SlideShare a Scribd company logo
1 of 202
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
-------- --------
TRÇN Tó KH¸NH
CHÝNH S¸CH PH¸T TRIÓN KINH TÕ TRANG TR¹I
THEO H¦íNG BÒN V÷NG TR£N §ÞA BµN TØNH NGHÖ AN
Chuyªn ngµnh: khoa häc quChuyªn ngµnh: khoa häc quChuyªn ngµnh: khoa häc quChuyªn ngµnh: khoa häc qu¶n lý¶n lý¶n lý¶n lý
M· sè: 62M· sè: 62M· sè: 62M· sè: 62 34343434 04 1004 1004 1004 10
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS.ts. mai v¨n b−u
2. gs.TS. hoµng v¨n hoa
Hµ néi, n¨m 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi của các thầy giáo
hướng dẫn khoa học, các cơ quan, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến hai thầy giáo hướng dẫn
khoa học, PGS.TS. Mai Văn Bưu và GS.TS. Hoàng Văn Hoa, đã luôn
dành sự nhiệt tình, tâm huyết và định hướng cho tôi trong suốt cả quá
trình nghiên cứu, hoàn thành Luận án.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học
Quản lý, Viện Đào tạo Sau đại học thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân đã trực tiếp giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp quý báu về nội
dung Luận án và giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Trường Đại học Vinh, Sở NN & PTNT tỉnh Nghệ An và các cơ quan, các
chủ trang trại tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình
nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn, cung cấp tư liệu và chia sẻ kinh nghiệm
quý báu.
Cảm ơn Vợ, Con và gia đình đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời
gian qua./.
Nghiên cứu sinh
Trần Tú Khánh
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung Luận án tiến sỹ “Chính sách phát
triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh
Nghệ An” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các số liệu, tư liệu đưa ra trong luận án là trung thực, kết quả
nghiên cứu khoa học nêu trong Luận án chưa từng được công bố
trong các công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Nghiên cứu sinh
Trần Tú Khánh
iii
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ HỘP .................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Tổng quan các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án ........2
3. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án.....................................................................9
4. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................9
5. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................10
6. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................10
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................10
8. Những đóng góp mới của luận án ...................................................................12
9. Kết cấu của luận án ..........................................................................................13
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH...........................................................................................14
1.1. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững....................................14
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của kinh tế trang trại ................................................14
1.1.2. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ......................................22
1.2. Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa
bàn tỉnh..................................................................................................................28
1.2.1. Khái niệm chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
trên địa bàn tỉnh ....................................................................................................28
1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế trang trại theo
hướng bền vững trên địa bàn tỉnh.........................................................................29
iv
1.2.3. Một số chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên
địa bàn tỉnh............................................................................................................31
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa
bàn tỉnh theo hướng bền vững ..............................................................................39
1.3. Kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững ở một số nước và địa phương trong nước.................................................42
1.3.1. Kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững ở một số nước ..............................................................................................42
1.3.2. Kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững ở một số địa phương ....................................................................................47
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững đối với tỉnh Nghệ An ............................................................................57
Tóm tắt chương 1 ....................................................................................................61
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN.....................................................................................................62
2.1. Chính sách phát triển kinh tế trang trại ở nước ta thời kỳ đổi mới (từ
năm 1986 đến nay)................................................................................................62
2.1.1. Đổi mới quản lý trong nông nghiệp và chính sách phát triển kinh tế trang
trại giai đoạn 1988 - 2000.....................................................................................62
2.1.2. Chính sách phát triển kinh tế trang trại từ năm 2000 đến nay....................66
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2000 - 2013 ...................................................................................................72
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến chính sách phát triển
kinh tế trang trại tỉnh Nghệ An.............................................................................72
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
2000 - 2013 ...........................................................................................................74
2.3. Thực trạng chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2013 ..............................................83
v
2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh ...83
2.3.2. Chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng cho phát triển kinh tế trang trại trên địa
bàn tỉnh. ................................................................................................................85
2.3.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trang trại trên địa
bàn tỉnh. ................................................................................................................97
2.3.4. Chính sách nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp nói chung, kinh tế trang tại nói riêng trên địa bàn tỉnh............99
2.3.5. Chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại trên địa bàn Tỉnh.103
2.3.6. Chính sách hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại và giữa
các trang trại với tổ chức kinh tế khác................................................................105
2.3.7. Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm ...107
2.4. Đánh giá chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
trên địa bàn tỉnh Nghệ An .................................................................................113
2.4.1. Đánh giá tính hiệu lực của chính sách phát triển kinh tế trang trại theo
hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An .......................................................113
2.4.2. Đánh giá các chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An.....115
Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................121
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ
AN ĐẾN NĂM 2020...............................................................................................122
3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế trang trại theo
hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030.122
3.2.1 Quan điểm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững...................122
3.2.2. Định hướng phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững đến năm
2020, tầm nhìn 2030 ...........................................................................................128
3.2.3. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở tỉnh Nghệ An
đến năm 2020, tầm nhìn 2030.............................................................................131
3.2.4. Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030....133
vi
3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030.............134
3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững..............................................................................................................134
3.3.2. Hoàn thiện các chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng đối với phát triển kinh
tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh............................................139
3.3.3. Hoàn thiện chính sách nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp nói chung, trang trại nói riêng...................................145
3.3.4. Hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế
trang trại .............................................................................................................150
3.3.5. Hoàn thiện chính sách hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang
trại và giữa các trang trại với tổ chức kinh tế khác.............................................152
3.3.6. Hoàn thiện chính sách về thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại......156
3.3.7. Hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực
phẩm của kinh tế trang trại .................................................................................158
KẾT LUẬN............................................................................................................161
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...........................................164
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................................................................164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................165
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AseanGAP : Quy trình sản xuất tốt cho rau quả tươi trong khu vực Asean
CNH : Công nghiệp hóa
CP : Chính phủ
HĐH : Hiện đại hóa
HĐND : Hội đồng Nhân dân
FAO : Tổ chức nông - lương của Liên Hợp Quốc
GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GlobalGAP : Tiêu chuẩn thực hành tốt nông nghiệp toàn cầu
HACCP : Tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá an toàn thực phẩm
HTX : Hợp tác xã
KH, CN & MT : Khoa học, Công nghệ và Môi trường
KH & CN : Khoa học và Công nghệ
NCS : Nghiên cứu sinh
NĐ : Nghị định
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NN&PTNT : Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
NQ : Nghị quyết
QĐ : Quyết định
RVAC : Rừng, vườn, ao, chuồng.
TCTK : Tổng cục Thống kê
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
UBND : Ủy ban Nhân dân
VAC : Vườn, ao, chuồng
VietGAP : Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ HỘP
1. Bảng:
Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu trang trại ở Nghệ An phân theo huyện, thị xã giai
đoạn 2000 - 2013 ...................................................................................78
Bảng 2.2: Diện tích đất bình quân của trang trại ở Nghệ An phân theo loại hình và
mục đích sử dụng, năm 2012.................................................................87
Bảng 2.3: Thực trạng đất đai và nguồn gốc đất đai của trang trại ở Nghệ An năm
2013........................................................................................................88
Bảng 2.4: Vốn đầu tư của các trang trại ở Nghệ An năm 2005 và 2010................90
Bảng 2.5: Quy mô vốn của trang trại ở Nghệ An tính bình quân phân theo lĩnh
vực sản xuất năm 2012 .........................................................................91
Bảng 2.6: Đánh giá của chủ trang trại ở Nghệ An về cơ sở hạ tầng nông nghiệp,
nông thôn ...............................................................................................95
Bảng 2.7: Mức độ khó khăn của trang trại ở Nghệ An khi vay vốn kinh doanh ...96
Bảng 2.8: Trình độ học vấn của chủ trang trại ở Nghệ An, năm 2013 ..................98
Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn thông tin kĩ thuật sản xuất của trang trại ở Nghệ An phân
theo lĩnh vực sản xuất ..........................................................................102
Bảng 2.10: Mức độ khó khăn của trang trại ở Nghệ An trong tiêu thụ các loại sản
phẩm.....................................................................................................105
Bảng 2.11: Tỷ lệ trang trại ở Nghệ An đã thực hiện tốt bảo vệ môi trường ..........110
Bảng 2.12: Nguyên nhân trang trại ở Nghệ An chưa thực hiện tốt bảo vệ môi
trường...................................................................................................111
2. Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Số lượng trang trại ở Nghệ An phân theo loại hình, giai đoạn 2000 -
2013.....................................................................................................75
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các loại hình trang trại ở Nghệ An năm 2011.........................76
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các loại hình trang trại ở Nghệ An năm 2013.........................77
Biểu đồ 2.4: Giá trị sản lượng của kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2003 - 2013.................................................................................80
ix
Biểu đồ 2.5: Giá trị sản lượng bình quân/ trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2003 - 2013.................................................................................81
Biểu đồ 2.6: Tình hình hoạt động kinh doanh tính bình quân của các loại hình trang
trại ở Nghệ An năm 2012....................................................................82
Biểu đồ: 2.7: Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2013..........89
3. Hình:
Hình 1: Khung nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững..........................................................................................................11
Hình 3.1: Tổ chức mối quan hệ giữa các tổ chức dịch vụ và trang trại.................154
4. Hộp:
Hộp 2.1: Hình thành chuỗi sản xuất liên kết trong nông nghiệp ..........................69
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, kinh tế trang trại đã xuất hiện từ lâu và thực sự phát triển mạnh
mẽ cùng với quá trình đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, nhất là từ năm 2000, khi
Chính phủ ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại [10] . Sự phát
triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở
mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung
du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, góp
phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, phát triển kinh tế trang trại
là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay.
Nghệ An là tỉnh có vị trí địa lý quan trọng của khu vực Bắc miền Trung, có
địa hình đa dạng và có điều kiện để phát triển trang trại quy mô lớn với nhiều loại
sản phẩm đa dạng. Bờ biển dài và nhiều cửa lạch với 3.500 ha nước lợ, có khả năng
phát triển các trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Theo đánh giá của các nhà địa lý và
nông học, điều kiện tự nhiên của Nghệ An tuy khắc nghiệt nhưng có nhiều loại cây
trồng, vật nuôi được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, có giá trị kinh tế
cao, phù hợp để phát triển kinh tế trang trại với quy mô lớn. Vấn đề đặt ra là làm thế
nào để khai thác một cách hiệu quả những lợi thế này.
Mô hình kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa bắt đầu xuất hiện ở
Nghệ An từ những năm 1980. Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại ở Nghệ
An đã phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh Nghệ An, kinh
tế trang trại ở Nghệ An phát triển chưa bền vững, chủ yếu còn mang tính tự phát.
Có nhiều nguyên nhân làm cho kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An
phát triển chưa bền vững, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chính sách phát triển
kinh tế trang trại còn nhiều vấn đề bất cập: hệ thống chính sách chưa đồng bộ, khó
áp dụng vào thực tiễn, việc tổ chức thực thi và đánh giá chính sách được kịp thời,...
Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tế trang
trại nói chung, kinh tế trang trại ở Nghệ An nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có
2
công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về chính sách phát triển bền
vững kinh tế trang trại Nghệ An. Một số công trình nghiên cứu cũng đã nêu lên các giải
pháp phát triển kinh tế trang trại, tuy nhiên hầu như các công trình này chưa tập trung
đi sâu phân tích, đánh giá về chính sách và đề xuất các giải pháp chính sách phát triển
bền vững kinh tế trang trại trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chính sách phát
triển bền vững kinh tế trang trại ở Nghệ An là cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và giá trị
thực tiễn. Vì vậy, NCS lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển kinh tế trang trại
theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Tổng quan các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án
2.1. Ngoài nước
Phát triển kinh tế trang trại có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong giai
đoạn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn
và hiện đại. Vì vậy, phát triển kinh tế trang trại và xây dựng các mô hình kinh tế
trang trại đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà
quản lý ở các nước trên thế giới.
Trên thế giới, các trạng trại sản xuất nông nghiệp kiểu TBCN đã được hình
thành từ rất sớm, cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp từ giữa thế
kỷ XVIII. Dần dần, mô hình kinh tế trang trại đã trở thành một hình thức tổ chức
sản xuất có hiệu quả trong nông - lâm - ngư nghiệp ở hầu hết các nền kinh tế trên
thế giới. Tuy nhiên, mỗi nước có hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp với các
loại hình trang trại khác nhau. Vì vậy, trong quá trình phát triển nền kinh tế nông
nghiệp hàng hóa, trang trại luôn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu, nhà quản lý, cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Nhiều tác giả nước
ngoài cũng đã có các công trình nghiên cứu khá công phu về kinh tế trang trại.
Maurice Buckett, trong tác phẩm “Tổ chức quản lý nông trại gia đình”
(1993) đã đề cập đến những nguyên lý cơ bản trong quản lý, điều hành nông trại gia
đình theo mô hình sản xuất hàng hoá. Theo tác giả, quản lý một nông trại về cơ bản
