SlideShare a Scribd company logo
1 of 124
Download to read offline
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------    ----------
DỰ ÁN ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG
NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƢỚC
SƠN
Địa điểm : Thôn 13 Xã Đắk Wer , Huyện Đắk R’Lấp, Tỉnh Đắk Nông.
Chủ đầu tƣ: Công ty TNHH MTV SX Nông nghiệp Công nghệ cao- TM-DV- Du lịch
Nguyên Thành Phát.
___ Tháng 10/ 2017 ___
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------    ----------
DỰ ÁN ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG
NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƢỚC
SƠN
CHỦ ĐẦU TƢ
CÔNG TY TNHH MTV SX NN
CNC – TM- DV- DL
NGUYÊN THÀNH PHÁT
Giám đốc
ĐƠN VỊ TƢ VẤN
CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN
ĐẦU TƢ
DỰ ÁN VIỆT
Tổng Giám đốc
NGUYỄN TRUNG THÀNH NGUYỄN VĂN MAI
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 3
MỤC LỤC
CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tƣ..................................................................................... 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.............................................................................. 6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án............................................................................ 6
IV. Các căn cứ pháp lý.......................................................................................... 7
V. Mục tiêu dự án.................................................................................................. 8
V.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 8
V.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 9
Chƣơng II ............................................................................................................ 10
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................. 10
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ........................................... 10
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.............................................. 10
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án................................................................. 14
II. Quy mô sản xuất của dự án. ........................................................................... 16
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trƣờng................................................................ 16
II.2. Quy mô đầu tƣ của dự án..................................................................... 28
III. Địa điểm và hình thức đầu tƣ xây dựng dự án.............................................. 30
III.1. Địa điểm xây dựng............................................................................. 30
III.2. Hình thức đầu tƣ................................................................................. 30
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ................ 30
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.......................................................... 30
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án... 31
Chƣơng III........................................................................................................... 32
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN
PHƢƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 32
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình............................................. 32
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 4
II. Phân tích lựa chọn phƣơng án kỹ thuật, công nghệ. ...................................... 34
1. Công nghệ sản xuất VietGAP – GlobalGAP cho cây ăn quả................. 34
2. Kỹ thuật trồng cây công nghiệp .............................................................. 38
3. Kỹ thuật nuôi dê...................................................................................... 53
4. Kỹ thuật nuôi vịt xiêm............................................................................. 55
5. Kỹ thuật nuôi cá ...................................................................................... 57
Chƣơng IV........................................................................................................... 59
CÁC PHƢƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 59
I. Phƣơng án giải phóng mặt bằng, tái định cƣ và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.59
II. Các phƣơng án xây dựng công trình............................................................... 59
III. Phƣơng án tổ chức thực hiện......................................................................... 59
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án............. 61
Chƣơng V:........................................................................................................... 62
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ........................................................................................................... 62
I. Đánh giá tác động môi trƣờng. ........................................................................ 62
Giới thiệu chung:......................................................................................... 62
I.2. Các quy định và các hƣớng dẫn về môi trƣờng.................................... 62
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trƣờng áp dụng cho dự án ................................ 63
II. Tác động của dự án tới môi trƣờng. ............................................................... 63
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ......................................................................... 63
II.2. Mức độ ảnh hƣởng tới môi trƣờng...................................................... 65
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hƣởng tiêu cực của dự án tới môi trƣờng... 66
II.4. Kết luận: ............................................................................................. 68
Chƣơng VI........................................................................................................... 69
TỔNG VỐN ĐẦU TƢ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA
DỰ ÁN ................................................................................................................ 69
I. Tổng vốn đầu tƣ và nguồn vốn của dự án........................................................ 69
II. Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ............................... 71
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 5
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án................................................ 76
1. Nguồn vốn dự kiến đầu tƣ XDCB của dự án.............................................. 76
2. Phƣơng án vay vốn XDCB.............................................................................. 78
2. Các thông số tài chính của dự án. ............................................................... 79
3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay................................................................... 79
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 79
3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)...................................... 80
KẾT LUẬN......................................................................................................... 81
I I. Kết luận.......................................................................................................... 81
II. Đề xuất và kiến nghị....................................................................................... 81
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 82
1. Bảng khái toán vốn đầu tƣ và nguồn vốn đầu tƣ của dự án............................ 82
2. Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. ....................................................... 86
3. Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án................................ 101
4. Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án................................................... 115
5. Bảng Mức trả nợ hàng năm theo dự án......................................................... 116
6. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. (1000 đồng).......... 117
7. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn chiết khấu của dự án. (1000 đồng)....... 118
8. Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. (1000 đồng) .... 119
9. Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án..................... 120
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 6
CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tƣ.
Chủ đầu tƣ : CÔNG TY TNHH MTV SX NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ
CAO – TM- DV- DU LỊCH NGUYÊN THÀNH PHÁT.
Giấy phép ĐKKD số: 6400366585
Đại diện pháp luật: Nguyễn Trung Thành - Chức vụ: Giám Đốc
Địa chỉ : Thôn 6 Xã Đắk Wer , Huyện Đắk R’Lấp, Tỉnh Đắk Nông
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái
Phƣớc Sơn.
Địa điểm xây dựng: Thôn 13 Xã Đắk Wer , Huyện Đắk R’Lấp, Tỉnh Đắk
Nông.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.
Tổng mức đầu tƣ : 49.990.070.000 đồng. Trong đó:
+Vốn tự có: 25.137.670.000 đồng.
+Vốn vay tín dụng và huy động : 24.852.400.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Đối với nƣớc ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với
công nghiệp chế biến và thị trƣờng tiêu thụ là một trong những chủ trƣơng lớn
của Đảng và Nhà nƣớc. Hiện nay, nhiều địa phƣơng đã xây dựng và triển khai
thực hiện chƣơng trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt
là các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh
nhƣ Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tƣ xây dựng các khu nông nghiệp
công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt đƣợc ở
nhiều mức độ khác nhau.
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, hiện toàn tỉnh có gần 3.300 mô hình trồng
trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát
triển nông nghiệp theo hƣớng an toàn, bền vững, mang lại lợi nhuận cao rõ rệt
cho nông dân. Quyết định 1942/QĐ – TTg ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Thủ
tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Đắk Nông cũng nêu rõ nhiệm vụ tiếp tục đƣa những loại cây trồng cho hiệu quả
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 7
kinh tế cao, có thị trƣờng tiêu thụ vào sản xuất theo các mô hình trồng trọt công
nghệ cao. Đƣa tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp lên 8 - 9% vào năm
2015 và tăng lên 10-11% năm 2020.
Trong vài thập kỷ gần đây, ngành Du lịch Việt Nam đã dần vƣơn lên góp
phần xứng đáng vào tăng trƣởng kinh tế hàng năm trong nƣớc. Đắk Nông là tỉnh
có điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm, có nguồn tài nguyên tự nhiên khá
phong phú với nhiều thắng cảnh hùng vỹ, hữu tình; địa hình thung lũng, núi, đồi
xen kẽ những cánh rừng nguyên sinh, những con sông, suối góp công cùng địa
hình vùng cao tạo thành những hồ nƣớc nên thơ, mang đến cho Đắk Nông nhiều
tiềm năng để đầu tƣ phát triển du lịch. Đặc biệt, với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ
nhƣ hiện nay, du lịch nông nghiệp sinh thái đang dần trở thành một "hƣớng đi
mới", thu hút nhiều sự quan tâm của du khách.
Trƣớc thực tế này, Chính vì vậy, chúng tôi đã phối hợp với Công ty CP Tƣ
vấn Đầu tƣ Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án"Xây dựng Khu
nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái Phƣớc Sơn”.
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc Hội
nƣớc CHXHCN Việt Nam;
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc
Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nƣớc CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tƣ số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
nƣớc CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của
Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nƣớc CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội
nƣớc CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tƣ xây dựng;
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 8
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lƣợng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tƣ xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tƣ vấn đầu tƣ xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.
Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn.
Quyết định 1942/QĐ – TTg ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk
Nông.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
- Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật, xây
dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
- Các công nghệ đƣợc ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung
vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất
nông nghiệp trong tỉnh. Góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
- Góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển theo hƣớng công
nghệ cao, mang tính hàng hóa.
- Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản
phẩm phục vụ thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.
- Khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch địa phƣơng trong mối tƣơng
quan với vùng, cả nƣớc trên trƣờng quốc tế. Qua đó, xác định mô hình đặc
trƣng, có tính hấp dẫn cao để góp phần thúc đẩy du lịch Tỉnh Đắk Nông phát
triển.
- Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp. Góp phần giải quyết
công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân trong vùng và tạo ra một địa
điểm khám phá, du lịch sinh thái lành mạnh cho ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 9
du khách trong và ngoài nƣớc.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Hƣớng đến mô hình du lịch trải nghiệm khép kín với tiêu chí du khách
đƣợc tham gia tất cả các khâu từ sản xuất đến hƣởng thụ thành quả từ hoạt động,
xây dựng thƣơng hiệu thông qua du lịch và trải nghiệm thực tế, nâng cao chất
lƣợng dịch vụ.
- Tổ chức dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với du
lịch sinh thái nhằm gia tăng giá trị sản xuất.
- Hình thành chuỗi kết sản xuất hữu cơ (Organic) công nghệ cao cho các
đối tƣợng nông nghiệp của dự án, cung cấp sản phẩm cho du khách thƣởng thức
tại chổ.
- Dự án tổ chức sản xuất các sản phẩm chính nhƣ: bơ, tiêu cà phê, mận,
bƣởi,..... và vật nuôi gồm: dê, vịt xiêm, cá, cá sấu,...
- Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lƣợng uy tín của
công ty trên thị trƣờng.
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 10
Chƣơng II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, độ cao trung bình khoảng
600 m đến 700m so với mặt nƣớc biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng).
-Phía bắc và đông bắc giáp với địa phận tỉnh Đắk Lắk.
-Phía đông và đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Bình
Phƣớc
- Phía tây giáp với Vƣơng Quốc Campuchia với đƣờng biên giới dài
khoảng 120 km.
Nhìn tổng thể, địa hình Đăk Nông nhƣ hai mái của một ngôi nhà mà đƣờng
nóc là dãy núi Nam Nung, chạy dài từ Đông sang Tây, có độ cao trung bình
khoảng 800m, có nơi cao đến hơn 1.500m. Địa hình có hƣớng thấp dần từ Đông
sang Tây. Các huyện Đăk Song, Đăk Mil, Cƣ Jut, Krông Nô thuộc lƣu vực
sông Krông Nô, sông Srêpốk nên thấp dần từ Nam xuống Bắc. Các huyện Tuy
Đức, Đăk Rlâp, Đăk Glong và thị xã Gia Nghĩa thuộc thƣợng nguồn lƣu vực
sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Vì vậy, Đăk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có
sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc
thoải, lƣợn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Địa hình
thung lũng thấp, có độ dốc từ 0-30 chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nô,
Sêrêpôk, thuộc các huyện Cƣ Jút, Krông Nô. Địa hình cao nguyên đất đỏ bazan
chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình 600 - 800 m, độ dốc khoảng 5-
100. Địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn > 150 phân bố chủ yếu trên địa
bàn các huyện Đăk Glong, Đắk R'Lấp.
Thời tiết khí hậu
- Đăk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên
và Đông nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo, nhƣng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trƣng của
khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 11
khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập
trung trên 90% lƣợng mƣa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm
sau, lƣợng mƣa không đáng kể.
- Nhiệt độ trung bình năm 22-230
C, nhiệt độ cao nhất 350
C, tháng nóng
nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Tổng
số giờ nắng trong năm trung bình 2000-2300 giờ. Tổng tích ôn cao 8.0000 rất
phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm.
- Lƣợng mƣa trung bình năm 2.513 mm, lƣợng mƣa cao nhất 3.000mm.
Tháng mƣa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mƣa ít nhất vào tháng 1, 2. Độ ẩm không
khí trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mƣa 1,5-1,7
mm/ngày.
- Hƣớng gió thịnh hành mùa mƣa là Tây Nam, hƣớng gió thịnh hành mùa
khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s , hầu nhƣ không có bão nên
không gây ảnh hƣởng đến kinh tế-xã hội.
- Tuy nhiên cũng nhƣ các vùng khác của Tây Nguyên, điều bất lợi cơ bản
về khí hậu là sự mất cân đối về lƣợng mƣa trong năm và sự biến động lớn về
biên độ nhiệt ngày đêm và theo mùa, nên yếu tố quyết định đến sản xuất và
sinh hoạt là việc cấp nƣớc, giữ nƣớc và việc bố trí mùa vụ cây trồng.
Thủy văn:
Đắk Nông có mạng lƣới sông suối, hồ, đập phân bố tƣơng đối đều khắp.
Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nƣớc phục vụ sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện và phục vụ nhu cầu dân
sinh.
Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm:
- Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lƣu với
nhau tại thác Buôn Dray. Khi chảy qua địa phận huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông,
do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác
nƣớc lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện
mang lại giá trị kinh tế. Đó là thác Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, ĐraySap.
Các suối Đắk Gang, Đắk Nir, Dray H'Linh, Ea Tuor, Đắk Ken, Đắk Klou, Đắk
Sor cũng đều là thƣợng nguồn của sông Sêrêpôk.
- Sông Krông Nô. Bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2.000 m phía Đông Nam
tỉnh Đắk Lắc, chảy qua huyện Krông Nô. Sông Krông Nô có ý nghĩa rất quan
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 12
trọng đối với sản xuất và đời sống dân cƣ trong tỉnh. Còn nhiều suối lớn nhỏ
khác suối Đắk Mâm, Đắk Rô, Đắk Rí, Đắk Nang là thƣợng nguồn của
sông Krông Nô.
- Hệ thống sông suối thƣợng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dòng
chảy chính không chảy qua địa phận Đắk Nông nhƣng có nhiều sông suối
thƣợng nguồn. Đáng kể nhất là: Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận
Hạnh, Đắk Nông với chiều dài 90 km. Suối Đắk Nông có lƣu lƣợng trung bình
12,44m3
/s. Môduyn dòng chảy trung bình 47,9 m3
/skm2.Suối Đắk Bukso là ranh
giới giữa huyện Đắk Song và Đắk R'Lấp. Suối ĐắkR'Lấp có diện tích lƣu vực
55,2 km2, là hệ thống suối đầu nguồn của thủy điện Thác Mơ. Suối Đắk R'Tih
chảy về sông Đồng Nai, đầu nguồn của thủy điện ĐắkR’tih và thủy điện Trị An.
- Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập lớn vừa có tác dụng giữ
nƣớc cho sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển
du lịch nhƣ Hồ Tây, EaSnô, Ea T'Linh, Đắk Rông, Đak Đier, ĐăkR’tih, Đồng
Nai 3,4.v.v.
- Chế độ lũ: Chịu sự chi phối mạnh của sông Krông Nô. Tại Đức Xuyên lũ
lớn thƣờng xảy ra vào tháng 9, 10. Hàng năm dòng sông này thƣờng gây ngập lũ
ở một số vùng thuộc các xã phía nam huyện Krông Nô. Lũ trên sông Sêrêpôk là
tổ hợp lũ của 2 sông Krông Nô và Krông Na, lũ xuất hiện vào tháng 9 và 10.
Tài nguyên thiên nhiên
 Tài nguyên đất:
Đăk Nông có tổng diện tích đất tự nhiên là 650.927 ha.
Về thổ nhƣỡng: Đất đai Đăk Nông khá phong phú và đa dạng, nhƣng chủ
yếu gồm 05 nhóm chính: Nhóm đất xám trên nền đá macma axit và đá cát chiếm
khoảng 40% diện tích và đƣợc phân bổ đều toàn tỉnh. Đất đỏ bazan trên nền đá
bazan phong hóa chiếm khoảng 35% diện tích, có tầng dày bình quân 120 cm,
phân bổ chủ yếu ở Đăk Mil, Đăk Song. Còn lại là đất đen bồi tụ trên nền đá
bazan, đất Gley và đất phù sa bồi tụ dọc các dòng sông, suối.
Với tài nguyên đất đai nêu trên, Đăk Nông rất thuận lợi cho việc phát triển
các loại cây công nghiệp dài ngày nhƣ: Cà phê, cao su, chè, tiêu, điều trên nền
đất xám, đất đỏ bazan. Đồng thời rất thích hợp cho phát triển một diện tích lớn
cây hàng năm nhƣ lúa, ngô và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác trên đất
đen bồi tụ, đất Gley và đất phù sa ven sông, suối.
 Tài nguyên rừng
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 13
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng 294.476 ha, độ che phủ toàn tỉnh đạt 45%.
Rừng tự nhiên đƣợc phân bố đều khắp các huyện, tập trung chủ yếu ở vùng núi
cao, có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, bảo vệ môi sinh.
Chia theo mục đích sử dụng: đất có rừng sản xuất (kể cả rừng tự nhiên và rừng
trồng) có 227.718 ha, chiếm 77,3% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố ở hầu hết
các huyện trong tỉnh; đất có rừng phòng hộ 37.500 ha, chiếm 12,7%, chủ yếu tập
trung ở các huyện ĐắkR'Lấp, Đắk Nông, Đắk Mil, Đắk Song; đất có rừng đặc
dụng 29.258 ha, tập trung chủ yếu ở Đắk Glong, Krông Nô, đây là khu rừng
đƣợc sử dụng vào mục đích bảo tồn sinh thái, khai thác du lịch. Rừng trồng chủ
yếu tập trung ở vùng các vùng gò đồi và núi thấp, khu vực gần dân cƣ.
Rừng tự nhiên ở Đắk Nông có nhiều hệ động vật và thực vật phong phú và đa
dạng. Rừng phát triển tốt, những khu rừng nguyên sinh có nhiều loại gỗ quí và
cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học. Trong rừng còn nhiều
động vật quí hiếm nhƣ voi, gấu, hổ v.v. đƣợc ghi trong sách đỏ của nƣớc ta và
sách đỏ thế giới; có nhiều loại dƣợc liệu quí là nguồn nguyên liệu dồi dào để chế
thuốc chữa bệnh trong y học dân tộc. Đặc biệt, khu bảo tồn thiên nhiên Nam
Nung, Tà Đùng có những khu rừng nguyên sinh với nhiều cảnh quan, thác nƣớc
đẹp tạo nên quần thể du lịch hấp dẫn.
 Tài nguyên nƣớc
Nguồn nƣớc mặt do nguồn nƣớc mƣa cung cấp, tƣơng đối dồi dào, thuận
lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cƣ trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, do chịu
ảnh hƣởng của khí hậu cao nguyên, lại nằm ở phía Tây, cuối dãy Trƣờng Sơn
nên vào mùa khô mƣa ít, nắng nóng kéo dài. Nguồn nƣớc ngầm, phân bố ở hầu
khắp cao nguyên bazan và các địa bàn trong tỉnh, có trữ lƣợng lớn ở độ sâu 40-
90m. Đây là nguồn cung cấp nƣớc bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa
khô, đƣợc sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, làm kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại.
 Tài nguyên khoáng sản
Theo điều tra đến năm 2010, đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có
178 mỏ và điểm mỏ khoáng sản với 16 loại khoáng sản chủ yếu: bauxit,
wolfram, antimoal, bazan bọt; bazan cột, bazan khối, cát xây dựng, đá bazan, đá
granit, sét gạch ngói, than bùn, opal, thiếc sa khoáng, kaolin, nƣớc khoáng thiên
nhiên, saphir. Bô xít: Phân bố ở thị xã Gia Nghĩa, các huyện Đắk GLong, Đắk
R'Lấp, Đắk Song nhƣng tập trung chủ yếu ở thị xã Gia Nghĩa và huyện Đắk
GLong. Trữ lƣợng dự đoán 5,4 tỉ tấn, trữ lƣợng thăm dò 2,6 tỉ tấn, hàm lƣợng
Al2O3 từ 35-40%. Trên bề mặt của mỏ quặng có lớp đất bazan tốt, hiện có rừng
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 14
hoặc cây công nghiệp dài ngày. Khó khăn cho việc khai thác hiện nay là chƣa có
đƣờng giao thông, thiếu năng lƣợng, nguồn nƣớc để rửa quặng và vốn đầu tƣ.
Khoáng sản quí hiếm: Khu vực xã Trƣờng Xuân, huyện Đắk Song là nơi có
nguồn tài nguyên đặc biệt quí hiếm là vàng, đá quí ngọc bích, saphia trắng và
các khoáng sản khác nhƣ Wolfram, thiếc, antimoal trên địa bàn thị xã Gia
Nghĩa, huyện Đắk GLong, Cƣ Jút.
Ngoài ra, còn có các tài nguyên khá phong phú là nguyên liệu cho sản xuất
vật liệu xây dựng nhƣ đất sét, phân bố rải rác trên địa bàn một số huyện, có thể
khai thác công nghiệp, sản xuất gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng các công
trình kinh tế-xã hội cũng nhƣ xây dựng dân dụng cho khu vực dân cƣ trên địa
bàn tỉnh. Sét cao lanh làm gốm sứ cao cấp phân bố tập trung ở huyện Đắk
Glong, thị xã Gia Nghĩa; puzơlan làm nguyên liệu cho xi măng, gạch ceramic;
đá bazan bọt làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát cách âm, cách nhiệt, sợi chịu
nhiệt v.v.
Nguồn nƣớc khoáng có ở Đắk Mil sâu 180 m khả năng khai thác rất lớn,
khoảng 570 m3/ngày đêm và khí CO2 đồng hành khoảng 9,62 tấn/ngàyđêm.
Hiện tại chỉ mới khai thác khí CO2.
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án.
1. Tình hình kinh tế
Trong năm 2014
- Tăng trƣởng kinh tế đạt 12,2 %/kế hoạch là trên 13%;
- GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 32,75 triệu đồng/kế hoạch 32 triệu đồng;
- Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa đạt 10.500 tỷ đồng/kế hoạch 10.500 tỷ
đồng;
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 686 triệu USD/kế hoạch 600 triệu USD; Kim
ngạch nhập khẩu đạt 110 triệu USD/kế hoạch 60 triệu USD;
- Thu ngân sách nhà nƣớc đạt 1.354 tỷ đồng/kế hoạch 1.400 tỷ đồng; Chi
ngân sách 5.520 tỷ đồng/kế hoạch 4.305 tỷ đồng;
Tăng trƣởng kinh tế nội tỉnh giữ tốc độ ổn định và đạt khá, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đúng hƣớng, các chỉ số kinh tế đều cho dấu hiệu tích cực. GRDP
bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 32,75 triệu đồng, vƣợt kế hoạch đề ra.
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 15
Sản xuất nông nghiệp ổn định, phƣơng thức sản xuất có bƣớc phát triển, bộ
