SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
Download to read offline
CHƯƠNG III

                HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM

                             VI SINH VẬT KHÁC

   I.VI KHUẨN

   1. hình thái của vi khuẩn

Kn: là nhóm vsv dã có cấu tạo tb có thể đơn bào or đa bào đa số sống hoại

sinh(sống trên các vật củ HC cơ thể chết) đa số ko có tiên mao khả năng di

chuyển rất hạn chế kích thước tính bằng µm:0,1-0,5 ,2-6µm


vk có vai trò quan trọng so chiếm số lg lớn trong VSV có khả năng phân giải hửu

cơ và một số chức năng của vách tế bào.



                                                             A. Hình que - trực khuẩn
                                                             (Bacillus)
                                                             B. Hình cầu (coccus) tạo
                                                             thành chuỗi (strepto-) -
                                                             liên cầu khuẩn
                                                             (Streptococcus).
                                                             C. Hình cầu tạo đám
                                                             (staphylo-) - tụ cầu
                                                             khuẩn (Staphylococcus).
                                                             D. Hình tròn sóng đôi
                                                             (diplo-) - song cầu khuẩn
                                                             (Diplococcus).
                                                             E. Hình xoắn - xoắn
                                                             khuẩn (Spirillum,
                                                             Spirochete).
F. Hình dấu phẩy - phẩy khuẩn (Vibrio).
Xem thêm Doc Kaiser's Microbiology

Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau. Đa số có hình que, hình cầu, hay hình xoắn;
những vi khuẩn có hình dạng như vậy được gọi theo thứ tự là trực khuẩn (bacillus),
cầu khuẩn (coccus), và xoắn khuẩn (spirillum). Một nhóm khác nữa là phẩy khuẩn
(vibrio) có hình dấu phẩy. Hình dạng không còn được coi là một tiêu chuẩn định danh
vi khuẩn, tuy nhiên có rất nhiều chi được đặt tên theo hình dạng (ví dụ như Bacillus,
Streptococcus, Staphylococcus) và nó là một điểm quan trọng để nhận dạng các chi
này.

Một công cụ quan trọng để nhận dạng khác là nhuộm Gram, đặt theo tên của Hans
Christian Gram, người phát triển kĩ thuật này. Nhuộm Gram giúp phân vi khuẩn thành
2 nhóm, dựa vào thành phần cấu tạo của vách tế bào. Khi đầu tiên chính thức sắp xếp
các vi khuẩn vào từng ngành, người ta dựa chủ yếu vào phản ứng này:

   •   Gracilicutes - vi khuẩn có màng tế bào thứ cấp chứa lipid, nhuộm Gram âm tính
       (nói gọn là vi khuẩn Gram âm)
   •   Firmicutes - vi khuẩn có một màng tế bào và vách pepticoglycan dày, nhuộm
       Gram cho kết quả dương tính (Gram dương)
   •   Mollicutes - vi khuẩn không có màng thứ cấp hay vách, nhuộm Gram âm tính.

   Dựa theo hình thái bên ngoài có thể chia vi khuẩn thành 5 loại hình khác nhau: cầu
   khuẩn, trực khuẩn, cầu trực khuẩn, xoắn khuẩn và vẩy khuẩn.




Hình 6
Hình 1.9. Các hình dạng chính của vi khuẩn
- Cầu khuẩn 1, 2, 3, 4, 5
- Trực khuẩn 6, 7, 8, 9
- Xoắn khuẩn 10, 11, 12
1.1.Cầu khuẩn:(coccus.cocci):
Là những vi khuẩn có hình cầu, tuy nhiên có nhiều loại có thể là hình tròn, nhình

bầu dục như lậu cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae, hoặc hình ngọn nến như

phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae


-đơn cầu khuẩn: monococcus.có rất nhiều giống khác nhau.Micrococcus agilis

tham gia vào qtr chuyển hóa Ni tơ .amon


Monococcus lactis tham gia vào qtr hình thành nấm men


-song cầu khuẩn( diplococcus) : gồm 2 tb đại diện 1 số loài: diplococcus

pneumonia( giống song cầu khuẩn gay bẹnh viêm phổi).Azotobacter chlorophyll


-tứ cầu khuẩn: (tetracoccus,tetracocci): tetracoccus homari: gây rất nhiều bệnh

trên gà


-tụ cầu khuẩn( Staphylococcus.Staphylococci): hình chùm nho gây bẹnh ng và

dộng vật: staphylococcus epidermidis


-liên càu khuẩn( Streptococus) chuỗi hình xếp lại vboiws nhau: đại dieenjlaf

streptococcus lactic gây hỏng đồ hộp


-Giống bất càu khuẩn( Sarcina) đứng thành khối từ gồm 8or 16 tb.ĐẠI diện:

sarcina lutea


    1.2.Trực khuẩn(bacillus)


-Bacillus,bacilli: là trực khuẩn Gam dg sống hiếu khí sinh nha bào chiều ngang

của nha bào ko vượt quá ngang của VK do đó có nha bào thì tb vk ko thay đổi

hình dạng thí dụ trực khuẩn nhiệt than( Bacillus anthracis)
-bacterium,bacteria: là trực hkuaarn gam âm sống hiếu khí ko sinh nha bào

thường có long ở quanh than VK có nhieuf loại Bacterium gây bệnh chon g và ra

súc như trực khuẩn đg ruột: salmonella,Escherichia


-Clostridium: trực khuẩn dg 2 dầu tròn sóng kỵ khí sinh nha bào chiều ngang của

nha bào thường lớn hơn chiều ngang của VK vi thế khi mang nha bào VK biến

đổi hình dạng như hình thoi hình vợt hình dùi trống...có nhiều loại gây bệnh

chon g và ĐV như trực khẩn uốn ván (clostridium tetani)


-corynebacterium: ko sinh nha bào khi nhuộm bắt màu khacs nhau ở những đoạn
nhỏ mà nó tạo thành(corynobacterium diphythuriae)

  1.3.Cầu trực khuẩn: (coccus-bacillus)

dạng trung gian giữa cầu khuẩn và trực khuẩn: (coccus-bacillus)dạng elip :

pasteurella gây bệnh tụ huyết trùng ở ĐV (lợn)


1.4.Xoắn khuẩn( Spirillum): có 2 vòng xoắn trở lên.đại diện: treponema dentina:

gây bệnh giang mai .Spirillum rubrum: gây bệnh uốn ván




1.5.Phẩy khuẩn( vibrio):dạng dấu hỏi phẩy trăng khuyếtđại diện :cell vibro
dennitrificant :có khả năng phân hủy xelulozo tinh bột hợp chất cơ sợi trongnc
thải đk yếm khí .Vibrio chlolerae:gây bệnh tả.




Hình 17: PHẢY KHUẨN




  II. CẤU TẠO TẾ BÀO VI KHUẨN.

       1.                       Thành tế bào :




        Thành tế bào (cell wall) giúp duy trì hình thấi của tế bào, hỗ trợ sự chuyển
động của tiên mao (flagellum) , giúp tế bào đề kháng với áp suất thẩm thấu, hỗ trợ quá
trình phân cắt tế bào , cản trở sự xâm nhập của một số chất có phân tử lớn, liên quan
đến tính kháng nguyên , tính gây bệnh, tính mẫn cảm với Thực khuẩn thể
(bacteriophage).

      Năm 1884 H.Christian Gram đã nghĩ ra phương pháp nhuộm phân biệt để phân
chia vi khuẩn thành 2 nhóm khác nhau : vi khuẩn Gram dương (G+) và vi khuẩn Gram
âm (G-). Phương pháp nhuộm Gram về sau được sử dụng rộng rãi khi định loại vi sinh
vật. Thành phần hoá học của 2 nhóm này khác nhau chủ yếu như
sau :
Gram dương              Gram âm
       Thành phần                   Tỷ lệ % đối với khối lượng   khô của thành tế bào
       Peptidoglycan                       30-95                         5-20
Acid teicoic (Teichoic acid)                Cao                            0
           Lipid                     Hầu như không có                     20
          Protein                    Không có hoặc có ít                 Cao




Màng sinh chất (plasma membrane); Màng ngoài (outer membrane); Chu chất
(Periplasmic space)

       Peptidoglycan là loại polyme xốp, khá bền vững, cấu tạo bởi 3 thành phần:

            -N-Acetylglucosamin ( N-Acetylglucosamine, NAG)

            -Acid N-Acetylmuramic (N-Acetylmuramic acid, NAM)

            -Tetrapeptid chứa cả D- và L- acid amin
Thành tế bào vi khuẩn Gram dương
Thành tế bào vi khuẩn Gram âm

     2- Màng sinh chất:

     Màng sinh chất hay Màng tế bào chất (Cytoplasmic membrane, CM) ở vi khuẩn
cũng tương tự như ở các sinh vật khác. Chúng cấu tạo bởi 2 lớp phospholipid (PL),
chiếm 30-40% khối lượng của màng, và các protein (nằm trong, ngoài hay xen giữa
màng), chiếm 60-70% khối lượng của màng. Đầu phosphat của PL tích điện, phân cực,
ưa nước ; đuôi hydrocarbon không tích điện, không phân cực, kỵ nước.

      CM có các chức năng chủ yếu sau đây:

      -                 Khống chế sự qua lại của các chất dinh dưỡng, các sản phẩm
               trao đổi chất

      -               Duy trì áp suất thẩm thấu bình thường trong tế bào.

      -               Là nơi sinh tổng hợp các thành phần của thành tế bào và các
               polyme của bao nhày (capsule).

      -                Là nơi tiến hành quá trình phosphoryl oxy hoá và quá trình
               phosphoryl quang hợp (ở vi khuẩn quang tự dưỡng)

      -               Là nơi tổng hợp nhiều enzym, các protein của chuỗi hô hấp.
-               Cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của tiên mao




Sinh viên điền chú thích theo hướng dẫn của giáo viên




       Cấu trúc của đầu và đuôi của phospholipid
Hình 1




  3.   Tế bào chất :

Tế bào chất (TBC-Cytoplasm) là phần vật chất dạng keo nằm bên trong màng
sinh chất, chứa tới 80% là nước. Trong tế bào chất có protein, acid nucleic,
hydrat carbon, lipid, các ion vô cơ và nhiều nhiều chất khác có khối lượng phân
tử thấp. Bào quan đáng lưu ý trong TBC là ribosom (ribosome). Ribosom nằm
tự do trong tế bào chất và chiếm tới 70% trọng lượng khô của TBC. Ribosom
gồm 2 tiểu phần (50S và 30S), hai tiểu phần này kết hợp với nhau tạo thành
ribosom 70S. S là đơn vị Svedberg- đại lượng đo tốc độ lắng khi ly tâm cao tốc.
Cấu trúc của ribosom vi khuẩn so với ribosom 80S ở các sinh vật nhân thật
(nấm, thực vật, động vật) được trình bày trong bảng sau đây (Giáo viên giảng
       để sinh viên chú thích vào hình bằng tiếng Việt)




Ribosom ở vi khuẩn




So sánh Ribosom ở Vi khuẩn và ở các Sinh vật nhân thật (Eukaryotic ribosome)

       Trong tế bào chất của vi khuẩn còn có thể gặp các chất dự trữ như các hạt
glycogen, hạt PHB (Poly-ß-hydroxybutyrat), Cyanophycin, Phycocyanin, các hạt dị
nhiễm sắc (metachromatic body), các giọt lưu huỳnh...

       Ở loài vi khuẩn diệt côn trùng Bacillus thuringiensis và Bacillus sphaericus còn
gặp tinh thể độc (parasoral body) hình quả trám, có bản chất protein và chứa những
độc tố có thể giết hại trên 100 loài sâu hại (tinh thể độc chỉ giải phóng độc tố trong
môi trường kiềm do đó các vi khuẩn này hoàn toàn vô hại với người, gia súc, gia cầm,
thuỷ hải sản- có hại đối với tằm). Bacillus sphaericus có thể diệt cung quăng của các
loài muỗi.




Bào tử (spore) và Tinh thể độc (Crystal) ở Bacillus thuringiensis (trái) và Bacillus
sphaericus (phải).




        Thể nhân ( Nuclear body) ở vi khuẩn là dạng nhân nguyên thuỷ, chưa có
           màng nhân nên không có hình dạng cố.
A)Mezoxom là một thể hình cầu trong giống như cái bong bóng gồm nhiều lớp màng
cuộn lại với nhau, có đường kính khoảng 250 nm. Mezoxom chỉ xuất hiện khi tế bào
phân chia, nó có vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào và hình thành vách ngăn
ngang. Ở nhiều loài vi khuẩn, Mezoxom là một thành phần của màng tế bào chất phát
triển ăn sâu vào tế bào chất. Một số enzym phân huỷ chất kháng sinh như Penixilinaza
được sinh ra từ Mexozom.
B). Riboxom
Riboxom là nơi tổng hợp protein của tế bào, chứa chủ yếu là ARN và protein.
Ngoài ra có chứa một ít lipit, và một số chất khoáng. Riboxom có đường kính khoảng
200A, cấu tạo bởi 2 tiểu thể - 1 lớn, 1 nhỏ. Tiểu thể lớn có hằng số lắng là 50S, tiểu
thể nhỏ 30S (1S = 1-13 cm/giây)
200 A50 S30 S70 S
Mỗi tế bào vi khuẩn có trên 1000 riboxom, trong thời kỳ phát triển mạnh của nó, số
lượng riboxom tăng lên. Không phải tất cả các riboxom đều ở trạng thái hoạt động.
Chỉ khoảng 5 - 10% riboxom tham gia vào quá trình tổng hợp protein. Chúng liên kết
nhau thành một chuỗi gọi là polyxom nhờ sợi ARN thông tin.

       Trong quá trình tổng hợp protein, các riboxom trượt dọc theo sợi ARN thông tin
như kiểu đọc thông tin. Qua mỗi bước đọc, một axit amin lại được gắn thêm vào
chuỗi polypeptit



       4.   Thể nhân:
Thể nhân ( Nuclear body) ở vi khuẩn là dạng nhân nguyên thuỷ, chưa có màng nhân
nên không có hình dạng cố định, và vì vậy còn được gọi là vùng nhân. Khi nhuộm màu
tế bào bằng thuốc nhuộm Feulgen có thể thấy thể nhân hiện màu tím. Đó là 1 nhiễm
sắc thể (NST, chromosome) duy nhất dạng vòng chứa 1 sợi ADN xoắn kép (ở Xạ
khuẩn Streptomyces có thể gặp nhiễm sắc thể dạng thẳng). NST ở vi khuẩn
Escherichia coli dài tới 1mm (!), có khối lượng phân tử là 3.109, chứa 4,6.106 cặp base
nitơ. Thể nhân là bộ phận chứa đựng thông tin di truyền của vi khuẩn.




                                                                      *

              Thể nhân trong tế bào vi khuẩn Escherichia coli.



        Ngoài NST, trong tế bào nhiều vi khuẩn còn gặp những ADN ngoài NST. Đó là
những ADN xoắn kép có dạng vòng khép kín, có khả năng sao chép độc lập, chúng có
tên là Plasmid.

4.1. cấu trúc của thể nhân.


Nhân tế bào vi khuẩn không phân hóa thành khối rõ rệt như của tế bào nhiều VSV

khác ( nấm men, nấm mốc , tảo…).
Quan sát vi cấu trúc của tế bào nhân nhận thấy:


   -    về hình dạng thể nhân có hình cầu, kéo dài như hình que, hình quả tạ hay hình

        chữ V.

   -    không có màng nhân nhưng giới hạn giữa thể nhân và nguyên sinh chất rất rõ

        rệt.

   -    có một cấu trúc sợi nhỏ có đường kính 3-8nm, đó là nhiễm sắc thể độc nhất

        của tế bào. Cấu trúc bởi một sợi AND xoắn, nếu mở vòng xoắn ra thì sợi dài

        khoảng 1mm, đó chính là một sợi AND dạng vòng tròn và chỉ có một phân tử

        AND đống kín.


   4.2. sự phân chia của thể nhân.


   Trong quá trình phân bào, thể nhân phân chia đơn giản bằng cánh cắt đôi, không có

   sự giản phân bởi vì vi khuẩn chỉ có một nhiễm sắc thể duy nhất.


   Sự cắt đôi của nhân liên quan tới sự tăng lên của màng nguyên sinh chất và

   mezoxom. Về số lượng nhân của tế bào vi khuẩn có thề khác nhau tùy theo từng

   giai đoạn sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn, thường thì sự phân chia của nhân đi

   trước sự phân chia của nguyên sinh chất, do đó ở một giai đoạn nhất định của sự

   phát triển, một vi khuẩn hình như có 4 nhân, bởi vì vi khuẩn này đã là hai tế bào

   con và sắp sửa phân chia thành 4.


   Ngoài NST, trong tế bào nhiều vi khuẩn còn gặp những ADN ngoài NST. Đó là

   những ADN xoắn kép có dạng vòng khép kín, có khả năng sao chép độc lập, chúng

   có tên là Plasmid.


       5.Bao nhầy:
Hình 1.14. Vỏ nhày của                                               Klebsialla
pneumoniae trong suốt hiện




Bao nhầy hay Giáp mạc (Ca


   psule) gặp ở một số loài vi khuẩn với các mức độ khác nhau:


   -Bao nhầy mỏng ( Vi giáp mạc, Microcapssule)


   -Bao nhầy (Giáp mạc, Capsule)


   -Khối nhầy ( Zooglea)


   Muốn quan sát bao nhầy thường lên tiêu bản với mực tàu, bao nhày có màu trắng

   hiện lên trên nền tối.


   Thành phần chủ yếu của bao nhầy là polysaccarid, ngoài ra cũng có polypeptid và

   protein. Trong thành phần polysaccarid ngoài glucose còn có glucozamin, ramnose,

   acid 2-keto-3-deoxygalacturonic, acid uronic, acid pyruvic, acid axetic...


   Ý nghĩa sinh học của bao nhầy là:


   -Bảo vệ vi khuẩn trong điều kiện khô hạn, bảo vệ vi khuẩn tránh bị thực bào

   (trường hợp Phế cầu khuẩn-Diplococcus pneumoniae)


   -Cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn khi thiếu thức ăn
-Là nơi tích luỹ một số sản phẩm trao đổi chất (dextran, xantan...)


-Giúp vi khuẩn bám vào giá thể ( trường hợp các vi khuẩn gây sâu răng như

Streptococcus salivarrius, Streptococcus mutans...)




Vi khuẩn Acetobacter xylinum có bao nhầy cấu tạo bởi cellulose. Người ta dùng vi

khuẩn này nuôi cấy trên nước dừa để chế tạo ra Thạch dừa (Nata de coco).


dừa (Nata de coco)


Vi khuẩn Leuconostoc                                            mesenteroides có

bao nhầy dày chứa hợp chất




                                    polyme là Dextran có tác dụng thay huyết tương

khi cấp cứu mà thiếu huyết tương. Sản phẩm này rất quan trọng khi có chiến

tranh. Vi khuẩn này thường gặp ở các nhà máy đường và gây tổn thất đường trong

các bể chứa nước ép mía. Nhờ enzym dextransuccrase mà đường saccarose bị

chuyển thành dextran và fructose.
Vi khuẩn Leuconostoc mesenteroides


   Một số bao nhầy của vi khuẩn còn được dùng để sản xuất Xantan (Xanthane)

   dùng làm chất phụ gia trong công nghiệp dầu mỏ.


   6.Tiên mao và khuẩn mao :




Hình 24
Hình 1.16. Các kiểu tế bào vi khuẩn có tiên maoĐơn mao khuẩn: 1, 2, 4, 11Chùm mao
khuẩn: 3, 5, 6, 12, 13Chu mao khuẩn: 7, 8, 9, 10




   Tiên mao (Lông roi, flagella) không phải có mặt ở mọi vi khuẩn, chúng quyết định

   khả năng và phương thức di động của vi khuẩn. Tiên mao là những sợi lông dài,

   dưới kính hiển vi quang học chỉ có thể thấy rõ khi nhuộm theo phương pháp riêng.

   Dưới kính hiển vi điện tử có thể thấy rất rõ cấu trúc của từng sợi tiên mao. Để

   xác định xem vi khuẩn có tiên mao hay không còn có cách thử gián tiếp nhằm biết

   khả năng di động của chúng. Cấy bằng que cấy nhọn đầu vào môi trường thạch
đứng chứa 0.4% thạch (agar-agar), còn gọi là môi trường thạch mềm. Nếu thấy

vết cấy lan nhanh ra xung quanh thì chứng tỏ là vi khuẩn có tiên mao, có khả năng

di động.


Tiên mao có thể gốc (basal body), gồm 1 trụ nhỏ được gắn với 4 đĩa tròn (vi khuẩn

G - ) có dạng vòng nhẫn (ring), ký hiệu là các vòng L,P,S và M. Vòng L nằm ngoài

cùng, tương ứng với lớp liposaccarid của màng ngoài ; vòng P tương ứng với lớp

peptidoglycan, vòng S tương ứng với lớp không gian chu chất ; vòng M nằm ở

trong cùng. Vi khuẩn G+ chỉ có 2 vòng : 1 vòng nằm ngoài tương ứng với thành tế

bào và 1 vòng trong tương ứng với màng sinh chất. Xuyên giữa các vòng là 1 trụ

nhỏ (rod) có đường kính 7nm. Bao bọc tiên mao ở phần phía ngoài là một bao ngắn

có hình móc (hook). Sợi tiên mao (filament) dài khoảng 10-200 m và có đường kính

khoảng 13-20nm. Đường kính của bao hình móc là 17nm. Khoảng cách giữa vòng

S và vòng M là 3mm, giữa vòng P và vòng L là 9nm, giữa vòng P và vòng S là

12nm. Đường kính của các vòng là 22nm, đường kính các lỗ ở các vòng là 10nm.

Khoảng cách từ mặt ngoài của vòng L đến mặt trong của vòng M là 27nm. Sợi tiên

mao cấu tạo bởi loại protein có tên là flagellin, có trọng lượng phân tử là 30 000-60

000. Một số vi khuẩn có bao lông (sheath) bao bọc suốt chiều dài sợi, như ở

trường hợp chi Bdellovibrio hay vi khuẩn tả Vibrio cholera.
Tiên mao và khuẩn mao ở vi khuẩn




Tiên mao ở VK Gram dương              Tiên mao ở VK Gram âm




Tiên mao ở vi khuẩn G +
Tiên mao ở vi khuẩn G -

      Các tiểu phần (subunit) của flagellin được tổng hợp từ các hạt ribosom nằm
gần màng sinh chấy tổng hợp nên và đi qua lõi mà tạo dần thành sợi tiên mao




      Tiên mao của vi khuẩn có các loại khác nhau tuỳ từng loài :
-Không có tiên mao (vô mao, atrichia)

       -Có 1 tiên mao mọc ở cực ( đơn mao, monotricha)

       -Có 1 chùm tiên mao mọc ở cực ( chùm mao, lophotricha)

       -Có 2 chùm tiên mao mọc ở 2 cực ( song chùm mao, amphitricha)

       -Có nhiều tiên mao mọc khắp quanh tế bào (chu mao, peritricha)

      Có loại tiên mao mọc ở giữa tế bào như trường hợp vi khuẩn Selenomonas
ruminantium.




