SlideShare a Scribd company logo
1 of 42
Download to read offline
NƯỚC GIẢI KHÁT: NGƯỜI TIÊU DÙNG
VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRỰC
TUYẾN CỦA DOANH NGHIỆP
Được thực hiện bởi Moore Corporation
TP.HCM, năm 2014
Nước giải khát –Tổng quan ngành 1
Nội dung:
1. Tổng quan ngành.
2. Cơ hội & thách thức
3. Phân tích khách hàng tiềm năng
4. Hoạt động quảng cáo trực tuyến
5. Kết luận – Dự báo
6. Phụ lục: Một số doanh nghiệp trong ngành
1. Tổng quan ngành:
Theo báo cáo ngành của công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng công thương Việt Nam
(Vietinbanksc), năm 2013, tổng doanh thu ngành nước giải khát không cồn tại Việt Nam là
11,870 tỷ đồng, sản lượng bán ra 2.083 triệu lít; tăng trưởng giai đoạn năm 2009-2013 là
19,35%, trong đó xuất khẩu đạt hơn 2.03 triệu lít.
Cũng theo báo cáo ngành F&B của mình, PVBS đã nhận định rằng trong các loại đồ uống,
nước giải khát là ngành hàng có mức tăng trưởng doanh thu năm 2013 và tốc độ CAGR
doanh thu giai đoạn 2010-2013 cao nhất lần lượt là 12,4% và 12,2%. Về khối lượng tiêu thụ,
nước giải khát cũng đạt mức tăng trưởng hai con số 15,9% trong năm 2013 và tốc độ CARG
2010-2013 là 17%.
Mặc dù kinh tế năm 2014 còn gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài,
người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu nhưng với dân số Việt Nam đã vươn tới con số 90 triệu
người, đa phần là giới trẻ, đã tạo sự hấp dẫn cho các nhà sản xuất NGK đẩy mạnh đầu tư để
giành thị phần. Dự kiến, năm 2014, ngành đồ uống không cồn ở Việt Nam đạt sản lượng
2.315 triệu lít, mang lại doanh thu 506 triệu USD. Đến năm 2016, con số này sẽ lên đến 2.628
Nước giải khát –Tổng quan ngành 2
triệu lít, đạt doanh thu 626 triệu USD. Và dự kiến tăng trưởng giai đoạn 2014-2018 của
ngành sẽ là 14,2%.
Rõ ràng, với những dấu hiệu tích cực này không ai có
thể phủ nhận sức hấp dẫn của thị trường NGK đầy tiềm
năng này. Tuy nhiên, "miếng bánh" càng béo bở bao
nhiêu thì cạnh tranh giành thị phần hứa hẹn sẽ càng
khốc liệt bấy nhiêu. Trên thị trường Việt Nam hiện nay
không chỉ có sự góp mặt của những “ông lớn”, những
tập đoàn 100% vốn nước ngoài cũng như những tập
đoàn nội địa mà sự xuất hiện của nhưng thương vụ
M&A dạo gần đây đã càng là những minh chứng rõ
ràng và cụ thể cho sức hút , tiềm năng phát triển của
ngành. Điều đó có thể phần nào giúp ta lý giải con số
135 doanh nghiệp đã tham gia vào ngành tính đến năm 2013 (Báo cáo ngành của
VietinbankSc). Tuy nhiên, do tốc độ trưởng nóng đi kèm với sự cạnh tranh gay gắt nên theo
BMI dự báo thì trong trong 5 năm năm tới mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu của NGK
vẫn tăng, song với tốc độ giảm gần.
Nước giải khát –Tổng quan ngành 3
Miếng bánh tuy to, người chơi mới cũng khá nhiều nhưng dẫn đầu thị phần vẫn là những
“gương mặt thân quen” như: Suntory PepsiCo, Tân Hiệp Phát, CocaCola, URC, Interfood, …
Theo báo cáo ngành F&B, VPBS cho rằng: “Năm 2013, PepsiCo dẫn đầu thị trường nước giải
khát trong nước với 25,5% thị phần, theo sau là Tân Hiệp Phát (THP) với 22,7%. PepsiCo nổi
tiếng về nước giải khát có gaz với các thương hiệu Pepsi, 7-up và Mountain Dew, trong khi
đó, THP là tiên phong đối với trà uống liền với thương hiệu Trà xanh Không Độ và Dr. Thanh
đã làm nên sự bùng nổ của sản phẩm thảo dược này trong giai đoạn 2009-2010. THP chiếm
lĩnh thị trường trà uống liền với 41% thị phần. Đối thủ mạnh của THP là Universal Robina
Corporation (URC), với thương hiệu C2 cũng được tiêu thụ rộng rãi nhờ vào hương vị độc
đáo và cỡ chai vừa tay.”
Nước giải khát có gas
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bia - Rượu và Nước giải khát Việt Nam, năm 2010,
PepsiCo và Coca-Cola chiếm tới hơn 80% thị phần nước giải khát Việt Nam. Và thực tế thì,
hai ông lớn này cũng đang “làm mưa làm gió” trên thị trường nước giải khát có gas hiện nay.
Theo Nilsen, năm 2013, hai mặt hàng quen thuộc Coca Cola và Pepso vẫn lần lượt chiếm
28% và 24% thị phần. Bên cạnh đó, còn có Fanta, 7Up, Sprite mỗi loại chiếm khoảng 12% thị
phần.
Tuy nhiên, do tâm lý người tiêu dùng hiện nay bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến đến sức
khỏe cũng như các yếu tố thiên nhiên. Vì vậy mà tỉ trọn nước ngọt có gas trong ngành đang
bị thu hẹp dần lại. Tốc độ tăng trưởng doanh thu tính theo lít của nhóm này giảm từ 8.75%
(năm 2010) xuống còn 8.16% (năm 2013) và được BMI dự báo là sẽ tiếp tục giảm xuống còn
7% (năm 2017).
Nước uống đóng chai
Nước giải khát –Tổng quan ngành 4
Hiện nay, đối với thị trường nước uống đóng chai Việt Nam thì bao gồm 2 hình thức chính
đó là nước khoáng và nước tinh khiết đóng chai. Theo dự báo của Công ty Datamonitor
(Anh), vào cuối năm 2014, thị trường nước uống đóng chai sẽ đạt tổng doanh thu khoảng
279 triệu USD, tăng trưởng bình quân 6%/năm trong giai đoạn 2009 - 2014.
Đồng thời, tổng sản lượng của toàn thị trường đạt 307 triệu lít. Còn Euromonitor
International (EI) đưa ra dự báo, trong giai đoạn 2010 - 2016, tốc độ tăng trưởng của ngành
nước uống đóng chai đạt 16%/năm. Và đây là cơ hội cho tất cả các hãng.
Thị trường lớn nhưng quy mô của hầu hết công ty trong ngành còn tương đối nhỏ và phân
tán nên chưa khai thác tối đa tiềm năng của thị trường. Tính phân tán thể hiện rõ ở từng
vùng. Chẳng hạn Vital chỉ “cát cứ” ở miền Bắc, Khánh Hòa thì có Đảnh Thạnh, Quảng Ngãi
có Thạch Bích, Vĩnh Hảo thì trải rộng khu vực miền Nam và miền Trung.
Mặc dù trong thời gian qua có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này nhưng thị
phần chủ yếu vẫn rơi vào tay các thương hiệu như Lavie (Nestle), Aquafina (PepsiCo), Joy
(Coca Cola), Sapuwa, Vĩnh Hảo, Vital, Thạch Bích, Đảnh Thạnh, …
Chỉ bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào khoảng năm 2006, nhưng trà xanh đóng chai đã
tung hoành và liên tục bức phá trên thị trường NGK đầy tiềm năng; cho đến 2013, chiếm
36.41% tổng doanh thu của ngành NGK không cồn ở Việt Nam, trà xanh đóng chai đã xuất
Nước giải khát –Tổng quan ngành 5
sắc giành vị trí thứ 2 cho mình chỉ sau doanh thu của ngành nước uống đóng chai trong năm
qua.
Trà xanh đóng chai
Tuy có “tuổi đời” còn khá trẻ nhưng theo Nielsen mặt
hàng trà xanh đóng chai đã có một tốc độ tăng
trưởng chóng mặt, trên 35%/ năm trong giai đoạn
2009 – 2013. Trà là một thức uống vốn đã rất đỗi thân
quen với người Việt từ ngàn xưa, nay lại được kết hợp
với nét hiện đại của “pha sẵn, đóng chai” với nhiều
hương vị khác nhau. Bên cạnh đó, trà xanh lại được
biết đến với các công trình nghiên cứu KH về tính
chất, những ưu điểm trong việc giúp cơ thể sảng
khoái, giảm căng thẳng, giảm cholesterol, cũng như những công dụng hữu ích trong việc
bảo vệ sức khỏe cho của người dùng… Tất cả những yếu đó đã vô hình chung góp phần làm
tăng nét hấp dẫn của mặt hàng này.
Về thị phần của các doanh nghiệp, theo Nielsen 2012, tính trên thị trường trà xanh nói
riêng thì THP vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu với sản phẩm Trà xanh không độ (35.7%), tiếp
theo là URC với sản phẩm C2 (22%), sau đó là Dr Thanh (THP), sản phẩm A nuta Green Tea
(Tân Quang Minh).
Theo dự báo của Euromonitor, thị trường trà xanh vẫn tiếp tục tăng trưởng trong vòng 5
năm tới nhưng với tốc độ giảm dần từ 14% (năm 2014) xuống còn 7% (năm 2017), đạt tốc
độ trung bình 10%/ năm.
Nước hoa quả
Nước giải khát –Tổng quan ngành 6
Tuy còn chiếm tỷ lệ còn thấp trong tổng doanh thu của ngành NGK không cồn, nhưng nước
hoa quả (nước ép trái cây, nước trái cây chứa sữa) cũng là một ngành có tiềm năng rất to
lớn. Theo thông tin của Bộ Công Thương (năm 2012), các nhà phân tích công nghiệp toàn
cầu (GIA) dự báo thị trường nước ép trái cây và rau quả sẽ đạt 72.79 tỷ lít đến năm 2017.
Do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe cũng như thức uống có lợi cho sức
khỏe ngày càng chiếm được sự quan tâm ưu ái của người tiêu dùng. Và điều đó hứa hẹn
một tương lai vô cùng tươi sáng cho ngành này.
Theo kết quả nghiên cứu của W&S vào đầu năm 2013 cho thấy, các sản phẩm nước ép trái
cây cũng như nước trái cây chứa sữa của Vinamilk chiếm được niềm tin của rất nhiều người
tiêu dùng. Đặc biệt, về mảng nước ép trái cây, nhãn hiệu Cam ép Vfresh của Vinamilk được
ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất (chiếm đến 70%); sau đó đến các thương hiệu nước ép
của THP cũng như Coca Cola và Pepsi.
Về các sản phẩm trái cây chứa sữa, Vfresh Moothies Cam Sữa của Vinamilk vẫn chiếm lĩnh thị
trường với 52.2%, đối thủ cạnh tranh nặng ký với dòng sẩn phẩm này chính là Nutri Boost
của Coca Cola với 42.4%.
Nước tăng lực
Sự tăng trưởng của dòng nước tăng lực tại Việt Nam cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt của
các tập đoàn lớn. Có một con số thống kê ấn tượng là vào năm 2001, chỉ xem quảng cáo 5s
về sản phẩm nước tăng lực Number 1 của THP, có đến 60% khán giả muốn dùng thử và
30% số người dùng thử đó đã trở thành khách hàng thường xuyên của thương hiệu này.
Vào thời điểm Number 1 ra đời, thị trường nước tăng lực Việt Nam chỉ có ba nhãn nhiệu là
Red Bull, Rhino và Lipovitan và chỉ cung cấp các sản phẩm đóng lon. Đến nay thì thị trường
Việt Nam đã chào đón rất nhiều doanh nghiệp bước chân vào cuộc chơi giành thị phần nước
tăng lực.
Nước giải khát –Tổng quan ngành 7
Tuy nhiên, theo báo cáo ngành của VietinbankSc thì vào năm 2013, Sting của PepsiCo chiếm
khoảng 40%, theo sát là Number 1 của Tân Hiệp Phát với 30%, Samurai tụt lại phía sau với
khoảng 10% thị phần.
Cà phê đóng chai
Mặc dù có mặt ở thị trường Việt Nam từ năm 2008 nhưng sản phẩm cà phê lon vẫn còn khá
mờ nhạt và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong ngành thực phẩm đồ uống. Thậm chí có một số
nhận định còn cho rằng đây là một thị trường có nguy cơ “chưa nở đã tàn”. Tuy nhiên, dạo
quanh thị trường cà phê lon ta có thể dễ dàng nhận ra các tên tuổi: Birdy (Ajinomoto),
Nescafe, Highlands, Trung Nguyên,…
Sự xuất hiện của các sản phẩm mới
Do nhu cầu tạo sự khác biệt giữa thị trường rộng lớn nhưng cạnh tranh khốc liệt này, nhiều
doanh nghiệp đã liên tục cố gắng, nghiên cứu để cho ra đời những dòng sản phẩm mới.
Một trong những ví dụ điển hình là Công ty TNHH MTV nước uống Collagen Việt Nam đã
cho ra đời dòng sản phẩm nước uống Collagen đầu tiên vào tháng 12/2013.
Nước giải khát – Cơ hội & Thách thức 8
2. Cơ hội – Thách Thức
a. Cơ hội
Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ
Theo thống kê của Euromonitor, vào năm 2013, ở Việt Nam, số người trong độ tuổi từ 15-40
chiếm gần 42% tổng dân số. Đây là độ tuổi được đánh giá là có thiên hướng sử dụng các
dịch vụ ăn uống bên ngoài cũng như hay tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí,… có nhu
cầu tiêu thụ nước giải khát cao. Điều này đồng nghĩa với việc tập khách hàng tiềm năng ở
VN đang ở con số khá lý tưởng và mở ra một cơ hội rất to lớn cho ngành NGK không cồn ở
VN.
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đang tăng
Theo khảo sát của Nielsen, chỉ số niềm tin tiêu dùng của người VN đã tăng lên 98 điểm
trong Q4 2013, cao hơn cùng kỳ năm trước 10 điểm và đạt mức cao nhất trong 2 năm vừa
qua. Chỉ số này cũng vượt qua chỉ số niềm tin tiêu dùng toàn cầu là 94 điểm. Mặc dù nền
kinh tế còn nhiều bất ổn, nhưng đây cũng là một dấu hiệu khả quan cho khả năng phục hồi
nền kinh tế trong tương lai gần.
Điều kiện tự nhiên tại Việt Nam
ệ
v ặc biệt, Thái Nguyên – vùng đất được
xem là cái nôi của chè Việt với diện tích trồng gần 19.000 ha, sản lượng 190.000 tấn/năm
(năm 2013) đã trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào cho NGK, nhất là mặt hàng trà
xanh đóng chai.
Bên cạnh đó, do đặc thù thời tiết của VN là nhiệt đới nóng ẩm nên nhiệt độ trung bình mùa
hè lên đến 30 độ và mùa đông dao động quanh 20 độ. Đặc biệt, các tỉnh phía Nam nhiệt độ
luôn trên 25 độ. Chính khí hậu nóng ẩm khiến cơ thể sinh nhiệt và nước giải khát đóng chai
Nước giải khát– Cơ hội & Thách thức 9
đã trở thành một phương thức được nhiều người lựa chọn để điều hoa cơ thể, nhất là với
giới trẻ sau khi vận động nhiều.
Đang trong giai đoạn phát triển nóng
Do ngành đang trong giai đoạn phát triển nóng nên mức tăng trưởng của ngành đang ở
mức khá cao (19.35%), cao hơn mức tăng trưởng GDP của VN trong giai đoạn từ 2009 –
2013. Mặc dù theo dự báo sẽ có xu hướng nguội lại dần nhưng vẫn ở mức cao trong vòng 4
– 5 năm tới.
Xu hướng thức ăn nhanh đang tăng dần lên tại Việt Nam
Trong vòng 5 năm tới, dịch vụ ăn nhanh vẫn được Euromonitor dự đoán tăng với tốc độ
trung bình 7%, điều này sẽ tạo thêm cơ hội cho sản phẩm nước giải khát, đặc biệt là nước
ngọt có gas được tiêu thụ với số lượng lớn.
Và ngành du lịch phát triền của VN đang phát triển theo hướng khả quan vì vậy cũng tạo
động lực cho mức tiêu thụ cũng như hứa hẹn sự phát triển của ngành NGK không cồn ở VN.
Thị trường trong nước rộng lớn cùng với cơ hội từ xu thế hội nhập Quốc tế
Bên cạnh sân chơi trong nước khá rộng thì các doanh nghiệp NGK không cồn có đón nhận
những cơ hội được vươn ra cùng Thế giới khi VN gia nhập WTO (2007), trở thành thành viên
ASEAN AEC (2015); và đặc biệt, việc VN tham gia ký hiệp định TPP đã tạo ra cơ hội mới như:
gia tăng xuất khẩu do các nước TPP xóa bỏ thuế quan theo cam kết, được áp dụng cơ chế tự
chứng nhận xuất xứ, cơ hội thu hút đầu tư từ phía các DN Hoa Kỳ và các nước TPP khác,
cũng như các DN VN có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
b. Thách thức
Nền kinh tế còn nhiều bất ổn
Nước giải khát – Cơ hội & Thách thức 10
Năm 2012, một bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa kèm theo nhiều lo lắng kéo dài cả
