SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Số: 4275/QĐ-VP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng
đối với khách hàng là doanh nghiệp
TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
- Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-HĐQT ngày 12/8/2002 của
Hội đồng Quản trị và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y tại Quyết
định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/9/2002;
- Theo đề nghị của Ban Quản lý chuyển đổi Dự án TA2 thành lập theo
Quyết định số 2464/QĐ-TCCB1 ngày 11/05/2007 của Tổng Giám đốc, Giám
đốc Ban Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về trình tự, thủ
tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2008. Kể từ ngày
Quyết định này có hiệu lực, các quy định trước đây về trình tự, thủ tục cấp tín
dụng áp dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, trừ khách hàng là các định
chế tài chính, hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Giám đốc các Ban, Trung tâm tại Hội sở
chính, Giám đốc các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Nơi nhận (170 bản):
- Như Điều 3;
- NHNN (để báo cáo);
- HĐQT (để báo cáo);
- Các PTGĐ, KTT (để chỉ đạo);
- Lưu VP, PC.
TỔNG GIÁM ĐỐC
Trần Anh Tuấn
1
QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ DOANH NGHIỆP
(Ban hành theo Quyết định số 4275/QĐ-VP ngày 25/08/2008
của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)
Chương I:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
1. Xây dựng quy trình cấp tín dụng cho khách hàng là Doanh nghiệp phù hợp
với việc chuyển đổi mô hình tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
2. Đảm bảo hoạt động cấp tín dụng diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế
giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro, xác định trách nhiệm của từng
khâu, từng bước trong quy trình cấp tín dụng và không ngừng nâng cao chất
lượng tín dụng.
3. Tiêu chuẩn hoá các yêu cầu thủ tục theo Tiêu chuẩn quản lý chất lượng
ISO 9001 – 2000.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Quy định này quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách
hàng là doanh nghiệp, trừ khách hàng là các định chế tài chính, áp dụng tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, bao gồm Hội sở chính, các Chi nhánh, Sở
giao dịch.
Đối với khách hàng là tổ chức khác, tùy từng đối tượng, có thể vận dụng
các trình tự, thủ tục phù hợp trong Quy định này khi thực hiện cấp tín dụng.
2. Các khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm A là những khách hàng mà các đề xuất cấp tín dụng cho các khách
hàng này bắt buộc phải được Bộ phận Quản lý rủi ro thẩm định rủi ro trước khi
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng.
- Nhóm B là những khách hàng mà các đề xuất cấp tín dụng cho các khách
hàng này không bắt buộc phải được Bộ phận Quản lý rủi ro thẩm định rủi ro
trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng.
Tiêu thức phân nhóm khách hàng trong từng thời kỳ do Ban Quản lý rủi ro
tín dụng là đầu mối phối hợp với các Ban có liên quan tại Hội sở chính xây dựng,
trình Tổng Giám đốc ban hành.
Điều 3. Căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo
1. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2004;
2. Các văn bản quy định, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
hoạt động tín dụng;
3. Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
2
4. Các báo cáo kỹ thuật thuộc dự án Tái cơ cấu Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam giai đoạn 2 (TAII);
5. Tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Bảo lãnh”: là việc Ngân hàng cam kết bằng văn bản với bên có quyền
(bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng
(bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bảo lãnh gồm hai phương thức: Bảo
lãnh theo món và bảo lãnh theo hạn mức.
2. “Bộ phận Dịch vụ khách hàng”: Là Trung tâm dịch vụ khách hàng
(Phòng Dịch vụ khách hàng) tại Hội sở chính hoặc Phòng/Tổ dịch vụ khách
hàng tại Chi nhánh.
3. “Bộ phận Quan hệ khách hàng”: là Ban/Phòng Quan hệ khách
hàng/Phòng tài trợ dự án tại Hội sở chính hoặc Phòng/Tổ Quan hệ khách hàng
tại Chi nhánh.
4. “Bộ phận Quản lý rủi ro”: là Ban/Phòng Quản lý rủi ro Tín dụng tại
Hội sở chính hoặc Phòng Quản lý rủi ro tại Chi nhánh.
5. “Bộ phận Quản trị tín dụng”: là Trung tâm dịch vụ khách hàng (Phòng
Quản trị tín dụng) tại Hội sở chính hoặc Phòng/Tổ Quản trị tín dụng tại Chi nhánh.
6. “Bộ phận Thanh toán quốc tế”: là Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương
mại tại Hội sở chính hoặc Phòng/Tổ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh.
7. “Cán bộ Quan hệ khách hàng”: Là cán bộ thuộc Bộ phận Quan hệ
khách hàng.
8. “Cán bộ Quản lý rủi ro”: Là cán bộ thuộc Bộ phận Quản lý rủi ro.
9. “Cán bộ Quản trị tín dụng”: Là cán bộ thuộc Bộ phận Quản trị tín dụng.
10. “Cấp tín dụng”: là việc BIDV thoả thuận cung cấp cho khách hàng các
sản phẩm, dịch vụ thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
11. “Chi nhánh”: là các Chi nhánh, các Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam.
12. “Chiết khấu”: là việc BIDV mua lại các giấy tờ có giá của người thụ
hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
13. “Cho vay”: là việc BIDV giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền
để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc
có hoàn trả cả gốc và lãi.
14. “Cho vay vốn lưu động”: Là việc BIDV cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu
vốn lưu động hoặc nhu cầu hình thành các tài sản lưu động của Khách hàng. Cho vay
vốn lưu động gồm 2 phương thức: Cho vay theo món và cho vay theo hạn mức.
3
15. “Cho vay đầu tư dự án”: Là việc BIDV cho vay nhằm đáp ứng các nhu
cầu hình thành tài sản cố định/bất động sản của Khách hàng như đầu tư mới; đầu
tư mở rộng công suất; đầu tư đổi mới công nghệ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông thường, các khoản cho vay đầu tư dự án được trả dần từ nguồn khấu hao
và lợi nhuận của chính dự án cho vay.
16. “Doanh nghiệp”: Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
17. “Hội sở chính”: Là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương.
18. “BIDV”: Là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong ngữ cảnh
cụ thể có thể là Hội sở chính, Sở giao dịch, Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc
Chi nhánh, Sở giao dịch.
Điều 5. Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng, phê duyệt rủi
ro tín dụng, phê duyệt giải ngân và ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt
động tín dụng:
1. Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng:
1.1. Tại Hội sở chính:
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng.
- Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp.
1.2. Tại Chi nhánh:
- Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng.
- Giám đốc (trong trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng
của Chi nhánh).
2. Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng:
2.1. Tại Hội sở chính:
- Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro Tín dụng.
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro.
- Tổng giám đốc.
- Hội đồng tín dụng Trung ương.
- Đối tượng khác theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc.
- Hội đồng Quản lý tín dụng.
- Hội đồng Quản trị.
2.2. Tại Chi nhánh:
- Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng.
- Giám đốc Chi nhánh.
- Hội đồng tín dụng.
4
- Đối tượng khác theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc và phân
công của Giám đốc Chi nhánh trong từng thời kỳ.
3. Cấp có thẩm quyền ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động tín dụng.
3.1. Tại Hội sở chính:
- Tổng Giám đốc.
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng.
- Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp.
- Đối tượng khác theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc.
3.2. Tại Chi nhánh:
- Giám đốc chi nhánh.
- Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng.
- Đối tượng khác theo ủy quyền của Tổng Giám đốc và ủy quyền lại của
Giám đốc Chi nhánh trong từng thời kỳ.
4. Cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân:
4.1. Tại Hội sở chính:
- Tổng Giám đốc.
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối tác nghiệp.
- Giám đốc/Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ khách hàng.
- Đối tượng khác theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc.
4.2. Tại Chi nhánh:
- Giám đốc Chi nhánh.
- Phó Giám đốc phụ trách tác nghiệp.
- Giám đốc/ Phó giám đốc Phòng giao dịch phụ trách tác nghiệp.
- Trưởng/Phó Trưởng phòng quản trị tín dụng.
- Đối tượng khác theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc và ủy quyền
lại của Giám đốc Chi nhánh trong từng thời kỳ.
Điều 6. Quy định về Bộ hồ sơ trình Hội sở chính phê duyệt
Đối với các trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng của Chi
nhánh, Chi nhánh (Phòng Quản lý rủi ro là đầu mối) phải lập bộ hồ trình Hội sở
chính phê duyệt bao gồm:
- Hồ sơ tín dụng của Khách hàng.
- Báo cáo đề xuất tín dụng của Phòng Quan hệ Khách hàng/Phòng Giao
dịch đã được Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng phê duyệt.
- Báo cáo thẩm định rủi ro của Phòng Quản lý rủi ro đã được Giám đốc/Phó
Giám đốc phụ trách rủi ro phê duyệt rủi ro.
5
- Biên bản họp Hội đồng tín dụng Chi nhánh.
- Công văn đề nghị phê duyệt tín dụng do Giám đốc Chi nhánh ký trình.
Trong trường hợp này Giám đốc Chi nhánh được coi là người có thẩm quyền
phê duyệt đề xuất tín dụng.
Điều 7. Tiêu chuẩn chất lượng: Phụ lục I/TDDN
Chương II:
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN CẤP TÍN DỤNG
Điều 8. Yêu cầu tuân thủ trình tự, thủ tục
1. Tất cả các cán bộ có liên quan từ khâu tiếp thị khách hàng và lập đề xuất
cấp tín dụng cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng phải tuân thủ trình tự, thủ
tục cấp tín dụng theo Quy định này.
2. Lưu đồ các bước thực hiện theo Phụ lục II/TDDN.
Điều 9. Tiếp thị khách hàng và lập Báo cáo đề xuất tín dụng
1. Tiếp thị và nhận hồ sơ:
Cán bộ Quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp thị; Tiếp nhận nhu cầu sử
dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ Khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu
của Khách hàng, Cán bộ Quan hệ khách hàng hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ
tín dụng theo quy định (Giấy đề nghị lập theo Mẫu số 1, 1.1, 1.2, 1.3, 1.4a,
1.4b, 1.4c hoặc theo Mẫu Giấy đề nghị kiêm Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có
giá hiện hành của BIDV).
- Khi tiếp nhận Hồ sơ, Cán bộ Quan hệ khách hàng lập Phiếu tiếp nhận
theo Mẫu số 5.
- Danh mục Hồ sơ tín dụng của Khách hàng được quy định tại Phụ lục
III/TDDN.
2. Thẩm định và lập Báo cáo đề xuất tín dụng: Căn cứ Hồ sơ tín dụng của
Khách hàng, Cán bộ Quan hệ khách hàng thực hiện nghiên cứu, thẩm định theo
những nội dung sau:
2.1. Đánh giá chung về khách hàng theo Phụ lục IV/TDDN.
2.2. Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng theo Phụ lục V/TDDN.
2.3. Chấm điểm tín dụng khách hàng (thực hiện theo Hướng dẫn của Hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ) để áp dụng chính sách khách hàng. Ngoài ra,
Chi nhánh tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng để đánh
giá khách hàng.
2.4. Phân tích đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư;
Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.
6
a) Trường hợp cấp tín dụng dưới các hình thức:
- Chiết khấu.
- Cho vay vốn lưu động/ngắn hạn theo món.
- Cho vay vốn lưu động/ngắn hạn theo hạn mức.
- Bảo lãnh theo món.
- Bảo lãnh theo hạn mức.
- Hình thức khác.
Cán bộ Quan hệ khách hàng thực hiện theo Phụ lục VI/TDDN.
b) Trường hợp khách hàng vay vốn đầu tư dự án thực hiện theo Phụ lục
VII/TDDN.
2.5. Đánh giá về tài sản bảo đảm theo Quy định về giao dịch bảo đảm của
BIDV.
2.6. Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, bao gồm:
a) Rủi ro khách quan
b) Rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng.
c) Rủi ro xuất phát từ BIDV.
d) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng.
e) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.
2.7. Lập báo cáo đề xuất tín dụng:
- Cán bộ Quan hệ khách hàng sau khi thẩm định Hồ sơ tín dụng của khách
hàng lập Báo cáo đề xuất tín dụng (theo Mẫu số 2.1 hoặc 2.2) kèm theo hồ sơ
tín dụng trình Lãnh đạo Phòng Quan hệ Khách hàng/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự
án/Lãnh đạo Phòng Giao dịch.
- Lãnh đạo Phòng Quan hệ khách hàng/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án/Lãnh
đạo Phòng Giao dịch thực hiện kiểm tra lại các nội dung trong Báo cáo đề xuất
tín dụng, ghi ý kiến vào Báo cáo đề xuất và ký kiểm soát.
- Báo cáo đề xuất tín dụng với đầy đủ chữ ký của Cán bộ Quan hệ khách hàng
và Lãnh đạo Phòng Quan hệ khách hàng/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án/Lãnh đạo
Phòng Giao dịch cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng được trình cấp có
thẩm quyền theo trình tự:
* Tại Chi nhánh:
Báo cáo đề xuất tín dụng được trình Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách
hàng xem xét phê duyệt.
+/ Trường hợp khách hàng thuộc Nhóm B quy định tại Khoản 2 - Điều 2:
Khi Báo cáo đề xuất tín dụng được Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách
hàng/cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng ý sẽ được chuyển lại cho Bộ phận Quan
hệ khách hàng để xử lý tiếp các bước của Quy định này.
7
+/ Trường hợp khách hàng thuộc Nhóm A quy định tại Khoản 2 - Điều 2 và
các khách hàng quan hệ tín dụng tại các Phòng giao dịch: Khi Báo cáo đề xuất
tín dụng được Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng phê duyệt đồng ý,
toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ được chuyển tiếp cho Bộ phận Quản lý
rủi ro để thẩm định rủi ro.
* Tại Hội sở chính:
+/ Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám
đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng: Báo cáo đề xuất tín dụng được
trình Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng xem xét phê duyệt. Sau
khi có ý kiến phê duyệt đồng ý của Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ
khách, Báo cáo đề xuất tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng
được chuyển cho Ban Quản lý rủi ro tín dụng để thẩm định rủi ro.
+ Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc
Ban Quản lý rủi ro tín dụng: Báo cáo đề xuất tín dụng được trình Giám đốc Ban
Quan hệ khách hàng để lấy ý kiến trước khi trình Phó Tổng giám đốc phụ trách
quan hệ khách hàng xem xét phê duyệt.
Báo cáo đề xuất tín dụng sau khi đã được Phó Tổng Giám đốc phụ trách
quan hệ khách hàng phê duyệt đồng ý sẽ được chuyển cùng với toàn bộ hồ sơ tín
dụng của khách hàng cho Bộ phận Quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro.
3. Trường hợp cho vay tài trợ dự án vượt thẩm quyền phê duyệt đối với 1 dự án
của Chi nhánh:
3.1. Chi nhánh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ tất cả các bước của Quy
trình như đối với các khách hàng thuộc Nhóm A- Khoản 2 Điều 2.
3.2. Bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 6 được Chi nhánh gửi về Ban
Quan hệ khách hàng tại Hội sở chính (Phòng tài trợ dự án) để thực hiện tái thẩm
định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Chi nhánh, Phòng tài trợ dự án tại Hội sở chính
thực hiện các bước quy trình tương tự như đối với các khách hàng có quan hệ tín
dụng trực tiếp tại Hội sở chính.
Điều 10. Thẩm định rủi ro
1. Tiếp nhận hồ sơ:
- Tại Chi nhánh: Phòng Quản lý rủi ro tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín dụng
và Hồ sơ tín dụng từ Phòng Quan hệ khách hàng và Phòng Giao dịch trực thuộc
Chi nhánh.
- Tại Hội sở chính: Ban Quản lý rủi ro tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín dụng
và Hồ sơ tín dụng từ Ban Quan hệ khách hàng hoặc Chi nhánh (đối với trường
hợp vượt giới hạn dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh đối với một khách hàng).
Việc bàn giao hồ sơ giữa các bộ phận phải được thực hiện bằng văn bản.
Trường hợp Chi nhánh chuyển hồ sơ lên Hội sở chính phải có văn bản liệt kê rõ
các giấy tờ, tài liệu cụ thể.
2. Thẩm định rủi ro:
8
2.1 Tại Chi nhánh:
- Cán bộ Quản lý rủi ro thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và
lập Báo cáo thẩm định rủi ro (theo Mẫu số 3) kèm theo hồ sơ tín dụng trình Lãnh
đạo Phòng Quản lý rủi ro.
- Lãnh đạo phòng Quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của
Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt rủi ro.
2.2 Tại Hội sở chính:
- Trình tự thực hiện tương tự như tại Chi nhánh.
- Đối với các trường hợp vượt quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc Ban Quản
lý rủi ro Tín dụng, trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro, Giám đốc
Ban Quản lý rủi ro Tín dụng phải có ý kiến và ký trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
2.3 Để có được đầy đủ các thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo thẩm
định rủi ro, trong quá trình thẩm định Bộ phận Quản lý rủi ro thực hiện theo các
hướng dẫn tại các Phụ Lục ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 11. Phê duyệt cấp tín dụng
1. Tại Chi nhánh:
1.1. Khách hàng thuộc Nhóm B quy định tại Khoản 2 - Điều 2: Khoản tín
dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ
khách hàng/cấp có thẩm quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên Báo cáo
đề xuất tín dụng.
1.2. Khách hàng thuộc Nhóm A quy định tại Khoản 2 - Điều 2:
a) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám
đốc/Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng: Khoản tín dụng được coi là
phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Phó Giám đốc phụ
trách quan hệ khách hàng trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Giám đốc/Phó Giám
đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
b) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng
tín dụng Chi nhánh:
+/ Cán bộ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các
thành viên Hội đồng tín dụng.
+/ Bộ hồ sơ sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng bao gồm:
Báo cáo đề xuất tín dụng đã được Phó Giám đốc phụ trách quan hệ
khách hàng ký duyệt đồng ý ;
Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Giám đốc/Phó Giám đốc phụ
trách rủi ro ký phê duyệt đồng ý
Các tài liệu khác có liên quan.
+/ Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi trong Biên
bản họp của Hội đồng tín dụng kết luận đồng ý cấp tín dụng.
9
Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng tín dụng Chi nhánh do Tổng
giám đốc quy định.
2. Tại Hội sở chính:
2.1. Trường hợp khách hàng quan hệ tín dụng trực tiếp tại Hội sở chính:
a) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám
đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng: Khoản tín dụng được coi là phê
duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Giám đốc/Phó Giám đốc
Ban Quan hệ khách hàng trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Giám đốc/Phó Giám
đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
b) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Tổng
Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro: Khoản tín dụng được coi là phê
duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Phó Tổng Giám đốc phụ
trách quan hệ khách hàng trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Tổng Giám đốc/Phó
Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
c) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng
tín dụng Trung ương:
- Cán bộ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành
viên Hội đồng tín dụng Trung ương.
- Bộ hồ sơ sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng Trung ương bao gồm:
Báo cáo đề xuất tín dụng đã được Phó Tổng giám đốc phụ trách
quan hệ khách hàng ký duyệt đồng ý ;
Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Tổng Giám đốc/Phó Tổng giám
đốc phụ trách rủi ro ký phê duyệt đồng ý
Các tài liệu khác có liên quan.
- Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi trong Biên bản
họp của Hội đồng tín dụng Trung ương kết luận đồng ý cấp tín dụng.
Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng tín dụng Trung ương do Tổng
giám đốc quy định.
d) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng
Quản lý tín dụng/Hội đồng Quản trị:
Cán bộ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và trình cấp có thẩm
quyền. Bộ hồ sơ trình cấp có thẩm quyền bao gồm:
Báo cáo đề xuất tín dụng đã được Phó Tổng giám đốc phụ trách
quan hệ khách hàng ký duyệt đồng ý.
Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Tổng giám đốc/Phó Tổng giám
đốc phụ trách Quản lý rủi ro ký duyệt đồng ý.
Biên bản họp Hội đồng tín dụng Trung ương kết luận phê duyệt
đồng ý cấp tín dụng .
10
Hồ sơ khác có liên quan.
Sau khi nhận được phê duyệt của Hội đồng Quản lý tín dụng/Hội đồng
Quản trị, Ban Quản lý rủi ro tín dụng có trách nhiệm dự thảo Quyết định cấp tín
dụng trình Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro ký, chuyển cho
các bộ phận liên quan để thực hiện.
2.2. Trường hợp khoản tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh,
được trình Hội sở chính:
a) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Tổng
Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro/Giám đốc/Phó Giám đốc Ban
Quản lý rủi ro tín dụng: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi
Tổng Giám đốc/Phó Tổng giám đốc phụ trách rủi ro/Giám đốc/Phó Giám đốc
Ban quản lý rủi ro tín dụng ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên Báo cáo thẩm
định rủi ro của Ban Quản lý rủi ro tín dụng.
b) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng
tín dụng Trung ương:
- Cán bộ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành
viên Hội đồng tín dụng Trung ương.
- Bộ hồ sơ sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng Trung ương bao gồm:
Công văn đề nghị phê duyệt tín dụng do Giám đốc Chi nhánh ký
trình;
Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám
đốc phụ trách rủi ro ký phê duyệt đồng ý
Các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại Điều 6.
- Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi trong Biên bản
họp của Hội đồng tín dụng Trung ương kết luận đồng ý cấp tín dụng.
c) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng
Quản lý tín dụng/Hội đồng Quản trị:
- Cán bộ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và trình cấp có
thẩm quyền. Bộ hồ sơ trình cấp có thẩm quyền bao gồm:
Công văn đề nghị phê duyệt tín dụng do Giám đốc Chi nhánh ký
trình.
Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám
đốc phụ trách Quản lý rủi ro ký duyệt đồng ý.
Biên bản họp Hội đồng tín dụng Trung ương kết luận phê duyệt
đồng ý cấp tín dụng .
Hồ sơ khác có liên quan theo quy định tại Điều 6.
- Sau khi nhận được phê duyệt của Hội đồng Quản lý tín dụng/Hội đồng
Quản trị, Ban Quản lý rủi ro tín dụng có trách nhiệm dự thảo Quyết định cấp tín
11
dụng trình Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro ký, chuyển cho
các bộ phận liên quan và//hoặc Chi nhánh để thực hiện.
3. Xử lý sự khác biệt giữa ý kiến phê duyệt đề xuất cấp tín dụng và Phê
duyệt rủi ro tín dụng:
Trong quá trình thực hiện phê duyệt cấp tín dụng nếu:
- Ý kiến phê duyệt đề xuất tín dụng của Phó Giám đốc phụ trách quan hệ
khách hàng khác biệt so với ý kiến Phê duyệt rủi ro của Phó Giám đốc phụ trách
rủi ro tín dụng. Hoặc
- Ý kiến phê duyệt đề xuất tín dụng của Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan
hệ khách hàng doanh nghiệp khác biệt so với ý kiến Phê duyệt rủi ro của Giám
đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng. Hoặc
- Ý kiến phê duyệt đề xuất tín dụng của Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quan
hệ khách hàng khác biệt so với ý kiến Phê duyệt rủi ro của Phó Tổng Giám đốc
phụ trách Quản lý rủi ro.
Khi xảy ra trường hợp này, Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro phải tiến hành
trao đổi trực tiếp với Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng để đi đến thống
nhất. Trong trường hợp không thống nhất được, Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi
ro báo cáo Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro cao hơn để xem xét, quyết định
(Trường hợp này, quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro cao hơn là ý
kiến phê duyệt rủi ro cuối cùng). Cụ thể:
- Phó Giám đốc phụ trách rủi ro tín dụng báo cáo Giám đốc Chi nhánh.
- Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng báo cáo Phó Tổng
Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro.
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro báo cáo Tổng Giám đốc.
Điều 12. Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt
1. Soạn thảo quyết định cấp tín dụng:
- Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, Bộ phận
Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm soạn thảo Quyết định cấp tín dụng (theo Mẫu số
2.3) để thông báo cho khách hàng và các bộ phận có liên quan. Trừ trường hợp
khách hàng thuộc Nhóm B quy định tại Khoản 2 - Điều 2 (Khi Phó giám đốc
phụ trách quan hệ khách hàng ký duyệt đồng ý trên Báo cáo đề xuất tín dụng
được coi là Quyết định cấp tín dụng).
- Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng là cấp có thẩm quyền ký trên
văn bản Quyết định cấp tín dụng. Trường hợp Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi
ro tín dụng là các Hội đồng thì Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách
Quản lý rủi ro hoặc Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng là
cấp có thẩm quyền ký trên văn bản Quyết định cấp tín dụng.
- Quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền cùng toàn bộ hồ sơ tín
dụng được chuyển lại cho Bộ phận Quan hệ Khách hàng/Chi nhánh để thực hiện
các bước tiếp theo.
12
2. Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, Bộ phận
Quan hệ khách hàng thực hiện thương thảo với khách hàng về các điều kiện tín
dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp khách hàng không đồng ý với các điều kiện tín dụng mà cấp
có thẩm quyền đã phê duyệt, Bộ phận Quan hệ khách hàng có thể rà soát, đánh
giá lại lợi ích Ngân hàng sẽ thu được cũng như mức độ rủi ro có thể chấp nhận
được trong mối quan hệ tín dụng với khách hàng để tái đề xuất hoặc từ chối cấp
tín dụng cho khách hàng.
- Trường hợp khách hàng đồng ý với các điều kiện tín dụng đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, Bộ phận Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm soạn thảo
các Hợp đồng.
3. Soạn thảo Hợp đồng:
Căn cứ nội dung, điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
và các Hợp đồng mẫu, Bộ phận Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm soạn thảo
Hợp đồng tín dụng/Hợp đồng cấp bảo lãnh/Hợp đồng bảo đảm...
Đối với các trường hợp thuê tư vấn luật để soạn thảo các hợp đồng có giá
trị lớn, Bộ phận Quan hệ khách hàng có trách nhiệm rà soát, đảm bảo nội dung
hợp đồng phù hợp với nội dung phê duyệt tín dụng và đảm bảo tuân thủ quy
định của pháp luật.
4. Ký kết Hợp đồng:
- Các Hợp đồng phải được ký kết bởi Người đại diện có thẩm quyền của
BIDV và Khách hàng theo quy định của pháp luật.
- Người có thẩm quyền đại diện cho BIDV tham gia ký kết các Hợp đồng liên
quan đến hoạt tín dụng được quy định tại Khoản 3 - Điều 5 Quy định này và theo
phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc trong từng thời kỳ.
5. Các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo:
Cán bộ Quan hệ khách hàng thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch đảm
bảo và/hoặc thủ tục công chứng; Là đầu mối giao - nhận giấy tờ và tài sản đảm
bảo giữa BIDV và Khách hàng. Việc giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo giữa
BIDV và khách hàng phải được lập thành văn bản (theo Mẫu số 2.4).
6. Nhập thông tin vào Hệ thống SIBS:
- Sau khi các Hợp đồng đã được ký kết, Bộ phận Quan hệ khách hàng bàn
giao toàn bộ Hồ sơ tín dụng gốc của khách hàng (bao gồm các Báo cáo đề xuất tín
dụng, Báo cáo thẩm định rủi ro; Các tờ trình, Quyết định phê duyệt; Các Hợp
đồng; Biên bản giao nhận hồ sơ, tài sản đảm bảo; Hồ sơ khách hàng/khoản vay…)
cho Bộ phận Quản trị tín dụng để thực hiện nhập thông tin vào hệ thống SIBS
theo Phụ lục VIII/TDDN và quản lý lưu giữ hồ sơ theo Quy trình lưu trữ hồ sơ.
- Các Hồ sơ gốc liên quan đến tài sản đảm bảo của khách hàng được Bộ
phận Quan hệ khách hàng bàn giao cho Bộ phận kho quỹ để lưu giữ theo quy
