SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Download to read offline
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Nhƣ Quỳnh
Lớp : Anh 3
Khoá : 45
Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Hà Nội, Tháng 5 Năm 2010
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu ………………………………………………………………………
Chương 1: Tổng quan về kinh tế tư nhân……………………………………
1.1. Một số vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân……………………………..
1.1.1. Khái niệm kinh tế tư nhân…………………………………………….
1.1.1.1. Sở hữu tư nhân…………………………………………………….
1.1.1.2. Kinh tế tư nhân…………………………………………………….
1.1.2. Tính tất yếu khách quan và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam
về sự tồn tại, phát triển kinh tế tư nhân……………………………….
1.1.2.1. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư
nhân………………………………………………………………..
1.1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển của kinh
tế tư nhân…………………………………………………………..
1.1.3. Đặc điểm và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay……………………………..
1.1.3.1. Đặc điểm của kinh tế tư nhân……………………………………...
1.1.3.2. Vai trò của kinh tế tư nhân………………………………………...
1.1.4. Điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân……………………………….
1.1.4.1. Kinh tế tư nhân phải được tự do phát triển………………………..
1.1.4.2. Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thành phần
kinh tế tư nhân phát triển…………………………………………..
1.1.4.3. Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân…………………..
1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của các nước trong khu vực
1
4
4
4
4
5
8
8
10
11
11
11
12
12
12
14
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam………………………………..
1.2.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản…………………………………………...
1.2.2. Kinh nghiệm của Singapore…………………………………………..
1.2.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc………………………………………...
1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam…………………………………..
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay……..
2.1. Thực trạng phát triển khu vực kinh tế tư nhân qua các thời kỳ……….
2.1.1. Giai đoạn trước đổi mới năm 1986……………………………………
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1986 – 1999………………………………………..
2.1.3. Giai đoạn từ năm 2000 – nay…………………………………………
2.1.3.1. Số lượng doanh nghiệp…………………………………………….
2.1.3.2. Quy mô vốn………………………………………………………..
2.1.3.3. Cơ cấu theo ngành, địa bàn………………………………………..
2.2. Đánh giá về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam…..
2.2.1. Thành tựu……………………………………………………………...
2.2.1.1. Đóng góp vào GDP ngày càng lớn………………………………...
2.2.1.2. Tạo nguồn bổ sung vào ngân sách nhà nước………………………
2.2.1.3. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động……………………..
2.2.1.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu…
2.2.1.5. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh…………………………….
2.2.2. Hạn chế………………………………………………………………..
2.2.2.1. Về nguồn vốn……………………………………………………...
2.2.2.2. Chất lượng lao động thấp………………………………………….
2.2.2.3. Thiếu các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực kinh tế quan
15
15
17
20
23
26
26
26
28
31
31
36
39
44
44
44
45
48
51
52
54
54
56
trọng………………………………………………………………..
2.2.2.4. Khả năng tiếp cận thị trường yếu………………………………….
2.2.2.5. Hiệu quả kinh doanh nhìn chung còn thấp………………………...
2.2.3. Những nguyên nhân hạn chế sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở
Việt Nam……………………………………………………………...
2.2.3.1. Về nhận thức chung………………………………………………..
2.2.3.2. Về cơ chế chính sách của nhà nước……………………………….
2.2.3.2.1.Trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực…………………...
2.2.3.2.2.Thiếu sự hỗ trợ từ phía nhà nước………………………………….
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam
hiện nay………………………………………………………………………
3.1. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế tư nhân…………………………..
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam
hiện nay……………………………………………………………….
3.2.1. Đổi mới nhận thức, hoàn thiện môi trường pháp lý đối với kinh tế tư
nhân…………………………………………………………………..
3.2.2. Giải quyết những khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất kinh
doanh đối với kinh tế tư nhân…………………………………………
3.2.3. Đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn đầu tư, tín dụng đối với kinh
tế tư nhân……………………………………………………………...
3.2.4. Hoàn thiện chính sách thuế đối với kinh tế tư nhân ………………….
3.2.5. Tăng cường công tác hỗ trợ thông tin và xúc tiến thương mại đối với
kinh tế tư nhân………………………………………………………...
3.2.6. Thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế tư nhân hội nhập kinh tế quốc tế……………
59
60
60
62
62
65
65
68
70
70
74
74
76
77
80
82
84
3.2.7. Phát huy nội lực của kinh tế tư nhân………………………………….
Kết luận………………………………………………………………………
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………...
87
91
92
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
1. DANH MỤC BẢNG
- Bảng 1: Tốc độ tăng các loại hình doanh nghiệp tư nhân từ năm 1994 –
1998
- Bảng 2: Đóng góp GDP của khu vực kinh tế tư nhân
- Bảng 3: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời
điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp
- Bảng 4: Tổng vốn đăng ký và vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp
- Bảng 5: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh
nghiệp phân theo địa phương
- Bảng 6: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần
kinh tế
- Bảng 7: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo
giá thực tế
- Bảng 8: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm
phân theo vùng kinh tế
- Bảng 9: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần
kinh tế
- Bảng 10: Doanh thu thuần của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh
nghiệp
- Bảng 11: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp hàng năm phân theo
loại hình doanh nghiệp
- Bảng 12: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
- Biểu đồ 1: Số lượng doanh nghiệp đăng ký hàng năm
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một yêu
cầu tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế tư nhân là một bộ phận trong
cơ cấu ấy đã có một thời kỳ bị coi là đối lập với kinh tế xã hội chủ nghĩa, vì vậy
phải nằm trong diện cải tạo xóa bỏ. Song thực tiễn đã cho thấy quan niệm như
vậy là cực đoan và sự xuất hiện trở lại của kinh tế tư nhân đã góp phần không
nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của nền kinh tế theo hướng tích cực. Cùng với chủ
trương chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà
nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích sự
phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân.
Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Trong
bối cảnh các nguồn lực kinh tế của Việt Nam còn đang hạn chế, xây dựng một
nền kinh tế nhiều thành phần, còn kinh tế tư nhân như một động lực phát triển cơ
bản là một bước đi hoàn toàn đúng đắn. Trong những năm vừa qua, mặc dù đã có
bước phát triển tốt, kinh tế tư nhân Việt Nam vẫn chưa thực sự có được một vai
trò tương xứng với tiềm năng của nó. Đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt
Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp” đã được chọn và triển khai trong bối
cảnh đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận
- Xây dựng khung lý luận của khóa luận bao gồm: làm rõ các vấn đề về
kinh tế tư nhân (khái niệm, đặc điểm, vai trò…)
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
2
- Dự báo xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân và đề xuất một số giải
pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tình hình, xu hướng và một số giải pháp chủ yếu
phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
- Thời gian: sau khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới (năm 1986) đến
thời điểm hiện nay (nửa đầu năm 2010).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp duy vật
biện chứng, phương pháp logic kết hợp duy vật lịch sử, phương pháp dự báo,
phương pháp so sánh đối chiếu. Bên cạnh đó chú trọng sử dụng phương pháp
thống kê nhằm phân tích số liệu thông qua các bảng số liệu…
5. Tên và kết cấu của khóa luận
- Tên khóa luận: Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay - thực trạng
và giải pháp.
- Kết cấu của khóa luận: Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục các
bảng và biểu đồ thì nội dung khóa luận tốt nghiệp được kết cấu thành 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về kinh tế tư nhân
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam
hiện nay
Do khả năng và điều kiện còn hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ
của người viết nên bài khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Người viết rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè
có quan tâm đến vấn đề này để bài viết được hoàn thiện hơn.
3
Nhân đây người viết xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy cô vì
những chỉ bảo giúp đỡ trong suốt những năm tháng học đại học và nhất là cô
giáo, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung – người đã giúp đỡ, chỉ bảo hướng dẫn tận
tình trong suốt quá trình người viết thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.
4
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TƢ NHÂN
1.3. Một số vấn đề lý luận về kinh tế tƣ nhân
1.3.1. Khái niệm kinh tế tư nhân
1.3.1.1. Sở hữu tư nhân
Thuật ngữ “kinh tế tư nhân” luôn gắn liền với vấn đề sở hữu. Vì vậy,
muốn tìm hiểu về thuật ngữ này, trước hết cần tìm hiểu về sở hữu mà đặc biệt là
sở hữu tư nhân.
Sở hữu là một phạm trù kinh tế vừa có tính chất xuất phát điểm vừa có bản
chất của kinh tế chính trị học. Nếu chiếm hữu là hoạt động có tính tự nhiên của
con người nhằm khai phá và chinh phục thiên nhiên để tạo ra của cải, thì sở hữu
là hình thức xã hội của chiếm hữu. Có thể hiểu phạm trù sở hữu qua cách diễn
đạt sau:
Sở hữu là quan hệ giữa người và người trong việc chiếm hữu của cải, sự
phát triển của các hình thức sở hữu là do sự phát triển của lực lượng sản xuất
quy định. Nội dung của sở hữu luôn được xét trên hai mối quan hệ: quan hệ giữa
chủ sở hữu và đối tượng sở hữu và quan hệ người với người trong quá trình sản
xuất.
Về mối quan hệ thứ nhất, chủ thể sở hữu chủ yếu tồn tại trên hai loại hình:
một cá nhân (tư hữu) hoặc nhiều người (công hữu); còn đối tượng sở hữu bao
gồm những sản phẩm vật chất, phi vật chất, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng…
trong đó sở hữu tư liệu sản xuất là có ý nghĩa hơn cả. Mối quan hệ này được thể
hiện thông qua quyền lực của chủ thể đối với đối tượng sở hữu và được luật hóa
thành quyền sở hữu. Ở đây chủ sở hữu thường phải có các quyền căn bản như:
5
quyền sử dụng, quyền hưởng lợi, quyền định đoạt, quyền thừa kế… những mối
quan hệ này cũng chính là nội dung pháp lý của vấn đề sở hữu.
Về mối quan hệ thứ hai, đó là mối quan hệ giữa các giai cấp, các tập đoàn
người trong hệ thống sản xuất xã hội. Mối quan hệ này khẳng định đối tượng sở
hữu, đặc biệt là tư liệu sản xuất, thuộc về ai, từ mối quan hệ đó quy định các hình
thức phân phối và quản lý tài sản, sản phẩm, thu nhập, giá trị giữa họ, mối quan
hệ này được biểu hiện thành nội dung kinh tế của phạm trù sở hữu.
Theo điều 211 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 thì sở hữu tư nhân là sở hữu
cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm: sở hữu cá
thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân. Theo khái niệm trên thì sở hữu tư
nhân được hiểu là: sở hữu các tư liệu tiêu dùng cá nhân thường được coi là sở
hữu cá nhân và sở hữu tư liệu sản xuất thường được hiểu là sở hữu tư nhân.
Như vậy, sở hữu tư nhân là quan hệ sở hữu xác nhận quyền hợp pháp của
tư nhân trong việc chiếm hữu, quyết định cách thức tổ chức sản xuất – kinh
doanh, chi phối và hưởng lợi từ kết quả của quá trình sản xuất – kinh doanh đó.
Sở hữu tư nhân về quá trình sản xuất là cơ sở ra đời kinh tế tư nhân.
1.3.1.2. Kinh tế tư nhân
Trên thực tế, tùy thuộc vào cách tiếp cận mà có những cách hiểu dẫn đến
những khái niệm khác nhau về kinh tế tư nhân.
Ở các nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới hiện nay, mọi hoạt
động không thuộc khu vực công đều được coi là khu vực kinh tế tư nhân.
Ở một số nước khái niệm về khu vực kinh tế tư nhân cũng rất phức tạp.
Như ở Trung Quốc, khu vực tư nhân cùng lúc được hiểu là:
- Khu vực phi Nhà nước: bao gồm tất cả các đối tượng không thuộc sở hữu
Nhà nước, cả trong công nghiệp lẫn nông nghiệp.
6
- Khu vực phi Nhà nước, phi nông nghiệp: gồm các đối tượng không thuộc
sở hữu Nhà nước nhưng loại trừ lĩnh vực nông nghiệp.
- Khu vực tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước
nhưng loại trừ các doanh nghiệp tập thể.
- Khu vực tư nhân trong nước: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu
Nhà nước nhưng loại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Doanh nghiệp tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà
nước nhưng loại trừ các hộ kinh doanh cá thể (có ít hơn 8 công nhân).
Trong những trường hợp cụ thể khi sử dụng những khái niệm trên, số liệu
thống kê thường chênh lệch nhau rất lớn. Và cho tới ngày nay tại Trung Quốc
vẫn có sự phân biệt hộ cá thể và doanh nghiệp tư nhân với ranh giới được ấn
định là 8 công nhân.
Ở Việt Nam cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân:
- Theo nghĩa rộng, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực dân doanh bao gồm
các doanh nghiệp của tư nhân trong nước, kể cả các hợp tác xã nông
nghiệp, các doanh nghiệp phi nông nghiệp và các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn. Cách hiểu
trên sẽ đánh giá tương đối chính xác tiềm năng của khu vực kinh tế tư
nhân, tuy nhiên thường gặp khó khăn trong thống kê, khi không phân biệt
được phần vốn góp của Nhà nước trong các liên doanh cũng như các công
ty cổ phần mà Nhà nước góp vốn.
- Theo nghĩa hẹp: khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh, nhưng không bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (số liệu
thông kê thường theo cách phân loại này khi phân chia nền kinh tế thành 3
khu vực: kinh tế quốc doanh, kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài).
7
Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng kinh tế tư nhân là kinh tế ngoài quốc
doanh nhưng không bao gồm kinh tế tập thể.
Từ những cách hiểu trên ta có thể đi đến một nhận thức về kinh tế tư nhân
như sau: kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động
dước hình thức hộ kinh doanh các thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân.
Các loại hình kinh doanh của kinh tế tư nhân đều có điểm chung là dựa
trên sở hữu tư nhân, nhưng có sự khác nhau về trình độ sản xuất kinh doanh.
Theo quan điểm hiện hành ở nước ta, kinh tế tư nhân có hai loại hình như sau:
- Một là, kinh tế cá thể, tiểu chủ: bao gồm những đơn vị kinh tế hoạt động
trên cở sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, với quy mô nhỏ hơn các loại
hình doanh nghiệp của tư nhân, chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình,
là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về
kết quả tài chính của mình.
- Hai là, kinh tế tư bản tư nhân gồm những đơn vị kinh tế hoạt động trên cơ
sở tư hữu về tư liệu sản xuất với quy mô lớn hơn cá thể, tiểu chủ, có thuê
mướn lao động. Kinh tế tư bản tư nhân tồn tại dưới các loại hình doanh
nghiệp như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần, công ty hợp danh.
Trên thực tế, việc phân định ranh giới giữa kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh
tế tư bản tư nhân ở nước ta hiện nay là không đơn giản, bởi sự vận động biến đổi
và phát triển không ngừng của chúng. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, các loại
hình doanh nghiệp được quy định như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
8
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó thành viên chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ đông góp vốn chỉ chịu trách
nhiệm về nợ và các nghĩa vụ về tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm
vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp
danh. Ngoài hai thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành
viên hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công
ty.
1.3.2. Tính tất yếu khách quan và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về
sự tồn tại, phát triển kinh tế tư nhân
1.3.2.1. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân
Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, là một tất
yếu khách quan, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan; xuất phát từ những
luận cứ sau đây:
- Một là: Do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ở nước ta hiện nay trình
độ lực lượng sản xuất còn lạc hậu, kém phát triển, không đồng đều giữa
các ngành, các vùng trong nội bộ từng vùng. Vì vậy, không thể ngay từ
đầu xây dựng được một kiểu quan hệ sản xuất thống trị, thuần nhất trên cơ
sở công hữu. Do đó, việc duy trì một hệ thống sở hữu đa dạng trong đó có
sở hữu tư nhân để từ đó hình thành kinh tế tư nhân là một tất yếu, phù hợp
9
với quy luật kinh tế khách quan, với trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta
hiện nay.
- Hai là: Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay là có sự
đan xen tồn tại giữa các thành phần kinh tế cũ và mới. Các thành phần
kinh tế do xã hội cũ để lại như kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, các
thành phần kinh tế này vẫn có những vai trò quan trọng để phát triển kinh
tế, có lợi cho đất nước trong giải quyết việc làm, tăng sản phẩm, huy động
các nguồn vốn… Và một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá
trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội như kinh tế tập thể, kinh tế nhà
nước, kinh tế tư bản nhà nước.
- Ba là: Thực tiễn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa cho thấy: kinh tế thị trường sẽ và chỉ phát triển lành
mạnh trên cơ sở đẩy mạnh phân công lao động xã hội, thừa nhận và tạo
điều kiện môi tường phát triển kinh tế tư nhân, qua đó tạo ra khả năng to
lớn trong việc huy động tiềm lực vật chất và tinh thần cho phát triển kinh
tế. Các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân sẽ cung cấp ngày
càng nhiều các sản phẩm phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã,
nâng cao về chất lượng, giá cả phù hợp với khả năng người tiêu dùng, tạo
động lực cho các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm đối với sản phẩm
của mình khi đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Bốn là: Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường gắn với bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, kinh tế tư nhân là lực lượng quan trọng góp phần
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại. Phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, đồng thời khắc phục tình
10
trạng độc quyền trong một số ngành, lĩnh vực chỉ có kinh tế nhà nước
tham gia, có lợi cho công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta hiện nay.
1.3.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển của kinh tế tư
nhân
Trong các Văn kiện của Đảng, việc xác định các thành phần kinh tế trong
nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi, trong đó thành phần kinh tế tư nhân
từ chỗ bị phủ nhận đã được thừa nhận là một thành phần kinh tế tồn tại song
song với nhiều thành phần kinh tế khác. Hơn nữa, hiện nay kinh tế tư nhân được
khẳng định là có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Đại hội VI và VII của Đảng
khẳng định các thành phần kinh tế của Việt Nam bao gồm: kinh tế quốc doanh,
kinh tế tập thể, kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân; trong đó kinh tế tư nhân được
