SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
Http://luanvan.forumvi.com     luanvan84@gmail.com




               TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
                  KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
                             ***********




         KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
       MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC

          CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM

             TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ.


           Sinh viên thực hiện:     Bùi Đức Chí Toàn
           Lớp Nga – khóa K38 E
           Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Phạm Song Hạnh




                             Hà Nội - 2003
Http://luanvan.forumvi.com         luanvan84@gmail.com



                              Mục lục


                      Nội dung                                   Trang số

Lời nói đầu
                                   Chương I
 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực
     cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế
I/ Khái niệm và chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh                     3
1. Khái niệm năng lực cạnh tranh                                          3
2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp             4
II/ Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp                                                          7
1. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp            7
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh                          9
III/ Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành giấy                                                            16
1. Do ngành giấy là một ngành có vai trò quan trọng trong
nền kinh tế nước ta                                                   16
2. Phát triển ngành giấy là một yêu cầu đặt ra nhằm phát huy
nguồn lực của đất nước, thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng
nhu cầu trong nước
18
3. Muốn phát triển ngành giấy thì phải nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế                  20
Http://luanvan.forumvi.com        luanvan84@gmail.com


                                  Chương II
                Thực trạng của ngành giấy Việt Nam trước
                       thềm hội nhập kinh tế quốc tế
I/ Tình hình hoạt động của ngành giấy Việt Nam                       22

1. Những thuận lợi                                                   24
2. Khó khăn đối với ngành giấy                                       26

3. Thực trạng của ngành giấy Việt Nam trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực                         29

III/ Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy

Việt Nam trong điều kiện hội nhập                                    36

1. Những thách thức và cơ hội đối với ngành giấy Việt Nam
trong quỏ trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực                  37

2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam              45

                                 Chương III
               Một số biện pháp để nâng cao năng lực cạnh
                      tranh của ngành giấy Việt Nam
I/ Mục tiêu định hướng phát triển ngành giấy Việt Nam
đến năm 2010                                                         52
1. Quan điểm                                                         52
2. Mục tiêu của ngành giấy đến năm 2010                              54
II/ Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy
A/ Về phía các doanh nghiệp                                          56
1. Xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp       56
2. Xây dựng nhận thức đúng đắn về hội nhập
57
3. Áp dụng biện pháp giảm chi phí, nâng cao chất lượng               59
Http://luanvan.forumvi.com       luanvan84@gmail.com


4. Phát huy nhân tố con người                                       61
5. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp ngành giấy          64
6. Đầu tư hợp lý cho công nghệ                                      66
B/ Về phía Nhà nước                                                 68
1. Xây dựng chiến lược qui hoạch phát triển ngành giấy hợp lý       68
2. Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành giấy   70
3. Sắp xếp lại các doanh nghiệp quốc doanh nhằm tăng cường
năng lực cạnh tranh cho toàn ngành                                  72
4. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành giấy,
thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ                   73
Kết luận
Tài liệu tham khảo




                                  
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña      Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ




Lời nói đầu

      Trong điều kiện, quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng sâu
rộng làm nảy sinh rất nhiều vấn đề mới mẻ. Quá trình hội nhập đã, đang và sẽ
tạo ra những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta. Hội nhập mang đến
cơ hội cho nhiều ngành công nghiệp phát triển, xuất khẩu được nhiều hàng
hóa, tạo ra nhiều việc làm mới, nhưng cũng gây ra thách thức cho không ít
ngành của nước ta, trong đó có ngành công nghiệp giấy.
      Giấy là một mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đối với nhu cầu của nhân dân
và công nghiệp giấy có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển
sản xuất mặt hàng giấy là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong ba
chương trình kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu văn
hóa, học tập, sản xuất công nghiệp. Nhưng hiện đang có không ít ý kiến cho
rằng, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có năng lực cạnh tranh yếu và có thể
sẽ bị hàng nước ngoài lấn áp hoàn toàn. Có thực như vậy không?
      Xuất phát từ ý định đưa ra một cái nhìn và một sự đánh giá tương đối
tổng quát và công bằng hơn đối với ngành công nghiệp giấy Việt Nam trước
những thách thức của quá trình hội nhập, tác giả đã thực hiện khóa luận này.
Mục đích của tác giả không phải là đi sâu vào tình hình, thực trạng sản xuất,
kinh doanh của ngành công nghiệp giấy Việt Nam hiện nay, mà đi vào phân
tích, đánh giá thách thức, cơ hội và năng lực cạnh tranh của ngành, thông qua
đó đề ra một hệ thống giải pháp ngành nên áp dụng để nâng cao năng lực cạnh
tranh và phát triển ngành.
      Khóa luận sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như thống kê, tổng
hợp, phân tích, so sánh, diễn giải để nêu rõ mục đích của khóa luận.
      Ngoài phần lời nói đầu, mục lục và tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận
được tác giả chia làm 3 chương:



                                      -5-
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña      Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



- Chương I :Lý thuyết về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế
- Chương II :Thực trạng của ngành giấy Việt Nam trước thềm hội nhập kinh tế
quốc tế
 Chương III : Một số biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
giấy Việt Nam
      Do ngành giấy là một ngành tương đối đặc thù dẫn đến khó khăn trong
việc thu thập thông tin và tài liệu tham khảo, đồng thời kiến thức và tư duy còn
hạn hẹp, nên ý kiến của tôi nêu ra có thể còn chưa được hợp lý. Tác giả rất
mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô, và các bạn đọc.
      Qua khóa luận này, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo,
thạc sỹ Nguyễn Song Hạnh, người đã giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi trong quá
trình thực hiện khóa luận. Cám ơn khoa KTNT, thư viện trường đại học ngoại
thương, chú Hoan, giám đốc công ty VPP Hồng Hà đã giúp đỡ và cung cấp
cho tôi nhiều tài liệu và thông tin bổ ích để thực hiện khóa luận. Cám ơn bố mẹ
đã tạo điều kiện cho con được học tập ở trường đại học ngoại thương, cám ơn
các thầy cô đã dạy dỗ em trong bốn năm qua.


                                                   Bùi Đức Chí Toàn




                                      -6-
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña      Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ




                                Chương I
LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (NLCT) VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI NÂNG CAO NLCT CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM
              TRÊN CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP KINH TẾ




I/ Khái niệm và chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh
       Trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hóa đang lan rộng, nền
kinh tế thế giới đang phát triển rất nhanh thì vấn đề cạnh tranh trong thương
mại và trong sản xuất không còn bó hẹp trong phạm vi giữa các doanh nghiệp
của một quốc gia, mà đã mở rộng ra phạm vi quốc tế và mang tính toàn cầu.
Cạnh tranh giữa các công ty của các quốc gia để tiêu thụ hàng hoá rất quyết
liệt. Nhà sản xuất, xuất khẩu nào cũng muốn tiêu thụ hàng hóa sao cho được
nhanh chóng, được nhiều để có thể thu được thật nhiều lợi nhuận, nhưng thị
trường thì có muôn vàn khó khăn và nghiệt ngã cản bước họ. Thương trường là
chiến trường, trong cuộc cạnh tranh tất nhiên sẽ có người chiến thắng và kẻ
chiến bại. Người chiến thắng phải là người có năng lực cạnh tranh cao hơn kẻ
chiến bại. Năng lực cạnh tranh chính là chìa khóa để một doanh nghiệp dành
chiến thắng trước các đối thủ cạnh tranh. Thế nhưng ta hiểu thế nào là năng lực
cạnh tranh? Và những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh?


1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
     Năng lực cạnh tranh có thể phân ra làm nhiều loại:
     - Năng lực cạnh tranh của quốc gia
     - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
     - Năng lực cạnh tranh của hàng hóa
     Mỗi loại lại có những cách hiểu, khái niệm khác nhau, có những nhân tố
ảnh hưởng khác nhau. Cho tới nay đã có nhiều tác giả đưa ra các cách hiểu




                                     -7-
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña     Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



khác nhau về năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cũng như của một
quốc gia.
    - Ở tầm quốc gia: Theo định nghĩa của WEF (Diễn đàn kinh tế thế giới)
thì: “năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được
mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tương đối
và các đặc trưng kinh tế khác”.
    - Ở cấp doanh nghiệp: Theo Fafchamps, một chuyên gia về năng lực cạnh
tranh, cho rằng: “năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng
của doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung
bình thấp hơn giá của nó trên thị trường”. Theo khái niệm này, doanh nghiệp
nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự sản xuất của
doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì coi là có năng lực cạnh
tranh.
     Theo tôi, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là “năng lực
nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được, vì vậy khi
thị phần tăng lên cho thấy năng lực cạnh tranh được nâng cao”. Hiểu một
cách đơn giản năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng hãng đó bán
được hàng nhanh, nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên một thị trường cụ
thể về một loại hàng cụ thể. Quan điểm này có thể áp dụng đối với từng doanh
nghiệp, cũng như đối với một ngành công nghiệp của một quốc gia trong cuộc
cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới
         - “Năng lực cạnh tranh của hàng hóa là khả năng bán được hàng
nhanh chóng khi trên thị trường có nhiều người cùng bán hàng đó”. Nó liên
quan trực tiếp đến quyết định lựa chọn của người mua.
         Trong khóa luận này tôi chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.


2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp



                                      -8-
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña         Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



      Có rất nhiều chỉ tiêu để phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Và chỉ có qua những chỉ tiêu này, chúng ta mới c ó thể theo dõi,
đáng giá được đúng năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Trong đó, điển
hình nhất là một số chỉ tiêu sau:
a) Doanh số: là số tiền bán hàng thu được trong một thời gian nhất định.
      Doanh số = giá bán x số sản phẩm bán ra
      Trên thực tế, người ta không chỉ xem xét thuần túy về giá trị mà còn chú
trọng về mặt hiện vật của số sản phẩm bán ra đó, kể cả số lượng và chất lượng.
Trong khi lợi nhuận chỉ rõ khả năng sinh lời thì doanh số lại cho biết quy mô
hay tầm cỡ của doanh nghiệp lớn hay nhỏ ở mức nào. Tuy nhiên, không phải
khi nào doanh số của hãng này lớn hơn hãng kia, thì cũng có nghĩa là lợi nhuận
của nó cũng sẽ lớn hơn một cách tương ứng. Điều này do sự tác động của
nhiều yếu tố chi phối như việc lựa chọn loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh
doanh, chất lượng kinh doanh…
b) Thị phần của doanh nghiệp: là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà
doanh nghiệp chiếm lĩnh. Đây là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
                          Số sp bán ra của doanh nghiệp
             Thị phần =
                          Tổng số sp tiêu thụ của thị trường
     - Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường: Đó là tỷ lệ %
giữa giá trị sản phẩm của doanh nghiệp bán ra so với giá trị của toàn ngành.
      - Thị phần của doanh nghiệp so với phân khúc mà nó phục vụ: Đó
chính là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của doanh nghiệp với doanh số của toàn
phân khúc.
     - Thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của doanh nghiệp
với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, chỉ tiêu này cho biết vị thế sản phẩm của
doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào?
                            Số sp bán ra của doanh nghiệp

                                      -9-
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña        Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



            Thị phần =
                             Số sp bán ra của đối thủ

     Nếu hệ số trên của thị phần tương đối lớn hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh
thuộc về doanh nghiệp, và ngược lại.
     Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp sẽ biết
mình đang đứng ở vị trí nào, và có thể vạch ra một chiến lược hành động phù
hợp. Chỉ tiêu này nói lên mức độ lớn của thị trường và vai trò vị trí của doanh
nghiệp. Nó cho biết mức độ hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay
không hiệu quả. Khi tiềm lực của thị trường đang lên mà phần thị trường của
doanh nghiệp không thay đổi tức là thị trường đã ngoài vòng kiểm soát của
doanh nghiệp hay một phần của thị trường đã rơi vào đối thủ cạnh tranh cho
nên doanh nghiệp cần phải xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình để mở
rộng thị trường của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tăng khối lượng sản
phẩm trên thị trường hiện tại, có giải pháp thích hợp lôi kéo các đối tượng tiêu
dùng tương đối, đối tượng không thường xuyên, lôi kéo khách hàng từ thị
trường của đối thủ cạnh tranh với mình…
      Mục tiêu doanh số và thị phần có liên quan mật thiết với nhau. Doanh số
cho biết kết quả của doanh nghiệp ở thị trường đang hoạt động, còn thị phần
thì chỉ rõ doanh nghiệp chiếm được bao nhiêu trong cả “chiếc bánh thị trường”
đó. Hai mục tiêu này còn gọi là những mục tiêu tạo lợi thế cạnh tranh hay mục
tiêu thế lực. Khi doanh số và thị phần càng vượt xa đối thủ, doanh nghiệp càng
có nhiều lợi thế trong cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường và thao túng giá
cả. Mức lợi thế áp đảo tuyệt đối sẽ dẫn tới sự lũng đoạn và độc quyền thị
trưòng, hình thành giá cả lững đoạn và lợi nhuận lũng đoạn.
c) Lợi nhuận: Lợi nhuận được định nghĩa một cách khái quát là phần chênh
lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Chỉ tiêu lợi nhuận là thước đo hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.




                                       - 10 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña     Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



      Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất, là điều kiện để tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Để cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho thị trường các nhà sản
xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ mong muốn cho
chi phí đầu vào ít nhất và bán hàng hoá với giá cao nhất để sau khi trừ đi các
chi phí còn số dư dôi để không chỉ sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở
rộng, không ngừng tích luỹ phát triển sản xuất, cũng cố và tăng cường vị trí
của mình trên thị trường để nâng cao khả năng của doanh nghiệp.
d) Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cho biết mức sinh lời của
đồng vốn dùng trong kinh doanh. Tỷ suất này thể hiện sự bù đắp chi phí cơ hội
của việc sử dụng vốn. Thông thường đồng vốn được coi là sử dụng có hiệu quả
nếu tỷ lệ nói trên cao hơn mức sinh lời khi đầu tư vào các cơ hội khác hay ít
nhất phải cao hơn mức lãi suất tín dụng ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận là một
chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh tiềm năng của doanh nghiệp mà còn
thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản kinh doanh của doanh nghiệp ấy.
Nếu chỉ tiêu này thấp thì chứng tỏ mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường là rất gay gắt. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao thì chứng tỏ doanh
nghiệp đang kinh doanh rất thuận lợi và có hiệu quả.
e) Tỷ suất doanh thu trên vốn: cho biết mức doanh thu tạo ra trên một đồng
vốn, ngoài ra nó còn cho biết mức độ quay vòng của vốn. Tỷ suất này phụ
thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành và chu kỳ sản xuất kinh doanh.
f) Tỷ lệ chi phí marketing trên tổng doanh thu: Đây cũng là một chỉ tiêu được
sử dụng nhiều để đánh giá năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả tiêu thụ sản
phẩm của các doanh nghiệp.


II/ Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
      Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, hay của một ngành liên
quan trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa mà doanh nghiệp, ngành


                                     - 11 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña     Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



đó cung cấp. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của hàng hóa cũng
chính là những yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, một
ngành. Qua năng lực cạnh tranh của hàng hóa ta có thể thấy được năng lực
cạnh tranh của một doanh nghiệp. Vì thế, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là một tổng thể, bao gồm nhiều nhân tố.
      Chất lượng: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu của năng lực cạnh
tranh. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng tăng thì người ta càng có xu hướng
lựa chọn hàng hóa đẹp, tốt, có chất lượng cao hơn là chọn hàng hóa có giá rẻ.
Tùy theo mặt hàng mà tiêu chí chất lượng có thể thay đổi, đối với hàng tiêu
dùng, thì những hàng hóa có kiểu dáng hiện đại, màu sắc phù hợp thị hiếu, chất
lượng tốt,… sẽ thu hút khách hàng và được lựa chọn. Đối với mặt hàng thiết bị
máy móc, tiêu dùng dài ngày thì sự ưu việt của các tính năng, độ tin cậy cao,
tiện nghi sử dụng là những yếu tố quyết định.
      Giá cả: giá cả cũng là một yếu tố có sức lôi cuốn người mua, và được
người mua cân nhắc khi mua một sản phẩm nào đó. Tuy nhiên, giá thấp chưa
chắc đã là một lợi thế, cái quyết định là tương quan hợp lý của giá và chất
lượng. Trong trường hợp, khi hàng hóa có giá trị tương đương nhau, thì hàng
hóa của doanh nghiệp nào có giá thấp hơn hàng hóa đó sẽ dễ bán hơn, và có
khả năng cạnh tranh cao hơn.
      Chi phí sử dụng: Đối với những hàng hóa sử dụng dài ngày thì chi phí
sử dụng là yếu tố rất quan trọng. Chi phí sử dụng thấp sẽ làm cho hiệu quả sử
dụng cao. Người mua hàng rất quan tâm đến yếu tố này, bởi vì, nhiều khi chi
phí sử dụng có thể vượt xa chi phí mua hàng. Hàng giá thấp nhưng chi phí sử
dụng cao có thể làm cho tổng chi phí vẫn cao và sử dụng không kinh tế.
      Chi phí sử dụng thường là chi phí cho việc tiêu tốn năng lượng, nhiên
liệu, vật liệu kỹ thuật, chi phí cho người vận hành, chi phí bảo dưỡng, duy
tu…. Để chi phí sử dụng thấp thì sản phẩm phải được chế tạo hoàn hảo, trình
độ kỹ thuật cao.


                                     - 12 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña    Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



       Phục vụ kỹ thuật khi bán và sau bán ( hậu mãi ): để tạo thuận lợi
và lôi cuốn người mua, các doanh nghiệp thường cung cấp những dịch vụ miễn
phí như chở hàng đến tận nơi, lắp đặt, hướng dẫn bảo hành,… Đó là những
phục vụ kỹ thuật khi bán.
       Phục vụ kỹ thuật sau khi bán là bảo hành, cung cấp phụ tùng, tổ chức
sửa chữa,… Đây cũng là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp, ngành nâng
cao sức cạnh tranh cho hàng hóa của mình, và cho chính bản thân doanh
nghiệp. Thực tế cho thấy rằng, hàng hóa của hai doanh nghiệp có chất lượng,
giá cả tương đương nhau thì khách hàng sẽ chọn hàng được doanh nghiệp phục
vụ kỹ thuật khi bán và sau bán hoàn hảo. Điều này sẽ khiến khách hàng yên
tâm, thoải mái hơn, tạo một ấn tượng đẹp nơi khách hàng, đồng thời giúp
doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện ra những thiếu sót, nhược điểm của sản
phẩm và những đòi hỏi mong muốn của khách hàng… Từ đó, sẽ nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.


2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
       Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều
nhân tố, có những nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát (các nhân tố bên
trong doanh ngiệp), và những nhân tố phức tạp, không lệ thuộc và không bị
nhà doanh nghiệp chi phối (môi trường vĩ mô, môi trường ngành). Những nhân
tố này tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo những chiều
hướng khác nhau, và đòi hỏi doanh nghiệp phải có biện pháp thích hợp để ứng
phó.


