SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu
tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà
Sinh viên thực hiện : Tào Thị Việt Hà
Lớp : Anh 4
Khoá : 45
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Tú Uyên
Hà Nội, tháng 05/2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY...............................3
VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ......................................................................................3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ
PHIẾU ...................................................................................................................3
1. Khái niệm và vai trò của phân tích công ty và định giá cổ phiếu................3
1.1. Khái niệm .................................................................................................3
1.2. Vai trò.......................................................................................................4
1. 3. Mối quan hệ giữa phân tích công ty và định giá cổ phiếu .....................6
2. Phƣơng pháp phân tích công ty và định giá cổ phiếu ..................................7
2.1. Phân tích định tính (qualitative analysis)................................................7
2.2. Phân tích định lƣợng – quatitative analysis ..........................................16
2.3 Các phƣơng pháp định giá cổ phiếu.......................................................23
II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ
PHIẾU TRÊN THẾ GIỚI VÀ SO SÁNH VỚI VIỆT NAM .............................26
1. Kinh nghiệm phân tích công ty của thế giới và so sánh với Việt Nam. .....26
1.1. Về phƣơng pháp áp dụng.......................................................................26
1.2. Về ý nghĩa và vai trò ..............................................................................27
2. Kinh nghiệm định giá cổ phiếu trên thế giới và so sánh với Việt Nam. ....27
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIỂU CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẨU TƢ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIÊP SÔNG ĐÀ...........28
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY .........................................................................29
1. Lịch sử hình thành và phát triển: ...............................................................29
2. Cơ cấu sở hữu và quản trị công ty ..............................................................29
2.1. Cơ cấu sở hữu.........................................................................................29
2.2. Quản trị công ty: ....................................................................................30
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh ..................................................................30
II. PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẨN
ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ .......31
1. Phân tích định tính ......................................................................................31
1. 1 Phân tích môi trƣờng kinh tế vĩ mô Việt Nam......................................31
1.2. Phân tích ngành bất động sản................................................................35
1.3. Phân tích SWOT ...................................................................................40
2. Phân tích định lƣợng ...................................................................................42
2.1 Phân tích các chỉ số tài chính..................................................................42
2.2. Phân tích Dupont....................................................................................55
3. Định giá cổ phiếu .........................................................................................56
3.1. Mô hình chiế t khấ u cổ tƣ́ c: ....................................................................56
3.2. Phƣơng phá p so sá nh P/E. .....................................................................58
III. ĐÁ NH GIÁ HIỆ U QUẢ HOẠ T ĐỘ NG TÀ I CHÍ NH CỦ A CÔNG TY VÀ
NGUYÊN NHÂN.................................................................................................59
1. Thành công đạt đƣợc và nguyên nhân: ......................................................59
1.1. Thành công .............................................................................................59
1.2. Nguyên nhân:..........................................................................................60
2. Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................61
2.1. Hạn chế :.................................................................................................61
2.2. Nguyên nhân: .........................................................................................61
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NẦNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG
NGHIỆP SÔNG ĐÀ................................................................................................63
I. TRIỂN VỌNG NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2010 VÀ KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI ............................63
1. Triển vọng ngành bất động sản năm 2010-05-25 .......................................63
1.1. Điểm sáng ...............................................................................................63
1.2. Điểm tối...................................................................................................64
2. Kế hoạ ch, chiế n lƣợ c củ a công ty................................................................65
2.1. Chiến lƣợc sản phẩm..............................................................................65
2.2. Chiến lƣợc thị trƣờng.............................................................................66
2.3. Kế hoạ ch về mô hình tổ chƣ́ c .................................................................66
2.4. Kế hoạ ch về doanh thu, lợ i nhuậ n .........................................................66
2.5. Kế hoạ ch triể n khai cá c dƣ̣ á n ...............................................................67
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.....67
1. Chú trọng tiếp thị sản phẩm , nâng cao hơn nƣ̃ a thƣơng hiệ u Sudico nhằ m
đẩ y mạ nh năng lƣ̣ c cạ nh tranh. ......................................................................67
1.1.Thƣơng hiệu ngày càng đƣợc quan tâm thị trƣờ ng bấ t độ ng sả n .........67
1.2. Các phƣơng thƣ́ c nâng cao thƣơng hiệ u công ty ..................................67
2. Nâng cao tỷ trọ ng vố n nợ trong cơ cấ u vố n mộ t cá ch hợ p lý nhằ m tậ n dụ ng
đò n bả y tà i chí nh. ............................................................................................70
2.1. Cơ cấ u vố n và rủ i ro tà i chính: ..............................................................70
2.2. Đò n bả y tà i chính (financial leverage): .................................................70
2.3. Cơ cấ u vố n hợ p lý : .................................................................................71
3. Nâng cao hiệ u quả đầ u tƣ cá c dƣ̣ á n ...........................................................72
3.1. Kiể m soá t tố t hơn cá c chi phí đầ u và o ...................................................72
3.2. Nâng cao công tá c quả n lý dƣ̣ á n...........................................................72
III. MỘ T SỐ KIẾ N NGHỊ VỚ I BỘ /NGÀNH/CƠ QUAN CHƢ́ C NĂNG .......73
1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc và Bộ xây dựng ...........................73
1.1. Ngân hàng Nhà nƣớc cần đẩ y mạ nh tín dụ ng bấ t độ ng sả n : ...............73
1.2. Bộ xây dựng cần đơn giả n hó a cá c thủ tụ c hà nh c hính trong kinh doanh
BĐS................................................................................................................74
2. Khuyến nghị đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc ................................76
2.1. Nâng cao tính hiệ u quả :..........................................................................77
2.2. Phát triển bền vững và ổn định...............................................................79
3. Khuyế n nghị đầ u tƣ cổ phiế u SJS đố i vớ i nhà đầ u tƣ ................................81
KẾT LUẬN .............................................................................................................82
PHỤ LỤC................................................................................................................83
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu sở hữu
Bảng 2: Một số dự án lớn đang thựchiện
Bảng 3: Biến động doanh thu qua các năm
DANH MỤC HÌNH
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Năm 2009 là năm chứng kiến sự hồi phục khá ngoạn mục của nền kinh tế thế
giới và Việt Nam sau cơn bão tài chính và suy thoái kinh tế khủng khiếp bắt đầu từ
cuộc đổ vỡ cho vay dưới chuẩn ở Mỹ nhờ các gói kích thích kinh tế của các chính phủ.
Thị trường chứng khoán vốn được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế. Bởi thế, theo
đà hồi phục của nền kinh tế Việt Nam là sự sôi động trở lại của thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Năm 2009 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô thị trường chứng khoán
Việt Nam. Tính đến tháng 11 năm 2009, đã có 430 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được
niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Mính HOSEvà sàn giao
dịch chứng khoán Hà Nội HNX với tổng giá trị vốn hóa là hơn 669 nghìn tỷ đồng tương
đương 55% GDP của năm 2008. Trong đó nổi bật là sự lên ngôi của nhóm cổ phiếu
ngành bất động sản thay thế cho các cổ phiếu ngành ngân hàng trong giai đoạn 2007-
2008. Các cổ phiếu ngành bất động sản tăng giá mạnh nhất trong đợt tăng điểm của chỉ
số VN-index trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2009.
Cổ phiếu SJS của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà,
một trong những công ty bất động sản lớn nhất cả nước, cũng không nằm ngoài xu
hướng đó và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư và giới phân tích với
cách nhìn lạc quan và triển vọng
Nhận thức được xu hướng ấy, em mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích và định giá
cổ phiếu công ty cổ phần đầu tƣ phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà”
nhằm tìm hiểu sâu về tình hình hoạt động của công ty đứng trên cả hai góc độ là nhà
đầu tư và nhà quản trị tài chính doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu trước hết là tìm hiểu cơ sở lý luận về phân tích và định
giá cổ phiếu dựa trên những kinh nghiệm về phân tích công ty và định giá cổ phiếu trên
thế giới và Việt Nam. Sau đó áp dụng vào phân tích Công ty cổ phần đầu tư phát triển
đô thị và khu công nghiệp Sông Đà để có cái nhìn sâu về thực trạng hoạt động của công
ty nói chung và hoạt động tài chính nói riêng trong mối tương quan với quá khứ, với
ngành và tổng thể nền kinh tế vĩ mô. Từ đó làm nền tảng để xác mức giá cổ phiểu và
đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mô hình phân tích và định giá cổ phiếu
được áp dụng vào phân tích Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công
nghiệp Sông Đà.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng;
phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và thống kê
5. Kết cấu
Khóa luận được chia làm ba chương gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích công ty và định giá cổ phiếu
Chương 2: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô
thị và khu công nghiệp Sông Đà
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính Công ty cổ phần đầu
tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà
Lời cảm ơn
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cố giáo truờng Đại học
Ngoại Thương nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Tài chính - Ngân hàng nói
riêng đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Sau đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Tú Uyên đã nhiệt
tình hướng dẫn em hoàn thành tốt đẹp khóa luận này.
Xin kính chúc các thầy cô mạnh khoẻ và thành đạt!
3
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY
VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
1. Khái niệm và vai trò của phân tích công ty và định giá cổ phiếu
1.1. Khái niệm
1.1.1.Khái niệm phân tích công ty – company analysis.
Phân tích công ty là quá trình đánh giá một doanh nghiệp một cách tổng thể
theo phương pháp top-down bao gồm phân tích bên ngoài bên ngoài doanh nghiệp là
môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành và phân tích bên trong doanh nghiệp dựa
trên các dữ liệu thu thập được1
.
Phân tích công ty bao gồm phân tích định tính và phân tích định lượng. Phân tích
công ty nhằm mục đích định giá cổ phiếu (trong đầu tư chứng khoán thì còn được gọi là
phân tích tài chính doanh nghiệp hay phân tích cơ bản – fundamental analyis) và phục
vụ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp, trong đó hoạt động tài chính.
1.1.2. Khái niệm định giá cổ phiếu
Khái niệm: Định giá cổ phiếu là quá trình tính toán và xác định giá trị lý
thuyết (hay giá trị nội tại, gián trị thực- intrinsic value) của cổ phiếu dựa trên những
phân tích cơ bản ước lượng các dòng tiền trong tương lai và khả năng sinh lời của
công ty. Định giá cổ phiếu của công ty để phục vụ cho các mục đích: đưa ra các quyết
định mua, bán và nắm giữ cổ phiếu; cổ phần hóa doanh nghiệp; phát hành chứng
khoán lần đầu ra công chúngIPO; mua lại và sáp nhập doanh nghiệp M&A2
Khi nói đến giá cổ phiếu, cần phân biệt giá trị nội tại với các giá trị khác của
cổ phiếu bao gồm giá trị nội tại với giá trị thị trường, mệnh giá và giá trị sổ sách.
Mệnh giá là giá trị danh nghĩa của cổ phiếu, là số tiền ghi trên tờ cổ phiếu, theo quy
định hiện hành của Việt Nam hiện nay, mệnh giá cổ phiếu là 10 000 VND. Mệnh giá cổ
phiếu không có giá trị thực tế đối với người đầu tư khi đã đầu tư, và nó không liên quan
j đến giá trị thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có giá trị đối với cty tại
thời điểm phát hành, nó thể hiện đc số tiền tối thiểu mà công ty có thể nhận đc từ mỗi
cổ phiếu phát hành. Giá trị sổ sách (book value) và giá trị thị trường. Giá trị sổ sách là
1
http://en.wikipedia.org/wiki/Business_analysis
2
Warrent Buffett sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, bang Nebraska, Hoa Kỳ là nhà đầu tư thành công
nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway – một trong những tập đoàn tài chính-
bảo hiểm đa quốc gia lớn nhất nước Mỹ và thế giới có lợi suất cổ phiếu lên đến 76% từ 2000-nay, so với 11.3%
của lợi suất S&P 500 - và được tạp chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ hai thế giới sau Bill Gates với tài sản
chừng 37 tỉ USD.
4
giá trị kế toán của một tài sản hoặc một doanh nghiệp. Giá trị sổ sách của tài sản bằng
chi phí mua sắm trừ khi phần khấu hao lũy kế của tài sản đó. Giá trị sổ sách của doanh
nghiệp bằng giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trừ đi giá trị các khoản nợ phải trả
và giá trị cổ phiếu ưu đãi được được ghi trên bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp. Giá
trị thị trường (market value) là giá của tài sản hoặc được giao dịch trên thị trường.
Thường thì giá trị trường của tài sản hoặc doanh nghiệp thường cao hơn giá trị kế toán.
Về giá trị lý thuyết và giá trị thị trường, cặp giá trị này thường được dùng để
chỉ giá tri của các chứng khoán. Giá trị thị trường của một chứng khoán là giá trị của
chứng khoán đó khi được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Giá trị lý thuyết (giá
trị nội tại) là giá trị của chứng khoán đó được xác định bằng các phương pháp định giá
chứng khoán theo các lý thuyết về định giá chứng khoán. Trong một thị trường hiệu quả
thì giá trị thị trường của chứng khoán phản ánh đúng hoặc gần đúng giá trị nội tại của
nó.
Khi nhắc đến giá trị thị trường và giá trị nội tại của cổ phiếu, người ta thường
mua vào khi giá trị thị trường thấp hơn giá trị thực của nó (undervalued) với kì vọng giá
cổ phiếu sẽ lên và bán ra khi giá trị thị trường thấp hơn giá thị nội tại của nó
(overvalued) với kì vọng giá cổ phiếu sẽ giảm.
Khi định giá cổ phiếu cần tuân theo hai nguyên tắc. Nguyên tắc thứ nhất là giá
trị thời gian của tiền tệ: Giá trị tiền theo thời gian, trên cơ sở toán học, là số tiền nhận
được hôm nay có giá trị hơn số tiền nhận được vài tháng hoặc vài năm sau với cùng số
lượng. Vì thế, khi định giá cổ phiếu luôn phải chiết khấu các dòng tiền trong tương lai
về hiện tại. Nguyên tắc thứ hai là mối quan hệ giữa lợi suất và rủi ro. Trong tài chính,
lợi suất và rủi ro có mối quan hệ ngược nhau. Công ty càng rủi ro cao thì lợi suất yêu
cầu phải cao và ngược lại.
1.2. Vai trò
1.2.1. Vai trò của phân tích công ty:
Đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp nói chung, phân tích công ty là công
cụ đắc lực trong quá trình lập kế hoạch, quản lý và đưa ra quyết định của các nhà quản
trị doanh nghiệp một cách hiệu quả. Các kết quả phân tích công ty sẽ cung cấp một cái
nhìn chuyên sâu về từng mảng, từng bộ phận hoạt động của công ty. Đối với hoạt động
tài chính nói riêng, các kết quả phân tích công ty về tình hình hoạt động tài chính (phân
tích định lượng) giúp đánh giá được hiệu quả hoạt động tài chính, khả năng sinh lời và
5
khả năng tăng trưởng của công ty và là công cụ dự báo tài chính bao gồm dự báo dòng
tiền, dự báo doanh thu, dự báo lợi nhuận.
Đối với các cổ đông, nhờ các kết quả phân tích công ty các cổ đông có thể
đánh giá được hiệu quả hoạt động của công ty và định giá được khả năng sinh lời của
mỗi đồng vốn bỏ ra. Từ đó có thể đưa ra các quyết định tăng thêm vốn góp, chuyển
nhượng vốn hay rút vốn khỏi doanh nghiệp.
Đối với các định chế tài chính trong đó có ngân hàng, phân tích công ty là công
cụ để đánh giá rủi ro tín dụng. Đây chính là ứng dụng của phân tích công ty trong phân
tích tín dụng bao gồm 5C: phẩm chất (character), năng lực (capacity), điều kiện
(condition), thế chấp (collateral) và vốn (capital). Từ đó đưa ra các quyết định về cấp
tín dụng đồng thời gián tiếp giám sát quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
Đối với các đối tác trong đó có nhà cung cấp, các kết quả phân tích công ty sẽ
cung cấp những thông tin về uy tín về triển vọng của công ty và khả năng thanh khoản
các khoản nợ ngắn hạn, từ đó đưa ra các chính sách bán chịu, chiết khấu hay giảm giá.
Đối với các nhà phân tích và tư vấn tài chính, phân tích công ty sẽ giúp họ tư
vấn các nhà đầu tư là các khách hàng của mình trong việc mua, bán, nắm giữ cổ phiếu.
Đối với nhà đầu tư, phân tích công ty là kim chỉ nam để lựa chọn đầu tư cổ
phiếu trong đầu tư chứng khoán. Một nhà đầu tư thông minh thường không chỉ quan
tâm đến phân tích kĩ thuật mà còn chủ yếu dựa vào phân tích cơ bản. Phân tích cơ bản
nhằm tính toán về đánh giá triển vọng tăng trưởng, thị trường, doanh số, các chỉ số tài
chính, tình hình pháp lý và hệ thống quản trị của doanh nghiệp và triển vọng của ngành
hoạt động, của nền kinh tế quốc dân nhằm tìm ra các doanh nghiệp xứng đáng để đầu
tư. Nhà đầu tư phải tìm hiểu về công ty trước khi có quyết định đầu tư. Hơn nữa, nếu
chỉ dựa vào phân tích kĩ thuật và bỏ qua phân tích cơ bản mà vẫn tiến hành đầu tư quả
là rất nguy hiểm.
Đối với chính phủ và các cơ quan nhà nước, các phân tích công ty sẽ giúp họ
đưa ra quyết định về phân bổ ngân sách, cấp vốn, quốc hữu hóa hoặc phục vụ mục đích
thống kê về tình hình kinh tế.
1.2.2. Vai trò của định giá cổ phiếu
Thứ nhất, định giá cổ phiếu là công cụ giúp nhà đầu tư đưa ra được quyết định
đầu tư đúng đắn. Khi xác định giá cổ phiếu, người ta xác định giá trị thực của nó. Khi
giá cổ phiếu trên thị trường thấp hơn giá trị thực, nhà đầu tư sẽ quyết định mua vào.
