SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc                                         Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án




                   Dự án Giảm Nghèo các Tỉnh Miền Núi Phía Bắc
                          SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN

                                                          Phần 6.
                                           Giám sát và Đánh giá


                                                      MỤC LỤC
C¸c tõ viÕt t¾t......................................................................................................2
1. Giíi thiÖu .............................................................................................................3
   1.1. C¸c ®Þnh nghÜa ......................................................................................................3
   1.2. C¸c nguyªn t¾c......................................................................................................5
   1.3. CÊu thµnh cña hÖ thèng Gi¸m s¸t vµ §¸nh gi¸ .....................................................5
   1.4. LËp kÕ ho¹ch, gi¸m s¸t vµ b¸o c¸o theo khu vùc..................................................6
   1.5. C¸c nhiÖm vô vµ ng©n s¸ch cho c¸c ho¹t ®éng gi¸m s¸t, ®¸nh gi¸ ......................6
2. C«ng t¸c gi¸m s¸t ë x· .................................................................................9
   2.1. C¸c môc ®Ýnh cña c«ng t¸c gi¸m s¸t ë x·.............................................................9
   2.2. Tr¸ch nhiÖm ........................................................................................................10
   2.3. T¨ng c−êng n¨ng lùc...........................................................................................10
   2.4. Tæ chøc ho¹t ®éng gi¸m s¸t ë x· ........................................................................11
3. Gi¸m s¸t vµ b¸o c¸o tiÕn ®é thùc hiÖn .................................................12
   3.1. Môc ®Ých .............................................................................................................12
   3.2. Tr¸ch nhiÖm ........................................................................................................12
   3.3. Gi¸m s¸t vµ b¸o c¸o tµi chÝnh .............................................................................13
   3.4. Gi¸m s¸t vµ b¸o c¸o tiÕn ®é thùc hiÖn ................................................................13
4. KiÓm to¸n néi bé vµ kiÓm to¸n ®éc lËp ................................................16
5. gi¸m s¸t chÝnh s¸ch an toµn ....................................................................16
6. Gi¸m s¸t qu¸ tr×nh ........................................................................................17
7. §¸nh gi¸ t¸c ®éng.........................................................................................17
   7.1. T¸c ®éng ë cÊp ®é Môc ®Ých...............................................................................17
   7.2. T¸c ®éng ph¸t triÓn cña dù ¸n.............................................................................18
8. Gi¸m s¸t tõ bªn ngoµi..................................................................................20
9. Phæ biÕn vµ ph¶n håi th«ng tin ................................................................20



Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                                                          Trang 1
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc                 Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án




                                        CÁC TỪ VIẾT TẮT


Ban PTX                         Ban Phát triển xã
Ban QLDA huyện                  Ban Quản lý dự án huyện
Ban QLDA tỉnh                   Ban Quản lý Dự án tỉnh
Ban QLDATW                      Ban Quản lý Dự án Trung ương
DFID                            Bộ phát triển Quốc tế Anh
Dự án GNMNPB                    Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc.
FMM                             Sổ tay Quản lý Tài chính
GSĐG                            Giám sát đánh giá
KBNN huyện                      Kho bạc Nhà nước huyện
NSPTX                           Ngân sách phát triển xã
Phòng TC huyện                  Phòng Tài chính huyện
Sở KHĐT                         Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở NNPTNT                       Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Sở TCVG                         Sở Tài chính, Vật giá
UBND xã                         Uỷ ban nhân dân xã
WB                              Ngân hàng Thế giới




Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                         Trang 2
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc              Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án




1. GIỚI THIỆU
Phần này giới thiệu một khuôn khổ của hệ thống Giám sát và Đánh giá chung của dự
án. Nội dung của phần này bao gồm : i) mô tả các phần của hệ thống; ii) các phương
pháp và các chỉ số chính sẽ được sử dụng, iii) các nhiệm vụ của hoạt động giám sát và
đánh giá, và iv) mẫu và biểu mẫu báo cáo.

1.1. Các định nghĩa
Giám sát là gì?
Giám sát là việc liên tục thu thập và phân tích thông tin để đánh giá tiến độ thực hiện
các mục tiêu của dự án. Công việc giám sát sẽ do cán bộ dự án và những đối tượng
tham gia dự án thực hiện và đây là một phần trong công tác quản lý dự án.
Đánh giá là gì?
Đánh giá là việc xem xét theo định kỳ một cách hệ thống và khách quan tính phù hợp,
hiệu quả, hiệu suất, ảnh hưởng và tính bền vững của các hoạt động của dự án.
Mặc dù bổ trợ cho Giám sát, Đánh giá khác với Giám sát. Sự khác biệt lớn nhất là ở
chỗ Giám sát là một quá trình liên tục do cán bộ dự án và những người tham gia dự án
tiến hành còn Đánh giá là một việc làm theo định kỳ, có chiều sâu và thường do các tư
vấn độc lập hoặc tổ chức bên ngoài thực hiện. Các hoạt động của dự án có thể và cần
phải được cán bộ dự án cùng những người tham gia dự án tự đánh giá theo định kỳ.
Định nghĩa một số thuật ngữ quan trọng khác:
            • TRÁCH NHIỆM: Mức độ một người hoặc một nhóm người báo cáo và
              chịu trách nhiệm về một vấn đề nào đó với những người khác.
            • HOẠT ĐỘNG: Hành động hoặc công việc tiến hành trong một dự án
              nhằm biến đổi ĐẦU VÀO thành ĐẦU RA
            • GIẢ ĐỊNH: Những điều kiện quan trọng liên quan tới thành công của
              một dự án (bao gồm cả rủi ro) mà không thuộc phạm vi kiểm soát của dự
              án đó.
            • SỰ QUY CHIẾU: Mối quan hệ nhân quả giữa một sự việc này và một sự
              việc khác.
            • KIỂM TOÁN: Việc xác định xem hoạt động và các quy trình có phù hợp
              với những qui định và tiêu chuẩn đặt ra từ trước không và ở mức độ nào.
            • THÔNG TIN CƠ BẢN: Thông tin thu thập trước và khi bắt đầu một dự án
              làm cơ sở lập kế hoạch và/ hoặc để đánh giá tiến độ và tác động sau này
              của dự án.
            • HIỆU QUẢ: Xác định mức độ một chương trình hỗ trợ có đạt được những
              mục tiêu của nó trên cơ sở mục đích chung của chương trình.
Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                      Trang 3
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc              Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



            • ĐÁNH GIÁ: Việc xác định, mang tính hệ thống tới mức tối đa về một
              chương trình hay dự án đang tiến hành hay đã hoàn thành với thiết kế, quá
              trình thực thi, kết quả đầu ra và tác động của dự án đó.
            • NHÓM TẬP TRUNG: Thảo luận nhóm nhỏ về một chủ đề (hoặc dự án)
              nào đó.
            • TÁC ĐỘNG: Những thay đổi có thể quy cho dự án. Những thay đổi đối
              với người hưởng lợi và môi trường xung quanh của họ về mặt kỹ thuật,
              kinh tế, văn hoá - xã hội, và các nhân tố thể chế và môi trường (Tác động
              có thể được hoạch định trước hoặc không, tích cực hoặc tiêu cực, đạt được
              ngay hay phải sau một thời gian, và có thể bền vững hoặc không bền vững.
              Lưu ý là Khung Logic của dự án chỉ đưa ra những tác động tích cực được
              hoạch định trước. Tác động cũng có thể quan sát/đo được trong quá trình
              thực hiện dự án, khi dự án hoàn thành, hoặc phải sau một thời gian từ khi
              dự án kết thúc. Nhưng do đối tượng tham gia khác nhau nên có thể thấy
              những tác động là khác nhau).
            • CHỈ SỐ: Biến số cho ta một cơ sở đơn giản và đáng tin cậy để xác định sự
              thay đổi hoặc thực hiện.
Chỉ số tác động:
Thước đo hay dấu hiệu về sự thay đổi có thể quy được cho dự án (tích cực hoặc tiêu
cực).
Chỉ số kiểm chứng khách quan (OVI) :
Chỉ số đo lường được trong quá trình thực thi về mục tiêu, mục đích và đầu ra dưới
góc độ nhóm đối tượng, chất lượng, khối lượng, thời gian và địa điểm.
Chỉ số đánh giá quá trình:
Thước đo hay dấu hiệu cho biết những hoạt động được lập kế hoạch có đang được tiến
hành hay không, và đang được tiến hành như thế nào.
            • CHỈ SỐ MỐC: Những CHỈ SỐ liên quan tới những mục tiêu trước mắt
              cần đạt được để hướng tới đầu ra và mục đích của dự án.
            • GIÁM SÁT: Việc thu thập và phân tích thông tin liên tục và có hệ thống
              để xác định tiến độ của dự án.
            • MỤC TIÊU: Thành quả được hoạch định cụ thể
            • ĐẦU RA: Sản phẩm vật chất, dịch vụ hay một hoàn cảnh trực tiếp do dự
              án tạo ra. Kết quả đạt được.
            • RÀ SOÁT MỐI LIÊN HỆ ĐẦU RA TỚI MỤC ĐÍCH (OPRs): Việc rà
              soát theo định kỳ các dự án đang tiến hành, tập trung vào tiến độ của cấp
              ĐẦU RA và MỤC ĐÍCH cũng như mối liên hệ nhân quả giữa hai yếu tố
              này. Những tác động khác ở cấp độ mục đích cũng cần được xem xét.
Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                      Trang 4
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc               Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



            • HIỆU SUẤT: Mức độ một dự án hay một tổ chức vận hành hoặc vận
              hành theo nhiều tiêu chí hay tiêu chuẩn chất lượng, ví dụ tính năng suất,
              tính hiệu quả và tính thích hợp.
            • RÀ SOÁT: Việc đánh giá hiệu suất của dự án theo định kỳ.
            • NĂM DỰ ÁN (NĂM 1,2…): Năm dự án được tính từ tháng Ngày 1/1
              cho đến hết 31/12 cho dù dự án có hiệu lực từ tháng 3/2002, nhằm phù
              hợp với năm tài chính của Việt Nam. Như vậy Năm 1 của dự án sẽ chỉ
              bao gồm 9 tháng.
            • NHÓM ĐỐI TƯỢNG: Nhóm người cụ thể là đối tượng hưởng lợi từ dự
              án hoặc chương trình.
            • KIỂM TRA CHÉO THÔNG TIN: Việc sử dụng ba (hoặc nhiều hơn)
              nguồn thông tin để rút ra hoặc minh chứng một điều đánh giá hay một
              kết luận.

1.2. Các nguyên tắc
Việc đưa hệ thống GSĐG hiệu quả vào thực hiện sẽ giúp cho sự thành công của dự án.
Có ba nguyên tắc chính sau đây. Nguyên tắc thứ nhất là hệ thống GSĐG phải đơn giản
và đảm bảo rằng nó có thể thực hiện được ở các huyện, xã vùng sâu vùng xa. Thứ hai
là hệ thống phải xây dựng và cải tiến đến mức có thể được các hệ thống hiện hành ở
cấp địa phương cũng như được đưa vào thực tiễn thông qua các chương trình giảm
nghèo của Chính phủ. Và nguyên tắc thứ ba là đảm bảo rằng các bài học rút ra trong
quá trình thực hiện phải được biên soạn thành tài liệu và được đưa trở lại các cấp địa
phương (tỉnh, huyện và xã) và đưa vào các hội nghị quốc gia để hệ thống và kết hợp
thành các chính sách.

1.3. Cấu thành của hệ thống Giám sát và Đánh giá
Hệ thống GSĐG gắn liền với Khung logic dự án có trong Phụ lục 6.1. Hệ thống này
sẽ bao gồm tám cấu phần chính (được tóm tắt trong Biểu 1 dưới đây) như sau:
                i)     Công tác giám sát ở cấp xã (cho các công việc trong Hợp phần
                       Ngân sách phát triển xã)
                ii)    Giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện (các tiến độ tài chính và
                       thực hiện các kế hoạch)
                iii) Kiểm toán (kiểm tra ngẫu nhiên về chất lượng và sự tuân thủ các
                     quy định về tài chính và thủ tục)
                iv) Giám sát an toàn (đền bù, môi trường, người thiểu số)
                v)     Giám sát quá trình (chất lượng của các hoạt động, đầu ra và các
                       thủ tục quản lý)
                vi) Đánh giá tác động (đánh giá các tác động của dự án)

Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                       Trang 5
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc               Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



                vii) Giám sát từ bên ngoài (giám sát toàn bộ dự án và sự tuân thủ các
                     chính sách an toàn)
                viii) Phổ biến và phản hồi thông tin (đến cấp địa phương)
Một số cấu phần trong đó đã nằm trong các phần khác của Sổ tay Hướng dẫn Thực
hiện Dự án, và do đó sẽ không được đề cấp một cách chi tiết ở đây. Những cấu phần
nêu trên gồm:
            • Các vấn đề về tài chính kế toán, báo cáo, kiểm toán (xem phần FMM)
            • Công tác giám sát trong Hợp phần Ngân sách phát triển xã (xem PIM –
              Phần 3)
            • Công tác giám sát trong hợp phần Tăng cường năng lực (xem PIM –
              Phần 4)
            • Giám sát về chính sách an toàn (xem Phụ lục tham khảo R1, R2 và R3
              của PIM )

1.4. Lập kế hoạch, giám sát và báo cáo theo khu vực
Khu vực địa lý/đơn vị hành chính sẽ là tiêu chí đầu tiên cho tất cả các hoạt động lập kế
hoạch, giám sát và báo cáo trong dự án. Kế hoạch Phát triển xã và các Đề xuất tiểu dự
án sẽ là cơ sở lập kế hoạch dự án và làm cơ sở lập kế hoạch đầu tư hàng năm của cấp
tỉnh và huyện. Tương tự như thế, toàn bộ việc giám sát và báo cáo sẽ dựa trên các đơn
vị khu vực. Các hợp phần dự án sẽ là tiêu chí thứ hai trong việc lập kế hoạch và giám
sát. Như vậy sẽ dễ theo dõi hơn đối với những hoạt động đã lập ra trong từng khu vực
(huyện> xã > thôn bản) cũng như việc thực thi và giải ngân trong từng khu vực.