coi là: “sự cần thiết khách quan để phát triển lực lượng sản xuất, tận dụng các
tiềm năng, tạo thêm việc làm cho người lao động” và được phát triển chủ yếu
trong “lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước” (trích văn
kiện Đại hội VI). Đại hội VIII của Đảng xác định: các thành phần kinh tế của
Việt Nam gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh
tế các thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Đại hội IX xác định: các thành phần
kinh tế của Việt Nam gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu
chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, và kinh tế có vồn đầu tư
nước ngoài. Sự khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển được thể hiện khá rõ
trong Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ V khóa IX: “kinh tế tư nhân là một
bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư
nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong chiến lược phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng
cao năng lực đất nước trong hội nhập quốc tế” (trích văn kiện hội nghị Trung
11
ương V khóa IX). Như vậy cho đến nay, về mặt quan điểm, Đảng và Chính phủ
Việt Nam đã khẳng định sự có mặt của khu vực kinh tế tư nhân không chỉ là một
sự tồn tại khách quan mà còn là sự cần thiết để huy động mọi nguồn lực cho sự
phát triển, đi đúng hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước
ta.
1.3.3. Đặc điểm và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay
1.3.3.1. Đặc điểm của kinh tế tư nhân
- Quy mô và hình thức sở hữu đa dạng;
- Bộ máy và đội ngũ quản lý gọn nhẹ, hiệu quả và năng động. Hoạt động
của bộ máy gắn chặt với những biến động cung – cầu trên thị trường,
trước áp lực của cạnh tranh, họ buộc phải tính toán tìm ra cách sử dụng
một cách có hiệu quả yếu tố đầu vào;
- Sử dụng lao động và công nghệ rất linh hoạt và hiệu quả;
- Lĩnh vực đầu tư thường tập trung vào khu vực thương mại và dịch vụ;
- Mục đích kinh doanh là rõ ràng với tôn chỉ bất biến: tối đa hóa lợi nhuận;
- Phương thức huy động vốn của kinh tế tư nhân cũng rất linh hoạt, nguồn
vốn đa dạng.
1.3.3.2. Vai trò của kinh tế tư nhân
- Đóng góp vào thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Đóng góp ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển;
- Đóng góp đáng kể vào nguồn thu Ngân sách Nhà nước;
- Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, thúc
đẩy dân chủ hóa đời sống kinh tế;
12
- Giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và đào tạo nguồn nhân
lực mới cho thị trường lao động;
- Góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3.4. Điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân
Trước hết đó là những vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh. Kinh
tế tư nhân chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có môi trường kinh doanh thích
hợp. Môi trường kinh doanh của kinh tế tư nhân là nền kinh tế thị trường. Vì
vậy, tạo môi trường thực sự cho kinh tế tư nhân phát triển cũng đồng nghĩa với
phát triển kinh tế thị trường. Cụ thể:
1.3.4.1. Kinh tế tư nhân phải được tự do phát triển
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có điều kiện để
phát huy tính năng động, độc lập tự chịu trách nhiệm và có khả năng khai thác
tối đa mọi nguồn lực trong nền kinh tế. Một môi trường kinh doanh không đảm
bảo tự do cho doanh nghiệp sẽ là môi trường méo mó, biến dạng, dễ nảy sinh
tiêu cực, bất công. Một thực tế khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay là những
doanh nghiệp nào có quan hệ cá nhân thân mật với cơ quan quản lý nhà nước thì
làm ăn thuận lợi. Trái lại, những doanh nghiệp chỉ biết làm ăn chân chính, theo
đúng luật lại thường gặp khó khăn, bị kìm hãm, rất khó hoạt động. Như vậy, nhà
nước cần tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp có thể tham gia vào hoạt
động sản xuất - kinh doanh một cách bình đẳng. Đây thực chất là tạo cơ chế tự
do nhập ngành của các nhà cung ứng hàng hoá. Sự bình đẳng cho các chủ thể
tham gia thị trường sẽ góp phần loại bỏ được những ưu thế giả tạo cho các chủ
thể khác.
1.3.4.2. Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thành phần kinh
tế tư nhân phát triển
Cạnh tranh lành mạnh thể hiện:
13
Thứ nhất, cạnh tranh không loại trừ hợp tác, cạnh tranh tạo điều kiện hợp
tác. Cạnh tranh là cơ chế để doanh nghiệp tồn tại được trong cơ chế thị trường.
Hợp tác là để cho hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường mạnh hơn.
Thứ hai, kết quả cạnh tranh là sự thắng lợi của một cách thức sản xuất tối
ưu, có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Những doanh nghiệp mạnh đã
loại bỏ được những doanh nghiệp yếu hơn trên thị trường. Doanh nghiệp mạnh là
doanh nghiệp có phương thức tổ chức sản xuất hiệu quả hơn. Như vậy, nguyên
tắc “mạnh thắng yếu”, vốn là quy luật khắt khe của kinh tế thị trường vẫn hoàn
toàn đúng. Doanh nghiệp nào hoạt động kém hiệu quả phải bị loại bỏ, cho dù đó
là doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu nào, thuộc quy mô gì. Những doanh
nghiệp làm ăn hiệu quả phải được xã hội tôn vinh, kính trọng. Nhà nước cần tạo
điều kiện cho những doanh nghiệp như vậy phát triển. Ngược lại, bất kỳ doanh
nghiệp nào kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả cũng cần phải bị xoá bỏ một cách
kiên quyết.
Quan hệ giữa nhà nước và nền kinh tế được phản ánh thông qua quan hệ
giữa nhà nước và doanh nghiệp. Quan hệ này về thực chất là quan hệ giữa cơ
quan quản lý điều tiết và đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn cần có sự quản lý của nhà nước,
sự điều tiết nền kinh tế của nhà nước là cần thiết khách quan. Vì thế, quan hệ này
luôn xuất hiện và cần được giải quyết hợp lý. Song, trong lịch sử phát triển kinh
tế, quan hệ này rất dễ bị vi phạm, do đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
chung của nền kinh tế.
Để có quan hệ hợp lý giữa nhà nước và doanh nghiệp cần phải xác định
đúng vị trí và nhiệm vụ của từng chủ thể trong quan hệ này. Nhiệm vụ của Nhà
nước là quản lý, điều tiết nền kinh tế, nhằm duy trì trật tự trong nền kinh tế. Các
doanh nghiệp là những đơn vị kinh doanh, nhiệm vụ của họ là tổ chức sản xuất -
14
kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thông qua tín hiệu
của thị trường. Đây là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh
nghiệp và cũng là nhiệm vụ mà nền kinh tế trao cho họ.
Một vấn đề cũng rất quan trọng, mà các doanh nghiệp trông đợi từ phía
nhà nước là sự bình đẳng. Nhà nước cần phải đối xử bình đẳng với các doanh
nghiệp trên mọi phương diện. Vì sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế,
Nhà nước phải đóng vai trò “trọng tài” chứ không phải là một chủ thể đứng về
một doanh nghiệp nào, dù đó là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
Do đó, không được đồng nhất nhà nước với doanh nghiệp thuộc sở hữu
nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình doanh nghiệp khác
nhau cùng tồn tại. Song dù là doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu nào thì doanh
nghiệp vẫn có nhiệm vụ hoàn toàn khác với nhiệm vụ của Nhà nước và đều bình
đẳng với nhau trước pháp luật.
1.3.4.3. Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân
Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế rất cần có sự hỗ trợ, điều
tiết của Nhà nước. Kinh tế tư nhân cũng vậy, trong quá trình phát triển, nhà nước
giữ vai trò định hướng, vạch ra chiến lược, chính sách cho kinh tế tư nhân phát
triển. Song, nếu điều đó là đương nhiên đối với các doanh nghiệp nhà nước, thì
đối với kinh tế tư nhân vấn đề này thường bị xem nhẹ. Thái độ này đối với kinh
tế tư nhân cũng lại xuất phát từ nhận thức không đúng về vai trò của kinh tế tư
nhân trong phát triển kinh tế. Doanh nghiệp và chỉ có các doanh nghiệp cụ thể,
không phụ thuộc vào hình thức sở hữu, luôn là những chủ thể thực hiện những
mục tiêu mà chính phủ luôn theo đuổi. Đó là sự tăng trưởng ổn định của nền
kinh tế. Chính vì vậy, giữa nhà nước và doanh nghiệp cần có mối quan hệ đồng
thuận vì mục tiêu chung. Các chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp tư
15
nhân và đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, phải được
xây dựng trên nguyên tắc trước hết là đảm bảo cho các doanh nghiệp phát triển.
Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp tư nhân rất cần đến sự hỗ trợ
của nhà nước về các mặt như vốn, công nghệ, đào tạo lao động, tìm kiếm thị
trường và nhất là một môi trường xã hội, ở đó có sự thừa nhận, tôn vinh khu vực
kinh tế tư nhân. Đây là một vấn đề không đơn giản ở những quốc gia đã từng có
những nhận thức chưa đúng về vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế. Để
đạt được điều này, vai trò hỗ trợ của nhà nước là hết sức quan trọng, thậm chí
đóng vai trò quyết định.
1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tƣ nhân của các nƣớc trong khu vực
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản,
trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh
tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh
tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955-
1973) khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục.
Từ năm 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp
tục là một nước có nền kinh tế, công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa
học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu
người là 42.480 USD (2008). Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng
đứng hàng đầu thế giới. Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng
hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều. Nhật Bản được
đánh giá là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới.
Để khuyến khích kinh tế tư nhân, trước hết chính phủ Nhật Bản đã tiến
hành hỗ trợ các công ty tư nhân chọn lựa phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực,
16
hướng về xuất khẩu, phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới và lợi thế so sánh
của Nhật Bản. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và sản
phẩm xuất khẩu là sự ưu tiên hàng đầu của chính sách hỗ trợ.
Chìa khóa cho sự thành công của Nhật Bản trong suốt quá trình hoàn thiện
sự hỗ trợ và tăng cường quản lý Nhà nước đối với khu vực tư nhân chính là xúc
tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu. Chính phủ Nhật Bản đã giữ vai
trò quan trọng trong việc khơi thông thị trường quốc tế. Để thực hiện tốt xúc tiến
thương mại – xuất khẩu, Nhật Bản cho phép thành lập các cơ quan phi chính
phủ, được phân thành hai nhóm chính:
- Nhóm thứ nhất gồm các liên minh doanh nghiệp và các tổ chức kinh
tế Nhật Bản, hoạt động phi lợi nhuận trên cơ sở hội phí của các thành viên.
Đây là những tổ chức có quy mô lớn, bao gồm cả viện nghiên cứu, các
quỹ hợp tác phát triển. Hoạt động của các cơ quan này mang tính “trung
gian”, vừa vận động hành lang cho chính phủ vừa đấu tranh gây ảnh
hưởng với chính phủ trong việc định hướng chính sách nhằm bảo vệ
quyền lợi cho các doanh nghiệp.
- Nhóm thứ hai gồm các phòng thương mại và công nghiệp, các hiệp
hội ngành. Các cơ quan thuộc nhóm này hoạt động chủ yếu thiên về dịch
vụ trên cơ sở hội phí, lệ phí dịch vụ và về đại diện quyền lợi cho các
doanh nghiệp.
Nhìn chung, các cơ quan xúc tiến thương mại của chính phủ Nhật Bản là
đơn vị phi lợi nhuận, là cơ quan sự nghiệp phúc lợi công cộng, trực thuộc chính
phủ và không phải là bộ máy quản lý. Các cơ quan này nhận được tài trợ từ
nhiều nguồn vốn khác nhau gồm: ngân sách nhà nước cấp theo các dự án phát
triển kinh tế và nguồn thu khác (phí hội viên, lệ phí dịch vụ và các hoạt động có
thu khác…). Các cơ quan xúc tiến thương mại có mạng lưới rộng khắp trong và
17
ngoài nước. Chẳng hạn như JETRO (tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản) có
37 văn phòng trong nước và 75 văn phòng ở nước ngoài. Nhiệm vụ của các văn
phòng này là theo dõi những thay đổi về chính sách thuế quan, thị hiếu tiêu
dùng, sức cạnh tranh, thăm dò, tìm kiếm đối tác tiềm năng ở thị trường nước
ngoài, rồi chuyển về nước phục vụ cho các doanh nghiệp có nhu cầu, và nhằm
thành lập các phòng trưng bày, triển lãm ở nước ngoài cho các sản phẩm xuất
khẩu.
Để tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, chính phủ Nhật Bản rất
quan tâm đến thành lập các Hiệp hội và tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và
nhỏ thông qua các chương trình: bảo lãnh tín dụng, tư vấn, tạo thị trường cho các
doanh nghiệp (thông qua các hợp đồng gia công giữa các công ty lớn với các
doanh nghiệp nhỏ, tăng cường viện trợ và ký kết các Hiệp định kinh tế - thương
mại với các chính phủ nước ngoài để mở đường cho doanh nghiệp Nhật Bản
thâm nhập thị trường thế giới); linh hoạt hóa thị trường lao động, đổi mới giáo
dục nhận thức và đào tạo nghề cho công nhân, cải thiện môi trường pháp lý văn
hóa và kinh doanh phù hợp với những cam kết, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
Có thể nói phương thức quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân
của Nhật Bản là: “Chính phủ ít can thiệp thô bạo vào hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, quan hệ giữa chính phủ và khu vực tư nhân phải minh bạch”.
Thành công của các công ty tư nhân Nhật Bản trên khắp thế giới là một điển
hình về hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia này.
1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore
Là quốc gia đầu tiên thuộc nhóm nước NICs, nằm trong khối ASEAN, sự
phát triển của đảo quốc nhỏ bé này được xem là hình mẫu cho các nước trong
khu vực. Chính phủ Singapore coi kinh tế tư nhân là động lực chính thúc đẩy
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy, chính phủ Singapore đã tiến
18
hành nhiều chính sách khuyến khích tư nhân trong nước cũng như các nhà đầu tư
nước ngoài như:
- Miễn thuế 5 năm đối với các công ty kinh doanh ở những ngành
mũi nhọn khi có vốn đầu tư từ 1 triệu USD Singapore.
- Chính phủ liên doanh hoặc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp tư nhân
đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, khi có lãi cho phép nhà kinh
doanh tư nhân mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần của doanh nghiệp.
- Miễn, giảm thuế khi mở rộng sản xuất hoặc khi có nhiều hàng xuất
khẩu, vay vốn nước ngoài, mới đầu tư và nghiên cứu khoa học.
- Các doanh nghiệp nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước
không hạn chế số lượng cũng như không hạn chế về quy mô đầu tư.
- Ưu đãi về tài chính cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất theo
hướng hiện đại hóa bằng cách giảm 40% thuế thu nhập trong 10 năm.
Cũng như mô hình của Nhật Bản, Chính phủ Singapore đặc biệt coi trọng
phát triển hệ thống xúc tiến thương mại. Ở Singapore, cơ quan quản lý nhà nước
cao nhất về xúc tiến thương mại là Cục Phát triển Thương mại thuộc Bộ Thương
mại và Công nghiệp. Ngoài ra, các Hiệp hội ngành nghề, Phòng Thương mại và
Công nghiệp người Hoa, Phòng Thương mại và Công nghiệp người Malaysia,
Phòng Thương mại và Công nghiệp người Ấn Độ… đều tiến hành công việc xúc
tiến thương mại. Các cơ quan xúc tiến thương mại bán thông tin cho doanh
nghiệp với giá rẻ, chỉ khoảng 30-50% chi phí (Singapore cho rằng cần bán thông
tin, vì khi bỏ tiền ra mua thì doanh nghiệp mới biết quý trọng thông tin, nhưng
phải bán “lỗ” vì doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần thông tin
để điều chỉnh và mở rộng sản xuất).
Phát triển cơ sở dịch vụ kỹ thuật phục vụ sự phát triển của khu vực kinh tế
tư nhân cũng được chính phủ Singapore hết sức coi trọng, đặc biệt là thuận tiện
19
hóa thủ tục hải quan. Từ năm 1989, Singapore đã xây dựng và vận hành hiệu quả
hệ thống Tradenet để làm thủ tục xuất – nhập khẩu hàng hóa. Đây là một mạng
máy tính nối liền giữa các cơ quan quản lý thủ tục Nhà nước về xuất – nhập khẩu
với các doanh nghiệp và được nối mạng với một số nước khác, cho phép các
doanh nghiệp hoàn tất toàn bộ thủ tục xin giấy phép xuất – nhập khẩu qua mạng
trong vòng 30 phút mà không cần đem chứng từ đến tận các cơ quan hải quan để
xin phép (một số trường hợp đặc biệt vẫn xử lý theo mẫu in sẵn có bán rộng rãi
trên thị trường, với toàn bộ quá trình, trung bình mất khoảng 4 tiếng). Nhờ vậy,
một container đi qua cổng cảng Singapre chỉ mất 45 giây. Mỗi năm mạng
Tradenet này tiết kiệm cho Singapore khoảng 1 tỷ USD Singapore chi phí thủ tục
hành chính và những lợi ích không thể đo lường khác liên quan đến cung cấp
thông tin thương mại giữa các đối tác tham gia trong mạng này.
Trong quá trình tăng cường quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư
nhân, chính phủ Singapore rất coi trọng vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm xuất
– nhập khẩu, thông qua việc thực hiện chế độ bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn
chất lượng quốc gia và tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Tham gia vào
quản lý chất lượng hàng hóa, ngoài các cơ quan Nhà nước còn có hàng loạt công
ty giám định chất lượng thế giới. Khi ký họp đồng ngoại thương, các doanh
nghiệp có thể quy định việc sử dụng dịch vụ của các công ty giám định này trong
hợp đồng.
Khi hỗ trợ phát triển cho kinh tế tư nhân, Chính phủ Singapore cũng tiến
hành xây dựng nhiều xí nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, Singapore xác định rằng
kinh tế Nhà nước cũng chỉ nhằm bổ trợ và tạo điều kiện cho sự phát triển của
khu vực tư nhân. Vì vậy, chính phủ sẵn sàng chuyển sang khu vực tư nhân khi có
điều kiện bằng những chương trình tư nhân hóa khu vực quốc doanh.
20
1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của Trung Quốc được xem là tiêu
biểu cho những nước có nền kinh tế chuyển đổi. Kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
so với các nền kinh tế thị trường truyền thống còn có những bước thăng trầm
nhất định, sự nhìn nhận và các chính sách đối với kinh tế tư nhân đang còn nhiều
vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện.
Sau khi thành lập năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã
nhanh chóng hình thành một khu vực kinh tế nhà nước thông qua biện pháp quốc
hữu hóa. Nếu năm 1949 doanh nghiệp tư nhân chiếm 63% sản lượng công
nghiệp thì năm 1952 chỉ còn 39% và 56% sản phẩm đầu ra của khu vực kinh tế
tư nhân là theo đơn đặt hàng của Nhà nước.
Ở Trung Quốc, trong giai đoạn từ khi cách mạng văn hóa 1966 bùng nổ
cho đến năm 1979 khởi đầu cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng không có sự
tồn tại của kinh tế tư nhân. Sự phát triển của hộ cá thể đầu những năm 1980 đã
đặt nền móng vững chắc cho sự xuất hiện chính thức của doanh nghiệp tư nhân.
Ước tính cuối năm 1988 có khoảng 500.000 hộ cá thể có thể coi là doanh nghiệp
tư nhân. Bên cạnh đó còn có rất nhiều doanh nghiệp tập thể nhưng thực chất là
doanh nghiệp sở hữu tư nhân. Đó là những “doanh nghiệp mũ đỏ”, với mục đích
núp dưới danh nghĩa tập thể để tránh những ngăn cấm từ phía Chính phủ và
những phân biệt về mặt tư tưởng.
Thay đổi quan trọng nhất đối với khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc là
việc tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước vào những năm 1990. Các chương
trình tư nhân hóa đều do chính quyền địa phương khởi xướng với lý do quan
trọng nhất là số nợ của khu vực nhà nước đang lớn dần lên. Năm 1995, chính
quyền trung ương sau nhiều lần khảo sát điều tra đã đưa ra chính sách “nắm lớn
21
thả nhỏ”, theo đó Nhà nước chỉ chú trọng vào từ 500 đến 1000 doanh nghiệp lớn
và cho thuê hoặc bán các doanh nghiệp nhỏ hơn.
Từ chính sách “thả nhỏ”, xuất hiện chính sách “thay đổi sở hữu” với nội
dung bao gồm: giao, khoán, bán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Khu vực kinh
tế tư nhân có vai trò ngày càng quan trọng cho nền khinh tế Trung Quốc. Số liệu
thống kê cho thấy 71% GDP là của khu vực phi nhà nước, trong đó doanh
