SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Download to read offline
1
LỜI NÓI ĐẦU
Là một vùng đất cổ nằm ở phía bắc Thủ đô, Đông Anh có bề dày phát
triển và truyền thống văn hóa đặc sắc.
Theo dấu lịch sử, từ thời kỳ dựng nước, Đông Anh đã sớm trở thành đia
bàn sinh hoạt của cộng đồng cư dân Lạc Việt. Dưới thời An Dương Vương,
Đông Anh hiện nay trở thành trung tâm của nước Âu Lạc với kinh thành Cổ
Loa. Thời Hán chiếm Nam Việt, Đông Anh thuộc quận Giao Chỉ. Đông Anh từ
đầu thế kỷ III đến trước năm 939 về tổ chức hành chính chưa xác định được rõ nét.
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền xây dựng chính quyền
độc lập, đóng đô ở Cổ Loa, khu vực Đông Anh trở thành trung tâm của đất
nước. Dưới thời Lý, Trần và Hồ, Đông Anh nằm trong hệ thống các đơn vị hành
chính của lộ Bắc Giang. Thời Lê, khu vực Đông Anh được tổ chức thành các xã,
thôn nằm trong các huyện thuộc lộ Bắc Giang trong Bắc Đạo, sau đó là đạo/thừa
tuyên Bắc Giang, sau năm 1490 thuộc trấn Kinh Bắc. Đầu thế kỷ XIX, Đông
Anh được tổ chức thành những thôn, xã, tổng trong huyện Yên Lãng thuộc phủ
Tam Đới, trấn Sơn Tây; huyện Kim Hoa thuộc phủ Bắc Hà, huyện Đông Ngàn
và huyện Yên Phong thuộc phủ Từ Sơn, đều thuộc trấn Kinh Bắc. Năm 1822,
trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh.
Năm 1831, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Năm 1841, huyện Kim
Hoa đổi thành huyện Kim Anh. Tháng 9 năm 1876, huyện Đông Anh được
thành lập thuộc phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1889, Đông Anh đổi thành
huyện Đông Khê thuộc phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 10-4-1903, huyện Đông Khê
lại đổi thành Đông Anh. Sau Cách mạng tháng 8, Đông Anh ngày nay được tổ
chức thành các xã của huyện Đông Anh và phủ Yên Lãng (thuộc tỉnh Phúc
Yên). Ngày 20-4-1961, Nghị quyết của Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ 2 quyết
định mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội. Quyết định số 78/CP, ngày 31-5-1961
phân chia lại khu vực nội và ngoại thành Hà Nội, trong đó huyện Đông Anh sẽ
gồm 23 xã (16 xã cũ của huyện Đông Anh, một số đơn vị đất đai và dân cư
thuộc huyện Yên Lãng và Kim Anh (tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Từ Sơn và Gia Lâm
(tỉnh Bắc Ninh). Ngày 13-10-1982, theo Quyết định số 173 của Hội đồng Bộ
trưởng, thị trấn Đông Anh thuộc huyện Đông Anh được thành lập. Từ đây, Đông
Anh được tổ chức thành 24 đơn vị hành chính cấp cơ sở gồm 1 thị trấn và 23 xã1
.
1
Theo Địa chí Đông Anh. - H.: nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2016. - tr.137 - 150.
2
Để giúp bạn đọc hiểu hơn về những nét hay nét đẹp của vùng đất Đông
Anh, Thư viện Hà Nội biên soạn thư mục chuyên đề Địa chí Đông Anh. Lần in
này, chúng tôi tập hợp những tư liệu liên quan đến lịch sử, văn hóa của vùng đất
này (mà cụ thể ở đây là khu vực thuộc địa giới huyện Đông Anh ngày nay). Thư
mục gồm các nội dung:
I. Lịch sử phát triển.
II. Di tích lịch sử - văn hóa.
1. Lịch sử, kiến trúc, di vật.
2. Tư liệu Hán Nôm.
III. Phong tục, lễ hội, sinh hoạt văn hóa.
IV. Làng nghề.
V. Nhân vật.
Thư viện Hà Nội trân trọng giới thiệu đến Quý bạn đọc thư mục này.
Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc
để thư mục sau được hoàn thiện hơn.
THƯ VIỆN HÀ NỘI
3
MỤC LỤC
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN..............................................................................4
II. DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA .............................................................23
1. Lịch sử, kiến trúc, di vật.........................................................................23
2. Tư liệu Hán Nôm....................................................................................52
III. PHONG TỤC, LỄ HỘI, SINH HOẠT VĂN HÓA ..............................62
IV. LÀNG NGHỀ ...........................................................................................86
V. NHÂN VẬT................................................................................................92
4
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN.
1. An Nam hình thắng đồ. Phụ Nam bắc sứ đồ : Tập bản đồ vẽ tay, ghi chữ
Hán và chữ Nôm. - 137 tờ ; 30x19cm
Vẽ địa thế thành Trung đô (tức Thăng Long). Thành Thăng Long vào thời
Lê (bắc và tây giáp Nhị Hà, Sơn Tây, đông giáp Kinh Bắc, Nam giáp Sơn Nam.
Phần bản đồ của kinh bắc Thừa Tuyên có liên quan đến vùng Đông Anh, Hà Nội
hiện nay và vị trí thành Cổ Loa, dòng chảy của sông Đào Giang. Ngoài ra có
một số tư liệu khác tìm hiểu địa danh lịch sử các vùng lân cận Thăng Long.
A3034
(VNCHN)
2. Bác Hồ với Đông Anh / Nguyễn Khả Hùng, Vũ Tiến Tuynh, Trần Đình
Nam...H.: Nxb. Hà Nội, 2008. - 106tr., 8tr. ảnh ; 21cm
Giới thiệu những sự kiện phản ánh hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh có
liên quan đến Đảng bộ và nhân dân Đông Anh, cùng những trang hồi ký của các
nhân chứng đã trực tiếp được gặp Bác Hồ.
VV08.10434 VV08.10435
(TVQG)
3. Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí: bản viết chữ Hán. - [Kn]: [Kxđ], 1891. -
268tr. ; 28 x 21cm
Địa lí, lịch sử toàn tỉnh Bắc Ninh. Q Thượng: các phủ, huyện, thành cổ,
núi, sông, bến đò, cầu, cống, chợ, đê điều... Q Trung, gồm các nhân vật nổi
tiếng, những người đỗ đại khoa, danh thần, nghĩa sĩ, nghĩa dân, hếu tử, thuận
tôn... Q Hạ, gồm các nơi cổ tích (đền, chùa, đình, miếu, lăng tẩm, thành cổ, dinh
cổ... ) phong tục, kĩ nghệ, thổ sản v. v. Trong sách có một số câu ca Nôm. Sách
này tuy biên soạn muộn hơn một số sách địa chí khác của Bắc Ninh, song lại
được sưu tập đầy đủ hơn cả. Có nhắc đến huyện Kim Hoa (sau này một phần là
huyện Đông Anh ngày nay) và huyện Đông Anh.
A. 2889
(VNCHN)
4. Bắc Ninh tỉnh địa dư: bản viết chữ Hán. - [Kn]: [Kxđ], 1814 - 1815. -
185tr. ; 29 x 20cm
Địa lí tỉnh Bắc Ninh: đê (các đoạn do Nhà nước và địa phương quản lí),
5
cầu, cống, đường bộ, đường thủy, núi, sông, ngạch thuế, chợ, bến đò, phong tục,
thổ sản, tổ chức hành chính, quân đội, dinh thự, kho tàng, nhà ngục... Địa giới
các huyện, xã; cương vực các trấn, thành... Đây là tài liệu địa phương chí được
biên soạn khá sớm lưu giữ được nhiều dấu tích, sự kiện lịch sử, hoạt động kinh
tế xã hội giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn. Trong đó có nói đến huyện Kim Hoa
(sau này một phần thuộc huyện Đông Anh ngày nay).
A. 590
(VNCHN)
5. BÙI XUÂN ĐÍNH. Xuân Canh - Truyền thống lịch sử văn hóa và cách
mạng / Bùi Xuân Đính: chủ biên. - H.: Nxb. Hà Nội, 2014. - 447tr., 1tr. bản đồ:
ảnh, bảng ; 21cm
ĐTTS ghi: Huyện Đông Anh - Đảng ủy - HĐND - UBND xã Xuân Canh.
Khái quát vị trí địa lý, quá trình hình thành và truyền thống lịch sử, văn
hóa xã Xuân Canh (Đông Anh, Hà Nội). Giới thiệu lịch sử xã Xuân Canh trong
các thời chống đế quốc phong kiến, khởi nghĩa giành chính quyền, kháng chiến
chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ và trong giai đoạn khắc phục hậu
quả chiến tranh, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
VV14.15030 VV14.15031
(TVQG)
6. Công an huyện Đông Anh 66 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành
(1947 - 2013). - H. : Nxb Hà Nội, 2013. - 326tr. ; 21cm
Ghi lại các hoạt động của công an huyện Đông Anh (Hà Nội) qua từng
giai đoạn và một số bài hát, thơ, truyện viết về những chiến công thầm lặng của
các chiến sĩ công an.
HVL3478
7. ĐÀO DUY ANH. Lịch sử cổ đại Việt Nam / Đào Duy Anh. - H. : Văn
hoá thông tin, 2005. - 622tr. ; 24cm
Giới thiệu cổ sử Việt Nam: Nguồn gốc dân tộc Việt Nam, văn hoá đồ đồng
và trống đồng Lạc Việt, vấn đề An Dương Vương và nước Âu Lạc, giai đoạn quá
độ sang chế độ phong kiến, vấn đề hình thành của dân tộc Việt Nam.
HVL1953 1954
6
8. ĐÀO KHẢI TỬ. Vài ý kiến về công tác nghiên cứu thành Cổ Loa và
tìm hiểu xã hội Âu Lạc / Đào Khải Tử // Nghiên cứu lịch sử, 1968. - số 109,
tr.51-54
9. ĐẶNG VĂN LUNG. Trận chiến thành Cổ Loa / Đặng Văn Lung. - H. :
Văn hoá dân tộc, 2002. - 218tr. ; 19cm
Mối quan hệ lịch sử và truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thuỷ qua sử sách
Trung Hoa, Việt Nam và qua dân gian truyền miệng.
HVV3693 3694
10. Địa chí Cổ Loa / Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân: đồng chủ biên. -
H.: Nxb. Hà Nội, 2010. - 832tr. ; 24cm. - (Tủ sách Thăng Long 1000 năm)
Giới thiệu tổng hợp các kết quả nghiên cứu về vùng đất cổ Cổ Loa - huyện
Đông Anh - Hà Nội của giới khoa học trong và ngoàiBắc Nin nước trong hơn
nửa thế kỷ qua về địa lý, địa chất, khảo cổ học, dân tộc học, lịch sử, ngôn ngữ,
văn hoá... của vùng đất ẩn giấu nhiều tầng văn hoá với hàng nghìn hiện vật đặc
sắc nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về mảnh đất Cổ Loa lịch sử.
HVL3110 3111
11. Địa chí Đông Anh . - H. : Chính trị quốc gia - Sự thật, 2016. - 1535tr.
; 27cm
Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, truyền
thống lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, những tiềm năng, thế mạnh, những khó
khăn, thách thức của Đông Anh hiện nay và trong những năm tới.
HVL3698
12. Địa dư chí : Sách chữ Hán chép tay, bản phô tô . - [Kn] : [Kxđ]. -
210tr. ; 29cm
Địa lý thành Thăng Long và 17 trấn trong cả nước: Sơn Nam, Nam Định,
Bắc Ninh (trong đó gồm cả Đông Anh ngày nay), Sơn Tây, Hải Dương, Quảng
Yên, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa,
Ninh Bình, Nghệ An, Thuận Hóa, Quảng Nam và Gia Định. Mỗi trấn được giới
thiệu theo trình tự vị trí, số phủ, huyện, châu, tổng, xã, núi sông, thắng cảnh,
nhân vật, sự tích... Cuối sách có bổ sung tên một số địa danh mới.
HHN000004
7
13. Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu hán nôm / Đinh Khắc Thuân:
chủ biên ; Đinh Khắc Thuân, Trần Thị Kim Anh hiệu đính ; Trần Thị Kim Anh,
Đào Phương Chi, Nguyễn Thị Hường dịch . - H. : Khoa học xã hội, 2009. -
667tr. ; 24cm
Sưu tập tài liệu địa chí viết bằng chữ Hán, chữ Nôm về các địa phương
thuộc tỉnh Bắc Ninh phản ánh nét đặc sắc lịch sử văn hóa xứ Kinh Bắc ngàn
năm văn vật (bao gồm cả Đông Anh ngày nay).
VV.007987, DC.003580
14. DESPIERRES, René. Co Loa, capital du Royaume Au Lac/ René
Desperres; Préf. de Paul Boudet. H.: Impr. d'Extrême-Orient, 1940. - 56p.: phot.,
cartes; 27cm
Nghiên cứu và phát hiện về di tích lịch sử thành Cổ Loa (Đông Anh - Hà
Nội. Truyền thuyết về Rùa vàng và chiêc nỏ thần. Lịch sử chống giặc ngoại xâm
của người Việt cổ thời Âu Lạc.
KM2904 (35)
(TVQG)
15. Đô thị cổ Việt Nam. - H. : [knxb], 1980. - 351tr.:minh họa ; 19cm
Lịch sử hình thành và đặc điểm của các đô thị Việt Nam. Khảo tả và giới
thiệu 13 đô thị cổ ở Việt Nam từ thế kỷ thứ III - thế kỷ XIX và các mặt: lịch sử,
kinh tế, văn hóa xã hội. Đặc biệt trang 113 giới thiệu về Hà Nội: lịch sử hình
thành qui hoạch xây dựng, thiết chế và cư dân, hoạt động đô thị. Trang 58: giới
thiệu về Cổ Loa, vị trí địa lý, lịch sử, di vật, cư dân và hoạt động kinh tế.
HVV1135 1136
16. ĐỖ QUẢNG. Ba vệt bom B52, ba lần nợ máu / Đỗ Quảng // Nhân dân,
1972. - 21 tháng 12, tr.3
Tình hình xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh sau 3 lần giặc Mỹ ném bom, 2 loạt
bom từ 8h tối 18-12-72 đến 1 loạt bom 4h15 sáng 29-12-72.
17. ĐỖ THỊ TỪ. Tư thế người Dục Tú / Đỗ Thị Từ // Hà nội mới, 1972. -
6 tháng 1, tr.2
8
18. Đông Anh căm thù, Đông Anh quyết thắng // Hà Nội mới, 1972. - 19
tháng 7, tr.1+4
Tường thuật về trận ném bom hồi 9g30 sáng 18/7/1972 ở xã Uy Nỗ (Đông Anh).
19. Đông Anh với nghìn năm Thăng Long - Hà Nội / Bùi Xuân Đính,
Nguyễn Khả Hùng, Nguyễn Văn Quang... - H.: Nxb. Hà Nội, 2010. - 739tr.:
minh họa ; 24cm.
ĐTTS ghi: Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Đông Anh
Giới thiệu tổng thể về truyền thống lịch sử - văn hóa và truyền thống cách
mạng của huyện Đông Anh trong hơn hai nghìn năm dựng nước và giữ nước từ
thời đại các vua Hùng, trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, các triều đại phong
kiến và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đến những năm đổi thay
toàn diện của công cuộc đổi mới bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng; trong mối
quan hệ với Thăng Long - Hà Nội.
VV10.15859 VV10.15860
(TVQG)
20. Etude histoirque et archeologique sur Co_loa. - [Kn] : [Kxd], 19??. -
114p. ; 21cm
Đoàn nghiên cứu Dumoutier về Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Tài liệu nghiên cứu
về lịch sử và khảo cổ vùng Cổ loa, kinh đô nước Âu Lạc, có kèm theo các sắc
phong, văn bia bằng chữ Hán.
NVL50
21. Hà Nội cổ 1000 năm đấu tranh giành lại nước : Phần thứ ba. - H. :
[Knxb], 1975. - 319tr. ; 19cm
Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng đất nước, các nhân vật và
các sự tích, các di tích lịch sử, tình hình xã hội... của Hà Nội thời dựng nước và
qua các triều đại Hai Bà Trưng, thời tiền Lý, thời Bố cái Đại vương, thời Lý đời
Trần. Những nét sinh hoạt văn hóa ở Thăng Long thời Lý Trần. Có một bài viết
về Chu Văn An. Lịch sử Thăng Long trong hai thế kỷ XIII và XIV.
HVV75
22. HIỀN PHƯƠNG. Đảng bộ huyện Đông Anh: Một nhiệm kỳ nhiều nỗ
lực và thành công. / Hiền Phương // Hà Nội mới, 2015. - 9 tháng 7, Tr.3
9
Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Huyện uỷ Đông Anh luôn coi trọng công tác
đổi mới phương thức lãnh đạo, phát huy sức mạnh hệ thống chính trị và nhân
dân trong huyện, tranh thủ thời cơ, nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ huyện lần thứ XXVII đề ra. Những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua là
động lực để toàn Đảng bộ vững tin thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong
nhiệm kỳ mới.
23. HOÀNG VĂN KHOÁN. Cổ Loa - Trung tâm hội tụ văn minh sông
Hồng / Hoàng Văn Khoán: chủ biên. - H.: Văn hóa thông tin, 2002. - 501tr. ;
21cm.
Giới thiệu vị trí địa lý, quá trình hình thành phát triển của mảnh đất Cổ
Loa, nơi được xem là trung tâm hội tụ văn minh sông Hồng. Nội dung gồm 3
phần: Cổ Loa lịch sử; Đời sống của cư dân Cổ Loa; Cổ Loa trung tâm hội tụ
văn minh sông Hồng.
HVL997 998
24. HOÀNG XUÂN HIẾN. Nét đẹp Tàm Xá / Hoàng Xuân Hiến // Hà
Nội ngày nay, 2014. - Số 110, 15 tháng 9, tr.13
Tàm Xá còn có tên Nôm là Vườn Vải, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội hình
thành từ thời Hùng Vương. Về những sự tích, sự kiện lịch sử phản ánh cuộc
sống kiên cường của người dân về chống thiên tai, chống tham quan và chống
giặc ngoại xâm của người dân Tàm Xá
25. LÂM OANH. Đông Anh đô thị cửa ngõ kết nối Hà Nội / Lâm Oanh //
Người Hà Nội cuối tuần, 2016.- Số 42 + 43. - Tr.20
Hoài niệm về một huyện Đông Anh xưa và quá trình 140 năm hình thành
và phát triển. Huyện Đông Anh được thành lập trên cơ sở các làng, xã của 3
huyện: Đông Ngàn - phủ Từ Sơn, Kim Anh - phủ Bắc Hà tỉnh Bắc Ninh, Yên
Lãng – phủ Tam Đới tỉnh Sơn Tây. Mảnh đất 2 lần được lựa chọn là kinh đô của
nước Việt nơi có nhiều danh nhân, khoa bảng, vinh dự được 6 lần đón Bác Hồ
về thăm đã phát huy hào khí của Cổ Loa, Mê Linh, Vạn Xuân, Thăng Long, chủ
động sáng tạo vượt qua khó khăn để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp,
văn minh, đã vinh dự đón Huân chương Lao động hạng nhì của Đảng và nhà nước.
26. LÊ KHẮC HI. Kim Anh huyện địa dư chí: bản viết tay / Lê Khắc Hi .
- [Kn]: [Kxđ], 1910. - 38tr. ; 28,5 x 15,5cm
Địa lí huyện Kim Anh (Vĩnh Phú); gồm tên gọi qua các đời, các phần đất
chia nhập qua các đời, thành trì, đường sá, đê điều, sông núi, cổ tích, nhân vật,
10
thổ sản, kĩ nghệ, quan lại, phỉ ngụy (Kim Anh là nơi có nhiều cuộc nổi dậy
chống chính quyền phong kiến,Tự Đức từng gọi đây là "ổ giặc". Tác giả cũng
ghi rõ diên cách của một số tổng, xã và thôn như tổng Phù Lỗ, tổng Ninh Bắc,
xã Song Mai... Trong đó, về tổng Phù Lỗ, trong năm Tự Đức, tách 5 xã thành
lập tổng Xuân Nộn sáp nhập vào huyện Đông Anh.
A.841
(VNCHN)
27. Lịch sử 40 năm đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thụy
Lâm (1945 - 1985). - H. : [Knxb], 1987. - 212tr.: ảnh ; 19cm
HVV1049
28. Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đại Mạch (1930 -
2015)/ Nguyễn Văn Chồi, Vương Xuân Đắc, Nguyễn Văn Thưởng...: biên soạn.
- H.: Hồng Đức, 2017. - 344 tr., 32tr. ảnh: bảng ; 21cm
ĐTTS ghi: Đảng bộ huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ban Chấp hành
Đảng bộ xã Đại Mạch.
Phụ lục: tr.305 - 335. - Thư mục: tr. 336 - 337
Giới thiệu khái quát vùng đất, con người xã Đại Mạch (Đông Anh, Hà
Nội). Tìm hiểu về lịch sử Đảng bộ xã Đại Mạch (1930 - 2015) qua các thời kỳ;
Đấu tranh giành chính quyền; kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược;
phục hồi, cải tạo kinh tế - xã hội; chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ;
xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
TVQG
29. Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tiên Dương (1930 -
2014)/ Nguyễn Thị Tám, Trần Đình Dân, Lê Quang Hiếu...H.: Nxb. Hà Nội,
2015. - 375tr.: ảnh màu, bảng ; 21cm
ĐTTS ghi: Đảng bộ huyện Đông Anh. Ban chấp hành Đảng bộ xã Tiên
Dương.
Phụ lục: tr.293-370. - Thư mục: tr. 371-372
Khái quát về vùng đất và con người xã Tiên Dương, huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội. Lịch sử cách mạng qua các thời kỳ đấu tranh giành chính
quyền và kháng chiến chống Pháp (1930-1954); Cách mạng XHCN, kháng
11
chiến chống Mỹ (1954-1975); xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau thống nhất (1975-
1985); thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng (1986-2014) .
VV15.08845 VV15.08846
(TVQG)
30. Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Uy Nỗ (1930 - 2013)
/ Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Thị Sử, Nguyễn Thị Dơn...: biên soạn. - H.: Nxb
Hà Nội, 2014. - 367tr. ; 21cm.
ĐTTS ghi: Huyện ủy Đông Anh. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Uy Nỗ.
Giới thiệu vùng đất, con người và truyền thống lịch sử văn hóa xã Uy Nỗ,
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Cuộc vận động cách mạng, đấu tranh
giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1930 - 1945); cách
mạng xã hội chủ nghĩa và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975); khôi
phục và phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc (1975 - 1985); thực hiện
công cuộc đổi mới của Đảng, xây dựng và phát triển quê hương (1986 - 2013).
VV14.08357 VV14.08356
(TVQG)
31. Lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân huyện Đông Anh : 1930 -
2005. - H. : Nxb.Hà Nội, 2005. - 293tr. ; 21cm
Tên huyện Đông Anh có từ 10/3/1903, thuộc huyện Đông Ngàn trấn Kinh
Bắc cũ. Huyện có diện tích 182,3 km2 với 263.000 người (số liệu thống kê năm
2000). Sách ghi lại những chặng đường vẻ vang của nhân huyện Đông Anh từ
cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp & Đế quốc
Mỹ, đến những năm đổi mới.
HVL1636 1714
32. Lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân xã Bắc Hồng (1945 - 2010) /
Dương Tuấn Hồng: chủ biên. - H.: Lao động, 2010. - 215tr. ; 21cm
ĐTTS ghi: Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban chấp hành Đảng bộ xã Bắc
Hồng.
Giới thiệu vài nét về mảnh đất và con người Cẩm Đình trước Cách mạng
tháng Tám 1945. Lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân xã trong đấu tranh
12
giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 -
1954), xây dựng và đấu tranh thống nhất nước nhà (1955 - 1975), xây dựng chủ
nghĩa xã hội và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1976 - 2010).
VV10.17995 VV10.17996
(TVQG)
33. Lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân xã Hải Bối (1930 - 2013) /
Đỗ Thị Nga, Nguyễn Thị Dơn, Nguyễn Huy Thắm...: biên soạn. - H.: Nxb. Hà
Nội, 2013. - 371tr. ; 21cm
ĐTTS ghi: Đảng bộ huyện Đông Anh. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hải Bối.
Khái quát quá trình hình thành vùng đất, con người xã Hải Bối và phong
trào cách mạng của nhân dân xã qua các giai đoạn từ khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong công cuộc khôi
phục kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, cùng cae nước xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
thực hiện đường lối đổi mới.
VV13.12445 VV13.444
(TVQG)
34. Lịch sử công an huyện Đông Anh (1945 - 2015)/Đinh Văn Khéo,
Nguyễn Thị Dơn, Khang Sao Sáng...: biên soạn. - H. : Nxb.Hà Nội, 2015. -
292tr. ; 21cm
Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của công an huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội qua các thời kì kháng chiến chống Pháp, kháng chiến
chống Mỹ, trong công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã
hội, thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
VV15.16107 VV15.16108
(TVQG)
35. Lịch sử công đoàn huyện Đông Anh (1945 - 2013) / Phan Thanh Dũng.
