SlideShare a Scribd company logo
1 of 731
GIÁO TRÌNH 
ĐÀO TẠO TUYÊN TRUYỀN VIÊN 
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 
PGS.TS TRẦN ĐÁNG 
CHỦ TỊCH HIỆP HỘI TPCN VIỆT NAM 
Hà Nội, ngày 1/10/2014
# 
NỘI DUNG: 
Phần I: Kỹ năng giáo dục truyền thông: 
Bài 1: Đại cương về giáo dục truyền thông 
Bài 2: Giáo dục sức khỏe 
Bài 3: Kỹ năng truyền thông TPCN 
Bài 4: Tư vấn TPCN 
Phần II: Kiến thức về TPCN: 
Bài 5: Đại cương TPCN 
Bài 6: Bán hàng đa cấp 
Bài 7: Sản phẩm K-link
# 
PHẦN I: 
KỸ NĂNG GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG
BÀI 1: 
ĐẠI CƯƠNG VỀ 
GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG
# 
I. KHÁI NIỆM: 
1. Truyền thông là gì ? 
Truyền thông là một quá trình liên tục chia sẻ 
thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ 
năng tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên 
truyền và bên nhận để dẫn tới những thay 
đổi trong nhận thức và hành động. 
Như vậy, truyền thông là một quá trình liên tục, có 
nghĩa là nó không diễn ra trong chốc lát, mà kéo 
dài về mặt thời gian. Quá trình đó diễn ra giữa 2 
bên: bên truyền và bên nhận. Cả 2 bên chia sẻ 
lẫn nhau về thông tin, kiến thức, thái độ, tình 
cảm và kỹ năng, vì: 
- Có thông tin đầy đủ, kịp thời và có hệ thống thì 
mới có kiến thức. 
- Có kiến thức đúng đắn và đầy đủ thì mới xác 
định được thái độ đúng. 
- Có thái độ đúng thì mới có tình cảm đúng, vì thái 
độ là biểu hiện của lý, còn tình cảm là biểu hiện 
của tình. 
- Có thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm đúng 
đắn, thì mới có sự vận dụng một cách tự giác; từ 
đó mới tạo được kỹ năng và thực hành tốt.
# 
2. Cần phân biệt truyền thông với 
thông tin và giáo dục 
2.1. Thông tin 
Thông tin là những dữ liệu thô hoặc các 
dữ liệu đã được xử lý, được phân 
tích, được các cá nhân, tổ chức phổ 
biến thông qua sách báo, các báo 
cáo, các kết quả nghiên cứu, các 
bảng biểu, đồng thời thông tin còn là 
quá trình đưa những dữ liệu đó đến 
người nhận (các nhà quản lý, các 
nhà vạch chính sách, công chúng ... ) 
để tạo và nâng cao nhận thức giác 
ngộ, hiểu biết của họ.
# 
Từ đó có thể thấy rằng: truyền thông 
khác với thông tin. Nếu như thông 
tin có thể diễn ra một lần, thì truyền 
thông lại đòi hỏi liên tục. 
Thông tin không đòi hỏi sự hiểu biết lẫn 
nhau giữa bên truyền và bên nhận, còn 
truyền thông thì đây là yêu cầu bắt 
buộc. Thông tin chỉ hạn chế trong 
thông tin và kiến thức, còn truyền 
thông mở ra cả thái độ, tình cảm và kỹ 
năng. Thông tin chỉ đòi hỏi người ta 
tăng thêm kiến thức, còn truyền thông 
đòi hỏi phải tạo được sự thay đổi về 
nhận thức và hành động.
# 
2.2 Giáo dục: 
Giáo dục có thể được định nghĩa 
như là một quá trình truyền thông 
được tiến hành một cách hệ 
thống và có cấu trúc chặt chẽ 
giữa người truyền (giáo viên) và 
nhóm đối tượng đặc thù (học 
sinh) nhằm khuyến khích sự tìm 
hiểu và phân tích để có được 
những quyết định căn cứ trên 
những thông tin ấy, dẫn tới 
những thay đổi trong nhận thức, 
thái độ và hành động
# 
Nói một cách nôm na, giáo dục là 
một quá trình dạy và học, trong 
đó, kiến thức được tập hợp lại một 
cách hệ thống và được người thầy 
(giảng viên) truyền đạt cho người học 
(học viên). Tùy theo hình thức tiến 
hành, người ta chia ra: 
- Giáo dục chính quy: Gồm hệ thống 
các trường phổ thông, các trường 
trung học và đại học, các trường 
chuyên nghiệp. 
- Giáo dục không chính quy: Gồm các 
lớp xóa mù, các lớp bổ túc, các lớp 
dạy nghề ... 
Với cả hai hệ thống giáo dục này, đều có 
thể tiến hành giáo dục – tuyên truyền 
về Thực phẩm chức năng
# 
II. MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ TPCN: 
Nguồn 
(S) 
KÊNH (C) 
Thông điệp (M) 
Người nhận 
(R) 
Hiệu quả 
(E) 
Phản hồi (F) 
Ký hiệu: 
•S: Nguồn truyền 
•R: Nơi nhận 
•C: Kênh truyền thông 
•M: Thông điệp truyền 
thông 
•F: Phản hồi 
•E: Hiệu quả
# 
Muốn thực hiện truyền thông thì 
người truyền thông (nguồn 
truyền thông S) phải xem xét 
đối tượng truyền thông của 
mình là ai (nơi nhận R), họ 
cần được truyền thông về vấn 
đề gì trong nhận thức (M) và 
hành động (E), thông qua 
những kênh hoặc phương 
tiện nào (C) để có thể đưa ra 
nội dung cần thiết (M) đến với 
đối tượng (R) và bằng cách 
nào nắm được phản ứng của 
đối tượng trước những thông 
điệp chuyển tới họ ( kênh 
phản hồi F).
# 
Nói tóm tắt: Mô hình truyền thông bằng 
các từ sau đây: 
• AI 
• NÓI GÌ 
• CHO AI 
• NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ 
• BĂNG CON ĐƯỜNG NÀO 
• LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT 
- Nguồn truyền 
- Thông điệp 
- Người nhận 
- Hiệu quả 
- Kênh 
- Phản hồi 
- S 
- M 
- R 
- E 
- C 
- F
# 
III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ ĐỐI TƯỢNG 
TRUYỀN THÔNG 
1. Cách tiếp cận truyền thông: 
Có 4 cách tiếp cận truyền thông sau đây sẽ được 
áp dụng để tuyên truyền vận động các đối 
tượng: 
- Chuyển tải thông tin để nâng cao kiến thức và 
trình độ nhận thức (K). 
- Hướng dẫn để nâng cao trình độ (K) và kỹ 
năng thực hành (P). 
- Thuyết phục để thay đổi thái độ (A) và vận 
động thực hành (P). 
- Đối thoại để thay đổi cả nhận thức, thái độ và 
thực hành (KAP).
# 
2. ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THÔNG: 
2.1. Những người lãnh đạo và 
quản lý, bao gồm: 
- Các vị lãnh đạo Đảng và chính 
quyền các cấp. 
- Các vị đại biểu Quốc hội và đại 
biểu Hội đồng nhân dân các 
cấp. 
- Các vị lãnh đạo đoàn thể, quần 
chúng và tổ chức xã hội. 
- Các giám đốc, chủ doanh 
nghệp. 
- Đội ngũ thông tin đại chúng.
# 
2.2. Những người sản xuất, 
trồng trọt, chăn nuôi, chế 
biến. 
2.3. Những người làm dịch vụ 
(buôn bán, phục vụ ăn uống, 
kể cả các cơ sở ăn uống và 
thức ăn đường phố, nội trợ 
gia đình). 
2.4. Người tiêu dùng: Người 
sử dụng sản phẩm Thực 
phẩm chức năng (người 
khỏe, người ốm). 
2.5. Những người tham gia 
truyền thông về Thực phẩm 
chức năng.
# 
IV. THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG: 
1. Nguyên tắc xây dựng thông 
điệp: 
+ Phù hợp luật, chính sách, văn bản quy 
phạm, quy chế. 
+ Xoay quanh việc phục vụ cho vấn đề trung 
tâm là đảm bảo CLVSATTP của TPCN. 
+ Thích hợp với nhóm đối tượng đã chia và đã 
chọn. 
+ Được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên 
cứu khoa học, được thử nghiệm trước 
khi phổ biến rộng rãi và các tác dụng đã 
được công nhận. 
+ Đơn giản – dễ hiểu – dễ nhớ - dễ làm. 
+ Chính xác, nhất quán 
+ Thường xuyên được xem xét và kiểm định 
lại qua nghiên cứu và đánh giá để điều 
chỉnh phù hợp với đối tượng và yêu cầu 
của tuyên truyền viên vận động.
# 
2. Chủ đề trung tâm: 
Hiểu đúng – Làm đúng – Dùng đúng 
Thực phẩm chức năng
“Hiểu đúng – Làm đúng – Dùng đúng” 
# 
Hiểu đúng – Correct Understanding 1 Định nghĩa - Definition 
2 1 Sản xuất - Manufacturing 
2 Kinh doanh - Dealing 
3 
Công bố & Quảng cáo 
Claim &Advertisement 
4 Quản lý - Management 
1 
2 Phân loại - Classification 
3 Phân biệt - Differentiation 
4 Tác dụng - Efficacy 
3 Dùng đúng – Correct Usage 1 Đối tượng – Target Object 
2 Liều lượng - Dosage 
3 Thời gian – Duration 
4 Cách dùng – Instruction of Usage 
Làm đúng – Correct Implementation
# 
3. Các nội dung chính của thông điệp: 
3.1. Mối quan hệ giữa TPCN và sức khỏe: 
Làm cho các đối tương thấy rõ: 
+ Nguy cơ sức khỏe 
+ Tác dụng của TPCN
# 
3.2. TPCN là gì? 
• Định nghĩa 
• Phân loại 
• Phân biệt 
• Tác dụng 
• Quản lý 
• Sản xuất – Kinh doanh 
• Công bố - Quảng cáo 
• Tiêu dùng
# 
3.3. Trách nhiệm của mỗi người: 
đã nêu trong hiến pháp, pháp luật. 
3.4. Trách nhiệm của người sản 
xuất: Đảm bảo tính pháp luật và 
đạo đức. 
3.5. Trách nhiệm của lãnh đạo, 
quản lý 
3.6. Trách nhiệm của người dịch 
vụ 
3.7. Trách nhiệm của người tiêu 
dùng: từ lựa chọn đảm bảo quyết 
định cho bản thân và gia đình
# 
3.8. Các biện pháp đảm bảo 
CLVSATTP ở các khâu: 
+ Khâu sản xuất, trồng trọt, 
chăn nuôi. 
+ Xuất nhập khẩu 
+ Lưu thông phân phối, bảo 
quản 
+ Chế biến: tại doanh nghiệp, 
các cơ sở và gia đình. 
+ Sử dụng sản phẩm TPCN. 
3.9. Phòng chống NĐTP, các 
bệnh truyền qua TP và các 
bệnh mạn tính 
3.10. Biện pháp tăng cường 
sức khỏe,kéo dài tuổi thọ
# 
V. KÊNH TRUYỀN THÔNG: 
1. Những nguyên tắc huy động 
các kênh truyền thông: 
1.1. Cần huy động và sử dụng kết 
hợp một cách có hiệu quả nhiều 
kênh truyền thông, nhiều 
phương tiện để thực hiện 
truyền thông về TPCN. 
1.2. Cần khuyến khích các cách tiếp 
cận mới, có sáng tạo trong việc 
sử dụng và huy động các kênh 
truyền thông (Ví dụ kết hợp 
giữa tuyên truyền – giáo dục và 
giải trí)
# 
1.3. Cần tăng cường sự hỗ trợ 
qua lại giữa truyền thông đại 
chúng và truyền thông trực tiếp 
nhằm tăng hiệu quả của từng 
kênh. 
1.4. Truyền thông đại chúng chịu 
trách nhiệm về sự chuyển đổi 
nhận thức của các cấp lãnh 
đạo, của quảng đại quần chúng 
và các nhóm đối tượng, tạo 
môi trường thuận lợi cho việc 
thực hiện các kênh truyền 
thông khác
# 
1.5. Truyền thông trực tiếp sẽ tập 
trung vào các nhóm đối tượng 
đã chọn, nhằm vận động và 
thuyết phục họ nâng cao hiểu 
biết về TPCN. 
1.6. Trong điều kiện đổi mới kinh 
tế - xã hội ở nước ta, cần 
nghiên cứu những kênh truyền 
thông mới để huy động và khai 
thác triệt để phục vụ cho yêu 
cầu: Hiểu đúng – Làm đúng - 
Dùng đúng TPCN
# 
2. Chiến lược huy động và sử dụng các 
kênh truyền thông: 
2.1. Các kênh truyền thông trực tiếp: 
2.1.1. Tăng cường truyền thông trực tiếp thông 
qua đội ngũ tuyên truyền viên. 
2.1.2. Tuyên truyền viên trực tiếp thông qua các 
đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội cần 
tập trung vào mỗi đối tượng của mỗi đoàn thể 
và tổ chức nhằm thúc đẩy công tác tuyên truyền 
có hiệu quả: 
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 
- Hội Nông dân 
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 
- Các tổ chức quần chúng khác: Hội chữ thập đỏ, 
Hội người tiêu dùng, Hội tim mạch, Hội tiểu 
đường, Hội ung thư ....
# 
2.2. Kênh truyền thông đại chúng: 
2.2.1. Phát thanh và truyền hình: 
- Cần dành nhiều thời gian hơn nữa để 
chuyển tải các thông điệp về TPCN. 
- Cần xác định rõ đặc điểm và nhu cầu của 
thính – khán giả, những thể loại và chương 
trình được họ ưa thích để sử dụng những nội 
dung và hình thức đạt hiệu quả cao. 
- Cần xây dựng những tiểu phẩm cực ngắn 
(radio/TV- spot) với những thông điệp về chất 
lượng, tác dụng của sản phẩm TPCN xúc 
tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo phát định 
kỳ xen kẽ các chương trình được thính – 
khán giả ưa thích nhất. 
- Các chương trình phát thanh và TV có nội 
dung TPCN cần được in thành băng để phổ 
biến ở cơ sở thông qua hệ thống truyền hình 
– phát thanh ở tỉnh, huyện, đặc biệt hệ thống 
phát thanh ở xã, phường và hệ thống mạng 
lưới chiếu băng hình.
# 
2.2.2. Báo chí 
- Cần xác định đặc điểm, nhu cầu thông tin và 
thể loại yêu thích của đối tượng độc giả nhằm 
xây dựng những nội dung thông điệp phù hợp. 
- Các trang chuyên đề, chuyên mục cần được 
tăng cường cả số lượng, chất lượng nhất là 
tính hấp dẫn. Mục hỏi đáp và hướng dẫn thực 
hành phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe 
cần mở rộng trên mặt báo chí. 
- Các báo và tạp chí có số phát hành lớn cần 
tăng cường hơn nữa tin và bài với nội dung về 
TPCN. 
- Cần đưa những thể loại ít chữ nhiều hình, dễ 
hiểu như truyện tranh, biếm họa, quảng cáo .... 
để chuyển tải nội dung về TPCN tới các đối 
tượng có trình độ văn hóa thấp.
# 
2.3 Các kênh truyền thông khác: 
2.3.1. Văn nghệ dân gian: 
Tận dụng loại hình văn 
nghệ dân gian, đặc biệt 
vùng nông thôn, miền núi 
dân tộc, thông qua các 
văn nghệ xung kích, đội 
tuyên truyền viên để 
truyển tải nội dung thông 
điệp liên quan đến sức 
khỏe và TPCN.
# 
2.3.2. Giáo dục: 
Giáo dục về CLVSATTP và TPCN 
nên trở thành học tập bắt buộc 
ở các cấp học, bậc học, ngành 
học một cách thích hợp, chú ý 
hình thức giáo dục ngoài nhà 
trường chính quy như xóa mù, 
bổ túc văn hóa, dạy nghề ... 
2.3.3. Quảng cáo: 
Quảng cáo phải trở thành kênh 
hữu hiệu của công tác IEC về 
bảo vệ sức khỏe và TPCN. 
Các hình thức áp dụng tùy tình 
hình, cần tậ dụng tối đa điều 
kiện (trên TV, radio, khẩu hiệu, 
biểu ngữ, trên báo chí, bao bì 
các mặt hàng thực phẩm ... )
# 
2.3.4. Các kênh truyền thông khác: 
- Trao đổi trong gia đình, bạn bè, hàng xóm 
- Trao đổi người sử dụng thực phẩm và 
người sản xuất, buôn bán. 
- Các đội tuyên truyền viên cơ động. 
- Thi tìm hiểu 
- Hội thảo người tiêu dùng. Hội thảo khách 
hàng. 
- Hội thi kỹ thuật. 
- Triển lãm, hội chợ. 
- Tư vấn, tuyên truyền tại các chợ. 
- Hội thi người đẹp ....
BÀI 2: 
GIÁO DỤC SỨC KHỎE
# 
I. ĐẠI CƯƠNG: 
1. Tại sao cần phải giáo dục sức 
khỏe ? 
1.1. Lý do khoa học: 
Để thực hiện các động tác rửa tay trước 
khi chế biến thực phẩm, về khía 
cạnh khoa học tự nhiên, nếu dụng 
cụ đã chuẩn bị xong, việc thực hiện 
chỉ đòi hỏi thời gian rất ngắn (1-2 
phút). Tuy nhiên, để thuyết phục 
một cá nhân và một cộng đồng, 
chấp nhận biện pháp VSATTP này 
để bảo vệ và nâng cao sức khỏe 
của mình của gia đình mình, của xã 
hội mình không phải là vấn đề đơn 
giản của khoa học tự nhiên nữa mà 
phải có khoa học xã hội dự phần 
vào.
# 
Khoa học xã hội gồm có các lĩnh vực 
chính sau đây: 
- Chính trị học 
- Kinh tế học 
- Lịch sử học 
- Nhân chủng học 
- Xã hội học 
- Tâm lý học 
Ba môn: Nhân chủng học – Xã hội 
học – Tâm lý học, được gọi chung 
là khoa học về thái độ. Tuyên 
truyền giáo dục sức khỏe sử dụng 
rất nhiều môn khoa học về thái độ 
và có thể được định nghĩa như là 
“Ứng dụng của khoa học về thái 
độ vào lĩnh vực sức khỏe và 
bệnh tật”.
# 
1.2. Lý do kinh tế: 
Giáo dục sức khỏe có một ý nghĩa rất quan trọng trên khía cạnh kinh 
tế. Muốn chăm sóc sức khỏe cho mọi người có 2 biện pháp: 
- Đào tạo rất nhiều cán bộ y tế, tăng cường mạng lưới y tế càng 
nhiều càng tốt, có thể chăm lo sức khỏe cho mọi người. Biện pháp 
này không thực tế, vì đòi hỏi một vốn đầu tư kinh phí rất lớn để 
đào tạo và nuôi dưỡng cán bộ y tế của mạng lưới dày đặc này và 
mất rất nhiều thời gian. 
- Biện pháp thứ hai là hướng dẫn mọi người thấy trách nhiệm tự 
chăm lo sức khỏe cho bản thân mình, biến mỗi người dân thành 
một cán bộ y tế có kiến thức bảo vệ sức khỏe phổ cập, sơ đẳng, 
biết một số biện pháp vệ sinh cơ bản, để có thể bất cứ lúc nào, bất 
cứ ở đâu, chăm lo sức khỏe cho chính mình và cho mọi người 
chung quanh. 
Biện pháp thứ hai là biện pháp ít tốn kém và hiệu quả hơn. Biện pháp 
nàu chính là biện pháp giáo dục sứckhỏe cho mọi người, theo câu 
ngạn ngữ: “Nếu chúng ta cho một người đói một con cá, chúng ta 
chỉ cứu sống họ một ngày, nếu chúng ta vừa cho họ một con cá 
vừa dạy họ cách câu cá, chúng ta sẽ nuôi sống họ suốt đời”.
# 
Thật vậy, người cán bộ y tế mang 
dịch vụ chăm sóc hàng ngày cho 
mỗi người dân, dẫu tích cực cũng 
không bằng cách dạy họ kiến 
thức phổ cập giữ gìn sức khỏe. 
Người cán bộ y tế có đi xây hàng 
vạn cầu tiêu cũng không bằng 
gieo được vào đầu nhân dân ý 
thức về việc phóng uế bừa bãi, 
ảnh hưởng đến sức khỏe của 
mình, của bà con thôn xóm mình. 
Tất nhiên là công tác dịch vụ 
chăm sóc sức khỏe hàng ngày 
sức khỏe của nhân dân cũng như 
công tác xây dựng cầu tiêu, nhà 
tắm ...là vô cùng cần thiết và quan 
trọng.
# 
1.3. Giáo dục sức khỏe trong chăm sóc 
sức khỏe ban đầu: 
Giáo dục sức khỏe là một trong 10 yếu tố 
chiến lược “Chăm sóc sức khỏe ban 
đầu” của Bộ Y tế đề ra. Giáo dục sức 
khỏe có một vai trò rất lớn trong việc 
hoạch định một chiến lược y tế. 
• Giáo dục sức khỏe phải phác thảo được 
chính sách mới, thích hợp với nguyên tắc: 
“Chăm sóc sức khỏe ban đầu và chiến 
lược sức khỏe cho mọi người”. 
• Giáo dục sức khỏe phải hỗ trợ việc phát 
triển tài nguyên nhân lực. Nhân lực này 
phải có khả nẳng cần thiết để thực hiện 
mục tiêu đào tạo thích hợp.
# 
• Phải xác định được phương 
pháp giáo dục nào thích hợp 
nhất, để gia tăng sự tham gia 
tích cực cũng như tinh thần tự 
quyết của mỗi người và của 
cộng đồng, vào công việc 
chăm lo sức khỏe. 
• Giáo dục sức khỏe phải tăng 
cường sự tiếp cận với nhiều 
khu vực và gia tăng sự phối 
hợp các hoạt động giáo dục 
bằng cách sử dụng kỹ thuật 
học thích nghi. 
• Giáo dục sức khỏe phải dành 
nhiều thì giờ hơn nữa, chú tâm 
đến việc theo dõi và lượng giá
2. Ai sẽ làm công tác giáo dục sức khỏe? 
• Cán bộ Y tế 
• Cán bộ giáo dục 
• Các ngành khác 
• Tuyên truyền viên 
#
# 
3. Giáo dục sức khỏe là gì? 
3.1. Giáo dục sức khỏe là một môn 
khoa học xã hội có mục đích: 
+ Thông báo các vấn đề sức khỏe để 
mọi người và quần chúng biết. 
+ Giới thiệu các dịch vụ sức khỏe để 
mỗi người và quần chúng hiểu biết. 
+ Vận động mỗi người và quần chúng 
thay đổi thái độ để tham gia tích cực 
vào các công tác tự bảo vệ sức khỏe 
cho mình và cho mọi người. 
+ Giới thiệu sản phẩm TPCN để mỗi 
người hiểu đúng, sử dụng đúng.
# 
3.2. Giáo dục sức khỏe có thể so sánh như 
công tác giảng dạy: 
Giảng viên Nội dung bài giảng Học viên 
Phương pháp 
sư phạm 
Tuyên truyền 
viên 
Nguồn thông tin CỘNG ĐỒNG 
Phương pháp và kỹ 
thuật truyền thông
# 
3.3. Soạn thảo chương trình giáo dục 
sức khỏe: 
Muốn soạn thảo một chương 
trình giáo dục sức khỏe cần 
giải đáp các câu hỏi sau 
đây: 
• Giáo dục sức khỏe cho đối 
tượng nào? 
• Giáo dục sức khỏe là cái gì? 
• Giáo dục sức khỏe bằng 
phương tiện nào? 
• Làm sao để biết chương trình 
giáo dục sức khỏe đạt được 
kết quả?
# 
3.3.1. Việc đầu tiên là phải xác 
định nhóm mục tiêu, tức là 
nhóm người liên quan đến vấn 
đề giáo dục sức khỏe. Việc xác 
định nhóm người này đòi hỏi một 
cuộc khảo sát dịch tễ học.
# 
3.3.2. Muốn biết phải giáo dục cái 
gì, nhất thiết phải soạn thảo và 
thực hiện một cuộc điều tra dịch 
tễ học phân tích xã hội học sẽ 
giúp xác định được tâm lý nhóm 
mục tiêu: 
- Họ đang nghĩ, hiểu biết và cần 
được thuyết phục hành động ra 
sao? 
- Tại sao họ không hành động 
thuận lợi để bảo vệ và nâng cao 
sức khỏe trong vấn đề này? 
- Họ cần được hiểu biết và cần 
được thuyết phục hành động ra 
sao ? 
Kết quả phân tích nhóm mục tiêu sẽ 
giúp soạn thảo nội dung nguồn 
thông tin thích hợp.
# 
3.3.3. Khi đã nghiên cứu được nguồn 
thông tin thích hợp, phải điều tra, để 
chọn phương tiện thích hợp nhất, có sẵn 
tại địa phương, có tác dụng nhất để 
truyền đạt nguồn thông tin đến nhóm 
người cần giáo dục sức khỏe. 
3.3.4. Muốn đánh giá kết quả đạt được 
của một chương trình giáo dục sức 
khỏe, phải thiết lập một hệ thông đo 
lường 
Hệ thống này phải xác định được chuyển 
biến về suy nghĩ, về nhận thức, về thái độ 
và hành động của nhóm người được giáo 
dục sức khỏe trước và sau khi chương 
trình được triển khai thực hiện. Các 
phương pháp thăm dò sẽ giúp có kết quả 
mong muốn.
# 
II. SOẠN THẢO MỘT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO 
DỤC SỨC KHỎE VỀ TPCN: cần các bước sau: 
Bước 1: Xác định mục tiêu 
Ví dụ: 
+ Thực trạng một vấn đề sức khỏe 
đang có trong cộng đồng. 
+ Các nguy cơ tạo nên vấn đề đó. 
+ Giải pháp phòng, chống trong 
đó có vai trò của TPCN.
# 
Bước 2: Khảo sát thực tiễn và thu 
thập số liệu về: 
(1) Thực trạng vấn đề sức khỏe 
đang có trong cộng đồng: 
+ Số lượng, tỷ lệ mắc 
+ Tác hại, tổn thất 
(2) Các nguyên nhân, nguy cơ tạo 
nên “vấn đề” sức khỏe. 
(3) Giải pháp phòng chống – Vai trò 
của TPCN
# 
Bước 3: Soạn thảo chương trình 
giáo dục sức khỏe liên quan đến TPCN: 
I.ĐẶT VẤN ĐỀ: 
- Nêu vấn đề 
- Dẫn dắt vấn đề cần giải quyết 
- Xác định mục tiêu của buổi giáo dục sức khỏe. 
II. SƠ LƯỢC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN LIÊN QUAN. 
III. THỰC TRẠNG – NGUYÊN NHÂN VÀ NGUY CƠ 
1. Thực trạng: 
• Số lượng, tỷ lệ mắc 
• Tác hại, tổn thất 
2. Nguyên nhân và nguy cơ 
IV. GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG: 
Vai trò của TPCN (cơ chế tác dụng) 
V. SẢN PHẨM TPCN (Cơ chế, tác dụng, cách dùng)
# 
Bước 4: 
• Rút kinh nghiệm 
• Sửa chữa 
• Bổ sung
# 
III. MỘT VÀI NGUYÊN TẮC CHỌN PHƯƠNG 
PHÁP GIÁO DỤC SỨC KHỎE: 
1. Định nghĩa: 
Phương pháp là thể thức thực hiện 
một chương trình hay một dự án. 
Trong lĩnh vực tuyên truyền giáo dục 
sức khỏe, có 2 phương pháp: 
phương pháp một chiều và 
phương pháp hai chiều.
# 
1.1. Phương pháp một chiều 
có đặc điểm: 
• Giáo dục trực tiếp 
• Truyền đạt có hệ thống kiến thức 
• Tham gia giới hạn hay không có sự 
tham gia của đối tượng được tuyên 
truyền giáo dục 
• Tác động một chiều, không có phản 
ứng nhận thấy của đối tượng được 
tuyên truyền giáo dục. 
Thí dụ: thuyết trình, buổi chiếu phim, 
diễn văn, buổi nói chuyện, buổi 
giảng bài.
# 
1.2. Phương pháp hai chiều có đặc 
điểm sau đây: 
• Có sự trao đổi ý kiến giữa nhiều người: giữa người làm tuyên truyền giáo 
dục và đối tượng được tuyên truyền và giữa các thành viên trong nhóm 
được tuyên truyền với nhau. 
• Tất cả mọi người tham gia thảo luận đã có ít nhiều hiểu biết về đề mục, 
dẫu với khía cạnh khác nhau. 
• Tận dụng cả tài nguyên của tất cả mọi người tham gia. 
• Thích ứng tất cả hiểu biết được trao đổi 
• Tạo ra được hoàn cảnh học tập do việc tham gia và kinh nghiệm 
Thí dụ: Thảo luận nhóm – Gặp gỡ - Thăm thực tế ...
# 
2. Phương pháp chọn: 
Việc chọn phương pháp dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau: 
2.1. Khả năng ứng dụng của 
phương pháp: 
- Về phương diện dụng cụ 
- Về phương diện tài chính 
- Về phương diện tập quán địa 
phương 
- Về sự quen thuộc của chuyên viên 
tuyên truyền giáo dục với phương 
pháp.
# 
2.2. Sự tham gia của địa phương 
- Ai sẽ tham gia ? 
- Tham gia như thế nào ? 
- Tham gia ở giai đoạn nào ?
2.3. Hiệu năng của phương pháp 
- Phương pháp sử dụng có khả năng có khả 
năng tác động cho toàn bộ tập thể hay không ? 
- Tỷ lệ dân số trong nhóm được tác động đến. 
- Mức độ tham gia của nhân dân. 
- Phương pháp gây chú ý và tác động ra sao ? 
#
# 
2.4. Giới hạn của phương pháp: 
- Tốn phí 
- Không đặc sắc 
- Tính chất phổ cập 
Nói tóm lại, viêc lựa chọn phương pháp 
tùy thuộc vào mục tiêu chương trình, 
vào tính chất của nhóm người được 
tuyên truyền giáo dục và vào nhóm 
chuyên viên hoạch định công tác 
tuyên truyền giáo dục.
# 
IV. CÁC PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC 
SỨC KHỎE: 
1. Định nghĩa: 
+ Phương tiện: 
- Tài nguyên sử dụng để thực hiện một phương pháp và qua 
đó truyền đạt nội dung giáo dục sức khỏe. 
- Đường để truyền đạt nội dung giáo dục. 
- Dụng cu để truyền đạt nội dung. 
+ Phương tiện gồm 4 nhóm: 
- Phương tiện nghe nhìn 
- Phương tiện bằng lời nói 
- Phương tiện bằng chữ viết 
- Phương tiện tác động thị giác
# 
2. Đặc điểm các phương tiện giáo dục: 
2.1. Phương tiện nghe nhìn: 
Phương tiện dùng để tác động vừa trên thị giác và thính giác. 
Thí dụ: Phim – Truyền hình – Kịch nói – Múa rối 
Ưu điểm: 
- Tác động lên 2 giác quan cùng một lúc 
- Giúp dễ dàng hình tượng hoá các ý nghĩ 
- Cổ vũ sự tham gia 
- Gợi chú ý và gây thích thú 
- Thường dễ lôi cuốn mọi người 
- Có thể sử dụng thường xuyên được 
Bất lợi: 
- Sản xuất thường đòi hỏi giá thành cao 
- Phương tiện thực hiện khó khăn, không phải lúc nào cũng sẵn 
có 
- Nhanh chóng quá hạn, không hợp thời nữa (nhất là phim) 
- Dễ có nguy cơ làm sai lạc sự chú ý về mục tiêu tuyên truyền
# 
2.2. Phương tiện lời nói: 
Đây là phương tiện dùng lời nói làm cơ sở cho việc truyền bá nội dung giáo 
dục y tế (thí dụ: bài ca, bài thuyết minh, vô tuyến, truyền thanh) 
2.2.1. Ưu điểm: 
- Sự tiếp xúc trực tiếp thực hiện nhờ lời nói 
- Nội dung được soạn để thích ứng (nếu đối tượng được tuyên truyền 
hiện diện) 
- Có thể tiếp xúc một tập thể quan trọng cả những người không biết 
chữ (nhất là vô tuyến) 
- Lời nói thường được phối hợp và sử dụng để hỗ trợ hiệu quả cho 
phương tiện khác như: biểu đồ, bảng đen. 
2.2.2. Bất lợi: 
- Phương pháp truyền đạt bằng lời nói thường một chiều. 
- Có nguy cơ gây cho đối tượng được giáo dục hiện tượng thụ động 
- Nội dung có thể được hiểu và diễn dịch sai lệch 
- Ký ức thính giác có thể thấp: tỷ lệ quên khi nghe rất cao.
# 
2.3 Phương tiện bằng chữ viết 
Phương tiện bằng chữ viết là phương tiện sử dụng một bài viết làm 
cơ sở cho thông tin, truyền bá tư tưởng 
Thí dụ: Bài báo, sách, sách giáo khoa, truyền đơn 
2.3.1. Ưu điểm: 
- Ký ức thị giác thường quan trọng hơn ký ức thính giác 
- Bài viết có thể còn tồn tại (người đọc có thể đọc trở lại, có thời 
gian suy nghĩ, tìm hiểu sâu hơn sau) 
- Tiếp xúc được một tập thể lớn 
- Và có thể chọn nội dung cần truyền đạt tư tưởng. 
2.3.2. Bất lợi: 
Bài viết có thể diễn dịch sai nội dung cần truyền đạt 
- Chỉ có tác dụng tùy theo trình độ văn hóa của đối tượng cần 
truyền đạt tư tưởng. 
- Không có hiệu lực hồi tố (feedback) nhanh.
# 
2.4 Phương tiện nhìn và biểu đồ: 
Phương tiện dùng hình vẽ làm cơ sở cho việc truyền bá nội 
dung giáo dục y tế. 
Thí dụ: Bích chương – Triển lãm – Hình chụp – Bảng đen – Biểu 
đồ - Phim đèn chiếu 
2.4.1. Ưu điểm: 
- Gây nhạy cảm nhanh 
- Minh họa và tăng cường hiệu quả nội dung 
tuyên truyền 
- Tăng cường thói quen 
- Đưa nội dung chính xác, ngắn gọn, đơn giản. 
- Nội dung được cảm thụ nhanh 
- Ký ức thị giác quan trọng hơn ký ức thính giác 
2.4.2. Bất lợi: 
- Có khuynh hướng đưa quá nhiều nội dung 
trong một hình thức. 
- Quá trình làm thay đổi thái độ của đối tượng 
được tiếp xúc thường tương đối chậm. 
- Dễ gây khuynh hướng thường đơn giản hóa ý 
nghĩa giáo dục y tế. 
- Việc sắp xếp theo thứ tự hợp lý các tranh ảnh 
rất phức tạp.
# 
3. Một vài tiêu chuẩn chọn phương tiện: 
Phượng tiện sử dụng để giáo dục sức khỏe rất đa dạng. Sử dụng các 
phương tiện thường được dựa vào các yếu tố sau đây: 
3.1. Có thế áp dụng phương tiện này 
tại địa phương hay không? 
