SlideShare a Scribd company logo
1 of 9
Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học
1.1. Mục đích, yêu cầu
a. Mục đích
- Chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa các đối tượng so sánh, từ đó thấy
được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng khuynh hướng văn học, giai
đoạn văn học, tác giả, tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa
dạng muôn màu của phong cách nhà văn.
- Góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các
hiện tượng văn học.
b. Yêu cầu
- Nắm được kĩ năng so sánh. Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân tích,
bác bỏ, bình luận.
- Có hiểu biết về đối tượng so sánh.
1.2. Đối tượng
Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình
diện: khuynh hướng văn học, giai đoạn văn học, tác phẩm (đề tài, nhân vật, tình
huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật, phong
cách nghệ thuật…).
1.3. Cách làm
a. Mở bài:
- Dẫn dắt (mở bài gián tiếp)
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
b. Thân bài:
- Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao
tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác
lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
- Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên các bình diện
(bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận
phân tích và thao tác lập luận so sánh).
- Lý giải sự tương đồng, khác biệt giữa hai đối tượng dựa vào các bình diện:
bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi
pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là
thao tác lập luận phân tích).
c. Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
2. Những vấn đề so sánh trong văn học
Đề số 1: Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Nắng mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Nguyễn Bính, Tương tư)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Tố Hữu, Việt Bắc)
Gợi ý:
a. Mở bài:
- Nguyễn Bính là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới và cũng tiêu biểu
cho thơ ca sau Cách mạng, với hồn thơ chân quê, có sở trường về lục bát. Tương tư là
bài thơ đặc sắc của ông, thể hiện tâm trạng nhớ mong chân thực và tinh tế của chàng
trai quê.
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị.
Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối với
chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến (0,5).
b. Thân bài:
Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập
luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
* Về đoạn thơ trong bài Tương tư (2,0)
- Nội dung (1,0 điểm).
+ Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành những nhớ mong da
diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại,
một thứ "tâm bệnh" khó chữa của người đang yêu.
+ Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cho cả không gian
như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.
- Nghệ thuật (1,0 điểm).
+ Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao.
+ Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thành ngữ gần gũi; cách tổ
chức lời thơ độc đáo; sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ, nhân hoá,
đối sánh, tăng tiến, khoa trương...
Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận
nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
* Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (2,0 điểm)
- Nội dung (1,0 điểm).
+ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến
dành cho Việt Bắc, trong đó chan hoà tình nghĩa riêng chung.
+ Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương, với cảnh vật
bình dị mà thơ mộng, với nhịp sống đơn sơ mà êm đềm, đầm ấm.
- Nghệ thuật (1,0 điểm).
+ Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và chất dân gian, nhịp
điệu linh hoạt uyển chuyển, âm hưởng tha thiết, ngọt ngào.
+ Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm; cách ví von quen thuộc mà vẫn độc đáo;
cách tổ chức lời thơ với phép tiểu đối, phép điệp cân xứng, khéo léo...
Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ (0,5 điểm)
- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng; sử dụng
thể thơ lục bát điêu luyện.
- Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tương tư là nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi, gắn với
không gian làng quê Bắc Bộ, vừa bày tỏ vừa "lí sự" về tương tư, với cách đối sánh táo
bạo...; đoạn thơ trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không
gian núi rừng Việt Bắc, nghiêng hẳn về bộc bạch tâm tình, với cách ví von duyên dáng...
Lý giải sự khác biệt:
Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà
từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn
học…(bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân
tích).
c. Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Liên hệ mở rộng.
(Học sinh dựa vào gợi ý bên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khác nhau,
hướng dẫn bên chỉ có tính chất tham khảo)
Đề số 2:
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ
Nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn
Minh Châu ).
Gợi ý:
* Yêu cầu về hình thức và kĩ năng :
Học sinh biết làm bài nghị luận văn học, kết hợp các thao tác lập luận làm rõ
vấn đề càn nghị luận.
Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, lý lẽ dẫn chứng cụ thể, diễn đạt lưu loát,
dùng từ đặt câu đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận.
Khuyến khích cho điểm cao những bài làm sáng tạo, văn viết hay độc đáo.
* Yêu cầu về nội dung :
Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng cần đảm bảo nội dung sau:
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có
sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống "nhặt
vợ" độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con
người bình dị trong nạn đói thê thảm.
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên
phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết
về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng
chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về
trách nhiệm của người nghệ sĩ.
b. Thân bài:
Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập
luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
* Nhân vật người vợ nhặt
- Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt
vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ
sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ
+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng
mực, biết lo toan: dậy sớm, quyét dọn nhà cửa, chuẩn bị bữa cơm …
Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận
nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