Nguyễn Thị Dơn, Nguyễn Thị Thu Phương... - H.: Nxb. Hà Nội, 2014. - 252tr. ;
21cm
ĐTTS ghi: Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội. Liên đoàn Lao động
huyện Đông Anh.
Giới thiệu về lịch sử và truyền thống của đội ngũ công nhân, viên chức,
người lao động và tổ chức công đoàn huyện Đông Anh qua các thời kỳ xây dựng
13
và trưởng thành.
VV14.13711 VV14.13712
(TVQG)
36. Lịch sử phụ nữ huyện Đông Anh (1930 - 2016) / Nguyễn Thị Mỹ Linh,
Nguyễn Thị Dơn, Đặng Giang Sơn... - H.: Nxb. Hà Nội, 2016. - 367tr.: minh
họa ; 21cm
Giới thiệu về lịch sử phong trào phụ nữ huyện Đông Anh qua các thời kỳ:
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, thời kỳ xây dựng bảo vệ chính quyền
cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thời kỳ xây dựng
miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam (1954 - 1975)...
VV16.15804 VV16.15805
(TVQG)
37. Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã
Nam Hồng (1945 - 2010) / Trần Văn Cường, Nguyễn Tiến Dương, Nguyễn Tiến
Đức... - H.: Chính trị Hành chính, 2012. - 323tr., 19tr. ảnh: hình vẽ, bảng ;
21cm.
Giới thiệu điều kiện tự nhiên, con người và truyền thống văn hóa của xã
Nam Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đảng bộ xã lãnh đạo quá trình
đấu tranh vũ trang, phát triển sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
VV13.02479 VV13.02480
(TVQG)
38. 55 năm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đông Anh xây dựng và trưởng
thành (1961 - 2016)/ Trần Đình Nam, Lê Văn Oanh, Tô Văn Oanh...: biên soạn.
- H. : nxb. Hà Nội, 2017. - 106 tr.: ảnh, bảng ; 25cm
ĐTTS ghi: Huyện ủy Đông Anh. Ủy ban Kiểm tra
Thư mục: tr. 105
Giới thiệu quá trình xây dựng và trưởng thành của Ủy ban Kiểm tra Huyện
ủy Đông Anh (Hà Nội) qua các thời kỳ (1961 - 2016) kèm theo danh sách và
hình ảnh các đồng chí trong ban thường trực huyện ủy, lãnh đạo, ủy viên, cán
bộ Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy qua các thời kỳ.
VV17.20966 VV17.20967
(TVQG)
14
39. NGÔ ĐỨC THỌ. Đồng Khánh địa dư chí/ Ngô Đức Thọ, Nguyễn
Văn Nguyên, Philippe Papin, . - H. : Thế giới. - 32cm
T. 3 . - 2003. - 300tr.
Gồm bản đồ nước Việt Nam và bản đồ các huyện, phủ, tỉnh sắp xếp theo
đơn vị địa lý từ Hà Nội đến Thừa Thiên.
HVL1056
40. NGÔ ĐỨC THỌ. Đồng Khánh địa dư chí/ Ngô Đức Thọ, Nguyễn
Văn Nguyên, Philippe Papin . - H. : Thế giới . - 32cm
T. 1 . - 2003. - 1044tr.
Địa lý các tỉnh trong cả nước thời Đồng Khánh (1886-1888) Mỗi tỉnh gồm
các mục: vị trí, giới hạn, số huyện, tổng, xã, thôn, phường, số đinh, binh lính,
ruộng đất, thuế khóa, phong tục, thổ sản, khí hậu, núi sông, đường sá, đồn lũy,
đền miếu, cổ tích, kỹ nghệ. Trong đó có Bắc Ninh (bao gồm Đông Anh ngày nay).
HVL1054
41. NGÔ VĂN PHÚ. Lửa tháng chạp : Phóng sự / Ngô Văn Phú // Văn
nghệ, 1972. - số 481, tr.6+7
Phóng sự về xã Uy Nỗ bị 3 vệt bom B52, về một trận bắn B52 và bắt giặc
lái của Hà Nội và Vĩnh Phú.
42. NGÔ VĨNH BÌNH. Một vùng quê hiếu học / Ngô Vĩnh Bình // Hà Nội
mới, 2001. - 4 tháng 7, tr.1+2
Đông Anh là một trong năm huyện ngoại thành Hà Nội, vốn xưa là đất
thuộc huyện Đông Ngàn có từ đời Trần, huyện Đông Anh có từ đời Nguyễn.
Đông Anh có tên chính thức từ năm 1876. Đông Anh là mảnh đất văn hiến với
nhiều di tích lịch sử nổi tiếng (Cổ Loa, đền Sái, địa đạo Nam Hồng...), nhiều
làng nghề (chạm khảm làng Ông, quạt chổi Lê Xá...), nhiều làng văn hoá dân
gian truyền thống (rối nước Đào Thục, ả đào Lỗ Khê...). Thời phong kiến, Đông
Anh là mảnh đất đứng đầu cả nước về số người đỗ đạt. Nhiều dòng họ đỗ đạt,
rạng danh đất Đông Anh như họ Nguyễn(Vân Điềm, họ Chu Kẻ Dộc (Dục Tú)...
43. NGUYỄN BẮC. Trở lại Uy Nỗ / Nguyễn Bắc // Hà Nội mới, 1973. -
18 tháng 12, tr.2+2ảnh
15
44. NGUYỄN ĐỨC THÀ. Huyện Đông Anh đón nhận danh hiệu đơn vị
anh hùng / Nguyễn Đức Thà // Hà Nội mới, 2001. - 30 tháng 8, tr.1+3
45. NGUYÊN HOA. Kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên
Phủ trên không" (12/1972 - 12/2012): Nơi "bão lửa" đi qua / Nguyên Hoa // Hà
Nội mới, 2012. - 24 tháng 11, tr.3
Ngoài các cơ quan của huyện Đông Anh, trên địa bàn xã Uy Nỗ còn có
hàng chục cơ quan, xí nghiệp của trung ương và Hà Nội. Bởi vậy không quân
Mỹ xác định là một trọng điểm đánh phá trong những năm chiến tranh phá hoại
miền Bắc và đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội. Hồi ức
của người dân Uy Nỗ về những năm tháng cùng nhân dân Thủ đô chống trả
những trận bom B52 của đế quốc Mỹ.
46. NGUYỄN HỮU KIM. Thụy Lâm - Truyền thống lịch sử văn hóa và
cách mạng / Nguyễn Hữu Kim: chủ biện; Đào Công Tạo, Bùi Xuân Đính: biên
soạn. - H.: Nxb. Hà Nội, 2016. - 415tr. ; 21cm
ĐTTS ghi: Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đảng ủy - HĐND xã
Thụy Lâm
Giới thiệu vùng đất, con người và truyền thống lịch sử cách mạng xã Thụy
Lâm (huyện Đông Anh, Hà Nội); Đóng góp của cán bộ và nhân dân trong các
cuộc kháng chiến và những đổi thay của vùng đất này từ hòa bình lập lại đến nay.
VV17.08903 VV17.08904
(TVQG)
47. NGUYỄN PHÚ SƠN. Lại Đà xưa và nay / Nguyễn Phú Sơn. - H. : Lao
động, 2004. - 211tr.: ảnh minh hoạ ; 19cm
Địa lý, kiến trúc, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị làng Lại Đà. Phần phụ
lục: thần phả thành hoàng, thánh mẫu, đạo sắc phong, hương ước, quy ước,
bảng vàng Tổ quốc ghi công...
HVV3854 3855
48. P.V. Đông Anh đón nhận danh hiệu anh hùng LLVT thêm nguồn năng
lượng mới cho tiến tŕnh đô thị hoá / P.V // Kinh tế & đô thị, 2001. - số 555, tr.3
16
49. PHẠM CƯƠNG. Revolution in the village Nam Hong 1945 - 1975 /
Phạm Cương, Nguyễn Văn Ba . - H. : Ngoại ngữ, 1976. - 119tr. ; 18cm
HAV03
50. PHẠM ĐÌNH HỔ. Càn khôn nhất lãm: xem lướt đất trời / Phạm Đình
Hổ. - H. - 88 tờ; 30cm
Sách bản đồ vẽ tay, tên soạn giả ghi trên sách: Đông Dã tiều (biệt hiệu của
Phạm Đình Hổ. Địa lý Việt Nam và địa lí một số nước trong khu vực: Địa lí các
tỉnh Việt Nam; Bản đồ đường đi từ Thăng Long đến Vân Nam, Quảng Đông
Quảng Tây và Chiêm Thành; Bản đồ toàn quốc; Bản đồ Thăng Long và bản đồ
13 thừa tuyên thời Hồng Đức; Bản đồ tỉnh Cao Bằng; Bản đồ Xiêm La, Miến
Điện, Ai Lao, Cao Miên gồm nui, sông, biển, đường thuỷ, đường bộ, độ dài các
cung đường; Bản đồ sông ngòi, đê điều ở miền Bắc Việt Nam. Nột số thơ chữ
Hán của Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh, Đỗ Nhuận. Hình thế địa cầu và
địa lí Trung Quốc. Nội dung chính tờ 1: An Nam tổng đồ. Tờ 1b: Vĩnh Lạc An
Nam nội thuộc đồ (Bản đồ An Nam năm Vĩnh Lạc thời thuộc Minh) với các địa
danh Thọ Xương, Phụng Thiên, Tây Hồ, Quảng Đức, Từ Liêm, Đan Phượng,
Gia Lâm, Yên Lãng, Kim Hoa, Đông Anh...
A.414
(VNCHN)
51. PHẠM THANH. Bên chân thành Cổ Loa / Phạm Thanh // Hà Nội mới,
1973. - 20 tháng12, tr.2
"Mục Hà Nội của chúng ta" kể chuyện 12 ngày đánh B52.
52. PHẠM THỊ KIM THANH. Lửa sáng từ địa đạo Nam Hồng / Phạm
Thị Kim Thanh // An ninh thủ đô, 2007. - 20 tháng 7; tr.8+9
Truyền thống đấu tranh anh dũng của xã Nam Hồng (huyện Đông Anh, Hà
Nội). Trong hai cuộc kháng chiến, xã Nam Hồng có 247 liệt sĩ, 80 thương binh,
10 bà mẹ Việt Nam anh hùng.
53. PHẠM VĂN KỈNH. Về thời kỳ An Dương Vương và thành Cổ Loa /
Phạm Văn Kỉnh // Khảo cổ học, 1969. - số 3+4, tr.128
17
54. PHAN HUY CHÚ. Hoàng Việt địa dư chí / Phan Huy Chú ; Phan
Đăng : dịch . - Thuận Hoá : Nxb.Thuận Hoá, 1997. - 428tr. ; 21cm
Viết về địa dư dưới thời Nguyễn chép theo lối cổ, tức là chép theo từng
đơn vị hành chính trong từng vùng thì mô tả về sông núi, danh thắng, cổ tích,
vật sản, nhân vật, phong tục, nghề nghiệp... có trích dẫn những bài thơ hay,
những chiếu dụ quan trọng cuả nhà vua hay những chuyện cũ về các sự tích...
VL13127 - 13128
55. PHAN HUY CHÚ. Hoàng Việt địa dư chí : Bản phô tô, sách chép tay
chữ Hán / Phan Huy Chú . - [Kn] : [Kxđ], 1833. - 220tr. ; 24cm
Địa lí Việt Nam thời Nguyễn, gồm các trấn Thuận Hoá (Thừa Thiên,
Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi), Biên Hoà, Hà tiên, Phiên
An, Vĩnh Thanh, Định Tường, Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hải
Dương, Quản Yên, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh
Hoá và Nghệ An. Mỗi trấn đều có ghi vị trí, giới hạn thổ sản dân sinh, núi sông,
danh thắng, phong tục, di tích, số phủ, châu, huyện của từng trấn, tên đất thay
đổi qua các đời... Thơ đề vinh ở các nơi danh thắng hoặc di tích lịch sử như bến
Chương Dương, động Từ Thức, núi Tuyết Sơn...
HHN000755
56. PHAN THỊ THANH NHÀN. Ghi chép ở Lỗ Khê / Phan Thị Thanh
Nhàn // Nhân dân, 1973. - 15 tháng 1, tr.2
Lên án tội ác giặc Mỹ đã gây ra ở thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà Đông Anh.
57. Phát hiện Cổ Loa 1982. - H. : [knbx], 1982. - 159tr.: ảnh ; 19cm
Những hiện vật được phát hiện ở gò Mả Tre - Cổ Loa 1982: trống đồng, vũ
khí, công cụ, đồ dùng. Những bài viết phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng của
những hiện vật trên đối với công tác nghiên cứu nền văn minh sông Hồng, một
lịch sử Cổ Loa trước Âu lạc. Những bài viết về trống đồng Cổ Loa.
HVV484
58. QUANG HẢI. Nghìn đời sau Cổ Loa không quên thù này! / Quang Hải
// Hà Nội mới, 1973. - 12 tháng 1, tr.2
Cổ Loa một HTX có 5 xóm với 504 hộ và 2312 người,26-12 Mỹ đã ném
bom B52 xuống vùng này. Căm thù biến thành hành động, người Cổ Loa chiến
18
đấu giỏi, sản xuất giỏi.
59. Quyết định số 173/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 13-10-
1982 về việc phân vạch địa giới một số phường và thị trấn thuộc thành phố Hà Nội.
Trong đó quyết định thành lập thị trấn Đông Anh. Thị trấn Đông Anh có
diện tích là 797,2 héc ta gồm đất của 4 xã Xuân Nội, Nguyên Khê, Tiên Dương
và Uy Nỗ. Địa giới của thị trấn Đông Anh ở phía đông giáp xã Việt Hùng và xã
Xuân Nội phía tây giáp xã Nguyên Khê và xã Tiên Dương, phía nam giáp xã Uy
Nỗ, phía bắc giáp xã Nguyên Khê và xã Xuân Nội.
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-173-
HDBT-phan-vach-dia-gioi-phuong-va-thi-tran-thanh-pho-Ha-Noi-43981.aspx
60. QUỐC VINH. Những đảng viên Cường Nỗ qua một đêm B52 / Quốc
Vinh // Nhân dân, 1972. - 24 tháng 12, tr.3
Cương Nỗ là một xã của huyện Đông Anh (Hà Nội) bị đánh phá 3 đợt liền
đêm 18-12.
61. QUỲNH VÂN. Công an Hà Nội với chiến thắng "Điện Biên Phủ trên
không" / Quỳnh Vân // An ninh thủ đô, 2012. - Số 3697, 19 tháng 12, tr.16
Trong kháng chiến cách mạng, các chiến sĩ Phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Lộc Hà (Đông Anh, Hà Nội) đã trực tiếp cứu hàng trăm vụ cháy, sơ tán, bảo vệ
khối lượnglớn hàng hoá, vật tư, súng đạn, lương thực, xăng dầu, tính mạng và
tài sản của nhân dân. Trong suốt 12 ngày đêm, các chiến sĩ PCCC Lộc Hà đã
tham gia dập lửa trong vụ cháy tàu chở đạn tại gia Yên Viên, Việt Hùng, Liên
Hà, Uy Nỗ.... Đặc biệt, với tinh thần chiến đấu quên mình, quyết tâm bảo vệ đến
cùng đội đã cứu chữa thành công kho xăng Đức Giang. Đội đã được Nhà nước
phong tặng Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
62. Sơ lược lịch sử xã Anh Dũng huyện Đông Anh. - H. : Sở Văn hóa,
1965. - 19tr. ; 25cm
HVL99
63. TẤT THẮNG. Cường Nỗ: Lửa căm thù bùng cháy / Tất Thắng // Quân
đội nhân dân, 1972. - tháng, tr.3
Xã Cường Nỗ thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.
19
64. TẤT THẮNG. Đông Anh: Pháo đài phía Bắc thủ đô / Tất Thắng //
Quân đội nhân dân, 1972. - tháng, tr.3
65. Thành Cổ Loa và rùa thần / Nam Ninh: sưu tầm và biên soạn // Người
Hà Nội, 2011. - Số 103, 17 tháng 12, tr.28 - 29
Thời kì Hùng Vương đã được khẳng định là có thật, thời kì An Dương
Vương cũng có thật (trên cơ sở những khai quật). Thể kỉ XIV nước ta sử sách
nói nhiều về AnDương Vương, thể kỉ XV xuất hiện tên Loa Thành. Sự thật chứng
minh An Dương Vương là người Việt xưa và là người xây thành ốc này. Cái tên
Loa Thành xuất hiện từ thể kỉ XV. Thành Cổ Loa được xây bằng đất, thành có
ba vòng. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km. Công trình cổ loa đồ sộ, trong
khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu. Vì thế việc xây dựng thành Cổ
Loa khó khăn. Nhưng cuối cùng thành vẫn đứng vững.
66. Thiên nam ngữ lục : Diễn ca lịch sử. Tác phẩm Nôm cổ, thế kỷ 17 /
Nguyễn Lương Ngọc, Đinh Gia Khánh: phiên âm, chú thích, giới thiệu. - H. :
Văn hóa. - 24cm
T.1. - 1958. - 130tr
Thục kỷ - An Dương vương
VV000896 - 000954
67. Thời đại Hùng Vương : Lịch sử - Kinh tế - Chính trị - Văn hóa - Xã
hội. - H. : Khoa học xã hội, 1973. - 271tr. ; 19cm
Tình hình địa lý, dân cư, trạng thái kinh tế, thể chế chính trị, xã hội, đời
sống văn hóa của nước Âu Lạc của An Dương Vương.
HVV881
68. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Hà Nội thời dựng nước / Trần Quốc Vượng //
Hà Nội mới, 1973. - 14 tháng 1, tr.2
Giới thiệu lịch sử thành Cổ Loa từ thế kỷ 3 trước Công nguyên
69. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Hà Nội thời dựng nước / Trần Quốc Vượng //
Hà Nội mới, 1973. - số 1551, 21 tháng 1, tr.2
Viết về những thời kỳ dựng thành và giữ thành Cổ Loa
20
70. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Hà Nội thời dựng nước: ông Lỗ hay tướng
quân Cao Lỗ / Trần Quốc Vượng // Hà Nội mới, 1973. - số 1570, 12 tháng 2, tr.3
Giới thiệu về lịch sử thời kỳ giữ thành Cổ Loa của tướng quân Cao Lỗ
trong triều đình Âu Lạc.
71. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Hà Nội thời dựng nước: Ông Nồi / Trần
Quốc Vượng // Hà Nội mới, 1973. - 20 tháng 2, tr.3
Lịch sử đền thờ Ông Nồi-xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh-Hà Nội
72. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử / Trần Quốc
Vượng. - H. : Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội, 1970. - 97tr.: ảnh ; 19cm
Giới thiệu khái quát về địa dư và Thành Cổ Loa. Lịch sử của Cổ Loa trước
thời An Dương Vương dưới thời các vua Hùng: Truyền thuyết ông Gióng với
những cổ vật tìm được. Lịch sử và truyền thuyết dòng họ Thục. Cổ Loa trong
thời An Dương Vương Thục Phán. Lịch sử và truyền thuyết về quá trình xây
dựng thành Cổ Loa.
HVV139 745
73. TRẦN TRÍ DÕI. Tiếp tục tìm hiểu về xuất xứ và ý nghĩa địa danh Cổ
Loa qua cách giải thích địa danh này của Giáo sư Đào Duy Anh / Trần Trí Dõi //
Ngôn ngữ, 2005. - Số 11, tr.21-27
Phân tích, lý giải cách giải thích chưa thật hợp lý địa danh Cổ Loa chuyển
đổi từ tên Nôm ra Hán Việt của Giáo sư Đào Duy Anh.
74. TRIỆU DƯƠNG. Nơi đầu tiên "Rồng lửa" hạ gục "pháo đài bay"/
Triệu Dương // Hà Nội mới, 2012. - 13 tháng 12, tr.8
Xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội là nơi đầu tiên B52 bị bắn hạ trong trận
chiến 12 ngày đêm. Tượng đài Chiến thắng B52 được dựng tại xã Phù Lỗ, Đông
Anh, Hà Nội.
75. Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Đông Anh
(1930 - 1954) : Sơ thảo. - H. : [Knxb], 1984. - 91tr. ; 19cm
Khái quát vị trí địa lý huyện Đông Anh. Tình hình chính trị, xã hội của
21
huyện 1930 - 1945. Tình hình diễn biến cách mạng từ khi Đảng ra đời đến Cách
Mạng tháng 8 - 1945. Quá trình xây dựng và giữ vững chính quyền và cuộc
kháng chiến toàn dân, toàn diện lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược tại
Đông Anh. Những bài học chủ yếu rút ra trong quá trình chiến đấu lâu dài.
HVV588
76. TRƯƠNG HOÀNG CHÂU. Chung quanh vấn đề tòa thành đất cổ trên
đất Cổ Loa / Trương Hoàng Châu // Nghiên cứu lịch sử, 1969. - số 129, tr.26-41
77. TRƯƠNG HỮU NGÀ. Những người diệt lửa / Trương Hữu Ngà // Hà
Nội mới, 1973. - 29 tháng 12, tr.2
Chiến công của các chiến sĩ chữa cháy Lộc Hà (Đông Anh).
78. Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ
2015-2020. - H.: Nxb. Hà Nội, 2015. - 183tr., 11tr. ảnh màu: bảng ; 19cm
Giới thiệu các văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh lần thứ XXVIII,
nhiệm kỳ 2015 - 2010. Chân dung Bí thư, Phó Bí thư, ủy viên Ban thường vụ
huyện ủy và danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020.
79. Vấn đề An Dương Vương Thục Phán và nước Âu Lạc // Nghiên cứu
lịch sử, 1968. - số 107, tr.25
80. VÂN QUẾ. Theo dấu chân người Việt cổ 3500 năm trước : Khai quật
khu di chỉ Đình chùa - Đông Anh Hà Nội / Vân Quế // An ninh thủ đô, 2003. -
Số 1108, 18 tháng 11, tr.9
Văn phòng Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long - Hà Nội phối hợp cùng
trường Đại học KHXH và NV - Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành khai quật
khu di chỉ Đình chiều Đông Anh Hà Nội. Tổng diện tích khai quật và giám sát
đợt I là 132m2 kết quả cho thấy đây là di tích thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên
với những cấu trúc khá đặc biệt. Tổng diện tích khai quật đợt II là 170m qua
khai quật thu được nhiều hiện vật thuộc sơ kỳ đồng thau cùng những vật dụng
trang sức khác có niên đại cách đây 3500 năm. Theo ông Nguyễn Khiêu (Chủ trì
khai quật) đây có thể là một nghĩa trang cổ, có thể là loại hình mộ tnág được
xác định trong văn hóa Phùng Nguyên.
22
81. VIỆT NAM, DCCH. Hội đồng Chính phủ. Quyết định số 78-CP chia
các khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố Hà Nội// Website Thư viện
pháp luật
Quyết định số 78-CP ngày 31/ 5/ 1961 về việc chia các khu vực nội thành
và ngoại thành của Thành phố Hà Nội thành 4 khu phố và 4 huyện ngoại thành.
Trong đó, huyện Đông Anh bao gồm 16 xã cũ của huyện Đông Anh, một số đơn
vị đất đai và dân cư thuộc huyện Yên Lãng và Kim Anh (tỉnh Vĩnh Phúc), huyện
Từ Sơn và Gia Lâm (tỉnh Bắc Ninh), phân chia, sắp xếp lại tên gọi và địa giới
hành chính của một số xã. Từ đây, huyện Đông Anh chính thức trở thành đơn vị
hành chính của thành phố Hà Nội.
http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-78-CP-chia-khu-
vuc-noi-ngoai-thanh-thanh-pho-Ha-Noi-vb20286t17.aspx
82. VIỆT NAM, DCCH. Quốc hội. Nghị quyết về việc mở rộng thành phố
Hà Nội // Website Thư viện pháp luật
Ngày 20/ 4/ 1961, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn
việc mở rộng thành phố Hà Nội và sát nhập vào thành phố Hà Nội một số khu
vực thuộc các tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Trong đó Đông
Anh là 1 trong 4 huyện ngoại thành Hà Nội, gồm 23 xã...
http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-Quyet-mo-rong-thanh-
pho-Ha-Noi-vb42689t13.aspx
83. VƯƠNG KHẮC TĂNG. Đông Hội truyền thống lịch sử và cách mạng
/ Vương Khắc Tăng, Bùi Minh Đạo: Sưu tầm, biên soạn. - Tái bản lần thứ 1 có
nâng cao và bổ sung. - H.: Khoa học xã hội, 2010. - 339tr.: minh họa ; 21cm
ĐTTS ghi: Huyện ủy Đông Anh. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Đông Hội.
Giới thiệu đặc điểm và truyền thống xã Đông Hội (Đông Anh). Đông Hội
trong quá trình xây dựng cơ sở cách mạng và khởi nghĩa giành chính quyền
trong cách mạng tháng Tám 1945. Nhân dân Đông Hội kháng chiến chống
Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội và góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược. Đông Hội trong công cuộc đổi mới.
VV10.14707 VV10.14708
(TVQG)
23
II. DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
1. Lịch sử, kiến trúc, di vật
84. Báo cáo cụ thể về những mũi tên đồng tìm thấy ở miền Cổ Loa //
Nghiên cứu lịch sử, 1959. - số 8, tr.58
85. BÙI THANH HOA. Bộ phong sắc đình Hà Hương (Hà Nội) / Bùi
Thanh Hoa // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - tr. 655 -
656
Đình Hà Hương ở thôn Hà Hương, xã Liên Hà, huyện Đông Anh. Đình
được xây dựng từ lâu nhưng đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 19 bị tàn phá do quân
Cai Vàng. Đình được dựng lại vào năm 1878, Thờ Thiên Uy và Minh Uy - hai
anh em có nghề thuốc gia truyền đã chữa cho dân làng thoát khỏi bệnh hiểm
nghèo. Hiện nay ở đình Hà Hương, còn lưu giữ bộ sắc phong quý giá, gồm 55
đạo sắc phong cho hai vị thần, từ niên hiệu Đức Long đời vua Lê Thần Tông đến
niên hiệu Khải Định.
86. BÙI THIẾT. Thành Cổ Loa / Bùi Thiết. - H. : Thanh niên, 1996. -
tr.354-355
Thành nằm trên đất xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thành do An
Dương Vương xây vào năm 256 trước CN. Thành có 3 vòng thành tổng cộng 16
km. Trong khu vực thành còn nhiều di tích vật chất mấy ngàn năm qua. Thành là
kinh đô nước Âu Lạc thời An Dương Vương (257-206 trước CN), Lý Nam Đế
(570-602), Ngô Quyền (939-944).
87. CHÍ KIÊN. Thành Cổ Loa / Chí Kiên // Hà Nội mới, 1969. - 6 tháng 3,
tr.2
Giới thiệu lịch sử và truyền thống dân tộc vẻ vang của thành Cổ Loa.
88. Chùa Chài / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. -
H., 2011. - T.2. - tr. 386 - 387
Chùa Chài có tên chữ là Bạch Sam tự, thuộc thôn Võng La, xã Võng La,
Đông Anh. Chùa Chài ra đời từ rất sớm. Các tấm bia đá thời Lê khẳng định
chùa sầm uất từ thế kỷ XVII – XVIII. Trong chùa có tượng thờ sư tổ Ngọc Động
Thánh Tổ từ trước thời Lê Dương Hòa. Chùa còn lưu giữ 15 tấm bia đá có niên
hiệu thời Lê từ năm Dương Hòa đến năm Vĩnh Hựu (từ 1638 đến 1736). Chùa