Nguyên tắc này được dựa vào các yếu 
tố sau đây: 
- Điều kiện tập quán địa phương 
- Sự quen thuộc, sử dụng phương tiện 
đối với nhân viên làm công tác giáo 
dục sức khỏe. 
- Khả năng dụng cụ sử dụng 
- Giá thành sản xuất (thường giá 
thành sản xuất tương đối thấp hơn)
# 
3.2. Có thể sáng tác và sản xuất tại địa 
phương hay không? 
• Có sự tham gia của các nghệ sĩ địa 
phương 
• Dụng cụ được sử dụng thích ứng với 
tập thể địa phương hơn. 
• Sử dụng tài nguyên và phương tiện 
địa phương 
• Hạn chế giá thành sản xuất
# 
3.3. Hiệu năng: 
• Phương tiện sử dụng có giúp tác 
động đến tất cả các nhóm nhân dân 
cần được chuyển biến tư tưởng? Và 
hành động không? 
• Phương tiện truyền đat có khả năng 
truyền đạt đầy đủ nội dung không? 
• Kết quả đạt được có tương xứng với 
vốn đầu tư không? 
Điều nên nhớ là phương tiện giáo dục y 
tế chỉ là một dụng cụ và trong mọi 
trường hợp không thể thay thế nhóm 
chuyên viên làm công tác giáo dục 
sức khỏe được.
# 
4. Bích chương: 
Bích chương là một bảng vẽ hay viết dùng để phản ánh một ý nghĩ 
4.1.Yêu cầu cơ bản của một bích 
chương 
- Bích chương phải được thực 
hiện để nhìn qua là biết bích 
chương muốn nói gì. 
- Bích chương chỉ nên trình bày 
một vấn đề 
- Chữ viết hình vẽ phải hết sức 
giản dị 
4.2. Mục đích của bích chương 
- Gây chú ý 
- Gây suy nghĩ và có hành động
# 
4.3. Trường hợp dùng bích chương 
• Bích chương có thể dùng riêng rẽ. 
• Bích chương có thể dùng chung 
với các phương tiện thông tin 
tuyên truyền khác. 
Thí dụ: 
• Dùng bích chương trong cuộc triển 
lãm hay trình bày 
• Dùng bích chương để hỗ trợ một 
buổi chiếu phim 
• Dùng bích chương để hình tượng 
hóa những ý nghĩ trình bày làm rõ 
thêm vấn đề trình bày
# 
4.4. Muốn thực hiện một bích chương 
có tác dụng: 
(1) Xác định đối tượng phục vụ 
(2) Xác định vấn đề y tế cần đề cập đến nhu cầu y 
tế 
(3) Xác định nội dung ý tưởng muốn nêu lên 
(4) Chọn hình ảnh diễn đạt ý tưởng đó 
(5) Chọn lời văn cần thiết để diễn đạt rõ rệt ý tưởng 
(6) Dùng màu sắc, nếu cần, để làm tăng sự chú ý, 
nhấn mạnh vấn đề, hay làm rõ hình ảnh 
Điều tra khảo sát trên nhóm mẫu để định lượng bích 
chương: Điều chỉnh – Hoàn chỉnh 
Bích chương muốn thành công phải: Rõ ràng – Giản 
dị - Trực tiếp 
Bích chương phải: Gây chú ý – Dễ hiểu – Gây cho 
người xem một ân tượng
# 
5. Sách lật: 
• Sách lật dùng để trình bày một câu chuyện, hay một bài học 
theo theo một diễn tiến đều đặn để giúp cho sự học dễ dàng. 
• Sách lật làm bằng những vật dụng gì ? 
• Sách lật gồm 2 tấm bìa cứng, có thể lật ngược ra phía sau 
thành một cái giá. Hai sợi dây phía dưới tấm bìa cứng buộc 
vào nhau để giữ cho sách lật đứng thẳng, giữa 2 bìa cứng là 
một số trang giấy có hình vẽ hay lời giải thích. 
• Trong hình trình bày một vấn đề, hãy dựng sách lên bàn cao 
Để mọi người thấy rõ hình vẽ, bạn đứng bên cạnh sách và dùng 
thước kẻ,hoặc cây để chỉ vào hình vẽ (tránh đứng trước sách 
để khỏi che hình) 
- Từ ngữ: ngắn gọn, dễ hiểu 
- Vừa giải thích vừa chỉ vào sách lật
BÀI 3: 
KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG VỀ 
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Nhằm giúp cho mọi người lựa chọn một cách thông 
minh vì sức khỏe và chất lượng cuộc sống trong 
cộng đồng và xã hội, cần phải trình bày các thông 
tin một cách chính xác bằng những hình thức dễ 
hiểu. Muốn thế phải biết được một số kỹ năng 
trong truyền thông. 
#
# 
1. Sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ 
thân thể 
1.1. Ngôn ngữ nói: 
1.1.1. Tiếp xúc với mọi người một 
cách thân mật sẽ giúp cho việc 
truyền thông tốt, đối tượng cảm 
thấy mình được quan tâm đến. 
1.1.2. Trước hết hãy trao đổi để xem 
xét đối tượng đã biết, tin và làm gì 
về vấn đề mình định nói. 
1.1.3. Sau đó mới bổ sung thêm hoặc 
sâu hơn điều mà họ cần biết, cần 
làm.
1.1.4. Truyền đạt những thông tin chủ chốt và giải thích lợi ích của hành 
vi mới về đảm bảo sức khỏe. Nếu nói trước đám động cần chuẩn bị kỹ 
tài liệu. 
1.1.5. Tìm ra những lý do cản trở đến việc thay đổi hành vi và cố gắng 
đề xuất được cách khắc phục. Những cản trở có thể do khách quan, do 
bản thân (thiếu hiểu biết, theo thói quen, theo phong tục tập quán, 
không quan tâm, không có tiền ... ). Hãy trao đổi với đối tượng để tìm 
cách khắc phục. 
1.1.6. Dùng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, hạn chế ngôn ngữ khoa học 
# 
cao siêu, chú ý ngôn ngữ địa phương. 
1.1.7. Trong khi giải thích có thể đưa ra các ví dụ từ chính kinh nghiệm 
trong cộng đồng, dùng những câu ca dao, tục ngữ để minh họa thêm 
cho sinh động.
# 
1.1.8. Dùng phương tiện trực quan 
như các mô hình, hiện vật, tranh 
ảnh, để giúp đối tượng dễ nhớ, dễ 
hiểu “trăm nghe không bằng một 
thấy”. 
1.1.9. Khuyến khích mọi người đặt 
câu hỏi bởi vì nhiều đối tượng có 
nhiều điều muốn hỏi nhưng họ 
ngại ngần, chúng ta cần phải biểu 
lộ sự quan tâm, chia sẻ và thông 
cảm. 
1.1.10. Giọng nói: Chú ý âm lượng, 
tốc độ, nhịp độ, chỗ nhấn mạnh, 
chỗ ngừng, điệu bộ.
# 
1.2 Ngôn ngữ thân thể: 
1.2.1. Tư thế: thoải mái 
- Khi đứng: hai gót chân 
không nên cách nhau quá 
xa như kiểu dạng chân. 
- Đi lại khi cần thiết, có mục 
đích, như đến gần với từng 
người để lắng nghe và trả 
lời, tỏ ra quan tâm đến họ. 
- Tránh vừa đi vừa nói, nói 
hay quay lưng lại.
1.2.2. Hai tay: thả lỏng, tạo các cử chỉ lịch thiệp, 
# 
tự tin .... 
• Tránh chỉ trỏ như ra lệnh hay chỉ 
trích người nghe. 
• Luôn kiểm soát được các động 
tác tay, đừng vung vẩy như con 
rối, nhưng cũng cố tránh như 
“không biết để vào đâu”. 
• Đừng làm động tác thừa: vuốt tóc, 
xếch quần, xếch váy, đập bàn .... 
trừ khi muốn biểu thị điều gì đó 
thật cần thiết.
# 
1.2.3. Cách nhìn: 
• Bao quát, không nhìn một chỗ quá lâu 
gây cảm giác bất lịch sự và khiêu khích. 
• Đối với nhóm lớn nên để mắt lần lượt 
đến từng nhóm nhỏ.
# 
1.2.4. Nét mặt: 
• Thay đổi cho phù hợp với từng lời nói, cử 
chỉ và đối tượng. 
• Luôn luôn tươi cười trong mọi tình huống 
là điều cần ghi nhớ nhất. 
• Tránh cau có lạnh nhạt đăm chiêu
# 
1.2.5. Cách ăn mặc: 
• Quần áo chỉnh tề, màu sắc hài hòa, phù 
hợp đối tượng, phong tục tập quán. 
• Không ăn mặc quá cầu kỳ gây phân tán 
sự chú ý của đối tượng.
# 
2. Sử dụng các phượng tiện 
trực quan: 
• Hiện vật 
• Mô hình 
• Tranh lật 
• Áp phích 
• Tờ gấp 
• Trưng bày, triển lãm 
• Phối hợp ti vi, video, ảnh, nhạc ... tùy từng 
tình hình cụ thể.
# 
3. Lựa chọn các phương pháp truyền 
thông thích hợp và phối hợp tùy từng 
điều kiện cụ thể: 
3.1. Nói chuyện 
3.2. Thảo luận nhóm 
3.3. Đọc tài liệu tham khảo 
3.4. Động não, tấn công trí não 
3.5. Đóng vai, mô phỏng 
3.6. Trình diễn kỹ thuật 
3.7. Thực hành
# 
3.8. Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề 
3.9. Hỏi – Đáp 
3.10. Trò chơi giáo dục sức khỏe 
3.11. Nghiên cứu thực địa 
3.12. Chiếu phim (Dia, video, tivi) 
3.13. Xêmina 
3.14. Làm bài tập 
3.15. Nghiên cứu thực địa
# 
4. Tạo ra môi trường truyền thông 
năng động: 
Muốn tạo ra một môi trường truyền thông năng 
động cần: 
+ Nhận rõ bầu không khí đang bao trùm. 
+ Mở đầu bằng thái độ tích cực (ngôn ngữ nói và 
ngôn ngữ thân thể) để gây ảnh hưởng tốt đến 
người nghe. 
+ Xác định rõ các mục tiêu bằng cách để cho đối 
tượng nêu các nhu cầu mong muốn. 
+ Hãy động viên mọi gười cùng tham gia đóng góp 
kinh nghiệm để đạt được mục tiêu chung đã 
thống nhất dưới sự hỗ trợ của giảng viên. 
+ Chuẩn bị cho mọi người sẵn sàng đương đầu với 
những thách thức. 
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập 
cá nhân hoặc nhóm, động viên mọi người tích 
cực tham gia, tôn trọng học viên. 
+ Cho phép sự đối trọi các ý kiến giữa học viên với 
học viên và giữa học viên với giáo viên.
# 
BÀI 4: 
TƯ VẤN 
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
# 
I. KHÁI NIỆM: 
Công tác tư vấn về TPCN là một 
dạng truyền thông trực tiếp, giúp 
cho đối tượng (khách hàng) 
nhận được thông tin chính xác, 
rõ ràng để họ tự quyết định lựa 
chọn biện pháp sử dụng TPCN 
được thường xuyên phù hợp với 
hoàn cảnh của đối tượng.
# 
II. NỘI DUNG TƯ VẤN VỀ TPCN: 
Tư vấn về TPCN là một dạng truyền 
thông tin trực tiếp rất có hiệu quả. 
Người tư vấn là điểm tiếp xúc đầu 
tiên mà khách hàng cần biết về 
TPCN. Nội dung tư vấn về TPCN 
bao gồm: 
1. Cung cấp thông tin đầy đủ chính xác 
về tác dụng, chất lượng, sản phẩm 
TPCN. 
2. Tìm hiểu sự băn khoăn, lo lắng của đối 
tượng về sự lựa chọn các sản phẩm 
TPCN. 
3. Thảo luận đưa ra lời khuyên với đối 
tượng khách quan, trung thực. 
4. Xây dựng cho đối tượng có thái độ 
tích cực đối với vấn đề: Hiểu đúng – 
Làm đúng – Dùng đúng TPCN
# 
III. NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI 
TƯ VẤN: 
1.Người tư vấn về TPCN phải tỏ thái độ đồng cảm với đối tượng, tìm hiểu 
xem họ nghĩ gì liên quan đến nhiệm vụ tư vấn của mình cần đáp ứng. 
2.Phải tôn trọng đối tượng thể hiện giao tiếp lịch sự, thân ái, nhã nhặn, chú 
ý lắng nghe tâm tư nguyện vọng, những băn khoăn lo lắng của đối 
tượng để có thể hiều và giúp đỡ họ thiết thực hơn. 
3. Cung cấp thông tin phải chính xác, rõ ràng 
- Nên kết hợp tranh ảnh, tài liệu khoa học để giải thích. 
- Gợi ý xem họ có hiểu đúng như ý mình truyền đạt không. 
- Chú ý đến yếu tố tâm lý, trình độ văn hóa, phong tục, tập quán, dân tộc 
để lựa chọn ngôn ngữ thích hợp . 
4. Sắp xếp thời gian để thăm lại đối tượng hoặc gặp lại mình
# 
IV. PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤN 
Chúng ta áp dụng 6 bước: 
Bước 1: Chào đối tượng 
- Niềm nở chào hỏi 
- Lễ độ giới thiệu về bản thân 
- Hỏi xem liệu thân mình có thể giúp được gì 
cho họ 
Bước 2: Hỏi thăm đối tượng 
- Tình hình sức khỏe và gia đình 
- Thông tin y tế có liên quan 
- Nhu cầu cần thiết về TPCN
# 
Bước 3: Kể cho đối tượng các loại 
TPCN: 
- Kể, phân tích các loại, tác dụng, hiệu 
quả, giá cả. 
- Nói cả điều điều lợi, bất lợi 
- Tránh áp đặt chủ quan 
- Kể cả về tác dụng phụ 
Bước 4: Giúp cho đối tượng lựa 
chọn loại TPCN : 
- Để họ lựa chọn loại thích hợp 
- Trường hợp chưa xác định được cần 
giải thích rõ ràng và khuyên đối 
tượng nên như thế nào 
- Kiểm tra xem đối tượng có chắc chắn 
và yên tâm chưa ?
# 
Bước 5: Giải thích lựa chọn 
Các loại TPCN hiện có. Có thể 
phát tài liệu để đối tượng đem 
về nhà sử dụng. 
Bước 6: Hẹn đối tượng trở lại 
- Hẹn đối tượng trở lại hoặc đến 
với đối tượng. 
- Hỏi đối tượng đã sử dụng 
TPCN ra sao, có vướng mắc gì 
không. 
- Khẳng định cùng đối tượng 
những sản phẩm TPCN cần duy 
trì.
# 
PHẦN II: 
KIẾN THỨC 
VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
# 
BÀI 5: 
ĐẠI CƯƠNG 
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
# 
NỘI DUNG: 
Phần I: Sức khỏe và nguy cơ sức khỏe 
Phần II: TPCN – ra đời và phát triển 
Phần III: Tác dụng của TPCN 
Phần IV: Nghiên cứu, sản xuất, phân phối 
và quản lý TPCN.
# 
PHẦN I: 
SỨC KHỎE VÀ NGUY CƠ 
SỨC KHỎE
# 
1. Sức khỏe là gì? Theo WHO: 
Sức khỏe là tình trạng: 
• Không có bệnh tật 
• Thoải mái về thể chất 
• Thoải mái về tâm thần 
• Thoải mái về xã hội.
# 
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất: 
- Của mỗi người 
- Của toàn xã hội 
Fontenelle: “Sức khỏe là của cải 
quý giá nhất trên đời mà chỉ 
khi mất nó đi ta mới thấy tiếc”. 
Điều 10 trong 14 điều răn của 
Phật: 
“Tài sản lớn nhất của đời người 
là sức khỏe”.
1 . 0 0 0 . 0 0 0 . 0 0 0 . 0 0 0… 
Tiêu chí 
cuộc sống 
# 
2. Giá trị của sức khỏe: 
SK T N V C X CV ĐV ƯM TY 
• Có tiền có thể đến khám bác sĩ nhưng không mua được sức khỏe tốt! 
• Có tiền có thể mua được máu nhưng không mua được cuộc sống! 
• Có tiền có thể mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu! 
• Có sức khỏe, sỏi đá cũng thành cơm!
# 
3. QUAN ĐIỂM VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE 
Đầu tư, chăm sóc khi còn đang khỏe. 
• Phòng ngừa các nguy cơ bệnh tật. 
• Hiệu quả và kinh tế nhất. 
Do chính mình thực hiện
# 
Ba loại người: 
• Người ngu gây bệnh 
(Hút thuốc, say rượu, ăn uống 
vô độ…). 
• Người dốt chờ bệnh (ốm đau 
rồi mới đi khám, chữa). 
• Người khôn phòng bệnh 
(chăm sóc bản thân, chăm 
sóc cuộc sống.)
Nội kinh hoàng đế (Thời Xuân-Thu-Chiến-Quốc): 
” Thánh nhân không trị bệnh đã rồi, mà trị bệnh chưa đến, 
# 
không trị cái loạn đã đến mà trị cái loạn chưa đến”. 
“Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, ốm mới khám 
chữa bệnh – Tất cả đều là muộn!” 
“Tiền bạc là của con, Địa vị là tạm thời, Vẻ vang là quá khứ, 
Sức khỏe là của mình!”.
# 
Thiệt hại do béo phì 
(Viện nghiên cứu Brookings - Mỹ) 
1. Chi phí chăm sóc người béo phì 
trưởng thành: 147 tỷ USD/năm 
2. Chi phí chăm sóc béo phì trẻ em: 
14,3 tỷ USD/năm 
3. Thiệt hại kinh tế do mất năng 
suất lao động do béo phì: 66 tỷ 
USD/năm 
4. Tổng thiệt hại nền kinh tế Mỹ do 
béo phì: 227,5 tỷ USD/ năm
# 
Giá trị tiêu dùng của người Mỹ 
(Theo GS.TS Mary Schmidl – 2009) 
• 1950: Nhà + xe + TV 
• 1960: Giáo dục Đại học 
• 1970: Máy tính 
• 1980: Nhiều tiền 
• 2000: Sức khoẻ
# 
4. Nguy cơ về sức khỏe 
Xã hội quá độ về kinh tế - Đang mới 
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 
Thay đổi phương 
thức làm việc 
Thay đổi lối 
sống sinh hoạt 
Thay đổi tiêu 
dùng TP 
Môi trường 
HẬU QUẢ 
1. Tăng cân quá mức và béo phì. 
2. Ít vận động thể lực. 
3. Chế độ ăn: 
- Khẩu phần TP nghèo chất xơ, rau quả và ngũ cốc toàn phần. 
- Khẩu phần ít cá – thủy sản. 
- Khẩu phần nhiều mỡ, đặc biệt mỡ bão hòa. 
4. Stress thần kinh. 
5. Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm TP. 
6. Di truyền.
# 
4.1. Trạng thái sức khỏe hiện nay: 
• Trạng thái I (khỏe hoàn toàn): 5 – 10%. 
• Trạng thái II (ốm) : 10 – 15 %. 
• Trạng thái III (nửa ốm nửa khỏe): 75%.
4.2. DALE (Disability – adjusted life expectancy) 
# 
Kỳ vọng sống điều chỉnh theo sự tàn tật. 
Là số năm kỳ vọng sống khỏe (khỏe hoàn toàn). 
+ Nhật Bản: 74,5. 
+ Australia: 73,2. 
+ Pháp : 73,1. 
+ Thụy sĩ: 72,5. 
+ Anh: 71,7. 
+ Đức: 70,4. 
+ Mỹ: 70,0. 
+ Trung Quốc: 62,3. 
+ Thái Lan: 60,2. 
+ Việt Nam: 58,2. 
+ Ấn Độ: 45,5. 
+ Nigeria: 38,3. 
+ Ethiopia: 33,5. 
+ Zimbabwe: 32,9. 
+ Sierra Leone : 25,9.
# 
4.3. Các bệnh cấp tính: 
Vẫn còn nhiều nguy cơ: 
Ví dụ: 
• NĐTP do hóa chất + vi sinh vật 
• Bệnh bò điên (BSE) 
• Bệnh cúm gia cầm: H5N1, H1N1… 
• Bệnh liên cầu khuẩn, tai xanh ở lợn. 
• Bệnh nhiễm trùng thực phẩm…
# 
4.4. Các bệnh mạn tính: 
“Thế giới đang phải đối đầu với cơn thủy triều các bệnh mạn tính không lây!”. 
TT Nước 1995 (mill.) 2025 (mill.) 
1 
Ấn Độ 
19,4 
57,2 
2 
Trung Quốc 
16,0 
37,6 
3 
Mỹ 
13,9 
21,9 
4 
Nga 
8,9 
14,5 
5 
Nhật Bản 
6,3 
12,4 
6 
Brazil 
4,9 
12,2 
7 
Indonesia 
4,5 
11,7 
8 
Pakistan 
4,3 
11,6 
9 
Mexico 
3,8 
8,8 
10 
Ukraine 
3,6 
8,5 
Các nước khác 49,7 103,6 
Việt Nam 2007: 2,1 4,2 
Tổng cộng 135,3 300,0
Nguy cơ của vòng đời con người trong thời đại 
# 
CNH-ĐTH 
1. Chậm tăng 
trưởng (IUGR) 
2. Đẻ non 
3. Thừa thiếu dd 
4. Di truyền 
1. Bệnh mạch 
vành (CHD) 
2. Đột quỵ 
3. ĐTĐ 
4. Tăng HA 
5. K 
1. Chậm tăng 
trưởng 
2. Chế độ nuôi 
dưỡng 
3. MT 
1. CHD 
2. Đột quỵ 
3. Đái tháo đường 
4. K 
5. Bệnh tiêu hóa 
1. Chế độ ăn 
2. Vóc dáng thấp 
3. MT 
1.  HA 
2. CHD 
3. Đột quỵ 
4. Đái tháo đường 
5. Béo phì 
6. K 
1. Chế độ ăn 
2. Thuốc lá, ROH 
3. Ít vận động 
4. Stress 
5. MT 
1. CHD 
2. Đột quỵ 
3.  HA 
4. Đái tháo đường 
5. K 
1. Chế độ ăn 
2. Ít vận động 
3. Suy giảm CN Slý 
4. Stress 
5. MT 
1. Đái tháo đường 
2. K 
3. CHD 
4. VXĐM 
5. Cao HA 
6. TH viêm khớp 
7. Bệnh TK 
Giai đoạn 
bào thai 
Giai đoạn 
thơ ấu – 
vị thành niên 
Giai đoạn 
trưởng thành 
Giai đoạn 
lão hóa – 
cao tuổi 
Giai đoạn 
sơ sinh 
< 1 tuổi
I. BỆNH TIM MẠCH 
#
# 
I- Hệ tuần hoàn 
Hệ tuần hoàn: gồm: 
1. Tim : - Bơm hút máu từ TM về. 
- Bơm đẩy máu vào ĐM đến các 
mô. 
2. Mạch máu: 
2.1. Vòng đại tuần hoàn: Mang máu giàu 
02 và chất dinh dưỡng từ tim trái theo 
động mạch chủ đến các động mạch, 
mao mạch, cung cấp 02 và chất dinh 
dưỡng cho tế bào ở các mô. Máu từ 
các mao mạch ở mô tập trung thành 
máu tim rồi theo các tĩnh mạch lớn về 
tim phải. 
2.2. Vòng tiểu tuần hoàn: mang máu tĩnh 
mạch từ tim phải theo động mạch phổi 
lên phổi nhận 02 và thải C02, thành 
máu động mạch, theo 4 tĩnh mạch phổi 
về tim trái.
Chức năng tuần hoàn: 
1. Chức năng vận tải (quan trọng nhất). 
- Đưa máu động mạch với các các chất 
dinh dưỡng, 02, hormone…tới tác 
mô. 
# 
- Đem máu tĩnh mạch cùng với các 
chất thải của tế bào, C02…từ mô về 
tim để thải C02 qua phổi và các chất 
thải qua thận. 
2. Điều hòa lưu lượng máu cho những 
mục đích nhất định như tuần hoàn 
dưới da để điều hòa nhiệt. 
3. Phân bố lại máu trong những trường 
hợp bất thường để duy trì sự sống 
của cơ quan quan trọng: tim, não 
(sốc chấn thương, sốc chảy máu).
# 
II. Các tổn thương chủ yếu hệ tim mạch 
1. Tổn thương tim 
1.1. Không do mạch vành: 
+ Ngộ độc K+, Ca++, Na+. 
+ Suy tim do thiếu Vitamin B1 
Vitamin B1 giúp TB đưa Acetyl CoA vào vòng Krebs, khai 
thác năng lượng từ Glucid, Lipid, axit amin. Thiếu 
Vitamin B1 biểu hiện rối loạn sớm ở cơ tim: suy tim. 
+ Do cơ chế miễn dịch: bệnh sinh của thấp tim. 
+ Do nhiễm độc, nhiễm khuẩn: độc tố, thuốc, hóa chất, cúm, 
thương hàn… 
1.2. Tổn thương tim do mạch vành: 
+ Động mạch vành (F&T) tạo vòng cung ôm lấy trái tim, có 
nhiệm vụ nuôi dưỡng tim. 
+ Khi nghỉ ngơi: động mạch vành cung cấp cho tim: 225ml 
máu/phút. 
+ Khi gắng sức: công suất tim tăng 6-8lần bình thường 
nhưng động mạch vành chỉ tăng được 3-4 lần, dẫn tới cơ 
tim thiếu 02, dinh dưỡng → kéo dài dễ suy tim. 
+ Nguyên nhân chủ yếu: tắc nghẽn động mạch vành do vữa 
xơ động mạch. 
+ Mảng VSĐM → cục máu đông, càng dễ gây tắc (do ngưng 
tụ TC, Fibrinogen…).
Hậu quả 
1. Cơn đau thắt ngực: do cơ tim thiếu máu bởi 
# 
suy động mạch vành: 
Thiếu 02 → xuất hiện trong tim các sản phẩm 
chuyển hóa yếm khí (acid) và các chất khác 
(histamin, kinins, proteolylic…) ở nồng độ cao 
mà tuần hoàn vành không loại trừ kịp (do suy 
giảm). Chúng kt tận cùng cảm giác đau. 
2. Nhồi máu cơ tim: Do tình trạng 1 phần tim bị 
hoại tử hậu quả ngừng trệ tuần hoàn động 
mạch vành: Thiếu máu đột ngột → thiếu 02 → 
rối loạn quá trình oxy hóa – khử → tích tụ các 
sản phẩm chuyển hóa và chất trung gian hóa 
học → hoại tử. Ở tim hay gặp nhồi máu trắng 
(do tắc mạch, kết hợp với co thắt mạch vùng 
tắc và vùng xung quanh dẫn tới màu sắc vùng 
hoại tử nhợt nhạt). Hay gặp vùng nghèo tuần 
hoàn bàng hệ (tim, lách, não, thận). 
- Nhồi máu đỏ: do máu tĩnh mạch vùng xung 
quanh thấm sang vùng hoại tử do hóa chất 
trung gian từ vùng hoại tử thấm ra lân cận, làm 
tổn thương thành mạch và tăng tính thấm (Hay 
gặp ở phổi, ruột).
# 
2. Suy tuần hoàn do mạch: 
2.1. Xơ vữa động mạch: 
Thành động mạch có 3 lớp: 
2.1.1 Lớp ngoài cùng: vỏ xơ 
- Có các sợi thần kinh chi phối 
- Ở ĐM lớn có cả mạch máu nhỏ nuôi 
dưỡng thành mạch 
2.1.2. Lớp giữa: gồm các sợi cơ trơn và 
sợi đàn hồi. 
- Ở ĐM lớn: nhiều sợi đàn hồi hơn sợi 
cơ, nên có tính đàn hồi cao. 
- Ở ĐM nhỏ: sợi cơ trơn nhiều hơn sợi 
đàn hồi, nên tính co thắt là chủ yếu 
2.1.3. Lớp trong cùng: là lớp tế bào nội 
mô
# 
Quá trình hình thành mảng 
VXĐM: 
(1) Bắt đầu bằng sự lắng đọng các tinh thể 
cholesterol ở lớp nội mạc và lớp cơ trơn dưới 
nội mạc 
(2) Càng ngày mảng này càng phát triển rộng ra, 
lan tỏa, dày lên, lồi vào lòng mạch, cản trở sự 
lưu thông máu, đôi khi gây tắc mạch. 
(3) Tiếp đó là sự lắng đọng Calci: muối calci lắng 
đọng và ngưng tụ cùng cholesterol và các lipit 
khác, cùng các mô xơ phát triển, biến ĐM thành 
một ống cứng, không đàn hồi (xơ cứng động 
mạch). 
(4) Các mảng xơ và sự tích đọng cholesterol, calci 
do thiếu nuôi dưỡng bị thoái hóa, loét, sùi 
(vữa). Sự loét và sùi làm nội mạc mất tính trơn, 
nhẵn tạo điều kiện cho tiểu cầu bám vào và 
khởi động quá trình đông máu, tạo thành các 
cục máu đông, gây tắc mạch. Đồng thời thành 
ĐM bị thoái hóa, cũng dễ vỡ. Hậu quả rất nguy 
hiểm nếu xảy ra tắc mạch, vỡ mạch ở tim, não, 
nội tạng.
# 
Thế giới hôm nay: 
Những con số kinh sợ ! 
• 2 giây: 1 người chết vì tim mạch. 
• 5 giây: 1 người bị nhồi máu cơ tim 
• 6 giây: 1 người bị đột quỵ 
• 1 phút: 30 người chết vì tim mạch 
• 1 giờ : 1.800 người chết vì tim mạch 
• 1 ngày: 43.200 người chết vì tim mạch
# 
Tăng HA là vấn đề sức khỏe cộng đồng. 
+ Thế giới: Tỷ lệ 18-20% (WHO) 
+ Châu Á – Thái Bình Dương: 11-32%. 
+ Thế giới hiện có 1,5 tỷ người tăng HA. 
+ Việt Nam 
• 1960: 1 – 2% 
• 1970: 6 – 8% 
• 1990: 12 – 14% 
• 2000: 18 – 22% 
• 2010: 27%.
# 
Tử vong tại bệnh viện 
(Nguồn: GS Đặng Vạn Phước 2009) 
Năm 
Xếp thứ 
1 2 3 4 
1980 NT SS UT TM 
1990 NT TM UT SS 
2000 TM WT Khác NT 
Ghi chú: NT: nhiễm trùng; SS: Sơ sinh; UT: ung thư; TM: Tim mạch
# 
CÁC NGUY CƠ GÂY BỆNH TIM MẠCH: 
1. Chế độ ăn 
2. Hút thuốc lá 
3. Gốc tự do 
4. Các bệnh mạn tính 
5. Môi trường 
6. Ít vận động 
7. Uống nhiều ROH 
8. Lão hóa 
9. Giới – Chủng tộc 
10. Di truyền 
Nguy 
Cơ 
tim 
mạch
# 
Chế độ ăn và bệnh tim mạch 
•Nhiều mỡ bão hòa 
•Nhiều acid béo thể Trans 
•TP giàu cholesterol (phủ tạng, trứng ...) 
•Ăn ít chất xơ 
Xơ vữa động mạch 
HA cao 
Nhồi máu 
cơ tim 
Đột quỵ 
não 
1.
# 
Tăng Cholesterol 
Sử dụng TP giàu chất béo bão hòa và 
giàu cholesterol 
Cholesterol máu tăng lên theo tuổi 
Tăng cân – Béo phì 
Bệnh tiểu đường, HA cao 
Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, 
ít vận động thể lực, nhiều stress 
Di truyền
# 
LỢI ÍCH CỦA DẦU THỰC VẬT 
Cung cấp acid -3 và -6 
Acid -3 
+ Có nhiều trong cá, dầu cá 
+ Tác dụng: 
1. Giảm cholesterol, TG 
2. Chống loạn nhip tim, rung tâm thất 
3. Chống hình thành huyết khối 
4. Giảm HA ở thể nhẹ 
+ Nhu cầu: 0,5-1,0% năng lượng 
Acid -6 
+ Có nhiều trong dầu thực vật 
+ Tác dụng: phụ thuộc 
-6 
-3 
4 
1 
• Tỷ lệ (tối ưu: ) 
• Hàm lượng chất AO 
+ Nhu cầu: 3-12% năng lượng 
E P A 
20:5, -3 
D H A 
22:6, -3 
1. Tham gia cấu tạo phát triển não bộ 
2. Kích thích khả năng ghi nhớ, 
tập trung, ham muốn học tập 
3. Phát triển năng lực phối hợp vận động 
4. Tăng sức đề kháng 
Khi cơ thể giàu AO 
1. Giảm cholesterol 
2. Giảm LDL 
Khi cơ thể nghèo AO 
1. Tăng nguy cơ 
mạch vành 
2. Tăng nguy cơ 
ung thư 
Khi dư thừa -6 
1. Tăng VXĐM, 
máu vón cục 
2.Tăng nguy cơ 
ung thư vú, tiền 
liệt tuyến, đại tràng 
3.Tăng dị ứng 
4. Khi dư gấp 4-5 
lần so với -3, 
ức chế -3 không 
còn tác dụng sinh 
học
# 
Thực đơn Địa Trung Hải 
(Mediterraean Menu) 
1. Ăn nhiều cá, thủy sản (nhiều acid béo  - 3) 
2. Ăn nhiều dầu oliu (có tỷ lệ ) 
3. Ăn nhiều rau, quả (nhiều chất xơ và vitamin) 
Hệ lụy: 
• Tỷ lệ mắc và chết do bệnh tim mạch thấp 
hơn rất nhiều so với các vùng khác. 
• Tỷ lệ bị ung thư thấp hơn rất nhiều lần các 
vùng khác. 
• Tại Hy Lạp và Italia: tỷ lệ VXĐM và K rất 
thấp. 
 - 6 
 - 3 
= 
4 
1
# 
Sự “phi lý Israel” 
1. Xuất khẩu dầu Ôliu (vì đắt tiền) 
Dầu Ôliu có tỷ lệ 
hợp lý 
 - 6 
 - 3 
= 
2. Hàng ngày ăn nhiều dầu hướng dương (vì rẻ tiền). 
Dầu hướng dương: 
- Hàm lượng acid  - 6 cao. 
- Tỷ lệ không hợp lý. 
 - 6 
 - 3 
- Dư thừa acid  - 6 
Hệ lụy: 
• Tỷ lệ ung thư cao nhất khu vực. 
• Mặc dù nồng độ cholesterol thấp.
2. Hút thuốc lá và bệnh tim mạch 
1 2 3 4 5 6 
# 
Nicotin
3. Gốc tự do và bệnh tim mạch: 
# 
• FR  oxy hóa tế bào  VXĐM 
• VXĐM là cơ sở của các bệnh tim mạch
# 
• Bệnh đái tháo đường 
• Rối loạn mỡ máu 
• Tăng cân, béo phì 
• Thiểu năng Giáp 
• Thiểu năng Hormone SD 
• Viêm cầu thận mạn tính 
Tăng LDL, giảm HDL, 
tăng Cholesterol, tăng TG 
4. Các 
bệnh 
mạn tính 
và bệnh 
tim 
mạch 
Vữa xơ 
động mạch 
Tăng HA
5 Môi trường và bệnh tim mạch 
Ghi chú: 1Nm = 10-9m # 
CÁC 
YẾU 
TỐ 
VẬT 
LÝ 
CỦA 
KHÔNG 
KHÍ 
Nhiệt độ 
(lên cao 100m 
↓ 0,6oC) 
Độ ẩm 
Các bức xạ 
Tốc độ chuyển 
động KK 
Áp suất khí quyển: 
- Ở 0oC, ngang 
mặt biển: 760mmHg. 
- ↑ 10,5m →↓ 1mm Hg 
Điện tích khí quyển 
-Ion nhẹ: 400-2000/ml 
-N/n > 10-20: Ô nhiễm 
Bức xạ vô tuyến 
(100.000km-0,1mm) 
Nhiệt 
Nhiệt 
Kích thích 
Kích thích 
Phóng xạ 
Bức xạ mặt trời 
Hồng ngoại 
(2.800-760 Nm) 
Nhìn thấy 
(760-400 Nm) 
Tử ngoại 
(400-1 Nm) 
Bx ion hóa 
Tia Rơnghen 
(1-0,001 Nm) 
Tia Gamma 
(≤0,001 Nm)
# 
Phân loại theo 
chiều dài bước 
sóng 
Phân loại bức xạ vô tuyến 
Chiều dài bước 
sóng 
Tần số 
Phân loại theo 
sóng vô tuyến 
Miciamet 10.000 - 10km 3 Hz - 3.104 Hz Sóng dài 
Kilomet 10km - 1km 3.104 - 3.105 Hz Sóng dài 
Hectomet 1.000m - 100 m 3.105 - 3.106 Hz Sóng dài 
Đecamet 100m - 10 m 3 - 30 MHz Sóng trung 
Met 10m - 1m 30 - 300 MHz Sóng ngắn 
Đecimet 100cm - 10 cm 300 - 3.000 
MHz 
Sóng cực ngắn 
Centimet 10cm - 1 cm 3 - 30GHz Sóng SCT 
Milimet 10mm - 1 mm 30 - 300GHz Sóng SCT 
Ghi chú: Mega Hert (MHz) = 106 Hz 
Giga Hert (GHz) = 109 Hz = 103 MHz 
Sóng SCT
# 
Tác hại của sóng điện từ với SK 
Hiệu ứng nhiệt 
(Nung nóng tổ chức) 
Hiệu ứng không 
sinh nhiệt 
1.Làm dao động các vi thể: ty lạp thể, ADN 
2.Kích thích các Receptor 
3.Làm rối loạn trao đổi ion K+ và Na+ 
ở màng tế bào 
Sắp xếp lại 
các phân tử, ion 
Tăng dao động 
phân tử, ion 
Tổ chức dễ bị nung nóng 
1. Tổ chức cấp ít máu: Nhân mắt, 
ống dẫn tinh, tổ chức ít mỡ. 
2. Tổ chức nước bão hòa: gan, tụy, lách, thận 
1. Hội chứng SNTK: ra mồ hôi tay chân, mệt mỏi, 
run chi, rụng tóc, mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, khó thở, nóng nảy 
2. Đục nhân mắt 
3. Vô sinh, teo tinh hoàn, giảm khả năng tình dục, RLKN ... 
4. Biến đổi chuyển hóa: Giảm BC, HC, TC; Loét dạ dày, viêm TK, sốt; RLCN gan, lách, thận,tụy 
5. Gia tăng gốc tự do (FR) 
6. Suy giảm sức đề kháng: giảm khả năng thực bào, giảm SX Interferon, giảm miễn dịch 
7. RL tim mạch: Đau tim, mạch giảm hoặc tăng, HA giảm, giãn mạch
# 
Ít vận động dễ bị bệnh tim mạch 
+ Người ít vận động bị bệnh tim mạch gấp 2 lần 
