SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE           GVHD: TRẦN THANH GIANG




           1.   Bùi Trường Bích Ngân    48134213
           2.   Hồ Diễm Thúy            48134326
           3.   Võ Thị Mỹ Lộc           48134185
           4.   Nguyễn Lê Hưng          48134137
           5.   Huỳnh Ngọc Thiện        48134307
           6.   Trần Văn Phong          48134249




NHÓM 7                         1                    LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                               GVHD: TRẦN THANH GIANG




       Chocolate là một thực phẩm đang rất được ưa chuộng trên thế giới hiện nay. Chocolate
chẳng những được yêu thích bởi trẻ con vốn ưa kẹo bánh ngọt mà nó còn trở thành một món
khoái khẩu của không ít người lớn. Đặc biệt hơn, vào dịp lễ tình nhân Valentine, bên cạnh
những tấm thiệp chứa đựng những thông điệp yêu thương, những bông hồng đỏ rực rỡ hay
những món quà đầy ý nghĩa mà các cặp tình nhân trao cho nhau thì những thanh chocolate
ngọt ngào để bày tỏ tình cảm đã trở nên không thể thiếu đối với họ trong dịp lễ quan trọng
này. Một nghiên cứu mới đây của trường Đại học Havard đã chứng tỏ rằng: nếu bạn ăn
chocolate 3 lần trong một tháng bạn sẽ sống lâu hơn một năm so với những người từ bỏ sự
thèm ngọt này. Rất nhiều trong số chúng ta rất ưa thích hương vị thơm ngon và đặc trưng của
chocolate nhưng chắc hẳn sẽ không nhiều người biết rõ về cách thức làm ra loại thực phẩm
này. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi xin trình bày những tìm hiểu của mình về SẢN XUẤT
CHOCOLATE nhằm cung cấp cho mọi người thêm một số kiến thức, hiểu biết thú vị và cần
thiết về vấn đề này.




   NHÓM 7                                    2                                 LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                     GVHD: TRẦN THANH GIANG




I. Tổng quan về chocolate:
  1. Nguyên liệu sản xuất chocolate
  2. Lịch sử hình thành và phát triển chocolate
  3. Thành phần hóa học của chocolate
  4. Công dụng của chocolate
II. Sản xuất chocolate:
  1. Xử lý nguyên liệu
  2. Quy trình sản xuất chocolate
  3. Các biến đổi trong quá trình sản xuất chocolate
III. Một số máy móc và thiết bị sản xuất chocolate.




  NHÓM 7                           3                           LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                              GVHD: TRẦN THANH GIANG


I. Tổng quan về chocolate:
1. Nguyên liệu sản xuất chocolate:
    Nguyên liệu để sản xuất chocolate là hạt cacao.
    Hạt cacao lấy từ cây cacao (Theobroma cacao). Trong thiên nhiên cây này mọc trong
vùng nhiệt đới ẩm gần xích đạo và thường được trồng tại Nam Mỹ, Phi Châu và Nam
Dương (Indonesia).
    Chúng không thể mọc ở những nơi quá cao hay những nơi quá lạnh và quá khô, có
thân cây cao, mỏng thẳng tắp và khá gầy guộc. Trong tự nhiên, cây cacao cao khoảng
15-60 feet nhưng cây trồng chỉ cao khoảng 13-33 feet.
    Loại cây này có một điểm đặc biệt là hoa và
quả của nó ra cùng lúc và liên tục nhưng nó
khác các loại cây khác ở chỗ hoa và quả mọc
thành cụm trên cùng những cành lớn.
    Quả cacao chín sẽ có hình oval, dài khoảng
8-14 inches, màu đỏ hay tím. Mỗi quả cacao có
từ 25 đến 75 hạt thành 5 hàng bám quanh lõi
quả. Chúng có vị ngọt, hơi giống vị vải nhưng
lại có mùi chocolate.
    Thông thường một vụ mùa từ 1 cây cacao
người ta thu hoạch được khoảng 7-8 pounds
chocolate.
    Hạt cacao để lên men khoảng một tuần, phơi nắng cho khô trước khi chở đến xưởng
làm chocolate. Tại đây hạt cacao được rang lên cho đậm mùi (tương tự như hột cà phê).
Mỗi loại hạt, tùy giống và tùy theo nơi trồng tạo ra những loại chocolate với mùi vị và
phẩm chất khác nhau.




NHÓM 7                                   4                                 LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                                GVHD: TRẦN THANH GIANG

2. Lịch sử hình thành và phát triển chocolate:
  a. Lịch sử hình thành của chocolate:
Hơn 2000 năm trước, cây cacao đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
của những người dân vùng Châu Mĩ Latinh. Người Mayan và Aztec đã trồng cây ca cao từ
rất lâu. Họ tin rằng cây cacao là của Thượng Đế và hạt cacao là ân sủng của chúa cho con
người.
Người Aztec cũng đã phát hiện ra rằng khi nghiền hạt cây thành bột nhão và cho thêm gia
vị, họ có thể tạo ra một thứ đồ uống ngon mát và bổ dưỡng. Thứ đồ uống này đắng hơn
rất nhiều so với chocolate ngày nay. Những nhà thám hiểm châu Âu vào thế kỷ 16 đã du
nhập món đồ uống này, bổ sung thêm hương vị ngọt ngào, và chẳng bao lâu nó thành một
món đồ uống thông dụng và xa xỉ.




Trong gần 1 thế kỉ, cacao được coi là thức uống đặc trưng và là điều bí mật của những
người Tây Ban Nha. Tuy nhiên do giá cả quá đắt đỏ nên những người Tây Ban Nha thực
dụng và nhạy bén đã ngay lập tức trồng cây cacao trên các thuộc địa của họ để xuất khẩu
tới những quốc gia khác trong châu lục và thu lại khoản lợi nhuận khổng lồ. Cacao đã lan
truyền khắp Châu Âu kể từ khi ấy.

b. Tình hình phát triển:
    Chocolate thực hiện cuộc hành trình qua nhiều nước như Pháp, Anh, Mỹ… và đến đâu
chúng cũng trở thành thực phẩm rất được ưa chuộng. Kể từ khi quán bán chocolate đầu
tiên được khai trương năm 1657, tới đầu thế kỉ 18, những nhà máy sản xuất chocolate đầu
tiên đã được thành lập (1728: ở Bistrol, nhà máy sản xuất chocolat đầu tiên ra đời với máy
thuỷ lực). Tới 1730, cacao sụt giá mạnh cùng với những máy móc được phát minh trong
cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo tiền đề cho 1 nền công nghiệp sản xuất chocolate với
số lượng lớn và giá thành rẻ.
    Vào thế kỷ 19, chocolate rắn đã trở nên phổ biến, với sự ra đời của các kiểu khuôn đúc.
Người ta dùng máy xay nghiền nát hạt cacao thành bột mịn rồi đun nóng và đổ vào khuôn,
tạo nên các hình dạng khác nhau khi đã nguội lạnh.




NHÓM 7                                     5                                  LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                                GVHD: TRẦN THANH GIANG

    Một người Hà Lan tên là Coenrad Van Houten đã hoàn thiện việc chiết tách bơ cacao từ
hạt cacao vào năm 1825. Hạt được nghiền nát thành lớp nhão, đun dưới áp suất cao, tạo
nên chất lỏng chocolate và bơ cacao. Bơ chiết xuất này được làm mịn và xử lý để khử
mùi.Vào những năm 1880, Rudolphe Lindt tại Switzerland đã bổ sung bơ cacao vào quá
trình sản xuất chocolate, để làm cho sản phẩm nhẵn và bóng láng hơn.
    Năm 1875, Daniel Peter người Thuỵ Sĩ đã hoàn thiện quá trình sản xuất chocolate sữa,
ngọt và mịn hơn chocolate đen.
    Đến đầu TK20, chocolate đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của toàn
Châu Âu.
    Với sự phát triển mạnh mẽ liên tục, khi mà cacao đã trở thành một thực phẩm thông
dụng và phổ biến trên khắp Châu Âu, thì việc trồng nó sẽ lan rộng ra toàn cầu là điều dễ
hiểu. Cacao được trồng ở nhiều khu vực như Brazil, Pháp, Bồ Đào Nha và những thuộc địa
của nó để buôn bán tới khắp nơi trên thế giới.
    Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và kỹ thuật thế giới, nhiều quy
trình công nghệ tiên tiến, hiện đại đã được áp dụng vào sản xuất chocolate, làm cho chất
lượng, mẫu mã cũng như mùi vị của chocolate được hoàn thiện không ngừng, trở thành
một món ăn tuyệt vời được ưa chuộng không chỉ ở phương Đông, phương Tây mà trên
toàn thế giới.