nghiệp tập thể chiếm 30%, phần còn lại do khu vực tư nhân trong nước và khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp. Dù đạt được con số như trên, nhưng
khu vực tư nhân chỉ sử dụng một lượng tài nguyên ít ỏi, hạn chế trong việc tiếp
cận nguồn vốn tín dụng, đó là một đặc điểm nổi bật của kinh tế tư nhân Trung
Quốc.
Sau hơn 20 năm cải cách, kinh tế tư nhân Trung Quốc đã có được sự đối
xử công bằng và được đặt đúng vị trí. Chính phủ Trung Quốc đã có những nỗ lực
thực hiện môi trường kinh doanh khá bình đẳng, cùng với những chính sách
khuyến khích phát triển. Có thể tóm tắt những điểm chủ yếu như sau:
- Ưu đãi đầu tư nước ngoài và từng bước xóa bỏ độc quyền kinh
doanh của Nhà nước.
Trung Quốc đã đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn để khuyến khích đầu tư nước
ngoài: quyết định giảm mức thuế thu nhập từ 30% xuống còn 15% và cho các
doanh nghiệp ở đặc khu kinh tế chỉ còn 10%, miễn thuế 5 năm đầu cho các
doanh nghiệp mới thành lập ở các đặc khu, miễn thuế thu nhập khi chuyển lãi ra
nước ngoài – trước đó nộp 10% - và hoàn thuế thu nhập cho phần lợi nhuận dùng
để tái đầu tư. Việc thu hẹp và từng bước xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh và
can thiệp trực tiếp của Nhà nước cũng được chú trọng. Đến đầu những năm
1990, Chính phủ chỉ còn độc quyền 7 mặt hàng nhập khẩu và 30 mặt hàng xuất
khẩu quan trọng nhất, liên quan đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.
22
- Hỗ trợ xuất khẩu và đổi mới cơ chế quản lý ngoại thương.
Để hỗ trợ xuất khẩu, ngay từ năm 1982, chính phủ Trung Quốc đã thực
hiện hoàn thuế công thương ở khâu sản xuất cuối cùng, áp dụng thuế VAT đối
với 17 mặt hàng xuất khẩu cơ điện, năm 1985 mở rộng phạm vi hoàn trả thuế
đến tất cả các mặt hàng trữ dầu thô và dầu thành phẩm. Năm 1988, hoàn trả toàn
bộ thuế gián tiếp lũy tiến ở các khâu từ sản xuất đến lưu thông đối với các sản
phẩm xuất khẩu.
Để khuyến khích xuất khẩu, Trung Quốc lập ra các quỹ tín dụng xuất
khẩu, quỹ hỗ trợ sản xuất chuyên ngành nhằm cấp tín dụng xuất khẩu, tín dụng
cải tiến kỹ thuật, tăng cường khả năng sản xuất sản phẩm gia công xuất khẩu và
thường xuất khẩu cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Cơ chế quản lý ngoại thương không ngừng cải cách theo hướng cởi mở
hơn, tình trạng độc quyền của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp, trước hết là trong
ngoại thương. Các công ty tư nhân dược phép xuất khẩu trực tiếp. Chính sách
hoàn thuế và điều chỉnh linh hoạt, tỷ giá được sử dụng thích hợp như một công
cụ trợ giúp doanh nghiệp xuất khẩu (từ năm 1979-1990, Trung Quốc đã 6 lần
điều chỉnh tỷ giá, trong năm 1994 đã phá giá tới trên 30% đồng NDT).
- Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh.
Ưu tiên hàng đầu về điều chỉnh môi trường đầu tư là thống nhất và tạo môi
trường thuế bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từng bước hạ
thấp thuế quan theo yêu cầu của hội nhập. Chuyển từ ưu đãi thuế lâu dài và theo
khu vực sang ưu đãi thuế có thời hạn và lĩnh vực, dự án cần hỗ trợ phát triển.
Điểm đặc biệt là Trung Quốc chỉ quan tâm duy trì mức thuế quan cao đối với
những sản phẩm nhập khẩu mà Trung Quốc đã tự sản xuất được.
Để cải thiện cơ bản môi trường kinh doanh, Trung Quốc không chỉ phát
triển cơ sở hạ tầng mà còn từng bước áp dụng mức giá dịch vụ thống nhất cho
23
các doanh nghiệp và thương nhân nước ngoài theo giá dành cho trong nước, các
thủ tục phê duyệt dự án được đơn giản hóa, những hạn chế đối với các thủ tục
đầu tư được giảm tới mức tối thiểu.
- Cho phép tư nhân mua lại hoặc tham gia cổ phần hóa các doanh
nghiệp Nhà nước, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chính phủ Trung Quốc chủ trương chỉ giữ lại khoảng 500 doanh nghiệp
Nhà nước và 110 tập đoàn công ty. Các công ty tư nhân được phép vay vốn ưu
đãi từ nguồn vốn Nhà nước, được tham gia phát hành cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán.
Trung Quốc tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (phần lớn ở khu vực
tư nhân, chiếm khoảng 99% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động ở Trung
Quốc, tạo ra 75% việc làm), bao gồm các biện pháp: đẩy mạnh điều chỉnh cơ
cấu, khuyến khích và bồi dưỡng năng lực sáng tạo kỹ thuật, tăng cường hỗ trợ
thuế và tài chính – tiền tệ, hoàn thiện hệ thống dịch vụ xã hội để tạo môi trường
cạnh tranh bình đẳng. Định kỳ Nhà nước công bố “danh mục ngành nghề thích
hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”, đồng thời xây dựng “luật thúc đẩy phát triển
các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, giảm dần các điều kiện để doanh nghiệp vừa và
nhỏ được quyền chủ động xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ những kinh nghiệm về phát triển kinh tế tư nhân của một số quốc gia
trên thế giới có thể thấy rằng: ở các nước kinh tế tư nhân tuy có sự khác nhau về
những đặc điểm riêng về lộ trình, nội dung và hình thức trong quá trình phát
triển kinh tế tư nhân, nhưng đều có điểm chung là việc khẳng định tầm quan
trọng của kinh tế tư nhân, kinh tế tư nhân được coi là động lực quan trọng trong
phát triển nền kinh tế quốc dân, tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà phát triển
khu vực này một cách phù hợp nhằm khai thác tối đa mọi tiềm năng của nó. Vì
24
vậy, muốn phát triển kinh tế tư nhân như mong đợi thì bài học kinh nghiệm rút ra
cho Việt Nam là:
- Thứ nhất, bảo đảm sự ổn định, minh bạch và thuận lợi về môi trường đầu
tư. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro cho vốn đầu
tư tư nhân. Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống
nhất, thông suốt và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, tạo ra môi
trường xã hội thuận lợi, ủng hộ các nhà đầu tư tư nhân sẽ kích thích họ mở
rộng đầu tư. Hệ thống pháp luật đầu tư phải đảm bảo sự an toàn về vốn và
tài sản tư nhân, môi trường cạnh tranh lành mạnh, không có phân biệt đối
xử giữa các thành phần kinh tế, hệ thống pháp luật được xây dựng càng
chặt chẽ, cởi mở, càng hấp hẫn cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
- Thứ hai, hệ thống chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân phải
mềm dẻo và hấp dẫn. Nhìn chung các quốc gia đều sử dụng một hệ thống
chính sách khuyến khích phát triển bao gồm nhiều chính sách bộ phận để
phát triển kinh tế tư nhân hội nhập kinh tế quốc tế thành công, nhưng
trọng tâm vẫn là chính sách thương mại và chính sách tài chính – tiền tệ.
- Thứ ba, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước đối với
khu vực tư nhân. Một trong những điều gây phiền lòng các nhà đầu tư là
thủ tục hành chính rườm rà, gây tốn kém thời gian và chi phí, làm mất cơ
hội cho các nhà đầu tư. Bộ máy hành chính mà trực tiếp là các cơ quan
quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân là phải thống nhất, gọn nhẹ, thủ
tục đơn giản, công khai. Những quy định pháp lý cần phải đơn giản dễ
hiểu nhất, đảm bảo tính nhất quán sẽ khuyến khích và củng cố niềm tin
cho các nhà đầu tư ở tất cả các quốc gia. Để phát triển kinh tế tư nhân thì
hoạt động xúc tiến thương mại luôn cần được chú trọng, hoạt động này
25
phần lớn có sự hỗ trợ của chính phủ. Sự thành công của Nhật Bản và
Singapore là những ví dụ điển hình.
- Thứ tư, phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và quan tâm phát
triển nguồn nhân lực, năng lực khoa học – công nghệ cho doanh nghiệp.
Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại là điều kiện vật chất hàng đầu, giúp cho
các nhà đầu tư tư nhân nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai
trên thực tế các dự án của mình. Hệ thống kết cấu hạ tầng đó phải giúp cho
các chủ đầu tư sự thuận tiện, giảm chi phí về lưu thông.
- Thứ năm, các chính sách đối với kinh tế tư nhân phải phù hợp với hoàn
cảnh cụ thể của đất nước và từng giai đoạn phát triển của kinh tế tư nhân.
Đối với các nền kinh tế “chuyển đổi” đặc biệt là Trung Quốc cho thấy
nhân tố chính sách luôn đóng vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế
tư nhân. Trước hết cần xác định vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh
tế. Nếu chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở các nước tư bản chú trọng
vào hỗ trợ phát triển thì ở Trung Quốc kết hợp chính sách hỗ trợ với việc
tạo lập môi trường thể chế, tâm lý xã hội thích ứng với sự phát triển kinh
tế tư nhân trong từng giai đoạn cụ thể là: làm thế nào để thay đổi quan
niệm xã hội không đúng về kinh tế tư nhân, đẩy mạnh cải cách hành chính
để các cơ quan Chính phủ các cấp phục vụ có hiệu quả, không gây phiền
hà, sách nhiễu; có biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản hợp pháp của tư nhân,
có biện pháp ngăn chặn hiện tượng các cơ quan quản lý coi kinh tế tư nhân
như “miếng mồi béo bở” tùy tiện thu lệ phí và xử phạt vô tội vạ.
Đây là những bài học kinh nghiệp rất có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế tư
nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay.
26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.3. Thực trạng phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân qua các thời kỳ
2.3.1. Giai đoạn trước đổi mới năm 1986
Thực tế cho thấy sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân trong nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung vẫn tồn tại và phát triển và thực sự đã có những đóng góp
quan trọng về hàng hóa cho sản xuất tiêu dùng trong đời sống xã hội. Bởi vì, nhu
cầu các loại hàng hóa, dịch vụ xã hội rất cần mà khu vực kinh tế nhà nước và
kinh tế tập thể không thỏa mãn được. Bởi vậy, kinh tế tư nhân ở đây vẫn còn nhu
cầu khách quan để tồn tại và phát triển cho dù trình độ sản xuất hàng hóa còn rất
sơ khai và phải tự điều chỉnh về hình thức tổ chức, quy mô và phương thức hoạt
động trong môi trường không được pháp luật thừa nhận.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân thời kỳ này gặp không
ít khó khăn trong việc giải quyết đầu vào, đầu ra của sản xuất. Họ không được
cung ứng các yếu tố sản xuất như: máy móc, thiết bị, năng lượng, nguyên liệu,
nhiên liệu, vốn… từ hệ thống cung ứng của nhà nước. Để khắc phục khó khăn
đó, họ phải tự điều chỉnh và hình thành cho mình một hệ thống thị trường mà lúc
đó được gọi là “thị trường tự do” hay “thị trường chợ đen” đối lập với thị trường
nhà nước. Đối tượng giao dịch của “thị trường tự do” là các cơ sở sản xuất kinh
doanh tư nhân. Quan hệ giao dịch dựa trên cơ sở giá cả thị trường “thuận mua
vừa bán”. Các luồng luân chuyển hàng hóa, tiền tệ song song tồn tại với hệ thống
thị trường có tổ chức của nhà nước. Nhờ hình thành hệ thống thị trường này, mặc
dù phải hoạt động trong môi trường kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu, bao
cấp, không có những điều kiện cơ bản để tồn tại, nhưng kinh tế tư nhân đã vượt
27
qua được cơn lốc của giai đoạn “cải tạo xã hội chủ nghĩa” để tồn tại, phát triển
đáp ứng được một phần quan trọng sản phẩm cho nhu cầu của xã hội.
Thực tiễn trong những năm cải tạo xã hội chủ nghĩa cho thấy: sản xuất
ngày càng sa sút, tổng sản phẩm xã hội trong 5 năm 1976 – 1980 gần như dậm
chân tại chỗ, nhưng tỷ trọng khu vực kinh tế tư nhân trong tổng sản phẩm xã hội
là tăng lên từ 38,01% (1976) lên 42,77% (1980) và trong thời kỳ đó, tỷ trọng của
“thị trường tự do” trong tổng mức bán lẻ của xã hội từ 50,9% (1976) lên 60,9%
(1980). Trong công nghiệp, năm 1974, kinh tế tư nhân ở miền Bắc chỉ chiếm 7%
lao động, 0,3% tài sản cố định nhưng lại đóng góp 12% thu nhập quốc dân.
Trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, bán lẻ hàng hóa, kinh tế tư nhân
hoạt động có hiệu quả hơn doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã. Ở miền Nam
sau khi có Nghị quyết 06 (khóa IV) năm 1979, kinh tế tư nhân được nhen nhóm
trở lại, đến năm 1980, thành phố Hồ Chí Minh có 1.564 xí nghiệp tư nhân với số
công nhân 16.178 người. Điều đó cho thấy kinh tế tư nhân tuy là đối tượng cải
tạo, phải xóa bỏ bằng nhiều biện pháp, nhưng nó vẫn có sức sống mãnh liệt.
Do sai lầm nóng vội, chủ quan, duy ý chí muốn xác lập ngay quan hệ sản
xuất dưới hai hình thức toàn dân và tập thể khi lực lượng sản xuất còn ở trình độ
thấp kém, thêm vào đó việc áp dụng cơ chế quản lý nền kinh tế theo mô hình tập
trung quan liêu, bao cấp, cho nên kinh tế của nước ta trong thời kỳ này gặp rất
nhiều khó khăn, dẫn đến khủng hoảng trầm trọng.
Tình trạng nền kinh tế khủng hoảng bộc lộ rõ nhất vào giai đoạn 1975 –
1985 khi đất nước đã thống nhất, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội lấy phát
triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, các nguồn viện trợ từ bên ngoài không còn,
đất nước lại bị bao vây, cấm vận. Những sai lầm, khuyết điểm đó đã cho chúng
ta những bài học quý giá để quyết tâm đi vào công cuộc đổi mới, chuyển nền
28
kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
2.3.2. Giai đoạn từ năm 1986 – 1999
Nhìn lại quá trình hơn 20 năm phát triển của kinh tế tư nhân, có thể thấy
một số điểm mốc mang tính đột phá. Đột phá thứ nhất là chuyển từ “không”
thành “có”, từ sự phủ nhận sự tồn tại chuyển sang thừa nhận sự tồn tại đặc biệt
quan trọng của kinh tế tư nhân. Điều đó được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội
lần thứ VI của Đảng. Sự đổi mới tư duy có tính đột phá đó đã mở đường cho
phát triển của doanh nghiệp tư nhân nói riêng, và kinh tế nhiều thành phần nói
chung, ở nước ta xuất phát từ yêu cầu bức bách của đời sống xã hội thực tế vào
thời điểm đó. Mốc thay đổi có tính đột phá thứ 2 xảy ra vào năm 1990 – 1991
bằng việc ban hành Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990) và Chiến
lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 1991 – 2000. Luật Doanh nghiệp tư nhân
và Luật Công ty đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành và phát triển
các doanh nghiệp tư nhân chính quy và hiện đại với các loại hình pháp lý bao
gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân.
Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể đã được xác định rõ hơn về địa vị pháp lý và cách
thức tổ chức hoạt động.
Về quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh, Đại hội lần thứ VII của
Đảng (tháng 6 năm 1991) đã chỉ rõ: “Mọi người được tự do kinh doanh theo
pháp luật, được bảo vệ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp”, “Mọi đơn vị kinh
tế, không phân biệt quan hệ sở hữu đều được hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh
doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật”, “Kinh tế tư
bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong
những ngành, nghề mà pháp luật không cấm”, “Nhà nước thực hiện nhất quán
chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài
29
sản hợp pháp, không gò ép tập thể hóa tư liệu sản xuất, không áp đặt hình thức
kinh doanh, khuyến khích các hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh”.
Nhờ có Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân mà khu vực kinh tế tư
nhân đã có bước phát triển khá mạnh, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh
chóng. Nếu như năm 1991 chỉ có 414 doanh nghiệp, thì sau một năm (1992) con
số đó đã trở thành 5.189 doanh nghiệp, năm 1995 là 15.276 doanh nghiệp, năm
1998 có 39.180 doanh nghiệp và đến năm 1999 tổng số doanh nghiệp khu vực tư
nhân lên đến 45.601.
Bảng 1: Tốc độ tăng các loại hình
doanh nghiệp tƣ nhân từ năm 1994 – 1998
Đơn vị: %
Năm
Loại hình
1994 so
với 1993
1995 so
với 1994
1996 so
với 1995
1997 so
với 1996
1998 so
với 1997
Doanh nghiệp tư nhân 50 40 14 40 7
Công ty TNHH 84 43 49 17 3
Công ty cổ phần 526 1 8 20 13
(Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 262, tháng 3 – 2000)
Trong nông nghiệp, tính đến đầu năm 2000, cả nước có 11,4 triệu hộ sản
xuất nông nghiệp, chiếm 87,9% số hộ sống ở nông thôn, tập trung chủ yếu ở
vùng đồng bằng sông Hồng 27,1% và vùng đồng bằng sông Cửu Long 23,6%.
Trong đó có 37,3% số hộ đã tham gia các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và
62,7% số hộ sản xuất cá thể có tham gia các hình thức tổ kinh tế hợp tác giản
đơn.
30
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các ngành nghề phi nông nghiệp có
2.137.713 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tăng 6,02% so với năm 1996 (bình
quân mỗi năm tăng 30.000 hộ), tốc độ tăng 4,47%/năm. Theo Tổng cục Thuế, số
hộ kinh doanh có môn bài là 1,5 triệu hộ (trong đó có 1,2 – 1,3 triệu hộ nộp thuế
thường xuyên).
Giá trị tài sản cố định trung bình của một doanh nghiệp tư nhân (doanh
nghiệp 1 chủ) năm 1991 là 0,1 tỷ đồng, mức thấp nhất, sau đó tăng lên và giữ ổn
định ở mức 0,2 tỷ đồng trong giai đoạn 1992 – 1996. Giá trị này của công ty
trách nhiệm hữu hạn cũng tăng nhưng không đều và có năm giảm: từ 0,6 tỷ đồng
năm 1991 tăng lên 0,7 tỷ đồng năm 1992 và giảm xuống 0,5 tỷ đồng năm 1996.
Số lượng lao động trong doanh nghiệp tư nhân, bình quân là 8 người năm 1991,
tăng lên 9 người năm 1996, 17 người năm 1997 và 19 người năm 1998.
Tốc độ tăng trưởng và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân năm 1994
tăng 60% so với năm 1993 nhưng các năm tiếp theo giảm dần: năm 1995 là 41%,
năm 1996 là 24% và năm 1997 là 32%, đạt bình quân khoảng 37% thời kỳ 1994
– 1997.
Bảng 2: Đóng góp GDP của khu vực kinh tế tƣ nhân
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Tổng GDP toàn quốc Tỷ đ 272.036 313.623 361.017 399.943 444.140
1. Khu vực tư nhân - 77.481 87.475 98.625 106.029 119.337
% trong GDP toàn
quốc
% 28,48 27,89 27,32 26,51 26,87
2. Hộ kinh doanh cá
thể
Tỷ đ 57.879 65.555 73.321 78.054 87.604
Tỷ trọng hộ trong
GDP
% 21,28 20,9 20,31 19,52 19,72
31
Tỷ trọng hộ trong khu
vực kinh tế tư nhân
% 74,7 74,94 74,34 73,62 73,41
2.1. Công nghiệp Tỷ đ 9.261 10.658 11.804 12.662 15.491
Tỷ trọng trong hộ - 16,00 16,25 26,1 16,22 17,68
2.2. Thương mại dịch
vụ
- 17.381 19.728 22.878 24.865 27.393
Tỷ trọng trong hộ % 30,03 30,09 31,2 31,86 31,27
2.3. Các ngành khác Tỷ đ 31.237 35.169 38.639 40.527 44.720
Tỷ trọng trong hộ % 53,97 53,66 52,7 51,92 51,05
3. Doanh nghiệp của
tư nhân
tỷđ 19.602 21.920 25.304 27.975 31.733
Tỷ trọng trong GDP % 7,21 6,99 7,01 6,99 7,14
Tỷ trọng trong khu
vực tư nhân
% 25,3 25,06 25,66 26,38 26,59
3.1. Công nghiệp Tỷ đ 4.609 5.278 6.367 7.179 8.626
Tỷ trọng trong doanh
nghiệp
% 23,51 24,08 25,16 25,66 27,18
3.2. Thương mại dịch
vụ
Tỷ đ 7.565 8.564 10.238 11.203 12.397
Tỷ trọng trong doanh
nghiệp
% 38,59 39,07 40,46 40,05 39,07
3.3. Các ngành khác Tỷ đ 7.428 8.078 8.699 9.593 10.710
Tỷ trọng trong doanh
nghiệp
% 37,9 36,85 34,38 34,29 33,75
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng, giải pháp phát triển kinh
tế tư nhân, Ban Kinh tế Trung ương, ngày 26/11/2001)
2.3.3. Giai đoạn từ năm 2000 – nay
2.3.3.1. Số lượng doanh nghiệp
Sự tăng trưởng và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân so với các khu
vực kinh tế khác có thể thấy rõ qua các con số, dẫu rằng sự lớn mạnh của một
thực thể đôi khi không chỉ là sự gia tăng về số lượng. Số liệu thống kê cho thấy,
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh cả về số lượng và tỷ trọng của nó
so với tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Số doanh nghiệp nhà nước giảm dần
32
từ 5.759 năm 2000 xuống còn 3.494 năm 2007, tức là giảm tỷ trọng từ 13,62%
năm 2001 xuống còn 2,24% năm 2007. Trong khi đó, số doanh nghiệp ngoài
Nhà nước tăng từ 35.004 năm 2000 đến 147.316 năm 2007, tức tăng tỷ trọng từ
82,78% năm 2000 lên 94,57% năm 2007. Xu hướng này sẽ còn rõ nét hơn nếu
tính cả bộ phận doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 3: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm
31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Doanh nghiệp
TỔNG SỐ 42288 51680 62908 72012 91756 112950 131318 155771
Doanh nghiệp Nhà nƣớc 5759 5355 5363 4845 4597 4086 3706 3494
