SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
Download to read offline
CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
1
CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
TS. BÙI QUANG XUÂN
Đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu để
tạo ra lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh, là quy
tắc ứng không thể thiếu được với mọi doanh nghiệp
cần sự trường tồn và phát triển bền vững. Trong khi
đó, trách nhiệm xã hội ở Việt Nam đã được nhận thức
và bước đầu được thực hiện. Cùng với quá trình phát
triển của đất nước, trách nhiệm đó sẽ được đề cao
hơn cùng với sự hoàn thiện của khung pháp luật, bộ
máy nhà nước, thể chế kinh tế. Việc nâng cao đạo
đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của mình, DN
Việt Nam sẽ phát triển bền vững, ngày càng có thêm
nhiều sản phẩm mang thương hiệu, trí tuệ và con
người Việt Nam.
Câu 1: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: đạo đứclà gì1
?
Từ "đạo đức" có gốc từ latinh Moralital(luân lý)- bản thân mình cư xửvà gốc từ
Hy lạp Ethigos(đạo lý)- người khác muốn ta hành xử và ngược lạita muốn họ.
Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị
của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói
một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức,
sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
Đạo đức có thể được nhìn thấy theo các góc độ sau:
Nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một người hiểu biết và rèn
luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lối tư duy thanh tao tốt đẹp.
Nghĩa rộng hơn: Nghĩa rộng hơn, đạo đức trong một cộng đồng thể hiện qua những quy tắc ứng
xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa nay và phong tục của địa phương, cộng đồng đó.
Tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa.
Nghĩa rộng: Đạo đức của cả một xã hội thường được xét đến khi xã hội đó bị hỗn loạn và thiếu
chuẩn mực. Khi đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nên
Chương I Tr.01 - 04
CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
2
nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó là đạo đức xã hội. Từ đó học tập đi lên
thành các thành phần cao cấp hơn.
Ở Trung Quốc, "đạo" có nghĩa là đường đi, đường sống của conngười, "đức" có nghĩa là đức
tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý.
Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằmđiều chỉnh, đánh giá hành
vi của con người đối với bản thân và trong quan hệvới người khác, với xã hội.
Tóm lại, Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
Từ giác độ khoa học,“đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự
nhiên của cái đúng- cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cáiđúng- cái sai, triết lý
về cái đúng- cái sai, quy tắc haychuẩn mực chi phốihành vi của các thành viên cùng
một nghề nghiệp”(từ điển Điện tử AmericanHeritage Dictionary).
Câu 2: Anh hay chị Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm
nào. Hãy nêu và phân tích2
?
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm:
Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương.
Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theonhữngđiều kiện lịchsử cụ thể.Chức năng cơ bản
của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của conngười theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức
đãđược xã hội thừa nhận bằngsức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội,
của tậpquán truyền thống và của giáo dục. Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của
mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khuônmẫu,
tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người. Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức
gồm:độ lượng, khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo,
tham lam, kiêungạo, hèn nhát, phản bội, bất tín, ác…
Câu 3: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Vai trò của đạo đức3
?
Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con người, đạo đức là vấn
đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát
triển. Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra
những con đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng
đồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng.
Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng nhân tố kinh tế là cái chủ yếu
quyết định. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa cái “chủ yếu” này thành cái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư
duy và hành động đến những lầm lạc đáng tiếc. Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội
không thể thiếu vai trò của đạo đức. Và khi xã hội loài người có giai cấp, có áp bức, có bất công,
2
Chương I. Tr.01 - 04
3
Chương I.Tr.01 - 05
CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
3
chiến đấu cho cái thiện đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở thành chất men,
thành động lực kích thích, cổ vũ nhân loại vượt lên, xốc lên. Đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng
thời cũng là động lực để phát triển xã hội.
Vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơ bản của đạo đức: Chức
năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức như đã trình bày ở phần
trên.
Ngày nay để xây dựng xã hội mới, chúng ta đang cần có những con người mới. Những con người
phát triển toàn diện cả đức và tài. Tuy nhiên, cần chú ý trong quan hệ giữa đức và tài hôm nay,
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn lưu ý, nhắc nhở chúng ta phải coi trọng cả tài và đức nhưng
phải lấy đức là gốc. Bởi lẽ tài năng chỉ có thể phát triển lâu bền trên nền của đức và tài năng chỉ
có thể hướng thiện trên gốc của đức.
Câu 4: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh
doanh 4
?
Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
- Tính trung thực
+ Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời.
+ Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp
hành luật pháp của Nhà nước.
+ Không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng
quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mĩ tục
+ Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết), và người tiêu dùng.
+ Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn
hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp.
+ Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô...
- Tôn trọng con người
+ Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn
trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng
quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.
+ Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lí khách hàng
+ Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ
- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với
trách nhiệm xã hội.
4
Chương II. Tr.18 - 22
CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
4
- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
Câu 5: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh5
?
Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
- Tính trung thực
+ Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời.
+ Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp
hành luật pháp của Nhà nước.
+ Không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng
quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mĩ tục
+ Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết), và người tiêu dùng.
+ Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn
hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp.
+ Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô...
- Tôn trọng con người
+ Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn
trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng
quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.
+ Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lí khách hàng
+ Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ
- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với
trách nhiệm xã hội.
- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh
Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ
và hành vi kinh doanh:
- Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh
Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh
doanh (hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn) như Ban giám đốc, các thành viên Hội đồng
quản trị, công nhân viên chức.
5
ChươngII.Tr.12 - 29
CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
5
Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lí trong mỗi tổ chức đó. Đạo đức
kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ.
- Khách hàng của doanh nhân
Khi là người mua hàng thì hành động cuả họ đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều
có tâm lí muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo.
Tâm lí này không khác tâm lí thích "mua rẻ, bán đắt" của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải
có sự định hướng của đạo đức kinh doanh để tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế
"thượng đế" để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mòn các chuẩn mực
đạo đức.
Câu 6: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị
doanh nghiệp6
?
Lợi nhuận là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của mộtdoanh nghiệp và là cơ sở
đánh giá khả năng duy trì hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu người quản lý
doanh nghiệp hiểu sai bản chấtcủa lợi nhuận và coi đấy là mục tiêu chính và duy nhất của hoạt
động kinh doanh thì sự tồn tại của doanh nghiệp có thể bị đe doạ.
Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với một tổ chức là một vấnđề gây tranh cãi với rất
nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều giám đốc doanhnghiệp coi các chương trìnhđạo đức là
một hoạt động xa xỉ mà chỉ mang lạilợi ích cho xã hội chứ không phải doanh nghiệp. Vai trò của
sự quan tâm đếnđạo đức trong các mối quan hệ kinh doanh tiếp tục bị hiểu lầm.Chúng ta sẽ xem
xét ở các nội dung dưới đây về vai trò của đạo đức kinh doanh trong hoạt động quản trị doanh
nghiệp.
Câu 7: Theo Anh hay chị thế nào là: Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả?
Khi cơ hội tham gia vào những hành vi vô đạo đức xuất hiện, các công tynhiều khi phải đối mặt
không chỉ với các vấn đề đạo đức mà còn phạm vàocác vi phạm pháp lý khi những người làm
việc cho các công ty này không biếtcách nào để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Các
vấn đề pháp lýthường là những nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề rắc rối hoặc những tranhchấp
đạo đức.Một chương trìnhđạo đức sẽ giúp các công ty giảm những khả năng bị phạt
và những phản ứng tiêu cực của công chúng đối với những hành động saitrái. Trách nhiệm đối
với các hành động kinh doanh nằm trong tay các cán bộquản lý cao cấp.Một công ty cần phải có
một chương trìnhđạo đức hiệu quả để đảm bảorằng tất cả các nhân viên của mình hiểu được
những tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh và tuân theo những chính sách và quy định về nhân cách.
Chính điềunày sẽ tạo ra môi trường đạo đức của doanh nghiệp ấy, bởi vì các nhân viênđến từ
các doanh nghiệp khác nhau, có sự giáo dục và gia đình khác nhau nênkhó có thể có cùng một
tầm nhìn chung và biết ngay các hành vi nào là đúngđắn khi họ mới được nhận vào một công ty
mới hay được giao một công việc mới.Tính hiệu quả của một chương trình tuân thủ đạo đức
được xác định bởicác thiết kế và việc thực hiện của nó: Nó phải giải quyết một cách có hiệu quả
6
ChươngII. Tr.20 - 30
CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
6
những nguy cơ liên quan đến một doanh nghiệp cụ thể và phải trở thành một bộ phận của văn
hóa tổ chức
Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả giúp công ty tránh được các trách nhiệm pháp lý,
nhưng công ty đó phải chịuáp lực khi xuất hiện một chương trình như vậy. Chương trình này sẽ
hiệu quả hơn nhiều khi được thiết kế để “phòng” chứ không phải “chống” các hành visai phạm
đã xảy ra.Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả đòi hỏi trách nhiệm cao củacủa đội ngũ
quản lý cao cấp. Chương trình tuân thủ đạo đức có thể được pháttriển mạnh mẽ nếu một giám
đốc cấp cao hoặc một uỷ ban có trách nhiệm đốivới nhiệm vụ thi hành và giám sát của
mình.Chương trình tuân thủ đạo đứccần phải có sự tham gia của ban giám đốc hoặc là người
