SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
Download to read offline
1
PRACTICE MAKES PERFECT
Sử dụng fluoroquinolone toàn thân ở trẻ em
(Systemic use of fluoroquinolone in children)
Soo-Han Choi, MD1, Eun Young Kim, Pharm D2, Yae-Jean Kim, MD, PhD3
-Department of Pediatrics, KEPCO Medical Foundation KEPCO Medical
Center, Seoul,
-Department of Clinical Pharmacy, College of Pharmacy, Chung-Ang
University, Seoul,
-Department of Pediatrics, Samsung Medical Center, Sungkyunkwan University
School of Medicine, Seoul, Korea
Dịch: Dr.Nhữ Thu Hà
Fluoroquinolones (FQs) là một nhóm kháng sinh quan trọng được sử dụng rộng
rãi ở bệnh nhân trưởng thành vì phổ hoạt động (spectrum of activity) rộng,
thấm vào mô tốt và sinh khả dụng ( bioavailability) đường uống. Tuy nhiên,
FQs sử dụng ở trẻ em thì bị hạn chế vì bệnh khớp (arthropathy) phát triển ở
những động vật đang phát triển trong những thử nghiệm về sử dụng
fluoroquinolone.
Những hướng dẫn sử dụng FQs ở những bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi , theo tuyên
bố của FDA , bao gồm điều trị nhiễm trùng tiết niệu có biến chứng và điều trị
sau khi tiếp xúc với bệnh than hô hấp.Ở Hàn Quốc, sử dụng FQs toàn thân
không được chấp thuận ở trẻ dưới 18 tuổi.Mặc dù những lo ngại vẫn còn về
những tác dụng bất lợi trên cơ xương của FQs ở trẻ em, việc sử dụng trong nhi
khoa đã tăng trong nhiều tình huống.
Trong khi đó bác sĩ nhi khoa nên lưu ý về những hướng dẫn và tác động bất lợi
của FQs, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nguy cơ những biến chứng
cơ xương lên trẻ thì không tăng đáng kể sau điều trị FQs. Hơn thế nữa FQs có
thể đặc biệt hữu ích trong điều trị nhiễm trùng đa kháng ( multidrug-resistant
infections) không đáp ứng với liệu pháp kháng sinh chuẩn ở những bệnh nhân
có hệ thống miễn dịch suy yếu (immunocompromised patients). Trong bài báo
này, chúng tôi cung cấp một đánh giá được cập nhật về an toàn và những
khuyến cáo hiện nay khi sử dụng FQs ở trẻ em.
Giới thiệu (Introduction)
FQs là kháng sinh quan trọng được sử dụng rộng rãi (widely utilized) ở bệnh
nhân lớn bởi vì phổ hoạt động tuyệt vời, thấm vào nhu mô tốt và sinh khả dụng
qua đường miệng. FQ sử dụng ở trẻ em vẫn còn bị hạn chế vì bệnh khớp được
quan sát ở những động vật đang phát triển. Tuy nhiên nhiều báo cáo đã được mô
tả sử dụng FQs để điều trị những nhiễm trùng nặng ở trẻ em mặc dù có ít chỉ
định được chấp thuận. Trong bài báo này chúng tôi đã xem xét dữ liệu, đặc biệt
2
PRACTICE MAKES PERFECT
mười năm qua, tập trung vào những khuyến cáo hiện nay về sử dụng và sự an
toàn FQs ở trẻ em.
Tổng quan về FQs ( Overview of FQs)
1. Phân loại (Classification)
Nalidixic acid , một thế hệ FQ đầu tiên (fist generation) ,được giới thiệu lần
đầu năm 1964 để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu (urinary tract infections),
và hơn 2 thập kỉ, nó được sử dụng cho trẻ >=3 tháng tuổi mà không có hạn chế
. Nalidixic acid đã được phát hiện tình cờ bởi Lesher và đồng nghiệp như như
một sản phẩm phụ của sự tổng hợp hợp chất chloroquine kháng sốt rét.
Phát hiện này đã dẫn đến sự phát triển những hợp chất quinolone và sự flo hóa
quinolone dẫn đến sự tạo ra thế hệ thứ hai của FQs như norfloxacin năm 1986
và ciprofloxacin vào năm 1987. Thế hệ hai FQs khác như levofloxacin theo
sớm sau đó. Hơn thế nữa nguyên tử fluorine cải thiện hiệu quả, tăng hoạt động
diệt khuẩn và biến đổi những đặc tính dược động học (pharmacokinetic). Sự
phối hợp nhóm thế khác ở những vị trí khác trong phân tử quinolone làm thay
biến đổi hoạt động diệt khuẩn và thay đổi cấu hình tác dụng phụ của FQ.
Hiện nay, có 4 thế hệ FQ, trong số đó, ciprofloxacin, levofloxacin, và
moxifloxacin được sử dụng rộng rãi nhất.
Bảng 1. Các fluoroquinolon hiệu quả theo các bệnh nhiễm trùng thông thường
Ciprofloxacin Levofloxacin Moxifloxacin
Nhiễm
trùng
Nhiễm khuẩn
đường tiết niệu
Viêm tai giữa và viêm
xoang cấp
Bệnh lao đa
kháng thuốc
Escherichia coli Streptococcus
pneumoniae
Mycobacterium
tuberculosis
Pseudomonas
aeruginosa
Haemophilus influenzae
3
PRACTICE MAKES PERFECT
Enterobacter
species
Viêm phổi
Citrobacter species Streptococcus
pneumoniae
Serratia species Mycoplasma
pneumoniae
Nhiễm khuẩn
đường tiêu hóa
Bệnh lao đa kháng
thuốc
Salmonella species Mycobacterium
tuberculosis
Shigella species
Liều
Uống 20–40 mg/kg/ngày
, mỗi 12h
6 tháng-5 tuổi : 16–20
mg/kg/ngày, mỗi 12h
Thanh thiếu
niên :400 mg ,1
lần/ ngày
(tối đa 750mg/liều) >=5 tuổi: 10
mg/kg/ngày, 1 lần/ngày
(tối đa 750mg/liều)
Tĩnh mạch 20–30 mg/kg/ngày,
mỗi 8 to 12 h
(tối đa 400mg/liều)
Giống liều đường uống Thanh thiếu
niên giống liều
đường uống
4
PRACTICE MAKES PERFECT
2. Dược lý học lâm sàng (Clinical pharmacology)
FQs diệt vi khuẩn (bartericidal) và ức chế sự tổng hợp DNA vi khuẩn bằng việc
ức chế DNA gyrase và topoisomerase IV,cả hai đều cần thiết cho sự nhân lên
DNA. FQs có những đặc tính dược động học thuận lợi như khả năng hấp thu
qua đường tiêu hóa ( sinh khả dụng 70-95%), sự đi vào mô và thấm vào tế bào
tốt.
Nồng độ đỉnh trong huyết tương (peak plasma concentrations) của levofloxacin
và moxifloxacin thì thường đạt được trong vòng từ 1-2 giờ khi dùng đường
uống và sinh khả dụng thì thường không bị ảnh hưởng bởi thức ăn đường tiêu
hóa .Levofloxacin có sinh khả dụng gần 100%.
FQs thấm tốt qua dịch não tủy (cerebrospinal fluid) , nồng đồ có thể hơn 50%
nồng độ thuốc huyết tương tương ứng. FQs có hoạt động diệt khuẩn rộng chống
lại vi khuẩn Gram (-), vi khuẩn Gram(+) và vi khuẩn không điển hình (atypical
bacteria) ( hình 1).
Thế hệ FQs đầu chủ yếu tác động những tác nhân Gram (-),đặc biệt họ vi khuẩn
đường ruột (Enterobacteriaceae). Thế hệ FQs thứ hai có phổ Gram(-) rộng hơn ,
thêm hoạt động chống lại trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa). Thế
5
PRACTICE MAKES PERFECT
hệ FQs mới tăng hoạt động chống lại staphylococci, streptococci và kị khí
(anaerobes). Moxifloxacin, một FQ thế hệ bốn có hoạt tính tuyệt với chống lại
mycobacteria, bao gồm Mycobacterium tuberculosis( bảng 1)
Dữ liệu an toàn về sử dụng FQ ở trẻ em tập trung vào những biến cố có hại
lên xương -cơ (Safety data regarding FQ use in children with a focus on
adverse musculoskeletal events)
Những phản ứng có hại (adverse effects) của FQs là những triệu chứng tiêu hóa
như buồn nôn (nausea), nôn (vomiting), tiêu chảy (diarrhea) và đau bụng
(abdominal pain). Nổi ban da, dị ứng và tăng nhạy cảm ánh sáng thì thường
xuyên. Không thường xuyên như giảm bạch cầu, tăng số lượng eosinophils và
