SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ KIM OANH
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ
Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ KIM OANH
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ
Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG
Ngành: Công tác xã hội
Mã số: 876 01 01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài luận
văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế
đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm hà, tỉnh Lâm Đồng” là
hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào trong cùng lĩnh
vực nghiên cứu.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về cam đoan này.
Học viên
Nguyễn Thị Kim Oanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM ..........11
DÂN TỘC KƠ HO........................................................................................11
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhu cầu của của trẻ em dân tộc Kơ Ho.............11
1.2. Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc
Kơ Ho: Khái niệm, hình thức, phương pháp ...............................................17
1.3. Cơ sở chính trị - pháp lý của công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và
y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho................................................................25
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ
GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TẠI
HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG .....................................................29
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ...............................................................29
2.2. Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ
em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng................................34
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y
tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho...................................................................51
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG
TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI
TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TẠI HUYỆN LÂM HÀ ..............................60
3.1. Định hướng tăng cường công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế
đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng...................60
3.2. Giải pháp tăng cường công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế
đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng...................63
KẾT LUẬN....................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................78
PHỤ LỤC.......................................................................................................82
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTV Cộng tác viên
CTXH Công tác xã hội
DTTS Dân tộc thiểu số
NVXH Nhân viên xã hội
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, HỘP
Biểu đồ 2.1. Phân loại các hộ gia đình tham gia khảo sát theo điều kiện kinh
tế...................................................................................................................... 32
Biểu đồ 2.2. Trình độ học vấn của các chủ hộ gia đình tham gia khảo sát..... 33
Hộp 2.1. Hoàn cảnh gia đình của các đồng bào dân tộc nói chung tại thôn Tân
Lập thuộc xã Đan Phượng............................................................................... 34
Biểu đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc theo học của trẻ....................... 35
Hộp 2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc trẻ em dân tộc Kơ Ho không theo học
thường xuyên................................................................................................... 36
Biểu đồ 2.4. Mức độ tiếp nhận các hỗ trợ về tiếp cận dịch vụ giáo dục......... 37
Biểu đồ 2.5. Các hình thức hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục ................... 39
Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng đối với hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ
giáo dục ........................................................................................................... 41
Hộp 2.3. Về hiệu quả hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục ........... 41
Biểu đồ 2.7. Mức độ được thăm khám thường xuyên về y tế......................... 44
Hộp 2.4. Thẻ BHYT đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho trên 6 tuổi...................... 45
Biểu đồ 2.8. Các hình thức hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ y tế ........................... 46
Hộp 2.5. Khảo sát về các hình thức hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ y tế.............. 47
Hộp 2.6. Khảo sát về tình hình tiếp cận các dịch vụ y tế................................ 48
Hộp 2.7. Các hình thức hỗ trợ trẻ Kơ Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế.......... 48
Hộp 2.8. Các hình thức hỗ trợ trẻ Kơ Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế.......... 48
Biểu đồ 2.9. Mức độ hài lòng về các hỗ trợ trong tiếp cận các dịch vụ y tế... 48
Hộp 2.9. Khó khăn chính gây trở ngại trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế... 50
Bảng 3.1. Thực trạng cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội ở
Lâm Đồng:....................................................................................................... 57
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng đối với gia đình và xã hội. Người
Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương gắn bó với con cháu. Con cháu không
chỉ là nguồn hạnh phúc mà còn là niềm mong ước, là nơi gửi gắm những ước
mơ, niềm tin và sự hãnh diện. Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng được chăm
sóc, dạy dỗ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ để trở thành những đứa con
tương lai của đất nước. Trẻ em dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa đang
phải sống trong cảnh nghèo khổ, thiếu thốn các nhu cầu cơ bản, và hầu hết
đang phải sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Các dân tộc có quan hệ lâu đời trên
nhiều lĩnh vực trong quá trình cùng tồn tại và phát triển. Đảng và Nhà nước ta
luôn coi việc xây dựng quan hệ đoàn kết, bình đẳng hữu nghị giữa các dân tộc
là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược. Trong tiến trình cách mạng Việt Nam,
Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc
và chính sách dân tộc, phát huy sức mạnh của cộng đồng dân tộc, truyền
thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu độc độc lập, thống nhất
tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Bước sang thời kì
mới, của sự nghiệp xây dựng đất nước, nhân dân ta càng có điều kiện tốt hơn
để tăng cường mở rộng khối đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, động viên cao sức mạnh dân tộc để thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách
dân tộc là những vấn đề rất lớn, phức tạp và nhạy cảm. Nhiều nội dung của
vấn đề này đang cần được nghiên cứu, cả về lý luận và thực tiễn. Từ trước
đến nay, những vấn đề thời sự liên quan đến dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế
2
giới cũng như trong nước luôn nóng, được nhiều người, nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm.
Lâm Hà là một huyện vùng núi, có ranh giới phía Bắc giáp huyện Đam
Rông, phía Đông giáp thành phố Đà Lạt, phía Đông Nam giáp huyện Đức
Trọng, phía Tây giáp huyện Di Linh, đều là các huyện của tỉnh Lâm Đồng.
Toàn huyện có 16 xã, có 141.678 khẩu/36.458 hộ; đồng bào các DTTS chiếm
khoảng 24% với 33.496 khẩu /6.783 hộ; trong đó dân tộc Kơ Ho chiếm 70%
và phần lớn người Kinh là dân gốc Hà Nội và Hà Tây vào xây dựng vùng kinh tế
mới sau khi thống nhất đất nước. Địa hình phức tạp, nhiều đồi núi và khe suối,
giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn và thường bị chia cắt trong mùa mưa
lũ, dân cư phân bố rải rác theo các trục đường giao thông và các bãi ven sông
suối. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh
tế xã hội chậm phát triển. Trong khi đó một số bộ phận dân cư còn có tư tưởng
trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là các hộ nghèo không chịu
lo làm ăn vươn lên thoát nghèo. Là một huyện vùng núi hay gặp thiên tai, mất
mùa nên dẫn đến khó khăn về vật chất và phải đối phó với nhiều rủi ro. Kinh tế
khó khăn kéo theo điều kiện về tinh thần ảnh hưởng, người dân nơi đây rất cần
sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cơ quan chức năng và đội ngũ công tác xã hội
chuyên nghiệp có năng lực tư vấn cho người dân giám sát các chính sách xã hội,
định hướng đúng hành vi xã hội cũng như hỗ trợ nâng cao năng lực bản thân
vượt lên số phận, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong những năm gần đây, chính quyền, đảng bộ và nhân dân huyện
Lâm Hà đã có nhiều cố gắng trong việc quan tâm, chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần đối với người dân và gia đình của họ bằng nhiều việc làm thiết
thực. Do vậy, đời sống của nhiều gia đình dân tộc thiểu số tại địa phương đã
phần nào ổn định. Song, với điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn bởi
3
việc giúp đỡ, hỗ trợ chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu và cơ
bản nhất mà chưa thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng khác và giải quyết
những vấn đề mang tính chất cá nhân, nhóm đối tượng đặc thù. Đối với đồng
bào DTTS, các hoạt động hỗ trợ phần lớn tập trung vào mục tiêu giải quyết
nghèo đói, phần khác hướng đến các hoạt động khuyến khích con em DTTS
đi học, và đi học đều, không bỏ học, phần khác hướng đến việc tuyên truyền
bà con trong công tác phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, các hoạt động này
chưa mang tính chuyên nghiệp, chưa mang màu sắc CTXH, hiệu quả đem lại
chưa cao. Trên thế giới CTXH là một nghề có lịch sử khá lâu đời, tuy nhiên
tại Việt Nam, CTXH mới được công nhận là mọt nghề chuyên nghiệp vào
năm 2010. Do đó, để người dân nói chung và DTTS, trẻ em DTTS nói riêng
được hỗ trợ hiệu quả và chuyên nghiệp, CTXH cần tham gia với các ngành và
lĩnh vực khác, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội thông qua các phương
pháp công tác xã hội nhằm hỗ trợ, nâng cao đời sống của người dân trên mọi
phương diện đặc biệt là đối với trẻ em dân tộc thiểu số. Trong khuôn khổ luận
văn này, tác giả muốn hướng các nghiên cứu đến các hoạt động CTXH trong
hỗ trợ trẻ em DTTS Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Trẻ em ở các
xã có dân tộc thiểu số ở huyện Lâm Hà bỏ học khá sớm và khá phổ biến ảnh
hưởng không nhỏ đến điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trên địa bàn
tỉnh nhà, trước mắt và lâu dài. Vấn đề về y tế cũng vậy, rất ít được quan tâm
nên việc tiệp cận các dịch vụ y tế còn rất hạn chế.
Công tác xã hội với trẻ em dân tộc thiểu số là lĩnh vực khoa học còn
khá mới, nghề công tác xã hội đang được chú ý và coi trọng trong vấn đề giúp
đỡ các đối tượng yếu thế gặp khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là về giáo
dục và y tế. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã chọn đề tài: “Công tác xã hội
trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn
4
huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực
trạng việc hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện
Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng và những nguyên nhân, yếu tố tích cực và tiêu cực
tác động đến trẻ em dân tộc Kơ Ho, từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải
pháp công tác xã hội để hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ
Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
2. Tình hình nghiên cứu liên quan dến đề tài
Liên quan tới dân tộc thiểu số đã có rất nhiều các tác giả, công trình
nghiên cứu, trong đó về CTXH đã có các công trình nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu của tác giả Nông Thị Phương Thảo, 2012, về “Công tác
xã hội với người dân tộc thiểu số về bảo hiểm y tế từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn”
đã chỉ ra thực trạng chính sách bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số và đề
xuất các giải pháp nhằm cải thiện các chính sách bảo hiểm y tế đối với người
dân tộc thiểu số tại tỉnh Lạng Sơn [39].
- Nghiên cứu của tác giả Tạ Thị Tiệp, 2014, về “Công tác xã hội với
tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số - nghiên cứu trường hợp tại
xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai” đã chỉ ra những yếu tố tác
động đến tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số và đề xuất những
giải pháp nhằm góp phần giải quyết vấn đề xã hội đang xảy ra ở huyện Mang
Yang, tỉnh Gia Lai [34].
- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2015, về “Hỗ trợ
xã hội đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn xã Kim Thủy, huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình” đã nêu những hạn chế, bất cập trong thực hiện chính
sách hỗ trợ xã hội đối với người dân tộc thiểu số, từ đó đưa ra những kiến
nghị, đề xuất giải pháp góp phần thực hiện chính sách cho người dân tộc thiểu
số tại xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình [21].
5
- Nghiên cứu của tác giả Ríah Nhô, 2018, về “Hoạt động phát triển
cộng đồng trong giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn xã
Ch’ơm huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam”, nghiên cứu đã chỉ ra những số
liệu cụ thể thực trạng về phát triển cộng đồng trong giảm nghèo và đưa ra
những giải pháp nâng cao vai trò của phát triển cộng đồng trong giảm nghèo đối
người đồng bào dân tộc thiểu số [32].
- Nghiên cứu của tác giả Vũ Thanh Thủy, 2017, về “Công tác xã hội
nhóm đối với sinh viên dân tộc thiểu số từ thực tiễn trường Cao đẳng sư phạm
Lào Cai” nghiên cứu đã chỉ ra việc hình thành và phát triển kỹ năng, trọng
tâm là kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc thiểu số Trường Cao đẳng sư
phạm Lào Cai là một vấn đề cấp bách hiện nay cả về lý luận và thực tiễn [40].
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Lưu Quang Tuấn, Đặng Đỗ Quyên,
Nguyễn Thị Hải Yến, 2013, về “An sinh xã hội cho dân tộc thiểu số – Tổng
quan từ chính sách, nghiên cứu và dữ liệu sẵn có” của Viện Khoa học , Lao
động và xã hội đã chỉ ra các điểm tích cực và hạn chế của chính sách an sinh
xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số [35]. Đặc biệt, nghiên cứu trên đã
đưa ra một vài số liệu cụ thể về tình trạng nghèo đói, trình độ giáo dục của trẻ
em đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như mức độ bao phủ của BHYT và mức
độ tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Từ các
nghiên cứu trên nhóm tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp
mang tính vĩ mô nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả cho việc thực thi các
chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Báo cáo tóm tắt Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (2012) “Đánh giá thực
trạng khả năng và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người nghèo, đối
tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số” của Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, đã nghiên cứu về cơ sở lý
6
luận và thực tiễn về khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo
tại vùng đồng bào DTTS và miền núi; đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận
dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi
[2]. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả
năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS
và miền núi.
Các đề tài nghiên cứu trên mang tính thực tiễn và lý luận cao, góp phần
làm rõ hơn thực trạng về đời sống của các nhóm dân tộc thiểu số, mức độ tiếp
cận các dịch vụ xã hội, đồng thời chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu về giáo dục, y tế của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và trẻ em DTTS
nói riêng, các vấn đề về chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số
cũng như trẻ em DTTS, từ đó làm nổi bật thêm tính cấp thiết của nhu cầu áp
dụng CTXH để hỗ trợ các nhóm yếu thế này. Trong khuôn khổ của luận văn
này, tác giả muốn làm nổi bật hơn các vấn đề trên từ góc nhìn CTXH, đặc biệt
là CTXH đối với trẻ em, là nhóm đối tượng nhạy cảm, cần rất nhiều sự quan
tâm, cần được can thiệp và hỗ trợ hiệu quả để các em có thể sống và phát triển
tốt cả về thể chất và tinh thần.
Cho tới thời điểm này chưa có nghiên cứu cụ thể nào liên quan tới công
tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho. Vì
vậy, tôi đã chọn đề tài “Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với
trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” để đi sâu
tìm hiểu và phân tích rõ hơn thực trạng CTXH trong hỗ trợ trẻ em Kơ Ho , từ
đó đề xuất các giải pháp để sự can thiệp của CTXH trong lĩnh vực giáo dục và
y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho mang lại hiệu quả cao nhất
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
7
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn về CTXH trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân
tộc, trong đó có trẻ em dân tộc Kơ Ho. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị, giải
pháp công tác xã hội để hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ
Ho nói riêng và trẻ em dân tộc thiểu số nói chung
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải các vấn đề lý luận về CTXH trong hỗ trợ về giáo dục và y tế
đối với trẻ em dân tộc, trong đó có trẻ em dân tộc Kơ Ho.
- Phân tích thực trạng hoạt động CTXH trong hỗ trợ về giáo dục và y tế
đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng;
- Đề xuất các khuyến nghị và giải pháp về hoạt động CTXH trong hỗ
trợ về giáo dục và y tế cho trẻ em dân tộc Kơ Ho nói riêng và trẻ em dân
tộc thiểu số nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Công tác xã hội trong hỗ trợ về
giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho.
- Khách thể nghiên cứu:
+ Các hộ gia đình dân tộc Kơ Ho có con trong độ tuổi đi học từ 3 đến
16 tuổi trên địa bàn huyện Lâm Hà;
+ Lãnh đạo huyện Lâm Hà, đại diện Hội Phụ nữ huyện Lâm Hà, đại
diện Ban Dân tộc huyện Lâm Hà; các trưởng thôn tại các thôn có đông hộ gia
đình dân tộc Kơ Ho sinh sống thuộc huyện Lâm Hà.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
8
4.2.1. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện
Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
4.2.2. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ tháng 03/2018 đến hết tháng
7/2018.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - LêNin nhằm nghiên cứu vấn đề trong trạng thái vận động
biến đổi không ngừng và trong mối quan hệ tổng thể tác động qua lại giữa
hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng khác, đồng thời các hiện tượng
nghiên cứu luôn được xem xét trong quá trình từ hình thành đến phát triển qua
các giai đoạn lịch sử khác nhau. Bên cạnh đó, tôi cũng dựa trên tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước... về quyền
con người, quyền công dân, về chính sách phát triển kinh tế- xã hội để phân
tích chính sách hỗ trợ xã hội cho trẻ em dân tộc thiểu số.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng các phương pháp sau đây:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: phân tích, tổng hợp, hệ thống
hóa, khái quát hóa các tài liệu sẵn có từ các nguồn tài liệu chính thức, từ các
công trình nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đây, các bài viết, tạp
chí, sách báo, internet,.. từ các báo cáo của cơ quan chức năng huyện Lâm Hà,