chủ của tổ chức, mặcdù mỗi một viên chức, một giám đốc hay một nhân viên đều phải có
tráchnhiệm đối với việc ủng hộ và tuân theo chương trìnhấy.Bảng6.1. sẽ chỉ ra một số cách
trong đó một tổng giám đốc có thể giúpđỡ chương trìnhđạo đức và các giám đốc cấp dưới
của mình.
Câu 8: Anh hay chị hãy nêu và phân tích:Khái niệm người lao động?
Một người lao động, người thợ hay nhân công là người làm công ăn lương, đóng góp lao
động và chuyên môn để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người chủ (người sử dụng lao động) và
thường được thuê với hợp đồng làm việc (giao kèo) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng
gói vào một công việc hay chức năng.
Trong hầu hết các nền kinh tế hiện đại, thuật ngữ "nhân viên", "công nhân" đề cập đến một mối
quan hệ được xác định cụ thể giữa một cá nhân và một công ty, mà khác với những khách hàng
tiêu dùng.
Người lao động cũng thường kết hợp thành các Công đoàn hoặc nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ
quyền lợi của mình.
Tại nhiều quốc gia như Đức, kể từ khi cải cách pháp luật thông qua Đạo luật Hiến pháp trình
trong năm 2001, theo pháp lý không còn phân biệt giữa nhân viên và công nhân, § 5, khoản 1
WCA cả hai được gọi chung là "người lao động" [1]
. Luật này tác động đến một số thỏa thuận
thương lượng tập thể của Đức. Như vậy, trong những năm gần đây, sự tách biệt và phân biệt đối
xử giữa công nhân, viên chức, nhân viên hoặc cán bộ - thực hiện các hoạt động trong nhiều
ngành công nghiệp tương tự hoặc hoạt động tương tự - được bãi bỏ, như trong các thoả ước tập
thể cho dịch vụ công cộng (TvöD) và trong các thoả ước tập thể về khuôn khổ của hợp đồng làm
việc.
Các loại hình thức làm việc khác được sắp xếp như tôi tớ, đày tớ, nô lệ mà bây giờ không thường
thấy ở các nước phát triển nhưng vẫn còn xảy ra ở những nơi khác.
Tại Việt Nam, Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 định nghĩa: Người lao động là người
từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và
chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.[2]
Người lao động có thể là người:
Lao động phổ thông, lao động chân tay (có tay nghề hoặc không có tay nghề): Công nhân, thợ,
nông dân làm thuê (tá điền), người giúp việc,...
Lao động trí óc (hoặc lao động văn phòng): Nhân viên (công chức, cán bộ, chuyên gia,...
CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
7
Câu 9: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: khái niệm về Quan hệ lao động7
?
Quan hệ lao động (QHLĐ) là quan hệ giữa người lao động (NLĐ), tập thể NLĐ với người sử
dụng lao động (NSDLĐ) và tổ chức đại diện NSDLĐ, được xác lập trên cơ sở pháp luật lao động
bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, cơ chế xác lập và vận hành QHLĐ, thiết chế giải quyết
tranh chấp lao động, vai trò của các bên trong QHLĐ. Theo Bộ luật Lao động, QHLĐ là quan
hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa NLĐ và NSDLĐ.
Quan hệ lao động do nhiều chủ thể tương tác với nhau, gồm: NLĐ và tổ chức đại diện của NLĐ,
NSDLĐ và tổ chức đại diện của NSDLĐ, cơ quan nhà nước. Các chủ thể QHLĐ tương tác thông
qua cơ chế tham vấn, đối thoại, thương lượng tạo thành cơ chế vận hành của QHLĐ. Trong đó
có cơ chế hai bên (NLĐ, đại diện của NLĐ với NSDLĐ; đại diện của NLĐ với đại diện NSDLĐ)
và cơ chế ba bên (Nhà nước - đại diện NSDLĐ - đại diện của NLĐ). - Cơ chế ba bên được hình
thành trên cơ sở tương tác giữa Chính phủ với tổ chức đại diện NLĐ và tổ chức đại diện
NSDLĐ, trong đó Chính phủ có vai trò chính trong việc tham vấn ý kiến của các bên về những
vấn đề liên quan đến việc xây dựng, ban hành các chính sách pháp luật về QHLĐ; đối thoại để
giải quyết những vướng mắc cũng như hỗ trợ các bên trong việc triển khai thực hiện các quy
định của pháp luật lao động, xây dựng QHLĐ hài hòa. Cơ chế ba bên được hình thành ở cấp
quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Cơ chế hai bên được hình thành trên
cơ sở tương tác giữa NLĐ, tổ chức đại diện của NLĐ với NSDLĐ động trong phạm vi doanh
nghiệp hoặc giữa tổ chức đại diện của NLĐ với tổ chức đại diện của NSDLĐ trong phạm vi
ngành thông qua cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận để giải quyết các vấn đề liên quan
đến quyền và lợi ích của cả hai bên, xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định tiến bộ. Quan hệ lao động
được phân loại theo các tiêu chí sau: a) Theo chủ thể - Quan hệ lao động cá nhân giữa các cá
nhân NLĐ với NSDLĐ và QHLĐ tập thể giữa đại diện tập thể NLĐ và NSDLĐ (quan hệ hai
bên). - Quan hệ giữa đại diện NLĐ với đại diện NSDLĐ và với nhà nước (quan hệ ba bên).
Câu 10: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Quyền của người lao động đi làm việc nước ngoài
theo hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ8
?
- Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các
thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người
lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và
các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này;
- Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại
diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp
với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ
7
Chương IV. Tr.40 - 45
8
Chương IV. Tr.35 - 45
CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
8
quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và
hưởng các lợi ích trong Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập;
- Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của
pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
- Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Câu 11: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Nghĩa vụ của người lao động đi làm việc nước
ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ?
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán
của nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận người lao
động và người lao động của các nước khác;
- Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan;
- Tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
- Làm việc đúng nơi quy định; thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau khi chấm dứt Hợp
đồng lao động hoặc Hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;
- Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật
Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
- Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm
theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;
- Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người
lao động;
Câu 12: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Các quyền của người sử dụng lao động9
?
a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử
lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của
pháp luật;
c) Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia
giải quyết tranh chấp lao động, đình công. Trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ
lao động. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
9
Chương IV. Tr.35 - 45
CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
9
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
Câu 13: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Đạo đức nghề nghiệp là gì?
Định nghĩa về đạo đức nghề nghiệp hiểu đơn giản là những tiêu chuẩn, nguyên tắc, thước đo cho
những hành vi của mọi người trong quá trình công tác, hoạt động tại một lĩnh vực đó. Nó có sự
linh hoạt và đặc trưng của từng nghề nghiệp, nó thể hiện những yêu cầu cụ thể của ngành nghề
đó.
Những quan điểm đạo đức này được xã hội thừa nhận và mang tính kế thừa, phát huy. Tất
nhiên đạo đức trong nghề nghiệp cũng có những mối liên hệ chặt chẽ. Nó được thể hiện một
phần thông qua đạo đức cá nhân.
Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, dưới từng chế độ xã hội khác nhau. Những quy chuẩn về
đạo đức trong nghề nghiệp có những sự thay đổi nhất định. Tiêu chuẩn này đối với mỗi cá nhân
hay tập thể đều được coi là tài sản vô giá. Nó quyết định sự thành công của cá nhân hay tổ chức
đó.
Câu 14: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Chuẩn mực đạo đức là gì10
?
Chuẩn mực đạo đức là một hệ thống các nguyên tắc có ảnh hưởng chi phối hành vi đạo đức
được chấp nhận bởi xã hội. Chúng là hệ thống các phương pháp, cách thức thực hiện một việc gì
đó theo một quy tắc chính thức được chấp nhận rộng rãi và có tác dụng điều chỉnh hành vi xã
hội của một cá nhân, nhóm người hay xã hội.
Chuẩn mực đạo đức phản ánh những kết quả nghiên cứu về bản chất tự nhiên của đạo đức, luân
lý, nhân cách, về sự lựa chọn về mặt đạo đức của con người, về cách thể hiện triết lý đạo đức.
Chuẩn mực đạo đức thường được thể hiện thành những quy tắc hay chuẩn mực hành vi của các
thành viên một xã hội, nhóm cá nhân, tổ chức chuyên môn, nghề nghiệp. Khi đó, chuẩn mực đạo
đức chính là tiêu chuẩn hành vi đạo đức của tổ chức. Đây là hình thức vận dụng phổ biến nhất
của các chuẩn mực đạo đức trong thực tiễn.
Chuẩn mực đạo đức thường được những người quản lý các tổ chức, doanh nghiệp vận dụng vào
thực tiễn quản lý, không phải bởi nó quan trọng hơn sứ mệnh công ty. Chuẩn mực đạo đức được
coi là biện pháp thực hành cần thiết để điều hành một tổ chức trong một xã hội hỗn tạp, nơi mà
các khái niệm đạo đức đóng vai trò quan trọng. Chuẩn mực đạo đức khác biệt với các chuẩn
mực luân lý (moral code) ở chỗ, chuẩn mực luân lý thường được sử dụng ở phạm vi lớn hơn cho
một nền văn hoá, một một tôn giáo hay một xã hội. Chuẩn mực đạo đức là các giá trị, triết lý
hành động được chắt lọc từ các chuẩn mực luân lý vận dụng trong những hoàn cảnh nhất định
cho một phạm vi hẹp hơn các đối tượng và mối quan hệ.
Chuẩn mực đạo đức không phải là chuẩn mực bắt buộc về mặt xã hội. Tuy vậy, chúng cũng chứa
đựng một chút yếu tố “bắt buộc” đối với những thành viên của tổ chức. Việc áp dụng những quy
tắc trong chuẩn mực đạo đức đối với các cá nhân, nhóm cá nhân hay nhóm xã hội khác nhau có
thể không giống nhau xét từ góc độ yêu cầu về mức tính nghiêm ngặt và chi tiết. Vận dụng vào
một tổ chức, doanh nghiệp, chuẩn mực đạo đức được cụ thể hoá theo các cấp độ khác nhau, cho
các đối tượng khác nhau thành: (a) tiêu chuẩn đạo đức áp dụng cho cấp tổ chức và những người
10
Chương IV. Tr.35 - 45
CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
10
đại diện cho toàn bộ tổ chức; (b) quy tắc ứng xử áp dụng đối với cá nhân, nhân viên, thành viên
tổ chức khi tiến hành các công việc chuyên môn thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; hay (c)
tiêu chuẩn hành nghề áp dụng cho các thành viên thuộc một ngành nghề, nghề nghiệp chuyên
môn cụ thể).
Câu 15: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Những hành vi biểu hiện đạo đức nghề nghiệp11
?
Cũng giống như tính cách của con người thì đạo đức nghề nghiệp cũng được biểu hiện bằng
những hành vi cụ thể.
Làm việc có nguyên tắc
Làm việc có nguyên tắc tức là khi làm việc thái độ của bạn cần nghiêm túc, tập trung tuân theo
nguyên tắc đã được đặt ra. Đặc biệt cần có trách nhiệm với những gì mình làm để không ảnh
hưởng đến người khác.
Mối quan hệ với đồng nghiệp
Đồng nghiệp sẽ là những người cùng hợp tác, giúp đỡ chúng ta và là những phần không thể
thiếu trong thành công của tập thể. Do đó đối với đồng nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tốt và
lành mạnh.
Tính trung thực
Trung thực trong công việc thể hiện ở rất nhiều khía cạnh. Ví dụ như cái gì biết thì nhận là biết,
không biết thì lắng nghe ý kiến của người khác. Bạn không nên phô trương hiểu biết hay vị thế để
ảnh hưởng hiệu quả công việc.Tuân thủ thời gian làm việc là biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp
Câu 16: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Trách nhiệm xã hội là gì12
?
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (tiếng Anh: Corporate social responsibility, viết
tắt: CSR, còn được hiểu dưới những cái tên khác như tính bền vững của doanh nghiệp, doanh
nghiệp bền vững, lương tâm của doanh nghiệp, bổn phận của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp
có trách nhiệm[1][2][3]
) là một dạng của hoạt động tự điều chỉnh trong kinh doanh của các doanh
nghiệp.[4]
Trước đây, thuật ngữ này từng được hiểu như là một chính sách nội bộ riêng của một
tổ chức hay một chiến lược đạo đức kinh doanh[5]