3. Các chất dinh dưỡng của chocolate:
    Các loại chocolate khác nhau có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, tuỳ thuộc vào công
thức chế biến mỗi loại. Thông thường trong chocolate chứa:
 Protein: cần cho sự nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào. Cacao chứa 8 axit amin thiết yếu
trong     các   thực    phẩm     mà     con    người    cần   sử   dụng     hàng    ngày.
 Chất béo: chủ yếu là các chất béo đã bão hoà, chiếm đến 50% thành phần chocolate.
Các axit béo cấu thành nên bơ cacao thúc đẩy quá trình giảm cholesterol trong cơ thể.
 Vitamin E: một loại vitamin có thể hoà tan các chất béo, rất cần thiết cho sự phát triển
của màng tế bào.
 Chất sắt: không thể thiếu trong quá trình hình thành hêmôglôbin - một loại hợp chất
mang ôxi đến cho máu.
 Cafêin: chất kích thích hệ thần kinh.
 Chất đồng: trợ giúp cho việc chuyển hoá chất sắt, tạo nên melanin (trong tóc và da) và
các chức năng của hệ thần kinh trung ương.
 Chất xơ: giúp điều hoà quá trình liên vận trong ruột.
 Kali: ảnh hưởng tới việc kích thích cơ bắp và chuyển hoá của tim.
 Magie: đảm bảo sự cân bằng trong hệ thần kinh và điều hoà sự kích thích cơ bắp. Nếu
thiếu chất này, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, cảm giác bất an, lo lắng, mất ngủ và bị táo
bón.
 Canxi: đóng vai trò cơ bản trong hoạt động của tế bào và trong sự hình thành xương và
răng.
 Photpho: là thành phần của mạng lưới xương, đây là một loại chất khoáng rất quan
trọng cần thiết cho cơ thể, cũng như canxi.
 Các loại hoá chất từ thực vật có tác dụng chống ôxi hoá (ví dụ như chất flavonoids): hạt
cacao - thành phần chủ yếu trong chocolate - chứa hơn 600 loại hoá chất từ thực vật,
trong đó có các chất chống ôxi hoá có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim và ung thư.
 Natri: trong chocolate sữa, có thể chứa khoảng 100mg.
NHÓM 7                                    6                                  LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                              GVHD: TRẦN THANH GIANG

4. Công dụng của chocolate:
     Tác dụng trên tim mạch: Đây là lợi ích đầu tiên mà các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu đến. Chất phenolic có trong chocolate có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế các
nguy cơ rủi ro có thể xảy đến với hệ tim mạch. Hơn nữa, chocolate còn có tác dụng hạn
chế nguy cơ tăng hàm lượng cholesterol, cho dù chế độ ăn có bị buông lỏng. Mặt khác,
chất catechin trong chocolate cũng có tác dụng chống lại các chất oxy hóa - nguyên nhân
gây xơ cứng mạch máu, mỡ máu cũng như các rủi ro khác cho tim, cho hệ mạch kể cả
mạch não.
     Tác dụng chống ung thư: đặc biệt là chocolate đen. Sở dĩ như vậy là vì trong thành
phần của chocolate có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất khoáng và vitamin.
     Tác dụng trên não: chocolate có chứa theobromin, cafein, phenylethylamin,
serontonin là những chất kích thích hệ thần kinh trung tâm, giúp cải thiện hoạt động cơ
bắp và phản xạ, giúp chống lại sự căng thẳng, mệt mỏi và trạng thái trầm cảm, tạo cho ta
cảm giác, hưng phấn, thoải mái.
     Tác dụng đến hoạt động tình dục: Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người, đặc biệt
là phụ nữ, nếu sử dụng chocolate đều đặn sẽ có cảm hứng, khả năng và cơ hội thỏa mãn
tình dục tốt hơn hẳn. Mặt khác, chất tryptophan trong chocolate giúp cho người ta tăng
thêm cảm giác thích thú, hấp dẫn, đồng thời kích thích trung tâm khoái cảm ở vỏ não.
     Tác dụng khác: Chống sâu răng, chống ho kéo dài, chống lao và các bệnh về phổi,
chống suy nhược cơ thể.




NHÓM 7                                   7                                  LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                           GVHD: TRẦN THANH GIANG


II. Sản xuất chocolate:
         Từ quả cacao trên cây để sản xuất ra được một sản phẩm chocolate hoàn chỉnh
  phải trải qua rất nhiều công đoạn khá phức tạp. Có thể phân thành hai phần lớn:
1. Xử lý nguyên liệu:
                               Sơ đồ quy trình:

                                  Hạt cacao


                                  Thu hoạch


                                   Lên men


                                   Kiềm hoá


                                   Làm khô


                                   Rang hạt


                                  Nghiền thô


                                Sàng phân loại


                                   Tách vỏ


                                  Nghiền ướt




                                  Chocolate
                                   liquor

NHÓM 7                                 8                                LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                              GVHD: TRẦN THANH GIANG

  1.1. Thu hoạch:
        Dùng dao bổ đôi quả cacao ra, xúc múi ra và bỏ đi vỏ quả. Rất nhanh sau khi
  người ta bổ những quả cacao ra, màu của hạt nhanh chóng chuyển từ màu ngà sang
  màu tím sẫm.

  1.2. Lên men:
         Lên men là quá trình quan trọng đầu tiên trong việc nâng cao chất lượng hạt
  cacao. Những hạt cacao với phần thịt quả còn tươi bám vào được bỏ vào hộp hay
  những cái giỏ để lên men trong vòng 2-9 ngày, tuỳ thuộc vào độ ẩm. Vi khuẩn và men
  có trong không khí phân huỷ phần thịt quả tạo ra axit acetic (thành phần chính của
  giấm) và rồi trở thành rượu, với một số lượng nhiều như lượng rượu tạo ra từ nho. Màu
  của chúng chuyển từ tím sang nâu và bắt đầu có mùi chocolate. Mùi hương tăng còn
  độ đắng thì giảm và hạt chuyển sang màu nâu đỏ sẫm.

  1.3. Kiềm hóa:
         Công đoạn này được tiến hành sau khi đã lên men hạt cacao. Hạt cacao lên men
  có rất nhiều acid acetic, acid lactic… và vẫn còn tồn dư sau quá trình rang hạt. Việc
  kiềm hóa làm hạt bớt chua đi hoặc hoàn toàn không chua, pH từ 4-4,5 được nâng lên
  6,8-7,2. Việc kiềm hóa này cũng làm hạt cacao đắng hơn và sậm màu hơn do các
  polyphenol phản ứng với chất kiềm.
         Chất kiềm hóa thường dùng là dung dịch K2CO3 hay Na2CO3. Việc kiềm hóa dư có
  thể xà phòng hóa bơ cacao. Sau đó, người ta phải khuấy tách nước ở nhiệt độ khoảng
  60-70oC để nước bay hơi dần dần.

  1.4. Làm khô:
        Việc làm khô hạt cacao giúp cho hương vị đậm đà hơn do làm mất đi lượng nước
  trong nó. Hạt cacao thường được xếp lên khay hay những cái chiếu làm từ tre nứa và
  phơi nắng hay sấy bằng lửa nhỏ, hoặc bằng những ống thổi khí nóng trong phòng kín.
  Chúng được đảo liên tục để đảm bảo độ khô đồng đều. Quá trình này thường mất
  khoảng 10-20 ngày, và sau đó hạt sẽ được phân loại theo kích cỡ to nhỏ khác nhau,
  hạt càng to càng đắt.

  1.5. Rang hạt:
         Quá trình rang làm tăng cả mùi vị cũng như hương thơm của hạt, làm chúng
  sậm màu hơn cũng như làm khô vỏ hạt. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất
  trong việc quyết định chất lượng chocolate.
         Chất lượng rang phụ thuộc rất nhiều vào độ chín đồng đều, nhiệt độ rang và thời
  gian rang.
         Nhiệt độ để rang hạt là một điều vô cùng quan trọng, đòi hỏi phải theo dõi khắt
  khe bởi: nếu rang quá nóng sẽ làm hỏng hương vị tự nhiên và làm chúng trở nên quá
  đắng, còn nếu rang chưa đủ độ sẽ làm chúng không tiết được hết hết hương thơm
  cũng như vị đắng tự nhiên của mình. Nhiệt độ trong suốt quá trình rang phải được tính
  toán sao cho phù hợp với từng loại hạt riêng biệt. Những loại hạt nhẹ phải được rang ở
  nhiệt độ thấp hơn những hạt to và nặng.
         Nhiệt độ rang có thể từ 70-140oC trong thời gian 7-80 phút. Đối với hạt cacao
  dùng sản xuất chocolate sữa, nhiệt độ rang thường thấp hơn, chỉ 100-105oC nhưng nếu

NHÓM 7                                   9                                  LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                                GVHD: TRẦN THANH GIANG

  hạt dùng để ép bơ thì nhiệt độ rang thường 120-130 oC. Sau quá trình rang, độ ẩm giảm
  từ 7-8% xuống còn 2-3%.
         Quá trình rang xảy ra nhiều phản ứng hóa lý rất phức tạp, trong đó có quá trình
  bốc hơi nước và hơi acid acetic có trong hạt cacao lên men, phản ứng Maillard, phản
  ứng của polyphenol, flavanols...
         Sau khi rang, hạt phải làm nguội càng nhanh càng tốt để bơ cacao ít di chuyển
  từ hạt ra vỏ ca cao.