* Môi trường vĩ mô
       Các nhân tố thuộc về mặt kinh tế: Các nhân tố này tác động đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở các phương diện sau.




                                     - 13 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña      Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



      - Tốc độ tăng trưởng cao làm cho thu nhập của dân cư tăng, khả năng
thanh toán của họ tăng dẫn tới sức mua (cầu) các loại hàng hoá và dịch vụ tăng
lên, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào nắm bắt
được điều này và có khả năng đáp ứng được nhu cầu khách hàng (số lượng, giá
bán, chất lượng, mẫu mã…) thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thành công và
có khả năng cạnh tranh cao.
     - Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng tiền trong nước có tác động nhanh
chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói
riêng nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở. Nếu đồng nội tệ lên giá các doanh
nghiệp trong nước sẽ giảm khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, vì khi
đó giá bán của hàng hoá tính bằng đồng ngoại tệ sẽ cao hơn các đối thủ cạnh
tranh. Hơn nữa, khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu, vì giá hàng
nhập khẩu giảm, và như vậy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
nước sẽ bị giảm ngay trên thị trường trong nước. Ngược lại, khi đồng nội tệ
giảm giá, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng cả trên thị trường
trong nước và trên thị trường nước ngoài, vì khi đó giá bán của các doanh
nghiệp giảm hơn so với các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài.
    - Lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp thiếu vốn
phải vay ngân hàng. Khi lãi suất cho vay của ngân hàng cao, chi phí của các
doanh nghiệp tăng lên do phải trả lãi suất tiền vay lớn, khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp sẽ kém đi, nhất là khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực lớn về vốn.


     Các nhân tố về chính trị, pháp luật: những yếu tố thuộc môi trường này
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong số những yếu
tố này thì luật pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì luật pháp điều tiết hoạt
động kinh doanh, giải quyết mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội trước những hoạt


                                     - 14 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña      Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



động của doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận đã coi thường lợi ích chung toàn
xã hội. Một thể chế chính trị, pháp luật rõ ràng, rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở
đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và
cạnh tranh có hiệu quả. Chẳng hạn, các luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến điều
kiện cạnh tranh, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần và trên mọi lĩnh vực. Hay chính sách của Chính phủ về xuất
nhập khẩu, về thuế xuất nhập khẩu cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp sản xuất trong nước.


      Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố như tài nguyên, đất đai, vấn
đề ô nhiễm môi trường… những vấn đề này có liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến các sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị
trường, liên quan đến giá thành và lợi nhuận. Đây là một yếu tố quan trọng
nhưng không phải mang tính quyết định, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không
nên coi thường ảnh hưởng của những yếu tố này được.


      Trình độ phát triển khoa học, công nghệ: Nhóm nhân tố này quan
trọng và có ý nghĩa quyết định đến môi trường cạnh tranh. Trình độ khoa học
công nghệ có ý nghĩa quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên năng lực
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán. Những
tiến bộ về khoa học và công nghệ mới làm tăng năng suất, chất lượng sản
phẩm được đổi mới, tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, qua đó tạo
nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung. Đối với những nước
chậm và đang phát triển, giá và chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh
tranh. Hiện nay, khi trên thế giới, có sự chuyển hướng quan tâm từ giá cả sang
chất lượng của hàng hóa, các doanh nghiệp chuyển từ cạnh tranh về giá sang
cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm




                                     - 15 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña      Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



lượng khoa học công nghệ cao, vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn, thì
trình độ khoa học công nghệ lại càng nắm giữ vai trò trọng yếu hơn.
      Kỹ thuật và công nghệ mới sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo ra được
những thế hệ kỹ thuật và công nghệ tiếp theo nhằm trang bị và tái trang bị toàn
bộ cơ sở sản xuất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân nước ta. Đây là tiền đề để
các doanh nghiệp ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.


* Môi trường ngành
     Hoạt động trên thương trường, doanh nghiệp tự ý thức được rằng không
phải mình đang “múa giáo ở chốn không người”, mà là giữa các đối thủ cạnh
tranh dù ở trong lĩnh vực nào cũng vậy. Trong ngành nghề của mình, doanh
nghiệp nào cũng sẽ phải bươn chải trong một “cái ao”, hay còn gọi là môi
trường ngành của mình, và phải chịu những tác động của nó đối với hoạt động
kinh doanh của mình. Doanh nghiệp nào thích ứng tốt được với môi trường
ngành của mình thì sẽ có năng lực cạnh tranh cao và là người chiến thắng.
     Trong tác phẩm “chiến lược cạnh tranh” của Michael Poter, một chuyên
gia đầu ngành về chiến lược cạnh tranh, đồng chủ tịch của báo cáo cạnh tranh
toàn cầu, môi trường ngành được hình thành bởi các nhân tố chủ yếu mà ông
gọi là năm lực lượng cạnh tranh trên thị trường ngành. Sức mạnh tổng hợp của
năm lực cạnh tranh sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của các hãng trong cùng
ngành. Sức mạnh của chúng ở mỗi ngành, và mỗi lúc lại khác nhau. Bất cứ
một doanh nghiệp nào cũng phải tính toán cân nhắc tới chúng, trước khi có
những quyết định lựa chọn phương thức, nhiệm vụ phát triển của mình. Năm
lực lượng đó là:


      Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành
      Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong
những yếu tố phản ánh bản chất của môi trường này. Sự có mặt của các đối thủ


                                     - 16 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña     Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



cạnh tranh chính trên thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lược
lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ, tức thì tới quá trình hoạt động của các
doanh nghiệp. Trong một ngành bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau,
nhưng thường trong đó chỉ có một số đóng vai trò chủ chốt như những đối thủ
cạnh tranh chính có khả năng chi phối, khống chế thị trường. Nhiệm vụ của
mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá chính xác khả năng
của những đối thủ cạnh tranh chính này để xây dựng cho mình chiến lược cạnh
tranh thích hợp với môi trường chung của ngành.


      Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ gia nhập thị trường
      Những doanh nghiệp mới tham gia thị trường trực tiếp làm tăng tính
chất quy mô cạnh tranh trên thị trường ngành do tăng năng lực sản xuất và
khối lượng sản xuất trong ngành. Trong quá trình vận động của lực lượng thị
trường, trong từng giai đoạn, thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập
thị trường và những đối thủ yếu hơn rút ra khỏi thị trường. Để chống lại các
đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược
như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng, bổ sung những đặc điểm mới
của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm nhằm làm cho sản
phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội hơn trên thị trường,
hoặc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ… Sức ép cạnh tranh của các
doanh nghiệp mới gia nhập thị trường ngành phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm
kinh tế - kỹ thuật của ngành và mức độ hấp dẫn của thị trường đó.


      Sức ép của nhà cung ứng
       Những nhà cung ứng cũng có sức mạnh thoả thuận rất lớn. Có rất nhiều
cách khác nhau mà người cung ứng có thể tác động vào khả năng thu lợi nhuận
của ngành. Các nhà cung cấp có thể gây ra những khó khăn nhằm giảm khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong những trường hợp sau:


                                     - 17 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña    Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



      - Nguồn cung cấp doanh nghiệp chỉ cần có một hoặc vài công ty độc
quyền cung cấp.
     - Nếu các nhà cung cấp có khả năng về các nguồn lực để khép kín sản
xuất, có hệ thống mạng lưới phân phối hoặc mạng lưới bán lẽ thì họ sẽ có thế
lực đáng kể đối với doanh nghiệp là khách hàng.


      Sức ép của khách hàng
      Sức mạnh khách hàng thể hiện ở chỗ họ có thể buộc các nhà sản xuất
phải giảm giá bán sản phẩm thông qua việc tiêu dùng ít sản phẩm hơn hoặc đòi
hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn. Nếu khách hàng mua với khối lượng lớn,
tính tập trung của khách hàng cao hơn so với các doanh nghiệp trong ngành.




      Sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế
      Những sản phẩm thay thế cũng là một trong những lực lượng tạo nên
sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành. Mức độ sẵn có
của những sản phẩm thay thế cho biết giới hạn trên của giá cả sản phẩm trong
ngành. Khi giá của sản phẩm tăng quá cao khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng
những sản phẩm thay thế. Hoặc do mùa vụ, thời tiết mà khách hàng cũng
chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế. Sự sẵn có của những sản phẩm thay
thế trên thị trường là một mối đe doạ trực tiếp đến khả năng phát triển, khả
năng cạnh tranh và mức lợi nhuận của các doanh nghiệp.


* Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
   Đây là những nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp, nó là những yếu tố có thể
kiểm soát được hay cũng có thể nói đấy là những yếu tố chủ quan của doanh
nghiệp, doanh nghiệp có thể kiểm soát chúng để quản lý hoạt động kinh doanh
của mình. Có thể kể ra một số nhân tố như sau:


                                     - 18 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña     Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



- Nguồn nhân lực: đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Trình độ công nghệ của doanh nghiệp
- Các quyết định từ các cấp thuộc doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh
      Nguồn nhân lực: Đây là yếu tố quyết định của sản xuất kinh doanh.
Trong nguồn nhân lực thì gồm có các bộ phận sau:
      + Ban giám đốc doanh nghiệp
      + Cán bộ quản lý ở cấp doanh nghiệp
      + Cán bộ quản lý trung gian, đốc công và công nhân
     - Ban giám đốc doanh nghiệp: Là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất
trong doanh nghiệp, những người vạch ra chiến lược trực tiếp điều hành, tổ
chức thực hiện công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Những công ty cổ
phần, những công ty lớn ngoài ban giám đốc còn có hội đồng quản trị là đại
diện cho các chủ sở hữu doanh nghiệp. Các thành viên ban giám đốc ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
      - Đội ngũ cán bộ quản lý trung gian, đốc công và công nhân: Nguồn cán
bộ của một doanh nghiệp phải đồng bộ. Sự đồng bộ này không chỉ xuất phát từ
thực tế là đội ngũ lao động của doanh nghiệp mà còn xuất phát từ yêu cầu kết
hợp nguồn nhân lực với các nguồn lực về tổ chức và vật chất
        - Công nhân: Trình độ tay nghề của công nhân và lòng hăng say làm
việc của họ là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Bởi vì khi tay nghề cao, lại cộng thêm lòng hăng say nhiệt tình
lao động thì tăng năng suất lao động là tất yếu. Đây là tiền đề để các doanh
nghiệp có thể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh.
      Nguồn lực vật chất và tài chính
    - Máy móc thiết bị và công nghệ: Tình trạng trình độ máy móc thiết bị và
công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực cạnh tranh


                                     - 19 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña       Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



của một doanh nghiệp và tác động trực tiếp tới sản phẩm. Ngoài ra, công nghệ
sản xuất, máy móc thiết bị cũng ảnh hưởng đến giá thành và giá bán sản phẩm.
Một doanh nghiệp có trang thiết bị máy móc hiện đại thì sản phẩm của họ nhất
định có chất lượng cao. Ngược lại không có một doanh nghiệp nào có thể nói
là có khả năng cạnh tranh cao khi trong tay họ là cả hệ thống máy móc cũ kỹ
với công nghệ lạc hậu.
     - Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua
sắm hay phân phối nào cũng đều phải xét, tính toán trên tiềm lực tài chính của
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều
thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đâu tư mua sắm trang thiết bị, đảm bảo
nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, để duy trì và nâng cao sức cạnh
tranh, cung cấp tín dụng thương mại, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm,
tăng doanh thu, lợi nhuận và củng cố vị trí của mình trên thương trường.
       Nói tóm lại, khi xem xét, đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh
nghiệp và kể cả khả năng cạnh tranh của các đối thủ, thì ta phải xem xét đầy đủ
các yếu tố tác động đến nó, từ đó mới có thể “gạn đục, khơi trong” và tìm ra
các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của chính doanh
nghiệp.


III/ Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy
      Ngành giấy Việt Nam có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta,
nhu cầu về giấy ngày càng tăng khi nền kinh tế phát triển, chính vì thế nâng
cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy là một nhiệm vụ cấp thiết và mang tính
tất yếu đối với nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong điều kiện nước ta đang hội
nhập kinh tế rất sâu và rộng như hiện nay. Nâng cao năng lực cạnh tranh là
nhằm phát triển ngành. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành sẽ được lý giải qua ba nguyên nhân chính.




                                      - 20 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña     Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



1. Do ngành giấy là một ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh
tế nước ta
      Tuy hiện nay, ngành giấy Việt Nam còn chưa phát triển được đúng với
tiềm năng của mình, giá trị sản xuất của ngành còn khá khiêm tốn mới chỉ
chiếm hơn 2% trong tổng giá trị công nghiệp của cả nước, nhưng ngành giấy
vẫn được coi là một ngành công nghiệp quan trọng đối với nước ta và có vị trị
nhất định trong nền kinh tế nước ta. Sự quan trọng của ngành thể hiện trong
vai trò của nó đối với nền kinh tế nước ta:
      Thứ nhất, ngành giấy là một ngành thu hút nhiều lao động. Số lao động
làm việc trực tiếp cho các đơn vị công nghiệp sản xuất giấy là khoảng 50.000
người. Những người lao động này bao gồm: những người sản xuất bột giấy và
những người sản xuất ra các sản phẩm giấy. Nếu chỉ xem xét số lao động làm
việc trực tiếp trong ngành thì ta có thể cho rằng ngành giấy mới thu hút được
một số lao động không phải là lớn lắm so với những ngành như may mặc, da
giày…. Nhưng để thấy hết vai trò của ngành trong việc tạo công ăn việc làm,
ta phải đi từ đặc điểm của ngành. Ngành giấy là một ngành sử dụng khối lượng
nguyên vật liệu thô đầu vào rất lớn, và để phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho
ngành thì sẽ cần phải có một đội ngũ hùng hậu những người trồng rừng, khai
thác rừng. Bên cạnh đó, để phục vụ cho nhu cầu về hóa chất, xút, và các chất
phụ gia của ngành thì cũng dẫn đến sự ra đời của một lĩnh vực sản xuất chuyên
phục vụ nhu cầu này của ngành giấy và cũng sẽ tạo ra rất nhiều chỗ làm. Chính
vì thế, tuy số lao động làm việc trực tiếp trong ngành có thể còn khiêm tốn,
nhưng nếu cộng cả số lao động làm việc gián tiếp trong ngành thì tổng số lao
động của ngành có thể không kém gì những ngành thu hút nhiều lao động như
dệt may hay da giày.
      Thứ hai, phát triển ngành giấy là tiền đề phát triển nhiều ngành kinh tế
khác, góp phần tích cực vào quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.
Nguyên liệu chủ yếu của ngành giấy là từ gỗ, chính vì vậy, nếu ngành giấy


                                      - 21 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña     Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành lâm nghiệp, tạo đầu ra ổn định
cho ngành lâm nghiệp. Đồng thời, do trồng, khai thác nguyên liệu cho ngành
giấy phải được chuyên môn hóa, tập trung thâm canh nên dẫn đến yêu cầu phải
áp dụng các giống cây trồng có năng suất cao, kỹ thuật thâm canh tiên tiến, và
sử dụng máy móc vào trồng, khai thác, nên sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa trong lâm nghiệp. Đầu ra của ngành giấy là để phục vụ cho
nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp và cho nhu cầu của nhân dân. Ngành
giấy phát triển sẽ tạo điều kiện cho những ngành sử dụng nguyên liệu đầu vào
là giấy như ngành in, ngành sản xuất bao bì …phát triển, nâng cao khả năng
cạnh tranh của những ngành này nhờ vào nguyên liệu đầu vào có giá rẻ, chất
lượng cao. Ngành giấy phát triển sẽ phục vụ tốt nhu cầu học tập, giải trí,
nghiên cứu, tìm hiểu đa dạng và ngày càng cao của người dân, góp phần nâng
cao nhận thức của họ, qua đó sẽ nâng cao trình độ nguồn nhân lực của nước ta,
tạo ra một tác động nhất định đến quá trình CNH, HĐH đất nước.
      Thứ ba, phát triển ngành giấy sẽ giúp tái chuyển dịch cơ cấu kinh tế
giữa các vùng, xóa đói giảm nghèo, tăng cường an ninh quốc phòng và bảo vệ
môi trường. Vai trò của ngành giấy trong việc bảo vệ môi trường thể hiện ở
chỗ: Ngành giấy ngoài việc sử dụng nguyên liệu là gỗ, thì còn sử dụng nguyên
liệu là những thứ đã qua sử dụng như giấy phế liệu, bã mía….Chỉ trong năm
2002, ngành giấy nước ta đã thu gom và sử dụng được 206.000 tấn trong nước
để đưa vào tái sản xuất. Điều này không chỉ giúp ngành giấy đáp ứng được
36% nguyên liệu cho sản xuất giấy, mà còn góp một phần không nhỏ trong
việc bảo vệ, làm sạch môi trường, tiết kiệm chi phí cho xã hội trong việc giải
quyết đống “phế liệu” khổng lồ này. Bên cạnh đó, do cây nguyên liệu giấy
không đòi hỏi cao về chất đất, nên phát triển ngành giấy sẽ giúp phủ xanh diện
tích đất trống đồi trọc đang ở mức đáng lo ngại. Trồng rừng nguyên liệu giấy
vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa tăng thu nhập cho người dân trồng rừng,
khiến họ gắn bó với rừng, không phá rừng nữa và sẽ bảo vệ rừng như bảo vệ


                                     - 22 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña      Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



tài sản của mình. Rừng nguyên liệu giấy thường được trồng ở các đồi núi,
vùng sâu vùng xa nên nó sẽ giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng lạc hậu, kém
hiệu quả của người dân địa phương, nâng cao đời sống cho họ, qua đó, xóa đói
giảm nghèo ở những vùng này. Đời sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa
được cải thiện không chỉ làm kinh tế của vùng được nâng cao, mà còn tạo điều
kiện để nhân dân gắn bó với đất đai, kết hợp với các đơn vị bộ đội, công an
trong việc giữ đất, giữ rừng, bảo vệ an ninh quốc phòng ở địa phương.


2. Phát triển ngành giấy là một yêu cầu đặt ra nhằm phát huy nguồn
lực của đất nước, thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu trong
nước
     Thực trạng thị trường cầu được xem xét thông qua mối quan hệ với qui
mô sản xuất của ngành và lượng giấy nhập khẩu. Từ dó, ta sẽ thấy được yêu
cầu cấp bách phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành để sản xuất hàng
hóa thay thế hàng nhập khẩu. Theo hiệp hội giấy Việt Nam, năm 2001, nhu cầu
giấy bình quân trên đầu người của nước ta là 8kg/người/năm, đây là mức
tương đối thấp so với mức trung bình của khu vực và thế giới, nhưng ngành
giấy cũng chỉ sản xuất được 420.107 tấn, đáp ứng được chưa đầy 60% nhu cầu
trong nước, nên nước ta phải nhập 290.000 tấn giấy các loại, trị giá hơn 100
triệu USD. Năm 2002, ngành đã tăng sản lượng sản xuất, đạt 538.231 tấn, tăng
28%, nhưng cũng chỉ đáp ứng được 59% nhu cầu, còn lại nước ta vẫn phải
nhập 371.554 tấn giấy, trong đó có 145.251 tấn giấy tráng, loại giấy có giá trị
cao nhưng trong nước chưa sản xuất được. Nước ta đang trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, GDP tăng 6-7%/năm, cộng với sự gia tăng dân số,
nhu cầu về giấy sẽ chỉ có tăng chứ khó có khả năng giảm, nó sẽ tăng tỉ lệ thuận
với tốc độ tăng của GDP. Dự báo mức tiêu dùng giấy của nước ta sẽ tăng ổn
định bình quân 10 %/năm (trong đó giấy in báo tăng 7%, giấy in viết và bao bì
tăng 10%, các loại khác là 15%/năm).