tỉnh Lâm Đồng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em dân tộc thiểu số trong
huyện. Việc nghiên cứu các tài liệu thứ cấp này giúp tác giả hiểu và nắm được
các đặc điểm tâm sinh lý của dân tộc thiểu số, thực trạng đời sống của nhóm dân
tộc thiểu số cần nghiên cứu, từ đó, xác định nhu cầu của trẻ em dân tộc thiểu số,
nhất là nhu cầu được hỗ trợ về giáo dục và y tế.
9
Phương pháp điều tra bảng hỏi:
Bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu là các hộ gia đình dân tộc Kơ
Ho có con trong độ tuổi đi học, độ tuổi từ 3 đến 16 tuổi, với các câu hỏi nhằm
thu thập các thông tin để tổng hợp số liệu, lượng hóa thông tin phục vụ mục
đích nghiên cứu.
Cỡ mẫu: Tác giả chọn 120 mẫu là các hộ gia đình dân tộc Kơ Ho có
con trong độ tuổi đi học từ 3 đến 16 tuổi; hiện đang sinh sống tại 03 xã, thị
trấn tập trung đông các hộ gia đình dân tộc Kơ Ho nhất huyện Lâm Hà: thị
trấn Đinh Văn, xã Đạ Đờn, xã Đan Phượng;
Cỡ mẫu định lượng: 120 hộ gia đình được phân theo điều kiện kinh tế
và trình độ học vấn, cơ cấu như sau:
- Theo điều kiện kinh tế: hộ nghèo chiếm 42%; hộ cận nghèo chiếm
19%, hộ có trẻ khuyết tật chiếm 2% và các hộ thuộc diện khác chiếm 37%.
- Trình độ học vấn: Không biết chữ chiếm 50%; Trình độ tiểu học
chiếm 36%; trình độ trung học chiếm 12%; Trình độ Trung cấp chiếm 0%;
trình độ cao đẳng chiếm 1% và trình độ đại học chiếm 1%
Phương pháp phỏng vấn sâu : Để thu thập thông tin định tính, trong
đề tài này tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 07 người trong đó: 02 lãnh đạo
huyện, 01 người chủ tịch hội phụ nữ huyện, 01 người ban dân tộc huyện, 03
người trưởng thôn, bản tại 03 thôn, bản vùng dân tộc thiểu số sinh sống (thôn
Tân Lập thuộc xã Đan Phượng, thôn Đam Pao thuộc xã Đạ Đờn và thôn
Ryông Sré thuộc thị trấn Đinh Văn)
Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát là phương thức cơ bản để
nhận thức sự vật, hiện tượng. Nó được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu
và trong nhiều giai đoạn như tìm hiểu về địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng
công tác xã hội với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại địa phương. Mục đích của quan sát
10
để hiểu về những khó khăn của trẻ em dân tộc Kơ Ho trong cuộc sống, học tập,
sinh hoạt…
Phương pháp xử lý dữ liệu: Đối với dữ liệu định tính của phỏng vấn sâu
tác giả dùng phương pháp tổng hợp, phân tích… Sử dụng công cụ SPSS 16.0
để xử lý các bảng hỏi đã thu thập từ trẻ, phần mềm excel để vẽ biểu đồ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận về CTXH đối với trẻ em dân tộc thiểu số về giáo dục và y tế.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là góp phần như là bằng chứng khoa học cho cơ
quan hữu quan trong việc xây dựng chính sách, giải pháp thực hiện có hiệu
quả việc hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho.
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn tài liệu tham khảo hữu ích đối
với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, thực hành về công tác xã hội, đặc biệt là
công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn
có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục
và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho;
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục và y tế đối với
trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng;
Chương 3: Giải pháp tăng cường sự hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ
em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
11
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM
DÂN TỘC KƠ HO
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhu cầu của của trẻ em dân tộc Kơ Ho
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm trẻ em dân tộc Kơ Ho
* Khái niệm:
Trẻ em:
Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em: “Trong phạm vi của Công ước
này, trẻ em có nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp
dụng với trẻ em có qui định tuổi thành niên sớm hơn” (Điều 1).
Luật Trẻ em của Việt Nam năm 2016 quy định: Trẻ em là người dưới
16 tuổi (Điều 1).
Dân tộc thiểu số:
Dân tộc là tên chỉ cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch
sử, sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước. Trong xã
hội nguyên thủy đã có thị tộc, bộ lạc. Những thành viên trong thị tộc gắn bó
với nhau bằng quan hệ huyết thống. Bộ lạc bao gồm những người cùng họ,
cùng sinh sống trên một địa bàn. Sản xuất phát triển thì bản thân con người
cũng phát triển theo, cùng với những đặc trưng như ngôn ngữ, văn hóa vật
chất (thể hiện trong phương thức sản xuất, phương thức sinh hoạt) và văn hóa
tinh thần (thể hiện thành ý thức và các hình thái ý thức). Hình thức của cộng
đồng người cũng có sự tiến hóa: từ phân tán đến tập trung, từ thấp đến cao,
kết quả là hình thành nên tộc người và những dân tộc khác nhau như chúng ta
thấy hiện nay.
12
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “dân tộc thiểu số”, ví dụ
năm 1930, Tòa án Công lý quốc tế thường trực (Permanent Court of
International Justice - PCIJ, cơ quan tài phán của Liên hợp quốc), đưa ra ý
kiến tư vấn về vụ tranh cãi giữa hai nước Hy Lạp và Bungari liên quan đến vị
thế của các cộng đồng nhập cư thiểu số ở hai nước này. PCIJ xác định một
cộng đồng thiểu số là “một nhóm người sống trên một quốc gia hoặc địa
phương nhất định, có những đặc điểm đồng nhất về chủng tộc, tín ngưỡng,
ngôn ngữ và truyền thống, có sự giúp đỡ lẫn nhau và có quan điểm thống
nhất trong việc bảo lưu những yếu tố truyền thống, duy trì tôn giáo, tín
ngưỡng và hướng dẫn, giáo dục trẻ em trong cộng đồng theo tinh thần và
truyền thống của chủng tộc họ” [43, tr.8].
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, thì khái niệm “dân tộc thiểu số”
không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc. Địa
vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít,
mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử
của mỗi dân tộc.
Vận dụng quan điểm trên vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định quan niệm nhất quán của mình:
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên, với khoảng
trên 96 triệu người (tính đến tháng 8/2018). Trong tổng số các dân tộc nói trên
thì dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số, được quan niệm là “dân tộc đa
số”, 53 dân tộc còn lại, chiếm 13,8% dân số được quan niệm là “dân tộc thiểu
số” trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khái niệm “dân tộc thiểu số”, có
lúc, có nơi, nhất là trong những năm trước đây còn được gọi là “dân tộc ít
người”. Mặc dù hiện nay đã có qui định thống nhất gọi là “dân tộc thiểu số”,
13
nhưng cách gọi “dân tộc ít người” vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung.
Như vậy, khái niệm “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít
hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (Khoản 2 - Điều 4, Nghị định số: 05/2011/NĐ-CP ngày 14
tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ).
Dân tộc Kơ Ho là một trong 54 dân tộc thiểu số bao gồm nhiều nhóm
dân địa phương khác nhau như: Kơ Ho Srê, Kơ Ho Chil, Kơ Ho Nộp, Kơ Ho
Lạch, Kơ Ho T’ring và Kơ Ho Cờ Dòn.
Trẻ em dân tộc thiểu số:
Từ những điều trình bày trên đây, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về
trẻ em dân tộc thiểu số Kơ Ho như sau: Trẻ em dân tộc thiểu số Kơ Ho là
công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, là con các gia đình dân tộc thiểu số Kơ Ho
hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, có tín ngưỡng, văn hóa, ngôn
ngữ, truyền thống đặc trưng, riêng biệt và mang tính kế thừa sâu sắc.
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả giới hạn nghiên cứu nhóm trẻ
em trong độ tuổi đến trường (3-16 tuổi), là con em dân tộc thiểu số Kơ Ho
hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Nhìn chung, cuộc sống của đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Kơ
Ho nói riêng hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, trong những năm gần đây, nhờ
sự quan tâm của Đảng và nhà nước, cuộc sống của đồng bào DTTS phần nào
đã được cải thiện, đối với đồng bào dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà nói
riêng, cuộc sống đã ổn định hơn, một số nhu cầu cơ bản đã được giải quyết.
Tuy nhiên, để các gia đình có thể ổn định và phát triển, đồng bào và trẻ em
dân tộc Ko Ho vẫn cần nhận được những hỗ trợ trong việc tiếp cận các dịch
vụ xã hội, cụ thể ở đây là các dịch vụ y tế và giáo dục.
14
Nhóm trẻ trong độ tuổi từ 3 – 16 tuổi là nhóm trẻ cần nhận được sự
quan tâm của xã hội vì trong giai đoạn này các em tách khỏi vòng tay gia đình
và bước sang giai đoạn tham gia vào xã hội thông qua môi trường giáo dục, vì
vậy, việc trẻ em trong độ tuổi này được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục là
rất quan trọng, đặc biệt đối với trẻ em dân tộc thiểu số. Môi trường giáo dục
có thể giúp trẻ em DTTS thu thập được những kiến thức, văn hóa, nhận thức
khác so với văn hóa, truyền thống mà trong gia đình các em được truyền đạt
lại, giúp các em có cái nhìn đa dạng hơn, phát triển toàn diện hơn và hòa nhập
nhanh hơn với xã hội nói chung cũng như các nhóm dân tộc khác nói riêng.
Bên cạnh đó, tiếp cận các dịch vụ giáo dục còn giúp các em, đặc biệt trẻ
trong độ tuổi vị thành niên tránh xa được các tệ nạn xã hội, có khả năng nhận
biết được mặt tối và mặt sáng của xã hội để không bị lôi kéo vào con đường
phạm tội.
Trẻ em luôn là đối tượng được pháp luật bảo vệ tuyệt đối và Nhà nước,
xã hội bảo đảm các quyền cơ bản, trong đó có quyền được khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, với nhóm DTTS nói chung, tỷ suất tử vong ở trẻ em độ tuổi dưới 5
tuổi cao hơn nhóm trẻ em dân tộc Kinh, Hoa khoảng 3 lần (theo Báo cáo giám
sát Công bằng y tế số 3 năm 2016 – PAHE) [29, tr.28] và tỷ lệ suy dinh
dưỡng, thấp còi ở trẻ em DTTS dưới 5 tuổi cao gấp 2 lần so với trẻ em dân
tộc Kinh, Hoa (theo Báo cáo giám sát Công bằng y tế số 2 năm 2013 –
PAHE) [29, tr.29]. Bên cạnh tỷ suất tử vong và tỷ lệ suy dinh dưỡng, nhóm
trẻ em DTTS còn gặp phải những nguy cơ mắc các bệnh dịch cao hơn nhóm
trẻ dân tộc Kinh, Hoa. Một số con số thống kê trên cho thấy, tình trạng sức
khỏe của nhóm trẻ DTTS còn cần nhận được nhiều sự quan tâm để giúp các
em theo kịp mức sức khỏe chuẩn chung của Việt Nam và khu vực.
15
Việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục đôi khi bị hạn chế bởi chính khả
năng nhận thức của đồng bào. Do văn hóa, tín ngưỡng, tập tục lâu đời, đồng
bào dân tộc thiểu số vẫn còn có những nhận thức hạn chế đối với bệnh tật,
phòng chống bệnh tật, học văn hóa. Các hoạt động CTXH, vì thế, phải là cầu
nối để khiến đồng bào dân tộc Kơ Ho có thể thay đổi nhận thức, có cái nhìn
mới hơn về tầm quan trọng của việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục cho
con em mình.
Có thể nói dịch vụ y tế và giáo dục là hai nhân tố quan trọng trong việc
giúp trẻ em nói chung và trẻ em DTTS Kơ Ho nói riêng phát triển toàn diện
để trở thành những công dân có ích cho đất nước sau này.
1.1.2 Nhu cầu của trẻ em dân tộc Kơ Ho
Cũng như trẻ em nói chung, trẻ em DTTS Kơ Ho cũng có những nhu
cầu được chăm sóc về thể chất, tinh thần, cảm xúc, giao tiếp xã hội. Trước hết
để các em có thể phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì các nhu cầu cơ bản
của các em như: nhu cầu về dinh dưỡng, nhà ở, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh,
quần áo mặc cần được đáp ứng đầy đủ. Đối với các gia đình có mức sống
trung bình – khá, thì chỉ tiêu dinh dưỡng, nhà ở và điều kiện sinh hoạt cho trẻ
không gặp nhiều trở ngại. Nhưng với kết quả khảo sát 3 xã, thị trấn, có tới
50% số hộ gia đình tham gia khảo sát thuộc diện hộ nghèo và có khoảng gần
20% thuộc diện cận nghèo. Bên cạnh đó, đa số các hộ gia đình có trung bình
từ 2 đến 3 con đều trong độ tuổi đi học, khiến gia đình gặp nhiều khó khăn
trong việc đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng và điều kiện sinh hoạt, vật chất cho các
em, ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe và sự phát triển về thể chất, cũng như
ảnh hưởng đến tình trạng theo học của các em tại trường. Đây cũng là một
khía cạnh cần được lưu tâm trong hoạt động hỗ trợ trẻ đến trường, vì có thể là
một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ không theo học thường
16
xuyên và bỏ học. Ngoài những nhu cầu cơ bản trên, trẻ cần được vui chơi, và
cần nhận được quan tâm, yêu thương từ gia đình, nhà trường cũng như toàn
xã hội. Tuy nhiên, do đa số các gia đình dân tộc Kơ Ho còn nghèo, đông con,
nỗi lo về cơm ăn, áo mặc hàng ngày luôn thường trực, cha mẹ quá bận bịu với
công việc và bản thân các em cũng tham gia lao động giúp cha mẹ từ rất sớm,
khiến nhiều em không nhận được sự quan tâm đúng đắn về mặt tinh thần,
khiến các em khó bộc lộ, diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc. Các NVXH cần chú
ý đặc điểm này trong quá trình làm việc với các em và gia đình để tìm ra cách
giải quyết dựa theo nhu cầu và mong muốn của trẻ. Ngoài các nhu cầu cơ bản
về dinh dưỡng, nhà ở, vui chơi, yêu thương, các em còn có hai nhu cầu quan
trọng khác nữa là nhu cầu y tế và giáo dục. Đây cũng là hai nhu cầu mà trong
khuôn khổ luận văn này, tác giả muốn đề cập đến theo quan điểm CTXH.
Trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 16 tuổi có nhu cầu rất lớn về giao tiếp xã
hội. Thông qua nhà trường, các em dần mở rộng các mối quan hệ và tìm hiểu
các khía cạnh cuộc sống bên ngoài môi trường gia đình, làng bản. Môi trường
giáo dục không chỉ giúp các em trưởng thành về mặt nhận thức mà còn chi
phối rất nhiều đời sống tình cảm, cảm xúc của các em, là nhân tố vô cùng
quan trọng, bên cạnh gia đình, định hướng cho các em có những hành vi, lối
sống đúng đắn, đôi khi nhà trường chính là cánh cửa giúp các em có thể hiểu
và làm chủ được cảm xúc của chính mình. Tuy nhiên, vì trẻ em DTTS nói
chung và trẻ em dân tộc Kơ Ho nói riêng có những đặc điểm riêng, song song
với sự hỗ trợ của thầy cô giáo và các NVXH, các dịch vụ giáo dục nên điều
chỉnh sao cho phù hợp với các em để các em có thể dễ dàng tiếp thu, tạo động
lực và khơi gợi cảm hứng đi học cho các em.
Bên cạnh nhà trường, thì các dịch vụ y tế có nhiệm vụ hỗ trợ gia đình
chăm sóc thể chất cho các em, gia đình cũng như các em cần được trang bị
17
những kiến thức cơ bản về các bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh, cách
chăm sóc vệ sinh cá nhân hàng ngày và cách tiếp cận các dịch vụ y tế khi gặp
phải những vấn đề về sức khỏe. Các nhu cầu này đôi khi do một số lý do về
tín ngưỡng, phong tục, tập quán, nhận thức, chính bản thân các em và gia đình
không để tâm hay không chú trọng, nhưng để các em có thể phát triển toàn
diện thì việc mang các dịch vụ y tế, giáo dục đến với các em thực sự mang
tính cấp thiết. Nhiệm vụ của CTXH là tìm hiểu để vận động thay đổi nhận
thức, tham vấn, tư vấn và hỗ trợ gia đình, hỗ trợ trẻ tiếp cận các dịch vụ y tế
hiệu quả. Nếu không có các dịch vụ y tế và giáo dục, trẻ em dân tộc Kơ Ho có
nguy cơ sẽ lớn lên trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, bị phó mặc cho
bệnh tật, bị bỏ rơi về mặt nhận thức, ảnh hưởng đến tương lai của chính các
em sau này.
1.2. Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân
tộc Kơ Ho: Khái niệm, hình thức, phƣơng pháp
1.2.1 . Khái niệm công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ
em dân tộc Kơ Ho
Công tác xã hội:
Trước hết, Công tác xã hội theo định nghĩa của Hiệp hội Quốc gia
NVCTXH Mỹ (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ
các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng
của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội
phù hợp với các mục tiêu của họ.
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị
Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy
sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người,
sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của
18
họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con
người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa
con người và môi trường của họ.
Theo Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn
đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một
xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống
an sinh xã hội tiên tiến [41].
Như vậy, CTXH trước hết là một nghề chuyên nghiệp, là một khoa học
ứng dụng trong việc hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề của họ trong cuộc
sống, góp phần vào việc thúc đẩy công bằng, hạnh phúc cho người dân nói
chung và cho những đối tượng yếu thế nói riêng.
Trong khuôn khổ luận văn này, CTXH trong trợ giúp trẻ em DTTS Kơ
Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục là những hoạt động thiết thực như
kết nối, trợ giúp, giáo dục, ttham vấn,….nhằm giúp cho ttrer em Kơ Ho có
thể khắc phục được những khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ y tế, giáp dục,
nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ này cho trẻ và gia đình, bảo đảm cho
trẻ em Kơ Ho được hưởng những quyền liên quan đến giáo dục và y tế nhưng
mọi trẻ em khác. Các hoạt động được các NVXH hay các cộng tác viên
CTXH thực hiện một cách chuyên nghiệp, tuân thủ theo các nguyên tắc và
phương pháp của nghề CTXH.
Các nguyên tắc của ngành CTXH:
- Chấp nhận thân chủ: NVXH cần đón nhận thân chủ với hoàn cảnh, giá
trị mà họ vốn có, không phán xét. Trẻ em dân tộc Kơ Ho và gia đình của các
em có thể có những hoàn cảnh và quan điểm sống khác biệt so với các DTTS
và người Kinh nhưng NVXH cần đón nhận các em đúng như những gì các em
19
có, không đưa ra các phán xét chủ quan và đặc biệt không phê phán. Điển
hình như việc, đồng bào Kơ Ho đặt niềm tin tuyệt đối vào các Đấng Thần
linh, tin rằng Thần linh ban cho họ đồ ăn và cuộc sống ấm no, cũng như định
đoạt cái chết và sự sống. NVXH cần chấp nhận quan điểm sống và đức tin
này và chỉ nên hỗ trợ bà con nâng cao nhận thức về các dịch vụ y tế, xã hội để
khi cần thiết bà con có thể tiếp nhận các dịch vụ trên cho con em mình mà
hoàn toàn không cần thay đổi niềm tin tôn giáo của mình.
- Tôn trọng sự khác biệt: trong CTXH, mỗi trường hợp cần can thiệp là
một trường hợp riêng biệt, một hoàn cảnh và câu chuyện cá nhân của thân
chủ. Trẻ em dân tộc Kơ Ho mang những đặc điểm riêng biệt chung theo đặc
điểm dân tộc, và mỗi trẻ mang đặc điểm, hoàn cảnh riêng của bản thân các
em. Hiểu và tôn trọng được điểm khác biệt của trẻ, NVXH sẽ đưa ra được
những hướng giải quyết cụ thể theo từng trẻ hay từng nhóm trẻ. Trẻ em Kơ
Ho có thể không biết tiếng Việt, các em và gia đình có nếp sinh hoạt khác với
trẻ và gia đình trẻ em dân tộc Kinh, ví dụ trẻ em dân tộc Kơ Ho và gia đình trẻ
luôn coi việc trẻ bỏ học giúp cha mẹ làm việc là rất bình thường. Do đó,
NVXH không chỉ tôn trọng mà còn cần tìm ra cách để có thể khiến các em
đến gần hơn với giáo dục và y tế mà không làm trẻ hay gia đình cảm thấy bị
ép buộc hay không được tôn trọng.
- Để thân chủ chủ động tham gia vào tiến trình trợ giúp: trong trường
hợp này, trẻ em Kơ Ho mang vai trò chủ đạo trong suốt quá trình hỗ trợ của
NVXH, các NVXH sẽ cùng gia đình hỗ trợ và đồng hành cùng các em. Và để
các em cảm thấy thoải mái khi tham gia tiến trình trợ giúp, NVXH phải luôn
là người lắng nghe, thấu hiểu để nắm bắt được những suy nghĩ, mong muốn,
những vấn đề mà các em gặp để giúp các em tìm ra cách giải quyết, tạo dựng
niềm tin cho trẻ.
20
- Tôn trọng quyền tự quyết: ở đây, quyền tự quyết của gia đình trẻ và bản
thân trẻ về việc học tập và khám chữa bệnh luôn được NVXH tôn trọng,
NVXH là người tham gia tư vấn, hỗ trợ cho gia đình và trẻ trong việc tiếp cận
các dịch vụ y tế, giáo dục. NVXH cần tác động gia đình trẻ về mặt nhận thức