định của BIDV.
13
- Việc bàn giao hồ sơ giữa các bộ phận phải được thực hiện bằng văn bản.
Điều 13. Giải ngân/Phát hành bảo lãnh
1. Tiếp nhận và lập Đề xuất giải ngân/Phát hành bảo lãnh
- Hồ sơ đề nghị giải ngân/phát hành thư bảo lãnh của khách hàng bao gồm:
+/ Giấy đề nghị giải ngân do Khách hàng lập theo Mẫu số 1.5 hoặc theo
Mẫu Giấy đề nghị bảo lãnh từng lần ban hành kèm theo bộ mẫu Hợp đồng tín
dụng hiện hành của BIDV.
+/ Bảng kê rút vốn vay (theo Mẫu số 1.6)/Hợp đồng tín dụng cụ thể.
+/ Các giấy đề nghị khác của khách hàng (Đề nghị ký hậu vận đơn, bảo
lãnh nhận hàng, Đề nghị mở/sửa đổi L/C...)
+/ Các chứng từ làm căn cứ giải ngân.
- Bộ phận Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm:
+ Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân/Phát hành bảo
lãnh của khách hàng
+ Lập Đề xuất giải ngân/Phát hành thư bảo lãnh (theo Mẫu số 2.5, 2.6,
2.11, 2.12);
+ Thực hiện soạn thảo các thư bảo lãnh.
+ Chuyển toàn bộ hồ sơ cho Bộ phận Quản trị tín dụng để thực hiện các
bước tiếp theo.
2. Trình duyệt giải ngân/Phát hành bảo lãnh:
Trên cơ sở Đề xuất giải ngân/Phát hành bảo lãnh của Bộ phận Quan hệ
khách hàng, Bộ phận Quản trị tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện:
- Kiểm tra hạn mức còn lại; kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của căn cứ giải
ngân/Phát hành bảo lãnh.
- Kiểm tra các thông tin được ghi trong các chứng từ giải ngân/thư bảo lãnh
theo từng lần của BIDV.
- Lập Tờ trình giải ngân/phát hành bảo lãnh (theo Mẫu số 4.1, 4.2, 4.3, 4.4,
4.5, 4.6) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp khách hàng đề nghị giải ngân dưới hình thức Chiết khấu/Phát
hành bảo lãnh ra nước ngoài, sửa đổi L/C, ký hậu vận đơn/bảo lãnh nhận hàng,
ngoài căn cứ vào đề xuất của Bộ phận Quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị tín
dụng lấy ý kiến tham gia của Bộ phận Thanh toán quốc tế về tính hoàn hảo của
bộ chứng từ chiết khấu, các rủi ro có liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ thanh
toán (theo Mẫu số 6, 4.4, 4.5, 4.6) trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phê duyệt giải ngân/phát hành hành bảo lãnh:
Căn cứ vào Tờ trình giải ngân của Bộ phận Quản trị tín dụng và hồ sơ giải
ngân, cấp có thẩm quyền (được quy định tại Khoản 4 - Điều 5 Quy định này và
14
theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc và phân công của Giám đốc Chi
nhánh trong từng thời kỳ) xem xét ra quyết định.
* Duyệt đồng ý giải ngân/Phát hành bảo lãnh.
* Yêu cầu Bộ phận Quản trị tín dụng hoàn thiện lại hồ sơ giải ngân.
* Từ chối giải ngân và ghi rõ lý do từ chối.
4. Nhập Dữ liệu vào hệ thống SIBS và lưu giữ hồ sơ:
Hồ sơ giải ngân/Bảo lãnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt được chuyển
lại cho Bộ phận Quản trị tín dụng để thực hiện nhập dữ liệu vào hệ thống SIBS
theo Phụ lục VIII/TDDN và lưu giữ hồ sơ theo quy định.
5. Hạch toán giải ngân:
- Bộ phận Quản trị tín dụng có trách nhiệm chuyển 01 bản gốc Bảng kê rút
vốn vay/Hợp đồng tín dụng cụ thể cùng toàn bộ bản gốc các lệnh chuyển
tiền/Giấy lĩnh tiền mặt do khách hàng lập cho Phòng dịch vụ khách hàng/Phòng
(Bộ phận) Thanh toán quốc tế để thực hiện thanh toán, mở L/C, thanh toán L/C
hoặc thực hiện chiết khấu theo chỉ dẫn của khách hàng.
- Hồ sơ đã giải ngân được luân chuyển và lưu trữ theo quy định về lưu trữ
chứng từ kế toán.
Điều 14. Giám sát và kiểm soát
1. Bộ phận Quan hệ khách hàng:
Cán bộ Quan hệ khách hàng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi khoản
vay/bảo lãnh (lập Bảng theo dõi nợ vay theo Mẫu số 2.10), theo dõi đánh giá về
Khách hàng. Nội dung cụ thể gồm:
1.1 Thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá theo các nội dung:
- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay;
- Kiểm tra tình hình thực hiện các cam kết đã được BIDV bảo lãnh;
- Kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm
trong cho vay của BIDV;
- Định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá lại hiệu quả khai thác các
dự án đầu tư.
Việc kiểm tra, rà soát được thực hiện thông qua hồ sơ tín dụng, sổ sách
chứng từ kế toán của khách hàng hoặc kiểm tra thực địa và được thực hiện theo
hướng dẫn tại Phụ lục IX/TDDN.
Kết thúc mỗi lần kiểm tra, Cán bộ Quan hệ khách hàng phải tiến hành lập
biên bản kiểm tra (theo Mẫu số 2.9), lập báo cáo kiểm tra (theo Mẫu số 2.13)
trình cấp có thẩm quyền; bản chính biên bản kiểm tra và Báo cáo kiểm tra sẽ
được Cán bộ Quan hệ khách hàng chuyển cho Bộ phận Quản trị tín dụng để lưu
hồ sơ tín dụng theo quy định.
1.2. Thực hiện phân loại nợ theo quy định của BIDV.
15
1.3. Đầu mối thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo theo quy định về
giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV.
1.4. Thường xuyên theo dõi phân tích các biến động về hoạt động sản xuất
kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản; tài sản đảm bảo của khách hàng để kịp
thời nhận diện các rủi ro tiềm ẩn.
Khi phát hiện các dấu hiệu rủi ro hoặc khoản vay của khách hàng chuyển
sang trạng thái nợ xấu, Cán bộ Quan hệ khách hàng phải báo cáo ngay bằng văn
bản các dấu hiệu rủi ro kèm theo các đề xuất phòng ngừa cho Lãnh đạo
Ban/Phòng Quan hệ khách hàng thông qua và báo cáo tiếp lên cấp có thẩm
quyền để xin ý kiến chỉ đạo.
1.5. Triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
2. Bộ phận Quản lý rủi ro:
2.1. Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ phận Quan hệ khách hàng và Bộ phận
Quản trị tín dụng trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện
pháp xử lý trong trường hợp khoản tín dụng/ khách hàng có dấu hiệu bất thường
hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu.
2.2. Giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR; Tổng hợp kết
quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Bộ phận Kế toán để lập cân đối
kế toán theo quy định.
2.3. Giám sát thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
3. Bộ phận Quản trị tín dụng:
3.1. Lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn gửi Bộ phận Quan hệ
khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
3.2. Chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến thực trạng các khoản nợ vay/Bảo
lãnh của các khách hàng, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho Bộ phận Quan
hệ khách hàng.
3.3. Lập thông báo yêu cầu Bộ phận Quan hệ khách hàng thực hiện kiểm
tra, rà soát khoản vay theo đúng quy định. Sau 7 ngày làm việc kể từ ngày lập
thông báo, Bộ phận Quan hệ khách hàng chưa thực hiện việc kiểm tra, rà soát
khoản vay, Bộ phận Quản trị tín dụng phải báo cáo bằng văn bản lên cấp có
thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.
3.4. Thực hiện tính toán trích lập Dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ
của Bộ phận Quan hệ khách hàng và các Quy định của BIDV, gửi kết quả sang
Bộ phận Quản lý rủi ro để rà soát.
3.5. Thực hiện chức năng thông tin, báo cáo thống kê.
4. Tại Hội sở chính, Ban Quản lý tín dụng chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm
tra giám sát công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quả
phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của toàn hệ thống.
16
Điều 15. Điều chỉnh tín dụng
1. Căn cứ điều chỉnh:
- Khách hàng đề nghị điều chỉnh tín dụng.
- Bộ phận Quan hệ khách hàng đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở các
thông tin nắm bắt được trong quá trình theo dõi; kiểm tra; rà soát đánh giá khoản
vay/ khách hàng vay vốn hoặc các thông tin cảnh báo từ Bộ phận Quản lý rủi ro,
Bộ phận Quản trị tín dụng
2. Nội dung của điều chỉnh tín dụng bao gồm:
- Rà soát, điều chỉnh Hạn mức/Số tiền cho vay, bảo lãnh.
- Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ/Điều chỉnh thời gian hiệu lực của Thư
bảo lãnh.
- Điều chỉnh điều kiện tín dụng; Điều chỉnh biện pháp bảo đảm/Tài sản bảo
đảm và các điều chỉnh tín dụng khác.
3. Nguyên tắc và trình tự thực hiện:
- Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng lần đầu sẽ là cấp có thẩm
quyền phê duyệt điều chỉnh tín dụng. Trừ trường hợp gia hạn nợ/Điều chỉnh kỳ
hạn nợ/Điều chỉnh thời gian hiệu lực của Thư bảo lãnh thực hiện theo quy định
hiện hành của BIDV.
- Việc điều chỉnh tín dụng phải được thực hiện tuần tự theo đúng trình tự
thủ tục như đối với một khoản tín dụng mới.
Điều 16. Thu nợ, lãi, phí
1. Thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí:
1.1. Bộ phận Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm thông báo và đôn đốc
khách hàng trả nợ gốc, lãi và phí đúng hạn (theo Mẫu số 2.7).
1.2. Trong quá trình theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ, Bộ phận Quan hệ
khách hàng biết trước chắc chắn khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn
thì phải áp dụng ngay một trong các biện pháp:
- Nếu nguyên nhân khách hàng không trả được nợ là khách quan, khách
hàng có khả năng trả nợ nếu được gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn nợ: Trường hợp
này khi khách hàng có đề nghị cơ cấu lại nợ, Bộ phận Quan hệ khách hàng có
thể xem xét đề xuất điều chỉnh tín dụng. Việc Điều chỉnh tín dụng được thực
hiện theo quy định tại Điều 15.
- Nếu nguyên nhân khách hàng không trả được nợ là do yếu tố chủ quan
hoặc khách hàng không có khả năng trả được nợ ngay cả khi được gia hạn/điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ: Trường hợp này, Bộ phận Quan hệ khách hàng phải thông
báo cho Bộ phận Quản trị tín dụng để thực hiện chuyển nợ quá hạn hoặc phối
hợp cùng Bộ phận Quản trị tín dụng theo dõi việc chuyển nợ quá hạn tự động
trên máy và đồng thời thực hiện các bước xử lý thu hồi nợ quá hạn theo quy
định tại Điều 17 dưới đây.
17
2. Thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí:
2.1 Thu nợ gốc, lãi tự động.
Trường hợp thực hiện thu nợ gốc, lãi tự động, ngay sau khi giải ngân, cán
Bộ quản trị tín dụng cài đặt thu nợ gốc, lãi tự động trên máy.
Định kỳ hàng tháng, Bộ phận Quản trị tín dụng thực hiện in các chứng từ thu
gốc, lãi tự động chuyển Bộ phận Quan hệ khách hàng để chuyển cho khách hàng.
2.2 Thu nợ gốc, lãi, phí thủ công.
a) Khách hàng trả nợ đúng hạn
- Đến hạn thu nợ gốc, lãi, phí Bộ phận Quản trị tín dụng lập chỉ thị thu nợ theo
Mẫu số 2.8 gửi Bộ phận Dịch vụ khách hàng để thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí.
- Thực hiện kiểm tra đối chiếu số dư sau khi thu nợ gốc, lãi, phí.
b) Khách hàng trả nợ trước hạn hoặc chỉ có khả năng trả một phần nợ gốc,
lãi, phí đến hạn.
* Bộ phận Quan hệ khách hàng thực hiện:
- Tính toán phí trả nợ trước hạn (nếu có) trong trường hợp khách hàng yêu
cầu trả nợ trước hạn.
- Đề xuất điều chỉnh tín dụng theo quy định tại Điều 15, trong trường hợp
khách hàng chỉ có khả năng trả một phần nợ gốc, lãi, phí đến hạn và có đủ điều
kiện cơ cấu nợ.
- Lập Giấy đề nghị thu nợ theo Mẫu số 2.8 chuyển cho Bộ phận Quản trị
tín dụng.
* Bộ phận Quản trị tín dụng.
- Kiểm tra đối chiếu số nợ gốc, lãi, phí, phí trả nợ trước hạn (nếu có)
chuyển 01 bản gốc Giấy đề nghị thu nợ cho Bộ phận Dịch vụ khách hàng thực
hiện thu nợ.
- Thực hiện kiểm tra đối chiếu số dư sau khi thu nợ gốc, lãi, phí.
Điều 17. Xử lý thu hồi nợ quá hạn
1. Các trường hợp phát sinh nợ quá hạn:
- Khách hàng không trả nợ (bao gồm gốc, lãi, phí) đúng hạn mà không
được BIDV cho gia hạn nợ/Điều chỉnh kỳ hạn nợ.
- Khách hàng phải nhận nợ vay bắt buộc khi BIDV đã thực hiện thay các
nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Cách thức xử lý thu hồi nợ quá hạn:
2.1. Bộ phận Quan hệ khách hàng, chịu trách nhiệm:
- Thông báo bằng văn bản cho khách hàng ngay sau khi có nợ quá hạn phát sinh.
- Rà soát phân tích nguyên nhân nợ quá hạn đồng thời tiếp tục đôn đốc
khách hàng trả nợ quá hạn.
18
- Đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:
+ Thay đổi chính sách khách hàng đang áp dụng như: cắt giảm ưu đãi;
ngừng cho vay mới; bổ sung tài sản đảm bảo…
+ Áp dụng hình thức phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ (theo hướng
dẫn tại Quy định về giao dịch đảm bảo trong cho vay);
+ Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu không
còn khả năng thu hồi (theo quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong
hoạt động tín dụng).
+ Các hình thức xử lý khác như: Bán nợ; Chứng khoán hoá...
2.2. Bộ phận Quản lý rủi ro, chịu trách nhiệm:
- Phối hợp và trợ giúp Cán bộ Quan hệ khách hàng trong việc rà soát, phân
tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn.
- Giám sát Bộ phận Quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các biện
pháp xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.3. Bộ phận Quản trị tín dụng, chịu trách nhiệm:
- Thường xuyên thông báo về trạng thái nợ quá hạn của khách hàng cho Bộ
phận Quan hệ khách hàng.
- Phối hợp với Bộ phận Quan hệ khách hàng kiểm tra, đối chiếu số nợ gốc,
lãi, phí, lãi phạt quá hạn.
2.4. Bộ phận Dịch vụ khách hàng, chịu trách nhiệm thực hiện các bút toán
thu nợ quá hạn theo Chỉ thị của bộ phận Quan hệ khách hàng.
Điều 18. Thanh lý hợp đồng
1. Khi khách hàng đã trả hết nợ hoặc khoản bảo lãnh đã hết hiệu lực, Bộ
phận Quan hệ khách hàng phối hợp với Bộ phận Quản trị tín dụng, Dịch vụ
khách hàng:
- Thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ gốc, lãi, phí… để tất toán
hồ sơ tín dụng.
- Giải chấp các hợp đồng bảo đảm.
- Thanh lý các Hợp đồng (nếu có).
2. Bộ phận Quản trị tín dụng chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tín dụng đã tất
toán theo quy định.
Chương III:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19 Tổ chức thực hiện
1. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền, các đơn vị, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy định này.
19
2. Sau 30 ngày, kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, Chi nhánh phải hoàn
tất việc triển khai theo mô hình TA2 để áp dụng theo Quy định này. Trong thời
gian chuyển đổi sang mô hình mới, Chi nhánh có thể áp dụng các quy định, trình
tự, thủ tục theo các văn bản ban hành trước Quy định này.
Điều 20. Sửa đổi, bổ sung, thay thế
Mọi sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc chấm dứt hiệu lực Quy định này do
Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam quyết định.
TỔNG GIÁM ĐỐC
Trần Anh Tuấn