, nhưng điều này không còn chính xác bởi sự
phát triển của rất nhiều những bộ luật quốc tế và cả việc hàng loạt các tổ chức đã sử dụng khả
năng của mình để đưa thuật ngữ này vươn ra khỏi việc chỉ là một sáng kiến hay lý tưởng của vài
cá nhân hay thậm chí là của một ngành nghề kinh doanh nhất định. Sau đó, trách nhiệm với xã
hội của doanh nghiệp (CSR) được coi như là một cách tự điều chỉnh của doanh nghiệp[6]
, điều
này được thừa nhận là đúng trong thập kỷ qua, tuy nhiên sau đó thuật ngữ này đã phát triển lên
một tầm cao mới khi không còn chỉ là những quyết định mang tính tự nguyện dưới cấp độ của
11
Tr.35 - 47
12
Tr.79 - 80
CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
11
một cá thể tổ chức nào đó, mà đó còn là một chính sách bắt buộc phải có của bất cứ tổ chức nào
dù ở tầm cỡ khu vực, quốc gia hay là vượt qua cả tầm quốc gia.
CSR được tin tưởng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh của mình, cùng với đó đây cũng
chính là kim chỉ nam để công ty thể hiện giá trị với người tiêu dùng. ISO 26000 là chuẩn mực
quốc tế được công nhận dành cho CSR. Còn các tổ chức khu vực công (Liên hợp quốc là một ví
dụ) sẽ tuân theo ba vấn đề căn bản (TBL). CSR được thừa nhận rằng tuân theo các nguyên tắc
tương tự, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có hình thức pháp chế nào đưa ra những chuẩn mực về
hành vi một cách chính thức dành cho CSR.
Câu 17: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của
một doanh nghiệp ?
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt
động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp,
không được thể chế hóa thành luật.
Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả
những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ
chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết
thành luật.
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá
trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các
công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động
củanmỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
Câu 18: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Để tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp Việt Nam13
?
Liên quan đến việc vì sao việc thực hiện CSR ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập,
ngoài một số nguyên nhân đã nêu trên, chúng tôi đồng tình và muốn chia sẻ thêm sự phân tích
chi tiết hơn nữa với đồng tác giả Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức (Viện Nghiên cứu Quản
lý Kinh tế Trung ương) trong một bài viết gần đây(1) đã cho rằng, cần lưu ý đến một số vấn đề
bất cập mà Việt Nam đang gặp phải sau đây.
Thứ nhất, như đã biết, tăng trưởng nhanh và bảo đảm tính bền vững của môi trường sinh thái
đã luôn là hai vấn đề nổi cộm, bức xúc của các nền kinh tế đang trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tiễn cho thấy, sau quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều
nước đã phải trả giá đắt về sự bị huỷ hoại của tài nguyên, môi trường kèm theo sự gia tăng
thiên tai, dịch bệnh. Là nước đi sau, dù còn nghèo, chậm phát triển nhiều mặt, nhưng Việt Nam
đã cam kết thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ. Điều này cho thấy chúng ta không hy sinh chất
lượng sống của người dân vì mục tiêu tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn.
13
Tr.90 - 94
CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
12
Tuy nhiên, đó chỉ là sự cam kết của Chính phủ, còn trên thực tiễn thì cho đến nay không phải
bất cứ doanh nghiệp nào cũng ý thức và thực hiện đầy đủ cam kết đó. Có nhiều nguyên nhân của
tình hình này, song trước hết phải thấy trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đó đã bị lợi
nhuận kinh tế lấn lướt, che phủ. Mặtt khác cũng cần thấy rằng, hệ thống luật pháp của Việt Nam
về vấn đề này còn nhiều hạn chế, bất cập. Qua các vụ thực phẩm nhiễm độc vừa qua (nước
tương, sữa), chúng ta thấy các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước liên quan thường ở thế bị
động, có phần cơ bản là do các văn bản luật của ta chưa phù hợp, không bám sát thực tiễn,
thường tạo nhiều khe hở cho các vi phạm, nhưng lại khó xử lý, hoặc không thể xử lý được vì
nhiều khi, để xử lý nghiêm minh là phải xử lý toàn bộ hệ thống các cơ quan liên quan, từ Trung
ương đến địa phương. Quay trở lại “sự kiện Vê Đan” đã là minh chứng rõ: Bộ Khoa học – Công
nghệ và Môi trường đổ trách nhiệm cho địa phương; ngược lại, địa phương thì quy trách nhiệm
cho Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường. Như vậy là, Luật Doanh nghiệp và Luật Môi
trường ở đây có vấn đề bất cập, cần phải được xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp.
Cũng cần thấy rằng, ngay cả khi quy định pháp luật đã có đủ, thì tính hiệu lực lại quá thấp.
Nhiều vụ ô nhiễm môi trường đã diễn ra hơn chục năm không bị phát hiện, hoặc có phát hiện
nhưng lại không xử lý, hoặc có xử lý thì quá nhẹ, có khi chỉ dăm ba cho đến vài chục triệu đồng
là xong. Điều đó cho thấy cơ quan quản lý không làm hết trách nhiệm của mình. Có lẽ, đây là
vấn đề mấu chốt, quan trọng nhất và chúng ta phải kiên quyết lập lại đúng trật tự, kỷ cương
pháp luật.
Thứ hai, nhìn chung, ý thức bảo vệ quyền lợi cộng đồng và ý thức bảo vệ ngay chính quyền
lợi cá nhân của người dân còn rất thấp. Có thể nói, đứng trước các doanh nghiệp lớn, người dân
địa phương cảm thấy đơn lẻ, yếu thế, thiếu sự tin tưởng vào lẽ phải, vào sự hỗ trợ của các cơ
quan công quyền nhà nước. Bằng chứng là, trước nhiều sự kiện huỷ hoại môi trường của các
doanh nghiệp tại nhiều địa phương không phải là nhân dân sở tại không biết, mà vấn đề là dù họ
có bức xúc thì nhiều khi cũng không giải quyết được gì, vì mọi việc đều đã có “lo lót” trên dưới,
có khiếu kiện thì cũng bằng không.
Thứ ba, ở Việt Nam hiện nay hầu như không có các thiết chế đại diện, trung gian, đó là các tổ
chức phi chính phủ (NGOs), hiệp hội, nhóm lợi ích… là các tổ chức dân sự đóng vai trò rất lớn ở
các nước phát triển, vì thế khi xẩy ra các vấn đề bức xúc trên đây thì hầu như không có tổ chức
dân sự nào có thể đứng ra bênh vực quyền lợi cho nhân dân, cho người tiêu dùng về những thiệt
thòi đó. Cấu trúc trung gian của các tổ chức dân sự này tuy có thể phải tiêu tốn những khoản chi
phí cho hoạt động bộ máy, đại diện, nhưng xét về tổng thể, nó lại có thể giúp giảm thiểu chi phí
để những người dân, cộng đồng đơn lẻ đạt các mục đích xã hội của mình. Vai trò của các hiệp
hội kiểu đó ở nước ta hiện còn rất thấp và hầu như không có sự hiện diện của hiệp hội người tiêu
dùng trong các vụ việc ô nhiễm thực phẩm, môi trường vừa qua.
Thứ tư, hiện nay, dư luận xã hội đang có chiều hướng đánh đồng hoạt động từ thiện với trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Như đã đề cập ở trên, từ thiện chỉ là một phần nhỏ trong CSR,
mà CSR lại chỉ là một tiêu chí bộ phận trong tổng thể các tiêu chí khác hợp thành văn hoá doanh
nghiệp, văn hoá doanh nhân. Một doanh nghiệp dù có đóng góp hàng tỉ đồng từ thiện, nhưng
nếu không thực hiện trách nhiệm xã hội một cách nghiêm túc, đầy đủ thì vẫn có thể vì chạy theo
lợi nhuận kinh tế đơn thuần mà dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, hoặc
cũng có thể gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại cho cộng đồng xã hội nhiều tỉ đồng hơn thế.
CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
13
Từ đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp ở nước ta là cần phải có một cách tiếp cận toàn
diện về CSR, cũng như cần phải luôn ý thức sâu sắc về mọi hoạt động của mình, không chỉ tuân
thủ đúng pháp luật mà trước hết, cần phải có đạo đức, có văn hoá doanh nghiệp, văn hoá doanh
nhân.
Câu 19: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Giải pháp nào cho việc tăng cường đạo đức inh
oanh iệt Nam14
?
uất phát từ thực trạng đạo đức kinh doanh và những nguyên nhân của tình trạng yếu kém trong
thực thi đạo đức kinh doanh ở Việt Nam, cần đẩy mạnh các công tác chủ yếu sau:
Hoàn thiện khung luật pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh.
Cần nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, của người tiêu dùng và toàn xã hội về
vấn đề đạo đức kinh doanh, đặc biệt sự nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nhân
là những chủ thể hoạt động kinh doanh; gắn chặt và đề cao tinh thần trách nhiệm của doanh
nghiệp, doanh nhân đối với đối tác, khách hàng, người tiêu dùng và toàn xã hội (về chất lượng
sản phẩm, trách nhiệm hậu mãi, trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội).
Tăng cường phổ biến và giáo dục về đạo đức kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh, từng cá
nhân doanh nghiệp, doanh nhân để họ có nhận thức đúng và đầy đủ về các quy định luật pháp,
trách nhiệm cũng như đạo đức kinh doanh.
Cần có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân nâng cao đạo đức kinh doanh.
Nhà nước cần phổ biến Bộ Tiêu chí về đạo đức kinh doanh để thực thi rộng rãi trong cộng đồng
doanh nghiệp, doanh nhân và toàn xã hội; tiến hành một cuộc vận động thường xuyên về xây
dựng và thực hiện đạo đức kinh doanh; áp dụng những hình thức tôn vinh xứng đáng các doanh
nghiệp, doanh nhân thực hiện xuất sắc những chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.
Nâng cao vai trò của các cơ quan bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức xã hội (như Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam ở Trung ương và các cấp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), các hội và hiệp
hội (như Hội Bảo vệ quyền người tiêu dùng, Hiệp hội hát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt
Nam, Hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa), hòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các khu
công nghiệp, các hội và hiệp hội ngành nghề…
Tăng cường công tác thông tin, truyền thông rộng rãi về vấn đề đạo đức kinh doanh, khuyến
khích báo chí vào cuộc nhằm phát hiện và đưa ra công luận những cá nhân và hành vi vi phạm
pháp luật và đạo đức kinh doanh, đồng thời nêu những tấm gương điển hình tốt về những cá
nhân và tổ chức doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và thực
hiện đạo đức kinh doanh.
Câu 20: Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo iểu “Đèn nhà ai nhà nấy
rạng”, anh chị có nhận xét gì về cách sống này15
?
Người có quan niệm sống theo kiểu “đèn nhà ai, nhà nấy rạng” là kiểu sống dành cho những
người ích kỉ hẹp hòi.
14
Tr.90 - 101
15
Tr.87 - 104
CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
14
Hiện nay, ở xã hội tồn tại kiểu sống này rất nhiều. Đây là những lối sống đáng phê phán, nó
khiến cho nhiều mối quan hệ dễ bị rạn nứt và đổ vỡ. Họ chỉ biết lo cho gia đình mình yên ổn,
sung túc, mà bỏ mặc những người xung quanh. Rõ ràng, mình không thể đi lo hết được cho thiên
hạ, tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, thì mình vẫn cần phải có hàng xóm, cuộc sống có lúc này
lúc khác, biết đâu đến lúc mình cần sự giúp đỡ của họ. Vì vậy, nên hài hòa giữa việc nhà và việc
hàng xóm, có gì có thể giúp đỡ thì mình giúp đỡ, có đi có lại, ở đời không ai lấy không của ai cái
gì. Như vậy tình cảm hàng xóm láng giềng cũng tình cảm hơn.
Câu 21: Nhân phẩm và anh ự có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân? ì sao
những người nghiện ma túy hó giữ được nhân phẩm và anh ự của mình16
?
Như chúng ta đã biết, nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói
cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
Trong khi đó, danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên
các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
Từ đó ta nhận thấy rằng nhân phẩm và danh sự có quan hệ khăng khít với nền tảng giá trị của
mỗi con người. Nhân phẩm và danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người, giữ gìn danh dự và
nhân phẩm được xem là sức mạnh tinh thần của một cá nhân có đạo đức.
Người nghiện ma túy thường không giữ được nhân phẩm và danh dự của mình là bởi vì:
Người nghiện ma túy làm những hành động trái với quy xã hội, những hành động bị xã hội lên án.
Đồng thời, họ không kiểm soát được bản thân mình, khi đã lên cơn nghiện thuốc thì họ sẵn sàng
làm bất cứ thứ gì để có được thuốc. Do vậy, những người nghiện ma túy không chỉ không giữ
được nhân phẩm, danh dự mà còn bị nhiều người xa lánh.
16
Tr.87 - 104