       -Các loại tiên mao ở vi khuẩn

        Kiểu sắp xếp tiên mao liên quan đến hình thức di động của vi khuẩn. Tiên mao
mọc ở cực giúp vi khuẩn di động theo kiẻu tiến- lùi. Chúng đảo ngược hướng bằng
cách đảo ngược hướng quay của tiên mao. Vi khuẩn chu mao di động theo hướng nào
thì các tiên mao chuyển động theo hướng ngược lại. Khi tiên mao không tụ lại về một
hướng thì vi khuẩn chuyển động theo kiểu nhào lộn. Tốc độ di chuyển của vi khuẩn
có tiên mao thường vào khoảng 20-80µm/giây, nghĩa là trong 1 giây chuyển động được
một khoảng cách lớn hơn gấp 20-80 lần so với chiều dài của cơ thể chúng.

       Các chi vi khuẩn thường có tiên mao là Vibrio, Spirillum, Pseudomonas,
Escherichia, Shigella, Salmonella, Proteus... Ở các chi Clostridium,
Bacterium,Bacillus, ...có loài có tiên mao có loài không. Ở cầu khuẩn chỉ có 1 chi
(Planococcus) là có tiên mao

        Xoắn thể có một dạng tiên mao đặc biệt gọi là tiên mao chu chất (periplasmic
flagella), hay còn gọi là sợi trục ( axial fibrils), xuất phát từ cực tế bào và quấn quang
cơ thể. Chúng giúp xoắn thể chuyển động được nhờ sự uốn vặn tế bào theo kiểu vặn
nút chai.
Xoắn thể (Spirochete) quan sát dưới kính hiển vi nền đen.




       AF: Sợi trục

       PC: Ống nguyên sinh chất

     OS: Vỏ ngoài

     IP: Lỗ nối
Cơ chế chuyển động uốn vặn tế bào ở Xoắn thể ( OS, AF, PC- xem chú thích ở hình
trên).

      ** Khuẩn mao và Khuẩn mao giới:

        Khuẩn mao (hay Tiêm mao, Nhung mao , Fimbriae) là những sợi lông rất mảnh,
rất ngắn mọc quanh bề mặt tế bào nhiều vi khuẩn Gram âm. Chúng có đường kính
khoảng 7-9nm, rỗng ruột (đường kính trong là 2-2,5nm), số lượng khoảng 250-300
sợi/ vi khuẩn. Kết cấu của khuẩn mao giản đơn hơn nhiều so với tiên mao. Chúng có
tác dụng giúp vi khuẩn bám vào giá thể ( nhiều vi khuẩn gây bệnh dùng khuẩn mao để
bám chặt vào màng nhầy của đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường tiết niệu của
người và động vật).




Khuẩn mao ở vi khuẩn E.coli
Có một loại khuẩn mao đặt biệt gọi là Khuẩn mao giới (Sex pili, Sex pilus-số nhiều)
có thể gặp ở một số vi khuẩn với số lượng chỉ có 1-10/ vi khuẩn. Nó có cấu tạo giống
khuẩn mao , đường kính khoảng 9-10nm nhưng có thể rất dài. Chúng có thể nối liền
giữa hai vi khuẩn và làm cầu nối để chuyển vật chất di truyền (ADN) từ thể cho
(donor) sang thể nhận (recipient). Quá trình này được gọi là quá trình giao phối
(mating) hay tiếp hợp (conjugation). Một số thực khuẩn thể (bacteriophage) bám vào
các thụ thể (receptors) ở khuẩn mao giới và bắt đầu chu trình phát triển của chúng.

7.các pill (tiên mao) của vi khuẩn.

   Ngoài tiên mao ra, ở nhiều loài vi khuẩn còn có một bộ phận phụ khác hình sợi rất

   ngắn và rất mảnh gọi là pill,fimbriae, nó có thể mất đi mà không ảnh hưởng tới sự

   tồn tại của vi khuẩn. Đường kính của pill khoảng 20-80nm, dài khoảng 0.3-0.4

   µm, pili. Dựa vào chức năng người ta chia 2 loại pili.


   7.1. Pili chung.


   Pili chung là pili dùng để bám, nên nó còn gọi là cơ quan bám của vi khuẩn, giúp

   cho vi khuẩn bám chắc hơn trên bề mặt cơ chất. Nhờ pili này vi khuẩn có thể bám

   lên bề mặt môi trường lỏng hay đậc, nơi có nhiều oxi. Pili này chỉ được phát hiện

   trên kính hiển vi điện tử, mỗi tế bào vi khuẩn có tới hàng trăm pili này. Pili có thể

   mất đi do biến dị, sự có mặt của pili này quyết định tính chất ngưng kết hồng cầu

   của vi khuẩn. Các pili chung có cấu tạo của một protein mang tên pilin và nó là

   một kháng nguyên. Pili chung không phải là cơ quan di động của vi khuẩn, nó có

   tác dụng làm tăng thêm bề mặt thu chất dinh dưỡng của tế bào.


   7.2. Pili giới tính hay pili F.


   Mỗi vi khuẩn có từ 1-4 pili giới tính, chỉ có các vi khuẩn đực F+ mới có pili này.

   Nhiệm vụ của các pili này là tham gia vào các hiên tượng giới tính, sự tiếp hợp thể

   hiện bằng sự cố định một đầu của pili vào tế bào cái, sau đó là sự vận chuyển
chất liệu di truyền của vi khuẩn đực sang vi khuẩn cái qua đường pili này, nếu pili

này bị đức thì vi khuẩn không tiếp hợp nữa. một số phage bám trên pili này sẽ bơm

axit nucleic của phage vào vi khuẩn qua đường pili này.


8.Bào tử(spore)

Một số loại vi kguan63, thường là các vi khuẩn Gram dương như giống đực khuẩn

Bacillus và Closridium có thể hình thành trong tế bào những thể hình tròn hay hình

bầu dục trong tế bào gọi là bào tử hay nha bào (spore).


Bào tử là một hình thức tiềm sinh của vi khuẩn, nó giúp cho vi khuẩn vượt qua

những đều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Bào tử thường được sinh ra trong những

điều kiện bất lợi như mơi trường nghèo chất dinh dưỡng, nhiệt độ, độ pH không

thích hợp, môi trường tích lũy nhiều sản phẩm trao đổi chất bất lợi, mỗi vi khuẩn

chỉ tạo được một bào tử. Khi đều kiện sống thuận lợi bào tử lại nẩy mầm để đưa

vi khuẩn trở lại dạnh sinh sản.


8.1. Sự hình thành bào tử.


Khi hình thành bào tử, vi khuẩn sử dụng phần lớn nguyên sinh chất trong tế bào.

Lúc đầu nguyên sinh chất và chất nhân được tập trung lại ở một vi trí nhất định

trong tế bào, tiếp theo là sự hình thảnh một màng ngăn cách khối nhân và phần

nguyên sinh chất với phần còn lại của vi khuẩn, nguyên sinh chất tiếp tục cô đặc

lại, đó là giai đoạn tiền bào tử, sao đó tiền nha bào được bao bọc dần bởi các lớp

màng và chuyển thành bào tử. Thời gian hình thành bào tử tùy theo từng loại vi

khuẩn, có thể từ 18 -20 giờ.


8.2. Cấu trúc của bào tử.
Khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy bào tử được cấu trúc bởi nhiều lớp

màng bao bọc. Tiếp xúc với nguyên sinh chất của bào tử gọi là lớp mỏng gọi là

màng bào tử tương ứng với màng nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn ở thể sinh

trưởng, sau đó đến vách bào tử, vách này sẽ chuyễn thành vách tế bào khi vi khuẩn

nẩy mầm. Vách bào tử được bao bọc bởi một lớp dày gọi là vỏ. Vỏ này không bắt

màu huốc nhộm, xung quanh vỏ có hai lớp bao: bao trong và bao ngoài. Đó là những

lớp đề kháng mạnh, hai lớp này quyết định tính không thấm các yếu tố hóa học và

quyết định tính đề kháng đối với các yếu tố lý học.


8.3. Thành phần hóa học của bào tử.


Các lớp bao và màng của bào tử có cấu tạo đơn giản là protein có chứa nhiều

Glyxin,Tirozin và đặc biệt là Xystin, ngoài ra còn có sự tham gia của Keratin. Ở

đây có rất nhiều cầu disunfua, những cầu này đóng vai trò quyết định tính chất của

bào tử như sự đề kháng đối với các yếu tố lý, hóa học.


Nguyên sinh chất của bào tử có chứa ít nhất một nhiễm sắc thể, một số riboxom

và rất nhiếu enzym chuyển hóa nhưng ở trạng thái không hoạt động, khi vi khẩn

nẩy mầm thì những enzym này lại bắt đầu hoạt động.


Bào tử còn chứa một lượng lớn canxi, magie và axit dipicolinic, axit này chiếm từ 5

-12% khối lượng khô của bào tử.


Lượng nước trong bào tử rất thấp và tồn tại dưới dạng nước liên kết.


8.4. Sức đề kháng của bào tử.


Bào tử có sức đề kháng cao đối với các yếu tố vật lý và hóa học như nhiệt độ, tia

cựa tím, áp suất và các chất sát trùng.
Sự tồn tại dưới dạng bào tử trong tự nhiên của vi khuẩn gây bệnh là nguồn lây lan

bệnh nguy hiểm. Sở dĩ nha bào có sự đề kháng cao và sống lâu là do các yếu tố

sau:


+ Nước trong nha bào phần lớn ở trạng thái liên kết, do đó không có khả năng làm

biến tính protein khi tăng nhiệt độ.


+ Do trong bào tử có một lượng lớn ion Ca++ và axit dipicolinic. Protein trong bào tử

kết hợp với dipicolinat canxi thành một phức chất có tính ổn định cao đối với nhiệt

độ.


+ Các enzym và các hoạt tính sinh học khác trong bào tử đều tồn tại dưới dạng

không hoạt động, làm hạn chế sự trao đổi chất của bào tử đối với môi trường bên

ngoài.


+ Sự có mặt của các axit amin có chứa lưu quỳnh đặc biệt là xystin giúp nha bào

đề kháng với tia cựa tím.


+ Với cấu trúc có nhiều màng bao bọc và tính ít thẩm thấu của các lớp màng, làm

cho các chất hóa học và các chất sát trùng khó có thể tác động tới bào tử.


8.5. Cấu trúc kháng nguyên.


Bào tử có tính chất kháng nguyên, nó mang những khàng nguyên của vi khuẩn gốc,

ngoài ra nó còn mang những kháng nguyên đặc hiệu riêng.


8.6. Sự nẩy mầm của bào tử.


Khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt dộ, độ ẩm, độ pH, chất dinh dưỡng bào tử

sẽ nẩy mầm và phát triển thành thể vi khuẩn bào tử mới.
Thời gian để chuyển từ bào tử sang thể dinh dưỡng kéo dài từ 10 phút đến vài giờ,

   khi đó bào tử hút nước, trương lên ,màng nứt ra hoạt bị phân hủy dưới tác dụng

   của các enzym chúa trong bào tử khi nẩy mầm và tạo thành vi khuẩn


   Sự nẩy mầm của bảo tử là hình thức đổi mới và nâng cao sự sống của tế bào vi

   khuẩn.


   8.7. Vị trí của bào tử .


   Bào tử thường gặp ở vi khuẩn Gram dương thuộc giống Bacillus và Clostridium.


   + Giống Bacillus, bào tử có kích thước hẹp hơn bề ngang thân vi khuẩn nên khi

   hình thành nha bào thì vi khuẩn không bị biến dạng.


   + Giống Clostridium, kích thước của bào tử lớn hơn chiều ngang thân vi khuẩn,

   nên khi hình thành bào tử thì vi khuẩn bị biến đổi hình thái.


   9.Phân loại vi khuẩn.

   9.1. Khó khăn trong phân loại vi khuẩn.


   Thế giới VSV rất đa dạng và phong phú, để nấm được các thông tin về VSV , để

   sử dụng nó vào các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng trong dời sống thực tiển, thì

   việc phân loại và đặc tên cho các VSV là một việc làm không thể thiếu được.


Mục đích các sơ đồ phân loại là xác định các VSV có các thuộc tính giống nhau để xếp

chúng vào cùng loại và phân biệt giữa các nhóm loài với nhau. Việc phân loại VSV

gặp nhiều khó khăn vì:


+ Số lượng VSV quá nhiều mà sự khác biệt giữa chùng lại khá lớn;
+Có sự khác biệt khá lớn giữa sơ đồ phân loại VSV so với động vật và thực vật.


Có nhiều tiêu chuẩn để xác định các loại vi khuẩn, có thể căn cứ vào các đặc tính:


+Về hình thái, kích thước, cấu tạo tế bào, phẩn ứng nhộm Gram, các chất chứa trong

tế bào, năng lực hoạt động, khả năng sinh giáp mô, nha bào, hình dạng và vị trí của nha

bào.


+ Về đặc tính nuôi dưỡng, sinh trưởng trên các môi trường như lỏng, đặc,môi trường

đặc biệt, hình thài, màu sắc…….


+ Về đặc tính sinh lý, sinh hóa, cấu trúc kháng nguyên như quan hệ với nguồn oxi,

cacbon,….


+ Phân loại theo số lượng các tính chất sinh học, đây là phương pháp phân loại giáng

tiếp, dựa trên các đặc điểm genotyp và phenotyp.


   -   phân loại theo tỉ lệ các bazo của các AND.

   -   Phân loại dựa trên cấu trúc phân tử protein.


   Qua các căn cứ và tiêu chuẩn trên, có thể thấy rằng việc phân loại các loài vi

   khuẩn là một việc hết sức phức tạp, tinh vi không the763 căn cứ vào đặc tính riêng

   biệt mà xác định ngay được, cũng vì thế mà cho đến nay việc phân loại vi khuẩn

   vẫn chua hoàn thiện.


   9.2. Đơn vị phân loại.


   Đơn vị cơ bản trong phân loại VSV nằm trong hệ thống phân loại của sinh vật

   gồm:
a) Giới(kingdom): VD:giới động vật, giới thực vật. tên gọi lấy theo đặc điểm

       chính của giới bằng chử HI Lạp hoặc La Tinh.

   b) Ngành (division hoặc phylum), dưới ngành(subdivision).

   c) Lớp(class),dưới lớp(subclass).

   d) Bộ(order): Tên gọi lấy tên họ chính và tậng cùng bằng ales.

   e) Bộ phụ(Suborder) hay dưới bộ, có tên tận cùng bằng aceae.

   f) Họ(family): thường có tên tận cùng bằng aceae

   g) Tộc(tribe): thường có tên tận cùng bằng eae.

   h) Giống(genus hoặc genera)

   i) Loài(species): Đây là đơn vị phân loại cơ bản nhất, tên khoa học của loài

       thường đặc kép, tên giống trước và tên loài sau.

   j) Thứ(variety): Chỉ một nhóm nhất định trong một loài.

   k) Dạng(typ hoặc forma): Chỉ nhóm nhỏ dưới thứ.

   l) Chủng hay nòi(strain) Chỉ một chủng, nòi VSV của một loài mới được phân

       lập, các cá thể có cùng một loài, nhưng phân lập từ những nơi khác nhau,

       không giống nhau hoàn toàn, được gọi là chủng, nòi khác nhau, nó mang theo ký

       hiệu của giống, loài chủng và những con số, những chử viết tắc theo quy ước

       riêng của người nghiên cứu,


III .XẠ KHUẨN(Actinomycetes)

 Xạ khuẩn được phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên. Trong mỗi gam đất nói chung

thường có trên một triệu xạ khuẩn. Phần lớn xạ khuẩn là tế bào Gram dương, hiếu

khí, hoại sinh, có cấu tạo dạng sợi phân nhánh (khuẩn ti). Trong số 8000 chất khoáng

sinh hiện đã được biết đến trên thế giới thì trên 80% là do xạ khuẩn sinh ra. Xạ khuẩn

còn được dùng để sản xuất nhiều loại enzim, một số vitamin và axit hữu cơ. Một số ít

xạ khuẩn kỵ khí hoặc vi hiếu khí có thể gây ra các bệnh cho người, cho động vật và
cho cây trồng. Một số xạ khuẩn (thuộc chi Frankia) có thể tạo nốt sần trên rễ một số

cây không thuộc họ đậu và có khả năng cố định nitơ.


Hệ sợi của xạ khuẩn chia ra thành khuẩn ti cơ chất và khuẩn ti khí sinh.

Đường kính khuẩn ti xạ khuẩn thay đổi trong khoảng m. Đa số xạ khuẩn có khuẩn ti
không có vách ngăn vൠ3 ÷ m đến 2 µ 1,0 ÷ 0,2 không tự đứt đoạn. Màu sắc của
khuẩn ti của xạ khuẩn hết sức phong phú. Có thể có các màu trắng, vàng, da cam, đỏ ,
lục, lam, tím, nâu, đen...

Khuẩn ti cơ chất phát triển một thời gian thì dài ra trong không khí thành những khuẩn
ti khí sinh.

+ Xạ khuẩn thuộc nhóm Procaryotes, có cấu tạo nhân đơn giản giống như vi khuẩn.
Tuy vậy, đa số tế bnào xạ khuẩn lại có cấu tạo dạng sợi, phân nhánh phức tạp và có
nhiều màu sắc giống như nấm mốc.
1.Hình thái và kích thước
Đa số xạ khuẩn có cấu tạo dạng sợi, các sợi kết với nhau tạo thành khuẩn lạc có
nhiều màu sắc khác nhau: trắng, vàng, nâu, tím, xám v.v.... Màu sắc của xạ khuẩn là
một đặc điểm phân loại quan trọng. Đường kính m. Có thể phân biệt được hai loại sợi
khácµsợi của xạ khuẩn khoảng từ 0,1 - 0,5 nhau.
Sợi khí sinh là hệ sợi mọc trên bề mặt môi trường tạo thành bề mặt của khuẩn lạc xạ
khuẩn. Từ đây phát sinh ra bào tử. Sợi cơ chất là sợi cắm sâu vào môi trường làm
nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng. Sợi cơ chất sinh ra sắc tố thấm vào môi trường,
sắc tố này thường có màu khác với màu của sợi khí sinh. Đây cũng là một đặc điểm
phân loại quan trọng.
Một số xạ khuẩn không có sợi khí sinh mà chỉ có sợi cơ chất, loại sợi này làm cho bề
mặt xạ khuẩn nhẵn và khó tách ra khi cấy truyền. Loại chỉ có sợi khí sinh thì ngược
lại, rất dễ tách toàn bộ khuẩn lạc khỏi môi trường.
Khuẩn lạc xạ khuẩn thường rắn chắc, xù xì, có thể có dạng da, dạng phấn, dạng
nhung, dạng vôi phụ thuộc vào kích thước bào tử. Trường hợp không có sợi khí sinh
khuẩn lạc có dạng màng dẻo. Kích thước khuẩn lạc thay đổi tuỳ loài xạ khuẩn và tuỳ
điều kiện nuôi cấy. Khuẩn lạc thường có dạng phóng xạ (vì thế mà gọi là xạ khuẩn),
một số có dạng những vòng tròn đồng tâm cách nhau một khoảng nhất định. Nguyên
nhân của hiện tượng vòng tròn đồng tâm là do xạ khuẩn sinh ra chất ức chế sinh
trưởng, khi sợi mọc qua vùng này chúng sinh trưởng yếu đi, qua được vùng có chất ức
chế chúng lại sinh trưởng mạnh thành vòng tiếp theo, vòng này lại sinh ra chất ức chế
sinh trưởng sát với nó khiến khuẩn ty lại phát triển yếu đi. Cứ thế tạo thành khuẩn
lạc có dạng các vòng tròn đồng tâm.
2.Cấu tạo tế bào
Khuẩn lạc xạ khuẩn tuy có dạng sợi phân nhánh phức tap đan xen nhau nhưng toàn bộ
hệ sợi chỉ là một tế bào có nhiều nhân, không có vách ngăn ngang. Giống như vi
khuẩn, nhân thuộc loại đơn giản, không có màng nhân.
Thành tế bào xạ khuẩn giống với thành tế bào vi khuẩn gram +. Màng tế bào chất dày
khoảng 50 nm và có cấu trúc tương tự như màng tế bào chất của vi khuẩn. Nhân
không có cấu trúc điển hình, chỉ là những nhiễm sắc thể không có màng. Khi còn non,
toàn bộ tế bào chỉ có một nhiễm sắc thể sau đó hình thành nhiều hạt rải rác trong toàn
bộ hệ khuẩn ty (gọi là hạt Cromatin).
3.Sinh sản
Xạ khuẩn sinh sản sinh dưỡng bằng bào tử. Bào tử được hình thành trên các nhánh
phân hoá từ khuẩn ty khí sinh gọi là cuống sinh bào tử. Cuống sinh bào tử ở các loài xạ
khuẩn có kích thước và hình dạng khác nhau. Có loài dài tới 100 - 200 nm, có loài chỉ
khoảng 20 - 30 nm. Có loài cấu trúc theo hình lượn sóng, có loài lò xo hay xoắn ốc.
Sắp xếp của các cuống sinh bào tử cũng khác nhau. Chúng có thể sắp xếp theo kiểu
mọc đơn, mọc đôi, mọc vòng hoặc từng chùm. Đặc điểm hình dạng của cuống sinh
bào tử là một tiêu chuẩn phân loại xạ khuẩn.




   Hình 33
Bào tử được hình thành từ cuốn sinh bào tử theo kiểu kết đoạn (fragmentation) hoặc
cắt khúc (segmentation).
- Kiểu kết đoạn:
Hạt cromatin trong cuống sinh bào tử được phân chia thành nhiều hạt phân bố đồng
đều dọc theo sợi cuống sinh bào tử. Sau đó tế bào chất tập trung bao bọc quang mỗi
hạt cromatin gọi là tiền bào tử. Tiền bào tử hình thành màng tạo thành bào tử nằm trng
cuống sinh bào tử. Bào tử thường có hình cầu hoặc ôvan, được giải phóng khi màng
cuống sinh bào tử bị phân giải hoặc bị tách ra.
- Kiểu cắt khúc:
Hạt cromatin phân chia phân bố đồng đều dọc theo cuống sinh bào tử. Sau đó giữa các
hạt hình thành vách ngăn ngang, mỗi phần đều có tế bào chất. Bào tử hình thành theo
kiểu này thường có hình viên trụ hoặc hình que.