tăng men gan (1-4%). Tất cả những tác dụng có hại đó chủ yếu tạm thời và hồi
phục với sự quản lý thận trọng.
Những nghiên cứu tiền lâm sàng(Preclinical studies) quinolone ở chó săn đang
phát triển (juvenile beagle dogs )nhận thấy tổn thương sụn khớp(articular
cartilage) tại những khớp chịu sức nặng(weight-bearing joints). Biểu hiện này
đã hạn chế sử dụng phổ biến FQs ở bệnh nhân nhi, được cho sự lo lắng xảy ra
những tác dụng có hại tương tự ở những trẻ đang phát triển.Những case báo cáo
FQ liên quan những rối loạn gân (tendon), như viêm gân (tendinitis) và đứt gân
, đã được chứng minh những tổn thương đó hướng tới những bệnh nhân lớn
tuổi, với gân Achilles là tổn thương phổ biến nhất.Những triệu chứng gân phát
triển gia đoạn 1-2 tuần đầu sau sự khởi đầu điều trị FQ, trong khi đó đứt gân xảy
ra chủ yếu 2-3 tuần sau khởi đầu FQ.Trong một nghiên cứu bệnh chứng(case-
control study) .Những rối loạn gân Achilles liên quan đến sự tiếp xúc FQ đã tìm
thấy tương đối hiếm với nguy cơ chung xác định 3.2 trường hợp/1000 bệnh
nhân năm. Sử dụng corticosteroid phối hợp hình như tăng nguy cơ đó. Cho đến
bây giờ không có những báo cáo đứt gân Achilles ở trẻ em sau khi dùng FQ.
Nhóm tác giả Chalumeau đã báo cáo những kết quả từ một nghiên cứu tiền cứu
(prospective), đa trung tâm(multicenter),quan sát(observational) và thuần tập
(cohort ) đã so sánh những biến cố bất lợi (Adverse Events-AE) trong 276 bệnh
nhân nhi nhận FQs và 249 mẫu chứng phù hợp nhận kháng sinh khác FQ.Tỷ lệ
chênh lệch (OR) và OR điều chỉnh đối với các biến cố bất lợi tiềm ẩn trong
nhóm FQ là 3.7 (95% khoảng tin cậy [CI], 1.9 đến 7.5) và 3.0 (95% CI, 1.5 đến
5.9),tương ứng. Các hệ thống bị ảnh hưởng phổ biến nhất là tiêu hóa sau đó là
cơ xương (đau một hoặc nhiều khớp lớn hoặc đau một hoặc nhiều cơ nhưng
không có bệnh lý về gân), da và hệ thần kinh trung ương. Các biến cố bất lợi về
cơ xương khớp xảy ra nhiều thường ở nhóm FQ hơn nhóm chứng (3.8% so với
0.4%);OR thô đối với các biến cố bất lợi tiềm ẩn về cơ xương trong nhóm FQ là
9.3 (CI 95%, 1.2 đến 195). Mặc dù các biến cố bất lợi đã xảy ra thường xuyên
6
PRACTICE MAKES PERFECT
hơn với điều trị FQ, tất cả các trường hợp đều thoáng qua và không có chấn
thương cơ xương nghiêm trọng hoặc dai dẳng đã được quan sát khi theo dõi.
Một nghiên cứu tiền cứu lớn về sự an toàn của Bayer đã so sánh (1) ceftazidime
tĩnh mạch với ciprofloxacin tĩnh mạch ,cho phép giảm bậc điều trị đường uống
và (2) ciprofloxacin đường uống với cefixime đường uống hoặc trimethoprim-
sulfamethoxazole cho điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng ở trẻ
từ 1-17 tuổi.Một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá sự an
toàn lên xương-khớp khi điều trị với ciprofloxacin. 6 tuần theo dõi , tỉ lệ bệnh
khớp là 9.3%(31/335) ở nhóm điều trị với ciprofloxacin và 6.0%(21/349) nhóm
chứng (95%CI,-0.8-7.2) và tỷ lệ bệnh khớp tích lũy 1 năm theo dõi là 13.7% và
9.5%, tương ứng (95% CI,-0.6-9.1).
Trong một đánh giá có hệ thống về độ an toàn của ciprofloxacin trong 16,184
trẻ em từ 105 nghiên cứu, 258 biến cố bất lợi về cơ xương đã xảy ra ở 232 bệnh
nhi (nguy cơ ước tính, 1.6; 95% CI, 0.9 đến 2.6), khoảng 1 biến cố bất lợi về cơ
xương mỗi 62,5 bệnh nhân. Đau khớp (artharlgia) là phổ biến nhất được báo cáo
biến cố cơ xương bất lợi (50%), thường xuyên nhất ảnh hưởng đến khớp
gối(knee joint). Tuổi của bệnh nhân khi xuất hiện bệnh khớp dao động từ 7
tháng đến 17 tuổi (tuổi trung bình, 10 tuổi).Các biến cố cơ xương có thể hồi
phục thông qua sự điều trị thận trọng, bao gồm ngừng sử dụng kháng sinh. Phân
tích dữ liệu an toàn tổng hợp từ 23 thử nghiệm có đối chứng (controlled trials)
trong tổng quan này cho thấy nguy cơ mắc bệnh khớp tăng 57% ở bệnh nhân
dùng ciprofloxacin so với bệnh nhân chứng (OR, 1.57; 95% CI, 1.26 đến 1.97) .
Nhóm nghiên cứu Kaguelidou đã thực hiện một sự tìm kiếm tài liệu có hệ thống
(systematic literature search) từ năm 1966 đến tháng 7/2009 để đánh giá hiệu
quả, độ an toàn và dược động học của ciprofloxacin ở trẻ sơ sinh.Nghiên cứu
này bao gồm 308 bệnh nhân được điều trị bằng ciprofloxacin và 692 chứng từ 5
nghiên cứu thuần tập (5 cohort studies) cũng nhứ 143 trẻ sơ sinh được điều trị
ciprofloxacin từ 27 trường hợp báo cáo hoặc loạt trường hợp.
Ciprofloxacin được sử dụng ở trẻ sơ sinh như một liệu pháp cứu cánh (salvage
therapy) cho sepsis gây bởi những tác nhân đa đề kháng hoặc lâm sàng nghiêm
trọng sau điều trị kháng sinh first-line.Không biến cố bất lợi nặng được quan
sát. Sự phân tích giai đoạn ngắn và dài tác động của ciprofloxacin lên sụn và sự
tăng trưởng đã chỉ ra không có sự khác biệt đáng kể giữa ciprofloxacin và nhóm
chứng về các mặt nguy cơ đó.
Sử dụng mô hình hồi quy đa biến và hiệu chỉnh cân nặng với tuổi thai lúc sinh,
2 trong số nghiên cứu chỉ ra không có mối quan hệ ý nghĩa giữa sử dụng
7
PRACTICE MAKES PERFECT
ciprofloxacin và kích thước sụn gối phải, được đánh giá bằng siêu âm và không
khác biệt chiều cao lúc 12 tháng tuổi.
Nhóm Noel ,kiểm tra sự an toàn của levofloxacin ở 1,523 trẻ sử dụng dữ liệu từ
3 thử nghiệm hiệu quả đa trung tâm.Những báo cáo tự phát về 1 hoặc nhiểu biến
cố cơ xương bất lợi ( viêm khớp, đau khớp, bệnh gân hoặc dáng đi bất thường)
ở trẻ điều trị levofloxacin cao hơn ở trẻ không điều trị FQ theo dõi 2 tháng
(2.1% với 0.9%,P=0.04) và theo dõi 12 tháng (3.4% với 1.8%,P=0.03).Tuy
nhiên , những kết quả lâu dài của trẻ với những biến cố xương khớp bất lợi
trong 5 năm nghiên cứu thì cao hơn một chút (2.0% với 4.0%). Chú ý, những
nghiên cứu hiện nay đang kiểm tra tính an toán của moxifloxacin ở trẻ em.
Sử dụng FQs toàn thân ở trẻ em (Use of systemic FQs in children)
Mặc dù có những hướng dẫn sử dụng FQ ở trẻ em bị hạn chế và những lo ngại
về những biến cố bất lợi, khoảng 520.000 đơn thuốc FQ đã được kê cho những
bệnh nhân dưới 18 tuổi ở Hoa Kỳ (US) vào năm 2002. Ước tính khoảng 13.800
trong số các đơn thuốc đó dành cho trẻ em từ 2–6 tuổi, và 2.750 đã được viết
cho những trẻ từ 2 tuổi trở xuống. Mặc dù không có dữ liệu hệ thống về việc sử
dụng FQ cho trẻ em ở Hàn Quốc,1 nghiên cứu, phân tích các mô hình kê đơn
thuốc kháng sinh bác sĩ nhi và bác sĩ tai mũi họng (ENT ear,nose,throat),đã báo
cáo tỷ lệ quinolon được kê đơn là 3,5% (539 / 15.396) trong khoảng giai đoạn 1
năm. Những dữ liệu này phải được giải thích một cách thận trọng, vì chúng
được thu thập từ đơn thuốc tại 7 hiệu thuốc cộng đồng(community pharmacies)
