SlideShare a Scribd company logo
1 of 158
Download to read offline
http://www.ebook.edu.vn
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1
BỘ MÔN KINH TẾ
==**==
BμI TËP Vμ ThùC HμNH
KINH TÕ HäC Vi M¤
Ng−êi biªn so¹n : ThS. TrÇn ThÞ Hoμ
Hμ néi - 2009
LỜI NÓI ĐẦU
http://www.ebook.edu.vn 1
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế vi mô là một môn kinh tế cơ sở, là một bộ phận của kinh tế học nghiên cứu
bản chất của hiện tượng kinh tế, tính quy luật và xu hướng vận động của các hiện tượng và
quy luật của kinh tế thị trường. Kinh tế vi mô cung cấp các kiến thức cơ bản về hoạt động
kinh tế của các thành viên kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
Nội dung chủ yếu của môn học này là nhằm giới thiệu việc lựa chọn tối ưu các vấn đề
kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp, tính quy luật và xu hướng vận động tối ưu của quan hệ
cung cầu, các nhân tố ảnh hướng tới cung, cầu hàng hoá, dịch vụ nào đó, Cách thức lựa chọn
tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng khi thu nhập bị giới hạn; Trong một giới hạn về nguồn
lực thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn cơ cấu đầu vào như thế nào để sản xuất có hiệu quả nhất, khi
mà khả năng sản xuất của doanh nghiệp thay đổi thì tập phương án sản xuất nào sẽ là tối ưu
đối với doanh nghiệp; Phương pháp xác định chính xác doanh thu, chi phí, lợi nhuận của
doanh nghiệp, doanh nghiệp làm thế nào để biết được điểm mạng lại lợi nhuận lớn nhất, điểm
hoà vốn, điểm đóng của; Với các hình thái thị trường sản phẩm đầu ra khác nhau thì doanh
nghiệp sẽ lựa chọn phương án sản xuất và bán ra như thế nào cho phù hợp với mỗi mục tiêu
của doanh nghiệp; Để bảo đảm được mục tiêu doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải lựa
chọn những loại đầu vào như thế nào với số lượng và giá cả như thế nào để thoả mãn đầu ra.
Với các sản phẩm mà thị trường hoạt động không có hiệu về mặt kinh tế, xã hội thì Chính phủ
cần phải can thiệp vào thị trường như thế nào để thị trường đạt được hiệu quả cao nhất.
Đi liên với những nội dung như vậy tập bài giảng kinh tế vi mô cho đối tượng đại học
ngành quản trị kinh doanh , thì tập bài tập và thực hành kinh tế học vi mô giúp cho người
học, học lý thuyết đi đôi với thực hành. Những vấn đề được trình bày trong bài tập và thực
hành kinh tế học vi mô cũng được kết cấu thành 8 chương.
Chương 1: Tổng quan về kinh tế học vi mô
Chương 2: Lý thuyết cung - cầu
Chương 3: Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
Chương 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
Chương 5: Cấu trúc của thị trường
Chương 6: Thị trường các yếu tố sản xuất
Chương 7: Những thất bại của thị trường và vai trò của Chính phủ
Chương 8: Ứng dụng kinh tế vi mô vào phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự
cân bằng và phản ứng của thị trường
Trong mỗi chương bao gồm: tóm tắt lý thuyết đã học, phần câu hỏi củng cố lý thuyết,
phần bài tập tình huống và câu hỏi thảo luận, phần bài tập và phần câu hỏi dang lựa chọn câu
trả lời đúng
LỜI NÓI ĐẦU
http://www.ebook.edu.vn 2
Với kết cấu gồm 8 chương như ở trên, về nội dung cơ bản thống nhất với chương trình
quy định của bộ giáo dục và đào tạo cho đối tượng đại học quản trị kinh doanh môn học kinh
tế vi mô.
Tập Bài tập và thực hành môn kinh tế vi học mô cho đối tượng đại học ngành quản trị
kinh doanh, ngành kế toán lần đầu tiên được biên soạn, nên không tránh khỏi những sai sót.
Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc và các thày cô giáo.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
ThS Trần Thị Hoà
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ
http://www.ebook.edu.vn 3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ
A. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG
1. Sự khan khiếm của các nguồn lực là các đặc trưng vốn có của thế giới kinh tế. Sự
khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thoả mãn tất cả mọi nhu
cầu vô hạn và ngày càng tăng của con người. Kinh tế học giúp con người hiểu về cách
giải quyết vấn đề khan hiếm đó trong cơ chế kinh tế khác nhau.
2. Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của
nền kinh tế nói chung và cách thức ứng sử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế
nói riêng.
3. Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử
dung khác nhau. Cơ chế này nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Các bộ phận hợp thành nền kinh tế là người ra
quyết định bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Các thành viên này tương
tác với nhau theo các cơ chế phối hợp khác nhau. Mỗi thành viên có những mục tiêu và
hạn chế của mình.
4. Kinh tế học bao gồm hai bộ phận cơ bản là kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi
mô. Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của các thành viên kinh tế đó là các hộ gia
đình, doanh nghiệp và chính phủ. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng
hợp của các nền kinh tế như các vấn đề tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp …
5. Kinh tế học chỉ cho chúng ta cách thức suy nghĩ về các vần đề phân bổ nguồn
lực chứ không đảm bảo cho chúng ta các “câu trả lời đúng” vì kinh tế học nghiên cứu cả
vấn đề chứng thực (positive) và vấn đề chuẩn tắc (normative).
6. Các giả thiết kinh tế được thành lập và kiểm chứng bằng thực nghiệm. Nếu các
phép thử được lặp đi lặp lại đều cho kết quả thực nghiệm đúng như giả thiết thì giả thiết
kinh tế được coi là lý thuyết kinh tế.
7. Chi phí cơ hội được hiểu là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện một
sự lựa chọn về kinh tế. Chi phí cơ hội luôn tuân theo quy luật: để thu thêm được một số
lượng hàng hoá bằng nhau, xã hội ngày càng phải hi sinh ngày càng nhiều hàng hoá
khác.
8. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) được hiểu là đường mô tả các kết hợp
hàng hoá dịch vụ X và Y mà nền kinh tế có thể sản xuất với ràng buộc về các nguồn lực
và công nghệ hiện tại. Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện sự khan hiếm của các
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ
http://www.ebook.edu.vn 4
nguồn lực và quy luật chi phí cơ hội tăng dần. Khi các ràng buộc nguồn lực và công nghệ
thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất.
9. Phương pháp phân tích cận biên chỉ ra rằng các thành viên kinh tế sẽ lựa chọn tại
mức mà lợi ích cận biên cân bằng với chi phí cận biên (MB = MC)
10. Doanh nghiệp là một tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động
kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận.
11. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành theo một quá
trình gồm nhiều bước. Nó bắt đầu từ khi doanh nghiệp nghiên cứu thị trường lựa chọn
phương án sản xuất cho tới khi có được sản phẩm bán được trên thị trường.
12. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khoảng thời gian cần thiết để doanh
nghiệp hoàn thành xong một quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG
1. Kinh tế học và nền kinh tế?
2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô?
3. Chi phí cơ hội là gì? Tại sao phải sử dụng khái niệm chi phí cơ hội trong phân
tích lựa chọn kinh tế của các thành viên?
4. Hãy sử dụng công cụ đường giới hạn khả năng sản xuất để minh hoạ quy luật chi
phí cơ hội tăng dần và phân biệt giữa 2 khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả
sản xuất.
5. Cho ví dụ về trường hợp cải tiến công nghệ làm thay đổi xu hướng của chi phí cơ
hội trong việc sản xuất các hàng hoá dịch vụ, minh hoạ điều này trên đường giới
hạn khả năng sản xuất.
6. Tại sao các thành viên kinh tế lựa chọn theo nguyên tắc lợi ích cận biên = chi phí
cận biên?
7. Doanh nghiệp và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
8. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp? Và hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất
của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có
sự quản lý nhà nước.
9. Nền kinh tế hỗn hợp và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế hỗn hợp
C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nghiên cứu các cách thức
a) Quản lý doanh nghiệp sao cho có lãi
b) Tạo ra các vận may cho các cá nhân trên thị trường
c) Phân bổ các nguồn lực khán hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau
d) Nghiên cứu những vấn đề khác
2. Câu nào sau đây thuộc về kinh tế học vĩ mô
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ
http://www.ebook.edu.vn 5
a) Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước khác nhau
b) Tốc độ tăng trưởng bình quần GDP đầu người của Việt Nam giải đoạn 2000-
2005 vào khoảng 8,5%
c) Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2008 là 23%
d) Tất cả câu trên
3. Kinh tế học vi mô nghiên cứu
a) Hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường.
b) Các hoạt động diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế.
c) Cách ứng xử của người tiêu dùng để tối đa sự thỏa mẫn
d) Mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế
4. Kinh tế học thực chứng nhằm
a) Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế một cách khách quan có cơ
sở khoa học
b) Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm của cá nhân
c) Giải thích các hành vi ứng xử của tế bào kinh tế trong các loại thị trường
d) Không có câu nào đúng
5. Câu nào sau đây thuộc kinh tế học vi mô
a) Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay ở mức cao
b) Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập ngành sản
xuất.
c) Chính sách tài chính tiền tệ là công cụ điều tiết của Chính Phủ trong nền kinh
tế.
d) Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2008 là cao nhất trong 10 năm gần đây.
6. Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế học chuẩn tắc
a) Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2008 là 6%
b) Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam 2009 dự kiến dưới 10%
c) Giá dầu trên thế giới năm 1974 so với 1973 tăng hơn 3 lần
d) Phải có chế độ bảo hiểm y tế cho người già và trẻ em.
7. Công cụ phân tích nào nêu lên các kết hợp khác nhau giữa hai hàng hóa được sản xuất
ra khi nguồn lực được sử dụng có hiệu quả.
a) Đường giới hạn khả năng sản xuất
b) Đường cầu
c) Đường bàng quan
d) Đường cung
8. Khái niệm kinh tế nào sau đây không thể lý giải được bằng đường giới hạn khả năng
sản xuất.
a) Khái niệm chi phí cơ hội
b) Khái niệm cung cầu
c) Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
d) Ý tưởng về sự khan hiếm.
9. Một nền kinh tế tổ chức sản xuất có hiệu quả với nguồn tài nguyên khan hiếm khi.
a) Khi tăng thêm sản lượng của mặt hàng này thì nhất thiết phải giảm đi những
đơn vị sản lượng sản phẩm khác.
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ
http://www.ebook.edu.vn 6
b) Không thể tăng thêm sản lượng của mặt hàng nào đó nếu không cắt giảm đi
những đơn vị sản lượng sản phẩm khác.
c) Nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất
d) Các câu trên đều đúng
10. Các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế cần giải quyết là
a) Sản xuất ra sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu.
b) Sản xuất bằng phương pháp nào
c) Sản xuất cho ai?
d) Các câu trên đều đúng.
11. Trong mô hình kinh tế tự do, các vấn đề kinh tế cơ bản của hệ thống kinh tế được
giải quyết.
a) Thông qua các kế hoạch của Chính Phủ.
b) Thông qua thị trường
c) Thông qua thị trường và các kế hoạch của Chính Phủ
d) Các câu trên đều đúng.
12. Trong những vấn đề sau đây, những vấn đề nào thuộc kinh tế học chuẩn tắc.
a) Tại sao Nền kinh tế Việt Nam năm 2008 lại rơi vào tình trạng lạm phát cao.
b) Tác hại của việc sản xuất, vận chuyển và sử dụng ma túy.
c) Chính Phủ nên can thiệp vào thị trường tới mức độ như thế nào.
d) Không có câu nào đúng.
13. Giá cafe trên thị trường giảm đi 5% với những điều kiện khác không đổi. Vấn đề này
thuộc về:
a) Kinh tế học vi mô, chuẩn tắc.
b) Kinh tế vĩ mô, chuẩn tắc
c) Kinh tế vĩ mô, thực chứng
d) Kinh tế vi mô, thực chứng
14. Trong các loại thị trường sau, loại nào thuộc về thị trường yếu tố sản xuất.
a) Thị trường đất đai.
b) Thị trường sức lao động
c) Thị trường vốn
d) Tất cả đều đúng.
15. Khả năng hưởng thụ của các hộ gia đình từ các hàng hóa trong nền kinh tế được quyết
định bởi.
a) Thị trường hàng hóa
b) Thị trường đất đai
c) Thị trường yếu tố sản xuất
d) Không có câu nào đúng
16. Sự khác nhau giữa thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực là ở chỗ trong thị
trường sản phẩm.
a) Nguồn lực được mua bán, còn trong thị trường nguồn lực sản phẩm được mua bán.
b) Người tiêu dùng là người mua, còn trong thị trường nguồn lực người sản xuất là
người mua.
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ
http://www.ebook.edu.vn 7
c) Người tiêu dùng là người bán, còn trong thị trường nguồn lực người sản xuất là
người bán.
d) Người tiêu dùng vừa là người mua, vừa là người bán, giống như trong sản xuất
thị trường nguồn lực.
17. Khác nhau căn bản giữa mô hình kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế hỗn hợp là
a) Nhà nước quản lý ngân sách.
b) Nhà nước tham gia quản lý kinh tế
c) Nhà nước quản lý các quỹ phúc lợi xã hội.
d) Các câu trên đều sai.
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 8
Chương 2
LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
A. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG
(1) Cầu: Số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng
mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Cầu phụ
thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như thu nhập, thị hiếu dân số, giá hàng hoá liên quan và
kỳ vọng. Nếu các điều kiện khác không thay đổi, khi giá hàng hoá tăng lên, lượng cầu đối với
hàng hoá giảm xuống. Sự thay đổi giá bản thân hàng hoá gây ra sự vận động dịch theo đường
cầu. Sự thay đổi các nhân tố khác giá làm cho đường cầu dịch chuyển. Đường cầu thị trường
là tổng của các đường cầu cá nhân theo chiều ngang.
(2) Cung: Số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả
năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Cung
phụ thuộc vào các yếu tố khác như công nghệ sản xuất, giá yếu tố đầu vào, số lượng người
sản xuất, chính sách thuế và các kỳ vọng. Nếu các điều kiện khác không thay đổi, giá hàng
hoá tăng lên thì lượng cung tăng lên. Sự thay đổi giá bản thân hàng hoá gây ra sự vận động
dọc theo đường cung. Sự thay đổi các nhân tố khác giá làm dịch chuyển đường cung. Đường
cung thị trường là tổng các đường cung cá nhân theo chiều ngang.
(3) Cân bằng thị trường: Sự tương tác của cung và cầu xác định giá và lượng cân
bằng trên thị trường. Tại mức giá cao hơn giá cân bằng sẽ xuất hiện dư thừa hàng hoá, giá sẽ
có xu hướng giảm xuống. Tại mức giá thấp hơn giá cân bằng sẽ xuất hiện thiếu hụt hàng hoá,
giá sẽ tăng.
(4) Sự thay đổi trạng thái cân bằng: Một sự thay đổi của yếu tố không phải là giá
của hàng hoá sẽ làm cho đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển. Một trạng thái cân bằng
mới sẽ được thiết lập.
(5) Sự can thiệp của Chính phủ: Chính phủ có thể làm thay đổi trạng thái cân bằng
của thị trường bằng cách can thiệp vào thị trường làm thay đổi đường cung hoặc đường cầu.
Chính phủ đặt giá trần hoặc giá sàn sẽ làm xuất hiện dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hoá.
(6) Điều kiện áp dụng mô hình cung cầu: Mô hình cung cầu là một công cụ rất
mạnh để hiểu biết và giải thích các thay đổi trên thị trường khi các nhân tố thay đổi. Tuy
nhiên, mô hình này thích hợp với điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong đó rất nhiều
người mua và người bán, sản phẩm giống nhau, thị trường có thông tin hoàn hảo và chi phí
giao dịch thấp.
(7) Độ co giãn của cầu theo giá: Độ co giãn của cầu là mức thay đổi phần trăm của
lượng cầu chia cho mức thay đổi phần trăm của giá. Độ lớn của độ co giãn của cầu càng lớn,
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 9
độ phản ứng của lượng cầu với mức thay đổi của giá càng lớn. Khi mức thay đổi phần trăm
của lượng cầu nhỏ hơn mức thay đổi phần trăm của giá, cầu không co giãn. Khi mức thay đổi
phần trăm của lượng cầu bằng mức thay đổi phần trăm của giá, cầu co giãn đơn vị. Và khi
mức thay đổi phần trăm của lượng cầu nhỏ hơn mức thay đổi phần trăm của giá, cầu co giãn.
Độ co giãn phụ thuộc vào sự sẵn có của hàng hoá thay thế, tỷ lệ thu nhập chi dùng cho
hàng hoá và khoảng thời gian từ khi giá thay đổi.
Nếu cầu co giãn >1 thì giá giảm dẫn đến tổng doanh thu tăng. Nếu cầu co giãn nhỏ
hơn 1 giá tăng doanh thu giảm. Nếu cầu co giãn đơn vị, giá giảm dẫn đến tổng doanh thu
không đổi. Và nếu cầu không co giãn, giá giảm dẫn đến tổng doanh thu giảm.
(8) Độ co giãn của cầu với giá cả hàng hoá liên quan: Độ co giãn chéo của cầu được
tính là mức thay đổi phần trăm của lượng cầu một hàng hoá chia cho mức thay đổi phần trăm
của giá hàng hoá khác. Độ co giãn chéo của cầu theo giá hàng hoá thay thế là dương và theo
giá hàng hoá bổ sung là âm.
(9) Độ co giãn của cầu theo thu nhập được tính là mức thay đổi phần trăm của lượng
cầu chia cho mức thay đổi phần trăm của thu nhập. Độ co giãn của cầu theo thu nhập càng
lớn, độ phản ứng của cầu với mức thay đổi nhất định của thu nhập càng lớn. Khi độ co giãn
theo thu nhập trong khoảng từ 0 đến 1 cầu không co giãn theo thu nhập và khi thu nhập tăng,
phần trăm của thu nhập chi dùng cho hàng hoá đó giảm. Khi độ co giãn của thu nhập lớn hơn
1, cầu co giãn theo thu nhập chi dùng cho hàng hoá đó cũng tăng. Khi độ co giãn của thu nhập
nhỏ hơn 0, cầu giảm khi thu nhập tăng (và hàng hoá là hàng hoá thứ cấp).
(10) Co giãn trong ngắn hạn và dài hạn.
Khi phân tính cung, cầu điều quan trọng là phải phân biệt rõ ngắn hạn và dài hạn. Nói
cách khác, nếu chúng ta đặt câu hỏi cung và cầu sẽ thay đổi bao nhiêu ứng với mối biến động
của giá, thì chúng ta cần làm rõ khoảng thời gian cho phép là bao nhiêu kể từ khi có thay đổi
của giá đến khi đo lường những thay đổi về lượng cung hoặc lượng cầu. Nếu chúng ta chỉ cho
phép chỉ có một khoảng cách thời gian ngắn, thì vấn đề điều chỉnh của cung và cầu cũng khác
nhiều với thời gian dài hơn. Việc khác nhau như thế nào hoàn toàn vào loại sản phẩm phục vụ
nhu cầu nào của người tiêu dùng, và từ đó người tiêu dùng có thể điều chỉnh hành vi, thái độ
của mình đối với sự tác động tới nhu cầu.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG
1. Phân biệt các khái niệm cầu, lượng cầu đối với hàng hoá.
2. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hoá.
3. Phân biệt các khái niệm cung, lượng cung đối với hàng hoá.
4. Cân bằng thị trường, sự tự điều chỉnh của thị trường.
5. Phân tích tác động của chính sách giá trần và giá sàn của Chính phủ.
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 10
6. Phân tích tác động của chính sách thuế đến người sản xuất và người tiêu dùng.
7. Độ co giãn của cầu với giá cả và thu nhập, ý nghĩa, cách xác định.
8. Co giãn trong ngắn hạn và dài hạn, ảnh hưởng của nó tới định lượng sự thay
đổi của cung, cầu hàng hoá và dịch vụ.
9. Phân tích vai trò kiểm soát giá của chính phủ, và tác động của nó tới người sản xuất
và người tiêu dùng
C.CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1. Tại sao độ co dãn của cầu dài hạn lại khác với độ co dãn của cầu trong ngắn hạn. Độ co
dãn của cầu đối với khăn giấy sẽ lớn hơn trong ngắn hạn hay trong dài hạn? Tại sao? câu
trả lời có đúng với cầu về Vô tuyến không? Vì sao?
2. Giả sử nhà nước điều chỉnh giá thịt bò và thịt gà thấp hơn giá thị trường. Tại sao sự thiếu
hụt của các hàng hoá này sẽ gia tăng và những nhân tố nào xác định quy mô của sự thiếu
hụt. Điều gì sẽ xảy ra đối với thịt lợn? Hãy giải thích?
3. Đường cầu cá nhân khác với đường cầu thị trường như thế nào? Đường cầu nào co dãn
theo giá nhiều hơn?
4. Cầu đối với nhãn hiệu cụ thể như kem đánh răng PS co dãn hay không co dãn theo giá hơn
đối với toàn bộ tất cả các nhãn hiệu kem đánh răng? Hãy giải thích. Ở thị trường Hà Nội
nhãn hiệu kem đánh răng PS co dãn theo giá nhiều hơn bất kỳ một nhãn hiệu kem đánh
răng nào? Câu kết luận này có đúng không? Vì sao?
5. Giả sử thời tiết nóng bất thường làm cho đường cầu về điều hòa dịch chuyển sang phải.
Giải thích tại sao giá điều hòa sẽ tăng tới mức ổn định mới.
6. Giả sử giá phân bón tăng lên 3% làm cho lượng cầu giảm đi 6%. Độ co giãn của cầu phân
bón đối với giá sẽ như thế nào.
7. Giải thích tại sao đối với nhiều hàng hóa độ co dãn của cung theo giá trong dài hạn lại lớn
hơn trong ngắn hạn?
8. Sử dụng sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu để minh họa tác động của các sự
kiện sau trên thị trường cam. Hãy làm rõ xu hướng trong giá và số lượng bán ra.
a. Các nhà khoa học khuyến cáo rằng mỗi ngày mỗi người ăn một trái cam thì tốt
cho sức khỏe.
b. Giá của soài đắt gấp 3 lần.
c. Điều kiện sản xuất khắc nghiệt đã làm cho sản lượng cam giảm đi 1/3 so với
vụ thu hoạch bình thường.
d. Những người nông dân ở vùng núi và trung du phía Bắc đang trồng thêm nhiều
diện tích cam.
9. Tổn thất vô ích là gì? Tại sao một mức giá tối đa ( giá trần) lại thường đưa đến tổn thất vô
ích?
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 11
10. Giả sử hàm cung sản phẩm của một doanh nghiệp hoàn toàn không co dãn. Nếu chính phủ
áp đặt mức giá tối đa trên thị trường, liệu có dẫn đến một tổn thất vô ích hay không? Hãy
giải thích?
11. Liệu mức giá tối đa có nhất thiết sẽ làm cho người tiêu dùng được lợi hơn không? Trong
những điều kiện nào nó sẽ làm cho người tiêu dùng bị thiệt hại?
12. Giả sử chính phủ quy định giá tối thiểu cho một sản phẩm nào đó? Liệu mức giá tối thiểu
này có làm cho những nhà sản xuất nói chung sa sút hay không? Hãy giải thích?
13. Những hạn chế sản xuất được sử dụng như thế nào trong thực tiễn để làm tăng giá cả hay
dịch vụ sau đây:
a. Xe taxi. b. Các loại đồ uống trong khách sạn c. Lúa gạo
14. Giả sử chính phủ muốn tăng thu nhập cho nông dân. Tại sao các chương trình trợ giá hay
hạn chế diện tích canh tác lại làm cho xã hội phải trả giá nhiều hơn so với việc Chính phủ
cấp tiền cho nông dân.
15. Gánh nặng của một sắc thuế được chia cho người sản xuất và người tiêu dùng. Trong
những điều kiện nào người tiêu dùng phải chịu phần lớn số thuế này? Yếu tố nào làm cho
trợ cấp có lợi cho người tiêu dùng?
16. Tại sao thuế lại gây ra tổn thất vô ích? yếu tố nào xác định quy mô của sự tổ thất?
D. BÀI TẬP
1. Cung và cầu về sản phẩm A cho ở bảng dưới đây.
Cầu Cung
Giá (1000đồng/sp) Lượng (1000sp) Giá (1000đồng/sp) Lượng (1000sp)
35 17 35 53
30 21 30 37
25 25 25 25
20 30 20 15
15 35 15 0
Yêu cầu: 1/Hãy xác định điểm cân bằng trên thị trường sản phẩm A
2/ Xác định hệ số co giãn của cầu theo giá trên đoạn [(17,35), (21,30)].
2. Cung và cầu về sản phẩm A cho bởi bảng sau đây
Cầu Cung
Giá (1000đồng/sp) Lượng (1000sp) Giá (1000đồng/sp) Lượng (1000sp)
10 0 10 40
8 10 8 30
6 20 6 20
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 12
4 30 4 10
2 40 2 0
0 50
Yêu cầu: 1/Hãy vẽ các đường cung cầu, xác định giá và lượng cân bằng
2/ Điều gì sẽ xảy ra nếu lượng cầu sản phẩm A tăng gấp 3 lần
3/ Nếu lúc đầu giá được đặt là 4 ngàn đồng/sản phẩm thì điều gì sẽ xảy ra.
4/ Để giá là 4 ngàn đồng/sản phẩm là giá thị trường thì Chính phủ cần phải làm
gì?
3. Một thị trường cạnh tranh có các lượng cầu và lượng cung sản phẩm B một năm ở các
mức giá khác nhau như sau :
Giá ( ngàn đồng) Lượng cầu ( triệu sản phẩm) Lượng cung(triệu sản phẩm)
60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20
a) Tính độ co giãn của cầu ở mức giá 80 ngàn đồng; ở mức giá 100 ngàn đồng.
b) Giá cả và sản lượng cân bằng là bao nhiêu
c) Giả sử Chính phủ đặt giá trần là 80 ngàn đồng. liệu thị trường có xảy ra sự thiếu
hụt hay không, nếu thiếu thì thiếu bao nhiêu?
4. Cầu về bơ là Q = 60-2P và cung về bơ là Q = P -15 trong đó P tính bằng USD /100kg và Q
tính bằng 100kg.
a) Giá và lượng cân bằng của bơ là bao nhiêu?
b) Hạn hán xảy ra ở nơi trồng bơ làm cho đường cung của bơ dịch chuyển Q = P – 30. Cầu
vẫn giữ nguyên, giá và lượng bơ cân bằng mới là bao nhiêu?
c) Giả sử Chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 2,5USD/100kg thì bao nhiêu bơ được sản
xuất ra ? Người tiêu dùng bây giờ phải trả giá là bao nhiêu?
d) Giả sử Chính phủ trợ giá cho người tiêu dùng 2,5USD/100kg bơ, giá và lượng bơ cân bằng
là bao nhiêu? Người tiêu dùng phải trả giá bao nhiêu cho 100kg bơ?.
5. Hàm cầu về lúa gạo hàng năm có dạng
QD = 480 -0,1P ( Đơn vị tính P: đồng /kg; Q tính bằng tấn)
Thu hoạch lúa gạo năm trước Q0= 270
Thu hoạch lua gạo năm nay Q1= 280
a) Xác định giá lúa năm nay trên thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại mức giá
này. Bạn có nhận xét gì về thu nhập của nông dân năm nay so với năm trước.
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 13
b) Để tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ đưa ra hai giải pháp
- Giải pháp thứ nhất: Chính phủ ấn định mức giá tối thiểu năm nay là 2100 đồng/kg và
cam kết mua hết số lúa thặng dư.
- Giải pháp thứ hai: Chính phủ trợ giá cho nông dân 100đồng/kg lúa bán ra.
Tính số tiền mà Chính phủ phải chi ra ở mỗi giải pháp. Theo anh ( chị) giải pháp nào có lợi
nhất tại sao?
c) Không sử dụng các chính sách trên mà chính phủ đánh thuế 100đồng/kg, thì giá thị trường
thay đổi thế nào? Giá thực tế mà người nông dân nhận được là bao nhiêu? Ai là người chịu
thuế? Hãy giải thích.
6. Hàm số cầu của táo hàng năm có dạng :P = 2(100 - Q) . Mùa thu hoạch táo năm trước là 80
tấn. Năm nay thời tiết không thuận lợi nên lượng thu hoạch táo năm nay chỉ đạt 70 tấn ( táo
không thể dự trữ được); giá tính bằng đồng /kg, lượng táo tính bằng tấn.
a) Vẽ đường cung, cầu về táo.
b) Xác định giá táo năm nay trên thị trường.
c) Xác định hệ số co dãn của cầu với giá tại mức giá thị trường. Có nhận xét gì về
thu nhập của người trồng táo năm nay so với năm trước?
d) Nếu chính phủ đánh thuế mỗi kg táo bán ra là 5, thì giá cả cân bằng và sản
lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào? Ai là người chịu thuế? Hãy giải thích.
7. Hàm số cầu và hàm số cung của sản phẩm X là :
(D) P = -1/5Q + 70/5
(S) P = 1/10Q - 1
a) Xác định mức giá cả và sản lượng cân bằng
b) Tính hệ số co dãn của cầu đối với giá tại mức sản lượng cân bằng? Để tăng doanh thu
cần áp dụng chính sách giá nào?
c) Nếu chính phủ ấn định mức giá P = 3, thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường? Lợi ích và
thặng dư tiêu dùng thay đổi như thế nào?
d) Nếu chính phủ ấn định mức giá P = 5 và hứa mua hết số sản phẩm thừa, thì số tiền mà
chính phủ phải chi ra là bao nhiêu? Xác định phần mất không do chính sách đắt giá của
chính phủ?
e) Nếu cung thị trường giảm 50% so với trước, thì mức giá cân bằng mới là bao nhiêu?
BÀI TẬP TỰ GIẢI
1. Thị trường sản phẩm X đang cân bằng tại mức P* = 10 và số lượng là Q* = 20. Tại điểm
cân bằng này, hệ số co dãn theo giá ED
= - 1 và ES
= 0,5. Cho biết hàm số cầu và hàm số cung
đều là tuyến tính.
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 14
a) Xác định hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X
b) Chính phủ đánh thuế vào sản phẩm X, làm cung sản phẩm X giảm đi 20% ở các mức giá.
Hãy xác định mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng của sản phẩm X trong trường hợp này.
