SlideShare a Scribd company logo
1 of 217
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
***
Trịnh Minh Ngọc
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hà Nội, năm 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
***
Trịnh Minh Ngọc
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 62.85.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Vũ Văn Phái
2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn
Hà Nội, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu trong luận
án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Nghiên cứu sinh
Trịnh Minh Ngọc
LỜI CẢM ƠN
Luận án này đã không thể hoàn thành nếu thiếu sự hướng dẫn, cổ vũ động
viên và hỗ trợ của nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS
Vũ Văn Phái và PGS. TS. Nguyễn Thanh Sơn, hai người thầy đã hướng dẫn, động
viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Những nhận xét và
đánh giá của các thầy, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt
quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không
chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau
này.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự nhiên và tập
thể giảng viên, cán bộ Khoa Địa lý, Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học,
nơi tôi đang học tập và công tác, những đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ
để tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình đã động viên và hỗ trợ tôi rất về
mặt thời gian, vật chất và tinh thần để giúp tôi hoàn thành luận án này.
Nghiên cứu sinh
Trịnh Minh Ngọc
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................IV
MỤC LỤC.............................................................................................................V
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.......................................VIII
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................IX
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ...............................................................X
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết.....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................2
4. Luận điểm bảo vệ...............................................................................................3
5. Những điểm mới của luận án ............................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...........................................................................3
7. Giới hạn nghiên cứu ..........................................................................................4
8. Cơ sở tài liệu của luận án ..................................................................................4
9. Cấu trúc luận án................................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẢN
LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG................................6
1.1. Tổng quan về các công trình quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực
sông trên thế giới và Việt Nam..............................................................................6
1.1.1. Trên thế giới...............................................................................................6
1.1.2. Ở Việt Nam..............................................................................................11
1.1.3. Ở khu vực nghiên cứu...............................................................................16
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Thạch
Hãn
i
19
1.2.1. Lưu vực sông là một hệ thống tự nhiên, chịu ảnh hưởng tác độngcủa các
hợp phần cảnh quan học.....................................................................................19
1.2.2. Hoạt động của con người ảnh hưởng đến TNN và quản lý tài nguyên lưu
vực.....................................................................................................................22
1.2.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương là một cách tiếp cận quản lý tài nguyên
nước hữu hiệu ....................................................................................................24
1.2.4. Các chỉ thị đánh giá tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông.32
1.2.5. Khung đánh giá DSPIR ............................................................................37
1.3. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu....................................43
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu............................................................................43
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu.................................................................45
1.3.3. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................47
Tiểu kết chương 1: .............................................................................................47
CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ................................49
ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN.......................49
2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................49
2.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên...............................................................49
2.2.1 Nhóm yếu tố tạo dòng chảy.......................................................................49
2.2.2 Nhóm yếu tố động lực vận chuyển dòng chảy............................................53
2.2.3. Nhóm yếu tố mặt đệm ..............................................................................60
2.2.4. Nhóm yếu tố cản trở dòng chảy ...............................................................66
2.2.5. Tác động của biến đổi khí hậu ..................................................................69
2.4. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội....................................................73
2.4.1. Dân số và vấn đề cấp nước sinh hoạt ........................................................73
2.4.2. Hiện trạng sử dụng khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế ...................74
2.5. Phân vùng địa lý thủy văn quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông
Thạch Hãn ...........................................................................................................87
ii
2.5.1. Cơ sở phân vùng địa lý thủy văn...............................................................87
2.5.2. Đặc điểm của các tiểu vùng địa lý thủy văn lưu vực sông Thạch Hãn .......90
Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................91
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN PHỤC VỤ QUẢN LÝ TỔNG HỢP ...........93
3.1. Tính toán mức độ dễ bị tổn thương cho các tiểu vùng................................93
3.1.1. Các phương pháp sử dụng để tính toán tài nguyên nước trên lưu vực sông
Thạch Hãn..........................................................................................................93
3.1.2. Tính toán các chỉ thị dễ bị tổn thương cho các tiểu vùng...........................96
3.2. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch
Hãn.....................................................................................................................133
3.2.1. Xác định chỉ số dễ bị tổn thương tổng hợp theo các tiểu vùng ................133
3.2.3. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn
.........................................................................................................................135
3.3. Định hướng quản lý tổng hợp lưu vực sông Thạch Hãn trên cơ sở mức độ
tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước .............................................................137
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ............................................149
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................150
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
BVMT Bảo vệ môi trường
CLN Chất lượng nước
DSPIR
Driver (Động lực) - State (Trạng thái) - Pressure (Áp lực) -
Impact (Tác động) - Response (Ứng phó)
GIS Hệ thống thông tin địa lý
GWP Tổ chức cộng tác vì nước toàn cầu
HST Hệ sinh thái
IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
KTTV Khí tượng thủy văn
KT-XH Kinh tế - xã hội
LVS Lưu vực sông
NCKH Nghiên cứu khoa học
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTTS Nuôi trồng thủy sản
PTBV Phát triển bền vững
QLTH Quản lý tổng hợp
QLTHTNN quản lý tổng hợp tài nguyên nước
TNMT Tài nguyên môi trường
TNN Tài nguyên nước
UNCED Hội nghị liên hiệp quốc về môi trường và phát triển
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
UNEP Chương trình môi trường liên hợp quốc
UNESSCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
VSMT Vệ sinh môi trường
WQI Chỉ số chất lượng nước
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tính dễ bị tổn thương phụ thuộc vào độ nhạy và khả năng
thích ứng, trong các lĩnh vực có nguy cơ lộ diện cao
42
Bảng 2.1. Trữ lượng nước hồ, đập trên lưu vực sông Thạch Hãn 75
Bảng 2.2. Thống kê số lượng của một số vật nuôi chính trong giai
đoạn 2005- 2010
76
Bảng 2.3. Một số thông tin phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 5 năm 2007 - 2012
79
Bảng 3.1. Định mức dùng nước trong công nghiệp chủ chốt 93
Bảng 3.2. Phân chia các tiểu vùng hành chính đơn vị theo trạm khí
tượng để tính toán CROPWAT.
95
Bảng 3.3. Kết quả tính Chỉ thị CSs. cho lưu vực sông Thạch Hãn 97
Bảng 3.4. Kết quả tính toán Chỉ thị Cv tại các trạm lưu vực sông
Thạch Hãn
98
Bảng 3.5. Chỉ số biến động nguồn nước của 12 tiểu vùng 98
Bảng 3.6. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt tỉnh Quảng Trị 101
Bảng 3.7. Thống kê lượng gia súc, gia cầm trong các huyện năm 2012 106
Bảng 3.8. Diện tích gieo trồng các loại cây 108
Bảng 3.9. Kết quả hiệu chỉnh thông số mô hình NAM 109
Bảng 3.10. Chỉ số sức ép nguồn nước tại các tiểu vùng 111
Bảng 3.11. Chỉ số sức ép nguồn nước tại các tiểu vùng mùa kiệt 112
Bảng 3.12. Kết quả tính toán chỉ số DPd cho 12 tiểu vùng 115
Bảng 3.13. Bảng quy định các giá trị qi, BPi trong tính toán WQI 122
Bảng 3.14. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thông qua giá trị WQI
và EHp tương ứng
122
Bảng 3.15. Giá trị WQI và EHp cho 12 tiểu vùng 123
Bảng 3.16. Chỉ số suy giảm hệ sinh thái của các tiểu vùng 126
Bảng 3.17. Cơ sở xác định thông số năng lực quản lý mâu thuẫn 132
Bảng 3.18. Các thách thức trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước
lưu vực sông Thạch Hãn
138
v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Mô hình biểu diễn các hợp phần chính của lưu vực sông và các
tác nhân ảnh hưởng đến nó
21
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa đánh giá tính dễ bị tổn thương và quá trình
QLTHTNN
26
Hình 1.3. QLTHTNN là một quá trình đang diễn ra để đáp ứng các tình
huống và nhu cầu thay đổi.
28
Hình 1.4. Thông tin và tháp chỉ thị 34
Hình 1.5. Khung đánh giá DPSIR cho tổn thương tài nguyên nước 40
Hình 1.6. Mối quan hệ giữa DPSIR và khái niệm dễ bị tổn thương 41
Hình 2.1. Bản đồ vị trí lưu vực sông Thạch Hãn 50
Hình 2.2. Sơ đồ nhiệt độ trung bình qua các thời kỳ tại khu vực nghiên cứu 51
Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng TNN lưu vực sông Thạch Hãn 58
Hình 2.4. Bản đồ phân vùng địa lý thủy văn LVS Thạch Hãn 89
Hình 3.1. Sơ đồ làm việc của mô hình CROPWAT 93
Hình 3.2. Sơ đồ chỉ số biến động nguồn nước cho các tiểu vùng 99
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho 12 tiểu vùng
sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị
101
Hình 3.4. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước trong công nghiệp
cho các tiểu vùng năm 2012
102
Hình 3.5. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động du lịch, dịch vụ của
các tiểu vùng
103
Hình 3.6. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động đô thị 104
Hình 3.7. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản 104
Hình 3.8. Biểu đồ nhu cầu dùng nước cho nông nghiệp (trồng trọt và chăn
nuôi) cho các tiểu vùng lưu vực
106
Hình 3.9. Đường quá trình dòng chảy thực đo và tính toán của 11 năm hiệu
chỉnh (1979 - 1989) tại trạm Gia Vòng
108
Hình 3.10. Đường quá trình dòng chảy thực đo và tính toán của 11 năm
kiểm định (1990 - 2000) tại trạm Gia Vòng
109
Hình 3.11. Kết quả tính toán lượng nước cần cho nhu cầu bảo vệ môi
trường cho các tiểu vùng LVS Thạch Hãn
110
Hình 3.12. Sơ đồ chỉ số sức ép nguồn nước cho các tiểu vùng 112
Hình 3.13. Sơ đồ chỉ số tiếp cận nguồn nước sạch cho các tiểu vùng 116
Hình 3.14. Sơ đồ điểm lấy mẫu CLN mặt lưu vực sông Thạch Hãn 120
Hình 3.15. Sơ đồ chỉ số ô nhiễm nguồn nước cho các tiểu vùng 123
Hình 3.16. Sơ đồ chỉ số sinh thái cho các tiểu vùng 126
Hình 3.17. Kết quả chỉ số tổn thương của các tiểu vùng 133
Hình 3.18. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương TNN LVS Thạch Hãn 135
vi
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Nước là tài nguyên quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống trên Trái
Đất, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển bền vững của một quốc gia. Cùng với
sự phát triển của nhân loại, tình trạng thiếu nước đáng dần trở thành phổ biến,
nghiêm trọng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều đó đòi hỏi phải
tìm ra giải pháp phù hợp để khai thác, quản lý, bảo vệ bền vững tài nguyên nước,
nói cách khác là thực hiện phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông. Tài
nguyên nước có mối quan hệ chặt chẽ với các loại tài nguyên khác như đất, không
khí và sinh vật của lưu vực sông. Sự phát triển kinh tế - xã hội và muôn loài trên lưu
vực sông sẽ bị đe dọa nếu tài nguyên nước của lưu vực sông bị suy thoái, cạn kiệt.
Vì thế, bắt đầu từ thế kỷ XXI, các nhà quản lý tài nguyên nước đã quan tâm đến
hướng tiếp cận quản lý để phát triển bền vững. Các nguyên tắc quản lý tài nguyên
nước được đề ra sau Hội nghị Liên hiệp quốc về con người (Stockholm,1972) và
cho Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển (Rio de Janeiro, 1992)
phải đảm bảo mục tiêu: sử dụng hiệu quả và bảo tồn tài nguyên nước, đảm bảo tính
toàn vẹn và phục hồi sinh thái, đảm bảo nước sạch và đảm bảo tính công bằng trong
quá trình ra quyết định
Tại Việt Nam, Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 1/12/2008 và Luật Tài
nguyên nước số 17/2013/QH3 về Quản lý lưu vực sông được ban hành có nội dung
nhằm hướng dẫn tiến hành lập nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông với các quy hoạch
thành phần : phân bổ tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên môi trường nước, khắc
phục khó khăn do hậu quả của tài nguyên nước thực hiện các Điều ước quốc tế về
lưu vực sông; tổ chức điều phối và trách nhiệm quản lý lưu vực sông. Theo Nghị
định này và danh mục sông nội tỉnh được Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban
hành, lưu vực sông Thạch Hãn là một trong những lưu vực sông nội tỉnh quan trọng
trong địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Thạch Hãn là một lưu vực sông chính trong nội tỉnh Quảng Trị có tiềm năng
nguồn nước rất phong phú, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho mọi hoạt động sản
2
xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ, giao thông vận tải,… cho tỉnh
Quảng Trị. Cho đến nay nền kinh tế ở lưu vực sông Thạch Hãn được đánh giá là
phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của lưu vực. Đồng bào ở các vùng sâu,
vùng xa còn nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói còn cao, diện tích rừng tự nhiên giảm
nhanh, phát triển kinh tế ở một số vùng không cân đối, thiếu tính bền vững, tần suất
thiên tai lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán... xảy ra ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến sự
phát triển bền vững của lưu vực. Hiện nay, trên lưu vực đã có các quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội nhưng các quy hoạch này do các địa phương, các ngành xây
dựng riêng rẽ, chưa phối hợp nhau. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo
vệ môi trường trên lưu vực chưa gắn liền với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội và bảo vệ môi trường của lưu vực. Đồng thời cơ chế, chính sách quản lý lưu
vực sông Thạch Hãn còn chưa đồng bộ và phù hợp, chưa có sự phối hợp chặt chẽ
mục tiêu sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên. Trước yêu cầu của thực tế của
vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường nước ở lưu vực sông Thạch
Hãn, việc đề xuất các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông
bền vững, cần thiết phải xác lập được cơ sở khoa học trong quản lý tài nguyên nước
lưu vực sông Thạch Hãn. Do vậy, luận án: “Cơ sở địa lý cho quản lý tài nguyên
nước lưu vực sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị” được thực hiện nhằm đưa ra cơ sở
khoa học theo cách tiếp cận địa lý là công cụ để tư vấn các nhà quy hoạch đề xuất
các phưong pháp quản lý hòan thiện hơn và đạt được mục tiêu trong các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững lưu vực sông.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở địa lý trên cơ sở phân chia các tiểu vùng địa lý thủy văn và
đánh giá mức độ dễ bị tổn thương phục vụ cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước
lưu vực sông Thạch Hãn.
3. Nội dung nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
3
- Phân tích và đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phân vùng
địa lý thủy văn lưu vực sông Thạch Hãn.
- Xây dựng bộ chỉ thị DPSIR đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên
nước.
- Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước cho các tiểu vùng trên
lưu vực sông Thạch Hãn.
- Định hướng quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên cơ sở mức độ dễ bị tổn
thương.
4. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Với tính chất khác biệt về các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội,
lưu vực sông Thạch Hãn được phân chia thành 12 tiểu vùng địa lý thủy văn phục vụ
cho quản lý TNN.
Luận điểm 2: Mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước của các tiểu vùng được
đánh giá theo nhóm chỉ thị DSPIR là cơ sở khoa học cho việc định hướng quản lý
tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn.
5. Những điểm mới của luận án
- Đã phân chia lưu vực sông Thạch Hãn thành 4 vùng bao gồm 12 tiểu vùng
phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên nước.
- Đã đánh giá được mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước cho các tiểu
vùng trên lưu vực sông Thạch Hãn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo hướng địa lí tổng hợp.
4
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần định hướng sử dụng tài nguyên
nước lưu vực sông Thạch Hãn một cách hợp lý; xét đến tính dễ bị tổn thương của
tài nguyên nước theo không gian và thời gian, hỗ trợ các nhà quản lý, quy hoạch tại
khu vực nghiên cứu. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu và giảng dạy.
7. Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn khoa học: tập trung nghiên cứu phân vùng địa lý thủy văn và đánh
giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước.
- Giới hạn không gian: toàn bộ lưu vực sông Thạch Hãn.
8. Cơ sở tài liệu của luận án
Luận án được thực hiện dựa trên khối lượng tài liệu phong phú, gồm các
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các đề tài, các chương trình, các dự
án… Các tài liệu được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu, như tài liệu ở thư
viện (thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Khoa học kĩ thuật Trung ương); Các đề
tài khoa học cấp Nghị định thư, Nhà nước, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, đề tài cấp
cơ sở và các đề tài cấp địa phương đã thực hiện. Trong đó có các đề tài Nghiên cứu
sinh trực tiếp tham gia và chủ trì bao gồm: Đề tài BĐKH19: Đánh giá mức độ tổn
