếu trên Facebook”, Linh thuật lại.
Giật mình, Linh xem lại danh sách bạn bè trên Facebook của mình. Thì ra, Linh đã kết
bạn với vị trưởng phòng này lúc nào không rõ. Trong khi trước ngày đi phỏng vấn, Linh
lại đưa bức ảnh mình diện trang phục đi xin việc kèm theo câu nói đùa là sẽ dùng nó để
… chinh phục sếp.
Nguồn: Tuổi Trẻ
Thực chất, mạng xã hội có nhiều tính năng tốt mà bản thân người dùng chưa khai thác
hết. Làm sao để tận dụng tính chất “xã hội” ấy để biến những cuộc trò chuyện trở thành
những cơ hội kinh doanh cũng như xây dựng thêm nhiều mối quan hệ? Hãy tìm câu trả
lời tại buổi hội thảo được tài trợ của Dale Carnegie:
Hội Thảo: Đắc Nhân Tâm Trong Kỷ Nguyên Số
Thời gian – Địa điểm: ngày 23 tháng 3 năm 2012 tại Lầu 3 Khách sạn Sheraton, Quận 1,
TP HCM.
Diễn giả: Bà Triana Newton, Phó chủ tịch Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Tổ chức
Dale Carnegie & Associates.
Bạn Có Biết Cách Xử Lý Những Vấn Đề Do Khoảng
Cách Thế Hệ Gây Ra?
Đăng bởi editor ngày 23 February, 2012
Nếu bạn nhìn xung quanh nơi làm việc của mình, bạn có thể quan sát thấy ngay được
những người ở các độ tuổi khác nhau đại diện cho nhiều thế hệ. Họ có những giá trị khác
nhau, những cách học hỏi và làm việc khác nhau. Và những sự khác biệt này sẽ có một
tác động lớn lên cách những người lãnh đạo suy nghĩ và hành động.
Nếu không được xử lý một cách đúng đắn, khoảng cách thế hệ có thể trở thành một vấn
đề nghiêm trọng tại nơi mà BẠN đang công tác.
Đôi khi những trục trặc xảy ra trong mối quan hệ giữa các đồng nghiệp là do khoảng cách
hay những khác biệt thế hệ của họ. Mỗi thế hệ đã được hình thành bởi những tập hợp các
kinh nghiệm khác nhau và kết quả là họ có những giá trị khác nhau. Thế hệ này có thể
không hiểu tại sao những giá trị của thế hệ khác có thể quá khác biệt như vậy.
Cho dù bạn còn trẻ hay không, việc tìm hiểu đồng nghiệp của mình lúc nào cũng rất cần
thiết. Tốt nhất là là trước hết, bạn nên tìm hiểu xem mình thuộc về thế hệ nào.
• Veteran/Traditionalist (Cựu chiến binh / người sống lối truyền thống): Sinh trước
năm 1945
• Baby Boomer (Thế hệ Bùng Nổ Dân Số): Được sinh từ năm 1946 đến năm 1964
• Generation X (Thế hệ X): Được sinh từ năm 1964 đến năm 1980
• Generation Y (Thế hệ Y, Thế hệ Thiên Niên Kỷ): Được sinh sau năm 1980
Các khoảng cách không chỉ xuất hiện giữa thế hệ già và người trẻ – những người thuộc
thế hệ X có thể nhận thấy việc những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ (Generation Y)
kỳ vọng cao vào những việc làm ý nghĩa và khao khát làm việc gần với các lãnh đạo của
một tổ chức là không thực tế. Và những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể nhầm
lẫn thái độ bàng quang của thế hệ X đối với quyền lực như là sự thiếu tôn trọng đối với
vai trò lãnh đạo mà những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ coi trọng.
Xóa bỏ khoảng cách
Hãy sử dụng những gợi ý sau đây để giúp bạn hoà đồng và có sự hợp tác tốt với các đồng
nghiệp thuộc các thế hệ khác nhau:
Hãy tự nhận thức
Hãy suy nghĩ xem những người thuộc các thế hệ khác nhau sẽ nhìn về hành vi của bạn và
để ý đến những niềm tin và giá trị của chính bạn như thế nào. Ví dụ, những người thuộc
thế hệ Bùng Nổ Dân Số đã phải làm việc hàng giờ khổ nhọc để vượt trội giữa số lượng
người rất lớn trong lực lượng lao động thuộc thế hệ của họ. Những người thuộc thế hệ X
và thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể nghĩ rằng những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số
không quan tâm đến cuộc sống ngoài công việc bởi vì họ đang tập trung vào hành vi bên
ngoài của những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số mà không tìm hiểu những tác động
nào đã tạo nên những hành vi đó.
Mặt khác, những người thuộc thế hệ X gia nhập lực lượng lao động trong lúc các tổ chức
bị thu nhỏ và cơ cấu lại. Họ đã học được cách dựa vào bản thân và coi trọng cuộc sống
của họ hơn công việc. Những người thuộc thế hệ Cựu Chiến Binh và thế hệ Bùng Nổ Dân
Số đã giữ được công việc của họ trong quá trình tái cơ cấu kiểm soát tình hình bằng cách
làm việc chăm chỉ hơn. Đối với họ, những người thuộc thế hệ X có vẻ quá nặng về “cuộc
sống” trong cán cân giữa công việc – cuộc sống.
Có một cái đầu thoáng
Hãy thách thức các giả thuyết của bạn. Ví dụ, những người thuộc thế hế Cựu Chiến Binh
luôn cảm thấy thoải mái trong những bộ đồ công sở nhưng lại có vẻ không thoải mái với
công nghệ, khoa học kỹ thuật mang tính sáng tạo. Những người thuộc thế hệ X về sớm và
nộp báo cáo từ nhà có thể không phải là để tham gia tiệc tùng thâu đêm mà là đang san sẻ
việc chăm con với chồng/vợ mình.
Tập trung vào mục tiêu
Nếu tất cả mọi người trong đội ngũ đều lo làm phần việc của mình thì việc những người
thuộc thế hệ Cựu Chiến Binh có làm việc tại bàn của họ trong giờ làm hay không, những
người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số có làm việc sau giờ làm hay không, những người
thuộc thế hệ X có làm việc ở nhà vào ngày cuối tuần hay những người thuộc thế hệ Thiên
Niên Kỷ có làm việc trên máy tính xách tay ở quán cà phê trong giờ làm hay không sẽ
không còn quan trọng.
Trân trọng sự đa dạng
Hãy chấp nhận kinh nghiệm và quan điểm khác nhau của mỗi thế hệ. Thế hệ Cựu Chiến
Binh và thế hệ Bùng Nổ Dân Số có kinh nghiệm qua nhiều năm trong lực lượng lao động
– họ thực sự đã trải nghiệm tất cả những thăng trầm trong cuộc đời làm việc. Thế hệ X và
thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm của họ.
Những người thuộc thế hệ X đã phát triển được những kỹ năng để độc lập và tự định
hướng. Những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ học được kỹ năng làm việc đồng đội
của họ trong những công việc cộng đồng. Cả hai thế hệ đã trưởng thành, làm việc và sống
với công nghệ: điện thoại di động có máy ảnh, máy nhắn tin, kết nối không dây từ máy
tính xách tay với các mạng công ty. Những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ và thế hệ
X sử dụng tất cả các công nghệ sẵn có mà không phải tốn nhiều công sức để làm việc vào
bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Có vẻ thái độ thể hiện bên ngoài mang dáng vẻ như sự
kiêu ngạo của tuổi trẻ lại chính là sự biểu hiện của năng lực và sự tự tin – Những người
thuộc thế hệ Cựu chiến binh và Bùng Nổ Dân Số có thể hưởng lợi bằng việc nhận ra sự
khác biệt này.
Hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau
Đồng nghiệp từ mỗi thế hệ có nhiều thứ để trao đổi và chia sẻ cho nhau. Ví dụ, những
người thuộc thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể chia sẻ các kỹ năng công nghệ của
họ với những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số và Cựu Chiến Binh. Các thế hệ lớn
tuổi có thể cố vấn cho thế hệ trẻ nhiều hơn. Về những trải nghiệm sống và làm việc của
mình, mỗi thế hệ đều có những điều hay đáng học hỏi:
• Quan điểm về lòng trung thành của thế hệ Cựu Chiến Binh
• Sự cống hiến cho mục tiêu của thế hệ Bùng Nổ Dân Số
• Các kỹ năng đạt được sự cân bằng trong công việc – cuộc sống của thế hệ X
• Sự linh hoạt đa năng của thế hệ Thiên Niên Kỷ
Khám phá các mối quan tâm chung
Thể thao, sở thích, phim, chương trình truyền hình yêu thích, việc làm tình nguyện – Có
rất nhiều mối quan tâm chung mà những người từ các thế hệ khác nhau có thể chia sẻ mà
họ thường không nhận ra. Từ một cuộc nói chuyện ngắn trong quán cà phê có thể phát
triển thành một cơ hội để nhìn nhận về một quan điểm khác biệt hoặc cơ hội để khám phá
một kỹ năng mới.
Thế hệ Cựu Chiến Binh, thế hệ Bùng Nổ Dân Số, thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ đều
mang đến sự đa dạng về kỹ năng, nhận định và kinh nghiệm cho môi trường làm việc.
Khi các thế hệ nhận biết và tôn trọng các khác biệt của họ, họ sẽ luôn mở rộng cánh cửa
để học hỏi lẫn nhau.
Nguồn: Hr-resources
“Họ trẻ, họ thông minh và họ nóng tính. Họ có thể mang dép lê đến văn phòng và nghe
nhạc từ iPods tại bàn làm việc. Họ muốn làm việc, nhưng lại không muốn công việc trở
thành cuộc sống của chính họ.”
Đó là cách thời báo USA Today miêu tả Thế Hệ Thiên Niên Kỷ hay còn gọi là Thế Hệ Y
(Generation Y). Nhưng liệu điều đó có chính xác không? Liệu bạn, với vai trò là những
người đi trước và những người quản lý của họ, hiểu họ là ai, biết làm cách nào để tích
hợp họ vào hệ thống của cả tổ chức một cách suôn sẻ và và phát huy tối đa những thế
mạnh của họ?
Hãy tìm câu trả lời tại buổi hội thảo được tài trợ của Dale Carnegie:
• Hội Thảo: Retaining and Developing Generation Y for Breakthrough Results
(Gìn Giữ và Phát Triển Generation Y để Đạt Kết Quả Đột Phá)
• Tổ chức vào: ngày 23 tháng 3 năm 2012 tại khách sạn Sheraton.
• Diễn giả đặc biệt: Bà Triana Newton, Phó Chủ Tịch Phụ Trách Khu Vực Châu Á
Thái Bình Dương của tổ chức Dale Carnegie & Associate…
Xây Dựng Các Mối Quan Hệ
Đăng bởi editor ngày 26 January, 2012
Mẹo 1: Đánh giá cao và tôn trọng người khác
Nếu muốn thành công, bạn cần phải thừa nhận rằng mọi người đều quan trọng như nhau.
Mối quan hệ của bạn với nhân viên và đồng nghiệp cũng là yếu tố chính để mọi người
cùng hợp tác làm việc với nhau, nói đúng hơn, các mối quan hệ vững chắc là rất cần thiết.
đặc biệt là khi bạn muốn công việc được trôi chảy.
Người ta làm nhiều hơn những việc mà bản mô tả công việc của họ nêu ra. Có những thứ
bạn không thể tự rút kinh nghiệm nhưng lại có thể học hỏi được từ kinh nghiệm của
người khác. Hãy bắt đầu phát huy những tiềm năng bằng cách sử dụng các nguyên tắc đối
nhân xử thế sau:
1. Chân thành quan tâm tới người khác.
2. Mỉm cười.
3. Lắng nghe người khác. Khuyến khích người khác nói về họ.
4. Nói về điều mà người khác quan tâm.
5. Thành thật cho người khác thấy sự quan trọng của họ.
Mẹo 2: Xây dựng thuật đối nhân xử thế
Để xây dựng các kỹ năng quan hệ cộng đồng, bạn hãy cố gắng:
● Nói về điều mà người khác quan tâm.
● Đặc câu hỏi gợi ý thay vì đưa ra mệnh lệnh.
● Lắng nghe người khác.
● Khuyến khích người khác nói về họ.
● Chân thành quan tâm tới người khác.
Mẹo 3: Hãy là một người biết lắng nghe
Kỹ năng nghe là một phần của việc xây dựng các mối quan hệ ở nơi làm việc. Sử dụng
công thức LADDER dưới đây sẽ giúp bạn nhớ được cách để có thể cải thiện kỹ năng
nghe của mình:
● Look at the other person – Nhìn vào người đối diện.
● Ask questions – Đặt câu hỏi.
● Don’t interrupt – Không ngắt lời người khác.
● Don’t change the subject – Không thay đổi chủ đề.
● Express emotion with control – Kiểm soát cảm xúc.
● Respond appropriately – Phản hồi một cách thích hợp.
Mẹo 4: Tạo ấn tượng ban đầu thật tốt
Ấn tượng ban đầu thường khó phai. Mỗi khi bạn gặp một người lạ, họ chỉ cần mười giây
để lên một danh sách tổng quát cho những ấn tượng, kỳ vọng, hoặc những giả thiết của
họ về bạn. Hãy thử làm theo các mẹo sau đây để tạo được ấn tượng ban đầu thật tốt:
● Tác phong tốt.
● Ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề.
● Tích cực giao tiếp.
● Nhìn thẳng vào mắt đối phương.
● Tự tin bắt tay.
Chín Bí Quyết Để Thoát Khỏi Sự E Dè Khi Xây Dựng
Mạng Lưới
Đăng bởi editor ngày 15 December, 2011
Tác giả: Michael Crom
Phó chủ tịch điều hành, Tổ chức Dale Carnegie ®
Chào chuyên gia huấn luyện Dale Carnegie,
Sau nhiều năm xây dựng gia đình, tôi đang tìm cách quay trở lại với công việc kinh
doanh. Tôi đã thử nộp hồ sơ ở nhiều nơi nhưng kết quả vẫn chưa khả quan lắm. Rất nhiều
người bạn khuyên tôi tham dự các sự kiện xây dựng mạng lưới (networking).
Ý nghĩ về việc tham dự các sự kiện này khiến tôi hơi băn khoăn. Vậy đâu là cách tốt nhất
để bắt đầu việc xây dựng mạng lưới?
Trả lời:
Chào bạn,
Việc xây dựng mạng lưới thoạt tiên luôn có vẻ là một nhiệm vụ phức tạp, nhưng thực ra
lại không khó như bạn nghĩ.
Các sự kiện xây dựng mạng lưới luôn diễn ra, tạo thuận lợi cho các nhà kinh doanh
chuyên nghiệp có thể tìm hiểu sự trợ giúp từ những người khác. Bạn sẽ ngạc nhiên khi
nhận thấy có rất nhiều nhà kinh doanh có kinh nghiệm sẵn sàng giúp đỡ mình.
Nhiều người rất hào hứng khi có cơ hội được truyền đạt lại kiến thức và chỉ dẫn của họ.
Hãy tìm một sự kiện xây dựng mạng lưới tại địa phương của bạn và làm theo các chỉ dẫn
sau để tạo được ấn tượng tốt:
• Nắm rõ thành phần tham dự. Nhờ vậy, bạn có thể tìm hiểu được một phần nào đó về
công ty hoặc những người sẽ có mặt ở đó.
• Đến sớm. Đây là điều bắt buộc. Người ta sẽ chú ý đến bạn khi căn phòng vẫn chưa
đông đúc và khi họ còn chưa cảm thấy mệt. Việc này cũng tạo cho bạn cảm giác thoải
mái trong căn phòng và với không gian xung quanh.
• Ăn mặc phù hợp. Chuẩn bị trang phục như thể bạn đang đi dự phỏng vấn.
• Mang theo danh thiếp hoặc lý lịch. Đừng quên rằng những sự kiện kiểu này sẽ có rất
nhiều doanh nhân tham dự.
Bạn nên chuẩn bị tối thiểu 100 danh thiếp hoặc lý lịch. Mới nghe thì có vẻ rất nhiều,
nhưng thường thì người ta cũng lấy thêm vài bản cho các đồng nghiệp của họ.
• Chuẩn bị một bài giới thiệu về bản thân trong khoảng 30 giây. Đây là cách để bạn
truyền tải kiến thức và chuyên môn của mình đến người khác. Một số người ví việc này
giống như độ đi lên của thang máy. Hãy nói ngắn gọn và đi vào trọng tâm. Trong trường
hợp này, nói càng ít thì càng tạo được ấn tượng tốt.
• Nhớ tên người khác và gọi tên người đó. Điều mà ai cũng thích nghe chính là tên của
họ. Dù đây chỉ là một hành động đơn giản nhưng lại giúp bạn ghi được rất nhiều điểm.
• Tìm hiểu về những người khác trước khi bắt đầu nói về chính mình. Hãy luôn nhớ
rằng bạn đến đó là để tìm hiểu về họ. Nhờ lắng nghe, bạn sẽ có được một hình dung khái
quát về phương thức vận hành doanh nghiệp của họ và cả về nghề nghiệp tương lai của
bạn nữa. Hãy nghĩ ra một vài câu hỏi và lắng nghe phản hồi của họ.
• Hãy tỏ ra thân thiện và mỉm cười. Việc này sẽ có ích cho bạn ngay cả khi bạn đang
căng thẳng. Cứ thư giãn và cố tỏ ra càng thoải mái càng tốt. Nhờ vậy trông bạn sẽ tự tin
hơn.
• Viết các lời nhắn cảm ơn đến những người bạn vừa gặp. Đây là một bước rất dễ dàng
nhưng cực kỳ quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.
Vì việc này sẽ giúp người khác nhớ đến bạn và giúp bạn để lại một ấn tượng lâu dài.
Làm thế nào để đóng góp xây dựng
Đăng bởi editor ngày 04 October, 2011
Tác giả: Michael Crom
Phó chủ tịch điều hành, Tổ chức Dale Carnegie ®
Kính gửi chuyên gia huấn luyện Carnegie,
Tôi là một quản lý mới và không giỏi trong việc giáp mặt với người khác. Tôi chưa từng
có bất kỳ phản hồi nào cho nhân viên và đồng nghiệp. Tôi cần làm gì để góp ý xây dựng
người khác một cách khéo léo?
Sawyer
Sawyer thân mến,
Góp ý xây dựng người khác là một phần của bất kỳ công việc quản lý nhân sự nào. Đôi
khi điều này rất khó chịu nhưng nó sẽ giúp bạn và đồng nghiệp của bạn rất nhiều. Sau
đây là vài điều nên nhớ khi bạn góp ý ai đó:
1. Nắm bắt tất cả các dữ kiện - Trước khi bạn góp ý người khác, phải nắm bắt tất cả
các sự kiện. Có thể có một cái gì đó đang xảy ra ảnh hưởng đến việc làm của người đó.
2. Kịp thời và kín đáo – Xử lý tình huống kịp thời và kín đáo. Điều này có thể đảm bảo
rằng mọi việc sẽ không từ bé xé ra to.
3. Thông cảm rồi sau đó nhận xét - Tiết lộ những sai lầm tương tự của riêng bạn và
nói với họ những gì bạn muốn đạt được.
4. Kiểm soát mục đích của bạn - Hãy nhớ rằng đừng để việc đó trở nên riêng tư. Mục
đích của bạn nên luôn luôn là giải quyết một vấn đề và nâng cao chất lượng công việc.
5. Đưa ra lợi ích của sự thay đổi - Bằng việc đưa ra các lợi ích, bạn cung cấp bằng
chứng để cho họ thấy công việc sẽ dễ dàng hơn hoặc mang lại nhiều lợi ích hơn cho công
ty như thế nào.
6. Kết thúc với một giọng thân thiện – Hãy đảm bảo bạn kết thúc với một giọng thân
thiện và đồng ý về việc làm thế nào để tiếp tục công việc.
Xây dựng niềm tin với đồng nghiệp
Đăng bởi editor ngày 06 September, 2011
Phó chủ tịch điều hành, Tổ chức Dale Carnegie.
Kính gửi chuyên gia huấn luyện,
Tôi vừa mới bắt đầu công việc tại một công ty mới. Tôi đã học được rất nhiều thứ trong
suốt mấy tuần vừa qua và mọi người đều rất tốt trừ một đồng nghiệp làm chung với tôi.
Người này đã từng làm việc cho công ty trong nhiều năm và biết khá nhiều thứ và những
điều liên quan đến vị trí của tôi, đã rất nhiều lần chính tôi đã hỏi cô ấy những câu hỏi đơn
giản nhưng cô ấy đã trả lời rằng “Tôi không biết”, ngay cả khi tôi biết rằng chắc chắn cô
ấy biết thông tin đó. Tôi biết rằng chúng tôi sẽ phải làm việc cùng với nhau trong nhiều
dự án và nhiệm vụ. Làm thế nào cô ấy có thể mở lòng mình ra và chịu hợp tác cùng với
tôi?
Nanette
Nanette thân mến,
Thật là tốt khi bạn đã chủ động tìm cách giải quyết trường hợp này. Có thể có 1000 lý do
để đồng nghiệp của bạn không chịu hợp tác. Tuy nhiên, nhiều người nhìn những nhân
viên mới với thái độ hoài nghi. Bởi vì bạn là nhân viên mới nên cái bạn cần gây dựng
được sự tin tưởng của cô ấy. Sau đây là những gợi ý giúp bạn xây dựng được niềm tin nơi
đồng nghiệp:
1. Lôi kéo. Thu hút cô ấy trong những quyết định, tỏ thái độ cởi mở và chấp nhận,
hãy biết tiếp thu. Đồng nghiệp của bạn có thể nhìn bạn như là đối thủ cạnh tranh. Hãy
làm cho cô ấy cởi mở hơn bằng cách mời cô ấy tham dự vào những dự án khác của bạn.
2. Tự tin. Nói một cách tự tin, quyết đoán và với những bằng chứng có căn cứ. Nếu
bạn tự tin và có những bằng chứng thuyết phục cô ấy sẽ chú ý và nhận ra rằng bạn hiều
về những gì bạn đang nói và bạn có ý định nghiêm túc.
3. Chia sẻ công lao. Nếu cô ấy giúp bạn mặc dù chỉ rất ít thôi trong công việc, hãy kể
những việc đó trong mail của bạn hay khi báo cáo với sếp. Cô ấy sẽ biết bạn đánh giá
cao, tán thưởng công sức của cô ấy và không giành công.
4. Học hỏi ý kiến của người dày dạn kinh nghiệm. Hãy khiêm tốn và vui vẻ chấp
nhận những ý kiến của những người thành thạo có kinh nghiệm. Nếu trong trường hợp
xảy ra mà bạn nhận ra rằng đồng nghiệp của bạn biết rõ những vấn đề đó hơn bạn, hãy để
cô ấy trả lời và công nhận câu trả lời đó.
5. Hãy chủ động đóng vai trò chính. Cư xử chuyên nghiệp và luôn làm đúng những
gì bạn nói. Ngay cả khi đồng nghiệp của bạn không chuyên nghiệp và không hợp tác, nếu
bạn duy trì được phong thái chuyên nghiệp, nó sẽ xóa sạch hết những khó chịu của người
khác.
Nếu bạn có câu hỏi nào khác liên quan hoặc muốn được tư vấn về các vấn đề khác tại
công sở, hãy truy cập trang trang web của chúng tôi tại www.dalecarnegie.com hoặc gửi
email cho chúng tôi tại carnegiecoach@dalecarnegie.com.
Phát triển các mối quan hệ
Đăng bởi editor ngày 25 August, 2011
Tác giả: Michael Crom
Phó chủ tịch Điều Hành, Tổ chức Dale Carnegie ®
Kính gửi ông Michael,
Tôi luôn nghĩ rằng chấm dứt một hợp đồng làm ăn không phải là kết thúc, mà đó là khởi
đầu cho một sự hợp tác. Nó đôi khi cũng là thử thách để tiếp tục mối quan hệ sau khi
chấm dứt hợp đồng, bởi vì tôi chú trọng vào việc tạo ra nguồn thu nhập mới cho công ty.
Hơn nữa, công ty tôi nhận thấy rằng một khách hàng hiện tại không mang lại lợi ích bằng
những khách hàng mới. Ông suy nghĩ gì về việc này?
Karen.
Karen thân mến,
Với nhịp sống hối hả hiện nay, rất khó để phát triển và duy trì mối quan hệ với một khách
hàng nhưng đó chính là những gì mà những người bán hàng thành công đang làm để đạt
được kết quả tốt nhất. Hầu hết những người bán hàng dẫn đầu đến với công việc của họ
với mục tiêu xây dựng những mối quan hệ lâu dài.
Điều cần chú trọng không chỉ là những gì bạn bán cho khách hàng, mà là kéo dài mối
quan hệ với những khách hàng hiện tại như thế nào. Những khách hàng này sẽ hỗ trợ rất
nhiều trong quan hệ làm ăn, bởi vì bạn đã tạo được lòng tin ở họ và cho họ thấy rằng bạn
rất am hiểu về công việc của mình.
Việc bạn tự đặt mình vào vị trí một tư vấn bán hàng với các khách hàng hiện tại sẽ giúp
bạn tạo ra thu nhập mặc dù công ty bạn dường như không nghĩ như vậy. Mối quan hệ của
bạn với những khách hàng này sẽ cho họ sự tin tưởng đối với bạn, và nó sẽ lần lượt giúp
bạn nhận ra những khách hàng tiềm năng.
Nói tóm lại, bạn đã đúng. Làm tròn bổn phận, tiếp tục như đã hứa, và giữ liên lạc. Điều
này sẽ làm tăng sự minh bạch và đáng tin cậy của bạn – và khuyến khích sự trung thành
của khách hàng. Chẳng bao lâu, việc tạo lập mối quan hệ sẽ trở thành thói quen và bạn có
thể chuyên tâm vào công việc mới.
Nếu bạn có câu hỏi nào khác liên quan hoặc muốn được tư vấn về các vấn đề khác trong
công việc, hãy truy cập trang trang web của chúng tôi tại www.dalecarnegie.com hoặc
gửi email cho chúng tôi tại carnegiecoach@dalecarnegie.com.
Xây dựng kỹ năng thiết lập mạng lưới mối quan hệ
Đăng bởi editor ngày 23 August, 2011
Chào chuyên gia huấn Carnegie: Gần đây tôi gia nhập vào một nhóm do các chuyên gia
kinh doanh trong thành phố của tôi thành lập nên. Tổ chức này thực hiện nhiều sự kiện
khác nhau để liên kết các doanh nhân lại với nhau, bao gồm các sự kiện xây dựng mạng
lưới mối quan hệ. Tôi tham gia buổi xây dựng mối quan hệ lần đầu tiên vào 2 tuần trước.
Tôi đã có thời gian vui vẻ ở đó, tuy nhiên tôi đã không xây dựng được nhiều mối quan hệ.
Thay vào đó, tôi chỉ đứng với một vài người mà tôi đã gặp trước đó thôi. Với lần gặp tiếp
theo vào tuần tới này, tôi cần phải làm gì để thay đổi cách tiếp cận của mình?
Frank.
Chào Frank : Các sự kiện xây dựng mối quan hệ dường như có vẻ đáng sợ nhưng nó cũng
có thể là động lực góp phần đưa công việc của bạn lên một tầm cao mới. Điều quan trọng
là đến với những chương trình này với sự nhiệt tình và xác định được mục tiêu riêng
trong đầu. Đây là một vài ý tưởng có thể làm cho buổi thiết lập mạng lưới mối quan hệ
tiếp theo của bạn thành công hơn.
1. Đến sớm – Hãy xem buổi gặp gỡ đó như một cuộc hẹn quan trọng. Bằng cách đến sớm
bạn có thể có được nhiều cơ hội thiết lập sâu sắc hơn. Đi quanh một phòng đầy kín người
thường đáng sợ hơn là đến sớm và để mọi người lấp kín hội trường và vây quanh bạn.
2. Thể hiện sự tự tin – nói một cách tự tin, quyết đoán và có uy lực. Nếu bạn là người tự
tin và có nhiều dẫn chứng, mọi người sẽ chú ý và nhận ra rằng bạn biết bạn đang nói
những gì và bạn thực sự nghiêm túc.
3. Đi vòng quanh – đừng chỉ nói chuyện với những người mà bạn biết. Hãy đến những
nơi khác và xây dựng mối quan hệ!
4. Gặp gỡ những khách mời quan trọng hoặc người diễn thuyết – khen họ về bài phát
biểu và nói với họ về điều họ đã nói có liên quan thế nào với công việc bạn đang làm.
5. Ở lại vào cuối buổi – cũng giống như đến sớm, ở lại sau sự kiện có cái lợi của việc ít
người. Đây cũng là cơ hội để liên kết với các điều phối viên của sự kiện. Cảm ơn những
người đó đã tổ chức sự kiện. Những người tổ chức sự kiện có thể cung cấp cho bạn cái
nhìn sâu sắc về những người đến tham gia cũng như về những người có thể đến tham gia
lần sau. Không bao giờ là quá muộn để chuẩn bị cho sự kiện tiếp theo cả.
Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến câu hỏi hoặc muốn có lời khuyên cho các vấn
đề khác tại nơi làm việc, hãy truy cập website của chúng tôi www.dalecarnegie.com hoặc
gửi thư điện tử cho chúng tôi theo địa chỉ carnegiecoach@dalecarnegie.com.
Gặp gỡ và chào hỏi: những lỗi thường gặp
Đăng bởi editor ngày 09 August, 2011