                     Hình 34
Hình 1.26 hình dạng cuốn bào tử xạ khuẩn Strep.Griseus
Ngoài hình thức sinh sản bằng bào tử, xạ khuẩn còn có thể sinh sản bằng khuẩn ty.
Các đoạn khuẩn ty gãy ra môi trường phát triển thành hệ khuẩn ty. Thuộc nhóm
Procaryotes ngoài xạ khuẩn và vi khuẩn còn có niêm vi khuẩn, xoắn thể, ricketsia và
Mycoplasma. Các nhóm này đều có cấu tạo nhân đơn giản. Cấu tạo tế bào và hoạt
tính sinh lý có nhiều sai khác. Ví dụ như Mycoplasma có kích thước rất nhỏ bé so với
vi khuẩn, không có màng tế bào, vì thế hình dạng luôn biến đổi. Ricketsia cũng có kích
thước nhỏ bé, sống ký sinh bắt buộc v.v...




4.Ý nghĩa thực tiến của xạ khuẩn
Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong đất, chúng tham gia vào các quá
trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất như xenluloza, tinh bột v.v.... góp phần
khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Đặc tính này còn được ứng dụng
trong quá trình chế biến phân huỷ rác v.v... Nhiều xạ khuẩn có khả năng sinh chất
kháng sinh. Đặc điểm này được sử dụng trong nghiên cứu sản xuất các chất kháng
sinh dùng trong y học, nông nghiệp và bảo quản thực phẩm.
Hình 35
Hình 1.27. Các dạng bào tử ở xạ khuẩn
Hình 1.28 Cấu trúc của khuẩn ti ở xạ khuẩncp: tế bào chất pm: màng tế bào chất cw:
thành tế bào se:vách ngănri: riboxomre: chất dự trữ




                                      Hình 5
Hình 6


Hình 1. Một số khuẩn lạc của Streptomyces trên môi trường ISP2 ở 28-30 0C, 5 ngày
(a) V2; (b) HX11; (c) HX14;(d) T22; (e) T13; (f) X15; (g) LA83; (f) LA60; (i) R2




Hình 2.Một số hình dạng khuẩn ty và cuống
sinh bào tử trên tiêu bản phòng ẩm, độ phóng đại 40X.
(a) T11 ; (b) LA28 ; (c) X5;
(d) LA57; (e) B1; (f) LA88
Hình 2




         IV.NẤM MEN (Yeas)

         1.Hình thái và kích thước
                                 Một số hình ảnh về các ngành Nấm




                         Sợi nấm rễ mút phân Phycomyces thuộc    Nấm bệnh Mucor mucedo (thuộc
Tế bào nấm thuộc ngành   nhánh nhìn dưới kính Zygomycota mọc lên Zygomycota) trên thực vật
Chytridiomycota          hiển vi.             từ một miếng cá
Nấm Aspergillus fumigatus                                               Pneumocystis carinii gây bệnh
                            Coccidioides immitis Trichoderma fertile
với các bào tử nang                                                     viêm phổi ở người
                            với các nội bào tử   thuộc Ascomycota




                                                   Nấm linh chi
Cryptococcus neoformans với   Nấm mồng gà          (Ganoderma lucidum)
                                                                        Humidicutis lewelliniae thuộc
lớp màng polysaccarit ở nhiệt (Cantharellus) thuộc được sử dụng trong y
độ 37 °C                      Basidiomycota        học phương Đông từ Basidiomycota
                                                   lâu đời




                  Bào tử bắn                                      Phân cắt tế bào




                                                Nảy chồi
Bào tử túi         Bào tử màng dày                    Bào tử đốt




                                Vỏ nhày ở nấm men


Nấm men thường có hình cầu hoặc hình bầu dục, một số loại có hình que và một số
hình dạng khác. Kích thước trung bình của nấm men m. Một số loài nấm men sau khi
phân cắt bằng phương pháp nảyµlà 3 - 5 x 5 - 10 chồi, tế bào con không rời khỏi tế
bào mẹ và lại tiếp tục mọc chồi. Bởi vậy nó có hình thái giống như cây xương rồng
khi quan sát dưới kính hiển vi.




                  Hình 37
Hình 1.31 Nấm Saccharomyces Cerevisiea
2.Cấu tạo tế bào
Khác với vi khuẩn và xạ khuẩn, nấm men có cấu tạo tế bào khá phức tạp, gần giống
như tế bào thực vật. Có đầy đủ các cấu tạo thành tế bào, màng tế bào chất, tế bào
chất, ty thể, riboxom, nhân, không bào và các hạt dự trữ.
2.1Thành tế bào
Thành tế bào nấm men được cấu tạo bởi hai lớp phân tử bao gồm 90% là hợp chất
glucan và mannan, phần còn lại là protein, lipit và glucozamin. Glucan là hợp chất cao
phân tử của D - Glucoza, mannan là hợp chất cao phân tử của D - Manoza. Trên thành
tế bào có nhiều lỗ, qua đó các chất dinh dưỡng được hấp thu và các sản phẩm của quá
trình trao đổi chất được thải ra.
2.2.Màng nguyên sinh chất
Màng nguyên sinh chất của tế bào nấm men dày khoảng 8 nm có cấu tạo tương tự
như màng nguyên sinh chất của vi khuẩn.
Tế bào chất của nấm men cũng tương tự như tế bào chất của vi khuẩn, độ nhớt của
tế bào chất cao hơn của nước 800 lần.
Nhân tế bào nấm men là nhân điển hình, có màng nhân, bên trong là chất dịch nhân có
chứa hạch nhân. Cũng như nhân tế bào của vi sinh vật bậc cao, nhân tế bào nấm men
ngoài AND còn có protein và nhiều loại men. Hạch nhân của tế bào nấm men không
phải chỉ gồm một phân tử AND như ở vi khuẩn mà đã có cấu tạo nhiễm sắc thể điển
hình và có quá trình phân bào nguyên nhiễm còn gọi là gián phân. Quá trình gián phân
gồm 4 giai đoạn như ở vi sinh vật bậc cao. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào nấm
men khác nhau tuỳ loại nấm men. Ở Saccharomyces serevisiae là nhóm nấm men phân
bố rộng rãi nhất, thể đơn bội của nó có n = 17 nhiễm sắc thể, thể lưỡng bội có 2n =
34. Ngoài nhiễm sắc thể ra, trong nhân tế bào S. serevisiae còn có từ 50 đến 100
plasmic có cấu tạo m, có khả năng sao chép độc lập,µlà 1 phân tử AND hình vòng kín
có kích thước 2 mang thông tin di truyền.
2.3.Ty thể:
Khác với vi khuẩn, nấm men đã có ty thể giống như ở tế bào bậc cao, đó là cơ quan
sinh năng lượng của tế bào. Ty thể nấm men có hình bầu dục, được bao bọc bởi hai
lớp màng, màng trong gấp khúc thành nhiều tấm răng lược hợc nhiều ống nhỏ làm cho
diện tích bề mặt của màng trong tăng lên. Cấu trúc của hai lớp màng ty thể giống cấu
trúc của màng nguyên sinh chất. Trên bề mặt của màng trong có dính vô số các hạt
nhỏ hình cầu. Các hạt này có chức năng sinh năng lượng và giải phóng năng lượng của
ty thể. Trong ty thể còn có một phân tử AND có cấu trúc hình vòng, có khả năng tự sao
chép. Những đột biến tạo ra tế bào nấm men không có AND ty thể làm cho tế bào
nấm men phát triển rất yếu, khuẩn lạc nhỏ bé. Trong ty thể còn có cả các thành phần
cần cho quá trình tổng hợp protein như riboxom, các loại ARN và các loại enzym cần
thiết cho sự tổng hợp protein. Các thành phẩn này không giống với các thành phần
tương tự của tế bào nấm men nhưng lại rất giống của vi khuẩn. AND của ty thể rất
nhỏ nên chỉ có thể mang mật mã tổng hợp cho một số protein của ty thể, số còn lại do
tế bào tổng hợp rồi đưa vào ty thể. Người ta đã chứng minh được quá trình tự tổng
hợp protein của ty thể. Quá trình này bị kìm hãm bởi cloramfenicol giống như ở vi
khuẩn, trong khi đó chất kháng sinh này không kìm hãm được quá trình tổng hợp
protein ở tế bào nấm men.
2.3.Riboxom của tế bào nấm men có hai loại : loại 80S gồm 2 tiểu thể 60S và 40S
nằm trong tế bào chất, một số khác gắn với màng tế bào chất. Một số nghiên cứu đã
chứng minh rằng: các riboxom gắn với màng tế bào chất có hoạt tính tổng hợp protein
cao hơn. loại 70S là loại riboxom có trong ti thể.
Ngoài các cơ quan trên, nấm men còn có không bào và các hạt dự trữ như hạt Volutin,
hạt này không những mang vai trò chất dự trữ mà còn dùng làm nguồn năng lượng cho
nhiều quá trình sinh hoá học của tế bào. Ngoài hạt Volutin trong tế bào còn có các hạt
dự trữ khác như glycogen và lipit. Một số nấm men có khả năng hình thành một lượng
lớn lipit.
2.4.Bào tử: Nhiều nấm men có khả năng hình thành bào tử, đó là một hình thức sinh
sản của nấm men. Có 2 loại bào tử: bào tử bắn và bào tử túi. Bào tử túi là những bào
tử được hình thành trong một túi nhỏ còn gọi là nang. Trong nang thường chứa từ 1-8
bào tử, đôi khi đến 12 bào tử. Phương thức hình thành túi phụ thuộc vào hình thức sinh
sản của nấm men. Bào tử bắn là những bào tử úau khi hình thành nhờ năng lượng của
tế bào bắn mạnh về phía đối diện. Đó là một hình thức phát tán bào tử. Có thể quan
sát bào tử bắn bằng cách nuôi cấy nấm men trên đĩa petri, vài ngày sau thấy xuất hiện
trên nắp hộp phía đối diện thành một lớp mờ mờ. Đem nắp hộp soi dưới kính hiển vi
sẽ thấy rõ các bào tử.
3.Sinh sản
Ở 3 nấm men có 3 hình thức sinh sản
- Sinh sản sinh dưỡng : là hình thức sinh sản đơn giản nhất của nấm men. Có 2 hình
thức sinh sản sinh dưỡng: nảy chồi và hình thức ngang phân đôi tế bào như vi khuẩn.
Ở hình thức nảy chồi, từ một cực của tế bào mẹ nảy chồi thành một tế bào con, sau
đó hình thành vách ngăn ngang giữa hai tế bào. Tế bào còn có thể tách khỏi tế bào mẹ
hoặc có thể dính với tế bào mẹ và lại tiếp tục nảy chồi làm cho nấm men giống như
hình dạng cây xương rồng tai nhỏ.
- Sinh sản đơn tính: bằng hai hình thức bào tử túi và bào tử bắn như đã nói ở phần bào
tử.
- Sinh sản hữu tính: do hai tế bào nấm men kết hợp với nhau hình thành hợp tử. Hợp
tử phân chia thành các bào tử nằm trong nang, nang chín bào tử được phát tán ra ngoài.
Nếu 2 tế bào nấm men có hình thái kích thước giống nhau tiếp hợp với nhau thì được
gọi là tiếp hợp đẳng giao. Nếu 2 tế bào nấm men khác nhau thì gọi là tiếp hợp dị giao.
Trong chu trình sống của nhiều loài nấm men, có sự kết hợp các hình thức sinh sản
khác nhau. Sau đây là quá trình sinh sản của S. serevisiae - một loài nấm men phân bố
rộng rãi trong thiên nhiên. Chu trình sống của nấm men này có 2 giai đoạn đơn bội và
lưỡng bội. Đầu tiên tế bào sinh dưỡng đon bội (n) sinh sôi nảy nở theo lối nảy chồi.
Sau đó 2 tế bào đơn bội kết hợp với nhau, có sự trao đổi của tế bào chất và nhân hình
thành tế bào lưỡng bội (2n). Tế bào lưỡng bội lại nảy chồi (sinh sản sinh dưỡng)
thành nhiều tế bào lưỡng bội khác, cuối cùng hình thành hợp tử. Nhân của hợp tử phân
chia giảm nhiễm thành 4 nhân đơn bội. Mỗi nhân đơn bội được bao bọc nguyên sinh
chất, hình thành màng, tạo thành 4 bào tử nằm trong một túi gọi là bào tử túi. Khi túi
vỡ, bào tử ra ngoài phát triển thành tế bào dinh dưỡng và lại phân chia theo lối này rồi
tiếp tục chu trình sống.
Hình 38
Ngoài hình thức sinh sản như ở S. serevisiae, một số loài nấm men khác có những hình
thức sinh sản về cơ bản cũng giống như trên nhưng có một số sai khác. Ví dụ như là
Schizosaccharomyces octosporus hợp tử lưỡng bội phân chia 3 lần, lần đầu giảm
nhiễm sinh ra 8 bào tử nằm trong nang.
Hình 1.32. Chu trình sinh sản của nấm men
Hình 39
Hình 1.33. Các kiểu nảy chồi và các hình dạng của tế bào, bào tử ở nấm men
A. Nảy chồi nhiều cực; B. Nảy chồi đơn cực; C. Nảy chồi lưỡng cực; D. Phân cắt
E. Khuẩn ti già;F. Khuẩn ti;G. Bào tử đốt; H. Nội bào tử; I. Bào tử bắn;
J. Bào tử trần
4.Ý nghĩa thực tiễn của nấm men
Nấm men là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, nó tham gia vào các
quá trình chuyển hoá vật chất, phân huỷ chất hữu cơ trong đất. Hoạt tính sinh lý của
nhiều loài nấm men được ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp và các
ngành khác. Đặc biệt trong quá trình sản xuất các loại rượu, cồn, nước giải khát lên
men, làm thức ăn gia súc ... Ngoài hoạt tính sinh lý, bản thân tế bào nấm men có rất
nhiều loại vitamin và các axit amin, đặc biệt là axit amin không thay thế. Đặc tính này
được dùng để chế tạo thức ăn gia súc từ nấm men, thậm chí thức ăn dùng cho người
cũng có thể chế tạo từ nấm men.

   V.NẤM MỐC (nấm sợi)

Nấm mốc cũng thuộc nhóm vi nấm, có kích thước hiển vi. Khác với nấm men, có
không phải là những tế bào riêng biệt mà là một hệ sợi phức tạp, đa bào có màu sắc
phong phú.
1.Hình thái và kích thước
Nấm mốc có cấu tạo hình sợi phân nhánh, tạo thành một hệ sợi chằng chịt phát triển
rất nhanh gọi là khuẩn ti thể hay hệ sợi nấm. m. Nấm mốc cũng có 2 loại khuẩn
ti:µChiều ngang của khuẩn ti thay đổi từ 3 - 10 khuẩn ti khí sinh mọc trên bề mặt môi
trường, từ đây sinh ra những cơ quan sinh sản. Khuẩn ti cơ chế mọc sâu vào môi
trường.
Khuẩn lạc của nấm mốc cũng có nhiều màu sắc như khuẩn lạc xạ khuẩn. Khuẩn lạc
nấm mốc khác với xạ khuẩn ở chỗ nó phát triển nhanh hơn, thường to hơn xạ khuẩn
ở chỗ nó phát triển nhanh hơn, thường to hơn khuẩn lạc xạ khuẩn nhiều lần. Dạng
xốp hơn do kích thích khuẩn ti to hơn. Thường thì mỗi khuẩn lạc sau 3 ngày phát triển
có kích thước 5 - 10 mm, trong khi đó khuẩn lạc xạ khuẩn chỉ khoảng 0,5 - 2 mm.
2.Cấu tạo tế bào
Cũng như nấm men, nấm mốc có cấu tạo tế bào điển hình như ở sinh vật bậc cao.
Thành phần hoá học và chức năng của các cấu trúc này cũng tương tự như ở nấm men.
Điều sai khác cơ bản giữa nấm mốc và nấm men là ở tổ chức tế bào.
Nấm men chỉ là những tế bào riêng rẽ hoặc xếp với nhau theo kiểu cây xương rồng
như đã nói ở phần trên. Nấm mốc có tổ chức tế bào phức tạp hơn, trừ một số nấm
mốc bậc thấp có cấu tạo đơn bào phân nhánh. Ở những nấm mốc bậc thấp này, cơ
thể là một hệ sợi nhiều nhân không có vách ngăn.
Đa số nấm mốc có cấu tạo đa bào, tạo thành những tổ chức khác nhau như sợi khí
sinh, sợi cơ chất. Sợi cơ chất của nấm mốc không đơn giản như ở xạ khuẩn mà phức
tạp hơn. Có những loài có sợi cơ chất giống như rễ chùm ở thực vật gọi là rễ giả, ví
dụ như ở Aspergillus niger. Ở những loài nấm mốc ký sinh trên thực vật, sợi cơ chất
tạo thành những cấu trúc đặc biệt gọi là vòi hút.
Ở một số loài nấm mốc, các sợi nấm nối với nhau thông qua các cầu nối, các cầu nối
hình thành giữa các sợi nằm gần nhau gọi là sự hợp nối do có hiện tượng 2 khối
nguyên sinh chất trộn lẫn với nhau. Đó có thể là một hình thức lai dinh dưỡng.
Một số loài nấm mốc có cấu tạo gần giống mô thực vật gọi là mô giả. Đó là các tổ
chức sợi xốp gồm các sợi nấm xếp song song với nhau tạo thành một tổ chức sợi xốp.
Ngoài tổ chức sợi xốp còn có tổ chức màng mỏng giả gần giống như màng mỏng ở
thực vật bậc cao. Chúng gồm những tế bào có kích thước xấp xỉ nhau hình bầu dục,
xếp lại với nhau. Hai tổ chức trên có ở thể đệm và hạch nấm. Thể đệm cấu tạo bởi
nhiều khuẩn ti kết lại với nhau, từ đó sinh ra các cơ quan sinh sản của nấm mốc.
Hạch nấm thường có hình tròn hoặc hình bầu dục không đều, kích thước tuỳ theo loài,
từ dưới 1 mm đến vài cm. Đặc biệt có loài có kích thước hạch nấm tới vài chục cm.
Hạch nấm là một tổ chức giúp cho nấm sống qua những điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
Sợi nấm tồn tại trong hạch không phát triển. Khi gặp điều kiện thuận lợi hạch sẽ nảy
mầm và phát triển bình thường.
3.Sinh sản
Nấm mốc có 3 hình thức sinh sản chính
a. Sinh sản dinh dưỡng
- Sinh sản dinh dưỡng bằng khuẩn ti: là hình thức từ một khuẩn ti gây ra những đoạn
nhỏ, những đoạn nhỏ này phát triển thành một hệ khuẩn ti.
- Sinh sản dinh dưỡng bằng hạch nấm: như đã nói ở phần trên.
- Sinh sản dinh dưỡng bằng bào tử dày: trên phần giữa của khuẩn ti hoặc phần đầu
khuẩn ti hình thành tế bào có màng dầy bao bọc, bên trong chứa nhiều chất dự trữ.
Gặp điều kiện thuận lợi bào tử dầy sẽ nảy mầm thành một hệ sợi nấm. Bào tử dầy
thường là đơn bào, đôi khi là 2 hoặc nhiều tế bào.
b. Sinh sản vô tính
Sinh sản vô tính ở nấm mốc có hai hình thức:
- Bào tử kín: là bào tử hình thành trong một nang kín. Từ một khuẩn ti mọc lên cuống
nang, cuống nang thường có đường kính lớn hơn đường kính khuẩn ti. Cuống nang có
loại phân nhánh và có loại không phân nhánh. Trên cuống nang hình thành nang bào tử.
Cuống nang có phần ăn sâu vào trong nang gọi là nang trụ. Nang trụ có hình dạng khác
nhau tuỳ loài. Ở một số loài, bào tử nằm trong nang có tiên mao, khi nang vỡ bào tử có
khả năng di động trong nước gọi là động bào tử (Zoospore).
Sự khác nhau giữa bào tử dày ở sinh sản dinh dưỡng và bào tử kín ở sinh sản vô tính:
bào tử dầy chính là một hoặc một vài tế bào trong một sợi nấm hình thành màng dầy
bọc lại. Bào tử kín phức tạp hơn, có cơ quan mang bào tử là nang, có nang trụ, cuống
nang ...
- Bào tử đính: là hình thức bào tử được hình thành bên ngoài cơ quan sinh bào tử chứ
không nằm trong nang kín. Hình thức này có nhiều loại khác nhau.
Có loại bào tử nằm hoàn toàn bên ngoài cơ quan sinh bào tử. Từ sợi nấm mọc lên
cuống sinh bào tử, cuống sinh bào tử có thể phân nhánh hoặc không. Từ đỉnh của
cuống sinh bào tử bằng cách phân cắt cùng một lúc từ một sợi thành nhiều bào tử. Có
loại mọc chồi thành bào tử thứ nhất rồi bào tử thứ nhất lại mọc chồi thành bào tử thứ
hai, cứ như thế tạo thành chuỗi, trong chuỗi kiểu này bào tử ở cuối chuỗi non nhất,
bào tử ở sát cuống sinh bào tử già nhất, gọi là chuỗi gốc già. Có loại các bào tử được
liên tiếp mọc ra từ đỉnh cuống sinh bào tử đẩy dần thành một chuỗi trong đó bào tử ở
cuối chuỗi được sinh ra đầu tiên gọi là chuỗi gốc non.
Ở một số loài bào tử nằm trong thể bình, phương thức sinh bào tử cũng tương tự như
ở cơ chế trên (phân cắt cùng một lúc, chuỗi gốc nhà, chuỗi gốc non). Đặc điểm khác
cơ bản là cuống sinh và bào tử nằm trong một thể hinh bình, các bào tử sinh ra được
đẩy dần ra khỏi miệng bình. Khác với bào tử kín, nang phải vỡ ra bào tử mới ra ngoài
được.
Ngoài các hình thức trên còn một số hình thức khác nữa. Trên cùng một loài nấm mốc
có thể có nhiều hình thức sinh sản khác nhau. Ví dụ như Fusarium có bào tử dày và bào
tử đính. Cách phát sinh bào tử khác nhau cũng có thể có cùng ở một loại nấm.
c. Sinh sản hữu tính
Nấm mốc có 3 hình thức sinh sản hữu tính - đẳng giao, di giao và tiếp hợp.
- Đẳng giao: Từ sợi khuẩn ti sinh ra các túi giao tử trong có chứa giao tử.
Các giao tử sau khi ra khỏi túi kết hợp với nhau thành hợp tử. Hợp tử phân chia giảm
nhiễm thành các bào tử. Mỗi bào tử khi được giải phóng ra từ hợp tử có thể phát sinh
thành sợi nấm. Các giao tử và túi giao tử hoàn toàn giống nhau giữa cơ thể “đực” và cơ
thể “cái”.
- Dị giao: là trường hợp các giao tử và túi giao tử ở cơ thể “đực” và “cái” khác nhau. Ở
lớp nấm noãn (Oomycestes) cơ quan sinh sản cái gọi là noãn khí ở trong chứa noãn
cầu. Cơ quan sinh sản đực gọi là hùng khí có hình ống cong. Có thể có nhiều hùng khí
mọc hướng về phía noãn khí, trong hùng khí chứa các tinh trùng. Khi hùng khí mọc
vươn tới noãn khí, từ hùng khí tạo thành các ống xuyên qua đó tinh trùng vào thụ tinh
noãn cầu tạo thành noãn bào tử. Noãn bào tử được bao bọc bởi một màng dày, sau một
thời gian phân chia giảm nhiễm và phát triển thành sợi nấm mốc.