  1.6. Nghiền thô:
         Nghiền thô nói chung tương đối đơn giản để loại bỏ đi phần vỏ vốn nhẹ hơn hạt
  rất nhiều. Tuy nhiên, nó quan trọng ở chỗ hạt cacao chỉ nên bị vỡ làm ba, làm tư và
  càng sinh ra ít bụi càng tốt. Nếu quá nhiều bụi sinh ra, thì việc tách vỏ ra khỏi bụi rất
  khó khăn.

  1.7. Sàng phân loại:
        Mục đích việc sàng phân loại là tăng khả năng phân ly vỏ ra khỏi hạt. Nếu hạt
  nhỏ lẫn với vỏ lớn thì khi thổi vỏ cả vỏ lớn và hạt nhỏ đều bay. Thường người ta phân
  làm 4-5 cỡ hạt. Nhiều cỡ hơn thì quá phức tạp, ít cỡ hơn thì việc phân ly hiệu suất thấp.

  1.8. Tách vỏ:
         Về nguyên lý thổi vỏ hạt ca cao thì không khác gì hình ảnh cô thôn nữ làng quê
  cầm thúng thóc đổ từ trên cao xuống để gió thổi hạt lúa lép ra khỏi hạt lúa chắc. Tuy
  nhiên, thổi vỏ hạt cacao khó hơn nhiều vì vỏ hạt cacao khá dày và tỉ trọng nặng không
  kém nhân hạt cacao.
         Lượng vỏ tách ra khỏi hạt trong quá trình này chiếm 20-25% lượng hạt ban đầu.
  Ở nước ngoài, vỏ này có thể dùng trích chất flavanol chống oxy hóa tự nhiên là
  theobromine có tác chống các gốc tự do gây lão hóa.

  1.9. Nghiền ướt:
         Hạt cacao bị nghiền đến kích thước khoảng 100μm thì lượng chất béo chứa
  trong chúng bị chảy lỏng và bột cacao lúc này bị quyện lại thành một khối có màu nâu
  sẫm gọi là “chocolate liquor”.
         Ngay lúc này, chocolate liquor đã có thể sử dụng để làm thành bột cacao hay
  chocolate. Chocolate liquor được ép lấy chất lỏng (là cocoa butter) và phần còn lại được
  làm lạnh và tán thành bột, đây chính là bột cacao không đường (unsweetended cocoa
  powder).
   * Ép bơ:
         Bơ cacao là thành phần không thể thiếu trong chocolate ngon. Bơ cacao ngoài
  chuyện có một lượng lớn chất polyphenol chống oxy hóa tự nhiên, nó có khả năng kết
  tinh đa hình tùy theo nhiệt độ. Dạng bơ kết tinh beta 3 hay dạng V (5) của bơ cacao có
  cấu trúc tinh thể mịn, bóng, vị thơm đặc trưng, tan chảy nhanh dưới thân nhiệt. Chính
  đặc điểm này giúp chocolate sản xuất từ bơ cacao có vị thơm ngon hơn loại chocolate
  dùng bơ thực vật thay thế CBS (Cocoa Butter Subtitute hay Cocoa Butter Replacer).
  Chocolate Liên Minh Châu Âu chỉ cho phép dùng 5% bơ thực vật thay thế. Tuy nhiên,
  các hãng chocolate Châu Âu nổi tiếng thường dùng hoàn toàn bơ cacao để giữ chất


NHÓM 7                                    10                                   LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                               GVHD: TRẦN THANH GIANG
  lượng. Hoa Kỳ thì không cho phép sử dụng bơ thay thế trong các sản phẩm có mang
  tên Chocolate.
         Ép bơ cacao phức tạp hơn ép dầu thực vật khác, do ép bơ cacao cần gia nhiệt để
  bơ linh động thoát ra ngoài. Áp suất ép bơ có thể lên hơn 200 kg/cm 2. Sau khi ép bơ, ta
  có bột cacao chứa 18-22% bơ cacao. Muốn lấy tiếp bơ cacao ra khỏi bột, người ta phải
  qua tiếp giai đoạn trích ly bằng dung môi để lấy tiếp bơ cacao. Bột sau trích ly chỉ còn
  10-12% bơ. Do việc ép tách bơ khá phức tạp, nên giá thành bơ ép cacao đắt gấp 4-5
  lần bơ thực vật thay thế.




 NHÓM 7                                    11                                  LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                        GVHD: TRẦN THANH GIANG

  2. Quy trình sản xuất chocolate thành phẩm:

                          Sơ đồ quy trình:

                                Bột cacao
          Bột cacao



          Kiềm hóa       Phối trộn và nghiền tinh


            Ép bơ              Ủ đảo trộn


           Phối trộn
                              Ổn định nhiệt


         Nghiền tinh           Rót khuôn


          Ủ đảo trộn
                                Làm lạnh


         Ổn định nhiệt
                                 Bao gói

          Rót khuôn
                                Bảo quản

           Làm lạnh


           Bao gói             Chocolate
                              thành phẩm

           Bảo quản


NHÓM 7                              12                            LỚP 48TP1
          Chocolat
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                              GVHD: TRẦN THANH GIANG

  2.1. Phối trộn và nghiền tinh:
          Để làm chocolate, chocolate liquor từ những hạt cacao đến từ những cánh đồng
  khác nhau được chọn lựa kĩ càng, tuỳ thuộc vào yêu cầu cho ra hương vị ra sao mà họ
  chọn lựa và trộn chúng với nhau (tỉ lệ những loại cacao khác nhau được trộn với nhau
  sẽ cho ra đời những loại chocolate với hương vị khác nhau).
          Đường, vanilla, lecithin (chất béo được cho vào chocolate) có thể được cho vào
  ngay lúc này.
          Hỗn hợp này được nghiền và nhào trộn bằng máy trong 1 quá trình gọi là
  “conching” (conching vì hệ thống dùng đá cong như vỏ sò, để đưa đẩy tới lui khối
  chocolate dưới nhiệt độ 55-85oC, đồng thời xoay liên tục). Quá trình này được phát
  minh ra bởi một người Thuỵ Sĩ tên là Rophode Lindt.
          Conching vô cùng cần thiết để giảm độ đắng và lượng axit trong hỗn hợp. Nó
  tách bơ cacao đặc ra và tạo cho chocolate mùi vị cân bằng, không quá đắng để cho ra
  thành phẩm cuối cùng. Bằng cách sử dụng hệ thống quạt gió tách đi lượng độ ẩm còn
  lại và làm axit bay hơi đi, conching còn làm cho hỗn hợp trở nên mịn như lụa và có
  hương vị rất ngon.
          Thời gian cho công đoạn này tuỳ thuộc vào từng nhà sản xuất, tuy nhiên thời
  gian càng dài, hương vị chocolate thành phẩm sẽ càng ngon (tuy nhiên một số nhà sản
  xuất công nghiệp đã bỏ qua hoàn toàn công đoạn này để giảm giá thành sản phẩm).
          Conching thường diễn ra từ 12-72h. Công đoạn đầu tiên là dry conching: chà
  xát, trộn cho bột cacao và đường, đôi khi thêm cả lecithin, hoà vào nhau thành một
  hỗn hợp thật nhuyễn. Công đoạn tiếp theo là wet conching: bơ cacao và có khi cả
  lecithin đuợc cho vào để làm nó mịn hơn nữa.
          Chocolate sau quá trình conching, vẫn còn lỏng và sẽ được trộn đều lên để cho
  thêm bóng bẩy, thành một hỗn hợp mịn và giữ được chất lượng ổn định.
          Quá trình này xảy ra biến đổi về:
          - Vật lý: khối lượng, độ ẩm giảm
          - Hóa học: các acid bay hơi
          - Cảm quan: độ đắng giảm, hương vị thơm ngon hơn, hỗn hợp trở nên đồng
  nhất và mịn như lụa, giữ được chất lượng ổn định.

  2.2. Ủ đảo trộn:
        Đây là một trong những công đoạn khác biệt quan trọng nhất giữa chocolate
  Châu Âu và Mỹ. Các nhà sản xuất chocolate của Mỹ thường dùng hạt cacao chưa lên
  men nên công đoạn này có thể không cần nhằm tiết kiệm thời gian, năng lượng và
  giảm giá thành. Các nhà sản xuất chocolate Châu Âu luôn luôn sử dụng hạt cacao lên
  men nên chocolate thường có mùi rất nồng, công đoạn ủ đảo trộn trong thời gian dài
  4-100h để làm các mùi khó chịu hay acid bay hơi. Sự chà xát, đảo trộn các phần tử rắn
  như hạt cacao, sữa, đường… trong thời gian dài và nhiệt độ cao 50-80oC, làm cho
  chocolate trở nên đồng nhất, trơn mịn.
        Quá trình này cũng tiếp tục xảy ra quá trình bay hơi các acid, cảm quan sản
  phẩm tăng lên, mùi dễ chịu hơn.