mặt nông thôn dần đƣợc thay đổi. Ngành trồng trọt phát triển khá, tăng cả về sản
lƣợng và năng suất. Các cây trồng lâu năm phát triển ổn định, sản lƣợng cây hồ
tiêu tăng mạnh, đời sống của của bà con nông dân dần đƣợc cải thiện, bộ mặt
nông thôn thay đổi tích cực. Ngành chăn nuôi phát triển khá cả về quy mô và
phƣơng thức, đàn gia súc, gia cầm, thủy sản tăng so với cùng kỳ,ngƣời dân đang
chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi quy mô tập trung,
trang trại. Công tác khai thác, quản lý, giao khoán và trồng rừng có nhiều tiến
bộ, không để xảy ra cháy rừng. Đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới, đạt chỉ tiêu
đề ra, nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đƣợc ngƣời dân ứng dụng.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà phục hồi, tăng khá so với cùng kỳ. Chỉ số
sản xuất công nghiệp (IIP) ƣớc tăng 10%. Đa số các nhà máy gặp khó khăn năm
trƣớc đã tái hoạt động, sản xuất kinh doanh ổn định.
Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ và du lịch tăng trƣởng khá, đáp ứng cơ bản nhu
cầu của nhân dân. Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ
tăng so với cùng kỳ. Cung cầu hàng hoá đa dạng, ổn định. Kim ngạch xuất nhập
khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ. Hoạt động tín dụng, ngân hàng đƣợc mở rộng,
tăng trƣởng tín dụng đạt cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm giữ ổn định,
hoạt động du lịch và vận tải tăng trƣởng mạnh.
Tiếp tục huy động hiệu quả các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, doanh nghiệp
mở rộng sản xuất kinh doanh, tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt khá. Tổng thu
ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc đạt 1.354 tỷ đồng, xấp xỉ đạt dự toán. Tổng
vốn đầu tƣ toàn xã hội vƣợt kế hoạch đề ra. Phát triển doanh nghiệp đạt khá, số
doanh nghiệp giải thể và ngƣng hoạt động giảm mạnh, doanh nghiệp có xu
hƣớng mở rộng sản xuất kinh doanh. Thu hút đầu tƣ tăng trƣởng khá, đẩy mạnh
vận động và giải ngân nguồn vốn ODA, thực hiện rà soát các dự án đƣợc cấp
phép, nắm bắt tình hình của các dự án, hỗ trợ kịp thời cho nhà đầu tƣ.
- Quy mô và chất lƣợng giáo dục đào tạo đƣợc nâng cao, ứng dụng khoa
học công nghệ đƣợc chú trọng, công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề có
tiến bộ. Chất lƣợng giáo dục tiếp tục đƣợc nâng cao, quy mô đƣợc mở rộng, cơ
sở vật chất dần đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học. Các chỉ tiêu giáo dục đạt
khá, kỳ thi tốt nghiệp diễn ra an toàn, nghiêm túc, tỷ lệ đậu cao, chuẩn bị tốt cơ
sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho năm học mới. Giải quyết việc làm đạt kế
hoạch đề ra, nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả, xây dựng mô hình
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 16
đào tạo nghề gắn với các làng nghề, vùng chuyên canh, tỷ lệ lao động qua đào
tạo tăng so với cùng kỳ.
2. Tình hình xã hội
Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh là 636.000 ngƣời. Cơ cấu dân tộc đa dạng
chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày, Thái, E Đê, Nùng. Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ
khoảng 65,5%; M Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
Dân cƣ phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cƣ chủ yếu tập
trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ. Có
những vùng dân cƣ thƣa thớt nhƣ một số xã của huyện Đắk Glong, Tuy Đức.
Tình hình xã hội của Đắk Nông năm 2014
- Số lao động đƣợc giải quyết việc làm đạt 18.000 ngàn lƣợt/kế hoạch 18.000
ngàn lƣợt;
- Đạt 7 trƣờng học đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia/kế hoạch đƣợc công
nhận thêm 07 trƣờng;
- Đạt 6,2 bác sỹ/vạn dân trên kế hoạch 6 bác sỹ/vạn dân; Đạt 16,5 giƣờng
bệnh/vạn dân trên kế hoạch 16,5 giƣờng bệnh/vạn dân;
- Tỉ lệ hộ nghèo giảm 2,14%/kế hoạch giảm 3%; Tỉ lệ hộ nghèo đồng bào dân
tộc thiểu số giảm 4,01%/kế hoạch giảm trên 5%.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.
 Đánh giá nhu cầu cây ăn trái:
Sản xuất cây ăn trái hƣớng đến thị trƣờng: Thị trƣờng quốc tế và trong
nƣớc ngày càng lớn, khả năng phát triển nhiều, vấn đề đặt ra là sản xuất ra các
loại rau quả có sức cạnh tranh bảo đảm áp dụng đúng tiêu chuẩn quốc tế về thực
hành nông nghiệp tốt (GAP) và bảo đảm VSATTP, mặt khác phải tổ chức lại
sản xuất hình thành chuỗi sản xuất hợp lý phù hợp với tình hình thực tế ở nƣớc
ta hiện nay mới có thể nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất, tăng đƣợc thu nhập cho
ngƣời trồng cây. Cả 2 vấn đề này ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, việc áp
dụng GAP với các loại cây ăn quả mới chỉ dừng lại ở mức hƣớng đến qui trình
GAP, chƣa áp dụng đầy đủ các qui trình GAP, nhà nhập khẩu nƣớc ngoài chƣa
tin nên họ thƣờng trực tiếp kiểm tra và cấp số mã xuất khẩu ví dụ tháng 7/2008
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 17
Mỹ công bố chấp nhận 117,7 ha thanh long ở Bình Thuận đạt tiêu chuẩn Euro
GAP đƣợc xuất khẩu vào Mỹ.
Hiện tại Việt Nam có khả năng cung cấp một khối lƣợng trái cây rất lớn
nhƣng hầu nhƣ chƣa có công ty thu mua ở địa phƣơng, hầu hết việc xuất khẩu
đều do các Nhà vƣờn tự cố gắng tìm kiếm thị trƣờng do đó các nhà xuất khẩu
của Việt Nam vẫn chƣa có khả năng giải quyết các đơn hàng lớn, chỉ giải quyết
đƣợc các đơn hàng nhỏ bé. vì vậy các nhà nhập khẩu nƣớc ngoài phải trực tiếp
đến nhà vƣờn thu mua rồi đóng gói, bảo quản và vận chuyển về nƣớc.Đây là hạn
chế chính đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam.
Việc chế biến bảo quản rau quả sau thu hoạch cũng còn rất hạn chế. Cả
nƣớc hiện có 100 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với cong suất
300.000 tấn/năm trong đố 50% là cơ sở chế biến đóng hộp. Hiên nay mới chí có
khoảng 30% sản lƣợng bƣởi đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn GP và VSATTP đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu.
Có thể nâng lên 70 – 80% nếu có đầu tƣ vốn cho việc chế biến bảo quản
trái cay sau thu hoạch. Công nghệ đóng gói bảo quản còn sơ sài lạc hậu so với
các nƣớc trong vùng. Mặt khác sự liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa
nông dân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo nên mất thế cạnh tranh. Ngoài ra, nông
dân sản xuất CĂQ còn phải đối mặt với cạnh tranh ngay tại sân nhà. Một số
ngƣời dân có thu nhập cao lại có tâm lý ƣa chuộng dùng trái cây ngoại của Thái,
của Úc, Newsland do chất lƣợng VSATTP của họ bảo đảm hơn. Thêm vào đó
giá thành hợp lý hợp nhất lại là trái cây Trung Quốc.
Để rau quả Việt Nam có thể phát triển ra thị trƣờng thế giới Nhà nƣớc phải
có những sự trợ giúp tích cực để hình thành nên các HTX tổ chức sản xuất
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 18
chuyên canh và áp dụng kỹ thuật sản uất hiện đại, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp thu mua, làm đầu mối giao nhận sản phẩm rau quả của nông dân.
Từ năm 2014 rau quả Việt Nam đã xuất khẩu vào 60 quốc gia, vùng lãnh
thổ Bộ Nông nghiệp & PTNT đã lập Ban chỉ đạo thị trƣờng do 1 thứ trƣởng phụ
trách, Cục BVTV là cơ quan thƣờng trực. Ban đã rốt ráo cử nhiều đoàn ra nƣớc
ngoài đàm phán, trao đổi, thƣơng lƣợng với các cơ quan kiểm dịch thực vật quốc
tế kết quả nhiều thị trƣờng khó tính cũng đã chấp nhận mở cửa cho rau quả Việt
Nam. Ngay cả thị trƣờng khó tính nhất là Newsland cũng đã chấp nhận nhập
thanh long xoài của Việt Nam.
Mở đƣợc thị trƣờng tuy khó nhƣng giữ đƣợc thị trƣờng còn khó hơn ngoài
việc phải áp dụng đúng quy trình sản xuất theo GAP còn phải khống chế đƣợc
một số sâu bệnh nhiệt đới. với sản xuất Thanh Long xuất khẩu là phải kiểm soát
đƣợc bệnh đốm nâu với nhãn phải kiểm soát đƣợc bệnh chổi rồng và kiểm soát
nhiễm dòi phƣơng đông đối với các loại quả.
Mặt khác các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tìm hiểu thị hiếu thị trƣờng
nƣớc nào thích loại quả gì và biết hàng rào kỹ thuật của họ để xử lý thích ứng.
Việc này các nhà xuất khẩu nên tìm hiểu qua cơ quan thƣơng vụ của các sứ quán
sở tại.
 Đánh giá nhu cầu tiêu thụ của cây công nghiệp:
 Cây bơ:
- Thế Giới
Cây bơ (Persea americana Mill) là một trong 4 loài cây cho quả có nhu cầu
tiêu dùng cao và ngày càng tăng. Trong thập niên 90, tiêu thụ quả bơ bình quân
đầu ngƣời trên thế giới tăng từ 376g lên 381g/năm tƣơng ứng với nhu cầu tiêu
thụ tăng 2-2,3 triệu tấn/năm.
Quả bơ giàu lipit, chất xơ tự nhiên, kali và vitamin E. Theo các nghiên cứu
gần đây cho thấy quả bơ ngoài tác dụng cung cấp dinh dƣỡng còn có tác dụng
giúp sản phụ giảm tỷ lệ sinh con dị tật, chống lại bệnh viêm gan C.
Đặc biệt hơn trong quả bơ có chất glutathion, một hợp chất gồm 3 axit
amin có khả năng chống ôxi hóa, ngăn ngừa bệnh tim, ức chế khối u.
Thịt quả bơ hoàn toàn không chứa cholesterol nhƣng rất giàu lutein giúp
bảo vệ mắt, tránh một số bệnh nhƣ đục thủy tinh thể.
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 19
Ngoài ra, lipit trong quả bơ là hỗn hợp của những axit béo chất lƣợng cao
W3, W6, W9 nên khẩu phần ăn giàu bơ có thể làm giảm đáng kể “cholesterol
xấu” và “cholesterol tổng số”, giảm triglycerides trong huyết tƣơng, có lợi cho
bệnh nhân tim mạch, tiểu đƣờng.
Theo thống kê của FAO (2005), có 63 nƣớc sản xuất bơ với tổng diện tích
392,5 ngàn ha, năng suất trung bình 8,2 tấn/ha, tổng sản lƣợng 3.222 ngàn tấn.
Các quốc gia có sản lƣợng lớn trên 100 ngàn tấn là Mexico 1.040,4 ngàn
tấn, Indonesia 263,6 ngàn tấn, Mỹ 214 ngàn tấn, Colombia 185,8 ngàn tấn,
Brazil 175 ngàn tấn, Chile 163 ngàn tấn, Cộng hòa Dominique 140 ngàn tấn và
Peru 102 ngàn tấn.
Tuy nhiên nhiều quốc gia dành phần lớn sản lƣợng cho tiêu thụ nội địa,
nhƣng cũng có quốc gia xuất khẩu bơ mang lại nguồn thu lớn nhƣ Mexico 135,9
ngàn tấn, Chile 113,6 ngàn tấn, Israel 58,3 ngàn tấn, Tây Ban Nha 53,2 ngàn tấn,
Nam Phi 28,6 ngàn tấn.
Về năng suất trung bình quả bơ trên thế giới biến thiên rất mạnh, từ 1,3
tấn/ha (Bồ Đào Nha) tăng lên 28,6 tấn/ha (Samoa), nguyên nhân chủ yếu do
giống, khả năng thâm canh, phƣơng thức trồng, điều kiện khí hậu.
Tuy nhiên nhìn chung, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và Địa Trung Hải
cây bơ cho năng suất cao hơn ôn đới, nhƣng chất lƣợng quả bơ vùng ôn đới và
kiểu khí hậu Địa Trung Hải cao hơn vùng nhiệt đới thuần.
Mục tiêu của ngành trồng bơ toàn thế giới là cố gắng nâng cao năng suất
lên trên 30 tấn/ha trong điều kiện chuyên canh theo lối công nghiệp bằng các
biện pháp nhƣ giống và gốc ghép tốt, trồng dày có điều chỉnh mật độ và tạo
hình, tƣới nƣớc, điều khiển dinh dƣỡng giảm rụng quả, bảo vệ thực vật.
Chính vì vậy, phát triển vùng nguyên liệu ổn định, chọn tạo giống và kỹ
thuật thâm canh cao đang là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia.
- Trong nƣớc:
Tại Việt Nam, qua thực tế trồng trọt trên 50 năm cho thấy ở Tây Nguyên
với cao độ trên 500 m, cây bơ sinh trƣởng tốt, năng suất khá, một số cây chất
lƣợng ngon, đƣợc xem là cây đặc sản của vùng và thu nhập từ bán quả bơ có thể
lên đến 10 triệu đồng/cây/vụ.
Tuy nhiên hiện nay cây bơ vẫn chƣa có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế ở
các địa phƣơng vùng Tây Nguyên.
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 20
Ngoài những trở ngại nhƣ cây bơ do trồng bằng hạt, không đƣợc chọn lọc,
phân li mạnh hay kỹ thuật chăm sóc chƣa đƣợc chú trọng dẫn đến năng suất
thấp, chất lƣợng kém thì một trong những yếu tố có tính chất quyết định đó là
giá cả thị trƣờng.
 Hồ tiêu:
Tây Nguyên hiện là vùng sản xuất hồ tiêu lớn nhất cả nƣớc, tính đến tháng
5-2017, diện tích hồ tiêu toàn vùng lên đến 72.000 ha. Cụ thể, tỉnh Đác Lắc có
gần 28.000 ha hồ tiêu (vƣợt diện tích quy hoạch hơn 12.500 ha), tỉnh Đác Nông:
gần 25.000 ha (vƣợt 14.000 ha), tỉnh Gia Lai: 16.400 ha (vƣợt hơn 10.000 ha).
Cây tiêu khá phù hợp điều kiện khí hậu vùng Tây Nguyên, năng suất bình quân
đạt 31,4 tạ /ha, sản lƣợng hơn 120.000 tấn, giá trị do hồ tiêu đem lại luôn chiếm
tỷ lệ lớn giá trị kim ngạch xuất khẩu hằng năm của các tỉnh, mở ra cơ hội làm
giàu cho hàng nghìn hộ nông dân
 Cà phê:
Tình hình chung của ngành cà phê thế giới: Thiết nghĩ cũng nên soi
nhanh các yếu tố cung-cầu của hột cà phê để xem đâu là tích cực đâu là tiêu cực
cho niên lịch 2016- 2017.
Tiêu thụ tăng đều
Đây là yếu tố tích cực nhất trên thị trƣờng cà phê vì cái nhìn của giới
chuyên gia hàng hóa và tài chính vẫn ủng hộ cho mặt hàng đặc biệt này. Ít ra
trong khoảng thời gian vài năm tới, tiêu thụ cà phê vẫn tăng chứ khó giảm mạnh
để ảnh hƣởng tích cực tới cung-cầu.
Biểu đồ: Nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng từ 2011 (USDA 12-2015)
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 21
Thật vậy, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), từ 2011 nhu cầu tiêu thụ cà
phê hàng năm tăng 1% (xin xem biểu đồ 1 phía trên). Dù tại các nƣớc tiêu thụ cà
phê truyền thống nhu cầu đang bảo hòa, các thị trƣờng mới nổi và các nƣớc sản
xuất sẽ là đòn bẫy cho tăng trƣởng tiêu thụ cà phê thế giới thời gian tơi đây.
Tiêu thụ tăng, sản lƣợng thế giới nhìn chung cho năm 2016 không tăng
mấy. USDA đánh giá sản lƣợng Brazil năm nay giảm 4,9 triệu bao cà phê do
khô hạn. Tuy nhiên, dựa trên cung-cầu mà nói, nếu Brazil có mất mùa, USDA
vẫn tin khối lƣợng cà phê từ các nƣớc sản xuất khác có thể bù lƣợng thiếu này từ
các nƣớc xuất khẩu khác nhƣ Colombia, Honduras, Indonesia và Việt Nam.
Nhìn vào các điểm nhấn cung-cầu trên, dự báo của nhiều nhà phân tích thị
trƣờng đồng ý rằng khuynh hƣớng chung là từ yếu đến trung tính. Goldman
Sach dực đoán năm 2016 giá cà phê sẽ tăng nhẹ nhờ qui luật bù trừ vì năm 2015
giá xuống quá mức, tuy nhiên với mức tăng 3% bình quân của giá hàng hóa, thì
tỷ lệ ấy cũng chẳng bõ bèn gì với trƣợt giá trên sàn arabica (ƣớc gần 40% từ đầu
năm đến nay). Nếu kết hợp với các yếu tố tài chính và kỹ thuật trên 2 sàn cà phê
hiện nay, đứng ngay thời điểm này mà nói, khi giá trị đồng USD tăng và sẽ còn
tăng do FED tăng lãi suất cơ bản đồng USD đến cuối năm 2016, các quỹ đầu tƣ
tìm nơi dễ kiếm ăn nhƣ thị trƣờng cổ phiếu…thì khuynh hƣớng thị trƣờng cà
phê vẫn chƣa có ngay những đột biến tăng dù nông dân làm cà phê và các nƣớc
sản xuất cà phê đang rất trông đợi.
Giá trị thị trƣờng của ngành cà phê bán lẻ trên thế giới ƣớc tính khoảng
70.68 tỷ đô la (năm 2011) (Euromonitor). So với thị trƣờng cà phê nguyên liệu
thì giá trị cà phê rang xay thành phẩm cao hơn gấp 9 hoặc 10 lần, nâng tổng giá
trị giao dịch cà phê thành phẩm lên tới trên 100 tỷ USD hàng năm. Thị trƣờng
này bị thao túng bởi các đại gia nhƣ Nestlé (Thụy Sĩ ), D.E Master Blenders
1753 (tách ra từ Sara Lee) (Mỹ), Mondelēz International (lúc trƣớc là Kraft food
Global) (Mỹ ), J.M Smucker (Mỹ ) và Tchibo (Đức).
Năm 2012, ba nhóm công ty lớn nhất (Nestlé và Mondelēz International và D.E
Master Blenders 1753) kiểm soát 70% thị trƣờng cà phê bán lẻ ở Anh. Nhóm 5
nhóm công ty đứng đầu kiểm soát hơn 50% thị trƣờng. Nestlé thống trị thị
trƣờng cà phê hòa tan với mức thị phần trên 50%.
Tổng quan thị trƣờng cà phê Việt Nam
Sản lƣợng và xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn tăng trƣởng trong nhiều
năm qua và đang đứng thứ hai thế giới, nhƣng giá trị sản phẩm chƣa cao. Không
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 22
tăng diện tích trồng, tập trung phát triển chế biến, xây dựng thƣơng hiệu và nâng
giá trị là hƣớng phát triển sắp tới của cà phê Việt.
Cà phê Việt Nam đa phần đƣợc xuất khẩu. Trong 7 tháng đầu mùa vụ
2013/2014 đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê các loại (cà phê nhân, cà phê rang,
cà phê xay và cà phê hòa tan) và kim ngạch khoảng 2,2 tỷ USD, tăng tƣơng ứng
12% và 4% so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt mức kỷ lục mới về xuất khẩu cà phê.
Cà phê đƣợc xuất khẩu sang 70 quốc gia trên thế giới, trong đó 14 thị
trƣờng đứng đầu đã chiếm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả
nƣớc. Trong mùa vụ 2013/2014, Đức đã vƣợt lên trên Mỹ để trở thành nƣớc
nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Với lƣợng nhập khẩu tăng mạnh, Bỉ
trở thành thị trƣờng cà phê lớn thứ ba của Việt Nam . Xuất khẩu cà phê chế biến,
cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan ngày càng tăng trong vài năm trở lại
đây, dự báo xuất khẩu các mặt hàng này mùa vụ 2013/14 khoảng 55 ngàn tấn,
tăng 21% so với mùa vụ trƣớc, với các thị trƣờng chính là Trung Quốc, Nga,
Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.
 Đánh giá nhu cầu ngành thịt Việt Nam
Tổng quan ngành thịt Việt Nam
Những báo cáo thị trƣờng trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng
mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019,
tổng sản lƣợng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vƣợt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần
65% tổng sản lƣợng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa
ăn của ngƣời Việt; tuy nhiên mức tăng trƣởng đáng kể ƣớc tính đạt 3-5%/năm
dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lƣợng tiêu thụ thịt gia cầm và
thịt bò trong thời gian tới.
Trái ngƣợc với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trƣởng trong
nguồn cung các loại thịt đƣợc giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1-
3%/năm, dự kiến tổng sản lƣợng thịt vƣợt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức
tăng trƣởng này chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và trong khi nguồn cung
cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và
thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho sự thiếu hụt trong nguồn cung các loại
thịt tại Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến diện tích chăn nuôi và đồng cỏ hạn chế
tại Việt Nam; trong khi nƣớc ta có 4.5 vạn hecta diện tích đồng cỏ để chăn nuôi
bò phát triển, nƣớc Úc có đến 760 vạn hecta diện tích đồng cỏ phục vụ chăn
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 23
nuôi bò. Thứ hai, sự thiếu đầu tƣ của doanh nghiệp nội địa trong những ngành
liên quan đến chuỗi giá trị chăn nuôi gia súc và gia cầm nhƣ thức ăn chăn nuôi
hay giống vật nuôi dẫn dến sự lệ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
vốn rất đắt đỏ. Lý do cuối cùng đƣợc đề cập đến là mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ tại
Việt Nam. 85% gia súc ở nƣớc ta đƣợc nuôi ở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình,
điều này dẫn đến sự thiếu bền vững trong năng suất, giá bán, cũng nhƣ chất
lƣợng gia súc.
Tiềm năng, thách thức và tầm nhìn cho ngành thịt.
Dựa trên các báo cáo phân tích, Ipsos Business Consulting nhận định triển
vọng phát triển của ngành thịt Việt Nam là rất khả quan dựa trên một nền kinh tế
có tốc độ tăng trƣởng thuộc nhóm nhanh nhất châu Á, một cơ cấu dăn số trẻ và
gia tăng trong chi tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nguồn cung trong thịt
gia cầm và thịt bò tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa phát triển một mô
hình kinh doanh bền vững.
Tuy nhiên, để thành công trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp
Việt Nam cũng nên cân nhắc những thách thức tiềm ẩn trong ngành; điển hình
nhƣ những rào cản thuế quan bị dỡ bỏ sau khi các hiệp định thƣơng mại đƣợc kí
kết gây biến động về giá bán trên thị trƣờng, hay thói quen chuộng hàng nhập
khẩu, hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nƣớc ngoài của một bộ phận ngƣời tiêu
dùng Việt Nam.
Một vài chiến lƣợc và hƣớng phát triển dành cho các doanh nghiệp nội địa
trong ngành thịt nhƣ:
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 24
+ Phát triển ngang: thiết kể quy mô doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm
nhiều khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình là những đối
tác vệ tinh.
+ Phát triển dọc: mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ
cạnh tranh về giá.
+ Tập trung phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm làm
giảm mức độ lệ thuộc vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
+ Chăn nuôi theo vùng dựa trên lợi thế địa lý của từng khu vực.
 Đánh giá nhu cầu thị trƣờng du lịch
+ Tuy kinh tế khó khăn, đi du lịch vẫn còn là một thói quen của đông đảo
ngƣời dân các quốc gia. Đóng góp 6% cho tổng GDP toàn thế giới, ngành du
lịch năm 2015 có số lƣợt khách quốc tế là hơn 1 tỷ lƣợt khách và dự báo sẽ tiếp
tục tăng trƣởng với tốc độ 3,3% để đạt mức 1,8 tỷ lƣợt khách năm 2030. Trong
đó, đáng lƣu ý là các thị trƣờng mới nổi sẽ đạt mức tăng trƣởng gấp đôi so với
trƣớc và chiếm hơn một nửa lƣợng khách du lịch - ƣớc tính với con số khách
đến riêng các thị trƣờng này đạt 1 tỷ lƣợt vào năm 2030.
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 25
Nguồn: UNWTO (2015)
+ Nhu cầu về sản phẩm du lịch sẽ có sự thay đổi, khách du lịch đang trong
xu hƣớng thay đổi hành vi từ kiểu “viếng thăm, ngắm cảnh” thông thƣờng tới
các điểm đến mà muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và cuộc sống của bản địa
nhằm phát triển bản thân cá nhân của chính mình Các hình thức này đang đƣợc
gọi chung là du lịch vì sức khỏe (tinh thần và tâm trí - Wellness Tourism).
+ Ngoài ra, với Việt Nam là một nƣớc có đƣờng bờ biển dài, bên cạnh các
phƣơng thức đi lại của khách du lịch theo truyền thống cần lƣu ý một phƣơng
thức đang nổi lên là du lịch bằng tàu biển (cruise) - đã xuất hiện và tập trung ở
một số điểm đến ven biển nhƣ Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu và Phú
Quốc. Theo một số số liệu, trong năm 2012, Việt Nam đón trên 285.000 lƣợt du
khách tàu biển – dù mới chiếm khoảng 5% tổng lƣợng khách du lịch đến Việt
Nam song đây là một xu hƣớng mới theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO) trong chiến lƣợc phát triển du lịch tàu biển đến năm 2020.
+ Công nghệ phục vụ du lịch cũng có sự thay đổi- do đặc tính di chuyển
cao, các dịch vụ xúc tiến, bán sản phẩm du lịch cũng sẽ đòi hỏi sự thay đổi theo
yêu cầu của sản phẩm với mức độ phản hồi ngay lập tức để tạo sự hài lòng và
thoải mái cho khách. Một con số thống kê nhanh sơ bộ cho biết giao dịch bán
hàng qua mạng trên toàn thế giới năm 2012 đạt 524 tỷ USD, tăng trƣởng với tốc
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 26
độ 8,4% và còn đƣợc dự báo sẽ tiếp tục tăng trƣởng cao hơn nữa- 9,5-10% trong
giai đoạn 5 năm tới đây.
Đi sâu vào các đặc thù của xu hƣớng du lịch, có thể lƣu ý thêm một số
điểm nhƣ sau của thị trƣờng khách quốc tế:
Thứ nhất: Cơ cấu nguồn khách sẽ ngày càng đa dạng:
+ Về khả năng chi tiêu: du lịch đang ngày càng phổ biến, không chỉ những
ngƣời giàu có từ các nƣớc phát triển mới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp khác,
từ nhiều quốc gia khác nhau cũng tham gia ngày càng đông đảo;
+ Về độ tuổi: ngƣời già, ngƣời mới nghỉ hƣu đi du lịch ngày càng nhiều
nên cần có những chƣơng trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ dƣỡng cho đối
tƣợng khách này.
+ Về nhân thân: số ngƣời độc thân đi du lịch ngày càng tăng.
+ Về giới tính: Những thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia đình
khiến khách là phụ nữ ngày càng tăng, yêu cầu các cơ sở có những cải tiến, bổ
sung các trang thiết bị, vật dụng và các dịch vụ, lịch trình phù hợp với nhu cầu
của nữ thƣơng nhân.
+ Về loại hình: ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch
với sự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia đình, đặc
biệt các dịp lễ, cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em.
Thứ hai: Xu hƣớng chọn các dịch vụ, hàng hoá bền vững, có nhãn sinh
thái, thân thiện với môi trƣờng.
Đây là xu hƣớng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhất là khách
đến từ các nƣớc châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan. Họ có ý thức và nhu cầu cao
về an toàn và sức khoẻ, ngày càng nhiều ngƣời muốn quay về với thiên nhiên.
Vì vậy, cần triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho các những chƣơng
trình, dịch vụ thân thiện với môi trƣờng.
Thứ ba: ngày càng nhiều ngƣời sử dụng thời gian nhàn rỗi và thu nhập để
nghỉ ngơi và hƣởng thụ các dịch vụ có lợi cho sức khoẻ và sắc đẹp.
Đáp ứng xu hƣớng này, cần tạo những khu vực không hút thuốc lá, không
bán và phục vụ rƣợu mạnh, bổ sung các thực đơn tăng cƣờng rau, củ, quả chứng
minh đƣợc nguồn gốc, các món ăn ít béo, đƣờng, calo hoặc ít carbohydrate, các
đồ uống ít calo và ít cafein, tăng cƣờng tổ chức câu lạc bộ sức khoẻ với những
dụng cụ, thiết bị thể thao, phòng tập yoga, sân tennis, bể bơi, bể sục, phòng tắm
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 27
nƣớc khoáng, ngâm thuốc bắc, nơi phơi nắng hoặc các phòng matxa... ; các dịch
vụ du lịch kết hợp chữa bệnh thời đại nhƣ các bệnh gut, tiểu đƣờng, tim mạch
..v.v.
Thứ tư: Xu hƣớng ngày càng tăng nhu cầu khách lựa chọn chƣơng trình du
lịch có sự kết hợp giữa các loại hình du lịch.
Ví dụ: nghỉ biển kết hợp với hội nghị, du lịch khen thƣởng kết hợp thăm
dò thị trƣờng, du lịch nghỉ dƣỡng ngắn ngày kết hợp với casino..v.v. đòi hỏi các
cơ sở đa dạng hoá các sản phẩm nhƣ tạo chƣơng trình nghỉ ngơi tham quan di
tích lịch sử kết hợp thăm trang trại trồng rau, chè và cây ăn quả, tổ chức các hoạt
động giải trí trên biển.
Thứ năm: xu hƣớng chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa
chọn dịch vụ, không đi theo tour trọn gói.
Du lịch mang tính cá nhân nhiều nhất là dịch vụ ăn uống. Vì vậy các doanh
nghiệp lữ hành, vận chuyển, khách sạn thƣờng kết hợp tổ chức các chƣơng trình
chỉ cung ứng một phần dịch vụ du lịch nhƣ Hãng Hàng không quốc gia Việt
Nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức khá thành công gói sản phẩm Free and Easy
chỉ gồm vé máy bay, dịch vụ đón tiễn sân bay và 3 đêm khách sạn. Nếu có nhu
cầu, khách có thể tiếp tục mua tour lẻ và các dịch vụ khác tại điểm đến. Nhƣ
vậy, để hỗ trợ thúc đẩy xu hƣớng này, cần hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thị