ở Thành phố Ulsan, Hàn Quốc.Rõ ràng cần có thêm dữ liệu để đánh giá việc sử
dụng FQ ở trẻ em Hàn Quốc.
1. Những hướng dẫn sử dụng FQs ở trẻ em được chấp thuận(Approved
indications of FQs in children)
Hiện tại, FQ được FDA chấp thuận sử dụng cho trẻ em bao gồm ciprofloxacin
để điều trị bệnh than qua đường hô hấp(inhalation anthrax), những nhiễm trùng
đường tiết niệu biến chứng và viêm bể thận (pyelonephritis) cùng với
levofloxacin cho bệnh than .Ciprofloxacin là FQ duy nhất được phê duyệt bởi
Cơ quan Thuốc Châu Âu để sử dụng trong những bệnh như: nhiễm trùng phế
quản-phổi dạng nang xơ hóa do Pseudomonas aeruginosa, nhiễm trùng đường
tiết niệu biến chứng, viêm bể thận và bệnh than qua đường hô hấp (cả để điều trị
dự phòng sau phơi nhiễm và điều trị chữa bệnh).Ciprofloxacin và levofloxacin
có sẵn dưới dạng hỗn dịch uống(oral suspensions) ở nhiều quốc gia. Hỗn dịch
uống ciprofloxacin có sẵn ở Hoa Kỳ, Canada và 15 quốc gia Châu Âu, nhưng sử
dụng FQ hệ thống không được chấp thuận ở Hàn Quốc cho bất kỳ biểu hiện nào
ở trẻ dưới 18 tuổi. Ngoài ra, hỗn dịch uống không có sẵn ở Hàn Quốc.
8
PRACTICE MAKES PERFECT
2.Những hướng dẫn của tổ chức sử dụng FQ ở trẻ em( Organizational
guidelines for FQ use in children)
Tổ chức y tế thế giới WHO đã chấp thuận những hướng dẫn cho quản lý bệnh
phổ biến trong các bệnh viện với tài nguyên hạn chế. Trong “WHO Pocket
Book of Hospital Care for Children”,ciprofloxacin thì được khuyến cáo nhứ một
thuốc đầu tay thích hợp cho điều trị lỵ trực trùng (dysentery) ,liều uống 10-
15mg/kg/liều cho hai lần /ngày trong 5 ngày, tối đa 500 mg/liều, nhưng sử dụng
ở trẻ em thì chỉ được cho phép nếu lợi ích lớn hơn nguy cơ bệnh khớp. Trong
18th WHO Expert Committee meeting for “The Selection and Use of Essential
Medicines,” ủy ban đã kết luận rằng hiệu quả và sự an toàn của FQs trong điều
trị nhiễm vi khuẩn đe dọa tính mạng như lao đề kháng, lỵ trực trùng, bệnh tả
(cholera) ở trẻ đã được chứng minh đầy đủ.
Năm 2006, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã công bố một chính sách
tóm tắt việc đánh giá nguy cơ và lợi ích của FQs ở bệnh nhi.Theo AAP,các tình
huống trong đó FQ có thể hữu ích bao gồm nhiễm trùng đa kháng thuốc,không
có thuốc nào an toàn và hiệu quả thay thế và khi điều trị đường tĩnh mạch không
khả thi và không có sẵn thuốc đường uống hiệu quả khác .AAP khuyến cáo sử
dụng FQ ở trẻ như sau:
-Phơi nhiễm với Bacillus anthrasis để giảm tỷ lệ mắc bệnh hoặc sự phát triển
bệnh ( FDA đã cấp phép)
-Nhiễm trùng đường tiết niệu do trực khuẩn mủ xanh( P.aeruginosa) hoặc đa
kháng thuốc khác, vi khuẩn Gram (-) (FDA đã cho phép cho nhiễm khuẩn
đường tiết niệu có Escherichia coli biến chứng và viêm bể thận do E.coli cho trẻ
1-17 tuổi).
-Nhiễm trùng tai giữa mưng mủ mạn hoặc viêm tai ngoài ác tính do
P.aeruginosa.
-Viêm tủy xương mạn hoặc cấp hoặc thoái hóa xương sụn do P.aeruginosa.
-Đợt cấp bệnh phổi ở bênh nhân xơ nang với tác nhân P.aeruginosa và có thể
được điều trị trong hệ thống chăm sóc ngoại trú.
-Nhiễm trùng mycobacterial gây bởi tác nhân phân lập nhạy với FQs
-Nhiễm khuẩn Gram (-) ở vật chủ bị suy giảm miễn dịch mà liệu pháp đường
uống được đề nghị hoặc sự đề kháng với những thuốc thay thế thì hiện diện.
-Nhiễm trùng tiêu hóa do Shigella species, Salmonella species, Vibrio cholerae,
hoặc Campylobacter jejuni đa kháng thuốc.
-Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn hoặc viêm màng não được ghi nhận đối với các
sinh vật có tính kháng in vitro đối với thuốc đã được phê duyệt hoặc ở trẻ bị suy
giảm miễn dịch và trẻ em điều trị bằng đường tiêm với thuốc kháng sinh thích
hợp khác đã thất bại
9
PRACTICE MAKES PERFECT
-Nhiễm trùng nặng do những tác nhân nhạy FQ ở trẻ dị ứng đe dọa tính mạng
với những thuốc khác.
Bằng dữ liệu về sự an toàn cơ-xương khi sử dụng FQs ở trẻ em tích lũy, nhiều
hướng dẫn đã khuyến cáo sử dụng FQ ở trẻ em. Năm 2011 hướng dẫn thực hành
lâm sàng cho viêm phổi mắc phải cộng đồng (CAP) ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ bởi
Pediatric Infectious Diseases Society and the Infectious Diseases
Society of America (IDSA) levofloxacin đã được khuyến cáo trong những
trường hợp nhất định như là một lựa chọn điều trị thay thế cho Streptococcus
pneumoniae, Haemophilus influenzae (type [A–F] hoặc không định type),
Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia trachomatis, và Chlamydia pneumoniae.
Levofloxacin thì được ưu tiên cho điều trị đường uống ( điều trị giảm bậc hoặc
nhiễm trùng nhẹ) cho CAP gây bởi phế cầu kháng penicillin (penicillin-resistant
S. pneumoniae) ở trẻ thanh niên trưởng thành về xương.Moxifloxacin thì được
khuyến cáo như thuốc thay thế đường uống trong CAP gây bởi M. pneumoniae
và Chlamydia species ở trẻ trưởng thành về xương. Hơn thế nữa levofloxacin
hiện nay đã được khuyến cáo cho trẻ như một lựa chọn điều trị viêm mũi xoang
(rhinosinusitis) cấp theo hướng dẫn thực hành lâm sàng IDSA(2012) ở trẻ em
và người trưởng thành. Với tiền sử nhạy cảm type I với penicillin, như một
thuốc lựa chọn thứ hai cho trẻ với nguy cơ đề kháng kháng sinh, điều trị ban đầu
thất bại, hoặc nhiễm trùng mắc phải trong bệnh viện nặng. Những hướng dẫn
WHO được cập nhật từ 2011 cho lao kháng thuốc đã khuyến cáo rằng thuốc
kháng lao thứ hai nên bao gồm FQ thế hệ sau như levofloxacin, moxifloxacin,
hoặc gatifloxacin.
Kết luận (Conclusions)
Mặc dù những lo ngại về những biến cố bất lợi cơ xưong tiềm ẩn ở trẻ nhỏ được
điều trị vời FQs vẫn còn, rất nhiều nghiên cứu trước kia đã nhiều lần cho thấy
không tăng đáng kể những biến chứng cơ-xương ở trẻ em. Trong bài báo tổng
quan Schaad đã đề nghị rằng bộ ba độc cho khớp,vi khuẩn đề kháng ,những yêu
cầu lớn về nghiên cứu phù hợp và kiếm soát sau tiếp thị không chắc FQs sẽ vẫn
được khuyến cáo cho điều trị những nhiễm trùng ở trẻ em.
Tuy nhiên, nhà lâm sàng ngày nay thì đang đối mặt với nhiều tình huống khi sử
dụng FQs nên được cân nhắc trong điều trị bệnh nhi, không đáp ứng với liệu
pháp tiêu chuẩn và người nhiễm khuẩn với những tác nhân đa kháng thuốc bao
gồm tuberculosis.Hơn thế nữa, nhiều khu vực, tài nguyên y khoa bị hạn chế FQs
có thể chỉ lựa chọn cho điều trị nhiễm trùng nặng, đặc biệt khi thuốc đường tĩnh
mạch không có sẵn. Kết luận, FQs không nên sự dụng cho bệnh nhi cho nhiễm
trùng hàng ngày.Tuy nhiên FQs nên được cân nhắc sử dụng điều trị nhiễm trùng
khó điều trị đe dọa tính mạng khi những thuốc thay thế khác không thể sử dụng.
10
PRACTICE MAKES PERFECT