Không ai mong muốn khách hàng của mình lảng tránh chỉ sau những giây phút đầu của
cuộc giao dịch. Nhưng điều này rất thường xảy ra. Lỗi thường gặp nằm ở đầu cuộc giao
dịch, và sau đó khách hàng sẽ chọn giao dịch với những người khác. Bằng mọi giá bạn
tránh những lỗi gây tác hại xấu đến mối quan hệ với khách hàng
Bỏ qua khách hàng đang chờ bạn:
Đôi khi bạn quá bận với khách hàng đang tiếp nên không thể giúp ngay khách hàng đang
đợi bạn. Bạn đừng bao giờ bỏ qua khách hàng đang đợi bạn. Sự tiếp xúc bằng ánh mắt,
vẫy tay hoặc nói một hoặc hai từ để cho khách hàng biết bạn nhận thấy họ và sẽ tiếp họ
ngay khi bạn có thể.
Bị phân tâm:
Bạn dễ dàng bị phân tâm bởi những khách hàng khác, những trách nhiệm khác và nhiều
hoạt động có liên quan trong dịch vụ khách hàng. Khách hàng có thể thấy bạn bị phân
tâm và rõ ràng họ có cảm giác rằng họ không phải là người được ưu tiên đầu.
Trả lời những câu hỏi và gọi điện trong khi giúp đỡ khách hàng:
Thật là một thử thách khó khăn để làm cho mỗi khách hàng cảm thấy rằng họ có giá trị
như nhau và xu hướng một số khách hàng cố gắng đẩy họ lên hàng đầu. Bạn hãy nói một
vài từ thân thiện đối với từng người để biểu lộ rằng bạn sẽ giúp họ khi bạn đã hoàn tất
việc phục vụ khách hàng đang tiếp.
Lời chào hỏi đơn điệu, nhàm chán:
Tỏ ra nhiệt tình trong lời chào hỏi và tạo ra một điều gì đó mang tính sáng tạo hơn là chí
nói “anh/chị cần gì?”. Tạo ra sự thách thức cá nhân khi làm cái gì đó đặc biệt đến từng
khách hàng. Điều này sẽ làm cho phần gặp gỡ và chào hỏi của quá trình bán hàng trở nên
thú vị hơn và thỏa mãn hơn.
Nhớ Tên Người Khác Giúp Phát Triển Sự Nghiệp Của
Bạn
Đăng bởi DNT ngày 15 July, 2011
Khi bạn đang còn trong giai đoạn tìm việc, bạn chẳng bao giờ nhận ra sự khác biệt giữa
việc được và suýt được thuê. Khi có quá nhiều ứng viên đạt chuẩn, các nhà tuyển dụng
thường dựa vào các lý do tinh tế khác để chọn ra một ứng viên. Có thể là ứng viên đó có
vẻ có kỹ năng quan sát tốt hoặc có vẻ phù hợp với đội ngũ hơn những người khác.
Có cách nào để bạn trở nên nổi bật? Hãy thể hiện khả năng nhớ tên người khác. Nicholas
Aretakis, tác giả của quyển No More Ramen: The 20 Something’s Real World Survial
Guide, giải thích rằng: “Khả năng nhớ tên sẽ nâng cao hình ảnh của bạn, khiến người
khác kính trọng bạn và nhờ vậy bạn cũng trở nên khác biệt hơn so với những người
khác”. Dale Carnegie cũng đã tập trung vào nguyên tắc quan trọng này trong quyển “Đắc
nhân tâm” của ông. Ông trình bày: “hãy luôn nhớ rằng tên của một người là âm thanh êm
đềm, thân thương và quan trọng nhất đối với họ, dù trong bất kỳ ngôn ngữ nào”.
Trong blog của mình, Lee Silverstein, một chuyên viên về phát triển và đào tạo tổ chức,
đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhớ tên người khác trong một câu chuyện về ngày
đầu tiên nhận công việc của mình. Một thành viên của đội không thể tin rằng anh đã biết
tên cô ta. Đến đây Lee nhắc nhở người đọc: “Bạn đã nghe lời xin lỗi ‘Tôi không giỏi việc
nhớ tên’ bao nhiêu lần rồi? Thực ra, điều họ nói có nghĩa là ‘Tôi không có kỹ năng lắng
nghe, cũng như sự kiên nhẫn, để nhớ tên người khác.’ Việc nhớ tên người khác thể hiện
sự quan tâm của bạn tới họ”.
Khi tìm kiếm công việc, có rất nhiều dịp để bạn gây ấn tượng với người khác bằng việc
nhớ và gọi tên họ: trong các sự kiện xây dựng mạng lưới, trong các đợt thực tập mới hay
các dịp tình nguyện, trong buổi phỏng vấn, và khi mới bắt đầu công việc. Bạn có cơ hội
để trở nên nổi bật chỉ bằng cách nhớ tên một đối tác liên lạc mới.
Nếu bạn gặp vấn đề trong việc nhớ tên, hãy cố gắng thêm và làm theo các chỉ dẫn
sau để giúp bạn tập trung:
Biến việc nhớ tên thành một ưu tiên. Trong blog của mình, Lee ghi chú rằng anh đã nỗ
lực nhớ tên mọi người trong đội. Anh dành thêm giờ đọc lại các ghi chú và xem xét lại
các tài liệu mà anh có thể tiếp cận được (bao gồm các hồ sơ nhân sự) để hỗ trợ việc nhớ.
Có thể bạn không có sẵn một sơ cở dữ liệu cho việc này nhưng nếu bạn đặt mục tiêu nhớ
tên người khác trước khi tham dự một sự kiện thì cũng coi như bạn đã đi được nửa chặng
đường rồi.
Lặp lại tên người khác khi gặp lần đầu. “Rất vui được gặp chị, Sarah ạ”. Cố gắng gọi
tên vài lần trong khi giới thiệu bản thân. Điều này sẽ giúp tránh được tình huống lúng
túng mà nhiều người hay gặp phải: bạn được giới thiệu với một người, nói chuyện thật
lâu và cho đến khi chào tạm biệt vẫn chưa biết được tên của người kia. Đừng bao giờ bỏ
đi mà lại không biết được tên của người mới quen. Nếu bạn không nghe được tên người
khác lần đầu, bạn có thể nhờ họ lặp lại. Kết hợp dùng tên ở đầu, giữa, và cuối cuộc trò
chuyện. (“Tôi mong được kết nối với bạn tại LinkedIn, Tamara ạ”)
Tạo nét riêng trong cuộc trò chuyện giữa bạn với người mới quen và ghi chú lại.
Nếu bạn gặp rất nhiều người trong phòng nhưng lại trò chuyện theo cùng một kiểu với
mọi người thì sau này bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhớ ai là ai. Hãy đặt câu hỏi về sở
thích của họ, các kế hoạch trong hè, bình luận về cà-vạt của họ, cố gắng lồng ghép một
yếu tố nào đó vào trong cuộc trò chuyện để giúp bạn phân biệt họ về sau. Nếu được, hãy
viết tên trên danh thiếp của họ và ghi chú mô tả ngoại hình của họ, bao gồm cả quần áo
và trang sức. Bạn có thể ghi như sau: “Patricia – tóc xoăn, đen, khăn choàng đỏ, đã nói
chuyện về chiếc đồng hồ lớn và đặc biệt của cô ta”.
Có lẽ là một cặp đôi hoặc đồng sự? Liên kết tên của họ lại để dễ nhớ. Ví dụ, nếu hai
người có tên là Debra và Brett, âm “b” trong Debra sẽ khơi gợi cho bạn nhớ đến tên của
Brett.
Sử dụng phương pháp nhớ. trang BuildYourMemory.com có đưa ra một cách sau : “Để
có thể nhớ tên của một người đàn ông cao và gầy vừa được giới thiệu cho bạn có tên là
Adamson, bạn có thể thử hình dung ra người đàn ông đầu tiên theo kinh thánh là ‘Adam’
(có lá sung che thân), tay ôm một bé trai. Vậy ta có Adam’s son – Adamson.
Tạo một sự liên hệ .Chris Witt đề xuất phương pháp tạo ra một hình ảnh cường điệu,
nghĩ về một vần điệu, hoặc liên kết tới một cảm xúc dựa vào tên của một người. Ví dụ,
“Short Shelly, Muscular Mike, hoặc Dapper Dave”. Các ví dụ khác từ Witt
Communications gồm có:
• Hãy tưởng tượng một miếng thịt giăm bông (ham) nặng cả tấn (ton) lăn tròn cuối mũi
bà Hamilton.
• Phác hình một cái đòn bẩy (jack) xe lỗi thời dưới cái cằm nhô ra của Jack.
• Tưởng tượng bơ margarine đang chày từ mái tóc xoăn, vàng hoe của Margaret.
• Dave cần dao cạo (shave).
• Latrice là cháu gái của Patty.
• Michelle, ma belle. (giai điệu của The Beatle)
• Martin Peck là một kẻ phiền toái.
• Suzanne Patterson thường ra mồ hôi tay.
• Paul rất huênh hoang.
Đừng bỏ qua bất kỳ cái tên nào. Adam Greenfield, chuyên viên tổ chức cộng đồng của
Inner Sunset, bổ sung một số ý tưởng để giúp bạn nhớ tên, ngay cả khi bạn bỏ lỡ cơ hội
đầu tiên:
Nếu bạn lỡ lơ là và quên tập trung nhớ tên người khác, hãy nhớ hỏi lại lần sau. Sẽ
rất khó khăn nếu bạn làm việc với ai mà lại không biết tên họ.
Giới thiệu cho người khác. Nếu bạn thấy ngượng khi phải hỏi lại tên ai, hãy giới thiệu
họ cho người khác. Bằng cách này, có thể họ sẽ tự giới thiệu và tự nói tên mình. Bạn
chẳng thể nào biết được yếu tố quyết định nào giúp bạn có cơ hội mới. Dù cho mục tiêu
nghề nghiệp của bạn là gì, việc cố nhớ tên người khác sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu.
Các doanh nghiệp và trường dạy kinh doanh chống lại
tệ viết sai
Đăng bởi DNT ngày 30 June, 2011
Giống như một đêm tối đầy giông bão, tệ viết sai từ lâu đã phủ bóng tối lên thế giới kinh
doanh – từ ngôn ngữ quan liêu đến các bản thông báo nham nhở rồi những câu nói sáo
rỗng – Một bức tranh ảm đạm của lối nói chuyện doanh nghiệp.
Nhưng trong kỷ nguyên của thư tín điện tử, tin nhắn cấp tốc và tin nhắn chữ, các kỹ năng
giao tiếp liên quan đến viết trong công ty có thể còn trở nên tệ hơn vì chất lượng bị ảnh
hưởng bởi nhu cầu về tốc độ.
Nhận thức được xu thế đó, không chỉ các doanh nghiệp mà cả các trường dạy kinh doanh
trên khắp đất nước cũng đang ra sức tránh sự mờ mịt này. Một số đã thêm vào hoặc mở
rộng các chương trình dạy viết trong những năm gần đây; số khác sử dụng cách nói bóng
gió trong doanh nghiệp như các trường hợp nghiên cứu với hy vọng học viên của họ sẽ
học được cách tránh chúng.
Ông Jim O’Rourke, giáo sư về quản lý tại Notre Dame và giám đốc Trung tâm xúc tiến
giao tiếp thương mại của đại học, cho biết, “Việc các doanh nghiệp gửi tin nhắn sai là
chuyện thường ngày. Họ không cố ý gửi những tin đó”. Đôi lúc lỗi tin nhắn chỉ là do viết
dở.
Dianna Booher, cố vấn tập huấn giao tiếp cho 500 khách hàng của Fortune, đã đưa ra ví
dụ sau từ một quản lý công ty: “Công việc của tôi là đảm bảo các hoạt động bố trí quy
trình phù hợp diễn ra để củng cố việc thể chế hóa và duy trì quy trình. Việc quản lý quy
trình kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm trong vai trò của tôi, điều này yêu cầu tôi phải
nhận diện các lỗ hổng về năng lực của quy trình và lấp đầy chúng.”
Theo lời của nguyên Chủ tích SEC Arthur Levitt, người đứng đầu một chiến dịch những
năm 1990 yêu cầu sử dụng “tiếng Anh đơn giản” trong các cáo bạch của doanh nghiệp và
công ty tín thác: “Lời văn dễ nói như bơ lạc vậy”
Nhưng rủi ro lớn nhất không chỉ là do việc không có khả năng gắn kết các ý tưởng rõ
ràng, mạch lạc lại với nhau gây nên. Đúng hơn, có thể là do việc nhất nút “Gửi” quá vội
vàng.
Các sinh viên thương mại đã có một ví dụ quan trọng năm nay khi RadioShack nói về
việc 400 công nhân bị sa thải ngay lập tức qua thư điện tử. Công ty đã nói với nhân viên
của mình tại trụ sở chính ở Fort Worth, Texas, vào tháng tám như sau: “Thông báo về
việc cắt giảm lực lượng lao động đang được tiến hành. Không may là vị trí của các bạn
đã bị bãi bỏ.”
Một trường hợp đáng nhớ hơn về giao tiếp kém trong doanh nghiệp có liên quan đến một
bản thông báo tai tiếng do CEO của Tập đoàn Cerner Neal Patter gửi năm 2001, hiện vẫn
được dùng làm tài liệu học tập 5 năm sau đó.
Bực mình vì bãi đậu xe của công ty không đầy trước 8 giờ sáng và trống trơn tầm 5 giờ
chiều, Patterson đã gửi một bức thư điện tử đầy giận dữ mắng nhiếc các nhân viên vì sự
lười biếng và dọa sẽ sa thải các quản lý nếu họ không làm việc chăm chỉ hơn. Ông ta
đóng cửa phòng tập thể dục của nhân viên và nói “địa ngục sẽ đóng băng” trước khi ông
ta có thêm các phúc lợi.
Bức thư điện tử bị lộ ra ngoài và được đăng trên Internet, khiến cho cổ phần của công ty
tụt dốc 22 phần trăm trong 3 ngày, mặt dù sau đó nó đã hồi phục mạnh mẽ và Patterson
vẫn ở vị trí lãnh đạo nhóm thiết kế phần mềm y học cho đến nay.
Ông O’Rouke nói, “Thông thường thư điện tử được gửi ngay mà không được cân nhắc–
không được đọc dò lại. Và chắc chắn là ngữ pháp cũng bị ảnh hưởng các tin nhắn cấp tốc
và tin nhắn chữ cũng ảnh hưởng.”
Trung tâm Notre dame tập trung vào việc hướng dẫn học viên nói điều họ cần nói, sử
dụng ít từ hơn, viết ở một mức độ đàm thoại phù hợp, và tổ chức lời nói để nó có nghĩa
với người đọc. Trung tâm cung cấp các khóa học về kỹ năng viết trong quản lý cho các
ứng viên MBA và viết thương mại cho học viên chưa tốt nghiệp.
Ông O’Rouke nói, “Họ phải tập trung vào nhu cầu của người đọc. Nếu không, người ta sẽ
không chú ý, không làm điều bạn muốn, và không lưu giữ điều bạn nói.”
Nhiều chuyên gia cùng tin rằng các chương trình chat trực tuyến (IM) đã tạo ra hoặc ít
nhất là góp phần vào việc viết sai.
Tom Clark, một giáo sư về lĩnh vực thương mại tại đại học Xavier, người dạy các kỹ
năng viết tại công ty Procter & Gamble, cho biết giao tiếp ngắn đang trở thành quy phạm
vì ngày càng có nhiều người hình thành thói quen từ các phương tiên giao tiếp cho phép
phản hồi lập tức. Ông quan sát thấy đó có thể là tin tốt cho những người không thích đọc
các văn bản dài nhưng không tốt với chất lượng viết vốn phản ánh việc suy nghĩ lâu dài.
Ông nói, “Những người trẻ chỉ quan tâm tới tốc độ họ giao tiếp mà không xem việc viết
là sự phản ánh bản thân tốt nhất của họ.”
Paula Hill-Strasser, một giáo sư thương mại tại Đại học Southern Methodist của trường
doanh nghiệp Cox, cho biết ngay cả các học viên sáng giá nhất có vẻ cũng phải vật lộn
với việc viết nhiều hơn ngày xưa. Bà nghi ngờ các sai sót — như việc thường sử dụng
“họ/chúng” làm đại từ và viết các đoạn văn chiếm đến ¾ một trang giấy — có liên quan
đến việc người ta ngày càng làm nhiều việc một lúc và bị thiết bị điện tử làm sao lãng.
Bà nói, “Dù là lý do gì đi nữa, chúng ta đang nhận ra kỹ năng viết thương mại đang mất
dần.”
Để giải quyết sự sụt giảm, SMU yêu cầu các học viên thương mại viết các sơ lược của
công ty và các trường hợp nghiên cứu nhiều hơn trước.
Nhưng một số chuyên gia khác lại cho rằng IM đã bị giới văn phòng đổ oan và bảo vệ nó
khi cho rằng đó là một công cụ giao tiếp thương mại đáng giá.
Beth Hewett, tư vấn viên trên các chương trình viết trực tuyến và truyền thống cho biết,
“Vấn đều không phải là do IM. Thay vào đó, tôi nghĩ sự lười biếng và thiếu hiểu biết về
các phương thức thương mại trang trọng mới phải chịu trách nhiệm.”
Các học viên thương mại tại Trường Doanh nghiệp Farmer của Đại học Miami (Ohio)
nghiên cứu về thuật hùng biện và được nhắc nhở phải biến đổi phong cách viết của họ
cho phù hợp với mục đích. Họ được dặn rằng sự súc tích và việc hiểu độc giả của mình
quan trọng hơn bất kỳ điều gì.
Kate Ronald, giáo sư tiếng Anh điều hành Chương trình Sáng kiến Viết Howe của trường
cho rằng, “Người ta đã phàn nàn về chất lượng viết của sinh viên kể từ thời Plato. Nhưng
tôi nghĩ các doanh nghiệp đang quan tâm nhiều hơn đến việc đó. Các doanh nghiệp ngày
nay đang phải viết rất nhiều, và đang thực hiện việc đó ngày càng công khai hơn — vì rất
nhiều lời nói được thảo luận trên màn hình hơn là trên giấy.”
Một số công ty, nổi bật là Procter & Gamble, đang cố sửa chữa các thói quen viết sai qua
các chương trình đào tạo kỹ năng viết nội bộ của họ.
Nhưng theo như Peter Handal, CEO của Trung tâm Dale Carnegie thì vẫn chưa có thị
trường chung cho các lớp viết doanh nghiệp.
Ông cho biết, “Tôi nghĩ điều đó cho thấy rằng mọi người sẽ rất vui nếu có thể thực hiện
việc giao tiếp trôi chảy, rằng họ không dành thời gian để học về cách giao tiếp.”
Ứng phó với sự lạnh nhạt và bất hợp tác của cấp dưới
Đăng bởi DNT ngày 26 June, 2011
Câu hỏi của bạn James Ngo để lại trên Fan Page của Dale Carnegie Vietnam
(http://www.facebook.com/dalecarnegievietnam):
“Xin chào Dale, bạn của tôi nêu lên một đề tài mới. Anh ấy mới trúng tuyển vào vị trí
Sale Director của 1 cty nước ngoài khá lớn. Nhưng có vẻ như anh ấy mắc phải một vấn
đề khá phổ biến hiện nay của người Việt, đó là sự lạnh nhạt và bất hợp tác, không thân
thiện từ các cấp dưới. Mặc dù rất có kinh nghiệm ứng xử, nhưng anh ấy vẫn bị ức chế lúc
này. Dale có lời khuyên gì ko?”
Câu trả lời tư vấn từ Dale Carnegie Vietnam:
Tình huống của bạn anh Ngo đúng như anh chia sẻ là khá phổ biến ở VN mình. Theo DC,
chúng ta hãy khoan đưa ra giải pháp cụ thể lúc này, mà trước hết hãy phân tích hết tất cả
những lý do cần thiết. Tìm hiểu được nguyên nhân sẽ giúp cho anh Sales Director này có
được cái nhìn tổng quan và sẽ có những động thái phù hợp. 1 vài câu hỏi nhanh qua để
làm rõ vấn đề hơn. Anh Sales Director này đã dành thời gian gặp gỡ, trò chuyện, lắng
nghe và tìm hiểu về những nhân viên trong team của mình, trước khi bắt tay ngay vào
công việc chưa? Anh có biết tại sao những người này lạ lạnh nhạt, bất hợp tác, và không
thân thiện với anh không? Anh đã dành thời gian đi sâu sát xuống thị trường chỉ để hiểu
hơn về văn hóa, cách làm việc, năng lực của họ?
Có 1 ví dụ chia sẻ để bạn anh Ngo tham khảo thêm. 1 học viên của Dale Carnegie, vừa
tiếp nhận vị trí Country Manager của 1 công ty đa quốc gia được 3 tuần trước cũng gặp
trường hợp tương tự. Anh gặp phản đối rất rõ rệt của 1 người Giám đốc chi nhánh phía
Bắc, người đinh ninh là mình sẽ là người thay thế cho Country Manager cũ khi người này
ra đi. Anh giám đốc phía Bắc này phản đối và bày tỏ sự không phục đối với anh rất rõ,
hầu hết trong tất cả những trao đổi hay chính sách đưa ra vì nghĩ anh không đủ kinh
nghiệm và hiểu biết về công ty bằng người này. Anh cũng bức xúc, bế tắc không biết phải
nên đối xử thế nào vì cũng là mới, cũng không nhận được thông tin nào để làm việc cho
tốt hơn.
Đúng ngay thời gian anh này đang theo học tại DC nên cam kết ứng dụng ngay công cụ
và khái niệm học được từ Dale, cụ thể là ứng dụng Công thức Kỳ diệu, Phản hồi vào thế
mạnh và Khoảnh khắc quyết định trong các buổi họp hay trao đổi riêng. Anh tổ chức 1
buổi họp coi như ra mắt team mới trong tuần thứ 2, trong đó anh đề nghị mọi người giới
thiệu về mình và kể ngắn gọn về 1 khoảng khắc quyết định trong cuộc đời của mình. Vẫn
như vài lần trước, người giám đốc phía Bắc cũng trình bày với 1 thái độ không nhiệt tình,
bị bắt buộc, anh cũng kiên nhẫn lắng nghe, và khi kết thúc, anh đã đưa một phản hồi nêu
lên được điểm mạnh của người giám đốc đó và cảm ơn sự đóng góp cũng như nỗ lực, làm
gương của anh GĐ đối với công ty tính đến thời điểm này. Ngay lập tức trong cuộc họp,
người GĐ phía bắc này thay đổi thái độ 100%, tích cực và nhiệt tình hơn cũng như tôn
trọng anh nhiều hơn. Đây là ứng dụng nguyên tắc số 2 “Thành thật khen ngợi, cảm kích
người khác”, nguyên tắc số 7 “Lắng nghe người khác. Khuyến khích người khác nói về
họ”, và nguyên tắc số 9 “Chân thành làm cho người khác cảm thấy quan trọng”. Trong
cuộc họp và những buổi làm việc sau đó với nhân viên, tất cả những ý kiến đưa ra, anh
đều đưa theo công thức kỳ diệu (Bằng chứng – Hành động – Lợi ích), nêu ra lợi ích cho
nhân viên nên hầu như họ đều rất tâm đắc và khâm phục.
Bài học rút ra từ ví dụ trên:
- Đồng cảm với những tâm tư nguyện vọng của người khác, vì mọi thứ đều có lý do,
để có cách ứng xử phù hợp hơn
- Chia sẻ vấn đề trên quan điểm của người khác, cho họ thấy lợi ích của họ là ở đâu,
không phải lợi ích của mình, sẽ có được sự hợp tác cao hơn từ người khác
- Nhìn nhận sự đóng góp của người khác dành cho công ty, chắc chắn mỗi người sẽ
có nhiều đóng góp đến công ty, quan trọng là chúng ta có quan sát được và nhìn nhận họ
- Tận dụng sức mạnh của tinh thần tập thể để gây ảnh hưởng đến những người có thái
độ chưa hợp tác
Dale Carnegie Vietnam
Nếu bạn là cấp dưới của anh bạn trong câu chuyện trên, bạn sẽ làm gì để giải quyết tình
huống khó xử này và tạo ra không khí vui vẻ, hoà đồng trong đội ngũ.
Viết thiệp cảm ơn – nghệ thuật bị lãng quên: Đưa ra lời
khen chân thành
Đăng bởi DNT ngày 24 June, 2011
Viết một tấm thiệp cảm ơn chân thành là một trong những kỹ năng chuyên nghiệp giúp ta
tạo được ấn tượng lâu dài với người khác. Ai cũng thích được khen ngợi và một trong
những nguyên tắc đối nhân xử thế nền tảng của Dale Carnegie là “Thành thật khen ngợi,
cảm kích người khác”. Khi viết một tấm thiệp cảm ơn, hãy sử dụng một tấm thiệp nhỏ,
sạch sẽ và rõ ràng. Tuy nhiên, tấm thiệp không quan trọng bằng tấm lòng; vì thế, nếu chỉ
có giấy thì hãy cứ dùng nó để viết! Hãy sử dụng công thức gồm 6 bước bên dưới để thể
hiện lời tri ân của mình trong thiệp một cách hiệu quả nhất.
1. Lời chào: Kính gửi (anh/chị) …. Đây là điều quá rõ ràng, nhưng nhiều người thường
bắt đầu lời chào bằng “chào ….”, “hi, …” hoặc thậm chí là bỏ luôn phần này.
2. Thể hiện lời tri ân: “Rất cảm ơn anh/chị… về cuốn sách”. Điểm cốt lõi là phải đơn
giản mà cụ thể. Bước này trong viết thiệp cảm ơn là để thể hiện hết tình cảm tận đáy
lòng.
3. Nói về quá trình sử dụng: “tôi đã đọc ngay quyển sách đó và nhận thấy có nhiều điều
rất hay và bổ ích”. Mọi người đều muốn biết bạn có nhận thấy được giá trị từ hành động
hay món quà đó của họ không. Việc chia sẻ cách bạn đang sử dụng món quà hay ý tưởng
đó sẽ khiến tấm lòng của họ trở nên có ý nghĩa.
4.Cảm ơn một một lần nữa: Hãy một lần nữa cảm ơn họ về món quà. Không có gì là
quá mức khi nói cảm ơn một lần nữa.
5. Lời chào kết thúc: Hãy kết lại bằng một lời kết thể hiện suy nghĩ cuối cùng của bạn:
trân trọng, thân, chúc sức khỏe, … Sau đó, ký tên của bạn
6. Gửi thiệp: Dù đồng nghiệp hay người quen của bạn không quen với hình thức viết
kiểu này thì bạn hãy cứ là người tạo ra tiền lệ.
Để thể hiện dấu ấn của mình, người chuyên nghiệp thật sự cần có kỹ năng viết thiệp/thư
cảm ơn trong thời đại thư điện tử, hộp thư thoại và tin nhắn.
Thể hiện tính chuyên nghiệp trong kinh doanh không khó; nó chỉ đòi hỏi sự nỗ lực và tập
trung. Những khía cạnh đơn giản trong phép xã giao kinh doanh giúp rất nhiều trong việc
xây dựng tính chuyên nghiệp của chúng ta, điều này góp phần xây dựng sự tự tin và thoải
mái của chúng ta trong kinh doanh..
Cải thiện kỹ năng lắng nghe
Đăng bởi DNT ngày 23 June, 2011
Một trong những yếu tố lớn nhất góp phần vào việc giao tiếp hiệu quả lại là một điều rất
đơn giản. Hãy lắng nghe. Hãy thật sự lắng nghe những gì người khác đang nói. Chúng ta
sẽ có được sự tôn trọng, uy tín và sự tin tưởng khi biết lắng nghe một cách hiệu quả và
chân thành. Lắng nghe thấu đáo cũng giúp chúng ta phản hồi lại những điều người khác
đang nói một cách chân thành. Phản hồi của chúng ta sẽ đánh trúng trọng tâm và không
lạc đề cũng nhữ chứng minh rằng chúng ta có lắng nghe thật sự.
Có nhiều dạng lắng nghe mà trong đó người lắng nghe có thể có hoặc không nhận biết
các khuynh hướng giao tiếp của mình và ta có thể xác định điều này không chỉ trong
công việc mà còn trong những tương tác thường ngày khác. Chủ yếu là cần phải nhìn
nhận bản thân một cách khách quan và chân thành đồng thời cần nhận biết rõ mình thuộc
dạng người lắng nghe nào.
Nếu thuộc dạng lơ là thì chúng ta có thể bị nhận biết qua biểu hiện bên ngoài như giao
tiếp ánh mắt gián tiếp. Khi liên tục nhìn quanh thì chúng ta sẽ tạo ấn tượng không chú ý.
Nếu chúng ta muốn tự lưu ý mình về điều này thì chúng ta cần phải dẹp công việc đang
làm và suy nghĩ riêng qua một bên đồng thời cần chắc chắn rằng lúc nào cũng duy giao
tiếp ánh mắt một cách trực tiếp.
Nếu chúng ta phát hiện mình thuộc dạng lắng nghe “chờ giờ ăn trưa”, có nghĩa là không
duy trì sự tập trung thì dạng mơ mộng giữa ban ngày như vậy có thể được nhận biết qua
nét mặt, đó là sự thiếu quan tâm. Cũng giống như dạng lơ là, người thuộc dạng mơ giữa
ban ngày phải lấy lại sự tập trung đối với người hay chủ đề đang nói. Một lần nữa, giao
tiếp ánh mắt giữ vai trò cực kỳ quan trọng, ngoài ra, người nghe phải tự biết cố gắng đặt
câu hỏi và nhập tâm vào cuộc nói chuyện.
Một số khác trong chúng ta lại thấy rằng mình thường hay ngắt lời người khác. Mặc dù
đây có thể chỉ là do chúng ta quá hào hứng với chủ đề đang nói nhưng nó lại làm người
khác cảm thấy rằng những gì họ đang nó không quan trọng. Khi chúng ta tự nhận thấy
được điều này thì việc thay đổi là rất dễ dàng. Nếu chúng ta nhận thấy mình đang ngắt lời
người khác thì cần phải kiềm lại, xin lỗi và để người khác nói tiếp.
Dạng lắng nghe tiếp theo là “nhập tâm”, có nghĩa là thật sự có sự giao tiếp. Người thuộc