More Related Content

What's hot

Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Quynh Anh Nguyen
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếNguyễn Nhật Anh
 
Giáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdfGiáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdfMan_Ebook
 
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiCâu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiThao Vy
 
Chương 1 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)
Chương 1 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)Chương 1 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)
Chương 1 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)Toàn Đức Nguyễn
 
Chương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanh
Chương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanhChương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanh
Chương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanhNgọc Yến Lê Thị
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaminhphuongcorp
 
đề Cương vhdn
đề Cương vhdnđề Cương vhdn
đề Cương vhdnNhí Minh
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCSophie Lê
 
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...Minh Chanh
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môTrung Billy
 
Chương 6 chính sách giá cả. marketing căn bản
Chương 6   chính sách giá cả. marketing căn bảnChương 6   chính sách giá cả. marketing căn bản
Chương 6 chính sách giá cả. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢIDung Lê
 

What's hot (20)

Phân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của VinamilkPhân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
 
Marketing trắc nghiệm
Marketing trắc nghiệmMarketing trắc nghiệm
Marketing trắc nghiệm
 
300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!
300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!
300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!
 
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
 
Giáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdfGiáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdf
 
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiCâu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
 
Chương 1 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)
Chương 1 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)Chương 1 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)
Chương 1 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)
 
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!
 