1.5. Các nhiệm vụ và ngân sách cho các hoạt động giám sát, đánh giá
Tất cả các cấp quản lý đều có nhiệm vụ giám sát. Chi phí cho các hoạt động giám sát
thường xuyên sẽ lấy từ Ngân sách quản lý dự án (nguồn vốn vay) ở các cấp tỉnh,
huyện, xã. Công tác giám sát nêu trên bao gồm (1) công tác giám sát trong hợp phần
Ngân sách phát triển xã, (2) giám sát và báo cáo về tài chính và tiến độ thực hiện, (3)
kiểm toán dự án, và (4) giám sát về an toàn.
Nguồn vốn đồng tài trợ của DFID sẽ được sử dụng cho (5) giám sát tiến độ thực hiện
và (6) đánh giá tác động của dự án. Nguồn vốn đồng tài trợ của DFID cũng sẽ giành
cho các hỗ trợ kỹ thuật như thiết kế chi tiết, đào tạo và đưa hệ thống M&E vào dự án,
ngoài ra còn chi phí cho các hội thảo đánh giá thực hiện dự án do Ban QLDATW tổ
chức.
Ban QLDATW chịu trách nhiệm điều phối chung. Các trách nhiệm cụ thể của Ban
QLDATW trong lĩnh vực này là:
                i)     Chuẩn bị các hướng dẫn và đào tạo về hệ thống M&E;



Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                       Trang 6
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc                Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



                ii)    Giám sát và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực
                       hiện dự án;
                iii) Ủy nhiệm và thực hiện các nghiên cứu đặc biệt;
                iv) Tổng hợp các báo cáo giữa năm, báo cáo hàng năm và báo cáo kết
                    thúc dự án trình Ban Chỉ đạo dự án Quốc gia.




Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                        Trang 7
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc                                                                                         Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án




                                                     Biểu 1: TÓM TẮT HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO

                                                                     Các yếu tố trong
        Hoạt động                      Trọng tâm                                              Thời điểm         Mức độ              Trách nhiệm            Thực biện bởi
                                                                      khung dự án
                          Kế hoạch xã và thực thi tiểu dự án       - Đầu vào               Liên tục          Tất cả            Ban Phát triển xã      Lãnh đạo xã và thôn, với
1    Công tác giám
                                                                   - Hoạt động                                                                        sự tham gia của người dân
     sát ở xã                                                      - Đầu ra
                          Tiến độ tài chính và thực thi các công   - Đầu vào               Liên tục          Tất cả            Ban QLDA huyện         Cán bộ xã và cán bộ các
2    Giám sát tiến
                          việc trong kế hoạch                      - Hoạt động                                                 Ban QLDA tỉnh          Ban QLDA
     độ thực hiện                                                  - Đầu ra                                                    Ban QLDATW
                          Kiểm tra ngẫu nhiên về tiến độ, chất     - Đầu vào               Hàng năm           3 % số tiểu dự                          - Cán bộ BQLDAT
3    Kiểm toán
                          lượng và sự tuân thủ các quy định và     - Hoạt động                               án                Ban QLDA tỉnh          - Cán bộ BQLDAT
                          PIM                                      - Kết quả                                                   Ban QLDATW             - Các đơn vị khác (xem
                                                                                                                                                      FMM)
                          Đền bù và tái định cư                    - Hoạt động             Hàng năm          -   20%     số                           Công ty độc lập trong
4    Giám sát về
                                                                                                             người chịu ảnh    Ban QLDATW             nước
     chính sách an                                                                                           hưởng của dự
     toàn                                                                                                    án
                          Chất lượng hoạt động và các đầu ra       - Hoạt động             Theo định kỳ      Mỗi năm 2 đề                             Tư vấn độc lập trong
5    Giám sát quá
                                                                   - Đầu ra                                  tài               Ban QLDATW             nước và quốc tế
     trình
                          Tác động của dự án                       - Mục đích              Năm 1 ( đầu kỳ)   5% số xã                                 Tư vấn độc lập trong
6    Đánh   giá     tác
                                                                   - Mục tiêu phát triển   Năm 3 (giữa kỳ)                     Ban QLDATW             nước và quốc tế
     động                                                                                  Năm 5 (cuối kỳ)
                          Tiến độ chung                            - Hoạt động             6 tháng           Tất cả            Bộ KH&ĐT và các nhà    -    Bộ KH&ĐT và các
7    Giám sát từ bên
                          Tuân thủ chính sách an toàn              - Đầu ra                                                    tài trợ                     nhà tài trợ,
     ngoài                                                         - Mục tiêu phát triển                                                              Các cơ quan Nhà nước
                          Tổng hợp kết quả từ các hoạt động        -Các HĐ                 Giai đoạn                           Ban QLDATW             - Ban QLDA TW và các
8    Phổ biến thông
                          giám sát đánh giá khác                   -Đầu ra                                                                            tư vấn theo nhu cầu cụ
     tin và phản hồi                                               - Mục tiêu phát triển                                                              thể.




    Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                                                                                               Trang 8
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc                 Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án




2. CÔNG TÁC GIÁM SÁT Ở XÃ
Hệ thống giám sát cho hợp phần Ngân sách phát triển xã đã được trình bày trong Phần
3 của PIM.

2.1. Các mục đính của công tác giám sát ở xã
Dự án bao gồm một số lượng lớn các công trình xây dựng quy mô nhỏ và các hoạt
động khác được tiến hành ở các xã, thôn như đường xã thôn, và liên thôn bản, chợ,
trạm y tế xã, lớp cắm bản, thủy lợi nhỏ, hệ thống cấp nước sinh hoạt, và các mô hình
nông nghiệp. Việc giám sát tốt các tiểu dự án này là rất cần thiết để đảm bảo rằng
chúng được thực hiện một cách hiệu quả. Điều này có nghĩa là các công trình sẽ được
thực hiện theo đúng kế hoạch hàng năm đã được thống nhất giữa các các thôn bản, xã
và huyện. Các công trình cũng phải được xây dựng theo đúng thiết kế kỹ thuật và dự
toán được duyệt. Trong dự án sẽ có ba loại công việc giám sát:
                i)     Giám sát kỹ thuật chi tiết. Việc giám sát này có thể do các đơn vị
                       kỹ thuật huyện và các đơn vị khác được hợp đồng thực hiện để đảm
                       bảo rằng các công trình được xây dựng có chất lượng cao và theo
                       đúng thiết kế kỹ thuật chi tiết.
                ii)    Giám sát về tài chính. Việc giám sát này sẽ do Kho bạc Huyện và
                       các đơn vị khác được chỉ định thực hiện để đảm bảo rằng các công
                       việc được thực hiện theo đúng ngân sách đã được duyệt và các quy
                       định về tài chính.
                iii) Giám sát các công việc ở xã. Việc giám sát này sẽ do Ban phát triển
                     xã và các nhóm giám sát thực hiện để đảm bảo rằng các công việc
                     được thực hiện một cách hiệu quả trên cơ sở theo đúng các kế
                     hoạch đã được thống nhất
Có bốn mục tiêu chính của công tác giám sát ở xã:
                i)     Đảm bảo chất lượng xây dựng thông qua công việc giám sát thường
                       xuyên
                ii)    Đảm bảo quản lý có hiệu quả các lao động có trả công ở địa
                       phương
                iii) Đảm bảo công việc giám sát một cách hiệu quả công tác đền bù đất
                     đai và tài sản ở địa phương
                iv) Tạo cơ sở cho quá trình vận hành và bảo dưỡng sau khi hoàn thành
                    xây dựng.




Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                         Trang 9
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc                  Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



2.2. Trách nhiệm
Các Ban phát triển xã và các nhóm giám sát sẽ thực hiện công tác giám sát ở xã. Để
làm việc này họ sẽ phải làm việc với các Ban QLDA huyện và với các nhà thầu. Có
thể có hai loại thành viên tham gia vào công việc giám sát ở xã:
            • Thành viên cố định. đây là các cán bộ của Ban phát triển xã, họ có
              nhiệm vụ tổ chức các hoạt động giám sát ở xã.
            • Thành viên tạm thời. Có thể bao gồm những người đứng đầu thôn bản
              và những người có kinh nghiệm chuyên môn khi công trình được thực
              thi ở thôn bản nào đó.
Nhóm giám sát không nhất thiết phải bao gồm toàn cán bộ xã nhưng phải cố gắng tìm
kiếm những người có kỹ năng phù hợp với công việc này (ví dụ như kinh nghiệm có
được trong thời gian phục vụ quân đội hoặc có được trong các công việc xây dựng mà
họ đã từng làm ở nơi khác v.v).
Cơ cấu tổ chức của nhóm giám sát, thành viên của nhóm, tiền phụ cấp, vai trò và
nhiệm vụ, có thể khác nhau tuỳ theo tính chất và điều kiện cụ thể của các tỉnh, huyện
nhằm phù hợp với điều kiện và các thủ tục giám sát các công trình thuộc khuôn khổ
Chương trình 135. Sự linh hoạt trong công tác tổ chức giám sát ở xã là rất quan trọng
vì các phương pháp được xây dựng phù hợp với các điều kiện và yêu cầu của địa
phương cũng như những khả năng hiện có của cán bộ địa phương.
Các Ban QLDA huyện cần thống nhất với các Ban QLDA tỉnh về điều khoản giao việc
cho công tác giám sát ở xã. Các điều khoản giao việc này phải bao gồm các nội dung
sau:
                i)     Vai trò và nhiệm vụ của Ban phát triển xã và các nhóm giám sát.
                ii)    Hệ thống thanh toán và nguồn ngân sách.
                iii) Các hướng dẫn nếu Ban phát triển xã sử dụng hợp đồng phụ cho
                     các lao động có trả công.
                iv) Các hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo cũng như nguồn
                    ngân sách cho các hoạt động đó.
                v)     Các cơ chế để giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình
                       triển khai công việc.
Khi Ban Phát triển xã đã được thành lập – và ít nhất 3 tháng trước khi các hoạt động
của dự án được bắt đầu ở xã, Ban QLDA huyện phải họp với cơ quan chính quyền các
xã để xác định danh sách những người từ các xã, thôn sẽ tham gia vào các nhóm giám
sát.

2.3. Tăng cường năng lực
Việc đào tạo cho các Ban phát triển xã và các nhóm giám sát để tiến hành công việc
giám sát ở xã được bao gồm trong Kế hoạch tăng cường năng lực (xem PIM – Phần 4).
Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                        Trang 10
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc                 Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



Vào thời điểm bắt đầu thực hiện dự án, không phải tất cả các xã đều có đủ năng lực
thực hiện công việc này, và do vậy việc đào tạo và phát triển kỹ năng sẽ là một trong
số các đầu ra chính của các hoạt động tăng cường năng lực.
Sau khi các Ban phát triển xã được thành lập, một khóa đào tạo sẽ được tiến hành để
giới thiệu với các cán bộ của các ban đó và các thành viên của các nhóm giám sát về
các tài liệu và các phương pháp đã thống nhất đối với công tác giám sát ở xã.
Khi các hoạt động của dự án được bắt đầu tại các xã tham gia dự án từ năm thứ nhất,
các xã tham gia dự án từ năm thứ 2 nên được tổ chức gặp gỡ với các thành viên của
các Ban Phát triển xã đã có kinh nghiệm từ năm trước đó. Điều này rất quan trọng ở
những vùng mà thành viên của Ban phát triển xã có thể không thông thạo tiếng Kinh
và khi đó rất có lợi vì các thành viên của Ban có thể trao đổi công việc bằng ngôn ngữ
của họ. Việc này được xem như là sự trao đổi tích cực và nó giúp tạo dựng lòng tin
cho những người mới lần đầu tham gia vào loại hoạt động này.