người thường xuyên vận động 
+ Vận động: 
• Làm giảm VXĐM 
• Tăng máu lưu thông tới tim 
• Giảm béo phì 
• Giảm HA 
6
# 
10 tác dụng của vận động 
1. Vận động làm phát triển hoàn thiện, tăng nhạy 
cảm các cơ quan cảm giác, đặc biệt là làm nhạy 
các Receptor. 
2. Vận động làm tăng khả năng phối hợp các cơ 
quan, tăng kỹ năng và thành thục cung phản 
xạ. 
3. Vận động làm tăng tiêu hao năng lượng, tăng 
thoái hóa mỡ, làm giảm cân, chống béo phì. 
4. Vận động có tác dụng TAM TĂNG: 
• Tăng tính bền bỉ dẻo dai. 
• Tăng tính thích nghi 
• Tăng tính linh hoạt 
5. Vận làm con người khỏi trì trệ, héo hon, làm 
phát triển vững chắc và hoàn chỉnh.
# 
6. Vận động ảnh hưởng tới 
các chức năng các cơ 
quan và tạo sự liên kết 
phản xạ giữa các cơ 
quan: 
+ Tiết kiệm năng lượng (vận động 
và không vận động có tỷ lệ tiêu 
hao năng lượng là 38/100). 
+ Hấp thu và tiêu hóa các chất dinh 
dưỡng hiệu quả hơn 
+ Sử dụng O2 của phổi và máu tốt 
hơn.
# 
7. Vận động làm tăng vẻ 
đẹp của con người, tạo 
nên dáng đi uyển chuyển, 
nhanh nhẹn; thể lực cân đối 
hài hòa; da dẻ hồng hào; 
răng trắng bóng; tóc mượt 
mà; mắt lanh lợi ... 
8. Vận động làm giảm nguy 
cơ bệnh tật (tim mạch, tiểu 
đường, xương khớp, ung 
thư, thần kinh, tiêu hóa, hô 
hấp, tiết niệu ... )
# 
9. Vận động có tác dụng điều tiết tâm 
tính, tăng lòng tự tin, làm vượng tinh 
lực, cởi mở hiền hòa. 
10. Vận động làm giảm tốc độ lão hóa, 
kéo dài tuổi thọ: 
+ Thúc đẩy CHCB 
+ Tăng cường chức năng các cơ quan 
+ Tăng sức đề kháng, miễn dịch 
+ Tăng đào thải chất độc 
+ Làm giảm tốc độ suy thoái
# 
7 Uống nhiều rượu dễ bị bệnh tim mạch 
Lợi ích của uống rượu vừa phải 
1. Khai vị, kích thích ăn ngon 
2. Rượu thuốc có tác dụng hoạt huyết, phấn 
trấn thần kinh, điều chỉnh âm dương, giãn 
gân thông mạch, hồng hào đẹp đẽ. 
3. Tác dụng chuyển tải dẫn thuốc bổ dưỡng. 
4. Tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh: giảm mỡ 
máu, tăng tuổi thọ ... 
5. Hỗ trợ trị liệu sau bị bệnh.
Tác hại của uống nhiều rượu: 
# 
1. Ngộ độc rượu. 
2. Gây bệnh tật: 
- Xơ gan 
- Tổn thương TK 
- Tăng HA ... 
3. Ảnh hưởng nhân cách 
“Ở đời chẳng biết sợ ai 
Sợ thằng say rượu nói dai tối ngày” 
4. Ảnh hưởng hạnh phúc gia đình. 
5. Tai nạn giao thông.
# 
UỐNG RƯỢU VÀ SỨC KHỎE: 
Con công 
Con sư tử 
Con khỉ 
Con lợn 
1. Uống vừa phải : 
3đơn vị ROH/d 
1đơn vị = 10g: 
•1 lon bia 5% 
•1 cốc (125 ml) rượu vang 11% 
•1 chén (40ml) rượu mạnh  40% 
2. Uống quá liều : 
3. Uống nhiều : 
4. Uống quá nhiều : 
• Hưng phấn 
• Khoan khoái 
• Da dẻ hồng hào 
• Tự tin 
• Đẹp như con công 
•  Hưng phấn 
• Tinh thần phấn 
khích 
• Tự tin quá mức 
• Ăn to nói lớn 
• Cảm thấy mạnh 
như con sư tử 
• RL ý thức 
• Không kiểm soát 
được hành vi 
• Hành động theo 
bản năng 
• Phản xạ bắt trước 
như con khỉ 
• Ức chế mạnh 
• Mắt, mặt ngầu đỏ 
• Nói lảm nhảm 
• Ngáy khò khò 
như con lợn
8. Lão hóa và bệnh tim mạch 
• Suy giảm cấu trúc 
• Suy giảm khả năng bù trừ, khả năng dự trữ. 
• Suy giảm thích nghi 
• Suy giảm chức năng. 
# 
ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH LÃO HÓA 
Giảm sút chức năng mọi cơ quan, hệ thống. 
Tăng cảm nhiễm với bệnh tật: 
Tăng theo hàm số mũ khả năng mắc bệnh 
và tử vong
# 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỐC ĐỘ LÃO HÓA 
Sinh 
QUÁ TRÌNH 
LÃO HÓA 
Tö 
ĐK sèng, m«i trêng 
TÝnh c¸ thÓ, di truyền 
ĐiÒu kiÖn ăn uèng 
GÔC TỰ DO 
Điều kiện lao động 
Giảm thiểu Hormone 
(Yên, Tùng, Sinh dục…) 
Bổ sung các chất dinh 
dưỡng, TPCN 
 YÕu ®uèi 
 Mê m¾t, ®ôc nhân 
 Đi l¹i, vận động 
chËm ch¹p 
 Giảm phản x¹ 
 Giảm trÝ nhí 
 Da nhăn nheo 
BiÓu hiÖn bªn 
ngoμi 
 Khèi lîng n·o giảm 
 Néi tiÕt giảm 
 Chøc năng giảm 
 Tăng chøng, bÖnh: 
-Tim m¹ch 
-H« hÊp 
-Tiªu ho¸ 
-X¬ng khíp, tho¸i ho¸ 
-ChuyÓn ho¸… 
BiÓu hiÖn bªn trong
9. Giới – chủng tộc và bệnh tim mạch 
1. Nữ < 45 tuổi bị bệnh tim mạch ít hơn nam. 
Cơ chế: Hormone Estrogen của nữ làm giảm LDL, còn 
# 
ở nam LDL cao hơn ở nữ và HDL thấp hơn do 
Hormone Testosteron. 
+ Khi mãn kinh: hết Estrogen, LDL tăng lên và nguy cơ 
tim mạch ở nam và nữ ngang nhau. 
2. Người Âu – Mỹ bị VXĐM, suy tim cao hơn 
người châu Á. Người Mỹ gốc Phi bị HA cao hơn.
# 
10. Di truyền và bệnh tim mạch 
Vữa xơ động mạch nhiều khi do di truyền.
# 
Hậu quả của các yếu tố nguy cơ 
Bệnh mạch vành 
Vữa xơ động mạch 
-Chết đột ngột 
-Rối loạn nhịp 
Tử vong 
-Tăng HA. 
-Đái tháo đường 
-RL mỡ máu 
-Béo phì, quá cân 
-Lạm dụng R0H 
-Hút thuốc lá 
-Ít vận động 
-HC-X 
Yếu tố nguy cơ tim mạch 
Suy tim giai đoạn cuối 
Nhồi máu cơ tim 
Rối loạn chức năng
# 
II. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
# 
Hệ tiêu hóa 
Ống tiêu hóa 
Các tuyến 
Miệng (Tiền môn) 
Thực quản 
Dạ dày 
Ruột non 
Ruột già 
Hậu môn 
Nước bọt 
Gan 
Tụy 
Tuyến dạ dày – Ruột 
Khái quát chuyển hóa Glucide:
# 
CHỨC NĂNG HỆ TIÊU HÓA 
Chức năng co bóp 
Nhào trộn 
Nghiền nát 
Đẩy thức ăn từ trên  dưới 
Tiết dịch 
Tiết men tiêu hóa 
Chức năng bài tiết 
Chức năng tiêu hóa 
Phân giải TP thành phân tử 
đơn giản để hấp thu: 
Glucide  G 
Protide  . Acid amin 
. Dipeptide, 
. Tripeptide 
Lipide  . Acid béo 
. Monoglycerid 
Chức năng hấp thu 
Đưa thức ăn đã được tiêu hóa 
qua niêm mạc ruột vào máu 
Đào thải - SPCH 
Bài tiết một số Hormone
# 
VAI TRÒ CỦA GLUCID 
1. Cung cấp năng lượng 
- Cung cấp 70% năng lượng của khẩu phần ăn. 
- 1 phân tử Glucose cho 38 ATP (Adeno Triphosphat) và 420 Kcal. 
- Nguồn năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động, mọi tế bào, mô và 
cơ quan. 
2. Các dạng tồn tại: 
2.1. Dạng dự trữ: Glycogen: tập trung nhiều ở gan, cơ. 
2.2. Dạng vận chuyển: Glucose trong máu và dịch ngoại bào. 
2.3. Dạng tham gia cấu tạo rất nhiều thành phần: 
+ Pentose: TP axit AND và ARN. 
+ Glucid phức tạp (Glycoprotein, Glycolipid): cấu tạo màng tế bào, 
màng bào quan. 
+ Axit Hyaluronic: là một disaccharid tạo nên dịch ngoại bào, 
dịch khớp, dịch thủy tinh thể mắt, cuống rau, vừa có tác 
dụng dinh dưỡng, vừa có tác dụng bôi trơn, vừa có tác 
dụng ngăn sự xâm nhập chất độc hại. 
+ Condroitin: là một Mucopolysaccharide axit, là thành phần 
cơ bản của mô sụn, thành động mạch, mô liên kết da, van 
tim, giác mạc, gân. 
+ Heparin: là một Mucopolysaccharide, chống đông máu. 
+ Aminoglycolipid: tạo nên chất Stroma của hồng cầu. 
+ Cerebrosid, Aminoglycolipid: là thành phần chính tạo nên vỏ 
Myelin của dây thần kinh, chất trắng của thần kinh.
# 
3. Tham gia hoạt động chức năng 
của cơ thể: 
Thông qua tham gia thành phần cấu 
tạo của cơ thể, Glucid có vai trò 
trong nhiều chức năng: bảo vệ, miễn 
dịch, sinh sản, dinh dưỡng, chuyển 
hóa, tạo hồng cầu, hoạt động thần 
kinh… 
4. Chuyển hóa Glucid liên quan đến 
nhiều chuyển hóa khác, là nguồn tạo 
Lipid và acid amin.
# 
TIÊU HÓA VÀ HẤP THU GLUCID 
RUỘT MÁU TẾ BÀO 
Insunlin 
Glucid 
Glucose 
Men 
TH 
G 
Nồng độ bình thường 
G = 100mg % 
G 
- TB hồng cầu 
- TB gan 
- TB não 
Tế bào 
G 
G.6P vòng Kreb 
Nồng độ ≥ 170mg % 
Nước tiểu 
TB
# 
+ Nồng độ bình thường Glucose máu = 1g/l. 
+ Khi có thể sử dụng mạnh Glucid (lao động 
nặng, hưng phấn TK, sốt…): [G] có thể tăng 
tới 1,2 – 1,5g/l. 
Nếu cho quá 1,6g/l: G bị đào thải qua thận. 
+ Khi nghỉ ngơi, ngủ: [G] giảm tới 0,8g/l. 
Khi giảm tới: 0,6g/l: hôn mê do TB thiếu năng 
lượng. 
+ Sự điều hòa cân bằng Glucose thích hợp: 
[G] = 0,8 – 1,2 g/l
# 
NGUỒN CUNG CẤP TIÊU THỤ 
1. Glucid thức ăn 
2. Glycogen gan: lượng 
Glycogen gan có thể duy 
trì [G] máu bình thường 
trong 5-6 giờ. 
3. Glycogen cơ: co cơ tạo 
acid lactic, về gan tạo G. 
4. Tân tạo G từ protid và 
lipid 
1. Thoái hóa trong tế bào 
cho năng lượng, C02, 
H20. 
2. Tổng hợp acid amin lipid. 
3. Thải qua thận nếu 
Glucose máu ≥ 1,6g/l
# 
ĐIỀU HÒA CÂN BẰNG GLUCOSE MÁU 
Insulin 
Đối kháng Insulin: 
- Adrenalin. 
- Glucagon 
- Glucocorticoid 
- Thyroxin 
- STH 
1. Điều hòa nội tiết:
# 
2. Điều hòa thần kinh: 
+ Đường huyết tăng: Hưng phấn vỏ não và 
hệ giao cảm (Hồi hộp, xúc động, stress). 
+ Vai trò vùng dưới đồi thị: 
- Trung tâm A: điều hòa G và TB không 
cần Insulin (TB hồng cầu, TB não, TB 
gan). 
Khi [G] < 0,8g/l: Trung tâm A bị kt → 
Tăng tiết Glucagon, Adrenalin, ACTH để 
tăng G đạt 1,0g/l. 
- Trung tâm B: Điều hòa G vào TB phải có 
Insulin. 
Khi thiếu Insulin, Trung tâm B huy động 
mọi cơ chế nội tiết làm tăng G.
# 
TÌNH HÌNH VÀ NGUY CƠ 
Lịch sử: 
• Bệnh Đái tháo đường là một trong những bệnh đầu tiên 
được mô tả từ 1500 trước CN ở Ai-Cập với triệu chứng là 
“tháo nước tiểu” quá lớn như một Siphon. 
• Tại Ấn Độ: mô tả bệnh có nước tiểu ngọt như mật ong. 
• Tại Trung Quốc: mô tả bệnh có nước tiểu thu hút kiến. 
• Người Hy Lạp (năm 230 TCN) gọi là “Bệnh đi qua”. 
• Người Hy Lạp (thế kỷ 1 SCN) gọi là “Đái tháo đường” 
(Diabetes Mellitus – DM) với nguồn gốc tiếng Latin: 
Diabetes Mellitus 
Đái tháo Đường
# 
Đặc điểm dịch tễ học của 
Diabetes Mellitus: 
1. Thế giới (Liên đoàn DM quốc tế - 2013): 
• Năm 2012: 371.000.000 người bị DM 
• Năm 2013: 382.000.000 người bị DM 
• Năm 2030 ước tính: 552.000.000 người bị DM. 1/10 người lớn bị DM 
Số lượng người bị mắc DM đã tăng 45% trong 20 năm qua. 
2. Tỷ lệ DM ở châu ÂU, Canada: 2-5% 
3. Tỷ lệ DM ở Mỹ: 5-10%, cứ 15 năm tăng gấp đôi. 
4. DM ở Đông Nam Á và Việt Nam: 
+ Tốc độ tăng từ 2000 nhanh nhất thế giới.Cứ 10 năm gấp đôi. 
+ Lý do: Tốc độ DM tỷ lệ thuận tốc độ Đô thị hóa. Tốc độ đô thị hóa 
tỷ lệ thuận với tốc độ Tây hóa chế độ ăn uống ! 
Với đặc điểm Mỹ hóa thức ăn nhanh: 
• Bánh mỳ kẹp thịt 
• Xúc xích 
• Khoai tây chiên 
• Pizza 
• Nước ngọt đóng lon … 
5. Tỷ lệ DM Typ 1: 10%, Typ 2: 90%
DM tại Mỹ: Quốc gia của đái tháo đường! 
# 
• 8,5% dân số Mỹ bị DM (25.800.000 người) 
• Năm 2010: có 1.900.000 mắc mới 
• 26,9% người  65 tuổi bị DM 10,9 triệu 
người). 
• Có 215.000 người < 20 tuổi bị DM 
• Có 1/400 trẻ em bị DM. 
• 11,8% nam (13 triệu người) bị DM 
• 10,8% nữ (12,6 triệu người) bị DM. 
• Có 79.000.000 người từ 20 tuổi trở lên bị 
Tiền DM. 
• Ước tính: 
- Năm 2025 có 53,1 triệu người bị DM 
- Năm 2050: 1/3 người Mỹ bị DM 
• DM là nguyên nhân chính gây bệnh tim và 
đột quỵ, nguyên nhân thứ 7 gây tử vong ở 
Hoa Kỳ.
# 
Tiền đái tháo đường 
(Pre – Diabetes) 
Định nghĩa: Tiền đái tháo đường (Pre – 
diabets) là mức đường máu cao hơn 
bình thường nhưng thấp hơn giới hạn 
đái tháo đường (ngưỡng thận) 
Tiêu chuẩn chẩn đoán: 
1. IFG (Impaired Fasting Glucose) XN 
đường huyết lúc đói (qua đêm): 
• 110-125 mg/dl 
• 6,1-6,9 mmol/l 
2. IGT (Impaired Glucose Tolerance) XN 
đường huyết 2 giờ 
• 140-199 mg/dl 
• 7,8-11,0 mmol/l
Nguy cơ tiền đái tháo đường 
# 
Kháng Insulin 
Tiền đái tháo đường 
6,1 - 6,9 mmol/l 
Bệnh tim mạch 
Đái tháo đường Typ-2 
 7,0 mmol/l 
Đột quỵ
# 
Xử trí tiền đái tháo đường 
Chế độ ăn uống 
1. Giảm tinh bột,giảm chất béo. 
2. TP có chỉ số đường huyết thấp 
3. Tỷ lệ: 
• G: 55-60% 
• P: 15-20% 
• L: 30% 
4. Năng lượng: 
• Giảm béo : 20 kcal/kg/d 
• Người bình thường: 30 kcal/kg/d 
• Người gầy : 40 kcal/kg/d 
5. Chia nhiều bữa. 
6. Rượu bia vừa phải 
Vận động 
1. Vận động thường xuyên hàng ngày. 
2. Đi bộ 150’ / tuần x 5 d/tuần 
Sử dụng TPCN 
1. Chất xơ 
2. Acid béo -3 
3. Bổ sung Cr, Mg, Vitamin E 
4. HCSH (quả nhàu, đậu tương lên men, lá dâu, mướp đắng, 
thìa canh, quả óc chó …) 
5. Sản phẩm chống oxy hóa (AO) 
6. Sản phẩm chống viêm 
7. Sản phẩm chống béo phì.
# 
VIỆT NAM 
* Tỷ lệ gia tăng ĐTĐ: 8-20%/năm (nhất thế giới). 
* Theo Viện Nội tiết: 
+ Năm 2007: 2.100.000 ca ĐTĐ. 
+ Năm 2010: 4.200.000 ca ĐTĐ. 
+ Năm 2011: gần 5.000.000 ca 
…… 
* 65% trong số bị ĐTĐ: không biết mình bị mắc bệnh. 
* Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị: 4%. 
* Tỷ lệ mắc bệnh ở nông thôn: 2 - 2,5%.
# 
NGUY CƠ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 
Tăng cân quá mức – béo phì – béo bụng 
Sống, làm việc tĩnh tại – Ít vận động thể lực 
Chế độ ăn: nhiều mỡ động vật, acid béo no, thiếu vitamin, 
chất khoáng, HCSH, chất xơ. 
Uống nhiều rượu – stress TK. Tăng gốc tự do – Cao HA, 
 cholesterol 
Di truyền – Chậm phát triển trong tử cung 
Cường tuyến đối kháng Insulin: Yên (ACTH, GH, TSH), 
Giáp (T3, T4), Thượng thận (Cortisol, Adrenalin), Tụy (Glucagon). 
Đái tháo đường
Điều kiện thuận lợi gây ĐTĐ Týp 2 
# 
Cơn thủy triều dịch bệnh toàn cầu ĐTĐ! 
Xã hội đang CNH, đô thị hóa dẫn tới: 
1. Thay đổi phương thức làm việc: 
- Làm việc trong phòng kín. 
- Công cụ: máy tính. 
2. Thay đổi lối sống, sinh hoạt: 
- Lối sống tĩnh tại, ít vận động. 
- Rạp hát tại gia: TV, VTC, VTC-HD…
# 
3. Thay đổi tiêu dùng TP: 
- Tính toàn cầu. 
- Ăn ngoài gia đình tăng. 
- Sử dụng TP chế biến sẵn ăn ngay tăng. 
- Phương thức trồng trọt, chăn nuôi, chế 
biến thay đổi. 
- Khẩu phần: 
+ Gia tăng TP động vật, thịt, trứng, bơ, 
sữa…ít cá, thủy sản. 
+ Gia tăng acid béo no. 
+ Giảm chất xơ, TP thực vật. 
+ Thiếu hụt Vitamin, vi khoáng, hoạt 
chất sinh học. 
4. Thay đổi môi trường: gia tăng ô nhiễm 
các tác nhân sinh học, hóa học, lý học.
# 
HẬU QUẢ: 
1. Tăng cân quá mức và béo phì: 
- Tăng mỡ: gây kt thái quá làm mất tính 
cảm thụ của các cơ quan nhận 
Insulin. 
- Tăng mỡ: làm căng TB mỡ, làm giảm 
mật độ thụ cảm thể với Insulin. 
2. Ít vận động thể lực: làm giảm nhạy 
cảm của Insulin. 
3. Chế độ ăn: tăng mỡ động vật, ít xơ, 
thiếu vi khoáng (Crom), Vitamin, hoạt 
chất sinh học: làm tăng kháng Insulin. 
4. Stress thần kinh: Làm tăng kháng 
Insulin.
5. Di truyền: 
- Mẹ bị ĐTĐ: con bị ĐTĐ cao gấp 3 lần trẻ khác. 
- Lý thuyết: Gen tiết kiệm của James Neel: Ở điều kiện TP chỉ đủ 
để duy trì Insulin tiết nhanh để đáp ứng nhu cầu tích lũy năng 
lượng khi cơ hội ăn vào nhiều chỉ thỉnh thoảng xảy ra (30 đơn 
vị). Sự đáp ứng nhanh như thế trong đk dồi dào TP sẽ dẫn đến 
tăng Insulin (100 đơn vị), gây béo phì, kháng Insulin và kiệt quệ 
TB β, gây ĐTĐ. 
6. Cường tiết các tuyến đối kháng 
Insulin: 
- Tuyến yên : GH, ACTH, TSH 
- Tuyến giáp : T3, T4. 
- Tuyến vỏ thượng thận : Corticoid 
- Tuyến lõi thượng thận : Adrenalin 
- Tuyến tụy : Glucagon. 
#
# 
Các yếu tố ăn uống đóng vai trò 
nguyên nhân ĐTĐ Týp 2 
Khẩu phần nghèo chất xơ, 
ít rau quả và ngũ cốc toàn phần 
Khẩu phần ít cá, thủy sản. 
Khẩu phần giàu chất béo – đặc biệt là 
chất béo bão hòa 
TP có chỉ số đường huyết (Glycemic 
Index – GI) và Glycemic Load –GL) thấp 
có tác dụng bảo vệ chống lại ĐTĐ Typ 2 
Khẩu phần bổ sung Crom có tác dụng 
bảo vệ chống ĐTĐ – Typ 2.
# 
Thiếu thực phẩm xanh dễ bị đái tháo đường 
Thiếu TP xanh: thiếu Vit + 
chất khoáng RLCN Tụy  ĐTĐ 
Tỷ lệ ĐTĐ tỷ lệ nghịch với 
hàm lượng rau quả trong khẩu 
phần ăn hàng ngày 
Mạnh mồm với TP công nghiệp - 
Dễ bị ĐTĐ 
6 loại TP dược thảo làm giảm ĐTĐ: 
Trà xanh, mướp đắng, Rau sam, 
Bí ngô, Sơn dược, Rau cần
# 
CHẾ ĐỘ ĂN VÀ NGUY CƠDM 
SP động vật 
(Thịt) 
Thực phẩm (+) 
SP thực vật 
(Rau – quả) 
Tính acid Tính kiềm 
Đái tháo đường 
DM 
(+) 
(+) 
(+) (-) 
(+)
# 
Are you at risk of developing Type 2 
diabetes? 
Bạn đang ở nguy cơ phát 
triển của Đái tháo đường 
Typ 2? 
Lười HĐ 
Chế độ DD 
kém 
Quá cân 
Tuổi 
Di truyền
Are you at risk of developing Type 2 diabetes? 
Bạn đang ở nguy cơ phát triển của 
# 
ĐTĐ Typ 2 ?
# 
Cơ chế và các thể đái tháo đường 
MẠCH 
MÁU 
RUỘT THẬN 
TẾ BÀO 
TỤY 
R 
I 
TB β-Langerhan 
Glucid 
G G 
G G 
G - 6P 
+ 
G 
Týp I 
Týp II 
≥1,7 mg%
# 
Đái tháo đường Typ – 1: 
(Insullin – Dependent – Diabetes Millites – IDDM) 
Tăng đường huyết do thiếu Insulin 
Thiếu Insulin do TB -Langerhans bị 
tổn thương (tự miễn) 
Cơ thể mẫn cảm 
di truyền 
Tế bào tiểu đảo 
Laugerhans 
Kháng nguyên 
Kháng thể 
Tế bào Langerhans tổn thương (90%) 
Không SX đủ Insulin 
Đái tháo đường Typ 1 
Đặc điểm: 
(1) Xảy ra ở người < 30 tuổi 
(2) Tỷ lệ: 0,5 – 1,0% 
(3) Hay ở người không béo phì 
(4) Bắt đầu hung tợn 
(5) Triệu chứng rầm rộ: đái nhiều – 
ăn nhiều – gầy 
(6) KT kháng TB Langerhans (+) 
(7) KN HLA (+) 
•Virus 
•KN: HLA 
•Yếu tố môi 
trường
# 
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP-2 
(Non Insulin Dependen Diabetes Mellitus – NIDDM) 
Tăng đường huyết do Insulin vẫn được SX bình thường 
nhưng bất lực 
SX Insulin 
+ Bình thường 
+ Không thích nghi: 
-Không có đỉnh sớm 
-Đỉnh 2: chậm trễ 
(sau 60-90 phút) 
Sự bất lực (kháng) của Insulin 
• Yếu tố gia đình 
• Tăng cân – béo phì 
• Ít vận động 
• Bệnh gan – tụy 
• RL nội tiết 
• RLCH mỡ 
• Thuốc tránh thai 
• Có thai 
• Một số thuốc 
• Chế độ ăn uống 
1. SL Receptor I. 
2.KT kháng R-I 
3. Giảm hoạt tính 
Tyrosinekinase  
I+R không dẫn 
được G vào TB. 
4. Tăng Hormone 
đối kháng I (GH, 
Glucocorticoids, 
Catecholamin, 
Thyroxin) 
Gluco không vào được tế bào 
Đái thái đường Typ - 2 
Đặc điểm: 
(1) Người >30 tuổi 
(2) Tỷ lệ: 2-4% 
(3) Hay gặp ở người béo phì – béo bụng 
(4) Triệu chứng âm thầm, ít rõ rệt 
(5) Tổn thương Receptor 
(6) Điều trị bằng Insulin là không cần thiết 
(7) Gan tiếp tục phân giải 
Glycogen  Glucose càng gây  G máu.
# 
B¶ng: ph©n biÖt ®¸i th¸o ®êng týp 1 vμ týp 2 
TT Tiªu chÝ ph©n 
lo¹i 
IDDM NIDDM 
1 Tû lÖ toμn bé 0,5 – 1,0% 2,0 – 4,0% 
2 Tuæi b¾t ®Çu Díi 30 tuæi Trªn 30 tuæi 
3 Träng lîng ban ®Çu BN kh«ngbÐo ph× BN bÐo ph× 
4 C¸ch b¾t ®Çu Thêng hung tîn ¢m Ø 
5 §¸i nhiÒu uèng nhiÒu Râ rÖt Ýt râ rÖt 
6 ¡n nhiÒu GÇy Cã Kh«ng cã
TT Tiªu chÝ ph©n lo¹i IDDM NIDDM 
# 
7 • TÝch ceton 
• BiÕn chøng m¹ch 
Thêng cã nhÊt lμ 
bÖnh mao m¹ch 
HiÕm cã nhÊt lμ 
v÷a x¬ ®éng m¹ch 
8 Sù tiÕt Insulin RÊt gi¶m B×nh thêng hoÆc 
h¬i gi¶m 
9 Phô thuéc Insulin Cã Kh«ng 
10 Hμm lîng Insulin 
huyÕt t¬ng 
RÊt thÊp hoÆc kh«ng 
cã 
Thêng b×nh thêng
# 
TT Tiªu chÝ ph©n 
lo¹i 
IDDM NIDDM 
11 C¬ quan nhËn Insulin HiÕm khi bÞ bÖnh Hay bÞ bÖnh 
12 Hμm lîng Glucagon 
huyÕt t¬ng 
T¨ng B×nh thêng 
13 Kh¸ng thÓ chèng ®îc 
Langerhans 
Hay gÆp Kh«ng cã 
14 Mèi liªn hÖ víi kh¸ng 
nguyªn HLA 
Hay gÆp Kh«ng cã 
15 YÕu tè bªn ngoμi (nhiÔm 
VR, nhiÔm ®éc) 
Cã thÓ cã Kh«ng cã
# 
Triệu chứng DM 
Tăng đường huyết: 
• G không vào được TB  ứ lại  G máu. 
• Gan tăng SX G từ Glycogen. 
Đường niệu: 
Khi G  10 milimole /l máu. 
Đái nhiều: 
Đường niệu kéo theo nước làm  nước tiểu. 
Khát nước: do mất nước nhiều qua nước tiểu 
Tích trữ Cetonique trong máu gây nhiễm acid (Acidose) 
(IDDM) (Gan tăng sử dụng Lipid để tạo năng lượng) 
Ceto – niệu (IDDM): do Cetose 
Gầy (TB không có G, phải sử dụng Protein và lipide)
# 
Triệu chứng Đái tháo đường 
Mắt:  thị lực 
Hơi thở: mùi aceton 
Dạ dày: 
•Buồn nôn 
•Nôn 
•Đau 
Thận: 
•Đái nhiều 
•Đường niệu 
Trung ương: 
•Khát 
•Đói 
•Lơ mơ 
•Ngủ lịm 
Cơ thể: Gầy 
Hô hấp: 
•Thở Kussmaul 
(sâu nhanh)
# 
C¸c biÕn chøng cña 
®t®: 
1. BiÕn chøng cÊp tÝnh: 
• NhiÔm axit vμ chÊt Cetonic (ë týp 1). 
• NhiÔm axit Lactic (ë týp 2). 
• H«n mª t¨ng ¸p lùc thÈm thÊu (týp 2). 
• H¹ ®êng huyÕt: do dïng thuèc h¹ ®êng huyÕt 
hoÆc nhÞn ¨n th¸i qu¸. 
• H«n mª h¹ ®êng huyÕt.
# 
2. BiÕn chøng m¹n tÝnh: 
(1) ë m¹ch m¸u: 
– Viªm ®éng m¹ch c¸c chi díi. 
– V÷a x¬ ®éng m¹ch. 
– T¨ng huyÕt ¸p. 
(2) BiÕn chøng ë tim: 
– Nhåi m¸u c¬ tim. 
– Tæn th¬ng ®éng m¹ch vμnh. 
– Suy tim, ®au th¾t ngùc.
# 
(3) BiÕn chøng ë m¾t: 
– Viªm vâng m¹c. 
– §ôc thuû tinh thÓ. 
– Rèi lo¹n khóc x¹, xuÊt huyÕt 
thÓ kÝnh, Lipid huyÕt vâng m¹c... 
(4) BiÕn chøng ë hÖ thÇn kinh: 
– Viªm nhiÔm d©y thÇn kinh. 
– Tæn th¬ng TK TV, rèi lo¹n c¶m gi¸c, 
gi¶m HA khi ®øng, tim ®Ëp nhanh, rèi 
lo¹n tiÓu tiÖn, liÖt d¬ng... 
– HuyÕt khèi vμ xuÊt huyÕt n·o.
(5) BiÕn chøng ë thËn: 
• Suy thËn m·n tÝnh. 
• X¬ cøng tiÓu cÇu thËn. 
• NhiÔm khuÈn ®êng tiÕt niÖu. 
(6) BiÕn chøng ë da: 
• Ngøa: ë ©m hé, quy ®Çu, cã xu híng Lichen ho¸. 
• Môn nhät, nÊm. 
• NhiÔm s¾c vμng da gan tay – ch©n. 
• U vμng ë mi m¾t, phèi hîp t¨ng cholesterol huyÕt. 
• Ho¹i tö mì: hay ë ♀, khu tró ë c¼ng ch©n (c¸c nèt vμng h¬i xanh 
# 
l¬ lan ra ngo¹i vi, trong khi trung t©m trë nªn teo ®i).u
Tâm thần: trầm cảm, lo âu 
# 
Biến chứng của DM: 
Mắt:  Nhãn áp, đục thủy tinh thể 
bệnh võng mạc ĐTĐ, mờ mắt 
Răng: nướu, viêm 
Thần kinh: 
•Đột quỵ 
•Suy giảm nhận thức 
Hơi thở: aceton 
Tai: nghe kém 
Tim mạch: 
•Nhồi máu cơ tim 
•Thiếu máu cục bộ 
•VXĐM 
•  Cholesterol 
• TG … 
HA: tăng 
Thận: 
•Lọc kém 
•Protein niệu 
Dạ dày: Liệt nhẹ 
Sinh dục: bất lực 
Da: 
•Loạn dưỡng 
•Nhiễm trùng 
Loét 
Hoại tử 
Bệnh TK 
Cơ: 
•Đau cơ 
•Teo cơ 
•Nhược cơ 
Mạch máu ngoại vi: 
•Ngứa 
•Tê 
•Thiếu máu 
•Đau
# 
III. BÉO PHÌ
# 
TÌNH HÌNH VÀ XU THẾ 
• Béo phì ở Mỹ: ở người trưởng thành 
Nam: 20% 
Nữ: 25% 
• Canada: 15% (cả 2 giới) 
• Hà Lan: 8% 
• Anh : 16% 
• Béo phì ở trẻ em: Không ngừng gia tăng 
• Ở Việt Nam: + Ở trẻ em có khu vực đã 
15.20% 
+ Lứa tuổi 15 – 49: 10,7% 
+ Lứa tuổi 40 – 49: 21,9%.
# 
QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA – ĐÔ THỊ HÓA 
• Béo phì là đợt sóng đầu tiên của một nhóm các bệnh mạn tính 
không lây. 
• Béo phì sẽ dẫn dắt theo đái tháo đường, tăng HA, rối loạn 
chuyển hóa lipid, bệnh động mạch vành. 
“ Hội chứng Thế giới mới” 
New World Syndrom!
# 
§ÞNH NGHÜA: 
1. BÐo ph×: BÐo ph× lμ sù t¨ng 
c©n nÆng c¬ thÓ qu¸ møc 
trung b×nh do t¨ng qu¸ møc tû 
lÖ khèi mì toμn th©n, g©y ¶nh 
hëng xÊu ®Õn søc kháe. 
Hoặc: Sự tích lũy quá dư thừa, lan 
rộng nhiều hay ít, của các mô mỡ 
dẫn đến sự tăng trên 20% (25%) 
cân nặng ước tính, phải tính đến 
chiều cao và giới tính. 
2. Thõa c©n: Lμ t×nh tr¹ng c©n nÆng vît qu¸ 
c©n nÆng “nªn cã” so víi chiÒu cao.
Cách tính cân nặng lý tưởng – cân nặng “nên có” 
1. Công thức Lorentz: 
# 
• PI (Nam) = S - 100 - 
• PI (Nữ) = S - 100 – 
2. Ở xứ nóng: Có thể tính: PI 
PI = (S – 100) x 0,9 
Trong đó: * PI: Trọng lượng cơ thể (kg) 
* S : Chiều cao (cm) 
S-150 
4 
S-150 
2
# 
§¬n vÞ ®o bÐo ph×: 
1. ChØ sè khèi c¬ thÓ: 
kg 
W 
( ) 
2 2 
( ) 
m 
H 
BMI  
+ Ph©n lo¹i thõa c©n, bÐo ph× theo BMI: 
§èi víi ngêi trëng thμnh (WHO – 2002) 
Ph©n lo¹i BMI (kg/m2) 
ThiÕu c©n < 18,5 
B×nh thêng 18,5 - 24,9 
Thõa c©n  25,0 
TiÒn bÐo ph× 25, 0 - 29,9 
BÐo ph× ®é 1 30,0 - 34,9 
BÐo ph× ®é 2 35,0 - 39,9 
BÐo ph× ®é 3  40,0
# 
thang ph©n lo¹i bÐo ph× cho ch©u ¸: 
Ph©n lo¹i BMI (kg/m2) 
ThiÕu c©n < 18,5 
B×nh thêng 18,5 - 22,9 
Thõa c©n  23,0 
TiÒn bÐo ph× 23, 0 - 24,9 
BÐo ph× ®é 1 25,0 - 29,9 
BÐo ph× ®é 2  30,0
Ph©n lo¹i theo chØ sè c©n nÆng vμ BMI 
# 
Møc ®é bÐo PhÇn tr¨m (%) vît 
c©n nÆng mong 
muèn 
BMI 
(kg/m2) 
T¨ng c©n qu¸ møc 
(Over weigh) 
> 10% > 25,0 
BÐo ph× (Obesity) > 20% > 35,0 
BÐo ph× bÖnh lý 
(Morbid Obesity) 
> 100%
# 
PHÂN LOẠI THỂ BÉO PHÌ 
1. Thể phì đại: 
- Béo phì bắt đầu ở tuổi trưởng 
thành. 
- Số lượng TB mỡ là cố định. 
- Sự tăng trọng lượng là do tích mỡ 
trong mỗi TB (phì đại). 
- Điều trị: giảm bớt các chất Glucid 
là có hiệu quả. 
2. Thể tăng sản – phì đại: 
- Ở tuổi thanh thiếu niên 
- Số lượng các TB mỡ tăng 
- Đồng thời phì đại các TB mỡ. 
- Khó điều trị hơn.
2. Vßng th¾t lng (vßng eo, vßng bông - Waist 
Circumference): 
+ C¸ch ®o: LÊy thíc d©y ®o ngang chu vi quanh rèn 
+ Lμ chØ sè ®¬n gi¶n ®Ó ®¸nh gi¸ khèi lîng mì bông vμ 
mì toμn bé c¬ thÓ. 
+ Nguy c¬ t¨ng lªn khi: 
# 
 90cm ®èi víi nam 
 80cm ®èi víi n÷. 
+ Nguy c¬ ch¾c ch¾n khi: 
 102cm ë víi nam 
 88cm ë n÷. 
§èi víi ch©u ¸ ngìng vßng bông lμ  90cm ®èi víi 
nam vμ  80cm víi n÷.
# 
3. Tû sè vßng th¾t lng/ vßng m«ng 
(Waist - Hip Ratio) (W/H): 
+ C¸ch ®o: 
- §o vßng th¾t lng: nh trªn. 
- §o vßng m«ng: Dïng thíc d©y ®o chu vi ngang 
h¸ng, n¬i to nhÊt. 
+ §¸nh gi¸: Tû sè nμy  1,0 víi nam vμ  0,85 víi n÷ lμ 
c¸c ®èi tîng bÐo bông. 
Theo WHO, ®èi víi Châu Á ngìng cña tû sè nμy lμ:  
0,9 víi nam vμ  0,8 víi n÷.
# 
W = 90cm 
H 
W = 
80cm 
H 
W ¦ 0,90 
 0,80 H 
¦  H 
W
# 
C¬ chÕ g©y bÐo ph× : 
1. MÊt c©n b»ng n¨ng lîng 
- N¨ng lîng ¨n vμo lín h¬n n¨ng lîng tiªu hao 
- ChÕ ®é ¨n giÇu lipid hoÆc ®Ëm ®é n¨ng lîng cao 
- Møc thu nhËp cμng cao, khẩu phần Protid động vật, Lipid động vật 
cũng tăng lớn 
2. Ho¹t ®éng thÓ lùc Ýt, lối sống tĩnh tại. 
3. YÕu tè di truyÒn: Theo Mayer J. (1959) 
- C¶ Bè vμ MÑ b×nh thêng: chØ cã 7% con ®Î ra bÞ bÐo ph× 
- NÕu mét trong hai bÞ bÐo ph×: 40% con ®Î ra bÞ bÐo ph× 
- C¶ Bè vμ MÑ bÐo ph×: 80% con ®Î ra bÞ bÐo ph× 
4. Yếu tố kinh tế - xã hội: 
-Ở các nước đang phát triển, béo phì như là đặc điểm của sự giàu 
sang, chủ yếu ở tầng lớp giàu, ít ở tầng lớp nghèo (do thiếu ăn) 
- Ở các nước đã phát triển: béo phì chủ yếu ở tầng lớp nghèo, ít ở 
tầng lớp trên. Từ xã hội thiếu ăn chuyển sang đủ ăn hay có xu 
hướng ăn nhiều hơn nhu cầu.
5. VÒ mÆt sinh bÖnh häc, bÐo ph× cßn phô thuéc vμo sù ph©n 
# 
bè mì trong c¬ thÓ: 
+ T¨ng khèi lîng mì do: 
- T¨ng s¶n qu¸ møc khèi lîng tÕ bμo mì 
- Ph× ®¹i tÕ bμo mì 
+ Sù ph©n bè mì trong c¬ thÓ: 
- Mì tËp trung quanh eo lng: bÐo ph× h×nh qu¶ t¸o (bÐo bông, 
bÐo phÇn trªn, kiÓu ®μn «ng)  nguy c¬ cho søc khoÎ nhiÒu 
h¬n cho c¬ thÓ v× nhiÒu mì trong æ bông. 
- Mì tËp trung quanh h¸ng: bÐo ph× h×nh qu¶ lª ( bÐo phÇn 
thÊp, bÐo kiÓu ®μn bμ) 
- BÐo ph× trÎ em: mì tËp trung ë tø chi. TÕ bμo mì t¨ng s¶n gÊp 
3-5 lÇn nhng kÝch thíc cã thÓ b×nh thêng.
Nguyên nhân béo phì – Ăn quá mức 
Là nguyên nhân chủ yếu (95%) 
Ăn uống thức ăn nhiều quá nhu cầu 
# 
cơ thể. 
Ăn một lượng quá dư thừa là do: 
1. Tập quán gia đình 
2. Sự thỏa mãn xúc cảm hay làm dịu nỗi lo 
âu mà một số người cảm nhận thấy sau 
khi ăn một lượng lớn thức ăn. 
3. Sự giảm các hoạt động thể lực mà không 
giảm bớt khẩu phần ăn uống ở người già, 
người bất động, ít vận động. 
4. Tăng tiết hoặc tăng hoạt tính Insulin, dẫn 
tới ăn nhiều, gây tăng chuyển Glucid 
thành mỡ. 
5. Kích thích vùng dưới đồi: Cặp nhân bụng 
bên chi phối cảm giác thèm ăn, cặp nhân 
bụng giữa chi phối cảm giác chán ăn. 
Thực tế gặp: sau chấn thương, viêm 
não…gây ăn nhiều
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN
35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