không khác quản lý một doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù của sản phẩm trong
3
quá trình sản xuất phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên và do nông sản thường
nhanh hỏng nên quản lý một nông trại phức tạp hơn rất nhiều so với việc điều hành
một doanh nghiệp công nghiệp. Vì lẽ đó, Maurice Buckett cho rằng, các cơ quan
quản lý, các hiệp hội cần đặc biệt chú trọng công tác đào tạo và huấn luyện về kỹ
năng quản lý cho những người chủ trang trại.
A.A Connugin, trong cuốn “Kinh tế nông trại Mỹ” (Trường đại học kinh tế
TP HCM dịch và xuất bản năm 1990), đã giới thiệu về các mô hình tổ chức nông
trại ở nước Mỹ - quốc gia có nền nông nghiệp hàng hoá thuộc loại phát triển nhất
trên thế giới. Mỗi mô hình tổ chức nông trại, theo tác giả, chỉ phù hợp với những
điều kiện nhất định về điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất và mối liên kết với thị
trường. Công trình này đã tổng kết các loại hình nông trại với những đặc điểm trong
tổ chức và quản lý; mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ; ưu nhược
điểm trước sự tác động của nền kinh tế thị trường và sự tác động của nhà nước đến
sự phát triển của các nông trại. Công trình nghiên cứu A.A Connugin đã tạo cơ sở lý
luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển kinh tế trang
trại ở một số nước. Ngoài công trình trên, A.A. Conungin còn có nhiều công trình
khác về kinh tế trang trại và sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Mỹ.
Một trong những chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về trang trại gia đình ở
Mỹ, Walter Goldschmidt đã nghiên cứu những tác động của các trang trại nhỏ đối
với quá trình đô thị hoá ở Thung lũng San Giaoquin, California (Mỹ), năm 1940.
Walter cho rằng: “Những cộng đồng nông nghiệp gần các thành phố mà ở đó tập
trung các trang trại tập thể quy mô lớn đã chết dần chết mòn”. Sở dĩ xảy ra tình
trạng này là vì tại những khu vực này, các khoản thu nhập kiếm được từ hoạt động
nông nghiệp đã bị rút ra khỏi khu vực nông thôn để đầu tư vào các xí nghiệp công
nghiệp tại các thành phố, chính điều này đã giết chết khu vực nông thôn. Trong khi
đó tình hình hoàn toàn khác tại các thành phố được bao quanh bởi các trang trại gia
đình quy mô nhỏ, thu nhập của trang trại này “chủ yếu lại được chu chuyển giữa các
cơ sở kinh doanh ngay trong địa phương”. Chính điều này đã tạo ra việc làm và sự
thịnh vượng cho cộng đồng dân cư nông thôn tại các khu vực đó.
4
Các nghiên cứu của Miguel A. Altieri, Walter Goldschmidt, Maurice Buckett
về kinh tế trang trại ở Mỹ và nhiều quốc gia khác đã rất nhấn mạnh đến tính bền
vững của kinh tế trang trại. Đây cũng là vấn đề rất được quan tâm ở nhiều nước hiện
nay. Các nghiên cứu nêu trên đã chứng minh rằng, ở những nơi trang trại gia đình
quy mô nhỏ phát triển mạnh, thì ở đó, trang trại phát triển bền vững hơn. Ở Mỹ, các
trang trại nhỏ đóng góp 17% đất đai của họ để trồng rừng, trong khi các trang trại
lớn chỉ có 5%. Các trang trại nhỏ sử dụng hiệu quả tốt hơn đất đai của họ cao hơn
trong phong trào “Sử dụng hiệu quả đất đai”, bao gồm phủ xanh đất trống và sử
dụng phân xanh.
Trong nhiều năm gần đây, Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã có một số
công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại. Đối với các nước đang phát triển, trong
đó có Việt Nam, FAO đã triển khai nhiều dự án nhằm góp phần phát triển kinh tế
trang trại, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, kết hợp
phát triển trang trại với xóa đói giảm nghèo,...
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại ở các nước Tây Âu,
châu Á và các vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Nhiều công trình nghiên cứu đã
phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế trang trại ở một số nước như: số lượng, quy
mô và cơ cấu; mô hình trang trại và phương thức điều hành sản xuất; vốn, tư liệu
sản xuất khác và nguồn lao động; hướng kinh doanh và thu nhập của các trang trại;
thị trường đầu vào, đầu ra của các trang trại, về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại
gia đình trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; các
yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững kinh tế trang trại. Đây là những tài liệu
có giá trị tham khảo khi nghiên cứu về phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Việt
Nam nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng.
2.2. Trong nước
Kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường thực sự
phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình đổi mới quản lý sản xuất nông nghiệp ở nước
ta. Trong những năm gần đây, một số cơ quan nghiên cứu và quản lý ở trung ương
và địa phương đã bước đầu nghiên cứu, tổng kết về kinh tế trang trại.
5
Từ cuối những năm 1990, Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng như một số cơ
quan nghiên cứu ở Trung ương và địa phương đã bắt đầu nghiên cứu, tổng kết về
kinh tế trang trại. Báo cáo tổng kết của Bộ NN&PTNT năm 1999 về tình hình phát
triển kinh tế trang trại ở một số tỉnh, thành phố đã đánh giá tương đối toàn diện thực
trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 1999. Báo cáo cho
rằng đây là một mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp với xu
hướng phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp ở nước ta thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở các báo cáo tổng kết của các tỉnh, thành
phố, Bộ NN&PTNT đã đề ra một số chính sách về phát triển kinh tế trang trại: tạo
điều kiện về đất sản xuất, vốn tín dụng ưu đãi và chuyển giao tiến bộ khoa học công
nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại.
Sau khi có định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước, mô hình kinh tế
trang trại đã phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc và các
tỉnh khu vực Tây nguyên. Nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện, tập trung
giải quyết những khó khăn vướng mắc, cản trở sự phát triển của kinh tế trang trại.
GS.TS. Trần Đức, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, trong công trình nghiên
cứu “Kinh tế trang trại vùng đồi núi”, NXB Thống kê (1998) đã nhấn mạnh hiệu
quả kinh tế và những tác động tích cực về môi trường và xã hội khi phát triển kinh
tế trang trại ở các tỉnh miền núi. Tuy nhiên, theo tác giả, khó khăn lớn nhất cản trở
sự phát triển của mô hình này chính là thói quen, tập quán sản xuất manh mún, nhỏ
lẻ của bà con nông dân. Hơn thế nữa, tác giả Trần Đức cho rằng, trình độ dân trí
chưa cao đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân vùng
nông thôn, miền núi.
Cũng cùng quan điểm đó, trong công trình nghiên cứu: “Phát triển kinh tế
hợp tác và kinh tế trang trại gia đình ở Việt Nam” (năm 2000), tập thể tác giả thuộc
Hội Khoa học kinh tế Việt Nam đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Nhà nước
trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế trang trại. Người dân chuyển từ sản xuất nhỏ
lẻ, tự cung - tự cấp lên sản xuất hàng hoá theo mô hình kinh tế trang trại, không chỉ
cần vốn, khoa học - công nghệ, thị trường mà còn cần kỹ năng tổ chức sản xuất.
6
Đề tài cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ giao cho
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì nghiên cứu từ năm 1999 đến năm 2000,
(GS.TS. Nguyễn Đình Hương làm chủ nhiệm), là công trình nghiên cứu công phu và
đồ sộ nhất về kinh tế trang trại ở Việt Nam cho đến thời điểm này. Đề tài đã đề xuất
một số giải pháp cụ thể về đất đai, về vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về thị trường,
về khoa học - công nghệ, về phát triển hạ tầng nông thôn, về phát triển công nghiệp chế
biến và tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại. Kết quả nghiên cứu của
đề tài cũng đã được xuất bản thành sách: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế
trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do GS.TS. Nguyễn
Đình Hương làm chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000).
Từ năm 2000 đến nay, một số trường đại học, viện nghiên cứu và các địa
phương đã có một số công trình nghiên cứu, đánh giá về kinh tế trang trại. Từ năm
2005 đến năm 2006, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã chủ trì đề tài cấp Bộ
(PGS.TS. Phạm Hồng Chương làm chủ nhiệm): “Nghiên cứu phát triển mô hình
kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình”, nghiệm thu năm 2007. Đề tài đã đề xuất các
giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình.
Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang, nghiên
cứu đề tài cấp Bộ trọng điểm (PGS.TS. Phạm Văn Khôi làm chủ nhiệm): “Nghiên
cứu các mô hình phát triển bền vững trang trại vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang”,
mã số 2009.06139, TĐ, nghiệm thu năm 2011. Đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề
lý luận và thực tiễn mô hình phát triển kinh tế trang trại theo hình thức sở hữu, theo
quy mô, theo phương hướng kinh doanh và trình độ công nghệ. Đề tài đã đề xuất hệ
thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng tính phát triển bền
vững của các trang trại ở vùng cây ăn quả của tỉnh Bắc Giang trong quá trình đẩy
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tại Trường Đại học Ngoại thương, đề tài cấp Bộ về “Kinh tế trang trại và
những giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng công nghiệp
7
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam” đã được tổ chức nghiên cứu
và nghiệm thu năm 2004 (đề tài do ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan làm chủ nhiệm).
Các công trình nghiên cứu kể trên, ngoài việc phân tích những thuận lợi, khó
khăn trong phát triển kinh tế trang trại, đã đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan
quản lý nhà nước và các cấp có thẩm quyền ban hành một số chủ trương, chính sách
thúc đẩy mô hình kinh tế này phát triển.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu gần đây về kinh tế trang trại mới tập
trung chủ yếu vào đề xuất các giải pháp tổ chức, quản lý về phát triển kinh tế trang
trại ở một số địa phương cụ thể, gắn với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa
phương đó, chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu chính sách phát triển
kinh tế trang trại theo hướng bền vững.
Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại ở tỉnh Nghệ An cũng đã bước
đầu được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Năm 2010, Trường Đại học Vinh
đã có đề tài cấp cơ sở về phát triển kinh tế trang trại miền Tây Nghệ An. Đề tài đã
bước đầu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kinh tế
trang trại miền Tây Nghệ An; phân tích thực trạng kinh tế trang trại miền Tây Nghệ
An trong giai đoạn 2005 - 2010 và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang
trại ở miền Tây Nghệ An. Tuy nhiên, đề tài này chỉ mới đề cập đến kinh tế trang trại
ở một số huyện miền núi Nghệ An và cũng chưa có điều kiện điều tra, khảo sát,
đánh giá toàn diện về phát triển bền vững kinh tế trang trại trên địa bàn toàn tỉnh.
Ngoài ra, một số cơ quan ở tỉnh Nghệ An như: Cục Thống kê, Sở Khoa học
và Công nghệ, Sở NN&PTNT, một số huyện, thị xã, các trung tâm khuyến nông,
.v.v., cũng đã bước đầu thống kê, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại
trên địa bàn tỉnh.
2.3. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
và khoảng trống cho nghiên cứu của đề tài luận án
Theo sự tiếp cận tài liệu và nhận thức của NCS, hầu như chưa có công trình
nghiên cứu ở nước ngoài nào nghiên cứu một cách có hệ thống, đồng bộ về chính
sách phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Việt Nam. Một số công trình nghiên
8
cứu của các nhà khoa học nước ngoài cũng đã đề cập đến sự phát triển nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có tác giả nước
ngoài nào nghiên cứu về chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Việt
Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.
Ở trong nước, như đã phân tích ở trên, cho đến nay, đã có khá nhiều cơ quan
khoa học, cơ quan quản lý và các nhà khoa học ở nước ta nghiên cứu về kinh tế
trang trại trong thời kỳ đổi mới. Kinh tế trang trại cũng đã trở thành chủ đề nghiên
cứu của một số đề tài nghiên khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh và luận văn thạc sỹ. Các
công trình nghiên cứu này có đặc diểm chung là:
+ Rất ít có công trình nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống về kinh tế
trang trại trên phạm vi cả nước. Đề tài cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp phát
triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì nghiên cứu, có thể nói là công trình nghiên
cứu đồ sộ nhất về kinh tế trang trại ở Việt Nam, được thực hiện từ năm 1999 đến năm
2000. Tuy nhiên, cho đến nay, sau gần 15 năm kể từ khi hoàn thành đề tài này, ở
nước ta hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá, tổng kết một cách đầy
đủ, toàn diện cả về lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam.
+ Một số công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá khá toàn diện về kinh
tế trang trại, nhưng mới chủ yếu đề cập đến kinh tế trang trại ở một địa phương, một
vùng cụ thể. Mặt khác, các công trình này cũng chủ yếu tập trung đánh giá thực
trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại nói chung, ít chú ý đến sự
phát triển bền vững và chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại.
+ Chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ cả
về lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại. Một số
chính sách về kinh tế trang trại đã được nghiên cứu, công bố trên các tạp chí khoa
học, nhưng mới chỉ đề cập đến những chính sách riêng lẻ, cụ thể (như chính sách tín
dụng, chính sách đất đai, chính sách thị trường).
+ Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tế
trang trại tỉnh Nghệ An nhưng cũng chủ yếu ở phạm vi huyện hoặc vùng và chủ yếu là
9
phân tích định tính. Một số đề tài, bài viết chưa dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát
toàn diện về kinh tế trang trại trên địa bàn toàn tỉnh và chưa đề cập nhiều đến chính
sách phát triển bền vững kinh tế trang trại ở tỉnh Nghệ An. Vì vậy cho đến nay, vẫn
chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện cả về lý luận và thực tiễn về
chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án
Mục tiêu nghiên cứu luận án là: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính
sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận án là:
- Xác định khung lý luận nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế trang
trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh.
- Đánh giá thực trạng chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2013.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển
kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020,
tầm nhìn 2030.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đặt ra như đã nêu ở trên, đề tài luận án trả lời các
câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững có những đặc trưng gì ?
- Nội hàm của chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại và các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển bền vững kinh tế trang trại ?
- Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững và khả năng vận dụng đối với Nghệ An ?
- Kết quả phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2000 - 2013 ?
- Thực trạng các chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây ?
- Cần hoàn thiện nội dung chính sách nào để kinh tế trang trại trên địa bàn
tỉnh Nghệ An phát triển theo hướng bền vững ?
10
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách phát triển kinh tế trang trại
theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận án nghiên cứu các chính sách
phát triển kinh tế trang trại, bao gồm cả các chính sách của Đảng và Nhà nước và
các chính sách, biện pháp cụ thể của tỉnh Nghệ An cũng như việc vận dụng chính
sách của Trung ương vào điều kiện cụ thể của tỉnh Nghệ An.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Các chính sách phát triển kinh tế trang trại theo
hướng bền vững được Luận án nghiên cứu chủ yếu bao gồm: Quy hoạch phát triển
kinh tế trang trại, chính sách đất đai, tín dụng phục vụ phát triển kinh tế trang trại,
đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hợp tác liên kết, chính sách về
thị trường và chính sách bảo vệ môi trường.
Luận án chỉ nghiên cứu nội dung các chính sách phát triển kinh tế trang trại
theo hướng bền vững, bao gồm tổng thể chính sách và các chính sách bộ phận,
không nghiên cứu quy trình chính sách.
Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế
trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm vùng đồng bằng
ven biển và vùng trung du miền núi; các loại hình trang trại bao gồm: trang trại
trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại lâm nghiệp
và trang trại tổng hợp.
Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu các chính sách phát triển kinh tế
trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2000, chủ yếu là từ năm 2006 đến năm
2013; các giải pháp hoàn thiện chính sách đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững trên địa bàn tỉnh với góc độ là công cụ để phát triển kinh tế trang trại bền vững,
bởi vậy mục tiêu phát triển kinh tế trang trại bền vững là thước đo để đánh giá chính
sách. Chính sách phát triển kinh tế trang trại là một hệ thống bao gồm nhiều chính
11
sách bộ phận, mỗi chính sách có mục tiêu chung là thực hiện mục tiêu phát triển bền
vững kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh, đồng thời đều có mục tiêu riêng, cụ thể.
Luận án nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững cả trên góc độ tổng thể chính sách và góc độ cụ thể từng chính sách bộ phận.
Phần đề xuất hoàn thiện cũng theo góc độ đó.
7.2. Khung nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững
Hình 1: Khung nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
7.3. Các phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương
pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích so sánh và một số phương pháp khác.
Sử dụng các phương pháp này, luận án tổng hợp, phân tích các thông tin, số
liệu, kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài, các công trình nghiên cứu đã công
bố. Nguồn thông tin, số liệu này được thu thập từ các sách, tạp chí, công trình
nghiên cứu khoa học đã được công bố; chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển
phát triển kinh tế trang trại; việc thực hiện chính sách của tỉnh Nghệ An về phát
triển kinh tế trang trại từ năm 2000 đến năm 2013.v.v.
Để làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp chính sách phát triển kinh tế
trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An một cách có căn cứ khoa
Các yếu tố
ảnh hưởng:
- Yếu tố thuộc về
Nhà nước, chính
quyền;
- Yếu tố thuộc về
trang trại;
-Yếu tố khác;
Các chính sách:
- Chính sách quy hoạch kế hoạch;
- Chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng;
- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực;
- Chính sách nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ;
- Chính sách thị trường tiêu thụ;
- Chính sách hợp tác liên kết;
- Chính sách bảo vệ môi trường sinh