2.4. Tổ chức hoạt động giám sát ở xã
Kế hoạch đầu tư hàng năm của xã bao gồm cả hoạt động thuộc các Hợp phần chính
(xem PIM Phần 2) và hợp phần Ngân sách phát triển xã (xem PIM – Phần 3) sẽ được
chuẩn bị cho từng năm như là một phần của chu trình lập kế hoạch đầu tư hàng năm
của huyện và tỉnh.
Kế hoạch hàng năm sẽ do Ban phát triển xã và Ban QLDA huyện chuẩn bị trên cơ sở
các đề xuất của người dân địa phương. Quy trình lập kế hoạch hàng năm sẽ bao gồm
cả việc đánh giá tiến độ của các hoạt động của dự án ở xã và thôn. Việc đánh giá bao
gồm:
                i)     Đánh giá của cộng đồng về tiến độ so với kế hoạch năm hiện tại;
                ii)    Đánh giá của cộng đồng về các đề xuất tiểu dự án cho kế hoạch
                       năm tiếp theo.
Khi bắt đầu mỗi công việc xây dựng, phải tổ chức một cuộc họp giữa Ban phát triển
xã, Ban QLDA huyện và các nhà thầu. Mục đích của cuộc họp này là xác định các đầu
vào của công tác giám sát và bố trí nhân lực cho kế hoạch triển khai của xã.
Khi hoàn thành bước thứ nhất của công việc mà xã đã giám sát, sẽ phải tổ chức một
cuộc họp giữa Ban phát triển xã, Ban QLDA huyện và các nhà thầu để xem xét lại quá
trình thực hiện và phát hiện các thiếu sót. Nếu phát hiện ra các thiếu sót thì có thể phải
đưa ra một kế hoạch khắc phục các thiếu sót đó. Việc khắc phục các thiếu sót có thể là
các khóa đào tạo bổ xung hoặc chỉnh lý các hướng dẫn.
Sau năm hoạt động thứ nhất, Ban phát triển xã và Ban QLDA huyện sẽ đánh giá lại
hoạt động và rút ra các bài học để chỉnh lý nội dung đào tạo và các tài liệu. Việc này sẽ
giúp cho việc triển khai công tác giám sát ở các xã khác dễ dàng hơn. Các bài học rút
ra trong năm hoạt động đầu tiên là rất quan trọng. Có thể tổ chức thực hành nhuần


Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                       Trang 11
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc                  Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



nhuyễn các hoạt động này ở một xã đặc trưng để đáp ứng đúng các nhu cầu của xã đó,
sau đó sẽ được đánh giá và nếu thích hợp thì sẽ triển khai ở các xã khác trong dự án.

3. GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Các hướng dẫn và biểu mẫu chi chi tiết được trình bày trong Sổ tay Quản lý Tài chính.

3.1. Mục đích
Giám sát tiến trình (tiến độ) thực hiện là một cấu phần chính của hệ thống giám sát và
cũng là nguồn thông tin chính để quản lý dự án. Mục đích của cấu phần này là giám
sát tiến độ tài chính và thực thi các công việc trong kế hoạch hàng năm của xã và các
tiểu dự án thành phần về địa điểm, nội dung, khối lượng và chất lượng. Các điều chỉnh
kịp thời cần có dựa trên cơ sở thiết kế kỹ thuật và dự toán của các công trình và hạng
mục đã được các cơ quan chức năng phê duyệt, nhờ vậy mà các thiếu sót có thể được
khắc phục.
Hệ thống giám sát sẽ vận hành từ cấp trung ương đến cấp xã thông qua các Ban QLDA
các cấp. Việc vận hành hệ thống này sẽ dựa trên:
                i)     Các cuộc họp và các chuyến công tác định kỳ giữa các cấp quản lý
                       liền kề. Các hoạt động này được tổ chức giữa cấp xã với cấp huyện,
                       cấp huyện với cấp tỉnh và cấp tỉnh với Ban QLDATW.
                ii)    Các báo cáo tiến độ thực hiện thường quý và thường niên do các
                       Ban QLDA huyện và Ban QLDA tỉnh chuẩn bị. Những báo cáo này
                       sẽ ghi chép toàn bộ tiến độ tài chính và thực hiện của các tiểu dự án
                       bằng cả giá trị tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm đạt được so với kế
                       hoạch.

3.2. Trách nhiệm
Cấn bộ dự án của các Ban QLDATW, Ban QLDA tỉnh, huyện chịu trách nhiệm tổ
chức các hoạt động giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện dự án.
Các hồ sơ của mỗi hoạt động được thực hiện ở các xã dự án (bao gồm các công việc
xây lắp, mô hình nông nghiệp và các hoạt động đào tạo) sẽ do các Ban QLDA huyện
lưu giữ. Các tài liệu này sẽ được tổng hợp vào các Báo cáo thường quý của Ban
QLDA huyện. Các hoạt động và các chi tiêu ở cấp Huyện cũng được đưa vào Báo cáo
ở giai đoạn này. Một bản sao các số liệu giám sát phải được gửi cho Ban QLDA tỉnh
để phân tích và báo cáo.
Ban QLDATW sẽ lập và vận hành một Cơ sở dữ liệu thông tin quản lý trên máy tính ở
cấp trung ương và cấp tỉnh. Các hồ sơ của các tiểu dự án phải chứa đựng các số liệu
chi tiết của dự án cùng với kế hoạch và tiến độ thực hiện chi tiết. Cơ sở dữ liệu sẽ chứa
đựng các hồ sơ của từng hoạt động của tiểu dự án của tất cả các xã và huyện. Ban
QLDA tỉnh sẽ chuẩn bị các bản tóm lược của Báo cáo thường quý và Báo cáo hàng
năm.

Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                        Trang 12
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc                        Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



3.3. Giám sát và báo cáo tài chính
Quy trình giám sát và báo cáo tài chính được trình bày chi tiết trong FMM.

3.4. Giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện
Các chỉ số sẽ được sử dụng trong công tác giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện được
liệt kê trong Bảng 2. Trong Năm Thứ nhất của dự án, một hệ thống thu thập và tổng
hợp số liệu giám sát sẽ được xây dựng như là một phần của việc thành lập Cơ sở dữ
liệu thông tin quản lý.

                            Biểu 2. Các chỉ số giám sát tiến độ thực hiện

A. Các kế hoạch đầu tư •        90 bản kế hoạch đầu tư của xã theo tiêu chuẩn đã thống nhất cho các
của xã đã thực hiện và          Năm 1; Năm 2; Năm 3; ……
giám sát               •        Số lượng và tỷ lệ % các công trình phân theo loại với thiết kế cuối
                                cùng đã được duyệt; đã ký hợp động; đã hoàn thành và được xã và
                                huyện xác nhận cùng với kế hoạch vận hành và bảo dưỡng đã được
                                duyệt
                            •   Tất cả các kế hoạch đã được xã xem xét vào cuối mỗi năm
                            •   Tỷ lệ % của các tiểu dự án đã được Ban QLDA tỉnh giám sát mỗi năm

A1. Đường và chợ            1.1 Số công trình đã hoàn thành và đã được xã chấp nhận
                            1.2 Chiều dài của các tuyến đường đã xây dựng và nâng cấp phân theo
                                loại
                            1.3 Số lượng và diện tích các chợ đã xây dựng và nâng cấp
A2. Thủy lợi và cấp 2.1 Số lượng và năng lực tưới của các công trình thủy lợi đã xây dựng và
nước sinh hoạt          nâng cấp được xã chấp nhận
                            2.2 Số lượng và tỷ lệ % hộ nông dân được cung cấp dịch vụ thủy lợi theo
                                mùa
                            2.3 Số lượng công trình cấp nước sinh hoạt đã xây dựng và nâng cấp được
                                xã chấp nhận
                            2.4 Số lượng và tỷ lệ % của các hộ gia đình được dùng nước sạch
A3. Mô hình nông 3.1 Số lượng và tỷ lệ % hộ gia đình được đào tạo và cung cấp các đầu vào
nghiệp và nghiên cứu tại     của mô hình nông nghiệp theo chuẩn
chỗ                      3.2 Số lượng cán bộ khuyến nông theo loại được đào tạo theo chuẩn
                            3.3 Số lượng và tỷ lệ % hộ gia đình được đưa vào làm mô hình, phân theo
                                loại.
                            3.4 Số lượng đề tài nghiên cứu nông nghiệp đã đưa vào thực hiện, phân
                                theo loại

A4. Y tế và giáo dục        4.1 Số lượng trường, lớp học và nhà ở nội trú đã xây dựng và cải tạo, phân


Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                                 Trang 13
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc                       Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



                                theo loại
                            4.2 Số lượng và tỷ lệ % thôn bản có phòng học theo chuẩn
                            4.3 Số lượng trường học và lớp học được trang bị thiết bị dạy học theo
                                chuẩn
                            4.4 Số lượng giáo viên phân theo loại đã được đào tạo theo chuẩn
                            4.5 Số lượng và diện tích các trạm y tế đã xây dựng và cải tạo, phân theo
                                loại
                            4.6 Số lượng trạm y tế được trang bị thiết bị và thuốc theo chuẩn. Số
                                lượng cán bộ y tế đã đào tạo theo chuẩn

B. Tăng năng lực quản 1.1 Số lượng cán bộ cấp xã phân theo loại đã được đào tạo theo chuẩn
lý ở cấp xã              1.2 Số lượng xã đảm bảo được chất lượng theo chuẩn trong việc tham gia
B.1. Cán bộ cấp thôn, xã     lập kế hoạch và giám sát các tiểu dự án
đã được nâng cấp kỹ
năng quản lý và kỹ năng
chuyên môn


B.2. Các kế hoạch Ngân 2.1 Số lượng kế hoạch đã lập theo đúng quy cách
sách phát triển xã hàng 2.2 Số lượng và tỷ lệ % các kế hoạch đã lập dựa trên phương pháp tham
năm dựa trên phương         gia của cộng đồng đã được cải tiến (xem C.1)
pháp tham gia của cộng
đồng đã được cải tiến
(xem C.1)


B.3. Công trình thuộc 3.1 Số lượng và tỷ lệ % của các công trình thuộc Ngân sách Phát triển xã
Ngân sách phát triển xã     phân theo loại được xây dựng theo thiết kế được phê duyệt
đã thực hiện và đã được 3.2 Chất lượng giám sát các công trình thuộc Ngân sách phát triển xã
giám sát


B.4. Các trung tâm đào 4.1 Số lượng và cấp của cán bộ giảng dạy đã được đào tạo hoặc đào tạo lại
tạo cấp tỉnh đã được       theo chuẩn
nâng cao năng lực để 4.2 Số lượng và loại cơ sở đào tạo đã được trang bị theo chuẩn
đào tạo cán bộ xã
                       4.3 Số lượng chương trình giảng dạy phân theo loại đã được nghiên cứu,
                           phát triển và thí điểm
                            4.4 Số lượng cơ sở đào tạo đang giảng dạy bằng chương trình giảng dạy
                                mới theo chuẩn


C. Phương pháp và 1.1 Số lượng xã đã cải tiến phương pháp có sự tham gia của người dân đã
cách tiếp cận mới trong

Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                                Trang 14
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc                       Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



việc lập kế hoạch và      xây dựng
quản lý cơ sở hạ tầng 1.2 Số lượng xã làm điểm và thực hiện phương pháp mới có sự tham gia
và dịch vụ cho người      của người dân
nghèo
                      1.3 Đánh giá tích cực về phương pháp mới của xã, huyện và tỉnh
                            1.4 Sự phát triển rộng ra bên ngoài phạm vi Dự án của phương pháp mới
C.1. Phương pháp thích          khi kết thúc dự án
hợp đã được cải tiến để
người dân tham gia trong
quản lý và lập kế hoạch


C.2. Các cách tiếp cận 2.1 Số lượng xã đang phát triển và thí điểm các cách tiếp cận mới trong
mới trong đào tạo và phổ   đào tạo và phổ biến thông tin công cộng
biến thông tin công 2.2 Số lượng huyện và xã đang phát triển và thí điểm các cách tiếp cận
cộng, và cung cấp các      mới trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tuyên
dịch vụ xã hội cho các     truyền về y tế cho các nhóm dễ bị tổn thương
nhóm dễ bị tổn thương
                       2.3 Đánh giá tích cực về cách tiếp cận mới của xã, huyện và tỉnh
                            2.4 Sự phát triển rộng ra bên ngoài phạm vi dự án của cách tiếp cận mới
                                khi kết thúc dự án


D. Tăng cường năng 1.1          Các ban QLDA đã được biên chế cán bộ đầy đủ theo thiết kế
lực ở cấp Trung ương, 1.2       Các kế hoạch và báo cáo đã được lập đúng lịch biểu và quy cách
tỉnh và huyện
                       1.3      Hệ thống giám sát tiến độ vi tính hóa được đưa vào hoạt động không
D1. Quản lý dự án hiệu          chậm quá tháng thứ 6
quả ở tất cả các Ban
                     1.4 Số lượng các báo cáo giám sát và đánh giá được hoàn thành đúng tiến
QLDA các cấp trung
                         độ và đã được phổ biến
ương, tỉnh, huyện.
                     1.5 Các báo cáo đánh giá tác động đầu kỳ, giữa kỳ và kết thúc dự án đã
                         hoàn thành đúng kế hoạch và đã được phổ biến

                            2.1 6 tỉnh và 44 Huyện với định mức về trang thiết bị, hệ thống, số lượng
                                cán bộ và các kế hoạch tăng cường năng lực Năm thứ......
                            2.2 6 Tỉnh và 44 Huyện với thiết bị, hệ thống và mức kỹ năng của cán bộ
                                như được chỉ rõ trong các kế hoạch tăng cường năng lực khi kết thúc
                                dự án
                            2.3 Tỷ lệ % các huyện đang cung cấp các hỗ trợ nâng cao cho các xã như
                                đã định trước




Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                                 Trang 15
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc                Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



4. KIỂM TOÁN NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Trách nhiệm hàng đầu trong giám sát chất lượng và khối lượng thực hiện thuộc về Chủ
đầu tư dự án (huyện hoặc xã). Tuy nhiên, cứ 6 tháng thì lại tiến hành công tác kiểm
toán nội bộ. Chi tiết về thủ tục kiểm toán nội bộ đang được một công ty tư vấn chuyên
ngành chuẩn bị và hoàn thiện. Thông tin chung về kiểm toán nội bộ có thể tham khảo
tại FMM (Phần 7 –PIM)..
Mục tiêu hàng đầu của những đợt kiểm toán này là tăng cường kiểm soát chất lượng
trong việc lập kế hoạch và thực thi các tiểu dự án. Các hoạt động kiểm toán này sẽ
kiểm tra:
                i)     Sự tuân thủ các chính sách của dự án, các quy định và các nguyên
                       tắc của dự án
                ii)    Quá trình lập kế hoạch hàng năm
                iii) Thiết kế, hợp đồng và thực hiện các tiểu dự án
                iv) Hồ sơ tài chính
                v)     Giám sát ở cấp xã và huyện
Các báo cáo kiểm toán nội bộ ngắn gọn, sử dụng mẫu được thiết kế sẵn sẽ được lập
trong mỗi đợt kiểm toán. Những báo cáo này sẽ được sao, gửi cho Ban QLDATW và
Ban QLDA tỉnh cũng như gửi cho Ban QLDA huyện và Ban Phát triển xã. Thông tin
tóm lược của các báo cáo kiểm toán sẽ được nhập vào Cơ sở dữ liệu quản lý.
Công tác kiểm toán độc lập của Dự án GNMNPB có thể tham khảo thêm tại FMM.