More Related Content

What's hot

14 tpcn và quá trình lão hóa
14 tpcn và quá trình lão hóa14 tpcn và quá trình lão hóa
14 tpcn và quá trình lão hóahhtpcn
 
Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Dam Van Tien
 
11 tpcn va béo phì
11 tpcn va béo phì11 tpcn va béo phì
11 tpcn va béo phìhhtpcn
 
Tài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý họcTài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý họcĐiều Dưỡng
 
CÁC PHƯƠNG THỨC VẬT LÝ TRỊ LIỆU
CÁC PHƯƠNG THỨC VẬT LÝ TRỊ LIỆUCÁC PHƯƠNG THỨC VẬT LÝ TRỊ LIỆU
CÁC PHƯƠNG THỨC VẬT LÝ TRỊ LIỆUSoM
 
ĐHYHN | Giải phẫu bệnh | Bệnh học u
ĐHYHN | Giải phẫu bệnh | Bệnh học uĐHYHN | Giải phẫu bệnh | Bệnh học u
ĐHYHN | Giải phẫu bệnh | Bệnh học uHồng Hạnh
 
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓALIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓASoM
 
Chương 1 hóa học glucid
Chương 1 hóa học glucidChương 1 hóa học glucid
Chương 1 hóa học glucidLam Nguyen
 
Herbalife presentation
Herbalife presentationHerbalife presentation
Herbalife presentationKen Nguyen
 
GIẢI PHẪU THẬN
GIẢI PHẪU THẬNGIẢI PHẪU THẬN
GIẢI PHẪU THẬNSoM
 
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC Great Doctor
 
30 thuyết glycosyl – hóa
30 thuyết glycosyl – hóa30 thuyết glycosyl – hóa
30 thuyết glycosyl – hóahhtpcn
 
12 tpcn va chức năng gan
12 tpcn va chức năng gan12 tpcn va chức năng gan
12 tpcn va chức năng ganhhtpcn
 
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdfbài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdfPhanThPhng6
 
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docxNỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docxSoM
 
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế TBFTTH
 
GIẢI PHẪU PHÁT TRIỄN HỆ SINH DỤC
GIẢI PHẪU PHÁT TRIỄN HỆ SINH DỤCGIẢI PHẪU PHÁT TRIỄN HỆ SINH DỤC
GIẢI PHẪU PHÁT TRIỄN HỆ SINH DỤCSoM
 

What's hot (20)

14 tpcn và quá trình lão hóa
14 tpcn và quá trình lão hóa14 tpcn và quá trình lão hóa
14 tpcn và quá trình lão hóa
 
Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn
 
11 tpcn va béo phì
11 tpcn va béo phì11 tpcn va béo phì
11 tpcn va béo phì
 
Tài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý họcTài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý học
 
Bg 16 chua trung krau
Bg 16 chua trung krauBg 16 chua trung krau
Bg 16 chua trung krau
 
Chất xơ
Chất xơChất xơ
Chất xơ
 
CÁC PHƯƠNG THỨC VẬT LÝ TRỊ LIỆU
CÁC PHƯƠNG THỨC VẬT LÝ TRỊ LIỆUCÁC PHƯƠNG THỨC VẬT LÝ TRỊ LIỆU
CÁC PHƯƠNG THỨC VẬT LÝ TRỊ LIỆU
 
ĐHYHN | Giải phẫu bệnh | Bệnh học u
ĐHYHN | Giải phẫu bệnh | Bệnh học uĐHYHN | Giải phẫu bệnh | Bệnh học u
ĐHYHN | Giải phẫu bệnh | Bệnh học u
 
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓALIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
 
Thuoc sat khuan
Thuoc sat khuanThuoc sat khuan
Thuoc sat khuan
 
Chương 1 hóa học glucid
Chương 1 hóa học glucidChương 1 hóa học glucid
Chương 1 hóa học glucid
 
Herbalife presentation
Herbalife presentationHerbalife presentation
Herbalife presentation
 
GIẢI PHẪU THẬN
GIẢI PHẪU THẬNGIẢI PHẪU THẬN
GIẢI PHẪU THẬN
 
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
 
30 thuyết glycosyl – hóa
30 thuyết glycosyl – hóa30 thuyết glycosyl – hóa
30 thuyết glycosyl – hóa
 
12 tpcn va chức năng gan
12 tpcn va chức năng gan12 tpcn va chức năng gan
12 tpcn va chức năng gan
 
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdfbài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
 
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docxNỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
 
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
 
GIẢI PHẪU PHÁT TRIỄN HỆ SINH DỤC
GIẢI PHẪU PHÁT TRIỄN HỆ SINH DỤCGIẢI PHẪU PHÁT TRIỄN HỆ SINH DỤC
GIẢI PHẪU PHÁT TRIỄN HỆ SINH DỤC
 

Viewers also liked

RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI
RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢIRỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI
RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢISoM
 
SUY HÔ HẤP VÀ CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY
SUY HÔ HẤP VÀ CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXYSUY HÔ HẤP VÀ CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY
SUY HÔ HẤP VÀ CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXYSoM
 