24
được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1996.
HVL3162
89. Chùa Cổ Loa / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 390
Chùa Cổ Loa có tên tự là Bảo Sơn tự. Chùa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông
Anh, Hà Nội. Chùa vẫn giữ được những bức cốn tứ linh thế kỷ XIX và 134 pho
tượng có giá trị đặt ở Hậu cung, Thiêu hương, Tiền tế, hành lang và nhà Mẫu.
Chùa vẫn giữ được 5 bia từ thế kỷ XVII – XIX, 2 chuông đồng Gia Long 2
(1803)… Chùa được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1993 .
HVL3162
90. Chùa Dục Tú / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 402 - 403
Chùa có tên chữ là Tiên Cảnh tự, ở thôn Dục Tú, xã Dục Tú, huyện Đông
Anh. Đầu Công nguyên, thôn Dục Tú thuộc trang Đường An, sang thời Lê thuộc
tổng Cổ Loa, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, sang đầu thời
Nguyễn, Dục Tú nằm trong tổng Dục Tú, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn
Kinh Bắc. Chùa ra đời từ sớm, có thể là từ thế kỷ VIII - IX. Chùa đã qua nhiều
lần trùng tu và chuyển đổi địa điểm. Chùa còn giữ được một số di vật quý như
bia đá, chuông đồng được đúc năm Minh Mệnh 16 (1835). Chùa đượcBộ Văn
hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1995.
HVL3162
91. Chùa Hội Phụ / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 467 - 468
Chùa có tên chữ là A Phái tự, thuộc thôn Hội Phụ, xã Hội Phụ, Đông Anh.
Các cổ vật, đồ thờ của chùa có từ thế kỷ XVIII là cơ sở để đoán định chùa ra đời
từ thời kỳ này. Sau hòa bình, đất cũ của chùa được dành xây trường học, chùa
được chuyển về vị trí hiện nay. Chùa (và đình, đền) Hội Phụ đượcBộ Văn hóa
và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1996.
HVL3162
25
92. Chùa Lý Nhân / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 535
Chùa có tên chữ là Kim Tương tự hay là Kim Tướng tự, ở thôn Dục Tú, xã
Dục Tú, Đông Anh. Kiến trúc chùa nhỏ, gọn. Chùa có hơn 40 tượng Phật, Mẫu,
tượng Tổ có niên đại từ thế kỷ XVIII - XIX, đặc biệt là pho tượng Quan Âm Nam
Hải đứng với tư thế 46 tay. Chùa được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di
tích kiến trúc nghệ thuật năm 1995.
HVL3162
93. Chùa Mạch Tràng / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và
di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 540 - 541
Chùa Mạch Tràng có tên chữ là Linh Quang tự, hiện thuộc thôn Mạch
Tràng, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Về 2 giả thuyết lý giải tên gọi
Mạch Tràng. Chùa Mạch Tràng có khuôn viên rộng, lưu giữ nhiều di vật có giá
trị như: các bức điêu khắc đẹp, 10 bia đá cổ, 7 bức võng gỗ thiều châu được
chạm khắc tỉ mỉ, công phu. Chùa được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật
năm 1997 .
HVL3162
94. Chùa Xuân Canh / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 758 - 759
Chùa Xuân Canh còn có tên chữ là Quan Âm tự và tên địa danh là chùa
Thượng Lão, thuộc thôn Xuân Canh, xã Xuân Canh, Đông Anh. Chùa mang kiến
trúc của lần trùng tu năm Khải Định thứ 5 (1920. Chùa được Bộ Văn hóa và
Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2000.
HVL3162
95. Chùa Xuân Nộn / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 759 - 760
Chùa Xuân Nộn có tên chữ là Giao Quang tự, được đân địa phương gọi là
chùa Cả để phân biệt với chùa Con cùng làng. Chùa ở thôn Xuân Nộn, xã Xuân
Nộn, Đông Anh. Theo dân địa phương, chùa được xây dựng từ thời vua Lý
Thánh Tông (1054 - 1071) nhưng không còn tư liệu ghi chép nào được lưu lại về
thời gian dựng chùa. Chùa được trùng tu nhiều lần vào đời vua Cảnh Hưng và
thời Nguyễn. Ngoài thờ Phật, chùa thờ Mẫu Liễu Hạnh. Di vật của chùa còn giữ
26
được gồm 3 pho tượng Tam Thế, 18 pho tượng tròn, 3 tấm bia niên đại năm
1685 và 1783. Chùa được UBND thành phố xếp hạng di tích kiến trúc nghệ
thuật năm 1999.
HVL3162
96. Cổ Loa thành sự tích điền thổ sắc phong hợp biên : Bản phô tô, sách
chép tay chữ Hán. - 130tr. ; 21x29cm
Sự tích Thục An Dương Vương và thành Cổ Loa. Số ruộng thờ, 23 đạo sắc
phong, 9 đạo lệnh chỉ của vua chúa các triều.
HHN131
97. Cổ Loa và thời kỳ An Dương Vương // Hà Nội mới, 1969. - 2 tháng 11
98. Công nhận di tích lịch sử xã Liên Hà, Đông Anh và tu bổ di tích lịch sử
xã Thượng Thanh, Gia Lâm // Hà Nội mới, 1989. - 24 tháng 4
99. Di tích lịch sử Đền Sái. - H. : [Knxb], 1986. - 15tr. ; 19cm
Di tích lịch sử, thắng cảnh và huyền thoại về Đền Sái, núi Sái thuộc xã
Thụy Lâm, Đông Anh. Chùa Sái, đình Thụy Lôi: lịch sử kiến trúc, cổ vật, lễ hội
HVV583
100. DUMOUTIER, G.. Etude historique et archéologique sur Co Loa / G.
Dumoutier. - P. : Leroux, 1893. - 114p.
P.1: Lịch sử và khảo cổ về Cổ Loa. P.II: tài liệu về văn bia, nguyên bản và
bản dịch. P.III: các truyền thuyết thu thập ở Bắc Kỳ liên quan đến nhà Thục và
nước Văn Lang: Truyện thần Tản Viên, Phù Đổng thiên vương, hai chị em Tấm
Cám truyện Trầu Cau.
SN247, M3837
(TVQG)
101. DƯƠNG ĐÌNH TƯỜNG. Phát hiện và khai quật khảo cổ ở Đình
Chiến / Dương Đình Tường // Nông nghiệp Việt Nam, 2002. - 12 tháng 9, Số
170, tr.8
Cuộc khai quật tại vùng Lỗ Khê, Đông Anh đã thu hút nhiều hiện vật giá
27
trị, liên quan đến phong tục tập quán của dân cư vùng lúa nước. Dự đoán vùng
khai quật có thể là khu mộ lăng thuộc văn hoá Phùng Nguyên cách đây 3.500
đến 1100 năm. Những cổ vật tìm được ở Lỗ Khê có mối liên hệ hình thành kinh
đô Cổ Loa xưa, Hà Nội ngày nay. Hy vọng vào việc xác định một di sản văn hoá
khảo cổ học Phùng Nguyên nữa mang địa danh Đình Chiến, Lỗ Khê, Đông Anh,
Hà Nội.
102. DƯƠNG MINH. Thử nhận định về những mũi tên đồng phát hiện ở
Cổ loa / Dương Minh // Nghiên cứu lịch sử, 1960. - số 14, tháng 5, tr.41
103. Đại Nam nhất thống chí. - H. : Khoa học xã hội. - 19cm
T.4. - 1971. - 410tr
Núi Lan Kha: Tr.70, Núi Thất Diệu: Tr.71, Núi Trâu Sơn: Tr.73, Thành cũ
Cổ Loa: Tr.86
HVV563
104. Đền Cán Khê/ Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích.
- H., 2011. - T.1. - tr. 337 - 338
Đền Cán Khê thuộc thôn Cán Khê, xã Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội.
Đền có tên chữ là Chân Long từ nghĩa là Đền Chân Long. Đền được xây dựng
từ thời Lê. Đền lưu giữ được nhiều di vật quý có giá trị nghiên cứu sự tồn tại và
phát triển của đền. Đền thờ 3 vị: Cao Sơn đại vương, Đống Vĩnh đại vương, Lý
Phật Tử. Di tích được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn
hóa năm 2003.
HVL3155
105. Đền, chùa Tó / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 93 - 95
Đình, chùa Tó thuộc miền Oai Nỗ, xã Uy Nỗ, Đông Anh. Oai Nỗ là một
trong những địa danh gắn với câu chuyện nỏ thần giúp vua diệt giặc. Đền Tó
thờ An Dương Vương và Triệu Việt Vương làm thành hoàng làng, có lưu giữ
được thần phả về lai lịch và công tích của hai vị thành hoàng. Tấm bia đá có
niên hiệu Cảnh Thịnh 8 (1800) góp phần đoán định niên đại ra đời của đình.
Chùa Tó có tên Khánh Sơn tự. Ngoài thờ Phật, chùa phối thờ đức thánh Trần
28
Hưng Đạo. Đình và chùa Tó được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích
lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1999.
HVL3162
106. Đền Lê Xá / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. -
H., 2011. - T.1. - tr. 746 - 747
Đền Lê Xá thuộc thôn Lê Xá, xã Mai Lâm, Đông Anh. Đền thờ vợ chồng
Đào Kỳ và Phương Dung, hai vị tướng có công thời Hai Bà Trưng. Đền mang
phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX. Đền đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp
hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1992.
HVL3155
107. Đền Sái và hội rước vua / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh
thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 1094 - 1097
Đền Sái nằm trên ngọn núi có nhiều tên gọi: núi Sái, núi Vũ Đương, núi
Rùa Mẹ. Đền Sái là di tích gắn liền với việc vua Thục An Dương Vương xây
thành Cổ Loa. Tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên Trấn Vũ đã giúp vua xây
thành, An Vương Vương đã dựng đền ở núi Thất Diệu gọi là Đền Sái. Đây cũng
là nơi Huyền Thiên Trấn Vũ tu luyện và cũng gọi là Vũ Đương sơn. Vua Thục và
nhiều vị vua sau này hàng năm đến bái tế tại Đền. Phía đông đền, trên một ngọn
đồi nhỏ tên gọi Châu Lai có Đền Thượng thờ Cao Sơn đại vương là con của Lạc
Long Quân và Âu Cơ. Tại di tích Đền Sái duy trì một lễ hội tên gọi "Lễ hội rước
vua" tổ chức vào 11 tháng giêng hàng năm. Dân làng dự hội và rước lễ, đồng
thời cũng là người xem hội, do đó lễ hội có tính quần chúng rộng rãi. Đền được
Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1986.
HVL3155
108. Đình, chùa Cổ Miếu / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và
di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 362 - 363
Đình, chùa Cổ Miếu thuộc thôn Cổ Miếu, xã Thụy Lâm, Đông Anh. Cổ
Miếu còn có tên Râm Chợ, một trong bốn làng "râm" của làng Cổ Thư Lâm xưa.
Đình thờ Đông Hải Uy Linh đại vương, nguyên là thủy thần có công giúp nhà
Lý đánh giặc. Cạnh đình là đền Cổ Miếu thờ hai bà Ngọc Thanh và A Nguyệt
Nga công chúa, là các vị có công âm phù cho vua Trưng, vua Lý, vua Lê đánh
giặc. Dựa theo dấu tích còn lại thì đình có từ thời Lê. Chùa Cổ Miếu có tên chữ
29
là Lưu Khánh tự. Chùa còn lưu giữ được nhiều di vật quý như sắc phong, hoành
phi, câu đối, ngai thờ, bài bị từ thời Nguyễn. Đình được UBND thành phố Hà
Nội xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 2002.
HVL3155
109. Đình, chùa Đào Thục / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng
và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 435 - 437
Đình, chùa Đào Thục thuộc thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm, Đông Anh. Làng
Đào Thục xưa là trang Đào Xá, tổng Hương La, huyện Yên Phong, phủ Thuận
An, xứ Kinh Bắc, sau thuộc tổng Thư Lâm, huyện Đông Ngàn. Đình thờ đức
thánh Tam Giang - Đương Giang và Phi Nương hoàng hậu. Đình được xây
dựng cuối thế kỷ XVI - XVIII. Chùa Đào Thục có hệ thống tượng tròn tương đối
đầy đủ và đẹp. Cum di tích đượcBộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng năm 1995.
HVL3155
110. Đình, chùa Đông Trù / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng
và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 501 - 503
Đình Đông Trù thuộc thôn Đông Trù, xã Đông Hội, Đông Anh. Đông
Trù nằm vào vùng Tổng Cói hay Cối Giang, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn,
trấn Kinh Bắc xưa. Đình thờ thành hoàng làng là vợ chồng Đào Kỳ - Phương
Dung, hai vị tướng thời Hai Ba Trưng. Kiến trúc đình mang nét nghệ thuật thế
kỷ XVIII - XIX. Chùa Đông Trù có tên chữ là Quan Âm tự. Chùa có cây hương
đá làm từ năm Chính Hòa thứ 18 (1697), 1 chuông lớn đúc từ năm Cảnh Thịnh
thứ 8 (1800), Đình và chùa Đông Trù được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng
di tích năm 1995.
HVL3155
111. Đình, chùa Hương Trầm / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh
thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 653 - 654
Đình, chùa Hương Trầm thuộc thôn Hương Trầm, xã Thụy Lâm, Đông
Anh, Hà Nội. Hương Trầm còn có tên Râm Trầm, là một trong 4 làng Râm của
xã Thụy Hương. Đình Hương Trầm thờ Quý Minh đại vương, người có công
đánh giặc bảo vệ triều Hùng. Đình còn lưu giữ được nhiều di vật từ thời Lê đến
thời Nguyễn: 7 đạo sắc phong, cửa võng, án gian, kiệu bát cống... Chùa Hương
Trầm thờ Phật theo dòng Đại thừa, có kiến trúc đơn giản hơn các chùa khác.
30
Cụm di tích đượcBộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc
nghệ thuật năm 1993.
HVL3155
112. Đình, chùa, miếu Lại Đà / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh
thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 735 - 738
Đình, chùa, miếu Lại Đà ở thôn Lại Đà, xã Đông Hội, Đông Anh. Đình Lại
Đà thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền. Theo thần phả, đình được xây dựng sau năm
1276, lúc đầu gọi là đền, cuối thế kỷ XVIII chuyển thành đình. Ngôi đình hiện
nay được dựng vào năm 1853. Đình còn lưu giữ được 20 đạo sắc phong, sớm
nhất có niên hiệu Khánh Đức (Lê Thánh Tông), cuối cùng vào đời vua Khải
Định (1924). Chùa Lại Đà có tên chữ là Cảnh Phúc tự, dựa theo di vật có thể
đoán chùa xây dựng từ thời Hậu Lê. Năm 2003 - 2004, chùa được xây dựng lại
nhà thờ Tổ và Tam bảo. Miếu Lại Đà thờ Thánh Mẫu Tiên Dung, theo truyền
thuyết là người có công giúp trạng nguyên Nguyễn Hiền đánh giặc Chiêm
thành. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ
thuật năm 1989.
HVL3155
113. Đình, chùa Lễ Pháp / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và
di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 750 - 751
Đình và chùa Lễ Pháp thuộc thôn Lễ Pháp, xã Tiên Dương, Đông Anh.
Đình thờ Đống Vĩnh đại vương, vị thần có công giúp Quý Minh đi dẹp giặc.
Đình, chùa Lễ Pháp còn bảo lưu được lối kiến trúc truyền thống. Đình còn lưu
giữ được nhiều di vật thế kỷ XVIII - XIX. Đình phụng thờ những anh hùng dân
tộc có công dưới thời Hùng Vương. Đình, chùa Lễ Pháp được Bộ Văn hóa và
Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1996.
HVL3155
114. Đình, chùa Phúc Hậu / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng
và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 1038 - 1039
Đình, chùa Phúc Hậu thuộc thôn Phúc Hậu, xã Dục Tú, Đông Anh. Đình
thờ Tam Lang đại vương, một công thần thời Lý. Tam Lang được phong ấp ở
vùng Hậu Trại và sau mất ở vùng này nên được nhân dân thờ. Ngày nay vùng
Hậu Trại đổi tên thành Phúc Hậu. Kiến trúc đình theo lối kiến trúc truyền
thống. Đình còn lưu giữ nhiều đồ thờ có giá trị nghệ thuật và 19 đạo sắc. Chùa
31
Phúc Hậu đựng bên phải đình có kiến trúc theo kiểu chữ "đinh". Chùa còn lưu
giữ được các di vật như cây hương đá thời Hậu Lê, các pho tượng có niên đại
thế kỷ XIX. Đình, chùa Phúc Hậu được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di
tích kiến trúc nghệ thuật năm 1994.
HVL3155
115. Đình, chùa Thiết Úng / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng
và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 43 - 45
Đình, chùa Thiết Úng thuộc thôn Thiết Úng, xã Vân Hà, Đông Anh. Thiết
Úng còn có tên là làng Ống nên di tích còn có tên đình, chùa Ống. Đình Thiết
Úng thờ Bình Thục và Đông Pha đại vương có công phò vua, giúp nước, dạy
dân từ cuối thời Hùng Vương làm thành hoàng làng. Chùa Thiết Úng còn có tên
chữ là Viên Thông tự, trong kháng chiến chống Pháp là cơ sở nuôi giấu cán bộ.
Đình và chùa Thụy Hà được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử,
kiến trúc nghệ thuật năm 1996.
HVL3162
116. Đình, chùa Thụy Hà / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng
và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 136 - 137
Đình, chùa Thụy Hà thuộc thôn Thụy Hà, xã Bắc Hồng, Đông Anh. Đình
thờ 4 vị thành hoàng làng là: Cao Sơn, Hỗn Độn, Áp Quán và Tá phụ Minh
Thiên. Thành hoàng chính là Cao Sơn, bộ tướng của Sơn tinh (tức Thánh Tản
Viên). Hỗn Độn và Áp Quán là bộ tướng của Cao Sơn. Tá phụ Minh Thiên là
người thế kỷ VI vào thời hậu Lý Nam Đế, khi nhà Lương sang xâm lược, ông đã
có công trấn giữ hai bờ sông Như Nguyệt tiêu diệt giặc. Nghi lễ thờ cúng được
tổ chức hàng năm vào từ ngày 9/1 đến 13/1. Nghi lễ “Rước đám rậm” tại lễ hội
diễn tả việc cầm quân thắng trận của vị thành hoàng làng. Chùa lưu giữ được 5
đạo sắc phong sớm nhất có niên hiệu Minh Mệnh 21 (1840). Đình và chùa Thụy
Hà được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật
năm 2006.
HVL3162
117. Đình Dục Tú / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 406 - 408
Đình Dục Tú hiện ở thôn Dục Tú, xã Dục Tú, Đông Anh. Đình thờ Sĩ
Nhiếp. Đình còn lưu giữ được thần phả ghi sự tích của Sĩ Nhiếp cùng 18 đạo sắc
32
phong từ thời Lê đến thời Nguyễn. Cụm di tích đình và chùa Dục Tú được Bộ
Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1995.
HVL3155
118. Đình, đền, chùa Mai Hiên / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh
thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 788 - 790
Đình, đền, chùa Mai Hiên thuộc thôn Mai Hiên, xã Mai Lâm, Đông Anh.
Đình, đền Mai Hiên thờ vợ chồng Đào Kỳ - Phương Dung. Đình mang phong
cách nghệ thuật thế kỷ XIX - XX. Đình còn giữ được cuốn thần tích chữ Hán,
tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 16 (1889). Chùa Mai Hiên mang phong cách kiến
trúc tôn giáo thời Nguyễn. Chùa mở hội vào ngày 9 tháng 3 âm lịch. Đình được
UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2007.
HVL3155
119. Đình, đền Hội Phụ / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và
di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 650 - 653
Đình, đền Hội Phụ thuộc thôn Hội Phụ, xã Đông Hội,Đông Anh. Đền Hội
Phụ xưa là ngôi miếu xây dựng trên tư dinh của ông bà Đào Kỳ - Phương Dung
sau khi ông bà mất để phụng thờ. Đền gồm Tiền tế và Hậu Cung, kiến trúc nhỏ
song giữ được nguyên nét truyền thống cổ xưa. Đình Hội Phụ xưa có tên là Cự
Trình, là ngôi đình to nhất Tổng Cói. Kiến trúc đình mang phong cách nghệ
thuật thế kỷ XIX. Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Hội Phụ cùng 6 thôn, làng thờ Đào Kỳ - Phương Dung tổ chức lễ rước nghênh
lăng tại thôn Phúc Thọ, xã Mai Lâm làm lễ thánh. Đình được Bộ Văn hóa và
Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1996.
HVL3155
120. Đình Đồng Nhân / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 492 - 493
Đình Đồng Nhân thuộc thôn Đồng Nhâ, xã Hải Bối, Đông Anh. Xưa Đồng
Nhân có tên là trang Cổ Đình. Nơi đây thờ Xà Nương công chúa, một nữ tướng
của Hai Bà Trưng. Về sự tích Xà Nương công chúa. Lễ hội được tổ chức vào
ngày 12 tháng 11 âm lịch. Đình Đồng Nhân được UBND thành phố Hà Nội xếp
hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2003.
HVL3155
33
121. Đình Gia Lộc / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 525 - 526
Đình Đại Độ thuộc thôn Gia Lộc, xã Việt Hùng, Đông Anh. Đình Gia Lộc
nằm kề với khu di tích Cổ Loa. Đình được xây dựng từ lâu đời, thờ Đông Bảng
đại vương, tướng tài của Hai Bà Trưng. Đình thờ Đông Bảng đại vương, tướng
tài của Hai Bà Trưng. Đình còn lưu giữ được cuốn thần phả và 4 đạo sắc phong
chữ Hán. Lễ hội được tổ chức vào 12 tháng 8 âm lịch. Đình được Bộ Văn hóa và
Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1999.
HVL3155
122. Đình Hà Hương/ Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 575 - 576
Đình Hà Hýõng còn có tên nôm là đình Giỗ Hương, thuộc thôn Hà Hương,
xã Liên Hà, Đông Anh. Đình thờ hai vị thành hoàng có công thời vua Hùng
Vương thứ 6 là Thiên Uy đại vương và Minh Uy đại vương. Theo thần tích, đình
dựng từ thời vua Hùng thứ 6, trải qua nhiều lần tu sửa, ngày nay đình mang
đậm phong cách thời Hậu Lê, thế kỷ XVIII. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin
xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật năm 1989.
HVL3155
123. Đình Hà Lỗ / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích.
- H., 2011. - T.1. - tr. 577
Đình Hà Lỗ thuộc thôn Hà Lỗ, xã Liên Hà, Đông Anh. Đình còn lưu giữ
được sắc phong sớm nhất niên hiệu Đức Long nguyên niên (1629). Kiến trúc
đình mang đậm phong cách cuối Lê - đầu Nguyễn. Đình thờ 2 anh em Vũ Dực
Công và Vũ Minh Công dưới thời Hùng Vương thứ 6. Do có công dập dịch bệnh
cứu dân và đánh giặc Mũi đỏ (Xích Tị), hai ông được ban tước. Khi mất, hai
ông được truy phong Thượng đẳng thần, cho 42 nơi thờ. Hàng năm dân làng Hà
Hương, Hà Lỗ và các vùng lân cận tổ chức hội tưởng nhớ Thành hoàng từ ngày
10 đến 20 tháng 3 âm lịch. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích
kiến trúc nghệ thuật năm 1989.
HVL3155
34
124. Đình Hà Vĩ / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. -
H., 2011. - T.1. - tr. 578 - 579
Đình Hà Vĩ thuộc thôn Hà Vĩ, xã Liên Hà, Đông Anh. Đình thờ 5 vị thành
hoàng: Thủy Hải, Đăng Giang, Khổng Chúng, thánh Tam Giang, Đông Hải.
Đình gồm tòa đại đình 5 gian, 2 chái mái đao. Sắc phong sớm nhất còn lưu giữ
được có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44 (1783). Hàng năm, dân Hà Vĩ tổ chức giỗ
các vị thành hoàng và ngày hội chung từ 12 đến 15 tháng giêng. Đình được Bộ
Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1989
HVL3155
125. Đình Hậu Dưỡng / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 594 - 595
Đình Hậu Dưỡng thuộc thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, Đông Anh. Hậu
Dưỡng xa xưa có tên là Thiên Dưỡng (trang Hối Nguyên) thời Hùng Vương thứ
17. Thôn Hậu Dưỡng thờ ông bà Quốc Tế đại vương có công sinh hạ 3 vị thủy
thần đầu thai giúp nước vào thời Hùng Vương thứ 18 là Nhất Lang, Nhị Lang và
Tam Lang. Đình còn lưu giữ được nhiều di vật như long ngai, bài vị, bát bửu,
cửa võng. Đình được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến
trúc nghệ thuật năm 2005.
HVL3155
126. Đình Kim Tiên / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 715 - 716
Đình Kim Tiên thuộc thôn Kim Tiên, xã Xuân Nộn, Đông Anh. Đình là nơi
tưởng niệm thần Bạch Hạc Tam Giang, vị thần được nhiều làng quê thờ làm
thành hoàng làng. Đình còn lưu giữ được 10 đạo sắc phong, sớm nhất từ năm
Tự Đức thứ 7 (1854). Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch
sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1998.
HVL3155
127. Đình Mạch Tràng / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và
di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 800 - 801
Đình Mạch Tràng thuộc thôn Mạch Tràng, xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.
Mạch Tràng thời cổ là nơi chứa lương thảo của quân Âu Lạc. Đình Mạch Tràng
có niên đại vào cuối thế kỷ XVIII và còn lưu giữ được nhiều di vật quý có niên
35
đại thế kỷ XVIII - XIX như ngai thờ, bài vị, sập thờ, kiệu bát cống, án gian.
Mạch Tràng là một trong 8 thôn của "Bát xã Loa thành" tham gia rước kiệu ở lễ
hội Cổ Loa ngày 6 tháng giêng. Đình được xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc
nghệ thuật năm 1997.
HVL3155
128. Đình Mạnh Tân / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 802 - 803
Đình Mạnh Tân thuộc thôn Mạnh Tân, xã Thụy Lâm, Đông Anh. Thần phả
ở đình ghi lại sự tích hai vị thành hoàng là Đương Giang thần vá Lý Quốc Mẫu
hoàng thái hậu. Kiến trúc đình mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII -
XIX. Đình còn lưu giữ được thần phả chữ Hán, các sắc phong và đồ thờ cúng.
Di tích đượcBộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ
thuật năm 2000.
HVL3155
129. Đình Ngọc Chi, miếu Vĩnh Thanh / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội
danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 852 - 855
Đình Ngọc Chi thuộc thôn Ngọc Chi, miếu Vĩnh Thanh thuộc thôn Vĩnh
Thanh, đều thuộc xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh. Đình Ngọc Chi và miếu Vĩnh Thanh
thờ ba cha con Nồi Hầu làm quan thời Thục Vương. Đình còn giữ được những
mảng chạm khắc hình người múa, cưỡi rồng thế kỷ XVII. Đình Ngọc Chi và
miếu Vĩnh Thanh được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến
trúc nghệ thuật năm 1993.
HVL3155
130. Đình Nhạn Tái / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 943 - 945
Đình Nhạn Tái thuộc thôn Nhạn Tái, xã Xuân Nộn, Đông Anh. Đình thờ 6
vị thành hoàng: Cao Sơn Đại vương, Quốc vương thiên tử Nhã Lang, Ả Lã Nàng
Đê, tiến sĩ Đỗ Nhuận và hai vị phúc thần mỹ tự là Sùng Nghiệp An Dân đại
vương, Cảm Ứng Uy Linh đại vương. Đình còn lưu giữ được cuốn thần phả
bằng chữ Hán, 20 đạo sắc phong muộn nhất vào năm Đồng Khánh thứ 2 (1887).
Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 16 tháng giêng âm lịch. Đình được Bộ
văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1997.
HVL3155
36
131. Đình Lỗ Giao / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 764 - 766
Đình Lỗ Giao ở thôn Lỗ Giao, xã Việt Hùng, Đông Anh. Đình có khởi
nguồn là một ngôi đền thờ thần và là nơi hội họp sinh hoạt của làng xã. Đình
thờ ba vị thành hoàng có công với nước là Cao Sơn, Quý Minh, Ả nương. Đình
còn giữ được nhiều chạm khắc vào dạng cổ nhất của Hà Nội. Đình được Bộ Văn
hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1998.
HVL3155
132. Đình Lỗ Khê, nhà thờ Ca Công / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội
danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 766 - 768
Đình và nhà thờ thuộc thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà, Đông Anh. Đình được xây
dựng từ rất sớm, cuối thế kỷ XIX, sau đó được làm lại. Đình còn lưu giữ được
nhiều hiện vật cổ trong đó có 8 đạo sắc phong từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn.
Đình thờ 4 vị: Điện Hưng, ông Đầu Dền, ông Dương Trực, ông Tô Quang là
những người có công đánh giặc. Nhà thờ Ca Công được dựng từ thời Hậu Lê
do dân hàng huyện đóng góp. Nhà thờ hai vị tổ nghề ca hát ở Lỗ Khê là Đinh
Dự và Mãn Đường Hoa công chúa. Đình và nhà thờ được Bộ Văn hóa và Thông
tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1989.
HVL3155
133. Đình Lý Nhân / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 780 - 781
Đình Lý Nhân thuộc thôn Lý Nhân, xã Dục Tú, Đông Anh. Thôn Lý Nhân
có tên nôm là Vữ, thời đầu công nguyên có tên là trang Đường An, thời Nguyễn
có lúc tên là Phi thôn, đầu thế kỷ XX đến nay đổi tên là Lý Nhân. Đình thờ A Lự
và Ả Lã Nàng Đê, hai vị tướng quân thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi Tô
Định giành độc lập cho đất nước. Ngoài ra đình còn thờ Hậu thần Cao Biền.
Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ
thuật năm 1995.
HVL3155
37
134. Đình Thụy Lôi / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 135 - 136
Đình Thụy Lôi thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh. Tương truyền đình là
nơi An Dương Vương ngự khi về bái yết Huyền Thiên Trấn Vũ. Vì vậy đình
không thờ thành hoàng làng như các làng khác mà chỉ thờ thần. Sau này trong
quá trình phát triển, đình thờ 4 vị thần vốn được thờ ở các ngôi đình khác trong
xã là: Huyền Thiên Trấn Vũ (ở Đền Sái), Cao ơn Đại Vương, Thánh Tam Giang
và Đông Hải Đại Vương ở Đền Thượng. Đình 2 lần đổi địa điểm vào năm 1885
và 1931. Hàng năm, làng vào đám từ 10/9 đến 20/9 âm lịch để tưởng nhớ An
Dương Vương và các vị thần thờ ở đình. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin
xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1986.
HVL3162
135. Đình Tuân Lề / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 109 - 110
Đình Tuân Lề thuộc thôn Tuân Lề, xã Tiên Dương, Đông Anh. Trước thôn
có tên Cửa Ải, cửa ngõ phía Tây Nam thành Cổ Loa của An Dương Vương.
Đình thờ thành hoàng Lý Nam Đế. Đình có kiến trúc đậm nét nghệ thuật thế kỷ
XIX – XX với nhiều di vật chạm khắc tinh xảo, thẩm mỹ cao. Đình còn lưu giữ 3
đạo sắc phong triều Lê. Lễ hội tổ chức hàng năm từ ngày 6 tháng giêng.Năm
2006, đình được UBND thành phố Hà Nội công nhận di tích lịch sử, kiến trúc
nghệ thuật.
HVL3162
136. Đình Vân Ðiềm / Lýu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 222 - 223
Đình Vân Điềm còn gọi theo tên nôm là Kẻ Đóm thuộc thôn Vân Điềm, xã
Vân Hà, Đông Anh. Đình thờ đức thánh Tam Giang làm thành hoàng làng. Căn
cứ di vật có thể thấy đình Vân Điềm có từ thời Lê Trung Hưng (trước 1663).
Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ
thuật năm 2006.
HVL3162
38
137. Đình Vân Trì / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 237 - 238
Đình Vân Trì thuộc thôn Vân Trì, xã Vân Nội, Đông Anh. Vân Trì xưa là
trang Vân Trì, đến năm Gia Long 1 (1815) gọi là xã Vân Trì, huyện Đông Ngàn,
phủ Từ Sơn. Cuối thời Nguyễn, Vân Trì thuộc thôn Vân Trì, tổng Tuân Lệ, huyện
Đông Anh, tỉnh Phúc Yên. Năm 1956 đổi thành xã Liên Hiệp, năm 1961 đổi
thành xã Vân Nội như ngày nay. Trước Vân Trì vốn là trang ấp của nghĩa quân
Hai Bà Trưng. Đình được xây dựng rất sớm (từ thời kỳ Hai Bà Trưng), vốn khởi
nguyên là một ngôi đền. Trong kháng chiến đình bị phá, đến năm 1993 khôi
phục lại đền. Đình được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến
trúc nghệ thuật năm 2002.
HVL3162
138. Đình Xuân Canh / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 284 - 285
Đình Xuân Canh còn có tên Đình Thượng Lão, thuộc thôn Xuân Canh, xã
Xuân Canh, Đông Anh. Đình Xuân Canh thờ Cao Sơn đại vương, phối thờ Linh
Lang đại vương. Đình được xây dựng từ khá lâu đời, hiện còn lưu giữ được đạo
sắc phong năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743), những hiện vật mang phong cách nghệ
thuật thế kỷ XVIII. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến
trúc nghệ thuật năm 2000.
HVL3162
139. Đình Xuân Nộn / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 288 - 289
Đình Xuân Nộn thuộc thôn Xuân Nộn, xã Xuân Nộn, Đông Anh. Đình Xuân
Nộn thờ 5 vị phúc thần: A Lã Tuệ Tĩnh phu nhân, Vũ Định đại vương, Thiên
Cương tôn thần sống vào cuối thời Hùng Vương; hai anh em Trương Hống,
Trương Hát giúp Triệu Quang Phục đánh giặc ngoại xâm. Dựa vào các di vật,
có thể đoán đình được xây dựng từ lâu đời và trải qua những đợt trùng tu lớn
vào đời vua Cảnh Trị thời Lê Trung Hưng và gần nhất là thời vua Bảo Đại 18
(1943). Lễ hội làng được tổ chức vào ngày 11 tháng 10 âm lịch, với các nghi
thức rước thành hoàng từ miếu ra đình và ngược lại, các trò chơi thượng võ,
múa hát tại cửa đình. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến
trúc nghệ thuật năm 1996.
HVL3162
39
140.Đình Xuân Trạch / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 289 - 290
Đình Xuân Trạch thuộc thôn Xuân Trạch, xã Xuân Canh, Đông Anh. Đình
thờ thành hoàng làng là Xạ Thần Quốc Lang, một nhân vật lịch sử thời Hùng
Vương dựng nước, con trai vua Hùng vương thứ 17, em trai vua Hùng thứ 18,
có mẹ là người làng Xuân Trach. Vì có công cứu chữa cho dân làng khỏi bệnh
dịch nên được vua phong ấp ở quê mẹ. Bia đá tại đình đã ghi chép thần tích của
thành hoàng làng, đây là trường hợp hiếm thấy trong các di tích. Sau đình là
Đền Xuân Trạch, nơi thờ Trương Trinh Ngoạn, mẹ của Xạ Thần Quốc Lang có
quy mo nhỏ hơn đình. Đình và đền đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng
di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1996.
HVL3162
141. Đình Vân Trì nơi thờ Tam vị Đại Vương - Một di tích quý của xã Vân
Trì // Người Hà Nội cuối tuần, 2004. - Số 58, 19 tháng 12, tr.10+11
Đình Vân Trì ở xã Vân Trì (H. Đông Anh, Hà Nội) là nơi thờ 2 vị nhân
thần - tướng của Hai Bà Trưng có công đánh giặc Nam Hán và 1 thần của làng
đã trợ giúp 2 ông
142. ĐỖ VĂN NINH. Thành Cổ Loa có mấy vòng? Nhìn lại lịch sử / Đỗ
Văn Ninh // Thế giới mới, 2002. - Số 494, 8 tháng 7, tr.32-34
Ý kiến về vòng thành trong cùng (Kiến thành hay Thành nội) có chu vi
1650m cao trung bình 5m là do Mã Viện xây sau khi đánh thắng Hai Bà Trưng
do phát hiện một số di chỉ là sản phẩm của người Hán. Như vậy thành Cổ Loa
thời An Dương Vương chỉ có 2 vòng thành chứ không phải là 3 vòng thành.
143. ĐỖ VĂN NINH. Thành Cổ Loa vượt trên tầm thời đại / Đỗ Văn Ninh
// Hà Nội mới, 1973. - 17 tháng 6, tr.2 ; 19cm
Giới thiệu lịch sử thành Cổ Loa cách đây 23 thế kỷ
144. Etude histoirque et archeologique sur Co_loa. - [Kn] : [Kxd], 19??. -
114p. ; 21cm
Đoàn nghiên cứu Dumoutier về Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Tài liệu nghiên cứu
về lịch sử và khảo cổ vùng Cổ loa, kinh đô nước Âu Lạc, có kèm theo các sắc
phong, văn bia bằng chữ Hán.
NVL50
40
145. HÀ ĐÔNG. Địa đạo giữa lòng Hà Nội kêu cứu / Hà Đông // Hà Nội
mới cuối tuần, 2013. - Số 16, 20 tháng 4, tr.7
Địa đạo Nam Hồng ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội là di tích
cách mạng đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Địa đạo gồm một
trục chính và các nhánh phụ, cao 60 - 80cm, rộng khoảng 50cm, dài gần 11km,
nằm sâu dưới lòng đất hơn 1m, hoàn thành vào cuối năm 1947 đầu năm 1948.
Địa đạo được Nhà nước công nhận là Di tích cách mạng kháng chiến năm 1996.
Địa đạo đang bị xuống cấp nghiêm trọng, 70 di tích biến mất, chỉ còn lại hơn
200m chạy ngầm qua 4 gia đình
146. HOÀNG LÊ. Thăm đền quận công / Hoàng Lê // Lao động Hà Nội,
1993. - Số 11
Đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn tại huyện Đông Anh, Hà Nội
147. HOÀNG MAI. Cổ Loa - dấu ấn Âu Lạc - niềm tự hào Thủ đô /
Hoàng Mai // Tuổi trẻ Thủ đô, 2013. - Số 1170, 20 tháng 2, tr.7
Khu di tích Cổ Loa là địa chỉ văn hoá đặc biệt của Thủ đô cả nước. Với
diện tích bảo tồn gần 500 ha, khu vực thành nội có nhiều di tích lịch sử, kiến
trúc, nghệ thuật như: khu Đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều,
am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn. Tương truyền thành gồm 9 vòng xoáy ốc
nhưng dấu tích chỉ còn 3 vòng. Thành Cổ Loa không những có giá trị về mặt
quân sự mà còn là bằng chứng sáng tạo về trình độ kỹ thuật văn hoá của người
Việt cổ. Khu di tích này cần được các cấp, các ngành quan tâm để xứng danh là
di tích Quốc gia đặc biệt.
148. HUY HOÀNG. Di tích lưu niệm Bác Hồ với Đông Anh / Huy Hoàng
// Thăng Long - Hà Nội ngàn năm, 2005. - Số 28, tr.33-34
Đông Anh đã vinh dự được 11 lần đón Bác Hồ về thăm. Ôn lại một số sự
kiện Bác Hồ về thăm Đông Anh. Đông Anh trân trọng và bảo vệ, tôn tạo những
di tích và địa điểm Bác Hồ đến thăm
149. HOÀNG VĂN KHOÁN. Cổ Loa - Trung tâm hội tụ văn minh sông
Hồng / Hoàng Văn Khoán, Lại Văn Tới, Nguyễn Lâm Anh Tuấn. - H. : Văn hoá
thông tin, 2002. - 501tr. ; 20,5cm
Nói về vấn đề khảo cổ học ở Cổ Loa
HVL997 998
41
150. HOÀNG VĂN KHOÁN. Nghiên cứu trống đồng Hà Phong, xã Liên
Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội) / Hoàng Văn Khoán // Những phát hiện mới về
khảo cổ học năm 2002. - 2003. - tr. 338 - 340
Trống đồng phát hiện được ở thôn Hà Phong có đường kính mặt là 12,5cm,
chính giữa là ngôi sao 10 cánh, trống cao 13,2cm chia làm 3 phần rõ rệt. Tang
trống có hai vành hoa văn, chân trống không có hoa văn. Trống có 4 đôi quai
kép, trống được đúc bằng khuôn 3 mang. Căn cứ vào hình dáng trống Hà Phong
thuộc loại I Heger, niên đại có thể vào những năm đầu công nguyên.
151. Loa Thành / Vũ Ngọc Phan kể. - H. : Văn học, 1972. - tr.528 ; 19cm
152. LÊ VĂN HÒE. Về vấn đề Loa Thành / Lê Văn Hòe // Nghiên cứu
lịch sử, 1966. - số 86, tr.39-44
153. LÂM MỸ DUNG. Khai quật địa điểm Đình Tràng / Lâm Mỹ Dung //
Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - tr.178 - 181
Kết quả khai quật địa điểm khảo cổ học Đình Tràng, thuộc thôn Đình
Tràng, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Di vật thu được gồm
gốm Đông Sơn, gốm Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun, gốm giai đoạn
Phùng Nguyên muộn - Đồng Đậu sớm. Đây là những hiện vật quý cho phép
đoán định thời gian xuất hiện của di tích.
154. LẠI VĂN TỚI. Di chỉ Bãi Mèn qua đợt thám sát tháng 7/1997 / Lại
Văn Tới // Khảo cổ học. - 1998. Số 2. - tr.14 - 30
Giới thiệu về vị trí, quá trình phát hiện và nghiên cứu di chỉ Bãi Mèn (Xã
Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Bãi Mèn có 2 tầng văn hóa: lớp dưới thuộc Đồng
Đậu, lớp trên thuộc Cổ Loa.
155. LẠI VĂN TỚI. Di chỉ Đình Tràng: tư liệu và nhận thức / Lại Văn Tới
// Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999. - 2000. - tr.197 - 200
Khái quát lại quá trình khảo sát, khai quật di chỉ Đình Tràng từ năm 1969.
Cho đến nay, Đình Tràng ðã được khai quật 4 lần vão những năm 70, 71, 85 và
98. Sau 3 lần khai quật đầu các ý kiến đều thống nhất Đình Tràng là di tích
quan trọng, có 3 lớp vãn hóa chồng lên nhau (vãn hóa Ðồng Ðậu, rồi ðến vãn
hóa Gò Mun, sau nữa là văn hóa Đông Sơn). Đến lần khai quật này tầng văn
42
hóa của hố khai quật dày từ 160 - 180cm, rất ổn định, có thể chia thành 4 lớp
văn hóa với đặc trưng di vật của 4 giai đoạn phát triển liên tục từ Phùng
Nguyên đến Đông Sơn.
156. LẠI VĂN TỚI. Đào thám sát di chỉ Tiên Hội (tháng 6 - 1997) / Lại
Văn Tới // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997 - 1998. - tr.147 - 149
Trình bày kết quả đào thám sát di chỉ Tiên Hội - Đông Anh - Hà Nội tháng
6 năm 1997. Hiện vật phát hiện trong hố thám sát rất nghèo nàn. Gồm đồ đá, đồ
gốm, không phát hiện được đồ đồng. Căn cứ vào các kết quả trước và đợt thám
sát này, các nhà nghiên cứu xếp Tiên Hội vào giai đoạn cuối của văn hóa Phùng
Nguyên, đầu Đồng Đậu.
157. LẠI VĂN TỚI. Đồ đồng văn hoá Đông Sơn ở Cổ Loa / Lại Văn Tới
// Khảo cổ học, 2006. - Số 5, tr.30 - 37
Thành Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội). Đề cập đến các di tích lịch
sử và di vật đồng thau giai đoạn Cổ Loa (giai đoạn văn hoá Đông Sơn) - cơ sở
hình thành nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương.
158. LẠI VĂN TỚI. Sưu tập hiện vật Đông Sơn sưu tầm ở khu vực Cổ
Loa, Đông Anh (Hà Nội) / Lại Văn Tới // Những phát hiện mới về khảo cổ học
năm 1997 - 1998. - tr.142 - 143
Sưu tập hiện vật Đông Sơn sưu tầm được ở khu vực Cổ Loa tháng 6 năm
1997 gồm: đồ đá (rìu tứ giác 1 chiếc, chì lưới 2 chiếc, cục đá nguyên liệu). Lưỡi
cày đồng nằm trong trống Cổ Loa phát hiện năm 1982 ở Mả Tre. Theo nhân dân
cho biết còn nhiều lưỡi cày, dao găm và các hiện vật khác nằm trong trống đồng
Cổ Loa phát hiện năm 1982 còn lưu lạc trong dân, do vậy cần có những cuộc
điều tra khai quật khu vực này.
159. LINH NAM. Những phát hiện mới trong khai quật khảo cổ ở di tích
Đình Tràng lần thứ 7 / Linh Nam // Nghiên cứu lịch sử, 2010. - Số 412, tr.83
Đình Tràng thuộc thôn Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Từ 15-4 đến 13-
7-2010, viện khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tiến hành khai quật di
tích Đình Tràng lần thứ 7. Theo báo cáo sơ bộ thì trong lần khai quật này có 4
phát hiện mới và đặc biệt quan trọng: 1. Tám mộ táng giai đoạn Phùng Nguyên;
2. Hệ thống lò nấu đồng với 45 chiếc; 3. Hai dãy chân cột xếp theo hướng Tây
43
Bắc-Đông Nam; 4. Một dòng chảy cổ có thể là sông Chàng Xay và là dòng chảy
cổ của Hoàng Giang
160. MAI CHI. Khám phá thú vị về di tích Mắt Rồng / Mai Chi // Hà Nội
mới, 2005. - 12 tháng 3, tr.7
Những kết quả khảo cổ trong khu vực thành Nội, quanh đền An Dương
Vương tại di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
161. Miếu Mạch Lũng / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di
tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 797 - 800
Miếu thuộc thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, Đông Anh. Miếu thờ các vị
thủy thần có công giữ nước thời Hùng Vương. Miếu có kiến trúc vừa phải, làm
theo lối chữ "đinh", mang những nét hoa văn thế kỷ XVII - XVIII. Miếu còn giữ
được thần phả bằng chữ Hán và sắc phong thần, sớm nhất có niên hiệu Tự Đức
thứ 6 (1853)... Đình được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích năm 1993.
HVL3155
162. MINH NGỌC. Tối nay 14 - 2, Khu Di tích Cổ Loa đón bằng Di tích
Quốc gia đặc biệt: Tự hào và trách nhiệm / Minh Ngọc // Hà Nội mới, 2013. - 14
tháng 2, tr.5
Quần thể di tích Cổ Loa có khoảng 60 di tích thành phần, trong đó có 7 di
tích cấp Quốc gia. Nổi bật là thành Cổ Loa với diện tích gần 46ha, gồm 3 vòng
thành đắp đất khép kín, dài gần 16km. Đền Thượng được dựng trên khu đất
rộng 19.138,6m2
. Cùng với đôi rồng đá mang phong cách nghệ thuật thời Lê, 5
tấm bia đá và nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá đặc sắc. Tối 14/2, lễ đón
Bằng di tích Quốc gia được trao cho Khu Di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện
Đông Anh). Xã Cổ Loa phải có kế hoạch di dân hợp lý và nâng cao công tác
khai thác tài nguyên du lịch.
163. MINH TÂM. Đền thờ quan Nội Hầu trong khu di tích Cổ Loa / Minh
Tâm // Người Hà Nội, 2006. - Số 39, tháng 9, tr.2
Quan Nội Hầu tổng chỉ huy cùng hai con trai là Đào Đống và Đào Vực
thống lĩnh toàn bộ quân đội Âu Lạc. Ngài là bậc thao lược kỳ tài đã nhiều lần
đánh thắng quân tướng Triệu Đà...
44
164. MỸ ĐỨC. Giải mã huyền thoại La Thành / Mỹ Đức // Nông thôn
ngày nay, 2005. - 21 tháng 4, tr.10
Đợt 2 của cuộc khảo sát cụm di tích Cổ Loa sẽ bắt đầu. Theo đó những bí
ẩn trong quá trình thiết kế và xây dựng Loa Thành vào thời điểm hơn 2200 năm
trước đang dần hé mở: một đền Thượng xây từ thế kỷ XIII,..
165. NGỌC MINH. Giếng đá cổ nhất Việt Nam / Ngọc Minh // Hà Nội
mới tin chiều, 2005. - 27 tháng 12, tr.8
Đó là chiếc giếng đá cổ có niên đại trên 600 năm tuổi tại khuôn viên chùa
Phúc Lâm, xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội
166. NGUYỄN DOÃN TUÂN. Truyền thuyết và hiện thực về việc xây
thành Cổ Loa và thành Thăng Long ở Hà Nội / Nguyễn Doãn Tuân // Văn hóa
nghệ thuật, 1995. - Số 11, tr.36, 40-41
Nghiên cứu, khảo sát việc xây thành Cổ Loa và thành Hà Nội trong lịch sử
và hiện tại.
167. NGUYỄN DUY HINH. Dòng chữ Hán khắc trong lòng trống Cổ Loa
I / Nguyễn Duy Hinh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996.
- tr.157 - 158
Dòng chữ Hán khắc trong lòng trống Cổ Loa I đã được đề cập ngay khi
phát hiện. Trong bài thông báo này, tác giả ghi lại kết quả giải mã qua sự giúp
đỡ của các chuyên gia văn tự cổ ở Viện Nghiên cứu Tôn giáo Trung Quốc.
168. NGUYỄN HỮU MÙI. Địa đạo Nam Hồng / Nguyễn Hữu Mùi//Di
tích lịch sử - văn hoá Hà Nội. - H. : Chính trị quốc gia, 2000. - tr. 638 - 644
Hệ thống địa đạo Nam Hồng (Đông Anh, Hà Nội) là di tích có một không
hai ở đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Địa đạo Nam
Hồng là chứng tích của cuộc chiến tranh du kích tài tình của quân và dân ta.
Ngày nay di tích đã bị mai một đi nhiều, chỉ giữ được một đoạn dài gần 70m
thuộc thôn Vệ.
HVL 960
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019