                                     - 23 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña        Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



     Đến năm 2020 thì nhu cầu về giấy của Việt Nam có thể lên tới 3.420.000
tấn/năm.




                  Năm                         2005        2010       2020
Dân số                                         83          89         102
Tiêu thụ giấy bình quân (kg)                   9,4        14,5       33,6


Nhu cầu giấy (triệu tấn)                  781.000      1.286.000   3.420.000

Trong đó:

- Giấy in báo                                 85.000    120.000     236.000

- Giấy in, viết                           226.000       365.000     947.000

- Giấy bao bì                             410.000       691.000    1.729.000

Loại khác                                     60.000    110.000     445.000

                                              (Nguồn tổng công ty giấy Việt Nam)

      Theo nghiên cứu trên thì ta có thể thấy rằng nhu cầu giấy của nước ta là
rất lớn so với năng lực sản xuất hiện tại của toàn nghành (năm 2002 là
538.554 tấn). Để có thể đáp ứng được nhu cầu này thì phải phát triển sản xuất
giấy trong nước. Nếu không mỗi năm chúng ta lại có thể phải bỏ ra 200 – 300
triệu USD để nhập khẩu giấy, tương đương với số tiền đầu tư, xây dựng một
nhà máy giấy hiện đại, công suất lớn, trong khi chúng ta có đủ khả năng về con
người và nguyên liệu tự nhiên để phát triển ngành dẫn tới một sự lãng phí lớn
nguồn lực của đất nước. Chính vì vậy đặt ra yêu cầu phát triển ngành để đáp
ứng đủ được nhu cầu trong nước.




                                     - 24 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña     Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



3. Muốn phát triển ngành giấy thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế
      Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng mạnh, xu hướng cắt giảm
thuế quan diễn ra ngày càng nhanh, để phát triển ngành giấy thì một nhiệm vụ
cấp bách là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Trong những năm
qua sản phẩm của ngành giấy đã chiếm được 50-60% thị phần trong nước và
phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt là các sản phẩm giấy
in, giấy viết, in báo, giấy vệ sinh đã chiếm 80 - 90% thị phần phục vụ cho nhu
cầu in ấn, văn hoá, giáo dục, sinh hoạt... của nhân dân. Nhưng trong thời gian
tới khi thuế suất đối với các mặt hàng giấy chỉ còn 0-5% vào năm 2006, sản
phẩm giấy nội địa sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của giấy ngoại nhập
về chủng loại, chất lượng, giá cả. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của ngành
hiện còn đang rất yếu, nếu chúng ta không nâng cao chất lượng và đặc biệt là
hạ được giá thành sản phẩm thì khả năng tồn tại của sản phẩm giấy nội địa là
rất khó, chứ đừng nói đến phát triển ngành, thay thế hàng nhập khẩu, phát huy
nguồn lực trong nước. Nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp phát triển ngành
giấy, và ngành giấy có phát triển thì mới có sức cạnh tranh với hàng nước
ngoài , hai vấn đề này có tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì vậy, đề ra giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy là một nhiệm vụ tất yếu
khách quan để phát triển ngành giấy, đặc biệt là trong thời điểm hội nhập ngày
càng gần. Đó là nhiệm vụ, yêu cầu không phải chỉ của riêng một mình tổng
công ty giấy, của ngành giấy, mà là của toàn xã hội.




                                     - 25 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña   Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ




                                 




                                     - 26 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña    Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



                                Chương II
   THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRƯỚC
               THỀM HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ



I/ Tình hình hoạt động của ngành giấy Việt Nam
      Sản xuất giấy ở Việt Nam đã có từ lâu đời, nhưng ngành công nghiệp
giấy Việt Nam thì chỉ mới ra đời vào đầu thế kỷ 20, trong thời gian đầu các
nhà máy giấy có tính chất thủ công, vào những năm trước 1945 cả nước có
khoảng 7 nhà máy sản xuất giấy, sản lượng trung bình mỗi năm chỉ vào
khoảng 1000 tấn/năm, chất lượng giấy rất thấp, qui trình sản xuất còn rất thủ
công. Đến những năm 50-60, công nghiệp giấy bắt đầu đi vào phát triển, trang
bị những máy móc thiết bị sản xuất giấy công nghiệp, công suất các nhà máy
được nâng lên mức 20.000 tấn/năm, điển hình trong giai đoạn này là sự ra đời
của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ(1949), “cái nôi của ngành giấy Việt Nam”,
sản phẩm giấy trong thời kỳ này chủ yếu là để phục vụ nhu cầu in ấn và viết.
Trong giai đoạn 1960 – 1970 xuất hiện hàng loạt các nhà máy giấy với qui mô
nhỏ ở khắp miền Nam và miền Bắc. Trong thời gian này sản phẩm giấy được
sản xuất cũng đa dạng hơn bao gồm các loại giấy báo, giấy viết, carton… Sản
lượng đạt khoảng 40.000 tấn/năm. Sản lượng giấy năm 1970 tăng 10 lần so
với năm 1960 đạt mức hơn 50.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ sau năm 1975 công
nghiệp giấy mới thực sự được đầu tư phát triển với những nhà máy mới có
công suất trung bình. Đặc biệt sau tám năm xây dựng, ngày26/1/1982 lễ khánh
thành nhà máy giấy Bãi Bằng đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của
ngành công nghiệp giấy Việt Nam. Vào thời điểm đó thì công ty giấy Bãi Bằng
được coi là một nhà máy sản xuất tương đối hiện đại, với qui trình sản xuất
khép kín, ứng dụng kỹ thuật cơ giới hoá và tự động hóa khá đồng bộ với năng



                                     - 27 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña      Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



suất thiết kế là 55.000 tấn giấy/năm và 48.000 tấn bột giấy/năm. Với sự ra đời
của nhà máy giấy Bãi Bằng thì tổng công suất của ngành giấy đã tăng lên
90.000 tấn/năm, chất lượng giấy cũng được cải thiện rõ rệt so với trước, đặc
biệt là hai mặt hàng giấy in và giấy viết. Mặc dù vậy, trong giai đoạn này, cũng
như nhiều ngành công nghiệp khác, ngành giấy Việt Nam cũng vấp phải không
ít khó khăn, có lúc tưởng chừng không thể vượt qua do cơ chế quan liêu bao
cấp, kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sản phẩm sản xuất ra lại không đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dụng. Chính sách đổi mới do Đảng và chính phủ
ta đề ra năm 1986 đã tạo ra sự thay đổi lớn lao trong mọi mặt đời sống xã hội
và kinh tế nước ta. Theo đó, thực hiện việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN dưới sự quản lý
của Nhà nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh
doanh sản xuất, chuyển từ mục tiêu tập trung phát triển công nghiệp nặng sang
phát triển công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Sự thay
đổi đó đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt trong nền kinh tể nói chung và ngành
công nghiệp giấy nói riêng. Lúc này, ngành giấy Việt Nam đã có hai nhà máy
có công suất tương đối lớn hơn 50.000 tấn/năm là Bãi Bằng và Tân Mai. Tốc
độ tăng trưởng bình quân của ngành giấy trong giai đoạn 1990-1999 bình quân
đạt 16%/năm, tốc độ tăng trưởng này nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của
công nghiệp chế biến nước ta nói riêng và công nghiệp nói chung, nhiều thành
phần kinh tế đã tham gia vào đầu tư, sản xuất giấy đã đáp ứng được một phần
nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm giấy, ngành giấy Việt Nam đã
xuất khẩu được một số loại giấy sang các thị trường nước ngoài (Đài Loan,
Srilanca, Trung Đông,…). Năm 1999 sản lượng toàn ngành đạt 292.000 tấn
gấp gần 4 lần năm 1990. Sau 10 năm liền tăng trưởng với tốc độ bình quân
16%/năm(1990 – 1999), nhạy bén nắm bắt thời cơ, ngành giấy Việt Nam đã
vươn lên tốc độ tăng trưởng rất cao (cao nhất trong các ngành công nghiệp) với
tốc độ tăng trưởng trong 3 năm gần đây ( 2000 –2002 ) là 24%/năm, ngành


                                     - 28 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña     Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



giấy cũng đã có một số biện pháp chủ động để hội nhập kinh tế. Dù đã đạt
được một số thành tựu, vẫn giữ vững được thị trường, và bước đầu xâm nhập
thị trường nước ngoài, nhưng ngành giấy Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế
vẫn còn nhiều yếu kém và khuyết điểm. Để làm rõ những điểm yếu đó, tôi xin
trình bày, những thuận lợi và khó khăn đối với ngành công nghiệp giấy Việt
Nam, tình hình hoạt động của ngành trong những năm gần đây. Qua đó, ta có
thể xác định được năng lực cạnh tranh của ngành và đề ra giải pháp để phát
triển ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, phát huy, khai thác lợi
thế của ngành, đồng thời khắc phục những khó khăn, thách thức.

1. Những thuận lợi
      - Điều kiện tự nhiên

      Việt Nam có hình chữ S với tổng diện tích là 330.541 km2 trải dài suốt
dọc bờ biển đông nam Châu Á, ba phần tư lãnh thổ là núi đồi với những đỉnh
cao trên 300 m trên mặt nước biển trung bình, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
Hầu hết vùng núi là đất đỏ, trên núi cao có đất mùn và thung lũng sông và
đồng bằng châu thổ có đất phù sa phỡ nhiờu, cỏc vựng đá vôi có đất bazan và
ở một vài vùng ven biển đất cát nhiều. Đất đai, và khí hậu như vậy rất phù hợp
để phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy, cây nguyên liệu có tốc độ tăng
trưởng nhanh.

      Tổng diện tích đất của Việt Nam là khoảng 33 triệu ha, diện tích đất đã
sử dụng là 23,840 triệu ha chiếm 57,04% quỹ đất tự nhiên, diện tích đất chưa
sử dụng là khoảng 8 triệu ha (theo niên giám thống kê năm 2000), diện tích đất
này có khá nhiều khu vực có tiềm năng thích hợp để trồng cây nguyên liệu
giấy.Theo số liệu của Viện Điều tra quy hoạch rừng thì rừng trồng nguyên liệu
giấy nước ta hiện có 803 000 ha, trong đó có 618.000 ha rừng tự nhiên, 185
000 ha rừng trồng các loại. Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn giai đoạn 2001 - 2010 đã được Quốc hội thông qua, cả nước sẽ trồng


                                     - 29 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña     Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



mới 1.140.000 ha rừng cây nguyên liệu giấy trong Chương trình 5 triệu ha
rừng. Một vùng nguyên liệu dồi dào đang mở ra cho ngành giấy trong tương
lai.

       Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngành giấy Việt Nam có lợi thế về
nguồn nguyên liệu thô rất phong phú. Đến nay, tuy chưa tuyển chọn được
nhiều, nhưng tập đoàn cây nguyên liệu giấy ở Việt Nam đã khá đa dạng, với
một số loài sinh trưởng nhanh, cho năng suất và chất lượng cao như thông 2 lá,
3 lá làm nguyên liệu cho sợi dài, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu cho sợi
ngắn, lồ ô, tre cho nguyên liệu sợi trung bình. Với tổng trữ lượng gỗ là 751,5
triệu m3, tổng trữ lượng rừng tre nứa là 8,4 tỷ cây, ngành có thể sử dụng
nguyên liệu từ cây lá rộng, từ tre nứa, vầu, luồng… Ngoài ra, ngành còn có thể
sử dụng một nguồn nguyên liệu có khối lượng rất lớn và được cung cấp ổn
định những phụ phẩm của các ngành khác hàng chục triệu tấn/mỗi năm như
rơm rạ của các vùng sản xuất lúa gạo, bã mía của các nhà máy sản xuất
đường… Với nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú như vậy, ngành giấy có
khả năng chủ động được về nguyên liệu, từ đó có thể nâng cao vị thế của mình.
Vấn đề đặt ra là ngành phải khai thác và sử dụng chúng sao cho hợp lý và có
hiệu quả.

       - Nguồn nhân lực

       Thuận lợi thứ hai đối với ngành giấy là Việt Nam có nguồn nhân lực dồi
dào. Ước tính, hiện nay, Việt Nam có lực lượng lao động khoảng 50 triệu
người, và được bổ sung thường xuyên hàng năm với tốc độ tăng trung bình là
1,7%. Lao động của chúng ta được đánh giá là trẻ, cần cù, thông minh, chịu
khó và có khả năng tiếp thu công nghệ nhanh. Giá nhân công của nước ta lại
chỉ ở mức thấp. Đối với một ngành cần sử dụng nhiều lao động như ngành giấy
thì đây có thể coi là một yếu tố tương đối thuận lợi. Bên cạnh nguồn nhân lực
dồi dào, ngành giấy nước ta còn được hưởng lợi từ một thị trường nội địa rộng


                                     - 30 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña      Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



lớn với dân số hơn 80 triệu người , thị trường này còn đang sơ khai và còn rất
nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.

         - Chính sách của Nhà nước

         Ngành giấy, hiện nay cũng được sự quan tâm đầu tư thích đáng của Nhà
nước và Chính phủ. Trong chính sách của mình, Chính phủ đánh giá ngành
giấy như một ngành sản xuất thay thế xuất khẩu, góp phần phát triển các vùng
kinh tế sâu và xa, do vậy Chính phủ đã đề ra một loạt chính sách để hỗ trợ phát
triển ngành giấy như cấp vốn bằng nguồn vốn đầu tư ưu đãi, quỹ đầu tư phát
triển, giảm thuế cho ngành, khuyến khích đầu tư vào ngành giấy. Kết quả là
hiện nay có rất nhiều thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh, sản xuất
trong ngành, sản lượng của ngành tăng vọt, mặt hàng cũng phong phú hơn.
Chính phủ đã và đang xây dựng qui hoạch phát triển ngành, vùng nguyên liệu,
giao đất giao rừng cho nhân dân, khuyến khích nhân dân trồng rừng nguyên
liệu giấy để tạo vùng nguyên liệu ổn định cho ngành. Sự quan tâm ưu ái của
Chính phủ cũng sẽ là một nhân tố thuận lợi để phát triển ngành.

         - Thuận lợi khác

         Do đã kinh doanh lâu năm, nên ngành đã xây dựng được cho mình một
kênh phân phối, mạng lưới đại lý trải khắp mọi miền của đất nước, sản phẩm
của ngành đã trở nên quen thuộc với mọi người, từ các nhà in lớn tiêu thụ hàng
nghìn tấn giấy một năm đến những em nhỏ lớp 1 với những trang vở đầu đời.
Những cái tên như Bãi Bằng, Tân Mai,…. đã trở thành thương hiệu lớn của
ngành không chỉ trong nước mà cả ngoài nước, thành một tài sản vô hình của
ngành. Đây là một ưu thế để ngành có thể cạnh tranh với các sản phẩm nước
ngoài.

2. Khó khăn đối với ngành giấy




                                     - 31 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña     Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



      Tuy ngành giấy Việt Nam có được một số thuận lợi khách quan nói trên,
nhưng ngành này cũng gặp rất nhiều khó khăn đặt ra do nhiều nguyên nhân
khác nhau:

      Thứ nhất, nước ta có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào và chi phí nhân
công rẻ, nhưng nguồn nhân lực nước ta lại có những điểm yếu nhất định khi so
sánh với lao động nước ngoài

      - Sức khoẻ hạn chế, độ bền dai rất kém: Sản xuất theo phương pháp
công nghiệp trong kinh tế thị trường, và đặc biệt khi hội nhập kinh tế đòi hỏi
một cường độ lao động cao hơn và căng thẳng hơn nhiều. Một phần do đặc
điểm về sinh học và hình thể thấp bé và nhẹ cân, một phần do phần lớn người
Việt Nam xuất thân từ nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, lạc hậu nên khó có thể
đáp ứng được một cường độ làm việc cao.

      - Tác phong công nghiệp còn ít và chưa được định hình bền chặt: sinh ra
và trưởng thành trong một nền sản xuất tiểu nông manh mún, lộn xộn, nhiều
người Việt Nam quen làm việc theo kiểu tùy hứng, nước đến chân mới nhảy,
không thích hợp tác với nhau, nên khó có sự hợp tác nhịp nhàng, đồng bộ ăn
khớp. Mà trong điều kiện hội nhập kinh tế, thì tác phong công nghiệp là một
tố chất rất cần thiết đối với người công nhân.

       - Hiểu biết chưa đủ sâu rộng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn
chế: do sống và làm việc quá lâu trong môi trường khép kín và dựa dẫm vào
Nhà nước, nên người lao động Việt Nam chỉ quen làm việc bằng kinh nghiệm
là chính, họ không thấy sự bức xúc lớn của việc sử dụng kiến thức, phương
pháp khoa học.

      Chính những điểm yếu của nguồn nhân lực là một trong những nguyên
nhân làm cho sức cạnh tranh của ngành giấy cũng như nhiều ngành công
nghiệp của Việt Nam không cao. Tác phong công nghiệp yếu kém làm khả


                                      - 32 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña       Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



năng phối hợp làm việc, hoạt động của dây chuyền không đồng bộ, nhịp
nhàng. Mà trong ngành công nghiệp giấy thì tính đồng bộ, nhịp nhàng lại là
một đòi hỏi rất quan trọng, bởi sản xuất giấy phải qua nhiều khâu, nhiều giai
đoạn, chỉ cần một giai đoạn có vấn đề thì cả dây chuyền sẽ gặp sự cố. Đây là
một trong những nguyên nhân làm năng suất lao động kém, hao phí nguyên vật
liệu nhiều. Nguồn nhân lực thì nhiều, nhưng những người lao động có trình độ,
năng lực, có khả năng tiếp thu công nghệ, đặc biệt là người có trình độ trong
ngành, thì lại thiếu dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng công nghệ mới, sử
dụng thiết bị hiện đại, hệ thống quản lý cồng kềnh, thiếu hiệu quả.