c) Nếu chính phủ quy định giá là P = 14 và hứa sẽ mua hết phần sản phẩm dư thừa, thì chính
phủ cần chi bao nhiêu tiền.?
2. Số cầu trung bình hàng tuần đối với sản phẩm X tại một của hàng là: Q = 600 -0,4P
a) Nếu giá bán P = 1.200đồng/sản phẩm, thì doanh thu hàng tuần của cửa hàng là bao
nhiêu?
b) Nếu muốn bán hàng tuần là 400 sản phẩm, thì cần ấn định giá bán trên thị trường là
bao nhiêu?
c) Ở mức giá nào thì doanh thu đạt cực đại?
d) Xác định hệ số co dãn của cầu đối với giá tại mức giá P = 500đồng/sản phẩm. Doanh
nghiệp áp dụng chính sách giá nào để tối đa hóa doanh thu.
e) Xác định hệ số co dãn của cầu theo giá tại mức giá P = 1.200 đồng/sản phẩm. Doanh
nghiệp áp dụng chính sách giá nào để tối đa hóa doanh thu.
3. Hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X có dạng:
( D) P = - Q + 120
(S) P = Q + 40
a) Biểu diễn hàm số cung và hàm số cầu trên đồ thị
b) Xác định mức giá và sản lượng cân bằng. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư
tiêu dùng trên thị trường.
c) Nếu chính phủ quy định mức giá là 90/sản phẩm, thì xảy ra hiện tượng gì trên
thị trường? Tổn thất vô ích là bao nhiêu?
d) Nếu chính phủ đánh thuế vào sản phẩm, làm cho lượng cân bằng giảm xuống
còn 30 sản phẩm. Hãy tính mức thuế mà chính phủ đánh vào mỗi sản phẩm.
Phần thuế mỗi bên gánh chịu là bao nhiêu? Hãy tính lượng tổn thất do việc tăng
thuế gây ra?
4. Hàm số cầu của một sản phẩm ( bao gồm tiêu thụ trong nước và tiêu thụ ở nước ngoài)
là :
QD
= 50.000 – 200P
Trong đó hàm số cầu tiêu thụ trong nước là: QD
t = 30.000 – 150P
Hàm số cung của sản phẩm là : QS
= 5.000 + 100P.
a) Hãy xác dịnh giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường sản phẩm
b) Nếu cầu xuất khẩu giảm đi 40% thì giá cả và sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 15
c) Nếu chính phủ đánh thuế là 6/sp thì giá cả và sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Ai
là người gánh chịu mức thuế này?
5. Trong thị trường sản phẩm X có hàm số cung và hàm số cầu như sau:
( D) P = -1/2 Q + 65
(S) P = 1/2 Q + 15
a) Xác định giá cả và sản lượng cân bằng. Tính hệ số co dãn của cầu theo giá tại mức
giá cân bằng này. Tại điểm này doanh nghiệp muốn tăng doanh thu cần áp dụng
chính sách giá như thế nào?
b) Tính thăng dư của người sản xuất và người tiêu dùng.
c) Giả sử Chính phủ đánh thuế 10/sp. Xác định điểm cân bằng mới. Số tiền thuế mà
người sản xuất và người tiêu dùng gánh chịu cho mỗi sản phẩm ?
d) Giả sử Chính phủ đặt giá tối thiểu P = 50/sp và cam kết mua hết sản phẩm dư
thừa. Vậy số tiền mà Chính phủ chi ra để thực hiện giải pháp này là bao nhiêu?
6. Hàm số cầu và hàm số cung của sản phẩm X trên thị trường là:
( D) Q = 40 – 2P
(S) P = Q – 10
a) Xác định giá và lượng cân bằng
b) Giả sử chính phủ đánh thuế làm cho cung giảm đi 30% ở mọi mức giá. Hãy xác
định giá cả và sản lượng cân bằng mới của thị trường.
c) Tính hệ số co dãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng ở câu a và b.
7. Giả sử thị trường chỉ có 3 người mua sản phẩm X. Số lượng mua của các cá nhân là
A,B,C tương ứng với các mức giá của sản phẩm X cho ở bảng sau đây
Sản
phẩm
Mua
Mức giá (P)
14 12 10 8 6 4 2 0
QA 0 5 10 15 20 25 30 35
QB 0 9 18 27 36 45 54 63
QC 0 6 12 18 24 30 36 42
Hãy xác định:
a. Đường cầu và hàm số cầu thị trường của sản phẩm X.
b. Giá cả và sản lượng cân bằng của sản phẩm X, biết hàm cung thị trường:
P = Q/10 + 10
c. Xác định hệ số co dãn của cầu và của cung theo giá tại mức giá cân bằng
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 16
d. Giả sử do thu nhập tăng nên tại mỗi mức giá những người mua đều muôn mua
nhiều hơn 50% so với trước. Hãy xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới
của thị trường.
E. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Nếu giá hàng hoá A tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng hoá B
về phía bên trái thì:
a) A và B là hai hàng hoá bổ sung
b) A và B là hai hàng hoá thay thế
c) A và B là hai hàng hoá không liên quan
2. Cung hàng hoá thay đổi khi
a) Cầu hàng hoá thay đổi
b) Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi
c) Công nghệ sản xuất thay đổi
d) Sự xuất hiện của người tiêu dùng mới
e) Không phải điều nào ở trên
3. Lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mua không phụ thuộc vào
a) Giá của hàng hoá đó
b) Thị hiếu của người tiêu dùng
c) Giá cả của hàng hoá thay thế
d) Thu nhập của người tiêu dùng
e) Không có điều nào ở trên
4. Chi phí đầu vào để sản xuất ra hàng hoá X tăng lên sẽ làm cho:
a) Đường cầu dịch chuyển lên trên
b) Đường cung dịch chuyển lên trên
c) Cả đường cung và đường cầu dịch chuyển lên trên
d) Đường cung dịch chuyển xuống dưới
e) Không điều nào ở trên là đúng
5. Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu về thịt bò
a) Giá hàng hoá thay thế cho thịt bò tăng
b) Giá thịt bò giảm xuống
c) Thị hiếu của người tiêu dùng thịt bò thay đổi
d) Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 17
e) Các nhà sản xuất thịt bò quảng cáo cho sản phẩm thịt bò của họ.
6. Khi giá hàng hoá tăng 1% mà tổng doanh thu giảm 1% thì cầu về hàng hoá đó là
a) Co giãn đơn vị
b) Co giãn
c) Không co giãn
d) Không kết luận được
7. Khi hệ số co giãn của cầu theo giá bằng 2, giá tăng 1% sẽ làm cho tổng doanh thu
a) Tăng 1%
b) Giảm 2%
c) Giảm 1%
d) Không thay đổi
8. Nếu cầu của hàng hoá giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng thì
b) Hàng hoá đó là hàng hoá thông thường
c) Hàng hoá đó là hàng hoá thứ cấp
d) Co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn không
e) Co giãn của cầu theo thu nhập ở giữa 0 và 1
f) Cả b và c
9. Nếu giá của hàng hoá giảm và cầu về một hàng hoá khác tăng lên thì hai hàng hoá
nay là:
a) Thứ cấp
b) Bổ sung
c) Thay thế
d) Bình thường
e) Cả b và c.
10. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá doanh thu, và cầu về sản phẩm của doanh
nghiệp tại mức giá hiện thời là rất co giãn, doanh nghiệp sẽ
a) Tăng giá
b) Giảm giá
c) Tăng lượng bán
d) Giữ giá như cũ
11. Khi giá hàng hoá Y: PY= 4 thì lượng cầu hàng hoá X: QX= 10 và khi giá PY=6 thì
QX=12, với các yếu tố khác không đổi kết luận X và Y là hai sản phẩm
a) Bổ sung cho nhau
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 18
b) Thay thế cho nhau
c) Vừa thay thế vừa bổ sung
d) Không liên quan
12. Hàm số cầu và hàm số cung của một hàng hoá như sau: hàm cầu PD
= -Q +50, hàm
cung PS
= Q + 10. Nếu chính phủ quy định giá tối đa P =20, thì lượng hàng hoá
a) Thiếu hụt 30
b) Thừa 30
c) Dư thừa 20
d) thiếu hụt 20
13. Trong trường hợp cầu co giãn nhiều, giá cả tăng sẽ làm tổng doanh thu của người bán:
a) Không đổi
b) Tăng
c) Không thể dự báo được
d) Giảm
14. Giá sản phẩm X tưng lên làm cho phần chi tiêu cho sản phẩm X tăng lên, thì hệ số co
giãn của cầu theo giá của sản phẩm X là:
a) ED
> 1 b) ED
< 1 c) ED
= 0 d) ED
= 1
15. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên 10% , khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng
lên 5%, với các điều kiện khác không đổi, thì ta có thể kết luận sản phẩm X là:
a) Sản phẩm thứa cấp b) Hàng xa xỉ phẩm
c) Hàng thiết yếu d) Hàng hóa thông thường
16. Hai sản phẩm X và Y là hai sản phẩm thay thế thì
a) Exy >0 b) Exy < 0 c) Exy = 0 d) Exy = 1
17. Nếu 2 sản phẩm X và Y là hai sản phẩm bổ sung cho nhau thì
a) Exy >0 b) Exy < 0 c) Exy = 0 d) Exy = tất cả đều sai
18. Đường cung sản phẩm X dịch chuyển là do.
a) Giá sản phẩm X thay đổi b) Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi
c) Thuế thay đổi d) Giá sản phẩm thay thế giảm
19. Đường cầu sản phẩm X dịch chuyển khi
a) Giá sản phẩm X thay đổi
b) Chi phí sản xuất sản phẩm X thay đổi
c) Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi
d) Các câu trên đều đúng
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 19
20. Nếu giá sản phẩm X tăng lên, các điều kiện khác không thay đổi thì.
a) Cầu sản phẩm X giảm xuống
b) Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên
c) Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm xuống
d) Phần chi tiêu cho sản phẩm X tăng lên
21. Khi thu nhập giảm, các yếu tố khác không đổi, giá cả và sản lượng cân bằng sẽ
a) Giá thấp hơn và lượng cân bằng cao hơn
b) Giá cao hơn và lượng cân bằng nhỏ hơn
c) Giá thấp hơn và lượng cân bằng cao hơn
d) Không thay đổi
21. Hàng hóa A là hàng thứ cấp. Nếu giá A giảm đột ngột còn ½. Tác đông thay thế sẽ
làm cầu sản phẩm A
a) Tăng lên gấp đôi
b) Tăng ít hơn gấp đôi
c) Giảm còn một nửa
d) Các câu trên đều sai
22. Cho hàm số cung và hàm số cầu về sản phẩm X có dạng như sau:
P = Qs
+5 ; P =-1/2 QD
+20 giá cân bằng và sản lượng cân bằng là:
a) Q =5 và P = 10 b) Q = 10 và P = 15
c) Q = 8 và P = 16 d) Q = 20 và P = 10
23. Cho hàm số cung và hàm số cầu về sản phẩm X có dạng như sau:
P = Qs
+5 ; P = -1/2 QD
+20. Nếu Chính phủ ấn định mức giá P = 18 và sẽ mua hết
phần sản phẩm dư thừa, thì Chính phủ cần phải chi ra bao nhiêu tiền.
a) 108 b) 162 c) 180 d) tất cả đều sai
24. Cho hàm số cung và hàm số cầu về sản phẩm X có dạng như sau:
P = Qs
+5 ; P =-1/2 QD
+20. Nếu muốn giá cân bằng mới là P = 18, thì hàm số mới có
dạng.
a) P = QS
+ 14 b) P = QS
- 14 c) P = QS
+13 d) Tất cả đều sai
25. Thông thường gánh nặng của một sắc thuế người sản xuất và người tiêu dùng đều
phải chịu nhiều hay ít phụ thuộc vào độ co dãn tương đối giữa cung và cầu. Trong điều
kiện nào thì người tiêu dùng phải chịu phần lớn số thuế.
a) Cầu co dãn ít hơn so với cung
b) Cung co dãn ít hơn so với cầu
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 20
c) Cầu hoàn toàn co dãn
d) Cung hoàn toàn co dãn
26. Giá trần luôn dẫn tới
a) Sự gia nhập ngành
b) Sự dư cung
c) Sự cân bằng thị trường
d) Cung hoàn toàn co dãn
27. Đường cầu về sách giao khoa sẽ dời sang phải khi
a) Số lượng sinh viên tăng
b) Giá sách giáo khoa giảm
c) Giá sách giáo khoa cùng loại giảm
d) Sự thiếu hụt hàng hóa
28. Đường cầu theo giá bột giặt OMO chuyển dịch sang phải là do
a) Giá bột giặt OMO giảm
b) Giá hóa chất nguyên liệu giảm
c) Giá của các loại bột giặt khác giảm
d) Giá các loại bột giặt khác tăng
29. Trong các trường hợp nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu về TV SONY về bên
phải.
1. Thu nhập của dân chúng tăng
2. Giá TV Panasonic tăng
3. Giá TV SONY giả
a) Trường hợp 1 và 2 b) Trường hợp 1 và 3
c) Trường hợp 2 và 3 d) Trường hợp 1 +2+3
30. Trong trường hợp nào giá bia sẽ tăng
a) Đường cầu của bia dịch sang phải
b) Đường cung của bia dịch sang phải
c) Cả hai trường hợp a và b đều đúng
d) Không có trường hợp nào
31. Ý nghĩa kinh tế của đường cung thẳng đứng là:
a) Nó cho thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ững nhiều hơn tại mức giá thấp hơn
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 21
b) Nó cho thấy dù giá cả là bao nhiêu, doanh nghiệp sản xuất chỉ cung ứng một
lượng nhất định cho thị trường.
c) Nó cho thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ững nhiều hơn khi giá cả cao hơn
d) Nó cho thấy chỉ có một mức giá làm cho nhà sản xuất cung ứng hàng hóa cho
thị trường.
32. Đường cầu về dịch vụ điện thoại dịch chuyển sang phải là do
a) Chi phí lắp đặt giảm
b) Thu nhập dân chúng tăng
c) Do đầu tư của các công ty Viễn thông nước ngoài
d) Giá lắp đặt điện thoại giảm
33. Trong trường hợp nào đường cung của Pepsi dịch chuyển sang phải
a) Thu nhập của những người dùng nước ngọt giảm
b) Giá nguyên liệu tăng
c) Giá của CoKe tăng
d) Không có trường hợp nào
34. Nhân tố nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu về máy ảnh sang phải
a) Giá máy ảnh giảm
b) Thu nhập của dân chúng tăng
c) Chi phí tăng
d) chính phủ đánh thuế vào ngành kinh doanh máy ảnh.
35. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố quyết định tới cung
a) Những thay đổi về công nghệ
b) Mức thu nhập
c) Thuế và trợ cấp
d) Chi phí nguồn lực để sản xuất hàng hóa.
36. Hàm số cầu và hàm số cung của một hàng hóa như sau:
(D) P = - Q + 50 (S) P = Q + 10
Nếu Chính phủ quy định giá tối đa là P = 20, thì lượng hàng hóa:
a) thiếu hụt 30 b) Thừa 30 c) Dư thừa 20 d) Thiếu hụt 20
37. Bảng số liệu dưới đây là kết quả tính toán của bộ phận nghiên cứu thị trường của hãng X.
Giá tăng 1 % % biến đổi của lượng cầu
X Y Z
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 22
X -2 +0,8 +2,4
Y +0,5 -0,6 -1,6
Z +1,2 -1,5 -3
Những hệ số nào là hệ số co dãn của cầu với giá của sản phẩm X,Y,Z
a) -2, +0,8, +2,4 b) -2, -0,6, -3
c) +1,2, -0,6, +2,4 d) -2, +0,5, +1,2
38. Hàm số cầu của một hàng hóa là tương quan giữa
a) Lượng cầu về hàng hóa và giá cả của nó
b) Lượng cầu hàng hóa đó với tổng lợi ích
c) Lượng cầu hàng hóa với tổng chi tiêu của người tiêu dùng
d) Lượng cầu hàng hóa với tổng doanh thu của người bán
39. Thị trường sản phẩm X có hàm số cung và hàm số cầu như sau:
(D) P = 60 – 1/3Q (S) P = 1/2Q - 15
Giá cả và sản lượng cân bằng của sản phẩm X là:
a) P = 30 và Q = 90 b) P =20 và Q = 70
c) P = 40 và Q = 60 d) Các câu trên đều sai.
40. Thị trường sản phẩm X có hàm số cung và hàm số cầu như sau:
(D) P = 60 – 1/3Q (S) P = 1/2Q - 15
Giả sử chính phủ đánh thuế làm giảm sản lượng cân bằng xuống và bằng 84. Xác định mức
thuế mà chính phủ đánh vào mỗi sản phẩm.
a) t = 3/sp b) t = 5/sp c) t = 10/sp d) Tất cả các câu trên đều sai
41. Thị trường sản phẩm X có hàm số cung và hàm số cầu như sau:
(D) P = 60 – 1/3Q (S) P = 1/2Q - 15
Giả sử chính phủ đánh thuế làm giảm sản lượng cân bằng xuống và bằng 84. Tiền thuế mà
người tiêu dùng phải chịu trên mỗi đơn vị sản phẩm là :
a) 3 b) 2 c) 1 d) 0
42. Thị trường sản phẩm X có hàm số cung và hàm số cầu như sau:
(D) P = 60 – 1/3Q (S) P = 1/2Q - 15
Giả sử chính phủ đánh thuế làm giảm sản lượng cân bằng xuống và bằng 84. Sự thay đổi
trong thặng dư tiêu dùng (∆CS) và thặng dư sản xuất(∆PS) khi chính phủ đánh thuế là :
a) ∆PS = -261 ; ∆CS = -174
b) ∆PS = 261 ; ∆CS = 174
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 23
c) ∆PS = 0 ; ∆CS = 0
43. Thị trường sản phẩm X có hàm số cung và hàm số cầu như sau:
(D) P = 60 – 1/3Q (S) P = 1/2Q - 15
Giả sử chính phủ đánh thuế làm giảm sản lượng cân bằng xuống và bằng 84. Tổn thất vô ích
do chính phủ đánh thuế là :
a) – 15 b) 30 c) -50 d) – 261
44. Đường cầu nằm ngang phản ánh.
a) Cầu hoàn toàn không co giãn b) Cầu co dãn hoàn toàn
c) Giá càng thấp thì cầu càng không co dãn
d) Giá càng thấp thì cầu càng co dãn.
45. Trong trường hợp nào đường cung của xăng dịch chuyển sang bên trái
a) Giá xăng giảm b) Mức lương của công nhân lọc dầu tăng lên
c) Có sự cải tiến trong lọc dầu d) Tất cả các trường hợp trên
46. Quy luật cung chỉ ra rằng:
a) Sự gia tăng cầu trực tiếp dẫn đến sự gia tăng của cung.
b) Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng ít hơn với mức giá cao hơn.
c) Có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa cung và giá cả.
d) Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn với mức giá cao hơn.
47. Đồ thị trường cầu có độ dốc âm phản ánh.
a) Cầu ít co dãn khi giá càng thấp
b) Cầu hoàn toàn không co dãn
c) Cầu càng co dãn nhiều khi giá càng thấp
d) Cầu co dãn hoàn toàn
48. Đường cung phản ánh
a) Số lượng sản phẩm mà nhà sản xuất bán ra ứng với mỗ mức giá trên thị trường.
b) Số lượng sản phẩm mà ngành có thể sản xuất ra không kể đến giá cả trên thị
trường
c) Số chênh lệch giữa số cầu hàng hóa và số cung hàng hóa
d) Mức giá cao nhất mà nhà sản xuất bán được tương ứng với mỗi mức sản lượng
49. Đối với một đường cầu tuyến tính, khi ta di chuyển xuống dọc theo đường cầu thì:
a) Độ co dãn của cầu theo giá thì thay đổi chứ độ dốc của cầu thì không thay đổi.
b) Độ co dãn của cầu theo giá và độ dốc của cầu theo giá không thay đổi.
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 24
c) Độ dốc của cầu thay đổi, nhưng độ co dãn của cầu theo giá thì không thay đổi.
d)Độ dốc của cầu thay đổi, và độ co dãn của cầu theo giá cũng thay đổi.
50. Sự dịch chuyển xuống theo đường cung cho thấy khi giá hàng hóa giảm.
a) Có sự giảm sút lượng cung.
b) Đường cung dịch chuyển về bên phải.
c) Có sự gia tăng lượng cung
d) Đường cung dịch chuyển về bên trái.
51. Giá của hàng hóa A tăng, do đó đường cung của hàng hóa B dịch chuyển sang trái suy ra:
a) B là hàng thứ cấp
b) A là hàng thông thường
c) A và B là hàng bổ sung cho nhau
d) A và B là hai hàng hóa thay thế cho nhau
52. Hiện tương nào sau đây không gây ra sự dịch chuyển của đường cung
a) Sự gia tăng giá mặt hàng bổ sung
b) Sự gia tăng giá mặt hàng thay thế
c) Sự thay đổi giá của bản thân mặt hàng đó
d) Sự giảm sút của thu nhập
53. Chọn câu đúng trong những câu sau đây
a) Thu nhập của người tiêu dùng tăng sẽ làm đường cầu dịch chuyển về phía phải
b) Giá cả các yếu tố đầu vào tăng lên làm cho đường cung dịch chuyển về phía bên
phải.
c) Hệ số co dãn của cung với giá luôn nhỏ hơn không
d) Sự phản ứng của người tiêu dùng dễ dàng và nhanh chóng hơn nhà sản xuất
trước sự biến động giá cả trên thị trường.
54. Biểu cầu cho thấy:
a) Lượng cầu về một loại hàng hóa cụ thể tại các mức giá khác nhau.
b) Lượng cầu về một loại hàng hóa cụ thể khi thu nhập thay đổi.
c) Lượng hàng cụ thể sẽ được cung ứng cho thị trường tại các mức giá khác nhau.
d) Lượng cầu hàng hóa sẽ thay đổi khi giá của hàng hóa sẽ thay đổi.
55) Độ co dãn của cầu theo giá được xác định theo công thức sau:
a) (∆Q/P)/(∆P/Q) b) (∆Q/P) – (∆P/Q)
c) (∆Q/∆P) *(P/Q) d) (∆Q/P) + (∆P/Q)
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 25
56. Nếu hệ số co dãn chéo của đường cầu là số dương, chúng ta nói hai hàng hóa đó là:
a) Hàng thay thế b) Hàng độc lập
c) Hàng thứ cấp d) Hàng bổ sung
57) Trong trường hợp cầu co dãn nhiều, giá cả tăng sẽ làm tổng doah thu của người bán:
a) Giảm b) Tăng c) Không thay đổi d) Không dự đoán được
58) Tìm câu sai trong những câu dưới đây
a) Thu nhập giảm làm cho hầu hết các đường cầu dịch chuyển sang bên trái
b) Những hàng thiết yếu có độ co dãn của cầu nhỏ
c) Đường cầu biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu
d) Giá thuốc lá tăng mạnh làm đường cầu thuốc lá dịch chuyển sang phải
59. Quy luật cầu chỉ ra rằng: nếu các yếu tố khác không đổi thì:
a) Giữa lượng cầu hàng hóa này với giá hàng hóa thay thế có mối liên hệ với nhau
b) Giữa lượng cầu và thu nhập có mối quan hệ đồng biến
c) Giữa số lượng hàng hóa và sở thích có mối quan hệ đồng biến
d) Giữa số lượng hàng hóa với giá của nó có mối quan hệ nghịch biến.
60) Hệ số co giãn của cầu theo giá được xác định bằng cách.
a) Lấy % thay đổi của lượng cầu chia cho % thay đổi của thu nhập
b) Lấy phần % thay đổi của lượng cầu chia cho % thay đổi của giá
c) Lấy phần % thay đổi của giá chia cho % thay đổi của lượng cầu
d) Lấy số thay đổi của cầu chia cho số thay đổi của giá
61. Nếu phần % thay đổi của giá lớn hơn % thay đổi của lượng cung thì chung ta biết rằng
cung là:
a) Co dãn hoàn toàn b) Co dãn nhiều
c) Hoàn toàn không co dãn d) Co dãn ít
62. Hàm số cầu của một hàng hóa là : Q = 100 – 2P. Tại mức giá P = 25 thì cầu hàng hóa
này có mức co dãn theo giá là:
a) Co dãn đơn vị b) Co dãn hoàn toàn
c) Hoàn toàn không co dãn d) Co dãn it e) Co dãn nhiều
63. Khi giá sản phẩm thay thế và bổ sung cho sản phẩm A đều tăng lên, nếu các yếu tố khác
không đổi thì giá cả và sản lượng cân bằng đều thay đổi.
a) Giá tăng, lượng giảm
b) Giá tăng, lượng tăng
c) Không xác định được
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 26
d) Giá giảm, lượng tăng
e) Giá giảm, lượng giảm
64. Hệ số co dãn của cầu theo giá của mặt hàng máy lạnh là -2, có nghĩa là:
a) Giá tăng 10%; lượng cầu tăng 20%
b) Giá giảm 20%; lượng cầu tăng 10%
c) Giá giảm 10%; lượng cầu giảm 20%
d) Giá tăng 10%; lượng cầu giảm 20%
65. Khi cung sản phẩm X trên thị trường tăng lên nhưng không làm thay đổi số lượng sản
phẩm cân bằng mua và bán trên thị trường, chúng ta kết luận rằng cầu sản phẩm X
a) Co dãn nhiều. b) Co dãn ít
c) Co dãn đơn vị d) Hoàn toàn không co dãn
66. Câu nào sau đây là không đúng
a) Hệ số co giãn của cầu theo giá trong ngắn hạn thường lớn hơn trong dài hạn.
b) Dạng dốc xuống của đường cầu chỉ quan hệ nghịch biến giữa số cầu và giá cả
c) Phản ứng người tiêu dùng thường dễ dàng và nhanh chóng hơn nhà sản xuất
trước sự biến động của giá cả thị trường.
d) Khi mặt hàng thay thế hoặc bổ sung cho hàng hóa X thay đổi, đường cầu về
sản phẩm X sẽ thay đổi.
67. Khi một hàng hóa có độ co dãn của cầu theo giá là 1, khoản chi tiêu của người tiêu dùng.
a) Thay đổi cùng chiều với sự thay đổi giá
b) Thay đổi ngược chiều với sự thay đổi giá
c) Thay đổi ngược chiều và bằng % của sự thay đổi giá
d) Không thay đổi khi giá hàng hóa thay đổi.
68. Khi thu nhập của dân chung tăng, mà lượng cầu sản phẩm A giảm thì A là:
a) Hàng hóa cấp cao
b) Hàng hóa bình thường
c) Hàng hóa thiết yếu
d) Hàng thứ cấp
69. Sự tác động qua lại giữa người sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường nhằm xác định
a) Giá cả và sản lượng
b) Giá cả và chất lượng sản phẩm
c) Số lượng và chất lượng sản phẩm
d) Không có câu nào đúng
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 27
70. Trong điều kiện giá cả không đổi, đường cầu dịch chuyển là do tác động của các nhân tố.
a) Thu nhập của dân cư
b) Sở thích thị hiếu của người tiêu dùng
c) Giá cả sản phẩm thay thế
d) Cả 3 câu trên đều đúng
71. Tìm câu sai trong những câu dưới đây
a) Đường cung biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cung trên đồ thị
b) Trong những điều kiện khác không đổi, giá hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ làm
lượng cầu giảm.
c) Với mức giá và mặt hàng vải không đổi, khi thu nhập của người tiêu dùng
tăng lên, sẽ làm đường cầu mặt hàng này dịch chuyển sang trái.
d) Trong những yếu tố khác không đổi, giá mặt hàng TV tăng sẽ làm lượng cầu
TV giảm.
72. Tìm những câu đúng trong những câu sau đây
a) Tính chất co dãn của nhóm hàng thiết yếu là co dãn nhiều
b) Bếp ga và ga là hai mặt hàng bổ sung cho nhau
c) Hệ số co dãn của cầu theo thu nhập của hàng hóa xa xỉ phẩm nhỏ hơn 1
d) Giá cả các yếu tố sản xuất tăng sẽ làm cho đường cung dịch chuyển sang
phía phải.
73. Do có nhiều người từ các tỉnh nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh kết quả là đường cầu
mặt hàng gạo ở thành phố Hồ Chí Minh.
a) Dịch chuyển sang trái
b) Dịch chuyển sang phải
c) Dịch chuyển lên trên
d) Không có câu nào đúng
74. Cầu mặt hàng Y co dãn nhiều theo giá. Khi chính phủ đánh thuế theo snar lượng.
a) Phần lớn số thuế do người tiêu dùng chịu
b) Phần lớn số thuế do người sản xuất chịu
c) Số tiền thuế chia đều cho mỗi bên.
d) Người sản xuất chịu toàn bộ số thuế.
75. Khi chính phủ kiểm soát giá cả của hàng hóa làm cho giá của hàng hóa cao hơn mức giá
cân bằng trên thị trường.
a) Mọi người đều được lợi khi kiểm soát giá
b) Chỉ có người tiêu dùng được lợi
Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
http://www.ebook.edu.vn 28
c) Chỉ có một số người tìm được người mua sản phẩm của mình
d) Cả hai bên cùng có lợi.
76. Giá cả sản phẩm X là 8.000 đồng . Khi chính phủ đánh thuế 500đồng/sản phẩm, giá cả
trên thị trường là 8.500 đồng/sản phẩm. Vậy tính chất co dãn của cầu với giá sản phẩm X là.
a) Co dãn nhiều
b) Co dãn ít
c) Co dãn hoàn toàn
d) Hoàn toàn không co dãn
77. Trong điều kiện khác không đổi, khi giá cả các yếu tố sản xuất tăng lên thì giá cả và số
lượng cân bằng trên thị trường sẽ thay đổi như sau:
a) Giá tăng lên và sản lượng cân bằng tăng lên.
b) Giá tăng lên và sản lượng cân bằng giảm xuống
c) Giá giảm xuống và sản lượng cân bằng tăng lên
d) Giá giảm xuống và sản lượng cân bằng giảm xuống
78. Giả sử hàm số cầu thị trường của một loại nông sản P = -1/2Q +40. Vậy mức giá cân
bằng là:
a) P = 10 b) P = 20 c) P = 40 d) Không có câu nào đúng
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
http://www.ebook.edu.vn 29
Chương 3
LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
A. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG
(1) Các lý thuyết cơ bản về hành vi của người tiêu dùng bao gồm Lý thuyết lợi ích
đo được, Lý thuyết lợi ích có thể so sánh - phân tích bàng quan ngân sách, Lý thuyết sở thích
bộc lộ; và Cầu theo đặc tính sản phẩm.
(2) Lý thuyết lợi ích đo được là lý thuyết đơn giản nhất (tất nhiên sẽ có nhiều hạn
chế) đề cập tới tiêu dùng cá nhân với đối tượng nghiên cứu là người tiêu dùng hợp lý được
hiểu là Hộ gia đình: Một nhóm người sống cùng với nhau như một đơn vị ra quyết định tiêu
dùng nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi ích với thu nhập nhất định (khan hiếm).
(3) Lợi ích (U) là sự thoả mãn và hài lòng có được khi tiêu dùng hàng hoá hoặc dịch
vụ.
(4) Tổng lợi ích (TU) được hiểu là toàn bộ sự thỏa mãn và hài lòng khi tiêu dùng một
số lượng nhất định hàng hoá và dịch vụ.
(5) Lợi ích và Tổng lợi ích: là những khái niệm trừu tượng do đó để đo lợi ích người ta
dùng một đơn vị qui ước gọi là Utils.
(6) Lợi ích cận biên (MU): là lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng
hoá hoặc dịch vụ nào đó với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác.
(7) Quy luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu là lợi ích cận biên của một
hàng hoá hoặc một dịch vụ có xu hướng giảm xuống ở một điểm nào đó khi hàng hoá hoặc
dịch vụ đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời gian nhất định với điều kiện giữ nguyên
mức tiêu dùng các hàng hoá khác. Hay nói cách khác mỗi đơn vị hàng hoá kế tiếp được tiêu
dùng sẽ mang lại lợi ích bổ sung (lợi ích cận biên) ít hơn đơn vị hàng hoá tiêu dùng trước đó.
(8) Quy luật lợi ích cận biên giảm dần gắn với tâm lý chủ quan của người tiêu dùng,
nặng về định tính nhưng giải thích được vì sao đường cầu lại nghiêng xuống dưới về phía
phải. Khi lợi ích cận biên của hàng hoá đo bằng giá, thì đường cầu giống như phần dương của
đường lợi ích cận biên. Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường
cầu cá nhân.
(9) Thặng dư tiêu dùng (CS) là sự chênh lệch giữa lợi ích cận biên của người tiêu
dùng một đơn vị hàng hoá hay dịch vụ nào đó (MU) với chi phí cận biên để thu được lợi ích
đó (MC), tức là sự khác nhau giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một hàng hoá và
giá mà thực tế đã trả khi mua hàng hoá đó. Tổng hợp thặng dư tiêu dùng của từng cá nhân là
thặng dư tiêu dùng dùng chung của thị trường (CS).
(10) Người tiêu dùng đạt được trạng thái cân bằng bằng cách gia tăng mua một sản
phẩm cho đến khi giá trị mà họ gán cho đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng với mức giá sản
phẩm đó (MU=MC=P).
(11) Để tối đa lợi ích đo được cần tuân theo nguyên tắc cân bằng tiêu dùng cận
biên: MU1/P1=MU2/P2=MU3/P3=….= MUn/Pn. Quy tắc này nói lên rằng người tiêu dùng hợp
lý sẽ mua mỗi loại hàng hoá cho đến khi tỷ lệ giữa lợi ích tăng thêm thu được so với giá phải
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
http://www.ebook.edu.vn 30
trả là bằng nhau cho mỗi loại hàng hoá. Hay nói cách khác, lợi ích cận biên phát sinh do mỗi
đơn vị tiền tệ chi ra phải là như nhau đối với mỗi loại hàng hoá.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG
1. Phân tích nội dung quy luật lợi ích cận biên giảm dần và ý nghĩa của nó trong
việc phân tích hành vi người tiêu dùng. Cho ví dụ minh họa.
2. Sử dụng quy luật lợi ích cận biên giảm dần, giải thích đường cầu nghiêng
