SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Download to read offline
LỜI NÓI ĐẦU
Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, với thế đất "rồng cuộn,
hổ ngồi", Thăng Long - Hà Nội được xem là vùng đất địa linh - nhân kiệt và là
trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục của cả nước. Trải qua hơn 1000
năm hình thành và phát triển, Hà Nội đã lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vô
cùng phong phú. Kho tàng di sản quý báu này, trong đó có các di tích quốc gia
đặc biệt, được nhận định là một trong những nguồn lực để phát triển bền vững
Thủ đô Hà Nội.
Đưa ra khái niệm về di tích quốc gia đặc biệt, điều 29 trong luật số
32/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2010, đã nêu: "Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu
biểu của quốc gia, bao gồm:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển
biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh
nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc
đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển
kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam ;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển
văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;
d) Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc
gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh
học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới".
Di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng trên
cơ sở lựa chọn các di tích quan trọng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp
hạng là di tích quốc gia. Hiện nay, qua 5 đợt xếp hạng, cả nước có tổng số 62 di
tích quốc gia đặc biệt. Trong đó, Hà Nội sở hữu 12 di tích quốc gia đặc biệt*
:
Theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/08/2009
*
Thứ tự các di tích được xếp theo thời gian ban hành quyết định công nhận.
1. Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội
(quận Ba Đình).
2. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (quận Ba Đình).
Theo Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/05/2012
3. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận
Đống Đa).
Theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg gày 27/9/2012
4. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa (huyện Đông Anh).
Theo Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013
5. Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh).
6. Di tích lịch sử Đên Hát Môn (huyện Phúc Thọ).
7. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm).
8. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn
(quận Hoàn Kiếm).
9. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tây Đằng (huyện Ba Vì).
Theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014
10. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn,
Hoàng Xá, Phượng Cách (huyện Quốc Oai).
11. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Sóc (huyện Sóc Sơn).
12. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất).
Nhằm vinh danh các giá trị to lớn của các di tích quốc gia đặc biệt trên
mảnh đất Thủ đô, Thư viện Hà Nội biên soạn thư mục chuyên đề Di tích quốc
gia đặc biệt của Hà Nội. Thư mục gồm các nội dung:
1. Tài liệu chỉ đạo về bảo tồn di tích.
2. Các di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội.
3. Một số giải pháp và kinh nghiệm bảo tồn di tích.
Thư viện Hà Nội hy vọng thông qua những thông tin trong thư mục, bạn
đọc càng thêm hiểu, thêm yêu các giá trị văn hóa, lịch sử quý báu của các di tích
quốc gia đặc biệt nói riêng và di sản văn hóa nói chung. Chúng tôi rất mong
nhận được sự quan tâm và đóng góp tích cực của bạn đọc để các thư mục ngày
càng hoàn thiện hơn.
THƯ VIỆN HÀ NỘI
MỤC LỤC
I. TÀILIỆU CHỈ ĐẠO VỀ BẢO TỒN DITÍCH.........................................................2
II. CÁC DITÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CỦA HÀ NỘI........................................6
2.1. Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà
Nội......................................................................................................................6
2.2. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
..........................................................................................................................14
2.3. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám...........21
2.4. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa...........................29
2.5. Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng.............................................................36
2.6. Di tích lịch sử Đền Hát Môn....................................................................41
2.7. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Phù Đổng.............................45
2.8. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn54
2.9. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tây Đằng.............................................60
2.10. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài
Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách.........................................................................64
2.11. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Sóc......................................................70
2.12. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương ......................................76
III. MỘT SỐ GIẢIPHÁP VÀ KINH NGHIỆM BẢO TỒN DITÍCH................82
BẢNG TRA TÊN TÀI LIỆU........................................................................88
1
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Thư viện Quốc gia : TVQG
Viện Nghiên cứu Hán Nôm : VNCHN
Viện Thông tin Khoa học xã hội : VTTKHXH
2
I. TÀI LIỆU CHỈ ĐẠO VỀ BẢO TỒN DI TÍCH
1. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 05/2002/CT-TTg ngày 18/2/2002
về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn
đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học // Công báo, 2002. - Số 2, tháng
3, tr.819-821.
2. Công ước về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể / Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc // Cổng thông tin điện tử Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO),
họp phiên thứ 32 tại Paris từ ngày 29/9 đến 17/10/2003 đã thông qua Công
ước này vào ngày 17/10/2003.
http://bvhttdl.gov.vn/vn/vb-qly-nn/2/720/index.html
3. Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới / Tổ
chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) // Cổng
thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Công ước được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO
tại Paris ngày 23/11/1972.
http://www.bvhttdl.gov.vn/vn/vb-qly-nn/5/2868/index.html
4. Công văn 6880/UBND-VX // Cổng giao tiếp điện tử Ủy ban nhân dân
Thành phố Hà Nội, 2014
Công văn 6880/UBND-VX ngày 10/9/2014 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc di dời hiện vật không phù hợp ra ngoài khuôn viên di tích, cơ
quan đơn vị. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND
quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc này trước Chủ
tịch UBND thành phố, báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố trước
ngày 31/12/2014.
ttp://vanban.hanoi.gov.vn/vanbankhac-2009-2014/-
/hn/iuuXCrbdSjj5/4401/161570/cong-van-6880ubnd-vx-ngay-1092014-cua-
ubnd-thanh-pho-ha-noi.html
5. Luật di sản văn hoá. - H.: Chính trị quốc gia, 2001. - 41tr. ; 19cm
Luật số 28/2001/QH10 được Quốc hội khoá 10 thông qua ngày
29/06/2001.
VV63793 63794
3
6. Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. - H.:
Văn hóa thông tin, 2009. - 95tr. ; 19cm
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Di sản văn hóa năm 2009;
luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009 là văn bản
hợp nhất giữa luật Di sản văn hóa năm 2001 và 2009.
VV71153 71154
7. Luật di sản văn hóa năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và văn bản
hướng dẫn thi hành. - H.: Chính trị Quốc gia, 2011. - 135tr. ; 19cm
Trình bày toàn văn luật di sản văn hóa, luật sửa đổi, bổ sung năm 2009
gồm 74 điều với các phần quy định về bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa
phi vật thể, văn hóa vật thể, quản lý nhà nước về di sản văn hóa, vấn đề khen
thưởng và xử lý vi phạm... cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
VN11.04555 11.04556 (TVQG)
8. Luật di sản văn hóa và nghị định hướng dẫn thi hành. - H.: Chính trị
Quốc gia, 2002. - 97tr. ; 19cm
Gồm những lệnh và nghị định của Chính phủ về việc công bố luật di sản
văn hóa và những quy định chi tiết thi hành luật này.
VN03.01349 03.01348 (TVQG)
9. Luật di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành. - H.: Chính trị
Quốc gia, 2003. - 147tr. ; 19cm
Gồm những lệnh, nghị định, quyết định, chỉ thị về việc công bố luật di
sản văn hóa và những quy định chi tiết thi hành luật này.
VN03.09441 03.09442 (TVQG)
10. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá / Quốc hội
khoá XII // Cổng thông tin điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XII ngày 18/6/2009 đã thông qua Luật số
32/2009/QH12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá.
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?cl
ass_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=91024
11. Nghị định của Chính phủ số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hoá // Công báo, 2002. -
Số 61, tháng 12, tr.4045-4066.
4
12. Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn
hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá // Báo
mạng, 2010. - 21 tháng 9
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010.
http://thuvienphapluat.vn/archieve/Nghi-dinh-98-2010-NDCP-
huongdan-Luat-di-san-van-hoa-vb111991.aspr
13. Nghị quyết 16/2013/NQ-HĐND // Cổng giao tiếp điện tử Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội. - 2013
Nghị quyết số 16/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố
Hà Nội về chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyên của
tổ chức cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa,
khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên
địa bàn Thủ đô (theo điểm a khoản 3 Điều 11 Luật Thủ đô).
http://vanban.hanoi.gov.vn/vanbanphapquy/-
/vb/nsGpxUlb7ddQ/1943763.html;jsessionid=5XNZoEZI1QOJiHJTeWsTzrV
k.undefined
14. Những quy định pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá / Thanh Bình:
sưu tầm, tuyển chọn. - H. : Lao động, 2002. - 371tr. ; 21cm
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của
nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; Căn
cứ vào hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992, luật
này quy định về di sản văn hoá.
VL19798 19799
15. Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam
thắng cảnh. - H. : Sở VHTT Hà Nội, 1986. - 47tr. ; 19cm
HVV997
16. Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND // Cổng giao tiếp điện tử Ủy ban
nhân dân Thành phố Hà Nội. - H: , 2015
Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc
ban hành quy định về quy trình tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng các
khoản huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân vào việc xây
5
dựng công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí, công trình văn hóa không có
khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Quyết định được ban hành ngày 14/09/2015 và có hiệu lực
kể từ ngày 24/09/2015.
http://vanban.hanoi.gov.vn/vanbanphapquy/-
/vb/nsGpxUlb7ddQ/2688677.html;jsessionid=fjXsW+Eq3ljTGypF4cACWtN
X.undefined
17. Quyết định số 5546/QĐ-UBND // Cổng giao tiếp điện tử Ủy ban
nhân dân Thành phố Hà Nội, 2014
Quyết định số 5546/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 của UBND Thành phố
Hà Nội, phê duyệt đề cương nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu bảo tồn loài và
sinh vật cảnh hồ Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội đến năm 2020.
ttp://vanban.hanoi.gov.vn/vanbankhac-2009-2014/-
/hn/iuuXCrbdSjj5/4401/164046/quyet-inh-so-5546q-ubnd-ngay-28102014-
cua-ubnd-thanh-pho-ha-noi.html
18. Thông tư Quy định việc kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể và lập hồ
sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hoá
phi vật thể quốc gia / Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch // Cổng thông tin điện
tử Bộ Tư pháp.
Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ra ngày 30/06/2010.
http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn20bn20php20lut/View_Detail.aspx?Item
ID=25591
6
II. CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CỦA HÀ NỘI
2.1. Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng
Long - Hà Nội
19. ANH QUÝ. Bảo tồn khu Hoàng thành Thăng Long: Phải vì lợi ích
chung / Anh Quý // Hà Nội mới, 2013. - Số 160, 13 tháng 7, tr.9
Hoàng thành Thăng Long được Uỷ ban Di sản Thế giới (KOMOS) đưa
vào danh sách di sản thế giới. Tuy nhiên nếu việc quản lý, khai thác không
tốt, di sản sẽ bị rút danh hiệu. Hiện khu C và D của Hoàng thành Thăng Long
đang xuống cấp nghiêm trọng mà vẫn chưa được Viện Hàn lâm Khoa học Xã
hội bàn giao cho Thành phố. Bộ, ngành vẫn thờ ơ trước hiện trạng này. Một
số ý kiến của các nhà chức năng xung quanh vấn đề trên.
20. CHÂU HÀ. Hoàng thành Thăng Long trở thành di sản văn hoá thế
giới: món quà vô giá nhân 1000 năm Thăng Long / Châu Hà // Người Hà Nội,
2010. - Số 32, 6 tháng 8, tr.3
Ngày 1-8 tại Brazil, kỳ họp thứ 34 của Ủy ban di sản thế giới đã biểu
quyết công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam là Di
sản văn hoá thế giới. Khu di tích này được phát hiện vào tháng 12-2002, với
diện tích khảo cổ hơn 18.000m2
. Quần thể di tích gồm nhiều loại hình kiến
trúc dưới lòng đất và cổ vật đã chứng minh sự hiện hữu lâu dài của kinh đô
Thăng Long gần 1300 năm.
21. DIỆP ĐÌNH HOA. Hoàng thành Thăng Long - những nền "văn hoá
đá" kế tiếp nhau / Diệp Đình Hoa, Phan Trường Thị, Tạ Hoa Phượng // Khảo
cổ học, 2006. - Số 1, tr.35-37
Qua khảo sát vật liệu xây dựng của Hoàng thành Thăng Long tại 18
Hoàng Diệu đã sử dụng các vật liệu xây dựng thời Hồ, Lê, Nguyễn. Tác giả
đưa ra nhận định về những nền văn hoá đá trong kiến trúc Việt Nam: thời Lý
- Trần đặc trưng vật liệu sa thạch kiểu Chăm pa; thời Lê kỹ thuật gọt đẽo vật
liệu kiến trúc từ đá vôi; thời Nguyễn xuất hiện vật liệu granit.
22. ĐỖ NGUYỄN. Di vật bị "phơi" có ngày biến mất / Đỗ Nguyễn // An
ninh Thủ đô, 2012. - Số 3678, 27 tháng 11, tr.10
Với diện tích khai quật hơn 19.000m2
, duy mô khai quật lớn nhất Đông
Nam Á, Hoàng thành Thăng Long Hà Nội đang lưu giữ một phức hợp di tích
7
phong phú, phản ánh lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long. Tuy nhiên, công
tác bảo vệ còn nhiều bất cập, các phương án bảo quản không hạn chế được
tác động của môi trường đối với hiện vật di vật lịch sử tại đây.
23. ĐỖ NGUYỄN. Phát hiện dấu tích kiến trúc lạ tại Hoàng Thành / Đỗ
Nguyễn // An ninh Thủ đô, 2012. - Số 3704, 27 tháng 12, tr.10
Một dấu tích kiến trúc thời Lý, có thiết kế giống một đường dẫn nước,
nhưng rất quy mô được phát hiện tại phía Bắc Đoan Môn, Hoàng thành
Thăng Long. Hình thái kiến trúc này lần đầu tiên thấy tại Việt Nam. Đây là
phát hiện quan trọng góp phần cung cấp những nhận thức về không gian của
các chính điện trong Hoàng thành Thăng Long. Tuy nhiên, các nhà khoa học
đang lúng túng tìm phương án bảo tồn lâu dài.
24. ĐỖ NGUYỄN ĐỆ. Căn hầm bí mật dưới lòng Hoàng thành Thăng
Long / Đỗ Nguyễn Đệ // An ninh Thủ đô, 2012. - Số 3550, 29 tháng 6, tr.10
Hoàng thành Thăng Long chính thức mở cửa đón khách tham quan, lần
đầu tiên, hầm ngầm D67 - phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung
ương được đông đảo du khách biết đến, ngoài ra còn một căn hầm bí mật
khác nữa - hầm chỉ huy tác chiến Bộ Tổng tham mưu. Hầm có kết cấu nửa
chìm nửa nổi bằng bê tông nguyên khối với 3 lớp nóc (2 lớp bê tông, giữa là
lớp cát) chịu được tên lửa, bom tấn, được xây dựng từ cuối năm 1965 đến
giữa năm 1966 thì đưa vào hoạt động với vai trò là đầu não tác chiến, nơi
đầu tiên tiếp nhận những thông tin quân sự và đưa ra phương án tác chiến.
Hầm được sử dụng đến năm 1975, hiện được Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng
Long lên kế hoạch phục dựng để mở cửa đón khách tham quan vào dịp tháng
12/2012 đúng kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên phủ trên không.
25. C.R.W. L'Indochine jugée parun diplomate anglais : Lettres du times
/ C.R.W : Jmpr. de la presee, 1893. - 40p.
Tác giả đã đi tham quan khắp Đông Dương. Ông có nhiều nhận xét về Hà
Nội, có nói đến các di tích của Hà Nội như điện Kính Thiên, Cột Cờ, Văn Miếu.
80 3359(5) (VTTKHXH)
26. HÀ ĐÔNG. Quy hoạch Hoàng thành Thăng Long thành Công viên
Văn hoá lịch sử: Kỳ vọng một, thận trọng hai / Hà Đông // Hà Nội mới cuối
tuần, 2012. - Số 34, 25 tháng 8, tr.1+7
8
Hai năm sau khi Khu Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà
Nội) trở thành Di sản văn hóa Thế giới, thành phố Hà Nội và Bộ Xây dựng đã
công bố đồ án quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 đối với khu di tích đặc
biệt này. Tương lai không xa, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long sẽ trở
thành Công viên Văn hoá Lịch sử với không gian trưng bày mở. Tuy nhiên,
việc triển khai cần tiến hành thận trọng và có kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn.
27. LÂM SƠN. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng
Diệu: Du khách được "vô tư" vào thăm quan / Lâm Sơn // Văn hóa, 2012. -
Số 2100, 2 tháng 1, tr.7
Du khách được tham quan miễn phí hai khu khảo cổ A-B tại 18 Hoàng
Diệu vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Khu A-B nằm ở phía Tây điện Kính Thiên,
có phạm vi xuất lộ 14.291m2
với 45 hố khai quật phát hiện nhiều các loại hình
di tích Kiến trúc, hệ thống cống nước, giếng nước tường bao và hàng ngàn di
vật, hiện vật thuộc các thời kỳ: thời Đại La, thời Đinh Tiền Lê, thời Lý - Trần
- Lê nằm chồng xếp lên nhau. Hiện Khu di tích này đã được viện KHXH Việt
Nam bàn giao cho UBND thành phố.
28. LÂM SƠN. Phát hiện dấu tích kiến trúc quan trọng ở điện Kính
Thiên / Lâm Sơn // Văn hóa, 2011. - Số 2089, 7 tháng 12, tr.7
Báo cáo sơ bộ kết quả thám sát, khai quật khảo cổ học ở khung trung
tâm Hoàng thành Thăng Long cho biết điện Kính Thiên thời Lê Sơ không còn
nguyên vẹn, đã sửa chữa nhiều lần qua nhiều giai đoạn. Phía dưới nền điện
Kính Thiên có dấu tích kiến trúc lớn thời Lê Sơ với 3 móng dầm dài 4,2m;
rộng 2,3 m, khu vực thành bậc chạm rồng thời Lê Sơ đã được sửa chữa (thời
Lê Trung Hưng các thành bậc đã được nâng cao, thời Nguyễn khu vực thềm
bậc được gia cố...). Kiến nghị tu sửa cần có kế hoạch khai quật đến năm 2015
theo cam kết với UNESCO.
29. LÊ NGUYÊN VĨNH. Hoàng thành Thăng Long hiện mình / Lê
Nguyên Vĩnh // Bà Rịa -Vũng Tàu, 2004. - Số Xuân Giáp Thân, tr.25
Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ phát hiện ra một con sông cổ chảy qua
kinh thành, hai bên là những lâu đài hình lục giác và tìm thấy hệ thống giếng
nước được xây bằng gạch đá, có niên đại khoảng thế kỷ 7, 9 và 19.
9
30. LÊ VĂN LAN. Kỳ đài Thành cổ Hà Nội / Lê Văn Lan // An ninh
Thủ đô, 2003. - Số 1205, 12 tháng 4, tr.10
Kỳ đài Thành cổ Hà Nội với hình thể và kiến trúc độc đáo cao 33,4m,
thanh cán cờ cắm trên nóc lầu 8m, tính cả chiều cao cán cờ cộng với chiều
cao kiến trúc là 41,4m. Thân trụ kỳ đài hình 8 cạnh, tạo nên 8 mặt thân. Phần
thân trụ có tiết diện bát giác xây rỗng, đặt trong lòng 54 bậc thang, xoáy trôn
ốc, được soi sáng bên trong và trang trí bên ngoài bằng cách trổ 39 hình hoa
thị và 6 hình giẻ quạt. Kỳ đài được xây dựng cùng lúc với Thành cổ Hà Nội
vào đầu thời Nguyễn (đầu thế kỷ 19) và được xây ngay trên địa điểm có toà
Tam Môn của Hoàng thành Thăng Long thời Lê.
31. LƯU QUANG PHỐ. Chuyện ít ai biết ở cột cờ Hà Nội / Lưu Quang
Phố // Tuần san Thanh niên, 2010. - Số 226, 10 tháng 9, tr.18
Cột cờ Hà Nội được xây dựng dưới triều Nguyễn từ năm 1805 đến 1812.
Đây là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích
Hoàng thành Thăng Long. Trong thời kì chống Pháp, chống Mỹ cột cờ được
dùng để làm đài quan sát. Năm 1945 sau khi cách mạng tháng 8 thành công,
lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên cột cờ Hà Nội, đến năm 1954,
một lần nữa lá quốc kỳ lại tung bay trên đỉnh kì đài lịch sử. Hầu hết khách
tham quan đều có nhu cầu lên thăm cột cờ vào những ngày lễ như 1/5, 2/9,
22/12...