      Thứ hai, công nghệ của ngành khá lạc hậu không chỉ so với các nước
trên thế giới, mà ngay cả với các nước trong khu vực Đông Nam á. Đây là khó
khăn lớn nhất đối với ngành giấy. Ở Việt Nam có những nhà máy được xây
dựng từ năm 60, đến giờ vẫn còn hoạt động và hầu như không được đầu tư,
nâng cấp trong 40 năm qua. Cả nước có hàng trăm nhà máy giấy, nhưng công
suất nhà máy trung bình thì lại nhỏ, cả nước chỉ có hai nhà máy có công suất
lớn hơn 50.000 tấn là Bãi Bằng, Tân Mai, công suất của các nhà máy giấy Việt
Nam là khoảng 10.000-15.000 tấn/năm, trong khi của Indonesia là hơn
100.000 tấn/năm. Nguồn lực của ngành lại phân tán trải rộng khắp ba miền,
chưa có những khu vực tập trung sản xuất công nghiệp lớn chuyên nghiệp do
nguồn nguyên liệu phân bổ không tập trung, lại thường nằm ở các khu vực có
hạ tầng cơ sở chưa phát triển. Công nghệ lạc hậu nên đòi hỏi phải đầu tư, nâng
cấp, nhưng chi phí vốn đầu tư lớn, suất phí đầu tư cho ngành tương đối lớn (1
800 - 2 200 USD/tấn bột giấy từ cây nguyên liệu và 1 000 - 1 200 USD/tấn
giấy từ bột giấy). Khả năng thu hồi vốn lại chậm, do tỷ suất lợi nhuận và lợi
nhuận thấp. Hiệu suất thu hồi nội bộ khoảng 11 - 12%/năm đối với các dự án
đầu tư mới. Chi phí để xử lý môi trường cao, đặc biệt các dự án đều nằm ở
thượng nguồn nên chi phí đầu tư hệ thống xử lý môi trường theo đúng tiêu
chuẩn Việt Nam chiếm khoảng 20 - 25% tổng chi phí đầu tư. Nếu không có


                                     - 33 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña      Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



những chính sách đặc thù riêng thì rủi ro sẽ rất lớn. Nên ngành rất khó khăn
trong việc thu hút vốn đầu tư vào ngành, đặc biệt là vào vùng nguyên liệu và
sản xuất bột giấy. Đây là khó khăn lớn đòi hỏi ngành phải có những chính sách
đầu tư phát triển sao cho thật hợp lý, phù hợp với đặc điểm về nguyên liệu và
tài chính của Việt Nam.

      Thứ ba, do đặc điểm của ngành giấy đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rất
lớn, thời gian đầu tư lại khá dài, đòi hỏi về trình độ công nghệ tương đối cao.
Nhưng nước ta vẫn còn nghèo, nguồn lực về tài chính còn yếu, lại có nhiều
ngành, nhiều việc đòi hỏi phải được đầu tư, rót vốn ngay, nên ngành giấy nước
ta gặp nhiều khó khăn trong việc có được vốn để đầu tư xây dựng nhà máy,
phát triển ngành, nâng cao sức cạnh tranh, tiềm lực tài chính của mỗi doanh
nghiệp còn nhỏ bé nên chưa thể khai thác hết lợi thế về nguồn nhân lực và
nguyên liệu dồi dào.

3. Thực trạng của ngành giấy Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế và khu vực

3.1 Cơ cấu tổ chức

      Hiện nay, trên toàn quốc nếu không kể các cơ sở sản xuất giấy nhỏ lẻ thủ
công, có 473 đơn vị sản xuất công nghiệp giấy và bột giấy, với 441 doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó những cơ sở thuộc loại vừa và lớn ở Việt
Nam là khoảng 145 đơn vị, 100 đơn vị sản xuất giấy, 45 đơn vị sản xuất bột
giấy. Các đơn vị sản xuất giấy trong ngành công nghiệp được chia ra làm 3 bộ
phận chính:

      -   Các doanh nghiệp Nhà nước: tổng công ty giấy Việt Nam

      - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: gồm có các công ty cổ phần,
          TNHH, tổ hợp tác.



                                     - 34 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña        Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



      - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

      Tổng công ty giấy Việt Nam: Tổng công ty giấy Việt Nam (tổng công ty
91), đây là doanh nghiệp mạnh nhất, lớn nhất, ra đời vào năm 1996 với mục
tiêu mong muốn hình thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đủ điều kiện chi phối
các hoạt động của ngành, giúp đỡ lẫn nhau. Tổng công ty được quản lý bởi Hội
đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng giám đốc. Tổng công ty giấy Việt
Nam bao gồm các thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp
hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp, có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích
kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động
trong lĩnh vực công nghiệp giấy và trồng rừng nguyên liệu giấy, nhằm tăng
cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để
thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao; nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh
của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty; đáp ứng nhu cầu về giấy
của thị trường. Tổng công ty chịu sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra giám sát của
Bộ Công nghiệp nhẹ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ
ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương với tư cách là các cơ
quan quản lý Nhà nước; đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư
cách là cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà
nước theo quy định tại Luật Doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của
pháp luật. Các doanh nghiệp của tổng công ty được phân bổ ở hai vùng chủ
yếu là Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ. Đặc trưng của các doanh nghiệp thuộc
tổng công ty là:

      - Có nguồn vốn thường được rót từ ngân quỹ Nhà nước hay sự bảo lãnh
vay của Nhà Nước. Nên tuy dự án đầu tư của họ thường có quy mô lớn nhưng
lại có sự phụ thuộc, không được linh hoạt như các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh.




                                      - 35 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña     Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



       - Có quy mô thuộc loại vừa và lớn so với các doanh nghiệp giấy khác ở
Việt Nam, thường được xây dựng tương đối đồng bộ, thường là với một vùng
nguyên liệu quy hoạch đi kèm.
      Từ ngày được thành lập, tổng công ty đã liên tục phát triển và đã có một
tiếng nói quan trọng đối với ngành, đóng góp một vai trò không nhỏ trong
ngành. Tổng công ty giấy Việt Nam, có thể nói đã khẳng định được vai trò là
thành phần kinh tế chủ đạo. Bằng chứng là Tổng công ty đã cung cấp hơn 80%
các mặt hàng sản phẩm có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội như giấy báo, giấy
in, giấy viết. Sản phẩm giấy in, giấy viết, giấy in báo của các doanh nghiệp
thuộc tổng công ty không chỉ phục vụ ngày càng tốt nhu cầu trong nước, mà
còn bước đầu xuất khẩu được sang một số nước. Tổng công ty hiện là chủ đầu
tư của những công trình lớn nhất về công nghiệp giấy như dự án dây chuyền
giấy bao bì công nghiệp Việt Trì (35 triệu USD), dự án mở rộng Công ty giấy
Bãi Bằng giai đoạn 1 lên 100.000 tấn/năm (54 triệu USD), xây dựng nhà máy
bột giấy Kon Tum công suất 130.000 tấn/năm (244 triệu USD),...(nguồn tạp
chí cộng sản số 14 năm 2002). Tuy nhiên, do cơ chế, cách thức quản lý của
Nhà nước, ảnh hưởng của cơ chế tập trung, quan liêu còn rơi rớt, nên hoạt
động đầu tư, nâng cấp của tổng công ty còn thực hiện rất chậm, ì ạch, tốc độ
tăng trưởng của tổng công ty giấy trong 3 năm gần đây chỉ đạt 4%/năm.
      Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: trước năm 1990, các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh còn chưa thực sự phát triển. Sau năm 1990, với sự cởi mở về
cơ chế, chính sách, sự khuyến khích của Nhà nước, đặc biệt là khi có luật
doanh nghiệp, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong ngành giấy mọc lên
nhanh chóng ở trên mọi miền đất nước. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
thường hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và công ty TNHH, chịu sự
quản lý và kiểm tra của Sở công nghiệp và UBND các địa phương theo luật
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ hơn, số vốn hoạt động chỉ
trong tầm từ vài tỉ đến vài chục tỉ, nguồn vốn của họ huy động từ nhiều nguồn


                                     - 36 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña     Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



khác nhau: vốn tự đóng góp, vốn từ bán cổ phần, vốn huy động qua kênh thị
trường chứng khoán…nhưng cơ cấu mặt hàng của họ rất đa dạng, từ giấy vệ
sinh, bìa carton, giấy kraft đến giấy in, giấy viết. Các đơn vị sản xuất giấy
ngoài quốc doanh thường nằm ngay ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, hoặc ở các khu vực công nghiệp như Đồng Nai, Bình
Dương, Bắc Ninh để thuận tiện cho sản xuất và lưu thông hàng hóa của họ.
Hoạt động của họ rất linh hoạt, bộ máy quản lý gọn nhẹ, sử dụng lao động rẻ,
quản lý vật tư, nguyên liệu chặt chẽ. Hoạt động đầu tư của họ có tính nhạy bén
trong việc đoán trước nhu cầu của thị trường, chuẩn xác trong việc chọn thời
điểm, đa dạng trong đầu tư, phối hợp nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp có quy
mô khác nhau. Họ mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực mà họ cho là có triển
vọng, nhiều dây chuyền sản xuất giấy duplex, giấy kraft, giấy viết đã ra đời
như thế. Quy mô đầu tư mới điển hình của khu vực ngoài quốc doanh là
12.000 tấn/năm (thay vì 700 – 1500 tấn/năm như trước đây). Đã và đang xuất
hiện một số công ty lớn sản xuất giấy ở khu vực ngoài quốc doanh có quy mô
trên dưới 30.000 tấn/năm, đứng hàng thứ 3,4,5 trong các cơ sở sản xuất lớn của
ngành, sản lượng tăng đều qua từng năm như Vạn Phát, An Bình, Hapaco,
công ty giấy Sài Gòn….Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng còn gặp rất
nhiều khó khăn về huy động vốn và cơ chế hoạt động, qui mô, nên rất cần có
sự trợ giúp, hỗ trợ kịp thời của Nhà nước.

      Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Từ năm 1991, cùng với sự
phát triển của đầu tư nước ngoài, thì trong ngành giấy cũng ra đời những
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút hơn 3.000 lao động và chiếm
2% sản lượng toàn ngành, trong đó lớn nhất là nhà máy giấy Newtoyo. Hiện
tại, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ đầu tư vào các lĩnh
vực sản xuất giấy tissue, các tông, và một số loại giấy chuyên dụng… Nhưng
trong tương lai, khi nhu cầu về giấy của nước ta tăng mạnh thì các doanh




                                     - 37 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña        Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



nghiệp nước ngoài sẽ có thể tăng lượng đầu tư vào ngành giấy của nước ta với
cơ cấu mặt hàng đa dạng hơn, và xây dựng thêm nhiều nhà máy khác.

3.2 Thực trạng về năng lực sản xuất

       Trong những năm gần đây, công suất của ngành giấy Việt Nam liên tục
được cải thiện, nâng cấp. Hiện nay, tổng công suất của toàn ngành đạt 658 .000
tấn giấy và 200.000 tấn bột giấy. Do máy móc, thiết bị, công nghệ còn lạc hậu,
và sự cạnh tranh khốc liệt của hàng ngoại nhập, nên nhìn chung ngành cũng
chỉ khai thác được khoảng 80- 90% công suất. Tuy nhiên, sản lượng của ngành
cũng liên tục tăng, năm sau nhiều hơn năm trước. Năm 1999, sản lượng của
toàn ngành là 292.200 tấn, thì đến năm 2002, ngành giấy đã đạt mức sản lượng
538.231 tấn, gấp 1,84 lần năm 1999, hoàn thành toàn diện và vượt mức mục
tiêu năm 2005 mà Đảng và Nhà Nước đã giao cho ngành (vượt 8% so với chỉ
tiêu 500.000 tấn).



            Sản lượng toàn                    Trong đó
                                                                                 So sánh
 Năm              Ngành           Tcty giấy VN        Các DN khác
             1                     2                   3                           2/1
            Tấn           %       Tấn        %       Tấn       %                   %
 1999     292.200         100   168.924          100     123.276      100          58
 2000     350.103         119   173.965          103     176.035      143          50
 2001     420.107         120   187.000          107     243.000      132          45
 2002     538.231         128   192.665          103     345.463      148          36
                                              ( Nguồn hiệp hội giấy Việt Nam)

       Năng lực sản xuất của tổng công ty giấy Việt Nam đến thời điểm năm
2003 là 233.000 tấn, và 126.000 tấn bột giấy. Nhưng xem bảng trên, ta thấy
sản lượng của ngành vẫn chưa đạt được mức 200.000 tấn. Trong năm 2003, dù
dây chuyền sản xuất giấy của nhà máy Vạn Điểm và dây chuyền sản xuất



                                     - 38 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña        Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



duplex của nhà máy Việt Trì đã đi vào hoạt động, nhưng tổng công ty cũng chỉ
dự định sản xuất 194.800 tấn do nhà máy Bãi Bằng phải ngừng sản xuất để
nâng cấp. Sản phẩm chủ yếu vẫn là giấy in và giấy viết.

       Nhìn bảng trên, ta cũng thấy năng lực sản xuất của các doanh nghiệp
ngoài tổng công ty tăng liên tục cả về chỉ tiêu tương đối lẫn tuyệt đối. Năm
1999, sản lượng của các doanh nghiệp này mới chỉ chiếm 42 % sản lượng toàn
ngành. Đến năm 2002 các doanh nghiệp này đã sản xuất được 345.463 tấn,
chiếm 64%, gần gấp đôi sản lượng của tổng công ty giấy Việt Nam. Điều này
thể hiện rõ sự tăng trưởng nhảy vọt của các doanh nghiệp này, đặc biệt là của
các công ty cổ phần, còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vẫn
mới chỉ chiếm một phần khiêm tốn là 2% tổng sản lượng toàn ngành.

3.3 Thực trạng về cơ cấu sản phẩm

       Cơ cấu sản phẩm ngành giấy trong những năm gần đây đã có sự biến đổi
và chuyển dịch cùng với sự thay đổi của cơ chế thị trường, mở rộng thương
mại.



                                               Sản xuất        Sản xuất
                 Mặt hàng                      năm 2001        năm 2002


Giấy in báo                                        35.000           34.335

Giấy in và giấy viết                              130.052          135.120

Giấy làm bao bì, các tông                         137.727          233.318

Giấy vệ sinh, tissue                               17.843           24.000

Giấy tráng                                                0              0

Giấy vàng mã xuất khẩu                             74.278           80.000


                                     - 39 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña       Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



Giấy vàng mã dùng trong nước
                                                    15.000         18.000

                                (Nguồn báo công nghiệp giấy tháng 6/2003)

      Trong những năm trước đây, mặt hàng chủ yếu của ngành giấy Việt
Nam là giấy in, giấy viết, giấy in báo, thì hiện nay, giấy làm bao bì, các tông
đã có sự gia tăng mạnh, năm 2002 tăng 1,7 lần so với năm 2001, vươn lên là
lĩnh vực có sản lượng lớn nhất trong cơ cấu mặt hàng của ngành, trong tương
lai, đây vẫn sẽ là một mặt hàng nhiều tiềm năng. Giấy in, giấy viết, giấy báo
vẫn là một trong những mặt hàng chính của ngành nhưng do sự cạnh tranh
mạnh của giấy nước ngoài, nên sản lượng chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, cơ cấu mặt
hàng vẫn còn chưa đa dạng, phong phú, những mặt hàng cao cấp trong nước
vẫn chưa sản xuất được. Ví như mặt hàng giấy tráng, hiện tại, nước ta chưa sản
xuất được, chỉ sau vài năm nữa khi các dự án giấy tráng của các công ty Bình
An, Vạn Phát… đi vào hoạt động, thì sản xuất mới có thể đáp ứng được một
phần nhu cầu trong nước.

3.4 Thực trạng cơ cấu lao động

      Ngành giấy thu hút khoảng 50.000 lao động trực tiếp tham gia sản xuất
trong ngành. Trong đó, có 13.800 lao động làm việc trong tổng công ty giấy,
còn lại làm việc trong các doanh nghiệp ngoài tổng công ty. Lao động của tổng
công ty giấy được đào tạo ở trường công nhân kỹ thuật ngành giấy, còn các kỹ
sư được đào tạo ở một số trường đại học như nông lâm, bách khoa, khoa học tự
nhiên. Còn ở các doanh nghiệp ngoài tổng công ty thì hình thức đào tạo chủ
yếu cho lao động là tự đào tạo. Trong những năm tới, khi ngành giấy phát triển
mạnh, nhu cầu đối với các kỹ sư , đặc biệt lao động có tay nghề cao sẽ rất lớn,
nhưng khó được đáp ứng đủ, do ngành mới có ít trường đào tạo nghề làm giấy.
Theo báo cáo của tổng công ty giấy VN, nhu cầu đào tạo cán bộ kỹ thuật trong
ngành và một số ngành liên quan rất lớn, nhu cầu đến năm 2005 là 1.500, 2010



                                     - 40 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña      Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



là 2.500 và 2020 là 4.000 cán bộ. Để đáp ứng nhu cầu này rất cần có sự quan
tâm đầu tư thích đáng của Nhà nước.

3.5 Thực trạng về nguồn nguyên liệu

      Trong những năm gần đây, ngành giấy đã dần chủ động được nguồn
nguyên liệu sản xuất giấy của mình. Các doanh nghiệp đã có thể sản xuất giấy
từ bột giấy trong nước, giấy phế liệu trong nước, gỗ nguyên liệu… Nhưng tình
hình nguyên liệu để sản xuất giấy vẫn còn một số vấn đề đáng lưu ý, cần phải
giải quyết:

   - Về bột giấy: do năng lực sản xuất giấy và bột giấy của ngành không tương
xứng, nên dù có nhiều cố gắng, nhưng mỗi năm toàn ngành vẫn phải nhập
khẩu từ 60.000 – 80.000 tấn bột giấy để về gia công, sản xuất.

   - Về gỗ nguyên liệu: nguồn nguyên liệu cây lá rộng được cung cấp khá ổn
định (thời điểm hiện nay "cung" và "cầu" đã gần tương đương). Trồng rừng
nguyên liệu giấy đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch chuyển
dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương trong nước. Nhưng hiện lại diễn ra
tình trạng gỗ nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất ở nhiều địa
phương, nơi thừa, nơi thiếu cục bộ. Ở phía Bắc, thì nhà máy giấy Bãi Bằng
đang ở trong tình trạng dư thừa trong thu mua nguyên liệu giấy, tình hình này
đã được dự báo từ lâu do cung đã vượt cầu và cơ chế thu mua một giá. Còn ở
phía Nam các nhà máy Đồng Nai, Tân Mai lại phải đi nhập nguyên liệu ở các
tỉnh lân cận, hoặc của Lào, Campuchia để đem về sản xuất.

   - Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều doanh nghiệp nước ta đã nhập
một khối lượng lớn giấy loại của nước ngoài về để gia công, tái chế, do nguồn
cung giấy phế liệu trong nước chỉ thu gom được khoảng 200.000 tấn, chưa đáp
ứng được nhu cầu của nhiều doanh nghiệp sử dụng loại nguyên liệu này.




                                      - 41 -
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña      Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ



   - Trong nước vẫn chưa sản xuất được nhiều loại hóa chất đặc chủng, nên
doanh nghiệp của ngành vẫn phải nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài.