More Related Content

More from Bs. Nhữ Thu Hà

More from Bs. Nhữ Thu Hà (20)

hcth KHÁNG COR.pdf
hcth KHÁNG COR.pdfhcth KHÁNG COR.pdf
hcth KHÁNG COR.pdf
 
TBS nặng sơ sinh.pdf
TBS nặng sơ sinh.pdfTBS nặng sơ sinh.pdf
TBS nặng sơ sinh.pdf
 
tím.pdf
tím.pdftím.pdf
tím.pdf
 
SA.pdf
SA.pdfSA.pdf
SA.pdf
 
UTI Pedi.pdf
UTI Pedi.pdfUTI Pedi.pdf
UTI Pedi.pdf
 
DÍNH MÔI SINH DỤC.pdf
DÍNH MÔI SINH DỤC.pdfDÍNH MÔI SINH DỤC.pdf
DÍNH MÔI SINH DỤC.pdf
 
montelukast.pdf
montelukast.pdfmontelukast.pdf
montelukast.pdf
 
TCM trình.pdf
TCM trình.pdfTCM trình.pdf
TCM trình.pdf
 
DPHEN.pdf
DPHEN.pdfDPHEN.pdf
DPHEN.pdf
 
Bệnh án THA LT.pdf
Bệnh án THA LT.pdfBệnh án THA LT.pdf
Bệnh án THA LT.pdf
 
SJS.TEN .pdf
SJS.TEN .pdfSJS.TEN .pdf
SJS.TEN .pdf
 
NGỘ ĐỘC CẤP AMPHETAMINE VÀ CATHINONE TỔNG HỢP.pdf
NGỘ ĐỘC CẤP AMPHETAMINE VÀ CATHINONE TỔNG  HỢP.pdfNGỘ ĐỘC CẤP AMPHETAMINE VÀ CATHINONE TỔNG  HỢP.pdf
NGỘ ĐỘC CẤP AMPHETAMINE VÀ CATHINONE TỔNG HỢP.pdf
 