xuống dưới về phía phải và minh họa bằng đồ thị.
3. Phân tích nội dung tối đa hoá lợi ích (giả định lợi ích đo được) của người tiêu
dùng.
4. Hãy giải thích tại sao người tiêu dùng lại khó khăn hơn trọng việc lựa chọn
tiêu dùng tối ưu khi một hàng hoá mà họ mua bị định lượng.
5. Phương pháp lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi biết U, MU, TU
6. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu thông qua đường ngân sách và đường bàng quan.
C.BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1. Giải thích tại sao để đạt được sự thỏa mãn tối đa lợi ích, tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng
hóa phải bằng tỷ lệ giá cả của hai hàng hóa đó.
2. Giải thích tại sao người tiêu dùng gặp khó khăn hơn khi một sản phẩm mà họ mua bị định
lượng .
3. Giả sử một người dành ngân sách cho trước để mua hai sản phẩm là lương thực thực phẩm
và quần áo. Nếu lương thực thực phẩm là thứ cấp thì có thể kết luận quần áo cũng là thứ cấp
hay thông thường hay không? Tại sao?
4. Một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm A. Biết sản phẩm A là hàng
cao cấp vậy nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên doanh nghiệp này cần phải thay đổi
sản lượng bán trên thị trường như thế nào?
5. Một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bổ sung với sản phẩm A. Biết sản phẩm A là hàng
cao cấp vậy nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên doanh nghiệp này cần phải thay đổi
sản lượng bán trên thị trường như thế nào?
C. BÀI TẬP
1. Với một phần thu nhập bổ sung hàng tháng 100 nghìn đồng, người tiêu dùng này dùng để
mua bánh mỳ và vé xem phim. Giá bánh mỳ là 2 nghìn đồng/ chiếc. Giá xem phim là 20 ngàn
đồng/chiếc
a) Vẽ đường ngân sách cho người tiêu dùng này.
b) Người bán bánh mỳ giảm giá xuống 1 ngàn đồng/chiếc, hãy vẽ đường ngân sách mới cho
người tiêu dùng này.
2. Bạn có 40 nghìn để chi tiêu cho 2 hàng hóa. Hàng hóa thứ nhất giá 10 nghìn một đơn vị,
hàng hóa thứ 2 giá 5 nghìn một đơn vị.
a) Hãy viết phương trình đường ngân sách của bạn
b) Giả sử giá hàng hóa thứ nhất tăng lên thành 20 nghìn và thu nhập của bạn cung tăng lên
thành 60 nghìn. Hãy vẽ đường ngân sách mới của bạn.
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
http://www.ebook.edu.vn 31
3. Một khách bay thường xuyên của một hãng hàng không được giảm giá vé 25% khi bay
được 25.000 dặm 1 năm, và 50% khi đã bay được 50.000 dăm. Hãy vẽ đường ngân sách cho
người này.
4. Hàm lợi ích của một người tiêu dùng được cho bởi: U(X,Y) =XY.
a) Giả sử lúc đầu người tiêu dùng dùng 4 đơn vị X và 12 đơn vị Y. Nếu việc tiêu dùng hàng
hóa Y giảm xuống còn 8 đơn vị thì người này phải có bao nhiêu đơn vị X để thỏa mãn như
lúc đầu.
b) Người này thích tập hợp nào hơn trong hai tập hợp sau: 3 đơn vị X và 10đơn vị Y; 4 đơn vị
X và 8 đơn vị Y.
c) Hãy xét 2 tập hợp sau: (8,12) và (16,6), người này có bàng quan giữa hại tập hợp này
không?
5. Một người tiêu dùng có mức thu nhập hàng tháng là I = 200 ngàn đồng để phân bố tiêu
dùng 2 hàng hóa X và Y.
a) Giả sử giá hàng hóa X, PX= 4 ngàn đồng một đơn vị sản phẩm, giá sản phẩm Y là PY = 2
ngàn đồng một đơn vị sản phẩm Y. Hãy vẽ đường ngân sách cho người tiêu dùng này.
b) Giả sử hàm lợi ích của người tiêu dùng này được cho bởi U(X,Y) = 2X + Y. Người này nên
chọn kết hợp X,Y nào để tối đa hóa lợi ích?
c) Cửa hàng nơi người này thường mua có khuyến khích đặc biệt. Nếu mua 20 đơn vị Y ( ở
giá 2 ngàn) sẽ được thêm 10 đơn vị Y nữa không mất tiền. Điều này chỉ áp dụng cho 20 đơn
vị Y đầu tiên, tất cả các đơn vị sau vẫn phải mua ở mức giá 2 ngàn (trừ số thưởng). Hãy vẽ
đường ngân sách cho người này.
d) Vì cung hàng hóa Y giảm nên giá của nó tăng thành 4 ngàn đồng một đơn vị. Cửa hàng này
không khuyến khích mua như trước nữa. Bây giờ đường ngân sách của người này thay đổi
như thế nào?. Kết hợp X,Y tối đa hóa lợi ích của người đó?
6. Cho đường ngân sách và 3 đường bàng quan của 1 người ở hình dưới đây:
a) Nếu giá của Y là 15$ thì ngân sách của
người tiêu dùng này là bao nhiêu?
b) Đã biết câu trả lời của câu a, giá của X sẽ
là bao nhiêu?
c) MRSX/Y ở điểm tiêu dùng tối ưu là bao
nhiêu?
d) Tại sao điểm tối ưu không phải là A, là B?
e) Nếu những người tiêu dùng tối đa hóa lợi
ích của một thành phố khác trả một nửa cho
hàng hóa Y và gấp đôi cho hàng hóa X thì
MRSX/Y của họ là bao nhiêu?
Hàng hóa Y
10 A
C B
O 20
Hàng hóa X
7. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 3500 để mua hai sản phẩm X và Y với mức giá
tương ứng là Px =500, Py = 200. Sở thích của người này được biểu thị qua hàm số
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
http://www.ebook.edu.vn 32
TUX= - Q2
X + 26QX
TUY = -5/2 Q2
Y + 58QY
Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tính tổng lợi ích tối đa.
8. Giả sử một người tiêu dùng có mức thu nhập bằng tiền I = 60 USD dùng để mua hai hàng
hoá là là X và Y với giá PX= 3 USD; PY = 1USD. Cho biết hàm tổng lợi ích TU = X.Y.
a) Viết phương trình đường ngân sách
b) Tính MUX, MUY, MRSX/Y.
c) Xác định số lượng hàng hoá X, Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hoá lợi ích
và mức tổng lợi ích lớn nhất.
9. Một người tiêu dùng có mức thu nhập là I = 24$ dùng để mua hai hàng hoá X và Y, giá sản
phẩm X là PX=3$; giá sản phẩm Y là PY =2,5$. Tổng lợi ích thu được từ việc tiêu dùng sản
phẩm X và Y là TUX và TUY cho bởi bằng sau đây.
Tổng lợi ích của việc tiêu dùng hàng hoá X và Y
Hàng hoá X và Y 1 2 3 4 5 6 7
TUX 48 90 126 156 180 198 210
TUY 50 96 138 176 210 240 266
Yêu cầu : Hãy xác định số lượng sản phẩm X và Y mà người tiêu dùng này sẽ mua để tối đa
hoá lợi ích và mức tổng lợi ích lớn nhất.
BÀI TẬP TỰ GIẢI
1. Một người tiêu dùng có thu nhập I = 36000 ngàn đồng chi tiêu cho 3 loại sản
phẩm X,X,Z. Đơn giá các sản phẩm
PX = PY = PZ = 3000 ngàn đồng.
Sở thích của người tiêu dùng này được thể hiện thông qua bảng sau
Sản phẩm TUX TUY TUZ
1 75 68 62
2 147 118 116
3 207 155 164
4 252 180 203
5 289 195 239
6 310 205 259
7 320 209 269
a) Để tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng này phải phân phối thu nhập của mình như thế
nào để tiêu dùng 3 loại sản phẩm ? Tổng lợi ích đạt được là bao nhiêu ?
b) Thu nhập vẫn là I = 36000 ngàng đồng, nhưng giá sản phẩm thay đổi :
PX = PZ = 3000 đồng/sản phẩm
PY = 6000 đồng/sản phẩm
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
http://www.ebook.edu.vn 33
Vậy người tiêu dùng này phải phân phối thu nhập của mình như thế nào để tối đa hóa
lợi ích. Mức tổng lợi ích lớn nhất là bao nhiêu ?
c) Vẽ đường cầu cá nhân của các sản phẩm X,Y,Z
2. Một người tiêu dùng có thu nhập I = 1.200 ngàn đồng dùng để mua 2 sản phẩm X và
Y, với PX = 100 ngàn đồng/sản phẩm ; PY = 300 ngàn đồng/ sản phẩm. Mức thỏa mãn của
người tiêu dùng này được biểu hiện qua hàm số sau :
TUX = - 1/3 X2
+10X
TUY = - 1/2 Y2
+ 20Y
a) Tìm phương án tiêu dùng tối ưu
b) Tính tổng lợi ích của người tiêu dùng này.
3. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 1.200 dùng để mua 2 sản phẩm X và Y, với PX =
100 ngàn đồng/sản phẩm ; PY = 300 ngàn đồng/ sản phẩm. Mức thỏa mãn của người tiêu dùng
này được biểu hiện qua hàm số sau : TU = X.Y
a) Xác định lợi ích cận biên của sản phẩm X và sản phẩm Y
b) Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tổng lợi ích tối đa của người tiêu dùng này.
4. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 300 để chi mua 2 sản phẩm X và Y, với giá
tương ứng PX = 10 ; Py = 20. Sở thích của người tiêu dùng này được thể hiện qua hàm
số sau : TU = X(Y-2).
a) Tìm phương án tiêu dùng tối ưu và tổng lợi ích tối đa đạt được.
b) Nếu thu nhập tăng lên I2 = 600, giá các sản phẩm không đổi, thì phương án tiêu dùng
tối ưu và tổng lợi ích đạt được là bao nhiêu?
c) Nếu giá sản phẩm Y tăng lên Py = 30, các yếu tố khác không đổi, khi đó người tiêu
dùng này sẽ mua bao nhiêu sản phẩm X, Y và lợi ích tôi đa đạt được là bao nhiêu ?
E. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Để tối đa hóa lợi ích với thu nhập cho trước, người tiêu dùng phân phối thu nhập để
mua sản phẩm theo nguyên tắc
a) Lợi ích cận biên của các sản phẩm bằng nhau:
MUx = MUY = MUZ =…
b ) Một đơn vị tiền tệ mang lại lợi ích như nhau khi tiêu dùng những hàng hóa khác nhau.
MUx / Px= MUY/PY = MUZ/PZ =…
c) Ưu tiên những sản phẩm có mức giá rẻ
d) Phân chi tiêu cho mỗi sản phẩm là bằng nhau
2. Đường tiêu dùng là :
a) Là tập hợp các kết hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá cả thay đổi, khi các yếu tố khác
không đổi.
b) Tập hợp những tiếp điểm giữa đường bàng quan và đường ngân sách khi giá cả và thu
nhập thay đổi
c) Tập hợp những tiếp điểm giữa đường bàng quan và đường ngân sách khi giá cả và thu
nhập thay đổi, các yếu tố khác không đổi.
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
http://www.ebook.edu.vn 34
d) Là tập hợp các kết hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá cả thay đổi các sản phẩm thay
đổi, khi các yếu tố khác không đổi, thu nhập không đổi.
3. Điểm phối hợp tối ưu ( đạt TUMax) giữa hai sản phẩm X và Y là :
a) Tiếp điểm của đường lợi ích với đường ngân sách
b) Tiếp điểm của đường lợi ích với đường đồng phí
c) Tiếp điểm của đường đồng lượng với đường đồng phí
d) Tiếp điểm của đường đồng lượng với đường đồng phí.
4. Đường ngân sách có dạng : Y =100 - 2X ; Nếu Py = 10 và
a) Px = 5, I = 100 b) Px = 10, I = 2.000
c) Px = 20, I = 2.000 d) Px = 20, I = 1.000
5. Nếu Px = 5 và Py = 20 và I = 1000 thì đường ngân sách có dạng
a) Y = 200 -1/4X b) Y = 100 + 4X
c) Y = 50 + 1/4X d) Y = 50 -1/4X
6. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 1200 ngàn dùng để mua 2 sản phẩm X và Y
với giá PX = 100 ngàn/sản phẩm ; PY = 300 ngàn/sản phẩm. Mức thỏa mãn được thể hiện
qua hàm số : TUX = - 1/3 X2
+ 10X TUY = -1/2Y2
+ 20Y
a) MUX = -1/3X +10 MUY = -1/2Y +20
b) MUX = 2/3X +10 MUY = -Y +20
c) MUX = -2/3X +10 MUY = -Y +20
d) Tất cả điều trên đều sai
7. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 1200 ngàn dùng để mua 2 sản phẩm X và I
với giá PX = 100 ngàn/sản phẩm ; PY = 300 ngàn/sản phẩm. Mức thỏa mãn được thể hiện
qua hàm số : TUX = - 1/3 X2
+ 10X TUY = -1/2Y2
+ 20Y
a) X = 3 ; Y = 3 b) X = 6 Y = 2
c) X = 9 Y = 1 d) Tất cả đều sai
8. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 1200 ngàn dùng để mua 2 sản phẩm X và Y
với giá PX = 100 ngàn/sản phẩm ; PY = 300 ngàn/sản phẩm. Mức thỏa mãn được thể hiện
qua hàm số : TUX = - 1/3 X2
+ 10X TUY = -1/2Y2
+ 20Y
a) TUMax = 86 b) TUMax = 82 c) TUMax = 76 d) TUMax = 96
9. Đường ngân sách là :
a) Tập hợp các phân phối có thể có giữa 2 sản phẩm người tiêu dùng có thể mua khi thu
nhập không đổi.
b) Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua khi thu
nhập thay đổi.
c) Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua khi giá
sản phẩm thay đổi.
d) Tập hợp các phối hợp có thể mua giữa hai sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua với
giá sản phẩm cho trước và thu nhập không đổi
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
http://www.ebook.edu.vn 35
10. Đẳng thức nào dưới đây chỉ ra sự tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng
hai hàng hoá X1 và X2
a) MUx1 =MUx2
b) MUx1/X1 = MUx2/X2
c) MUx1/Px1 = MUx2/Px2
d) MUx1/MUx2 =Px1/Px2
e) Cả c và d
11. Độ dôc của đường ngân sách phụ thuộc vào
a) Tỷ lệ giá cả của hai hàng hoá
b) Thu nhập của người tiêu dùng
c) Số lượng người tiêu dùng
d) Hàng hoá đó là thư cấp hay thông thường.
12. Khi hàng hoá là thay thế hoàn toàn cho nhau thì
a) Tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hoá giảm dần
b) Các đường bàng quan có dạng tuyến tính
c) Tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hoá là hằng số
d) Cả b và c.
13. Thu nhập tăng giá không đổi, khi đó
a) Độ dốc của đường ngân sách thay đổi
b) Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải
c) Đường ngân sách trở nên phẳng hơn
d) Đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái
14. Độ dốc của đường bàng quan phản ánh
a) Sự ưa thích có tính bắc cầu
b) Sự ưa thích là hoàn chỉnh
c) Tỷ lệ thay thế giữa hai hàng hoá
d) Các trường hợp trên đều sai.
15. Sự chênh lệch giữa giá mà người tiêu sẵn sàng trả cho hàng hoá và dịch vụ nào đó với giá
mà người tiêu dùng mua hàng hoá đó gọi là
a) Tổng giá trị nhận được khi tiêu dùng hàng hoá đó
b) Độ co giãn của cầu
c) Thặng dư sản xuất
d) Thăng dư tiêu dùng
16. Sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng là sự lựa chọn thoả mã điều kiện
a) Độ dốc của đường ngân sách bằng với độ dốc của đường bàng quan
b) Tỷ lệ thay thế biên của hai hàng hoá bằng với tỷ lệ giá của chúng
c) Đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
http://www.ebook.edu.vn 36
d) Các câu trên đều đúng
17. Khi đạt tối đa hoá lợi ích, thì lợi ích cân biên của đơn vị hàng hoá cuối cùng của các hàng
hoá phải bằng nhau( MUX=MUY=….MUn)
a) Đúng hay sai tuỳ theo sở thích của người tiêu dùng
b) Đúng hay sai tuỳ theo thu nhập của người tiêu dùng
c) Đúng khi giá của các hàng hoá bằng nhau
d) Luôn luôn sai.
18. Khi tổng lợi ích giảm, thì lợi ích cận biên sẽ
a) Dương và tăng dần
b) Âm và giảm dần
c) Dương và giảm dần
d) Âm và tăng dần.
19. Đường bàng quan của hai sản phẩm X và Y thể hiện:
a) Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y với thu nhập nhất định.
b) Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y cùng tạo ra một mức lợi
ích khác nhau.
c) Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y cùng tạo ra một mức lợi
ích như nhau.
d) Không có câu nào đúng.
20. Lợi ích cận biên đo lường
a) Mức thoả mãn tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm, trong khi các
yếu tố khác không đổi.
b) Độ dốc của đường bàng quan
c) Độ dốc của đường ngân sách
d) Tỷ lệ thay thế biên giữa hai sản phẩm.
21. Giả thuyết nào sau đây không được đề cập đến khi phân tích sở thích trong lý thuyết về sự
lựa chọn của người tiêu dùng.
a) Sự ưu thích là hoàn chính và nó có thể so sánh được
b) Sở thích có tính bắc cầu
c) Thích nhiều hơn là ít hàng hóa
d) Không đúng câu nào
22. Cho 3 giở hàng hóa sau đây
3 giở hàng hóa Thực phẩm Quần áo
A 15 18
B 14 19
C 13 17
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
http://www.ebook.edu.vn 37
Nếu phối hợp tiêu dùng A và B cùng nằm trên 1 đường bàng quan và sở thích thỏa mãn các
giả thiết về lựa chọn thì:
a. A được thích hơn C
b. B được thích hơn C
c. Cả a và b đều đúng
d. Không câu nào đúng
23 . Nếu MUA = 1/QA; MUB =1/QB, giá của A là 50, giá của B là 400 và thu nhập của người
tiêu dùng là 12.000. Để tối đa hóa thỏa mãn người tiêu dùng sẽ mua mỗi loại hàng hóa bao
nhiêu?
a) A=120 , B=15 b) A=24, B=27 c) A=48 B=24 d) Không câu nào đúng
24. Các đường bàng quan của một người tiêu dùng A với 2 loại hàng hóa X và Y được biểu
hiện bằng đồ thị sau:
Y
0 X
Dựa trên đồ thị này chúng ta có thể kết luận
a) Người A coi hàng hóa Y là tốt nhất
b) Người A coi hàng hóa X là tốt nhất
c) Người A coi hai hàng hóa này là
hoàn toàn thay thế cho nhau
d) Người a coi hai hàng hóa này là bổ
sung cho nhau
25. Một người dành thu nhập 210 đvt để mua hai sản phẩm X và Y với PX =30đvt/sản phẩm;
PY =10đvt, lợi ích cận biên của người này được cho bởi bảng sau?
Số lượng 1 2 3 4 5 6 7
MUX 20 18 16 14 12 10 8
MUY 9 8 7 6 5 4 2
Tổng lợi ích lớn nhất mà người tiêu dùng này đạt được là:
a) 119 b) 150 c) 170 d) 185
26. Tìm câu trả lời sai trong những câu sau đây.
a) Đường bàng quan thể hiện tất các cách kết hợp khác nhau về sự lựa chọn hàng hóa
tiêu dùng cho cùng một mức lợi ích.
b) Tỷ lệ thay thế biên thể hiện tỷ lệ đánh đổi giữa 2 loại hàng hóa tổng mức lợi ích là
không đổi.
c) Các đường bàng quan không cắt nhau
d) Đường bàng quan luôn có độ dốc bằng với tỷ số giá của hai loại hàng hóa.
27. Phân phối tối ưu của người tiêu dùng là phân phối thỏa mãn điều kiện:
a) Độ dốc của đường ngân sách bằng với độ dốc của đường bàng quan
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
http://www.ebook.edu.vn 38
b) Tỷ lệ thay thế biên giữa các hàng hóa bằng tỷ số giá của chúng
c) Đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan
d) Các câu trên đều đúng.
28. Giả sử người tiêu dùng dành hết thu nhập để mua hai hàng hóa X và Y. Nếu giá hàng
hóa X và Y đều tăng gấp đôi, đồng thời thu nhập của người tiêu dùng cũng tăng lên gấp 2 thì
đường ngân sách của người tiêu dùng này sẽ:
a) Dịch chuyển song song sang phải
b) Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang phải
c) Không thay đổi
d) Dịch chuyển song song sang trái
29.Giả sử người tiêu dùng luôn chi tiêu hết thu nhập và chỉ mua 2 sản phẩm X và Y. Khi
giá X tăng lên ( các yếu tố khác không đổi) thì người này mua sản phẩm Y nhiều hơn, chúng
ta có thể kết luận về tính chất co dãn của cầu theo giá đối với sản phẩm X của người này là:
a) Co dãn đơn vị b) Co dãn ít c) Không thể xác định được d) Co dãn nhiều
30. Trên đồ thị trục tung biểu thị số lượng của sản phẩm Y, trục hoành biểu thị số lượng
của sản phẩm X. Độ dốc của đường ngân sách bằng -3, có nghĩa là:
a) MUX = 3MUY b) MUY = 3MUX c) PX = 1/3PX d) PX = 3PY
31. Khi giá cả của hàng hóa bình thường giảm, người tiêu dùng mua hàng hóa này nhiều
hơn, đó là hệ quả của:
a) Tác động thay thế hoặc tác động thu nhập
b) Tác động thu nhập
c) Tác động thay thế và tác động thu nhập
d) Tác động thay thế.
32. Nếu (MUX/PX) > (MUY/PY) thì
a) Hàng hóa X đắt hơn hàng hóa Y
b) Giảm chi tiêu 1 đồng cho hàng hóa Y và chuyển sang chi tiêu cho hàng hóa X sẽ làm
tăng tổng lợi ích.
c) Hàng hóa X rẻ hơn hàng hóa Y
d) Giảm chi tiêu 1 đồng cho hàng hóa X và chuyển sang chi tiêu cho hàng hóa Y thì tổng
lợi ích sẽ tăng.
33. Đường bàng quan của 2 sản phẩm X và Y thể hiện
a) Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y với thu nhập nhất định
b) Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y tạo ra mức hữu dụng khác nhau
c) Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y cũng tạo ra mức hữu dụng giống
nhau.
d) Không có câu nào đúng.
34. Sự thay đổi lượng cầu của một hàng hóa do giá cả hàng hóa liên quan thay đổi, mà vẫn
giữ nguyên được mức thỏa mãn được gọi là tác động.
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
http://www.ebook.edu.vn 39
a) Thu nhập b) Thay thế c) Giá cả d) Không có câu nào đúng
35. Đối với hàng hóa cấp thấp, tác động ( hiệu ứng) thu nhập và tác động thay thế
a) Cùng chiều với nhau
b) Ngược chiều nhau
c) Có thể cùng chiều hoặc ngược chiều tùy mỗi tình huống
d) Loại trừ nhau
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP
http://www.ebook.edu.vn 40
Chương 4
LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP
A. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG
(1) Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, gọi là các đầu vào
hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hoá dịch vụ mới, gọi là đầu ra (hay sản phẩm).
(2) Hãng ( doanh nghiệp) được hiểu là tổ chức kinh tế thuê mua các yếu tố sản xuất, sản
xuất ra các hàng hoá, dịch vụ để bán nhằm mục đích sinh lời. Trong thực tế, các hãng có hình
thức và quy mô khác nhau nhưng được giả định có mục tiêu chung là tối đa hoá lợi nhuận.
(3) Trong lý thuyết sản xuất và chi phí người ta sử dụng hai khái niệm: ngắn hạn (SR) và
dài hạn (LR). Ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một đầu vào cố định. Dài hạn
được định nghĩa là khoảng thời gian trong đó hãng có thể thay đổi tất cả các đầu vào sử dụng
trong quá trình sản xuất.
(4) Hàm sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật biểu hiện lượng hàng hoá tối đa có thể thu được
từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn…) với một trình độ công
nghệ nhất định. Dạng tổng quát của hàm sản xuất là : Q=f(x1,x2…xn) trong đó : Q là sản lượng
(đầu ra), x1,x2…xn là các yếu tố sản xuất (đầu vào). Hàm Cobb-Douglas với 2 đầu vào tư bản
và lao động có dạng: Q= f(K,L) = a.Kα
.Lβ
; tổng các hệ số α và β có thể cho chúng ta biết hiệu
suất của quy mô. Nếu α + β =1 thì hàm sản xuất có hiệu suất không đổi của quy mô. Nghĩa là
nếu tăng gấp đôi các đầu vào sử dụng thì mức sản lượng cũng tăng gấp đôi. Nếu α + β <1 thì
hàm sản xuất có hiệu suất giảm của quy mô, nếu α + β >1 thì hàm sản xuất có hiệu suất tăng
của quy mô.
(5)Trong ngắn hạn tổng sản phẩm (TP) ký hiệu - Q là lượng sản phẩm được sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian. Sản phẩm bình quân (AP) là sản phẩm trên một đơn vị thời gian.
Chẳng hạn năng suất bình quân của lao động là APL =Q/L. Đối với tư bản, sản phẩm bình
quân là APK = Q/K. Các tỷ số này được gọi là năng suất bình quân của lao động và năng suất
bình quân của tư bản. Năng suất cận biên phản ánh số sản phẩm tăng thêm khi hãng tăng thêm
1 đơn vị đầu vào biến đổi đó.
(6) Quy luật năng suất cận biên giảm dần cho rằng: Sản phẩm hiện vật cận biên của bất cứ
yếu tố sản xuất nào sẽ bắt đầu giảm xuống tại một điểm nào đó khi mà càng có nhiều yếu tố
đó được sử dụng trong quá trình sản xuất đã có (với điều kiện giữ nguyên mức sử dụng các
đầu vào cố định khác) hay nói cách khác mỗi một đơn vị đầu vào biến đổi tăng thêm được sử
dụng trong quá trình sản xuất sẽ đem lại lượng sản phẩm bổ sung (sản phẩm cận biên) ít hơn
đơn vị đầu vào trước đó.
(7) Các chi phí ngắn hạn bao gồm tổng chi phí - chi phí cố định- chi phí biến đổi và các
chi phí bình quân như chi phí cố định bình quân AFC = FC/Q. Chi phí biến đổi bình quân
AVC =VC/Q; Chi phí bình quân ATC =TC/Q hoặc có thể tính bằng tổng của chi phí biến đổi
bình quân và chi phí cố định bình quân ATC = AFC + AVC.
(8) Chi phí về tài nguyên (hay chi phí bằng hiện vật), chi phí kinh tế và chi phí tính toán,
chi phí cơ hội… là những khái niệm khác nhau và giúp phân biệt 2 khái niệm lợi nhuận kinh
tế và lợi nhuận tính toán hay còn gọi là lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận kinh tế được định nghĩa
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP
http://www.ebook.edu.vn 41
là phần chênh lệch giữa Tổng doanh thu và Tổng chi phí kinh tế, còn Lợi nhuận tính toán là
phần chênh lệch giữa Tổng doanh thu và Tổng chi phí tính toán.
(9) Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí sản xuất (TC)
trong một khoảng thời gian xác định. Tổng lợi nhuận = lợi nhuận đơn vị x lượng bán, Trong
đó Lợi nhuận đơn vị = giá bán - tổng chi phí bình quân.
(10) Quy tắc chung để hãng tối đa hoá lợi nhuận là tăng sản lượng khi nào doanh thu cận
biên còn vượt quá chi phí cận biên cho đến khi doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên thì
dừng lại khi MR=MC mức sản lượng tối ưu (Q*
) để tối đa hoá lợi nhuận (Πmax).
(11) Để tối đa hoá doanh thu cần điều kiện MR =0
B . CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT
1. Thế nào là đầu vào, đầu ra, hàm sản xuất, công nghệ sản xuất
2. Phân tích các yếu tố sản xuất (đầu vào) và sản phẩm (đầu ra) của hãng.
3. Phân tích nội dung và quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên của một
đầu vào biến đổi
4. Phân tích nội dung ý nghĩa của qui luật năng suất cận biên giảm dần.
5. Chi phí, tổng chi phí trong ngắn hạn và dài hạn
6. Chi phí trung bình, chi phí cân biên trong ngắn hạn và dài hạn
7. Phân tích nội dung nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của hãng.
8. Điểm hoà vốn, điểm bắt đầu sản xuất của doanh nghiệp.
C. CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Tại sao năng suất biên của lao động rất có thể tăng sau đó giảm dần trong ngắn hạn.
2. Bạn là người chủ doanh nghiệp đang tìm người để lấp vào vị trí trống trong một dây
chuyền sản xuất. Bạn quan tâm nhiều hơn đến năng suất lao động trung bình hay năng suất
biên của người lao động cuối cùng muốn thuê? Nếu bạn nhận thấy rằng năng suất trung
bình của doanh nghiệp đang bắt đầu giảm bạn có nên thuê thêm bất kỳ công nhân nào nữa
không? tại sao?
3. Đứng trước các điều kiện thay đổi liên tiếp, tai sao một hãng bao giờ cũng giữ yếu tố nào
đó cố định. Điều gì xác định một yếu tố là cố định hay biến đổi?
4. Có thể có hay không có một hãng có hàm sản xuất cho thấy lợi tức tăng dẫn theo quy mô,
lợi tức không đổi theo quy mô, lợi tức giảm dần theo quy mô khi sản lượng tăng? Hãy lý
giải?
5. Một hãng chi trả cho người kế toán của mình một khoản tiền là 100 triệu đồng /năm đây là
chi phí cố định hay biến đổi? Hãy giải thích?
6. Hàm sản xuất là gì? Hàm sản xuất trong dài hạn khác với hàm sản xuất trong ngắn hạn như
thế nào?
7. Lợi tức giảm dần đối với một yếu tố sản xuất duy nhất và lợi tức không đổi theo quy mô là
không mâu thuẫn.
8. Độ cong của đường đồng lượng liên quan tới tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên dọc theo
đường đồng lượng như thế nào?
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP
http://www.ebook.edu.vn 42
9. Cho một ví dụ về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn
10. Người chủ một cửa hàng bán lẻ tự làm lấy công việc kế toán của mình. Bạn đo lường chi
phí cơ hội của người này khi làm công việc kế toán như thế nào?
11. Giả sử một nhà sản xuất nhận thấy tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên ( MRTS) của vốn cho
lao động trong quá trình sản xuất lớn hơn tỷ lệ tiền thuê máy móc với tiền công cho dây
truyền sản xuất. Người chủ này phải thay đổi cách sử dụng vốn và lao động như thế nào để
tối thiểu hóa được chi phí sản xuất?
12. Tại sao đường đồng phí lại là đường thẳng?
13. Nếu chi phí biên của sản xuất tăng, chi phí biến đổi trung bình của sản xuất tăng dần hay
giảm dần ? Hãy giải thích?
14. Nếu chi phí biên của sản xuất lớn hơn chi phí biến đổi trung bình? Điều này có thể cho biết
chi phí trung bình tăng dần hay giảm dần không? Hãy giải thích?
15. Nếu các đường chi phí trung bình của doanh nghiệp có hình chữ U, tại sao chi phí biến đổi
trung bình đạt điểm cực tiểu ở mức sản lượng thấp hơn đường chi phí trung bình.
16. Nếu một hãng được hưởng lợi tức tăng dần theo quy mô đến một mức sản lượng nào đó,
sau đó thì lợi tức không đổi theo quy mô, có thể nói gì về hình dáng của đường chi phí
trung bình trong dài hạn?
17. Một sự thay đổi trong giá của một đầu vào làm thay đổi đường phát triển trong dài hạn
như thế nào?
18. Một hãng có quy trình sản xuất trong đó các đầu vào là hoàn toàn thay thế trong dài hạn.
Bạn có thể nói gì về tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS) là cao hay thấp không? Tại
sao?
19. Năng suất biên của lao động được biết là lớn hơn năng suất trung bình của lao động ở một
mức công việc nhất định . Năng suất trung bình tăng dần hay giảm dần? Hãy giải thích?
C. BÀI TẬP
1. Trong ngắn hạn, giả sử một doanh nghiệp sản xuất ghế, có các máy móc thiết bị là cố định,
biết rằng khi số người được dùng trong quá trình sản xuất tăng từ 1 tới 7, số ghế sản xuất
được thay đổi như sau: 10; 17, 22,25, 26, 25, 23.
a) Tinh năng suất biên và năng suất trung bình của doanh nghiệp.
b) Có phải hàm sản xuất của doanh nghiệp cho thấy lợi tức đối với lao động giảm dần? Giải
thích?
c) Giải thích điều gì sẽ làm cho năng suất biên của lao động trong doanh nghiệp trở nên có giá
trị âm?
2. Điền vào các khoảng trống trong bảng dưới đây
Số lượng các yếu tố
sản xuất biến đổi
(1)
Tổng sản lượng
(2)
Năng suất biên của
yếu tố sản suất biến
đổi (MP)
(3)
Năng suát trung bình
của yếu tố sản xuất
biến đổi (AP)
(4)
0 0
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf

More Related Content

What's hot

Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngGiáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngIESCL
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóaLyLy Tran
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongPhi Phi
 
Mô hình keynes
Mô hình keynesMô hình keynes
Mô hình keynesvxphuc
 
Chương 6 chính sách giá cả. marketing căn bản
Chương 6   chính sách giá cả. marketing căn bảnChương 6   chính sách giá cả. marketing căn bản
Chương 6 chính sách giá cả. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)Viết Dũng Tiêu
 
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vnVân Võ
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toánLớp kế toán trưởng
 
Kinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.pptCan Tho University
 
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktCau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktBuinuong993
 
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...Man_Ebook
 
Bai tap quan tri chat luong
Bai tap quan tri chat luongBai tap quan tri chat luong
Bai tap quan tri chat luongxuanduong92
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGDigiword Ha Noi
 
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptxKTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptxHongYn889320
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịĐinh Công Lượng
 
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Ác Quỷ Lộng Hành
 

What's hot (20)

Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngGiáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
 
Mô hình keynes
Mô hình keynesMô hình keynes
Mô hình keynes
 
Chương 6 chính sách giá cả. marketing căn bản
Chương 6   chính sách giá cả. marketing căn bảnChương 6   chính sách giá cả. marketing căn bản
Chương 6 chính sách giá cả. marketing căn bản
 
Tài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toán
Tài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toánTài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toán
Tài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toán
 
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
 
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 
Kinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.ppt
 
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktCau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt
 
Chương 5 Cạnh tranh và độc quyền
Chương 5 Cạnh tranh và độc quyềnChương 5 Cạnh tranh và độc quyền
Chương 5 Cạnh tranh và độc quyền
 
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
 
Bai tap quan tri chat luong
Bai tap quan tri chat luongBai tap quan tri chat luong
Bai tap quan tri chat luong
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
 
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptxKTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
 
Bài tập kế toán chi phí và lời giải
Bài tập kế toán chi phí và lời giảiBài tập kế toán chi phí và lời giải
Bài tập kế toán chi phí và lời giải
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trị
 
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
 

Viewers also liked

Organi-Deviance Part I
Organi-Deviance Part IOrgani-Deviance Part I
Organi-Deviance Part Icmhusted
 
DiffCalcSecondPartialReview
DiffCalcSecondPartialReviewDiffCalcSecondPartialReview
DiffCalcSecondPartialReviewCarlos Vázquez
 
"5 Things in 5min" Series No.2 - Ms. CMO, 5 Reasons Why You Need Cloud
"5 Things in 5min" Series No.2 - Ms. CMO, 5 Reasons Why You Need Cloud"5 Things in 5min" Series No.2 - Ms. CMO, 5 Reasons Why You Need Cloud
"5 Things in 5min" Series No.2 - Ms. CMO, 5 Reasons Why You Need CloudArun Cavale Cavale
 
Networking &amp; Networking Etiquette
Networking &amp; Networking EtiquetteNetworking &amp; Networking Etiquette
Networking &amp; Networking EtiquetteJMULLINMBA
 
Antal Ventures Ri
Antal Ventures RiAntal Ventures Ri
Antal Ventures RiGraeme Read
 
23205062
2320506223205062
23205062radgirl
 
Soccer Clinic Planning
Soccer Clinic PlanningSoccer Clinic Planning
Soccer Clinic Planningandy biggin
 
Presentation in Club AJAX Dallas, 11/1/2011
Presentation in Club AJAX Dallas, 11/1/2011Presentation in Club AJAX Dallas, 11/1/2011
Presentation in Club AJAX Dallas, 11/1/2011MaxMotovilov
 
23204922
2320492223204922
23204922radgirl
 
Researchers and their library needs
Researchers and their library needsResearchers and their library needs
Researchers and their library needsJo Webb
 
Bahan tenaga nuklear
Bahan tenaga nuklearBahan tenaga nuklear
Bahan tenaga nuklearYaldaf Lee
 
Conflicts in Planning Policy and Practice in Queensland, Mellini Sloan, QUT
Conflicts in Planning Policy and Practice in Queensland, Mellini Sloan, QUTConflicts in Planning Policy and Practice in Queensland, Mellini Sloan, QUT
Conflicts in Planning Policy and Practice in Queensland, Mellini Sloan, QUTbecnicholas
 
Automatic generation of inspection checklist by user profiling
Automatic generation of inspection checklist by user profilingAutomatic generation of inspection checklist by user profiling
Automatic generation of inspection checklist by user profilingNicola Del Gobbo
 
Meet my brother
Meet my brotherMeet my brother
Meet my brothercpremolino
 
DiffCalculus: September 12, 2012
DiffCalculus: September 12, 2012DiffCalculus: September 12, 2012
DiffCalculus: September 12, 2012Carlos Vázquez
 

Viewers also liked (20)

Organi-Deviance Part I
Organi-Deviance Part IOrgani-Deviance Part I
Organi-Deviance Part I
 
DiffCalcSecondPartialReview
DiffCalcSecondPartialReviewDiffCalcSecondPartialReview
DiffCalcSecondPartialReview
 
Teacher Duma Cornel Lucian Romania present #edtech20 project in connecting ...
Teacher Duma Cornel Lucian Romania present #edtech20 project  in  connecting ...Teacher Duma Cornel Lucian Romania present #edtech20 project  in  connecting ...
Teacher Duma Cornel Lucian Romania present #edtech20 project in connecting ...
 