TRUYỀN MÁU VÀ CÁC TAI BIẾN
TRUYỀN MÁU VÀ CÁC TAI BIẾNTRUYỀN MÁU VÀ CÁC TAI BIẾN
TRUYỀN MÁU VÀ CÁC TAI BIẾNSoM
 
Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoiforeman
 
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587Bác Sĩ Meomeo
 
THUỐC TÊ
THUỐC TÊTHUỐC TÊ
THUỐC TÊSoM
 
THUỐC TÊ
THUỐC TÊTHUỐC TÊ
THUỐC TÊSoM
 
Các phương pháp gây mê
Các phương pháp  gây mêCác phương pháp  gây mê
Các phương pháp gây mêBác Sĩ Meomeo
 
TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊ
TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊTAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊ
TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊSoM
 
Dc cac yto qdinh tac dung cua thuoc
Dc  cac yto qdinh tac dung cua thuocDc  cac yto qdinh tac dung cua thuoc
Dc cac yto qdinh tac dung cua thuocKhang Le Minh
 
BÓNG GIÚP THỞ
BÓNG GIÚP THỞBÓNG GIÚP THỞ
BÓNG GIÚP THỞSoM
 
3 thuoc te+ dong kinh
3  thuoc te+ dong kinh3  thuoc te+ dong kinh
3 thuoc te+ dong kinhKhang Le Minh
 
THUỐC MÊ - THUỐC TÊ
THUỐC MÊ - THUỐC TÊTHUỐC MÊ - THUỐC TÊ
THUỐC MÊ - THUỐC TÊSophie Nguyen
 
Chắm sóc bệnh nhân ghép da
Chắm sóc bệnh nhân ghép daChắm sóc bệnh nhân ghép da
Chắm sóc bệnh nhân ghép daSophie Nguyen
 
EBOOK CẨM NĂNG ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA - P1
EBOOK CẨM NĂNG ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA - P1EBOOK CẨM NĂNG ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA - P1
EBOOK CẨM NĂNG ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA - P1SoM
 

Viewers also liked (20)

RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI
RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢIRỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI
RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI
 
SUY HÔ HẤP VÀ CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY
SUY HÔ HẤP VÀ CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXYSUY HÔ HẤP VÀ CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY
SUY HÔ HẤP VÀ CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY
 
TRUYỀN MÁU VÀ CÁC TAI BIẾN
TRUYỀN MÁU VÀ CÁC TAI BIẾNTRUYỀN MÁU VÀ CÁC TAI BIẾN
TRUYỀN MÁU VÀ CÁC TAI BIẾN
 
Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoi
 
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587
 
THUỐC TÊ
THUỐC TÊTHUỐC TÊ
THUỐC TÊ
 
THUỐC TÊ
THUỐC TÊTHUỐC TÊ
THUỐC TÊ
 
Các phương pháp gây mê
Các phương pháp  gây mêCác phương pháp  gây mê
Các phương pháp gây mê
 
TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊ
TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊTAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊ
TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊ
 
Dc cac yto qdinh tac dung cua thuoc
Dc  cac yto qdinh tac dung cua thuocDc  cac yto qdinh tac dung cua thuoc
Dc cac yto qdinh tac dung cua thuoc
 
Sinh ly mau benh ly
Sinh ly mau  benh lySinh ly mau  benh ly
Sinh ly mau benh ly
 
4 thuoc me
4  thuoc me4  thuoc me
4 thuoc me
 
BÓNG GIÚP THỞ
BÓNG GIÚP THỞBÓNG GIÚP THỞ
BÓNG GIÚP THỞ
 
3 thuoc te+ dong kinh
3  thuoc te+ dong kinh3  thuoc te+ dong kinh
3 thuoc te+ dong kinh
 
Suytim
SuytimSuytim
Suytim
 
THUỐC MÊ - THUỐC TÊ
THUỐC MÊ - THUỐC TÊTHUỐC MÊ - THUỐC TÊ
THUỐC MÊ - THUỐC TÊ
 
Chắm sóc bệnh nhân ghép da
Chắm sóc bệnh nhân ghép daChắm sóc bệnh nhân ghép da
Chắm sóc bệnh nhân ghép da
 
Thuốc mê
Thuốc mêThuốc mê
Thuốc mê
 
Thuốc tê
Thuốc têThuốc tê
Thuốc tê
 
EBOOK CẨM NĂNG ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA - P1
EBOOK CẨM NĂNG ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA - P1EBOOK CẨM NĂNG ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA - P1
EBOOK CẨM NĂNG ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA - P1
 

Similar to 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG][TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]Tram Tran Thi My
 
Truyền thông, phương tiện truyền thông trong lĩnh vực sức khỏe
Truyền thông, phương tiện truyền thông trong lĩnh vực sức khỏeTruyền thông, phương tiện truyền thông trong lĩnh vực sức khỏe
Truyền thông, phương tiện truyền thông trong lĩnh vực sức khỏeThien Pham
 
Truyền thông trong quản trị
Truyền thông trong quản trịTruyền thông trong quản trị
Truyền thông trong quản trịle hue
 
Tài Liệu Hội Nghị Tập Huấn Nghiệp Vụ Công Tác Tuyên Truyền Miệng
Tài Liệu Hội Nghị Tập Huấn Nghiệp Vụ Công Tác Tuyên Truyền Miệng Tài Liệu Hội Nghị Tập Huấn Nghiệp Vụ Công Tác Tuyên Truyền Miệng
Tài Liệu Hội Nghị Tập Huấn Nghiệp Vụ Công Tác Tuyên Truyền Miệng nataliej4
 
Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...
Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...
Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...luanvantrust
 
Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe
Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe
Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe nataliej4
 
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...VuKirikou
 
Lập kế hoạch truyền thông
Lập kế hoạch truyền thôngLập kế hoạch truyền thông
Lập kế hoạch truyền thôngtuhocprmarketing
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTHA VO THI
 
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Lý thuyết truyền thông
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Lý thuyết truyền thông ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Lý thuyết truyền thông
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Lý thuyết truyền thông nataliej4
 
giai phap nang cao hieu qua internet
giai phap nang cao hieu qua internetgiai phap nang cao hieu qua internet
giai phap nang cao hieu qua internettruonggiang90
 
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BVN1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BVHA VO THI
 
đề Cương chi tiết học phần lý thuyết truyền thông
đề Cương chi tiết học phần lý thuyết truyền thôngđề Cương chi tiết học phần lý thuyết truyền thông
đề Cương chi tiết học phần lý thuyết truyền thôngnataliej4
 
Các hình thức tuyên truyền vận đông hiến máu nhân đạo
Các hình thức tuyên truyền vận đông hiến máu nhân đạoCác hình thức tuyên truyền vận đông hiến máu nhân đạo
Các hình thức tuyên truyền vận đông hiến máu nhân đạoyouthvietnam
 
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...OnTimeVitThu
 
TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG
TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG
TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG Bùi Quang Xuân
 

Similar to 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN (20)

[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG][TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
 
Truyền thông, phương tiện truyền thông trong lĩnh vực sức khỏe
Truyền thông, phương tiện truyền thông trong lĩnh vực sức khỏeTruyền thông, phương tiện truyền thông trong lĩnh vực sức khỏe
Truyền thông, phương tiện truyền thông trong lĩnh vực sức khỏe
 
Truyền thông trong quản trị
Truyền thông trong quản trịTruyền thông trong quản trị
Truyền thông trong quản trị
 
Tài Liệu Hội Nghị Tập Huấn Nghiệp Vụ Công Tác Tuyên Truyền Miệng
Tài Liệu Hội Nghị Tập Huấn Nghiệp Vụ Công Tác Tuyên Truyền Miệng Tài Liệu Hội Nghị Tập Huấn Nghiệp Vụ Công Tác Tuyên Truyền Miệng
Tài Liệu Hội Nghị Tập Huấn Nghiệp Vụ Công Tác Tuyên Truyền Miệng
 
Cơ sở lý luận về phân tích đánh giá công tác truyền thông tuyển sinh tại các ...
Cơ sở lý luận về phân tích đánh giá công tác truyền thông tuyển sinh tại các ...Cơ sở lý luận về phân tích đánh giá công tác truyền thông tuyển sinh tại các ...
Cơ sở lý luận về phân tích đánh giá công tác truyền thông tuyển sinh tại các ...
 
Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...
Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...
Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...
 
Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe
Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe
Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe
 
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
 
Lập kế hoạch truyền thông
Lập kế hoạch truyền thôngLập kế hoạch truyền thông
Lập kế hoạch truyền thông
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
 
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Lý thuyết truyền thông
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Lý thuyết truyền thông ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Lý thuyết truyền thông
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Lý thuyết truyền thông
 
giai phap nang cao hieu qua internet
giai phap nang cao hieu qua internetgiai phap nang cao hieu qua internet
giai phap nang cao hieu qua internet
 
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BVN1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
 
đề Cương chi tiết học phần lý thuyết truyền thông
đề Cương chi tiết học phần lý thuyết truyền thôngđề Cương chi tiết học phần lý thuyết truyền thông
đề Cương chi tiết học phần lý thuyết truyền thông
 
Các hình thức tuyên truyền vận đông hiến máu nhân đạo
Các hình thức tuyên truyền vận đông hiến máu nhân đạoCác hình thức tuyên truyền vận đông hiến máu nhân đạo
Các hình thức tuyên truyền vận đông hiến máu nhân đạo
 
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...
 
TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG
TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG
TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG
 
Luận văn: Thái độ của người tiêu dùng với quảng cáo mỹ phẩm
Luận văn: Thái độ của người tiêu dùng với quảng cáo mỹ phẩmLuận văn: Thái độ của người tiêu dùng với quảng cáo mỹ phẩm
Luận văn: Thái độ của người tiêu dùng với quảng cáo mỹ phẩm
 
lyly
lylylyly
lyly
 
Lesson Hieu Biet Ve Pr
Lesson Hieu Biet Ve PrLesson Hieu Biet Ve Pr
Lesson Hieu Biet Ve Pr
 

More from hhtpcn

32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTP
32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTP32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTP
32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTPhhtpcn
 
31 vận động và cuộc sống
31 vận động và cuộc sống31 vận động và cuộc sống
31 vận động và cuộc sốnghhtpcn
 
28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tính
28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tính28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tính
28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tínhhhtpcn
 
29 tpcn với sức khỏe và bệnh tật
29 tpcn với sức khỏe và bệnh tật29 tpcn với sức khỏe và bệnh tật
29 tpcn với sức khỏe và bệnh tậthhtpcn
 
27 nước giải khát và sức khỏe
27 nước giải khát và sức khỏe27 nước giải khát và sức khỏe
27 nước giải khát và sức khỏehhtpcn
 
26 tpcn phát triển từ dược thảo
26 tpcn phát triển từ dược thảo26 tpcn phát triển từ dược thảo
26 tpcn phát triển từ dược thảohhtpcn
 
25 tpcn từ nấm hầu thủ
25 tpcn từ  nấm hầu thủ25 tpcn từ  nấm hầu thủ
25 tpcn từ nấm hầu thủhhtpcn
 
24 tpcn từ tảo spirulina
24 tpcn từ tảo spirulina24 tpcn từ tảo spirulina
24 tpcn từ tảo spirulinahhtpcn
 
23 tác dụng nhân sâm với sức khỏe
23 tác dụng nhân sâm với sức khỏe23 tác dụng nhân sâm với sức khỏe
23 tác dụng nhân sâm với sức khỏehhtpcn
 
22 chlorophyll với sức khỏe
22 chlorophyll với sức khỏe22 chlorophyll với sức khỏe
22 chlorophyll với sức khỏehhtpcn
 
21 nấm và sức khỏe
21 nấm và sức khỏe21 nấm và sức khỏe
21 nấm và sức khỏehhtpcn
 
20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hội
20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hội20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hội
20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hộihhtpcn
 
18 noni và tác dụng sinh học của noni
18 noni và tác dụng sinh học của noni18 noni và tác dụng sinh học của noni
18 noni và tác dụng sinh học của nonihhtpcn
 
19 ong và các sản phẩm tpcn từ ong
19 ong và các sản phẩm tpcn từ ong19 ong và các sản phẩm tpcn từ ong
19 ong và các sản phẩm tpcn từ onghhtpcn
 
17 tpcn và probiotic với sức khỏe
17 tpcn và probiotic với sức khỏe17 tpcn và probiotic với sức khỏe
17 tpcn và probiotic với sức khỏehhtpcn
 
13 tpcn và hội chứng chuyển hóa
13 tpcn và hội chứng chuyển hóa13 tpcn và hội chứng chuyển hóa
13 tpcn và hội chứng chuyển hóahhtpcn
 
10 tpcn delta immune và hệ miễn dịch
10 tpcn delta immune và hệ  miễn dịch10 tpcn delta immune và hệ  miễn dịch
10 tpcn delta immune và hệ miễn dịchhhtpcn
 
9 tpcn tăng sức đề kháng
9 tpcn  tăng sức đề kháng9 tpcn  tăng sức đề kháng
9 tpcn tăng sức đề khánghhtpcn
 
8 tpcn và hệ miễn dịch
8 tpcn và hệ miễn dịch8 tpcn và hệ miễn dịch
8 tpcn và hệ miễn dịchhhtpcn
 
7 tpcn và bệnh xương khớp
7 tpcn và bệnh xương khớp7 tpcn và bệnh xương khớp
7 tpcn và bệnh xương khớphhtpcn
 

More from hhtpcn (20)

32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTP
32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTP32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTP
32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTP
 
31 vận động và cuộc sống
31 vận động và cuộc sống31 vận động và cuộc sống
31 vận động và cuộc sống
 
28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tính
28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tính28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tính
28 tpcn với sức khỏe và bệnh mãn tính
 
29 tpcn với sức khỏe và bệnh tật
29 tpcn với sức khỏe và bệnh tật29 tpcn với sức khỏe và bệnh tật
29 tpcn với sức khỏe và bệnh tật
 
27 nước giải khát và sức khỏe
27 nước giải khát và sức khỏe27 nước giải khát và sức khỏe
27 nước giải khát và sức khỏe
 
26 tpcn phát triển từ dược thảo
26 tpcn phát triển từ dược thảo26 tpcn phát triển từ dược thảo
26 tpcn phát triển từ dược thảo
 
25 tpcn từ nấm hầu thủ
25 tpcn từ  nấm hầu thủ25 tpcn từ  nấm hầu thủ
25 tpcn từ nấm hầu thủ
 
24 tpcn từ tảo spirulina
24 tpcn từ tảo spirulina24 tpcn từ tảo spirulina
24 tpcn từ tảo spirulina
 
23 tác dụng nhân sâm với sức khỏe
23 tác dụng nhân sâm với sức khỏe23 tác dụng nhân sâm với sức khỏe
23 tác dụng nhân sâm với sức khỏe
 
22 chlorophyll với sức khỏe
22 chlorophyll với sức khỏe22 chlorophyll với sức khỏe
22 chlorophyll với sức khỏe
 
21 nấm và sức khỏe
21 nấm và sức khỏe21 nấm và sức khỏe
21 nấm và sức khỏe
 
20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hội
20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hội20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hội
20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hội
 
18 noni và tác dụng sinh học của noni
18 noni và tác dụng sinh học của noni18 noni và tác dụng sinh học của noni
18 noni và tác dụng sinh học của noni
 
19 ong và các sản phẩm tpcn từ ong
19 ong và các sản phẩm tpcn từ ong19 ong và các sản phẩm tpcn từ ong
19 ong và các sản phẩm tpcn từ ong
 
17 tpcn và probiotic với sức khỏe
17 tpcn và probiotic với sức khỏe17 tpcn và probiotic với sức khỏe
17 tpcn và probiotic với sức khỏe
 
13 tpcn và hội chứng chuyển hóa
13 tpcn và hội chứng chuyển hóa13 tpcn và hội chứng chuyển hóa
13 tpcn và hội chứng chuyển hóa
 
10 tpcn delta immune và hệ miễn dịch
10 tpcn delta immune và hệ  miễn dịch10 tpcn delta immune và hệ  miễn dịch
10 tpcn delta immune và hệ miễn dịch
 
9 tpcn tăng sức đề kháng
9 tpcn  tăng sức đề kháng9 tpcn  tăng sức đề kháng
9 tpcn tăng sức đề kháng
 
8 tpcn và hệ miễn dịch
8 tpcn và hệ miễn dịch8 tpcn và hệ miễn dịch
8 tpcn và hệ miễn dịch
 
7 tpcn và bệnh xương khớp
7 tpcn và bệnh xương khớp7 tpcn và bệnh xương khớp
7 tpcn và bệnh xương khớp
 