Trung ương 2067 1997 2052 1898 1968 1825 1744 1719
Địa phương 3692 3358 3311 2947 2629 2261 1962 1775
Doanh nghiệp ngoài Nhà
nƣớc 35004 44314 55237 64526 84003 105167 123392 147316
Tập thể 3237 3646 4104 4150 5349 6334 6219 6688
Tư nhân 20548 22777 24794 25653 29980 34646 37323 40468
Công ty hợp danh 4 5 24 18 21 37 31 53
Công ty TNHH 10458 16291 23485 30164 40918 52505 63658 77648
Công ty cổ phần có vốn
Nhà nước 305 470 558 669 815 1096 1360 1597
Công ty cổ phần không
có vốn Nhà nước 452 1125 2272 3872 6920 10549 14801 20862
Doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài 1525 2011 2308 2641 3156 3697 4220 4961
DN 100% vốn nước
ngoài 854 1294 1561 1869 2335 2852 3342 4018
DN liên doanh với nước
ngoài 671 717 747 772 821 845 878 943
Cơ cấu - (%)
TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Doanh nghiệp Nhà nƣớc 13.62 10.36 8.53 6.73 5.01 3.62 2.82 2.24
Trung ương 4.89 3.86 3.26 2.64 2.14 1.62 1.33 1.10
Địa phương 8.73 6.50 5.26 4.09 2.87 2.00 1.49 1.14
Doanh nghiệp ngoài Nhà
nƣớc 82.78 85.75 87.81 89.60 91.55 93.11 93.97 94.57
Tập thể 7.65 7.05 6.52 5.76 5.83 5.61 4.74 4.29
Tư nhân 48.59 44.07 39.41 35.62 32.67 30.67 28.42 25.98
33
Công ty hợp danh 0.01 0.01 0.04 0.02 0.02 0.03 0.02 0.03
Công ty TNHH 24.73 31.52 37.33 41.89 44.59 46.49 48.48 49.85
Công ty cổ phần có vốn
Nhà nước 0.72 0.91 0.89 0.93 0.89 0.97 1.04 1.03
Công ty cổ phần không
có vốn Nhà nước 1.07 2.18 3.61 5.38 7.54 9.34 11.27 13.39
Doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài 3.61 3.89 3.67 3.67 3.44 3.27 3.21 3.19
DN 100% vốn nước
ngoài 2.02 2.50 2.48 2.60 2.55 2.52 2.54 2.58
DN liên doanh với nước
ngoài 1.59 1.39 1.19 1.07 0.89 0.75 0.67 0.61
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Sau 10 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, đến hết năm 2009, số doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh đã đạt con số 460.000 doanh nghiệp. Nếu chỉ tính về
số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì khu vực này đã tăng tới 15 lần chỉ trong
9 năm (năm 2000 chỉ có khoảng 31.000 doanh nghiệp). Đây là một tốc độ tăng
trưởng hết sức ấn tượng, thể hiện sức sống mãnh liệt trong tinh thần kinh doanh
của người Việt cũng như những tác động lớn của cải cách về môi trường kinh
doanh ở Việt Nam.
Tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động đạt khoảng 50%. Con số thống kê mới
nhất từ Tổng Điều tra doanh nghiệp năm 2009, tính đến thời điểm 31/12/2008 cả
nước có 178.852 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động, đạt xấp xỉ 50%. Còn
theo số liệu của Tổng Cục thuế thì tính đến hết tháng 3/2009, cả nước có 272.680
doanh nghiệp, đạt 73%. Nếu so với mức trung bình trên thế giới, tỷ lệ đó là hoàn
toàn bình thường và không thể được coi là một chỉ số phản ánh chất lượng thấp
của các doanh nghiệp được đăng ký.
34
Biểu đồ 1: Số lƣợng doanh nghiệp đăng ký hàng năm
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
90000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
(ước
tính)
Năm
Số lượng
(Nguồn: Trung tâm doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Ở Việt Nam nổi bật nhất vẫn là các hộ kinh doanh cá thể và hình thức này
đang ngày càng tăng nhanh qua các thời kỳ. Từ năm 2000 đến năm 2006 có
khoảng 800.000 hộ kinh doanh cá thể, tính chung trong cả nước lên khoảng hơn
2,5 triệu hộ. Trong số hộ kinh doanh cá thể thì số hộ kinh doanh thương mại,
dịch vụ chiếm 51,89%, số hộ sản xuất công nghiệp chiếm 31,21%, giao thông
vận tải chiếm 11,63%, xây dựng 0,81%, các hoạt động khác chiếm 5,46%.
Trong những năm gần đây, Nhà nước ta với các chính sách hỗ trợ nông
nghiệp đang ngày càng trở thành một chỗ dựa vững chắc để các hộ kinh doanh
nông nghiệp yên tâm đầu tư vào sản xuất – kinh doanh. Các hộ kinh doanh cá thể
ngày càng phát triển và mở rộng quy mô đã nảy sinh một mô hình mới, mô hình
trang trại. Có thể nói, đây là một mô hình mới của kinh tế tư nhân trong nông
35
nghiệp. Hiện nay, các trang trại hoạt động trên rất nhiều kĩnh vực như nông, lâm,
ngư nghiệp và đã có bước phát triển nhanh. Theo số liệu thống kê của 45 tỉnh,
thành phố cho biết, tính đến cuối năm 2007 cả nước có 116.062 trang trại, bình
quân đạt 2.580 trang trại/ tỉnh, nếu so sánh với con số 55.852 trang trại của năm
2000 thì mỗi năm có khoảng 8.600 trang trại mới, đạt mức tăng trưởng
20%/năm. Trong các vùng kinh tế thì vùng đồng bằng sông Cửu Long có số
lượng trang trại nhiều nhất, chiếm tỷ lệ trên 50% tổng trang trại trong cả nước.
Năm 2007, tổng vốn đầu tư của kinh tế trang trại đạt 14.803 tỷ đồng (không kể
giá trị đất), trong đó vốn chủ trang trại chiếm khoảng 60%. Hầu hết các chủ trang
trại đều trực tiếp lao động và quản lý trang trại, đồng thời thuê thêm lao động
thường xuyên hoặc thời vụ. Năm 2007, các chủ trang trại đã sử dụng hơn
500.000 lao động, bình quân đạt 5 lao động/ trang trại, trong đó đến 56% lao
động thuê ở thị trường tự do, đem lại mức thu nhập trung bình từ 500-700
nghìn/lao động/tháng. Thực tế đã chứng minh sự ra đời của các trang trại đã làm
cho kinh tế tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ,
góp phần rất lớn vào giải quyết việc làm cho người lao động và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
Như vậy, nếu đánh giá một cách tổng thể thì chúng ta đều thấy sự khởi sắc
trong việc tăng trưởng đăng ký kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân, kể từ
sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực thi hành. Chỉ trong vòng 10 năm, số
lượng doanh nghiệp thành lập mới đã tăng gấp 8,5 lần so với tổng số doanh
nghiệp được thành lập trong 10 năm thực hiện Luật Công ty và Luật Doanh
nghiệp (từ 1991-1999). Điều đặc biệt là số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh mới luôn có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong hai năm
khó khăn, khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh mới cũng không hề suy giảm, trong hai năm 2008-2009, ước tính vẫn có
36
tổng cộng gần 150 ngàn doanh nghiệp đăng ký mới. Nếu so sánh với các loại
hình doanh nghiệp khác thì khu vực doanh nghiệp tư nhân có số lượng tăng ấn
tượng nhất. Chẳng hạn: trong dữ liệu của Tổng cục Thống kê, sau 9 năm thì số
lượng doanh nghiệp dân doanh đã tăng gấp 5,63 lần (tổng số doanh nghiệp cả
nước tăng 4,76 lần, khối các doanh nghiệp FDI tăng 3,69 lần, doanh nghiệp nhà
nước giảm 1,69 lần). Có thể nói rằng, chính các doanh nghiệp tư nhân đã tạo nên
sự tăng trưởng chính về mặt số lượng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cho tới
nay, Việt Nam đã đạt được tỷ lệ 5 doanh nghiệp/1.000 dân và đang tiệp cận dần
tới mức trung bình là 9-10 doanh nghiệp/1.000 dân của nhiều nước khác trong
khu vực.
2.3.3.2. Quy mô vốn
Luật Doanh nghiệp được thực thi đã khuyến khích được sự phát triển của
khu vực kinh tế tư nhân không chỉ về số lượng doanh nghiệp mà còn về số vốn
huy động từ trong dân cư cho đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh của khu
vực này.
Bảng 4: Tổng vốn đăng ký và vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp
2000 2003 2006
Đơn vị: tỷ USD
Tổng vốn đăng ký của doanh
nghiệp
1,33 4,5 9,2
Đơn vị: tỷ đồng
Vốn đăng ký bình quân của 1
doanh nghiệp
0,96 3,21 6,52
(Nguồn: Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới
- Thực trạng và những vấn đề - NXB Khoa học xã hội)
37
Vốn đăng ký mới ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước trong giai
đoạn này đều cao hơn số vốn đăng ký thời kỳ 1991 – 1999. Trong đó có 33 tỉnh,
thành phố đạt tốc độ tăng cao gấp hơn 4 lần, có 11 tỉnh đạt tốc độ tăng cao hơn
10 lần. Đặc biệt một số tỉnh như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên... đạt tốc độ
tăng gấp hơn 20 lần. Ở Hà nội, giai đoạn từ năm 2000 đến nay có 40.000 doanh
nghiệp tư nhân đăng ký thành lập với số vốn xấp xỉ là 100.000 tỷ đồng. Trong
giai đoạn 2000 – 2007 tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Hà Nội là 143.268,1
tỷ đồng, trong đó đầu tư của khu vực tư nhân là 35.817 tỷ đồng, chiếm 25%. Tại
thành phố Hồ Chí Minh, đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng vốn đầu
tư xã hội cũng tăng từ 14,2% năm 2000 lên 26,5% vào năm 2007.
Bảng 5: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm
của các doanh nghiệp phân theo địa phƣơng
Đơn vị: tỷ đồng
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
CẢ NƢỚC 1186014 1352076 1567179 1966512 2430727 3035416 4157902
Đồng bằng sông
Hồng
322621 354507 315019 402351 529184 680916 1000913
Trung du và
miền núi phía
Bắc
20303 27060 33638 43409 49899 59032 72437
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền
Trung
67164 81345 96042 113696 132920 157545 200021
Tây Nguyên 14251 16303 19917 31077 37321 45666 57046
Đông Nam Bộ 351378 420980 506223 676914 839593 1085642 1569493
Đồng bằng sông
Cửu Long
35602 43085 51257 62621 79766 96923 137469
Không xác định 374695 408796 545083 636444 762044 909691 1120523
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
38
Quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân đã tăng 17 lần, từ
khoảng 38.700 tỷ đồng năm 2000 lên 657.000 tỷ đồng vào năm 2008. Tính trung
bình, vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp dân doanh hiện nay đạt 5,2 tỷ
đồng so với 1,2 tỷ đồng của năm 2000.
Tốc độ tăng vốn của từng loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư
nhân diễn ra mạnh mẽ, đã làm thay đổi tỷ trọng vốn của khu vực kinh tế tư nhân
trong tổng số vốn xã hội. Tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và doanh
nghiệp nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội tương ứng là 20% và 18,5% năm
2000, đến năm 2007 thì tỷ trọng này là 32,67% và 25%. Như vậy, tỷ trọng đầu tư
của doanh nghiệp tư nhân trong nước liên tục tăng đã vượt lên hơn hẳn tỷ trọng
đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh
tế nhà nước vẫn có sự khác biệt. Điều này thể hiện rõ qua hai giai đoạn. Giai
đoạn 1 từ năm 2000 tới năm 2003, đây là giai đoạn mà vốn đầu tư vẫn tập trung
vào khu vực Nhà nước, khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2000
vốn của khu vực nhà nước là 89.417 tỷ đồng, chiếm 59,1%, đến năm 2003 vốn
thuộc khu vực kinh tế nhà nước vẫn là 126.558 tỷ đồng, chiếm 52,9%. Cả khu
vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 112.688 tỷ đồng,
cũng mới chỉ chiếm 47,1% tính đến năm 2003. Giai đoạn 2004 – 2007 đánh dấu
bước phát triển về quy mô vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng
vốn đầu tư. Năm 2004 vốn thuộc khu vực nhà nước là 1390831 tỷ đồng, chiếm
48,1% con số này năm 2007 là 208.100 tỷ, tương đương 39, 9%. Với khu vực
kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì con số này lần
lượt là 51,9% năm 2004 và 60,1% năm 2007.
Có một thực tế khá rõ nét là đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ diễn ra ở
khoảng 15 tỉnh, thành phố lớn, có đặc thù riêng như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
39
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… Trong khi đó, đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân
được thực hiện và có xu hướng tăng nhanh trên tất cả các tỉnh, thành trên cả
nước. Đầu tư của khu vực tư nhân trong nước cũng tăng nhanh hơn khu vực vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ngay ở các địa phương vốn tập trung chủ yếu từ đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế cũng cho thấy, thu hút vốn đầu tư tư nhân trong
nước dễ được thực hiện và có tính khả thi cao hơn thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã và đang đóng vai trò
quan trọng, thậm chí là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế địa
phương. Ví dụ, đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh năm 2006 ở thành phố
Hồ Chí Minh chiếm 48% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn tỷ trọng vốn đầu
tư của doanh nghiệp nhà nước và ngân sách nhà nước gộp lại (42%).
Thông qua hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân, nguồn vốn trong dân đã
dần dần được sử dụng hiệu quả, thúc đẩy quy mô đầu tư của nền kinh tế. Năm
2000, tổng vốn đầu tư vào khu vực tư nhân là 31.542 tỷ đồng, chiếm 24,03%
tổng vốn đầu tư xã hội, nhưng kết quả đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP
đạt 81.455 tỷ đồng, chiếm 31,7% GDP toàn quốc. Đến năm 2007, tổng vốn đầu
tư vào khu vực tư nhân là 184.000 tỷ đồng, chiếm hơn 34,4% tổng vốn đầu tư
toàn xã hội. Như vậy, trong giai đoạn 2000 – 2007, tỷ trọng vốn đầu tư vào khu
vực tư nhân trong tổng vốn đầu tư xã hội liên tục tăng qua các năm và đóng góp
nhiều hơn vào GDP toàn quốc, điều đó chứng tỏ kinh tế tư nhân ngày càng sử
dụng vốn hiệu quả hơn.
2.3.3.3. Cơ cấu theo ngành, địa bàn
Không những lớn mạnh về số lượng và quy mô vốn, các doanh nghiệp còn
có xu hướng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh bằng việc đăng ký kinh doanh
nhiều loại ngành nghề kinh doanh khác nhau.
40
Bảng 6: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế
phân theo thành phần kinh tế
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tỷ đồng
TỔNG SỐ 395809.2 476350.0 620067.7 808958.3 991249.4 1203749.1(*)
1469272.3
Kinh tế Nhà
nƣớc 124379.7 149651.5 181675.3 221450.7 249085.2 270207.1(*)
294339.1
Trung ương 85947.4 104626.7 129007.2 165697.5 191381.1 211914.8(*)
234920.7
Địa phương 38432.3 45024.8 52668.1 55753.2 57704.1 58292.3 59418.4
Kinh tế ngoài
Nhà nƣớc 107020.6 128389.9 171036.6 234242.8 309053.8 401492.8 519622.0
Tập thể 2162.0 2727.0 2745.8 3433.0 4008.8 4594.6 4899.9
Tư nhân 64608.0 79402.7 114277.0 164928.6 225033.4 306654.6 407096.1
Cá thể 40250.6 46260.2 54013.8 65881.2 80011.6 90243.6 107626.0
Khu vực có vốn
đầu tƣ nƣớc
ngoài 164408.9 198308.6 267355.8 353264.8 433110.4 532049.2 655311.2
Cơ cấu (%)
TỔNG SỐ 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Kinh tế Nhà
nƣớc 31.4 31.4 29.3 27.4 25.1 22.4 20.0
Trung ương 21.7 22.0 20.8 20.5 19.3 17.6 16.0
Địa phương 9.7 9.4 8.5 6.9 5.8 4.8 4.0
Kinh tế ngoài
Nhà nƣớc 27.0 27.0 27.6 28.9 31.2 33.4 35.4
Tập thể 0.5 0.6 0.5 0.4 0.4 0.4 0.3
Tư nhân 16.3 16.7 18.4 20.4 22.7 25.5 27.7
Cá thể 10.2 9.7 8.7 8.1 8.1 7.5 7.4
Khu vực có vốn
đầu tƣ nƣớc
ngoài 41.6 41.6 43.1 43.7 43.7 44.2 44.6
(*) Số liệu điều chỉnh (từ năm 2006 không tính phần điện nhập khẩu)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển của lĩnh vực công nghiệp trên cả nước. Năm 2000, giá trị sản lượng công
41
nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân là 82.499,1 tỷ đồng, tương đương 24,5%.
Năm 2007 con số này là 519.622 tỷ đồng, tương đương 35,4%.
Bảng 7: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
theo giá thực tế
Năm Tổng số
Chia ra
Kinh tế
Nhà nƣớc
Kinh tế ngoài
Nhà nƣớc
Khu vực có
vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài
Tỷ đồng
1990 19031.2 5788.7 13242.5
1991 33403.6 9000.8 24402.8
1992 51214.5 12370.6 38843.9
1993 67273.3 14650.0 52623.3
1994 93490.0 21566.0 71478.0 446.0
1995 121160.0 27367.0 93193.0 600.0
1996 145874.0 31123.0 112960.0 1791.0
1997 161899.7 32369.2 127332.4 2198.1
1998 185598.1 36083.8 147128.3 2386.0
1999 200923.7 37292.6 160999.6 2631.5
2000 220410.6 39205.7 177743.9 3461.0
2001 245315.0 40956.0 200363.0 3996.0
2002 280884.0 45525.4 224436.4 10922.2
2003 333809.3 52381.8 267724.8 13702.7
2004 398524.5 59818.2 323586.1 15120.2
2005 480293.5 62175.6 399870.7 18247.2
2006 596207.1 75314.0 498610.1 22283.0
2007 746159.4 79673.0 638842.4 27644.0
2008 983803.4 96480.2 853809.7 33513.5
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Đặc điểm nổi bật là quy mô vốn của các doanh nghiệp tư nhân thường rất
nhỏ. Vì vậy, lĩnh vực thương mại và dịch vụ vốn đòi hỏi vốn đầu tư rất ít, hơn
thế nữa lợi nhuận thường rất cao nên đã thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp
tư nhân tham gia. Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp tham gia
lĩnh vực này ngày càng tăng. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng
42
ngày càng lớn trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước.
Số lượng thống kê cho thấy, nếu năm 2000 tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mới đạt 177.743,9 tỷ đồng,
chiếm 69,9% tổng mức bán lẻ hoàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của toàn xã hội thì
con số này năm 2008 đã là 853.809,7 tỷ đồng, chiếm 86,8%.
Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong việc cung ứng hàng hóa và
doanh thu dịch vụ cho nền kinh tế ngày càng to lớn. Điều này cũng thể hiện thế
mạnh của khu vực tư nhân trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, lĩnh
vực dịch vụ thì phát triển mạnh ở những nơi tập trung đông dân cư nên đã dẫn
tới sự mất cân bằng giữa các vùng trong quá trình phát triển.
Bảng 8: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm
phân theo vùng kinh tế
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
CẢ NƢỚC 42288 51680 62908 72012 91756 112950 131318 155771
Đồng bằng sông Hồng 9356 12238 16731 20364 26380 31965 37514 43707
Hà Nội 4691 6407 9460 11813 15068 18214 21739 24823
Trung du và miền núi
phía Bắc 1988 2711 3556 4305 6038 7175 7802 9153
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền
Trung 6767 8093 9586 10318 12658 16223 19344 23476
Tây Nguyên 1827 1940 2142 2315 2880 3564 4039 4597
Đông Nam Bộ 12329 16118 19790 23475 30843 39601 47130 57022
TP.Hồ Chí Minh 8624 11550 14506 17370 23727 31292 36855 45069
Đồng bằng sông Cửu
Long 9837 10377 10900 11032 12757 14258 15325 17652
Không xác định 184 203 203 203 200 164 164 164
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo bảng số liệu trên, số lượng doanh nghiệp tập trung chủ yếu tại ba
khu vực đó là đồng bằng sông Hồng (28,06%); Đông Nam Bộ (36,61%) và đồng
43
bằng sông Cửu Long (11,33%). Đó là nơi tập trung của những thành phố lớn như
Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương... ở đó có môi trường kinh doanh thuận lợi.
Tốc độ tăng các doanh nghiệp tư nhân ở các địa phương rất khác nhau. Tại
18 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và miền Nam Trung Bộ, số
doanh nghiệp đăng ký trong thời kỳ 2000 – 2005 thấp hơn nhiều so với thời kỳ
1991 – 1999, chẳng hạn, Trà Vinh bằng 21% so với thời kỳ 1991 – 1999, Bến
Tre, Đồng Tháp bằng 36%, Kiên Giang bằng 41%. Trong khi đó, ở các tỉnh phía
Bắc, đặc biệt các tỉnh miền núi phía Bắc như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hòa Bình,
Bắc Cạn, Lai Châu... số doanh nghiệp đăng ký tăng gấp 4 – 8 lần so với thời kỳ
1991 – 1999.
Trong số các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân và
công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất: doanh nghiệp tư nhân
chiếm 55,76%, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 33,68%, công ty cổ phần
chiếm 2,55%, công ty hợp danh chiếm 0,01%.
Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về số doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh. Trong giai đoạn 2000 – 2006, thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thành lập gần 65.000 doanh nghiệp tư nhân với tổng số vốn đăng ký hơn
169.000 tỷ đồng và gần 100.000 chi nhánh, văn phòng đại diện. Thành phố Hà
Nội cũng được coi là một trong những địa phương có số lượng doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh nhiều nhất. Nếu như giai đoạn 1992 – 1999 thực hiện Luật
Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty trên địa bàn Hà nội có khoảng 4.449
doanh nghiệp ra đời, thì trong 6 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, Hà Nội có
thêm gần 40.000 doanh nghiệp đăng ký mới. Cũng trong thời gian này, có hơn
20.000 lượt doanh nghiệp đăng ký sửa đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong
đó có 7.163 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký 26.400 tỷ
đồng.
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591