NHÓM 7                                   13                                  LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                                GVHD: TRẦN THANH GIANG
  2.3. Ổn định nhiệt:
         Điểm đặc biệt của bơ cacao là tính kết tinh đa hình mà không phải dạng kết tinh
  nào cũng làm chocolate ngon. Chocolate kết tinh ở dạng V hay beta 3 là ngon nhất, bề
  mặt bóng mịn, cấu trúc đồng nhất.
         Chocolate đã nóng chảy hoàn toàn, thường ở nhiệt độ 40-50oC, được làm nguội
  từ từ có khuấy trộn đến khoảng 34-35oC. Sau đó, người ta trích khoảng 1/5 chocolate
  để đi tạo mầm kết tinh bằng cách khuấy đảo trộn ở nhiệt độ 29oC trong thời gian 20-30
  phút. Trộn hai thứ chocolate này lại thì toàn bộ chocolate sẽ được gây mầm kết tinh ở
  nhiệt độ 32oC. Nhiệt độ thấp hơn thì có thêm mầm tinh thể dạng III, dạng IV dễ chảy
  và không ngon, nhiệt độ cao quá thì cũng mất mầm tinh thể, rót khuôn được không lấy
  ra được.
         Quá trình này xảy ra các biến đổi:
         - Vật lý: nhiệt độ thay đổi.
         - Hóa lý: có sự tạo mầm tinh thể.

   2.4. Rót khuôn:
          Việc rót khuôn không hề đơn giản vì độ nhớt rất cao, lại phải ổn định nhiệt độ,
   phải đúng cân lượng nữa, không được xáo trộn mạnh dễ tạo bọt… Nói chung rót khuôn
   cho dạng thanh 100 gram hay 200 gram là dễ nhất. Những miếng chocolate con cá,
   hoa trái… trên một vĩ khuôn sẽ khó rót khuôn hơn vì phải định vị chỗ rót hay phải có
   nhiều đầu rót. Công đoạn này chỉ xảy ra biến đổi về hình dạng.

   2.5. Làm lạnh:
           Sau khi rót khuôn, chocolate phải nhanh chóng đem làm lạnh ở nhiệt độ khoảng
   20-22 C để chocolate kết tinh theo dạng mầm đã có trong giai đoạn ổn định nhiệt.
         o

   Chocolate đủ lạnh sẽ kết tinh và co ngót thể tích 3% làm cho việc tháo khuôn dễ dàng.
   Kết quả ta có thanh chocolate bóng mịn, đồng nhất. Quá trình này xảy ra sự chuyển
   pha từ lỏng sang rắn, thể tích giảm, nhiệt độ giảm, tăng tính cảm quan cho sản phẩm.

   2.6. Bao gói:
          Việc chocolate tiếp xúc lâu dài với không khí trong môi trường hở sẽ làm oxy hóa
   chocolate, ăn không ngon. Đường trong chocolate còn có thể hút ẩm làm tăng dần hàm
   lượng nước trong sữa bột, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển trên bề mặt. Bao gói
   kín chocolate bằng giấy nhôm, bao nhựa… để giữ hương vị ban đầu của chocolate.

   2.7. Bảo quản:
          Nhiệt độ tối ưu để bảo quản chocolate là 20-25 oC. Để chocolate trong ngăn đá
   hay ngăn dưới của tủ lạnh là không hẳn là nhiệt độ tối ưu vì nó làm cả bơ sữa kết tinh
   thành những vệt trắng trên bề mặt.
          Chocolate rất sợ nhiệt độ cao và nắng chiếu trực tiếp vì một khi chocolate đã
   chảy, nó dễ dàng kết tinh lại thô nhám, mất ngon.




 NHÓM 7                                   14                                   LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                              GVHD: TRẦN THANH GIANG

  III. Một số máy móc và thiết bị sản xuất chocolate:
        - Trong công nghiệp, người ta thường dùng máy rang thùng quay dạng cầu hay
  dạng ống để rang. Nhiệt cấp cho quá trình rang thường là hơi nước quá nhiệt hay khí
  đốt LPG sạch hay không khí nóng.




  - Nghiền thô nói chung tương đối đơn giản, có thể nghiền búa hay nghiền trục.
  - Sàng phân loại thường dùng loại sàn lắc bằng bánh cam hay sàng rung.
  - Nghiền ướt thì thực hiện bằng máy nghiền trục có làm lạnh bằng nước. Lý do phải làm
  lạnh trục nghiền là trong quá trình nghiền phát sinh rất nhiều nhiệt làm bơ cacao chảy
  lỏng ra, giảm độ ma sát giữa hạt cacao và trục nghiền, và hậu quả là giảm năng suất
  nghiền.
  - Nghiền tinh: đa số sử dụng máy nghiền bi có thiết kế đơn giản, giá thành rẻ, dễ vận
  hành nhưng năng suất và hiệu suất thấp, ồn ào…
  Đối với nhà máy lớn, người ta dùng máy nghiền 5 trục để giảm kích thước chocolate từ
  100μm xuống 18-20μm. Máy này có năng suất và hiệu suất năng lượng rất cao, tuy
  nhiên giá thành máy rất đắt, bảo trì rất phức tạp trong việc đảm bảo khoảng cách khe
  rất nhỏ giữa các trục nghiền, phải có nước làm nguội cả 5 trục nghiền, khi trục mòn
  phải gửi về hãng sản xuất máy để phục chế bề mặt trục…
  Trong chế biến chocolate tại nhà với số lượng ít, người ta dùng máy nghiền con lăn
  bằng đá chạy vòng vòng suốt ngày đêm để nghiền một hai ký chocolate.




NHÓM 7                                   15                                  LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                       GVHD: TRẦN THANH GIANG

  - Máy đóng dấu và bao gói chocolate đồng tiền:




  - Máy nhào trộn chocolate:




NHÓM 7                                  16                       LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE        GVHD: TRẦN THANH GIANG

                                              -




      - Máy                                   nấu        chảy
chocolate:




   NHÓM 7                        17                 LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE                    GVHD: TRẦN THANH GIANG

  - Máy nấu chảy và nhào trộn chocolate:




  - Thiết bị làm lạnh đường hầm:




NHÓM 7                                     18                 LỚP 48TP1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE           GVHD: TRẦN THANH GIANG




  - Máy áo lớp ngoài chocolate:




NHÓM 7                            19                 LỚP 48TP1

More Related Content

What's hot

Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoCông nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoFood chemistry-09.1800.1595
 
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đườngNhung Nguyen
 
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệtđánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệtFood chemistry-09.1800.1595
 
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộpCông nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộpljmonking
 
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)YenPhuong16
 
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩmTiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩmdai phuc
 
Phép thử thị hiếu th
Phép thử thị hiếu thPhép thử thị hiếu th
Phép thử thị hiếu thduongduclong
 
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sấy malt trong sản xuất bia đen
Sấy malt trong sản xuất bia đenSấy malt trong sản xuất bia đen
Sấy malt trong sản xuất bia đenThảo Phạm
 
Quy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượng
Quy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượngQuy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượng
Quy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượngYume Do
 
cn sản xuất đường
cn sản xuất đườngcn sản xuất đường
cn sản xuất đườngVu Binh
 
Cnsx banh keo
Cnsx banh keoCnsx banh keo
Cnsx banh keooanhthang
 
Nghiên cứu thu nhận anthocyanin từ phế liệu gạo đen và xác định hoạt tính khá...
Nghiên cứu thu nhận anthocyanin từ phế liệu gạo đen và xác định hoạt tính khá...Nghiên cứu thu nhận anthocyanin từ phế liệu gạo đen và xác định hoạt tính khá...
Nghiên cứu thu nhận anthocyanin từ phế liệu gạo đen và xác định hoạt tính khá...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Công nghệ lên men bia
Công nghệ lên men biaCông nghệ lên men bia
Công nghệ lên men bia
 
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoCông nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
 
Đề tài: Áp dụng HACCP vào quy trình sản xuất dứa khoanh đóng hộp
Đề tài: Áp dụng HACCP vào quy trình sản xuất dứa khoanh đóng hộpĐề tài: Áp dụng HACCP vào quy trình sản xuất dứa khoanh đóng hộp
Đề tài: Áp dụng HACCP vào quy trình sản xuất dứa khoanh đóng hộp
 
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường
 
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệtđánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
 
Cong nghe SX bia
Cong nghe SX biaCong nghe SX bia
Cong nghe SX bia
 
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộpCông nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
 
Bao bi giay (1)
Bao bi giay (1)Bao bi giay (1)
Bao bi giay (1)
 
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)
 
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩmTiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
 
Phép thử thị hiếu th
Phép thử thị hiếu thPhép thử thị hiếu th
Phép thử thị hiếu th
 
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
 
Sấy malt trong sản xuất bia đen
Sấy malt trong sản xuất bia đenSấy malt trong sản xuất bia đen
Sấy malt trong sản xuất bia đen
 
Quy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượng
Quy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượngQuy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượng
Quy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượng
 
cn sản xuất đường
cn sản xuất đườngcn sản xuất đường
cn sản xuất đường
 
Bai giang mon banh keo
Bai giang mon banh keoBai giang mon banh keo
Bai giang mon banh keo
 
Cong nghe sau thu hoach rau qua
Cong nghe sau thu hoach rau quaCong nghe sau thu hoach rau qua
Cong nghe sau thu hoach rau qua
 
Cnsx banh keo
Cnsx banh keoCnsx banh keo
Cnsx banh keo
 
De tai tim hieu cong nghe san xuat bia
De tai tim hieu cong nghe san xuat biaDe tai tim hieu cong nghe san xuat bia
De tai tim hieu cong nghe san xuat bia
 
Nghiên cứu thu nhận anthocyanin từ phế liệu gạo đen và xác định hoạt tính khá...
Nghiên cứu thu nhận anthocyanin từ phế liệu gạo đen và xác định hoạt tính khá...Nghiên cứu thu nhận anthocyanin từ phế liệu gạo đen và xác định hoạt tính khá...
Nghiên cứu thu nhận anthocyanin từ phế liệu gạo đen và xác định hoạt tính khá...
 