dạng này không bị phân tâm, họ hoàn toàn nhập tâm bằng cả cơ thể, tinh thần và trái tim.
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, đây là điều cần phải có. Công chúng rất tinh ý khi ta
nhắm tới một phạm vi kinh doanh nào đó và kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ đảm bảo sự
tồn tại của công ty, thậm chí là trong những thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay.
Sáu gợi ý đàm phán “thắng-thắng” dành cho nhà quản
lý
Đăng bởi DNT ngày 20 May, 2011
Là nhà quản lý, khả năng sử dụng các kỹ năng đàm phán thành công có thể làm nên điều
khác biệt cho sự thành công trong đàm phán. Tương tự như vậy, việc gây ảnh hưởng đối
với đồng nghiệp và nuôi dưỡng các mối quan hệ có tính xây dựng và tích cực là điều cần
thiết. Dưới đây là 6 điều mà các nhà quản lý cần nghĩ đến khi chuẩn bị cho một cuộc đàm
phán.
Biết rõ những điều mà bạn muốn – là một nhà quản lý, điều quan trọng cần làm khi
bước vào cuộc đàm phán là biết rõ bạn muốn kết quả cuối cùng của mình như thế nào.
Hãy chắc rằng bạn dành nhiều thời gian và suy nghĩ cho những gì mà bạn muốn và lý do
mà bạn muốn nó. Hãy nhớ rằng điều quan trọng mà bạn cần làm là tính đến những lợi ích
về tài chính, tình cảm, tinh thần, vật chất,… Việc này cũng giúp ta biết được những điều
mình không muốn khi đi sâu vào các cuộc đàm phán.
Biết rõ đối tác bạn muốn gì – Đối tác của bạn cũng sẽ có một lịch làm việc khi họ bước
vào cuộc đàm phán. Hãy lưu ý tìm hiểu trước họ muốn kết thúc buổi đàm phán đó như
thế nào. Hiểu rõ giải pháp tài chính, tình cảm, tinh thần hay vất chất mà họ mong muốn
có được. Hãy dự đoán các ý kiến phản đối – quá trình đàm phán không phải lúc nào cũng
dễ dàng. Là một người quản lý, bạn phải hiểu rằng bạn sẽ vấp phải những phản đối từ
nhân viên khi tiến hành. Bạn cần tự chuẩn bị cho điều này thật chu đáo trước buổi đàm
phán. Đảm bảo rằng bạn có các bằng chứng liên quan trong tay mà bên kia có thể xác
định và liên hệ tới được.
Xác định những khoản nhượng bộ – Xác định những yếu tố không thể đàm phán và
những điều mong muốn và những điều mà bạn sẵn sàng cho đi để nhận lại cái khác. Tất
nhiên, bạn sẽ không bao giờ thỏa mãn hết tất cả các nhu cầu của mình sau buổi đàm phán.
Các cuộc đàm phán thường mang tính chất có qua có lại và với tư cách là một nhà quản
lý, bạn cần đáp ứng một phần đòi hỏi của nhân viên.
Dự đoán những phản đối – Quá trình thương thuyết hoàn toàn không dễ dàng gì. Là
một nhà quản lý, bạn phải hiểu rằng mình sẽ gặp một số phản đối từ người mình đang
thương lượng. Bạn cần phải chuẩn bị bản thân bằng cách nghiên cứu thật kỹ trước khi
bạn ngồi vào bàn đàm phán. Hãy chắc rằng bạn có những chứng cứ và hiểu biết rõ ràng
trên những điều khoản mà người đối diện có thể đề cập đến.
Xác định “điểm ra về” của bạn – Khi bạn xác định “điểm ra về” của mình, bạn sẽ định
rõ vào lúc nào sẽ không cần phải tiến hành đàm phán nữa. Trước khi bắt đầu các cuộc
đàm phán, bạn phải nắm chắc những điểm mà mình sẽ chấm dứt cuộc nói chuyện. Đây sẽ
là một nguồn rất quan trọng để bạn nắm được quyền lực trong cuộc đàm phán, vì thế khi
bạn gặp phải tình huống đã chuẩn bị thì bạn phải chắc chắn là mình hành động.
Luyện tập với đồng nghiệp – Cũng như bất kỳ buổi thuyết trình quan trọng nào khác,
bạn cần phải luyện tập. Bạn có thể đối mặt với một cuộc tranh luận và cách tốt nhất là
phải tập dượt các kết quả có thể có. Thông qua việc tập luận với một ai đó, bạn sẽ xây
dựng được sự tự tin trước tình huống đó và nó sẽ giúp cuộc đàm phán diễn ra thật suôn
sẻ.
Chiến thuật thương lượng lương cho năm 2011
Đăng bởi DNT ngày 21 April, 2011
Các chuyên đã đề xuất một số gợi ý khi tiếp cận vấn đề lương bổng trong bối cảnh kinh tế
năm 2011 có sự cải thiện.
Bước vào năm 2011, các chuyên gia dự đoán rằng điều kiện về kinh tế, việc làm và
thương lượng lương bổng sẽ tốt hơn. Các khảo sát gần đây chỉ ra rằng ngày càng có nhiều
doanh nghiệp lo lắng những nhân tài hàng đầu của họ có thể bỏ đi khi nền kinh tế có khởi
sắc. Kết quả là có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng thương lượng vấn đề lương bổng hơn thời
kỳ đại suy thoái trước đây.
Nếu bạn đang tìm sự thăng tiến ở vị trí hiện tại hay muốn gặt hái nhiều hơn từ buổi
thương lượng lương với công ty thì có lẽ trong năm 2011 bạn có nhiều lợi thế hơn năm
2010 và 2 năm trước đó.
Để tận dụng tối đa cơ hội này, các chuyên gia cho rằng bạn cần phải sử dụng một số
chiến thuật mới. Bên dưới là một quy trình gồm 6 bước mà một số chuyên gia đã đề xuất
để giúp bạn gặt hái được kết quả tối đa từ việc thương lượng lương trong năm 2011:
1. Kiểm tra tình trạng tài chính của công ty. Michael Crom, chuyên gia nghiên
cứu cao cấp của tổ chức Dale Carnegie cho rằng cần phải tìm hiểu xem công ty
của bạn có trưởng và tình hình có khả quan không. Ông lưu ý rằng nếu công ty
của bạn chỉ đủ khả năng giải quyết các chi phí thì việc yêu cầu tăng lương hay
thúc trưởng bộ phận nhân sự tăng mức lương ban đầu có thể là không thực tế.
2. Hiểu rõ và ghi lại giá trị của bạn vào hồ sơ. Debra Benton, chuyên gia huấn
luyện tại Fort Collins, Colo cho rằng bạn cần phải ghi lại quá trình đóng góp giá
trị của mình cho doanh nghiệp như việc tiết kiệm một khoản tiền đáng kể nào đó
hay làm cho việc đó dễ nhận thấy hơn. Còn Danny Cahill, chủ tịch của chi nhánh
tại Hobson, thì cho rằng cần phải tập hợp tất cả những email khen ngợi từ nhà
cung ứng, đồng nghiệp, cộng sự và khách hàng cũng như là các tại liệu cho thấy
những việc bạn đã làm giúp công ty kiếm thêm hoặc tiết kiệm nhiều tiền và cung
cấp những bằng chứng đó cho sếp của bạn trước buổi đánh giá hiệu quả làm việc.
Ông Cahill nói thêm: “hãy dũng cảm và nói rằng ‘dựa vào những giấy tờ này thì
có hợp lý khi lên lương cho tôi không?’”
3. Hãy sử dụng thuật đối nhân xử thế. Ông Crom nói: “Bằng mọi giá đừng tỏ ra
xúc động hay đối đầu. Đừng đưa sếp của bạn vào tình thế bị mất mặt”. Ông cho
biết điều quan trọng cần làm là chân thành quan tâm đến cấp trên và cố gắng nhìn
nhận vấn đề theo quan điểm của họ.
4. Tập dượt cho buổi nói chuyện. Ông Crom cho rằng việc diễn trước sẽ giúp bạn
tránh tình trạng không kiềm chế được cảm xúc trong lúc nói trò chuyện. Ông
khuyên hãy cân nhắc đến những gì cấp trên bạn sẽ nói, họ sẽ đưa ra những phản
đối gì về việc tăng lương và làm thế nào để đối phó với tình huống đó một cách
chuyên nghiệp và tích cực. Ông nói: “Cách phản hồi của chúng ta trước phản đối
có thể ảnh hưởng đến việc lên hoặc không lên lương”.
5. Có sự chuẩn bị trước. Bà Benton khuyên rằng lúc phỏng vấn công việc mới, hãy
hỏi thăm về mức lương cho vị trí đó trước khi bạn được hỏi về mức lương mong
muốn. Ví dụ, nếu mức lương hiện tại là 40.000$ và mức lương cho vị trí mới là từ
50.000$ đến 70.000$ thì bạn cần nêu ra trong khoản đó. Bà nói: “tôi cho rằng khi
nói đến điều không thoải mái thì đó là tiền”.
6. Hiểu rõ ý nghĩa của mức lương. Ông Cadhill cho biết nếu bạn tìm công việc có
mức từ 130.000$ đến 180.000$ thì đừng cảm thức bực mình khi họ đề xuất mức
lương thấp hơn 180.000$. Ông giải thích: “nếu mức lương hiện tại của bạn là
135.000$ và nhà tuyển dụng đề nghị mức lương là 150.000$ thì bạn nên thử mạo
hiểm vì các công ty thương nhìn vào mức lương hiện tại của bạn và đề nghị mức
lương công thêm 8 đến 10% vào mức lương hiện tại.
Bảy kiểu người nghe và bí quyết để có kỹ năng nghe tốt
hơn
Đăng bởi DNT ngày 23 March, 2011
Sở hữu kỹ năng nghe đặc biệt nổi trội và khả năng thuyết phục người khác ủng hộ ý kiến
của mình là điều làm nên sự khác biệt giữa những người giỏi và những người xuất sắc.
Có khả năng lắng nghe tốt sẽ xây dựng được lòng tin, sự tín nhiệm và sự tôn trọng. Một
phần là vì khi bạn lắng nghe trọn vẹn, bạn sẽ có được phản hồi thích hợp và đúng trọng
tâm thay vì cố tìm câu trả lời ngay lúc đó. Điều bạn nói chính là bằng chứng cho thấy bạn
đã lắng nghe như thế nào.
“Những người tất bật”
Những người thuộc loại này thường trong trạng thái bận rộn và luôn chân luôn tay làm
mọi việc. Kiểu người “đa năng” như vậy không thể ngồi yên và lắng nghe.
Bí quyết
Nếu bạn là một “thính giả tất bật”, hãy tạm gác lại công việc đang dang dở của mình khi
có ai đó nói chuyện với bạn.
Còn nếu bạn đang nói chuyện với một người “tất bật” thì bạn nên hỏi “Liệu tôi có thể nói
chuyện với bạn vào lúc này không?”, hoặc “Tôi cần bạn chú ý lắng nghe tôi chỉ một lát
thôi” để khiến họ chú ý. Hãy nói ngắn gọn, vắn tắt và kết thúc câu chuyện một cách
nhanh chóng bởi sự chú ý của họ cũng có giới hạn.
“Những người lơ đãng”
Kiểu người này luôn để “tâm hồn treo ngược cành cây”. Bạn có thể nhận ra điều đó qua
ánh mắt trống rỗng của họ. Họ không hề nghe những gì bạn nói mà chỉ đang mơ mộng
đâu đâu.
Bí quyết
Nếu bạn thuộc kiểu người “lơ đãng”, hãy tỏ ra biết lắng nghe hơn. Luôn chú ý và nhìn
vào mắt người đối diện, đưa người về phía trước rồi tỏ ra thích thú bằng cách đặt câu hỏi
cho họ.
Nếu bạn đang nói chuyện với một “người lơ đãng”, thỉnh thoảng hãy hỏi lại xem họ có
hiểu ý bạn không. Cũng giống như đối với kiểu người “tất bật”, bạn hãy bắt đầu bằng
việc làm cho họ chú ý, cố gắng nói ngắn gọn, súc tích và đi thẳng vào vấn đề bởi sự lưu
tâm của họ có hạn.
“Những người nói leo”
Những người này sẵn sàng xen vào cuộc nói chuyện bất cứ lúc nào. Họ chỉ chực chờ thời
cơ để nhảy vào nói. Thực ra họ không hề lắng nghe bạn mà chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu
được nói của bản thân họ.
Bí quyết
Nếu bạn là một người hay “nói leo”, hãy xin lỗi mọi người ngay khi bạn nhận ra mình
đang ngắt lời họ vì điều đó sẽ làm cho bạn có ý thức hơn trong những tình huống như thế
này.
Nếu bạn đang nói chuyện mà có một người “nói leo” vào thì bạn hãy dừng ngay lại và
nhường họ nói, nếu không, họ cũng sẽ chẳng chú ý đến lời của bạn. Khi họ nói xong, bạn
nên bảo rằng “Như vừa nãy tôi đang nói…” để họ nhắc họ nên lắng nghe thay vì ngắt lời
bạn.
“Những người thờ ơ”
Những người này thường tỏ ra xa cách và ít biểu lộ cảm xúc khi lắng nghe. Họ chẳng hề
quan tâm đến những lời bạn nói một chút nào.
Bí quyết
Nếu bạn là kiểu người như vậy, hãy tập trung nghe hiểu ý của người nói chứ không chỉ
dừng lại ở ngôn từ của họ. Hãy lắng nghe bằng cả đôi mắt, đôi tai và trái tim của mình.
Còn nếu bạn đang nói chuyện với một người “thờ ơ”, hãy nhấn mạnh ý kiến của bạn và
đưa ra nhiều câu hỏi để thu hút sự chú ý của họ.
“Những kẻ hiếu thắng”
Kiểu người này sẵn sàng tranh cãi đến cùng. Họ thích chống đối và lên án người khác.
Bí quyết
Nếu bạn là một kẻ “hiếu thắng”, hãy thử đặt mình vào vị trí của người nói để có thể hiểu
được, chấp nhận, và thấy được cái hay trong quan điểm của họ.
Còn nếu bạn bị một kẻ “hiếu thắng” phản đối và lên án, hãy đối diện thay vì rụt rè. Hãy
nói với họ về việc bạn có thể chấp nhận sự bất đồng đó như thế nào hoặc về việc bạn có
thể làm khác đi ra sao vào lần tới.
“Những nhà phân tích”
Những người này thường xuyên đóng vai “cố vấn” hoặc “bác sĩ chuyên khoa” và sẵn
sàng cung cấp cho bạn những câu trả lời ngay cả khi bạn chưa hỏi. Họ cho rằng mình là
người biết lắng nghe và thích giúp đỡ người khác. Họ luôn luôn phân tích và sửa lại
những gì bạn nói.
Tips
Nếu bạn thuộc tuýp người thích “phân tích”, hãy thư giãn và nên hiểu rằng không phải ai
cũng đang cần tìm một câu trả lời, một giải pháp hay một lời khuyên. Một số người chỉ
thích nói ra ý tưởng của mình để tự bản thân họ hiểu rõ được vấn đề hơn mà thôi.
Còn nếu nói chuyện với một người thích “phân tích”, bạn nên mở đầu bằng câu “Tôi chỉ
muốn chia sẻ với bạn chứ không phải đi tìm những lời khuyên.”
“Những người biết lắng nghe”
Đây là những người có ý thức lắng nghe. Họ nghe bằng tất cả tấm lòng và cố gắng đặt
mình vào hoàn cảnh của người nói. Đây là cách lắng nghe cấp bậc cao nhất. Cách lắng
nghe này động viên bạn tiếp tục câu chuyện của mình, giúp bạn tìm ra giải pháp và có cơ
hội bày tỏ ý kiến của mình.
Bí quyết
Nếu bạn là người “biết lắng nghe”, hãy cứ tiếp tục như thế bởi mọi người thật sự đánh giá
cao điều đó.
Nếu bạn nói chuyện cùng người “biết lắng nghe”, hãy tỏ ra cảm kích sự ân cần từ họ, hãy
nói cảm ơn họ vì sự quan tâm của họ dành cho bạn và câu chuyện của bạn.
Đối phó với người sếp khó tính
Đăng bởi DNT ngày 16 March, 2011
Chuyên gia huấn luyện Carnegie thân mến,
Trước đây trong sự nghiệp của tôi, tôi đã may mắn khi có một ông chủ sẵn sàng chấp
nhận thử thách và dành cho tôi những cơ hội để đề ra những chọn lựa khác nhau với
những công việc mà tôi được giao. Khi sự nghiệp tôi đang tiến triển thì tôi thấy rằng một
ông chủ sẵn sàng chấp nhận thử thách chỉ là một trường hợp ngoại lệ. Chính tôi đã nhận
ra qua nhiều ông chủ rằng họ không sẵn sàng để chấp nhận bất cứ câu hỏi nào về một
quyết định nào đó. Điều đó làm tôi cảm thấy phẫn uất và nản lòng khi phải đối mặt với
những người có tính như thế. Ông có thế giúp tôi giải quyết vấn đề này không?
Lan.
Lan thân mến,
Có những lúc trong cuộc đời, chúng ta sẽ cảm thấy phải đối mặt với những người mà
chúng ta không thề nào thắng được. Và sẽ thật khó khăn hơn nhiều khi người chúng ta
phải thuyết phục chính là ông chủ/sếp chúng ta. Thật là bực bội khi chúng ta biết mình có
những ý tưởng, ý kiến tốt nhưng không ai quan tâm lắng nghe cả. Dưới đây là những gợi
ý để có tiếp cận với những người không chịu lắng nghe như là chúng ta mong muốn:
1. Mở đầu một cách thân thiện. Bắt đầu cuộc nói chuyện với sếp và quan sát xem
lúc nào thì thích hợp để trình bày cho ông ấy nghe những ý tưởng của bạn. Bắt đầu cuộc
nói chuyện bằng những “câu chuyện nhỏ” đời thường. Cố gắng tập trung nói đến những
vấn đề mà sếp của bạn quan tâm tới. Bằng cách này sếp của bạn sẽ nghĩ rằng bạn không
chỉ là người nhân viên mà còn là người họ có thể trò chuyện vui vẻ khi họ cần.
2. Hiểu được sếp của bạn. Nếu bạn đã cố gắng nói những ý kiến của bạn cho sếp
trước đó thì bạn nên có một ý tưởng về những gì mà sếp của bạn sắp trình bày tiếp. Tham
gia trả lời và suy nghĩ về những gì bạn sắp nói. Hãy luôn nhớ là luôn cư xử khéo léo
chuyên nghiệp và đừng để cảm xúc của bạn chen vào trong những lúc ấy.
3. Đừng chỉ trích. Nếu nhiệm vụ bạn được giao là ý tưởng của sếp của bạn, khi bạn
cố gắng thay đổi nó họ sẽ không nghĩ điều đó là đúng và chấp nhận nó. Hãy chắc chắn
rằng khi bạn đề xuất một sự thay đồi tốt hơn với công việc nào đó bạn sẽ vẫn ghi được
điểm với sếp. Ví dụ như là” Công việc anh/chị phân công cho tôi đã truyền cảm hứng và
giúp tôi có được ý tưởng này”.
4. Đặt mình vào vị trí của sếp. Tại sao khi bạn là sếp, bạn vẫn phải suy nghĩ về ý
kiến đó? Điều đó có giúp ích gì cho bạn, một người chủ công ty? Ngay cả khi ý kiến đó
không liên hệ trực tiếp với sếp của bạn thì vẫn sẽ có những điều có lợi cho ông ấy. Đừng
quên chỉ ra những điều đó.
5. Giữ phong cách thật chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn xây dựng một mối quan hệ
tốt đẹp với sếp mình thì phải nắm điều này một cách vững vàng, nếu không thì chắc chắn
là bạn chỉ có thể nói chuyện với ông ấy khi bạn cần phải làm điều gì đó.
Dale Carnegie Vietnam
Khi Bạn Thân Trở Thành Sếp
Đăng bởi DNT ngày 10 March, 2011
Người bạn thân đột nhiên trở thành sếp của mình có lẽ là một trong những tình huống
khó khăn mà bạn có thể sẽ gặp phải trên con đường sự ngiệp. Đó là giai đoạn chuyển tiếp
không mấy dễ dàng gì cho cả bạn và người đó. Nếu là một người nhạy cảm thì ắt hẳn
người sếp mới của bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi trở thành quản lý của đồng nghiệp cũ và
đặc biệt là bạn cũ của mình. Tình huống này đòi hỏi người quản lý mới phải có kỹ năng
giao tiếp tốt để có thể phân công công việc cho các bạn đồng nghiệp cũ một cách khéo
léo mà không khiến họ nghĩ rằng bạn đang buộc họ làm những việc họ không thích chỉ vì
bạn là sếp.
Được thăng chức cũng có nghĩa là bạn sẽ biết được những thông tin quan trọng của công
ty mà không phải ai cũng có quyền được biết. Và sẽ rất khó khăn để bạn giữ mồm giữ
miệng trước người bạn tâm giao của mình hoặc hạn chế tán gẫu với bạn mình trong các
buổi nghỉ giữa giờ. Tuy nhiên, để trở thành nhà quản lý tốt, bạn cần vạch rõ ranh giới với
bạn mình tại công ty. Đó là điều bạn phải làm trong tình huống này.
Thông thường, người không được đề bạt sẽ đố kỵ hoặc cảm thấy bị bỏ rơi. Trong khi
người quản lý mới nhận được sự đào tạo và cố vấn từ những người dày dạn kinh nghiệm
thì những người không được đề bạt lại không nhận được bất kỳ hướng dẫn nào. Do đó,
Dale Carnegie Training đã đưa ra một số gợi ý sau đây cho họ:
• Đừng tỏ ra phẫn uất vì bạn của bạn thăng chức không phải để làm bạn tổn thương.
Hơn nữa, bạn có thể sẽ là người tiếp theo được đề bạt.
• Nếu cảm thấy buồn, hãy chia sẻ với một người bạn ngoài công ty. Đừng bao giờ
tâm sự với ai đó trong công ty vì sẽ có ngày nó lọt vào tai người bạn thân của bạn.
• Nên nhớ rằng người bạn của bạn cũng đang gặp khó khăn không khác gì bạn.
Hãy nhẫn nại chờ xem mối quan hệ của các bạn sẽ tiến triển như thế nào.
• Hãy tôn trọng sếp mình. Phê bình những khuyết điểm của bạn mình là điều tốt
nhưng hãy tỏ ra tôn trọng vì người bạn ấy giờ đã là sếp của bạn.
• Đừng tận dụng thái quá mối quan hệ với sếp, nhưng nên nhớ rằng mối quan hệ
này có thể sẽ mang đến một số lợi ích nhất định trong công việc cũng như hoạt
động làm việc nhóm của bạn.
Dành cho “Một nửa thế giới”: Hạnh phúc và Thành
công
Đăng bởi DNT ngày 07 March, 2011
Bạn cảm thấy mình cần “hành động” để đạt được hạnh phúc và thành công nhiều hơn
trên con đường công danh và trong cuộc sống? Và bạn đã chuẩn đối mặt với những thách
thức, áp lực cao hơn khi ở một ví trí cao hơn? Dưới đây là vài bí quyết hữu ích giúp phụ
nữ chúng ta có thể tiếp tục tiến bước trên đường công danh.
Giao tiếp. Tập trung vào hướng đi nghề nghiệp vững chắc là điều rất quan trọng với phụ
nữ để đạt được thành công trên đường công danh. Hãy trình bày với cấp trên về mục tiêu
bạn mong muốn thực hiện để đóng góp cho tổ chức. Điều đó không chỉ phản ánh sự tận
tụy cho một sự thành công của bạn, mà còn là lòng nhiệt huyết cho thành công của công
ty.
Luôn có những lựa chọn mở. Giữ gìn mối quan hệ bên ngoài công ty. Những cơ hội bên
ngoài cần phải tồn tại trong tầm kiểm soát của bạn, đặc biệt khi nếu như mọi thứ không
đúng trình tự theo khung thời gian mà bạn đã định sẵn ở công ty hiện tại.
Mối quan hệ. Việc mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội có thể là một lợi thế tuyệt vời cho
sự nghiệp của bạn. Việc tham dự các sự kiện nhân đạo, chính trị, hoạt động nhóm hay bất
cứ tổ chức nào nơi mà các kỹ năng và trí tuệ của bạn được trưng dụng, phát huy sẽ giúp
cho phụ nữ được sự kính trọng cao hơn.
Duy trì ứng xử chuyên nghiệp. Một người phụ nữ thành công cần phải ứng xử, ăn mặc
và xuất hiện theo cách mà cô ta muốn được các đồng nghiệp và cấp trên đánh giá là
người phụ nữ thành công. Với việc thể hiện phong thái chuyên nghiệp bằng thái độ tích
cực, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của đối tác và của mọi người nơi công sở.
Kính chúc các bạn luôn là Người Phụ Nữ mình mong muốn!
Cách tạo ấn tượng tốt đẹp ở lần gặp đầu tiên
Đăng bởi DNT ngày 23 February, 2011
Chào chuyên gia huấn luyện của Dale Carnegie:
Tôi vừa mới được tuyển làm quản lí ở một công ty lớn. Đây là khoảng thời gian thú vị
đối với tôi, nhưng tôi vẫn lo lắng. Tôi muốn tạo một ấn tượng tốt đầu tiên, đặc biệt là lần
đầu tiên tôi gặp những nhân viên mà mình sẽ quản lí. Tôi nghe các đồng nghiệp trước đây
của tôi nói rằng tôi có thể bị tẩy chay vì sự xấc xược và khó gần của mình ở lần gặp này.
Tôi lo lắng rằng những đồng nghiệp mới của tôi sẽ nhìn tôi như vậy. Có thể cho tôi một
vài lời khuyên không?
Thảo
Chúc mừng bạn Thảo đã được thăng chức! Điều quan trọng là chúng ta bắt đầu công việc
bằng chính năng lực của mình khi làm ở một vị trí mới. Hơn nữa, có được ấn tượng tốt
ngày từ ngay sau lần gặp đầu tiên là một điều cần thiết. Đây là một vài gợi ý về cách bạn
tạo ấn tượng tốt làm cho các đồng nghiệp của bạn tôn trọng và tin tưởng
1). Mỉm cười – Điều này thật đơn giản nhưng rất hiệu quả để nhớ. Chúng ta dễ dàng bị
thu hút bởi những người nở nụ cười trên khuôn mặt của họ. Nụ cười giúp chúng ta gần
nhau và đáng tin cậy.
2). Hãy là một người lắng nghe tốt – khi chúng ta gặp mọi người lần đâu tiên chúng ta
có xu hướng có cảm giác lo lắng hoặc huyên thuyên về chính chúng ta. Thay vì tập trung
về bạn, hãy hỏi đồng nghiệp của bạn về chính họ. Thực sự lắng nghe và tỏ ra hứng thú
với những điều họ nói.
3). Hãy nhìn vào mắt của họ. Khi gặp ai đó lần đầu tiên hãy nhìn thẳng vào mắt của anh
ấy hoặc cô ấy và nở nụ cười để tạo sự kết nối ngay tức thì. Điều này sẽ thể hiện bạn dễ
tiếp cận và bạn thực sự hứng thú gặp họ.
4). Nhớ tên. Tất cả chúng ta thích nghe nhất là tên của chính chúng ta. Có thể rất khó để
nhớ tên ai đó, nhưng hãy cố hết sức để có thể liên kết tên và khuôn mặt. Đề cập đến ai đó
theo tên của anh ấy hay cô ấy và thể hiện bạn muốn biết về các đồng nghiệp mới của
mình. Các tốt nhất để nhớ tên một người là gọi lớn tên của họ khi bạn gặp họ, và tìm ra
một đặc điểm để bạn có thể nhớ đến họ.
Sáu quy tắc để đưa ra ý kiến phản đối một cách phù
hợp
Đăng bởi DNT ngày 16 February, 2011
Các công ty đã có nhân viên trong biên chế sẽ làm việc tốt hơn các công ty khác từ 47%
đến 202%. Việc tạo ra một môi trường làm việc theo nhóm sẽ xây dựng được tính qui củ
và có cam kết. Có sự khác biệt như vậy là do số lượng nhân viên trong biên chế đông sẽ
làm giảm đi tỉ lệ nhân viên bỏ việc giữa chừng. Như vậy cũng có nghĩa nơi làm việc của
nhân viên phải cực kỳ phong phú về số lượng công việc. Một nơi làm việc tốt là nơi mà
các nhân viên cố gắng hết sức mình vì lợi ích của bản thân và tập thể được làm việc cùng
nhau. Sau đây là một số mục có liên quan đến vấn đề này.
Cách giao tiếp khéo léo
Chúng ta đều luôn ấn tượng với người biết họ cần nói gì và phải nói như thế nào trong bất
cứ hoàn cảnh nào. Những người như thế sẽ luôn biết cách phải giao tiếp như thế nào cho
thật khôn khéo, tài trí và tự tin.
Cách chúng ta giao tiếp có thể biểu lộ cảm xúc tích cực hay tiêu cực. Nếu ta có thái độ
hung hăng, thiếu tôn trọng, thiếu tế nhị, bảo thủ hay giận dữ có thể làm cho người khác
không hiểu được ý mà ta đang cố gắng truyền đạt. Giao tiếp khéo léo là phương pháp
phối hợp sức bền và sự nhạy cảm để tránh các trạng thái cảm xúc tiêu cực.
Sáu quy tắc để phản đối một cách dễ nghe
Quy tắc 1: Đừng vội lên án người khác. Cho dù ai đó có thái độ xúc phạm hay làm tổn
thương người khác thì cũng không hẳn là do họ sống vô tình. Có thể họ đã từng phải trải
qua một nỗi đau nào đó khiến họ có phản ứng thái quá như vậy.
Quy tắc 2: Hãy lắng nghe để tiếp thu và thấu hiểu tại sao họ lại có suy nghĩ như vậy. Ta
phải cho họ biết rằng ta đang lắng nghe họ và cố gắng nhìn nhận sự việc theo góc độ của
họ.
Quy tắc 3: Khi không đồng tình với ai, bạn phải luôn có trách nhiệm với cảm giác của
chính mình bằng cách chỉ dùng đại từ nhân xưng “tôi”. Đại từ “bạn” nghe như ta đang đổ
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam
Dac nhan tam