35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

  • 1. GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TUYÊN TRUYỀN VIÊN THỰC PHẨM CHỨC NĂNG PGS.TS TRẦN ĐÁNG CHỦ TỊCH HIỆP HỘI TPCN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 1/10/2014
  • 2. # NỘI DUNG: Phần I: Kỹ năng giáo dục truyền thông: Bài 1: Đại cương về giáo dục truyền thông Bài 2: Giáo dục sức khỏe Bài 3: Kỹ năng truyền thông TPCN Bài 4: Tư vấn TPCN Phần II: Kiến thức về TPCN: Bài 5: Đại cương TPCN Bài 6: Bán hàng đa cấp Bài 7: Sản phẩm K-link
  • 3. # PHẦN I: KỸ NĂNG GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG
  • 4. BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG
  • 5. # I. KHÁI NIỆM: 1. Truyền thông là gì ? Truyền thông là một quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận để dẫn tới những thay đổi trong nhận thức và hành động. Như vậy, truyền thông là một quá trình liên tục, có nghĩa là nó không diễn ra trong chốc lát, mà kéo dài về mặt thời gian. Quá trình đó diễn ra giữa 2 bên: bên truyền và bên nhận. Cả 2 bên chia sẻ lẫn nhau về thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng, vì: - Có thông tin đầy đủ, kịp thời và có hệ thống thì mới có kiến thức. - Có kiến thức đúng đắn và đầy đủ thì mới xác định được thái độ đúng. - Có thái độ đúng thì mới có tình cảm đúng, vì thái độ là biểu hiện của lý, còn tình cảm là biểu hiện của tình. - Có thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm đúng đắn, thì mới có sự vận dụng một cách tự giác; từ đó mới tạo được kỹ năng và thực hành tốt.
  • 6. # 2. Cần phân biệt truyền thông với thông tin và giáo dục 2.1. Thông tin Thông tin là những dữ liệu thô hoặc các dữ liệu đã được xử lý, được phân tích, được các cá nhân, tổ chức phổ biến thông qua sách báo, các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các bảng biểu, đồng thời thông tin còn là quá trình đưa những dữ liệu đó đến người nhận (các nhà quản lý, các nhà vạch chính sách, công chúng ... ) để tạo và nâng cao nhận thức giác ngộ, hiểu biết của họ.
  • 7. # Từ đó có thể thấy rằng: truyền thông khác với thông tin. Nếu như thông tin có thể diễn ra một lần, thì truyền thông lại đòi hỏi liên tục. Thông tin không đòi hỏi sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận, còn truyền thông thì đây là yêu cầu bắt buộc. Thông tin chỉ hạn chế trong thông tin và kiến thức, còn truyền thông mở ra cả thái độ, tình cảm và kỹ năng. Thông tin chỉ đòi hỏi người ta tăng thêm kiến thức, còn truyền thông đòi hỏi phải tạo được sự thay đổi về nhận thức và hành động.
  • 8. # 2.2 Giáo dục: Giáo dục có thể được định nghĩa như là một quá trình truyền thông được tiến hành một cách hệ thống và có cấu trúc chặt chẽ giữa người truyền (giáo viên) và nhóm đối tượng đặc thù (học sinh) nhằm khuyến khích sự tìm hiểu và phân tích để có được những quyết định căn cứ trên những thông tin ấy, dẫn tới những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành động
  • 9. # Nói một cách nôm na, giáo dục là một quá trình dạy và học, trong đó, kiến thức được tập hợp lại một cách hệ thống và được người thầy (giảng viên) truyền đạt cho người học (học viên). Tùy theo hình thức tiến hành, người ta chia ra: - Giáo dục chính quy: Gồm hệ thống các trường phổ thông, các trường trung học và đại học, các trường chuyên nghiệp. - Giáo dục không chính quy: Gồm các lớp xóa mù, các lớp bổ túc, các lớp dạy nghề ... Với cả hai hệ thống giáo dục này, đều có thể tiến hành giáo dục – tuyên truyền về Thực phẩm chức năng
  • 10. # II. MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ TPCN: Nguồn (S) KÊNH (C) Thông điệp (M) Người nhận (R) Hiệu quả (E) Phản hồi (F) Ký hiệu: •S: Nguồn truyền •R: Nơi nhận •C: Kênh truyền thông •M: Thông điệp truyền thông •F: Phản hồi •E: Hiệu quả
  • 11. # Muốn thực hiện truyền thông thì người truyền thông (nguồn truyền thông S) phải xem xét đối tượng truyền thông của mình là ai (nơi nhận R), họ cần được truyền thông về vấn đề gì trong nhận thức (M) và hành động (E), thông qua những kênh hoặc phương tiện nào (C) để có thể đưa ra nội dung cần thiết (M) đến với đối tượng (R) và bằng cách nào nắm được phản ứng của đối tượng trước những thông điệp chuyển tới họ ( kênh phản hồi F).
  • 12. # Nói tóm tắt: Mô hình truyền thông bằng các từ sau đây: • AI • NÓI GÌ • CHO AI • NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ • BĂNG CON ĐƯỜNG NÀO • LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT - Nguồn truyền - Thông điệp - Người nhận - Hiệu quả - Kênh - Phản hồi - S - M - R - E - C - F
  • 13. # III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THÔNG 1. Cách tiếp cận truyền thông: Có 4 cách tiếp cận truyền thông sau đây sẽ được áp dụng để tuyên truyền vận động các đối tượng: - Chuyển tải thông tin để nâng cao kiến thức và trình độ nhận thức (K). - Hướng dẫn để nâng cao trình độ (K) và kỹ năng thực hành (P). - Thuyết phục để thay đổi thái độ (A) và vận động thực hành (P). - Đối thoại để thay đổi cả nhận thức, thái độ và thực hành (KAP).
  • 14. # 2. ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THÔNG: 2.1. Những người lãnh đạo và quản lý, bao gồm: - Các vị lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp. - Các vị đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. - Các vị lãnh đạo đoàn thể, quần chúng và tổ chức xã hội. - Các giám đốc, chủ doanh nghệp. - Đội ngũ thông tin đại chúng.
  • 15. # 2.2. Những người sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến. 2.3. Những người làm dịch vụ (buôn bán, phục vụ ăn uống, kể cả các cơ sở ăn uống và thức ăn đường phố, nội trợ gia đình). 2.4. Người tiêu dùng: Người sử dụng sản phẩm Thực phẩm chức năng (người khỏe, người ốm). 2.5. Những người tham gia truyền thông về Thực phẩm chức năng.
  • 16. # IV. THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG: 1. Nguyên tắc xây dựng thông điệp: + Phù hợp luật, chính sách, văn bản quy phạm, quy chế. + Xoay quanh việc phục vụ cho vấn đề trung tâm là đảm bảo CLVSATTP của TPCN. + Thích hợp với nhóm đối tượng đã chia và đã chọn. + Được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học, được thử nghiệm trước khi phổ biến rộng rãi và các tác dụng đã được công nhận. + Đơn giản – dễ hiểu – dễ nhớ - dễ làm. + Chính xác, nhất quán + Thường xuyên được xem xét và kiểm định lại qua nghiên cứu và đánh giá để điều chỉnh phù hợp với đối tượng và yêu cầu của tuyên truyền viên vận động.
  • 17. # 2. Chủ đề trung tâm: Hiểu đúng – Làm đúng – Dùng đúng Thực phẩm chức năng
  • 18. “Hiểu đúng – Làm đúng – Dùng đúng” # Hiểu đúng – Correct Understanding 1 Định nghĩa - Definition 2 1 Sản xuất - Manufacturing 2 Kinh doanh - Dealing 3 Công bố & Quảng cáo Claim &Advertisement 4 Quản lý - Management 1 2 Phân loại - Classification 3 Phân biệt - Differentiation 4 Tác dụng - Efficacy 3 Dùng đúng – Correct Usage 1 Đối tượng – Target Object 2 Liều lượng - Dosage 3 Thời gian – Duration 4 Cách dùng – Instruction of Usage Làm đúng – Correct Implementation
  • 19. # 3. Các nội dung chính của thông điệp: 3.1. Mối quan hệ giữa TPCN và sức khỏe: Làm cho các đối tương thấy rõ: + Nguy cơ sức khỏe + Tác dụng của TPCN
  • 20. # 3.2. TPCN là gì? • Định nghĩa • Phân loại • Phân biệt • Tác dụng • Quản lý • Sản xuất – Kinh doanh • Công bố - Quảng cáo • Tiêu dùng
  • 21. # 3.3. Trách nhiệm của mỗi người: đã nêu trong hiến pháp, pháp luật. 3.4. Trách nhiệm của người sản xuất: Đảm bảo tính pháp luật và đạo đức. 3.5. Trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý 3.6. Trách nhiệm của người dịch vụ 3.7. Trách nhiệm của người tiêu dùng: từ lựa chọn đảm bảo quyết định cho bản thân và gia đình
  • 22. # 3.8. Các biện pháp đảm bảo CLVSATTP ở các khâu: + Khâu sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. + Xuất nhập khẩu + Lưu thông phân phối, bảo quản + Chế biến: tại doanh nghiệp, các cơ sở và gia đình. + Sử dụng sản phẩm TPCN. 3.9. Phòng chống NĐTP, các bệnh truyền qua TP và các bệnh mạn tính 3.10. Biện pháp tăng cường sức khỏe,kéo dài tuổi thọ
  • 23. # V. KÊNH TRUYỀN THÔNG: 1. Những nguyên tắc huy động các kênh truyền thông: 1.1. Cần huy động và sử dụng kết hợp một cách có hiệu quả nhiều kênh truyền thông, nhiều phương tiện để thực hiện truyền thông về TPCN. 1.2. Cần khuyến khích các cách tiếp cận mới, có sáng tạo trong việc sử dụng và huy động các kênh truyền thông (Ví dụ kết hợp giữa tuyên truyền – giáo dục và giải trí)
  • 24. # 1.3. Cần tăng cường sự hỗ trợ qua lại giữa truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp nhằm tăng hiệu quả của từng kênh. 1.4. Truyền thông đại chúng chịu trách nhiệm về sự chuyển đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo, của quảng đại quần chúng và các nhóm đối tượng, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các kênh truyền thông khác
  • 25. # 1.5. Truyền thông trực tiếp sẽ tập trung vào các nhóm đối tượng đã chọn, nhằm vận động và thuyết phục họ nâng cao hiểu biết về TPCN. 1.6. Trong điều kiện đổi mới kinh tế - xã hội ở nước ta, cần nghiên cứu những kênh truyền thông mới để huy động và khai thác triệt để phục vụ cho yêu cầu: Hiểu đúng – Làm đúng - Dùng đúng TPCN
  • 26. # 2. Chiến lược huy động và sử dụng các kênh truyền thông: 2.1. Các kênh truyền thông trực tiếp: 2.1.1. Tăng cường truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ tuyên truyền viên. 2.1.2. Tuyên truyền viên trực tiếp thông qua các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội cần tập trung vào mỗi đối tượng của mỗi đoàn thể và tổ chức nhằm thúc đẩy công tác tuyên truyền có hiệu quả: - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Hội Nông dân - Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Các tổ chức quần chúng khác: Hội chữ thập đỏ, Hội người tiêu dùng, Hội tim mạch, Hội tiểu đường, Hội ung thư ....
  • 27. # 2.2. Kênh truyền thông đại chúng: 2.2.1. Phát thanh và truyền hình: - Cần dành nhiều thời gian hơn nữa để chuyển tải các thông điệp về TPCN. - Cần xác định rõ đặc điểm và nhu cầu của thính – khán giả, những thể loại và chương trình được họ ưa thích để sử dụng những nội dung và hình thức đạt hiệu quả cao. - Cần xây dựng những tiểu phẩm cực ngắn (radio/TV- spot) với những thông điệp về chất lượng, tác dụng của sản phẩm TPCN xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo phát định kỳ xen kẽ các chương trình được thính – khán giả ưa thích nhất. - Các chương trình phát thanh và TV có nội dung TPCN cần được in thành băng để phổ biến ở cơ sở thông qua hệ thống truyền hình – phát thanh ở tỉnh, huyện, đặc biệt hệ thống phát thanh ở xã, phường và hệ thống mạng lưới chiếu băng hình.
  • 28. # 2.2.2. Báo chí - Cần xác định đặc điểm, nhu cầu thông tin và thể loại yêu thích của đối tượng độc giả nhằm xây dựng những nội dung thông điệp phù hợp. - Các trang chuyên đề, chuyên mục cần được tăng cường cả số lượng, chất lượng nhất là tính hấp dẫn. Mục hỏi đáp và hướng dẫn thực hành phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe cần mở rộng trên mặt báo chí. - Các báo và tạp chí có số phát hành lớn cần tăng cường hơn nữa tin và bài với nội dung về TPCN. - Cần đưa những thể loại ít chữ nhiều hình, dễ hiểu như truyện tranh, biếm họa, quảng cáo .... để chuyển tải nội dung về TPCN tới các đối tượng có trình độ văn hóa thấp.
  • 29. # 2.3 Các kênh truyền thông khác: 2.3.1. Văn nghệ dân gian: Tận dụng loại hình văn nghệ dân gian, đặc biệt vùng nông thôn, miền núi dân tộc, thông qua các văn nghệ xung kích, đội tuyên truyền viên để truyển tải nội dung thông điệp liên quan đến sức khỏe và TPCN.
  • 30. # 2.3.2. Giáo dục: Giáo dục về CLVSATTP và TPCN nên trở thành học tập bắt buộc ở các cấp học, bậc học, ngành học một cách thích hợp, chú ý hình thức giáo dục ngoài nhà trường chính quy như xóa mù, bổ túc văn hóa, dạy nghề ... 2.3.3. Quảng cáo: Quảng cáo phải trở thành kênh hữu hiệu của công tác IEC về bảo vệ sức khỏe và TPCN. Các hình thức áp dụng tùy tình hình, cần tậ dụng tối đa điều kiện (trên TV, radio, khẩu hiệu, biểu ngữ, trên báo chí, bao bì các mặt hàng thực phẩm ... )
  • 31. # 2.3.4. Các kênh truyền thông khác: - Trao đổi trong gia đình, bạn bè, hàng xóm - Trao đổi người sử dụng thực phẩm và người sản xuất, buôn bán. - Các đội tuyên truyền viên cơ động. - Thi tìm hiểu - Hội thảo người tiêu dùng. Hội thảo khách hàng. - Hội thi kỹ thuật. - Triển lãm, hội chợ. - Tư vấn, tuyên truyền tại các chợ. - Hội thi người đẹp ....
  • 32. BÀI 2: GIÁO DỤC SỨC KHỎE
  • 33. # I. ĐẠI CƯƠNG: 1. Tại sao cần phải giáo dục sức khỏe ? 1.1. Lý do khoa học: Để thực hiện các động tác rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, về khía cạnh khoa học tự nhiên, nếu dụng cụ đã chuẩn bị xong, việc thực hiện chỉ đòi hỏi thời gian rất ngắn (1-2 phút). Tuy nhiên, để thuyết phục một cá nhân và một cộng đồng, chấp nhận biện pháp VSATTP này để bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mình của gia đình mình, của xã hội mình không phải là vấn đề đơn giản của khoa học tự nhiên nữa mà phải có khoa học xã hội dự phần vào.
  • 34. # Khoa học xã hội gồm có các lĩnh vực chính sau đây: - Chính trị học - Kinh tế học - Lịch sử học - Nhân chủng học - Xã hội học - Tâm lý học Ba môn: Nhân chủng học – Xã hội học – Tâm lý học, được gọi chung là khoa học về thái độ. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe sử dụng rất nhiều môn khoa học về thái độ và có thể được định nghĩa như là “Ứng dụng của khoa học về thái độ vào lĩnh vực sức khỏe và bệnh tật”.
  • 35. # 1.2. Lý do kinh tế: Giáo dục sức khỏe có một ý nghĩa rất quan trọng trên khía cạnh kinh tế. Muốn chăm sóc sức khỏe cho mọi người có 2 biện pháp: - Đào tạo rất nhiều cán bộ y tế, tăng cường mạng lưới y tế càng nhiều càng tốt, có thể chăm lo sức khỏe cho mọi người. Biện pháp này không thực tế, vì đòi hỏi một vốn đầu tư kinh phí rất lớn để đào tạo và nuôi dưỡng cán bộ y tế của mạng lưới dày đặc này và mất rất nhiều thời gian. - Biện pháp thứ hai là hướng dẫn mọi người thấy trách nhiệm tự chăm lo sức khỏe cho bản thân mình, biến mỗi người dân thành một cán bộ y tế có kiến thức bảo vệ sức khỏe phổ cập, sơ đẳng, biết một số biện pháp vệ sinh cơ bản, để có thể bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, chăm lo sức khỏe cho chính mình và cho mọi người chung quanh. Biện pháp thứ hai là biện pháp ít tốn kém và hiệu quả hơn. Biện pháp nàu chính là biện pháp giáo dục sứckhỏe cho mọi người, theo câu ngạn ngữ: “Nếu chúng ta cho một người đói một con cá, chúng ta chỉ cứu sống họ một ngày, nếu chúng ta vừa cho họ một con cá vừa dạy họ cách câu cá, chúng ta sẽ nuôi sống họ suốt đời”.
  • 36. # Thật vậy, người cán bộ y tế mang dịch vụ chăm sóc hàng ngày cho mỗi người dân, dẫu tích cực cũng không bằng cách dạy họ kiến thức phổ cập giữ gìn sức khỏe. Người cán bộ y tế có đi xây hàng vạn cầu tiêu cũng không bằng gieo được vào đầu nhân dân ý thức về việc phóng uế bừa bãi, ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, của bà con thôn xóm mình. Tất nhiên là công tác dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng ngày sức khỏe của nhân dân cũng như công tác xây dựng cầu tiêu, nhà tắm ...là vô cùng cần thiết và quan trọng.
  • 37. # 1.3. Giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe ban đầu: Giáo dục sức khỏe là một trong 10 yếu tố chiến lược “Chăm sóc sức khỏe ban đầu” của Bộ Y tế đề ra. Giáo dục sức khỏe có một vai trò rất lớn trong việc hoạch định một chiến lược y tế. • Giáo dục sức khỏe phải phác thảo được chính sách mới, thích hợp với nguyên tắc: “Chăm sóc sức khỏe ban đầu và chiến lược sức khỏe cho mọi người”. • Giáo dục sức khỏe phải hỗ trợ việc phát triển tài nguyên nhân lực. Nhân lực này phải có khả nẳng cần thiết để thực hiện mục tiêu đào tạo thích hợp.
  • 38. # • Phải xác định được phương pháp giáo dục nào thích hợp nhất, để gia tăng sự tham gia tích cực cũng như tinh thần tự quyết của mỗi người và của cộng đồng, vào công việc chăm lo sức khỏe. • Giáo dục sức khỏe phải tăng cường sự tiếp cận với nhiều khu vực và gia tăng sự phối hợp các hoạt động giáo dục bằng cách sử dụng kỹ thuật học thích nghi. • Giáo dục sức khỏe phải dành nhiều thì giờ hơn nữa, chú tâm đến việc theo dõi và lượng giá
  • 39. 2. Ai sẽ làm công tác giáo dục sức khỏe? • Cán bộ Y tế • Cán bộ giáo dục • Các ngành khác • Tuyên truyền viên #
  • 40. # 3. Giáo dục sức khỏe là gì? 3.1. Giáo dục sức khỏe là một môn khoa học xã hội có mục đích: + Thông báo các vấn đề sức khỏe để mọi người và quần chúng biết. + Giới thiệu các dịch vụ sức khỏe để mỗi người và quần chúng hiểu biết. + Vận động mỗi người và quần chúng thay đổi thái độ để tham gia tích cực vào các công tác tự bảo vệ sức khỏe cho mình và cho mọi người. + Giới thiệu sản phẩm TPCN để mỗi người hiểu đúng, sử dụng đúng.
  • 41. # 3.2. Giáo dục sức khỏe có thể so sánh như công tác giảng dạy: Giảng viên Nội dung bài giảng Học viên Phương pháp sư phạm Tuyên truyền viên Nguồn thông tin CỘNG ĐỒNG Phương pháp và kỹ thuật truyền thông
  • 42. # 3.3. Soạn thảo chương trình giáo dục sức khỏe: Muốn soạn thảo một chương trình giáo dục sức khỏe cần giải đáp các câu hỏi sau đây: • Giáo dục sức khỏe cho đối tượng nào? • Giáo dục sức khỏe là cái gì? • Giáo dục sức khỏe bằng phương tiện nào? • Làm sao để biết chương trình giáo dục sức khỏe đạt được kết quả?
  • 43. # 3.3.1. Việc đầu tiên là phải xác định nhóm mục tiêu, tức là nhóm người liên quan đến vấn đề giáo dục sức khỏe. Việc xác định nhóm người này đòi hỏi một cuộc khảo sát dịch tễ học.
  • 44. # 3.3.2. Muốn biết phải giáo dục cái gì, nhất thiết phải soạn thảo và thực hiện một cuộc điều tra dịch tễ học phân tích xã hội học sẽ giúp xác định được tâm lý nhóm mục tiêu: - Họ đang nghĩ, hiểu biết và cần được thuyết phục hành động ra sao? - Tại sao họ không hành động thuận lợi để bảo vệ và nâng cao sức khỏe trong vấn đề này? - Họ cần được hiểu biết và cần được thuyết phục hành động ra sao ? Kết quả phân tích nhóm mục tiêu sẽ giúp soạn thảo nội dung nguồn thông tin thích hợp.
  • 45. # 3.3.3. Khi đã nghiên cứu được nguồn thông tin thích hợp, phải điều tra, để chọn phương tiện thích hợp nhất, có sẵn tại địa phương, có tác dụng nhất để truyền đạt nguồn thông tin đến nhóm người cần giáo dục sức khỏe. 3.3.4. Muốn đánh giá kết quả đạt được của một chương trình giáo dục sức khỏe, phải thiết lập một hệ thông đo lường Hệ thống này phải xác định được chuyển biến về suy nghĩ, về nhận thức, về thái độ và hành động của nhóm người được giáo dục sức khỏe trước và sau khi chương trình được triển khai thực hiện. Các phương pháp thăm dò sẽ giúp có kết quả mong muốn.
  • 46. # II. SOẠN THẢO MỘT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ TPCN: cần các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu Ví dụ: + Thực trạng một vấn đề sức khỏe đang có trong cộng đồng. + Các nguy cơ tạo nên vấn đề đó. + Giải pháp phòng, chống trong đó có vai trò của TPCN.
  • 47. # Bước 2: Khảo sát thực tiễn và thu thập số liệu về: (1) Thực trạng vấn đề sức khỏe đang có trong cộng đồng: + Số lượng, tỷ lệ mắc + Tác hại, tổn thất (2) Các nguyên nhân, nguy cơ tạo nên “vấn đề” sức khỏe. (3) Giải pháp phòng chống – Vai trò của TPCN
  • 48. # Bước 3: Soạn thảo chương trình giáo dục sức khỏe liên quan đến TPCN: I.ĐẶT VẤN ĐỀ: - Nêu vấn đề - Dẫn dắt vấn đề cần giải quyết - Xác định mục tiêu của buổi giáo dục sức khỏe. II. SƠ LƯỢC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN LIÊN QUAN. III. THỰC TRẠNG – NGUYÊN NHÂN VÀ NGUY CƠ 1. Thực trạng: • Số lượng, tỷ lệ mắc • Tác hại, tổn thất 2. Nguyên nhân và nguy cơ IV. GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG: Vai trò của TPCN (cơ chế tác dụng) V. SẢN PHẨM TPCN (Cơ chế, tác dụng, cách dùng)
  • 49. # Bước 4: • Rút kinh nghiệm • Sửa chữa • Bổ sung
  • 50. # III. MỘT VÀI NGUYÊN TẮC CHỌN PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỨC KHỎE: 1. Định nghĩa: Phương pháp là thể thức thực hiện một chương trình hay một dự án. Trong lĩnh vực tuyên truyền giáo dục sức khỏe, có 2 phương pháp: phương pháp một chiều và phương pháp hai chiều.
  • 51. # 1.1. Phương pháp một chiều có đặc điểm: • Giáo dục trực tiếp • Truyền đạt có hệ thống kiến thức • Tham gia giới hạn hay không có sự tham gia của đối tượng được tuyên truyền giáo dục • Tác động một chiều, không có phản ứng nhận thấy của đối tượng được tuyên truyền giáo dục. Thí dụ: thuyết trình, buổi chiếu phim, diễn văn, buổi nói chuyện, buổi giảng bài.
  • 52. # 1.2. Phương pháp hai chiều có đặc điểm sau đây: • Có sự trao đổi ý kiến giữa nhiều người: giữa người làm tuyên truyền giáo dục và đối tượng được tuyên truyền và giữa các thành viên trong nhóm được tuyên truyền với nhau. • Tất cả mọi người tham gia thảo luận đã có ít nhiều hiểu biết về đề mục, dẫu với khía cạnh khác nhau. • Tận dụng cả tài nguyên của tất cả mọi người tham gia. • Thích ứng tất cả hiểu biết được trao đổi • Tạo ra được hoàn cảnh học tập do việc tham gia và kinh nghiệm Thí dụ: Thảo luận nhóm – Gặp gỡ - Thăm thực tế ...
  • 53. # 2. Phương pháp chọn: Việc chọn phương pháp dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau: 2.1. Khả năng ứng dụng của phương pháp: - Về phương diện dụng cụ - Về phương diện tài chính - Về phương diện tập quán địa phương - Về sự quen thuộc của chuyên viên tuyên truyền giáo dục với phương pháp.
  • 54. # 2.2. Sự tham gia của địa phương - Ai sẽ tham gia ? - Tham gia như thế nào ? - Tham gia ở giai đoạn nào ?
  • 55. 2.3. Hiệu năng của phương pháp - Phương pháp sử dụng có khả năng có khả năng tác động cho toàn bộ tập thể hay không ? - Tỷ lệ dân số trong nhóm được tác động đến. - Mức độ tham gia của nhân dân. - Phương pháp gây chú ý và tác động ra sao ? #
  • 56. # 2.4. Giới hạn của phương pháp: - Tốn phí - Không đặc sắc - Tính chất phổ cập Nói tóm lại, viêc lựa chọn phương pháp tùy thuộc vào mục tiêu chương trình, vào tính chất của nhóm người được tuyên truyền giáo dục và vào nhóm chuyên viên hoạch định công tác tuyên truyền giáo dục.
  • 57. # IV. CÁC PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC SỨC KHỎE: 1. Định nghĩa: + Phương tiện: - Tài nguyên sử dụng để thực hiện một phương pháp và qua đó truyền đạt nội dung giáo dục sức khỏe. - Đường để truyền đạt nội dung giáo dục. - Dụng cu để truyền đạt nội dung. + Phương tiện gồm 4 nhóm: - Phương tiện nghe nhìn - Phương tiện bằng lời nói - Phương tiện bằng chữ viết - Phương tiện tác động thị giác
  • 58. # 2. Đặc điểm các phương tiện giáo dục: 2.1. Phương tiện nghe nhìn: Phương tiện dùng để tác động vừa trên thị giác và thính giác. Thí dụ: Phim – Truyền hình – Kịch nói – Múa rối Ưu điểm: - Tác động lên 2 giác quan cùng một lúc - Giúp dễ dàng hình tượng hoá các ý nghĩ - Cổ vũ sự tham gia - Gợi chú ý và gây thích thú - Thường dễ lôi cuốn mọi người - Có thể sử dụng thường xuyên được Bất lợi: - Sản xuất thường đòi hỏi giá thành cao - Phương tiện thực hiện khó khăn, không phải lúc nào cũng sẵn có - Nhanh chóng quá hạn, không hợp thời nữa (nhất là phim) - Dễ có nguy cơ làm sai lạc sự chú ý về mục tiêu tuyên truyền
  • 59. # 2.2. Phương tiện lời nói: Đây là phương tiện dùng lời nói làm cơ sở cho việc truyền bá nội dung giáo dục y tế (thí dụ: bài ca, bài thuyết minh, vô tuyến, truyền thanh) 2.2.1. Ưu điểm: - Sự tiếp xúc trực tiếp thực hiện nhờ lời nói - Nội dung được soạn để thích ứng (nếu đối tượng được tuyên truyền hiện diện) - Có thể tiếp xúc một tập thể quan trọng cả những người không biết chữ (nhất là vô tuyến) - Lời nói thường được phối hợp và sử dụng để hỗ trợ hiệu quả cho phương tiện khác như: biểu đồ, bảng đen. 2.2.2. Bất lợi: - Phương pháp truyền đạt bằng lời nói thường một chiều. - Có nguy cơ gây cho đối tượng được giáo dục hiện tượng thụ động - Nội dung có thể được hiểu và diễn dịch sai lệch - Ký ức thính giác có thể thấp: tỷ lệ quên khi nghe rất cao.
  • 60. # 2.3 Phương tiện bằng chữ viết Phương tiện bằng chữ viết là phương tiện sử dụng một bài viết làm cơ sở cho thông tin, truyền bá tư tưởng Thí dụ: Bài báo, sách, sách giáo khoa, truyền đơn 2.3.1. Ưu điểm: - Ký ức thị giác thường quan trọng hơn ký ức thính giác - Bài viết có thể còn tồn tại (người đọc có thể đọc trở lại, có thời gian suy nghĩ, tìm hiểu sâu hơn sau) - Tiếp xúc được một tập thể lớn - Và có thể chọn nội dung cần truyền đạt tư tưởng. 2.3.2. Bất lợi: Bài viết có thể diễn dịch sai nội dung cần truyền đạt - Chỉ có tác dụng tùy theo trình độ văn hóa của đối tượng cần truyền đạt tư tưởng. - Không có hiệu lực hồi tố (feedback) nhanh.
  • 61. # 2.4 Phương tiện nhìn và biểu đồ: Phương tiện dùng hình vẽ làm cơ sở cho việc truyền bá nội dung giáo dục y tế. Thí dụ: Bích chương – Triển lãm – Hình chụp – Bảng đen – Biểu đồ - Phim đèn chiếu 2.4.1. Ưu điểm: - Gây nhạy cảm nhanh - Minh họa và tăng cường hiệu quả nội dung tuyên truyền - Tăng cường thói quen - Đưa nội dung chính xác, ngắn gọn, đơn giản. - Nội dung được cảm thụ nhanh - Ký ức thị giác quan trọng hơn ký ức thính giác 2.4.2. Bất lợi: - Có khuynh hướng đưa quá nhiều nội dung trong một hình thức. - Quá trình làm thay đổi thái độ của đối tượng được tiếp xúc thường tương đối chậm. - Dễ gây khuynh hướng thường đơn giản hóa ý nghĩa giáo dục y tế. - Việc sắp xếp theo thứ tự hợp lý các tranh ảnh rất phức tạp.