More Related Content

What's hot

Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...
Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...
Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019PinkHandmade
 
NGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốp
NGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốpNGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốp
NGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốpSương Tuyết
 
B26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
B26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần VươngB26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
B26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần VươngJackson Linh
 
Kịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trìnhKịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trìnhĐức Lê Anh
 
Phương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gian
Phương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gianPhương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gian
Phương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gianMaloda
 
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thôngTình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thôngjackjohn45
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về nhân lực y tế tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhân lực y tế tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về nhân lực y tế tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhân lực y tế tại TP Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...
Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...
Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAYĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Trình Chiếu Lào
Trình Chiếu LàoTrình Chiếu Lào
Trình Chiếu Lào
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019
 
NGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốp
NGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốpNGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốp
NGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốp
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
B26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
B26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần VươngB26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
B26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
 
Kịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trìnhKịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trình
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Phương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gian
Phương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gianPhương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gian
Phương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gian
 
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thôngTình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAYTổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 

Similar to Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019

Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa)
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa) Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa)
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa) nataliej4
 
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...PinkHandmade
 
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minhrenownboy
 
Lịch sử hành chính nhà nước việt nam
Lịch sử hành chính nhà nước việt namLịch sử hành chính nhà nước việt nam
Lịch sử hành chính nhà nước việt namjackjohn45
 
Lịch sử báo chí việt nam
Lịch sử báo chí việt namLịch sử báo chí việt nam
Lịch sử báo chí việt namdoanduchanh85
 
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định   nguyễn thanh liêmLịch sử gia định   nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêmKelsi Luist
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...Minh Chanh
 
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương Giáo Án Lịch Sử Hải Dương
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương nataliej4
 
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcTuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcphamtruongtimeline
 
Pascal efeo & nam bo hoc- viet
Pascal efeo & nam bo hoc- vietPascal efeo & nam bo hoc- viet
Pascal efeo & nam bo hoc- viettripmhs
 
bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfLuanvan84
 
Vhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngVhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngBi Từ
 
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI nataliej4
 
VIỆT NAM- Gốm BÁT TRÀNG
VIỆT NAM- Gốm BÁT TRÀNGVIỆT NAM- Gốm BÁT TRÀNG
VIỆT NAM- Gốm BÁT TRÀNGvinhbinh2010
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức Pham Long
 
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptxtrieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptxWinSun6
 
Le dai cang tham luan1
Le dai cang   tham luan1Le dai cang   tham luan1
Le dai cang tham luan1conotos
 
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG Chau Duong
 

Similar to Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019 (20)

Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa)
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa) Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa)
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa)
 
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
 
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
 
Lịch sử hành chính nhà nước việt nam
Lịch sử hành chính nhà nước việt namLịch sử hành chính nhà nước việt nam
Lịch sử hành chính nhà nước việt nam
 
Lịch sử báo chí việt nam
Lịch sử báo chí việt namLịch sử báo chí việt nam
Lịch sử báo chí việt nam
 
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định   nguyễn thanh liêmLịch sử gia định   nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
 
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương Giáo Án Lịch Sử Hải Dương
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương
 
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcTuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
 
Pascal efeo & nam bo hoc- viet
Pascal efeo & nam bo hoc- vietPascal efeo & nam bo hoc- viet
Pascal efeo & nam bo hoc- viet
 
bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdf
 
Vhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngVhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vương
 
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
 
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOTLuận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
 
VIỆT NAM- Gốm BÁT TRÀNG
VIỆT NAM- Gốm BÁT TRÀNGVIỆT NAM- Gốm BÁT TRÀNG
VIỆT NAM- Gốm BÁT TRÀNG
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
 
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptxtrieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
 
Le dai cang tham luan1
Le dai cang   tham luan1Le dai cang   tham luan1
Le dai cang tham luan1
 
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂMLuận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
 
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
 

More from hieupham236

Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019hieupham236
 
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019hieupham236
 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019hieupham236
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...hieupham236
 
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019hieupham236
 
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019hieupham236
 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019hieupham236
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...hieupham236
 
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...hieupham236
 
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...hieupham236
 
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019hieupham236
 
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019hieupham236
 
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019hieupham236
 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019hieupham236
 
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...hieupham236
 
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...hieupham236
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019hieupham236
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...hieupham236
 
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...hieupham236
 
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019hieupham236
 

More from hieupham236 (20)

Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
 
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
 
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
 
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
 
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
 
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
 
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
 
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
 
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
 
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
 
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
 

Recently uploaded

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 

Recently uploaded (20)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 

Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019

  • 1. 1 LỜI NÓI ĐẦU Là một vùng đất cổ nằm ở phía bắc Thủ đô, Đông Anh có bề dày phát triển và truyền thống văn hóa đặc sắc. Theo dấu lịch sử, từ thời kỳ dựng nước, Đông Anh đã sớm trở thành đia bàn sinh hoạt của cộng đồng cư dân Lạc Việt. Dưới thời An Dương Vương, Đông Anh hiện nay trở thành trung tâm của nước Âu Lạc với kinh thành Cổ Loa. Thời Hán chiếm Nam Việt, Đông Anh thuộc quận Giao Chỉ. Đông Anh từ đầu thế kỷ III đến trước năm 939 về tổ chức hành chính chưa xác định được rõ nét. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền xây dựng chính quyền độc lập, đóng đô ở Cổ Loa, khu vực Đông Anh trở thành trung tâm của đất nước. Dưới thời Lý, Trần và Hồ, Đông Anh nằm trong hệ thống các đơn vị hành chính của lộ Bắc Giang. Thời Lê, khu vực Đông Anh được tổ chức thành các xã, thôn nằm trong các huyện thuộc lộ Bắc Giang trong Bắc Đạo, sau đó là đạo/thừa tuyên Bắc Giang, sau năm 1490 thuộc trấn Kinh Bắc. Đầu thế kỷ XIX, Đông Anh được tổ chức thành những thôn, xã, tổng trong huyện Yên Lãng thuộc phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây; huyện Kim Hoa thuộc phủ Bắc Hà, huyện Đông Ngàn và huyện Yên Phong thuộc phủ Từ Sơn, đều thuộc trấn Kinh Bắc. Năm 1822, trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh. Năm 1831, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Năm 1841, huyện Kim Hoa đổi thành huyện Kim Anh. Tháng 9 năm 1876, huyện Đông Anh được thành lập thuộc phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1889, Đông Anh đổi thành huyện Đông Khê thuộc phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 10-4-1903, huyện Đông Khê lại đổi thành Đông Anh. Sau Cách mạng tháng 8, Đông Anh ngày nay được tổ chức thành các xã của huyện Đông Anh và phủ Yên Lãng (thuộc tỉnh Phúc Yên). Ngày 20-4-1961, Nghị quyết của Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ 2 quyết định mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội. Quyết định số 78/CP, ngày 31-5-1961 phân chia lại khu vực nội và ngoại thành Hà Nội, trong đó huyện Đông Anh sẽ gồm 23 xã (16 xã cũ của huyện Đông Anh, một số đơn vị đất đai và dân cư thuộc huyện Yên Lãng và Kim Anh (tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Từ Sơn và Gia Lâm (tỉnh Bắc Ninh). Ngày 13-10-1982, theo Quyết định số 173 của Hội đồng Bộ trưởng, thị trấn Đông Anh thuộc huyện Đông Anh được thành lập. Từ đây, Đông Anh được tổ chức thành 24 đơn vị hành chính cấp cơ sở gồm 1 thị trấn và 23 xã1 . 1 Theo Địa chí Đông Anh. - H.: nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2016. - tr.137 - 150.
  • 2. 2 Để giúp bạn đọc hiểu hơn về những nét hay nét đẹp của vùng đất Đông Anh, Thư viện Hà Nội biên soạn thư mục chuyên đề Địa chí Đông Anh. Lần in này, chúng tôi tập hợp những tư liệu liên quan đến lịch sử, văn hóa của vùng đất này (mà cụ thể ở đây là khu vực thuộc địa giới huyện Đông Anh ngày nay). Thư mục gồm các nội dung: I. Lịch sử phát triển. II. Di tích lịch sử - văn hóa. 1. Lịch sử, kiến trúc, di vật. 2. Tư liệu Hán Nôm. III. Phong tục, lễ hội, sinh hoạt văn hóa. IV. Làng nghề. V. Nhân vật. Thư viện Hà Nội trân trọng giới thiệu đến Quý bạn đọc thư mục này. Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để thư mục sau được hoàn thiện hơn. THƯ VIỆN HÀ NỘI
  • 3. 3 MỤC LỤC I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN..............................................................................4 II. DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA .............................................................23 1. Lịch sử, kiến trúc, di vật.........................................................................23 2. Tư liệu Hán Nôm....................................................................................52 III. PHONG TỤC, LỄ HỘI, SINH HOẠT VĂN HÓA ..............................62 IV. LÀNG NGHỀ ...........................................................................................86 V. NHÂN VẬT................................................................................................92
  • 4. 4 I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN. 1. An Nam hình thắng đồ. Phụ Nam bắc sứ đồ : Tập bản đồ vẽ tay, ghi chữ Hán và chữ Nôm. - 137 tờ ; 30x19cm Vẽ địa thế thành Trung đô (tức Thăng Long). Thành Thăng Long vào thời Lê (bắc và tây giáp Nhị Hà, Sơn Tây, đông giáp Kinh Bắc, Nam giáp Sơn Nam. Phần bản đồ của kinh bắc Thừa Tuyên có liên quan đến vùng Đông Anh, Hà Nội hiện nay và vị trí thành Cổ Loa, dòng chảy của sông Đào Giang. Ngoài ra có một số tư liệu khác tìm hiểu địa danh lịch sử các vùng lân cận Thăng Long. A3034 (VNCHN) 2. Bác Hồ với Đông Anh / Nguyễn Khả Hùng, Vũ Tiến Tuynh, Trần Đình Nam...H.: Nxb. Hà Nội, 2008. - 106tr., 8tr. ảnh ; 21cm Giới thiệu những sự kiện phản ánh hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến Đảng bộ và nhân dân Đông Anh, cùng những trang hồi ký của các nhân chứng đã trực tiếp được gặp Bác Hồ. VV08.10434 VV08.10435 (TVQG) 3. Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí: bản viết chữ Hán. - [Kn]: [Kxđ], 1891. - 268tr. ; 28 x 21cm Địa lí, lịch sử toàn tỉnh Bắc Ninh. Q Thượng: các phủ, huyện, thành cổ, núi, sông, bến đò, cầu, cống, chợ, đê điều... Q Trung, gồm các nhân vật nổi tiếng, những người đỗ đại khoa, danh thần, nghĩa sĩ, nghĩa dân, hếu tử, thuận tôn... Q Hạ, gồm các nơi cổ tích (đền, chùa, đình, miếu, lăng tẩm, thành cổ, dinh cổ... ) phong tục, kĩ nghệ, thổ sản v. v. Trong sách có một số câu ca Nôm. Sách này tuy biên soạn muộn hơn một số sách địa chí khác của Bắc Ninh, song lại được sưu tập đầy đủ hơn cả. Có nhắc đến huyện Kim Hoa (sau này một phần là huyện Đông Anh ngày nay) và huyện Đông Anh. A. 2889 (VNCHN) 4. Bắc Ninh tỉnh địa dư: bản viết chữ Hán. - [Kn]: [Kxđ], 1814 - 1815. - 185tr. ; 29 x 20cm Địa lí tỉnh Bắc Ninh: đê (các đoạn do Nhà nước và địa phương quản lí),
  • 5. 5 cầu, cống, đường bộ, đường thủy, núi, sông, ngạch thuế, chợ, bến đò, phong tục, thổ sản, tổ chức hành chính, quân đội, dinh thự, kho tàng, nhà ngục... Địa giới các huyện, xã; cương vực các trấn, thành... Đây là tài liệu địa phương chí được biên soạn khá sớm lưu giữ được nhiều dấu tích, sự kiện lịch sử, hoạt động kinh tế xã hội giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn. Trong đó có nói đến huyện Kim Hoa (sau này một phần thuộc huyện Đông Anh ngày nay). A. 590 (VNCHN) 5. BÙI XUÂN ĐÍNH. Xuân Canh - Truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng / Bùi Xuân Đính: chủ biên. - H.: Nxb. Hà Nội, 2014. - 447tr., 1tr. bản đồ: ảnh, bảng ; 21cm ĐTTS ghi: Huyện Đông Anh - Đảng ủy - HĐND - UBND xã Xuân Canh. Khái quát vị trí địa lý, quá trình hình thành và truyền thống lịch sử, văn hóa xã Xuân Canh (Đông Anh, Hà Nội). Giới thiệu lịch sử xã Xuân Canh trong các thời chống đế quốc phong kiến, khởi nghĩa giành chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ và trong giai đoạn khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. VV14.15030 VV14.15031 (TVQG) 6. Công an huyện Đông Anh 66 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (1947 - 2013). - H. : Nxb Hà Nội, 2013. - 326tr. ; 21cm Ghi lại các hoạt động của công an huyện Đông Anh (Hà Nội) qua từng giai đoạn và một số bài hát, thơ, truyện viết về những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ công an. HVL3478 7. ĐÀO DUY ANH. Lịch sử cổ đại Việt Nam / Đào Duy Anh. - H. : Văn hoá thông tin, 2005. - 622tr. ; 24cm Giới thiệu cổ sử Việt Nam: Nguồn gốc dân tộc Việt Nam, văn hoá đồ đồng và trống đồng Lạc Việt, vấn đề An Dương Vương và nước Âu Lạc, giai đoạn quá độ sang chế độ phong kiến, vấn đề hình thành của dân tộc Việt Nam. HVL1953 1954
  • 6. 6 8. ĐÀO KHẢI TỬ. Vài ý kiến về công tác nghiên cứu thành Cổ Loa và tìm hiểu xã hội Âu Lạc / Đào Khải Tử // Nghiên cứu lịch sử, 1968. - số 109, tr.51-54 9. ĐẶNG VĂN LUNG. Trận chiến thành Cổ Loa / Đặng Văn Lung. - H. : Văn hoá dân tộc, 2002. - 218tr. ; 19cm Mối quan hệ lịch sử và truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thuỷ qua sử sách Trung Hoa, Việt Nam và qua dân gian truyền miệng. HVV3693 3694 10. Địa chí Cổ Loa / Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân: đồng chủ biên. - H.: Nxb. Hà Nội, 2010. - 832tr. ; 24cm. - (Tủ sách Thăng Long 1000 năm) Giới thiệu tổng hợp các kết quả nghiên cứu về vùng đất cổ Cổ Loa - huyện Đông Anh - Hà Nội của giới khoa học trong và ngoàiBắc Nin nước trong hơn nửa thế kỷ qua về địa lý, địa chất, khảo cổ học, dân tộc học, lịch sử, ngôn ngữ, văn hoá... của vùng đất ẩn giấu nhiều tầng văn hoá với hàng nghìn hiện vật đặc sắc nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về mảnh đất Cổ Loa lịch sử. HVL3110 3111 11. Địa chí Đông Anh . - H. : Chính trị quốc gia - Sự thật, 2016. - 1535tr. ; 27cm Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, truyền thống lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, những tiềm năng, thế mạnh, những khó khăn, thách thức của Đông Anh hiện nay và trong những năm tới. HVL3698 12. Địa dư chí : Sách chữ Hán chép tay, bản phô tô . - [Kn] : [Kxđ]. - 210tr. ; 29cm Địa lý thành Thăng Long và 17 trấn trong cả nước: Sơn Nam, Nam Định, Bắc Ninh (trong đó gồm cả Đông Anh ngày nay), Sơn Tây, Hải Dương, Quảng Yên, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Thuận Hóa, Quảng Nam và Gia Định. Mỗi trấn được giới thiệu theo trình tự vị trí, số phủ, huyện, châu, tổng, xã, núi sông, thắng cảnh, nhân vật, sự tích... Cuối sách có bổ sung tên một số địa danh mới. HHN000004
  • 7. 7 13. Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu hán nôm / Đinh Khắc Thuân: chủ biên ; Đinh Khắc Thuân, Trần Thị Kim Anh hiệu đính ; Trần Thị Kim Anh, Đào Phương Chi, Nguyễn Thị Hường dịch . - H. : Khoa học xã hội, 2009. - 667tr. ; 24cm Sưu tập tài liệu địa chí viết bằng chữ Hán, chữ Nôm về các địa phương thuộc tỉnh Bắc Ninh phản ánh nét đặc sắc lịch sử văn hóa xứ Kinh Bắc ngàn năm văn vật (bao gồm cả Đông Anh ngày nay). VV.007987, DC.003580 14. DESPIERRES, René. Co Loa, capital du Royaume Au Lac/ René Desperres; Préf. de Paul Boudet. H.: Impr. d'Extrême-Orient, 1940. - 56p.: phot., cartes; 27cm Nghiên cứu và phát hiện về di tích lịch sử thành Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội. Truyền thuyết về Rùa vàng và chiêc nỏ thần. Lịch sử chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ thời Âu Lạc. KM2904 (35) (TVQG) 15. Đô thị cổ Việt Nam. - H. : [knxb], 1980. - 351tr.:minh họa ; 19cm Lịch sử hình thành và đặc điểm của các đô thị Việt Nam. Khảo tả và giới thiệu 13 đô thị cổ ở Việt Nam từ thế kỷ thứ III - thế kỷ XIX và các mặt: lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội. Đặc biệt trang 113 giới thiệu về Hà Nội: lịch sử hình thành qui hoạch xây dựng, thiết chế và cư dân, hoạt động đô thị. Trang 58: giới thiệu về Cổ Loa, vị trí địa lý, lịch sử, di vật, cư dân và hoạt động kinh tế. HVV1135 1136 16. ĐỖ QUẢNG. Ba vệt bom B52, ba lần nợ máu / Đỗ Quảng // Nhân dân, 1972. - 21 tháng 12, tr.3 Tình hình xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh sau 3 lần giặc Mỹ ném bom, 2 loạt bom từ 8h tối 18-12-72 đến 1 loạt bom 4h15 sáng 29-12-72. 17. ĐỖ THỊ TỪ. Tư thế người Dục Tú / Đỗ Thị Từ // Hà nội mới, 1972. - 6 tháng 1, tr.2
  • 8. 8 18. Đông Anh căm thù, Đông Anh quyết thắng // Hà Nội mới, 1972. - 19 tháng 7, tr.1+4 Tường thuật về trận ném bom hồi 9g30 sáng 18/7/1972 ở xã Uy Nỗ (Đông Anh). 19. Đông Anh với nghìn năm Thăng Long - Hà Nội / Bùi Xuân Đính, Nguyễn Khả Hùng, Nguyễn Văn Quang... - H.: Nxb. Hà Nội, 2010. - 739tr.: minh họa ; 24cm. ĐTTS ghi: Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Đông Anh Giới thiệu tổng thể về truyền thống lịch sử - văn hóa và truyền thống cách mạng của huyện Đông Anh trong hơn hai nghìn năm dựng nước và giữ nước từ thời đại các vua Hùng, trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đến những năm đổi thay toàn diện của công cuộc đổi mới bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng; trong mối quan hệ với Thăng Long - Hà Nội. VV10.15859 VV10.15860 (TVQG) 20. Etude histoirque et archeologique sur Co_loa. - [Kn] : [Kxd], 19??. - 114p. ; 21cm Đoàn nghiên cứu Dumoutier về Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Tài liệu nghiên cứu về lịch sử và khảo cổ vùng Cổ loa, kinh đô nước Âu Lạc, có kèm theo các sắc phong, văn bia bằng chữ Hán. NVL50 21. Hà Nội cổ 1000 năm đấu tranh giành lại nước : Phần thứ ba. - H. : [Knxb], 1975. - 319tr. ; 19cm Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng đất nước, các nhân vật và các sự tích, các di tích lịch sử, tình hình xã hội... của Hà Nội thời dựng nước và qua các triều đại Hai Bà Trưng, thời tiền Lý, thời Bố cái Đại vương, thời Lý đời Trần. Những nét sinh hoạt văn hóa ở Thăng Long thời Lý Trần. Có một bài viết về Chu Văn An. Lịch sử Thăng Long trong hai thế kỷ XIII và XIV. HVV75 22. HIỀN PHƯƠNG. Đảng bộ huyện Đông Anh: Một nhiệm kỳ nhiều nỗ lực và thành công. / Hiền Phương // Hà Nội mới, 2015. - 9 tháng 7, Tr.3
  • 9. 9 Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Huyện uỷ Đông Anh luôn coi trọng công tác đổi mới phương thức lãnh đạo, phát huy sức mạnh hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện, tranh thủ thời cơ, nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII đề ra. Những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua là động lực để toàn Đảng bộ vững tin thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới. 23. HOÀNG VĂN KHOÁN. Cổ Loa - Trung tâm hội tụ văn minh sông Hồng / Hoàng Văn Khoán: chủ biên. - H.: Văn hóa thông tin, 2002. - 501tr. ; 21cm. Giới thiệu vị trí địa lý, quá trình hình thành phát triển của mảnh đất Cổ Loa, nơi được xem là trung tâm hội tụ văn minh sông Hồng. Nội dung gồm 3 phần: Cổ Loa lịch sử; Đời sống của cư dân Cổ Loa; Cổ Loa trung tâm hội tụ văn minh sông Hồng. HVL997 998 24. HOÀNG XUÂN HIẾN. Nét đẹp Tàm Xá / Hoàng Xuân Hiến // Hà Nội ngày nay, 2014. - Số 110, 15 tháng 9, tr.13 Tàm Xá còn có tên Nôm là Vườn Vải, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội hình thành từ thời Hùng Vương. Về những sự tích, sự kiện lịch sử phản ánh cuộc sống kiên cường của người dân về chống thiên tai, chống tham quan và chống giặc ngoại xâm của người dân Tàm Xá 25. LÂM OANH. Đông Anh đô thị cửa ngõ kết nối Hà Nội / Lâm Oanh // Người Hà Nội cuối tuần, 2016.- Số 42 + 43. - Tr.20 Hoài niệm về một huyện Đông Anh xưa và quá trình 140 năm hình thành và phát triển. Huyện Đông Anh được thành lập trên cơ sở các làng, xã của 3 huyện: Đông Ngàn - phủ Từ Sơn, Kim Anh - phủ Bắc Hà tỉnh Bắc Ninh, Yên Lãng – phủ Tam Đới tỉnh Sơn Tây. Mảnh đất 2 lần được lựa chọn là kinh đô của nước Việt nơi có nhiều danh nhân, khoa bảng, vinh dự được 6 lần đón Bác Hồ về thăm đã phát huy hào khí của Cổ Loa, Mê Linh, Vạn Xuân, Thăng Long, chủ động sáng tạo vượt qua khó khăn để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, đã vinh dự đón Huân chương Lao động hạng nhì của Đảng và nhà nước. 26. LÊ KHẮC HI. Kim Anh huyện địa dư chí: bản viết tay / Lê Khắc Hi . - [Kn]: [Kxđ], 1910. - 38tr. ; 28,5 x 15,5cm Địa lí huyện Kim Anh (Vĩnh Phú); gồm tên gọi qua các đời, các phần đất chia nhập qua các đời, thành trì, đường sá, đê điều, sông núi, cổ tích, nhân vật,
  • 10. 10 thổ sản, kĩ nghệ, quan lại, phỉ ngụy (Kim Anh là nơi có nhiều cuộc nổi dậy chống chính quyền phong kiến,Tự Đức từng gọi đây là "ổ giặc". Tác giả cũng ghi rõ diên cách của một số tổng, xã và thôn như tổng Phù Lỗ, tổng Ninh Bắc, xã Song Mai... Trong đó, về tổng Phù Lỗ, trong năm Tự Đức, tách 5 xã thành lập tổng Xuân Nộn sáp nhập vào huyện Đông Anh. A.841 (VNCHN) 27. Lịch sử 40 năm đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thụy Lâm (1945 - 1985). - H. : [Knxb], 1987. - 212tr.: ảnh ; 19cm HVV1049 28. Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đại Mạch (1930 - 2015)/ Nguyễn Văn Chồi, Vương Xuân Đắc, Nguyễn Văn Thưởng...: biên soạn. - H.: Hồng Đức, 2017. - 344 tr., 32tr. ảnh: bảng ; 21cm ĐTTS ghi: Đảng bộ huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Đại Mạch. Phụ lục: tr.305 - 335. - Thư mục: tr. 336 - 337 Giới thiệu khái quát vùng đất, con người xã Đại Mạch (Đông Anh, Hà Nội). Tìm hiểu về lịch sử Đảng bộ xã Đại Mạch (1930 - 2015) qua các thời kỳ; Đấu tranh giành chính quyền; kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; phục hồi, cải tạo kinh tế - xã hội; chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. TVQG 29. Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tiên Dương (1930 - 2014)/ Nguyễn Thị Tám, Trần Đình Dân, Lê Quang Hiếu...H.: Nxb. Hà Nội, 2015. - 375tr.: ảnh màu, bảng ; 21cm ĐTTS ghi: Đảng bộ huyện Đông Anh. Ban chấp hành Đảng bộ xã Tiên Dương. Phụ lục: tr.293-370. - Thư mục: tr. 371-372 Khái quát về vùng đất và con người xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Lịch sử cách mạng qua các thời kỳ đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống Pháp (1930-1954); Cách mạng XHCN, kháng
  • 11. 11 chiến chống Mỹ (1954-1975); xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau thống nhất (1975- 1985); thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng (1986-2014) . VV15.08845 VV15.08846 (TVQG) 30. Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Uy Nỗ (1930 - 2013) / Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Thị Sử, Nguyễn Thị Dơn...: biên soạn. - H.: Nxb Hà Nội, 2014. - 367tr. ; 21cm. ĐTTS ghi: Huyện ủy Đông Anh. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Uy Nỗ. Giới thiệu vùng đất, con người và truyền thống lịch sử văn hóa xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Cuộc vận động cách mạng, đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1930 - 1945); cách mạng xã hội chủ nghĩa và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975); khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc (1975 - 1985); thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, xây dựng và phát triển quê hương (1986 - 2013). VV14.08357 VV14.08356 (TVQG) 31. Lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân huyện Đông Anh : 1930 - 2005. - H. : Nxb.Hà Nội, 2005. - 293tr. ; 21cm Tên huyện Đông Anh có từ 10/3/1903, thuộc huyện Đông Ngàn trấn Kinh Bắc cũ. Huyện có diện tích 182,3 km2 với 263.000 người (số liệu thống kê năm 2000). Sách ghi lại những chặng đường vẻ vang của nhân huyện Đông Anh từ cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp & Đế quốc Mỹ, đến những năm đổi mới. HVL1636 1714 32. Lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân xã Bắc Hồng (1945 - 2010) / Dương Tuấn Hồng: chủ biên. - H.: Lao động, 2010. - 215tr. ; 21cm ĐTTS ghi: Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban chấp hành Đảng bộ xã Bắc Hồng. Giới thiệu vài nét về mảnh đất và con người Cẩm Đình trước Cách mạng tháng Tám 1945. Lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân xã trong đấu tranh
  • 12. 12 giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), xây dựng và đấu tranh thống nhất nước nhà (1955 - 1975), xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1976 - 2010). VV10.17995 VV10.17996 (TVQG) 33. Lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân xã Hải Bối (1930 - 2013) / Đỗ Thị Nga, Nguyễn Thị Dơn, Nguyễn Huy Thắm...: biên soạn. - H.: Nxb. Hà Nội, 2013. - 371tr. ; 21cm ĐTTS ghi: Đảng bộ huyện Đông Anh. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hải Bối. Khái quát quá trình hình thành vùng đất, con người xã Hải Bối và phong trào cách mạng của nhân dân xã qua các giai đoạn từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong công cuộc khôi phục kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, cùng cae nước xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới. VV13.12445 VV13.444 (TVQG) 34. Lịch sử công an huyện Đông Anh (1945 - 2015)/Đinh Văn Khéo, Nguyễn Thị Dơn, Khang Sao Sáng...: biên soạn. - H. : Nxb.Hà Nội, 2015. - 292tr. ; 21cm Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của công an huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội qua các thời kì kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, trong công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. VV15.16107 VV15.16108 (TVQG) 35. Lịch sử công đoàn huyện Đông Anh (1945 - 2013) / Phan Thanh Dũng. Nguyễn Thị Dơn, Nguyễn Thị Thu Phương... - H.: Nxb. Hà Nội, 2014. - 252tr. ; 21cm ĐTTS ghi: Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội. Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh. Giới thiệu về lịch sử và truyền thống của đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động và tổ chức công đoàn huyện Đông Anh qua các thời kỳ xây dựng
  • 13. 13 và trưởng thành. VV14.13711 VV14.13712 (TVQG) 36. Lịch sử phụ nữ huyện Đông Anh (1930 - 2016) / Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Dơn, Đặng Giang Sơn... - H.: Nxb. Hà Nội, 2016. - 367tr.: minh họa ; 21cm Giới thiệu về lịch sử phong trào phụ nữ huyện Đông Anh qua các thời kỳ: phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, thời kỳ xây dựng bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thời kỳ xây dựng miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam (1954 - 1975)... VV16.15804 VV16.15805 (TVQG) 37. Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nam Hồng (1945 - 2010) / Trần Văn Cường, Nguyễn Tiến Dương, Nguyễn Tiến Đức... - H.: Chính trị Hành chính, 2012. - 323tr., 19tr. ảnh: hình vẽ, bảng ; 21cm. Giới thiệu điều kiện tự nhiên, con người và truyền thống văn hóa của xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đảng bộ xã lãnh đạo quá trình đấu tranh vũ trang, phát triển sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. VV13.02479 VV13.02480 (TVQG) 38. 55 năm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đông Anh xây dựng và trưởng thành (1961 - 2016)/ Trần Đình Nam, Lê Văn Oanh, Tô Văn Oanh...: biên soạn. - H. : nxb. Hà Nội, 2017. - 106 tr.: ảnh, bảng ; 25cm ĐTTS ghi: Huyện ủy Đông Anh. Ủy ban Kiểm tra Thư mục: tr. 105 Giới thiệu quá trình xây dựng và trưởng thành của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đông Anh (Hà Nội) qua các thời kỳ (1961 - 2016) kèm theo danh sách và hình ảnh các đồng chí trong ban thường trực huyện ủy, lãnh đạo, ủy viên, cán bộ Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy qua các thời kỳ. VV17.20966 VV17.20967 (TVQG)
  • 14. 14 39. NGÔ ĐỨC THỌ. Đồng Khánh địa dư chí/ Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin, . - H. : Thế giới. - 32cm T. 3 . - 2003. - 300tr. Gồm bản đồ nước Việt Nam và bản đồ các huyện, phủ, tỉnh sắp xếp theo đơn vị địa lý từ Hà Nội đến Thừa Thiên. HVL1056 40. NGÔ ĐỨC THỌ. Đồng Khánh địa dư chí/ Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin . - H. : Thế giới . - 32cm T. 1 . - 2003. - 1044tr. Địa lý các tỉnh trong cả nước thời Đồng Khánh (1886-1888) Mỗi tỉnh gồm các mục: vị trí, giới hạn, số huyện, tổng, xã, thôn, phường, số đinh, binh lính, ruộng đất, thuế khóa, phong tục, thổ sản, khí hậu, núi sông, đường sá, đồn lũy, đền miếu, cổ tích, kỹ nghệ. Trong đó có Bắc Ninh (bao gồm Đông Anh ngày nay). HVL1054 41. NGÔ VĂN PHÚ. Lửa tháng chạp : Phóng sự / Ngô Văn Phú // Văn nghệ, 1972. - số 481, tr.6+7 Phóng sự về xã Uy Nỗ bị 3 vệt bom B52, về một trận bắn B52 và bắt giặc lái của Hà Nội và Vĩnh Phú. 42. NGÔ VĨNH BÌNH. Một vùng quê hiếu học / Ngô Vĩnh Bình // Hà Nội mới, 2001. - 4 tháng 7, tr.1+2 Đông Anh là một trong năm huyện ngoại thành Hà Nội, vốn xưa là đất thuộc huyện Đông Ngàn có từ đời Trần, huyện Đông Anh có từ đời Nguyễn. Đông Anh có tên chính thức từ năm 1876. Đông Anh là mảnh đất văn hiến với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng (Cổ Loa, đền Sái, địa đạo Nam Hồng...), nhiều làng nghề (chạm khảm làng Ông, quạt chổi Lê Xá...), nhiều làng văn hoá dân gian truyền thống (rối nước Đào Thục, ả đào Lỗ Khê...). Thời phong kiến, Đông Anh là mảnh đất đứng đầu cả nước về số người đỗ đạt. Nhiều dòng họ đỗ đạt, rạng danh đất Đông Anh như họ Nguyễn(Vân Điềm, họ Chu Kẻ Dộc (Dục Tú)... 43. NGUYỄN BẮC. Trở lại Uy Nỗ / Nguyễn Bắc // Hà Nội mới, 1973. - 18 tháng 12, tr.2+2ảnh
  • 15. 15 44. NGUYỄN ĐỨC THÀ. Huyện Đông Anh đón nhận danh hiệu đơn vị anh hùng / Nguyễn Đức Thà // Hà Nội mới, 2001. - 30 tháng 8, tr.1+3 45. NGUYÊN HOA. Kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" (12/1972 - 12/2012): Nơi "bão lửa" đi qua / Nguyên Hoa // Hà Nội mới, 2012. - 24 tháng 11, tr.3 Ngoài các cơ quan của huyện Đông Anh, trên địa bàn xã Uy Nỗ còn có hàng chục cơ quan, xí nghiệp của trung ương và Hà Nội. Bởi vậy không quân Mỹ xác định là một trọng điểm đánh phá trong những năm chiến tranh phá hoại miền Bắc và đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội. Hồi ức của người dân Uy Nỗ về những năm tháng cùng nhân dân Thủ đô chống trả những trận bom B52 của đế quốc Mỹ. 46. NGUYỄN HỮU KIM. Thụy Lâm - Truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng / Nguyễn Hữu Kim: chủ biện; Đào Công Tạo, Bùi Xuân Đính: biên soạn. - H.: Nxb. Hà Nội, 2016. - 415tr. ; 21cm ĐTTS ghi: Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đảng ủy - HĐND xã Thụy Lâm Giới thiệu vùng đất, con người và truyền thống lịch sử cách mạng xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh, Hà Nội); Đóng góp của cán bộ và nhân dân trong các cuộc kháng chiến và những đổi thay của vùng đất này từ hòa bình lập lại đến nay. VV17.08903 VV17.08904 (TVQG) 47. NGUYỄN PHÚ SƠN. Lại Đà xưa và nay / Nguyễn Phú Sơn. - H. : Lao động, 2004. - 211tr.: ảnh minh hoạ ; 19cm Địa lý, kiến trúc, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị làng Lại Đà. Phần phụ lục: thần phả thành hoàng, thánh mẫu, đạo sắc phong, hương ước, quy ước, bảng vàng Tổ quốc ghi công... HVV3854 3855 48. P.V. Đông Anh đón nhận danh hiệu anh hùng LLVT thêm nguồn năng lượng mới cho tiến tŕnh đô thị hoá / P.V // Kinh tế & đô thị, 2001. - số 555, tr.3