Similar to Baocao chocolate

Tìm hiểu bánh kẹo truyền thống - Kẹo dừa
Tìm hiểu bánh kẹo truyền thống - Kẹo dừaTìm hiểu bánh kẹo truyền thống - Kẹo dừa
Tìm hiểu bánh kẹo truyền thống - Kẹo dừaKej Ry
 
Tiểu luận mô hình hóa
Tiểu luận mô hình hóaTiểu luận mô hình hóa
Tiểu luận mô hình hóaNgà Nguyễn
 
Hoa thuc pham_0337
Hoa thuc pham_0337Hoa thuc pham_0337
Hoa thuc pham_0337dungtrt1905
 
công nghệ sản xuất chè đen
công nghệ sản xuất chè đen công nghệ sản xuất chè đen
công nghệ sản xuất chè đen Lô Vĩ Vi Vi
 
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang MỹChiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang MỹYenPhuong16
 
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdf
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdfThiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdf
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdfMan_Ebook
 
cong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdf
cong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdfcong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdf
cong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdf19L1031099LTHTHY
 
Ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffee
Ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffeeẢnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffee
Ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffeeLệ Thủy
 
Công nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 clt
Công nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 cltCông nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 clt
Công nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 clttinhfood
 
Phattriensp moi
Phattriensp moiPhattriensp moi
Phattriensp moitam0122
 
Lịch sử bánh kẹo
Lịch sử bánh kẹoLịch sử bánh kẹo
Lịch sử bánh kẹoUynPhng346386
 
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóaTiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóaChu Kien
 
Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi khách hàng
Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi khách hàngVăn hóa ảnh hưởng đến hành vi khách hàng
Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi khách hàngAnh Thư
 
Chiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung Nguyên
Chiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung NguyênChiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung Nguyên
Chiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung Nguyênluanvantrust
 
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcQuản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcLe Huynh
 
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfMan_Ebook
 
Tìm hiểu hệ thống đóng chai trong nhà máy bia
Tìm hiểu hệ thống đóng chai trong nhà máy biaTìm hiểu hệ thống đóng chai trong nhà máy bia
Tìm hiểu hệ thống đóng chai trong nhà máy biaebookbkmt
 
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   carotenBáo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta carotenThan Van Bac
 

Similar to Baocao chocolate (20)

Chinh qtsx keo caphe
Chinh qtsx keo capheChinh qtsx keo caphe
Chinh qtsx keo caphe
 
Tìm hiểu bánh kẹo truyền thống - Kẹo dừa
Tìm hiểu bánh kẹo truyền thống - Kẹo dừaTìm hiểu bánh kẹo truyền thống - Kẹo dừa
Tìm hiểu bánh kẹo truyền thống - Kẹo dừa
 
Tiểu luận mô hình hóa
Tiểu luận mô hình hóaTiểu luận mô hình hóa
Tiểu luận mô hình hóa
 
Đề tài: Công nghệ sản xuất sữa tươi thanh trùng, HAY
Đề tài: Công nghệ sản xuất sữa tươi thanh trùng, HAYĐề tài: Công nghệ sản xuất sữa tươi thanh trùng, HAY
Đề tài: Công nghệ sản xuất sữa tươi thanh trùng, HAY
 
Hoa thuc pham_0337
Hoa thuc pham_0337Hoa thuc pham_0337
Hoa thuc pham_0337
 
công nghệ sản xuất chè đen
công nghệ sản xuất chè đen công nghệ sản xuất chè đen
công nghệ sản xuất chè đen
 
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang MỹChiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
 
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdf
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdfThiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdf
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdf
 
cong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdf
cong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdfcong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdf
cong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdf
 
Ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffee
Ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffeeẢnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffee
Ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffee
 
Công nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 clt
Công nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 cltCông nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 clt
Công nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 clt
 
Phattriensp moi
Phattriensp moiPhattriensp moi
Phattriensp moi
 
Lịch sử bánh kẹo
Lịch sử bánh kẹoLịch sử bánh kẹo
Lịch sử bánh kẹo
 
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóaTiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
 
Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi khách hàng
Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi khách hàngVăn hóa ảnh hưởng đến hành vi khách hàng
Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi khách hàng
 
Chiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung Nguyên
Chiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung NguyênChiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung Nguyên
Chiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung Nguyên
 
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcQuản trị chiến lược
Quản trị chiến lược
 
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
 
Tìm hiểu hệ thống đóng chai trong nhà máy bia
Tìm hiểu hệ thống đóng chai trong nhà máy biaTìm hiểu hệ thống đóng chai trong nhà máy bia
Tìm hiểu hệ thống đóng chai trong nhà máy bia
 
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   carotenBáo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta caroten
 