ITP ĐIỀU TRỊ.pdf
ITP ĐIỀU TRỊ.pdfITP ĐIỀU TRỊ.pdf
ITP ĐIỀU TRỊ.pdf
 
PAS.LN (1).pdf
PAS.LN  (1).pdfPAS.LN  (1).pdf
PAS.LN (1).pdf
 
vntnbs.ha.pdf
vntnbs.ha.pdfvntnbs.ha.pdf
vntnbs.ha.pdf
 
UTI TRẺ EMdocx.pdf
UTI TRẺ EMdocx.pdfUTI TRẺ EMdocx.pdf
UTI TRẺ EMdocx.pdf
 
VIÊM PHỔI KHÔNG ĐIỂN HÌNH Ở TRẺ EM.pdf
VIÊM PHỔI KHÔNG ĐIỂN HÌNH Ở TRẺ EM.pdfVIÊM PHỔI KHÔNG ĐIỂN HÌNH Ở TRẺ EM.pdf
VIÊM PHỔI KHÔNG ĐIỂN HÌNH Ở TRẺ EM.pdf
 
Đau bụng chức năng ở trẻ em.pdf
Đau bụng chức năng ở trẻ em.pdfĐau bụng chức năng ở trẻ em.pdf
Đau bụng chức năng ở trẻ em.pdf
 
Nhiễm H.pylori.pdf
Nhiễm H.pylori.pdfNhiễm H.pylori.pdf
Nhiễm H.pylori.pdf
 
DTaP and Tdap Vaccines.pdf
DTaP and Tdap Vaccines.pdfDTaP and Tdap Vaccines.pdf
DTaP and Tdap Vaccines.pdf
 

Recently uploaded

SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
HongBiThi1
 
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
HongBiThi1
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
HongBiThi1
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
HongBiThi1
 
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
HongBiThi1
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
HongBiThi1
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
HongBiThi1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
HongBiThi1
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
HongBiThi1
 
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
 
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdfSGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
 