  • 16. 16 49. PHẠM CƯƠNG. Revolution in the village Nam Hong 1945 - 1975 / Phạm Cương, Nguyễn Văn Ba . - H. : Ngoại ngữ, 1976. - 119tr. ; 18cm HAV03 50. PHẠM ĐÌNH HỔ. Càn khôn nhất lãm: xem lướt đất trời / Phạm Đình Hổ. - H. - 88 tờ; 30cm Sách bản đồ vẽ tay, tên soạn giả ghi trên sách: Đông Dã tiều (biệt hiệu của Phạm Đình Hổ. Địa lý Việt Nam và địa lí một số nước trong khu vực: Địa lí các tỉnh Việt Nam; Bản đồ đường đi từ Thăng Long đến Vân Nam, Quảng Đông Quảng Tây và Chiêm Thành; Bản đồ toàn quốc; Bản đồ Thăng Long và bản đồ 13 thừa tuyên thời Hồng Đức; Bản đồ tỉnh Cao Bằng; Bản đồ Xiêm La, Miến Điện, Ai Lao, Cao Miên gồm nui, sông, biển, đường thuỷ, đường bộ, độ dài các cung đường; Bản đồ sông ngòi, đê điều ở miền Bắc Việt Nam. Nột số thơ chữ Hán của Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh, Đỗ Nhuận. Hình thế địa cầu và địa lí Trung Quốc. Nội dung chính tờ 1: An Nam tổng đồ. Tờ 1b: Vĩnh Lạc An Nam nội thuộc đồ (Bản đồ An Nam năm Vĩnh Lạc thời thuộc Minh) với các địa danh Thọ Xương, Phụng Thiên, Tây Hồ, Quảng Đức, Từ Liêm, Đan Phượng, Gia Lâm, Yên Lãng, Kim Hoa, Đông Anh... A.414 (VNCHN) 51. PHẠM THANH. Bên chân thành Cổ Loa / Phạm Thanh // Hà Nội mới, 1973. - 20 tháng12, tr.2 "Mục Hà Nội của chúng ta" kể chuyện 12 ngày đánh B52. 52. PHẠM THỊ KIM THANH. Lửa sáng từ địa đạo Nam Hồng / Phạm Thị Kim Thanh // An ninh thủ đô, 2007. - 20 tháng 7; tr.8+9 Truyền thống đấu tranh anh dũng của xã Nam Hồng (huyện Đông Anh, Hà Nội). Trong hai cuộc kháng chiến, xã Nam Hồng có 247 liệt sĩ, 80 thương binh, 10 bà mẹ Việt Nam anh hùng. 53. PHẠM VĂN KỈNH. Về thời kỳ An Dương Vương và thành Cổ Loa / Phạm Văn Kỉnh // Khảo cổ học, 1969. - số 3+4, tr.128
  • 17. 17 54. PHAN HUY CHÚ. Hoàng Việt địa dư chí / Phan Huy Chú ; Phan Đăng : dịch . - Thuận Hoá : Nxb.Thuận Hoá, 1997. - 428tr. ; 21cm Viết về địa dư dưới thời Nguyễn chép theo lối cổ, tức là chép theo từng đơn vị hành chính trong từng vùng thì mô tả về sông núi, danh thắng, cổ tích, vật sản, nhân vật, phong tục, nghề nghiệp... có trích dẫn những bài thơ hay, những chiếu dụ quan trọng cuả nhà vua hay những chuyện cũ về các sự tích... VL13127 - 13128 55. PHAN HUY CHÚ. Hoàng Việt địa dư chí : Bản phô tô, sách chép tay chữ Hán / Phan Huy Chú . - [Kn] : [Kxđ], 1833. - 220tr. ; 24cm Địa lí Việt Nam thời Nguyễn, gồm các trấn Thuận Hoá (Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi), Biên Hoà, Hà tiên, Phiên An, Vĩnh Thanh, Định Tường, Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hải Dương, Quản Yên, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hoá và Nghệ An. Mỗi trấn đều có ghi vị trí, giới hạn thổ sản dân sinh, núi sông, danh thắng, phong tục, di tích, số phủ, châu, huyện của từng trấn, tên đất thay đổi qua các đời... Thơ đề vinh ở các nơi danh thắng hoặc di tích lịch sử như bến Chương Dương, động Từ Thức, núi Tuyết Sơn... HHN000755 56. PHAN THỊ THANH NHÀN. Ghi chép ở Lỗ Khê / Phan Thị Thanh Nhàn // Nhân dân, 1973. - 15 tháng 1, tr.2 Lên án tội ác giặc Mỹ đã gây ra ở thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà Đông Anh. 57. Phát hiện Cổ Loa 1982. - H. : [knbx], 1982. - 159tr.: ảnh ; 19cm Những hiện vật được phát hiện ở gò Mả Tre - Cổ Loa 1982: trống đồng, vũ khí, công cụ, đồ dùng. Những bài viết phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng của những hiện vật trên đối với công tác nghiên cứu nền văn minh sông Hồng, một lịch sử Cổ Loa trước Âu lạc. Những bài viết về trống đồng Cổ Loa. HVV484 58. QUANG HẢI. Nghìn đời sau Cổ Loa không quên thù này! / Quang Hải // Hà Nội mới, 1973. - 12 tháng 1, tr.2 Cổ Loa một HTX có 5 xóm với 504 hộ và 2312 người,26-12 Mỹ đã ném bom B52 xuống vùng này. Căm thù biến thành hành động, người Cổ Loa chiến
  • 18. 18 đấu giỏi, sản xuất giỏi. 59. Quyết định số 173/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 13-10- 1982 về việc phân vạch địa giới một số phường và thị trấn thuộc thành phố Hà Nội. Trong đó quyết định thành lập thị trấn Đông Anh. Thị trấn Đông Anh có diện tích là 797,2 héc ta gồm đất của 4 xã Xuân Nội, Nguyên Khê, Tiên Dương và Uy Nỗ. Địa giới của thị trấn Đông Anh ở phía đông giáp xã Việt Hùng và xã Xuân Nội phía tây giáp xã Nguyên Khê và xã Tiên Dương, phía nam giáp xã Uy Nỗ, phía bắc giáp xã Nguyên Khê và xã Xuân Nội. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-173- HDBT-phan-vach-dia-gioi-phuong-va-thi-tran-thanh-pho-Ha-Noi-43981.aspx 60. QUỐC VINH. Những đảng viên Cường Nỗ qua một đêm B52 / Quốc Vinh // Nhân dân, 1972. - 24 tháng 12, tr.3 Cương Nỗ là một xã của huyện Đông Anh (Hà Nội) bị đánh phá 3 đợt liền đêm 18-12. 61. QUỲNH VÂN. Công an Hà Nội với chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" / Quỳnh Vân // An ninh thủ đô, 2012. - Số 3697, 19 tháng 12, tr.16 Trong kháng chiến cách mạng, các chiến sĩ Phòng cháy chữa cháy (PCCC) Lộc Hà (Đông Anh, Hà Nội) đã trực tiếp cứu hàng trăm vụ cháy, sơ tán, bảo vệ khối lượnglớn hàng hoá, vật tư, súng đạn, lương thực, xăng dầu, tính mạng và tài sản của nhân dân. Trong suốt 12 ngày đêm, các chiến sĩ PCCC Lộc Hà đã tham gia dập lửa trong vụ cháy tàu chở đạn tại gia Yên Viên, Việt Hùng, Liên Hà, Uy Nỗ.... Đặc biệt, với tinh thần chiến đấu quên mình, quyết tâm bảo vệ đến cùng đội đã cứu chữa thành công kho xăng Đức Giang. Đội đã được Nhà nước phong tặng Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 62. Sơ lược lịch sử xã Anh Dũng huyện Đông Anh. - H. : Sở Văn hóa, 1965. - 19tr. ; 25cm HVL99 63. TẤT THẮNG. Cường Nỗ: Lửa căm thù bùng cháy / Tất Thắng // Quân đội nhân dân, 1972. - tháng, tr.3 Xã Cường Nỗ thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.
  • 19. 19 64. TẤT THẮNG. Đông Anh: Pháo đài phía Bắc thủ đô / Tất Thắng // Quân đội nhân dân, 1972. - tháng, tr.3 65. Thành Cổ Loa và rùa thần / Nam Ninh: sưu tầm và biên soạn // Người Hà Nội, 2011. - Số 103, 17 tháng 12, tr.28 - 29 Thời kì Hùng Vương đã được khẳng định là có thật, thời kì An Dương Vương cũng có thật (trên cơ sở những khai quật). Thể kỉ XIV nước ta sử sách nói nhiều về AnDương Vương, thể kỉ XV xuất hiện tên Loa Thành. Sự thật chứng minh An Dương Vương là người Việt xưa và là người xây thành ốc này. Cái tên Loa Thành xuất hiện từ thể kỉ XV. Thành Cổ Loa được xây bằng đất, thành có ba vòng. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km. Công trình cổ loa đồ sộ, trong khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu. Vì thế việc xây dựng thành Cổ Loa khó khăn. Nhưng cuối cùng thành vẫn đứng vững. 66. Thiên nam ngữ lục : Diễn ca lịch sử. Tác phẩm Nôm cổ, thế kỷ 17 / Nguyễn Lương Ngọc, Đinh Gia Khánh: phiên âm, chú thích, giới thiệu. - H. : Văn hóa. - 24cm T.1. - 1958. - 130tr Thục kỷ - An Dương vương VV000896 - 000954 67. Thời đại Hùng Vương : Lịch sử - Kinh tế - Chính trị - Văn hóa - Xã hội. - H. : Khoa học xã hội, 1973. - 271tr. ; 19cm Tình hình địa lý, dân cư, trạng thái kinh tế, thể chế chính trị, xã hội, đời sống văn hóa của nước Âu Lạc của An Dương Vương. HVV881 68. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Hà Nội thời dựng nước / Trần Quốc Vượng // Hà Nội mới, 1973. - 14 tháng 1, tr.2 Giới thiệu lịch sử thành Cổ Loa từ thế kỷ 3 trước Công nguyên 69. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Hà Nội thời dựng nước / Trần Quốc Vượng // Hà Nội mới, 1973. - số 1551, 21 tháng 1, tr.2 Viết về những thời kỳ dựng thành và giữ thành Cổ Loa
  • 20. 20 70. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Hà Nội thời dựng nước: ông Lỗ hay tướng quân Cao Lỗ / Trần Quốc Vượng // Hà Nội mới, 1973. - số 1570, 12 tháng 2, tr.3 Giới thiệu về lịch sử thời kỳ giữ thành Cổ Loa của tướng quân Cao Lỗ trong triều đình Âu Lạc. 71. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Hà Nội thời dựng nước: Ông Nồi / Trần Quốc Vượng // Hà Nội mới, 1973. - 20 tháng 2, tr.3 Lịch sử đền thờ Ông Nồi-xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh-Hà Nội 72. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử / Trần Quốc Vượng. - H. : Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội, 1970. - 97tr.: ảnh ; 19cm Giới thiệu khái quát về địa dư và Thành Cổ Loa. Lịch sử của Cổ Loa trước thời An Dương Vương dưới thời các vua Hùng: Truyền thuyết ông Gióng với những cổ vật tìm được. Lịch sử và truyền thuyết dòng họ Thục. Cổ Loa trong thời An Dương Vương Thục Phán. Lịch sử và truyền thuyết về quá trình xây dựng thành Cổ Loa. HVV139 745 73. TRẦN TRÍ DÕI. Tiếp tục tìm hiểu về xuất xứ và ý nghĩa địa danh Cổ Loa qua cách giải thích địa danh này của Giáo sư Đào Duy Anh / Trần Trí Dõi // Ngôn ngữ, 2005. - Số 11, tr.21-27 Phân tích, lý giải cách giải thích chưa thật hợp lý địa danh Cổ Loa chuyển đổi từ tên Nôm ra Hán Việt của Giáo sư Đào Duy Anh. 74. TRIỆU DƯƠNG. Nơi đầu tiên "Rồng lửa" hạ gục "pháo đài bay"/ Triệu Dương // Hà Nội mới, 2012. - 13 tháng 12, tr.8 Xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội là nơi đầu tiên B52 bị bắn hạ trong trận chiến 12 ngày đêm. Tượng đài Chiến thắng B52 được dựng tại xã Phù Lỗ, Đông Anh, Hà Nội. 75. Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Đông Anh (1930 - 1954) : Sơ thảo. - H. : [Knxb], 1984. - 91tr. ; 19cm Khái quát vị trí địa lý huyện Đông Anh. Tình hình chính trị, xã hội của
  • 21. 21 huyện 1930 - 1945. Tình hình diễn biến cách mạng từ khi Đảng ra đời đến Cách Mạng tháng 8 - 1945. Quá trình xây dựng và giữ vững chính quyền và cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược tại Đông Anh. Những bài học chủ yếu rút ra trong quá trình chiến đấu lâu dài. HVV588 76. TRƯƠNG HOÀNG CHÂU. Chung quanh vấn đề tòa thành đất cổ trên đất Cổ Loa / Trương Hoàng Châu // Nghiên cứu lịch sử, 1969. - số 129, tr.26-41 77. TRƯƠNG HỮU NGÀ. Những người diệt lửa / Trương Hữu Ngà // Hà Nội mới, 1973. - 29 tháng 12, tr.2 Chiến công của các chiến sĩ chữa cháy Lộc Hà (Đông Anh). 78. Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2015-2020. - H.: Nxb. Hà Nội, 2015. - 183tr., 11tr. ảnh màu: bảng ; 19cm Giới thiệu các văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2010. Chân dung Bí thư, Phó Bí thư, ủy viên Ban thường vụ huyện ủy và danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020. 79. Vấn đề An Dương Vương Thục Phán và nước Âu Lạc // Nghiên cứu lịch sử, 1968. - số 107, tr.25 80. VÂN QUẾ. Theo dấu chân người Việt cổ 3500 năm trước : Khai quật khu di chỉ Đình chùa - Đông Anh Hà Nội / Vân Quế // An ninh thủ đô, 2003. - Số 1108, 18 tháng 11, tr.9 Văn phòng Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long - Hà Nội phối hợp cùng trường Đại học KHXH và NV - Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành khai quật khu di chỉ Đình chiều Đông Anh Hà Nội. Tổng diện tích khai quật và giám sát đợt I là 132m2 kết quả cho thấy đây là di tích thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên với những cấu trúc khá đặc biệt. Tổng diện tích khai quật đợt II là 170m qua khai quật thu được nhiều hiện vật thuộc sơ kỳ đồng thau cùng những vật dụng trang sức khác có niên đại cách đây 3500 năm. Theo ông Nguyễn Khiêu (Chủ trì khai quật) đây có thể là một nghĩa trang cổ, có thể là loại hình mộ tnág được xác định trong văn hóa Phùng Nguyên.
  • 22. 22 81. VIỆT NAM, DCCH. Hội đồng Chính phủ. Quyết định số 78-CP chia các khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố Hà Nội// Website Thư viện pháp luật Quyết định số 78-CP ngày 31/ 5/ 1961 về việc chia các khu vực nội thành và ngoại thành của Thành phố Hà Nội thành 4 khu phố và 4 huyện ngoại thành. Trong đó, huyện Đông Anh bao gồm 16 xã cũ của huyện Đông Anh, một số đơn vị đất đai và dân cư thuộc huyện Yên Lãng và Kim Anh (tỉnh Vĩnh Phúc), huyện Từ Sơn và Gia Lâm (tỉnh Bắc Ninh), phân chia, sắp xếp lại tên gọi và địa giới hành chính của một số xã. Từ đây, huyện Đông Anh chính thức trở thành đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội. http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-78-CP-chia-khu- vuc-noi-ngoai-thanh-thanh-pho-Ha-Noi-vb20286t17.aspx 82. VIỆT NAM, DCCH. Quốc hội. Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội // Website Thư viện pháp luật Ngày 20/ 4/ 1961, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn việc mở rộng thành phố Hà Nội và sát nhập vào thành phố Hà Nội một số khu vực thuộc các tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Trong đó Đông Anh là 1 trong 4 huyện ngoại thành Hà Nội, gồm 23 xã... http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-Quyet-mo-rong-thanh- pho-Ha-Noi-vb42689t13.aspx 83. VƯƠNG KHẮC TĂNG. Đông Hội truyền thống lịch sử và cách mạng / Vương Khắc Tăng, Bùi Minh Đạo: Sưu tầm, biên soạn. - Tái bản lần thứ 1 có nâng cao và bổ sung. - H.: Khoa học xã hội, 2010. - 339tr.: minh họa ; 21cm ĐTTS ghi: Huyện ủy Đông Anh. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Đông Hội. Giới thiệu đặc điểm và truyền thống xã Đông Hội (Đông Anh). Đông Hội trong quá trình xây dựng cơ sở cách mạng và khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945. Nhân dân Đông Hội kháng chiến chống Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội và góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đông Hội trong công cuộc đổi mới. VV10.14707 VV10.14708 (TVQG)
  • 23. 23 II. DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA 1. Lịch sử, kiến trúc, di vật 84. Báo cáo cụ thể về những mũi tên đồng tìm thấy ở miền Cổ Loa // Nghiên cứu lịch sử, 1959. - số 8, tr.58 85. BÙI THANH HOA. Bộ phong sắc đình Hà Hương (Hà Nội) / Bùi Thanh Hoa // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - tr. 655 - 656 Đình Hà Hương ở thôn Hà Hương, xã Liên Hà, huyện Đông Anh. Đình được xây dựng từ lâu nhưng đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 19 bị tàn phá do quân Cai Vàng. Đình được dựng lại vào năm 1878, Thờ Thiên Uy và Minh Uy - hai anh em có nghề thuốc gia truyền đã chữa cho dân làng thoát khỏi bệnh hiểm nghèo. Hiện nay ở đình Hà Hương, còn lưu giữ bộ sắc phong quý giá, gồm 55 đạo sắc phong cho hai vị thần, từ niên hiệu Đức Long đời vua Lê Thần Tông đến niên hiệu Khải Định. 86. BÙI THIẾT. Thành Cổ Loa / Bùi Thiết. - H. : Thanh niên, 1996. - tr.354-355 Thành nằm trên đất xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thành do An Dương Vương xây vào năm 256 trước CN. Thành có 3 vòng thành tổng cộng 16 km. Trong khu vực thành còn nhiều di tích vật chất mấy ngàn năm qua. Thành là kinh đô nước Âu Lạc thời An Dương Vương (257-206 trước CN), Lý Nam Đế (570-602), Ngô Quyền (939-944). 87. CHÍ KIÊN. Thành Cổ Loa / Chí Kiên // Hà Nội mới, 1969. - 6 tháng 3, tr.2 Giới thiệu lịch sử và truyền thống dân tộc vẻ vang của thành Cổ Loa. 88. Chùa Chài / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 386 - 387 Chùa Chài có tên chữ là Bạch Sam tự, thuộc thôn Võng La, xã Võng La, Đông Anh. Chùa Chài ra đời từ rất sớm. Các tấm bia đá thời Lê khẳng định chùa sầm uất từ thế kỷ XVII – XVIII. Trong chùa có tượng thờ sư tổ Ngọc Động Thánh Tổ từ trước thời Lê Dương Hòa. Chùa còn lưu giữ 15 tấm bia đá có niên hiệu thời Lê từ năm Dương Hòa đến năm Vĩnh Hựu (từ 1638 đến 1736). Chùa
  • 24. 24 được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1996. HVL3162 89. Chùa Cổ Loa / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 390 Chùa Cổ Loa có tên tự là Bảo Sơn tự. Chùa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Chùa vẫn giữ được những bức cốn tứ linh thế kỷ XIX và 134 pho tượng có giá trị đặt ở Hậu cung, Thiêu hương, Tiền tế, hành lang và nhà Mẫu. Chùa vẫn giữ được 5 bia từ thế kỷ XVII – XIX, 2 chuông đồng Gia Long 2 (1803)… Chùa được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1993 . HVL3162 90. Chùa Dục Tú / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 402 - 403 Chùa có tên chữ là Tiên Cảnh tự, ở thôn Dục Tú, xã Dục Tú, huyện Đông Anh. Đầu Công nguyên, thôn Dục Tú thuộc trang Đường An, sang thời Lê thuộc tổng Cổ Loa, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, sang đầu thời Nguyễn, Dục Tú nằm trong tổng Dục Tú, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Chùa ra đời từ sớm, có thể là từ thế kỷ VIII - IX. Chùa đã qua nhiều lần trùng tu và chuyển đổi địa điểm. Chùa còn giữ được một số di vật quý như bia đá, chuông đồng được đúc năm Minh Mệnh 16 (1835). Chùa đượcBộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1995. HVL3162 91. Chùa Hội Phụ / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 467 - 468 Chùa có tên chữ là A Phái tự, thuộc thôn Hội Phụ, xã Hội Phụ, Đông Anh. Các cổ vật, đồ thờ của chùa có từ thế kỷ XVIII là cơ sở để đoán định chùa ra đời từ thời kỳ này. Sau hòa bình, đất cũ của chùa được dành xây trường học, chùa được chuyển về vị trí hiện nay. Chùa (và đình, đền) Hội Phụ đượcBộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1996. HVL3162
  • 25. 25 92. Chùa Lý Nhân / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 535 Chùa có tên chữ là Kim Tương tự hay là Kim Tướng tự, ở thôn Dục Tú, xã Dục Tú, Đông Anh. Kiến trúc chùa nhỏ, gọn. Chùa có hơn 40 tượng Phật, Mẫu, tượng Tổ có niên đại từ thế kỷ XVIII - XIX, đặc biệt là pho tượng Quan Âm Nam Hải đứng với tư thế 46 tay. Chùa được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1995. HVL3162 93. Chùa Mạch Tràng / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 540 - 541 Chùa Mạch Tràng có tên chữ là Linh Quang tự, hiện thuộc thôn Mạch Tràng, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Về 2 giả thuyết lý giải tên gọi Mạch Tràng. Chùa Mạch Tràng có khuôn viên rộng, lưu giữ nhiều di vật có giá trị như: các bức điêu khắc đẹp, 10 bia đá cổ, 7 bức võng gỗ thiều châu được chạm khắc tỉ mỉ, công phu. Chùa được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1997 . HVL3162 94. Chùa Xuân Canh / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 758 - 759 Chùa Xuân Canh còn có tên chữ là Quan Âm tự và tên địa danh là chùa Thượng Lão, thuộc thôn Xuân Canh, xã Xuân Canh, Đông Anh. Chùa mang kiến trúc của lần trùng tu năm Khải Định thứ 5 (1920. Chùa được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2000. HVL3162 95. Chùa Xuân Nộn / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 759 - 760 Chùa Xuân Nộn có tên chữ là Giao Quang tự, được đân địa phương gọi là chùa Cả để phân biệt với chùa Con cùng làng. Chùa ở thôn Xuân Nộn, xã Xuân Nộn, Đông Anh. Theo dân địa phương, chùa được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1071) nhưng không còn tư liệu ghi chép nào được lưu lại về thời gian dựng chùa. Chùa được trùng tu nhiều lần vào đời vua Cảnh Hưng và thời Nguyễn. Ngoài thờ Phật, chùa thờ Mẫu Liễu Hạnh. Di vật của chùa còn giữ
  • 26. 26 được gồm 3 pho tượng Tam Thế, 18 pho tượng tròn, 3 tấm bia niên đại năm 1685 và 1783. Chùa được UBND thành phố xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1999. HVL3162 96. Cổ Loa thành sự tích điền thổ sắc phong hợp biên : Bản phô tô, sách chép tay chữ Hán. - 130tr. ; 21x29cm Sự tích Thục An Dương Vương và thành Cổ Loa. Số ruộng thờ, 23 đạo sắc phong, 9 đạo lệnh chỉ của vua chúa các triều. HHN131 97. Cổ Loa và thời kỳ An Dương Vương // Hà Nội mới, 1969. - 2 tháng 11 98. Công nhận di tích lịch sử xã Liên Hà, Đông Anh và tu bổ di tích lịch sử xã Thượng Thanh, Gia Lâm // Hà Nội mới, 1989. - 24 tháng 4 99. Di tích lịch sử Đền Sái. - H. : [Knxb], 1986. - 15tr. ; 19cm Di tích lịch sử, thắng cảnh và huyền thoại về Đền Sái, núi Sái thuộc xã Thụy Lâm, Đông Anh. Chùa Sái, đình Thụy Lôi: lịch sử kiến trúc, cổ vật, lễ hội HVV583 100. DUMOUTIER, G.. Etude historique et archéologique sur Co Loa / G. Dumoutier. - P. : Leroux, 1893. - 114p. P.1: Lịch sử và khảo cổ về Cổ Loa. P.II: tài liệu về văn bia, nguyên bản và bản dịch. P.III: các truyền thuyết thu thập ở Bắc Kỳ liên quan đến nhà Thục và nước Văn Lang: Truyện thần Tản Viên, Phù Đổng thiên vương, hai chị em Tấm Cám truyện Trầu Cau. SN247, M3837 (TVQG) 101. DƯƠNG ĐÌNH TƯỜNG. Phát hiện và khai quật khảo cổ ở Đình Chiến / Dương Đình Tường // Nông nghiệp Việt Nam, 2002. - 12 tháng 9, Số 170, tr.8 Cuộc khai quật tại vùng Lỗ Khê, Đông Anh đã thu hút nhiều hiện vật giá
  • 27. 27 trị, liên quan đến phong tục tập quán của dân cư vùng lúa nước. Dự đoán vùng khai quật có thể là khu mộ lăng thuộc văn hoá Phùng Nguyên cách đây 3.500 đến 1100 năm. Những cổ vật tìm được ở Lỗ Khê có mối liên hệ hình thành kinh đô Cổ Loa xưa, Hà Nội ngày nay. Hy vọng vào việc xác định một di sản văn hoá khảo cổ học Phùng Nguyên nữa mang địa danh Đình Chiến, Lỗ Khê, Đông Anh, Hà Nội. 102. DƯƠNG MINH. Thử nhận định về những mũi tên đồng phát hiện ở Cổ loa / Dương Minh // Nghiên cứu lịch sử, 1960. - số 14, tháng 5, tr.41 103. Đại Nam nhất thống chí. - H. : Khoa học xã hội. - 19cm T.4. - 1971. - 410tr Núi Lan Kha: Tr.70, Núi Thất Diệu: Tr.71, Núi Trâu Sơn: Tr.73, Thành cũ Cổ Loa: Tr.86 HVV563 104. Đền Cán Khê/ Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 337 - 338 Đền Cán Khê thuộc thôn Cán Khê, xã Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội. Đền có tên chữ là Chân Long từ nghĩa là Đền Chân Long. Đền được xây dựng từ thời Lê. Đền lưu giữ được nhiều di vật quý có giá trị nghiên cứu sự tồn tại và phát triển của đền. Đền thờ 3 vị: Cao Sơn đại vương, Đống Vĩnh đại vương, Lý Phật Tử. Di tích được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa năm 2003. HVL3155 105. Đền, chùa Tó / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 93 - 95 Đình, chùa Tó thuộc miền Oai Nỗ, xã Uy Nỗ, Đông Anh. Oai Nỗ là một trong những địa danh gắn với câu chuyện nỏ thần giúp vua diệt giặc. Đền Tó thờ An Dương Vương và Triệu Việt Vương làm thành hoàng làng, có lưu giữ được thần phả về lai lịch và công tích của hai vị thành hoàng. Tấm bia đá có niên hiệu Cảnh Thịnh 8 (1800) góp phần đoán định niên đại ra đời của đình. Chùa Tó có tên Khánh Sơn tự. Ngoài thờ Phật, chùa phối thờ đức thánh Trần
  • 28. 28 Hưng Đạo. Đình và chùa Tó được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1999. HVL3162 106. Đền Lê Xá / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 746 - 747 Đền Lê Xá thuộc thôn Lê Xá, xã Mai Lâm, Đông Anh. Đền thờ vợ chồng Đào Kỳ và Phương Dung, hai vị tướng có công thời Hai Bà Trưng. Đền mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX. Đền đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1992. HVL3155 107. Đền Sái và hội rước vua / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 1094 - 1097 Đền Sái nằm trên ngọn núi có nhiều tên gọi: núi Sái, núi Vũ Đương, núi Rùa Mẹ. Đền Sái là di tích gắn liền với việc vua Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên Trấn Vũ đã giúp vua xây thành, An Vương Vương đã dựng đền ở núi Thất Diệu gọi là Đền Sái. Đây cũng là nơi Huyền Thiên Trấn Vũ tu luyện và cũng gọi là Vũ Đương sơn. Vua Thục và nhiều vị vua sau này hàng năm đến bái tế tại Đền. Phía đông đền, trên một ngọn đồi nhỏ tên gọi Châu Lai có Đền Thượng thờ Cao Sơn đại vương là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Tại di tích Đền Sái duy trì một lễ hội tên gọi "Lễ hội rước vua" tổ chức vào 11 tháng giêng hàng năm. Dân làng dự hội và rước lễ, đồng thời cũng là người xem hội, do đó lễ hội có tính quần chúng rộng rãi. Đền được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1986. HVL3155 108. Đình, chùa Cổ Miếu / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 362 - 363 Đình, chùa Cổ Miếu thuộc thôn Cổ Miếu, xã Thụy Lâm, Đông Anh. Cổ Miếu còn có tên Râm Chợ, một trong bốn làng "râm" của làng Cổ Thư Lâm xưa. Đình thờ Đông Hải Uy Linh đại vương, nguyên là thủy thần có công giúp nhà Lý đánh giặc. Cạnh đình là đền Cổ Miếu thờ hai bà Ngọc Thanh và A Nguyệt Nga công chúa, là các vị có công âm phù cho vua Trưng, vua Lý, vua Lê đánh giặc. Dựa theo dấu tích còn lại thì đình có từ thời Lê. Chùa Cổ Miếu có tên chữ
  • 29. 29 là Lưu Khánh tự. Chùa còn lưu giữ được nhiều di vật quý như sắc phong, hoành phi, câu đối, ngai thờ, bài bị từ thời Nguyễn. Đình được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 2002. HVL3155 109. Đình, chùa Đào Thục / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 435 - 437 Đình, chùa Đào Thục thuộc thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm, Đông Anh. Làng Đào Thục xưa là trang Đào Xá, tổng Hương La, huyện Yên Phong, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc, sau thuộc tổng Thư Lâm, huyện Đông Ngàn. Đình thờ đức thánh Tam Giang - Đương Giang và Phi Nương hoàng hậu. Đình được xây dựng cuối thế kỷ XVI - XVIII. Chùa Đào Thục có hệ thống tượng tròn tương đối đầy đủ và đẹp. Cum di tích đượcBộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng năm 1995. HVL3155 110. Đình, chùa Đông Trù / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 501 - 503 Đình Đông Trù thuộc thôn Đông Trù, xã Đông Hội, Đông Anh. Đông Trù nằm vào vùng Tổng Cói hay Cối Giang, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc xưa. Đình thờ thành hoàng làng là vợ chồng Đào Kỳ - Phương Dung, hai vị tướng thời Hai Ba Trưng. Kiến trúc đình mang nét nghệ thuật thế kỷ XVIII - XIX. Chùa Đông Trù có tên chữ là Quan Âm tự. Chùa có cây hương đá làm từ năm Chính Hòa thứ 18 (1697), 1 chuông lớn đúc từ năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800), Đình và chùa Đông Trù được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích năm 1995. HVL3155 111. Đình, chùa Hương Trầm / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 653 - 654 Đình, chùa Hương Trầm thuộc thôn Hương Trầm, xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội. Hương Trầm còn có tên Râm Trầm, là một trong 4 làng Râm của xã Thụy Hương. Đình Hương Trầm thờ Quý Minh đại vương, người có công đánh giặc bảo vệ triều Hùng. Đình còn lưu giữ được nhiều di vật từ thời Lê đến thời Nguyễn: 7 đạo sắc phong, cửa võng, án gian, kiệu bát cống... Chùa Hương Trầm thờ Phật theo dòng Đại thừa, có kiến trúc đơn giản hơn các chùa khác.
  • 30. 30 Cụm di tích đượcBộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1993. HVL3155 112. Đình, chùa, miếu Lại Đà / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 735 - 738 Đình, chùa, miếu Lại Đà ở thôn Lại Đà, xã Đông Hội, Đông Anh. Đình Lại Đà thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền. Theo thần phả, đình được xây dựng sau năm 1276, lúc đầu gọi là đền, cuối thế kỷ XVIII chuyển thành đình. Ngôi đình hiện nay được dựng vào năm 1853. Đình còn lưu giữ được 20 đạo sắc phong, sớm nhất có niên hiệu Khánh Đức (Lê Thánh Tông), cuối cùng vào đời vua Khải Định (1924). Chùa Lại Đà có tên chữ là Cảnh Phúc tự, dựa theo di vật có thể đoán chùa xây dựng từ thời Hậu Lê. Năm 2003 - 2004, chùa được xây dựng lại nhà thờ Tổ và Tam bảo. Miếu Lại Đà thờ Thánh Mẫu Tiên Dung, theo truyền thuyết là người có công giúp trạng nguyên Nguyễn Hiền đánh giặc Chiêm thành. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1989. HVL3155 113. Đình, chùa Lễ Pháp / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 750 - 751 Đình và chùa Lễ Pháp thuộc thôn Lễ Pháp, xã Tiên Dương, Đông Anh. Đình thờ Đống Vĩnh đại vương, vị thần có công giúp Quý Minh đi dẹp giặc. Đình, chùa Lễ Pháp còn bảo lưu được lối kiến trúc truyền thống. Đình còn lưu giữ được nhiều di vật thế kỷ XVIII - XIX. Đình phụng thờ những anh hùng dân tộc có công dưới thời Hùng Vương. Đình, chùa Lễ Pháp được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1996. HVL3155 114. Đình, chùa Phúc Hậu / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 1038 - 1039 Đình, chùa Phúc Hậu thuộc thôn Phúc Hậu, xã Dục Tú, Đông Anh. Đình thờ Tam Lang đại vương, một công thần thời Lý. Tam Lang được phong ấp ở vùng Hậu Trại và sau mất ở vùng này nên được nhân dân thờ. Ngày nay vùng Hậu Trại đổi tên thành Phúc Hậu. Kiến trúc đình theo lối kiến trúc truyền thống. Đình còn lưu giữ nhiều đồ thờ có giá trị nghệ thuật và 19 đạo sắc. Chùa
