SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MĨ HỌC ĐẠI CƯƠNG
CHƯƠNG 1 MĨ HỌC LÀ GÌ
CHƯƠNG 2 Ý THỨC THẨM MĨ
CHƯƠNG 3 CÁC PHẠM TRÙ MĨ HỌC CƠ BẢN
CHƯƠNG 4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGHỆ THUẬT
CHƯƠNG 5 ĐẶC TRƯNG CỦA NGHỆ THUẬT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://tieulun.hopto.org
CHƯƠNG 1 : MỸ HỌC LÀ GÌ
I. QUAN HỆ THẨM MĨ, ĐỜI SỐNG THẨM MĨ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
1. Quan hệ thẩm mĩ và đời sống thẩm mĩ
2. Ý nghĩa của quan hệ thẩm mĩ - đời sống thẩm mĩ
II. LƯỢC SỬ THẨM MĨ
1. Mĩ học trước chủ nghĩa C.Mac
2. Mĩ học từ C.Mac-PH.Ăngghen-V.I.Lênin đến nay
III. ĐỐI TƯỢNG CỦA THẨM MĨ
1. Thế nào là đối tượng của mĩ học
2. Các quan niệm khác nhau về đối tượng mĩ học
IV. ĐỊNH NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA MĨ HỌC
Trong vô vàn quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội: quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,
đạo đức... có quan hệ thẩm mĩ. Một vừng trăng, một dòng sông, một cơn gió..., một lâu đài, một hành vi cao thượng,
một bức tranh... là những hiện tượng tựû nhiên xã hội trong quan hệ với con người nó bộc lộ nhiều phẩm giá khác
nhau: giá trị kinh tế, giá trị chính trị, giá trị văn hóa, giá trị khoa học... và giá trị thẩm mĩ.
Ðiều đó có nghĩa là, trong quá trình đồng hóa thế giới, con người không chỉ biết đồng hóa thế giới về cái có ích, mà
còn biết đồng hóa thế giới về cái thẩm mĩ. Vừng trăng, dòng sông, cơn gió,... con người không chỉ thấy ở nó những
giá trị thực dụng cho sinh hoạt và đời sống như: ánh sáng soi đường, nước tưới cho đồng ruộng, gió làm căng buồm,
đẩy thuyền ra khơi..., mà còn thấy nó đẹp, còn thích thú về nó- mộüt sự thích thú vô tư, không vụ lợi. Nghĩa là, ánh
trăng ấy, dòng sông ấy, ngọn gió ấy... không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu thực dụng mà còn khơi dậy ở con người
những rung cảm, những xúc động, những xao xuyến của tâm hồn- tạo ra ở con người những cảm xúc thẩm mĩ.
Ðồng hóa thế giới về mặt thẩm mĩ cũng chính là quan hệ thẩm mĩ đối với thế giới, cũng chính là đời sống
thẩm mĩ của con người. Các phương diện con người đồìng hóa thế giới về mặt thẩm mĩ, bao gồm:
- Tiếp nhận, hưởng thụ, chiếm lĩnh các phương diện thẩm mĩ của hiện thực.
- Sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ qua :
- Hoạt động lao động sản xuất.
- Hoạt động khoa học.
- Sinh hoạt và đời sống.
- Nghệ thuật.
Như thế, đồng hóa thế giới về mặt thẩm mĩ, không đơn giản chỉ tiếp nhận, hưởng thụ, mà quan trọng là con người
sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới cho hiện thực, bổ sung, làm phong phú thêm mặt thẩm mĩ của hiện thực; tạo ra
một tự nhiên thứ hai thông qua hoạt động sáng tạo vật chất cũng như sáng tạo tinh thần: lao độüng sản xuất, hoạt
động khoa học, sinh hoạt và đời sống. Ðặc biệt, hoạt động sáng tạo nghệû thuật là nơi thể hiện tập trung nhất, đầy đủ
nhất, nổi bật nhất đời sống thẩm mĩ của con người.
I. QUAN HỆ THẨM MĨ, ÐỜI SỐNG THẨM MĨ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
1. Quan hệ thẩm mĩ và đời sống thẩm mĩ TOP
2. Ý nghĩa của quan hệ thẩm mĩ , đời sống thẩm mĩ TOP
http://tieulun.hopto.org
Ðời sống con người có hai bộ phận: đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Cả hai bộ phận đó đều có tầm quan trọng
của mình.
Nếu thiếu đời sống vật chất thì con người chết ngay. Nhưng thiếu đời sống tinh thần thì con người chưa chết ngay.
Con người ăn ở trước múa hát sau (C.Mác). Ðối với một con người đang đói lả, không có hình thức tính người của
thức ăn. Con người quẫn bách, nặng trĩu lo âu, không cảm nhận được gì dù trước một cảnh đẹp (C.Mác).
Tuy vậy, nếu nhu cầu vật chất được thỏa mãn, nhưng không có nhu cầu tinh thần thì con người chỉ tồn tại như là một
con người sinh vật chứ không như là con người xã hội. Ðời sống tinh thần, đặc biệt là đời sống thẩm mĩ của con
người là thước đo giống loài, là tiêu chuẩn để phân biệt con người với con vật, là sự khẳng định mình như là một sức
mạnh bản chất của con người (C.Mác).
Nhà nghiên cứu Biêlinski đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cảm xúc thẩm mĩ: Cảm xúc về cái kiều diễm là một điều
kiện làm nên phẩm giá con người: phải có nó mới có thể có được trí tuệ, phải có nó nhà bác học mới cất mình lên tới
những tư tuởng tầm cỡ thế giới, mới hiểu được bản chất và các hiện tượng trong tính thống nhất của chúng; phải có
nó người cộng sản mới có thể hiến dâng cho tổ quốc những hoài vọng cá nhân, lẫn những lợi ích riêng tư của mình;
phải có nó con người mới không qụy ngã dưới sức đè nặng trĩu của cuộc đời và làm nên những chiến công. Thiếu nó,
thiếu đi cái cảm xúc ấy, sẽ không có thiên tài, không có tài năng, không có trí thông minh, mà chỉ còn lại một thứ đầu
óc tỉnh táo một cách ti tiện cần thiết cho thói sinh hoạt thường ngày trong nhà, cho những tính toán nhỏ nhen của
bệnh ích kỉ. Kẻ nào khi nghe một bản nhạc nhảy, chỉ nhún nhảy đôi chân, mà lòng không rung động, lồng ngực
không mệt mỏi, tâm hồn không xao xuyến; kẻ nào khi nhìn một bức tranh chỉ thấy đấy là những đồ vật của bảo tàng
được dùng để trang hoàng căn phòng và chỉ thích thú với mỗi sự gia công tinh xảo của nó; kẻ nào không yêu thơ hồi
còn trẻ; kẻ nào chỉ biết thấy vở kịch là một tiết mục sân khấu, còn tiểu thuyết là một chuyện kể cho khuây khỏa lúc
buồn, kẻ đó không phải là người... [1]
a. Mĩ học thời Hy Lạp - La Mã cổ đại: Tư tưởng mĩ học Hy-La cổ đại đóng một vai trò rất quan trọng trong
quá trình phát triển cả về sau này. Nhiều vấn đề quan trọng nhất về bản chất, vai trò xã hội của đã được đặt ra. Học
thuyết về sự bắt chước của nghệ thuật đã nhấn mạnh sự tuỳ thuộc của nghệ thuật đối với thế giới thực tại. Tư tưởng
về ý nghĩa giáo dục của nghệ thuật được phát triển rộng rãi. Những vấn đề về loại hình và loại thể, về nội dung và
hình thức của tác phẩm nghệ thuật cũng được giải quyết.