III/ Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong
điều kiện hội nhập
   Hội nhập kinh tế quốc tế là việc các quốc gia thực hiện chính sách kinh tế
mở, tham gia các định chế kinh tế tài chính quốc tế, thực hiện tự do hóa và
thuận lợi hóa thương mại đầu tư. Hội nhập là một quá trình tất yếu, một đòi hỏi
khách quan đối với bất kể nền kinh tế nào trên thế giới dù lớn hay nhỏ, dù phát
triển hay mới chỉ đang phát triển. Bởi, lợi ích của việc hội nhập kinh tế thể
hiện ở chỗ. Khi ở tầm vĩ mô nó tạo điều kiện để kết hợp tốt nhất nguồn lực
trong nước và quốc tế, giúp tăng cường thu hút nguồn vốn, công nghệ, mở
rộng không gian để phát triển kinh tế và có được tiếng nói quan trọng trong
quan hệ quốc tế. ở cấp độ mỗi doanh nghiệp thì hội nhập sẽ mở rộng cơ hội
kinh doanh, thâm nhập thị trường, doanh nghiệp có cơ hội hoạt động trong một
môi trường bình đẳng, ổn định, học tập tiếp thu công nghệ sản xuất, kinh
nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.
      Tuy nhiên, việc hội nhập kinh tế cũng đặt ra không ít khó khăn, thách
thức cho chúng ta. Hội nhập có nghĩa là phải cắt giảm thuế quan và hàng rào
phi thuế, sự bảo hộ của nhà nước đối với sản xuất sẽ phải giảm đi. Do xuất
phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trình độ công nghệ yếu kém, tác
phong quan liêu để lại từ một thời cách đây không xa, trình độ của nguồn nhân
lực còn yếu kém dẫn đến năng lực cạnh tranh của quốc gia, của công nghiệp,
của ngành, của doanh nghiệp đều còn yếu kém. Khi chúng ta tham gia vào sân
chơi quốc tế rộng lớn, chúng ta sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh
nghiệp nước ngoài cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp
của chúng ta sẽ phải chiến đấu trong một môi trường nhiều cơ may, nhưng



                                     - 42 -
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu

More Related Content

What's hot

Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYĐề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớihuuthinh85
 
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristPhân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristIceCy Min
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng luanvantrust
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYĐề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
 
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOTLuận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
 
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công tyLuận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
 
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristPhân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
 
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệpQuản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
 
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...
Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...
Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
 
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đLuận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
 
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAYĐề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
 

Viewers also liked

Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnHaiyen Nguyen
 
Mẫu khóa luận tốt nghiệp
Mẫu khóa luận tốt nghiệpMẫu khóa luận tốt nghiệp
Mẫu khóa luận tốt nghiệpHương Vũ
 
Qui định khóa luận đại học ngoại thương
Qui định khóa luận đại học ngoại thươngQui định khóa luận đại học ngoại thương
Qui định khóa luận đại học ngoại thươngHùng Đồng phục
 
Đề cương khóa luận
Đề cương khóa luậnĐề cương khóa luận
Đề cương khóa luậnDung Trương
 
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPNguyễn Công Huy
 
Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luậnDanh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luậnchungk09503
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...Nguyễn Công Huy
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnNgọc Ánh Nguyễn
 
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)zazazu_lynk
 
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...Thanh Hoa
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhTiểu Yêu
 
Báo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUBáo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUti2li119
 
Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại 2
Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại 2Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại 2
Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại 2babylonely
 
Nguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lvNguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lvquynhlehvtc
 
luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...
Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...
Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...Cat Love
 
bai bao cao thuc tap 2
bai bao cao thuc tap 2bai bao cao thuc tap 2
bai bao cao thuc tap 2Minh Hoang
 

Viewers also liked (20)

Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Mẫu khóa luận tốt nghiệp
Mẫu khóa luận tốt nghiệpMẫu khóa luận tốt nghiệp
Mẫu khóa luận tốt nghiệp
 
Qui định khóa luận đại học ngoại thương
Qui định khóa luận đại học ngoại thươngQui định khóa luận đại học ngoại thương
Qui định khóa luận đại học ngoại thương
 
Đề cương khóa luận
Đề cương khóa luậnĐề cương khóa luận
Đề cương khóa luận
 
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 
Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luậnDanh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)
 
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
 
Báo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUBáo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTU
 
Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại 2
Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại 2Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại 2
Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại 2
 
Copy of luatkinhte+da le
Copy of luatkinhte+da leCopy of luatkinhte+da le
Copy of luatkinhte+da le
 
Nguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lvNguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lv
 
luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdf
 
Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...
Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...
Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...
 
bai bao cao thuc tap 2
bai bao cao thuc tap 2bai bao cao thuc tap 2
bai bao cao thuc tap 2
 
Bao cao thuc tap tuan 4
Bao cao thuc tap tuan 4Bao cao thuc tap tuan 4
Bao cao thuc tap tuan 4
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu

Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533thaodinh83
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).docNguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Luanvan84
 
“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”
“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”
“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”Chau Duong
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnktupmo
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOCNguyễn Công Huy
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...nataliej4
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpguest3c41775
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Nguyễn Công Huy
 
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Cô...
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Cô...Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Cô...
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Cô...Luanvan84
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu (20)

Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
 
QT003.doc
QT003.docQT003.doc
QT003.doc
 
Tailieu.vncty.com qt003
Tailieu.vncty.com   qt003Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com qt003
 
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
 
“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”
“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”
“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
 
QT134.doc
QT134.docQT134.doc
QT134.doc
 
QT136.doc
QT136.docQT136.doc
QT136.doc
 
DA131.Doc
DA131.DocDA131.Doc
DA131.Doc
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank, HAY
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
 
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Cô...
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Cô...Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Cô...
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Cô...
 

More from Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Nguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?tbftth
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
 