thái và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mục tiêu chính sách:
- Phát triển kinh tế;
- Phát triển xã hội;
- Bảo vệ môi trường sinh
thái và an toàn thực phẩm;
12
học, luận án đặc biệt chú trọng đến phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn.
Luận án đã điều tra 200 trang trại trên địa bàn 4 huyện, đại diện cho các vùng
(vùng đồng bằng ven biển, vùng trung du miền núi) trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao
gồm: huyện Quỳnh Lưu, huyện Yên Thành, huyện Nghĩa Đàn và huyện Quỳ Hợp.
Trung bình mỗi huyện điều tra 50 trang trại, bao gồm các loại hình trang trại [7]
trên địa bàn tỉnh Nghệ An như: trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại
lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp.
Luận án đã phỏng vấn một số chủ trang trại nhằm nắm bắt rõ hơn thực trạng,
điều kiện sản xuất, kinh doanh của trang trại, nguyện vọng và ý kiến của cá nhân
chủ trang trại; phỏng vấn một số cán bộ quản lý ở cấp xã, huyện và cấp tỉnh về thực
trạng và triển vọng cũng như những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để phát triển
kinh tế trạng trại theo hướng bền vững ở Nghệ An.
Nội dung điều tra, phỏng vấn gồm: đặc điểm của các hộ điều tra (trình độ
học vấn, tuổi chủ trang trại, giới tính của chủ trang trại, tổng số nhân khẩu, lao động
của trang trại); đầu vào của kinh tế trang trại (đất đai, lao động, cơ sở vật chất); đầu
ra của trang trại (khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất của trang trại); hệ thống các
chính sách đã được thực hiện ở các trang trại.
Trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát và phỏng vấn, luận án tiến hành xử lý số
liệu theo chương trình SPSS. Phương pháp tổng hợp chủ yếu là phân tổ thống kê
các trang trại theo quy mô, theo địa bàn, theo các hình thức tổ chức sản xuất. Kết
quả xử lý số liệu dựa trên điều tra khảo sát và phỏng vấn đã được luận án sử dụng
để phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách phát triển kinh tế trang trại
theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
8. Những đóng góp mới của luận án
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách phát triển bền vững kinh tế trang
trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh.
2. Tổng kết một số bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước về chính sách
phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh
nghiệm đối với Nghệ An.
13
3. Phân tích thực trạng các chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nêu rõ điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.
4. Luận án đã đề xuất các quan điểm, định hướng, mục tiêu tổng quát, mục
cụ thể về phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ
An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
5. Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế
trang trại theo hướng bền vững ở Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030: Hoàn
thiện chính sách quy hoạch, kế hoạch; hoàn thiện chính sách đất đai, đầu tư, tín
dụng; hoàn thiện chính sách đào tạo ngưồn nhân lực cho kinh tế trang trại; hoàn
thiện chính sách nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho kinh tế trang
trại; hoàn thiện chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang
trại; hoàn thiện chính sách hợp tác, liên kết giữa các trang trại với cơ sở kinh tế
khác; hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận án được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển
kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách phát triển kinh tế trang trại theo
hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang
trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
14
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1.1. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của kinh tế trang trại
1.1.1.1. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại
Lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới và nước ta đã cho thấy có nhiều hình
thức tổ chức sản xuất nông nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, hình thức sản xuất nông
nghiệp tập trung, quy mô tương đối lớn và gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa
chỉ thực sự bắt đầu cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa.
Trong tiếng Việt hiện nay, thuật ngữ trang trại và kinh tế trang trại trong
nhiều trường hợp được sử dụng như những từ đồng nghĩa, hay nói cách khác là
trong nhiều trường hợp được sử dụng một cách không phân biệt.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất
cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp. Là hình thức tổ chức cơ sở vì trang trại là đơn vị
trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp cho xã hội và quá trình sản xuất
kinh doanh của trang trại cũng bao gồm tất cả các khâu của quá trình sản xuất - kinh
doanh: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Tuy nhiên, cần hiểu rằng trang
trại không phải là hình thức tổ chức sản xuất duy nhất trong nông nghiệp. Bên cạnh
trang trại và cùng tồn tại với trang trại, trong nền kinh tế thị trường còn có các hình
thức tổ chức sản xuất khác như hộ gia đình, các hợp tác xã, các hình thức tổ chức
liên kết, hộ nông dân, các cơ sở sản xuất nông nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lý
hoặc thuộc sở hữu nhà nước như nông, lâm trường quốc doanh.
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết lịch sử phát triển trang trại ở nước ta cũng
như nhiều nước trên thế giới, luận án cho rằng: Trang trại là một trong các hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, có mục đích sản xuất hàng
hoá, gắn với thị trường; hoạt động tự chủ; sản xuất được tiến hành trên quy mô
15
ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn; với cách thức tổ
chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao.
Về bản chất có thể sử dụng hai khái niệm này theo nghĩa đồng nhất khi nói
phát triển trang trại hay phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên, về mặt thuật ngữ,
đây là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất. Như trên đã nêu, nói trang trại là
nhấn mạnh đến hình thức tổ chức sản xuất, còn nói kinh tế trang trại trại là nhấn
mạnh đến loại hình kinh tế. Như vậy, kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế, để
phân biệt với loại hình kinh tế khác như kinh tế hộ, kinh tế tập thể. Luận án đồng ý
với quan điểm cho rằng: “Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản
xuất và các quan hệ kinh tế -xã hội nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động
của trang trại, còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là
chủ thể của các quan hệ kinh tế đó” [26].
Khái niệm “kinh tế trang trại” là một thuật ngữ chỉ một loại hình kinh tế,
không chỉ hàm ý đề cập đến mặt kinh tế của trang trại. Với tư cách là một loại hình
kinh tế, kinh tế trang trại bao gồm tổng thể các yếu tố vật chất với các hoạt động
kinh tế - xã hội và các hoạt động này có quan hệ, tác động tới môi trường tự nhiên.
Do vậy, kinh tế trang trại gồm có ba mặt cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trường.
- Về mặt kinh tế, kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất trong khu vực
nông, lâm, ngư nghiệp, là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất, các quan hệ
kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại. Các yếu tố vật
chất của sản xuất, trước hết là ruộng đất, tiền vốn và các tư liệu sản xuất khác được
tập trung ở quy mô nhất định nhằm mục tiêu sản xuất hàng hóa. Trong loại hình
kinh tế trang trại, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một
người chủ độc lập; từng trang trại có toàn quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, từ việc quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh, kỹ thuật sản
xuất, tổ chức sản xuất đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
- Về mặt xã hội, kinh tế trang trại là loại hình kinh tế trong đó có các quan hệ
xã hội đan xen như: quan hệ giữa các thành viên trong trang trại, quan hệ giữa chủ
trang trại và người lao động trong trang trại, quan hệ giữa những người lao động
trong nội bộ trang trại.
16
- Về mặt môi trường, kinh tế trang trại là một không gian sinh thái, trong đó
có các quan hệ sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái trong loại hình kinh tế trang
trại có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp tới hệ sinh thái của vùng.
Như vậy, kinh tế trang trại với cách hiểu là loại hình kinh tế bao gồm cả ba
mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong các mặt kinh tế, xã hội và môi trường của
kinh tế trang trại thì mặt kinh tế là cơ bản và chứa đựng nội dung cốt lõi. Đồng thời,
giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phụ
thuộc lẫn nhau.
1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại
Khác với các loại hình kinh tế khác trong nông nghiệp, kinh tế trang trại có
một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, kinh tế trang trại là loại hình kinh tế cơ bản trong nông nghiệp, được
chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất theo nhu cầu thị trường. Đây là một đặc
trưng cơ bản của kinh tế trang trại, khác với kinh tế nông hộ. Giá trị tổng sản phẩm
và khối lượng sản phẩm hàng hóa của kinh tế trang trại cao hơn nhiều so với kinh tế
hộ thông thường. Kinh tế trang trại thường có tỷ suất hàng hóa lớn và quy mô trang
trại thường lớn hơn nhiều lần so với quy mô của kinh tế nông hộ. Các chỉ tiêu cơ
bản trong sản xuất nông nghiệp như ruộng đất, vốn, lao động, giá trị sản phẩm hàng
hóa của kinh tế trang trại đều cao hơn nhiều lần so với kinh tế hộ.
Kinh tế trang trại là cơ sở kinh doanh nông nghiệp được tổ chức sản xuất
chuyên môn hóa cao. Thông thường, các trang trại chuyên môn hóa theo các ngành
sản xuất như trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang
trại nuôi trồng thủy sản.
Hai là, kinh tế trang trại có định hướng sản xuất hàng hoá, gắn với thị
trường. Do sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn nên kinh tế trang trại phải gắn
với thị trường cả về sản phẩm đầu vào và đầu ra. Trang trại phải mua vật tư, nguyên
liệu, giống cây trồng, vật nuôi .v.v. từ thị trường và bán sản phẩm ra thị trường.
Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển đến giai đoạn cao, sản xuất kinh doanh
của trang trại không chỉ gắn với thị trường trong nước mà còn phải gắn với thị
17
trường quốc tế. Ngày nay, vấn đề tiếp cận thị trường, tổ chức thông tin thị trường và
sản xuất đáp ứng yêu cầu của quy luật thị trường đã trở thành một trong những nhân
tố quyết định nhất đối với sản xuất, kinh doanh của trang trại.
Ba là, kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh có khả năng
ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn so
với kinh tế hộ. Như đã nêu ở trên, kinh tế trang trại với hình thức tổ chức sản xuất
quy mô lớn hơn, nên có khả năng ứng dụng công nghệ mới, đưa khoa học - công
nghệ vào ngay trong quá trình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, nhằm mang lại
hiệu quả cao hơn so với kinh tế hộ. Măt khác, yêu cầu tăng hiệu quả, hạ giá thành
sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, cũng đặt ra yêu cầu trang trại
phải ứng dụng khoa học - công nghệ mới.
Bốn là, về lao động, khác với kinh tế hộ, ngoài lao động của gia đình, các
trang trại phải sử dụng thêm lao động thuê ngoài. Mức độ sử dụng lao động của
kinh tế trang trại tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm của từng trang trại. Tuy nhiên, do
điều kiện của sản xuất nông nghiệp nên trang trại thường thuê lao động theo thời vụ.
Lao động trong các trang trại cũng cần được đào tạo, cần có tay nghề phù hợp để
đáp ứng được yêu cầu ứng dụng khoa học - công nghệ.
Năm là, kinh tế trang trại có tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ hơn và có thu
nhập cao hơn so với sản xuất kinh tế hộ. Do mục đích của kinh tế trang trại là sản
xuất hàng hóa nên nhìn chung các trang trại đều tập trung chuyên môn hóa một số
sản phẩm nhất định. Do được tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tiến bộ và quy
mô lớn hơn, hiệu quả hơn nên kinh tế trang trại có thu nhập cao hơn nhiều lần so
với kinh tế hộ. Đây cũng là mục tiêu cơ bản của kinh tế trang trại, của hình thức tổ
chức sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp.
Sáu là, chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có nghị lực và quyết tâm
làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhìn chung, chủ trang trại là người có
năng lực tổ chức, quản lý, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất kinh
doanh nông nghiệp và là người trực tiếp quản lý trang trại.
Những đặc trưng trên cho thấy kinh tế trang trại khác với loại hình kinh tế hộ
18
nông dân tự cấp, tự túc. Những đặc trưng này cũng từng bước được định hình ngày
càng rõ ràng hơn cùng với quá trình phát triển của kinh tế trang trại trong nền kinh
tế thị trường.
1.1.1.3. Các loại hình trang trại
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, trang trại có các loại hình
chủ yếu sau đây:
- Trang trại gia đình: Là loại hình trang trại mà mỗi gia đình có tư cách pháp
nhân riêng do người chủ hộ hay một người có năng lực và uy tín trong gia đình
đứng ra trực tiếp quản lý. Hay nói cách khác, trang trại gia đình có đặc trưng cơ bản
là: Chủ trang trại là người chủ sở hữu, trực tiếp quản lý, trực tiếp sản xuất và sử
dụng lao động chủ yếu là các thành viên trong gia đình.
- Trang trại liên doanh: Là loại hình do nhiều trang trại hợp thành một trang
trại lớn hơn để tăng thêm năng lực về đất đai, vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong loại hình này, từng trang trại tham gia liên
doanh nhưng vẫn giữ quyền độc lập điều hành sản xuất của mình. Có nhiều hình
thức liên doanh: liên doanh giữa các chủ trang trại ở vùng nông thôn với nhau hoặc
chủ trang trại ở nông thôn liên doanh với người có vốn ở thành thị để cùng sản xuất,
kinh doanh.
- Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là loại trang trại được tổ chức theo
nguyên tắc một công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm. Loại trang trại này thường có quy mô lớn và được chuyên môn hoá
sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu.
- Trang trại uỷ thác: Là loại trang trại uỷ thác cho người nhà, bạn bè quản lý
sản xuất. Các trang trại loại này thường là trang trại quy mô nhỏ, chủ trang trại ít có
kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh. Họ uỷ thác cho người khác quản lý để tự
mình ra thành phố làm công ăn lương hoặc làm các công việc khác. Về tâm lý, họ
không muốn từ bỏ hẳn quyền sở hữu ruộng đất ở nông thôn. Như vậy, trong trường
hợp này, người chủ trang trại vẫn có quyền sở hữu trang trại nhưng đã uỷ thác cho
người khác quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh.
19
1.1.1.4. Vai trò của kinh tế trang trại
Lịch sử phát triển kinh tế trang trại nhiều nước trên thế giới và ở nước ta
trong những năm gần đây đã cho thấy vai trò quan trọng của kinh tế trang trại trong
quá trình phát triển kinh tế thị trường nói chung và hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn nói riêng. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, vai trò của kinh tế trang
trại thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau đây:
- Kinh tế trang trại với đặc trưng sản xuất hàng hóa trên cơ sở chuyên môn
hóa và tập trung sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế
nông nghiệp nói riêng;
- Kinh tế trang trại với việc sử dụng đầy đủ hiệu quả các yếu tố sản xuất, tạo
khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Kinh tế trang trại góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông
dân, góp phần xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội trong nông thôn;
- Kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường, đẩy nhanh tiến trình
hình thành và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường;
- Kinh tế trang trại góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá,
thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của quốc gia.;
- Kinh tế trang trại là nhân tố quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái.
Ở nước ta, mặc dù mới chỉ phát triển trong một thời gian ngắn nhưng kinh tế
trang trại đã thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Tổng kết thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trong
những năm gần đây, Nghị quyết 03/2000/NQ-CP của Chính phủ ngày 2/2/2000 về
kinh tế trang trại đã xác định rõ vị trí của kinh tế trang trại:
- Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo
việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân
bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.
- Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền
20
với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động
nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp
hoá trong nông nghiệp và nông thôn [10].
1.1.1.5. Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại
Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại ở mỗi nước không hoàn toàn giống
nhau, ở hầu hết các nước, kinh tế trang trại được nhận dạng theo các đặc trưng đã
nêu ở trên.
Ở nước ta, do kinh tế trang trại mới được hình thành và phát triển trong một
thời gian ngắn, để phân biệt với kinh tế hộ, từ đầu những năm 1990 một số địa
phương đã tự quy định các tiêu chí về kinh tế trang trại.
Trong thời kỳ này, do đặc điểm của từng vùng, từng địa phương nên tiêu chí
trang trại cũng rất khác nhau giữa các địa phương. Để có cơ sở tổng kết, đánh giá về
kinh tế trang trại và đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, ngày 23
tháng 6 năm 2000, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thống kê đã có Thông tư liên tịch
số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK hướng dẫn xác định kinh tế trang trại. Theo Thông
tư này, tiêu chí định lượng xác định là kinh tế trang trại bao gồm:
(1) Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm:
- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung: Từ 40 triệu đồng trở lên.
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên: Từ 50 triệu đồng trở lên.
(2) Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ
tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
* Đối với trang trại trồng trọt
- Trang trại trồng cây hàng năm:
+ Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung.
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
- Trang trại trồng cây lâu năm.
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung.
+ Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
+ Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên.
21
* Đối với trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với tất cả các vùng
trong cả nước.
* Đối với trang trại chăn nuôi
- Chăn nuôi đại gia súc, trâu bò .v.v.: Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường
xuyên từ 10 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
- Chăn nuôi gia súc: lợn, dê .v.v.: Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối
với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên; chăn nuôi lợn thịt có
thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên.
- Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng... có thường xuyên từ 2000 con trở
lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
* Đối với trang trại nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước để nuôi trồng
thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha
trở lên).
* Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính
chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản và thuỷ
đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (chỉ tiêu 1).
Để xác định rõ hơn về kinh tế trang trại phù hợp với giai đoạn phát triển mới,
ngày 13 tháng 4 năm 2011, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT-
BNNPTNT quy định tiêu chí mới của trang trại. Theo đó, trang trại được xác định
theo lĩnh vực sản xuất như sau: trang trại trồng trọt; trang trại chăn nuôi; trang trại
lâm nghiệp; trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Trang trại chuyên
ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là những trang trại có
tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm 50% cơ cấu giá trị sản
lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trong trường hợp không có ngành nào
chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp.
Theo Thông tư này, cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn trang trại phải thỏa mãn các điều kiện sau:
(1) Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
a. Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam
bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
22
b. Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
(2) Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm.
(3) Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá
trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm.
1.1.2. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
1.1.2.1. Khái niệm, nội dung phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm xác định sự phát triển về
mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.
Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới,
mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng của
mình để hoạch định chiến lược phù hợp.
Trong nông nghiệp và nông thôn, phát triển bền vững được hiểu một cách cụ
thể hơn. Đó là quá trình thay đổi mà trong đó, sự khai thác và sử dụng tài nguyên,
hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là
thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người.
Phát triển bền vững là thuật ngữ có nội dung rộng và được xem xét theo các mặt:
bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Có khá nhiều
khái niệm về nông nghiệp bền vững. Ngân hàng thế giới đã đưa ra 27 định nghĩa,
trong đó mỗi định nghĩa đều đề cập đến những góc độ khác nhau, theo những mục
đích và cách thức tiếp cận khác nhau.
Tổ chức FAO cho rằng, phát triển bền vững là sự quản lý và bảo vệ các
nguồn lợi tự nhiên, các thay đổi kinh tế và thể chế để đạt tới thoả mãn được nhu cầu
của con người cả ở hiện tại và tương lai. Phát triển bền vững không làm thoái hoá
môi trường mà bảo vệ được tài nguyên đất, nước, các nguồn lợi di truyền động,
thực vật, đồng thời phải thích ứng về kỹ thuật, có sức sống về kinh tế và được chấp
nhận về xã hội.
Theo Richard R. Harwood, nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp,
trong đó các hoạt động của các tổ chức kinh tế từ việc lập kế hoạch, thực hiện và
23
quản lý các quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đều hướng đến bảo vệ và
phát huy lợi ích của con người và xã hội trên cơ sở duy trì và phát triển nguồn lực,
tối thiểu hoá lãng phí để sản xuất một cách hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp và
hạn chế tác hại môi trường, trong khi duy trì và không ngừng nâng cao thu nhập cho
dân cư nông nghiệp.
Như vậy, nông nghiệp bền vững đề cập một cách toàn diện và tổng hợp đến
cả khía cạnh tự nhiên và khía cạnh kinh tế, xã hội của phát triển nông nghiệp. Trên
khía cạnh tự nhiên, nó là quá trình tác động hợp lý của con người đối với các yếu tố
tự nhiên (đất đai, nguồn nước, phân bón, năng lượng tự nhiên) nhằm giảm thiểu tác
hại môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Trên khía cạnh kinh tế, nó là quá trình
giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập cho các tổ chức nông nghiệp trên cơ sở
thoả mãn tốt nhất nhu cầu xã hội về nông sản phẩm một cách lâu dài. Trên khía
cạnh xã hội, nó là quá trình xây dựng và phát triển các giá trị xã hội như sức khoẻ,
văn hoá tinh thần của con người.
Phát triển bền vững trong nông nghiệp, nông thôn đồng nghĩa với việc đạt
được các chỉ tiêu sau: hiệu quả và năng suất; đáp ứng được những nhu cầu cơ bản
của xã hội; tăng số lượng, chủng loại sản phẩm và dịch vụ; tăng chất lượng sản
phẩm dịch vụ. Phát triển bền vững về kinh tế có hai phạm vi xem xét: bền vững trên
phạm vi ngành, nền kinh tế và bền vững trong từng cơ sở kinh doanh.
Trong các cơ sở kinh doanh, bền vững về kinh tế được thể hiện ở bền vững
về tài chính và bền vững về xã hội, môi trường. Trong điều kiện trên, sự bền vững
về tài chính đóng vai trò quan trọng và chi phối hoạt động của cơ sở kinh doanh.
Tính bền vững về xã hội và môi trường nhiều khi do xã hội giám sát và điều tiết.
Về mục tiêu xã hội, phát triển bền vững đi đôi với việc đảm bảo công bằng
xã hội, phát triển đều các vùng, các tầng lớp dân cư; giữ gìn bản sắc văn hoá dân
tộc; ổn định về tổ chức và đảm bảo sự tham gia của người dân trong các hoạt động
của sự phát triển.
Về mục tiêu môi trường, phát triển bền vững là phải bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên, đa dạng sinh học và tăng năng suất sinh học.
24
Trong nông nghiệp, kinh tế trang trại là một trong các loại hình kinh tế cũng
mang những đặc điểm nêu trên. Như đã phân tích ở trên, kinh tế trang trại có những
mô hình phát triển khác nhau, bản thân mỗi mô hình có những ưu điểm và những
hạn chế nhất định. Điều đó bắt nguồn từ những yếu tố tự thân của mỗi mô hình và
sự lựa chọn mô hình để chúng phát huy được những ưu điểm và khắc phục những
hạn chế của mô hình đó. Như vậy, kinh tế trang trại phát triển bền vững phụ thuộc
vào việc lựa chọn mô hình thích hợp. Lựa chọn loại hình tổ chức kinh doanh nông
nghiệp thích hợp, trong đó có lựa chọn mô hình trang trại phát triển bền vững cho
phép khai thác một cách đầy đủ và hợp lý nhất các nguồn lực của nông nghiệp, làm
cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại, nếu lựa chọn các loại
hình tổ chức kinh doanh nông nghiệp không thích hợp sẽ cản trở quá trình khai thác
các nguồn lực, không đáp ứng các yêu cầu thường xuyên và khắt khe của đối tượng
sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống.
1.1.2.2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững kinh tế trang trại
Sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại phụ thuộc vào nhiều nhân tố, có
thể phân thành 2 nhóm: Nhóm i) Các nhân tố nội tại của từng trang trại (phương
hướng kinh doanh, quy mô trang trại; vấn đề tổ chức và hoạt động của trang trại) và
nhóm ii) các nhân tố bên ngoài tác động đến trang trại (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội, sự tác động của quản lý vĩ mô, sự phối hợp của các cơ sở cung cấp dịch vụ…)
a. Các yếu tố bên trong của kinh tế trang trại
Các nhân tố bên trong của kinh tế trang trại như hình thức sở hữu, phương
hướng kinh doanh, quy mô, trình độ công nghệ của trang trại là các yếu tố cấu thành
trang trại và là những tiêu chí để phân loại trang trại thành các mô hình khác nhau.
Xét trên khía cạnh phát triển bền vững, đây cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến
sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại.
Một là, về hình thức sở hữu của các trang trại. Trang trại với các hình thức
sở hữu khác nhau sẽ có phương thức tổ chức, quản lý và hiệu quả sản xuất kinh
doanh khác nhau.
Xem xét các loại hình trang trại theo hình thức sở hữu cho thấy, trang trại gia
đình là loại hình có tính phổ biến nhất. Đồng thời, trong loại hình trang trại gia đình
25
chứa đựng nhiều yếu tố tạo nên sự bền vững trong quá trình phát triển, vì nó đáp
ứng tốt các yêu cầu đặc thù của sản xuất nông nghiệp.
Trong ngắn hạn, các trang trại gia đình quy mô nhỏ có thể không đạt hiệu
quả cao trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, trong dài hạn, trang
trại gia đình lại đạt được sự ổn định cao hơn và hiệu suất sản xuất lớn hơn trên cùng
một đơn vị ruộng đất canh tác so với các trang trại quy mô lớn hoạt động trong điều
kiện tương tự. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, trang trại gia đình quy mô nhỏ góp
phần tích cực hơn trong việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển
tính đa dạng của nông nghiệp, nông thôn.
Các trang trại quy mô nhỏ kiểu gia đình rất có ý thức trong việc bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất đai. So với những trang trại hiện đại ở các nước
đang phát triển, các trang trại nhỏ cho thấy một khả năng hiện thực khá cao trong
việc ngăn ngừa và khắc phục tình trạng xói mòn và bạc màu của đất. Xét trên quan
điểm phát triển bền vững đến hệ sinh thái của khu vực nông thôn thì trang trại nhỏ,
trang trại gia đình có ưu điểm sau:
- Tính đa dạng: Các trang trại nhỏ chứa đựng tính đa dạng của quan hệ sở
hữu, của hệ thống canh tác, của cảnh quan môi trường, của sự đa dạng sinh học, của
văn hoá và các giá trị truyền thống.
- Lợi ích về môi trường: Trang trại gia đình có vai trò quan trọng trong việc
tạo ra những lợi ích môi trường cho xã hội. Việc phát triển các trang trại này sẽ làm
cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia được quản lý hiệu quả hơn.
Đối với các trang trại liên doanh, tính tất yếu của sự lựa chọn mô hình là tập
trung các trang trại quy mô nhỏ thành các trang trại quy mô lớn hơn để tập trung
nguồn lực nhằm sử dụng hiệu quả hơn, tăng năng lực cạnh tranh của trang trại trước
sức ép của nền kinh tế thị trường. Trang trại hợp doanh theo cổ phần cũng bộc lộ
những ưu việt nhất định trong khai thác tính liên kết theo ngành hàng nông sản.
Hai là, về tổ chức kinh doanh, có hai mô hình chính: trang trại chuyên môn
hóa và trang trại tổng hợp. Về tổ chức kinh doanh mỗi mô hình trang trại có những
ưu điểm và những hạn chế nhất định.
26
- Mô hình trang trại tổng hợp có ưu điểm là khai thác tổng hợp các nguồn lực
của trang trại, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh do tác động của các yếu tố tự
nhiên và kinh tế thị trường. Tuy nhiên, mô hình trang trại tổng hợp có nhược điểm
là phân tán trong sản xuất, hạn chế ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất.
Mô hình trang trại tổng hợp phù hợp với những trang trại có nguồn lực đa dạng và
quy mô lớn.
- Mô hình trang trại chuyên môn hóa có ưu điểm là tạo điều kiện chuyên
môn hóa lao động, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, tạo
ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung với tỷ suất hàng hóa cao. Tuy nhiên, trang trại
chuyên môn hóa có nhược điểm là không khai thác được các nguồn lực đa dạng của
trang trại; rủi ro do tác động của tự nhiên và của thị trường cao; nguy cơ ô nhiễm và
bệnh dịch lớn.
Ba là, về quy mô của các trang trại. Quy mô của các trang trại phản ánh độ
lớn của trang trại, thông qua các chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng và chỉ tiêu về diện
tích, đầu gia súc .v.v.
Các trang trại có quy mô lớn thường có ưu điểm về khả năng áp dụng các
thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, về tính chất chuyên môn hóa trong
kinh doanh và khả năng cạnh tranh của trang trại. Tuy nhiên, các ưu việt của trang
trại chỉ phát huy trong điều kiện trình độ của chủ trang trại ở mức độ thích ứng, các
hoạt động quản trị kinh doanh được triển khai bài bản. Các trang trại có quy mô nhỏ
thường có ưu việt trong sự thích ứng của nền kinh tế thị trường và phù hợp với trình
độ phát triển của các trang trại ở mức độ thấp, trong giai đoạn đầu phát triển. Tuy
nhiên, sức cạnh tranh của các trang trại quy mô nhỏ ở mức độ thấp; khả năng áp
dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ hạn chế.
Bốn là, về trình độ công nghệ của kinh tế trang trại. Việc các trang trại ứng
dụng công nghệ có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững.
- Trang trại dựa vào truyền thống có ưu điểm là khai thác nguồn lực ở mức
độ hạn chế, phù hợp với trạng trại ít vốn, quy mô nhỏ, nhưng nhìn chung năng suất
lao động và hiệu quả kinh tế, nhất là hiệu quả tài chính không cao.
27
- Trang trại ứng dụng công nghệ cao có ưu điểm về sử dụng công nghệ thay
thế lao động sống nên năng suất lao động cao hơn, quy trình sản xuất tiên tiến và
được áp dụng nghiêm ngặt, phù hợp với trang trại có quy mô lớn, tính cạnh tranh
cao. Việc trang trại ứng dụng công nghệ cao thường ít gây hiệu ứng tiêu cực đến
môi trường sinh thái và bảo đảm tốt hơn chất lượng sản phẩm.
b. Các nhân tố bên ngoài tác động đến kinh tế trang trại
Các nhân tố bên ngoài tác động đến sự phát triển bền vững của kinh tế trang
trại như: điều kiện tự nhiên, điều kiện về hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống dịch vụ
hỗ trợ, các yếu tố chính sách, cơ chế quản lý, luật pháp... Sự tác động của các nhân
tố trên đến sự phát triển bền vững của trang trại trên 2 mặt: tích cực và tiêu cực.
- Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của kinh tế trang
trại khá đa dạng, bao gồm các yếu tố về vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu, các tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật, quỹ đất .v.v. Sự ảnh hưởng của các điều
kiện tự nhiên đến sự phát triển bền vững của các trang trại còn biểu hiện ở sự tác
động trực tiếp của các biến động về thời tiết, khí hậu, sự biến động của nguồn tài
nguyên .v.v.
- Điều kiện về kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của kinh
tế trang trại được xem xét theo nhiều nhân tố: đất đai, nguồn lao động, sự phát triển
của cơ sở hạ tầng, chính sách .v.v.
+ Về đất đai, các yếu tố về thổ nhưỡng, địa hình được xem xét dưới góc độ
của các yếu tố tự nhiên. Dưới góc độ kinh tế, đất đai được xem xét dưới góc độ về
quỹ đất theo số lượng đất đai. Quỹ đất đai của địa phương có tác động đến sự hình
thành của các trang trại, đặc biệt là quy mô của các trang trại.
+ Về lao động, số lượng và chất lượng lao động đều có tác động đến sự phát
triển bền vững của kinh tế trang trại. Số lượng nguồn lao động tạo khả năng huy
động sức lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp nói chung, phát triển bền
vững của các trang trại nói riêng. Nguồn lao động dồi dào về số lượng sẽ tác động
thuận, lộn ngược lại nguồn lao động thiếu hụt sẽ tác động tiêu cực.
Chất lượng nguồn lao động được biểu hiện qua trình độ chuyên môn kỹ
28
thuật, trình độ tổ chức sản xuất, ý thức pháp luật, sức khỏe, độ tuổi và gia cảnh...
Chất lượng nguồn lao động tác động đến sự bền vững của kinh tế trang trại khi nó
đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh của trang trại trong điều kiện sản xuất
hàng hóa và khống chế sự tác động tiêu cực của các điều kiện tự nhiên, nâng cao
sức cạnh tranh của trang trại và ngược lại.
+ Về sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng bao gồm hạ tầng kinh tế
(giao thông, thủy lợi, điện,...) và hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa...). Sự phát
triển của các cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng,
địa phương và sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại trong vùng.
- Chính sách phát triển kinh tế trang trại. Hệ thống chính sách trước hết là
các văn bản pháp luật thừa nhận địa vị pháp lý của kinh tế trang trại, tạo điều kiện
để trang trại có tư cách pháp nhân, tạo sự bình đẳng trong môi trường kinh doanh
giữa trang trại và các loại hình kinh tế khác, để người có nguồn lực yên tâm phát
triển kinh tế trang trại. Các chính sách còn thể hiện ở sự can thiệp của nhà nước
thông qua các công cụ, biện pháp về kinh tế (thuế, lãi suất, giá .v.v.), biện pháp
hành chính hay tổ chức đối với kinh tế trang trại. Đây là những biện pháp tác động
trực tiếp đến các hoạt động của các trang trại, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang
trại, hỗ trợ trang trại trong các điều kiện khó khăn.
Các chính sách kinh tế đối với kinh tế trang trại còn thể hiện ở các chính sách
cụ thể như chính sách đất đai; liên kết giữa các khâu sản xuất, tiêu thụ nông sản;
chính sách phát triển công nghiệp chế biến; các chính sách hỗ trợ, phát triển các
hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức khuyến nông .v.v.
1.2. Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên
địa bàn tỉnh
1.2.1. Khái niệm chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững trên địa bàn tỉnh
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững là tổng thể các
mục tiêu, quan điểm, các công cụ và giải pháp của nhà nước nhằm phát triển kinh tế
trang trại theo hướng bền vững.
29
Đối với chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bao gồm
chính sách của Trung ương và chính sách của địa phương. Luận án này nghiên cứu
chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn một tỉnh cụ
thể, không phân biệt chính sách Trung ương và chính sách của địa phương.
1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế trang
trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh
1.2.2.1. Mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
Một cách tổng quát, mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế trang trại trên
địa bàn tỉnh theo hướng bền vững là phát triển kinh tế trang trại bền vững trên địa
bàn tỉnh, bao gồm cả phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu môi trường trong phát triển
kinh tế trang trại là cơ sở để đánh giá sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại.
Cả ba mục tiêu cần được thực hiện đồng thời, không bỏ qua một mục tiêu nào.
Điều kiện cơ bản để kinh tế trang trại phát triển bền vững là sự hài hòa lợi
ích của các chủ trang trại và xã hội. Bởi vậy, chính sách phát triển bền vững kinh tế
trang trại cần đảm bảo điều kiện cơ bản về lợi ích này. Có lợi cho xã hội song
không có lợi cho chủ trang trại thì kinh tế trang trại cũng không thể phát triển được,
ngược lại cũng vậy. Mục tiêu của chính sách kinh tế xã hội là đảm bảo lợi ích xã
hội. Công cụ đảm bảo lợi ích xã hội là lợi ích của các chủ thể liên quan. Đối với
chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững cũng vậy, lợi ích xã hội
của phát triển kinh tế trang trại là mục tiêu cuả chính sách, lợi ích của chủ trang trại
chỉ là bộ phận lợi ích xã hội, tạo ra động lực cho chủ trang trại, không phải là mục
tiêu cuối cùng của chính sách, mang tính công cụ để thực hiện mục tiêu xã hội.
Những vấn đề về môi trường, chất lượng hàng hóa, dịch vụ liên quan đến lợi ích
hoặc của xã hội, hoặc của chủ trang trại. Nếu chủ trang trại bất lợi mà xã hội có lợi,
nhà nước cần có chính sách đảm bảo chủ trang trại có lợi, ngược lại chủ trang trại
có lợi, xã hội bất lợi cần có chính sách đảm bảo xã hội không bất lợi. Như chính
sách đối với các trang trại làm ảnh hưởng xấu tới môi trường, hàng hóa có hại cho
xã hội, trong trường hợp này nhà nước có thể dừng hoạt động hoặc yêu cầu trang
trại xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường để hạn chế tác động xấu đến xã hội.
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an