để trẻ và gia đình hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng các dịch vụ y tế
và giáo dục. Tuy nhiên, trong các trường hợp sự tự quyết có thể gây hại cho
trẻ, các NVXH có thể can thiệp và kêu gọi sự trợ giúp từ các hội, đoàn thể và
các cơ quan chức năng khác.
- Đảm bảo tính riêng tư bảo mật về các thông tin liên quan đến thân chủ:
trong trường hợp này việc đảm bảo tính riêng tư của thông tin là rất quan
trọng, đặc biệt khi các hoạt động trợ giúp liên quan đến dịch vụ y tế, các
thông tin về bệnh tật hay tình trạng sức khỏe của trẻ cần được tôn trọng và
bảo mật.
- Sự tự ý thức về bản thân của NVXH: NVXH tự ý thức về trách nhiệm
đảm bảo thân chủ được cung cấp những dịch vụ tốt nhất, theo sát thân chủ từ
khi mở ca đến khi đóng ca, theo dõi và sẵn sàng trợ giúp thân chủ ngay cả sau
khi đóng ca, không tư lợi, không lạm quyền, đặc biệt khi thân chủ lại là trẻ em
DTTS, là nhóm đối tượng có những đặc điểm riêng biệt cần rất nhiều sự khéo
léo và nhạy cảm trong quá trình giải quyết công việc.
- Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp: đối với thân chủ, mà ở đây là các
gia đình DTTS, các NVXH cần giữ thái độ tôn trọng, đối xử bình đẳng và
khách quan. Điều này thể hiện tính chuyên nghiệp và khiến đồng bào cũng
như trẻ em DTTS giảm bớt mặc cảm và có thể dễ dàng tạo lập mối quan hệ
với các NVXH.
21
Công tác xã hội trong trợ giáo dục:
Công tác xã hội trong trợ giáo dục là giúp trẻ Ko Ho tiến cận với các
dịch vụ giáo dục là các hoạt động trợ giúp được các nhân viên CTXH thực
hiện thông qua các biện pháp trực tiếp như tham vấn, tư vấn, hỗ trợ tâm lý
và hỗ trợ trực tiếp trong quá trình học tập, hoặc thông qua các biện pháp gián
tiếp như tuyên truyền chung về việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục tại cộng
đồng, các hoạt động này có thể được thực hiện theo các phương pháp CTXH
và tuân thủ nguyên tắc của CTXH.
Công tác xã hội trong trợ y tế:
Công tác xã hội trong hỗ trợ y tế là các hoạt động trợ giúp được các nhân
viên CTXH thực hiện thông qua các biện pháp trực tiếp như tham vấn, tư vấn,
hỗ trợ tâm lý và hỗ trợ trẻ trong thăm khám, thông qua các biện pháp gián tiếp
như tuyên truyền chung về việc tiếp cận các dịch vụ y tế tại cộng đồng. các
hoạt động này có thể được thực hiện theo các phương pháp CTXH và tuân thủ
nguyên tắc của CTXH.
Nhân viên công tác xã hội:
Để các hoạt động CTXH có thể được tiến hành hiệu quả, vai trò của
NVXH và các cộng tác viên CTXH là không thể thiếu, vậy NVXH là những
ai? Họ có vai trò gì trong tiến trình kết nối trợ giúp trẻ em dân tộc Kơ Ho tiếp
cận với các dịch vụ y tế, giáo dục?
Theo Hiệp hội Nhân viên công tác xã hội quốc tế -IFSW, Nhân viên công
tác xã hội (tiếng Anh là social worker) là những người hoạt động trong nhiều
lĩnh vực, được đào tạo chính quy và cả bán chuyên nghiệp, được trang bị các
kiến thức và kỹ năng trong CTXH để trợ giúp các đối tượng nâng cao khả
năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối
tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá
22
nhân, giữa cá nhân với môi trường, tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các
cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông
qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.
Tại Việt Nam, chưa có quy định cấp chứng chỉ hành nghề cho nhân viên
công tác xã hội hay gọi tắt là nhân viên xã hội (NVXH) và các cộng tác viên
CTXH có thể là những người có các kiến thức chuyên ngành liên quan và đã
tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên ngành CTXH.
Trong hoạt động trợ giúp trẻ em DTTS Kơ Ho tiếp cận các dịch vụ y tế,
giáo dục, các NVXH và cộng tác viên CTXH có thể đảm nhiệm những vai trò
khác nhau:
- Vai trò là người giáo dục: do đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng, đồng bào
dân tộc Kơ Ho có những nhận thức hạn chế về các dịch vụ y tế, giáo dục, là
người giáo dục, vận động để thay đổi nhận thức, giúp đồng bào hiểu được các
vấn đề và tìm hướng giải quyết.
- Vai trò là người tham vấn, tư vấn: bên cạnh việc thay đổi nhận thức cho
đồng bào DTTS Kơ Ho, các NVXH cần tham vấn, tư vấn cho bà con biết và
hiểu được các dịch vụ y tế, giáo dục.
- Vai trò là người chăm sóc, trợ giúp khi trẻ và gia đình có các khó khăn
về sức khỏe và khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục.
- Vai trò là người kết nối, biện hộ: để các dịch vụ y tế, giáo dục đến được
với trẻ và để trẻ có thể tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ này NVXH trước hết
là người kết nối trẻ và các dịch vụ, và sau nữa là người biện hộ cho các quyền
của trẻ, NVXH trong trường hợp này sẽ là người đứng ra thay mặt trẻ và gia
đình yêu cầu được cung cấp các dịch vụ y tế, xã hội theo như quy định của
pháp luật đồng thời cũng là người tìm hiểu, lắng nghe các phản hồi của trẻ và
23
gia đình để có thể khuyến nghị với các cấp lãnh đạo kịp thời đưa ra những
điều chỉnh phù hợp, đảm bảo các quyền của trẻ.
1.2.2. Các hình thức công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với
trẻ em dân tộc Kơ Ho
Vai trò của CTXH trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân
tộc Kơ Ho có thể được thể hiện dưới hai hình thức: thứ nhất, hỗ trợ tại gia
đình và cộng đồng; thứ hai, hỗ trợ tại bệnh viện hay trường học.
Hai hình thức hỗ trợ này trên thực tế bổ trợ cho nhau và phối kết hợp
với nhau tạo nên vòng tròn khép kín, đảm bảo cho việc trẻ và gia đình được
hỗ trợ sát sao, kịp thời.
Với hình thức hỗ trợ trẻ em tiếp cận được với các dịch vụ giáo dục, y tế
tại gia đình hay cộng đồng, NVXH trước hết có vai trò là người đánh giá và
kết nối. Việc đi sâu, tìm hiểu cộng đồng và các gia đình dân tộc Kơ Ho để đưa
ra các đánh giá đúng đắn cho thực tế tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục của
trẻ em dân tộc Kơ Ho đóng vai trò quan trọng tiên quyết để các NVXH có thể
lên kế hoạch cụ thể cho việc hỗ trợ trẻ. Hình thức hỗ trợ tại gia và tại cộng
đồng có ưu điểm là giúp các NVXH có thể tiếp xúc một các thoải mái với các
gia đình dân tộc Kơ Ho và mang đến các cơ hội xây dựng niềm tin với các gia
đình trẻ và bản thân trẻ để từ đó có thể thực hiện vai trò tham vấn, vận động
gia đình và trẻ trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục. Đồng thời, thông
qua tiếp xúc với trẻ và gia đình tại cộng đồng, NVXH có thể thấu hiểu được
hoàn cảnh, nguyện vọng, nhu cầu cụ thể của trẻ và gia đình để từ đó có các kế
hoạch hỗ trợ khả thi và hiệu quả.
Với hình thức hỗ trợ trẻ tại trường học hay bệnh viện, NVXH có vai trò
là người kết nối và biện hộ. Tại bệnh viện hay trường học, NVXH đôi khi là
người thay mặt gia đình trẻ để nói lên nhu cầu, suy nghĩ của trẻ về chất lượng
24
dịch vụ, là người trực tiếp giúp trẻ và gia đình về thủ tục, thực hiện các quyền
và hỗ trợ về mặt tâm lý. Hỗ trợ trẻ trực tiếp tại bệnh viện hay trường học giúp
cho NVXH có thể nắm bắt được một cách thật nhất khó khăn của trẻ khi tiếp
cận và sử dụng các dịch vụ y tế, xã hội, từ đó có thể giúp trẻ đưa ra những
phản hồi kịp thời và đúng đắn, giúp cho trẻ cũng như chính bệnh viện và
trường học có thể kết nối với nhau tốt hơn và hiệu quả hơn.
Như vậy, có thể thấy CTXH có vai trò như một cột trụ thứ ba trong mối
quan hệ giữa trẻ và các dịch vụ y tế, giáo dục. CTXH thông qua các NVXH
có nhiệm vụ mang trẻ đến gần hơn các dịch vụ y tế, giáo dục và khiến các
dịch vụ y tế, giáo dục trở nên hiệu quả hơn đối với trẻ. Hoạt động với cả hai
hình thức tại gia đình, cộng đồng và ngay tại bệnh viện, trường học giúp cho
CTXH phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động trợ giúp, tạo vòng tròn trợ giúp
khép kín, đồng hành cùng trẻ từ bước đầu tìm hiểu tiếp cận dịch vụ đến giai
đoạn trực tiếp sử dụng dịch vụ và sau khi sử dụng dịch vụ.
1.2.3. Các phương pháp công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối
với trẻ em dân tộc Kơ Ho
Trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho, các
NVXH có thể áp dụng phương pháp CTXH cá nhân và phương pháp CTXH
nhóm, tùy theo mục đích và trường hợp cần hỗ trợ, đội ngũ NVXH có thể lựa
chọn phương pháp phù hợp để trẻ em có thể nhận được hỗ trợ hiệu quả nhất.
Phương pháp CTXH nhóm có thể được áp dụng trong trường hợp các
NVXH cần vận động, tư vấn cho các gia đình về các dịch vụ y tế, giáo dục và
với các nhóm trẻ có cùng đặc điểm, nhu cầu, khó khăn cần được giải quyết.
Với các gia đình DTTS Kơ Ho phương pháp CTXH nhóm có thể phát huy tối
đa hiệu quả với sự giúp đỡ của các trưởng thôn hay già làng. Do đời sống văn
hóa và phong tục, bà con DTTTS Kơ Ho rất coi trọng vai trò của già làng, do
25
đó, già làng chính là cầu nối giúp NVXH tiếp cận gần hơn với các gia đình
dân tộc Kơ Ho, để nắm bắt được nhu cầu, khó khăn và suy nghĩ của họ, từ đó
xây dựng kế hoạch cụ thể. Phương pháp CTXH nhóm với sự tham gia tích
cực của già làng sẽ giúp cho các NVXH tạo dựng được niềm tin đối với các
gia đình dân tộc Kơ Ho, tạo được mối liên kết giữa NVXH và các gia đình
này, là nền tảng cho các kế hoạch vận động các gia đình cho con em tiếp cận
các dịch vụ y tế, giáo dục đồng thời tạo tiền đề cho các cuộc tham vấn, tư vấn
đối với các gia đình và các nhóm trẻ dân tộc Kơ Ho. Bên cạnh đó, CTXH
nhóm có thể giúp cho các gia đình dân tộc Kơ Ho tự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn
nhau để động viên con em đến trường đầy đủ cũng như giải tỏa tâm lý ngại
khi cần tiếp cận các dịch vụ y tế, và giải quyết các khó khăn, vướng mắc khác
trong tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục.
Bên cạnh phương pháp CTXH nhóm thì phương pháp CTXH cá nhân
cũng cần được áp dụng, đặc biệt trong các trường hợp gia đình có hoàn cảnh
đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục của
trẻ. Trong trường hợp này, các NVXH cần theo sát các em và gia đình, có kế
hoạch cụ thể từng bước để đảm bảo các em được quan tâm, hỗ trợ tiếp cận các
dịch vụ này hiệu quả nhất. Với phương pháp CTXH cá nhân việc hỗ trợ
không chỉ dừng lại ở hoạt động tham vấn, tư vấn mà NVXH cần tìm hiểu,
đánh giá, lên kế hoạch, thực hiện, đánh giá kế hoạch và chỉ chấm dứt khi đạt
được mục đích đề ra. Do đó, phương pháp này cung cấp một kế hoạch hỗ trợ
toàn diện, nhằm mục đích khiến cho việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục
của con em dân tộc Kơ Ho không mang tính đối phó, nhất thời, đảm bảo các
em được sử dụng các dịch vụ lâu dài và thường xuyên.
1.3. Cơ sở pháp lý của công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối
với trẻ em dân tộc Kơ Ho
26
Trước hết, quyền của các DTTS tại Việt Nam được quy định trong
Hiến pháp từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (Hiến pháp đầu
tiên năm 1946), trong đó quan điểm giữ gìn sự đa dạng về bản sắc cũng như
không ngừng hỗ trợ đồng bào DTTS khắc phục các khó khăn để phát triển
cùng cả nước luôn được giữ vững, nhấn mạnh và duy trì trong suốt tiến trình
phát triển của đất nước. Đặc biệt theo Hiến pháp năm 2013, tại Điều 61,
Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi
trường đã nêu rõ: "Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn...".
Trong vòng 10 năm trở lại đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật đề cập chính sách dân tộc, chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc
thiểu số và miền núi (thể hiện trong 70 luật với 206 điều, khoản và 200 văn
bản dưới luật). Hệ thống văn bản pháp luật này đã thể chế hóa một phần quan
điểm của Đảng, Nhà nước về chăm lo, đầu tư phát triển về mọi mặt cho đồng
bào DTTS, góp phần bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc và tăng cường sự
hợp tác, giúp đỡ giữa các dân tộc. Ngày 28/2/2017, Ủy ban Dân tộc đã đưa ra
Dự thảo “Luật Hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, trong đó,
Dự thảo luật đã quy định rõ tại Điều 11 “Chính sách hỗ trợ y tế và dân số” và
Điều 14 “Chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo”, theo đó, Đảng và
Nhà nước ưu tiên đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, các chính sách ưu
đãi đối với cán bộ y tế và giáo viên, cũng như hỗ trợ về BHYT và miễn giảm
học phí, đồ dùng học tập, cấp học bổng, chỗ ở cho con em DTTS. Dự thảo
này thể hiện rõ mối quan tâm của Đảng và Chính phủ về việc phát triển các
dịch vụ giáo dục đào tạo và y tế đối với trẻ em vùng DTTS.
27
Các quy định luật cũng như các chủ trương chính sách trên là nền tảng
pháp lý quan trọng, là định hướng và cơ sở để các hoạt động CTXH được tiến
hành một cách bài bản và phù hợp với chỉ đạo, định hướng của Đảng và Nhà
nước.
Ngày 25/3/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
32/2010/QĐ-TTg, theo đó CTXH chính thức được công nhận là một nghề
chuyên nghiệp tại Việt Nam, giúp cho các hoạt động hỗ trợ các đối tượng yếu
thế nói chung và trẻ em DTTS Kơ Ho nói riêng được chuyên nghiệp hóa, có
định hướng và mang lại hiệu quả cao hơn. Cụ thể hơn, Bộ Y tế cũng đã ban
hành Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn
2011-2020”, thể hiện rõ tầm quan trọng của các hoạt động CTXH trong lĩnh
vực y tế. bên cạnh đó, ngày 25/1/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban
hành “Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Giáo dục giai
đoạn 2016-2020”, trong đó, nêu rõ “Khảo sát, xây dựng các nội dung hoạt
động CTXH sao cho phù hợp đặc điểm của các vùng miền, đặc biệt là các
vùng dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
Nghiên cứu đánh giá các nhu cầu thiết yếu, tối thiểu của học sinh tại các
trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú để xây dựng các dịch vụ CTXH
trường học nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực cho học sinh.” [4]
Các văn bản trên có tầm quan trọng to lớn, tạo điều kiện cho việc thực
hiện các hoạt động CTXH trong lĩnh vực y tế và giáo dục, với các nền tảng
chính trị - pháp lý vững chắc như trên, huyện Lâm Hà cần áp dụng linh hoạt
và tạo điều kiện để đội ngũ NVXH có thể phát huy tối đa khả năng trong hoạt
động trợ giúp trẻ em dân tộc Kơ Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế và giáo dục.
28
Tiểu kết chƣơng
Chương 1 của luận văn đã nêu lên những vấn đề lý luận về CTXH
trong trợ giúp về giáo dục và y tế. Trước hết, tác giả đã nêu khái quát những
khái niệm về DTTS để từ đó làm rõ hơn khái niệm về trẻ em DTTS Kơ Ho,
đặc điểm và nhu cầu của trẻ em DTTS Kơ Ho. Thông qua việc nêu lên nhu
cầu, đặc điểm của trẻ em Kơ Ho, tác giả đã khái quát sơ bộ những yếu tố có
thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ em
Kơ Ho. Bên cạnh đó, tác giả đã khái quát lại các vấn đề lý luận của CTXH
lồng ghép các vấn đề lý luận này trong hoạt động hỗ trợ trẻ em DTTS Kơ Ho.
Những nội dung được nêu trong chương 1 nhấn mạnh sự cần thiết phải áp
dụng CTXH một cách chuyên nghiệp và bài bản trong các hoạt động hỗ trợ về
giáo dục và y tế. Tuy nhiên, do đặc điểm của trẻ em DTTS Kơ Ho các nội
dung, hình thức của CTXH sẽ được các NVXH thực hiện một cách linh hoạt.
Do đó, vai trò của các NVXH là vô cùng quan trọng, mang tính quyết định
trong các hoạt động trợ giúp.
Ngoài ra, trong chương 1 tác giả nêu và phân tích một số chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước về việc hỗ trợ đồng bào DTTS nói chung
và các chủ trương chính sách liên quan đến hoạt động CTXH trong lĩnh vực
giáo dục và y tế nói riêng. Đây là nền tảng và là kim chỉ nam để chính quyền
địa phương có thể áp dụng linh hoạt để triển khai các hoạt động CTXH trong
trợ giúp trẻ em dân tộc Kơ Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế vào giáo dục.
29
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO
DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TẠI HUYỆN
LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
Tại tỉnh Lâm Đồng, người Kơ Ho chiếm tỷ lệ 12,3 % dân số toàn tỉnh
và chiếm 87,7 % tổng số người Kơ Ho tại Việt Nam (Theo tổng điều tra Dân
số năm 2009). Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu về
thực trạng CTXH trong hỗ trợ trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh
Lâm Đồng. Huyện Lâm Hà hiện tại có khoảng 133.679 khẩu/ 36.158 hộ; đồng
bào các DTTS chiếm khoảng 24% với 6.626 hộ và trẻ em DTTS là 5,623
trong đó dân tộc KơHo là 17.754 khẩu/ 3.674 hộ, chiếm 12.5% dân số toàn
huyện (theo kết quả phỏng vấn sâu Lãnh đạo ban Dân tộc huyện Lâm Hà)
Dân tộc Kơ Ho tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn: Thị trấn Đinh Văn, xã Đạ
Đờn, Phú Sơn, Phi Tô, Mê Linh, Tân Văn, Liên Hà, Đan Phượng, Tân Thanh
và Phúc Thọ.
Người Kơ Ho sinh sống chủ yếu thông qua hoạt động sản xuất nông
nghiệp, chủ yếu là trồng trọt các loại cây lương thực như ngô, khoai, sắn, lúa
đồi và một số nơi bà con có các nghề thủ công như đan lát và dệt. Cho đến
nay, mặc dù được giao lưu và tiếp nhận khá nhiều cách sống và văn hóa của
cuộc sống hiện đại cũng như của các dân tộc khác, nhưng đồng bào Kơ Ho
vẫn giữ được văn hóa và bản sắc dân tộc, có ý thức tuân thủ các luật lệ, tập
tục truyền thống của dân tộc mình, có ý thức giữ gìn và phát huy tính đoàn kết
dân tộc. Đặc biệt, đồng bào Kơ Ho tại đây có ý thức cao trong việc giữ gìn
tiếng nói và chữ viết, thể hiện trong việc trong gia đình cha mẹ và con cái
30
cũng như những người trong một Bon (làng) vẫn giao tiếp với nhau bằng
tiếng Kơ Ho.
Lâm Hà là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, địa hình huyện Lâm Hà có
dạng cao nguyên mấp mô, gợn sóng, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, hồ đầm.
Độ cao trung bình 1.000 m so với mặt biển. Điều kiện địa lý như trên là yếu
tố chủ yếu tạo nên các bất lợi cho mạng lưới giao thông, phần nào gây khó
khăn cho các em khi tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế, đồng thời cũng là
một nhân tố khiến các gia đình thiểu số có xu hướng sống tách biệt, con em ít
có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội. Thực tế này khiến trẻ em cũng như
các gia đình DTTS dần dần coi các dịch vụ xã hội, y tế như một dịch vụ có
phần xa xỉ, vì để tiếp cận được họ phải khắc phục những khó khăn nhất định,
dần dần hình thành tâm lý ngại tiếp cận dẫn đến không muốn tiếp cận các dịch
vụ này. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính
quyền tỉnh Lâm Đồng và huyện Lâm Hà, mạng lưới giao thông đã được cải
thiện đáng kể, trường học được xây thêm, tạo điều kiện cho trẻ em tiếp cận tốt
hơn với dịch vụ giáo dục và y tế. Tuy nhiên, để đảm bảo các dịch vụ y tế, giáo
dục có thể đến được với các em, cần có những hỗ trợ cụ thể từ chính quyền và
đặc biệt là nhân viên công tác xã hội.
Hiện tại, Kơ Ho Chil là nhóm dân tộc hiện đang sinh sống rải rác tại
các địa bàn thuộc tỉnh Lâm Đồng, trong đó có huyện Lâm Hà. Người dân tộc
Kơ Ho ở đây chủ yếu làm nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm
theo hình thức thả rong, bên cạnh đó họ sinh sống bằng các nghề thủ công
khác như đan lát và rèn, riêng nhóm DTTS Kơ Ho Chil có thêm nghề dệt. Về
đời sống gia đình, người dân tộc Kơ Ho có độ tuổi kết hôn thường từ 16 đến
17 tuổi đối với nữ và từ 18 đến 20 tuổi đối với nam; bình quân một phụ nữ
sinh từ 5 đến 6 con nên tỷ lệ sinh khá cao. Điều này được giải thích một phần
31
do tập quán sinh hoạt sản xuất nặng về nông nghiệp – thủ công nghiệp, đòi
hỏi nguồn nhân lực cao cho mỗi gia đình để đảm bảo duy trì hoạt động sản
xuất, bao gồm cả sự tham gia của trẻ em và phụ nữ. Đây cũng là một trong
những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục của trẻ
em mà chính quyền cũng như NVXH cần đi sâu tìm hiểu cụ thể để có các giải
pháp khắc phục.
Về mặt tín ngưỡng, người dân tộc Kơ Ho tin vào các thế lực siêu nhiên,
điều này ảnh hưởng khá lớn đến khía cạnh tâm lý, tinh thần của bà con DTTS
Kơ Ho. Nếu các thế lực siêu nhiên có thể quyết định được mọi mặt đời sống,
người ta sẽ “lười biếng” hơn trong việc đầu tư vào các kỹ năng, năng lực của