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu

  • 1. Http://luanvan.forumvi.com luanvan84@gmail.com TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG *********** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ. Sinh viên thực hiện: Bùi Đức Chí Toàn Lớp Nga – khóa K38 E Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Phạm Song Hạnh Hà Nội - 2003
  • 2. Http://luanvan.forumvi.com luanvan84@gmail.com Mục lục Nội dung Trang số Lời nói đầu Chương I Lý thuyết về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế I/ Khái niệm và chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh 3 1. Khái niệm năng lực cạnh tranh 3 2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 4 II/ Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 7 1. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 7 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 9 III/ Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy 16 1. Do ngành giấy là một ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta 16 2. Phát triển ngành giấy là một yêu cầu đặt ra nhằm phát huy nguồn lực của đất nước, thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước 18 3. Muốn phát triển ngành giấy thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế 20
  • 3. Http://luanvan.forumvi.com luanvan84@gmail.com Chương II Thực trạng của ngành giấy Việt Nam trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế I/ Tình hình hoạt động của ngành giấy Việt Nam 22 1. Những thuận lợi 24 2. Khó khăn đối với ngành giấy 26 3. Thực trạng của ngành giấy Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 29 III/ Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập 36 1. Những thách thức và cơ hội đối với ngành giấy Việt Nam trong quỏ trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 37 2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam 45 Chương III Một số biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam I/ Mục tiêu định hướng phát triển ngành giấy Việt Nam đến năm 2010 52 1. Quan điểm 52 2. Mục tiêu của ngành giấy đến năm 2010 54 II/ Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy A/ Về phía các doanh nghiệp 56 1. Xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp 56 2. Xây dựng nhận thức đúng đắn về hội nhập 57 3. Áp dụng biện pháp giảm chi phí, nâng cao chất lượng 59
  • 4. Http://luanvan.forumvi.com luanvan84@gmail.com 4. Phát huy nhân tố con người 61 5. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp ngành giấy 64 6. Đầu tư hợp lý cho công nghệ 66 B/ Về phía Nhà nước 68 1. Xây dựng chiến lược qui hoạch phát triển ngành giấy hợp lý 68 2. Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành giấy 70 3. Sắp xếp lại các doanh nghiệp quốc doanh nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho toàn ngành 72 4. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành giấy, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ 73 Kết luận Tài liệu tham khảo 
  • 5. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ Lời nói đầu Trong điều kiện, quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng làm nảy sinh rất nhiều vấn đề mới mẻ. Quá trình hội nhập đã, đang và sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta. Hội nhập mang đến cơ hội cho nhiều ngành công nghiệp phát triển, xuất khẩu được nhiều hàng hóa, tạo ra nhiều việc làm mới, nhưng cũng gây ra thách thức cho không ít ngành của nước ta, trong đó có ngành công nghiệp giấy. Giấy là một mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đối với nhu cầu của nhân dân và công nghiệp giấy có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển sản xuất mặt hàng giấy là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong ba chương trình kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa, học tập, sản xuất công nghiệp. Nhưng hiện đang có không ít ý kiến cho rằng, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có năng lực cạnh tranh yếu và có thể sẽ bị hàng nước ngoài lấn áp hoàn toàn. Có thực như vậy không? Xuất phát từ ý định đưa ra một cái nhìn và một sự đánh giá tương đối tổng quát và công bằng hơn đối với ngành công nghiệp giấy Việt Nam trước những thách thức của quá trình hội nhập, tác giả đã thực hiện khóa luận này. Mục đích của tác giả không phải là đi sâu vào tình hình, thực trạng sản xuất, kinh doanh của ngành công nghiệp giấy Việt Nam hiện nay, mà đi vào phân tích, đánh giá thách thức, cơ hội và năng lực cạnh tranh của ngành, thông qua đó đề ra một hệ thống giải pháp ngành nên áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành. Khóa luận sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, diễn giải để nêu rõ mục đích của khóa luận. Ngoài phần lời nói đầu, mục lục và tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận được tác giả chia làm 3 chương: -5-
  • 6. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ - Chương I :Lý thuyết về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế - Chương II :Thực trạng của ngành giấy Việt Nam trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế Chương III : Một số biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam Do ngành giấy là một ngành tương đối đặc thù dẫn đến khó khăn trong việc thu thập thông tin và tài liệu tham khảo, đồng thời kiến thức và tư duy còn hạn hẹp, nên ý kiến của tôi nêu ra có thể còn chưa được hợp lý. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô, và các bạn đọc. Qua khóa luận này, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo, thạc sỹ Nguyễn Song Hạnh, người đã giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Cám ơn khoa KTNT, thư viện trường đại học ngoại thương, chú Hoan, giám đốc công ty VPP Hồng Hà đã giúp đỡ và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu và thông tin bổ ích để thực hiện khóa luận. Cám ơn bố mẹ đã tạo điều kiện cho con được học tập ở trường đại học ngoại thương, cám ơn các thầy cô đã dạy dỗ em trong bốn năm qua. Bùi Đức Chí Toàn -6-
  • 7. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ Chương I LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (NLCT) VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NLCT CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRÊN CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP KINH TẾ I/ Khái niệm và chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh Trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hóa đang lan rộng, nền kinh tế thế giới đang phát triển rất nhanh thì vấn đề cạnh tranh trong thương mại và trong sản xuất không còn bó hẹp trong phạm vi giữa các doanh nghiệp của một quốc gia, mà đã mở rộng ra phạm vi quốc tế và mang tính toàn cầu. Cạnh tranh giữa các công ty của các quốc gia để tiêu thụ hàng hoá rất quyết liệt. Nhà sản xuất, xuất khẩu nào cũng muốn tiêu thụ hàng hóa sao cho được nhanh chóng, được nhiều để có thể thu được thật nhiều lợi nhuận, nhưng thị trường thì có muôn vàn khó khăn và nghiệt ngã cản bước họ. Thương trường là chiến trường, trong cuộc cạnh tranh tất nhiên sẽ có người chiến thắng và kẻ chiến bại. Người chiến thắng phải là người có năng lực cạnh tranh cao hơn kẻ chiến bại. Năng lực cạnh tranh chính là chìa khóa để một doanh nghiệp dành chiến thắng trước các đối thủ cạnh tranh. Thế nhưng ta hiểu thế nào là năng lực cạnh tranh? Và những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh? 1. Khái niệm năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh có thể phân ra làm nhiều loại: - Năng lực cạnh tranh của quốc gia - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Năng lực cạnh tranh của hàng hóa Mỗi loại lại có những cách hiểu, khái niệm khác nhau, có những nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Cho tới nay đã có nhiều tác giả đưa ra các cách hiểu -7-
  • 8. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ khác nhau về năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cũng như của một quốc gia. - Ở tầm quốc gia: Theo định nghĩa của WEF (Diễn đàn kinh tế thế giới) thì: “năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”. - Ở cấp doanh nghiệp: Theo Fafchamps, một chuyên gia về năng lực cạnh tranh, cho rằng: “năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường”. Theo khái niệm này, doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự sản xuất của doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì coi là có năng lực cạnh tranh. Theo tôi, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là “năng lực nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được, vì vậy khi thị phần tăng lên cho thấy năng lực cạnh tranh được nâng cao”. Hiểu một cách đơn giản năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng hãng đó bán được hàng nhanh, nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên một thị trường cụ thể về một loại hàng cụ thể. Quan điểm này có thể áp dụng đối với từng doanh nghiệp, cũng như đối với một ngành công nghiệp của một quốc gia trong cuộc cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới - “Năng lực cạnh tranh của hàng hóa là khả năng bán được hàng nhanh chóng khi trên thị trường có nhiều người cùng bán hàng đó”. Nó liên quan trực tiếp đến quyết định lựa chọn của người mua. Trong khóa luận này tôi chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp -8-
  • 9. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ Có rất nhiều chỉ tiêu để phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Và chỉ có qua những chỉ tiêu này, chúng ta mới c ó thể theo dõi, đáng giá được đúng năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Trong đó, điển hình nhất là một số chỉ tiêu sau: a) Doanh số: là số tiền bán hàng thu được trong một thời gian nhất định. Doanh số = giá bán x số sản phẩm bán ra Trên thực tế, người ta không chỉ xem xét thuần túy về giá trị mà còn chú trọng về mặt hiện vật của số sản phẩm bán ra đó, kể cả số lượng và chất lượng. Trong khi lợi nhuận chỉ rõ khả năng sinh lời thì doanh số lại cho biết quy mô hay tầm cỡ của doanh nghiệp lớn hay nhỏ ở mức nào. Tuy nhiên, không phải khi nào doanh số của hãng này lớn hơn hãng kia, thì cũng có nghĩa là lợi nhuận của nó cũng sẽ lớn hơn một cách tương ứng. Điều này do sự tác động của nhiều yếu tố chi phối như việc lựa chọn loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, chất lượng kinh doanh… b) Thị phần của doanh nghiệp: là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Đây là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Số sp bán ra của doanh nghiệp Thị phần = Tổng số sp tiêu thụ của thị trường - Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường: Đó là tỷ lệ % giữa giá trị sản phẩm của doanh nghiệp bán ra so với giá trị của toàn ngành. - Thị phần của doanh nghiệp so với phân khúc mà nó phục vụ: Đó chính là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của doanh nghiệp với doanh số của toàn phân khúc. - Thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, chỉ tiêu này cho biết vị thế sản phẩm của doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào? Số sp bán ra của doanh nghiệp -9-
  • 10. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ Thị phần = Số sp bán ra của đối thủ Nếu hệ số trên của thị phần tương đối lớn hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp, và ngược lại. Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp sẽ biết mình đang đứng ở vị trí nào, và có thể vạch ra một chiến lược hành động phù hợp. Chỉ tiêu này nói lên mức độ lớn của thị trường và vai trò vị trí của doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không hiệu quả. Khi tiềm lực của thị trường đang lên mà phần thị trường của doanh nghiệp không thay đổi tức là thị trường đã ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp hay một phần của thị trường đã rơi vào đối thủ cạnh tranh cho nên doanh nghiệp cần phải xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình để mở rộng thị trường của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tăng khối lượng sản phẩm trên thị trường hiện tại, có giải pháp thích hợp lôi kéo các đối tượng tiêu dùng tương đối, đối tượng không thường xuyên, lôi kéo khách hàng từ thị trường của đối thủ cạnh tranh với mình… Mục tiêu doanh số và thị phần có liên quan mật thiết với nhau. Doanh số cho biết kết quả của doanh nghiệp ở thị trường đang hoạt động, còn thị phần thì chỉ rõ doanh nghiệp chiếm được bao nhiêu trong cả “chiếc bánh thị trường” đó. Hai mục tiêu này còn gọi là những mục tiêu tạo lợi thế cạnh tranh hay mục tiêu thế lực. Khi doanh số và thị phần càng vượt xa đối thủ, doanh nghiệp càng có nhiều lợi thế trong cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường và thao túng giá cả. Mức lợi thế áp đảo tuyệt đối sẽ dẫn tới sự lũng đoạn và độc quyền thị trưòng, hình thành giá cả lững đoạn và lợi nhuận lũng đoạn. c) Lợi nhuận: Lợi nhuận được định nghĩa một cách khái quát là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Chỉ tiêu lợi nhuận là thước đo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - 10 -
  • 11. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất, là điều kiện để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho thị trường các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ mong muốn cho chi phí đầu vào ít nhất và bán hàng hoá với giá cao nhất để sau khi trừ đi các chi phí còn số dư dôi để không chỉ sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở rộng, không ngừng tích luỹ phát triển sản xuất, cũng cố và tăng cường vị trí của mình trên thị trường để nâng cao khả năng của doanh nghiệp. d) Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cho biết mức sinh lời của đồng vốn dùng trong kinh doanh. Tỷ suất này thể hiện sự bù đắp chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn. Thông thường đồng vốn được coi là sử dụng có hiệu quả nếu tỷ lệ nói trên cao hơn mức sinh lời khi đầu tư vào các cơ hội khác hay ít nhất phải cao hơn mức lãi suất tín dụng ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh tiềm năng của doanh nghiệp mà còn thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản kinh doanh của doanh nghiệp ấy. Nếu chỉ tiêu này thấp thì chứng tỏ mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là rất gay gắt. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh rất thuận lợi và có hiệu quả. e) Tỷ suất doanh thu trên vốn: cho biết mức doanh thu tạo ra trên một đồng vốn, ngoài ra nó còn cho biết mức độ quay vòng của vốn. Tỷ suất này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành và chu kỳ sản xuất kinh doanh. f) Tỷ lệ chi phí marketing trên tổng doanh thu: Đây cũng là một chỉ tiêu được sử dụng nhiều để đánh giá năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. II/ Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, hay của một ngành liên quan trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa mà doanh nghiệp, ngành - 11 -
  • 12. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ đó cung cấp. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của hàng hóa cũng chính là những yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành. Qua năng lực cạnh tranh của hàng hóa ta có thể thấy được năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Vì thế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một tổng thể, bao gồm nhiều nhân tố. Chất lượng: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu của năng lực cạnh tranh. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng tăng thì người ta càng có xu hướng lựa chọn hàng hóa đẹp, tốt, có chất lượng cao hơn là chọn hàng hóa có giá rẻ. Tùy theo mặt hàng mà tiêu chí chất lượng có thể thay đổi, đối với hàng tiêu dùng, thì những hàng hóa có kiểu dáng hiện đại, màu sắc phù hợp thị hiếu, chất lượng tốt,… sẽ thu hút khách hàng và được lựa chọn. Đối với mặt hàng thiết bị máy móc, tiêu dùng dài ngày thì sự ưu việt của các tính năng, độ tin cậy cao, tiện nghi sử dụng là những yếu tố quyết định. Giá cả: giá cả cũng là một yếu tố có sức lôi cuốn người mua, và được người mua cân nhắc khi mua một sản phẩm nào đó. Tuy nhiên, giá thấp chưa chắc đã là một lợi thế, cái quyết định là tương quan hợp lý của giá và chất lượng. Trong trường hợp, khi hàng hóa có giá trị tương đương nhau, thì hàng hóa của doanh nghiệp nào có giá thấp hơn hàng hóa đó sẽ dễ bán hơn, và có khả năng cạnh tranh cao hơn. Chi phí sử dụng: Đối với những hàng hóa sử dụng dài ngày thì chi phí sử dụng là yếu tố rất quan trọng. Chi phí sử dụng thấp sẽ làm cho hiệu quả sử dụng cao. Người mua hàng rất quan tâm đến yếu tố này, bởi vì, nhiều khi chi phí sử dụng có thể vượt xa chi phí mua hàng. Hàng giá thấp nhưng chi phí sử dụng cao có thể làm cho tổng chi phí vẫn cao và sử dụng không kinh tế. Chi phí sử dụng thường là chi phí cho việc tiêu tốn năng lượng, nhiên liệu, vật liệu kỹ thuật, chi phí cho người vận hành, chi phí bảo dưỡng, duy tu…. Để chi phí sử dụng thấp thì sản phẩm phải được chế tạo hoàn hảo, trình độ kỹ thuật cao. - 12 -
  • 13. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ Phục vụ kỹ thuật khi bán và sau bán ( hậu mãi ): để tạo thuận lợi và lôi cuốn người mua, các doanh nghiệp thường cung cấp những dịch vụ miễn phí như chở hàng đến tận nơi, lắp đặt, hướng dẫn bảo hành,… Đó là những phục vụ kỹ thuật khi bán. Phục vụ kỹ thuật sau khi bán là bảo hành, cung cấp phụ tùng, tổ chức sửa chữa,… Đây cũng là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp, ngành nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa của mình, và cho chính bản thân doanh nghiệp. Thực tế cho thấy rằng, hàng hóa của hai doanh nghiệp có chất lượng, giá cả tương đương nhau thì khách hàng sẽ chọn hàng được doanh nghiệp phục vụ kỹ thuật khi bán và sau bán hoàn hảo. Điều này sẽ khiến khách hàng yên tâm, thoải mái hơn, tạo một ấn tượng đẹp nơi khách hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện ra những thiếu sót, nhược điểm của sản phẩm và những đòi hỏi mong muốn của khách hàng… Từ đó, sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố, có những nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát (các nhân tố bên trong doanh ngiệp), và những nhân tố phức tạp, không lệ thuộc và không bị nhà doanh nghiệp chi phối (môi trường vĩ mô, môi trường ngành). Những nhân tố này tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo những chiều hướng khác nhau, và đòi hỏi doanh nghiệp phải có biện pháp thích hợp để ứng phó. * Môi trường vĩ mô Các nhân tố thuộc về mặt kinh tế: Các nhân tố này tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở các phương diện sau. - 13 -
  • 14. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ - Tốc độ tăng trưởng cao làm cho thu nhập của dân cư tăng, khả năng thanh toán của họ tăng dẫn tới sức mua (cầu) các loại hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào nắm bắt được điều này và có khả năng đáp ứng được nhu cầu khách hàng (số lượng, giá bán, chất lượng, mẫu mã…) thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thành công và có khả năng cạnh tranh cao. - Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng tiền trong nước có tác động nhanh chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở. Nếu đồng nội tệ lên giá các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, vì khi đó giá bán của hàng hoá tính bằng đồng ngoại tệ sẽ cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu, vì giá hàng nhập khẩu giảm, và như vậy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ bị giảm ngay trên thị trường trong nước. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng cả trên thị trường trong nước và trên thị trường nước ngoài, vì khi đó giá bán của các doanh nghiệp giảm hơn so với các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài. - Lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp thiếu vốn phải vay ngân hàng. Khi lãi suất cho vay của ngân hàng cao, chi phí của các doanh nghiệp tăng lên do phải trả lãi suất tiền vay lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ kém đi, nhất là khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực lớn về vốn. Các nhân tố về chính trị, pháp luật: những yếu tố thuộc môi trường này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong số những yếu tố này thì luật pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì luật pháp điều tiết hoạt động kinh doanh, giải quyết mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội trước những hoạt - 14 -
  • 15. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ động của doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận đã coi thường lợi ích chung toàn xã hội. Một thể chế chính trị, pháp luật rõ ràng, rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. Chẳng hạn, các luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện cạnh tranh, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và trên mọi lĩnh vực. Hay chính sách của Chính phủ về xuất nhập khẩu, về thuế xuất nhập khẩu cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước. Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố như tài nguyên, đất đai, vấn đề ô nhiễm môi trường… những vấn đề này có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến các sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường, liên quan đến giá thành và lợi nhuận. Đây là một yếu tố quan trọng nhưng không phải mang tính quyết định, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không nên coi thường ảnh hưởng của những yếu tố này được. Trình độ phát triển khoa học, công nghệ: Nhóm nhân tố này quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến môi trường cạnh tranh. Trình độ khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán. Những tiến bộ về khoa học và công nghệ mới làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm được đổi mới, tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, qua đó tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung. Đối với những nước chậm và đang phát triển, giá và chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh. Hiện nay, khi trên thế giới, có sự chuyển hướng quan tâm từ giá cả sang chất lượng của hàng hóa, các doanh nghiệp chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm - 15 -
  • 16. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ lượng khoa học công nghệ cao, vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn, thì trình độ khoa học công nghệ lại càng nắm giữ vai trò trọng yếu hơn. Kỹ thuật và công nghệ mới sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo ra được những thế hệ kỹ thuật và công nghệ tiếp theo nhằm trang bị và tái trang bị toàn bộ cơ sở sản xuất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân nước ta. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. * Môi trường ngành Hoạt động trên thương trường, doanh nghiệp tự ý thức được rằng không phải mình đang “múa giáo ở chốn không người”, mà là giữa các đối thủ cạnh tranh dù ở trong lĩnh vực nào cũng vậy. Trong ngành nghề của mình, doanh nghiệp nào cũng sẽ phải bươn chải trong một “cái ao”, hay còn gọi là môi trường ngành của mình, và phải chịu những tác động của nó đối với hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp nào thích ứng tốt được với môi trường ngành của mình thì sẽ có năng lực cạnh tranh cao và là người chiến thắng. Trong tác phẩm “chiến lược cạnh tranh” của Michael Poter, một chuyên gia đầu ngành về chiến lược cạnh tranh, đồng chủ tịch của báo cáo cạnh tranh toàn cầu, môi trường ngành được hình thành bởi các nhân tố chủ yếu mà ông gọi là năm lực lượng cạnh tranh trên thị trường ngành. Sức mạnh tổng hợp của năm lực cạnh tranh sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của các hãng trong cùng ngành. Sức mạnh của chúng ở mỗi ngành, và mỗi lúc lại khác nhau. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải tính toán cân nhắc tới chúng, trước khi có những quyết định lựa chọn phương thức, nhiệm vụ phát triển của mình. Năm lực lượng đó là: Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của môi trường này. Sự có mặt của các đối thủ - 16 -