Hình 40
Hình 1.34. Sinh sản hữu tính: Dị giao
- Tiếp hợp: Hình thức sinh sản thường có ở nấm tiếp hợp. Từ 2 khuẩn ti khác nhau
gọi là sợi âm và sợi dương mọc ra 2 mấu lồi gọi là nguyên phối nang. Các nguyên
phối nang mọc hướng vào nhau dần dần hình thành màng ngăn với khuẩn ti sinh ra nó
tạo thành tế bào đa nhân. Hai tế bào đa nhân tiếp hợp với nhau tạo thành hợp tử đa
nhân gọi là bào tử tiếp hợp có màng dầy. Hợp tử sau một thời gian nảy mầm mọc
thành một ống mầm. Đầu ống mầm sau phát triển thành một nang vô tính chứa những
bào tử. Ống mầm trở thành cuống nang giống như trường hợp hình thành bào tử kín.
Sau một thời gian nang vỡ giải phóng bào tử ra ngoài. Mỗi bào tử phát triển thành một
sợi nấm.
Ngoài các hình thức sinh sản điển hình trên, ở nấm mốc còn có hình thức sinh sản
phần nào phức tạp hơn, gần giống với thực vật. Đó là ở một số loài thuộc lớp nấm
đảm (Basidiomycetes).
4.Ý nghĩa thực tiễn của nấm mốc
Nấm mốc (hay nấm sợi) là một nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong thiên nhiên.
Chúng tham gia tích cực vào các quá trình chuyển hoá vật chất, khép kín các vòng tuần
hoàn vật chất trong tự nhiên. Khả năng chuyển hoá vật chất của chúng được ứng
dụng trong nhiều ngành, đặc biệt là chế biến thực phẩm (làm rượu, làm tương, nước
chấm v.v....). Mặt khác, có nhiều loại nấm mốc mọc trên các nguyên, vật liệu, đồ
dùng, thực phẩm ... phá hỏng hoặc làm giảm chất lượng của chúng. Một số loài còn
gây bệnh cho người, động vật thực vật (bệnh lang ben, vẩy nến ở người, nấm rỉ sắt ở
thực vật v.v...).
Ngoài các nhóm vi sinh vật chính đã mô tả ở trên, thuộc về các vi sinh vật có kích
thước hiển vi có thể xếp vào đối tượng của vi sinh vật học còn có các nhóm tảo đơn
bào gọi là vi tảo, các nhóm nguyên sinh động vật như trùng roi, amip v.v...
**Vị trí và vai trò của nấm mốc

Nấm mốc có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người một cách trực tiếp bằng cách
làm hư hỏng, giảm phẩm chất lương thực, thực phẩm trước và sau thu hoạch,
trongchế biến, bảo quản. Nấm mốc còn gây hư hại vật dụng, quần áo... hay gây bệnh
cho người, động vật khác và cây trồng. Tuy nhiên, các qui trình chế biến thực phẩm có
liên quan đến lên men đều cần đến sự có mặt của vi sinh vật trong đó có nấm mốc.
Nấm mốc cũng giúp tổng hợp những loại kháng sinh (penicillin, griseofulvin), acit hữu
cơ (acit oxalic, citric, gluconic...), vitamin (nhóm B, riboflavin), kích thích tố
(gibberellin, auxin, cytokinin), một số enzim và các hoạt chất khác dùng trong công
nghiệp thực phẩm và y, dược ... đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ngoài ra, nấm
còn giử vai trò quan trọng trong việc phân giải chất hữu cơ trả lại độ mầu mỡ cho đất
trồng.

Một số loài thuộc giống Rhizopus, Mucor, Candida gây bệnh trên người, Microsporum
gây bệnh trên chó, Aspergillus fumigatus gây bệnh trên chim; Saprolegnia và Achlya
gây bệnh nấm ký sinh trên cá. Những loài nấm gây bệnh trên cây trồng như
Phytophthora, Fusarium, Cercospora.... đặc biệt nấm Aspergilus flavus và Aspergillus
fumigatus phát triển trên ngũ cốc trong điều kiện thuận lợi sinh ra độc tố aflatoxin.

Bên cạnh tác động gây hại, một số loài nấm mốc rất hữu ích trong sản xuất và đời
sống như nấm ăn, nấm dược phẩm (nấm linh chi, Penicillium notatum tổng hợp nên
penicillin, Penicillium griseofulvum tổng hợp nên griseofulvin...), nấm Aspergillus niger
tổng hợp các acit hữu cơ như acit citric, acit gluconic, nấm Gibberella fujikuroi tổng
hợp kích thích tố gibberellin và một số loài nấm thuộc nhóm Phycomycetina hay
Deuteromycetina có thể ký sinh trên côn trùng gây hại qua đó có thể dùng làm thiên
địch diệt côn trùng. Ngoài ra, những loài nấm sống cộng sinh với thực vật như Nấm rễ
(Mycorrhizae), giúp cho rễ cây hút được nhiều hơn lượng phân vô cơ khó tan và cung
cấp cho nhu cầu phát triển của cây trồng.

Nấm còn là đối tượng nghiên cứu về di truyền học như nấm Neurospora crassa, nấm
Physarum polycephalum dùng để tổng hợp ADN và những nghiên cứu khác.

5.Phân loại nấm mốc
Đầu tiên, nấm được sắp xếp theo tiến hóa như mô hình dưới đây: (Hình 1.15)

Dayal (1975) liệt kê 7 đặc tính để phân loại nấm mốc như sau:

   1.   đặc điểm hình thái
   2.   ký chủ đặc thù
   3.   đặc điểm sinh lý
   4.   đặc điểm tế bào học và di truyền học
   5.   đặc điểm kháng huyết thanh
   6.   đặc tính sinh hóa chung
   7.   phân loại số học




                                      Hình 11

Hình 1.15 Cây di truyền phát sinh ngành cho thấy nấm mốc có mối liên hệ gần với

thực vật (PLANTAE) và động vật (ANIMALIA) (theo Hawkswort và

ctv., 1995)

Theo Gwynne-Vaughan và Barnes (1937) chia nấm thành 3 lớp chính: Phycomycetes,
Ascomycetes và Basidiomycetes dựa trên khuẩn ty có vách ngăn ngang hay không và
đặc điểm của bào tử. Theo Stevenson (1970) đã phân loại nấm trong ngành Mycota
gồm 6 lớp: Chytridiomycetes, Oomycetes, Zygomycetes, Ascomycetes, Basidiomycetes,
và Deuteromycetes. Gần đây, Kurashi (1985) nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hệ
thống ubiquinon trong phân loại nấm mốc cũng như ứng dụng kỹ thuật sinh học phân
tử để khảo sát đa dạng di truyền và qua mối liên hệ di truyền phân loại lại cho chính
                 ̉
xác hơn. VII.TAO (ALGUE)

Tao là những thực vât bâc thâp, quang tự dưỡng (abtotrophe), sông chủ yêu ở trong
  ̉                    ̣ ̣     ́                                 ́          ́
nước và những nơi có độ âm cua nước, có anh sang ( trên măt đât, trong đât ở trang thai
                             ̉   ̉           ́    ́           ̣ ́             ́     ̣     ́
ngu, trên đôi nui, thân cây, tường âm, băng tuyêt …).
    ̉       ̀   ́                   ̉           ́

             ̣ ̉
   1.Phân loai tao
   Về măt phân loai, tuy theo cach đăt vân đề mà sự phân chia khac nhau:
         ̣         ̣    ̀        ́    ̣ ́                           ́
   1.1.           ̉          ̣   ̉
           Theo bang phân loai cua Liên Xô 1978
                        ̉
   1.1.1. Cyanophyta- Tao lam




   Được phân bố chủ yêu ở vung nước ngot, ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố b, san
                        ́       ̀                 ̀     ̣  ̣        ̀       ́          ̉
   phâm quan hợp là glycogen. Loai tao nay có khả năng đông hoa nitơ không khí do
       ̉                          ̣ ̉     ̀                  ̀    ́
   công sinh với beo hoa dâu( Anabaena azola)
     ̣             ̀
                          ̉
   1.1.2. Chlorophyta -Tao luc̣




   Được phân bố chủ yêu ở vung nước ngot, ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố a,b,
                         ́           ̀                     ̣       ̀     ̣   ̣         ̀       ́
   san phâm quang hợp là tinh bôt.
      ̉       ̉                                ̣
   1.1.3. Xanthophyta-Tao vang ( con được goi là tao roi lêch)
                                 ̉       ̀           ̀           ̣     ̉         ̣
   Được phân bố chủ yêu ở vung nước lợ, ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố a,b và
                           ́           ̀                       ̀     ̣     ̣         ̀     ́
   san phâm quang hợp là leucosin, mang tế bao có chứa pectin
        ̉       ̉                                      ̀     ̀
   1.1.4. Bacillariophyta- Tao cat ̉         ́
   Được phân bố chủ yêu ở vung nước măn, nước lợ ngoai diêp luc tố a con chứa săc
                             ́             ̀             ̣                     ̀   ̣     ̣   ̀   ́
   tố b, san phâm quan hợp là chât dâu.
            ̉     ̉                              ́ ̀
   1.1.5. Phacophyta- Tao nâu  ̉
Được phân bố chủ yêu ở vung nước lợ, nước ngot và môt phân ở nước măn,ngoai
                                       ́                        ̀                                   ̣                   ̣            ̀               ̣         ̀
     diêp luc tố a con chứa săc tố b, san phâm quang hợp là chât dâu và mannit.
         ̣           ̣             ̀                        ́               ̉               ̉                               ́ ̀
     1.1.6. Rhodophyta-Tao đỏ                     ̉
     Được phân bố chủ yêu ở nước măn, nước lợ ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố a,
                                         ́                                        ̣                   ̀         ̣            ̣           ̀             ́
     b san phâm quang hợp là tinh bôt.
           ̉             ̉                                                ̣
     1.1.7.Euglenophyta-Tao măt                      ̉            ́
     Được phân bố chủ yêu ở nước măn, nước lợ ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố a,
                                           ́                                        ̣                   ̀         ̣            ̣           ̀             ́
     b san phâm quang hợp là paramilon .
             ̉             ̉
     1.1.8. Chrysophya- Tao anh vang                     ̉ ́            ̀
     Được phân bố chủ yêu ở nước măn, nước lợ ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố a,
                                             ́                                        ̣                   ̀         ̣            ̣           ̀             ́
     b san phâm quang hợp là leucosin.
               ̉             ̉
     1.1.9. Pyrrophyta-Tao giap                  ̉            ́
       Được phân bố chủ yêu ở nước măn, nước lợ ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố
                                                       ́                                  ̣                   ̀       ̣            ̣             ̀           ́
     a, b san phâm quang hợp là tinh bôt.
                   ̉           ̉                                                ̣
     1.1.10. Charophyta – Tao vom (vong )                 ̉         ̀         ̀
     Được phân bố chủ yêu ở nước măn, nước lợ tao thanh bui giông như lum cây
                                               ́                                        ̣         ̣         ̀             ̣            ́           ̀
     ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố a, b san phâm quang hợp là tinh bôt.
                 ̀     ̣         ̣   ̀                                ́                       ̉ ̉                                              ̣
  1.2.                      ̣   ̉
               Theo phân loai cua Robert Edward lee, 1999
                                 ̣ ̉
 Theo phân loai cua Robert Edward lee, 1999- Phyobgy, Cambridge Unit press, tao                                                     ̉
 được phân thanh nhiêu nganh do sự sai khac nhau về săc tô, chât dự trữ, câu truc đăc
                                  ̀                           ̀                       ̀                     ́     ́ ́ ́       ́   ́     ̣
 điêm cua roi và cac dâu hiêu khac .
          ̉     ̉                                     ́               ́             ̣         ́
 Kêt quả nghiên cứu trên kinh hiên vi điên tử, thì tao được phân chia thanh cac nganh
        ́                                                                       ́                 ̉       ̣   ̉           ̀     ́     ̀
 sau:
            ́                       ̀                     ̉
 Nhom I: 1.Nganh tao lam(Cyanophyta) hay vi khuân lam( Cyanobacteria)                                           ̉
                  2.Nganh Glaucophyta ̀
 Nhom II : 3. Nganh tao đỏ ( Rhodophyta )
              ́                             ̀                   ̉
                                                        ̀
                               4.Nganh tao luc (Chlorophyta )               ̉     ̣
    ́
Nhom III. 5. Nganh tao măt                          ̀                     ̉             ́
                                                ̀
                   6. Nganh tao 2 ranh (Dinophyta)                ̉                       ̃
Nhom IV. 7. Nganh tao roi không đêu ( Heterokontophyta) chia thanh cac lớp :
      ́                                           ̀                     ̉                           ̀                   ̀   ́
   - Lớp tao vang anh ( Chrysophyceae )
                     ̉                        ̀             ́
   - Lớp tao silic hay con goi tao cut ( Bacillariophyceae)
                       ̉                                                      ̀             ̣ ̉       ́
   - Lớp tao vang ( Xanthophyceaea)
                         ̉              ̀
   - Lớp tao đông bao tử có điêm măt ( Eustigmatophyta)
                           ̀              ̣                         ̀                           ̉       ́
   - Lớp tao nâu ( phhacophyta)
                             ̉
-              8. Nganh tao có phân bam ( Haptophyta)
                           ̀       ̉       ̀   ́
   Nganh tao lam gôm những tế bao chưa có câu truc nhân điên hinh, vì vây, hiên nay
        ̀       ̉                ̀           ̀       ́     ́         ̉   ̀     ̣   ̣
   khoa hoc xêp vao nhom cơ thể tiên nhân ( Prokaryota)
              ̣      ́       ̀         ́         ̀
   Goi là vi khuân lam(Cyanobacteria). Tât cả cac nganh tao con lai cung với cac nganh
      ̣                  ̉                         ́     ́   ̀   ̉     ̀ ̣ ̀     ́    ̀
   thực vât khac xêp vao nhom cơ thể mà tế bao có câu truc nhân điên hinh
            ̣          ́       ́     ̀   ́             ̀       ́   ́       ̉ ̀
   ( Eukaryota)
   2.Hinh thai câu tao tế bao tao
       ̀     ́ ́     ̣       ̀   ̉
   2.1. Hinh thai                    ̀                                                  ́
   Tao có cơ thể là môt tế bao riêng lẻ hoăc dinh với nhau thanh tâp đoan , chuyên đông
         ̉                                                                                                                    ̣                                       ̀                                                                   ̣ ́                                                                                         ̀                ̣                ̀                          ̉                 ̣
   hoăc không chuyên đông, cơ thể có roi chuyên đông được. Roi có thể có môt hoăc 2,
                      ̣                                                                                           ̉                                                                                                                                                        ̉                           ̣                                                                                  ̣                ̣
   đơn gian hoăc phân nhanh . Đăc điêm câu truc roi và số lượng roi là tiêu chuân để
                                             ̉                                       ̣                                                                      ́                              ̣                        ̉                        ́                           ́                                                                                                                     ̉
   phân loai.                                  ̣
   Có những cơ thể tao là dang tan, khôn phân hoa thanh thân, rê, la, không có ranh dân.                                ̉                                           ̣              ̉                                                                                         ́                           ̀                                    ̃ ́                                                ̃                   ̃
   Tan có thể là những dang sợi, dang ban gôm nhiêu tế bao câu truc nên.
           ̉                                                                                                                                          ̣                                                ̣                            ̉                    ̀                                       ̀                          ̀           ́                  ́
   2.2. Câu tao                          ́                         ̣
   Tao có câu truc 1 tế bao thực vât gôm mang bao boc, bên trong là nguyên sinh chât
             ̉                                           ́                                ́                                                   ̀                                                  ̣                ̀                              ̀                                                       ̣                                                                                                     ́
   với nhân điên hinh. Mang nhân có câu truc băng xenlulozohoăc hemixenlulozo.Câu
                                                                               ̉                  ̀                                                       ̀                                                               ́                            ́                       ̀                                                                   ̣                                                             ́
   truc mang là môt vỏ bao. Bao có thể gôm 2 hoăc nhiêu tâm lợp lai như ở
               ́                           ̀                                                    ̣                                                                                                                                          ̀                                             ̣                             ̀ ́                                    ̣
   Bacillariophyta và Dinophyta. Đăc điêm câu truc vỏ là tiêu chuân để phân loai tao.                                                                                                                  ̣                          ̉                      ́                       ́                                                                   ̉                                  ̣ ̉
   Trong nguyên sinh chât chứa luc lap (chloroplast) gôm cac thylakoit riêng rẽ hoăc                                                               ́                                         ̣ ̣                                                                                                              ̀                ́                                                                      ̣
   liên kêt với nhau. Trên cac thylacoit mang cac săc tố (pigments). Mang luc lap là môt
                                 ́                                                                                                                                ́                                                                                                    ́                     ́                                                                        ̀        ̣ ̣                                         ̣
   đăc điêm rât quan trong để phân loai cac nganh tao.
       ̣                               ̉                               ́                                                            ̣                                                                            ̣ ́                                             ̀                                 ̉
   Cac săc tố cua tao rât khac nhau, nhưng tấ cả cac nganh tao đêu có diêp luc a, ngoai
                 ́             ́                                                       ̉ ̉                                        ́                             ́                                                                                                                      ́                         ̀                ̉             ́                         ̣         ̣                                  ̀
   ra ở cac nganh tao khac có thể có diêp luc b, c. tuy theo tế bao chứa loai săc tố nao
                                   ́                                         ̀                          ̉                                       ́                                                                       ̣                      ̣                                               ̀                                          ̀                                 ̣ ́                          ̀
   mà chia thanh:Tao đo, ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố đỏ phycocrytrin ; tao vang
                                                                     ̀                                ̉                               ̉                                       ̀                ̣               ̣                                                   ̀                                                      ́                                                                      ̉                 ̀
   có sắ tố vang xanthophin..Dựa vao săc tố mà tao có sự phân bố khac nhau so với độ
                                                           ̀                                                                                                                                             ̀                  ́                                                      ̉                                                                              ́
   sâu cua nước. Hinh dang cua luc lap là chỉ tiêu để nhân dang tao.
                             ̉                                                                            ̀                                       ̣                                ̉ ̣ ̣                                                                                                                                ̣                            ̉
   Bên trong nguyên sinh chât con thây cac chât dự trữ như ở tao đo, san phâm dự trữ                                                                                      ́ ̀                                ́                          ́                      ́                                                                            ̉                ̉ ̉                      ̉
   là floridin, tao luc là tinh bôt, tao lam là glucogen , tao măt là paramylon.điêu đó cho
                                                                                 ̉                  ̣                                                                           ̣ ̉                                                                                                                                  ̉              ́                                                   ̀
   thâycac nghanh tao khac nhau có chât dự trữ khac nhau.
                   ́ ́                                                             ̀                            ̉                                       ́                                                                     ́                                                                      ́
   Ngoai ra trong nguyên sinh chât con chứa cac thể riboxom, cac hat cơ thê, lipit,
                          ̀                                                                                                                                                                  ́ ̀                                                                     ́                                                                        ́                 ̣               ̉
   không bao, ở nganh tao măt con có cac điêm măt (stigura), nhờ đó tế bao di chuyên
                                                 ̀                                                            ̀                           ̉                                  ́ ̀                                                ́                          ̉                               ́                                                                                 ̀                               ̉
   về phia anh sang.       ́ ́                                                             ́
   2.3. Sinh san ở tao tao có 3 cach sinh san                            ̉                                        ̉                   ̉                                                ́                                                         ̉
   + Sinh san sinh dưỡng : băng hinh thức phân đôi hoăc băng đứt đoan khuc cua cơ
                                                   ̉                                                                                                                       ̀                       ̀                                                                                                               ̣          ̀                                     ̣             ́          ̉
   thê.             ̉
   + Sinh san vô tinh : băng bao tử.                 ̉                                        ́                                             ̀                                    ̀
   + Sinh san hữu tinh : theo 3 kiêu băng cac giao tử (gmet)
                                                       ̉                                                    ́                                                                                        ̉                ́                              ́
   - Sinh san hữu tinh đăng giao                             ̉                                                        ́                                       ̉
   - Sinh san hữu tinh dị giao                                ̉                                                        ́
   - Sinh san hữu tinh noan giao                                 ̉                                                        ́                                         ̃
     Kêt quả cua quá trinh sinh san hữu tinh là hinh thanh hợp tử (zygot)
                        ́                                                ̉                                                      ̀                                                    ̉                                            ́                                          ̀                             ̀
3. Vai trò và giá trị dinh dưỡng cua vi khuân lam và tao
                                        ̉        ̉           ̉
     - Tao và khuân lam phân bố rât rông rai trong tự nhiên, đa số sông trong nước ngot
         ̉         ̉                ́ ̣        ̃                        ́                 ̣
và tao thanh năng suât sơ câp cửa cac thuy vực, tao silic và tao đỏ phân bố trong vung
      ̣    ̀           ́     ́           ́   ̉        ̉           ̉                     ̀
nước măn hay nước lợ, môt số khac sông công sinh với beo hoa dâu.
                               ̣       ́   ́     ̣              ̀
- Tao có ý nghia rât quan trong trong quá trinh hinh thanh và cai tao đât, tao tham
                ̉                  ̃ ́           ̣                       ̀     ̀         ̀             ̉ ̣    ́ ̉
gia vao viêc khep kin vong tuân hoan cac chât trong tự nhiên.
        ̀             ̣   ́         ́     ̀    ̀     ̀     ́       ́
      - Môt số loai tao lam có khả năng đông hoa nitơ phân tử, lam giau dinh dưỡng nitơ
                    ̣         ̣ ̉                            ̀         ́                         ̀        ̀
cho đât và cung câp nitơ cho cây trông
          ́                      ́                     ̀
      - Tao con là nguôn thức ăn tôt cho cac loai thuy san.
                  ̉     ̀             ̀            ́           ́     ̣       ̉     ̉
Tuy nhiên bên canh những loai tao có giá trị dinh dưỡng, môt số loai tao lai sinh ra cac
                               ̣              ̣ ̉                                            ̣          ̣ ̉ ̣     ́
chât đôc, gây đôc cho nguôn nước, gây đôc cho cac đông vât thuy sinh, qua đó có thể
    ́         ̣             ̣               ̀                    ̣         ́         ̣     ̣       ̉
gây đôc cho người, nêu người ăn phai cac thức ăn cac loai thuy san nay .
            ̣                           ́                ̉ ́                     ́     ̣       ̉     ̉      ̀

More Related Content

What's hot

Giao trinh hoa sinh pgs.ts.do quy hai
Giao trinh hoa sinh   pgs.ts.do quy haiGiao trinh hoa sinh   pgs.ts.do quy hai
Giao trinh hoa sinh pgs.ts.do quy haiPhi Phi
 