trƣờng của các doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến du lịch bằng các công cụ cập
nhật theo đời sống hiện đại nhƣ các mạng mobile, mạng xã hội nhƣ Facebook,
Twitter…
Thứ sáu: Xu hướng đi nghỉ rời xa những nơi đô thị ồn ào, đến những nơi
yên tỉnh, biệt lập. Đây là một xu hƣớng khiến các điểm du lịch ở các vùng xa
trung tâm đô thị ngày càng đông khách. Nhƣ vậy, xuất khẩu của dịch vụ du lịch
có tiềm năng lớn cho những vùng sâu vùng xa và đặc biệt khả năng cùng hỗ trợ
xúc tiến thƣơng mại. Trong thời gian tới cần chú trọng hơn tới xu thế du lịch vì
sức khỏe, vì xu hƣớng này hiện chƣa đƣợc nhìn nhận một cách thích đáng trong
các chiến lƣợc phát triển du lịch của tỉnh, vùng và cả nƣớc. Theo đó cần đẩy
mạnh liên kết vùng theo chuỗi cung ứng, hình thành các mô hình giúp phát triển
sản phẩm du lịch mới: du lịch văn hóa, du lịch chăm sóc sức khỏe cá nhân, du
lịch MICE, du lịch tàu biển, định vị du lịch cho từng khu vực.
Xu hướng của du lịch trải nghiệm
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 28
Trên thế giới hình thức "du lịch trải nghiệm" này đƣợc đƣợc khai thác và
phát triển khá lâu. Trong nhiều năm trở lại đây hình thức du lịch hấp dẫn này
cũng đang trở thành xu thế không chỉ của các bạn trẻ mà còn dành cho các gia
đình ở mọi lứa tuổi. Theo chia sẻ của các hƣớng dẫn viên du lịch thì du khách đi
du lịch theo hình thức du lịch trải nghiệm thích thú và lựa chọn nhiều hơn cả. Vì
du khách không chỉ đƣợc đến những địa điểm mới với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt
đẹp mà du khách còn đƣợc quan sát ở cự ly gần, đƣợc trực tiếp hòa mình vào
đời sống của ngƣời dân địa phƣơng thông qua các hoạt động lao động nhƣ: bắt
cá, làm bánh, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch hoa màu và thậm chí là nấu ăn...,
ngủ nghỉ tại nơi khám phá.
Những chuyến đi nhƣ vậy thực sự mang lại những trải nghiệm vô cùng khó
quên đối với tất cả mọi ngƣời. Loại hình du lịch trải nghiệm này đƣợc nhiều
ngƣời yêu thích cũng bởi vì đi du lịch mà không bị gò bó theo một chƣơng trình
khép kín hay đơn thuần là nghỉ dƣỡng, ngủ và nghỉ nhƣ đi Tour du lịch truyền
thống. Không điều gì có thể tuyệt vời hơn khi bản thân chúng ta đƣợc nhìn,
đƣợc ngắm, đƣợc cầm, nắm, đƣợc tận mắt chứng kiến và kiểm chứng mọi thứ.
Và đặc biệt du lịch trải nghiệm còn mang đến cho du khách, đặc biệt là các lứa
tuổi học trò những bài học bổ ích mang lại, từ những hoạt động dân dã, mang
đến sự gần gũi với cuộc sống bình yên trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ nhƣ
hiện nay.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
Các hạng mục đầu tƣ củu dự án:
STT Nội dung ĐVT Quy
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 29
mô
I Xây dựng
1 Tƣờng rào m² 400
2 Cổng ra vào Cái 2
3 Đƣờng giao thông m² 12.000
4 Sân để xe các loại m² 5.000
5 Khu nuôi dê
- Chuồng nuôi dê m² 500
- Con giống 500
6 Khu trồng mận
- Cây giống
-
Nhà lƣới trồng mận (bao gồm hệ thống tƣới tự
động)
m² 5.000
7 Vƣờn trồng măng cụt
- Giống + công trồng m² 7.000
- Hệ thống tƣới tự động HT 1
8 Khu trồng cây công nghiệp:cà phê, tiêu, bơ
- Giống + công trồng ha 2
- Hệ thống tƣới tự động HT 1
9 Khu trồng bƣởi
- Giống + công trồng ha 1
- Nhà lƣới trồng bƣởi m² 5.000
10 Ao nuôi trồng thuỷ sản
- Thi công m² 15.000
- Giống cá ban đầu
- Thức ăn ban đầu
11 Chòi câu cá giải trí m² 750
12 Chòi lớn m² 600
13 Khu nuôi vịt xiêm
- Chuồng m² 120
- Sân chơi và ao nuôi m² 2.000
- Giống nuôi con 12.000
- Thức ăn ban đầu
14 Khu nuôi cá sấu
- Trại nuôi thả cá sấu m² 2.000
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 30
STT Nội dung ĐVT
Quy
mô
- Hàng rào md 100
- Giống nuôi con 200
- Thức ăn ban đầu
15 Khu trồng cây cảnh và hoa các loại m² 3.120
16 Giếng nƣớc sinh hoạt cái 1
17 Hệ thống lọc nƣớc ao HT 2
18 Nhà vệ sinh di động Cái 10
19 Bờ kè quanh ao md 9.000
20 Hệ thống điện HT 1
21 Nhà kho m² 150
22 Nhà công nhân m² 200
23 Nhà bếp m² 279,9
III. Địa điểm và hình thức đầu tƣ xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án đầu tƣ Xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch
sinh thái Phƣớc Sơn đƣợc xây dựng ở Thôn 13 Xã Đắk Wer , Huyện Đắk
R’Lấp, Tỉnh Đắk Nông.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án đầu tƣ theo hình thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
TT Nội dung
Diện tích
(m²)
Tỷ lệ (%)
1 Tƣờng rào 400 0,48
2 Đƣờng giao thông 12.000 14,27
3 Khu để xe các loại 5.000 5,94
4 Khu nuôi dê 500 0,59
5 Khu trồng mận 5.000 5,94
6 Khu trồng măng cụt 7.000 8,32
7 Khu trồng cây công nghiệp: cà phê, tiêu, bơ 20.000 23,78
8 Khu trồng bƣởi 10.000 11,89
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 31
TT Nội dung
Diện tích
(m²)
Tỷ lệ (%)
9 Ao nuôi trồng thuỷ sản 15.000 17,83
10 Chồi câu cá 750 0,89
11 Chồi lớn 600 0,71
12 Khu nuôi vịt xiêm 2.120 2,52
13 Khu nuôi cá sấu 2.000 2,38
14 Khu trồng cây cảnh và các loại hoa 3.120 3,71
15 Nhà kho 150 0,18
16 Nhà công nhân 200 0,24
17 Nhà bếp 280 0,33
TỔNG CỘNG 84.120 100,00
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Về phần xây dựng dự án: nguồn lao động dồi dào và vật liệu xây dựng đều có tại
địa phƣơng và trong nƣớc nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ
cho quá trình thực hiện dự án là tƣơng đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Về phần quản lý và các sản phẩm của dự án: nhân công quản lý và duy trì
hoạt động của dự án tƣơng đối dồi dào, các sản vật đều có sẵn tại địa phƣơng.
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 32
Chƣơng III
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp các hạng mục công trình xây dựng của dự án
STT Nội dung ĐVT
Số
lƣợng
I Xây dựng
1 Tƣờng rào m² 400
2 Cổng ra vào Cái 2
3 Đƣờng giao thông m² 12.000
4 Sân để xe các loại m² 5.000
5 Khu nuôi dê
- Chuồng nuôi dê m² 500
- Con giống 500
6 Khu trồng mận
- Cây giống
-
Nhà lƣới trồng mận (bao gồm hệ thống tƣới tự
động)
m² 5.000
7 Vƣờn trồng măng cụt
- Giống + công trồng m² 7.000
- Hệ thống tƣới tự động HT 1
8 Khu trồng cây công nghiệp:cà phê, tiêu, bơ
- Giống + công trồng ha 2
- Hệ thống tƣới tự động HT 1
9 Khu trồng bƣởi
- Giống + công trồng ha 1
- Nhà lƣới trồng bƣởi m² 5.000
10 Ao nuôi trồng thuỷ sản
- Thi công m² 15.000
- Giống cá ban đầu
- Thức ăn ban đầu
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 33
STT Nội dung ĐVT
Số
lƣợng
11 Chòi câu cá giải trí m² 750
12 Chòi lớn m² 600
13 Khu nuôi vịt xiêm
- Chuồng m² 120
- Sân chơi và ao nuôi m² 2.000
- Giống nuôi con 12.000
- Thức ăn ban đầu
14 Khu nuôi cá sấu
- Trại nuôi thả cá sấu m² 2.000
- Hàng rào md 100
- Giống nuôi con 200
- Thức ăn ban đầu
15 Khu trồng cây cảnh và hoa các loại m² 3.120
16 Giếng nƣớc sinh hoạt cái 1
17 Hệ thống lọc nƣớc ao HT 2
18 Nhà vệ sinh di động Cái 10
19 Bờ kè quanh ao md 9.000
20 Hệ thống điện HT 1
21 Nhà kho m² 150
22 Nhà công nhân m² 200
23 Nhà bếp m² 279,9
II Thiết bị
1 Xe điện khách tham quan Cái 10
2 Xe lửa Cái 2
3 Hệ thống xe ngựa + ngựa Cái 10
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 34
II. Phân tích lựa chọn phƣơng án kỹ thuật, công nghệ.
1. Công nghệ sản xuất VietGAP – GlobalGAP cho cây ăn quả.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn là mục tiêu mà
cả cộng đồng nhân loại đang hƣớng tới. Nuôi trồng nông sản thực phẩm là mắt
xích đầu tiên của chuỗi cung cấp thực phẩm, vì thế việc đảm bảo vệ sinh an toàn
nông sản thực phẩm có ý nghĩa vô cùng quyết định cho sự an toàn vệ sinh của
thực phẩm trên bàn ăn.
 Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP.
GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn đƣợc xây dựng để áp dụng tự nguyện cho
sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Đại diện
hợp pháp của Ban thƣ ký GlobalGAP là tổ chức phi lợi nhuận mang tên
FoodPLUS GmbH có trụ sở tại Đức.
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP đƣợc xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của
các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản
phẩm nông nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tƣ vấn, các nhà sản xuất
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các trƣờng đại học...và các hiệp hội của họ.
Các thành viên này tham gia GlobalGAP với các tƣ cách khác nhau, với mục
tiêu cụ thể khác nhau nhƣng đều vì mục đích chung của GlobalGAP.
Hiệp hội GlobalGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận
bên thứ 3 độc lập đối với các quá trình sản xuất tại các trang trại trồng trọt, chăn
nuôi, thủy sản và chỉ thừa nhận các tổ chức chứng nhận đƣợc công nhận năng
lực theo tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011. Đến nay, GlobalGAP có
sự tham gia của hơn 100 tổ chức chứng nhận từ khoảng 80 quốc gia khác nhau.
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 35
Mục tiêu cuối cùng của GlobalGAP là phát triển nông nghiệp một cách bền
vững trên các quốc gia thành viên.
GlobalGAP là công cụ quản lý trang trại nhằm
 Đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
 Đảm bảo vệ sinh an toàn cho nông sản thực phẩm.
 Hạ giá thành và nâng cao chất lƣợng nông sản.
 Sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp.
 Làm giàu nông dân và phát triển nông thôn.
 Bảo vệ môi trƣờng và cảnh quan chung.
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp, giữa nhà sản xuất với ngƣời cung ứng nông sản thực phẩm, vì thế nó
không hƣớng tới việc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho ngƣời tiêu dùng cuối
cùng, mà quan tâm tới sản lƣợng và địa điểm sản xuất. Bằng việc đăng ký số
GGN (Global GAP Number), cung cấp và cập nhật thông tin của nhà sản xuất đã
đƣợc chứng nhận trên Cơ sở dữ liệu của GlobalGAP, nhà cung cấp sẽ có cơ hội
tự giới thiệu về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, phƣơng thức sản xuất, mức độ an
toàn, mùa thu hoạch và sản lƣợng của sản phẩm của mình. Bằng việc trở thành
thành viên để có quyền truy cập hệ thống dữ liệu này, các nhà cung cấp có thể
tìm kiếm nguồn hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi và tin cậy.
 Yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP ra đời phiên bản đầu tiên năm 2000, cứ sau 3
năm áp dụng thì tiêu chuẩn GlobalGAP lại đƣợc xem xét và sửa đổi (nếu cần).
Để có thể áp dụng đƣợc cho các trang trại với các sản phẩm khác nhau (cây
trồng, vật nuôi và thủy sản) với đặc thù sản xuất khác nhau, bộ tiêu chuẩn đƣợc
thiết kế thành 3 loại tài liệu bao gồm:
 Quy định chung/General Regulation (GR) - tài liệu cung cấp các thông
tin tổng thể, về tổ chức chứng nhận, các phƣơng thức chứng nhận và yêu cầu đào
tạo đối với chuyên gia đánh giá.
 Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp/Control Points and
Compliance Criteria (CPCC) - tài liệu đƣa ra các điểm cần kiểm soát và tiêu chí
phù hợp cho từng điểm; Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp đƣợc cụ thể
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 36
hóa theo các môdun sản phẩm khác nhau và đƣợc phân tầng theo mô hình dƣới
đây.
 Bảng kiểm tra/Checklist (CL) - tài liệu dùng để các chuyên gia sử dụng
trong quá trình đánh giá, cả đánh giá nội bộ lẫn đánh giá của tổ chức chứng
nhận; Thực chất bảng kiểm tra này chính là yêu cầu rút gọn của tài liệu thứ 2 nói
trên.
Vì thế khi áp dụng, một nhà sản xuất một nhóm sản phẩm phải:
 Đáp ứng các yêu cầu trong Quy định chung đối với nhà sản xuất;
 Phù hợp với yêu cầu kiểm soát có trong 3 văn bản có liên quan (ví dụ
trang trại sản xuất rau phải áp dụng quy định kiểm soát cho mọi trang trại, cho
ngành trồng trọt, và cho rau quả);
 Đánh giá nội bộ cho theo bảng kiểm tra dành cho trang trại rau quả và
thêm bảng kiểm tra dành cho hệ thống quản lý chất lƣợng (nếu định chứng nhận
theo nhóm).
 Phƣơng thức chứng nhận GlobalGAP
Nhà sản xuất có thể lựa chọn chứng nhận GlobalGAP theo một trong 4
phƣơng thức sau:
 Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn
GLOBALGAP để nhận đƣợc giấy chứng nhận cho riêng mình.
 Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tƣ cách pháp nhân có thể đăng ký
chứng nhận theo nhóm theo tiêu chuẩn GLOBALGAP để đƣợc nhận giấy chứng
nhận chung khi đủ điều kiện.
 Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận GLOBALGAP thông qua
đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để nhận đƣợc
giấy chứng nhận cho riêng mình.
 Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tƣ cách pháp nhân có thể đăng ký
chứng nhận GLOBALGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với
một tiêu chuẩn GAP khác để đƣợc nhận giấy chứng nhận chung khi đủ điều
kiện.
 Thủ tục chứng nhận GLOBALGAP.
Về cơ bản, thủ tục chứng nhận sẽ do các tổ chức chứng nhận xây dựng phù
hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011 (nghĩa là tổ
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 37
chức chứng nhận phải đƣợc công nhận) và đáp ứng các quy định riêng của
Global GAP (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải đƣợc Global GAP phê duyệt).
 Quá trình xây dựng và áp dụng GlobalGAP vào trang trại.
Để có lòng tin lâu dài của ngƣời tiêu dùng, nhà sản xuất nông nghiệp phải xây
dựng, duy trì và bảo vệ thƣơng hiệu sản phẩm của mình thông qua 4 nhóm hoạt
động sau:
 Xây dựng, áp dụng và chứng nhận quy trình nuôi trồng an toàn trong
trang trại theo tiêu chuẩn GlobalGAP;
 Xây dựng cơ chế, cách nhận biết và truy xét nguồn gốc sản phẩm (ghi
chép và lƣu hồ sơ về nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất trong trang trại và
khách hàng mua sản phẩm đầu ra); hoạt động này nên đƣợc tiến hành lồng ghép
với việc kiểm soát hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn.
 Thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thƣơng mại trong nƣớc
và quốc tế (nếu cần) và các biện pháp thực tiễn để chống hàng giả, hàng nhái;
 Thực hiện các giải pháp tiếp thị hữu hiệu để kết nối với thị trƣờng (hệ
thống phân phối, thông tin trên nhãn/ bao bì, quảng cáo, triển lãm, hội thảo, hoạt
động xã hội/công ích…).
Để có đƣợc thị trƣờng và giá bán tốt hơn, các nhà sản xuất cần (tự mình
hoặc có sự hỗ trợ của tƣ vấn) thực hiện các hoạt động chính sau đây:
 Đào tạo nhận thức chung về vai trò và tác dụng của việc xây dựng và áp
dụng Global GAP cho tất cả ngƣời làm;
 Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật của nơi sản xuất và thị
trƣờng xuất khẩu để xây dựng cách thức nuôi/ trồng đáp ứng yêu cầu;
 Thực hiện việc nuôi/ trồng theo quy trình đã xây dựng, ghi chép và lƣu
hồ sơ cần thiết theo yêu cầu đã xây dựng;
 Đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ trƣớc khi đăng
ký chứng nhận;
 Tham gia và thực hiện quá trình chứng nhận với tổ chức chứng nhận đã
đƣợc công nhận và phê duyệt;
 Thực hiện tiếp các hoạt động xây dựng thƣơng hiệu và thị trƣờng để có
đƣợc giá bán tốt hơn.
Chứng nhận GlobalGAP đƣợc coi là cây cầu nối giữa nhà sản xuất với
ngƣời tiêu dùng.
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 38
Một số công nghệ khác áp dụng trong dự án:
 Ứng dụng công nghệ dự báo, tích trữ và khai thác nguồn nƣớc; công
nghệ thu trữ nƣớc để cung cấp nƣớc ổn định, hiệu quả phục vụ đa mục tiêu.
 Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa nhằm tiết kiệm
nguyên liệu, thời gian và nâng cao thời gian quản lý vận hành.
 Công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, thu hoạch, chế biến và
bảo quản sau thu hoạch nông sản.
 Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong tƣới tiêu, kết hợp dinh dƣỡng
trong canh tác cây trồng quy mô hàng hóa.
2. Kỹ thuật trồng cây công nghiệp
a. Kỹ thuật trồng bơ
Mật độ, cách trồng
Điều kiện trồng thuần bơ, thiết kế khoảng cách 8m x 7m hoặc 9m x 6m,
trồng xen kết hợp che bóng, chắn gió cho cà phê thiết kế 9m x 9m hoặc 9m
x 12m, vƣờn trồng mới cà phê nên hạn chế xen bơ ở khoảng trống nơi ngã tƣ.
Hố đào 60 x 60 x 60cm bón lót mỗi hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai
(bổ sung men vi sinh), 0,5kg lân Ninh Bình, rải 0,3 -0,5kg vôi.
Dùng dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi
bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5 cm có ngọn
quay về hƣớng gió và lấp đất ½ bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén
đất vào xung quanh bầu đất, nên xen kẽ các giống nhóm hoa A, B. Bơ mới trồng
rất cần che nắng, cắm cọc.
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 39
Phân bón.
Cây con nên bón 4 -5 lần/năm, lƣợng bón tùy tuổi cây. Khi cây bắt đầu cho
quả, nhu cầu phân Kali cao hơn, và lƣợng bón ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các
giai đoạn sinh trƣởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây cà phê nên
cần có chế độ dinh dƣỡng cân đối theo tuổi và giai đọan.
Cần bổ sung vôi và phân hữu cơ, phun bổ sung phân qua lá nhƣ phân bón
lá cao cấp Alpha Super, Antonic, Thần Dƣợc giai đoạn KTCB hoặc sau bón lần
1 và lần 3; Dùng Grow More trƣớc và sau bón lần 4.
Tỉa cành tạo tán.
Tiến hành 2 -3 lần/năm giai đoạn KTCB hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa
chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ
cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hƣớng gió lớn. Nên bỏ hoa ra
trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Ở cây còn nhỏ, chƣa ổn định, điều kiện
chăm kém, thiếu nƣớc, tỉa không hợp lý đôi khi cây ra lệch mùa so với đặc tính
giống
Tƣới và tủ gốc.
Cây bơ cần lƣợng nƣớc vừa phải nhƣng tƣới nhiều lần. Có thể tƣới 10-
15 ngày/lần trong mùa khô kết hợp tủ gốc, không cần tƣới quá đẫm hay đầy
bồn, kết hợp bón 2 lần phân trong mùa khô. Việc tƣới quá đẫm, sau đó để đất
khô nứt sẽ làm đứt rể non, cây không phát triển hoặc chết.
Phòng trừ sâu, bệnh.
Ở cây bơ, thiệt hại do bệnh nguy hiểm hơn sâu hại và nên quản lý
theo hƣớng IPM (hạn chế dùng thuốc BVTV), nên tạo vƣờn thông thoáng,
dọn sạch tàn dƣ, hạn chế ẩm ƣớt và phun thuốc phòng trị cục bộ.
Thu hoạch.
Cây bơ ra nhiều đợt hoa, để đảm bảo chất lƣợng, vụ bơ nên thu hoạch từ 2
– 4 đợt quả, xác định qua nhiều đặc điểm bên ngoài và bên trong
 Bắt đầu có một vài quả già rụng
 Vỏ quả chuyển màu tím hay xanh nhạt hơn, độ bóng thay đổi, có nhiều
u cám hay sần hơn
 Âm thanh phát ra khi lắc quả (hạt lỏng)
 Vỏ lụa, vỏ hạt khô, dai và chuyển sang màu cánh dán
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 40
 Màu thịt quả vàng hơn.
 Xác định qua hàm lƣợng % chất khô.
c. Kỹ thuật trồng lê:
Kỹ thuật nhân giống
Nhân giống
Lê nên trồng bằng cây nhân giống bằng ghép mắt hay ghép cành. Gốc ghép
thích hợp cho cây lê ăn quả là cây lê dại (Mắc coọt). Thời vụ ghép lê có thể
quanh năm, trừ những tháng mƣa nhiều. Tháng 4 - 5 cây gốc ghép nhỏ có thể
ghép cành bên, tháng 8 – 9 cây gốc ghép lớn có thể ghép mắt và tháng 12 - 1 có
thể ghép nêm.
Đất trồng, đào hố, bón lót
- Lê có thể trồng ở nhiều loại đất, nhƣng thích hợp nhất và cho năng suất
cao ở đất mâù mỡ có độ ẩm ở ven đồi, khe núi.
- Đào hố sâu 70 cm, rộng 70 cm, để đất mặt riêng lót xuống đáy hố.
- Bón lót cho mỗi hố 20 - 30 kg phân hữu cơ + 0,2 - 0,5 kg supe lân + 0,5 -
1,0 kg vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đƣa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố
trƣớc khi trồng 15 - 30 ngày, đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây. Nếu đất có nhiều mối
phải tiến hành xử lý diệt mối trƣớc khi trồng.
Mật độ, khoảng cách
Lê trồng với khoảng cách: cây cách cây 5 m. Mật độ 400 cây/ha.
Nên trồng xen 5 – 10% các giống lê khác giống để tăng cƣờng thụ phấn tự nhiên
cho lê.
Thời vụ
Ở miền núi nên trồng cây vào vụ Xuân tháng 2, tháng 3 khi đã có mƣa ẩm
và cây chƣa lên lá, lộc non để có tỷ lệ sống cao.
Cách trồng và chăm sóc
- Khi thời tiết thuận lợi thì đƣa cây ra trồng, moi một hốc ở chính giữa hố,
đặt cây vào hốc theo thế tự nhiên, lấp đất. (Chú ý không lấp kín vết ghép). Dùng
rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tƣới 10 - 15 lít nƣớc cho mỗi
gốc.
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 41
- Sau trồng khoảng 1 - 2 tháng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể dùng
nƣớc giải, nƣớc phân lợn pha loãng theo tỉ lệ 1/10, cách gốc 50 – 60 cm.
- Trồng bằng cây ghép chú ý loại bỏ các mầm mọc từ phía dƣới mắt ghép,
vì đó là mầm của gốc ghép, mọc ra cây lê dại, quả nhỏ.
Kỹ thuật chăm sóc
Lƣợng phân bón
Sau trồng 2 - 3 năm cây đã có thể cho thu hoạch quả, tùy theo sinh trƣởng
và thu hoạch quả mà hàng năm có thể bón lƣợng phân cho một cây lƣợng phân
nhƣ sau:
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản (3 năm đầu): Mỗi năm bón cho 1 cây: 20- 30 kg
phân hữu cơ + 0,5 kg đạm urê + 1,0 kg phân super lân + 0,5 kg phân ka ly và 1,0
kg vôi bột.
- Thời kỳ kinh doanh: mỗi năm bón cho 1 cây: 30 - 40 kg phân hữu cơ +
0,7-1,0 kg đạm urê + 1,5 - 2,0 kg phân supe lân + 0,7 – 1,0 kg phân ka ly và 1,0
kg vôi bột.
Thời gian bón
- Lần 1: Bón nuôi lộc Xuân, nuôi hoa vào tháng 2 - 3: phân đạm 50% và
phân ka ly 30%.
- Lần 2: Bón nuôi quả và lộc Thu từ tháng 4 đầu tháng 6 (chia phân làm 2 -
3 lần): phân đạm 50% và phân ka ly 40%.
- Lần 3: Bón phục hồi sau khi thu hoạch quả vào tháng 10, tháng 11: Bón
toàn bộ phân hữu cơ + vôi + phân lân và phân ka ly 30%
Cách bón
Phân hữu cơ, vôi, phân lân đào rãnh xung quanh tán cây sâu 20 cm, rộng
15- 20cm, bón phân lấp đất. Phân đạm và ka ly nếu đất khô thì hoà nƣớc tƣới,
nếu đất ẩm thì rắc phân xuống đất xung quanh tán xới nhẹ lấp đất kín phân để
tránh bốc hơi và rửa trôi phân bón.
Tƣới nƣớc, giữ ẩm, làm cỏ
Cây lê rất cần đến nƣớc nhất là giai đoạn cây mới trồng cây và thời gian
khô hạn kéo dài. Sau trồng, tuỳ tình hình thời tiết 2 tháng đầu tiến hành tƣới
nƣớc cho đủ ẩm đất.Thời kỳ mang quả, cây cần nƣớc để nuôi quả, cần tủ gốc giữ
ẩm và tùy theo thời tiết từng năm để điều chỉnh số lần tƣới. Cần tiến hành làm
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 42
cỏ thƣờng xuyên để tránh cạnh tranh dinh dƣỡng với cây lê, đồng thời không để
chỗ cho sâu, bệnh trú ngụ.
Làm khung giàn cố định tán
Đây là khâu kỹ thuật quan trọng để quyết định đến năng suất quả.
Nếu có điều kiện thì đầu tƣ hệ thống khung giàn làm bằng cột bê tông, cốt thép
có ɸ = 15 – 20 cm, cột cao 2,0 m, đáy có đổ đế bằng bê tông sâu 40 cm. Các cột
đƣợc chôn sâu 40 cm giữa các hàng cây với khoảng cách 3 – 4 m. (hoặc ống
kẽm ɸ = 32 mm). Phía trên giàn hàn toàn bộ khung bằng đƣờng ống kẽm ɸ = 20
mm, căng toàn bộ giàn bằng thép 6 mm, khoảng cách 50 - 60 cm một dây. Nếu
không có điều kiện thì vin uốn cành bằng cách dùng dây ni lông buộc cố định
một đầu vào cành, uốn cành theo vị trí mong muốn và đầu dây còn lại buộc vào
gốc hoặc ghim xuống đất.
Kỹ thuật vin cành
Vào năm thứ 2 sau trồng chọn 3 - 4 cành cấp 1 để tạo bộ khung tán, mỗi
cành cấp 1 để lại 2 - 3 cành cấp 2, vin cành tạo tán theo khung giàn đã đƣợc định
hình, hoặc vin cành bằng dây néo 75 độ vào gốc. Vin cành vào cuối tháng 10
đầu tháng 11 khi cây vừa rụng lá. Khi vin cành, vặn cành hơi xoay nhẹ không để
bị gãy hoặc dập cành. Hàng năm cần cắt tỉa các cành mọc không đúng chỗ, tỉa
các cành la, cành tăm để tập trung dinh dƣỡng
Kỹ thuật bọc quả
Để quả lê có mẫu mã đẹp, hạn chế sâu bệnh đặc biệt là ruồi đục quả nên sử
dụng túi bọc quả chuyên dụng để bọc quả. Bọc khi quả có đƣờng kính 3 – 5 cm
(tức là sau khi đậu quả 40 - 50 ngày). Dùng túi bọc quả chuyên dùng, lồng vào
quả sau đó dùng ghim dập định vị túi bọc vào quả ở trên cành
Kỹ thuật ghép chồi hoa
Lê là cây ăn quả ôn đới điển hình, phải trồng ở những nơi có đủ độ lạnh cây
mới phân hóa mầm hoa và ra quả. Để sản xuất lê ở các vùng thấp, nơi có điều
kiện nhiệt độ cao có thể áp dụng kỹ thuật sử dụng các chồi hoa lê đã đƣợc phân
hóa mầm hoa ở vùng có khí hậu lạnh và ghép vào gốc ghép cây lê để cây có thể
ra hoa, kết quả và cho thu hoạch. Công nghệ mới này đã đƣợc áp dụng đối với
sản xuất lê công nghệ cao ở Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
Chọn chồi hoa lê
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 43
Chồi hoa là chồi lê đã đƣợc phân hóa mầm hoa trong điều kiện có độ lạnh,
thƣờng là ở các cây lê đã cho thu hoạch quả ở các vùng núi cao. Đây là cành mẹ
đƣợc sinh ra từ cành vụ Hè hoặc vụ Thu năm trƣớc, trải qua mùa Đông (tháng
11 - 12) các cành này hình thành lên các mầm hoa và sẽ nở thành hoa và hình
thành quả vào tháng 1. Chọn chồi có các mầm đã phình to, chiều dài 5 - 10 cm,
trên có 3 - 5 mầm hoa.
Bảo quản chồi hoa
Chồi hoa sau khi cắt phải đƣợc ghép ngay, để lâu tỷ lệ ghép sống sẽ thấp.
Nếu phải vận chuyển xa có thể cắt chồi dài 20 – 30 cm, để hom trong bẹ chuối,
giấy bản hoặc vải, hàng ngày dấp nƣớc lã 1 - 2 lần. Khi ghép loại bỏ những mắt
ở đầu và cuối cành ghép có chồi hoa
Dụng cụ ghép
- Dao ghép phải bằng loại thép tốt, đủ độ cứng, tốt nhất là loại thép không
gỉ, dao phải đƣợc mài sắc để đảm bảo cắt mắt ghép, cành ghép phải phẳng, mịn,
ngọt, không xơ và chính xác. Dao ghép tốt nhất là loại dao ghép Trung Quốc
mài phẳng 1 bên để khi cắt vết cắt không bị vặn
- Dây ghép nên dùng loại dây nilon tự huỷ chuyên để ghép, vừa bền, chắc
- Kéo cắt cành dùng để cắt cành ghép, gốc ghép không bị dập nát.
Thời vụ ghép
Thƣờng ghép vào cuối tháng 12, đầu tháng 01 khi mầm hoa đã nổi rõ và lá
đã rụng hết.
Các bƣớc tiến hành
Chăm sóc cây gốc ghép
Gốc ghép là các cây lê địa phƣơng, lê dại, cây có tuổi 2 - 10 tuổi, đƣợc
chăm sóc tốt, cắt tỉa để trên cây 1 - 5 cành có đƣờng kính 0,8 – 1,2 cm
Kiểu ghép
Sử dụng phƣơng pháp ghép nêm hoặc ghép áp. Thao tác cụ thể nhƣ sau:
+ Làm vệ sinh gốc ghép, cắt bỏ bớt cành phụ, gai ở đoạn cành phía dƣới chỗ
ghép. Làm sạch cỏ vƣờn, bón phân dễ tiêu, tƣới nƣớc để cây chuyển động nhựa
tốt. (nên để lại những lá mọc ở gốc ghép nhằm tiếp tục cung cấp dinh dƣỡng cho
cây ghép sau khi ghép)
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa | duanviet.com.vn | 091...
Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa  | duanviet.com.vn | 091...Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa  | duanviet.com.vn | 091...
Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa | duanviet.com.vn | 091...
 