More Related Content

What's hot

Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dungDuc Thinh
 
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Nam Hương
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Nam Hương
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmQuản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmĐinh Hiep
 
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...NOT
 

What's hot (20)

Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệpĐề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng VietcombankĐề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dung
 
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
 
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docxBáo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
 
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAYĐề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Zbgthamdinhtindung
ZbgthamdinhtindungZbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
 
Quản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmQuản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tm
 
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
 
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội, ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội,  ĐIỂM CAOĐề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội,  ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội, ĐIỂM CAO
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
 

Viewers also liked

Nội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngNội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngMinh Tuấn
 
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàngNghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hànganntt123
 
quy trình tín dụng
quy trình tín dụngquy trình tín dụng
quy trình tín dụngMinh Tuấn
 
Bài thuyết trình môn tin dụng ngân hàng
Bài thuyết trình môn tin dụng ngân hàngBài thuyết trình môn tin dụng ngân hàng
Bài thuyết trình môn tin dụng ngân hàngLê Quỳnh
 
Sổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng AgribankSổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng Agribankdissapointed
 
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàngCâu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàngdissapointed
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...Thanh Hoa
 
Cẩm nang tín dụng Seabank
Cẩm nang tín dụng SeabankCẩm nang tín dụng Seabank
Cẩm nang tín dụng Seabankdissapointed
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...Nguyễn Công Huy
 
Thực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngThực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngBUG Corporation
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàng
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàngTừ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàng
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàngThanh Cao
 
Phân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcPhân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcHong Minh
 
Tờ trình phê duyệt chương trình phát trển thương mại điện tử Hà Nội
Tờ trình phê duyệt chương trình phát trển thương mại điện tử Hà NộiTờ trình phê duyệt chương trình phát trển thương mại điện tử Hà Nội
Tờ trình phê duyệt chương trình phát trển thương mại điện tử Hà NộiCat Van Khoi
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)Skillful_KimChi
 
Cẩm nang tín dung Vietcombank
Cẩm nang tín dung VietcombankCẩm nang tín dung Vietcombank
Cẩm nang tín dung Vietcombankdissapointed
 
Cán bộ tín dụng cần biết
Cán bộ tín dụng cần biếtCán bộ tín dụng cần biết
Cán bộ tín dụng cần biếtdissapointed
 

Viewers also liked (20)

Nội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngNội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụng
 
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàngNghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
 
quy trình tín dụng
quy trình tín dụngquy trình tín dụng
quy trình tín dụng
 
Bài thuyết trình môn tin dụng ngân hàng
Bài thuyết trình môn tin dụng ngân hàngBài thuyết trình môn tin dụng ngân hàng
Bài thuyết trình môn tin dụng ngân hàng
 
Sổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng AgribankSổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng Agribank
 
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàngCâu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...
 