Aristote (384-322 trước CN), ngả theo con đường triết học duy vật, tư tưởng mỹ học của Aristote là tư tưởng
mỹ học duy vật. Cuốn Thi học của ông có thể coi là công trình tổng hợp tư tưởng mỹ học phương Tây cổ đại. Ông
quan niệm cái đẹp gắn liền với hiện thực khách quan: Những hình thái chủ yếu của cái đẹp là trật tư trong không
gian và thời gian, là tính tương ứng và tính chính xác. [1]
Học thuyết về sự bắt chước của ông đã xem nghệ thuật như là một hành động sáng tạo, không quy nghệ thuật vào sự
sao chép máy móc tự nhiên, giản đơn. Aristote nhấn mạnh vai trò nhận thức to lớn của sáng tạo nghệ thuật, do chỗ,
nghệ thuật không phải bắt chước cái đơn giản nhất mà là cái có thể xảy ra, nghệ thuật chú ý tập trung vào cái chung,
cái hợp quy luật chứ không phải cái đơn nhất, cái ngẫu nhiên. Aristote còn lý giải một cách sâu sắc việc phân chia
nghệ thuật ra thành ba loại: tự sự, trữ tình và kịch. Cách phân chia này đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa.
b. Mĩ học thời Trung cổ: Thời Trung cổ, triết học duy tâm chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị, mĩ học và lý
luận nghệû thuật tiến bộ bị thần học duy tâm bóp nghẹt.
Augustin (354-430) là cha đẻ của giáo hội, cho rằng Chúa là nguồn gốc mọi cái đẹp và Chúa là cái đẹûp cao quý
nhất. Ông cho rằng nghệ thuật không nên gợi lên một hứng thú gì khác mà phải tìm hứng thú trong ý niệm gắn với
chúa.
c. Mĩ học thời Phục hưng: Thời Phục hưng là thời kỳ nảy sinh quan hệ tư bản chủ nghĩa ở châu Âu. Ðây là
thời kỳ tư tưởng mĩ học duy vật được phát triển mạnh trên cơ sở tiếp thu tư tưởng duy vật thời Cổ đại. Thời kỳ này
sinh ra những con người khổng lồ đấu tranh chống văn hóa Phong kiến- giáo hội Trung cổ. Tư tưởng mỹ học của
những nhà nhân văn thời kỳ này thấm nhuần những nguyên lý khẳng định cuộc sống, lạc quan, tích cực. Ðiểm nổi bật
về lý luận thời kỳ này là xem sáng tạo nghệ thuật như là một hoạt động bắt chước với ý nghĩa tái hiện chính xác thực
tại cụ thể lịch sử với tất cả dáng vẻ huy hoàng và hình thức cảm tính của nó.
Anberti (1404-1472) đòi hỏi tái hiện hiện thực một cách chính xác, nhưng ông xa lạ với lối sao y nguyên đối
tượng theo lối tự nhiên chủ nghĩa: Chúng ta lựa chọn một loạt vật thể đẹp nhất theo ý kiến những kẻ thông thạo về
II. LƯỢC SỬ MĨ HỌC
1. Mĩ học trước chủ nghĩa C.Mac TOP
http://tieulun.hopto.org
mặt này, và ở những vật thể đó, chúng ta mượn lấy những kích thước cần cho chúng ta, rồi sau đó, so sánh
chúng với nhau và gạt bỏ những gì thái quá về mặt này, mặt nọ, chúng ta rút ra được những độ lớn, bé, trung bình,
cao thấp, sao cho, những độ này ăn khớp với toàn bộ việc đo lường dựa vào biện pháp tuyển chọn ấy. [1]
d. Mỹ học chủ nghĩa Cổ điển: Nước Pháp thế kỷ XVII là tổ quốc của những tư tưởng mỹ học chủ nghĩa Cổ
điển. Công lao cơ bản của mỹ học Cổ điển là ở chỗ họ tôn sùng lý trí, đặt lý trí lên cương vị thẩm phán tối cao đối với
sáng tạo nghệ thuật. Họ giáng một đòn chí mạng vào nghệ thuật phong kiến vô chính phủ và tôn giáo.
Boileau (1636-1711) là nhà lập pháp, nhà lý luận nổi tiếng của chủ nghĩa Cổ điển. Tiếp thu truyền thống duy vật
thời Cổ đại và thời Phục hưng, chịu ảnh hưởng trực tiếp triết học duy lý của Descartes, Boileau cho nghệ thuật là sự
bắt chước tự nhiên, gạt bỏ đề tài tôn giáo thần bí. Nhưng tự nhiên theo ông quan niệm, là tự nhiên đã được thanh
khiết hóa bởi lý trí. Ông đề cao hơn hết lý trí trong nghệ thuật. Vì vậy, tính chính xác của điển hình, tính trong sáng
của hình tượng, tính nghiêm chỉnh của ngôn ngữ, tính đáng tin cậy của những gì được miêu tả.v.v... là tiêu chuẩn của
nghệ thuật. Ðề cao thái quá lý trí trong nghệ thuật, ông đã gạt bỏ cảm xúc ra ngoài cái đẹp. Ông còn chủ trương một
thứ đẳng cấp trong nghệ thuật. Chân lý nghệ thuật, theo ông, là phù hợp với thị hiếu của giới quí tộc; ông đã gạt bỏ
nhân dân ra ngoài nghệ thuật cả về mặt đối tượng phản ánh và cả về mặt chủ thể nhận thức.
đ. Mĩ học thời Khai sáng: Chủ nghĩa Khai sáng ra đời ở thế kỷ XVIII trong cuộc đấu tranh chống lại các
khuynh hướng lý tưởng hóa của Chủ nghĩa Cổ điển. Ðại biểu của nó là những người mang tư tưởng khai sáng - ủng
hộ việc khai hóa cho nhân dân. Ðây là thời kỳ đã hình thành những cơ sở lý luận mĩ học, mĩ học được tách ra khỏi
triết học để tồn tại với tư cách là một khoa học độc lập. Người có công đầu trong việc này là giáo sư mĩ học người
Ðức, tên là Baumgarten.