5. GIÁM SÁT CHÍNH SÁCH AN TOÀN
Thiết kế của Dự án GNMNPB liên quan tới việc lập kế hoạch đặc biệt trong ba lĩnh
vực:
            • Người dân tộc thiểu số
            • Bảo vệ và giảm nhẹ tác động môi trường
            • Trưng dụng đất đai, tài sản và Đền bù
Hai lĩnh vực đầu tiên sẽ được giám sát như là một phần của quá trình kiểm toán (xem
Mục 4 trên đây) và cũng có thể là chủ đề của những nghiên cứu đặc biệt trong cấu
phần Giám sát quá trình (xem Mục 6 – Giám sát quá trình dưới đây).
Giám sát riêng về trưng dụng đất đai, tài sản và đền bù sẽ do một cơ quan độc lập
trong nước được chỉ định tiến hành theo thủ tục tuyển dụng được WB chấp nhận và
với kinh phí từ nguồn tín dụng của WB. Việc này sẽ tiến hành hàng năm với mỗi năm
khoảng 20% số người chịu ảnh hưởng của dự án.




Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                      Trang 16
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc                  Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



6. GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH
Mục đích tổng thể của cấu phần Giám sát quá trình là nâng cao chất lượng thực hiện
dự án bằng cách tiến hành các nghiên cứu đặc biệt đối với các vấn đề phát sinh ngoài
hệ thống giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện định kỳ, hoặc đối với các vấn đề mà
Ban QLDATW hoặc Ban QLDA tỉnh nhận thấy cần nghiên cứu khảo sát thêm.
Những nghiên cứu đặc biệt này có thể bao gồm cả các vấn đề quá trình thực hiện
chung hay các vấn đề kỹ thuật chuyên môn, như là:
                i)     Quá trình lập kế hoạch hàng năm có sự tham gia của người dân;
                ii)    Việc áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế thích hợp;
                iii) Các thỏa thuận và quy định về vận hành và bảo dưỡng được tiến
                     hành trước khi xây dựng;
                iv) Thủ tục đấu thầu giám sát;
                v)     Việc thực thi hợp phần Ngân sách phát triển xã;
                vi)    Cung cấp các cơ hội việc làm có trả công.
Dự kiến hàng năm sẽ có 2 nghiên cứu như vậy được thực hiện theo chọn lựa của Ban
QLDATW và có tham vấn ý kiến của Ban QLDA tỉnh. Các nghiên cứu này sẽ được
Ban QLDATW giao cho một tổ chức độc lập hoặc tư vấn.
Những nghiên cứu giám sát quá trình được DFID tài trợ không hoàn lại và sẽ được
thực hiện bởi các nhóm tư vấn trong nước và ngoài nước làm việc cùng với cán bộ dự
án. Ngân sách dành cho việc này đã được tính khoảng 1-2 tháng nghiên cứu mỗi năm.
Ban QLDATW chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động nghiên cứu này.

7. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
Đánh giá tác động sẽ được tiến hành ở hai cấp độ: cấp độ Mục đích và cấp độ Mục tiêu
phát triển của dự án (xem Khung logic của dự án, Phụ lục 6.1).

7.1. Tác động ở cấp độ Mục đích
Mục đích của dự án là tăng thu nhập và nâng dần mức sống của người nghèo nông
thôn vùng núi phía Bắc. Những vấn đề về phương pháp luận chỉ ra rằng việc đánh giá
trực tiếp ảnh hưởng của dự án tới thu nhập và nâng dần mức sống sẽ không được đề
cập tới. Tuy nhiên dự án sẽ hỗ trợ và sử dụng những dữ liệu được Bộ LĐ-TB-XH, Bộ
Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo thu thập tại những huyện và xã thuộc vùng dự án.
Nguồn dữ liệu này có thể cung cấp những thông tin về các xu hướng của các chỉ số về
nghèo đói, y tế và giáo dục trong vùng dự án, ngay cả khi không thể quy trực tiếp cho
tác động của dự án.
Với sự hỗ trợ của Ban QLDA tỉnh, BQLDATW sẽ chịu trách nhiệm xem xét chất
lượng và khả năng tiếp cận những dữ liệu này trong năm đầu tiên của dự án, và làm
việc với các Bộ có liên quan để đảm bảo nguồn dữ liệu nhất quán về sau.

Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                        Trang 17
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc            Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



7.2. Tác động phát triển của dự án
Trọng tâm chính của việc đánh giá tác động nằm ở cấp độ Mục tiêu phát triển của dự
án. Các lần đánh giá tác động sẽ được thực hiện các vào các thời điểm đầu kỳ (Năm dự
án thứ nhất), giữa kỳ (Năm dự án thứ 3) và kết thúc dự án (Năm dự án thứ 5)
Điều khoản giao việc đã được thống nhất cho công việc thiết kế và đánh giá đầu kỳ
(Năm dự án thứ nhất) đã được chuẩn bị và giao cho Ban QLDATW.
Các chỉ số tác động chính
Một danh sách tạm thời các chỉ số tác động chính trong mục tiêu này được trình bày
trong Bảng 3 dưới đây. Dựa vào những chỉ số chính này các thành tựu của dự án sẽ
được đánh giá khi dự án kết thúc. Dự kiến rằng các chỉ số này sẽ được chỉnh lý trong
quá trình đánh giá đầu kỳ.




Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                  Trang 18
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc                          Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án




                      Biểu 3. Các chỉ số tác động chính của dự án

  1. Tất cả các thôn bản và các nhóm gia tăng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ giáo dục, y tế, các
     nguồn nước, chợ và đường giao thông:

        •   tỷ lệ % số xã và thôn bản có đường đi được trong mọi điều kiện thời tiết
        •   lưu lượng giao thông từ bản tới xã và xã tới huyện
        •   số người dân và thương nhân tới chợ
        •   tỷ lệ % số hộ được tiếp cận nguồn nước sạch
        •   tỷ lệ % số hộ có khả năng trồng những loại cây cần tưới tiêu
        •   mức độ tham gia khám chữa bệnh tại các trung tâm y tế
        •   tỷ lệ % số trẻ em nam và nữ ở độ tuổi đến trường đi học cả năm.

  2. Cải thiện bền vững về chất lượng đường giao thông, chợ, cấp nước, dịch vụ y tế và giáo dục
     theo đánh giá của tất cả các thôn bản và các nhóm.

  3. Các công trình cơ sở hạ tầng mới được bảo trì thích hợp với các hệ thống vận hành và bảo
     trì bền vững đúng chỗ.

  4. Năng lực quản lý của cán bộ huyện và xã được nâng cao.

  5. Cải thiện một cách bền vững các sinh kế dựa vào nghề nông theo đánh giá của tất cả các
     thôn bản và các nhóm.

(Tất cả các chỉ số sẽ được đối chiếu với các dữ liệu về kinh tế-xã hội và dữ liệu vùng.)


Làm mẫu
Việc đánh giá tác động sẽ được tiến hành mẫu tại 24 xã (mỗi tỉnh 4 xã). Những xã này
sẽ được chọn sao cho có thể đại diện chung cho những điều kiện kinh tế-xã hội đa
dạng trong vùng dự án. Điều này đảm bảo rằng các chỉ số liên quan tới kinh tế xã hội
giữa các nhóm và các cộng đồng dân tộc thiểu số khác nhau sẽ được xem xét.
Phương pháp luận
Do có rất nhiều chỉ số khác nhau cần được đo nên việc đánh giá tác động sẽ sử dụng
hỗn hợp các phương pháp định tính và định lượng. Những phương pháp này gồm: (a)
đánh giá chất lượng dịch vụ theo nhóm trọng tâm có người hướng dẫn; (b) khảo sát thị
trường, cấp nước và giao thông; và (c) những nghiên cứu điển hình về nông nghiệp và
sinh kế. Phương pháp này đòi hỏi có sự tham gia toàn diện của người dân địa phương
và cán bộ dự án các cấp khác nhau trong quá trình tiến hành đánh giá.
Trách nhiệm và điều phối
Việc đánh giá tác động sẽ do một cơ quan độc lập tiến hành theo sự tuyển dụng của
Ban QLDATW. Ban QLDATW sẽ chịu trách nhiệm quản lý và phối hợp với các Ban
QLDA tỉnh và huyện trong quá trình tiến hành đánh giá. DFID tài trợ không hoàn lại
cho toàn bộ công việc đánh giá tác động của dự án.


Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                                Trang 19
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc                 Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



8. GIÁM SÁT TỪ BÊN NGOÀI
WB và DFID sẽ có các phái đoàn giám sát sáu tháng một lần. Những đợt giám sát này
sẽ được lên kế hoạch sao cho phù hợp với chu trình báo cáo và lập kế hoạch năm và
phần lớn sẽ tập trung giám sát những đầu ra của hệ thống Giám sát và đánh giá dự án
chứ không trực tiếp giám sát.
Thành viên của các đoàn giám sát sẽ được WB, DFID và Bộ KH&ĐT thống nhất với
nhau. Tuy nhiên, dự kiến rằng các nguồn tư vấn từ bên ngoài sẽ tập trung vào các
thành phần khác của hệ thống Giám sát và đánh giá (Ví dụ Giám sát quá trình và Đánh
giá tác động) chứ không phải các đoàn giám sát của phía nhà tài trợ.

9. PHỔ BIẾN VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN
Một yếu điểm được thừa nhận ở nhiều hệ thống giám sát và đánh giá là thời gian và
nguồn dữ liệu để phân tích và tổng hợp các kết quả là không thỏa đáng, do đó tài liệu
được cung cấp theo một mẫu chuẩn là phù hợp cho việc phản hồi thông tin từ cấp dưới
lên (xã, huyện và tỉnh), cũng như cho việc phổ biến rộng rãi thông tin ra các đối tượng
khác.
Vì vậy, Hệ thống GSĐG chú ý đặc biệt tới khía cạnh này và sẽ đưa vào một hệ thống
cung cấp tài liệu và phổ biến thông tin bao gồm:
                i)     Một “Bản tin” của dự án (bằng cả bản in và bản điện tử) được thiết
                       kế để tóm lược các kết quả của các báo cáo Giám sát tiến độ, Giám
                       sát quá trình và Đánh giá tác động của dự án và để phản hồi thông
                       tin xuống các cấp tỉnh, huyện và xã;
                ii)    Mở một trang Web của dự án;
                iii) Công bố các báo cáo chính và các nghiên cứu được thực hiện trong
                     phạm vi dự án.
Các hoạt động này sẽ do Ban QLDATW chịu trách nhiệm triển khai và do DFID viện
trợ không hoàn lại.




Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                                       Trang 20
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc   Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



Phụ lục 6.1: Khung dự án


 Phu luc 6.1 VN.doc




Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0                         Trang 21

More Related Content

What's hot

Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị
Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị
Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị nataliej4
 
TOT về truyền thông
TOT về truyền thôngTOT về truyền thông
TOT về truyền thôngforeman
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómforeman
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG nataliej4
 
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dongforeman
 
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòngbáo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòngnataliej4
 
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phương
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phươngtiểu luận pháp luật về chính quyền địa phương
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phươngnataliej4
 
Vải thái tuấn
Vải thái tuấnVải thái tuấn
Vải thái tuấnSansanluc
 
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN nataliej4
 
Chuyên đề Thần kinh ở động vật
Chuyên đề Thần kinh ở động vật Chuyên đề Thần kinh ở động vật
Chuyên đề Thần kinh ở động vật nataliej4
 
Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...
Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...
Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...nataliej4
 
Dân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNDân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNforeman
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Tehsplastic
 
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt namThực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt namnataliej4
 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...nataliej4
 

What's hot (20)

Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị
Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị
Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị
 
TOT về truyền thông
TOT về truyền thôngTOT về truyền thông
TOT về truyền thông
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
 
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dong
 
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòngbáo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
 
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phương
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phươngtiểu luận pháp luật về chính quyền địa phương
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phương
 
Erd
ErdErd
Erd
 
Vải thái tuấn
Vải thái tuấnVải thái tuấn
Vải thái tuấn
 
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
 
Chuyên đề Thần kinh ở động vật
Chuyên đề Thần kinh ở động vật Chuyên đề Thần kinh ở động vật
Chuyên đề Thần kinh ở động vật
 
Vie ebi 2020 v2.5 final
Vie   ebi 2020 v2.5 finalVie   ebi 2020 v2.5 final
Vie ebi 2020 v2.5 final
 
Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...
Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...
Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...
 