Cẩm nang tín dụng Seabank
Cẩm nang tín dụng SeabankCẩm nang tín dụng Seabank
Cẩm nang tín dụng Seabank
 
Bao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hangBao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hang
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...
 
Thực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngThực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàng
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàng
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàngTừ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàng
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàng
 
Phân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcPhân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mục
 
Tờ trình phê duyệt chương trình phát trển thương mại điện tử Hà Nội
Tờ trình phê duyệt chương trình phát trển thương mại điện tử Hà NộiTờ trình phê duyệt chương trình phát trển thương mại điện tử Hà Nội
Tờ trình phê duyệt chương trình phát trển thương mại điện tử Hà Nội
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Corporate Credit Process Simplified
Corporate Credit Process Simplified Corporate Credit Process Simplified
Corporate Credit Process Simplified
 
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
 
Cẩm nang tín dung Vietcombank
Cẩm nang tín dung VietcombankCẩm nang tín dung Vietcombank
Cẩm nang tín dung Vietcombank
 
Cán bộ tín dụng cần biết
Cán bộ tín dụng cần biếtCán bộ tín dụng cần biết
Cán bộ tín dụng cần biết
 

Similar to Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)

Tham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docx
Tham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docxTham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docx
Tham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docxTrngThThanhTrang
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài thảo luận marketing ngân hàng
Bài thảo luận marketing ngân hàngBài thảo luận marketing ngân hàng
Bài thảo luận marketing ngân hàngnhung308
 
Nghiepvu tindung qlnocovande-rrtn
Nghiepvu tindung qlnocovande-rrtnNghiepvu tindung qlnocovande-rrtn
Nghiepvu tindung qlnocovande-rrtnHạnh Ngọc
 
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCBÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCNguyễn Công Huy
 

Similar to Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV) (20)

Tham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docx
Tham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docxTham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docx
Tham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docx
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệpLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)
 
Bài thảo luận marketing ngân hàng
Bài thảo luận marketing ngân hàngBài thảo luận marketing ngân hàng
Bài thảo luận marketing ngân hàng
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Ngân Hàng Bidv Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Ngân Hàng Bidv Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Ngân Hàng Bidv Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Ngân Hàng Bidv Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng vietinbank, 9 điểm.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng vietinbank, 9 điểm.docxThực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng vietinbank, 9 điểm.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng vietinbank, 9 điểm.docx
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thươn...Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thươn...
 
Nghiepvu tindung qlnocovande-rrtn
Nghiepvu tindung qlnocovande-rrtnNghiepvu tindung qlnocovande-rrtn
Nghiepvu tindung qlnocovande-rrtn
 
Luận văn: Phân tích tình hình cho vay tại Công ty Tài chính, 9đ
Luận văn: Phân tích tình hình cho vay tại Công ty Tài chính, 9đLuận văn: Phân tích tình hình cho vay tại Công ty Tài chính, 9đ
Luận văn: Phân tích tình hình cho vay tại Công ty Tài chính, 9đ
 
Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Vietinbank - Hà Tây
Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Vietinbank - Hà TâyLuận văn: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Vietinbank - Hà Tây
Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Vietinbank - Hà Tây
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Quan Hệ Khách Hàng Tại Ngân Hàng Hdbank.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Quan Hệ Khách Hàng Tại Ngân  Hàng Hdbank.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Phòng Quan Hệ Khách Hàng Tại Ngân  Hàng Hdbank.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Quan Hệ Khách Hàng Tại Ngân Hàng Hdbank.docx
 
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
 
Báo Cáo Thực Tập Dịch Vụ Thẻ Thanh Toán Tại Ngân Hàng Vpbank
Báo Cáo Thực Tập Dịch Vụ Thẻ Thanh Toán Tại Ngân Hàng VpbankBáo Cáo Thực Tập Dịch Vụ Thẻ Thanh Toán Tại Ngân Hàng Vpbank
Báo Cáo Thực Tập Dịch Vụ Thẻ Thanh Toán Tại Ngân Hàng Vpbank
 
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCBÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
 
Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài GònKế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Nông Nghiệp V...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Nông Nghiệp V...Báo Cáo Tốt Nghiệp Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Nông Nghiệp V...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Nông Nghiệp V...
 
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt NamNâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
 

Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)