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
 
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 

Sử dụng fluoroquinolone ở trẻ em

  • 1. 1 PRACTICE MAKES PERFECT Sử dụng fluoroquinolone toàn thân ở trẻ em (Systemic use of fluoroquinolone in children) Soo-Han Choi, MD1, Eun Young Kim, Pharm D2, Yae-Jean Kim, MD, PhD3 -Department of Pediatrics, KEPCO Medical Foundation KEPCO Medical Center, Seoul, -Department of Clinical Pharmacy, College of Pharmacy, Chung-Ang University, Seoul, -Department of Pediatrics, Samsung Medical Center, Sungkyunkwan University School of Medicine, Seoul, Korea Dịch: Dr.Nhữ Thu Hà Fluoroquinolones (FQs) là một nhóm kháng sinh quan trọng được sử dụng rộng rãi ở bệnh nhân trưởng thành vì phổ hoạt động (spectrum of activity) rộng, thấm vào mô tốt và sinh khả dụng ( bioavailability) đường uống. Tuy nhiên, FQs sử dụng ở trẻ em thì bị hạn chế vì bệnh khớp (arthropathy) phát triển ở những động vật đang phát triển trong những thử nghiệm về sử dụng fluoroquinolone. Những hướng dẫn sử dụng FQs ở những bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi , theo tuyên bố của FDA , bao gồm điều trị nhiễm trùng tiết niệu có biến chứng và điều trị sau khi tiếp xúc với bệnh than hô hấp.Ở Hàn Quốc, sử dụng FQs toàn thân không được chấp thuận ở trẻ dưới 18 tuổi.Mặc dù những lo ngại vẫn còn về những tác dụng bất lợi trên cơ xương của FQs ở trẻ em, việc sử dụng trong nhi khoa đã tăng trong nhiều tình huống. Trong khi đó bác sĩ nhi khoa nên lưu ý về những hướng dẫn và tác động bất lợi của FQs, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nguy cơ những biến chứng cơ xương lên trẻ thì không tăng đáng kể sau điều trị FQs. Hơn thế nữa FQs có thể đặc biệt hữu ích trong điều trị nhiễm trùng đa kháng ( multidrug-resistant infections) không đáp ứng với liệu pháp kháng sinh chuẩn ở những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy yếu (immunocompromised patients). Trong bài báo này, chúng tôi cung cấp một đánh giá được cập nhật về an toàn và những khuyến cáo hiện nay khi sử dụng FQs ở trẻ em. Giới thiệu (Introduction) FQs là kháng sinh quan trọng được sử dụng rộng rãi (widely utilized) ở bệnh nhân lớn bởi vì phổ hoạt động tuyệt vời, thấm vào nhu mô tốt và sinh khả dụng qua đường miệng. FQ sử dụng ở trẻ em vẫn còn bị hạn chế vì bệnh khớp được quan sát ở những động vật đang phát triển. Tuy nhiên nhiều báo cáo đã được mô tả sử dụng FQs để điều trị những nhiễm trùng nặng ở trẻ em mặc dù có ít chỉ định được chấp thuận. Trong bài báo này chúng tôi đã xem xét dữ liệu, đặc biệt
  • 2. 2 PRACTICE MAKES PERFECT mười năm qua, tập trung vào những khuyến cáo hiện nay về sử dụng và sự an toàn FQs ở trẻ em. Tổng quan về FQs ( Overview of FQs) 1. Phân loại (Classification) Nalidixic acid , một thế hệ FQ đầu tiên (fist generation) ,được giới thiệu lần đầu năm 1964 để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu (urinary tract infections), và hơn 2 thập kỉ, nó được sử dụng cho trẻ >=3 tháng tuổi mà không có hạn chế . Nalidixic acid đã được phát hiện tình cờ bởi Lesher và đồng nghiệp như như một sản phẩm phụ của sự tổng hợp hợp chất chloroquine kháng sốt rét. Phát hiện này đã dẫn đến sự phát triển những hợp chất quinolone và sự flo hóa quinolone dẫn đến sự tạo ra thế hệ thứ hai của FQs như norfloxacin năm 1986 và ciprofloxacin vào năm 1987. Thế hệ hai FQs khác như levofloxacin theo sớm sau đó. Hơn thế nữa nguyên tử fluorine cải thiện hiệu quả, tăng hoạt động diệt khuẩn và biến đổi những đặc tính dược động học (pharmacokinetic). Sự phối hợp nhóm thế khác ở những vị trí khác trong phân tử quinolone làm thay biến đổi hoạt động diệt khuẩn và thay đổi cấu hình tác dụng phụ của FQ. Hiện nay, có 4 thế hệ FQ, trong số đó, ciprofloxacin, levofloxacin, và moxifloxacin được sử dụng rộng rãi nhất. Bảng 1. Các fluoroquinolon hiệu quả theo các bệnh nhiễm trùng thông thường Ciprofloxacin Levofloxacin Moxifloxacin Nhiễm trùng Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Viêm tai giữa và viêm xoang cấp Bệnh lao đa kháng thuốc Escherichia coli Streptococcus pneumoniae Mycobacterium tuberculosis Pseudomonas aeruginosa Haemophilus influenzae
  • 3. 3 PRACTICE MAKES PERFECT Enterobacter species Viêm phổi Citrobacter species Streptococcus pneumoniae Serratia species Mycoplasma pneumoniae Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa Bệnh lao đa kháng thuốc Salmonella species Mycobacterium tuberculosis Shigella species Liều Uống 20–40 mg/kg/ngày , mỗi 12h 6 tháng-5 tuổi : 16–20 mg/kg/ngày, mỗi 12h Thanh thiếu niên :400 mg ,1 lần/ ngày (tối đa 750mg/liều) >=5 tuổi: 10 mg/kg/ngày, 1 lần/ngày (tối đa 750mg/liều) Tĩnh mạch 20–30 mg/kg/ngày, mỗi 8 to 12 h (tối đa 400mg/liều) Giống liều đường uống Thanh thiếu niên giống liều đường uống
  • 4. 4 PRACTICE MAKES PERFECT 2. Dược lý học lâm sàng (Clinical pharmacology) FQs diệt vi khuẩn (bartericidal) và ức chế sự tổng hợp DNA vi khuẩn bằng việc ức chế DNA gyrase và topoisomerase IV,cả hai đều cần thiết cho sự nhân lên DNA. FQs có những đặc tính dược động học thuận lợi như khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa ( sinh khả dụng 70-95%), sự đi vào mô và thấm vào tế bào tốt. Nồng độ đỉnh trong huyết tương (peak plasma concentrations) của levofloxacin và moxifloxacin thì thường đạt được trong vòng từ 1-2 giờ khi dùng đường uống và sinh khả dụng thì thường không bị ảnh hưởng bởi thức ăn đường tiêu hóa .Levofloxacin có sinh khả dụng gần 100%. FQs thấm tốt qua dịch não tủy (cerebrospinal fluid) , nồng đồ có thể hơn 50% nồng độ thuốc huyết tương tương ứng. FQs có hoạt động diệt khuẩn rộng chống lại vi khuẩn Gram (-), vi khuẩn Gram(+) và vi khuẩn không điển hình (atypical bacteria) ( hình 1). Thế hệ FQs đầu chủ yếu tác động những tác nhân Gram (-),đặc biệt họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae). Thế hệ FQs thứ hai có phổ Gram(-) rộng hơn , thêm hoạt động chống lại trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa). Thế