More Related Content

What's hot

30 điều bạn cần suy nghĩ cho bản thân
30 điều bạn cần suy nghĩ cho bản thân30 điều bạn cần suy nghĩ cho bản thân
30 điều bạn cần suy nghĩ cho bản thânGiám Đốc Cổ
 
36 lời khuyên nghề nghiệp chẳng ai nói với bạn
36 lời khuyên nghề nghiệp chẳng ai nói với bạn36 lời khuyên nghề nghiệp chẳng ai nói với bạn
36 lời khuyên nghề nghiệp chẳng ai nói với bạnGiám Đốc Cổ
 
Thay thaido doicuocdoi
Thay thaido doicuocdoiThay thaido doicuocdoi
Thay thaido doicuocdoisupercatvt
 
Phụ nữ thông minh không ngồi góc văn phòng
Phụ nữ thông minh không ngồi góc văn phòngPhụ nữ thông minh không ngồi góc văn phòng
Phụ nữ thông minh không ngồi góc văn phòngYen Kieu Hai
 
Uoc mo cua ban nhat dinh thanh hien thuc
Uoc mo cua ban nhat dinh thanh hien thucUoc mo cua ban nhat dinh thanh hien thuc
Uoc mo cua ban nhat dinh thanh hien thuckhosachdientu2015
 
Bí quyết ứng xử trong tình yêu
Bí quyết ứng xử trong tình yêuBí quyết ứng xử trong tình yêu
Bí quyết ứng xử trong tình yêuHải Finiks Huỳnh
 

What's hot (6)

30 điều bạn cần suy nghĩ cho bản thân
30 điều bạn cần suy nghĩ cho bản thân30 điều bạn cần suy nghĩ cho bản thân
30 điều bạn cần suy nghĩ cho bản thân
 
36 lời khuyên nghề nghiệp chẳng ai nói với bạn
36 lời khuyên nghề nghiệp chẳng ai nói với bạn36 lời khuyên nghề nghiệp chẳng ai nói với bạn
36 lời khuyên nghề nghiệp chẳng ai nói với bạn
 
Thay thaido doicuocdoi
Thay thaido doicuocdoiThay thaido doicuocdoi
Thay thaido doicuocdoi
 
Phụ nữ thông minh không ngồi góc văn phòng
Phụ nữ thông minh không ngồi góc văn phòngPhụ nữ thông minh không ngồi góc văn phòng
Phụ nữ thông minh không ngồi góc văn phòng
 
Uoc mo cua ban nhat dinh thanh hien thuc
Uoc mo cua ban nhat dinh thanh hien thucUoc mo cua ban nhat dinh thanh hien thuc
Uoc mo cua ban nhat dinh thanh hien thuc
 
Bí quyết ứng xử trong tình yêu
Bí quyết ứng xử trong tình yêuBí quyết ứng xử trong tình yêu
Bí quyết ứng xử trong tình yêu
 

Similar to Dac nhan tam

THE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINE
THE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINETHE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINE
THE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINEKelsi Luist
 
1001 lam quen_ban_gai
1001 lam quen_ban_gai1001 lam quen_ban_gai
1001 lam quen_ban_gaiHeo Rừng RS
 
1001 cach tiep can ban gai
1001 cach tiep can ban gai1001 cach tiep can ban gai
1001 cach tiep can ban gaiPandaVU
 
1001 cach tiep can ban gai
1001 cach tiep can ban gai1001 cach tiep can ban gai
1001 cach tiep can ban gaiPandaVU
 
Girls art
Girls artGirls art
Girls artPVFCCo
 
1001 lam quen_ban_gai
1001 lam quen_ban_gai1001 lam quen_ban_gai
1001 lam quen_ban_gaiHeo Rừng RS
 
1001 cach tiep can va lam quen ban gai
1001 cach tiep can va lam quen ban gai1001 cach tiep can va lam quen ban gai
1001 cach tiep can va lam quen ban gaidotcom_91
 
Lam quen ban_gai
Lam quen ban_gaiLam quen ban_gai
Lam quen ban_gailuudiecthu
 
1001cachtiepcanbangai
1001cachtiepcanbangai1001cachtiepcanbangai
1001cachtiepcanbangaiducthuan0446
 
Tri tue xuc_cam_ung_dung_trong_cong_viec_ebook_vtbt__4583
Tri tue xuc_cam_ung_dung_trong_cong_viec_ebook_vtbt__4583Tri tue xuc_cam_ung_dung_trong_cong_viec_ebook_vtbt__4583
Tri tue xuc_cam_ung_dung_trong_cong_viec_ebook_vtbt__4583Bác sĩ Hồn
 
Dunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).ppt
Dunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).pptDunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).ppt
Dunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).pptssuseree1785
 
Phan huu loc ai cung giao tiep nhung may ngu - john c. maxwell
Phan huu loc ai cung giao tiep nhung may ngu - john c. maxwellPhan huu loc ai cung giao tiep nhung may ngu - john c. maxwell
Phan huu loc ai cung giao tiep nhung may ngu - john c. maxwellTrainer Phan Huu Loc (P.H.L)
 
Eq thông minh cảm xúc [compatibility mode]
Eq  thông minh cảm xúc [compatibility mode]Eq  thông minh cảm xúc [compatibility mode]
Eq thông minh cảm xúc [compatibility mode]Trieu Nguyen
 
La ph n , toi co quy_n - louise l. hay
La ph  n , toi co quy_n - louise l. hayLa ph  n , toi co quy_n - louise l. hay
La ph n , toi co quy_n - louise l. hayOanh Huỳnh Thúy
 
Dan ong xau hay tot 1
Dan ong xau hay tot 1Dan ong xau hay tot 1
Dan ong xau hay tot 1Nam Ninh Hà
 

Similar to Dac nhan tam (20)

THE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINE
THE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINETHE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINE
THE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINE
 
1001 lam quen_ban_gai
1001 lam quen_ban_gai1001 lam quen_ban_gai
1001 lam quen_ban_gai
 
1001 cach tiep can ban gai
1001 cach tiep can ban gai1001 cach tiep can ban gai
1001 cach tiep can ban gai
 
1001 cach tiep can ban gai
1001 cach tiep can ban gai1001 cach tiep can ban gai
1001 cach tiep can ban gai
 
Girls art
Girls artGirls art
Girls art
 
1001 lam quen_ban_gai
1001 lam quen_ban_gai1001 lam quen_ban_gai
1001 lam quen_ban_gai
 
1001 cach tiep can va lam quen ban gai
1001 cach tiep can va lam quen ban gai1001 cach tiep can va lam quen ban gai
1001 cach tiep can va lam quen ban gai
 
Lam quen ban_gai
Lam quen ban_gaiLam quen ban_gai
Lam quen ban_gai
 
1001cachtiepcanbangai
1001cachtiepcanbangai1001cachtiepcanbangai
1001cachtiepcanbangai
 
Lamquen
LamquenLamquen
Lamquen
 
Ftu chon loc
Ftu chon locFtu chon loc
Ftu chon loc
 
Sách Thuật Đọc Nguội
Sách Thuật Đọc NguộiSách Thuật Đọc Nguội
Sách Thuật Đọc Nguội
 
Tri tue xuc_cam_ung_dung_trong_cong_viec_ebook_vtbt__4583
Tri tue xuc_cam_ung_dung_trong_cong_viec_ebook_vtbt__4583Tri tue xuc_cam_ung_dung_trong_cong_viec_ebook_vtbt__4583
Tri tue xuc_cam_ung_dung_trong_cong_viec_ebook_vtbt__4583
 
The fine art of small talk
The fine art of small talkThe fine art of small talk
The fine art of small talk
 
tro chuyen voi ngươi khac gioi
tro chuyen voi ngươi khac gioitro chuyen voi ngươi khac gioi
tro chuyen voi ngươi khac gioi
 
Dunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).ppt
Dunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).pptDunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).ppt
Dunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).ppt
 
Phan huu loc ai cung giao tiep nhung may ngu - john c. maxwell
Phan huu loc ai cung giao tiep nhung may ngu - john c. maxwellPhan huu loc ai cung giao tiep nhung may ngu - john c. maxwell
Phan huu loc ai cung giao tiep nhung may ngu - john c. maxwell
 
Eq thông minh cảm xúc [compatibility mode]
Eq  thông minh cảm xúc [compatibility mode]Eq  thông minh cảm xúc [compatibility mode]
Eq thông minh cảm xúc [compatibility mode]
 
La ph n , toi co quy_n - louise l. hay
La ph  n , toi co quy_n - louise l. hayLa ph  n , toi co quy_n - louise l. hay
La ph n , toi co quy_n - louise l. hay
 
Dan ong xau hay tot 1
Dan ong xau hay tot 1Dan ong xau hay tot 1
Dan ong xau hay tot 1
 

More from Yugi Mina Susu

phân tích_kỹ_thuật
 phân tích_kỹ_thuật phân tích_kỹ_thuật
phân tích_kỹ_thuậtYugi Mina Susu
 
suy nghĩ và làm giàu
 suy nghĩ và làm giàu suy nghĩ và làm giàu
suy nghĩ và làm giàuYugi Mina Susu
 
Trading in the zone tieng viet
Trading in the zone tieng vietTrading in the zone tieng viet
Trading in the zone tieng vietYugi Mina Susu
 
giau tu chung khoan john boik
giau tu chung khoan   john boikgiau tu chung khoan   john boik
giau tu chung khoan john boikYugi Mina Susu
 
dia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-dat
dia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-datdia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-dat
dia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-datYugi Mina Susu
 
cam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_cong
cam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_congcam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_cong
cam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_congYugi Mina Susu
 
24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoan
 24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoan 24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoan
24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoanYugi Mina Susu
 