thương về kinh tế - xã hội do lũ lụt trên một số lưu vực sông chính ở miền Trung
trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khai thác công trình thủy điện, thủy lợi (PGS.TS.
Nguyễn Thanh Sơn chủ trì); Các Dự án chuyển giao công nghệ giữa Sở TNMMT
tỉnh Quảng Trị và Đại học Khoa học tự nhiên như: Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh
Quảng Trị (PGS.TS. Nguyễn Minh Huấn chủ trì); Thu thập, tổng hợp và đánh giá
dữ liệu phục vụ quản lý tài nguyên, môi trường vùng biển, đảo trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị; Lập nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông Bến Hải và Thạch Hãn, tỉnh
Quảng Trị (PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn chủ trì); Đánh giá tình hình xói lở và bồi
lắng các dòng sông trên hệ thống sông Nam Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị (PGS.TS.
Trần Ngọc Anh chủ trì); Điều tra, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn
5
tỉnh Quảng Trị (PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn chủ trì); Quy hoạch tổng thể tài
nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có định hướng 2020 (PGS.TS. Nguyễn
Thanh Sơn chủ trì); Đề tài cấp cơ sở Nghiên cứu, đánh giá khả năng dễ bị tổn
thương của tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn (NCS. ThS. Trịnh Minh Ngọc
chủ trì)….
Các tài liệu chuyên ngành thuộc Khoa Địa lý; Khoa Khí tượng thủy văn và
hải dương học; các tài liệu thuộc các sở ban ngành của tỉnh Quảng Trị: sở Khoa học
và Công nghệ, sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, sở Văn hóa thể thao và du lịch, sở Kế hoạch và Đầu tư..
Đồng thời, Nghiên cứu sinh còn tham khảo các quy hoạch ngành và các quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương; Các tài liệu từ mạng Internet, từ
Website của các trường đại học, từ các tạp chí chuyên ngành trên Thế giới và Việt
Nam; Các công trình, bài báo nghiên cứu sinh đã thực hiện trong quá trình thực hiện
luân án các tài liệu thu được từ thực địa… Những tài liệu trên là cơ sở quan trọng
cho tác giả thực hiện và hoàn thành luận án.
9. Cấu trúc luận án
Luận án được thực hiện bao gổm 3 chương cùng với mở đầu, kết luận, phụ
lục và tài liệu tham khảo:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu quản lý tổng hợp tài
nguyên nước lưu vực sông
Chương 2: Ảnh hưởng của điều kiện địa lý đến tài nguyên nước lưu vực
sông Thạch Hãn
Chương 3: Đánh giá tính tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch
Hãn phục vụ quản lý tổng hợp.
6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẢN
LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
1.1. Tổng quan về các công trình quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực
sông trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Lưu vực sông (LVS) được nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực và hướng tiếp cận
khác nhau. Theo hướng phân tích lưu vực, đơn vị được sử dụng trong đánh giá tổng
hợp là lưu vực sông. Nghiên cứu quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên theo lưu vực
sông là nội dung quan trọng của quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường theo lưu
vực. Ưu tiên hàng đầu trong quản lý tài nguyên nước của các quốc gia là quản lý tài
nguyên nước theo hướng phát triển bền vững (PTBV). Do ý nghĩa và tầm quan
trọng to lớn của PTBV tài nguyên nước nên vấn đề này luôn được quan tâm và
nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và xác định chiến lược
đúng đắn về khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên nước (TNN
)đã được định hướng trong tuyên bố các hội nghị quốc tế về quản lý TNN, như Kế
hoạch hành động Mar del Plata (1997), Tuyên bố New Delhi (1990) và được củng
cố trong chương 18 của lịch trình thế kỷ XXI.
Nhiều Hội nghị quốc tế đã được tổ chức nhằm đưa ra những thỏa thuận và
nguyên tắc làm cơ sở cho PTBV tài nguyên nước trong tương lại, trước mắt đáp ứng
mục tiêu cấp nước an toàn trong thế kỷ XXI. Nhiều nước đã xây dựng những định
hướng và chính sách cụ thể để PTBV tài nguyên nước của mình.
Những sự kiện quan trọng của thế giới để thực hiện PTBV tài nguyên nước
đó là việc thành lập Hội đồng nước thế giới và đưa ra “Tầm nhìn nước thế giới
trong thế kỷ XXI” tại Diễn đàn nước thế giới lần thứ nhất họp tại Markech, tháng
3/2000. “Tầm nhìn nước thế giới trong thế kỷ XXI” lại tiếp tục được thảo luận tại
Diễn đàn nước thế giới lần thứ hai họp tại Hague, Hà Lan và bản Tuyên bố Laye về
một Tầm nhìn về nước, cuộc sống và môi trường đã được Hội nghị Bộ trưởng của
7
các nước thông qua với tiêu đề tổng quát là : một thế giới an ninh về nước trong thế
kỷ XXI ” gồm 10 thông điệp và 6 chỉ tiêu cần đạt được đều hướng tới PTBV tài
nguyên nước.
Bước vào thế kỷ XXI để thực hiện Tầm nhìn nước thế giới trong thế kỷ XXI,
các nước trên thế giới đều có những đổi mới trong quản lý TNN và quản lý LVS để
quản lý TNN của nước mình theo hướng PTBV. Rất nhiều kết quả nghiên cứu đá
được áp dụng trong quản lý TNN các LVS trên thế giới để nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn nước của LVS. Thí dụ các nghiên cứu về khai thác sử dụng nguồn nước
theo hướng đa ngành, đa mục tiêu; nghiên cứu khai thác sử dụng nguồn nước trong
giới hạn của ngưỡng khai thác; nghiên cứu dòng chảy môi trường và các biện pháp
nhằm đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường trong các sông chính ; các nghiên cứu
và áp dụng các biện pháp để quản lý kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, khôi phục
nguồn nước của các sông bị suy thoái và cạn kiệt; nghiên cứu về thể chế chính sách
để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước phù hợp với điều kiện của mỗi nước.
Nhiều nước trên thế giới đã thu được kết quả khá quan trọng trong các nghiên cứu
và ứng dụng quản lý tổng hợp (QLTH) TNN theo hướng phát triển bền vững như
Pháp, Nhật Bản, Úc, Srilanka, Trung Quốc, Mỹ.
Pháp đã thu được nhiều kết quả trong bảo vệ tài nguyên, môi trường nước và
hệh sin thái (HST) thủy sinh sông Seine-Normandy thông qua thực hiện các biện
pháp quản lý kiểm soát lượng nước thải vào sông ; vận động người dân dùng các
hóa chất tẩy rửa không có phốt phát để phục hồi chất lượng nước của dòng sông đã
bị ô nhiễm nghiêm trọng; chú ý bảo tồn các vùng đất ướt nhằm thu hút các loài
động thực vật bản địa trước kia đã bị mai một do nước ô nhiễm, xây dựng nhà máy
xử lý nước thải sinh hoạt, không cho xả trực tiếp xuống đầm lầy.
Nhật Bản cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nghiên cứu và
áp dụng các kết quả nghiên cứu QLTHTN nước cho 5 lưu vực sông chảy qua vùng
Greater Tokyo với tổng diện tích khoảng 22.600 km2
và dân số trên 27 triệu người.
Thông qua việc tiến hành một loạt chương trình nghiên cứu nhằm bảo vệ môi
8
trường nước, khai thác hiệu quả nguồn nước sông, giám sát hệ sinh thái nước và
quản lý rủi ro, Nhật Bản đã khắc phục tình trạng ô nhiễm, phục hồi hệ sinh thái vốn
rất phong phú và đa dạng của vùng này.
Tại Úc cũng có nhiều nghiên cứu và áp dụng thành công QLTH TNN lưu
vực sông Muray -Darling (Úc). Khi lưu vực sông này phải đương đầu với những
vấn đề nghiêm trọng về môi trường, sinh thái như đất bị nhiễm mặn, hệ sinh thái
thủy sinh bị suy thoái. Một Ủy ban liên chính phủ và các bang có sông Muray-
Darling chảy qua được thành lập và thông qua một khái niệm ngưỡng, còn gọi là
“CP”, nó chính là cơ sở để thiết kế một số chính sách quản lý TNN trong trường
hợp nguồn nước kha hiếm như dịch vụ thương mại nước, dòng chảy môi trường, và
đảm bảo quyền sở hữu. Ngưỡng này khá linh hoạt, thay đổi theo các năm khác tùy
thuộc vào nguồn nước đến, nhằm để phân phối nước hợp lý giữa 4 ban thuộc lưu
vực sông trong thời đoạn khan hiếm nước.
Một kết quả nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề thể chế của LVS Murray -
Darling, đó là phân vùng địa lý thủy văn để đáp ứng nhanh và có hiệu quả các yêu
cầu của các bên liên quan. Các tiểu vùng này được phân chia theo ranh giới LVS và
Ban lãnh đạo của từng tiểu vùng sẽ có quyền cấp giấy phép sử dụng nước, vận hành
và duy tu bảo dưỡng tất cả các công trình trong tiểu vùng mà không phải lệ thuộc
vào các bên liên quan.
Thái Lan có nhiều kết quả trong nghiên cứu QLTHTNN LVS Chao Phraya là
một trugn tâm sản xuất lúa gạo lớn của Thái Lan và cũng là nơi đóng đô của thủ đô
Bangkok với tổng dân số trong lưu vực lên tới 23 triệu người khi dòng sông này
phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước do nhu cầu ngày càng tăng lên của các
hộ dùng nước ở hạ du. Vấn đề cạn kiệt nguồn nước cũng như xung đột về nước
ngày càng tăng lên khi nước ở vùng hạ lưu sông ngày càng bị ô nhiễm nước thải
hỗn hợp không được xử lý chảy vào sông. Một nghiên cứu tổng thể về chia sẻ, phân
bố một cách công bằng nguồn nước trong LVS cho các hộ dùng nước mà vẫn đảm
bảo nhu cầu nước cho các HST hạ du đã được thực hiện, song chưa thực sự kết thúc
9
vì còn gặp một số rào cản trong quá trình đo lường các điều kiện của lưu vực bằng
hệ thống các chỉ thị được phát triển cho LVS Chao Praya.
Trên lưu vực sông Ruhna - Srilanka tình trạng nguồn nước ngày càng suy
kiệt, trong khi mâu thuẫn giữa phát điện với công suất lắp máy 120MW và cung cấp
nước tưới cho 52.00ha lúa hai vụ ngày càng gay gắt. Một kế hoạch QLTHTNN cho
LVS Ruhuna được tiến hành bao gồm phân bổ nước tưới với những giải pháp sử
dụng nước tối ưu, triệt để tiết kiệm điện để giảm công suất phát điện. Bên cạnh đó
một chiến dịch vận động sự tham gia của cộng đông, đặc biệt là của phụ nữ vào
chương trình trên đã được thực hiện khá hiệu quả.
Trung Quốc là một quốc gia hiện có với một nền công nghiệp phát triển khá
nhanh nhưng vẫn giữa sản xuất nông nghiệp như một ngành truyền thống. Do đó
chất thải từ 2 lĩnh vực sản xuất nàyđã gây ô nhiễm nặng nề môi trường nói chung và
môi trường nước nói riêng ở nhiều LVS. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu theo định
hướng QLTHTNN nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước điển hình là kết
hợp thu lệ phí phát thải ô nhiễm nguồn nước và tiền trợ cấp cho khắc phục ô nhiễm.
Chính sự kết hợp hợp đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các hệ
thống xử lý nước thải cũng như áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn. Bên cạnh đó,
một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng áp lực cộng đồng cũng là một trong những biện
pháp mạnh để QLTNN theo hướng PTBV.
Trong quản lý LVS, nhiều nghiên cứu QLTHTNN đã được thực hiện và thực
thi có kết quả trên nhiều lưu vực sông lớn trên thế giới, tập trung vào những vấn đề
như : phát triển thể chế chính sách trong quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường
lưu vực sông ; phương pháp luận và áp dụng các công cụ kỹ thuật để lập quy hoạch
LVS ; nghiên cứu xây dựng mô hình cơ quan quản lý lưu vực sông phù hợp với
điều kiện cụ thể của từng nước và thực hiện trong thực tế. Từ các kết quả nghiên
cứu này nhiều cơ quan quản lý LVS đã được thành lập trên các lưu vực sông lớn
của thế giới và hoạt động có hiệu quả nhất là ở các nước phát triển. Ví dụ, tại Tây
Ban Nha và Pháp, các nhà quản lý đã tiến hành quản lý nước lưu vực trong nhiều
10
thập kỷ. Tây Ban Nha đã có 9 Nhà chức trách quản lý lưu vực sông
(Confederaciones Hidrográficas) trong hơn 75 năm, và từ năm 1964, Pháp đã có 6
Ủy ban lưu vực (COMITES de Bassin) và Cơ quan về tài nguyên nước ('Agencesde
l'Eau). Ở Đức, Hiệp hội Ruhr (Ruhrverband), là một trong những tổ chức lưu vực
sông ở bang Bắc Rhine-Westphalia, được thành lập vào đầu năm 1899 như một liên
minh tự nguyện của các công trình nước và sản xuất thủy điện. Các ủy ban quốc tế
về nước được thành lập từ nhiều năm trước ở châu Âu, Ví dụ ở sông Rhine, sông
Meuse Scheldt, Moselle và sông Sarre, và hồ Geneva. Ở Hoa Kỳ, Ủy ban quản lý
sông Tennessee được thành lập vào năm 1933. Ở Úc, hiệp định Murray năm 1992
trao quyết định thành lập Ủy ban lưu vực sông Murray-Darling chịu trách nhiệm
phối hợp, lập kế hoạch và quản lý bền vững nguồn nước nước, đất đai và môi
trường. Vào năm 1909, Hiệp ước Boundary Waters giữa chính phủ Mỹ và Canada
đã thành lập một Ủy ban Quốc tế nguồn nước chia sẻ chung lưu vực. Tại khu vực
Đông Nam Á, Hiệp định về hợp tác vì sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mê
Kông đã được ký kết vào năm 1995 và dẫn tới việc thành lập Ủy ban sông Mê
Kông. Ủy ban lưu vực sông Niger và Ủy ban lưu vực hồ Chad được thành lập vào
đầu những năm 1960, trong khi ở Senegal, tổ chức phát triển Sông Gambia đã được
thành lập trong những năm 1970. Tại Quebec, Luật Tài nguyên nước Canada thi
hành năm 1992 đã quy định thành lập các cơ quan quản lý nước tổng hợp ở cấp lưu
vực, trước tiên trên 33 lưu vực chính. Tại Mexico vào năm 1992, Brazil vào năm
1997, và Ma-rốc và Algeria sửa đổi luật nước họ và giới thiệu một cách tiếp cận
quản lý lưu vực theo định hướng QLTHTNN. Liên minh Châu Âu yêu cầu tất cả 27
nước thành viên xây dựng kế hoạch quản lý nước theo lưu vực [65,98,103] .Tại các
nước này, việc quản lý tổng hợp LVS đã mang lại những thành công trong việc khai
thác hiệu quả nguồn nước của lưu vực; đồng thời bảo vệ môi trường nước và các hệ
sinh thái trong lưu vực.
Tóm lại: Các thành tựu thu được trong nghiên cứu và thực hiện QLTHTNN
LVS là khá đa dạng và phong phú trên thế giới trong hơn nửa thế kỷ vừa qua. Công
tác QLTHTNN theo lưu vực sông đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
11
quốc gia và vùng lãnh thổ. Các chính sách tài nguyên nước được áp dụng cho toàn
bộ lưu vực nhằm giải quyết mâu thuẫn trong sử dụng nước giữa vùng thượng lưu,
trung lưu và hạ lưu đồng thời cho phép theo dõi, đánh giá và quản lý nguồn nước
theo một hệ thống thống nhất. Các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn của
các nước trên thế giới là rất bổ ích, có thể tham khảo để vận dụng một cách linh
hoạt vào trong quá trình QLTHTNN các lưu vực sông của nước ta theo hướng
PTBV.
1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Xây dựng luật pháp, phát triển thể chế chính sách quản lý tổng
hợp tài nguyên nước
Luật tài nguyên nước năm 1998 và gần đây nhất là Luật tài nguyên nước
năm 2012 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tháng 6 vừa qua là văn bản pháp
luật quan trọng nhất để thực hiện QLTHTNN, quản lý lưu vực sông và PTBV tài
nguyên nước. Khoản 2 điều 63 quy định “Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước
gồm Chủ tịch Hội đồng là một Phó Thủ tướng, ủy viên thường trực là Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT”. Ngày 15/6/2000, Thủ tướng Chính Phủ đã quyết định thành lập Hội
đồng Quốc gia tài nguyên nước và ngày 28/6/2001 Thủ tướng Chính Phủ đã ban
hành quy chế hoạt động của Hội đồng Quốc gia về TNN và có văn phòng tại Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.. Năm 2003 Hội đồng cũng đã họp để bàn về
việc xây dựng kế hoạch phát triển và QLTH TNN.
Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2008 được Chính phủ phê
duyệt năm 2006 đã chỉ ra TNN Việt Nam ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững
như: phần nước mặt từ ngoài lãnh thổ chảy vào nước ta chiếm tỷ lệ lớn (63 %),
lượng nước mặt bình quân đầu người hiện nay còn thấp (3840 m3
/người/năm). TNN
phân bố không đều trong các vùng và không đều theo thời gian trong năm gây khó
khăn cho sử dụng nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã ảnh hưởng tiêu cực với
TNN, và sự biến đổi của khí hậu toàn cầu sẽ dẫn đến suy giảm nguồn nước. Từ đó
chiến lược đã đặt ra mục tiêu, xác định các định hướng và giải pháp cho khai thác
12
sử dụng, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước, giảm thiểu các tác hại do nước gây ra
để thực hiện QLTHTNN theo hướng PTBV.. Có thể nói thông qua việc xây dựng,
phê duyệt và thực hiện Chiến lược, nước ta đã có một hướng đi rất rõ ràng để khắc
phục các tồn tại trong khai thác sử dụng, quản lý bảo vệ và thực hiện phát triển bền
vững tài nguyên nước.
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật dưới dạng Nghị định, Thông
tư hướng dẫn về xây dựng và phát triển thể chế, chính sách quản lý tài nguyên nước
chuyển đổi quản lý TNN theo hướng quản lý tổng hợp. Một số Nghị định quan
trọng đã ban hành và thực hiện trong thực tế như: Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
của Chính phủ về cấp phép khai thác sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước, Nghị
định số 12/2008/NĐ-CP về quản lý LVS. Nghị định 112/2008/NĐ-CP của chính
phủ về quản lý, bảo vệ khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa
thủy điện, thủy lợi. Ngoài ra còn một số văn bản pháp lý khác liên quan đến tài
nguyên nước LVS như: Luật Môi trường, Luật thủy sản, Luật phát triển và bảo vệ
rừng, Luật phòng chống thiên tai, Luật Đê điều...
Hệ thống các văn bản pháp luật nói trên đã đưa ra được khuôn khổ chung về
thế chế, chính sách cho thực hiện QLTHTNN và quản lý LVS ở nước ta. Tuy nhiên
do còn thiếu các hướng dẫn cụ thể nên việc thực hiện trong thực tế cũng có những
khó khăn hạn chế nhất định.
Cho đến nay ở Việt Nam đã có các cơ quan QLTHTNN theo LVS được
thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
là: Ban quản lý LVS Hồng - Thái Bình; Ủy ban sông Mê kông Việt Nam; Ban chỉ
đạo lâm thời khai thác và bảo vệ LVS Cầu: Ủy ban BVMT LVS Đồng Nai - Sài
Gòn; Hội đồng quản lý LVS Nhuệ - Đáy. Trong thời gian tới sẽ có các Ủy ban lưu
vực sông (thống nhất) thành lập theo Luật tài nguyên nước năm 2012 và theo vùng
để QLTHTNN theo hướng phát triển bền vững.
13
1.1.2.2. Các đề tài, dự án
Trong các giai đoạn vừa qua Nhà nước đã quan tâm và dành nhiều kinh phí
cho các đề tài, dự án QLTHTNN lưu vực sông ở nước ta, nhằm thực hiện mục tiêu
PTBV tài nguyên nước.
Chiến lược quốc gia về TNN đến năm 2010 đã đưa ra 17 đề án, dự án được
ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 trong đó có nhiều đề án rất cần thiết
và quan trọng như : (i) kiểm kê, đánh giá TNN Quốc gia và xây dựng hệ thống
thông tin dữ liệu về TNN, (ii) điều hòa phân phối nước bảo đảm an ninh về nước
cho các tỉnh đặc biệt khan hiếm nước, (iii) chia sẻ TNN, ưu tiên nguồn nước cho
sinh hoạt và đảm bảo phát điện đối với các công trình thủy điện quan trọng trong
trường hợp xảy ra hạn hán, (iv) xác định , bảo đảm dòng chảy môi trường, duy trì
HST thủy sinh đối với các hồ chứa, đập thủy dâng thủy điện, thủy lợi. Các đề án
trên đều đang được triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Để ngăn chặn tình hình suy thoái cạn kiệt và ô nhiễm nước đang xảy ra vô
cùng nghiêm trọng trên 3 lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy và LVS Đồng Nai,
nhà nước đã cho thực hiện 3 đề án tổng thể BVMT của 3 lưu vực sông này với
nguồn vốn đầu tư đến chục ngàn tỷ đồng nhằm đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 sẽ
khắc phục được tình trạng ô nhiễm nước của lưu vực sông nói trên, đưa chất lượng
nước sông đạt tiêu chuẩn loại B.
Theo yêu cầu quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường lưu vực sông, Bộ
TNMT cũng đã đầu tư kinh phí cho thực hiện rất nhiều dự án điều tra đánh giá
TNN,điều tra khảo sát chất lượng nước hoặc điều tra đánh giá dòng chảy môi
trường đã thực hiện trên các LVS Hồng - Thái Bình, các lưu vực sông vùng ven
biển miền Trung và Tây Nguyên như sông Vu Gia -Thu Bồn, sông Hương, Trà
Khúc, sông Ba, sông Đồng Nai.
Nhằm nâng cao năng lực quản lý tổng hợp TNN cho các cơ quan quản lý cấp
trung ương và địa phương , một dự án về “Nâng cao năng lực đánh giá quản lý
TNN Việt Nam” (CAPAS) đã được thực hiện tại 7 tỉnh, thành phố là Hà Nam, Nam
14
Định, Ninh Bình, Thái Bình, Ninh Thuận, Bình Định và Phú Yên (2008 - 2012),
bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu về TNN và nâng cao năng lực quản lý TNN của
các tỉnh này
1.1.2.3. Các đề tài nghiên cứu khoa học
Để tạo các cơ sở khoa học cho việc QLTHTNN, quản lý lưu vực sông ở
nước ta, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ về khai thác sử
dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước, BVMT các lưu vực sông đã được các nhà
khoa học của nhiều cơ quan nghiên cứu và các trường đại học thực hiện. Một trong
những nghiên cứu tiêu biểu là Chương trình KC12 - Chương trình NCKH tổng hợp
và toàn diện về cân bằng nước trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam - đã được thực hiện
trong những năm 1990. Kết quả của chương trình đã góp phần phát triển các
phương pháp tính toán, tổng hợp được nhiều quy luật cân bằng nước phục vụ cho
phát triển kinh tế của từng tỉnh, từng LVS trên tất cả các vùng của đất nước.
Nhiều đề tài NCKH cấp Nhà nước và cấp Bộ đã theo hướng nghiên cứu cơ
sở khoa học cho QLTHNN, quản lý bảo vệ tài nguyên và môi trường các LVS lớn ở
nước ta đã được các cơ quan nghiên cứu như các Viện nghiên cứu, Trường đại học
về TNN của nước ta thực hiện đã tạo những cơ sở khoa học ban đầu cho
QLTHTNN và bảo vệ môi trường LVS như đề tài K08.05 của Đại học Mỏ địa chất
“Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp
lý TNN vùng Tây Nguyên” (2004) [13] ; Đề tài NCKH cấp Bộ của Viện Quy hoạch
thủy lợi “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để PTBV lưu vực sông
Hồng” (2008) [29], Đề tài NCKH cấp Bộ của Đại học thủy lợi “Nghiên cứu cơ sở
khoa học và kinh nghiệm thực tiễn QLTHTNN lưu vực sông Ba ” (2004) [22].
Các đề tài nghiên cứu theo hướng giải pháp khai thác sử dụng hợp lý và bảo
vệ tài nguyên môi trường điển hình là để tài NCKH cấp nhà nước KC08.25 của
Viện Địa lý “Nghiên cứu giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT
lưu vực sông Ba và sông Côn” (2005) [21], đề tài NCKH cấp nhà nước KC08.27
của Viện Khí tượng thủy văn “Nghiên cứu giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài
15
nguyên, BVMT và phòng tránh thiên tai lưu vực sông Lô - sông Chảy” (2005) [33];
Đề tài NCKH của viện Địa lý “nghiên cứu xây dựng giải pháp tổng hợp sử dụng
hợp lý dải cát ven biển Trung Bộ từ Quảng Bình đến Bình Thuận” (2005). Các đề
tài này bước đầu đã đưa ra giải pháp tổng thể cho khai thác sử dụng bảo vệ tài
nguyên mà trọng tâm là tài nguyên nước theo hướng phát triển bền vững.[82]
Các nghiên cứu có tính chuyên sâu về mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên,
môi trường LVS, điển hình là các đề tài nghiên cứu của Viện khoa học Thủy lợi
như “Nghiên cứu mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông
Đà” (2011) [79]; đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình trên
dòng chính và giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt LVS
Hương” (2010). Đề tài : “Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý PTBV tài
nguyên nước lưu vực sông , ứng dụng cho LVS Mã” (2010) ;
Một số đề tài đã nghiên cứu về cơ sở khoa học cho khai thác sử dụng hợp lý
và bảo vệ tài nguyên nước, thí dụ các nghiên cứu về ngưỡng khai thác sử dụng nước
và dòng chảy mô trường, nghiên cứu giải pháp chống suy thoái cạn kiệt nguồn nước
ở hạ lưu các LVS điển hình là các nghiên cứu của trường Đại học thủy lợi “Nghiên
cứu cơ sở khoa học và phương pháp tính toán ngưỡng khai thác sử dụng nước và
dòng chảy môi trường lưu vực sông Ba và sông Trà Khúc” (2004); đề tài của Viện
Khoa học Thủy Lợi “Nghiên cứu xác định dòng chảy môi trường lưu vực sông
Hồng - sông Thái Bình, đề xuất các giải pháp duy trì dòng chảy môi trường phù
hợp với các yêu cầu PTBV tài nguyên nước trên LVS Hồng - Thái Bình” (2011).
[52,61].
Cũng có các đề tài đi vào nghiên cứu đề xuất chiến lược, chính sách cho
quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường các lưu vực sông, như đề tài của Viện Quy
hoạch Thủy Lợi “Nghiên cứu xây dựng chiến lược PTBV lưu vực sông Vu Gia - Thu
Bồn” (2004) ; đề tài của Đại học Thủy lợi “Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát
triển bền vững lưu vực sông Đồng Nai” (2004) [44].
16
Hiện nay, để thực hiện Nghị định 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản
lý lưu vực sông, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang cho triển khai lập quy hoạch
lưu vực sông cho các lưu vực sông lớn để trình Nhà nước phê duyệt làm cơ sở cho
quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông. Việc lập các quy hoạch hiện nay
mới trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi các quy hoạch hoàn thành và được phê
duyệt sẽ là cơ sở rất tốt cho phát triển bền vững tài nguyên nước các lưu vực sông ở
nước ta. Những nghiên cứu tổng hợp đã nêu ở trên cho thấy trong các giai đoạn vừa
qua, Nhà nước đã làm rất nhiều để xây dựng và phát triển thể chế chính sách,
nghiên cứu cơ sở khoa học cho thực hiện QLTHTNN ở nước ta. Đây là tiền đề cho
QLTHTNN cho các lưu vực sông nhỏ, lưu vực sông nội tỉnh của Việt Nam theo
hướng bền vững trong các thập kỷ tới.
1.1.3. Ở khu vực nghiên cứu
Chính phủ đã ban hành Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 1/12/2008 nhằm
hướng dẫn Quản lý lưu vực sông với các nội dung cần tiến hành bao gồm: điều tra
cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông; quy hoạch lưu vực sông; bảo vệ
môi trường nước lưu vực sông; điều hòa, phân bổ tài nguyên nước và chuyển nước
đối với các lưu vực sông; hợp tác quốc tế và thực hiện các Điều ước quốc tế về lưu
vực sông; tổ chức điều phối lưu vực sông; trách nhiệm quản lý lưu vực sông. Nghị
định nêu rõ: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập và trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) phê
duyệt nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông, đề án quy hoạch lưu vực sông đối với lưu
vực sông nội tỉnh). Theo Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 về Quản lý
lưu vực sông và Danh mục sông nội tỉnh được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành, các hệ thống sông thuộc tỉnh Quảng Trị: Bến Hải và Thạch Hãn, Ô Lâu, Sê
Băng Hiêng và Xê Pôn đều thuộc nhóm lưu vực sông nội tỉnh. Quản lý tổng hợp lưu
vực sông Thạch Hãn là một nhiệm vụ cấp thiết nhằm đưa ra các phương án quản lý
lưu vực sông hợp lý và đúng đắn. địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và lưu vực sông
Thạch Hãn nói riêng. Được sự quan tâm của chính phủ, các bộ ngành, các địa
phương trên lưu vực, việc quản lý tài nguyên nước đã có những bước chuẩn bị tích
17
cực để chuyển hình thức quản lý tài nguyên nước từ truyền thống sang quản lý tổng
hợp. Khu vực nghiên cứu là trọng tâm nghiên cứu của nhiều đề tài, dự án trong cả
nước, trong đó điển hình là : [3, 5, 6, 25, 28, 31, 36, 50, 57, 69, 81…] Bộ sách
chuyên khảo các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Trị do Sở
Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Trị tổ chức biên soạn với sự tham gia của các
chuyên gia như “Địa mạo và Địa chất tỉnh Quảng Trị” do Lê Đức An và Uông
Đình Khanh biên soạn, “Tài nguyên đất tỉnh Quảng Trị” do Nguyễn văn Vinh và
Nguyễn Thành Long biên soạn, “Tài nguyên khí hậu tỉnh Quảng Trị với sản xuất và
đời sống” do Nguyễn Thị Hiền và Nguyễn Công Hiếu biên soạn, “Tài nguyên nước
tỉnh Quảng Trị - Thực trạng và định hướng quy hoạch tổng hợp” do Nguyễn Thị
Nga và TS. Lại Vĩnh Cẩm biên soạn, “Thảm thực vật tỉnh Quảng Trị” Nguyễn Hữu
Tứ biên soạn. Theo hướng nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ khai thác
sử dụng hợp lý lãnh thổ có các nghiên cứu như Phan Thanh Hải “Nghiên cứu khả
năng thích nghi của cây điều (Anacardium occidentale L.) đối với khí hậu, đất đai
các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế” (2008); Nguyễn Văn Tân
“Đánh giá phân hạng đất nâu đỏ và nâu vàng phát triển trên đá mẹ bazan ở tỉnh
Quảng Trị” (1994); Lê Hữu Phúc « Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất vùng gò đồi ở tỉnh
Quảng Trị », 1994; Hoàng Phước “Cải tạo môi trường vùng cát ven biển tỉnh
Quảng Trị bằng biện pháp kỹ thuật tài nguyên nước” (1995); Lê Quang Vĩnh
“Nghiên cứu điều kiện sinh thái và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng
xuất cà phê chè ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị” (2001). Theo hướng nghiên
cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên tìm kiếm các giải pháp hạn chế thiên tai gồm
có: “Đánh giá tình hình xói lở và bồi lắng các dòng sông trên hệ thống sông Nam
Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị” (Trần Ngọc Anh), “Đánh giá mức độ tổn thương về
kinh tế - xã hội do lũ lụt trên một số lưu vực sông chính ở miền Trung trong bối
cảnh biến đổi khí hậu và khai thác công trình thủy điện, thủy lợi” (Nguyễn Thanh
Sơn); Nghiên cứu của Đào Đình Châm về “Nghiên cứu diễn biến vùng cửa sông
Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị phục vụ thoát lũ và giao thông thuỷ”, 2012. Một số nhóm
tác giả tiến hành nghiên cứu khu vực theo hướng đánh giá tài nguyên nước, đất và
18
cân bằng nước lưu vực từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên này. Tiểu biểu là các công trình của Ngô Đình Tuấn “Đánh giá tài nguyên
nước, nhu cầu cân bằng nước hệ thống các lưu vực ven biển miền Trung”, Nguyễn
Thanh Sơn nghiên cứu nhiều đề tài về tài nguyên nước Quảng Trị như “Xây dựng
luận cứ về điều kiện khí hậu - thủy văn và chất lượng môi trường nước mặt cho việc
xây dựng Tiểu vùng kinh tế biển Đông Nam Quảng Trị” , “Quy hoạch, quản lý, khai
thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị“;
Nghiên cứu của Nguyễn Trường Khoa về “Đặc điểm môi trường và tài nguyên đất
ngập nước, biện pháp quản lý khai thác và bảo vệ môi trường đất ngập nước các
cửa sông tỉnh Quảng Trị”, (2003); Nguyễn Diệu Trinh về “Nghiên cứu, đánh giá
tài nguyên nước vùng sinh thái đặc thù Bình - Trị - Thiên phục vụ khai thác sử dụng
hợp lý”, (2012). Nghiên cứu “Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh Quảng Trị” do Nguyễn Văn Lâm thực hiện. Đoàn Văn Cánh
và Lê Tiến Dũng đã hoàn thành công trình “Tài nguyên nước dưới đất tỉnh Quảng
Trị”, trong đó đóng góp đáng kể nhất là đã xây dựng được bản đồ địa chất thủy văn
tỉnh Quảng Trị tỷ lệ 1:100.000, đã sơ bộ tiến hành phân vùng địa chất thủy văn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu còn tập trung đưa ra phân
tích tài nguyên và môi trường và các biện pháp riêng lẻ đối với một vấn đề cụ thể.
Đối với vấn đề tài nguyên nước, các nghiên cứu về quản lý mới chú trọng đến sử
dụng phát triển các mô hình trong tính toán cân bằng nước, chưa có các cơ sở để
thực hiện quản lý nhu cầu sử dụng nước hợp lý theo hướng phát triển bền vững.
Hầu hết nghiên cứu chú trọng quản lý nguồn cung cấp là chủ yếu, chưa quan tâm
đến nhu cầu sử dụng của người dùng nước và chưa chịu trách nhiệm về việc có đáp
ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dùng, trong khi đó quản lý tổng hợp tài nguyên
nước phải thực hiện quản lý theo nhu cầu sử dụng nước, giải quyết các mẫu thuẫn,
sức ép tại các khu vực có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trong lưu vực sông..
Chính vì vậy, việc chuẩn bị các cơ sở và điều kiện cần thiết để từng bước tiến tới
thực hiện được quản lý tổng hợp tài nguyên nước cho lưu vực là hết sức cần thiết
nhằm thực hiện việc quản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp và thống nhất.
19
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Thạch
Hãn
1.2.1. Lưu vực sông là một hệ thống tự nhiên, chịu ảnh hưởng tác độngcủa các
hợp phần cảnh quan học.
“Cảnh quan địa lý là một thể tổng hợp của các hiện tượng và các đối tượng
mà trong đó địa hình, khí hậu thủy văn, thỗ nhưỡng, thực vật, động vật và các đặc
trưng cho hoạt động của loài người ở một trình độ nhất định nào đó hợp thành một
thể thống nhất. Nó xuất hiện trùng lặp một cách điển hình trong phạm vi của một
địa đới nào đó trên trái đất” (AcBer, 1931) [38]. Nói cách khác cảnh quan địa lý
(hay còn gọi là cảnh quan) là một quần tụ có quy luật của các yếu tố cảnh quan. Các
yếu tố này ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó một yếu tố thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi
của các yếu tố khác ở những mức độ khác nhau. Các yếu tố cảnh quan cơ bản của
địa lý tự nhiên bao gồm: Khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, động
thực vật. Khi tác động đến một yếu tố sẽ dẫn đến sự thay đổi các yếu tố khác. Ví dụ
phá rừng dẫn đến sự thay đổi khí hậu, tăng nhiệt độ không khí, giảm độ ẩm, tăng
bốc hơi. Và tất yếu dẫn đến thay đổi về thủy văn, tăng dòng chảy lũ, giảm dòng
chảy mùa cạn, thay đổi về thỗ nhưỡng, tăng xói mòn, rửa trôi, làm đất bị kiệt màu
và làm thay đổi nơi cư trú, giảm tính đa dạng của động vật... Hiện nay các nhà
nghiên cứu thừa nhận 2 quy luật phân hoá phổ biến của các yếu tố cảnh quan. Đó là
quy luật địa đới và phi địa đới. Đồng thời cũng xem xét đến sự phân hoá theo kiến
tạo và theo ô địa lý. Mặt khác người ta cũng đề cập đến sự phân hoá liên quan đến
hoạt động kinh tế của con người, vì đó là nhân tố đóng vai trò ngày càng quan trọng
và ngày càng chi phối sự phân hoá của địa lý tự nhiên. Cùng với sự phát triển kinh
tế, các tác động tích cực ngày càng gia tăng mà hậu quả là sự nóng lên toàn cầu, gây
nên sự biến đổi của cảnh quan địa lý trên quy mô lớn. Tuy nhiên hai quy luật địa
đới và phi địa đới vẫn là chung nhất, tổng quát nhất.
Đối với một lưu vực sông, nước và và nền tảng nhiệt là hai nhân tố quan
trọng hình thành và phát triển cảnh quan (xem hình 1.1). Trong một thể thống nhất,
20
các hiện tượng thuỷ văn, mà trước hết là dòng chảy giữ một địa vị trọng yếu. Rõ
ràng dòng chảy là một sản phẩm của cảnh quan và ngược lại nó ảnh hưởng tới cảnh
quan. Trong một khu vực nào đó nếu không có dòng chảy và các dạng khác của nó
như bốc hơi, nước trong đất, thì nói chung không thể tồn tại bất cứ cảnh quan nào.
Trong các yếu tố cảnh quan thì khí hậu là quan trọng nhất. Khí hậu để lại những vết
tích không thể xoá mờ được trên cảnh quan. Trong khí hậu thì mưa và và nhiệt độ
mặt đất là hai yếu tố đặc biệt quan trọng. Khí hậu, địa hình và nham thạch cùng ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hình thành thổ nhưỡng và thực vật.
Ngược lại thổ nhưỡng và thực vật cũng có tác dụng rất lớn đến các thành phần của
dòng chảy như bốc hơi, nước trong đất. Mỗi một đơn vị cảnh quan đều có một loại
hiện tượng thuỷ văn tương ứng, các đới tự nhiên có các đặc điểm thuỷ văn khác
nhau. Ví dụ trong các đới rừng (taiga, hỗn hợp hoặc nhiệt đới), nói chung lượng
mưa năm đều lớn hơn bốc hơi, dòng chảy phong phú, mật độ lưới sông lớn, hệ
thống sông ngòi phát triển. Còn trong các đới thảo nguyên, lượng mưa thường nhỏ
hơn hoặc xấp xỉ lượng bốc hơi. Do đó dòng chảy nhỏ hơn, mật độ lưói sông thưa.
Trong tình hình khả năng bốc hơi vượt hẳn lượng mưa, dòng chảy càng nghèo nàn
hơn, lưới sông thưa thớt và thường xuyên xuất hiện những lưu vực đơn độc, dòng
sông không chảy ra tới biển mà chỉ chảy vào các hồ nội địa.
Tính địa đới của hiện tượng thủy văn biểu hiện ở tính dao động của dòng
chảy. Trong một khu vực nào đó, lượng dòng chảy năm phân bố từ lớn đến nhỏ thì
sự biến đổi của dòng chảy trong năm và trong nhiêù năm sẽ từ ổn định đến không
ổn định. Theo sự giảm dần của dòng chảy, mật độ lưới sông cũng trở nên thưa thớt.
Với đới bán hoang mạc và hoang mạc thì hầu như hòan toàn không có sông suối, số
sông ngòi có lượng dòng chảy gián đoạn nhiều hơn. Đặc điểm về tính địa đới còn
biểu hiện ở mức độ xâm thực sông ngòi, lượng dòng chảy tỷ lệ nghịch với lượng
ngậm cát trong sông. Tính phần tầng theo đai cao của các hiện tượng thủy văn thể
hiện ở các đặc điểm: lượng mưa sinh ra dòng chảy trong sông hoặc băng tuyết trên
núi tăng theo độ cao lưu vực (dĩ nhiên tương ứng với một độ cao nhất định); lượng
dòng chảy tương đối (môđun dòng chảy ) cũng tăng theo độ cao của lưu vực; sự
21
biến đổi của dòng chảy sẽ giảm khi tăng độ cao lưu vực; thành phần hoá học nước
sông cũng biến đổi theo độ cao. Độ khoáng hoá của nước sẽ giảm dần theo độ cao
lưu vực.
Hình 1.1. Mô hình biểu diễn các hợp phần chính của lưu vực sông
và các tác nhân ảnh hưởng đến nó
Như vậy, lưu vực sông như một hệ thống tự nhiên, dòng chảy là dòng vật
chất và năng lượng kết nối các hợp phần địa lý. Các bộ phận và các thành phần địa
lý (tự nhiên và nhân văn) của lưu vực sông có mối quan hệ tương hỗ với nhau và
ảnh hưởng đến sự phát triển, hoạt động của lưu vực sông. Khi xét đến các hiện
tượng thủy văn, thường dùng phương pháp phân vùng địa lý thủy văn, ngoài ra cần
tiến hành phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tiểu địa hình địa phương.
22
1.2.2. Hoạt động của con người ảnh hưởng đến TNN và quản lý tài nguyên lưu
vực
Trong quá trình phát triển, con người chủ động khai thác tài nguyên thiên
nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng để phục vụ cho cuộc sống bản thân.
Tuy nhiên, khả năng khai thác tài nguyên, sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên
khác nhau, biến chúng thành các sản phẩm có khả năng thỏa mãn các nhu cầu đa
dạng của con người và thông qua đó mức độ tác động của con người vào môi
trường cũng như tính chất của sự tác động đó lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ
phát triển của từng quốc gia.
1.2.2.1. Tác động tích cực
Thứ nhất, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng có
khả năng sử dụng một cách tối ưu giá trị của một khối lượng tài nguyên nhất định.
Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, người ta hiện thực hóa việc
tiết kiệm năng lượng tiêu thụ để làm ra một đơn vị sản phẩm và tiết kiệm trong sinh
hoạt, trong khi sản xuất vẫn tăng và sinh hoạt người dân vẫn tiện nghi. Ví dụ, chế
tạo ra các hệ thống lọc nước phục vụ con người, tiết kiệm nước, tái sử dụng nước
phục vụ sản xuất và tưới tiêu
Thứ hai, cùng với sự phát triển của kinh tế, con người ngày càng biết biến
tài nguyên thiên nhiên thành các loại năng lượng cung cấp cho các hoạt động kinh
tế. Ví dụ, sử dụng năng lượng nước để làm thủy điện. Đồng thời làm giảm khó khăn
đối với các khu vực vùng sâu vùng xa, ví dụ, phát triển hệ thống dẫn nước tới các
vùng khô hạn hoặc khó khăn (đồi núi, sa mạc...)
1.2.2.2. Tác động tiêu cực
Chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật và công
nghệ phát triển mạnh mẽ, cuộc sống con người có những bước tiến rõ rệt, nhân loại
tạo ra ngày càng nhiều và phong phú những của cải vật chất, tinh thần cho con
người. Dưới áp lực của sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, đô thị hóa, nhu
cầu sản xuất lương thực và thực phẩm, thu hẹp diện tích đất đai và diện tích rừng
23
đầu nguồn khiến tài nguyên nước đang được khai thác triệt để khiến việc suy thoái
chất lượng nước là khó kiểm soát và ngăn chận hiệu quả. Nhiều dòng sông đang bị
ô nhiễm nặng nề, chất lượng nước ngày càng xấu đi do mang nhiều độc chất từ các
chất thải kim loại nặng, chất thải hữu cơ và vô cơ từ sinh hoạt, các dư lượng hóa
dược nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước dưới đất cũng bị tụt giảm,
nhiều nơi bị nhiễm mặn, nhiễm asenic hoặc bị thông tầng khiến các chất ô nhiễm
trên mặt đất thấm xuống các vỉa nước ngầm. Nhiều tiểu vùng công nghiệp, tiểu
vùng dân cư, bệnh viện không có hệ thống xử lý nước hiệu quả và tất cả đổ vào các
kênh mương, sông rạch lộ thiên và hệ thống cống rãnh công cộng khiến thủy vực bị
ô nhiễm vượt gấp hàng trăm thậm chí hàng chục ngàn mức cho phép của Tiêu
chuẩn Quốc gia. Các hiện tượng thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm
trọng làm ảnh hưởng đến cán cân nguồn nước. Bão lũ được xem là thiên tai gây
thiệt hại lớn nhất ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung và miền Bắc. Lũ lớn
gây nên nhiều thiệt hại về nhân mạng và tài sản, còn làm cho môi trường xấu đi như
gây ra các hiện tượng sạt đất, lở núi, xói mòn mạnh vùng dốc và xâm thực ven biển.
Trong khi xu thế thiếu nước nhưng năm gần đây gây khô hạn đang đe dọa vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên. Hiện tượng nắng nóng kéo dài và
lượng mưa suy giảm khiến tình hình sử dụng nước thêm khó khăn. Điều kiện thiếu
nước và nhiệt độ cao đe dọa tình hình cháy rừng. Rừng bị hủy hoại sẽ khiến cho