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...Nguyễn Hữu Học Inc
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngDanh Lợi Huỳnh
 
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh Tài liệu sinh học
 
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngTổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngHuy Hoang
 
So tay pha che hoa chat
So tay pha che hoa chatSo tay pha che hoa chat
So tay pha che hoa chatanhthaiduong92
 
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cdkimqui91
 
Thực vật học
Thực vật họcThực vật học
Thực vật họclovestory_s9
 
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamCac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamNguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEINCHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEINSoM
 
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Thành Lý Phạm
 

What's hot (20)

Giao trinh hoa sinh pgs.ts.do quy hai
Giao trinh hoa sinh   pgs.ts.do quy haiGiao trinh hoa sinh   pgs.ts.do quy hai
Giao trinh hoa sinh pgs.ts.do quy hai
 
He vi sinh vat gay hu hong thuc pham
He vi sinh vat gay hu hong thuc phamHe vi sinh vat gay hu hong thuc pham
He vi sinh vat gay hu hong thuc pham
 
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định Lượng
 
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh thuc phamCac phuong phap kiem nghiem vi sinh thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh thuc pham
 
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
 
Phu gia trong che bien thuc pham nn151
Phu gia trong che bien thuc pham nn151Phu gia trong che bien thuc pham nn151
Phu gia trong che bien thuc pham nn151
 
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngTổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
 
So tay pha che hoa chat
So tay pha che hoa chatSo tay pha che hoa chat
So tay pha che hoa chat
 
Chung cất
Chung cấtChung cất
Chung cất
 
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
 
Chuong4
Chuong4Chuong4
Chuong4
 
Chuong6
Chuong6Chuong6
Chuong6
 
Thực vật học
Thực vật họcThực vật học
Thực vật học
 
bậc phản ứng
bậc phản ứngbậc phản ứng
bậc phản ứng
 
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamCac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
 
Gthoa phan tich_1
Gthoa phan tich_1Gthoa phan tich_1
Gthoa phan tich_1
 
CHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEINCHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEIN
 
Dung dich va nong do
Dung dich va nong doDung dich va nong do
Dung dich va nong do
 
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
 

Similar to HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁC

Đề Cương Vi Sinh 100 Câu
Đề Cương Vi Sinh 100 CâuĐề Cương Vi Sinh 100 Câu
Đề Cương Vi Sinh 100 CâuVuKirikou
 
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệpCác quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệpHoai Hoang
 
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp dinhhienck
 
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệpCác quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệpdinhhienck
 
Vk saureus(tsp huc)
Vk saureus(tsp huc)Vk saureus(tsp huc)
Vk saureus(tsp huc)Sam Lam
 
đề Cương vi sinh
đề Cương vi sinhđề Cương vi sinh
đề Cương vi sinhBui Nhu
 
Bài giảng sinh học vi sinh
Bài giảng sinh học vi sinhBài giảng sinh học vi sinh
Bài giảng sinh học vi sinhnataliej4
 
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan da
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan   da02a hinh the, cau tao te bao vi khuan   da
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan daLe Tran Anh
 
Mai vi sinh 11111
Mai vi sinh 11111Mai vi sinh 11111
Mai vi sinh 11111Bá Mai
 
Gt vi sinh32
Gt vi sinh32Gt vi sinh32
Gt vi sinh32Cat Love
 
2. tế bào và mô thực vật
2. tế bào và mô thực vật2. tế bào và mô thực vật
2. tế bào và mô thực vậtHUYNHTHUY24
 
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...VuKirikou
 
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐC
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐCMàng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐC
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐCVuKirikou
 

Similar to HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁC (20)

Đề Cương Vi Sinh 100 Câu
Đề Cương Vi Sinh 100 CâuĐề Cương Vi Sinh 100 Câu
Đề Cương Vi Sinh 100 Câu
 
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệpCác quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
 
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
 
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệpCác quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
 
C2 vikhuan
C2 vikhuanC2 vikhuan
C2 vikhuan
 
Vk saureus(tsp huc)
Vk saureus(tsp huc)Vk saureus(tsp huc)
Vk saureus(tsp huc)
 
đề Cương vi sinh
đề Cương vi sinhđề Cương vi sinh
đề Cương vi sinh
 
Bài giảng sinh học vi sinh
Bài giảng sinh học vi sinhBài giảng sinh học vi sinh
Bài giảng sinh học vi sinh
 
Daicuong vi sinh1
Daicuong vi sinh1Daicuong vi sinh1
Daicuong vi sinh1
 
3. công nghệ nuôi trồng nấm
3. công nghệ nuôi trồng nấm3. công nghệ nuôi trồng nấm
3. công nghệ nuôi trồng nấm
 
Microsoft word giao trinh trong nam - khang
Microsoft word   giao trinh trong nam - khangMicrosoft word   giao trinh trong nam - khang
Microsoft word giao trinh trong nam - khang
 
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan da
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan   da02a hinh the, cau tao te bao vi khuan   da
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan da
 
Mai vi sinh 11111
Mai vi sinh 11111Mai vi sinh 11111
Mai vi sinh 11111
 
Mo phoi
Mo phoiMo phoi
Mo phoi
 
Mophoi
MophoiMophoi
Mophoi
 
Gt vi sinh32
Gt vi sinh32Gt vi sinh32
Gt vi sinh32
 
2. tế bào và mô thực vật
2. tế bào và mô thực vật2. tế bào và mô thực vật
2. tế bào và mô thực vật
 
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...
 
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐC
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐCMàng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐC
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐC
 
Chuong Ii
Chuong IiChuong Ii
Chuong Ii
 

Recently uploaded

Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 

Recently uploaded (20)

Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 

HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁC

  • 1. CHƯƠNG III HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁC I.VI KHUẨN 1. hình thái của vi khuẩn Kn: là nhóm vsv dã có cấu tạo tb có thể đơn bào or đa bào đa số sống hoại sinh(sống trên các vật củ HC cơ thể chết) đa số ko có tiên mao khả năng di chuyển rất hạn chế kích thước tính bằng µm:0,1-0,5 ,2-6µm vk có vai trò quan trọng so chiếm số lg lớn trong VSV có khả năng phân giải hửu cơ và một số chức năng của vách tế bào. A. Hình que - trực khuẩn (Bacillus) B. Hình cầu (coccus) tạo thành chuỗi (strepto-) - liên cầu khuẩn (Streptococcus). C. Hình cầu tạo đám (staphylo-) - tụ cầu khuẩn (Staphylococcus). D. Hình tròn sóng đôi (diplo-) - song cầu khuẩn (Diplococcus). E. Hình xoắn - xoắn khuẩn (Spirillum, Spirochete). F. Hình dấu phẩy - phẩy khuẩn (Vibrio). Xem thêm Doc Kaiser's Microbiology Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau. Đa số có hình que, hình cầu, hay hình xoắn; những vi khuẩn có hình dạng như vậy được gọi theo thứ tự là trực khuẩn (bacillus), cầu khuẩn (coccus), và xoắn khuẩn (spirillum). Một nhóm khác nữa là phẩy khuẩn (vibrio) có hình dấu phẩy. Hình dạng không còn được coi là một tiêu chuẩn định danh vi khuẩn, tuy nhiên có rất nhiều chi được đặt tên theo hình dạng (ví dụ như Bacillus,
  • 2. Streptococcus, Staphylococcus) và nó là một điểm quan trọng để nhận dạng các chi này. Một công cụ quan trọng để nhận dạng khác là nhuộm Gram, đặt theo tên của Hans Christian Gram, người phát triển kĩ thuật này. Nhuộm Gram giúp phân vi khuẩn thành 2 nhóm, dựa vào thành phần cấu tạo của vách tế bào. Khi đầu tiên chính thức sắp xếp các vi khuẩn vào từng ngành, người ta dựa chủ yếu vào phản ứng này: • Gracilicutes - vi khuẩn có màng tế bào thứ cấp chứa lipid, nhuộm Gram âm tính (nói gọn là vi khuẩn Gram âm) • Firmicutes - vi khuẩn có một màng tế bào và vách pepticoglycan dày, nhuộm Gram cho kết quả dương tính (Gram dương) • Mollicutes - vi khuẩn không có màng thứ cấp hay vách, nhuộm Gram âm tính. Dựa theo hình thái bên ngoài có thể chia vi khuẩn thành 5 loại hình khác nhau: cầu khuẩn, trực khuẩn, cầu trực khuẩn, xoắn khuẩn và vẩy khuẩn. Hình 6 Hình 1.9. Các hình dạng chính của vi khuẩn - Cầu khuẩn 1, 2, 3, 4, 5 - Trực khuẩn 6, 7, 8, 9 - Xoắn khuẩn 10, 11, 12
  • 4. Là những vi khuẩn có hình cầu, tuy nhiên có nhiều loại có thể là hình tròn, nhình bầu dục như lậu cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae, hoặc hình ngọn nến như phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae -đơn cầu khuẩn: monococcus.có rất nhiều giống khác nhau.Micrococcus agilis tham gia vào qtr chuyển hóa Ni tơ .amon Monococcus lactis tham gia vào qtr hình thành nấm men -song cầu khuẩn( diplococcus) : gồm 2 tb đại diện 1 số loài: diplococcus pneumonia( giống song cầu khuẩn gay bẹnh viêm phổi).Azotobacter chlorophyll -tứ cầu khuẩn: (tetracoccus,tetracocci): tetracoccus homari: gây rất nhiều bệnh trên gà -tụ cầu khuẩn( Staphylococcus.Staphylococci): hình chùm nho gây bẹnh ng và dộng vật: staphylococcus epidermidis -liên càu khuẩn( Streptococus) chuỗi hình xếp lại vboiws nhau: đại dieenjlaf streptococcus lactic gây hỏng đồ hộp -Giống bất càu khuẩn( Sarcina) đứng thành khối từ gồm 8or 16 tb.ĐẠI diện: sarcina lutea 1.2.Trực khuẩn(bacillus) -Bacillus,bacilli: là trực khuẩn Gam dg sống hiếu khí sinh nha bào chiều ngang của nha bào ko vượt quá ngang của VK do đó có nha bào thì tb vk ko thay đổi hình dạng thí dụ trực khuẩn nhiệt than( Bacillus anthracis)
  • 5. -bacterium,bacteria: là trực hkuaarn gam âm sống hiếu khí ko sinh nha bào thường có long ở quanh than VK có nhieuf loại Bacterium gây bệnh chon g và ra súc như trực khuẩn đg ruột: salmonella,Escherichia -Clostridium: trực khuẩn dg 2 dầu tròn sóng kỵ khí sinh nha bào chiều ngang của nha bào thường lớn hơn chiều ngang của VK vi thế khi mang nha bào VK biến đổi hình dạng như hình thoi hình vợt hình dùi trống...có nhiều loại gây bệnh chon g và ĐV như trực khẩn uốn ván (clostridium tetani) -corynebacterium: ko sinh nha bào khi nhuộm bắt màu khacs nhau ở những đoạn nhỏ mà nó tạo thành(corynobacterium diphythuriae) 1.3.Cầu trực khuẩn: (coccus-bacillus) dạng trung gian giữa cầu khuẩn và trực khuẩn: (coccus-bacillus)dạng elip : pasteurella gây bệnh tụ huyết trùng ở ĐV (lợn) 1.4.Xoắn khuẩn( Spirillum): có 2 vòng xoắn trở lên.đại diện: treponema dentina: gây bệnh giang mai .Spirillum rubrum: gây bệnh uốn ván 1.5.Phẩy khuẩn( vibrio):dạng dấu hỏi phẩy trăng khuyếtđại diện :cell vibro dennitrificant :có khả năng phân hủy xelulozo tinh bột hợp chất cơ sợi trongnc
  • 6. thải đk yếm khí .Vibrio chlolerae:gây bệnh tả. Hình 17: PHẢY KHUẨN II. CẤU TẠO TẾ BÀO VI KHUẨN. 1. Thành tế bào : Thành tế bào (cell wall) giúp duy trì hình thấi của tế bào, hỗ trợ sự chuyển động của tiên mao (flagellum) , giúp tế bào đề kháng với áp suất thẩm thấu, hỗ trợ quá trình phân cắt tế bào , cản trở sự xâm nhập của một số chất có phân tử lớn, liên quan đến tính kháng nguyên , tính gây bệnh, tính mẫn cảm với Thực khuẩn thể (bacteriophage). Năm 1884 H.Christian Gram đã nghĩ ra phương pháp nhuộm phân biệt để phân chia vi khuẩn thành 2 nhóm khác nhau : vi khuẩn Gram dương (G+) và vi khuẩn Gram âm (G-). Phương pháp nhuộm Gram về sau được sử dụng rộng rãi khi định loại vi sinh vật. Thành phần hoá học của 2 nhóm này khác nhau chủ yếu như sau :
  • 7. Gram dương Gram âm Thành phần Tỷ lệ % đối với khối lượng khô của thành tế bào Peptidoglycan 30-95 5-20 Acid teicoic (Teichoic acid) Cao 0 Lipid Hầu như không có 20 Protein Không có hoặc có ít Cao Màng sinh chất (plasma membrane); Màng ngoài (outer membrane); Chu chất (Periplasmic space) Peptidoglycan là loại polyme xốp, khá bền vững, cấu tạo bởi 3 thành phần: -N-Acetylglucosamin ( N-Acetylglucosamine, NAG) -Acid N-Acetylmuramic (N-Acetylmuramic acid, NAM) -Tetrapeptid chứa cả D- và L- acid amin
  • 8.
  • 9. Thành tế bào vi khuẩn Gram dương
  • 10. Thành tế bào vi khuẩn Gram âm 2- Màng sinh chất: Màng sinh chất hay Màng tế bào chất (Cytoplasmic membrane, CM) ở vi khuẩn cũng tương tự như ở các sinh vật khác. Chúng cấu tạo bởi 2 lớp phospholipid (PL), chiếm 30-40% khối lượng của màng, và các protein (nằm trong, ngoài hay xen giữa màng), chiếm 60-70% khối lượng của màng. Đầu phosphat của PL tích điện, phân cực, ưa nước ; đuôi hydrocarbon không tích điện, không phân cực, kỵ nước. CM có các chức năng chủ yếu sau đây: - Khống chế sự qua lại của các chất dinh dưỡng, các sản phẩm trao đổi chất - Duy trì áp suất thẩm thấu bình thường trong tế bào. - Là nơi sinh tổng hợp các thành phần của thành tế bào và các polyme của bao nhày (capsule). - Là nơi tiến hành quá trình phosphoryl oxy hoá và quá trình phosphoryl quang hợp (ở vi khuẩn quang tự dưỡng) - Là nơi tổng hợp nhiều enzym, các protein của chuỗi hô hấp.
  • 11. - Cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của tiên mao Sinh viên điền chú thích theo hướng dẫn của giáo viên Cấu trúc của đầu và đuôi của phospholipid
  • 12. Hình 1 3. Tế bào chất : Tế bào chất (TBC-Cytoplasm) là phần vật chất dạng keo nằm bên trong màng sinh chất, chứa tới 80% là nước. Trong tế bào chất có protein, acid nucleic, hydrat carbon, lipid, các ion vô cơ và nhiều nhiều chất khác có khối lượng phân tử thấp. Bào quan đáng lưu ý trong TBC là ribosom (ribosome). Ribosom nằm tự do trong tế bào chất và chiếm tới 70% trọng lượng khô của TBC. Ribosom gồm 2 tiểu phần (50S và 30S), hai tiểu phần này kết hợp với nhau tạo thành ribosom 70S. S là đơn vị Svedberg- đại lượng đo tốc độ lắng khi ly tâm cao tốc. Cấu trúc của ribosom vi khuẩn so với ribosom 80S ở các sinh vật nhân thật
  • 13. (nấm, thực vật, động vật) được trình bày trong bảng sau đây (Giáo viên giảng để sinh viên chú thích vào hình bằng tiếng Việt) Ribosom ở vi khuẩn So sánh Ribosom ở Vi khuẩn và ở các Sinh vật nhân thật (Eukaryotic ribosome) Trong tế bào chất của vi khuẩn còn có thể gặp các chất dự trữ như các hạt glycogen, hạt PHB (Poly-ß-hydroxybutyrat), Cyanophycin, Phycocyanin, các hạt dị nhiễm sắc (metachromatic body), các giọt lưu huỳnh... Ở loài vi khuẩn diệt côn trùng Bacillus thuringiensis và Bacillus sphaericus còn gặp tinh thể độc (parasoral body) hình quả trám, có bản chất protein và chứa những độc tố có thể giết hại trên 100 loài sâu hại (tinh thể độc chỉ giải phóng độc tố trong môi trường kiềm do đó các vi khuẩn này hoàn toàn vô hại với người, gia súc, gia cầm,
  • 14. thuỷ hải sản- có hại đối với tằm). Bacillus sphaericus có thể diệt cung quăng của các loài muỗi. Bào tử (spore) và Tinh thể độc (Crystal) ở Bacillus thuringiensis (trái) và Bacillus sphaericus (phải). Thể nhân ( Nuclear body) ở vi khuẩn là dạng nhân nguyên thuỷ, chưa có màng nhân nên không có hình dạng cố. A)Mezoxom là một thể hình cầu trong giống như cái bong bóng gồm nhiều lớp màng cuộn lại với nhau, có đường kính khoảng 250 nm. Mezoxom chỉ xuất hiện khi tế bào phân chia, nó có vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào và hình thành vách ngăn ngang. Ở nhiều loài vi khuẩn, Mezoxom là một thành phần của màng tế bào chất phát triển ăn sâu vào tế bào chất. Một số enzym phân huỷ chất kháng sinh như Penixilinaza được sinh ra từ Mexozom. B). Riboxom Riboxom là nơi tổng hợp protein của tế bào, chứa chủ yếu là ARN và protein. Ngoài ra có chứa một ít lipit, và một số chất khoáng. Riboxom có đường kính khoảng 200A, cấu tạo bởi 2 tiểu thể - 1 lớn, 1 nhỏ. Tiểu thể lớn có hằng số lắng là 50S, tiểu thể nhỏ 30S (1S = 1-13 cm/giây) 200 A50 S30 S70 S
  • 15. Mỗi tế bào vi khuẩn có trên 1000 riboxom, trong thời kỳ phát triển mạnh của nó, số lượng riboxom tăng lên. Không phải tất cả các riboxom đều ở trạng thái hoạt động. Chỉ khoảng 5 - 10% riboxom tham gia vào quá trình tổng hợp protein. Chúng liên kết nhau thành một chuỗi gọi là polyxom nhờ sợi ARN thông tin. Trong quá trình tổng hợp protein, các riboxom trượt dọc theo sợi ARN thông tin như kiểu đọc thông tin. Qua mỗi bước đọc, một axit amin lại được gắn thêm vào chuỗi polypeptit 4. Thể nhân: Thể nhân ( Nuclear body) ở vi khuẩn là dạng nhân nguyên thuỷ, chưa có màng nhân nên không có hình dạng cố định, và vì vậy còn được gọi là vùng nhân. Khi nhuộm màu tế bào bằng thuốc nhuộm Feulgen có thể thấy thể nhân hiện màu tím. Đó là 1 nhiễm sắc thể (NST, chromosome) duy nhất dạng vòng chứa 1 sợi ADN xoắn kép (ở Xạ khuẩn Streptomyces có thể gặp nhiễm sắc thể dạng thẳng). NST ở vi khuẩn Escherichia coli dài tới 1mm (!), có khối lượng phân tử là 3.109, chứa 4,6.106 cặp base nitơ. Thể nhân là bộ phận chứa đựng thông tin di truyền của vi khuẩn. * Thể nhân trong tế bào vi khuẩn Escherichia coli. Ngoài NST, trong tế bào nhiều vi khuẩn còn gặp những ADN ngoài NST. Đó là những ADN xoắn kép có dạng vòng khép kín, có khả năng sao chép độc lập, chúng có tên là Plasmid. 4.1. cấu trúc của thể nhân. Nhân tế bào vi khuẩn không phân hóa thành khối rõ rệt như của tế bào nhiều VSV khác ( nấm men, nấm mốc , tảo…).
  • 16. Quan sát vi cấu trúc của tế bào nhân nhận thấy: - về hình dạng thể nhân có hình cầu, kéo dài như hình que, hình quả tạ hay hình chữ V. - không có màng nhân nhưng giới hạn giữa thể nhân và nguyên sinh chất rất rõ rệt. - có một cấu trúc sợi nhỏ có đường kính 3-8nm, đó là nhiễm sắc thể độc nhất của tế bào. Cấu trúc bởi một sợi AND xoắn, nếu mở vòng xoắn ra thì sợi dài khoảng 1mm, đó chính là một sợi AND dạng vòng tròn và chỉ có một phân tử AND đống kín. 4.2. sự phân chia của thể nhân. Trong quá trình phân bào, thể nhân phân chia đơn giản bằng cánh cắt đôi, không có sự giản phân bởi vì vi khuẩn chỉ có một nhiễm sắc thể duy nhất. Sự cắt đôi của nhân liên quan tới sự tăng lên của màng nguyên sinh chất và mezoxom. Về số lượng nhân của tế bào vi khuẩn có thề khác nhau tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn, thường thì sự phân chia của nhân đi trước sự phân chia của nguyên sinh chất, do đó ở một giai đoạn nhất định của sự phát triển, một vi khuẩn hình như có 4 nhân, bởi vì vi khuẩn này đã là hai tế bào con và sắp sửa phân chia thành 4. Ngoài NST, trong tế bào nhiều vi khuẩn còn gặp những ADN ngoài NST. Đó là những ADN xoắn kép có dạng vòng khép kín, có khả năng sao chép độc lập, chúng có tên là Plasmid. 5.Bao nhầy:
  • 17. Hình 1.14. Vỏ nhày của Klebsialla pneumoniae trong suốt hiện Bao nhầy hay Giáp mạc (Ca psule) gặp ở một số loài vi khuẩn với các mức độ khác nhau: -Bao nhầy mỏng ( Vi giáp mạc, Microcapssule) -Bao nhầy (Giáp mạc, Capsule) -Khối nhầy ( Zooglea) Muốn quan sát bao nhầy thường lên tiêu bản với mực tàu, bao nhày có màu trắng hiện lên trên nền tối. Thành phần chủ yếu của bao nhầy là polysaccarid, ngoài ra cũng có polypeptid và protein. Trong thành phần polysaccarid ngoài glucose còn có glucozamin, ramnose, acid 2-keto-3-deoxygalacturonic, acid uronic, acid pyruvic, acid axetic... Ý nghĩa sinh học của bao nhầy là: -Bảo vệ vi khuẩn trong điều kiện khô hạn, bảo vệ vi khuẩn tránh bị thực bào (trường hợp Phế cầu khuẩn-Diplococcus pneumoniae) -Cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn khi thiếu thức ăn
  • 18. -Là nơi tích luỹ một số sản phẩm trao đổi chất (dextran, xantan...) -Giúp vi khuẩn bám vào giá thể ( trường hợp các vi khuẩn gây sâu răng như Streptococcus salivarrius, Streptococcus mutans...) Vi khuẩn Acetobacter xylinum có bao nhầy cấu tạo bởi cellulose. Người ta dùng vi khuẩn này nuôi cấy trên nước dừa để chế tạo ra Thạch dừa (Nata de coco). dừa (Nata de coco) Vi khuẩn Leuconostoc mesenteroides có bao nhầy dày chứa hợp chất polyme là Dextran có tác dụng thay huyết tương khi cấp cứu mà thiếu huyết tương. Sản phẩm này rất quan trọng khi có chiến tranh. Vi khuẩn này thường gặp ở các nhà máy đường và gây tổn thất đường trong các bể chứa nước ép mía. Nhờ enzym dextransuccrase mà đường saccarose bị chuyển thành dextran và fructose.
  • 19. Vi khuẩn Leuconostoc mesenteroides Một số bao nhầy của vi khuẩn còn được dùng để sản xuất Xantan (Xanthane) dùng làm chất phụ gia trong công nghiệp dầu mỏ. 6.Tiên mao và khuẩn mao : Hình 24 Hình 1.16. Các kiểu tế bào vi khuẩn có tiên maoĐơn mao khuẩn: 1, 2, 4, 11Chùm mao khuẩn: 3, 5, 6, 12, 13Chu mao khuẩn: 7, 8, 9, 10 Tiên mao (Lông roi, flagella) không phải có mặt ở mọi vi khuẩn, chúng quyết định khả năng và phương thức di động của vi khuẩn. Tiên mao là những sợi lông dài, dưới kính hiển vi quang học chỉ có thể thấy rõ khi nhuộm theo phương pháp riêng. Dưới kính hiển vi điện tử có thể thấy rất rõ cấu trúc của từng sợi tiên mao. Để xác định xem vi khuẩn có tiên mao hay không còn có cách thử gián tiếp nhằm biết khả năng di động của chúng. Cấy bằng que cấy nhọn đầu vào môi trường thạch
  • 20. đứng chứa 0.4% thạch (agar-agar), còn gọi là môi trường thạch mềm. Nếu thấy vết cấy lan nhanh ra xung quanh thì chứng tỏ là vi khuẩn có tiên mao, có khả năng di động. Tiên mao có thể gốc (basal body), gồm 1 trụ nhỏ được gắn với 4 đĩa tròn (vi khuẩn G - ) có dạng vòng nhẫn (ring), ký hiệu là các vòng L,P,S và M. Vòng L nằm ngoài cùng, tương ứng với lớp liposaccarid của màng ngoài ; vòng P tương ứng với lớp peptidoglycan, vòng S tương ứng với lớp không gian chu chất ; vòng M nằm ở trong cùng. Vi khuẩn G+ chỉ có 2 vòng : 1 vòng nằm ngoài tương ứng với thành tế bào và 1 vòng trong tương ứng với màng sinh chất. Xuyên giữa các vòng là 1 trụ nhỏ (rod) có đường kính 7nm. Bao bọc tiên mao ở phần phía ngoài là một bao ngắn có hình móc (hook). Sợi tiên mao (filament) dài khoảng 10-200 m và có đường kính khoảng 13-20nm. Đường kính của bao hình móc là 17nm. Khoảng cách giữa vòng S và vòng M là 3mm, giữa vòng P và vòng L là 9nm, giữa vòng P và vòng S là 12nm. Đường kính của các vòng là 22nm, đường kính các lỗ ở các vòng là 10nm. Khoảng cách từ mặt ngoài của vòng L đến mặt trong của vòng M là 27nm. Sợi tiên mao cấu tạo bởi loại protein có tên là flagellin, có trọng lượng phân tử là 30 000-60 000. Một số vi khuẩn có bao lông (sheath) bao bọc suốt chiều dài sợi, như ở trường hợp chi Bdellovibrio hay vi khuẩn tả Vibrio cholera.
  • 21. Tiên mao và khuẩn mao ở vi khuẩn Tiên mao ở VK Gram dương Tiên mao ở VK Gram âm Tiên mao ở vi khuẩn G +
  • 22. Tiên mao ở vi khuẩn G - Các tiểu phần (subunit) của flagellin được tổng hợp từ các hạt ribosom nằm gần màng sinh chấy tổng hợp nên và đi qua lõi mà tạo dần thành sợi tiên mao Tiên mao của vi khuẩn có các loại khác nhau tuỳ từng loài :
  • 23. -Không có tiên mao (vô mao, atrichia) -Có 1 tiên mao mọc ở cực ( đơn mao, monotricha) -Có 1 chùm tiên mao mọc ở cực ( chùm mao, lophotricha) -Có 2 chùm tiên mao mọc ở 2 cực ( song chùm mao, amphitricha) -Có nhiều tiên mao mọc khắp quanh tế bào (chu mao, peritricha) Có loại tiên mao mọc ở giữa tế bào như trường hợp vi khuẩn Selenomonas ruminantium. -Các loại tiên mao ở vi khuẩn Kiểu sắp xếp tiên mao liên quan đến hình thức di động của vi khuẩn. Tiên mao mọc ở cực giúp vi khuẩn di động theo kiẻu tiến- lùi. Chúng đảo ngược hướng bằng cách đảo ngược hướng quay của tiên mao. Vi khuẩn chu mao di động theo hướng nào thì các tiên mao chuyển động theo hướng ngược lại. Khi tiên mao không tụ lại về một hướng thì vi khuẩn chuyển động theo kiểu nhào lộn. Tốc độ di chuyển của vi khuẩn có tiên mao thường vào khoảng 20-80µm/giây, nghĩa là trong 1 giây chuyển động được một khoảng cách lớn hơn gấp 20-80 lần so với chiều dài của cơ thể chúng. Các chi vi khuẩn thường có tiên mao là Vibrio, Spirillum, Pseudomonas, Escherichia, Shigella, Salmonella, Proteus... Ở các chi Clostridium, Bacterium,Bacillus, ...có loài có tiên mao có loài không. Ở cầu khuẩn chỉ có 1 chi (Planococcus) là có tiên mao Xoắn thể có một dạng tiên mao đặc biệt gọi là tiên mao chu chất (periplasmic flagella), hay còn gọi là sợi trục ( axial fibrils), xuất phát từ cực tế bào và quấn quang cơ thể. Chúng giúp xoắn thể chuyển động được nhờ sự uốn vặn tế bào theo kiểu vặn nút chai.
  • 24. Xoắn thể (Spirochete) quan sát dưới kính hiển vi nền đen. AF: Sợi trục PC: Ống nguyên sinh chất OS: Vỏ ngoài IP: Lỗ nối
  • 25. Cơ chế chuyển động uốn vặn tế bào ở Xoắn thể ( OS, AF, PC- xem chú thích ở hình trên). ** Khuẩn mao và Khuẩn mao giới: Khuẩn mao (hay Tiêm mao, Nhung mao , Fimbriae) là những sợi lông rất mảnh, rất ngắn mọc quanh bề mặt tế bào nhiều vi khuẩn Gram âm. Chúng có đường kính khoảng 7-9nm, rỗng ruột (đường kính trong là 2-2,5nm), số lượng khoảng 250-300 sợi/ vi khuẩn. Kết cấu của khuẩn mao giản đơn hơn nhiều so với tiên mao. Chúng có tác dụng giúp vi khuẩn bám vào giá thể ( nhiều vi khuẩn gây bệnh dùng khuẩn mao để bám chặt vào màng nhầy của đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường tiết niệu của người và động vật). Khuẩn mao ở vi khuẩn E.coli
  • 26. Có một loại khuẩn mao đặt biệt gọi là Khuẩn mao giới (Sex pili, Sex pilus-số nhiều) có thể gặp ở một số vi khuẩn với số lượng chỉ có 1-10/ vi khuẩn. Nó có cấu tạo giống khuẩn mao , đường kính khoảng 9-10nm nhưng có thể rất dài. Chúng có thể nối liền giữa hai vi khuẩn và làm cầu nối để chuyển vật chất di truyền (ADN) từ thể cho (donor) sang thể nhận (recipient). Quá trình này được gọi là quá trình giao phối (mating) hay tiếp hợp (conjugation). Một số thực khuẩn thể (bacteriophage) bám vào các thụ thể (receptors) ở khuẩn mao giới và bắt đầu chu trình phát triển của chúng. 7.các pill (tiên mao) của vi khuẩn. Ngoài tiên mao ra, ở nhiều loài vi khuẩn còn có một bộ phận phụ khác hình sợi rất ngắn và rất mảnh gọi là pill,fimbriae, nó có thể mất đi mà không ảnh hưởng tới sự tồn tại của vi khuẩn. Đường kính của pill khoảng 20-80nm, dài khoảng 0.3-0.4 µm, pili. Dựa vào chức năng người ta chia 2 loại pili. 7.1. Pili chung. Pili chung là pili dùng để bám, nên nó còn gọi là cơ quan bám của vi khuẩn, giúp cho vi khuẩn bám chắc hơn trên bề mặt cơ chất. Nhờ pili này vi khuẩn có thể bám lên bề mặt môi trường lỏng hay đậc, nơi có nhiều oxi. Pili này chỉ được phát hiện trên kính hiển vi điện tử, mỗi tế bào vi khuẩn có tới hàng trăm pili này. Pili có thể mất đi do biến dị, sự có mặt của pili này quyết định tính chất ngưng kết hồng cầu của vi khuẩn. Các pili chung có cấu tạo của một protein mang tên pilin và nó là một kháng nguyên. Pili chung không phải là cơ quan di động của vi khuẩn, nó có tác dụng làm tăng thêm bề mặt thu chất dinh dưỡng của tế bào. 7.2. Pili giới tính hay pili F. Mỗi vi khuẩn có từ 1-4 pili giới tính, chỉ có các vi khuẩn đực F+ mới có pili này. Nhiệm vụ của các pili này là tham gia vào các hiên tượng giới tính, sự tiếp hợp thể hiện bằng sự cố định một đầu của pili vào tế bào cái, sau đó là sự vận chuyển
  • 27. chất liệu di truyền của vi khuẩn đực sang vi khuẩn cái qua đường pili này, nếu pili này bị đức thì vi khuẩn không tiếp hợp nữa. một số phage bám trên pili này sẽ bơm axit nucleic của phage vào vi khuẩn qua đường pili này. 8.Bào tử(spore) Một số loại vi kguan63, thường là các vi khuẩn Gram dương như giống đực khuẩn Bacillus và Closridium có thể hình thành trong tế bào những thể hình tròn hay hình bầu dục trong tế bào gọi là bào tử hay nha bào (spore). Bào tử là một hình thức tiềm sinh của vi khuẩn, nó giúp cho vi khuẩn vượt qua những đều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Bào tử thường được sinh ra trong những điều kiện bất lợi như mơi trường nghèo chất dinh dưỡng, nhiệt độ, độ pH không thích hợp, môi trường tích lũy nhiều sản phẩm trao đổi chất bất lợi, mỗi vi khuẩn chỉ tạo được một bào tử. Khi đều kiện sống thuận lợi bào tử lại nẩy mầm để đưa vi khuẩn trở lại dạnh sinh sản. 8.1. Sự hình thành bào tử. Khi hình thành bào tử, vi khuẩn sử dụng phần lớn nguyên sinh chất trong tế bào. Lúc đầu nguyên sinh chất và chất nhân được tập trung lại ở một vi trí nhất định trong tế bào, tiếp theo là sự hình thảnh một màng ngăn cách khối nhân và phần nguyên sinh chất với phần còn lại của vi khuẩn, nguyên sinh chất tiếp tục cô đặc lại, đó là giai đoạn tiền bào tử, sao đó tiền nha bào được bao bọc dần bởi các lớp màng và chuyển thành bào tử. Thời gian hình thành bào tử tùy theo từng loại vi khuẩn, có thể từ 18 -20 giờ. 8.2. Cấu trúc của bào tử.