  • 31. 31 Phúc Hậu đựng bên phải đình có kiến trúc theo kiểu chữ "đinh". Chùa còn lưu giữ được các di vật như cây hương đá thời Hậu Lê, các pho tượng có niên đại thế kỷ XIX. Đình, chùa Phúc Hậu được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1994. HVL3155 115. Đình, chùa Thiết Úng / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 43 - 45 Đình, chùa Thiết Úng thuộc thôn Thiết Úng, xã Vân Hà, Đông Anh. Thiết Úng còn có tên là làng Ống nên di tích còn có tên đình, chùa Ống. Đình Thiết Úng thờ Bình Thục và Đông Pha đại vương có công phò vua, giúp nước, dạy dân từ cuối thời Hùng Vương làm thành hoàng làng. Chùa Thiết Úng còn có tên chữ là Viên Thông tự, trong kháng chiến chống Pháp là cơ sở nuôi giấu cán bộ. Đình và chùa Thụy Hà được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1996. HVL3162 116. Đình, chùa Thụy Hà / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 136 - 137 Đình, chùa Thụy Hà thuộc thôn Thụy Hà, xã Bắc Hồng, Đông Anh. Đình thờ 4 vị thành hoàng làng là: Cao Sơn, Hỗn Độn, Áp Quán và Tá phụ Minh Thiên. Thành hoàng chính là Cao Sơn, bộ tướng của Sơn tinh (tức Thánh Tản Viên). Hỗn Độn và Áp Quán là bộ tướng của Cao Sơn. Tá phụ Minh Thiên là người thế kỷ VI vào thời hậu Lý Nam Đế, khi nhà Lương sang xâm lược, ông đã có công trấn giữ hai bờ sông Như Nguyệt tiêu diệt giặc. Nghi lễ thờ cúng được tổ chức hàng năm vào từ ngày 9/1 đến 13/1. Nghi lễ “Rước đám rậm” tại lễ hội diễn tả việc cầm quân thắng trận của vị thành hoàng làng. Chùa lưu giữ được 5 đạo sắc phong sớm nhất có niên hiệu Minh Mệnh 21 (1840). Đình và chùa Thụy Hà được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2006. HVL3162 117. Đình Dục Tú / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 406 - 408 Đình Dục Tú hiện ở thôn Dục Tú, xã Dục Tú, Đông Anh. Đình thờ Sĩ Nhiếp. Đình còn lưu giữ được thần phả ghi sự tích của Sĩ Nhiếp cùng 18 đạo sắc
  • 32. 32 phong từ thời Lê đến thời Nguyễn. Cụm di tích đình và chùa Dục Tú được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1995. HVL3155 118. Đình, đền, chùa Mai Hiên / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 788 - 790 Đình, đền, chùa Mai Hiên thuộc thôn Mai Hiên, xã Mai Lâm, Đông Anh. Đình, đền Mai Hiên thờ vợ chồng Đào Kỳ - Phương Dung. Đình mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX - XX. Đình còn giữ được cuốn thần tích chữ Hán, tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 16 (1889). Chùa Mai Hiên mang phong cách kiến trúc tôn giáo thời Nguyễn. Chùa mở hội vào ngày 9 tháng 3 âm lịch. Đình được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2007. HVL3155 119. Đình, đền Hội Phụ / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 650 - 653 Đình, đền Hội Phụ thuộc thôn Hội Phụ, xã Đông Hội,Đông Anh. Đền Hội Phụ xưa là ngôi miếu xây dựng trên tư dinh của ông bà Đào Kỳ - Phương Dung sau khi ông bà mất để phụng thờ. Đền gồm Tiền tế và Hậu Cung, kiến trúc nhỏ song giữ được nguyên nét truyền thống cổ xưa. Đình Hội Phụ xưa có tên là Cự Trình, là ngôi đình to nhất Tổng Cói. Kiến trúc đình mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX. Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm. Hội Phụ cùng 6 thôn, làng thờ Đào Kỳ - Phương Dung tổ chức lễ rước nghênh lăng tại thôn Phúc Thọ, xã Mai Lâm làm lễ thánh. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1996. HVL3155 120. Đình Đồng Nhân / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 492 - 493 Đình Đồng Nhân thuộc thôn Đồng Nhâ, xã Hải Bối, Đông Anh. Xưa Đồng Nhân có tên là trang Cổ Đình. Nơi đây thờ Xà Nương công chúa, một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Về sự tích Xà Nương công chúa. Lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng 11 âm lịch. Đình Đồng Nhân được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2003. HVL3155
  • 33. 33 121. Đình Gia Lộc / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 525 - 526 Đình Đại Độ thuộc thôn Gia Lộc, xã Việt Hùng, Đông Anh. Đình Gia Lộc nằm kề với khu di tích Cổ Loa. Đình được xây dựng từ lâu đời, thờ Đông Bảng đại vương, tướng tài của Hai Bà Trưng. Đình thờ Đông Bảng đại vương, tướng tài của Hai Bà Trưng. Đình còn lưu giữ được cuốn thần phả và 4 đạo sắc phong chữ Hán. Lễ hội được tổ chức vào 12 tháng 8 âm lịch. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1999. HVL3155 122. Đình Hà Hương/ Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 575 - 576 Đình Hà Hýõng còn có tên nôm là đình Giỗ Hương, thuộc thôn Hà Hương, xã Liên Hà, Đông Anh. Đình thờ hai vị thành hoàng có công thời vua Hùng Vương thứ 6 là Thiên Uy đại vương và Minh Uy đại vương. Theo thần tích, đình dựng từ thời vua Hùng thứ 6, trải qua nhiều lần tu sửa, ngày nay đình mang đậm phong cách thời Hậu Lê, thế kỷ XVIII. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật năm 1989. HVL3155 123. Đình Hà Lỗ / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 577 Đình Hà Lỗ thuộc thôn Hà Lỗ, xã Liên Hà, Đông Anh. Đình còn lưu giữ được sắc phong sớm nhất niên hiệu Đức Long nguyên niên (1629). Kiến trúc đình mang đậm phong cách cuối Lê - đầu Nguyễn. Đình thờ 2 anh em Vũ Dực Công và Vũ Minh Công dưới thời Hùng Vương thứ 6. Do có công dập dịch bệnh cứu dân và đánh giặc Mũi đỏ (Xích Tị), hai ông được ban tước. Khi mất, hai ông được truy phong Thượng đẳng thần, cho 42 nơi thờ. Hàng năm dân làng Hà Hương, Hà Lỗ và các vùng lân cận tổ chức hội tưởng nhớ Thành hoàng từ ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1989. HVL3155
  • 34. 34 124. Đình Hà Vĩ / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 578 - 579 Đình Hà Vĩ thuộc thôn Hà Vĩ, xã Liên Hà, Đông Anh. Đình thờ 5 vị thành hoàng: Thủy Hải, Đăng Giang, Khổng Chúng, thánh Tam Giang, Đông Hải. Đình gồm tòa đại đình 5 gian, 2 chái mái đao. Sắc phong sớm nhất còn lưu giữ được có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44 (1783). Hàng năm, dân Hà Vĩ tổ chức giỗ các vị thành hoàng và ngày hội chung từ 12 đến 15 tháng giêng. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1989 HVL3155 125. Đình Hậu Dưỡng / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 594 - 595 Đình Hậu Dưỡng thuộc thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, Đông Anh. Hậu Dưỡng xa xưa có tên là Thiên Dưỡng (trang Hối Nguyên) thời Hùng Vương thứ 17. Thôn Hậu Dưỡng thờ ông bà Quốc Tế đại vương có công sinh hạ 3 vị thủy thần đầu thai giúp nước vào thời Hùng Vương thứ 18 là Nhất Lang, Nhị Lang và Tam Lang. Đình còn lưu giữ được nhiều di vật như long ngai, bài vị, bát bửu, cửa võng. Đình được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2005. HVL3155 126. Đình Kim Tiên / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 715 - 716 Đình Kim Tiên thuộc thôn Kim Tiên, xã Xuân Nộn, Đông Anh. Đình là nơi tưởng niệm thần Bạch Hạc Tam Giang, vị thần được nhiều làng quê thờ làm thành hoàng làng. Đình còn lưu giữ được 10 đạo sắc phong, sớm nhất từ năm Tự Đức thứ 7 (1854). Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1998. HVL3155 127. Đình Mạch Tràng / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 800 - 801 Đình Mạch Tràng thuộc thôn Mạch Tràng, xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Mạch Tràng thời cổ là nơi chứa lương thảo của quân Âu Lạc. Đình Mạch Tràng có niên đại vào cuối thế kỷ XVIII và còn lưu giữ được nhiều di vật quý có niên
  • 35. 35 đại thế kỷ XVIII - XIX như ngai thờ, bài vị, sập thờ, kiệu bát cống, án gian. Mạch Tràng là một trong 8 thôn của "Bát xã Loa thành" tham gia rước kiệu ở lễ hội Cổ Loa ngày 6 tháng giêng. Đình được xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1997. HVL3155 128. Đình Mạnh Tân / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 802 - 803 Đình Mạnh Tân thuộc thôn Mạnh Tân, xã Thụy Lâm, Đông Anh. Thần phả ở đình ghi lại sự tích hai vị thành hoàng là Đương Giang thần vá Lý Quốc Mẫu hoàng thái hậu. Kiến trúc đình mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII - XIX. Đình còn lưu giữ được thần phả chữ Hán, các sắc phong và đồ thờ cúng. Di tích đượcBộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2000. HVL3155 129. Đình Ngọc Chi, miếu Vĩnh Thanh / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 852 - 855 Đình Ngọc Chi thuộc thôn Ngọc Chi, miếu Vĩnh Thanh thuộc thôn Vĩnh Thanh, đều thuộc xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh. Đình Ngọc Chi và miếu Vĩnh Thanh thờ ba cha con Nồi Hầu làm quan thời Thục Vương. Đình còn giữ được những mảng chạm khắc hình người múa, cưỡi rồng thế kỷ XVII. Đình Ngọc Chi và miếu Vĩnh Thanh được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1993. HVL3155 130. Đình Nhạn Tái / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 943 - 945 Đình Nhạn Tái thuộc thôn Nhạn Tái, xã Xuân Nộn, Đông Anh. Đình thờ 6 vị thành hoàng: Cao Sơn Đại vương, Quốc vương thiên tử Nhã Lang, Ả Lã Nàng Đê, tiến sĩ Đỗ Nhuận và hai vị phúc thần mỹ tự là Sùng Nghiệp An Dân đại vương, Cảm Ứng Uy Linh đại vương. Đình còn lưu giữ được cuốn thần phả bằng chữ Hán, 20 đạo sắc phong muộn nhất vào năm Đồng Khánh thứ 2 (1887). Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 16 tháng giêng âm lịch. Đình được Bộ văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1997. HVL3155
  • 36. 36 131. Đình Lỗ Giao / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 764 - 766 Đình Lỗ Giao ở thôn Lỗ Giao, xã Việt Hùng, Đông Anh. Đình có khởi nguồn là một ngôi đền thờ thần và là nơi hội họp sinh hoạt của làng xã. Đình thờ ba vị thành hoàng có công với nước là Cao Sơn, Quý Minh, Ả nương. Đình còn giữ được nhiều chạm khắc vào dạng cổ nhất của Hà Nội. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1998. HVL3155 132. Đình Lỗ Khê, nhà thờ Ca Công / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 766 - 768 Đình và nhà thờ thuộc thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà, Đông Anh. Đình được xây dựng từ rất sớm, cuối thế kỷ XIX, sau đó được làm lại. Đình còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ trong đó có 8 đạo sắc phong từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn. Đình thờ 4 vị: Điện Hưng, ông Đầu Dền, ông Dương Trực, ông Tô Quang là những người có công đánh giặc. Nhà thờ Ca Công được dựng từ thời Hậu Lê do dân hàng huyện đóng góp. Nhà thờ hai vị tổ nghề ca hát ở Lỗ Khê là Đinh Dự và Mãn Đường Hoa công chúa. Đình và nhà thờ được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1989. HVL3155 133. Đình Lý Nhân / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 780 - 781 Đình Lý Nhân thuộc thôn Lý Nhân, xã Dục Tú, Đông Anh. Thôn Lý Nhân có tên nôm là Vữ, thời đầu công nguyên có tên là trang Đường An, thời Nguyễn có lúc tên là Phi thôn, đầu thế kỷ XX đến nay đổi tên là Lý Nhân. Đình thờ A Lự và Ả Lã Nàng Đê, hai vị tướng quân thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định giành độc lập cho đất nước. Ngoài ra đình còn thờ Hậu thần Cao Biền. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1995. HVL3155
  • 37. 37 134. Đình Thụy Lôi / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 135 - 136 Đình Thụy Lôi thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh. Tương truyền đình là nơi An Dương Vương ngự khi về bái yết Huyền Thiên Trấn Vũ. Vì vậy đình không thờ thành hoàng làng như các làng khác mà chỉ thờ thần. Sau này trong quá trình phát triển, đình thờ 4 vị thần vốn được thờ ở các ngôi đình khác trong xã là: Huyền Thiên Trấn Vũ (ở Đền Sái), Cao ơn Đại Vương, Thánh Tam Giang và Đông Hải Đại Vương ở Đền Thượng. Đình 2 lần đổi địa điểm vào năm 1885 và 1931. Hàng năm, làng vào đám từ 10/9 đến 20/9 âm lịch để tưởng nhớ An Dương Vương và các vị thần thờ ở đình. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1986. HVL3162 135. Đình Tuân Lề / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 109 - 110 Đình Tuân Lề thuộc thôn Tuân Lề, xã Tiên Dương, Đông Anh. Trước thôn có tên Cửa Ải, cửa ngõ phía Tây Nam thành Cổ Loa của An Dương Vương. Đình thờ thành hoàng Lý Nam Đế. Đình có kiến trúc đậm nét nghệ thuật thế kỷ XIX – XX với nhiều di vật chạm khắc tinh xảo, thẩm mỹ cao. Đình còn lưu giữ 3 đạo sắc phong triều Lê. Lễ hội tổ chức hàng năm từ ngày 6 tháng giêng.Năm 2006, đình được UBND thành phố Hà Nội công nhận di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật. HVL3162 136. Đình Vân Ðiềm / Lýu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 222 - 223 Đình Vân Điềm còn gọi theo tên nôm là Kẻ Đóm thuộc thôn Vân Điềm, xã Vân Hà, Đông Anh. Đình thờ đức thánh Tam Giang làm thành hoàng làng. Căn cứ di vật có thể thấy đình Vân Điềm có từ thời Lê Trung Hưng (trước 1663). Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2006. HVL3162
  • 38. 38 137. Đình Vân Trì / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 237 - 238 Đình Vân Trì thuộc thôn Vân Trì, xã Vân Nội, Đông Anh. Vân Trì xưa là trang Vân Trì, đến năm Gia Long 1 (1815) gọi là xã Vân Trì, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn. Cuối thời Nguyễn, Vân Trì thuộc thôn Vân Trì, tổng Tuân Lệ, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên. Năm 1956 đổi thành xã Liên Hiệp, năm 1961 đổi thành xã Vân Nội như ngày nay. Trước Vân Trì vốn là trang ấp của nghĩa quân Hai Bà Trưng. Đình được xây dựng rất sớm (từ thời kỳ Hai Bà Trưng), vốn khởi nguyên là một ngôi đền. Trong kháng chiến đình bị phá, đến năm 1993 khôi phục lại đền. Đình được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2002. HVL3162 138. Đình Xuân Canh / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 284 - 285 Đình Xuân Canh còn có tên Đình Thượng Lão, thuộc thôn Xuân Canh, xã Xuân Canh, Đông Anh. Đình Xuân Canh thờ Cao Sơn đại vương, phối thờ Linh Lang đại vương. Đình được xây dựng từ khá lâu đời, hiện còn lưu giữ được đạo sắc phong năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743), những hiện vật mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2000. HVL3162 139. Đình Xuân Nộn / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 288 - 289 Đình Xuân Nộn thuộc thôn Xuân Nộn, xã Xuân Nộn, Đông Anh. Đình Xuân Nộn thờ 5 vị phúc thần: A Lã Tuệ Tĩnh phu nhân, Vũ Định đại vương, Thiên Cương tôn thần sống vào cuối thời Hùng Vương; hai anh em Trương Hống, Trương Hát giúp Triệu Quang Phục đánh giặc ngoại xâm. Dựa vào các di vật, có thể đoán đình được xây dựng từ lâu đời và trải qua những đợt trùng tu lớn vào đời vua Cảnh Trị thời Lê Trung Hưng và gần nhất là thời vua Bảo Đại 18 (1943). Lễ hội làng được tổ chức vào ngày 11 tháng 10 âm lịch, với các nghi thức rước thành hoàng từ miếu ra đình và ngược lại, các trò chơi thượng võ, múa hát tại cửa đình. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1996. HVL3162
  • 39. 39 140.Đình Xuân Trạch / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.2. - tr. 289 - 290 Đình Xuân Trạch thuộc thôn Xuân Trạch, xã Xuân Canh, Đông Anh. Đình thờ thành hoàng làng là Xạ Thần Quốc Lang, một nhân vật lịch sử thời Hùng Vương dựng nước, con trai vua Hùng vương thứ 17, em trai vua Hùng thứ 18, có mẹ là người làng Xuân Trach. Vì có công cứu chữa cho dân làng khỏi bệnh dịch nên được vua phong ấp ở quê mẹ. Bia đá tại đình đã ghi chép thần tích của thành hoàng làng, đây là trường hợp hiếm thấy trong các di tích. Sau đình là Đền Xuân Trạch, nơi thờ Trương Trinh Ngoạn, mẹ của Xạ Thần Quốc Lang có quy mo nhỏ hơn đình. Đình và đền đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1996. HVL3162 141. Đình Vân Trì nơi thờ Tam vị Đại Vương - Một di tích quý của xã Vân Trì // Người Hà Nội cuối tuần, 2004. - Số 58, 19 tháng 12, tr.10+11 Đình Vân Trì ở xã Vân Trì (H. Đông Anh, Hà Nội) là nơi thờ 2 vị nhân thần - tướng của Hai Bà Trưng có công đánh giặc Nam Hán và 1 thần của làng đã trợ giúp 2 ông 142. ĐỖ VĂN NINH. Thành Cổ Loa có mấy vòng? Nhìn lại lịch sử / Đỗ Văn Ninh // Thế giới mới, 2002. - Số 494, 8 tháng 7, tr.32-34 Ý kiến về vòng thành trong cùng (Kiến thành hay Thành nội) có chu vi 1650m cao trung bình 5m là do Mã Viện xây sau khi đánh thắng Hai Bà Trưng do phát hiện một số di chỉ là sản phẩm của người Hán. Như vậy thành Cổ Loa thời An Dương Vương chỉ có 2 vòng thành chứ không phải là 3 vòng thành. 143. ĐỖ VĂN NINH. Thành Cổ Loa vượt trên tầm thời đại / Đỗ Văn Ninh // Hà Nội mới, 1973. - 17 tháng 6, tr.2 ; 19cm Giới thiệu lịch sử thành Cổ Loa cách đây 23 thế kỷ 144. Etude histoirque et archeologique sur Co_loa. - [Kn] : [Kxd], 19??. - 114p. ; 21cm Đoàn nghiên cứu Dumoutier về Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Tài liệu nghiên cứu về lịch sử và khảo cổ vùng Cổ loa, kinh đô nước Âu Lạc, có kèm theo các sắc phong, văn bia bằng chữ Hán. NVL50
  • 40. 40 145. HÀ ĐÔNG. Địa đạo giữa lòng Hà Nội kêu cứu / Hà Đông // Hà Nội mới cuối tuần, 2013. - Số 16, 20 tháng 4, tr.7 Địa đạo Nam Hồng ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội là di tích cách mạng đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Địa đạo gồm một trục chính và các nhánh phụ, cao 60 - 80cm, rộng khoảng 50cm, dài gần 11km, nằm sâu dưới lòng đất hơn 1m, hoàn thành vào cuối năm 1947 đầu năm 1948. Địa đạo được Nhà nước công nhận là Di tích cách mạng kháng chiến năm 1996. Địa đạo đang bị xuống cấp nghiêm trọng, 70 di tích biến mất, chỉ còn lại hơn 200m chạy ngầm qua 4 gia đình 146. HOÀNG LÊ. Thăm đền quận công / Hoàng Lê // Lao động Hà Nội, 1993. - Số 11 Đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn tại huyện Đông Anh, Hà Nội 147. HOÀNG MAI. Cổ Loa - dấu ấn Âu Lạc - niềm tự hào Thủ đô / Hoàng Mai // Tuổi trẻ Thủ đô, 2013. - Số 1170, 20 tháng 2, tr.7 Khu di tích Cổ Loa là địa chỉ văn hoá đặc biệt của Thủ đô cả nước. Với diện tích bảo tồn gần 500 ha, khu vực thành nội có nhiều di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật như: khu Đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn. Tương truyền thành gồm 9 vòng xoáy ốc nhưng dấu tích chỉ còn 3 vòng. Thành Cổ Loa không những có giá trị về mặt quân sự mà còn là bằng chứng sáng tạo về trình độ kỹ thuật văn hoá của người Việt cổ. Khu di tích này cần được các cấp, các ngành quan tâm để xứng danh là di tích Quốc gia đặc biệt. 148. HUY HOÀNG. Di tích lưu niệm Bác Hồ với Đông Anh / Huy Hoàng // Thăng Long - Hà Nội ngàn năm, 2005. - Số 28, tr.33-34 Đông Anh đã vinh dự được 11 lần đón Bác Hồ về thăm. Ôn lại một số sự kiện Bác Hồ về thăm Đông Anh. Đông Anh trân trọng và bảo vệ, tôn tạo những di tích và địa điểm Bác Hồ đến thăm 149. HOÀNG VĂN KHOÁN. Cổ Loa - Trung tâm hội tụ văn minh sông Hồng / Hoàng Văn Khoán, Lại Văn Tới, Nguyễn Lâm Anh Tuấn. - H. : Văn hoá thông tin, 2002. - 501tr. ; 20,5cm Nói về vấn đề khảo cổ học ở Cổ Loa HVL997 998
  • 41. 41 150. HOÀNG VĂN KHOÁN. Nghiên cứu trống đồng Hà Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội) / Hoàng Văn Khoán // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - tr. 338 - 340 Trống đồng phát hiện được ở thôn Hà Phong có đường kính mặt là 12,5cm, chính giữa là ngôi sao 10 cánh, trống cao 13,2cm chia làm 3 phần rõ rệt. Tang trống có hai vành hoa văn, chân trống không có hoa văn. Trống có 4 đôi quai kép, trống được đúc bằng khuôn 3 mang. Căn cứ vào hình dáng trống Hà Phong thuộc loại I Heger, niên đại có thể vào những năm đầu công nguyên. 151. Loa Thành / Vũ Ngọc Phan kể. - H. : Văn học, 1972. - tr.528 ; 19cm 152. LÊ VĂN HÒE. Về vấn đề Loa Thành / Lê Văn Hòe // Nghiên cứu lịch sử, 1966. - số 86, tr.39-44 153. LÂM MỸ DUNG. Khai quật địa điểm Đình Tràng / Lâm Mỹ Dung // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - tr.178 - 181 Kết quả khai quật địa điểm khảo cổ học Đình Tràng, thuộc thôn Đình Tràng, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Di vật thu được gồm gốm Đông Sơn, gốm Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun, gốm giai đoạn Phùng Nguyên muộn - Đồng Đậu sớm. Đây là những hiện vật quý cho phép đoán định thời gian xuất hiện của di tích. 154. LẠI VĂN TỚI. Di chỉ Bãi Mèn qua đợt thám sát tháng 7/1997 / Lại Văn Tới // Khảo cổ học. - 1998. Số 2. - tr.14 - 30 Giới thiệu về vị trí, quá trình phát hiện và nghiên cứu di chỉ Bãi Mèn (Xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Bãi Mèn có 2 tầng văn hóa: lớp dưới thuộc Đồng Đậu, lớp trên thuộc Cổ Loa. 155. LẠI VĂN TỚI. Di chỉ Đình Tràng: tư liệu và nhận thức / Lại Văn Tới // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999. - 2000. - tr.197 - 200 Khái quát lại quá trình khảo sát, khai quật di chỉ Đình Tràng từ năm 1969. Cho đến nay, Đình Tràng ðã được khai quật 4 lần vão những năm 70, 71, 85 và 98. Sau 3 lần khai quật đầu các ý kiến đều thống nhất Đình Tràng là di tích quan trọng, có 3 lớp vãn hóa chồng lên nhau (vãn hóa Ðồng Ðậu, rồi ðến vãn hóa Gò Mun, sau nữa là văn hóa Đông Sơn). Đến lần khai quật này tầng văn
  • 42. 42 hóa của hố khai quật dày từ 160 - 180cm, rất ổn định, có thể chia thành 4 lớp văn hóa với đặc trưng di vật của 4 giai đoạn phát triển liên tục từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn. 156. LẠI VĂN TỚI. Đào thám sát di chỉ Tiên Hội (tháng 6 - 1997) / Lại Văn Tới // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997 - 1998. - tr.147 - 149 Trình bày kết quả đào thám sát di chỉ Tiên Hội - Đông Anh - Hà Nội tháng 6 năm 1997. Hiện vật phát hiện trong hố thám sát rất nghèo nàn. Gồm đồ đá, đồ gốm, không phát hiện được đồ đồng. Căn cứ vào các kết quả trước và đợt thám sát này, các nhà nghiên cứu xếp Tiên Hội vào giai đoạn cuối của văn hóa Phùng Nguyên, đầu Đồng Đậu. 157. LẠI VĂN TỚI. Đồ đồng văn hoá Đông Sơn ở Cổ Loa / Lại Văn Tới // Khảo cổ học, 2006. - Số 5, tr.30 - 37 Thành Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội). Đề cập đến các di tích lịch sử và di vật đồng thau giai đoạn Cổ Loa (giai đoạn văn hoá Đông Sơn) - cơ sở hình thành nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương. 158. LẠI VĂN TỚI. Sưu tập hiện vật Đông Sơn sưu tầm ở khu vực Cổ Loa, Đông Anh (Hà Nội) / Lại Văn Tới // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997 - 1998. - tr.142 - 143 Sưu tập hiện vật Đông Sơn sưu tầm được ở khu vực Cổ Loa tháng 6 năm 1997 gồm: đồ đá (rìu tứ giác 1 chiếc, chì lưới 2 chiếc, cục đá nguyên liệu). Lưỡi cày đồng nằm trong trống Cổ Loa phát hiện năm 1982 ở Mả Tre. Theo nhân dân cho biết còn nhiều lưỡi cày, dao găm và các hiện vật khác nằm trong trống đồng Cổ Loa phát hiện năm 1982 còn lưu lạc trong dân, do vậy cần có những cuộc điều tra khai quật khu vực này. 159. LINH NAM. Những phát hiện mới trong khai quật khảo cổ ở di tích Đình Tràng lần thứ 7 / Linh Nam // Nghiên cứu lịch sử, 2010. - Số 412, tr.83 Đình Tràng thuộc thôn Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Từ 15-4 đến 13- 7-2010, viện khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tiến hành khai quật di tích Đình Tràng lần thứ 7. Theo báo cáo sơ bộ thì trong lần khai quật này có 4 phát hiện mới và đặc biệt quan trọng: 1. Tám mộ táng giai đoạn Phùng Nguyên; 2. Hệ thống lò nấu đồng với 45 chiếc; 3. Hai dãy chân cột xếp theo hướng Tây
  • 43. 43 Bắc-Đông Nam; 4. Một dòng chảy cổ có thể là sông Chàng Xay và là dòng chảy cổ của Hoàng Giang 160. MAI CHI. Khám phá thú vị về di tích Mắt Rồng / Mai Chi // Hà Nội mới, 2005. - 12 tháng 3, tr.7 Những kết quả khảo cổ trong khu vực thành Nội, quanh đền An Dương Vương tại di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). 161. Miếu Mạch Lũng / Lưu Minh Trị: chủ biên // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - T.1. - tr. 797 - 800 Miếu thuộc thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, Đông Anh. Miếu thờ các vị thủy thần có công giữ nước thời Hùng Vương. Miếu có kiến trúc vừa phải, làm theo lối chữ "đinh", mang những nét hoa văn thế kỷ XVII - XVIII. Miếu còn giữ được thần phả bằng chữ Hán và sắc phong thần, sớm nhất có niên hiệu Tự Đức thứ 6 (1853)... Đình được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích năm 1993. HVL3155 162. MINH NGỌC. Tối nay 14 - 2, Khu Di tích Cổ Loa đón bằng Di tích Quốc gia đặc biệt: Tự hào và trách nhiệm / Minh Ngọc // Hà Nội mới, 2013. - 14 tháng 2, tr.5 Quần thể di tích Cổ Loa có khoảng 60 di tích thành phần, trong đó có 7 di tích cấp Quốc gia. Nổi bật là thành Cổ Loa với diện tích gần 46ha, gồm 3 vòng thành đắp đất khép kín, dài gần 16km. Đền Thượng được dựng trên khu đất rộng 19.138,6m2 . Cùng với đôi rồng đá mang phong cách nghệ thuật thời Lê, 5 tấm bia đá và nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá đặc sắc. Tối 14/2, lễ đón Bằng di tích Quốc gia được trao cho Khu Di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh). Xã Cổ Loa phải có kế hoạch di dân hợp lý và nâng cao công tác khai thác tài nguyên du lịch. 163. MINH TÂM. Đền thờ quan Nội Hầu trong khu di tích Cổ Loa / Minh Tâm // Người Hà Nội, 2006. - Số 39, tháng 9, tr.2 Quan Nội Hầu tổng chỉ huy cùng hai con trai là Đào Đống và Đào Vực thống lĩnh toàn bộ quân đội Âu Lạc. Ngài là bậc thao lược kỳ tài đã nhiều lần đánh thắng quân tướng Triệu Đà...
  • 44. 44 164. MỸ ĐỨC. Giải mã huyền thoại La Thành / Mỹ Đức // Nông thôn ngày nay, 2005. - 21 tháng 4, tr.10 Đợt 2 của cuộc khảo sát cụm di tích Cổ Loa sẽ bắt đầu. Theo đó những bí ẩn trong quá trình thiết kế và xây dựng Loa Thành vào thời điểm hơn 2200 năm trước đang dần hé mở: một đền Thượng xây từ thế kỷ XIII,.. 165. NGỌC MINH. Giếng đá cổ nhất Việt Nam / Ngọc Minh // Hà Nội mới tin chiều, 2005. - 27 tháng 12, tr.8 Đó là chiếc giếng đá cổ có niên đại trên 600 năm tuổi tại khuôn viên chùa Phúc Lâm, xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội 166. NGUYỄN DOÃN TUÂN. Truyền thuyết và hiện thực về việc xây thành Cổ Loa và thành Thăng Long ở Hà Nội / Nguyễn Doãn Tuân // Văn hóa nghệ thuật, 1995. - Số 11, tr.36, 40-41 Nghiên cứu, khảo sát việc xây thành Cổ Loa và thành Hà Nội trong lịch sử và hiện tại. 167. NGUYỄN DUY HINH. Dòng chữ Hán khắc trong lòng trống Cổ Loa I / Nguyễn Duy Hinh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - tr.157 - 158 Dòng chữ Hán khắc trong lòng trống Cổ Loa I đã được đề cập ngay khi phát hiện. Trong bài thông báo này, tác giả ghi lại kết quả giải mã qua sự giúp đỡ của các chuyên gia văn tự cổ ở Viện Nghiên cứu Tôn giáo Trung Quốc. 168. NGUYỄN HỮU MÙI. Địa đạo Nam Hồng / Nguyễn Hữu Mùi//Di tích lịch sử - văn hoá Hà Nội. - H. : Chính trị quốc gia, 2000. - tr. 638 - 644 Hệ thống địa đạo Nam Hồng (Đông Anh, Hà Nội) là di tích có một không hai ở đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Địa đạo Nam Hồng là chứng tích của cuộc chiến tranh du kích tài tình của quân và dân ta. Ngày nay di tích đã bị mai một đi nhiều, chỉ giữ được một đoạn dài gần 70m thuộc thôn Vệ. HVL 960