bản thân, ngả theo xu hướng phó mặc cho các đấng thần linh quyết định mọi
việc và số phận. Do vậy, việc các gia đình và bản thân các em không có xu
hướng nỗ lực tiếp cận đến các dịch vụ y tế, giáo dục không phải là điều gì đó
bất thường. Chính quyền và các nhân viên xã hội cần có kỹ năng tiếp cận và
hỗ trợ người dân, cũng như con em đồng bào DTTS thay đổi dần dần nhận
thức này, để các dịch vụ y tế, xã hội trở thành những dịch vụ thiết yếu trong
đời sống nhưng không làm ảnh hưởng đến văn hóa tín ngưỡng của đồng bào
DTTS Kơ Ho cũng như của con em họ.
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, tác giả đã khảo sát 3 thị trấn, xã
nơi có nhiều đồng bào Kơ Ho sinh sống: Thị trấn Đinh Văn, xã Đạ Đờn và xã
Đan Phượng. Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 120 hộ gia đình cho thấy có số hộ
nghèo chiếm khoảng 1/3 tổng số gia đình được phỏng vấn. Do đồng bào Kơ
Ho sinh sống chủ yếu bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng chưa áp
dụng được các ứng dụng khoa học kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
Bên cạnh đó, một số bộ phận vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các hỗ trợ
của Nhà nước
32
Biểu đồ 2.1. Phân loại các hộ gia đình tham gia khảo sát theo điều
kiện kinh tế
Bên cạnh điều kiện kinh tế khó khăn, đa số các chủ hộ có trình độ học
vấn thấp, theo kết quả khảo sát 120 hộ gia đình thì có gần 50% chủ hộ không
biết chữ, số chủ hộ có trình độ tiểu học chiếm khoảng 40%. Chỉ có 1% số
người được hỏi có trình độ cao đẳng và đại học. Trình độ học vấn thấp dẫn tới
tình trạng các bậc cha mẹ sẽ có những nhận thức rất hạn chế về việc con em
tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, đồng thời cũng là trở ngại trong việc giúp
đỡ các em giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình học. Với thực tế này,
các NVXH cần đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp để đem lại hiệu quả cao,
các biện pháp vận động, tuyên truyền không nên dừng lại ở phát tờ rơi và cần
hỗ trợ đồng bào ngay cả khi đưa con em đi khám chữa bệnh, tránh việc bất
đồng ngôn ngữ khiến bà con cảm thấy mặc cảm và khó khăn dẫn tới việc từ
bỏ không muốn tham gia sử dụng các dịch vụ.
33
Biểu đồ 2.2. Trình độ học vấn của các chủ hộ gia đình tham gia
khảo sát
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông nhiều nơi còn lạc hậu,
chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của bà con, một số công trình đầu tư của
nhà nước không được giữ gìn, bảo vệ do ý thức của một bộ phận người dân
còn kém, khiến điều kiện sống của bà con càng khó khăn hơn.
Huyện Lâm Hà là một huyện khá đặc biệt, vì người dân của huyện
thuộc các nhóm dân tộc khác nhau, điều kiện kinh tế giữa các xã, thôn có
nhiều chênh lệch, có nhiều nơi việc đi lại của bà con còn gặp rất nhiều khó
khăn. Do đó, các công tác trợ giúp cần được phân vùng, phân nhóm và theo
hướng cá nhân hóa để đảm bảo tất cả các trường hợp cần trợ giúp đều có thể
nhận được sự hỗ trợ từ các nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội. Để có
thể thực hiện bao quát như trên các NVXH và đội ngũ cộng tác viên cần có sự
đồng tình, trợ giúp từ các ban ngành đoàn thể, tạo thành mạng lưới những
người làm CTXH để có thể sẵn sàng tham gia trợ giúp trẻ khi cần thiết.
34
Hộp 2.1. Hoàn cảnh gia đình của các đồng bào dân tộc nói chung
tại thôn Tân Lập thuộc xã Đan Phƣợng
Nói chung các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ít hộ có điều kiện kinh
tế khá giả, thu nhập bình quân đầu người hành năm thấp nên không nâng cao
được cuộc sống, số con của mỗi gia đình thì đông, đa số mỗi hộ có 2 con và
một số hộ có hơn 3 con.
[Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu trưởng thôn Tân Lập thuộc xã Đan Phượng]
2.2. Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với
trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
2.2.1. Thực trạng hỗ trợ về giáo dục đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện
Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
Phỏng vấn sâu 3 trưởng thôn tại 3 thôn thuộc 3 xã, thị trấn là Tân Lập,
Ryông Sre và Đam Pao cho thấy, đa số các hộ gia đình dân tộc Kơ Ho thuộc
diện nghèo, và trung bình mỗi gia đình đều có từ 2 đến 3 con, đa số các em
đều trong độ tuổi đi học (3-16 tuổi). Số trẻ trong độ tuổi tiểu học chiếm đa số,
và có nhiều gia đình có hơn 1 con trong độ tuổi học tiểu học. Mức độ theo học
thường xuyên chiếm 2/3 trong tổng số được hỏi. Số trẻ theo học thường
xuyên chiếm tỷ lệ cao hơn tại các xã có điều kiện kinh tế ổn định, trong khi tỷ
lệ không theo học thường xuyên rất cao tại các xã có đa số các gia đình là hộ
nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, như thôn Ryông Sre thuộc thị trấn Đinh
Văn là một ví dụ. Các phụ huynh được hỏi về yếu tố ảnh hưởng đến việc các
em tiếp cận với các dịch vụ giáo dục phần lớn cũng cho rằng, do điều kiện
kinh tế khó khăn và các em không ham học, và gần 1/3 số người được hỏi cho
rằng giao thông không thuận lợi cũng là một yếu tố chủ yếu khiến các em
không theo học thường xuyên. Ngoài ra có khoảng 20% cho rằng các em phải
giúp việc nhà và có 10% ý kiến cho rằng các em không cần thiết phải học và
35
lý do được đưa ra là khi học xong các em cũng không sử dụng kiến thức vào
cuộc sống nên không cần học. Trong số 37% ý kiến đưa ra các yếu tố khác
khiến trẻ không đi học thường xuyên thì có đến 80% ý kiến đưa ra là do điều
kiện kinh tế khó khăn, 15% còn lại cho rằng do trẻ không ham học và không
muốn theo học, số ít cho rằng do không thấy được tương lai của việc học nên
không lưu tâm đến việc cho con đến trường thường xuyên.
Biểu đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc theo học của trẻ
Bên cạnh các khó khăn về kinh tế và giao thông, yếu tố ảnh hưởng rất
nhiều đến việc các em tiếp cận với các dịch vụ giáo dục là yếu tố ngôn ngữ.
Thực tế cho thấy, có ½ số người tham gia khảo sát không biết chữ, thói quen
duy trì ngôn ngữ của dân tộc mình khiến các em gặp khó khăn khi theo học,
vì các em chỉ có cơ hội thực hành tiếng Việt ở trường, khi về nhà các em sử
dụng tiếng Kơ Ho, ngoài ra, do đa số cha mẹ không biết tiếng Việt nên cũng
không thể giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn các con học ở nhà, dẫn đến tình trạng
các em không theo kịp bài trên lớp, gây tâm trạng chán nản, mặc cảm và dẫn
đến việc không còn muốn đi học.
36
Hộp 2.2. Yếu tố ảnh hƣởng đến việc trẻ em dân tộc Kơ Ho không
theo học thƣờng xuyên
Có thể nhận thấy một trong những bất lợi lớn của các em học sinh dân
tộc thiểu số nói chung và người Kơ Ho nói riêng so với học sinh người Kinh,
đó là vấn đề ngôn ngữ. Phần lớn các em chỉ được thực hành tiếng Kinh trong
trường học, khi về nhà các em lại sống trong không gian ngôn ngữ của dân
tộc mình nên chắc chắn vốn ngôn ngữ học đường (tiếng Kinh) của các em bị
hạn chế, vì thế sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài vở ở trường.
[Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu lãnh đạo Ban Dân tộc huyện Lâm Hà]
Huyện Lâm Hà nói chung và 3 xã, thị trấn được khảo sát nói riêng có số
trẻ em trong độ tuổi đi học rất đông, tuy nhiên qua mẫu điều tra cho thấy chỉ
có khoảng 2/3 số trẻ được đi học thường xuyên, còn lại, hơn 1/3 trẻ không
thường xuyên theo học. Từ khi Đề án Hỗ trợ nghề Công tác xã hội (gọi tắt là
Đề án 32) được Thủ tướng phê duyệt, chính quyền huyện Lâm Hà cũng có
nhiều chủ trương, kế hoạch, phương hướng để thực hiện đề án tại huyện, theo
đó mỗi xã trung bình có từ 1 đến 2 NVXH, cộng tác viên CTXH hoặc viên
chức, cán bộ có thể làm công tác hỗ trợ bà con trong việc giải quyết các vấn
đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát mẫu thì chỉ có khoảng
gần 40% hộ gia đình nhận được sự trợ giúp thường xuyên từ các nhân viên,
cán bộ xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục, và có khoảng 33%
chưa bao giờ nhận được sự hỗ trợ nào tương tự. Bên cạnh đó có khoảng 30%
hộ gia đình tham gia khảo sát có nhận được các hỗ trợ, tuy nhiên, không
thường xuyên và rất ít.
37
Biểu đồ 2.4. Mức độ tiếp nhận các hỗ trợ về tiếp cận dịch vụ giáo dục
Chỉ số này khá phù hợp với kết quả có khoảng 1/3 trẻ không theo
học thường xuyên, nhấn mạnh thêm nhu cầu của nhóm trẻ này là cần
được trợ giúp nhiều hơn từ các nhân viên, cộng tác viên, cán bộ làm
công tác xã hội. Trong trường hợp này, các NVXH hay các cộng tác
viên CTXH cần đóng vai trò là người kết nối, tư vấn cho trẻ và gia đình
về các dịch vụ giáo dục và cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục hiệu quả.
Nhìn chung, các hoạt động hỗ trợ có thể được thực hiện dưới hai
hình thức: hỗ trợ tại nhà và cộng đồng hoặc hỗ trợ tại trường, tuy nhiên,
để các hoạt động mang lại hiệu quả cao thì hai hình thức này nên được
tổ chức theo hướng phối kết hợp nhau để mang lại kết quả tốt hơn.
Theo kết quả khảo sát thì có trên 40% số trẻ nhận được các hỗ trợ
tại trường, có khoảng 12% các em được hỗ trợ đưa đến trường hàng
ngày, trong khi đó, các hình thức tuyên truyền, tư vấn tại cộng đồng chỉ
có hơn 10% số người tham gia khảo sát biết đến hình thức hỗ trợ này.
Có tới hơn 30% số người tham gia khảo sát đã lựa chọn hình thức khác
và nêu rõ là chưa bao giờ biết đến bất kỳ hình thức tuyên truyền nào.
38
Bên cạnh đó, hình thức hỗ trợ mang tính trực tiếp và cá nhân như gặp
gỡ, tư vấn tại nhà hay hỗ trợ các em học tại nhà hoàn toàn không có.
Trong khi, các hình thức trực tiếp này lại đóng vai trò rất quan trọng
trong việc giúp đỡ bà con thay đổi nhận thức, khiến cha mẹ quan tâm
hơn đến vai trò của giáo dục và giúp các em hoàn thành tốt việc học khi
ở nhà. Do đặc điểm của đồng bào DTTS là sống khá khép kín trong
phạm vi cộng đồng của dân tộc mình, sử dụng tiếng nói và duy trì
truyền thống của dân tộc nên việc cần thiết đầu tiên là gặp gỡ, tiếp xúc
để tạo lòng tin và xây dựng mối quan hệ đối với bà con, cùng với sự
trợ giúp của các trưởng thôn, già làng, việc tư vấn, tuyên truyền sẽ dễ
dàng và đạt hiệu quả cao hơn. Nếu các hoạt động hỗ trợ chỉ diễn ra tại
trường học thì thực sự chưa thể đủ để khắc phục tình trạng có đến 1/3
trẻ không theo học thường xuyên. Ngoài ra, theo như các trưởng thôn
chia sẻ, các em gặp nhiều khó khăn khi làm các bài tập tại nhà do
không có ai hướng dẫn, cha mẹ không coi trọng việc học nên không
quan tâm, hướng dẫn và đa số các trường hợp do trình độ dân trí thấp,
phụ huynh cũng không thể kèm cặp con em học tại nhà. Các hình thức
hỗ trợ tại cộng đồng còn chưa được đẩy mạnh, chưa tạo được sức
mạnh tập thể để thúc đẩy bà con cùng nhau tin tưởng, tham gia sử dụng
các dịch vụ xã hội.
39
Biểu đồ 2.5. Các hình thức hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục
Từ kết quả khảo sát có thể thấy, những yếu tố chính gây trở ngại cho việc
tiếp cận các dịch vụ giáo dục là điều kiện kinh tế gia đình và điều kiện giao thông.
Tuy nhiên, phần lớn các gia đình chưa nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ các nhân
viên, cộng tác viên công tác xã hội. Đặc biệt theo khảo sát, tại thôn Ryông Sre
thuộc thị trấn Đinh Văn có đến 80% số người tham gia khảo sát cho biết chưa hề
nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ cán bộ, nhân viên và CTV CTXH. Các hình
thức hỗ trợ chưa sâu sát và mang tính phiến diện, các em chỉ nhận được sự hỗ trợ
tại trường, và những gia đình gặp khó khăn trong việc đi lại có thể được NVXH
đưa đến trường hàng ngày. Tại 03 thôn được khảo sát cũng chưa thấy sự tham gia
của một trung tâm CTXH, thể hiện tính chuyên nghiệp và làm nhiệm vụ kết nối,
điều phối trong việc hỗ trợ con em Kơ Ho trong việc tiếp cận giáo dục, tạo nên
vòng tròn khép kín, mang tính toàn diện khi hỗ trợ con em dân tộc Kơ Ho tiếp cận
các dịch vụ xã hội.
Có thể thấy điều kiện kinh tế khó khăn là tình trạng chung của đa số hộ gia
đình dân tộc Kơ Ho, NVXH trong trường hợp này cần có trình độ, kiến thức tốt để
40
có thể kết nối, tư vấn, biện hộ cho bà con tạo điều kiện cho bà con được tiếp cận
với các chính sách thoát nghèo để từng bước nâng cao đời sống, cải thiện tình
trạng kinh tế cũng giúp cho các em phần nào bớt làm việc nhà để có thể đến
trường. Về điều kiện giao thông khó khăn, việc tổ chức các nhóm đưa các em đến
trường là rất cần thiết, tạo động lực học cho các em đồng thời giảm thiểu được các
rủi ro khi đi lại, khiến cha mẹ yên tâm cho các em đến trường hơn. Bên cạnh đó,
các NVXH cần tích cực vận động nhằm thay đổi nhận thức cho các gia đình có
suy nghĩ rằng các em không cần thiết phải học, vì học xong cũng không giải quyết
được vấn đề gì, cần tư vấn mở ra cho bà con những cách nhìn mới, khác, nêu được
những chủ trương chính sách khuyến khích con em dân tộc đến trường và các cơ
hội việc làm dành cho con em DTTS trong tương lai. Ngoài ra, với các gia đình có
con em không muốn đến trường do không ham học, các NVXH cần là người tiếp
xúc trực tiếp với các em để nắm bắt được suy nghĩ, nguyện vọng của các em để có
thể tư vấn hay đứng ra biện hộ cho các em, vì đôi khi mất đi hứng thú học hành do
chương trình giáo dục đối với trẻ em DTTS không phù hợp do chương trình giảng
dạy vốn được thiết kế cho con em dân tộc Kinh, do đó, các NVXH cần là người
thay mặt các em nói lên tiếng nói của trẻ để giúp cho nhà trường cải tiến chương
trình cho phù hợp.
41
Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng đối với hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch
vụ giáo dục
Thực tế cho thấy chỉ có 22% số người tham gia phỏng vấn cho biết họ
hài lòng với các hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục, trong khi
đó có đến 44% cho biết họ không hài lòng và có khoảng 5% bày tỏ hoàn
toàn không hài lòng. Kết quả trên cho thấy các hoạt động trợ giúp con em
DTTS Kơ Ho trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục chưa đạt hiệu quả và
dường như các hoạt động vẫn chưa với tới được tất cả trẻ có nhu cầu, có
hơn 1/2 số người bày tỏ sự không hài lòng cho biết con em họ chưa nhận
được bất kỳ sự hỗ trợ nào. Đôi khi sự hỗ trợ hiệu quả chỉ đơn giản là tiếp
xúc nhiều hơn để hiểu hơn về đồng bào dân tộc Kơ Ho, phá bỏ dần rào
cản về văn hóa, ngôn ngữ cho các bậc cha mẹ và bản thân trẻ.
Hộp 2.3. Về hiệu quả hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục
Nếu nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ hội phụ nữ và NVXH thì các em có
tinh thần ham học hơn, vì còn nhiều gia đình không có điều kiện cho con em
đi học, vẫn có nhận thức hạn chế và có xu hướng bảo các em ở nhà không cần
học, nếu được hỗ trợ đúng cách có thể họ sẽ thay đổi suy nghĩ và nhận thức
khác hơn về việc cho các em đi học, giảm bớt tình trạng bỏ học sớm ở trẻ
{Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu trưởng thôn Đam Pao thuộc xã Đạ Đờn}
42
Các con số trên chỉ ra một thực tế rằng các hoạt động trợ giúp con em dân
tộc Kơ Ho trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục chưa mang lại hiệu quả,
các hoạt động dường như còn mang tính hình thức, không với tới được hết
các trường hợp cần sự trợ giúp. Hơn thế nữa, vai trò của các hội, ban, ngành
quá mờ nhạt, các hoạt động tham gia của các hội như Hội phụ nữ, Hội khuyến
học,…..còn phiến diện, chưa gắn liền với thực tế nên không được bà con tiếp
nhận nhiệt tình. Sự tham gia của Trung tâm CTXH hoàn toàn không có, mặc
dù đây là nơi duy nhất có các NVXH được đào tạo về chuyên ngành CTXH,
đây là một thiếu sót rất đang tiếc, vì với trình độ chuyên môn đã có, các
NVXH tại trung tâm CTXH có thể đóng vai trò điều phối, giám sát các hoạt
động CTXH của đội ngũ cán bộ, CTV CTXH tuyến huyện, đảm bảo các hoạt
động được lên kế hoạch, chuyên nghiệp và thực tế, đem lại hiệu quả cao. Do
thiếu định hướng và chỉ đạo, sự phối hợp của các hội, trung tâm CTXH và đội
ngũ nhân viên, CTV CTXH rất rời rạc và không đồng bộ, không tạo được sức
mạnh tổng thể khiến bản thân các NVXH cũng gặp khó khăn trong việc đứng
ra biện hộ cho các em về các chính sách và dịch vụ. Do vậy để các hoạt động
được diễn ra đồng bộ, có được sự đồng tình, tham gia của các hội, ban ngành
khác nhau rất cần có sự chỉ đạo, định hướng sát sao từ các cấp lãnh đạo.
2.2.2. Thực trạng hỗ trợ về y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện
Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
Bên cạnh nhu cầu về giáo dục, nhu cầu về y tế đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành và phát triển của trẻ em nói chung và trẻ em dân tộc Kơ
Ho nói riêng. Tuy nhiên, các dịch vụ y tế đôi khi không đến được với người
dân, đặc biệt là các nhóm DTTS vì nhiều lý do khác nhau. Một là do điều
kiện giao thông khó khăn, trạm y tế hay bệnh viện quá xa nơi bà con sinh
sống khiến bà con khó tiếp cận được với các dịch vụ y tế. Hai là, do
43
truyền thống dân tộc từ lâu đời, một bộ phận bà con DTTS khi bị bệnh thì
đến tìm thầy lang trước để trị bệnh, một số khác có thể tìm thầy mo, thầy
cúng mà không phải là bác sỹ. Ba là, bà con DTTS đôi khi do trình độ
nhận thức hạn chế, không biết và không hiểu đầy đủ về các dịch vụ y tế
cũng như các cách thức tiếp cận các dịch vụ này nên đôi khi khiến cho
bản thân con em trong gia đình mất đi các quyền được khám chữa bệnh
mà trẻ em lẽ ra cần được hưởng.
Theo kết quả khảo sát, có 50% số người tham gia phỏng vấn cho biết
con em mình được quan tâm, thăm khám thường xuyên, 27,5% cho biết có
được thăm khám y tế nhưng không thường xuyên và có tới 22,5% cho biết
chưa bao giờ được thăm khám về y tế, trong đó nhóm đối tượng này phần
lớn thuộc địa bàn thôn Ryông Sre, thị trấn Đinh Văn. Ngoài ra, trong số
120 hộ gia đình tham gia phỏng vấn thì có 3 hộ gia đình có trẻ khuyết tật,
trong đó có một trường hợp hoàn toàn không được thăm khám về y tế và
cũng thuộc địa bàn thôn Ryông Sre, hai trường hợp còn lại cho biết có
nhận được các thăm khám y tế từ các cán bộ y tế khá thường xuyên. Thực
tế này cho thấy, việc triển khai các dịch vụ y tế giữa các thôn, xã trên
cùng một địa bàn huyện là chưa đồng đều, vẫn có các trường hợp thuộc
diện được ưu tiên chăm sóc, thăm khám định kỳ bị bỏ sót. Đây là những
trường hợp mà các cán bộ, NVXH cần phát huy vai trò của mình để mang
các em đến gần hơn với các dịch vụ y tế, nhưng dường như vai trò kết nối,
biện hộ, tham vấn của NVXH ở đây không rõ nét, không được phát huy và
chưa mang lại hiệu quả cho trẻ và gia đình.
44
Biểu đồ 2.7. Mức độ đƣợc thăm khám thƣờng xuyên về y tế
Trong tổng số 120 người tham gia phỏng vấn thì chỉ có hơn 10% số
ngừơi được hỏi cho biết có gặp các khó khăn về tiếp cận các dịch vụ y tế,
còn lại gần 90% cho biết họ không gặp khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ y
tế. Đây là một con số đáng mừng, cho thấy các dịch vụ y tế đã và đang đến
gần hơn với bà con dân tộc Kơ Ho và việc mang các dịch vụ y tế đến với
con em dân tộc Kơ Ho không còn là thách thức quá lớn đối với ngành y tế
nói riêng cũng như các cán bộ, NVXH với vai trò là những người kết nối
bà con đến với các dịch vụ này. Và nhiệm vụ của ngành CTXH giờ đây là
hỗ trợ 10% còn lại có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế để 100% trẻ
em dân tộc Kơ Ho có thể được hưởng đầy đủ các dịch vụ y tế, đảm bảo các
em có thể phát triển toàn diện.
Ngoài ra, tiếp cận dễ dàng các dịch vụ y tế chỉ là một trong các điều
kiện cần thiết để mang các dịch vụ y tế đến gần con em dân tộc Kơ Ho, có
nhiều trường hợp, do tập quán, văn hóa tín ngưỡng, bà con lựa chọn không
đưa con em đến viện mà đến thầy lang để thăm khám, hoặc do các trở ngại
về ngôn ngữ, bà con không muốn đến viện vì cảm thấy không hiểu và
không được thấu hiểu một cách hoàn toàn. Do đó, khi có bệnh, mặc dù
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốTrường Bảo
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emforeman
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...KhoTi1
 