việc điều tiết nguồn nước trong mùa khô vô cùng hạn chế. Hiện tượng nước biển
dâng cũng tham gia làm tài nguyên nước xấu đi về mặt chất lượng. Nguồn nước
ngầm ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng như một tác động dây chuyền như giảm mực
thủy cấp và nhiễm mặn.
Hơn thế nữa, vấn đề mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng nước còn gây ra
những khó khăn thêm cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Những khác biệt về
điều kiện khí hậu, thủy văn gây ra sự phân hóa sâu sắc giữa mùa mưa - mùa khô,
gây những mâu thuẫn về dùng nước giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các địa
phương, giữa khai thác nước mặt và nước dưới đất, mâu thuẫn giữa các ngành dùng
nước (cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, du lịch), đặc biệt nổi
24
bật nhất là mâu thuẫn giữa thủy điện và nông nghiệp, đảm bảo nguồn nước và ổn
định phát triển kinh tế - xã hội, môi trường phía hạ lưu đập. Có thể thấy, các nguyên
nhân gây ra mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước bao gồm: phân bố tài nguyên
nước không đều theo không gian và thời gian; kinh tế - xã hội phát triển nhanh làm
gia tăng nhu cầu và thay đổi cơ cấu, tỷ trọng dùng nước; các hồ chứa, phần lớn là
công trình thủy lợi vừa và nhỏ, khả năng điều tiết hạn chế; sử dụng nước chưa tiết
kiệm; quản lý nhà nước về tài nguyên nước phân tán và chưa phù hợp...
Tóm lại, con người và quản lý tài nguyên nước có mối quan hệ chặt chẽ.
Trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, con người lựa chọn tạo dựng môi
trường sống của mình từ môi trường tự nhiên, tận dụng khai thác tài nguyên nước
nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại
và phát triển của con người. Con người tác động vào môi trường tự nhiên nói chung
và tài nguyên nước nói riêng theo hướng tích cực và tiêu cực. Nếu con người biết
giới hạn để vừa sử dụng vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thiên nhiên thì mối quan
hệ ngày càng bền chặt và tồn tại lâu dài. Ngược lại, môi trường tự nhiên sẽ tiếp tục
bị tàn phá nếu con người không có biện pháp cụ thể để bảo vệ nó và làm cho tài
nguyên môi trường tự nhiên phải hứng chịu những áp lực nhất định. Trong mối
quan hệ với môi trường xã hội, con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối
môi trường xã hội, là tiền đề cho các chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường
hợp lý, hay nói cách khác là khả năng ứng phó với các áp lực nói trên. Để bảo đảm
cho sự phát triển bền vững, đòi hỏi phải có cái nhìn tổng hợp về tài nguyên nước và
các tác động của con người đến tài nguyên nước nhằm duy trì mối quan hệ thân
thiện giữa con người và tài nguyên nước, kịp thời ngăn chặn những tác động tiêu
cực của con người tới môi trường tự nhiên và xã hội, đó chính là đánh giá về khía
cạnh tổn thương tài nguyên nước.
1.2.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương là một cách tiếp cận quản lý tài nguyên
nước hữu hiệu
Ngày nay, trước những sức ép phát triển kinh tế - xã hội của con người, tài
nguyên nước đang ngày càng khan hiếm, suy giảm cả về số lượng và chất lượng,
25
kèm theo đó hạn hán và lũ lụt xảy ra gay gắt ở cả quy mô, mức độ và thời gian
trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và đó chính là nguyên nhân gây ra
khủng hoảng về nước. Việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên
nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người vì
vậy nó đã trở thành chủ đề quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà luôn là chủ
đề được bàn thảo nhiều nhất trên các diễn đàn Quốc tế. Giải quyết các vấn đề liên
quan đến tài nguyên nước cần thiết phải xem xét các yếu tố có liên quan trên quan
điểm tổng hợp, toàn diện và mục tiêu cuối cùng là đạt được sự hài hòa trong phát
triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Trước đây tài nguyên nước được quản lý theo hướng tiếp cận đơn ngành,
nghĩa là nước được quản lý theo từng ngành dọc, theo các đơn vị sử dụng nước
riêng lẻ và không có sự kết nối. Để thay đổi nhận thức và cách tiếp cận về quản lý
tài nguyên nước, tuyên bố Dublin năm 1992 đã nêu rõ “Quản lý tổng hợp tài nguyên
nước là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất
và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hoá các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội
một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái
thiết yếu”, đây được coi là nền tảng của công tác quản lý tổng hợp nguồn nước. Như
vậy, quản lý tổng hợp tài nguyên nước không đơn thuần là việc lập quy hoạch, kế
hoạch mà đây là một quá trình, trong đó cần nỗ lực quản lý theo hướng tổng hợp,
cần giải quyết tốt các mối quan hệ tương tác giữa con người và tự nhiên; giữa đất và
nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; giữa khối lượng và chất lượng; giữa thượng
lưu và hạ lưu; giữa nước ngọt và các vùng ven biển; giữa trong nước và ngoài nước;
giữa các đối tượng sử dụng nước.
Nói một cách tổng quát, quản lý tổng hợp tài nguyên nước được nhìn nhận
với ý nghĩa là: một quá trình để quản lý tài nguyên nước ngày một hiệu lực hơn vì
mục tiêu phát triển bền vững; một quan điểm bao trùm từ trách nhiệm nhà nước đến
trách nhiệm các tổ chức và cộng đồng khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước;
và một cách tiếp cận vận dụng hài hòa các dạng thể chế quản lý tài nguyên và dịch
vụ nước trong ngành nước.
Hội nghị Dublin cũng đưa ra 4 nguyên tắc trong QLTHTNN đã được đưa ra
(gọi tắt là nguyên tắc Dublin). Những nguyên tắc này đã phản ánh sự thay đổi nhận
thức về tài nguyên nước. Trong đó chú ý nhất là Nguyên tắc số 1 cho rằng: Nước
ngọt là tài nguyên hữu hạn và dễ bị tổn thương, nó đóng vai trò thiết yếu nhằm duy
26
trì sự sống, sự phát triển và môi trường (xem hình 1.2). Nguyên tắc này chỉ rõ nước
duy trì cuộc sống dưới mọi hình thức và được yêu cầu cho nhiều mục đích, chức
năng và dịch vụ khác nhau. Do đó, quản lý tổng hợp, phải xem xét các yêu cầu về
các nguồn lực và các mối đe dọa đối với nó. Quản lý toàn diện không chỉ liên quan
đến việc quản lý hệ thống tự nhiên mà còn đòi hỏi sự phối hợp giữa các hoạt động
của con người tạo ra nhu cầu về nước, xác định việc sử dụng đất và tạo ra các sản
phẩm gây lãng phí nước. Muốn tiếp cận quản lý tổng hợp và đảm bảo phát triển bền
vững phải tính đến các thành phần cán cân nước, các hoạt động phát triển và tác
động tại mỗi vùng, sử dụng đa mục đích, liên kết đa ngành, gắn kết xã hội loài
người và thiên nhiên. Chính vì vậy, khi tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước,
cần thiết phải xem xét những yếu kém trong hệ thống tài nguyên nước nội tại của
một vùng, những sức ép và mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên nước, hay nói cách
khác chính là mức độ dễ bị tổn thương của hệ thống tài nguyên nước.
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa đánh giá mức độ dễ bị tổn thương và quá trình
QLTHTNN
Hơn thế nữa, trước những thách thức trong tương lai đối với quản lý tài
nguyên nước, ngành nước cần có những thay đổi về tổ chức, hoàn thiện về thể chế,
xác định được chiến lược phát triển và có chính sách phù hợp để bảo vệ và phát
triển tài nguyên nước. Quản lý tài nguyên nước cần đẩy mạnh phối hợp phát triển
và quản lý tài nguyên nước với các lĩnh vực có liên quan như đất và các tài nguyên
27
khác sao cho tối đa hoá các lợi ích kinh tế, hài hòa lợi ích giữa các đối tượng sử
dụng, đảm bảo sự bền vững của các hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước. Các
hoạt động quản lý cần được thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương
và quản lý thống nhất theo lưu vực sông, quản lý cả về số lượng và chất lượng.
Chính sách bảo vệ tài nguyên nước phải được xây dựng và thực hiện trên cơ sở
đánh giá cao giá trị kinh tế của nước và giá trị của nước đối với cộng đồng. Bên
cạnh đó, vai trò của cộng đồng trong bảo vệ nguồn nước cần được làm mạnh mẽ
hơn, cộng đồng cần có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Tuy nhiên,
quản lý lưu vực là một quá trình lặp đi lặp lại. Quản lý lưu vực phải bao gồm các
bước tuần tự khi tiến hành hoạch định chính sách, quy hoạch Bước đầu tiên là soạn
thảo ra các mục tiêu chính sách rộng lớn (xem hình 1.3). Các bước tiếp theo là xác
định rõ các vấn đề quản lý nước phải giải quyết (xác định vấn đề), danh sách các
chiến lược tiềm năng (làm thế nào chúng ta sẽ đạt được điều đó), đánh giá mỗi
chiến lược trong số này, lựa chọn một chiến lược hay sự kết hợp các chiến lược,
thực hiện chiến lược, đánh giá kết quả, bài học từ những kết quả này và điều chỉnh
kế hoạch của chúng ta để thực hiện nó tốt hơn trong tương lai. Các bước này nằm
trong cả một quá trình. Tất nhiên, trong thực tế, quá trình này có thể bị gián đoạn
bởi các lực tác động từ bên ngoài, và quá trình quản lý “học dần dần thông qua thực
nghiệm” (learning-by-doing management cycle) giúp chúng ta kết hợp những gì, mà
chúng ta học được trong quá trình quy hoạch và quản lý nước và đưa vào tính toán
các thông tin mới. Điều này có nghĩa là, chúng ta có thể thích nghi với cách chúng
ta quản lý nước như thế nào đối với hoàn cảnh đang thay đổi, ví dụ, như những thay
đổi về chính trị, thảm họa thiên nhiên và những thay đổi về nhân khẩu. Do đó, cần
thiết phải xác lập được các thông tin hỗ trợ các nhà quyết định sử dụng các dữ liệu
và mô hình khác nhau trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước giải quyết các vấn
đề liên quan đến nguồn nước. Trên thực tế, các thông tin này phải đảm bảo đầy đủ
về các mặt sử dụng và khai thác tài nguyên nước, sản xuất điện năng, phòng tránh lũ
lụt vào bảo vệ môi trường. Các hệ thống hỗ trợ ra quyết định như vậy đối với các
vấn đề tài nguyên nước đã bắt đầu xuất hiện giữa những năm 1970. Tuy nhiên, các
28
hệ thống mới chỉ dừng lại ở cộng cụ trong quản lý ở một khía cạnh nào đó của việ
ckhai thác sử dụng tài nguyên nước, chưa có hệ thống nào đề cập đến vấn đề quản
lý tổng hợp và phát triển bền vững. Trong những năm gần đây để giải quyết những
cấp bánh trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phát triển bền vững, nhiều nhà
khoa hoc đã tiếp cận theo hướng đa ngành trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp
trong quản lý tổng hợp quy mô lưu vực sông. Các chương trình, dự án đã được thực
hiện với hệ thống các chỉ thị thị dễ bị tổn thương kết hợp sử dụng các mô hình thủy
văn, hệ thống thông tin, phân tích đa tiêu chí. Phương pháp này có giá trị để trợ giúp
trong việc tạo lập ra quyết định mà trong đó bao gồm những thỏa thuận của các bên
liên quan, nhận thức xã hội, và phối hợp giữa những người ra quyết định. Đó chính
là sử dụng Khung đánh giá tổn thương và các chỉ thị dễ bị tổn thương trong tiếp
cận quản lý tổng hợp ở quy mô lưu vực.
Hình 1.3. QLTHTNN là một quá trình đang diễn ra để đáp ứng các tình huống
và nhu cầu thay đổi.
29
Khái niệm về mức độ dễ bị tổn thương đã có nhiều thay đổi trong 20 năm
qua. Đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu
tố để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương. Đặc biệt, trong nhiều năm gần đây khái
niệm mức độ dễ bị tổn thương đã được nhiều nhà khoa học quan tâm hơn, đặc biệt
là trong vấn đề quản lý tài nguyên nước. Theo Varis và cộng sự (2012), khái niệm
về tính dễ tổn thương còn đa chiều về mặt lý thuyết. Điều đó đẫn đến những cách
tiếp cận khác nhau để tính toán tổn thương, hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng đến việc
so các nghiên cứu ở cấp độ toàn cầu (Jun và nnk., 2011). [91]
Về lý thuyết, trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều quan niệm về tính tổn
thương được tiếp cận theo nhiều hướng, liên ngành hay trong một khoa học cụ thể
(ví dụ khoa học máy tính, tâm lý học, môi trường…) nhằm đáp ứng cụ thể yêu cầu
nghiên cứu.Turner và cộng sự (2003) đã đưa ra định nghĩa mang tính cơ bản về mức
độ dễ bị tổn thương trong bối cảnh phát triển bền vững: “dễ bị tổn thương là mức
độ mà một hệ thống, hệ thống con, các thành phần của hệ thống phải đối mặt với
các tác hại do tiếp xúc với một nguy cơ (tình thế gây ra các biến cố tai hại), mâu
thuẫn, hay áp lực/sức ép”. [98].
Trong bối cảnh phát triển bền vững, Bizikova và cộng sự (2009) đã đưa ra
một định nghĩa về mức độ dễ bị tổn thương được áp dụng khá phổ biến: “Mức độ
dễ bị tổn thương là khả năng của một hệ thống có thể bị tổn hại khi chịu một áp lực
(ví dụ như mối đe dọa). Nó được định nghĩa như là một hàm bao gồm độ lộ diện,
tính nhạy và độ thích ứng. Độ lộ diện có thể là do hệ thống tiếp xúc với một nguy cơ
như hạn hán, xung đột, hay biến động về giá cả, hay các nguy cơ tiềm ẩn các điều
kiện về môi trường, kinh tế - xã hội, thể chế. Mức độ nghiêm trọng của các tác động
không chỉ phụ thuộc vào độ lộ diện, mà còn phụ thuộc vào sự nhạy cảm của đơn vị
cụ thể tiếp xúc với nguy cơ đó (như một hệ sinh thái, một lưu vực, 1 hòn đảo, 1 hộ
gia đình, làng xóm, thành phố, hay quốc gia) và năng lực đối phó và thích nghi của
hệ thống đó.” [98]
30
Cùng với sự phát triển của khái niệm dễ bị tổn thương, một số nghiên cứu về
đánh giá tổn thương/bền vững, xây dựng các chỉ thị tổn thương/bền vững, giảm nhẹ
và đánh giá hành động đã và đang được thực hiện ở các tổ chức khác nhau trên thế
giới (Gleick 1990; Laneetal, 1999, Meigh và cộng sự năm 199, MCSD 200; UNDP-
GEF, 2000, Vogel 2001; IPCC 2001; Kabat và cộng sự, 2002; Adger và cộng sự,
2004; Brooks và cộng sự 2005). Những nghiên cứu đầu tiên là đa ngành trong lĩnh
vực tự nhiên và bắt đầu cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về tính bị tổn thương
vớí sự liên quan đến biến đổi khí hậu tòan cầu. “Tổn thương là mức độ, mà một hệ
thống dễ bị, hay không có khả năng đối phó với, bất lợi đối với các ảnh hưởng của
sự thay đổi môi trường. Mức độ dễ bị tổn thương của một hệ thống tự nhiên và kinh
tế - xã hội được xác định bởi đặc tính, cường độ, và tỉ lệ của nguy cơ về các mặt và
mức độ nhạy cảm của hệ thống và khả năng ứng phó của nó” (IPCC 2001; NERI
2002). Do đó, mức độ tổn thương do đó có thể được mô tả là sự kết hợp của ba yếu
tố độ phơi nhiễm, tính nhạy của hệ thống và các đặc điếm liên quan đến các yếu tố
mô tả khả năng thích ứng của hệ thống. [99,100]
Liên quan đến khía cạnh quản lý tài nguyên nước, Huang Cai (2009) đã định
nghĩa mức độ dễ bị tổn thương của tài nguyên nước đối với các thay đổi theo thời
gian là “các đặc điểm yếu kém và sai sót của hệ thống tài nguyên nước làm cho hệ
thống đó khó vận hành khi đối mặt với sự thay đổi của kinh tế - xã hội và môi
trường” [103]. Tài nguyên nước, là “máu” của các hệ sinh thái tự nhiên, có một vai
trò không thể thiếu đối với hầu hết các chức năng của hệ sinh thái. Nước cũng là
một trong những nguồn lực quan trọng nhất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển kinh tế
- xã hội của một xã hội. Hậu quả của sự bùng phát của dân số, phát triển kinh tế
nhanh chóng, và quản lý yếu kém của tài nguyên nước, nước ngày càng trở nên
khan hiếm. Do đó quản lý nước bền vững được nằm trong danh sách ưu tiên của các
chương trình nghị sự quốc gia. Xây dựng một chính sách tài nguyên nước tổng hợp
sẽ yêu cầu các kiến thức hỗ trợ tích hợp, sự hiểu biết về mức độ dễ bị tổn thương
của tài nguyên nước. Tổn thương là khái niệm như đã nói ở trên, thường dùng để
mô tả điểm yếu, hay các sai sót còn tồn tại trong hệ thống, độ lộ diện của một hệ
31
thống đối với một mối đe dọa cụ thể. Từ góc độ quản lý tài nguyên nước, dễ bị tổn
thương có thể được định nghĩa là “các điểm yếu kém của hệ thống tài nguyên nước
làm cho hệ thống khó khăn trong việc thực hiện các chức năng của nó khi đối diện
với hệ thống kinh tế - xã hội và sự thay đổi môi trường”. Do đó, dễ bị tổn thương tài
nguyên nước được xem xét ở hai vấn đề: (1) độ phơi nhiễm của hệ thống tài nguyên
nước đối với các sức ép ở quy mô lưu vực sông, và (ii) khả năng của hệ sinh thái và
xã hội có thể đối phó với các mối đe dọa đến các chức năng lành mạnh của một hệ
thống tài nguyên nước. [113]
Như vậy, đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước đối với các thay
đổi theo thời gian là một quá trình điều tra và phân tích đánh giá độ nhạy của hệ
thống đối với các mối đe dọa tiềm năng, và để xác định những thách thức đối với hệ
thống trong giảm thiểu những rủi ro liên quan đến những hậu quả tiêu cực của các
hoạt động tác động. Đánh giá tổn thương của hệ thống tài nguyên nước như vậy có
liên quan đến cân bằng cung và cầu nước, hệ thống sở hữu và các chính sách hỗ trợ
quản lý và bảo vệ nước, cũng như sự biến đổi thủy văn dưới tác động của khí hậu và
môi trường. Nó cũng xem xét các rủi ro đối với các cộng đồng xung quanh có thể
ảnh hưởng đến hệ thống tài nguyên nước. Một đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài
nguyên nước hiệu quả có vai trò trong việc hướng tới xây dựng quy hoạch sử dụng
tài nguyên nước hiệu quả. Trong thực tế, đánh giá tổn thương tài nguyên nước cần
phải xác định động lực, ước tính các áp lực, hiểu rõ hiện trạng và xu hướng, phân
tích các tác động và xác định các ứng phó đối với các yếu kém trong hệ thống tài
nguyên nước.
Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của tài nguyên nước là một quá trình
điều tra, khảo sát và phân tích hệ thống tài nguyên nước, từ đó đánh giá khả năng
nhạy cảm của hệ thống tài nguyên nước trước những thay đổi của các yếu tố tác
động nhằm đề xuất các biện pháp giảm nhẹ rủi ro. Quá trình này bao gồm việc xem
xét cân bằng giữa khả năng cung cấp và nhu cầu, xem xét các chính sách quản lý và
bảo tồn nguồn nước, sự thay đổi của tài nguyên nước dưới ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu và các nhân tố môi trường khác. Ngoài ra, cũng cần phải xem xét các tác
32
động của nhân tố xã hội, con người ảnh hưởng đến hệ thống tài nguyên nước. Một
đánh giá khả năng dễ bị tổn thương hiệu quả là phải đưa ra được hướng dẫn về sử
dụng nước bằng cách cung cấp một kế hoạch nhằm tăng cường an ninh nguồn nước,
các chính sách nhằm giảm nhẹ thiên tai và các tác động ảnh hưởng đến nguồn nước,
làm suy giảm tính bền vững của nguồn nước. Để đánh giá khả năng dễ bị tổn
thương cho bất kỳ một đối tượng nào, người ta thường xây dựng các chỉ thị để định
hướng cho việc quản lý. [112]
1.2.4. Các chỉ thị đánh giá tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông
Có hai hướng tiếp cận chính trong đánh giá tính hay khả năng tổn thương và
bị tổn thương: các nghiên cứu về tổn thương thường chú trọng đến các nghiên cứu
khi một hệ thống phải hứng chịu với một hiện tượng thiên tai, hay nguy cơ rủi ro
nào đó (ví dụ như lũ lụt, hạn hán, xói lở bờ, và biến đổi khí hậu…). Các nghiên cứu
này thường tập trung phân tích mối nguy hiểm của các thiên tai và thiệt hại kinh tế -
môi trường do các thiên tai gây ra. Hướng tiếp cận thứ hai là nghiên cứu mức độ dễ
bị tổn thương của hệ thông khi hệ thống không bị tác động bởi thiên tại, hay nguy
cơ rủi ro mà tập trung nghiên cứu khả năng gây ra áp lực, mâu thuẫn và các tác
động tiềm tàng đối với hệ thống khi đối diện với một mục tiêu nào đó (ví dụ. phát
triển bền vững, quản lý tổng hợp…). Những nghiên cứu này thường áp dụng cho
đối tượng là các tài nguyên tái tạo và không thể tái tạo với mục đích sử dụng hợp lý.
Một Khung đánh giá để đánh giá tổn thương được xây dựng bao gồm các chỉ thị
xem xét tất cả các thành tố của hệ thống tài nguyên nước. Trong nghiên cứu ở cấp
độ lưu vực này cũng đã sử dụng để xác định độ tổn thương và đề xuất các chiến
lược thích ứng phù hợp. Trên thế giới hiện nay có nhiều loại Khung được sử dụng
đánh giá tổn thương như Khung kiểm toán tư bản, Khung chủ đề/Khung mục tiêu,
Khung hệ thống, Khung theo ngành hay lĩnh vực, và Khung nhân quả. Trong đó
Khung nhân quả là Khung được sử dụng đánh giá các nguồn tài nguyên và các vấn
đề môi trường do nó sử dụng mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và
đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân -- kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
 