Ngược lại, khi giá cổ phiếu lên cao hơn mức giá trị thực của nó, nhà đầu tư sẽ quyết
6
định bán ra hoặc nắm giữ cổ phiếu dài hạn để hưởng cổ tức. Thị trường càng hiệu quả,
giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường sẽ càng gần với mức giá mà nó đã được xác định
bằng các phương pháp định giá chính xác nhất.
Thứ hai, định giá cổ phiếu giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được
giá trị doanh nghiệp mình từ đó đề ra các giải pháp nâng cao giá trị doanh nghiệp. Giá
trị nội tại của cổ phiếu cao thường cho thấy công ty đó là một công ty tốt, có triển vọng
và đáng để đầu tư dài hạn. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, nhìn vào giá trị nội
tại của cổ phiếu để thấy được doanh nghiệp mình đang hoạt động tốt đến đâu và ở vị trí
nào khi so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành. Từ đó đưa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động và chiến lược cạnh tranh thích hợp.
Thứ ba, định giá cổ phiếu sẽ đưa ra mức giá trị thực để đề xuất đấu giá cổ
phần hay giá chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty cổ phần. Từ đó xác
định được số cổ phần được chia cho các cổ đông. Chẳng hạn, ở Việt Nam, trường hợp
cổ phần hóa Vietcombank, Habeco và Sabeco, nhà nước đã đặt mức giá quá cao cho các
cổ phiếu này khi phát hành lần đầu ra công chúng. Với mức giá quá cao so với giá trị
thực như vậy nên đã không kêu gọi đủ số người tham gia mua cổ phần. Do đó, không
huy động được đủ số vốn cổ phần mà các công ty này cần.
1. 3. Mối quan hệ giữa phân tích công ty và định giá cổ phiếu
Phân tích công ty là nền tảng để định giá cổ phiếu. Theo Warrant Buffet3
, quy
trình phân tích cơ bản nhằm định giá cổ phiếu bao gồm 3 bước: Phân tích vĩ mô, phân
tích ngành và phân tích công ty. Phân tích công ty cung cấp các dữ liệu phục vụ cho
việc định giá cổ phiếu. Phân tích công ty sẽ cho các số liệu về thu nhập trong tương lai
của công ty, chi phí vốn bình quân WACC (hay tỷ suất chiết khấu), khả năng sinh lời,
dự báo dòng tiền, kế hoạch cổ cổ tức, lợi nhuận….. để xác định giá trị thực của cổ phiếu
một cách chính xác nhất.
Định giá cổ phiếu là sự lượng hóa bằng con số, là kết quả của phân tích công
ty. Giá trị thực của cổ phiếu phản ánh các yếu tố tài chính, kinh tế và các yếu tố định
tính cũng như định lượng khác của công ty và môi trường vĩ mô. Bằng phương pháp
đính giá chính xác nhất, giá trị thực của cổ phiếu sẽ phản đúng giá trị của công ty thể
hiện trong kết quả phân tích về công ty đó.
7
2. Phƣơng pháp phân tích công ty và định giá cổ phiếu
2.1. Phân tích định tính (qualitative analysis)
2.1.1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô PESTEL
Trước hết, khi phân tích một công ty cần phải đặt nó trong mối quan hệ với môi
trường kinh tế vĩ mô. Doanh nghiệp là một hệ thống mở và nó tồn tại trong mối quan hệ
với môi trường kinh tế vĩ mô. Chu kì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biến động
theo chu kì của nền kinh tế quốc gia và thế giới. Dù ít hay nhiều, doanh nghiệp đều chịu
sự chi phối và những tác động của môi trường kinh tế vĩ mô và các chính sách của
chính phủ. Phân tích PESTEL là phân tích tổng hợp các yếu tố mà tác động đến công ty
bao gồm: Chính trị - Kinh tế - Xã hội - Công nghệ - Môi trường tự nhiên - Pháp lý.
a. Môi trường chính trị (potical environment):
Một môi trường chính trị là yếu tố đầu tiên quyết định đến môi trường kinh
doanh của doanh nghiệp. Thay đổi chính trị sẽ dẫn đến thay đổi các chính sách kinh tế
và các chính sách về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Trên phạm vi một quốc
gia, một môi trường chính trị ổn định và hòa bình, không có tranh chấp, nội chiến hay
bất ổn thì mọi hoạt động kinh tế mới được đảm bảo. Trên bình diện quốc tế, một mối
quan hệ chính trị - ngoại giao tốt giữa các chính phủ thì doanh nghiệp trong quốc gia đó
sẽ được hưởng lợi từ những chính sách ngoại giao đó bao gồm các hiệp định, các cam
kết thương mại song phương hoặc đa phương, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài,
xuất nhập khẩu hay tín dụng quốc tế…. giữa các chính phủ.
b. Môi trường kinh tế (Economic environment).
Thứ nhất là môi trường kinh tế trong nước. Môi trường kinh tế trong chi phối
đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hàng loạt các chỉ báo kinh tế vĩ mô. Trước
hết, sự tăng giảm thu nhập GDP làm tăng hay giảm nhu cầu về hàng hóa đối với doanh
nghiệp Khi kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp sẽ tập trung vào các kế hoạch mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh, tăng doanh số hay chú trọng đến nhu cầu của người tiêu
dùng. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, doanh nghiệp tập trung vào các kế hoạch cắt
giảm chi phí, quy mô hoạt động, để sinh tồn. Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào. Lãi
suất tác động đến chi phí vốn vay. Sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động đến chi phí
nhập khẩu, doanh thu từ xuất khẩu. Tiếp theo là các chính sách thuế của chính phủ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng.
Thứ hai là môi trường kinh tế quốc tế. Đặc điểm của thị trường nước ngoài quyết
định đến nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu (đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa),
8
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (xuất khẩu vốn) đồng thời tác động đến nguồn cung cấp
các đầu vào như công nghệ, vốn (các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ, vốn từ nước
ngoài). Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và sự hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho doanh
nghiệp cả cơ hội (mở rộng thị trường, tiếp thu vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý…)
lẫn thách thức (áp lực cạnh tranh, nguy cơ tụt hậu….).
c. Môi trường văn hóa-xã hội (Socio-cultural Environment):
Thứ nhất là môi trường xã hội và nhân khẩu học. Về dân số, tốc độ tăng trưởng
dân số càng cao sẽ là nguồn cung ứng lao động dồi dào cho doanh nghiệp, chi phí nhân
công sẽ thấp hơn, đồng thời tăng dân số sẽ tăng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của
doanh nghiệp. Về địa lý, mỗi khu vực địa lý có đặc điểm khí hậu, địa hình khác nhau thì
lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũng phải thích ứng với mỗi khu vực
đó. Về cấu trúc xã hội, mỗi một xã hội đều phân chia thành những tầng lớp, giai cấp và
nhóm người khác nhau. Mỗi tầng lớp, giai cấp và nhóm người sẽ có những đặc trưng về
tâm lý tiêu dùng và nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ cũng khác nhau tương ứng với các
phân đoạn thị trường khác với các dòng sản phẩm hay loại hình dịch vụ khác nhau. Bên
cạnh đó, thu nhập trung bình của người dân, số người có việc làm càng cao thì càng
thúc đẩy tiêu thụ hàng, đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ càng khắt khe. Từ đó,
doanh nghiệp biết cách đổi mới, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Một ví dụ điển
hình là ở Đức trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều người có thu nhập cao, điều kiện
sống tốt, có khả năng trình độ và làm tại những vị trí ổn định của xã hội nhưng họ thích
sống độc thân, không muốn phải có trách nhiệm về gia đình, công việc sinh con đẻ
cái.... Những yếu tố này giúp các công ty ở Mỹ nảy sinh các dịch vụ, hàng hóa cho
người độc thân.
Thứ hai, là môi trường văn hóa. Văn hóa bao gồm tín ngưỡng và các giá trị,
phong tục, tập quán, các nghi lễ và nghệ thuật. Văn hóa quyết định thị hiếu và phong
cách của người tiêu dùng, do đó buộc doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm hoặc
dịch vụ phù hợp với văn hóa của họ, nếu không sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị họ
đào thải.
d. Môi trường công nghệ (Technological environment):
Sự phát triển công nghệ được coi là cuộc cách mạng vĩ đại của loài người và
có ảnh hưởng to lớn đến tổng thể nền kinh tế và bản thân doanh nghiệp. Trên phương
diện nền kinh tế nói chung, công nghệ có tác động làm tăng năng suất, giảm chi phí và
tạo ra nhiều sản phẩm mới ưu việt hơn. Trên phương diện doanh nghiệp nói riêng, công
9
nghệ giúp cải tiến và hiện đại hóa cách thức sản xuất (áp dụng tự động hóa vào sản
xuất,…); cải tiến phương thức phân phối và lưu thông hàng hóa giúp đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp (nhờ công nghệ, bán hàng trực tuyến ra đời tiện lợi và ít tốn
kém hơn bán hàng qua các kênh phân phối thông thường như qua đại lý hay môi giới);
cải tiến phương thức quản lý, điều hành doanh nghiệp. Sự ra đời của công nghệ thông
tin cho phép giao dịch từ xa, làm việc tại nhà, dùng máy tính để thay thế cho con người,
tinh vi hơn, hiện đại hơn, tiết kiệm thời gian hơn; giúp tạo ra được nguồn lực con người
có trình độ và kĩ năng cao hơn, lành nghề là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự
thành bại của công ty
e. Môi trường tự nhiên (Environmental protection)
Thứ nhất, môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Môi trường tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc cung cấp nguyên liệu đầu vào
dồi dào, đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
nguyên rừng. Ngược lại, môi trường tự nhiên cũng có thể gây ra những thảm họa cho
con người nói chung và doanh nghiệp nói riêng: thiên tai, lũ lụt, động đất,… Hậu quả
của những thảm họa này các nhà máy, công xưởng bị tàn phá, hoạt động sản xuất kinh
doanh bị gián đoạn. Thêm vào đó là nguy cơ đe dọa từ các nguồn tài nguyên không tái
sinh khiến doanh nghiệp phải bỏ chi phí tìm ra các nguồn nguyên liệu đầu vào thay thế
khác.
Thứ hai, vấn đề bảo vệ môi trường tạo sức ép không nhỏ đến doanh nghiệp.
Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của doanh nghiệp chịu dự điều chỉnh của
các luật liên quan về môi trường và ô nhiễm môi trường. Doanh nghiệp có thể phải
đóng nhiều loại thuế hoặc phí liên quan đến tài nguyên và môi trường và xây dựng hệ
thống xử lý chất thải nếu thực thi các dự án có ảnh hưởng đến môi trường, vì thế có thể
doanh nghiệp sẽ quyết định không tiến hành dự án vì chi phí quá cao, làm giảm dòng
tiền (chi phí rác thải thường là 5-10% tổng doanh thu của dự án). Dưới sức ép của
người tiêu dùng, sản phẩm của doanh nghiệp phải đảm bảo thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xử lý vấn đề bảo vệ môi trường không tốt có thể sẽ phải
chịu chi phí vốn yêu cầu từ phía các chủ sở hữu sẽ cao vì phải bù đắp cho các rủi ro
này.
10
f. Môi trường pháp lý (Legal Environment).
Trước hết, môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp trên
phương diện các nguồn luật chung. Luật Doanh Nghiệp điều chỉnh thành lập doanh
nghiệp, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu, hoạt động phá sản, mua lại,
sáp nhập, chia tách doanh nghiệp.... Luật thương mại điều chỉnh các hoạt động mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại của doanh nghiệp. Luật sở hữu trí
tuệ điều chỉnh các hoạt động liên quan đến bản quyền, bằng sáng chế, phát minh, mô
hình kinh doanh, bí quyết công nghệ,…. Luật lao động quy định về lương thưởng, bảo
hiểm, trợ cấp, tuyển dụng, chế độ hưu trí, xa thải người lao động,…chi phối đến tình
hình nhân sự của doanh nghiệp. Luật cạnh tranh bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng
của các doanh nghiệp, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Quan trọng hơn, các nguồn luật riêng điều chỉnh lĩnh vực và ngành nghề kinh
doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, các doanh nghiệp là các ngân hàng chịu sự điều
chỉnh của luật các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp là công ty bảo hiểm chịu sự điều
chỉnh của luật kinh doanh bảo hiểm. Doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản chịu sự
điều chỉnh của luật kinh doanh bất động sản,….
Tuy nhiên, dù là luật chung hay luật riêng thì một môi trường pháp luật tốt thì
phải vừa thông thoáng và vừa chặt chẽ thì mới duy trì ổn định hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Thông thoáng để khuyến khích doanh nghiệp hoạt động sản xuất
kinh doanh. Chặt chẽ để doanh nghiệp không thể lách luật, vi phạm pháp luật để tránh
gây ra những tổn hại về mặt tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp.
2.1.2. Phân tích ngành (mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter)
Một trong những mô hình phổ biến nhất trong phân tích ngành là mô hình 5 lực
lượng cạnh tranh của Micheal Porter4
. Mô hình Porter’s Five Forces được xuất bản lần
đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra
lợi nhuận trong kinh doanh. Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của
Porter”, được xem là công cụ hữu dụng để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng
hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay
tăng lợi nhuận. Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có
nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không.
4
Michael Eugene Porter, giáo sư đại học Bishop William Lawrence của trường kinh doanh Harvard, là tác giả
dẫn đầu các lý thuyết về chiến lược và cạnh tranh được thế giới công nhận và ứng dụng rộng rãi.
11
Hình 1: Mô hình Michael Porter
(Nguồn: http://mbavn.org/view_news.php?id=1082)
Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất
kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
(1) Sức mạnh của nhà cung cấp (The bargaining power of suppliers):
Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao
dịch của họ đối với doanh nghiệp. Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận
các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và
tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối
với ngành sản xuất bằng nhiều cách. Sau đây là một số yếu tố quyết định sức mạnh của
nhà cung cấp:
Một là mức độ tập trung của các nhà cung cấp. Sức mạnh của nhà cung cấp sẽ
rất lớn, nếu mức độ tập trung của họ cao. Nếu nhà cung cấp của một doanh nghiệp phải
cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp khác, thì có khả năng là họ sẽ phải chấp nhận những
điều khoản bất lợi hơn, vì doanh nghiệp có thể nhanh chóng chuyển sang đặt hàng của
nhà cung cấp khác, do đó, nhà cung cấp buộc phải chấp nhận tình trạng bị ép giá.
Hai là mức độ chuẩn hóa của đầu vào. Việc đầu vào được chuẩn hóa cũng làm
tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và do vậy làm giảm sức mạnh của họ, chẳng
hạn như mối quan hệ giữa các nhà sản xuất lốp (nhà cung cấp) với các nhà sản xuất xe
hơi
12
Ba là chi phí thay đổi nhà cung cấp. Chi phí này càng cao thì doanh nghiệp sẽ
càng phải chịu nhiều điều khoản bất lợi mà nhà cung cấp đặt ra, vì việc chuyển từ nhà
cung cấp này sang nhà cung cấp khác sẽ buộc doanh nghiệp sản xuất phải chịu các chi
phí khổng lồ. Mối quan hệ giữa Microsoft (với vai trò nhà cung cấp) với các nhà sản
xuất máy vi tính thể hiện rõ điều này.
Bốn là nguy cơ tăng cường hợp nhất giữa nhà cung cấp và đơn vị sản xuất.
Chẳng hạn như hãng sản xuất đồ uống mua các tiệm rượu, hay hãng Baxter
International – nhà sản xuất các thiết bị y tế – mua lại nhà phân phối American Hospital
Supply. Khả năng này càng cao thì sức mạnh của nhà cung cấp càng lớn.
(2) Sức mạnh của khách hàng (The bargaining power of buyers )
Trong trường hợp khách hàng có sức mạnh lớn, khách hàng có khả năng áp giá
hay thâu tóm hãng sản xuất. Khách hàng có sức mạnh lớn là những khách hàng có tính
tập trung cao, ít phân tán hay mua một lượng sản phẩm sản xuất ra trong bối cảnh kênh
phân phối hoặc sản phẩm đã được chuẩn hóa. Nhìn chung, khi sức mạnh khách hàng
lớn, thì mối quan hệ giữa khách hàng với ngành sản xuất sẽ gần với cái mà các nhà kinh
tế gọi là độc quyền mua – tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một
người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá
khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm. Ví dụ, thị trường bán lẻ rộng lớn của các hãng
Circui City và Sear giúp cho họ nắm được quyền lực tương đối để áp đặt giá cả với các
nhà sản xuất đồ gia dụng. Khách hàng cũng có khả năng sát nhập hay thậm chí là mua
hãng sản xuất. Ví dụ điển hình là các nhà sản xuất ô tô lớn rất có thể mua hãng sản xuất
lốp xe.
Ngược lại, trong trường hợp khách hàng yếu, áp lực đối với nhà sản xuất dịu
hơn, thậm trí nhà sản xuất có khả năng sáp nhập hoặc mua các hãng phân phối. Khách
hàng yếu khi chi phí chuyển đổi sản phẩm của khách hàng lớn, thường do sản phẩm
không được chuẩn hóa, vì thế khách hàng không thể dễ dàng chuyển sang sử dụng sản
phẩm khác được. Sức mạnh khách hàng yếu khi có rất nhiều khách hàng, nên khả năng
mặc cả không cao, nhất là đối với các loại hàng hóa tiêu dùng. Hơn nữa, khi nhà sản
xuất cung cấp giá trị đầu vào đáng kể cho khách hàng thì nhà sản xuất cũng có khả năng
chi phối khách hàng, thể hiện qua mối quan hệ giữa Intel với các nhà sản xuất máy vi
tính.
(3) Nguy cơ xuất hiện các sản phẩm thay thế ( The threat of substitute products)
13
Thứ nhất, các sản phẩm thay thế xuất hiện làm hạn chế khả năng tăng giá của
doanh nghiệp. Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” là đề cập đến
sản phẩm thuộc các ngành sản xuất khác. Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất
hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng
hóa thay thế. Độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu tác động của sự thay
đổi giá ở hàng hóa thay thế. Càng có nhiều hàng hóa thay thế thì đồ thị thể hiện nhu cầu
sản phẩm càng có độ co giãn cao vì lúc này người mua có nhiều sự lựa chọn hơn. Khi
đó tăng mức độ cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp.
Thứ hai, các sản phẩm thay thế thường đến từ bên ngoài ngành. Giá của các
lon đựng nước bằng nhôm bị cạnh tranh bởi giá của các loại bao bì khác như chai thủy
tinh, hộp thép và hộp nhựa. Ngày nay, giá của các lốp xe mới không đắt đến mức người
ta phải vá lại lốp xe cũ để dùng. Nhưng trong ngành vận tải, lốp mới rất đắt trong khi
lốp bị hỏng rất nhanh, vì vậy ngành vá lốp xe tải vẫn còn phát triển được.
Thứ ba, người tiêu dùng phải chịu chi phí chuyển đổi khi sử dụng các sản phẩm
thay thế. Chi phí chuyển đổi càng cao thì khả năng tiêu dùng sản phẩm thay thế càng
thấp.
(4) Các rào cản gia nhập ngành đối với đối thủ tiềm ẩn ( The threat of new entrants)
Những rào cản gia nhập ngành là những yếu tố làm cho các đối thủ tiềm ẩn
trong tương lai gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn. Đối thủ tiềm ẩn
nhiều hay ít, áp lực áp lực cạnh tranh của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào
các yếu tố sau:
Một là chính phủ tạo nên các hàng rào. Mặc dù có vai trò duy trì cạnh tranh
công bằng và lành mạnh thông qua các hành động chống độc quyền, nhưng chính phủ
vẫn hạn chế cạnh tranh thông qua việc chấp nhận độc quyền. Ngành công nghiệp điện
được coi là độc quyền tự nhiên, vì một công ty cung cấp điện cho khu vực sẽ hiệu quả
hơn là cho phép nhiều công ty điện cùng tồn tại trên một địa bàn. Để hạn chế các công
ty điện lực khai thác lợi thế này, chính phủ cho phép có một nhà độc quyền cung cấp
điện.
Hai là rào cản về bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ. Các ý tưởng và kiến thức
giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh được coi là sở hữu cá nhân sau khi được cấp bằng sáng
chế và ngăn không cho những người khác áp dụng kiến thức này. Chẳng hạn, Edwin
Land đã phát minh ra máy ảnh Polaroid năm 1947 và sáng lập một công ty độc quyền
trong lĩnh vực chụp ảnh lấy ngay. Năm 1975, Kodak muốn tham gia vào thị trường máy
14
chụp ảnh lấy ngay này và bắt đầu giới thiệu một loại máy ảnh tương tự. Polaroid lập tức
kiện Kodak vi phạm bản quyền và thắng kiện, buộc Kodak phải rời khỏi ngành công
nghiệp béo bở này.
Ba là rào cản về yếu tố đầu vào (vốn, kỹ thuật, công nghệ, nhân lực…). Hiện tại
chỉ có 2 hãng hàng không lớn cạnh tranh với nhau là Airbus và Boeing. Nếu không có
sự đột biến về công nghệ để chế tạo ra sản phẩm mới hoặc là tối ưu hơn máy bay (Loại