Baocao chocolate

  • 1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG 1. Bùi Trường Bích Ngân 48134213 2. Hồ Diễm Thúy 48134326 3. Võ Thị Mỹ Lộc 48134185 4. Nguyễn Lê Hưng 48134137 5. Huỳnh Ngọc Thiện 48134307 6. Trần Văn Phong 48134249 NHÓM 7 1 LỚP 48TP1
  • 2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG Chocolate là một thực phẩm đang rất được ưa chuộng trên thế giới hiện nay. Chocolate chẳng những được yêu thích bởi trẻ con vốn ưa kẹo bánh ngọt mà nó còn trở thành một món khoái khẩu của không ít người lớn. Đặc biệt hơn, vào dịp lễ tình nhân Valentine, bên cạnh những tấm thiệp chứa đựng những thông điệp yêu thương, những bông hồng đỏ rực rỡ hay những món quà đầy ý nghĩa mà các cặp tình nhân trao cho nhau thì những thanh chocolate ngọt ngào để bày tỏ tình cảm đã trở nên không thể thiếu đối với họ trong dịp lễ quan trọng này. Một nghiên cứu mới đây của trường Đại học Havard đã chứng tỏ rằng: nếu bạn ăn chocolate 3 lần trong một tháng bạn sẽ sống lâu hơn một năm so với những người từ bỏ sự thèm ngọt này. Rất nhiều trong số chúng ta rất ưa thích hương vị thơm ngon và đặc trưng của chocolate nhưng chắc hẳn sẽ không nhiều người biết rõ về cách thức làm ra loại thực phẩm này. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi xin trình bày những tìm hiểu của mình về SẢN XUẤT CHOCOLATE nhằm cung cấp cho mọi người thêm một số kiến thức, hiểu biết thú vị và cần thiết về vấn đề này. NHÓM 7 2 LỚP 48TP1
  • 3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG I. Tổng quan về chocolate: 1. Nguyên liệu sản xuất chocolate 2. Lịch sử hình thành và phát triển chocolate 3. Thành phần hóa học của chocolate 4. Công dụng của chocolate II. Sản xuất chocolate: 1. Xử lý nguyên liệu 2. Quy trình sản xuất chocolate 3. Các biến đổi trong quá trình sản xuất chocolate III. Một số máy móc và thiết bị sản xuất chocolate. NHÓM 7 3 LỚP 48TP1
  • 4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG I. Tổng quan về chocolate: 1. Nguyên liệu sản xuất chocolate: Nguyên liệu để sản xuất chocolate là hạt cacao. Hạt cacao lấy từ cây cacao (Theobroma cacao). Trong thiên nhiên cây này mọc trong vùng nhiệt đới ẩm gần xích đạo và thường được trồng tại Nam Mỹ, Phi Châu và Nam Dương (Indonesia). Chúng không thể mọc ở những nơi quá cao hay những nơi quá lạnh và quá khô, có thân cây cao, mỏng thẳng tắp và khá gầy guộc. Trong tự nhiên, cây cacao cao khoảng 15-60 feet nhưng cây trồng chỉ cao khoảng 13-33 feet. Loại cây này có một điểm đặc biệt là hoa và quả của nó ra cùng lúc và liên tục nhưng nó khác các loại cây khác ở chỗ hoa và quả mọc thành cụm trên cùng những cành lớn. Quả cacao chín sẽ có hình oval, dài khoảng 8-14 inches, màu đỏ hay tím. Mỗi quả cacao có từ 25 đến 75 hạt thành 5 hàng bám quanh lõi quả. Chúng có vị ngọt, hơi giống vị vải nhưng lại có mùi chocolate. Thông thường một vụ mùa từ 1 cây cacao người ta thu hoạch được khoảng 7-8 pounds chocolate. Hạt cacao để lên men khoảng một tuần, phơi nắng cho khô trước khi chở đến xưởng làm chocolate. Tại đây hạt cacao được rang lên cho đậm mùi (tương tự như hột cà phê). Mỗi loại hạt, tùy giống và tùy theo nơi trồng tạo ra những loại chocolate với mùi vị và phẩm chất khác nhau. NHÓM 7 4 LỚP 48TP1
  • 5. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG 2. Lịch sử hình thành và phát triển chocolate: a. Lịch sử hình thành của chocolate: Hơn 2000 năm trước, cây cacao đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những người dân vùng Châu Mĩ Latinh. Người Mayan và Aztec đã trồng cây ca cao từ rất lâu. Họ tin rằng cây cacao là của Thượng Đế và hạt cacao là ân sủng của chúa cho con người. Người Aztec cũng đã phát hiện ra rằng khi nghiền hạt cây thành bột nhão và cho thêm gia vị, họ có thể tạo ra một thứ đồ uống ngon mát và bổ dưỡng. Thứ đồ uống này đắng hơn rất nhiều so với chocolate ngày nay. Những nhà thám hiểm châu Âu vào thế kỷ 16 đã du nhập món đồ uống này, bổ sung thêm hương vị ngọt ngào, và chẳng bao lâu nó thành một món đồ uống thông dụng và xa xỉ. Trong gần 1 thế kỉ, cacao được coi là thức uống đặc trưng và là điều bí mật của những người Tây Ban Nha. Tuy nhiên do giá cả quá đắt đỏ nên những người Tây Ban Nha thực dụng và nhạy bén đã ngay lập tức trồng cây cacao trên các thuộc địa của họ để xuất khẩu tới những quốc gia khác trong châu lục và thu lại khoản lợi nhuận khổng lồ. Cacao đã lan truyền khắp Châu Âu kể từ khi ấy. b. Tình hình phát triển: Chocolate thực hiện cuộc hành trình qua nhiều nước như Pháp, Anh, Mỹ… và đến đâu chúng cũng trở thành thực phẩm rất được ưa chuộng. Kể từ khi quán bán chocolate đầu tiên được khai trương năm 1657, tới đầu thế kỉ 18, những nhà máy sản xuất chocolate đầu tiên đã được thành lập (1728: ở Bistrol, nhà máy sản xuất chocolat đầu tiên ra đời với máy thuỷ lực). Tới 1730, cacao sụt giá mạnh cùng với những máy móc được phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo tiền đề cho 1 nền công nghiệp sản xuất chocolate với số lượng lớn và giá thành rẻ. Vào thế kỷ 19, chocolate rắn đã trở nên phổ biến, với sự ra đời của các kiểu khuôn đúc. Người ta dùng máy xay nghiền nát hạt cacao thành bột mịn rồi đun nóng và đổ vào khuôn, tạo nên các hình dạng khác nhau khi đã nguội lạnh. NHÓM 7 5 LỚP 48TP1
  • 6. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG Một người Hà Lan tên là Coenrad Van Houten đã hoàn thiện việc chiết tách bơ cacao từ hạt cacao vào năm 1825. Hạt được nghiền nát thành lớp nhão, đun dưới áp suất cao, tạo nên chất lỏng chocolate và bơ cacao. Bơ chiết xuất này được làm mịn và xử lý để khử mùi.Vào những năm 1880, Rudolphe Lindt tại Switzerland đã bổ sung bơ cacao vào quá trình sản xuất chocolate, để làm cho sản phẩm nhẵn và bóng láng hơn. Năm 1875, Daniel Peter người Thuỵ Sĩ đã hoàn thiện quá trình sản xuất chocolate sữa, ngọt và mịn hơn chocolate đen. Đến đầu TK20, chocolate đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của toàn Châu Âu. Với sự phát triển mạnh mẽ liên tục, khi mà cacao đã trở thành một thực phẩm thông dụng và phổ biến trên khắp Châu Âu, thì việc trồng nó sẽ lan rộng ra toàn cầu là điều dễ hiểu. Cacao được trồng ở nhiều khu vực như Brazil, Pháp, Bồ Đào Nha và những thuộc địa của nó để buôn bán tới khắp nơi trên thế giới. Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và kỹ thuật thế giới, nhiều quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại đã được áp dụng vào sản xuất chocolate, làm cho chất lượng, mẫu mã cũng như mùi vị của chocolate được hoàn thiện không ngừng, trở thành một món ăn tuyệt vời được ưa chuộng không chỉ ở phương Đông, phương Tây mà trên toàn thế giới. 3. Các chất dinh dưỡng của chocolate: Các loại chocolate khác nhau có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, tuỳ thuộc vào công thức chế biến mỗi loại. Thông thường trong chocolate chứa:  Protein: cần cho sự nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào. Cacao chứa 8 axit amin thiết yếu trong các thực phẩm mà con người cần sử dụng hàng ngày.  Chất béo: chủ yếu là các chất béo đã bão hoà, chiếm đến 50% thành phần chocolate. Các axit béo cấu thành nên bơ cacao thúc đẩy quá trình giảm cholesterol trong cơ thể.  Vitamin E: một loại vitamin có thể hoà tan các chất béo, rất cần thiết cho sự phát triển của màng tế bào.  Chất sắt: không thể thiếu trong quá trình hình thành hêmôglôbin - một loại hợp chất mang ôxi đến cho máu.  Cafêin: chất kích thích hệ thần kinh.  Chất đồng: trợ giúp cho việc chuyển hoá chất sắt, tạo nên melanin (trong tóc và da) và các chức năng của hệ thần kinh trung ương.  Chất xơ: giúp điều hoà quá trình liên vận trong ruột.  Kali: ảnh hưởng tới việc kích thích cơ bắp và chuyển hoá của tim.  Magie: đảm bảo sự cân bằng trong hệ thần kinh và điều hoà sự kích thích cơ bắp. Nếu thiếu chất này, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, cảm giác bất an, lo lắng, mất ngủ và bị táo bón.  Canxi: đóng vai trò cơ bản trong hoạt động của tế bào và trong sự hình thành xương và răng.  Photpho: là thành phần của mạng lưới xương, đây là một loại chất khoáng rất quan trọng cần thiết cho cơ thể, cũng như canxi.  Các loại hoá chất từ thực vật có tác dụng chống ôxi hoá (ví dụ như chất flavonoids): hạt cacao - thành phần chủ yếu trong chocolate - chứa hơn 600 loại hoá chất từ thực vật, trong đó có các chất chống ôxi hoá có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim và ung thư.  Natri: trong chocolate sữa, có thể chứa khoảng 100mg. NHÓM 7 6 LỚP 48TP1
  • 7. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG 4. Công dụng của chocolate:  Tác dụng trên tim mạch: Đây là lợi ích đầu tiên mà các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đến. Chất phenolic có trong chocolate có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế các nguy cơ rủi ro có thể xảy đến với hệ tim mạch. Hơn nữa, chocolate còn có tác dụng hạn chế nguy cơ tăng hàm lượng cholesterol, cho dù chế độ ăn có bị buông lỏng. Mặt khác, chất catechin trong chocolate cũng có tác dụng chống lại các chất oxy hóa - nguyên nhân gây xơ cứng mạch máu, mỡ máu cũng như các rủi ro khác cho tim, cho hệ mạch kể cả mạch não.  Tác dụng chống ung thư: đặc biệt là chocolate đen. Sở dĩ như vậy là vì trong thành phần của chocolate có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất khoáng và vitamin.  Tác dụng trên não: chocolate có chứa theobromin, cafein, phenylethylamin, serontonin là những chất kích thích hệ thần kinh trung tâm, giúp cải thiện hoạt động cơ bắp và phản xạ, giúp chống lại sự căng thẳng, mệt mỏi và trạng thái trầm cảm, tạo cho ta cảm giác, hưng phấn, thoải mái.  Tác dụng đến hoạt động tình dục: Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người, đặc biệt là phụ nữ, nếu sử dụng chocolate đều đặn sẽ có cảm hứng, khả năng và cơ hội thỏa mãn tình dục tốt hơn hẳn. Mặt khác, chất tryptophan trong chocolate giúp cho người ta tăng thêm cảm giác thích thú, hấp dẫn, đồng thời kích thích trung tâm khoái cảm ở vỏ não.  Tác dụng khác: Chống sâu răng, chống ho kéo dài, chống lao và các bệnh về phổi, chống suy nhược cơ thể. NHÓM 7 7 LỚP 48TP1
  • 8. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG II. Sản xuất chocolate: Từ quả cacao trên cây để sản xuất ra được một sản phẩm chocolate hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn khá phức tạp. Có thể phân thành hai phần lớn: 1. Xử lý nguyên liệu: Sơ đồ quy trình: Hạt cacao Thu hoạch Lên men Kiềm hoá Làm khô Rang hạt Nghiền thô Sàng phân loại Tách vỏ Nghiền ướt Chocolate liquor NHÓM 7 8 LỚP 48TP1
  • 9. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG 1.1. Thu hoạch: Dùng dao bổ đôi quả cacao ra, xúc múi ra và bỏ đi vỏ quả. Rất nhanh sau khi người ta bổ những quả cacao ra, màu của hạt nhanh chóng chuyển từ màu ngà sang màu tím sẫm. 1.2. Lên men: Lên men là quá trình quan trọng đầu tiên trong việc nâng cao chất lượng hạt cacao. Những hạt cacao với phần thịt quả còn tươi bám vào được bỏ vào hộp hay những cái giỏ để lên men trong vòng 2-9 ngày, tuỳ thuộc vào độ ẩm. Vi khuẩn và men có trong không khí phân huỷ phần thịt quả tạo ra axit acetic (thành phần chính của giấm) và rồi trở thành rượu, với một số lượng nhiều như lượng rượu tạo ra từ nho. Màu của chúng chuyển từ tím sang nâu và bắt đầu có mùi chocolate. Mùi hương tăng còn độ đắng thì giảm và hạt chuyển sang màu nâu đỏ sẫm. 1.3. Kiềm hóa: Công đoạn này được tiến hành sau khi đã lên men hạt cacao. Hạt cacao lên men có rất nhiều acid acetic, acid lactic… và vẫn còn tồn dư sau quá trình rang hạt. Việc kiềm hóa làm hạt bớt chua đi hoặc hoàn toàn không chua, pH từ 4-4,5 được nâng lên 6,8-7,2. Việc kiềm hóa này cũng làm hạt cacao đắng hơn và sậm màu hơn do các polyphenol phản ứng với chất kiềm. Chất kiềm hóa thường dùng là dung dịch K2CO3 hay Na2CO3. Việc kiềm hóa dư có thể xà phòng hóa bơ cacao. Sau đó, người ta phải khuấy tách nước ở nhiệt độ khoảng 60-70oC để nước bay hơi dần dần. 1.4. Làm khô: Việc làm khô hạt cacao giúp cho hương vị đậm đà hơn do làm mất đi lượng nước trong nó. Hạt cacao thường được xếp lên khay hay những cái chiếu làm từ tre nứa và phơi nắng hay sấy bằng lửa nhỏ, hoặc bằng những ống thổi khí nóng trong phòng kín. Chúng được đảo liên tục để đảm bảo độ khô đồng đều. Quá trình này thường mất khoảng 10-20 ngày, và sau đó hạt sẽ được phân loại theo kích cỡ to nhỏ khác nhau, hạt càng to càng đắt. 1.5. Rang hạt: Quá trình rang làm tăng cả mùi vị cũng như hương thơm của hạt, làm chúng sậm màu hơn cũng như làm khô vỏ hạt. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất trong việc quyết định chất lượng chocolate. Chất lượng rang phụ thuộc rất nhiều vào độ chín đồng đều, nhiệt độ rang và thời gian rang. Nhiệt độ để rang hạt là một điều vô cùng quan trọng, đòi hỏi phải theo dõi khắt khe bởi: nếu rang quá nóng sẽ làm hỏng hương vị tự nhiên và làm chúng trở nên quá đắng, còn nếu rang chưa đủ độ sẽ làm chúng không tiết được hết hết hương thơm cũng như vị đắng tự nhiên của mình. Nhiệt độ trong suốt quá trình rang phải được tính toán sao cho phù hợp với từng loại hạt riêng biệt. Những loại hạt nhẹ phải được rang ở nhiệt độ thấp hơn những hạt to và nặng. Nhiệt độ rang có thể từ 70-140oC trong thời gian 7-80 phút. Đối với hạt cacao dùng sản xuất chocolate sữa, nhiệt độ rang thường thấp hơn, chỉ 100-105oC nhưng nếu NHÓM 7 9 LỚP 48TP1
  • 10. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG hạt dùng để ép bơ thì nhiệt độ rang thường 120-130 oC. Sau quá trình rang, độ ẩm giảm từ 7-8% xuống còn 2-3%. Quá trình rang xảy ra nhiều phản ứng hóa lý rất phức tạp, trong đó có quá trình bốc hơi nước và hơi acid acetic có trong hạt cacao lên men, phản ứng Maillard, phản ứng của polyphenol, flavanols... Sau khi rang, hạt phải làm nguội càng nhanh càng tốt để bơ cacao ít di chuyển từ hạt ra vỏ ca cao. 1.6. Nghiền thô: Nghiền thô nói chung tương đối đơn giản để loại bỏ đi phần vỏ vốn nhẹ hơn hạt rất nhiều. Tuy nhiên, nó quan trọng ở chỗ hạt cacao chỉ nên bị vỡ làm ba, làm tư và càng sinh ra ít bụi càng tốt. Nếu quá nhiều bụi sinh ra, thì việc tách vỏ ra khỏi bụi rất khó khăn. 1.7. Sàng phân loại: Mục đích việc sàng phân loại là tăng khả năng phân ly vỏ ra khỏi hạt. Nếu hạt nhỏ lẫn với vỏ lớn thì khi thổi vỏ cả vỏ lớn và hạt nhỏ đều bay. Thường người ta phân làm 4-5 cỡ hạt. Nhiều cỡ hơn thì quá phức tạp, ít cỡ hơn thì việc phân ly hiệu suất thấp. 1.8. Tách vỏ: Về nguyên lý thổi vỏ hạt ca cao thì không khác gì hình ảnh cô thôn nữ làng quê cầm thúng thóc đổ từ trên cao xuống để gió thổi hạt lúa lép ra khỏi hạt lúa chắc. Tuy nhiên, thổi vỏ hạt cacao khó hơn nhiều vì vỏ hạt cacao khá dày và tỉ trọng nặng không kém nhân hạt cacao. Lượng vỏ tách ra khỏi hạt trong quá trình này chiếm 20-25% lượng hạt ban đầu. Ở nước ngoài, vỏ này có thể dùng trích chất flavanol chống oxy hóa tự nhiên là theobromine có tác chống các gốc tự do gây lão hóa. 1.9. Nghiền ướt: Hạt cacao bị nghiền đến kích thước khoảng 100μm thì lượng chất béo chứa trong chúng bị chảy lỏng và bột cacao lúc này bị quyện lại thành một khối có màu nâu sẫm gọi là “chocolate liquor”. Ngay lúc này, chocolate liquor đã có thể sử dụng để làm thành bột cacao hay chocolate. Chocolate liquor được ép lấy chất lỏng (là cocoa butter) và phần còn lại được làm lạnh và tán thành bột, đây chính là bột cacao không đường (unsweetended cocoa powder). * Ép bơ: Bơ cacao là thành phần không thể thiếu trong chocolate ngon. Bơ cacao ngoài chuyện có một lượng lớn chất polyphenol chống oxy hóa tự nhiên, nó có khả năng kết tinh đa hình tùy theo nhiệt độ. Dạng bơ kết tinh beta 3 hay dạng V (5) của bơ cacao có cấu trúc tinh thể mịn, bóng, vị thơm đặc trưng, tan chảy nhanh dưới thân nhiệt. Chính đặc điểm này giúp chocolate sản xuất từ bơ cacao có vị thơm ngon hơn loại chocolate dùng bơ thực vật thay thế CBS (Cocoa Butter Subtitute hay Cocoa Butter Replacer). Chocolate Liên Minh Châu Âu chỉ cho phép dùng 5% bơ thực vật thay thế. Tuy nhiên, các hãng chocolate Châu Âu nổi tiếng thường dùng hoàn toàn bơ cacao để giữ chất NHÓM 7 10 LỚP 48TP1