* Nhân vật người đàn bà hàng chài
- Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư
tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề
ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Ngoại hình xấu xí, thô kệch nhưng ẩn chứa bên trong là một tấm lòng nhân
hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh.
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc,
can đảm, cứng cỏi
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ
đời.
So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện
nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận
nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, so sánh)
* So sánh nét tương đồng, khác biệt
- Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của
hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm
khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực...
- Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những
phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong
nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất
của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong
tình trạng bạo lực gia đình...
Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối
cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi
pháp của thời kì văn học…(bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là
thao tác lập luận phân tích).
+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến
đổi từ thấp đến cao(cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh
tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự - đời tư trong
khuynh hướng nhận thức lại).
+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con
người đa dạng, phức tạp( Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này.
c. Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
(Học sinh dựa vào gợi ý bên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khác nhau, hướng
dẫn bên chỉ có tính chất tham khảo).
Đề số 3:
Hình tượng đất nước qua hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất
Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Gợi ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất
Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
- Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ tài hoa hiếm có. Tài năng của ông được bộc
lộ trên rất nhiều lĩnh vực và điều đáng ngạc nhiên là lĩnh vực nào cũng đạt đến thành
công ở đỉnh cao. Do tài hoa ở nhiều lĩnh vực như vậy, cho nên thơ Nguyễn Đình Thi
thường giàu nhạc tính có chất hội hoạ và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu
sắc của một tư duy triết học.
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp nhà thơ chống Mỹ. Nguyễn Khoa Điềm
thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng. Ông hay đề cao phẩm chất của những bà mẹ
anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường... Đặc biệt ông có những cảm nhận
rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ.
b. Thân bài:
Làm rõ đối tượng thứ nhất
* Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Trong lịch sử VH viết VN chưa có một bài thơ nào lại được viết trong một
khoảng thời gian dài như bài Đất nước của NĐT. Khởi thảo ban đầu là 2 bài thơ:
“Sáng mát... .năm xưa” và “Đêm mít tinh” được viết vào năm 1948 và phải đợi 7 năm
sau NĐT mới hợp nhất 2 bài này lại có sửa chữa và có viết thêm thành bài thơ Đất
nước như chúng ta có ngày hôm nay. Việc một bài thơ được viết trong khoảng thời
gian dài như thế xem ra có vẻ bất lợi bởi vì thơ là kết quả của những xúc cảm đột xuất
và mãnh liệt. Rất may đề tài của bài thơ này là một đề tài khái quát, thậm chí quá khái
quát cho nên quãng thời gian dài kia không những không cản trở NĐT mà trái lại nó
còn giúp những suy tư của ông về Đất nước đạt đến độ chín độ lắng đọng nhất.
Tất nhiên là một đề tài khái quát thì cũng dễ mất thơ, chính vì vậy NĐT đã bắt
đầu bài thơ của mình bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa thu trong quá khứ để
rồi từ những xúc cảm này ông mới chuyển sang những suy tư về Đất nước.
Làm rõ đối tượng thứ 2
* Bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Thật ra đây không phải là một bài thơ độc lập mà nó chỉ là chương II trong bản
trường ca Mặt đường khát vọng. Thế nhưng từ chủ đề đến bố cục, chương này hoàn
toàn có khả năng đứng tách riêng ra để làm thành một bài thơ độc lập mà vẫn giữ
được tính hoàn chỉnh của nó.
Về chủ đề mà nói, tất cả ý nghĩa của tác phẩm đã được nói rõ ở ngay cái tiêu đề
Đất nước. Tuy nhiên, nếu Đất nước của Nguyễn Đình Thi viết với một cảm hứng tổng
hợp về đất nước với quá khứ, hiện tại, tương lai, mà đặc biệt chú ý về thời kỳ kháng
chiến chống Pháp, thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm ở bài này gần như không gắn với
một thời điểm lịch sử cụ thể nào mà mở rộng cảm hứng trong một thời gian, không
gian rộng lớn. Nghĩa là ông đã không chú ý nhiều đến những chiến tích lịch sử, những
thăng trầm của những đời vua chúa mà chủ yếu khai thác dưới góc độ văn hoá, truyền
thống của một dân tộc với nền văn hoá có bản sắc. Ông muốn thông qua hiện tượng
văn hoá để vừa khái quát bộ mặt đất nước vừa thể hiện lòng tự hào dân tộc qua truyền
thống văn hoá lâu đời từ quá khứ đến tương lai. Tóm lại Nguyễn Khoa Điềm viết về
đất nuớc theo một định hướng nhằm chứng minh: đất nước này là của nhân dân.
So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện
nội dung và hình thức nghệ thuật
Những đặc điểm giống nhau về hình tượng đất nước của 2 bài thơ
* Nếu xét ở góc độ phương pháp mà nói thì chúng ta dễ dàng tìm thấy 2 tác giả
đều tìm đến những giải pháp rất khéo léo nhằm cụ thể hóa đề tài đất nước.
Quyết định mà Nguyễn Đình Thi chọn ở đây là khởi đầu bài thơ bằng những
xúc cảm trước vẻ đẹp mùa thu. Đây là một quyết định khéo léo bởi vì trước kia mùa
thu bao giờ cũng là thu thảm thu sầu còn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 trở đi thì
mùa thu vui - mùa thu cách mạng, mùa thu khai sinh ra đất nước. Cho nên khởi đầu
bằng những cảm súc trước vẻ đẹp mùa thu là một quyết định rất hợp lý vì bằng cách
ấy nó giúp cho Nguyễn Đình Thi có được một cái đà về mặt cảm súc, giúp ông chuyển
sang những suy tư về đất nước một cách tự nhiên và thoải mải hơn.
Quyết định mà Nguyễn Khoa Điềm chọn cũng hợp lý không kém. Ông khắc
hoạ hình tượng đất nước mình bằng cách đặt hình tượng này trong mối liên hệ với thời
gian và không gian cụ thể còn về sau là thời gian không gian trừu tượng. Sở dĩ chúng
ta nói đây là 1 quyết định rất hợp lí bởi lẽ đất nước bao giờ cũng phải được nhìn qua
chiều dài của thời gian và mặt khác đất nước bao giờ cũng được xác định bởi những