Dân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNDân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VN
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Te
 
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt namThực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
 
Phan Tich Ki Thuat
Phan Tich Ki ThuatPhan Tich Ki Thuat
Phan Tich Ki Thuat
 
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
 

Viewers also liked

LTIT#2 - phương pháp và đánh giá
LTIT#2 - phương pháp và đánh giáLTIT#2 - phương pháp và đánh giá
LTIT#2 - phương pháp và đánh giáLuong Phan
 
Cach xay dung du an theo khung logic
Cach xay dung du an theo khung logicCach xay dung du an theo khung logic
Cach xay dung du an theo khung logicforeman
 
Lap du an co su tham gia
Lap du an co su tham giaLap du an co su tham gia
Lap du an co su tham giaforeman
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNforeman
 
Theo dõi và đánh giá các dự án ODA
Theo dõi và đánh giá các dự án ODATheo dõi và đánh giá các dự án ODA
Theo dõi và đánh giá các dự án ODATiểu Nữ
 
Nhung dieu chua biet ve nganh ki thuat tau thuy
Nhung dieu chua biet ve nganh ki thuat tau thuyNhung dieu chua biet ve nganh ki thuat tau thuy
Nhung dieu chua biet ve nganh ki thuat tau thuyTimViecNhanh.com
 
Bài tiểu luận hàng air
Bài tiểu luận hàng airBài tiểu luận hàng air
Bài tiểu luận hàng airTamhoang Hoang
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcDiu Diu
 

Viewers also liked (8)

LTIT#2 - phương pháp và đánh giá
LTIT#2 - phương pháp và đánh giáLTIT#2 - phương pháp và đánh giá
LTIT#2 - phương pháp và đánh giá
 
Cach xay dung du an theo khung logic
Cach xay dung du an theo khung logicCach xay dung du an theo khung logic
Cach xay dung du an theo khung logic
 
Lap du an co su tham gia
Lap du an co su tham giaLap du an co su tham gia
Lap du an co su tham gia
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VN
 
Theo dõi và đánh giá các dự án ODA
Theo dõi và đánh giá các dự án ODATheo dõi và đánh giá các dự án ODA
Theo dõi và đánh giá các dự án ODA
 
Nhung dieu chua biet ve nganh ki thuat tau thuy
Nhung dieu chua biet ve nganh ki thuat tau thuyNhung dieu chua biet ve nganh ki thuat tau thuy
Nhung dieu chua biet ve nganh ki thuat tau thuy
 
Bài tiểu luận hàng air
Bài tiểu luận hàng airBài tiểu luận hàng air
Bài tiểu luận hàng air
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lực
 

Similar to Giam Sat Va Danh Gia Du An

Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ nataliej4
 
Tổng hợp Đề tài báo cáo thực tập ngành luật Điểm cao tại Việt Nam - ZALO 093 ...
Tổng hợp Đề tài báo cáo thực tập ngành luật Điểm cao tại Việt Nam - ZALO 093 ...Tổng hợp Đề tài báo cáo thực tập ngành luật Điểm cao tại Việt Nam - ZALO 093 ...
Tổng hợp Đề tài báo cáo thực tập ngành luật Điểm cao tại Việt Nam - ZALO 093 ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...nataliej4
 
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó ChinhDự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinhskype
 
My hoc Dai cuong
My hoc Dai cuongMy hoc Dai cuong
My hoc Dai cuongSan La
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienforeman
 
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomKy nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomforeman
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Bùi Quang Xuân
 
Phan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um LePhan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um Legueste9722d
 
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...nataliej4
 
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...nataliej4
 
Cd Dproceedingvie
Cd DproceedingvieCd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvieforeman
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngVuKirikou
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ nataliej4
 
Blue Ocean In Brief Word 2003
Blue Ocean In Brief   Word 2003Blue Ocean In Brief   Word 2003
Blue Ocean In Brief Word 2003hsplastic
 
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnforeman
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mangLâm Khôi
 
Tang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua danTang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua danforeman
 

Similar to Giam Sat Va Danh Gia Du An (20)

Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
 
Tổng hợp Đề tài báo cáo thực tập ngành luật Điểm cao tại Việt Nam - ZALO 093 ...
Tổng hợp Đề tài báo cáo thực tập ngành luật Điểm cao tại Việt Nam - ZALO 093 ...Tổng hợp Đề tài báo cáo thực tập ngành luật Điểm cao tại Việt Nam - ZALO 093 ...
Tổng hợp Đề tài báo cáo thực tập ngành luật Điểm cao tại Việt Nam - ZALO 093 ...
 
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
 
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó ChinhDự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
 
My hoc Dai cuong
My hoc Dai cuongMy hoc Dai cuong
My hoc Dai cuong
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
 
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomKy nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
 
Ch5 Ql Chatluong Tm Dung
Ch5 Ql Chatluong Tm DungCh5 Ql Chatluong Tm Dung
Ch5 Ql Chatluong Tm Dung
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 
Phan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um LePhan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um Le
 
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
 
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
 
Cd Dproceedingvie
Cd DproceedingvieCd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
 
Blue Ocean In Brief Word 2003
Blue Ocean In Brief   Word 2003Blue Ocean In Brief   Word 2003
Blue Ocean In Brief Word 2003
 
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mang
 
Tang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua danTang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua dan
 

More from foreman

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoiforeman
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004foreman
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004foreman
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachforeman
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songforeman
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongforeman
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unescoforeman
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stressforeman
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to liveforeman
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityforeman
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebookforeman
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Designforeman
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communitiesforeman
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap monforeman
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dongforeman
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinhforeman
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gianforeman
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luongforeman
 
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham GiaKy Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham Giaforeman
 

More from foreman (20)

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoi
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
 
Suy Gam
Suy GamSuy Gam
Suy Gam
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc song
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to live
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in community
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebook
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Design
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communities
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap mon
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinh
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luong
 
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham GiaKy Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
 