Thuyet minh du an xay dung khu biet thu lake view tinh binh duong
Thuyet minh du an xay dung khu biet thu lake view tinh binh duongThuyet minh du an xay dung khu biet thu lake view tinh binh duong
Thuyet minh du an xay dung khu biet thu lake view tinh binh duong
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
 
Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
 
Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch Green Stars Phú Quốc - www.duan...
Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch Green Stars Phú Quốc - www.duan...Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch Green Stars Phú Quốc - www.duan...
Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch Green Stars Phú Quốc - www.duan...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Bà Lụa tỉnh Bình Dương | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Bà Lụa tỉnh Bình Dương | duanv...Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Bà Lụa tỉnh Bình Dương | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Bà Lụa tỉnh Bình Dương | duanv...
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
 
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
 
thuyết minh dự án RESORT - BINH THUAN 0918755356
thuyết minh dự án  RESORT - BINH THUAN  0918755356thuyết minh dự án  RESORT - BINH THUAN  0918755356
thuyết minh dự án RESORT - BINH THUAN 0918755356
 
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381	Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
 
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
 
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
 
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
 
Thuyết minh dự án Trồng Rừng Ia Piơr 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng Rừng Ia Piơr 0918755356Thuyết minh dự án Trồng Rừng Ia Piơr 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng Rừng Ia Piơr 0918755356
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356
Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356
Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356
 
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
 

Similar to DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN

Similar to DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN (20)

Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
 
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
 
Thuyết minh dự án Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp tham quan du...
Thuyết minh dự án Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp tham quan du...Thuyết minh dự án Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp tham quan du...
Thuyết minh dự án Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp tham quan du...
 