  • 11. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG lượng. Hoa Kỳ thì không cho phép sử dụng bơ thay thế trong các sản phẩm có mang tên Chocolate. Ép bơ cacao phức tạp hơn ép dầu thực vật khác, do ép bơ cacao cần gia nhiệt để bơ linh động thoát ra ngoài. Áp suất ép bơ có thể lên hơn 200 kg/cm 2. Sau khi ép bơ, ta có bột cacao chứa 18-22% bơ cacao. Muốn lấy tiếp bơ cacao ra khỏi bột, người ta phải qua tiếp giai đoạn trích ly bằng dung môi để lấy tiếp bơ cacao. Bột sau trích ly chỉ còn 10-12% bơ. Do việc ép tách bơ khá phức tạp, nên giá thành bơ ép cacao đắt gấp 4-5 lần bơ thực vật thay thế. NHÓM 7 11 LỚP 48TP1
  • 12. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG 2. Quy trình sản xuất chocolate thành phẩm: Sơ đồ quy trình: Bột cacao Bột cacao Kiềm hóa Phối trộn và nghiền tinh Ép bơ Ủ đảo trộn Phối trộn Ổn định nhiệt Nghiền tinh Rót khuôn Ủ đảo trộn Làm lạnh Ổn định nhiệt Bao gói Rót khuôn Bảo quản Làm lạnh Bao gói Chocolate thành phẩm Bảo quản NHÓM 7 12 LỚP 48TP1 Chocolat
  • 13. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG 2.1. Phối trộn và nghiền tinh: Để làm chocolate, chocolate liquor từ những hạt cacao đến từ những cánh đồng khác nhau được chọn lựa kĩ càng, tuỳ thuộc vào yêu cầu cho ra hương vị ra sao mà họ chọn lựa và trộn chúng với nhau (tỉ lệ những loại cacao khác nhau được trộn với nhau sẽ cho ra đời những loại chocolate với hương vị khác nhau). Đường, vanilla, lecithin (chất béo được cho vào chocolate) có thể được cho vào ngay lúc này. Hỗn hợp này được nghiền và nhào trộn bằng máy trong 1 quá trình gọi là “conching” (conching vì hệ thống dùng đá cong như vỏ sò, để đưa đẩy tới lui khối chocolate dưới nhiệt độ 55-85oC, đồng thời xoay liên tục). Quá trình này được phát minh ra bởi một người Thuỵ Sĩ tên là Rophode Lindt. Conching vô cùng cần thiết để giảm độ đắng và lượng axit trong hỗn hợp. Nó tách bơ cacao đặc ra và tạo cho chocolate mùi vị cân bằng, không quá đắng để cho ra thành phẩm cuối cùng. Bằng cách sử dụng hệ thống quạt gió tách đi lượng độ ẩm còn lại và làm axit bay hơi đi, conching còn làm cho hỗn hợp trở nên mịn như lụa và có hương vị rất ngon. Thời gian cho công đoạn này tuỳ thuộc vào từng nhà sản xuất, tuy nhiên thời gian càng dài, hương vị chocolate thành phẩm sẽ càng ngon (tuy nhiên một số nhà sản xuất công nghiệp đã bỏ qua hoàn toàn công đoạn này để giảm giá thành sản phẩm). Conching thường diễn ra từ 12-72h. Công đoạn đầu tiên là dry conching: chà xát, trộn cho bột cacao và đường, đôi khi thêm cả lecithin, hoà vào nhau thành một hỗn hợp thật nhuyễn. Công đoạn tiếp theo là wet conching: bơ cacao và có khi cả lecithin đuợc cho vào để làm nó mịn hơn nữa. Chocolate sau quá trình conching, vẫn còn lỏng và sẽ được trộn đều lên để cho thêm bóng bẩy, thành một hỗn hợp mịn và giữ được chất lượng ổn định. Quá trình này xảy ra biến đổi về: - Vật lý: khối lượng, độ ẩm giảm - Hóa học: các acid bay hơi - Cảm quan: độ đắng giảm, hương vị thơm ngon hơn, hỗn hợp trở nên đồng nhất và mịn như lụa, giữ được chất lượng ổn định. 2.2. Ủ đảo trộn: Đây là một trong những công đoạn khác biệt quan trọng nhất giữa chocolate Châu Âu và Mỹ. Các nhà sản xuất chocolate của Mỹ thường dùng hạt cacao chưa lên men nên công đoạn này có thể không cần nhằm tiết kiệm thời gian, năng lượng và giảm giá thành. Các nhà sản xuất chocolate Châu Âu luôn luôn sử dụng hạt cacao lên men nên chocolate thường có mùi rất nồng, công đoạn ủ đảo trộn trong thời gian dài 4-100h để làm các mùi khó chịu hay acid bay hơi. Sự chà xát, đảo trộn các phần tử rắn như hạt cacao, sữa, đường… trong thời gian dài và nhiệt độ cao 50-80oC, làm cho chocolate trở nên đồng nhất, trơn mịn. Quá trình này cũng tiếp tục xảy ra quá trình bay hơi các acid, cảm quan sản phẩm tăng lên, mùi dễ chịu hơn. NHÓM 7 13 LỚP 48TP1
  • 14. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG 2.3. Ổn định nhiệt: Điểm đặc biệt của bơ cacao là tính kết tinh đa hình mà không phải dạng kết tinh nào cũng làm chocolate ngon. Chocolate kết tinh ở dạng V hay beta 3 là ngon nhất, bề mặt bóng mịn, cấu trúc đồng nhất. Chocolate đã nóng chảy hoàn toàn, thường ở nhiệt độ 40-50oC, được làm nguội từ từ có khuấy trộn đến khoảng 34-35oC. Sau đó, người ta trích khoảng 1/5 chocolate để đi tạo mầm kết tinh bằng cách khuấy đảo trộn ở nhiệt độ 29oC trong thời gian 20-30 phút. Trộn hai thứ chocolate này lại thì toàn bộ chocolate sẽ được gây mầm kết tinh ở nhiệt độ 32oC. Nhiệt độ thấp hơn thì có thêm mầm tinh thể dạng III, dạng IV dễ chảy và không ngon, nhiệt độ cao quá thì cũng mất mầm tinh thể, rót khuôn được không lấy ra được. Quá trình này xảy ra các biến đổi: - Vật lý: nhiệt độ thay đổi. - Hóa lý: có sự tạo mầm tinh thể. 2.4. Rót khuôn: Việc rót khuôn không hề đơn giản vì độ nhớt rất cao, lại phải ổn định nhiệt độ, phải đúng cân lượng nữa, không được xáo trộn mạnh dễ tạo bọt… Nói chung rót khuôn cho dạng thanh 100 gram hay 200 gram là dễ nhất. Những miếng chocolate con cá, hoa trái… trên một vĩ khuôn sẽ khó rót khuôn hơn vì phải định vị chỗ rót hay phải có nhiều đầu rót. Công đoạn này chỉ xảy ra biến đổi về hình dạng. 2.5. Làm lạnh: Sau khi rót khuôn, chocolate phải nhanh chóng đem làm lạnh ở nhiệt độ khoảng 20-22 C để chocolate kết tinh theo dạng mầm đã có trong giai đoạn ổn định nhiệt. o Chocolate đủ lạnh sẽ kết tinh và co ngót thể tích 3% làm cho việc tháo khuôn dễ dàng. Kết quả ta có thanh chocolate bóng mịn, đồng nhất. Quá trình này xảy ra sự chuyển pha từ lỏng sang rắn, thể tích giảm, nhiệt độ giảm, tăng tính cảm quan cho sản phẩm. 2.6. Bao gói: Việc chocolate tiếp xúc lâu dài với không khí trong môi trường hở sẽ làm oxy hóa chocolate, ăn không ngon. Đường trong chocolate còn có thể hút ẩm làm tăng dần hàm lượng nước trong sữa bột, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển trên bề mặt. Bao gói kín chocolate bằng giấy nhôm, bao nhựa… để giữ hương vị ban đầu của chocolate. 2.7. Bảo quản: Nhiệt độ tối ưu để bảo quản chocolate là 20-25 oC. Để chocolate trong ngăn đá hay ngăn dưới của tủ lạnh là không hẳn là nhiệt độ tối ưu vì nó làm cả bơ sữa kết tinh thành những vệt trắng trên bề mặt. Chocolate rất sợ nhiệt độ cao và nắng chiếu trực tiếp vì một khi chocolate đã chảy, nó dễ dàng kết tinh lại thô nhám, mất ngon. NHÓM 7 14 LỚP 48TP1
  • 15. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG III. Một số máy móc và thiết bị sản xuất chocolate: - Trong công nghiệp, người ta thường dùng máy rang thùng quay dạng cầu hay dạng ống để rang. Nhiệt cấp cho quá trình rang thường là hơi nước quá nhiệt hay khí đốt LPG sạch hay không khí nóng. - Nghiền thô nói chung tương đối đơn giản, có thể nghiền búa hay nghiền trục. - Sàng phân loại thường dùng loại sàn lắc bằng bánh cam hay sàng rung. - Nghiền ướt thì thực hiện bằng máy nghiền trục có làm lạnh bằng nước. Lý do phải làm lạnh trục nghiền là trong quá trình nghiền phát sinh rất nhiều nhiệt làm bơ cacao chảy lỏng ra, giảm độ ma sát giữa hạt cacao và trục nghiền, và hậu quả là giảm năng suất nghiền. - Nghiền tinh: đa số sử dụng máy nghiền bi có thiết kế đơn giản, giá thành rẻ, dễ vận hành nhưng năng suất và hiệu suất thấp, ồn ào… Đối với nhà máy lớn, người ta dùng máy nghiền 5 trục để giảm kích thước chocolate từ 100μm xuống 18-20μm. Máy này có năng suất và hiệu suất năng lượng rất cao, tuy nhiên giá thành máy rất đắt, bảo trì rất phức tạp trong việc đảm bảo khoảng cách khe rất nhỏ giữa các trục nghiền, phải có nước làm nguội cả 5 trục nghiền, khi trục mòn phải gửi về hãng sản xuất máy để phục chế bề mặt trục… Trong chế biến chocolate tại nhà với số lượng ít, người ta dùng máy nghiền con lăn bằng đá chạy vòng vòng suốt ngày đêm để nghiền một hai ký chocolate. NHÓM 7 15 LỚP 48TP1
  • 16. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG - Máy đóng dấu và bao gói chocolate đồng tiền: - Máy nhào trộn chocolate: NHÓM 7 16 LỚP 48TP1
  • 17. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG - - Máy nấu chảy chocolate: NHÓM 7 17 LỚP 48TP1
  • 18. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG - Máy nấu chảy và nhào trộn chocolate: - Thiết bị làm lạnh đường hầm: NHÓM 7 18 LỚP 48TP1
  • 19. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOLATE GVHD: TRẦN THANH GIANG - Máy áo lớp ngoài chocolate: NHÓM 7 19 LỚP 48TP1