Diderot (1713-1784) mở rộng đối tượng cho nghệ thuật, ông kêu gọi người làm nghệ thuật phải đi tìm những gì xẩy
ra ở đường phố, quan sát công việc ở chợ búa... Ông đã có kiến giải về điển hình nghệ thuật - nghệ thuật phải qua cái
riêng, cái cụ thể để phản ánh cái chung, cái khái quát.
Lessing (1729-1787) cũng đòi mở rộng diện phản ánh cho nghệ thuật. Trước đây, nghệ thuật chỉ mô tả cái
đẹp trong cuộc sống. Nhưng ngày nay, nghệ thuật có quyền mô tả cái xấu. Tiến gần đến cách giải quyết duy vật và
biện chứng những vấn đề cơ bản của mỹ học, ông đã khắc phục được phần lớn các quan điểm siêu hình về sáng tạo
nghệ thuật, chống lại những người theo chủ nghĩa Cổ điển - xem nghệ thuật Cổ điển là mẫu mực và yêu cầu bắt
chước nghệ thuật đó.
Goethe (1740-1832) gắn chặt nghệ thuật với thời đại. Nghệ sĩ là con đẻ của thời đại. Tác phẩm là tấm gương
thời đại. Ðây là tư tưởng cơ bản xuyên suốt các công trình nghiên cứu và sáng tác của ông. Ðồng thời, ông chống lại
việc lặp lại thời đại, sao chép một cách nô lệ tất cả các mẫu tự thuộc hệ thống mẫu tự vĩ đại nhất của thiên nhiên [1].
Bởi vì, ông giải thích: Tất cả những gì mà ta trông thấy quanh mình mới chỉ là nguyên liệu mà thôi. [1] Cống hiến
lớn lao nhất của Goethe là ông đã tiến gần đến nhận thức đúng đắn về tính biện chứng giữa cái chung và cái riêng:
Cái riêng vĩnh viễn thuộc vào cái chung; cái chung vĩnh viễn được lĩnh hội qua cái riêng. [1]
e. Mỹ học Duy tâm Cổ điển Ðức: Với tư tưởng mỹ học và lý luận nghệ thuật Ðức cuối XVIII đầu XIX, tư
tưởng mỹ học nhân loại đạt tới mức phát triển cao. Sự cống hiến cơ bản của các nhà triết học duy tâm Ðức là ở chỗ
họ đã tìm cách lý giải bằng phép biện chứng những vấn đề chủ yếu nhất của mỹ học, mặc dù sự lý giải đó dựa trên
một cơ sở duy tâm. Ðến đây, lý luận nghệ thuật nhân loại đã tồn tại với tư cách là một khoa học độc lập.
Hégel (1770-1831), mĩ học của ông là đỉnh cao của mỹ học duy tâm cổ điển Ðức và là đỉnh cao của mỹ học duy
tâm trước C.Mác. Tư tưởng mỹ học của ông vừa mang yếu tố duy tâm vừa mang yếu tố biện chứng, ông xem cái đẹp
là hiện thân của ý niệm tuyệt đối và khi nào ý niệm của nó trực tiếp với hiện tượng bên ngoài của nó trong một thể
thống nhất thì ý niệm không những thật mà còn đẹp nữa. Nếu gạt bỏ đi cái vỏ duy tâm, trong quan niệm về cái đẹp
của mình, Hégel thấy được sự thống nhất giữa lý tính và cảm tính, giữa nội dung và hình thức. Ông đã dự cảm được
sự phát triển của nghệ thuật mà ưu điểm là thấy được sự thù địch của chủ nghĩa tư bản với nghệ thuật.
g. Mĩ học Dân chủ Cách mạng Nga: Ðây là giai đoạn cao nhất của quá trình phát triển lý luận nghệ thuật
duy vật trước Mác. Nhiều kiến giải của các nhà dân chủ cách mạng Nga về đối tượng, về chức năng về tính đặc trưng
của nghệ thuật.v.v... tiếp cận với mỹ học Mácxít.
Biélinski (1811-1848), người sáng lập nên nền mỹ học dân chủ cách mạng Nga. Ông coi nghệ thuật là cái tái
hiện hiện thực; cuộc sống là đối tượng của nghệ thuật. Ông xem nghệ thuật là một sự phân tích xã hội, một tiếng kêu
đau khổ, một lời ca sung sướng, một câu hỏi đặt ra hay một câu trả lời. [1] Ðặc biệt ông thấy được đặc thù của nghệ
thuật là tái hiện cuộc sống bằng hình tượng. Ông cũng có kiến giải sâu sắc về điển hình, về tính nhân dân và tính dân
tộc của nghệ thuật.
Tchernuchevski (1828-1889). Cống hiến quan trọng của ông là đặt nền tảng cho quan điểm duy vật về nghệ
http://tieulun.hopto.org
thuật. Ông tìm cái đẹp trong thực tại, cái đạp là cuộc sống, nghệ thuật là phương tiện nhận thức cuộc sống. Từ
đó ông rất căm thù loại nghệ thuật thuần tuý, duy tâm.
a. Các trào lưu, trường phái phi hiện thực và phản hiện thực: Nửa sau thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản Tây Âu đạt tới
thời kỳ phồn thịnh. Phong trào vô sản cũng phát triển mạnh. Ðể củng cố địa vị thống trị của mình trước sức mạnh của
phong trào công nhân, giai cấp tư sản đã trở thành một lực lượng bảo thủ, chủ nghĩa tư bản đi vào con đường phản
động. Trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, diễn ra sự khủng hoảng của triết học và lý luận nghệ thuật. Nhiều trường phái
nghiên cứu nghệ thuật với quan điểm suy đồi, phản động ra đời.
- Trường phái Văn hóa - lịch sử: Người khởi xướng là H.Taine (1828-1893) nhà sử học và nghệ thuật học
người Pháp. Ông muốn đưa phương pháp của khoa học tự nhiên vào nghiên cứu nghệ thuật. Nhà mỹ học có thiện
cảm với tất cả các hình thái nghệ thuật và tất cả mọi trường phái, ngay cả khi chúng đối lập nhau... Nó hành động
giống như khoa thực vật học, nghiên cứu cây cam và cây nguyệt quế, cây thông và cây bạch dương với một hứng thú
ngang nhau... [1] Quan niệm này dẫn đến chủ nghĩa chủ quan trong nghiên cứu nghệ thuật và san bằng mọi trào lưu
nghệ thuật. Taine cho rằng có ba nguyên nhân quyết định sự phát triển của nghệ thuật. Ðó là, chủng tộc, môi trường
và thời điểm. Nhưng ông đã lý giải những nguyên nhân này theo quan điểm duy vật dung tục hoặc theo quan điểm
sinh vật học chứ không phải theo quan điểm xã hội - giai cấp.
- Chủ nghĩa so sánh: Người sáng lập là T.Benfei (1809-1881) nhà nghiên cứu ngữ văn người Ðức. Ông đề
xướng lý luận về sự vay mượn, sự di chuyển các cốt truyện từ Ðông sang Tây. Quan niệm đó cho rằng nghệ thuật
dân tộc này do bắt chước, mô phỏng dân tộc khác mà có. Từ đó, nghiên cứu nghệ thuật là đi so sánh để tìm sự ảnh
hưởng, sự vay mượn. Quan niệm đó phạm phải sai lầm tai hại là tách nghệ thuật ra khỏi đời sống xã hội, biến nó
thành một vòng tuần hoàn khép kín Một vòng tuần hoàn các ý niệm và các môtíp .
- Trường phái tâm lý học: Người tiêu biểu là A.Potebnia (1856-1918) người Nga là nhà nghiên cứu ngữ văn nổi
tiếng. Ông cho rằng: Sáng tác nghệ thuật là sự tự biểu hiện thế giới nội tâm của tác giả; mọi tác phẩm đều mang tính
tự thuật; tự quan sát là nguồn mạch xác thực và có ý nghĩa nhất của sự sáng tạo... tâm hồn duy nhất quan sát được
và có thể biết được là tâm hồn riêng của chúng ta. Nếu như chúng ta hiểu biết lẫn nhau, thì đó chỉ là chúng ta hiểu
biết được tâm hồn mình... theo nghĩa này, những tác phẩm thơ ca mang tính tự thuật ở mức độ cao nhất. Tuyệt đối
hóa sự quy định của trạng thái tâm lý đối với sáng tác của nghệ sĩ, trường phái này đã thu hẹp đối tượng mô tả của
nghệ thuật vào trong khuôn khổ biểu hiện thế giới nội tâm của chính nghệ sĩ, do đó, tước bỏ bản chất, chức năng xã
hội của nghệ thuật.
- Chủ nghĩa trực giác là trào lưu mỹ học có ảnh hưởng nhất trong xã hội tư sản thế kỷ XX. Ông tổ của nó là
H.Bergson (1859-1941) nhà triết học duy tâm thần bí của Pháp. Ông cho rằng lý tính là người dẫn đường đáng tin cậy
cho con người trong đời sống thực tiễn bởi nó phân loại đối tượng dưới góc độ vụ lợi, có ích. Nó bỏ qua thuộc tính
không vụ lợi của đối tượng- thuộc tính thẩm mĩ. Thuộc tính này chỉ có trực giác mới khám phá ra được. Vì ông cho
trực giác không theo đuổi mục đích vụ lợi, bản chất của nó là vô tư, do đó, nó nắm bắt và bao quát được sắc thái cá
thể của đối tượng. Tuyệt đối hóa vai trò nhận thức cảm tính trong nghệ thuật, chủ nghĩa trực giác đã phủ nhận lý trí
trong sáng tạo nghệ thuật, đối lập nghệ thuật và đạo đức, phủ nhận khuynh hướng tư tưởng trong nghệ thuật.
- Chủ nghĩa Freud (Phân tâm học) rất được phổ biến ở các nước tư bản thế kỷ XX. Người đề xướng là
D.Freud (1856-1939) bác sĩ tâm thần người Áo. Ông cho rằng động lực chi phối con người từ lúc sinh ra cho đến lúc
chết là bản năng. Bản năng điều khiển toàn bộ hoạt động con người trong đó có cả hoạt động nghệ thuật. Trong bản
năng, yếu tố chủ yếu là bản năng tính dục. Tất cả đều bắt nguồn từ sự xung đột giữa cái tôi và cái tính dục. Áp dụng
vào nghệ thuật, Freud cho rằng sáng tác chính là sự thăng hoa của ẩn ức tính dục. Do đó, nghiên cứu nghệ thuật là
phơi bày cho được các hình tượng biểu tượng ôm chứa trọng điểm tính dục. Chủ nghĩa Freud đã tách nghệ thuật khỏi
đời sống, khỏi ý thức.
- Chủ nghĩa cấu trúc là một khuynh hướng thịnh hành trong văn học tư sản hiện đại. Ðại biểu là Bendơ,
Caidơ, Xtaigơ, Bactơ. Họ quan niệm tác phẩm nghệ thuật là một cấu trúc ngôn ngữ khép kín. Nó là một hộp đen
không liên quan đến chủ thể và khách thể. Họ đối lập nội dung và hình thức. Cái được biểu đạt tương đương với nội
dung, cái biểu đạt là lĩnh vực tùy hứng, tùy thích không có cơ sở nào. Không quan tâm đến người sáng tác, đối lập
nghệ thuật với cuộc sống, tất cả hướng vào hình thức, chủ nghĩa cấu trúc thực chất là một loại chủ nghĩa hình thức.
Mĩ học phương Tây tư sản hiện đại có rất nhiều trường phái, nhiều loại, ta có thể thu gom được đôi điều hợp lý ở
trường phái này, chủ nghĩa nó, nhưng, cơ bản là duy tâm, siêu hình, phiến diện, cực đoan.
2. Mĩ học từ C.Mac-PH Ăngghen-V.I.Lenin đến nay TOP
http://tieulun.hopto.org
b. Sự ra đời và phát triển của mĩ học C.Mác- Ph.Ăngghen- V.I.Lênin.
Cơ sở triết học của mĩ học Mácxít: Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong khoa học
xã hội của nhân loại. Cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử- xuất
hiện là mở đầu cho một thời đại mới trong quá trình phát triển nhận thức nhân loại. Và, đó là đóng góp lớn lao nhất,
quan trọng nhất, trước nhất của Mác-Ăngghen cho nền mỹ học nhân loại.
Quan điểm mĩ học của C.Mác- Ph. Ăngghen- V.I.Lênin: Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác- Ăngghen, và sau này Lênin, đã giải quyết một loạt những vấn đề chủ yếu của mỹ
học. Cống hiến của Mác- Ăngghen là:
- Nguồn gốc của nghệû thuật: Cản xúc thẩm mĩ, cái đẹp, nghệû thuật, nảy sinh do thực tiễn của con người-
thực tiễn lao động sản xuất.
- Bản chất xã hội của nghệ thuật: Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội do cơ sở kinh tế sinh ra và bị cơ
sở kinh tế quyết định. Ðến lượt mình, nghệ thuật tác động trở lại cơ sở kinh tế.
- Bản chất nhận thức nghệ thuật: Bất kỳ một nhận thức nào về hiện thực cũng là một sự phản ánh hiện thực
vào đầu óc con người. Nghệ thuật là một trong những biện pháp phản ánh hiện thực. Nghệ thuật là một hình thức
nhận thức có ý nghĩa to lớn.
Kế thừa di sản mỹ học và lý luận nghệ thuật của C.Mác và Ph.Ăngghen, tư tưởng của giai cấp vô sản đã được
định hình một cách hoàn chỉnh, ở Lênin. Những đóng góp trực tiếp của Lênin là:
- Nguyên lý tính đảng trong nghệ thuật. Ðây cống hiến vĩ đại nhất của Lênin vào kho tàng lý luận Mácxít.
Nguyên tắc cơ bản là: nghệ thuật là một bộ phận trong sự nghiệp của giai cấp vô sản, do giai cấp vô sản lãnh đạo, và
giai cấp vô sản phải lãnh đạo nghệ thuật theo đặc trưng của nó để hướng nghệ thuật phục vụ mình.
- Phản ánh luận là cống hiến quan trọng thứ hai của Lênin vào kho tàng lý luận nghệ thuật Mácxít. Xem vật
chất là cái có trước, tinh thần là cái có sau, vật chất quyết định tinh thần, ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan,
con người có khả năng nhận thức được bản chất thế giới..., Lênin đã đặt ra một cơ sở khoa học để giải quyết hàng loạt
vấn đề lý luận nghệû thuật như: khả năng nhận thức, phản ánh hiện thực của nghệû thuật; tác dụng cải tạo của nghệû
thuật; mối quan hệ giữa nghệû thuật và thực tại đời sống.v.v...
- Vấn đề kế thừa và sáng tạo của nghệû thuật: Nghệû thuật kế thừa những gì tốt đẹp của quá khứ. Nhưng kế
thừa không phải là sự bắt chước mà là kế thừa có phê phán, đồng thời kế thừa không phải là cứu cánh của nghệû
thuật mới, mà là bàn đạp sáng tạo ra nghệû thuật mới.
Tóm lại: Sự cống hiến vĩ đại của Lênin không chỉ là ở chỗ trong điều kiện mới, Người đã làm phong phú, đào
sâu và phát triển thêm những vấn đề cơ bản của mỹ học Mácxít và đặt cơ sở triết học, khoa học và mỹ học cho đường
lối của đảng Mácxít, mà còn là ở chỗ, bằng hoạt động thực tiễn của mình, Người đã làm nên những mẫu mực về việc
phân tích một cách cụ thể lịch sử, duy vật biện chứng một số hiện tượng nghệ thuật cụ thể.
c. Tư tưởng văn nghệ của Ðảng ta: Vận dụng tài tình tư tưởng văn nghệ Mác- Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của
nước ta, phát huy truyền thống văn nghệ quý báu của dân tộüc ta, đảng ta đã đề cập một cách toàn diện và sâu sắc các
vấn đề lý luận nghệû thuật cơ bản .Các quan điểm của đảng ta được thể hiện tập trung trong các văn kiện đại hội
Ðảng, Ðại hội văn nghệ, Hội nghị văn hóa, các bài phát biểu của các vị lãnh đạo Ðảng và Nhà nước ta. Những nội
dung căn bản của tư tưởng văn nghệ của đảng ta là:
- Về nhiệm vụ, chức năng của nghệ thuật, đảng ta yêu cầu phải phục vụ Cách mạng và giáo dục nhân dân,
xây dựng con người mới theo tinh thần yêu nước XHCN. đảng ta coi nghệû thuật là yếu tố quan trọng của cách mạng
tư tưởng văn hóa, là vũ khí sắc bén của giai cấp công nhân, của Ðảng trong cuộc đấu tranh để hoàn thành nhiệm vụ
cách mạng do Ðảng đề ra. Ðối với anh chị em văn nghệ sĩ của ta, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản phải là
mục đích và lý tưởng đẹp đẽ nhất, Tổ quốc, nhân dân và cách mạng là đối tượng phục vụ cao qúy nhất, văn hóa tư
tưởng là chiến trường, tác phẩm nghệ thuật là vũ khí sắc bén [1]
- Về tính khuynh hướng của nghệû thuật, Ðảng ta yêu cầu nghệû thuật phải có tính dân tộc đậm đà, tính đảng
và tính nhân dân sâu sắc. Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ III: Phát triển một nền văn nghệ với nội dung
XHCN và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân sâu sắc. [1]
http://tieulun.hopto.org
- Vế tính đặc trưng của nghệû thuật, Ðảng ta yêu cầu nghệû thuật phải có tính hiện thực thực trong sáng,
phản ánh đời sống xã hội một cách chân thực và sinh động, xây dựng được những điển hình cao đẹp và con người
mới. Xuất phát từ phản ánh luận của Lênin, coi nghệû thuật là một hình thái ý thức xã hội, Ðảng ta yêu cầu: nghệû
thuật là công cụû để hiểu biết, khám phá, sáng tạo (Phạm Văn Ðồng)[1] và phải: miêu tả cho hay, cho chân thật và
cho hùng hồn (Hồ Chủ tịch) [1] với: nội dung chân thật và phong phú, hình thức trong sáng và vui tươi (Hồ Chủ
tịch)[1], phải Ðiển hình hóa cao độ (Trường Chinh)[1]
- Về phương pháp sáng tác, Ðảng ta xem chủ nghĩa hiện thực XHCN là phương pháp sáng tác tốt nhất.
Phương pháp hiện thực XHCN là phương pháp sáng tác tốt nhất, nhưng không phải là duy nhất (...) Phương pháp
hiện thực XHCN thu hút và bao dung tất cả những yếu tố tích cực của những phương pháp sáng tác khác (...) Trong
sự thật khách quan nó phải làm nổi bật lên những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Hơn nữa, nó làm
cho người ta thấy được lẽ chuyển biến tất nhiên của xã hội, cái khuynh hướng khách quan của sự vật (Trường Chinh)
[1]
- Về kế thừa và tiếp thu nghệû thuật dân tộc và nhân loại, Ðảng ta yêu cầu nghệû thuật phải tiếp thu một cách
có phê phán và phát huy một cách sáng tạo những tinh hoa dân tộc và những thành tựu tốt đẹp của nghệû thuật thế
giới xưa và nay, Ðảng nêu lên phương châm: Học xưa vì nay, học cũ để biết mới[1] (Thư BCH Trung ương Ðảng gửi
Ðại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III). Ðối với nước ngoài, một mặt tránh thái độ bài ngoại, dân tộc hẹp hòi, mặt
khác tránh thái độ tự ti theo đuôi bắt chước nước ngoài một cách nô lệ (Phạm Văn Ðồng)[1]
- Về người sáng tác, Ðảng ta luôn quan tâm xây dựng một đội ngũ những người làm công tác vừa hồng vừa chuyên,
tập hợp những người làm công tác văn nghệ vào những tổ chức thích hợp (hội nghệ sĩ, hội nghệû thuật...) tạo điều
kiện cho nghệ sĩ đi vào cuộc sống, trau dồi thế giới quan lập trường chính trị, đạo đức, nhiệt tình cách mạng, lý tưởng
thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ.
Một khoa học muốn tồn tại, phải có 3 điều kiện cơ bản:
- Có một phạm vi (đối tượng) nghiên cứu.
- Có nhu cầu nghiên cứu về đối tượng.
- Có phương pháp nghiên cứu về đối tượng.
Như vậy, đối tượng là một trong 3 điều kiện xác định sự tồn tại của một khoa học. Xác định đối tượng của mĩ học là
xác định phạm vi nghiên cứu của mĩ học. Cũng tức là trả lời câu hỏi: mĩ học nghiên cứu những gì? Những phương
diện nào của hiện thực thuộc phạm vi nghiên cứu của mĩ học?
a. Những quan niệm của mĩ học trước C.Mác
- Aristote (384- 322 tr. CN), trong Thi học, cho rằng, mĩ học là triết học về nghệ thuật, là triết học nghiên cứu các
luật lệ sáng tạo nghệû thuật. Mĩ học, với Aristote chưa phải là một khoa học, mà chỉ là một bộ phận của triết học.
- Baumgarten (1714- 1762) cho rằng, mĩ học có nhiệm vụ nghiên cứu những đặc điểm của con đường nhận thức thế
giới bằng cảm xúc, để phân biệt với con đường nhận thức lí tính của triết học và khoa học.
- Kant (1724- 1804) cho rằng đối tượng của mĩ học là thị hiếu thẩm mĩ, là những phán đoán thẩm mĩ. Tức, mĩ học
nghiên cứu cái chủ quan chứ không nghiên cứu cái khách quan.
- Hégel (1770- 1831) cho rằng đối tượng của mĩ học là vương quốc bao la của cái đẹp, đúng hơn là lĩnh vực nghệû
thuật, đúng hơn nữa là lĩnh vực sáng tạo nghệû thuật.
- Tchernychevski (1828- 1889) cho rằng đối tượng của mĩ học là quan hệ thẩm mĩ của nghệ thuật đối với hiện thực.
b. Quan niệm của mĩ học Mácxít
III. ÐỐI TƯỢNG CỦA MĨ HỌC
1. Thế nào là đối tượng mĩ học TOP
2. Các quan niệm khác nhau về đối tượng mĩ học TOP
http://tieulun.hopto.org
Mĩ học, ở phương Tây, theo nguyên nghĩa tiếng Hylạp là extêdix (aisthèsis), tiếng Pháp: esthétique, tiếng
Anh: aesthetic, có nghĩa là trực giác học, tức khoa học về nhận thức của cảm giác (chỉ sự hoạt động tâm lí khi nhận
thức sự vật bằng cảm tính, trực giác). Ở phương Ðông (Trung Quốc, Việt Nam... ), mĩ học, theo nghĩa chiết tự của từ
này là khoa học về thẩm mĩ. Khái niệm mĩ học, ở phương Ðông, vì vậy, lại thiên về chỉ đặc tính của sự vật, hiện
tượng khách quan.
Vậy, mĩ học nghiên cứu cái gì? Phương diện nào, chủ thể hay khách thể? Con người, bản chất của nó là sự
tổng hòa của rất nhiều mối quan hệ. Trước một hiện tượng đời sống, con người bộc lộ rất nhiều mối quan hệ: quan hệ
kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp lí, quan hệ tôn giáo... và quan hệ thẩm mĩ. Trong từng quan
hệ ấy, con người có những khoa học riêng để nghiên cứu về nó. Ở quan hệ kinh tế, có khoa kinh tế học, ở quan hệ
chính trị có khoa chính trị học, ở quan hệ đạo đức có khoa đạo đức học.v.v... và ở quan hệ thẩm mĩ có khoa mĩ học.
Như vậy, mĩ học có nhiệm vụ nghiên cứu quan hệ thẩm mĩ, hay nghiên cứu phương diện đời sống thẩm mĩ của con
người.
Nói tới quan hệ là nói tới chủ thể và khách thể, nói tới chủ quan và khách quan. Nói quan hệ thẩm mĩ, đời sống thẩm
mĩ, là nói tới chủ thể thẩm mĩ và khách thể thẩm mĩ. Vậy, chủ thể thẩm mĩ, khách thể thẩm mĩ là gì?
Chủ thể thẩm mĩ là con người xã hội với tư cách là kẻ đồng hóa thế giới về mặt thẩm mĩ. Những phương diện của
chủ thể thẩm mĩ, mà mĩ học cần nghiên cứu, bao gồm:
- Ý thức thẩm mĩ: Ý thức thẩm mĩ là một bộ phận của ý thức xã hội. Nó là một hình thức phản ánh cấp cao riêng có ở
con người. Ý thức thẩm mĩ là toàn bộ quá trình tâm lí tích cực tham gia vào sự hiểu biết của con người đối với thế
giới khách quan và sự tồn tại thực sự của nó về phương diện thẩm mĩ. Ý thức thẩm mĩ bao gồm:
- Cảm xúc thẩm mĩ
- Thị hiếu thẩm mĩ
- Quan điểm thẩm mĩ
- Lí tưởng thẩm mĩ
- Hoạt động thẩm mĩ: Hoạt động thẩm mĩ là tất cả các lĩnh vực hoạt động sáng tạo và tiếp nhận của con người nói
chung, mà cái đẹp luôn là thước đo đi liền bên cạnh những thước đo thực dụng khác, bao gồm:
- Hoạt động thực tiễn vật chất
- Hoạt động khoa học
- Hoạt động sinh hoạt và đời sống
- Hoạt động sáng tạo nghệ thuật
Chủ thể thẩm mĩ được phân chia ra làm 2 loại: chủ thể sáng tạo và chủ thể thưởng thức. Chủ thể sáng tạo trước
hết là các nghệ sĩ (người sáng tác và người biểu diễn). Ngoài ra, chủ thể sáng tạo còn là con người lao động nói
chung. Vì họ là những người sáng tạo thế giới theo quy luật của cái đẹp. Chủ thể thưởng thức là tất cả những con
người với tư cách những kẻ tiếp nhận, hưởng thụ những giá trị thẩm mĩ.
Khách thể thẩm mĩ là toàn bộ hiện thực khách quan trong quan hệ với con người bộc lộ những giá trị thẩm mĩ.
Cơ sở để các nhà mĩ học Mácxít xem xét đối tượng mĩ học là phản ánh luận của Lênin: tồn tại thẩm mĩ là tính thứ
nhất, ý thức thẩm mĩ là tính thứ hai. Không thể có ý thức thẩm mĩ, nếu không có khách thể thẩm mĩ, những thuộc tính
thẩm mĩ trong hiện thực. Những thuộc tính thẩm mĩ tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người cảm
thụ chúng. Tuy vậy, quan niệm này của mĩ học hiện đại khác hẳn quan niệm của phái duy tự nhiên. Phái duy tự nhiên
cho rằng những thuộc tính thẩm mĩ của hiện thực là những thuộc tính tự nhiên, có sẵn trong tự nhiên, có trước con
người. Những thuộc tính đó bao gồm: sự hài hòa, cân đối, sự thống nhất trong cái đa dạng..., tức, những thuộc tính
toán học, vật lí học của tự nhiên.
http://tieulun.hopto.org
Mĩ học hiện đại quan niệm tính thẩm mĩ là một thuộc tính xã hội của hiện thực. Ðiều đó có nghĩa là, thuộc
tính thẩm mĩ của hiện thực không phải là những thuộc tính tự nhiên, vốn có của sự vât, tồn tại bên ngoài xã hội, có
trước xã hội. Không phải mọüi thuộc tính của hiện thực đều có sẵn, có trước xã hội loài người. Những thuộc tính xã
hội của hiện thực chỉ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Ngọn núi kia có từ trước khi có con
người, nhưng chỉ từ khi có con người, trong quan hệ với con người nó mới bộc lộ thuộc tính xã hội của mình:
Núi cao chi lắm núi ơi
Che lấp mặt trời chẳng thấy người thương
Cái độc ác: cao, che lấp mặt trời, che mất người thương của núi là một thuộc tính khách quan của nó, và chỉ
bộc lộ trong quan hệ với con người mà thôi.