500dong.com 14 chi so phan tich ky thuat (1)
500dong.com  14 chi so phan tich ky thuat (1)500dong.com  14 chi so phan tich ky thuat (1)
500dong.com 14 chi so phan tich ky thuat (1)Yugi Mina Susu
 
benjamin graham interpretation-financial-statements
 benjamin graham interpretation-financial-statements benjamin graham interpretation-financial-statements
benjamin graham interpretation-financial-statementsYugi Mina Susu
 
Luxury autojanuary201001 p84
Luxury autojanuary201001 p84Luxury autojanuary201001 p84
Luxury autojanuary201001 p84Yugi Mina Susu
 
Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01
Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01
Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01Yugi Mina Susu
 
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 2
Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 2Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 2
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 2Yugi Mina Susu
 
Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02
Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02
Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02Yugi Mina Susu
 
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 1
Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 1Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 1
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 1Yugi Mina Susu
 
Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01
Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01
Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01Yugi Mina Susu
 
Cau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quoc
Cau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quocCau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quoc
Cau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quocYugi Mina Susu
 

More from Yugi Mina Susu (20)

phân tích_kỹ_thuật
 phân tích_kỹ_thuật phân tích_kỹ_thuật
phân tích_kỹ_thuật
 
suy nghĩ và làm giàu
 suy nghĩ và làm giàu suy nghĩ và làm giàu
suy nghĩ và làm giàu
 
Trading in the zone tieng viet
Trading in the zone tieng vietTrading in the zone tieng viet
Trading in the zone tieng viet
 
giau tu chung khoan john boik
giau tu chung khoan   john boikgiau tu chung khoan   john boik
giau tu chung khoan john boik
 
dia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-dat
dia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-datdia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-dat
dia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-dat
 
cam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_cong
cam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_congcam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_cong
cam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_cong
 
168 no deposit bonus
168 no deposit bonus168 no deposit bonus
168 no deposit bonus
 
24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoan
 24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoan 24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoan
24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoan
 
500dong.com 14 chi so phan tich ky thuat (1)
500dong.com  14 chi so phan tich ky thuat (1)500dong.com  14 chi so phan tich ky thuat (1)
500dong.com 14 chi so phan tich ky thuat (1)
 
benjamin graham interpretation-financial-statements
 benjamin graham interpretation-financial-statements benjamin graham interpretation-financial-statements
benjamin graham interpretation-financial-statements
 
Luxury autojanuary201001 p84
Luxury autojanuary201001 p84Luxury autojanuary201001 p84
Luxury autojanuary201001 p84
 
Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01
Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01
Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01
 
Chinh tri
Chinh triChinh tri
Chinh tri
 
Cach tu hoc tieng han
Cach tu hoc tieng hanCach tu hoc tieng han
Cach tu hoc tieng han
 
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 2
Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 2Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 2
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 2
 
Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02
Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02
Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02
 
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 1
Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 1Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 1
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 1
 
Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01
Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01
Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01
 
Ceo o trung quoc
Ceo o trung quocCeo o trung quoc
Ceo o trung quoc
 
Cau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quoc
Cau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quocCau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quoc
Cau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quoc
 

Dac nhan tam

  • 1. DAC NHAN Tam Giao Tiếp Với Người Mà Bạn Không Thích Đăng bởi editor ngày 08 March, 2012 Tất cả chúng ta đã từng ở trong tình huống tương tự. Cố gắng giao tiếp với những người mà chúng ta không thích nhưng chúng ta biết là cần phải trao đổi với họ. Chúng ta có xu hướng căng thẳng khi nghĩ đến việc thấy hay gặp họ huống chi nói chuyện với họ. Và tất cả chúng ta đều biết cái giá phải trả cho sự căng thẳng ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần hay thể chất như thế nào. Bao nhiêu thời gian quý báu đã bị lãng phí để lo lắng về những cuộc gặp như thế? John Howard, một chuyên gia tư vấn bảo hiểm, nói với tôi rằng ông ấy cảm thấy bị choáng ngợp bởi những tình huống kiểu này ở nơi làm việc. Ông đã nghĩ về người đó và cuộc gặp sắp tới cả buổi tối, và có khi cả đêm. Ông lo nghĩ về ánh nhìn, những điều người đó sẽ nói và buổi gặp sẽ thế nào. Ông không thể tập trung vào lịch trình công việc, chỉ dồn vào việc nghĩ đến người đó và tính cách của họ “ Từ khi tôi phát hiện ra chúng tôi sẽ tham gia trong cùng một cuộc họp, tâm trí tôi chỉ tập trung vào điều đó và không còn gì khác. Tôi trở nên thật sự tiều tụy.” Tuy nhiên, bạn không nên như vậy. Bạn không cần thích tất cả những người bạn tiếp xúc, nhưng bạn có thể làm cho mối quan hệ trở nên dễ dàng hơn cho chính mình bằng cách tuân thủ một vài thủ thuật giao tiếp chủ yếu sau đây: 1. Bắt đầu một cách thân thiện. “Tôi chưa bao nhờ nhận ra rằng ngôn ngữ cơ thể của mình đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ như thế cho đến khi tôi quyết tâm nở nụ cười với đồng nghiệp và hỏi cô ấy những câu hỏi không liên quan đến công việc, chẳng hạn như, gia đình cô ấy đang sống thế nào, hay cô ấy nghĩ gì về nhà hàng nơi cô ấy ở”, Howard nhớ lại. “Trước đây, tôi vào phòng, ngồi xa cô ấy đến mức có thể, khoanh tay lại và chờ cuộc chiến bùng phát”. 2. Thể hiện sự tôn trọng ý kiến của người khác. Đừng bao giờ nói với một người rằng họ sai rồi. Điều này có thể đặc biệt khó khăn, nhất là nếu người đó là người cố chấp hoặc không hiểu biết. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng sẽ không mất
  • 2. quá nhiều thời gian để một người khó tính trở nên dễ chịu hơn khi người đó thực sự lắng nghe. Đó chính là điều đã xảy ra với Howard. “Tôi ngưng sử dụng hoàn toàn những ngôn ngữ cấm kị”, John kể. “Tôi ý thức rằng không bao giờ nên dùng từ không, sai rồi hay không được khi tôi họp với cô ấy. Thay vì vậy, tôi bỏ đi sự lo lắng, trở lại với công việc của nhóm và đồng nghiệp, ý tôi là “Thật thú vị, tại sao bạn lại cảm thấy như vậy?” Khi cô ấy bắt đầu tự mình giải thích cho cả đội, tôi phát hiện ra rằng cô ấy đã sớm suy nghĩ thấu đáo vấn đề trước khi nhận xét.” 3. Thử nhìn từ quan điểm của người khác một cách trung thực. Một lần nữa, đây lại là một thử thách vì bạn đoan chắc người kia có lối tư duy hoàn toàn mới lạ. Tuy nhiên, sau một ít lần, bạn có thể bắt đầu giúp người ta thấy được sự hồ nghi có lợi thế nào, bắt đầu hiểu tại sao họ cảm thấy như vậy. “Cuối cùng tôi đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp”, Howard nói. “Có thể trước đây cô ấy đã từng bị đuổi việc, do đó cô ấy nghĩ rằng cô ấy không thể chấp nhận sự thất bại một lần nữa tại đây. Tôi nghĩ cố ấy đang cố gắng thể hiện những giá trị của mình và những điều cô ấy biết. Tôi đã sử dụng những từ đó chẳng khác nào một sự xúc phạm, chỉ là cô ấy đang tâng bốc bản thân thôi.” 4. Đưa ra lời đánh giá trung thực và chân thành. Hãy nhớ những gì bà của bạn luôn nói: “Nếu cháu không thể nói điều gì đó tốt đẹp thì đừng nói gì cả”. Lời khuyên có vẻ kỳ quặc, nhưng hiệu quả, đặc biệt khi bạn đang xung đột với ai đó. “Khi tôi nhận ra rằng cô ấy chỉ muốn cảm thấy mình đang đóng góp, tôi sẽ dễ dàng bỏ qua”, Schulz hồi tưởng lại. “Tôi nhận thấy rằng để cô ấy “thắng” ở một vài quan điểm không làm giảm đi sự quý trọng của mọi người dành cho tôi trong công ty, thậm chí nó giùp thúc đẩy dự án hoàn thành nhanh hơn.” Tất nhiên, vẫn có những lúc căng thẳng, nhưng Howard và các đồng nghiệp đã chế ngự được chúng như các chuyên gia, thay vì để cảm xúc lấn át. Bạn có thể dùng chiến thuật tương tự cho mối quan hệ không tốt của bạn. Dale Carnegie Vietnam Khi Đồng Nghiệp “Choảng” Nhau Trên Facebook Đăng bởi editor ngày 24 February, 2012
  • 3. Facebook tuy mang tính “xã hội” nhưng cũng dễ khiến một số người “xa” nhau Ảnh: Guardian (TNO) Hậm hực vì anh bạn đồng nghiệp đột nhiên được thăng chức, anh Q.B (nhân viên một công ty truyền thông) viết lên tường Facebook cá nhân của mình: “Chó ngáp phải ruồi” mà quên mất rằng nhiều người trong công ty cũng là thành viên của mạng xã hội này. Đưa nhau lên Facebook… kể tội Trút hết bực dọc vào mạng xã hội, kể tội đồng nghiệp trên mạng xã hội, than thở chuyện công ty cũng trên mạng xã hội nhưng nhiều người đã quên mất tính năng “xã hội” của công cụ này. Trường hợp của anh Quang B., sau khi đưa lên mạng câu “chửi khéo” này đã gặp ngay một câu đáp trả không kém phần cay cú của anh bạn đồng nghiệp vừa được thăng chức. Thế là cả hai không ngừng lời qua tiếng lại, biến Facebook thành “chiến trường”. Kết quả là cả cơ quan ai cũng biết chuyện bất hòa giữa họ. Người thì hùa theo, kích động trên Facebook. Người ngấm ngầm theo dõi diễn biến của cuộc tranh cãi này và biến nó thành đề tài để “tám” mỗi ngày. Riêng hai nhân vật chính thì dù chưa từng lớn tiếng cãi vã nhau nhưng sau sự việc này thì không ai nhìn mặt ai nữa. Chị K.H. (nhân viên một công ty vật liệu xây dựng) cho biết: “Thường những bức xúc về đồng nghiệp nếu nói thẳng với nhau lại ngại căng thẳng ở nơi làm và nếu để việc đến tai sếp thì rắc rối to. Bởi vậy, có chuyện gì bực dọc, tôi lại “xả” trên Facebook một cách khéo léo theo kiểu người trong cuộc có biết cũng không nói được”.
  • 4. Cũng vì cách nói ám chỉ này, không khí nơi làm của chị K.H. chẳng những không bớt phần căng thẳng mà còn khiến quan hệ giữa chị H. với đồng nghiệp trở thành một cuộc chiến ngầm vì ai cũng hậm hực mà chẳng thể mặt đối mặt giải tỏa cùng nhau. Trong khi đó, thường xuyên mang những thông tin theo kiểu hôm nay công ty có chuyện gì, đồng nghiệp có gì mới lên Facebook lại là một thói quen của chị B.T. (nhân viên văn phòng). Dù không soi mói, chỉ trích ai nhưng thói quen này vô tình khiến chị T. trở thành đối tượng bị… lánh xa vì ai cũng sợ mình xuất hiện trên Facebook của chị T. rồi trở thành đề tài bàn tán của mọi người. Sếp cũng lên Facebook Nhiều người cho rằng các sếp bận rộn, làm sao có thời gian lên Facebook nhưng họ… nhầm to. Bạn T.Linh (sinh viên ĐH Ngoại thương) chia sẻ kinh nghiệm “xương máu” của mình. Là một “tín đồ” của mạng xã hội, Linh thường hay chia sẻ những câu chuyện vui vui, những hình ảnh nghịch ngợm của mình với mọi người trên Facebook. Cứ nghĩ những việc này chỉ nhằm gây cười cho bạn bè, chẳng ảnh hưởng gì hình ảnh của mình. Thế nhưng, trong một lần đi phỏng vấn xin việc bán thời gian tại một công ty, Linh gặp ngay một vị trưởng phòng khá khó chịu. “Cứ nghĩ biểu hiện của mình hôm đó chưa tốt mới khiến người ta không hài lòng, không ngờ cuối buổi mình được vị trưởng phòng đó nhắc là nếu xem thường cấp trên thì đừng có đến xin việc hay mang việc này ra bêu rếu trên Facebook”, Linh thuật lại. Giật mình, Linh xem lại danh sách bạn bè trên Facebook của mình. Thì ra, Linh đã kết bạn với vị trưởng phòng này lúc nào không rõ. Trong khi trước ngày đi phỏng vấn, Linh lại đưa bức ảnh mình diện trang phục đi xin việc kèm theo câu nói đùa là sẽ dùng nó để … chinh phục sếp. Nguồn: Tuổi Trẻ Thực chất, mạng xã hội có nhiều tính năng tốt mà bản thân người dùng chưa khai thác hết. Làm sao để tận dụng tính chất “xã hội” ấy để biến những cuộc trò chuyện trở thành những cơ hội kinh doanh cũng như xây dựng thêm nhiều mối quan hệ? Hãy tìm câu trả lời tại buổi hội thảo được tài trợ của Dale Carnegie: Hội Thảo: Đắc Nhân Tâm Trong Kỷ Nguyên Số Thời gian – Địa điểm: ngày 23 tháng 3 năm 2012 tại Lầu 3 Khách sạn Sheraton, Quận 1, TP HCM.
  • 5. Diễn giả: Bà Triana Newton, Phó chủ tịch Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Tổ chức Dale Carnegie & Associates. Bạn Có Biết Cách Xử Lý Những Vấn Đề Do Khoảng Cách Thế Hệ Gây Ra? Đăng bởi editor ngày 23 February, 2012 Nếu bạn nhìn xung quanh nơi làm việc của mình, bạn có thể quan sát thấy ngay được những người ở các độ tuổi khác nhau đại diện cho nhiều thế hệ. Họ có những giá trị khác nhau, những cách học hỏi và làm việc khác nhau. Và những sự khác biệt này sẽ có một tác động lớn lên cách những người lãnh đạo suy nghĩ và hành động. Nếu không được xử lý một cách đúng đắn, khoảng cách thế hệ có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại nơi mà BẠN đang công tác. Đôi khi những trục trặc xảy ra trong mối quan hệ giữa các đồng nghiệp là do khoảng cách hay những khác biệt thế hệ của họ. Mỗi thế hệ đã được hình thành bởi những tập hợp các kinh nghiệm khác nhau và kết quả là họ có những giá trị khác nhau. Thế hệ này có thể không hiểu tại sao những giá trị của thế hệ khác có thể quá khác biệt như vậy. Cho dù bạn còn trẻ hay không, việc tìm hiểu đồng nghiệp của mình lúc nào cũng rất cần thiết. Tốt nhất là là trước hết, bạn nên tìm hiểu xem mình thuộc về thế hệ nào. • Veteran/Traditionalist (Cựu chiến binh / người sống lối truyền thống): Sinh trước năm 1945 • Baby Boomer (Thế hệ Bùng Nổ Dân Số): Được sinh từ năm 1946 đến năm 1964 • Generation X (Thế hệ X): Được sinh từ năm 1964 đến năm 1980 • Generation Y (Thế hệ Y, Thế hệ Thiên Niên Kỷ): Được sinh sau năm 1980
  • 6. Các khoảng cách không chỉ xuất hiện giữa thế hệ già và người trẻ – những người thuộc thế hệ X có thể nhận thấy việc những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ (Generation Y) kỳ vọng cao vào những việc làm ý nghĩa và khao khát làm việc gần với các lãnh đạo của một tổ chức là không thực tế. Và những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể nhầm lẫn thái độ bàng quang của thế hệ X đối với quyền lực như là sự thiếu tôn trọng đối với vai trò lãnh đạo mà những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ coi trọng. Xóa bỏ khoảng cách Hãy sử dụng những gợi ý sau đây để giúp bạn hoà đồng và có sự hợp tác tốt với các đồng nghiệp thuộc các thế hệ khác nhau: Hãy tự nhận thức Hãy suy nghĩ xem những người thuộc các thế hệ khác nhau sẽ nhìn về hành vi của bạn và để ý đến những niềm tin và giá trị của chính bạn như thế nào. Ví dụ, những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số đã phải làm việc hàng giờ khổ nhọc để vượt trội giữa số lượng người rất lớn trong lực lượng lao động thuộc thế hệ của họ. Những người thuộc thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể nghĩ rằng những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số không quan tâm đến cuộc sống ngoài công việc bởi vì họ đang tập trung vào hành vi bên ngoài của những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số mà không tìm hiểu những tác động nào đã tạo nên những hành vi đó. Mặt khác, những người thuộc thế hệ X gia nhập lực lượng lao động trong lúc các tổ chức bị thu nhỏ và cơ cấu lại. Họ đã học được cách dựa vào bản thân và coi trọng cuộc sống của họ hơn công việc. Những người thuộc thế hệ Cựu Chiến Binh và thế hệ Bùng Nổ Dân Số đã giữ được công việc của họ trong quá trình tái cơ cấu kiểm soát tình hình bằng cách làm việc chăm chỉ hơn. Đối với họ, những người thuộc thế hệ X có vẻ quá nặng về “cuộc sống” trong cán cân giữa công việc – cuộc sống. Có một cái đầu thoáng Hãy thách thức các giả thuyết của bạn. Ví dụ, những người thuộc thế hế Cựu Chiến Binh luôn cảm thấy thoải mái trong những bộ đồ công sở nhưng lại có vẻ không thoải mái với công nghệ, khoa học kỹ thuật mang tính sáng tạo. Những người thuộc thế hệ X về sớm và nộp báo cáo từ nhà có thể không phải là để tham gia tiệc tùng thâu đêm mà là đang san sẻ việc chăm con với chồng/vợ mình. Tập trung vào mục tiêu Nếu tất cả mọi người trong đội ngũ đều lo làm phần việc của mình thì việc những người thuộc thế hệ Cựu Chiến Binh có làm việc tại bàn của họ trong giờ làm hay không, những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số có làm việc sau giờ làm hay không, những người thuộc thế hệ X có làm việc ở nhà vào ngày cuối tuần hay những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ có làm việc trên máy tính xách tay ở quán cà phê trong giờ làm hay không sẽ không còn quan trọng.
  • 7. Trân trọng sự đa dạng Hãy chấp nhận kinh nghiệm và quan điểm khác nhau của mỗi thế hệ. Thế hệ Cựu Chiến Binh và thế hệ Bùng Nổ Dân Số có kinh nghiệm qua nhiều năm trong lực lượng lao động – họ thực sự đã trải nghiệm tất cả những thăng trầm trong cuộc đời làm việc. Thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm của họ. Những người thuộc thế hệ X đã phát triển được những kỹ năng để độc lập và tự định hướng. Những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ học được kỹ năng làm việc đồng đội của họ trong những công việc cộng đồng. Cả hai thế hệ đã trưởng thành, làm việc và sống với công nghệ: điện thoại di động có máy ảnh, máy nhắn tin, kết nối không dây từ máy tính xách tay với các mạng công ty. Những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ và thế hệ X sử dụng tất cả các công nghệ sẵn có mà không phải tốn nhiều công sức để làm việc vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Có vẻ thái độ thể hiện bên ngoài mang dáng vẻ như sự kiêu ngạo của tuổi trẻ lại chính là sự biểu hiện của năng lực và sự tự tin – Những người thuộc thế hệ Cựu chiến binh và Bùng Nổ Dân Số có thể hưởng lợi bằng việc nhận ra sự khác biệt này. Hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau Đồng nghiệp từ mỗi thế hệ có nhiều thứ để trao đổi và chia sẻ cho nhau. Ví dụ, những người thuộc thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể chia sẻ các kỹ năng công nghệ của họ với những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số và Cựu Chiến Binh. Các thế hệ lớn tuổi có thể cố vấn cho thế hệ trẻ nhiều hơn. Về những trải nghiệm sống và làm việc của mình, mỗi thế hệ đều có những điều hay đáng học hỏi: • Quan điểm về lòng trung thành của thế hệ Cựu Chiến Binh • Sự cống hiến cho mục tiêu của thế hệ Bùng Nổ Dân Số • Các kỹ năng đạt được sự cân bằng trong công việc – cuộc sống của thế hệ X • Sự linh hoạt đa năng của thế hệ Thiên Niên Kỷ Khám phá các mối quan tâm chung Thể thao, sở thích, phim, chương trình truyền hình yêu thích, việc làm tình nguyện – Có rất nhiều mối quan tâm chung mà những người từ các thế hệ khác nhau có thể chia sẻ mà họ thường không nhận ra. Từ một cuộc nói chuyện ngắn trong quán cà phê có thể phát triển thành một cơ hội để nhìn nhận về một quan điểm khác biệt hoặc cơ hội để khám phá một kỹ năng mới. Thế hệ Cựu Chiến Binh, thế hệ Bùng Nổ Dân Số, thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ đều mang đến sự đa dạng về kỹ năng, nhận định và kinh nghiệm cho môi trường làm việc. Khi các thế hệ nhận biết và tôn trọng các khác biệt của họ, họ sẽ luôn mở rộng cánh cửa để học hỏi lẫn nhau. Nguồn: Hr-resources
  • 8. “Họ trẻ, họ thông minh và họ nóng tính. Họ có thể mang dép lê đến văn phòng và nghe nhạc từ iPods tại bàn làm việc. Họ muốn làm việc, nhưng lại không muốn công việc trở thành cuộc sống của chính họ.” Đó là cách thời báo USA Today miêu tả Thế Hệ Thiên Niên Kỷ hay còn gọi là Thế Hệ Y (Generation Y). Nhưng liệu điều đó có chính xác không? Liệu bạn, với vai trò là những người đi trước và những người quản lý của họ, hiểu họ là ai, biết làm cách nào để tích hợp họ vào hệ thống của cả tổ chức một cách suôn sẻ và và phát huy tối đa những thế mạnh của họ? Hãy tìm câu trả lời tại buổi hội thảo được tài trợ của Dale Carnegie: • Hội Thảo: Retaining and Developing Generation Y for Breakthrough Results (Gìn Giữ và Phát Triển Generation Y để Đạt Kết Quả Đột Phá) • Tổ chức vào: ngày 23 tháng 3 năm 2012 tại khách sạn Sheraton. • Diễn giả đặc biệt: Bà Triana Newton, Phó Chủ Tịch Phụ Trách Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương của tổ chức Dale Carnegie & Associate… Xây Dựng Các Mối Quan Hệ Đăng bởi editor ngày 26 January, 2012 Mẹo 1: Đánh giá cao và tôn trọng người khác Nếu muốn thành công, bạn cần phải thừa nhận rằng mọi người đều quan trọng như nhau. Mối quan hệ của bạn với nhân viên và đồng nghiệp cũng là yếu tố chính để mọi người cùng hợp tác làm việc với nhau, nói đúng hơn, các mối quan hệ vững chắc là rất cần thiết. đặc biệt là khi bạn muốn công việc được trôi chảy.
  • 9. Người ta làm nhiều hơn những việc mà bản mô tả công việc của họ nêu ra. Có những thứ bạn không thể tự rút kinh nghiệm nhưng lại có thể học hỏi được từ kinh nghiệm của người khác. Hãy bắt đầu phát huy những tiềm năng bằng cách sử dụng các nguyên tắc đối nhân xử thế sau: 1. Chân thành quan tâm tới người khác. 2. Mỉm cười. 3. Lắng nghe người khác. Khuyến khích người khác nói về họ. 4. Nói về điều mà người khác quan tâm. 5. Thành thật cho người khác thấy sự quan trọng của họ. Mẹo 2: Xây dựng thuật đối nhân xử thế Để xây dựng các kỹ năng quan hệ cộng đồng, bạn hãy cố gắng: ● Nói về điều mà người khác quan tâm. ● Đặc câu hỏi gợi ý thay vì đưa ra mệnh lệnh. ● Lắng nghe người khác. ● Khuyến khích người khác nói về họ. ● Chân thành quan tâm tới người khác. Mẹo 3: Hãy là một người biết lắng nghe Kỹ năng nghe là một phần của việc xây dựng các mối quan hệ ở nơi làm việc. Sử dụng công thức LADDER dưới đây sẽ giúp bạn nhớ được cách để có thể cải thiện kỹ năng nghe của mình: ● Look at the other person – Nhìn vào người đối diện. ● Ask questions – Đặt câu hỏi. ● Don’t interrupt – Không ngắt lời người khác. ● Don’t change the subject – Không thay đổi chủ đề. ● Express emotion with control – Kiểm soát cảm xúc. ● Respond appropriately – Phản hồi một cách thích hợp. Mẹo 4: Tạo ấn tượng ban đầu thật tốt
  • 10. Ấn tượng ban đầu thường khó phai. Mỗi khi bạn gặp một người lạ, họ chỉ cần mười giây để lên một danh sách tổng quát cho những ấn tượng, kỳ vọng, hoặc những giả thiết của họ về bạn. Hãy thử làm theo các mẹo sau đây để tạo được ấn tượng ban đầu thật tốt: ● Tác phong tốt. ● Ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề. ● Tích cực giao tiếp. ● Nhìn thẳng vào mắt đối phương. ● Tự tin bắt tay. Chín Bí Quyết Để Thoát Khỏi Sự E Dè Khi Xây Dựng Mạng Lưới Đăng bởi editor ngày 15 December, 2011 Tác giả: Michael Crom Phó chủ tịch điều hành, Tổ chức Dale Carnegie ®
  • 11. Chào chuyên gia huấn luyện Dale Carnegie, Sau nhiều năm xây dựng gia đình, tôi đang tìm cách quay trở lại với công việc kinh doanh. Tôi đã thử nộp hồ sơ ở nhiều nơi nhưng kết quả vẫn chưa khả quan lắm. Rất nhiều người bạn khuyên tôi tham dự các sự kiện xây dựng mạng lưới (networking). Ý nghĩ về việc tham dự các sự kiện này khiến tôi hơi băn khoăn. Vậy đâu là cách tốt nhất để bắt đầu việc xây dựng mạng lưới? Trả lời: Chào bạn, Việc xây dựng mạng lưới thoạt tiên luôn có vẻ là một nhiệm vụ phức tạp, nhưng thực ra lại không khó như bạn nghĩ. Các sự kiện xây dựng mạng lưới luôn diễn ra, tạo thuận lợi cho các nhà kinh doanh chuyên nghiệp có thể tìm hiểu sự trợ giúp từ những người khác. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy có rất nhiều nhà kinh doanh có kinh nghiệm sẵn sàng giúp đỡ mình. Nhiều người rất hào hứng khi có cơ hội được truyền đạt lại kiến thức và chỉ dẫn của họ. Hãy tìm một sự kiện xây dựng mạng lưới tại địa phương của bạn và làm theo các chỉ dẫn sau để tạo được ấn tượng tốt: • Nắm rõ thành phần tham dự. Nhờ vậy, bạn có thể tìm hiểu được một phần nào đó về công ty hoặc những người sẽ có mặt ở đó. • Đến sớm. Đây là điều bắt buộc. Người ta sẽ chú ý đến bạn khi căn phòng vẫn chưa đông đúc và khi họ còn chưa cảm thấy mệt. Việc này cũng tạo cho bạn cảm giác thoải mái trong căn phòng và với không gian xung quanh. • Ăn mặc phù hợp. Chuẩn bị trang phục như thể bạn đang đi dự phỏng vấn. • Mang theo danh thiếp hoặc lý lịch. Đừng quên rằng những sự kiện kiểu này sẽ có rất nhiều doanh nhân tham dự. Bạn nên chuẩn bị tối thiểu 100 danh thiếp hoặc lý lịch. Mới nghe thì có vẻ rất nhiều, nhưng thường thì người ta cũng lấy thêm vài bản cho các đồng nghiệp của họ. • Chuẩn bị một bài giới thiệu về bản thân trong khoảng 30 giây. Đây là cách để bạn truyền tải kiến thức và chuyên môn của mình đến người khác. Một số người ví việc này giống như độ đi lên của thang máy. Hãy nói ngắn gọn và đi vào trọng tâm. Trong trường hợp này, nói càng ít thì càng tạo được ấn tượng tốt. • Nhớ tên người khác và gọi tên người đó. Điều mà ai cũng thích nghe chính là tên của họ. Dù đây chỉ là một hành động đơn giản nhưng lại giúp bạn ghi được rất nhiều điểm.
  • 12. • Tìm hiểu về những người khác trước khi bắt đầu nói về chính mình. Hãy luôn nhớ rằng bạn đến đó là để tìm hiểu về họ. Nhờ lắng nghe, bạn sẽ có được một hình dung khái quát về phương thức vận hành doanh nghiệp của họ và cả về nghề nghiệp tương lai của bạn nữa. Hãy nghĩ ra một vài câu hỏi và lắng nghe phản hồi của họ. • Hãy tỏ ra thân thiện và mỉm cười. Việc này sẽ có ích cho bạn ngay cả khi bạn đang căng thẳng. Cứ thư giãn và cố tỏ ra càng thoải mái càng tốt. Nhờ vậy trông bạn sẽ tự tin hơn. • Viết các lời nhắn cảm ơn đến những người bạn vừa gặp. Đây là một bước rất dễ dàng nhưng cực kỳ quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Vì việc này sẽ giúp người khác nhớ đến bạn và giúp bạn để lại một ấn tượng lâu dài. Làm thế nào để đóng góp xây dựng Đăng bởi editor ngày 04 October, 2011 Tác giả: Michael Crom Phó chủ tịch điều hành, Tổ chức Dale Carnegie ® Kính gửi chuyên gia huấn luyện Carnegie,
  • 13. Tôi là một quản lý mới và không giỏi trong việc giáp mặt với người khác. Tôi chưa từng có bất kỳ phản hồi nào cho nhân viên và đồng nghiệp. Tôi cần làm gì để góp ý xây dựng người khác một cách khéo léo? Sawyer Sawyer thân mến, Góp ý xây dựng người khác là một phần của bất kỳ công việc quản lý nhân sự nào. Đôi khi điều này rất khó chịu nhưng nó sẽ giúp bạn và đồng nghiệp của bạn rất nhiều. Sau đây là vài điều nên nhớ khi bạn góp ý ai đó: 1. Nắm bắt tất cả các dữ kiện - Trước khi bạn góp ý người khác, phải nắm bắt tất cả các sự kiện. Có thể có một cái gì đó đang xảy ra ảnh hưởng đến việc làm của người đó. 2. Kịp thời và kín đáo – Xử lý tình huống kịp thời và kín đáo. Điều này có thể đảm bảo rằng mọi việc sẽ không từ bé xé ra to. 3. Thông cảm rồi sau đó nhận xét - Tiết lộ những sai lầm tương tự của riêng bạn và nói với họ những gì bạn muốn đạt được. 4. Kiểm soát mục đích của bạn - Hãy nhớ rằng đừng để việc đó trở nên riêng tư. Mục đích của bạn nên luôn luôn là giải quyết một vấn đề và nâng cao chất lượng công việc. 5. Đưa ra lợi ích của sự thay đổi - Bằng việc đưa ra các lợi ích, bạn cung cấp bằng chứng để cho họ thấy công việc sẽ dễ dàng hơn hoặc mang lại nhiều lợi ích hơn cho công ty như thế nào. 6. Kết thúc với một giọng thân thiện – Hãy đảm bảo bạn kết thúc với một giọng thân thiện và đồng ý về việc làm thế nào để tiếp tục công việc. Xây dựng niềm tin với đồng nghiệp Đăng bởi editor ngày 06 September, 2011
  • 14. Phó chủ tịch điều hành, Tổ chức Dale Carnegie. Kính gửi chuyên gia huấn luyện, Tôi vừa mới bắt đầu công việc tại một công ty mới. Tôi đã học được rất nhiều thứ trong suốt mấy tuần vừa qua và mọi người đều rất tốt trừ một đồng nghiệp làm chung với tôi. Người này đã từng làm việc cho công ty trong nhiều năm và biết khá nhiều thứ và những điều liên quan đến vị trí của tôi, đã rất nhiều lần chính tôi đã hỏi cô ấy những câu hỏi đơn giản nhưng cô ấy đã trả lời rằng “Tôi không biết”, ngay cả khi tôi biết rằng chắc chắn cô ấy biết thông tin đó. Tôi biết rằng chúng tôi sẽ phải làm việc cùng với nhau trong nhiều dự án và nhiệm vụ. Làm thế nào cô ấy có thể mở lòng mình ra và chịu hợp tác cùng với tôi? Nanette Nanette thân mến, Thật là tốt khi bạn đã chủ động tìm cách giải quyết trường hợp này. Có thể có 1000 lý do để đồng nghiệp của bạn không chịu hợp tác. Tuy nhiên, nhiều người nhìn những nhân viên mới với thái độ hoài nghi. Bởi vì bạn là nhân viên mới nên cái bạn cần gây dựng được sự tin tưởng của cô ấy. Sau đây là những gợi ý giúp bạn xây dựng được niềm tin nơi đồng nghiệp: 1. Lôi kéo. Thu hút cô ấy trong những quyết định, tỏ thái độ cởi mở và chấp nhận, hãy biết tiếp thu. Đồng nghiệp của bạn có thể nhìn bạn như là đối thủ cạnh tranh. Hãy làm cho cô ấy cởi mở hơn bằng cách mời cô ấy tham dự vào những dự án khác của bạn.
  • 15. 2. Tự tin. Nói một cách tự tin, quyết đoán và với những bằng chứng có căn cứ. Nếu bạn tự tin và có những bằng chứng thuyết phục cô ấy sẽ chú ý và nhận ra rằng bạn hiều về những gì bạn đang nói và bạn có ý định nghiêm túc. 3. Chia sẻ công lao. Nếu cô ấy giúp bạn mặc dù chỉ rất ít thôi trong công việc, hãy kể những việc đó trong mail của bạn hay khi báo cáo với sếp. Cô ấy sẽ biết bạn đánh giá cao, tán thưởng công sức của cô ấy và không giành công. 4. Học hỏi ý kiến của người dày dạn kinh nghiệm. Hãy khiêm tốn và vui vẻ chấp nhận những ý kiến của những người thành thạo có kinh nghiệm. Nếu trong trường hợp xảy ra mà bạn nhận ra rằng đồng nghiệp của bạn biết rõ những vấn đề đó hơn bạn, hãy để cô ấy trả lời và công nhận câu trả lời đó. 5. Hãy chủ động đóng vai trò chính. Cư xử chuyên nghiệp và luôn làm đúng những gì bạn nói. Ngay cả khi đồng nghiệp của bạn không chuyên nghiệp và không hợp tác, nếu bạn duy trì được phong thái chuyên nghiệp, nó sẽ xóa sạch hết những khó chịu của người khác. Nếu bạn có câu hỏi nào khác liên quan hoặc muốn được tư vấn về các vấn đề khác tại công sở, hãy truy cập trang trang web của chúng tôi tại www.dalecarnegie.com hoặc gửi email cho chúng tôi tại carnegiecoach@dalecarnegie.com. Phát triển các mối quan hệ Đăng bởi editor ngày 25 August, 2011 Tác giả: Michael Crom Phó chủ tịch Điều Hành, Tổ chức Dale Carnegie ® Kính gửi ông Michael,