năm. Bước sang năm 2013 với gam màu chẳng những không tươi sáng hơn mà nền kinh tế
tiếp tục còn phải tiếp tục đối mặt với vô vàn những thử thách do hệ quả để lại sau 5 năm bất
ổn kinh tế vĩ mô từ năm 2008.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê thì tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng
đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II
tăng 5,25%. Đây là mức tăng GDP cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013 và cả ba
khu vực đều có mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013.
Mặc dù nền kinh tế VN mặc dù đã dần ổn định và có những biến chuyển nhất định; song,
thu nhập vẫn còn tăng trưởng chậm cùng với sự lo ngại về sự phục hồi của nên kinh tế nên
người dân vẫn tiếp tục xu hướngthận trọng trong chi tiêu. Đặc biệt, theo kết quả báo cáo
nghiên cứu thị trường vừa kết thúc vào 13/07/2014 của Kantar Worldpanel tại 4 thành phố
lớn và nông thôn ở Việt Nam chỉ ra rằng NTD có xu hướng chuyển sang thức uống ở nhà
thay vì ở bên ngoài. Nghiên cứu theo dõi hành vi uống cho thấy mức tăng 3.9% đối với số
dịp uống ở nhà trong khi số dịp uống bên ngoài hầu như không tăng trưởng. Điều đó, cũng
đã góp phần tạo ra một thách thức cho ngành nước GK vì theo các nghiên cứu của
Euromonitor thì doanh thu của ngành phần lớn được đến từ doanh số không qua quầy.
Mức độ cạnh tranh cao
Với rào cản gia nhập ngành thấp, cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, không chỉ mở ra
cánh cửa của những cơ hội mà còn mở ra cả những thách thức đối với ngành. Đơn cử là hiệp
định TPP cũng mang đến những ảnh hưởng cả 2 chiều đến ngành. Bên cạnh những cơ hội
thì TPP mang đến nhiều thách thức khi ngành đồ uống phải đón nhận sự cạnh tranh từ các
DN nước ngoài. Và đặc biệt, với tâm lý thích sử dụng hàng ngoại nhập của một bộ phận
NTD VN sẽ ảnh hưởng đến “miếng bánh” thị phần của các DN thuần nội địa, đặc biệt là các
DN nhỏ, tiềm lực còn hạn chế
Nước giải khát– Cơ hội & Thách thức 11
Sự tham gia của các tập đoàn nước ngoài, cùng với sự nở rộ của các thương vụ M&A đã cho
thấy được sự quan tâm cũng như mức độ cạnh tranh của ngành. Điều đó cũng đồng nghĩa
với việc nguy cơ các DN phải đối mặt với lợi nhuận giảm cũng như khả năng đào thải của
ngành..
Dự thảo gia tăng thuế TTĐB với mặt hàng NGK không cồn có gas.
Nếu dự thảo được thông qua thì các mặt hàng NGK có gas sẽ chịu mức thuế TTĐB là 10%.
Theo ước tính dự kiến của Bộ tài chính thì giá của mỗi lít nước ngọt sẽ tăng 2000 đồng, và
giá tăng này không ảnh hưởng đến DN mà gánh nặng thuế chuyển hết lên NTD. Và giá cả
sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến doanh số bán hàng của các DN.
Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 12
3. Đặc điểm người tiêu dùng
a. Độ tuổi
Là quốc gia có dân số lớn thứ ba tại Đông Nam Á (ĐNA) với 90 triệu người vào cuối
năm 2013, Việt Nam có dân số trẻ (68% hay 60,7 triệu người dưới 40 tuổi). Từ năm
2007, dân số tăng trưởng ổn định ở mức khoảng 1% hay 1 triệu người mỗi năm.
Đáng chú ý, số người trong độ tuổi 15-39 với 40,1 triệu.
Theo thống kê của VietinbankSc, công nghiệp nước giải khát ở Việt Nam phục vụ chủ yếu
cho độ tuổi từ 15 – 35 tuổi. Đây là nhóm tuổi tham gia nhiều nhất vào các hoạt động ăn đồ
ăn nhanh như KFC, Lotteria hay các nhà hàng khác. Bên cạnh đó, đây là nhóm tuổi năng
động, hay tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao cũng như các hoạt động ngoài trời,
vận động nhiều; do đó cũng khiến cơ thể có nhu cầu về nước giải khát cũng như nước tăng
lực là rất cao.
Nhóm tuổi lớn hơn thì có xu hướng giảm các sản phẩm nước có gas, cũng như các sản
phẩm nhiều đường, quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và có xu hướng sử dụng nhiều các
loại nước hoa quả. Bên cạnh đó, ở nhóm tuổi lớn hơn thì số người có vấn đề về sức khỏe
cũng tăng do đó, họ quan tâm đến các dòng giúp giải khát nhưng cũng bổ sung chất dinh
dưỡng cho cơ thể như các dòng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, ít chất ngọt, béo, ..v..v..
Một số dòng sản phẩm được nhóm người lớn tuổi hay những người gặp vấn về sức khỏe ưa
thích như trà bí đao, nước yến ngân nhĩ, nước ép trái cây, trà xanh, trà thảo mộc,. v..v..
Nước giải khát – Người tiêu dùng 13
b. Thói quen của người tiêu dùng
Theo kết quả nghiên cứu của W&S vào đầu 2013 về tiêu chí lựa chọn sản phẩm nước ép thì
yếu tố sức khỏe là yếu tố đầu tiên, tiếp sau là uy tín thương hiệu, tiếp theo mới đến bao bì &
quảng cáo, và cuối cùng là giá cả.
Sức khỏe
Theo một cuộc khảo sát trực tuyến của Nielsen vào thắng 7/2013, kết quả cho thấy rằng sau
những lo ngại về sự bất ổn nền kinh tế cũng như việc làm thì sức khỏe là mối quan tâm tiếp
theo của người tiêu dùng. Điều đó cho ta thấy rằng sức khỏe đang ngày càng nhận được sự
quan tâm nhiều hơn, điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ có xu hướng chọn những sản
phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thành phần dinh dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm,…
Theo nghiên cứu của vinaresearch vào năm 2013 cho thấy, 86% số lượng người chọn thức
uống bổ dưỡng vì mục đích bổ sung chất dinh dưỡng, đẹp da thay vì những lý do thông
thường như tiêu dùng do thói quen hay được bày bán rộng rãi trên thị trường.
Uy tín thương hiệu
Uy tín góp phần rất lớn vào việc ra quyết định mua của NTD, đặc biệt là những người có
nhận thức và yêu cầu về chất lượng sản phẩm hay những đối tượng có khả năng thu nhập.
Quan niệm của NTD thường so sánh chất lượng sản phẩm, vấn đề về an toàn vệ sinh thực
phảm cũng như đảm bảo về giá cả dựa trên yếu tố thương hiệu.
Nước giải khát – Người tiêu dùng 14
Mức độ nhận biết thương hiệu
Nguồn: vinaresearch
Theo báo cáo nghiên cứu của vinaresearch về thị trường NGK có gas vào tháng 8/2013 cho
thấy rằng Coca cola có mức độ nhận biết cao nhất, khi nhắc đến nhãn hiệu nước có gas tại
VN thì 61.3% người được hỏi đều nghĩ đến Coca Cola, tiếp theo là Pepsi, 7Up, Mirinda,..
Nguồn: vinaresearch
Và cũng trong báo cáo đó, thì yếu tố “Nhãn hiệu uy tín” là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất khi
NTD chọn mua sản phẩm nước ngọt có gas.
Nước giải khát – Người tiêu dùng 15
Thành phần – hương vị sản phẩm
Ý thức về sức khỏe cũng như mối quan tâm về nâng cao sức khỏe ngày càng được nâng
cao, điều đó đồng nghĩa với việc NTD rất quan tâm đến thành phần dinh dưỡng của sản
phẩm. Những thành phần như chất béo, đường, Carbonate rất được chú ý vì đây là những
chất rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. NTD nữ thường quan tâm đến vấn đề
này hơn so với nam giới. Bên cạnh đó, thành phần tự nhiên đang là xu thế lựa chọn của hiện
nay và cả tương lai.
Đi cùng với thành phần thì hương vị cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng đối với
sản phẩm NGK. Điều này đã được chứng mình bằng việc khi dòng trà xanh ra đời, doanh số
nước có gas đã giảm, do cả 2 yếu tố: về thành phần cũng như hương vị trà đều đánh trúng
vào tâm lý, thói quen của người Việt. Nối tiếp thành công đó, THP đã cho ra đời dòng sản
phẩm mới "Trà xanh không độ ít đường” – dòng sản phẩm “dành cho những người không
thích đường mà vị ngon vẫn không đổi, đồng thời giúp giữ lại cao hàm lượng chất chống ô
xy hóa EGCG, tận hưởng trọn vẹn cảm giác sảng khoái của trà xanh thiên nhiên.”.
Theo báo cáo của W&S về sản phẩm nước ép trái cây (năm 2013) thì cam, chanh dây và dâu
là 3 vị được yêu thích nhất.
Thói quen sử dụng
Tùy tính chất mỗi sản phẩm, cũng như nhu cầu của mỗi người ở từng thời điểm khác nhau
mà NTD quyết định lựa chọn sản phẩm NGK phù hợp với mình. Bên dưới là một vài ví dụ
minh họa.
Nước giải khát – Người tiêu dùng 16
 Lý do uống
Nguồn: vinaresearch
Với sản phẩm nước giải khát có gas thì “giải tỏa cơn khát” là lý do chủ yếu khiến nhiều người
muốn sử dụng chúng, hai lý do tiếp theo đó chính là “có cảm giác sản khoái sau khi uống” và
“tạo cảm giác ngon miệng”. Và biểu đồ trên cũng cho ta thấy rằng Nam giới uống nước
ngọt có gas do thói quen, còn nữ giới thì do “vì có sẵn”.
Nguồn: W&S
Nước giải khát – Người tiêu dùng 17
Còn đối với sản phẩm nước ép trái cây thì lý do được chọn chủ yếu là vì muốn bổ sung
vitamin, còn với lý do giải khát thì nam giới cao hơn hẳn so với nữ.
 Dịp uống/ Địa điểm uống
Theo W&S thì hầu như mọi người uống nước ngọt có gas trong các dịp “gặp mặt/ ăn uống
cùng bạn bè” (76.1%), tiếp theo là “trong các bữa tiệc” (75.8%), sau đó là “họp mặt gia đình/
người thân” (58.8%) và “ăn uống bên ngoài” chính là lý do thứ 4. Nam giới thường chọn sử
dụng nước ngọt có gas sau khi chơi thể thao xong.
Nguồn: W&S
Kênh phân phối
NTD thường sử dụng các sản phẩm nước giải khát
thông qua 2 hình thức đó chính là: tiêu dùng qua
quầy và không qua quầy. Tiêu dùng qua quầy là khi
khách hàng sử dụng trực tiếp tại nơi họ mua như là
cửa hàng ăn uống, các khu vui chơi giải trí. Còn tiêu
dùng không qua quầy là khi người mua tại các cửa
hàng tạp hóa, siêu thị và tiêu dùng tại một địa điểm
khác. Theo báo cáo thống kê của Euromonitor, tỉ lệ
tiêu thụ NGK không cồn qua quầy ngày càng chiếm
Nước giải khát – Người tiêu dùng 18
tỷ trọng cao hơn so với tiêu thụ không qua quầy. Để lý giải điều này chúng ta có thể thấy
rằng các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí tại các trung tâm ngày càng gia tăng. Đặc biệt, là
khi các “ông lớn” trong ngành giải khát và thức ăn nhanh bắt tay với nhau cùng phát triển
như: Coca cola bắt tay cùng McDonalds, còn Pepsi thì sẽ dễ dàng bắt gặp tại KFC, Lotteria,
Subway, Chicken Express.. Đồng thời, cùng với tốc độ thị hóa khá cao ở Việt Nam hiện này
thì các hình thức này cũng đang được lan tỏa về các tỉnh thành chứ không chỉ tập trung ở
các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM…
Bao bì sản phẩm
Bao bì của sản phẩm cũng góp phần quan trọng trong việc ra quyết định mua sản phẩm của
NTD. Với sản phẩm NGK thì chủ yếu là tính tiện lợi và còn tùy vào tính chất từng loại sản
phẩm cụ thể mà cần có những loại dung tích, loại bao bì phù hợp.
Nguồn: vinaresearch
Chẳng hạn như theo thống kê về các sản phẩm NGK có gas của vinaresearch hồi tháng
8/2013 thì cho thấy một điều rằng cả nam và nữ đều thích bao bì lon nhôm cho sản phẩm
này.
Nước giải khát – Người tiêu dùng 19
Nguồn: W&S
Còn sản phẩm nước ép trái cây thì lại có sự khác biệt do tính chất của sản phẩm. Với sản
phẩm này thì hộp giấy có ống hút lại là lựa chọn được yêu thích hơn so với lon nhôm.
Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 20
4. Hoạt động quảng cáo trực tuyến
Theo nghiên cứu của Nielsen thì các Quảng cáo của các nhãn hàng không chỉ làm tăng mức
độ nhận biết của thương hiệu mà chính Quảng cáo góp phần làm gia tăng định vị của nhu
cầu mua sắm của NTD.
Theo Nielsen, có 68% số người Việt Nam được hỏi cho rằng quảng cáo thương mại làm tăng
sở thích đối với thương hiệu của họ. Tỷ lệ này đã vượt qua tỷ lệ trung bình của toàn cầu
(55%), Singapore (49%), Hồng Kông (40%) và thậm chí nhỉnh hơn tỷ lệ trung bình của Châu
Á Thái Bình Dương (67%). Cùng với sự phát triển của các kênh truyền thông xã hội, quảng
cáo thương mại sẽ tiếp tục tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt
Nam. Hơn nữa, quảng cáo truyền hình và ngoài trời vẫn thu hút mạnh mẽ sự chú ý của
người dân, tiếp theo là báo và tạp chí (trực tuyến, báo giấy) và quảng cáo tại các trạm xe
buýt.
Các kênh quảng cáo Online thường được các nhãn hàng ngành NGK không cồn lựa chọn đó
là: Display Ads, mobile Ads kết hợp Social Marketing, bên cạnh đó còn có các bài PR trên các
trang tin tức tổng hợp.
Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 21
a. Display Advertising
Display Advertising là quảng cáo hiển thị, một hình thức quảng cáo banner trên các báo điện
tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng cáo. Và đây cũng là kênh được
rất nhiều nhãn hàng quan tâm, ưa chuộng. Bên cạnh việc giúp các nhãn hàng trong ngành
nước giát không cồn tăng độ phủ cũng như gây ấn tượng với khách hàng, có thể nói là một
trong những công cụ đắc lực trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.
b. Social Media
Do đánh vào đối tượng khách hàng chủ yếu là tuổi trẻ nên hầu như các nhãn hàng đều ưu
tiên sử dụng các công cụ Social Media, mà chủ yếu là Facebook. Đặc biệt, các nhãn hàng
nước ngọt có gas rất chú trọng đến kênh truyền thông này.
Display Ads là một kênh được rất nhiều nhãn hàng lựa chọn, đặc
biệt là Google Display Network
Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 22
Điển hình như các “ông lớn” như Coca Cola, Pepsi, Fanta đã tận dụng rất hiệu quả công cụ
này để tương tác, kết nối và tăng mức độ nhận biết đối với KH của mình.
Tính đến cuối tháng 9/2014 thì số lượng Fan trên Fanpage của các nhãn hàng nước giải khát
có gas đứng đầu là Fanpage của Pepsi với lượng fan là 33.382.438, tiếp theo là Fanta với
15.104.216 Fan, và đứng thứ 3 là Coca Cola với số lượng 8.889.942 Fan.
Và dưới đây là thống kê số lượng Fan tính đến cuối tháng 9/2014 trên các Fanpage
Facebook của một số nhãn hàng tiêu biểu như: Oolong Tea plus, 7Up, 7 Up Revive, Mirinda,
Trà xanh không độ, Dr. Thanh,…
33,382,438
15,104,216
8,889,942
0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000
Pepsi
Fanta
Coca Cola
Tình hình hoạt động trên Fanpage Facebook của các nhãn hàng
Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 23
Hầu như các hãng cố gắng quản lý hiệu quả Fanpage bằng cách post bài, tổ chức các mini
game, tạo App, tổ chức các cuộc thi, ..v..v.. để có thể tương tác trực tiếp và cố gắng giữ
khách hàng tương tác với mình.