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Nengyong Ye
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhTrường Bảo
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiTrường Bảo
 

What's hot (20)

Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên GiangLuận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre em
 
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệpCuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAYLuận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
 
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nayLuận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
 
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
 
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánhBáo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với  phụ nữ khuyết tậtLuận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với  phụ nữ khuyết tật
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật
 
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
 

Similar to CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...nataliej4
 
Luanvan dang phuonglien
Luanvan dang phuonglienLuanvan dang phuonglien
Luanvan dang phuonglienMinh Hòa Lê
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019 (20)

Luận án: Quyền kinh tế xã hội văn hóa của người dân tộc thiểu số
Luận án: Quyền kinh tế xã hội văn hóa của người dân tộc thiểu sốLuận án: Quyền kinh tế xã hội văn hóa của người dân tộc thiểu số
Luận án: Quyền kinh tế xã hội văn hóa của người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
 
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vữngNghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
 
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam BộNghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
 
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái BìnhQuản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
 
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đSắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOTLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Luanvan dang phuonglien
Luanvan dang phuonglienLuanvan dang phuonglien
Luanvan dang phuonglien
 
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóaLuận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
 
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đCông tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
 
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAYCông tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
 
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
 

More from hieupham236

Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019hieupham236
 
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019hieupham236
 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019hieupham236
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...hieupham236
 
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019hieupham236
 
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019hieupham236
 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019hieupham236
 
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...hieupham236
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019hieupham236
 
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...hieupham236
 
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019hieupham236
 
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019hieupham236
 
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019hieupham236
 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019hieupham236
 
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...hieupham236
 
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...hieupham236
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019hieupham236
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...hieupham236
 
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...hieupham236
 
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019hieupham236
 

More from hieupham236 (20)

Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
 
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
 
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
 
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
 
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
 
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
 
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
 
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
 
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
 
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
 
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
CHUYỆN ANH MÃ - Abdallah SAAF_10592012092019
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG_10565012092019