Mặt trăng kia có trước con người, nhưng chỉ khi có con người, trăng mới có tính người:
Ðêm qua trăng sáng Cổ Ngư
Trăng vờn mặt nước, trăng như mặt người
Ở đây, ta không được hiểu khách thể thẩm mĩ như là tồn tại khách quan, đánh đồng khách thể thẩm mĩ với tồn
tại khách quan. Song cũng không phải vì thế mà hiểu tính thẩm mĩ không có tính khách quan. Cần phân biệt tính
khách quan và tính tự nhiên của đối tượng. Tính tự nhiên của đối tượng thì có trước con người, đó là những thuộc
tính vật lí, hóa học, toán học... Còn tính khách quan của đối tượng là xét nó trong quan hệ với con người (quan hệ
khách thể- chủ thể). Những thuộc tính tự nhiên ấy trong quan hệ với con người có tác dụng khác nhau đối với sự tiến
bộ của xã hội, và do đó bộc lộ những thuộc tính thẩm mĩ khác nhau. Như vậy, những thuộc tính tự nhiên của đối
tượng có ý nghĩa như là cơ sở vật chất, tự nhiên, khách quan của thuộc tính thẩm mĩ.
Thuộc tính thẩm mĩ là một giá trị xã hội. Luận điểm này dựa trên học thuyết Mác- Lênin về vai trò của thực
tiễn xã hội trong quá trình con người đồng hóa thế giới. Những thuộc tính thẩm mĩ của các sự vật, hiện tượng của thế
giới nảy sinh trong quá trình thực tiễn, mà nguyên nhân là lao động xã hội. Quá trình lao động cải tạo tự nhiên, bắt tự
nhiên phục vụ mình chính là quá trình nhân hóa tự nhiên của con người. Tức, quá trình tự nhiên bộc lộ những thuộc
tính xã hội của mình, trong đó có thuộc tính thẩm mĩ. Do đó, tuy nói giá trị xã hội của tự nhiên nhưng giá trị ấy vẫn
tồn tại khách quan.
Khách thể thẩm mĩ có một phạm vi vô cùng rộng lớn và phức tạp. Tuy nhiên cũng có thể chia khách thể thẩm
mĩ ra làm 2 phương diện. Phương diện tự nhiên thứ nhất và phương diện tự nhiên thứ hai. Khách thể thẩm mĩ, về
phương diện tự nhiên thứ nhất, bao gồm các hiện tượng tựû nhiên trong quan hệ với con người bộc lộ những thuộc
tính thẩm mĩ. Khách thể thẩm mĩ, về phương diện tự nhiên thứ hai, là các sản phẩm do con người làm ra theo quy luật
của cái đẹp, trong đó có nghệû thuật là nơi biểu hiện tập trung nhất, cao nhất quy luật của cái đẹp.
Tóm lại, đối tượng của mĩ học là đời sống thẩm mĩ của con người.
1.4.1. ÐỊNH NGHĨA MĨ HỌC
Mĩ học là khoa học về bản chất của ý thức thẩm mĩ và hoạt động thẩm mĩ của con người, nhằm khám phá, phát
minh ra những giá trị trên cơ sở quy luật của cái đẹp, trong đó có nghệû thuật là giá trị cao nhất.
1.4.2. NỘI DUNG MĨ HỌC
a. Mĩ học nghiên cứu ý thức thẩm mĩ của con người. Mĩ học nghiên cứu những cấp độ hoạt động của ý thức
thẩm mĩ của con người với tư cách là chủ thể thẩm mĩ, bao gồm: những đặc điểm của ý thức thẩm mĩ, cảm xúc thẩm
mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, quan điểm thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ.
b. Mĩ học nghiên cứu các phạûm trù mĩ học. Mĩ học nghiên cứu các phạûm trù mĩ học như là những công cụ
của tư duy nhằm nhận thức, đánh giá các hiện tượng thẩm mĩ trong đời sống và trong nghệû thuật.
c. Mĩ học nghiên cứu nghệ thuật như là một lĩnh vực thẩm mĩ. Mĩ học nghiên cứu bản chất, đặc trưng của
IV. ÐỊNH NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA MĨ HỌC TOP
http://tieulun.hopto.org
nghệû thuật- lĩnh vực hoạt động trung tâm của sự sáng tạo ra những giá trị theo quy luật của cái đẹp.
http://tieulun.hopto.org
CHƯƠNG 2 : Ý THỨC THẨM MĨ
I. Ý THỨC THẨM MĨ LÀ GÌ
1. Đối tượng của nhận thức và quan hệ thẩm mĩ
2. Khái niệm ý thức thẩm mĩ
3. Đặc điểm của ý thức thẩm mĩ
II. CẢM XÚC THẨM MĨ
1. Cảm xúc của thẩm mĩ là gì
2. Đặc điểm của cảm xúc thẩm mĩ
III. THỊ HIẾU THẨM MĨ
1. Thị hiếu thẩm mĩ là gì
2. Đặc điểm của thị hiếu thẩm mĩ
IV. LÍ TƯỞNG THẨM MĨ
1. Lí tưởng thẩm mĩ là gì
2. Đặc điểm của lí tưởng thẩm mĩ
V. QUAN ĐIỂM THẨM MĨ
1. Quan điểm thẩm mĩ là gì
2. Đặc điểm của quan điểm thẩm mĩ
Cái gì trong tự nhiên, xã hội được phản ánh vào trong ý thức thẩm mĩ của con người và tạo ra thái độ thẩm mĩ ở
con người?
Thế giới hiện thực vô cùng phức tạp, bao gồm: không chỉ các sự vật và hiện tượng (từ các hạt cơ bản đến những
thiên thể; từ thế giới vô cơ đến thế giới hữu cơ), mà còn cả các quy luật đang điều hành những quá trình diễn ra trong
tự nhiên và xã hội, cả sự phát triển và biến đổi thường xuyên của toàn bộ hiện thực. Trong bất kỳ một biểu hiện cụ
thể nào của cuộc sống, chúng ta phân biệt bản chất và hiện tượng; hình thức và nội dung; yếu tố bên ngoài và nhân tố
bên trong. Các mặt này gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và nương tựa vào nhau. Các sự vật và hiện tượng
đó tồn tại trong một hình thức nhất định. Hình thức tồn tại này là hình thức biểu hiện của sự vật. Hình thức này bộc
lộ và thể hiện các mặt chất lượng của sự vật và hiện tượng:
- Những thuộc tính tự nhiên (tính tổ chức của các bộ phận, tính đầy đủ của sự thể hiện đặc điểm giống loài;
mức độ và cấp độ phát triển của nó).