Bên cạnh Facebook thì các hãng thường chọn cho mình cách xây dựng các microsite với thiết
kế đẹp mắt, truyền tải thông điệp của nhãn hàng mình đến đúng đối tượng khách hàng
mình hướng đến, bên cạnh đó cung cấp những thông tin sản phẩm hay các mini game, ví dụ
như microsite của 7Up, Oolong Tea Plus, Fanta Vietnam,…
Dạo gần đây có một nhãn hàng đang quảng cáo đình đám không chỉ trên các chương trình
Quảng cáo trên TV mà cũng không kém rầm rộ trên Online đó chính là C.C Lemon của
Suntory Pepsico. Ta có thể dễ dàng nhận thấy màu vàng rực rỡ của thương hiệu này không
chỉ thông qua các TVC trên Youtube, trên các banner QC display Ads. Và hiển nhiên, nhãn
hàng này cũng chọn Facebook chính là kênh Social của mình.
-
50000.0
100000.0
150000.0
200000.0
250000.0
300000.0
350000.0
400000.0
Tình hình hoạt động trên Fanpage Facebook của các nhãn hàng
Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 24
c. Các bài PR online.
Tuy đây là một hình thức quảng cáo không còn mới mẻ hay xa lạ nhưng điều đó không
đồng nghĩa với việc chúng ta có thể phủ nhận hiệu quả của nó mang lại cho các nhãn hàng.
Bên cạnh đó, các bài PR trên các báo online thể hiện được những lợi thế hơn hẳn khi NTD
không chỉ biết được thông tin sản phẩm của nhãn hàng mà còn có thể dễ dàng liên kết với
các thông tin khác, đồng thời cũng có thể dễ dàng chia sẻ, lan truyền hơn so với hình thức
PR trên báo giấy truyền thống.
d. Mobile Advertising (Mobile Ads)
Mobile Ads là hình thức quảng cáo trên các thiết bị di động như điện thoại di động, Tablet,…
có kết nối Internet. Các nhãn hàng trong ngành thường chọn kiểu quảng cáo hiện thị dưới
dạng banner hay Interactive banner.
Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 25
Ngoài ra thì các nhãn cũng bắt đầu quan tâm đến Mobile Apps như nhãn hàng nước khoáng
Lavie của Nestle waters, Fanta (Coca Cola), Pepsi,…
Nước giải khát – Kết luận, dự báo 26
5. Case study: “Sảng khoái ngày hè, Up cùng hải sản” nhãn hàng 7Up
7Up là nhãn hàng nước giải khát có gas của công ty Suntory PepsiCo vừa qua đã có một
chiến dịch quảng bá vô cùng thành công với tên gọi “Up cùng hải sản”. Vào ngày
05/07/2014 vừa qua tại thành phố biển Vũng Tàu, đại tiệc “Up cùng hải sản” đã xác lập kỷ
lục Việt Nam lẫn châu Á với bàn tiệc hải sản dài nhất 777m. Để mang đến thành công của
event offline cũng như của cả campaign này không thể không có sự đóng góp của các công
cụ quảng bá trực tuyến xuyên suốt toàn chiến dịch.
Thông điệp truyền thông: Tình yêu của 7Up và hải sản - “7Up và hải sản, cặp đôi không thể
tách rời!” và hãy khuấy động mùa hè đầy sảng khoái cùng 7Up và hải sản.
Đối tượng mục tiêu: Giới trẻ Việt Nam trẻ trung, năng động, yêu thích hải sản.
Phương tiện truyền thông trực tuyến: Do hướng đến đối tượng chủ yếu là giới trẻ nên chiến
dịch đã sử dụng một cách hiệu quả các công cụ như Display Ads, PR, Microsite, Mobile, đặc
biệt là nhãn hàng đã tương tác với đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả thông qua công cụ
Social mà chủ yếu là Facebook.
Nước giải khát – Kết luận, dự báo 27
Fanpage “7UP Viet Nam” ra đời vào năm 2013, tính đến 10/2014 có 216.023 fans. Để khởi
động cho chiến dịch “Sảng khoái hè, Up cùng hải sản” thì nhãn hàng đã khuấy động fanpage
bằng các bài viết, mini gameshow online, hay các cuộc thi như “Lạc quan Việt Nam”, cuộc thi
ảnh 7UP – Up cùng hải sản,…
Cho đến nay thì nhãn hàng 7UP vẫn tương tác thường xuyên và đều đặn với Fan của mình
thông qua những bài post cùng hình ảnh hết sức trẻ trung, năng động; cũng như những
cuộc thi hết sức ý nghĩa như 7UP – Từ điển lạc quan.
Bên cạnh Facebook thì 7UP cũng chọn Youtube là công cụ Social để tương tác với các đối
tượng mục tiêu của mình.
Hình. Fanpage chính thức của 7UP Vietnam
Nước giải khát – Case Study 28
Bên cạnh đại tiệc hải sản offline thì 7UP cũng khởi động đại tiệc Online trên Microsite
7upworld của mình. Và đại tiệc này cũng sôi động không kém so với đại tiệc kỉ lục tại bãi
biển Vũng Tàu vào đầu tháng 7 vừa qua.
Hình. Trang cộng đồng của 7UP trên Youtube
Hình. Trang chủ Microsite 7upworld – Đại tiệc Up cùng hải sản
Nước giải khát – Kết luận, dự báo 29
Thấu hiểu thói quen sử dụng điện thoại di động của người tiêu dùng Việt Nam, cũng như
tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có thể dễ dàng “up” ảnh, tham dự cuộc thi ảnh, song
song với giao diện trẻ trung, bắt mắt của Website 7UP world trên PC thì 7UP còn có phiên
bản Moblie vô cùng thân thiện với người dùng.
Tính đến thời điểm hiện tại thì bàn tiệc Online này đã chào đón 403.482 người tham dự với
14.529 món hải sản.
Theo số liệu thống kê từ Similarweb, thì lượng traffic đến microsite 7upword từ nguồn
Refferals và Display chiếm đến 64,42%, điều đó cho thấy rằng chiến dịch đã sử dụng các
công cụ Display Ads như các banner, pop up trên các website lớn cũng như những trang
dành cho giới trẻ hay hệ thống ad network như Google Display Network. Bên cạnh đó, các
bài PR trên những trang tin tức lớn vnexpress.net, 24h.com.vn, kenh14.vn, ngoisao.net, …
cũng đã dẫn một lượng traffic không hề nhỏ về cho 7UP – Up cùng hải sản.
Nguồn: Similarweb
Nước giải khát – Case Study 30
Và dưới đây là kết quả tìm kiếm trên trang tìm kiếm của Google với từ khóa “đại tiệc hải sản”
hay “tiệc hải sản”.
Hình. Bài PR của chiến dịch trên các VNE và ngoisao.net
Nước giải khát – Kết luận, dự báo 31
6. Kết luận – Dự báo
a. Kết luận.
–
Nước giải khát – Kết luận, dự báo 32
–
b. Dự báo.
Ông Muhtar Kent, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn Coca-Cola khẳng định Việt
Nam vẫn là thị trường hấp dẫn khi sức tiêu thụ của người dân chỉ mới bằng 20% mức trung
bình của thế giới. “Việt Nam là một thị trường tăng trưởng quan trọng ở khu vực châu Á -
Thái Bình Dương trong quá trình chúng tôi nhắm tới mục tiêu của tầm nhìn 2020, bao gồm
việc tăng gấp đôi doanh số và số lượng phần thức uống trong thập kỷ này”, ông nói.
Theo dự báo của Tổ chức Giám sát Kinh doanh Quốc tế (BMI), giai đoạn 2011 -2016, ngành
đồ uống không cồn ở Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu 8,2 %, tốc độ tăng
trưởng doanh số đạt 6,3%. BMI nhận định đồ uống pha chế sẵn không cồn sẽ đạt tốc độ
tăng trưởng cao nhất trong ngành công nghiệp nước giải khát tại Việt Nam từ nay cho đến
năm 2016. Dự kiến, năm 2014, ngành đồ uống không cồn ở Việt Nam đạt sản lượng 2315
triệu lít, mang lại doanh thu 506 triệu USD. Đến năm 2016, số này sẽ lên đến 2628 triệu lít,
đạt doanh thu 626 triệu USD.
–
Nước giải khát – Kết luận, dự báo 33
–
tăng trưởng trong
vòng 5 năm tới, nhưng với tốc độ giảm dần xuống còn 7% năm 2017.
Nước giải khát – Kết luận, dự báo 34
- ề q –
–
–
–
–
Vì vậy, thời gian tới thị trường nước giải khát không cồn sẽ đón nhận nhiều cuộc đua vô
cùng hấp dẫn nhất là khi các hãng này cũng sẵn sàng mạnh tay chi cho việc quảng bá và
giới thiệu sản phẩm. Do đó, những doanh nghiệp yếu thế về tài chính và kinh nghiệm trong
sản xuất sẽ khó cạnh tranh để khởi đầu tại Việt Nam.
NGK không cồn – Phụ lục 35
PHỤ LỤC
DANH SÁCH MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH
1 Tân Hiệp Phát
No. Brand
Nước tăng lực
1 Nước tăng lực Number One thường
2 Nước tăng lực Number One chanh
3 Nước tăng lực Number One dâu
4 Trà xanh không độ
5 Trà thảo mộc Dr Thanh
6 Soya Number One
7 Nước ép trái cây Juice
8 Active (nước vận động)
9 Trà Bí đao
Nước tinh khiết 10 Nước tinh khiết NumberOne
11 Trà xanh có gas Ikun
2 Suntory PepsiCo
No. Band
Nước uống có gas
1 Pepsi
2 Mirinda
3 7Up
4 Mountain Dew
5 CC Lemon
Nước uống thể thao 6 7Up Revive
Nước tăng lực 7 Sting
Nước uống đóng chai 8 Aquafina
Nước trái cây 9 Tropicana Twister
Trà
10 Lipton Pure Green (Pet, Can)
11 Oolong Tea Plus
3 Coca Cola
1 Coca Cola (Classic & Light)
2 Fanta
3 Sprite
4 Schweppes Tonic
5 Minute Maid (Teppy,Splash, Nutri)
6 Nutri Boost
Nước khoáng
đóng chai
7 Dasani
8 Joy
Nước tăng lực 9 Samurai
10 Real Leaf
Nước giải khát– Phụ lục 36
Nước uống thể thao 11 AQUArius
4 Interfood
WONDERFARM
1 Trà bí đao
2 Nước Yến ngân nhĩ
3 Nước có gas (sarsi)
4
Các loại NGK trái cây (chanh dây, me,
nha đam, dừa, nước sữa dừa, sương sâm, …)
Trà xanh
KIRIN
1 Tea break (Classic, trà sữa, nho xanh)
Nước vị trái cây 2 Ice+ (nho xanh, đào, chanh)
Thức uống tự nhiên pha sữa 3 Latte (đào, trà, mãng cầu, dâu)
5 URC
1 C2
Nước tăng lực 2 Rồng đỏ
3 Café sữa Blend 45
6 Vinamilk
1 Vfresh
Vfresh Smoothie
Vfresh sữa đậu nành
Vfresh nước ép
Nước trái cây cho trẻ em Vfresh Juki
Sữa đậu nành 2 Goldsoy
Nước đóng chai 3 ICY
Nước chanh muối 4 Chanh muối ICY
Trà 5 Trà nấm linh chi, trà Atiso Vfresh
7 Vedan
1 Thiên trà
8 Nestle
Nước uống đóng chai 1 Lavie
2 Nescafe lon
9 Chương Dương
NGK có gas
1 Sarsi, Cam, dâu, chanh, bạc hà
2 Cream soda
3 Soda Water
NGK ko gas 4 F5 Nha đam
Nước tinh khiết 5 Terrawa
10 Tribeco
1 Sữa đậu nành Trisoy
2 Nước yến
Nước giải khát – Phụ lục 37
3 Trà Bí đao
4 Nước ngọt có gas
5 Trà xanh 100
Nước tăng lực 6 Nước tăng lực X2
7 Nước trái cây TriO
Nước ép trái cây + thạch
rau câu 8 Jeno
11 Bidrico (Tân Quang Minh)
1 Nước ngọt có gas
2 Nước yến ngân nhĩ
3 Trà bí đao
4 Nước ép trái cây A*nuta
5 Nước tăng lực có gas Bidrico
6 Nước tăng lực Red Tiger
7 Sâm cao ly Bidrico
8 Trà xanh A*nuta
9 Trà thảo dược Tam Thanh
10 Nước tinh khiết Bidrico
11 Nước bổ sung Vitamin Restore
12 Nước chanh muối Restore
12 TDBECO (CTCP Bia - NGK Sài Gòn - Tây Đô)
Nước ngọt có gas 1 Kist (Cam, dâu, sarsi, cola)
2 Lift Soda
3 Nước tinh khiết 333
13 Tập đoàn AJE
Nước ngọt có gas 1 Big Cola
14 Yeo's Vietnam
1 Sữa đậu nành Yeo's Soy Bean Milk
2 Sữa đậu đen Yeo's Black Soy Milk
3 Nước sương sáo Yeo's Grass Jelly Drink
4 Trà bí đao Yeo's Wintermelon Tea
5 Nước trái vải Yeo's Lychee Drink
6 Trà thảo mộc Yeo's Herbal Tea
16 Cty NGK DONA Newtower
1 Nước yến
2 Nước sữa dừa
3 Nước trái cây (nha đam, xoài, vải, chôm chôm,…)
17 Nước giải khát Rita
1 Nước lô hội
2 Nước tăng lực
Nước giải khát– Phụ lục 38
3 Trà mật ong và trái cây
4 Nước dừa
5 Trà xanh
6 Nước yến
7 Nước trái cây
8 Sữa đậu nành
9 Café
18 Công ty Cổ Phần Thương Mại Hàng Không Miền Nam (SATCO)
1 Nước tinh khiết Wami
19 TAISO VIETNAM
1 Nước tăng lực LIPOVITAN (honey, beauty)
20 Ajinomoto
Café lon 1 Birdy(black, milk)
21 RedBull
1 Nước tăng lực RedBull
2 Nước uống thể thao Sponsor
22 Otsuka Thăng
Nước uống bổ sung Ion 1 Pocari Sweat
23 CTCP Cacao Vietnam
1
Cacao sữa đóng lon
(Chocolate Origin, Hygrid, Hazelnut)
24 CT TNHH NGK Delta
1 Nước ép quả (dứa, chanh dây, mãng cầu)
25 NGK Sen Việt
1 Nước uống thể thao C+
26 GASACO
1 Sữa đậu nành
2 Sữa đậu xanh
3 Sữa tươi
4 Nước tăng lực Sư tử đỏ
5 Trà xanh 360
6 Nước yến
7 Nước ngọt có gas
8 Trà bí đao
9 Nước ép thạch dừa
10 Nước nha đam
27 Vital
1 Nước khoáng Vital
2 Nước khoáng chanh LEO
28 Vĩnh Hảo
1 Nước khoáng có gas
Nước giải khát – Phụ lục 39
2 Nước khoáng không gas
3 Nước khoáng ngọt (Coca, chanh, cam)
4 Nước đóng chai VIHAWA
29 Cty CP Nước khoáng Khánh Hòa Đảnh Thạnh
1 Nước khoáng Đảnh Thạnh (lạt, có gas)
2 Nước khoáng Vikoda
3 Nước khoáng chanh, cam, sarsi, cam,
4 Nước tăng lực Sumo
30 Thạch Bích
1 Nước khoáng có gas
2 Nước khoáng không gas
3 Nước khoáng chanh
4 Nước yến
Nước tăng lực
5 Red yak
6 Lione
7 Nước trái cây
8 Trà bí đao
31 Nước khoáng Quang Hanh
1 Nước khoáng Quang Hanh Faith
Nước khoáng Quang Hanh Blizka
Nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh
Nước khoáng thiên nhiên Suối Mơ
32 Tiền Hải
1 Nước khoáng có gas
2 Nước khoáng không gas
33 SAPUWA
1 Nước tinh khiết
34 Cty TP nước Hoàng Minh
1 Nước uống ion Life
35 KIM BÔI
1 Nước khoáng
2 Nước tinh khiết
36 SABECO
1 Nước khoáng DAKAI
37 Tropical Wave
1 Nước tinh khiết LASKA
38 DOVECO (CTCP Thực phẩm Đồng Giao)
1 Nước quả
39 Wells
1 Nước tinh khiết
Nước giải khát– Phụ lục 40
40 Vạn Xuân
1 Nước tinh khiết MIRU
41 ALOHA
1 Nước tinh khiết Aloha
42 Công ty Cổ phần Công nghệ Thực phẩm Việt Mỹ
1 Trà xanh
2 Nước ép hoa quả
43 Collagen Vietnam
Nướcc uống Collagen 1 Collagen kiwi, blueberry, nha đam, dâu, đào
44 UFC Vietnam
1 Các loại nước trái cây
45 Cty CP Nước tinh khiết Hà Nội
1 Nước tinh khiết Cawa
46 Công ty yến sào Khánh Hòa
1 Nước yến Sanest
2 Nước rong biển Sanna
3 Nước hồng sâm Sanna
4 Nước đóng chai Sanna
47 Cty CP nước khoáng Quy Nhơn Chánh Thắng
1 Recovery
2 Nước ngọt có gas Chánh Thắng
3 Trà xanh H2
4 Reviral
5 Nước khoáng The life
48 YNG Shin Vietnam
1 Các loại nước ép trái cây
49 DOLE Vietnam
1 Nước ép trái cây
50 Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ LONG HƯNG
1
Nước trái cây Pushmax (cam ép, chanh leo, chanh muối, dâu,
đào, táo)
2 Trà bí đao Pushmax
3 Nước tăng lực Pushmax
Nước giải khát – Phụ lục 41
TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM
Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi Moore Corp dựa vào các nguồn
thông tin mà Moore Corp coi là đáng tin cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi
không đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của các thông tin này.
Các thông tin có liên quan đến số liệu nghiên cứu hoặc các thông tin chi tiết về các ngành có thể
được xem tại http://moore.vn/ hoặc sẽ được cung cấp khi có yêu cầu chính thức.
Công Ty Cổ Phần Phát Triển Giải Pháp Trực Tuyến Moore
Head Office: 7
th
Floor , No. 1 Hoang Dao Thuy St., Thanh Xuan Dist., Hanoi city, Vietnam
Tel: (84-4) 3783 3606 Fax: (84-4) 3783 3600
Branch Office: 6
th
Floor, No. 454 Nguyen Thi Minh Khai St., Ward 5, Dist. 3, Ho Chi Minh city,
Vietnam
Tel: (84-8) 6290 9010 Fax: (84-8) 6290 9055
Email: contact@moore.vn
Website: www.moore.vn | www.adbrand.net | www.adlite.net | www.doublelink.net |
www.valuead.net | www.anhso.net