32. MINH NGỌC. Hầm chỉ huy tác chiến và những sự kiện đặc biệt /
Minh Ngọc // Hà Nội mới, 2012. - 12 tháng 12, tr.8
Hầm chỉ huy tác chiến ở Hoàng thành Thăng Long làm bằng bê tông
nguyên khối, nửa nổi nửa chìm, có ba lớp (hai lớp bê tông và 1 lớp cát) chịu
được bom nguyên tử và tên lửa. Hầm được xây dựng từ năm 1965 đến 1966.
Công việc hàng ngày của kíp trực ban tác chiến (Sở chỉ huy Bộ Tổng tham
mưu) trong "12 ngày đêm" năm 1972.
33. MINH NGỌC. Tiếp tục mở rộng khai quật khảo cổ tại Hoàng thành
Thăng Long - Hà Nội / Minh Ngọc // Hà Nội mới, 2014. - 27 tháng 1, tr.2
Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với viện khảo
cổ tiến hành khai quật khu phía nam khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long
- Hà Nội với diện tích 940m2
để làm rõ hơn những giá trị lịch sử, văn hoá của
khu di tích này). Thời gian khai quật từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2014.
10
34. Một Hoàng thành Thăng Long cổ xưa đã được tìm thấy // Người Hà
Nội, 2003. - Số 46, 14 tháng 11, tr.1+3
Qua công tác khảo cổ cho thấy các lớp đất văn hoá có chứa dấu tích lịch
sử văn hoá của Thăng Long-Hà Nội trong khoảng 1300 năm lịch sử. Theo
PGS-TS Tống Trung Tín-Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học thì đây là lần
đầu tiên một hệ di tích, di vật của một bộ phận trung tâm Hoàng thành Thăng
Long và thành Hà Nội xưa đã được phát lộ với một diễn biến văn hoá vật chất
liên tục. Bộ Văn hoá thông tin đưa ra 3 phương án bảo tồn, phát huy giá trị
của di tích.
35. NGUYỄN QUANG NGỌC. Thăng Long thời Lý - Trần - Lê dưới
ánh sáng của nguồn tư liệu mới / Nguyễn Quang Ngọc // Khảo cổ học, 2006. -
Số 1, tr.28-35
Kết quả cuộc khai quật tại Hoàng Diệu đã là cơ sở để kiểm chứng lại
nguồn tư liệu đã có và mở ra khả năng nhìn nhận về Thăng Long thời Lý -
Trần - Lê. Trọng tâm bài viết tập trung vào các vấn đề: nhận diện thành
Thăng Long qua bản đồ; Thành Thăng Long khu vực trung tâm và những
vùng mở rộng.
36. NGUYỄN THỪA HỶ. Hoàng thành Thăng Long có hay không? /
Nguyễn Thừa Hỷ // Xưa & Nay, 2004. - Số 215, tháng 7, tr.21-23
Trên các tấm bản đồ cổ ngoài luỹ đất Đại La cũng chỉ thấy 2 vòng thành
cơ bản: thành Thăng Long (vòng ngoài) và hoàng cung Thăng Long (vòng
trong). Sử sách văn bia nói khá nhiều về Thăng Long thành và Cấm thành
nhưng hầu như không đả động đến Hoàng thành. Tác giả đưa ra giả thiết
Hoàng thành Thăng Long có hay không và chúng ta đang khai quật Hoàng
thành Thăng Long hay hoàng cung Thăng Long.
37. NHẬT ANH. Phục dựng không gian điện Kính Thiên: Cấp thiết
nhưng phải thận trọng / Nhật Anh // Kinh tế & Đô thị, 2012. - Số 186, 25
tháng 8, tr.8
Chương trình nghiên cứu phục dựng không gian điện Kính Thiên mà
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đầu tư thực hiện. Công tác
phục dựng đòi hỏi tính thận trọng: Chính điện ở đâu? Vị trí chính tâm của
thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê? Không gian này có biến đổi qua các
thời kỳ lịch sử không? Phục dựng như thế nào?
11
38. PHAN HUY LÊ. Vị trí khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu trong
cấu trúc Thành Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử / Phan Huy Lê //
Khảo cổ học, 2006. - Số 1, tr.5-28
Nghiên cứu về cấu trúc thành Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử, để
góp phần xác định vị trí của khu di tích Hoàng thành Thăng Long mới được
giới khảo cổ phát hiện ở 18 Hoàng Diệu; Thành Thăng Long thời Lý - Trần -
Minh; Thành Thăng Long - Đông Kinh thời Lê sơ - Mạc - Lê Trung Hưng.
39. Phục dựng các công trình kiến trúc tại khu khảo cổ Hoàng thành: đâu
là thời điểm hợp lý / T.D ghi // Hà Nội mới, 2004. - 23 tháng 8, tr.4
Tại Hội thảo "Đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn, phát huy
giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long", Viện trưởng Viện nghiên cứu
kiến trúc - GS. Nguyễn Việt Chân đã có những nhìn nhận vấn đề này dưới
góc độ người làm kiến trúc.
40. QUẾ TRANG. "Hoàng thành Thăng Long" - tên gọi chính thức đã
được xác định / Quế Trang // An ninh Thủ đô, 2006. - Số 1717, 24 tháng 4,
tr.1+13
Ý kiến thống nhất về tên gọi của di sản khảo cổ học ở 18 Hoàng Diệu và
di tích Thành cổ với tên gọi Hoàng thành Thăng Long của các nhà khoa học.
41. QUỲNH VÂN. Công bố quy hoạch trung tâm Hoàng thành Thăng
Long: Rộng mở không gian công viên văn hoá lịch sử / Quỳnh Vân, Đỗ
Nguyễn // An ninh Thủ đô, 2012. - Số 3579, 2 tháng 8, tr.10
Theo công bố của Bộ Xây dựng, tổng diện tích khu đất quy hoạch là
45.380m2
. Trong đó, diện tích nhà trưng bày khảo cổ 13.674m2
; khu trưng
bày mô phỏng, hầm kính 3.438m2
; diện tích cây xanh dự trữ khảo cổ học
21.195m2; diện tích khảo cố tiếp tục nghiên cứu 6.803m2; diện tích khu vực kỹ
thuật, phụ trợ 859,3m2
; diện tích sân, đường giao thông 6.214m2
, hạn chế xây
mới các công trình nổi hoặc cao quá 5m. Bốn lối vào khu di tích từ đường
Hoàng Diệu, Độc Lập, Hoàng Văn Thụ và Bắc Sơn. Việc quy hoạch là cơ sở
pháp lý trong bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị khu di tích Trung tâm Hoành
thành Thăng Long nhằm xây dựng Công viên Văn hoá - Lịch sử.
12
42. QUỲNH VÂN. Phát hiện dấu tích góc Tây Bắc của Hoàng thành
Thăng Long / Quỳnh Vân // An ninh Thủ đô, 2011. - Số 3397, 19 tháng 12,
tr.11
Khai quật nút giao thông Văn Cao - Hồ Tây, các nhà khảo cổ khẳng
định đây là một đoạn tường thành phía Tây Bắc của Hoàng thành Thăng
Long thời cổ. Di tích địa dày 7,4m, chia thành 17 lớp địa tầng, lớp văn hoá
thứ 15 là lớp di chỉ cư trú. Nhiều gạch ngói, đất nung gốm sứ, bao nung, bát
đựng men thuộc giai đoạn Lý - Trần. Các di vật có ý nghĩa lớn trong việc
nghiên cứu di sản văn hoá Thăng Long.
43. QUỲNH VÂN. Phát hiện sân Đan Trì tại Hoàng thành Thăng Long /
Quỳnh Vân // An ninh Thủ đô, 2011. - Số 3387, 7 tháng 12, tr.11
Ngày 6/12, Viện Khảo cổ học và Trung tâm bảo tồn di tích Cổ Loa -
Thành cổ báo cáo sơ bộ đã phát hiện dấu tích của nền móng gạch móng
tường thời Nguyễn và lê sơ cùng nhiều loại hình vật liệu kiến trúc đồ sành,
gốm men có niên đại từ thời Lý, Trần, đáng chú ý là sân nền lát gạch vồ thời
Lê sơ rộng từ Đoan Môn đến điện Kính Thiên được cho là dấu tích Đan Trì từ
thời Lê tới Lê Trung Hưng. Dự kiến tiếp tục mở rộng diện tích khai quật phần
nền móng của điện Kính Thiên để hiểu sâu hơn các tầng văn hoá khác ngoài
thời Lê.
44. THÀNH NAM. Chuẩn bị mặt bằng chỉnh trang khu di tích Thành
Cổ / Thành Nam // An ninh Thủ đô, 2010. - Số 2939, 7 tháng 6, tr.2
Về dự án chỉnh trang phía Nam cổng Đoan Môn thuộc Khu di tích
Thành cổ.
45. THẾ DŨNG. Hoàng thành Thăng Long: hết cảnh dãi nắng dầm mưa
/ Thế Dũng // Hà Nội mới, 2006. - 18 tháng 1, tr.1+2
Công trình xây dựng mái che tạm và hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước
mạch ngay để bảo vệ khu di tích Hoàng thành đã hoàn thành. Phát hiện chiếc
thuyền thời Hậu Lê.
46. THÔNG THANH KHÁNH. Về viên gạch Chăm tìm được tại
Hoàng thành Thăng Long / Thông Thanh Khánh // Xưa & Nay, 2004. - Số
222, tháng 10, tr.19+20
13
Viên gạch Chăm cổ có ghi chữ mẫu tự Sanskrit Brahmi pha tạp mẫu tự
Chăm cổ giúp làm sáng tỏ mối quan hệ tín ngưỡng truyền thống tôn giáo của
hai dân tộc Việt - Chăm triều đại Lý Trần.
47. THU TRANG. Sẽ là di sản Văn hoá thế giới? / Thu Trang // Hà Nội
mới, 2004. - 17 tháng 8, tr.7
Những quan điểm của các chuyên gia nước ngoài về khu di tích Hoàng thành.
48. THỤC TRINH. Phục dựng hội đèn Quảng Chiếu: đề cao giá trị di
sản của Thành cổ / Thục Trinh // Kinh tế & Đô thị, 2011. - Số 249, 23 tháng
12, tr.8
Hội đèn Quảng Chiếu là một lễ hội cung đình có từ thời Lý có ý nghĩa
trong việc cầu trường thọ, cầu quốc thái dân an. Lễ hội thường được mở tại
Hoàng Thành Thăng Long suốt thời Lý cho tới thời Trần mỗi dịp xuân về. Lễ
hội bị mai một theo thời gian nhưng sau khi khu trung tâm Hoàng thành Thăng
Long được công nhận là di sản văn hoá thế giới thì hội đèn Quảng Chiếu được
phục dựng lại. Tuy còn rất nhiều khó khăn trong việc phục dựng lễ hội trong
việc đảm bảo tính chân thực của lịch sử, nhưng Trung tâm bảo tồn khu vực di
tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội đã thể hiện rõ sự quyết tâm cũng như tâm huyết
đối vớt một công trình nhằm tôn vinh giá trị di sản làm sống lại những giá trị
văn hoá phi vật thể của di sản Hoàng thành Thăng Long.
49. THƯ KỲ. Thành cổ Thăng Long không thua kém những di tích nổi
tiếng thế giới / Thư Kỳ // An ninh Thủ đô, 2004. - Số 1230, tr.10
TS.W.Logan, Giáo sư trường ĐH Deakin tại Melburne(Australia), thành
viên Ban Bảo tồn Di sản thuộc UNESCO, khẳng định Thành cổ Thăng Long
có giá trị không thua kém di tích Mohenijodaro (Pakistan) hoặc một di tích
khác ở Bangladesh.
50. TRẦN VĂN GIÀU. Ý nghĩa của việc phát lộ khu di tích Hoàng
thành Thăng Long / Trần Văn Giàu // Khảo cổ học, 2006. - Số 1, tr.65-67
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu với diện tích
19.000m2
các nhà khoa học bước đầu xác định niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ
20 giữa các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Nguyễn. Tác giả đưa ra một số
ý nghĩa của việc khai quật di tích khảo cổ Thành Thăng Long và phương
hướng bảo tồn, gìn giữ và sử dụng di tích quan trọng này.
14
51. VÂN QUẾ. Tìm thấy dấu vết cung Trường Lạc / Vân Quế // An ninh
Thủ đô, 2005. - Số 1049, 24 tháng 1, tr.10
Những hiện vật được phát hiện nhằm khẳng định khu di chí thuộc Cấm
thành (thời Lê).
52. YÊN VÂN. Công bố những nghiên cứu mới về Hoàng thành Thăng
Long / Yên Vân // An ninh Thủ đô, 2012. - Số 3414, 7 tháng 1, tr.11
Ngày 6/1/2012, kết quả nghiên cứu mới về kinh thành Thăng Long qua
tư liệu khảo cổ học và lịch sử được công bố, trong đó hệ thống kiến trúc cột
dương (cột dựng trên các tảng đá), cột âm xung quanh các hàng hiên là phát
hiện mới cho thấy thời Đại La, kiến trúc cột âm đã phổ biến, đến thời Lý thì
phát triển lên tầm mức mới. Kiến trúc Việt nam thời vương triều Lý và tính
liên tục, riêng biệt của kinh thành Thăng Long trong các giai đoạn Lý, Trần,
Lê cần được tiếp tục nghiên cứu.
2.2. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
53. BÙI KIM HỒNG. Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch - Những đặc
điểm chủ yếu và hướng bảo tồn phát huy giá trị / Bùi Kim Hồng // Văn hóa
nghệ thuật, 1999. - Số 8, tr.13-16
54. CHÍ TÍN. 217 di tích Bác Hồ trên đất Hà nội / Chí Tín // Hà Nội
mới cuối tuần, 2004. - Số 479, tr.3
Thống kê trên đất Hà Nội có 217 địa điểm đã từng ghi dấu những hoạt
động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 173 địa điểm di tích ở nội thành
và 44 địa điểm di tích ở ngoại thành.
55. CHU ĐỨC TÍNH. Những di tích của Bác Hồ ở Thủ đô Hà Nội /
Chu Đức Tính // Thăng Long - Hà Nội ngàn năm, 2005. - Số 28, tr.16- 18
Thống kê những di tích của Bác Hồ ở Thủ đô theo hình thức quản lý:
nhà nước, tập thể, tư nhân (có nói đến thực trạng và số liệu các di tích này
trên địa bàn theo quận huyện).
56. Cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh / Lưu Minh Trị (chủ biên), Đào
Đình Bắc, Nguyễn Thị Dơn... // Hà Nội danh thắng và di tích. - H. ; 24cm
15
T.1. - 2011. - Tr.393-397
Về 3 di tích trong cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phủ Chủ tịch, Nhà
sàn, Lăng Bác Hồ.
HVL3155
57. Di tích lịch sử văn hoá và cách mạng kháng chiến quận Ba Đình /
Nguyễn Thị Thắng, Lê Văn Lan, Trần Lâm Bền...; Đặng Văn Tường, Trịnh
Thị Hạnh, Nguyễn Thị Dơn: biên soạn. - H. : Khoa học xã hội, 2009. - 281tr.:
minh hoạ ; 24cm+1 bản đồ
Cung cấp những thông tin về vị trí, kiến trúc, các di vật, cảnh quan và
lịch sử của 50 di tích lịch sử văn hoá, 23 di tích cách mạng kháng chiến của
quận Ba Đình, Hà Nội, trong đó có Lăng Bác Hồ.
VV09 12274-76 (TVQG)
58. Giữ yên giấc ngủ của Người. - In lần thứ 5. - H. : Quân đội nhân dân,
2005. - 235tr. ; 19cm
Giới thiệu những ngày tháng cuối cùng của Bác; Đơn vị đặc biệt; Nhiệm
vụ đặc biệt; Nơi Bác yên nghỉ; Công tác chuẩn bị; Ngày đêm trên quảng
trường và đón Bác về lăng.
VV39852 39853
59. Giữ yên giấc ngủ của Người : Ký sự. - H. : Quân đội nhân dân, 1990.
- 188tr. ; 19cm
Tập ký sự về việc giữ gìn thi hài Bác và xây dựng, bảo vệ Lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
VN90.00786 (TVQG)
60. HẢI NINH. Những người gìn giữ di tích về Bác / Hải Ninh // Lao
động thủ đô cuối tuần, 2010. - 15 tháng 5, Số 58, tr.11
Hơn 40 năm qua kể từ ngày Bác ra đi, khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ
Chủ tịch đến nay vẫn nguyên trạng với những hiện vật liên quan đến Người.
Có được điều đó là nhờ sự tận tình cố gắng của những người làm công tác
giữ gìn khu di tích. Với tình yêu và lòng tôn kính với Bác Hồ vĩ đại, tất cả cán
bộ công nhân viên vẫn hàng ngày âm thầm cống hiến tâm huyết của mình để
giữ gìn di sản cho mai sau.
16
61. Hỏi đáp về danh thắng Hà Nội. - H. : Quân đội nhân dân, 2010. -
191tr. ; 21cm. - (Tủ sách văn hóa)
Giới thiệu những sự kiện về kiến trúc, địa điểm, giá trị lịch sử, nghệ
thuật... của một số di tích lịch sử địa danh của Hà Nội (mới): chùa, bảo tàng,
hồ, suối, nhà hát, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh...
HVL2777
62. HỒNG KHANH. Kể chuyện xây lăng Bác Hồ / Hồng Khanh, Thế
Long, Dân Hồng . - H. : Phổ thông, 1976. - 111tr. ; 19cm
VV13489
63. Khu di tích Phủ Chủ tịch / Hà Nguyễn // Công trình kiến trúc Hà
Nội. - H., 2010. - Tr.66-70.
Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di
tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời
hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh (từ 19/12/1954 đến 02/9/1969). Khu
di tích vốn là phần đất phía Tây Bắc của Hoàng thành thuộc kinh thành
Thăng Long xưa. Tổng thể khu di tích rộng hơn 14 hecta, trong đó 16 công
trình được xếp hạng chiếm diện tích là 22.000m2
. Một số công trình có giá trị
lớn trong khu di tích: Phủ Chủ tịch, Nhà sàn Hồ Chí Minh, Nhà 54, Phòng
họp Bộ Chính trị, Nhà 67, Giàn hoa Phủ Chủ tịch, Nhà bếp A và nhà bếp B,
nhà Thủ tướng, Nhà ký sắc lệnh, Đường Xoài, Đường mòn Hồ Chí Minh, Ao
cá Bác Hồ.
HVL3399
64. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh / Lam Khê, Khánh Minh (sưu tầm, biên
soạn) // Danh lam thắng cảnh Hà Nội. - H., 2010. - Tr.55-56
Lăng là nơi lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có mặt chính nhìn
ra Quảng trường Ba Đình. Công trình này là kết quả lao động, sáng tạo của
các nhà khoa học Nga và Việt Nam. Lăng chính thức được khởi công ngày
2/9/1973 tại vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ từng
chủ tọa các cuộc mít tinh lớn. Lăng được khánh thành vào ngày 29/8/1975.
Toàn bộ khu di tích lăng rộng 14ha, cao 21,6m, gồm 3 lớp. Nhìn tổng thể lăng
có hình bông hoa sen cách điệu.
HVL3062
17
65. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh / Hà Nguyễn // Công trình kiến trúc Hà
Nội. - H., 2010. - Tr.70-76
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn có tên là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác,
là nơi lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được chính thức khởi
công ngày 02/9/1973, khánh thành vào ngày 29/8/1975, nằm ngay tại vị trí lễ
đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc
lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và chủ trì các cuộc mít tinh
lớn. Lăng có hình vuông với cạnh dài 30m và gồm 3 lớp với tổng chiều cao
21,6m. Trước mặt lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho
diễu binh, duyệt binh, một thảm cỏ dài 380m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh
tươi suốt bốn mùa. Quá trình xây dựng, vật liệu xây dựng lăng và thời gian
đón tiếp khách vào tham quan.
HVL3399
66. LÊ KIM DUNG. Về một di tích trong khu vực nhà sàn Bác Hồ / Lê
Kim Dung // Hà Nội mới cuối tuần, 2006. - Số 20, 20 tháng 5, tr.3
Đó là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường gặp và làm việc với cán
bộ, xem phim tư liệu và đặc biệt là nơi Bác thường kí các sắc lệnh của Chủ
tịch nước.
67. NGHIÊM THỊ HẰNG. Chuyện xây lăng chủ tịch Hồ Chí Minh /
Nghiêm Thị Hằng // Nông nghiệp Việt Nam, 2010. - Số đặc biệt, 2 tháng 9,
tr.1+6
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và nguyên Bộ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn
Mạnh Kiểm kể chuyện xây lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được xây dựng từ
1973-1975 mà các vật liệu được nhân dân tuyển chọn khắp đất nước đem về
cho công trình.
68. NGUYỄN ANH MINH. Ba ngôi nhà Bác ở / Nguyễn Anh Minh //
Nguyệt san Nông thôn ngày nay, 2012. - Số xuân, tr.5
"Di tích 54" (trước đây là nơi ở của người thợ điện trong phủ Toàn
quyền) là ngôi nhà mà Bác chọn ở và làm việc hơn ba năm. Để đảm bảo sức
khoẻ cho Bác, mùa hè 1958, Bộ Chính trị quyết định xây dựng cho Bác một
ngôi nhà mới - nhà sàn lịch sử. Ngôi nhà sàn đã được xếp hạng Di tích lịch
sử. Từ năm 1970 - 1997 đã có 1.016.494 lượt khách, trong đó khách quốc tế
18
là 190.793 lượt người, có 55 đoàn nguyên thủ và cao cấp của các nước... Sau
đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ, do không lên xuống nhà sàn được nữa, Bác
chuyển tới ở ngôi nhà H67 và di tích H67 trở thành phòng họp Bộ Chính trị
và là nơi Bộ Chính trị làm việc với Bác. Tại ngôi nhà H67, Bác đã qua đời
hồi 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969.
69. NGUYỄN THÁI ANH. Kể chuyện xây lăng Bác Hồ: Công tác bảo
vệ, giữ gìn thi hài Bác vầ một số địa danh Hồ Chí Minh / Nguyễn Thái Anh. -
H.: Thời đại, 2012. - 394tr. ; 27cm
Cung cấp nhiều thông tin về những ngày tháng mà toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân ra sức làm nên một công trình ý nghĩa - Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh và các bài viết về quá trình bảo vệ giữ gìn thi hài Bác, một số địa danh
Hồ Chí Minh, những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, 365
danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
VL45708 45709
70. NGUYỄN XUÂN PHƯỚC. Bác nằm trong Lăng, giấc ngủ bình
yên... / Nguyễn Xuân Phước // Nông nghiệp Việt Nam, 2002. - Số 162, 2
tháng 9, tr.8
Lăng Bác do các kiến trúc sư Liên Xô thiết kế khởi công xây dựng từ
ngày 2/9/1973 đến 29/8/1975 thì hoàn thành.
71. Nhà sàn Bác Hồ / Lam Khê, Khánh Minh (sưu tầm, biên soạn) //
Danh lam thắng cảnh Hà Nội. - H., 2010. - Tr.58-59
Nhà sàn nằm trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, là ngôi nhà Bác Hồ
ở và làm việc từ ngày 17/5/1958 cho tới khi qua đời. Ngôi nhà gồm 2 tầng,
trước nhà có ao cá Bác nuôi, sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý
do các địa phương đưa về trồng. Ngôi nhà sàn này được Cục Thiết kế cơ bản
thuộc Tổng cục Hậu cần thi công theo ý Bác vào mùa hè năm 1958.
HVL3062
72. Nhà sàn Bác Hồ - Di sản kiến trúc, di sản văn hóa // Làng nghề Việt,
2015. - Số 37, 10 tháng 9, tr.8
Ngôi nhà sàn cùng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách
19
mạng của mình. Nó không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn là một di sản
kiến trúc, di sản văn hóa của Việt Nam. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh - Cục
trưởng Cục Thiết kế dân dụng (Bộ Kiến trúc) là người thiết kế ngôi nhà dựa
trên sự góp ý của Bác. Ngày 1/5/1958, ngôi nhà đã hoàn thành. Vào dịp sinh
nhật năm 1958, Bác Hồ đã chuyển sang ở ngôi nhà này cho tới ngày
17/8/1969.
73. NHƯ TRANH. Thu về se sẽ / Như Tranh // Người Hà Nội, 2012. -
Số 42, 19 tháng 10, tr.5
Quảng trường Ba Đình có tên gọi bắt nguồn từ địa danh của Thanh
Hoá, địa danh này là căn cứ địa do cụ Tống Duy Tân và cụ Đinh Công Tráng
lãnh đạo hưởng ứng phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi năm 1885.
Trước cách mạng tháng Tám, quảng trường có tên gọi quảng trường Tròn
hay quảng trường Puginier, tên một cha cố người Pháp. Bác sĩ Trần Văn Lai
- thị trưởng đầu tiên của Hà Nội dưới chính quyền Trần Trọng Kim đã đặt lại
tên cho quảng trường. Với 320m chiều dài, 100m chiều rộng đủ cho 20 vạn
người mít tinh, cùng 168 ô cỏ xanh bốn mùa, quảng trường Ba Đình là chốn
linh thiêng với cả dân tộc Việt Nam
74. QUANG HUY. Những người thợ lắp máy trên công trường xây
dựng lăng Bác / Quang Huy // Hà Nội mới, 1975. - 1 tháng 9, tr.2
Những khó khăn, thử thách gặp phải, tinh thần vượt khó và tình cảm đối
với Bác Hồ của hơn 1.300 cán bộ, công nhân Công ty Lắp máy trong 200
ngày lao động trên công trường xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trung
bình mỗi ngày anh chị em làm việc tới hơn 10 giờ, các bộ phận tự nguyện
chia người làm hai ca, ba ca.
75. Quyết định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về giữ gìn thi hài Hồ