"5 Things in 5min" Series No.2 - Ms. CMO, 5 Reasons Why You Need Cloud
"5 Things in 5min" Series No.2 - Ms. CMO, 5 Reasons Why You Need Cloud"5 Things in 5min" Series No.2 - Ms. CMO, 5 Reasons Why You Need Cloud
"5 Things in 5min" Series No.2 - Ms. CMO, 5 Reasons Why You Need Cloud
 
莫曼顿 iThink8.0fs 产品亮点 20100710
莫曼顿 iThink8.0fs 产品亮点 20100710莫曼顿 iThink8.0fs 产品亮点 20100710
莫曼顿 iThink8.0fs 产品亮点 20100710
 
Networking &amp; Networking Etiquette
Networking &amp; Networking EtiquetteNetworking &amp; Networking Etiquette
Networking &amp; Networking Etiquette
 
Antal Ventures Ri
Antal Ventures RiAntal Ventures Ri
Antal Ventures Ri
 
23205062
2320506223205062
23205062
 
Soccer Clinic Planning
Soccer Clinic PlanningSoccer Clinic Planning
Soccer Clinic Planning
 
Gemini Mikayla
Gemini  MikaylaGemini  Mikayla
Gemini Mikayla
 
Presentation in Club AJAX Dallas, 11/1/2011
Presentation in Club AJAX Dallas, 11/1/2011Presentation in Club AJAX Dallas, 11/1/2011
Presentation in Club AJAX Dallas, 11/1/2011
 
Untitled
UntitledUntitled
Untitled
 
23204922
2320492223204922
23204922
 
Researchers and their library needs
Researchers and their library needsResearchers and their library needs
Researchers and their library needs
 
Bahan tenaga nuklear
Bahan tenaga nuklearBahan tenaga nuklear
Bahan tenaga nuklear
 
Micro Applicazioni Mobile
Micro Applicazioni MobileMicro Applicazioni Mobile
Micro Applicazioni Mobile
 
Conflicts in Planning Policy and Practice in Queensland, Mellini Sloan, QUT
Conflicts in Planning Policy and Practice in Queensland, Mellini Sloan, QUTConflicts in Planning Policy and Practice in Queensland, Mellini Sloan, QUT
Conflicts in Planning Policy and Practice in Queensland, Mellini Sloan, QUT
 
Automatic generation of inspection checklist by user profiling
Automatic generation of inspection checklist by user profilingAutomatic generation of inspection checklist by user profiling
Automatic generation of inspection checklist by user profiling
 
Meet my brother
Meet my brotherMeet my brother
Meet my brother
 
DiffCalculus: September 12, 2012
DiffCalculus: September 12, 2012DiffCalculus: September 12, 2012
DiffCalculus: September 12, 2012
 

Similar to ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf

File PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bản
File PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bảnFile PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bản
File PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bảnAzura237
 
KT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdf
KT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdfKT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdf
KT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdfHongLongPhm6
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdfBiTYnNhii
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdfHuynMai68
 
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).pptBài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).pptQuoc Dung Nguyen
 
Lvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungLvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungThanhxuan Pham
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOCNguyễn Công Huy
 
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.dinhtrongtran39
 
03 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.001310721603 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.0013107216Yen Dang
 
Kinh tế vi mô bài 1
Kinh tế vi mô bài 1Kinh tế vi mô bài 1
Kinh tế vi mô bài 1LE THANH CONG
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Namluanvantrust
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Namluanvantrust
 
Giới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môGiới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môntzthanh
 
Chuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdf
Chuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdfChuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdf
Chuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdfThanhTamTrang
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện naySong Ha
 

Similar to ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf (20)

Ktvm1
Ktvm1Ktvm1
Ktvm1
 
File PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bản
File PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bảnFile PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bản
File PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bản
 
KT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdf
KT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdfKT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdf
KT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdf
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
 
Kinh te vi mo chuong i
Kinh te vi mo  chuong iKinh te vi mo  chuong i
Kinh te vi mo chuong i
 
Kinh te vi mo chuong i
Kinh te vi mo  chuong iKinh te vi mo  chuong i
Kinh te vi mo chuong i
 
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).pptBài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).ppt
 
Lvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungLvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dung
 
Chg1
Chg1Chg1
Chg1
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOC
 
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
 
03 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.001310721603 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.0013107216
 
Basic Econ Ch1
Basic Econ Ch1Basic Econ Ch1
Basic Econ Ch1
 
Kinh tế vi mô bài 1
Kinh tế vi mô bài 1Kinh tế vi mô bài 1
Kinh tế vi mô bài 1
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
 
Giới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môGiới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ mô
 
Chuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdf
Chuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdfChuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdf
Chuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdf
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 

ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf

  • 1. http://www.ebook.edu.vn HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 BỘ MÔN KINH TẾ ==**== BμI TËP Vμ ThùC HμNH KINH TÕ HäC Vi M¤ Ng−êi biªn so¹n : ThS. TrÇn ThÞ Hoμ Hμ néi - 2009
  • 2. LỜI NÓI ĐẦU http://www.ebook.edu.vn 1 LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế vi mô là một môn kinh tế cơ sở, là một bộ phận của kinh tế học nghiên cứu bản chất của hiện tượng kinh tế, tính quy luật và xu hướng vận động của các hiện tượng và quy luật của kinh tế thị trường. Kinh tế vi mô cung cấp các kiến thức cơ bản về hoạt động kinh tế của các thành viên kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Nội dung chủ yếu của môn học này là nhằm giới thiệu việc lựa chọn tối ưu các vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp, tính quy luật và xu hướng vận động tối ưu của quan hệ cung cầu, các nhân tố ảnh hướng tới cung, cầu hàng hoá, dịch vụ nào đó, Cách thức lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng khi thu nhập bị giới hạn; Trong một giới hạn về nguồn lực thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn cơ cấu đầu vào như thế nào để sản xuất có hiệu quả nhất, khi mà khả năng sản xuất của doanh nghiệp thay đổi thì tập phương án sản xuất nào sẽ là tối ưu đối với doanh nghiệp; Phương pháp xác định chính xác doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp làm thế nào để biết được điểm mạng lại lợi nhuận lớn nhất, điểm hoà vốn, điểm đóng của; Với các hình thái thị trường sản phẩm đầu ra khác nhau thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án sản xuất và bán ra như thế nào cho phù hợp với mỗi mục tiêu của doanh nghiệp; Để bảo đảm được mục tiêu doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn những loại đầu vào như thế nào với số lượng và giá cả như thế nào để thoả mãn đầu ra. Với các sản phẩm mà thị trường hoạt động không có hiệu về mặt kinh tế, xã hội thì Chính phủ cần phải can thiệp vào thị trường như thế nào để thị trường đạt được hiệu quả cao nhất. Đi liên với những nội dung như vậy tập bài giảng kinh tế vi mô cho đối tượng đại học ngành quản trị kinh doanh , thì tập bài tập và thực hành kinh tế học vi mô giúp cho người học, học lý thuyết đi đôi với thực hành. Những vấn đề được trình bày trong bài tập và thực hành kinh tế học vi mô cũng được kết cấu thành 8 chương. Chương 1: Tổng quan về kinh tế học vi mô Chương 2: Lý thuyết cung - cầu Chương 3: Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng Chương 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Chương 5: Cấu trúc của thị trường Chương 6: Thị trường các yếu tố sản xuất Chương 7: Những thất bại của thị trường và vai trò của Chính phủ Chương 8: Ứng dụng kinh tế vi mô vào phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự cân bằng và phản ứng của thị trường Trong mỗi chương bao gồm: tóm tắt lý thuyết đã học, phần câu hỏi củng cố lý thuyết, phần bài tập tình huống và câu hỏi thảo luận, phần bài tập và phần câu hỏi dang lựa chọn câu trả lời đúng
  • 3. LỜI NÓI ĐẦU http://www.ebook.edu.vn 2 Với kết cấu gồm 8 chương như ở trên, về nội dung cơ bản thống nhất với chương trình quy định của bộ giáo dục và đào tạo cho đối tượng đại học quản trị kinh doanh môn học kinh tế vi mô. Tập Bài tập và thực hành môn kinh tế vi học mô cho đối tượng đại học ngành quản trị kinh doanh, ngành kế toán lần đầu tiên được biên soạn, nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc và các thày cô giáo. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả ThS Trần Thị Hoà
  • 4. Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ http://www.ebook.edu.vn 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ A. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 1. Sự khan khiếm của các nguồn lực là các đặc trưng vốn có của thế giới kinh tế. Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thoả mãn tất cả mọi nhu cầu vô hạn và ngày càng tăng của con người. Kinh tế học giúp con người hiểu về cách giải quyết vấn đề khan hiếm đó trong cơ chế kinh tế khác nhau. 2. Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng sử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng. 3. Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dung khác nhau. Cơ chế này nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Các bộ phận hợp thành nền kinh tế là người ra quyết định bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Các thành viên này tương tác với nhau theo các cơ chế phối hợp khác nhau. Mỗi thành viên có những mục tiêu và hạn chế của mình. 4. Kinh tế học bao gồm hai bộ phận cơ bản là kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô. Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của các thành viên kinh tế đó là các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của các nền kinh tế như các vấn đề tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp … 5. Kinh tế học chỉ cho chúng ta cách thức suy nghĩ về các vần đề phân bổ nguồn lực chứ không đảm bảo cho chúng ta các “câu trả lời đúng” vì kinh tế học nghiên cứu cả vấn đề chứng thực (positive) và vấn đề chuẩn tắc (normative). 6. Các giả thiết kinh tế được thành lập và kiểm chứng bằng thực nghiệm. Nếu các phép thử được lặp đi lặp lại đều cho kết quả thực nghiệm đúng như giả thiết thì giả thiết kinh tế được coi là lý thuyết kinh tế. 7. Chi phí cơ hội được hiểu là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện một sự lựa chọn về kinh tế. Chi phí cơ hội luôn tuân theo quy luật: để thu thêm được một số lượng hàng hoá bằng nhau, xã hội ngày càng phải hi sinh ngày càng nhiều hàng hoá khác. 8. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) được hiểu là đường mô tả các kết hợp hàng hoá dịch vụ X và Y mà nền kinh tế có thể sản xuất với ràng buộc về các nguồn lực và công nghệ hiện tại. Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện sự khan hiếm của các
  • 5. Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ http://www.ebook.edu.vn 4 nguồn lực và quy luật chi phí cơ hội tăng dần. Khi các ràng buộc nguồn lực và công nghệ thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất. 9. Phương pháp phân tích cận biên chỉ ra rằng các thành viên kinh tế sẽ lựa chọn tại mức mà lợi ích cận biên cân bằng với chi phí cận biên (MB = MC) 10. Doanh nghiệp là một tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. 11. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành theo một quá trình gồm nhiều bước. Nó bắt đầu từ khi doanh nghiệp nghiên cứu thị trường lựa chọn phương án sản xuất cho tới khi có được sản phẩm bán được trên thị trường. 12. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp hoàn thành xong một quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. B. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1. Kinh tế học và nền kinh tế? 2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô? 3. Chi phí cơ hội là gì? Tại sao phải sử dụng khái niệm chi phí cơ hội trong phân tích lựa chọn kinh tế của các thành viên? 4. Hãy sử dụng công cụ đường giới hạn khả năng sản xuất để minh hoạ quy luật chi phí cơ hội tăng dần và phân biệt giữa 2 khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả sản xuất. 5. Cho ví dụ về trường hợp cải tiến công nghệ làm thay đổi xu hướng của chi phí cơ hội trong việc sản xuất các hàng hoá dịch vụ, minh hoạ điều này trên đường giới hạn khả năng sản xuất. 6. Tại sao các thành viên kinh tế lựa chọn theo nguyên tắc lợi ích cận biên = chi phí cận biên? 7. Doanh nghiệp và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp 8. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp? Và hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý nhà nước. 9. Nền kinh tế hỗn hợp và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế hỗn hợp C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nghiên cứu các cách thức a) Quản lý doanh nghiệp sao cho có lãi b) Tạo ra các vận may cho các cá nhân trên thị trường c) Phân bổ các nguồn lực khán hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau d) Nghiên cứu những vấn đề khác 2. Câu nào sau đây thuộc về kinh tế học vĩ mô
  • 6. Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ http://www.ebook.edu.vn 5 a) Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước khác nhau b) Tốc độ tăng trưởng bình quần GDP đầu người của Việt Nam giải đoạn 2000- 2005 vào khoảng 8,5% c) Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2008 là 23% d) Tất cả câu trên 3. Kinh tế học vi mô nghiên cứu a) Hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường. b) Các hoạt động diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế. c) Cách ứng xử của người tiêu dùng để tối đa sự thỏa mẫn d) Mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế 4. Kinh tế học thực chứng nhằm a) Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế một cách khách quan có cơ sở khoa học b) Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm của cá nhân c) Giải thích các hành vi ứng xử của tế bào kinh tế trong các loại thị trường d) Không có câu nào đúng 5. Câu nào sau đây thuộc kinh tế học vi mô a) Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay ở mức cao b) Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập ngành sản xuất. c) Chính sách tài chính tiền tệ là công cụ điều tiết của Chính Phủ trong nền kinh tế. d) Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2008 là cao nhất trong 10 năm gần đây. 6. Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế học chuẩn tắc a) Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2008 là 6% b) Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam 2009 dự kiến dưới 10% c) Giá dầu trên thế giới năm 1974 so với 1973 tăng hơn 3 lần d) Phải có chế độ bảo hiểm y tế cho người già và trẻ em. 7. Công cụ phân tích nào nêu lên các kết hợp khác nhau giữa hai hàng hóa được sản xuất ra khi nguồn lực được sử dụng có hiệu quả. a) Đường giới hạn khả năng sản xuất b) Đường cầu c) Đường bàng quan d) Đường cung 8. Khái niệm kinh tế nào sau đây không thể lý giải được bằng đường giới hạn khả năng sản xuất. a) Khái niệm chi phí cơ hội b) Khái niệm cung cầu c) Quy luật chi phí cơ hội tăng dần d) Ý tưởng về sự khan hiếm. 9. Một nền kinh tế tổ chức sản xuất có hiệu quả với nguồn tài nguyên khan hiếm khi. a) Khi tăng thêm sản lượng của mặt hàng này thì nhất thiết phải giảm đi những đơn vị sản lượng sản phẩm khác.
  • 7. Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ http://www.ebook.edu.vn 6 b) Không thể tăng thêm sản lượng của mặt hàng nào đó nếu không cắt giảm đi những đơn vị sản lượng sản phẩm khác. c) Nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất d) Các câu trên đều đúng 10. Các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế cần giải quyết là a) Sản xuất ra sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu. b) Sản xuất bằng phương pháp nào c) Sản xuất cho ai? d) Các câu trên đều đúng. 11. Trong mô hình kinh tế tự do, các vấn đề kinh tế cơ bản của hệ thống kinh tế được giải quyết. a) Thông qua các kế hoạch của Chính Phủ. b) Thông qua thị trường c) Thông qua thị trường và các kế hoạch của Chính Phủ d) Các câu trên đều đúng. 12. Trong những vấn đề sau đây, những vấn đề nào thuộc kinh tế học chuẩn tắc. a) Tại sao Nền kinh tế Việt Nam năm 2008 lại rơi vào tình trạng lạm phát cao. b) Tác hại của việc sản xuất, vận chuyển và sử dụng ma túy. c) Chính Phủ nên can thiệp vào thị trường tới mức độ như thế nào. d) Không có câu nào đúng. 13. Giá cafe trên thị trường giảm đi 5% với những điều kiện khác không đổi. Vấn đề này thuộc về: a) Kinh tế học vi mô, chuẩn tắc. b) Kinh tế vĩ mô, chuẩn tắc c) Kinh tế vĩ mô, thực chứng d) Kinh tế vi mô, thực chứng 14. Trong các loại thị trường sau, loại nào thuộc về thị trường yếu tố sản xuất. a) Thị trường đất đai. b) Thị trường sức lao động c) Thị trường vốn d) Tất cả đều đúng. 15. Khả năng hưởng thụ của các hộ gia đình từ các hàng hóa trong nền kinh tế được quyết định bởi. a) Thị trường hàng hóa b) Thị trường đất đai c) Thị trường yếu tố sản xuất d) Không có câu nào đúng 16. Sự khác nhau giữa thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực là ở chỗ trong thị trường sản phẩm. a) Nguồn lực được mua bán, còn trong thị trường nguồn lực sản phẩm được mua bán. b) Người tiêu dùng là người mua, còn trong thị trường nguồn lực người sản xuất là người mua.
  • 8. Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ http://www.ebook.edu.vn 7 c) Người tiêu dùng là người bán, còn trong thị trường nguồn lực người sản xuất là người bán. d) Người tiêu dùng vừa là người mua, vừa là người bán, giống như trong sản xuất thị trường nguồn lực. 17. Khác nhau căn bản giữa mô hình kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế hỗn hợp là a) Nhà nước quản lý ngân sách. b) Nhà nước tham gia quản lý kinh tế c) Nhà nước quản lý các quỹ phúc lợi xã hội. d) Các câu trên đều sai.
  • 9. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 8 Chương 2 LÝ THUYẾT CUNG - CẦU A. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG (1) Cầu: Số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Cầu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như thu nhập, thị hiếu dân số, giá hàng hoá liên quan và kỳ vọng. Nếu các điều kiện khác không thay đổi, khi giá hàng hoá tăng lên, lượng cầu đối với hàng hoá giảm xuống. Sự thay đổi giá bản thân hàng hoá gây ra sự vận động dịch theo đường cầu. Sự thay đổi các nhân tố khác giá làm cho đường cầu dịch chuyển. Đường cầu thị trường là tổng của các đường cầu cá nhân theo chiều ngang. (2) Cung: Số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Cung phụ thuộc vào các yếu tố khác như công nghệ sản xuất, giá yếu tố đầu vào, số lượng người sản xuất, chính sách thuế và các kỳ vọng. Nếu các điều kiện khác không thay đổi, giá hàng hoá tăng lên thì lượng cung tăng lên. Sự thay đổi giá bản thân hàng hoá gây ra sự vận động dọc theo đường cung. Sự thay đổi các nhân tố khác giá làm dịch chuyển đường cung. Đường cung thị trường là tổng các đường cung cá nhân theo chiều ngang. (3) Cân bằng thị trường: Sự tương tác của cung và cầu xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường. Tại mức giá cao hơn giá cân bằng sẽ xuất hiện dư thừa hàng hoá, giá sẽ có xu hướng giảm xuống. Tại mức giá thấp hơn giá cân bằng sẽ xuất hiện thiếu hụt hàng hoá, giá sẽ tăng. (4) Sự thay đổi trạng thái cân bằng: Một sự thay đổi của yếu tố không phải là giá của hàng hoá sẽ làm cho đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển. Một trạng thái cân bằng mới sẽ được thiết lập. (5) Sự can thiệp của Chính phủ: Chính phủ có thể làm thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường bằng cách can thiệp vào thị trường làm thay đổi đường cung hoặc đường cầu. Chính phủ đặt giá trần hoặc giá sàn sẽ làm xuất hiện dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hoá. (6) Điều kiện áp dụng mô hình cung cầu: Mô hình cung cầu là một công cụ rất mạnh để hiểu biết và giải thích các thay đổi trên thị trường khi các nhân tố thay đổi. Tuy nhiên, mô hình này thích hợp với điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong đó rất nhiều người mua và người bán, sản phẩm giống nhau, thị trường có thông tin hoàn hảo và chi phí giao dịch thấp. (7) Độ co giãn của cầu theo giá: Độ co giãn của cầu là mức thay đổi phần trăm của lượng cầu chia cho mức thay đổi phần trăm của giá. Độ lớn của độ co giãn của cầu càng lớn,
  • 10. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 9 độ phản ứng của lượng cầu với mức thay đổi của giá càng lớn. Khi mức thay đổi phần trăm của lượng cầu nhỏ hơn mức thay đổi phần trăm của giá, cầu không co giãn. Khi mức thay đổi phần trăm của lượng cầu bằng mức thay đổi phần trăm của giá, cầu co giãn đơn vị. Và khi mức thay đổi phần trăm của lượng cầu nhỏ hơn mức thay đổi phần trăm của giá, cầu co giãn. Độ co giãn phụ thuộc vào sự sẵn có của hàng hoá thay thế, tỷ lệ thu nhập chi dùng cho hàng hoá và khoảng thời gian từ khi giá thay đổi. Nếu cầu co giãn >1 thì giá giảm dẫn đến tổng doanh thu tăng. Nếu cầu co giãn nhỏ hơn 1 giá tăng doanh thu giảm. Nếu cầu co giãn đơn vị, giá giảm dẫn đến tổng doanh thu không đổi. Và nếu cầu không co giãn, giá giảm dẫn đến tổng doanh thu giảm. (8) Độ co giãn của cầu với giá cả hàng hoá liên quan: Độ co giãn chéo của cầu được tính là mức thay đổi phần trăm của lượng cầu một hàng hoá chia cho mức thay đổi phần trăm của giá hàng hoá khác. Độ co giãn chéo của cầu theo giá hàng hoá thay thế là dương và theo giá hàng hoá bổ sung là âm. (9) Độ co giãn của cầu theo thu nhập được tính là mức thay đổi phần trăm của lượng cầu chia cho mức thay đổi phần trăm của thu nhập. Độ co giãn của cầu theo thu nhập càng lớn, độ phản ứng của cầu với mức thay đổi nhất định của thu nhập càng lớn. Khi độ co giãn theo thu nhập trong khoảng từ 0 đến 1 cầu không co giãn theo thu nhập và khi thu nhập tăng, phần trăm của thu nhập chi dùng cho hàng hoá đó giảm. Khi độ co giãn của thu nhập lớn hơn 1, cầu co giãn theo thu nhập chi dùng cho hàng hoá đó cũng tăng. Khi độ co giãn của thu nhập nhỏ hơn 0, cầu giảm khi thu nhập tăng (và hàng hoá là hàng hoá thứ cấp). (10) Co giãn trong ngắn hạn và dài hạn. Khi phân tính cung, cầu điều quan trọng là phải phân biệt rõ ngắn hạn và dài hạn. Nói cách khác, nếu chúng ta đặt câu hỏi cung và cầu sẽ thay đổi bao nhiêu ứng với mối biến động của giá, thì chúng ta cần làm rõ khoảng thời gian cho phép là bao nhiêu kể từ khi có thay đổi của giá đến khi đo lường những thay đổi về lượng cung hoặc lượng cầu. Nếu chúng ta chỉ cho phép chỉ có một khoảng cách thời gian ngắn, thì vấn đề điều chỉnh của cung và cầu cũng khác nhiều với thời gian dài hơn. Việc khác nhau như thế nào hoàn toàn vào loại sản phẩm phục vụ nhu cầu nào của người tiêu dùng, và từ đó người tiêu dùng có thể điều chỉnh hành vi, thái độ của mình đối với sự tác động tới nhu cầu. B. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1. Phân biệt các khái niệm cầu, lượng cầu đối với hàng hoá. 2. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hoá. 3. Phân biệt các khái niệm cung, lượng cung đối với hàng hoá. 4. Cân bằng thị trường, sự tự điều chỉnh của thị trường. 5. Phân tích tác động của chính sách giá trần và giá sàn của Chính phủ.
  • 11. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 10 6. Phân tích tác động của chính sách thuế đến người sản xuất và người tiêu dùng. 7. Độ co giãn của cầu với giá cả và thu nhập, ý nghĩa, cách xác định. 8. Co giãn trong ngắn hạn và dài hạn, ảnh hưởng của nó tới định lượng sự thay đổi của cung, cầu hàng hoá và dịch vụ. 9. Phân tích vai trò kiểm soát giá của chính phủ, và tác động của nó tới người sản xuất và người tiêu dùng C.CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1. Tại sao độ co dãn của cầu dài hạn lại khác với độ co dãn của cầu trong ngắn hạn. Độ co dãn của cầu đối với khăn giấy sẽ lớn hơn trong ngắn hạn hay trong dài hạn? Tại sao? câu trả lời có đúng với cầu về Vô tuyến không? Vì sao? 2. Giả sử nhà nước điều chỉnh giá thịt bò và thịt gà thấp hơn giá thị trường. Tại sao sự thiếu hụt của các hàng hoá này sẽ gia tăng và những nhân tố nào xác định quy mô của sự thiếu hụt. Điều gì sẽ xảy ra đối với thịt lợn? Hãy giải thích? 3. Đường cầu cá nhân khác với đường cầu thị trường như thế nào? Đường cầu nào co dãn theo giá nhiều hơn? 4. Cầu đối với nhãn hiệu cụ thể như kem đánh răng PS co dãn hay không co dãn theo giá hơn đối với toàn bộ tất cả các nhãn hiệu kem đánh răng? Hãy giải thích. Ở thị trường Hà Nội nhãn hiệu kem đánh răng PS co dãn theo giá nhiều hơn bất kỳ một nhãn hiệu kem đánh răng nào? Câu kết luận này có đúng không? Vì sao? 5. Giả sử thời tiết nóng bất thường làm cho đường cầu về điều hòa dịch chuyển sang phải. Giải thích tại sao giá điều hòa sẽ tăng tới mức ổn định mới. 6. Giả sử giá phân bón tăng lên 3% làm cho lượng cầu giảm đi 6%. Độ co giãn của cầu phân bón đối với giá sẽ như thế nào. 7. Giải thích tại sao đối với nhiều hàng hóa độ co dãn của cung theo giá trong dài hạn lại lớn hơn trong ngắn hạn? 8. Sử dụng sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu để minh họa tác động của các sự kiện sau trên thị trường cam. Hãy làm rõ xu hướng trong giá và số lượng bán ra. a. Các nhà khoa học khuyến cáo rằng mỗi ngày mỗi người ăn một trái cam thì tốt cho sức khỏe. b. Giá của soài đắt gấp 3 lần. c. Điều kiện sản xuất khắc nghiệt đã làm cho sản lượng cam giảm đi 1/3 so với vụ thu hoạch bình thường. d. Những người nông dân ở vùng núi và trung du phía Bắc đang trồng thêm nhiều diện tích cam. 9. Tổn thất vô ích là gì? Tại sao một mức giá tối đa ( giá trần) lại thường đưa đến tổn thất vô ích?
  • 12. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 11 10. Giả sử hàm cung sản phẩm của một doanh nghiệp hoàn toàn không co dãn. Nếu chính phủ áp đặt mức giá tối đa trên thị trường, liệu có dẫn đến một tổn thất vô ích hay không? Hãy giải thích? 11. Liệu mức giá tối đa có nhất thiết sẽ làm cho người tiêu dùng được lợi hơn không? Trong những điều kiện nào nó sẽ làm cho người tiêu dùng bị thiệt hại? 12. Giả sử chính phủ quy định giá tối thiểu cho một sản phẩm nào đó? Liệu mức giá tối thiểu này có làm cho những nhà sản xuất nói chung sa sút hay không? Hãy giải thích? 13. Những hạn chế sản xuất được sử dụng như thế nào trong thực tiễn để làm tăng giá cả hay dịch vụ sau đây: a. Xe taxi. b. Các loại đồ uống trong khách sạn c. Lúa gạo 14. Giả sử chính phủ muốn tăng thu nhập cho nông dân. Tại sao các chương trình trợ giá hay hạn chế diện tích canh tác lại làm cho xã hội phải trả giá nhiều hơn so với việc Chính phủ cấp tiền cho nông dân. 15. Gánh nặng của một sắc thuế được chia cho người sản xuất và người tiêu dùng. Trong những điều kiện nào người tiêu dùng phải chịu phần lớn số thuế này? Yếu tố nào làm cho trợ cấp có lợi cho người tiêu dùng? 16. Tại sao thuế lại gây ra tổn thất vô ích? yếu tố nào xác định quy mô của sự tổ thất? D. BÀI TẬP 1. Cung và cầu về sản phẩm A cho ở bảng dưới đây. Cầu Cung Giá (1000đồng/sp) Lượng (1000sp) Giá (1000đồng/sp) Lượng (1000sp) 35 17 35 53 30 21 30 37 25 25 25 25 20 30 20 15 15 35 15 0 Yêu cầu: 1/Hãy xác định điểm cân bằng trên thị trường sản phẩm A 2/ Xác định hệ số co giãn của cầu theo giá trên đoạn [(17,35), (21,30)]. 2. Cung và cầu về sản phẩm A cho bởi bảng sau đây Cầu Cung Giá (1000đồng/sp) Lượng (1000sp) Giá (1000đồng/sp) Lượng (1000sp) 10 0 10 40 8 10 8 30 6 20 6 20
  • 13. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 12 4 30 4 10 2 40 2 0 0 50 Yêu cầu: 1/Hãy vẽ các đường cung cầu, xác định giá và lượng cân bằng 2/ Điều gì sẽ xảy ra nếu lượng cầu sản phẩm A tăng gấp 3 lần 3/ Nếu lúc đầu giá được đặt là 4 ngàn đồng/sản phẩm thì điều gì sẽ xảy ra. 4/ Để giá là 4 ngàn đồng/sản phẩm là giá thị trường thì Chính phủ cần phải làm gì? 3. Một thị trường cạnh tranh có các lượng cầu và lượng cung sản phẩm B một năm ở các mức giá khác nhau như sau : Giá ( ngàn đồng) Lượng cầu ( triệu sản phẩm) Lượng cung(triệu sản phẩm) 60 22 14 80 20 16 100 18 18 120 16 20 a) Tính độ co giãn của cầu ở mức giá 80 ngàn đồng; ở mức giá 100 ngàn đồng. b) Giá cả và sản lượng cân bằng là bao nhiêu c) Giả sử Chính phủ đặt giá trần là 80 ngàn đồng. liệu thị trường có xảy ra sự thiếu hụt hay không, nếu thiếu thì thiếu bao nhiêu? 4. Cầu về bơ là Q = 60-2P và cung về bơ là Q = P -15 trong đó P tính bằng USD /100kg và Q tính bằng 100kg. a) Giá và lượng cân bằng của bơ là bao nhiêu? b) Hạn hán xảy ra ở nơi trồng bơ làm cho đường cung của bơ dịch chuyển Q = P – 30. Cầu vẫn giữ nguyên, giá và lượng bơ cân bằng mới là bao nhiêu? c) Giả sử Chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 2,5USD/100kg thì bao nhiêu bơ được sản xuất ra ? Người tiêu dùng bây giờ phải trả giá là bao nhiêu? d) Giả sử Chính phủ trợ giá cho người tiêu dùng 2,5USD/100kg bơ, giá và lượng bơ cân bằng là bao nhiêu? Người tiêu dùng phải trả giá bao nhiêu cho 100kg bơ?. 5. Hàm cầu về lúa gạo hàng năm có dạng QD = 480 -0,1P ( Đơn vị tính P: đồng /kg; Q tính bằng tấn) Thu hoạch lúa gạo năm trước Q0= 270 Thu hoạch lua gạo năm nay Q1= 280 a) Xác định giá lúa năm nay trên thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại mức giá này. Bạn có nhận xét gì về thu nhập của nông dân năm nay so với năm trước.
  • 14. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 13 b) Để tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ đưa ra hai giải pháp - Giải pháp thứ nhất: Chính phủ ấn định mức giá tối thiểu năm nay là 2100 đồng/kg và cam kết mua hết số lúa thặng dư. - Giải pháp thứ hai: Chính phủ trợ giá cho nông dân 100đồng/kg lúa bán ra. Tính số tiền mà Chính phủ phải chi ra ở mỗi giải pháp. Theo anh ( chị) giải pháp nào có lợi nhất tại sao? c) Không sử dụng các chính sách trên mà chính phủ đánh thuế 100đồng/kg, thì giá thị trường thay đổi thế nào? Giá thực tế mà người nông dân nhận được là bao nhiêu? Ai là người chịu thuế? Hãy giải thích. 6. Hàm số cầu của táo hàng năm có dạng :P = 2(100 - Q) . Mùa thu hoạch táo năm trước là 80 tấn. Năm nay thời tiết không thuận lợi nên lượng thu hoạch táo năm nay chỉ đạt 70 tấn ( táo không thể dự trữ được); giá tính bằng đồng /kg, lượng táo tính bằng tấn. a) Vẽ đường cung, cầu về táo. b) Xác định giá táo năm nay trên thị trường. c) Xác định hệ số co dãn của cầu với giá tại mức giá thị trường. Có nhận xét gì về thu nhập của người trồng táo năm nay so với năm trước? d) Nếu chính phủ đánh thuế mỗi kg táo bán ra là 5, thì giá cả cân bằng và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào? Ai là người chịu thuế? Hãy giải thích. 7. Hàm số cầu và hàm số cung của sản phẩm X là : (D) P = -1/5Q + 70/5 (S) P = 1/10Q - 1 a) Xác định mức giá cả và sản lượng cân bằng b) Tính hệ số co dãn của cầu đối với giá tại mức sản lượng cân bằng? Để tăng doanh thu cần áp dụng chính sách giá nào? c) Nếu chính phủ ấn định mức giá P = 3, thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường? Lợi ích và thặng dư tiêu dùng thay đổi như thế nào? d) Nếu chính phủ ấn định mức giá P = 5 và hứa mua hết số sản phẩm thừa, thì số tiền mà chính phủ phải chi ra là bao nhiêu? Xác định phần mất không do chính sách đắt giá của chính phủ? e) Nếu cung thị trường giảm 50% so với trước, thì mức giá cân bằng mới là bao nhiêu? BÀI TẬP TỰ GIẢI 1. Thị trường sản phẩm X đang cân bằng tại mức P* = 10 và số lượng là Q* = 20. Tại điểm cân bằng này, hệ số co dãn theo giá ED = - 1 và ES = 0,5. Cho biết hàm số cầu và hàm số cung đều là tuyến tính.