  • 17. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ cạnh tranh chính trên thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lược lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ, tức thì tới quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Trong một ngành bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau, nhưng thường trong đó chỉ có một số đóng vai trò chủ chốt như những đối thủ cạnh tranh chính có khả năng chi phối, khống chế thị trường. Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá chính xác khả năng của những đối thủ cạnh tranh chính này để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với môi trường chung của ngành. Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ gia nhập thị trường Những doanh nghiệp mới tham gia thị trường trực tiếp làm tăng tính chất quy mô cạnh tranh trên thị trường ngành do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất trong ngành. Trong quá trình vận động của lực lượng thị trường, trong từng giai đoạn, thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút ra khỏi thị trường. Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng, bổ sung những đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm nhằm làm cho sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội hơn trên thị trường, hoặc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ… Sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường ngành phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành và mức độ hấp dẫn của thị trường đó. Sức ép của nhà cung ứng Những nhà cung ứng cũng có sức mạnh thoả thuận rất lớn. Có rất nhiều cách khác nhau mà người cung ứng có thể tác động vào khả năng thu lợi nhuận của ngành. Các nhà cung cấp có thể gây ra những khó khăn nhằm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong những trường hợp sau: - 17 -
  • 18. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ - Nguồn cung cấp doanh nghiệp chỉ cần có một hoặc vài công ty độc quyền cung cấp. - Nếu các nhà cung cấp có khả năng về các nguồn lực để khép kín sản xuất, có hệ thống mạng lưới phân phối hoặc mạng lưới bán lẽ thì họ sẽ có thế lực đáng kể đối với doanh nghiệp là khách hàng. Sức ép của khách hàng Sức mạnh khách hàng thể hiện ở chỗ họ có thể buộc các nhà sản xuất phải giảm giá bán sản phẩm thông qua việc tiêu dùng ít sản phẩm hơn hoặc đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn. Nếu khách hàng mua với khối lượng lớn, tính tập trung của khách hàng cao hơn so với các doanh nghiệp trong ngành. Sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế Những sản phẩm thay thế cũng là một trong những lực lượng tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành. Mức độ sẵn có của những sản phẩm thay thế cho biết giới hạn trên của giá cả sản phẩm trong ngành. Khi giá của sản phẩm tăng quá cao khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng những sản phẩm thay thế. Hoặc do mùa vụ, thời tiết mà khách hàng cũng chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế. Sự sẵn có của những sản phẩm thay thế trên thị trường là một mối đe doạ trực tiếp đến khả năng phát triển, khả năng cạnh tranh và mức lợi nhuận của các doanh nghiệp. * Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Đây là những nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp, nó là những yếu tố có thể kiểm soát được hay cũng có thể nói đấy là những yếu tố chủ quan của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể kiểm soát chúng để quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Có thể kể ra một số nhân tố như sau: - 18 -
  • 19. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ - Nguồn nhân lực: đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp - Tình hình tài chính của doanh nghiệp - Trình độ công nghệ của doanh nghiệp - Các quyết định từ các cấp thuộc doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh Nguồn nhân lực: Đây là yếu tố quyết định của sản xuất kinh doanh. Trong nguồn nhân lực thì gồm có các bộ phận sau: + Ban giám đốc doanh nghiệp + Cán bộ quản lý ở cấp doanh nghiệp + Cán bộ quản lý trung gian, đốc công và công nhân - Ban giám đốc doanh nghiệp: Là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp, những người vạch ra chiến lược trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Những công ty cổ phần, những công ty lớn ngoài ban giám đốc còn có hội đồng quản trị là đại diện cho các chủ sở hữu doanh nghiệp. Các thành viên ban giám đốc ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Đội ngũ cán bộ quản lý trung gian, đốc công và công nhân: Nguồn cán bộ của một doanh nghiệp phải đồng bộ. Sự đồng bộ này không chỉ xuất phát từ thực tế là đội ngũ lao động của doanh nghiệp mà còn xuất phát từ yêu cầu kết hợp nguồn nhân lực với các nguồn lực về tổ chức và vật chất - Công nhân: Trình độ tay nghề của công nhân và lòng hăng say làm việc của họ là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì khi tay nghề cao, lại cộng thêm lòng hăng say nhiệt tình lao động thì tăng năng suất lao động là tất yếu. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp có thể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh. Nguồn lực vật chất và tài chính - Máy móc thiết bị và công nghệ: Tình trạng trình độ máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực cạnh tranh - 19 -
  • 20. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ của một doanh nghiệp và tác động trực tiếp tới sản phẩm. Ngoài ra, công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị cũng ảnh hưởng đến giá thành và giá bán sản phẩm. Một doanh nghiệp có trang thiết bị máy móc hiện đại thì sản phẩm của họ nhất định có chất lượng cao. Ngược lại không có một doanh nghiệp nào có thể nói là có khả năng cạnh tranh cao khi trong tay họ là cả hệ thống máy móc cũ kỹ với công nghệ lạc hậu. - Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối nào cũng đều phải xét, tính toán trên tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đâu tư mua sắm trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, để duy trì và nâng cao sức cạnh tranh, cung cấp tín dụng thương mại, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận và củng cố vị trí của mình trên thương trường. Nói tóm lại, khi xem xét, đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp và kể cả khả năng cạnh tranh của các đối thủ, thì ta phải xem xét đầy đủ các yếu tố tác động đến nó, từ đó mới có thể “gạn đục, khơi trong” và tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp. III/ Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Ngành giấy Việt Nam có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, nhu cầu về giấy ngày càng tăng khi nền kinh tế phát triển, chính vì thế nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy là một nhiệm vụ cấp thiết và mang tính tất yếu đối với nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong điều kiện nước ta đang hội nhập kinh tế rất sâu và rộng như hiện nay. Nâng cao năng lực cạnh tranh là nhằm phát triển ngành. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sẽ được lý giải qua ba nguyên nhân chính. - 20 -
  • 21. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ 1. Do ngành giấy là một ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta Tuy hiện nay, ngành giấy Việt Nam còn chưa phát triển được đúng với tiềm năng của mình, giá trị sản xuất của ngành còn khá khiêm tốn mới chỉ chiếm hơn 2% trong tổng giá trị công nghiệp của cả nước, nhưng ngành giấy vẫn được coi là một ngành công nghiệp quan trọng đối với nước ta và có vị trị nhất định trong nền kinh tế nước ta. Sự quan trọng của ngành thể hiện trong vai trò của nó đối với nền kinh tế nước ta: Thứ nhất, ngành giấy là một ngành thu hút nhiều lao động. Số lao động làm việc trực tiếp cho các đơn vị công nghiệp sản xuất giấy là khoảng 50.000 người. Những người lao động này bao gồm: những người sản xuất bột giấy và những người sản xuất ra các sản phẩm giấy. Nếu chỉ xem xét số lao động làm việc trực tiếp trong ngành thì ta có thể cho rằng ngành giấy mới thu hút được một số lao động không phải là lớn lắm so với những ngành như may mặc, da giày…. Nhưng để thấy hết vai trò của ngành trong việc tạo công ăn việc làm, ta phải đi từ đặc điểm của ngành. Ngành giấy là một ngành sử dụng khối lượng nguyên vật liệu thô đầu vào rất lớn, và để phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho ngành thì sẽ cần phải có một đội ngũ hùng hậu những người trồng rừng, khai thác rừng. Bên cạnh đó, để phục vụ cho nhu cầu về hóa chất, xút, và các chất phụ gia của ngành thì cũng dẫn đến sự ra đời của một lĩnh vực sản xuất chuyên phục vụ nhu cầu này của ngành giấy và cũng sẽ tạo ra rất nhiều chỗ làm. Chính vì thế, tuy số lao động làm việc trực tiếp trong ngành có thể còn khiêm tốn, nhưng nếu cộng cả số lao động làm việc gián tiếp trong ngành thì tổng số lao động của ngành có thể không kém gì những ngành thu hút nhiều lao động như dệt may hay da giày. Thứ hai, phát triển ngành giấy là tiền đề phát triển nhiều ngành kinh tế khác, góp phần tích cực vào quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Nguyên liệu chủ yếu của ngành giấy là từ gỗ, chính vì vậy, nếu ngành giấy - 21 -
  • 22. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành lâm nghiệp, tạo đầu ra ổn định cho ngành lâm nghiệp. Đồng thời, do trồng, khai thác nguyên liệu cho ngành giấy phải được chuyên môn hóa, tập trung thâm canh nên dẫn đến yêu cầu phải áp dụng các giống cây trồng có năng suất cao, kỹ thuật thâm canh tiên tiến, và sử dụng máy móc vào trồng, khai thác, nên sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong lâm nghiệp. Đầu ra của ngành giấy là để phục vụ cho nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp và cho nhu cầu của nhân dân. Ngành giấy phát triển sẽ tạo điều kiện cho những ngành sử dụng nguyên liệu đầu vào là giấy như ngành in, ngành sản xuất bao bì …phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của những ngành này nhờ vào nguyên liệu đầu vào có giá rẻ, chất lượng cao. Ngành giấy phát triển sẽ phục vụ tốt nhu cầu học tập, giải trí, nghiên cứu, tìm hiểu đa dạng và ngày càng cao của người dân, góp phần nâng cao nhận thức của họ, qua đó sẽ nâng cao trình độ nguồn nhân lực của nước ta, tạo ra một tác động nhất định đến quá trình CNH, HĐH đất nước. Thứ ba, phát triển ngành giấy sẽ giúp tái chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng, xóa đói giảm nghèo, tăng cường an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. Vai trò của ngành giấy trong việc bảo vệ môi trường thể hiện ở chỗ: Ngành giấy ngoài việc sử dụng nguyên liệu là gỗ, thì còn sử dụng nguyên liệu là những thứ đã qua sử dụng như giấy phế liệu, bã mía….Chỉ trong năm 2002, ngành giấy nước ta đã thu gom và sử dụng được 206.000 tấn trong nước để đưa vào tái sản xuất. Điều này không chỉ giúp ngành giấy đáp ứng được 36% nguyên liệu cho sản xuất giấy, mà còn góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ, làm sạch môi trường, tiết kiệm chi phí cho xã hội trong việc giải quyết đống “phế liệu” khổng lồ này. Bên cạnh đó, do cây nguyên liệu giấy không đòi hỏi cao về chất đất, nên phát triển ngành giấy sẽ giúp phủ xanh diện tích đất trống đồi trọc đang ở mức đáng lo ngại. Trồng rừng nguyên liệu giấy vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa tăng thu nhập cho người dân trồng rừng, khiến họ gắn bó với rừng, không phá rừng nữa và sẽ bảo vệ rừng như bảo vệ - 22 -
  • 23. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ tài sản của mình. Rừng nguyên liệu giấy thường được trồng ở các đồi núi, vùng sâu vùng xa nên nó sẽ giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng lạc hậu, kém hiệu quả của người dân địa phương, nâng cao đời sống cho họ, qua đó, xóa đói giảm nghèo ở những vùng này. Đời sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa được cải thiện không chỉ làm kinh tế của vùng được nâng cao, mà còn tạo điều kiện để nhân dân gắn bó với đất đai, kết hợp với các đơn vị bộ đội, công an trong việc giữ đất, giữ rừng, bảo vệ an ninh quốc phòng ở địa phương. 2. Phát triển ngành giấy là một yêu cầu đặt ra nhằm phát huy nguồn lực của đất nước, thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước Thực trạng thị trường cầu được xem xét thông qua mối quan hệ với qui mô sản xuất của ngành và lượng giấy nhập khẩu. Từ dó, ta sẽ thấy được yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành để sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu. Theo hiệp hội giấy Việt Nam, năm 2001, nhu cầu giấy bình quân trên đầu người của nước ta là 8kg/người/năm, đây là mức tương đối thấp so với mức trung bình của khu vực và thế giới, nhưng ngành giấy cũng chỉ sản xuất được 420.107 tấn, đáp ứng được chưa đầy 60% nhu cầu trong nước, nên nước ta phải nhập 290.000 tấn giấy các loại, trị giá hơn 100 triệu USD. Năm 2002, ngành đã tăng sản lượng sản xuất, đạt 538.231 tấn, tăng 28%, nhưng cũng chỉ đáp ứng được 59% nhu cầu, còn lại nước ta vẫn phải nhập 371.554 tấn giấy, trong đó có 145.251 tấn giấy tráng, loại giấy có giá trị cao nhưng trong nước chưa sản xuất được. Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, GDP tăng 6-7%/năm, cộng với sự gia tăng dân số, nhu cầu về giấy sẽ chỉ có tăng chứ khó có khả năng giảm, nó sẽ tăng tỉ lệ thuận với tốc độ tăng của GDP. Dự báo mức tiêu dùng giấy của nước ta sẽ tăng ổn định bình quân 10 %/năm (trong đó giấy in báo tăng 7%, giấy in viết và bao bì tăng 10%, các loại khác là 15%/năm). - 23 -
  • 24. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ Đến năm 2020 thì nhu cầu về giấy của Việt Nam có thể lên tới 3.420.000 tấn/năm. Năm 2005 2010 2020 Dân số 83 89 102 Tiêu thụ giấy bình quân (kg) 9,4 14,5 33,6 Nhu cầu giấy (triệu tấn) 781.000 1.286.000 3.420.000 Trong đó: - Giấy in báo 85.000 120.000 236.000 - Giấy in, viết 226.000 365.000 947.000 - Giấy bao bì 410.000 691.000 1.729.000 Loại khác 60.000 110.000 445.000 (Nguồn tổng công ty giấy Việt Nam) Theo nghiên cứu trên thì ta có thể thấy rằng nhu cầu giấy của nước ta là rất lớn so với năng lực sản xuất hiện tại của toàn nghành (năm 2002 là 538.554 tấn). Để có thể đáp ứng được nhu cầu này thì phải phát triển sản xuất giấy trong nước. Nếu không mỗi năm chúng ta lại có thể phải bỏ ra 200 – 300 triệu USD để nhập khẩu giấy, tương đương với số tiền đầu tư, xây dựng một nhà máy giấy hiện đại, công suất lớn, trong khi chúng ta có đủ khả năng về con người và nguyên liệu tự nhiên để phát triển ngành dẫn tới một sự lãng phí lớn nguồn lực của đất nước. Chính vì vậy đặt ra yêu cầu phát triển ngành để đáp ứng đủ được nhu cầu trong nước. - 24 -
  • 25. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ 3. Muốn phát triển ngành giấy thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng mạnh, xu hướng cắt giảm thuế quan diễn ra ngày càng nhanh, để phát triển ngành giấy thì một nhiệm vụ cấp bách là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Trong những năm qua sản phẩm của ngành giấy đã chiếm được 50-60% thị phần trong nước và phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt là các sản phẩm giấy in, giấy viết, in báo, giấy vệ sinh đã chiếm 80 - 90% thị phần phục vụ cho nhu cầu in ấn, văn hoá, giáo dục, sinh hoạt... của nhân dân. Nhưng trong thời gian tới khi thuế suất đối với các mặt hàng giấy chỉ còn 0-5% vào năm 2006, sản phẩm giấy nội địa sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của giấy ngoại nhập về chủng loại, chất lượng, giá cả. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của ngành hiện còn đang rất yếu, nếu chúng ta không nâng cao chất lượng và đặc biệt là hạ được giá thành sản phẩm thì khả năng tồn tại của sản phẩm giấy nội địa là rất khó, chứ đừng nói đến phát triển ngành, thay thế hàng nhập khẩu, phát huy nguồn lực trong nước. Nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp phát triển ngành giấy, và ngành giấy có phát triển thì mới có sức cạnh tranh với hàng nước ngoài , hai vấn đề này có tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì vậy, đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy là một nhiệm vụ tất yếu khách quan để phát triển ngành giấy, đặc biệt là trong thời điểm hội nhập ngày càng gần. Đó là nhiệm vụ, yêu cầu không phải chỉ của riêng một mình tổng công ty giấy, của ngành giấy, mà là của toàn xã hội. - 25 -
  • 26. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ  - 26 -
  • 27. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ Chương II THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRƯỚC THỀM HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ I/ Tình hình hoạt động của ngành giấy Việt Nam Sản xuất giấy ở Việt Nam đã có từ lâu đời, nhưng ngành công nghiệp giấy Việt Nam thì chỉ mới ra đời vào đầu thế kỷ 20, trong thời gian đầu các nhà máy giấy có tính chất thủ công, vào những năm trước 1945 cả nước có khoảng 7 nhà máy sản xuất giấy, sản lượng trung bình mỗi năm chỉ vào khoảng 1000 tấn/năm, chất lượng giấy rất thấp, qui trình sản xuất còn rất thủ công. Đến những năm 50-60, công nghiệp giấy bắt đầu đi vào phát triển, trang bị những máy móc thiết bị sản xuất giấy công nghiệp, công suất các nhà máy được nâng lên mức 20.000 tấn/năm, điển hình trong giai đoạn này là sự ra đời của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ(1949), “cái nôi của ngành giấy Việt Nam”, sản phẩm giấy trong thời kỳ này chủ yếu là để phục vụ nhu cầu in ấn và viết. Trong giai đoạn 1960 – 1970 xuất hiện hàng loạt các nhà máy giấy với qui mô nhỏ ở khắp miền Nam và miền Bắc. Trong thời gian này sản phẩm giấy được sản xuất cũng đa dạng hơn bao gồm các loại giấy báo, giấy viết, carton… Sản lượng đạt khoảng 40.000 tấn/năm. Sản lượng giấy năm 1970 tăng 10 lần so với năm 1960 đạt mức hơn 50.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ sau năm 1975 công nghiệp giấy mới thực sự được đầu tư phát triển với những nhà máy mới có công suất trung bình. Đặc biệt sau tám năm xây dựng, ngày26/1/1982 lễ khánh thành nhà máy giấy Bãi Bằng đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp giấy Việt Nam. Vào thời điểm đó thì công ty giấy Bãi Bằng được coi là một nhà máy sản xuất tương đối hiện đại, với qui trình sản xuất khép kín, ứng dụng kỹ thuật cơ giới hoá và tự động hóa khá đồng bộ với năng - 27 -
  • 28. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ suất thiết kế là 55.000 tấn giấy/năm và 48.000 tấn bột giấy/năm. Với sự ra đời của nhà máy giấy Bãi Bằng thì tổng công suất của ngành giấy đã tăng lên 90.000 tấn/năm, chất lượng giấy cũng được cải thiện rõ rệt so với trước, đặc biệt là hai mặt hàng giấy in và giấy viết. Mặc dù vậy, trong giai đoạn này, cũng như nhiều ngành công nghiệp khác, ngành giấy Việt Nam cũng vấp phải không ít khó khăn, có lúc tưởng chừng không thể vượt qua do cơ chế quan liêu bao cấp, kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sản phẩm sản xuất ra lại không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dụng. Chính sách đổi mới do Đảng và chính phủ ta đề ra năm 1986 đã tạo ra sự thay đổi lớn lao trong mọi mặt đời sống xã hội và kinh tế nước ta. Theo đó, thực hiện việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của Nhà nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh sản xuất, chuyển từ mục tiêu tập trung phát triển công nghiệp nặng sang phát triển công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Sự thay đổi đó đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt trong nền kinh tể nói chung và ngành công nghiệp giấy nói riêng. Lúc này, ngành giấy Việt Nam đã có hai nhà máy có công suất tương đối lớn hơn 50.000 tấn/năm là Bãi Bằng và Tân Mai. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành giấy trong giai đoạn 1990-1999 bình quân đạt 16%/năm, tốc độ tăng trưởng này nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của công nghiệp chế biến nước ta nói riêng và công nghiệp nói chung, nhiều thành phần kinh tế đã tham gia vào đầu tư, sản xuất giấy đã đáp ứng được một phần nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm giấy, ngành giấy Việt Nam đã xuất khẩu được một số loại giấy sang các thị trường nước ngoài (Đài Loan, Srilanca, Trung Đông,…). Năm 1999 sản lượng toàn ngành đạt 292.000 tấn gấp gần 4 lần năm 1990. Sau 10 năm liền tăng trưởng với tốc độ bình quân 16%/năm(1990 – 1999), nhạy bén nắm bắt thời cơ, ngành giấy Việt Nam đã vươn lên tốc độ tăng trưởng rất cao (cao nhất trong các ngành công nghiệp) với tốc độ tăng trưởng trong 3 năm gần đây ( 2000 –2002 ) là 24%/năm, ngành - 28 -
  • 29. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ giấy cũng đã có một số biện pháp chủ động để hội nhập kinh tế. Dù đã đạt được một số thành tựu, vẫn giữ vững được thị trường, và bước đầu xâm nhập thị trường nước ngoài, nhưng ngành giấy Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế vẫn còn nhiều yếu kém và khuyết điểm. Để làm rõ những điểm yếu đó, tôi xin trình bày, những thuận lợi và khó khăn đối với ngành công nghiệp giấy Việt Nam, tình hình hoạt động của ngành trong những năm gần đây. Qua đó, ta có thể xác định được năng lực cạnh tranh của ngành và đề ra giải pháp để phát triển ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, phát huy, khai thác lợi thế của ngành, đồng thời khắc phục những khó khăn, thách thức. 1. Những thuận lợi - Điều kiện tự nhiên Việt Nam có hình chữ S với tổng diện tích là 330.541 km2 trải dài suốt dọc bờ biển đông nam Châu Á, ba phần tư lãnh thổ là núi đồi với những đỉnh cao trên 300 m trên mặt nước biển trung bình, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Hầu hết vùng núi là đất đỏ, trên núi cao có đất mùn và thung lũng sông và đồng bằng châu thổ có đất phù sa phỡ nhiờu, cỏc vựng đá vôi có đất bazan và ở một vài vùng ven biển đất cát nhiều. Đất đai, và khí hậu như vậy rất phù hợp để phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy, cây nguyên liệu có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tổng diện tích đất của Việt Nam là khoảng 33 triệu ha, diện tích đất đã sử dụng là 23,840 triệu ha chiếm 57,04% quỹ đất tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng là khoảng 8 triệu ha (theo niên giám thống kê năm 2000), diện tích đất này có khá nhiều khu vực có tiềm năng thích hợp để trồng cây nguyên liệu giấy.Theo số liệu của Viện Điều tra quy hoạch rừng thì rừng trồng nguyên liệu giấy nước ta hiện có 803 000 ha, trong đó có 618.000 ha rừng tự nhiên, 185 000 ha rừng trồng các loại. Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2001 - 2010 đã được Quốc hội thông qua, cả nước sẽ trồng - 29 -