Luận văn: Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, HOT
Luận văn: Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, HOTLuận văn: Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, HOT
Luận văn: Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, HOT
 
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu coluan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAYĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
 
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019
 
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Gia...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Gia...DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Gia...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Gia...
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thépĐề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
 
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAYLuận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng ...
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng ...Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng ...
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng ...
 

Similar to CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019

Similar to CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019 (20)

Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Luận văn: Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu, Nam Định
Luận văn: Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu, Nam ĐịnhLuận văn: Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu, Nam Định
Luận văn: Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu, Nam Định
 
Luận văn: Ổn định đê biển tỉnh Nam Định trong biến đổi khí hậu
Luận văn: Ổn định đê biển tỉnh Nam Định trong biến đổi khí hậuLuận văn: Ổn định đê biển tỉnh Nam Định trong biến đổi khí hậu
Luận văn: Ổn định đê biển tỉnh Nam Định trong biến đổi khí hậu
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
 
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAYLuận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
 
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếuLuận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
 
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...
 
pdf Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu lựa chọn độ chặt đắp đập hợp lý trong...
pdf Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu lựa chọn độ chặt đắp đập hợp lý trong...pdf Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu lựa chọn độ chặt đắp đập hợp lý trong...
pdf Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu lựa chọn độ chặt đắp đập hợp lý trong...
 
pdf Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu lựa chọn độ chặt đắp đập hợp lý trong...
pdf Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu lựa chọn độ chặt đắp đập hợp lý trong...pdf Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu lựa chọn độ chặt đắp đập hợp lý trong...
pdf Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu lựa chọn độ chặt đắp đập hợp lý trong...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Đề tài hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài  hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAY
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
 
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 

More from hieupham236

More from hieupham236 (20)

Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
 
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
 
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
 
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
 
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
 
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
 
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
 
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
 
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
 
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
 
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
 
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ_10571812092019

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN *** Trịnh Minh Ngọc CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Hà Nội, năm 2018
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN *** Trịnh Minh Ngọc CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Mã số: 62.85.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Vũ Văn Phái 2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn Hà Nội, năm 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Nghiên cứu sinh Trịnh Minh Ngọc
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận án này đã không thể hoàn thành nếu thiếu sự hướng dẫn, cổ vũ động viên và hỗ trợ của nhiều cá nhân và tổ chức. Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Vũ Văn Phái và PGS. TS. Nguyễn Thanh Sơn, hai người thầy đã hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Những nhận xét và đánh giá của các thầy, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự nhiên và tập thể giảng viên, cán bộ Khoa Địa lý, Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, nơi tôi đang học tập và công tác, những đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình đã động viên và hỗ trợ tôi rất về mặt thời gian, vật chất và tinh thần để giúp tôi hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh Trịnh Minh Ngọc
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. I LỜI CẢM ƠN......................................................................................................IV MỤC LỤC.............................................................................................................V DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.......................................VIII DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................IX DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ...............................................................X MỞ ĐẦU................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết.....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................2 4. Luận điểm bảo vệ...............................................................................................3 5. Những điểm mới của luận án ............................................................................3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...........................................................................3 7. Giới hạn nghiên cứu ..........................................................................................4 8. Cơ sở tài liệu của luận án ..................................................................................4 9. Cấu trúc luận án................................................................................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG................................6 1.1. Tổng quan về các công trình quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông trên thế giới và Việt Nam..............................................................................6 1.1.1. Trên thế giới...............................................................................................6 1.1.2. Ở Việt Nam..............................................................................................11 1.1.3. Ở khu vực nghiên cứu...............................................................................16 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn i
  • 6. 19 1.2.1. Lưu vực sông là một hệ thống tự nhiên, chịu ảnh hưởng tác độngcủa các hợp phần cảnh quan học.....................................................................................19 1.2.2. Hoạt động của con người ảnh hưởng đến TNN và quản lý tài nguyên lưu vực.....................................................................................................................22 1.2.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương là một cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước hữu hiệu ....................................................................................................24 1.2.4. Các chỉ thị đánh giá tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông.32 1.2.5. Khung đánh giá DSPIR ............................................................................37 1.3. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu....................................43 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu............................................................................43 1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu.................................................................45 1.3.3. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................47 Tiểu kết chương 1: .............................................................................................47 CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ................................49 ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN.......................49 2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................49 2.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên...............................................................49 2.2.1 Nhóm yếu tố tạo dòng chảy.......................................................................49 2.2.2 Nhóm yếu tố động lực vận chuyển dòng chảy............................................53 2.2.3. Nhóm yếu tố mặt đệm ..............................................................................60 2.2.4. Nhóm yếu tố cản trở dòng chảy ...............................................................66 2.2.5. Tác động của biến đổi khí hậu ..................................................................69 2.4. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội....................................................73 2.4.1. Dân số và vấn đề cấp nước sinh hoạt ........................................................73 2.4.2. Hiện trạng sử dụng khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế ...................74 2.5. Phân vùng địa lý thủy văn quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn ...........................................................................................................87 ii
  • 7. 2.5.1. Cơ sở phân vùng địa lý thủy văn...............................................................87 2.5.2. Đặc điểm của các tiểu vùng địa lý thủy văn lưu vực sông Thạch Hãn .......90 Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................91 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN PHỤC VỤ QUẢN LÝ TỔNG HỢP ...........93 3.1. Tính toán mức độ dễ bị tổn thương cho các tiểu vùng................................93 3.1.1. Các phương pháp sử dụng để tính toán tài nguyên nước trên lưu vực sông Thạch Hãn..........................................................................................................93 3.1.2. Tính toán các chỉ thị dễ bị tổn thương cho các tiểu vùng...........................96 3.2. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn.....................................................................................................................133 3.2.1. Xác định chỉ số dễ bị tổn thương tổng hợp theo các tiểu vùng ................133 3.2.3. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn .........................................................................................................................135 3.3. Định hướng quản lý tổng hợp lưu vực sông Thạch Hãn trên cơ sở mức độ tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước .............................................................137 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ............................................149 CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................149 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................150 iii
  • 8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu BVMT Bảo vệ môi trường CLN Chất lượng nước DSPIR Driver (Động lực) - State (Trạng thái) - Pressure (Áp lực) - Impact (Tác động) - Response (Ứng phó) GIS Hệ thống thông tin địa lý GWP Tổ chức cộng tác vì nước toàn cầu HST Hệ sinh thái IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu KTTV Khí tượng thủy văn KT-XH Kinh tế - xã hội LVS Lưu vực sông NCKH Nghiên cứu khoa học NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản PTBV Phát triển bền vững QLTH Quản lý tổng hợp QLTHTNN quản lý tổng hợp tài nguyên nước TNMT Tài nguyên môi trường TNN Tài nguyên nước UNCED Hội nghị liên hiệp quốc về môi trường và phát triển UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNEP Chương trình môi trường liên hợp quốc UNESSCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc VSMT Vệ sinh môi trường WQI Chỉ số chất lượng nước iv
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tính dễ bị tổn thương phụ thuộc vào độ nhạy và khả năng thích ứng, trong các lĩnh vực có nguy cơ lộ diện cao 42 Bảng 2.1. Trữ lượng nước hồ, đập trên lưu vực sông Thạch Hãn 75 Bảng 2.2. Thống kê số lượng của một số vật nuôi chính trong giai đoạn 2005- 2010 76 Bảng 2.3. Một số thông tin phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Trị giai đoạn 5 năm 2007 - 2012 79 Bảng 3.1. Định mức dùng nước trong công nghiệp chủ chốt 93 Bảng 3.2. Phân chia các tiểu vùng hành chính đơn vị theo trạm khí tượng để tính toán CROPWAT. 95 Bảng 3.3. Kết quả tính Chỉ thị CSs. cho lưu vực sông Thạch Hãn 97 Bảng 3.4. Kết quả tính toán Chỉ thị Cv tại các trạm lưu vực sông Thạch Hãn 98 Bảng 3.5. Chỉ số biến động nguồn nước của 12 tiểu vùng 98 Bảng 3.6. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt tỉnh Quảng Trị 101 Bảng 3.7. Thống kê lượng gia súc, gia cầm trong các huyện năm 2012 106 Bảng 3.8. Diện tích gieo trồng các loại cây 108 Bảng 3.9. Kết quả hiệu chỉnh thông số mô hình NAM 109 Bảng 3.10. Chỉ số sức ép nguồn nước tại các tiểu vùng 111 Bảng 3.11. Chỉ số sức ép nguồn nước tại các tiểu vùng mùa kiệt 112 Bảng 3.12. Kết quả tính toán chỉ số DPd cho 12 tiểu vùng 115 Bảng 3.13. Bảng quy định các giá trị qi, BPi trong tính toán WQI 122 Bảng 3.14. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thông qua giá trị WQI và EHp tương ứng 122 Bảng 3.15. Giá trị WQI và EHp cho 12 tiểu vùng 123 Bảng 3.16. Chỉ số suy giảm hệ sinh thái của các tiểu vùng 126 Bảng 3.17. Cơ sở xác định thông số năng lực quản lý mâu thuẫn 132 Bảng 3.18. Các thách thức trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn 138 v
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Mô hình biểu diễn các hợp phần chính của lưu vực sông và các tác nhân ảnh hưởng đến nó 21 Hình 1.2. Mối quan hệ giữa đánh giá tính dễ bị tổn thương và quá trình QLTHTNN 26 Hình 1.3. QLTHTNN là một quá trình đang diễn ra để đáp ứng các tình huống và nhu cầu thay đổi. 28 Hình 1.4. Thông tin và tháp chỉ thị 34 Hình 1.5. Khung đánh giá DPSIR cho tổn thương tài nguyên nước 40 Hình 1.6. Mối quan hệ giữa DPSIR và khái niệm dễ bị tổn thương 41 Hình 2.1. Bản đồ vị trí lưu vực sông Thạch Hãn 50 Hình 2.2. Sơ đồ nhiệt độ trung bình qua các thời kỳ tại khu vực nghiên cứu 51 Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng TNN lưu vực sông Thạch Hãn 58 Hình 2.4. Bản đồ phân vùng địa lý thủy văn LVS Thạch Hãn 89 Hình 3.1. Sơ đồ làm việc của mô hình CROPWAT 93 Hình 3.2. Sơ đồ chỉ số biến động nguồn nước cho các tiểu vùng 99 Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho 12 tiểu vùng sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị 101 Hình 3.4. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước trong công nghiệp cho các tiểu vùng năm 2012 102 Hình 3.5. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động du lịch, dịch vụ của các tiểu vùng 103 Hình 3.6. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động đô thị 104 Hình 3.7. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản 104 Hình 3.8. Biểu đồ nhu cầu dùng nước cho nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) cho các tiểu vùng lưu vực 106 Hình 3.9. Đường quá trình dòng chảy thực đo và tính toán của 11 năm hiệu chỉnh (1979 - 1989) tại trạm Gia Vòng 108 Hình 3.10. Đường quá trình dòng chảy thực đo và tính toán của 11 năm kiểm định (1990 - 2000) tại trạm Gia Vòng 109 Hình 3.11. Kết quả tính toán lượng nước cần cho nhu cầu bảo vệ môi trường cho các tiểu vùng LVS Thạch Hãn 110 Hình 3.12. Sơ đồ chỉ số sức ép nguồn nước cho các tiểu vùng 112 Hình 3.13. Sơ đồ chỉ số tiếp cận nguồn nước sạch cho các tiểu vùng 116 Hình 3.14. Sơ đồ điểm lấy mẫu CLN mặt lưu vực sông Thạch Hãn 120 Hình 3.15. Sơ đồ chỉ số ô nhiễm nguồn nước cho các tiểu vùng 123 Hình 3.16. Sơ đồ chỉ số sinh thái cho các tiểu vùng 126 Hình 3.17. Kết quả chỉ số tổn thương của các tiểu vùng 133 Hình 3.18. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương TNN LVS Thạch Hãn 135 vi
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Nước là tài nguyên quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống trên Trái Đất, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển bền vững của một quốc gia. Cùng với sự phát triển của nhân loại, tình trạng thiếu nước đáng dần trở thành phổ biến, nghiêm trọng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều đó đòi hỏi phải tìm ra giải pháp phù hợp để khai thác, quản lý, bảo vệ bền vững tài nguyên nước, nói cách khác là thực hiện phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông. Tài nguyên nước có mối quan hệ chặt chẽ với các loại tài nguyên khác như đất, không khí và sinh vật của lưu vực sông. Sự phát triển kinh tế - xã hội và muôn loài trên lưu vực sông sẽ bị đe dọa nếu tài nguyên nước của lưu vực sông bị suy thoái, cạn kiệt. Vì thế, bắt đầu từ thế kỷ XXI, các nhà quản lý tài nguyên nước đã quan tâm đến hướng tiếp cận quản lý để phát triển bền vững. Các nguyên tắc quản lý tài nguyên nước được đề ra sau Hội nghị Liên hiệp quốc về con người (Stockholm,1972) và cho Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển (Rio de Janeiro, 1992) phải đảm bảo mục tiêu: sử dụng hiệu quả và bảo tồn tài nguyên nước, đảm bảo tính toàn vẹn và phục hồi sinh thái, đảm bảo nước sạch và đảm bảo tính công bằng trong quá trình ra quyết định Tại Việt Nam, Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 1/12/2008 và Luật Tài nguyên nước số 17/2013/QH3 về Quản lý lưu vực sông được ban hành có nội dung nhằm hướng dẫn tiến hành lập nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông với các quy hoạch thành phần : phân bổ tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên môi trường nước, khắc phục khó khăn do hậu quả của tài nguyên nước thực hiện các Điều ước quốc tế về lưu vực sông; tổ chức điều phối và trách nhiệm quản lý lưu vực sông. Theo Nghị định này và danh mục sông nội tỉnh được Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành, lưu vực sông Thạch Hãn là một trong những lưu vực sông nội tỉnh quan trọng trong địa bàn tỉnh Quảng Trị. Thạch Hãn là một lưu vực sông chính trong nội tỉnh Quảng Trị có tiềm năng nguồn nước rất phong phú, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho mọi hoạt động sản
  • 12. 2 xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ, giao thông vận tải,… cho tỉnh Quảng Trị. Cho đến nay nền kinh tế ở lưu vực sông Thạch Hãn được đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của lưu vực. Đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói còn cao, diện tích rừng tự nhiên giảm nhanh, phát triển kinh tế ở một số vùng không cân đối, thiếu tính bền vững, tần suất thiên tai lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán... xảy ra ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của lưu vực. Hiện nay, trên lưu vực đã có các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhưng các quy hoạch này do các địa phương, các ngành xây dựng riêng rẽ, chưa phối hợp nhau. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên lưu vực chưa gắn liền với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của lưu vực. Đồng thời cơ chế, chính sách quản lý lưu vực sông Thạch Hãn còn chưa đồng bộ và phù hợp, chưa có sự phối hợp chặt chẽ mục tiêu sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên. Trước yêu cầu của thực tế của vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường nước ở lưu vực sông Thạch Hãn, việc đề xuất các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông bền vững, cần thiết phải xác lập được cơ sở khoa học trong quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn. Do vậy, luận án: “Cơ sở địa lý cho quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị” được thực hiện nhằm đưa ra cơ sở khoa học theo cách tiếp cận địa lý là công cụ để tư vấn các nhà quy hoạch đề xuất các phưong pháp quản lý hòan thiện hơn và đạt được mục tiêu trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững lưu vực sông. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác lập cơ sở địa lý trên cơ sở phân chia các tiểu vùng địa lý thủy văn và đánh giá mức độ dễ bị tổn thương phục vụ cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn. 3. Nội dung nghiên cứu - Xác lập cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
  • 13. 3 - Phân tích và đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phân vùng địa lý thủy văn lưu vực sông Thạch Hãn. - Xây dựng bộ chỉ thị DPSIR đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước. - Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước cho các tiểu vùng trên lưu vực sông Thạch Hãn. - Định hướng quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên cơ sở mức độ dễ bị tổn thương. 4. Luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Với tính chất khác biệt về các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, lưu vực sông Thạch Hãn được phân chia thành 12 tiểu vùng địa lý thủy văn phục vụ cho quản lý TNN. Luận điểm 2: Mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước của các tiểu vùng được đánh giá theo nhóm chỉ thị DSPIR là cơ sở khoa học cho việc định hướng quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn. 5. Những điểm mới của luận án - Đã phân chia lưu vực sông Thạch Hãn thành 4 vùng bao gồm 12 tiểu vùng phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên nước. - Đã đánh giá được mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước cho các tiểu vùng trên lưu vực sông Thạch Hãn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo hướng địa lí tổng hợp.
  • 14. 4 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần định hướng sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn một cách hợp lý; xét đến tính dễ bị tổn thương của tài nguyên nước theo không gian và thời gian, hỗ trợ các nhà quản lý, quy hoạch tại khu vực nghiên cứu. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy. 7. Giới hạn nghiên cứu - Giới hạn khoa học: tập trung nghiên cứu phân vùng địa lý thủy văn và đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước. - Giới hạn không gian: toàn bộ lưu vực sông Thạch Hãn. 8. Cơ sở tài liệu của luận án Luận án được thực hiện dựa trên khối lượng tài liệu phong phú, gồm các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các đề tài, các chương trình, các dự án… Các tài liệu được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu, như tài liệu ở thư viện (thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Khoa học kĩ thuật Trung ương); Các đề tài khoa học cấp Nghị định thư, Nhà nước, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, đề tài cấp cơ sở và các đề tài cấp địa phương đã thực hiện. Trong đó có các đề tài Nghiên cứu sinh trực tiếp tham gia và chủ trì bao gồm: Đề tài BĐKH19: Đánh giá mức độ tổn thương về kinh tế - xã hội do lũ lụt trên một số lưu vực sông chính ở miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khai thác công trình thủy điện, thủy lợi (PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn chủ trì); Các Dự án chuyển giao công nghệ giữa Sở TNMMT tỉnh Quảng Trị và Đại học Khoa học tự nhiên như: Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Trị (PGS.TS. Nguyễn Minh Huấn chủ trì); Thu thập, tổng hợp và đánh giá dữ liệu phục vụ quản lý tài nguyên, môi trường vùng biển, đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Lập nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông Bến Hải và Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị (PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn chủ trì); Đánh giá tình hình xói lở và bồi lắng các dòng sông trên hệ thống sông Nam Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị (PGS.TS. Trần Ngọc Anh chủ trì); Điều tra, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn
  • 15. 5 tỉnh Quảng Trị (PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn chủ trì); Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có định hướng 2020 (PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn chủ trì); Đề tài cấp cơ sở Nghiên cứu, đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn (NCS. ThS. Trịnh Minh Ngọc chủ trì)…. Các tài liệu chuyên ngành thuộc Khoa Địa lý; Khoa Khí tượng thủy văn và hải dương học; các tài liệu thuộc các sở ban ngành của tỉnh Quảng Trị: sở Khoa học và Công nghệ, sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở Văn hóa thể thao và du lịch, sở Kế hoạch và Đầu tư.. Đồng thời, Nghiên cứu sinh còn tham khảo các quy hoạch ngành và các quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương; Các tài liệu từ mạng Internet, từ Website của các trường đại học, từ các tạp chí chuyên ngành trên Thế giới và Việt Nam; Các công trình, bài báo nghiên cứu sinh đã thực hiện trong quá trình thực hiện luân án các tài liệu thu được từ thực địa… Những tài liệu trên là cơ sở quan trọng cho tác giả thực hiện và hoàn thành luận án. 9. Cấu trúc luận án Luận án được thực hiện bao gổm 3 chương cùng với mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Chương 2: Ảnh hưởng của điều kiện địa lý đến tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn Chương 3: Đánh giá tính tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn phục vụ quản lý tổng hợp.
  • 16. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG 1.1. Tổng quan về các công trình quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Trên thế giới Lưu vực sông (LVS) được nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực và hướng tiếp cận khác nhau. Theo hướng phân tích lưu vực, đơn vị được sử dụng trong đánh giá tổng hợp là lưu vực sông. Nghiên cứu quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên theo lưu vực sông là nội dung quan trọng của quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường theo lưu vực. Ưu tiên hàng đầu trong quản lý tài nguyên nước của các quốc gia là quản lý tài nguyên nước theo hướng phát triển bền vững (PTBV). Do ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn của PTBV tài nguyên nước nên vấn đề này luôn được quan tâm và nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và xác định chiến lược đúng đắn về khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên nước (TNN )đã được định hướng trong tuyên bố các hội nghị quốc tế về quản lý TNN, như Kế hoạch hành động Mar del Plata (1997), Tuyên bố New Delhi (1990) và được củng cố trong chương 18 của lịch trình thế kỷ XXI. Nhiều Hội nghị quốc tế đã được tổ chức nhằm đưa ra những thỏa thuận và nguyên tắc làm cơ sở cho PTBV tài nguyên nước trong tương lại, trước mắt đáp ứng mục tiêu cấp nước an toàn trong thế kỷ XXI. Nhiều nước đã xây dựng những định hướng và chính sách cụ thể để PTBV tài nguyên nước của mình. Những sự kiện quan trọng của thế giới để thực hiện PTBV tài nguyên nước đó là việc thành lập Hội đồng nước thế giới và đưa ra “Tầm nhìn nước thế giới trong thế kỷ XXI” tại Diễn đàn nước thế giới lần thứ nhất họp tại Markech, tháng 3/2000. “Tầm nhìn nước thế giới trong thế kỷ XXI” lại tiếp tục được thảo luận tại Diễn đàn nước thế giới lần thứ hai họp tại Hague, Hà Lan và bản Tuyên bố Laye về một Tầm nhìn về nước, cuộc sống và môi trường đã được Hội nghị Bộ trưởng của
  • 17. 7 các nước thông qua với tiêu đề tổng quát là : một thế giới an ninh về nước trong thế kỷ XXI ” gồm 10 thông điệp và 6 chỉ tiêu cần đạt được đều hướng tới PTBV tài nguyên nước. Bước vào thế kỷ XXI để thực hiện Tầm nhìn nước thế giới trong thế kỷ XXI, các nước trên thế giới đều có những đổi mới trong quản lý TNN và quản lý LVS để quản lý TNN của nước mình theo hướng PTBV. Rất nhiều kết quả nghiên cứu đá được áp dụng trong quản lý TNN các LVS trên thế giới để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước của LVS. Thí dụ các nghiên cứu về khai thác sử dụng nguồn nước theo hướng đa ngành, đa mục tiêu; nghiên cứu khai thác sử dụng nguồn nước trong giới hạn của ngưỡng khai thác; nghiên cứu dòng chảy môi trường và các biện pháp nhằm đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường trong các sông chính ; các nghiên cứu và áp dụng các biện pháp để quản lý kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, khôi phục nguồn nước của các sông bị suy thoái và cạn kiệt; nghiên cứu về thể chế chính sách để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước phù hợp với điều kiện của mỗi nước. Nhiều nước trên thế giới đã thu được kết quả khá quan trọng trong các nghiên cứu và ứng dụng quản lý tổng hợp (QLTH) TNN theo hướng phát triển bền vững như Pháp, Nhật Bản, Úc, Srilanka, Trung Quốc, Mỹ. Pháp đã thu được nhiều kết quả trong bảo vệ tài nguyên, môi trường nước và hệh sin thái (HST) thủy sinh sông Seine-Normandy thông qua thực hiện các biện pháp quản lý kiểm soát lượng nước thải vào sông ; vận động người dân dùng các hóa chất tẩy rửa không có phốt phát để phục hồi chất lượng nước của dòng sông đã bị ô nhiễm nghiêm trọng; chú ý bảo tồn các vùng đất ướt nhằm thu hút các loài động thực vật bản địa trước kia đã bị mai một do nước ô nhiễm, xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt, không cho xả trực tiếp xuống đầm lầy. Nhật Bản cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nghiên cứu và áp dụng các kết quả nghiên cứu QLTHTN nước cho 5 lưu vực sông chảy qua vùng Greater Tokyo với tổng diện tích khoảng 22.600 km2 và dân số trên 27 triệu người. Thông qua việc tiến hành một loạt chương trình nghiên cứu nhằm bảo vệ môi