không gian có thể là những không gian nhỏ, không gian cụ thể và cũng có thể là
những không gian mênh mông không gian trừu tượng trong lòng người. Hinh tượng
đất nước sẽ rất hoàn thiện khi nó đươc đặt trong 2 mối liên hệ này.
* Còn khi xét về phương diện con nghệ thuật thì hình tượng đất nước trong 2
bài thơ của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm có khá nhiều nét tương đồng. Vì
đây là hình tượng đất nước được khắc hoạ trong thơ ca mà hình tượng thơ lại là hình
tượng cảm xúc, cho nên cả 2 tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc,
bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc hoạ hình tượng đất nước của mình với 2 đặc
điểm rất lớn, vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hoà với nhau. Đấy là một đất nước
vất vả đau thương với những cảnh đồng quê chảy máu dây thép gai đâm nát trời chiều,
với cái cảnh “bát cơm chan đầy... còn giằng khỏi miệng ta”. Tuy nhiên đất nước
chúng ta còn là một đất nước anh hùng quật khởi và một cái đất nước quật cường đã
khiến cho kẻ thù bất lực.
“Xiềng xích chúng bay ...
... Lòng dân ta yêu nước thương nhà”
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn miêu tả những hình ảnh dân tộc bằng cách nối
liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Từ điểm nhìn hiện tại, Nguyễn Đình Thi lắng
nghe những tiếng rì rầm trong lòng đất của quá khứ vọng về. Đấy là tiếng nói hình ảnh
của đất nước chưa bao giờ khuất. Đồng thời cảm hứng thơ còn đưa Nguyễn Đình Thi
hướng tới tương lai. Ông như nhìn trước một nước Việt Nam từ trong máu lửa rũ bùn
đứng dậy sáng loà.
Còn ở trong bài thơ đất nước của mình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại bộc lộ
niềm tin sâu sắc của ông về những hình ảnh văn hoá lâu đời. Để viết nên bài thơ đất
nước của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng với một mật độ rất cao các chất liệu
văn hoá dân gian. Dựa trên rất nhiều câu ca dao tục ngữ, để viết nên những câu thơ
của mình. Ông còn đưa vào bài thơ rất nhiều truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục
tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm còn ý thức một cách rất sâu sắc
về những đóng góp lớn lao của nhân dân cho đất nước. Đó là những đóng góp từ nhỏ
nhặt cho đến lớn lao, những đóng góp được ghi lại trong sử sách và cả những đóng
góp âm thầm lặng lẽ không ai biết. Đó còn là những đóng góp kiên nhẫn, bền bỉ
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm
* Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã
khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt.
- Nguyễn Đình Thi thì khắc hoạ hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt
hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.
- Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư
tưởng nhằm chứng minh: “đất nước này là đất nước của người dân”, mà tư tưởng cơ
bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó quy định bút pháp, buộc Nguyễn Khoa
Điềm phải chọn cái giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát. vì bản thân tư tưởng đất nước
của người dân vốn đã là trừu tượng. Để cho sáng tỏ nó chỉ có 1 cách là đi từ rất nhiều
những hình ảnh cụ thể, những đóng góp của người dân cho đất nước, những chất liệu
văn hoá dân gian... để rồi từ rất nhiều hình ảnh cụ thể ấy tư tưởng đất nước của người
dân mới được làm sáng tỏ .
* Một sự khác biệt mà chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở 2 bài thơ đó là phương
diện bố cục. Tuy rằng cả 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2
phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.
Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước
vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện
tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm khác để có những suy tư của
tác giả đối với đất nước.
Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại
theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc hoạ hình tượng đất nước
trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng
với đất nước của người dân.
Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm
Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã
khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt.
Nguyễn Đình Thi thì khắc hoạ hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình
tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.
Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư
tưởng nhằm chứng minh: “đất nước này là đất nước của người dân”, mà tư tưởng cơ
bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó qui định bút pháp, nó buộc Nguyễn Khoa
Điềm phải chọn cái giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát. Điều này là rất dễ explain bởi
vì bản thân tư tưởng đất nước của người dân vốn đã là trừu tượng. Để cho sáng tỏ nó
chỉ có 1 cách là đi từ rất nhiều những hình ảnh cụ thể, những đóng góp của người dân
cho đất nước, những chất liệu văn hoá dân gian... để rồi từ rất nhiều hình ảnh cụ thể ấy
tư tưởng đất nước của người dân mới được làm sáng tỏ.
Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối
cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi
pháp của thời kì văn học...
- Do sự khác biệt về phong cách: Thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính
có chất hội hoạ và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết
học. Còn thơ NKĐ thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng. Ông hay đề cao phẩm
chất của những bà mẹ anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường... Đặc biệt ông
có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ.
- Về phương diện bố cục: Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở 2 bài thơ đất nước
đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau. Bài đất
nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa
thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó
mới chuyển sang qúa khứ 2 thời điểm để diễn tả những suy tư cả tác giả đối với đất
nước.
Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại
theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc hoạ hình tượng đất nước
trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng
với đất nước của người dân.
c. Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
Trong yêu cầu của từng đề bài cụ thể thuộc kiểu bài này, bạn cần linh hoạt,
sáng tạo. Vấn đề cốt yếu của mọi bài nghị luận là làm thế nào để vừa “trúng” vừa
“hay”. Nguyên tắc trình bày một bài nghị luận so sánh văn học cũng không đi ra
ngoài mục đích đó vậy. Bởi vậy với dạng đề này, bạn có thể tham khảo các cấu trúc
bài khác nhau và thỏa sức sáng tạo cho riêng mình.