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
 
0918755356 DU AN NUOC YEN
0918755356 DU AN NUOC YEN0918755356 DU AN NUOC YEN
0918755356 DU AN NUOC YEN
 
Du an-nmsx-nuoc-yen
Du an-nmsx-nuoc-yenDu an-nmsx-nuoc-yen
Du an-nmsx-nuoc-yen
 
Dự án nhà máy sản xuất nước yến 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất nước yến 0918755356Dự án nhà máy sản xuất nước yến 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất nước yến 0918755356
 
0918755356 DỰ ÁN SẢN XUẤT NƯỚC YẾN
0918755356 DỰ ÁN SẢN XUẤT NƯỚC YẾN0918755356 DỰ ÁN SẢN XUẤT NƯỚC YẾN
0918755356 DỰ ÁN SẢN XUẤT NƯỚC YẾN
 
DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI
DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁIDỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI
DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI
 
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng...
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng...Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng...
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
 
dự án cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại 0918755356
dự án cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại 0918755356dự án cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại 0918755356
dự án cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại 0918755356
 
Dự án dịch vụ câu cá giải trí 0918755356
Dự án dịch vụ câu cá giải trí 0918755356Dự án dịch vụ câu cá giải trí 0918755356
Dự án dịch vụ câu cá giải trí 0918755356
 
Dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng tỉnh Kiên Giang www.duanviet....
 Dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng tỉnh Kiên Giang www.duanviet.... Dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng tỉnh Kiên Giang www.duanviet....
Dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng tỉnh Kiên Giang www.duanviet....
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
 
DỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂN
DỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂNDỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂN
DỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂN
 
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡngDự án khu du lịch nghĩ dưỡng
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng
 
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
 
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxDự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
 

More from duan viet

DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊDỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
duan viet
 

More from duan viet (20)

DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂYDỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
 
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNHDỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
 
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARMDỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
 
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆSƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
 
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃIDỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
 
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAINHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
 
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BADỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
 
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
 
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊDỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinh
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinh
 
Du an nha may cafe watermark
Du an nha may cafe watermarkDu an nha may cafe watermark
Du an nha may cafe watermark
 
Dự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiDự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh thái
 
Dự án dược liệu watermark
Dự án dược liệu watermarkDự án dược liệu watermark
Dự án dược liệu watermark
 
Dự án dược liệu
Dự án dược liệuDự án dược liệu
Dự án dược liệu
 
Du an rac ninh binh
Du an rac ninh binh Du an rac ninh binh
Du an rac ninh binh
 
Dự án căn hộ
Dự án căn hộDự án căn hộ
Dự án căn hộ
 
Dự án gio linh
Dự án gio linh  Dự án gio linh
Dự án gio linh
 
Dự án heo thái nguyên
Dự án heo thái nguyênDự án heo thái nguyên
Dự án heo thái nguyên
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trườngBáo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
 

DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN

  • 1. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -----------    ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƢỚC SƠN Địa điểm : Thôn 13 Xã Đắk Wer , Huyện Đắk R’Lấp, Tỉnh Đắk Nông. Chủ đầu tƣ: Công ty TNHH MTV SX Nông nghiệp Công nghệ cao- TM-DV- Du lịch Nguyên Thành Phát. ___ Tháng 10/ 2017 ___
  • 2. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -----------    ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƢỚC SƠN CHỦ ĐẦU TƢ CÔNG TY TNHH MTV SX NN CNC – TM- DV- DL NGUYÊN THÀNH PHÁT Giám đốc ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN ĐẦU TƢ DỰ ÁN VIỆT Tổng Giám đốc NGUYỄN TRUNG THÀNH NGUYỄN VĂN MAI
  • 3. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 3 MỤC LỤC CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6 I. Giới thiệu về chủ đầu tƣ..................................................................................... 6 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.............................................................................. 6 III. Sự cần thiết xây dựng dự án............................................................................ 6 IV. Các căn cứ pháp lý.......................................................................................... 7 V. Mục tiêu dự án.................................................................................................. 8 V.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 8 V.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 9 Chƣơng II ............................................................................................................ 10 ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................. 10 I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ........................................... 10 I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.............................................. 10 I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án................................................................. 14 II. Quy mô sản xuất của dự án. ........................................................................... 16 II.1. Đánh giá nhu cầu thị trƣờng................................................................ 16 II.2. Quy mô đầu tƣ của dự án..................................................................... 28 III. Địa điểm và hình thức đầu tƣ xây dựng dự án.............................................. 30 III.1. Địa điểm xây dựng............................................................................. 30 III.2. Hình thức đầu tƣ................................................................................. 30 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ................ 30 IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.......................................................... 30 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án... 31 Chƣơng III........................................................................................................... 32 PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 32 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình............................................. 32
  • 4. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 4 II. Phân tích lựa chọn phƣơng án kỹ thuật, công nghệ. ...................................... 34 1. Công nghệ sản xuất VietGAP – GlobalGAP cho cây ăn quả................. 34 2. Kỹ thuật trồng cây công nghiệp .............................................................. 38 3. Kỹ thuật nuôi dê...................................................................................... 53 4. Kỹ thuật nuôi vịt xiêm............................................................................. 55 5. Kỹ thuật nuôi cá ...................................................................................... 57 Chƣơng IV........................................................................................................... 59 CÁC PHƢƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 59 I. Phƣơng án giải phóng mặt bằng, tái định cƣ và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.59 II. Các phƣơng án xây dựng công trình............................................................... 59 III. Phƣơng án tổ chức thực hiện......................................................................... 59 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án............. 61 Chƣơng V:........................................................................................................... 62 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ........................................................................................................... 62 I. Đánh giá tác động môi trƣờng. ........................................................................ 62 Giới thiệu chung:......................................................................................... 62 I.2. Các quy định và các hƣớng dẫn về môi trƣờng.................................... 62 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trƣờng áp dụng cho dự án ................................ 63 II. Tác động của dự án tới môi trƣờng. ............................................................... 63 II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ......................................................................... 63 II.2. Mức độ ảnh hƣởng tới môi trƣờng...................................................... 65 II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hƣởng tiêu cực của dự án tới môi trƣờng... 66 II.4. Kết luận: ............................................................................................. 68 Chƣơng VI........................................................................................................... 69 TỔNG VỐN ĐẦU TƢ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ................................................................................................................ 69 I. Tổng vốn đầu tƣ và nguồn vốn của dự án........................................................ 69 II. Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ............................... 71
  • 5. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 5 III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án................................................ 76 1. Nguồn vốn dự kiến đầu tƣ XDCB của dự án.............................................. 76 2. Phƣơng án vay vốn XDCB.............................................................................. 78 2. Các thông số tài chính của dự án. ............................................................... 79 3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay................................................................... 79 3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 79 3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)...................................... 80 KẾT LUẬN......................................................................................................... 81 I I. Kết luận.......................................................................................................... 81 II. Đề xuất và kiến nghị....................................................................................... 81 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 82 1. Bảng khái toán vốn đầu tƣ và nguồn vốn đầu tƣ của dự án............................ 82 2. Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. ....................................................... 86 3. Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án................................ 101 4. Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án................................................... 115 5. Bảng Mức trả nợ hàng năm theo dự án......................................................... 116 6. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. (1000 đồng).......... 117 7. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn chiết khấu của dự án. (1000 đồng)....... 118 8. Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. (1000 đồng) .... 119 9. Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án..................... 120
  • 6. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 6 CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tƣ. Chủ đầu tƣ : CÔNG TY TNHH MTV SX NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO – TM- DV- DU LỊCH NGUYÊN THÀNH PHÁT. Giấy phép ĐKKD số: 6400366585 Đại diện pháp luật: Nguyễn Trung Thành - Chức vụ: Giám Đốc Địa chỉ : Thôn 6 Xã Đắk Wer , Huyện Đắk R’Lấp, Tỉnh Đắk Nông II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phƣớc Sơn. Địa điểm xây dựng: Thôn 13 Xã Đắk Wer , Huyện Đắk R’Lấp, Tỉnh Đắk Nông. Hình thức quản lý: Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Tổng mức đầu tƣ : 49.990.070.000 đồng. Trong đó: +Vốn tự có: 25.137.670.000 đồng. +Vốn vay tín dụng và huy động : 24.852.400.000 đồng. III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Đối với nƣớc ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng tiêu thụ là một trong những chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc. Hiện nay, nhiều địa phƣơng đã xây dựng và triển khai thực hiện chƣơng trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh nhƣ Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tƣ xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt đƣợc ở nhiều mức độ khác nhau. Theo UBND tỉnh Đắk Nông, hiện toàn tỉnh có gần 3.300 mô hình trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển nông nghiệp theo hƣớng an toàn, bền vững, mang lại lợi nhuận cao rõ rệt cho nông dân. Quyết định 1942/QĐ – TTg ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông cũng nêu rõ nhiệm vụ tiếp tục đƣa những loại cây trồng cho hiệu quả
  • 7. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 7 kinh tế cao, có thị trƣờng tiêu thụ vào sản xuất theo các mô hình trồng trọt công nghệ cao. Đƣa tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp lên 8 - 9% vào năm 2015 và tăng lên 10-11% năm 2020. Trong vài thập kỷ gần đây, ngành Du lịch Việt Nam đã dần vƣơn lên góp phần xứng đáng vào tăng trƣởng kinh tế hàng năm trong nƣớc. Đắk Nông là tỉnh có điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm, có nguồn tài nguyên tự nhiên khá phong phú với nhiều thắng cảnh hùng vỹ, hữu tình; địa hình thung lũng, núi, đồi xen kẽ những cánh rừng nguyên sinh, những con sông, suối góp công cùng địa hình vùng cao tạo thành những hồ nƣớc nên thơ, mang đến cho Đắk Nông nhiều tiềm năng để đầu tƣ phát triển du lịch. Đặc biệt, với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ nhƣ hiện nay, du lịch nông nghiệp sinh thái đang dần trở thành một "hƣớng đi mới", thu hút nhiều sự quan tâm của du khách. Trƣớc thực tế này, Chính vì vậy, chúng tôi đã phối hợp với Công ty CP Tƣ vấn Đầu tƣ Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án"Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái Phƣớc Sơn”. IV. Các căn cứ pháp lý. Luật du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tƣ số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng;
  • 8. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 8 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lƣợng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng; Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tƣ vấn đầu tƣ xây dựng; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng. Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn. Quyết định 1942/QĐ – TTg ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông. V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung. - Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. - Các công nghệ đƣợc ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp trong tỉnh. Góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà. - Góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển theo hƣớng công nghệ cao, mang tính hàng hóa. - Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm phục vụ thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. - Khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch địa phƣơng trong mối tƣơng quan với vùng, cả nƣớc trên trƣờng quốc tế. Qua đó, xác định mô hình đặc trƣng, có tính hấp dẫn cao để góp phần thúc đẩy du lịch Tỉnh Đắk Nông phát triển. - Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp. Góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân trong vùng và tạo ra một địa điểm khám phá, du lịch sinh thái lành mạnh cho ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ
  • 9. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 9 du khách trong và ngoài nƣớc. V.2. Mục tiêu cụ thể. - Hƣớng đến mô hình du lịch trải nghiệm khép kín với tiêu chí du khách đƣợc tham gia tất cả các khâu từ sản xuất đến hƣởng thụ thành quả từ hoạt động, xây dựng thƣơng hiệu thông qua du lịch và trải nghiệm thực tế, nâng cao chất lƣợng dịch vụ. - Tổ chức dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với du lịch sinh thái nhằm gia tăng giá trị sản xuất. - Hình thành chuỗi kết sản xuất hữu cơ (Organic) công nghệ cao cho các đối tƣợng nông nghiệp của dự án, cung cấp sản phẩm cho du khách thƣởng thức tại chổ. - Dự án tổ chức sản xuất các sản phẩm chính nhƣ: bơ, tiêu cà phê, mận, bƣởi,..... và vật nuôi gồm: dê, vịt xiêm, cá, cá sấu,... - Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lƣợng uy tín của công ty trên thị trƣờng.
  • 10. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 10 Chƣơng II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, độ cao trung bình khoảng 600 m đến 700m so với mặt nƣớc biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng). -Phía bắc và đông bắc giáp với địa phận tỉnh Đắk Lắk. -Phía đông và đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Bình Phƣớc - Phía tây giáp với Vƣơng Quốc Campuchia với đƣờng biên giới dài khoảng 120 km. Nhìn tổng thể, địa hình Đăk Nông nhƣ hai mái của một ngôi nhà mà đƣờng nóc là dãy núi Nam Nung, chạy dài từ Đông sang Tây, có độ cao trung bình khoảng 800m, có nơi cao đến hơn 1.500m. Địa hình có hƣớng thấp dần từ Đông sang Tây. Các huyện Đăk Song, Đăk Mil, Cƣ Jut, Krông Nô thuộc lƣu vực sông Krông Nô, sông Srêpốk nên thấp dần từ Nam xuống Bắc. Các huyện Tuy Đức, Đăk Rlâp, Đăk Glong và thị xã Gia Nghĩa thuộc thƣợng nguồn lƣu vực sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vì vậy, Đăk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lƣợn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Địa hình thung lũng thấp, có độ dốc từ 0-30 chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc các huyện Cƣ Jút, Krông Nô. Địa hình cao nguyên đất đỏ bazan chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình 600 - 800 m, độ dốc khoảng 5- 100. Địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn > 150 phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Đăk Glong, Đắk R'Lấp. Thời tiết khí hậu - Đăk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhƣng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trƣng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam
  • 11. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 11 khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lƣợng mƣa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lƣợng mƣa không đáng kể. - Nhiệt độ trung bình năm 22-230 C, nhiệt độ cao nhất 350 C, tháng nóng nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2000-2300 giờ. Tổng tích ôn cao 8.0000 rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm. - Lƣợng mƣa trung bình năm 2.513 mm, lƣợng mƣa cao nhất 3.000mm. Tháng mƣa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mƣa ít nhất vào tháng 1, 2. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mƣa 1,5-1,7 mm/ngày. - Hƣớng gió thịnh hành mùa mƣa là Tây Nam, hƣớng gió thịnh hành mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s , hầu nhƣ không có bão nên không gây ảnh hƣởng đến kinh tế-xã hội. - Tuy nhiên cũng nhƣ các vùng khác của Tây Nguyên, điều bất lợi cơ bản về khí hậu là sự mất cân đối về lƣợng mƣa trong năm và sự biến động lớn về biên độ nhiệt ngày đêm và theo mùa, nên yếu tố quyết định đến sản xuất và sinh hoạt là việc cấp nƣớc, giữ nƣớc và việc bố trí mùa vụ cây trồng. Thủy văn: Đắk Nông có mạng lƣới sông suối, hồ, đập phân bố tƣơng đối đều khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện và phục vụ nhu cầu dân sinh. Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm: - Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lƣu với nhau tại thác Buôn Dray. Khi chảy qua địa phận huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nƣớc lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện mang lại giá trị kinh tế. Đó là thác Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, ĐraySap. Các suối Đắk Gang, Đắk Nir, Dray H'Linh, Ea Tuor, Đắk Ken, Đắk Klou, Đắk Sor cũng đều là thƣợng nguồn của sông Sêrêpôk. - Sông Krông Nô. Bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2.000 m phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắc, chảy qua huyện Krông Nô. Sông Krông Nô có ý nghĩa rất quan
  • 12. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 12 trọng đối với sản xuất và đời sống dân cƣ trong tỉnh. Còn nhiều suối lớn nhỏ khác suối Đắk Mâm, Đắk Rô, Đắk Rí, Đắk Nang là thƣợng nguồn của sông Krông Nô. - Hệ thống sông suối thƣợng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dòng chảy chính không chảy qua địa phận Đắk Nông nhƣng có nhiều sông suối thƣợng nguồn. Đáng kể nhất là: Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh, Đắk Nông với chiều dài 90 km. Suối Đắk Nông có lƣu lƣợng trung bình 12,44m3 /s. Môduyn dòng chảy trung bình 47,9 m3 /skm2.Suối Đắk Bukso là ranh giới giữa huyện Đắk Song và Đắk R'Lấp. Suối ĐắkR'Lấp có diện tích lƣu vực 55,2 km2, là hệ thống suối đầu nguồn của thủy điện Thác Mơ. Suối Đắk R'Tih chảy về sông Đồng Nai, đầu nguồn của thủy điện ĐắkR’tih và thủy điện Trị An. - Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập lớn vừa có tác dụng giữ nƣớc cho sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch nhƣ Hồ Tây, EaSnô, Ea T'Linh, Đắk Rông, Đak Đier, ĐăkR’tih, Đồng Nai 3,4.v.v. - Chế độ lũ: Chịu sự chi phối mạnh của sông Krông Nô. Tại Đức Xuyên lũ lớn thƣờng xảy ra vào tháng 9, 10. Hàng năm dòng sông này thƣờng gây ngập lũ ở một số vùng thuộc các xã phía nam huyện Krông Nô. Lũ trên sông Sêrêpôk là tổ hợp lũ của 2 sông Krông Nô và Krông Na, lũ xuất hiện vào tháng 9 và 10. Tài nguyên thiên nhiên  Tài nguyên đất: Đăk Nông có tổng diện tích đất tự nhiên là 650.927 ha. Về thổ nhƣỡng: Đất đai Đăk Nông khá phong phú và đa dạng, nhƣng chủ yếu gồm 05 nhóm chính: Nhóm đất xám trên nền đá macma axit và đá cát chiếm khoảng 40% diện tích và đƣợc phân bổ đều toàn tỉnh. Đất đỏ bazan trên nền đá bazan phong hóa chiếm khoảng 35% diện tích, có tầng dày bình quân 120 cm, phân bổ chủ yếu ở Đăk Mil, Đăk Song. Còn lại là đất đen bồi tụ trên nền đá bazan, đất Gley và đất phù sa bồi tụ dọc các dòng sông, suối. Với tài nguyên đất đai nêu trên, Đăk Nông rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày nhƣ: Cà phê, cao su, chè, tiêu, điều trên nền đất xám, đất đỏ bazan. Đồng thời rất thích hợp cho phát triển một diện tích lớn cây hàng năm nhƣ lúa, ngô và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác trên đất đen bồi tụ, đất Gley và đất phù sa ven sông, suối.  Tài nguyên rừng
  • 13. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 13 Diện tích đất lâm nghiệp có rừng 294.476 ha, độ che phủ toàn tỉnh đạt 45%. Rừng tự nhiên đƣợc phân bố đều khắp các huyện, tập trung chủ yếu ở vùng núi cao, có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, bảo vệ môi sinh. Chia theo mục đích sử dụng: đất có rừng sản xuất (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng) có 227.718 ha, chiếm 77,3% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh; đất có rừng phòng hộ 37.500 ha, chiếm 12,7%, chủ yếu tập trung ở các huyện ĐắkR'Lấp, Đắk Nông, Đắk Mil, Đắk Song; đất có rừng đặc dụng 29.258 ha, tập trung chủ yếu ở Đắk Glong, Krông Nô, đây là khu rừng đƣợc sử dụng vào mục đích bảo tồn sinh thái, khai thác du lịch. Rừng trồng chủ yếu tập trung ở vùng các vùng gò đồi và núi thấp, khu vực gần dân cƣ. Rừng tự nhiên ở Đắk Nông có nhiều hệ động vật và thực vật phong phú và đa dạng. Rừng phát triển tốt, những khu rừng nguyên sinh có nhiều loại gỗ quí và cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học. Trong rừng còn nhiều động vật quí hiếm nhƣ voi, gấu, hổ v.v. đƣợc ghi trong sách đỏ của nƣớc ta và sách đỏ thế giới; có nhiều loại dƣợc liệu quí là nguồn nguyên liệu dồi dào để chế thuốc chữa bệnh trong y học dân tộc. Đặc biệt, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, Tà Đùng có những khu rừng nguyên sinh với nhiều cảnh quan, thác nƣớc đẹp tạo nên quần thể du lịch hấp dẫn.  Tài nguyên nƣớc Nguồn nƣớc mặt do nguồn nƣớc mƣa cung cấp, tƣơng đối dồi dào, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cƣ trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, do chịu ảnh hƣởng của khí hậu cao nguyên, lại nằm ở phía Tây, cuối dãy Trƣờng Sơn nên vào mùa khô mƣa ít, nắng nóng kéo dài. Nguồn nƣớc ngầm, phân bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các địa bàn trong tỉnh, có trữ lƣợng lớn ở độ sâu 40- 90m. Đây là nguồn cung cấp nƣớc bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, đƣợc sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, làm kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại.  Tài nguyên khoáng sản Theo điều tra đến năm 2010, đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có 178 mỏ và điểm mỏ khoáng sản với 16 loại khoáng sản chủ yếu: bauxit, wolfram, antimoal, bazan bọt; bazan cột, bazan khối, cát xây dựng, đá bazan, đá granit, sét gạch ngói, than bùn, opal, thiếc sa khoáng, kaolin, nƣớc khoáng thiên nhiên, saphir. Bô xít: Phân bố ở thị xã Gia Nghĩa, các huyện Đắk GLong, Đắk R'Lấp, Đắk Song nhƣng tập trung chủ yếu ở thị xã Gia Nghĩa và huyện Đắk GLong. Trữ lƣợng dự đoán 5,4 tỉ tấn, trữ lƣợng thăm dò 2,6 tỉ tấn, hàm lƣợng Al2O3 từ 35-40%. Trên bề mặt của mỏ quặng có lớp đất bazan tốt, hiện có rừng
  • 14. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 14 hoặc cây công nghiệp dài ngày. Khó khăn cho việc khai thác hiện nay là chƣa có đƣờng giao thông, thiếu năng lƣợng, nguồn nƣớc để rửa quặng và vốn đầu tƣ. Khoáng sản quí hiếm: Khu vực xã Trƣờng Xuân, huyện Đắk Song là nơi có nguồn tài nguyên đặc biệt quí hiếm là vàng, đá quí ngọc bích, saphia trắng và các khoáng sản khác nhƣ Wolfram, thiếc, antimoal trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk GLong, Cƣ Jút. Ngoài ra, còn có các tài nguyên khá phong phú là nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ đất sét, phân bố rải rác trên địa bàn một số huyện, có thể khai thác công nghiệp, sản xuất gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình kinh tế-xã hội cũng nhƣ xây dựng dân dụng cho khu vực dân cƣ trên địa bàn tỉnh. Sét cao lanh làm gốm sứ cao cấp phân bố tập trung ở huyện Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa; puzơlan làm nguyên liệu cho xi măng, gạch ceramic; đá bazan bọt làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát cách âm, cách nhiệt, sợi chịu nhiệt v.v. Nguồn nƣớc khoáng có ở Đắk Mil sâu 180 m khả năng khai thác rất lớn, khoảng 570 m3/ngày đêm và khí CO2 đồng hành khoảng 9,62 tấn/ngàyđêm. Hiện tại chỉ mới khai thác khí CO2. I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. 1. Tình hình kinh tế Trong năm 2014 - Tăng trƣởng kinh tế đạt 12,2 %/kế hoạch là trên 13%; - GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 32,75 triệu đồng/kế hoạch 32 triệu đồng; - Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa đạt 10.500 tỷ đồng/kế hoạch 10.500 tỷ đồng; - Kim ngạch xuất khẩu đạt 686 triệu USD/kế hoạch 600 triệu USD; Kim ngạch nhập khẩu đạt 110 triệu USD/kế hoạch 60 triệu USD; - Thu ngân sách nhà nƣớc đạt 1.354 tỷ đồng/kế hoạch 1.400 tỷ đồng; Chi ngân sách 5.520 tỷ đồng/kế hoạch 4.305 tỷ đồng; Tăng trƣởng kinh tế nội tỉnh giữ tốc độ ổn định và đạt khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng, các chỉ số kinh tế đều cho dấu hiệu tích cực. GRDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 32,75 triệu đồng, vƣợt kế hoạch đề ra.