  • 62. # 3. Một vài tiêu chuẩn chọn phương tiện: Phượng tiện sử dụng để giáo dục sức khỏe rất đa dạng. Sử dụng các phương tiện thường được dựa vào các yếu tố sau đây: 3.1. Có thế áp dụng phương tiện này tại địa phương hay không? Nguyên tắc này được dựa vào các yếu tố sau đây: - Điều kiện tập quán địa phương - Sự quen thuộc, sử dụng phương tiện đối với nhân viên làm công tác giáo dục sức khỏe. - Khả năng dụng cụ sử dụng - Giá thành sản xuất (thường giá thành sản xuất tương đối thấp hơn)
  • 63. # 3.2. Có thể sáng tác và sản xuất tại địa phương hay không? • Có sự tham gia của các nghệ sĩ địa phương • Dụng cụ được sử dụng thích ứng với tập thể địa phương hơn. • Sử dụng tài nguyên và phương tiện địa phương • Hạn chế giá thành sản xuất
  • 64. # 3.3. Hiệu năng: • Phương tiện sử dụng có giúp tác động đến tất cả các nhóm nhân dân cần được chuyển biến tư tưởng? Và hành động không? • Phương tiện truyền đat có khả năng truyền đạt đầy đủ nội dung không? • Kết quả đạt được có tương xứng với vốn đầu tư không? Điều nên nhớ là phương tiện giáo dục y tế chỉ là một dụng cụ và trong mọi trường hợp không thể thay thế nhóm chuyên viên làm công tác giáo dục sức khỏe được.
  • 65. # 4. Bích chương: Bích chương là một bảng vẽ hay viết dùng để phản ánh một ý nghĩ 4.1.Yêu cầu cơ bản của một bích chương - Bích chương phải được thực hiện để nhìn qua là biết bích chương muốn nói gì. - Bích chương chỉ nên trình bày một vấn đề - Chữ viết hình vẽ phải hết sức giản dị 4.2. Mục đích của bích chương - Gây chú ý - Gây suy nghĩ và có hành động
  • 66. # 4.3. Trường hợp dùng bích chương • Bích chương có thể dùng riêng rẽ. • Bích chương có thể dùng chung với các phương tiện thông tin tuyên truyền khác. Thí dụ: • Dùng bích chương trong cuộc triển lãm hay trình bày • Dùng bích chương để hỗ trợ một buổi chiếu phim • Dùng bích chương để hình tượng hóa những ý nghĩ trình bày làm rõ thêm vấn đề trình bày
  • 67. # 4.4. Muốn thực hiện một bích chương có tác dụng: (1) Xác định đối tượng phục vụ (2) Xác định vấn đề y tế cần đề cập đến nhu cầu y tế (3) Xác định nội dung ý tưởng muốn nêu lên (4) Chọn hình ảnh diễn đạt ý tưởng đó (5) Chọn lời văn cần thiết để diễn đạt rõ rệt ý tưởng (6) Dùng màu sắc, nếu cần, để làm tăng sự chú ý, nhấn mạnh vấn đề, hay làm rõ hình ảnh Điều tra khảo sát trên nhóm mẫu để định lượng bích chương: Điều chỉnh – Hoàn chỉnh Bích chương muốn thành công phải: Rõ ràng – Giản dị - Trực tiếp Bích chương phải: Gây chú ý – Dễ hiểu – Gây cho người xem một ân tượng
  • 68. # 5. Sách lật: • Sách lật dùng để trình bày một câu chuyện, hay một bài học theo theo một diễn tiến đều đặn để giúp cho sự học dễ dàng. • Sách lật làm bằng những vật dụng gì ? • Sách lật gồm 2 tấm bìa cứng, có thể lật ngược ra phía sau thành một cái giá. Hai sợi dây phía dưới tấm bìa cứng buộc vào nhau để giữ cho sách lật đứng thẳng, giữa 2 bìa cứng là một số trang giấy có hình vẽ hay lời giải thích. • Trong hình trình bày một vấn đề, hãy dựng sách lên bàn cao Để mọi người thấy rõ hình vẽ, bạn đứng bên cạnh sách và dùng thước kẻ,hoặc cây để chỉ vào hình vẽ (tránh đứng trước sách để khỏi che hình) - Từ ngữ: ngắn gọn, dễ hiểu - Vừa giải thích vừa chỉ vào sách lật
  • 69. BÀI 3: KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
  • 70. Nhằm giúp cho mọi người lựa chọn một cách thông minh vì sức khỏe và chất lượng cuộc sống trong cộng đồng và xã hội, cần phải trình bày các thông tin một cách chính xác bằng những hình thức dễ hiểu. Muốn thế phải biết được một số kỹ năng trong truyền thông. #
  • 71. # 1. Sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ thân thể 1.1. Ngôn ngữ nói: 1.1.1. Tiếp xúc với mọi người một cách thân mật sẽ giúp cho việc truyền thông tốt, đối tượng cảm thấy mình được quan tâm đến. 1.1.2. Trước hết hãy trao đổi để xem xét đối tượng đã biết, tin và làm gì về vấn đề mình định nói. 1.1.3. Sau đó mới bổ sung thêm hoặc sâu hơn điều mà họ cần biết, cần làm.
  • 72. 1.1.4. Truyền đạt những thông tin chủ chốt và giải thích lợi ích của hành vi mới về đảm bảo sức khỏe. Nếu nói trước đám động cần chuẩn bị kỹ tài liệu. 1.1.5. Tìm ra những lý do cản trở đến việc thay đổi hành vi và cố gắng đề xuất được cách khắc phục. Những cản trở có thể do khách quan, do bản thân (thiếu hiểu biết, theo thói quen, theo phong tục tập quán, không quan tâm, không có tiền ... ). Hãy trao đổi với đối tượng để tìm cách khắc phục. 1.1.6. Dùng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, hạn chế ngôn ngữ khoa học # cao siêu, chú ý ngôn ngữ địa phương. 1.1.7. Trong khi giải thích có thể đưa ra các ví dụ từ chính kinh nghiệm trong cộng đồng, dùng những câu ca dao, tục ngữ để minh họa thêm cho sinh động.
  • 73. # 1.1.8. Dùng phương tiện trực quan như các mô hình, hiện vật, tranh ảnh, để giúp đối tượng dễ nhớ, dễ hiểu “trăm nghe không bằng một thấy”. 1.1.9. Khuyến khích mọi người đặt câu hỏi bởi vì nhiều đối tượng có nhiều điều muốn hỏi nhưng họ ngại ngần, chúng ta cần phải biểu lộ sự quan tâm, chia sẻ và thông cảm. 1.1.10. Giọng nói: Chú ý âm lượng, tốc độ, nhịp độ, chỗ nhấn mạnh, chỗ ngừng, điệu bộ.
  • 74. # 1.2 Ngôn ngữ thân thể: 1.2.1. Tư thế: thoải mái - Khi đứng: hai gót chân không nên cách nhau quá xa như kiểu dạng chân. - Đi lại khi cần thiết, có mục đích, như đến gần với từng người để lắng nghe và trả lời, tỏ ra quan tâm đến họ. - Tránh vừa đi vừa nói, nói hay quay lưng lại.
  • 75. 1.2.2. Hai tay: thả lỏng, tạo các cử chỉ lịch thiệp, # tự tin .... • Tránh chỉ trỏ như ra lệnh hay chỉ trích người nghe. • Luôn kiểm soát được các động tác tay, đừng vung vẩy như con rối, nhưng cũng cố tránh như “không biết để vào đâu”. • Đừng làm động tác thừa: vuốt tóc, xếch quần, xếch váy, đập bàn .... trừ khi muốn biểu thị điều gì đó thật cần thiết.
  • 76. # 1.2.3. Cách nhìn: • Bao quát, không nhìn một chỗ quá lâu gây cảm giác bất lịch sự và khiêu khích. • Đối với nhóm lớn nên để mắt lần lượt đến từng nhóm nhỏ.
  • 77. # 1.2.4. Nét mặt: • Thay đổi cho phù hợp với từng lời nói, cử chỉ và đối tượng. • Luôn luôn tươi cười trong mọi tình huống là điều cần ghi nhớ nhất. • Tránh cau có lạnh nhạt đăm chiêu
  • 78. # 1.2.5. Cách ăn mặc: • Quần áo chỉnh tề, màu sắc hài hòa, phù hợp đối tượng, phong tục tập quán. • Không ăn mặc quá cầu kỳ gây phân tán sự chú ý của đối tượng.
  • 79. # 2. Sử dụng các phượng tiện trực quan: • Hiện vật • Mô hình • Tranh lật • Áp phích • Tờ gấp • Trưng bày, triển lãm • Phối hợp ti vi, video, ảnh, nhạc ... tùy từng tình hình cụ thể.
  • 80. # 3. Lựa chọn các phương pháp truyền thông thích hợp và phối hợp tùy từng điều kiện cụ thể: 3.1. Nói chuyện 3.2. Thảo luận nhóm 3.3. Đọc tài liệu tham khảo 3.4. Động não, tấn công trí não 3.5. Đóng vai, mô phỏng 3.6. Trình diễn kỹ thuật 3.7. Thực hành
  • 81. # 3.8. Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề 3.9. Hỏi – Đáp 3.10. Trò chơi giáo dục sức khỏe 3.11. Nghiên cứu thực địa 3.12. Chiếu phim (Dia, video, tivi) 3.13. Xêmina 3.14. Làm bài tập 3.15. Nghiên cứu thực địa
  • 82. # 4. Tạo ra môi trường truyền thông năng động: Muốn tạo ra một môi trường truyền thông năng động cần: + Nhận rõ bầu không khí đang bao trùm. + Mở đầu bằng thái độ tích cực (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ thân thể) để gây ảnh hưởng tốt đến người nghe. + Xác định rõ các mục tiêu bằng cách để cho đối tượng nêu các nhu cầu mong muốn. + Hãy động viên mọi gười cùng tham gia đóng góp kinh nghiệm để đạt được mục tiêu chung đã thống nhất dưới sự hỗ trợ của giảng viên. + Chuẩn bị cho mọi người sẵn sàng đương đầu với những thách thức. + Giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập cá nhân hoặc nhóm, động viên mọi người tích cực tham gia, tôn trọng học viên. + Cho phép sự đối trọi các ý kiến giữa học viên với học viên và giữa học viên với giáo viên.
  • 83. # BÀI 4: TƯ VẤN THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
  • 84. # I. KHÁI NIỆM: Công tác tư vấn về TPCN là một dạng truyền thông trực tiếp, giúp cho đối tượng (khách hàng) nhận được thông tin chính xác, rõ ràng để họ tự quyết định lựa chọn biện pháp sử dụng TPCN được thường xuyên phù hợp với hoàn cảnh của đối tượng.
  • 85. # II. NỘI DUNG TƯ VẤN VỀ TPCN: Tư vấn về TPCN là một dạng truyền thông tin trực tiếp rất có hiệu quả. Người tư vấn là điểm tiếp xúc đầu tiên mà khách hàng cần biết về TPCN. Nội dung tư vấn về TPCN bao gồm: 1. Cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về tác dụng, chất lượng, sản phẩm TPCN. 2. Tìm hiểu sự băn khoăn, lo lắng của đối tượng về sự lựa chọn các sản phẩm TPCN. 3. Thảo luận đưa ra lời khuyên với đối tượng khách quan, trung thực. 4. Xây dựng cho đối tượng có thái độ tích cực đối với vấn đề: Hiểu đúng – Làm đúng – Dùng đúng TPCN
  • 86. # III. NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI TƯ VẤN: 1.Người tư vấn về TPCN phải tỏ thái độ đồng cảm với đối tượng, tìm hiểu xem họ nghĩ gì liên quan đến nhiệm vụ tư vấn của mình cần đáp ứng. 2.Phải tôn trọng đối tượng thể hiện giao tiếp lịch sự, thân ái, nhã nhặn, chú ý lắng nghe tâm tư nguyện vọng, những băn khoăn lo lắng của đối tượng để có thể hiều và giúp đỡ họ thiết thực hơn. 3. Cung cấp thông tin phải chính xác, rõ ràng - Nên kết hợp tranh ảnh, tài liệu khoa học để giải thích. - Gợi ý xem họ có hiểu đúng như ý mình truyền đạt không. - Chú ý đến yếu tố tâm lý, trình độ văn hóa, phong tục, tập quán, dân tộc để lựa chọn ngôn ngữ thích hợp . 4. Sắp xếp thời gian để thăm lại đối tượng hoặc gặp lại mình
  • 87. # IV. PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤN Chúng ta áp dụng 6 bước: Bước 1: Chào đối tượng - Niềm nở chào hỏi - Lễ độ giới thiệu về bản thân - Hỏi xem liệu thân mình có thể giúp được gì cho họ Bước 2: Hỏi thăm đối tượng - Tình hình sức khỏe và gia đình - Thông tin y tế có liên quan - Nhu cầu cần thiết về TPCN
  • 88. # Bước 3: Kể cho đối tượng các loại TPCN: - Kể, phân tích các loại, tác dụng, hiệu quả, giá cả. - Nói cả điều điều lợi, bất lợi - Tránh áp đặt chủ quan - Kể cả về tác dụng phụ Bước 4: Giúp cho đối tượng lựa chọn loại TPCN : - Để họ lựa chọn loại thích hợp - Trường hợp chưa xác định được cần giải thích rõ ràng và khuyên đối tượng nên như thế nào - Kiểm tra xem đối tượng có chắc chắn và yên tâm chưa ?
  • 89. # Bước 5: Giải thích lựa chọn Các loại TPCN hiện có. Có thể phát tài liệu để đối tượng đem về nhà sử dụng. Bước 6: Hẹn đối tượng trở lại - Hẹn đối tượng trở lại hoặc đến với đối tượng. - Hỏi đối tượng đã sử dụng TPCN ra sao, có vướng mắc gì không. - Khẳng định cùng đối tượng những sản phẩm TPCN cần duy trì.
  • 90. # PHẦN II: KIẾN THỨC VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
  • 91. # BÀI 5: ĐẠI CƯƠNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
  • 92. # NỘI DUNG: Phần I: Sức khỏe và nguy cơ sức khỏe Phần II: TPCN – ra đời và phát triển Phần III: Tác dụng của TPCN Phần IV: Nghiên cứu, sản xuất, phân phối và quản lý TPCN.
  • 93. # PHẦN I: SỨC KHỎE VÀ NGUY CƠ SỨC KHỎE
  • 94. # 1. Sức khỏe là gì? Theo WHO: Sức khỏe là tình trạng: • Không có bệnh tật • Thoải mái về thể chất • Thoải mái về tâm thần • Thoải mái về xã hội.
  • 95. # Sức khỏe là tài sản quý giá nhất: - Của mỗi người - Của toàn xã hội Fontenelle: “Sức khỏe là của cải quý giá nhất trên đời mà chỉ khi mất nó đi ta mới thấy tiếc”. Điều 10 trong 14 điều răn của Phật: “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe”.
  • 96. 1 . 0 0 0 . 0 0 0 . 0 0 0 . 0 0 0… Tiêu chí cuộc sống # 2. Giá trị của sức khỏe: SK T N V C X CV ĐV ƯM TY • Có tiền có thể đến khám bác sĩ nhưng không mua được sức khỏe tốt! • Có tiền có thể mua được máu nhưng không mua được cuộc sống! • Có tiền có thể mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu! • Có sức khỏe, sỏi đá cũng thành cơm!
  • 97. # 3. QUAN ĐIỂM VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE Đầu tư, chăm sóc khi còn đang khỏe. • Phòng ngừa các nguy cơ bệnh tật. • Hiệu quả và kinh tế nhất. Do chính mình thực hiện
  • 98. # Ba loại người: • Người ngu gây bệnh (Hút thuốc, say rượu, ăn uống vô độ…). • Người dốt chờ bệnh (ốm đau rồi mới đi khám, chữa). • Người khôn phòng bệnh (chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.)
  • 99. Nội kinh hoàng đế (Thời Xuân-Thu-Chiến-Quốc): ” Thánh nhân không trị bệnh đã rồi, mà trị bệnh chưa đến, # không trị cái loạn đã đến mà trị cái loạn chưa đến”. “Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, ốm mới khám chữa bệnh – Tất cả đều là muộn!” “Tiền bạc là của con, Địa vị là tạm thời, Vẻ vang là quá khứ, Sức khỏe là của mình!”.
  • 100. # Thiệt hại do béo phì (Viện nghiên cứu Brookings - Mỹ) 1. Chi phí chăm sóc người béo phì trưởng thành: 147 tỷ USD/năm 2. Chi phí chăm sóc béo phì trẻ em: 14,3 tỷ USD/năm 3. Thiệt hại kinh tế do mất năng suất lao động do béo phì: 66 tỷ USD/năm 4. Tổng thiệt hại nền kinh tế Mỹ do béo phì: 227,5 tỷ USD/ năm
  • 101. # Giá trị tiêu dùng của người Mỹ (Theo GS.TS Mary Schmidl – 2009) • 1950: Nhà + xe + TV • 1960: Giáo dục Đại học • 1970: Máy tính • 1980: Nhiều tiền • 2000: Sức khoẻ
  • 102. # 4. Nguy cơ về sức khỏe Xã hội quá độ về kinh tế - Đang mới Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Thay đổi phương thức làm việc Thay đổi lối sống sinh hoạt Thay đổi tiêu dùng TP Môi trường HẬU QUẢ 1. Tăng cân quá mức và béo phì. 2. Ít vận động thể lực. 3. Chế độ ăn: - Khẩu phần TP nghèo chất xơ, rau quả và ngũ cốc toàn phần. - Khẩu phần ít cá – thủy sản. - Khẩu phần nhiều mỡ, đặc biệt mỡ bão hòa. 4. Stress thần kinh. 5. Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm TP. 6. Di truyền.
  • 103. # 4.1. Trạng thái sức khỏe hiện nay: • Trạng thái I (khỏe hoàn toàn): 5 – 10%. • Trạng thái II (ốm) : 10 – 15 %. • Trạng thái III (nửa ốm nửa khỏe): 75%.
  • 104. 4.2. DALE (Disability – adjusted life expectancy) # Kỳ vọng sống điều chỉnh theo sự tàn tật. Là số năm kỳ vọng sống khỏe (khỏe hoàn toàn). + Nhật Bản: 74,5. + Australia: 73,2. + Pháp : 73,1. + Thụy sĩ: 72,5. + Anh: 71,7. + Đức: 70,4. + Mỹ: 70,0. + Trung Quốc: 62,3. + Thái Lan: 60,2. + Việt Nam: 58,2. + Ấn Độ: 45,5. + Nigeria: 38,3. + Ethiopia: 33,5. + Zimbabwe: 32,9. + Sierra Leone : 25,9.
  • 105. # 4.3. Các bệnh cấp tính: Vẫn còn nhiều nguy cơ: Ví dụ: • NĐTP do hóa chất + vi sinh vật • Bệnh bò điên (BSE) • Bệnh cúm gia cầm: H5N1, H1N1… • Bệnh liên cầu khuẩn, tai xanh ở lợn. • Bệnh nhiễm trùng thực phẩm…
  • 106. # 4.4. Các bệnh mạn tính: “Thế giới đang phải đối đầu với cơn thủy triều các bệnh mạn tính không lây!”. TT Nước 1995 (mill.) 2025 (mill.) 1 Ấn Độ 19,4 57,2 2 Trung Quốc 16,0 37,6 3 Mỹ 13,9 21,9 4 Nga 8,9 14,5 5 Nhật Bản 6,3 12,4 6 Brazil 4,9 12,2 7 Indonesia 4,5 11,7 8 Pakistan 4,3 11,6 9 Mexico 3,8 8,8 10 Ukraine 3,6 8,5 Các nước khác 49,7 103,6 Việt Nam 2007: 2,1 4,2 Tổng cộng 135,3 300,0
  • 107. Nguy cơ của vòng đời con người trong thời đại # CNH-ĐTH 1. Chậm tăng trưởng (IUGR) 2. Đẻ non 3. Thừa thiếu dd 4. Di truyền 1. Bệnh mạch vành (CHD) 2. Đột quỵ 3. ĐTĐ 4. Tăng HA 5. K 1. Chậm tăng trưởng 2. Chế độ nuôi dưỡng 3. MT 1. CHD 2. Đột quỵ 3. Đái tháo đường 4. K 5. Bệnh tiêu hóa 1. Chế độ ăn 2. Vóc dáng thấp 3. MT 1.  HA 2. CHD 3. Đột quỵ 4. Đái tháo đường 5. Béo phì 6. K 1. Chế độ ăn 2. Thuốc lá, ROH 3. Ít vận động 4. Stress 5. MT 1. CHD 2. Đột quỵ 3.  HA 4. Đái tháo đường 5. K 1. Chế độ ăn 2. Ít vận động 3. Suy giảm CN Slý 4. Stress 5. MT 1. Đái tháo đường 2. K 3. CHD 4. VXĐM 5. Cao HA 6. TH viêm khớp 7. Bệnh TK Giai đoạn bào thai Giai đoạn thơ ấu – vị thành niên Giai đoạn trưởng thành Giai đoạn lão hóa – cao tuổi Giai đoạn sơ sinh < 1 tuổi
  • 108. I. BỆNH TIM MẠCH #
  • 109. # I- Hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn: gồm: 1. Tim : - Bơm hút máu từ TM về. - Bơm đẩy máu vào ĐM đến các mô. 2. Mạch máu: 2.1. Vòng đại tuần hoàn: Mang máu giàu 02 và chất dinh dưỡng từ tim trái theo động mạch chủ đến các động mạch, mao mạch, cung cấp 02 và chất dinh dưỡng cho tế bào ở các mô. Máu từ các mao mạch ở mô tập trung thành máu tim rồi theo các tĩnh mạch lớn về tim phải. 2.2. Vòng tiểu tuần hoàn: mang máu tĩnh mạch từ tim phải theo động mạch phổi lên phổi nhận 02 và thải C02, thành máu động mạch, theo 4 tĩnh mạch phổi về tim trái.
  • 110. Chức năng tuần hoàn: 1. Chức năng vận tải (quan trọng nhất). - Đưa máu động mạch với các các chất dinh dưỡng, 02, hormone…tới tác mô. # - Đem máu tĩnh mạch cùng với các chất thải của tế bào, C02…từ mô về tim để thải C02 qua phổi và các chất thải qua thận. 2. Điều hòa lưu lượng máu cho những mục đích nhất định như tuần hoàn dưới da để điều hòa nhiệt. 3. Phân bố lại máu trong những trường hợp bất thường để duy trì sự sống của cơ quan quan trọng: tim, não (sốc chấn thương, sốc chảy máu).
  • 111. # II. Các tổn thương chủ yếu hệ tim mạch 1. Tổn thương tim 1.1. Không do mạch vành: + Ngộ độc K+, Ca++, Na+. + Suy tim do thiếu Vitamin B1 Vitamin B1 giúp TB đưa Acetyl CoA vào vòng Krebs, khai thác năng lượng từ Glucid, Lipid, axit amin. Thiếu Vitamin B1 biểu hiện rối loạn sớm ở cơ tim: suy tim. + Do cơ chế miễn dịch: bệnh sinh của thấp tim. + Do nhiễm độc, nhiễm khuẩn: độc tố, thuốc, hóa chất, cúm, thương hàn… 1.2. Tổn thương tim do mạch vành: + Động mạch vành (F&T) tạo vòng cung ôm lấy trái tim, có nhiệm vụ nuôi dưỡng tim. + Khi nghỉ ngơi: động mạch vành cung cấp cho tim: 225ml máu/phút. + Khi gắng sức: công suất tim tăng 6-8lần bình thường nhưng động mạch vành chỉ tăng được 3-4 lần, dẫn tới cơ tim thiếu 02, dinh dưỡng → kéo dài dễ suy tim. + Nguyên nhân chủ yếu: tắc nghẽn động mạch vành do vữa xơ động mạch. + Mảng VSĐM → cục máu đông, càng dễ gây tắc (do ngưng tụ TC, Fibrinogen…).
  • 112. Hậu quả 1. Cơn đau thắt ngực: do cơ tim thiếu máu bởi # suy động mạch vành: Thiếu 02 → xuất hiện trong tim các sản phẩm chuyển hóa yếm khí (acid) và các chất khác (histamin, kinins, proteolylic…) ở nồng độ cao mà tuần hoàn vành không loại trừ kịp (do suy giảm). Chúng kt tận cùng cảm giác đau. 2. Nhồi máu cơ tim: Do tình trạng 1 phần tim bị hoại tử hậu quả ngừng trệ tuần hoàn động mạch vành: Thiếu máu đột ngột → thiếu 02 → rối loạn quá trình oxy hóa – khử → tích tụ các sản phẩm chuyển hóa và chất trung gian hóa học → hoại tử. Ở tim hay gặp nhồi máu trắng (do tắc mạch, kết hợp với co thắt mạch vùng tắc và vùng xung quanh dẫn tới màu sắc vùng hoại tử nhợt nhạt). Hay gặp vùng nghèo tuần hoàn bàng hệ (tim, lách, não, thận). - Nhồi máu đỏ: do máu tĩnh mạch vùng xung quanh thấm sang vùng hoại tử do hóa chất trung gian từ vùng hoại tử thấm ra lân cận, làm tổn thương thành mạch và tăng tính thấm (Hay gặp ở phổi, ruột).
  • 113. # 2. Suy tuần hoàn do mạch: 2.1. Xơ vữa động mạch: Thành động mạch có 3 lớp: 2.1.1 Lớp ngoài cùng: vỏ xơ - Có các sợi thần kinh chi phối - Ở ĐM lớn có cả mạch máu nhỏ nuôi dưỡng thành mạch 2.1.2. Lớp giữa: gồm các sợi cơ trơn và sợi đàn hồi. - Ở ĐM lớn: nhiều sợi đàn hồi hơn sợi cơ, nên có tính đàn hồi cao. - Ở ĐM nhỏ: sợi cơ trơn nhiều hơn sợi đàn hồi, nên tính co thắt là chủ yếu 2.1.3. Lớp trong cùng: là lớp tế bào nội mô
  • 114. # Quá trình hình thành mảng VXĐM: (1) Bắt đầu bằng sự lắng đọng các tinh thể cholesterol ở lớp nội mạc và lớp cơ trơn dưới nội mạc (2) Càng ngày mảng này càng phát triển rộng ra, lan tỏa, dày lên, lồi vào lòng mạch, cản trở sự lưu thông máu, đôi khi gây tắc mạch. (3) Tiếp đó là sự lắng đọng Calci: muối calci lắng đọng và ngưng tụ cùng cholesterol và các lipit khác, cùng các mô xơ phát triển, biến ĐM thành một ống cứng, không đàn hồi (xơ cứng động mạch). (4) Các mảng xơ và sự tích đọng cholesterol, calci do thiếu nuôi dưỡng bị thoái hóa, loét, sùi (vữa). Sự loét và sùi làm nội mạc mất tính trơn, nhẵn tạo điều kiện cho tiểu cầu bám vào và khởi động quá trình đông máu, tạo thành các cục máu đông, gây tắc mạch. Đồng thời thành ĐM bị thoái hóa, cũng dễ vỡ. Hậu quả rất nguy hiểm nếu xảy ra tắc mạch, vỡ mạch ở tim, não, nội tạng.
  • 115. # Thế giới hôm nay: Những con số kinh sợ ! • 2 giây: 1 người chết vì tim mạch. • 5 giây: 1 người bị nhồi máu cơ tim • 6 giây: 1 người bị đột quỵ • 1 phút: 30 người chết vì tim mạch • 1 giờ : 1.800 người chết vì tim mạch • 1 ngày: 43.200 người chết vì tim mạch
  • 116. # Tăng HA là vấn đề sức khỏe cộng đồng. + Thế giới: Tỷ lệ 18-20% (WHO) + Châu Á – Thái Bình Dương: 11-32%. + Thế giới hiện có 1,5 tỷ người tăng HA. + Việt Nam • 1960: 1 – 2% • 1970: 6 – 8% • 1990: 12 – 14% • 2000: 18 – 22% • 2010: 27%.
  • 117. # Tử vong tại bệnh viện (Nguồn: GS Đặng Vạn Phước 2009) Năm Xếp thứ 1 2 3 4 1980 NT SS UT TM 1990 NT TM UT SS 2000 TM WT Khác NT Ghi chú: NT: nhiễm trùng; SS: Sơ sinh; UT: ung thư; TM: Tim mạch
  • 118. # CÁC NGUY CƠ GÂY BỆNH TIM MẠCH: 1. Chế độ ăn 2. Hút thuốc lá 3. Gốc tự do 4. Các bệnh mạn tính 5. Môi trường 6. Ít vận động 7. Uống nhiều ROH 8. Lão hóa 9. Giới – Chủng tộc 10. Di truyền Nguy Cơ tim mạch
  • 119. # Chế độ ăn và bệnh tim mạch •Nhiều mỡ bão hòa •Nhiều acid béo thể Trans •TP giàu cholesterol (phủ tạng, trứng ...) •Ăn ít chất xơ Xơ vữa động mạch HA cao Nhồi máu cơ tim Đột quỵ não 1.
  • 120. # Tăng Cholesterol Sử dụng TP giàu chất béo bão hòa và giàu cholesterol Cholesterol máu tăng lên theo tuổi Tăng cân – Béo phì Bệnh tiểu đường, HA cao Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, ít vận động thể lực, nhiều stress Di truyền
  • 121. # LỢI ÍCH CỦA DẦU THỰC VẬT Cung cấp acid -3 và -6 Acid -3 + Có nhiều trong cá, dầu cá + Tác dụng: 1. Giảm cholesterol, TG 2. Chống loạn nhip tim, rung tâm thất 3. Chống hình thành huyết khối 4. Giảm HA ở thể nhẹ + Nhu cầu: 0,5-1,0% năng lượng Acid -6 + Có nhiều trong dầu thực vật + Tác dụng: phụ thuộc -6 -3 4 1 • Tỷ lệ (tối ưu: ) • Hàm lượng chất AO + Nhu cầu: 3-12% năng lượng E P A 20:5, -3 D H A 22:6, -3 1. Tham gia cấu tạo phát triển não bộ 2. Kích thích khả năng ghi nhớ, tập trung, ham muốn học tập 3. Phát triển năng lực phối hợp vận động 4. Tăng sức đề kháng Khi cơ thể giàu AO 1. Giảm cholesterol 2. Giảm LDL Khi cơ thể nghèo AO 1. Tăng nguy cơ mạch vành 2. Tăng nguy cơ ung thư Khi dư thừa -6 1. Tăng VXĐM, máu vón cục 2.Tăng nguy cơ ung thư vú, tiền liệt tuyến, đại tràng 3.Tăng dị ứng 4. Khi dư gấp 4-5 lần so với -3, ức chế -3 không còn tác dụng sinh học
  • 122. # Thực đơn Địa Trung Hải (Mediterraean Menu) 1. Ăn nhiều cá, thủy sản (nhiều acid béo  - 3) 2. Ăn nhiều dầu oliu (có tỷ lệ ) 3. Ăn nhiều rau, quả (nhiều chất xơ và vitamin) Hệ lụy: • Tỷ lệ mắc và chết do bệnh tim mạch thấp hơn rất nhiều so với các vùng khác. • Tỷ lệ bị ung thư thấp hơn rất nhiều lần các vùng khác. • Tại Hy Lạp và Italia: tỷ lệ VXĐM và K rất thấp.  - 6  - 3 = 4 1
  • 123. # Sự “phi lý Israel” 1. Xuất khẩu dầu Ôliu (vì đắt tiền) Dầu Ôliu có tỷ lệ hợp lý  - 6  - 3 = 2. Hàng ngày ăn nhiều dầu hướng dương (vì rẻ tiền). Dầu hướng dương: - Hàm lượng acid  - 6 cao. - Tỷ lệ không hợp lý.  - 6  - 3 - Dư thừa acid  - 6 Hệ lụy: • Tỷ lệ ung thư cao nhất khu vực. • Mặc dù nồng độ cholesterol thấp.
  • 124. 2. Hút thuốc lá và bệnh tim mạch 1 2 3 4 5 6 # Nicotin
  • 125. 3. Gốc tự do và bệnh tim mạch: # • FR  oxy hóa tế bào  VXĐM • VXĐM là cơ sở của các bệnh tim mạch
  • 126. # • Bệnh đái tháo đường • Rối loạn mỡ máu • Tăng cân, béo phì • Thiểu năng Giáp • Thiểu năng Hormone SD • Viêm cầu thận mạn tính Tăng LDL, giảm HDL, tăng Cholesterol, tăng TG 4. Các bệnh mạn tính và bệnh tim mạch Vữa xơ động mạch Tăng HA
  • 127. 5 Môi trường và bệnh tim mạch Ghi chú: 1Nm = 10-9m # CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ CỦA KHÔNG KHÍ Nhiệt độ (lên cao 100m ↓ 0,6oC) Độ ẩm Các bức xạ Tốc độ chuyển động KK Áp suất khí quyển: - Ở 0oC, ngang mặt biển: 760mmHg. - ↑ 10,5m →↓ 1mm Hg Điện tích khí quyển -Ion nhẹ: 400-2000/ml -N/n > 10-20: Ô nhiễm Bức xạ vô tuyến (100.000km-0,1mm) Nhiệt Nhiệt Kích thích Kích thích Phóng xạ Bức xạ mặt trời Hồng ngoại (2.800-760 Nm) Nhìn thấy (760-400 Nm) Tử ngoại (400-1 Nm) Bx ion hóa Tia Rơnghen (1-0,001 Nm) Tia Gamma (≤0,001 Nm)
  • 128. # Phân loại theo chiều dài bước sóng Phân loại bức xạ vô tuyến Chiều dài bước sóng Tần số Phân loại theo sóng vô tuyến Miciamet 10.000 - 10km 3 Hz - 3.104 Hz Sóng dài Kilomet 10km - 1km 3.104 - 3.105 Hz Sóng dài Hectomet 1.000m - 100 m 3.105 - 3.106 Hz Sóng dài Đecamet 100m - 10 m 3 - 30 MHz Sóng trung Met 10m - 1m 30 - 300 MHz Sóng ngắn Đecimet 100cm - 10 cm 300 - 3.000 MHz Sóng cực ngắn Centimet 10cm - 1 cm 3 - 30GHz Sóng SCT Milimet 10mm - 1 mm 30 - 300GHz Sóng SCT Ghi chú: Mega Hert (MHz) = 106 Hz Giga Hert (GHz) = 109 Hz = 103 MHz Sóng SCT
  • 129. # Tác hại của sóng điện từ với SK Hiệu ứng nhiệt (Nung nóng tổ chức) Hiệu ứng không sinh nhiệt 1.Làm dao động các vi thể: ty lạp thể, ADN 2.Kích thích các Receptor 3.Làm rối loạn trao đổi ion K+ và Na+ ở màng tế bào Sắp xếp lại các phân tử, ion Tăng dao động phân tử, ion Tổ chức dễ bị nung nóng 1. Tổ chức cấp ít máu: Nhân mắt, ống dẫn tinh, tổ chức ít mỡ. 2. Tổ chức nước bão hòa: gan, tụy, lách, thận 1. Hội chứng SNTK: ra mồ hôi tay chân, mệt mỏi, run chi, rụng tóc, mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, khó thở, nóng nảy 2. Đục nhân mắt 3. Vô sinh, teo tinh hoàn, giảm khả năng tình dục, RLKN ... 4. Biến đổi chuyển hóa: Giảm BC, HC, TC; Loét dạ dày, viêm TK, sốt; RLCN gan, lách, thận,tụy 5. Gia tăng gốc tự do (FR) 6. Suy giảm sức đề kháng: giảm khả năng thực bào, giảm SX Interferon, giảm miễn dịch 7. RL tim mạch: Đau tim, mạch giảm hoặc tăng, HA giảm, giãn mạch