More Related Content

What's hot

Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comHướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanMây Bay
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơlongvanhien
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhKelsi Luist
 
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comKhái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắcNgười phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắclongvanhien
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...phamhieu56
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC nataliej4
 
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019hanhha12
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chuyên đề tình yêu quê hương, đất nước, con người qua ca dao, dân ca
Chuyên đề tình yêu quê hương, đất nước, con người qua ca dao, dân caChuyên đề tình yêu quê hương, đất nước, con người qua ca dao, dân ca
Chuyên đề tình yêu quê hương, đất nước, con người qua ca dao, dân cajackjohn45
 
Phong cách ngôn ngữ tiếng việt
Phong cách ngôn ngữ tiếng việtPhong cách ngôn ngữ tiếng việt
Phong cách ngôn ngữ tiếng việtHọc Huỳnh Bá
 
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)nataliej4
 

What's hot (19)

Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comHướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
 
On thi thptqg
On thi thptqgOn thi thptqg
On thi thptqg
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
 
Ai đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sôngAi đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sông
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
 
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comKhái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
 
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắcNgười phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người TàyThi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019
 
Luận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOT
Luận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOTLuận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOT
Luận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOT
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Hhhhh1
Hhhhh1Hhhhh1
Hhhhh1
 
Chuyên đề tình yêu quê hương, đất nước, con người qua ca dao, dân ca
Chuyên đề tình yêu quê hương, đất nước, con người qua ca dao, dân caChuyên đề tình yêu quê hương, đất nước, con người qua ca dao, dân ca
Chuyên đề tình yêu quê hương, đất nước, con người qua ca dao, dân ca
 
Phong cách ngôn ngữ tiếng việt
Phong cách ngôn ngữ tiếng việtPhong cách ngôn ngữ tiếng việt
Phong cách ngôn ngữ tiếng việt
 
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
 

Similar to Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học

Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012tieuhocvn .info
 
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013Linh Nguyễn
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdfNGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdfHngPhmThanh3
 
đáp án đề thi đại học môn văn khối c năm 2013
đáp án đề thi đại học môn văn khối c năm 2013đáp án đề thi đại học môn văn khối c năm 2013
đáp án đề thi đại học môn văn khối c năm 2013Đề thi đại học edu.vn
 
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van khoi-d-nam-2014
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van khoi-d-nam-2014Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van khoi-d-nam-2014
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van khoi-d-nam-2014Linh Nguyễn
 
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-toan khoi-d-nam-2014
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-toan khoi-d-nam-2014Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-toan khoi-d-nam-2014
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-toan khoi-d-nam-2014Linh Nguyễn
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênnataliej4
 
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)Richie Zboncak
 
De thi thu dh khoi d 2013 van
De thi thu dh khoi d 2013   vanDe thi thu dh khoi d 2013   van
De thi thu dh khoi d 2013 vanadminseo
 
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013 1
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013   1De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013   1
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013 1adminseo
 
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van-khoi-c-nam-2014
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van-khoi-c-nam-2014Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van-khoi-c-nam-2014
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van-khoi-c-nam-2014Linh Nguyễn
 
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9Lucienne Hagenes
 
Chiều tối (1)
Chiều tối (1)Chiều tối (1)
Chiều tối (1)Nhái Kurl
 
Tai lieu luyen thi mon van de thi dh mon van khoi c - nam 2008
Tai lieu luyen thi mon van   de thi dh mon van khoi c - nam 2008Tai lieu luyen thi mon van   de thi dh mon van khoi c - nam 2008
Tai lieu luyen thi mon van de thi dh mon van khoi c - nam 2008Trungtâmluyệnthi Qsc
 

Similar to Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học (20)

Lele
LeleLele
Lele
 
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
 
De thi thu thpt qg lan 2
De thi thu thpt qg lan 2De thi thu thpt qg lan 2
De thi thu thpt qg lan 2
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
 
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
 
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdfNGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
 
đáp án đề thi đại học môn văn khối c năm 2013
đáp án đề thi đại học môn văn khối c năm 2013đáp án đề thi đại học môn văn khối c năm 2013
đáp án đề thi đại học môn văn khối c năm 2013
 
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van khoi-d-nam-2014
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van khoi-d-nam-2014Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van khoi-d-nam-2014
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van khoi-d-nam-2014
 
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-toan khoi-d-nam-2014
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-toan khoi-d-nam-2014Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-toan khoi-d-nam-2014
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-toan khoi-d-nam-2014
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
 