Chương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanh
Chương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanhChương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanh
Chương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanh
 
Nghiên cứu Marketing
Nghiên cứu MarketingNghiên cứu Marketing
Nghiên cứu Marketing
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
 
đề Cương vhdn
đề Cương vhdnđề Cương vhdn
đề Cương vhdn
 
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
 
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
Chương 6 chính sách giá cả. marketing căn bản
Chương 6   chính sách giá cả. marketing căn bảnChương 6   chính sách giá cả. marketing căn bản
Chương 6 chính sách giá cả. marketing căn bản
 
Giáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượngGiáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượng
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
 

Similar to TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP

[123doc] van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-nam
[123doc]   van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-nam[123doc]   van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-nam
[123doc] van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-namThngThn2
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay
 Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay
Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nayhieu anh
 
Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay
Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nayĐạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay
Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nayhieu anh
 
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docxĐạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docxfreeloadtailieu2015
 
TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 8068711.pdf
TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 8068711.pdfTIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 8068711.pdf
TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 8068711.pdfNuioKila
 
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH. BÀI 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HÃ HỘI
TS. BÙI QUANG XUÂN. MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.  BÀI 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HÃ HỘITS. BÙI QUANG XUÂN. MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.  BÀI 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HÃ HỘI
TS. BÙI QUANG XUÂN. MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH. BÀI 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HÃ HỘIMinh Chanh
 
SLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdf
SLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdfSLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdf
SLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdfQuyenTran341931
 
Tam Ly & đAo Duc Kd 1
Tam Ly & đAo Duc Kd 1Tam Ly & đAo Duc Kd 1
Tam Ly & đAo Duc Kd 1trang_hoatuyet
 
Tam Ly & đAo Duc Kd 1
Tam Ly & đAo Duc Kd 1Tam Ly & đAo Duc Kd 1
Tam Ly & đAo Duc Kd 1trang_hoatuyet
 
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍTIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docx
THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docxTHUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docx
THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docxHoiThuD
 
Chuong 3 hành vi khách hàng. marketing căn bản
Chuong 3   hành vi khách hàng. marketing căn bảnChuong 3   hành vi khách hàng. marketing căn bản
Chuong 3 hành vi khách hàng. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 
Slide Chương 1 .pptx
Slide Chương 1 .pptxSlide Chương 1 .pptx
Slide Chương 1 .pptxnamphuong65
 
Đề cương giáo trình Đạo đức nghề nghiệp nhà báo
Đề cương giáo trình Đạo đức nghề nghiệp nhà báo Đề cương giáo trình Đạo đức nghề nghiệp nhà báo
Đề cương giáo trình Đạo đức nghề nghiệp nhà báo nataliej4
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU
TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU
TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU Bùi Quang Xuân
 

Similar to TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP (20)

[123doc] van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-nam
[123doc]   van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-nam[123doc]   van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-nam
[123doc] van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-nam
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
 
Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay
 Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay
Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay
 
Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay
Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nayĐạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay
Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay
 
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docxĐạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
 
TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 8068711.pdf
TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 8068711.pdfTIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 8068711.pdf
TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 8068711.pdf
 
Tiểu Luận môn Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam
Tiểu Luận môn Đạo đức kinh doanh tại Việt NamTiểu Luận môn Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam
Tiểu Luận môn Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam
 
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH. BÀI 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HÃ HỘI
TS. BÙI QUANG XUÂN. MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.  BÀI 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HÃ HỘITS. BÙI QUANG XUÂN. MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.  BÀI 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HÃ HỘI
TS. BÙI QUANG XUÂN. MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH. BÀI 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HÃ HỘI
 
SLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdf
SLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdfSLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdf
SLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdf
 
Tam Ly & đAo Duc Kd 1
Tam Ly & đAo Duc Kd 1Tam Ly & đAo Duc Kd 1
Tam Ly & đAo Duc Kd 1
 
Tam Ly & đAo Duc Kd 1
Tam Ly & đAo Duc Kd 1Tam Ly & đAo Duc Kd 1
Tam Ly & đAo Duc Kd 1
 
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍTIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
 
THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docx
THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docxTHUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docx
THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docx
 
Chuong 3 hành vi khách hàng. marketing căn bản
Chuong 3   hành vi khách hàng. marketing căn bảnChuong 3   hành vi khách hàng. marketing căn bản
Chuong 3 hành vi khách hàng. marketing căn bản
 
Slide Chương 1 .pptx
Slide Chương 1 .pptxSlide Chương 1 .pptx
Slide Chương 1 .pptx
 
Đề cương giáo trình Đạo đức nghề nghiệp nhà báo
Đề cương giáo trình Đạo đức nghề nghiệp nhà báo Đề cương giáo trình Đạo đức nghề nghiệp nhà báo
Đề cương giáo trình Đạo đức nghề nghiệp nhà báo
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU
TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU
TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU
 
Chuyên Đề Môn Học Đạo Đức Kinh Doanh Ở Các Doanh Nghiệp Hiện Nay.
Chuyên Đề Môn Học Đạo Đức Kinh Doanh Ở Các Doanh Nghiệp Hiện Nay.Chuyên Đề Môn Học Đạo Đức Kinh Doanh Ở Các Doanh Nghiệp Hiện Nay.
Chuyên Đề Môn Học Đạo Đức Kinh Doanh Ở Các Doanh Nghiệp Hiện Nay.
 
Tiểu luận Đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk.docx
Tiểu luận Đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk.docxTiểu luận Đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk.docx
Tiểu luận Đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk.docx
 

More from Bùi Quang Xuân

HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxBùi Quang Xuân
 
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxBùi Quang Xuân
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxTS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxBùi Quang Xuân
 
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptxBùi Quang Xuân
 
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptxtS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNBùi Quang Xuân
 
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC  TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Bùi Quang Xuân
 

More from Bùi Quang Xuân (20)

HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
 
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docxBAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
 
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxTS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
 
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
 
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptxtS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
 
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC  TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 