  • 15. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 15 Sản xuất nông nghiệp ổn định, phƣơng thức sản xuất có bƣớc phát triển, bộ mặt nông thôn dần đƣợc thay đổi. Ngành trồng trọt phát triển khá, tăng cả về sản lƣợng và năng suất. Các cây trồng lâu năm phát triển ổn định, sản lƣợng cây hồ tiêu tăng mạnh, đời sống của của bà con nông dân dần đƣợc cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi tích cực. Ngành chăn nuôi phát triển khá cả về quy mô và phƣơng thức, đàn gia súc, gia cầm, thủy sản tăng so với cùng kỳ,ngƣời dân đang chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi quy mô tập trung, trang trại. Công tác khai thác, quản lý, giao khoán và trồng rừng có nhiều tiến bộ, không để xảy ra cháy rừng. Đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới, đạt chỉ tiêu đề ra, nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đƣợc ngƣời dân ứng dụng. Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà phục hồi, tăng khá so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ƣớc tăng 10%. Đa số các nhà máy gặp khó khăn năm trƣớc đã tái hoạt động, sản xuất kinh doanh ổn định. Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ và du lịch tăng trƣởng khá, đáp ứng cơ bản nhu cầu của nhân dân. Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng so với cùng kỳ. Cung cầu hàng hoá đa dạng, ổn định. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ. Hoạt động tín dụng, ngân hàng đƣợc mở rộng, tăng trƣởng tín dụng đạt cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm giữ ổn định, hoạt động du lịch và vận tải tăng trƣởng mạnh. Tiếp tục huy động hiệu quả các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt khá. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc đạt 1.354 tỷ đồng, xấp xỉ đạt dự toán. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội vƣợt kế hoạch đề ra. Phát triển doanh nghiệp đạt khá, số doanh nghiệp giải thể và ngƣng hoạt động giảm mạnh, doanh nghiệp có xu hƣớng mở rộng sản xuất kinh doanh. Thu hút đầu tƣ tăng trƣởng khá, đẩy mạnh vận động và giải ngân nguồn vốn ODA, thực hiện rà soát các dự án đƣợc cấp phép, nắm bắt tình hình của các dự án, hỗ trợ kịp thời cho nhà đầu tƣ. - Quy mô và chất lƣợng giáo dục đào tạo đƣợc nâng cao, ứng dụng khoa học công nghệ đƣợc chú trọng, công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề có tiến bộ. Chất lƣợng giáo dục tiếp tục đƣợc nâng cao, quy mô đƣợc mở rộng, cơ sở vật chất dần đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học. Các chỉ tiêu giáo dục đạt khá, kỳ thi tốt nghiệp diễn ra an toàn, nghiêm túc, tỷ lệ đậu cao, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho năm học mới. Giải quyết việc làm đạt kế hoạch đề ra, nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả, xây dựng mô hình
  • 16. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 16 đào tạo nghề gắn với các làng nghề, vùng chuyên canh, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng so với cùng kỳ. 2. Tình hình xã hội Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh là 636.000 ngƣời. Cơ cấu dân tộc đa dạng chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày, Thái, E Đê, Nùng. Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%; M Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Dân cƣ phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cƣ chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng dân cƣ thƣa thớt nhƣ một số xã của huyện Đắk Glong, Tuy Đức. Tình hình xã hội của Đắk Nông năm 2014 - Số lao động đƣợc giải quyết việc làm đạt 18.000 ngàn lƣợt/kế hoạch 18.000 ngàn lƣợt; - Đạt 7 trƣờng học đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia/kế hoạch đƣợc công nhận thêm 07 trƣờng; - Đạt 6,2 bác sỹ/vạn dân trên kế hoạch 6 bác sỹ/vạn dân; Đạt 16,5 giƣờng bệnh/vạn dân trên kế hoạch 16,5 giƣờng bệnh/vạn dân; - Tỉ lệ hộ nghèo giảm 2,14%/kế hoạch giảm 3%; Tỉ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 4,01%/kế hoạch giảm trên 5%. II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.  Đánh giá nhu cầu cây ăn trái: Sản xuất cây ăn trái hƣớng đến thị trƣờng: Thị trƣờng quốc tế và trong nƣớc ngày càng lớn, khả năng phát triển nhiều, vấn đề đặt ra là sản xuất ra các loại rau quả có sức cạnh tranh bảo đảm áp dụng đúng tiêu chuẩn quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và bảo đảm VSATTP, mặt khác phải tổ chức lại sản xuất hình thành chuỗi sản xuất hợp lý phù hợp với tình hình thực tế ở nƣớc ta hiện nay mới có thể nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất, tăng đƣợc thu nhập cho ngƣời trồng cây. Cả 2 vấn đề này ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, việc áp dụng GAP với các loại cây ăn quả mới chỉ dừng lại ở mức hƣớng đến qui trình GAP, chƣa áp dụng đầy đủ các qui trình GAP, nhà nhập khẩu nƣớc ngoài chƣa tin nên họ thƣờng trực tiếp kiểm tra và cấp số mã xuất khẩu ví dụ tháng 7/2008
  • 17. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 17 Mỹ công bố chấp nhận 117,7 ha thanh long ở Bình Thuận đạt tiêu chuẩn Euro GAP đƣợc xuất khẩu vào Mỹ. Hiện tại Việt Nam có khả năng cung cấp một khối lƣợng trái cây rất lớn nhƣng hầu nhƣ chƣa có công ty thu mua ở địa phƣơng, hầu hết việc xuất khẩu đều do các Nhà vƣờn tự cố gắng tìm kiếm thị trƣờng do đó các nhà xuất khẩu của Việt Nam vẫn chƣa có khả năng giải quyết các đơn hàng lớn, chỉ giải quyết đƣợc các đơn hàng nhỏ bé. vì vậy các nhà nhập khẩu nƣớc ngoài phải trực tiếp đến nhà vƣờn thu mua rồi đóng gói, bảo quản và vận chuyển về nƣớc.Đây là hạn chế chính đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam. Việc chế biến bảo quản rau quả sau thu hoạch cũng còn rất hạn chế. Cả nƣớc hiện có 100 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với cong suất 300.000 tấn/năm trong đố 50% là cơ sở chế biến đóng hộp. Hiên nay mới chí có khoảng 30% sản lƣợng bƣởi đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn GP và VSATTP đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Có thể nâng lên 70 – 80% nếu có đầu tƣ vốn cho việc chế biến bảo quản trái cay sau thu hoạch. Công nghệ đóng gói bảo quản còn sơ sài lạc hậu so với các nƣớc trong vùng. Mặt khác sự liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo nên mất thế cạnh tranh. Ngoài ra, nông dân sản xuất CĂQ còn phải đối mặt với cạnh tranh ngay tại sân nhà. Một số ngƣời dân có thu nhập cao lại có tâm lý ƣa chuộng dùng trái cây ngoại của Thái, của Úc, Newsland do chất lƣợng VSATTP của họ bảo đảm hơn. Thêm vào đó giá thành hợp lý hợp nhất lại là trái cây Trung Quốc. Để rau quả Việt Nam có thể phát triển ra thị trƣờng thế giới Nhà nƣớc phải có những sự trợ giúp tích cực để hình thành nên các HTX tổ chức sản xuất
  • 18. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 18 chuyên canh và áp dụng kỹ thuật sản uất hiện đại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua, làm đầu mối giao nhận sản phẩm rau quả của nông dân. Từ năm 2014 rau quả Việt Nam đã xuất khẩu vào 60 quốc gia, vùng lãnh thổ Bộ Nông nghiệp & PTNT đã lập Ban chỉ đạo thị trƣờng do 1 thứ trƣởng phụ trách, Cục BVTV là cơ quan thƣờng trực. Ban đã rốt ráo cử nhiều đoàn ra nƣớc ngoài đàm phán, trao đổi, thƣơng lƣợng với các cơ quan kiểm dịch thực vật quốc tế kết quả nhiều thị trƣờng khó tính cũng đã chấp nhận mở cửa cho rau quả Việt Nam. Ngay cả thị trƣờng khó tính nhất là Newsland cũng đã chấp nhận nhập thanh long xoài của Việt Nam. Mở đƣợc thị trƣờng tuy khó nhƣng giữ đƣợc thị trƣờng còn khó hơn ngoài việc phải áp dụng đúng quy trình sản xuất theo GAP còn phải khống chế đƣợc một số sâu bệnh nhiệt đới. với sản xuất Thanh Long xuất khẩu là phải kiểm soát đƣợc bệnh đốm nâu với nhãn phải kiểm soát đƣợc bệnh chổi rồng và kiểm soát nhiễm dòi phƣơng đông đối với các loại quả. Mặt khác các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tìm hiểu thị hiếu thị trƣờng nƣớc nào thích loại quả gì và biết hàng rào kỹ thuật của họ để xử lý thích ứng. Việc này các nhà xuất khẩu nên tìm hiểu qua cơ quan thƣơng vụ của các sứ quán sở tại.  Đánh giá nhu cầu tiêu thụ của cây công nghiệp:  Cây bơ: - Thế Giới Cây bơ (Persea americana Mill) là một trong 4 loài cây cho quả có nhu cầu tiêu dùng cao và ngày càng tăng. Trong thập niên 90, tiêu thụ quả bơ bình quân đầu ngƣời trên thế giới tăng từ 376g lên 381g/năm tƣơng ứng với nhu cầu tiêu thụ tăng 2-2,3 triệu tấn/năm. Quả bơ giàu lipit, chất xơ tự nhiên, kali và vitamin E. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy quả bơ ngoài tác dụng cung cấp dinh dƣỡng còn có tác dụng giúp sản phụ giảm tỷ lệ sinh con dị tật, chống lại bệnh viêm gan C. Đặc biệt hơn trong quả bơ có chất glutathion, một hợp chất gồm 3 axit amin có khả năng chống ôxi hóa, ngăn ngừa bệnh tim, ức chế khối u. Thịt quả bơ hoàn toàn không chứa cholesterol nhƣng rất giàu lutein giúp bảo vệ mắt, tránh một số bệnh nhƣ đục thủy tinh thể.
  • 19. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 19 Ngoài ra, lipit trong quả bơ là hỗn hợp của những axit béo chất lƣợng cao W3, W6, W9 nên khẩu phần ăn giàu bơ có thể làm giảm đáng kể “cholesterol xấu” và “cholesterol tổng số”, giảm triglycerides trong huyết tƣơng, có lợi cho bệnh nhân tim mạch, tiểu đƣờng. Theo thống kê của FAO (2005), có 63 nƣớc sản xuất bơ với tổng diện tích 392,5 ngàn ha, năng suất trung bình 8,2 tấn/ha, tổng sản lƣợng 3.222 ngàn tấn. Các quốc gia có sản lƣợng lớn trên 100 ngàn tấn là Mexico 1.040,4 ngàn tấn, Indonesia 263,6 ngàn tấn, Mỹ 214 ngàn tấn, Colombia 185,8 ngàn tấn, Brazil 175 ngàn tấn, Chile 163 ngàn tấn, Cộng hòa Dominique 140 ngàn tấn và Peru 102 ngàn tấn. Tuy nhiên nhiều quốc gia dành phần lớn sản lƣợng cho tiêu thụ nội địa, nhƣng cũng có quốc gia xuất khẩu bơ mang lại nguồn thu lớn nhƣ Mexico 135,9 ngàn tấn, Chile 113,6 ngàn tấn, Israel 58,3 ngàn tấn, Tây Ban Nha 53,2 ngàn tấn, Nam Phi 28,6 ngàn tấn. Về năng suất trung bình quả bơ trên thế giới biến thiên rất mạnh, từ 1,3 tấn/ha (Bồ Đào Nha) tăng lên 28,6 tấn/ha (Samoa), nguyên nhân chủ yếu do giống, khả năng thâm canh, phƣơng thức trồng, điều kiện khí hậu. Tuy nhiên nhìn chung, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và Địa Trung Hải cây bơ cho năng suất cao hơn ôn đới, nhƣng chất lƣợng quả bơ vùng ôn đới và kiểu khí hậu Địa Trung Hải cao hơn vùng nhiệt đới thuần. Mục tiêu của ngành trồng bơ toàn thế giới là cố gắng nâng cao năng suất lên trên 30 tấn/ha trong điều kiện chuyên canh theo lối công nghiệp bằng các biện pháp nhƣ giống và gốc ghép tốt, trồng dày có điều chỉnh mật độ và tạo hình, tƣới nƣớc, điều khiển dinh dƣỡng giảm rụng quả, bảo vệ thực vật. Chính vì vậy, phát triển vùng nguyên liệu ổn định, chọn tạo giống và kỹ thuật thâm canh cao đang là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. - Trong nƣớc: Tại Việt Nam, qua thực tế trồng trọt trên 50 năm cho thấy ở Tây Nguyên với cao độ trên 500 m, cây bơ sinh trƣởng tốt, năng suất khá, một số cây chất lƣợng ngon, đƣợc xem là cây đặc sản của vùng và thu nhập từ bán quả bơ có thể lên đến 10 triệu đồng/cây/vụ. Tuy nhiên hiện nay cây bơ vẫn chƣa có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế ở các địa phƣơng vùng Tây Nguyên.
  • 20. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 20 Ngoài những trở ngại nhƣ cây bơ do trồng bằng hạt, không đƣợc chọn lọc, phân li mạnh hay kỹ thuật chăm sóc chƣa đƣợc chú trọng dẫn đến năng suất thấp, chất lƣợng kém thì một trong những yếu tố có tính chất quyết định đó là giá cả thị trƣờng.  Hồ tiêu: Tây Nguyên hiện là vùng sản xuất hồ tiêu lớn nhất cả nƣớc, tính đến tháng 5-2017, diện tích hồ tiêu toàn vùng lên đến 72.000 ha. Cụ thể, tỉnh Đác Lắc có gần 28.000 ha hồ tiêu (vƣợt diện tích quy hoạch hơn 12.500 ha), tỉnh Đác Nông: gần 25.000 ha (vƣợt 14.000 ha), tỉnh Gia Lai: 16.400 ha (vƣợt hơn 10.000 ha). Cây tiêu khá phù hợp điều kiện khí hậu vùng Tây Nguyên, năng suất bình quân đạt 31,4 tạ /ha, sản lƣợng hơn 120.000 tấn, giá trị do hồ tiêu đem lại luôn chiếm tỷ lệ lớn giá trị kim ngạch xuất khẩu hằng năm của các tỉnh, mở ra cơ hội làm giàu cho hàng nghìn hộ nông dân  Cà phê: Tình hình chung của ngành cà phê thế giới: Thiết nghĩ cũng nên soi nhanh các yếu tố cung-cầu của hột cà phê để xem đâu là tích cực đâu là tiêu cực cho niên lịch 2016- 2017. Tiêu thụ tăng đều Đây là yếu tố tích cực nhất trên thị trƣờng cà phê vì cái nhìn của giới chuyên gia hàng hóa và tài chính vẫn ủng hộ cho mặt hàng đặc biệt này. Ít ra trong khoảng thời gian vài năm tới, tiêu thụ cà phê vẫn tăng chứ khó giảm mạnh để ảnh hƣởng tích cực tới cung-cầu. Biểu đồ: Nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng từ 2011 (USDA 12-2015)
  • 21. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 21 Thật vậy, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), từ 2011 nhu cầu tiêu thụ cà phê hàng năm tăng 1% (xin xem biểu đồ 1 phía trên). Dù tại các nƣớc tiêu thụ cà phê truyền thống nhu cầu đang bảo hòa, các thị trƣờng mới nổi và các nƣớc sản xuất sẽ là đòn bẫy cho tăng trƣởng tiêu thụ cà phê thế giới thời gian tơi đây. Tiêu thụ tăng, sản lƣợng thế giới nhìn chung cho năm 2016 không tăng mấy. USDA đánh giá sản lƣợng Brazil năm nay giảm 4,9 triệu bao cà phê do khô hạn. Tuy nhiên, dựa trên cung-cầu mà nói, nếu Brazil có mất mùa, USDA vẫn tin khối lƣợng cà phê từ các nƣớc sản xuất khác có thể bù lƣợng thiếu này từ các nƣớc xuất khẩu khác nhƣ Colombia, Honduras, Indonesia và Việt Nam. Nhìn vào các điểm nhấn cung-cầu trên, dự báo của nhiều nhà phân tích thị trƣờng đồng ý rằng khuynh hƣớng chung là từ yếu đến trung tính. Goldman Sach dực đoán năm 2016 giá cà phê sẽ tăng nhẹ nhờ qui luật bù trừ vì năm 2015 giá xuống quá mức, tuy nhiên với mức tăng 3% bình quân của giá hàng hóa, thì tỷ lệ ấy cũng chẳng bõ bèn gì với trƣợt giá trên sàn arabica (ƣớc gần 40% từ đầu năm đến nay). Nếu kết hợp với các yếu tố tài chính và kỹ thuật trên 2 sàn cà phê hiện nay, đứng ngay thời điểm này mà nói, khi giá trị đồng USD tăng và sẽ còn tăng do FED tăng lãi suất cơ bản đồng USD đến cuối năm 2016, các quỹ đầu tƣ tìm nơi dễ kiếm ăn nhƣ thị trƣờng cổ phiếu…thì khuynh hƣớng thị trƣờng cà phê vẫn chƣa có ngay những đột biến tăng dù nông dân làm cà phê và các nƣớc sản xuất cà phê đang rất trông đợi. Giá trị thị trƣờng của ngành cà phê bán lẻ trên thế giới ƣớc tính khoảng 70.68 tỷ đô la (năm 2011) (Euromonitor). So với thị trƣờng cà phê nguyên liệu thì giá trị cà phê rang xay thành phẩm cao hơn gấp 9 hoặc 10 lần, nâng tổng giá trị giao dịch cà phê thành phẩm lên tới trên 100 tỷ USD hàng năm. Thị trƣờng này bị thao túng bởi các đại gia nhƣ Nestlé (Thụy Sĩ ), D.E Master Blenders 1753 (tách ra từ Sara Lee) (Mỹ), Mondelēz International (lúc trƣớc là Kraft food Global) (Mỹ ), J.M Smucker (Mỹ ) và Tchibo (Đức). Năm 2012, ba nhóm công ty lớn nhất (Nestlé và Mondelēz International và D.E Master Blenders 1753) kiểm soát 70% thị trƣờng cà phê bán lẻ ở Anh. Nhóm 5 nhóm công ty đứng đầu kiểm soát hơn 50% thị trƣờng. Nestlé thống trị thị trƣờng cà phê hòa tan với mức thị phần trên 50%. Tổng quan thị trƣờng cà phê Việt Nam Sản lƣợng và xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn tăng trƣởng trong nhiều năm qua và đang đứng thứ hai thế giới, nhƣng giá trị sản phẩm chƣa cao. Không
  • 22. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 22 tăng diện tích trồng, tập trung phát triển chế biến, xây dựng thƣơng hiệu và nâng giá trị là hƣớng phát triển sắp tới của cà phê Việt. Cà phê Việt Nam đa phần đƣợc xuất khẩu. Trong 7 tháng đầu mùa vụ 2013/2014 đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê các loại (cà phê nhân, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan) và kim ngạch khoảng 2,2 tỷ USD, tăng tƣơng ứng 12% và 4% so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt mức kỷ lục mới về xuất khẩu cà phê. Cà phê đƣợc xuất khẩu sang 70 quốc gia trên thế giới, trong đó 14 thị trƣờng đứng đầu đã chiếm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nƣớc. Trong mùa vụ 2013/2014, Đức đã vƣợt lên trên Mỹ để trở thành nƣớc nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Với lƣợng nhập khẩu tăng mạnh, Bỉ trở thành thị trƣờng cà phê lớn thứ ba của Việt Nam . Xuất khẩu cà phê chế biến, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan ngày càng tăng trong vài năm trở lại đây, dự báo xuất khẩu các mặt hàng này mùa vụ 2013/14 khoảng 55 ngàn tấn, tăng 21% so với mùa vụ trƣớc, với các thị trƣờng chính là Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.  Đánh giá nhu cầu ngành thịt Việt Nam Tổng quan ngành thịt Việt Nam Những báo cáo thị trƣờng trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019, tổng sản lƣợng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vƣợt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần 65% tổng sản lƣợng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của ngƣời Việt; tuy nhiên mức tăng trƣởng đáng kể ƣớc tính đạt 3-5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lƣợng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới. Trái ngƣợc với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trƣởng trong nguồn cung các loại thịt đƣợc giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1- 3%/năm, dự kiến tổng sản lƣợng thịt vƣợt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức tăng trƣởng này chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và trong khi nguồn cung cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho sự thiếu hụt trong nguồn cung các loại thịt tại Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến diện tích chăn nuôi và đồng cỏ hạn chế tại Việt Nam; trong khi nƣớc ta có 4.5 vạn hecta diện tích đồng cỏ để chăn nuôi bò phát triển, nƣớc Úc có đến 760 vạn hecta diện tích đồng cỏ phục vụ chăn
  • 23. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 23 nuôi bò. Thứ hai, sự thiếu đầu tƣ của doanh nghiệp nội địa trong những ngành liên quan đến chuỗi giá trị chăn nuôi gia súc và gia cầm nhƣ thức ăn chăn nuôi hay giống vật nuôi dẫn dến sự lệ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vốn rất đắt đỏ. Lý do cuối cùng đƣợc đề cập đến là mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ tại Việt Nam. 85% gia súc ở nƣớc ta đƣợc nuôi ở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình, điều này dẫn đến sự thiếu bền vững trong năng suất, giá bán, cũng nhƣ chất lƣợng gia súc. Tiềm năng, thách thức và tầm nhìn cho ngành thịt. Dựa trên các báo cáo phân tích, Ipsos Business Consulting nhận định triển vọng phát triển của ngành thịt Việt Nam là rất khả quan dựa trên một nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng thuộc nhóm nhanh nhất châu Á, một cơ cấu dăn số trẻ và gia tăng trong chi tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nguồn cung trong thịt gia cầm và thịt bò tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa phát triển một mô hình kinh doanh bền vững. Tuy nhiên, để thành công trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên cân nhắc những thách thức tiềm ẩn trong ngành; điển hình nhƣ những rào cản thuế quan bị dỡ bỏ sau khi các hiệp định thƣơng mại đƣợc kí kết gây biến động về giá bán trên thị trƣờng, hay thói quen chuộng hàng nhập khẩu, hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nƣớc ngoài của một bộ phận ngƣời tiêu dùng Việt Nam. Một vài chiến lƣợc và hƣớng phát triển dành cho các doanh nghiệp nội địa trong ngành thịt nhƣ:
  • 24. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 24 + Phát triển ngang: thiết kể quy mô doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm nhiều khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình là những đối tác vệ tinh. + Phát triển dọc: mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ cạnh tranh về giá. + Tập trung phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm làm giảm mức độ lệ thuộc vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. + Chăn nuôi theo vùng dựa trên lợi thế địa lý của từng khu vực.  Đánh giá nhu cầu thị trƣờng du lịch + Tuy kinh tế khó khăn, đi du lịch vẫn còn là một thói quen của đông đảo ngƣời dân các quốc gia. Đóng góp 6% cho tổng GDP toàn thế giới, ngành du lịch năm 2015 có số lƣợt khách quốc tế là hơn 1 tỷ lƣợt khách và dự báo sẽ tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ 3,3% để đạt mức 1,8 tỷ lƣợt khách năm 2030. Trong đó, đáng lƣu ý là các thị trƣờng mới nổi sẽ đạt mức tăng trƣởng gấp đôi so với trƣớc và chiếm hơn một nửa lƣợng khách du lịch - ƣớc tính với con số khách đến riêng các thị trƣờng này đạt 1 tỷ lƣợt vào năm 2030.
  • 25. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 25 Nguồn: UNWTO (2015) + Nhu cầu về sản phẩm du lịch sẽ có sự thay đổi, khách du lịch đang trong xu hƣớng thay đổi hành vi từ kiểu “viếng thăm, ngắm cảnh” thông thƣờng tới các điểm đến mà muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và cuộc sống của bản địa nhằm phát triển bản thân cá nhân của chính mình Các hình thức này đang đƣợc gọi chung là du lịch vì sức khỏe (tinh thần và tâm trí - Wellness Tourism). + Ngoài ra, với Việt Nam là một nƣớc có đƣờng bờ biển dài, bên cạnh các phƣơng thức đi lại của khách du lịch theo truyền thống cần lƣu ý một phƣơng thức đang nổi lên là du lịch bằng tàu biển (cruise) - đã xuất hiện và tập trung ở một số điểm đến ven biển nhƣ Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu và Phú Quốc. Theo một số số liệu, trong năm 2012, Việt Nam đón trên 285.000 lƣợt du khách tàu biển – dù mới chiếm khoảng 5% tổng lƣợng khách du lịch đến Việt Nam song đây là một xu hƣớng mới theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) trong chiến lƣợc phát triển du lịch tàu biển đến năm 2020. + Công nghệ phục vụ du lịch cũng có sự thay đổi- do đặc tính di chuyển cao, các dịch vụ xúc tiến, bán sản phẩm du lịch cũng sẽ đòi hỏi sự thay đổi theo yêu cầu của sản phẩm với mức độ phản hồi ngay lập tức để tạo sự hài lòng và thoải mái cho khách. Một con số thống kê nhanh sơ bộ cho biết giao dịch bán hàng qua mạng trên toàn thế giới năm 2012 đạt 524 tỷ USD, tăng trƣởng với tốc
  • 26. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 26 độ 8,4% và còn đƣợc dự báo sẽ tiếp tục tăng trƣởng cao hơn nữa- 9,5-10% trong giai đoạn 5 năm tới đây. Đi sâu vào các đặc thù của xu hƣớng du lịch, có thể lƣu ý thêm một số điểm nhƣ sau của thị trƣờng khách quốc tế: Thứ nhất: Cơ cấu nguồn khách sẽ ngày càng đa dạng: + Về khả năng chi tiêu: du lịch đang ngày càng phổ biến, không chỉ những ngƣời giàu có từ các nƣớc phát triển mới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp khác, từ nhiều quốc gia khác nhau cũng tham gia ngày càng đông đảo; + Về độ tuổi: ngƣời già, ngƣời mới nghỉ hƣu đi du lịch ngày càng nhiều nên cần có những chƣơng trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ dƣỡng cho đối tƣợng khách này. + Về nhân thân: số ngƣời độc thân đi du lịch ngày càng tăng. + Về giới tính: Những thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia đình khiến khách là phụ nữ ngày càng tăng, yêu cầu các cơ sở có những cải tiến, bổ sung các trang thiết bị, vật dụng và các dịch vụ, lịch trình phù hợp với nhu cầu của nữ thƣơng nhân. + Về loại hình: ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch với sự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia đình, đặc biệt các dịp lễ, cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em. Thứ hai: Xu hƣớng chọn các dịch vụ, hàng hoá bền vững, có nhãn sinh thái, thân thiện với môi trƣờng. Đây là xu hƣớng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhất là khách đến từ các nƣớc châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan. Họ có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức khoẻ, ngày càng nhiều ngƣời muốn quay về với thiên nhiên. Vì vậy, cần triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho các những chƣơng trình, dịch vụ thân thiện với môi trƣờng. Thứ ba: ngày càng nhiều ngƣời sử dụng thời gian nhàn rỗi và thu nhập để nghỉ ngơi và hƣởng thụ các dịch vụ có lợi cho sức khoẻ và sắc đẹp. Đáp ứng xu hƣớng này, cần tạo những khu vực không hút thuốc lá, không bán và phục vụ rƣợu mạnh, bổ sung các thực đơn tăng cƣờng rau, củ, quả chứng minh đƣợc nguồn gốc, các món ăn ít béo, đƣờng, calo hoặc ít carbohydrate, các đồ uống ít calo và ít cafein, tăng cƣờng tổ chức câu lạc bộ sức khoẻ với những dụng cụ, thiết bị thể thao, phòng tập yoga, sân tennis, bể bơi, bể sục, phòng tắm
  • 27. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 27 nƣớc khoáng, ngâm thuốc bắc, nơi phơi nắng hoặc các phòng matxa... ; các dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh thời đại nhƣ các bệnh gut, tiểu đƣờng, tim mạch ..v.v. Thứ tư: Xu hƣớng ngày càng tăng nhu cầu khách lựa chọn chƣơng trình du lịch có sự kết hợp giữa các loại hình du lịch. Ví dụ: nghỉ biển kết hợp với hội nghị, du lịch khen thƣởng kết hợp thăm dò thị trƣờng, du lịch nghỉ dƣỡng ngắn ngày kết hợp với casino..v.v. đòi hỏi các cơ sở đa dạng hoá các sản phẩm nhƣ tạo chƣơng trình nghỉ ngơi tham quan di tích lịch sử kết hợp thăm trang trại trồng rau, chè và cây ăn quả, tổ chức các hoạt động giải trí trên biển. Thứ năm: xu hƣớng chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa chọn dịch vụ, không đi theo tour trọn gói. Du lịch mang tính cá nhân nhiều nhất là dịch vụ ăn uống. Vì vậy các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, khách sạn thƣờng kết hợp tổ chức các chƣơng trình chỉ cung ứng một phần dịch vụ du lịch nhƣ Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức khá thành công gói sản phẩm Free and Easy chỉ gồm vé máy bay, dịch vụ đón tiễn sân bay và 3 đêm khách sạn. Nếu có nhu cầu, khách có thể tiếp tục mua tour lẻ và các dịch vụ khác tại điểm đến. Nhƣ vậy, để hỗ trợ thúc đẩy xu hƣớng này, cần hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thị trƣờng của các doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến du lịch bằng các công cụ cập nhật theo đời sống hiện đại nhƣ các mạng mobile, mạng xã hội nhƣ Facebook, Twitter… Thứ sáu: Xu hướng đi nghỉ rời xa những nơi đô thị ồn ào, đến những nơi yên tỉnh, biệt lập. Đây là một xu hƣớng khiến các điểm du lịch ở các vùng xa trung tâm đô thị ngày càng đông khách. Nhƣ vậy, xuất khẩu của dịch vụ du lịch có tiềm năng lớn cho những vùng sâu vùng xa và đặc biệt khả năng cùng hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại. Trong thời gian tới cần chú trọng hơn tới xu thế du lịch vì sức khỏe, vì xu hƣớng này hiện chƣa đƣợc nhìn nhận một cách thích đáng trong các chiến lƣợc phát triển du lịch của tỉnh, vùng và cả nƣớc. Theo đó cần đẩy mạnh liên kết vùng theo chuỗi cung ứng, hình thành các mô hình giúp phát triển sản phẩm du lịch mới: du lịch văn hóa, du lịch chăm sóc sức khỏe cá nhân, du lịch MICE, du lịch tàu biển, định vị du lịch cho từng khu vực. Xu hướng của du lịch trải nghiệm