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)
 
De thi thu dh khoi d 2013 van
De thi thu dh khoi d 2013   vanDe thi thu dh khoi d 2013   van
De thi thu dh khoi d 2013 van
 
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013 1
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013   1De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013   1
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013 1
 
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van-khoi-c-nam-2014
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van-khoi-c-nam-2014Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van-khoi-c-nam-2014
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-van-khoi-c-nam-2014
 
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
 
Chiều tối (1)
Chiều tối (1)Chiều tối (1)
Chiều tối (1)
 
Song
SongSong
Song
 
Tai lieu luyen thi mon van de thi dh mon van khoi c - nam 2008
Tai lieu luyen thi mon van   de thi dh mon van khoi c - nam 2008Tai lieu luyen thi mon van   de thi dh mon van khoi c - nam 2008
Tai lieu luyen thi mon van de thi dh mon van khoi c - nam 2008
 

More from Linh Nguyễn

Đề thi vào lớp 10 môn tổ hợp tại Hải Phòng năm 2019
Đề thi vào lớp 10 môn tổ hợp tại Hải Phòng năm 2019Đề thi vào lớp 10 môn tổ hợp tại Hải Phòng năm 2019
Đề thi vào lớp 10 môn tổ hợp tại Hải Phòng năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi minh họa môn tiếng Pháp vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Pháp vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Pháp vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Pháp vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi minh họa môn tiếng Nhật vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Nhật vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Nhật vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Nhật vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi minh họa môn tiếng Đức vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Đức vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Đức vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Đức vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi minh họa môn tiếng Anh vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Anh vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Anh vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Anh vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi tham khảo môn Địa Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Địa Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi tham khảo môn Địa Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Địa Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi tham khảo môn Vật Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Vật Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi tham khảo môn Vật Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Vật Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi tham khảo môn Sinh học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Sinh học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi tham khảo môn Sinh học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Sinh học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi tham khảo môn Lịch Sử vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi tham khảo môn Công dân vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Công dân vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi tham khảo môn Công dân vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Công dân vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi minh họa môn tiếng Trung THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Trung THPT Quốc Gia năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Trung THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Trung THPT Quốc Gia năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi minh họa môn tiếng Pháp THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Pháp THPT Quốc Gia năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Pháp THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Pháp THPT Quốc Gia năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi minh họa môn tiếng Nhật THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Nhật THPT Quốc Gia năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Nhật THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Nhật THPT Quốc Gia năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi minh họa môn tiếng Nga THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Nga THPT Quốc Gia năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Nga THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Nga THPT Quốc Gia năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi minh họa môn tiếng Đức THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Đức THPT Quốc Gia năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Đức THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Đức THPT Quốc Gia năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi minh họa môn Sinh học THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn Sinh học THPT Quốc Gia năm 2019Đề thi minh họa môn Sinh học THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn Sinh học THPT Quốc Gia năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề thi minh họa môn Ngữ Văn THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn Ngữ Văn THPT Quốc Gia năm 2019Đề thi minh họa môn Ngữ Văn THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn Ngữ Văn THPT Quốc Gia năm 2019Linh Nguyễn
 
Đề kiểm tra hóa học học kỳ 2 lớp 8 đề 2
 Đề kiểm tra hóa học học kỳ 2 lớp 8 đề 2 Đề kiểm tra hóa học học kỳ 2 lớp 8 đề 2
Đề kiểm tra hóa học học kỳ 2 lớp 8 đề 2Linh Nguyễn
 

More from Linh Nguyễn (20)

Đề thi vào lớp 10 môn tổ hợp tại Hải Phòng năm 2019
Đề thi vào lớp 10 môn tổ hợp tại Hải Phòng năm 2019Đề thi vào lớp 10 môn tổ hợp tại Hải Phòng năm 2019
Đề thi vào lớp 10 môn tổ hợp tại Hải Phòng năm 2019
 
Đề thi minh họa môn tiếng Pháp vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Pháp vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Pháp vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Pháp vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
 
Đề thi minh họa môn tiếng Nhật vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Nhật vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Nhật vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Nhật vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
 
Đề thi minh họa môn tiếng Đức vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Đức vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Đức vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Đức vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
 
Đề thi minh họa môn tiếng Anh vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Anh vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Anh vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Anh vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
 
Đề thi tham khảo môn Địa Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Địa Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi tham khảo môn Địa Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Địa Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
 
Đề thi tham khảo môn Vật Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Vật Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi tham khảo môn Vật Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Vật Lý vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
 
Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
 
Đề thi tham khảo môn Sinh học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Sinh học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi tham khảo môn Sinh học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Sinh học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
 
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi tham khảo môn Lịch Sử vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
 
Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Hóa học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
 
Đề thi tham khảo môn Công dân vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Công dân vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019Đề thi tham khảo môn Công dân vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề thi tham khảo môn Công dân vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
 
Đề thi minh họa môn tiếng Trung THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Trung THPT Quốc Gia năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Trung THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Trung THPT Quốc Gia năm 2019
 
Đề thi minh họa môn tiếng Pháp THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Pháp THPT Quốc Gia năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Pháp THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Pháp THPT Quốc Gia năm 2019
 