  • 30. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ mới 1.140.000 ha rừng cây nguyên liệu giấy trong Chương trình 5 triệu ha rừng. Một vùng nguyên liệu dồi dào đang mở ra cho ngành giấy trong tương lai. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngành giấy Việt Nam có lợi thế về nguồn nguyên liệu thô rất phong phú. Đến nay, tuy chưa tuyển chọn được nhiều, nhưng tập đoàn cây nguyên liệu giấy ở Việt Nam đã khá đa dạng, với một số loài sinh trưởng nhanh, cho năng suất và chất lượng cao như thông 2 lá, 3 lá làm nguyên liệu cho sợi dài, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu cho sợi ngắn, lồ ô, tre cho nguyên liệu sợi trung bình. Với tổng trữ lượng gỗ là 751,5 triệu m3, tổng trữ lượng rừng tre nứa là 8,4 tỷ cây, ngành có thể sử dụng nguyên liệu từ cây lá rộng, từ tre nứa, vầu, luồng… Ngoài ra, ngành còn có thể sử dụng một nguồn nguyên liệu có khối lượng rất lớn và được cung cấp ổn định những phụ phẩm của các ngành khác hàng chục triệu tấn/mỗi năm như rơm rạ của các vùng sản xuất lúa gạo, bã mía của các nhà máy sản xuất đường… Với nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú như vậy, ngành giấy có khả năng chủ động được về nguyên liệu, từ đó có thể nâng cao vị thế của mình. Vấn đề đặt ra là ngành phải khai thác và sử dụng chúng sao cho hợp lý và có hiệu quả. - Nguồn nhân lực Thuận lợi thứ hai đối với ngành giấy là Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào. Ước tính, hiện nay, Việt Nam có lực lượng lao động khoảng 50 triệu người, và được bổ sung thường xuyên hàng năm với tốc độ tăng trung bình là 1,7%. Lao động của chúng ta được đánh giá là trẻ, cần cù, thông minh, chịu khó và có khả năng tiếp thu công nghệ nhanh. Giá nhân công của nước ta lại chỉ ở mức thấp. Đối với một ngành cần sử dụng nhiều lao động như ngành giấy thì đây có thể coi là một yếu tố tương đối thuận lợi. Bên cạnh nguồn nhân lực dồi dào, ngành giấy nước ta còn được hưởng lợi từ một thị trường nội địa rộng - 30 -
  • 31. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ lớn với dân số hơn 80 triệu người , thị trường này còn đang sơ khai và còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. - Chính sách của Nhà nước Ngành giấy, hiện nay cũng được sự quan tâm đầu tư thích đáng của Nhà nước và Chính phủ. Trong chính sách của mình, Chính phủ đánh giá ngành giấy như một ngành sản xuất thay thế xuất khẩu, góp phần phát triển các vùng kinh tế sâu và xa, do vậy Chính phủ đã đề ra một loạt chính sách để hỗ trợ phát triển ngành giấy như cấp vốn bằng nguồn vốn đầu tư ưu đãi, quỹ đầu tư phát triển, giảm thuế cho ngành, khuyến khích đầu tư vào ngành giấy. Kết quả là hiện nay có rất nhiều thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh, sản xuất trong ngành, sản lượng của ngành tăng vọt, mặt hàng cũng phong phú hơn. Chính phủ đã và đang xây dựng qui hoạch phát triển ngành, vùng nguyên liệu, giao đất giao rừng cho nhân dân, khuyến khích nhân dân trồng rừng nguyên liệu giấy để tạo vùng nguyên liệu ổn định cho ngành. Sự quan tâm ưu ái của Chính phủ cũng sẽ là một nhân tố thuận lợi để phát triển ngành. - Thuận lợi khác Do đã kinh doanh lâu năm, nên ngành đã xây dựng được cho mình một kênh phân phối, mạng lưới đại lý trải khắp mọi miền của đất nước, sản phẩm của ngành đã trở nên quen thuộc với mọi người, từ các nhà in lớn tiêu thụ hàng nghìn tấn giấy một năm đến những em nhỏ lớp 1 với những trang vở đầu đời. Những cái tên như Bãi Bằng, Tân Mai,…. đã trở thành thương hiệu lớn của ngành không chỉ trong nước mà cả ngoài nước, thành một tài sản vô hình của ngành. Đây là một ưu thế để ngành có thể cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. 2. Khó khăn đối với ngành giấy - 31 -
  • 32. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ Tuy ngành giấy Việt Nam có được một số thuận lợi khách quan nói trên, nhưng ngành này cũng gặp rất nhiều khó khăn đặt ra do nhiều nguyên nhân khác nhau: Thứ nhất, nước ta có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào và chi phí nhân công rẻ, nhưng nguồn nhân lực nước ta lại có những điểm yếu nhất định khi so sánh với lao động nước ngoài - Sức khoẻ hạn chế, độ bền dai rất kém: Sản xuất theo phương pháp công nghiệp trong kinh tế thị trường, và đặc biệt khi hội nhập kinh tế đòi hỏi một cường độ lao động cao hơn và căng thẳng hơn nhiều. Một phần do đặc điểm về sinh học và hình thể thấp bé và nhẹ cân, một phần do phần lớn người Việt Nam xuất thân từ nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, lạc hậu nên khó có thể đáp ứng được một cường độ làm việc cao. - Tác phong công nghiệp còn ít và chưa được định hình bền chặt: sinh ra và trưởng thành trong một nền sản xuất tiểu nông manh mún, lộn xộn, nhiều người Việt Nam quen làm việc theo kiểu tùy hứng, nước đến chân mới nhảy, không thích hợp tác với nhau, nên khó có sự hợp tác nhịp nhàng, đồng bộ ăn khớp. Mà trong điều kiện hội nhập kinh tế, thì tác phong công nghiệp là một tố chất rất cần thiết đối với người công nhân. - Hiểu biết chưa đủ sâu rộng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế: do sống và làm việc quá lâu trong môi trường khép kín và dựa dẫm vào Nhà nước, nên người lao động Việt Nam chỉ quen làm việc bằng kinh nghiệm là chính, họ không thấy sự bức xúc lớn của việc sử dụng kiến thức, phương pháp khoa học. Chính những điểm yếu của nguồn nhân lực là một trong những nguyên nhân làm cho sức cạnh tranh của ngành giấy cũng như nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam không cao. Tác phong công nghiệp yếu kém làm khả - 32 -
  • 33. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ năng phối hợp làm việc, hoạt động của dây chuyền không đồng bộ, nhịp nhàng. Mà trong ngành công nghiệp giấy thì tính đồng bộ, nhịp nhàng lại là một đòi hỏi rất quan trọng, bởi sản xuất giấy phải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, chỉ cần một giai đoạn có vấn đề thì cả dây chuyền sẽ gặp sự cố. Đây là một trong những nguyên nhân làm năng suất lao động kém, hao phí nguyên vật liệu nhiều. Nguồn nhân lực thì nhiều, nhưng những người lao động có trình độ, năng lực, có khả năng tiếp thu công nghệ, đặc biệt là người có trình độ trong ngành, thì lại thiếu dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng công nghệ mới, sử dụng thiết bị hiện đại, hệ thống quản lý cồng kềnh, thiếu hiệu quả. Thứ hai, công nghệ của ngành khá lạc hậu không chỉ so với các nước trên thế giới, mà ngay cả với các nước trong khu vực Đông Nam á. Đây là khó khăn lớn nhất đối với ngành giấy. Ở Việt Nam có những nhà máy được xây dựng từ năm 60, đến giờ vẫn còn hoạt động và hầu như không được đầu tư, nâng cấp trong 40 năm qua. Cả nước có hàng trăm nhà máy giấy, nhưng công suất nhà máy trung bình thì lại nhỏ, cả nước chỉ có hai nhà máy có công suất lớn hơn 50.000 tấn là Bãi Bằng, Tân Mai, công suất của các nhà máy giấy Việt Nam là khoảng 10.000-15.000 tấn/năm, trong khi của Indonesia là hơn 100.000 tấn/năm. Nguồn lực của ngành lại phân tán trải rộng khắp ba miền, chưa có những khu vực tập trung sản xuất công nghiệp lớn chuyên nghiệp do nguồn nguyên liệu phân bổ không tập trung, lại thường nằm ở các khu vực có hạ tầng cơ sở chưa phát triển. Công nghệ lạc hậu nên đòi hỏi phải đầu tư, nâng cấp, nhưng chi phí vốn đầu tư lớn, suất phí đầu tư cho ngành tương đối lớn (1 800 - 2 200 USD/tấn bột giấy từ cây nguyên liệu và 1 000 - 1 200 USD/tấn giấy từ bột giấy). Khả năng thu hồi vốn lại chậm, do tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận thấp. Hiệu suất thu hồi nội bộ khoảng 11 - 12%/năm đối với các dự án đầu tư mới. Chi phí để xử lý môi trường cao, đặc biệt các dự án đều nằm ở thượng nguồn nên chi phí đầu tư hệ thống xử lý môi trường theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam chiếm khoảng 20 - 25% tổng chi phí đầu tư. Nếu không có - 33 -
  • 34. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ những chính sách đặc thù riêng thì rủi ro sẽ rất lớn. Nên ngành rất khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư vào ngành, đặc biệt là vào vùng nguyên liệu và sản xuất bột giấy. Đây là khó khăn lớn đòi hỏi ngành phải có những chính sách đầu tư phát triển sao cho thật hợp lý, phù hợp với đặc điểm về nguyên liệu và tài chính của Việt Nam. Thứ ba, do đặc điểm của ngành giấy đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rất lớn, thời gian đầu tư lại khá dài, đòi hỏi về trình độ công nghệ tương đối cao. Nhưng nước ta vẫn còn nghèo, nguồn lực về tài chính còn yếu, lại có nhiều ngành, nhiều việc đòi hỏi phải được đầu tư, rót vốn ngay, nên ngành giấy nước ta gặp nhiều khó khăn trong việc có được vốn để đầu tư xây dựng nhà máy, phát triển ngành, nâng cao sức cạnh tranh, tiềm lực tài chính của mỗi doanh nghiệp còn nhỏ bé nên chưa thể khai thác hết lợi thế về nguồn nhân lực và nguyên liệu dồi dào. 3. Thực trạng của ngành giấy Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 3.1 Cơ cấu tổ chức Hiện nay, trên toàn quốc nếu không kể các cơ sở sản xuất giấy nhỏ lẻ thủ công, có 473 đơn vị sản xuất công nghiệp giấy và bột giấy, với 441 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó những cơ sở thuộc loại vừa và lớn ở Việt Nam là khoảng 145 đơn vị, 100 đơn vị sản xuất giấy, 45 đơn vị sản xuất bột giấy. Các đơn vị sản xuất giấy trong ngành công nghiệp được chia ra làm 3 bộ phận chính: - Các doanh nghiệp Nhà nước: tổng công ty giấy Việt Nam - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: gồm có các công ty cổ phần, TNHH, tổ hợp tác. - 34 -
  • 35. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tổng công ty giấy Việt Nam: Tổng công ty giấy Việt Nam (tổng công ty 91), đây là doanh nghiệp mạnh nhất, lớn nhất, ra đời vào năm 1996 với mục tiêu mong muốn hình thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đủ điều kiện chi phối các hoạt động của ngành, giúp đỡ lẫn nhau. Tổng công ty được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng giám đốc. Tổng công ty giấy Việt Nam bao gồm các thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp, có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp giấy và trồng rừng nguyên liệu giấy, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao; nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty; đáp ứng nhu cầu về giấy của thị trường. Tổng công ty chịu sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra giám sát của Bộ Công nghiệp nhẹ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương với tư cách là các cơ quan quản lý Nhà nước; đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại Luật Doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật. Các doanh nghiệp của tổng công ty được phân bổ ở hai vùng chủ yếu là Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ. Đặc trưng của các doanh nghiệp thuộc tổng công ty là: - Có nguồn vốn thường được rót từ ngân quỹ Nhà nước hay sự bảo lãnh vay của Nhà Nước. Nên tuy dự án đầu tư của họ thường có quy mô lớn nhưng lại có sự phụ thuộc, không được linh hoạt như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - 35 -
  • 36. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ - Có quy mô thuộc loại vừa và lớn so với các doanh nghiệp giấy khác ở Việt Nam, thường được xây dựng tương đối đồng bộ, thường là với một vùng nguyên liệu quy hoạch đi kèm. Từ ngày được thành lập, tổng công ty đã liên tục phát triển và đã có một tiếng nói quan trọng đối với ngành, đóng góp một vai trò không nhỏ trong ngành. Tổng công ty giấy Việt Nam, có thể nói đã khẳng định được vai trò là thành phần kinh tế chủ đạo. Bằng chứng là Tổng công ty đã cung cấp hơn 80% các mặt hàng sản phẩm có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội như giấy báo, giấy in, giấy viết. Sản phẩm giấy in, giấy viết, giấy in báo của các doanh nghiệp thuộc tổng công ty không chỉ phục vụ ngày càng tốt nhu cầu trong nước, mà còn bước đầu xuất khẩu được sang một số nước. Tổng công ty hiện là chủ đầu tư của những công trình lớn nhất về công nghiệp giấy như dự án dây chuyền giấy bao bì công nghiệp Việt Trì (35 triệu USD), dự án mở rộng Công ty giấy Bãi Bằng giai đoạn 1 lên 100.000 tấn/năm (54 triệu USD), xây dựng nhà máy bột giấy Kon Tum công suất 130.000 tấn/năm (244 triệu USD),...(nguồn tạp chí cộng sản số 14 năm 2002). Tuy nhiên, do cơ chế, cách thức quản lý của Nhà nước, ảnh hưởng của cơ chế tập trung, quan liêu còn rơi rớt, nên hoạt động đầu tư, nâng cấp của tổng công ty còn thực hiện rất chậm, ì ạch, tốc độ tăng trưởng của tổng công ty giấy trong 3 năm gần đây chỉ đạt 4%/năm. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: trước năm 1990, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa thực sự phát triển. Sau năm 1990, với sự cởi mở về cơ chế, chính sách, sự khuyến khích của Nhà nước, đặc biệt là khi có luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong ngành giấy mọc lên nhanh chóng ở trên mọi miền đất nước. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và công ty TNHH, chịu sự quản lý và kiểm tra của Sở công nghiệp và UBND các địa phương theo luật doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ hơn, số vốn hoạt động chỉ trong tầm từ vài tỉ đến vài chục tỉ, nguồn vốn của họ huy động từ nhiều nguồn - 36 -
  • 37. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ khác nhau: vốn tự đóng góp, vốn từ bán cổ phần, vốn huy động qua kênh thị trường chứng khoán…nhưng cơ cấu mặt hàng của họ rất đa dạng, từ giấy vệ sinh, bìa carton, giấy kraft đến giấy in, giấy viết. Các đơn vị sản xuất giấy ngoài quốc doanh thường nằm ngay ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, hoặc ở các khu vực công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh để thuận tiện cho sản xuất và lưu thông hàng hóa của họ. Hoạt động của họ rất linh hoạt, bộ máy quản lý gọn nhẹ, sử dụng lao động rẻ, quản lý vật tư, nguyên liệu chặt chẽ. Hoạt động đầu tư của họ có tính nhạy bén trong việc đoán trước nhu cầu của thị trường, chuẩn xác trong việc chọn thời điểm, đa dạng trong đầu tư, phối hợp nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Họ mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực mà họ cho là có triển vọng, nhiều dây chuyền sản xuất giấy duplex, giấy kraft, giấy viết đã ra đời như thế. Quy mô đầu tư mới điển hình của khu vực ngoài quốc doanh là 12.000 tấn/năm (thay vì 700 – 1500 tấn/năm như trước đây). Đã và đang xuất hiện một số công ty lớn sản xuất giấy ở khu vực ngoài quốc doanh có quy mô trên dưới 30.000 tấn/năm, đứng hàng thứ 3,4,5 trong các cơ sở sản xuất lớn của ngành, sản lượng tăng đều qua từng năm như Vạn Phát, An Bình, Hapaco, công ty giấy Sài Gòn….Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng còn gặp rất nhiều khó khăn về huy động vốn và cơ chế hoạt động, qui mô, nên rất cần có sự trợ giúp, hỗ trợ kịp thời của Nhà nước. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Từ năm 1991, cùng với sự phát triển của đầu tư nước ngoài, thì trong ngành giấy cũng ra đời những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút hơn 3.000 lao động và chiếm 2% sản lượng toàn ngành, trong đó lớn nhất là nhà máy giấy Newtoyo. Hiện tại, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất giấy tissue, các tông, và một số loại giấy chuyên dụng… Nhưng trong tương lai, khi nhu cầu về giấy của nước ta tăng mạnh thì các doanh - 37 -
  • 38. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ nghiệp nước ngoài sẽ có thể tăng lượng đầu tư vào ngành giấy của nước ta với cơ cấu mặt hàng đa dạng hơn, và xây dựng thêm nhiều nhà máy khác. 3.2 Thực trạng về năng lực sản xuất Trong những năm gần đây, công suất của ngành giấy Việt Nam liên tục được cải thiện, nâng cấp. Hiện nay, tổng công suất của toàn ngành đạt 658 .000 tấn giấy và 200.000 tấn bột giấy. Do máy móc, thiết bị, công nghệ còn lạc hậu, và sự cạnh tranh khốc liệt của hàng ngoại nhập, nên nhìn chung ngành cũng chỉ khai thác được khoảng 80- 90% công suất. Tuy nhiên, sản lượng của ngành cũng liên tục tăng, năm sau nhiều hơn năm trước. Năm 1999, sản lượng của toàn ngành là 292.200 tấn, thì đến năm 2002, ngành giấy đã đạt mức sản lượng 538.231 tấn, gấp 1,84 lần năm 1999, hoàn thành toàn diện và vượt mức mục tiêu năm 2005 mà Đảng và Nhà Nước đã giao cho ngành (vượt 8% so với chỉ tiêu 500.000 tấn). Sản lượng toàn Trong đó So sánh Năm Ngành Tcty giấy VN Các DN khác 1 2 3 2/1 Tấn % Tấn % Tấn % % 1999 292.200 100 168.924 100 123.276 100 58 2000 350.103 119 173.965 103 176.035 143 50 2001 420.107 120 187.000 107 243.000 132 45 2002 538.231 128 192.665 103 345.463 148 36 ( Nguồn hiệp hội giấy Việt Nam) Năng lực sản xuất của tổng công ty giấy Việt Nam đến thời điểm năm 2003 là 233.000 tấn, và 126.000 tấn bột giấy. Nhưng xem bảng trên, ta thấy sản lượng của ngành vẫn chưa đạt được mức 200.000 tấn. Trong năm 2003, dù dây chuyền sản xuất giấy của nhà máy Vạn Điểm và dây chuyền sản xuất - 38 -
  • 39. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ duplex của nhà máy Việt Trì đã đi vào hoạt động, nhưng tổng công ty cũng chỉ dự định sản xuất 194.800 tấn do nhà máy Bãi Bằng phải ngừng sản xuất để nâng cấp. Sản phẩm chủ yếu vẫn là giấy in và giấy viết. Nhìn bảng trên, ta cũng thấy năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ngoài tổng công ty tăng liên tục cả về chỉ tiêu tương đối lẫn tuyệt đối. Năm 1999, sản lượng của các doanh nghiệp này mới chỉ chiếm 42 % sản lượng toàn ngành. Đến năm 2002 các doanh nghiệp này đã sản xuất được 345.463 tấn, chiếm 64%, gần gấp đôi sản lượng của tổng công ty giấy Việt Nam. Điều này thể hiện rõ sự tăng trưởng nhảy vọt của các doanh nghiệp này, đặc biệt là của các công ty cổ phần, còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vẫn mới chỉ chiếm một phần khiêm tốn là 2% tổng sản lượng toàn ngành. 3.3 Thực trạng về cơ cấu sản phẩm Cơ cấu sản phẩm ngành giấy trong những năm gần đây đã có sự biến đổi và chuyển dịch cùng với sự thay đổi của cơ chế thị trường, mở rộng thương mại. Sản xuất Sản xuất Mặt hàng năm 2001 năm 2002 Giấy in báo 35.000 34.335 Giấy in và giấy viết 130.052 135.120 Giấy làm bao bì, các tông 137.727 233.318 Giấy vệ sinh, tissue 17.843 24.000 Giấy tráng 0 0 Giấy vàng mã xuất khẩu 74.278 80.000 - 39 -
  • 40. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ Giấy vàng mã dùng trong nước 15.000 18.000 (Nguồn báo công nghiệp giấy tháng 6/2003) Trong những năm trước đây, mặt hàng chủ yếu của ngành giấy Việt Nam là giấy in, giấy viết, giấy in báo, thì hiện nay, giấy làm bao bì, các tông đã có sự gia tăng mạnh, năm 2002 tăng 1,7 lần so với năm 2001, vươn lên là lĩnh vực có sản lượng lớn nhất trong cơ cấu mặt hàng của ngành, trong tương lai, đây vẫn sẽ là một mặt hàng nhiều tiềm năng. Giấy in, giấy viết, giấy báo vẫn là một trong những mặt hàng chính của ngành nhưng do sự cạnh tranh mạnh của giấy nước ngoài, nên sản lượng chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, cơ cấu mặt hàng vẫn còn chưa đa dạng, phong phú, những mặt hàng cao cấp trong nước vẫn chưa sản xuất được. Ví như mặt hàng giấy tráng, hiện tại, nước ta chưa sản xuất được, chỉ sau vài năm nữa khi các dự án giấy tráng của các công ty Bình An, Vạn Phát… đi vào hoạt động, thì sản xuất mới có thể đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước. 3.4 Thực trạng cơ cấu lao động Ngành giấy thu hút khoảng 50.000 lao động trực tiếp tham gia sản xuất trong ngành. Trong đó, có 13.800 lao động làm việc trong tổng công ty giấy, còn lại làm việc trong các doanh nghiệp ngoài tổng công ty. Lao động của tổng công ty giấy được đào tạo ở trường công nhân kỹ thuật ngành giấy, còn các kỹ sư được đào tạo ở một số trường đại học như nông lâm, bách khoa, khoa học tự nhiên. Còn ở các doanh nghiệp ngoài tổng công ty thì hình thức đào tạo chủ yếu cho lao động là tự đào tạo. Trong những năm tới, khi ngành giấy phát triển mạnh, nhu cầu đối với các kỹ sư , đặc biệt lao động có tay nghề cao sẽ rất lớn, nhưng khó được đáp ứng đủ, do ngành mới có ít trường đào tạo nghề làm giấy. Theo báo cáo của tổng công ty giấy VN, nhu cầu đào tạo cán bộ kỹ thuật trong ngành và một số ngành liên quan rất lớn, nhu cầu đến năm 2005 là 1.500, 2010 - 40 -
  • 41. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ là 2.500 và 2020 là 4.000 cán bộ. Để đáp ứng nhu cầu này rất cần có sự quan tâm đầu tư thích đáng của Nhà nước. 3.5 Thực trạng về nguồn nguyên liệu Trong những năm gần đây, ngành giấy đã dần chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất giấy của mình. Các doanh nghiệp đã có thể sản xuất giấy từ bột giấy trong nước, giấy phế liệu trong nước, gỗ nguyên liệu… Nhưng tình hình nguyên liệu để sản xuất giấy vẫn còn một số vấn đề đáng lưu ý, cần phải giải quyết: - Về bột giấy: do năng lực sản xuất giấy và bột giấy của ngành không tương xứng, nên dù có nhiều cố gắng, nhưng mỗi năm toàn ngành vẫn phải nhập khẩu từ 60.000 – 80.000 tấn bột giấy để về gia công, sản xuất. - Về gỗ nguyên liệu: nguồn nguyên liệu cây lá rộng được cung cấp khá ổn định (thời điểm hiện nay "cung" và "cầu" đã gần tương đương). Trồng rừng nguyên liệu giấy đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương trong nước. Nhưng hiện lại diễn ra tình trạng gỗ nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất ở nhiều địa phương, nơi thừa, nơi thiếu cục bộ. Ở phía Bắc, thì nhà máy giấy Bãi Bằng đang ở trong tình trạng dư thừa trong thu mua nguyên liệu giấy, tình hình này đã được dự báo từ lâu do cung đã vượt cầu và cơ chế thu mua một giá. Còn ở phía Nam các nhà máy Đồng Nai, Tân Mai lại phải đi nhập nguyên liệu ở các tỉnh lân cận, hoặc của Lào, Campuchia để đem về sản xuất. - Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều doanh nghiệp nước ta đã nhập một khối lượng lớn giấy loại của nước ngoài về để gia công, tái chế, do nguồn cung giấy phế liệu trong nước chỉ thu gom được khoảng 200.000 tấn, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều doanh nghiệp sử dụng loại nguyên liệu này. - 41 -
  • 42. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ - Trong nước vẫn chưa sản xuất được nhiều loại hóa chất đặc chủng, nên doanh nghiệp của ngành vẫn phải nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài. III/ Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập Hội nhập kinh tế quốc tế là việc các quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế tài chính quốc tế, thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại đầu tư. Hội nhập là một quá trình tất yếu, một đòi hỏi khách quan đối với bất kể nền kinh tế nào trên thế giới dù lớn hay nhỏ, dù phát triển hay mới chỉ đang phát triển. Bởi, lợi ích của việc hội nhập kinh tế thể hiện ở chỗ. Khi ở tầm vĩ mô nó tạo điều kiện để kết hợp tốt nhất nguồn lực trong nước và quốc tế, giúp tăng cường thu hút nguồn vốn, công nghệ, mở rộng không gian để phát triển kinh tế và có được tiếng nói quan trọng trong quan hệ quốc tế. ở cấp độ mỗi doanh nghiệp thì hội nhập sẽ mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường, doanh nghiệp có cơ hội hoạt động trong một môi trường bình đẳng, ổn định, học tập tiếp thu công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài. Tuy nhiên, việc hội nhập kinh tế cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho chúng ta. Hội nhập có nghĩa là phải cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế, sự bảo hộ của nhà nước đối với sản xuất sẽ phải giảm đi. Do xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trình độ công nghệ yếu kém, tác phong quan liêu để lại từ một thời cách đây không xa, trình độ của nguồn nhân lực còn yếu kém dẫn đến năng lực cạnh tranh của quốc gia, của công nghiệp, của ngành, của doanh nghiệp đều còn yếu kém. Khi chúng ta tham gia vào sân chơi quốc tế rộng lớn, chúng ta sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp của chúng ta sẽ phải chiến đấu trong một môi trường nhiều cơ may, nhưng - 42 -