  • 130. # Ít vận động dễ bị bệnh tim mạch + Người ít vận động bị bệnh tim mạch gấp 2 lần người thường xuyên vận động + Vận động: • Làm giảm VXĐM • Tăng máu lưu thông tới tim • Giảm béo phì • Giảm HA 6
  • 131. # 10 tác dụng của vận động 1. Vận động làm phát triển hoàn thiện, tăng nhạy cảm các cơ quan cảm giác, đặc biệt là làm nhạy các Receptor. 2. Vận động làm tăng khả năng phối hợp các cơ quan, tăng kỹ năng và thành thục cung phản xạ. 3. Vận động làm tăng tiêu hao năng lượng, tăng thoái hóa mỡ, làm giảm cân, chống béo phì. 4. Vận động có tác dụng TAM TĂNG: • Tăng tính bền bỉ dẻo dai. • Tăng tính thích nghi • Tăng tính linh hoạt 5. Vận làm con người khỏi trì trệ, héo hon, làm phát triển vững chắc và hoàn chỉnh.
  • 132. # 6. Vận động ảnh hưởng tới các chức năng các cơ quan và tạo sự liên kết phản xạ giữa các cơ quan: + Tiết kiệm năng lượng (vận động và không vận động có tỷ lệ tiêu hao năng lượng là 38/100). + Hấp thu và tiêu hóa các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn + Sử dụng O2 của phổi và máu tốt hơn.
  • 133. # 7. Vận động làm tăng vẻ đẹp của con người, tạo nên dáng đi uyển chuyển, nhanh nhẹn; thể lực cân đối hài hòa; da dẻ hồng hào; răng trắng bóng; tóc mượt mà; mắt lanh lợi ... 8. Vận động làm giảm nguy cơ bệnh tật (tim mạch, tiểu đường, xương khớp, ung thư, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu ... )
  • 134. # 9. Vận động có tác dụng điều tiết tâm tính, tăng lòng tự tin, làm vượng tinh lực, cởi mở hiền hòa. 10. Vận động làm giảm tốc độ lão hóa, kéo dài tuổi thọ: + Thúc đẩy CHCB + Tăng cường chức năng các cơ quan + Tăng sức đề kháng, miễn dịch + Tăng đào thải chất độc + Làm giảm tốc độ suy thoái
  • 135. # 7 Uống nhiều rượu dễ bị bệnh tim mạch Lợi ích của uống rượu vừa phải 1. Khai vị, kích thích ăn ngon 2. Rượu thuốc có tác dụng hoạt huyết, phấn trấn thần kinh, điều chỉnh âm dương, giãn gân thông mạch, hồng hào đẹp đẽ. 3. Tác dụng chuyển tải dẫn thuốc bổ dưỡng. 4. Tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh: giảm mỡ máu, tăng tuổi thọ ... 5. Hỗ trợ trị liệu sau bị bệnh.
  • 136. Tác hại của uống nhiều rượu: # 1. Ngộ độc rượu. 2. Gây bệnh tật: - Xơ gan - Tổn thương TK - Tăng HA ... 3. Ảnh hưởng nhân cách “Ở đời chẳng biết sợ ai Sợ thằng say rượu nói dai tối ngày” 4. Ảnh hưởng hạnh phúc gia đình. 5. Tai nạn giao thông.
  • 137. # UỐNG RƯỢU VÀ SỨC KHỎE: Con công Con sư tử Con khỉ Con lợn 1. Uống vừa phải : 3đơn vị ROH/d 1đơn vị = 10g: •1 lon bia 5% •1 cốc (125 ml) rượu vang 11% •1 chén (40ml) rượu mạnh  40% 2. Uống quá liều : 3. Uống nhiều : 4. Uống quá nhiều : • Hưng phấn • Khoan khoái • Da dẻ hồng hào • Tự tin • Đẹp như con công •  Hưng phấn • Tinh thần phấn khích • Tự tin quá mức • Ăn to nói lớn • Cảm thấy mạnh như con sư tử • RL ý thức • Không kiểm soát được hành vi • Hành động theo bản năng • Phản xạ bắt trước như con khỉ • Ức chế mạnh • Mắt, mặt ngầu đỏ • Nói lảm nhảm • Ngáy khò khò như con lợn
  • 138. 8. Lão hóa và bệnh tim mạch • Suy giảm cấu trúc • Suy giảm khả năng bù trừ, khả năng dự trữ. • Suy giảm thích nghi • Suy giảm chức năng. # ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH LÃO HÓA Giảm sút chức năng mọi cơ quan, hệ thống. Tăng cảm nhiễm với bệnh tật: Tăng theo hàm số mũ khả năng mắc bệnh và tử vong
  • 139. # CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỐC ĐỘ LÃO HÓA Sinh QUÁ TRÌNH LÃO HÓA Tö ĐK sèng, m«i trêng TÝnh c¸ thÓ, di truyền ĐiÒu kiÖn ăn uèng GÔC TỰ DO Điều kiện lao động Giảm thiểu Hormone (Yên, Tùng, Sinh dục…) Bổ sung các chất dinh dưỡng, TPCN  YÕu ®uèi  Mê m¾t, ®ôc nhân  Đi l¹i, vận động chËm ch¹p  Giảm phản x¹  Giảm trÝ nhí  Da nhăn nheo BiÓu hiÖn bªn ngoμi  Khèi lîng n·o giảm  Néi tiÕt giảm  Chøc năng giảm  Tăng chøng, bÖnh: -Tim m¹ch -H« hÊp -Tiªu ho¸ -X¬ng khíp, tho¸i ho¸ -ChuyÓn ho¸… BiÓu hiÖn bªn trong
  • 140. 9. Giới – chủng tộc và bệnh tim mạch 1. Nữ < 45 tuổi bị bệnh tim mạch ít hơn nam. Cơ chế: Hormone Estrogen của nữ làm giảm LDL, còn # ở nam LDL cao hơn ở nữ và HDL thấp hơn do Hormone Testosteron. + Khi mãn kinh: hết Estrogen, LDL tăng lên và nguy cơ tim mạch ở nam và nữ ngang nhau. 2. Người Âu – Mỹ bị VXĐM, suy tim cao hơn người châu Á. Người Mỹ gốc Phi bị HA cao hơn.
  • 141. # 10. Di truyền và bệnh tim mạch Vữa xơ động mạch nhiều khi do di truyền.
  • 142. # Hậu quả của các yếu tố nguy cơ Bệnh mạch vành Vữa xơ động mạch -Chết đột ngột -Rối loạn nhịp Tử vong -Tăng HA. -Đái tháo đường -RL mỡ máu -Béo phì, quá cân -Lạm dụng R0H -Hút thuốc lá -Ít vận động -HC-X Yếu tố nguy cơ tim mạch Suy tim giai đoạn cuối Nhồi máu cơ tim Rối loạn chức năng
  • 143. # II. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • 144. # Hệ tiêu hóa Ống tiêu hóa Các tuyến Miệng (Tiền môn) Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già Hậu môn Nước bọt Gan Tụy Tuyến dạ dày – Ruột Khái quát chuyển hóa Glucide:
  • 145. # CHỨC NĂNG HỆ TIÊU HÓA Chức năng co bóp Nhào trộn Nghiền nát Đẩy thức ăn từ trên  dưới Tiết dịch Tiết men tiêu hóa Chức năng bài tiết Chức năng tiêu hóa Phân giải TP thành phân tử đơn giản để hấp thu: Glucide  G Protide  . Acid amin . Dipeptide, . Tripeptide Lipide  . Acid béo . Monoglycerid Chức năng hấp thu Đưa thức ăn đã được tiêu hóa qua niêm mạc ruột vào máu Đào thải - SPCH Bài tiết một số Hormone
  • 146. # VAI TRÒ CỦA GLUCID 1. Cung cấp năng lượng - Cung cấp 70% năng lượng của khẩu phần ăn. - 1 phân tử Glucose cho 38 ATP (Adeno Triphosphat) và 420 Kcal. - Nguồn năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động, mọi tế bào, mô và cơ quan. 2. Các dạng tồn tại: 2.1. Dạng dự trữ: Glycogen: tập trung nhiều ở gan, cơ. 2.2. Dạng vận chuyển: Glucose trong máu và dịch ngoại bào. 2.3. Dạng tham gia cấu tạo rất nhiều thành phần: + Pentose: TP axit AND và ARN. + Glucid phức tạp (Glycoprotein, Glycolipid): cấu tạo màng tế bào, màng bào quan. + Axit Hyaluronic: là một disaccharid tạo nên dịch ngoại bào, dịch khớp, dịch thủy tinh thể mắt, cuống rau, vừa có tác dụng dinh dưỡng, vừa có tác dụng bôi trơn, vừa có tác dụng ngăn sự xâm nhập chất độc hại. + Condroitin: là một Mucopolysaccharide axit, là thành phần cơ bản của mô sụn, thành động mạch, mô liên kết da, van tim, giác mạc, gân. + Heparin: là một Mucopolysaccharide, chống đông máu. + Aminoglycolipid: tạo nên chất Stroma của hồng cầu. + Cerebrosid, Aminoglycolipid: là thành phần chính tạo nên vỏ Myelin của dây thần kinh, chất trắng của thần kinh.
  • 147. # 3. Tham gia hoạt động chức năng của cơ thể: Thông qua tham gia thành phần cấu tạo của cơ thể, Glucid có vai trò trong nhiều chức năng: bảo vệ, miễn dịch, sinh sản, dinh dưỡng, chuyển hóa, tạo hồng cầu, hoạt động thần kinh… 4. Chuyển hóa Glucid liên quan đến nhiều chuyển hóa khác, là nguồn tạo Lipid và acid amin.
  • 148. # TIÊU HÓA VÀ HẤP THU GLUCID RUỘT MÁU TẾ BÀO Insunlin Glucid Glucose Men TH G Nồng độ bình thường G = 100mg % G - TB hồng cầu - TB gan - TB não Tế bào G G.6P vòng Kreb Nồng độ ≥ 170mg % Nước tiểu TB
  • 149. # + Nồng độ bình thường Glucose máu = 1g/l. + Khi có thể sử dụng mạnh Glucid (lao động nặng, hưng phấn TK, sốt…): [G] có thể tăng tới 1,2 – 1,5g/l. Nếu cho quá 1,6g/l: G bị đào thải qua thận. + Khi nghỉ ngơi, ngủ: [G] giảm tới 0,8g/l. Khi giảm tới: 0,6g/l: hôn mê do TB thiếu năng lượng. + Sự điều hòa cân bằng Glucose thích hợp: [G] = 0,8 – 1,2 g/l
  • 150. # NGUỒN CUNG CẤP TIÊU THỤ 1. Glucid thức ăn 2. Glycogen gan: lượng Glycogen gan có thể duy trì [G] máu bình thường trong 5-6 giờ. 3. Glycogen cơ: co cơ tạo acid lactic, về gan tạo G. 4. Tân tạo G từ protid và lipid 1. Thoái hóa trong tế bào cho năng lượng, C02, H20. 2. Tổng hợp acid amin lipid. 3. Thải qua thận nếu Glucose máu ≥ 1,6g/l
  • 151. # ĐIỀU HÒA CÂN BẰNG GLUCOSE MÁU Insulin Đối kháng Insulin: - Adrenalin. - Glucagon - Glucocorticoid - Thyroxin - STH 1. Điều hòa nội tiết:
  • 152. # 2. Điều hòa thần kinh: + Đường huyết tăng: Hưng phấn vỏ não và hệ giao cảm (Hồi hộp, xúc động, stress). + Vai trò vùng dưới đồi thị: - Trung tâm A: điều hòa G và TB không cần Insulin (TB hồng cầu, TB não, TB gan). Khi [G] < 0,8g/l: Trung tâm A bị kt → Tăng tiết Glucagon, Adrenalin, ACTH để tăng G đạt 1,0g/l. - Trung tâm B: Điều hòa G vào TB phải có Insulin. Khi thiếu Insulin, Trung tâm B huy động mọi cơ chế nội tiết làm tăng G.
  • 153. # TÌNH HÌNH VÀ NGUY CƠ Lịch sử: • Bệnh Đái tháo đường là một trong những bệnh đầu tiên được mô tả từ 1500 trước CN ở Ai-Cập với triệu chứng là “tháo nước tiểu” quá lớn như một Siphon. • Tại Ấn Độ: mô tả bệnh có nước tiểu ngọt như mật ong. • Tại Trung Quốc: mô tả bệnh có nước tiểu thu hút kiến. • Người Hy Lạp (năm 230 TCN) gọi là “Bệnh đi qua”. • Người Hy Lạp (thế kỷ 1 SCN) gọi là “Đái tháo đường” (Diabetes Mellitus – DM) với nguồn gốc tiếng Latin: Diabetes Mellitus Đái tháo Đường
  • 154. # Đặc điểm dịch tễ học của Diabetes Mellitus: 1. Thế giới (Liên đoàn DM quốc tế - 2013): • Năm 2012: 371.000.000 người bị DM • Năm 2013: 382.000.000 người bị DM • Năm 2030 ước tính: 552.000.000 người bị DM. 1/10 người lớn bị DM Số lượng người bị mắc DM đã tăng 45% trong 20 năm qua. 2. Tỷ lệ DM ở châu ÂU, Canada: 2-5% 3. Tỷ lệ DM ở Mỹ: 5-10%, cứ 15 năm tăng gấp đôi. 4. DM ở Đông Nam Á và Việt Nam: + Tốc độ tăng từ 2000 nhanh nhất thế giới.Cứ 10 năm gấp đôi. + Lý do: Tốc độ DM tỷ lệ thuận tốc độ Đô thị hóa. Tốc độ đô thị hóa tỷ lệ thuận với tốc độ Tây hóa chế độ ăn uống ! Với đặc điểm Mỹ hóa thức ăn nhanh: • Bánh mỳ kẹp thịt • Xúc xích • Khoai tây chiên • Pizza • Nước ngọt đóng lon … 5. Tỷ lệ DM Typ 1: 10%, Typ 2: 90%
  • 155. DM tại Mỹ: Quốc gia của đái tháo đường! # • 8,5% dân số Mỹ bị DM (25.800.000 người) • Năm 2010: có 1.900.000 mắc mới • 26,9% người  65 tuổi bị DM 10,9 triệu người). • Có 215.000 người < 20 tuổi bị DM • Có 1/400 trẻ em bị DM. • 11,8% nam (13 triệu người) bị DM • 10,8% nữ (12,6 triệu người) bị DM. • Có 79.000.000 người từ 20 tuổi trở lên bị Tiền DM. • Ước tính: - Năm 2025 có 53,1 triệu người bị DM - Năm 2050: 1/3 người Mỹ bị DM • DM là nguyên nhân chính gây bệnh tim và đột quỵ, nguyên nhân thứ 7 gây tử vong ở Hoa Kỳ.
  • 156. # Tiền đái tháo đường (Pre – Diabetes) Định nghĩa: Tiền đái tháo đường (Pre – diabets) là mức đường máu cao hơn bình thường nhưng thấp hơn giới hạn đái tháo đường (ngưỡng thận) Tiêu chuẩn chẩn đoán: 1. IFG (Impaired Fasting Glucose) XN đường huyết lúc đói (qua đêm): • 110-125 mg/dl • 6,1-6,9 mmol/l 2. IGT (Impaired Glucose Tolerance) XN đường huyết 2 giờ • 140-199 mg/dl • 7,8-11,0 mmol/l
  • 157. Nguy cơ tiền đái tháo đường # Kháng Insulin Tiền đái tháo đường 6,1 - 6,9 mmol/l Bệnh tim mạch Đái tháo đường Typ-2  7,0 mmol/l Đột quỵ
  • 158. # Xử trí tiền đái tháo đường Chế độ ăn uống 1. Giảm tinh bột,giảm chất béo. 2. TP có chỉ số đường huyết thấp 3. Tỷ lệ: • G: 55-60% • P: 15-20% • L: 30% 4. Năng lượng: • Giảm béo : 20 kcal/kg/d • Người bình thường: 30 kcal/kg/d • Người gầy : 40 kcal/kg/d 5. Chia nhiều bữa. 6. Rượu bia vừa phải Vận động 1. Vận động thường xuyên hàng ngày. 2. Đi bộ 150’ / tuần x 5 d/tuần Sử dụng TPCN 1. Chất xơ 2. Acid béo -3 3. Bổ sung Cr, Mg, Vitamin E 4. HCSH (quả nhàu, đậu tương lên men, lá dâu, mướp đắng, thìa canh, quả óc chó …) 5. Sản phẩm chống oxy hóa (AO) 6. Sản phẩm chống viêm 7. Sản phẩm chống béo phì.
  • 159. # VIỆT NAM * Tỷ lệ gia tăng ĐTĐ: 8-20%/năm (nhất thế giới). * Theo Viện Nội tiết: + Năm 2007: 2.100.000 ca ĐTĐ. + Năm 2010: 4.200.000 ca ĐTĐ. + Năm 2011: gần 5.000.000 ca …… * 65% trong số bị ĐTĐ: không biết mình bị mắc bệnh. * Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị: 4%. * Tỷ lệ mắc bệnh ở nông thôn: 2 - 2,5%.
  • 160. # NGUY CƠ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Tăng cân quá mức – béo phì – béo bụng Sống, làm việc tĩnh tại – Ít vận động thể lực Chế độ ăn: nhiều mỡ động vật, acid béo no, thiếu vitamin, chất khoáng, HCSH, chất xơ. Uống nhiều rượu – stress TK. Tăng gốc tự do – Cao HA,  cholesterol Di truyền – Chậm phát triển trong tử cung Cường tuyến đối kháng Insulin: Yên (ACTH, GH, TSH), Giáp (T3, T4), Thượng thận (Cortisol, Adrenalin), Tụy (Glucagon). Đái tháo đường
  • 161. Điều kiện thuận lợi gây ĐTĐ Týp 2 # Cơn thủy triều dịch bệnh toàn cầu ĐTĐ! Xã hội đang CNH, đô thị hóa dẫn tới: 1. Thay đổi phương thức làm việc: - Làm việc trong phòng kín. - Công cụ: máy tính. 2. Thay đổi lối sống, sinh hoạt: - Lối sống tĩnh tại, ít vận động. - Rạp hát tại gia: TV, VTC, VTC-HD…
  • 162. # 3. Thay đổi tiêu dùng TP: - Tính toàn cầu. - Ăn ngoài gia đình tăng. - Sử dụng TP chế biến sẵn ăn ngay tăng. - Phương thức trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thay đổi. - Khẩu phần: + Gia tăng TP động vật, thịt, trứng, bơ, sữa…ít cá, thủy sản. + Gia tăng acid béo no. + Giảm chất xơ, TP thực vật. + Thiếu hụt Vitamin, vi khoáng, hoạt chất sinh học. 4. Thay đổi môi trường: gia tăng ô nhiễm các tác nhân sinh học, hóa học, lý học.
  • 163. # HẬU QUẢ: 1. Tăng cân quá mức và béo phì: - Tăng mỡ: gây kt thái quá làm mất tính cảm thụ của các cơ quan nhận Insulin. - Tăng mỡ: làm căng TB mỡ, làm giảm mật độ thụ cảm thể với Insulin. 2. Ít vận động thể lực: làm giảm nhạy cảm của Insulin. 3. Chế độ ăn: tăng mỡ động vật, ít xơ, thiếu vi khoáng (Crom), Vitamin, hoạt chất sinh học: làm tăng kháng Insulin. 4. Stress thần kinh: Làm tăng kháng Insulin.
  • 164. 5. Di truyền: - Mẹ bị ĐTĐ: con bị ĐTĐ cao gấp 3 lần trẻ khác. - Lý thuyết: Gen tiết kiệm của James Neel: Ở điều kiện TP chỉ đủ để duy trì Insulin tiết nhanh để đáp ứng nhu cầu tích lũy năng lượng khi cơ hội ăn vào nhiều chỉ thỉnh thoảng xảy ra (30 đơn vị). Sự đáp ứng nhanh như thế trong đk dồi dào TP sẽ dẫn đến tăng Insulin (100 đơn vị), gây béo phì, kháng Insulin và kiệt quệ TB β, gây ĐTĐ. 6. Cường tiết các tuyến đối kháng Insulin: - Tuyến yên : GH, ACTH, TSH - Tuyến giáp : T3, T4. - Tuyến vỏ thượng thận : Corticoid - Tuyến lõi thượng thận : Adrenalin - Tuyến tụy : Glucagon. #
  • 165. # Các yếu tố ăn uống đóng vai trò nguyên nhân ĐTĐ Týp 2 Khẩu phần nghèo chất xơ, ít rau quả và ngũ cốc toàn phần Khẩu phần ít cá, thủy sản. Khẩu phần giàu chất béo – đặc biệt là chất béo bão hòa TP có chỉ số đường huyết (Glycemic Index – GI) và Glycemic Load –GL) thấp có tác dụng bảo vệ chống lại ĐTĐ Typ 2 Khẩu phần bổ sung Crom có tác dụng bảo vệ chống ĐTĐ – Typ 2.
  • 166. # Thiếu thực phẩm xanh dễ bị đái tháo đường Thiếu TP xanh: thiếu Vit + chất khoáng RLCN Tụy  ĐTĐ Tỷ lệ ĐTĐ tỷ lệ nghịch với hàm lượng rau quả trong khẩu phần ăn hàng ngày Mạnh mồm với TP công nghiệp - Dễ bị ĐTĐ 6 loại TP dược thảo làm giảm ĐTĐ: Trà xanh, mướp đắng, Rau sam, Bí ngô, Sơn dược, Rau cần
  • 167. # CHẾ ĐỘ ĂN VÀ NGUY CƠDM SP động vật (Thịt) Thực phẩm (+) SP thực vật (Rau – quả) Tính acid Tính kiềm Đái tháo đường DM (+) (+) (+) (-) (+)
  • 168. # Are you at risk of developing Type 2 diabetes? Bạn đang ở nguy cơ phát triển của Đái tháo đường Typ 2? Lười HĐ Chế độ DD kém Quá cân Tuổi Di truyền
  • 169. Are you at risk of developing Type 2 diabetes? Bạn đang ở nguy cơ phát triển của # ĐTĐ Typ 2 ?
  • 170. # Cơ chế và các thể đái tháo đường MẠCH MÁU RUỘT THẬN TẾ BÀO TỤY R I TB β-Langerhan Glucid G G G G G - 6P + G Týp I Týp II ≥1,7 mg%
  • 171. # Đái tháo đường Typ – 1: (Insullin – Dependent – Diabetes Millites – IDDM) Tăng đường huyết do thiếu Insulin Thiếu Insulin do TB -Langerhans bị tổn thương (tự miễn) Cơ thể mẫn cảm di truyền Tế bào tiểu đảo Laugerhans Kháng nguyên Kháng thể Tế bào Langerhans tổn thương (90%) Không SX đủ Insulin Đái tháo đường Typ 1 Đặc điểm: (1) Xảy ra ở người < 30 tuổi (2) Tỷ lệ: 0,5 – 1,0% (3) Hay ở người không béo phì (4) Bắt đầu hung tợn (5) Triệu chứng rầm rộ: đái nhiều – ăn nhiều – gầy (6) KT kháng TB Langerhans (+) (7) KN HLA (+) •Virus •KN: HLA •Yếu tố môi trường
  • 172. # ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP-2 (Non Insulin Dependen Diabetes Mellitus – NIDDM) Tăng đường huyết do Insulin vẫn được SX bình thường nhưng bất lực SX Insulin + Bình thường + Không thích nghi: -Không có đỉnh sớm -Đỉnh 2: chậm trễ (sau 60-90 phút) Sự bất lực (kháng) của Insulin • Yếu tố gia đình • Tăng cân – béo phì • Ít vận động • Bệnh gan – tụy • RL nội tiết • RLCH mỡ • Thuốc tránh thai • Có thai • Một số thuốc • Chế độ ăn uống 1. SL Receptor I. 2.KT kháng R-I 3. Giảm hoạt tính Tyrosinekinase  I+R không dẫn được G vào TB. 4. Tăng Hormone đối kháng I (GH, Glucocorticoids, Catecholamin, Thyroxin) Gluco không vào được tế bào Đái thái đường Typ - 2 Đặc điểm: (1) Người >30 tuổi (2) Tỷ lệ: 2-4% (3) Hay gặp ở người béo phì – béo bụng (4) Triệu chứng âm thầm, ít rõ rệt (5) Tổn thương Receptor (6) Điều trị bằng Insulin là không cần thiết (7) Gan tiếp tục phân giải Glycogen  Glucose càng gây  G máu.
  • 173. # B¶ng: ph©n biÖt ®¸i th¸o ®êng týp 1 vμ týp 2 TT Tiªu chÝ ph©n lo¹i IDDM NIDDM 1 Tû lÖ toμn bé 0,5 – 1,0% 2,0 – 4,0% 2 Tuæi b¾t ®Çu Díi 30 tuæi Trªn 30 tuæi 3 Träng lîng ban ®Çu BN kh«ngbÐo ph× BN bÐo ph× 4 C¸ch b¾t ®Çu Thêng hung tîn ¢m Ø 5 §¸i nhiÒu uèng nhiÒu Râ rÖt Ýt râ rÖt 6 ¡n nhiÒu GÇy Cã Kh«ng cã
  • 174. TT Tiªu chÝ ph©n lo¹i IDDM NIDDM # 7 • TÝch ceton • BiÕn chøng m¹ch Thêng cã nhÊt lμ bÖnh mao m¹ch HiÕm cã nhÊt lμ v÷a x¬ ®éng m¹ch 8 Sù tiÕt Insulin RÊt gi¶m B×nh thêng hoÆc h¬i gi¶m 9 Phô thuéc Insulin Cã Kh«ng 10 Hμm lîng Insulin huyÕt t¬ng RÊt thÊp hoÆc kh«ng cã Thêng b×nh thêng
  • 175. # TT Tiªu chÝ ph©n lo¹i IDDM NIDDM 11 C¬ quan nhËn Insulin HiÕm khi bÞ bÖnh Hay bÞ bÖnh 12 Hμm lîng Glucagon huyÕt t¬ng T¨ng B×nh thêng 13 Kh¸ng thÓ chèng ®îc Langerhans Hay gÆp Kh«ng cã 14 Mèi liªn hÖ víi kh¸ng nguyªn HLA Hay gÆp Kh«ng cã 15 YÕu tè bªn ngoμi (nhiÔm VR, nhiÔm ®éc) Cã thÓ cã Kh«ng cã
  • 176. # Triệu chứng DM Tăng đường huyết: • G không vào được TB  ứ lại  G máu. • Gan tăng SX G từ Glycogen. Đường niệu: Khi G  10 milimole /l máu. Đái nhiều: Đường niệu kéo theo nước làm  nước tiểu. Khát nước: do mất nước nhiều qua nước tiểu Tích trữ Cetonique trong máu gây nhiễm acid (Acidose) (IDDM) (Gan tăng sử dụng Lipid để tạo năng lượng) Ceto – niệu (IDDM): do Cetose Gầy (TB không có G, phải sử dụng Protein và lipide)
  • 177. # Triệu chứng Đái tháo đường Mắt:  thị lực Hơi thở: mùi aceton Dạ dày: •Buồn nôn •Nôn •Đau Thận: •Đái nhiều •Đường niệu Trung ương: •Khát •Đói •Lơ mơ •Ngủ lịm Cơ thể: Gầy Hô hấp: •Thở Kussmaul (sâu nhanh)
  • 178. # C¸c biÕn chøng cña ®t®: 1. BiÕn chøng cÊp tÝnh: • NhiÔm axit vμ chÊt Cetonic (ë týp 1). • NhiÔm axit Lactic (ë týp 2). • H«n mª t¨ng ¸p lùc thÈm thÊu (týp 2). • H¹ ®êng huyÕt: do dïng thuèc h¹ ®êng huyÕt hoÆc nhÞn ¨n th¸i qu¸. • H«n mª h¹ ®êng huyÕt.
  • 179. # 2. BiÕn chøng m¹n tÝnh: (1) ë m¹ch m¸u: – Viªm ®éng m¹ch c¸c chi díi. – V÷a x¬ ®éng m¹ch. – T¨ng huyÕt ¸p. (2) BiÕn chøng ë tim: – Nhåi m¸u c¬ tim. – Tæn th¬ng ®éng m¹ch vμnh. – Suy tim, ®au th¾t ngùc.
  • 180. # (3) BiÕn chøng ë m¾t: – Viªm vâng m¹c. – §ôc thuû tinh thÓ. – Rèi lo¹n khóc x¹, xuÊt huyÕt thÓ kÝnh, Lipid huyÕt vâng m¹c... (4) BiÕn chøng ë hÖ thÇn kinh: – Viªm nhiÔm d©y thÇn kinh. – Tæn th¬ng TK TV, rèi lo¹n c¶m gi¸c, gi¶m HA khi ®øng, tim ®Ëp nhanh, rèi lo¹n tiÓu tiÖn, liÖt d¬ng... – HuyÕt khèi vμ xuÊt huyÕt n·o.
  • 181. (5) BiÕn chøng ë thËn: • Suy thËn m·n tÝnh. • X¬ cøng tiÓu cÇu thËn. • NhiÔm khuÈn ®êng tiÕt niÖu. (6) BiÕn chøng ë da: • Ngøa: ë ©m hé, quy ®Çu, cã xu híng Lichen ho¸. • Môn nhät, nÊm. • NhiÔm s¾c vμng da gan tay – ch©n. • U vμng ë mi m¾t, phèi hîp t¨ng cholesterol huyÕt. • Ho¹i tö mì: hay ë ♀, khu tró ë c¼ng ch©n (c¸c nèt vμng h¬i xanh # l¬ lan ra ngo¹i vi, trong khi trung t©m trë nªn teo ®i).u
  • 182. Tâm thần: trầm cảm, lo âu # Biến chứng của DM: Mắt:  Nhãn áp, đục thủy tinh thể bệnh võng mạc ĐTĐ, mờ mắt Răng: nướu, viêm Thần kinh: •Đột quỵ •Suy giảm nhận thức Hơi thở: aceton Tai: nghe kém Tim mạch: •Nhồi máu cơ tim •Thiếu máu cục bộ •VXĐM •  Cholesterol • TG … HA: tăng Thận: •Lọc kém •Protein niệu Dạ dày: Liệt nhẹ Sinh dục: bất lực Da: •Loạn dưỡng •Nhiễm trùng Loét Hoại tử Bệnh TK Cơ: •Đau cơ •Teo cơ •Nhược cơ Mạch máu ngoại vi: •Ngứa •Tê •Thiếu máu •Đau
  • 183. # III. BÉO PHÌ
  • 184. # TÌNH HÌNH VÀ XU THẾ • Béo phì ở Mỹ: ở người trưởng thành Nam: 20% Nữ: 25% • Canada: 15% (cả 2 giới) • Hà Lan: 8% • Anh : 16% • Béo phì ở trẻ em: Không ngừng gia tăng • Ở Việt Nam: + Ở trẻ em có khu vực đã 15.20% + Lứa tuổi 15 – 49: 10,7% + Lứa tuổi 40 – 49: 21,9%.
  • 185. # QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA – ĐÔ THỊ HÓA • Béo phì là đợt sóng đầu tiên của một nhóm các bệnh mạn tính không lây. • Béo phì sẽ dẫn dắt theo đái tháo đường, tăng HA, rối loạn chuyển hóa lipid, bệnh động mạch vành. “ Hội chứng Thế giới mới” New World Syndrom!
  • 186. # §ÞNH NGHÜA: 1. BÐo ph×: BÐo ph× lμ sù t¨ng c©n nÆng c¬ thÓ qu¸ møc trung b×nh do t¨ng qu¸ møc tû lÖ khèi mì toμn th©n, g©y ¶nh hëng xÊu ®Õn søc kháe. Hoặc: Sự tích lũy quá dư thừa, lan rộng nhiều hay ít, của các mô mỡ dẫn đến sự tăng trên 20% (25%) cân nặng ước tính, phải tính đến chiều cao và giới tính. 2. Thõa c©n: Lμ t×nh tr¹ng c©n nÆng vît qu¸ c©n nÆng “nªn cã” so víi chiÒu cao.
  • 187. Cách tính cân nặng lý tưởng – cân nặng “nên có” 1. Công thức Lorentz: # • PI (Nam) = S - 100 - • PI (Nữ) = S - 100 – 2. Ở xứ nóng: Có thể tính: PI PI = (S – 100) x 0,9 Trong đó: * PI: Trọng lượng cơ thể (kg) * S : Chiều cao (cm) S-150 4 S-150 2
  • 188. # §¬n vÞ ®o bÐo ph×: 1. ChØ sè khèi c¬ thÓ: kg W ( ) 2 2 ( ) m H BMI  + Ph©n lo¹i thõa c©n, bÐo ph× theo BMI: §èi víi ngêi trëng thμnh (WHO – 2002) Ph©n lo¹i BMI (kg/m2) ThiÕu c©n < 18,5 B×nh thêng 18,5 - 24,9 Thõa c©n  25,0 TiÒn bÐo ph× 25, 0 - 29,9 BÐo ph× ®é 1 30,0 - 34,9 BÐo ph× ®é 2 35,0 - 39,9 BÐo ph× ®é 3  40,0
  • 189. # thang ph©n lo¹i bÐo ph× cho ch©u ¸: Ph©n lo¹i BMI (kg/m2) ThiÕu c©n < 18,5 B×nh thêng 18,5 - 22,9 Thõa c©n  23,0 TiÒn bÐo ph× 23, 0 - 24,9 BÐo ph× ®é 1 25,0 - 29,9 BÐo ph× ®é 2  30,0
  • 190. Ph©n lo¹i theo chØ sè c©n nÆng vμ BMI # Møc ®é bÐo PhÇn tr¨m (%) vît c©n nÆng mong muèn BMI (kg/m2) T¨ng c©n qu¸ møc (Over weigh) > 10% > 25,0 BÐo ph× (Obesity) > 20% > 35,0 BÐo ph× bÖnh lý (Morbid Obesity) > 100%
  • 191. # PHÂN LOẠI THỂ BÉO PHÌ 1. Thể phì đại: - Béo phì bắt đầu ở tuổi trưởng thành. - Số lượng TB mỡ là cố định. - Sự tăng trọng lượng là do tích mỡ trong mỗi TB (phì đại). - Điều trị: giảm bớt các chất Glucid là có hiệu quả. 2. Thể tăng sản – phì đại: - Ở tuổi thanh thiếu niên - Số lượng các TB mỡ tăng - Đồng thời phì đại các TB mỡ. - Khó điều trị hơn.
  • 192. 2. Vßng th¾t lng (vßng eo, vßng bông - Waist Circumference): + C¸ch ®o: LÊy thíc d©y ®o ngang chu vi quanh rèn + Lμ chØ sè ®¬n gi¶n ®Ó ®¸nh gi¸ khèi lîng mì bông vμ mì toμn bé c¬ thÓ. + Nguy c¬ t¨ng lªn khi: #  90cm ®èi víi nam  80cm ®èi víi n÷. + Nguy c¬ ch¾c ch¾n khi:  102cm ë víi nam  88cm ë n÷. §èi víi ch©u ¸ ngìng vßng bông lμ  90cm ®èi víi nam vμ  80cm víi n÷.
  • 193. # 3. Tû sè vßng th¾t lng/ vßng m«ng (Waist - Hip Ratio) (W/H): + C¸ch ®o: - §o vßng th¾t lng: nh trªn. - §o vßng m«ng: Dïng thíc d©y ®o chu vi ngang h¸ng, n¬i to nhÊt. + §¸nh gi¸: Tû sè nμy  1,0 víi nam vμ  0,85 víi n÷ lμ c¸c ®èi tîng bÐo bông. Theo WHO, ®èi víi Châu Á ngìng cña tû sè nμy lμ:  0,9 víi nam vμ  0,8 víi n÷.
  • 194. # W = 90cm H W = 80cm H W ¦ 0,90  0,80 H ¦  H W
  • 195. # C¬ chÕ g©y bÐo ph× : 1. MÊt c©n b»ng n¨ng lîng - N¨ng lîng ¨n vμo lín h¬n n¨ng lîng tiªu hao - ChÕ ®é ¨n giÇu lipid hoÆc ®Ëm ®é n¨ng lîng cao - Møc thu nhËp cμng cao, khẩu phần Protid động vật, Lipid động vật cũng tăng lớn 2. Ho¹t ®éng thÓ lùc Ýt, lối sống tĩnh tại. 3. YÕu tè di truyÒn: Theo Mayer J. (1959) - C¶ Bè vμ MÑ b×nh thêng: chØ cã 7% con ®Î ra bÞ bÐo ph× - NÕu mét trong hai bÞ bÐo ph×: 40% con ®Î ra bÞ bÐo ph× - C¶ Bè vμ MÑ bÐo ph×: 80% con ®Î ra bÞ bÐo ph× 4. Yếu tố kinh tế - xã hội: -Ở các nước đang phát triển, béo phì như là đặc điểm của sự giàu sang, chủ yếu ở tầng lớp giàu, ít ở tầng lớp nghèo (do thiếu ăn) - Ở các nước đã phát triển: béo phì chủ yếu ở tầng lớp nghèo, ít ở tầng lớp trên. Từ xã hội thiếu ăn chuyển sang đủ ăn hay có xu hướng ăn nhiều hơn nhu cầu.
  • 196. 5. VÒ mÆt sinh bÖnh häc, bÐo ph× cßn phô thuéc vμo sù ph©n # bè mì trong c¬ thÓ: + T¨ng khèi lîng mì do: - T¨ng s¶n qu¸ møc khèi lîng tÕ bμo mì - Ph× ®¹i tÕ bμo mì + Sù ph©n bè mì trong c¬ thÓ: - Mì tËp trung quanh eo lng: bÐo ph× h×nh qu¶ t¸o (bÐo bông, bÐo phÇn trªn, kiÓu ®μn «ng)  nguy c¬ cho søc khoÎ nhiÒu h¬n cho c¬ thÓ v× nhiÒu mì trong æ bông. - Mì tËp trung quanh h¸ng: bÐo ph× h×nh qu¶ lª ( bÐo phÇn thÊp, bÐo kiÓu ®μn bμ) - BÐo ph× trÎ em: mì tËp trung ë tø chi. TÕ bμo mì t¨ng s¶n gÊp 3-5 lÇn nhng kÝch thíc cã thÓ b×nh thêng.
  • 197. Nguyên nhân béo phì – Ăn quá mức Là nguyên nhân chủ yếu (95%) Ăn uống thức ăn nhiều quá nhu cầu # cơ thể. Ăn một lượng quá dư thừa là do: 1. Tập quán gia đình 2. Sự thỏa mãn xúc cảm hay làm dịu nỗi lo âu mà một số người cảm nhận thấy sau khi ăn một lượng lớn thức ăn. 3. Sự giảm các hoạt động thể lực mà không giảm bớt khẩu phần ăn uống ở người già, người bất động, ít vận động. 4. Tăng tiết hoặc tăng hoạt tính Insulin, dẫn tới ăn nhiều, gây tăng chuyển Glucid thành mỡ. 5. Kích thích vùng dưới đồi: Cặp nhân bụng bên chi phối cảm giác thèm ăn, cặp nhân bụng giữa chi phối cảm giác chán ăn. Thực tế gặp: sau chấn thương, viêm não…gây ăn nhiều