Recently uploaded

GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 

TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP

  • 1. CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN 1 CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN Đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu để tạo ra lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh, là quy tắc ứng không thể thiếu được với mọi doanh nghiệp cần sự trường tồn và phát triển bền vững. Trong khi đó, trách nhiệm xã hội ở Việt Nam đã được nhận thức và bước đầu được thực hiện. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, trách nhiệm đó sẽ được đề cao hơn cùng với sự hoàn thiện của khung pháp luật, bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế. Việc nâng cao đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của mình, DN Việt Nam sẽ phát triển bền vững, ngày càng có thêm nhiều sản phẩm mang thương hiệu, trí tuệ và con người Việt Nam. Câu 1: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: đạo đứclà gì1 ? Từ "đạo đức" có gốc từ latinh Moralital(luân lý)- bản thân mình cư xửvà gốc từ Hy lạp Ethigos(đạo lý)- người khác muốn ta hành xử và ngược lạita muốn họ. Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. Đạo đức có thể được nhìn thấy theo các góc độ sau: Nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một người hiểu biết và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lối tư duy thanh tao tốt đẹp. Nghĩa rộng hơn: Nghĩa rộng hơn, đạo đức trong một cộng đồng thể hiện qua những quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa nay và phong tục của địa phương, cộng đồng đó. Tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa. Nghĩa rộng: Đạo đức của cả một xã hội thường được xét đến khi xã hội đó bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực. Khi đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nên Chương I Tr.01 - 04
  • 2. CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN 2 nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó là đạo đức xã hội. Từ đó học tập đi lên thành các thành phần cao cấp hơn. Ở Trung Quốc, "đạo" có nghĩa là đường đi, đường sống của conngười, "đức" có nghĩa là đức tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý. Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằmđiều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệvới người khác, với xã hội. Tóm lại, Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Từ giác độ khoa học,“đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng- cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cáiđúng- cái sai, triết lý về cái đúng- cái sai, quy tắc haychuẩn mực chi phốihành vi của các thành viên cùng một nghề nghiệp”(từ điển Điện tử AmericanHeritage Dictionary). Câu 2: Anh hay chị Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm nào. Hãy nêu và phân tích2 ? Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm: Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương. Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theonhữngđiều kiện lịchsử cụ thể.Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của conngười theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đãđược xã hội thừa nhận bằngsức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tậpquán truyền thống và của giáo dục. Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khuônmẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người. Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm:độ lượng, khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêungạo, hèn nhát, phản bội, bất tín, ác… Câu 3: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Vai trò của đạo đức3 ? Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng. Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng nhân tố kinh tế là cái chủ yếu quyết định. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa cái “chủ yếu” này thành cái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư duy và hành động đến những lầm lạc đáng tiếc. Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức. Và khi xã hội loài người có giai cấp, có áp bức, có bất công, 2 Chương I. Tr.01 - 04 3 Chương I.Tr.01 - 05
  • 3. CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN 3 chiến đấu cho cái thiện đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở thành chất men, thành động lực kích thích, cổ vũ nhân loại vượt lên, xốc lên. Đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội. Vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơ bản của đạo đức: Chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức như đã trình bày ở phần trên. Ngày nay để xây dựng xã hội mới, chúng ta đang cần có những con người mới. Những con người phát triển toàn diện cả đức và tài. Tuy nhiên, cần chú ý trong quan hệ giữa đức và tài hôm nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn lưu ý, nhắc nhở chúng ta phải coi trọng cả tài và đức nhưng phải lấy đức là gốc. Bởi lẽ tài năng chỉ có thể phát triển lâu bền trên nền của đức và tài năng chỉ có thể hướng thiện trên gốc của đức. Câu 4: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh 4 ? Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh - Tính trung thực + Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. + Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp hành luật pháp của Nhà nước. + Không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mĩ tục + Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết), và người tiêu dùng. + Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp. + Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô... - Tôn trọng con người + Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. + Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lí khách hàng + Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ - Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội. 4 Chương II. Tr.18 - 22
  • 4. CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN 4 - Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt. Câu 5: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh5 ? Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh - Tính trung thực + Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. + Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp hành luật pháp của Nhà nước. + Không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mĩ tục + Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết), và người tiêu dùng. + Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp. + Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô... - Tôn trọng con người + Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. + Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lí khách hàng + Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ - Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội. - Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt. Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh: - Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn) như Ban giám đốc, các thành viên Hội đồng quản trị, công nhân viên chức. 5 ChươngII.Tr.12 - 29
  • 5. CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN 5 Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lí trong mỗi tổ chức đó. Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ. - Khách hàng của doanh nhân Khi là người mua hàng thì hành động cuả họ đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lí muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo. Tâm lí này không khác tâm lí thích "mua rẻ, bán đắt" của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải có sự định hướng của đạo đức kinh doanh để tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế "thượng đế" để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức. Câu 6: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp6 ? Lợi nhuận là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của mộtdoanh nghiệp và là cơ sở đánh giá khả năng duy trì hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu người quản lý doanh nghiệp hiểu sai bản chấtcủa lợi nhuận và coi đấy là mục tiêu chính và duy nhất của hoạt động kinh doanh thì sự tồn tại của doanh nghiệp có thể bị đe doạ. Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với một tổ chức là một vấnđề gây tranh cãi với rất nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều giám đốc doanhnghiệp coi các chương trìnhđạo đức là một hoạt động xa xỉ mà chỉ mang lạilợi ích cho xã hội chứ không phải doanh nghiệp. Vai trò của sự quan tâm đếnđạo đức trong các mối quan hệ kinh doanh tiếp tục bị hiểu lầm.Chúng ta sẽ xem xét ở các nội dung dưới đây về vai trò của đạo đức kinh doanh trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Câu 7: Theo Anh hay chị thế nào là: Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả? Khi cơ hội tham gia vào những hành vi vô đạo đức xuất hiện, các công tynhiều khi phải đối mặt không chỉ với các vấn đề đạo đức mà còn phạm vàocác vi phạm pháp lý khi những người làm việc cho các công ty này không biếtcách nào để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Các vấn đề pháp lýthường là những nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề rắc rối hoặc những tranhchấp đạo đức.Một chương trìnhđạo đức sẽ giúp các công ty giảm những khả năng bị phạt và những phản ứng tiêu cực của công chúng đối với những hành động saitrái. Trách nhiệm đối với các hành động kinh doanh nằm trong tay các cán bộquản lý cao cấp.Một công ty cần phải có một chương trìnhđạo đức hiệu quả để đảm bảorằng tất cả các nhân viên của mình hiểu được những tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh và tuân theo những chính sách và quy định về nhân cách. Chính điềunày sẽ tạo ra môi trường đạo đức của doanh nghiệp ấy, bởi vì các nhân viênđến từ các doanh nghiệp khác nhau, có sự giáo dục và gia đình khác nhau nênkhó có thể có cùng một tầm nhìn chung và biết ngay các hành vi nào là đúngđắn khi họ mới được nhận vào một công ty mới hay được giao một công việc mới.Tính hiệu quả của một chương trình tuân thủ đạo đức được xác định bởicác thiết kế và việc thực hiện của nó: Nó phải giải quyết một cách có hiệu quả 6 ChươngII. Tr.20 - 30