  • 1. NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số: 4275/QĐ-VP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN - Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-HĐQT ngày 12/8/2002 của Hội đồng Quản trị và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y tại Quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/9/2002; - Theo đề nghị của Ban Quản lý chuyển đổi Dự án TA2 thành lập theo Quyết định số 2464/QĐ-TCCB1 ngày 11/05/2007 của Tổng Giám đốc, Giám đốc Ban Pháp chế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2008. Kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, các quy định trước đây về trình tự, thủ tục cấp tín dụng áp dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, trừ khách hàng là các định chế tài chính, hết hiệu lực thi hành. Điều 3. Chánh Văn phòng, Giám đốc các Ban, Trung tâm tại Hội sở chính, Giám đốc các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận (170 bản): - Như Điều 3; - NHNN (để báo cáo); - HĐQT (để báo cáo); - Các PTGĐ, KTT (để chỉ đạo); - Lưu VP, PC. TỔNG GIÁM ĐỐC Trần Anh Tuấn
  • 2. 1 QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ DOANH NGHIỆP (Ban hành theo Quyết định số 4275/QĐ-VP ngày 25/08/2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục đích 1. Xây dựng quy trình cấp tín dụng cho khách hàng là Doanh nghiệp phù hợp với việc chuyển đổi mô hình tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. 2. Đảm bảo hoạt động cấp tín dụng diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro, xác định trách nhiệm của từng khâu, từng bước trong quy trình cấp tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. 3. Tiêu chuẩn hoá các yêu cầu thủ tục theo Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000. Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng 1. Quy định này quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, trừ khách hàng là các định chế tài chính, áp dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, bao gồm Hội sở chính, các Chi nhánh, Sở giao dịch. Đối với khách hàng là tổ chức khác, tùy từng đối tượng, có thể vận dụng các trình tự, thủ tục phù hợp trong Quy định này khi thực hiện cấp tín dụng. 2. Các khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được chia thành 2 nhóm: - Nhóm A là những khách hàng mà các đề xuất cấp tín dụng cho các khách hàng này bắt buộc phải được Bộ phận Quản lý rủi ro thẩm định rủi ro trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng. - Nhóm B là những khách hàng mà các đề xuất cấp tín dụng cho các khách hàng này không bắt buộc phải được Bộ phận Quản lý rủi ro thẩm định rủi ro trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng. Tiêu thức phân nhóm khách hàng trong từng thời kỳ do Ban Quản lý rủi ro tín dụng là đầu mối phối hợp với các Ban có liên quan tại Hội sở chính xây dựng, trình Tổng Giám đốc ban hành. Điều 3. Căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo 1. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2004; 2. Các văn bản quy định, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động tín dụng; 3. Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
  • 3. 2 4. Các báo cáo kỹ thuật thuộc dự án Tái cơ cấu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2 (TAII); 5. Tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. “Bảo lãnh”: là việc Ngân hàng cam kết bằng văn bản với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bảo lãnh gồm hai phương thức: Bảo lãnh theo món và bảo lãnh theo hạn mức. 2. “Bộ phận Dịch vụ khách hàng”: Là Trung tâm dịch vụ khách hàng (Phòng Dịch vụ khách hàng) tại Hội sở chính hoặc Phòng/Tổ dịch vụ khách hàng tại Chi nhánh. 3. “Bộ phận Quan hệ khách hàng”: là Ban/Phòng Quan hệ khách hàng/Phòng tài trợ dự án tại Hội sở chính hoặc Phòng/Tổ Quan hệ khách hàng tại Chi nhánh. 4. “Bộ phận Quản lý rủi ro”: là Ban/Phòng Quản lý rủi ro Tín dụng tại Hội sở chính hoặc Phòng Quản lý rủi ro tại Chi nhánh. 5. “Bộ phận Quản trị tín dụng”: là Trung tâm dịch vụ khách hàng (Phòng Quản trị tín dụng) tại Hội sở chính hoặc Phòng/Tổ Quản trị tín dụng tại Chi nhánh. 6. “Bộ phận Thanh toán quốc tế”: là Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại tại Hội sở chính hoặc Phòng/Tổ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh. 7. “Cán bộ Quan hệ khách hàng”: Là cán bộ thuộc Bộ phận Quan hệ khách hàng. 8. “Cán bộ Quản lý rủi ro”: Là cán bộ thuộc Bộ phận Quản lý rủi ro. 9. “Cán bộ Quản trị tín dụng”: Là cán bộ thuộc Bộ phận Quản trị tín dụng. 10. “Cấp tín dụng”: là việc BIDV thoả thuận cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. 11. “Chi nhánh”: là các Chi nhánh, các Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 12. “Chiết khấu”: là việc BIDV mua lại các giấy tờ có giá của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. 13. “Cho vay”: là việc BIDV giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 14. “Cho vay vốn lưu động”: Là việc BIDV cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động hoặc nhu cầu hình thành các tài sản lưu động của Khách hàng. Cho vay vốn lưu động gồm 2 phương thức: Cho vay theo món và cho vay theo hạn mức.
  • 4. 3 15. “Cho vay đầu tư dự án”: Là việc BIDV cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu hình thành tài sản cố định/bất động sản của Khách hàng như đầu tư mới; đầu tư mở rộng công suất; đầu tư đổi mới công nghệ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông thường, các khoản cho vay đầu tư dự án được trả dần từ nguồn khấu hao và lợi nhuận của chính dự án cho vay. 16. “Doanh nghiệp”: Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 17. “Hội sở chính”: Là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương. 18. “BIDV”: Là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong ngữ cảnh cụ thể có thể là Hội sở chính, Sở giao dịch, Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh, Sở giao dịch. Điều 5. Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng, phê duyệt rủi ro tín dụng, phê duyệt giải ngân và ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động tín dụng: 1. Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng: 1.1. Tại Hội sở chính: - Phó Tổng Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng. - Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp. 1.2. Tại Chi nhánh: - Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng. - Giám đốc (trong trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng của Chi nhánh). 2. Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng: 2.1. Tại Hội sở chính: - Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro Tín dụng. - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro. - Tổng giám đốc. - Hội đồng tín dụng Trung ương. - Đối tượng khác theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc. - Hội đồng Quản lý tín dụng. - Hội đồng Quản trị. 2.2. Tại Chi nhánh: - Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng. - Giám đốc Chi nhánh. - Hội đồng tín dụng.
  • 5. 4 - Đối tượng khác theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc và phân công của Giám đốc Chi nhánh trong từng thời kỳ. 3. Cấp có thẩm quyền ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động tín dụng. 3.1. Tại Hội sở chính: - Tổng Giám đốc. - Phó Tổng Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng. - Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp. - Đối tượng khác theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc. 3.2. Tại Chi nhánh: - Giám đốc chi nhánh. - Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng. - Đối tượng khác theo ủy quyền của Tổng Giám đốc và ủy quyền lại của Giám đốc Chi nhánh trong từng thời kỳ. 4. Cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân: 4.1. Tại Hội sở chính: - Tổng Giám đốc. - Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối tác nghiệp. - Giám đốc/Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ khách hàng. - Đối tượng khác theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc. 4.2. Tại Chi nhánh: - Giám đốc Chi nhánh. - Phó Giám đốc phụ trách tác nghiệp. - Giám đốc/ Phó giám đốc Phòng giao dịch phụ trách tác nghiệp. - Trưởng/Phó Trưởng phòng quản trị tín dụng. - Đối tượng khác theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc và ủy quyền lại của Giám đốc Chi nhánh trong từng thời kỳ. Điều 6. Quy định về Bộ hồ sơ trình Hội sở chính phê duyệt Đối với các trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng của Chi nhánh, Chi nhánh (Phòng Quản lý rủi ro là đầu mối) phải lập bộ hồ trình Hội sở chính phê duyệt bao gồm: - Hồ sơ tín dụng của Khách hàng. - Báo cáo đề xuất tín dụng của Phòng Quan hệ Khách hàng/Phòng Giao dịch đã được Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng phê duyệt. - Báo cáo thẩm định rủi ro của Phòng Quản lý rủi ro đã được Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách rủi ro phê duyệt rủi ro.
  • 6. 5 - Biên bản họp Hội đồng tín dụng Chi nhánh. - Công văn đề nghị phê duyệt tín dụng do Giám đốc Chi nhánh ký trình. Trong trường hợp này Giám đốc Chi nhánh được coi là người có thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng. Điều 7. Tiêu chuẩn chất lượng: Phụ lục I/TDDN Chương II: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN CẤP TÍN DỤNG Điều 8. Yêu cầu tuân thủ trình tự, thủ tục 1. Tất cả các cán bộ có liên quan từ khâu tiếp thị khách hàng và lập đề xuất cấp tín dụng cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng phải tuân thủ trình tự, thủ tục cấp tín dụng theo Quy định này. 2. Lưu đồ các bước thực hiện theo Phụ lục II/TDDN. Điều 9. Tiếp thị khách hàng và lập Báo cáo đề xuất tín dụng 1. Tiếp thị và nhận hồ sơ: Cán bộ Quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp thị; Tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ Khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của Khách hàng, Cán bộ Quan hệ khách hàng hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ tín dụng theo quy định (Giấy đề nghị lập theo Mẫu số 1, 1.1, 1.2, 1.3, 1.4a, 1.4b, 1.4c hoặc theo Mẫu Giấy đề nghị kiêm Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá hiện hành của BIDV). - Khi tiếp nhận Hồ sơ, Cán bộ Quan hệ khách hàng lập Phiếu tiếp nhận theo Mẫu số 5. - Danh mục Hồ sơ tín dụng của Khách hàng được quy định tại Phụ lục III/TDDN. 2. Thẩm định và lập Báo cáo đề xuất tín dụng: Căn cứ Hồ sơ tín dụng của Khách hàng, Cán bộ Quan hệ khách hàng thực hiện nghiên cứu, thẩm định theo những nội dung sau: 2.1. Đánh giá chung về khách hàng theo Phụ lục IV/TDDN. 2.2. Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng theo Phụ lục V/TDDN. 2.3. Chấm điểm tín dụng khách hàng (thực hiện theo Hướng dẫn của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ) để áp dụng chính sách khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng. 2.4. Phân tích đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư; Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.
  • 7. 6 a) Trường hợp cấp tín dụng dưới các hình thức: - Chiết khấu. - Cho vay vốn lưu động/ngắn hạn theo món. - Cho vay vốn lưu động/ngắn hạn theo hạn mức. - Bảo lãnh theo món. - Bảo lãnh theo hạn mức. - Hình thức khác. Cán bộ Quan hệ khách hàng thực hiện theo Phụ lục VI/TDDN. b) Trường hợp khách hàng vay vốn đầu tư dự án thực hiện theo Phụ lục VII/TDDN. 2.5. Đánh giá về tài sản bảo đảm theo Quy định về giao dịch bảo đảm của BIDV. 2.6. Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, bao gồm: a) Rủi ro khách quan b) Rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng. c) Rủi ro xuất phát từ BIDV. d) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng. e) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng. 2.7. Lập báo cáo đề xuất tín dụng: - Cán bộ Quan hệ khách hàng sau khi thẩm định Hồ sơ tín dụng của khách hàng lập Báo cáo đề xuất tín dụng (theo Mẫu số 2.1 hoặc 2.2) kèm theo hồ sơ tín dụng trình Lãnh đạo Phòng Quan hệ Khách hàng/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án/Lãnh đạo Phòng Giao dịch. - Lãnh đạo Phòng Quan hệ khách hàng/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án/Lãnh đạo Phòng Giao dịch thực hiện kiểm tra lại các nội dung trong Báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến vào Báo cáo đề xuất và ký kiểm soát. - Báo cáo đề xuất tín dụng với đầy đủ chữ ký của Cán bộ Quan hệ khách hàng và Lãnh đạo Phòng Quan hệ khách hàng/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án/Lãnh đạo Phòng Giao dịch cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng được trình cấp có thẩm quyền theo trình tự: * Tại Chi nhánh: Báo cáo đề xuất tín dụng được trình Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng xem xét phê duyệt. +/ Trường hợp khách hàng thuộc Nhóm B quy định tại Khoản 2 - Điều 2: Khi Báo cáo đề xuất tín dụng được Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng/cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng ý sẽ được chuyển lại cho Bộ phận Quan hệ khách hàng để xử lý tiếp các bước của Quy định này.