Recently uploaded

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Giam Sat Va Danh Gia Du An

  • 1. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án Dự án Giảm Nghèo các Tỉnh Miền Núi Phía Bắc SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN Phần 6. Giám sát và Đánh giá MỤC LỤC C¸c tõ viÕt t¾t......................................................................................................2 1. Giíi thiÖu .............................................................................................................3 1.1. C¸c ®Þnh nghÜa ......................................................................................................3 1.2. C¸c nguyªn t¾c......................................................................................................5 1.3. CÊu thµnh cña hÖ thèng Gi¸m s¸t vµ §¸nh gi¸ .....................................................5 1.4. LËp kÕ ho¹ch, gi¸m s¸t vµ b¸o c¸o theo khu vùc..................................................6 1.5. C¸c nhiÖm vô vµ ng©n s¸ch cho c¸c ho¹t ®éng gi¸m s¸t, ®¸nh gi¸ ......................6 2. C«ng t¸c gi¸m s¸t ë x· .................................................................................9 2.1. C¸c môc ®Ýnh cña c«ng t¸c gi¸m s¸t ë x·.............................................................9 2.2. Tr¸ch nhiÖm ........................................................................................................10 2.3. T¨ng c−êng n¨ng lùc...........................................................................................10 2.4. Tæ chøc ho¹t ®éng gi¸m s¸t ë x· ........................................................................11 3. Gi¸m s¸t vµ b¸o c¸o tiÕn ®é thùc hiÖn .................................................12 3.1. Môc ®Ých .............................................................................................................12 3.2. Tr¸ch nhiÖm ........................................................................................................12 3.3. Gi¸m s¸t vµ b¸o c¸o tµi chÝnh .............................................................................13 3.4. Gi¸m s¸t vµ b¸o c¸o tiÕn ®é thùc hiÖn ................................................................13 4. KiÓm to¸n néi bé vµ kiÓm to¸n ®éc lËp ................................................16 5. gi¸m s¸t chÝnh s¸ch an toµn ....................................................................16 6. Gi¸m s¸t qu¸ tr×nh ........................................................................................17 7. §¸nh gi¸ t¸c ®éng.........................................................................................17 7.1. T¸c ®éng ë cÊp ®é Môc ®Ých...............................................................................17 7.2. T¸c ®éng ph¸t triÓn cña dù ¸n.............................................................................18 8. Gi¸m s¸t tõ bªn ngoµi..................................................................................20 9. Phæ biÕn vµ ph¶n håi th«ng tin ................................................................20 Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 1
  • 2. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án CÁC TỪ VIẾT TẮT Ban PTX Ban Phát triển xã Ban QLDA huyện Ban Quản lý dự án huyện Ban QLDA tỉnh Ban Quản lý Dự án tỉnh Ban QLDATW Ban Quản lý Dự án Trung ương DFID Bộ phát triển Quốc tế Anh Dự án GNMNPB Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc. FMM Sổ tay Quản lý Tài chính GSĐG Giám sát đánh giá KBNN huyện Kho bạc Nhà nước huyện NSPTX Ngân sách phát triển xã Phòng TC huyện Phòng Tài chính huyện Sở KHĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở NNPTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở TCVG Sở Tài chính, Vật giá UBND xã Uỷ ban nhân dân xã WB Ngân hàng Thế giới Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 2
  • 3. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án 1. GIỚI THIỆU Phần này giới thiệu một khuôn khổ của hệ thống Giám sát và Đánh giá chung của dự án. Nội dung của phần này bao gồm : i) mô tả các phần của hệ thống; ii) các phương pháp và các chỉ số chính sẽ được sử dụng, iii) các nhiệm vụ của hoạt động giám sát và đánh giá, và iv) mẫu và biểu mẫu báo cáo. 1.1. Các định nghĩa Giám sát là gì? Giám sát là việc liên tục thu thập và phân tích thông tin để đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án. Công việc giám sát sẽ do cán bộ dự án và những đối tượng tham gia dự án thực hiện và đây là một phần trong công tác quản lý dự án. Đánh giá là gì? Đánh giá là việc xem xét theo định kỳ một cách hệ thống và khách quan tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, ảnh hưởng và tính bền vững của các hoạt động của dự án. Mặc dù bổ trợ cho Giám sát, Đánh giá khác với Giám sát. Sự khác biệt lớn nhất là ở chỗ Giám sát là một quá trình liên tục do cán bộ dự án và những người tham gia dự án tiến hành còn Đánh giá là một việc làm theo định kỳ, có chiều sâu và thường do các tư vấn độc lập hoặc tổ chức bên ngoài thực hiện. Các hoạt động của dự án có thể và cần phải được cán bộ dự án cùng những người tham gia dự án tự đánh giá theo định kỳ. Định nghĩa một số thuật ngữ quan trọng khác: • TRÁCH NHIỆM: Mức độ một người hoặc một nhóm người báo cáo và chịu trách nhiệm về một vấn đề nào đó với những người khác. • HOẠT ĐỘNG: Hành động hoặc công việc tiến hành trong một dự án nhằm biến đổi ĐẦU VÀO thành ĐẦU RA • GIẢ ĐỊNH: Những điều kiện quan trọng liên quan tới thành công của một dự án (bao gồm cả rủi ro) mà không thuộc phạm vi kiểm soát của dự án đó. • SỰ QUY CHIẾU: Mối quan hệ nhân quả giữa một sự việc này và một sự việc khác. • KIỂM TOÁN: Việc xác định xem hoạt động và các quy trình có phù hợp với những qui định và tiêu chuẩn đặt ra từ trước không và ở mức độ nào. • THÔNG TIN CƠ BẢN: Thông tin thu thập trước và khi bắt đầu một dự án làm cơ sở lập kế hoạch và/ hoặc để đánh giá tiến độ và tác động sau này của dự án. • HIỆU QUẢ: Xác định mức độ một chương trình hỗ trợ có đạt được những mục tiêu của nó trên cơ sở mục đích chung của chương trình. Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 3
  • 4. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án • ĐÁNH GIÁ: Việc xác định, mang tính hệ thống tới mức tối đa về một chương trình hay dự án đang tiến hành hay đã hoàn thành với thiết kế, quá trình thực thi, kết quả đầu ra và tác động của dự án đó. • NHÓM TẬP TRUNG: Thảo luận nhóm nhỏ về một chủ đề (hoặc dự án) nào đó. • TÁC ĐỘNG: Những thay đổi có thể quy cho dự án. Những thay đổi đối với người hưởng lợi và môi trường xung quanh của họ về mặt kỹ thuật, kinh tế, văn hoá - xã hội, và các nhân tố thể chế và môi trường (Tác động có thể được hoạch định trước hoặc không, tích cực hoặc tiêu cực, đạt được ngay hay phải sau một thời gian, và có thể bền vững hoặc không bền vững. Lưu ý là Khung Logic của dự án chỉ đưa ra những tác động tích cực được hoạch định trước. Tác động cũng có thể quan sát/đo được trong quá trình thực hiện dự án, khi dự án hoàn thành, hoặc phải sau một thời gian từ khi dự án kết thúc. Nhưng do đối tượng tham gia khác nhau nên có thể thấy những tác động là khác nhau). • CHỈ SỐ: Biến số cho ta một cơ sở đơn giản và đáng tin cậy để xác định sự thay đổi hoặc thực hiện. Chỉ số tác động: Thước đo hay dấu hiệu về sự thay đổi có thể quy được cho dự án (tích cực hoặc tiêu cực). Chỉ số kiểm chứng khách quan (OVI) : Chỉ số đo lường được trong quá trình thực thi về mục tiêu, mục đích và đầu ra dưới góc độ nhóm đối tượng, chất lượng, khối lượng, thời gian và địa điểm. Chỉ số đánh giá quá trình: Thước đo hay dấu hiệu cho biết những hoạt động được lập kế hoạch có đang được tiến hành hay không, và đang được tiến hành như thế nào. • CHỈ SỐ MỐC: Những CHỈ SỐ liên quan tới những mục tiêu trước mắt cần đạt được để hướng tới đầu ra và mục đích của dự án. • GIÁM SÁT: Việc thu thập và phân tích thông tin liên tục và có hệ thống để xác định tiến độ của dự án. • MỤC TIÊU: Thành quả được hoạch định cụ thể • ĐẦU RA: Sản phẩm vật chất, dịch vụ hay một hoàn cảnh trực tiếp do dự án tạo ra. Kết quả đạt được. • RÀ SOÁT MỐI LIÊN HỆ ĐẦU RA TỚI MỤC ĐÍCH (OPRs): Việc rà soát theo định kỳ các dự án đang tiến hành, tập trung vào tiến độ của cấp ĐẦU RA và MỤC ĐÍCH cũng như mối liên hệ nhân quả giữa hai yếu tố này. Những tác động khác ở cấp độ mục đích cũng cần được xem xét. Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 4
  • 5. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án • HIỆU SUẤT: Mức độ một dự án hay một tổ chức vận hành hoặc vận hành theo nhiều tiêu chí hay tiêu chuẩn chất lượng, ví dụ tính năng suất, tính hiệu quả và tính thích hợp. • RÀ SOÁT: Việc đánh giá hiệu suất của dự án theo định kỳ. • NĂM DỰ ÁN (NĂM 1,2…): Năm dự án được tính từ tháng Ngày 1/1 cho đến hết 31/12 cho dù dự án có hiệu lực từ tháng 3/2002, nhằm phù hợp với năm tài chính của Việt Nam. Như vậy Năm 1 của dự án sẽ chỉ bao gồm 9 tháng. • NHÓM ĐỐI TƯỢNG: Nhóm người cụ thể là đối tượng hưởng lợi từ dự án hoặc chương trình. • KIỂM TRA CHÉO THÔNG TIN: Việc sử dụng ba (hoặc nhiều hơn) nguồn thông tin để rút ra hoặc minh chứng một điều đánh giá hay một kết luận. 1.2. Các nguyên tắc Việc đưa hệ thống GSĐG hiệu quả vào thực hiện sẽ giúp cho sự thành công của dự án. Có ba nguyên tắc chính sau đây. Nguyên tắc thứ nhất là hệ thống GSĐG phải đơn giản và đảm bảo rằng nó có thể thực hiện được ở các huyện, xã vùng sâu vùng xa. Thứ hai là hệ thống phải xây dựng và cải tiến đến mức có thể được các hệ thống hiện hành ở cấp địa phương cũng như được đưa vào thực tiễn thông qua các chương trình giảm nghèo của Chính phủ. Và nguyên tắc thứ ba là đảm bảo rằng các bài học rút ra trong quá trình thực hiện phải được biên soạn thành tài liệu và được đưa trở lại các cấp địa phương (tỉnh, huyện và xã) và đưa vào các hội nghị quốc gia để hệ thống và kết hợp thành các chính sách. 1.3. Cấu thành của hệ thống Giám sát và Đánh giá Hệ thống GSĐG gắn liền với Khung logic dự án có trong Phụ lục 6.1. Hệ thống này sẽ bao gồm tám cấu phần chính (được tóm tắt trong Biểu 1 dưới đây) như sau: i) Công tác giám sát ở cấp xã (cho các công việc trong Hợp phần Ngân sách phát triển xã) ii) Giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện (các tiến độ tài chính và thực hiện các kế hoạch) iii) Kiểm toán (kiểm tra ngẫu nhiên về chất lượng và sự tuân thủ các quy định về tài chính và thủ tục) iv) Giám sát an toàn (đền bù, môi trường, người thiểu số) v) Giám sát quá trình (chất lượng của các hoạt động, đầu ra và các thủ tục quản lý) vi) Đánh giá tác động (đánh giá các tác động của dự án) Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 5
  • 6. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án vii) Giám sát từ bên ngoài (giám sát toàn bộ dự án và sự tuân thủ các chính sách an toàn) viii) Phổ biến và phản hồi thông tin (đến cấp địa phương) Một số cấu phần trong đó đã nằm trong các phần khác của Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án, và do đó sẽ không được đề cấp một cách chi tiết ở đây. Những cấu phần nêu trên gồm: • Các vấn đề về tài chính kế toán, báo cáo, kiểm toán (xem phần FMM) • Công tác giám sát trong Hợp phần Ngân sách phát triển xã (xem PIM – Phần 3) • Công tác giám sát trong hợp phần Tăng cường năng lực (xem PIM – Phần 4) • Giám sát về chính sách an toàn (xem Phụ lục tham khảo R1, R2 và R3 của PIM ) 1.4. Lập kế hoạch, giám sát và báo cáo theo khu vực Khu vực địa lý/đơn vị hành chính sẽ là tiêu chí đầu tiên cho tất cả các hoạt động lập kế hoạch, giám sát và báo cáo trong dự án. Kế hoạch Phát triển xã và các Đề xuất tiểu dự án sẽ là cơ sở lập kế hoạch dự án và làm cơ sở lập kế hoạch đầu tư hàng năm của cấp tỉnh và huyện. Tương tự như thế, toàn bộ việc giám sát và báo cáo sẽ dựa trên các đơn vị khu vực. Các hợp phần dự án sẽ là tiêu chí thứ hai trong việc lập kế hoạch và giám sát. Như vậy sẽ dễ theo dõi hơn đối với những hoạt động đã lập ra trong từng khu vực (huyện> xã > thôn bản) cũng như việc thực thi và giải ngân trong từng khu vực. 1.5. Các nhiệm vụ và ngân sách cho các hoạt động giám sát, đánh giá Tất cả các cấp quản lý đều có nhiệm vụ giám sát. Chi phí cho các hoạt động giám sát thường xuyên sẽ lấy từ Ngân sách quản lý dự án (nguồn vốn vay) ở các cấp tỉnh, huyện, xã. Công tác giám sát nêu trên bao gồm (1) công tác giám sát trong hợp phần Ngân sách phát triển xã, (2) giám sát và báo cáo về tài chính và tiến độ thực hiện, (3) kiểm toán dự án, và (4) giám sát về an toàn. Nguồn vốn đồng tài trợ của DFID sẽ được sử dụng cho (5) giám sát tiến độ thực hiện và (6) đánh giá tác động của dự án. Nguồn vốn đồng tài trợ của DFID cũng sẽ giành cho các hỗ trợ kỹ thuật như thiết kế chi tiết, đào tạo và đưa hệ thống M&E vào dự án, ngoài ra còn chi phí cho các hội thảo đánh giá thực hiện dự án do Ban QLDATW tổ chức. Ban QLDATW chịu trách nhiệm điều phối chung. Các trách nhiệm cụ thể của Ban QLDATW trong lĩnh vực này là: i) Chuẩn bị các hướng dẫn và đào tạo về hệ thống M&E; Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 6
  • 7. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án ii) Giám sát và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; iii) Ủy nhiệm và thực hiện các nghiên cứu đặc biệt; iv) Tổng hợp các báo cáo giữa năm, báo cáo hàng năm và báo cáo kết thúc dự án trình Ban Chỉ đạo dự án Quốc gia. Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 7