Chủ tịch và xây dựng lăng của Người - Hoàn thành xây dựng Lăng Hồ Chủ
tịch // Hà Nội mới, 1975. - 29 tháng 8, tr.1+4
Sau hai năm xây dựng liên tục và khẩn trương (2/9/1973 - 2/9/1975),
Lăng Hồ Chủ tịch đã hoàn thành với sự giúp đỡ hết lòng của Đảng Cộng sản,
chính phủ và nhân dân Liên Xô. Phương án thiết kế lăng được chọn từ 120
mẫu thiết kế. Toàn bộ lăng có cấu trúc tam cấp theo hình khối liên tục, đỉnh
có mấu vát, tựa như ngôi nhà của làng quê Việt. Diện tích đá quý đánh bóng
20
ốp lăng có tới 10.000m2
, trong số đó có 9 loại đá rất quý do nhân dân ta tìm
được. Đài phụ ở hai bên lăng dài 7m mỗi bên đủ chỗ cho 1000 đại biểu.
Trước mặt lăng là đường Hùng Vương rộng 60m, quảng trường lớn với
những cỏ vuông có thể xếp khoảng 30 vạn người dự mít tinh. Những đóng góp
của nhân dân cả nước trong quá trình xây dựng lăng và quyết định (gồm 4
điều) của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ngày 29/11/1969 về việc giữ gìn thi
hài và xây dựng lăng Hồ Chủ tịch.
76. Thủ đô Hà nội : Sách hướng dẫn du lịch. - H. : Tổng cục du lịch,
1984. - 144tr.:bản đồ ; 19cm
Giới thiệu khái quát lịch sử, địa lý, thiên nhiên, sự tích lịch sử của con
người Hà Nội. Giới thiệu những địa chỉ cần biết khi du lịch: Thành Cổ Loa,
các đền đình chùa, lễ hội, đền Quan Thánh... Một số phố cổ của Hà nội và
chợ Đồng xuân, lăng Hồ Chủ Tịch. Một số địa chỉ cần biết: viện bảo tàng,
nhà hát, thư viện...
HVV576 577 578 579
77. TÔ HOÀI. Lăng Bác Hồ : Truyện ký / Tô Hoài. - H. : Nxb.Hà Nội,
1977. - 103tr. ; 19cm
VV13830
78. TRẦN VIẾT HOÀN. Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại khu Phủ Chủ tịch - Hà Nội / Trần Viết Hoàn. - Tái bản có bổ sung. - H :
Chính trị quốc gia, 2005. - 62tr. ; 19cm
Những giá trị lịch sử, văn hoá, thẩm mỹ to lớn của khu di tích Phủ Chủ
tịch, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc 15 năm cuối cuộc đời mình,
từ 19/12/1954 đến ngày 2/9/1969. Lần tái bản này, tác giả bổ sung bài "Nhân
văn Hồ Chí Minh" (Minh chứng từ nơi ở và làm việc của Người).
HVV4294 4295
79. VŨ QUANG DU. Một số di tích về Cách mạng tháng Tám và Quốc
khánh 2-9 ở Thủ đô Hà Nội / Vũ Quang Du // Thăng Long - Hà nội ngàn năm,
2005. - Số 30, tr.20-23
Giới thiệu một số di tích liên quan đến Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh
2-9 ở Hà Nội như: chùa Hà, số nhà 101 Trần Hưng Đạo, rạp hát Tố Như (rạp
21
Chuông Vàng), quảng trường Nhà hát Lớn, nhà bà Hai Vẽ, Bắc Bộ Phủ, trại
Bảo An Binh, nhà ông Công Ngọc Kha, nhà 48 Hàng Ngang, Quảng trường
Ba Đình gắn với các sự kiện lịch sử cụ thể lúc bấy giờ.
2.3. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám
80. ANH CHI. Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu / Anh Chi // Người Hà Nội cuối
tuần, 2009. - Số 815, tr.32+33
Văn Miếu được xây dựng vào năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh
Tông(1070) để thờ Chu Công và Khổng Tử. Nét đặc biệt ở Văn Miếu không
chỉ ở kiến trúc mà còn ở các bia Tiến sĩ. Vào năm Hồng Đức thứ 15 đời vua
Lê Thánh Tông (1475), nhà vua đã cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu. Qua thời
gian và qua nhiều thời đại, hiện nay ở Văn Miếu có 82 bia Tiến sĩ. Những văn
bia ấy gắn liền với tên tuổi lỗi lạc như Lương Thế Vinh, Ngô Thì Sĩ, Lê Quý
Đôn, Ngô Thì Nhậm... Mỗi tấm bia được đặt trên một con rùa đá với những
hoa văn và nét chạm khắc riêng của mỗi thời. Bia Tiến sĩ ở văn Miếu có thể
xem là minh chứng xác thực nhất cho truyền thống hiếu học của dân tộc ta.
81. Bị khảo lục : Sách chữ Hán chép tay, bản phô tô. - 172tr. ; 24x16
Sách chép 170 bài khảo cứu về các khí cụ, sản vật, diện tích... của Trung
Quốc về Việt Nam. Đặc biệt có bài khảo cứu về việc thờ tự trong Văn Miếu;
Sự tích đền Bạch Mã, hồ Hoàn Kiếm...
VHV2226 (VNCHN)
82. BERNARD, HENRI. Pour la compréhension de I'Indochine et de
l'Occident / Henri Bernard. - H. : G.Taupin, 1939. - 198p., planches
Sách gồm 16 bài diễn văn. Bài "Hà Nội thời người Bồ Đào Nha và người
Hà Lan sống ở đó" (tr.131-148), tả Thăng Long với cung điện vua, phủ chúa,
Văn Miếu... và có sơ đồ Văn Miếu (Tr.40-49).
M12863 (TVQG)
83. ĐÀO THỊ THUÝ ANH. Vẻ đẹp tạo hình của Văn Miếu - Quốc Tử
Giám / Đào Thị Thuý Anh // Văn hoá nghệ thuật, 2012. - Số 337, tháng 7,
tr.99-101
Văn Miếu - Quốc Từ Giám (Hà Nội) là trường đại học đầu tiên của Việt
Nam, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc tiên thánh, tiên sư của Nho học. Từ sau
22
1070, Văn Miếu còn là nơi thờ Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. Sau
thời Lê Sơ, Văn Miếu được mở rộng thêm nơi học hành của các thái tử và trở
thành Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám có từ
thời Lý, diện mạo được thay đổi qua các triều đại song luôn dựa trên tinh
thần nền tảng của tư tưởng nhập thế Nho Giáo. Vẻ đẹp tạo hình của công
trình này được tác giả giới thiệu chi tiết trong bài báo.
84. ĐINH VĂN TUẤN. Về thời điểm ra đời của Quốc Tử Giám / Đinh
Văn Tuấn // Xưa & Nay, 2011. - Tháng 6, tr.33-34
Xem kỹ các sử liệu xưa thì Quốc Tử Giám không thành lập lần đầu tiên
năm 1076 vào triều Lý mà bắt đầu xuất hiện vào năm 1070 khi vua Lý Thánh
Tông cho tu sửa đền thờ Khổng Tử và mở rộng thành trường học cung đình,
nhà nước. Nguyên nhân của sự ngộ nhận về thời điểm ra đời của Văn Miếu -
Quốc Tử Giám xuất phát từ bộ sử triều Nguyễn "Khâm định Việt sử thông
giám cương mục" đã hiểu sai và sửa lại sự kiện lịch sử đã được biên soạn
trong Bộ sử triều Lê "Đại Việt sử ký toàn thư" một cách chủ quan.
85. ĐINH VĂN TUẤN. Đặt lại vấn đề thời điểm ra đời của Văn Miếu /
Đinh Văn Tuấn // Xưa & Nay, 2011. - Tháng 5, tr.11-13,31-32
Tên gọi Văn Miếu xuất hiện từ thời nhà Nguyên, Minh và là tên gọi khác
của Văn Tuyên Vương Miếu (Khổng Miếu) đó là theo từ điển Trung Quốc.
Theo từ điển Việt Nam như "Đại Nam quốc âm tự vị" (1895 - 1896): "Miếu,
Văn Thánh Miếu: Miếu nơi thờ Đức Khổng Tử". Theo các tài liệu sử học, tác
giả chứng minh rằng Văn Miếu nơi thờ Đức Khổng Tử được xác nhận sự kiện
vào thế kỷ XI, nhà Lý đã có công trong việc tu bổ và xây dựng thêm (?) đền
thờ Khổng Tử vào năm 1070, 1156, 1171 chứ không phải Văn Miếu được xây
dựng lần đầu tiên vào năm 1070 thời vua Lý Thánh Tông như bao lâu nay
mọi người truyền bá.
86. ĐỖ HẢO. Phát hiện rùa đá thứ 84 ở Văn Miếu / Đỗ Hảo // Hà Nội
mới, 1991. - 12 tháng 10
Ngày 8/10/1991, khi đào đắp kè lại 4 hồ nước ở Văn Miếu, trung tâm
Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã phát hiện thêm một con rùa đá vùi sâu dưới
lòng đất (đây là con rùa thứ 84).
23
87. ĐỖ QUỐC BẢO. Sao Khuê sáng toả / Đỗ Quốc Bảo // Hà Nội ngày
nay, 2012. - Số 46, 25 tháng 11, tr.6
Khuê Văn Các nằm trong quần thể di tích hạng đặc biệt Văn Miếu -
Quốc Tử Giám đã chính thức trở thành biểu tượng của Hà Nội. Người tổ chức
Khuê Văn Các là quan Tổng trấn Quận công Nguyễn Văn Thành (1758 -
1817) trong triều Nguyễn. Gác Khuê Văn còn là nơi bình văn của các sĩ tử đã
trúng khoa thi hội.
88. HÀ NGUYỄN. Chốn lâm tuyền nơi Kẻ Chợ / Hà Nguyễn // Hà Nội
mới, 1999. - 11 tháng 4, tr.3
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được khởi lập từ năm 1070 để thờ đức thánh
Khổng Tử và các bậc tiên nho, danh nhân của đất nước. Đây là trường Quốc
học cao cấp đầu tiên của Việt Nam. Hiện nay Văn Miếu còn bảo tồn khá vẹn
nguyên nhiều hiện vật quý giá, là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và
ngoài nước đến tìm hiểu về văn hoá Việt Nam.
89. HẢI NINH. Trùng tu tôn tạo bổ sung cho Văn Miếu - Quốc Tử
Giám / Hải Ninh // Người Hà Nội, 2003. - Số 9, 28 tháng 2, tr.2
Tác giả đề nghị bổ sung vào Văn Miếu 3 công trình mới: Tượng đài
"Chuông vàng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" (gồm quả chuông và tháp
chuông), cổng "Ngàn năm văn hiến", cầu đá cổ nối giữa hồ Văn và bờ.
90. HOÀNG NAM. Thăng Long - Đất hiền tài / Hoàng Nam // Lao động
Thủ đô, 2013. - Số 24, 23 tháng 2, tr.8
Là kinh đô của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam, Thăng Long -
Hà Nội cũng chính là mảnh đất nuôi dưỡng nhân tài, nơi khởi nguồn của
những chính sách đào tạo, khuyến học và tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
Ngày nay cũng chỉ Hà Nội còn lưu giữ khá trọn vẹn gần 100 tấm bia tiến sĩ và
khu trường đại học đầu tiên.
91. HỒNG HẠNH. Hoàn thành hồ sơ đề cử 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu
- Quốc Tử Giám / Hồng Hạnh // Kinh tế & Đô thị, 2009. - Số 206, 4 tháng 11,
tr.3
Bộ hồ sơ gồm 8 mục chính: giới thiệu tóm tắt về di sản, tổ chức đề cử,
nội dung chi tiết về si sản, thông tin pháp lý, kế hoạch bảo vệ, quản lý..., quan
24
trọng nhất là phần so sánh đối chiếu với các tiêu chí của UNESCO. Bia đá
các khoa thi Tiến sĩ triều Lê Mạc (1442 -1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
là những tấm bia Tiến sĩ duy nhất ở Việt Nam và thế giới có bài ký ghi lịch sử
các khoa thi và triết lý của các triều đại về nền giáo dục đào tạo. Tính hiếm
có thể hiện ở nội dung, cách thức và điều kiện dựng bia, ở những giá trị lịch
sử, mỹ thuật, ảnh hưởng xã hội của bia.
92. Khởi công xây dựng khu Thái học Văn miếu - Quốc tử Giám // An
ninh Thủ đô, 1999. - Số 321, 16 tháng 7, tr.6
Theo Ban chỉ đạo xây dựng khu Thái học trong Văn Miếu-Quốc Tử Giám,
dự án xây dựng khu Thái học đã được thông qua với tổng kinh phí xây dựng là
13 tỷ 900 triệu đồng, do Tổng Công ty dầu khí Việt Nam tài trợ toàn bộ.
93. HƯƠNG THẢO. Khuê Văn Các - Biểu tượng của Thủ đô / Hương
Thảo // Hà Nội mới, 2013. - Số Xuân, tr.19
Khuê Văn Các được chọn là biểu tượng của Hà Nội vào ngày 21/11/2012
khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua. Khuê Văn Các nằm trong khuôn
viên Quốc Tử Giám và được xây dựng năm 1805 dưới triều Nguyễn.
94. BONIFACY, LIEUTENANT COLONEL. La pagode des
corbeaux / Lieutenant Colonel Bonifacy. - L'avenir du Tonkin, 1928. - 16
November
Người Pháp gọi Văn Miếu là chùa quạ vì ở đó có nhiều quạ. Bài báo
giới thiệu lịch sử xây dựng Văn Miếu, tiểu sử Khổng Tử, kiến trúc Văn Miếu,
các khu vực thờ trong Văn Miếu Hà Nội.
95. LÊ THANH HIỀN. Đầu năm nguyên thủ quốc gia bái kiến tại Văn
Miếu Hà Nội : Lật chồng báo cũ / Lê Thanh Hiền sưu tầm và biên soạn // Xưa
& Nay, 2006. - Số 255, tháng 3, tr.20+21
Về sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh làm lễ thu tế ở Văn Miếu Hà Nội ngày
21/10/1945 và Quyền chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng dự lễ thu tế tại Văn
Miếu Hà Nội ngày 22/9/1946.
96. MAI THỤC. Suy ngẫm cùng văn bia tiến sĩ / Mai Thục // Phụ nữ
thủ đô, 1999. - Số 33, 25 tháng 8, tr.1+7
25
Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử để
cúng tế và cho Hoàng Thái tử đến học. Năm 1076 lập Quốc Tử Giám để đào
tạo và tuyển chọn người hiền tài cho bộ máy nhà nước. Năm 1484 Lê Thánh
Tông cho xây dựng bia ghi tên các tiến sĩ ở Văn Miếu nhằm biểu dương và
khuyến khích những người tài đồng thời để răn dạy kẻ sĩ muôn đời về trách
nhiệm và đạo lý.
97. MALARNEY, SHAUN KINGSLY. Văn Miếu Hà Nội và bệnh dịch
năm 1903 / Malarney, Shau Kingsly // Xưa & Nay, 2004. - Số 215, tr.28-31
Miêu tả sự kiện xảy ra tại Việt Nam trong thời gian xảy ra nạn dịch hạch
vào năm 1903 giúp ta hiểu thêm về lịch sử Văn Miếu, Những quan hệ giữa
quan viên Việt Nam và chính quyền Pháp và kinh nghiệm của người dân Việt
Nam khi có nạn dịch vào đầu thế kỷ 20.
98. MẠNH CƯỜNG. Những người thợ khắc bia đề danh tiến sĩ / Mạnh
Cường // Hà Nội mới, 1992. - 29 tháng 3
Theo sử cũ, khoa thi đầu tiên của triều Lê được tổ chức vào 1442-1484
mới có tục đề đánh tiến sĩ trên bia đặt tại Văn Miếu. Triều Lê có 124 khoa thi,
mỗi khoa thi là 1 tấm bia đá, song hiện tại chỉ có 82 tấm bia. Dựa vào những
tư liệu cùng sử sách, chúng ta hiểu những người thợ đá với bàn tay khéo léo
tạo nên những tấm bia lịch sử.
99. MỸ VĂN. Tấm bia tiến sĩ đầu tiên ở Văn Miếu / Mỹ Văn // Hà Nội
mới cuối tuần, 2007. - 29 tháng 9, tr.3
Có dịp vào thăm Văn Miếu sẽ thấy vườn bia Tiến sĩ có giá trị bậc nhất ở
khu di tích đặc biệt này. Tại đình bia bên phải, chính giữa có đặt 1 tấm bia
đá. Bia tạc năm Hồng Đức thứ 15 (1484) đời Lê Thánh Tông, khắc tên Tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất (1442). Bia 1 mặt, khổ 102x107cm. Diềm bia chạm hình mặt
trời, mây, mưa, xung quanh hoa lá xoắn. Toàn văn chữ Hán, khắc chân
phương gồm 49 dòng, khoảng 1950 chữ. Văn bia còn cung cấp tư liệu quý về
lịch sử và khoa cử, là một áng văn chương tuyệt đỉnh.
100. NHẠC VÂN ANH. Người đầu tiên trùng tu, tôn tạo Văn Miếu -
Quốc Tử Giám / Nhạc Vân Anh // Lao động Thủ đô cuối tuần, 2013. - Số 105,
31 tháng 8, tr.7
26
Được coi là "Bề tôi xã tắc" nổi tiếng nhân đức, khoan hậu, Tể tướng nhà
Lê, Nguyễn Quý Đức đã để lại nhiều tiếng thơm cho hậu thế. Bên cạnh việc
dạy dỗ và giúp chúa trị vì đất nước như một tướng phụ, ông còn có công lớn
trong bang giao với nhà Thanh và là người khởi xướng việc tôn tạo, trùng tu
và dựng thêm bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám năm 1716 - 1717. Ông
là người làng Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội ngày nay. Sau khi mất, dân làng Đại
Mỗ thờ ông là Phúc thần trung đẳng.
101. PHƯƠNG HẠNH. 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu được công nhận là Di
sản tư liệu Thế giới / Phương Hạnh // Tuổi trẻ thủ đô, 2013. - Số 1173, 27
tháng 2, tr.7
Ngày 25/2, 82 bia Tiến sĩ đã chính thức được công nhận là Di sản thư
liệu Thế giới của UNESCO. Hệ thống bia đá Tiến sĩ không những là tác phẩm
nghệ thuật độc đáo mà còn là nguồn tư liệu phản ánh giai đoạn lịch sử hơn
300 năm dưới thời Lê - Mạc.
102. P.V. Đúc thành công 4 pho tượng thờ tại nhà Thái Học khu di tích
Văn Miếu - Quốc Tử Giám / P.V // An ninh Thủ đô, 2003. - Số 974, 8 tháng
4, tr.9
Các nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xá đúc thành công 4 pho tượng thờ các
vua lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và tư nghiệp Quốc Tử
Giám Chu Văn An. Lễ nghênh rước tượng dự kiến tổ chức vào 19-5-2003.
Đây là một công trình văn hoá đón chào Seagames 22 và 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội.
103. PHẠM HOÀNG HIỆP. Văn Miếu - Quốc Tử Giám / Phạm Hoàng
Hiệp // Hà Nội ngàn năm, 2010. - Số 76, tháng1, tr.12-13
Văn Miếu được vua Lý Thánh Tông dựng năm 1070, Quốc Tử Giám
được lập năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông. Trải qua nhiều thăng trầm
của lịch sử, Văn Miếu được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Hiện 82 bia tiến sĩ ở
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được nước ta đề cử với UNESCO là di sản tư liệu
khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
104. PHAN PHƯƠNG THẢO. Một số di tích lịch sử - văn hoá Hà Nội
qua tư liệu địa bạ / Phan Phương Thảo // Nghiên cứu lịch sử, 2006. - Số7,
tr.27 - 35
27
Vị trí, diện tích, giáp giới... của một số công trình văn hoá - lịch sử cổ ở
Hà Nội là Văn Miếu, Trường thi, Bảo Tuyền cục, đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc
thời Lý và thời Nguyễn theo nguồn tư liệu địa bạ Hà Nội đầu thế kỷ 19.
105. PHƯƠNG HOÀ. Hồ Văn nay mất nét văn / Phương Hoà // Phụ nữ
thủ đô, 1999. - Số 34, 25 tháng 8, tr.1+11
Hồ Văn là minh đường của Văn Miếu-Quốc Tử Giám trước kia, tượng
trưng cho nghiên mực khổng lồ. Hồ Văn ngày càng bị thu hẹp lại do quá trình
đô thị hoá. Để trả lại vị thế và vẻ đẹp xưa cho hồ Văn, một dự án bảo tồn, tu
bổ, tôn tạo và khai thác du lịch Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được Sở Văn
hóa Thông tin phê duyệt và đưa vào thi công.
106. Temple de la littérature = Văn Miếu - Quốc Tử Giám / Jonathan S.
Linen, Vice Président, Nguyễn Trãi. - H. ; Thế giới, 2009. - 95tr.:ảnh; ; 20cm
Cung cấp những thông tin về giá trị lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến
trúc của Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đôi nét về giáo dục dưới các triều đại
phong kiến Việt Nam.
107. SAGEMUELLER, ERNST. Văn Miếu - Quốc Tử Giám : Cuốn sổ
tay toàn diện đầu tiên / Ernst Sagemueller; Thế Thục, Hoàng Thế Nhiệm: ảnh;
Nguyễn Kiên thiết kế. - H. : Thông tấn, 2001. - 89tr. ; 21cm
Đôi nét về lịch sử và kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nền giáo dục
ở Việt Nam xưa và Khổng Tử - người thầy của Nho học.
HVL 1202-1203
108. TÔN THẤT THỌ. Về thời điểm dựng bia Văn Miếu Hà Nội / Tôn
Thất Thọ // Xưa & Nay, 2013. - Số 427, tháng 5, tr.15+16
Văn Miếu - Quốc Tử Giám có 82 bia đá khắc tên 1306 tiến sĩ. Bia đề tên
tiến sĩ được thực hiện từ năm Hồng Đức thứ 15 (1484). Bia khắc tên những
người đỗ Tiến sĩ từ năm 1442 (thời Lê Thái Tông) đến năm 1779 (thời Lê
Hiển Tông). Bia tiến sĩ là di sản văn hoá minh chứng cho trí tuệ và truyền
thống hiếu học của dân tộc ta.
109. Văn bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long / Ngô Đức
Thọ: Khảo cứu, giới thiệu, nguyên văn, dịch chú. - H. : nxb. Hà Nội, 2010. -
942tr. ; 24cm. - (Tủ sách Thăng Long 1000 năm)
28
Giới thiệu, tìm hiểu thêm về lịch sử giáo dục thời trung đại. Gồm 2 phần.
Phần 1: Khảo cứu, giới thiệu hệ thống bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám,
Thăng Long. Phần 2: Văn bia tiến sĩ Quốc Tử Giám, Thăng Long được trích
nguyên văn, phiên âm, dịch và khảo chú.
HVL3000 3009
110. Văn Miếu - Quốc Tử Giám. - H. : Edition Thế giới, 2004. - 94p. ;
20cm
Giới thiệu lịch sử hình thành, kiến trúc, nghệ thuật và cấu trúc xây dựng
khu Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
HPL119 120
111. Văn Miếu khảo : Bản phô tô. Sách chữ Hán chép tay. - 40tr. ; 30x18 cm
Một bài thuật ngắn về việc thành lập Văn Miếu ở Thăng Long từ năm
Thần Vũ thứ 2 (1070), đời Lý Thánh Tông. Các triều sau tiếp tục hoàn chỉnh
những quy chế chính thức của Văn Miếu. Niên hiệu cuối cùng được nhắc đến
là năm Gia Long thứ 1 (1802): An Quang Hầu Trần Công Hiến dâng sớ xin
cấp 40 mẫu ruộng công để lấy hoa lợi dùng cho việc thờ cúng ở Văn Miếu.
Tiếp theo có bài ghi lại việc thành lập Văn Miếu của huyện Thường Phúc,
phủ Thường Tín: được dựng từ năm 1695, đời Lê do tiến sĩ họ Dương, làng
Nhị Khê khởi sự. Đến năm Tự Đức (1872) vì địa điểm cũ bị úng ngập nên
chuyển về xã Văn Hội. Cuối sách có bài "Kinh ngoại văn thân vãn Kim Giang
Nguyễn tướng công" (Nguyễn tướng công tức Tổng đốc Nguyễn Trọng Hợp).
HHN304
112. Văn Miếu Quốc Tử Giám - Le temple de la littérature : Collège des
enfants de la nation Hanoi, Vietnam. - H. : Thế giới, 2004. - 94p. ; 20cm
Giới thiệu Văn Miếu - Quốc Tử Giám: lịch sử, kiến trúc, các văn bia...
NVN11-15
113. VĂN THÂN. Ai dựng bia tiến sĩ nhiều nhất / Văn Thân // Hà Nội
mới cuối tuần, 2005. - Số 510, 1 tháng 1, tr. 3
Đó là Thám hoa Nguyễn Quý Đức, người giữ 10 năm cương vị đứng đầu
Quốc Tử Giám (1708 - 1717). Ông đã cho dựng tới 21 tấm bia trong tổng số
82 tấm bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
29
114. VŨ AN THÁI. Người góp nhiều công sức xây dựng Quốc Tử Giám
- Văn Miếu thế kỷ 18 / Vũ An Thái // Hà Nội mới chủ nhật, 2002. - 20 tháng
7, tr.3
Ông Nguyễn Quý Đức (1648 - 1720) người làng Thiên Mỗ, xã Đại Mỗ
huyện Từ Liêm, Hà Nội là có nhiều công sức trùng tu, sửa sang Văn Miếu -
Quốc Tử Giám.
115. YÊN VÂN. Bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội: lần thứ
hai được thế giới vinh danh / Yên Vân // An ninh Thủ đô, 2011. - Số 3224, 28
tháng 5, tr.4
Ngày 26/5/2011, 82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê - Mạc (1422 -
1779) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được UNESCO phê duyệt vào danh
sách Ký ức thế giới. Đây là lần thứ hai, 82 bia Tiến sĩ được thế giới vinh
danh. Trước đó ngày 9/3/2010 tại Macau - Trung Quốc, Uỷ ban Ký ức thế
giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã công nhận di sản bia Tiến sĩ Văn
Miếu của Việt Nam. với danh hiệu Ký ức thế giới cấp khu vực.
2.4. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa
116. BÙI THIẾT. Thành Cổ Loa / Bùi Thiết. - H. : Thanh niên, 1996. -
tr.354-355
Thành nằm trên đất xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thành do An
Dương Vương xây vào năm 256 trước CN. Thành có 3 vòng thành tổng cộng
16 km. Trong khu vực thành còn nhiều di tích vật chất mấy ngàn năm qua.
Thành là kinh đô nước Âu Lạc thời An Dương Vương (257-206 trước CN), Lý
Nam Đế (570-602), Ngô Quyền (939-944).
117. CHÍ KIÊN. Thành Cổ Loa / Chí Kiên // Hà Nội mới, 1969. - 6
tháng 3, tr.2
Giới thiệu lịch sử và truyền thống dân tộc vẻ vang của thành Cổ Loa
(Đông Anh - Hà Nội).
118. Cổ Loa thành sự tích điền thổ sắc phong hợp biên : Bản phô tô, sách
chép tay chữ Hán. - 130tr. ; 21x29cm