  • 6. CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN 6 những nguy cơ liên quan đến một doanh nghiệp cụ thể và phải trở thành một bộ phận của văn hóa tổ chức Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả giúp công ty tránh được các trách nhiệm pháp lý, nhưng công ty đó phải chịuáp lực khi xuất hiện một chương trình như vậy. Chương trình này sẽ hiệu quả hơn nhiều khi được thiết kế để “phòng” chứ không phải “chống” các hành visai phạm đã xảy ra.Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả đòi hỏi trách nhiệm cao củacủa đội ngũ quản lý cao cấp. Chương trình tuân thủ đạo đức có thể được pháttriển mạnh mẽ nếu một giám đốc cấp cao hoặc một uỷ ban có trách nhiệm đốivới nhiệm vụ thi hành và giám sát của mình.Chương trình tuân thủ đạo đứccần phải có sự tham gia của ban giám đốc hoặc là người chủ của tổ chức, mặcdù mỗi một viên chức, một giám đốc hay một nhân viên đều phải có tráchnhiệm đối với việc ủng hộ và tuân theo chương trìnhấy.Bảng6.1. sẽ chỉ ra một số cách trong đó một tổng giám đốc có thể giúpđỡ chương trìnhđạo đức và các giám đốc cấp dưới của mình. Câu 8: Anh hay chị hãy nêu và phân tích:Khái niệm người lao động? Một người lao động, người thợ hay nhân công là người làm công ăn lương, đóng góp lao động và chuyên môn để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người chủ (người sử dụng lao động) và thường được thuê với hợp đồng làm việc (giao kèo) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào một công việc hay chức năng. Trong hầu hết các nền kinh tế hiện đại, thuật ngữ "nhân viên", "công nhân" đề cập đến một mối quan hệ được xác định cụ thể giữa một cá nhân và một công ty, mà khác với những khách hàng tiêu dùng. Người lao động cũng thường kết hợp thành các Công đoàn hoặc nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của mình. Tại nhiều quốc gia như Đức, kể từ khi cải cách pháp luật thông qua Đạo luật Hiến pháp trình trong năm 2001, theo pháp lý không còn phân biệt giữa nhân viên và công nhân, § 5, khoản 1 WCA cả hai được gọi chung là "người lao động" [1] . Luật này tác động đến một số thỏa thuận thương lượng tập thể của Đức. Như vậy, trong những năm gần đây, sự tách biệt và phân biệt đối xử giữa công nhân, viên chức, nhân viên hoặc cán bộ - thực hiện các hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp tương tự hoặc hoạt động tương tự - được bãi bỏ, như trong các thoả ước tập thể cho dịch vụ công cộng (TvöD) và trong các thoả ước tập thể về khuôn khổ của hợp đồng làm việc. Các loại hình thức làm việc khác được sắp xếp như tôi tớ, đày tớ, nô lệ mà bây giờ không thường thấy ở các nước phát triển nhưng vẫn còn xảy ra ở những nơi khác. Tại Việt Nam, Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 định nghĩa: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.[2] Người lao động có thể là người: Lao động phổ thông, lao động chân tay (có tay nghề hoặc không có tay nghề): Công nhân, thợ, nông dân làm thuê (tá điền), người giúp việc,... Lao động trí óc (hoặc lao động văn phòng): Nhân viên (công chức, cán bộ, chuyên gia,...
  • 7. CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN 7 Câu 9: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: khái niệm về Quan hệ lao động7 ? Quan hệ lao động (QHLĐ) là quan hệ giữa người lao động (NLĐ), tập thể NLĐ với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và tổ chức đại diện NSDLĐ, được xác lập trên cơ sở pháp luật lao động bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, cơ chế xác lập và vận hành QHLĐ, thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, vai trò của các bên trong QHLĐ. Theo Bộ luật Lao động, QHLĐ là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa NLĐ và NSDLĐ. Quan hệ lao động do nhiều chủ thể tương tác với nhau, gồm: NLĐ và tổ chức đại diện của NLĐ, NSDLĐ và tổ chức đại diện của NSDLĐ, cơ quan nhà nước. Các chủ thể QHLĐ tương tác thông qua cơ chế tham vấn, đối thoại, thương lượng tạo thành cơ chế vận hành của QHLĐ. Trong đó có cơ chế hai bên (NLĐ, đại diện của NLĐ với NSDLĐ; đại diện của NLĐ với đại diện NSDLĐ) và cơ chế ba bên (Nhà nước - đại diện NSDLĐ - đại diện của NLĐ). - Cơ chế ba bên được hình thành trên cơ sở tương tác giữa Chính phủ với tổ chức đại diện NLĐ và tổ chức đại diện NSDLĐ, trong đó Chính phủ có vai trò chính trong việc tham vấn ý kiến của các bên về những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, ban hành các chính sách pháp luật về QHLĐ; đối thoại để giải quyết những vướng mắc cũng như hỗ trợ các bên trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật lao động, xây dựng QHLĐ hài hòa. Cơ chế ba bên được hình thành ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Cơ chế hai bên được hình thành trên cơ sở tương tác giữa NLĐ, tổ chức đại diện của NLĐ với NSDLĐ động trong phạm vi doanh nghiệp hoặc giữa tổ chức đại diện của NLĐ với tổ chức đại diện của NSDLĐ trong phạm vi ngành thông qua cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của cả hai bên, xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định tiến bộ. Quan hệ lao động được phân loại theo các tiêu chí sau: a) Theo chủ thể - Quan hệ lao động cá nhân giữa các cá nhân NLĐ với NSDLĐ và QHLĐ tập thể giữa đại diện tập thể NLĐ và NSDLĐ (quan hệ hai bên). - Quan hệ giữa đại diện NLĐ với đại diện NSDLĐ và với nhà nước (quan hệ ba bên). Câu 10: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Quyền của người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ8 ? - Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài; - Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này; - Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ 7 Chương IV. Tr.40 - 45 8 Chương IV. Tr.35 - 45
  • 8. CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN 8 quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập; - Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động; - Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật; - Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Câu 11: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Nghĩa vụ của người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ? - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của các nước khác; - Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan; - Tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài; - Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động; - Làm việc đúng nơi quy định; thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp nhận người lao động; - Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động; - Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao động; - Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động; Câu 12: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Các quyền của người sử dụng lao động9 ? a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động; b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; c) Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công. Trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. 9 Chương IV. Tr.35 - 45
  • 9. CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN 9 d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc. Câu 13: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Đạo đức nghề nghiệp là gì? Định nghĩa về đạo đức nghề nghiệp hiểu đơn giản là những tiêu chuẩn, nguyên tắc, thước đo cho những hành vi của mọi người trong quá trình công tác, hoạt động tại một lĩnh vực đó. Nó có sự linh hoạt và đặc trưng của từng nghề nghiệp, nó thể hiện những yêu cầu cụ thể của ngành nghề đó. Những quan điểm đạo đức này được xã hội thừa nhận và mang tính kế thừa, phát huy. Tất nhiên đạo đức trong nghề nghiệp cũng có những mối liên hệ chặt chẽ. Nó được thể hiện một phần thông qua đạo đức cá nhân. Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, dưới từng chế độ xã hội khác nhau. Những quy chuẩn về đạo đức trong nghề nghiệp có những sự thay đổi nhất định. Tiêu chuẩn này đối với mỗi cá nhân hay tập thể đều được coi là tài sản vô giá. Nó quyết định sự thành công của cá nhân hay tổ chức đó. Câu 14: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Chuẩn mực đạo đức là gì10 ? Chuẩn mực đạo đức là một hệ thống các nguyên tắc có ảnh hưởng chi phối hành vi đạo đức được chấp nhận bởi xã hội. Chúng là hệ thống các phương pháp, cách thức thực hiện một việc gì đó theo một quy tắc chính thức được chấp nhận rộng rãi và có tác dụng điều chỉnh hành vi xã hội của một cá nhân, nhóm người hay xã hội. Chuẩn mực đạo đức phản ánh những kết quả nghiên cứu về bản chất tự nhiên của đạo đức, luân lý, nhân cách, về sự lựa chọn về mặt đạo đức của con người, về cách thể hiện triết lý đạo đức. Chuẩn mực đạo đức thường được thể hiện thành những quy tắc hay chuẩn mực hành vi của các thành viên một xã hội, nhóm cá nhân, tổ chức chuyên môn, nghề nghiệp. Khi đó, chuẩn mực đạo đức chính là tiêu chuẩn hành vi đạo đức của tổ chức. Đây là hình thức vận dụng phổ biến nhất của các chuẩn mực đạo đức trong thực tiễn. Chuẩn mực đạo đức thường được những người quản lý các tổ chức, doanh nghiệp vận dụng vào thực tiễn quản lý, không phải bởi nó quan trọng hơn sứ mệnh công ty. Chuẩn mực đạo đức được coi là biện pháp thực hành cần thiết để điều hành một tổ chức trong một xã hội hỗn tạp, nơi mà các khái niệm đạo đức đóng vai trò quan trọng. Chuẩn mực đạo đức khác biệt với các chuẩn mực luân lý (moral code) ở chỗ, chuẩn mực luân lý thường được sử dụng ở phạm vi lớn hơn cho một nền văn hoá, một một tôn giáo hay một xã hội. Chuẩn mực đạo đức là các giá trị, triết lý hành động được chắt lọc từ các chuẩn mực luân lý vận dụng trong những hoàn cảnh nhất định cho một phạm vi hẹp hơn các đối tượng và mối quan hệ. Chuẩn mực đạo đức không phải là chuẩn mực bắt buộc về mặt xã hội. Tuy vậy, chúng cũng chứa đựng một chút yếu tố “bắt buộc” đối với những thành viên của tổ chức. Việc áp dụng những quy tắc trong chuẩn mực đạo đức đối với các cá nhân, nhóm cá nhân hay nhóm xã hội khác nhau có thể không giống nhau xét từ góc độ yêu cầu về mức tính nghiêm ngặt và chi tiết. Vận dụng vào một tổ chức, doanh nghiệp, chuẩn mực đạo đức được cụ thể hoá theo các cấp độ khác nhau, cho các đối tượng khác nhau thành: (a) tiêu chuẩn đạo đức áp dụng cho cấp tổ chức và những người 10 Chương IV. Tr.35 - 45
  • 10. CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN 10 đại diện cho toàn bộ tổ chức; (b) quy tắc ứng xử áp dụng đối với cá nhân, nhân viên, thành viên tổ chức khi tiến hành các công việc chuyên môn thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; hay (c) tiêu chuẩn hành nghề áp dụng cho các thành viên thuộc một ngành nghề, nghề nghiệp chuyên môn cụ thể). Câu 15: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Những hành vi biểu hiện đạo đức nghề nghiệp11 ? Cũng giống như tính cách của con người thì đạo đức nghề nghiệp cũng được biểu hiện bằng những hành vi cụ thể. Làm việc có nguyên tắc Làm việc có nguyên tắc tức là khi làm việc thái độ của bạn cần nghiêm túc, tập trung tuân theo nguyên tắc đã được đặt ra. Đặc biệt cần có trách nhiệm với những gì mình làm để không ảnh hưởng đến người khác. Mối quan hệ với đồng nghiệp Đồng nghiệp sẽ là những người cùng hợp tác, giúp đỡ chúng ta và là những phần không thể thiếu trong thành công của tập thể. Do đó đối với đồng nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tốt và lành mạnh. Tính trung thực Trung thực trong công việc thể hiện ở rất nhiều khía cạnh. Ví dụ như cái gì biết thì nhận là biết, không biết thì lắng nghe ý kiến của người khác. Bạn không nên phô trương hiểu biết hay vị thế để ảnh hưởng hiệu quả công việc.Tuân thủ thời gian làm việc là biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp Câu 16: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Trách nhiệm xã hội là gì12 ? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (tiếng Anh: Corporate social responsibility, viết tắt: CSR, còn được hiểu dưới những cái tên khác như tính bền vững của doanh nghiệp, doanh nghiệp bền vững, lương tâm của doanh nghiệp, bổn phận của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có trách nhiệm[1][2][3] ) là một dạng của hoạt động tự điều chỉnh trong kinh doanh của các doanh nghiệp.[4] Trước đây, thuật ngữ này từng được hiểu như là một chính sách nội bộ riêng của một tổ chức hay một chiến lược đạo đức kinh doanh[5] , nhưng điều này không còn chính xác bởi sự phát triển của rất nhiều những bộ luật quốc tế và cả việc hàng loạt các tổ chức đã sử dụng khả năng của mình để đưa thuật ngữ này vươn ra khỏi việc chỉ là một sáng kiến hay lý tưởng của vài cá nhân hay thậm chí là của một ngành nghề kinh doanh nhất định. Sau đó, trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp (CSR) được coi như là một cách tự điều chỉnh của doanh nghiệp[6] , điều này được thừa nhận là đúng trong thập kỷ qua, tuy nhiên sau đó thuật ngữ này đã phát triển lên một tầm cao mới khi không còn chỉ là những quyết định mang tính tự nguyện dưới cấp độ của 11 Tr.35 - 47 12 Tr.79 - 80