More Related Content

What's hot

bctntlvn (118).pdf
bctntlvn (118).pdfbctntlvn (118).pdf
bctntlvn (118).pdfLuanvan84
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH TH...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH TH...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH TH...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH TH...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngThực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngBUG Corporation
 
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...nataliej4
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...nataliej4
 

What's hot (20)

bctntlvn (118).pdf
bctntlvn (118).pdfbctntlvn (118).pdf
bctntlvn (118).pdf
 
Luận văn: Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong chiến lược phát triển kin...
Luận văn: Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong chiến lược phát triển kin...Luận văn: Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong chiến lược phát triển kin...
Luận văn: Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong chiến lược phát triển kin...
 
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung QuốcQuan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
 
Đề tài: Quy trình môi giới bất động sản tại Công ty Cổ phần Cenco
Đề tài: Quy trình môi giới bất động sản tại Công ty Cổ phần CencoĐề tài: Quy trình môi giới bất động sản tại Công ty Cổ phần Cenco
Đề tài: Quy trình môi giới bất động sản tại Công ty Cổ phần Cenco
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH TH...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH TH...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH TH...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH TH...
 
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAYĐề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
 
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
 
Thực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngThực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàng
 
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
 
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công tyLuận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
 
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệpĐề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của Ngân hàng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của Ngân hàngLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của Ngân hàng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của Ngân hàng
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAYĐề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
 

Viewers also liked

Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tim hieu bluetooth va ung dung minh hoa
Tailieu.vncty.com   tim hieu bluetooth va ung dung minh hoaTailieu.vncty.com   tim hieu bluetooth va ung dung minh hoa
Tailieu.vncty.com tim hieu bluetooth va ung dung minh hoaTrần Đức Anh
 
Hướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.com
Hướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.comHướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.com
Hướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.comThùy Linh
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Trần Đức Anh
 

Viewers also liked (10)

Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
 
Tailieu.vncty.com tim hieu bluetooth va ung dung minh hoa
Tailieu.vncty.com   tim hieu bluetooth va ung dung minh hoaTailieu.vncty.com   tim hieu bluetooth va ung dung minh hoa
Tailieu.vncty.com tim hieu bluetooth va ung dung minh hoa
 
Bluetooth
BluetoothBluetooth
Bluetooth
 
Bao cao Ma nguon mo
Bao cao Ma nguon moBao cao Ma nguon mo
Bao cao Ma nguon mo
 
Hướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.com
Hướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.comHướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.com
Hướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.com
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Tailieu.vncty.com 5106 4775
Tailieu.vncty.com   5106 4775Tailieu.vncty.com   5106 4775
Tailieu.vncty.com 5106 4775
 

Similar to Tailieu.vncty.com 5249 5591

Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...NuioKila
 
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Lý Thuyết Tài Chính Và Tiền Tệ.doc
Luận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Lý Thuyết Tài Chính Và Tiền Tệ.docLuận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Lý Thuyết Tài Chính Và Tiền Tệ.doc
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Lý Thuyết Tài Chính Và Tiền Tệ.docsividocz
 
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Kinh Tế Quốc Tế.doc
Luận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Kinh Tế Quốc Tế.docLuận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Kinh Tế Quốc Tế.doc
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Kinh Tế Quốc Tế.docsividocz
 
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfGiáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfMan_Ebook
 
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.doc
Luận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.docLuận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.doc
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.docsividocz
 

Similar to Tailieu.vncty.com 5249 5591 (20)

Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
 
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Lý Thuyết Tài Chính Và Tiền Tệ.doc
Luận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Lý Thuyết Tài Chính Và Tiền Tệ.docLuận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Lý Thuyết Tài Chính Và Tiền Tệ.doc
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Lý Thuyết Tài Chính Và Tiền Tệ.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế tư nhân thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế tư nhân thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế tư nhân thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế tư nhân thành phố Đà Nẵng.doc
 
Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại huyện Tuyên Hóa Tỉnh Quảng Bình.doc
Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại huyện Tuyên Hóa Tỉnh Quảng Bình.docGiải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại huyện Tuyên Hóa Tỉnh Quảng Bình.doc
Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại huyện Tuyên Hóa Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏĐề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
 
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Kinh Tế Quốc Tế.doc
Luận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Kinh Tế Quốc Tế.docLuận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Kinh Tế Quốc Tế.doc
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Kinh Tế Quốc Tế.doc
 
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfGiáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...
Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...
Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...
 
Pháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của một số quốc gia
Pháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của một số quốc giaPháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của một số quốc gia
Pháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của một số quốc gia
 
Pháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế của một số quốc gia, HAY
Pháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế của một số quốc gia, HAYPháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế của một số quốc gia, HAY
Pháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế của một số quốc gia, HAY
 
Đề tài: Hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia Mitsubishi tại Trung Quốc
Đề tài: Hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia Mitsubishi tại Trung QuốcĐề tài: Hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia Mitsubishi tại Trung Quốc
Đề tài: Hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia Mitsubishi tại Trung Quốc
 
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.doc
Luận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.docLuận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.doc
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.doc
 
Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.doc
Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.docPhát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.doc
Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.doc
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệpLuận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
 
Ktvm1
Ktvm1Ktvm1
Ktvm1
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk NôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
 

More from Trần Đức Anh

Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com   tailieu xahoihocTailieu.vncty.com   tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihocTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Trần Đức Anh
 

More from Trần Đức Anh (17)

Tailieu.vncty.com 5117 1019
Tailieu.vncty.com   5117 1019Tailieu.vncty.com   5117 1019
Tailieu.vncty.com 5117 1019
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
 
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
 
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
 
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
 
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com   tailieu xahoihocTailieu.vncty.com   tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
 