  • 18. 8 trường nước, khai thác hiệu quả nguồn nước sông, giám sát hệ sinh thái nước và quản lý rủi ro, Nhật Bản đã khắc phục tình trạng ô nhiễm, phục hồi hệ sinh thái vốn rất phong phú và đa dạng của vùng này. Tại Úc cũng có nhiều nghiên cứu và áp dụng thành công QLTH TNN lưu vực sông Muray -Darling (Úc). Khi lưu vực sông này phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng về môi trường, sinh thái như đất bị nhiễm mặn, hệ sinh thái thủy sinh bị suy thoái. Một Ủy ban liên chính phủ và các bang có sông Muray- Darling chảy qua được thành lập và thông qua một khái niệm ngưỡng, còn gọi là “CP”, nó chính là cơ sở để thiết kế một số chính sách quản lý TNN trong trường hợp nguồn nước kha hiếm như dịch vụ thương mại nước, dòng chảy môi trường, và đảm bảo quyền sở hữu. Ngưỡng này khá linh hoạt, thay đổi theo các năm khác tùy thuộc vào nguồn nước đến, nhằm để phân phối nước hợp lý giữa 4 ban thuộc lưu vực sông trong thời đoạn khan hiếm nước. Một kết quả nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề thể chế của LVS Murray - Darling, đó là phân vùng địa lý thủy văn để đáp ứng nhanh và có hiệu quả các yêu cầu của các bên liên quan. Các tiểu vùng này được phân chia theo ranh giới LVS và Ban lãnh đạo của từng tiểu vùng sẽ có quyền cấp giấy phép sử dụng nước, vận hành và duy tu bảo dưỡng tất cả các công trình trong tiểu vùng mà không phải lệ thuộc vào các bên liên quan. Thái Lan có nhiều kết quả trong nghiên cứu QLTHTNN LVS Chao Phraya là một trugn tâm sản xuất lúa gạo lớn của Thái Lan và cũng là nơi đóng đô của thủ đô Bangkok với tổng dân số trong lưu vực lên tới 23 triệu người khi dòng sông này phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước do nhu cầu ngày càng tăng lên của các hộ dùng nước ở hạ du. Vấn đề cạn kiệt nguồn nước cũng như xung đột về nước ngày càng tăng lên khi nước ở vùng hạ lưu sông ngày càng bị ô nhiễm nước thải hỗn hợp không được xử lý chảy vào sông. Một nghiên cứu tổng thể về chia sẻ, phân bố một cách công bằng nguồn nước trong LVS cho các hộ dùng nước mà vẫn đảm bảo nhu cầu nước cho các HST hạ du đã được thực hiện, song chưa thực sự kết thúc
  • 19. 9 vì còn gặp một số rào cản trong quá trình đo lường các điều kiện của lưu vực bằng hệ thống các chỉ thị được phát triển cho LVS Chao Praya. Trên lưu vực sông Ruhna - Srilanka tình trạng nguồn nước ngày càng suy kiệt, trong khi mâu thuẫn giữa phát điện với công suất lắp máy 120MW và cung cấp nước tưới cho 52.00ha lúa hai vụ ngày càng gay gắt. Một kế hoạch QLTHTNN cho LVS Ruhuna được tiến hành bao gồm phân bổ nước tưới với những giải pháp sử dụng nước tối ưu, triệt để tiết kiệm điện để giảm công suất phát điện. Bên cạnh đó một chiến dịch vận động sự tham gia của cộng đông, đặc biệt là của phụ nữ vào chương trình trên đã được thực hiện khá hiệu quả. Trung Quốc là một quốc gia hiện có với một nền công nghiệp phát triển khá nhanh nhưng vẫn giữa sản xuất nông nghiệp như một ngành truyền thống. Do đó chất thải từ 2 lĩnh vực sản xuất nàyđã gây ô nhiễm nặng nề môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng ở nhiều LVS. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu theo định hướng QLTHTNN nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước điển hình là kết hợp thu lệ phí phát thải ô nhiễm nguồn nước và tiền trợ cấp cho khắc phục ô nhiễm. Chính sự kết hợp hợp đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cũng như áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng áp lực cộng đồng cũng là một trong những biện pháp mạnh để QLTNN theo hướng PTBV. Trong quản lý LVS, nhiều nghiên cứu QLTHTNN đã được thực hiện và thực thi có kết quả trên nhiều lưu vực sông lớn trên thế giới, tập trung vào những vấn đề như : phát triển thể chế chính sách trong quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường lưu vực sông ; phương pháp luận và áp dụng các công cụ kỹ thuật để lập quy hoạch LVS ; nghiên cứu xây dựng mô hình cơ quan quản lý lưu vực sông phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước và thực hiện trong thực tế. Từ các kết quả nghiên cứu này nhiều cơ quan quản lý LVS đã được thành lập trên các lưu vực sông lớn của thế giới và hoạt động có hiệu quả nhất là ở các nước phát triển. Ví dụ, tại Tây Ban Nha và Pháp, các nhà quản lý đã tiến hành quản lý nước lưu vực trong nhiều
  • 20. 10 thập kỷ. Tây Ban Nha đã có 9 Nhà chức trách quản lý lưu vực sông (Confederaciones Hidrográficas) trong hơn 75 năm, và từ năm 1964, Pháp đã có 6 Ủy ban lưu vực (COMITES de Bassin) và Cơ quan về tài nguyên nước ('Agencesde l'Eau). Ở Đức, Hiệp hội Ruhr (Ruhrverband), là một trong những tổ chức lưu vực sông ở bang Bắc Rhine-Westphalia, được thành lập vào đầu năm 1899 như một liên minh tự nguyện của các công trình nước và sản xuất thủy điện. Các ủy ban quốc tế về nước được thành lập từ nhiều năm trước ở châu Âu, Ví dụ ở sông Rhine, sông Meuse Scheldt, Moselle và sông Sarre, và hồ Geneva. Ở Hoa Kỳ, Ủy ban quản lý sông Tennessee được thành lập vào năm 1933. Ở Úc, hiệp định Murray năm 1992 trao quyết định thành lập Ủy ban lưu vực sông Murray-Darling chịu trách nhiệm phối hợp, lập kế hoạch và quản lý bền vững nguồn nước nước, đất đai và môi trường. Vào năm 1909, Hiệp ước Boundary Waters giữa chính phủ Mỹ và Canada đã thành lập một Ủy ban Quốc tế nguồn nước chia sẻ chung lưu vực. Tại khu vực Đông Nam Á, Hiệp định về hợp tác vì sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mê Kông đã được ký kết vào năm 1995 và dẫn tới việc thành lập Ủy ban sông Mê Kông. Ủy ban lưu vực sông Niger và Ủy ban lưu vực hồ Chad được thành lập vào đầu những năm 1960, trong khi ở Senegal, tổ chức phát triển Sông Gambia đã được thành lập trong những năm 1970. Tại Quebec, Luật Tài nguyên nước Canada thi hành năm 1992 đã quy định thành lập các cơ quan quản lý nước tổng hợp ở cấp lưu vực, trước tiên trên 33 lưu vực chính. Tại Mexico vào năm 1992, Brazil vào năm 1997, và Ma-rốc và Algeria sửa đổi luật nước họ và giới thiệu một cách tiếp cận quản lý lưu vực theo định hướng QLTHTNN. Liên minh Châu Âu yêu cầu tất cả 27 nước thành viên xây dựng kế hoạch quản lý nước theo lưu vực [65,98,103] .Tại các nước này, việc quản lý tổng hợp LVS đã mang lại những thành công trong việc khai thác hiệu quả nguồn nước của lưu vực; đồng thời bảo vệ môi trường nước và các hệ sinh thái trong lưu vực. Tóm lại: Các thành tựu thu được trong nghiên cứu và thực hiện QLTHTNN LVS là khá đa dạng và phong phú trên thế giới trong hơn nửa thế kỷ vừa qua. Công tác QLTHTNN theo lưu vực sông đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
  • 21. 11 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các chính sách tài nguyên nước được áp dụng cho toàn bộ lưu vực nhằm giải quyết mâu thuẫn trong sử dụng nước giữa vùng thượng lưu, trung lưu và hạ lưu đồng thời cho phép theo dõi, đánh giá và quản lý nguồn nước theo một hệ thống thống nhất. Các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới là rất bổ ích, có thể tham khảo để vận dụng một cách linh hoạt vào trong quá trình QLTHTNN các lưu vực sông của nước ta theo hướng PTBV. 1.1.2. Ở Việt Nam 1.1.2.1. Xây dựng luật pháp, phát triển thể chế chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước Luật tài nguyên nước năm 1998 và gần đây nhất là Luật tài nguyên nước năm 2012 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tháng 6 vừa qua là văn bản pháp luật quan trọng nhất để thực hiện QLTHTNN, quản lý lưu vực sông và PTBV tài nguyên nước. Khoản 2 điều 63 quy định “Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước gồm Chủ tịch Hội đồng là một Phó Thủ tướng, ủy viên thường trực là Bộ trưởng Bộ NN&PTNT”. Ngày 15/6/2000, Thủ tướng Chính Phủ đã quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia tài nguyên nước và ngày 28/6/2001 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng Quốc gia về TNN và có văn phòng tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.. Năm 2003 Hội đồng cũng đã họp để bàn về việc xây dựng kế hoạch phát triển và QLTH TNN. Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2008 được Chính phủ phê duyệt năm 2006 đã chỉ ra TNN Việt Nam ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững như: phần nước mặt từ ngoài lãnh thổ chảy vào nước ta chiếm tỷ lệ lớn (63 %), lượng nước mặt bình quân đầu người hiện nay còn thấp (3840 m3 /người/năm). TNN phân bố không đều trong các vùng và không đều theo thời gian trong năm gây khó khăn cho sử dụng nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã ảnh hưởng tiêu cực với TNN, và sự biến đổi của khí hậu toàn cầu sẽ dẫn đến suy giảm nguồn nước. Từ đó chiến lược đã đặt ra mục tiêu, xác định các định hướng và giải pháp cho khai thác
  • 22. 12 sử dụng, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước, giảm thiểu các tác hại do nước gây ra để thực hiện QLTHTNN theo hướng PTBV.. Có thể nói thông qua việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện Chiến lược, nước ta đã có một hướng đi rất rõ ràng để khắc phục các tồn tại trong khai thác sử dụng, quản lý bảo vệ và thực hiện phát triển bền vững tài nguyên nước. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật dưới dạng Nghị định, Thông tư hướng dẫn về xây dựng và phát triển thể chế, chính sách quản lý tài nguyên nước chuyển đổi quản lý TNN theo hướng quản lý tổng hợp. Một số Nghị định quan trọng đã ban hành và thực hiện trong thực tế như: Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ về cấp phép khai thác sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước, Nghị định số 12/2008/NĐ-CP về quản lý LVS. Nghị định 112/2008/NĐ-CP của chính phủ về quản lý, bảo vệ khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi. Ngoài ra còn một số văn bản pháp lý khác liên quan đến tài nguyên nước LVS như: Luật Môi trường, Luật thủy sản, Luật phát triển và bảo vệ rừng, Luật phòng chống thiên tai, Luật Đê điều... Hệ thống các văn bản pháp luật nói trên đã đưa ra được khuôn khổ chung về thế chế, chính sách cho thực hiện QLTHTNN và quản lý LVS ở nước ta. Tuy nhiên do còn thiếu các hướng dẫn cụ thể nên việc thực hiện trong thực tế cũng có những khó khăn hạn chế nhất định. Cho đến nay ở Việt Nam đã có các cơ quan QLTHTNN theo LVS được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn là: Ban quản lý LVS Hồng - Thái Bình; Ủy ban sông Mê kông Việt Nam; Ban chỉ đạo lâm thời khai thác và bảo vệ LVS Cầu: Ủy ban BVMT LVS Đồng Nai - Sài Gòn; Hội đồng quản lý LVS Nhuệ - Đáy. Trong thời gian tới sẽ có các Ủy ban lưu vực sông (thống nhất) thành lập theo Luật tài nguyên nước năm 2012 và theo vùng để QLTHTNN theo hướng phát triển bền vững.
  • 23. 13 1.1.2.2. Các đề tài, dự án Trong các giai đoạn vừa qua Nhà nước đã quan tâm và dành nhiều kinh phí cho các đề tài, dự án QLTHTNN lưu vực sông ở nước ta, nhằm thực hiện mục tiêu PTBV tài nguyên nước. Chiến lược quốc gia về TNN đến năm 2010 đã đưa ra 17 đề án, dự án được ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 trong đó có nhiều đề án rất cần thiết và quan trọng như : (i) kiểm kê, đánh giá TNN Quốc gia và xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về TNN, (ii) điều hòa phân phối nước bảo đảm an ninh về nước cho các tỉnh đặc biệt khan hiếm nước, (iii) chia sẻ TNN, ưu tiên nguồn nước cho sinh hoạt và đảm bảo phát điện đối với các công trình thủy điện quan trọng trong trường hợp xảy ra hạn hán, (iv) xác định , bảo đảm dòng chảy môi trường, duy trì HST thủy sinh đối với các hồ chứa, đập thủy dâng thủy điện, thủy lợi. Các đề án trên đều đang được triển khai thực hiện trong thời gian tới. Để ngăn chặn tình hình suy thoái cạn kiệt và ô nhiễm nước đang xảy ra vô cùng nghiêm trọng trên 3 lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy và LVS Đồng Nai, nhà nước đã cho thực hiện 3 đề án tổng thể BVMT của 3 lưu vực sông này với nguồn vốn đầu tư đến chục ngàn tỷ đồng nhằm đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 sẽ khắc phục được tình trạng ô nhiễm nước của lưu vực sông nói trên, đưa chất lượng nước sông đạt tiêu chuẩn loại B. Theo yêu cầu quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường lưu vực sông, Bộ TNMT cũng đã đầu tư kinh phí cho thực hiện rất nhiều dự án điều tra đánh giá TNN,điều tra khảo sát chất lượng nước hoặc điều tra đánh giá dòng chảy môi trường đã thực hiện trên các LVS Hồng - Thái Bình, các lưu vực sông vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên như sông Vu Gia -Thu Bồn, sông Hương, Trà Khúc, sông Ba, sông Đồng Nai. Nhằm nâng cao năng lực quản lý tổng hợp TNN cho các cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương , một dự án về “Nâng cao năng lực đánh giá quản lý TNN Việt Nam” (CAPAS) đã được thực hiện tại 7 tỉnh, thành phố là Hà Nam, Nam
  • 24. 14 Định, Ninh Bình, Thái Bình, Ninh Thuận, Bình Định và Phú Yên (2008 - 2012), bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu về TNN và nâng cao năng lực quản lý TNN của các tỉnh này 1.1.2.3. Các đề tài nghiên cứu khoa học Để tạo các cơ sở khoa học cho việc QLTHTNN, quản lý lưu vực sông ở nước ta, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ về khai thác sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước, BVMT các lưu vực sông đã được các nhà khoa học của nhiều cơ quan nghiên cứu và các trường đại học thực hiện. Một trong những nghiên cứu tiêu biểu là Chương trình KC12 - Chương trình NCKH tổng hợp và toàn diện về cân bằng nước trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam - đã được thực hiện trong những năm 1990. Kết quả của chương trình đã góp phần phát triển các phương pháp tính toán, tổng hợp được nhiều quy luật cân bằng nước phục vụ cho phát triển kinh tế của từng tỉnh, từng LVS trên tất cả các vùng của đất nước. Nhiều đề tài NCKH cấp Nhà nước và cấp Bộ đã theo hướng nghiên cứu cơ sở khoa học cho QLTHNN, quản lý bảo vệ tài nguyên và môi trường các LVS lớn ở nước ta đã được các cơ quan nghiên cứu như các Viện nghiên cứu, Trường đại học về TNN của nước ta thực hiện đã tạo những cơ sở khoa học ban đầu cho QLTHTNN và bảo vệ môi trường LVS như đề tài K08.05 của Đại học Mỏ địa chất “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý TNN vùng Tây Nguyên” (2004) [13] ; Đề tài NCKH cấp Bộ của Viện Quy hoạch thủy lợi “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để PTBV lưu vực sông Hồng” (2008) [29], Đề tài NCKH cấp Bộ của Đại học thủy lợi “Nghiên cứu cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn QLTHTNN lưu vực sông Ba ” (2004) [22]. Các đề tài nghiên cứu theo hướng giải pháp khai thác sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường điển hình là để tài NCKH cấp nhà nước KC08.25 của Viện Địa lý “Nghiên cứu giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT lưu vực sông Ba và sông Côn” (2005) [21], đề tài NCKH cấp nhà nước KC08.27 của Viện Khí tượng thủy văn “Nghiên cứu giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài
  • 25. 15 nguyên, BVMT và phòng tránh thiên tai lưu vực sông Lô - sông Chảy” (2005) [33]; Đề tài NCKH của viện Địa lý “nghiên cứu xây dựng giải pháp tổng hợp sử dụng hợp lý dải cát ven biển Trung Bộ từ Quảng Bình đến Bình Thuận” (2005). Các đề tài này bước đầu đã đưa ra giải pháp tổng thể cho khai thác sử dụng bảo vệ tài nguyên mà trọng tâm là tài nguyên nước theo hướng phát triển bền vững.[82] Các nghiên cứu có tính chuyên sâu về mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường LVS, điển hình là các đề tài nghiên cứu của Viện khoa học Thủy lợi như “Nghiên cứu mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông Đà” (2011) [79]; đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình trên dòng chính và giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt LVS Hương” (2010). Đề tài : “Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý PTBV tài nguyên nước lưu vực sông , ứng dụng cho LVS Mã” (2010) ; Một số đề tài đã nghiên cứu về cơ sở khoa học cho khai thác sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước, thí dụ các nghiên cứu về ngưỡng khai thác sử dụng nước và dòng chảy mô trường, nghiên cứu giải pháp chống suy thoái cạn kiệt nguồn nước ở hạ lưu các LVS điển hình là các nghiên cứu của trường Đại học thủy lợi “Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp tính toán ngưỡng khai thác sử dụng nước và dòng chảy môi trường lưu vực sông Ba và sông Trà Khúc” (2004); đề tài của Viện Khoa học Thủy Lợi “Nghiên cứu xác định dòng chảy môi trường lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình, đề xuất các giải pháp duy trì dòng chảy môi trường phù hợp với các yêu cầu PTBV tài nguyên nước trên LVS Hồng - Thái Bình” (2011). [52,61]. Cũng có các đề tài đi vào nghiên cứu đề xuất chiến lược, chính sách cho quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường các lưu vực sông, như đề tài của Viện Quy hoạch Thủy Lợi “Nghiên cứu xây dựng chiến lược PTBV lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn” (2004) ; đề tài của Đại học Thủy lợi “Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển bền vững lưu vực sông Đồng Nai” (2004) [44].
  • 26. 16 Hiện nay, để thực hiện Nghị định 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý lưu vực sông, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang cho triển khai lập quy hoạch lưu vực sông cho các lưu vực sông lớn để trình Nhà nước phê duyệt làm cơ sở cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông. Việc lập các quy hoạch hiện nay mới trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi các quy hoạch hoàn thành và được phê duyệt sẽ là cơ sở rất tốt cho phát triển bền vững tài nguyên nước các lưu vực sông ở nước ta. Những nghiên cứu tổng hợp đã nêu ở trên cho thấy trong các giai đoạn vừa qua, Nhà nước đã làm rất nhiều để xây dựng và phát triển thể chế chính sách, nghiên cứu cơ sở khoa học cho thực hiện QLTHTNN ở nước ta. Đây là tiền đề cho QLTHTNN cho các lưu vực sông nhỏ, lưu vực sông nội tỉnh của Việt Nam theo hướng bền vững trong các thập kỷ tới. 1.1.3. Ở khu vực nghiên cứu Chính phủ đã ban hành Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 1/12/2008 nhằm hướng dẫn Quản lý lưu vực sông với các nội dung cần tiến hành bao gồm: điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông; quy hoạch lưu vực sông; bảo vệ môi trường nước lưu vực sông; điều hòa, phân bổ tài nguyên nước và chuyển nước đối với các lưu vực sông; hợp tác quốc tế và thực hiện các Điều ước quốc tế về lưu vực sông; tổ chức điều phối lưu vực sông; trách nhiệm quản lý lưu vực sông. Nghị định nêu rõ: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông, đề án quy hoạch lưu vực sông đối với lưu vực sông nội tỉnh). Theo Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 về Quản lý lưu vực sông và Danh mục sông nội tỉnh được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, các hệ thống sông thuộc tỉnh Quảng Trị: Bến Hải và Thạch Hãn, Ô Lâu, Sê Băng Hiêng và Xê Pôn đều thuộc nhóm lưu vực sông nội tỉnh. Quản lý tổng hợp lưu vực sông Thạch Hãn là một nhiệm vụ cấp thiết nhằm đưa ra các phương án quản lý lưu vực sông hợp lý và đúng đắn. địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và lưu vực sông Thạch Hãn nói riêng. Được sự quan tâm của chính phủ, các bộ ngành, các địa phương trên lưu vực, việc quản lý tài nguyên nước đã có những bước chuẩn bị tích
  • 27. 17 cực để chuyển hình thức quản lý tài nguyên nước từ truyền thống sang quản lý tổng hợp. Khu vực nghiên cứu là trọng tâm nghiên cứu của nhiều đề tài, dự án trong cả nước, trong đó điển hình là : [3, 5, 6, 25, 28, 31, 36, 50, 57, 69, 81…] Bộ sách chuyên khảo các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Trị do Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Trị tổ chức biên soạn với sự tham gia của các chuyên gia như “Địa mạo và Địa chất tỉnh Quảng Trị” do Lê Đức An và Uông Đình Khanh biên soạn, “Tài nguyên đất tỉnh Quảng Trị” do Nguyễn văn Vinh và Nguyễn Thành Long biên soạn, “Tài nguyên khí hậu tỉnh Quảng Trị với sản xuất và đời sống” do Nguyễn Thị Hiền và Nguyễn Công Hiếu biên soạn, “Tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị - Thực trạng và định hướng quy hoạch tổng hợp” do Nguyễn Thị Nga và TS. Lại Vĩnh Cẩm biên soạn, “Thảm thực vật tỉnh Quảng Trị” Nguyễn Hữu Tứ biên soạn. Theo hướng nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ có các nghiên cứu như Phan Thanh Hải “Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây điều (Anacardium occidentale L.) đối với khí hậu, đất đai các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế” (2008); Nguyễn Văn Tân “Đánh giá phân hạng đất nâu đỏ và nâu vàng phát triển trên đá mẹ bazan ở tỉnh Quảng Trị” (1994); Lê Hữu Phúc « Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất vùng gò đồi ở tỉnh Quảng Trị », 1994; Hoàng Phước “Cải tạo môi trường vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị bằng biện pháp kỹ thuật tài nguyên nước” (1995); Lê Quang Vĩnh “Nghiên cứu điều kiện sinh thái và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng xuất cà phê chè ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị” (2001). Theo hướng nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên tìm kiếm các giải pháp hạn chế thiên tai gồm có: “Đánh giá tình hình xói lở và bồi lắng các dòng sông trên hệ thống sông Nam Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị” (Trần Ngọc Anh), “Đánh giá mức độ tổn thương về kinh tế - xã hội do lũ lụt trên một số lưu vực sông chính ở miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khai thác công trình thủy điện, thủy lợi” (Nguyễn Thanh Sơn); Nghiên cứu của Đào Đình Châm về “Nghiên cứu diễn biến vùng cửa sông Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị phục vụ thoát lũ và giao thông thuỷ”, 2012. Một số nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu khu vực theo hướng đánh giá tài nguyên nước, đất và
  • 28. 18 cân bằng nước lưu vực từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên này. Tiểu biểu là các công trình của Ngô Đình Tuấn “Đánh giá tài nguyên nước, nhu cầu cân bằng nước hệ thống các lưu vực ven biển miền Trung”, Nguyễn Thanh Sơn nghiên cứu nhiều đề tài về tài nguyên nước Quảng Trị như “Xây dựng luận cứ về điều kiện khí hậu - thủy văn và chất lượng môi trường nước mặt cho việc xây dựng Tiểu vùng kinh tế biển Đông Nam Quảng Trị” , “Quy hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị“; Nghiên cứu của Nguyễn Trường Khoa về “Đặc điểm môi trường và tài nguyên đất ngập nước, biện pháp quản lý khai thác và bảo vệ môi trường đất ngập nước các cửa sông tỉnh Quảng Trị”, (2003); Nguyễn Diệu Trinh về “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước vùng sinh thái đặc thù Bình - Trị - Thiên phục vụ khai thác sử dụng hợp lý”, (2012). Nghiên cứu “Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị” do Nguyễn Văn Lâm thực hiện. Đoàn Văn Cánh và Lê Tiến Dũng đã hoàn thành công trình “Tài nguyên nước dưới đất tỉnh Quảng Trị”, trong đó đóng góp đáng kể nhất là đã xây dựng được bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Quảng Trị tỷ lệ 1:100.000, đã sơ bộ tiến hành phân vùng địa chất thủy văn. Tuy nhiên, các nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu còn tập trung đưa ra phân tích tài nguyên và môi trường và các biện pháp riêng lẻ đối với một vấn đề cụ thể. Đối với vấn đề tài nguyên nước, các nghiên cứu về quản lý mới chú trọng đến sử dụng phát triển các mô hình trong tính toán cân bằng nước, chưa có các cơ sở để thực hiện quản lý nhu cầu sử dụng nước hợp lý theo hướng phát triển bền vững. Hầu hết nghiên cứu chú trọng quản lý nguồn cung cấp là chủ yếu, chưa quan tâm đến nhu cầu sử dụng của người dùng nước và chưa chịu trách nhiệm về việc có đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dùng, trong khi đó quản lý tổng hợp tài nguyên nước phải thực hiện quản lý theo nhu cầu sử dụng nước, giải quyết các mẫu thuẫn, sức ép tại các khu vực có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trong lưu vực sông.. Chính vì vậy, việc chuẩn bị các cơ sở và điều kiện cần thiết để từng bước tiến tới thực hiện được quản lý tổng hợp tài nguyên nước cho lưu vực là hết sức cần thiết nhằm thực hiện việc quản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp và thống nhất.
  • 29. 19 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn 1.2.1. Lưu vực sông là một hệ thống tự nhiên, chịu ảnh hưởng tác độngcủa các hợp phần cảnh quan học. “Cảnh quan địa lý là một thể tổng hợp của các hiện tượng và các đối tượng mà trong đó địa hình, khí hậu thủy văn, thỗ nhưỡng, thực vật, động vật và các đặc trưng cho hoạt động của loài người ở một trình độ nhất định nào đó hợp thành một thể thống nhất. Nó xuất hiện trùng lặp một cách điển hình trong phạm vi của một địa đới nào đó trên trái đất” (AcBer, 1931) [38]. Nói cách khác cảnh quan địa lý (hay còn gọi là cảnh quan) là một quần tụ có quy luật của các yếu tố cảnh quan. Các yếu tố này ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó một yếu tố thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố khác ở những mức độ khác nhau. Các yếu tố cảnh quan cơ bản của địa lý tự nhiên bao gồm: Khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, động thực vật. Khi tác động đến một yếu tố sẽ dẫn đến sự thay đổi các yếu tố khác. Ví dụ phá rừng dẫn đến sự thay đổi khí hậu, tăng nhiệt độ không khí, giảm độ ẩm, tăng bốc hơi. Và tất yếu dẫn đến thay đổi về thủy văn, tăng dòng chảy lũ, giảm dòng chảy mùa cạn, thay đổi về thỗ nhưỡng, tăng xói mòn, rửa trôi, làm đất bị kiệt màu và làm thay đổi nơi cư trú, giảm tính đa dạng của động vật... Hiện nay các nhà nghiên cứu thừa nhận 2 quy luật phân hoá phổ biến của các yếu tố cảnh quan. Đó là quy luật địa đới và phi địa đới. Đồng thời cũng xem xét đến sự phân hoá theo kiến tạo và theo ô địa lý. Mặt khác người ta cũng đề cập đến sự phân hoá liên quan đến hoạt động kinh tế của con người, vì đó là nhân tố đóng vai trò ngày càng quan trọng và ngày càng chi phối sự phân hoá của địa lý tự nhiên. Cùng với sự phát triển kinh tế, các tác động tích cực ngày càng gia tăng mà hậu quả là sự nóng lên toàn cầu, gây nên sự biến đổi của cảnh quan địa lý trên quy mô lớn. Tuy nhiên hai quy luật địa đới và phi địa đới vẫn là chung nhất, tổng quát nhất. Đối với một lưu vực sông, nước và và nền tảng nhiệt là hai nhân tố quan trọng hình thành và phát triển cảnh quan (xem hình 1.1). Trong một thể thống nhất,