  • 11. CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN 11 một cá thể tổ chức nào đó, mà đó còn là một chính sách bắt buộc phải có của bất cứ tổ chức nào dù ở tầm cỡ khu vực, quốc gia hay là vượt qua cả tầm quốc gia. CSR được tin tưởng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh của mình, cùng với đó đây cũng chính là kim chỉ nam để công ty thể hiện giá trị với người tiêu dùng. ISO 26000 là chuẩn mực quốc tế được công nhận dành cho CSR. Còn các tổ chức khu vực công (Liên hợp quốc là một ví dụ) sẽ tuân theo ba vấn đề căn bản (TBL). CSR được thừa nhận rằng tuân theo các nguyên tắc tương tự, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có hình thức pháp chế nào đưa ra những chuẩn mực về hành vi một cách chính thức dành cho CSR. Câu 17: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp ? Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật. Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động củanmỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan. Câu 18: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Để tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam13 ? Liên quan đến việc vì sao việc thực hiện CSR ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, ngoài một số nguyên nhân đã nêu trên, chúng tôi đồng tình và muốn chia sẻ thêm sự phân tích chi tiết hơn nữa với đồng tác giả Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương) trong một bài viết gần đây(1) đã cho rằng, cần lưu ý đến một số vấn đề bất cập mà Việt Nam đang gặp phải sau đây. Thứ nhất, như đã biết, tăng trưởng nhanh và bảo đảm tính bền vững của môi trường sinh thái đã luôn là hai vấn đề nổi cộm, bức xúc của các nền kinh tế đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tiễn cho thấy, sau quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều nước đã phải trả giá đắt về sự bị huỷ hoại của tài nguyên, môi trường kèm theo sự gia tăng thiên tai, dịch bệnh. Là nước đi sau, dù còn nghèo, chậm phát triển nhiều mặt, nhưng Việt Nam đã cam kết thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ. Điều này cho thấy chúng ta không hy sinh chất lượng sống của người dân vì mục tiêu tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn. 13 Tr.90 - 94
  • 12. CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN 12 Tuy nhiên, đó chỉ là sự cam kết của Chính phủ, còn trên thực tiễn thì cho đến nay không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng ý thức và thực hiện đầy đủ cam kết đó. Có nhiều nguyên nhân của tình hình này, song trước hết phải thấy trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đó đã bị lợi nhuận kinh tế lấn lướt, che phủ. Mặtt khác cũng cần thấy rằng, hệ thống luật pháp của Việt Nam về vấn đề này còn nhiều hạn chế, bất cập. Qua các vụ thực phẩm nhiễm độc vừa qua (nước tương, sữa), chúng ta thấy các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước liên quan thường ở thế bị động, có phần cơ bản là do các văn bản luật của ta chưa phù hợp, không bám sát thực tiễn, thường tạo nhiều khe hở cho các vi phạm, nhưng lại khó xử lý, hoặc không thể xử lý được vì nhiều khi, để xử lý nghiêm minh là phải xử lý toàn bộ hệ thống các cơ quan liên quan, từ Trung ương đến địa phương. Quay trở lại “sự kiện Vê Đan” đã là minh chứng rõ: Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường đổ trách nhiệm cho địa phương; ngược lại, địa phương thì quy trách nhiệm cho Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường. Như vậy là, Luật Doanh nghiệp và Luật Môi trường ở đây có vấn đề bất cập, cần phải được xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp. Cũng cần thấy rằng, ngay cả khi quy định pháp luật đã có đủ, thì tính hiệu lực lại quá thấp. Nhiều vụ ô nhiễm môi trường đã diễn ra hơn chục năm không bị phát hiện, hoặc có phát hiện nhưng lại không xử lý, hoặc có xử lý thì quá nhẹ, có khi chỉ dăm ba cho đến vài chục triệu đồng là xong. Điều đó cho thấy cơ quan quản lý không làm hết trách nhiệm của mình. Có lẽ, đây là vấn đề mấu chốt, quan trọng nhất và chúng ta phải kiên quyết lập lại đúng trật tự, kỷ cương pháp luật. Thứ hai, nhìn chung, ý thức bảo vệ quyền lợi cộng đồng và ý thức bảo vệ ngay chính quyền lợi cá nhân của người dân còn rất thấp. Có thể nói, đứng trước các doanh nghiệp lớn, người dân địa phương cảm thấy đơn lẻ, yếu thế, thiếu sự tin tưởng vào lẽ phải, vào sự hỗ trợ của các cơ quan công quyền nhà nước. Bằng chứng là, trước nhiều sự kiện huỷ hoại môi trường của các doanh nghiệp tại nhiều địa phương không phải là nhân dân sở tại không biết, mà vấn đề là dù họ có bức xúc thì nhiều khi cũng không giải quyết được gì, vì mọi việc đều đã có “lo lót” trên dưới, có khiếu kiện thì cũng bằng không. Thứ ba, ở Việt Nam hiện nay hầu như không có các thiết chế đại diện, trung gian, đó là các tổ chức phi chính phủ (NGOs), hiệp hội, nhóm lợi ích… là các tổ chức dân sự đóng vai trò rất lớn ở các nước phát triển, vì thế khi xẩy ra các vấn đề bức xúc trên đây thì hầu như không có tổ chức dân sự nào có thể đứng ra bênh vực quyền lợi cho nhân dân, cho người tiêu dùng về những thiệt thòi đó. Cấu trúc trung gian của các tổ chức dân sự này tuy có thể phải tiêu tốn những khoản chi phí cho hoạt động bộ máy, đại diện, nhưng xét về tổng thể, nó lại có thể giúp giảm thiểu chi phí để những người dân, cộng đồng đơn lẻ đạt các mục đích xã hội của mình. Vai trò của các hiệp hội kiểu đó ở nước ta hiện còn rất thấp và hầu như không có sự hiện diện của hiệp hội người tiêu dùng trong các vụ việc ô nhiễm thực phẩm, môi trường vừa qua. Thứ tư, hiện nay, dư luận xã hội đang có chiều hướng đánh đồng hoạt động từ thiện với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Như đã đề cập ở trên, từ thiện chỉ là một phần nhỏ trong CSR, mà CSR lại chỉ là một tiêu chí bộ phận trong tổng thể các tiêu chí khác hợp thành văn hoá doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân. Một doanh nghiệp dù có đóng góp hàng tỉ đồng từ thiện, nhưng nếu không thực hiện trách nhiệm xã hội một cách nghiêm túc, đầy đủ thì vẫn có thể vì chạy theo lợi nhuận kinh tế đơn thuần mà dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, hoặc cũng có thể gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại cho cộng đồng xã hội nhiều tỉ đồng hơn thế.
  • 13. CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN 13 Từ đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp ở nước ta là cần phải có một cách tiếp cận toàn diện về CSR, cũng như cần phải luôn ý thức sâu sắc về mọi hoạt động của mình, không chỉ tuân thủ đúng pháp luật mà trước hết, cần phải có đạo đức, có văn hoá doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân. Câu 19: Anh hay chị hãy nêu và phân tích: Giải pháp nào cho việc tăng cường đạo đức inh oanh iệt Nam14 ? uất phát từ thực trạng đạo đức kinh doanh và những nguyên nhân của tình trạng yếu kém trong thực thi đạo đức kinh doanh ở Việt Nam, cần đẩy mạnh các công tác chủ yếu sau: Hoàn thiện khung luật pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh. Cần nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, của người tiêu dùng và toàn xã hội về vấn đề đạo đức kinh doanh, đặc biệt sự nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nhân là những chủ thể hoạt động kinh doanh; gắn chặt và đề cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nhân đối với đối tác, khách hàng, người tiêu dùng và toàn xã hội (về chất lượng sản phẩm, trách nhiệm hậu mãi, trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội). Tăng cường phổ biến và giáo dục về đạo đức kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh, từng cá nhân doanh nghiệp, doanh nhân để họ có nhận thức đúng và đầy đủ về các quy định luật pháp, trách nhiệm cũng như đạo đức kinh doanh. Cần có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân nâng cao đạo đức kinh doanh. Nhà nước cần phổ biến Bộ Tiêu chí về đạo đức kinh doanh để thực thi rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và toàn xã hội; tiến hành một cuộc vận động thường xuyên về xây dựng và thực hiện đạo đức kinh doanh; áp dụng những hình thức tôn vinh xứng đáng các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện xuất sắc những chuẩn mực của đạo đức kinh doanh. Nâng cao vai trò của các cơ quan bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức xã hội (như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Trung ương và các cấp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), các hội và hiệp hội (như Hội Bảo vệ quyền người tiêu dùng, Hiệp hội hát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, Hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa), hòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các khu công nghiệp, các hội và hiệp hội ngành nghề… Tăng cường công tác thông tin, truyền thông rộng rãi về vấn đề đạo đức kinh doanh, khuyến khích báo chí vào cuộc nhằm phát hiện và đưa ra công luận những cá nhân và hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh, đồng thời nêu những tấm gương điển hình tốt về những cá nhân và tổ chức doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và thực hiện đạo đức kinh doanh. Câu 20: Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo iểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, anh chị có nhận xét gì về cách sống này15 ? Người có quan niệm sống theo kiểu “đèn nhà ai, nhà nấy rạng” là kiểu sống dành cho những người ích kỉ hẹp hòi. 14 Tr.90 - 101 15 Tr.87 - 104
  • 14. CÂU HỎI ÔN TÂP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN 14 Hiện nay, ở xã hội tồn tại kiểu sống này rất nhiều. Đây là những lối sống đáng phê phán, nó khiến cho nhiều mối quan hệ dễ bị rạn nứt và đổ vỡ. Họ chỉ biết lo cho gia đình mình yên ổn, sung túc, mà bỏ mặc những người xung quanh. Rõ ràng, mình không thể đi lo hết được cho thiên hạ, tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, thì mình vẫn cần phải có hàng xóm, cuộc sống có lúc này lúc khác, biết đâu đến lúc mình cần sự giúp đỡ của họ. Vì vậy, nên hài hòa giữa việc nhà và việc hàng xóm, có gì có thể giúp đỡ thì mình giúp đỡ, có đi có lại, ở đời không ai lấy không của ai cái gì. Như vậy tình cảm hàng xóm láng giềng cũng tình cảm hơn. Câu 21: Nhân phẩm và anh ự có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân? ì sao những người nghiện ma túy hó giữ được nhân phẩm và anh ự của mình16 ? Như chúng ta đã biết, nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người. Trong khi đó, danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó. Từ đó ta nhận thấy rằng nhân phẩm và danh sự có quan hệ khăng khít với nền tảng giá trị của mỗi con người. Nhân phẩm và danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người, giữ gìn danh dự và nhân phẩm được xem là sức mạnh tinh thần của một cá nhân có đạo đức. Người nghiện ma túy thường không giữ được nhân phẩm và danh dự của mình là bởi vì: Người nghiện ma túy làm những hành động trái với quy xã hội, những hành động bị xã hội lên án. Đồng thời, họ không kiểm soát được bản thân mình, khi đã lên cơn nghiện thuốc thì họ sẵn sàng làm bất cứ thứ gì để có được thuốc. Do vậy, những người nghiện ma túy không chỉ không giữ được nhân phẩm, danh dự mà còn bị nhiều người xa lánh. 16 Tr.87 - 104