Đề thi minh họa môn tiếng Nhật THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Nhật THPT Quốc Gia năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Nhật THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Nhật THPT Quốc Gia năm 2019
 
Đề thi minh họa môn tiếng Nga THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Nga THPT Quốc Gia năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Nga THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Nga THPT Quốc Gia năm 2019
 
Đề thi minh họa môn tiếng Đức THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Đức THPT Quốc Gia năm 2019Đề thi minh họa môn tiếng Đức THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn tiếng Đức THPT Quốc Gia năm 2019
 
Đề thi minh họa môn Sinh học THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn Sinh học THPT Quốc Gia năm 2019Đề thi minh họa môn Sinh học THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn Sinh học THPT Quốc Gia năm 2019
 
Đề thi minh họa môn Ngữ Văn THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn Ngữ Văn THPT Quốc Gia năm 2019Đề thi minh họa môn Ngữ Văn THPT Quốc Gia năm 2019
Đề thi minh họa môn Ngữ Văn THPT Quốc Gia năm 2019
 
Đề kiểm tra hóa học học kỳ 2 lớp 8 đề 2
 Đề kiểm tra hóa học học kỳ 2 lớp 8 đề 2 Đề kiểm tra hóa học học kỳ 2 lớp 8 đề 2
Đề kiểm tra hóa học học kỳ 2 lớp 8 đề 2
 