  • 15. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 14 a) Xác định hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X b) Chính phủ đánh thuế vào sản phẩm X, làm cung sản phẩm X giảm đi 20% ở các mức giá. Hãy xác định mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng của sản phẩm X trong trường hợp này. c) Nếu chính phủ quy định giá là P = 14 và hứa sẽ mua hết phần sản phẩm dư thừa, thì chính phủ cần chi bao nhiêu tiền.? 2. Số cầu trung bình hàng tuần đối với sản phẩm X tại một của hàng là: Q = 600 -0,4P a) Nếu giá bán P = 1.200đồng/sản phẩm, thì doanh thu hàng tuần của cửa hàng là bao nhiêu? b) Nếu muốn bán hàng tuần là 400 sản phẩm, thì cần ấn định giá bán trên thị trường là bao nhiêu? c) Ở mức giá nào thì doanh thu đạt cực đại? d) Xác định hệ số co dãn của cầu đối với giá tại mức giá P = 500đồng/sản phẩm. Doanh nghiệp áp dụng chính sách giá nào để tối đa hóa doanh thu. e) Xác định hệ số co dãn của cầu theo giá tại mức giá P = 1.200 đồng/sản phẩm. Doanh nghiệp áp dụng chính sách giá nào để tối đa hóa doanh thu. 3. Hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X có dạng: ( D) P = - Q + 120 (S) P = Q + 40 a) Biểu diễn hàm số cung và hàm số cầu trên đồ thị b) Xác định mức giá và sản lượng cân bằng. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng trên thị trường. c) Nếu chính phủ quy định mức giá là 90/sản phẩm, thì xảy ra hiện tượng gì trên thị trường? Tổn thất vô ích là bao nhiêu? d) Nếu chính phủ đánh thuế vào sản phẩm, làm cho lượng cân bằng giảm xuống còn 30 sản phẩm. Hãy tính mức thuế mà chính phủ đánh vào mỗi sản phẩm. Phần thuế mỗi bên gánh chịu là bao nhiêu? Hãy tính lượng tổn thất do việc tăng thuế gây ra? 4. Hàm số cầu của một sản phẩm ( bao gồm tiêu thụ trong nước và tiêu thụ ở nước ngoài) là : QD = 50.000 – 200P Trong đó hàm số cầu tiêu thụ trong nước là: QD t = 30.000 – 150P Hàm số cung của sản phẩm là : QS = 5.000 + 100P. a) Hãy xác dịnh giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường sản phẩm b) Nếu cầu xuất khẩu giảm đi 40% thì giá cả và sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu
  • 16. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 15 c) Nếu chính phủ đánh thuế là 6/sp thì giá cả và sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Ai là người gánh chịu mức thuế này? 5. Trong thị trường sản phẩm X có hàm số cung và hàm số cầu như sau: ( D) P = -1/2 Q + 65 (S) P = 1/2 Q + 15 a) Xác định giá cả và sản lượng cân bằng. Tính hệ số co dãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng này. Tại điểm này doanh nghiệp muốn tăng doanh thu cần áp dụng chính sách giá như thế nào? b) Tính thăng dư của người sản xuất và người tiêu dùng. c) Giả sử Chính phủ đánh thuế 10/sp. Xác định điểm cân bằng mới. Số tiền thuế mà người sản xuất và người tiêu dùng gánh chịu cho mỗi sản phẩm ? d) Giả sử Chính phủ đặt giá tối thiểu P = 50/sp và cam kết mua hết sản phẩm dư thừa. Vậy số tiền mà Chính phủ chi ra để thực hiện giải pháp này là bao nhiêu? 6. Hàm số cầu và hàm số cung của sản phẩm X trên thị trường là: ( D) Q = 40 – 2P (S) P = Q – 10 a) Xác định giá và lượng cân bằng b) Giả sử chính phủ đánh thuế làm cho cung giảm đi 30% ở mọi mức giá. Hãy xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới của thị trường. c) Tính hệ số co dãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng ở câu a và b. 7. Giả sử thị trường chỉ có 3 người mua sản phẩm X. Số lượng mua của các cá nhân là A,B,C tương ứng với các mức giá của sản phẩm X cho ở bảng sau đây Sản phẩm Mua Mức giá (P) 14 12 10 8 6 4 2 0 QA 0 5 10 15 20 25 30 35 QB 0 9 18 27 36 45 54 63 QC 0 6 12 18 24 30 36 42 Hãy xác định: a. Đường cầu và hàm số cầu thị trường của sản phẩm X. b. Giá cả và sản lượng cân bằng của sản phẩm X, biết hàm cung thị trường: P = Q/10 + 10 c. Xác định hệ số co dãn của cầu và của cung theo giá tại mức giá cân bằng
  • 17. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 16 d. Giả sử do thu nhập tăng nên tại mỗi mức giá những người mua đều muôn mua nhiều hơn 50% so với trước. Hãy xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới của thị trường. E. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Nếu giá hàng hoá A tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng hoá B về phía bên trái thì: a) A và B là hai hàng hoá bổ sung b) A và B là hai hàng hoá thay thế c) A và B là hai hàng hoá không liên quan 2. Cung hàng hoá thay đổi khi a) Cầu hàng hoá thay đổi b) Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi c) Công nghệ sản xuất thay đổi d) Sự xuất hiện của người tiêu dùng mới e) Không phải điều nào ở trên 3. Lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mua không phụ thuộc vào a) Giá của hàng hoá đó b) Thị hiếu của người tiêu dùng c) Giá cả của hàng hoá thay thế d) Thu nhập của người tiêu dùng e) Không có điều nào ở trên 4. Chi phí đầu vào để sản xuất ra hàng hoá X tăng lên sẽ làm cho: a) Đường cầu dịch chuyển lên trên b) Đường cung dịch chuyển lên trên c) Cả đường cung và đường cầu dịch chuyển lên trên d) Đường cung dịch chuyển xuống dưới e) Không điều nào ở trên là đúng 5. Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu về thịt bò a) Giá hàng hoá thay thế cho thịt bò tăng b) Giá thịt bò giảm xuống c) Thị hiếu của người tiêu dùng thịt bò thay đổi d) Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên
  • 18. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 17 e) Các nhà sản xuất thịt bò quảng cáo cho sản phẩm thịt bò của họ. 6. Khi giá hàng hoá tăng 1% mà tổng doanh thu giảm 1% thì cầu về hàng hoá đó là a) Co giãn đơn vị b) Co giãn c) Không co giãn d) Không kết luận được 7. Khi hệ số co giãn của cầu theo giá bằng 2, giá tăng 1% sẽ làm cho tổng doanh thu a) Tăng 1% b) Giảm 2% c) Giảm 1% d) Không thay đổi 8. Nếu cầu của hàng hoá giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng thì b) Hàng hoá đó là hàng hoá thông thường c) Hàng hoá đó là hàng hoá thứ cấp d) Co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn không e) Co giãn của cầu theo thu nhập ở giữa 0 và 1 f) Cả b và c 9. Nếu giá của hàng hoá giảm và cầu về một hàng hoá khác tăng lên thì hai hàng hoá nay là: a) Thứ cấp b) Bổ sung c) Thay thế d) Bình thường e) Cả b và c. 10. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá doanh thu, và cầu về sản phẩm của doanh nghiệp tại mức giá hiện thời là rất co giãn, doanh nghiệp sẽ a) Tăng giá b) Giảm giá c) Tăng lượng bán d) Giữ giá như cũ 11. Khi giá hàng hoá Y: PY= 4 thì lượng cầu hàng hoá X: QX= 10 và khi giá PY=6 thì QX=12, với các yếu tố khác không đổi kết luận X và Y là hai sản phẩm a) Bổ sung cho nhau
  • 19. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 18 b) Thay thế cho nhau c) Vừa thay thế vừa bổ sung d) Không liên quan 12. Hàm số cầu và hàm số cung của một hàng hoá như sau: hàm cầu PD = -Q +50, hàm cung PS = Q + 10. Nếu chính phủ quy định giá tối đa P =20, thì lượng hàng hoá a) Thiếu hụt 30 b) Thừa 30 c) Dư thừa 20 d) thiếu hụt 20 13. Trong trường hợp cầu co giãn nhiều, giá cả tăng sẽ làm tổng doanh thu của người bán: a) Không đổi b) Tăng c) Không thể dự báo được d) Giảm 14. Giá sản phẩm X tưng lên làm cho phần chi tiêu cho sản phẩm X tăng lên, thì hệ số co giãn của cầu theo giá của sản phẩm X là: a) ED > 1 b) ED < 1 c) ED = 0 d) ED = 1 15. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên 10% , khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên 5%, với các điều kiện khác không đổi, thì ta có thể kết luận sản phẩm X là: a) Sản phẩm thứa cấp b) Hàng xa xỉ phẩm c) Hàng thiết yếu d) Hàng hóa thông thường 16. Hai sản phẩm X và Y là hai sản phẩm thay thế thì a) Exy >0 b) Exy < 0 c) Exy = 0 d) Exy = 1 17. Nếu 2 sản phẩm X và Y là hai sản phẩm bổ sung cho nhau thì a) Exy >0 b) Exy < 0 c) Exy = 0 d) Exy = tất cả đều sai 18. Đường cung sản phẩm X dịch chuyển là do. a) Giá sản phẩm X thay đổi b) Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi c) Thuế thay đổi d) Giá sản phẩm thay thế giảm 19. Đường cầu sản phẩm X dịch chuyển khi a) Giá sản phẩm X thay đổi b) Chi phí sản xuất sản phẩm X thay đổi c) Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi d) Các câu trên đều đúng
  • 20. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 19 20. Nếu giá sản phẩm X tăng lên, các điều kiện khác không thay đổi thì. a) Cầu sản phẩm X giảm xuống b) Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên c) Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm xuống d) Phần chi tiêu cho sản phẩm X tăng lên 21. Khi thu nhập giảm, các yếu tố khác không đổi, giá cả và sản lượng cân bằng sẽ a) Giá thấp hơn và lượng cân bằng cao hơn b) Giá cao hơn và lượng cân bằng nhỏ hơn c) Giá thấp hơn và lượng cân bằng cao hơn d) Không thay đổi 21. Hàng hóa A là hàng thứ cấp. Nếu giá A giảm đột ngột còn ½. Tác đông thay thế sẽ làm cầu sản phẩm A a) Tăng lên gấp đôi b) Tăng ít hơn gấp đôi c) Giảm còn một nửa d) Các câu trên đều sai 22. Cho hàm số cung và hàm số cầu về sản phẩm X có dạng như sau: P = Qs +5 ; P =-1/2 QD +20 giá cân bằng và sản lượng cân bằng là: a) Q =5 và P = 10 b) Q = 10 và P = 15 c) Q = 8 và P = 16 d) Q = 20 và P = 10 23. Cho hàm số cung và hàm số cầu về sản phẩm X có dạng như sau: P = Qs +5 ; P = -1/2 QD +20. Nếu Chính phủ ấn định mức giá P = 18 và sẽ mua hết phần sản phẩm dư thừa, thì Chính phủ cần phải chi ra bao nhiêu tiền. a) 108 b) 162 c) 180 d) tất cả đều sai 24. Cho hàm số cung và hàm số cầu về sản phẩm X có dạng như sau: P = Qs +5 ; P =-1/2 QD +20. Nếu muốn giá cân bằng mới là P = 18, thì hàm số mới có dạng. a) P = QS + 14 b) P = QS - 14 c) P = QS +13 d) Tất cả đều sai 25. Thông thường gánh nặng của một sắc thuế người sản xuất và người tiêu dùng đều phải chịu nhiều hay ít phụ thuộc vào độ co dãn tương đối giữa cung và cầu. Trong điều kiện nào thì người tiêu dùng phải chịu phần lớn số thuế. a) Cầu co dãn ít hơn so với cung b) Cung co dãn ít hơn so với cầu
  • 21. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 20 c) Cầu hoàn toàn co dãn d) Cung hoàn toàn co dãn 26. Giá trần luôn dẫn tới a) Sự gia nhập ngành b) Sự dư cung c) Sự cân bằng thị trường d) Cung hoàn toàn co dãn 27. Đường cầu về sách giao khoa sẽ dời sang phải khi a) Số lượng sinh viên tăng b) Giá sách giáo khoa giảm c) Giá sách giáo khoa cùng loại giảm d) Sự thiếu hụt hàng hóa 28. Đường cầu theo giá bột giặt OMO chuyển dịch sang phải là do a) Giá bột giặt OMO giảm b) Giá hóa chất nguyên liệu giảm c) Giá của các loại bột giặt khác giảm d) Giá các loại bột giặt khác tăng 29. Trong các trường hợp nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu về TV SONY về bên phải. 1. Thu nhập của dân chúng tăng 2. Giá TV Panasonic tăng 3. Giá TV SONY giả a) Trường hợp 1 và 2 b) Trường hợp 1 và 3 c) Trường hợp 2 và 3 d) Trường hợp 1 +2+3 30. Trong trường hợp nào giá bia sẽ tăng a) Đường cầu của bia dịch sang phải b) Đường cung của bia dịch sang phải c) Cả hai trường hợp a và b đều đúng d) Không có trường hợp nào 31. Ý nghĩa kinh tế của đường cung thẳng đứng là: a) Nó cho thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ững nhiều hơn tại mức giá thấp hơn
  • 22. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 21 b) Nó cho thấy dù giá cả là bao nhiêu, doanh nghiệp sản xuất chỉ cung ứng một lượng nhất định cho thị trường. c) Nó cho thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ững nhiều hơn khi giá cả cao hơn d) Nó cho thấy chỉ có một mức giá làm cho nhà sản xuất cung ứng hàng hóa cho thị trường. 32. Đường cầu về dịch vụ điện thoại dịch chuyển sang phải là do a) Chi phí lắp đặt giảm b) Thu nhập dân chúng tăng c) Do đầu tư của các công ty Viễn thông nước ngoài d) Giá lắp đặt điện thoại giảm 33. Trong trường hợp nào đường cung của Pepsi dịch chuyển sang phải a) Thu nhập của những người dùng nước ngọt giảm b) Giá nguyên liệu tăng c) Giá của CoKe tăng d) Không có trường hợp nào 34. Nhân tố nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu về máy ảnh sang phải a) Giá máy ảnh giảm b) Thu nhập của dân chúng tăng c) Chi phí tăng d) chính phủ đánh thuế vào ngành kinh doanh máy ảnh. 35. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố quyết định tới cung a) Những thay đổi về công nghệ b) Mức thu nhập c) Thuế và trợ cấp d) Chi phí nguồn lực để sản xuất hàng hóa. 36. Hàm số cầu và hàm số cung của một hàng hóa như sau: (D) P = - Q + 50 (S) P = Q + 10 Nếu Chính phủ quy định giá tối đa là P = 20, thì lượng hàng hóa: a) thiếu hụt 30 b) Thừa 30 c) Dư thừa 20 d) Thiếu hụt 20 37. Bảng số liệu dưới đây là kết quả tính toán của bộ phận nghiên cứu thị trường của hãng X. Giá tăng 1 % % biến đổi của lượng cầu X Y Z
  • 23. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 22 X -2 +0,8 +2,4 Y +0,5 -0,6 -1,6 Z +1,2 -1,5 -3 Những hệ số nào là hệ số co dãn của cầu với giá của sản phẩm X,Y,Z a) -2, +0,8, +2,4 b) -2, -0,6, -3 c) +1,2, -0,6, +2,4 d) -2, +0,5, +1,2 38. Hàm số cầu của một hàng hóa là tương quan giữa a) Lượng cầu về hàng hóa và giá cả của nó b) Lượng cầu hàng hóa đó với tổng lợi ích c) Lượng cầu hàng hóa với tổng chi tiêu của người tiêu dùng d) Lượng cầu hàng hóa với tổng doanh thu của người bán 39. Thị trường sản phẩm X có hàm số cung và hàm số cầu như sau: (D) P = 60 – 1/3Q (S) P = 1/2Q - 15 Giá cả và sản lượng cân bằng của sản phẩm X là: a) P = 30 và Q = 90 b) P =20 và Q = 70 c) P = 40 và Q = 60 d) Các câu trên đều sai. 40. Thị trường sản phẩm X có hàm số cung và hàm số cầu như sau: (D) P = 60 – 1/3Q (S) P = 1/2Q - 15 Giả sử chính phủ đánh thuế làm giảm sản lượng cân bằng xuống và bằng 84. Xác định mức thuế mà chính phủ đánh vào mỗi sản phẩm. a) t = 3/sp b) t = 5/sp c) t = 10/sp d) Tất cả các câu trên đều sai 41. Thị trường sản phẩm X có hàm số cung và hàm số cầu như sau: (D) P = 60 – 1/3Q (S) P = 1/2Q - 15 Giả sử chính phủ đánh thuế làm giảm sản lượng cân bằng xuống và bằng 84. Tiền thuế mà người tiêu dùng phải chịu trên mỗi đơn vị sản phẩm là : a) 3 b) 2 c) 1 d) 0 42. Thị trường sản phẩm X có hàm số cung và hàm số cầu như sau: (D) P = 60 – 1/3Q (S) P = 1/2Q - 15 Giả sử chính phủ đánh thuế làm giảm sản lượng cân bằng xuống và bằng 84. Sự thay đổi trong thặng dư tiêu dùng (∆CS) và thặng dư sản xuất(∆PS) khi chính phủ đánh thuế là : a) ∆PS = -261 ; ∆CS = -174 b) ∆PS = 261 ; ∆CS = 174
  • 24. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 23 c) ∆PS = 0 ; ∆CS = 0 43. Thị trường sản phẩm X có hàm số cung và hàm số cầu như sau: (D) P = 60 – 1/3Q (S) P = 1/2Q - 15 Giả sử chính phủ đánh thuế làm giảm sản lượng cân bằng xuống và bằng 84. Tổn thất vô ích do chính phủ đánh thuế là : a) – 15 b) 30 c) -50 d) – 261 44. Đường cầu nằm ngang phản ánh. a) Cầu hoàn toàn không co giãn b) Cầu co dãn hoàn toàn c) Giá càng thấp thì cầu càng không co dãn d) Giá càng thấp thì cầu càng co dãn. 45. Trong trường hợp nào đường cung của xăng dịch chuyển sang bên trái a) Giá xăng giảm b) Mức lương của công nhân lọc dầu tăng lên c) Có sự cải tiến trong lọc dầu d) Tất cả các trường hợp trên 46. Quy luật cung chỉ ra rằng: a) Sự gia tăng cầu trực tiếp dẫn đến sự gia tăng của cung. b) Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng ít hơn với mức giá cao hơn. c) Có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa cung và giá cả. d) Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn với mức giá cao hơn. 47. Đồ thị trường cầu có độ dốc âm phản ánh. a) Cầu ít co dãn khi giá càng thấp b) Cầu hoàn toàn không co dãn c) Cầu càng co dãn nhiều khi giá càng thấp d) Cầu co dãn hoàn toàn 48. Đường cung phản ánh a) Số lượng sản phẩm mà nhà sản xuất bán ra ứng với mỗ mức giá trên thị trường. b) Số lượng sản phẩm mà ngành có thể sản xuất ra không kể đến giá cả trên thị trường c) Số chênh lệch giữa số cầu hàng hóa và số cung hàng hóa d) Mức giá cao nhất mà nhà sản xuất bán được tương ứng với mỗi mức sản lượng 49. Đối với một đường cầu tuyến tính, khi ta di chuyển xuống dọc theo đường cầu thì: a) Độ co dãn của cầu theo giá thì thay đổi chứ độ dốc của cầu thì không thay đổi. b) Độ co dãn của cầu theo giá và độ dốc của cầu theo giá không thay đổi.
  • 25. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 24 c) Độ dốc của cầu thay đổi, nhưng độ co dãn của cầu theo giá thì không thay đổi. d)Độ dốc của cầu thay đổi, và độ co dãn của cầu theo giá cũng thay đổi. 50. Sự dịch chuyển xuống theo đường cung cho thấy khi giá hàng hóa giảm. a) Có sự giảm sút lượng cung. b) Đường cung dịch chuyển về bên phải. c) Có sự gia tăng lượng cung d) Đường cung dịch chuyển về bên trái. 51. Giá của hàng hóa A tăng, do đó đường cung của hàng hóa B dịch chuyển sang trái suy ra: a) B là hàng thứ cấp b) A là hàng thông thường c) A và B là hàng bổ sung cho nhau d) A và B là hai hàng hóa thay thế cho nhau 52. Hiện tương nào sau đây không gây ra sự dịch chuyển của đường cung a) Sự gia tăng giá mặt hàng bổ sung b) Sự gia tăng giá mặt hàng thay thế c) Sự thay đổi giá của bản thân mặt hàng đó d) Sự giảm sút của thu nhập 53. Chọn câu đúng trong những câu sau đây a) Thu nhập của người tiêu dùng tăng sẽ làm đường cầu dịch chuyển về phía phải b) Giá cả các yếu tố đầu vào tăng lên làm cho đường cung dịch chuyển về phía bên phải. c) Hệ số co dãn của cung với giá luôn nhỏ hơn không d) Sự phản ứng của người tiêu dùng dễ dàng và nhanh chóng hơn nhà sản xuất trước sự biến động giá cả trên thị trường. 54. Biểu cầu cho thấy: a) Lượng cầu về một loại hàng hóa cụ thể tại các mức giá khác nhau. b) Lượng cầu về một loại hàng hóa cụ thể khi thu nhập thay đổi. c) Lượng hàng cụ thể sẽ được cung ứng cho thị trường tại các mức giá khác nhau. d) Lượng cầu hàng hóa sẽ thay đổi khi giá của hàng hóa sẽ thay đổi. 55) Độ co dãn của cầu theo giá được xác định theo công thức sau: a) (∆Q/P)/(∆P/Q) b) (∆Q/P) – (∆P/Q) c) (∆Q/∆P) *(P/Q) d) (∆Q/P) + (∆P/Q)
  • 26. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 25 56. Nếu hệ số co dãn chéo của đường cầu là số dương, chúng ta nói hai hàng hóa đó là: a) Hàng thay thế b) Hàng độc lập c) Hàng thứ cấp d) Hàng bổ sung 57) Trong trường hợp cầu co dãn nhiều, giá cả tăng sẽ làm tổng doah thu của người bán: a) Giảm b) Tăng c) Không thay đổi d) Không dự đoán được 58) Tìm câu sai trong những câu dưới đây a) Thu nhập giảm làm cho hầu hết các đường cầu dịch chuyển sang bên trái b) Những hàng thiết yếu có độ co dãn của cầu nhỏ c) Đường cầu biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu d) Giá thuốc lá tăng mạnh làm đường cầu thuốc lá dịch chuyển sang phải 59. Quy luật cầu chỉ ra rằng: nếu các yếu tố khác không đổi thì: a) Giữa lượng cầu hàng hóa này với giá hàng hóa thay thế có mối liên hệ với nhau b) Giữa lượng cầu và thu nhập có mối quan hệ đồng biến c) Giữa số lượng hàng hóa và sở thích có mối quan hệ đồng biến d) Giữa số lượng hàng hóa với giá của nó có mối quan hệ nghịch biến. 60) Hệ số co giãn của cầu theo giá được xác định bằng cách. a) Lấy % thay đổi của lượng cầu chia cho % thay đổi của thu nhập b) Lấy phần % thay đổi của lượng cầu chia cho % thay đổi của giá c) Lấy phần % thay đổi của giá chia cho % thay đổi của lượng cầu d) Lấy số thay đổi của cầu chia cho số thay đổi của giá 61. Nếu phần % thay đổi của giá lớn hơn % thay đổi của lượng cung thì chung ta biết rằng cung là: a) Co dãn hoàn toàn b) Co dãn nhiều c) Hoàn toàn không co dãn d) Co dãn ít 62. Hàm số cầu của một hàng hóa là : Q = 100 – 2P. Tại mức giá P = 25 thì cầu hàng hóa này có mức co dãn theo giá là: a) Co dãn đơn vị b) Co dãn hoàn toàn c) Hoàn toàn không co dãn d) Co dãn it e) Co dãn nhiều 63. Khi giá sản phẩm thay thế và bổ sung cho sản phẩm A đều tăng lên, nếu các yếu tố khác không đổi thì giá cả và sản lượng cân bằng đều thay đổi. a) Giá tăng, lượng giảm b) Giá tăng, lượng tăng c) Không xác định được
  • 27. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 26 d) Giá giảm, lượng tăng e) Giá giảm, lượng giảm 64. Hệ số co dãn của cầu theo giá của mặt hàng máy lạnh là -2, có nghĩa là: a) Giá tăng 10%; lượng cầu tăng 20% b) Giá giảm 20%; lượng cầu tăng 10% c) Giá giảm 10%; lượng cầu giảm 20% d) Giá tăng 10%; lượng cầu giảm 20% 65. Khi cung sản phẩm X trên thị trường tăng lên nhưng không làm thay đổi số lượng sản phẩm cân bằng mua và bán trên thị trường, chúng ta kết luận rằng cầu sản phẩm X a) Co dãn nhiều. b) Co dãn ít c) Co dãn đơn vị d) Hoàn toàn không co dãn 66. Câu nào sau đây là không đúng a) Hệ số co giãn của cầu theo giá trong ngắn hạn thường lớn hơn trong dài hạn. b) Dạng dốc xuống của đường cầu chỉ quan hệ nghịch biến giữa số cầu và giá cả c) Phản ứng người tiêu dùng thường dễ dàng và nhanh chóng hơn nhà sản xuất trước sự biến động của giá cả thị trường. d) Khi mặt hàng thay thế hoặc bổ sung cho hàng hóa X thay đổi, đường cầu về sản phẩm X sẽ thay đổi. 67. Khi một hàng hóa có độ co dãn của cầu theo giá là 1, khoản chi tiêu của người tiêu dùng. a) Thay đổi cùng chiều với sự thay đổi giá b) Thay đổi ngược chiều với sự thay đổi giá c) Thay đổi ngược chiều và bằng % của sự thay đổi giá d) Không thay đổi khi giá hàng hóa thay đổi. 68. Khi thu nhập của dân chung tăng, mà lượng cầu sản phẩm A giảm thì A là: a) Hàng hóa cấp cao b) Hàng hóa bình thường c) Hàng hóa thiết yếu d) Hàng thứ cấp 69. Sự tác động qua lại giữa người sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường nhằm xác định a) Giá cả và sản lượng b) Giá cả và chất lượng sản phẩm c) Số lượng và chất lượng sản phẩm d) Không có câu nào đúng
  • 28. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 27 70. Trong điều kiện giá cả không đổi, đường cầu dịch chuyển là do tác động của các nhân tố. a) Thu nhập của dân cư b) Sở thích thị hiếu của người tiêu dùng c) Giá cả sản phẩm thay thế d) Cả 3 câu trên đều đúng 71. Tìm câu sai trong những câu dưới đây a) Đường cung biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cung trên đồ thị b) Trong những điều kiện khác không đổi, giá hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ làm lượng cầu giảm. c) Với mức giá và mặt hàng vải không đổi, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, sẽ làm đường cầu mặt hàng này dịch chuyển sang trái. d) Trong những yếu tố khác không đổi, giá mặt hàng TV tăng sẽ làm lượng cầu TV giảm. 72. Tìm những câu đúng trong những câu sau đây a) Tính chất co dãn của nhóm hàng thiết yếu là co dãn nhiều b) Bếp ga và ga là hai mặt hàng bổ sung cho nhau c) Hệ số co dãn của cầu theo thu nhập của hàng hóa xa xỉ phẩm nhỏ hơn 1 d) Giá cả các yếu tố sản xuất tăng sẽ làm cho đường cung dịch chuyển sang phía phải. 73. Do có nhiều người từ các tỉnh nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh kết quả là đường cầu mặt hàng gạo ở thành phố Hồ Chí Minh. a) Dịch chuyển sang trái b) Dịch chuyển sang phải c) Dịch chuyển lên trên d) Không có câu nào đúng 74. Cầu mặt hàng Y co dãn nhiều theo giá. Khi chính phủ đánh thuế theo snar lượng. a) Phần lớn số thuế do người tiêu dùng chịu b) Phần lớn số thuế do người sản xuất chịu c) Số tiền thuế chia đều cho mỗi bên. d) Người sản xuất chịu toàn bộ số thuế. 75. Khi chính phủ kiểm soát giá cả của hàng hóa làm cho giá của hàng hóa cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường. a) Mọi người đều được lợi khi kiểm soát giá b) Chỉ có người tiêu dùng được lợi
  • 29. Chương 2 : LÝ THUYẾT CUNG - CẦU http://www.ebook.edu.vn 28 c) Chỉ có một số người tìm được người mua sản phẩm của mình d) Cả hai bên cùng có lợi. 76. Giá cả sản phẩm X là 8.000 đồng . Khi chính phủ đánh thuế 500đồng/sản phẩm, giá cả trên thị trường là 8.500 đồng/sản phẩm. Vậy tính chất co dãn của cầu với giá sản phẩm X là. a) Co dãn nhiều b) Co dãn ít c) Co dãn hoàn toàn d) Hoàn toàn không co dãn 77. Trong điều kiện khác không đổi, khi giá cả các yếu tố sản xuất tăng lên thì giá cả và số lượng cân bằng trên thị trường sẽ thay đổi như sau: a) Giá tăng lên và sản lượng cân bằng tăng lên. b) Giá tăng lên và sản lượng cân bằng giảm xuống c) Giá giảm xuống và sản lượng cân bằng tăng lên d) Giá giảm xuống và sản lượng cân bằng giảm xuống 78. Giả sử hàm số cầu thị trường của một loại nông sản P = -1/2Q +40. Vậy mức giá cân bằng là: a) P = 10 b) P = 20 c) P = 40 d) Không có câu nào đúng
  • 30. Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG http://www.ebook.edu.vn 29 Chương 3 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG A. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG (1) Các lý thuyết cơ bản về hành vi của người tiêu dùng bao gồm Lý thuyết lợi ích đo được, Lý thuyết lợi ích có thể so sánh - phân tích bàng quan ngân sách, Lý thuyết sở thích bộc lộ; và Cầu theo đặc tính sản phẩm. (2) Lý thuyết lợi ích đo được là lý thuyết đơn giản nhất (tất nhiên sẽ có nhiều hạn chế) đề cập tới tiêu dùng cá nhân với đối tượng nghiên cứu là người tiêu dùng hợp lý được hiểu là Hộ gia đình: Một nhóm người sống cùng với nhau như một đơn vị ra quyết định tiêu dùng nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi ích với thu nhập nhất định (khan hiếm). (3) Lợi ích (U) là sự thoả mãn và hài lòng có được khi tiêu dùng hàng hoá hoặc dịch vụ. (4) Tổng lợi ích (TU) được hiểu là toàn bộ sự thỏa mãn và hài lòng khi tiêu dùng một số lượng nhất định hàng hoá và dịch vụ. (5) Lợi ích và Tổng lợi ích: là những khái niệm trừu tượng do đó để đo lợi ích người ta dùng một đơn vị qui ước gọi là Utils. (6) Lợi ích cận biên (MU): là lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác. (7) Quy luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu là lợi ích cận biên của một hàng hoá hoặc một dịch vụ có xu hướng giảm xuống ở một điểm nào đó khi hàng hoá hoặc dịch vụ đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời gian nhất định với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác. Hay nói cách khác mỗi đơn vị hàng hoá kế tiếp được tiêu dùng sẽ mang lại lợi ích bổ sung (lợi ích cận biên) ít hơn đơn vị hàng hoá tiêu dùng trước đó. (8) Quy luật lợi ích cận biên giảm dần gắn với tâm lý chủ quan của người tiêu dùng, nặng về định tính nhưng giải thích được vì sao đường cầu lại nghiêng xuống dưới về phía phải. Khi lợi ích cận biên của hàng hoá đo bằng giá, thì đường cầu giống như phần dương của đường lợi ích cận biên. Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân. (9) Thặng dư tiêu dùng (CS) là sự chênh lệch giữa lợi ích cận biên của người tiêu dùng một đơn vị hàng hoá hay dịch vụ nào đó (MU) với chi phí cận biên để thu được lợi ích đó (MC), tức là sự khác nhau giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một hàng hoá và giá mà thực tế đã trả khi mua hàng hoá đó. Tổng hợp thặng dư tiêu dùng của từng cá nhân là thặng dư tiêu dùng dùng chung của thị trường (CS). (10) Người tiêu dùng đạt được trạng thái cân bằng bằng cách gia tăng mua một sản phẩm cho đến khi giá trị mà họ gán cho đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng với mức giá sản phẩm đó (MU=MC=P). (11) Để tối đa lợi ích đo được cần tuân theo nguyên tắc cân bằng tiêu dùng cận biên: MU1/P1=MU2/P2=MU3/P3=….= MUn/Pn. Quy tắc này nói lên rằng người tiêu dùng hợp lý sẽ mua mỗi loại hàng hoá cho đến khi tỷ lệ giữa lợi ích tăng thêm thu được so với giá phải
  • 31. Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG http://www.ebook.edu.vn 30 trả là bằng nhau cho mỗi loại hàng hoá. Hay nói cách khác, lợi ích cận biên phát sinh do mỗi đơn vị tiền tệ chi ra phải là như nhau đối với mỗi loại hàng hoá. B. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1. Phân tích nội dung quy luật lợi ích cận biên giảm dần và ý nghĩa của nó trong việc phân tích hành vi người tiêu dùng. Cho ví dụ minh họa. 2. Sử dụng quy luật lợi ích cận biên giảm dần, giải thích đường cầu nghiêng xuống dưới về phía phải và minh họa bằng đồ thị. 3. Phân tích nội dung tối đa hoá lợi ích (giả định lợi ích đo được) của người tiêu dùng. 4. Hãy giải thích tại sao người tiêu dùng lại khó khăn hơn trọng việc lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi một hàng hoá mà họ mua bị định lượng. 5. Phương pháp lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi biết U, MU, TU 6. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu thông qua đường ngân sách và đường bàng quan. C.BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1. Giải thích tại sao để đạt được sự thỏa mãn tối đa lợi ích, tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hóa phải bằng tỷ lệ giá cả của hai hàng hóa đó. 2. Giải thích tại sao người tiêu dùng gặp khó khăn hơn khi một sản phẩm mà họ mua bị định lượng . 3. Giả sử một người dành ngân sách cho trước để mua hai sản phẩm là lương thực thực phẩm và quần áo. Nếu lương thực thực phẩm là thứ cấp thì có thể kết luận quần áo cũng là thứ cấp hay thông thường hay không? Tại sao? 4. Một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm A. Biết sản phẩm A là hàng cao cấp vậy nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên doanh nghiệp này cần phải thay đổi sản lượng bán trên thị trường như thế nào? 5. Một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bổ sung với sản phẩm A. Biết sản phẩm A là hàng cao cấp vậy nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên doanh nghiệp này cần phải thay đổi sản lượng bán trên thị trường như thế nào? C. BÀI TẬP 1. Với một phần thu nhập bổ sung hàng tháng 100 nghìn đồng, người tiêu dùng này dùng để mua bánh mỳ và vé xem phim. Giá bánh mỳ là 2 nghìn đồng/ chiếc. Giá xem phim là 20 ngàn đồng/chiếc a) Vẽ đường ngân sách cho người tiêu dùng này. b) Người bán bánh mỳ giảm giá xuống 1 ngàn đồng/chiếc, hãy vẽ đường ngân sách mới cho người tiêu dùng này. 2. Bạn có 40 nghìn để chi tiêu cho 2 hàng hóa. Hàng hóa thứ nhất giá 10 nghìn một đơn vị, hàng hóa thứ 2 giá 5 nghìn một đơn vị. a) Hãy viết phương trình đường ngân sách của bạn b) Giả sử giá hàng hóa thứ nhất tăng lên thành 20 nghìn và thu nhập của bạn cung tăng lên thành 60 nghìn. Hãy vẽ đường ngân sách mới của bạn.
  • 32. Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG http://www.ebook.edu.vn 31 3. Một khách bay thường xuyên của một hãng hàng không được giảm giá vé 25% khi bay được 25.000 dặm 1 năm, và 50% khi đã bay được 50.000 dăm. Hãy vẽ đường ngân sách cho người này. 4. Hàm lợi ích của một người tiêu dùng được cho bởi: U(X,Y) =XY. a) Giả sử lúc đầu người tiêu dùng dùng 4 đơn vị X và 12 đơn vị Y. Nếu việc tiêu dùng hàng hóa Y giảm xuống còn 8 đơn vị thì người này phải có bao nhiêu đơn vị X để thỏa mãn như lúc đầu. b) Người này thích tập hợp nào hơn trong hai tập hợp sau: 3 đơn vị X và 10đơn vị Y; 4 đơn vị X và 8 đơn vị Y. c) Hãy xét 2 tập hợp sau: (8,12) và (16,6), người này có bàng quan giữa hại tập hợp này không? 5. Một người tiêu dùng có mức thu nhập hàng tháng là I = 200 ngàn đồng để phân bố tiêu dùng 2 hàng hóa X và Y. a) Giả sử giá hàng hóa X, PX= 4 ngàn đồng một đơn vị sản phẩm, giá sản phẩm Y là PY = 2 ngàn đồng một đơn vị sản phẩm Y. Hãy vẽ đường ngân sách cho người tiêu dùng này. b) Giả sử hàm lợi ích của người tiêu dùng này được cho bởi U(X,Y) = 2X + Y. Người này nên chọn kết hợp X,Y nào để tối đa hóa lợi ích? c) Cửa hàng nơi người này thường mua có khuyến khích đặc biệt. Nếu mua 20 đơn vị Y ( ở giá 2 ngàn) sẽ được thêm 10 đơn vị Y nữa không mất tiền. Điều này chỉ áp dụng cho 20 đơn vị Y đầu tiên, tất cả các đơn vị sau vẫn phải mua ở mức giá 2 ngàn (trừ số thưởng). Hãy vẽ đường ngân sách cho người này. d) Vì cung hàng hóa Y giảm nên giá của nó tăng thành 4 ngàn đồng một đơn vị. Cửa hàng này không khuyến khích mua như trước nữa. Bây giờ đường ngân sách của người này thay đổi như thế nào?. Kết hợp X,Y tối đa hóa lợi ích của người đó? 6. Cho đường ngân sách và 3 đường bàng quan của 1 người ở hình dưới đây: a) Nếu giá của Y là 15$ thì ngân sách của người tiêu dùng này là bao nhiêu? b) Đã biết câu trả lời của câu a, giá của X sẽ là bao nhiêu? c) MRSX/Y ở điểm tiêu dùng tối ưu là bao nhiêu? d) Tại sao điểm tối ưu không phải là A, là B? e) Nếu những người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích của một thành phố khác trả một nửa cho hàng hóa Y và gấp đôi cho hàng hóa X thì MRSX/Y của họ là bao nhiêu? Hàng hóa Y 10 A C B O 20 Hàng hóa X 7. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 3500 để mua hai sản phẩm X và Y với mức giá tương ứng là Px =500, Py = 200. Sở thích của người này được biểu thị qua hàm số
  • 33. Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG http://www.ebook.edu.vn 32 TUX= - Q2 X + 26QX TUY = -5/2 Q2 Y + 58QY Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tính tổng lợi ích tối đa. 8. Giả sử một người tiêu dùng có mức thu nhập bằng tiền I = 60 USD dùng để mua hai hàng hoá là là X và Y với giá PX= 3 USD; PY = 1USD. Cho biết hàm tổng lợi ích TU = X.Y. a) Viết phương trình đường ngân sách b) Tính MUX, MUY, MRSX/Y. c) Xác định số lượng hàng hoá X, Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hoá lợi ích và mức tổng lợi ích lớn nhất. 9. Một người tiêu dùng có mức thu nhập là I = 24$ dùng để mua hai hàng hoá X và Y, giá sản phẩm X là PX=3$; giá sản phẩm Y là PY =2,5$. Tổng lợi ích thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm X và Y là TUX và TUY cho bởi bằng sau đây. Tổng lợi ích của việc tiêu dùng hàng hoá X và Y Hàng hoá X và Y 1 2 3 4 5 6 7 TUX 48 90 126 156 180 198 210 TUY 50 96 138 176 210 240 266 Yêu cầu : Hãy xác định số lượng sản phẩm X và Y mà người tiêu dùng này sẽ mua để tối đa hoá lợi ích và mức tổng lợi ích lớn nhất. BÀI TẬP TỰ GIẢI 1. Một người tiêu dùng có thu nhập I = 36000 ngàn đồng chi tiêu cho 3 loại sản phẩm X,X,Z. Đơn giá các sản phẩm PX = PY = PZ = 3000 ngàn đồng. Sở thích của người tiêu dùng này được thể hiện thông qua bảng sau Sản phẩm TUX TUY TUZ 1 75 68 62 2 147 118 116 3 207 155 164 4 252 180 203 5 289 195 239 6 310 205 259 7 320 209 269 a) Để tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng này phải phân phối thu nhập của mình như thế nào để tiêu dùng 3 loại sản phẩm ? Tổng lợi ích đạt được là bao nhiêu ? b) Thu nhập vẫn là I = 36000 ngàng đồng, nhưng giá sản phẩm thay đổi : PX = PZ = 3000 đồng/sản phẩm PY = 6000 đồng/sản phẩm
  • 34. Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG http://www.ebook.edu.vn 33 Vậy người tiêu dùng này phải phân phối thu nhập của mình như thế nào để tối đa hóa lợi ích. Mức tổng lợi ích lớn nhất là bao nhiêu ? c) Vẽ đường cầu cá nhân của các sản phẩm X,Y,Z 2. Một người tiêu dùng có thu nhập I = 1.200 ngàn đồng dùng để mua 2 sản phẩm X và Y, với PX = 100 ngàn đồng/sản phẩm ; PY = 300 ngàn đồng/ sản phẩm. Mức thỏa mãn của người tiêu dùng này được biểu hiện qua hàm số sau : TUX = - 1/3 X2 +10X TUY = - 1/2 Y2 + 20Y a) Tìm phương án tiêu dùng tối ưu b) Tính tổng lợi ích của người tiêu dùng này. 3. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 1.200 dùng để mua 2 sản phẩm X và Y, với PX = 100 ngàn đồng/sản phẩm ; PY = 300 ngàn đồng/ sản phẩm. Mức thỏa mãn của người tiêu dùng này được biểu hiện qua hàm số sau : TU = X.Y a) Xác định lợi ích cận biên của sản phẩm X và sản phẩm Y b) Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tổng lợi ích tối đa của người tiêu dùng này. 4. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 300 để chi mua 2 sản phẩm X và Y, với giá tương ứng PX = 10 ; Py = 20. Sở thích của người tiêu dùng này được thể hiện qua hàm số sau : TU = X(Y-2). a) Tìm phương án tiêu dùng tối ưu và tổng lợi ích tối đa đạt được. b) Nếu thu nhập tăng lên I2 = 600, giá các sản phẩm không đổi, thì phương án tiêu dùng tối ưu và tổng lợi ích đạt được là bao nhiêu? c) Nếu giá sản phẩm Y tăng lên Py = 30, các yếu tố khác không đổi, khi đó người tiêu dùng này sẽ mua bao nhiêu sản phẩm X, Y và lợi ích tôi đa đạt được là bao nhiêu ? E. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Để tối đa hóa lợi ích với thu nhập cho trước, người tiêu dùng phân phối thu nhập để mua sản phẩm theo nguyên tắc a) Lợi ích cận biên của các sản phẩm bằng nhau: MUx = MUY = MUZ =… b ) Một đơn vị tiền tệ mang lại lợi ích như nhau khi tiêu dùng những hàng hóa khác nhau. MUx / Px= MUY/PY = MUZ/PZ =… c) Ưu tiên những sản phẩm có mức giá rẻ d) Phân chi tiêu cho mỗi sản phẩm là bằng nhau 2. Đường tiêu dùng là : a) Là tập hợp các kết hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá cả thay đổi, khi các yếu tố khác không đổi. b) Tập hợp những tiếp điểm giữa đường bàng quan và đường ngân sách khi giá cả và thu nhập thay đổi c) Tập hợp những tiếp điểm giữa đường bàng quan và đường ngân sách khi giá cả và thu nhập thay đổi, các yếu tố khác không đổi.
  • 35. Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG http://www.ebook.edu.vn 34 d) Là tập hợp các kết hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá cả thay đổi các sản phẩm thay đổi, khi các yếu tố khác không đổi, thu nhập không đổi. 3. Điểm phối hợp tối ưu ( đạt TUMax) giữa hai sản phẩm X và Y là : a) Tiếp điểm của đường lợi ích với đường ngân sách b) Tiếp điểm của đường lợi ích với đường đồng phí c) Tiếp điểm của đường đồng lượng với đường đồng phí d) Tiếp điểm của đường đồng lượng với đường đồng phí. 4. Đường ngân sách có dạng : Y =100 - 2X ; Nếu Py = 10 và a) Px = 5, I = 100 b) Px = 10, I = 2.000 c) Px = 20, I = 2.000 d) Px = 20, I = 1.000 5. Nếu Px = 5 và Py = 20 và I = 1000 thì đường ngân sách có dạng a) Y = 200 -1/4X b) Y = 100 + 4X c) Y = 50 + 1/4X d) Y = 50 -1/4X 6. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 1200 ngàn dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với giá PX = 100 ngàn/sản phẩm ; PY = 300 ngàn/sản phẩm. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số : TUX = - 1/3 X2 + 10X TUY = -1/2Y2 + 20Y a) MUX = -1/3X +10 MUY = -1/2Y +20 b) MUX = 2/3X +10 MUY = -Y +20 c) MUX = -2/3X +10 MUY = -Y +20 d) Tất cả điều trên đều sai 7. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 1200 ngàn dùng để mua 2 sản phẩm X và I với giá PX = 100 ngàn/sản phẩm ; PY = 300 ngàn/sản phẩm. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số : TUX = - 1/3 X2 + 10X TUY = -1/2Y2 + 20Y a) X = 3 ; Y = 3 b) X = 6 Y = 2 c) X = 9 Y = 1 d) Tất cả đều sai 8. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 1200 ngàn dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với giá PX = 100 ngàn/sản phẩm ; PY = 300 ngàn/sản phẩm. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số : TUX = - 1/3 X2 + 10X TUY = -1/2Y2 + 20Y a) TUMax = 86 b) TUMax = 82 c) TUMax = 76 d) TUMax = 96 9. Đường ngân sách là : a) Tập hợp các phân phối có thể có giữa 2 sản phẩm người tiêu dùng có thể mua khi thu nhập không đổi. b) Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua khi thu nhập thay đổi. c) Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua khi giá sản phẩm thay đổi. d) Tập hợp các phối hợp có thể mua giữa hai sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua với giá sản phẩm cho trước và thu nhập không đổi
  • 36. Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG http://www.ebook.edu.vn 35 10. Đẳng thức nào dưới đây chỉ ra sự tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng hai hàng hoá X1 và X2 a) MUx1 =MUx2 b) MUx1/X1 = MUx2/X2 c) MUx1/Px1 = MUx2/Px2 d) MUx1/MUx2 =Px1/Px2 e) Cả c và d 11. Độ dôc của đường ngân sách phụ thuộc vào a) Tỷ lệ giá cả của hai hàng hoá b) Thu nhập của người tiêu dùng c) Số lượng người tiêu dùng d) Hàng hoá đó là thư cấp hay thông thường. 12. Khi hàng hoá là thay thế hoàn toàn cho nhau thì a) Tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hoá giảm dần b) Các đường bàng quan có dạng tuyến tính c) Tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hoá là hằng số d) Cả b và c. 13. Thu nhập tăng giá không đổi, khi đó a) Độ dốc của đường ngân sách thay đổi b) Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải c) Đường ngân sách trở nên phẳng hơn d) Đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái 14. Độ dốc của đường bàng quan phản ánh a) Sự ưa thích có tính bắc cầu b) Sự ưa thích là hoàn chỉnh c) Tỷ lệ thay thế giữa hai hàng hoá d) Các trường hợp trên đều sai. 15. Sự chênh lệch giữa giá mà người tiêu sẵn sàng trả cho hàng hoá và dịch vụ nào đó với giá mà người tiêu dùng mua hàng hoá đó gọi là a) Tổng giá trị nhận được khi tiêu dùng hàng hoá đó b) Độ co giãn của cầu c) Thặng dư sản xuất d) Thăng dư tiêu dùng 16. Sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng là sự lựa chọn thoả mã điều kiện a) Độ dốc của đường ngân sách bằng với độ dốc của đường bàng quan b) Tỷ lệ thay thế biên của hai hàng hoá bằng với tỷ lệ giá của chúng c) Đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan
  • 37. Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG http://www.ebook.edu.vn 36 d) Các câu trên đều đúng 17. Khi đạt tối đa hoá lợi ích, thì lợi ích cân biên của đơn vị hàng hoá cuối cùng của các hàng hoá phải bằng nhau( MUX=MUY=….MUn) a) Đúng hay sai tuỳ theo sở thích của người tiêu dùng b) Đúng hay sai tuỳ theo thu nhập của người tiêu dùng c) Đúng khi giá của các hàng hoá bằng nhau d) Luôn luôn sai. 18. Khi tổng lợi ích giảm, thì lợi ích cận biên sẽ a) Dương và tăng dần b) Âm và giảm dần c) Dương và giảm dần d) Âm và tăng dần. 19. Đường bàng quan của hai sản phẩm X và Y thể hiện: a) Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y với thu nhập nhất định. b) Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y cùng tạo ra một mức lợi ích khác nhau. c) Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y cùng tạo ra một mức lợi ích như nhau. d) Không có câu nào đúng. 20. Lợi ích cận biên đo lường a) Mức thoả mãn tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm, trong khi các yếu tố khác không đổi. b) Độ dốc của đường bàng quan c) Độ dốc của đường ngân sách d) Tỷ lệ thay thế biên giữa hai sản phẩm. 21. Giả thuyết nào sau đây không được đề cập đến khi phân tích sở thích trong lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng. a) Sự ưu thích là hoàn chính và nó có thể so sánh được b) Sở thích có tính bắc cầu c) Thích nhiều hơn là ít hàng hóa d) Không đúng câu nào 22. Cho 3 giở hàng hóa sau đây 3 giở hàng hóa Thực phẩm Quần áo A 15 18 B 14 19 C 13 17
  • 38. Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG http://www.ebook.edu.vn 37 Nếu phối hợp tiêu dùng A và B cùng nằm trên 1 đường bàng quan và sở thích thỏa mãn các giả thiết về lựa chọn thì: a. A được thích hơn C b. B được thích hơn C c. Cả a và b đều đúng d. Không câu nào đúng 23 . Nếu MUA = 1/QA; MUB =1/QB, giá của A là 50, giá của B là 400 và thu nhập của người tiêu dùng là 12.000. Để tối đa hóa thỏa mãn người tiêu dùng sẽ mua mỗi loại hàng hóa bao nhiêu? a) A=120 , B=15 b) A=24, B=27 c) A=48 B=24 d) Không câu nào đúng 24. Các đường bàng quan của một người tiêu dùng A với 2 loại hàng hóa X và Y được biểu hiện bằng đồ thị sau: Y 0 X Dựa trên đồ thị này chúng ta có thể kết luận a) Người A coi hàng hóa Y là tốt nhất b) Người A coi hàng hóa X là tốt nhất c) Người A coi hai hàng hóa này là hoàn toàn thay thế cho nhau d) Người a coi hai hàng hóa này là bổ sung cho nhau 25. Một người dành thu nhập 210 đvt để mua hai sản phẩm X và Y với PX =30đvt/sản phẩm; PY =10đvt, lợi ích cận biên của người này được cho bởi bảng sau? Số lượng 1 2 3 4 5 6 7 MUX 20 18 16 14 12 10 8 MUY 9 8 7 6 5 4 2 Tổng lợi ích lớn nhất mà người tiêu dùng này đạt được là: a) 119 b) 150 c) 170 d) 185 26. Tìm câu trả lời sai trong những câu sau đây. a) Đường bàng quan thể hiện tất các cách kết hợp khác nhau về sự lựa chọn hàng hóa tiêu dùng cho cùng một mức lợi ích. b) Tỷ lệ thay thế biên thể hiện tỷ lệ đánh đổi giữa 2 loại hàng hóa tổng mức lợi ích là không đổi. c) Các đường bàng quan không cắt nhau d) Đường bàng quan luôn có độ dốc bằng với tỷ số giá của hai loại hàng hóa. 27. Phân phối tối ưu của người tiêu dùng là phân phối thỏa mãn điều kiện: a) Độ dốc của đường ngân sách bằng với độ dốc của đường bàng quan
  • 39. Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG http://www.ebook.edu.vn 38 b) Tỷ lệ thay thế biên giữa các hàng hóa bằng tỷ số giá của chúng c) Đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan d) Các câu trên đều đúng. 28. Giả sử người tiêu dùng dành hết thu nhập để mua hai hàng hóa X và Y. Nếu giá hàng hóa X và Y đều tăng gấp đôi, đồng thời thu nhập của người tiêu dùng cũng tăng lên gấp 2 thì đường ngân sách của người tiêu dùng này sẽ: a) Dịch chuyển song song sang phải b) Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang phải c) Không thay đổi d) Dịch chuyển song song sang trái 29.Giả sử người tiêu dùng luôn chi tiêu hết thu nhập và chỉ mua 2 sản phẩm X và Y. Khi giá X tăng lên ( các yếu tố khác không đổi) thì người này mua sản phẩm Y nhiều hơn, chúng ta có thể kết luận về tính chất co dãn của cầu theo giá đối với sản phẩm X của người này là: a) Co dãn đơn vị b) Co dãn ít c) Không thể xác định được d) Co dãn nhiều 30. Trên đồ thị trục tung biểu thị số lượng của sản phẩm Y, trục hoành biểu thị số lượng của sản phẩm X. Độ dốc của đường ngân sách bằng -3, có nghĩa là: a) MUX = 3MUY b) MUY = 3MUX c) PX = 1/3PX d) PX = 3PY 31. Khi giá cả của hàng hóa bình thường giảm, người tiêu dùng mua hàng hóa này nhiều hơn, đó là hệ quả của: a) Tác động thay thế hoặc tác động thu nhập b) Tác động thu nhập c) Tác động thay thế và tác động thu nhập d) Tác động thay thế. 32. Nếu (MUX/PX) > (MUY/PY) thì a) Hàng hóa X đắt hơn hàng hóa Y b) Giảm chi tiêu 1 đồng cho hàng hóa Y và chuyển sang chi tiêu cho hàng hóa X sẽ làm tăng tổng lợi ích. c) Hàng hóa X rẻ hơn hàng hóa Y d) Giảm chi tiêu 1 đồng cho hàng hóa X và chuyển sang chi tiêu cho hàng hóa Y thì tổng lợi ích sẽ tăng. 33. Đường bàng quan của 2 sản phẩm X và Y thể hiện a) Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y với thu nhập nhất định b) Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y tạo ra mức hữu dụng khác nhau c) Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y cũng tạo ra mức hữu dụng giống nhau. d) Không có câu nào đúng. 34. Sự thay đổi lượng cầu của một hàng hóa do giá cả hàng hóa liên quan thay đổi, mà vẫn giữ nguyên được mức thỏa mãn được gọi là tác động.
  • 40. Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG http://www.ebook.edu.vn 39 a) Thu nhập b) Thay thế c) Giá cả d) Không có câu nào đúng 35. Đối với hàng hóa cấp thấp, tác động ( hiệu ứng) thu nhập và tác động thay thế a) Cùng chiều với nhau b) Ngược chiều nhau c) Có thể cùng chiều hoặc ngược chiều tùy mỗi tình huống d) Loại trừ nhau
  • 41. Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP http://www.ebook.edu.vn 40 Chương 4 LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP A. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG (1) Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, gọi là các đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hoá dịch vụ mới, gọi là đầu ra (hay sản phẩm). (2) Hãng ( doanh nghiệp) được hiểu là tổ chức kinh tế thuê mua các yếu tố sản xuất, sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ để bán nhằm mục đích sinh lời. Trong thực tế, các hãng có hình thức và quy mô khác nhau nhưng được giả định có mục tiêu chung là tối đa hoá lợi nhuận. (3) Trong lý thuyết sản xuất và chi phí người ta sử dụng hai khái niệm: ngắn hạn (SR) và dài hạn (LR). Ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một đầu vào cố định. Dài hạn được định nghĩa là khoảng thời gian trong đó hãng có thể thay đổi tất cả các đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất. (4) Hàm sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật biểu hiện lượng hàng hoá tối đa có thể thu được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn…) với một trình độ công nghệ nhất định. Dạng tổng quát của hàm sản xuất là : Q=f(x1,x2…xn) trong đó : Q là sản lượng (đầu ra), x1,x2…xn là các yếu tố sản xuất (đầu vào). Hàm Cobb-Douglas với 2 đầu vào tư bản và lao động có dạng: Q= f(K,L) = a.Kα .Lβ ; tổng các hệ số α và β có thể cho chúng ta biết hiệu suất của quy mô. Nếu α + β =1 thì hàm sản xuất có hiệu suất không đổi của quy mô. Nghĩa là nếu tăng gấp đôi các đầu vào sử dụng thì mức sản lượng cũng tăng gấp đôi. Nếu α + β <1 thì hàm sản xuất có hiệu suất giảm của quy mô, nếu α + β >1 thì hàm sản xuất có hiệu suất tăng của quy mô. (5)Trong ngắn hạn tổng sản phẩm (TP) ký hiệu - Q là lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Sản phẩm bình quân (AP) là sản phẩm trên một đơn vị thời gian. Chẳng hạn năng suất bình quân của lao động là APL =Q/L. Đối với tư bản, sản phẩm bình quân là APK = Q/K. Các tỷ số này được gọi là năng suất bình quân của lao động và năng suất bình quân của tư bản. Năng suất cận biên phản ánh số sản phẩm tăng thêm khi hãng tăng thêm 1 đơn vị đầu vào biến đổi đó. (6) Quy luật năng suất cận biên giảm dần cho rằng: Sản phẩm hiện vật cận biên của bất cứ yếu tố sản xuất nào sẽ bắt đầu giảm xuống tại một điểm nào đó khi mà càng có nhiều yếu tố đó được sử dụng trong quá trình sản xuất đã có (với điều kiện giữ nguyên mức sử dụng các đầu vào cố định khác) hay nói cách khác mỗi một đơn vị đầu vào biến đổi tăng thêm được sử dụng trong quá trình sản xuất sẽ đem lại lượng sản phẩm bổ sung (sản phẩm cận biên) ít hơn đơn vị đầu vào trước đó. (7) Các chi phí ngắn hạn bao gồm tổng chi phí - chi phí cố định- chi phí biến đổi và các chi phí bình quân như chi phí cố định bình quân AFC = FC/Q. Chi phí biến đổi bình quân AVC =VC/Q; Chi phí bình quân ATC =TC/Q hoặc có thể tính bằng tổng của chi phí biến đổi bình quân và chi phí cố định bình quân ATC = AFC + AVC. (8) Chi phí về tài nguyên (hay chi phí bằng hiện vật), chi phí kinh tế và chi phí tính toán, chi phí cơ hội… là những khái niệm khác nhau và giúp phân biệt 2 khái niệm lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận tính toán hay còn gọi là lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận kinh tế được định nghĩa
  • 42. Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP http://www.ebook.edu.vn 41 là phần chênh lệch giữa Tổng doanh thu và Tổng chi phí kinh tế, còn Lợi nhuận tính toán là phần chênh lệch giữa Tổng doanh thu và Tổng chi phí tính toán. (9) Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí sản xuất (TC) trong một khoảng thời gian xác định. Tổng lợi nhuận = lợi nhuận đơn vị x lượng bán, Trong đó Lợi nhuận đơn vị = giá bán - tổng chi phí bình quân. (10) Quy tắc chung để hãng tối đa hoá lợi nhuận là tăng sản lượng khi nào doanh thu cận biên còn vượt quá chi phí cận biên cho đến khi doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên thì dừng lại khi MR=MC mức sản lượng tối ưu (Q* ) để tối đa hoá lợi nhuận (Πmax). (11) Để tối đa hoá doanh thu cần điều kiện MR =0 B . CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT 1. Thế nào là đầu vào, đầu ra, hàm sản xuất, công nghệ sản xuất 2. Phân tích các yếu tố sản xuất (đầu vào) và sản phẩm (đầu ra) của hãng. 3. Phân tích nội dung và quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên của một đầu vào biến đổi 4. Phân tích nội dung ý nghĩa của qui luật năng suất cận biên giảm dần. 5. Chi phí, tổng chi phí trong ngắn hạn và dài hạn 6. Chi phí trung bình, chi phí cân biên trong ngắn hạn và dài hạn 7. Phân tích nội dung nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của hãng. 8. Điểm hoà vốn, điểm bắt đầu sản xuất của doanh nghiệp. C. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Tại sao năng suất biên của lao động rất có thể tăng sau đó giảm dần trong ngắn hạn. 2. Bạn là người chủ doanh nghiệp đang tìm người để lấp vào vị trí trống trong một dây chuyền sản xuất. Bạn quan tâm nhiều hơn đến năng suất lao động trung bình hay năng suất biên của người lao động cuối cùng muốn thuê? Nếu bạn nhận thấy rằng năng suất trung bình của doanh nghiệp đang bắt đầu giảm bạn có nên thuê thêm bất kỳ công nhân nào nữa không? tại sao? 3. Đứng trước các điều kiện thay đổi liên tiếp, tai sao một hãng bao giờ cũng giữ yếu tố nào đó cố định. Điều gì xác định một yếu tố là cố định hay biến đổi? 4. Có thể có hay không có một hãng có hàm sản xuất cho thấy lợi tức tăng dẫn theo quy mô, lợi tức không đổi theo quy mô, lợi tức giảm dần theo quy mô khi sản lượng tăng? Hãy lý giải? 5. Một hãng chi trả cho người kế toán của mình một khoản tiền là 100 triệu đồng /năm đây là chi phí cố định hay biến đổi? Hãy giải thích? 6. Hàm sản xuất là gì? Hàm sản xuất trong dài hạn khác với hàm sản xuất trong ngắn hạn như thế nào? 7. Lợi tức giảm dần đối với một yếu tố sản xuất duy nhất và lợi tức không đổi theo quy mô là không mâu thuẫn. 8. Độ cong của đường đồng lượng liên quan tới tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên dọc theo đường đồng lượng như thế nào?
  • 43. Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP http://www.ebook.edu.vn 42 9. Cho một ví dụ về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn 10. Người chủ một cửa hàng bán lẻ tự làm lấy công việc kế toán của mình. Bạn đo lường chi phí cơ hội của người này khi làm công việc kế toán như thế nào? 11. Giả sử một nhà sản xuất nhận thấy tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên ( MRTS) của vốn cho lao động trong quá trình sản xuất lớn hơn tỷ lệ tiền thuê máy móc với tiền công cho dây truyền sản xuất. Người chủ này phải thay đổi cách sử dụng vốn và lao động như thế nào để tối thiểu hóa được chi phí sản xuất? 12. Tại sao đường đồng phí lại là đường thẳng? 13. Nếu chi phí biên của sản xuất tăng, chi phí biến đổi trung bình của sản xuất tăng dần hay giảm dần ? Hãy giải thích? 14. Nếu chi phí biên của sản xuất lớn hơn chi phí biến đổi trung bình? Điều này có thể cho biết chi phí trung bình tăng dần hay giảm dần không? Hãy giải thích? 15. Nếu các đường chi phí trung bình của doanh nghiệp có hình chữ U, tại sao chi phí biến đổi trung bình đạt điểm cực tiểu ở mức sản lượng thấp hơn đường chi phí trung bình. 16. Nếu một hãng được hưởng lợi tức tăng dần theo quy mô đến một mức sản lượng nào đó, sau đó thì lợi tức không đổi theo quy mô, có thể nói gì về hình dáng của đường chi phí trung bình trong dài hạn? 17. Một sự thay đổi trong giá của một đầu vào làm thay đổi đường phát triển trong dài hạn như thế nào? 18. Một hãng có quy trình sản xuất trong đó các đầu vào là hoàn toàn thay thế trong dài hạn. Bạn có thể nói gì về tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS) là cao hay thấp không? Tại sao? 19. Năng suất biên của lao động được biết là lớn hơn năng suất trung bình của lao động ở một mức công việc nhất định . Năng suất trung bình tăng dần hay giảm dần? Hãy giải thích? C. BÀI TẬP 1. Trong ngắn hạn, giả sử một doanh nghiệp sản xuất ghế, có các máy móc thiết bị là cố định, biết rằng khi số người được dùng trong quá trình sản xuất tăng từ 1 tới 7, số ghế sản xuất được thay đổi như sau: 10; 17, 22,25, 26, 25, 23. a) Tinh năng suất biên và năng suất trung bình của doanh nghiệp. b) Có phải hàm sản xuất của doanh nghiệp cho thấy lợi tức đối với lao động giảm dần? Giải thích? c) Giải thích điều gì sẽ làm cho năng suất biên của lao động trong doanh nghiệp trở nên có giá trị âm? 2. Điền vào các khoảng trống trong bảng dưới đây Số lượng các yếu tố sản xuất biến đổi (1) Tổng sản lượng (2) Năng suất biên của yếu tố sản suất biến đổi (MP) (3) Năng suát trung bình của yếu tố sản xuất biến đổi (AP) (4) 0 0