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ KIM OANH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ KIM OANH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG Ngành: Công tác xã hội Mã số: 876 01 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ HÀ NỘI, 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm hà, tỉnh Lâm Đồng” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào trong cùng lĩnh vực nghiên cứu. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về cam đoan này. Học viên Nguyễn Thị Kim Oanh
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM ..........11 DÂN TỘC KƠ HO........................................................................................11 1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhu cầu của của trẻ em dân tộc Kơ Ho.............11 1.2. Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho: Khái niệm, hình thức, phương pháp ...............................................17 1.3. Cơ sở chính trị - pháp lý của công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho................................................................25 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TẠI HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG .....................................................29 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ...............................................................29 2.2. Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng................................34 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho...................................................................51 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TẠI HUYỆN LÂM HÀ ..............................60 3.1. Định hướng tăng cường công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng...................60 3.2. Giải pháp tăng cường công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng...................63 KẾT LUẬN....................................................................................................74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................78 PHỤ LỤC.......................................................................................................82
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTV Cộng tác viên CTXH Công tác xã hội DTTS Dân tộc thiểu số NVXH Nhân viên xã hội
  • 6. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, HỘP Biểu đồ 2.1. Phân loại các hộ gia đình tham gia khảo sát theo điều kiện kinh tế...................................................................................................................... 32 Biểu đồ 2.2. Trình độ học vấn của các chủ hộ gia đình tham gia khảo sát..... 33 Hộp 2.1. Hoàn cảnh gia đình của các đồng bào dân tộc nói chung tại thôn Tân Lập thuộc xã Đan Phượng............................................................................... 34 Biểu đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc theo học của trẻ....................... 35 Hộp 2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc trẻ em dân tộc Kơ Ho không theo học thường xuyên................................................................................................... 36 Biểu đồ 2.4. Mức độ tiếp nhận các hỗ trợ về tiếp cận dịch vụ giáo dục......... 37 Biểu đồ 2.5. Các hình thức hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục ................... 39 Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng đối với hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục ........................................................................................................... 41 Hộp 2.3. Về hiệu quả hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục ........... 41 Biểu đồ 2.7. Mức độ được thăm khám thường xuyên về y tế......................... 44 Hộp 2.4. Thẻ BHYT đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho trên 6 tuổi...................... 45 Biểu đồ 2.8. Các hình thức hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ y tế ........................... 46 Hộp 2.5. Khảo sát về các hình thức hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ y tế.............. 47 Hộp 2.6. Khảo sát về tình hình tiếp cận các dịch vụ y tế................................ 48 Hộp 2.7. Các hình thức hỗ trợ trẻ Kơ Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế.......... 48 Hộp 2.8. Các hình thức hỗ trợ trẻ Kơ Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế.......... 48 Biểu đồ 2.9. Mức độ hài lòng về các hỗ trợ trong tiếp cận các dịch vụ y tế... 48 Hộp 2.9. Khó khăn chính gây trở ngại trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế... 50 Bảng 3.1. Thực trạng cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội ở Lâm Đồng:....................................................................................................... 57
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng đối với gia đình và xã hội. Người Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương gắn bó với con cháu. Con cháu không chỉ là nguồn hạnh phúc mà còn là niềm mong ước, là nơi gửi gắm những ước mơ, niềm tin và sự hãnh diện. Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng được chăm sóc, dạy dỗ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ để trở thành những đứa con tương lai của đất nước. Trẻ em dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa đang phải sống trong cảnh nghèo khổ, thiếu thốn các nhu cầu cơ bản, và hầu hết đang phải sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Các dân tộc có quan hệ lâu đời trên nhiều lĩnh vực trong quá trình cùng tồn tại và phát triển. Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc xây dựng quan hệ đoàn kết, bình đẳng hữu nghị giữa các dân tộc là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược. Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, phát huy sức mạnh của cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu độc độc lập, thống nhất tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Bước sang thời kì mới, của sự nghiệp xây dựng đất nước, nhân dân ta càng có điều kiện tốt hơn để tăng cường mở rộng khối đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên cao sức mạnh dân tộc để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc là những vấn đề rất lớn, phức tạp và nhạy cảm. Nhiều nội dung của vấn đề này đang cần được nghiên cứu, cả về lý luận và thực tiễn. Từ trước đến nay, những vấn đề thời sự liên quan đến dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế
  • 8. 2 giới cũng như trong nước luôn nóng, được nhiều người, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Lâm Hà là một huyện vùng núi, có ranh giới phía Bắc giáp huyện Đam Rông, phía Đông giáp thành phố Đà Lạt, phía Đông Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Tây giáp huyện Di Linh, đều là các huyện của tỉnh Lâm Đồng. Toàn huyện có 16 xã, có 141.678 khẩu/36.458 hộ; đồng bào các DTTS chiếm khoảng 24% với 33.496 khẩu /6.783 hộ; trong đó dân tộc Kơ Ho chiếm 70% và phần lớn người Kinh là dân gốc Hà Nội và Hà Tây vào xây dựng vùng kinh tế mới sau khi thống nhất đất nước. Địa hình phức tạp, nhiều đồi núi và khe suối, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn và thường bị chia cắt trong mùa mưa lũ, dân cư phân bố rải rác theo các trục đường giao thông và các bãi ven sông suối. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế xã hội chậm phát triển. Trong khi đó một số bộ phận dân cư còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là các hộ nghèo không chịu lo làm ăn vươn lên thoát nghèo. Là một huyện vùng núi hay gặp thiên tai, mất mùa nên dẫn đến khó khăn về vật chất và phải đối phó với nhiều rủi ro. Kinh tế khó khăn kéo theo điều kiện về tinh thần ảnh hưởng, người dân nơi đây rất cần sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cơ quan chức năng và đội ngũ công tác xã hội chuyên nghiệp có năng lực tư vấn cho người dân giám sát các chính sách xã hội, định hướng đúng hành vi xã hội cũng như hỗ trợ nâng cao năng lực bản thân vượt lên số phận, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong những năm gần đây, chính quyền, đảng bộ và nhân dân huyện Lâm Hà đã có nhiều cố gắng trong việc quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với người dân và gia đình của họ bằng nhiều việc làm thiết thực. Do vậy, đời sống của nhiều gia đình dân tộc thiểu số tại địa phương đã phần nào ổn định. Song, với điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn bởi
  • 9. 3 việc giúp đỡ, hỗ trợ chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu và cơ bản nhất mà chưa thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng khác và giải quyết những vấn đề mang tính chất cá nhân, nhóm đối tượng đặc thù. Đối với đồng bào DTTS, các hoạt động hỗ trợ phần lớn tập trung vào mục tiêu giải quyết nghèo đói, phần khác hướng đến các hoạt động khuyến khích con em DTTS đi học, và đi học đều, không bỏ học, phần khác hướng đến việc tuyên truyền bà con trong công tác phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, các hoạt động này chưa mang tính chuyên nghiệp, chưa mang màu sắc CTXH, hiệu quả đem lại chưa cao. Trên thế giới CTXH là một nghề có lịch sử khá lâu đời, tuy nhiên tại Việt Nam, CTXH mới được công nhận là mọt nghề chuyên nghiệp vào năm 2010. Do đó, để người dân nói chung và DTTS, trẻ em DTTS nói riêng được hỗ trợ hiệu quả và chuyên nghiệp, CTXH cần tham gia với các ngành và lĩnh vực khác, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội thông qua các phương pháp công tác xã hội nhằm hỗ trợ, nâng cao đời sống của người dân trên mọi phương diện đặc biệt là đối với trẻ em dân tộc thiểu số. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả muốn hướng các nghiên cứu đến các hoạt động CTXH trong hỗ trợ trẻ em DTTS Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Trẻ em ở các xã có dân tộc thiểu số ở huyện Lâm Hà bỏ học khá sớm và khá phổ biến ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trên địa bàn tỉnh nhà, trước mắt và lâu dài. Vấn đề về y tế cũng vậy, rất ít được quan tâm nên việc tiệp cận các dịch vụ y tế còn rất hạn chế. Công tác xã hội với trẻ em dân tộc thiểu số là lĩnh vực khoa học còn khá mới, nghề công tác xã hội đang được chú ý và coi trọng trong vấn đề giúp đỡ các đối tượng yếu thế gặp khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là về giáo dục và y tế. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã chọn đề tài: “Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn
  • 10. 4 huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực trạng việc hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng và những nguyên nhân, yếu tố tích cực và tiêu cực tác động đến trẻ em dân tộc Kơ Ho, từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp công tác xã hội để hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 2. Tình hình nghiên cứu liên quan dến đề tài Liên quan tới dân tộc thiểu số đã có rất nhiều các tác giả, công trình nghiên cứu, trong đó về CTXH đã có các công trình nghiên cứu sau: - Nghiên cứu của tác giả Nông Thị Phương Thảo, 2012, về “Công tác xã hội với người dân tộc thiểu số về bảo hiểm y tế từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn” đã chỉ ra thực trạng chính sách bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện các chính sách bảo hiểm y tế đối với người dân tộc thiểu số tại tỉnh Lạng Sơn [39]. - Nghiên cứu của tác giả Tạ Thị Tiệp, 2014, về “Công tác xã hội với tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số - nghiên cứu trường hợp tại xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai” đã chỉ ra những yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần giải quyết vấn đề xã hội đang xảy ra ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai [34]. - Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2015, về “Hỗ trợ xã hội đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” đã nêu những hạn chế, bất cập trong thực hiện chính sách hỗ trợ xã hội đối với người dân tộc thiểu số, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất giải pháp góp phần thực hiện chính sách cho người dân tộc thiểu số tại xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình [21].
  • 11. 5 - Nghiên cứu của tác giả Ríah Nhô, 2018, về “Hoạt động phát triển cộng đồng trong giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn xã Ch’ơm huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam”, nghiên cứu đã chỉ ra những số liệu cụ thể thực trạng về phát triển cộng đồng trong giảm nghèo và đưa ra những giải pháp nâng cao vai trò của phát triển cộng đồng trong giảm nghèo đối người đồng bào dân tộc thiểu số [32]. - Nghiên cứu của tác giả Vũ Thanh Thủy, 2017, về “Công tác xã hội nhóm đối với sinh viên dân tộc thiểu số từ thực tiễn trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai” nghiên cứu đã chỉ ra việc hình thành và phát triển kỹ năng, trọng tâm là kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc thiểu số Trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai là một vấn đề cấp bách hiện nay cả về lý luận và thực tiễn [40]. - Nghiên cứu của nhóm tác giả Lưu Quang Tuấn, Đặng Đỗ Quyên, Nguyễn Thị Hải Yến, 2013, về “An sinh xã hội cho dân tộc thiểu số – Tổng quan từ chính sách, nghiên cứu và dữ liệu sẵn có” của Viện Khoa học , Lao động và xã hội đã chỉ ra các điểm tích cực và hạn chế của chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số [35]. Đặc biệt, nghiên cứu trên đã đưa ra một vài số liệu cụ thể về tình trạng nghèo đói, trình độ giáo dục của trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như mức độ bao phủ của BHYT và mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Từ các nghiên cứu trên nhóm tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp mang tính vĩ mô nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả cho việc thực thi các chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số. - Báo cáo tóm tắt Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (2012) “Đánh giá thực trạng khả năng và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số” của Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, đã nghiên cứu về cơ sở lý
  • 12. 6 luận và thực tiễn về khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi; đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi [2]. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Các đề tài nghiên cứu trên mang tính thực tiễn và lý luận cao, góp phần làm rõ hơn thực trạng về đời sống của các nhóm dân tộc thiểu số, mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội, đồng thời chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu về giáo dục, y tế của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và trẻ em DTTS nói riêng, các vấn đề về chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như trẻ em DTTS, từ đó làm nổi bật thêm tính cấp thiết của nhu cầu áp dụng CTXH để hỗ trợ các nhóm yếu thế này. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả muốn làm nổi bật hơn các vấn đề trên từ góc nhìn CTXH, đặc biệt là CTXH đối với trẻ em, là nhóm đối tượng nhạy cảm, cần rất nhiều sự quan tâm, cần được can thiệp và hỗ trợ hiệu quả để các em có thể sống và phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần. Cho tới thời điểm này chưa có nghiên cứu cụ thể nào liên quan tới công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” để đi sâu tìm hiểu và phân tích rõ hơn thực trạng CTXH trong hỗ trợ trẻ em Kơ Ho , từ đó đề xuất các giải pháp để sự can thiệp của CTXH trong lĩnh vực giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho mang lại hiệu quả cao nhất 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu
  • 13. 7 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về CTXH trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc, trong đó có trẻ em dân tộc Kơ Ho. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị, giải pháp công tác xã hội để hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho nói riêng và trẻ em dân tộc thiểu số nói chung 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải các vấn đề lý luận về CTXH trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc, trong đó có trẻ em dân tộc Kơ Ho. - Phân tích thực trạng hoạt động CTXH trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng; - Đề xuất các khuyến nghị và giải pháp về hoạt động CTXH trong hỗ trợ về giáo dục và y tế cho trẻ em dân tộc Kơ Ho nói riêng và trẻ em dân tộc thiểu số nói chung. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho. - Khách thể nghiên cứu: + Các hộ gia đình dân tộc Kơ Ho có con trong độ tuổi đi học từ 3 đến 16 tuổi trên địa bàn huyện Lâm Hà; + Lãnh đạo huyện Lâm Hà, đại diện Hội Phụ nữ huyện Lâm Hà, đại diện Ban Dân tộc huyện Lâm Hà; các trưởng thôn tại các thôn có đông hộ gia đình dân tộc Kơ Ho sinh sống thuộc huyện Lâm Hà. 4.2. Phạm vi nghiên cứu
  • 14. 8 4.2.1. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 4.2.2. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ tháng 03/2018 đến hết tháng 7/2018. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - LêNin nhằm nghiên cứu vấn đề trong trạng thái vận động biến đổi không ngừng và trong mối quan hệ tổng thể tác động qua lại giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng khác, đồng thời các hiện tượng nghiên cứu luôn được xem xét trong quá trình từ hình thành đến phát triển qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Bên cạnh đó, tôi cũng dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước... về quyền con người, quyền công dân, về chính sách phát triển kinh tế- xã hội để phân tích chính sách hỗ trợ xã hội cho trẻ em dân tộc thiểu số. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu sẵn có từ các nguồn tài liệu chính thức, từ các công trình nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đây, các bài viết, tạp chí, sách báo, internet,.. từ các báo cáo của cơ quan chức năng huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em dân tộc thiểu số trong huyện. Việc nghiên cứu các tài liệu thứ cấp này giúp tác giả hiểu và nắm được các đặc điểm tâm sinh lý của dân tộc thiểu số, thực trạng đời sống của nhóm dân tộc thiểu số cần nghiên cứu, từ đó, xác định nhu cầu của trẻ em dân tộc thiểu số, nhất là nhu cầu được hỗ trợ về giáo dục và y tế.
  • 15. 9 Phương pháp điều tra bảng hỏi: Bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu là các hộ gia đình dân tộc Kơ Ho có con trong độ tuổi đi học, độ tuổi từ 3 đến 16 tuổi, với các câu hỏi nhằm thu thập các thông tin để tổng hợp số liệu, lượng hóa thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu. Cỡ mẫu: Tác giả chọn 120 mẫu là các hộ gia đình dân tộc Kơ Ho có con trong độ tuổi đi học từ 3 đến 16 tuổi; hiện đang sinh sống tại 03 xã, thị trấn tập trung đông các hộ gia đình dân tộc Kơ Ho nhất huyện Lâm Hà: thị trấn Đinh Văn, xã Đạ Đờn, xã Đan Phượng; Cỡ mẫu định lượng: 120 hộ gia đình được phân theo điều kiện kinh tế và trình độ học vấn, cơ cấu như sau: - Theo điều kiện kinh tế: hộ nghèo chiếm 42%; hộ cận nghèo chiếm 19%, hộ có trẻ khuyết tật chiếm 2% và các hộ thuộc diện khác chiếm 37%. - Trình độ học vấn: Không biết chữ chiếm 50%; Trình độ tiểu học chiếm 36%; trình độ trung học chiếm 12%; Trình độ Trung cấp chiếm 0%; trình độ cao đẳng chiếm 1% và trình độ đại học chiếm 1% Phương pháp phỏng vấn sâu : Để thu thập thông tin định tính, trong đề tài này tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 07 người trong đó: 02 lãnh đạo huyện, 01 người chủ tịch hội phụ nữ huyện, 01 người ban dân tộc huyện, 03 người trưởng thôn, bản tại 03 thôn, bản vùng dân tộc thiểu số sinh sống (thôn Tân Lập thuộc xã Đan Phượng, thôn Đam Pao thuộc xã Đạ Đờn và thôn Ryông Sré thuộc thị trấn Đinh Văn) Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật, hiện tượng. Nó được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu và trong nhiều giai đoạn như tìm hiểu về địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác xã hội với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại địa phương. Mục đích của quan sát
  • 16. 10 để hiểu về những khó khăn của trẻ em dân tộc Kơ Ho trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt… Phương pháp xử lý dữ liệu: Đối với dữ liệu định tính của phỏng vấn sâu tác giả dùng phương pháp tổng hợp, phân tích… Sử dụng công cụ SPSS 16.0 để xử lý các bảng hỏi đã thu thập từ trẻ, phần mềm excel để vẽ biểu đồ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Đóng góp về mặt khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về CTXH đối với trẻ em dân tộc thiểu số về giáo dục và y tế. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu là góp phần như là bằng chứng khoa học cho cơ quan hữu quan trong việc xây dựng chính sách, giải pháp thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, thực hành về công tác xã hội, đặc biệt là công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho. 7. Kết cấu luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho; Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng; Chương 3: Giải pháp tăng cường sự hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
  • 17. 11 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO 1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhu cầu của của trẻ em dân tộc Kơ Ho 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm trẻ em dân tộc Kơ Ho * Khái niệm: Trẻ em: Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em: “Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có qui định tuổi thành niên sớm hơn” (Điều 1). Luật Trẻ em của Việt Nam năm 2016 quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi (Điều 1). Dân tộc thiểu số: Dân tộc là tên chỉ cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch sử, sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước. Trong xã hội nguyên thủy đã có thị tộc, bộ lạc. Những thành viên trong thị tộc gắn bó với nhau bằng quan hệ huyết thống. Bộ lạc bao gồm những người cùng họ, cùng sinh sống trên một địa bàn. Sản xuất phát triển thì bản thân con người cũng phát triển theo, cùng với những đặc trưng như ngôn ngữ, văn hóa vật chất (thể hiện trong phương thức sản xuất, phương thức sinh hoạt) và văn hóa tinh thần (thể hiện thành ý thức và các hình thái ý thức). Hình thức của cộng đồng người cũng có sự tiến hóa: từ phân tán đến tập trung, từ thấp đến cao, kết quả là hình thành nên tộc người và những dân tộc khác nhau như chúng ta thấy hiện nay.
  • 18. 12 Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “dân tộc thiểu số”, ví dụ năm 1930, Tòa án Công lý quốc tế thường trực (Permanent Court of International Justice - PCIJ, cơ quan tài phán của Liên hợp quốc), đưa ra ý kiến tư vấn về vụ tranh cãi giữa hai nước Hy Lạp và Bungari liên quan đến vị thế của các cộng đồng nhập cư thiểu số ở hai nước này. PCIJ xác định một cộng đồng thiểu số là “một nhóm người sống trên một quốc gia hoặc địa phương nhất định, có những đặc điểm đồng nhất về chủng tộc, tín ngưỡng, ngôn ngữ và truyền thống, có sự giúp đỡ lẫn nhau và có quan điểm thống nhất trong việc bảo lưu những yếu tố truyền thống, duy trì tôn giáo, tín ngưỡng và hướng dẫn, giáo dục trẻ em trong cộng đồng theo tinh thần và truyền thống của chủng tộc họ” [43, tr.8]. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, thì khái niệm “dân tộc thiểu số” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc. Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít, mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc. Vận dụng quan điểm trên vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định quan niệm nhất quán của mình: Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên, với khoảng trên 96 triệu người (tính đến tháng 8/2018). Trong tổng số các dân tộc nói trên thì dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số, được quan niệm là “dân tộc đa số”, 53 dân tộc còn lại, chiếm 13,8% dân số được quan niệm là “dân tộc thiểu số” trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khái niệm “dân tộc thiểu số”, có lúc, có nơi, nhất là trong những năm trước đây còn được gọi là “dân tộc ít người”. Mặc dù hiện nay đã có qui định thống nhất gọi là “dân tộc thiểu số”,
  • 19. 13 nhưng cách gọi “dân tộc ít người” vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung. Như vậy, khái niệm “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 2 - Điều 4, Nghị định số: 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ). Dân tộc Kơ Ho là một trong 54 dân tộc thiểu số bao gồm nhiều nhóm dân địa phương khác nhau như: Kơ Ho Srê, Kơ Ho Chil, Kơ Ho Nộp, Kơ Ho Lạch, Kơ Ho T’ring và Kơ Ho Cờ Dòn. Trẻ em dân tộc thiểu số: Từ những điều trình bày trên đây, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về trẻ em dân tộc thiểu số Kơ Ho như sau: Trẻ em dân tộc thiểu số Kơ Ho là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, là con các gia đình dân tộc thiểu số Kơ Ho hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, có tín ngưỡng, văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống đặc trưng, riêng biệt và mang tính kế thừa sâu sắc. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả giới hạn nghiên cứu nhóm trẻ em trong độ tuổi đến trường (3-16 tuổi), là con em dân tộc thiểu số Kơ Ho hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Nhìn chung, cuộc sống của đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Kơ Ho nói riêng hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà nước, cuộc sống của đồng bào DTTS phần nào đã được cải thiện, đối với đồng bào dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà nói riêng, cuộc sống đã ổn định hơn, một số nhu cầu cơ bản đã được giải quyết. Tuy nhiên, để các gia đình có thể ổn định và phát triển, đồng bào và trẻ em dân tộc Ko Ho vẫn cần nhận được những hỗ trợ trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, cụ thể ở đây là các dịch vụ y tế và giáo dục.