More Related Content

What's hot

Chiến Lượt Marketing Của Bia Tiger
Chiến Lượt Marketing Của Bia TigerChiến Lượt Marketing Của Bia Tiger
Chiến Lượt Marketing Của Bia TigerAn An
 
Báo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt NamBáo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt NamInfoQ - GMO Research
 
Marketing mix trà xanh c2
Marketing mix trà xanh c2Marketing mix trà xanh c2
Marketing mix trà xanh c2Giang Ph
 
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng trà sữa của giới trẻ hà nội
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng trà sữa của giới trẻ hà nộiNghiên cứu hành vi tiêu dùng trà sữa của giới trẻ hà nội
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng trà sữa của giới trẻ hà nộinataliej4
 
Ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffee
Ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffeeẢnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffee
Ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffeeLệ Thủy
 
Young marketers 5+1 + Vũ Thị Hồng Anh
Young marketers 5+1 + Vũ Thị Hồng AnhYoung marketers 5+1 + Vũ Thị Hồng Anh
Young marketers 5+1 + Vũ Thị Hồng AnhVu Anh
 
Chiến lược Marketing của Coca Cola
Chiến lược Marketing của Coca ColaChiến lược Marketing của Coca Cola
Chiến lược Marketing của Coca ColaWikibiz.vn
 
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu hoạt động truyền thông Marketing cho thương hiệu bia Tiger tại thị...
Nghiên cứu hoạt động truyền thông Marketing cho thương hiệu bia Tiger tại thị...Nghiên cứu hoạt động truyền thông Marketing cho thương hiệu bia Tiger tại thị...
Nghiên cứu hoạt động truyền thông Marketing cho thương hiệu bia Tiger tại thị...luanvantrust
 
Chiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho Trisoy
Chiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho TrisoyChiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho Trisoy
Chiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho TrisoyHuy VietNam Group
 
Phân tích nhãn hàng DUREX
Phân tích nhãn hàng DUREXPhân tích nhãn hàng DUREX
Phân tích nhãn hàng DUREXThanh Tran
 
Young Marketers 10 - Final Report - Nguyễn Thị Xuân
Young Marketers 10 - Final Report - Nguyễn Thị XuânYoung Marketers 10 - Final Report - Nguyễn Thị Xuân
Young Marketers 10 - Final Report - Nguyễn Thị XuânPhong Lê
 
Phiếu khảo sát
Phiếu khảo sátPhiếu khảo sát
Phiếu khảo sátHằng Đào
 
7up Marketing đa kênh
7up Marketing đa kênh7up Marketing đa kênh
7up Marketing đa kênhThyAn49
 

What's hot (20)

Chiến Lượt Marketing Của Bia Tiger
Chiến Lượt Marketing Của Bia TigerChiến Lượt Marketing Của Bia Tiger
Chiến Lượt Marketing Của Bia Tiger
 
Báo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt NamBáo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt Nam
 
Marketing mix trà xanh c2
Marketing mix trà xanh c2Marketing mix trà xanh c2
Marketing mix trà xanh c2
 
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng trà sữa của giới trẻ hà nội
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng trà sữa của giới trẻ hà nộiNghiên cứu hành vi tiêu dùng trà sữa của giới trẻ hà nội
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng trà sữa của giới trẻ hà nội
 
Ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffee
Ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffeeẢnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffee
Ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến sản phẩm coca cola hương vị caffee
 
Young marketers 5+1 + Vũ Thị Hồng Anh
Young marketers 5+1 + Vũ Thị Hồng AnhYoung marketers 5+1 + Vũ Thị Hồng Anh
Young marketers 5+1 + Vũ Thị Hồng Anh
 
Chiến lược Marketing của Coca Cola
Chiến lược Marketing của Coca ColaChiến lược Marketing của Coca Cola
Chiến lược Marketing của Coca Cola
 
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
 
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
 
Nghiên cứu hoạt động truyền thông Marketing cho thương hiệu bia Tiger tại thị...
Nghiên cứu hoạt động truyền thông Marketing cho thương hiệu bia Tiger tại thị...Nghiên cứu hoạt động truyền thông Marketing cho thương hiệu bia Tiger tại thị...
Nghiên cứu hoạt động truyền thông Marketing cho thương hiệu bia Tiger tại thị...
 
Chiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho Trisoy
Chiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho TrisoyChiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho Trisoy
Chiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho Trisoy
 
Milk tea (bubble tea) trend in Vietnam
Milk tea (bubble tea) trend in VietnamMilk tea (bubble tea) trend in Vietnam
Milk tea (bubble tea) trend in Vietnam
 
Instant coffee for vietnamese
Instant coffee for vietnameseInstant coffee for vietnamese
Instant coffee for vietnamese
 
Phân tích nhãn hàng DUREX
Phân tích nhãn hàng DUREXPhân tích nhãn hàng DUREX
Phân tích nhãn hàng DUREX
 
Young Marketers 10 - Final Report - Nguyễn Thị Xuân
Young Marketers 10 - Final Report - Nguyễn Thị XuânYoung Marketers 10 - Final Report - Nguyễn Thị Xuân
Young Marketers 10 - Final Report - Nguyễn Thị Xuân
 
Phiếu khảo sát
Phiếu khảo sátPhiếu khảo sát
Phiếu khảo sát
 
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAYĐề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
 
Customer insight
Customer insightCustomer insight
Customer insight
 
Nhom 2 cocacola
Nhom 2 cocacolaNhom 2 cocacola
Nhom 2 cocacola
 
7up Marketing đa kênh
7up Marketing đa kênh7up Marketing đa kênh
7up Marketing đa kênh
 

Viewers also liked

Thuyết trình marketing về pepsico việt nam
Thuyết trình marketing về pepsico việt namThuyết trình marketing về pepsico việt nam
Thuyết trình marketing về pepsico việt namTI TI
 
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gas
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gasCông nghệ sản xuất nước giải khát có gas
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gasFood chemistry-09.1800.1595
 
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỹCUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỹNguyễn Ngọc Hải
 
Thành công của Coca Cola
Thành công của Coca ColaThành công của Coca Cola
Thành công của Coca ColaCuong Tran
 
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt Nam
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt NamChính sách phân phối của công ty coca-cola Việt Nam
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt NamTrangTrangvuc
 
Báo cáo ngành thực phẩm đồ uống T6 2014
Báo cáo ngành thực phẩm đồ uống T6 2014Báo cáo ngành thực phẩm đồ uống T6 2014
Báo cáo ngành thực phẩm đồ uống T6 2014BUG Corporation
 
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...Bui Hau
 
Báo cáo khảo sát thị trường nước ép trái cây
Báo cáo khảo sát thị trường nước ép trái câyBáo cáo khảo sát thị trường nước ép trái cây
Báo cáo khảo sát thị trường nước ép trái câyĐức Tú Phan
 
Phan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thp
Phan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thpPhan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thp
Phan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thpNi Du
 
Chiến lược cạnh tranh theo phân khúc tiêu dùng của pepsi co
Chiến lược cạnh tranh theo phân khúc tiêu dùng của pepsi coChiến lược cạnh tranh theo phân khúc tiêu dùng của pepsi co
Chiến lược cạnh tranh theo phân khúc tiêu dùng của pepsi cofeb_13_1989
 
W&s_Vinaresearch_Report softdrink using habit_2013
W&s_Vinaresearch_Report softdrink using habit_2013W&s_Vinaresearch_Report softdrink using habit_2013
W&s_Vinaresearch_Report softdrink using habit_2013W&S Market Research
 
báo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đam
báo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đambáo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đam
báo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đamSouji Okita
 
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAPHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAVisla Team
 
Buoi thuyet trinh philip kotler
Buoi thuyet trinh philip kotlerBuoi thuyet trinh philip kotler
Buoi thuyet trinh philip kotlerkei_09
 
Kế hoạch kinh doanh - Nhãn hàng No.1 Active Chanh Muối
Kế hoạch kinh doanh - Nhãn hàng No.1 Active Chanh MuốiKế hoạch kinh doanh - Nhãn hàng No.1 Active Chanh Muối
Kế hoạch kinh doanh - Nhãn hàng No.1 Active Chanh MuốiTrần Mậu Thành
 
Khảo sát thị trường nước nha đam
Khảo sát thị trường nước nha đamKhảo sát thị trường nước nha đam
Khảo sát thị trường nước nha đamĐức Tú Phan
 
Energy drinks usage in Vietnam
Energy drinks usage in VietnamEnergy drinks usage in Vietnam
Energy drinks usage in VietnamDI Marketing
 
đỒ án quy trình công nghệ sản xuất nước uống đóng chai tài...
đỒ án quy trình công nghệ sản xuất nước uống đóng chai   tài...đỒ án quy trình công nghệ sản xuất nước uống đóng chai   tài...
đỒ án quy trình công nghệ sản xuất nước uống đóng chai tài...Phan Cang
 
Công ty TNHH Coca-cola Việt Nam
Công ty TNHH Coca-cola Việt NamCông ty TNHH Coca-cola Việt Nam
Công ty TNHH Coca-cola Việt Namtuoi phan
 

Viewers also liked (20)

Thuyết trình marketing về pepsico việt nam
Thuyết trình marketing về pepsico việt namThuyết trình marketing về pepsico việt nam
Thuyết trình marketing về pepsico việt nam
 
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gas
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gasCông nghệ sản xuất nước giải khát có gas
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gas
 
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỹCUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
 
Thành công của Coca Cola
Thành công của Coca ColaThành công của Coca Cola
Thành công của Coca Cola
 
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt Nam
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt NamChính sách phân phối của công ty coca-cola Việt Nam
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt Nam
 
Báo cáo ngành thực phẩm đồ uống T6 2014
Báo cáo ngành thực phẩm đồ uống T6 2014Báo cáo ngành thực phẩm đồ uống T6 2014
Báo cáo ngành thực phẩm đồ uống T6 2014
 
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...
 
Báo cáo khảo sát thị trường nước ép trái cây
Báo cáo khảo sát thị trường nước ép trái câyBáo cáo khảo sát thị trường nước ép trái cây
Báo cáo khảo sát thị trường nước ép trái cây
 
Phan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thp
Phan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thpPhan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thp
Phan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thp
 
Chiến lược cạnh tranh theo phân khúc tiêu dùng của pepsi co
Chiến lược cạnh tranh theo phân khúc tiêu dùng của pepsi coChiến lược cạnh tranh theo phân khúc tiêu dùng của pepsi co
Chiến lược cạnh tranh theo phân khúc tiêu dùng của pepsi co
 
W&s_Vinaresearch_Report softdrink using habit_2013
W&s_Vinaresearch_Report softdrink using habit_2013W&s_Vinaresearch_Report softdrink using habit_2013
W&s_Vinaresearch_Report softdrink using habit_2013
 
báo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đam
báo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đambáo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đam
báo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đam
 
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAPHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
 
Buoi thuyet trinh philip kotler
Buoi thuyet trinh philip kotlerBuoi thuyet trinh philip kotler
Buoi thuyet trinh philip kotler
 
Nganh Sua Viet Nam 2014
Nganh Sua Viet Nam 2014Nganh Sua Viet Nam 2014
Nganh Sua Viet Nam 2014
 
Kế hoạch kinh doanh - Nhãn hàng No.1 Active Chanh Muối
Kế hoạch kinh doanh - Nhãn hàng No.1 Active Chanh MuốiKế hoạch kinh doanh - Nhãn hàng No.1 Active Chanh Muối
Kế hoạch kinh doanh - Nhãn hàng No.1 Active Chanh Muối
 
Khảo sát thị trường nước nha đam
Khảo sát thị trường nước nha đamKhảo sát thị trường nước nha đam
Khảo sát thị trường nước nha đam
 
Energy drinks usage in Vietnam
Energy drinks usage in VietnamEnergy drinks usage in Vietnam
Energy drinks usage in Vietnam
 
đỒ án quy trình công nghệ sản xuất nước uống đóng chai tài...
đỒ án quy trình công nghệ sản xuất nước uống đóng chai   tài...đỒ án quy trình công nghệ sản xuất nước uống đóng chai   tài...
đỒ án quy trình công nghệ sản xuất nước uống đóng chai tài...
 