More Related Content

What's hot

Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...jackjohn45
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...nataliej4
 
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...nataliej4
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...nataliej4
 
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...
Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...
Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (17)

Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
 
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôiLuận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
 
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vữngGiải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
 
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
 
Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...
Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...
Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...
 
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
 
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên QuangLuận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
 

Similar to Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an

Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfMan_Ebook
 
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an (20)

Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái NguyênLuận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
 
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
 
Luận án: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên THCS
Luận án: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên THCSLuận án: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên THCS
Luận án: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên THCS
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 
Luận án: Khả năng sinh trưởng của một số giống đậu tương nhập nội
Luận án: Khả năng sinh trưởng của một số giống đậu tương nhập nộiLuận án: Khả năng sinh trưởng của một số giống đậu tương nhập nội
Luận án: Khả năng sinh trưởng của một số giống đậu tương nhập nội
 
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi ...
Luận văn: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi ...Luận văn: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi ...
Luận văn: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAYLuận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
 
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc KạnLuận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
 
Đề tài: Chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả điều trị tinh hoàn không xuống bìu
Đề tài: Chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả điều trị tinh hoàn không xuống bìuĐề tài: Chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả điều trị tinh hoàn không xuống bìu
Đề tài: Chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả điều trị tinh hoàn không xuống bìu
 
Luận án: Chẩn đoán sớm và điều trị tinh hoàn không xuống bìu
Luận án: Chẩn đoán sớm và điều trị tinh hoàn không xuống bìuLuận án: Chẩn đoán sớm và điều trị tinh hoàn không xuống bìu
Luận án: Chẩn đoán sớm và điều trị tinh hoàn không xuống bìu
 
Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt Nam
Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt NamQuản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt Nam
Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt Nam
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh nghệ an