  • 8. 7 +/ Trường hợp khách hàng thuộc Nhóm A quy định tại Khoản 2 - Điều 2 và các khách hàng quan hệ tín dụng tại các Phòng giao dịch: Khi Báo cáo đề xuất tín dụng được Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng phê duyệt đồng ý, toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ được chuyển tiếp cho Bộ phận Quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro. * Tại Hội sở chính: +/ Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng: Báo cáo đề xuất tín dụng được trình Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng xem xét phê duyệt. Sau khi có ý kiến phê duyệt đồng ý của Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách, Báo cáo đề xuất tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng được chuyển cho Ban Quản lý rủi ro tín dụng để thẩm định rủi ro. + Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng: Báo cáo đề xuất tín dụng được trình Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng để lấy ý kiến trước khi trình Phó Tổng giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng xem xét phê duyệt. Báo cáo đề xuất tín dụng sau khi đã được Phó Tổng Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng phê duyệt đồng ý sẽ được chuyển cùng với toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng cho Bộ phận Quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro. 3. Trường hợp cho vay tài trợ dự án vượt thẩm quyền phê duyệt đối với 1 dự án của Chi nhánh: 3.1. Chi nhánh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ tất cả các bước của Quy trình như đối với các khách hàng thuộc Nhóm A- Khoản 2 Điều 2. 3.2. Bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 6 được Chi nhánh gửi về Ban Quan hệ khách hàng tại Hội sở chính (Phòng tài trợ dự án) để thực hiện tái thẩm định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Chi nhánh, Phòng tài trợ dự án tại Hội sở chính thực hiện các bước quy trình tương tự như đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng trực tiếp tại Hội sở chính. Điều 10. Thẩm định rủi ro 1. Tiếp nhận hồ sơ: - Tại Chi nhánh: Phòng Quản lý rủi ro tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín dụng và Hồ sơ tín dụng từ Phòng Quan hệ khách hàng và Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh. - Tại Hội sở chính: Ban Quản lý rủi ro tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín dụng và Hồ sơ tín dụng từ Ban Quan hệ khách hàng hoặc Chi nhánh (đối với trường hợp vượt giới hạn dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh đối với một khách hàng). Việc bàn giao hồ sơ giữa các bộ phận phải được thực hiện bằng văn bản. Trường hợp Chi nhánh chuyển hồ sơ lên Hội sở chính phải có văn bản liệt kê rõ các giấy tờ, tài liệu cụ thể. 2. Thẩm định rủi ro:
  • 9. 8 2.1 Tại Chi nhánh: - Cán bộ Quản lý rủi ro thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập Báo cáo thẩm định rủi ro (theo Mẫu số 3) kèm theo hồ sơ tín dụng trình Lãnh đạo Phòng Quản lý rủi ro. - Lãnh đạo phòng Quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro. 2.2 Tại Hội sở chính: - Trình tự thực hiện tương tự như tại Chi nhánh. - Đối với các trường hợp vượt quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc Ban Quản lý rủi ro Tín dụng, trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro, Giám đốc Ban Quản lý rủi ro Tín dụng phải có ý kiến và ký trên Báo cáo thẩm định rủi ro. 2.3 Để có được đầy đủ các thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo thẩm định rủi ro, trong quá trình thẩm định Bộ phận Quản lý rủi ro thực hiện theo các hướng dẫn tại các Phụ Lục ban hành kèm theo Quyết định này. Điều 11. Phê duyệt cấp tín dụng 1. Tại Chi nhánh: 1.1. Khách hàng thuộc Nhóm B quy định tại Khoản 2 - Điều 2: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng/cấp có thẩm quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất tín dụng. 1.2. Khách hàng thuộc Nhóm A quy định tại Khoản 2 - Điều 2: a) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro. b) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng tín dụng Chi nhánh: +/ Cán bộ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng. +/ Bộ hồ sơ sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng bao gồm: Báo cáo đề xuất tín dụng đã được Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng ký duyệt đồng ý ; Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách rủi ro ký phê duyệt đồng ý Các tài liệu khác có liên quan. +/ Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi trong Biên bản họp của Hội đồng tín dụng kết luận đồng ý cấp tín dụng.
  • 10. 9 Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng tín dụng Chi nhánh do Tổng giám đốc quy định. 2. Tại Hội sở chính: 2.1. Trường hợp khách hàng quan hệ tín dụng trực tiếp tại Hội sở chính: a) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro. b) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Phó Tổng Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro trên Báo cáo thẩm định rủi ro. c) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng tín dụng Trung ương: - Cán bộ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng Trung ương. - Bộ hồ sơ sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng Trung ương bao gồm: Báo cáo đề xuất tín dụng đã được Phó Tổng giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng ký duyệt đồng ý ; Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Tổng Giám đốc/Phó Tổng giám đốc phụ trách rủi ro ký phê duyệt đồng ý Các tài liệu khác có liên quan. - Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi trong Biên bản họp của Hội đồng tín dụng Trung ương kết luận đồng ý cấp tín dụng. Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng tín dụng Trung ương do Tổng giám đốc quy định. d) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng Quản lý tín dụng/Hội đồng Quản trị: Cán bộ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền. Bộ hồ sơ trình cấp có thẩm quyền bao gồm: Báo cáo đề xuất tín dụng đã được Phó Tổng giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng ký duyệt đồng ý. Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Tổng giám đốc/Phó Tổng giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro ký duyệt đồng ý. Biên bản họp Hội đồng tín dụng Trung ương kết luận phê duyệt đồng ý cấp tín dụng .
  • 11. 10 Hồ sơ khác có liên quan. Sau khi nhận được phê duyệt của Hội đồng Quản lý tín dụng/Hội đồng Quản trị, Ban Quản lý rủi ro tín dụng có trách nhiệm dự thảo Quyết định cấp tín dụng trình Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro ký, chuyển cho các bộ phận liên quan để thực hiện. 2.2. Trường hợp khoản tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh, được trình Hội sở chính: a) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro/Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi Tổng Giám đốc/Phó Tổng giám đốc phụ trách rủi ro/Giám đốc/Phó Giám đốc Ban quản lý rủi ro tín dụng ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro của Ban Quản lý rủi ro tín dụng. b) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng tín dụng Trung ương: - Cán bộ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng Trung ương. - Bộ hồ sơ sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng Trung ương bao gồm: Công văn đề nghị phê duyệt tín dụng do Giám đốc Chi nhánh ký trình; Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro ký phê duyệt đồng ý Các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại Điều 6. - Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi trong Biên bản họp của Hội đồng tín dụng Trung ương kết luận đồng ý cấp tín dụng. c) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng Quản lý tín dụng/Hội đồng Quản trị: - Cán bộ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền. Bộ hồ sơ trình cấp có thẩm quyền bao gồm: Công văn đề nghị phê duyệt tín dụng do Giám đốc Chi nhánh ký trình. Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro ký duyệt đồng ý. Biên bản họp Hội đồng tín dụng Trung ương kết luận phê duyệt đồng ý cấp tín dụng . Hồ sơ khác có liên quan theo quy định tại Điều 6. - Sau khi nhận được phê duyệt của Hội đồng Quản lý tín dụng/Hội đồng Quản trị, Ban Quản lý rủi ro tín dụng có trách nhiệm dự thảo Quyết định cấp tín
  • 12. 11 dụng trình Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro ký, chuyển cho các bộ phận liên quan và//hoặc Chi nhánh để thực hiện. 3. Xử lý sự khác biệt giữa ý kiến phê duyệt đề xuất cấp tín dụng và Phê duyệt rủi ro tín dụng: Trong quá trình thực hiện phê duyệt cấp tín dụng nếu: - Ý kiến phê duyệt đề xuất tín dụng của Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng khác biệt so với ý kiến Phê duyệt rủi ro của Phó Giám đốc phụ trách rủi ro tín dụng. Hoặc - Ý kiến phê duyệt đề xuất tín dụng của Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp khác biệt so với ý kiến Phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng. Hoặc - Ý kiến phê duyệt đề xuất tín dụng của Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng khác biệt so với ý kiến Phê duyệt rủi ro của Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro. Khi xảy ra trường hợp này, Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro phải tiến hành trao đổi trực tiếp với Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng để đi đến thống nhất. Trong trường hợp không thống nhất được, Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro báo cáo Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro cao hơn để xem xét, quyết định (Trường hợp này, quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro cao hơn là ý kiến phê duyệt rủi ro cuối cùng). Cụ thể: - Phó Giám đốc phụ trách rủi ro tín dụng báo cáo Giám đốc Chi nhánh. - Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng báo cáo Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro. - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro báo cáo Tổng Giám đốc. Điều 12. Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt 1. Soạn thảo quyết định cấp tín dụng: - Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, Bộ phận Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm soạn thảo Quyết định cấp tín dụng (theo Mẫu số 2.3) để thông báo cho khách hàng và các bộ phận có liên quan. Trừ trường hợp khách hàng thuộc Nhóm B quy định tại Khoản 2 - Điều 2 (Khi Phó giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng ký duyệt đồng ý trên Báo cáo đề xuất tín dụng được coi là Quyết định cấp tín dụng). - Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng là cấp có thẩm quyền ký trên văn bản Quyết định cấp tín dụng. Trường hợp Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng là các Hội đồng thì Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro hoặc Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng là cấp có thẩm quyền ký trên văn bản Quyết định cấp tín dụng. - Quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng được chuyển lại cho Bộ phận Quan hệ Khách hàng/Chi nhánh để thực hiện các bước tiếp theo.
  • 13. 12 2. Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, Bộ phận Quan hệ khách hàng thực hiện thương thảo với khách hàng về các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Trường hợp khách hàng không đồng ý với các điều kiện tín dụng mà cấp có thẩm quyền đã phê duyệt, Bộ phận Quan hệ khách hàng có thể rà soát, đánh giá lại lợi ích Ngân hàng sẽ thu được cũng như mức độ rủi ro có thể chấp nhận được trong mối quan hệ tín dụng với khách hàng để tái đề xuất hoặc từ chối cấp tín dụng cho khách hàng. - Trường hợp khách hàng đồng ý với các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ phận Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm soạn thảo các Hợp đồng. 3. Soạn thảo Hợp đồng: Căn cứ nội dung, điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các Hợp đồng mẫu, Bộ phận Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm soạn thảo Hợp đồng tín dụng/Hợp đồng cấp bảo lãnh/Hợp đồng bảo đảm... Đối với các trường hợp thuê tư vấn luật để soạn thảo các hợp đồng có giá trị lớn, Bộ phận Quan hệ khách hàng có trách nhiệm rà soát, đảm bảo nội dung hợp đồng phù hợp với nội dung phê duyệt tín dụng và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. 4. Ký kết Hợp đồng: - Các Hợp đồng phải được ký kết bởi Người đại diện có thẩm quyền của BIDV và Khách hàng theo quy định của pháp luật. - Người có thẩm quyền đại diện cho BIDV tham gia ký kết các Hợp đồng liên quan đến hoạt tín dụng được quy định tại Khoản 3 - Điều 5 Quy định này và theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc trong từng thời kỳ. 5. Các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo: Cán bộ Quan hệ khách hàng thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo và/hoặc thủ tục công chứng; Là đầu mối giao - nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo giữa BIDV và Khách hàng. Việc giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo giữa BIDV và khách hàng phải được lập thành văn bản (theo Mẫu số 2.4). 6. Nhập thông tin vào Hệ thống SIBS: - Sau khi các Hợp đồng đã được ký kết, Bộ phận Quan hệ khách hàng bàn giao toàn bộ Hồ sơ tín dụng gốc của khách hàng (bao gồm các Báo cáo đề xuất tín dụng, Báo cáo thẩm định rủi ro; Các tờ trình, Quyết định phê duyệt; Các Hợp đồng; Biên bản giao nhận hồ sơ, tài sản đảm bảo; Hồ sơ khách hàng/khoản vay…) cho Bộ phận Quản trị tín dụng để thực hiện nhập thông tin vào hệ thống SIBS theo Phụ lục VIII/TDDN và quản lý lưu giữ hồ sơ theo Quy trình lưu trữ hồ sơ. - Các Hồ sơ gốc liên quan đến tài sản đảm bảo của khách hàng được Bộ phận Quan hệ khách hàng bàn giao cho Bộ phận kho quỹ để lưu giữ theo quy định của BIDV.