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
 
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
 
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
 

Tailieu.vncty.com 5249 5591

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Nhƣ Quỳnh Lớp : Anh 3 Khoá : 45 Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Hà Nội, Tháng 5 Năm 2010
  • 2. MỤC LỤC Trang Mở đầu ……………………………………………………………………… Chương 1: Tổng quan về kinh tế tư nhân…………………………………… 1.1. Một số vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân…………………………….. 1.1.1. Khái niệm kinh tế tư nhân……………………………………………. 1.1.1.1. Sở hữu tư nhân……………………………………………………. 1.1.1.2. Kinh tế tư nhân……………………………………………………. 1.1.2. Tính tất yếu khách quan và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về sự tồn tại, phát triển kinh tế tư nhân………………………………. 1.1.2.1. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân……………………………………………………………….. 1.1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển của kinh tế tư nhân………………………………………………………….. 1.1.3. Đặc điểm và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay…………………………….. 1.1.3.1. Đặc điểm của kinh tế tư nhân……………………………………... 1.1.3.2. Vai trò của kinh tế tư nhân………………………………………... 1.1.4. Điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân………………………………. 1.1.4.1. Kinh tế tư nhân phải được tự do phát triển……………………….. 1.1.4.2. Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thành phần kinh tế tư nhân phát triển………………………………………….. 1.1.4.3. Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân………………….. 1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của các nước trong khu vực 1 4 4 4 4 5 8 8 10 11 11 11 12 12 12 14
  • 3. và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam……………………………….. 1.2.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản…………………………………………... 1.2.2. Kinh nghiệm của Singapore………………………………………….. 1.2.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc………………………………………... 1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam………………………………….. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay…….. 2.1. Thực trạng phát triển khu vực kinh tế tư nhân qua các thời kỳ………. 2.1.1. Giai đoạn trước đổi mới năm 1986…………………………………… 2.1.2. Giai đoạn từ năm 1986 – 1999……………………………………….. 2.1.3. Giai đoạn từ năm 2000 – nay………………………………………… 2.1.3.1. Số lượng doanh nghiệp……………………………………………. 2.1.3.2. Quy mô vốn……………………………………………………….. 2.1.3.3. Cơ cấu theo ngành, địa bàn……………………………………….. 2.2. Đánh giá về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam….. 2.2.1. Thành tựu……………………………………………………………... 2.2.1.1. Đóng góp vào GDP ngày càng lớn………………………………... 2.2.1.2. Tạo nguồn bổ sung vào ngân sách nhà nước……………………… 2.2.1.3. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động…………………….. 2.2.1.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu… 2.2.1.5. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh……………………………. 2.2.2. Hạn chế……………………………………………………………….. 2.2.2.1. Về nguồn vốn……………………………………………………... 2.2.2.2. Chất lượng lao động thấp…………………………………………. 2.2.2.3. Thiếu các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực kinh tế quan 15 15 17 20 23 26 26 26 28 31 31 36 39 44 44 44 45 48 51 52 54 54 56
  • 4. trọng……………………………………………………………….. 2.2.2.4. Khả năng tiếp cận thị trường yếu…………………………………. 2.2.2.5. Hiệu quả kinh doanh nhìn chung còn thấp………………………... 2.2.3. Những nguyên nhân hạn chế sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam……………………………………………………………... 2.2.3.1. Về nhận thức chung……………………………………………….. 2.2.3.2. Về cơ chế chính sách của nhà nước………………………………. 2.2.3.2.1.Trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực…………………... 2.2.3.2.2.Thiếu sự hỗ trợ từ phía nhà nước…………………………………. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay……………………………………………………………………… 3.1. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế tư nhân………………………….. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay………………………………………………………………. 3.2.1. Đổi mới nhận thức, hoàn thiện môi trường pháp lý đối với kinh tế tư nhân………………………………………………………………….. 3.2.2. Giải quyết những khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh đối với kinh tế tư nhân………………………………………… 3.2.3. Đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn đầu tư, tín dụng đối với kinh tế tư nhân……………………………………………………………... 3.2.4. Hoàn thiện chính sách thuế đối với kinh tế tư nhân …………………. 3.2.5. Tăng cường công tác hỗ trợ thông tin và xúc tiến thương mại đối với kinh tế tư nhân………………………………………………………... 3.2.6. Thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế tư nhân hội nhập kinh tế quốc tế…………… 59 60 60 62 62 65 65 68 70 70 74 74 76 77 80 82 84
  • 5. 3.2.7. Phát huy nội lực của kinh tế tư nhân…………………………………. Kết luận……………………………………………………………………… Tài liệu tham khảo…………………………………………………………... 87 91 92
  • 6. DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ 1. DANH MỤC BẢNG - Bảng 1: Tốc độ tăng các loại hình doanh nghiệp tư nhân từ năm 1994 – 1998 - Bảng 2: Đóng góp GDP của khu vực kinh tế tư nhân - Bảng 3: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp - Bảng 4: Tổng vốn đăng ký và vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp - Bảng 5: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp phân theo địa phương - Bảng 6: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế - Bảng 7: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế - Bảng 8: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm phân theo vùng kinh tế - Bảng 9: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế - Bảng 10: Doanh thu thuần của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp - Bảng 11: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp - Bảng 12: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
  • 7. 2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ - Biểu đồ 1: Số lượng doanh nghiệp đăng ký hàng năm
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế tư nhân là một bộ phận trong cơ cấu ấy đã có một thời kỳ bị coi là đối lập với kinh tế xã hội chủ nghĩa, vì vậy phải nằm trong diện cải tạo xóa bỏ. Song thực tiễn đã cho thấy quan niệm như vậy là cực đoan và sự xuất hiện trở lại của kinh tế tư nhân đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của nền kinh tế theo hướng tích cực. Cùng với chủ trương chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân. Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Trong bối cảnh các nguồn lực kinh tế của Việt Nam còn đang hạn chế, xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, còn kinh tế tư nhân như một động lực phát triển cơ bản là một bước đi hoàn toàn đúng đắn. Trong những năm vừa qua, mặc dù đã có bước phát triển tốt, kinh tế tư nhân Việt Nam vẫn chưa thực sự có được một vai trò tương xứng với tiềm năng của nó. Đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp” đã được chọn và triển khai trong bối cảnh đó. 2. Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận - Xây dựng khung lý luận của khóa luận bao gồm: làm rõ các vấn đề về kinh tế tư nhân (khái niệm, đặc điểm, vai trò…) - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
  • 9. 2 - Dự báo xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tình hình, xu hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển khu vực kinh tế tư nhân. - Thời gian: sau khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới (năm 1986) đến thời điểm hiện nay (nửa đầu năm 2010). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic kết hợp duy vật lịch sử, phương pháp dự báo, phương pháp so sánh đối chiếu. Bên cạnh đó chú trọng sử dụng phương pháp thống kê nhằm phân tích số liệu thông qua các bảng số liệu… 5. Tên và kết cấu của khóa luận - Tên khóa luận: Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp. - Kết cấu của khóa luận: Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục các bảng và biểu đồ thì nội dung khóa luận tốt nghiệp được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về kinh tế tư nhân Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay Do khả năng và điều kiện còn hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ của người viết nên bài khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Người viết rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè có quan tâm đến vấn đề này để bài viết được hoàn thiện hơn.
  • 10. 3 Nhân đây người viết xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy cô vì những chỉ bảo giúp đỡ trong suốt những năm tháng học đại học và nhất là cô giáo, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung – người đã giúp đỡ, chỉ bảo hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình người viết thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.
  • 11. 4 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TƢ NHÂN 1.3. Một số vấn đề lý luận về kinh tế tƣ nhân 1.3.1. Khái niệm kinh tế tư nhân 1.3.1.1. Sở hữu tư nhân Thuật ngữ “kinh tế tư nhân” luôn gắn liền với vấn đề sở hữu. Vì vậy, muốn tìm hiểu về thuật ngữ này, trước hết cần tìm hiểu về sở hữu mà đặc biệt là sở hữu tư nhân. Sở hữu là một phạm trù kinh tế vừa có tính chất xuất phát điểm vừa có bản chất của kinh tế chính trị học. Nếu chiếm hữu là hoạt động có tính tự nhiên của con người nhằm khai phá và chinh phục thiên nhiên để tạo ra của cải, thì sở hữu là hình thức xã hội của chiếm hữu. Có thể hiểu phạm trù sở hữu qua cách diễn đạt sau: Sở hữu là quan hệ giữa người và người trong việc chiếm hữu của cải, sự phát triển của các hình thức sở hữu là do sự phát triển của lực lượng sản xuất quy định. Nội dung của sở hữu luôn được xét trên hai mối quan hệ: quan hệ giữa chủ sở hữu và đối tượng sở hữu và quan hệ người với người trong quá trình sản xuất. Về mối quan hệ thứ nhất, chủ thể sở hữu chủ yếu tồn tại trên hai loại hình: một cá nhân (tư hữu) hoặc nhiều người (công hữu); còn đối tượng sở hữu bao gồm những sản phẩm vật chất, phi vật chất, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng… trong đó sở hữu tư liệu sản xuất là có ý nghĩa hơn cả. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua quyền lực của chủ thể đối với đối tượng sở hữu và được luật hóa thành quyền sở hữu. Ở đây chủ sở hữu thường phải có các quyền căn bản như:
  • 12. 5 quyền sử dụng, quyền hưởng lợi, quyền định đoạt, quyền thừa kế… những mối quan hệ này cũng chính là nội dung pháp lý của vấn đề sở hữu. Về mối quan hệ thứ hai, đó là mối quan hệ giữa các giai cấp, các tập đoàn người trong hệ thống sản xuất xã hội. Mối quan hệ này khẳng định đối tượng sở hữu, đặc biệt là tư liệu sản xuất, thuộc về ai, từ mối quan hệ đó quy định các hình thức phân phối và quản lý tài sản, sản phẩm, thu nhập, giá trị giữa họ, mối quan hệ này được biểu hiện thành nội dung kinh tế của phạm trù sở hữu. Theo điều 211 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 thì sở hữu tư nhân là sở hữu cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm: sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân. Theo khái niệm trên thì sở hữu tư nhân được hiểu là: sở hữu các tư liệu tiêu dùng cá nhân thường được coi là sở hữu cá nhân và sở hữu tư liệu sản xuất thường được hiểu là sở hữu tư nhân. Như vậy, sở hữu tư nhân là quan hệ sở hữu xác nhận quyền hợp pháp của tư nhân trong việc chiếm hữu, quyết định cách thức tổ chức sản xuất – kinh doanh, chi phối và hưởng lợi từ kết quả của quá trình sản xuất – kinh doanh đó. Sở hữu tư nhân về quá trình sản xuất là cơ sở ra đời kinh tế tư nhân. 1.3.1.2. Kinh tế tư nhân Trên thực tế, tùy thuộc vào cách tiếp cận mà có những cách hiểu dẫn đến những khái niệm khác nhau về kinh tế tư nhân. Ở các nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới hiện nay, mọi hoạt động không thuộc khu vực công đều được coi là khu vực kinh tế tư nhân. Ở một số nước khái niệm về khu vực kinh tế tư nhân cũng rất phức tạp. Như ở Trung Quốc, khu vực tư nhân cùng lúc được hiểu là: - Khu vực phi Nhà nước: bao gồm tất cả các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước, cả trong công nghiệp lẫn nông nghiệp.
  • 13. 6 - Khu vực phi Nhà nước, phi nông nghiệp: gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước nhưng loại trừ lĩnh vực nông nghiệp. - Khu vực tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước nhưng loại trừ các doanh nghiệp tập thể. - Khu vực tư nhân trong nước: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước nhưng loại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Doanh nghiệp tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước nhưng loại trừ các hộ kinh doanh cá thể (có ít hơn 8 công nhân). Trong những trường hợp cụ thể khi sử dụng những khái niệm trên, số liệu thống kê thường chênh lệch nhau rất lớn. Và cho tới ngày nay tại Trung Quốc vẫn có sự phân biệt hộ cá thể và doanh nghiệp tư nhân với ranh giới được ấn định là 8 công nhân. Ở Việt Nam cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân: - Theo nghĩa rộng, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực dân doanh bao gồm các doanh nghiệp của tư nhân trong nước, kể cả các hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp phi nông nghiệp và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn. Cách hiểu trên sẽ đánh giá tương đối chính xác tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân, tuy nhiên thường gặp khó khăn trong thống kê, khi không phân biệt được phần vốn góp của Nhà nước trong các liên doanh cũng như các công ty cổ phần mà Nhà nước góp vốn. - Theo nghĩa hẹp: khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nhưng không bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (số liệu thông kê thường theo cách phân loại này khi phân chia nền kinh tế thành 3 khu vực: kinh tế quốc doanh, kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).
  • 14. 7 Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng kinh tế tư nhân là kinh tế ngoài quốc doanh nhưng không bao gồm kinh tế tập thể. Từ những cách hiểu trên ta có thể đi đến một nhận thức về kinh tế tư nhân như sau: kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dước hình thức hộ kinh doanh các thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân. Các loại hình kinh doanh của kinh tế tư nhân đều có điểm chung là dựa trên sở hữu tư nhân, nhưng có sự khác nhau về trình độ sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm hiện hành ở nước ta, kinh tế tư nhân có hai loại hình như sau: - Một là, kinh tế cá thể, tiểu chủ: bao gồm những đơn vị kinh tế hoạt động trên cở sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp của tư nhân, chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của mình. - Hai là, kinh tế tư bản tư nhân gồm những đơn vị kinh tế hoạt động trên cơ sở tư hữu về tư liệu sản xuất với quy mô lớn hơn cá thể, tiểu chủ, có thuê mướn lao động. Kinh tế tư bản tư nhân tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Trên thực tế, việc phân định ranh giới giữa kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân ở nước ta hiện nay là không đơn giản, bởi sự vận động biến đổi và phát triển không ngừng của chúng. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, các loại hình doanh nghiệp được quy định như sau: - Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • 15. 8 - Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. - Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ về tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. - Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh. Ngoài hai thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. 1.3.2. Tính tất yếu khách quan và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về sự tồn tại, phát triển kinh tế tư nhân 1.3.2.1. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, là một tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan; xuất phát từ những luận cứ sau đây: - Một là: Do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ở nước ta hiện nay trình độ lực lượng sản xuất còn lạc hậu, kém phát triển, không đồng đều giữa các ngành, các vùng trong nội bộ từng vùng. Vì vậy, không thể ngay từ đầu xây dựng được một kiểu quan hệ sản xuất thống trị, thuần nhất trên cơ sở công hữu. Do đó, việc duy trì một hệ thống sở hữu đa dạng trong đó có sở hữu tư nhân để từ đó hình thành kinh tế tư nhân là một tất yếu, phù hợp
  • 16. 9 với quy luật kinh tế khách quan, với trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. - Hai là: Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay là có sự đan xen tồn tại giữa các thành phần kinh tế cũ và mới. Các thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại như kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, các thành phần kinh tế này vẫn có những vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có lợi cho đất nước trong giải quyết việc làm, tăng sản phẩm, huy động các nguồn vốn… Và một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội như kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước, kinh tế tư bản nhà nước. - Ba là: Thực tiễn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho thấy: kinh tế thị trường sẽ và chỉ phát triển lành mạnh trên cơ sở đẩy mạnh phân công lao động xã hội, thừa nhận và tạo điều kiện môi tường phát triển kinh tế tư nhân, qua đó tạo ra khả năng to lớn trong việc huy động tiềm lực vật chất và tinh thần cho phát triển kinh tế. Các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân sẽ cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, nâng cao về chất lượng, giá cả phù hợp với khả năng người tiêu dùng, tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm đối với sản phẩm của mình khi đáp ứng nhu cầu xã hội. - Bốn là: Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường gắn với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế tư nhân là lực lượng quan trọng góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, đồng thời khắc phục tình
  • 17. 10 trạng độc quyền trong một số ngành, lĩnh vực chỉ có kinh tế nhà nước tham gia, có lợi cho công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta hiện nay. 1.3.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển của kinh tế tư nhân Trong các Văn kiện của Đảng, việc xác định các thành phần kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi, trong đó thành phần kinh tế tư nhân từ chỗ bị phủ nhận đã được thừa nhận là một thành phần kinh tế tồn tại song song với nhiều thành phần kinh tế khác. Hơn nữa, hiện nay kinh tế tư nhân được khẳng định là có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Đại hội VI và VII của Đảng khẳng định các thành phần kinh tế của Việt Nam bao gồm: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân; trong đó kinh tế tư nhân được coi là: “sự cần thiết khách quan để phát triển lực lượng sản xuất, tận dụng các tiềm năng, tạo thêm việc làm cho người lao động” và được phát triển chủ yếu trong “lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước” (trích văn kiện Đại hội VI). Đại hội VIII của Đảng xác định: các thành phần kinh tế của Việt Nam gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế các thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Đại hội IX xác định: các thành phần kinh tế của Việt Nam gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, và kinh tế có vồn đầu tư nước ngoài. Sự khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển được thể hiện khá rõ trong Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ V khóa IX: “kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong chiến lược phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực đất nước trong hội nhập quốc tế” (trích văn kiện hội nghị Trung
  • 18. 11 ương V khóa IX). Như vậy cho đến nay, về mặt quan điểm, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã khẳng định sự có mặt của khu vực kinh tế tư nhân không chỉ là một sự tồn tại khách quan mà còn là sự cần thiết để huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển, đi đúng hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. 1.3.3. Đặc điểm và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay 1.3.3.1. Đặc điểm của kinh tế tư nhân - Quy mô và hình thức sở hữu đa dạng; - Bộ máy và đội ngũ quản lý gọn nhẹ, hiệu quả và năng động. Hoạt động của bộ máy gắn chặt với những biến động cung – cầu trên thị trường, trước áp lực của cạnh tranh, họ buộc phải tính toán tìm ra cách sử dụng một cách có hiệu quả yếu tố đầu vào; - Sử dụng lao động và công nghệ rất linh hoạt và hiệu quả; - Lĩnh vực đầu tư thường tập trung vào khu vực thương mại và dịch vụ; - Mục đích kinh doanh là rõ ràng với tôn chỉ bất biến: tối đa hóa lợi nhuận; - Phương thức huy động vốn của kinh tế tư nhân cũng rất linh hoạt, nguồn vốn đa dạng. 1.3.3.2. Vai trò của kinh tế tư nhân - Đóng góp vào thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; - Đóng góp ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển; - Đóng góp đáng kể vào nguồn thu Ngân sách Nhà nước; - Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, thúc đẩy dân chủ hóa đời sống kinh tế;
  • 19. 12 - Giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động; - Góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. 1.3.4. Điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân Trước hết đó là những vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh. Kinh tế tư nhân chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có môi trường kinh doanh thích hợp. Môi trường kinh doanh của kinh tế tư nhân là nền kinh tế thị trường. Vì vậy, tạo môi trường thực sự cho kinh tế tư nhân phát triển cũng đồng nghĩa với phát triển kinh tế thị trường. Cụ thể: 1.3.4.1. Kinh tế tư nhân phải được tự do phát triển Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có điều kiện để phát huy tính năng động, độc lập tự chịu trách nhiệm và có khả năng khai thác tối đa mọi nguồn lực trong nền kinh tế. Một môi trường kinh doanh không đảm bảo tự do cho doanh nghiệp sẽ là môi trường méo mó, biến dạng, dễ nảy sinh tiêu cực, bất công. Một thực tế khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay là những doanh nghiệp nào có quan hệ cá nhân thân mật với cơ quan quản lý nhà nước thì làm ăn thuận lợi. Trái lại, những doanh nghiệp chỉ biết làm ăn chân chính, theo đúng luật lại thường gặp khó khăn, bị kìm hãm, rất khó hoạt động. Như vậy, nhà nước cần tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp có thể tham gia vào hoạt động sản xuất - kinh doanh một cách bình đẳng. Đây thực chất là tạo cơ chế tự do nhập ngành của các nhà cung ứng hàng hoá. Sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia thị trường sẽ góp phần loại bỏ được những ưu thế giả tạo cho các chủ thể khác. 1.3.4.2. Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thành phần kinh tế tư nhân phát triển Cạnh tranh lành mạnh thể hiện:
  • 20. 13 Thứ nhất, cạnh tranh không loại trừ hợp tác, cạnh tranh tạo điều kiện hợp tác. Cạnh tranh là cơ chế để doanh nghiệp tồn tại được trong cơ chế thị trường. Hợp tác là để cho hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường mạnh hơn. Thứ hai, kết quả cạnh tranh là sự thắng lợi của một cách thức sản xuất tối ưu, có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Những doanh nghiệp mạnh đã loại bỏ được những doanh nghiệp yếu hơn trên thị trường. Doanh nghiệp mạnh là doanh nghiệp có phương thức tổ chức sản xuất hiệu quả hơn. Như vậy, nguyên tắc “mạnh thắng yếu”, vốn là quy luật khắt khe của kinh tế thị trường vẫn hoàn toàn đúng. Doanh nghiệp nào hoạt động kém hiệu quả phải bị loại bỏ, cho dù đó là doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu nào, thuộc quy mô gì. Những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả phải được xã hội tôn vinh, kính trọng. Nhà nước cần tạo điều kiện cho những doanh nghiệp như vậy phát triển. Ngược lại, bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả cũng cần phải bị xoá bỏ một cách kiên quyết. Quan hệ giữa nhà nước và nền kinh tế được phản ánh thông qua quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp. Quan hệ này về thực chất là quan hệ giữa cơ quan quản lý điều tiết và đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn cần có sự quản lý của nhà nước, sự điều tiết nền kinh tế của nhà nước là cần thiết khách quan. Vì thế, quan hệ này luôn xuất hiện và cần được giải quyết hợp lý. Song, trong lịch sử phát triển kinh tế, quan hệ này rất dễ bị vi phạm, do đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Để có quan hệ hợp lý giữa nhà nước và doanh nghiệp cần phải xác định đúng vị trí và nhiệm vụ của từng chủ thể trong quan hệ này. Nhiệm vụ của Nhà nước là quản lý, điều tiết nền kinh tế, nhằm duy trì trật tự trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp là những đơn vị kinh doanh, nhiệm vụ của họ là tổ chức sản xuất -