Công ty TNHH Coca-cola Việt Nam
Công ty TNHH Coca-cola Việt NamCông ty TNHH Coca-cola Việt Nam
Công ty TNHH Coca-cola Việt Nam
 

Similar to Bao cao nganh Nuoc Giai Khat 2014

Báo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyếnBáo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyếnXuân Lan Nguyễn
 
CÃng-ty-Cá-Pháºn-Bia-SÃ-i-Gòn.docx
CÃng-ty-Cá-Pháºn-Bia-SÃ-i-Gòn.docxCÃng-ty-Cá-Pháºn-Bia-SÃ-i-Gòn.docx
CÃng-ty-Cá-Pháºn-Bia-SÃ-i-Gòn.docxNguyenThiQuynhNhu8
 
Ngành Bia Người tiêu dùng và hoạt động Quảng cáo Trực Tuyến 2014
Ngành Bia Người tiêu dùng và hoạt động Quảng cáo Trực Tuyến 2014Ngành Bia Người tiêu dùng và hoạt động Quảng cáo Trực Tuyến 2014
Ngành Bia Người tiêu dùng và hoạt động Quảng cáo Trực Tuyến 2014Dung Tri
 
Report hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Bia ở VN
Report hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Bia ở VN Report hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Bia ở VN
Report hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Bia ở VN Tuan Le
 
Tiểu luận quản trị marketing.
Tiểu luận quản trị marketing.Tiểu luận quản trị marketing.
Tiểu luận quản trị marketing.ssuser499fca
 
Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)
Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)
Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. Xuân Lan Nguyễn
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...hanhha12
 
Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014
Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014
Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014Kim Thuan
 
TL Marketing - Thị trường sữa dành cho nam giới
TL Marketing - Thị trường sữa dành cho nam giớiTL Marketing - Thị trường sữa dành cho nam giới
TL Marketing - Thị trường sữa dành cho nam giớiHan Nguyen
 
chien-luoc-marketing-cua-aquafina.docx
chien-luoc-marketing-cua-aquafina.docxchien-luoc-marketing-cua-aquafina.docx
chien-luoc-marketing-cua-aquafina.docxNgcHa21
 
TONGHOPNEW.docx
TONGHOPNEW.docxTONGHOPNEW.docx
TONGHOPNEW.docxYnNhiVT
 
ChiếN LượC BàI HoàN ChỉNh
ChiếN LượC BàI HoàN ChỉNhChiếN LượC BàI HoàN ChỉNh
ChiếN LượC BàI HoàN ChỉNhguest2a6f47ef
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Bao cao nganh Nuoc Giai Khat 2014 (20)

Báo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyếnBáo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyến
 
Nganh Bia Viet Nam 2014
Nganh Bia Viet Nam 2014Nganh Bia Viet Nam 2014
Nganh Bia Viet Nam 2014
 
CÃng-ty-Cá-Pháºn-Bia-SÃ-i-Gòn.docx
CÃng-ty-Cá-Pháºn-Bia-SÃ-i-Gòn.docxCÃng-ty-Cá-Pháºn-Bia-SÃ-i-Gòn.docx
CÃng-ty-Cá-Pháºn-Bia-SÃ-i-Gòn.docx
 
Ngành Bia Người tiêu dùng và hoạt động Quảng cáo Trực Tuyến 2014
Ngành Bia Người tiêu dùng và hoạt động Quảng cáo Trực Tuyến 2014Ngành Bia Người tiêu dùng và hoạt động Quảng cáo Trực Tuyến 2014
Ngành Bia Người tiêu dùng và hoạt động Quảng cáo Trực Tuyến 2014
 
Report hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Bia ở VN
Report hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Bia ở VN Report hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Bia ở VN
Report hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Bia ở VN
 
Phân tích hệ thống kênh phân phối của Coca Cola
Phân tích hệ thống kênh phân phối của Coca ColaPhân tích hệ thống kênh phân phối của Coca Cola
Phân tích hệ thống kênh phân phối của Coca Cola
 
Tiểu luận quản trị marketing.
Tiểu luận quản trị marketing.Tiểu luận quản trị marketing.
Tiểu luận quản trị marketing.
 
Vina trasua
Vina trasuaVina trasua
Vina trasua
 
Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)
Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)
Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)
 
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
 
Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014
Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014
Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014
 
TL Marketing - Thị trường sữa dành cho nam giới
TL Marketing - Thị trường sữa dành cho nam giớiTL Marketing - Thị trường sữa dành cho nam giới
TL Marketing - Thị trường sữa dành cho nam giới
 
chien-luoc-marketing-cua-aquafina.docx
chien-luoc-marketing-cua-aquafina.docxchien-luoc-marketing-cua-aquafina.docx
chien-luoc-marketing-cua-aquafina.docx
 
TONGHOPNEW.docx
TONGHOPNEW.docxTONGHOPNEW.docx
TONGHOPNEW.docx
 
ChiếN LượC BàI HoàN ChỉNh
ChiếN LượC BàI HoàN ChỉNhChiếN LượC BàI HoàN ChỉNh
ChiếN LượC BàI HoàN ChỉNh
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
 
Đề tài quản trị kinh doanh marketing sản phẩm mới của công ty hay 2017
Đề tài quản trị kinh doanh marketing sản phẩm mới của công ty hay 2017Đề tài quản trị kinh doanh marketing sản phẩm mới của công ty hay 2017
Đề tài quản trị kinh doanh marketing sản phẩm mới của công ty hay 2017
 

More from Moore Corporation

Vietnam internet user’s behavior 2016
Vietnam internet user’s behavior 2016Vietnam internet user’s behavior 2016
Vietnam internet user’s behavior 2016Moore Corporation
 
Case study in Digital Marketing
Case study in Digital MarketingCase study in Digital Marketing
Case study in Digital MarketingMoore Corporation
 
Vietnam Digital Landscape Q3/2015 by Moore Corporation
Vietnam Digital Landscape Q3/2015 by Moore CorporationVietnam Digital Landscape Q3/2015 by Moore Corporation
Vietnam Digital Landscape Q3/2015 by Moore CorporationMoore Corporation
 
Qua trinh mua sam cua nguoi tieu dung
Qua trinh mua sam cua nguoi tieu dungQua trinh mua sam cua nguoi tieu dung
Qua trinh mua sam cua nguoi tieu dungMoore Corporation
 
Tiếp Cận Người Tiêu Dùng Online
Tiếp Cận Người Tiêu Dùng OnlineTiếp Cận Người Tiêu Dùng Online
Tiếp Cận Người Tiêu Dùng OnlineMoore Corporation
 
New Media - Moore Workshop 7/2015
New Media - Moore Workshop 7/2015New Media - Moore Workshop 7/2015
New Media - Moore Workshop 7/2015Moore Corporation
 
Qua trinh mua sam cua nguoi dung Internet Viet Nam
Qua trinh mua sam cua nguoi dung Internet Viet NamQua trinh mua sam cua nguoi dung Internet Viet Nam
Qua trinh mua sam cua nguoi dung Internet Viet NamMoore Corporation
 
Bao cao thi truong Smartphone 2014
Bao cao thi truong Smartphone 2014Bao cao thi truong Smartphone 2014
Bao cao thi truong Smartphone 2014Moore Corporation
 
Bao cao Thi truong Thuong Mai Dien Tu Viet Nam 2014
Bao cao Thi truong Thuong Mai Dien Tu Viet Nam 2014Bao cao Thi truong Thuong Mai Dien Tu Viet Nam 2014
Bao cao Thi truong Thuong Mai Dien Tu Viet Nam 2014Moore Corporation
 
Chiec luoc Marketing tap trung vao Khach Hang trong thoi dai Internet
Chiec luoc Marketing tap trung vao Khach Hang trong thoi dai InternetChiec luoc Marketing tap trung vao Khach Hang trong thoi dai Internet
Chiec luoc Marketing tap trung vao Khach Hang trong thoi dai InternetMoore Corporation
 
Viet Nam Digital landscape 2015
Viet Nam Digital landscape 2015Viet Nam Digital landscape 2015
Viet Nam Digital landscape 2015Moore Corporation
 
Thi Truong Du Lich Truc Tuyen Viet Nam 2015
Thi Truong Du Lich Truc Tuyen Viet Nam 2015Thi Truong Du Lich Truc Tuyen Viet Nam 2015
Thi Truong Du Lich Truc Tuyen Viet Nam 2015Moore Corporation
 
Nganh Thuc Pham Chuc Nang Viet Nam 2014
Nganh Thuc Pham Chuc Nang Viet Nam 2014Nganh Thuc Pham Chuc Nang Viet Nam 2014
Nganh Thuc Pham Chuc Nang Viet Nam 2014Moore Corporation
 
Nganh Duoc Pham Viet Nam 2014
Nganh Duoc Pham Viet Nam 2014Nganh Duoc Pham Viet Nam 2014
Nganh Duoc Pham Viet Nam 2014Moore Corporation
 

More from Moore Corporation (16)

Vietnam internet user’s behavior 2016
Vietnam internet user’s behavior 2016Vietnam internet user’s behavior 2016
Vietnam internet user’s behavior 2016
 
Case study in Digital Marketing
Case study in Digital MarketingCase study in Digital Marketing
Case study in Digital Marketing
 
Vietnam Digital Landscape Q3/2015 by Moore Corporation
Vietnam Digital Landscape Q3/2015 by Moore CorporationVietnam Digital Landscape Q3/2015 by Moore Corporation
Vietnam Digital Landscape Q3/2015 by Moore Corporation
 
Social Media Marketing
Social Media MarketingSocial Media Marketing
Social Media Marketing
 
Qua trinh mua sam cua nguoi tieu dung
Qua trinh mua sam cua nguoi tieu dungQua trinh mua sam cua nguoi tieu dung
Qua trinh mua sam cua nguoi tieu dung
 
Tiếp Cận Người Tiêu Dùng Online
Tiếp Cận Người Tiêu Dùng OnlineTiếp Cận Người Tiêu Dùng Online
Tiếp Cận Người Tiêu Dùng Online
 
New Media - Moore Workshop 7/2015
New Media - Moore Workshop 7/2015New Media - Moore Workshop 7/2015
New Media - Moore Workshop 7/2015
 
Qua trinh mua sam cua nguoi dung Internet Viet Nam
Qua trinh mua sam cua nguoi dung Internet Viet NamQua trinh mua sam cua nguoi dung Internet Viet Nam
Qua trinh mua sam cua nguoi dung Internet Viet Nam
 
Bao cao thi truong Smartphone 2014
Bao cao thi truong Smartphone 2014Bao cao thi truong Smartphone 2014
Bao cao thi truong Smartphone 2014
 
Bao cao Thi truong Thuong Mai Dien Tu Viet Nam 2014
Bao cao Thi truong Thuong Mai Dien Tu Viet Nam 2014Bao cao Thi truong Thuong Mai Dien Tu Viet Nam 2014
Bao cao Thi truong Thuong Mai Dien Tu Viet Nam 2014
 
Chiec luoc Marketing tap trung vao Khach Hang trong thoi dai Internet
Chiec luoc Marketing tap trung vao Khach Hang trong thoi dai InternetChiec luoc Marketing tap trung vao Khach Hang trong thoi dai Internet
Chiec luoc Marketing tap trung vao Khach Hang trong thoi dai Internet
 
Viet Nam Digital landscape 2015
Viet Nam Digital landscape 2015Viet Nam Digital landscape 2015
Viet Nam Digital landscape 2015
 
Thi Truong Du Lich Truc Tuyen Viet Nam 2015
Thi Truong Du Lich Truc Tuyen Viet Nam 2015Thi Truong Du Lich Truc Tuyen Viet Nam 2015
Thi Truong Du Lich Truc Tuyen Viet Nam 2015
 
Nganh Thuc Pham Chuc Nang Viet Nam 2014
Nganh Thuc Pham Chuc Nang Viet Nam 2014Nganh Thuc Pham Chuc Nang Viet Nam 2014
Nganh Thuc Pham Chuc Nang Viet Nam 2014
 
Nganh Duoc Pham Viet Nam 2014
Nganh Duoc Pham Viet Nam 2014Nganh Duoc Pham Viet Nam 2014
Nganh Duoc Pham Viet Nam 2014
 
Content marketing framework
Content marketing frameworkContent marketing framework
Content marketing framework
 