  • 8. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án Biểu 1: TÓM TẮT HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO Các yếu tố trong Hoạt động Trọng tâm Thời điểm Mức độ Trách nhiệm Thực biện bởi khung dự án Kế hoạch xã và thực thi tiểu dự án - Đầu vào Liên tục Tất cả Ban Phát triển xã Lãnh đạo xã và thôn, với 1 Công tác giám - Hoạt động sự tham gia của người dân sát ở xã - Đầu ra Tiến độ tài chính và thực thi các công - Đầu vào Liên tục Tất cả Ban QLDA huyện Cán bộ xã và cán bộ các 2 Giám sát tiến việc trong kế hoạch - Hoạt động Ban QLDA tỉnh Ban QLDA độ thực hiện - Đầu ra Ban QLDATW Kiểm tra ngẫu nhiên về tiến độ, chất - Đầu vào Hàng năm 3 % số tiểu dự - Cán bộ BQLDAT 3 Kiểm toán lượng và sự tuân thủ các quy định và - Hoạt động án Ban QLDA tỉnh - Cán bộ BQLDAT PIM - Kết quả Ban QLDATW - Các đơn vị khác (xem FMM) Đền bù và tái định cư - Hoạt động Hàng năm - 20% số Công ty độc lập trong 4 Giám sát về người chịu ảnh Ban QLDATW nước chính sách an hưởng của dự toàn án Chất lượng hoạt động và các đầu ra - Hoạt động Theo định kỳ Mỗi năm 2 đề Tư vấn độc lập trong 5 Giám sát quá - Đầu ra tài Ban QLDATW nước và quốc tế trình Tác động của dự án - Mục đích Năm 1 ( đầu kỳ) 5% số xã Tư vấn độc lập trong 6 Đánh giá tác - Mục tiêu phát triển Năm 3 (giữa kỳ) Ban QLDATW nước và quốc tế động Năm 5 (cuối kỳ) Tiến độ chung - Hoạt động 6 tháng Tất cả Bộ KH&ĐT và các nhà - Bộ KH&ĐT và các 7 Giám sát từ bên Tuân thủ chính sách an toàn - Đầu ra tài trợ nhà tài trợ, ngoài - Mục tiêu phát triển Các cơ quan Nhà nước Tổng hợp kết quả từ các hoạt động -Các HĐ Giai đoạn Ban QLDATW - Ban QLDA TW và các 8 Phổ biến thông giám sát đánh giá khác -Đầu ra tư vấn theo nhu cầu cụ tin và phản hồi - Mục tiêu phát triển thể. Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 8
  • 9. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án 2. CÔNG TÁC GIÁM SÁT Ở XÃ Hệ thống giám sát cho hợp phần Ngân sách phát triển xã đã được trình bày trong Phần 3 của PIM. 2.1. Các mục đính của công tác giám sát ở xã Dự án bao gồm một số lượng lớn các công trình xây dựng quy mô nhỏ và các hoạt động khác được tiến hành ở các xã, thôn như đường xã thôn, và liên thôn bản, chợ, trạm y tế xã, lớp cắm bản, thủy lợi nhỏ, hệ thống cấp nước sinh hoạt, và các mô hình nông nghiệp. Việc giám sát tốt các tiểu dự án này là rất cần thiết để đảm bảo rằng chúng được thực hiện một cách hiệu quả. Điều này có nghĩa là các công trình sẽ được thực hiện theo đúng kế hoạch hàng năm đã được thống nhất giữa các các thôn bản, xã và huyện. Các công trình cũng phải được xây dựng theo đúng thiết kế kỹ thuật và dự toán được duyệt. Trong dự án sẽ có ba loại công việc giám sát: i) Giám sát kỹ thuật chi tiết. Việc giám sát này có thể do các đơn vị kỹ thuật huyện và các đơn vị khác được hợp đồng thực hiện để đảm bảo rằng các công trình được xây dựng có chất lượng cao và theo đúng thiết kế kỹ thuật chi tiết. ii) Giám sát về tài chính. Việc giám sát này sẽ do Kho bạc Huyện và các đơn vị khác được chỉ định thực hiện để đảm bảo rằng các công việc được thực hiện theo đúng ngân sách đã được duyệt và các quy định về tài chính. iii) Giám sát các công việc ở xã. Việc giám sát này sẽ do Ban phát triển xã và các nhóm giám sát thực hiện để đảm bảo rằng các công việc được thực hiện một cách hiệu quả trên cơ sở theo đúng các kế hoạch đã được thống nhất Có bốn mục tiêu chính của công tác giám sát ở xã: i) Đảm bảo chất lượng xây dựng thông qua công việc giám sát thường xuyên ii) Đảm bảo quản lý có hiệu quả các lao động có trả công ở địa phương iii) Đảm bảo công việc giám sát một cách hiệu quả công tác đền bù đất đai và tài sản ở địa phương iv) Tạo cơ sở cho quá trình vận hành và bảo dưỡng sau khi hoàn thành xây dựng. Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 9
  • 10. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án 2.2. Trách nhiệm Các Ban phát triển xã và các nhóm giám sát sẽ thực hiện công tác giám sát ở xã. Để làm việc này họ sẽ phải làm việc với các Ban QLDA huyện và với các nhà thầu. Có thể có hai loại thành viên tham gia vào công việc giám sát ở xã: • Thành viên cố định. đây là các cán bộ của Ban phát triển xã, họ có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động giám sát ở xã. • Thành viên tạm thời. Có thể bao gồm những người đứng đầu thôn bản và những người có kinh nghiệm chuyên môn khi công trình được thực thi ở thôn bản nào đó. Nhóm giám sát không nhất thiết phải bao gồm toàn cán bộ xã nhưng phải cố gắng tìm kiếm những người có kỹ năng phù hợp với công việc này (ví dụ như kinh nghiệm có được trong thời gian phục vụ quân đội hoặc có được trong các công việc xây dựng mà họ đã từng làm ở nơi khác v.v). Cơ cấu tổ chức của nhóm giám sát, thành viên của nhóm, tiền phụ cấp, vai trò và nhiệm vụ, có thể khác nhau tuỳ theo tính chất và điều kiện cụ thể của các tỉnh, huyện nhằm phù hợp với điều kiện và các thủ tục giám sát các công trình thuộc khuôn khổ Chương trình 135. Sự linh hoạt trong công tác tổ chức giám sát ở xã là rất quan trọng vì các phương pháp được xây dựng phù hợp với các điều kiện và yêu cầu của địa phương cũng như những khả năng hiện có của cán bộ địa phương. Các Ban QLDA huyện cần thống nhất với các Ban QLDA tỉnh về điều khoản giao việc cho công tác giám sát ở xã. Các điều khoản giao việc này phải bao gồm các nội dung sau: i) Vai trò và nhiệm vụ của Ban phát triển xã và các nhóm giám sát. ii) Hệ thống thanh toán và nguồn ngân sách. iii) Các hướng dẫn nếu Ban phát triển xã sử dụng hợp đồng phụ cho các lao động có trả công. iv) Các hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo cũng như nguồn ngân sách cho các hoạt động đó. v) Các cơ chế để giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình triển khai công việc. Khi Ban Phát triển xã đã được thành lập – và ít nhất 3 tháng trước khi các hoạt động của dự án được bắt đầu ở xã, Ban QLDA huyện phải họp với cơ quan chính quyền các xã để xác định danh sách những người từ các xã, thôn sẽ tham gia vào các nhóm giám sát. 2.3. Tăng cường năng lực Việc đào tạo cho các Ban phát triển xã và các nhóm giám sát để tiến hành công việc giám sát ở xã được bao gồm trong Kế hoạch tăng cường năng lực (xem PIM – Phần 4). Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 10
  • 11. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án Vào thời điểm bắt đầu thực hiện dự án, không phải tất cả các xã đều có đủ năng lực thực hiện công việc này, và do vậy việc đào tạo và phát triển kỹ năng sẽ là một trong số các đầu ra chính của các hoạt động tăng cường năng lực. Sau khi các Ban phát triển xã được thành lập, một khóa đào tạo sẽ được tiến hành để giới thiệu với các cán bộ của các ban đó và các thành viên của các nhóm giám sát về các tài liệu và các phương pháp đã thống nhất đối với công tác giám sát ở xã. Khi các hoạt động của dự án được bắt đầu tại các xã tham gia dự án từ năm thứ nhất, các xã tham gia dự án từ năm thứ 2 nên được tổ chức gặp gỡ với các thành viên của các Ban Phát triển xã đã có kinh nghiệm từ năm trước đó. Điều này rất quan trọng ở những vùng mà thành viên của Ban phát triển xã có thể không thông thạo tiếng Kinh và khi đó rất có lợi vì các thành viên của Ban có thể trao đổi công việc bằng ngôn ngữ của họ. Việc này được xem như là sự trao đổi tích cực và nó giúp tạo dựng lòng tin cho những người mới lần đầu tham gia vào loại hoạt động này. 2.4. Tổ chức hoạt động giám sát ở xã Kế hoạch đầu tư hàng năm của xã bao gồm cả hoạt động thuộc các Hợp phần chính (xem PIM Phần 2) và hợp phần Ngân sách phát triển xã (xem PIM – Phần 3) sẽ được chuẩn bị cho từng năm như là một phần của chu trình lập kế hoạch đầu tư hàng năm của huyện và tỉnh. Kế hoạch hàng năm sẽ do Ban phát triển xã và Ban QLDA huyện chuẩn bị trên cơ sở các đề xuất của người dân địa phương. Quy trình lập kế hoạch hàng năm sẽ bao gồm cả việc đánh giá tiến độ của các hoạt động của dự án ở xã và thôn. Việc đánh giá bao gồm: i) Đánh giá của cộng đồng về tiến độ so với kế hoạch năm hiện tại; ii) Đánh giá của cộng đồng về các đề xuất tiểu dự án cho kế hoạch năm tiếp theo. Khi bắt đầu mỗi công việc xây dựng, phải tổ chức một cuộc họp giữa Ban phát triển xã, Ban QLDA huyện và các nhà thầu. Mục đích của cuộc họp này là xác định các đầu vào của công tác giám sát và bố trí nhân lực cho kế hoạch triển khai của xã. Khi hoàn thành bước thứ nhất của công việc mà xã đã giám sát, sẽ phải tổ chức một cuộc họp giữa Ban phát triển xã, Ban QLDA huyện và các nhà thầu để xem xét lại quá trình thực hiện và phát hiện các thiếu sót. Nếu phát hiện ra các thiếu sót thì có thể phải đưa ra một kế hoạch khắc phục các thiếu sót đó. Việc khắc phục các thiếu sót có thể là các khóa đào tạo bổ xung hoặc chỉnh lý các hướng dẫn. Sau năm hoạt động thứ nhất, Ban phát triển xã và Ban QLDA huyện sẽ đánh giá lại hoạt động và rút ra các bài học để chỉnh lý nội dung đào tạo và các tài liệu. Việc này sẽ giúp cho việc triển khai công tác giám sát ở các xã khác dễ dàng hơn. Các bài học rút ra trong năm hoạt động đầu tiên là rất quan trọng. Có thể tổ chức thực hành nhuần Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 11
  • 12. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án nhuyễn các hoạt động này ở một xã đặc trưng để đáp ứng đúng các nhu cầu của xã đó, sau đó sẽ được đánh giá và nếu thích hợp thì sẽ triển khai ở các xã khác trong dự án. 3. GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN Các hướng dẫn và biểu mẫu chi chi tiết được trình bày trong Sổ tay Quản lý Tài chính. 3.1. Mục đích Giám sát tiến trình (tiến độ) thực hiện là một cấu phần chính của hệ thống giám sát và cũng là nguồn thông tin chính để quản lý dự án. Mục đích của cấu phần này là giám sát tiến độ tài chính và thực thi các công việc trong kế hoạch hàng năm của xã và các tiểu dự án thành phần về địa điểm, nội dung, khối lượng và chất lượng. Các điều chỉnh kịp thời cần có dựa trên cơ sở thiết kế kỹ thuật và dự toán của các công trình và hạng mục đã được các cơ quan chức năng phê duyệt, nhờ vậy mà các thiếu sót có thể được khắc phục. Hệ thống giám sát sẽ vận hành từ cấp trung ương đến cấp xã thông qua các Ban QLDA các cấp. Việc vận hành hệ thống này sẽ dựa trên: i) Các cuộc họp và các chuyến công tác định kỳ giữa các cấp quản lý liền kề. Các hoạt động này được tổ chức giữa cấp xã với cấp huyện, cấp huyện với cấp tỉnh và cấp tỉnh với Ban QLDATW. ii) Các báo cáo tiến độ thực hiện thường quý và thường niên do các Ban QLDA huyện và Ban QLDA tỉnh chuẩn bị. Những báo cáo này sẽ ghi chép toàn bộ tiến độ tài chính và thực hiện của các tiểu dự án bằng cả giá trị tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm đạt được so với kế hoạch. 3.2. Trách nhiệm Cấn bộ dự án của các Ban QLDATW, Ban QLDA tỉnh, huyện chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện dự án. Các hồ sơ của mỗi hoạt động được thực hiện ở các xã dự án (bao gồm các công việc xây lắp, mô hình nông nghiệp và các hoạt động đào tạo) sẽ do các Ban QLDA huyện lưu giữ. Các tài liệu này sẽ được tổng hợp vào các Báo cáo thường quý của Ban QLDA huyện. Các hoạt động và các chi tiêu ở cấp Huyện cũng được đưa vào Báo cáo ở giai đoạn này. Một bản sao các số liệu giám sát phải được gửi cho Ban QLDA tỉnh để phân tích và báo cáo. Ban QLDATW sẽ lập và vận hành một Cơ sở dữ liệu thông tin quản lý trên máy tính ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Các hồ sơ của các tiểu dự án phải chứa đựng các số liệu chi tiết của dự án cùng với kế hoạch và tiến độ thực hiện chi tiết. Cơ sở dữ liệu sẽ chứa đựng các hồ sơ của từng hoạt động của tiểu dự án của tất cả các xã và huyện. Ban QLDA tỉnh sẽ chuẩn bị các bản tóm lược của Báo cáo thường quý và Báo cáo hàng năm. Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 12
  • 13. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án 3.3. Giám sát và báo cáo tài chính Quy trình giám sát và báo cáo tài chính được trình bày chi tiết trong FMM. 3.4. Giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện Các chỉ số sẽ được sử dụng trong công tác giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện được liệt kê trong Bảng 2. Trong Năm Thứ nhất của dự án, một hệ thống thu thập và tổng hợp số liệu giám sát sẽ được xây dựng như là một phần của việc thành lập Cơ sở dữ liệu thông tin quản lý. Biểu 2. Các chỉ số giám sát tiến độ thực hiện A. Các kế hoạch đầu tư • 90 bản kế hoạch đầu tư của xã theo tiêu chuẩn đã thống nhất cho các của xã đã thực hiện và Năm 1; Năm 2; Năm 3; …… giám sát • Số lượng và tỷ lệ % các công trình phân theo loại với thiết kế cuối cùng đã được duyệt; đã ký hợp động; đã hoàn thành và được xã và huyện xác nhận cùng với kế hoạch vận hành và bảo dưỡng đã được duyệt • Tất cả các kế hoạch đã được xã xem xét vào cuối mỗi năm • Tỷ lệ % của các tiểu dự án đã được Ban QLDA tỉnh giám sát mỗi năm A1. Đường và chợ 1.1 Số công trình đã hoàn thành và đã được xã chấp nhận 1.2 Chiều dài của các tuyến đường đã xây dựng và nâng cấp phân theo loại 1.3 Số lượng và diện tích các chợ đã xây dựng và nâng cấp A2. Thủy lợi và cấp 2.1 Số lượng và năng lực tưới của các công trình thủy lợi đã xây dựng và nước sinh hoạt nâng cấp được xã chấp nhận 2.2 Số lượng và tỷ lệ % hộ nông dân được cung cấp dịch vụ thủy lợi theo mùa 2.3 Số lượng công trình cấp nước sinh hoạt đã xây dựng và nâng cấp được xã chấp nhận 2.4 Số lượng và tỷ lệ % của các hộ gia đình được dùng nước sạch A3. Mô hình nông 3.1 Số lượng và tỷ lệ % hộ gia đình được đào tạo và cung cấp các đầu vào nghiệp và nghiên cứu tại của mô hình nông nghiệp theo chuẩn chỗ 3.2 Số lượng cán bộ khuyến nông theo loại được đào tạo theo chuẩn 3.3 Số lượng và tỷ lệ % hộ gia đình được đưa vào làm mô hình, phân theo loại. 3.4 Số lượng đề tài nghiên cứu nông nghiệp đã đưa vào thực hiện, phân theo loại A4. Y tế và giáo dục 4.1 Số lượng trường, lớp học và nhà ở nội trú đã xây dựng và cải tạo, phân Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 13