  • 5. 5 PRACTICE MAKES PERFECT hệ FQs mới tăng hoạt động chống lại staphylococci, streptococci và kị khí (anaerobes). Moxifloxacin, một FQ thế hệ bốn có hoạt tính tuyệt với chống lại mycobacteria, bao gồm Mycobacterium tuberculosis( bảng 1) Dữ liệu an toàn về sử dụng FQ ở trẻ em tập trung vào những biến cố có hại lên xương -cơ (Safety data regarding FQ use in children with a focus on adverse musculoskeletal events) Những phản ứng có hại (adverse effects) của FQs là những triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn (nausea), nôn (vomiting), tiêu chảy (diarrhea) và đau bụng (abdominal pain). Nổi ban da, dị ứng và tăng nhạy cảm ánh sáng thì thường xuyên. Không thường xuyên như giảm bạch cầu, tăng số lượng eosinophils và tăng men gan (1-4%). Tất cả những tác dụng có hại đó chủ yếu tạm thời và hồi phục với sự quản lý thận trọng. Những nghiên cứu tiền lâm sàng(Preclinical studies) quinolone ở chó săn đang phát triển (juvenile beagle dogs )nhận thấy tổn thương sụn khớp(articular cartilage) tại những khớp chịu sức nặng(weight-bearing joints). Biểu hiện này đã hạn chế sử dụng phổ biến FQs ở bệnh nhân nhi, được cho sự lo lắng xảy ra những tác dụng có hại tương tự ở những trẻ đang phát triển.Những case báo cáo FQ liên quan những rối loạn gân (tendon), như viêm gân (tendinitis) và đứt gân , đã được chứng minh những tổn thương đó hướng tới những bệnh nhân lớn tuổi, với gân Achilles là tổn thương phổ biến nhất.Những triệu chứng gân phát triển gia đoạn 1-2 tuần đầu sau sự khởi đầu điều trị FQ, trong khi đó đứt gân xảy ra chủ yếu 2-3 tuần sau khởi đầu FQ.Trong một nghiên cứu bệnh chứng(case- control study) .Những rối loạn gân Achilles liên quan đến sự tiếp xúc FQ đã tìm thấy tương đối hiếm với nguy cơ chung xác định 3.2 trường hợp/1000 bệnh nhân năm. Sử dụng corticosteroid phối hợp hình như tăng nguy cơ đó. Cho đến bây giờ không có những báo cáo đứt gân Achilles ở trẻ em sau khi dùng FQ. Nhóm tác giả Chalumeau đã báo cáo những kết quả từ một nghiên cứu tiền cứu (prospective), đa trung tâm(multicenter),quan sát(observational) và thuần tập (cohort ) đã so sánh những biến cố bất lợi (Adverse Events-AE) trong 276 bệnh nhân nhi nhận FQs và 249 mẫu chứng phù hợp nhận kháng sinh khác FQ.Tỷ lệ chênh lệch (OR) và OR điều chỉnh đối với các biến cố bất lợi tiềm ẩn trong nhóm FQ là 3.7 (95% khoảng tin cậy [CI], 1.9 đến 7.5) và 3.0 (95% CI, 1.5 đến 5.9),tương ứng. Các hệ thống bị ảnh hưởng phổ biến nhất là tiêu hóa sau đó là cơ xương (đau một hoặc nhiều khớp lớn hoặc đau một hoặc nhiều cơ nhưng không có bệnh lý về gân), da và hệ thần kinh trung ương. Các biến cố bất lợi về cơ xương khớp xảy ra nhiều thường ở nhóm FQ hơn nhóm chứng (3.8% so với 0.4%);OR thô đối với các biến cố bất lợi tiềm ẩn về cơ xương trong nhóm FQ là 9.3 (CI 95%, 1.2 đến 195). Mặc dù các biến cố bất lợi đã xảy ra thường xuyên
  • 6. 6 PRACTICE MAKES PERFECT hơn với điều trị FQ, tất cả các trường hợp đều thoáng qua và không có chấn thương cơ xương nghiêm trọng hoặc dai dẳng đã được quan sát khi theo dõi. Một nghiên cứu tiền cứu lớn về sự an toàn của Bayer đã so sánh (1) ceftazidime tĩnh mạch với ciprofloxacin tĩnh mạch ,cho phép giảm bậc điều trị đường uống và (2) ciprofloxacin đường uống với cefixime đường uống hoặc trimethoprim- sulfamethoxazole cho điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng ở trẻ từ 1-17 tuổi.Một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá sự an toàn lên xương-khớp khi điều trị với ciprofloxacin. 6 tuần theo dõi , tỉ lệ bệnh khớp là 9.3%(31/335) ở nhóm điều trị với ciprofloxacin và 6.0%(21/349) nhóm chứng (95%CI,-0.8-7.2) và tỷ lệ bệnh khớp tích lũy 1 năm theo dõi là 13.7% và 9.5%, tương ứng (95% CI,-0.6-9.1). Trong một đánh giá có hệ thống về độ an toàn của ciprofloxacin trong 16,184 trẻ em từ 105 nghiên cứu, 258 biến cố bất lợi về cơ xương đã xảy ra ở 232 bệnh nhi (nguy cơ ước tính, 1.6; 95% CI, 0.9 đến 2.6), khoảng 1 biến cố bất lợi về cơ xương mỗi 62,5 bệnh nhân. Đau khớp (artharlgia) là phổ biến nhất được báo cáo biến cố cơ xương bất lợi (50%), thường xuyên nhất ảnh hưởng đến khớp gối(knee joint). Tuổi của bệnh nhân khi xuất hiện bệnh khớp dao động từ 7 tháng đến 17 tuổi (tuổi trung bình, 10 tuổi).Các biến cố cơ xương có thể hồi phục thông qua sự điều trị thận trọng, bao gồm ngừng sử dụng kháng sinh. Phân tích dữ liệu an toàn tổng hợp từ 23 thử nghiệm có đối chứng (controlled trials) trong tổng quan này cho thấy nguy cơ mắc bệnh khớp tăng 57% ở bệnh nhân dùng ciprofloxacin so với bệnh nhân chứng (OR, 1.57; 95% CI, 1.26 đến 1.97) . Nhóm nghiên cứu Kaguelidou đã thực hiện một sự tìm kiếm tài liệu có hệ thống (systematic literature search) từ năm 1966 đến tháng 7/2009 để đánh giá hiệu quả, độ an toàn và dược động học của ciprofloxacin ở trẻ sơ sinh.Nghiên cứu này bao gồm 308 bệnh nhân được điều trị bằng ciprofloxacin và 692 chứng từ 5 nghiên cứu thuần tập (5 cohort studies) cũng nhứ 143 trẻ sơ sinh được điều trị ciprofloxacin từ 27 trường hợp báo cáo hoặc loạt trường hợp. Ciprofloxacin được sử dụng ở trẻ sơ sinh như một liệu pháp cứu cánh (salvage therapy) cho sepsis gây bởi những tác nhân đa đề kháng hoặc lâm sàng nghiêm trọng sau điều trị kháng sinh first-line.Không biến cố bất lợi nặng được quan sát. Sự phân tích giai đoạn ngắn và dài tác động của ciprofloxacin lên sụn và sự tăng trưởng đã chỉ ra không có sự khác biệt đáng kể giữa ciprofloxacin và nhóm chứng về các mặt nguy cơ đó. Sử dụng mô hình hồi quy đa biến và hiệu chỉnh cân nặng với tuổi thai lúc sinh, 2 trong số nghiên cứu chỉ ra không có mối quan hệ ý nghĩa giữa sử dụng
  • 7. 7 PRACTICE MAKES PERFECT ciprofloxacin và kích thước sụn gối phải, được đánh giá bằng siêu âm và không khác biệt chiều cao lúc 12 tháng tuổi. Nhóm Noel ,kiểm tra sự an toàn của levofloxacin ở 1,523 trẻ sử dụng dữ liệu từ 3 thử nghiệm hiệu quả đa trung tâm.Những báo cáo tự phát về 1 hoặc nhiểu biến cố cơ xương bất lợi ( viêm khớp, đau khớp, bệnh gân hoặc dáng đi bất thường) ở trẻ điều trị levofloxacin cao hơn ở trẻ không điều trị FQ theo dõi 2 tháng (2.1% với 0.9%,P=0.04) và theo dõi 12 tháng (3.4% với 1.8%,P=0.03).Tuy nhiên , những kết quả lâu dài của trẻ với những biến cố xương khớp bất lợi trong 5 năm nghiên cứu thì cao hơn một chút (2.0% với 4.0%). Chú ý, những nghiên cứu hiện nay đang kiểm tra tính an toán của moxifloxacin ở trẻ em. Sử dụng FQs toàn thân ở trẻ em (Use of systemic FQs in children) Mặc dù có những hướng dẫn sử dụng FQ ở trẻ em bị hạn chế và những lo ngại về những biến cố bất lợi, khoảng 520.000 đơn thuốc FQ đã được kê cho những bệnh nhân dưới 18 tuổi ở Hoa Kỳ (US) vào năm 2002. Ước tính khoảng 13.800 trong số các đơn thuốc đó dành cho trẻ em từ 2–6 tuổi, và 2.750 đã được viết cho những trẻ từ 2 tuổi trở xuống. Mặc dù không có dữ liệu hệ thống về việc sử dụng FQ cho trẻ em ở Hàn Quốc,1 nghiên cứu, phân tích các mô hình kê đơn thuốc kháng sinh bác sĩ nhi và bác sĩ tai mũi họng (ENT ear,nose,throat),đã báo cáo tỷ lệ quinolon được kê đơn là 3,5% (539 / 15.396) trong khoảng giai đoạn 1 năm. Những dữ liệu này phải được giải thích một cách thận trọng, vì chúng