Recently uploaded

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học

  • 1. Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học 1.1. Mục đích, yêu cầu a. Mục đích - Chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa các đối tượng so sánh, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng khuynh hướng văn học, giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. - Góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học. b. Yêu cầu - Nắm được kĩ năng so sánh. Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, bác bỏ, bình luận. - Có hiểu biết về đối tượng so sánh. 1.2. Đối tượng Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: khuynh hướng văn học, giai đoạn văn học, tác phẩm (đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật, phong cách nghệ thuật…). 1.3. Cách làm a. Mở bài: - Dẫn dắt (mở bài gián tiếp) - Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh b. Thân bài: - Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). - Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). - Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên các bình diện (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh). - Lý giải sự tương đồng, khác biệt giữa hai đối tượng dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). c. Kết bài: - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
  • 2. 2. Những vấn đề so sánh trong văn học Đề số 1: Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Nắng mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. (Nguyễn Bính, Tương tư) Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. (Tố Hữu, Việt Bắc) Gợi ý: a. Mở bài: - Nguyễn Bính là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới và cũng tiêu biểu cho thơ ca sau Cách mạng, với hồn thơ chân quê, có sở trường về lục bát. Tương tư là bài thơ đặc sắc của ông, thể hiện tâm trạng nhớ mong chân thực và tinh tế của chàng trai quê. - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị. Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến (0,5). b. Thân bài: Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) * Về đoạn thơ trong bài Tương tư (2,0) - Nội dung (1,0 điểm). + Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành những nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại, một thứ "tâm bệnh" khó chữa của người đang yêu. + Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cho cả không gian như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư. - Nghệ thuật (1,0 điểm). + Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao. + Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thành ngữ gần gũi; cách tổ chức lời thơ độc đáo; sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ, nhân hoá, đối sánh, tăng tiến, khoa trương... Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) * Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (2,0 điểm)
  • 3. - Nội dung (1,0 điểm). + Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hoà tình nghĩa riêng chung. + Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương, với cảnh vật bình dị mà thơ mộng, với nhịp sống đơn sơ mà êm đềm, đầm ấm. - Nghệ thuật (1,0 điểm). + Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và chất dân gian, nhịp điệu linh hoạt uyển chuyển, âm hưởng tha thiết, ngọt ngào. + Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm; cách ví von quen thuộc mà vẫn độc đáo; cách tổ chức lời thơ với phép tiểu đối, phép điệp cân xứng, khéo léo... Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ (0,5 điểm) - Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện. - Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tương tư là nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi, gắn với không gian làng quê Bắc Bộ, vừa bày tỏ vừa "lí sự" về tương tư, với cách đối sánh táo bạo...; đoạn thơ trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không gian núi rừng Việt Bắc, nghiêng hẳn về bộc bạch tâm tình, với cách ví von duyên dáng... Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…(bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). c. Kết bài: - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. - Liên hệ mở rộng. (Học sinh dựa vào gợi ý bên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khác nhau, hướng dẫn bên chỉ có tính chất tham khảo) Đề số 2: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ Nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu ). Gợi ý: * Yêu cầu về hình thức và kĩ năng : Học sinh biết làm bài nghị luận văn học, kết hợp các thao tác lập luận làm rõ vấn đề càn nghị luận. Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, lý lẽ dẫn chứng cụ thể, diễn đạt lưu loát, dùng từ đặt câu đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận. Khuyến khích cho điểm cao những bài làm sáng tạo, văn viết hay độc đáo.
  • 4. * Yêu cầu về nội dung : Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng cần đảm bảo nội dung sau: a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm - Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống "nhặt vợ" độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm. - Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ. b. Thân bài: Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) * Nhân vật người vợ nhặt - Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau. - Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu: + Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt. + Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ + Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan: dậy sớm, quyét dọn nhà cửa, chuẩn bị bữa cơm … Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) * Nhân vật người đàn bà hàng chài - Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất. - Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu: + Ngoại hình xấu xí, thô kệch nhưng ẩn chứa bên trong là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. + Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi
  • 5. + Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, so sánh) * So sánh nét tương đồng, khác biệt - Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực... - Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình... Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…(bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). + Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao(cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự - đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại). + Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng, phức tạp( Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này. c. Kết bài: - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. (Học sinh dựa vào gợi ý bên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khác nhau, hướng dẫn bên chỉ có tính chất tham khảo). Đề số 3: Hình tượng đất nước qua hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Gợi ý: a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. - Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ tài hoa hiếm có. Tài năng của ông được bộc lộ trên rất nhiều lĩnh vực và điều đáng ngạc nhiên là lĩnh vực nào cũng đạt đến thành công ở đỉnh cao. Do tài hoa ở nhiều lĩnh vực như vậy, cho nên thơ Nguyễn Đình Thi