máy nào đó có thể đi từ nơi này sang nơi khác như truyện cổ tích) hoặc là tính năng
tương đương nhưng giá và công nghệ rẻ hơn thì chắc chắn rào cản gia nhập ngành chế
tạo máy bay vẫn là đích quá xa cho các doanh nghiệp khác.
(5) Mức độ cạnh tranh ngành (The competitive rivalry)
Sự sàng lọc trong ngành. Đến một lúc nào đó, mức độ tăng trưởng ngành chậm
lại và thị trường trở nên bão hòa, tạo nên tình huống cung vượt quá cầu. Khi đó cuộc
sàng lọc diễn ra, cạnh tranh dữ dội dẫn đến chiến tranh giá cả và một số công ty phá
sản.
Số lượng công ty lớn. Số lượng công ty lớn làm tăng tính cạnh tranh, vì có
nhiều hãng hơn trong khi tổng số khách hàng và nguồn lực không đổi. Tính cạnh tranh
sẽ càng mạnh hơn nếu các hãng này có thị phần tương đương nhau, dẫn đến phải “chiến
đấu” để giành vị trí chi phối thị trường.
Các chi phí cố định cao. Chi phí cố định cao thường tồn tại trong một ngành có
tính kinh tế theo quy mô. Khi tổng chi phí chỉ lớn hơn không đáng kể so với chi phí cố
định, thì các hãng phải sản xuất gần với tổng công suất để đạt được mức chi phí thấp
nhất cho từng đơn vị sản phẩm. Như vậy, các hãng sẽ phải bán một số lượng rất lớn sản
phẩm trên thị trường, và vì thế phải tranh giành thị phần, dẫn đến cường độ cạnh tranh
tăng lên.
Chi phí lưu kho cao hoặc sản phẩm dễ hư hỏng. Đặc điểm này khiến nhà sản
xuất muốn bán hàng hóa càng nhanh càng tốt. Nếu cùng thời điểm đó, các nhà sản xuất
khác cũng muốn bán sản phẩm của họ thì cuộc cạnh tranh giành khách hàng sẽ trở nên
dữ dội.
Mức độ khác biệt hóa sản phẩm thấp. Đặc điểm này luôn dẫn đến mức độ cạnh
tranh cao. Ngược lại, nếu sản phẩm của các hãng khác nhau có đặc điểm hàng hóa khác
nhau rõ rệt sẽ giảm cạnh tranh.
Các rào cản rút lui khỏi ngành lớn. Đặc điểm này khiến doanh nghiệp phải chịu
một chi phí cao, nếu muốn từ bỏ không sản xuất sản phẩm nữa, buộc phải ở lại trong
15
ngành và tiếp tục cạnh tranh ngay cả khi công việc kinh doanh không thuận lợi lắm.
Một rào cản phổ biến là tính đặc trưng và chuyên môn hóa cao của tài sản cố định. Khi
đó, khó có thể thanh lý các tài sản đó cho những ngành khác. Việc hãng Litton
Industries giành được các thiết bị của hãng đóng tàu Ingall Shipbuilding minh họa rõ
điều này. Litton đã rất thành công trong thập kỷ 1960 với các hợp đồng đóng tàu cho
Hải quân. Nhưng khi chi quốc phòng của Mỹ giảm xuống, Litton nhận thấy rõ khả năng
giảm doanh số cũng như lợi nhuận. Hãng quyết định cơ cấu lại, nhưng việc từ bỏ xưởng
đóng tàu không thực hiện được, do không bán được các thiết bị đóng tàu đắt tiền và
mang tính chuyên môn hóa cao. Cuối cùng, Litton buộc phải ở lại trong thị trường đóng
tàu đang xuống dốc.
2.1.3. Phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats
(Nguy cơ). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết
định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Cụ thể, khi phân tích
SWOT, cần đánh giá doanh nghiệp trên các phương diện sau:
Thứ nhất, phân tích SWOT là nhìn nhận doanh nghiệp từ yếu tố thuộc bên
trong doanh nghiệp bao gồm điểm mạnh và điểm yếu. Các mặt mạnh về tổ chức doanh
nghiệp có thể là đặc điểm nổi bật của sản phẩm, các kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức,
nguồn lực và những lợi thế mà doanh nghiệp có được trước các đối thủ cạnh tranh. Cụ
thể, doanh nghiệp có nhiều nhà quản trị tài năng, có công nghệ vượt trội, thương hiệu
nổi tiếng, có sẵn tiền mặt, doanh nghiệp có hình ảnh tốt trong mắt công chúng hay
chiếm thị phần lớn trong các thị thường chủ chốt. Ngược lại, những mặt yếu của doanh
nghiệp thể hiện ở những thiểu sót hoặc nhược điểm và kỹ năng, nguồn lực hay các yếu
tố hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đó có thể là mạng lưới phân phối
kém hiệu quả, tình hình tài chính bất ổn, thanh khoản kém, nguồn nhân lực thiếu kỹ
năng, quan hệ lao động không tốt, thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế hay
sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh...
Thứ hai, phân tích SWOT là đánh giá triển vọng của doanh nghiệp từ yếu tố
bên ngoài bao gồm cơ hội và nguy cơ. Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ
thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi trong các môi trường: kinh tế, tài chính, chính
trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động
hoặc dự định thâm nhập. Các cơ hội có thể bao gồm tiềm năng phát triển thị trường,
16
tiềm năng tăng trưởng ngành, khoảng trống thị trường, gần nguồn nguyên liệu hay
nguồn nhân công rẻ và có tay nghề phù hợp, các chính sách của chính phủ và sự thay
đổi khuôn mẫu hay cấu trúc xã hội có lợi cho doanh nghiệp,….Ngược lại, các nguy cơ
đối với doanh nghiệp có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt,
những bất lợi về chính sách của Chính phủ có thể xảy ra, bất ổn vê chính trị ở các thị
trường chủ chốt, sự phát triển công nghệ mới làm cho các phương tiện và dây chuyền
sản xuất của doanh nghiệp có nguy cơ trở nên lạc hậu, nguy cơ suy thoái kinh tế trong
nước và thế giới,….
2.2. Phân tích định lƣợng – quatitative analysis
Trước hết, phân tích định lượng (hay phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp, phân tích báo cáo tài chính) là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của
doanh nghiệp để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tài liệu
sử dụng cho phân tích định lượng là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
Thuyết minh báo cáo tài chính. Phân tích định lượng bao gồm phân tích theo tỷ số;
phân tích Dupont; phân tích cơ cấu và phân tích xu hướng. Tuy nhiên, phân tích theo cơ
cấu và theo xu hướng ít phổ biến hơn và chỉ mang tính chất hỗ trợ, bổ sung cho phương
pháp phân tích theo tỷ số và phương pháp Dupont. Do đó, khi phân tích báo cáo tài
chính, thường tập trung vào phương pháp theo tỷ số và phương pháp Dupont.
2.2.1. Phân tích theo tỷ số - Ratio analysis
Trước hết, phân tích theo tỷ số là phương pháp thông dụng nhất khi phân tích
tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Phân tích các tỷ số tài chính đóng vai trò
quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của công ty tại một thời điểm xác
định; đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trong một một hay nhiều kì kế toán; xác
định cấu trúc tài chính; tìm hiểu mối liên hệ giữa hoạt động kinh doanh và hiệu quả
công ty; và khắc phục sự khác biệt về quy mô hoạt động giữa các công ty trong ngành
Để đạt được kết quả chính xác và tin cậy khi phân tích các tỷ số dựa trên báo
cáo tài chính của doanh nghiệp, cần tuân thủ năm bước. Bước 1, xác định đúng công
thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích trên báo cáo tài chính. Bước 2, xác định đúng số
liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào công thức. Bước, giải thích ý nghĩa của các tỷ số
vừa tính toán. Bước 4, đánh giá các tỷ số tài chính vừa tính toán theo hai tiêu chuẩn là
so sánh với trung bình ngành (cao, thấp hay phù hợp) và so sánh với quá khứ (tăng hay
giảm, tốt hơn hay xấu đi). Bước 5: rút ra kết luận về tình hình tài chính của doanh
17
nghiệp. Các tỷ số phân tích tài chính bao gồm tỷ rủi ro hoạt động, tỷ số thanh khoản, tỷ
số hiệu quả hoạt động, tỷ số khả năng sinh lời, tỷ số cơ cấu vốn, tỷ số tăng trưởng và
các tỷ số khác liên quan đến giá cổ phiếu.
(1) Các tỷ số rủi ro hoạt động (operating risk)
Rủi ro kinh doanh – business risk
= Độ lệch chuẩn /Trung bình thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh
doanh
Biến động doanh thu – sales variability = Độ lệch chuẩn /Trung bình doanh thu thuần
Hệ số đòn bảy hoạt động – operating leverage
= %Thay đổi thu nhập/% Thay đổi doanh thu
Các chỉ số rủi ro hoạt động đo lường sự biến động và rủi ro trong thu nhập của
công ty. Nguyên nhân thường là do chu kì kinh doanh, biến động của ngành hay nền
chu kì kinh tế tăng trưởng hay suy thoái.
(2) Các tỷ số thanh khoản (liquidity ratio)
Hệ số thanh toán hiện hành (Current Ratio) =Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)
= (Tiền mặt+Chứng khoán ngắn hạn+khoản phải thu)/nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tức thời (Cash Ratio) = (Tiền mặt+Chứng khoán ngắn hạn)/nợ ngắn
hạn
Nhóm hệ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Hệ số
thanh toán hiện hành đo lường khả năng chuyển đổi thành tiền của tổng tài sản lưu động
để thanh toán các khoản nợ ngặn han. Hệ số thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn khi không tính đến thanh lý hàng tồn kho. Hệ số thanh toán tức thời
đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn nếu chỉ dùng các khoản tiền và tương đương tiền,
không tính đến thanh lý hàng tồn kho và tiền thu được từ các khoản phải thu. Các hệ số
này nên nằm trong khoảng 1-1.5 hoặc 1-2. Nếu các chỉ số này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp
gặp khó khăn về tài chính, không thanh toán được nợ. Nhưng nếu quá lớn (lớn hơn 2)
thì mức độ rủi ro qua. Tuy nhiên, do đặc thù ngành bán lẻ, các hệ số này thường thấp
hơn 1.
(3) Các tỷ số hiệu quả hoạt động (efficiency ratio )
- Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Kỳ thu hồi nợ trung bình
= Các khoản phải thu / (Doanh số bán chịu hàng năm /360 ).
18
Hệ số kỳ thu hồi nợ trung bình cho biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển
các khoản phải thu thành tiền mặt.
Thời hạn thanh toán trung bình
= Các khoản phải trả / (Tiền mua chịu hàng năm/360).
Hệ số thanh toán trung bình biểu thị thông qua thời hạn thanh toán trung bình,
phản ánh mối tương quan giữa các khoản phải trả đối với tiền mua hàng chịu mỗi năm.
Nếu hệ sô này quá cao cho thấy DN mua chịu hàng nhiều, thời gian thanh toán dài,
thanh khoản thấp, là mối đe dọa cho các nhà cung cấp và có thể sẽ bị nhà cung cấp từ
chối hợp đồng hoặc cấp tín dụng trả chậm. Ngược lại, hệ số này cao quá cho thấy DN
ko chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp và sẽ phải xoay sở để huy động vốn lưu
động từ các nguồn khác.
Thời gian lưu kho trung bình
= Giá trị hàng lưu kho trung bình/ (Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua /360).
Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho, hệ
số này cho thấy khả năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyển cao, tránh được lưu
kho bởi các mặt hàng kém tính lưu hoạt.
Thời gian lưu chuyển tiền mặt (vòng quay vốn lưu động - Cash Conversion Cycle)
CCC =Thời gian thu hồi nợ trung bình+Thời gian lưu kho - Thời gian trả chậm trung
bình
Hệ số CCC càng cào càng kém hiệu quả, cho thấy hàng tồn kho lỗi thời, không
tiêu thụ được; doanh nghiệp không chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp hay nhanh
phải trả người bán; chính sách bán chịu còn quá thông thoáng, các khoản phải thu chậm
thu hồi. Ngược lại, hệ số ccc càng thấp thì doanh nghiệp hoạt động càng tốt, vốn lưu
động quay vòng nhanh. Đặc biệt hệ số này ứng dụng một cách hiệu quả nhất đối với các
doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, hệ số này sẽ trở nên vô nghĩa nếu đem ra phân tích
trong các ngành như công nghệ thông tin, tư vấn và các công ty bảo hiểm.
- Các chỉ số về hiệu quả sử dụng tài sản
Vòng quay tổng tài sản (Total Asset Turnover)
= Doanh thu thuần/trung bình tổng tài sản
Ý nghĩa: Cho thấy một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số
này càng cao so với ngành thì càng tốt. Trong ngành chế tạo, hệ số này thường dao
động quanh 1 do đặc thù của ngành này vốn đầu tư vào tài sản rất lớn. Còn trong ngành
bán lẻ, hệ số này thường dao động quanh 10.
19
Hệ số này quá thấp chứng tỏ doanh nghiệp bị ứng đọng vốn, sử dụng tài sảnkém
hiệu quả. Tuy nhiên hệ số này quá cao cũng không tốt, cho thấy doanh nghiệp hầu như
không có tài sản để bán lấy tiền hoặc thanh lý quá nhiều tài sản lỗi thời để mua sắm tài
sản mới, do đó ảnh hưởng đến dòng tiền trong tương lai và có khả năng làm tăng nợ,
gây rủi ro về tài chính.
Vòng quay tài sản cố định (Fixed Asset Turnover)
= Doanh thu thuần/trung bình tài sản cố định
Ý nghĩa: cho thấy một đồng đầu tư vào tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu. Hệ số này quá thấp so với trung bình ngành cho thấy vốn bị ứ trong tài sản
cố định hoặc tài sản cố định chưa hoạt động hết công suất. Ngược lại, nếu quá cao so
với ngành, thì cũng không tốt. Chứng tỏ, tài sản cố định của doanh nghiệp đã khấu hao
gần hết, cần bỏ thêm vốn để nâng cấp hoặc đầu tư làm ảnh hưởng đến dòng tiền đầu tư.
(4)Các tỷ số khả năng sinh lời (Profitability)
- Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)
= (Doanh thu-Chi phí vốn bán hàng)/Doanh thu thuần
Tỷ số này cho thấy khả năng kiểm soát chi phí sản xuất và tăng doanh số bán
hàng: tăng giảm chi phí nguyên liệu đầu vào (lơi thế về nhà cung cấp, thay đổi tỷ giá
hối đoái,…); tăng giảm chi phí sản xuất do mức độ hiện đại hay lạc hậu của công nghệ;
mức độ hiệu quả của các chiến lược marketing hoặc lợi thế về thị trường tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ.
- Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh (Operating Profit Margin) EBIT
= (Lợi nhuận gộp-Chi phí quản lý doanhnghiệp)/Doanh thu thuần
EBIT đo lường tỷ suất sinh lời của mỗi đồng vốn bỏ ra sau khi đã trừ đi các chi
phí hoạt động.
- Tỷ suất lợi nhuận thuần (Net Profit Margin) = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
Tỷ số này cho thấy khẳ năng sinh lời của hoạt động liên tục, các khoản thu
nhập bất thường không ảnh hưởng đến tỷ số này.
- Lợi suất tổng tài sản (ROA) = Thu nhập thuần+Chi phí lãi vay/Tổng tài sản trung bình
ROA cho biết mỗi đồng tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
- Lợi suất vốn chủ sở hữu (ROE) = Thu nhập thuần/Vốn chủ sở hữu trung bình
ROE cho thấy một đồng góp vốn vào công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Đây là cái mà các chủ sở hữu quan tâm nhất. ROE hay được đem so sánh với ROA.
Nếu tỷ ROE lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng
20
tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm
lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông.
- Lợi suất vốn đầu tư dài hạn (return on capital employed – ROCE)
= EBIT/ (tổng tài sản – nợ ngắn hạn)
ROCE cho thấy lợi suất mà các nhà quản trị doanh nghiệp tạo ra khi sử dụng
nguồn vốn huy động từ cổ phiếu (bao gồm cả cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi),
trái phiếu, đi thuê tài chính và các khoản nợ dài hạn khác. Hệ số này có ý nghĩa đối với
cả cổ đông, chủ nợ, định chế cho thuê tài chính, ngân hàng khi xem xét cho vay dài hạn.
- Hệ số dòng tiền biên (cash flow margin) = dòng tiền hoạt động/doanh thu thuần
Hệ số này cho thấy khả năng chuyển các khoản doanh thu thành tiền mặt để
tăng khả năng thanh khoản cho doanh nghiệp.
- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS = lợi nhuận sau thuế/ tổng số cổ phần phổ thông
EPS cho biết cứ mỗi cổ phiếu phổ thông đanh lưu hành có thu nhập là bao
nhiêu.
(5)Các chỉ số cơ cấu vốn (gearing/leverage ratio):
- Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản (Total Debt Ratio) = Tổng nợ dài hạn/Tổng tài sản
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi
vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá
nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự
chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn
bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ
số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay
để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Coverage Ratio) = EBIT/Chi phí lãi vay
Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khó năng trả lãi vay. Nếu
nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc
công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay. Tỷ số khả
năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả
năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao.
- Hệ số khả năng thanh toán tài chính cố định
= (Fixed Financial Cost Ratio) EBIT+Lãi thuê mua/Chi phí lãi vay+Lãi thuê
mua
21
Hệ số này áp dụng cho các công ty huy động vốn bằng đi thuê tài chính hay
thuê hoạt động, nhất là các doanh nghiệp hàng không. Hệ số trên cho thấy khả năng
thanh toán cả chi phí lãi vay và chi phí lãi đi thuê.
-Hệ số khả năng thanh toán tài chính cố định bằng tiền mặt (Cash Flow Coverage of
Fixed Financial Cost)
= (CFO thuần+Chi phí lãi vay+Lãi thuê mua)/ (Chi phí lãi vay+Lãi thuê mua)
(6) Các chỉ số tăng trưởng (growth ratio):
- Lợi nhuận giữ lại (Retention Rate) = (lợi nhuận sau thuế-Cổ tức)/lợi nhuận sau thuế
Tỷ số này cho biết cứ trong 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp giữ lại
bao nhiêu đồng để tái đầu tư. Tỷ số càng lớn tức là doanh nghiệp tái đầu tư càng mạnh.
- Tốc độ tăng trưởng bền vững (sustainable growth rate)
= RR*ROE
= (1- tỷ lệ chi trả cổ tức) * ROE.
Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có
thể đạt được nếu dùng toàn bộ lợi nhuận giữ lại đem tái đầu tư.
(7) Các chỉ số khác liên quan đến giá cổ phiếu
- Chỉ số giá/thu nhập (Price Earning Ratio – P/E)
= Giá thị trường/Thu nhập một cổ phiếu
= tổng giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu/ lợi nhuận sau thuế
P/E phản ánh kì vọng của nhà đầu tư đối với cổ phiếu, sẵn sàng trả giá bao
nhiêu cho triển vọng của một công ty. Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một
cổ phần của công ty càng cao hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp. Tính toán tỷ số P/E
thường trên cơ sở số liệu của công ty trong vòng một năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận của
công ty chịu tác động của nhiều yếu tố, nên có thể lên cao, xuống thấp bất thường, nên
hệ số P/E cũng có thể thay đổi bất thường giữa các năm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường
không chỉ dựa vào duy nhất P/E trong một năm khi ra quyết định đầu tư mà còn xem
xét cả P/E trong nhiều năm trước, hay so sánh P/E của công ty này với công ty khác
trong cùng ngành hay trong cùng nền kinh tế.
-Chỉ số giá/giá trị sổ sách (Price to Book Ratio – P/B)
= giá trị thị trường/mệnh giá cổ phiếu
*** Tuy nhiên, phương pháp phân tích theo tỷ lệ cũng có một số những hạn chế
nhất định. Một là, trong nhiều trường hợp khó xác định nhóm ngành của công ty. Hai
là, các số liệu về công bố về ngành cũng chỉ mang tính chất tham khảo và thông tin trên
22
báo cáo tài chính đôi khi không chính xác và khách quan do các sai sót hay gian lận kế
toán. Ba là, chuẩn mực, nguyên tắc, chính sách và ước tính mà công ty áp dụng có thể
là khác nhau nên khó xác định được tiêu chí để so sánh. Bốn là, các tỷ lệ tài chính của
ngành có thể chưa phải là tiêu chuẩn so sánh phù hợp. Năm là, một số trường hợp, khó
có thể giải thích được sự biến động của các chỉ số tài chính.
2.2.2. Phân tích Dupont.
a. Khái quát về mô hình Dupont.
Phân tích là phân tích mối quan hệ tương tác giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu
thông qua triển khai hệ số ROE.Phân tích Dupont cho phép yếu tố nào tạo nên điểm
mạnh và điểm yếu của DN, đồng thời cho phép xác định và đánh giá chính xác nguồn
gốc làm thay đổi lợi nhuận của công ty, trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp quản trị phù
hợp.
Mô hình phân tích tài chính Dupont được phát minh bởi F.Donaldson Brown,
một kỹ sư điện người đã gia nhập bộ phận tài chính của công ty hóa học khổng lồ này.
Một vài năm sau đó, Dupont mua lại 23% cổ phiếu của tập đoàn General Motors. Và
giao cho Brown tái cấu trúc tình hình tài chính lộn xộn của nhà sản xuất xe hơi này.
Đây có lẽ là lần cải tổ trên qui mô lớn đầu tiên ở Mỹ. Theo Alfred Sloan, nguyên chủ
tịch của GM, phần lớn thành công của GM về sau này có sự đóng góp không nhỏ từ hệ
thống hoạch định và kiểm soát của Brown. Những thành công nối tiếp đã đưa mô hình
Dupont trở nên phổ biến trong các tập đoàn lớn tại Mỹ. Nó vẫn còn được sử dụng cực
kỳ rộng rãi trong việc phân tích báo cáo tài chính đến những năm 1970.
b. Phương trình Dupont cơ bản:
EquityCommon
AssetsTotal
AssetsTotal
Sales
Sales
IncomeNet
MultiplierEquityTurnoverAssetTotalMarginProfitROE


= tỷ suất lợi nhuận biên * vòng quay tổng tài sản * hệ số đòn bảy tài chính
Ý nghĩa: ROE bị chi phối bởi 3 hệ số quan trọng nhất tỷ suất lợi nhuận biên, vòng quay
tổng tài sản và hệ số đòn bảy tài chính. ROE thấp hay cao là do ít nhất 1 trong 3 hệ số
trên thấp hay cao. Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng
một số biện pháp làm tăng ROE như sau:
Thứ nhất, tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh
tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động. Nếu mức lợi
nhuận trên tổng tài san cua doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay
thêm tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả và nên làm.
23
Thứ hai, tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản,
thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về
cơ cấu của tổng tài sản
Thứ ba, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó
tăng lợi nhuận ròng biên của doanh nghiệp.
c. Phương trình Dupont mở rộng:
ROE = (Net income/ EBT) x (EBT/ EBIT) x (EBIT/ Revenue) x (Revenue/ Total Assets)
x Total Assets/ Total Equity).
Hay: ROE = (lợi nhuận ròng/ lợi nhuận trước thuế)
x (lợi nhuận trước thuế/lợi nhuận trước lãi và thuế)
x (lợi nhuận trước lãi và thuế/ doanh thu)
x (doanh thu/tổng tài sản)
x (tổng tài sản/vốn chủ sở hữu).
Qua đó cho thấy ROE chịu ảnh hưởng của 5 nhân tố: gánh nặng về thuế, chi phí
lãi vay, lợi nhuận trước lãi thuế biên, hiệu suất sử dụng tài sản và hệ số cơ cấu vốn.
Phương trình DuPont mở rộng cũng phân tích tương tự như Dupont cơ bản song nhà
phân tích phải nhìn sâu hơn vào cơ cấu của biên lợi nhuận ròng nhờ nhìn vào ảnh
hưởng từ các khoản lợi nhuận khác ngoài khoản lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh
chính của doanh nghiệp, ảnh hưởng của thuế và chi phí lãi vay. Nhìn vào chỉ tiêu này
các nhà phân tích sẽ đánh giá được mức tăng biên lợi nhuận của doanh nghiệp đến từ
đâu. Nếu nó chủ yếu đến từ các khoản lợi nhuận khác như thanh lý tài sản hay đến từ
việc doanh nghiệp được miễn giảm thuế tạm thời thì các nhà phân tích cần lưu ý đánh
giá lại hiệu quả hoạt động thật sự của doanh nghiệp.
2.3 Các phƣơng pháp định giá cổ phiếu.
Có rất nhiều các mô hình định giá cổ phiếu bao gồm mô hình chiết khấu luồng
tiền (discounted cash fow –DCF), mô hình chiết khấu cổ tức (Discounted dividend
model – DDM), phương pháp so sánh P/E, mô hình lợi nhuận thặng dư (Residual
income model-RIM). Mô hình DCF và RIM khá phức tạp. Cho nên, vì tính đơn giản và
dễ hiểu nên ở đây chỉ trình bày mô hình chiết khấu cổ tức và phương pháp P/E.
2.3.1. Mô hình chiết khấu cổ tức của Gordon
a. Nội dung mô hình
Mô hình chiết khẩu cổ tức được thiết kế để tính giá trị lý thuyết của cổ phiếu
thường. Mô hình này được Merrill Lynch, First Boston và một số ngân hàng đầu tư
24
khác sử dụng với giả định: (1) biết được động thái tăng trưởng của cổ tức, và (2) biết
trước lãi suất chiết khấu. Thế nhưng động thái chi trả cổ tức thường rất phức tạp, nên để
có thể mô tả và mô hình hóa được, người ta thường phải đưa ra giả định và xem xét
động thái cổ tức qua một số trường hợp đặc biệt liên quan đến động thái tăng trưởng cổ
tức. Khi sử dụng mô hình này, cần xem xét ở các trường hợp sau:
+ Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi:
P = 1
0
)1(
)1(
k
gD


+ 2
2
0
)1(
)1(
k
gD


+ … + 



)1(
)1(0
k
gD
(4.1)
Trong đó, 0D là cổ tức hiện tại của cổ phiếu và g là tốc độ tăng trưởng cổ tức, k
là chí phí vốn cổ phần. Cổ tức kỳ vọng ở cuối kỳ n bằng cổ tức hiện tại nhân với thừa số
(1+g) n
…Giả sử rằng k >g, nhân 2 vế của (4.1) với (1+k)/(1+g), sau đó trừ vế với vế
cho (4.1) được:
 
P
g
kP



1
)1(
= 




)1(
)1(0
0
k
gD
D
Bởi vì chúng ta giả định k >g nên: 



)1(
)1(0
k
gD
tiến đến 0. Kết quả là: P =
gk
D

1
+ Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức thay đổi:
Cổ tức được quyết định bởi EPS. EPS của doanh nghiệp quyết định giá trị của
doanh nghiệp. Chính sách cổ tức nhìn chung không ảnh hưởng đến giá trị của doanh
nghiệp. Vì thế, nếu một doanh nghiệp trả cổ tức thấp và tái đầu tư số lợi nhuận giữ lại,
giá cổ phiếu sẽ tăng lên vì cổ tức sẽ tăng lên trong tương lai. EPS chia thành 2 phần:
phần trả cổ tức (payout ratio) cho cổ đông và phần đem giữ lại để tái đầu tư. Giả định số
lợi nhuận giữ lại được tái đầu tư ở mức lợi suất tương đương với số vốn chủ sở hữu
hiện có của doanh nghiệp. Nói một cách khác, phần lợi nhuận giữ lại sẽ thu được lợi
nhuận tương đương với ROE, hay:
g = ROE * tỷ lệ tái đầu tư = ROE * (1- tỷ lệ lợi nhuận giữ lại)
Giả sử cổ tức có tốc tăng trưởng 1g đến năm n và 2g cố định vĩnh viễn sau đó, ta có:
P = { 1
10
)1(
)1(
k
gD


+ 2
2
10
)1(
)1(
k
gD


+ …+ n
n
a
k
gD
)1(
)1(0


} + 


)1()1(
)1()1( 210
kk
ggD
n
n
…
= n
n
n
n
k
gk
D
k
g
gk
D
)1(
)(
)1(
1(
1
)(
2
1
)1
1
1
















+ Trường hợp cổ tức không tăng trưởng:
25
Có D= 1D = 2D = 3D =… Và ...
)1()1()1( 3
3
2
2
1
1







k
D
k
D
k
D
P Nên
k
D
P 
Nếu dự kiến không có tăng trưởng cổ tức và chúng ta sẽ giữ cổ phiếu vĩnh viễn,
giá cổ phiếu sẽ được xác định là giá trị của viễn kim PERPETUITY. Trường hợp tất cả
các thu nhập được chia cho cổ đông dưới dạng cổ tức, sử dụng cổ tức sẽ tương đương
với sử dụng thu nhập trên một cổ phiếu EPS. PERPETUITY =
k
D
P  hay
k
EPS
.
b. Hạn chế của mô hình
Thứ nhất, mô hình này không áp dụng được trong trường hợp công ty giữ toàn
bộ lợi nhuận cho tái đầu tư và không trả cổ tức cho cổ đông. Mô hình chiết khấu cổ tức
có thể áp dụng để định giá cổ phiếu trong các trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức
bằng 0, hoặc bằng g không thay đổi và ngay cả trong trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ
tức thay đổi liên tục qua từng thời kì, đôi khi là thay đổi rất nhanh qua từng năm hoặc
thậm chí là qua từng thập kỷ. Hiếm khi nào mà một doanh nghiệp đạt đến một mức tăng
trưởng nào đó và có thể duy trì mức tăng trưởng đó mãi mãi.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng cổ tức chỉ là một trong 2 mục tiêu của nhà đầu tư khi
mua cổ phiếu. Đôi khi nhà đầu tư vẫn chấp nhận mua cổ phiếu trong trường hợp công
ty không trả cổ tức vì khi ấy mục tiêu của nhà đầu tư là lợi vốn (capital gain) chứ không
phải cổ tức. Trong trường hợp này mô hình chiết khấu cổ tức không áp dụng được.
Thứ hai, mức chiết khấu đôi khi rất khó xác định. Các nhà phân tích thường sử
dụng công thức mức chiết khấu R=Rf + β*(Rm - Rf) hoặc là sử dụng chi phí sử dụng
vốn trung bình WACC của doanh nghiệp như một tỷ lệ chiết khấu hợp lý. Cả hai
phương pháp trên đều khá lý thuyết và chúng nhiều khi không vận hành hiệu quả lắm
trong ứng dụng đầu tư thực tế. Các nhà đầu tư khác có thể chọn một tỷ suất rào cản tuỳ
ý để định giá cho tất cả các khoản đầu tư vốn cổ phần. Khi chọn một phương pháp nào
để dự báo suất chiết khấu thì không có nghĩa là có được những câu trả lời chắc chắn
chính xác.
Quay trở lại với cách tính toán trong mô hình DDM, dễ thấy kết quả của nó rất
nhạy cảm với bất cứ một sự thay đổi nào dù là nhỏ nhất trong giả định về tỷ lệ chiết
khấu và tỷ lệ tăng trưởng.
2.3.2. Phương pháp định giá cổ phiếu theo tỷ số P/E (Price-Earnings ratio)
Phương pháp này đưa ra cách tính giá cổ phiếu rất đơn giản bằng cách lấy lợi
nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu nhân với tỷ số P/E bình quân của ngành.Ví dụ một
26
công ty kỳ vọng sẽ kiếm được lợi nhuận trên mỗi cố phiếu là 3$ trong năm tới và tỷ số
P/E bình quân của ngành là 15 thì giá cổ phiếu sẽ là:
P=( Lợi nhuận kỳ vọng trên cổ phiếu) x (tỷ số P/E bình quân ngành)= 3$ x
15=45 $
Phương pháp này rất đơn giản, dễ áp dụng nhưng có nhiều hạn chế. Định giá
cổ phiếu thường không chính xác do phải phụ thuộc vào việc ước lượng lợi nhuận kỳ
vọng trên cố phiếu. Hơn nữa làm thế nào để chọn được tỷ số P/E phù hợp và liệu nhà
đầu tư có tin tưởng vào tỷ số P/E của ngành hay không, nếu có thì vẫn còn sai số giữa tỷ
số P/E của ngành và P/E của công ty.
II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ
PHIẾU TRÊN THẾ GIỚI VÀ SO SÁNH VỚI VIỆT NAM
1. Kinh nghiệm phân tích công ty của thế giới và so sánh với Việt Nam.
1.1. Về phƣơng pháp áp dụng
Trên thế giới, khi phân tích công ty thường áp dụng 2 phương pháp: top-down
và bottom-up. Phương pháp top-down đã được trình bày như phần trên.
Hình 2: Hai phương pháp tiếp cận phân tích công ty
Phương pháp bottom-up thì trình tự ngược lại: phân tích công ty, phân tích ngành và
cuối cùng là phân tích vĩ mô. Trường phái Top-down cho rằng các nền kinh tế, thị
trường chứng khoán và ngành đều ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của một chứng khoán.
Trường phái Bottom – up cho rằng có thể tìm ra những cổ phiếu định giá trị thấp so với
giá thị trường và có tỷ suất sinh lời cao mà không kể viễn cảnh của thị trường và ngành.
Ở Việt Nam, hiện nay các chuyên gia phân tích cũng áp dụng các mô hình này,
nhưng phân tích top-down thì phổ biến hơn. Các công ty chứng khoán ở Việt Nam
thường sử dụng phương pháp Top-down để đưa ra các báo cáo phân tích chuyên sâu về
các doanh nghiệp niêm yết hỗ trợ quyết định mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư..
27
1.2. Về ý nghĩa và vai trò
Trên thế giới, phân tích công ty dù theo phương pháp Top-down hay Bottom-up
thì các báo cáo phân tích được ứng dụng hết ý nghĩa của nó đặc biệt là trên các thị
trường chứng khoán phát triển (TTCK), đã đạt đến mức độ hiệu quả. Các dữ liệu sử
dụng để phân tích trên thế giới, nhất là ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật,
Anh… thì tin cậy hơn, đầy đủ hơn do thị trường tài chính, chế độ thông tin, chế độ báo
cáo tài chính minh bạch hơn. Do đó, các kết quả phân tích trên thế giới tin cậy hơn. Cho
nên phân tích công ty hay còn gọi là phân tích cơ bản được phát huy gần như hết tác
dụng của nó.
Ở Việt Nam, thị trường còn mới nổi nên trong nhiều trường hợp, các kết quả
phân tích chỉ là mang tính chất tham khảo. Việt Nam hiện vẫn chưa công nhận là nền
kinh tế thị trường thực thụ. Mối liên hệ giữa nhiều doanh nghiệp với ngành và tổng thể
nền kinh tế vĩ mô còn chưa thực sự khăng khít. Thêm vào đó, các giao dịch tài chính
còn chưa minh bạch, hiện tượng thông tin bất cân xứng còn phổ biến, chất lượng kiểm
toán báo cáo tài chính vẫn còn nhiều bất cập và chất lượng nguồn nhân lực kế toán-tài
chính còn hạn chế. Nhiều nhà đầu tư còn chưa quan tâm đến ứng dụng của phân tích cơ
bản trong đầu tư chứng khoán. Do vậy, đôi khi phân tích ngành và phân tích nền kinh
tế vĩ mô chưa phát huy hết tính hữu dụng của nó.
2. Kinh nghiệm định giá cổ phiếu trên thế giới và so sánh với Việt Nam.
Trên thế giới, các nhà đầu tư coi phân tích công ty là nền tảng để định giá cổ
phiếu. Họ là những nhà đầu tư thực thụ nên rất coi trọng phân tích cơ bản bên cạnh
phân tích kĩ thuật. Còn ở Việt Nam, nhiều nhà đầu tư phong cách còn chưa chuyên
nghiệp, vẫn còn đầu tư theo tâm lý đám đông, chưa nhận thức được tầm quan trọng,
chưa biết vận dụng phân tích công ty và cũng không quan tâm đến giá trị thực của cổ
phiếu.
Hơn nữa, trên thế giới định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu luồng tiền
(DCF), P/E và chiết khấu cổ tức là phổ biến nhất. Lý do là vì những phương pháp này
có độ tin cậy và chính xác nhất. Mô hình DCF rất được ưa chuộng, theo đó, giá trị của
cổ phiếu là giá trị của tất cả các dòng tiền ước lượng trong tương lai được chiết khấu về
hiện tại với một tỷ suất chiết khấu hợp lý. Mô hình này khá phức tạp, đòi hỏi phải ước
đoán chuỗi các kế hoạch tạo ra dòng tiền hoạt động nhưng nó phản ánh được tương đối
đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương
pháp khác. Trên thế giới, họ có họ có đầy đủ các điều kiện và công cụ để ước tính và dự
28
báo dòng tiền trong tương lai nên việc sử dụng mô hình DCF không mấy khó khăn, còn
phương pháp P/E lại dễ áp dụng vì có đủ số liệu về TTCK và ngành mà các thị trường
này cũng đạt đến mức độ hiệu quả.
Tại Việt Nam, việc áp dụng mô hình các mô hình vẫn còn nhiều vấn đề. Trước
hết, mô hình DCF có một số khó khăn làm cho việc ước tính nguồn thu trong tương lai
của các công ty khó có thể chính xác như tình hình môi trường kinh doanh có nhiều
biến động; các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các công ty đang niêm yết đều chưa
quen với lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, đặc biệt là còn xa lạ với việc dự báo
chi tiết luồng tiền dài hạn ra, vào…Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ số P/E để tính giá cổ
phiếu tại Việt nam còn gặp phải nhiều khó khăn do thiếu số liệu và TTCK chưa phát
triển. Về mô hình chiết khấu cổ tức, hiện nay do chưa có hệ số Beta nên việc áp dụng
còn gặp trở ngại ở chỗ khi quyết định được tỷ suất chiết khấu.Vì thế, thực tế cho thấy
phương pháp định giá theo tỷ số P/E thường được áp dụng hơn vì tính đơn giản, dễ hiểu
của nó
29
CHƢƠNG 2:
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIỂU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẨU TƢ
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIÊP SÔNG ĐÀ
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Tháng 9/2001, Công ty được thành lập có tên Tiếng Việt đầy đủ là “Công ty
Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà”, tên viết tắt là Sudico,
có trụ sở chính đặt tại Tầng 7- Tòa nhà Tổng công ty Sông Đà, đường Phạm Hùng, Từ
Liêm, Hà Nội. Khi thành lập, công ty có vốn điều lệ là 800 tỷ đồng và kinh doanh trong
lĩnh vực bất động sản (BĐS). Năm 2003, Sudico được chuyển đổi thành Công ty Cổ
phần và được trao cờ thi đua xuất sắc của Bộ Xây dựng.
Năm 2005, dự án KĐT Mỹ Đình - Mễ Trì được đã hoàn thành; Khu dân cư Bắc
Trần Hưng Đạo (Hòa Bình) đã hoàn chỉnh công tác quy hoạch, thi công san nền và triển
khai kinh doanh. Doanh thu thuần đạt 314,69 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 174,2 tỷ.
Năm 2006, công ty vinh dự đạt giải Sao Vàng Đất Việt do Uỷ Ban Trung ương
hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng và một lần nữa được trao tặng cờ thi
đua của Bộ Xây dựng dành cho đơn vị thi đua xuất sắc ngành xây dựng. Ngày
11/05/2006, công ty được niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh với mã chứng khoán SJS.
Năm 2007, công ty tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên lên 400 tỷ đồng và thành
lập các công ty con (Sudico Tiến Xuân, Công ty Cổ phần Dịch vụ Sudico và Công ty
Cổ phần Tư vấn Sudico) và được Bộ Khoa học và Công nghệ trao giải Cúp vàng ISO
2007.
Năm 2008, công ty thành lập công ty con: Công ty TNHH Một thành viên
Sudico An Khánh. Năm 2009, cổ phiếu Sudico được bình chọn là một trong 19 cổ
phiếu vàng Việt Nam năm 2009.
2. Cơ cấu sở hữu và quản trị công ty
2.1. Cơ cấu sở hữu
Về cơ cấu sở hữu, Sudico vốn được cổ phần từ một doanh nghiệp nhà nước.
Bảng 1: Cơ cấu sở hữu
Sở hữu nhà nước (tổng công ty Sông Đà) 36.3%
Sở hữu nhà đầu tư nước ngoài 26.92%
Cá nhân và tổ chức khác trong nước 36.78%
30
2.2. Quản trị công ty:
Các thành viên trong ban lãnh đạo của Sudico trước đây hầu hết đều đảm nhận
các vị trí trong các công ty khác của tổng công ty Sông Đà, hơn nữa đây cũng là những
con người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng, vì vậy ban lãnh đạo
Sudico là những người có kinh nghiệm trong hoạt động của mình. Họ cũng có nhiều
mối quan hệ với tổng công ty Sông Đà và các thành viên khác. Bên cạnh đó, hiện nay
Sudico cũng đang dự định thực hiện việc bán các căn hộ cho cán bộ công nhân viên
cũng như các các cổ đông của mình Điều này một phần nào đó sẽ góp phần gắn kết hơn
nữa giữa cán bộ nhân viên và cổ đông với công ty.
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh
3.1. Lĩnh vực kinh doanh:
Hoạt động của Sudico là đầu tư kinh doanh BĐS. Cụ thể, Sudico cung cấp dịch
vụ về BĐS và xây dựng từ tư vấn đầu tư lập và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng,
kinh doanh nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp; tư vấn thiết kế kỹ thuật, quy hoạch
chi tiết khu đô thị và khu công nghiệp, tư vấn thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp
đến thi công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp kinh doanh vật liệu xây
dựng, thiết bị nội thất; dịch vụ khách sạn, nhà hàng; xuất nhập khẩu thiết bị máy móc.
Tuy nhiên, hoạt động chính của công ty trong lĩnh vực BĐS là kinh doanh, khai
thác các dịch vụ về nhà ở và khu đô thị (chiếm trên 95% doanh thu thuần và lợi nhuận
gộp)5
. Sản phẩm của công ty cung cấp cho khách hàng những căn hộ, biệt thự cao cấp
nằm trong tổng thể kiến trúc được quy hoạch hiện đại và đồng bộ chiếm thị phần đáng
kể trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, xấp xỉ 3 - 4%.
3.2.Các dự án đã và đang triển khai
Hiện nay, công ty đã hoàn thành nhiều dự án BĐS lớn trong đó phải kế đến dự
án dự án KĐT Mỹ Đình – Mễ Trì ở Hà Nội (2002-2009) với tổng vốn đầu tư khoảng
4500 tỷ đồng và quy mô 368000 m2, dự án KĐT Bắc Trần Hưng Đạo ở Hòa Bình
(2004-2008) với tổng vốn đầu tư hơn 148 tỷ đồng và quy mô 240000 m2. Đặc biệt,
công ty đang triển khai các dự án lớn mang tính chiến lược trong đó:
Bảng 2: Một số dự án lớn đang triển khai
Tên dự án Vị trí Quy mô
(m2)
Vốn đầu tư
(tỷ đồng)
Tiến độ thực hiện
KĐT Nam An
Khánh
Hoài Đức – Hà
Tây
2,888,000 3500 Khởi công 2004, đang kinh
doanh
5
Bản cáo bạch phát hành thêm 1000 tỷ, Sudico, 2009
31
KĐT Văn La-
Văn Khê
Hà Đông 120,134 1300
Chuẩn bị kinh doanh
Tiế n Xuân Lương Sơn –
Hòa Bình
13,000,000 2700
Đề n bù giả i tỏ a 10%
(Nguồn: Bản cáo bạch phát hành thêm 1000 tỷ năm 2009)
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẨN ĐẦU TƢ
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ
1. Phân tích định tính
1. 1 Phân tích môi trƣờng kinh tế vĩ mô Việt Nam
1.1.1. Môi trường chính trị Việt Nam 2009 - Political
Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội
ổn định so với các nước khác trong khu vực. Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính
trị (PERC) tại Hồng Kông xếp Việt nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị
và xã hội sau sự kiện 11-2009. So với các nước ASEAN, Việt nam có ít các vấn đề liên
quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Sau khi đưa ra chính sách “đổi mới”, Việt
Nam đã và đang đạt được mức tăng trưởng GDP ổn định. Việt nam được đánh giá là
nơi an toàn để đầu tư tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài.
Đối với Sudico, ngoài môi trường chính trị ổn định, còn hưởng lợi từ sự kiện
chính trị nổi bật là Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Sudico đang triển khai dự án KĐT
Nam An Khánh, và Văn La-Văn Lê trên địa bàn Hà Tây cũ và nay là Hà Nội mới. Khi
các dự án này hoàn thành, trong quy hoạch phát triển thu đô Hà Nội và trong tầm ảnh
hưởng của thủ đô, thì những công trình này sẽ càng có giá trị, các căn hộ sẽ có giá bán
cao hơn.
1.1.2. Tình hình kinh tế vĩ mô năm 2009 - Economic
a. Tổng quan về kinh tế thế giới 2009:
Bức tranh nền kinh tế thế giới đã dần sáng trở lại sau cơn bão tài chính. Cuộc
khủng hoảng được coi là tồi tệ nhất kể từ sau đại suy thoái 1930-1931 đã khép lại đi khi
các trung tâm kinh tế - tài chính lớn phát những tín hiệu phục hồi, điều làm ngạc nhiên
cả những tổ chức dự báo, chuyên gia kinh tế lạc quan nhất. Những biện pháp quyết liệt
trong chính sách tiền tệ nới lỏng và tài khóa mở rộng của các chính phủ được nhận định
là nguyên nhân chính đem lại sự phục hồi nhanh chóng kinh tế thế giới theo mô hình
chữ “V”. Sự kiện nổi bật nhất là kinh tế Trung Quốc trở hành đầu tàu của phục hồi và
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608

More Related Content

What's hot

22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-sanAn Thuy
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012Hải Finiks Huỳnh
 
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...nataliej4
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìGấu Đồng Bằng
 
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...nataliej4
 

What's hot (20)

22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
 
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công tyLuận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Thành Sen
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Thành SenĐề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Thành Sen
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Thành Sen
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
 
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhChống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán AscoĐề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
 
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đĐề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
 
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
 

Viewers also liked

Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Trần Đức Anh
 

Viewers also liked (6)

Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
 
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Tailieu.vncty.com 5106 4775
Tailieu.vncty.com   5106 4775Tailieu.vncty.com   5106 4775
Tailieu.vncty.com 5106 4775
 

Similar to Tailieu.vncty.com 5125 4608

Nguyen-Thi-Ngoc-Mai-QT1502T.pdf
Nguyen-Thi-Ngoc-Mai-QT1502T.pdfNguyen-Thi-Ngoc-Mai-QT1502T.pdf
Nguyen-Thi-Ngoc-Mai-QT1502T.pdfTonNguynVn17
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...jackjohn45
 
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTOLuận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTOViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXĐề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...
Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...
Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Tailieu.vncty.com 5125 4608 (20)

Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
 
Nguyen-Thi-Ngoc-Mai-QT1502T.pdf
Nguyen-Thi-Ngoc-Mai-QT1502T.pdfNguyen-Thi-Ngoc-Mai-QT1502T.pdf
Nguyen-Thi-Ngoc-Mai-QT1502T.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
 
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTOLuận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đĐề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
 
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXĐề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
 
Đề tài chính sách cổ tức công ty tài chính ngân hàng, HOT 2018
Đề tài chính sách cổ tức công ty tài chính ngân hàng,  HOT 2018Đề tài chính sách cổ tức công ty tài chính ngân hàng,  HOT 2018
Đề tài chính sách cổ tức công ty tài chính ngân hàng, HOT 2018
 
Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...
Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...
Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...
 
Đề tài: Tổ chức vốn bằng tiền tại Công ty xây lắp điện, HAY
Đề tài: Tổ chức vốn bằng tiền tại Công ty xây lắp điện, HAYĐề tài: Tổ chức vốn bằng tiền tại Công ty xây lắp điện, HAY
Đề tài: Tổ chức vốn bằng tiền tại Công ty xây lắp điện, HAY
 
Tailieu.vncty.com 5303 2025
Tailieu.vncty.com   5303 2025Tailieu.vncty.com   5303 2025
Tailieu.vncty.com 5303 2025
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty thép đan Việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty thép đan ViệtPhân tích tình hình tài chính tại công ty thép đan Việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty thép đan Việt
 
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
 

More from Trần Đức Anh

Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com   tailieu xahoihocTailieu.vncty.com   tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihocTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Trần Đức Anh
 

More from Trần Đức Anh (17)

Tailieu.vncty.com 5117 1019
Tailieu.vncty.com   5117 1019Tailieu.vncty.com   5117 1019
Tailieu.vncty.com 5117 1019
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
 
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
 
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
 
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
 
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com   tailieu xahoihocTailieu.vncty.com   tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
 
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
 
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
 
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
 

Tailieu.vncty.com 5125 4608

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà Sinh viên thực hiện : Tào Thị Việt Hà Lớp : Anh 4 Khoá : 45 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Tú Uyên Hà Nội, tháng 05/2010
  • 2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY...............................3 VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ......................................................................................3 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ...................................................................................................................3 1. Khái niệm và vai trò của phân tích công ty và định giá cổ phiếu................3 1.1. Khái niệm .................................................................................................3 1.2. Vai trò.......................................................................................................4 1. 3. Mối quan hệ giữa phân tích công ty và định giá cổ phiếu .....................6 2. Phƣơng pháp phân tích công ty và định giá cổ phiếu ..................................7 2.1. Phân tích định tính (qualitative analysis)................................................7 2.2. Phân tích định lƣợng – quatitative analysis ..........................................16 2.3 Các phƣơng pháp định giá cổ phiếu.......................................................23 II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THẾ GIỚI VÀ SO SÁNH VỚI VIỆT NAM .............................26 1. Kinh nghiệm phân tích công ty của thế giới và so sánh với Việt Nam. .....26 1.1. Về phƣơng pháp áp dụng.......................................................................26 1.2. Về ý nghĩa và vai trò ..............................................................................27 2. Kinh nghiệm định giá cổ phiếu trên thế giới và so sánh với Việt Nam. ....27 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIỂU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẨU TƢ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIÊP SÔNG ĐÀ...........28 I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY .........................................................................29 1. Lịch sử hình thành và phát triển: ...............................................................29 2. Cơ cấu sở hữu và quản trị công ty ..............................................................29 2.1. Cơ cấu sở hữu.........................................................................................29 2.2. Quản trị công ty: ....................................................................................30 3. Hoạt động sản xuất kinh doanh ..................................................................30
  • 3. II. PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẨN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ .......31 1. Phân tích định tính ......................................................................................31 1. 1 Phân tích môi trƣờng kinh tế vĩ mô Việt Nam......................................31 1.2. Phân tích ngành bất động sản................................................................35 1.3. Phân tích SWOT ...................................................................................40 2. Phân tích định lƣợng ...................................................................................42 2.1 Phân tích các chỉ số tài chính..................................................................42 2.2. Phân tích Dupont....................................................................................55 3. Định giá cổ phiếu .........................................................................................56 3.1. Mô hình chiế t khấ u cổ tƣ́ c: ....................................................................56 3.2. Phƣơng phá p so sá nh P/E. .....................................................................58 III. ĐÁ NH GIÁ HIỆ U QUẢ HOẠ T ĐỘ NG TÀ I CHÍ NH CỦ A CÔNG TY VÀ NGUYÊN NHÂN.................................................................................................59 1. Thành công đạt đƣợc và nguyên nhân: ......................................................59 1.1. Thành công .............................................................................................59 1.2. Nguyên nhân:..........................................................................................60 2. Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................61 2.1. Hạn chế :.................................................................................................61 2.2. Nguyên nhân: .........................................................................................61 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NẦNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ................................................................................................63 I. TRIỂN VỌNG NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2010 VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI ............................63 1. Triển vọng ngành bất động sản năm 2010-05-25 .......................................63 1.1. Điểm sáng ...............................................................................................63 1.2. Điểm tối...................................................................................................64 2. Kế hoạ ch, chiế n lƣợ c củ a công ty................................................................65 2.1. Chiến lƣợc sản phẩm..............................................................................65 2.2. Chiến lƣợc thị trƣờng.............................................................................66 2.3. Kế hoạ ch về mô hình tổ chƣ́ c .................................................................66
  • 4. 2.4. Kế hoạ ch về doanh thu, lợ i nhuậ n .........................................................66 2.5. Kế hoạ ch triể n khai cá c dƣ̣ á n ...............................................................67 II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.....67 1. Chú trọng tiếp thị sản phẩm , nâng cao hơn nƣ̃ a thƣơng hiệ u Sudico nhằ m đẩ y mạ nh năng lƣ̣ c cạ nh tranh. ......................................................................67 1.1.Thƣơng hiệu ngày càng đƣợc quan tâm thị trƣờ ng bấ t độ ng sả n .........67 1.2. Các phƣơng thƣ́ c nâng cao thƣơng hiệ u công ty ..................................67 2. Nâng cao tỷ trọ ng vố n nợ trong cơ cấ u vố n mộ t cá ch hợ p lý nhằ m tậ n dụ ng đò n bả y tà i chí nh. ............................................................................................70 2.1. Cơ cấ u vố n và rủ i ro tà i chính: ..............................................................70 2.2. Đò n bả y tà i chính (financial leverage): .................................................70 2.3. Cơ cấ u vố n hợ p lý : .................................................................................71 3. Nâng cao hiệ u quả đầ u tƣ cá c dƣ̣ á n ...........................................................72 3.1. Kiể m soá t tố t hơn cá c chi phí đầ u và o ...................................................72 3.2. Nâng cao công tá c quả n lý dƣ̣ á n...........................................................72 III. MỘ T SỐ KIẾ N NGHỊ VỚ I BỘ /NGÀNH/CƠ QUAN CHƢ́ C NĂNG .......73 1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc và Bộ xây dựng ...........................73 1.1. Ngân hàng Nhà nƣớc cần đẩ y mạ nh tín dụ ng bấ t độ ng sả n : ...............73 1.2. Bộ xây dựng cần đơn giả n hó a cá c thủ tụ c hà nh c hính trong kinh doanh BĐS................................................................................................................74 2. Khuyến nghị đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc ................................76 2.1. Nâng cao tính hiệ u quả :..........................................................................77 2.2. Phát triển bền vững và ổn định...............................................................79 3. Khuyế n nghị đầ u tƣ cổ phiế u SJS đố i vớ i nhà đầ u tƣ ................................81 KẾT LUẬN .............................................................................................................82 PHỤ LỤC................................................................................................................83
  • 5. 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Cơ cấu sở hữu Bảng 2: Một số dự án lớn đang thựchiện Bảng 3: Biến động doanh thu qua các năm
  • 7. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Năm 2009 là năm chứng kiến sự hồi phục khá ngoạn mục của nền kinh tế thế giới và Việt Nam sau cơn bão tài chính và suy thoái kinh tế khủng khiếp bắt đầu từ cuộc đổ vỡ cho vay dưới chuẩn ở Mỹ nhờ các gói kích thích kinh tế của các chính phủ. Thị trường chứng khoán vốn được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế. Bởi thế, theo đà hồi phục của nền kinh tế Việt Nam là sự sôi động trở lại của thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2009 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính đến tháng 11 năm 2009, đã có 430 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Mính HOSEvà sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX với tổng giá trị vốn hóa là hơn 669 nghìn tỷ đồng tương đương 55% GDP của năm 2008. Trong đó nổi bật là sự lên ngôi của nhóm cổ phiếu ngành bất động sản thay thế cho các cổ phiếu ngành ngân hàng trong giai đoạn 2007- 2008. Các cổ phiếu ngành bất động sản tăng giá mạnh nhất trong đợt tăng điểm của chỉ số VN-index trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2009. Cổ phiếu SJS của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà, một trong những công ty bất động sản lớn nhất cả nước, cũng không nằm ngoài xu hướng đó và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư và giới phân tích với cách nhìn lạc quan và triển vọng Nhận thức được xu hướng ấy, em mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tƣ phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà” nhằm tìm hiểu sâu về tình hình hoạt động của công ty đứng trên cả hai góc độ là nhà đầu tư và nhà quản trị tài chính doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu trước hết là tìm hiểu cơ sở lý luận về phân tích và định giá cổ phiếu dựa trên những kinh nghiệm về phân tích công ty và định giá cổ phiếu trên thế giới và Việt Nam. Sau đó áp dụng vào phân tích Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà để có cái nhìn sâu về thực trạng hoạt động của công ty nói chung và hoạt động tài chính nói riêng trong mối tương quan với quá khứ, với ngành và tổng thể nền kinh tế vĩ mô. Từ đó làm nền tảng để xác mức giá cổ phiểu và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp. 3. Đối tƣợng và phạm nghiên cứu
  • 8. 2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mô hình phân tích và định giá cổ phiếu được áp dụng vào phân tích Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và thống kê 5. Kết cấu Khóa luận được chia làm ba chương gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích công ty và định giá cổ phiếu Chương 2: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà Lời cảm ơn Trước hết, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cố giáo truờng Đại học Ngoại Thương nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Tài chính - Ngân hàng nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Sau đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Tú Uyên đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt đẹp khóa luận này. Xin kính chúc các thầy cô mạnh khoẻ và thành đạt!
  • 9. 3 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 1. Khái niệm và vai trò của phân tích công ty và định giá cổ phiếu 1.1. Khái niệm 1.1.1.Khái niệm phân tích công ty – company analysis. Phân tích công ty là quá trình đánh giá một doanh nghiệp một cách tổng thể theo phương pháp top-down bao gồm phân tích bên ngoài bên ngoài doanh nghiệp là môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành và phân tích bên trong doanh nghiệp dựa trên các dữ liệu thu thập được1 . Phân tích công ty bao gồm phân tích định tính và phân tích định lượng. Phân tích công ty nhằm mục đích định giá cổ phiếu (trong đầu tư chứng khoán thì còn được gọi là phân tích tài chính doanh nghiệp hay phân tích cơ bản – fundamental analyis) và phục vụ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp, trong đó hoạt động tài chính. 1.1.2. Khái niệm định giá cổ phiếu Khái niệm: Định giá cổ phiếu là quá trình tính toán và xác định giá trị lý thuyết (hay giá trị nội tại, gián trị thực- intrinsic value) của cổ phiếu dựa trên những phân tích cơ bản ước lượng các dòng tiền trong tương lai và khả năng sinh lời của công ty. Định giá cổ phiếu của công ty để phục vụ cho các mục đích: đưa ra các quyết định mua, bán và nắm giữ cổ phiếu; cổ phần hóa doanh nghiệp; phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúngIPO; mua lại và sáp nhập doanh nghiệp M&A2 Khi nói đến giá cổ phiếu, cần phân biệt giá trị nội tại với các giá trị khác của cổ phiếu bao gồm giá trị nội tại với giá trị thị trường, mệnh giá và giá trị sổ sách. Mệnh giá là giá trị danh nghĩa của cổ phiếu, là số tiền ghi trên tờ cổ phiếu, theo quy định hiện hành của Việt Nam hiện nay, mệnh giá cổ phiếu là 10 000 VND. Mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế đối với người đầu tư khi đã đầu tư, và nó không liên quan j đến giá trị thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có giá trị đối với cty tại thời điểm phát hành, nó thể hiện đc số tiền tối thiểu mà công ty có thể nhận đc từ mỗi cổ phiếu phát hành. Giá trị sổ sách (book value) và giá trị thị trường. Giá trị sổ sách là 1 http://en.wikipedia.org/wiki/Business_analysis 2 Warrent Buffett sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, bang Nebraska, Hoa Kỳ là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway – một trong những tập đoàn tài chính- bảo hiểm đa quốc gia lớn nhất nước Mỹ và thế giới có lợi suất cổ phiếu lên đến 76% từ 2000-nay, so với 11.3% của lợi suất S&P 500 - và được tạp chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ hai thế giới sau Bill Gates với tài sản chừng 37 tỉ USD.
  • 10. 4 giá trị kế toán của một tài sản hoặc một doanh nghiệp. Giá trị sổ sách của tài sản bằng chi phí mua sắm trừ khi phần khấu hao lũy kế của tài sản đó. Giá trị sổ sách của doanh nghiệp bằng giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trừ đi giá trị các khoản nợ phải trả và giá trị cổ phiếu ưu đãi được được ghi trên bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp. Giá trị thị trường (market value) là giá của tài sản hoặc được giao dịch trên thị trường. Thường thì giá trị trường của tài sản hoặc doanh nghiệp thường cao hơn giá trị kế toán. Về giá trị lý thuyết và giá trị thị trường, cặp giá trị này thường được dùng để chỉ giá tri của các chứng khoán. Giá trị thị trường của một chứng khoán là giá trị của chứng khoán đó khi được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Giá trị lý thuyết (giá trị nội tại) là giá trị của chứng khoán đó được xác định bằng các phương pháp định giá chứng khoán theo các lý thuyết về định giá chứng khoán. Trong một thị trường hiệu quả thì giá trị thị trường của chứng khoán phản ánh đúng hoặc gần đúng giá trị nội tại của nó. Khi nhắc đến giá trị thị trường và giá trị nội tại của cổ phiếu, người ta thường mua vào khi giá trị thị trường thấp hơn giá trị thực của nó (undervalued) với kì vọng giá cổ phiếu sẽ lên và bán ra khi giá trị thị trường thấp hơn giá thị nội tại của nó (overvalued) với kì vọng giá cổ phiếu sẽ giảm. Khi định giá cổ phiếu cần tuân theo hai nguyên tắc. Nguyên tắc thứ nhất là giá trị thời gian của tiền tệ: Giá trị tiền theo thời gian, trên cơ sở toán học, là số tiền nhận được hôm nay có giá trị hơn số tiền nhận được vài tháng hoặc vài năm sau với cùng số lượng. Vì thế, khi định giá cổ phiếu luôn phải chiết khấu các dòng tiền trong tương lai về hiện tại. Nguyên tắc thứ hai là mối quan hệ giữa lợi suất và rủi ro. Trong tài chính, lợi suất và rủi ro có mối quan hệ ngược nhau. Công ty càng rủi ro cao thì lợi suất yêu cầu phải cao và ngược lại. 1.2. Vai trò 1.2.1. Vai trò của phân tích công ty: Đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp nói chung, phân tích công ty là công cụ đắc lực trong quá trình lập kế hoạch, quản lý và đưa ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả. Các kết quả phân tích công ty sẽ cung cấp một cái nhìn chuyên sâu về từng mảng, từng bộ phận hoạt động của công ty. Đối với hoạt động tài chính nói riêng, các kết quả phân tích công ty về tình hình hoạt động tài chính (phân tích định lượng) giúp đánh giá được hiệu quả hoạt động tài chính, khả năng sinh lời và
  • 11. 5 khả năng tăng trưởng của công ty và là công cụ dự báo tài chính bao gồm dự báo dòng tiền, dự báo doanh thu, dự báo lợi nhuận. Đối với các cổ đông, nhờ các kết quả phân tích công ty các cổ đông có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của công ty và định giá được khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn bỏ ra. Từ đó có thể đưa ra các quyết định tăng thêm vốn góp, chuyển nhượng vốn hay rút vốn khỏi doanh nghiệp. Đối với các định chế tài chính trong đó có ngân hàng, phân tích công ty là công cụ để đánh giá rủi ro tín dụng. Đây chính là ứng dụng của phân tích công ty trong phân tích tín dụng bao gồm 5C: phẩm chất (character), năng lực (capacity), điều kiện (condition), thế chấp (collateral) và vốn (capital). Từ đó đưa ra các quyết định về cấp tín dụng đồng thời gián tiếp giám sát quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Đối với các đối tác trong đó có nhà cung cấp, các kết quả phân tích công ty sẽ cung cấp những thông tin về uy tín về triển vọng của công ty và khả năng thanh khoản các khoản nợ ngắn hạn, từ đó đưa ra các chính sách bán chịu, chiết khấu hay giảm giá. Đối với các nhà phân tích và tư vấn tài chính, phân tích công ty sẽ giúp họ tư vấn các nhà đầu tư là các khách hàng của mình trong việc mua, bán, nắm giữ cổ phiếu. Đối với nhà đầu tư, phân tích công ty là kim chỉ nam để lựa chọn đầu tư cổ phiếu trong đầu tư chứng khoán. Một nhà đầu tư thông minh thường không chỉ quan tâm đến phân tích kĩ thuật mà còn chủ yếu dựa vào phân tích cơ bản. Phân tích cơ bản nhằm tính toán về đánh giá triển vọng tăng trưởng, thị trường, doanh số, các chỉ số tài chính, tình hình pháp lý và hệ thống quản trị của doanh nghiệp và triển vọng của ngành hoạt động, của nền kinh tế quốc dân nhằm tìm ra các doanh nghiệp xứng đáng để đầu tư. Nhà đầu tư phải tìm hiểu về công ty trước khi có quyết định đầu tư. Hơn nữa, nếu chỉ dựa vào phân tích kĩ thuật và bỏ qua phân tích cơ bản mà vẫn tiến hành đầu tư quả là rất nguy hiểm. Đối với chính phủ và các cơ quan nhà nước, các phân tích công ty sẽ giúp họ đưa ra quyết định về phân bổ ngân sách, cấp vốn, quốc hữu hóa hoặc phục vụ mục đích thống kê về tình hình kinh tế. 1.2.2. Vai trò của định giá cổ phiếu Thứ nhất, định giá cổ phiếu là công cụ giúp nhà đầu tư đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn. Khi xác định giá cổ phiếu, người ta xác định giá trị thực của nó. Khi giá cổ phiếu trên thị trường thấp hơn giá trị thực, nhà đầu tư sẽ quyết định mua vào. Ngược lại, khi giá cổ phiếu lên cao hơn mức giá trị thực của nó, nhà đầu tư sẽ quyết
  • 12. 6 định bán ra hoặc nắm giữ cổ phiếu dài hạn để hưởng cổ tức. Thị trường càng hiệu quả, giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường sẽ càng gần với mức giá mà nó đã được xác định bằng các phương pháp định giá chính xác nhất. Thứ hai, định giá cổ phiếu giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được giá trị doanh nghiệp mình từ đó đề ra các giải pháp nâng cao giá trị doanh nghiệp. Giá trị nội tại của cổ phiếu cao thường cho thấy công ty đó là một công ty tốt, có triển vọng và đáng để đầu tư dài hạn. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, nhìn vào giá trị nội tại của cổ phiếu để thấy được doanh nghiệp mình đang hoạt động tốt đến đâu và ở vị trí nào khi so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và chiến lược cạnh tranh thích hợp. Thứ ba, định giá cổ phiếu sẽ đưa ra mức giá trị thực để đề xuất đấu giá cổ phần hay giá chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty cổ phần. Từ đó xác định được số cổ phần được chia cho các cổ đông. Chẳng hạn, ở Việt Nam, trường hợp cổ phần hóa Vietcombank, Habeco và Sabeco, nhà nước đã đặt mức giá quá cao cho các cổ phiếu này khi phát hành lần đầu ra công chúng. Với mức giá quá cao so với giá trị thực như vậy nên đã không kêu gọi đủ số người tham gia mua cổ phần. Do đó, không huy động được đủ số vốn cổ phần mà các công ty này cần. 1. 3. Mối quan hệ giữa phân tích công ty và định giá cổ phiếu Phân tích công ty là nền tảng để định giá cổ phiếu. Theo Warrant Buffet3 , quy trình phân tích cơ bản nhằm định giá cổ phiếu bao gồm 3 bước: Phân tích vĩ mô, phân tích ngành và phân tích công ty. Phân tích công ty cung cấp các dữ liệu phục vụ cho việc định giá cổ phiếu. Phân tích công ty sẽ cho các số liệu về thu nhập trong tương lai của công ty, chi phí vốn bình quân WACC (hay tỷ suất chiết khấu), khả năng sinh lời, dự báo dòng tiền, kế hoạch cổ cổ tức, lợi nhuận….. để xác định giá trị thực của cổ phiếu một cách chính xác nhất. Định giá cổ phiếu là sự lượng hóa bằng con số, là kết quả của phân tích công ty. Giá trị thực của cổ phiếu phản ánh các yếu tố tài chính, kinh tế và các yếu tố định tính cũng như định lượng khác của công ty và môi trường vĩ mô. Bằng phương pháp đính giá chính xác nhất, giá trị thực của cổ phiếu sẽ phản đúng giá trị của công ty thể hiện trong kết quả phân tích về công ty đó.
  • 13. 7 2. Phƣơng pháp phân tích công ty và định giá cổ phiếu 2.1. Phân tích định tính (qualitative analysis) 2.1.1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô PESTEL Trước hết, khi phân tích một công ty cần phải đặt nó trong mối quan hệ với môi trường kinh tế vĩ mô. Doanh nghiệp là một hệ thống mở và nó tồn tại trong mối quan hệ với môi trường kinh tế vĩ mô. Chu kì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biến động theo chu kì của nền kinh tế quốc gia và thế giới. Dù ít hay nhiều, doanh nghiệp đều chịu sự chi phối và những tác động của môi trường kinh tế vĩ mô và các chính sách của chính phủ. Phân tích PESTEL là phân tích tổng hợp các yếu tố mà tác động đến công ty bao gồm: Chính trị - Kinh tế - Xã hội - Công nghệ - Môi trường tự nhiên - Pháp lý. a. Môi trường chính trị (potical environment): Một môi trường chính trị là yếu tố đầu tiên quyết định đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Thay đổi chính trị sẽ dẫn đến thay đổi các chính sách kinh tế và các chính sách về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Trên phạm vi một quốc gia, một môi trường chính trị ổn định và hòa bình, không có tranh chấp, nội chiến hay bất ổn thì mọi hoạt động kinh tế mới được đảm bảo. Trên bình diện quốc tế, một mối quan hệ chính trị - ngoại giao tốt giữa các chính phủ thì doanh nghiệp trong quốc gia đó sẽ được hưởng lợi từ những chính sách ngoại giao đó bao gồm các hiệp định, các cam kết thương mại song phương hoặc đa phương, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu hay tín dụng quốc tế…. giữa các chính phủ. b. Môi trường kinh tế (Economic environment). Thứ nhất là môi trường kinh tế trong nước. Môi trường kinh tế trong chi phối đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hàng loạt các chỉ báo kinh tế vĩ mô. Trước hết, sự tăng giảm thu nhập GDP làm tăng hay giảm nhu cầu về hàng hóa đối với doanh nghiệp Khi kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp sẽ tập trung vào các kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng doanh số hay chú trọng đến nhu cầu của người tiêu dùng. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, doanh nghiệp tập trung vào các kế hoạch cắt giảm chi phí, quy mô hoạt động, để sinh tồn. Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào. Lãi suất tác động đến chi phí vốn vay. Sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động đến chi phí nhập khẩu, doanh thu từ xuất khẩu. Tiếp theo là các chính sách thuế của chính phủ. Thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng. Thứ hai là môi trường kinh tế quốc tế. Đặc điểm của thị trường nước ngoài quyết định đến nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu (đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa),
  • 14. 8 đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (xuất khẩu vốn) đồng thời tác động đến nguồn cung cấp các đầu vào như công nghệ, vốn (các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ, vốn từ nước ngoài). Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và sự hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho doanh nghiệp cả cơ hội (mở rộng thị trường, tiếp thu vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý…) lẫn thách thức (áp lực cạnh tranh, nguy cơ tụt hậu….). c. Môi trường văn hóa-xã hội (Socio-cultural Environment): Thứ nhất là môi trường xã hội và nhân khẩu học. Về dân số, tốc độ tăng trưởng dân số càng cao sẽ là nguồn cung ứng lao động dồi dào cho doanh nghiệp, chi phí nhân công sẽ thấp hơn, đồng thời tăng dân số sẽ tăng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của doanh nghiệp. Về địa lý, mỗi khu vực địa lý có đặc điểm khí hậu, địa hình khác nhau thì lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũng phải thích ứng với mỗi khu vực đó. Về cấu trúc xã hội, mỗi một xã hội đều phân chia thành những tầng lớp, giai cấp và nhóm người khác nhau. Mỗi tầng lớp, giai cấp và nhóm người sẽ có những đặc trưng về tâm lý tiêu dùng và nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ cũng khác nhau tương ứng với các phân đoạn thị trường khác với các dòng sản phẩm hay loại hình dịch vụ khác nhau. Bên cạnh đó, thu nhập trung bình của người dân, số người có việc làm càng cao thì càng thúc đẩy tiêu thụ hàng, đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ càng khắt khe. Từ đó, doanh nghiệp biết cách đổi mới, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Một ví dụ điển hình là ở Đức trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều người có thu nhập cao, điều kiện sống tốt, có khả năng trình độ và làm tại những vị trí ổn định của xã hội nhưng họ thích sống độc thân, không muốn phải có trách nhiệm về gia đình, công việc sinh con đẻ cái.... Những yếu tố này giúp các công ty ở Mỹ nảy sinh các dịch vụ, hàng hóa cho người độc thân. Thứ hai, là môi trường văn hóa. Văn hóa bao gồm tín ngưỡng và các giá trị, phong tục, tập quán, các nghi lễ và nghệ thuật. Văn hóa quyết định thị hiếu và phong cách của người tiêu dùng, do đó buộc doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với văn hóa của họ, nếu không sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị họ đào thải. d. Môi trường công nghệ (Technological environment): Sự phát triển công nghệ được coi là cuộc cách mạng vĩ đại của loài người và có ảnh hưởng to lớn đến tổng thể nền kinh tế và bản thân doanh nghiệp. Trên phương diện nền kinh tế nói chung, công nghệ có tác động làm tăng năng suất, giảm chi phí và tạo ra nhiều sản phẩm mới ưu việt hơn. Trên phương diện doanh nghiệp nói riêng, công
  • 15. 9 nghệ giúp cải tiến và hiện đại hóa cách thức sản xuất (áp dụng tự động hóa vào sản xuất,…); cải tiến phương thức phân phối và lưu thông hàng hóa giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (nhờ công nghệ, bán hàng trực tuyến ra đời tiện lợi và ít tốn kém hơn bán hàng qua các kênh phân phối thông thường như qua đại lý hay môi giới); cải tiến phương thức quản lý, điều hành doanh nghiệp. Sự ra đời của công nghệ thông tin cho phép giao dịch từ xa, làm việc tại nhà, dùng máy tính để thay thế cho con người, tinh vi hơn, hiện đại hơn, tiết kiệm thời gian hơn; giúp tạo ra được nguồn lực con người có trình độ và kĩ năng cao hơn, lành nghề là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của công ty e. Môi trường tự nhiên (Environmental protection) Thứ nhất, môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Môi trường tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc cung cấp nguyên liệu đầu vào dồi dào, đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng. Ngược lại, môi trường tự nhiên cũng có thể gây ra những thảm họa cho con người nói chung và doanh nghiệp nói riêng: thiên tai, lũ lụt, động đất,… Hậu quả của những thảm họa này các nhà máy, công xưởng bị tàn phá, hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Thêm vào đó là nguy cơ đe dọa từ các nguồn tài nguyên không tái sinh khiến doanh nghiệp phải bỏ chi phí tìm ra các nguồn nguyên liệu đầu vào thay thế khác. Thứ hai, vấn đề bảo vệ môi trường tạo sức ép không nhỏ đến doanh nghiệp. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của doanh nghiệp chịu dự điều chỉnh của các luật liên quan về môi trường và ô nhiễm môi trường. Doanh nghiệp có thể phải đóng nhiều loại thuế hoặc phí liên quan đến tài nguyên và môi trường và xây dựng hệ thống xử lý chất thải nếu thực thi các dự án có ảnh hưởng đến môi trường, vì thế có thể doanh nghiệp sẽ quyết định không tiến hành dự án vì chi phí quá cao, làm giảm dòng tiền (chi phí rác thải thường là 5-10% tổng doanh thu của dự án). Dưới sức ép của người tiêu dùng, sản phẩm của doanh nghiệp phải đảm bảo thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xử lý vấn đề bảo vệ môi trường không tốt có thể sẽ phải chịu chi phí vốn yêu cầu từ phía các chủ sở hữu sẽ cao vì phải bù đắp cho các rủi ro này.
  • 16. 10 f. Môi trường pháp lý (Legal Environment). Trước hết, môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp trên phương diện các nguồn luật chung. Luật Doanh Nghiệp điều chỉnh thành lập doanh nghiệp, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu, hoạt động phá sản, mua lại, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp.... Luật thương mại điều chỉnh các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại của doanh nghiệp. Luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh các hoạt động liên quan đến bản quyền, bằng sáng chế, phát minh, mô hình kinh doanh, bí quyết công nghệ,…. Luật lao động quy định về lương thưởng, bảo hiểm, trợ cấp, tuyển dụng, chế độ hưu trí, xa thải người lao động,…chi phối đến tình hình nhân sự của doanh nghiệp. Luật cạnh tranh bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Quan trọng hơn, các nguồn luật riêng điều chỉnh lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, các doanh nghiệp là các ngân hàng chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp là công ty bảo hiểm chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh bảo hiểm. Doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh bất động sản,…. Tuy nhiên, dù là luật chung hay luật riêng thì một môi trường pháp luật tốt thì phải vừa thông thoáng và vừa chặt chẽ thì mới duy trì ổn định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thoáng để khuyến khích doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Chặt chẽ để doanh nghiệp không thể lách luật, vi phạm pháp luật để tránh gây ra những tổn hại về mặt tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp. 2.1.2. Phân tích ngành (mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter) Một trong những mô hình phổ biến nhất trong phân tích ngành là mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter4 . Mô hình Porter’s Five Forces được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”, được xem là công cụ hữu dụng để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận. Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. 4 Michael Eugene Porter, giáo sư đại học Bishop William Lawrence của trường kinh doanh Harvard, là tác giả dẫn đầu các lý thuyết về chiến lược và cạnh tranh được thế giới công nhận và ứng dụng rộng rãi.
  • 17. 11 Hình 1: Mô hình Michael Porter (Nguồn: http://mbavn.org/view_news.php?id=1082) Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: (1) Sức mạnh của nhà cung cấp (The bargaining power of suppliers): Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp. Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với ngành sản xuất bằng nhiều cách. Sau đây là một số yếu tố quyết định sức mạnh của nhà cung cấp: Một là mức độ tập trung của các nhà cung cấp. Sức mạnh của nhà cung cấp sẽ rất lớn, nếu mức độ tập trung của họ cao. Nếu nhà cung cấp của một doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp khác, thì có khả năng là họ sẽ phải chấp nhận những điều khoản bất lợi hơn, vì doanh nghiệp có thể nhanh chóng chuyển sang đặt hàng của nhà cung cấp khác, do đó, nhà cung cấp buộc phải chấp nhận tình trạng bị ép giá. Hai là mức độ chuẩn hóa của đầu vào. Việc đầu vào được chuẩn hóa cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và do vậy làm giảm sức mạnh của họ, chẳng hạn như mối quan hệ giữa các nhà sản xuất lốp (nhà cung cấp) với các nhà sản xuất xe hơi
  • 18. 12 Ba là chi phí thay đổi nhà cung cấp. Chi phí này càng cao thì doanh nghiệp sẽ càng phải chịu nhiều điều khoản bất lợi mà nhà cung cấp đặt ra, vì việc chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác sẽ buộc doanh nghiệp sản xuất phải chịu các chi phí khổng lồ. Mối quan hệ giữa Microsoft (với vai trò nhà cung cấp) với các nhà sản xuất máy vi tính thể hiện rõ điều này. Bốn là nguy cơ tăng cường hợp nhất giữa nhà cung cấp và đơn vị sản xuất. Chẳng hạn như hãng sản xuất đồ uống mua các tiệm rượu, hay hãng Baxter International – nhà sản xuất các thiết bị y tế – mua lại nhà phân phối American Hospital Supply. Khả năng này càng cao thì sức mạnh của nhà cung cấp càng lớn. (2) Sức mạnh của khách hàng (The bargaining power of buyers ) Trong trường hợp khách hàng có sức mạnh lớn, khách hàng có khả năng áp giá hay thâu tóm hãng sản xuất. Khách hàng có sức mạnh lớn là những khách hàng có tính tập trung cao, ít phân tán hay mua một lượng sản phẩm sản xuất ra trong bối cảnh kênh phân phối hoặc sản phẩm đã được chuẩn hóa. Nhìn chung, khi sức mạnh khách hàng lớn, thì mối quan hệ giữa khách hàng với ngành sản xuất sẽ gần với cái mà các nhà kinh tế gọi là độc quyền mua – tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm. Ví dụ, thị trường bán lẻ rộng lớn của các hãng Circui City và Sear giúp cho họ nắm được quyền lực tương đối để áp đặt giá cả với các nhà sản xuất đồ gia dụng. Khách hàng cũng có khả năng sát nhập hay thậm chí là mua hãng sản xuất. Ví dụ điển hình là các nhà sản xuất ô tô lớn rất có thể mua hãng sản xuất lốp xe. Ngược lại, trong trường hợp khách hàng yếu, áp lực đối với nhà sản xuất dịu hơn, thậm trí nhà sản xuất có khả năng sáp nhập hoặc mua các hãng phân phối. Khách hàng yếu khi chi phí chuyển đổi sản phẩm của khách hàng lớn, thường do sản phẩm không được chuẩn hóa, vì thế khách hàng không thể dễ dàng chuyển sang sử dụng sản phẩm khác được. Sức mạnh khách hàng yếu khi có rất nhiều khách hàng, nên khả năng mặc cả không cao, nhất là đối với các loại hàng hóa tiêu dùng. Hơn nữa, khi nhà sản xuất cung cấp giá trị đầu vào đáng kể cho khách hàng thì nhà sản xuất cũng có khả năng chi phối khách hàng, thể hiện qua mối quan hệ giữa Intel với các nhà sản xuất máy vi tính. (3) Nguy cơ xuất hiện các sản phẩm thay thế ( The threat of substitute products)
  • 19. 13 Thứ nhất, các sản phẩm thay thế xuất hiện làm hạn chế khả năng tăng giá của doanh nghiệp. Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” là đề cập đến sản phẩm thuộc các ngành sản xuất khác. Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế. Độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu tác động của sự thay đổi giá ở hàng hóa thay thế. Càng có nhiều hàng hóa thay thế thì đồ thị thể hiện nhu cầu sản phẩm càng có độ co giãn cao vì lúc này người mua có nhiều sự lựa chọn hơn. Khi đó tăng mức độ cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp. Thứ hai, các sản phẩm thay thế thường đến từ bên ngoài ngành. Giá của các lon đựng nước bằng nhôm bị cạnh tranh bởi giá của các loại bao bì khác như chai thủy tinh, hộp thép và hộp nhựa. Ngày nay, giá của các lốp xe mới không đắt đến mức người ta phải vá lại lốp xe cũ để dùng. Nhưng trong ngành vận tải, lốp mới rất đắt trong khi lốp bị hỏng rất nhanh, vì vậy ngành vá lốp xe tải vẫn còn phát triển được. Thứ ba, người tiêu dùng phải chịu chi phí chuyển đổi khi sử dụng các sản phẩm thay thế. Chi phí chuyển đổi càng cao thì khả năng tiêu dùng sản phẩm thay thế càng thấp. (4) Các rào cản gia nhập ngành đối với đối thủ tiềm ẩn ( The threat of new entrants) Những rào cản gia nhập ngành là những yếu tố làm cho các đối thủ tiềm ẩn trong tương lai gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực áp lực cạnh tranh của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: Một là chính phủ tạo nên các hàng rào. Mặc dù có vai trò duy trì cạnh tranh công bằng và lành mạnh thông qua các hành động chống độc quyền, nhưng chính phủ vẫn hạn chế cạnh tranh thông qua việc chấp nhận độc quyền. Ngành công nghiệp điện được coi là độc quyền tự nhiên, vì một công ty cung cấp điện cho khu vực sẽ hiệu quả hơn là cho phép nhiều công ty điện cùng tồn tại trên một địa bàn. Để hạn chế các công ty điện lực khai thác lợi thế này, chính phủ cho phép có một nhà độc quyền cung cấp điện. Hai là rào cản về bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ. Các ý tưởng và kiến thức giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh được coi là sở hữu cá nhân sau khi được cấp bằng sáng chế và ngăn không cho những người khác áp dụng kiến thức này. Chẳng hạn, Edwin Land đã phát minh ra máy ảnh Polaroid năm 1947 và sáng lập một công ty độc quyền trong lĩnh vực chụp ảnh lấy ngay. Năm 1975, Kodak muốn tham gia vào thị trường máy
  • 20. 14 chụp ảnh lấy ngay này và bắt đầu giới thiệu một loại máy ảnh tương tự. Polaroid lập tức kiện Kodak vi phạm bản quyền và thắng kiện, buộc Kodak phải rời khỏi ngành công nghiệp béo bở này. Ba là rào cản về yếu tố đầu vào (vốn, kỹ thuật, công nghệ, nhân lực…). Hiện tại chỉ có 2 hãng hàng không lớn cạnh tranh với nhau là Airbus và Boeing. Nếu không có sự đột biến về công nghệ để chế tạo ra sản phẩm mới hoặc là tối ưu hơn máy bay (Loại máy nào đó có thể đi từ nơi này sang nơi khác như truyện cổ tích) hoặc là tính năng tương đương nhưng giá và công nghệ rẻ hơn thì chắc chắn rào cản gia nhập ngành chế tạo máy bay vẫn là đích quá xa cho các doanh nghiệp khác. (5) Mức độ cạnh tranh ngành (The competitive rivalry) Sự sàng lọc trong ngành. Đến một lúc nào đó, mức độ tăng trưởng ngành chậm lại và thị trường trở nên bão hòa, tạo nên tình huống cung vượt quá cầu. Khi đó cuộc sàng lọc diễn ra, cạnh tranh dữ dội dẫn đến chiến tranh giá cả và một số công ty phá sản. Số lượng công ty lớn. Số lượng công ty lớn làm tăng tính cạnh tranh, vì có nhiều hãng hơn trong khi tổng số khách hàng và nguồn lực không đổi. Tính cạnh tranh sẽ càng mạnh hơn nếu các hãng này có thị phần tương đương nhau, dẫn đến phải “chiến đấu” để giành vị trí chi phối thị trường. Các chi phí cố định cao. Chi phí cố định cao thường tồn tại trong một ngành có tính kinh tế theo quy mô. Khi tổng chi phí chỉ lớn hơn không đáng kể so với chi phí cố định, thì các hãng phải sản xuất gần với tổng công suất để đạt được mức chi phí thấp nhất cho từng đơn vị sản phẩm. Như vậy, các hãng sẽ phải bán một số lượng rất lớn sản phẩm trên thị trường, và vì thế phải tranh giành thị phần, dẫn đến cường độ cạnh tranh tăng lên. Chi phí lưu kho cao hoặc sản phẩm dễ hư hỏng. Đặc điểm này khiến nhà sản xuất muốn bán hàng hóa càng nhanh càng tốt. Nếu cùng thời điểm đó, các nhà sản xuất khác cũng muốn bán sản phẩm của họ thì cuộc cạnh tranh giành khách hàng sẽ trở nên dữ dội. Mức độ khác biệt hóa sản phẩm thấp. Đặc điểm này luôn dẫn đến mức độ cạnh tranh cao. Ngược lại, nếu sản phẩm của các hãng khác nhau có đặc điểm hàng hóa khác nhau rõ rệt sẽ giảm cạnh tranh. Các rào cản rút lui khỏi ngành lớn. Đặc điểm này khiến doanh nghiệp phải chịu một chi phí cao, nếu muốn từ bỏ không sản xuất sản phẩm nữa, buộc phải ở lại trong
  • 21. 15 ngành và tiếp tục cạnh tranh ngay cả khi công việc kinh doanh không thuận lợi lắm. Một rào cản phổ biến là tính đặc trưng và chuyên môn hóa cao của tài sản cố định. Khi đó, khó có thể thanh lý các tài sản đó cho những ngành khác. Việc hãng Litton Industries giành được các thiết bị của hãng đóng tàu Ingall Shipbuilding minh họa rõ điều này. Litton đã rất thành công trong thập kỷ 1960 với các hợp đồng đóng tàu cho Hải quân. Nhưng khi chi quốc phòng của Mỹ giảm xuống, Litton nhận thấy rõ khả năng giảm doanh số cũng như lợi nhuận. Hãng quyết định cơ cấu lại, nhưng việc từ bỏ xưởng đóng tàu không thực hiện được, do không bán được các thiết bị đóng tàu đắt tiền và mang tính chuyên môn hóa cao. Cuối cùng, Litton buộc phải ở lại trong thị trường đóng tàu đang xuống dốc. 2.1.3. Phân tích SWOT SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Cụ thể, khi phân tích SWOT, cần đánh giá doanh nghiệp trên các phương diện sau: Thứ nhất, phân tích SWOT là nhìn nhận doanh nghiệp từ yếu tố thuộc bên trong doanh nghiệp bao gồm điểm mạnh và điểm yếu. Các mặt mạnh về tổ chức doanh nghiệp có thể là đặc điểm nổi bật của sản phẩm, các kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức, nguồn lực và những lợi thế mà doanh nghiệp có được trước các đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, doanh nghiệp có nhiều nhà quản trị tài năng, có công nghệ vượt trội, thương hiệu nổi tiếng, có sẵn tiền mặt, doanh nghiệp có hình ảnh tốt trong mắt công chúng hay chiếm thị phần lớn trong các thị thường chủ chốt. Ngược lại, những mặt yếu của doanh nghiệp thể hiện ở những thiểu sót hoặc nhược điểm và kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đó có thể là mạng lưới phân phối kém hiệu quả, tình hình tài chính bất ổn, thanh khoản kém, nguồn nhân lực thiếu kỹ năng, quan hệ lao động không tốt, thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế hay sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh... Thứ hai, phân tích SWOT là đánh giá triển vọng của doanh nghiệp từ yếu tố bên ngoài bao gồm cơ hội và nguy cơ. Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi trong các môi trường: kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự định thâm nhập. Các cơ hội có thể bao gồm tiềm năng phát triển thị trường,
  • 22. 16 tiềm năng tăng trưởng ngành, khoảng trống thị trường, gần nguồn nguyên liệu hay nguồn nhân công rẻ và có tay nghề phù hợp, các chính sách của chính phủ và sự thay đổi khuôn mẫu hay cấu trúc xã hội có lợi cho doanh nghiệp,….Ngược lại, các nguy cơ đối với doanh nghiệp có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những bất lợi về chính sách của Chính phủ có thể xảy ra, bất ổn vê chính trị ở các thị trường chủ chốt, sự phát triển công nghệ mới làm cho các phương tiện và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp có nguy cơ trở nên lạc hậu, nguy cơ suy thoái kinh tế trong nước và thế giới,…. 2.2. Phân tích định lƣợng – quatitative analysis Trước hết, phân tích định lượng (hay phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính) là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tài liệu sử dụng cho phân tích định lượng là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Phân tích định lượng bao gồm phân tích theo tỷ số; phân tích Dupont; phân tích cơ cấu và phân tích xu hướng. Tuy nhiên, phân tích theo cơ cấu và theo xu hướng ít phổ biến hơn và chỉ mang tính chất hỗ trợ, bổ sung cho phương pháp phân tích theo tỷ số và phương pháp Dupont. Do đó, khi phân tích báo cáo tài chính, thường tập trung vào phương pháp theo tỷ số và phương pháp Dupont. 2.2.1. Phân tích theo tỷ số - Ratio analysis Trước hết, phân tích theo tỷ số là phương pháp thông dụng nhất khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Phân tích các tỷ số tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của công ty tại một thời điểm xác định; đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trong một một hay nhiều kì kế toán; xác định cấu trúc tài chính; tìm hiểu mối liên hệ giữa hoạt động kinh doanh và hiệu quả công ty; và khắc phục sự khác biệt về quy mô hoạt động giữa các công ty trong ngành Để đạt được kết quả chính xác và tin cậy khi phân tích các tỷ số dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cần tuân thủ năm bước. Bước 1, xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích trên báo cáo tài chính. Bước 2, xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào công thức. Bước, giải thích ý nghĩa của các tỷ số vừa tính toán. Bước 4, đánh giá các tỷ số tài chính vừa tính toán theo hai tiêu chuẩn là so sánh với trung bình ngành (cao, thấp hay phù hợp) và so sánh với quá khứ (tăng hay giảm, tốt hơn hay xấu đi). Bước 5: rút ra kết luận về tình hình tài chính của doanh
  • 23. 17 nghiệp. Các tỷ số phân tích tài chính bao gồm tỷ rủi ro hoạt động, tỷ số thanh khoản, tỷ số hiệu quả hoạt động, tỷ số khả năng sinh lời, tỷ số cơ cấu vốn, tỷ số tăng trưởng và các tỷ số khác liên quan đến giá cổ phiếu. (1) Các tỷ số rủi ro hoạt động (operating risk) Rủi ro kinh doanh – business risk = Độ lệch chuẩn /Trung bình thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh Biến động doanh thu – sales variability = Độ lệch chuẩn /Trung bình doanh thu thuần Hệ số đòn bảy hoạt động – operating leverage = %Thay đổi thu nhập/% Thay đổi doanh thu Các chỉ số rủi ro hoạt động đo lường sự biến động và rủi ro trong thu nhập của công ty. Nguyên nhân thường là do chu kì kinh doanh, biến động của ngành hay nền chu kì kinh tế tăng trưởng hay suy thoái. (2) Các tỷ số thanh khoản (liquidity ratio) Hệ số thanh toán hiện hành (Current Ratio) =Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh (Quick Ratio) = (Tiền mặt+Chứng khoán ngắn hạn+khoản phải thu)/nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tức thời (Cash Ratio) = (Tiền mặt+Chứng khoán ngắn hạn)/nợ ngắn hạn Nhóm hệ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Hệ số thanh toán hiện hành đo lường khả năng chuyển đổi thành tiền của tổng tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ ngặn han. Hệ số thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn khi không tính đến thanh lý hàng tồn kho. Hệ số thanh toán tức thời đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn nếu chỉ dùng các khoản tiền và tương đương tiền, không tính đến thanh lý hàng tồn kho và tiền thu được từ các khoản phải thu. Các hệ số này nên nằm trong khoảng 1-1.5 hoặc 1-2. Nếu các chỉ số này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không thanh toán được nợ. Nhưng nếu quá lớn (lớn hơn 2) thì mức độ rủi ro qua. Tuy nhiên, do đặc thù ngành bán lẻ, các hệ số này thường thấp hơn 1. (3) Các tỷ số hiệu quả hoạt động (efficiency ratio ) - Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu / (Doanh số bán chịu hàng năm /360 ).
  • 24. 18 Hệ số kỳ thu hồi nợ trung bình cho biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả / (Tiền mua chịu hàng năm/360). Hệ số thanh toán trung bình biểu thị thông qua thời hạn thanh toán trung bình, phản ánh mối tương quan giữa các khoản phải trả đối với tiền mua hàng chịu mỗi năm. Nếu hệ sô này quá cao cho thấy DN mua chịu hàng nhiều, thời gian thanh toán dài, thanh khoản thấp, là mối đe dọa cho các nhà cung cấp và có thể sẽ bị nhà cung cấp từ chối hợp đồng hoặc cấp tín dụng trả chậm. Ngược lại, hệ số này cao quá cho thấy DN ko chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp và sẽ phải xoay sở để huy động vốn lưu động từ các nguồn khác. Thời gian lưu kho trung bình = Giá trị hàng lưu kho trung bình/ (Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua /360). Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho, hệ số này cho thấy khả năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyển cao, tránh được lưu kho bởi các mặt hàng kém tính lưu hoạt. Thời gian lưu chuyển tiền mặt (vòng quay vốn lưu động - Cash Conversion Cycle) CCC =Thời gian thu hồi nợ trung bình+Thời gian lưu kho - Thời gian trả chậm trung bình Hệ số CCC càng cào càng kém hiệu quả, cho thấy hàng tồn kho lỗi thời, không tiêu thụ được; doanh nghiệp không chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp hay nhanh phải trả người bán; chính sách bán chịu còn quá thông thoáng, các khoản phải thu chậm thu hồi. Ngược lại, hệ số ccc càng thấp thì doanh nghiệp hoạt động càng tốt, vốn lưu động quay vòng nhanh. Đặc biệt hệ số này ứng dụng một cách hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, hệ số này sẽ trở nên vô nghĩa nếu đem ra phân tích trong các ngành như công nghệ thông tin, tư vấn và các công ty bảo hiểm. - Các chỉ số về hiệu quả sử dụng tài sản Vòng quay tổng tài sản (Total Asset Turnover) = Doanh thu thuần/trung bình tổng tài sản Ý nghĩa: Cho thấy một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao so với ngành thì càng tốt. Trong ngành chế tạo, hệ số này thường dao động quanh 1 do đặc thù của ngành này vốn đầu tư vào tài sản rất lớn. Còn trong ngành bán lẻ, hệ số này thường dao động quanh 10.
  • 25. 19 Hệ số này quá thấp chứng tỏ doanh nghiệp bị ứng đọng vốn, sử dụng tài sảnkém hiệu quả. Tuy nhiên hệ số này quá cao cũng không tốt, cho thấy doanh nghiệp hầu như không có tài sản để bán lấy tiền hoặc thanh lý quá nhiều tài sản lỗi thời để mua sắm tài sản mới, do đó ảnh hưởng đến dòng tiền trong tương lai và có khả năng làm tăng nợ, gây rủi ro về tài chính. Vòng quay tài sản cố định (Fixed Asset Turnover) = Doanh thu thuần/trung bình tài sản cố định Ý nghĩa: cho thấy một đồng đầu tư vào tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này quá thấp so với trung bình ngành cho thấy vốn bị ứ trong tài sản cố định hoặc tài sản cố định chưa hoạt động hết công suất. Ngược lại, nếu quá cao so với ngành, thì cũng không tốt. Chứng tỏ, tài sản cố định của doanh nghiệp đã khấu hao gần hết, cần bỏ thêm vốn để nâng cấp hoặc đầu tư làm ảnh hưởng đến dòng tiền đầu tư. (4)Các tỷ số khả năng sinh lời (Profitability) - Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) = (Doanh thu-Chi phí vốn bán hàng)/Doanh thu thuần Tỷ số này cho thấy khả năng kiểm soát chi phí sản xuất và tăng doanh số bán hàng: tăng giảm chi phí nguyên liệu đầu vào (lơi thế về nhà cung cấp, thay đổi tỷ giá hối đoái,…); tăng giảm chi phí sản xuất do mức độ hiện đại hay lạc hậu của công nghệ; mức độ hiệu quả của các chiến lược marketing hoặc lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. - Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh (Operating Profit Margin) EBIT = (Lợi nhuận gộp-Chi phí quản lý doanhnghiệp)/Doanh thu thuần EBIT đo lường tỷ suất sinh lời của mỗi đồng vốn bỏ ra sau khi đã trừ đi các chi phí hoạt động. - Tỷ suất lợi nhuận thuần (Net Profit Margin) = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần Tỷ số này cho thấy khẳ năng sinh lời của hoạt động liên tục, các khoản thu nhập bất thường không ảnh hưởng đến tỷ số này. - Lợi suất tổng tài sản (ROA) = Thu nhập thuần+Chi phí lãi vay/Tổng tài sản trung bình ROA cho biết mỗi đồng tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận - Lợi suất vốn chủ sở hữu (ROE) = Thu nhập thuần/Vốn chủ sở hữu trung bình ROE cho thấy một đồng góp vốn vào công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là cái mà các chủ sở hữu quan tâm nhất. ROE hay được đem so sánh với ROA. Nếu tỷ ROE lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng
  • 26. 20 tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông. - Lợi suất vốn đầu tư dài hạn (return on capital employed – ROCE) = EBIT/ (tổng tài sản – nợ ngắn hạn) ROCE cho thấy lợi suất mà các nhà quản trị doanh nghiệp tạo ra khi sử dụng nguồn vốn huy động từ cổ phiếu (bao gồm cả cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi), trái phiếu, đi thuê tài chính và các khoản nợ dài hạn khác. Hệ số này có ý nghĩa đối với cả cổ đông, chủ nợ, định chế cho thuê tài chính, ngân hàng khi xem xét cho vay dài hạn. - Hệ số dòng tiền biên (cash flow margin) = dòng tiền hoạt động/doanh thu thuần Hệ số này cho thấy khả năng chuyển các khoản doanh thu thành tiền mặt để tăng khả năng thanh khoản cho doanh nghiệp. - Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS = lợi nhuận sau thuế/ tổng số cổ phần phổ thông EPS cho biết cứ mỗi cổ phiếu phổ thông đanh lưu hành có thu nhập là bao nhiêu. (5)Các chỉ số cơ cấu vốn (gearing/leverage ratio): - Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản (Total Debt Ratio) = Tổng nợ dài hạn/Tổng tài sản Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. - Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Coverage Ratio) = EBIT/Chi phí lãi vay Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khó năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay. Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao. - Hệ số khả năng thanh toán tài chính cố định = (Fixed Financial Cost Ratio) EBIT+Lãi thuê mua/Chi phí lãi vay+Lãi thuê mua
  • 27. 21 Hệ số này áp dụng cho các công ty huy động vốn bằng đi thuê tài chính hay thuê hoạt động, nhất là các doanh nghiệp hàng không. Hệ số trên cho thấy khả năng thanh toán cả chi phí lãi vay và chi phí lãi đi thuê. -Hệ số khả năng thanh toán tài chính cố định bằng tiền mặt (Cash Flow Coverage of Fixed Financial Cost) = (CFO thuần+Chi phí lãi vay+Lãi thuê mua)/ (Chi phí lãi vay+Lãi thuê mua) (6) Các chỉ số tăng trưởng (growth ratio): - Lợi nhuận giữ lại (Retention Rate) = (lợi nhuận sau thuế-Cổ tức)/lợi nhuận sau thuế Tỷ số này cho biết cứ trong 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp giữ lại bao nhiêu đồng để tái đầu tư. Tỷ số càng lớn tức là doanh nghiệp tái đầu tư càng mạnh. - Tốc độ tăng trưởng bền vững (sustainable growth rate) = RR*ROE = (1- tỷ lệ chi trả cổ tức) * ROE. Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được nếu dùng toàn bộ lợi nhuận giữ lại đem tái đầu tư. (7) Các chỉ số khác liên quan đến giá cổ phiếu - Chỉ số giá/thu nhập (Price Earning Ratio – P/E) = Giá thị trường/Thu nhập một cổ phiếu = tổng giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu/ lợi nhuận sau thuế P/E phản ánh kì vọng của nhà đầu tư đối với cổ phiếu, sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho triển vọng của một công ty. Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng cao hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp. Tính toán tỷ số P/E thường trên cơ sở số liệu của công ty trong vòng một năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận của công ty chịu tác động của nhiều yếu tố, nên có thể lên cao, xuống thấp bất thường, nên hệ số P/E cũng có thể thay đổi bất thường giữa các năm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường không chỉ dựa vào duy nhất P/E trong một năm khi ra quyết định đầu tư mà còn xem xét cả P/E trong nhiều năm trước, hay so sánh P/E của công ty này với công ty khác trong cùng ngành hay trong cùng nền kinh tế. -Chỉ số giá/giá trị sổ sách (Price to Book Ratio – P/B) = giá trị thị trường/mệnh giá cổ phiếu *** Tuy nhiên, phương pháp phân tích theo tỷ lệ cũng có một số những hạn chế nhất định. Một là, trong nhiều trường hợp khó xác định nhóm ngành của công ty. Hai là, các số liệu về công bố về ngành cũng chỉ mang tính chất tham khảo và thông tin trên
  • 28. 22 báo cáo tài chính đôi khi không chính xác và khách quan do các sai sót hay gian lận kế toán. Ba là, chuẩn mực, nguyên tắc, chính sách và ước tính mà công ty áp dụng có thể là khác nhau nên khó xác định được tiêu chí để so sánh. Bốn là, các tỷ lệ tài chính của ngành có thể chưa phải là tiêu chuẩn so sánh phù hợp. Năm là, một số trường hợp, khó có thể giải thích được sự biến động của các chỉ số tài chính. 2.2.2. Phân tích Dupont. a. Khái quát về mô hình Dupont. Phân tích là phân tích mối quan hệ tương tác giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu thông qua triển khai hệ số ROE.Phân tích Dupont cho phép yếu tố nào tạo nên điểm mạnh và điểm yếu của DN, đồng thời cho phép xác định và đánh giá chính xác nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận của công ty, trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp quản trị phù hợp. Mô hình phân tích tài chính Dupont được phát minh bởi F.Donaldson Brown, một kỹ sư điện người đã gia nhập bộ phận tài chính của công ty hóa học khổng lồ này. Một vài năm sau đó, Dupont mua lại 23% cổ phiếu của tập đoàn General Motors. Và giao cho Brown tái cấu trúc tình hình tài chính lộn xộn của nhà sản xuất xe hơi này. Đây có lẽ là lần cải tổ trên qui mô lớn đầu tiên ở Mỹ. Theo Alfred Sloan, nguyên chủ tịch của GM, phần lớn thành công của GM về sau này có sự đóng góp không nhỏ từ hệ thống hoạch định và kiểm soát của Brown. Những thành công nối tiếp đã đưa mô hình Dupont trở nên phổ biến trong các tập đoàn lớn tại Mỹ. Nó vẫn còn được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong việc phân tích báo cáo tài chính đến những năm 1970. b. Phương trình Dupont cơ bản: EquityCommon AssetsTotal AssetsTotal Sales Sales IncomeNet MultiplierEquityTurnoverAssetTotalMarginProfitROE   = tỷ suất lợi nhuận biên * vòng quay tổng tài sản * hệ số đòn bảy tài chính Ý nghĩa: ROE bị chi phối bởi 3 hệ số quan trọng nhất tỷ suất lợi nhuận biên, vòng quay tổng tài sản và hệ số đòn bảy tài chính. ROE thấp hay cao là do ít nhất 1 trong 3 hệ số trên thấp hay cao. Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau: Thứ nhất, tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài san cua doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay thêm tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả và nên làm.
  • 29. 23 Thứ hai, tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản Thứ ba, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận ròng biên của doanh nghiệp. c. Phương trình Dupont mở rộng: ROE = (Net income/ EBT) x (EBT/ EBIT) x (EBIT/ Revenue) x (Revenue/ Total Assets) x Total Assets/ Total Equity). Hay: ROE = (lợi nhuận ròng/ lợi nhuận trước thuế) x (lợi nhuận trước thuế/lợi nhuận trước lãi và thuế) x (lợi nhuận trước lãi và thuế/ doanh thu) x (doanh thu/tổng tài sản) x (tổng tài sản/vốn chủ sở hữu). Qua đó cho thấy ROE chịu ảnh hưởng của 5 nhân tố: gánh nặng về thuế, chi phí lãi vay, lợi nhuận trước lãi thuế biên, hiệu suất sử dụng tài sản và hệ số cơ cấu vốn. Phương trình DuPont mở rộng cũng phân tích tương tự như Dupont cơ bản song nhà phân tích phải nhìn sâu hơn vào cơ cấu của biên lợi nhuận ròng nhờ nhìn vào ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận khác ngoài khoản lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, ảnh hưởng của thuế và chi phí lãi vay. Nhìn vào chỉ tiêu này các nhà phân tích sẽ đánh giá được mức tăng biên lợi nhuận của doanh nghiệp đến từ đâu. Nếu nó chủ yếu đến từ các khoản lợi nhuận khác như thanh lý tài sản hay đến từ việc doanh nghiệp được miễn giảm thuế tạm thời thì các nhà phân tích cần lưu ý đánh giá lại hiệu quả hoạt động thật sự của doanh nghiệp. 2.3 Các phƣơng pháp định giá cổ phiếu. Có rất nhiều các mô hình định giá cổ phiếu bao gồm mô hình chiết khấu luồng tiền (discounted cash fow –DCF), mô hình chiết khấu cổ tức (Discounted dividend model – DDM), phương pháp so sánh P/E, mô hình lợi nhuận thặng dư (Residual income model-RIM). Mô hình DCF và RIM khá phức tạp. Cho nên, vì tính đơn giản và dễ hiểu nên ở đây chỉ trình bày mô hình chiết khấu cổ tức và phương pháp P/E. 2.3.1. Mô hình chiết khấu cổ tức của Gordon a. Nội dung mô hình Mô hình chiết khẩu cổ tức được thiết kế để tính giá trị lý thuyết của cổ phiếu thường. Mô hình này được Merrill Lynch, First Boston và một số ngân hàng đầu tư
  • 30. 24 khác sử dụng với giả định: (1) biết được động thái tăng trưởng của cổ tức, và (2) biết trước lãi suất chiết khấu. Thế nhưng động thái chi trả cổ tức thường rất phức tạp, nên để có thể mô tả và mô hình hóa được, người ta thường phải đưa ra giả định và xem xét động thái cổ tức qua một số trường hợp đặc biệt liên quan đến động thái tăng trưởng cổ tức. Khi sử dụng mô hình này, cần xem xét ở các trường hợp sau: + Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi: P = 1 0 )1( )1( k gD   + 2 2 0 )1( )1( k gD   + … +     )1( )1(0 k gD (4.1) Trong đó, 0D là cổ tức hiện tại của cổ phiếu và g là tốc độ tăng trưởng cổ tức, k là chí phí vốn cổ phần. Cổ tức kỳ vọng ở cuối kỳ n bằng cổ tức hiện tại nhân với thừa số (1+g) n …Giả sử rằng k >g, nhân 2 vế của (4.1) với (1+k)/(1+g), sau đó trừ vế với vế cho (4.1) được:   P g kP    1 )1( =      )1( )1(0 0 k gD D Bởi vì chúng ta giả định k >g nên:     )1( )1(0 k gD tiến đến 0. Kết quả là: P = gk D  1 + Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức thay đổi: Cổ tức được quyết định bởi EPS. EPS của doanh nghiệp quyết định giá trị của doanh nghiệp. Chính sách cổ tức nhìn chung không ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp. Vì thế, nếu một doanh nghiệp trả cổ tức thấp và tái đầu tư số lợi nhuận giữ lại, giá cổ phiếu sẽ tăng lên vì cổ tức sẽ tăng lên trong tương lai. EPS chia thành 2 phần: phần trả cổ tức (payout ratio) cho cổ đông và phần đem giữ lại để tái đầu tư. Giả định số lợi nhuận giữ lại được tái đầu tư ở mức lợi suất tương đương với số vốn chủ sở hữu hiện có của doanh nghiệp. Nói một cách khác, phần lợi nhuận giữ lại sẽ thu được lợi nhuận tương đương với ROE, hay: g = ROE * tỷ lệ tái đầu tư = ROE * (1- tỷ lệ lợi nhuận giữ lại) Giả sử cổ tức có tốc tăng trưởng 1g đến năm n và 2g cố định vĩnh viễn sau đó, ta có: P = { 1 10 )1( )1( k gD   + 2 2 10 )1( )1( k gD   + …+ n n a k gD )1( )1(0   } +    )1()1( )1()1( 210 kk ggD n n … = n n n n k gk D k g gk D )1( )( )1( 1( 1 )( 2 1 )1 1 1                 + Trường hợp cổ tức không tăng trưởng:
  • 31. 25 Có D= 1D = 2D = 3D =… Và ... )1()1()1( 3 3 2 2 1 1        k D k D k D P Nên k D P  Nếu dự kiến không có tăng trưởng cổ tức và chúng ta sẽ giữ cổ phiếu vĩnh viễn, giá cổ phiếu sẽ được xác định là giá trị của viễn kim PERPETUITY. Trường hợp tất cả các thu nhập được chia cho cổ đông dưới dạng cổ tức, sử dụng cổ tức sẽ tương đương với sử dụng thu nhập trên một cổ phiếu EPS. PERPETUITY = k D P  hay k EPS . b. Hạn chế của mô hình Thứ nhất, mô hình này không áp dụng được trong trường hợp công ty giữ toàn bộ lợi nhuận cho tái đầu tư và không trả cổ tức cho cổ đông. Mô hình chiết khấu cổ tức có thể áp dụng để định giá cổ phiếu trong các trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng 0, hoặc bằng g không thay đổi và ngay cả trong trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức thay đổi liên tục qua từng thời kì, đôi khi là thay đổi rất nhanh qua từng năm hoặc thậm chí là qua từng thập kỷ. Hiếm khi nào mà một doanh nghiệp đạt đến một mức tăng trưởng nào đó và có thể duy trì mức tăng trưởng đó mãi mãi. Tuy nhiên, cần nhớ rằng cổ tức chỉ là một trong 2 mục tiêu của nhà đầu tư khi mua cổ phiếu. Đôi khi nhà đầu tư vẫn chấp nhận mua cổ phiếu trong trường hợp công ty không trả cổ tức vì khi ấy mục tiêu của nhà đầu tư là lợi vốn (capital gain) chứ không phải cổ tức. Trong trường hợp này mô hình chiết khấu cổ tức không áp dụng được. Thứ hai, mức chiết khấu đôi khi rất khó xác định. Các nhà phân tích thường sử dụng công thức mức chiết khấu R=Rf + β*(Rm - Rf) hoặc là sử dụng chi phí sử dụng vốn trung bình WACC của doanh nghiệp như một tỷ lệ chiết khấu hợp lý. Cả hai phương pháp trên đều khá lý thuyết và chúng nhiều khi không vận hành hiệu quả lắm trong ứng dụng đầu tư thực tế. Các nhà đầu tư khác có thể chọn một tỷ suất rào cản tuỳ ý để định giá cho tất cả các khoản đầu tư vốn cổ phần. Khi chọn một phương pháp nào để dự báo suất chiết khấu thì không có nghĩa là có được những câu trả lời chắc chắn chính xác. Quay trở lại với cách tính toán trong mô hình DDM, dễ thấy kết quả của nó rất nhạy cảm với bất cứ một sự thay đổi nào dù là nhỏ nhất trong giả định về tỷ lệ chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng. 2.3.2. Phương pháp định giá cổ phiếu theo tỷ số P/E (Price-Earnings ratio) Phương pháp này đưa ra cách tính giá cổ phiếu rất đơn giản bằng cách lấy lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu nhân với tỷ số P/E bình quân của ngành.Ví dụ một
  • 32. 26 công ty kỳ vọng sẽ kiếm được lợi nhuận trên mỗi cố phiếu là 3$ trong năm tới và tỷ số P/E bình quân của ngành là 15 thì giá cổ phiếu sẽ là: P=( Lợi nhuận kỳ vọng trên cổ phiếu) x (tỷ số P/E bình quân ngành)= 3$ x 15=45 $ Phương pháp này rất đơn giản, dễ áp dụng nhưng có nhiều hạn chế. Định giá cổ phiếu thường không chính xác do phải phụ thuộc vào việc ước lượng lợi nhuận kỳ vọng trên cố phiếu. Hơn nữa làm thế nào để chọn được tỷ số P/E phù hợp và liệu nhà đầu tư có tin tưởng vào tỷ số P/E của ngành hay không, nếu có thì vẫn còn sai số giữa tỷ số P/E của ngành và P/E của công ty. II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THẾ GIỚI VÀ SO SÁNH VỚI VIỆT NAM 1. Kinh nghiệm phân tích công ty của thế giới và so sánh với Việt Nam. 1.1. Về phƣơng pháp áp dụng Trên thế giới, khi phân tích công ty thường áp dụng 2 phương pháp: top-down và bottom-up. Phương pháp top-down đã được trình bày như phần trên. Hình 2: Hai phương pháp tiếp cận phân tích công ty Phương pháp bottom-up thì trình tự ngược lại: phân tích công ty, phân tích ngành và cuối cùng là phân tích vĩ mô. Trường phái Top-down cho rằng các nền kinh tế, thị trường chứng khoán và ngành đều ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của một chứng khoán. Trường phái Bottom – up cho rằng có thể tìm ra những cổ phiếu định giá trị thấp so với giá thị trường và có tỷ suất sinh lời cao mà không kể viễn cảnh của thị trường và ngành. Ở Việt Nam, hiện nay các chuyên gia phân tích cũng áp dụng các mô hình này, nhưng phân tích top-down thì phổ biến hơn. Các công ty chứng khoán ở Việt Nam thường sử dụng phương pháp Top-down để đưa ra các báo cáo phân tích chuyên sâu về các doanh nghiệp niêm yết hỗ trợ quyết định mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư..
  • 33. 27 1.2. Về ý nghĩa và vai trò Trên thế giới, phân tích công ty dù theo phương pháp Top-down hay Bottom-up thì các báo cáo phân tích được ứng dụng hết ý nghĩa của nó đặc biệt là trên các thị trường chứng khoán phát triển (TTCK), đã đạt đến mức độ hiệu quả. Các dữ liệu sử dụng để phân tích trên thế giới, nhất là ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Anh… thì tin cậy hơn, đầy đủ hơn do thị trường tài chính, chế độ thông tin, chế độ báo cáo tài chính minh bạch hơn. Do đó, các kết quả phân tích trên thế giới tin cậy hơn. Cho nên phân tích công ty hay còn gọi là phân tích cơ bản được phát huy gần như hết tác dụng của nó. Ở Việt Nam, thị trường còn mới nổi nên trong nhiều trường hợp, các kết quả phân tích chỉ là mang tính chất tham khảo. Việt Nam hiện vẫn chưa công nhận là nền kinh tế thị trường thực thụ. Mối liên hệ giữa nhiều doanh nghiệp với ngành và tổng thể nền kinh tế vĩ mô còn chưa thực sự khăng khít. Thêm vào đó, các giao dịch tài chính còn chưa minh bạch, hiện tượng thông tin bất cân xứng còn phổ biến, chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính vẫn còn nhiều bất cập và chất lượng nguồn nhân lực kế toán-tài chính còn hạn chế. Nhiều nhà đầu tư còn chưa quan tâm đến ứng dụng của phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán. Do vậy, đôi khi phân tích ngành và phân tích nền kinh tế vĩ mô chưa phát huy hết tính hữu dụng của nó. 2. Kinh nghiệm định giá cổ phiếu trên thế giới và so sánh với Việt Nam. Trên thế giới, các nhà đầu tư coi phân tích công ty là nền tảng để định giá cổ phiếu. Họ là những nhà đầu tư thực thụ nên rất coi trọng phân tích cơ bản bên cạnh phân tích kĩ thuật. Còn ở Việt Nam, nhiều nhà đầu tư phong cách còn chưa chuyên nghiệp, vẫn còn đầu tư theo tâm lý đám đông, chưa nhận thức được tầm quan trọng, chưa biết vận dụng phân tích công ty và cũng không quan tâm đến giá trị thực của cổ phiếu. Hơn nữa, trên thế giới định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu luồng tiền (DCF), P/E và chiết khấu cổ tức là phổ biến nhất. Lý do là vì những phương pháp này có độ tin cậy và chính xác nhất. Mô hình DCF rất được ưa chuộng, theo đó, giá trị của cổ phiếu là giá trị của tất cả các dòng tiền ước lượng trong tương lai được chiết khấu về hiện tại với một tỷ suất chiết khấu hợp lý. Mô hình này khá phức tạp, đòi hỏi phải ước đoán chuỗi các kế hoạch tạo ra dòng tiền hoạt động nhưng nó phản ánh được tương đối đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác. Trên thế giới, họ có họ có đầy đủ các điều kiện và công cụ để ước tính và dự
  • 34. 28 báo dòng tiền trong tương lai nên việc sử dụng mô hình DCF không mấy khó khăn, còn phương pháp P/E lại dễ áp dụng vì có đủ số liệu về TTCK và ngành mà các thị trường này cũng đạt đến mức độ hiệu quả. Tại Việt Nam, việc áp dụng mô hình các mô hình vẫn còn nhiều vấn đề. Trước hết, mô hình DCF có một số khó khăn làm cho việc ước tính nguồn thu trong tương lai của các công ty khó có thể chính xác như tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động; các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các công ty đang niêm yết đều chưa quen với lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, đặc biệt là còn xa lạ với việc dự báo chi tiết luồng tiền dài hạn ra, vào…Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ số P/E để tính giá cổ phiếu tại Việt nam còn gặp phải nhiều khó khăn do thiếu số liệu và TTCK chưa phát triển. Về mô hình chiết khấu cổ tức, hiện nay do chưa có hệ số Beta nên việc áp dụng còn gặp trở ngại ở chỗ khi quyết định được tỷ suất chiết khấu.Vì thế, thực tế cho thấy phương pháp định giá theo tỷ số P/E thường được áp dụng hơn vì tính đơn giản, dễ hiểu của nó
  • 35. 29 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIỂU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẨU TƢ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIÊP SÔNG ĐÀ I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1. Lịch sử hình thành và phát triển: Tháng 9/2001, Công ty được thành lập có tên Tiếng Việt đầy đủ là “Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà”, tên viết tắt là Sudico, có trụ sở chính đặt tại Tầng 7- Tòa nhà Tổng công ty Sông Đà, đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội. Khi thành lập, công ty có vốn điều lệ là 800 tỷ đồng và kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản (BĐS). Năm 2003, Sudico được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần và được trao cờ thi đua xuất sắc của Bộ Xây dựng. Năm 2005, dự án KĐT Mỹ Đình - Mễ Trì được đã hoàn thành; Khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo (Hòa Bình) đã hoàn chỉnh công tác quy hoạch, thi công san nền và triển khai kinh doanh. Doanh thu thuần đạt 314,69 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 174,2 tỷ. Năm 2006, công ty vinh dự đạt giải Sao Vàng Đất Việt do Uỷ Ban Trung ương hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng và một lần nữa được trao tặng cờ thi đua của Bộ Xây dựng dành cho đơn vị thi đua xuất sắc ngành xây dựng. Ngày 11/05/2006, công ty được niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán SJS. Năm 2007, công ty tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên lên 400 tỷ đồng và thành lập các công ty con (Sudico Tiến Xuân, Công ty Cổ phần Dịch vụ Sudico và Công ty Cổ phần Tư vấn Sudico) và được Bộ Khoa học và Công nghệ trao giải Cúp vàng ISO 2007. Năm 2008, công ty thành lập công ty con: Công ty TNHH Một thành viên Sudico An Khánh. Năm 2009, cổ phiếu Sudico được bình chọn là một trong 19 cổ phiếu vàng Việt Nam năm 2009. 2. Cơ cấu sở hữu và quản trị công ty 2.1. Cơ cấu sở hữu Về cơ cấu sở hữu, Sudico vốn được cổ phần từ một doanh nghiệp nhà nước. Bảng 1: Cơ cấu sở hữu Sở hữu nhà nước (tổng công ty Sông Đà) 36.3% Sở hữu nhà đầu tư nước ngoài 26.92% Cá nhân và tổ chức khác trong nước 36.78%
  • 36. 30 2.2. Quản trị công ty: Các thành viên trong ban lãnh đạo của Sudico trước đây hầu hết đều đảm nhận các vị trí trong các công ty khác của tổng công ty Sông Đà, hơn nữa đây cũng là những con người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng, vì vậy ban lãnh đạo Sudico là những người có kinh nghiệm trong hoạt động của mình. Họ cũng có nhiều mối quan hệ với tổng công ty Sông Đà và các thành viên khác. Bên cạnh đó, hiện nay Sudico cũng đang dự định thực hiện việc bán các căn hộ cho cán bộ công nhân viên cũng như các các cổ đông của mình Điều này một phần nào đó sẽ góp phần gắn kết hơn nữa giữa cán bộ nhân viên và cổ đông với công ty. 3. Hoạt động sản xuất kinh doanh 3.1. Lĩnh vực kinh doanh: Hoạt động của Sudico là đầu tư kinh doanh BĐS. Cụ thể, Sudico cung cấp dịch vụ về BĐS và xây dựng từ tư vấn đầu tư lập và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp; tư vấn thiết kế kỹ thuật, quy hoạch chi tiết khu đô thị và khu công nghiệp, tư vấn thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp đến thi công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất; dịch vụ khách sạn, nhà hàng; xuất nhập khẩu thiết bị máy móc. Tuy nhiên, hoạt động chính của công ty trong lĩnh vực BĐS là kinh doanh, khai thác các dịch vụ về nhà ở và khu đô thị (chiếm trên 95% doanh thu thuần và lợi nhuận gộp)5 . Sản phẩm của công ty cung cấp cho khách hàng những căn hộ, biệt thự cao cấp nằm trong tổng thể kiến trúc được quy hoạch hiện đại và đồng bộ chiếm thị phần đáng kể trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, xấp xỉ 3 - 4%. 3.2.Các dự án đã và đang triển khai Hiện nay, công ty đã hoàn thành nhiều dự án BĐS lớn trong đó phải kế đến dự án dự án KĐT Mỹ Đình – Mễ Trì ở Hà Nội (2002-2009) với tổng vốn đầu tư khoảng 4500 tỷ đồng và quy mô 368000 m2, dự án KĐT Bắc Trần Hưng Đạo ở Hòa Bình (2004-2008) với tổng vốn đầu tư hơn 148 tỷ đồng và quy mô 240000 m2. Đặc biệt, công ty đang triển khai các dự án lớn mang tính chiến lược trong đó: Bảng 2: Một số dự án lớn đang triển khai Tên dự án Vị trí Quy mô (m2) Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tiến độ thực hiện KĐT Nam An Khánh Hoài Đức – Hà Tây 2,888,000 3500 Khởi công 2004, đang kinh doanh 5 Bản cáo bạch phát hành thêm 1000 tỷ, Sudico, 2009
  • 37. 31 KĐT Văn La- Văn Khê Hà Đông 120,134 1300 Chuẩn bị kinh doanh Tiế n Xuân Lương Sơn – Hòa Bình 13,000,000 2700 Đề n bù giả i tỏ a 10% (Nguồn: Bản cáo bạch phát hành thêm 1000 tỷ năm 2009) II. PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẨN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ 1. Phân tích định tính 1. 1 Phân tích môi trƣờng kinh tế vĩ mô Việt Nam 1.1.1. Môi trường chính trị Việt Nam 2009 - Political Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) tại Hồng Kông xếp Việt nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị và xã hội sau sự kiện 11-2009. So với các nước ASEAN, Việt nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Sau khi đưa ra chính sách “đổi mới”, Việt Nam đã và đang đạt được mức tăng trưởng GDP ổn định. Việt nam được đánh giá là nơi an toàn để đầu tư tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với Sudico, ngoài môi trường chính trị ổn định, còn hưởng lợi từ sự kiện chính trị nổi bật là Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Sudico đang triển khai dự án KĐT Nam An Khánh, và Văn La-Văn Lê trên địa bàn Hà Tây cũ và nay là Hà Nội mới. Khi các dự án này hoàn thành, trong quy hoạch phát triển thu đô Hà Nội và trong tầm ảnh hưởng của thủ đô, thì những công trình này sẽ càng có giá trị, các căn hộ sẽ có giá bán cao hơn. 1.1.2. Tình hình kinh tế vĩ mô năm 2009 - Economic a. Tổng quan về kinh tế thế giới 2009: Bức tranh nền kinh tế thế giới đã dần sáng trở lại sau cơn bão tài chính. Cuộc khủng hoảng được coi là tồi tệ nhất kể từ sau đại suy thoái 1930-1931 đã khép lại đi khi các trung tâm kinh tế - tài chính lớn phát những tín hiệu phục hồi, điều làm ngạc nhiên cả những tổ chức dự báo, chuyên gia kinh tế lạc quan nhất. Những biện pháp quyết liệt trong chính sách tiền tệ nới lỏng và tài khóa mở rộng của các chính phủ được nhận định là nguyên nhân chính đem lại sự phục hồi nhanh chóng kinh tế thế giới theo mô hình chữ “V”. Sự kiện nổi bật nhất là kinh tế Trung Quốc trở hành đầu tàu của phục hồi và