  • 14. 13 - Việc bàn giao hồ sơ giữa các bộ phận phải được thực hiện bằng văn bản. Điều 13. Giải ngân/Phát hành bảo lãnh 1. Tiếp nhận và lập Đề xuất giải ngân/Phát hành bảo lãnh - Hồ sơ đề nghị giải ngân/phát hành thư bảo lãnh của khách hàng bao gồm: +/ Giấy đề nghị giải ngân do Khách hàng lập theo Mẫu số 1.5 hoặc theo Mẫu Giấy đề nghị bảo lãnh từng lần ban hành kèm theo bộ mẫu Hợp đồng tín dụng hiện hành của BIDV. +/ Bảng kê rút vốn vay (theo Mẫu số 1.6)/Hợp đồng tín dụng cụ thể. +/ Các giấy đề nghị khác của khách hàng (Đề nghị ký hậu vận đơn, bảo lãnh nhận hàng, Đề nghị mở/sửa đổi L/C...) +/ Các chứng từ làm căn cứ giải ngân. - Bộ phận Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm: + Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân/Phát hành bảo lãnh của khách hàng + Lập Đề xuất giải ngân/Phát hành thư bảo lãnh (theo Mẫu số 2.5, 2.6, 2.11, 2.12); + Thực hiện soạn thảo các thư bảo lãnh. + Chuyển toàn bộ hồ sơ cho Bộ phận Quản trị tín dụng để thực hiện các bước tiếp theo. 2. Trình duyệt giải ngân/Phát hành bảo lãnh: Trên cơ sở Đề xuất giải ngân/Phát hành bảo lãnh của Bộ phận Quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện: - Kiểm tra hạn mức còn lại; kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của căn cứ giải ngân/Phát hành bảo lãnh. - Kiểm tra các thông tin được ghi trong các chứng từ giải ngân/thư bảo lãnh theo từng lần của BIDV. - Lập Tờ trình giải ngân/phát hành bảo lãnh (theo Mẫu số 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Trường hợp khách hàng đề nghị giải ngân dưới hình thức Chiết khấu/Phát hành bảo lãnh ra nước ngoài, sửa đổi L/C, ký hậu vận đơn/bảo lãnh nhận hàng, ngoài căn cứ vào đề xuất của Bộ phận Quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị tín dụng lấy ý kiến tham gia của Bộ phận Thanh toán quốc tế về tính hoàn hảo của bộ chứng từ chiết khấu, các rủi ro có liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán (theo Mẫu số 6, 4.4, 4.5, 4.6) trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Phê duyệt giải ngân/phát hành hành bảo lãnh: Căn cứ vào Tờ trình giải ngân của Bộ phận Quản trị tín dụng và hồ sơ giải ngân, cấp có thẩm quyền (được quy định tại Khoản 4 - Điều 5 Quy định này và
  • 15. 14 theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc và phân công của Giám đốc Chi nhánh trong từng thời kỳ) xem xét ra quyết định. * Duyệt đồng ý giải ngân/Phát hành bảo lãnh. * Yêu cầu Bộ phận Quản trị tín dụng hoàn thiện lại hồ sơ giải ngân. * Từ chối giải ngân và ghi rõ lý do từ chối. 4. Nhập Dữ liệu vào hệ thống SIBS và lưu giữ hồ sơ: Hồ sơ giải ngân/Bảo lãnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt được chuyển lại cho Bộ phận Quản trị tín dụng để thực hiện nhập dữ liệu vào hệ thống SIBS theo Phụ lục VIII/TDDN và lưu giữ hồ sơ theo quy định. 5. Hạch toán giải ngân: - Bộ phận Quản trị tín dụng có trách nhiệm chuyển 01 bản gốc Bảng kê rút vốn vay/Hợp đồng tín dụng cụ thể cùng toàn bộ bản gốc các lệnh chuyển tiền/Giấy lĩnh tiền mặt do khách hàng lập cho Phòng dịch vụ khách hàng/Phòng (Bộ phận) Thanh toán quốc tế để thực hiện thanh toán, mở L/C, thanh toán L/C hoặc thực hiện chiết khấu theo chỉ dẫn của khách hàng. - Hồ sơ đã giải ngân được luân chuyển và lưu trữ theo quy định về lưu trữ chứng từ kế toán. Điều 14. Giám sát và kiểm soát 1. Bộ phận Quan hệ khách hàng: Cán bộ Quan hệ khách hàng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi khoản vay/bảo lãnh (lập Bảng theo dõi nợ vay theo Mẫu số 2.10), theo dõi đánh giá về Khách hàng. Nội dung cụ thể gồm: 1.1 Thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá theo các nội dung: - Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay; - Kiểm tra tình hình thực hiện các cam kết đã được BIDV bảo lãnh; - Kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV; - Định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá lại hiệu quả khai thác các dự án đầu tư. Việc kiểm tra, rà soát được thực hiện thông qua hồ sơ tín dụng, sổ sách chứng từ kế toán của khách hàng hoặc kiểm tra thực địa và được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục IX/TDDN. Kết thúc mỗi lần kiểm tra, Cán bộ Quan hệ khách hàng phải tiến hành lập biên bản kiểm tra (theo Mẫu số 2.9), lập báo cáo kiểm tra (theo Mẫu số 2.13) trình cấp có thẩm quyền; bản chính biên bản kiểm tra và Báo cáo kiểm tra sẽ được Cán bộ Quan hệ khách hàng chuyển cho Bộ phận Quản trị tín dụng để lưu hồ sơ tín dụng theo quy định. 1.2. Thực hiện phân loại nợ theo quy định của BIDV.
  • 16. 15 1.3. Đầu mối thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV. 1.4. Thường xuyên theo dõi phân tích các biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản; tài sản đảm bảo của khách hàng để kịp thời nhận diện các rủi ro tiềm ẩn. Khi phát hiện các dấu hiệu rủi ro hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu, Cán bộ Quan hệ khách hàng phải báo cáo ngay bằng văn bản các dấu hiệu rủi ro kèm theo các đề xuất phòng ngừa cho Lãnh đạo Ban/Phòng Quan hệ khách hàng thông qua và báo cáo tiếp lên cấp có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo. 1.5. Triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Bộ phận Quản lý rủi ro: 2.1. Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ phận Quan hệ khách hàng và Bộ phận Quản trị tín dụng trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản tín dụng/ khách hàng có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu. 2.2. Giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR; Tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Bộ phận Kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định. 2.3. Giám sát thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Bộ phận Quản trị tín dụng: 3.1. Lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn gửi Bộ phận Quan hệ khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. 3.2. Chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến thực trạng các khoản nợ vay/Bảo lãnh của các khách hàng, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho Bộ phận Quan hệ khách hàng. 3.3. Lập thông báo yêu cầu Bộ phận Quan hệ khách hàng thực hiện kiểm tra, rà soát khoản vay theo đúng quy định. Sau 7 ngày làm việc kể từ ngày lập thông báo, Bộ phận Quan hệ khách hàng chưa thực hiện việc kiểm tra, rà soát khoản vay, Bộ phận Quản trị tín dụng phải báo cáo bằng văn bản lên cấp có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện. 3.4. Thực hiện tính toán trích lập Dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Bộ phận Quan hệ khách hàng và các Quy định của BIDV, gửi kết quả sang Bộ phận Quản lý rủi ro để rà soát. 3.5. Thực hiện chức năng thông tin, báo cáo thống kê. 4. Tại Hội sở chính, Ban Quản lý tín dụng chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra giám sát công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của toàn hệ thống.
  • 17. 16 Điều 15. Điều chỉnh tín dụng 1. Căn cứ điều chỉnh: - Khách hàng đề nghị điều chỉnh tín dụng. - Bộ phận Quan hệ khách hàng đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở các thông tin nắm bắt được trong quá trình theo dõi; kiểm tra; rà soát đánh giá khoản vay/ khách hàng vay vốn hoặc các thông tin cảnh báo từ Bộ phận Quản lý rủi ro, Bộ phận Quản trị tín dụng 2. Nội dung của điều chỉnh tín dụng bao gồm: - Rà soát, điều chỉnh Hạn mức/Số tiền cho vay, bảo lãnh. - Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ/Điều chỉnh thời gian hiệu lực của Thư bảo lãnh. - Điều chỉnh điều kiện tín dụng; Điều chỉnh biện pháp bảo đảm/Tài sản bảo đảm và các điều chỉnh tín dụng khác. 3. Nguyên tắc và trình tự thực hiện: - Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng lần đầu sẽ là cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tín dụng. Trừ trường hợp gia hạn nợ/Điều chỉnh kỳ hạn nợ/Điều chỉnh thời gian hiệu lực của Thư bảo lãnh thực hiện theo quy định hiện hành của BIDV. - Việc điều chỉnh tín dụng phải được thực hiện tuần tự theo đúng trình tự thủ tục như đối với một khoản tín dụng mới. Điều 16. Thu nợ, lãi, phí 1. Thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí: 1.1. Bộ phận Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi và phí đúng hạn (theo Mẫu số 2.7). 1.2. Trong quá trình theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ, Bộ phận Quan hệ khách hàng biết trước chắc chắn khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn thì phải áp dụng ngay một trong các biện pháp: - Nếu nguyên nhân khách hàng không trả được nợ là khách quan, khách hàng có khả năng trả nợ nếu được gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn nợ: Trường hợp này khi khách hàng có đề nghị cơ cấu lại nợ, Bộ phận Quan hệ khách hàng có thể xem xét đề xuất điều chỉnh tín dụng. Việc Điều chỉnh tín dụng được thực hiện theo quy định tại Điều 15. - Nếu nguyên nhân khách hàng không trả được nợ là do yếu tố chủ quan hoặc khách hàng không có khả năng trả được nợ ngay cả khi được gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Trường hợp này, Bộ phận Quan hệ khách hàng phải thông báo cho Bộ phận Quản trị tín dụng để thực hiện chuyển nợ quá hạn hoặc phối hợp cùng Bộ phận Quản trị tín dụng theo dõi việc chuyển nợ quá hạn tự động trên máy và đồng thời thực hiện các bước xử lý thu hồi nợ quá hạn theo quy định tại Điều 17 dưới đây.
  • 18. 17 2. Thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí: 2.1 Thu nợ gốc, lãi tự động. Trường hợp thực hiện thu nợ gốc, lãi tự động, ngay sau khi giải ngân, cán Bộ quản trị tín dụng cài đặt thu nợ gốc, lãi tự động trên máy. Định kỳ hàng tháng, Bộ phận Quản trị tín dụng thực hiện in các chứng từ thu gốc, lãi tự động chuyển Bộ phận Quan hệ khách hàng để chuyển cho khách hàng. 2.2 Thu nợ gốc, lãi, phí thủ công. a) Khách hàng trả nợ đúng hạn - Đến hạn thu nợ gốc, lãi, phí Bộ phận Quản trị tín dụng lập chỉ thị thu nợ theo Mẫu số 2.8 gửi Bộ phận Dịch vụ khách hàng để thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí. - Thực hiện kiểm tra đối chiếu số dư sau khi thu nợ gốc, lãi, phí. b) Khách hàng trả nợ trước hạn hoặc chỉ có khả năng trả một phần nợ gốc, lãi, phí đến hạn. * Bộ phận Quan hệ khách hàng thực hiện: - Tính toán phí trả nợ trước hạn (nếu có) trong trường hợp khách hàng yêu cầu trả nợ trước hạn. - Đề xuất điều chỉnh tín dụng theo quy định tại Điều 15, trong trường hợp khách hàng chỉ có khả năng trả một phần nợ gốc, lãi, phí đến hạn và có đủ điều kiện cơ cấu nợ. - Lập Giấy đề nghị thu nợ theo Mẫu số 2.8 chuyển cho Bộ phận Quản trị tín dụng. * Bộ phận Quản trị tín dụng. - Kiểm tra đối chiếu số nợ gốc, lãi, phí, phí trả nợ trước hạn (nếu có) chuyển 01 bản gốc Giấy đề nghị thu nợ cho Bộ phận Dịch vụ khách hàng thực hiện thu nợ. - Thực hiện kiểm tra đối chiếu số dư sau khi thu nợ gốc, lãi, phí. Điều 17. Xử lý thu hồi nợ quá hạn 1. Các trường hợp phát sinh nợ quá hạn: - Khách hàng không trả nợ (bao gồm gốc, lãi, phí) đúng hạn mà không được BIDV cho gia hạn nợ/Điều chỉnh kỳ hạn nợ. - Khách hàng phải nhận nợ vay bắt buộc khi BIDV đã thực hiện thay các nghĩa vụ bảo lãnh. 2. Cách thức xử lý thu hồi nợ quá hạn: 2.1. Bộ phận Quan hệ khách hàng, chịu trách nhiệm: - Thông báo bằng văn bản cho khách hàng ngay sau khi có nợ quá hạn phát sinh. - Rà soát phân tích nguyên nhân nợ quá hạn đồng thời tiếp tục đôn đốc khách hàng trả nợ quá hạn.
  • 19. 18 - Đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt: + Thay đổi chính sách khách hàng đang áp dụng như: cắt giảm ưu đãi; ngừng cho vay mới; bổ sung tài sản đảm bảo… + Áp dụng hình thức phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ (theo hướng dẫn tại Quy định về giao dịch đảm bảo trong cho vay); + Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu không còn khả năng thu hồi (theo quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng). + Các hình thức xử lý khác như: Bán nợ; Chứng khoán hoá... 2.2. Bộ phận Quản lý rủi ro, chịu trách nhiệm: - Phối hợp và trợ giúp Cán bộ Quan hệ khách hàng trong việc rà soát, phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn. - Giám sát Bộ phận Quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2.3. Bộ phận Quản trị tín dụng, chịu trách nhiệm: - Thường xuyên thông báo về trạng thái nợ quá hạn của khách hàng cho Bộ phận Quan hệ khách hàng. - Phối hợp với Bộ phận Quan hệ khách hàng kiểm tra, đối chiếu số nợ gốc, lãi, phí, lãi phạt quá hạn. 2.4. Bộ phận Dịch vụ khách hàng, chịu trách nhiệm thực hiện các bút toán thu nợ quá hạn theo Chỉ thị của bộ phận Quan hệ khách hàng. Điều 18. Thanh lý hợp đồng 1. Khi khách hàng đã trả hết nợ hoặc khoản bảo lãnh đã hết hiệu lực, Bộ phận Quan hệ khách hàng phối hợp với Bộ phận Quản trị tín dụng, Dịch vụ khách hàng: - Thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ gốc, lãi, phí… để tất toán hồ sơ tín dụng. - Giải chấp các hợp đồng bảo đảm. - Thanh lý các Hợp đồng (nếu có). 2. Bộ phận Quản trị tín dụng chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tín dụng đã tất toán theo quy định. Chương III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 19 Tổ chức thực hiện 1. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền, các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy định này.
  • 20. 19 2. Sau 30 ngày, kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, Chi nhánh phải hoàn tất việc triển khai theo mô hình TA2 để áp dụng theo Quy định này. Trong thời gian chuyển đổi sang mô hình mới, Chi nhánh có thể áp dụng các quy định, trình tự, thủ tục theo các văn bản ban hành trước Quy định này. Điều 20. Sửa đổi, bổ sung, thay thế Mọi sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc chấm dứt hiệu lực Quy định này do Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam quyết định. TỔNG GIÁM ĐỐC Trần Anh Tuấn