Sự tích Thục An Dương Vương và thành Cổ Loa. Số ruộng thờ, 23 đạo
sắc phong, 9 đạo lệnh chỉ của vua chúa các triều.
HHN131
30
119. DUMOUTIER, G.. Etude historique et archéologique sur Co Loa /
G. Dumoutier. - P. : Leroux, 1893. - 114p.
P.1: Lịch sử và khảo cổ về Cổ Loa. P.II: tài liệu về văn bia, nguyên bản
và bản dịch. P.III: các truyền thuyết thu thập ở Bắc Kỳ liên quan đến nhà
Thục và nước Văn Lang: Truyện thần Tản Viên, Phù Đổng thiên vương, hai
chị em Tấm Cám truyện Trầu Cau.
TVQG SN247, M3837
120. ĐỖ VĂN NINH. Thành Cổ Loa có mấy vòng? Nhìn lại lịch sử / Đỗ
Văn Ninh // Thế giới mới, 2002. - Số 494, 8 tháng 7, tr.32-34
Ý kiến về vòng thành trong cùng (Kiến thành hay Thành nội) có chu vi
1650m cao trung bình 5m là do Mã Viện xây sau khi đánh thắng Hai Bà
Trưng do phát hiện một số di chỉ là sản phẩm của người Hán. Như vậy thành
Cổ Loa thời An Dương Vương chỉ có 2 vòng thành chứ không phải là 3 vòng
thành.
121. ĐỨC HẢI. Dự án bảo tồn tôn tạo di tích Cổ Loa: Mười năm vẫn...
treo! / Đức Hải // Hà Nội mới cuối tuần, 2006. - Số 12, 25 tháng 3, tr.6
Nguyên nhân chậm trễ 10 năm mà Dự án vẫn chưa khởi động khiến cho
di tích Cổ Loa ngày càng bị xâm hại nghiêm trọng.
122. Etude histoirque et archeologique sur Co_loa. - [Kn] : [Kxd], 19??.
- 114p. ; 21cm
Đoàn nghiên cứu Dumoutier về Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Tài liệu nghiên
cứu về lịch sử và khảo cổ vùng Cổ Loa, kinh đô nước Âu Lạc, có kèm theo các
sắc phong, văn bia bằng chữ Hán.
NVL50
123. HOÀNG MAI. Cổ Loa: Dấu ấn Âu Lạc - niềm tự hào Thủ đô /
Hoàng Mai // Tuổi trẻ thủ đô, 2013. - Số 1170, 20 tháng 2, tr.7
Khu di tích Cổ Loa là địa chỉ văn hoá đặc biệt của Thủ đô cả nước. Với
diện tích bảo tồn gần 500ha, khu vực thành nội có nhiều di tích lịch sử, kiến
trúc, nghệ thuật như: khu Đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều,
am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn. Tương truyền thành gồm 9 vòng xoáy ốc
nhưng dấu tích chỉ còn 3 vòng. Thành Cổ Loa không những có giá trị về mặt
quân sự mà còn là bằng chứng sáng tạo về trình độ kỹ thuật văn hoá của
31
người Việt cổ. Khu di tích này cần được các cấp, các ngành quan tâm để
xứng danh là di tích Quốc gia đặc biệt.
124. HƯƠNG QUẾ. Trước tình trạng di tích Cổ Loa bị xâm hại: làm gì
để bảo tồn lịch sử? / Hương Quế // Lao động thủ đô, 2006. - Số 25, 28 tháng
3, tr.6
Chiều dài các vòng thành Cổ Loa dài 12,8 km, hụt 3 km so với số liệu đo
đạc trước đây. Vẫn còn những lúng túng trong tu tạo, quản lý di tích Cổ Loa.
125. KHÁNH VY. Món "Xêu" ở Cổ Loa thành / Khánh Vy // Truyền
hình Hà Nội, 2013. - Số 102, tháng 4, tr.90
Xêu là món đặc sản của vùng Cổ Loa, gồm bún rối và rau cần xào lẫn
với nhau, vị rất đậm đà và dân dã. Tương truyền món này do vị đầu bếp dưới
thời An Dương Vương sáng tạo ra. Món Xêu thường được làm trong lễ hội Cổ
Loa vào ngày mùng 6 tháng Giêng và trong 3 ngày Tết ở một số làng thuộc
vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
126. LẠI VĂN TỚI. Đồ đồng văn hoá Đông Sơn ở Cổ Loa / Lại Văn
Tới // Khảo cổ học, 2006. - Số 5, tr.30 - 37
Thành Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội). Đề cập đến các di tích
lịch sử và di vật đồng thau giai đoạn Cổ Loa (giai đoạn văn hoá Đông Sơn) -
cơ sở hình thành nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương.
127. LÊ TRẦN VÂN ANH. Bảo tồn di tích Cổ Loa hướng về tổng thể /
Lê Trần Vân Anh // Hà Nội mới, 2007. - 24 tháng 10, tr.1+7
Việc nghiên cứu giá trị lịch sử, văn hoá của khu di tích Cổ Loa được tiến
hành từ lâu. Tới năm 1962, có lẽ là sau khi giới khảo cổ phát hiện những dấu
tích quan trọng tại đây, Cổ Loa chính thức được xếp hạng di tích, lịch sử, văn
hoá. Đã có nhiều cuộc kiểm kê được thực hiện ở Cổ Loa bao gồm cả khảo sát
kèm giải pháp bảo tồn cụ thể: Đình Ngự triều di quy, Giếng Ngọc, Am Mỵ
Châu... Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Cổ Loa là việc được Hà Nội
quan tâm nhưng vì nhiều lý do có lẽ là chậm có giải pháp tầm vĩ mô - một dự
án tổng thể bao gồm cả quy hoạch, bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích gắn
với phát triển kinh tế xã hội vùng và sự kết hợp chặt chẽ, công việc đó chưa
đe, lại kết quả xứng với kỳ vọng.
32
128. MAI CHI. Khám phá thú vị về di tích Mắt Rồng / Mai Chi // Hà
Nội mới, 2005. - 12 tháng 3, tr.7
Những kết quả khảo cổ trong khu vực thành Nội, quanh đền An Dương
Vương tại di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
129. MINH NGỌC. Tối nay 14 - 2, Khu Di tích Cổ Loa đón bằng Di
tích Quốc gia đặc biệt: Tự hào và trách nhiệm / Minh Ngọc // Hà Nội mới,
2013. - 14 tháng 2, tr.5
Quần thể di tích Cổ Loa có khoảng 60 di tích thành phần, trong đó có 7
di tích cấp Quốc gia. Nổi bật là thành Cổ Loa với diện tích gần 46ha, gồm 3
vòng thành đắp đất khép kín, dài gần 16km. Đền Thượng được dựng trên khu
đất rộng 19.138,6m2
. Cùng với đôi rồng đá mang phong cách nghệ thuật thời
Lê, 5 tấm bia đá và nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá đặc sắc. Tối
14/2, lễ đón Bằng di tích Quốc gia được trao cho Khu Di tích Cổ Loa (xã Cổ
Loa, huyện Đông Anh). Xã Cổ Loa phải có kế hoạch di dân hợp lý và nâng
cao công tác khai thác tài nguyên du lịch.
130. MINH TÂM. Đền thờ quan Nội Hầu trong khu di tích Cổ Loa /
Minh Tâm // Người Hà Nội, 2006. - Số 39, tháng 9, tr.2
Quan Nội Hầu tổng chỉ huy cùng hai con trai là Đào Đống và Đào Vực
thống lĩnh toàn bộ quân đội Âu Lạc. Ngài là bậc thao lược kỳ tài đã nhiều lần
đánh thắng quân tướng Triệu Đà...
131. MINH THU. Quy hoạch di tích Cổ Loa / Minh Thu // Kinh tế &
Đô thị, 2002. - Số 673, 15 tháng 5, tr.1+5
Cổ Loa là một di tích có tầm cỡ quốc gia nhưng đang trong tình trạng
xuống cấp nghiêm trọng do sự thiếu ý thức của người dân. Theo định hướng,
quy hoạch quy mô di tích khoảng 870ha, bảo tồn trong ranh giới 483ha. Hiện
nay vẫn còn hàng trăm hộ dân đang sinh sống trong khu vực di tích.
132. NGUYỄN DOÃN TUÂN. Truyền thuyết và hiện thực về việc xây
thành Cổ Loa và thành Thăng Long ở Hà Nội / Nguyễn Doãn Tuân // Văn hóa
nghệ thuật, 1995. - Số 11, tr.36, 40-41
Nghiên cứu, khảo sát việc xây thành Cổ Loa và thành Hà Nội trong lịch
sử và hiện tại.
33
133. NGUYỄN HOÀ. Hơn 10 năm, vẫn chưa hoàn thành trên... giấy /
Nguyễn Hoà // Văn hóa, 2006. - Số 1178, tháng 2, tr.8+9
Về tiến độ bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Quốc gia Thành Cổ
Loa (Đông Anh, Hà Nội).
134. NGUYỄN KHÁNH. Di tích Cổ Loa: nguy cơ bị "nhấn chìm" /
Nguyễn Khánh // Người Hà Nội cuối tuần, 2008. - Số 48, 27 tháng 11, tr.8,9
Được đánh giá một trong những thành cổ có niên đại sớm nhất và hiếm
có nhất ở Việt Nam, nhưng trải qua bao thăng trầm lịch sử, thành Cổ Loa uy
nghi ngày nào đang dần trở nên méo mó đang đứng trước nguy cơ bị xoá sổ.
Diện tích của thành đang bị thu hẹp dần, nguyên nhân chủ yếu là do các hộ
dân đã lấn chiếm và đang xây dựng nhà kiên cố, người dân cứ xây nhà ở tuỳ
tiện trên mặt thành. Tuy nhiên, chính quyền địa phương, Ban quản lý di tích lại
chưa có biện pháp cứng rắn nào để ngăn chặn, xử lý tình trạng này.
135. NGUYỄN QUANG HÀ. Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa /
Nguyễn Quang Hà // Xưa & Nay, 2004. - Số 225, tr.32+33
Thành Cổ Loa là một thành cổ có niên đại sớm nhất ở nước ta và cũng
là một trong những thành xuất hiện sớm trên thế giới. Di tích đền Cổ Loa vẫn
còn lưu giữ nhiều sắc chỉ, văn bia...
136. NGUYỄN QUANG LỤC. Hà Nội những kinh thành có trước Hà
Nội : Thành Cổ Loa, thành Liên Lâu, thành Long Biên / Nguyễn Quang Lục. -
S. : Gió Việt, 1953. - 233tr. ; 20cm
Nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, truyền thuyết, vị trí địa lý của Thành Cổ
Loa; thành Liên Lâu là kinh thành của Giao Chỉ bộ; Long Biên tức Tống Bình.
137. NGUYỄN THU THUỶ. Bí mật thành Cổ Loa - truyền thuyết trở
về cuộc sống / Nguyễn Thu Thuỷ // Hà Nội mới chủ nhật, 2005. - 20 tháng 3,
tr.2
Vén bức màn bí ẩn mấy nghìn năm bao trùm lên Loa Thành. Huyền thoại
đã dần dần hé lộ qua những đợt khai quật khảo cổ học trong gần 50 năm qua.
138. NHẬT CHƯƠNG. Về tục rước cỗ bỏng thờ ở Cổ Loa / Nhật
Chương // Hà Nội mới chủ nhật, 2002. - Số 381, 13 tháng 7, tr.3
34
Tục này để nhớ về một thứ lương thực khô dùng cho quân Thục An
Dương Vương thời kỳ chống lại quân Triệu Đà xâm lược.
139. P.T.. Quy hoạch chi tiết khu vực di tích Cổ Loa / P.T. // Phụ nữ thủ
đô, 2003. - Số 2, tr.12
Với diện tích 830,34ha thuộc địa bàn các xã Cổ Loa, Việt Hùng, Dục Tú
và Uy Nỗ. Với dự kiến bảo tồn, tôn tạo các di tích và di chỉ khảo cổ khu vực
quy hoạch phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội và hỗ trợ khu vực di dân.
140. Phát hiện Cổ Loa 1982. - H. : [knbx], 1982. - 159tr.: ảnh ; 19cm
Những hiện vật được phát hiện ở gò Mả Tre - Cổ Loa 1982: trống đồng,
vũ khí, công cụ, đồ dùng. Những bài viết phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng
của những hiện vật trên đối với công tác nghiên cứu nền văn minh sông
Hồng, một lịch sử Cổ Loa trước Âu lạc. Những bài viết về trống đồng Cổ Loa.
141. SƠN KỲ. Có mấy vòng thành Cổ Loa / Sơn Kỳ // Hà Nội mới tin
chiều, 2005. - 3 tháng 1, tr.9
Theo tác giả: di tích có 3 vòng khép kín, toà thành của Mã Viện chính là
vòng thành Nội hiện vẫn còn lại dấu tích, thành Cổ Loa thời An Dương
Vương thì có vòng thành Ngoại và thành Trung mà thôi.
142. Thành Cổ Loa : Bản vẽ vết cũ thành Cổ Loa, 1943 ; 18x24
Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thành dựng năm 257 trước công
nguyên vào thời Thục An Dương Vương. Thành đắp bằng đất theo kiểu xoắn
trôn ốc, nên có tên là Loa Thành, cũng có tên là Tư Long thành hay Côn Lôn
thành. Thành có 3 vòng: vòng ngoài 8km; vòng giữa 6,5km; vòng trong
1,64km. Thành là kinh đô của nước ta thời Thục Phán tức An Dương Vương,
Quốc hiệu nước là Âu Lạc. Nó là một công trình quân sự vững chắc đã chống
lại và đánh bại quân xâm lược Triệu Đà năm 210 trước công nguyên đồng
thời là một trung tâm văn hoá chính trị kinh tế thời bấy giờ.
VTTKHXH 11777
143. Thành Cổ Loa và rùa thần / Nam Ninh: sưu tầm và biên soạn //
Người Hà Nội, 2011. - Số 103, 17 tháng 12, tr.28-29
Thời kì Hùng Vương và An Dương Vương đã được khẳng định là có
thật(trên cơ sở những khai quật). Thế kỉ XIV, sử sách nói nhiều về AnDương
Vương, thế kỉ XV xuất hiện tên Loa Thành. Sự thật chứng minh An Dương
35
Vương là người Việt xưa và là người xây thành ốc này. Cái tên Loa thành
xuất hiện từ thể kỉ XV. Thành Cổ Loa được xây bằng đất, thành có ba vòng.
Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km. Công trình cổ loa đồ sộ, trong khi khu
vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu. Vì thế việc xây dựng thành Cổ Loa
khó khăn, nhưng cuối cùng thành vẫn đứng vững.
144. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử / Trần
Quốc Vượng. - H. : Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội, 1970. - 97tr.: ảnh ; 19cm
Giới thiệu khái quát về địa dư và Thành Cổ Loa. Lịch sử của Cổ Loa
trước thời An Dương Vương dưới thời các vua Hùng: Truyền thuyết ông
Gióng với những cổ vật tìm được. Lịch sử và truyền thuyết dòng họ Thục. Cổ
Loa trong thời An Dương Vương Thục Phán. Lịch sử và truyền thuyết về quá
trình xây dựng thành Cổ Loa.
145. TRẦN TRÍ DÕI. Tiếp tục tìm hiểu về xuất xứ và ý nghĩa địa danh
Cổ Loa qua cách giải thích địa danh này của Giáo sư Đào Duy Anh / Trần Trí
Dõi // Ngôn ngữ, 2005. - Số 11, tr.21-27
Phân tích, lý giải cách giải thích chưa thật hợp lý địa danh Cổ Loa
chuyển đổi từ tên Nôm ra Hán Việt của Giáo sư Đào Duy Anh.
146. TRẦN VĂN MỸ. Về hội Cổ Loa / Trần Văn Mỹ // Hà Nội mới,
2006. - 4 tháng 2, tr.3
Nét đặc sắc trong lễ hộiCổ Loa ở Đông Anh,Hà Nội, nơi thờ An Dương Vương.
147. TRƯƠNG QUANG HOẰNG. Bỏng chủ Cổ Loa / Trương Quang
Hoằng // Hà Nội mới, 1999. - Số 206, tháng 3, tr.6
Về trẩy hội Cổ Loa mùng 6 tháng Giêng âm lịch, du khách sẽ được
thưởng thức món bỏng chủ, có nguồn gốc từ câu chuyện truyền thuyết về An
Dương Vương dựng nước. Ngày nay món quà đặc sản này vẫn là lễ vật trang
trọng đối với nhân dân Cổ Loa trong các dịp lễ hội.
148. VĂN QUẾ. Di tích Cổ Loa, 10 năm mòn mỏi / Văn Quế // An ninh
Thủ đô, 2006. - Số 1696, 24 tháng 3, tr.11
Những ngôi nhà cao tầng với đủ loại kiến trúc vẫn ngấm ngầm hoàn
thiện khiến di tích Cổ Loa có nguy cơ bị "nhấn chìm" trong cảnh hỗn độn mà
chính quyền địa phương và Ban quản lý di tích biết nhưng không ngăn chặn
36
được. Hàng năm có 15 vạn lượt khách tham quan Cổ Loa, một con số không
nhiều so với những di tích trọng điểm khác của Hà Nội do hệ thống dịch vụ ở
đây quá sơ sài.
149. VŨ ĐỨC TÂN. Truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và pho
tượng Mỵ Châu ở Cổ Loa / Vũ Đức Tân // Người Hà Nội, 2005. - Số 12, tr.2
Truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thuỷ. Những suy nghĩ của tác giả về
việc đánh giá pho tượng Mỵ Châu ở Cổ Loa qua bài viết "Về pho tượng nàng
Mỵ Châu cụt đầu" ở số trước. Di tích Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
150. YÊN VÂN. Khai quật khảo cổ di tích Cổ Loa / Yên Vân // An ninh
thủ đô, 2012. - Số 3578, 1 tháng 8, tr.11
Thành Ngoại, khu di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) vừa được phép
khai quật với tổng diện tích lên tới 300m2
, thời gian từ 1/8 đến cuối tháng
8/2012 để tìm hiểu rõ hơn hình thái kiến trúc của thành Cổ Loa và cuộc sống
của cư dân Việt cổ. Trong 50 năm qua, di chỉ Đồng Vân, Xuân Kiều, Bãi
Mèn, Bãi Sặt, Đình Tràng, Đường Mây, Thành Nội đã được khai quật. Quy
hoạch tổng thể bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích Thành Cổ Loa tỉ
lệ 1/2000 đã được trình thủ tướng chính phủ nhằm xây dựng và tôn vinh
Thành Cổ Loa trở thành "Công viên Lịch sử - Sinh thái - Nhân văn của Thủ
đô Hà Nội".
2.5. Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng
151. Đền Hai Bà Trưng / Lam Khê, Khánh Minh (sưu tầm, biên soạn) //
Danh lam thắng cảnh Hà Nội. - H., 2010. - Tr.42-43
Đền thờ Hai Bà Trưng được xây dựng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh,
huyện Mê Linh (Hà Nội) để tưởng nhớ công đức của Hai Bà Trưng. Lễ hội
của đền được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Đền được xếp hạng là di
tích cấp quốc gia năm 1980.
HVL3062
152. Đền Hai Bà Trưng / Lưu Minh Trị (chủ biên), Đào Đình Bắc,
Nguyễn Thị Dơn... // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - Tr.566-572.
Đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội) được xây
dựng ngay trên chính mảnh đất thiêng nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên và cũng
37
chính là nơi Hai Bà xưng vương, lập hoàng cung. Tương truyền, vào thời vua
Lý Anh Tông (1138 - 1175), trời hạn hán. Hai Bà Trưng báo mộng, nhà vua
làm lễ cầu đảo được mưa cho dân cày cấy, bèn truyền lập đền thờ Hai Bà tại
cố hương. Cho đến nay, đền đã qua 5 lần trùng tu xây dựng. Đền thờ Hai Bà
Trưng tại Mê Linh có quy mô hoành tráng bậc nhất trong hệ thống các di tích
thờ Hai Bà Trưng trong cả nước hiện nay.
HVL3155
153. GIANG QUÂN. Dấu tích kinh thành / Giang Quân, Phan Tất Liêm.
- H. : Nxb.Hà Nội, 1987. - 171tr, ; 19cm. - (Tủ sách người Hà Nội)
Giới thiệu lịch sử, di tích lịch sử, sự tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng:
hồ Tây, hồ Gươm, hồ Trúc bạch, Thủ lệ, Thành Cổ Loa, Cột Cờ, Ô Quan
Chưởng, đền Súng xã Đường Lâm, chùa Một cột, chùa Trăm Gian. Sự tích,
diễn biến và những liên quan đến hội Gióng, hội đền Hai Bà Trưng, hội Đống
Đa, hội đền An Dương Vương.
HVV696 697
154. GIANG QUÂN. Phất cờ nương tử / Giang Quân // Hà Nội mới,
2005. - 10 tháng 3, tr.7
Truyền thuyết về Hai Bà Trưng. Những nơi thờ và tổ chức lễ hội tưởng
niệm Hai Bà Trưng ở đồng bằng Bắc Bộ. Nói tới đền Hát Môn (Hà Tây), đền
Hạ Lôi (Mê Linh, Vĩnh Phúc), đền Đồng Nhân (phường Đồng Nhân, quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội).
155. Hai Bà Trưng (đền) / Nguyễn Văn Tân (biên soạn) // Cẩm nang du
lịch văn hóa tâm linh Việt Nam. - H., 2014. - Tr.148
Đền thờ Hai Bà Trưng tọa lạc trên một khu đất cao thoáng đãng thuộc thôn
Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Kiến trúc đền gồm: tam quan, nhà
Tiền tế, nhà Trung tế và Hậu cung. Hàng năm, đền tổ chức lễ hội tưởng nhớ
công đức của Hai Bà và các tướng lĩnh vào ngày mùng 6 tháng Giêng.
VV75698 75699
156. Hội đền Hai Bà Trưng // Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long -
Đông Đô - Hà Nội. - H., 1991. - Tr.198-200
Về Hai Bà Trưng, ở Thăng Long - Hà Nội có nhiều nơi thờ phụng nhưng
hội chỉ mở ở 3 nơi chính: Đồng Nhân, Hạ Lôi và Hát Môn. Về các nghi lễ và
hoạt động chính trong hội đền Đồng Nhân vào mùng 4 - 6 tháng Hai âm lịch;
38
hội đền Hạ Lôi (Mê Linh) vào mùng 6 Tết; hội đền Hát Môn vào mùng 8
tháng Ba (ngày hội quan trọng nhất ở Hát Môn).
HVl 270 271
157. Hội Hai Bà Trưng / Lê Trung Vũ (chủ biên), Hoàng Lê, Trần Văn
Mỹ... // Lễ hội Thăng Long. - H., 1998. - Tr.83-95
Hội Hai Bà Trưng diễn ra ở ba nơi: đền Đồng Nhân (phường Đồng
Nhân, quận Hai Bà Trưng) từ ngày mùng 3 - 5 tháng 2 âm lịch (chính hội
mùng 5 tháng 2); đền Hạ Lôi (xã Hạ Lôi, huyện Mê Linh) vào mùng tháng
Giêng; đền Hát Môn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ) vào mùng 6 tháng 3 (giỗ
Vua Bà), mùng 4 tháng 9 (lập đàn thề) và 24 tháng 12 (lễ chiến thắng). Sự
tích Hai Bà Trưng và các nghi lễ, hoạt động diễn ra trong từng lễ hội.
HVV2913
158. LÝ TẾ XUYÊN. Chế thắng nhị Trưng phu nhân / Lý Tế Xuyên //
Việt điện u linh. - H., 1960. - Tr.22-24
Nhị Trưng phu nhân là hai chị em, chị tên Trắc, em tên Nhị. Hai chị em
nguyên họ Lạc, con gái quan Lạc tướng ở Giao Châu, người huyện My Linh,
thuộc Phong Châu. Hai bà cất quân đánh đuổi Thứ sử Giao Châu người Hán
là Tô Định phải chạy về Nam hải, dẹp yên 60 thành ở lĩnh ngoại, tự lập làm
Việt vương đóng ở Chu Diên và đổi họ là Trưng. Nhưng sau Mã Viện vâng
lệnh Hán Quang Vũ mang đại binh sang đánh, hai bà yếu thế dần, thua trận
và cùng mất vào năm 43 sau CN. Nhân dân thương tiếc lập đền thờ tại An
Hát. Đến thờ vua Lý Anh Tông, hai bà linh ứng làm mưa giải hạn cho dân
nên được rước về thờ tại phía Bắc nội thành Thăng Long và lập đền ở Cổ Lai,
được phong là Trinh Linh phu nhân. Năm Trùng Hưng thứ 4 (1288), hai bà
được phong Chế thắng nhị phu nhân.
HVV886
159. NGUYỄN BÍCH NGỌC. Hai Bà Trưng trong văn hoá Việt Nam /
Nguyễn Bích Ngọc. - H. : Thanh niên, 2009. - 307tr. ; 19cm
Giới thiệu truyền thuyết xung quanh khởi nghĩa Hai Bà Trưng, một số lễ
hội, thơ văn và các sáng tác về Hai Bà Trưng.
HVV4524 4525
160. NGUYỄN DUY. Truyền thuyết thời Hai Bà Trưng / Nguyễn Duy //
Người Hà Nội cuối tuần, 2005. - Số 69, tr.27
39
Những truyền thuyết về Hai Bà Trưng: nơi Hai Bà tập trận luyện quân,
sự kiện về cái chết của Hai Bà.
161. NGUYỄN VĂN HÙNG. Đền Hai Bà Trưng / Nguyễn Văn Hùng //
Di tích lịch sử - văn hóa Hà Nội. - H., 2000. - Tr.425-431
162. NGUYỄN VINH PHÚC. Có hai làng Hạ Lôi / Nguyễn Vinh Phúc
// Người Hà Nội, 1990. - Số 1010, tháng 3. - (Văn vật thủ đô)
Các di tích thuộc về Hai bà trưng ở Hà Nội có 3 ngôi đền chính là: đền
Hạ Lôi ở huyện Yên Lãng (nay là huyện Mê Linh), đền Hát Môn ở huyện
Phúc Thọ và đền Đồng Nhân ở quận Hai bà Trưng. Ngoài ra có 5 nơi thờ
khác trong đó có đền làng Hạ Lôi, Bằng Trù, huyện Thạch Thất.
163. NGUYỄN VINH PHÚC. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội
/ Nguyễn Vinh Phúc. - H. : Nxb.Hà Nội, 1983. - 247tr. ; 19cm
Vị trí địa lý, lịch sử, tình hình xã hội chính trị của quận Giao Chỉ (Âu
Lạc - Thục Phán). Tiểu sử, dòng dõi gia đình của Trưng Trắc, Trưng Nhị. Địa
lý, lịch sử làng Hạ Lôi, huyện Mê Linh - quê hương của Hai Bà Trưng.
Nguyên nhân diễn biến về những trận đánh nổi tiếng của cuộc khởi nghĩa Hai
Bà Trưng. Sự tích các nhân vật tướng lĩnh của Hai Bà Trưng, xếp theo địa
danh: Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Phúc Thọ, Từ Liêm, Đống
Đa, Ba Đình. Các di tích lịch sử thời Hai Bà Trưng.
HVV467 468 469
164. NGUYỄN VINH PHÚC. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội
và lân cận / Nguyễn Vinh Phúc. - Tái bản có sửa chữa, bổ sung. - Tp.HCM :
Nxb. Trẻ, 2005. - 337tr. ; 20cm
Thân thế và sự nghiệp của Hai Bà Trưng; Cuộc khởi nghĩa và kháng
chiến chống quân xâm lược Hán của Hai Bà; Các tướng lĩnh và cuộc khởi
nghĩa ở Hà Nội và vùng lân cận; Những di tích về cuộc khởi nghĩa còn đến
ngày nay...
HVL1528 1529
165. Phúc Yên tỉnh Yên Lãng phủ Hạ Lôi tổng các xã thần tích. - 81tr. ;
31,5x21,5cm
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013longvanhien
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
 