được thu thập từ đơn thuốc tại 7 hiệu thuốc cộng đồng(community pharmacies) ở Thành phố Ulsan, Hàn Quốc.Rõ ràng cần có thêm dữ liệu để đánh giá việc sử dụng FQ ở trẻ em Hàn Quốc. 1. Những hướng dẫn sử dụng FQs ở trẻ em được chấp thuận(Approved indications of FQs in children) Hiện tại, FQ được FDA chấp thuận sử dụng cho trẻ em bao gồm ciprofloxacin để điều trị bệnh than qua đường hô hấp(inhalation anthrax), những nhiễm trùng đường tiết niệu biến chứng và viêm bể thận (pyelonephritis) cùng với levofloxacin cho bệnh than .Ciprofloxacin là FQ duy nhất được phê duyệt bởi Cơ quan Thuốc Châu Âu để sử dụng trong những bệnh như: nhiễm trùng phế quản-phổi dạng nang xơ hóa do Pseudomonas aeruginosa, nhiễm trùng đường tiết niệu biến chứng, viêm bể thận và bệnh than qua đường hô hấp (cả để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm và điều trị chữa bệnh).Ciprofloxacin và levofloxacin có sẵn dưới dạng hỗn dịch uống(oral suspensions) ở nhiều quốc gia. Hỗn dịch uống ciprofloxacin có sẵn ở Hoa Kỳ, Canada và 15 quốc gia Châu Âu, nhưng sử dụng FQ hệ thống không được chấp thuận ở Hàn Quốc cho bất kỳ biểu hiện nào ở trẻ dưới 18 tuổi. Ngoài ra, hỗn dịch uống không có sẵn ở Hàn Quốc.
  • 8. 8 PRACTICE MAKES PERFECT 2.Những hướng dẫn của tổ chức sử dụng FQ ở trẻ em( Organizational guidelines for FQ use in children) Tổ chức y tế thế giới WHO đã chấp thuận những hướng dẫn cho quản lý bệnh phổ biến trong các bệnh viện với tài nguyên hạn chế. Trong “WHO Pocket Book of Hospital Care for Children”,ciprofloxacin thì được khuyến cáo nhứ một thuốc đầu tay thích hợp cho điều trị lỵ trực trùng (dysentery) ,liều uống 10- 15mg/kg/liều cho hai lần /ngày trong 5 ngày, tối đa 500 mg/liều, nhưng sử dụng ở trẻ em thì chỉ được cho phép nếu lợi ích lớn hơn nguy cơ bệnh khớp. Trong 18th WHO Expert Committee meeting for “The Selection and Use of Essential Medicines,” ủy ban đã kết luận rằng hiệu quả và sự an toàn của FQs trong điều trị nhiễm vi khuẩn đe dọa tính mạng như lao đề kháng, lỵ trực trùng, bệnh tả (cholera) ở trẻ đã được chứng minh đầy đủ. Năm 2006, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã công bố một chính sách tóm tắt việc đánh giá nguy cơ và lợi ích của FQs ở bệnh nhi.Theo AAP,các tình huống trong đó FQ có thể hữu ích bao gồm nhiễm trùng đa kháng thuốc,không có thuốc nào an toàn và hiệu quả thay thế và khi điều trị đường tĩnh mạch không khả thi và không có sẵn thuốc đường uống hiệu quả khác .AAP khuyến cáo sử dụng FQ ở trẻ như sau: -Phơi nhiễm với Bacillus anthrasis để giảm tỷ lệ mắc bệnh hoặc sự phát triển bệnh ( FDA đã cấp phép) -Nhiễm trùng đường tiết niệu do trực khuẩn mủ xanh( P.aeruginosa) hoặc đa kháng thuốc khác, vi khuẩn Gram (-) (FDA đã cho phép cho nhiễm khuẩn đường tiết niệu có Escherichia coli biến chứng và viêm bể thận do E.coli cho trẻ 1-17 tuổi). -Nhiễm trùng tai giữa mưng mủ mạn hoặc viêm tai ngoài ác tính do P.aeruginosa. -Viêm tủy xương mạn hoặc cấp hoặc thoái hóa xương sụn do P.aeruginosa. -Đợt cấp bệnh phổi ở bênh nhân xơ nang với tác nhân P.aeruginosa và có thể được điều trị trong hệ thống chăm sóc ngoại trú. -Nhiễm trùng mycobacterial gây bởi tác nhân phân lập nhạy với FQs -Nhiễm khuẩn Gram (-) ở vật chủ bị suy giảm miễn dịch mà liệu pháp đường uống được đề nghị hoặc sự đề kháng với những thuốc thay thế thì hiện diện. -Nhiễm trùng tiêu hóa do Shigella species, Salmonella species, Vibrio cholerae, hoặc Campylobacter jejuni đa kháng thuốc. -Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn hoặc viêm màng não được ghi nhận đối với các sinh vật có tính kháng in vitro đối với thuốc đã được phê duyệt hoặc ở trẻ bị suy giảm miễn dịch và trẻ em điều trị bằng đường tiêm với thuốc kháng sinh thích hợp khác đã thất bại
  • 9. 9 PRACTICE MAKES PERFECT -Nhiễm trùng nặng do những tác nhân nhạy FQ ở trẻ dị ứng đe dọa tính mạng với những thuốc khác. Bằng dữ liệu về sự an toàn cơ-xương khi sử dụng FQs ở trẻ em tích lũy, nhiều hướng dẫn đã khuyến cáo sử dụng FQ ở trẻ em. Năm 2011 hướng dẫn thực hành lâm sàng cho viêm phổi mắc phải cộng đồng (CAP) ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ bởi Pediatric Infectious Diseases Society and the Infectious Diseases Society of America (IDSA) levofloxacin đã được khuyến cáo trong những trường hợp nhất định như là một lựa chọn điều trị thay thế cho Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae (type [A–F] hoặc không định type), Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia trachomatis, và Chlamydia pneumoniae. Levofloxacin thì được ưu tiên cho điều trị đường uống ( điều trị giảm bậc hoặc nhiễm trùng nhẹ) cho CAP gây bởi phế cầu kháng penicillin (penicillin-resistant S. pneumoniae) ở trẻ thanh niên trưởng thành về xương.Moxifloxacin thì được khuyến cáo như thuốc thay thế đường uống trong CAP gây bởi M. pneumoniae và Chlamydia species ở trẻ trưởng thành về xương. Hơn thế nữa levofloxacin hiện nay đã được khuyến cáo cho trẻ như một lựa chọn điều trị viêm mũi xoang (rhinosinusitis) cấp theo hướng dẫn thực hành lâm sàng IDSA(2012) ở trẻ em và người trưởng thành. Với tiền sử nhạy cảm type I với penicillin, như một thuốc lựa chọn thứ hai cho trẻ với nguy cơ đề kháng kháng sinh, điều trị ban đầu thất bại, hoặc nhiễm trùng mắc phải trong bệnh viện nặng. Những hướng dẫn WHO được cập nhật từ 2011 cho lao kháng thuốc đã khuyến cáo rằng thuốc kháng lao thứ hai nên bao gồm FQ thế hệ sau như levofloxacin, moxifloxacin, hoặc gatifloxacin. Kết luận (Conclusions) Mặc dù những lo ngại về những biến cố bất lợi cơ xưong tiềm ẩn ở trẻ nhỏ được điều trị vời FQs vẫn còn, rất nhiều nghiên cứu trước kia đã nhiều lần cho thấy không tăng đáng kể những biến chứng cơ-xương ở trẻ em. Trong bài báo tổng quan Schaad đã đề nghị rằng bộ ba độc cho khớp,vi khuẩn đề kháng ,những yêu cầu lớn về nghiên cứu phù hợp và kiếm soát sau tiếp thị không chắc FQs sẽ vẫn được khuyến cáo cho điều trị những nhiễm trùng ở trẻ em. Tuy nhiên, nhà lâm sàng ngày nay thì đang đối mặt với nhiều tình huống khi sử dụng FQs nên được cân nhắc trong điều trị bệnh nhi, không đáp ứng với liệu pháp tiêu chuẩn và người nhiễm khuẩn với những tác nhân đa kháng thuốc bao gồm tuberculosis.Hơn thế nữa, nhiều khu vực, tài nguyên y khoa bị hạn chế FQs có thể chỉ lựa chọn cho điều trị nhiễm trùng nặng, đặc biệt khi thuốc đường tĩnh mạch không có sẵn. Kết luận, FQs không nên sự dụng cho bệnh nhi cho nhiễm trùng hàng ngày.Tuy nhiên FQs nên được cân nhắc sử dụng điều trị nhiễm trùng khó điều trị đe dọa tính mạng khi những thuốc thay thế khác không thể sử dụng.