  • 20. 14 Nhóm trẻ trong độ tuổi từ 3 – 16 tuổi là nhóm trẻ cần nhận được sự quan tâm của xã hội vì trong giai đoạn này các em tách khỏi vòng tay gia đình và bước sang giai đoạn tham gia vào xã hội thông qua môi trường giáo dục, vì vậy, việc trẻ em trong độ tuổi này được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục là rất quan trọng, đặc biệt đối với trẻ em dân tộc thiểu số. Môi trường giáo dục có thể giúp trẻ em DTTS thu thập được những kiến thức, văn hóa, nhận thức khác so với văn hóa, truyền thống mà trong gia đình các em được truyền đạt lại, giúp các em có cái nhìn đa dạng hơn, phát triển toàn diện hơn và hòa nhập nhanh hơn với xã hội nói chung cũng như các nhóm dân tộc khác nói riêng. Bên cạnh đó, tiếp cận các dịch vụ giáo dục còn giúp các em, đặc biệt trẻ trong độ tuổi vị thành niên tránh xa được các tệ nạn xã hội, có khả năng nhận biết được mặt tối và mặt sáng của xã hội để không bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Trẻ em luôn là đối tượng được pháp luật bảo vệ tuyệt đối và Nhà nước, xã hội bảo đảm các quyền cơ bản, trong đó có quyền được khám chữa bệnh. Tuy nhiên, với nhóm DTTS nói chung, tỷ suất tử vong ở trẻ em độ tuổi dưới 5 tuổi cao hơn nhóm trẻ em dân tộc Kinh, Hoa khoảng 3 lần (theo Báo cáo giám sát Công bằng y tế số 3 năm 2016 – PAHE) [29, tr.28] và tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ em DTTS dưới 5 tuổi cao gấp 2 lần so với trẻ em dân tộc Kinh, Hoa (theo Báo cáo giám sát Công bằng y tế số 2 năm 2013 – PAHE) [29, tr.29]. Bên cạnh tỷ suất tử vong và tỷ lệ suy dinh dưỡng, nhóm trẻ em DTTS còn gặp phải những nguy cơ mắc các bệnh dịch cao hơn nhóm trẻ dân tộc Kinh, Hoa. Một số con số thống kê trên cho thấy, tình trạng sức khỏe của nhóm trẻ DTTS còn cần nhận được nhiều sự quan tâm để giúp các em theo kịp mức sức khỏe chuẩn chung của Việt Nam và khu vực.
  • 21. 15 Việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục đôi khi bị hạn chế bởi chính khả năng nhận thức của đồng bào. Do văn hóa, tín ngưỡng, tập tục lâu đời, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn có những nhận thức hạn chế đối với bệnh tật, phòng chống bệnh tật, học văn hóa. Các hoạt động CTXH, vì thế, phải là cầu nối để khiến đồng bào dân tộc Kơ Ho có thể thay đổi nhận thức, có cái nhìn mới hơn về tầm quan trọng của việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục cho con em mình. Có thể nói dịch vụ y tế và giáo dục là hai nhân tố quan trọng trong việc giúp trẻ em nói chung và trẻ em DTTS Kơ Ho nói riêng phát triển toàn diện để trở thành những công dân có ích cho đất nước sau này. 1.1.2 Nhu cầu của trẻ em dân tộc Kơ Ho Cũng như trẻ em nói chung, trẻ em DTTS Kơ Ho cũng có những nhu cầu được chăm sóc về thể chất, tinh thần, cảm xúc, giao tiếp xã hội. Trước hết để các em có thể phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì các nhu cầu cơ bản của các em như: nhu cầu về dinh dưỡng, nhà ở, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, quần áo mặc cần được đáp ứng đầy đủ. Đối với các gia đình có mức sống trung bình – khá, thì chỉ tiêu dinh dưỡng, nhà ở và điều kiện sinh hoạt cho trẻ không gặp nhiều trở ngại. Nhưng với kết quả khảo sát 3 xã, thị trấn, có tới 50% số hộ gia đình tham gia khảo sát thuộc diện hộ nghèo và có khoảng gần 20% thuộc diện cận nghèo. Bên cạnh đó, đa số các hộ gia đình có trung bình từ 2 đến 3 con đều trong độ tuổi đi học, khiến gia đình gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng và điều kiện sinh hoạt, vật chất cho các em, ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe và sự phát triển về thể chất, cũng như ảnh hưởng đến tình trạng theo học của các em tại trường. Đây cũng là một khía cạnh cần được lưu tâm trong hoạt động hỗ trợ trẻ đến trường, vì có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ không theo học thường
  • 22. 16 xuyên và bỏ học. Ngoài những nhu cầu cơ bản trên, trẻ cần được vui chơi, và cần nhận được quan tâm, yêu thương từ gia đình, nhà trường cũng như toàn xã hội. Tuy nhiên, do đa số các gia đình dân tộc Kơ Ho còn nghèo, đông con, nỗi lo về cơm ăn, áo mặc hàng ngày luôn thường trực, cha mẹ quá bận bịu với công việc và bản thân các em cũng tham gia lao động giúp cha mẹ từ rất sớm, khiến nhiều em không nhận được sự quan tâm đúng đắn về mặt tinh thần, khiến các em khó bộc lộ, diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc. Các NVXH cần chú ý đặc điểm này trong quá trình làm việc với các em và gia đình để tìm ra cách giải quyết dựa theo nhu cầu và mong muốn của trẻ. Ngoài các nhu cầu cơ bản về dinh dưỡng, nhà ở, vui chơi, yêu thương, các em còn có hai nhu cầu quan trọng khác nữa là nhu cầu y tế và giáo dục. Đây cũng là hai nhu cầu mà trong khuôn khổ luận văn này, tác giả muốn đề cập đến theo quan điểm CTXH. Trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 16 tuổi có nhu cầu rất lớn về giao tiếp xã hội. Thông qua nhà trường, các em dần mở rộng các mối quan hệ và tìm hiểu các khía cạnh cuộc sống bên ngoài môi trường gia đình, làng bản. Môi trường giáo dục không chỉ giúp các em trưởng thành về mặt nhận thức mà còn chi phối rất nhiều đời sống tình cảm, cảm xúc của các em, là nhân tố vô cùng quan trọng, bên cạnh gia đình, định hướng cho các em có những hành vi, lối sống đúng đắn, đôi khi nhà trường chính là cánh cửa giúp các em có thể hiểu và làm chủ được cảm xúc của chính mình. Tuy nhiên, vì trẻ em DTTS nói chung và trẻ em dân tộc Kơ Ho nói riêng có những đặc điểm riêng, song song với sự hỗ trợ của thầy cô giáo và các NVXH, các dịch vụ giáo dục nên điều chỉnh sao cho phù hợp với các em để các em có thể dễ dàng tiếp thu, tạo động lực và khơi gợi cảm hứng đi học cho các em. Bên cạnh nhà trường, thì các dịch vụ y tế có nhiệm vụ hỗ trợ gia đình chăm sóc thể chất cho các em, gia đình cũng như các em cần được trang bị
  • 23. 17 những kiến thức cơ bản về các bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh, cách chăm sóc vệ sinh cá nhân hàng ngày và cách tiếp cận các dịch vụ y tế khi gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Các nhu cầu này đôi khi do một số lý do về tín ngưỡng, phong tục, tập quán, nhận thức, chính bản thân các em và gia đình không để tâm hay không chú trọng, nhưng để các em có thể phát triển toàn diện thì việc mang các dịch vụ y tế, giáo dục đến với các em thực sự mang tính cấp thiết. Nhiệm vụ của CTXH là tìm hiểu để vận động thay đổi nhận thức, tham vấn, tư vấn và hỗ trợ gia đình, hỗ trợ trẻ tiếp cận các dịch vụ y tế hiệu quả. Nếu không có các dịch vụ y tế và giáo dục, trẻ em dân tộc Kơ Ho có nguy cơ sẽ lớn lên trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, bị phó mặc cho bệnh tật, bị bỏ rơi về mặt nhận thức, ảnh hưởng đến tương lai của chính các em sau này. 1.2. Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho: Khái niệm, hình thức, phƣơng pháp 1.2.1 . Khái niệm công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho Công tác xã hội: Trước hết, Công tác xã hội theo định nghĩa của Hiệp hội Quốc gia NVCTXH Mỹ (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ. Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của
  • 24. 18 họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Theo Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến [41]. Như vậy, CTXH trước hết là một nghề chuyên nghiệp, là một khoa học ứng dụng trong việc hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề của họ trong cuộc sống, góp phần vào việc thúc đẩy công bằng, hạnh phúc cho người dân nói chung và cho những đối tượng yếu thế nói riêng. Trong khuôn khổ luận văn này, CTXH trong trợ giúp trẻ em DTTS Kơ Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục là những hoạt động thiết thực như kết nối, trợ giúp, giáo dục, ttham vấn,….nhằm giúp cho ttrer em Kơ Ho có thể khắc phục được những khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ y tế, giáp dục, nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ này cho trẻ và gia đình, bảo đảm cho trẻ em Kơ Ho được hưởng những quyền liên quan đến giáo dục và y tế nhưng mọi trẻ em khác. Các hoạt động được các NVXH hay các cộng tác viên CTXH thực hiện một cách chuyên nghiệp, tuân thủ theo các nguyên tắc và phương pháp của nghề CTXH. Các nguyên tắc của ngành CTXH: - Chấp nhận thân chủ: NVXH cần đón nhận thân chủ với hoàn cảnh, giá trị mà họ vốn có, không phán xét. Trẻ em dân tộc Kơ Ho và gia đình của các em có thể có những hoàn cảnh và quan điểm sống khác biệt so với các DTTS và người Kinh nhưng NVXH cần đón nhận các em đúng như những gì các em
  • 25. 19 có, không đưa ra các phán xét chủ quan và đặc biệt không phê phán. Điển hình như việc, đồng bào Kơ Ho đặt niềm tin tuyệt đối vào các Đấng Thần linh, tin rằng Thần linh ban cho họ đồ ăn và cuộc sống ấm no, cũng như định đoạt cái chết và sự sống. NVXH cần chấp nhận quan điểm sống và đức tin này và chỉ nên hỗ trợ bà con nâng cao nhận thức về các dịch vụ y tế, xã hội để khi cần thiết bà con có thể tiếp nhận các dịch vụ trên cho con em mình mà hoàn toàn không cần thay đổi niềm tin tôn giáo của mình. - Tôn trọng sự khác biệt: trong CTXH, mỗi trường hợp cần can thiệp là một trường hợp riêng biệt, một hoàn cảnh và câu chuyện cá nhân của thân chủ. Trẻ em dân tộc Kơ Ho mang những đặc điểm riêng biệt chung theo đặc điểm dân tộc, và mỗi trẻ mang đặc điểm, hoàn cảnh riêng của bản thân các em. Hiểu và tôn trọng được điểm khác biệt của trẻ, NVXH sẽ đưa ra được những hướng giải quyết cụ thể theo từng trẻ hay từng nhóm trẻ. Trẻ em Kơ Ho có thể không biết tiếng Việt, các em và gia đình có nếp sinh hoạt khác với trẻ và gia đình trẻ em dân tộc Kinh, ví dụ trẻ em dân tộc Kơ Ho và gia đình trẻ luôn coi việc trẻ bỏ học giúp cha mẹ làm việc là rất bình thường. Do đó, NVXH không chỉ tôn trọng mà còn cần tìm ra cách để có thể khiến các em đến gần hơn với giáo dục và y tế mà không làm trẻ hay gia đình cảm thấy bị ép buộc hay không được tôn trọng. - Để thân chủ chủ động tham gia vào tiến trình trợ giúp: trong trường hợp này, trẻ em Kơ Ho mang vai trò chủ đạo trong suốt quá trình hỗ trợ của NVXH, các NVXH sẽ cùng gia đình hỗ trợ và đồng hành cùng các em. Và để các em cảm thấy thoải mái khi tham gia tiến trình trợ giúp, NVXH phải luôn là người lắng nghe, thấu hiểu để nắm bắt được những suy nghĩ, mong muốn, những vấn đề mà các em gặp để giúp các em tìm ra cách giải quyết, tạo dựng niềm tin cho trẻ.
  • 26. 20 - Tôn trọng quyền tự quyết: ở đây, quyền tự quyết của gia đình trẻ và bản thân trẻ về việc học tập và khám chữa bệnh luôn được NVXH tôn trọng, NVXH là người tham gia tư vấn, hỗ trợ cho gia đình và trẻ trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục. NVXH cần tác động gia đình trẻ về mặt nhận thức để trẻ và gia đình hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng các dịch vụ y tế và giáo dục. Tuy nhiên, trong các trường hợp sự tự quyết có thể gây hại cho trẻ, các NVXH có thể can thiệp và kêu gọi sự trợ giúp từ các hội, đoàn thể và các cơ quan chức năng khác. - Đảm bảo tính riêng tư bảo mật về các thông tin liên quan đến thân chủ: trong trường hợp này việc đảm bảo tính riêng tư của thông tin là rất quan trọng, đặc biệt khi các hoạt động trợ giúp liên quan đến dịch vụ y tế, các thông tin về bệnh tật hay tình trạng sức khỏe của trẻ cần được tôn trọng và bảo mật. - Sự tự ý thức về bản thân của NVXH: NVXH tự ý thức về trách nhiệm đảm bảo thân chủ được cung cấp những dịch vụ tốt nhất, theo sát thân chủ từ khi mở ca đến khi đóng ca, theo dõi và sẵn sàng trợ giúp thân chủ ngay cả sau khi đóng ca, không tư lợi, không lạm quyền, đặc biệt khi thân chủ lại là trẻ em DTTS, là nhóm đối tượng có những đặc điểm riêng biệt cần rất nhiều sự khéo léo và nhạy cảm trong quá trình giải quyết công việc. - Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp: đối với thân chủ, mà ở đây là các gia đình DTTS, các NVXH cần giữ thái độ tôn trọng, đối xử bình đẳng và khách quan. Điều này thể hiện tính chuyên nghiệp và khiến đồng bào cũng như trẻ em DTTS giảm bớt mặc cảm và có thể dễ dàng tạo lập mối quan hệ với các NVXH.
  • 27. 21 Công tác xã hội trong trợ giáo dục: Công tác xã hội trong trợ giáo dục là giúp trẻ Ko Ho tiến cận với các dịch vụ giáo dục là các hoạt động trợ giúp được các nhân viên CTXH thực hiện thông qua các biện pháp trực tiếp như tham vấn, tư vấn, hỗ trợ tâm lý và hỗ trợ trực tiếp trong quá trình học tập, hoặc thông qua các biện pháp gián tiếp như tuyên truyền chung về việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục tại cộng đồng, các hoạt động này có thể được thực hiện theo các phương pháp CTXH và tuân thủ nguyên tắc của CTXH. Công tác xã hội trong trợ y tế: Công tác xã hội trong hỗ trợ y tế là các hoạt động trợ giúp được các nhân viên CTXH thực hiện thông qua các biện pháp trực tiếp như tham vấn, tư vấn, hỗ trợ tâm lý và hỗ trợ trẻ trong thăm khám, thông qua các biện pháp gián tiếp như tuyên truyền chung về việc tiếp cận các dịch vụ y tế tại cộng đồng. các hoạt động này có thể được thực hiện theo các phương pháp CTXH và tuân thủ nguyên tắc của CTXH. Nhân viên công tác xã hội: Để các hoạt động CTXH có thể được tiến hành hiệu quả, vai trò của NVXH và các cộng tác viên CTXH là không thể thiếu, vậy NVXH là những ai? Họ có vai trò gì trong tiến trình kết nối trợ giúp trẻ em dân tộc Kơ Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục? Theo Hiệp hội Nhân viên công tác xã hội quốc tế -IFSW, Nhân viên công tác xã hội (tiếng Anh là social worker) là những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực, được đào tạo chính quy và cả bán chuyên nghiệp, được trang bị các kiến thức và kỹ năng trong CTXH để trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá
  • 28. 22 nhân, giữa cá nhân với môi trường, tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Tại Việt Nam, chưa có quy định cấp chứng chỉ hành nghề cho nhân viên công tác xã hội hay gọi tắt là nhân viên xã hội (NVXH) và các cộng tác viên CTXH có thể là những người có các kiến thức chuyên ngành liên quan và đã tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên ngành CTXH. Trong hoạt động trợ giúp trẻ em DTTS Kơ Ho tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, các NVXH và cộng tác viên CTXH có thể đảm nhiệm những vai trò khác nhau: - Vai trò là người giáo dục: do đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng, đồng bào dân tộc Kơ Ho có những nhận thức hạn chế về các dịch vụ y tế, giáo dục, là người giáo dục, vận động để thay đổi nhận thức, giúp đồng bào hiểu được các vấn đề và tìm hướng giải quyết. - Vai trò là người tham vấn, tư vấn: bên cạnh việc thay đổi nhận thức cho đồng bào DTTS Kơ Ho, các NVXH cần tham vấn, tư vấn cho bà con biết và hiểu được các dịch vụ y tế, giáo dục. - Vai trò là người chăm sóc, trợ giúp khi trẻ và gia đình có các khó khăn về sức khỏe và khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục. - Vai trò là người kết nối, biện hộ: để các dịch vụ y tế, giáo dục đến được với trẻ và để trẻ có thể tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ này NVXH trước hết là người kết nối trẻ và các dịch vụ, và sau nữa là người biện hộ cho các quyền của trẻ, NVXH trong trường hợp này sẽ là người đứng ra thay mặt trẻ và gia đình yêu cầu được cung cấp các dịch vụ y tế, xã hội theo như quy định của pháp luật đồng thời cũng là người tìm hiểu, lắng nghe các phản hồi của trẻ và
  • 29. 23 gia đình để có thể khuyến nghị với các cấp lãnh đạo kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo các quyền của trẻ. 1.2.2. Các hình thức công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho Vai trò của CTXH trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho có thể được thể hiện dưới hai hình thức: thứ nhất, hỗ trợ tại gia đình và cộng đồng; thứ hai, hỗ trợ tại bệnh viện hay trường học. Hai hình thức hỗ trợ này trên thực tế bổ trợ cho nhau và phối kết hợp với nhau tạo nên vòng tròn khép kín, đảm bảo cho việc trẻ và gia đình được hỗ trợ sát sao, kịp thời. Với hình thức hỗ trợ trẻ em tiếp cận được với các dịch vụ giáo dục, y tế tại gia đình hay cộng đồng, NVXH trước hết có vai trò là người đánh giá và kết nối. Việc đi sâu, tìm hiểu cộng đồng và các gia đình dân tộc Kơ Ho để đưa ra các đánh giá đúng đắn cho thực tế tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục của trẻ em dân tộc Kơ Ho đóng vai trò quan trọng tiên quyết để các NVXH có thể lên kế hoạch cụ thể cho việc hỗ trợ trẻ. Hình thức hỗ trợ tại gia và tại cộng đồng có ưu điểm là giúp các NVXH có thể tiếp xúc một các thoải mái với các gia đình dân tộc Kơ Ho và mang đến các cơ hội xây dựng niềm tin với các gia đình trẻ và bản thân trẻ để từ đó có thể thực hiện vai trò tham vấn, vận động gia đình và trẻ trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục. Đồng thời, thông qua tiếp xúc với trẻ và gia đình tại cộng đồng, NVXH có thể thấu hiểu được hoàn cảnh, nguyện vọng, nhu cầu cụ thể của trẻ và gia đình để từ đó có các kế hoạch hỗ trợ khả thi và hiệu quả. Với hình thức hỗ trợ trẻ tại trường học hay bệnh viện, NVXH có vai trò là người kết nối và biện hộ. Tại bệnh viện hay trường học, NVXH đôi khi là người thay mặt gia đình trẻ để nói lên nhu cầu, suy nghĩ của trẻ về chất lượng
  • 30. 24 dịch vụ, là người trực tiếp giúp trẻ và gia đình về thủ tục, thực hiện các quyền và hỗ trợ về mặt tâm lý. Hỗ trợ trẻ trực tiếp tại bệnh viện hay trường học giúp cho NVXH có thể nắm bắt được một cách thật nhất khó khăn của trẻ khi tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, xã hội, từ đó có thể giúp trẻ đưa ra những phản hồi kịp thời và đúng đắn, giúp cho trẻ cũng như chính bệnh viện và trường học có thể kết nối với nhau tốt hơn và hiệu quả hơn. Như vậy, có thể thấy CTXH có vai trò như một cột trụ thứ ba trong mối quan hệ giữa trẻ và các dịch vụ y tế, giáo dục. CTXH thông qua các NVXH có nhiệm vụ mang trẻ đến gần hơn các dịch vụ y tế, giáo dục và khiến các dịch vụ y tế, giáo dục trở nên hiệu quả hơn đối với trẻ. Hoạt động với cả hai hình thức tại gia đình, cộng đồng và ngay tại bệnh viện, trường học giúp cho CTXH phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động trợ giúp, tạo vòng tròn trợ giúp khép kín, đồng hành cùng trẻ từ bước đầu tìm hiểu tiếp cận dịch vụ đến giai đoạn trực tiếp sử dụng dịch vụ và sau khi sử dụng dịch vụ. 1.2.3. Các phương pháp công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho Trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho, các NVXH có thể áp dụng phương pháp CTXH cá nhân và phương pháp CTXH nhóm, tùy theo mục đích và trường hợp cần hỗ trợ, đội ngũ NVXH có thể lựa chọn phương pháp phù hợp để trẻ em có thể nhận được hỗ trợ hiệu quả nhất. Phương pháp CTXH nhóm có thể được áp dụng trong trường hợp các NVXH cần vận động, tư vấn cho các gia đình về các dịch vụ y tế, giáo dục và với các nhóm trẻ có cùng đặc điểm, nhu cầu, khó khăn cần được giải quyết. Với các gia đình DTTS Kơ Ho phương pháp CTXH nhóm có thể phát huy tối đa hiệu quả với sự giúp đỡ của các trưởng thôn hay già làng. Do đời sống văn hóa và phong tục, bà con DTTTS Kơ Ho rất coi trọng vai trò của già làng, do
  • 31. 25 đó, già làng chính là cầu nối giúp NVXH tiếp cận gần hơn với các gia đình dân tộc Kơ Ho, để nắm bắt được nhu cầu, khó khăn và suy nghĩ của họ, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể. Phương pháp CTXH nhóm với sự tham gia tích cực của già làng sẽ giúp cho các NVXH tạo dựng được niềm tin đối với các gia đình dân tộc Kơ Ho, tạo được mối liên kết giữa NVXH và các gia đình này, là nền tảng cho các kế hoạch vận động các gia đình cho con em tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục đồng thời tạo tiền đề cho các cuộc tham vấn, tư vấn đối với các gia đình và các nhóm trẻ dân tộc Kơ Ho. Bên cạnh đó, CTXH nhóm có thể giúp cho các gia đình dân tộc Kơ Ho tự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau để động viên con em đến trường đầy đủ cũng như giải tỏa tâm lý ngại khi cần tiếp cận các dịch vụ y tế, và giải quyết các khó khăn, vướng mắc khác trong tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục. Bên cạnh phương pháp CTXH nhóm thì phương pháp CTXH cá nhân cũng cần được áp dụng, đặc biệt trong các trường hợp gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục của trẻ. Trong trường hợp này, các NVXH cần theo sát các em và gia đình, có kế hoạch cụ thể từng bước để đảm bảo các em được quan tâm, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ này hiệu quả nhất. Với phương pháp CTXH cá nhân việc hỗ trợ không chỉ dừng lại ở hoạt động tham vấn, tư vấn mà NVXH cần tìm hiểu, đánh giá, lên kế hoạch, thực hiện, đánh giá kế hoạch và chỉ chấm dứt khi đạt được mục đích đề ra. Do đó, phương pháp này cung cấp một kế hoạch hỗ trợ toàn diện, nhằm mục đích khiến cho việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục của con em dân tộc Kơ Ho không mang tính đối phó, nhất thời, đảm bảo các em được sử dụng các dịch vụ lâu dài và thường xuyên. 1.3. Cơ sở pháp lý của công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho
  • 32. 26 Trước hết, quyền của các DTTS tại Việt Nam được quy định trong Hiến pháp từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (Hiến pháp đầu tiên năm 1946), trong đó quan điểm giữ gìn sự đa dạng về bản sắc cũng như không ngừng hỗ trợ đồng bào DTTS khắc phục các khó khăn để phát triển cùng cả nước luôn được giữ vững, nhấn mạnh và duy trì trong suốt tiến trình phát triển của đất nước. Đặc biệt theo Hiến pháp năm 2013, tại Điều 61, Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường đã nêu rõ: "Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...". Trong vòng 10 năm trở lại đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật đề cập chính sách dân tộc, chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi (thể hiện trong 70 luật với 206 điều, khoản và 200 văn bản dưới luật). Hệ thống văn bản pháp luật này đã thể chế hóa một phần quan điểm của Đảng, Nhà nước về chăm lo, đầu tư phát triển về mọi mặt cho đồng bào DTTS, góp phần bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc và tăng cường sự hợp tác, giúp đỡ giữa các dân tộc. Ngày 28/2/2017, Ủy ban Dân tộc đã đưa ra Dự thảo “Luật Hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, trong đó, Dự thảo luật đã quy định rõ tại Điều 11 “Chính sách hỗ trợ y tế và dân số” và Điều 14 “Chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo”, theo đó, Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, các chính sách ưu đãi đối với cán bộ y tế và giáo viên, cũng như hỗ trợ về BHYT và miễn giảm học phí, đồ dùng học tập, cấp học bổng, chỗ ở cho con em DTTS. Dự thảo này thể hiện rõ mối quan tâm của Đảng và Chính phủ về việc phát triển các dịch vụ giáo dục đào tạo và y tế đối với trẻ em vùng DTTS.
  • 33. 27 Các quy định luật cũng như các chủ trương chính sách trên là nền tảng pháp lý quan trọng, là định hướng và cơ sở để các hoạt động CTXH được tiến hành một cách bài bản và phù hợp với chỉ đạo, định hướng của Đảng và Nhà nước. Ngày 25/3/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg, theo đó CTXH chính thức được công nhận là một nghề chuyên nghiệp tại Việt Nam, giúp cho các hoạt động hỗ trợ các đối tượng yếu thế nói chung và trẻ em DTTS Kơ Ho nói riêng được chuyên nghiệp hóa, có định hướng và mang lại hiệu quả cao hơn. Cụ thể hơn, Bộ Y tế cũng đã ban hành Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020”, thể hiện rõ tầm quan trọng của các hoạt động CTXH trong lĩnh vực y tế. bên cạnh đó, ngày 25/1/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành “Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Giáo dục giai đoạn 2016-2020”, trong đó, nêu rõ “Khảo sát, xây dựng các nội dung hoạt động CTXH sao cho phù hợp đặc điểm của các vùng miền, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghiên cứu đánh giá các nhu cầu thiết yếu, tối thiểu của học sinh tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú để xây dựng các dịch vụ CTXH trường học nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực cho học sinh.” [4] Các văn bản trên có tầm quan trọng to lớn, tạo điều kiện cho việc thực hiện các hoạt động CTXH trong lĩnh vực y tế và giáo dục, với các nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc như trên, huyện Lâm Hà cần áp dụng linh hoạt và tạo điều kiện để đội ngũ NVXH có thể phát huy tối đa khả năng trong hoạt động trợ giúp trẻ em dân tộc Kơ Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế và giáo dục.