Similar to chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019

Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnPham Long
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 

Similar to chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019 (20)

Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều LýĐề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
 
Luận án: Di sản hóa ở Việt Nam ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Luận án: Di sản hóa ở Việt Nam ở huyện Phúc Thọ,  Hà NộiLuận án: Di sản hóa ở Việt Nam ở huyện Phúc Thọ,  Hà Nội
Luận án: Di sản hóa ở Việt Nam ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAYĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
 
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng GiaĐề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
 
Đề tài: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố Hiến
Đề tài: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố HiếnĐề tài: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố Hiến
Đề tài: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố Hiến
 
Luận văn: Di sản khảo cổ học trong bối cảnh đương đại, HAY
Luận văn: Di sản khảo cổ học trong bối cảnh đương đại, HAYLuận văn: Di sản khảo cổ học trong bối cảnh đương đại, HAY
Luận văn: Di sản khảo cổ học trong bối cảnh đương đại, HAY
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đ
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đ
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá di tích lịch sử văn hoá
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá di tích lịch sử văn hoáLuận văn thạc sĩ quản lý văn hoá di tích lịch sử văn hoá
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá di tích lịch sử văn hoá
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
 
Luận văn: Di tích thờ anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyền, HAY
Luận văn: Di tích thờ anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyền, HAYLuận văn: Di tích thờ anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyền, HAY
Luận văn: Di tích thờ anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyền, HAY
 

More from hieupham236

Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019hieupham236
 
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019hieupham236
 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019hieupham236
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...hieupham236
 
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019hieupham236
 
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019hieupham236
 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019hieupham236
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...hieupham236
 
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...hieupham236
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019hieupham236
 
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...hieupham236
 
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019hieupham236
 
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019hieupham236
 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019hieupham236
 
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...hieupham236
 
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...hieupham236
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019hieupham236
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...hieupham236
 
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...hieupham236
 
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019hieupham236
 

More from hieupham236 (20)

Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
 
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
 
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
 
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
 
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
 
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
 
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
 
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
 
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
 
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxNguynHn870045
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (17)

ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 

chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019

  • 1. LỜI NÓI ĐẦU Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, với thế đất "rồng cuộn, hổ ngồi", Thăng Long - Hà Nội được xem là vùng đất địa linh - nhân kiệt và là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục của cả nước. Trải qua hơn 1000 năm hình thành và phát triển, Hà Nội đã lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú. Kho tàng di sản quý báu này, trong đó có các di tích quốc gia đặc biệt, được nhận định là một trong những nguồn lực để phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội. Đưa ra khái niệm về di tích quốc gia đặc biệt, điều 29 trong luật số 32/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010, đã nêu: "Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm: a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam ; c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới; d) Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới". Di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng trên cơ sở lựa chọn các di tích quan trọng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia. Hiện nay, qua 5 đợt xếp hạng, cả nước có tổng số 62 di tích quốc gia đặc biệt. Trong đó, Hà Nội sở hữu 12 di tích quốc gia đặc biệt* : Theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/08/2009 * Thứ tự các di tích được xếp theo thời gian ban hành quyết định công nhận.
  • 2. 1. Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội (quận Ba Đình). 2. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (quận Ba Đình). Theo Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/05/2012 3. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa). Theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg gày 27/9/2012 4. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa (huyện Đông Anh). Theo Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 5. Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh). 6. Di tích lịch sử Đên Hát Môn (huyện Phúc Thọ). 7. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm). 8. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm). 9. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tây Đằng (huyện Ba Vì). Theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 10. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách (huyện Quốc Oai). 11. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Sóc (huyện Sóc Sơn). 12. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất). Nhằm vinh danh các giá trị to lớn của các di tích quốc gia đặc biệt trên mảnh đất Thủ đô, Thư viện Hà Nội biên soạn thư mục chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội. Thư mục gồm các nội dung: 1. Tài liệu chỉ đạo về bảo tồn di tích. 2. Các di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội. 3. Một số giải pháp và kinh nghiệm bảo tồn di tích. Thư viện Hà Nội hy vọng thông qua những thông tin trong thư mục, bạn đọc càng thêm hiểu, thêm yêu các giá trị văn hóa, lịch sử quý báu của các di tích quốc gia đặc biệt nói riêng và di sản văn hóa nói chung. Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp tích cực của bạn đọc để các thư mục ngày càng hoàn thiện hơn. THƯ VIỆN HÀ NỘI
  • 3. MỤC LỤC I. TÀILIỆU CHỈ ĐẠO VỀ BẢO TỒN DITÍCH.........................................................2 II. CÁC DITÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CỦA HÀ NỘI........................................6 2.1. Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội......................................................................................................................6 2.2. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch ..........................................................................................................................14 2.3. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám...........21 2.4. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa...........................29 2.5. Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng.............................................................36 2.6. Di tích lịch sử Đền Hát Môn....................................................................41 2.7. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Phù Đổng.............................45 2.8. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn54 2.9. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tây Đằng.............................................60 2.10. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách.........................................................................64 2.11. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Sóc......................................................70 2.12. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương ......................................76 III. MỘT SỐ GIẢIPHÁP VÀ KINH NGHIỆM BẢO TỒN DITÍCH................82 BẢNG TRA TÊN TÀI LIỆU........................................................................88
  • 4. 1 KÝ HIỆU VIẾT TẮT Thư viện Quốc gia : TVQG Viện Nghiên cứu Hán Nôm : VNCHN Viện Thông tin Khoa học xã hội : VTTKHXH
  • 5. 2 I. TÀI LIỆU CHỈ ĐẠO VỀ BẢO TỒN DI TÍCH 1. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 05/2002/CT-TTg ngày 18/2/2002 về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học // Công báo, 2002. - Số 2, tháng 3, tr.819-821. 2. Công ước về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể / Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc // Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO), họp phiên thứ 32 tại Paris từ ngày 29/9 đến 17/10/2003 đã thông qua Công ước này vào ngày 17/10/2003. http://bvhttdl.gov.vn/vn/vb-qly-nn/2/720/index.html 3. Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới / Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) // Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công ước được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 23/11/1972. http://www.bvhttdl.gov.vn/vn/vb-qly-nn/5/2868/index.html 4. Công văn 6880/UBND-VX // Cổng giao tiếp điện tử Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, 2014 Công văn 6880/UBND-VX ngày 10/9/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về việc di dời hiện vật không phù hợp ra ngoài khuôn viên di tích, cơ quan đơn vị. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc này trước Chủ tịch UBND thành phố, báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố trước ngày 31/12/2014. ttp://vanban.hanoi.gov.vn/vanbankhac-2009-2014/- /hn/iuuXCrbdSjj5/4401/161570/cong-van-6880ubnd-vx-ngay-1092014-cua- ubnd-thanh-pho-ha-noi.html 5. Luật di sản văn hoá. - H.: Chính trị quốc gia, 2001. - 41tr. ; 19cm Luật số 28/2001/QH10 được Quốc hội khoá 10 thông qua ngày 29/06/2001. VV63793 63794
  • 6. 3 6. Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. - H.: Văn hóa thông tin, 2009. - 95tr. ; 19cm Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Di sản văn hóa năm 2009; luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009 là văn bản hợp nhất giữa luật Di sản văn hóa năm 2001 và 2009. VV71153 71154 7. Luật di sản văn hóa năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và văn bản hướng dẫn thi hành. - H.: Chính trị Quốc gia, 2011. - 135tr. ; 19cm Trình bày toàn văn luật di sản văn hóa, luật sửa đổi, bổ sung năm 2009 gồm 74 điều với các phần quy định về bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, văn hóa vật thể, quản lý nhà nước về di sản văn hóa, vấn đề khen thưởng và xử lý vi phạm... cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. VN11.04555 11.04556 (TVQG) 8. Luật di sản văn hóa và nghị định hướng dẫn thi hành. - H.: Chính trị Quốc gia, 2002. - 97tr. ; 19cm Gồm những lệnh và nghị định của Chính phủ về việc công bố luật di sản văn hóa và những quy định chi tiết thi hành luật này. VN03.01349 03.01348 (TVQG) 9. Luật di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành. - H.: Chính trị Quốc gia, 2003. - 147tr. ; 19cm Gồm những lệnh, nghị định, quyết định, chỉ thị về việc công bố luật di sản văn hóa và những quy định chi tiết thi hành luật này. VN03.09441 03.09442 (TVQG) 10. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá / Quốc hội khoá XII // Cổng thông tin điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XII ngày 18/6/2009 đã thông qua Luật số 32/2009/QH12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá. http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?cl ass_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=91024 11. Nghị định của Chính phủ số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hoá // Công báo, 2002. - Số 61, tháng 12, tr.4045-4066.
  • 7. 4 12. Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá // Báo mạng, 2010. - 21 tháng 9 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010. http://thuvienphapluat.vn/archieve/Nghi-dinh-98-2010-NDCP- huongdan-Luat-di-san-van-hoa-vb111991.aspr 13. Nghị quyết 16/2013/NQ-HĐND // Cổng giao tiếp điện tử Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. - 2013 Nghị quyết số 16/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyên của tổ chức cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô (theo điểm a khoản 3 Điều 11 Luật Thủ đô). http://vanban.hanoi.gov.vn/vanbanphapquy/- /vb/nsGpxUlb7ddQ/1943763.html;jsessionid=5XNZoEZI1QOJiHJTeWsTzrV k.undefined 14. Những quy định pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá / Thanh Bình: sưu tầm, tuyển chọn. - H. : Lao động, 2002. - 371tr. ; 21cm Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; Căn cứ vào hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992, luật này quy định về di sản văn hoá. VL19798 19799 15. Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. - H. : Sở VHTT Hà Nội, 1986. - 47tr. ; 19cm HVV997 16. Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND // Cổng giao tiếp điện tử Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. - H: , 2015 Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về quy trình tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân vào việc xây
  • 8. 5 dựng công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí, công trình văn hóa không có khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định được ban hành ngày 14/09/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 24/09/2015. http://vanban.hanoi.gov.vn/vanbanphapquy/- /vb/nsGpxUlb7ddQ/2688677.html;jsessionid=fjXsW+Eq3ljTGypF4cACWtN X.undefined 17. Quyết định số 5546/QĐ-UBND // Cổng giao tiếp điện tử Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, 2014 Quyết định số 5546/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 của UBND Thành phố Hà Nội, phê duyệt đề cương nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu bảo tồn loài và sinh vật cảnh hồ Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội đến năm 2020. ttp://vanban.hanoi.gov.vn/vanbankhac-2009-2014/- /hn/iuuXCrbdSjj5/4401/164046/quyet-inh-so-5546q-ubnd-ngay-28102014- cua-ubnd-thanh-pho-ha-noi.html 18. Thông tư Quy định việc kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia / Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch // Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ra ngày 30/06/2010. http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn20bn20php20lut/View_Detail.aspx?Item ID=25591
  • 9. 6 II. CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CỦA HÀ NỘI 2.1. Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội 19. ANH QUÝ. Bảo tồn khu Hoàng thành Thăng Long: Phải vì lợi ích chung / Anh Quý // Hà Nội mới, 2013. - Số 160, 13 tháng 7, tr.9 Hoàng thành Thăng Long được Uỷ ban Di sản Thế giới (KOMOS) đưa vào danh sách di sản thế giới. Tuy nhiên nếu việc quản lý, khai thác không tốt, di sản sẽ bị rút danh hiệu. Hiện khu C và D của Hoàng thành Thăng Long đang xuống cấp nghiêm trọng mà vẫn chưa được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội bàn giao cho Thành phố. Bộ, ngành vẫn thờ ơ trước hiện trạng này. Một số ý kiến của các nhà chức năng xung quanh vấn đề trên. 20. CHÂU HÀ. Hoàng thành Thăng Long trở thành di sản văn hoá thế giới: món quà vô giá nhân 1000 năm Thăng Long / Châu Hà // Người Hà Nội, 2010. - Số 32, 6 tháng 8, tr.3 Ngày 1-8 tại Brazil, kỳ họp thứ 34 của Ủy ban di sản thế giới đã biểu quyết công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam là Di sản văn hoá thế giới. Khu di tích này được phát hiện vào tháng 12-2002, với diện tích khảo cổ hơn 18.000m2 . Quần thể di tích gồm nhiều loại hình kiến trúc dưới lòng đất và cổ vật đã chứng minh sự hiện hữu lâu dài của kinh đô Thăng Long gần 1300 năm. 21. DIỆP ĐÌNH HOA. Hoàng thành Thăng Long - những nền "văn hoá đá" kế tiếp nhau / Diệp Đình Hoa, Phan Trường Thị, Tạ Hoa Phượng // Khảo cổ học, 2006. - Số 1, tr.35-37 Qua khảo sát vật liệu xây dựng của Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu đã sử dụng các vật liệu xây dựng thời Hồ, Lê, Nguyễn. Tác giả đưa ra nhận định về những nền văn hoá đá trong kiến trúc Việt Nam: thời Lý - Trần đặc trưng vật liệu sa thạch kiểu Chăm pa; thời Lê kỹ thuật gọt đẽo vật liệu kiến trúc từ đá vôi; thời Nguyễn xuất hiện vật liệu granit. 22. ĐỖ NGUYỄN. Di vật bị "phơi" có ngày biến mất / Đỗ Nguyễn // An ninh Thủ đô, 2012. - Số 3678, 27 tháng 11, tr.10 Với diện tích khai quật hơn 19.000m2 , duy mô khai quật lớn nhất Đông Nam Á, Hoàng thành Thăng Long Hà Nội đang lưu giữ một phức hợp di tích
  • 10. 7 phong phú, phản ánh lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long. Tuy nhiên, công tác bảo vệ còn nhiều bất cập, các phương án bảo quản không hạn chế được tác động của môi trường đối với hiện vật di vật lịch sử tại đây. 23. ĐỖ NGUYỄN. Phát hiện dấu tích kiến trúc lạ tại Hoàng Thành / Đỗ Nguyễn // An ninh Thủ đô, 2012. - Số 3704, 27 tháng 12, tr.10 Một dấu tích kiến trúc thời Lý, có thiết kế giống một đường dẫn nước, nhưng rất quy mô được phát hiện tại phía Bắc Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long. Hình thái kiến trúc này lần đầu tiên thấy tại Việt Nam. Đây là phát hiện quan trọng góp phần cung cấp những nhận thức về không gian của các chính điện trong Hoàng thành Thăng Long. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang lúng túng tìm phương án bảo tồn lâu dài. 24. ĐỖ NGUYỄN ĐỆ. Căn hầm bí mật dưới lòng Hoàng thành Thăng Long / Đỗ Nguyễn Đệ // An ninh Thủ đô, 2012. - Số 3550, 29 tháng 6, tr.10 Hoàng thành Thăng Long chính thức mở cửa đón khách tham quan, lần đầu tiên, hầm ngầm D67 - phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương được đông đảo du khách biết đến, ngoài ra còn một căn hầm bí mật khác nữa - hầm chỉ huy tác chiến Bộ Tổng tham mưu. Hầm có kết cấu nửa chìm nửa nổi bằng bê tông nguyên khối với 3 lớp nóc (2 lớp bê tông, giữa là lớp cát) chịu được tên lửa, bom tấn, được xây dựng từ cuối năm 1965 đến giữa năm 1966 thì đưa vào hoạt động với vai trò là đầu não tác chiến, nơi đầu tiên tiếp nhận những thông tin quân sự và đưa ra phương án tác chiến. Hầm được sử dụng đến năm 1975, hiện được Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long lên kế hoạch phục dựng để mở cửa đón khách tham quan vào dịp tháng 12/2012 đúng kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên phủ trên không. 25. C.R.W. L'Indochine jugée parun diplomate anglais : Lettres du times / C.R.W : Jmpr. de la presee, 1893. - 40p. Tác giả đã đi tham quan khắp Đông Dương. Ông có nhiều nhận xét về Hà Nội, có nói đến các di tích của Hà Nội như điện Kính Thiên, Cột Cờ, Văn Miếu. 80 3359(5) (VTTKHXH) 26. HÀ ĐÔNG. Quy hoạch Hoàng thành Thăng Long thành Công viên Văn hoá lịch sử: Kỳ vọng một, thận trọng hai / Hà Đông // Hà Nội mới cuối tuần, 2012. - Số 34, 25 tháng 8, tr.1+7
  • 11. 8 Hai năm sau khi Khu Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) trở thành Di sản văn hóa Thế giới, thành phố Hà Nội và Bộ Xây dựng đã công bố đồ án quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 đối với khu di tích đặc biệt này. Tương lai không xa, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long sẽ trở thành Công viên Văn hoá Lịch sử với không gian trưng bày mở. Tuy nhiên, việc triển khai cần tiến hành thận trọng và có kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn. 27. LÂM SƠN. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu: Du khách được "vô tư" vào thăm quan / Lâm Sơn // Văn hóa, 2012. - Số 2100, 2 tháng 1, tr.7 Du khách được tham quan miễn phí hai khu khảo cổ A-B tại 18 Hoàng Diệu vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Khu A-B nằm ở phía Tây điện Kính Thiên, có phạm vi xuất lộ 14.291m2 với 45 hố khai quật phát hiện nhiều các loại hình di tích Kiến trúc, hệ thống cống nước, giếng nước tường bao và hàng ngàn di vật, hiện vật thuộc các thời kỳ: thời Đại La, thời Đinh Tiền Lê, thời Lý - Trần - Lê nằm chồng xếp lên nhau. Hiện Khu di tích này đã được viện KHXH Việt Nam bàn giao cho UBND thành phố. 28. LÂM SƠN. Phát hiện dấu tích kiến trúc quan trọng ở điện Kính Thiên / Lâm Sơn // Văn hóa, 2011. - Số 2089, 7 tháng 12, tr.7 Báo cáo sơ bộ kết quả thám sát, khai quật khảo cổ học ở khung trung tâm Hoàng thành Thăng Long cho biết điện Kính Thiên thời Lê Sơ không còn nguyên vẹn, đã sửa chữa nhiều lần qua nhiều giai đoạn. Phía dưới nền điện Kính Thiên có dấu tích kiến trúc lớn thời Lê Sơ với 3 móng dầm dài 4,2m; rộng 2,3 m, khu vực thành bậc chạm rồng thời Lê Sơ đã được sửa chữa (thời Lê Trung Hưng các thành bậc đã được nâng cao, thời Nguyễn khu vực thềm bậc được gia cố...). Kiến nghị tu sửa cần có kế hoạch khai quật đến năm 2015 theo cam kết với UNESCO. 29. LÊ NGUYÊN VĨNH. Hoàng thành Thăng Long hiện mình / Lê Nguyên Vĩnh // Bà Rịa -Vũng Tàu, 2004. - Số Xuân Giáp Thân, tr.25 Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ phát hiện ra một con sông cổ chảy qua kinh thành, hai bên là những lâu đài hình lục giác và tìm thấy hệ thống giếng nước được xây bằng gạch đá, có niên đại khoảng thế kỷ 7, 9 và 19.
  • 12. 9 30. LÊ VĂN LAN. Kỳ đài Thành cổ Hà Nội / Lê Văn Lan // An ninh Thủ đô, 2003. - Số 1205, 12 tháng 4, tr.10 Kỳ đài Thành cổ Hà Nội với hình thể và kiến trúc độc đáo cao 33,4m, thanh cán cờ cắm trên nóc lầu 8m, tính cả chiều cao cán cờ cộng với chiều cao kiến trúc là 41,4m. Thân trụ kỳ đài hình 8 cạnh, tạo nên 8 mặt thân. Phần thân trụ có tiết diện bát giác xây rỗng, đặt trong lòng 54 bậc thang, xoáy trôn ốc, được soi sáng bên trong và trang trí bên ngoài bằng cách trổ 39 hình hoa thị và 6 hình giẻ quạt. Kỳ đài được xây dựng cùng lúc với Thành cổ Hà Nội vào đầu thời Nguyễn (đầu thế kỷ 19) và được xây ngay trên địa điểm có toà Tam Môn của Hoàng thành Thăng Long thời Lê. 31. LƯU QUANG PHỐ. Chuyện ít ai biết ở cột cờ Hà Nội / Lưu Quang Phố // Tuần san Thanh niên, 2010. - Số 226, 10 tháng 9, tr.18 Cột cờ Hà Nội được xây dựng dưới triều Nguyễn từ năm 1805 đến 1812. Đây là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Trong thời kì chống Pháp, chống Mỹ cột cờ được dùng để làm đài quan sát. Năm 1945 sau khi cách mạng tháng 8 thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên cột cờ Hà Nội, đến năm 1954, một lần nữa lá quốc kỳ lại tung bay trên đỉnh kì đài lịch sử. Hầu hết khách tham quan đều có nhu cầu lên thăm cột cờ vào những ngày lễ như 1/5, 2/9, 22/12... 32. MINH NGỌC. Hầm chỉ huy tác chiến và những sự kiện đặc biệt / Minh Ngọc // Hà Nội mới, 2012. - 12 tháng 12, tr.8 Hầm chỉ huy tác chiến ở Hoàng thành Thăng Long làm bằng bê tông nguyên khối, nửa nổi nửa chìm, có ba lớp (hai lớp bê tông và 1 lớp cát) chịu được bom nguyên tử và tên lửa. Hầm được xây dựng từ năm 1965 đến 1966. Công việc hàng ngày của kíp trực ban tác chiến (Sở chỉ huy Bộ Tổng tham mưu) trong "12 ngày đêm" năm 1972. 33. MINH NGỌC. Tiếp tục mở rộng khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội / Minh Ngọc // Hà Nội mới, 2014. - 27 tháng 1, tr.2 Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với viện khảo cổ tiến hành khai quật khu phía nam khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội với diện tích 940m2 để làm rõ hơn những giá trị lịch sử, văn hoá của khu di tích này). Thời gian khai quật từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2014.
  • 13. 10 34. Một Hoàng thành Thăng Long cổ xưa đã được tìm thấy // Người Hà Nội, 2003. - Số 46, 14 tháng 11, tr.1+3 Qua công tác khảo cổ cho thấy các lớp đất văn hoá có chứa dấu tích lịch sử văn hoá của Thăng Long-Hà Nội trong khoảng 1300 năm lịch sử. Theo PGS-TS Tống Trung Tín-Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học thì đây là lần đầu tiên một hệ di tích, di vật của một bộ phận trung tâm Hoàng thành Thăng Long và thành Hà Nội xưa đã được phát lộ với một diễn biến văn hoá vật chất liên tục. Bộ Văn hoá thông tin đưa ra 3 phương án bảo tồn, phát huy giá trị của di tích. 35. NGUYỄN QUANG NGỌC. Thăng Long thời Lý - Trần - Lê dưới ánh sáng của nguồn tư liệu mới / Nguyễn Quang Ngọc // Khảo cổ học, 2006. - Số 1, tr.28-35 Kết quả cuộc khai quật tại Hoàng Diệu đã là cơ sở để kiểm chứng lại nguồn tư liệu đã có và mở ra khả năng nhìn nhận về Thăng Long thời Lý - Trần - Lê. Trọng tâm bài viết tập trung vào các vấn đề: nhận diện thành Thăng Long qua bản đồ; Thành Thăng Long khu vực trung tâm và những vùng mở rộng. 36. NGUYỄN THỪA HỶ. Hoàng thành Thăng Long có hay không? / Nguyễn Thừa Hỷ // Xưa & Nay, 2004. - Số 215, tháng 7, tr.21-23 Trên các tấm bản đồ cổ ngoài luỹ đất Đại La cũng chỉ thấy 2 vòng thành cơ bản: thành Thăng Long (vòng ngoài) và hoàng cung Thăng Long (vòng trong). Sử sách văn bia nói khá nhiều về Thăng Long thành và Cấm thành nhưng hầu như không đả động đến Hoàng thành. Tác giả đưa ra giả thiết Hoàng thành Thăng Long có hay không và chúng ta đang khai quật Hoàng thành Thăng Long hay hoàng cung Thăng Long. 37. NHẬT ANH. Phục dựng không gian điện Kính Thiên: Cấp thiết nhưng phải thận trọng / Nhật Anh // Kinh tế & Đô thị, 2012. - Số 186, 25 tháng 8, tr.8 Chương trình nghiên cứu phục dựng không gian điện Kính Thiên mà Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đầu tư thực hiện. Công tác phục dựng đòi hỏi tính thận trọng: Chính điện ở đâu? Vị trí chính tâm của thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê? Không gian này có biến đổi qua các thời kỳ lịch sử không? Phục dựng như thế nào?
  • 14. 11 38. PHAN HUY LÊ. Vị trí khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu trong cấu trúc Thành Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử / Phan Huy Lê // Khảo cổ học, 2006. - Số 1, tr.5-28 Nghiên cứu về cấu trúc thành Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử, để góp phần xác định vị trí của khu di tích Hoàng thành Thăng Long mới được giới khảo cổ phát hiện ở 18 Hoàng Diệu; Thành Thăng Long thời Lý - Trần - Minh; Thành Thăng Long - Đông Kinh thời Lê sơ - Mạc - Lê Trung Hưng. 39. Phục dựng các công trình kiến trúc tại khu khảo cổ Hoàng thành: đâu là thời điểm hợp lý / T.D ghi // Hà Nội mới, 2004. - 23 tháng 8, tr.4 Tại Hội thảo "Đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long", Viện trưởng Viện nghiên cứu kiến trúc - GS. Nguyễn Việt Chân đã có những nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ người làm kiến trúc. 40. QUẾ TRANG. "Hoàng thành Thăng Long" - tên gọi chính thức đã được xác định / Quế Trang // An ninh Thủ đô, 2006. - Số 1717, 24 tháng 4, tr.1+13 Ý kiến thống nhất về tên gọi của di sản khảo cổ học ở 18 Hoàng Diệu và di tích Thành cổ với tên gọi Hoàng thành Thăng Long của các nhà khoa học. 41. QUỲNH VÂN. Công bố quy hoạch trung tâm Hoàng thành Thăng Long: Rộng mở không gian công viên văn hoá lịch sử / Quỳnh Vân, Đỗ Nguyễn // An ninh Thủ đô, 2012. - Số 3579, 2 tháng 8, tr.10 Theo công bố của Bộ Xây dựng, tổng diện tích khu đất quy hoạch là 45.380m2 . Trong đó, diện tích nhà trưng bày khảo cổ 13.674m2 ; khu trưng bày mô phỏng, hầm kính 3.438m2 ; diện tích cây xanh dự trữ khảo cổ học 21.195m2; diện tích khảo cố tiếp tục nghiên cứu 6.803m2; diện tích khu vực kỹ thuật, phụ trợ 859,3m2 ; diện tích sân, đường giao thông 6.214m2 , hạn chế xây mới các công trình nổi hoặc cao quá 5m. Bốn lối vào khu di tích từ đường Hoàng Diệu, Độc Lập, Hoàng Văn Thụ và Bắc Sơn. Việc quy hoạch là cơ sở pháp lý trong bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị khu di tích Trung tâm Hoành thành Thăng Long nhằm xây dựng Công viên Văn hoá - Lịch sử.
  • 15. 12 42. QUỲNH VÂN. Phát hiện dấu tích góc Tây Bắc của Hoàng thành Thăng Long / Quỳnh Vân // An ninh Thủ đô, 2011. - Số 3397, 19 tháng 12, tr.11 Khai quật nút giao thông Văn Cao - Hồ Tây, các nhà khảo cổ khẳng định đây là một đoạn tường thành phía Tây Bắc của Hoàng thành Thăng Long thời cổ. Di tích địa dày 7,4m, chia thành 17 lớp địa tầng, lớp văn hoá thứ 15 là lớp di chỉ cư trú. Nhiều gạch ngói, đất nung gốm sứ, bao nung, bát đựng men thuộc giai đoạn Lý - Trần. Các di vật có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu di sản văn hoá Thăng Long. 43. QUỲNH VÂN. Phát hiện sân Đan Trì tại Hoàng thành Thăng Long / Quỳnh Vân // An ninh Thủ đô, 2011. - Số 3387, 7 tháng 12, tr.11 Ngày 6/12, Viện Khảo cổ học và Trung tâm bảo tồn di tích Cổ Loa - Thành cổ báo cáo sơ bộ đã phát hiện dấu tích của nền móng gạch móng tường thời Nguyễn và lê sơ cùng nhiều loại hình vật liệu kiến trúc đồ sành, gốm men có niên đại từ thời Lý, Trần, đáng chú ý là sân nền lát gạch vồ thời Lê sơ rộng từ Đoan Môn đến điện Kính Thiên được cho là dấu tích Đan Trì từ thời Lê tới Lê Trung Hưng. Dự kiến tiếp tục mở rộng diện tích khai quật phần nền móng của điện Kính Thiên để hiểu sâu hơn các tầng văn hoá khác ngoài thời Lê. 44. THÀNH NAM. Chuẩn bị mặt bằng chỉnh trang khu di tích Thành Cổ / Thành Nam // An ninh Thủ đô, 2010. - Số 2939, 7 tháng 6, tr.2 Về dự án chỉnh trang phía Nam cổng Đoan Môn thuộc Khu di tích Thành cổ. 45. THẾ DŨNG. Hoàng thành Thăng Long: hết cảnh dãi nắng dầm mưa / Thế Dũng // Hà Nội mới, 2006. - 18 tháng 1, tr.1+2 Công trình xây dựng mái che tạm và hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước mạch ngay để bảo vệ khu di tích Hoàng thành đã hoàn thành. Phát hiện chiếc thuyền thời Hậu Lê. 46. THÔNG THANH KHÁNH. Về viên gạch Chăm tìm được tại Hoàng thành Thăng Long / Thông Thanh Khánh // Xưa & Nay, 2004. - Số 222, tháng 10, tr.19+20