  • 6. thường giàu nhạc tính có chất hội hoạ và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết học. - Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp nhà thơ chống Mỹ. Nguyễn Khoa Điềm thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng. Ông hay đề cao phẩm chất của những bà mẹ anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường... Đặc biệt ông có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ. b. Thân bài: Làm rõ đối tượng thứ nhất * Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Trong lịch sử VH viết VN chưa có một bài thơ nào lại được viết trong một khoảng thời gian dài như bài Đất nước của NĐT. Khởi thảo ban đầu là 2 bài thơ: “Sáng mát... .năm xưa” và “Đêm mít tinh” được viết vào năm 1948 và phải đợi 7 năm sau NĐT mới hợp nhất 2 bài này lại có sửa chữa và có viết thêm thành bài thơ Đất nước như chúng ta có ngày hôm nay. Việc một bài thơ được viết trong khoảng thời gian dài như thế xem ra có vẻ bất lợi bởi vì thơ là kết quả của những xúc cảm đột xuất và mãnh liệt. Rất may đề tài của bài thơ này là một đề tài khái quát, thậm chí quá khái quát cho nên quãng thời gian dài kia không những không cản trở NĐT mà trái lại nó còn giúp những suy tư của ông về Đất nước đạt đến độ chín độ lắng đọng nhất. Tất nhiên là một đề tài khái quát thì cũng dễ mất thơ, chính vì vậy NĐT đã bắt đầu bài thơ của mình bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa thu trong quá khứ để rồi từ những xúc cảm này ông mới chuyển sang những suy tư về Đất nước. Làm rõ đối tượng thứ 2 * Bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Thật ra đây không phải là một bài thơ độc lập mà nó chỉ là chương II trong bản trường ca Mặt đường khát vọng. Thế nhưng từ chủ đề đến bố cục, chương này hoàn toàn có khả năng đứng tách riêng ra để làm thành một bài thơ độc lập mà vẫn giữ được tính hoàn chỉnh của nó. Về chủ đề mà nói, tất cả ý nghĩa của tác phẩm đã được nói rõ ở ngay cái tiêu đề Đất nước. Tuy nhiên, nếu Đất nước của Nguyễn Đình Thi viết với một cảm hứng tổng hợp về đất nước với quá khứ, hiện tại, tương lai, mà đặc biệt chú ý về thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm ở bài này gần như không gắn với một thời điểm lịch sử cụ thể nào mà mở rộng cảm hứng trong một thời gian, không gian rộng lớn. Nghĩa là ông đã không chú ý nhiều đến những chiến tích lịch sử, những thăng trầm của những đời vua chúa mà chủ yếu khai thác dưới góc độ văn hoá, truyền thống của một dân tộc với nền văn hoá có bản sắc. Ông muốn thông qua hiện tượng văn hoá để vừa khái quát bộ mặt đất nước vừa thể hiện lòng tự hào dân tộc qua truyền thống văn hoá lâu đời từ quá khứ đến tương lai. Tóm lại Nguyễn Khoa Điềm viết về đất nuớc theo một định hướng nhằm chứng minh: đất nước này là của nhân dân. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật Những đặc điểm giống nhau về hình tượng đất nước của 2 bài thơ
  • 7. * Nếu xét ở góc độ phương pháp mà nói thì chúng ta dễ dàng tìm thấy 2 tác giả đều tìm đến những giải pháp rất khéo léo nhằm cụ thể hóa đề tài đất nước. Quyết định mà Nguyễn Đình Thi chọn ở đây là khởi đầu bài thơ bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp mùa thu. Đây là một quyết định khéo léo bởi vì trước kia mùa thu bao giờ cũng là thu thảm thu sầu còn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 trở đi thì mùa thu vui - mùa thu cách mạng, mùa thu khai sinh ra đất nước. Cho nên khởi đầu bằng những cảm súc trước vẻ đẹp mùa thu là một quyết định rất hợp lý vì bằng cách ấy nó giúp cho Nguyễn Đình Thi có được một cái đà về mặt cảm súc, giúp ông chuyển sang những suy tư về đất nước một cách tự nhiên và thoải mải hơn. Quyết định mà Nguyễn Khoa Điềm chọn cũng hợp lý không kém. Ông khắc hoạ hình tượng đất nước mình bằng cách đặt hình tượng này trong mối liên hệ với thời gian và không gian cụ thể còn về sau là thời gian không gian trừu tượng. Sở dĩ chúng ta nói đây là 1 quyết định rất hợp lí bởi lẽ đất nước bao giờ cũng phải được nhìn qua chiều dài của thời gian và mặt khác đất nước bao giờ cũng được xác định bởi những không gian có thể là những không gian nhỏ, không gian cụ thể và cũng có thể là những không gian mênh mông không gian trừu tượng trong lòng người. Hinh tượng đất nước sẽ rất hoàn thiện khi nó đươc đặt trong 2 mối liên hệ này. * Còn khi xét về phương diện con nghệ thuật thì hình tượng đất nước trong 2 bài thơ của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm có khá nhiều nét tương đồng. Vì đây là hình tượng đất nước được khắc hoạ trong thơ ca mà hình tượng thơ lại là hình tượng cảm xúc, cho nên cả 2 tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc hoạ hình tượng đất nước của mình với 2 đặc điểm rất lớn, vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hoà với nhau. Đấy là một đất nước vất vả đau thương với những cảnh đồng quê chảy máu dây thép gai đâm nát trời chiều, với cái cảnh “bát cơm chan đầy... còn giằng khỏi miệng ta”. Tuy nhiên đất nước chúng ta còn là một đất nước anh hùng quật khởi và một cái đất nước quật cường đã khiến cho kẻ thù bất lực. “Xiềng xích chúng bay ... ... Lòng dân ta yêu nước thương nhà” Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn miêu tả những hình ảnh dân tộc bằng cách nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Từ điểm nhìn hiện tại, Nguyễn Đình Thi lắng nghe những tiếng rì rầm trong lòng đất của quá khứ vọng về. Đấy là tiếng nói hình ảnh của đất nước chưa bao giờ khuất. Đồng thời cảm hứng thơ còn đưa Nguyễn Đình Thi hướng tới tương lai. Ông như nhìn trước một nước Việt Nam từ trong máu lửa rũ bùn đứng dậy sáng loà. Còn ở trong bài thơ đất nước của mình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại bộc lộ niềm tin sâu sắc của ông về những hình ảnh văn hoá lâu đời. Để viết nên bài thơ đất nước của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng với một mật độ rất cao các chất liệu văn hoá dân gian. Dựa trên rất nhiều câu ca dao tục ngữ, để viết nên những câu thơ của mình. Ông còn đưa vào bài thơ rất nhiều truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm còn ý thức một cách rất sâu sắc về những đóng góp lớn lao của nhân dân cho đất nước. Đó là những đóng góp từ nhỏ
  • 8. nhặt cho đến lớn lao, những đóng góp được ghi lại trong sử sách và cả những đóng góp âm thầm lặng lẽ không ai biết. Đó còn là những đóng góp kiên nhẫn, bền bỉ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm * Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt. - Nguyễn Đình Thi thì khắc hoạ hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai. - Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: “đất nước này là đất nước của người dân”, mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó quy định bút pháp, buộc Nguyễn Khoa Điềm phải chọn cái giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát. vì bản thân tư tưởng đất nước của người dân vốn đã là trừu tượng. Để cho sáng tỏ nó chỉ có 1 cách là đi từ rất nhiều những hình ảnh cụ thể, những đóng góp của người dân cho đất nước, những chất liệu văn hoá dân gian... để rồi từ rất nhiều hình ảnh cụ thể ấy tư tưởng đất nước của người dân mới được làm sáng tỏ . * Một sự khác biệt mà chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở 2 bài thơ đó là phương diện bố cục. Tuy rằng cả 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau. Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm khác để có những suy tư của tác giả đối với đất nước. Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc hoạ hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân. Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt. Nguyễn Đình Thi thì khắc hoạ hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai. Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: “đất nước này là đất nước của người dân”, mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó qui định bút pháp, nó buộc Nguyễn Khoa Điềm phải chọn cái giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát. Điều này là rất dễ explain bởi vì bản thân tư tưởng đất nước của người dân vốn đã là trừu tượng. Để cho sáng tỏ nó chỉ có 1 cách là đi từ rất nhiều những hình ảnh cụ thể, những đóng góp của người dân cho đất nước, những chất liệu văn hoá dân gian... để rồi từ rất nhiều hình ảnh cụ thể ấy tư tưởng đất nước của người dân mới được làm sáng tỏ.
  • 9. Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học... - Do sự khác biệt về phong cách: Thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính có chất hội hoạ và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết học. Còn thơ NKĐ thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng. Ông hay đề cao phẩm chất của những bà mẹ anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường... Đặc biệt ông có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ. - Về phương diện bố cục: Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau. Bài đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang qúa khứ 2 thời điểm để diễn tả những suy tư cả tác giả đối với đất nước. Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc hoạ hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân. c. Kết bài: - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. Trong yêu cầu của từng đề bài cụ thể thuộc kiểu bài này, bạn cần linh hoạt, sáng tạo. Vấn đề cốt yếu của mọi bài nghị luận là làm thế nào để vừa “trúng” vừa “hay”. Nguyên tắc trình bày một bài nghị luận so sánh văn học cũng không đi ra ngoài mục đích đó vậy. Bởi vậy với dạng đề này, bạn có thể tham khảo các cấu trúc bài khác nhau và thỏa sức sáng tạo cho riêng mình.