Bao cao nganh Nuoc Giai Khat 2014

  • 1. NƯỚC GIẢI KHÁT: NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN CỦA DOANH NGHIỆP Được thực hiện bởi Moore Corporation TP.HCM, năm 2014
  • 2. Nước giải khát –Tổng quan ngành 1 Nội dung: 1. Tổng quan ngành. 2. Cơ hội & thách thức 3. Phân tích khách hàng tiềm năng 4. Hoạt động quảng cáo trực tuyến 5. Kết luận – Dự báo 6. Phụ lục: Một số doanh nghiệp trong ngành 1. Tổng quan ngành: Theo báo cáo ngành của công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbanksc), năm 2013, tổng doanh thu ngành nước giải khát không cồn tại Việt Nam là 11,870 tỷ đồng, sản lượng bán ra 2.083 triệu lít; tăng trưởng giai đoạn năm 2009-2013 là 19,35%, trong đó xuất khẩu đạt hơn 2.03 triệu lít. Cũng theo báo cáo ngành F&B của mình, PVBS đã nhận định rằng trong các loại đồ uống, nước giải khát là ngành hàng có mức tăng trưởng doanh thu năm 2013 và tốc độ CAGR doanh thu giai đoạn 2010-2013 cao nhất lần lượt là 12,4% và 12,2%. Về khối lượng tiêu thụ, nước giải khát cũng đạt mức tăng trưởng hai con số 15,9% trong năm 2013 và tốc độ CARG 2010-2013 là 17%. Mặc dù kinh tế năm 2014 còn gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu nhưng với dân số Việt Nam đã vươn tới con số 90 triệu người, đa phần là giới trẻ, đã tạo sự hấp dẫn cho các nhà sản xuất NGK đẩy mạnh đầu tư để giành thị phần. Dự kiến, năm 2014, ngành đồ uống không cồn ở Việt Nam đạt sản lượng 2.315 triệu lít, mang lại doanh thu 506 triệu USD. Đến năm 2016, con số này sẽ lên đến 2.628
  • 3. Nước giải khát –Tổng quan ngành 2 triệu lít, đạt doanh thu 626 triệu USD. Và dự kiến tăng trưởng giai đoạn 2014-2018 của ngành sẽ là 14,2%. Rõ ràng, với những dấu hiệu tích cực này không ai có thể phủ nhận sức hấp dẫn của thị trường NGK đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, "miếng bánh" càng béo bở bao nhiêu thì cạnh tranh giành thị phần hứa hẹn sẽ càng khốc liệt bấy nhiêu. Trên thị trường Việt Nam hiện nay không chỉ có sự góp mặt của những “ông lớn”, những tập đoàn 100% vốn nước ngoài cũng như những tập đoàn nội địa mà sự xuất hiện của nhưng thương vụ M&A dạo gần đây đã càng là những minh chứng rõ ràng và cụ thể cho sức hút , tiềm năng phát triển của ngành. Điều đó có thể phần nào giúp ta lý giải con số 135 doanh nghiệp đã tham gia vào ngành tính đến năm 2013 (Báo cáo ngành của VietinbankSc). Tuy nhiên, do tốc độ trưởng nóng đi kèm với sự cạnh tranh gay gắt nên theo BMI dự báo thì trong trong 5 năm năm tới mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu của NGK vẫn tăng, song với tốc độ giảm gần.
  • 4. Nước giải khát –Tổng quan ngành 3 Miếng bánh tuy to, người chơi mới cũng khá nhiều nhưng dẫn đầu thị phần vẫn là những “gương mặt thân quen” như: Suntory PepsiCo, Tân Hiệp Phát, CocaCola, URC, Interfood, … Theo báo cáo ngành F&B, VPBS cho rằng: “Năm 2013, PepsiCo dẫn đầu thị trường nước giải khát trong nước với 25,5% thị phần, theo sau là Tân Hiệp Phát (THP) với 22,7%. PepsiCo nổi tiếng về nước giải khát có gaz với các thương hiệu Pepsi, 7-up và Mountain Dew, trong khi đó, THP là tiên phong đối với trà uống liền với thương hiệu Trà xanh Không Độ và Dr. Thanh đã làm nên sự bùng nổ của sản phẩm thảo dược này trong giai đoạn 2009-2010. THP chiếm lĩnh thị trường trà uống liền với 41% thị phần. Đối thủ mạnh của THP là Universal Robina Corporation (URC), với thương hiệu C2 cũng được tiêu thụ rộng rãi nhờ vào hương vị độc đáo và cỡ chai vừa tay.” Nước giải khát có gas Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bia - Rượu và Nước giải khát Việt Nam, năm 2010, PepsiCo và Coca-Cola chiếm tới hơn 80% thị phần nước giải khát Việt Nam. Và thực tế thì, hai ông lớn này cũng đang “làm mưa làm gió” trên thị trường nước giải khát có gas hiện nay. Theo Nilsen, năm 2013, hai mặt hàng quen thuộc Coca Cola và Pepso vẫn lần lượt chiếm 28% và 24% thị phần. Bên cạnh đó, còn có Fanta, 7Up, Sprite mỗi loại chiếm khoảng 12% thị phần. Tuy nhiên, do tâm lý người tiêu dùng hiện nay bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến đến sức khỏe cũng như các yếu tố thiên nhiên. Vì vậy mà tỉ trọn nước ngọt có gas trong ngành đang bị thu hẹp dần lại. Tốc độ tăng trưởng doanh thu tính theo lít của nhóm này giảm từ 8.75% (năm 2010) xuống còn 8.16% (năm 2013) và được BMI dự báo là sẽ tiếp tục giảm xuống còn 7% (năm 2017). Nước uống đóng chai
  • 5. Nước giải khát –Tổng quan ngành 4 Hiện nay, đối với thị trường nước uống đóng chai Việt Nam thì bao gồm 2 hình thức chính đó là nước khoáng và nước tinh khiết đóng chai. Theo dự báo của Công ty Datamonitor (Anh), vào cuối năm 2014, thị trường nước uống đóng chai sẽ đạt tổng doanh thu khoảng 279 triệu USD, tăng trưởng bình quân 6%/năm trong giai đoạn 2009 - 2014. Đồng thời, tổng sản lượng của toàn thị trường đạt 307 triệu lít. Còn Euromonitor International (EI) đưa ra dự báo, trong giai đoạn 2010 - 2016, tốc độ tăng trưởng của ngành nước uống đóng chai đạt 16%/năm. Và đây là cơ hội cho tất cả các hãng. Thị trường lớn nhưng quy mô của hầu hết công ty trong ngành còn tương đối nhỏ và phân tán nên chưa khai thác tối đa tiềm năng của thị trường. Tính phân tán thể hiện rõ ở từng vùng. Chẳng hạn Vital chỉ “cát cứ” ở miền Bắc, Khánh Hòa thì có Đảnh Thạnh, Quảng Ngãi có Thạch Bích, Vĩnh Hảo thì trải rộng khu vực miền Nam và miền Trung. Mặc dù trong thời gian qua có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này nhưng thị phần chủ yếu vẫn rơi vào tay các thương hiệu như Lavie (Nestle), Aquafina (PepsiCo), Joy (Coca Cola), Sapuwa, Vĩnh Hảo, Vital, Thạch Bích, Đảnh Thạnh, … Chỉ bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào khoảng năm 2006, nhưng trà xanh đóng chai đã tung hoành và liên tục bức phá trên thị trường NGK đầy tiềm năng; cho đến 2013, chiếm 36.41% tổng doanh thu của ngành NGK không cồn ở Việt Nam, trà xanh đóng chai đã xuất
  • 6. Nước giải khát –Tổng quan ngành 5 sắc giành vị trí thứ 2 cho mình chỉ sau doanh thu của ngành nước uống đóng chai trong năm qua. Trà xanh đóng chai Tuy có “tuổi đời” còn khá trẻ nhưng theo Nielsen mặt hàng trà xanh đóng chai đã có một tốc độ tăng trưởng chóng mặt, trên 35%/ năm trong giai đoạn 2009 – 2013. Trà là một thức uống vốn đã rất đỗi thân quen với người Việt từ ngàn xưa, nay lại được kết hợp với nét hiện đại của “pha sẵn, đóng chai” với nhiều hương vị khác nhau. Bên cạnh đó, trà xanh lại được biết đến với các công trình nghiên cứu KH về tính chất, những ưu điểm trong việc giúp cơ thể sảng khoái, giảm căng thẳng, giảm cholesterol, cũng như những công dụng hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe cho của người dùng… Tất cả những yếu đó đã vô hình chung góp phần làm tăng nét hấp dẫn của mặt hàng này. Về thị phần của các doanh nghiệp, theo Nielsen 2012, tính trên thị trường trà xanh nói riêng thì THP vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu với sản phẩm Trà xanh không độ (35.7%), tiếp theo là URC với sản phẩm C2 (22%), sau đó là Dr Thanh (THP), sản phẩm A nuta Green Tea (Tân Quang Minh). Theo dự báo của Euromonitor, thị trường trà xanh vẫn tiếp tục tăng trưởng trong vòng 5 năm tới nhưng với tốc độ giảm dần từ 14% (năm 2014) xuống còn 7% (năm 2017), đạt tốc độ trung bình 10%/ năm. Nước hoa quả
  • 7. Nước giải khát –Tổng quan ngành 6 Tuy còn chiếm tỷ lệ còn thấp trong tổng doanh thu của ngành NGK không cồn, nhưng nước hoa quả (nước ép trái cây, nước trái cây chứa sữa) cũng là một ngành có tiềm năng rất to lớn. Theo thông tin của Bộ Công Thương (năm 2012), các nhà phân tích công nghiệp toàn cầu (GIA) dự báo thị trường nước ép trái cây và rau quả sẽ đạt 72.79 tỷ lít đến năm 2017. Do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe cũng như thức uống có lợi cho sức khỏe ngày càng chiếm được sự quan tâm ưu ái của người tiêu dùng. Và điều đó hứa hẹn một tương lai vô cùng tươi sáng cho ngành này. Theo kết quả nghiên cứu của W&S vào đầu năm 2013 cho thấy, các sản phẩm nước ép trái cây cũng như nước trái cây chứa sữa của Vinamilk chiếm được niềm tin của rất nhiều người tiêu dùng. Đặc biệt, về mảng nước ép trái cây, nhãn hiệu Cam ép Vfresh của Vinamilk được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất (chiếm đến 70%); sau đó đến các thương hiệu nước ép của THP cũng như Coca Cola và Pepsi. Về các sản phẩm trái cây chứa sữa, Vfresh Moothies Cam Sữa của Vinamilk vẫn chiếm lĩnh thị trường với 52.2%, đối thủ cạnh tranh nặng ký với dòng sẩn phẩm này chính là Nutri Boost của Coca Cola với 42.4%. Nước tăng lực Sự tăng trưởng của dòng nước tăng lực tại Việt Nam cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các tập đoàn lớn. Có một con số thống kê ấn tượng là vào năm 2001, chỉ xem quảng cáo 5s về sản phẩm nước tăng lực Number 1 của THP, có đến 60% khán giả muốn dùng thử và 30% số người dùng thử đó đã trở thành khách hàng thường xuyên của thương hiệu này. Vào thời điểm Number 1 ra đời, thị trường nước tăng lực Việt Nam chỉ có ba nhãn nhiệu là Red Bull, Rhino và Lipovitan và chỉ cung cấp các sản phẩm đóng lon. Đến nay thì thị trường Việt Nam đã chào đón rất nhiều doanh nghiệp bước chân vào cuộc chơi giành thị phần nước tăng lực.
  • 8. Nước giải khát –Tổng quan ngành 7 Tuy nhiên, theo báo cáo ngành của VietinbankSc thì vào năm 2013, Sting của PepsiCo chiếm khoảng 40%, theo sát là Number 1 của Tân Hiệp Phát với 30%, Samurai tụt lại phía sau với khoảng 10% thị phần. Cà phê đóng chai Mặc dù có mặt ở thị trường Việt Nam từ năm 2008 nhưng sản phẩm cà phê lon vẫn còn khá mờ nhạt và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong ngành thực phẩm đồ uống. Thậm chí có một số nhận định còn cho rằng đây là một thị trường có nguy cơ “chưa nở đã tàn”. Tuy nhiên, dạo quanh thị trường cà phê lon ta có thể dễ dàng nhận ra các tên tuổi: Birdy (Ajinomoto), Nescafe, Highlands, Trung Nguyên,… Sự xuất hiện của các sản phẩm mới Do nhu cầu tạo sự khác biệt giữa thị trường rộng lớn nhưng cạnh tranh khốc liệt này, nhiều doanh nghiệp đã liên tục cố gắng, nghiên cứu để cho ra đời những dòng sản phẩm mới. Một trong những ví dụ điển hình là Công ty TNHH MTV nước uống Collagen Việt Nam đã cho ra đời dòng sản phẩm nước uống Collagen đầu tiên vào tháng 12/2013.
  • 9. Nước giải khát – Cơ hội & Thách thức 8 2. Cơ hội – Thách Thức a. Cơ hội Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ Theo thống kê của Euromonitor, vào năm 2013, ở Việt Nam, số người trong độ tuổi từ 15-40 chiếm gần 42% tổng dân số. Đây là độ tuổi được đánh giá là có thiên hướng sử dụng các dịch vụ ăn uống bên ngoài cũng như hay tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí,… có nhu cầu tiêu thụ nước giải khát cao. Điều này đồng nghĩa với việc tập khách hàng tiềm năng ở VN đang ở con số khá lý tưởng và mở ra một cơ hội rất to lớn cho ngành NGK không cồn ở VN. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đang tăng Theo khảo sát của Nielsen, chỉ số niềm tin tiêu dùng của người VN đã tăng lên 98 điểm trong Q4 2013, cao hơn cùng kỳ năm trước 10 điểm và đạt mức cao nhất trong 2 năm vừa qua. Chỉ số này cũng vượt qua chỉ số niềm tin tiêu dùng toàn cầu là 94 điểm. Mặc dù nền kinh tế còn nhiều bất ổn, nhưng đây cũng là một dấu hiệu khả quan cho khả năng phục hồi nền kinh tế trong tương lai gần. Điều kiện tự nhiên tại Việt Nam ệ v ặc biệt, Thái Nguyên – vùng đất được xem là cái nôi của chè Việt với diện tích trồng gần 19.000 ha, sản lượng 190.000 tấn/năm (năm 2013) đã trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào cho NGK, nhất là mặt hàng trà xanh đóng chai. Bên cạnh đó, do đặc thù thời tiết của VN là nhiệt đới nóng ẩm nên nhiệt độ trung bình mùa hè lên đến 30 độ và mùa đông dao động quanh 20 độ. Đặc biệt, các tỉnh phía Nam nhiệt độ luôn trên 25 độ. Chính khí hậu nóng ẩm khiến cơ thể sinh nhiệt và nước giải khát đóng chai
  • 10. Nước giải khát– Cơ hội & Thách thức 9 đã trở thành một phương thức được nhiều người lựa chọn để điều hoa cơ thể, nhất là với giới trẻ sau khi vận động nhiều. Đang trong giai đoạn phát triển nóng Do ngành đang trong giai đoạn phát triển nóng nên mức tăng trưởng của ngành đang ở mức khá cao (19.35%), cao hơn mức tăng trưởng GDP của VN trong giai đoạn từ 2009 – 2013. Mặc dù theo dự báo sẽ có xu hướng nguội lại dần nhưng vẫn ở mức cao trong vòng 4 – 5 năm tới. Xu hướng thức ăn nhanh đang tăng dần lên tại Việt Nam Trong vòng 5 năm tới, dịch vụ ăn nhanh vẫn được Euromonitor dự đoán tăng với tốc độ trung bình 7%, điều này sẽ tạo thêm cơ hội cho sản phẩm nước giải khát, đặc biệt là nước ngọt có gas được tiêu thụ với số lượng lớn. Và ngành du lịch phát triền của VN đang phát triển theo hướng khả quan vì vậy cũng tạo động lực cho mức tiêu thụ cũng như hứa hẹn sự phát triển của ngành NGK không cồn ở VN. Thị trường trong nước rộng lớn cùng với cơ hội từ xu thế hội nhập Quốc tế Bên cạnh sân chơi trong nước khá rộng thì các doanh nghiệp NGK không cồn có đón nhận những cơ hội được vươn ra cùng Thế giới khi VN gia nhập WTO (2007), trở thành thành viên ASEAN AEC (2015); và đặc biệt, việc VN tham gia ký hiệp định TPP đã tạo ra cơ hội mới như: gia tăng xuất khẩu do các nước TPP xóa bỏ thuế quan theo cam kết, được áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, cơ hội thu hút đầu tư từ phía các DN Hoa Kỳ và các nước TPP khác, cũng như các DN VN có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. b. Thách thức Nền kinh tế còn nhiều bất ổn