  • 16. 13 Viên gạch Chăm cổ có ghi chữ mẫu tự Sanskrit Brahmi pha tạp mẫu tự Chăm cổ giúp làm sáng tỏ mối quan hệ tín ngưỡng truyền thống tôn giáo của hai dân tộc Việt - Chăm triều đại Lý Trần. 47. THU TRANG. Sẽ là di sản Văn hoá thế giới? / Thu Trang // Hà Nội mới, 2004. - 17 tháng 8, tr.7 Những quan điểm của các chuyên gia nước ngoài về khu di tích Hoàng thành. 48. THỤC TRINH. Phục dựng hội đèn Quảng Chiếu: đề cao giá trị di sản của Thành cổ / Thục Trinh // Kinh tế & Đô thị, 2011. - Số 249, 23 tháng 12, tr.8 Hội đèn Quảng Chiếu là một lễ hội cung đình có từ thời Lý có ý nghĩa trong việc cầu trường thọ, cầu quốc thái dân an. Lễ hội thường được mở tại Hoàng Thành Thăng Long suốt thời Lý cho tới thời Trần mỗi dịp xuân về. Lễ hội bị mai một theo thời gian nhưng sau khi khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hoá thế giới thì hội đèn Quảng Chiếu được phục dựng lại. Tuy còn rất nhiều khó khăn trong việc phục dựng lễ hội trong việc đảm bảo tính chân thực của lịch sử, nhưng Trung tâm bảo tồn khu vực di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội đã thể hiện rõ sự quyết tâm cũng như tâm huyết đối vớt một công trình nhằm tôn vinh giá trị di sản làm sống lại những giá trị văn hoá phi vật thể của di sản Hoàng thành Thăng Long. 49. THƯ KỲ. Thành cổ Thăng Long không thua kém những di tích nổi tiếng thế giới / Thư Kỳ // An ninh Thủ đô, 2004. - Số 1230, tr.10 TS.W.Logan, Giáo sư trường ĐH Deakin tại Melburne(Australia), thành viên Ban Bảo tồn Di sản thuộc UNESCO, khẳng định Thành cổ Thăng Long có giá trị không thua kém di tích Mohenijodaro (Pakistan) hoặc một di tích khác ở Bangladesh. 50. TRẦN VĂN GIÀU. Ý nghĩa của việc phát lộ khu di tích Hoàng thành Thăng Long / Trần Văn Giàu // Khảo cổ học, 2006. - Số 1, tr.65-67 Khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu với diện tích 19.000m2 các nhà khoa học bước đầu xác định niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 20 giữa các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Nguyễn. Tác giả đưa ra một số ý nghĩa của việc khai quật di tích khảo cổ Thành Thăng Long và phương hướng bảo tồn, gìn giữ và sử dụng di tích quan trọng này.
  • 17. 14 51. VÂN QUẾ. Tìm thấy dấu vết cung Trường Lạc / Vân Quế // An ninh Thủ đô, 2005. - Số 1049, 24 tháng 1, tr.10 Những hiện vật được phát hiện nhằm khẳng định khu di chí thuộc Cấm thành (thời Lê). 52. YÊN VÂN. Công bố những nghiên cứu mới về Hoàng thành Thăng Long / Yên Vân // An ninh Thủ đô, 2012. - Số 3414, 7 tháng 1, tr.11 Ngày 6/1/2012, kết quả nghiên cứu mới về kinh thành Thăng Long qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử được công bố, trong đó hệ thống kiến trúc cột dương (cột dựng trên các tảng đá), cột âm xung quanh các hàng hiên là phát hiện mới cho thấy thời Đại La, kiến trúc cột âm đã phổ biến, đến thời Lý thì phát triển lên tầm mức mới. Kiến trúc Việt nam thời vương triều Lý và tính liên tục, riêng biệt của kinh thành Thăng Long trong các giai đoạn Lý, Trần, Lê cần được tiếp tục nghiên cứu. 2.2. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch 53. BÙI KIM HỒNG. Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch - Những đặc điểm chủ yếu và hướng bảo tồn phát huy giá trị / Bùi Kim Hồng // Văn hóa nghệ thuật, 1999. - Số 8, tr.13-16 54. CHÍ TÍN. 217 di tích Bác Hồ trên đất Hà nội / Chí Tín // Hà Nội mới cuối tuần, 2004. - Số 479, tr.3 Thống kê trên đất Hà Nội có 217 địa điểm đã từng ghi dấu những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 173 địa điểm di tích ở nội thành và 44 địa điểm di tích ở ngoại thành. 55. CHU ĐỨC TÍNH. Những di tích của Bác Hồ ở Thủ đô Hà Nội / Chu Đức Tính // Thăng Long - Hà Nội ngàn năm, 2005. - Số 28, tr.16- 18 Thống kê những di tích của Bác Hồ ở Thủ đô theo hình thức quản lý: nhà nước, tập thể, tư nhân (có nói đến thực trạng và số liệu các di tích này trên địa bàn theo quận huyện). 56. Cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh / Lưu Minh Trị (chủ biên), Đào Đình Bắc, Nguyễn Thị Dơn... // Hà Nội danh thắng và di tích. - H. ; 24cm
  • 18. 15 T.1. - 2011. - Tr.393-397 Về 3 di tích trong cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phủ Chủ tịch, Nhà sàn, Lăng Bác Hồ. HVL3155 57. Di tích lịch sử văn hoá và cách mạng kháng chiến quận Ba Đình / Nguyễn Thị Thắng, Lê Văn Lan, Trần Lâm Bền...; Đặng Văn Tường, Trịnh Thị Hạnh, Nguyễn Thị Dơn: biên soạn. - H. : Khoa học xã hội, 2009. - 281tr.: minh hoạ ; 24cm+1 bản đồ Cung cấp những thông tin về vị trí, kiến trúc, các di vật, cảnh quan và lịch sử của 50 di tích lịch sử văn hoá, 23 di tích cách mạng kháng chiến của quận Ba Đình, Hà Nội, trong đó có Lăng Bác Hồ. VV09 12274-76 (TVQG) 58. Giữ yên giấc ngủ của Người. - In lần thứ 5. - H. : Quân đội nhân dân, 2005. - 235tr. ; 19cm Giới thiệu những ngày tháng cuối cùng của Bác; Đơn vị đặc biệt; Nhiệm vụ đặc biệt; Nơi Bác yên nghỉ; Công tác chuẩn bị; Ngày đêm trên quảng trường và đón Bác về lăng. VV39852 39853 59. Giữ yên giấc ngủ của Người : Ký sự. - H. : Quân đội nhân dân, 1990. - 188tr. ; 19cm Tập ký sự về việc giữ gìn thi hài Bác và xây dựng, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. VN90.00786 (TVQG) 60. HẢI NINH. Những người gìn giữ di tích về Bác / Hải Ninh // Lao động thủ đô cuối tuần, 2010. - 15 tháng 5, Số 58, tr.11 Hơn 40 năm qua kể từ ngày Bác ra đi, khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đến nay vẫn nguyên trạng với những hiện vật liên quan đến Người. Có được điều đó là nhờ sự tận tình cố gắng của những người làm công tác giữ gìn khu di tích. Với tình yêu và lòng tôn kính với Bác Hồ vĩ đại, tất cả cán bộ công nhân viên vẫn hàng ngày âm thầm cống hiến tâm huyết của mình để giữ gìn di sản cho mai sau.
  • 19. 16 61. Hỏi đáp về danh thắng Hà Nội. - H. : Quân đội nhân dân, 2010. - 191tr. ; 21cm. - (Tủ sách văn hóa) Giới thiệu những sự kiện về kiến trúc, địa điểm, giá trị lịch sử, nghệ thuật... của một số di tích lịch sử địa danh của Hà Nội (mới): chùa, bảo tàng, hồ, suối, nhà hát, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh... HVL2777 62. HỒNG KHANH. Kể chuyện xây lăng Bác Hồ / Hồng Khanh, Thế Long, Dân Hồng . - H. : Phổ thông, 1976. - 111tr. ; 19cm VV13489 63. Khu di tích Phủ Chủ tịch / Hà Nguyễn // Công trình kiến trúc Hà Nội. - H., 2010. - Tr.66-70. Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh (từ 19/12/1954 đến 02/9/1969). Khu di tích vốn là phần đất phía Tây Bắc của Hoàng thành thuộc kinh thành Thăng Long xưa. Tổng thể khu di tích rộng hơn 14 hecta, trong đó 16 công trình được xếp hạng chiếm diện tích là 22.000m2 . Một số công trình có giá trị lớn trong khu di tích: Phủ Chủ tịch, Nhà sàn Hồ Chí Minh, Nhà 54, Phòng họp Bộ Chính trị, Nhà 67, Giàn hoa Phủ Chủ tịch, Nhà bếp A và nhà bếp B, nhà Thủ tướng, Nhà ký sắc lệnh, Đường Xoài, Đường mòn Hồ Chí Minh, Ao cá Bác Hồ. HVL3399 64. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh / Lam Khê, Khánh Minh (sưu tầm, biên soạn) // Danh lam thắng cảnh Hà Nội. - H., 2010. - Tr.55-56 Lăng là nơi lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có mặt chính nhìn ra Quảng trường Ba Đình. Công trình này là kết quả lao động, sáng tạo của các nhà khoa học Nga và Việt Nam. Lăng chính thức được khởi công ngày 2/9/1973 tại vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ từng chủ tọa các cuộc mít tinh lớn. Lăng được khánh thành vào ngày 29/8/1975. Toàn bộ khu di tích lăng rộng 14ha, cao 21,6m, gồm 3 lớp. Nhìn tổng thể lăng có hình bông hoa sen cách điệu. HVL3062
  • 20. 17 65. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh / Hà Nguyễn // Công trình kiến trúc Hà Nội. - H., 2010. - Tr.70-76 Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn có tên là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được chính thức khởi công ngày 02/9/1973, khánh thành vào ngày 29/8/1975, nằm ngay tại vị trí lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và chủ trì các cuộc mít tinh lớn. Lăng có hình vuông với cạnh dài 30m và gồm 3 lớp với tổng chiều cao 21,6m. Trước mặt lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho diễu binh, duyệt binh, một thảm cỏ dài 380m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Quá trình xây dựng, vật liệu xây dựng lăng và thời gian đón tiếp khách vào tham quan. HVL3399 66. LÊ KIM DUNG. Về một di tích trong khu vực nhà sàn Bác Hồ / Lê Kim Dung // Hà Nội mới cuối tuần, 2006. - Số 20, 20 tháng 5, tr.3 Đó là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường gặp và làm việc với cán bộ, xem phim tư liệu và đặc biệt là nơi Bác thường kí các sắc lệnh của Chủ tịch nước. 67. NGHIÊM THỊ HẰNG. Chuyện xây lăng chủ tịch Hồ Chí Minh / Nghiêm Thị Hằng // Nông nghiệp Việt Nam, 2010. - Số đặc biệt, 2 tháng 9, tr.1+6 Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và nguyên Bộ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Mạnh Kiểm kể chuyện xây lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được xây dựng từ 1973-1975 mà các vật liệu được nhân dân tuyển chọn khắp đất nước đem về cho công trình. 68. NGUYỄN ANH MINH. Ba ngôi nhà Bác ở / Nguyễn Anh Minh // Nguyệt san Nông thôn ngày nay, 2012. - Số xuân, tr.5 "Di tích 54" (trước đây là nơi ở của người thợ điện trong phủ Toàn quyền) là ngôi nhà mà Bác chọn ở và làm việc hơn ba năm. Để đảm bảo sức khoẻ cho Bác, mùa hè 1958, Bộ Chính trị quyết định xây dựng cho Bác một ngôi nhà mới - nhà sàn lịch sử. Ngôi nhà sàn đã được xếp hạng Di tích lịch sử. Từ năm 1970 - 1997 đã có 1.016.494 lượt khách, trong đó khách quốc tế
  • 21. 18 là 190.793 lượt người, có 55 đoàn nguyên thủ và cao cấp của các nước... Sau đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ, do không lên xuống nhà sàn được nữa, Bác chuyển tới ở ngôi nhà H67 và di tích H67 trở thành phòng họp Bộ Chính trị và là nơi Bộ Chính trị làm việc với Bác. Tại ngôi nhà H67, Bác đã qua đời hồi 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969. 69. NGUYỄN THÁI ANH. Kể chuyện xây lăng Bác Hồ: Công tác bảo vệ, giữ gìn thi hài Bác vầ một số địa danh Hồ Chí Minh / Nguyễn Thái Anh. - H.: Thời đại, 2012. - 394tr. ; 27cm Cung cấp nhiều thông tin về những ngày tháng mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức làm nên một công trình ý nghĩa - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bài viết về quá trình bảo vệ giữ gìn thi hài Bác, một số địa danh Hồ Chí Minh, những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, 365 danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. VL45708 45709 70. NGUYỄN XUÂN PHƯỚC. Bác nằm trong Lăng, giấc ngủ bình yên... / Nguyễn Xuân Phước // Nông nghiệp Việt Nam, 2002. - Số 162, 2 tháng 9, tr.8 Lăng Bác do các kiến trúc sư Liên Xô thiết kế khởi công xây dựng từ ngày 2/9/1973 đến 29/8/1975 thì hoàn thành. 71. Nhà sàn Bác Hồ / Lam Khê, Khánh Minh (sưu tầm, biên soạn) // Danh lam thắng cảnh Hà Nội. - H., 2010. - Tr.58-59 Nhà sàn nằm trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17/5/1958 cho tới khi qua đời. Ngôi nhà gồm 2 tầng, trước nhà có ao cá Bác nuôi, sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng. Ngôi nhà sàn này được Cục Thiết kế cơ bản thuộc Tổng cục Hậu cần thi công theo ý Bác vào mùa hè năm 1958. HVL3062 72. Nhà sàn Bác Hồ - Di sản kiến trúc, di sản văn hóa // Làng nghề Việt, 2015. - Số 37, 10 tháng 9, tr.8 Ngôi nhà sàn cùng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách
  • 22. 19 mạng của mình. Nó không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn là một di sản kiến trúc, di sản văn hóa của Việt Nam. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh - Cục trưởng Cục Thiết kế dân dụng (Bộ Kiến trúc) là người thiết kế ngôi nhà dựa trên sự góp ý của Bác. Ngày 1/5/1958, ngôi nhà đã hoàn thành. Vào dịp sinh nhật năm 1958, Bác Hồ đã chuyển sang ở ngôi nhà này cho tới ngày 17/8/1969. 73. NHƯ TRANH. Thu về se sẽ / Như Tranh // Người Hà Nội, 2012. - Số 42, 19 tháng 10, tr.5 Quảng trường Ba Đình có tên gọi bắt nguồn từ địa danh của Thanh Hoá, địa danh này là căn cứ địa do cụ Tống Duy Tân và cụ Đinh Công Tráng lãnh đạo hưởng ứng phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi năm 1885. Trước cách mạng tháng Tám, quảng trường có tên gọi quảng trường Tròn hay quảng trường Puginier, tên một cha cố người Pháp. Bác sĩ Trần Văn Lai - thị trưởng đầu tiên của Hà Nội dưới chính quyền Trần Trọng Kim đã đặt lại tên cho quảng trường. Với 320m chiều dài, 100m chiều rộng đủ cho 20 vạn người mít tinh, cùng 168 ô cỏ xanh bốn mùa, quảng trường Ba Đình là chốn linh thiêng với cả dân tộc Việt Nam 74. QUANG HUY. Những người thợ lắp máy trên công trường xây dựng lăng Bác / Quang Huy // Hà Nội mới, 1975. - 1 tháng 9, tr.2 Những khó khăn, thử thách gặp phải, tinh thần vượt khó và tình cảm đối với Bác Hồ của hơn 1.300 cán bộ, công nhân Công ty Lắp máy trong 200 ngày lao động trên công trường xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trung bình mỗi ngày anh chị em làm việc tới hơn 10 giờ, các bộ phận tự nguyện chia người làm hai ca, ba ca. 75. Quyết định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về giữ gìn thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng lăng của Người - Hoàn thành xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch // Hà Nội mới, 1975. - 29 tháng 8, tr.1+4 Sau hai năm xây dựng liên tục và khẩn trương (2/9/1973 - 2/9/1975), Lăng Hồ Chủ tịch đã hoàn thành với sự giúp đỡ hết lòng của Đảng Cộng sản, chính phủ và nhân dân Liên Xô. Phương án thiết kế lăng được chọn từ 120 mẫu thiết kế. Toàn bộ lăng có cấu trúc tam cấp theo hình khối liên tục, đỉnh có mấu vát, tựa như ngôi nhà của làng quê Việt. Diện tích đá quý đánh bóng
  • 23. 20 ốp lăng có tới 10.000m2 , trong số đó có 9 loại đá rất quý do nhân dân ta tìm được. Đài phụ ở hai bên lăng dài 7m mỗi bên đủ chỗ cho 1000 đại biểu. Trước mặt lăng là đường Hùng Vương rộng 60m, quảng trường lớn với những cỏ vuông có thể xếp khoảng 30 vạn người dự mít tinh. Những đóng góp của nhân dân cả nước trong quá trình xây dựng lăng và quyết định (gồm 4 điều) của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ngày 29/11/1969 về việc giữ gìn thi hài và xây dựng lăng Hồ Chủ tịch. 76. Thủ đô Hà nội : Sách hướng dẫn du lịch. - H. : Tổng cục du lịch, 1984. - 144tr.:bản đồ ; 19cm Giới thiệu khái quát lịch sử, địa lý, thiên nhiên, sự tích lịch sử của con người Hà Nội. Giới thiệu những địa chỉ cần biết khi du lịch: Thành Cổ Loa, các đền đình chùa, lễ hội, đền Quan Thánh... Một số phố cổ của Hà nội và chợ Đồng xuân, lăng Hồ Chủ Tịch. Một số địa chỉ cần biết: viện bảo tàng, nhà hát, thư viện... HVV576 577 578 579 77. TÔ HOÀI. Lăng Bác Hồ : Truyện ký / Tô Hoài. - H. : Nxb.Hà Nội, 1977. - 103tr. ; 19cm VV13830 78. TRẦN VIẾT HOÀN. Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu Phủ Chủ tịch - Hà Nội / Trần Viết Hoàn. - Tái bản có bổ sung. - H : Chính trị quốc gia, 2005. - 62tr. ; 19cm Những giá trị lịch sử, văn hoá, thẩm mỹ to lớn của khu di tích Phủ Chủ tịch, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc 15 năm cuối cuộc đời mình, từ 19/12/1954 đến ngày 2/9/1969. Lần tái bản này, tác giả bổ sung bài "Nhân văn Hồ Chí Minh" (Minh chứng từ nơi ở và làm việc của Người). HVV4294 4295 79. VŨ QUANG DU. Một số di tích về Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 ở Thủ đô Hà Nội / Vũ Quang Du // Thăng Long - Hà nội ngàn năm, 2005. - Số 30, tr.20-23 Giới thiệu một số di tích liên quan đến Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 ở Hà Nội như: chùa Hà, số nhà 101 Trần Hưng Đạo, rạp hát Tố Như (rạp
  • 24. 21 Chuông Vàng), quảng trường Nhà hát Lớn, nhà bà Hai Vẽ, Bắc Bộ Phủ, trại Bảo An Binh, nhà ông Công Ngọc Kha, nhà 48 Hàng Ngang, Quảng trường Ba Đình gắn với các sự kiện lịch sử cụ thể lúc bấy giờ. 2.3. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám 80. ANH CHI. Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu / Anh Chi // Người Hà Nội cuối tuần, 2009. - Số 815, tr.32+33 Văn Miếu được xây dựng vào năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông(1070) để thờ Chu Công và Khổng Tử. Nét đặc biệt ở Văn Miếu không chỉ ở kiến trúc mà còn ở các bia Tiến sĩ. Vào năm Hồng Đức thứ 15 đời vua Lê Thánh Tông (1475), nhà vua đã cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu. Qua thời gian và qua nhiều thời đại, hiện nay ở Văn Miếu có 82 bia Tiến sĩ. Những văn bia ấy gắn liền với tên tuổi lỗi lạc như Lương Thế Vinh, Ngô Thì Sĩ, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm... Mỗi tấm bia được đặt trên một con rùa đá với những hoa văn và nét chạm khắc riêng của mỗi thời. Bia Tiến sĩ ở văn Miếu có thể xem là minh chứng xác thực nhất cho truyền thống hiếu học của dân tộc ta. 81. Bị khảo lục : Sách chữ Hán chép tay, bản phô tô. - 172tr. ; 24x16 Sách chép 170 bài khảo cứu về các khí cụ, sản vật, diện tích... của Trung Quốc về Việt Nam. Đặc biệt có bài khảo cứu về việc thờ tự trong Văn Miếu; Sự tích đền Bạch Mã, hồ Hoàn Kiếm... VHV2226 (VNCHN) 82. BERNARD, HENRI. Pour la compréhension de I'Indochine et de l'Occident / Henri Bernard. - H. : G.Taupin, 1939. - 198p., planches Sách gồm 16 bài diễn văn. Bài "Hà Nội thời người Bồ Đào Nha và người Hà Lan sống ở đó" (tr.131-148), tả Thăng Long với cung điện vua, phủ chúa, Văn Miếu... và có sơ đồ Văn Miếu (Tr.40-49). M12863 (TVQG) 83. ĐÀO THỊ THUÝ ANH. Vẻ đẹp tạo hình của Văn Miếu - Quốc Tử Giám / Đào Thị Thuý Anh // Văn hoá nghệ thuật, 2012. - Số 337, tháng 7, tr.99-101 Văn Miếu - Quốc Từ Giám (Hà Nội) là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc tiên thánh, tiên sư của Nho học. Từ sau
  • 25. 22 1070, Văn Miếu còn là nơi thờ Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. Sau thời Lê Sơ, Văn Miếu được mở rộng thêm nơi học hành của các thái tử và trở thành Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám có từ thời Lý, diện mạo được thay đổi qua các triều đại song luôn dựa trên tinh thần nền tảng của tư tưởng nhập thế Nho Giáo. Vẻ đẹp tạo hình của công trình này được tác giả giới thiệu chi tiết trong bài báo. 84. ĐINH VĂN TUẤN. Về thời điểm ra đời của Quốc Tử Giám / Đinh Văn Tuấn // Xưa & Nay, 2011. - Tháng 6, tr.33-34 Xem kỹ các sử liệu xưa thì Quốc Tử Giám không thành lập lần đầu tiên năm 1076 vào triều Lý mà bắt đầu xuất hiện vào năm 1070 khi vua Lý Thánh Tông cho tu sửa đền thờ Khổng Tử và mở rộng thành trường học cung đình, nhà nước. Nguyên nhân của sự ngộ nhận về thời điểm ra đời của Văn Miếu - Quốc Tử Giám xuất phát từ bộ sử triều Nguyễn "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" đã hiểu sai và sửa lại sự kiện lịch sử đã được biên soạn trong Bộ sử triều Lê "Đại Việt sử ký toàn thư" một cách chủ quan. 85. ĐINH VĂN TUẤN. Đặt lại vấn đề thời điểm ra đời của Văn Miếu / Đinh Văn Tuấn // Xưa & Nay, 2011. - Tháng 5, tr.11-13,31-32 Tên gọi Văn Miếu xuất hiện từ thời nhà Nguyên, Minh và là tên gọi khác của Văn Tuyên Vương Miếu (Khổng Miếu) đó là theo từ điển Trung Quốc. Theo từ điển Việt Nam như "Đại Nam quốc âm tự vị" (1895 - 1896): "Miếu, Văn Thánh Miếu: Miếu nơi thờ Đức Khổng Tử". Theo các tài liệu sử học, tác giả chứng minh rằng Văn Miếu nơi thờ Đức Khổng Tử được xác nhận sự kiện vào thế kỷ XI, nhà Lý đã có công trong việc tu bổ và xây dựng thêm (?) đền thờ Khổng Tử vào năm 1070, 1156, 1171 chứ không phải Văn Miếu được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1070 thời vua Lý Thánh Tông như bao lâu nay mọi người truyền bá. 86. ĐỖ HẢO. Phát hiện rùa đá thứ 84 ở Văn Miếu / Đỗ Hảo // Hà Nội mới, 1991. - 12 tháng 10 Ngày 8/10/1991, khi đào đắp kè lại 4 hồ nước ở Văn Miếu, trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã phát hiện thêm một con rùa đá vùi sâu dưới lòng đất (đây là con rùa thứ 84).
  • 26. 23 87. ĐỖ QUỐC BẢO. Sao Khuê sáng toả / Đỗ Quốc Bảo // Hà Nội ngày nay, 2012. - Số 46, 25 tháng 11, tr.6 Khuê Văn Các nằm trong quần thể di tích hạng đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã chính thức trở thành biểu tượng của Hà Nội. Người tổ chức Khuê Văn Các là quan Tổng trấn Quận công Nguyễn Văn Thành (1758 - 1817) trong triều Nguyễn. Gác Khuê Văn còn là nơi bình văn của các sĩ tử đã trúng khoa thi hội. 88. HÀ NGUYỄN. Chốn lâm tuyền nơi Kẻ Chợ / Hà Nguyễn // Hà Nội mới, 1999. - 11 tháng 4, tr.3 Văn Miếu - Quốc Tử Giám được khởi lập từ năm 1070 để thờ đức thánh Khổng Tử và các bậc tiên nho, danh nhân của đất nước. Đây là trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam. Hiện nay Văn Miếu còn bảo tồn khá vẹn nguyên nhiều hiện vật quý giá, là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tìm hiểu về văn hoá Việt Nam. 89. HẢI NINH. Trùng tu tôn tạo bổ sung cho Văn Miếu - Quốc Tử Giám / Hải Ninh // Người Hà Nội, 2003. - Số 9, 28 tháng 2, tr.2 Tác giả đề nghị bổ sung vào Văn Miếu 3 công trình mới: Tượng đài "Chuông vàng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" (gồm quả chuông và tháp chuông), cổng "Ngàn năm văn hiến", cầu đá cổ nối giữa hồ Văn và bờ. 90. HOÀNG NAM. Thăng Long - Đất hiền tài / Hoàng Nam // Lao động Thủ đô, 2013. - Số 24, 23 tháng 2, tr.8 Là kinh đô của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam, Thăng Long - Hà Nội cũng chính là mảnh đất nuôi dưỡng nhân tài, nơi khởi nguồn của những chính sách đào tạo, khuyến học và tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Ngày nay cũng chỉ Hà Nội còn lưu giữ khá trọn vẹn gần 100 tấm bia tiến sĩ và khu trường đại học đầu tiên. 91. HỒNG HẠNH. Hoàn thành hồ sơ đề cử 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám / Hồng Hạnh // Kinh tế & Đô thị, 2009. - Số 206, 4 tháng 11, tr.3 Bộ hồ sơ gồm 8 mục chính: giới thiệu tóm tắt về di sản, tổ chức đề cử, nội dung chi tiết về si sản, thông tin pháp lý, kế hoạch bảo vệ, quản lý..., quan
  • 27. 24 trọng nhất là phần so sánh đối chiếu với các tiêu chí của UNESCO. Bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê Mạc (1442 -1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là những tấm bia Tiến sĩ duy nhất ở Việt Nam và thế giới có bài ký ghi lịch sử các khoa thi và triết lý của các triều đại về nền giáo dục đào tạo. Tính hiếm có thể hiện ở nội dung, cách thức và điều kiện dựng bia, ở những giá trị lịch sử, mỹ thuật, ảnh hưởng xã hội của bia. 92. Khởi công xây dựng khu Thái học Văn miếu - Quốc tử Giám // An ninh Thủ đô, 1999. - Số 321, 16 tháng 7, tr.6 Theo Ban chỉ đạo xây dựng khu Thái học trong Văn Miếu-Quốc Tử Giám, dự án xây dựng khu Thái học đã được thông qua với tổng kinh phí xây dựng là 13 tỷ 900 triệu đồng, do Tổng Công ty dầu khí Việt Nam tài trợ toàn bộ. 93. HƯƠNG THẢO. Khuê Văn Các - Biểu tượng của Thủ đô / Hương Thảo // Hà Nội mới, 2013. - Số Xuân, tr.19 Khuê Văn Các được chọn là biểu tượng của Hà Nội vào ngày 21/11/2012 khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua. Khuê Văn Các nằm trong khuôn viên Quốc Tử Giám và được xây dựng năm 1805 dưới triều Nguyễn. 94. BONIFACY, LIEUTENANT COLONEL. La pagode des corbeaux / Lieutenant Colonel Bonifacy. - L'avenir du Tonkin, 1928. - 16 November Người Pháp gọi Văn Miếu là chùa quạ vì ở đó có nhiều quạ. Bài báo giới thiệu lịch sử xây dựng Văn Miếu, tiểu sử Khổng Tử, kiến trúc Văn Miếu, các khu vực thờ trong Văn Miếu Hà Nội. 95. LÊ THANH HIỀN. Đầu năm nguyên thủ quốc gia bái kiến tại Văn Miếu Hà Nội : Lật chồng báo cũ / Lê Thanh Hiền sưu tầm và biên soạn // Xưa & Nay, 2006. - Số 255, tháng 3, tr.20+21 Về sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh làm lễ thu tế ở Văn Miếu Hà Nội ngày 21/10/1945 và Quyền chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng dự lễ thu tế tại Văn Miếu Hà Nội ngày 22/9/1946. 96. MAI THỤC. Suy ngẫm cùng văn bia tiến sĩ / Mai Thục // Phụ nữ thủ đô, 1999. - Số 33, 25 tháng 8, tr.1+7
  • 28. 25 Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử để cúng tế và cho Hoàng Thái tử đến học. Năm 1076 lập Quốc Tử Giám để đào tạo và tuyển chọn người hiền tài cho bộ máy nhà nước. Năm 1484 Lê Thánh Tông cho xây dựng bia ghi tên các tiến sĩ ở Văn Miếu nhằm biểu dương và khuyến khích những người tài đồng thời để răn dạy kẻ sĩ muôn đời về trách nhiệm và đạo lý. 97. MALARNEY, SHAUN KINGSLY. Văn Miếu Hà Nội và bệnh dịch năm 1903 / Malarney, Shau Kingsly // Xưa & Nay, 2004. - Số 215, tr.28-31 Miêu tả sự kiện xảy ra tại Việt Nam trong thời gian xảy ra nạn dịch hạch vào năm 1903 giúp ta hiểu thêm về lịch sử Văn Miếu, Những quan hệ giữa quan viên Việt Nam và chính quyền Pháp và kinh nghiệm của người dân Việt Nam khi có nạn dịch vào đầu thế kỷ 20. 98. MẠNH CƯỜNG. Những người thợ khắc bia đề danh tiến sĩ / Mạnh Cường // Hà Nội mới, 1992. - 29 tháng 3 Theo sử cũ, khoa thi đầu tiên của triều Lê được tổ chức vào 1442-1484 mới có tục đề đánh tiến sĩ trên bia đặt tại Văn Miếu. Triều Lê có 124 khoa thi, mỗi khoa thi là 1 tấm bia đá, song hiện tại chỉ có 82 tấm bia. Dựa vào những tư liệu cùng sử sách, chúng ta hiểu những người thợ đá với bàn tay khéo léo tạo nên những tấm bia lịch sử. 99. MỸ VĂN. Tấm bia tiến sĩ đầu tiên ở Văn Miếu / Mỹ Văn // Hà Nội mới cuối tuần, 2007. - 29 tháng 9, tr.3 Có dịp vào thăm Văn Miếu sẽ thấy vườn bia Tiến sĩ có giá trị bậc nhất ở khu di tích đặc biệt này. Tại đình bia bên phải, chính giữa có đặt 1 tấm bia đá. Bia tạc năm Hồng Đức thứ 15 (1484) đời Lê Thánh Tông, khắc tên Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442). Bia 1 mặt, khổ 102x107cm. Diềm bia chạm hình mặt trời, mây, mưa, xung quanh hoa lá xoắn. Toàn văn chữ Hán, khắc chân phương gồm 49 dòng, khoảng 1950 chữ. Văn bia còn cung cấp tư liệu quý về lịch sử và khoa cử, là một áng văn chương tuyệt đỉnh. 100. NHẠC VÂN ANH. Người đầu tiên trùng tu, tôn tạo Văn Miếu - Quốc Tử Giám / Nhạc Vân Anh // Lao động Thủ đô cuối tuần, 2013. - Số 105, 31 tháng 8, tr.7
  • 29. 26 Được coi là "Bề tôi xã tắc" nổi tiếng nhân đức, khoan hậu, Tể tướng nhà Lê, Nguyễn Quý Đức đã để lại nhiều tiếng thơm cho hậu thế. Bên cạnh việc dạy dỗ và giúp chúa trị vì đất nước như một tướng phụ, ông còn có công lớn trong bang giao với nhà Thanh và là người khởi xướng việc tôn tạo, trùng tu và dựng thêm bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám năm 1716 - 1717. Ông là người làng Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội ngày nay. Sau khi mất, dân làng Đại Mỗ thờ ông là Phúc thần trung đẳng. 101. PHƯƠNG HẠNH. 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu được công nhận là Di sản tư liệu Thế giới / Phương Hạnh // Tuổi trẻ thủ đô, 2013. - Số 1173, 27 tháng 2, tr.7 Ngày 25/2, 82 bia Tiến sĩ đã chính thức được công nhận là Di sản thư liệu Thế giới của UNESCO. Hệ thống bia đá Tiến sĩ không những là tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà còn là nguồn tư liệu phản ánh giai đoạn lịch sử hơn 300 năm dưới thời Lê - Mạc. 102. P.V. Đúc thành công 4 pho tượng thờ tại nhà Thái Học khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám / P.V // An ninh Thủ đô, 2003. - Số 974, 8 tháng 4, tr.9 Các nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xá đúc thành công 4 pho tượng thờ các vua lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. Lễ nghênh rước tượng dự kiến tổ chức vào 19-5-2003. Đây là một công trình văn hoá đón chào Seagames 22 và 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 103. PHẠM HOÀNG HIỆP. Văn Miếu - Quốc Tử Giám / Phạm Hoàng Hiệp // Hà Nội ngàn năm, 2010. - Số 76, tháng1, tr.12-13 Văn Miếu được vua Lý Thánh Tông dựng năm 1070, Quốc Tử Giám được lập năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Hiện 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được nước ta đề cử với UNESCO là di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 104. PHAN PHƯƠNG THẢO. Một số di tích lịch sử - văn hoá Hà Nội qua tư liệu địa bạ / Phan Phương Thảo // Nghiên cứu lịch sử, 2006. - Số7, tr.27 - 35