  • 1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n -------- -------- TRÇN Tó KH¸NH CHÝNH S¸CH PH¸T TRIÓN KINH TÕ TRANG TR¹I THEO H¦íNG BÒN V÷NG TR£N §ÞA BµN TØNH NGHÖ AN Chuyªn ngµnh: khoa häc quChuyªn ngµnh: khoa häc quChuyªn ngµnh: khoa häc quChuyªn ngµnh: khoa häc qu¶n lý¶n lý¶n lý¶n lý M· sè: 62M· sè: 62M· sè: 62M· sè: 62 34343434 04 1004 1004 1004 10 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS.ts. mai v¨n b−u 2. gs.TS. hoµng v¨n hoa Hµ néi, n¨m 2015
  • 2. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi của các thầy giáo hướng dẫn khoa học, các cơ quan, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến hai thầy giáo hướng dẫn khoa học, PGS.TS. Mai Văn Bưu và GS.TS. Hoàng Văn Hoa, đã luôn dành sự nhiệt tình, tâm huyết và định hướng cho tôi trong suốt cả quá trình nghiên cứu, hoàn thành Luận án. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học Quản lý, Viện Đào tạo Sau đại học thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã trực tiếp giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp quý báu về nội dung Luận án và giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Vinh, Sở NN & PTNT tỉnh Nghệ An và các cơ quan, các chủ trang trại tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn, cung cấp tư liệu và chia sẻ kinh nghiệm quý báu. Cảm ơn Vợ, Con và gia đình đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian qua./. Nghiên cứu sinh Trần Tú Khánh
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung Luận án tiến sỹ “Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, tư liệu đưa ra trong luận án là trung thực, kết quả nghiên cứu khoa học nêu trong Luận án chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Nghiên cứu sinh Trần Tú Khánh
  • 4. iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ HỘP .................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1 2. Tổng quan các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án ........2 3. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án.....................................................................9 4. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................9 5. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................10 6. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................10 7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................10 8. Những đóng góp mới của luận án ...................................................................12 9. Kết cấu của luận án ..........................................................................................13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH...........................................................................................14 1.1. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững....................................14 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của kinh tế trang trại ................................................14 1.1.2. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ......................................22 1.2. Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh..................................................................................................................28 1.2.1. Khái niệm chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh ....................................................................................................28 1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh.........................................................................29
  • 5. iv 1.2.3. Một số chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh............................................................................................................31 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững ..............................................................................39 1.3. Kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở một số nước và địa phương trong nước.................................................42 1.3.1. Kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở một số nước ..............................................................................................42 1.3.2. Kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở một số địa phương ....................................................................................47 1.3.3. Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững đối với tỉnh Nghệ An ............................................................................57 Tóm tắt chương 1 ....................................................................................................61 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN.....................................................................................................62 2.1. Chính sách phát triển kinh tế trang trại ở nước ta thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay)................................................................................................62 2.1.1. Đổi mới quản lý trong nông nghiệp và chính sách phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 1988 - 2000.....................................................................................62 2.1.2. Chính sách phát triển kinh tế trang trại từ năm 2000 đến nay....................66 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2013 ...................................................................................................72 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế trang trại tỉnh Nghệ An.............................................................................72 2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2013 ...........................................................................................................74 2.3. Thực trạng chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2013 ..............................................83
  • 6. v 2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh ...83 2.3.2. Chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng cho phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. ................................................................................................................85 2.3.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. ................................................................................................................97 2.3.4. Chính sách nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói chung, kinh tế trang tại nói riêng trên địa bàn tỉnh............99 2.3.5. Chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại trên địa bàn Tỉnh.103 2.3.6. Chính sách hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại và giữa các trang trại với tổ chức kinh tế khác................................................................105 2.3.7. Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm ...107 2.4. Đánh giá chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An .................................................................................113 2.4.1. Đánh giá tính hiệu lực của chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An .......................................................113 2.4.2. Đánh giá các chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An.....115 Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................121 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020...............................................................................................122 3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030.122 3.2.1 Quan điểm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững...................122 3.2.2. Định hướng phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ...........................................................................................128 3.2.3. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030.............................................................................131 3.2.4. Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030....133
  • 7. vi 3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030.............134 3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững..............................................................................................................134 3.3.2. Hoàn thiện các chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng đối với phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh............................................139 3.3.3. Hoàn thiện chính sách nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói chung, trang trại nói riêng...................................145 3.3.4. Hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trang trại .............................................................................................................150 3.3.5. Hoàn thiện chính sách hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại và giữa các trang trại với tổ chức kinh tế khác.............................................152 3.3.6. Hoàn thiện chính sách về thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại......156 3.3.7. Hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm của kinh tế trang trại .................................................................................158 KẾT LUẬN............................................................................................................161 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...........................................164 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................................................................164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................165 PHỤ LỤC
  • 8. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AseanGAP : Quy trình sản xuất tốt cho rau quả tươi trong khu vực Asean CNH : Công nghiệp hóa CP : Chính phủ HĐH : Hiện đại hóa HĐND : Hội đồng Nhân dân FAO : Tổ chức nông - lương của Liên Hợp Quốc GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GlobalGAP : Tiêu chuẩn thực hành tốt nông nghiệp toàn cầu HACCP : Tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá an toàn thực phẩm HTX : Hợp tác xã KH, CN & MT : Khoa học, Công nghệ và Môi trường KH & CN : Khoa học và Công nghệ NCS : Nghiên cứu sinh NĐ : Nghị định NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NN&PTNT : Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn NQ : Nghị quyết QĐ : Quyết định RVAC : Rừng, vườn, ao, chuồng. TCTK : Tổng cục Thống kê TBCN : Tư bản chủ nghĩa UBND : Ủy ban Nhân dân VAC : Vườn, ao, chuồng VietGAP : Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
  • 9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ HỘP 1. Bảng: Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu trang trại ở Nghệ An phân theo huyện, thị xã giai đoạn 2000 - 2013 ...................................................................................78 Bảng 2.2: Diện tích đất bình quân của trang trại ở Nghệ An phân theo loại hình và mục đích sử dụng, năm 2012.................................................................87 Bảng 2.3: Thực trạng đất đai và nguồn gốc đất đai của trang trại ở Nghệ An năm 2013........................................................................................................88 Bảng 2.4: Vốn đầu tư của các trang trại ở Nghệ An năm 2005 và 2010................90 Bảng 2.5: Quy mô vốn của trang trại ở Nghệ An tính bình quân phân theo lĩnh vực sản xuất năm 2012 .........................................................................91 Bảng 2.6: Đánh giá của chủ trang trại ở Nghệ An về cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ...............................................................................................95 Bảng 2.7: Mức độ khó khăn của trang trại ở Nghệ An khi vay vốn kinh doanh ...96 Bảng 2.8: Trình độ học vấn của chủ trang trại ở Nghệ An, năm 2013 ..................98 Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn thông tin kĩ thuật sản xuất của trang trại ở Nghệ An phân theo lĩnh vực sản xuất ..........................................................................102 Bảng 2.10: Mức độ khó khăn của trang trại ở Nghệ An trong tiêu thụ các loại sản phẩm.....................................................................................................105 Bảng 2.11: Tỷ lệ trang trại ở Nghệ An đã thực hiện tốt bảo vệ môi trường ..........110 Bảng 2.12: Nguyên nhân trang trại ở Nghệ An chưa thực hiện tốt bảo vệ môi trường...................................................................................................111 2. Biểu đồ: Biểu đồ 2.1: Số lượng trang trại ở Nghệ An phân theo loại hình, giai đoạn 2000 - 2013.....................................................................................................75 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các loại hình trang trại ở Nghệ An năm 2011.........................76 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các loại hình trang trại ở Nghệ An năm 2013.........................77 Biểu đồ 2.4: Giá trị sản lượng của kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2003 - 2013.................................................................................80
  • 10. ix Biểu đồ 2.5: Giá trị sản lượng bình quân/ trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2003 - 2013.................................................................................81 Biểu đồ 2.6: Tình hình hoạt động kinh doanh tính bình quân của các loại hình trang trại ở Nghệ An năm 2012....................................................................82 Biểu đồ: 2.7: Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2013..........89 3. Hình: Hình 1: Khung nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững..........................................................................................................11 Hình 3.1: Tổ chức mối quan hệ giữa các tổ chức dịch vụ và trang trại.................154 4. Hộp: Hộp 2.1: Hình thành chuỗi sản xuất liên kết trong nông nghiệp ..........................69
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở nước ta, kinh tế trang trại đã xuất hiện từ lâu và thực sự phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, nhất là từ năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại [10] . Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. Nghệ An là tỉnh có vị trí địa lý quan trọng của khu vực Bắc miền Trung, có địa hình đa dạng và có điều kiện để phát triển trang trại quy mô lớn với nhiều loại sản phẩm đa dạng. Bờ biển dài và nhiều cửa lạch với 3.500 ha nước lợ, có khả năng phát triển các trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Theo đánh giá của các nhà địa lý và nông học, điều kiện tự nhiên của Nghệ An tuy khắc nghiệt nhưng có nhiều loại cây trồng, vật nuôi được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao, phù hợp để phát triển kinh tế trang trại với quy mô lớn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác một cách hiệu quả những lợi thế này. Mô hình kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa bắt đầu xuất hiện ở Nghệ An từ những năm 1980. Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại ở Nghệ An đã phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh Nghệ An, kinh tế trang trại ở Nghệ An phát triển chưa bền vững, chủ yếu còn mang tính tự phát. Có nhiều nguyên nhân làm cho kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An phát triển chưa bền vững, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chính sách phát triển kinh tế trang trại còn nhiều vấn đề bất cập: hệ thống chính sách chưa đồng bộ, khó áp dụng vào thực tiễn, việc tổ chức thực thi và đánh giá chính sách được kịp thời,... Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại nói chung, kinh tế trang trại ở Nghệ An nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có
  • 12. 2 công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại Nghệ An. Một số công trình nghiên cứu cũng đã nêu lên các giải pháp phát triển kinh tế trang trại, tuy nhiên hầu như các công trình này chưa tập trung đi sâu phân tích, đánh giá về chính sách và đề xuất các giải pháp chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Nghệ An là cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn. Vì vậy, NCS lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Tổng quan các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án 2.1. Ngoài nước Phát triển kinh tế trang trại có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và hiện đại. Vì vậy, phát triển kinh tế trang trại và xây dựng các mô hình kinh tế trang trại đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà quản lý ở các nước trên thế giới. Trên thế giới, các trạng trại sản xuất nông nghiệp kiểu TBCN đã được hình thành từ rất sớm, cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp từ giữa thế kỷ XVIII. Dần dần, mô hình kinh tế trang trại đã trở thành một hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả trong nông - lâm - ngư nghiệp ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, mỗi nước có hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp với các loại hình trang trại khác nhau. Vì vậy, trong quá trình phát triển nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa, trang trại luôn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý, cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Nhiều tác giả nước ngoài cũng đã có các công trình nghiên cứu khá công phu về kinh tế trang trại. Maurice Buckett, trong tác phẩm “Tổ chức quản lý nông trại gia đình” (1993) đã đề cập đến những nguyên lý cơ bản trong quản lý, điều hành nông trại gia đình theo mô hình sản xuất hàng hoá. Theo tác giả, quản lý một nông trại về cơ bản không khác quản lý một doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù của sản phẩm trong
  • 13. 3 quá trình sản xuất phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên và do nông sản thường nhanh hỏng nên quản lý một nông trại phức tạp hơn rất nhiều so với việc điều hành một doanh nghiệp công nghiệp. Vì lẽ đó, Maurice Buckett cho rằng, các cơ quan quản lý, các hiệp hội cần đặc biệt chú trọng công tác đào tạo và huấn luyện về kỹ năng quản lý cho những người chủ trang trại. A.A Connugin, trong cuốn “Kinh tế nông trại Mỹ” (Trường đại học kinh tế TP HCM dịch và xuất bản năm 1990), đã giới thiệu về các mô hình tổ chức nông trại ở nước Mỹ - quốc gia có nền nông nghiệp hàng hoá thuộc loại phát triển nhất trên thế giới. Mỗi mô hình tổ chức nông trại, theo tác giả, chỉ phù hợp với những điều kiện nhất định về điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất và mối liên kết với thị trường. Công trình này đã tổng kết các loại hình nông trại với những đặc điểm trong tổ chức và quản lý; mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ; ưu nhược điểm trước sự tác động của nền kinh tế thị trường và sự tác động của nhà nước đến sự phát triển của các nông trại. Công trình nghiên cứu A.A Connugin đã tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển kinh tế trang trại ở một số nước. Ngoài công trình trên, A.A. Conungin còn có nhiều công trình khác về kinh tế trang trại và sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Mỹ. Một trong những chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về trang trại gia đình ở Mỹ, Walter Goldschmidt đã nghiên cứu những tác động của các trang trại nhỏ đối với quá trình đô thị hoá ở Thung lũng San Giaoquin, California (Mỹ), năm 1940. Walter cho rằng: “Những cộng đồng nông nghiệp gần các thành phố mà ở đó tập trung các trang trại tập thể quy mô lớn đã chết dần chết mòn”. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là vì tại những khu vực này, các khoản thu nhập kiếm được từ hoạt động nông nghiệp đã bị rút ra khỏi khu vực nông thôn để đầu tư vào các xí nghiệp công nghiệp tại các thành phố, chính điều này đã giết chết khu vực nông thôn. Trong khi đó tình hình hoàn toàn khác tại các thành phố được bao quanh bởi các trang trại gia đình quy mô nhỏ, thu nhập của trang trại này “chủ yếu lại được chu chuyển giữa các cơ sở kinh doanh ngay trong địa phương”. Chính điều này đã tạo ra việc làm và sự thịnh vượng cho cộng đồng dân cư nông thôn tại các khu vực đó.
  • 14. 4 Các nghiên cứu của Miguel A. Altieri, Walter Goldschmidt, Maurice Buckett về kinh tế trang trại ở Mỹ và nhiều quốc gia khác đã rất nhấn mạnh đến tính bền vững của kinh tế trang trại. Đây cũng là vấn đề rất được quan tâm ở nhiều nước hiện nay. Các nghiên cứu nêu trên đã chứng minh rằng, ở những nơi trang trại gia đình quy mô nhỏ phát triển mạnh, thì ở đó, trang trại phát triển bền vững hơn. Ở Mỹ, các trang trại nhỏ đóng góp 17% đất đai của họ để trồng rừng, trong khi các trang trại lớn chỉ có 5%. Các trang trại nhỏ sử dụng hiệu quả tốt hơn đất đai của họ cao hơn trong phong trào “Sử dụng hiệu quả đất đai”, bao gồm phủ xanh đất trống và sử dụng phân xanh. Trong nhiều năm gần đây, Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, FAO đã triển khai nhiều dự án nhằm góp phần phát triển kinh tế trang trại, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, kết hợp phát triển trang trại với xóa đói giảm nghèo,... Đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại ở các nước Tây Âu, châu Á và các vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế trang trại ở một số nước như: số lượng, quy mô và cơ cấu; mô hình trang trại và phương thức điều hành sản xuất; vốn, tư liệu sản xuất khác và nguồn lao động; hướng kinh doanh và thu nhập của các trang trại; thị trường đầu vào, đầu ra của các trang trại, về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại gia đình trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững kinh tế trang trại. Đây là những tài liệu có giá trị tham khảo khi nghiên cứu về phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Việt Nam nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng. 2.2. Trong nước Kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường thực sự phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình đổi mới quản lý sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Trong những năm gần đây, một số cơ quan nghiên cứu và quản lý ở trung ương và địa phương đã bước đầu nghiên cứu, tổng kết về kinh tế trang trại.
  • 15. 5 Từ cuối những năm 1990, Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng như một số cơ quan nghiên cứu ở Trung ương và địa phương đã bắt đầu nghiên cứu, tổng kết về kinh tế trang trại. Báo cáo tổng kết của Bộ NN&PTNT năm 1999 về tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số tỉnh, thành phố đã đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 1999. Báo cáo cho rằng đây là một mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp với xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp ở nước ta thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở các báo cáo tổng kết của các tỉnh, thành phố, Bộ NN&PTNT đã đề ra một số chính sách về phát triển kinh tế trang trại: tạo điều kiện về đất sản xuất, vốn tín dụng ưu đãi và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại. Sau khi có định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước, mô hình kinh tế trang trại đã phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh khu vực Tây nguyên. Nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện, tập trung giải quyết những khó khăn vướng mắc, cản trở sự phát triển của kinh tế trang trại. GS.TS. Trần Đức, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, trong công trình nghiên cứu “Kinh tế trang trại vùng đồi núi”, NXB Thống kê (1998) đã nhấn mạnh hiệu quả kinh tế và những tác động tích cực về môi trường và xã hội khi phát triển kinh tế trang trại ở các tỉnh miền núi. Tuy nhiên, theo tác giả, khó khăn lớn nhất cản trở sự phát triển của mô hình này chính là thói quen, tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của bà con nông dân. Hơn thế nữa, tác giả Trần Đức cho rằng, trình độ dân trí chưa cao đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân vùng nông thôn, miền núi. Cũng cùng quan điểm đó, trong công trình nghiên cứu: “Phát triển kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại gia đình ở Việt Nam” (năm 2000), tập thể tác giả thuộc Hội Khoa học kinh tế Việt Nam đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Nhà nước trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế trang trại. Người dân chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, tự cung - tự cấp lên sản xuất hàng hoá theo mô hình kinh tế trang trại, không chỉ cần vốn, khoa học - công nghệ, thị trường mà còn cần kỹ năng tổ chức sản xuất.
  • 16. 6 Đề tài cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ giao cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì nghiên cứu từ năm 1999 đến năm 2000, (GS.TS. Nguyễn Đình Hương làm chủ nhiệm), là công trình nghiên cứu công phu và đồ sộ nhất về kinh tế trang trại ở Việt Nam cho đến thời điểm này. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về đất đai, về vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về thị trường, về khoa học - công nghệ, về phát triển hạ tầng nông thôn, về phát triển công nghiệp chế biến và tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã được xuất bản thành sách: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do GS.TS. Nguyễn Đình Hương làm chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000). Từ năm 2000 đến nay, một số trường đại học, viện nghiên cứu và các địa phương đã có một số công trình nghiên cứu, đánh giá về kinh tế trang trại. Từ năm 2005 đến năm 2006, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã chủ trì đề tài cấp Bộ (PGS.TS. Phạm Hồng Chương làm chủ nhiệm): “Nghiên cứu phát triển mô hình kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình”, nghiệm thu năm 2007. Đề tài đã đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình. Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang, nghiên cứu đề tài cấp Bộ trọng điểm (PGS.TS. Phạm Văn Khôi làm chủ nhiệm): “Nghiên cứu các mô hình phát triển bền vững trang trại vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang”, mã số 2009.06139, TĐ, nghiệm thu năm 2011. Đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn mô hình phát triển kinh tế trang trại theo hình thức sở hữu, theo quy mô, theo phương hướng kinh doanh và trình độ công nghệ. Đề tài đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng tính phát triển bền vững của các trang trại ở vùng cây ăn quả của tỉnh Bắc Giang trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Tại Trường Đại học Ngoại thương, đề tài cấp Bộ về “Kinh tế trang trại và những giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng công nghiệp
  • 17. 7 hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam” đã được tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu năm 2004 (đề tài do ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan làm chủ nhiệm). Các công trình nghiên cứu kể trên, ngoài việc phân tích những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế trang trại, đã đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước và các cấp có thẩm quyền ban hành một số chủ trương, chính sách thúc đẩy mô hình kinh tế này phát triển. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu gần đây về kinh tế trang trại mới tập trung chủ yếu vào đề xuất các giải pháp tổ chức, quản lý về phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương cụ thể, gắn với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương đó, chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững. Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại ở tỉnh Nghệ An cũng đã bước đầu được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Năm 2010, Trường Đại học Vinh đã có đề tài cấp cơ sở về phát triển kinh tế trang trại miền Tây Nghệ An. Đề tài đã bước đầu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại miền Tây Nghệ An; phân tích thực trạng kinh tế trang trại miền Tây Nghệ An trong giai đoạn 2005 - 2010 và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở miền Tây Nghệ An. Tuy nhiên, đề tài này chỉ mới đề cập đến kinh tế trang trại ở một số huyện miền núi Nghệ An và cũng chưa có điều kiện điều tra, khảo sát, đánh giá toàn diện về phát triển bền vững kinh tế trang trại trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, một số cơ quan ở tỉnh Nghệ An như: Cục Thống kê, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN&PTNT, một số huyện, thị xã, các trung tâm khuyến nông, .v.v., cũng đã bước đầu thống kê, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. 2.3. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và khoảng trống cho nghiên cứu của đề tài luận án Theo sự tiếp cận tài liệu và nhận thức của NCS, hầu như chưa có công trình nghiên cứu ở nước ngoài nào nghiên cứu một cách có hệ thống, đồng bộ về chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Việt Nam. Một số công trình nghiên
  • 18. 8 cứu của các nhà khoa học nước ngoài cũng đã đề cập đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có tác giả nước ngoài nào nghiên cứu về chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Ở trong nước, như đã phân tích ở trên, cho đến nay, đã có khá nhiều cơ quan khoa học, cơ quan quản lý và các nhà khoa học ở nước ta nghiên cứu về kinh tế trang trại trong thời kỳ đổi mới. Kinh tế trang trại cũng đã trở thành chủ đề nghiên cứu của một số đề tài nghiên khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh và luận văn thạc sỹ. Các công trình nghiên cứu này có đặc diểm chung là: + Rất ít có công trình nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống về kinh tế trang trại trên phạm vi cả nước. Đề tài cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì nghiên cứu, có thể nói là công trình nghiên cứu đồ sộ nhất về kinh tế trang trại ở Việt Nam, được thực hiện từ năm 1999 đến năm 2000. Tuy nhiên, cho đến nay, sau gần 15 năm kể từ khi hoàn thành đề tài này, ở nước ta hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá, tổng kết một cách đầy đủ, toàn diện cả về lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. + Một số công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá khá toàn diện về kinh tế trang trại, nhưng mới chủ yếu đề cập đến kinh tế trang trại ở một địa phương, một vùng cụ thể. Mặt khác, các công trình này cũng chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại nói chung, ít chú ý đến sự phát triển bền vững và chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại. + Chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại. Một số chính sách về kinh tế trang trại đã được nghiên cứu, công bố trên các tạp chí khoa học, nhưng mới chỉ đề cập đến những chính sách riêng lẻ, cụ thể (như chính sách tín dụng, chính sách đất đai, chính sách thị trường). + Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại tỉnh Nghệ An nhưng cũng chủ yếu ở phạm vi huyện hoặc vùng và chủ yếu là
  • 19. 9 phân tích định tính. Một số đề tài, bài viết chưa dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát toàn diện về kinh tế trang trại trên địa bàn toàn tỉnh và chưa đề cập nhiều đến chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại ở tỉnh Nghệ An. Vì vậy cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện cả về lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án Mục tiêu nghiên cứu luận án là: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận án là: - Xác định khung lý luận nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh. - Đánh giá thực trạng chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2013. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đặt ra như đã nêu ở trên, đề tài luận án trả lời các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau: - Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững có những đặc trưng gì ? - Nội hàm của chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kinh tế trang trại ? - Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững và khả năng vận dụng đối với Nghệ An ? - Kết quả phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2013 ? - Thực trạng các chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây ? - Cần hoàn thiện nội dung chính sách nào để kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An phát triển theo hướng bền vững ?
  • 20. 10 5. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận án nghiên cứu các chính sách phát triển kinh tế trang trại, bao gồm cả các chính sách của Đảng và Nhà nước và các chính sách, biện pháp cụ thể của tỉnh Nghệ An cũng như việc vận dụng chính sách của Trung ương vào điều kiện cụ thể của tỉnh Nghệ An. 6. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Các chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững được Luận án nghiên cứu chủ yếu bao gồm: Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, chính sách đất đai, tín dụng phục vụ phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hợp tác liên kết, chính sách về thị trường và chính sách bảo vệ môi trường. Luận án chỉ nghiên cứu nội dung các chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, bao gồm tổng thể chính sách và các chính sách bộ phận, không nghiên cứu quy trình chính sách. Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm vùng đồng bằng ven biển và vùng trung du miền núi; các loại hình trang trại bao gồm: trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại lâm nghiệp và trang trại tổng hợp. Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu các chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2000, chủ yếu là từ năm 2006 đến năm 2013; các giải pháp hoàn thiện chính sách đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Luận án nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh với góc độ là công cụ để phát triển kinh tế trang trại bền vững, bởi vậy mục tiêu phát triển kinh tế trang trại bền vững là thước đo để đánh giá chính sách. Chính sách phát triển kinh tế trang trại là một hệ thống bao gồm nhiều chính
  • 21. 11 sách bộ phận, mỗi chính sách có mục tiêu chung là thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh, đồng thời đều có mục tiêu riêng, cụ thể. Luận án nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững cả trên góc độ tổng thể chính sách và góc độ cụ thể từng chính sách bộ phận. Phần đề xuất hoàn thiện cũng theo góc độ đó. 7.2. Khung nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững Hình 1: Khung nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững 7.3. Các phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích so sánh và một số phương pháp khác. Sử dụng các phương pháp này, luận án tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu, kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài, các công trình nghiên cứu đã công bố. Nguồn thông tin, số liệu này được thu thập từ các sách, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố; chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển phát triển kinh tế trang trại; việc thực hiện chính sách của tỉnh Nghệ An về phát triển kinh tế trang trại từ năm 2000 đến năm 2013.v.v. Để làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An một cách có căn cứ khoa Các yếu tố ảnh hưởng: - Yếu tố thuộc về Nhà nước, chính quyền; - Yếu tố thuộc về trang trại; -Yếu tố khác; Các chính sách: - Chính sách quy hoạch kế hoạch; - Chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng; - Chính sách đào tạo nguồn nhân lực; - Chính sách nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; - Chính sách thị trường tiêu thụ; - Chính sách hợp tác liên kết; - Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm. Mục tiêu chính sách: - Phát triển kinh tế; - Phát triển xã hội; - Bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn thực phẩm;
  • 22. 12 học, luận án đặc biệt chú trọng đến phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn. Luận án đã điều tra 200 trang trại trên địa bàn 4 huyện, đại diện cho các vùng (vùng đồng bằng ven biển, vùng trung du miền núi) trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm: huyện Quỳnh Lưu, huyện Yên Thành, huyện Nghĩa Đàn và huyện Quỳ Hợp. Trung bình mỗi huyện điều tra 50 trang trại, bao gồm các loại hình trang trại [7] trên địa bàn tỉnh Nghệ An như: trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Luận án đã phỏng vấn một số chủ trang trại nhằm nắm bắt rõ hơn thực trạng, điều kiện sản xuất, kinh doanh của trang trại, nguyện vọng và ý kiến của cá nhân chủ trang trại; phỏng vấn một số cán bộ quản lý ở cấp xã, huyện và cấp tỉnh về thực trạng và triển vọng cũng như những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để phát triển kinh tế trạng trại theo hướng bền vững ở Nghệ An. Nội dung điều tra, phỏng vấn gồm: đặc điểm của các hộ điều tra (trình độ học vấn, tuổi chủ trang trại, giới tính của chủ trang trại, tổng số nhân khẩu, lao động của trang trại); đầu vào của kinh tế trang trại (đất đai, lao động, cơ sở vật chất); đầu ra của trang trại (khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất của trang trại); hệ thống các chính sách đã được thực hiện ở các trang trại. Trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát và phỏng vấn, luận án tiến hành xử lý số liệu theo chương trình SPSS. Phương pháp tổng hợp chủ yếu là phân tổ thống kê các trang trại theo quy mô, theo địa bàn, theo các hình thức tổ chức sản xuất. Kết quả xử lý số liệu dựa trên điều tra khảo sát và phỏng vấn đã được luận án sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 8. Những đóng góp mới của luận án 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh. 2. Tổng kết một số bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Nghệ An.
  • 23. 13 3. Phân tích thực trạng các chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nêu rõ điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân. 4. Luận án đã đề xuất các quan điểm, định hướng, mục tiêu tổng quát, mục cụ thể về phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 5. Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030: Hoàn thiện chính sách quy hoạch, kế hoạch; hoàn thiện chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng; hoàn thiện chính sách đào tạo ngưồn nhân lực cho kinh tế trang trại; hoàn thiện chính sách nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho kinh tế trang trại; hoàn thiện chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại; hoàn thiện chính sách hợp tác, liên kết giữa các trang trại với cơ sở kinh tế khác; hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm. 9. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được trình bày trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
  • 24. 14 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1.1. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của kinh tế trang trại 1.1.1.1. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại Lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới và nước ta đã cho thấy có nhiều hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô tương đối lớn và gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa chỉ thực sự bắt đầu cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Trong tiếng Việt hiện nay, thuật ngữ trang trại và kinh tế trang trại trong nhiều trường hợp được sử dụng như những từ đồng nghĩa, hay nói cách khác là trong nhiều trường hợp được sử dụng một cách không phân biệt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp. Là hình thức tổ chức cơ sở vì trang trại là đơn vị trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp cho xã hội và quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại cũng bao gồm tất cả các khâu của quá trình sản xuất - kinh doanh: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Tuy nhiên, cần hiểu rằng trang trại không phải là hình thức tổ chức sản xuất duy nhất trong nông nghiệp. Bên cạnh trang trại và cùng tồn tại với trang trại, trong nền kinh tế thị trường còn có các hình thức tổ chức sản xuất khác như hộ gia đình, các hợp tác xã, các hình thức tổ chức liên kết, hộ nông dân, các cơ sở sản xuất nông nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lý hoặc thuộc sở hữu nhà nước như nông, lâm trường quốc doanh. Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết lịch sử phát triển trang trại ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới, luận án cho rằng: Trang trại là một trong các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, có mục đích sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường; hoạt động tự chủ; sản xuất được tiến hành trên quy mô
  • 25. 15 ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn; với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao. Về bản chất có thể sử dụng hai khái niệm này theo nghĩa đồng nhất khi nói phát triển trang trại hay phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên, về mặt thuật ngữ, đây là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất. Như trên đã nêu, nói trang trại là nhấn mạnh đến hình thức tổ chức sản xuất, còn nói kinh tế trang trại trại là nhấn mạnh đến loại hình kinh tế. Như vậy, kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế, để phân biệt với loại hình kinh tế khác như kinh tế hộ, kinh tế tập thể. Luận án đồng ý với quan điểm cho rằng: “Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế -xã hội nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại, còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó” [26]. Khái niệm “kinh tế trang trại” là một thuật ngữ chỉ một loại hình kinh tế, không chỉ hàm ý đề cập đến mặt kinh tế của trang trại. Với tư cách là một loại hình kinh tế, kinh tế trang trại bao gồm tổng thể các yếu tố vật chất với các hoạt động kinh tế - xã hội và các hoạt động này có quan hệ, tác động tới môi trường tự nhiên. Do vậy, kinh tế trang trại gồm có ba mặt cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trường. - Về mặt kinh tế, kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất, các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại. Các yếu tố vật chất của sản xuất, trước hết là ruộng đất, tiền vốn và các tư liệu sản xuất khác được tập trung ở quy mô nhất định nhằm mục tiêu sản xuất hàng hóa. Trong loại hình kinh tế trang trại, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập; từng trang trại có toàn quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh, kỹ thuật sản xuất, tổ chức sản xuất đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm. - Về mặt xã hội, kinh tế trang trại là loại hình kinh tế trong đó có các quan hệ xã hội đan xen như: quan hệ giữa các thành viên trong trang trại, quan hệ giữa chủ trang trại và người lao động trong trang trại, quan hệ giữa những người lao động trong nội bộ trang trại.
  • 26. 16 - Về mặt môi trường, kinh tế trang trại là một không gian sinh thái, trong đó có các quan hệ sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái trong loại hình kinh tế trang trại có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp tới hệ sinh thái của vùng. Như vậy, kinh tế trang trại với cách hiểu là loại hình kinh tế bao gồm cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong các mặt kinh tế, xã hội và môi trường của kinh tế trang trại thì mặt kinh tế là cơ bản và chứa đựng nội dung cốt lõi. Đồng thời, giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. 1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại Khác với các loại hình kinh tế khác trong nông nghiệp, kinh tế trang trại có một số đặc trưng cơ bản sau đây: Một là, kinh tế trang trại là loại hình kinh tế cơ bản trong nông nghiệp, được chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất theo nhu cầu thị trường. Đây là một đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại, khác với kinh tế nông hộ. Giá trị tổng sản phẩm và khối lượng sản phẩm hàng hóa của kinh tế trang trại cao hơn nhiều so với kinh tế hộ thông thường. Kinh tế trang trại thường có tỷ suất hàng hóa lớn và quy mô trang trại thường lớn hơn nhiều lần so với quy mô của kinh tế nông hộ. Các chỉ tiêu cơ bản trong sản xuất nông nghiệp như ruộng đất, vốn, lao động, giá trị sản phẩm hàng hóa của kinh tế trang trại đều cao hơn nhiều lần so với kinh tế hộ. Kinh tế trang trại là cơ sở kinh doanh nông nghiệp được tổ chức sản xuất chuyên môn hóa cao. Thông thường, các trang trại chuyên môn hóa theo các ngành sản xuất như trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản. Hai là, kinh tế trang trại có định hướng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường. Do sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn nên kinh tế trang trại phải gắn với thị trường cả về sản phẩm đầu vào và đầu ra. Trang trại phải mua vật tư, nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi .v.v. từ thị trường và bán sản phẩm ra thị trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển đến giai đoạn cao, sản xuất kinh doanh của trang trại không chỉ gắn với thị trường trong nước mà còn phải gắn với thị
  • 27. 17 trường quốc tế. Ngày nay, vấn đề tiếp cận thị trường, tổ chức thông tin thị trường và sản xuất đáp ứng yêu cầu của quy luật thị trường đã trở thành một trong những nhân tố quyết định nhất đối với sản xuất, kinh doanh của trang trại. Ba là, kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn so với kinh tế hộ. Như đã nêu ở trên, kinh tế trang trại với hình thức tổ chức sản xuất quy mô lớn hơn, nên có khả năng ứng dụng công nghệ mới, đưa khoa học - công nghệ vào ngay trong quá trình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn so với kinh tế hộ. Măt khác, yêu cầu tăng hiệu quả, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, cũng đặt ra yêu cầu trang trại phải ứng dụng khoa học - công nghệ mới. Bốn là, về lao động, khác với kinh tế hộ, ngoài lao động của gia đình, các trang trại phải sử dụng thêm lao động thuê ngoài. Mức độ sử dụng lao động của kinh tế trang trại tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm của từng trang trại. Tuy nhiên, do điều kiện của sản xuất nông nghiệp nên trang trại thường thuê lao động theo thời vụ. Lao động trong các trang trại cũng cần được đào tạo, cần có tay nghề phù hợp để đáp ứng được yêu cầu ứng dụng khoa học - công nghệ. Năm là, kinh tế trang trại có tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ hơn và có thu nhập cao hơn so với sản xuất kinh tế hộ. Do mục đích của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hóa nên nhìn chung các trang trại đều tập trung chuyên môn hóa một số sản phẩm nhất định. Do được tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tiến bộ và quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn nên kinh tế trang trại có thu nhập cao hơn nhiều lần so với kinh tế hộ. Đây cũng là mục tiêu cơ bản của kinh tế trang trại, của hình thức tổ chức sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp. Sáu là, chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có nghị lực và quyết tâm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhìn chung, chủ trang trại là người có năng lực tổ chức, quản lý, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất kinh doanh nông nghiệp và là người trực tiếp quản lý trang trại. Những đặc trưng trên cho thấy kinh tế trang trại khác với loại hình kinh tế hộ