  • 11. Nước giải khát – Cơ hội & Thách thức 10 Năm 2012, một bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa kèm theo nhiều lo lắng kéo dài cả năm. Bước sang năm 2013 với gam màu chẳng những không tươi sáng hơn mà nền kinh tế tiếp tục còn phải tiếp tục đối mặt với vô vàn những thử thách do hệ quả để lại sau 5 năm bất ổn kinh tế vĩ mô từ năm 2008. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê thì tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,25%. Đây là mức tăng GDP cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013 và cả ba khu vực đều có mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013. Mặc dù nền kinh tế VN mặc dù đã dần ổn định và có những biến chuyển nhất định; song, thu nhập vẫn còn tăng trưởng chậm cùng với sự lo ngại về sự phục hồi của nên kinh tế nên người dân vẫn tiếp tục xu hướngthận trọng trong chi tiêu. Đặc biệt, theo kết quả báo cáo nghiên cứu thị trường vừa kết thúc vào 13/07/2014 của Kantar Worldpanel tại 4 thành phố lớn và nông thôn ở Việt Nam chỉ ra rằng NTD có xu hướng chuyển sang thức uống ở nhà thay vì ở bên ngoài. Nghiên cứu theo dõi hành vi uống cho thấy mức tăng 3.9% đối với số dịp uống ở nhà trong khi số dịp uống bên ngoài hầu như không tăng trưởng. Điều đó, cũng đã góp phần tạo ra một thách thức cho ngành nước GK vì theo các nghiên cứu của Euromonitor thì doanh thu của ngành phần lớn được đến từ doanh số không qua quầy. Mức độ cạnh tranh cao Với rào cản gia nhập ngành thấp, cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, không chỉ mở ra cánh cửa của những cơ hội mà còn mở ra cả những thách thức đối với ngành. Đơn cử là hiệp định TPP cũng mang đến những ảnh hưởng cả 2 chiều đến ngành. Bên cạnh những cơ hội thì TPP mang đến nhiều thách thức khi ngành đồ uống phải đón nhận sự cạnh tranh từ các DN nước ngoài. Và đặc biệt, với tâm lý thích sử dụng hàng ngoại nhập của một bộ phận NTD VN sẽ ảnh hưởng đến “miếng bánh” thị phần của các DN thuần nội địa, đặc biệt là các DN nhỏ, tiềm lực còn hạn chế
  • 12. Nước giải khát– Cơ hội & Thách thức 11 Sự tham gia của các tập đoàn nước ngoài, cùng với sự nở rộ của các thương vụ M&A đã cho thấy được sự quan tâm cũng như mức độ cạnh tranh của ngành. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ các DN phải đối mặt với lợi nhuận giảm cũng như khả năng đào thải của ngành.. Dự thảo gia tăng thuế TTĐB với mặt hàng NGK không cồn có gas. Nếu dự thảo được thông qua thì các mặt hàng NGK có gas sẽ chịu mức thuế TTĐB là 10%. Theo ước tính dự kiến của Bộ tài chính thì giá của mỗi lít nước ngọt sẽ tăng 2000 đồng, và giá tăng này không ảnh hưởng đến DN mà gánh nặng thuế chuyển hết lên NTD. Và giá cả sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến doanh số bán hàng của các DN.
  • 13. Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 12 3. Đặc điểm người tiêu dùng a. Độ tuổi Là quốc gia có dân số lớn thứ ba tại Đông Nam Á (ĐNA) với 90 triệu người vào cuối năm 2013, Việt Nam có dân số trẻ (68% hay 60,7 triệu người dưới 40 tuổi). Từ năm 2007, dân số tăng trưởng ổn định ở mức khoảng 1% hay 1 triệu người mỗi năm. Đáng chú ý, số người trong độ tuổi 15-39 với 40,1 triệu. Theo thống kê của VietinbankSc, công nghiệp nước giải khát ở Việt Nam phục vụ chủ yếu cho độ tuổi từ 15 – 35 tuổi. Đây là nhóm tuổi tham gia nhiều nhất vào các hoạt động ăn đồ ăn nhanh như KFC, Lotteria hay các nhà hàng khác. Bên cạnh đó, đây là nhóm tuổi năng động, hay tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao cũng như các hoạt động ngoài trời, vận động nhiều; do đó cũng khiến cơ thể có nhu cầu về nước giải khát cũng như nước tăng lực là rất cao. Nhóm tuổi lớn hơn thì có xu hướng giảm các sản phẩm nước có gas, cũng như các sản phẩm nhiều đường, quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và có xu hướng sử dụng nhiều các loại nước hoa quả. Bên cạnh đó, ở nhóm tuổi lớn hơn thì số người có vấn đề về sức khỏe cũng tăng do đó, họ quan tâm đến các dòng giúp giải khát nhưng cũng bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể như các dòng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, ít chất ngọt, béo, ..v..v.. Một số dòng sản phẩm được nhóm người lớn tuổi hay những người gặp vấn về sức khỏe ưa thích như trà bí đao, nước yến ngân nhĩ, nước ép trái cây, trà xanh, trà thảo mộc,. v..v..
  • 14. Nước giải khát – Người tiêu dùng 13 b. Thói quen của người tiêu dùng Theo kết quả nghiên cứu của W&S vào đầu 2013 về tiêu chí lựa chọn sản phẩm nước ép thì yếu tố sức khỏe là yếu tố đầu tiên, tiếp sau là uy tín thương hiệu, tiếp theo mới đến bao bì & quảng cáo, và cuối cùng là giá cả. Sức khỏe Theo một cuộc khảo sát trực tuyến của Nielsen vào thắng 7/2013, kết quả cho thấy rằng sau những lo ngại về sự bất ổn nền kinh tế cũng như việc làm thì sức khỏe là mối quan tâm tiếp theo của người tiêu dùng. Điều đó cho ta thấy rằng sức khỏe đang ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn, điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ có xu hướng chọn những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thành phần dinh dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm,… Theo nghiên cứu của vinaresearch vào năm 2013 cho thấy, 86% số lượng người chọn thức uống bổ dưỡng vì mục đích bổ sung chất dinh dưỡng, đẹp da thay vì những lý do thông thường như tiêu dùng do thói quen hay được bày bán rộng rãi trên thị trường. Uy tín thương hiệu Uy tín góp phần rất lớn vào việc ra quyết định mua của NTD, đặc biệt là những người có nhận thức và yêu cầu về chất lượng sản phẩm hay những đối tượng có khả năng thu nhập. Quan niệm của NTD thường so sánh chất lượng sản phẩm, vấn đề về an toàn vệ sinh thực phảm cũng như đảm bảo về giá cả dựa trên yếu tố thương hiệu.
  • 15. Nước giải khát – Người tiêu dùng 14 Mức độ nhận biết thương hiệu Nguồn: vinaresearch Theo báo cáo nghiên cứu của vinaresearch về thị trường NGK có gas vào tháng 8/2013 cho thấy rằng Coca cola có mức độ nhận biết cao nhất, khi nhắc đến nhãn hiệu nước có gas tại VN thì 61.3% người được hỏi đều nghĩ đến Coca Cola, tiếp theo là Pepsi, 7Up, Mirinda,.. Nguồn: vinaresearch Và cũng trong báo cáo đó, thì yếu tố “Nhãn hiệu uy tín” là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất khi NTD chọn mua sản phẩm nước ngọt có gas.
  • 16. Nước giải khát – Người tiêu dùng 15 Thành phần – hương vị sản phẩm Ý thức về sức khỏe cũng như mối quan tâm về nâng cao sức khỏe ngày càng được nâng cao, điều đó đồng nghĩa với việc NTD rất quan tâm đến thành phần dinh dưỡng của sản phẩm. Những thành phần như chất béo, đường, Carbonate rất được chú ý vì đây là những chất rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. NTD nữ thường quan tâm đến vấn đề này hơn so với nam giới. Bên cạnh đó, thành phần tự nhiên đang là xu thế lựa chọn của hiện nay và cả tương lai. Đi cùng với thành phần thì hương vị cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng đối với sản phẩm NGK. Điều này đã được chứng mình bằng việc khi dòng trà xanh ra đời, doanh số nước có gas đã giảm, do cả 2 yếu tố: về thành phần cũng như hương vị trà đều đánh trúng vào tâm lý, thói quen của người Việt. Nối tiếp thành công đó, THP đã cho ra đời dòng sản phẩm mới "Trà xanh không độ ít đường” – dòng sản phẩm “dành cho những người không thích đường mà vị ngon vẫn không đổi, đồng thời giúp giữ lại cao hàm lượng chất chống ô xy hóa EGCG, tận hưởng trọn vẹn cảm giác sảng khoái của trà xanh thiên nhiên.”. Theo báo cáo của W&S về sản phẩm nước ép trái cây (năm 2013) thì cam, chanh dây và dâu là 3 vị được yêu thích nhất. Thói quen sử dụng Tùy tính chất mỗi sản phẩm, cũng như nhu cầu của mỗi người ở từng thời điểm khác nhau mà NTD quyết định lựa chọn sản phẩm NGK phù hợp với mình. Bên dưới là một vài ví dụ minh họa.
  • 17. Nước giải khát – Người tiêu dùng 16  Lý do uống Nguồn: vinaresearch Với sản phẩm nước giải khát có gas thì “giải tỏa cơn khát” là lý do chủ yếu khiến nhiều người muốn sử dụng chúng, hai lý do tiếp theo đó chính là “có cảm giác sản khoái sau khi uống” và “tạo cảm giác ngon miệng”. Và biểu đồ trên cũng cho ta thấy rằng Nam giới uống nước ngọt có gas do thói quen, còn nữ giới thì do “vì có sẵn”. Nguồn: W&S
  • 18. Nước giải khát – Người tiêu dùng 17 Còn đối với sản phẩm nước ép trái cây thì lý do được chọn chủ yếu là vì muốn bổ sung vitamin, còn với lý do giải khát thì nam giới cao hơn hẳn so với nữ.  Dịp uống/ Địa điểm uống Theo W&S thì hầu như mọi người uống nước ngọt có gas trong các dịp “gặp mặt/ ăn uống cùng bạn bè” (76.1%), tiếp theo là “trong các bữa tiệc” (75.8%), sau đó là “họp mặt gia đình/ người thân” (58.8%) và “ăn uống bên ngoài” chính là lý do thứ 4. Nam giới thường chọn sử dụng nước ngọt có gas sau khi chơi thể thao xong. Nguồn: W&S Kênh phân phối NTD thường sử dụng các sản phẩm nước giải khát thông qua 2 hình thức đó chính là: tiêu dùng qua quầy và không qua quầy. Tiêu dùng qua quầy là khi khách hàng sử dụng trực tiếp tại nơi họ mua như là cửa hàng ăn uống, các khu vui chơi giải trí. Còn tiêu dùng không qua quầy là khi người mua tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị và tiêu dùng tại một địa điểm khác. Theo báo cáo thống kê của Euromonitor, tỉ lệ tiêu thụ NGK không cồn qua quầy ngày càng chiếm
  • 19. Nước giải khát – Người tiêu dùng 18 tỷ trọng cao hơn so với tiêu thụ không qua quầy. Để lý giải điều này chúng ta có thể thấy rằng các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí tại các trung tâm ngày càng gia tăng. Đặc biệt, là khi các “ông lớn” trong ngành giải khát và thức ăn nhanh bắt tay với nhau cùng phát triển như: Coca cola bắt tay cùng McDonalds, còn Pepsi thì sẽ dễ dàng bắt gặp tại KFC, Lotteria, Subway, Chicken Express.. Đồng thời, cùng với tốc độ thị hóa khá cao ở Việt Nam hiện này thì các hình thức này cũng đang được lan tỏa về các tỉnh thành chứ không chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM… Bao bì sản phẩm Bao bì của sản phẩm cũng góp phần quan trọng trong việc ra quyết định mua sản phẩm của NTD. Với sản phẩm NGK thì chủ yếu là tính tiện lợi và còn tùy vào tính chất từng loại sản phẩm cụ thể mà cần có những loại dung tích, loại bao bì phù hợp. Nguồn: vinaresearch Chẳng hạn như theo thống kê về các sản phẩm NGK có gas của vinaresearch hồi tháng 8/2013 thì cho thấy một điều rằng cả nam và nữ đều thích bao bì lon nhôm cho sản phẩm này.
  • 20. Nước giải khát – Người tiêu dùng 19 Nguồn: W&S Còn sản phẩm nước ép trái cây thì lại có sự khác biệt do tính chất của sản phẩm. Với sản phẩm này thì hộp giấy có ống hút lại là lựa chọn được yêu thích hơn so với lon nhôm.
  • 21. Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 20 4. Hoạt động quảng cáo trực tuyến Theo nghiên cứu của Nielsen thì các Quảng cáo của các nhãn hàng không chỉ làm tăng mức độ nhận biết của thương hiệu mà chính Quảng cáo góp phần làm gia tăng định vị của nhu cầu mua sắm của NTD. Theo Nielsen, có 68% số người Việt Nam được hỏi cho rằng quảng cáo thương mại làm tăng sở thích đối với thương hiệu của họ. Tỷ lệ này đã vượt qua tỷ lệ trung bình của toàn cầu (55%), Singapore (49%), Hồng Kông (40%) và thậm chí nhỉnh hơn tỷ lệ trung bình của Châu Á Thái Bình Dương (67%). Cùng với sự phát triển của các kênh truyền thông xã hội, quảng cáo thương mại sẽ tiếp tục tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam. Hơn nữa, quảng cáo truyền hình và ngoài trời vẫn thu hút mạnh mẽ sự chú ý của người dân, tiếp theo là báo và tạp chí (trực tuyến, báo giấy) và quảng cáo tại các trạm xe buýt. Các kênh quảng cáo Online thường được các nhãn hàng ngành NGK không cồn lựa chọn đó là: Display Ads, mobile Ads kết hợp Social Marketing, bên cạnh đó còn có các bài PR trên các trang tin tức tổng hợp.
  • 22. Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 21 a. Display Advertising Display Advertising là quảng cáo hiển thị, một hình thức quảng cáo banner trên các báo điện tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng cáo. Và đây cũng là kênh được rất nhiều nhãn hàng quan tâm, ưa chuộng. Bên cạnh việc giúp các nhãn hàng trong ngành nước giát không cồn tăng độ phủ cũng như gây ấn tượng với khách hàng, có thể nói là một trong những công cụ đắc lực trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. b. Social Media Do đánh vào đối tượng khách hàng chủ yếu là tuổi trẻ nên hầu như các nhãn hàng đều ưu tiên sử dụng các công cụ Social Media, mà chủ yếu là Facebook. Đặc biệt, các nhãn hàng nước ngọt có gas rất chú trọng đến kênh truyền thông này. Display Ads là một kênh được rất nhiều nhãn hàng lựa chọn, đặc biệt là Google Display Network
  • 23. Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 22 Điển hình như các “ông lớn” như Coca Cola, Pepsi, Fanta đã tận dụng rất hiệu quả công cụ này để tương tác, kết nối và tăng mức độ nhận biết đối với KH của mình. Tính đến cuối tháng 9/2014 thì số lượng Fan trên Fanpage của các nhãn hàng nước giải khát có gas đứng đầu là Fanpage của Pepsi với lượng fan là 33.382.438, tiếp theo là Fanta với 15.104.216 Fan, và đứng thứ 3 là Coca Cola với số lượng 8.889.942 Fan. Và dưới đây là thống kê số lượng Fan tính đến cuối tháng 9/2014 trên các Fanpage Facebook của một số nhãn hàng tiêu biểu như: Oolong Tea plus, 7Up, 7 Up Revive, Mirinda, Trà xanh không độ, Dr. Thanh,… 33,382,438 15,104,216 8,889,942 0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 Pepsi Fanta Coca Cola Tình hình hoạt động trên Fanpage Facebook của các nhãn hàng
  • 24. Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 23 Hầu như các hãng cố gắng quản lý hiệu quả Fanpage bằng cách post bài, tổ chức các mini game, tạo App, tổ chức các cuộc thi, ..v..v.. để có thể tương tác trực tiếp và cố gắng giữ khách hàng tương tác với mình. Bên cạnh Facebook thì các hãng thường chọn cho mình cách xây dựng các microsite với thiết kế đẹp mắt, truyền tải thông điệp của nhãn hàng mình đến đúng đối tượng khách hàng mình hướng đến, bên cạnh đó cung cấp những thông tin sản phẩm hay các mini game, ví dụ như microsite của 7Up, Oolong Tea Plus, Fanta Vietnam,… Dạo gần đây có một nhãn hàng đang quảng cáo đình đám không chỉ trên các chương trình Quảng cáo trên TV mà cũng không kém rầm rộ trên Online đó chính là C.C Lemon của Suntory Pepsico. Ta có thể dễ dàng nhận thấy màu vàng rực rỡ của thương hiệu này không chỉ thông qua các TVC trên Youtube, trên các banner QC display Ads. Và hiển nhiên, nhãn hàng này cũng chọn Facebook chính là kênh Social của mình. - 50000.0 100000.0 150000.0 200000.0 250000.0 300000.0 350000.0 400000.0 Tình hình hoạt động trên Fanpage Facebook của các nhãn hàng
  • 25. Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 24 c. Các bài PR online. Tuy đây là một hình thức quảng cáo không còn mới mẻ hay xa lạ nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể phủ nhận hiệu quả của nó mang lại cho các nhãn hàng. Bên cạnh đó, các bài PR trên các báo online thể hiện được những lợi thế hơn hẳn khi NTD không chỉ biết được thông tin sản phẩm của nhãn hàng mà còn có thể dễ dàng liên kết với các thông tin khác, đồng thời cũng có thể dễ dàng chia sẻ, lan truyền hơn so với hình thức PR trên báo giấy truyền thống. d. Mobile Advertising (Mobile Ads) Mobile Ads là hình thức quảng cáo trên các thiết bị di động như điện thoại di động, Tablet,… có kết nối Internet. Các nhãn hàng trong ngành thường chọn kiểu quảng cáo hiện thị dưới dạng banner hay Interactive banner.
  • 26. Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 25 Ngoài ra thì các nhãn cũng bắt đầu quan tâm đến Mobile Apps như nhãn hàng nước khoáng Lavie của Nestle waters, Fanta (Coca Cola), Pepsi,…
  • 27. Nước giải khát – Kết luận, dự báo 26 5. Case study: “Sảng khoái ngày hè, Up cùng hải sản” nhãn hàng 7Up 7Up là nhãn hàng nước giải khát có gas của công ty Suntory PepsiCo vừa qua đã có một chiến dịch quảng bá vô cùng thành công với tên gọi “Up cùng hải sản”. Vào ngày 05/07/2014 vừa qua tại thành phố biển Vũng Tàu, đại tiệc “Up cùng hải sản” đã xác lập kỷ lục Việt Nam lẫn châu Á với bàn tiệc hải sản dài nhất 777m. Để mang đến thành công của event offline cũng như của cả campaign này không thể không có sự đóng góp của các công cụ quảng bá trực tuyến xuyên suốt toàn chiến dịch. Thông điệp truyền thông: Tình yêu của 7Up và hải sản - “7Up và hải sản, cặp đôi không thể tách rời!” và hãy khuấy động mùa hè đầy sảng khoái cùng 7Up và hải sản. Đối tượng mục tiêu: Giới trẻ Việt Nam trẻ trung, năng động, yêu thích hải sản. Phương tiện truyền thông trực tuyến: Do hướng đến đối tượng chủ yếu là giới trẻ nên chiến dịch đã sử dụng một cách hiệu quả các công cụ như Display Ads, PR, Microsite, Mobile, đặc biệt là nhãn hàng đã tương tác với đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả thông qua công cụ Social mà chủ yếu là Facebook.
  • 28. Nước giải khát – Kết luận, dự báo 27 Fanpage “7UP Viet Nam” ra đời vào năm 2013, tính đến 10/2014 có 216.023 fans. Để khởi động cho chiến dịch “Sảng khoái hè, Up cùng hải sản” thì nhãn hàng đã khuấy động fanpage bằng các bài viết, mini gameshow online, hay các cuộc thi như “Lạc quan Việt Nam”, cuộc thi ảnh 7UP – Up cùng hải sản,… Cho đến nay thì nhãn hàng 7UP vẫn tương tác thường xuyên và đều đặn với Fan của mình thông qua những bài post cùng hình ảnh hết sức trẻ trung, năng động; cũng như những cuộc thi hết sức ý nghĩa như 7UP – Từ điển lạc quan. Bên cạnh Facebook thì 7UP cũng chọn Youtube là công cụ Social để tương tác với các đối tượng mục tiêu của mình. Hình. Fanpage chính thức của 7UP Vietnam
  • 29. Nước giải khát – Case Study 28 Bên cạnh đại tiệc hải sản offline thì 7UP cũng khởi động đại tiệc Online trên Microsite 7upworld của mình. Và đại tiệc này cũng sôi động không kém so với đại tiệc kỉ lục tại bãi biển Vũng Tàu vào đầu tháng 7 vừa qua. Hình. Trang cộng đồng của 7UP trên Youtube Hình. Trang chủ Microsite 7upworld – Đại tiệc Up cùng hải sản
  • 30. Nước giải khát – Kết luận, dự báo 29 Thấu hiểu thói quen sử dụng điện thoại di động của người tiêu dùng Việt Nam, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có thể dễ dàng “up” ảnh, tham dự cuộc thi ảnh, song song với giao diện trẻ trung, bắt mắt của Website 7UP world trên PC thì 7UP còn có phiên bản Moblie vô cùng thân thiện với người dùng. Tính đến thời điểm hiện tại thì bàn tiệc Online này đã chào đón 403.482 người tham dự với 14.529 món hải sản. Theo số liệu thống kê từ Similarweb, thì lượng traffic đến microsite 7upword từ nguồn Refferals và Display chiếm đến 64,42%, điều đó cho thấy rằng chiến dịch đã sử dụng các công cụ Display Ads như các banner, pop up trên các website lớn cũng như những trang dành cho giới trẻ hay hệ thống ad network như Google Display Network. Bên cạnh đó, các bài PR trên những trang tin tức lớn vnexpress.net, 24h.com.vn, kenh14.vn, ngoisao.net, … cũng đã dẫn một lượng traffic không hề nhỏ về cho 7UP – Up cùng hải sản. Nguồn: Similarweb
  • 31. Nước giải khát – Case Study 30 Và dưới đây là kết quả tìm kiếm trên trang tìm kiếm của Google với từ khóa “đại tiệc hải sản” hay “tiệc hải sản”. Hình. Bài PR của chiến dịch trên các VNE và ngoisao.net
  • 32. Nước giải khát – Kết luận, dự báo 31 6. Kết luận – Dự báo a. Kết luận. –
  • 33. Nước giải khát – Kết luận, dự báo 32 – b. Dự báo. Ông Muhtar Kent, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn Coca-Cola khẳng định Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn khi sức tiêu thụ của người dân chỉ mới bằng 20% mức trung bình của thế giới. “Việt Nam là một thị trường tăng trưởng quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong quá trình chúng tôi nhắm tới mục tiêu của tầm nhìn 2020, bao gồm việc tăng gấp đôi doanh số và số lượng phần thức uống trong thập kỷ này”, ông nói. Theo dự báo của Tổ chức Giám sát Kinh doanh Quốc tế (BMI), giai đoạn 2011 -2016, ngành đồ uống không cồn ở Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu 8,2 %, tốc độ tăng trưởng doanh số đạt 6,3%. BMI nhận định đồ uống pha chế sẵn không cồn sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành công nghiệp nước giải khát tại Việt Nam từ nay cho đến năm 2016. Dự kiến, năm 2014, ngành đồ uống không cồn ở Việt Nam đạt sản lượng 2315 triệu lít, mang lại doanh thu 506 triệu USD. Đến năm 2016, số này sẽ lên đến 2628 triệu lít, đạt doanh thu 626 triệu USD. –
  • 34. Nước giải khát – Kết luận, dự báo 33 – tăng trưởng trong vòng 5 năm tới, nhưng với tốc độ giảm dần xuống còn 7% năm 2017.
  • 35. Nước giải khát – Kết luận, dự báo 34 - ề q – – – – – Vì vậy, thời gian tới thị trường nước giải khát không cồn sẽ đón nhận nhiều cuộc đua vô cùng hấp dẫn nhất là khi các hãng này cũng sẵn sàng mạnh tay chi cho việc quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Do đó, những doanh nghiệp yếu thế về tài chính và kinh nghiệm trong sản xuất sẽ khó cạnh tranh để khởi đầu tại Việt Nam.
  • 36. NGK không cồn – Phụ lục 35 PHỤ LỤC DANH SÁCH MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH 1 Tân Hiệp Phát No. Brand Nước tăng lực 1 Nước tăng lực Number One thường 2 Nước tăng lực Number One chanh 3 Nước tăng lực Number One dâu 4 Trà xanh không độ 5 Trà thảo mộc Dr Thanh 6 Soya Number One 7 Nước ép trái cây Juice 8 Active (nước vận động) 9 Trà Bí đao Nước tinh khiết 10 Nước tinh khiết NumberOne 11 Trà xanh có gas Ikun 2 Suntory PepsiCo No. Band Nước uống có gas 1 Pepsi 2 Mirinda 3 7Up 4 Mountain Dew 5 CC Lemon Nước uống thể thao 6 7Up Revive Nước tăng lực 7 Sting Nước uống đóng chai 8 Aquafina Nước trái cây 9 Tropicana Twister Trà 10 Lipton Pure Green (Pet, Can) 11 Oolong Tea Plus 3 Coca Cola 1 Coca Cola (Classic & Light) 2 Fanta 3 Sprite 4 Schweppes Tonic 5 Minute Maid (Teppy,Splash, Nutri) 6 Nutri Boost Nước khoáng đóng chai 7 Dasani 8 Joy Nước tăng lực 9 Samurai 10 Real Leaf
  • 37. Nước giải khát– Phụ lục 36 Nước uống thể thao 11 AQUArius 4 Interfood WONDERFARM 1 Trà bí đao 2 Nước Yến ngân nhĩ 3 Nước có gas (sarsi) 4 Các loại NGK trái cây (chanh dây, me, nha đam, dừa, nước sữa dừa, sương sâm, …) Trà xanh KIRIN 1 Tea break (Classic, trà sữa, nho xanh) Nước vị trái cây 2 Ice+ (nho xanh, đào, chanh) Thức uống tự nhiên pha sữa 3 Latte (đào, trà, mãng cầu, dâu) 5 URC 1 C2 Nước tăng lực 2 Rồng đỏ 3 Café sữa Blend 45 6 Vinamilk 1 Vfresh Vfresh Smoothie Vfresh sữa đậu nành Vfresh nước ép Nước trái cây cho trẻ em Vfresh Juki Sữa đậu nành 2 Goldsoy Nước đóng chai 3 ICY Nước chanh muối 4 Chanh muối ICY Trà 5 Trà nấm linh chi, trà Atiso Vfresh 7 Vedan 1 Thiên trà 8 Nestle Nước uống đóng chai 1 Lavie 2 Nescafe lon 9 Chương Dương NGK có gas 1 Sarsi, Cam, dâu, chanh, bạc hà 2 Cream soda 3 Soda Water NGK ko gas 4 F5 Nha đam Nước tinh khiết 5 Terrawa 10 Tribeco 1 Sữa đậu nành Trisoy 2 Nước yến
  • 38. Nước giải khát – Phụ lục 37 3 Trà Bí đao 4 Nước ngọt có gas 5 Trà xanh 100 Nước tăng lực 6 Nước tăng lực X2 7 Nước trái cây TriO Nước ép trái cây + thạch rau câu 8 Jeno 11 Bidrico (Tân Quang Minh) 1 Nước ngọt có gas 2 Nước yến ngân nhĩ 3 Trà bí đao 4 Nước ép trái cây A*nuta 5 Nước tăng lực có gas Bidrico 6 Nước tăng lực Red Tiger 7 Sâm cao ly Bidrico 8 Trà xanh A*nuta 9 Trà thảo dược Tam Thanh 10 Nước tinh khiết Bidrico 11 Nước bổ sung Vitamin Restore 12 Nước chanh muối Restore 12 TDBECO (CTCP Bia - NGK Sài Gòn - Tây Đô) Nước ngọt có gas 1 Kist (Cam, dâu, sarsi, cola) 2 Lift Soda 3 Nước tinh khiết 333 13 Tập đoàn AJE Nước ngọt có gas 1 Big Cola 14 Yeo's Vietnam 1 Sữa đậu nành Yeo's Soy Bean Milk 2 Sữa đậu đen Yeo's Black Soy Milk 3 Nước sương sáo Yeo's Grass Jelly Drink 4 Trà bí đao Yeo's Wintermelon Tea 5 Nước trái vải Yeo's Lychee Drink 6 Trà thảo mộc Yeo's Herbal Tea 16 Cty NGK DONA Newtower 1 Nước yến 2 Nước sữa dừa 3 Nước trái cây (nha đam, xoài, vải, chôm chôm,…) 17 Nước giải khát Rita 1 Nước lô hội 2 Nước tăng lực
  • 39. Nước giải khát– Phụ lục 38 3 Trà mật ong và trái cây 4 Nước dừa 5 Trà xanh 6 Nước yến 7 Nước trái cây 8 Sữa đậu nành 9 Café 18 Công ty Cổ Phần Thương Mại Hàng Không Miền Nam (SATCO) 1 Nước tinh khiết Wami 19 TAISO VIETNAM 1 Nước tăng lực LIPOVITAN (honey, beauty) 20 Ajinomoto Café lon 1 Birdy(black, milk) 21 RedBull 1 Nước tăng lực RedBull 2 Nước uống thể thao Sponsor 22 Otsuka Thăng Nước uống bổ sung Ion 1 Pocari Sweat 23 CTCP Cacao Vietnam 1 Cacao sữa đóng lon (Chocolate Origin, Hygrid, Hazelnut) 24 CT TNHH NGK Delta 1 Nước ép quả (dứa, chanh dây, mãng cầu) 25 NGK Sen Việt 1 Nước uống thể thao C+ 26 GASACO 1 Sữa đậu nành 2 Sữa đậu xanh 3 Sữa tươi 4 Nước tăng lực Sư tử đỏ 5 Trà xanh 360 6 Nước yến 7 Nước ngọt có gas 8 Trà bí đao 9 Nước ép thạch dừa 10 Nước nha đam 27 Vital 1 Nước khoáng Vital 2 Nước khoáng chanh LEO 28 Vĩnh Hảo 1 Nước khoáng có gas
  • 40. Nước giải khát – Phụ lục 39 2 Nước khoáng không gas 3 Nước khoáng ngọt (Coca, chanh, cam) 4 Nước đóng chai VIHAWA 29 Cty CP Nước khoáng Khánh Hòa Đảnh Thạnh 1 Nước khoáng Đảnh Thạnh (lạt, có gas) 2 Nước khoáng Vikoda 3 Nước khoáng chanh, cam, sarsi, cam, 4 Nước tăng lực Sumo 30 Thạch Bích 1 Nước khoáng có gas 2 Nước khoáng không gas 3 Nước khoáng chanh 4 Nước yến Nước tăng lực 5 Red yak 6 Lione 7 Nước trái cây 8 Trà bí đao 31 Nước khoáng Quang Hanh 1 Nước khoáng Quang Hanh Faith Nước khoáng Quang Hanh Blizka Nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh Nước khoáng thiên nhiên Suối Mơ 32 Tiền Hải 1 Nước khoáng có gas 2 Nước khoáng không gas 33 SAPUWA 1 Nước tinh khiết 34 Cty TP nước Hoàng Minh 1 Nước uống ion Life 35 KIM BÔI 1 Nước khoáng 2 Nước tinh khiết 36 SABECO 1 Nước khoáng DAKAI 37 Tropical Wave 1 Nước tinh khiết LASKA 38 DOVECO (CTCP Thực phẩm Đồng Giao) 1 Nước quả 39 Wells 1 Nước tinh khiết
  • 41. Nước giải khát– Phụ lục 40 40 Vạn Xuân 1 Nước tinh khiết MIRU 41 ALOHA 1 Nước tinh khiết Aloha 42 Công ty Cổ phần Công nghệ Thực phẩm Việt Mỹ 1 Trà xanh 2 Nước ép hoa quả 43 Collagen Vietnam Nướcc uống Collagen 1 Collagen kiwi, blueberry, nha đam, dâu, đào 44 UFC Vietnam 1 Các loại nước trái cây 45 Cty CP Nước tinh khiết Hà Nội 1 Nước tinh khiết Cawa 46 Công ty yến sào Khánh Hòa 1 Nước yến Sanest 2 Nước rong biển Sanna 3 Nước hồng sâm Sanna 4 Nước đóng chai Sanna 47 Cty CP nước khoáng Quy Nhơn Chánh Thắng 1 Recovery 2 Nước ngọt có gas Chánh Thắng 3 Trà xanh H2 4 Reviral 5 Nước khoáng The life 48 YNG Shin Vietnam 1 Các loại nước ép trái cây 49 DOLE Vietnam 1 Nước ép trái cây 50 Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ LONG HƯNG 1 Nước trái cây Pushmax (cam ép, chanh leo, chanh muối, dâu, đào, táo) 2 Trà bí đao Pushmax 3 Nước tăng lực Pushmax
  • 42. Nước giải khát – Phụ lục 41 TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi Moore Corp dựa vào các nguồn thông tin mà Moore Corp coi là đáng tin cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của các thông tin này. Các thông tin có liên quan đến số liệu nghiên cứu hoặc các thông tin chi tiết về các ngành có thể được xem tại http://moore.vn/ hoặc sẽ được cung cấp khi có yêu cầu chính thức. Công Ty Cổ Phần Phát Triển Giải Pháp Trực Tuyến Moore Head Office: 7 th Floor , No. 1 Hoang Dao Thuy St., Thanh Xuan Dist., Hanoi city, Vietnam Tel: (84-4) 3783 3606 Fax: (84-4) 3783 3600 Branch Office: 6 th Floor, No. 454 Nguyen Thi Minh Khai St., Ward 5, Dist. 3, Ho Chi Minh city, Vietnam Tel: (84-8) 6290 9010 Fax: (84-8) 6290 9055 Email: contact@moore.vn Website: www.moore.vn | www.adbrand.net | www.adlite.net | www.doublelink.net | www.valuead.net | www.anhso.net