  • 28. Khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy bào tử được cấu trúc bởi nhiều lớp màng bao bọc. Tiếp xúc với nguyên sinh chất của bào tử gọi là lớp mỏng gọi là màng bào tử tương ứng với màng nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn ở thể sinh trưởng, sau đó đến vách bào tử, vách này sẽ chuyễn thành vách tế bào khi vi khuẩn nẩy mầm. Vách bào tử được bao bọc bởi một lớp dày gọi là vỏ. Vỏ này không bắt màu huốc nhộm, xung quanh vỏ có hai lớp bao: bao trong và bao ngoài. Đó là những lớp đề kháng mạnh, hai lớp này quyết định tính không thấm các yếu tố hóa học và quyết định tính đề kháng đối với các yếu tố lý học. 8.3. Thành phần hóa học của bào tử. Các lớp bao và màng của bào tử có cấu tạo đơn giản là protein có chứa nhiều Glyxin,Tirozin và đặc biệt là Xystin, ngoài ra còn có sự tham gia của Keratin. Ở đây có rất nhiều cầu disunfua, những cầu này đóng vai trò quyết định tính chất của bào tử như sự đề kháng đối với các yếu tố lý, hóa học. Nguyên sinh chất của bào tử có chứa ít nhất một nhiễm sắc thể, một số riboxom và rất nhiếu enzym chuyển hóa nhưng ở trạng thái không hoạt động, khi vi khẩn nẩy mầm thì những enzym này lại bắt đầu hoạt động. Bào tử còn chứa một lượng lớn canxi, magie và axit dipicolinic, axit này chiếm từ 5 -12% khối lượng khô của bào tử. Lượng nước trong bào tử rất thấp và tồn tại dưới dạng nước liên kết. 8.4. Sức đề kháng của bào tử. Bào tử có sức đề kháng cao đối với các yếu tố vật lý và hóa học như nhiệt độ, tia cựa tím, áp suất và các chất sát trùng.
  • 29. Sự tồn tại dưới dạng bào tử trong tự nhiên của vi khuẩn gây bệnh là nguồn lây lan bệnh nguy hiểm. Sở dĩ nha bào có sự đề kháng cao và sống lâu là do các yếu tố sau: + Nước trong nha bào phần lớn ở trạng thái liên kết, do đó không có khả năng làm biến tính protein khi tăng nhiệt độ. + Do trong bào tử có một lượng lớn ion Ca++ và axit dipicolinic. Protein trong bào tử kết hợp với dipicolinat canxi thành một phức chất có tính ổn định cao đối với nhiệt độ. + Các enzym và các hoạt tính sinh học khác trong bào tử đều tồn tại dưới dạng không hoạt động, làm hạn chế sự trao đổi chất của bào tử đối với môi trường bên ngoài. + Sự có mặt của các axit amin có chứa lưu quỳnh đặc biệt là xystin giúp nha bào đề kháng với tia cựa tím. + Với cấu trúc có nhiều màng bao bọc và tính ít thẩm thấu của các lớp màng, làm cho các chất hóa học và các chất sát trùng khó có thể tác động tới bào tử. 8.5. Cấu trúc kháng nguyên. Bào tử có tính chất kháng nguyên, nó mang những khàng nguyên của vi khuẩn gốc, ngoài ra nó còn mang những kháng nguyên đặc hiệu riêng. 8.6. Sự nẩy mầm của bào tử. Khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt dộ, độ ẩm, độ pH, chất dinh dưỡng bào tử sẽ nẩy mầm và phát triển thành thể vi khuẩn bào tử mới.
  • 30. Thời gian để chuyển từ bào tử sang thể dinh dưỡng kéo dài từ 10 phút đến vài giờ, khi đó bào tử hút nước, trương lên ,màng nứt ra hoạt bị phân hủy dưới tác dụng của các enzym chúa trong bào tử khi nẩy mầm và tạo thành vi khuẩn Sự nẩy mầm của bảo tử là hình thức đổi mới và nâng cao sự sống của tế bào vi khuẩn. 8.7. Vị trí của bào tử . Bào tử thường gặp ở vi khuẩn Gram dương thuộc giống Bacillus và Clostridium. + Giống Bacillus, bào tử có kích thước hẹp hơn bề ngang thân vi khuẩn nên khi hình thành nha bào thì vi khuẩn không bị biến dạng. + Giống Clostridium, kích thước của bào tử lớn hơn chiều ngang thân vi khuẩn, nên khi hình thành bào tử thì vi khuẩn bị biến đổi hình thái. 9.Phân loại vi khuẩn. 9.1. Khó khăn trong phân loại vi khuẩn. Thế giới VSV rất đa dạng và phong phú, để nấm được các thông tin về VSV , để sử dụng nó vào các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng trong dời sống thực tiển, thì việc phân loại và đặc tên cho các VSV là một việc làm không thể thiếu được. Mục đích các sơ đồ phân loại là xác định các VSV có các thuộc tính giống nhau để xếp chúng vào cùng loại và phân biệt giữa các nhóm loài với nhau. Việc phân loại VSV gặp nhiều khó khăn vì: + Số lượng VSV quá nhiều mà sự khác biệt giữa chùng lại khá lớn;
  • 31. +Có sự khác biệt khá lớn giữa sơ đồ phân loại VSV so với động vật và thực vật. Có nhiều tiêu chuẩn để xác định các loại vi khuẩn, có thể căn cứ vào các đặc tính: +Về hình thái, kích thước, cấu tạo tế bào, phẩn ứng nhộm Gram, các chất chứa trong tế bào, năng lực hoạt động, khả năng sinh giáp mô, nha bào, hình dạng và vị trí của nha bào. + Về đặc tính nuôi dưỡng, sinh trưởng trên các môi trường như lỏng, đặc,môi trường đặc biệt, hình thài, màu sắc……. + Về đặc tính sinh lý, sinh hóa, cấu trúc kháng nguyên như quan hệ với nguồn oxi, cacbon,…. + Phân loại theo số lượng các tính chất sinh học, đây là phương pháp phân loại giáng tiếp, dựa trên các đặc điểm genotyp và phenotyp. - phân loại theo tỉ lệ các bazo của các AND. - Phân loại dựa trên cấu trúc phân tử protein. Qua các căn cứ và tiêu chuẩn trên, có thể thấy rằng việc phân loại các loài vi khuẩn là một việc hết sức phức tạp, tinh vi không the763 căn cứ vào đặc tính riêng biệt mà xác định ngay được, cũng vì thế mà cho đến nay việc phân loại vi khuẩn vẫn chua hoàn thiện. 9.2. Đơn vị phân loại. Đơn vị cơ bản trong phân loại VSV nằm trong hệ thống phân loại của sinh vật gồm:
  • 32. a) Giới(kingdom): VD:giới động vật, giới thực vật. tên gọi lấy theo đặc điểm chính của giới bằng chử HI Lạp hoặc La Tinh. b) Ngành (division hoặc phylum), dưới ngành(subdivision). c) Lớp(class),dưới lớp(subclass). d) Bộ(order): Tên gọi lấy tên họ chính và tậng cùng bằng ales. e) Bộ phụ(Suborder) hay dưới bộ, có tên tận cùng bằng aceae. f) Họ(family): thường có tên tận cùng bằng aceae g) Tộc(tribe): thường có tên tận cùng bằng eae. h) Giống(genus hoặc genera) i) Loài(species): Đây là đơn vị phân loại cơ bản nhất, tên khoa học của loài thường đặc kép, tên giống trước và tên loài sau. j) Thứ(variety): Chỉ một nhóm nhất định trong một loài. k) Dạng(typ hoặc forma): Chỉ nhóm nhỏ dưới thứ. l) Chủng hay nòi(strain) Chỉ một chủng, nòi VSV của một loài mới được phân lập, các cá thể có cùng một loài, nhưng phân lập từ những nơi khác nhau, không giống nhau hoàn toàn, được gọi là chủng, nòi khác nhau, nó mang theo ký hiệu của giống, loài chủng và những con số, những chử viết tắc theo quy ước riêng của người nghiên cứu, III .XẠ KHUẨN(Actinomycetes) Xạ khuẩn được phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên. Trong mỗi gam đất nói chung thường có trên một triệu xạ khuẩn. Phần lớn xạ khuẩn là tế bào Gram dương, hiếu khí, hoại sinh, có cấu tạo dạng sợi phân nhánh (khuẩn ti). Trong số 8000 chất khoáng sinh hiện đã được biết đến trên thế giới thì trên 80% là do xạ khuẩn sinh ra. Xạ khuẩn còn được dùng để sản xuất nhiều loại enzim, một số vitamin và axit hữu cơ. Một số ít xạ khuẩn kỵ khí hoặc vi hiếu khí có thể gây ra các bệnh cho người, cho động vật và
  • 33. cho cây trồng. Một số xạ khuẩn (thuộc chi Frankia) có thể tạo nốt sần trên rễ một số cây không thuộc họ đậu và có khả năng cố định nitơ. Hệ sợi của xạ khuẩn chia ra thành khuẩn ti cơ chất và khuẩn ti khí sinh. Đường kính khuẩn ti xạ khuẩn thay đổi trong khoảng m. Đa số xạ khuẩn có khuẩn ti không có vách ngăn vൠ3 ÷ m đến 2 µ 1,0 ÷ 0,2 không tự đứt đoạn. Màu sắc của khuẩn ti của xạ khuẩn hết sức phong phú. Có thể có các màu trắng, vàng, da cam, đỏ , lục, lam, tím, nâu, đen... Khuẩn ti cơ chất phát triển một thời gian thì dài ra trong không khí thành những khuẩn ti khí sinh. + Xạ khuẩn thuộc nhóm Procaryotes, có cấu tạo nhân đơn giản giống như vi khuẩn. Tuy vậy, đa số tế bnào xạ khuẩn lại có cấu tạo dạng sợi, phân nhánh phức tạp và có nhiều màu sắc giống như nấm mốc. 1.Hình thái và kích thước Đa số xạ khuẩn có cấu tạo dạng sợi, các sợi kết với nhau tạo thành khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau: trắng, vàng, nâu, tím, xám v.v.... Màu sắc của xạ khuẩn là một đặc điểm phân loại quan trọng. Đường kính m. Có thể phân biệt được hai loại sợi khácµsợi của xạ khuẩn khoảng từ 0,1 - 0,5 nhau. Sợi khí sinh là hệ sợi mọc trên bề mặt môi trường tạo thành bề mặt của khuẩn lạc xạ khuẩn. Từ đây phát sinh ra bào tử. Sợi cơ chất là sợi cắm sâu vào môi trường làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng. Sợi cơ chất sinh ra sắc tố thấm vào môi trường, sắc tố này thường có màu khác với màu của sợi khí sinh. Đây cũng là một đặc điểm phân loại quan trọng. Một số xạ khuẩn không có sợi khí sinh mà chỉ có sợi cơ chất, loại sợi này làm cho bề mặt xạ khuẩn nhẵn và khó tách ra khi cấy truyền. Loại chỉ có sợi khí sinh thì ngược lại, rất dễ tách toàn bộ khuẩn lạc khỏi môi trường. Khuẩn lạc xạ khuẩn thường rắn chắc, xù xì, có thể có dạng da, dạng phấn, dạng nhung, dạng vôi phụ thuộc vào kích thước bào tử. Trường hợp không có sợi khí sinh khuẩn lạc có dạng màng dẻo. Kích thước khuẩn lạc thay đổi tuỳ loài xạ khuẩn và tuỳ điều kiện nuôi cấy. Khuẩn lạc thường có dạng phóng xạ (vì thế mà gọi là xạ khuẩn), một số có dạng những vòng tròn đồng tâm cách nhau một khoảng nhất định. Nguyên nhân của hiện tượng vòng tròn đồng tâm là do xạ khuẩn sinh ra chất ức chế sinh trưởng, khi sợi mọc qua vùng này chúng sinh trưởng yếu đi, qua được vùng có chất ức chế chúng lại sinh trưởng mạnh thành vòng tiếp theo, vòng này lại sinh ra chất ức chế sinh trưởng sát với nó khiến khuẩn ty lại phát triển yếu đi. Cứ thế tạo thành khuẩn lạc có dạng các vòng tròn đồng tâm. 2.Cấu tạo tế bào Khuẩn lạc xạ khuẩn tuy có dạng sợi phân nhánh phức tap đan xen nhau nhưng toàn bộ hệ sợi chỉ là một tế bào có nhiều nhân, không có vách ngăn ngang. Giống như vi khuẩn, nhân thuộc loại đơn giản, không có màng nhân.
  • 34. Thành tế bào xạ khuẩn giống với thành tế bào vi khuẩn gram +. Màng tế bào chất dày khoảng 50 nm và có cấu trúc tương tự như màng tế bào chất của vi khuẩn. Nhân không có cấu trúc điển hình, chỉ là những nhiễm sắc thể không có màng. Khi còn non, toàn bộ tế bào chỉ có một nhiễm sắc thể sau đó hình thành nhiều hạt rải rác trong toàn bộ hệ khuẩn ty (gọi là hạt Cromatin). 3.Sinh sản Xạ khuẩn sinh sản sinh dưỡng bằng bào tử. Bào tử được hình thành trên các nhánh phân hoá từ khuẩn ty khí sinh gọi là cuống sinh bào tử. Cuống sinh bào tử ở các loài xạ khuẩn có kích thước và hình dạng khác nhau. Có loài dài tới 100 - 200 nm, có loài chỉ khoảng 20 - 30 nm. Có loài cấu trúc theo hình lượn sóng, có loài lò xo hay xoắn ốc. Sắp xếp của các cuống sinh bào tử cũng khác nhau. Chúng có thể sắp xếp theo kiểu mọc đơn, mọc đôi, mọc vòng hoặc từng chùm. Đặc điểm hình dạng của cuống sinh bào tử là một tiêu chuẩn phân loại xạ khuẩn. Hình 33 Bào tử được hình thành từ cuốn sinh bào tử theo kiểu kết đoạn (fragmentation) hoặc cắt khúc (segmentation). - Kiểu kết đoạn: Hạt cromatin trong cuống sinh bào tử được phân chia thành nhiều hạt phân bố đồng đều dọc theo sợi cuống sinh bào tử. Sau đó tế bào chất tập trung bao bọc quang mỗi hạt cromatin gọi là tiền bào tử. Tiền bào tử hình thành màng tạo thành bào tử nằm trng cuống sinh bào tử. Bào tử thường có hình cầu hoặc ôvan, được giải phóng khi màng cuống sinh bào tử bị phân giải hoặc bị tách ra. - Kiểu cắt khúc: Hạt cromatin phân chia phân bố đồng đều dọc theo cuống sinh bào tử. Sau đó giữa các hạt hình thành vách ngăn ngang, mỗi phần đều có tế bào chất. Bào tử hình thành theo kiểu này thường có hình viên trụ hoặc hình que. Hình 34
  • 35. Hình 1.26 hình dạng cuốn bào tử xạ khuẩn Strep.Griseus Ngoài hình thức sinh sản bằng bào tử, xạ khuẩn còn có thể sinh sản bằng khuẩn ty. Các đoạn khuẩn ty gãy ra môi trường phát triển thành hệ khuẩn ty. Thuộc nhóm Procaryotes ngoài xạ khuẩn và vi khuẩn còn có niêm vi khuẩn, xoắn thể, ricketsia và Mycoplasma. Các nhóm này đều có cấu tạo nhân đơn giản. Cấu tạo tế bào và hoạt tính sinh lý có nhiều sai khác. Ví dụ như Mycoplasma có kích thước rất nhỏ bé so với vi khuẩn, không có màng tế bào, vì thế hình dạng luôn biến đổi. Ricketsia cũng có kích thước nhỏ bé, sống ký sinh bắt buộc v.v... 4.Ý nghĩa thực tiến của xạ khuẩn Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong đất, chúng tham gia vào các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất như xenluloza, tinh bột v.v.... góp phần khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Đặc tính này còn được ứng dụng trong quá trình chế biến phân huỷ rác v.v... Nhiều xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng sinh. Đặc điểm này được sử dụng trong nghiên cứu sản xuất các chất kháng sinh dùng trong y học, nông nghiệp và bảo quản thực phẩm.
  • 36. Hình 35 Hình 1.27. Các dạng bào tử ở xạ khuẩn Hình 1.28 Cấu trúc của khuẩn ti ở xạ khuẩncp: tế bào chất pm: màng tế bào chất cw: thành tế bào se:vách ngănri: riboxomre: chất dự trữ Hình 5
  • 37. Hình 6 Hình 1. Một số khuẩn lạc của Streptomyces trên môi trường ISP2 ở 28-30 0C, 5 ngày (a) V2; (b) HX11; (c) HX14;(d) T22; (e) T13; (f) X15; (g) LA83; (f) LA60; (i) R2 Hình 2.Một số hình dạng khuẩn ty và cuống sinh bào tử trên tiêu bản phòng ẩm, độ phóng đại 40X. (a) T11 ; (b) LA28 ; (c) X5; (d) LA57; (e) B1; (f) LA88
  • 38. Hình 2 IV.NẤM MEN (Yeas) 1.Hình thái và kích thước Một số hình ảnh về các ngành Nấm Sợi nấm rễ mút phân Phycomyces thuộc Nấm bệnh Mucor mucedo (thuộc Tế bào nấm thuộc ngành nhánh nhìn dưới kính Zygomycota mọc lên Zygomycota) trên thực vật Chytridiomycota hiển vi. từ một miếng cá
  • 39. Nấm Aspergillus fumigatus Pneumocystis carinii gây bệnh Coccidioides immitis Trichoderma fertile với các bào tử nang viêm phổi ở người với các nội bào tử thuộc Ascomycota Nấm linh chi Cryptococcus neoformans với Nấm mồng gà (Ganoderma lucidum) Humidicutis lewelliniae thuộc lớp màng polysaccarit ở nhiệt (Cantharellus) thuộc được sử dụng trong y độ 37 °C Basidiomycota học phương Đông từ Basidiomycota lâu đời Bào tử bắn Phân cắt tế bào Nảy chồi
  • 40. Bào tử túi Bào tử màng dày Bào tử đốt Vỏ nhày ở nấm men Nấm men thường có hình cầu hoặc hình bầu dục, một số loại có hình que và một số hình dạng khác. Kích thước trung bình của nấm men m. Một số loài nấm men sau khi phân cắt bằng phương pháp nảyµlà 3 - 5 x 5 - 10 chồi, tế bào con không rời khỏi tế bào mẹ và lại tiếp tục mọc chồi. Bởi vậy nó có hình thái giống như cây xương rồng khi quan sát dưới kính hiển vi. Hình 37 Hình 1.31 Nấm Saccharomyces Cerevisiea 2.Cấu tạo tế bào
  • 41. Khác với vi khuẩn và xạ khuẩn, nấm men có cấu tạo tế bào khá phức tạp, gần giống như tế bào thực vật. Có đầy đủ các cấu tạo thành tế bào, màng tế bào chất, tế bào chất, ty thể, riboxom, nhân, không bào và các hạt dự trữ. 2.1Thành tế bào Thành tế bào nấm men được cấu tạo bởi hai lớp phân tử bao gồm 90% là hợp chất glucan và mannan, phần còn lại là protein, lipit và glucozamin. Glucan là hợp chất cao phân tử của D - Glucoza, mannan là hợp chất cao phân tử của D - Manoza. Trên thành tế bào có nhiều lỗ, qua đó các chất dinh dưỡng được hấp thu và các sản phẩm của quá trình trao đổi chất được thải ra. 2.2.Màng nguyên sinh chất Màng nguyên sinh chất của tế bào nấm men dày khoảng 8 nm có cấu tạo tương tự như màng nguyên sinh chất của vi khuẩn. Tế bào chất của nấm men cũng tương tự như tế bào chất của vi khuẩn, độ nhớt của tế bào chất cao hơn của nước 800 lần. Nhân tế bào nấm men là nhân điển hình, có màng nhân, bên trong là chất dịch nhân có chứa hạch nhân. Cũng như nhân tế bào của vi sinh vật bậc cao, nhân tế bào nấm men ngoài AND còn có protein và nhiều loại men. Hạch nhân của tế bào nấm men không phải chỉ gồm một phân tử AND như ở vi khuẩn mà đã có cấu tạo nhiễm sắc thể điển hình và có quá trình phân bào nguyên nhiễm còn gọi là gián phân. Quá trình gián phân gồm 4 giai đoạn như ở vi sinh vật bậc cao. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào nấm men khác nhau tuỳ loại nấm men. Ở Saccharomyces serevisiae là nhóm nấm men phân bố rộng rãi nhất, thể đơn bội của nó có n = 17 nhiễm sắc thể, thể lưỡng bội có 2n = 34. Ngoài nhiễm sắc thể ra, trong nhân tế bào S. serevisiae còn có từ 50 đến 100 plasmic có cấu tạo m, có khả năng sao chép độc lập,µlà 1 phân tử AND hình vòng kín có kích thước 2 mang thông tin di truyền. 2.3.Ty thể: Khác với vi khuẩn, nấm men đã có ty thể giống như ở tế bào bậc cao, đó là cơ quan sinh năng lượng của tế bào. Ty thể nấm men có hình bầu dục, được bao bọc bởi hai lớp màng, màng trong gấp khúc thành nhiều tấm răng lược hợc nhiều ống nhỏ làm cho diện tích bề mặt của màng trong tăng lên. Cấu trúc của hai lớp màng ty thể giống cấu trúc của màng nguyên sinh chất. Trên bề mặt của màng trong có dính vô số các hạt nhỏ hình cầu. Các hạt này có chức năng sinh năng lượng và giải phóng năng lượng của ty thể. Trong ty thể còn có một phân tử AND có cấu trúc hình vòng, có khả năng tự sao chép. Những đột biến tạo ra tế bào nấm men không có AND ty thể làm cho tế bào nấm men phát triển rất yếu, khuẩn lạc nhỏ bé. Trong ty thể còn có cả các thành phần cần cho quá trình tổng hợp protein như riboxom, các loại ARN và các loại enzym cần thiết cho sự tổng hợp protein. Các thành phẩn này không giống với các thành phần tương tự của tế bào nấm men nhưng lại rất giống của vi khuẩn. AND của ty thể rất nhỏ nên chỉ có thể mang mật mã tổng hợp cho một số protein của ty thể, số còn lại do tế bào tổng hợp rồi đưa vào ty thể. Người ta đã chứng minh được quá trình tự tổng hợp protein của ty thể. Quá trình này bị kìm hãm bởi cloramfenicol giống như ở vi khuẩn, trong khi đó chất kháng sinh này không kìm hãm được quá trình tổng hợp protein ở tế bào nấm men. 2.3.Riboxom của tế bào nấm men có hai loại : loại 80S gồm 2 tiểu thể 60S và 40S nằm trong tế bào chất, một số khác gắn với màng tế bào chất. Một số nghiên cứu đã
  • 42. chứng minh rằng: các riboxom gắn với màng tế bào chất có hoạt tính tổng hợp protein cao hơn. loại 70S là loại riboxom có trong ti thể. Ngoài các cơ quan trên, nấm men còn có không bào và các hạt dự trữ như hạt Volutin, hạt này không những mang vai trò chất dự trữ mà còn dùng làm nguồn năng lượng cho nhiều quá trình sinh hoá học của tế bào. Ngoài hạt Volutin trong tế bào còn có các hạt dự trữ khác như glycogen và lipit. Một số nấm men có khả năng hình thành một lượng lớn lipit. 2.4.Bào tử: Nhiều nấm men có khả năng hình thành bào tử, đó là một hình thức sinh sản của nấm men. Có 2 loại bào tử: bào tử bắn và bào tử túi. Bào tử túi là những bào tử được hình thành trong một túi nhỏ còn gọi là nang. Trong nang thường chứa từ 1-8 bào tử, đôi khi đến 12 bào tử. Phương thức hình thành túi phụ thuộc vào hình thức sinh sản của nấm men. Bào tử bắn là những bào tử úau khi hình thành nhờ năng lượng của tế bào bắn mạnh về phía đối diện. Đó là một hình thức phát tán bào tử. Có thể quan sát bào tử bắn bằng cách nuôi cấy nấm men trên đĩa petri, vài ngày sau thấy xuất hiện trên nắp hộp phía đối diện thành một lớp mờ mờ. Đem nắp hộp soi dưới kính hiển vi sẽ thấy rõ các bào tử. 3.Sinh sản Ở 3 nấm men có 3 hình thức sinh sản - Sinh sản sinh dưỡng : là hình thức sinh sản đơn giản nhất của nấm men. Có 2 hình thức sinh sản sinh dưỡng: nảy chồi và hình thức ngang phân đôi tế bào như vi khuẩn. Ở hình thức nảy chồi, từ một cực của tế bào mẹ nảy chồi thành một tế bào con, sau đó hình thành vách ngăn ngang giữa hai tế bào. Tế bào còn có thể tách khỏi tế bào mẹ hoặc có thể dính với tế bào mẹ và lại tiếp tục nảy chồi làm cho nấm men giống như hình dạng cây xương rồng tai nhỏ. - Sinh sản đơn tính: bằng hai hình thức bào tử túi và bào tử bắn như đã nói ở phần bào tử. - Sinh sản hữu tính: do hai tế bào nấm men kết hợp với nhau hình thành hợp tử. Hợp tử phân chia thành các bào tử nằm trong nang, nang chín bào tử được phát tán ra ngoài. Nếu 2 tế bào nấm men có hình thái kích thước giống nhau tiếp hợp với nhau thì được gọi là tiếp hợp đẳng giao. Nếu 2 tế bào nấm men khác nhau thì gọi là tiếp hợp dị giao. Trong chu trình sống của nhiều loài nấm men, có sự kết hợp các hình thức sinh sản khác nhau. Sau đây là quá trình sinh sản của S. serevisiae - một loài nấm men phân bố rộng rãi trong thiên nhiên. Chu trình sống của nấm men này có 2 giai đoạn đơn bội và lưỡng bội. Đầu tiên tế bào sinh dưỡng đon bội (n) sinh sôi nảy nở theo lối nảy chồi. Sau đó 2 tế bào đơn bội kết hợp với nhau, có sự trao đổi của tế bào chất và nhân hình thành tế bào lưỡng bội (2n). Tế bào lưỡng bội lại nảy chồi (sinh sản sinh dưỡng) thành nhiều tế bào lưỡng bội khác, cuối cùng hình thành hợp tử. Nhân của hợp tử phân chia giảm nhiễm thành 4 nhân đơn bội. Mỗi nhân đơn bội được bao bọc nguyên sinh chất, hình thành màng, tạo thành 4 bào tử nằm trong một túi gọi là bào tử túi. Khi túi vỡ, bào tử ra ngoài phát triển thành tế bào dinh dưỡng và lại phân chia theo lối này rồi tiếp tục chu trình sống.
  • 43. Hình 38 Ngoài hình thức sinh sản như ở S. serevisiae, một số loài nấm men khác có những hình thức sinh sản về cơ bản cũng giống như trên nhưng có một số sai khác. Ví dụ như là Schizosaccharomyces octosporus hợp tử lưỡng bội phân chia 3 lần, lần đầu giảm nhiễm sinh ra 8 bào tử nằm trong nang. Hình 1.32. Chu trình sinh sản của nấm men