  • 30. 20 các hiện tượng thuỷ văn, mà trước hết là dòng chảy giữ một địa vị trọng yếu. Rõ ràng dòng chảy là một sản phẩm của cảnh quan và ngược lại nó ảnh hưởng tới cảnh quan. Trong một khu vực nào đó nếu không có dòng chảy và các dạng khác của nó như bốc hơi, nước trong đất, thì nói chung không thể tồn tại bất cứ cảnh quan nào. Trong các yếu tố cảnh quan thì khí hậu là quan trọng nhất. Khí hậu để lại những vết tích không thể xoá mờ được trên cảnh quan. Trong khí hậu thì mưa và và nhiệt độ mặt đất là hai yếu tố đặc biệt quan trọng. Khí hậu, địa hình và nham thạch cùng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hình thành thổ nhưỡng và thực vật. Ngược lại thổ nhưỡng và thực vật cũng có tác dụng rất lớn đến các thành phần của dòng chảy như bốc hơi, nước trong đất. Mỗi một đơn vị cảnh quan đều có một loại hiện tượng thuỷ văn tương ứng, các đới tự nhiên có các đặc điểm thuỷ văn khác nhau. Ví dụ trong các đới rừng (taiga, hỗn hợp hoặc nhiệt đới), nói chung lượng mưa năm đều lớn hơn bốc hơi, dòng chảy phong phú, mật độ lưới sông lớn, hệ thống sông ngòi phát triển. Còn trong các đới thảo nguyên, lượng mưa thường nhỏ hơn hoặc xấp xỉ lượng bốc hơi. Do đó dòng chảy nhỏ hơn, mật độ lưói sông thưa. Trong tình hình khả năng bốc hơi vượt hẳn lượng mưa, dòng chảy càng nghèo nàn hơn, lưới sông thưa thớt và thường xuyên xuất hiện những lưu vực đơn độc, dòng sông không chảy ra tới biển mà chỉ chảy vào các hồ nội địa. Tính địa đới của hiện tượng thủy văn biểu hiện ở tính dao động của dòng chảy. Trong một khu vực nào đó, lượng dòng chảy năm phân bố từ lớn đến nhỏ thì sự biến đổi của dòng chảy trong năm và trong nhiêù năm sẽ từ ổn định đến không ổn định. Theo sự giảm dần của dòng chảy, mật độ lưới sông cũng trở nên thưa thớt. Với đới bán hoang mạc và hoang mạc thì hầu như hòan toàn không có sông suối, số sông ngòi có lượng dòng chảy gián đoạn nhiều hơn. Đặc điểm về tính địa đới còn biểu hiện ở mức độ xâm thực sông ngòi, lượng dòng chảy tỷ lệ nghịch với lượng ngậm cát trong sông. Tính phần tầng theo đai cao của các hiện tượng thủy văn thể hiện ở các đặc điểm: lượng mưa sinh ra dòng chảy trong sông hoặc băng tuyết trên núi tăng theo độ cao lưu vực (dĩ nhiên tương ứng với một độ cao nhất định); lượng dòng chảy tương đối (môđun dòng chảy ) cũng tăng theo độ cao của lưu vực; sự
  • 31. 21 biến đổi của dòng chảy sẽ giảm khi tăng độ cao lưu vực; thành phần hoá học nước sông cũng biến đổi theo độ cao. Độ khoáng hoá của nước sẽ giảm dần theo độ cao lưu vực. Hình 1.1. Mô hình biểu diễn các hợp phần chính của lưu vực sông và các tác nhân ảnh hưởng đến nó Như vậy, lưu vực sông như một hệ thống tự nhiên, dòng chảy là dòng vật chất và năng lượng kết nối các hợp phần địa lý. Các bộ phận và các thành phần địa lý (tự nhiên và nhân văn) của lưu vực sông có mối quan hệ tương hỗ với nhau và ảnh hưởng đến sự phát triển, hoạt động của lưu vực sông. Khi xét đến các hiện tượng thủy văn, thường dùng phương pháp phân vùng địa lý thủy văn, ngoài ra cần tiến hành phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tiểu địa hình địa phương.
  • 32. 22 1.2.2. Hoạt động của con người ảnh hưởng đến TNN và quản lý tài nguyên lưu vực Trong quá trình phát triển, con người chủ động khai thác tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng để phục vụ cho cuộc sống bản thân. Tuy nhiên, khả năng khai thác tài nguyên, sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên khác nhau, biến chúng thành các sản phẩm có khả năng thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của con người và thông qua đó mức độ tác động của con người vào môi trường cũng như tính chất của sự tác động đó lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển của từng quốc gia. 1.2.2.1. Tác động tích cực Thứ nhất, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng có khả năng sử dụng một cách tối ưu giá trị của một khối lượng tài nguyên nhất định. Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, người ta hiện thực hóa việc tiết kiệm năng lượng tiêu thụ để làm ra một đơn vị sản phẩm và tiết kiệm trong sinh hoạt, trong khi sản xuất vẫn tăng và sinh hoạt người dân vẫn tiện nghi. Ví dụ, chế tạo ra các hệ thống lọc nước phục vụ con người, tiết kiệm nước, tái sử dụng nước phục vụ sản xuất và tưới tiêu Thứ hai, cùng với sự phát triển của kinh tế, con người ngày càng biết biến tài nguyên thiên nhiên thành các loại năng lượng cung cấp cho các hoạt động kinh tế. Ví dụ, sử dụng năng lượng nước để làm thủy điện. Đồng thời làm giảm khó khăn đối với các khu vực vùng sâu vùng xa, ví dụ, phát triển hệ thống dẫn nước tới các vùng khô hạn hoặc khó khăn (đồi núi, sa mạc...) 1.2.2.2. Tác động tiêu cực Chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ, cuộc sống con người có những bước tiến rõ rệt, nhân loại tạo ra ngày càng nhiều và phong phú những của cải vật chất, tinh thần cho con người. Dưới áp lực của sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, đô thị hóa, nhu cầu sản xuất lương thực và thực phẩm, thu hẹp diện tích đất đai và diện tích rừng
  • 33. 23 đầu nguồn khiến tài nguyên nước đang được khai thác triệt để khiến việc suy thoái chất lượng nước là khó kiểm soát và ngăn chận hiệu quả. Nhiều dòng sông đang bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng nước ngày càng xấu đi do mang nhiều độc chất từ các chất thải kim loại nặng, chất thải hữu cơ và vô cơ từ sinh hoạt, các dư lượng hóa dược nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước dưới đất cũng bị tụt giảm, nhiều nơi bị nhiễm mặn, nhiễm asenic hoặc bị thông tầng khiến các chất ô nhiễm trên mặt đất thấm xuống các vỉa nước ngầm. Nhiều tiểu vùng công nghiệp, tiểu vùng dân cư, bệnh viện không có hệ thống xử lý nước hiệu quả và tất cả đổ vào các kênh mương, sông rạch lộ thiên và hệ thống cống rãnh công cộng khiến thủy vực bị ô nhiễm vượt gấp hàng trăm thậm chí hàng chục ngàn mức cho phép của Tiêu chuẩn Quốc gia. Các hiện tượng thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cán cân nguồn nước. Bão lũ được xem là thiên tai gây thiệt hại lớn nhất ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung và miền Bắc. Lũ lớn gây nên nhiều thiệt hại về nhân mạng và tài sản, còn làm cho môi trường xấu đi như gây ra các hiện tượng sạt đất, lở núi, xói mòn mạnh vùng dốc và xâm thực ven biển. Trong khi xu thế thiếu nước nhưng năm gần đây gây khô hạn đang đe dọa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên. Hiện tượng nắng nóng kéo dài và lượng mưa suy giảm khiến tình hình sử dụng nước thêm khó khăn. Điều kiện thiếu nước và nhiệt độ cao đe dọa tình hình cháy rừng. Rừng bị hủy hoại sẽ khiến cho việc điều tiết nguồn nước trong mùa khô vô cùng hạn chế. Hiện tượng nước biển dâng cũng tham gia làm tài nguyên nước xấu đi về mặt chất lượng. Nguồn nước ngầm ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng như một tác động dây chuyền như giảm mực thủy cấp và nhiễm mặn. Hơn thế nữa, vấn đề mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng nước còn gây ra những khó khăn thêm cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Những khác biệt về điều kiện khí hậu, thủy văn gây ra sự phân hóa sâu sắc giữa mùa mưa - mùa khô, gây những mâu thuẫn về dùng nước giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các địa phương, giữa khai thác nước mặt và nước dưới đất, mâu thuẫn giữa các ngành dùng nước (cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, du lịch), đặc biệt nổi
  • 34. 24 bật nhất là mâu thuẫn giữa thủy điện và nông nghiệp, đảm bảo nguồn nước và ổn định phát triển kinh tế - xã hội, môi trường phía hạ lưu đập. Có thể thấy, các nguyên nhân gây ra mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước bao gồm: phân bố tài nguyên nước không đều theo không gian và thời gian; kinh tế - xã hội phát triển nhanh làm gia tăng nhu cầu và thay đổi cơ cấu, tỷ trọng dùng nước; các hồ chứa, phần lớn là công trình thủy lợi vừa và nhỏ, khả năng điều tiết hạn chế; sử dụng nước chưa tiết kiệm; quản lý nhà nước về tài nguyên nước phân tán và chưa phù hợp... Tóm lại, con người và quản lý tài nguyên nước có mối quan hệ chặt chẽ. Trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, con người lựa chọn tạo dựng môi trường sống của mình từ môi trường tự nhiên, tận dụng khai thác tài nguyên nước nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người. Con người tác động vào môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng theo hướng tích cực và tiêu cực. Nếu con người biết giới hạn để vừa sử dụng vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thiên nhiên thì mối quan hệ ngày càng bền chặt và tồn tại lâu dài. Ngược lại, môi trường tự nhiên sẽ tiếp tục bị tàn phá nếu con người không có biện pháp cụ thể để bảo vệ nó và làm cho tài nguyên môi trường tự nhiên phải hứng chịu những áp lực nhất định. Trong mối quan hệ với môi trường xã hội, con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trường xã hội, là tiền đề cho các chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường hợp lý, hay nói cách khác là khả năng ứng phó với các áp lực nói trên. Để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, đòi hỏi phải có cái nhìn tổng hợp về tài nguyên nước và các tác động của con người đến tài nguyên nước nhằm duy trì mối quan hệ thân thiện giữa con người và tài nguyên nước, kịp thời ngăn chặn những tác động tiêu cực của con người tới môi trường tự nhiên và xã hội, đó chính là đánh giá về khía cạnh tổn thương tài nguyên nước. 1.2.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương là một cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước hữu hiệu Ngày nay, trước những sức ép phát triển kinh tế - xã hội của con người, tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm, suy giảm cả về số lượng và chất lượng,
  • 35. 25 kèm theo đó hạn hán và lũ lụt xảy ra gay gắt ở cả quy mô, mức độ và thời gian trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và đó chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng về nước. Việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người vì vậy nó đã trở thành chủ đề quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà luôn là chủ đề được bàn thảo nhiều nhất trên các diễn đàn Quốc tế. Giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước cần thiết phải xem xét các yếu tố có liên quan trên quan điểm tổng hợp, toàn diện và mục tiêu cuối cùng là đạt được sự hài hòa trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Trước đây tài nguyên nước được quản lý theo hướng tiếp cận đơn ngành, nghĩa là nước được quản lý theo từng ngành dọc, theo các đơn vị sử dụng nước riêng lẻ và không có sự kết nối. Để thay đổi nhận thức và cách tiếp cận về quản lý tài nguyên nước, tuyên bố Dublin năm 1992 đã nêu rõ “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hoá các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu”, đây được coi là nền tảng của công tác quản lý tổng hợp nguồn nước. Như vậy, quản lý tổng hợp tài nguyên nước không đơn thuần là việc lập quy hoạch, kế hoạch mà đây là một quá trình, trong đó cần nỗ lực quản lý theo hướng tổng hợp, cần giải quyết tốt các mối quan hệ tương tác giữa con người và tự nhiên; giữa đất và nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; giữa khối lượng và chất lượng; giữa thượng lưu và hạ lưu; giữa nước ngọt và các vùng ven biển; giữa trong nước và ngoài nước; giữa các đối tượng sử dụng nước. Nói một cách tổng quát, quản lý tổng hợp tài nguyên nước được nhìn nhận với ý nghĩa là: một quá trình để quản lý tài nguyên nước ngày một hiệu lực hơn vì mục tiêu phát triển bền vững; một quan điểm bao trùm từ trách nhiệm nhà nước đến trách nhiệm các tổ chức và cộng đồng khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước; và một cách tiếp cận vận dụng hài hòa các dạng thể chế quản lý tài nguyên và dịch vụ nước trong ngành nước. Hội nghị Dublin cũng đưa ra 4 nguyên tắc trong QLTHTNN đã được đưa ra (gọi tắt là nguyên tắc Dublin). Những nguyên tắc này đã phản ánh sự thay đổi nhận thức về tài nguyên nước. Trong đó chú ý nhất là Nguyên tắc số 1 cho rằng: Nước ngọt là tài nguyên hữu hạn và dễ bị tổn thương, nó đóng vai trò thiết yếu nhằm duy
  • 36. 26 trì sự sống, sự phát triển và môi trường (xem hình 1.2). Nguyên tắc này chỉ rõ nước duy trì cuộc sống dưới mọi hình thức và được yêu cầu cho nhiều mục đích, chức năng và dịch vụ khác nhau. Do đó, quản lý tổng hợp, phải xem xét các yêu cầu về các nguồn lực và các mối đe dọa đối với nó. Quản lý toàn diện không chỉ liên quan đến việc quản lý hệ thống tự nhiên mà còn đòi hỏi sự phối hợp giữa các hoạt động của con người tạo ra nhu cầu về nước, xác định việc sử dụng đất và tạo ra các sản phẩm gây lãng phí nước. Muốn tiếp cận quản lý tổng hợp và đảm bảo phát triển bền vững phải tính đến các thành phần cán cân nước, các hoạt động phát triển và tác động tại mỗi vùng, sử dụng đa mục đích, liên kết đa ngành, gắn kết xã hội loài người và thiên nhiên. Chính vì vậy, khi tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước, cần thiết phải xem xét những yếu kém trong hệ thống tài nguyên nước nội tại của một vùng, những sức ép và mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên nước, hay nói cách khác chính là mức độ dễ bị tổn thương của hệ thống tài nguyên nước. Hình 1.2. Mối quan hệ giữa đánh giá mức độ dễ bị tổn thương và quá trình QLTHTNN Hơn thế nữa, trước những thách thức trong tương lai đối với quản lý tài nguyên nước, ngành nước cần có những thay đổi về tổ chức, hoàn thiện về thể chế, xác định được chiến lược phát triển và có chính sách phù hợp để bảo vệ và phát triển tài nguyên nước. Quản lý tài nguyên nước cần đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước với các lĩnh vực có liên quan như đất và các tài nguyên
  • 37. 27 khác sao cho tối đa hoá các lợi ích kinh tế, hài hòa lợi ích giữa các đối tượng sử dụng, đảm bảo sự bền vững của các hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước. Các hoạt động quản lý cần được thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương và quản lý thống nhất theo lưu vực sông, quản lý cả về số lượng và chất lượng. Chính sách bảo vệ tài nguyên nước phải được xây dựng và thực hiện trên cơ sở đánh giá cao giá trị kinh tế của nước và giá trị của nước đối với cộng đồng. Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng trong bảo vệ nguồn nước cần được làm mạnh mẽ hơn, cộng đồng cần có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Tuy nhiên, quản lý lưu vực là một quá trình lặp đi lặp lại. Quản lý lưu vực phải bao gồm các bước tuần tự khi tiến hành hoạch định chính sách, quy hoạch Bước đầu tiên là soạn thảo ra các mục tiêu chính sách rộng lớn (xem hình 1.3). Các bước tiếp theo là xác định rõ các vấn đề quản lý nước phải giải quyết (xác định vấn đề), danh sách các chiến lược tiềm năng (làm thế nào chúng ta sẽ đạt được điều đó), đánh giá mỗi chiến lược trong số này, lựa chọn một chiến lược hay sự kết hợp các chiến lược, thực hiện chiến lược, đánh giá kết quả, bài học từ những kết quả này và điều chỉnh kế hoạch của chúng ta để thực hiện nó tốt hơn trong tương lai. Các bước này nằm trong cả một quá trình. Tất nhiên, trong thực tế, quá trình này có thể bị gián đoạn bởi các lực tác động từ bên ngoài, và quá trình quản lý “học dần dần thông qua thực nghiệm” (learning-by-doing management cycle) giúp chúng ta kết hợp những gì, mà chúng ta học được trong quá trình quy hoạch và quản lý nước và đưa vào tính toán các thông tin mới. Điều này có nghĩa là, chúng ta có thể thích nghi với cách chúng ta quản lý nước như thế nào đối với hoàn cảnh đang thay đổi, ví dụ, như những thay đổi về chính trị, thảm họa thiên nhiên và những thay đổi về nhân khẩu. Do đó, cần thiết phải xác lập được các thông tin hỗ trợ các nhà quyết định sử dụng các dữ liệu và mô hình khác nhau trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nước. Trên thực tế, các thông tin này phải đảm bảo đầy đủ về các mặt sử dụng và khai thác tài nguyên nước, sản xuất điện năng, phòng tránh lũ lụt vào bảo vệ môi trường. Các hệ thống hỗ trợ ra quyết định như vậy đối với các vấn đề tài nguyên nước đã bắt đầu xuất hiện giữa những năm 1970. Tuy nhiên, các
  • 38. 28 hệ thống mới chỉ dừng lại ở cộng cụ trong quản lý ở một khía cạnh nào đó của việ ckhai thác sử dụng tài nguyên nước, chưa có hệ thống nào đề cập đến vấn đề quản lý tổng hợp và phát triển bền vững. Trong những năm gần đây để giải quyết những cấp bánh trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phát triển bền vững, nhiều nhà khoa hoc đã tiếp cận theo hướng đa ngành trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp trong quản lý tổng hợp quy mô lưu vực sông. Các chương trình, dự án đã được thực hiện với hệ thống các chỉ thị thị dễ bị tổn thương kết hợp sử dụng các mô hình thủy văn, hệ thống thông tin, phân tích đa tiêu chí. Phương pháp này có giá trị để trợ giúp trong việc tạo lập ra quyết định mà trong đó bao gồm những thỏa thuận của các bên liên quan, nhận thức xã hội, và phối hợp giữa những người ra quyết định. Đó chính là sử dụng Khung đánh giá tổn thương và các chỉ thị dễ bị tổn thương trong tiếp cận quản lý tổng hợp ở quy mô lưu vực. Hình 1.3. QLTHTNN là một quá trình đang diễn ra để đáp ứng các tình huống và nhu cầu thay đổi.
  • 39. 29 Khái niệm về mức độ dễ bị tổn thương đã có nhiều thay đổi trong 20 năm qua. Đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu tố để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương. Đặc biệt, trong nhiều năm gần đây khái niệm mức độ dễ bị tổn thương đã được nhiều nhà khoa học quan tâm hơn, đặc biệt là trong vấn đề quản lý tài nguyên nước. Theo Varis và cộng sự (2012), khái niệm về tính dễ tổn thương còn đa chiều về mặt lý thuyết. Điều đó đẫn đến những cách tiếp cận khác nhau để tính toán tổn thương, hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng đến việc so các nghiên cứu ở cấp độ toàn cầu (Jun và nnk., 2011). [91] Về lý thuyết, trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều quan niệm về tính tổn thương được tiếp cận theo nhiều hướng, liên ngành hay trong một khoa học cụ thể (ví dụ khoa học máy tính, tâm lý học, môi trường…) nhằm đáp ứng cụ thể yêu cầu nghiên cứu.Turner và cộng sự (2003) đã đưa ra định nghĩa mang tính cơ bản về mức độ dễ bị tổn thương trong bối cảnh phát triển bền vững: “dễ bị tổn thương là mức độ mà một hệ thống, hệ thống con, các thành phần của hệ thống phải đối mặt với các tác hại do tiếp xúc với một nguy cơ (tình thế gây ra các biến cố tai hại), mâu thuẫn, hay áp lực/sức ép”. [98]. Trong bối cảnh phát triển bền vững, Bizikova và cộng sự (2009) đã đưa ra một định nghĩa về mức độ dễ bị tổn thương được áp dụng khá phổ biến: “Mức độ dễ bị tổn thương là khả năng của một hệ thống có thể bị tổn hại khi chịu một áp lực (ví dụ như mối đe dọa). Nó được định nghĩa như là một hàm bao gồm độ lộ diện, tính nhạy và độ thích ứng. Độ lộ diện có thể là do hệ thống tiếp xúc với một nguy cơ như hạn hán, xung đột, hay biến động về giá cả, hay các nguy cơ tiềm ẩn các điều kiện về môi trường, kinh tế - xã hội, thể chế. Mức độ nghiêm trọng của các tác động không chỉ phụ thuộc vào độ lộ diện, mà còn phụ thuộc vào sự nhạy cảm của đơn vị cụ thể tiếp xúc với nguy cơ đó (như một hệ sinh thái, một lưu vực, 1 hòn đảo, 1 hộ gia đình, làng xóm, thành phố, hay quốc gia) và năng lực đối phó và thích nghi của hệ thống đó.” [98]
  • 40. 30 Cùng với sự phát triển của khái niệm dễ bị tổn thương, một số nghiên cứu về đánh giá tổn thương/bền vững, xây dựng các chỉ thị tổn thương/bền vững, giảm nhẹ và đánh giá hành động đã và đang được thực hiện ở các tổ chức khác nhau trên thế giới (Gleick 1990; Laneetal, 1999, Meigh và cộng sự năm 199, MCSD 200; UNDP- GEF, 2000, Vogel 2001; IPCC 2001; Kabat và cộng sự, 2002; Adger và cộng sự, 2004; Brooks và cộng sự 2005). Những nghiên cứu đầu tiên là đa ngành trong lĩnh vực tự nhiên và bắt đầu cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về tính bị tổn thương vớí sự liên quan đến biến đổi khí hậu tòan cầu. “Tổn thương là mức độ, mà một hệ thống dễ bị, hay không có khả năng đối phó với, bất lợi đối với các ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường. Mức độ dễ bị tổn thương của một hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội được xác định bởi đặc tính, cường độ, và tỉ lệ của nguy cơ về các mặt và mức độ nhạy cảm của hệ thống và khả năng ứng phó của nó” (IPCC 2001; NERI 2002). Do đó, mức độ tổn thương do đó có thể được mô tả là sự kết hợp của ba yếu tố độ phơi nhiễm, tính nhạy của hệ thống và các đặc điếm liên quan đến các yếu tố mô tả khả năng thích ứng của hệ thống. [99,100] Liên quan đến khía cạnh quản lý tài nguyên nước, Huang Cai (2009) đã định nghĩa mức độ dễ bị tổn thương của tài nguyên nước đối với các thay đổi theo thời gian là “các đặc điểm yếu kém và sai sót của hệ thống tài nguyên nước làm cho hệ thống đó khó vận hành khi đối mặt với sự thay đổi của kinh tế - xã hội và môi trường” [103]. Tài nguyên nước, là “máu” của các hệ sinh thái tự nhiên, có một vai trò không thể thiếu đối với hầu hết các chức năng của hệ sinh thái. Nước cũng là một trong những nguồn lực quan trọng nhất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển kinh tế - xã hội của một xã hội. Hậu quả của sự bùng phát của dân số, phát triển kinh tế nhanh chóng, và quản lý yếu kém của tài nguyên nước, nước ngày càng trở nên khan hiếm. Do đó quản lý nước bền vững được nằm trong danh sách ưu tiên của các chương trình nghị sự quốc gia. Xây dựng một chính sách tài nguyên nước tổng hợp sẽ yêu cầu các kiến thức hỗ trợ tích hợp, sự hiểu biết về mức độ dễ bị tổn thương của tài nguyên nước. Tổn thương là khái niệm như đã nói ở trên, thường dùng để mô tả điểm yếu, hay các sai sót còn tồn tại trong hệ thống, độ lộ diện của một hệ
  • 41. 31 thống đối với một mối đe dọa cụ thể. Từ góc độ quản lý tài nguyên nước, dễ bị tổn thương có thể được định nghĩa là “các điểm yếu kém của hệ thống tài nguyên nước làm cho hệ thống khó khăn trong việc thực hiện các chức năng của nó khi đối diện với hệ thống kinh tế - xã hội và sự thay đổi môi trường”. Do đó, dễ bị tổn thương tài nguyên nước được xem xét ở hai vấn đề: (1) độ phơi nhiễm của hệ thống tài nguyên nước đối với các sức ép ở quy mô lưu vực sông, và (ii) khả năng của hệ sinh thái và xã hội có thể đối phó với các mối đe dọa đến các chức năng lành mạnh của một hệ thống tài nguyên nước. [113] Như vậy, đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước đối với các thay đổi theo thời gian là một quá trình điều tra và phân tích đánh giá độ nhạy của hệ thống đối với các mối đe dọa tiềm năng, và để xác định những thách thức đối với hệ thống trong giảm thiểu những rủi ro liên quan đến những hậu quả tiêu cực của các hoạt động tác động. Đánh giá tổn thương của hệ thống tài nguyên nước như vậy có liên quan đến cân bằng cung và cầu nước, hệ thống sở hữu và các chính sách hỗ trợ quản lý và bảo vệ nước, cũng như sự biến đổi thủy văn dưới tác động của khí hậu và môi trường. Nó cũng xem xét các rủi ro đối với các cộng đồng xung quanh có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài nguyên nước. Một đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước hiệu quả có vai trò trong việc hướng tới xây dựng quy hoạch sử dụng tài nguyên nước hiệu quả. Trong thực tế, đánh giá tổn thương tài nguyên nước cần phải xác định động lực, ước tính các áp lực, hiểu rõ hiện trạng và xu hướng, phân tích các tác động và xác định các ứng phó đối với các yếu kém trong hệ thống tài nguyên nước. Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của tài nguyên nước là một quá trình điều tra, khảo sát và phân tích hệ thống tài nguyên nước, từ đó đánh giá khả năng nhạy cảm của hệ thống tài nguyên nước trước những thay đổi của các yếu tố tác động nhằm đề xuất các biện pháp giảm nhẹ rủi ro. Quá trình này bao gồm việc xem xét cân bằng giữa khả năng cung cấp và nhu cầu, xem xét các chính sách quản lý và bảo tồn nguồn nước, sự thay đổi của tài nguyên nước dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các nhân tố môi trường khác. Ngoài ra, cũng cần phải xem xét các tác
  • 42. 32 động của nhân tố xã hội, con người ảnh hưởng đến hệ thống tài nguyên nước. Một đánh giá khả năng dễ bị tổn thương hiệu quả là phải đưa ra được hướng dẫn về sử dụng nước bằng cách cung cấp một kế hoạch nhằm tăng cường an ninh nguồn nước, các chính sách nhằm giảm nhẹ thiên tai và các tác động ảnh hưởng đến nguồn nước, làm suy giảm tính bền vững của nguồn nước. Để đánh giá khả năng dễ bị tổn thương cho bất kỳ một đối tượng nào, người ta thường xây dựng các chỉ thị để định hướng cho việc quản lý. [112] 1.2.4. Các chỉ thị đánh giá tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Có hai hướng tiếp cận chính trong đánh giá tính hay khả năng tổn thương và bị tổn thương: các nghiên cứu về tổn thương thường chú trọng đến các nghiên cứu khi một hệ thống phải hứng chịu với một hiện tượng thiên tai, hay nguy cơ rủi ro nào đó (ví dụ như lũ lụt, hạn hán, xói lở bờ, và biến đổi khí hậu…). Các nghiên cứu này thường tập trung phân tích mối nguy hiểm của các thiên tai và thiệt hại kinh tế - môi trường do các thiên tai gây ra. Hướng tiếp cận thứ hai là nghiên cứu mức độ dễ bị tổn thương của hệ thông khi hệ thống không bị tác động bởi thiên tại, hay nguy cơ rủi ro mà tập trung nghiên cứu khả năng gây ra áp lực, mâu thuẫn và các tác động tiềm tàng đối với hệ thống khi đối diện với một mục tiêu nào đó (ví dụ. phát triển bền vững, quản lý tổng hợp…). Những nghiên cứu này thường áp dụng cho đối tượng là các tài nguyên tái tạo và không thể tái tạo với mục đích sử dụng hợp lý. Một Khung đánh giá để đánh giá tổn thương được xây dựng bao gồm các chỉ thị xem xét tất cả các thành tố của hệ thống tài nguyên nước. Trong nghiên cứu ở cấp độ lưu vực này cũng đã sử dụng để xác định độ tổn thương và đề xuất các chiến lược thích ứng phù hợp. Trên thế giới hiện nay có nhiều loại Khung được sử dụng đánh giá tổn thương như Khung kiểm toán tư bản, Khung chủ đề/Khung mục tiêu, Khung hệ thống, Khung theo ngành hay lĩnh vực, và Khung nhân quả. Trong đó Khung nhân quả là Khung được sử dụng đánh giá các nguồn tài nguyên và các vấn đề môi trường do nó sử dụng mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân -- kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề