SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/201346
NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA HEN PHẾ
QUẢN VÀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Nguyễn Thanh Hồi*
* Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng
TÓM TẮT
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản là hai căn bệnh rất thường gặp. Theo
Tổ chức Y tế thế giới (2004): Thế giới có 63,6 triệu người có triệu chứng của bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính và khoảng 234,9 triệu người có bệnh hen phế quản[1]
.
Tại Việt Nam: tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở nhóm người ≥ 40 tuổi là 4,2% [2]
;
tỉ lệ mắc hen phế quản ở mọi lứa tuổi là 3,9% [3]
.
Cả hai bệnh này có khá nhiều điểm tương đồng về định nghĩa, cơ chế bệnh sinh, triệu
chứng, điều trị bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều điểm khác nhau. Việc hiểu đầy đủ các điểm
giống nhau và khác nhau giữa hai căn bệnh này có vai trò quan trọng giúp các thầy thuốc
và bệnh nhân có hướng điều trị và theo dõi bệnh phù hợp. Bài trình bày sẽ tập trung nêu rõ
những điểm giống và khác nhau giữa hai căn bệnh theo từng nội dung cụ thể.
I. ĐỊNH NGHĨA
Theo GOLD 2013: bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính là bệnh có thể dự phòng và điều trị được,
đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở
kéo dài, không hồi phục, tiến triển nặng dần
theo thời gian. Bệnh là tình trạng viêm niêm
mạc đường thở mạn tính do các phần tử và khí
độc hại. Các đợt bùng phát và bệnh kèm theo
góp phần vào tình trạng nặng của bệnh[4]
.
Theo GINA (2011): hen phế quản là tình
trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính,
gây phù nề, tăng tiết và co thắt cơ trơn phế
quản. Bệnh biểu hiện trên lâm sàng bởi
những cơn khó thở nghe có tiếng cò cứ khi
tiếp xúc dị nguyên hoặc thay đổi thời tiết.
Cơn khó thở thường xuất hiện lúc nửa đêm
về sáng [5]
.
1. Những điểm giống nhau
- Bệnh xuất hiện do đáp ứng viêm niêm
mạc đường thở mạn tính với các tác nhân từ
bên ngoài.
- Đều gây phù nề niêm mạc, co thắt cơ
trơn phế quản, tăng tiết dịch nhầy; do đó đều
biểu hiện trên lâm sàng là tình trạng khó thở.
- Đều gây ra do những tác nhân từ bên
ngoài tác động vào cơ thể.
2. Những điểm khác nhau
- Đáp ứng viêm niêm mạc đường thở trong
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là đáp ứng viêm
với các phần tử và khí độc hại, trong khi ở hen
phế quản là đáp ứng viêm niêm mạc đường
thở với các dị nguyên, theo cơ chế dị ứng.
- Tình trạng tắc nghẽn đường thở chỉ xuất
hiện từng lúc trong bệnh hen phế quản; trong
khi xuất hiện liên tục và nặng dần theo thời
gian ở những bệnh nhân có bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính.
- Hen phế quản: biểu hiện lâm sàng thường
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam 47
chỉ xuất hiện khi tiếp xúc dị nguyên hoặc khi
thay đổi thời tiết; trong khi với bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính: biểu hiện lâm sàng luôn xuất
hiện, tồn tại và nặng dần theo thời gian.
II. CƠ CHẾ BỆNH SINH
1. Giống nhau
- Các biểu hiện chính đều là tình trạng
viêm niêm mạc đường thở; gây các biểu hiện
chủ yếu là: phù nề niêm mạc, co thắt cơ trơn
phế quản và tăng tiết dịch nhầy phế quản.
- Tình trạng viêm niêm mạc đường thở
chủ yếu do những tác nhân kích thích từ bên
ngoài (các phần tử, khí độc hại; hoặc các dị
nguyên, thay đổi thời tiết…).
2. Khác nhau
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
+ Tổn thương xuất hiện ở cả niêm mạc
đường thở; tuy nhiên, tình trạng viêm chủ
yếu xuất hiện ở đường thở nhỏ. Bên cạnh
đó, trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh
nhân thường có tổn thương nhu mô phổi, với
các tổn thương điển hình là đứt gãy những
sợi liên kết xung quanh phế nang, tiểu phế
quản tận; do vậy gây xẹp các tiểu phế quản
tận, ứ khí trong nhu mô phổi (khí cạm).
+ Tình trạng tái cấu trúc đường thở xuất
hiện sớm, góp phần vào rối loạn thông khí
không hồi phục.
+ Các tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu đa
nhân trung tính, lympho T CD8.
+ Tình trạng viêm bị kích hoạt chủ yếu liên
quantớikhóithuốc,khói,bụi…vàthườngkhuếch
đại nhanh chóng trong mỗi đợt nhiễm trùng.
+ Bệnh luôn tiến triển tới thiếu oxy mạn
tính, tăng CO2 máu, do vậy gây dày lớp nội
mạc mạch máu, lâu dần gây tăng áp động
mạch phổi và suy thất phải (tâm phế mạn).
+ Bên cạnh tổn thương tại phổi, các bệnh
nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn
có tổn thương các bộ phận, cơ quan khác, do
vậy gây bệnh lý toàn thân trong bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính.
- Hen phế quản:
+ Tổn thương viêm chỉ xuất hiện ở niêm
mạc đường thở, bên cạnh đó, viêm lan tỏa
trên toàn bộ niêm mạc cả đường thở lớn
và đường thở nhỏ; tuy nhiên, không có tổn
thương ở nhu mô phổi. Do vậy, các tiểu phế
quản tận không bị xẹp, hầu như không có
hiện tượng khí cạm.
COPD: thành tiểu phế quản viêm dày, méo
mó do đứt gãy các sợi liên kết xung quanh
Hen phế quản: thành tiểu phế quản viêm dày, tròn đều
vì không có đứt gãy các sợi liên kết xung quanh,
lòng lấp đầy bởi nhày
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/201348
+ Tình trạng tái cấu trúc đường thở xuất
hiện muộn.
+ Các tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu ái
toan (eosinophil), lympho T CD4.
+ Tình trạng viêm thường được kích hoạt
nhanh chóng khi bệnh nhân tiếp xúc các dị
nguyên.
+ Hiếm khi xuất hiện thiếu oxy mạn tính,
do vậy thường không thấy hình ảnh dày lớp
nội mạc mạch máu, không gây tăng áp động
mạch phổi.
+ Bệnh thường chỉ có tổn thương ở đường
thở, mà không có biểu hiện bệnh toàn thân.
III. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
Những điểm giống nhau:
Đều có biểu hiện lâm sàng là ho, khó
thở, nặng ngực; các biểu hiện thường nặng
lên khi thay đổi thời tiết.
Trong những đợt cấp nặng: bệnh nhân
có thể xuất hiện biểu hiện suy hô hấp, rối loạn
ý thức, có thể gây tử vong.
Khám lâm sàng: có thể thấy ran rít, ngáy
hai bên phổi.
Những điểm khác nhau:
Bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính thường có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào;
trong khi các bệnh nhân hen phế quản thường
có liên quan tới tiền sử dị ứng hoặc gia đình
có người mắc hen phế quản.
Hen phế quản thường xuất hiện triệu
chứng khi còn trẻ, rất ít bệnh nhân hen phế
quản có triệu chứng khởi phát khi ở tuổi trung
niên; trong khi các bệnh nhân bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính thường xuất hiện cơn ở độ
tuổi ≥ 40.
Triệu chứng của hen phế quản thường
xuất hiện từng lúc, ngoài cơn khó thở: bệnh
nhân hoàn toàn bình thường, khám không
thấy triệu chứng; trong khi ở các bệnh nhân
có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: triệu chứng
luôn tồn tại, ngay cả khi người bệnh đã hoàn
toàn ổn định.
Các biểu hiện tâm phế mạn thường bao
giờ cũng thấy ở bệnh nhân có bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính giai đoạn cuối; trong khi đây
là biểu hiện hiếm gặp ở các bệnh nhân hen
phế quản.
Ở bệnh nhân hen phế quản hiếm khi
thấy biểu hiện lồng ngực hình thùng; trong khi
đó, đây là biểu hiện thường gặp ở các bệnh
nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Khám phổi ở bệnh nhân hen phế quản:
ran rít, ngáy thường nghe rõ, lan tỏa, tiếng rì
rào phế nang hai bên phổi thường nghe rõ,
trong hen phế quản nguy kịch thường ít khi
nghe thấy rõ tiếng rì rào phế nang. Ngược lại,
ở các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính: tiếng rì rào phế nang giảm là đặc điểm
nổi bật (do xẹp các tiểu phế quản tận), trong
khi ran rít, ngáy nghe thấy ít, nhiều trường
hợp không thấy ran rít, ngáy mà chỉ thấy rì
rào phế nang giảm.
IV. CẬN LÂM SÀNG
Những điểm giống nhau
Chức năng hô hấp: đều có biểu hiện rối
loạn thông khí tắc nghẽn.
Chụp x quang phổi trong cơn khó thở:
thấy hình ảnh căng giãn phổi.
Những điểm khác nhau
Chức năng hô hấp: có vai trò quan trọng
trong chẩn đoán phân biệt giữa hen phế quản
và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ở các bệnh
nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: rối
loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục, mà
thường tiến triển nặng dần theo thời gian;
trong khi ở bệnh nhân hen phế quản: rối loạn
thông khí tắc nghẽn chỉ xuất hiện trong cơn
hen phế quản.
X quang phổi: bình thường ở bệnh nhân
hen phế quản, có thể gặp hình ảnh căng giãn
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam 49
phổi khi bệnh nhân đang có cơn khó thở; trong
khi đó, đây là biểu hiện thường thấy ở các
bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
 Khí máu động mạch: bệnh nhân bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính thường có biểu hiện toan hô
hấp mạn tính ở trong đợt cấp hoặc khi bệnh giai
đoạn cuối. Trong khi đó, các bệnh nhân hen phế
quản thường có biểu hiện kiềm hô hấp trong
cơn hen, chỉ khi bệnh nhân có biểu hiện suy hô
hấp mới thấy hình ảnh toan hô hấp.
Điện tim: thường thấy hình ảnh tăng
gánh nhĩ phải, thất phải ở giai đoạn cuối của
các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính; trong khi đó hiếm gặp hình ảnh này ở
các bệnh nhân hen phế quản.
Khuếch tán khí qua màng phế nang
mao mạch (DLCO): bình thường ở các bệnh
nhân hen phế quản và giảm ở những bệnh
nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có giãn
phế nang.
Tóm tắt các đặc điểm khác nhau của hen phế quản
và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Đặc điểm Hen phế quản COPD
Tuổi khởi phát Tuổi trẻ hoặc trung niên, nhưng
có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi
≥ 40 tuổi
Tiền sử hút thuốc ± +++
Tình trạng dị ứng Thường có tiền sử dị ứng Không liên quan
Các đợt cấp Thường gặp ở mọi bậc hen Tăng tần xuất đợt cấp liên quan
đến mức độ nặng của bệnh
Ngoài cơn Sinh hoạt bình thường Vẫn khó thở khi gắng sức
Tiền căn gia đình Thường bị hen hoặc có bệnh dị
ứng khác
Không liên quan
Chức năng phổi Trong cơn có rối loạn thông
khí tắc nghẽn, ngoài cơn bình
thường
Luôn có rối loạn thông khí tắc
nghẽn, tiến triển nặng dần theo
thời gian
Phục hồi tắc nghẽn Tốt Kém
Dao động lưu lượng
đỉnh
Thường> 20% Thường không thay đổi
Khả năng khuếch tán
khí (DLCO)
Bình thường Giảm trong giãn phế nang
V. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH BỆNH
Những điểm giống nhau
Đều dựa vào các biểu hiện lâm sàng.
X quang phổi thường chỉ có giá trị giúp
loại trừ các chẩn đoán khác hoặc chẩn đoán
biến chứng của bệnh.
Những điểm khác nhau:
Chẩn đoán xác định hen phế quản dựa
chủ yếu vào các biểu hiện lâm sàng (xuất hiện
cơn khi còn trẻ, khó thở cò cứ, cơn thường
xuất hiện lúc nửa đêm về sáng, đáp ứng tốt
với thuốc giãn phế quản/ corticoid).
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/201350
Chức năng thông khí phổi: là tiêu chuẩn
vàng trong chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, trong khi hầu như không có
giá trị nhiều trong chẩn đoán xác định hen
phế quản.
VI. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH
Những điểm giống nhau
Đều có thang điểm rõ ràng để đánh giá
mức độ nặng của bệnh: hen phế quản sử
dụng thang điểm đánh giá độ nặng của hen
(theo GINA 2006), hoặc đánh giá mức độ kiểm
soát hen phế quản (GINA 2009). Bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính sử dụng đánh giá mức
độ nặng theo 4 giai đoạn (GOLD 2010) hoặc
theo 4 nhóm A, B, C, D (theo GOLD 2011).
 X quang phổi thường không có giá trị trong
theo dõi, đánh giá mức độ nặng của bệnh.
Những điểm khác nhau
Hen phế quản dựa chủ yếu vào các triệu
chứng cơ năng để đánh giá mức độ kiểm
soát của bệnh như: tần xuất triệu chứng về
ban ngày, tần xuất triệu chứng về đêm, số lần
dùng thuốc cắt cơn, ảnh hưởng tới sinh hoạt,
học tập … Từ đó đưa ra các mức độ: hen từng
lúc, hen dai dẳng - từng lúc, hen dai dẳng liên
tục; trong khi đó, việc chẩn đoán mức độ nặng
của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa chủ
yếu vào chức năng hô hấp (GOLD 2010). Các
bệnh nhân đã có rối loạn thông khí tắc nghẽn
sẽ được chia thành giai đoạn I (FEV1/FVC <
70%; FEV1 ≥ 80%), giai đoạn II (FEV1/FVC
< 70%; FEV1: 50-79%), giai đoạn III (FEV1/
FVC < 70%; FEV1: 30-49%); giai đoạn IV
(FEV1/FVC < 70%; FEV1 < 30%). Hoặc chia
thành 4 nhóm A, B, C, D: dựa theo chức năng
hô hấp, số lần có đợt cấp trong 12 tháng vừa
quan, các triệu chứng lâm sàng.
Chức năng hô hấp có vai trò quan trọng
trong đánh giá mức độ nặng của bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, trong khi hầu như không có
giá trị trong đánh giá mức độ nặng của bệnh
hen phế quản. Việc theo dõi dao động chỉ số
thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (hoặc lưu
lượng đỉnh) cũng có ít vai trò trong đánh giá
mức độ nặng, cũng như mức độ kiểm soát
của bệnh hen phế quản.
VII. ĐIỀU TRỊ
* Những điểm giống nhau
- Đều cần có chiến lược quản lý bệnh nhân.
Các chiến lược điều trị này đều bao gồm:
+ Cung cấp kiến thức về bệnh và các yếu
tố nguy cơ của bệnh cho bệnh nhân.
+ Hướng dẫn dùng thuốc dạng phun – hít.
+ Hướng dẫn khám lại hàng tháng hoặc
khi có biểu hiện đợt cấp.
+ Hướng dẫn tự phát hiện và xử trí khi có
dấu hiệu đợt cấp của bệnh.
- Đều dựa chủ yếu vào các nhóm thuốc:
+ Thuốc giãn phế quản: nhóm cường beta
2 adrenergic, kháng cholinergic, xanthin.
+Corticoid:prednisolone,methylprednisolone,
budesonide, fluticasone…
- Khuyến cáo dùng corticoid đường toàn
thân khi có đợt cấp của bệnh.
- Dạng thuốc ưu tiên dùng: thuốc đường
phun – hít.
- Ưu tiên dùng thuốc giãn phế quản tác
dụng kéo dài khi bệnh ở giai đoạn ổn định và
ưu tiên dùng thuốc tác dụng nhanh, ngắn cho
những trường hợp bệnh ở giai đoạn cấp.
- Việc điều trị thường không bao giờ dừng:
+ Bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính: do bệnh luôn nặng dần theo thời gian,
do vậy việc điều trị thường cũng tăng dần bậc
theo thời gian.
+ Bậc cuối cùng trong điều trị hen phế
quản là “dùng thuốc cắt cơn khi cần”, do vậy
thực ra là vẫn không hoàn toàn ngừng điều trị.
* Những điểm khác nhau
- Nền tảng trong điều trị:
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam 51
+ Nền tảng trong điều trị bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính là thuốc giãn phế quản.
+ Nền tảng trong điều trị hen phế quản là
corticoid đường phun – hít.
- Thay đổi bậc trong điều trị:
+ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: tiếp cận
điều trị theo hướng tăng bậc theo thời gian
tương ứng mức độ nặng của bệnh, thường
không bao giờ giảm bậc điều trị được.
+ Hen phế quản: tiếp cận điều trị theo
Hướng giảm dần bậc điều trị, cho tới bậc cuối
cùng là bậc 1 (dùng thuốc cắt cơn khi cần) và
sau đó duy trì bậc điều trị này.
VIII. TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH
Những điểm giống nhau:
Bệnh không khỏi hoàn toàn, do vậy, quá
trình điều trị cần duy trì liên tục.
Những điểm khác nhau:
- Mức độ ổn định bệnh:
+ Hen phế quản: bệnh nhân hầu như
không còn bất cứ triệu chứng nào khi bệnh đã
được kiểm soát hoàn toàn.
+ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: bệnh
nhân thường xuyên có triệu chứng, ngay cả
khi đã được điều trị ổn định hoàn toàn.
- Tiến triển đến tâm phế mạn:
- Hen phế quản: hiếm khi tiến triển đến
tâm phế mạn tính.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: chắc chắn
tiến triển đến tâm phế mạn nếu bệnh nhân
không tử vong trước đó vì đợt cấp của bệnh,
hoặc do một bệnh khác.
IX. KẾT LUẬN
Hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính đều là hai bệnh lý thuộc nhóm bệnh phổi
tắc nghẽn. Việc hiểu biết đầy đủ về những
điểm giống và khác nhau giữa hai căn bệnh
này giúp thầy thuốc có tiếp cận chẩn đoán,
điều trị và theo dõi các bệnh nhân tốt hơn.
Do khuôn khổ bài viết, nên bài trình bày
mới chỉ nêu ra những điểm chính liên quan
tới sự giống và khác nhau giữa hai căn bệnh,
vẫn còn nhiều điểm giống và khác nhau chưa
được trình bày hết ở đây, mong các bạn tìm
đọc và bổ sung thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World health organisation. “Disease
incidence, prevalence and disability”.
Globalburden of diseases. GBD report 2004
update - part3.
2. Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự. “Dịch tễ
học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt
Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà
nước (2009).
3. Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn
và cộng sự. “Dịch tễ học hen phế quản ở 7
vùng lãnh thổ Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ Y tế (2011).
4. GlobalInitiativeforChronicObstructive
Lung Disease (2013): Global Strategy for
Diagnosis, Management, and Prevention of
COPD. (Internet version, revised 2013).
5. GlobalInitiativeforChronicObstructive
Lung Disease (2011): Global Strategy for
Diagnosis, Management, and Prevention of
COPD. (Internet version, revised 2011).
6. Global Initiative for Chronic
Obstructive Lung Disease (2010): Global
Strategy for Diagnosis, Management, and
Prevention of COPD. (Internet version,
revised 2010).
7. Global Initiative for asthma (2012):
Pocket guide for asthma management and
prevention. (Internet version, Updated 2012).
8. Global Initiative for asthma(2009):
Pocket guide for asthma management and
prevention. (Internet version, Updated 2009).
9. Global Initiative for asthma (2006):
Pocket guide for asthma management and
prevention. (Internet version, Updated 2006).

More Related Content

What's hot

HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔIHỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔISoM
 
TIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤPTIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤPSoM
 
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬAHỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬASoM
 
BỆNH ÁN THÂN 2
BỆNH ÁN THÂN 2BỆNH ÁN THÂN 2
BỆNH ÁN THÂN 2SoM
 
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triểnBệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triểnDucha254
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TOKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TOSoM
 
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPTIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPSoM
 
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌKHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌSoM
 
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOAKHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOASoM
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙSoM
 
BỆNH ÁN TIM MẠCH
BỆNH ÁN TIM MẠCHBỆNH ÁN TIM MẠCH
BỆNH ÁN TIM MẠCHSoM
 
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯSoM
 
SỎI TÚI MẬT
SỎI TÚI MẬTSỎI TÚI MẬT
SỎI TÚI MẬTSoM
 

What's hot (20)

HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔIHỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
 
TIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤPTIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤP
 
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬAHỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA
 
BỆNH ÁN THÂN 2
BỆNH ÁN THÂN 2BỆNH ÁN THÂN 2
BỆNH ÁN THÂN 2
 
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09BLách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
 
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triểnBệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TOKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
 
Dẫn lưu kehr
Dẫn lưu kehrDẫn lưu kehr
Dẫn lưu kehr
 
Tiếng tim
Tiếng timTiếng tim
Tiếng tim
 
Sốc phản vệ
Sốc phản vệSốc phản vệ
Sốc phản vệ
 
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPTIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
 
Hội chứng khó thở
Hội chứng khó thởHội chứng khó thở
Hội chứng khó thở
 
RỐI LOẠN TOAN KIỀM
RỐI LOẠN TOAN KIỀMRỐI LOẠN TOAN KIỀM
RỐI LOẠN TOAN KIỀM
 
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌKHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
 
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOAKHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
 
BỆNH ÁN TIM MẠCH
BỆNH ÁN TIM MẠCHBỆNH ÁN TIM MẠCH
BỆNH ÁN TIM MẠCH
 
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 
KHÁM HÔ HẤP
KHÁM HÔ HẤPKHÁM HÔ HẤP
KHÁM HÔ HẤP
 
SỎI TÚI MẬT
SỎI TÚI MẬTSỎI TÚI MẬT
SỎI TÚI MẬT
 

Similar to Nhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh

Tiểu Luận Dược Lâm Sàng Viêm Phổi Ở Trẻ Em
Tiểu Luận Dược Lâm Sàng Viêm Phổi Ở Trẻ Em Tiểu Luận Dược Lâm Sàng Viêm Phổi Ở Trẻ Em
Tiểu Luận Dược Lâm Sàng Viêm Phổi Ở Trẻ Em nataliej4
 
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶPCÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶPSoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN HÔ HẤP.pdf
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN HÔ HẤP.pdfTIẾP CẬN BỆNH NHÂN HÔ HẤP.pdf
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN HÔ HẤP.pdfNuioKila
 
Bệnh Phổi- Giải Phẫu Bệnh
Bệnh Phổi- Giải Phẫu BệnhBệnh Phổi- Giải Phẫu Bệnh
Bệnh Phổi- Giải Phẫu BệnhHuỳnh Tấn Đạt
 
Khám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptxKhám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptxhoangminhTran8
 
Viem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docx
Viem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docxViem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docx
Viem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docxĐái dầm Đức Thịnh
 
Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quảnMartin Dr
 
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNGVIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNGSoM
 
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdfbai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdfChinSiro
 
Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trongMartin Dr
 
Chan doan-benh-co-roi-loan-thong-khi-man-tinh-hen-phe-quan-copd
Chan doan-benh-co-roi-loan-thong-khi-man-tinh-hen-phe-quan-copdChan doan-benh-co-roi-loan-thong-khi-man-tinh-hen-phe-quan-copd
Chan doan-benh-co-roi-loan-thong-khi-man-tinh-hen-phe-quan-copdbanbientap
 
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPDBỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPDSoM
 
Tràn dịch-khí MP.pptx
Tràn dịch-khí MP.pptxTràn dịch-khí MP.pptx
Tràn dịch-khí MP.pptxhoangminhTran8
 

Similar to Nhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh (20)

Viem phe quan man tinh la gi.docx
Viem phe quan man tinh la gi.docxViem phe quan man tinh la gi.docx
Viem phe quan man tinh la gi.docx
 
Tiểu Luận Dược Lâm Sàng Viêm Phổi Ở Trẻ Em
Tiểu Luận Dược Lâm Sàng Viêm Phổi Ở Trẻ Em Tiểu Luận Dược Lâm Sàng Viêm Phổi Ở Trẻ Em
Tiểu Luận Dược Lâm Sàng Viêm Phổi Ở Trẻ Em
 
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶPCÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN HÔ HẤP.pdf
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN HÔ HẤP.pdfTIẾP CẬN BỆNH NHÂN HÔ HẤP.pdf
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN HÔ HẤP.pdf
 
Bệnh Phổi- Giải Phẫu Bệnh
Bệnh Phổi- Giải Phẫu BệnhBệnh Phổi- Giải Phẫu Bệnh
Bệnh Phổi- Giải Phẫu Bệnh
 
Khám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptxKhám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptx
 
Viem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docx
Viem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docxViem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docx
Viem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docx
 
Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quản
 
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNGVIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
 
Phản xạ ho
Phản xạ hoPhản xạ ho
Phản xạ ho
 
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdfbai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
 
Viêm Phổi
Viêm PhổiViêm Phổi
Viêm Phổi
 
Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trong
 
BENH_PHOI.ppt
BENH_PHOI.pptBENH_PHOI.ppt
BENH_PHOI.ppt
 
Chan doan-benh-co-roi-loan-thong-khi-man-tinh-hen-phe-quan-copd
Chan doan-benh-co-roi-loan-thong-khi-man-tinh-hen-phe-quan-copdChan doan-benh-co-roi-loan-thong-khi-man-tinh-hen-phe-quan-copd
Chan doan-benh-co-roi-loan-thong-khi-man-tinh-hen-phe-quan-copd
 
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPDBỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD
 
Triệu chứng viêm phế quản phổi.docx
Triệu chứng viêm phế quản phổi.docxTriệu chứng viêm phế quản phổi.docx
Triệu chứng viêm phế quản phổi.docx
 
Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em
 
Tác dụng cắt cơn co thắt phế quản của Adrenalin truyền tĩnh mạch, 9đ
Tác dụng cắt cơn co thắt phế quản của Adrenalin truyền tĩnh mạch, 9đTác dụng cắt cơn co thắt phế quản của Adrenalin truyền tĩnh mạch, 9đ
Tác dụng cắt cơn co thắt phế quản của Adrenalin truyền tĩnh mạch, 9đ
 
Tràn dịch-khí MP.pptx
Tràn dịch-khí MP.pptxTràn dịch-khí MP.pptx
Tràn dịch-khí MP.pptx
 

More from banbientap

Insulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi
Insulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổiInsulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi
Insulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổibanbientap
 
Vang-da-so-sinh
Vang-da-so-sinhVang-da-so-sinh
Vang-da-so-sinhbanbientap
 
Nghien cuu-hinh-anh-mach-vanh
Nghien cuu-hinh-anh-mach-vanhNghien cuu-hinh-anh-mach-vanh
Nghien cuu-hinh-anh-mach-vanhbanbientap
 
Cap cuu-ngung-tuan-hoan-co-ban
Cap cuu-ngung-tuan-hoan-co-banCap cuu-ngung-tuan-hoan-co-ban
Cap cuu-ngung-tuan-hoan-co-banbanbientap
 
Nhung van-de-co-ban-ve-dien-tam-do
Nhung van-de-co-ban-ve-dien-tam-doNhung van-de-co-ban-ve-dien-tam-do
Nhung van-de-co-ban-ve-dien-tam-dobanbientap
 
Phan tich xquang nguc co ban
Phan tich xquang nguc co banPhan tich xquang nguc co ban
Phan tich xquang nguc co banbanbientap
 
10. tiep-can-ca-lam-sang-pkpd-khang-sinh-2
10. tiep-can-ca-lam-sang-pkpd-khang-sinh-210. tiep-can-ca-lam-sang-pkpd-khang-sinh-2
10. tiep-can-ca-lam-sang-pkpd-khang-sinh-2banbientap
 
Lac noi-mac-tu-cung
Lac noi-mac-tu-cungLac noi-mac-tu-cung
Lac noi-mac-tu-cungbanbientap
 
Vaccin HPV đa hóa trị
Vaccin HPV đa hóa trịVaccin HPV đa hóa trị
Vaccin HPV đa hóa trịbanbientap
 
Dat catheter-tinh-mach-trung-tam
Dat catheter-tinh-mach-trung-tamDat catheter-tinh-mach-trung-tam
Dat catheter-tinh-mach-trung-tambanbientap
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...banbientap
 
Cach doc-phim-chup-cat-lop-vi-tinh
Cach doc-phim-chup-cat-lop-vi-tinhCach doc-phim-chup-cat-lop-vi-tinh
Cach doc-phim-chup-cat-lop-vi-tinhbanbientap
 
Xu tri-toi-uu-tang-huyet-ap-dai-thao-duong
Xu tri-toi-uu-tang-huyet-ap-dai-thao-duongXu tri-toi-uu-tang-huyet-ap-dai-thao-duong
Xu tri-toi-uu-tang-huyet-ap-dai-thao-duongbanbientap
 
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-b
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-bBo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-b
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-bbanbientap
 
Quy trinh-ky-thuat-than-nhan-tao
Quy trinh-ky-thuat-than-nhan-taoQuy trinh-ky-thuat-than-nhan-tao
Quy trinh-ky-thuat-than-nhan-taobanbientap
 
Quy trinh-phau-thuat-tim-mach
Quy trinh-phau-thuat-tim-machQuy trinh-phau-thuat-tim-mach
Quy trinh-phau-thuat-tim-machbanbientap
 
10 hoi chung trong than hoc
10 hoi chung trong than hoc10 hoi chung trong than hoc
10 hoi chung trong than hocbanbientap
 
Quy trinh-phau-thuat-tiet-nieu
Quy trinh-phau-thuat-tiet-nieuQuy trinh-phau-thuat-tiet-nieu
Quy trinh-phau-thuat-tiet-nieubanbientap
 
Qtkt da-lieu-bo-y-te
Qtkt da-lieu-bo-y-teQtkt da-lieu-bo-y-te
Qtkt da-lieu-bo-y-tebanbientap
 
Quy trinh-phau-thuat-ngoai-khoa
Quy trinh-phau-thuat-ngoai-khoaQuy trinh-phau-thuat-ngoai-khoa
Quy trinh-phau-thuat-ngoai-khoabanbientap
 

More from banbientap (20)

Insulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi
Insulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổiInsulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi
Insulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi
 
Vang-da-so-sinh
Vang-da-so-sinhVang-da-so-sinh
Vang-da-so-sinh
 
Nghien cuu-hinh-anh-mach-vanh
Nghien cuu-hinh-anh-mach-vanhNghien cuu-hinh-anh-mach-vanh
Nghien cuu-hinh-anh-mach-vanh
 
Cap cuu-ngung-tuan-hoan-co-ban
Cap cuu-ngung-tuan-hoan-co-banCap cuu-ngung-tuan-hoan-co-ban
Cap cuu-ngung-tuan-hoan-co-ban
 
Nhung van-de-co-ban-ve-dien-tam-do
Nhung van-de-co-ban-ve-dien-tam-doNhung van-de-co-ban-ve-dien-tam-do
Nhung van-de-co-ban-ve-dien-tam-do
 
Phan tich xquang nguc co ban
Phan tich xquang nguc co banPhan tich xquang nguc co ban
Phan tich xquang nguc co ban
 
10. tiep-can-ca-lam-sang-pkpd-khang-sinh-2
10. tiep-can-ca-lam-sang-pkpd-khang-sinh-210. tiep-can-ca-lam-sang-pkpd-khang-sinh-2
10. tiep-can-ca-lam-sang-pkpd-khang-sinh-2
 
Lac noi-mac-tu-cung
Lac noi-mac-tu-cungLac noi-mac-tu-cung
Lac noi-mac-tu-cung
 
Vaccin HPV đa hóa trị
Vaccin HPV đa hóa trịVaccin HPV đa hóa trị
Vaccin HPV đa hóa trị
 
Dat catheter-tinh-mach-trung-tam
Dat catheter-tinh-mach-trung-tamDat catheter-tinh-mach-trung-tam
Dat catheter-tinh-mach-trung-tam
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...
 
Cach doc-phim-chup-cat-lop-vi-tinh
Cach doc-phim-chup-cat-lop-vi-tinhCach doc-phim-chup-cat-lop-vi-tinh
Cach doc-phim-chup-cat-lop-vi-tinh
 
Xu tri-toi-uu-tang-huyet-ap-dai-thao-duong
Xu tri-toi-uu-tang-huyet-ap-dai-thao-duongXu tri-toi-uu-tang-huyet-ap-dai-thao-duong
Xu tri-toi-uu-tang-huyet-ap-dai-thao-duong
 
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-b
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-bBo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-b
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-b
 
Quy trinh-ky-thuat-than-nhan-tao
Quy trinh-ky-thuat-than-nhan-taoQuy trinh-ky-thuat-than-nhan-tao
Quy trinh-ky-thuat-than-nhan-tao
 
Quy trinh-phau-thuat-tim-mach
Quy trinh-phau-thuat-tim-machQuy trinh-phau-thuat-tim-mach
Quy trinh-phau-thuat-tim-mach
 
10 hoi chung trong than hoc
10 hoi chung trong than hoc10 hoi chung trong than hoc
10 hoi chung trong than hoc
 
Quy trinh-phau-thuat-tiet-nieu
Quy trinh-phau-thuat-tiet-nieuQuy trinh-phau-thuat-tiet-nieu
Quy trinh-phau-thuat-tiet-nieu
 
Qtkt da-lieu-bo-y-te
Qtkt da-lieu-bo-y-teQtkt da-lieu-bo-y-te
Qtkt da-lieu-bo-y-te
 
Quy trinh-phau-thuat-ngoai-khoa
Quy trinh-phau-thuat-ngoai-khoaQuy trinh-phau-thuat-ngoai-khoa
Quy trinh-phau-thuat-ngoai-khoa
 

Recently uploaded

SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfHongBiThi1
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx27NguynTnQuc11A1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (19)

SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 

Nhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh

  • 1. DIỄN ĐÀN Tạp chí Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/201346 NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA HEN PHẾ QUẢN VÀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Nguyễn Thanh Hồi* * Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng TÓM TẮT Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản là hai căn bệnh rất thường gặp. Theo Tổ chức Y tế thế giới (2004): Thế giới có 63,6 triệu người có triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khoảng 234,9 triệu người có bệnh hen phế quản[1] . Tại Việt Nam: tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở nhóm người ≥ 40 tuổi là 4,2% [2] ; tỉ lệ mắc hen phế quản ở mọi lứa tuổi là 3,9% [3] . Cả hai bệnh này có khá nhiều điểm tương đồng về định nghĩa, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, điều trị bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều điểm khác nhau. Việc hiểu đầy đủ các điểm giống nhau và khác nhau giữa hai căn bệnh này có vai trò quan trọng giúp các thầy thuốc và bệnh nhân có hướng điều trị và theo dõi bệnh phù hợp. Bài trình bày sẽ tập trung nêu rõ những điểm giống và khác nhau giữa hai căn bệnh theo từng nội dung cụ thể. I. ĐỊNH NGHĨA Theo GOLD 2013: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài, không hồi phục, tiến triển nặng dần theo thời gian. Bệnh là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính do các phần tử và khí độc hại. Các đợt bùng phát và bệnh kèm theo góp phần vào tình trạng nặng của bệnh[4] . Theo GINA (2011): hen phế quản là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính, gây phù nề, tăng tiết và co thắt cơ trơn phế quản. Bệnh biểu hiện trên lâm sàng bởi những cơn khó thở nghe có tiếng cò cứ khi tiếp xúc dị nguyên hoặc thay đổi thời tiết. Cơn khó thở thường xuất hiện lúc nửa đêm về sáng [5] . 1. Những điểm giống nhau - Bệnh xuất hiện do đáp ứng viêm niêm mạc đường thở mạn tính với các tác nhân từ bên ngoài. - Đều gây phù nề niêm mạc, co thắt cơ trơn phế quản, tăng tiết dịch nhầy; do đó đều biểu hiện trên lâm sàng là tình trạng khó thở. - Đều gây ra do những tác nhân từ bên ngoài tác động vào cơ thể. 2. Những điểm khác nhau - Đáp ứng viêm niêm mạc đường thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là đáp ứng viêm với các phần tử và khí độc hại, trong khi ở hen phế quản là đáp ứng viêm niêm mạc đường thở với các dị nguyên, theo cơ chế dị ứng. - Tình trạng tắc nghẽn đường thở chỉ xuất hiện từng lúc trong bệnh hen phế quản; trong khi xuất hiện liên tục và nặng dần theo thời gian ở những bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. - Hen phế quản: biểu hiện lâm sàng thường
  • 2. DIỄN ĐÀN Tạp chí Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam 47 chỉ xuất hiện khi tiếp xúc dị nguyên hoặc khi thay đổi thời tiết; trong khi với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: biểu hiện lâm sàng luôn xuất hiện, tồn tại và nặng dần theo thời gian. II. CƠ CHẾ BỆNH SINH 1. Giống nhau - Các biểu hiện chính đều là tình trạng viêm niêm mạc đường thở; gây các biểu hiện chủ yếu là: phù nề niêm mạc, co thắt cơ trơn phế quản và tăng tiết dịch nhầy phế quản. - Tình trạng viêm niêm mạc đường thở chủ yếu do những tác nhân kích thích từ bên ngoài (các phần tử, khí độc hại; hoặc các dị nguyên, thay đổi thời tiết…). 2. Khác nhau - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: + Tổn thương xuất hiện ở cả niêm mạc đường thở; tuy nhiên, tình trạng viêm chủ yếu xuất hiện ở đường thở nhỏ. Bên cạnh đó, trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh nhân thường có tổn thương nhu mô phổi, với các tổn thương điển hình là đứt gãy những sợi liên kết xung quanh phế nang, tiểu phế quản tận; do vậy gây xẹp các tiểu phế quản tận, ứ khí trong nhu mô phổi (khí cạm). + Tình trạng tái cấu trúc đường thở xuất hiện sớm, góp phần vào rối loạn thông khí không hồi phục. + Các tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, lympho T CD8. + Tình trạng viêm bị kích hoạt chủ yếu liên quantớikhóithuốc,khói,bụi…vàthườngkhuếch đại nhanh chóng trong mỗi đợt nhiễm trùng. + Bệnh luôn tiến triển tới thiếu oxy mạn tính, tăng CO2 máu, do vậy gây dày lớp nội mạc mạch máu, lâu dần gây tăng áp động mạch phổi và suy thất phải (tâm phế mạn). + Bên cạnh tổn thương tại phổi, các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn có tổn thương các bộ phận, cơ quan khác, do vậy gây bệnh lý toàn thân trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. - Hen phế quản: + Tổn thương viêm chỉ xuất hiện ở niêm mạc đường thở, bên cạnh đó, viêm lan tỏa trên toàn bộ niêm mạc cả đường thở lớn và đường thở nhỏ; tuy nhiên, không có tổn thương ở nhu mô phổi. Do vậy, các tiểu phế quản tận không bị xẹp, hầu như không có hiện tượng khí cạm. COPD: thành tiểu phế quản viêm dày, méo mó do đứt gãy các sợi liên kết xung quanh Hen phế quản: thành tiểu phế quản viêm dày, tròn đều vì không có đứt gãy các sợi liên kết xung quanh, lòng lấp đầy bởi nhày
  • 3. DIỄN ĐÀN Tạp chí Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/201348 + Tình trạng tái cấu trúc đường thở xuất hiện muộn. + Các tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu ái toan (eosinophil), lympho T CD4. + Tình trạng viêm thường được kích hoạt nhanh chóng khi bệnh nhân tiếp xúc các dị nguyên. + Hiếm khi xuất hiện thiếu oxy mạn tính, do vậy thường không thấy hình ảnh dày lớp nội mạc mạch máu, không gây tăng áp động mạch phổi. + Bệnh thường chỉ có tổn thương ở đường thở, mà không có biểu hiện bệnh toàn thân. III. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Những điểm giống nhau: Đều có biểu hiện lâm sàng là ho, khó thở, nặng ngực; các biểu hiện thường nặng lên khi thay đổi thời tiết. Trong những đợt cấp nặng: bệnh nhân có thể xuất hiện biểu hiện suy hô hấp, rối loạn ý thức, có thể gây tử vong. Khám lâm sàng: có thể thấy ran rít, ngáy hai bên phổi. Những điểm khác nhau: Bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào; trong khi các bệnh nhân hen phế quản thường có liên quan tới tiền sử dị ứng hoặc gia đình có người mắc hen phế quản. Hen phế quản thường xuất hiện triệu chứng khi còn trẻ, rất ít bệnh nhân hen phế quản có triệu chứng khởi phát khi ở tuổi trung niên; trong khi các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xuất hiện cơn ở độ tuổi ≥ 40. Triệu chứng của hen phế quản thường xuất hiện từng lúc, ngoài cơn khó thở: bệnh nhân hoàn toàn bình thường, khám không thấy triệu chứng; trong khi ở các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: triệu chứng luôn tồn tại, ngay cả khi người bệnh đã hoàn toàn ổn định. Các biểu hiện tâm phế mạn thường bao giờ cũng thấy ở bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối; trong khi đây là biểu hiện hiếm gặp ở các bệnh nhân hen phế quản. Ở bệnh nhân hen phế quản hiếm khi thấy biểu hiện lồng ngực hình thùng; trong khi đó, đây là biểu hiện thường gặp ở các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khám phổi ở bệnh nhân hen phế quản: ran rít, ngáy thường nghe rõ, lan tỏa, tiếng rì rào phế nang hai bên phổi thường nghe rõ, trong hen phế quản nguy kịch thường ít khi nghe thấy rõ tiếng rì rào phế nang. Ngược lại, ở các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: tiếng rì rào phế nang giảm là đặc điểm nổi bật (do xẹp các tiểu phế quản tận), trong khi ran rít, ngáy nghe thấy ít, nhiều trường hợp không thấy ran rít, ngáy mà chỉ thấy rì rào phế nang giảm. IV. CẬN LÂM SÀNG Những điểm giống nhau Chức năng hô hấp: đều có biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn. Chụp x quang phổi trong cơn khó thở: thấy hình ảnh căng giãn phổi. Những điểm khác nhau Chức năng hô hấp: có vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt giữa hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ở các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục, mà thường tiến triển nặng dần theo thời gian; trong khi ở bệnh nhân hen phế quản: rối loạn thông khí tắc nghẽn chỉ xuất hiện trong cơn hen phế quản. X quang phổi: bình thường ở bệnh nhân hen phế quản, có thể gặp hình ảnh căng giãn
  • 4. DIỄN ĐÀN Tạp chí Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam 49 phổi khi bệnh nhân đang có cơn khó thở; trong khi đó, đây là biểu hiện thường thấy ở các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.  Khí máu động mạch: bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường có biểu hiện toan hô hấp mạn tính ở trong đợt cấp hoặc khi bệnh giai đoạn cuối. Trong khi đó, các bệnh nhân hen phế quản thường có biểu hiện kiềm hô hấp trong cơn hen, chỉ khi bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp mới thấy hình ảnh toan hô hấp. Điện tim: thường thấy hình ảnh tăng gánh nhĩ phải, thất phải ở giai đoạn cuối của các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; trong khi đó hiếm gặp hình ảnh này ở các bệnh nhân hen phế quản. Khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch (DLCO): bình thường ở các bệnh nhân hen phế quản và giảm ở những bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có giãn phế nang. Tóm tắt các đặc điểm khác nhau của hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Đặc điểm Hen phế quản COPD Tuổi khởi phát Tuổi trẻ hoặc trung niên, nhưng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi ≥ 40 tuổi Tiền sử hút thuốc ± +++ Tình trạng dị ứng Thường có tiền sử dị ứng Không liên quan Các đợt cấp Thường gặp ở mọi bậc hen Tăng tần xuất đợt cấp liên quan đến mức độ nặng của bệnh Ngoài cơn Sinh hoạt bình thường Vẫn khó thở khi gắng sức Tiền căn gia đình Thường bị hen hoặc có bệnh dị ứng khác Không liên quan Chức năng phổi Trong cơn có rối loạn thông khí tắc nghẽn, ngoài cơn bình thường Luôn có rối loạn thông khí tắc nghẽn, tiến triển nặng dần theo thời gian Phục hồi tắc nghẽn Tốt Kém Dao động lưu lượng đỉnh Thường> 20% Thường không thay đổi Khả năng khuếch tán khí (DLCO) Bình thường Giảm trong giãn phế nang V. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH BỆNH Những điểm giống nhau Đều dựa vào các biểu hiện lâm sàng. X quang phổi thường chỉ có giá trị giúp loại trừ các chẩn đoán khác hoặc chẩn đoán biến chứng của bệnh. Những điểm khác nhau: Chẩn đoán xác định hen phế quản dựa chủ yếu vào các biểu hiện lâm sàng (xuất hiện cơn khi còn trẻ, khó thở cò cứ, cơn thường xuất hiện lúc nửa đêm về sáng, đáp ứng tốt với thuốc giãn phế quản/ corticoid).
  • 5. DIỄN ĐÀN Tạp chí Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/201350 Chức năng thông khí phổi: là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, trong khi hầu như không có giá trị nhiều trong chẩn đoán xác định hen phế quản. VI. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH Những điểm giống nhau Đều có thang điểm rõ ràng để đánh giá mức độ nặng của bệnh: hen phế quản sử dụng thang điểm đánh giá độ nặng của hen (theo GINA 2006), hoặc đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản (GINA 2009). Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sử dụng đánh giá mức độ nặng theo 4 giai đoạn (GOLD 2010) hoặc theo 4 nhóm A, B, C, D (theo GOLD 2011).  X quang phổi thường không có giá trị trong theo dõi, đánh giá mức độ nặng của bệnh. Những điểm khác nhau Hen phế quản dựa chủ yếu vào các triệu chứng cơ năng để đánh giá mức độ kiểm soát của bệnh như: tần xuất triệu chứng về ban ngày, tần xuất triệu chứng về đêm, số lần dùng thuốc cắt cơn, ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập … Từ đó đưa ra các mức độ: hen từng lúc, hen dai dẳng - từng lúc, hen dai dẳng liên tục; trong khi đó, việc chẩn đoán mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa chủ yếu vào chức năng hô hấp (GOLD 2010). Các bệnh nhân đã có rối loạn thông khí tắc nghẽn sẽ được chia thành giai đoạn I (FEV1/FVC < 70%; FEV1 ≥ 80%), giai đoạn II (FEV1/FVC < 70%; FEV1: 50-79%), giai đoạn III (FEV1/ FVC < 70%; FEV1: 30-49%); giai đoạn IV (FEV1/FVC < 70%; FEV1 < 30%). Hoặc chia thành 4 nhóm A, B, C, D: dựa theo chức năng hô hấp, số lần có đợt cấp trong 12 tháng vừa quan, các triệu chứng lâm sàng. Chức năng hô hấp có vai trò quan trọng trong đánh giá mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, trong khi hầu như không có giá trị trong đánh giá mức độ nặng của bệnh hen phế quản. Việc theo dõi dao động chỉ số thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (hoặc lưu lượng đỉnh) cũng có ít vai trò trong đánh giá mức độ nặng, cũng như mức độ kiểm soát của bệnh hen phế quản. VII. ĐIỀU TRỊ * Những điểm giống nhau - Đều cần có chiến lược quản lý bệnh nhân. Các chiến lược điều trị này đều bao gồm: + Cung cấp kiến thức về bệnh và các yếu tố nguy cơ của bệnh cho bệnh nhân. + Hướng dẫn dùng thuốc dạng phun – hít. + Hướng dẫn khám lại hàng tháng hoặc khi có biểu hiện đợt cấp. + Hướng dẫn tự phát hiện và xử trí khi có dấu hiệu đợt cấp của bệnh. - Đều dựa chủ yếu vào các nhóm thuốc: + Thuốc giãn phế quản: nhóm cường beta 2 adrenergic, kháng cholinergic, xanthin. +Corticoid:prednisolone,methylprednisolone, budesonide, fluticasone… - Khuyến cáo dùng corticoid đường toàn thân khi có đợt cấp của bệnh. - Dạng thuốc ưu tiên dùng: thuốc đường phun – hít. - Ưu tiên dùng thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài khi bệnh ở giai đoạn ổn định và ưu tiên dùng thuốc tác dụng nhanh, ngắn cho những trường hợp bệnh ở giai đoạn cấp. - Việc điều trị thường không bao giờ dừng: + Bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: do bệnh luôn nặng dần theo thời gian, do vậy việc điều trị thường cũng tăng dần bậc theo thời gian. + Bậc cuối cùng trong điều trị hen phế quản là “dùng thuốc cắt cơn khi cần”, do vậy thực ra là vẫn không hoàn toàn ngừng điều trị. * Những điểm khác nhau - Nền tảng trong điều trị:
  • 6. DIỄN ĐÀN Tạp chí Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam 51 + Nền tảng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là thuốc giãn phế quản. + Nền tảng trong điều trị hen phế quản là corticoid đường phun – hít. - Thay đổi bậc trong điều trị: + Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: tiếp cận điều trị theo hướng tăng bậc theo thời gian tương ứng mức độ nặng của bệnh, thường không bao giờ giảm bậc điều trị được. + Hen phế quản: tiếp cận điều trị theo Hướng giảm dần bậc điều trị, cho tới bậc cuối cùng là bậc 1 (dùng thuốc cắt cơn khi cần) và sau đó duy trì bậc điều trị này. VIII. TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH Những điểm giống nhau: Bệnh không khỏi hoàn toàn, do vậy, quá trình điều trị cần duy trì liên tục. Những điểm khác nhau: - Mức độ ổn định bệnh: + Hen phế quản: bệnh nhân hầu như không còn bất cứ triệu chứng nào khi bệnh đã được kiểm soát hoàn toàn. + Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: bệnh nhân thường xuyên có triệu chứng, ngay cả khi đã được điều trị ổn định hoàn toàn. - Tiến triển đến tâm phế mạn: - Hen phế quản: hiếm khi tiến triển đến tâm phế mạn tính. - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: chắc chắn tiến triển đến tâm phế mạn nếu bệnh nhân không tử vong trước đó vì đợt cấp của bệnh, hoặc do một bệnh khác. IX. KẾT LUẬN Hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều là hai bệnh lý thuộc nhóm bệnh phổi tắc nghẽn. Việc hiểu biết đầy đủ về những điểm giống và khác nhau giữa hai căn bệnh này giúp thầy thuốc có tiếp cận chẩn đoán, điều trị và theo dõi các bệnh nhân tốt hơn. Do khuôn khổ bài viết, nên bài trình bày mới chỉ nêu ra những điểm chính liên quan tới sự giống và khác nhau giữa hai căn bệnh, vẫn còn nhiều điểm giống và khác nhau chưa được trình bày hết ở đây, mong các bạn tìm đọc và bổ sung thêm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. World health organisation. “Disease incidence, prevalence and disability”. Globalburden of diseases. GBD report 2004 update - part3. 2. Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự. “Dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước (2009). 3. Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn và cộng sự. “Dịch tễ học hen phế quản ở 7 vùng lãnh thổ Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Y tế (2011). 4. GlobalInitiativeforChronicObstructive Lung Disease (2013): Global Strategy for Diagnosis, Management, and Prevention of COPD. (Internet version, revised 2013). 5. GlobalInitiativeforChronicObstructive Lung Disease (2011): Global Strategy for Diagnosis, Management, and Prevention of COPD. (Internet version, revised 2011). 6. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (2010): Global Strategy for Diagnosis, Management, and Prevention of COPD. (Internet version, revised 2010). 7. Global Initiative for asthma (2012): Pocket guide for asthma management and prevention. (Internet version, Updated 2012). 8. Global Initiative for asthma(2009): Pocket guide for asthma management and prevention. (Internet version, Updated 2009). 9. Global Initiative for asthma (2006): Pocket guide for asthma management and prevention. (Internet version, Updated 2006).