  • 34. 28 Tiểu kết chƣơng Chương 1 của luận văn đã nêu lên những vấn đề lý luận về CTXH trong trợ giúp về giáo dục và y tế. Trước hết, tác giả đã nêu khái quát những khái niệm về DTTS để từ đó làm rõ hơn khái niệm về trẻ em DTTS Kơ Ho, đặc điểm và nhu cầu của trẻ em DTTS Kơ Ho. Thông qua việc nêu lên nhu cầu, đặc điểm của trẻ em Kơ Ho, tác giả đã khái quát sơ bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ em Kơ Ho. Bên cạnh đó, tác giả đã khái quát lại các vấn đề lý luận của CTXH lồng ghép các vấn đề lý luận này trong hoạt động hỗ trợ trẻ em DTTS Kơ Ho. Những nội dung được nêu trong chương 1 nhấn mạnh sự cần thiết phải áp dụng CTXH một cách chuyên nghiệp và bài bản trong các hoạt động hỗ trợ về giáo dục và y tế. Tuy nhiên, do đặc điểm của trẻ em DTTS Kơ Ho các nội dung, hình thức của CTXH sẽ được các NVXH thực hiện một cách linh hoạt. Do đó, vai trò của các NVXH là vô cùng quan trọng, mang tính quyết định trong các hoạt động trợ giúp. Ngoài ra, trong chương 1 tác giả nêu và phân tích một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về việc hỗ trợ đồng bào DTTS nói chung và các chủ trương chính sách liên quan đến hoạt động CTXH trong lĩnh vực giáo dục và y tế nói riêng. Đây là nền tảng và là kim chỉ nam để chính quyền địa phương có thể áp dụng linh hoạt để triển khai các hoạt động CTXH trong trợ giúp trẻ em dân tộc Kơ Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế vào giáo dục.
  • 35. 29 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TẠI HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu Tại tỉnh Lâm Đồng, người Kơ Ho chiếm tỷ lệ 12,3 % dân số toàn tỉnh và chiếm 87,7 % tổng số người Kơ Ho tại Việt Nam (Theo tổng điều tra Dân số năm 2009). Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu về thực trạng CTXH trong hỗ trợ trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Huyện Lâm Hà hiện tại có khoảng 133.679 khẩu/ 36.158 hộ; đồng bào các DTTS chiếm khoảng 24% với 6.626 hộ và trẻ em DTTS là 5,623 trong đó dân tộc KơHo là 17.754 khẩu/ 3.674 hộ, chiếm 12.5% dân số toàn huyện (theo kết quả phỏng vấn sâu Lãnh đạo ban Dân tộc huyện Lâm Hà) Dân tộc Kơ Ho tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn: Thị trấn Đinh Văn, xã Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô, Mê Linh, Tân Văn, Liên Hà, Đan Phượng, Tân Thanh và Phúc Thọ. Người Kơ Ho sinh sống chủ yếu thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt các loại cây lương thực như ngô, khoai, sắn, lúa đồi và một số nơi bà con có các nghề thủ công như đan lát và dệt. Cho đến nay, mặc dù được giao lưu và tiếp nhận khá nhiều cách sống và văn hóa của cuộc sống hiện đại cũng như của các dân tộc khác, nhưng đồng bào Kơ Ho vẫn giữ được văn hóa và bản sắc dân tộc, có ý thức tuân thủ các luật lệ, tập tục truyền thống của dân tộc mình, có ý thức giữ gìn và phát huy tính đoàn kết dân tộc. Đặc biệt, đồng bào Kơ Ho tại đây có ý thức cao trong việc giữ gìn tiếng nói và chữ viết, thể hiện trong việc trong gia đình cha mẹ và con cái
  • 36. 30 cũng như những người trong một Bon (làng) vẫn giao tiếp với nhau bằng tiếng Kơ Ho. Lâm Hà là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, địa hình huyện Lâm Hà có dạng cao nguyên mấp mô, gợn sóng, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, hồ đầm. Độ cao trung bình 1.000 m so với mặt biển. Điều kiện địa lý như trên là yếu tố chủ yếu tạo nên các bất lợi cho mạng lưới giao thông, phần nào gây khó khăn cho các em khi tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế, đồng thời cũng là một nhân tố khiến các gia đình thiểu số có xu hướng sống tách biệt, con em ít có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội. Thực tế này khiến trẻ em cũng như các gia đình DTTS dần dần coi các dịch vụ xã hội, y tế như một dịch vụ có phần xa xỉ, vì để tiếp cận được họ phải khắc phục những khó khăn nhất định, dần dần hình thành tâm lý ngại tiếp cận dẫn đến không muốn tiếp cận các dịch vụ này. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh Lâm Đồng và huyện Lâm Hà, mạng lưới giao thông đã được cải thiện đáng kể, trường học được xây thêm, tạo điều kiện cho trẻ em tiếp cận tốt hơn với dịch vụ giáo dục và y tế. Tuy nhiên, để đảm bảo các dịch vụ y tế, giáo dục có thể đến được với các em, cần có những hỗ trợ cụ thể từ chính quyền và đặc biệt là nhân viên công tác xã hội. Hiện tại, Kơ Ho Chil là nhóm dân tộc hiện đang sinh sống rải rác tại các địa bàn thuộc tỉnh Lâm Đồng, trong đó có huyện Lâm Hà. Người dân tộc Kơ Ho ở đây chủ yếu làm nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hình thức thả rong, bên cạnh đó họ sinh sống bằng các nghề thủ công khác như đan lát và rèn, riêng nhóm DTTS Kơ Ho Chil có thêm nghề dệt. Về đời sống gia đình, người dân tộc Kơ Ho có độ tuổi kết hôn thường từ 16 đến 17 tuổi đối với nữ và từ 18 đến 20 tuổi đối với nam; bình quân một phụ nữ sinh từ 5 đến 6 con nên tỷ lệ sinh khá cao. Điều này được giải thích một phần
  • 37. 31 do tập quán sinh hoạt sản xuất nặng về nông nghiệp – thủ công nghiệp, đòi hỏi nguồn nhân lực cao cho mỗi gia đình để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất, bao gồm cả sự tham gia của trẻ em và phụ nữ. Đây cũng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục của trẻ em mà chính quyền cũng như NVXH cần đi sâu tìm hiểu cụ thể để có các giải pháp khắc phục. Về mặt tín ngưỡng, người dân tộc Kơ Ho tin vào các thế lực siêu nhiên, điều này ảnh hưởng khá lớn đến khía cạnh tâm lý, tinh thần của bà con DTTS Kơ Ho. Nếu các thế lực siêu nhiên có thể quyết định được mọi mặt đời sống, người ta sẽ “lười biếng” hơn trong việc đầu tư vào các kỹ năng, năng lực của bản thân, ngả theo xu hướng phó mặc cho các đấng thần linh quyết định mọi việc và số phận. Do vậy, việc các gia đình và bản thân các em không có xu hướng nỗ lực tiếp cận đến các dịch vụ y tế, giáo dục không phải là điều gì đó bất thường. Chính quyền và các nhân viên xã hội cần có kỹ năng tiếp cận và hỗ trợ người dân, cũng như con em đồng bào DTTS thay đổi dần dần nhận thức này, để các dịch vụ y tế, xã hội trở thành những dịch vụ thiết yếu trong đời sống nhưng không làm ảnh hưởng đến văn hóa tín ngưỡng của đồng bào DTTS Kơ Ho cũng như của con em họ. Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, tác giả đã khảo sát 3 thị trấn, xã nơi có nhiều đồng bào Kơ Ho sinh sống: Thị trấn Đinh Văn, xã Đạ Đờn và xã Đan Phượng. Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 120 hộ gia đình cho thấy có số hộ nghèo chiếm khoảng 1/3 tổng số gia đình được phỏng vấn. Do đồng bào Kơ Ho sinh sống chủ yếu bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng chưa áp dụng được các ứng dụng khoa học kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Bên cạnh đó, một số bộ phận vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các hỗ trợ của Nhà nước
  • 38. 32 Biểu đồ 2.1. Phân loại các hộ gia đình tham gia khảo sát theo điều kiện kinh tế Bên cạnh điều kiện kinh tế khó khăn, đa số các chủ hộ có trình độ học vấn thấp, theo kết quả khảo sát 120 hộ gia đình thì có gần 50% chủ hộ không biết chữ, số chủ hộ có trình độ tiểu học chiếm khoảng 40%. Chỉ có 1% số người được hỏi có trình độ cao đẳng và đại học. Trình độ học vấn thấp dẫn tới tình trạng các bậc cha mẹ sẽ có những nhận thức rất hạn chế về việc con em tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, đồng thời cũng là trở ngại trong việc giúp đỡ các em giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình học. Với thực tế này, các NVXH cần đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp để đem lại hiệu quả cao, các biện pháp vận động, tuyên truyền không nên dừng lại ở phát tờ rơi và cần hỗ trợ đồng bào ngay cả khi đưa con em đi khám chữa bệnh, tránh việc bất đồng ngôn ngữ khiến bà con cảm thấy mặc cảm và khó khăn dẫn tới việc từ bỏ không muốn tham gia sử dụng các dịch vụ.
  • 39. 33 Biểu đồ 2.2. Trình độ học vấn của các chủ hộ gia đình tham gia khảo sát Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông nhiều nơi còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của bà con, một số công trình đầu tư của nhà nước không được giữ gìn, bảo vệ do ý thức của một bộ phận người dân còn kém, khiến điều kiện sống của bà con càng khó khăn hơn. Huyện Lâm Hà là một huyện khá đặc biệt, vì người dân của huyện thuộc các nhóm dân tộc khác nhau, điều kiện kinh tế giữa các xã, thôn có nhiều chênh lệch, có nhiều nơi việc đi lại của bà con còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, các công tác trợ giúp cần được phân vùng, phân nhóm và theo hướng cá nhân hóa để đảm bảo tất cả các trường hợp cần trợ giúp đều có thể nhận được sự hỗ trợ từ các nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội. Để có thể thực hiện bao quát như trên các NVXH và đội ngũ cộng tác viên cần có sự đồng tình, trợ giúp từ các ban ngành đoàn thể, tạo thành mạng lưới những người làm CTXH để có thể sẵn sàng tham gia trợ giúp trẻ khi cần thiết.
  • 40. 34 Hộp 2.1. Hoàn cảnh gia đình của các đồng bào dân tộc nói chung tại thôn Tân Lập thuộc xã Đan Phƣợng Nói chung các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ít hộ có điều kiện kinh tế khá giả, thu nhập bình quân đầu người hành năm thấp nên không nâng cao được cuộc sống, số con của mỗi gia đình thì đông, đa số mỗi hộ có 2 con và một số hộ có hơn 3 con. [Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu trưởng thôn Tân Lập thuộc xã Đan Phượng] 2.2. Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. 2.2.1. Thực trạng hỗ trợ về giáo dục đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng Phỏng vấn sâu 3 trưởng thôn tại 3 thôn thuộc 3 xã, thị trấn là Tân Lập, Ryông Sre và Đam Pao cho thấy, đa số các hộ gia đình dân tộc Kơ Ho thuộc diện nghèo, và trung bình mỗi gia đình đều có từ 2 đến 3 con, đa số các em đều trong độ tuổi đi học (3-16 tuổi). Số trẻ trong độ tuổi tiểu học chiếm đa số, và có nhiều gia đình có hơn 1 con trong độ tuổi học tiểu học. Mức độ theo học thường xuyên chiếm 2/3 trong tổng số được hỏi. Số trẻ theo học thường xuyên chiếm tỷ lệ cao hơn tại các xã có điều kiện kinh tế ổn định, trong khi tỷ lệ không theo học thường xuyên rất cao tại các xã có đa số các gia đình là hộ nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, như thôn Ryông Sre thuộc thị trấn Đinh Văn là một ví dụ. Các phụ huynh được hỏi về yếu tố ảnh hưởng đến việc các em tiếp cận với các dịch vụ giáo dục phần lớn cũng cho rằng, do điều kiện kinh tế khó khăn và các em không ham học, và gần 1/3 số người được hỏi cho rằng giao thông không thuận lợi cũng là một yếu tố chủ yếu khiến các em không theo học thường xuyên. Ngoài ra có khoảng 20% cho rằng các em phải giúp việc nhà và có 10% ý kiến cho rằng các em không cần thiết phải học và
  • 41. 35 lý do được đưa ra là khi học xong các em cũng không sử dụng kiến thức vào cuộc sống nên không cần học. Trong số 37% ý kiến đưa ra các yếu tố khác khiến trẻ không đi học thường xuyên thì có đến 80% ý kiến đưa ra là do điều kiện kinh tế khó khăn, 15% còn lại cho rằng do trẻ không ham học và không muốn theo học, số ít cho rằng do không thấy được tương lai của việc học nên không lưu tâm đến việc cho con đến trường thường xuyên. Biểu đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc theo học của trẻ Bên cạnh các khó khăn về kinh tế và giao thông, yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc các em tiếp cận với các dịch vụ giáo dục là yếu tố ngôn ngữ. Thực tế cho thấy, có ½ số người tham gia khảo sát không biết chữ, thói quen duy trì ngôn ngữ của dân tộc mình khiến các em gặp khó khăn khi theo học, vì các em chỉ có cơ hội thực hành tiếng Việt ở trường, khi về nhà các em sử dụng tiếng Kơ Ho, ngoài ra, do đa số cha mẹ không biết tiếng Việt nên cũng không thể giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn các con học ở nhà, dẫn đến tình trạng các em không theo kịp bài trên lớp, gây tâm trạng chán nản, mặc cảm và dẫn đến việc không còn muốn đi học.
  • 42. 36 Hộp 2.2. Yếu tố ảnh hƣởng đến việc trẻ em dân tộc Kơ Ho không theo học thƣờng xuyên Có thể nhận thấy một trong những bất lợi lớn của các em học sinh dân tộc thiểu số nói chung và người Kơ Ho nói riêng so với học sinh người Kinh, đó là vấn đề ngôn ngữ. Phần lớn các em chỉ được thực hành tiếng Kinh trong trường học, khi về nhà các em lại sống trong không gian ngôn ngữ của dân tộc mình nên chắc chắn vốn ngôn ngữ học đường (tiếng Kinh) của các em bị hạn chế, vì thế sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài vở ở trường. [Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu lãnh đạo Ban Dân tộc huyện Lâm Hà] Huyện Lâm Hà nói chung và 3 xã, thị trấn được khảo sát nói riêng có số trẻ em trong độ tuổi đi học rất đông, tuy nhiên qua mẫu điều tra cho thấy chỉ có khoảng 2/3 số trẻ được đi học thường xuyên, còn lại, hơn 1/3 trẻ không thường xuyên theo học. Từ khi Đề án Hỗ trợ nghề Công tác xã hội (gọi tắt là Đề án 32) được Thủ tướng phê duyệt, chính quyền huyện Lâm Hà cũng có nhiều chủ trương, kế hoạch, phương hướng để thực hiện đề án tại huyện, theo đó mỗi xã trung bình có từ 1 đến 2 NVXH, cộng tác viên CTXH hoặc viên chức, cán bộ có thể làm công tác hỗ trợ bà con trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát mẫu thì chỉ có khoảng gần 40% hộ gia đình nhận được sự trợ giúp thường xuyên từ các nhân viên, cán bộ xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục, và có khoảng 33% chưa bao giờ nhận được sự hỗ trợ nào tương tự. Bên cạnh đó có khoảng 30% hộ gia đình tham gia khảo sát có nhận được các hỗ trợ, tuy nhiên, không thường xuyên và rất ít.
  • 43. 37 Biểu đồ 2.4. Mức độ tiếp nhận các hỗ trợ về tiếp cận dịch vụ giáo dục Chỉ số này khá phù hợp với kết quả có khoảng 1/3 trẻ không theo học thường xuyên, nhấn mạnh thêm nhu cầu của nhóm trẻ này là cần được trợ giúp nhiều hơn từ các nhân viên, cộng tác viên, cán bộ làm công tác xã hội. Trong trường hợp này, các NVXH hay các cộng tác viên CTXH cần đóng vai trò là người kết nối, tư vấn cho trẻ và gia đình về các dịch vụ giáo dục và cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục hiệu quả. Nhìn chung, các hoạt động hỗ trợ có thể được thực hiện dưới hai hình thức: hỗ trợ tại nhà và cộng đồng hoặc hỗ trợ tại trường, tuy nhiên, để các hoạt động mang lại hiệu quả cao thì hai hình thức này nên được tổ chức theo hướng phối kết hợp nhau để mang lại kết quả tốt hơn. Theo kết quả khảo sát thì có trên 40% số trẻ nhận được các hỗ trợ tại trường, có khoảng 12% các em được hỗ trợ đưa đến trường hàng ngày, trong khi đó, các hình thức tuyên truyền, tư vấn tại cộng đồng chỉ có hơn 10% số người tham gia khảo sát biết đến hình thức hỗ trợ này. Có tới hơn 30% số người tham gia khảo sát đã lựa chọn hình thức khác và nêu rõ là chưa bao giờ biết đến bất kỳ hình thức tuyên truyền nào.
  • 44. 38 Bên cạnh đó, hình thức hỗ trợ mang tính trực tiếp và cá nhân như gặp gỡ, tư vấn tại nhà hay hỗ trợ các em học tại nhà hoàn toàn không có. Trong khi, các hình thức trực tiếp này lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ bà con thay đổi nhận thức, khiến cha mẹ quan tâm hơn đến vai trò của giáo dục và giúp các em hoàn thành tốt việc học khi ở nhà. Do đặc điểm của đồng bào DTTS là sống khá khép kín trong phạm vi cộng đồng của dân tộc mình, sử dụng tiếng nói và duy trì truyền thống của dân tộc nên việc cần thiết đầu tiên là gặp gỡ, tiếp xúc để tạo lòng tin và xây dựng mối quan hệ đối với bà con, cùng với sự trợ giúp của các trưởng thôn, già làng, việc tư vấn, tuyên truyền sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. Nếu các hoạt động hỗ trợ chỉ diễn ra tại trường học thì thực sự chưa thể đủ để khắc phục tình trạng có đến 1/3 trẻ không theo học thường xuyên. Ngoài ra, theo như các trưởng thôn chia sẻ, các em gặp nhiều khó khăn khi làm các bài tập tại nhà do không có ai hướng dẫn, cha mẹ không coi trọng việc học nên không quan tâm, hướng dẫn và đa số các trường hợp do trình độ dân trí thấp, phụ huynh cũng không thể kèm cặp con em học tại nhà. Các hình thức hỗ trợ tại cộng đồng còn chưa được đẩy mạnh, chưa tạo được sức mạnh tập thể để thúc đẩy bà con cùng nhau tin tưởng, tham gia sử dụng các dịch vụ xã hội.
  • 45. 39 Biểu đồ 2.5. Các hình thức hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục Từ kết quả khảo sát có thể thấy, những yếu tố chính gây trở ngại cho việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục là điều kiện kinh tế gia đình và điều kiện giao thông. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình chưa nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ các nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội. Đặc biệt theo khảo sát, tại thôn Ryông Sre thuộc thị trấn Đinh Văn có đến 80% số người tham gia khảo sát cho biết chưa hề nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ cán bộ, nhân viên và CTV CTXH. Các hình thức hỗ trợ chưa sâu sát và mang tính phiến diện, các em chỉ nhận được sự hỗ trợ tại trường, và những gia đình gặp khó khăn trong việc đi lại có thể được NVXH đưa đến trường hàng ngày. Tại 03 thôn được khảo sát cũng chưa thấy sự tham gia của một trung tâm CTXH, thể hiện tính chuyên nghiệp và làm nhiệm vụ kết nối, điều phối trong việc hỗ trợ con em Kơ Ho trong việc tiếp cận giáo dục, tạo nên vòng tròn khép kín, mang tính toàn diện khi hỗ trợ con em dân tộc Kơ Ho tiếp cận các dịch vụ xã hội. Có thể thấy điều kiện kinh tế khó khăn là tình trạng chung của đa số hộ gia đình dân tộc Kơ Ho, NVXH trong trường hợp này cần có trình độ, kiến thức tốt để
  • 46. 40 có thể kết nối, tư vấn, biện hộ cho bà con tạo điều kiện cho bà con được tiếp cận với các chính sách thoát nghèo để từng bước nâng cao đời sống, cải thiện tình trạng kinh tế cũng giúp cho các em phần nào bớt làm việc nhà để có thể đến trường. Về điều kiện giao thông khó khăn, việc tổ chức các nhóm đưa các em đến trường là rất cần thiết, tạo động lực học cho các em đồng thời giảm thiểu được các rủi ro khi đi lại, khiến cha mẹ yên tâm cho các em đến trường hơn. Bên cạnh đó, các NVXH cần tích cực vận động nhằm thay đổi nhận thức cho các gia đình có suy nghĩ rằng các em không cần thiết phải học, vì học xong cũng không giải quyết được vấn đề gì, cần tư vấn mở ra cho bà con những cách nhìn mới, khác, nêu được những chủ trương chính sách khuyến khích con em dân tộc đến trường và các cơ hội việc làm dành cho con em DTTS trong tương lai. Ngoài ra, với các gia đình có con em không muốn đến trường do không ham học, các NVXH cần là người tiếp xúc trực tiếp với các em để nắm bắt được suy nghĩ, nguyện vọng của các em để có thể tư vấn hay đứng ra biện hộ cho các em, vì đôi khi mất đi hứng thú học hành do chương trình giáo dục đối với trẻ em DTTS không phù hợp do chương trình giảng dạy vốn được thiết kế cho con em dân tộc Kinh, do đó, các NVXH cần là người thay mặt các em nói lên tiếng nói của trẻ để giúp cho nhà trường cải tiến chương trình cho phù hợp.
  • 47. 41 Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng đối với hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục Thực tế cho thấy chỉ có 22% số người tham gia phỏng vấn cho biết họ hài lòng với các hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục, trong khi đó có đến 44% cho biết họ không hài lòng và có khoảng 5% bày tỏ hoàn toàn không hài lòng. Kết quả trên cho thấy các hoạt động trợ giúp con em DTTS Kơ Ho trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục chưa đạt hiệu quả và dường như các hoạt động vẫn chưa với tới được tất cả trẻ có nhu cầu, có hơn 1/2 số người bày tỏ sự không hài lòng cho biết con em họ chưa nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào. Đôi khi sự hỗ trợ hiệu quả chỉ đơn giản là tiếp xúc nhiều hơn để hiểu hơn về đồng bào dân tộc Kơ Ho, phá bỏ dần rào cản về văn hóa, ngôn ngữ cho các bậc cha mẹ và bản thân trẻ. Hộp 2.3. Về hiệu quả hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục Nếu nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ hội phụ nữ và NVXH thì các em có tinh thần ham học hơn, vì còn nhiều gia đình không có điều kiện cho con em đi học, vẫn có nhận thức hạn chế và có xu hướng bảo các em ở nhà không cần học, nếu được hỗ trợ đúng cách có thể họ sẽ thay đổi suy nghĩ và nhận thức khác hơn về việc cho các em đi học, giảm bớt tình trạng bỏ học sớm ở trẻ {Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu trưởng thôn Đam Pao thuộc xã Đạ Đờn}
  • 48. 42 Các con số trên chỉ ra một thực tế rằng các hoạt động trợ giúp con em dân tộc Kơ Ho trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục chưa mang lại hiệu quả, các hoạt động dường như còn mang tính hình thức, không với tới được hết các trường hợp cần sự trợ giúp. Hơn thế nữa, vai trò của các hội, ban, ngành quá mờ nhạt, các hoạt động tham gia của các hội như Hội phụ nữ, Hội khuyến học,…..còn phiến diện, chưa gắn liền với thực tế nên không được bà con tiếp nhận nhiệt tình. Sự tham gia của Trung tâm CTXH hoàn toàn không có, mặc dù đây là nơi duy nhất có các NVXH được đào tạo về chuyên ngành CTXH, đây là một thiếu sót rất đang tiếc, vì với trình độ chuyên môn đã có, các NVXH tại trung tâm CTXH có thể đóng vai trò điều phối, giám sát các hoạt động CTXH của đội ngũ cán bộ, CTV CTXH tuyến huyện, đảm bảo các hoạt động được lên kế hoạch, chuyên nghiệp và thực tế, đem lại hiệu quả cao. Do thiếu định hướng và chỉ đạo, sự phối hợp của các hội, trung tâm CTXH và đội ngũ nhân viên, CTV CTXH rất rời rạc và không đồng bộ, không tạo được sức mạnh tổng thể khiến bản thân các NVXH cũng gặp khó khăn trong việc đứng ra biện hộ cho các em về các chính sách và dịch vụ. Do vậy để các hoạt động được diễn ra đồng bộ, có được sự đồng tình, tham gia của các hội, ban ngành khác nhau rất cần có sự chỉ đạo, định hướng sát sao từ các cấp lãnh đạo. 2.2.2. Thực trạng hỗ trợ về y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng Bên cạnh nhu cầu về giáo dục, nhu cầu về y tế đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của trẻ em nói chung và trẻ em dân tộc Kơ Ho nói riêng. Tuy nhiên, các dịch vụ y tế đôi khi không đến được với người dân, đặc biệt là các nhóm DTTS vì nhiều lý do khác nhau. Một là do điều kiện giao thông khó khăn, trạm y tế hay bệnh viện quá xa nơi bà con sinh sống khiến bà con khó tiếp cận được với các dịch vụ y tế. Hai là, do
  • 49. 43 truyền thống dân tộc từ lâu đời, một bộ phận bà con DTTS khi bị bệnh thì đến tìm thầy lang trước để trị bệnh, một số khác có thể tìm thầy mo, thầy cúng mà không phải là bác sỹ. Ba là, bà con DTTS đôi khi do trình độ nhận thức hạn chế, không biết và không hiểu đầy đủ về các dịch vụ y tế cũng như các cách thức tiếp cận các dịch vụ này nên đôi khi khiến cho bản thân con em trong gia đình mất đi các quyền được khám chữa bệnh mà trẻ em lẽ ra cần được hưởng. Theo kết quả khảo sát, có 50% số người tham gia phỏng vấn cho biết con em mình được quan tâm, thăm khám thường xuyên, 27,5% cho biết có được thăm khám y tế nhưng không thường xuyên và có tới 22,5% cho biết chưa bao giờ được thăm khám về y tế, trong đó nhóm đối tượng này phần lớn thuộc địa bàn thôn Ryông Sre, thị trấn Đinh Văn. Ngoài ra, trong số 120 hộ gia đình tham gia phỏng vấn thì có 3 hộ gia đình có trẻ khuyết tật, trong đó có một trường hợp hoàn toàn không được thăm khám về y tế và cũng thuộc địa bàn thôn Ryông Sre, hai trường hợp còn lại cho biết có nhận được các thăm khám y tế từ các cán bộ y tế khá thường xuyên. Thực tế này cho thấy, việc triển khai các dịch vụ y tế giữa các thôn, xã trên cùng một địa bàn huyện là chưa đồng đều, vẫn có các trường hợp thuộc diện được ưu tiên chăm sóc, thăm khám định kỳ bị bỏ sót. Đây là những trường hợp mà các cán bộ, NVXH cần phát huy vai trò của mình để mang các em đến gần hơn với các dịch vụ y tế, nhưng dường như vai trò kết nối, biện hộ, tham vấn của NVXH ở đây không rõ nét, không được phát huy và chưa mang lại hiệu quả cho trẻ và gia đình.
  • 50. 44 Biểu đồ 2.7. Mức độ đƣợc thăm khám thƣờng xuyên về y tế Trong tổng số 120 người tham gia phỏng vấn thì chỉ có hơn 10% số ngừơi được hỏi cho biết có gặp các khó khăn về tiếp cận các dịch vụ y tế, còn lại gần 90% cho biết họ không gặp khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ y tế. Đây là một con số đáng mừng, cho thấy các dịch vụ y tế đã và đang đến gần hơn với bà con dân tộc Kơ Ho và việc mang các dịch vụ y tế đến với con em dân tộc Kơ Ho không còn là thách thức quá lớn đối với ngành y tế nói riêng cũng như các cán bộ, NVXH với vai trò là những người kết nối bà con đến với các dịch vụ này. Và nhiệm vụ của ngành CTXH giờ đây là hỗ trợ 10% còn lại có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế để 100% trẻ em dân tộc Kơ Ho có thể được hưởng đầy đủ các dịch vụ y tế, đảm bảo các em có thể phát triển toàn diện. Ngoài ra, tiếp cận dễ dàng các dịch vụ y tế chỉ là một trong các điều kiện cần thiết để mang các dịch vụ y tế đến gần con em dân tộc Kơ Ho, có nhiều trường hợp, do tập quán, văn hóa tín ngưỡng, bà con lựa chọn không đưa con em đến viện mà đến thầy lang để thăm khám, hoặc do các trở ngại về ngôn ngữ, bà con không muốn đến viện vì cảm thấy không hiểu và không được thấu hiểu một cách hoàn toàn. Do đó, khi có bệnh, mặc dù