  • 44. Hình 39 Hình 1.33. Các kiểu nảy chồi và các hình dạng của tế bào, bào tử ở nấm men A. Nảy chồi nhiều cực; B. Nảy chồi đơn cực; C. Nảy chồi lưỡng cực; D. Phân cắt E. Khuẩn ti già;F. Khuẩn ti;G. Bào tử đốt; H. Nội bào tử; I. Bào tử bắn;
  • 45. J. Bào tử trần 4.Ý nghĩa thực tiễn của nấm men Nấm men là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, nó tham gia vào các quá trình chuyển hoá vật chất, phân huỷ chất hữu cơ trong đất. Hoạt tính sinh lý của nhiều loài nấm men được ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp và các ngành khác. Đặc biệt trong quá trình sản xuất các loại rượu, cồn, nước giải khát lên men, làm thức ăn gia súc ... Ngoài hoạt tính sinh lý, bản thân tế bào nấm men có rất nhiều loại vitamin và các axit amin, đặc biệt là axit amin không thay thế. Đặc tính này được dùng để chế tạo thức ăn gia súc từ nấm men, thậm chí thức ăn dùng cho người cũng có thể chế tạo từ nấm men. V.NẤM MỐC (nấm sợi) Nấm mốc cũng thuộc nhóm vi nấm, có kích thước hiển vi. Khác với nấm men, có không phải là những tế bào riêng biệt mà là một hệ sợi phức tạp, đa bào có màu sắc phong phú. 1.Hình thái và kích thước Nấm mốc có cấu tạo hình sợi phân nhánh, tạo thành một hệ sợi chằng chịt phát triển rất nhanh gọi là khuẩn ti thể hay hệ sợi nấm. m. Nấm mốc cũng có 2 loại khuẩn ti:µChiều ngang của khuẩn ti thay đổi từ 3 - 10 khuẩn ti khí sinh mọc trên bề mặt môi trường, từ đây sinh ra những cơ quan sinh sản. Khuẩn ti cơ chế mọc sâu vào môi trường. Khuẩn lạc của nấm mốc cũng có nhiều màu sắc như khuẩn lạc xạ khuẩn. Khuẩn lạc nấm mốc khác với xạ khuẩn ở chỗ nó phát triển nhanh hơn, thường to hơn xạ khuẩn ở chỗ nó phát triển nhanh hơn, thường to hơn khuẩn lạc xạ khuẩn nhiều lần. Dạng xốp hơn do kích thích khuẩn ti to hơn. Thường thì mỗi khuẩn lạc sau 3 ngày phát triển có kích thước 5 - 10 mm, trong khi đó khuẩn lạc xạ khuẩn chỉ khoảng 0,5 - 2 mm. 2.Cấu tạo tế bào Cũng như nấm men, nấm mốc có cấu tạo tế bào điển hình như ở sinh vật bậc cao. Thành phần hoá học và chức năng của các cấu trúc này cũng tương tự như ở nấm men. Điều sai khác cơ bản giữa nấm mốc và nấm men là ở tổ chức tế bào. Nấm men chỉ là những tế bào riêng rẽ hoặc xếp với nhau theo kiểu cây xương rồng như đã nói ở phần trên. Nấm mốc có tổ chức tế bào phức tạp hơn, trừ một số nấm mốc bậc thấp có cấu tạo đơn bào phân nhánh. Ở những nấm mốc bậc thấp này, cơ thể là một hệ sợi nhiều nhân không có vách ngăn. Đa số nấm mốc có cấu tạo đa bào, tạo thành những tổ chức khác nhau như sợi khí sinh, sợi cơ chất. Sợi cơ chất của nấm mốc không đơn giản như ở xạ khuẩn mà phức tạp hơn. Có những loài có sợi cơ chất giống như rễ chùm ở thực vật gọi là rễ giả, ví dụ như ở Aspergillus niger. Ở những loài nấm mốc ký sinh trên thực vật, sợi cơ chất tạo thành những cấu trúc đặc biệt gọi là vòi hút. Ở một số loài nấm mốc, các sợi nấm nối với nhau thông qua các cầu nối, các cầu nối hình thành giữa các sợi nằm gần nhau gọi là sự hợp nối do có hiện tượng 2 khối nguyên sinh chất trộn lẫn với nhau. Đó có thể là một hình thức lai dinh dưỡng. Một số loài nấm mốc có cấu tạo gần giống mô thực vật gọi là mô giả. Đó là các tổ chức sợi xốp gồm các sợi nấm xếp song song với nhau tạo thành một tổ chức sợi xốp. Ngoài tổ chức sợi xốp còn có tổ chức màng mỏng giả gần giống như màng mỏng ở
  • 46. thực vật bậc cao. Chúng gồm những tế bào có kích thước xấp xỉ nhau hình bầu dục, xếp lại với nhau. Hai tổ chức trên có ở thể đệm và hạch nấm. Thể đệm cấu tạo bởi nhiều khuẩn ti kết lại với nhau, từ đó sinh ra các cơ quan sinh sản của nấm mốc. Hạch nấm thường có hình tròn hoặc hình bầu dục không đều, kích thước tuỳ theo loài, từ dưới 1 mm đến vài cm. Đặc biệt có loài có kích thước hạch nấm tới vài chục cm. Hạch nấm là một tổ chức giúp cho nấm sống qua những điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Sợi nấm tồn tại trong hạch không phát triển. Khi gặp điều kiện thuận lợi hạch sẽ nảy mầm và phát triển bình thường. 3.Sinh sản Nấm mốc có 3 hình thức sinh sản chính a. Sinh sản dinh dưỡng - Sinh sản dinh dưỡng bằng khuẩn ti: là hình thức từ một khuẩn ti gây ra những đoạn nhỏ, những đoạn nhỏ này phát triển thành một hệ khuẩn ti. - Sinh sản dinh dưỡng bằng hạch nấm: như đã nói ở phần trên. - Sinh sản dinh dưỡng bằng bào tử dày: trên phần giữa của khuẩn ti hoặc phần đầu khuẩn ti hình thành tế bào có màng dầy bao bọc, bên trong chứa nhiều chất dự trữ. Gặp điều kiện thuận lợi bào tử dầy sẽ nảy mầm thành một hệ sợi nấm. Bào tử dầy thường là đơn bào, đôi khi là 2 hoặc nhiều tế bào. b. Sinh sản vô tính Sinh sản vô tính ở nấm mốc có hai hình thức: - Bào tử kín: là bào tử hình thành trong một nang kín. Từ một khuẩn ti mọc lên cuống nang, cuống nang thường có đường kính lớn hơn đường kính khuẩn ti. Cuống nang có loại phân nhánh và có loại không phân nhánh. Trên cuống nang hình thành nang bào tử. Cuống nang có phần ăn sâu vào trong nang gọi là nang trụ. Nang trụ có hình dạng khác nhau tuỳ loài. Ở một số loài, bào tử nằm trong nang có tiên mao, khi nang vỡ bào tử có khả năng di động trong nước gọi là động bào tử (Zoospore). Sự khác nhau giữa bào tử dày ở sinh sản dinh dưỡng và bào tử kín ở sinh sản vô tính: bào tử dầy chính là một hoặc một vài tế bào trong một sợi nấm hình thành màng dầy bọc lại. Bào tử kín phức tạp hơn, có cơ quan mang bào tử là nang, có nang trụ, cuống nang ... - Bào tử đính: là hình thức bào tử được hình thành bên ngoài cơ quan sinh bào tử chứ không nằm trong nang kín. Hình thức này có nhiều loại khác nhau. Có loại bào tử nằm hoàn toàn bên ngoài cơ quan sinh bào tử. Từ sợi nấm mọc lên cuống sinh bào tử, cuống sinh bào tử có thể phân nhánh hoặc không. Từ đỉnh của cuống sinh bào tử bằng cách phân cắt cùng một lúc từ một sợi thành nhiều bào tử. Có loại mọc chồi thành bào tử thứ nhất rồi bào tử thứ nhất lại mọc chồi thành bào tử thứ hai, cứ như thế tạo thành chuỗi, trong chuỗi kiểu này bào tử ở cuối chuỗi non nhất, bào tử ở sát cuống sinh bào tử già nhất, gọi là chuỗi gốc già. Có loại các bào tử được liên tiếp mọc ra từ đỉnh cuống sinh bào tử đẩy dần thành một chuỗi trong đó bào tử ở cuối chuỗi được sinh ra đầu tiên gọi là chuỗi gốc non. Ở một số loài bào tử nằm trong thể bình, phương thức sinh bào tử cũng tương tự như ở cơ chế trên (phân cắt cùng một lúc, chuỗi gốc nhà, chuỗi gốc non). Đặc điểm khác cơ bản là cuống sinh và bào tử nằm trong một thể hinh bình, các bào tử sinh ra được đẩy dần ra khỏi miệng bình. Khác với bào tử kín, nang phải vỡ ra bào tử mới ra ngoài được.
  • 47. Ngoài các hình thức trên còn một số hình thức khác nữa. Trên cùng một loài nấm mốc có thể có nhiều hình thức sinh sản khác nhau. Ví dụ như Fusarium có bào tử dày và bào tử đính. Cách phát sinh bào tử khác nhau cũng có thể có cùng ở một loại nấm. c. Sinh sản hữu tính Nấm mốc có 3 hình thức sinh sản hữu tính - đẳng giao, di giao và tiếp hợp. - Đẳng giao: Từ sợi khuẩn ti sinh ra các túi giao tử trong có chứa giao tử. Các giao tử sau khi ra khỏi túi kết hợp với nhau thành hợp tử. Hợp tử phân chia giảm nhiễm thành các bào tử. Mỗi bào tử khi được giải phóng ra từ hợp tử có thể phát sinh thành sợi nấm. Các giao tử và túi giao tử hoàn toàn giống nhau giữa cơ thể “đực” và cơ thể “cái”. - Dị giao: là trường hợp các giao tử và túi giao tử ở cơ thể “đực” và “cái” khác nhau. Ở lớp nấm noãn (Oomycestes) cơ quan sinh sản cái gọi là noãn khí ở trong chứa noãn cầu. Cơ quan sinh sản đực gọi là hùng khí có hình ống cong. Có thể có nhiều hùng khí mọc hướng về phía noãn khí, trong hùng khí chứa các tinh trùng. Khi hùng khí mọc vươn tới noãn khí, từ hùng khí tạo thành các ống xuyên qua đó tinh trùng vào thụ tinh noãn cầu tạo thành noãn bào tử. Noãn bào tử được bao bọc bởi một màng dày, sau một thời gian phân chia giảm nhiễm và phát triển thành sợi nấm mốc. Hình 40 Hình 1.34. Sinh sản hữu tính: Dị giao - Tiếp hợp: Hình thức sinh sản thường có ở nấm tiếp hợp. Từ 2 khuẩn ti khác nhau gọi là sợi âm và sợi dương mọc ra 2 mấu lồi gọi là nguyên phối nang. Các nguyên phối nang mọc hướng vào nhau dần dần hình thành màng ngăn với khuẩn ti sinh ra nó tạo thành tế bào đa nhân. Hai tế bào đa nhân tiếp hợp với nhau tạo thành hợp tử đa nhân gọi là bào tử tiếp hợp có màng dầy. Hợp tử sau một thời gian nảy mầm mọc thành một ống mầm. Đầu ống mầm sau phát triển thành một nang vô tính chứa những bào tử. Ống mầm trở thành cuống nang giống như trường hợp hình thành bào tử kín. Sau một thời gian nang vỡ giải phóng bào tử ra ngoài. Mỗi bào tử phát triển thành một sợi nấm. Ngoài các hình thức sinh sản điển hình trên, ở nấm mốc còn có hình thức sinh sản phần nào phức tạp hơn, gần giống với thực vật. Đó là ở một số loài thuộc lớp nấm đảm (Basidiomycetes). 4.Ý nghĩa thực tiễn của nấm mốc
  • 48. Nấm mốc (hay nấm sợi) là một nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong thiên nhiên. Chúng tham gia tích cực vào các quá trình chuyển hoá vật chất, khép kín các vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Khả năng chuyển hoá vật chất của chúng được ứng dụng trong nhiều ngành, đặc biệt là chế biến thực phẩm (làm rượu, làm tương, nước chấm v.v....). Mặt khác, có nhiều loại nấm mốc mọc trên các nguyên, vật liệu, đồ dùng, thực phẩm ... phá hỏng hoặc làm giảm chất lượng của chúng. Một số loài còn gây bệnh cho người, động vật thực vật (bệnh lang ben, vẩy nến ở người, nấm rỉ sắt ở thực vật v.v...). Ngoài các nhóm vi sinh vật chính đã mô tả ở trên, thuộc về các vi sinh vật có kích thước hiển vi có thể xếp vào đối tượng của vi sinh vật học còn có các nhóm tảo đơn bào gọi là vi tảo, các nhóm nguyên sinh động vật như trùng roi, amip v.v... **Vị trí và vai trò của nấm mốc Nấm mốc có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người một cách trực tiếp bằng cách làm hư hỏng, giảm phẩm chất lương thực, thực phẩm trước và sau thu hoạch, trongchế biến, bảo quản. Nấm mốc còn gây hư hại vật dụng, quần áo... hay gây bệnh cho người, động vật khác và cây trồng. Tuy nhiên, các qui trình chế biến thực phẩm có liên quan đến lên men đều cần đến sự có mặt của vi sinh vật trong đó có nấm mốc. Nấm mốc cũng giúp tổng hợp những loại kháng sinh (penicillin, griseofulvin), acit hữu cơ (acit oxalic, citric, gluconic...), vitamin (nhóm B, riboflavin), kích thích tố (gibberellin, auxin, cytokinin), một số enzim và các hoạt chất khác dùng trong công nghiệp thực phẩm và y, dược ... đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ngoài ra, nấm còn giử vai trò quan trọng trong việc phân giải chất hữu cơ trả lại độ mầu mỡ cho đất trồng. Một số loài thuộc giống Rhizopus, Mucor, Candida gây bệnh trên người, Microsporum gây bệnh trên chó, Aspergillus fumigatus gây bệnh trên chim; Saprolegnia và Achlya gây bệnh nấm ký sinh trên cá. Những loài nấm gây bệnh trên cây trồng như Phytophthora, Fusarium, Cercospora.... đặc biệt nấm Aspergilus flavus và Aspergillus fumigatus phát triển trên ngũ cốc trong điều kiện thuận lợi sinh ra độc tố aflatoxin. Bên cạnh tác động gây hại, một số loài nấm mốc rất hữu ích trong sản xuất và đời sống như nấm ăn, nấm dược phẩm (nấm linh chi, Penicillium notatum tổng hợp nên penicillin, Penicillium griseofulvum tổng hợp nên griseofulvin...), nấm Aspergillus niger tổng hợp các acit hữu cơ như acit citric, acit gluconic, nấm Gibberella fujikuroi tổng hợp kích thích tố gibberellin và một số loài nấm thuộc nhóm Phycomycetina hay Deuteromycetina có thể ký sinh trên côn trùng gây hại qua đó có thể dùng làm thiên địch diệt côn trùng. Ngoài ra, những loài nấm sống cộng sinh với thực vật như Nấm rễ (Mycorrhizae), giúp cho rễ cây hút được nhiều hơn lượng phân vô cơ khó tan và cung cấp cho nhu cầu phát triển của cây trồng. Nấm còn là đối tượng nghiên cứu về di truyền học như nấm Neurospora crassa, nấm Physarum polycephalum dùng để tổng hợp ADN và những nghiên cứu khác. 5.Phân loại nấm mốc
  • 49. Đầu tiên, nấm được sắp xếp theo tiến hóa như mô hình dưới đây: (Hình 1.15) Dayal (1975) liệt kê 7 đặc tính để phân loại nấm mốc như sau: 1. đặc điểm hình thái 2. ký chủ đặc thù 3. đặc điểm sinh lý 4. đặc điểm tế bào học và di truyền học 5. đặc điểm kháng huyết thanh 6. đặc tính sinh hóa chung 7. phân loại số học Hình 11 Hình 1.15 Cây di truyền phát sinh ngành cho thấy nấm mốc có mối liên hệ gần với thực vật (PLANTAE) và động vật (ANIMALIA) (theo Hawkswort và ctv., 1995) Theo Gwynne-Vaughan và Barnes (1937) chia nấm thành 3 lớp chính: Phycomycetes, Ascomycetes và Basidiomycetes dựa trên khuẩn ty có vách ngăn ngang hay không và đặc điểm của bào tử. Theo Stevenson (1970) đã phân loại nấm trong ngành Mycota gồm 6 lớp: Chytridiomycetes, Oomycetes, Zygomycetes, Ascomycetes, Basidiomycetes, và Deuteromycetes. Gần đây, Kurashi (1985) nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hệ
  • 50. thống ubiquinon trong phân loại nấm mốc cũng như ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để khảo sát đa dạng di truyền và qua mối liên hệ di truyền phân loại lại cho chính ̉ xác hơn. VII.TAO (ALGUE) Tao là những thực vât bâc thâp, quang tự dưỡng (abtotrophe), sông chủ yêu ở trong ̉ ̣ ̣ ́ ́ ́ nước và những nơi có độ âm cua nước, có anh sang ( trên măt đât, trong đât ở trang thai ̉ ̉ ́ ́ ̣ ́ ́ ̣ ́ ngu, trên đôi nui, thân cây, tường âm, băng tuyêt …). ̉ ̀ ́ ̉ ́ ̣ ̉ 1.Phân loai tao Về măt phân loai, tuy theo cach đăt vân đề mà sự phân chia khac nhau: ̣ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ́ 1.1. ̉ ̣ ̉ Theo bang phân loai cua Liên Xô 1978 ̉ 1.1.1. Cyanophyta- Tao lam Được phân bố chủ yêu ở vung nước ngot, ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố b, san ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ ̉ phâm quan hợp là glycogen. Loai tao nay có khả năng đông hoa nitơ không khí do ̉ ̣ ̉ ̀ ̀ ́ công sinh với beo hoa dâu( Anabaena azola) ̣ ̀ ̉ 1.1.2. Chlorophyta -Tao luc̣ Được phân bố chủ yêu ở vung nước ngot, ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố a,b, ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ san phâm quang hợp là tinh bôt. ̉ ̉ ̣ 1.1.3. Xanthophyta-Tao vang ( con được goi là tao roi lêch) ̉ ̀ ̀ ̣ ̉ ̣ Được phân bố chủ yêu ở vung nước lợ, ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố a,b và ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ san phâm quang hợp là leucosin, mang tế bao có chứa pectin ̉ ̉ ̀ ̀ 1.1.4. Bacillariophyta- Tao cat ̉ ́ Được phân bố chủ yêu ở vung nước măn, nước lợ ngoai diêp luc tố a con chứa săc ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ tố b, san phâm quan hợp là chât dâu. ̉ ̉ ́ ̀ 1.1.5. Phacophyta- Tao nâu ̉
  • 51. Được phân bố chủ yêu ở vung nước lợ, nước ngot và môt phân ở nước măn,ngoai ́ ̀ ̣ ̣ ̀ ̣ ̀ diêp luc tố a con chứa săc tố b, san phâm quang hợp là chât dâu và mannit. ̣ ̣ ̀ ́ ̉ ̉ ́ ̀ 1.1.6. Rhodophyta-Tao đỏ ̉ Được phân bố chủ yêu ở nước măn, nước lợ ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố a, ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ b san phâm quang hợp là tinh bôt. ̉ ̉ ̣ 1.1.7.Euglenophyta-Tao măt ̉ ́ Được phân bố chủ yêu ở nước măn, nước lợ ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố a, ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ b san phâm quang hợp là paramilon . ̉ ̉ 1.1.8. Chrysophya- Tao anh vang ̉ ́ ̀ Được phân bố chủ yêu ở nước măn, nước lợ ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố a, ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ b san phâm quang hợp là leucosin. ̉ ̉ 1.1.9. Pyrrophyta-Tao giap ̉ ́ Được phân bố chủ yêu ở nước măn, nước lợ ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ a, b san phâm quang hợp là tinh bôt. ̉ ̉ ̣ 1.1.10. Charophyta – Tao vom (vong ) ̉ ̀ ̀ Được phân bố chủ yêu ở nước măn, nước lợ tao thanh bui giông như lum cây ́ ̣ ̣ ̀ ̣ ́ ̀ ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố a, b san phâm quang hợp là tinh bôt. ̀ ̣ ̣ ̀ ́ ̉ ̉ ̣ 1.2. ̣ ̉ Theo phân loai cua Robert Edward lee, 1999 ̣ ̉ Theo phân loai cua Robert Edward lee, 1999- Phyobgy, Cambridge Unit press, tao ̉ được phân thanh nhiêu nganh do sự sai khac nhau về săc tô, chât dự trữ, câu truc đăc ̀ ̀ ̀ ́ ́ ́ ́ ́ ́ ̣ điêm cua roi và cac dâu hiêu khac . ̉ ̉ ́ ́ ̣ ́ Kêt quả nghiên cứu trên kinh hiên vi điên tử, thì tao được phân chia thanh cac nganh ́ ́ ̉ ̣ ̉ ̀ ́ ̀ sau: ́ ̀ ̉ Nhom I: 1.Nganh tao lam(Cyanophyta) hay vi khuân lam( Cyanobacteria) ̉ 2.Nganh Glaucophyta ̀ Nhom II : 3. Nganh tao đỏ ( Rhodophyta ) ́ ̀ ̉ ̀ 4.Nganh tao luc (Chlorophyta ) ̉ ̣ ́ Nhom III. 5. Nganh tao măt ̀ ̉ ́ ̀ 6. Nganh tao 2 ranh (Dinophyta) ̉ ̃ Nhom IV. 7. Nganh tao roi không đêu ( Heterokontophyta) chia thanh cac lớp : ́ ̀ ̉ ̀ ̀ ́ - Lớp tao vang anh ( Chrysophyceae ) ̉ ̀ ́ - Lớp tao silic hay con goi tao cut ( Bacillariophyceae) ̉ ̀ ̣ ̉ ́ - Lớp tao vang ( Xanthophyceaea) ̉ ̀ - Lớp tao đông bao tử có điêm măt ( Eustigmatophyta) ̀ ̣ ̀ ̉ ́ - Lớp tao nâu ( phhacophyta) ̉
  • 52. - 8. Nganh tao có phân bam ( Haptophyta) ̀ ̉ ̀ ́ Nganh tao lam gôm những tế bao chưa có câu truc nhân điên hinh, vì vây, hiên nay ̀ ̉ ̀ ̀ ́ ́ ̉ ̀ ̣ ̣ khoa hoc xêp vao nhom cơ thể tiên nhân ( Prokaryota) ̣ ́ ̀ ́ ̀ Goi là vi khuân lam(Cyanobacteria). Tât cả cac nganh tao con lai cung với cac nganh ̣ ̉ ́ ́ ̀ ̉ ̀ ̣ ̀ ́ ̀ thực vât khac xêp vao nhom cơ thể mà tế bao có câu truc nhân điên hinh ̣ ́ ́ ̀ ́ ̀ ́ ́ ̉ ̀ ( Eukaryota) 2.Hinh thai câu tao tế bao tao ̀ ́ ́ ̣ ̀ ̉ 2.1. Hinh thai ̀ ́ Tao có cơ thể là môt tế bao riêng lẻ hoăc dinh với nhau thanh tâp đoan , chuyên đông ̉ ̣ ̀ ̣ ́ ̀ ̣ ̀ ̉ ̣ hoăc không chuyên đông, cơ thể có roi chuyên đông được. Roi có thể có môt hoăc 2, ̣ ̉ ̉ ̣ ̣ ̣ đơn gian hoăc phân nhanh . Đăc điêm câu truc roi và số lượng roi là tiêu chuân để ̉ ̣ ́ ̣ ̉ ́ ́ ̉ phân loai. ̣ Có những cơ thể tao là dang tan, khôn phân hoa thanh thân, rê, la, không có ranh dân. ̉ ̣ ̉ ́ ̀ ̃ ́ ̃ ̃ Tan có thể là những dang sợi, dang ban gôm nhiêu tế bao câu truc nên. ̉ ̣ ̣ ̉ ̀ ̀ ̀ ́ ́ 2.2. Câu tao ́ ̣ Tao có câu truc 1 tế bao thực vât gôm mang bao boc, bên trong là nguyên sinh chât ̉ ́ ́ ̀ ̣ ̀ ̀ ̣ ́ với nhân điên hinh. Mang nhân có câu truc băng xenlulozohoăc hemixenlulozo.Câu ̉ ̀ ̀ ́ ́ ̀ ̣ ́ truc mang là môt vỏ bao. Bao có thể gôm 2 hoăc nhiêu tâm lợp lai như ở ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ̣ Bacillariophyta và Dinophyta. Đăc điêm câu truc vỏ là tiêu chuân để phân loai tao. ̣ ̉ ́ ́ ̉ ̣ ̉ Trong nguyên sinh chât chứa luc lap (chloroplast) gôm cac thylakoit riêng rẽ hoăc ́ ̣ ̣ ̀ ́ ̣ liên kêt với nhau. Trên cac thylacoit mang cac săc tố (pigments). Mang luc lap là môt ́ ́ ́ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ đăc điêm rât quan trong để phân loai cac nganh tao. ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ̉ Cac săc tố cua tao rât khac nhau, nhưng tấ cả cac nganh tao đêu có diêp luc a, ngoai ́ ́ ̉ ̉ ́ ́ ́ ̀ ̉ ́ ̣ ̣ ̀ ra ở cac nganh tao khac có thể có diêp luc b, c. tuy theo tế bao chứa loai săc tố nao ́ ̀ ̉ ́ ̣ ̣ ̀ ̀ ̣ ́ ̀ mà chia thanh:Tao đo, ngoai diêp luc tố a con chứa săc tố đỏ phycocrytrin ; tao vang ̀ ̉ ̉ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ ̉ ̀ có sắ tố vang xanthophin..Dựa vao săc tố mà tao có sự phân bố khac nhau so với độ ̀ ̀ ́ ̉ ́ sâu cua nước. Hinh dang cua luc lap là chỉ tiêu để nhân dang tao. ̉ ̀ ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ ̉ Bên trong nguyên sinh chât con thây cac chât dự trữ như ở tao đo, san phâm dự trữ ́ ̀ ́ ́ ́ ̉ ̉ ̉ ̉ là floridin, tao luc là tinh bôt, tao lam là glucogen , tao măt là paramylon.điêu đó cho ̉ ̣ ̣ ̉ ̉ ́ ̀ thâycac nghanh tao khac nhau có chât dự trữ khac nhau. ́ ́ ̀ ̉ ́ ́ ́ Ngoai ra trong nguyên sinh chât con chứa cac thể riboxom, cac hat cơ thê, lipit, ̀ ́ ̀ ́ ́ ̣ ̉ không bao, ở nganh tao măt con có cac điêm măt (stigura), nhờ đó tế bao di chuyên ̀ ̀ ̉ ́ ̀ ́ ̉ ́ ̀ ̉ về phia anh sang. ́ ́ ́ 2.3. Sinh san ở tao tao có 3 cach sinh san ̉ ̉ ̉ ́ ̉ + Sinh san sinh dưỡng : băng hinh thức phân đôi hoăc băng đứt đoan khuc cua cơ ̉ ̀ ̀ ̣ ̀ ̣ ́ ̉ thê. ̉ + Sinh san vô tinh : băng bao tử. ̉ ́ ̀ ̀ + Sinh san hữu tinh : theo 3 kiêu băng cac giao tử (gmet) ̉ ́ ̉ ́ ́ - Sinh san hữu tinh đăng giao ̉ ́ ̉ - Sinh san hữu tinh dị giao ̉ ́ - Sinh san hữu tinh noan giao ̉ ́ ̃ Kêt quả cua quá trinh sinh san hữu tinh là hinh thanh hợp tử (zygot) ́ ̉ ̀ ̉ ́ ̀ ̀ 3. Vai trò và giá trị dinh dưỡng cua vi khuân lam và tao ̉ ̉ ̉ - Tao và khuân lam phân bố rât rông rai trong tự nhiên, đa số sông trong nước ngot ̉ ̉ ́ ̣ ̃ ́ ̣ và tao thanh năng suât sơ câp cửa cac thuy vực, tao silic và tao đỏ phân bố trong vung ̣ ̀ ́ ́ ́ ̉ ̉ ̉ ̀ nước măn hay nước lợ, môt số khac sông công sinh với beo hoa dâu. ̣ ́ ́ ̣ ̀
  • 53. - Tao có ý nghia rât quan trong trong quá trinh hinh thanh và cai tao đât, tao tham ̉ ̃ ́ ̣ ̀ ̀ ̀ ̉ ̣ ́ ̉ gia vao viêc khep kin vong tuân hoan cac chât trong tự nhiên. ̀ ̣ ́ ́ ̀ ̀ ̀ ́ ́ - Môt số loai tao lam có khả năng đông hoa nitơ phân tử, lam giau dinh dưỡng nitơ ̣ ̣ ̉ ̀ ́ ̀ ̀ cho đât và cung câp nitơ cho cây trông ́ ́ ̀ - Tao con là nguôn thức ăn tôt cho cac loai thuy san. ̉ ̀ ̀ ́ ́ ̣ ̉ ̉ Tuy nhiên bên canh những loai tao có giá trị dinh dưỡng, môt số loai tao lai sinh ra cac ̣ ̣ ̉ ̣ ̣ ̉ ̣ ́ chât đôc, gây đôc cho nguôn nước, gây đôc cho cac đông vât thuy sinh, qua đó có thể ́ ̣ ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ̣ ̉ gây đôc cho người, nêu người ăn phai cac thức ăn cac loai thuy san nay . ̣ ́ ̉ ́ ́ ̣ ̉ ̉ ̀