  • 16. Tôi luôn nghĩ rằng chấm dứt một hợp đồng làm ăn không phải là kết thúc, mà đó là khởi đầu cho một sự hợp tác. Nó đôi khi cũng là thử thách để tiếp tục mối quan hệ sau khi chấm dứt hợp đồng, bởi vì tôi chú trọng vào việc tạo ra nguồn thu nhập mới cho công ty. Hơn nữa, công ty tôi nhận thấy rằng một khách hàng hiện tại không mang lại lợi ích bằng những khách hàng mới. Ông suy nghĩ gì về việc này? Karen. Karen thân mến, Với nhịp sống hối hả hiện nay, rất khó để phát triển và duy trì mối quan hệ với một khách hàng nhưng đó chính là những gì mà những người bán hàng thành công đang làm để đạt được kết quả tốt nhất. Hầu hết những người bán hàng dẫn đầu đến với công việc của họ với mục tiêu xây dựng những mối quan hệ lâu dài. Điều cần chú trọng không chỉ là những gì bạn bán cho khách hàng, mà là kéo dài mối quan hệ với những khách hàng hiện tại như thế nào. Những khách hàng này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quan hệ làm ăn, bởi vì bạn đã tạo được lòng tin ở họ và cho họ thấy rằng bạn rất am hiểu về công việc của mình. Việc bạn tự đặt mình vào vị trí một tư vấn bán hàng với các khách hàng hiện tại sẽ giúp bạn tạo ra thu nhập mặc dù công ty bạn dường như không nghĩ như vậy. Mối quan hệ của bạn với những khách hàng này sẽ cho họ sự tin tưởng đối với bạn, và nó sẽ lần lượt giúp bạn nhận ra những khách hàng tiềm năng. Nói tóm lại, bạn đã đúng. Làm tròn bổn phận, tiếp tục như đã hứa, và giữ liên lạc. Điều này sẽ làm tăng sự minh bạch và đáng tin cậy của bạn – và khuyến khích sự trung thành của khách hàng. Chẳng bao lâu, việc tạo lập mối quan hệ sẽ trở thành thói quen và bạn có thể chuyên tâm vào công việc mới. Nếu bạn có câu hỏi nào khác liên quan hoặc muốn được tư vấn về các vấn đề khác trong công việc, hãy truy cập trang trang web của chúng tôi tại www.dalecarnegie.com hoặc gửi email cho chúng tôi tại carnegiecoach@dalecarnegie.com. Xây dựng kỹ năng thiết lập mạng lưới mối quan hệ Đăng bởi editor ngày 23 August, 2011
  • 17. Chào chuyên gia huấn Carnegie: Gần đây tôi gia nhập vào một nhóm do các chuyên gia kinh doanh trong thành phố của tôi thành lập nên. Tổ chức này thực hiện nhiều sự kiện khác nhau để liên kết các doanh nhân lại với nhau, bao gồm các sự kiện xây dựng mạng lưới mối quan hệ. Tôi tham gia buổi xây dựng mối quan hệ lần đầu tiên vào 2 tuần trước. Tôi đã có thời gian vui vẻ ở đó, tuy nhiên tôi đã không xây dựng được nhiều mối quan hệ. Thay vào đó, tôi chỉ đứng với một vài người mà tôi đã gặp trước đó thôi. Với lần gặp tiếp theo vào tuần tới này, tôi cần phải làm gì để thay đổi cách tiếp cận của mình? Frank. Chào Frank : Các sự kiện xây dựng mối quan hệ dường như có vẻ đáng sợ nhưng nó cũng có thể là động lực góp phần đưa công việc của bạn lên một tầm cao mới. Điều quan trọng là đến với những chương trình này với sự nhiệt tình và xác định được mục tiêu riêng trong đầu. Đây là một vài ý tưởng có thể làm cho buổi thiết lập mạng lưới mối quan hệ tiếp theo của bạn thành công hơn. 1. Đến sớm – Hãy xem buổi gặp gỡ đó như một cuộc hẹn quan trọng. Bằng cách đến sớm bạn có thể có được nhiều cơ hội thiết lập sâu sắc hơn. Đi quanh một phòng đầy kín người thường đáng sợ hơn là đến sớm và để mọi người lấp kín hội trường và vây quanh bạn. 2. Thể hiện sự tự tin – nói một cách tự tin, quyết đoán và có uy lực. Nếu bạn là người tự tin và có nhiều dẫn chứng, mọi người sẽ chú ý và nhận ra rằng bạn biết bạn đang nói những gì và bạn thực sự nghiêm túc. 3. Đi vòng quanh – đừng chỉ nói chuyện với những người mà bạn biết. Hãy đến những nơi khác và xây dựng mối quan hệ! 4. Gặp gỡ những khách mời quan trọng hoặc người diễn thuyết – khen họ về bài phát biểu và nói với họ về điều họ đã nói có liên quan thế nào với công việc bạn đang làm.
  • 18. 5. Ở lại vào cuối buổi – cũng giống như đến sớm, ở lại sau sự kiện có cái lợi của việc ít người. Đây cũng là cơ hội để liên kết với các điều phối viên của sự kiện. Cảm ơn những người đó đã tổ chức sự kiện. Những người tổ chức sự kiện có thể cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về những người đến tham gia cũng như về những người có thể đến tham gia lần sau. Không bao giờ là quá muộn để chuẩn bị cho sự kiện tiếp theo cả. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến câu hỏi hoặc muốn có lời khuyên cho các vấn đề khác tại nơi làm việc, hãy truy cập website của chúng tôi www.dalecarnegie.com hoặc gửi thư điện tử cho chúng tôi theo địa chỉ carnegiecoach@dalecarnegie.com. Gặp gỡ và chào hỏi: những lỗi thường gặp Đăng bởi editor ngày 09 August, 2011 Không ai mong muốn khách hàng của mình lảng tránh chỉ sau những giây phút đầu của cuộc giao dịch. Nhưng điều này rất thường xảy ra. Lỗi thường gặp nằm ở đầu cuộc giao dịch, và sau đó khách hàng sẽ chọn giao dịch với những người khác. Bằng mọi giá bạn tránh những lỗi gây tác hại xấu đến mối quan hệ với khách hàng Bỏ qua khách hàng đang chờ bạn: Đôi khi bạn quá bận với khách hàng đang tiếp nên không thể giúp ngay khách hàng đang đợi bạn. Bạn đừng bao giờ bỏ qua khách hàng đang đợi bạn. Sự tiếp xúc bằng ánh mắt, vẫy tay hoặc nói một hoặc hai từ để cho khách hàng biết bạn nhận thấy họ và sẽ tiếp họ ngay khi bạn có thể. Bị phân tâm:
  • 19. Bạn dễ dàng bị phân tâm bởi những khách hàng khác, những trách nhiệm khác và nhiều hoạt động có liên quan trong dịch vụ khách hàng. Khách hàng có thể thấy bạn bị phân tâm và rõ ràng họ có cảm giác rằng họ không phải là người được ưu tiên đầu. Trả lời những câu hỏi và gọi điện trong khi giúp đỡ khách hàng: Thật là một thử thách khó khăn để làm cho mỗi khách hàng cảm thấy rằng họ có giá trị như nhau và xu hướng một số khách hàng cố gắng đẩy họ lên hàng đầu. Bạn hãy nói một vài từ thân thiện đối với từng người để biểu lộ rằng bạn sẽ giúp họ khi bạn đã hoàn tất việc phục vụ khách hàng đang tiếp. Lời chào hỏi đơn điệu, nhàm chán: Tỏ ra nhiệt tình trong lời chào hỏi và tạo ra một điều gì đó mang tính sáng tạo hơn là chí nói “anh/chị cần gì?”. Tạo ra sự thách thức cá nhân khi làm cái gì đó đặc biệt đến từng khách hàng. Điều này sẽ làm cho phần gặp gỡ và chào hỏi của quá trình bán hàng trở nên thú vị hơn và thỏa mãn hơn. Nhớ Tên Người Khác Giúp Phát Triển Sự Nghiệp Của Bạn Đăng bởi DNT ngày 15 July, 2011 Khi bạn đang còn trong giai đoạn tìm việc, bạn chẳng bao giờ nhận ra sự khác biệt giữa việc được và suýt được thuê. Khi có quá nhiều ứng viên đạt chuẩn, các nhà tuyển dụng thường dựa vào các lý do tinh tế khác để chọn ra một ứng viên. Có thể là ứng viên đó có vẻ có kỹ năng quan sát tốt hoặc có vẻ phù hợp với đội ngũ hơn những người khác. Có cách nào để bạn trở nên nổi bật? Hãy thể hiện khả năng nhớ tên người khác. Nicholas Aretakis, tác giả của quyển No More Ramen: The 20 Something’s Real World Survial Guide, giải thích rằng: “Khả năng nhớ tên sẽ nâng cao hình ảnh của bạn, khiến người khác kính trọng bạn và nhờ vậy bạn cũng trở nên khác biệt hơn so với những người
  • 20. khác”. Dale Carnegie cũng đã tập trung vào nguyên tắc quan trọng này trong quyển “Đắc nhân tâm” của ông. Ông trình bày: “hãy luôn nhớ rằng tên của một người là âm thanh êm đềm, thân thương và quan trọng nhất đối với họ, dù trong bất kỳ ngôn ngữ nào”. Trong blog của mình, Lee Silverstein, một chuyên viên về phát triển và đào tạo tổ chức, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhớ tên người khác trong một câu chuyện về ngày đầu tiên nhận công việc của mình. Một thành viên của đội không thể tin rằng anh đã biết tên cô ta. Đến đây Lee nhắc nhở người đọc: “Bạn đã nghe lời xin lỗi ‘Tôi không giỏi việc nhớ tên’ bao nhiêu lần rồi? Thực ra, điều họ nói có nghĩa là ‘Tôi không có kỹ năng lắng nghe, cũng như sự kiên nhẫn, để nhớ tên người khác.’ Việc nhớ tên người khác thể hiện sự quan tâm của bạn tới họ”. Khi tìm kiếm công việc, có rất nhiều dịp để bạn gây ấn tượng với người khác bằng việc nhớ và gọi tên họ: trong các sự kiện xây dựng mạng lưới, trong các đợt thực tập mới hay các dịp tình nguyện, trong buổi phỏng vấn, và khi mới bắt đầu công việc. Bạn có cơ hội để trở nên nổi bật chỉ bằng cách nhớ tên một đối tác liên lạc mới. Nếu bạn gặp vấn đề trong việc nhớ tên, hãy cố gắng thêm và làm theo các chỉ dẫn sau để giúp bạn tập trung: Biến việc nhớ tên thành một ưu tiên. Trong blog của mình, Lee ghi chú rằng anh đã nỗ lực nhớ tên mọi người trong đội. Anh dành thêm giờ đọc lại các ghi chú và xem xét lại các tài liệu mà anh có thể tiếp cận được (bao gồm các hồ sơ nhân sự) để hỗ trợ việc nhớ. Có thể bạn không có sẵn một sơ cở dữ liệu cho việc này nhưng nếu bạn đặt mục tiêu nhớ tên người khác trước khi tham dự một sự kiện thì cũng coi như bạn đã đi được nửa chặng đường rồi. Lặp lại tên người khác khi gặp lần đầu. “Rất vui được gặp chị, Sarah ạ”. Cố gắng gọi tên vài lần trong khi giới thiệu bản thân. Điều này sẽ giúp tránh được tình huống lúng túng mà nhiều người hay gặp phải: bạn được giới thiệu với một người, nói chuyện thật lâu và cho đến khi chào tạm biệt vẫn chưa biết được tên của người kia. Đừng bao giờ bỏ đi mà lại không biết được tên của người mới quen. Nếu bạn không nghe được tên người khác lần đầu, bạn có thể nhờ họ lặp lại. Kết hợp dùng tên ở đầu, giữa, và cuối cuộc trò chuyện. (“Tôi mong được kết nối với bạn tại LinkedIn, Tamara ạ”) Tạo nét riêng trong cuộc trò chuyện giữa bạn với người mới quen và ghi chú lại. Nếu bạn gặp rất nhiều người trong phòng nhưng lại trò chuyện theo cùng một kiểu với mọi người thì sau này bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhớ ai là ai. Hãy đặt câu hỏi về sở thích của họ, các kế hoạch trong hè, bình luận về cà-vạt của họ, cố gắng lồng ghép một yếu tố nào đó vào trong cuộc trò chuyện để giúp bạn phân biệt họ về sau. Nếu được, hãy viết tên trên danh thiếp của họ và ghi chú mô tả ngoại hình của họ, bao gồm cả quần áo và trang sức. Bạn có thể ghi như sau: “Patricia – tóc xoăn, đen, khăn choàng đỏ, đã nói chuyện về chiếc đồng hồ lớn và đặc biệt của cô ta”.
  • 21. Có lẽ là một cặp đôi hoặc đồng sự? Liên kết tên của họ lại để dễ nhớ. Ví dụ, nếu hai người có tên là Debra và Brett, âm “b” trong Debra sẽ khơi gợi cho bạn nhớ đến tên của Brett. Sử dụng phương pháp nhớ. trang BuildYourMemory.com có đưa ra một cách sau : “Để có thể nhớ tên của một người đàn ông cao và gầy vừa được giới thiệu cho bạn có tên là Adamson, bạn có thể thử hình dung ra người đàn ông đầu tiên theo kinh thánh là ‘Adam’ (có lá sung che thân), tay ôm một bé trai. Vậy ta có Adam’s son – Adamson. Tạo một sự liên hệ .Chris Witt đề xuất phương pháp tạo ra một hình ảnh cường điệu, nghĩ về một vần điệu, hoặc liên kết tới một cảm xúc dựa vào tên của một người. Ví dụ, “Short Shelly, Muscular Mike, hoặc Dapper Dave”. Các ví dụ khác từ Witt Communications gồm có: • Hãy tưởng tượng một miếng thịt giăm bông (ham) nặng cả tấn (ton) lăn tròn cuối mũi bà Hamilton. • Phác hình một cái đòn bẩy (jack) xe lỗi thời dưới cái cằm nhô ra của Jack. • Tưởng tượng bơ margarine đang chày từ mái tóc xoăn, vàng hoe của Margaret. • Dave cần dao cạo (shave). • Latrice là cháu gái của Patty. • Michelle, ma belle. (giai điệu của The Beatle) • Martin Peck là một kẻ phiền toái. • Suzanne Patterson thường ra mồ hôi tay. • Paul rất huênh hoang. Đừng bỏ qua bất kỳ cái tên nào. Adam Greenfield, chuyên viên tổ chức cộng đồng của Inner Sunset, bổ sung một số ý tưởng để giúp bạn nhớ tên, ngay cả khi bạn bỏ lỡ cơ hội đầu tiên: Nếu bạn lỡ lơ là và quên tập trung nhớ tên người khác, hãy nhớ hỏi lại lần sau. Sẽ rất khó khăn nếu bạn làm việc với ai mà lại không biết tên họ. Giới thiệu cho người khác. Nếu bạn thấy ngượng khi phải hỏi lại tên ai, hãy giới thiệu họ cho người khác. Bằng cách này, có thể họ sẽ tự giới thiệu và tự nói tên mình. Bạn chẳng thể nào biết được yếu tố quyết định nào giúp bạn có cơ hội mới. Dù cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì, việc cố nhớ tên người khác sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu.
  • 22. Các doanh nghiệp và trường dạy kinh doanh chống lại tệ viết sai Đăng bởi DNT ngày 30 June, 2011 Giống như một đêm tối đầy giông bão, tệ viết sai từ lâu đã phủ bóng tối lên thế giới kinh doanh – từ ngôn ngữ quan liêu đến các bản thông báo nham nhở rồi những câu nói sáo rỗng – Một bức tranh ảm đạm của lối nói chuyện doanh nghiệp. Nhưng trong kỷ nguyên của thư tín điện tử, tin nhắn cấp tốc và tin nhắn chữ, các kỹ năng giao tiếp liên quan đến viết trong công ty có thể còn trở nên tệ hơn vì chất lượng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu về tốc độ. Nhận thức được xu thế đó, không chỉ các doanh nghiệp mà cả các trường dạy kinh doanh trên khắp đất nước cũng đang ra sức tránh sự mờ mịt này. Một số đã thêm vào hoặc mở rộng các chương trình dạy viết trong những năm gần đây; số khác sử dụng cách nói bóng gió trong doanh nghiệp như các trường hợp nghiên cứu với hy vọng học viên của họ sẽ học được cách tránh chúng. Ông Jim O’Rourke, giáo sư về quản lý tại Notre Dame và giám đốc Trung tâm xúc tiến giao tiếp thương mại của đại học, cho biết, “Việc các doanh nghiệp gửi tin nhắn sai là chuyện thường ngày. Họ không cố ý gửi những tin đó”. Đôi lúc lỗi tin nhắn chỉ là do viết dở. Dianna Booher, cố vấn tập huấn giao tiếp cho 500 khách hàng của Fortune, đã đưa ra ví dụ sau từ một quản lý công ty: “Công việc của tôi là đảm bảo các hoạt động bố trí quy trình phù hợp diễn ra để củng cố việc thể chế hóa và duy trì quy trình. Việc quản lý quy trình kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm trong vai trò của tôi, điều này yêu cầu tôi phải nhận diện các lỗ hổng về năng lực của quy trình và lấp đầy chúng.”
  • 23. Theo lời của nguyên Chủ tích SEC Arthur Levitt, người đứng đầu một chiến dịch những năm 1990 yêu cầu sử dụng “tiếng Anh đơn giản” trong các cáo bạch của doanh nghiệp và công ty tín thác: “Lời văn dễ nói như bơ lạc vậy” Nhưng rủi ro lớn nhất không chỉ là do việc không có khả năng gắn kết các ý tưởng rõ ràng, mạch lạc lại với nhau gây nên. Đúng hơn, có thể là do việc nhất nút “Gửi” quá vội vàng. Các sinh viên thương mại đã có một ví dụ quan trọng năm nay khi RadioShack nói về việc 400 công nhân bị sa thải ngay lập tức qua thư điện tử. Công ty đã nói với nhân viên của mình tại trụ sở chính ở Fort Worth, Texas, vào tháng tám như sau: “Thông báo về việc cắt giảm lực lượng lao động đang được tiến hành. Không may là vị trí của các bạn đã bị bãi bỏ.” Một trường hợp đáng nhớ hơn về giao tiếp kém trong doanh nghiệp có liên quan đến một bản thông báo tai tiếng do CEO của Tập đoàn Cerner Neal Patter gửi năm 2001, hiện vẫn được dùng làm tài liệu học tập 5 năm sau đó. Bực mình vì bãi đậu xe của công ty không đầy trước 8 giờ sáng và trống trơn tầm 5 giờ chiều, Patterson đã gửi một bức thư điện tử đầy giận dữ mắng nhiếc các nhân viên vì sự lười biếng và dọa sẽ sa thải các quản lý nếu họ không làm việc chăm chỉ hơn. Ông ta đóng cửa phòng tập thể dục của nhân viên và nói “địa ngục sẽ đóng băng” trước khi ông ta có thêm các phúc lợi. Bức thư điện tử bị lộ ra ngoài và được đăng trên Internet, khiến cho cổ phần của công ty tụt dốc 22 phần trăm trong 3 ngày, mặt dù sau đó nó đã hồi phục mạnh mẽ và Patterson vẫn ở vị trí lãnh đạo nhóm thiết kế phần mềm y học cho đến nay. Ông O’Rouke nói, “Thông thường thư điện tử được gửi ngay mà không được cân nhắc– không được đọc dò lại. Và chắc chắn là ngữ pháp cũng bị ảnh hưởng các tin nhắn cấp tốc và tin nhắn chữ cũng ảnh hưởng.” Trung tâm Notre dame tập trung vào việc hướng dẫn học viên nói điều họ cần nói, sử dụng ít từ hơn, viết ở một mức độ đàm thoại phù hợp, và tổ chức lời nói để nó có nghĩa với người đọc. Trung tâm cung cấp các khóa học về kỹ năng viết trong quản lý cho các ứng viên MBA và viết thương mại cho học viên chưa tốt nghiệp. Ông O’Rouke nói, “Họ phải tập trung vào nhu cầu của người đọc. Nếu không, người ta sẽ không chú ý, không làm điều bạn muốn, và không lưu giữ điều bạn nói.” Nhiều chuyên gia cùng tin rằng các chương trình chat trực tuyến (IM) đã tạo ra hoặc ít nhất là góp phần vào việc viết sai. Tom Clark, một giáo sư về lĩnh vực thương mại tại đại học Xavier, người dạy các kỹ năng viết tại công ty Procter & Gamble, cho biết giao tiếp ngắn đang trở thành quy phạm vì ngày càng có nhiều người hình thành thói quen từ các phương tiên giao tiếp cho phép
  • 24. phản hồi lập tức. Ông quan sát thấy đó có thể là tin tốt cho những người không thích đọc các văn bản dài nhưng không tốt với chất lượng viết vốn phản ánh việc suy nghĩ lâu dài. Ông nói, “Những người trẻ chỉ quan tâm tới tốc độ họ giao tiếp mà không xem việc viết là sự phản ánh bản thân tốt nhất của họ.” Paula Hill-Strasser, một giáo sư thương mại tại Đại học Southern Methodist của trường doanh nghiệp Cox, cho biết ngay cả các học viên sáng giá nhất có vẻ cũng phải vật lộn với việc viết nhiều hơn ngày xưa. Bà nghi ngờ các sai sót — như việc thường sử dụng “họ/chúng” làm đại từ và viết các đoạn văn chiếm đến ¾ một trang giấy — có liên quan đến việc người ta ngày càng làm nhiều việc một lúc và bị thiết bị điện tử làm sao lãng. Bà nói, “Dù là lý do gì đi nữa, chúng ta đang nhận ra kỹ năng viết thương mại đang mất dần.” Để giải quyết sự sụt giảm, SMU yêu cầu các học viên thương mại viết các sơ lược của công ty và các trường hợp nghiên cứu nhiều hơn trước. Nhưng một số chuyên gia khác lại cho rằng IM đã bị giới văn phòng đổ oan và bảo vệ nó khi cho rằng đó là một công cụ giao tiếp thương mại đáng giá. Beth Hewett, tư vấn viên trên các chương trình viết trực tuyến và truyền thống cho biết, “Vấn đều không phải là do IM. Thay vào đó, tôi nghĩ sự lười biếng và thiếu hiểu biết về các phương thức thương mại trang trọng mới phải chịu trách nhiệm.” Các học viên thương mại tại Trường Doanh nghiệp Farmer của Đại học Miami (Ohio) nghiên cứu về thuật hùng biện và được nhắc nhở phải biến đổi phong cách viết của họ cho phù hợp với mục đích. Họ được dặn rằng sự súc tích và việc hiểu độc giả của mình quan trọng hơn bất kỳ điều gì. Kate Ronald, giáo sư tiếng Anh điều hành Chương trình Sáng kiến Viết Howe của trường cho rằng, “Người ta đã phàn nàn về chất lượng viết của sinh viên kể từ thời Plato. Nhưng tôi nghĩ các doanh nghiệp đang quan tâm nhiều hơn đến việc đó. Các doanh nghiệp ngày nay đang phải viết rất nhiều, và đang thực hiện việc đó ngày càng công khai hơn — vì rất nhiều lời nói được thảo luận trên màn hình hơn là trên giấy.” Một số công ty, nổi bật là Procter & Gamble, đang cố sửa chữa các thói quen viết sai qua các chương trình đào tạo kỹ năng viết nội bộ của họ. Nhưng theo như Peter Handal, CEO của Trung tâm Dale Carnegie thì vẫn chưa có thị trường chung cho các lớp viết doanh nghiệp. Ông cho biết, “Tôi nghĩ điều đó cho thấy rằng mọi người sẽ rất vui nếu có thể thực hiện việc giao tiếp trôi chảy, rằng họ không dành thời gian để học về cách giao tiếp.” Ứng phó với sự lạnh nhạt và bất hợp tác của cấp dưới
  • 25. Đăng bởi DNT ngày 26 June, 2011 Câu hỏi của bạn James Ngo để lại trên Fan Page của Dale Carnegie Vietnam (http://www.facebook.com/dalecarnegievietnam): “Xin chào Dale, bạn của tôi nêu lên một đề tài mới. Anh ấy mới trúng tuyển vào vị trí Sale Director của 1 cty nước ngoài khá lớn. Nhưng có vẻ như anh ấy mắc phải một vấn đề khá phổ biến hiện nay của người Việt, đó là sự lạnh nhạt và bất hợp tác, không thân thiện từ các cấp dưới. Mặc dù rất có kinh nghiệm ứng xử, nhưng anh ấy vẫn bị ức chế lúc này. Dale có lời khuyên gì ko?” Câu trả lời tư vấn từ Dale Carnegie Vietnam: Tình huống của bạn anh Ngo đúng như anh chia sẻ là khá phổ biến ở VN mình. Theo DC, chúng ta hãy khoan đưa ra giải pháp cụ thể lúc này, mà trước hết hãy phân tích hết tất cả những lý do cần thiết. Tìm hiểu được nguyên nhân sẽ giúp cho anh Sales Director này có được cái nhìn tổng quan và sẽ có những động thái phù hợp. 1 vài câu hỏi nhanh qua để làm rõ vấn đề hơn. Anh Sales Director này đã dành thời gian gặp gỡ, trò chuyện, lắng nghe và tìm hiểu về những nhân viên trong team của mình, trước khi bắt tay ngay vào công việc chưa? Anh có biết tại sao những người này lạ lạnh nhạt, bất hợp tác, và không thân thiện với anh không? Anh đã dành thời gian đi sâu sát xuống thị trường chỉ để hiểu hơn về văn hóa, cách làm việc, năng lực của họ? Có 1 ví dụ chia sẻ để bạn anh Ngo tham khảo thêm. 1 học viên của Dale Carnegie, vừa tiếp nhận vị trí Country Manager của 1 công ty đa quốc gia được 3 tuần trước cũng gặp trường hợp tương tự. Anh gặp phản đối rất rõ rệt của 1 người Giám đốc chi nhánh phía Bắc, người đinh ninh là mình sẽ là người thay thế cho Country Manager cũ khi người này ra đi. Anh giám đốc phía Bắc này phản đối và bày tỏ sự không phục đối với anh rất rõ, hầu hết trong tất cả những trao đổi hay chính sách đưa ra vì nghĩ anh không đủ kinh nghiệm và hiểu biết về công ty bằng người này. Anh cũng bức xúc, bế tắc không biết phải nên đối xử thế nào vì cũng là mới, cũng không nhận được thông tin nào để làm việc cho tốt hơn.
  • 26. Đúng ngay thời gian anh này đang theo học tại DC nên cam kết ứng dụng ngay công cụ và khái niệm học được từ Dale, cụ thể là ứng dụng Công thức Kỳ diệu, Phản hồi vào thế mạnh và Khoảnh khắc quyết định trong các buổi họp hay trao đổi riêng. Anh tổ chức 1 buổi họp coi như ra mắt team mới trong tuần thứ 2, trong đó anh đề nghị mọi người giới thiệu về mình và kể ngắn gọn về 1 khoảng khắc quyết định trong cuộc đời của mình. Vẫn như vài lần trước, người giám đốc phía Bắc cũng trình bày với 1 thái độ không nhiệt tình, bị bắt buộc, anh cũng kiên nhẫn lắng nghe, và khi kết thúc, anh đã đưa một phản hồi nêu lên được điểm mạnh của người giám đốc đó và cảm ơn sự đóng góp cũng như nỗ lực, làm gương của anh GĐ đối với công ty tính đến thời điểm này. Ngay lập tức trong cuộc họp, người GĐ phía bắc này thay đổi thái độ 100%, tích cực và nhiệt tình hơn cũng như tôn trọng anh nhiều hơn. Đây là ứng dụng nguyên tắc số 2 “Thành thật khen ngợi, cảm kích người khác”, nguyên tắc số 7 “Lắng nghe người khác. Khuyến khích người khác nói về họ”, và nguyên tắc số 9 “Chân thành làm cho người khác cảm thấy quan trọng”. Trong cuộc họp và những buổi làm việc sau đó với nhân viên, tất cả những ý kiến đưa ra, anh đều đưa theo công thức kỳ diệu (Bằng chứng – Hành động – Lợi ích), nêu ra lợi ích cho nhân viên nên hầu như họ đều rất tâm đắc và khâm phục. Bài học rút ra từ ví dụ trên: - Đồng cảm với những tâm tư nguyện vọng của người khác, vì mọi thứ đều có lý do, để có cách ứng xử phù hợp hơn - Chia sẻ vấn đề trên quan điểm của người khác, cho họ thấy lợi ích của họ là ở đâu, không phải lợi ích của mình, sẽ có được sự hợp tác cao hơn từ người khác - Nhìn nhận sự đóng góp của người khác dành cho công ty, chắc chắn mỗi người sẽ có nhiều đóng góp đến công ty, quan trọng là chúng ta có quan sát được và nhìn nhận họ - Tận dụng sức mạnh của tinh thần tập thể để gây ảnh hưởng đến những người có thái độ chưa hợp tác Dale Carnegie Vietnam Nếu bạn là cấp dưới của anh bạn trong câu chuyện trên, bạn sẽ làm gì để giải quyết tình huống khó xử này và tạo ra không khí vui vẻ, hoà đồng trong đội ngũ. Viết thiệp cảm ơn – nghệ thuật bị lãng quên: Đưa ra lời khen chân thành Đăng bởi DNT ngày 24 June, 2011 Viết một tấm thiệp cảm ơn chân thành là một trong những kỹ năng chuyên nghiệp giúp ta tạo được ấn tượng lâu dài với người khác. Ai cũng thích được khen ngợi và một trong những nguyên tắc đối nhân xử thế nền tảng của Dale Carnegie là “Thành thật khen ngợi, cảm kích người khác”. Khi viết một tấm thiệp cảm ơn, hãy sử dụng một tấm thiệp nhỏ,
  • 27. sạch sẽ và rõ ràng. Tuy nhiên, tấm thiệp không quan trọng bằng tấm lòng; vì thế, nếu chỉ có giấy thì hãy cứ dùng nó để viết! Hãy sử dụng công thức gồm 6 bước bên dưới để thể hiện lời tri ân của mình trong thiệp một cách hiệu quả nhất. 1. Lời chào: Kính gửi (anh/chị) …. Đây là điều quá rõ ràng, nhưng nhiều người thường bắt đầu lời chào bằng “chào ….”, “hi, …” hoặc thậm chí là bỏ luôn phần này. 2. Thể hiện lời tri ân: “Rất cảm ơn anh/chị… về cuốn sách”. Điểm cốt lõi là phải đơn giản mà cụ thể. Bước này trong viết thiệp cảm ơn là để thể hiện hết tình cảm tận đáy lòng. 3. Nói về quá trình sử dụng: “tôi đã đọc ngay quyển sách đó và nhận thấy có nhiều điều rất hay và bổ ích”. Mọi người đều muốn biết bạn có nhận thấy được giá trị từ hành động hay món quà đó của họ không. Việc chia sẻ cách bạn đang sử dụng món quà hay ý tưởng đó sẽ khiến tấm lòng của họ trở nên có ý nghĩa. 4.Cảm ơn một một lần nữa: Hãy một lần nữa cảm ơn họ về món quà. Không có gì là quá mức khi nói cảm ơn một lần nữa. 5. Lời chào kết thúc: Hãy kết lại bằng một lời kết thể hiện suy nghĩ cuối cùng của bạn: trân trọng, thân, chúc sức khỏe, … Sau đó, ký tên của bạn 6. Gửi thiệp: Dù đồng nghiệp hay người quen của bạn không quen với hình thức viết kiểu này thì bạn hãy cứ là người tạo ra tiền lệ. Để thể hiện dấu ấn của mình, người chuyên nghiệp thật sự cần có kỹ năng viết thiệp/thư cảm ơn trong thời đại thư điện tử, hộp thư thoại và tin nhắn. Thể hiện tính chuyên nghiệp trong kinh doanh không khó; nó chỉ đòi hỏi sự nỗ lực và tập trung. Những khía cạnh đơn giản trong phép xã giao kinh doanh giúp rất nhiều trong việc xây dựng tính chuyên nghiệp của chúng ta, điều này góp phần xây dựng sự tự tin và thoải mái của chúng ta trong kinh doanh.. Cải thiện kỹ năng lắng nghe Đăng bởi DNT ngày 23 June, 2011