  • 21. 14 kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thông qua tín hiệu của thị trường. Đây là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp và cũng là nhiệm vụ mà nền kinh tế trao cho họ. Một vấn đề cũng rất quan trọng, mà các doanh nghiệp trông đợi từ phía nhà nước là sự bình đẳng. Nhà nước cần phải đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp trên mọi phương diện. Vì sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, Nhà nước phải đóng vai trò “trọng tài” chứ không phải là một chủ thể đứng về một doanh nghiệp nào, dù đó là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Do đó, không được đồng nhất nhà nước với doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau cùng tồn tại. Song dù là doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu nào thì doanh nghiệp vẫn có nhiệm vụ hoàn toàn khác với nhiệm vụ của Nhà nước và đều bình đẳng với nhau trước pháp luật. 1.3.4.3. Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế rất cần có sự hỗ trợ, điều tiết của Nhà nước. Kinh tế tư nhân cũng vậy, trong quá trình phát triển, nhà nước giữ vai trò định hướng, vạch ra chiến lược, chính sách cho kinh tế tư nhân phát triển. Song, nếu điều đó là đương nhiên đối với các doanh nghiệp nhà nước, thì đối với kinh tế tư nhân vấn đề này thường bị xem nhẹ. Thái độ này đối với kinh tế tư nhân cũng lại xuất phát từ nhận thức không đúng về vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế. Doanh nghiệp và chỉ có các doanh nghiệp cụ thể, không phụ thuộc vào hình thức sở hữu, luôn là những chủ thể thực hiện những mục tiêu mà chính phủ luôn theo đuổi. Đó là sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Chính vì vậy, giữa nhà nước và doanh nghiệp cần có mối quan hệ đồng thuận vì mục tiêu chung. Các chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp tư
  • 22. 15 nhân và đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, phải được xây dựng trên nguyên tắc trước hết là đảm bảo cho các doanh nghiệp phát triển. Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp tư nhân rất cần đến sự hỗ trợ của nhà nước về các mặt như vốn, công nghệ, đào tạo lao động, tìm kiếm thị trường và nhất là một môi trường xã hội, ở đó có sự thừa nhận, tôn vinh khu vực kinh tế tư nhân. Đây là một vấn đề không đơn giản ở những quốc gia đã từng có những nhận thức chưa đúng về vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế. Để đạt được điều này, vai trò hỗ trợ của nhà nước là hết sức quan trọng, thậm chí đóng vai trò quyết định. 1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tƣ nhân của các nƣớc trong khu vực và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955- 1973) khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục. Từ năm 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế, công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu người là 42.480 USD (2008). Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều. Nhật Bản được đánh giá là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Để khuyến khích kinh tế tư nhân, trước hết chính phủ Nhật Bản đã tiến hành hỗ trợ các công ty tư nhân chọn lựa phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực,
  • 23. 16 hướng về xuất khẩu, phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới và lợi thế so sánh của Nhật Bản. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu là sự ưu tiên hàng đầu của chính sách hỗ trợ. Chìa khóa cho sự thành công của Nhật Bản trong suốt quá trình hoàn thiện sự hỗ trợ và tăng cường quản lý Nhà nước đối với khu vực tư nhân chính là xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu. Chính phủ Nhật Bản đã giữ vai trò quan trọng trong việc khơi thông thị trường quốc tế. Để thực hiện tốt xúc tiến thương mại – xuất khẩu, Nhật Bản cho phép thành lập các cơ quan phi chính phủ, được phân thành hai nhóm chính: - Nhóm thứ nhất gồm các liên minh doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế Nhật Bản, hoạt động phi lợi nhuận trên cơ sở hội phí của các thành viên. Đây là những tổ chức có quy mô lớn, bao gồm cả viện nghiên cứu, các quỹ hợp tác phát triển. Hoạt động của các cơ quan này mang tính “trung gian”, vừa vận động hành lang cho chính phủ vừa đấu tranh gây ảnh hưởng với chính phủ trong việc định hướng chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp. - Nhóm thứ hai gồm các phòng thương mại và công nghiệp, các hiệp hội ngành. Các cơ quan thuộc nhóm này hoạt động chủ yếu thiên về dịch vụ trên cơ sở hội phí, lệ phí dịch vụ và về đại diện quyền lợi cho các doanh nghiệp. Nhìn chung, các cơ quan xúc tiến thương mại của chính phủ Nhật Bản là đơn vị phi lợi nhuận, là cơ quan sự nghiệp phúc lợi công cộng, trực thuộc chính phủ và không phải là bộ máy quản lý. Các cơ quan này nhận được tài trợ từ nhiều nguồn vốn khác nhau gồm: ngân sách nhà nước cấp theo các dự án phát triển kinh tế và nguồn thu khác (phí hội viên, lệ phí dịch vụ và các hoạt động có thu khác…). Các cơ quan xúc tiến thương mại có mạng lưới rộng khắp trong và
  • 24. 17 ngoài nước. Chẳng hạn như JETRO (tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản) có 37 văn phòng trong nước và 75 văn phòng ở nước ngoài. Nhiệm vụ của các văn phòng này là theo dõi những thay đổi về chính sách thuế quan, thị hiếu tiêu dùng, sức cạnh tranh, thăm dò, tìm kiếm đối tác tiềm năng ở thị trường nước ngoài, rồi chuyển về nước phục vụ cho các doanh nghiệp có nhu cầu, và nhằm thành lập các phòng trưng bày, triển lãm ở nước ngoài cho các sản phẩm xuất khẩu. Để tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến thành lập các Hiệp hội và tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các chương trình: bảo lãnh tín dụng, tư vấn, tạo thị trường cho các doanh nghiệp (thông qua các hợp đồng gia công giữa các công ty lớn với các doanh nghiệp nhỏ, tăng cường viện trợ và ký kết các Hiệp định kinh tế - thương mại với các chính phủ nước ngoài để mở đường cho doanh nghiệp Nhật Bản thâm nhập thị trường thế giới); linh hoạt hóa thị trường lao động, đổi mới giáo dục nhận thức và đào tạo nghề cho công nhân, cải thiện môi trường pháp lý văn hóa và kinh doanh phù hợp với những cam kết, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Có thể nói phương thức quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân của Nhật Bản là: “Chính phủ ít can thiệp thô bạo vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ giữa chính phủ và khu vực tư nhân phải minh bạch”. Thành công của các công ty tư nhân Nhật Bản trên khắp thế giới là một điển hình về hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia này. 1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore Là quốc gia đầu tiên thuộc nhóm nước NICs, nằm trong khối ASEAN, sự phát triển của đảo quốc nhỏ bé này được xem là hình mẫu cho các nước trong khu vực. Chính phủ Singapore coi kinh tế tư nhân là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy, chính phủ Singapore đã tiến
  • 25. 18 hành nhiều chính sách khuyến khích tư nhân trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài như: - Miễn thuế 5 năm đối với các công ty kinh doanh ở những ngành mũi nhọn khi có vốn đầu tư từ 1 triệu USD Singapore. - Chính phủ liên doanh hoặc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, khi có lãi cho phép nhà kinh doanh tư nhân mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần của doanh nghiệp. - Miễn, giảm thuế khi mở rộng sản xuất hoặc khi có nhiều hàng xuất khẩu, vay vốn nước ngoài, mới đầu tư và nghiên cứu khoa học. - Các doanh nghiệp nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước không hạn chế số lượng cũng như không hạn chế về quy mô đầu tư. - Ưu đãi về tài chính cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất theo hướng hiện đại hóa bằng cách giảm 40% thuế thu nhập trong 10 năm. Cũng như mô hình của Nhật Bản, Chính phủ Singapore đặc biệt coi trọng phát triển hệ thống xúc tiến thương mại. Ở Singapore, cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về xúc tiến thương mại là Cục Phát triển Thương mại thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp. Ngoài ra, các Hiệp hội ngành nghề, Phòng Thương mại và Công nghiệp người Hoa, Phòng Thương mại và Công nghiệp người Malaysia, Phòng Thương mại và Công nghiệp người Ấn Độ… đều tiến hành công việc xúc tiến thương mại. Các cơ quan xúc tiến thương mại bán thông tin cho doanh nghiệp với giá rẻ, chỉ khoảng 30-50% chi phí (Singapore cho rằng cần bán thông tin, vì khi bỏ tiền ra mua thì doanh nghiệp mới biết quý trọng thông tin, nhưng phải bán “lỗ” vì doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần thông tin để điều chỉnh và mở rộng sản xuất). Phát triển cơ sở dịch vụ kỹ thuật phục vụ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân cũng được chính phủ Singapore hết sức coi trọng, đặc biệt là thuận tiện
  • 26. 19 hóa thủ tục hải quan. Từ năm 1989, Singapore đã xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống Tradenet để làm thủ tục xuất – nhập khẩu hàng hóa. Đây là một mạng máy tính nối liền giữa các cơ quan quản lý thủ tục Nhà nước về xuất – nhập khẩu với các doanh nghiệp và được nối mạng với một số nước khác, cho phép các doanh nghiệp hoàn tất toàn bộ thủ tục xin giấy phép xuất – nhập khẩu qua mạng trong vòng 30 phút mà không cần đem chứng từ đến tận các cơ quan hải quan để xin phép (một số trường hợp đặc biệt vẫn xử lý theo mẫu in sẵn có bán rộng rãi trên thị trường, với toàn bộ quá trình, trung bình mất khoảng 4 tiếng). Nhờ vậy, một container đi qua cổng cảng Singapre chỉ mất 45 giây. Mỗi năm mạng Tradenet này tiết kiệm cho Singapore khoảng 1 tỷ USD Singapore chi phí thủ tục hành chính và những lợi ích không thể đo lường khác liên quan đến cung cấp thông tin thương mại giữa các đối tác tham gia trong mạng này. Trong quá trình tăng cường quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân, chính phủ Singapore rất coi trọng vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm xuất – nhập khẩu, thông qua việc thực hiện chế độ bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Tham gia vào quản lý chất lượng hàng hóa, ngoài các cơ quan Nhà nước còn có hàng loạt công ty giám định chất lượng thế giới. Khi ký họp đồng ngoại thương, các doanh nghiệp có thể quy định việc sử dụng dịch vụ của các công ty giám định này trong hợp đồng. Khi hỗ trợ phát triển cho kinh tế tư nhân, Chính phủ Singapore cũng tiến hành xây dựng nhiều xí nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, Singapore xác định rằng kinh tế Nhà nước cũng chỉ nhằm bổ trợ và tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Vì vậy, chính phủ sẵn sàng chuyển sang khu vực tư nhân khi có điều kiện bằng những chương trình tư nhân hóa khu vực quốc doanh.
  • 27. 20 1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của Trung Quốc được xem là tiêu biểu cho những nước có nền kinh tế chuyển đổi. Kinh tế tư nhân ở Trung Quốc so với các nền kinh tế thị trường truyền thống còn có những bước thăng trầm nhất định, sự nhìn nhận và các chính sách đối với kinh tế tư nhân đang còn nhiều vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện. Sau khi thành lập năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã nhanh chóng hình thành một khu vực kinh tế nhà nước thông qua biện pháp quốc hữu hóa. Nếu năm 1949 doanh nghiệp tư nhân chiếm 63% sản lượng công nghiệp thì năm 1952 chỉ còn 39% và 56% sản phẩm đầu ra của khu vực kinh tế tư nhân là theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Ở Trung Quốc, trong giai đoạn từ khi cách mạng văn hóa 1966 bùng nổ cho đến năm 1979 khởi đầu cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng không có sự tồn tại của kinh tế tư nhân. Sự phát triển của hộ cá thể đầu những năm 1980 đã đặt nền móng vững chắc cho sự xuất hiện chính thức của doanh nghiệp tư nhân. Ước tính cuối năm 1988 có khoảng 500.000 hộ cá thể có thể coi là doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó còn có rất nhiều doanh nghiệp tập thể nhưng thực chất là doanh nghiệp sở hữu tư nhân. Đó là những “doanh nghiệp mũ đỏ”, với mục đích núp dưới danh nghĩa tập thể để tránh những ngăn cấm từ phía Chính phủ và những phân biệt về mặt tư tưởng. Thay đổi quan trọng nhất đối với khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc là việc tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước vào những năm 1990. Các chương trình tư nhân hóa đều do chính quyền địa phương khởi xướng với lý do quan trọng nhất là số nợ của khu vực nhà nước đang lớn dần lên. Năm 1995, chính quyền trung ương sau nhiều lần khảo sát điều tra đã đưa ra chính sách “nắm lớn
  • 28. 21 thả nhỏ”, theo đó Nhà nước chỉ chú trọng vào từ 500 đến 1000 doanh nghiệp lớn và cho thuê hoặc bán các doanh nghiệp nhỏ hơn. Từ chính sách “thả nhỏ”, xuất hiện chính sách “thay đổi sở hữu” với nội dung bao gồm: giao, khoán, bán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Khu vực kinh tế tư nhân có vai trò ngày càng quan trọng cho nền khinh tế Trung Quốc. Số liệu thống kê cho thấy 71% GDP là của khu vực phi nhà nước, trong đó doanh nghiệp tập thể chiếm 30%, phần còn lại do khu vực tư nhân trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp. Dù đạt được con số như trên, nhưng khu vực tư nhân chỉ sử dụng một lượng tài nguyên ít ỏi, hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đó là một đặc điểm nổi bật của kinh tế tư nhân Trung Quốc. Sau hơn 20 năm cải cách, kinh tế tư nhân Trung Quốc đã có được sự đối xử công bằng và được đặt đúng vị trí. Chính phủ Trung Quốc đã có những nỗ lực thực hiện môi trường kinh doanh khá bình đẳng, cùng với những chính sách khuyến khích phát triển. Có thể tóm tắt những điểm chủ yếu như sau: - Ưu đãi đầu tư nước ngoài và từng bước xóa bỏ độc quyền kinh doanh của Nhà nước. Trung Quốc đã đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn để khuyến khích đầu tư nước ngoài: quyết định giảm mức thuế thu nhập từ 30% xuống còn 15% và cho các doanh nghiệp ở đặc khu kinh tế chỉ còn 10%, miễn thuế 5 năm đầu cho các doanh nghiệp mới thành lập ở các đặc khu, miễn thuế thu nhập khi chuyển lãi ra nước ngoài – trước đó nộp 10% - và hoàn thuế thu nhập cho phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư. Việc thu hẹp và từng bước xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh và can thiệp trực tiếp của Nhà nước cũng được chú trọng. Đến đầu những năm 1990, Chính phủ chỉ còn độc quyền 7 mặt hàng nhập khẩu và 30 mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất, liên quan đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.
  • 29. 22 - Hỗ trợ xuất khẩu và đổi mới cơ chế quản lý ngoại thương. Để hỗ trợ xuất khẩu, ngay từ năm 1982, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện hoàn thuế công thương ở khâu sản xuất cuối cùng, áp dụng thuế VAT đối với 17 mặt hàng xuất khẩu cơ điện, năm 1985 mở rộng phạm vi hoàn trả thuế đến tất cả các mặt hàng trữ dầu thô và dầu thành phẩm. Năm 1988, hoàn trả toàn bộ thuế gián tiếp lũy tiến ở các khâu từ sản xuất đến lưu thông đối với các sản phẩm xuất khẩu. Để khuyến khích xuất khẩu, Trung Quốc lập ra các quỹ tín dụng xuất khẩu, quỹ hỗ trợ sản xuất chuyên ngành nhằm cấp tín dụng xuất khẩu, tín dụng cải tiến kỹ thuật, tăng cường khả năng sản xuất sản phẩm gia công xuất khẩu và thường xuất khẩu cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Cơ chế quản lý ngoại thương không ngừng cải cách theo hướng cởi mở hơn, tình trạng độc quyền của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp, trước hết là trong ngoại thương. Các công ty tư nhân dược phép xuất khẩu trực tiếp. Chính sách hoàn thuế và điều chỉnh linh hoạt, tỷ giá được sử dụng thích hợp như một công cụ trợ giúp doanh nghiệp xuất khẩu (từ năm 1979-1990, Trung Quốc đã 6 lần điều chỉnh tỷ giá, trong năm 1994 đã phá giá tới trên 30% đồng NDT). - Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh. Ưu tiên hàng đầu về điều chỉnh môi trường đầu tư là thống nhất và tạo môi trường thuế bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từng bước hạ thấp thuế quan theo yêu cầu của hội nhập. Chuyển từ ưu đãi thuế lâu dài và theo khu vực sang ưu đãi thuế có thời hạn và lĩnh vực, dự án cần hỗ trợ phát triển. Điểm đặc biệt là Trung Quốc chỉ quan tâm duy trì mức thuế quan cao đối với những sản phẩm nhập khẩu mà Trung Quốc đã tự sản xuất được. Để cải thiện cơ bản môi trường kinh doanh, Trung Quốc không chỉ phát triển cơ sở hạ tầng mà còn từng bước áp dụng mức giá dịch vụ thống nhất cho
  • 30. 23 các doanh nghiệp và thương nhân nước ngoài theo giá dành cho trong nước, các thủ tục phê duyệt dự án được đơn giản hóa, những hạn chế đối với các thủ tục đầu tư được giảm tới mức tối thiểu. - Cho phép tư nhân mua lại hoặc tham gia cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ Trung Quốc chủ trương chỉ giữ lại khoảng 500 doanh nghiệp Nhà nước và 110 tập đoàn công ty. Các công ty tư nhân được phép vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn Nhà nước, được tham gia phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Trung Quốc tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (phần lớn ở khu vực tư nhân, chiếm khoảng 99% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động ở Trung Quốc, tạo ra 75% việc làm), bao gồm các biện pháp: đẩy mạnh điều chỉnh cơ cấu, khuyến khích và bồi dưỡng năng lực sáng tạo kỹ thuật, tăng cường hỗ trợ thuế và tài chính – tiền tệ, hoàn thiện hệ thống dịch vụ xã hội để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Định kỳ Nhà nước công bố “danh mục ngành nghề thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”, đồng thời xây dựng “luật thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, giảm dần các điều kiện để doanh nghiệp vừa và nhỏ được quyền chủ động xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế. 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Từ những kinh nghiệm về phát triển kinh tế tư nhân của một số quốc gia trên thế giới có thể thấy rằng: ở các nước kinh tế tư nhân tuy có sự khác nhau về những đặc điểm riêng về lộ trình, nội dung và hình thức trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân, nhưng đều có điểm chung là việc khẳng định tầm quan trọng của kinh tế tư nhân, kinh tế tư nhân được coi là động lực quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc dân, tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà phát triển khu vực này một cách phù hợp nhằm khai thác tối đa mọi tiềm năng của nó. Vì
  • 31. 24 vậy, muốn phát triển kinh tế tư nhân như mong đợi thì bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam là: - Thứ nhất, bảo đảm sự ổn định, minh bạch và thuận lợi về môi trường đầu tư. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro cho vốn đầu tư tư nhân. Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, thông suốt và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, tạo ra môi trường xã hội thuận lợi, ủng hộ các nhà đầu tư tư nhân sẽ kích thích họ mở rộng đầu tư. Hệ thống pháp luật đầu tư phải đảm bảo sự an toàn về vốn và tài sản tư nhân, môi trường cạnh tranh lành mạnh, không có phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, hệ thống pháp luật được xây dựng càng chặt chẽ, cởi mở, càng hấp hẫn cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân. - Thứ hai, hệ thống chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân phải mềm dẻo và hấp dẫn. Nhìn chung các quốc gia đều sử dụng một hệ thống chính sách khuyến khích phát triển bao gồm nhiều chính sách bộ phận để phát triển kinh tế tư nhân hội nhập kinh tế quốc tế thành công, nhưng trọng tâm vẫn là chính sách thương mại và chính sách tài chính – tiền tệ. - Thứ ba, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước đối với khu vực tư nhân. Một trong những điều gây phiền lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà, gây tốn kém thời gian và chi phí, làm mất cơ hội cho các nhà đầu tư. Bộ máy hành chính mà trực tiếp là các cơ quan quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân là phải thống nhất, gọn nhẹ, thủ tục đơn giản, công khai. Những quy định pháp lý cần phải đơn giản dễ hiểu nhất, đảm bảo tính nhất quán sẽ khuyến khích và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư ở tất cả các quốc gia. Để phát triển kinh tế tư nhân thì hoạt động xúc tiến thương mại luôn cần được chú trọng, hoạt động này
  • 32. 25 phần lớn có sự hỗ trợ của chính phủ. Sự thành công của Nhật Bản và Singapore là những ví dụ điển hình. - Thứ tư, phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và quan tâm phát triển nguồn nhân lực, năng lực khoa học – công nghệ cho doanh nghiệp. Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại là điều kiện vật chất hàng đầu, giúp cho các nhà đầu tư tư nhân nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai trên thực tế các dự án của mình. Hệ thống kết cấu hạ tầng đó phải giúp cho các chủ đầu tư sự thuận tiện, giảm chi phí về lưu thông. - Thứ năm, các chính sách đối với kinh tế tư nhân phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước và từng giai đoạn phát triển của kinh tế tư nhân. Đối với các nền kinh tế “chuyển đổi” đặc biệt là Trung Quốc cho thấy nhân tố chính sách luôn đóng vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế tư nhân. Trước hết cần xác định vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế. Nếu chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở các nước tư bản chú trọng vào hỗ trợ phát triển thì ở Trung Quốc kết hợp chính sách hỗ trợ với việc tạo lập môi trường thể chế, tâm lý xã hội thích ứng với sự phát triển kinh tế tư nhân trong từng giai đoạn cụ thể là: làm thế nào để thay đổi quan niệm xã hội không đúng về kinh tế tư nhân, đẩy mạnh cải cách hành chính để các cơ quan Chính phủ các cấp phục vụ có hiệu quả, không gây phiền hà, sách nhiễu; có biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản hợp pháp của tư nhân, có biện pháp ngăn chặn hiện tượng các cơ quan quản lý coi kinh tế tư nhân như “miếng mồi béo bở” tùy tiện thu lệ phí và xử phạt vô tội vạ. Đây là những bài học kinh nghiệp rất có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
  • 33. 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.3. Thực trạng phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân qua các thời kỳ 2.3.1. Giai đoạn trước đổi mới năm 1986 Thực tế cho thấy sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung vẫn tồn tại và phát triển và thực sự đã có những đóng góp quan trọng về hàng hóa cho sản xuất tiêu dùng trong đời sống xã hội. Bởi vì, nhu cầu các loại hàng hóa, dịch vụ xã hội rất cần mà khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể không thỏa mãn được. Bởi vậy, kinh tế tư nhân ở đây vẫn còn nhu cầu khách quan để tồn tại và phát triển cho dù trình độ sản xuất hàng hóa còn rất sơ khai và phải tự điều chỉnh về hình thức tổ chức, quy mô và phương thức hoạt động trong môi trường không được pháp luật thừa nhận. Hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân thời kỳ này gặp không ít khó khăn trong việc giải quyết đầu vào, đầu ra của sản xuất. Họ không được cung ứng các yếu tố sản xuất như: máy móc, thiết bị, năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vốn… từ hệ thống cung ứng của nhà nước. Để khắc phục khó khăn đó, họ phải tự điều chỉnh và hình thành cho mình một hệ thống thị trường mà lúc đó được gọi là “thị trường tự do” hay “thị trường chợ đen” đối lập với thị trường nhà nước. Đối tượng giao dịch của “thị trường tự do” là các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân. Quan hệ giao dịch dựa trên cơ sở giá cả thị trường “thuận mua vừa bán”. Các luồng luân chuyển hàng hóa, tiền tệ song song tồn tại với hệ thống thị trường có tổ chức của nhà nước. Nhờ hình thành hệ thống thị trường này, mặc dù phải hoạt động trong môi trường kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp, không có những điều kiện cơ bản để tồn tại, nhưng kinh tế tư nhân đã vượt
  • 34. 27 qua được cơn lốc của giai đoạn “cải tạo xã hội chủ nghĩa” để tồn tại, phát triển đáp ứng được một phần quan trọng sản phẩm cho nhu cầu của xã hội. Thực tiễn trong những năm cải tạo xã hội chủ nghĩa cho thấy: sản xuất ngày càng sa sút, tổng sản phẩm xã hội trong 5 năm 1976 – 1980 gần như dậm chân tại chỗ, nhưng tỷ trọng khu vực kinh tế tư nhân trong tổng sản phẩm xã hội là tăng lên từ 38,01% (1976) lên 42,77% (1980) và trong thời kỳ đó, tỷ trọng của “thị trường tự do” trong tổng mức bán lẻ của xã hội từ 50,9% (1976) lên 60,9% (1980). Trong công nghiệp, năm 1974, kinh tế tư nhân ở miền Bắc chỉ chiếm 7% lao động, 0,3% tài sản cố định nhưng lại đóng góp 12% thu nhập quốc dân. Trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, bán lẻ hàng hóa, kinh tế tư nhân hoạt động có hiệu quả hơn doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã. Ở miền Nam sau khi có Nghị quyết 06 (khóa IV) năm 1979, kinh tế tư nhân được nhen nhóm trở lại, đến năm 1980, thành phố Hồ Chí Minh có 1.564 xí nghiệp tư nhân với số công nhân 16.178 người. Điều đó cho thấy kinh tế tư nhân tuy là đối tượng cải tạo, phải xóa bỏ bằng nhiều biện pháp, nhưng nó vẫn có sức sống mãnh liệt. Do sai lầm nóng vội, chủ quan, duy ý chí muốn xác lập ngay quan hệ sản xuất dưới hai hình thức toàn dân và tập thể khi lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp kém, thêm vào đó việc áp dụng cơ chế quản lý nền kinh tế theo mô hình tập trung quan liêu, bao cấp, cho nên kinh tế của nước ta trong thời kỳ này gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến khủng hoảng trầm trọng. Tình trạng nền kinh tế khủng hoảng bộc lộ rõ nhất vào giai đoạn 1975 – 1985 khi đất nước đã thống nhất, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, các nguồn viện trợ từ bên ngoài không còn, đất nước lại bị bao vây, cấm vận. Những sai lầm, khuyết điểm đó đã cho chúng ta những bài học quý giá để quyết tâm đi vào công cuộc đổi mới, chuyển nền