  • 28. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 28 Trên thế giới hình thức "du lịch trải nghiệm" này đƣợc đƣợc khai thác và phát triển khá lâu. Trong nhiều năm trở lại đây hình thức du lịch hấp dẫn này cũng đang trở thành xu thế không chỉ của các bạn trẻ mà còn dành cho các gia đình ở mọi lứa tuổi. Theo chia sẻ của các hƣớng dẫn viên du lịch thì du khách đi du lịch theo hình thức du lịch trải nghiệm thích thú và lựa chọn nhiều hơn cả. Vì du khách không chỉ đƣợc đến những địa điểm mới với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà du khách còn đƣợc quan sát ở cự ly gần, đƣợc trực tiếp hòa mình vào đời sống của ngƣời dân địa phƣơng thông qua các hoạt động lao động nhƣ: bắt cá, làm bánh, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch hoa màu và thậm chí là nấu ăn..., ngủ nghỉ tại nơi khám phá. Những chuyến đi nhƣ vậy thực sự mang lại những trải nghiệm vô cùng khó quên đối với tất cả mọi ngƣời. Loại hình du lịch trải nghiệm này đƣợc nhiều ngƣời yêu thích cũng bởi vì đi du lịch mà không bị gò bó theo một chƣơng trình khép kín hay đơn thuần là nghỉ dƣỡng, ngủ và nghỉ nhƣ đi Tour du lịch truyền thống. Không điều gì có thể tuyệt vời hơn khi bản thân chúng ta đƣợc nhìn, đƣợc ngắm, đƣợc cầm, nắm, đƣợc tận mắt chứng kiến và kiểm chứng mọi thứ. Và đặc biệt du lịch trải nghiệm còn mang đến cho du khách, đặc biệt là các lứa tuổi học trò những bài học bổ ích mang lại, từ những hoạt động dân dã, mang đến sự gần gũi với cuộc sống bình yên trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ nhƣ hiện nay. II.2. Quy mô đầu tư của dự án. Các hạng mục đầu tƣ củu dự án: STT Nội dung ĐVT Quy
  • 29. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 29 mô I Xây dựng 1 Tƣờng rào m² 400 2 Cổng ra vào Cái 2 3 Đƣờng giao thông m² 12.000 4 Sân để xe các loại m² 5.000 5 Khu nuôi dê - Chuồng nuôi dê m² 500 - Con giống 500 6 Khu trồng mận - Cây giống - Nhà lƣới trồng mận (bao gồm hệ thống tƣới tự động) m² 5.000 7 Vƣờn trồng măng cụt - Giống + công trồng m² 7.000 - Hệ thống tƣới tự động HT 1 8 Khu trồng cây công nghiệp:cà phê, tiêu, bơ - Giống + công trồng ha 2 - Hệ thống tƣới tự động HT 1 9 Khu trồng bƣởi - Giống + công trồng ha 1 - Nhà lƣới trồng bƣởi m² 5.000 10 Ao nuôi trồng thuỷ sản - Thi công m² 15.000 - Giống cá ban đầu - Thức ăn ban đầu 11 Chòi câu cá giải trí m² 750 12 Chòi lớn m² 600 13 Khu nuôi vịt xiêm - Chuồng m² 120 - Sân chơi và ao nuôi m² 2.000 - Giống nuôi con 12.000 - Thức ăn ban đầu 14 Khu nuôi cá sấu - Trại nuôi thả cá sấu m² 2.000
  • 30. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 30 STT Nội dung ĐVT Quy mô - Hàng rào md 100 - Giống nuôi con 200 - Thức ăn ban đầu 15 Khu trồng cây cảnh và hoa các loại m² 3.120 16 Giếng nƣớc sinh hoạt cái 1 17 Hệ thống lọc nƣớc ao HT 2 18 Nhà vệ sinh di động Cái 10 19 Bờ kè quanh ao md 9.000 20 Hệ thống điện HT 1 21 Nhà kho m² 150 22 Nhà công nhân m² 200 23 Nhà bếp m² 279,9 III. Địa điểm và hình thức đầu tƣ xây dựng dự án. III.1. Địa điểm xây dựng. Dự án đầu tƣ Xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phƣớc Sơn đƣợc xây dựng ở Thôn 13 Xã Đắk Wer , Huyện Đắk R’Lấp, Tỉnh Đắk Nông. III.2. Hình thức đầu tư. Dự án đầu tƣ theo hình thức xây dựng mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) 1 Tƣờng rào 400 0,48 2 Đƣờng giao thông 12.000 14,27 3 Khu để xe các loại 5.000 5,94 4 Khu nuôi dê 500 0,59 5 Khu trồng mận 5.000 5,94 6 Khu trồng măng cụt 7.000 8,32 7 Khu trồng cây công nghiệp: cà phê, tiêu, bơ 20.000 23,78 8 Khu trồng bƣởi 10.000 11,89
  • 31. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 31 TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) 9 Ao nuôi trồng thuỷ sản 15.000 17,83 10 Chồi câu cá 750 0,89 11 Chồi lớn 600 0,71 12 Khu nuôi vịt xiêm 2.120 2,52 13 Khu nuôi cá sấu 2.000 2,38 14 Khu trồng cây cảnh và các loại hoa 3.120 3,71 15 Nhà kho 150 0,18 16 Nhà công nhân 200 0,24 17 Nhà bếp 280 0,33 TỔNG CỘNG 84.120 100,00 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. Về phần xây dựng dự án: nguồn lao động dồi dào và vật liệu xây dựng đều có tại địa phƣơng và trong nƣớc nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tƣơng đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Về phần quản lý và các sản phẩm của dự án: nhân công quản lý và duy trì hoạt động của dự án tƣơng đối dồi dào, các sản vật đều có sẵn tại địa phƣơng.
  • 32. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 32 Chƣơng III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. Bảng tổng hợp các hạng mục công trình xây dựng của dự án STT Nội dung ĐVT Số lƣợng I Xây dựng 1 Tƣờng rào m² 400 2 Cổng ra vào Cái 2 3 Đƣờng giao thông m² 12.000 4 Sân để xe các loại m² 5.000 5 Khu nuôi dê - Chuồng nuôi dê m² 500 - Con giống 500 6 Khu trồng mận - Cây giống - Nhà lƣới trồng mận (bao gồm hệ thống tƣới tự động) m² 5.000 7 Vƣờn trồng măng cụt - Giống + công trồng m² 7.000 - Hệ thống tƣới tự động HT 1 8 Khu trồng cây công nghiệp:cà phê, tiêu, bơ - Giống + công trồng ha 2 - Hệ thống tƣới tự động HT 1 9 Khu trồng bƣởi - Giống + công trồng ha 1 - Nhà lƣới trồng bƣởi m² 5.000 10 Ao nuôi trồng thuỷ sản - Thi công m² 15.000 - Giống cá ban đầu - Thức ăn ban đầu
  • 33. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 33 STT Nội dung ĐVT Số lƣợng 11 Chòi câu cá giải trí m² 750 12 Chòi lớn m² 600 13 Khu nuôi vịt xiêm - Chuồng m² 120 - Sân chơi và ao nuôi m² 2.000 - Giống nuôi con 12.000 - Thức ăn ban đầu 14 Khu nuôi cá sấu - Trại nuôi thả cá sấu m² 2.000 - Hàng rào md 100 - Giống nuôi con 200 - Thức ăn ban đầu 15 Khu trồng cây cảnh và hoa các loại m² 3.120 16 Giếng nƣớc sinh hoạt cái 1 17 Hệ thống lọc nƣớc ao HT 2 18 Nhà vệ sinh di động Cái 10 19 Bờ kè quanh ao md 9.000 20 Hệ thống điện HT 1 21 Nhà kho m² 150 22 Nhà công nhân m² 200 23 Nhà bếp m² 279,9 II Thiết bị 1 Xe điện khách tham quan Cái 10 2 Xe lửa Cái 2 3 Hệ thống xe ngựa + ngựa Cái 10
  • 34. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 34 II. Phân tích lựa chọn phƣơng án kỹ thuật, công nghệ. 1. Công nghệ sản xuất VietGAP – GlobalGAP cho cây ăn quả. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn là mục tiêu mà cả cộng đồng nhân loại đang hƣớng tới. Nuôi trồng nông sản thực phẩm là mắt xích đầu tiên của chuỗi cung cấp thực phẩm, vì thế việc đảm bảo vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm có ý nghĩa vô cùng quyết định cho sự an toàn vệ sinh của thực phẩm trên bàn ăn.  Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP. GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn đƣợc xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Đại diện hợp pháp của Ban thƣ ký GlobalGAP là tổ chức phi lợi nhuận mang tên FoodPLUS GmbH có trụ sở tại Đức. Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP đƣợc xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tƣ vấn, các nhà sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các trƣờng đại học...và các hiệp hội của họ. Các thành viên này tham gia GlobalGAP với các tƣ cách khác nhau, với mục tiêu cụ thể khác nhau nhƣng đều vì mục đích chung của GlobalGAP. Hiệp hội GlobalGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ 3 độc lập đối với các quá trình sản xuất tại các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và chỉ thừa nhận các tổ chức chứng nhận đƣợc công nhận năng lực theo tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011. Đến nay, GlobalGAP có sự tham gia của hơn 100 tổ chức chứng nhận từ khoảng 80 quốc gia khác nhau.
  • 35. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 35 Mục tiêu cuối cùng của GlobalGAP là phát triển nông nghiệp một cách bền vững trên các quốc gia thành viên. GlobalGAP là công cụ quản lý trang trại nhằm  Đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.  Đảm bảo vệ sinh an toàn cho nông sản thực phẩm.  Hạ giá thành và nâng cao chất lƣợng nông sản.  Sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp.  Làm giàu nông dân và phát triển nông thôn.  Bảo vệ môi trƣờng và cảnh quan chung. Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa nhà sản xuất với ngƣời cung ứng nông sản thực phẩm, vì thế nó không hƣớng tới việc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng, mà quan tâm tới sản lƣợng và địa điểm sản xuất. Bằng việc đăng ký số GGN (Global GAP Number), cung cấp và cập nhật thông tin của nhà sản xuất đã đƣợc chứng nhận trên Cơ sở dữ liệu của GlobalGAP, nhà cung cấp sẽ có cơ hội tự giới thiệu về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, phƣơng thức sản xuất, mức độ an toàn, mùa thu hoạch và sản lƣợng của sản phẩm của mình. Bằng việc trở thành thành viên để có quyền truy cập hệ thống dữ liệu này, các nhà cung cấp có thể tìm kiếm nguồn hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi và tin cậy.  Yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP ra đời phiên bản đầu tiên năm 2000, cứ sau 3 năm áp dụng thì tiêu chuẩn GlobalGAP lại đƣợc xem xét và sửa đổi (nếu cần). Để có thể áp dụng đƣợc cho các trang trại với các sản phẩm khác nhau (cây trồng, vật nuôi và thủy sản) với đặc thù sản xuất khác nhau, bộ tiêu chuẩn đƣợc thiết kế thành 3 loại tài liệu bao gồm:  Quy định chung/General Regulation (GR) - tài liệu cung cấp các thông tin tổng thể, về tổ chức chứng nhận, các phƣơng thức chứng nhận và yêu cầu đào tạo đối với chuyên gia đánh giá.  Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp/Control Points and Compliance Criteria (CPCC) - tài liệu đƣa ra các điểm cần kiểm soát và tiêu chí phù hợp cho từng điểm; Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp đƣợc cụ thể
  • 36. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 36 hóa theo các môdun sản phẩm khác nhau và đƣợc phân tầng theo mô hình dƣới đây.  Bảng kiểm tra/Checklist (CL) - tài liệu dùng để các chuyên gia sử dụng trong quá trình đánh giá, cả đánh giá nội bộ lẫn đánh giá của tổ chức chứng nhận; Thực chất bảng kiểm tra này chính là yêu cầu rút gọn của tài liệu thứ 2 nói trên. Vì thế khi áp dụng, một nhà sản xuất một nhóm sản phẩm phải:  Đáp ứng các yêu cầu trong Quy định chung đối với nhà sản xuất;  Phù hợp với yêu cầu kiểm soát có trong 3 văn bản có liên quan (ví dụ trang trại sản xuất rau phải áp dụng quy định kiểm soát cho mọi trang trại, cho ngành trồng trọt, và cho rau quả);  Đánh giá nội bộ cho theo bảng kiểm tra dành cho trang trại rau quả và thêm bảng kiểm tra dành cho hệ thống quản lý chất lƣợng (nếu định chứng nhận theo nhóm).  Phƣơng thức chứng nhận GlobalGAP Nhà sản xuất có thể lựa chọn chứng nhận GlobalGAP theo một trong 4 phƣơng thức sau:  Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn GLOBALGAP để nhận đƣợc giấy chứng nhận cho riêng mình.  Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tƣ cách pháp nhân có thể đăng ký chứng nhận theo nhóm theo tiêu chuẩn GLOBALGAP để đƣợc nhận giấy chứng nhận chung khi đủ điều kiện.  Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận GLOBALGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để nhận đƣợc giấy chứng nhận cho riêng mình.  Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tƣ cách pháp nhân có thể đăng ký chứng nhận GLOBALGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để đƣợc nhận giấy chứng nhận chung khi đủ điều kiện.  Thủ tục chứng nhận GLOBALGAP. Về cơ bản, thủ tục chứng nhận sẽ do các tổ chức chứng nhận xây dựng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011 (nghĩa là tổ
  • 37. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 37 chức chứng nhận phải đƣợc công nhận) và đáp ứng các quy định riêng của Global GAP (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải đƣợc Global GAP phê duyệt).  Quá trình xây dựng và áp dụng GlobalGAP vào trang trại. Để có lòng tin lâu dài của ngƣời tiêu dùng, nhà sản xuất nông nghiệp phải xây dựng, duy trì và bảo vệ thƣơng hiệu sản phẩm của mình thông qua 4 nhóm hoạt động sau:  Xây dựng, áp dụng và chứng nhận quy trình nuôi trồng an toàn trong trang trại theo tiêu chuẩn GlobalGAP;  Xây dựng cơ chế, cách nhận biết và truy xét nguồn gốc sản phẩm (ghi chép và lƣu hồ sơ về nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất trong trang trại và khách hàng mua sản phẩm đầu ra); hoạt động này nên đƣợc tiến hành lồng ghép với việc kiểm soát hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn.  Thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế (nếu cần) và các biện pháp thực tiễn để chống hàng giả, hàng nhái;  Thực hiện các giải pháp tiếp thị hữu hiệu để kết nối với thị trƣờng (hệ thống phân phối, thông tin trên nhãn/ bao bì, quảng cáo, triển lãm, hội thảo, hoạt động xã hội/công ích…). Để có đƣợc thị trƣờng và giá bán tốt hơn, các nhà sản xuất cần (tự mình hoặc có sự hỗ trợ của tƣ vấn) thực hiện các hoạt động chính sau đây:  Đào tạo nhận thức chung về vai trò và tác dụng của việc xây dựng và áp dụng Global GAP cho tất cả ngƣời làm;  Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật của nơi sản xuất và thị trƣờng xuất khẩu để xây dựng cách thức nuôi/ trồng đáp ứng yêu cầu;  Thực hiện việc nuôi/ trồng theo quy trình đã xây dựng, ghi chép và lƣu hồ sơ cần thiết theo yêu cầu đã xây dựng;  Đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ trƣớc khi đăng ký chứng nhận;  Tham gia và thực hiện quá trình chứng nhận với tổ chức chứng nhận đã đƣợc công nhận và phê duyệt;  Thực hiện tiếp các hoạt động xây dựng thƣơng hiệu và thị trƣờng để có đƣợc giá bán tốt hơn. Chứng nhận GlobalGAP đƣợc coi là cây cầu nối giữa nhà sản xuất với ngƣời tiêu dùng.
  • 38. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 38 Một số công nghệ khác áp dụng trong dự án:  Ứng dụng công nghệ dự báo, tích trữ và khai thác nguồn nƣớc; công nghệ thu trữ nƣớc để cung cấp nƣớc ổn định, hiệu quả phục vụ đa mục tiêu.  Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa nhằm tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và nâng cao thời gian quản lý vận hành.  Công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch nông sản.  Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong tƣới tiêu, kết hợp dinh dƣỡng trong canh tác cây trồng quy mô hàng hóa. 2. Kỹ thuật trồng cây công nghiệp a. Kỹ thuật trồng bơ Mật độ, cách trồng Điều kiện trồng thuần bơ, thiết kế khoảng cách 8m x 7m hoặc 9m x 6m, trồng xen kết hợp che bóng, chắn gió cho cà phê thiết kế 9m x 9m hoặc 9m x 12m, vƣờn trồng mới cà phê nên hạn chế xen bơ ở khoảng trống nơi ngã tƣ. Hố đào 60 x 60 x 60cm bón lót mỗi hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai (bổ sung men vi sinh), 0,5kg lân Ninh Bình, rải 0,3 -0,5kg vôi. Dùng dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5 cm có ngọn quay về hƣớng gió và lấp đất ½ bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất, nên xen kẽ các giống nhóm hoa A, B. Bơ mới trồng rất cần che nắng, cắm cọc.
  • 39. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 39 Phân bón. Cây con nên bón 4 -5 lần/năm, lƣợng bón tùy tuổi cây. Khi cây bắt đầu cho quả, nhu cầu phân Kali cao hơn, và lƣợng bón ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn sinh trƣởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây cà phê nên cần có chế độ dinh dƣỡng cân đối theo tuổi và giai đọan. Cần bổ sung vôi và phân hữu cơ, phun bổ sung phân qua lá nhƣ phân bón lá cao cấp Alpha Super, Antonic, Thần Dƣợc giai đoạn KTCB hoặc sau bón lần 1 và lần 3; Dùng Grow More trƣớc và sau bón lần 4. Tỉa cành tạo tán. Tiến hành 2 -3 lần/năm giai đoạn KTCB hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hƣớng gió lớn. Nên bỏ hoa ra trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Ở cây còn nhỏ, chƣa ổn định, điều kiện chăm kém, thiếu nƣớc, tỉa không hợp lý đôi khi cây ra lệch mùa so với đặc tính giống Tƣới và tủ gốc. Cây bơ cần lƣợng nƣớc vừa phải nhƣng tƣới nhiều lần. Có thể tƣới 10- 15 ngày/lần trong mùa khô kết hợp tủ gốc, không cần tƣới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp bón 2 lần phân trong mùa khô. Việc tƣới quá đẫm, sau đó để đất khô nứt sẽ làm đứt rể non, cây không phát triển hoặc chết. Phòng trừ sâu, bệnh. Ở cây bơ, thiệt hại do bệnh nguy hiểm hơn sâu hại và nên quản lý theo hƣớng IPM (hạn chế dùng thuốc BVTV), nên tạo vƣờn thông thoáng, dọn sạch tàn dƣ, hạn chế ẩm ƣớt và phun thuốc phòng trị cục bộ. Thu hoạch. Cây bơ ra nhiều đợt hoa, để đảm bảo chất lƣợng, vụ bơ nên thu hoạch từ 2 – 4 đợt quả, xác định qua nhiều đặc điểm bên ngoài và bên trong  Bắt đầu có một vài quả già rụng  Vỏ quả chuyển màu tím hay xanh nhạt hơn, độ bóng thay đổi, có nhiều u cám hay sần hơn  Âm thanh phát ra khi lắc quả (hạt lỏng)  Vỏ lụa, vỏ hạt khô, dai và chuyển sang màu cánh dán
  • 40. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 40  Màu thịt quả vàng hơn.  Xác định qua hàm lƣợng % chất khô. c. Kỹ thuật trồng lê: Kỹ thuật nhân giống Nhân giống Lê nên trồng bằng cây nhân giống bằng ghép mắt hay ghép cành. Gốc ghép thích hợp cho cây lê ăn quả là cây lê dại (Mắc coọt). Thời vụ ghép lê có thể quanh năm, trừ những tháng mƣa nhiều. Tháng 4 - 5 cây gốc ghép nhỏ có thể ghép cành bên, tháng 8 – 9 cây gốc ghép lớn có thể ghép mắt và tháng 12 - 1 có thể ghép nêm. Đất trồng, đào hố, bón lót - Lê có thể trồng ở nhiều loại đất, nhƣng thích hợp nhất và cho năng suất cao ở đất mâù mỡ có độ ẩm ở ven đồi, khe núi. - Đào hố sâu 70 cm, rộng 70 cm, để đất mặt riêng lót xuống đáy hố. - Bón lót cho mỗi hố 20 - 30 kg phân hữu cơ + 0,2 - 0,5 kg supe lân + 0,5 - 1,0 kg vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đƣa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố trƣớc khi trồng 15 - 30 ngày, đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây. Nếu đất có nhiều mối phải tiến hành xử lý diệt mối trƣớc khi trồng. Mật độ, khoảng cách Lê trồng với khoảng cách: cây cách cây 5 m. Mật độ 400 cây/ha. Nên trồng xen 5 – 10% các giống lê khác giống để tăng cƣờng thụ phấn tự nhiên cho lê. Thời vụ Ở miền núi nên trồng cây vào vụ Xuân tháng 2, tháng 3 khi đã có mƣa ẩm và cây chƣa lên lá, lộc non để có tỷ lệ sống cao. Cách trồng và chăm sóc - Khi thời tiết thuận lợi thì đƣa cây ra trồng, moi một hốc ở chính giữa hố, đặt cây vào hốc theo thế tự nhiên, lấp đất. (Chú ý không lấp kín vết ghép). Dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tƣới 10 - 15 lít nƣớc cho mỗi gốc.
  • 41. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 41 - Sau trồng khoảng 1 - 2 tháng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể dùng nƣớc giải, nƣớc phân lợn pha loãng theo tỉ lệ 1/10, cách gốc 50 – 60 cm. - Trồng bằng cây ghép chú ý loại bỏ các mầm mọc từ phía dƣới mắt ghép, vì đó là mầm của gốc ghép, mọc ra cây lê dại, quả nhỏ. Kỹ thuật chăm sóc Lƣợng phân bón Sau trồng 2 - 3 năm cây đã có thể cho thu hoạch quả, tùy theo sinh trƣởng và thu hoạch quả mà hàng năm có thể bón lƣợng phân cho một cây lƣợng phân nhƣ sau: - Thời kỳ kiến thiết cơ bản (3 năm đầu): Mỗi năm bón cho 1 cây: 20- 30 kg phân hữu cơ + 0,5 kg đạm urê + 1,0 kg phân super lân + 0,5 kg phân ka ly và 1,0 kg vôi bột. - Thời kỳ kinh doanh: mỗi năm bón cho 1 cây: 30 - 40 kg phân hữu cơ + 0,7-1,0 kg đạm urê + 1,5 - 2,0 kg phân supe lân + 0,7 – 1,0 kg phân ka ly và 1,0 kg vôi bột. Thời gian bón - Lần 1: Bón nuôi lộc Xuân, nuôi hoa vào tháng 2 - 3: phân đạm 50% và phân ka ly 30%. - Lần 2: Bón nuôi quả và lộc Thu từ tháng 4 đầu tháng 6 (chia phân làm 2 - 3 lần): phân đạm 50% và phân ka ly 40%. - Lần 3: Bón phục hồi sau khi thu hoạch quả vào tháng 10, tháng 11: Bón toàn bộ phân hữu cơ + vôi + phân lân và phân ka ly 30% Cách bón Phân hữu cơ, vôi, phân lân đào rãnh xung quanh tán cây sâu 20 cm, rộng 15- 20cm, bón phân lấp đất. Phân đạm và ka ly nếu đất khô thì hoà nƣớc tƣới, nếu đất ẩm thì rắc phân xuống đất xung quanh tán xới nhẹ lấp đất kín phân để tránh bốc hơi và rửa trôi phân bón. Tƣới nƣớc, giữ ẩm, làm cỏ Cây lê rất cần đến nƣớc nhất là giai đoạn cây mới trồng cây và thời gian khô hạn kéo dài. Sau trồng, tuỳ tình hình thời tiết 2 tháng đầu tiến hành tƣới nƣớc cho đủ ẩm đất.Thời kỳ mang quả, cây cần nƣớc để nuôi quả, cần tủ gốc giữ ẩm và tùy theo thời tiết từng năm để điều chỉnh số lần tƣới. Cần tiến hành làm
  • 42. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 42 cỏ thƣờng xuyên để tránh cạnh tranh dinh dƣỡng với cây lê, đồng thời không để chỗ cho sâu, bệnh trú ngụ. Làm khung giàn cố định tán Đây là khâu kỹ thuật quan trọng để quyết định đến năng suất quả. Nếu có điều kiện thì đầu tƣ hệ thống khung giàn làm bằng cột bê tông, cốt thép có ɸ = 15 – 20 cm, cột cao 2,0 m, đáy có đổ đế bằng bê tông sâu 40 cm. Các cột đƣợc chôn sâu 40 cm giữa các hàng cây với khoảng cách 3 – 4 m. (hoặc ống kẽm ɸ = 32 mm). Phía trên giàn hàn toàn bộ khung bằng đƣờng ống kẽm ɸ = 20 mm, căng toàn bộ giàn bằng thép 6 mm, khoảng cách 50 - 60 cm một dây. Nếu không có điều kiện thì vin uốn cành bằng cách dùng dây ni lông buộc cố định một đầu vào cành, uốn cành theo vị trí mong muốn và đầu dây còn lại buộc vào gốc hoặc ghim xuống đất. Kỹ thuật vin cành Vào năm thứ 2 sau trồng chọn 3 - 4 cành cấp 1 để tạo bộ khung tán, mỗi cành cấp 1 để lại 2 - 3 cành cấp 2, vin cành tạo tán theo khung giàn đã đƣợc định hình, hoặc vin cành bằng dây néo 75 độ vào gốc. Vin cành vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 khi cây vừa rụng lá. Khi vin cành, vặn cành hơi xoay nhẹ không để bị gãy hoặc dập cành. Hàng năm cần cắt tỉa các cành mọc không đúng chỗ, tỉa các cành la, cành tăm để tập trung dinh dƣỡng Kỹ thuật bọc quả Để quả lê có mẫu mã đẹp, hạn chế sâu bệnh đặc biệt là ruồi đục quả nên sử dụng túi bọc quả chuyên dụng để bọc quả. Bọc khi quả có đƣờng kính 3 – 5 cm (tức là sau khi đậu quả 40 - 50 ngày). Dùng túi bọc quả chuyên dùng, lồng vào quả sau đó dùng ghim dập định vị túi bọc vào quả ở trên cành Kỹ thuật ghép chồi hoa Lê là cây ăn quả ôn đới điển hình, phải trồng ở những nơi có đủ độ lạnh cây mới phân hóa mầm hoa và ra quả. Để sản xuất lê ở các vùng thấp, nơi có điều kiện nhiệt độ cao có thể áp dụng kỹ thuật sử dụng các chồi hoa lê đã đƣợc phân hóa mầm hoa ở vùng có khí hậu lạnh và ghép vào gốc ghép cây lê để cây có thể ra hoa, kết quả và cho thu hoạch. Công nghệ mới này đã đƣợc áp dụng đối với sản xuất lê công nghệ cao ở Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Chọn chồi hoa lê
  • 43. Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 43 Chồi hoa là chồi lê đã đƣợc phân hóa mầm hoa trong điều kiện có độ lạnh, thƣờng là ở các cây lê đã cho thu hoạch quả ở các vùng núi cao. Đây là cành mẹ đƣợc sinh ra từ cành vụ Hè hoặc vụ Thu năm trƣớc, trải qua mùa Đông (tháng 11 - 12) các cành này hình thành lên các mầm hoa và sẽ nở thành hoa và hình thành quả vào tháng 1. Chọn chồi có các mầm đã phình to, chiều dài 5 - 10 cm, trên có 3 - 5 mầm hoa. Bảo quản chồi hoa Chồi hoa sau khi cắt phải đƣợc ghép ngay, để lâu tỷ lệ ghép sống sẽ thấp. Nếu phải vận chuyển xa có thể cắt chồi dài 20 – 30 cm, để hom trong bẹ chuối, giấy bản hoặc vải, hàng ngày dấp nƣớc lã 1 - 2 lần. Khi ghép loại bỏ những mắt ở đầu và cuối cành ghép có chồi hoa Dụng cụ ghép - Dao ghép phải bằng loại thép tốt, đủ độ cứng, tốt nhất là loại thép không gỉ, dao phải đƣợc mài sắc để đảm bảo cắt mắt ghép, cành ghép phải phẳng, mịn, ngọt, không xơ và chính xác. Dao ghép tốt nhất là loại dao ghép Trung Quốc mài phẳng 1 bên để khi cắt vết cắt không bị vặn - Dây ghép nên dùng loại dây nilon tự huỷ chuyên để ghép, vừa bền, chắc - Kéo cắt cành dùng để cắt cành ghép, gốc ghép không bị dập nát. Thời vụ ghép Thƣờng ghép vào cuối tháng 12, đầu tháng 01 khi mầm hoa đã nổi rõ và lá đã rụng hết. Các bƣớc tiến hành Chăm sóc cây gốc ghép Gốc ghép là các cây lê địa phƣơng, lê dại, cây có tuổi 2 - 10 tuổi, đƣợc chăm sóc tốt, cắt tỉa để trên cây 1 - 5 cành có đƣờng kính 0,8 – 1,2 cm Kiểu ghép Sử dụng phƣơng pháp ghép nêm hoặc ghép áp. Thao tác cụ thể nhƣ sau: + Làm vệ sinh gốc ghép, cắt bỏ bớt cành phụ, gai ở đoạn cành phía dƣới chỗ ghép. Làm sạch cỏ vƣờn, bón phân dễ tiêu, tƣới nƣớc để cây chuyển động nhựa tốt. (nên để lại những lá mọc ở gốc ghép nhằm tiếp tục cung cấp dinh dƣỡng cho cây ghép sau khi ghép)