  • 30. 27 Vị trí, diện tích, giáp giới... của một số công trình văn hoá - lịch sử cổ ở Hà Nội là Văn Miếu, Trường thi, Bảo Tuyền cục, đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc thời Lý và thời Nguyễn theo nguồn tư liệu địa bạ Hà Nội đầu thế kỷ 19. 105. PHƯƠNG HOÀ. Hồ Văn nay mất nét văn / Phương Hoà // Phụ nữ thủ đô, 1999. - Số 34, 25 tháng 8, tr.1+11 Hồ Văn là minh đường của Văn Miếu-Quốc Tử Giám trước kia, tượng trưng cho nghiên mực khổng lồ. Hồ Văn ngày càng bị thu hẹp lại do quá trình đô thị hoá. Để trả lại vị thế và vẻ đẹp xưa cho hồ Văn, một dự án bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và khai thác du lịch Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được Sở Văn hóa Thông tin phê duyệt và đưa vào thi công. 106. Temple de la littérature = Văn Miếu - Quốc Tử Giám / Jonathan S. Linen, Vice Président, Nguyễn Trãi. - H. ; Thế giới, 2009. - 95tr.:ảnh; ; 20cm Cung cấp những thông tin về giá trị lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến trúc của Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đôi nét về giáo dục dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. 107. SAGEMUELLER, ERNST. Văn Miếu - Quốc Tử Giám : Cuốn sổ tay toàn diện đầu tiên / Ernst Sagemueller; Thế Thục, Hoàng Thế Nhiệm: ảnh; Nguyễn Kiên thiết kế. - H. : Thông tấn, 2001. - 89tr. ; 21cm Đôi nét về lịch sử và kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nền giáo dục ở Việt Nam xưa và Khổng Tử - người thầy của Nho học. HVL 1202-1203 108. TÔN THẤT THỌ. Về thời điểm dựng bia Văn Miếu Hà Nội / Tôn Thất Thọ // Xưa & Nay, 2013. - Số 427, tháng 5, tr.15+16 Văn Miếu - Quốc Tử Giám có 82 bia đá khắc tên 1306 tiến sĩ. Bia đề tên tiến sĩ được thực hiện từ năm Hồng Đức thứ 15 (1484). Bia khắc tên những người đỗ Tiến sĩ từ năm 1442 (thời Lê Thái Tông) đến năm 1779 (thời Lê Hiển Tông). Bia tiến sĩ là di sản văn hoá minh chứng cho trí tuệ và truyền thống hiếu học của dân tộc ta. 109. Văn bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long / Ngô Đức Thọ: Khảo cứu, giới thiệu, nguyên văn, dịch chú. - H. : nxb. Hà Nội, 2010. - 942tr. ; 24cm. - (Tủ sách Thăng Long 1000 năm)
  • 31. 28 Giới thiệu, tìm hiểu thêm về lịch sử giáo dục thời trung đại. Gồm 2 phần. Phần 1: Khảo cứu, giới thiệu hệ thống bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thăng Long. Phần 2: Văn bia tiến sĩ Quốc Tử Giám, Thăng Long được trích nguyên văn, phiên âm, dịch và khảo chú. HVL3000 3009 110. Văn Miếu - Quốc Tử Giám. - H. : Edition Thế giới, 2004. - 94p. ; 20cm Giới thiệu lịch sử hình thành, kiến trúc, nghệ thuật và cấu trúc xây dựng khu Văn Miếu-Quốc Tử Giám. HPL119 120 111. Văn Miếu khảo : Bản phô tô. Sách chữ Hán chép tay. - 40tr. ; 30x18 cm Một bài thuật ngắn về việc thành lập Văn Miếu ở Thăng Long từ năm Thần Vũ thứ 2 (1070), đời Lý Thánh Tông. Các triều sau tiếp tục hoàn chỉnh những quy chế chính thức của Văn Miếu. Niên hiệu cuối cùng được nhắc đến là năm Gia Long thứ 1 (1802): An Quang Hầu Trần Công Hiến dâng sớ xin cấp 40 mẫu ruộng công để lấy hoa lợi dùng cho việc thờ cúng ở Văn Miếu. Tiếp theo có bài ghi lại việc thành lập Văn Miếu của huyện Thường Phúc, phủ Thường Tín: được dựng từ năm 1695, đời Lê do tiến sĩ họ Dương, làng Nhị Khê khởi sự. Đến năm Tự Đức (1872) vì địa điểm cũ bị úng ngập nên chuyển về xã Văn Hội. Cuối sách có bài "Kinh ngoại văn thân vãn Kim Giang Nguyễn tướng công" (Nguyễn tướng công tức Tổng đốc Nguyễn Trọng Hợp). HHN304 112. Văn Miếu Quốc Tử Giám - Le temple de la littérature : Collège des enfants de la nation Hanoi, Vietnam. - H. : Thế giới, 2004. - 94p. ; 20cm Giới thiệu Văn Miếu - Quốc Tử Giám: lịch sử, kiến trúc, các văn bia... NVN11-15 113. VĂN THÂN. Ai dựng bia tiến sĩ nhiều nhất / Văn Thân // Hà Nội mới cuối tuần, 2005. - Số 510, 1 tháng 1, tr. 3 Đó là Thám hoa Nguyễn Quý Đức, người giữ 10 năm cương vị đứng đầu Quốc Tử Giám (1708 - 1717). Ông đã cho dựng tới 21 tấm bia trong tổng số 82 tấm bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
  • 32. 29 114. VŨ AN THÁI. Người góp nhiều công sức xây dựng Quốc Tử Giám - Văn Miếu thế kỷ 18 / Vũ An Thái // Hà Nội mới chủ nhật, 2002. - 20 tháng 7, tr.3 Ông Nguyễn Quý Đức (1648 - 1720) người làng Thiên Mỗ, xã Đại Mỗ huyện Từ Liêm, Hà Nội là có nhiều công sức trùng tu, sửa sang Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 115. YÊN VÂN. Bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội: lần thứ hai được thế giới vinh danh / Yên Vân // An ninh Thủ đô, 2011. - Số 3224, 28 tháng 5, tr.4 Ngày 26/5/2011, 82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê - Mạc (1422 - 1779) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được UNESCO phê duyệt vào danh sách Ký ức thế giới. Đây là lần thứ hai, 82 bia Tiến sĩ được thế giới vinh danh. Trước đó ngày 9/3/2010 tại Macau - Trung Quốc, Uỷ ban Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã công nhận di sản bia Tiến sĩ Văn Miếu của Việt Nam. với danh hiệu Ký ức thế giới cấp khu vực. 2.4. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa 116. BÙI THIẾT. Thành Cổ Loa / Bùi Thiết. - H. : Thanh niên, 1996. - tr.354-355 Thành nằm trên đất xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thành do An Dương Vương xây vào năm 256 trước CN. Thành có 3 vòng thành tổng cộng 16 km. Trong khu vực thành còn nhiều di tích vật chất mấy ngàn năm qua. Thành là kinh đô nước Âu Lạc thời An Dương Vương (257-206 trước CN), Lý Nam Đế (570-602), Ngô Quyền (939-944). 117. CHÍ KIÊN. Thành Cổ Loa / Chí Kiên // Hà Nội mới, 1969. - 6 tháng 3, tr.2 Giới thiệu lịch sử và truyền thống dân tộc vẻ vang của thành Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội). 118. Cổ Loa thành sự tích điền thổ sắc phong hợp biên : Bản phô tô, sách chép tay chữ Hán. - 130tr. ; 21x29cm Sự tích Thục An Dương Vương và thành Cổ Loa. Số ruộng thờ, 23 đạo sắc phong, 9 đạo lệnh chỉ của vua chúa các triều. HHN131
  • 33. 30 119. DUMOUTIER, G.. Etude historique et archéologique sur Co Loa / G. Dumoutier. - P. : Leroux, 1893. - 114p. P.1: Lịch sử và khảo cổ về Cổ Loa. P.II: tài liệu về văn bia, nguyên bản và bản dịch. P.III: các truyền thuyết thu thập ở Bắc Kỳ liên quan đến nhà Thục và nước Văn Lang: Truyện thần Tản Viên, Phù Đổng thiên vương, hai chị em Tấm Cám truyện Trầu Cau. TVQG SN247, M3837 120. ĐỖ VĂN NINH. Thành Cổ Loa có mấy vòng? Nhìn lại lịch sử / Đỗ Văn Ninh // Thế giới mới, 2002. - Số 494, 8 tháng 7, tr.32-34 Ý kiến về vòng thành trong cùng (Kiến thành hay Thành nội) có chu vi 1650m cao trung bình 5m là do Mã Viện xây sau khi đánh thắng Hai Bà Trưng do phát hiện một số di chỉ là sản phẩm của người Hán. Như vậy thành Cổ Loa thời An Dương Vương chỉ có 2 vòng thành chứ không phải là 3 vòng thành. 121. ĐỨC HẢI. Dự án bảo tồn tôn tạo di tích Cổ Loa: Mười năm vẫn... treo! / Đức Hải // Hà Nội mới cuối tuần, 2006. - Số 12, 25 tháng 3, tr.6 Nguyên nhân chậm trễ 10 năm mà Dự án vẫn chưa khởi động khiến cho di tích Cổ Loa ngày càng bị xâm hại nghiêm trọng. 122. Etude histoirque et archeologique sur Co_loa. - [Kn] : [Kxd], 19??. - 114p. ; 21cm Đoàn nghiên cứu Dumoutier về Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Tài liệu nghiên cứu về lịch sử và khảo cổ vùng Cổ Loa, kinh đô nước Âu Lạc, có kèm theo các sắc phong, văn bia bằng chữ Hán. NVL50 123. HOÀNG MAI. Cổ Loa: Dấu ấn Âu Lạc - niềm tự hào Thủ đô / Hoàng Mai // Tuổi trẻ thủ đô, 2013. - Số 1170, 20 tháng 2, tr.7 Khu di tích Cổ Loa là địa chỉ văn hoá đặc biệt của Thủ đô cả nước. Với diện tích bảo tồn gần 500ha, khu vực thành nội có nhiều di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật như: khu Đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn. Tương truyền thành gồm 9 vòng xoáy ốc nhưng dấu tích chỉ còn 3 vòng. Thành Cổ Loa không những có giá trị về mặt quân sự mà còn là bằng chứng sáng tạo về trình độ kỹ thuật văn hoá của
  • 34. 31 người Việt cổ. Khu di tích này cần được các cấp, các ngành quan tâm để xứng danh là di tích Quốc gia đặc biệt. 124. HƯƠNG QUẾ. Trước tình trạng di tích Cổ Loa bị xâm hại: làm gì để bảo tồn lịch sử? / Hương Quế // Lao động thủ đô, 2006. - Số 25, 28 tháng 3, tr.6 Chiều dài các vòng thành Cổ Loa dài 12,8 km, hụt 3 km so với số liệu đo đạc trước đây. Vẫn còn những lúng túng trong tu tạo, quản lý di tích Cổ Loa. 125. KHÁNH VY. Món "Xêu" ở Cổ Loa thành / Khánh Vy // Truyền hình Hà Nội, 2013. - Số 102, tháng 4, tr.90 Xêu là món đặc sản của vùng Cổ Loa, gồm bún rối và rau cần xào lẫn với nhau, vị rất đậm đà và dân dã. Tương truyền món này do vị đầu bếp dưới thời An Dương Vương sáng tạo ra. Món Xêu thường được làm trong lễ hội Cổ Loa vào ngày mùng 6 tháng Giêng và trong 3 ngày Tết ở một số làng thuộc vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. 126. LẠI VĂN TỚI. Đồ đồng văn hoá Đông Sơn ở Cổ Loa / Lại Văn Tới // Khảo cổ học, 2006. - Số 5, tr.30 - 37 Thành Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội). Đề cập đến các di tích lịch sử và di vật đồng thau giai đoạn Cổ Loa (giai đoạn văn hoá Đông Sơn) - cơ sở hình thành nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương. 127. LÊ TRẦN VÂN ANH. Bảo tồn di tích Cổ Loa hướng về tổng thể / Lê Trần Vân Anh // Hà Nội mới, 2007. - 24 tháng 10, tr.1+7 Việc nghiên cứu giá trị lịch sử, văn hoá của khu di tích Cổ Loa được tiến hành từ lâu. Tới năm 1962, có lẽ là sau khi giới khảo cổ phát hiện những dấu tích quan trọng tại đây, Cổ Loa chính thức được xếp hạng di tích, lịch sử, văn hoá. Đã có nhiều cuộc kiểm kê được thực hiện ở Cổ Loa bao gồm cả khảo sát kèm giải pháp bảo tồn cụ thể: Đình Ngự triều di quy, Giếng Ngọc, Am Mỵ Châu... Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Cổ Loa là việc được Hà Nội quan tâm nhưng vì nhiều lý do có lẽ là chậm có giải pháp tầm vĩ mô - một dự án tổng thể bao gồm cả quy hoạch, bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích gắn với phát triển kinh tế xã hội vùng và sự kết hợp chặt chẽ, công việc đó chưa đe, lại kết quả xứng với kỳ vọng.
  • 35. 32 128. MAI CHI. Khám phá thú vị về di tích Mắt Rồng / Mai Chi // Hà Nội mới, 2005. - 12 tháng 3, tr.7 Những kết quả khảo cổ trong khu vực thành Nội, quanh đền An Dương Vương tại di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). 129. MINH NGỌC. Tối nay 14 - 2, Khu Di tích Cổ Loa đón bằng Di tích Quốc gia đặc biệt: Tự hào và trách nhiệm / Minh Ngọc // Hà Nội mới, 2013. - 14 tháng 2, tr.5 Quần thể di tích Cổ Loa có khoảng 60 di tích thành phần, trong đó có 7 di tích cấp Quốc gia. Nổi bật là thành Cổ Loa với diện tích gần 46ha, gồm 3 vòng thành đắp đất khép kín, dài gần 16km. Đền Thượng được dựng trên khu đất rộng 19.138,6m2 . Cùng với đôi rồng đá mang phong cách nghệ thuật thời Lê, 5 tấm bia đá và nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá đặc sắc. Tối 14/2, lễ đón Bằng di tích Quốc gia được trao cho Khu Di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh). Xã Cổ Loa phải có kế hoạch di dân hợp lý và nâng cao công tác khai thác tài nguyên du lịch. 130. MINH TÂM. Đền thờ quan Nội Hầu trong khu di tích Cổ Loa / Minh Tâm // Người Hà Nội, 2006. - Số 39, tháng 9, tr.2 Quan Nội Hầu tổng chỉ huy cùng hai con trai là Đào Đống và Đào Vực thống lĩnh toàn bộ quân đội Âu Lạc. Ngài là bậc thao lược kỳ tài đã nhiều lần đánh thắng quân tướng Triệu Đà... 131. MINH THU. Quy hoạch di tích Cổ Loa / Minh Thu // Kinh tế & Đô thị, 2002. - Số 673, 15 tháng 5, tr.1+5 Cổ Loa là một di tích có tầm cỡ quốc gia nhưng đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng do sự thiếu ý thức của người dân. Theo định hướng, quy hoạch quy mô di tích khoảng 870ha, bảo tồn trong ranh giới 483ha. Hiện nay vẫn còn hàng trăm hộ dân đang sinh sống trong khu vực di tích. 132. NGUYỄN DOÃN TUÂN. Truyền thuyết và hiện thực về việc xây thành Cổ Loa và thành Thăng Long ở Hà Nội / Nguyễn Doãn Tuân // Văn hóa nghệ thuật, 1995. - Số 11, tr.36, 40-41 Nghiên cứu, khảo sát việc xây thành Cổ Loa và thành Hà Nội trong lịch sử và hiện tại.
  • 36. 33 133. NGUYỄN HOÀ. Hơn 10 năm, vẫn chưa hoàn thành trên... giấy / Nguyễn Hoà // Văn hóa, 2006. - Số 1178, tháng 2, tr.8+9 Về tiến độ bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Quốc gia Thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). 134. NGUYỄN KHÁNH. Di tích Cổ Loa: nguy cơ bị "nhấn chìm" / Nguyễn Khánh // Người Hà Nội cuối tuần, 2008. - Số 48, 27 tháng 11, tr.8,9 Được đánh giá một trong những thành cổ có niên đại sớm nhất và hiếm có nhất ở Việt Nam, nhưng trải qua bao thăng trầm lịch sử, thành Cổ Loa uy nghi ngày nào đang dần trở nên méo mó đang đứng trước nguy cơ bị xoá sổ. Diện tích của thành đang bị thu hẹp dần, nguyên nhân chủ yếu là do các hộ dân đã lấn chiếm và đang xây dựng nhà kiên cố, người dân cứ xây nhà ở tuỳ tiện trên mặt thành. Tuy nhiên, chính quyền địa phương, Ban quản lý di tích lại chưa có biện pháp cứng rắn nào để ngăn chặn, xử lý tình trạng này. 135. NGUYỄN QUANG HÀ. Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa / Nguyễn Quang Hà // Xưa & Nay, 2004. - Số 225, tr.32+33 Thành Cổ Loa là một thành cổ có niên đại sớm nhất ở nước ta và cũng là một trong những thành xuất hiện sớm trên thế giới. Di tích đền Cổ Loa vẫn còn lưu giữ nhiều sắc chỉ, văn bia... 136. NGUYỄN QUANG LỤC. Hà Nội những kinh thành có trước Hà Nội : Thành Cổ Loa, thành Liên Lâu, thành Long Biên / Nguyễn Quang Lục. - S. : Gió Việt, 1953. - 233tr. ; 20cm Nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, truyền thuyết, vị trí địa lý của Thành Cổ Loa; thành Liên Lâu là kinh thành của Giao Chỉ bộ; Long Biên tức Tống Bình. 137. NGUYỄN THU THUỶ. Bí mật thành Cổ Loa - truyền thuyết trở về cuộc sống / Nguyễn Thu Thuỷ // Hà Nội mới chủ nhật, 2005. - 20 tháng 3, tr.2 Vén bức màn bí ẩn mấy nghìn năm bao trùm lên Loa Thành. Huyền thoại đã dần dần hé lộ qua những đợt khai quật khảo cổ học trong gần 50 năm qua. 138. NHẬT CHƯƠNG. Về tục rước cỗ bỏng thờ ở Cổ Loa / Nhật Chương // Hà Nội mới chủ nhật, 2002. - Số 381, 13 tháng 7, tr.3
  • 37. 34 Tục này để nhớ về một thứ lương thực khô dùng cho quân Thục An Dương Vương thời kỳ chống lại quân Triệu Đà xâm lược. 139. P.T.. Quy hoạch chi tiết khu vực di tích Cổ Loa / P.T. // Phụ nữ thủ đô, 2003. - Số 2, tr.12 Với diện tích 830,34ha thuộc địa bàn các xã Cổ Loa, Việt Hùng, Dục Tú và Uy Nỗ. Với dự kiến bảo tồn, tôn tạo các di tích và di chỉ khảo cổ khu vực quy hoạch phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội và hỗ trợ khu vực di dân. 140. Phát hiện Cổ Loa 1982. - H. : [knbx], 1982. - 159tr.: ảnh ; 19cm Những hiện vật được phát hiện ở gò Mả Tre - Cổ Loa 1982: trống đồng, vũ khí, công cụ, đồ dùng. Những bài viết phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng của những hiện vật trên đối với công tác nghiên cứu nền văn minh sông Hồng, một lịch sử Cổ Loa trước Âu lạc. Những bài viết về trống đồng Cổ Loa. 141. SƠN KỲ. Có mấy vòng thành Cổ Loa / Sơn Kỳ // Hà Nội mới tin chiều, 2005. - 3 tháng 1, tr.9 Theo tác giả: di tích có 3 vòng khép kín, toà thành của Mã Viện chính là vòng thành Nội hiện vẫn còn lại dấu tích, thành Cổ Loa thời An Dương Vương thì có vòng thành Ngoại và thành Trung mà thôi. 142. Thành Cổ Loa : Bản vẽ vết cũ thành Cổ Loa, 1943 ; 18x24 Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thành dựng năm 257 trước công nguyên vào thời Thục An Dương Vương. Thành đắp bằng đất theo kiểu xoắn trôn ốc, nên có tên là Loa Thành, cũng có tên là Tư Long thành hay Côn Lôn thành. Thành có 3 vòng: vòng ngoài 8km; vòng giữa 6,5km; vòng trong 1,64km. Thành là kinh đô của nước ta thời Thục Phán tức An Dương Vương, Quốc hiệu nước là Âu Lạc. Nó là một công trình quân sự vững chắc đã chống lại và đánh bại quân xâm lược Triệu Đà năm 210 trước công nguyên đồng thời là một trung tâm văn hoá chính trị kinh tế thời bấy giờ. VTTKHXH 11777 143. Thành Cổ Loa và rùa thần / Nam Ninh: sưu tầm và biên soạn // Người Hà Nội, 2011. - Số 103, 17 tháng 12, tr.28-29 Thời kì Hùng Vương và An Dương Vương đã được khẳng định là có thật(trên cơ sở những khai quật). Thế kỉ XIV, sử sách nói nhiều về AnDương Vương, thế kỉ XV xuất hiện tên Loa Thành. Sự thật chứng minh An Dương
  • 38. 35 Vương là người Việt xưa và là người xây thành ốc này. Cái tên Loa thành xuất hiện từ thể kỉ XV. Thành Cổ Loa được xây bằng đất, thành có ba vòng. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km. Công trình cổ loa đồ sộ, trong khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu. Vì thế việc xây dựng thành Cổ Loa khó khăn, nhưng cuối cùng thành vẫn đứng vững. 144. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử / Trần Quốc Vượng. - H. : Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội, 1970. - 97tr.: ảnh ; 19cm Giới thiệu khái quát về địa dư và Thành Cổ Loa. Lịch sử của Cổ Loa trước thời An Dương Vương dưới thời các vua Hùng: Truyền thuyết ông Gióng với những cổ vật tìm được. Lịch sử và truyền thuyết dòng họ Thục. Cổ Loa trong thời An Dương Vương Thục Phán. Lịch sử và truyền thuyết về quá trình xây dựng thành Cổ Loa. 145. TRẦN TRÍ DÕI. Tiếp tục tìm hiểu về xuất xứ và ý nghĩa địa danh Cổ Loa qua cách giải thích địa danh này của Giáo sư Đào Duy Anh / Trần Trí Dõi // Ngôn ngữ, 2005. - Số 11, tr.21-27 Phân tích, lý giải cách giải thích chưa thật hợp lý địa danh Cổ Loa chuyển đổi từ tên Nôm ra Hán Việt của Giáo sư Đào Duy Anh. 146. TRẦN VĂN MỸ. Về hội Cổ Loa / Trần Văn Mỹ // Hà Nội mới, 2006. - 4 tháng 2, tr.3 Nét đặc sắc trong lễ hộiCổ Loa ở Đông Anh,Hà Nội, nơi thờ An Dương Vương. 147. TRƯƠNG QUANG HOẰNG. Bỏng chủ Cổ Loa / Trương Quang Hoằng // Hà Nội mới, 1999. - Số 206, tháng 3, tr.6 Về trẩy hội Cổ Loa mùng 6 tháng Giêng âm lịch, du khách sẽ được thưởng thức món bỏng chủ, có nguồn gốc từ câu chuyện truyền thuyết về An Dương Vương dựng nước. Ngày nay món quà đặc sản này vẫn là lễ vật trang trọng đối với nhân dân Cổ Loa trong các dịp lễ hội. 148. VĂN QUẾ. Di tích Cổ Loa, 10 năm mòn mỏi / Văn Quế // An ninh Thủ đô, 2006. - Số 1696, 24 tháng 3, tr.11 Những ngôi nhà cao tầng với đủ loại kiến trúc vẫn ngấm ngầm hoàn thiện khiến di tích Cổ Loa có nguy cơ bị "nhấn chìm" trong cảnh hỗn độn mà chính quyền địa phương và Ban quản lý di tích biết nhưng không ngăn chặn
  • 39. 36 được. Hàng năm có 15 vạn lượt khách tham quan Cổ Loa, một con số không nhiều so với những di tích trọng điểm khác của Hà Nội do hệ thống dịch vụ ở đây quá sơ sài. 149. VŨ ĐỨC TÂN. Truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và pho tượng Mỵ Châu ở Cổ Loa / Vũ Đức Tân // Người Hà Nội, 2005. - Số 12, tr.2 Truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thuỷ. Những suy nghĩ của tác giả về việc đánh giá pho tượng Mỵ Châu ở Cổ Loa qua bài viết "Về pho tượng nàng Mỵ Châu cụt đầu" ở số trước. Di tích Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. 150. YÊN VÂN. Khai quật khảo cổ di tích Cổ Loa / Yên Vân // An ninh thủ đô, 2012. - Số 3578, 1 tháng 8, tr.11 Thành Ngoại, khu di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) vừa được phép khai quật với tổng diện tích lên tới 300m2 , thời gian từ 1/8 đến cuối tháng 8/2012 để tìm hiểu rõ hơn hình thái kiến trúc của thành Cổ Loa và cuộc sống của cư dân Việt cổ. Trong 50 năm qua, di chỉ Đồng Vân, Xuân Kiều, Bãi Mèn, Bãi Sặt, Đình Tràng, Đường Mây, Thành Nội đã được khai quật. Quy hoạch tổng thể bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích Thành Cổ Loa tỉ lệ 1/2000 đã được trình thủ tướng chính phủ nhằm xây dựng và tôn vinh Thành Cổ Loa trở thành "Công viên Lịch sử - Sinh thái - Nhân văn của Thủ đô Hà Nội". 2.5. Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng 151. Đền Hai Bà Trưng / Lam Khê, Khánh Minh (sưu tầm, biên soạn) // Danh lam thắng cảnh Hà Nội. - H., 2010. - Tr.42-43 Đền thờ Hai Bà Trưng được xây dựng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội) để tưởng nhớ công đức của Hai Bà Trưng. Lễ hội của đền được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Đền được xếp hạng là di tích cấp quốc gia năm 1980. HVL3062 152. Đền Hai Bà Trưng / Lưu Minh Trị (chủ biên), Đào Đình Bắc, Nguyễn Thị Dơn... // Hà Nội danh thắng và di tích. - H., 2011. - Tr.566-572. Đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội) được xây dựng ngay trên chính mảnh đất thiêng nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên và cũng
  • 40. 37 chính là nơi Hai Bà xưng vương, lập hoàng cung. Tương truyền, vào thời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175), trời hạn hán. Hai Bà Trưng báo mộng, nhà vua làm lễ cầu đảo được mưa cho dân cày cấy, bèn truyền lập đền thờ Hai Bà tại cố hương. Cho đến nay, đền đã qua 5 lần trùng tu xây dựng. Đền thờ Hai Bà Trưng tại Mê Linh có quy mô hoành tráng bậc nhất trong hệ thống các di tích thờ Hai Bà Trưng trong cả nước hiện nay. HVL3155 153. GIANG QUÂN. Dấu tích kinh thành / Giang Quân, Phan Tất Liêm. - H. : Nxb.Hà Nội, 1987. - 171tr, ; 19cm. - (Tủ sách người Hà Nội) Giới thiệu lịch sử, di tích lịch sử, sự tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng: hồ Tây, hồ Gươm, hồ Trúc bạch, Thủ lệ, Thành Cổ Loa, Cột Cờ, Ô Quan Chưởng, đền Súng xã Đường Lâm, chùa Một cột, chùa Trăm Gian. Sự tích, diễn biến và những liên quan đến hội Gióng, hội đền Hai Bà Trưng, hội Đống Đa, hội đền An Dương Vương. HVV696 697 154. GIANG QUÂN. Phất cờ nương tử / Giang Quân // Hà Nội mới, 2005. - 10 tháng 3, tr.7 Truyền thuyết về Hai Bà Trưng. Những nơi thờ và tổ chức lễ hội tưởng niệm Hai Bà Trưng ở đồng bằng Bắc Bộ. Nói tới đền Hát Môn (Hà Tây), đền Hạ Lôi (Mê Linh, Vĩnh Phúc), đền Đồng Nhân (phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). 155. Hai Bà Trưng (đền) / Nguyễn Văn Tân (biên soạn) // Cẩm nang du lịch văn hóa tâm linh Việt Nam. - H., 2014. - Tr.148 Đền thờ Hai Bà Trưng tọa lạc trên một khu đất cao thoáng đãng thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Kiến trúc đền gồm: tam quan, nhà Tiền tế, nhà Trung tế và Hậu cung. Hàng năm, đền tổ chức lễ hội tưởng nhớ công đức của Hai Bà và các tướng lĩnh vào ngày mùng 6 tháng Giêng. VV75698 75699 156. Hội đền Hai Bà Trưng // Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. - H., 1991. - Tr.198-200 Về Hai Bà Trưng, ở Thăng Long - Hà Nội có nhiều nơi thờ phụng nhưng hội chỉ mở ở 3 nơi chính: Đồng Nhân, Hạ Lôi và Hát Môn. Về các nghi lễ và hoạt động chính trong hội đền Đồng Nhân vào mùng 4 - 6 tháng Hai âm lịch;
  • 41. 38 hội đền Hạ Lôi (Mê Linh) vào mùng 6 Tết; hội đền Hát Môn vào mùng 8 tháng Ba (ngày hội quan trọng nhất ở Hát Môn). HVl 270 271 157. Hội Hai Bà Trưng / Lê Trung Vũ (chủ biên), Hoàng Lê, Trần Văn Mỹ... // Lễ hội Thăng Long. - H., 1998. - Tr.83-95 Hội Hai Bà Trưng diễn ra ở ba nơi: đền Đồng Nhân (phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng) từ ngày mùng 3 - 5 tháng 2 âm lịch (chính hội mùng 5 tháng 2); đền Hạ Lôi (xã Hạ Lôi, huyện Mê Linh) vào mùng tháng Giêng; đền Hát Môn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ) vào mùng 6 tháng 3 (giỗ Vua Bà), mùng 4 tháng 9 (lập đàn thề) và 24 tháng 12 (lễ chiến thắng). Sự tích Hai Bà Trưng và các nghi lễ, hoạt động diễn ra trong từng lễ hội. HVV2913 158. LÝ TẾ XUYÊN. Chế thắng nhị Trưng phu nhân / Lý Tế Xuyên // Việt điện u linh. - H., 1960. - Tr.22-24 Nhị Trưng phu nhân là hai chị em, chị tên Trắc, em tên Nhị. Hai chị em nguyên họ Lạc, con gái quan Lạc tướng ở Giao Châu, người huyện My Linh, thuộc Phong Châu. Hai bà cất quân đánh đuổi Thứ sử Giao Châu người Hán là Tô Định phải chạy về Nam hải, dẹp yên 60 thành ở lĩnh ngoại, tự lập làm Việt vương đóng ở Chu Diên và đổi họ là Trưng. Nhưng sau Mã Viện vâng lệnh Hán Quang Vũ mang đại binh sang đánh, hai bà yếu thế dần, thua trận và cùng mất vào năm 43 sau CN. Nhân dân thương tiếc lập đền thờ tại An Hát. Đến thờ vua Lý Anh Tông, hai bà linh ứng làm mưa giải hạn cho dân nên được rước về thờ tại phía Bắc nội thành Thăng Long và lập đền ở Cổ Lai, được phong là Trinh Linh phu nhân. Năm Trùng Hưng thứ 4 (1288), hai bà được phong Chế thắng nhị phu nhân. HVV886 159. NGUYỄN BÍCH NGỌC. Hai Bà Trưng trong văn hoá Việt Nam / Nguyễn Bích Ngọc. - H. : Thanh niên, 2009. - 307tr. ; 19cm Giới thiệu truyền thuyết xung quanh khởi nghĩa Hai Bà Trưng, một số lễ hội, thơ văn và các sáng tác về Hai Bà Trưng. HVV4524 4525 160. NGUYỄN DUY. Truyền thuyết thời Hai Bà Trưng / Nguyễn Duy // Người Hà Nội cuối tuần, 2005. - Số 69, tr.27
  • 42. 39 Những truyền thuyết về Hai Bà Trưng: nơi Hai Bà tập trận luyện quân, sự kiện về cái chết của Hai Bà. 161. NGUYỄN VĂN HÙNG. Đền Hai Bà Trưng / Nguyễn Văn Hùng // Di tích lịch sử - văn hóa Hà Nội. - H., 2000. - Tr.425-431 162. NGUYỄN VINH PHÚC. Có hai làng Hạ Lôi / Nguyễn Vinh Phúc // Người Hà Nội, 1990. - Số 1010, tháng 3. - (Văn vật thủ đô) Các di tích thuộc về Hai bà trưng ở Hà Nội có 3 ngôi đền chính là: đền Hạ Lôi ở huyện Yên Lãng (nay là huyện Mê Linh), đền Hát Môn ở huyện Phúc Thọ và đền Đồng Nhân ở quận Hai bà Trưng. Ngoài ra có 5 nơi thờ khác trong đó có đền làng Hạ Lôi, Bằng Trù, huyện Thạch Thất. 163. NGUYỄN VINH PHÚC. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội / Nguyễn Vinh Phúc. - H. : Nxb.Hà Nội, 1983. - 247tr. ; 19cm Vị trí địa lý, lịch sử, tình hình xã hội chính trị của quận Giao Chỉ (Âu Lạc - Thục Phán). Tiểu sử, dòng dõi gia đình của Trưng Trắc, Trưng Nhị. Địa lý, lịch sử làng Hạ Lôi, huyện Mê Linh - quê hương của Hai Bà Trưng. Nguyên nhân diễn biến về những trận đánh nổi tiếng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Sự tích các nhân vật tướng lĩnh của Hai Bà Trưng, xếp theo địa danh: Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Phúc Thọ, Từ Liêm, Đống Đa, Ba Đình. Các di tích lịch sử thời Hai Bà Trưng. HVV467 468 469 164. NGUYỄN VINH PHÚC. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội và lân cận / Nguyễn Vinh Phúc. - Tái bản có sửa chữa, bổ sung. - Tp.HCM : Nxb. Trẻ, 2005. - 337tr. ; 20cm Thân thế và sự nghiệp của Hai Bà Trưng; Cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống quân xâm lược Hán của Hai Bà; Các tướng lĩnh và cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội và vùng lân cận; Những di tích về cuộc khởi nghĩa còn đến ngày nay... HVL1528 1529 165. Phúc Yên tỉnh Yên Lãng phủ Hạ Lôi tổng các xã thần tích. - 81tr. ; 31,5x21,5cm