  • 35. 28 kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.3.2. Giai đoạn từ năm 1986 – 1999 Nhìn lại quá trình hơn 20 năm phát triển của kinh tế tư nhân, có thể thấy một số điểm mốc mang tính đột phá. Đột phá thứ nhất là chuyển từ “không” thành “có”, từ sự phủ nhận sự tồn tại chuyển sang thừa nhận sự tồn tại đặc biệt quan trọng của kinh tế tư nhân. Điều đó được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng. Sự đổi mới tư duy có tính đột phá đó đã mở đường cho phát triển của doanh nghiệp tư nhân nói riêng, và kinh tế nhiều thành phần nói chung, ở nước ta xuất phát từ yêu cầu bức bách của đời sống xã hội thực tế vào thời điểm đó. Mốc thay đổi có tính đột phá thứ 2 xảy ra vào năm 1990 – 1991 bằng việc ban hành Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990) và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 1991 – 2000. Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp tư nhân chính quy và hiện đại với các loại hình pháp lý bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể đã được xác định rõ hơn về địa vị pháp lý và cách thức tổ chức hoạt động. Về quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh, Đại hội lần thứ VII của Đảng (tháng 6 năm 1991) đã chỉ rõ: “Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo vệ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp”, “Mọi đơn vị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở hữu đều được hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật”, “Kinh tế tư bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm”, “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài
  • 36. 29 sản hợp pháp, không gò ép tập thể hóa tư liệu sản xuất, không áp đặt hình thức kinh doanh, khuyến khích các hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh”. Nhờ có Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân mà khu vực kinh tế tư nhân đã có bước phát triển khá mạnh, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 1991 chỉ có 414 doanh nghiệp, thì sau một năm (1992) con số đó đã trở thành 5.189 doanh nghiệp, năm 1995 là 15.276 doanh nghiệp, năm 1998 có 39.180 doanh nghiệp và đến năm 1999 tổng số doanh nghiệp khu vực tư nhân lên đến 45.601. Bảng 1: Tốc độ tăng các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân từ năm 1994 – 1998 Đơn vị: % Năm Loại hình 1994 so với 1993 1995 so với 1994 1996 so với 1995 1997 so với 1996 1998 so với 1997 Doanh nghiệp tư nhân 50 40 14 40 7 Công ty TNHH 84 43 49 17 3 Công ty cổ phần 526 1 8 20 13 (Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 262, tháng 3 – 2000) Trong nông nghiệp, tính đến đầu năm 2000, cả nước có 11,4 triệu hộ sản xuất nông nghiệp, chiếm 87,9% số hộ sống ở nông thôn, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng 27,1% và vùng đồng bằng sông Cửu Long 23,6%. Trong đó có 37,3% số hộ đã tham gia các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và 62,7% số hộ sản xuất cá thể có tham gia các hình thức tổ kinh tế hợp tác giản đơn.
  • 37. 30 Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các ngành nghề phi nông nghiệp có 2.137.713 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tăng 6,02% so với năm 1996 (bình quân mỗi năm tăng 30.000 hộ), tốc độ tăng 4,47%/năm. Theo Tổng cục Thuế, số hộ kinh doanh có môn bài là 1,5 triệu hộ (trong đó có 1,2 – 1,3 triệu hộ nộp thuế thường xuyên). Giá trị tài sản cố định trung bình của một doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp 1 chủ) năm 1991 là 0,1 tỷ đồng, mức thấp nhất, sau đó tăng lên và giữ ổn định ở mức 0,2 tỷ đồng trong giai đoạn 1992 – 1996. Giá trị này của công ty trách nhiệm hữu hạn cũng tăng nhưng không đều và có năm giảm: từ 0,6 tỷ đồng năm 1991 tăng lên 0,7 tỷ đồng năm 1992 và giảm xuống 0,5 tỷ đồng năm 1996. Số lượng lao động trong doanh nghiệp tư nhân, bình quân là 8 người năm 1991, tăng lên 9 người năm 1996, 17 người năm 1997 và 19 người năm 1998. Tốc độ tăng trưởng và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân năm 1994 tăng 60% so với năm 1993 nhưng các năm tiếp theo giảm dần: năm 1995 là 41%, năm 1996 là 24% và năm 1997 là 32%, đạt bình quân khoảng 37% thời kỳ 1994 – 1997. Bảng 2: Đóng góp GDP của khu vực kinh tế tƣ nhân Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Tổng GDP toàn quốc Tỷ đ 272.036 313.623 361.017 399.943 444.140 1. Khu vực tư nhân - 77.481 87.475 98.625 106.029 119.337 % trong GDP toàn quốc % 28,48 27,89 27,32 26,51 26,87 2. Hộ kinh doanh cá thể Tỷ đ 57.879 65.555 73.321 78.054 87.604 Tỷ trọng hộ trong GDP % 21,28 20,9 20,31 19,52 19,72
  • 38. 31 Tỷ trọng hộ trong khu vực kinh tế tư nhân % 74,7 74,94 74,34 73,62 73,41 2.1. Công nghiệp Tỷ đ 9.261 10.658 11.804 12.662 15.491 Tỷ trọng trong hộ - 16,00 16,25 26,1 16,22 17,68 2.2. Thương mại dịch vụ - 17.381 19.728 22.878 24.865 27.393 Tỷ trọng trong hộ % 30,03 30,09 31,2 31,86 31,27 2.3. Các ngành khác Tỷ đ 31.237 35.169 38.639 40.527 44.720 Tỷ trọng trong hộ % 53,97 53,66 52,7 51,92 51,05 3. Doanh nghiệp của tư nhân tỷđ 19.602 21.920 25.304 27.975 31.733 Tỷ trọng trong GDP % 7,21 6,99 7,01 6,99 7,14 Tỷ trọng trong khu vực tư nhân % 25,3 25,06 25,66 26,38 26,59 3.1. Công nghiệp Tỷ đ 4.609 5.278 6.367 7.179 8.626 Tỷ trọng trong doanh nghiệp % 23,51 24,08 25,16 25,66 27,18 3.2. Thương mại dịch vụ Tỷ đ 7.565 8.564 10.238 11.203 12.397 Tỷ trọng trong doanh nghiệp % 38,59 39,07 40,46 40,05 39,07 3.3. Các ngành khác Tỷ đ 7.428 8.078 8.699 9.593 10.710 Tỷ trọng trong doanh nghiệp % 37,9 36,85 34,38 34,29 33,75 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, Ban Kinh tế Trung ương, ngày 26/11/2001) 2.3.3. Giai đoạn từ năm 2000 – nay 2.3.3.1. Số lượng doanh nghiệp Sự tăng trưởng và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân so với các khu vực kinh tế khác có thể thấy rõ qua các con số, dẫu rằng sự lớn mạnh của một thực thể đôi khi không chỉ là sự gia tăng về số lượng. Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh cả về số lượng và tỷ trọng của nó so với tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Số doanh nghiệp nhà nước giảm dần
  • 39. 32 từ 5.759 năm 2000 xuống còn 3.494 năm 2007, tức là giảm tỷ trọng từ 13,62% năm 2001 xuống còn 2,24% năm 2007. Trong khi đó, số doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng từ 35.004 năm 2000 đến 147.316 năm 2007, tức tăng tỷ trọng từ 82,78% năm 2000 lên 94,57% năm 2007. Xu hướng này sẽ còn rõ nét hơn nếu tính cả bộ phận doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bảng 3: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh nghiệp TỔNG SỐ 42288 51680 62908 72012 91756 112950 131318 155771 Doanh nghiệp Nhà nƣớc 5759 5355 5363 4845 4597 4086 3706 3494 Trung ương 2067 1997 2052 1898 1968 1825 1744 1719 Địa phương 3692 3358 3311 2947 2629 2261 1962 1775 Doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc 35004 44314 55237 64526 84003 105167 123392 147316 Tập thể 3237 3646 4104 4150 5349 6334 6219 6688 Tư nhân 20548 22777 24794 25653 29980 34646 37323 40468 Công ty hợp danh 4 5 24 18 21 37 31 53 Công ty TNHH 10458 16291 23485 30164 40918 52505 63658 77648 Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 305 470 558 669 815 1096 1360 1597 Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 452 1125 2272 3872 6920 10549 14801 20862 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 1525 2011 2308 2641 3156 3697 4220 4961 DN 100% vốn nước ngoài 854 1294 1561 1869 2335 2852 3342 4018 DN liên doanh với nước ngoài 671 717 747 772 821 845 878 943 Cơ cấu - (%) TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Doanh nghiệp Nhà nƣớc 13.62 10.36 8.53 6.73 5.01 3.62 2.82 2.24 Trung ương 4.89 3.86 3.26 2.64 2.14 1.62 1.33 1.10 Địa phương 8.73 6.50 5.26 4.09 2.87 2.00 1.49 1.14 Doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc 82.78 85.75 87.81 89.60 91.55 93.11 93.97 94.57 Tập thể 7.65 7.05 6.52 5.76 5.83 5.61 4.74 4.29 Tư nhân 48.59 44.07 39.41 35.62 32.67 30.67 28.42 25.98
  • 40. 33 Công ty hợp danh 0.01 0.01 0.04 0.02 0.02 0.03 0.02 0.03 Công ty TNHH 24.73 31.52 37.33 41.89 44.59 46.49 48.48 49.85 Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 0.72 0.91 0.89 0.93 0.89 0.97 1.04 1.03 Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 1.07 2.18 3.61 5.38 7.54 9.34 11.27 13.39 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 3.61 3.89 3.67 3.67 3.44 3.27 3.21 3.19 DN 100% vốn nước ngoài 2.02 2.50 2.48 2.60 2.55 2.52 2.54 2.58 DN liên doanh với nước ngoài 1.59 1.39 1.19 1.07 0.89 0.75 0.67 0.61 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Sau 10 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, đến hết năm 2009, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đã đạt con số 460.000 doanh nghiệp. Nếu chỉ tính về số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì khu vực này đã tăng tới 15 lần chỉ trong 9 năm (năm 2000 chỉ có khoảng 31.000 doanh nghiệp). Đây là một tốc độ tăng trưởng hết sức ấn tượng, thể hiện sức sống mãnh liệt trong tinh thần kinh doanh của người Việt cũng như những tác động lớn của cải cách về môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động đạt khoảng 50%. Con số thống kê mới nhất từ Tổng Điều tra doanh nghiệp năm 2009, tính đến thời điểm 31/12/2008 cả nước có 178.852 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động, đạt xấp xỉ 50%. Còn theo số liệu của Tổng Cục thuế thì tính đến hết tháng 3/2009, cả nước có 272.680 doanh nghiệp, đạt 73%. Nếu so với mức trung bình trên thế giới, tỷ lệ đó là hoàn toàn bình thường và không thể được coi là một chỉ số phản ánh chất lượng thấp của các doanh nghiệp được đăng ký.
  • 41. 34 Biểu đồ 1: Số lƣợng doanh nghiệp đăng ký hàng năm 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 (ước tính) Năm Số lượng (Nguồn: Trung tâm doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Ở Việt Nam nổi bật nhất vẫn là các hộ kinh doanh cá thể và hình thức này đang ngày càng tăng nhanh qua các thời kỳ. Từ năm 2000 đến năm 2006 có khoảng 800.000 hộ kinh doanh cá thể, tính chung trong cả nước lên khoảng hơn 2,5 triệu hộ. Trong số hộ kinh doanh cá thể thì số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ chiếm 51,89%, số hộ sản xuất công nghiệp chiếm 31,21%, giao thông vận tải chiếm 11,63%, xây dựng 0,81%, các hoạt động khác chiếm 5,46%. Trong những năm gần đây, Nhà nước ta với các chính sách hỗ trợ nông nghiệp đang ngày càng trở thành một chỗ dựa vững chắc để các hộ kinh doanh nông nghiệp yên tâm đầu tư vào sản xuất – kinh doanh. Các hộ kinh doanh cá thể ngày càng phát triển và mở rộng quy mô đã nảy sinh một mô hình mới, mô hình trang trại. Có thể nói, đây là một mô hình mới của kinh tế tư nhân trong nông
  • 42. 35 nghiệp. Hiện nay, các trang trại hoạt động trên rất nhiều kĩnh vực như nông, lâm, ngư nghiệp và đã có bước phát triển nhanh. Theo số liệu thống kê của 45 tỉnh, thành phố cho biết, tính đến cuối năm 2007 cả nước có 116.062 trang trại, bình quân đạt 2.580 trang trại/ tỉnh, nếu so sánh với con số 55.852 trang trại của năm 2000 thì mỗi năm có khoảng 8.600 trang trại mới, đạt mức tăng trưởng 20%/năm. Trong các vùng kinh tế thì vùng đồng bằng sông Cửu Long có số lượng trang trại nhiều nhất, chiếm tỷ lệ trên 50% tổng trang trại trong cả nước. Năm 2007, tổng vốn đầu tư của kinh tế trang trại đạt 14.803 tỷ đồng (không kể giá trị đất), trong đó vốn chủ trang trại chiếm khoảng 60%. Hầu hết các chủ trang trại đều trực tiếp lao động và quản lý trang trại, đồng thời thuê thêm lao động thường xuyên hoặc thời vụ. Năm 2007, các chủ trang trại đã sử dụng hơn 500.000 lao động, bình quân đạt 5 lao động/ trang trại, trong đó đến 56% lao động thuê ở thị trường tự do, đem lại mức thu nhập trung bình từ 500-700 nghìn/lao động/tháng. Thực tế đã chứng minh sự ra đời của các trang trại đã làm cho kinh tế tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần rất lớn vào giải quyết việc làm cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Như vậy, nếu đánh giá một cách tổng thể thì chúng ta đều thấy sự khởi sắc trong việc tăng trưởng đăng ký kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân, kể từ sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực thi hành. Chỉ trong vòng 10 năm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới đã tăng gấp 8,5 lần so với tổng số doanh nghiệp được thành lập trong 10 năm thực hiện Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp (từ 1991-1999). Điều đặc biệt là số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới luôn có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong hai năm khó khăn, khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới cũng không hề suy giảm, trong hai năm 2008-2009, ước tính vẫn có
  • 43. 36 tổng cộng gần 150 ngàn doanh nghiệp đăng ký mới. Nếu so sánh với các loại hình doanh nghiệp khác thì khu vực doanh nghiệp tư nhân có số lượng tăng ấn tượng nhất. Chẳng hạn: trong dữ liệu của Tổng cục Thống kê, sau 9 năm thì số lượng doanh nghiệp dân doanh đã tăng gấp 5,63 lần (tổng số doanh nghiệp cả nước tăng 4,76 lần, khối các doanh nghiệp FDI tăng 3,69 lần, doanh nghiệp nhà nước giảm 1,69 lần). Có thể nói rằng, chính các doanh nghiệp tư nhân đã tạo nên sự tăng trưởng chính về mặt số lượng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cho tới nay, Việt Nam đã đạt được tỷ lệ 5 doanh nghiệp/1.000 dân và đang tiệp cận dần tới mức trung bình là 9-10 doanh nghiệp/1.000 dân của nhiều nước khác trong khu vực. 2.3.3.2. Quy mô vốn Luật Doanh nghiệp được thực thi đã khuyến khích được sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân không chỉ về số lượng doanh nghiệp mà còn về số vốn huy động từ trong dân cư cho đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh của khu vực này. Bảng 4: Tổng vốn đăng ký và vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp 2000 2003 2006 Đơn vị: tỷ USD Tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp 1,33 4,5 9,2 Đơn vị: tỷ đồng Vốn đăng ký bình quân của 1 doanh nghiệp 0,96 3,21 6,52 (Nguồn: Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới - Thực trạng và những vấn đề - NXB Khoa học xã hội)
  • 44. 37 Vốn đăng ký mới ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước trong giai đoạn này đều cao hơn số vốn đăng ký thời kỳ 1991 – 1999. Trong đó có 33 tỉnh, thành phố đạt tốc độ tăng cao gấp hơn 4 lần, có 11 tỉnh đạt tốc độ tăng cao hơn 10 lần. Đặc biệt một số tỉnh như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên... đạt tốc độ tăng gấp hơn 20 lần. Ở Hà nội, giai đoạn từ năm 2000 đến nay có 40.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký thành lập với số vốn xấp xỉ là 100.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2000 – 2007 tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Hà Nội là 143.268,1 tỷ đồng, trong đó đầu tư của khu vực tư nhân là 35.817 tỷ đồng, chiếm 25%. Tại thành phố Hồ Chí Minh, đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng vốn đầu tư xã hội cũng tăng từ 14,2% năm 2000 lên 26,5% vào năm 2007. Bảng 5: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp phân theo địa phƣơng Đơn vị: tỷ đồng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 CẢ NƢỚC 1186014 1352076 1567179 1966512 2430727 3035416 4157902 Đồng bằng sông Hồng 322621 354507 315019 402351 529184 680916 1000913 Trung du và miền núi phía Bắc 20303 27060 33638 43409 49899 59032 72437 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 67164 81345 96042 113696 132920 157545 200021 Tây Nguyên 14251 16303 19917 31077 37321 45666 57046 Đông Nam Bộ 351378 420980 506223 676914 839593 1085642 1569493 Đồng bằng sông Cửu Long 35602 43085 51257 62621 79766 96923 137469 Không xác định 374695 408796 545083 636444 762044 909691 1120523 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
  • 45. 38 Quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân đã tăng 17 lần, từ khoảng 38.700 tỷ đồng năm 2000 lên 657.000 tỷ đồng vào năm 2008. Tính trung bình, vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp dân doanh hiện nay đạt 5,2 tỷ đồng so với 1,2 tỷ đồng của năm 2000. Tốc độ tăng vốn của từng loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân diễn ra mạnh mẽ, đã làm thay đổi tỷ trọng vốn của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng số vốn xã hội. Tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội tương ứng là 20% và 18,5% năm 2000, đến năm 2007 thì tỷ trọng này là 32,67% và 25%. Như vậy, tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp tư nhân trong nước liên tục tăng đã vượt lên hơn hẳn tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước vẫn có sự khác biệt. Điều này thể hiện rõ qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2000 tới năm 2003, đây là giai đoạn mà vốn đầu tư vẫn tập trung vào khu vực Nhà nước, khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2000 vốn của khu vực nhà nước là 89.417 tỷ đồng, chiếm 59,1%, đến năm 2003 vốn thuộc khu vực kinh tế nhà nước vẫn là 126.558 tỷ đồng, chiếm 52,9%. Cả khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 112.688 tỷ đồng, cũng mới chỉ chiếm 47,1% tính đến năm 2003. Giai đoạn 2004 – 2007 đánh dấu bước phát triển về quy mô vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng vốn đầu tư. Năm 2004 vốn thuộc khu vực nhà nước là 1390831 tỷ đồng, chiếm 48,1% con số này năm 2007 là 208.100 tỷ, tương đương 39, 9%. Với khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì con số này lần lượt là 51,9% năm 2004 và 60,1% năm 2007. Có một thực tế khá rõ nét là đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ diễn ra ở khoảng 15 tỉnh, thành phố lớn, có đặc thù riêng như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
  • 46. 39 Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… Trong khi đó, đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân được thực hiện và có xu hướng tăng nhanh trên tất cả các tỉnh, thành trên cả nước. Đầu tư của khu vực tư nhân trong nước cũng tăng nhanh hơn khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngay ở các địa phương vốn tập trung chủ yếu từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế cũng cho thấy, thu hút vốn đầu tư tư nhân trong nước dễ được thực hiện và có tính khả thi cao hơn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã và đang đóng vai trò quan trọng, thậm chí là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế địa phương. Ví dụ, đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh năm 2006 ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm 48% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn tỷ trọng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và ngân sách nhà nước gộp lại (42%). Thông qua hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân, nguồn vốn trong dân đã dần dần được sử dụng hiệu quả, thúc đẩy quy mô đầu tư của nền kinh tế. Năm 2000, tổng vốn đầu tư vào khu vực tư nhân là 31.542 tỷ đồng, chiếm 24,03% tổng vốn đầu tư xã hội, nhưng kết quả đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP đạt 81.455 tỷ đồng, chiếm 31,7% GDP toàn quốc. Đến năm 2007, tổng vốn đầu tư vào khu vực tư nhân là 184.000 tỷ đồng, chiếm hơn 34,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Như vậy, trong giai đoạn 2000 – 2007, tỷ trọng vốn đầu tư vào khu vực tư nhân trong tổng vốn đầu tư xã hội liên tục tăng qua các năm và đóng góp nhiều hơn vào GDP toàn quốc, điều đó chứng tỏ kinh tế tư nhân ngày càng sử dụng vốn hiệu quả hơn. 2.3.3.3. Cơ cấu theo ngành, địa bàn Không những lớn mạnh về số lượng và quy mô vốn, các doanh nghiệp còn có xu hướng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh bằng việc đăng ký kinh doanh nhiều loại ngành nghề kinh doanh khác nhau.
  • 47. 40 Bảng 6: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ đồng TỔNG SỐ 395809.2 476350.0 620067.7 808958.3 991249.4 1203749.1(*) 1469272.3 Kinh tế Nhà nƣớc 124379.7 149651.5 181675.3 221450.7 249085.2 270207.1(*) 294339.1 Trung ương 85947.4 104626.7 129007.2 165697.5 191381.1 211914.8(*) 234920.7 Địa phương 38432.3 45024.8 52668.1 55753.2 57704.1 58292.3 59418.4 Kinh tế ngoài Nhà nƣớc 107020.6 128389.9 171036.6 234242.8 309053.8 401492.8 519622.0 Tập thể 2162.0 2727.0 2745.8 3433.0 4008.8 4594.6 4899.9 Tư nhân 64608.0 79402.7 114277.0 164928.6 225033.4 306654.6 407096.1 Cá thể 40250.6 46260.2 54013.8 65881.2 80011.6 90243.6 107626.0 Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 164408.9 198308.6 267355.8 353264.8 433110.4 532049.2 655311.2 Cơ cấu (%) TỔNG SỐ 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Kinh tế Nhà nƣớc 31.4 31.4 29.3 27.4 25.1 22.4 20.0 Trung ương 21.7 22.0 20.8 20.5 19.3 17.6 16.0 Địa phương 9.7 9.4 8.5 6.9 5.8 4.8 4.0 Kinh tế ngoài Nhà nƣớc 27.0 27.0 27.6 28.9 31.2 33.4 35.4 Tập thể 0.5 0.6 0.5 0.4 0.4 0.4 0.3 Tư nhân 16.3 16.7 18.4 20.4 22.7 25.5 27.7 Cá thể 10.2 9.7 8.7 8.1 8.1 7.5 7.4 Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 41.6 41.6 43.1 43.7 43.7 44.2 44.6 (*) Số liệu điều chỉnh (từ năm 2006 không tính phần điện nhập khẩu) (Nguồn: Tổng cục thống kê) Khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp trên cả nước. Năm 2000, giá trị sản lượng công
  • 48. 41 nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân là 82.499,1 tỷ đồng, tương đương 24,5%. Năm 2007 con số này là 519.622 tỷ đồng, tương đương 35,4%. Bảng 7: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế Năm Tổng số Chia ra Kinh tế Nhà nƣớc Kinh tế ngoài Nhà nƣớc Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Tỷ đồng 1990 19031.2 5788.7 13242.5 1991 33403.6 9000.8 24402.8 1992 51214.5 12370.6 38843.9 1993 67273.3 14650.0 52623.3 1994 93490.0 21566.0 71478.0 446.0 1995 121160.0 27367.0 93193.0 600.0 1996 145874.0 31123.0 112960.0 1791.0 1997 161899.7 32369.2 127332.4 2198.1 1998 185598.1 36083.8 147128.3 2386.0 1999 200923.7 37292.6 160999.6 2631.5 2000 220410.6 39205.7 177743.9 3461.0 2001 245315.0 40956.0 200363.0 3996.0 2002 280884.0 45525.4 224436.4 10922.2 2003 333809.3 52381.8 267724.8 13702.7 2004 398524.5 59818.2 323586.1 15120.2 2005 480293.5 62175.6 399870.7 18247.2 2006 596207.1 75314.0 498610.1 22283.0 2007 746159.4 79673.0 638842.4 27644.0 2008 983803.4 96480.2 853809.7 33513.5 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Đặc điểm nổi bật là quy mô vốn của các doanh nghiệp tư nhân thường rất nhỏ. Vì vậy, lĩnh vực thương mại và dịch vụ vốn đòi hỏi vốn đầu tư rất ít, hơn thế nữa lợi nhuận thường rất cao nên đã thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp tư nhân tham gia. Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này ngày càng tăng. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng
  • 49. 42 ngày càng lớn trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Số lượng thống kê cho thấy, nếu năm 2000 tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mới đạt 177.743,9 tỷ đồng, chiếm 69,9% tổng mức bán lẻ hoàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của toàn xã hội thì con số này năm 2008 đã là 853.809,7 tỷ đồng, chiếm 86,8%. Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong việc cung ứng hàng hóa và doanh thu dịch vụ cho nền kinh tế ngày càng to lớn. Điều này cũng thể hiện thế mạnh của khu vực tư nhân trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ thì phát triển mạnh ở những nơi tập trung đông dân cư nên đã dẫn tới sự mất cân bằng giữa các vùng trong quá trình phát triển. Bảng 8: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm phân theo vùng kinh tế 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 CẢ NƢỚC 42288 51680 62908 72012 91756 112950 131318 155771 Đồng bằng sông Hồng 9356 12238 16731 20364 26380 31965 37514 43707 Hà Nội 4691 6407 9460 11813 15068 18214 21739 24823 Trung du và miền núi phía Bắc 1988 2711 3556 4305 6038 7175 7802 9153 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 6767 8093 9586 10318 12658 16223 19344 23476 Tây Nguyên 1827 1940 2142 2315 2880 3564 4039 4597 Đông Nam Bộ 12329 16118 19790 23475 30843 39601 47130 57022 TP.Hồ Chí Minh 8624 11550 14506 17370 23727 31292 36855 45069 Đồng bằng sông Cửu Long 9837 10377 10900 11032 12757 14258 15325 17652 Không xác định 184 203 203 203 200 164 164 164 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Theo bảng số liệu trên, số lượng doanh nghiệp tập trung chủ yếu tại ba khu vực đó là đồng bằng sông Hồng (28,06%); Đông Nam Bộ (36,61%) và đồng
  • 50. 43 bằng sông Cửu Long (11,33%). Đó là nơi tập trung của những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương... ở đó có môi trường kinh doanh thuận lợi. Tốc độ tăng các doanh nghiệp tư nhân ở các địa phương rất khác nhau. Tại 18 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và miền Nam Trung Bộ, số doanh nghiệp đăng ký trong thời kỳ 2000 – 2005 thấp hơn nhiều so với thời kỳ 1991 – 1999, chẳng hạn, Trà Vinh bằng 21% so với thời kỳ 1991 – 1999, Bến Tre, Đồng Tháp bằng 36%, Kiên Giang bằng 41%. Trong khi đó, ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt các tỉnh miền núi phía Bắc như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Bắc Cạn, Lai Châu... số doanh nghiệp đăng ký tăng gấp 4 – 8 lần so với thời kỳ 1991 – 1999. Trong số các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất: doanh nghiệp tư nhân chiếm 55,76%, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 33,68%, công ty cổ phần chiếm 2,55%, công ty hợp danh chiếm 0,01%. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Trong giai đoạn 2000 – 2006, thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thành lập gần 65.000 doanh nghiệp tư nhân với tổng số vốn đăng ký hơn 169.000 tỷ đồng và gần 100.000 chi nhánh, văn phòng đại diện. Thành phố Hà Nội cũng được coi là một trong những địa phương có số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhiều nhất. Nếu như giai đoạn 1992 – 1999 thực hiện Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty trên địa bàn Hà nội có khoảng 4.449 doanh nghiệp ra đời, thì trong 6 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, Hà Nội có thêm gần 40.000 doanh nghiệp đăng ký mới. Cũng trong thời gian này, có hơn 20.000 lượt doanh nghiệp đăng ký sửa đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó có 7.163 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký 26.400 tỷ đồng.