  • 28. 18 nông dân tự cấp, tự túc. Những đặc trưng này cũng từng bước được định hình ngày càng rõ ràng hơn cùng với quá trình phát triển của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1.3. Các loại hình trang trại Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, trang trại có các loại hình chủ yếu sau đây: - Trang trại gia đình: Là loại hình trang trại mà mỗi gia đình có tư cách pháp nhân riêng do người chủ hộ hay một người có năng lực và uy tín trong gia đình đứng ra trực tiếp quản lý. Hay nói cách khác, trang trại gia đình có đặc trưng cơ bản là: Chủ trang trại là người chủ sở hữu, trực tiếp quản lý, trực tiếp sản xuất và sử dụng lao động chủ yếu là các thành viên trong gia đình. - Trang trại liên doanh: Là loại hình do nhiều trang trại hợp thành một trang trại lớn hơn để tăng thêm năng lực về đất đai, vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong loại hình này, từng trang trại tham gia liên doanh nhưng vẫn giữ quyền độc lập điều hành sản xuất của mình. Có nhiều hình thức liên doanh: liên doanh giữa các chủ trang trại ở vùng nông thôn với nhau hoặc chủ trang trại ở nông thôn liên doanh với người có vốn ở thành thị để cùng sản xuất, kinh doanh. - Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là loại trang trại được tổ chức theo nguyên tắc một công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Loại trang trại này thường có quy mô lớn và được chuyên môn hoá sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu. - Trang trại uỷ thác: Là loại trang trại uỷ thác cho người nhà, bạn bè quản lý sản xuất. Các trang trại loại này thường là trang trại quy mô nhỏ, chủ trang trại ít có kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh. Họ uỷ thác cho người khác quản lý để tự mình ra thành phố làm công ăn lương hoặc làm các công việc khác. Về tâm lý, họ không muốn từ bỏ hẳn quyền sở hữu ruộng đất ở nông thôn. Như vậy, trong trường hợp này, người chủ trang trại vẫn có quyền sở hữu trang trại nhưng đã uỷ thác cho người khác quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh.
  • 29. 19 1.1.1.4. Vai trò của kinh tế trang trại Lịch sử phát triển kinh tế trang trại nhiều nước trên thế giới và ở nước ta trong những năm gần đây đã cho thấy vai trò quan trọng của kinh tế trang trại trong quá trình phát triển kinh tế thị trường nói chung và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, vai trò của kinh tế trang trại thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau đây: - Kinh tế trang trại với đặc trưng sản xuất hàng hóa trên cơ sở chuyên môn hóa và tập trung sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng; - Kinh tế trang trại với việc sử dụng đầy đủ hiệu quả các yếu tố sản xuất, tạo khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. - Kinh tế trang trại góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội trong nông thôn; - Kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường, đẩy nhanh tiến trình hình thành và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; - Kinh tế trang trại góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của quốc gia.; - Kinh tế trang trại là nhân tố quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái. Ở nước ta, mặc dù mới chỉ phát triển trong một thời gian ngắn nhưng kinh tế trang trại đã thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tổng kết thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trong những năm gần đây, Nghị quyết 03/2000/NQ-CP của Chính phủ ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại đã xác định rõ vị trí của kinh tế trang trại: - Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. - Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền
  • 30. 20 với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn [10]. 1.1.1.5. Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại ở mỗi nước không hoàn toàn giống nhau, ở hầu hết các nước, kinh tế trang trại được nhận dạng theo các đặc trưng đã nêu ở trên. Ở nước ta, do kinh tế trang trại mới được hình thành và phát triển trong một thời gian ngắn, để phân biệt với kinh tế hộ, từ đầu những năm 1990 một số địa phương đã tự quy định các tiêu chí về kinh tế trang trại. Trong thời kỳ này, do đặc điểm của từng vùng, từng địa phương nên tiêu chí trang trại cũng rất khác nhau giữa các địa phương. Để có cơ sở tổng kết, đánh giá về kinh tế trang trại và đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, ngày 23 tháng 6 năm 2000, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thống kê đã có Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK hướng dẫn xác định kinh tế trang trại. Theo Thông tư này, tiêu chí định lượng xác định là kinh tế trang trại bao gồm: (1) Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm: - Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung: Từ 40 triệu đồng trở lên. - Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên: Từ 50 triệu đồng trở lên. (2) Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. * Đối với trang trại trồng trọt - Trang trại trồng cây hàng năm: + Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung. + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. - Trang trại trồng cây lâu năm. + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung. + Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. + Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên.
  • 31. 21 * Đối với trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với tất cả các vùng trong cả nước. * Đối với trang trại chăn nuôi - Chăn nuôi đại gia súc, trâu bò .v.v.: Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. - Chăn nuôi gia súc: lợn, dê .v.v.: Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên; chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên. - Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng... có thường xuyên từ 2000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi). * Đối với trang trại nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên). * Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản và thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (chỉ tiêu 1). Để xác định rõ hơn về kinh tế trang trại phù hợp với giai đoạn phát triển mới, ngày 13 tháng 4 năm 2011, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT- BNNPTNT quy định tiêu chí mới của trang trại. Theo đó, trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất như sau: trang trại trồng trọt; trang trại chăn nuôi; trang trại lâm nghiệp; trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là những trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trong trường hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp. Theo Thông tư này, cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn trang trại phải thỏa mãn các điều kiện sau: (1) Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: a. Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
  • 32. 22 b. Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. (2) Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm. (3) Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm. 1.1.2. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững 1.1.2.1. Khái niệm, nội dung phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm xác định sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng của mình để hoạch định chiến lược phù hợp. Trong nông nghiệp và nông thôn, phát triển bền vững được hiểu một cách cụ thể hơn. Đó là quá trình thay đổi mà trong đó, sự khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người. Phát triển bền vững là thuật ngữ có nội dung rộng và được xem xét theo các mặt: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Có khá nhiều khái niệm về nông nghiệp bền vững. Ngân hàng thế giới đã đưa ra 27 định nghĩa, trong đó mỗi định nghĩa đều đề cập đến những góc độ khác nhau, theo những mục đích và cách thức tiếp cận khác nhau. Tổ chức FAO cho rằng, phát triển bền vững là sự quản lý và bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên, các thay đổi kinh tế và thể chế để đạt tới thoả mãn được nhu cầu của con người cả ở hiện tại và tương lai. Phát triển bền vững không làm thoái hoá môi trường mà bảo vệ được tài nguyên đất, nước, các nguồn lợi di truyền động, thực vật, đồng thời phải thích ứng về kỹ thuật, có sức sống về kinh tế và được chấp nhận về xã hội. Theo Richard R. Harwood, nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp, trong đó các hoạt động của các tổ chức kinh tế từ việc lập kế hoạch, thực hiện và
  • 33. 23 quản lý các quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đều hướng đến bảo vệ và phát huy lợi ích của con người và xã hội trên cơ sở duy trì và phát triển nguồn lực, tối thiểu hoá lãng phí để sản xuất một cách hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp và hạn chế tác hại môi trường, trong khi duy trì và không ngừng nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp. Như vậy, nông nghiệp bền vững đề cập một cách toàn diện và tổng hợp đến cả khía cạnh tự nhiên và khía cạnh kinh tế, xã hội của phát triển nông nghiệp. Trên khía cạnh tự nhiên, nó là quá trình tác động hợp lý của con người đối với các yếu tố tự nhiên (đất đai, nguồn nước, phân bón, năng lượng tự nhiên) nhằm giảm thiểu tác hại môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Trên khía cạnh kinh tế, nó là quá trình giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập cho các tổ chức nông nghiệp trên cơ sở thoả mãn tốt nhất nhu cầu xã hội về nông sản phẩm một cách lâu dài. Trên khía cạnh xã hội, nó là quá trình xây dựng và phát triển các giá trị xã hội như sức khoẻ, văn hoá tinh thần của con người. Phát triển bền vững trong nông nghiệp, nông thôn đồng nghĩa với việc đạt được các chỉ tiêu sau: hiệu quả và năng suất; đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của xã hội; tăng số lượng, chủng loại sản phẩm và dịch vụ; tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ. Phát triển bền vững về kinh tế có hai phạm vi xem xét: bền vững trên phạm vi ngành, nền kinh tế và bền vững trong từng cơ sở kinh doanh. Trong các cơ sở kinh doanh, bền vững về kinh tế được thể hiện ở bền vững về tài chính và bền vững về xã hội, môi trường. Trong điều kiện trên, sự bền vững về tài chính đóng vai trò quan trọng và chi phối hoạt động của cơ sở kinh doanh. Tính bền vững về xã hội và môi trường nhiều khi do xã hội giám sát và điều tiết. Về mục tiêu xã hội, phát triển bền vững đi đôi với việc đảm bảo công bằng xã hội, phát triển đều các vùng, các tầng lớp dân cư; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; ổn định về tổ chức và đảm bảo sự tham gia của người dân trong các hoạt động của sự phát triển. Về mục tiêu môi trường, phát triển bền vững là phải bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và tăng năng suất sinh học.
  • 34. 24 Trong nông nghiệp, kinh tế trang trại là một trong các loại hình kinh tế cũng mang những đặc điểm nêu trên. Như đã phân tích ở trên, kinh tế trang trại có những mô hình phát triển khác nhau, bản thân mỗi mô hình có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Điều đó bắt nguồn từ những yếu tố tự thân của mỗi mô hình và sự lựa chọn mô hình để chúng phát huy được những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của mô hình đó. Như vậy, kinh tế trang trại phát triển bền vững phụ thuộc vào việc lựa chọn mô hình thích hợp. Lựa chọn loại hình tổ chức kinh doanh nông nghiệp thích hợp, trong đó có lựa chọn mô hình trang trại phát triển bền vững cho phép khai thác một cách đầy đủ và hợp lý nhất các nguồn lực của nông nghiệp, làm cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại, nếu lựa chọn các loại hình tổ chức kinh doanh nông nghiệp không thích hợp sẽ cản trở quá trình khai thác các nguồn lực, không đáp ứng các yêu cầu thường xuyên và khắt khe của đối tượng sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống. 1.1.2.2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững kinh tế trang trại Sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại phụ thuộc vào nhiều nhân tố, có thể phân thành 2 nhóm: Nhóm i) Các nhân tố nội tại của từng trang trại (phương hướng kinh doanh, quy mô trang trại; vấn đề tổ chức và hoạt động của trang trại) và nhóm ii) các nhân tố bên ngoài tác động đến trang trại (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, sự tác động của quản lý vĩ mô, sự phối hợp của các cơ sở cung cấp dịch vụ…) a. Các yếu tố bên trong của kinh tế trang trại Các nhân tố bên trong của kinh tế trang trại như hình thức sở hữu, phương hướng kinh doanh, quy mô, trình độ công nghệ của trang trại là các yếu tố cấu thành trang trại và là những tiêu chí để phân loại trang trại thành các mô hình khác nhau. Xét trên khía cạnh phát triển bền vững, đây cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại. Một là, về hình thức sở hữu của các trang trại. Trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau sẽ có phương thức tổ chức, quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh khác nhau. Xem xét các loại hình trang trại theo hình thức sở hữu cho thấy, trang trại gia đình là loại hình có tính phổ biến nhất. Đồng thời, trong loại hình trang trại gia đình
  • 35. 25 chứa đựng nhiều yếu tố tạo nên sự bền vững trong quá trình phát triển, vì nó đáp ứng tốt các yêu cầu đặc thù của sản xuất nông nghiệp. Trong ngắn hạn, các trang trại gia đình quy mô nhỏ có thể không đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, trong dài hạn, trang trại gia đình lại đạt được sự ổn định cao hơn và hiệu suất sản xuất lớn hơn trên cùng một đơn vị ruộng đất canh tác so với các trang trại quy mô lớn hoạt động trong điều kiện tương tự. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, trang trại gia đình quy mô nhỏ góp phần tích cực hơn trong việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển tính đa dạng của nông nghiệp, nông thôn. Các trang trại quy mô nhỏ kiểu gia đình rất có ý thức trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất đai. So với những trang trại hiện đại ở các nước đang phát triển, các trang trại nhỏ cho thấy một khả năng hiện thực khá cao trong việc ngăn ngừa và khắc phục tình trạng xói mòn và bạc màu của đất. Xét trên quan điểm phát triển bền vững đến hệ sinh thái của khu vực nông thôn thì trang trại nhỏ, trang trại gia đình có ưu điểm sau: - Tính đa dạng: Các trang trại nhỏ chứa đựng tính đa dạng của quan hệ sở hữu, của hệ thống canh tác, của cảnh quan môi trường, của sự đa dạng sinh học, của văn hoá và các giá trị truyền thống. - Lợi ích về môi trường: Trang trại gia đình có vai trò quan trọng trong việc tạo ra những lợi ích môi trường cho xã hội. Việc phát triển các trang trại này sẽ làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia được quản lý hiệu quả hơn. Đối với các trang trại liên doanh, tính tất yếu của sự lựa chọn mô hình là tập trung các trang trại quy mô nhỏ thành các trang trại quy mô lớn hơn để tập trung nguồn lực nhằm sử dụng hiệu quả hơn, tăng năng lực cạnh tranh của trang trại trước sức ép của nền kinh tế thị trường. Trang trại hợp doanh theo cổ phần cũng bộc lộ những ưu việt nhất định trong khai thác tính liên kết theo ngành hàng nông sản. Hai là, về tổ chức kinh doanh, có hai mô hình chính: trang trại chuyên môn hóa và trang trại tổng hợp. Về tổ chức kinh doanh mỗi mô hình trang trại có những ưu điểm và những hạn chế nhất định.
  • 36. 26 - Mô hình trang trại tổng hợp có ưu điểm là khai thác tổng hợp các nguồn lực của trang trại, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh do tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế thị trường. Tuy nhiên, mô hình trang trại tổng hợp có nhược điểm là phân tán trong sản xuất, hạn chế ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất. Mô hình trang trại tổng hợp phù hợp với những trang trại có nguồn lực đa dạng và quy mô lớn. - Mô hình trang trại chuyên môn hóa có ưu điểm là tạo điều kiện chuyên môn hóa lao động, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung với tỷ suất hàng hóa cao. Tuy nhiên, trang trại chuyên môn hóa có nhược điểm là không khai thác được các nguồn lực đa dạng của trang trại; rủi ro do tác động của tự nhiên và của thị trường cao; nguy cơ ô nhiễm và bệnh dịch lớn. Ba là, về quy mô của các trang trại. Quy mô của các trang trại phản ánh độ lớn của trang trại, thông qua các chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng và chỉ tiêu về diện tích, đầu gia súc .v.v. Các trang trại có quy mô lớn thường có ưu điểm về khả năng áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, về tính chất chuyên môn hóa trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh của trang trại. Tuy nhiên, các ưu việt của trang trại chỉ phát huy trong điều kiện trình độ của chủ trang trại ở mức độ thích ứng, các hoạt động quản trị kinh doanh được triển khai bài bản. Các trang trại có quy mô nhỏ thường có ưu việt trong sự thích ứng của nền kinh tế thị trường và phù hợp với trình độ phát triển của các trang trại ở mức độ thấp, trong giai đoạn đầu phát triển. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của các trang trại quy mô nhỏ ở mức độ thấp; khả năng áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ hạn chế. Bốn là, về trình độ công nghệ của kinh tế trang trại. Việc các trang trại ứng dụng công nghệ có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững. - Trang trại dựa vào truyền thống có ưu điểm là khai thác nguồn lực ở mức độ hạn chế, phù hợp với trạng trại ít vốn, quy mô nhỏ, nhưng nhìn chung năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, nhất là hiệu quả tài chính không cao.
  • 37. 27 - Trang trại ứng dụng công nghệ cao có ưu điểm về sử dụng công nghệ thay thế lao động sống nên năng suất lao động cao hơn, quy trình sản xuất tiên tiến và được áp dụng nghiêm ngặt, phù hợp với trang trại có quy mô lớn, tính cạnh tranh cao. Việc trang trại ứng dụng công nghệ cao thường ít gây hiệu ứng tiêu cực đến môi trường sinh thái và bảo đảm tốt hơn chất lượng sản phẩm. b. Các nhân tố bên ngoài tác động đến kinh tế trang trại Các nhân tố bên ngoài tác động đến sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại như: điều kiện tự nhiên, điều kiện về hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống dịch vụ hỗ trợ, các yếu tố chính sách, cơ chế quản lý, luật pháp... Sự tác động của các nhân tố trên đến sự phát triển bền vững của trang trại trên 2 mặt: tích cực và tiêu cực. - Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại khá đa dạng, bao gồm các yếu tố về vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu, các tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật, quỹ đất .v.v. Sự ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến sự phát triển bền vững của các trang trại còn biểu hiện ở sự tác động trực tiếp của các biến động về thời tiết, khí hậu, sự biến động của nguồn tài nguyên .v.v. - Điều kiện về kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại được xem xét theo nhiều nhân tố: đất đai, nguồn lao động, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách .v.v. + Về đất đai, các yếu tố về thổ nhưỡng, địa hình được xem xét dưới góc độ của các yếu tố tự nhiên. Dưới góc độ kinh tế, đất đai được xem xét dưới góc độ về quỹ đất theo số lượng đất đai. Quỹ đất đai của địa phương có tác động đến sự hình thành của các trang trại, đặc biệt là quy mô của các trang trại. + Về lao động, số lượng và chất lượng lao động đều có tác động đến sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại. Số lượng nguồn lao động tạo khả năng huy động sức lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp nói chung, phát triển bền vững của các trang trại nói riêng. Nguồn lao động dồi dào về số lượng sẽ tác động thuận, lộn ngược lại nguồn lao động thiếu hụt sẽ tác động tiêu cực. Chất lượng nguồn lao động được biểu hiện qua trình độ chuyên môn kỹ
  • 38. 28 thuật, trình độ tổ chức sản xuất, ý thức pháp luật, sức khỏe, độ tuổi và gia cảnh... Chất lượng nguồn lao động tác động đến sự bền vững của kinh tế trang trại khi nó đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh của trang trại trong điều kiện sản xuất hàng hóa và khống chế sự tác động tiêu cực của các điều kiện tự nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của trang trại và ngược lại. + Về sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng bao gồm hạ tầng kinh tế (giao thông, thủy lợi, điện,...) và hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa...). Sự phát triển của các cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương và sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại trong vùng. - Chính sách phát triển kinh tế trang trại. Hệ thống chính sách trước hết là các văn bản pháp luật thừa nhận địa vị pháp lý của kinh tế trang trại, tạo điều kiện để trang trại có tư cách pháp nhân, tạo sự bình đẳng trong môi trường kinh doanh giữa trang trại và các loại hình kinh tế khác, để người có nguồn lực yên tâm phát triển kinh tế trang trại. Các chính sách còn thể hiện ở sự can thiệp của nhà nước thông qua các công cụ, biện pháp về kinh tế (thuế, lãi suất, giá .v.v.), biện pháp hành chính hay tổ chức đối với kinh tế trang trại. Đây là những biện pháp tác động trực tiếp đến các hoạt động của các trang trại, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại, hỗ trợ trang trại trong các điều kiện khó khăn. Các chính sách kinh tế đối với kinh tế trang trại còn thể hiện ở các chính sách cụ thể như chính sách đất đai; liên kết giữa các khâu sản xuất, tiêu thụ nông sản; chính sách phát triển công nghiệp chế biến; các chính sách hỗ trợ, phát triển các hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức khuyến nông .v.v. 1.2. Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh 1.2.1. Khái niệm chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững là tổng thể các mục tiêu, quan điểm, các công cụ và giải pháp của nhà nước nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững.
  • 39. 29 Đối với chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bao gồm chính sách của Trung ương và chính sách của địa phương. Luận án này nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn một tỉnh cụ thể, không phân biệt chính sách Trung ương và chính sách của địa phương. 1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh 1.2.2.1. Mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững Một cách tổng quát, mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững là phát triển kinh tế trang trại bền vững trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu môi trường trong phát triển kinh tế trang trại là cơ sở để đánh giá sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại. Cả ba mục tiêu cần được thực hiện đồng thời, không bỏ qua một mục tiêu nào. Điều kiện cơ bản để kinh tế trang trại phát triển bền vững là sự hài hòa lợi ích của các chủ trang trại và xã hội. Bởi vậy, chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại cần đảm bảo điều kiện cơ bản về lợi ích này. Có lợi cho xã hội song không có lợi cho chủ trang trại thì kinh tế trang trại cũng không thể phát triển được, ngược lại cũng vậy. Mục tiêu của chính sách kinh tế xã hội là đảm bảo lợi ích xã hội. Công cụ đảm bảo lợi ích xã hội là lợi ích của các chủ thể liên quan. Đối với chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững cũng vậy, lợi ích xã hội của phát triển kinh tế trang trại là mục tiêu cuả chính sách, lợi ích của chủ trang trại chỉ là bộ phận lợi ích xã hội, tạo ra động lực cho chủ trang trại, không phải là mục tiêu cuối cùng của chính sách, mang tính công cụ để thực hiện mục tiêu xã hội. Những vấn đề về môi trường, chất lượng hàng hóa, dịch vụ liên quan đến lợi ích hoặc của xã hội, hoặc của chủ trang trại. Nếu chủ trang trại bất lợi mà xã hội có lợi, nhà nước cần có chính sách đảm bảo chủ trang trại có lợi, ngược lại chủ trang trại có lợi, xã hội bất lợi cần có chính sách đảm bảo xã hội không bất lợi. Như chính sách đối với các trang trại làm ảnh hưởng xấu tới môi trường, hàng hóa có hại cho xã hội, trong trường hợp này nhà nước có thể dừng hoạt động hoặc yêu cầu trang trại xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường để hạn chế tác động xấu đến xã hội.