  • 14. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án theo loại 4.2 Số lượng và tỷ lệ % thôn bản có phòng học theo chuẩn 4.3 Số lượng trường học và lớp học được trang bị thiết bị dạy học theo chuẩn 4.4 Số lượng giáo viên phân theo loại đã được đào tạo theo chuẩn 4.5 Số lượng và diện tích các trạm y tế đã xây dựng và cải tạo, phân theo loại 4.6 Số lượng trạm y tế được trang bị thiết bị và thuốc theo chuẩn. Số lượng cán bộ y tế đã đào tạo theo chuẩn B. Tăng năng lực quản 1.1 Số lượng cán bộ cấp xã phân theo loại đã được đào tạo theo chuẩn lý ở cấp xã 1.2 Số lượng xã đảm bảo được chất lượng theo chuẩn trong việc tham gia B.1. Cán bộ cấp thôn, xã lập kế hoạch và giám sát các tiểu dự án đã được nâng cấp kỹ năng quản lý và kỹ năng chuyên môn B.2. Các kế hoạch Ngân 2.1 Số lượng kế hoạch đã lập theo đúng quy cách sách phát triển xã hàng 2.2 Số lượng và tỷ lệ % các kế hoạch đã lập dựa trên phương pháp tham năm dựa trên phương gia của cộng đồng đã được cải tiến (xem C.1) pháp tham gia của cộng đồng đã được cải tiến (xem C.1) B.3. Công trình thuộc 3.1 Số lượng và tỷ lệ % của các công trình thuộc Ngân sách Phát triển xã Ngân sách phát triển xã phân theo loại được xây dựng theo thiết kế được phê duyệt đã thực hiện và đã được 3.2 Chất lượng giám sát các công trình thuộc Ngân sách phát triển xã giám sát B.4. Các trung tâm đào 4.1 Số lượng và cấp của cán bộ giảng dạy đã được đào tạo hoặc đào tạo lại tạo cấp tỉnh đã được theo chuẩn nâng cao năng lực để 4.2 Số lượng và loại cơ sở đào tạo đã được trang bị theo chuẩn đào tạo cán bộ xã 4.3 Số lượng chương trình giảng dạy phân theo loại đã được nghiên cứu, phát triển và thí điểm 4.4 Số lượng cơ sở đào tạo đang giảng dạy bằng chương trình giảng dạy mới theo chuẩn C. Phương pháp và 1.1 Số lượng xã đã cải tiến phương pháp có sự tham gia của người dân đã cách tiếp cận mới trong Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 14
  • 15. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án việc lập kế hoạch và xây dựng quản lý cơ sở hạ tầng 1.2 Số lượng xã làm điểm và thực hiện phương pháp mới có sự tham gia và dịch vụ cho người của người dân nghèo 1.3 Đánh giá tích cực về phương pháp mới của xã, huyện và tỉnh 1.4 Sự phát triển rộng ra bên ngoài phạm vi Dự án của phương pháp mới C.1. Phương pháp thích khi kết thúc dự án hợp đã được cải tiến để người dân tham gia trong quản lý và lập kế hoạch C.2. Các cách tiếp cận 2.1 Số lượng xã đang phát triển và thí điểm các cách tiếp cận mới trong mới trong đào tạo và phổ đào tạo và phổ biến thông tin công cộng biến thông tin công 2.2 Số lượng huyện và xã đang phát triển và thí điểm các cách tiếp cận cộng, và cung cấp các mới trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tuyên dịch vụ xã hội cho các truyền về y tế cho các nhóm dễ bị tổn thương nhóm dễ bị tổn thương 2.3 Đánh giá tích cực về cách tiếp cận mới của xã, huyện và tỉnh 2.4 Sự phát triển rộng ra bên ngoài phạm vi dự án của cách tiếp cận mới khi kết thúc dự án D. Tăng cường năng 1.1 Các ban QLDA đã được biên chế cán bộ đầy đủ theo thiết kế lực ở cấp Trung ương, 1.2 Các kế hoạch và báo cáo đã được lập đúng lịch biểu và quy cách tỉnh và huyện 1.3 Hệ thống giám sát tiến độ vi tính hóa được đưa vào hoạt động không D1. Quản lý dự án hiệu chậm quá tháng thứ 6 quả ở tất cả các Ban 1.4 Số lượng các báo cáo giám sát và đánh giá được hoàn thành đúng tiến QLDA các cấp trung độ và đã được phổ biến ương, tỉnh, huyện. 1.5 Các báo cáo đánh giá tác động đầu kỳ, giữa kỳ và kết thúc dự án đã hoàn thành đúng kế hoạch và đã được phổ biến 2.1 6 tỉnh và 44 Huyện với định mức về trang thiết bị, hệ thống, số lượng cán bộ và các kế hoạch tăng cường năng lực Năm thứ...... 2.2 6 Tỉnh và 44 Huyện với thiết bị, hệ thống và mức kỹ năng của cán bộ như được chỉ rõ trong các kế hoạch tăng cường năng lực khi kết thúc dự án 2.3 Tỷ lệ % các huyện đang cung cấp các hỗ trợ nâng cao cho các xã như đã định trước Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 15
  • 16. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án 4. KIỂM TOÁN NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Trách nhiệm hàng đầu trong giám sát chất lượng và khối lượng thực hiện thuộc về Chủ đầu tư dự án (huyện hoặc xã). Tuy nhiên, cứ 6 tháng thì lại tiến hành công tác kiểm toán nội bộ. Chi tiết về thủ tục kiểm toán nội bộ đang được một công ty tư vấn chuyên ngành chuẩn bị và hoàn thiện. Thông tin chung về kiểm toán nội bộ có thể tham khảo tại FMM (Phần 7 –PIM).. Mục tiêu hàng đầu của những đợt kiểm toán này là tăng cường kiểm soát chất lượng trong việc lập kế hoạch và thực thi các tiểu dự án. Các hoạt động kiểm toán này sẽ kiểm tra: i) Sự tuân thủ các chính sách của dự án, các quy định và các nguyên tắc của dự án ii) Quá trình lập kế hoạch hàng năm iii) Thiết kế, hợp đồng và thực hiện các tiểu dự án iv) Hồ sơ tài chính v) Giám sát ở cấp xã và huyện Các báo cáo kiểm toán nội bộ ngắn gọn, sử dụng mẫu được thiết kế sẵn sẽ được lập trong mỗi đợt kiểm toán. Những báo cáo này sẽ được sao, gửi cho Ban QLDATW và Ban QLDA tỉnh cũng như gửi cho Ban QLDA huyện và Ban Phát triển xã. Thông tin tóm lược của các báo cáo kiểm toán sẽ được nhập vào Cơ sở dữ liệu quản lý. Công tác kiểm toán độc lập của Dự án GNMNPB có thể tham khảo thêm tại FMM. 5. GIÁM SÁT CHÍNH SÁCH AN TOÀN Thiết kế của Dự án GNMNPB liên quan tới việc lập kế hoạch đặc biệt trong ba lĩnh vực: • Người dân tộc thiểu số • Bảo vệ và giảm nhẹ tác động môi trường • Trưng dụng đất đai, tài sản và Đền bù Hai lĩnh vực đầu tiên sẽ được giám sát như là một phần của quá trình kiểm toán (xem Mục 4 trên đây) và cũng có thể là chủ đề của những nghiên cứu đặc biệt trong cấu phần Giám sát quá trình (xem Mục 6 – Giám sát quá trình dưới đây). Giám sát riêng về trưng dụng đất đai, tài sản và đền bù sẽ do một cơ quan độc lập trong nước được chỉ định tiến hành theo thủ tục tuyển dụng được WB chấp nhận và với kinh phí từ nguồn tín dụng của WB. Việc này sẽ tiến hành hàng năm với mỗi năm khoảng 20% số người chịu ảnh hưởng của dự án. Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 16
  • 17. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án 6. GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH Mục đích tổng thể của cấu phần Giám sát quá trình là nâng cao chất lượng thực hiện dự án bằng cách tiến hành các nghiên cứu đặc biệt đối với các vấn đề phát sinh ngoài hệ thống giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện định kỳ, hoặc đối với các vấn đề mà Ban QLDATW hoặc Ban QLDA tỉnh nhận thấy cần nghiên cứu khảo sát thêm. Những nghiên cứu đặc biệt này có thể bao gồm cả các vấn đề quá trình thực hiện chung hay các vấn đề kỹ thuật chuyên môn, như là: i) Quá trình lập kế hoạch hàng năm có sự tham gia của người dân; ii) Việc áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế thích hợp; iii) Các thỏa thuận và quy định về vận hành và bảo dưỡng được tiến hành trước khi xây dựng; iv) Thủ tục đấu thầu giám sát; v) Việc thực thi hợp phần Ngân sách phát triển xã; vi) Cung cấp các cơ hội việc làm có trả công. Dự kiến hàng năm sẽ có 2 nghiên cứu như vậy được thực hiện theo chọn lựa của Ban QLDATW và có tham vấn ý kiến của Ban QLDA tỉnh. Các nghiên cứu này sẽ được Ban QLDATW giao cho một tổ chức độc lập hoặc tư vấn. Những nghiên cứu giám sát quá trình được DFID tài trợ không hoàn lại và sẽ được thực hiện bởi các nhóm tư vấn trong nước và ngoài nước làm việc cùng với cán bộ dự án. Ngân sách dành cho việc này đã được tính khoảng 1-2 tháng nghiên cứu mỗi năm. Ban QLDATW chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động nghiên cứu này. 7. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG Đánh giá tác động sẽ được tiến hành ở hai cấp độ: cấp độ Mục đích và cấp độ Mục tiêu phát triển của dự án (xem Khung logic của dự án, Phụ lục 6.1). 7.1. Tác động ở cấp độ Mục đích Mục đích của dự án là tăng thu nhập và nâng dần mức sống của người nghèo nông thôn vùng núi phía Bắc. Những vấn đề về phương pháp luận chỉ ra rằng việc đánh giá trực tiếp ảnh hưởng của dự án tới thu nhập và nâng dần mức sống sẽ không được đề cập tới. Tuy nhiên dự án sẽ hỗ trợ và sử dụng những dữ liệu được Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo thu thập tại những huyện và xã thuộc vùng dự án. Nguồn dữ liệu này có thể cung cấp những thông tin về các xu hướng của các chỉ số về nghèo đói, y tế và giáo dục trong vùng dự án, ngay cả khi không thể quy trực tiếp cho tác động của dự án. Với sự hỗ trợ của Ban QLDA tỉnh, BQLDATW sẽ chịu trách nhiệm xem xét chất lượng và khả năng tiếp cận những dữ liệu này trong năm đầu tiên của dự án, và làm việc với các Bộ có liên quan để đảm bảo nguồn dữ liệu nhất quán về sau. Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 17
  • 18. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án 7.2. Tác động phát triển của dự án Trọng tâm chính của việc đánh giá tác động nằm ở cấp độ Mục tiêu phát triển của dự án. Các lần đánh giá tác động sẽ được thực hiện các vào các thời điểm đầu kỳ (Năm dự án thứ nhất), giữa kỳ (Năm dự án thứ 3) và kết thúc dự án (Năm dự án thứ 5) Điều khoản giao việc đã được thống nhất cho công việc thiết kế và đánh giá đầu kỳ (Năm dự án thứ nhất) đã được chuẩn bị và giao cho Ban QLDATW. Các chỉ số tác động chính Một danh sách tạm thời các chỉ số tác động chính trong mục tiêu này được trình bày trong Bảng 3 dưới đây. Dựa vào những chỉ số chính này các thành tựu của dự án sẽ được đánh giá khi dự án kết thúc. Dự kiến rằng các chỉ số này sẽ được chỉnh lý trong quá trình đánh giá đầu kỳ. Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 18
  • 19. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án Biểu 3. Các chỉ số tác động chính của dự án 1. Tất cả các thôn bản và các nhóm gia tăng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ giáo dục, y tế, các nguồn nước, chợ và đường giao thông: • tỷ lệ % số xã và thôn bản có đường đi được trong mọi điều kiện thời tiết • lưu lượng giao thông từ bản tới xã và xã tới huyện • số người dân và thương nhân tới chợ • tỷ lệ % số hộ được tiếp cận nguồn nước sạch • tỷ lệ % số hộ có khả năng trồng những loại cây cần tưới tiêu • mức độ tham gia khám chữa bệnh tại các trung tâm y tế • tỷ lệ % số trẻ em nam và nữ ở độ tuổi đến trường đi học cả năm. 2. Cải thiện bền vững về chất lượng đường giao thông, chợ, cấp nước, dịch vụ y tế và giáo dục theo đánh giá của tất cả các thôn bản và các nhóm. 3. Các công trình cơ sở hạ tầng mới được bảo trì thích hợp với các hệ thống vận hành và bảo trì bền vững đúng chỗ. 4. Năng lực quản lý của cán bộ huyện và xã được nâng cao. 5. Cải thiện một cách bền vững các sinh kế dựa vào nghề nông theo đánh giá của tất cả các thôn bản và các nhóm. (Tất cả các chỉ số sẽ được đối chiếu với các dữ liệu về kinh tế-xã hội và dữ liệu vùng.) Làm mẫu Việc đánh giá tác động sẽ được tiến hành mẫu tại 24 xã (mỗi tỉnh 4 xã). Những xã này sẽ được chọn sao cho có thể đại diện chung cho những điều kiện kinh tế-xã hội đa dạng trong vùng dự án. Điều này đảm bảo rằng các chỉ số liên quan tới kinh tế xã hội giữa các nhóm và các cộng đồng dân tộc thiểu số khác nhau sẽ được xem xét. Phương pháp luận Do có rất nhiều chỉ số khác nhau cần được đo nên việc đánh giá tác động sẽ sử dụng hỗn hợp các phương pháp định tính và định lượng. Những phương pháp này gồm: (a) đánh giá chất lượng dịch vụ theo nhóm trọng tâm có người hướng dẫn; (b) khảo sát thị trường, cấp nước và giao thông; và (c) những nghiên cứu điển hình về nông nghiệp và sinh kế. Phương pháp này đòi hỏi có sự tham gia toàn diện của người dân địa phương và cán bộ dự án các cấp khác nhau trong quá trình tiến hành đánh giá. Trách nhiệm và điều phối Việc đánh giá tác động sẽ do một cơ quan độc lập tiến hành theo sự tuyển dụng của Ban QLDATW. Ban QLDATW sẽ chịu trách nhiệm quản lý và phối hợp với các Ban QLDA tỉnh và huyện trong quá trình tiến hành đánh giá. DFID tài trợ không hoàn lại cho toàn bộ công việc đánh giá tác động của dự án. Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 19
  • 20. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án 8. GIÁM SÁT TỪ BÊN NGOÀI WB và DFID sẽ có các phái đoàn giám sát sáu tháng một lần. Những đợt giám sát này sẽ được lên kế hoạch sao cho phù hợp với chu trình báo cáo và lập kế hoạch năm và phần lớn sẽ tập trung giám sát những đầu ra của hệ thống Giám sát và đánh giá dự án chứ không trực tiếp giám sát. Thành viên của các đoàn giám sát sẽ được WB, DFID và Bộ KH&ĐT thống nhất với nhau. Tuy nhiên, dự kiến rằng các nguồn tư vấn từ bên ngoài sẽ tập trung vào các thành phần khác của hệ thống Giám sát và đánh giá (Ví dụ Giám sát quá trình và Đánh giá tác động) chứ không phải các đoàn giám sát của phía nhà tài trợ. 9. PHỔ BIẾN VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN Một yếu điểm được thừa nhận ở nhiều hệ thống giám sát và đánh giá là thời gian và nguồn dữ liệu để phân tích và tổng hợp các kết quả là không thỏa đáng, do đó tài liệu được cung cấp theo một mẫu chuẩn là phù hợp cho việc phản hồi thông tin từ cấp dưới lên (xã, huyện và tỉnh), cũng như cho việc phổ biến rộng rãi thông tin ra các đối tượng khác. Vì vậy, Hệ thống GSĐG chú ý đặc biệt tới khía cạnh này và sẽ đưa vào một hệ thống cung cấp tài liệu và phổ biến thông tin bao gồm: i) Một “Bản tin” của dự án (bằng cả bản in và bản điện tử) được thiết kế để tóm lược các kết quả của các báo cáo Giám sát tiến độ, Giám sát quá trình và Đánh giá tác động của dự án và để phản hồi thông tin xuống các cấp tỉnh, huyện và xã; ii) Mở một trang Web của dự án; iii) Công bố các báo cáo chính và các nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi dự án. Các hoạt động này sẽ do Ban QLDATW chịu trách nhiệm triển khai và do DFID viện trợ không hoàn lại. Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 20
  • 21. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án Phụ lục 6.1: Khung dự án Phu luc 6.1 VN.doc Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 21