  • 28. Một trong những yếu tố lớn nhất góp phần vào việc giao tiếp hiệu quả lại là một điều rất đơn giản. Hãy lắng nghe. Hãy thật sự lắng nghe những gì người khác đang nói. Chúng ta sẽ có được sự tôn trọng, uy tín và sự tin tưởng khi biết lắng nghe một cách hiệu quả và chân thành. Lắng nghe thấu đáo cũng giúp chúng ta phản hồi lại những điều người khác đang nói một cách chân thành. Phản hồi của chúng ta sẽ đánh trúng trọng tâm và không lạc đề cũng nhữ chứng minh rằng chúng ta có lắng nghe thật sự. Có nhiều dạng lắng nghe mà trong đó người lắng nghe có thể có hoặc không nhận biết các khuynh hướng giao tiếp của mình và ta có thể xác định điều này không chỉ trong công việc mà còn trong những tương tác thường ngày khác. Chủ yếu là cần phải nhìn nhận bản thân một cách khách quan và chân thành đồng thời cần nhận biết rõ mình thuộc dạng người lắng nghe nào. Nếu thuộc dạng lơ là thì chúng ta có thể bị nhận biết qua biểu hiện bên ngoài như giao tiếp ánh mắt gián tiếp. Khi liên tục nhìn quanh thì chúng ta sẽ tạo ấn tượng không chú ý. Nếu chúng ta muốn tự lưu ý mình về điều này thì chúng ta cần phải dẹp công việc đang làm và suy nghĩ riêng qua một bên đồng thời cần chắc chắn rằng lúc nào cũng duy giao tiếp ánh mắt một cách trực tiếp. Nếu chúng ta phát hiện mình thuộc dạng lắng nghe “chờ giờ ăn trưa”, có nghĩa là không duy trì sự tập trung thì dạng mơ mộng giữa ban ngày như vậy có thể được nhận biết qua nét mặt, đó là sự thiếu quan tâm. Cũng giống như dạng lơ là, người thuộc dạng mơ giữa ban ngày phải lấy lại sự tập trung đối với người hay chủ đề đang nói. Một lần nữa, giao tiếp ánh mắt giữ vai trò cực kỳ quan trọng, ngoài ra, người nghe phải tự biết cố gắng đặt câu hỏi và nhập tâm vào cuộc nói chuyện. Một số khác trong chúng ta lại thấy rằng mình thường hay ngắt lời người khác. Mặc dù đây có thể chỉ là do chúng ta quá hào hứng với chủ đề đang nói nhưng nó lại làm người khác cảm thấy rằng những gì họ đang nó không quan trọng. Khi chúng ta tự nhận thấy
  • 29. được điều này thì việc thay đổi là rất dễ dàng. Nếu chúng ta nhận thấy mình đang ngắt lời người khác thì cần phải kiềm lại, xin lỗi và để người khác nói tiếp. Dạng lắng nghe tiếp theo là “nhập tâm”, có nghĩa là thật sự có sự giao tiếp. Người thuộc dạng này không bị phân tâm, họ hoàn toàn nhập tâm bằng cả cơ thể, tinh thần và trái tim. Trong thế giới kinh doanh ngày nay, đây là điều cần phải có. Công chúng rất tinh ý khi ta nhắm tới một phạm vi kinh doanh nào đó và kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ đảm bảo sự tồn tại của công ty, thậm chí là trong những thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Sáu gợi ý đàm phán “thắng-thắng” dành cho nhà quản lý Đăng bởi DNT ngày 20 May, 2011 Là nhà quản lý, khả năng sử dụng các kỹ năng đàm phán thành công có thể làm nên điều khác biệt cho sự thành công trong đàm phán. Tương tự như vậy, việc gây ảnh hưởng đối với đồng nghiệp và nuôi dưỡng các mối quan hệ có tính xây dựng và tích cực là điều cần thiết. Dưới đây là 6 điều mà các nhà quản lý cần nghĩ đến khi chuẩn bị cho một cuộc đàm phán. Biết rõ những điều mà bạn muốn – là một nhà quản lý, điều quan trọng cần làm khi bước vào cuộc đàm phán là biết rõ bạn muốn kết quả cuối cùng của mình như thế nào. Hãy chắc rằng bạn dành nhiều thời gian và suy nghĩ cho những gì mà bạn muốn và lý do mà bạn muốn nó. Hãy nhớ rằng điều quan trọng mà bạn cần làm là tính đến những lợi ích về tài chính, tình cảm, tinh thần, vật chất,… Việc này cũng giúp ta biết được những điều mình không muốn khi đi sâu vào các cuộc đàm phán.
  • 30. Biết rõ đối tác bạn muốn gì – Đối tác của bạn cũng sẽ có một lịch làm việc khi họ bước vào cuộc đàm phán. Hãy lưu ý tìm hiểu trước họ muốn kết thúc buổi đàm phán đó như thế nào. Hiểu rõ giải pháp tài chính, tình cảm, tinh thần hay vất chất mà họ mong muốn có được. Hãy dự đoán các ý kiến phản đối – quá trình đàm phán không phải lúc nào cũng dễ dàng. Là một người quản lý, bạn phải hiểu rằng bạn sẽ vấp phải những phản đối từ nhân viên khi tiến hành. Bạn cần tự chuẩn bị cho điều này thật chu đáo trước buổi đàm phán. Đảm bảo rằng bạn có các bằng chứng liên quan trong tay mà bên kia có thể xác định và liên hệ tới được. Xác định những khoản nhượng bộ – Xác định những yếu tố không thể đàm phán và những điều mong muốn và những điều mà bạn sẵn sàng cho đi để nhận lại cái khác. Tất nhiên, bạn sẽ không bao giờ thỏa mãn hết tất cả các nhu cầu của mình sau buổi đàm phán. Các cuộc đàm phán thường mang tính chất có qua có lại và với tư cách là một nhà quản lý, bạn cần đáp ứng một phần đòi hỏi của nhân viên. Dự đoán những phản đối – Quá trình thương thuyết hoàn toàn không dễ dàng gì. Là một nhà quản lý, bạn phải hiểu rằng mình sẽ gặp một số phản đối từ người mình đang thương lượng. Bạn cần phải chuẩn bị bản thân bằng cách nghiên cứu thật kỹ trước khi bạn ngồi vào bàn đàm phán. Hãy chắc rằng bạn có những chứng cứ và hiểu biết rõ ràng trên những điều khoản mà người đối diện có thể đề cập đến. Xác định “điểm ra về” của bạn – Khi bạn xác định “điểm ra về” của mình, bạn sẽ định rõ vào lúc nào sẽ không cần phải tiến hành đàm phán nữa. Trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán, bạn phải nắm chắc những điểm mà mình sẽ chấm dứt cuộc nói chuyện. Đây sẽ là một nguồn rất quan trọng để bạn nắm được quyền lực trong cuộc đàm phán, vì thế khi bạn gặp phải tình huống đã chuẩn bị thì bạn phải chắc chắn là mình hành động. Luyện tập với đồng nghiệp – Cũng như bất kỳ buổi thuyết trình quan trọng nào khác, bạn cần phải luyện tập. Bạn có thể đối mặt với một cuộc tranh luận và cách tốt nhất là phải tập dượt các kết quả có thể có. Thông qua việc tập luận với một ai đó, bạn sẽ xây dựng được sự tự tin trước tình huống đó và nó sẽ giúp cuộc đàm phán diễn ra thật suôn sẻ. Chiến thuật thương lượng lương cho năm 2011 Đăng bởi DNT ngày 21 April, 2011 Các chuyên đã đề xuất một số gợi ý khi tiếp cận vấn đề lương bổng trong bối cảnh kinh tế năm 2011 có sự cải thiện.
  • 31. Bước vào năm 2011, các chuyên gia dự đoán rằng điều kiện về kinh tế, việc làm và thương lượng lương bổng sẽ tốt hơn. Các khảo sát gần đây chỉ ra rằng ngày càng có nhiều doanh nghiệp lo lắng những nhân tài hàng đầu của họ có thể bỏ đi khi nền kinh tế có khởi sắc. Kết quả là có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng thương lượng vấn đề lương bổng hơn thời kỳ đại suy thoái trước đây. Nếu bạn đang tìm sự thăng tiến ở vị trí hiện tại hay muốn gặt hái nhiều hơn từ buổi thương lượng lương với công ty thì có lẽ trong năm 2011 bạn có nhiều lợi thế hơn năm 2010 và 2 năm trước đó. Để tận dụng tối đa cơ hội này, các chuyên gia cho rằng bạn cần phải sử dụng một số chiến thuật mới. Bên dưới là một quy trình gồm 6 bước mà một số chuyên gia đã đề xuất để giúp bạn gặt hái được kết quả tối đa từ việc thương lượng lương trong năm 2011: 1. Kiểm tra tình trạng tài chính của công ty. Michael Crom, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của tổ chức Dale Carnegie cho rằng cần phải tìm hiểu xem công ty của bạn có trưởng và tình hình có khả quan không. Ông lưu ý rằng nếu công ty của bạn chỉ đủ khả năng giải quyết các chi phí thì việc yêu cầu tăng lương hay thúc trưởng bộ phận nhân sự tăng mức lương ban đầu có thể là không thực tế. 2. Hiểu rõ và ghi lại giá trị của bạn vào hồ sơ. Debra Benton, chuyên gia huấn luyện tại Fort Collins, Colo cho rằng bạn cần phải ghi lại quá trình đóng góp giá trị của mình cho doanh nghiệp như việc tiết kiệm một khoản tiền đáng kể nào đó hay làm cho việc đó dễ nhận thấy hơn. Còn Danny Cahill, chủ tịch của chi nhánh tại Hobson, thì cho rằng cần phải tập hợp tất cả những email khen ngợi từ nhà cung ứng, đồng nghiệp, cộng sự và khách hàng cũng như là các tại liệu cho thấy những việc bạn đã làm giúp công ty kiếm thêm hoặc tiết kiệm nhiều tiền và cung cấp những bằng chứng đó cho sếp của bạn trước buổi đánh giá hiệu quả làm việc. Ông Cahill nói thêm: “hãy dũng cảm và nói rằng ‘dựa vào những giấy tờ này thì có hợp lý khi lên lương cho tôi không?’”
  • 32. 3. Hãy sử dụng thuật đối nhân xử thế. Ông Crom nói: “Bằng mọi giá đừng tỏ ra xúc động hay đối đầu. Đừng đưa sếp của bạn vào tình thế bị mất mặt”. Ông cho biết điều quan trọng cần làm là chân thành quan tâm đến cấp trên và cố gắng nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của họ. 4. Tập dượt cho buổi nói chuyện. Ông Crom cho rằng việc diễn trước sẽ giúp bạn tránh tình trạng không kiềm chế được cảm xúc trong lúc nói trò chuyện. Ông khuyên hãy cân nhắc đến những gì cấp trên bạn sẽ nói, họ sẽ đưa ra những phản đối gì về việc tăng lương và làm thế nào để đối phó với tình huống đó một cách chuyên nghiệp và tích cực. Ông nói: “Cách phản hồi của chúng ta trước phản đối có thể ảnh hưởng đến việc lên hoặc không lên lương”. 5. Có sự chuẩn bị trước. Bà Benton khuyên rằng lúc phỏng vấn công việc mới, hãy hỏi thăm về mức lương cho vị trí đó trước khi bạn được hỏi về mức lương mong muốn. Ví dụ, nếu mức lương hiện tại là 40.000$ và mức lương cho vị trí mới là từ 50.000$ đến 70.000$ thì bạn cần nêu ra trong khoản đó. Bà nói: “tôi cho rằng khi nói đến điều không thoải mái thì đó là tiền”. 6. Hiểu rõ ý nghĩa của mức lương. Ông Cadhill cho biết nếu bạn tìm công việc có mức từ 130.000$ đến 180.000$ thì đừng cảm thức bực mình khi họ đề xuất mức lương thấp hơn 180.000$. Ông giải thích: “nếu mức lương hiện tại của bạn là 135.000$ và nhà tuyển dụng đề nghị mức lương là 150.000$ thì bạn nên thử mạo hiểm vì các công ty thương nhìn vào mức lương hiện tại của bạn và đề nghị mức lương công thêm 8 đến 10% vào mức lương hiện tại. Bảy kiểu người nghe và bí quyết để có kỹ năng nghe tốt hơn Đăng bởi DNT ngày 23 March, 2011 Sở hữu kỹ năng nghe đặc biệt nổi trội và khả năng thuyết phục người khác ủng hộ ý kiến của mình là điều làm nên sự khác biệt giữa những người giỏi và những người xuất sắc. Có khả năng lắng nghe tốt sẽ xây dựng được lòng tin, sự tín nhiệm và sự tôn trọng. Một phần là vì khi bạn lắng nghe trọn vẹn, bạn sẽ có được phản hồi thích hợp và đúng trọng tâm thay vì cố tìm câu trả lời ngay lúc đó. Điều bạn nói chính là bằng chứng cho thấy bạn đã lắng nghe như thế nào.
  • 33. “Những người tất bật” Những người thuộc loại này thường trong trạng thái bận rộn và luôn chân luôn tay làm mọi việc. Kiểu người “đa năng” như vậy không thể ngồi yên và lắng nghe. Bí quyết Nếu bạn là một “thính giả tất bật”, hãy tạm gác lại công việc đang dang dở của mình khi có ai đó nói chuyện với bạn. Còn nếu bạn đang nói chuyện với một người “tất bật” thì bạn nên hỏi “Liệu tôi có thể nói chuyện với bạn vào lúc này không?”, hoặc “Tôi cần bạn chú ý lắng nghe tôi chỉ một lát thôi” để khiến họ chú ý. Hãy nói ngắn gọn, vắn tắt và kết thúc câu chuyện một cách nhanh chóng bởi sự chú ý của họ cũng có giới hạn. “Những người lơ đãng” Kiểu người này luôn để “tâm hồn treo ngược cành cây”. Bạn có thể nhận ra điều đó qua ánh mắt trống rỗng của họ. Họ không hề nghe những gì bạn nói mà chỉ đang mơ mộng đâu đâu. Bí quyết Nếu bạn thuộc kiểu người “lơ đãng”, hãy tỏ ra biết lắng nghe hơn. Luôn chú ý và nhìn vào mắt người đối diện, đưa người về phía trước rồi tỏ ra thích thú bằng cách đặt câu hỏi cho họ. Nếu bạn đang nói chuyện với một “người lơ đãng”, thỉnh thoảng hãy hỏi lại xem họ có hiểu ý bạn không. Cũng giống như đối với kiểu người “tất bật”, bạn hãy bắt đầu bằng việc làm cho họ chú ý, cố gắng nói ngắn gọn, súc tích và đi thẳng vào vấn đề bởi sự lưu tâm của họ có hạn. “Những người nói leo” Những người này sẵn sàng xen vào cuộc nói chuyện bất cứ lúc nào. Họ chỉ chực chờ thời cơ để nhảy vào nói. Thực ra họ không hề lắng nghe bạn mà chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu được nói của bản thân họ. Bí quyết Nếu bạn là một người hay “nói leo”, hãy xin lỗi mọi người ngay khi bạn nhận ra mình đang ngắt lời họ vì điều đó sẽ làm cho bạn có ý thức hơn trong những tình huống như thế này. Nếu bạn đang nói chuyện mà có một người “nói leo” vào thì bạn hãy dừng ngay lại và nhường họ nói, nếu không, họ cũng sẽ chẳng chú ý đến lời của bạn. Khi họ nói xong, bạn
  • 34. nên bảo rằng “Như vừa nãy tôi đang nói…” để họ nhắc họ nên lắng nghe thay vì ngắt lời bạn. “Những người thờ ơ” Những người này thường tỏ ra xa cách và ít biểu lộ cảm xúc khi lắng nghe. Họ chẳng hề quan tâm đến những lời bạn nói một chút nào. Bí quyết Nếu bạn là kiểu người như vậy, hãy tập trung nghe hiểu ý của người nói chứ không chỉ dừng lại ở ngôn từ của họ. Hãy lắng nghe bằng cả đôi mắt, đôi tai và trái tim của mình. Còn nếu bạn đang nói chuyện với một người “thờ ơ”, hãy nhấn mạnh ý kiến của bạn và đưa ra nhiều câu hỏi để thu hút sự chú ý của họ. “Những kẻ hiếu thắng” Kiểu người này sẵn sàng tranh cãi đến cùng. Họ thích chống đối và lên án người khác. Bí quyết Nếu bạn là một kẻ “hiếu thắng”, hãy thử đặt mình vào vị trí của người nói để có thể hiểu được, chấp nhận, và thấy được cái hay trong quan điểm của họ. Còn nếu bạn bị một kẻ “hiếu thắng” phản đối và lên án, hãy đối diện thay vì rụt rè. Hãy nói với họ về việc bạn có thể chấp nhận sự bất đồng đó như thế nào hoặc về việc bạn có thể làm khác đi ra sao vào lần tới. “Những nhà phân tích” Những người này thường xuyên đóng vai “cố vấn” hoặc “bác sĩ chuyên khoa” và sẵn sàng cung cấp cho bạn những câu trả lời ngay cả khi bạn chưa hỏi. Họ cho rằng mình là người biết lắng nghe và thích giúp đỡ người khác. Họ luôn luôn phân tích và sửa lại những gì bạn nói. Tips Nếu bạn thuộc tuýp người thích “phân tích”, hãy thư giãn và nên hiểu rằng không phải ai cũng đang cần tìm một câu trả lời, một giải pháp hay một lời khuyên. Một số người chỉ thích nói ra ý tưởng của mình để tự bản thân họ hiểu rõ được vấn đề hơn mà thôi.
  • 35. Còn nếu nói chuyện với một người thích “phân tích”, bạn nên mở đầu bằng câu “Tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn chứ không phải đi tìm những lời khuyên.” “Những người biết lắng nghe” Đây là những người có ý thức lắng nghe. Họ nghe bằng tất cả tấm lòng và cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người nói. Đây là cách lắng nghe cấp bậc cao nhất. Cách lắng nghe này động viên bạn tiếp tục câu chuyện của mình, giúp bạn tìm ra giải pháp và có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình. Bí quyết Nếu bạn là người “biết lắng nghe”, hãy cứ tiếp tục như thế bởi mọi người thật sự đánh giá cao điều đó. Nếu bạn nói chuyện cùng người “biết lắng nghe”, hãy tỏ ra cảm kích sự ân cần từ họ, hãy nói cảm ơn họ vì sự quan tâm của họ dành cho bạn và câu chuyện của bạn. Đối phó với người sếp khó tính Đăng bởi DNT ngày 16 March, 2011 Chuyên gia huấn luyện Carnegie thân mến, Trước đây trong sự nghiệp của tôi, tôi đã may mắn khi có một ông chủ sẵn sàng chấp nhận thử thách và dành cho tôi những cơ hội để đề ra những chọn lựa khác nhau với những công việc mà tôi được giao. Khi sự nghiệp tôi đang tiến triển thì tôi thấy rằng một ông chủ sẵn sàng chấp nhận thử thách chỉ là một trường hợp ngoại lệ. Chính tôi đã nhận ra qua nhiều ông chủ rằng họ không sẵn sàng để chấp nhận bất cứ câu hỏi nào về một quyết định nào đó. Điều đó làm tôi cảm thấy phẫn uất và nản lòng khi phải đối mặt với những người có tính như thế. Ông có thế giúp tôi giải quyết vấn đề này không? Lan.
  • 36. Lan thân mến, Có những lúc trong cuộc đời, chúng ta sẽ cảm thấy phải đối mặt với những người mà chúng ta không thề nào thắng được. Và sẽ thật khó khăn hơn nhiều khi người chúng ta phải thuyết phục chính là ông chủ/sếp chúng ta. Thật là bực bội khi chúng ta biết mình có những ý tưởng, ý kiến tốt nhưng không ai quan tâm lắng nghe cả. Dưới đây là những gợi ý để có tiếp cận với những người không chịu lắng nghe như là chúng ta mong muốn: 1. Mở đầu một cách thân thiện. Bắt đầu cuộc nói chuyện với sếp và quan sát xem lúc nào thì thích hợp để trình bày cho ông ấy nghe những ý tưởng của bạn. Bắt đầu cuộc nói chuyện bằng những “câu chuyện nhỏ” đời thường. Cố gắng tập trung nói đến những vấn đề mà sếp của bạn quan tâm tới. Bằng cách này sếp của bạn sẽ nghĩ rằng bạn không chỉ là người nhân viên mà còn là người họ có thể trò chuyện vui vẻ khi họ cần. 2. Hiểu được sếp của bạn. Nếu bạn đã cố gắng nói những ý kiến của bạn cho sếp trước đó thì bạn nên có một ý tưởng về những gì mà sếp của bạn sắp trình bày tiếp. Tham gia trả lời và suy nghĩ về những gì bạn sắp nói. Hãy luôn nhớ là luôn cư xử khéo léo chuyên nghiệp và đừng để cảm xúc của bạn chen vào trong những lúc ấy. 3. Đừng chỉ trích. Nếu nhiệm vụ bạn được giao là ý tưởng của sếp của bạn, khi bạn cố gắng thay đổi nó họ sẽ không nghĩ điều đó là đúng và chấp nhận nó. Hãy chắc chắn rằng khi bạn đề xuất một sự thay đồi tốt hơn với công việc nào đó bạn sẽ vẫn ghi được điểm với sếp. Ví dụ như là” Công việc anh/chị phân công cho tôi đã truyền cảm hứng và giúp tôi có được ý tưởng này”. 4. Đặt mình vào vị trí của sếp. Tại sao khi bạn là sếp, bạn vẫn phải suy nghĩ về ý kiến đó? Điều đó có giúp ích gì cho bạn, một người chủ công ty? Ngay cả khi ý kiến đó không liên hệ trực tiếp với sếp của bạn thì vẫn sẽ có những điều có lợi cho ông ấy. Đừng quên chỉ ra những điều đó.
  • 37. 5. Giữ phong cách thật chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với sếp mình thì phải nắm điều này một cách vững vàng, nếu không thì chắc chắn là bạn chỉ có thể nói chuyện với ông ấy khi bạn cần phải làm điều gì đó. Dale Carnegie Vietnam Khi Bạn Thân Trở Thành Sếp Đăng bởi DNT ngày 10 March, 2011 Người bạn thân đột nhiên trở thành sếp của mình có lẽ là một trong những tình huống khó khăn mà bạn có thể sẽ gặp phải trên con đường sự ngiệp. Đó là giai đoạn chuyển tiếp không mấy dễ dàng gì cho cả bạn và người đó. Nếu là một người nhạy cảm thì ắt hẳn người sếp mới của bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi trở thành quản lý của đồng nghiệp cũ và đặc biệt là bạn cũ của mình. Tình huống này đòi hỏi người quản lý mới phải có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể phân công công việc cho các bạn đồng nghiệp cũ một cách khéo léo mà không khiến họ nghĩ rằng bạn đang buộc họ làm những việc họ không thích chỉ vì bạn là sếp. Được thăng chức cũng có nghĩa là bạn sẽ biết được những thông tin quan trọng của công ty mà không phải ai cũng có quyền được biết. Và sẽ rất khó khăn để bạn giữ mồm giữ miệng trước người bạn tâm giao của mình hoặc hạn chế tán gẫu với bạn mình trong các buổi nghỉ giữa giờ. Tuy nhiên, để trở thành nhà quản lý tốt, bạn cần vạch rõ ranh giới với bạn mình tại công ty. Đó là điều bạn phải làm trong tình huống này. Thông thường, người không được đề bạt sẽ đố kỵ hoặc cảm thấy bị bỏ rơi. Trong khi người quản lý mới nhận được sự đào tạo và cố vấn từ những người dày dạn kinh nghiệm thì những người không được đề bạt lại không nhận được bất kỳ hướng dẫn nào. Do đó, Dale Carnegie Training đã đưa ra một số gợi ý sau đây cho họ:
  • 38. • Đừng tỏ ra phẫn uất vì bạn của bạn thăng chức không phải để làm bạn tổn thương. Hơn nữa, bạn có thể sẽ là người tiếp theo được đề bạt. • Nếu cảm thấy buồn, hãy chia sẻ với một người bạn ngoài công ty. Đừng bao giờ tâm sự với ai đó trong công ty vì sẽ có ngày nó lọt vào tai người bạn thân của bạn. • Nên nhớ rằng người bạn của bạn cũng đang gặp khó khăn không khác gì bạn. Hãy nhẫn nại chờ xem mối quan hệ của các bạn sẽ tiến triển như thế nào. • Hãy tôn trọng sếp mình. Phê bình những khuyết điểm của bạn mình là điều tốt nhưng hãy tỏ ra tôn trọng vì người bạn ấy giờ đã là sếp của bạn. • Đừng tận dụng thái quá mối quan hệ với sếp, nhưng nên nhớ rằng mối quan hệ này có thể sẽ mang đến một số lợi ích nhất định trong công việc cũng như hoạt động làm việc nhóm của bạn. Dành cho “Một nửa thế giới”: Hạnh phúc và Thành công Đăng bởi DNT ngày 07 March, 2011 Bạn cảm thấy mình cần “hành động” để đạt được hạnh phúc và thành công nhiều hơn trên con đường công danh và trong cuộc sống? Và bạn đã chuẩn đối mặt với những thách thức, áp lực cao hơn khi ở một ví trí cao hơn? Dưới đây là vài bí quyết hữu ích giúp phụ nữ chúng ta có thể tiếp tục tiến bước trên đường công danh. Giao tiếp. Tập trung vào hướng đi nghề nghiệp vững chắc là điều rất quan trọng với phụ nữ để đạt được thành công trên đường công danh. Hãy trình bày với cấp trên về mục tiêu bạn mong muốn thực hiện để đóng góp cho tổ chức. Điều đó không chỉ phản ánh sự tận tụy cho một sự thành công của bạn, mà còn là lòng nhiệt huyết cho thành công của công ty.
  • 39. Luôn có những lựa chọn mở. Giữ gìn mối quan hệ bên ngoài công ty. Những cơ hội bên ngoài cần phải tồn tại trong tầm kiểm soát của bạn, đặc biệt khi nếu như mọi thứ không đúng trình tự theo khung thời gian mà bạn đã định sẵn ở công ty hiện tại. Mối quan hệ. Việc mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội có thể là một lợi thế tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn. Việc tham dự các sự kiện nhân đạo, chính trị, hoạt động nhóm hay bất cứ tổ chức nào nơi mà các kỹ năng và trí tuệ của bạn được trưng dụng, phát huy sẽ giúp cho phụ nữ được sự kính trọng cao hơn. Duy trì ứng xử chuyên nghiệp. Một người phụ nữ thành công cần phải ứng xử, ăn mặc và xuất hiện theo cách mà cô ta muốn được các đồng nghiệp và cấp trên đánh giá là người phụ nữ thành công. Với việc thể hiện phong thái chuyên nghiệp bằng thái độ tích cực, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của đối tác và của mọi người nơi công sở. Kính chúc các bạn luôn là Người Phụ Nữ mình mong muốn! Cách tạo ấn tượng tốt đẹp ở lần gặp đầu tiên Đăng bởi DNT ngày 23 February, 2011 Chào chuyên gia huấn luyện của Dale Carnegie: Tôi vừa mới được tuyển làm quản lí ở một công ty lớn. Đây là khoảng thời gian thú vị đối với tôi, nhưng tôi vẫn lo lắng. Tôi muốn tạo một ấn tượng tốt đầu tiên, đặc biệt là lần đầu tiên tôi gặp những nhân viên mà mình sẽ quản lí. Tôi nghe các đồng nghiệp trước đây của tôi nói rằng tôi có thể bị tẩy chay vì sự xấc xược và khó gần của mình ở lần gặp này. Tôi lo lắng rằng những đồng nghiệp mới của tôi sẽ nhìn tôi như vậy. Có thể cho tôi một vài lời khuyên không? Thảo
  • 40. Chúc mừng bạn Thảo đã được thăng chức! Điều quan trọng là chúng ta bắt đầu công việc bằng chính năng lực của mình khi làm ở một vị trí mới. Hơn nữa, có được ấn tượng tốt ngày từ ngay sau lần gặp đầu tiên là một điều cần thiết. Đây là một vài gợi ý về cách bạn tạo ấn tượng tốt làm cho các đồng nghiệp của bạn tôn trọng và tin tưởng 1). Mỉm cười – Điều này thật đơn giản nhưng rất hiệu quả để nhớ. Chúng ta dễ dàng bị thu hút bởi những người nở nụ cười trên khuôn mặt của họ. Nụ cười giúp chúng ta gần nhau và đáng tin cậy. 2). Hãy là một người lắng nghe tốt – khi chúng ta gặp mọi người lần đâu tiên chúng ta có xu hướng có cảm giác lo lắng hoặc huyên thuyên về chính chúng ta. Thay vì tập trung về bạn, hãy hỏi đồng nghiệp của bạn về chính họ. Thực sự lắng nghe và tỏ ra hứng thú với những điều họ nói. 3). Hãy nhìn vào mắt của họ. Khi gặp ai đó lần đầu tiên hãy nhìn thẳng vào mắt của anh ấy hoặc cô ấy và nở nụ cười để tạo sự kết nối ngay tức thì. Điều này sẽ thể hiện bạn dễ tiếp cận và bạn thực sự hứng thú gặp họ. 4). Nhớ tên. Tất cả chúng ta thích nghe nhất là tên của chính chúng ta. Có thể rất khó để nhớ tên ai đó, nhưng hãy cố hết sức để có thể liên kết tên và khuôn mặt. Đề cập đến ai đó theo tên của anh ấy hay cô ấy và thể hiện bạn muốn biết về các đồng nghiệp mới của mình. Các tốt nhất để nhớ tên một người là gọi lớn tên của họ khi bạn gặp họ, và tìm ra một đặc điểm để bạn có thể nhớ đến họ. Sáu quy tắc để đưa ra ý kiến phản đối một cách phù hợp
  • 41. Đăng bởi DNT ngày 16 February, 2011 Các công ty đã có nhân viên trong biên chế sẽ làm việc tốt hơn các công ty khác từ 47% đến 202%. Việc tạo ra một môi trường làm việc theo nhóm sẽ xây dựng được tính qui củ và có cam kết. Có sự khác biệt như vậy là do số lượng nhân viên trong biên chế đông sẽ làm giảm đi tỉ lệ nhân viên bỏ việc giữa chừng. Như vậy cũng có nghĩa nơi làm việc của nhân viên phải cực kỳ phong phú về số lượng công việc. Một nơi làm việc tốt là nơi mà các nhân viên cố gắng hết sức mình vì lợi ích của bản thân và tập thể được làm việc cùng nhau. Sau đây là một số mục có liên quan đến vấn đề này. Cách giao tiếp khéo léo Chúng ta đều luôn ấn tượng với người biết họ cần nói gì và phải nói như thế nào trong bất cứ hoàn cảnh nào. Những người như thế sẽ luôn biết cách phải giao tiếp như thế nào cho thật khôn khéo, tài trí và tự tin. Cách chúng ta giao tiếp có thể biểu lộ cảm xúc tích cực hay tiêu cực. Nếu ta có thái độ hung hăng, thiếu tôn trọng, thiếu tế nhị, bảo thủ hay giận dữ có thể làm cho người khác không hiểu được ý mà ta đang cố gắng truyền đạt. Giao tiếp khéo léo là phương pháp phối hợp sức bền và sự nhạy cảm để tránh các trạng thái cảm xúc tiêu cực. Sáu quy tắc để phản đối một cách dễ nghe Quy tắc 1: Đừng vội lên án người khác. Cho dù ai đó có thái độ xúc phạm hay làm tổn thương người khác thì cũng không hẳn là do họ sống vô tình. Có thể họ đã từng phải trải qua một nỗi đau nào đó khiến họ có phản ứng thái quá như vậy. Quy tắc 2: Hãy lắng nghe để tiếp thu và thấu hiểu tại sao họ lại có suy nghĩ như vậy. Ta phải cho họ biết rằng ta đang lắng nghe họ và cố gắng nhìn nhận sự việc theo góc độ của họ. Quy tắc 3: Khi không đồng tình với ai, bạn phải luôn có trách nhiệm với cảm giác của chính mình bằng cách chỉ dùng đại từ nhân xưng “tôi”. Đại từ “bạn” nghe như ta đang đổ