- Những thuộc tính xã hội (kĩ xảo của con người tạo ra nó, sự tương ứng của khả năng thực hiện đối với ý đồ của
người tạo ra nó, sự tương quan hài hòa của nó với những sự vật khác cũng nằm trong một tổng thể.)
Mọi sự vật đều tồn tại trong cái độ vốn của nó. Ðộ, đó là sự thống nhất giữa các mặt số lượng và chất lượng; là sự
hài hòa của cái bên trong và bên ngoài; bản chất và hiện tượng; là sự hợp lý giữa cái bộ phận với cái toàn thể. Ðộ như
là cơ sở tồn tại của sự vật. Khi độ bị phá vỡ thì sự vật sẽ không tồn tại nữa. Cơ sở của cái đẹp và cái xấu của sự vật là
ở sự biểu hiện như thế nào về cái độ. Ðộ chính là tính hoàn thiện của sự vật và hiện tượng. Chính tính hoàn thiện của
sự vật và hiện tượng là cơ sở để dấy lên ở con người xúc cảm thẩm mĩ. Các sản phẩm do con người làm ra có chất
lượng cao và hoàn hảo đó là nguồn gốc niềm vui thẩm mĩ. Thiên nhiên tồn tại trong tính hoàn thiện, hoàn hảo của nó,
nó có hình thức tồn tại hợp lý, thể hiện đầy đủ bản chất của mình... tạo cho con người niềm vui thẩm mĩ. Nó đã trở
thành khuôn mẫu để con người bắt chước Các ngọn tháp đều xây dựng theo quy luật vươn lên của ngọn lúa. Các tàu
thủy, máy bay bắt chước hình con cá. Như vậy, trong bản thân hiện thực vốn chứa đựng cơ sở khách quan cho việc
I. Ý THỨC THẨM MĨ LÀ GÌ?
1.Đối tượng của nhận thức và quan hệ thẩm mĩ TOP
http://tieulun.hopto.org
tiếp cận thẩm mĩ, cho quan hệ thẩm mĩ, cho việc phát sinh ý thức thẩm mĩ ở con người.
Mỹ học không dừng lại ở sự ghi nhận tính chất khách quan của mặt thẩm mĩ của hiện thực với tư cách là đối
tượng của nhận thức và thái độ thẩm mĩ. Mỹ học còn phải nghiên cứu về quá trình nhận thức và thái độ thẩm mĩ nơi
con người như là phương diện ý thức thẩm mĩ, vơí tư cách là chủ thể thẩm mĩ. Chủ nghĩa Mác chia cơ cấu đời sống ra
thành hai bộ phận: tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ý thức xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở tồn tại xã hội. Ý
thức xã hội gồm: Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng. Ý thức xã hội xuất hiện dưới dạng: ý thức thông thường và ý thức lý
luận (gồm một hệ thống các hình thái ý thức nhất định). Ý thức xã hội gồm: quan điểm lý luận chính trị, pháp quyền,
đạo đức, tôn giáo, khoa học, triết học... và ý thức thẩm mĩ.
Ý thức thẩm mĩ là một hình thái ý thức xã hội. Ý thức đó phản ánh quan hệ thẩm mĩ giữa con người và hiện
thực.
Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức thẩm mĩ cũng giống như bất kỳ một hình thái ý thức thức nào khác. Mọi
nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng cho các hình thức ý thức nói chung đều được vận dụng cho ý
thức thẩm mĩ. Như mọi hiện tượng ý thức khác, ý thức thẩm mĩ nảy sinh, hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn
đời sống xã hội.
a. Ý thức thẩm mĩ của con người nảy sinh trong lao động và phát triển trong sự gắn bó với lao động. Trong
quá trình hoạt động lao động sản xuất, con người cải tạo tự nhiên trên cơ sở nhận thức thế giới trong tính thống
nhất của bản chất và biểu hiện của nó. Con người tạo ra sản phẩm lao động dựa trên cơ sở vận dụng tiêu chuẩn vì tính
hoàn thiện của sản phẩm. Các sản phẩm làm ra làm con người hài lòng vì nó thỏa mãn nhu cầu vật chất. Ðồng thời,
nó thể hiện tài nghệ của mình. Con người nhận được niềm vui, khoái cảm bởi tính hoàn thiện và hài hòa của sự vật,
sản phẩm lao động. Con người nhìn thấy được chính mình trong sản phẩm lao động của mình. Ðó là niềm vui tinh
thần cao quý. Niềm vui đó lại kích thích con người sáng tạo. Hoạt động thẩm mĩ, đó vừa là phương tiện để đạt được
mục đích, vừa là mục đích tự thân (xét trên một ý nghĩa nào đó).
Như vậy, sự phát triển sản xuất, đời sống xã hội, thực tiễn khoa học kỹ thuật và nghệ thuật tạo ra khả năng ngày
càng lớn cho hoạt động thẩm mĩ. Tuy nhiên, sự phát triển thẩm mĩ và tính tích cực thẩm mĩ đạt đến đâu là do điều
kiện xã hội quy định. Nếu con người bị bao vây bởi lợi ích tiêu dùng thuần túy, bởi tính thực dụng thô thiển, bởi lao
động cưỡng bách thì không thể nói phát triển khả năng thẩm mĩ được. C.Mác đã từng nói: Ðối với con người sắp chết
đói thì không có hình thức người của thực phẩm mà chỉ có sự tồn tại trừu tượng của nó với tính cách là thực phẩm:
thực phẩm có thể có một hình thức thô lỗ nhất và không thể nói việc ăn uống như thế khác với việc động vật ăn uống
ở chỗ nào. Con người cùng khổ bị những nỗi lo lắng dày vò không có cảm giác ngay cả đối với vở kịch tuyệt tác
[1]
b. Ý thức xã hội là phản ánh tồ tại xã hội, ý thức thẩm mĩ cũng nằm trong quy luật chung đó. Nghệ thuật
nhân loại từ xưa đến nay luôn bám sát đời sống. Từ thời nguyên thủy người ta đã vẽ lại các hoạt động lao động sản
xuất của mình: hình vẽ những con thú trên đá (đối tượng lao động) bị trúng tên máu chảy đầm đìa; những lời ca, điệu
múa, điệu nhảy ăn mừng chiến thắng; những lời hò đưa đò, chèo thuyền...
c. Ý thức xã hội không chỉ phản ánh thế giới mà còn cải tạo thế giới, ý thức thẩm mĩ cũng nằm trong quy
luật đó. Những hoạt động thẩm mĩ từ thời nguyên thủy đều mang ý nghĩa thực tiễn: trao truyền kinh nghiệm (như
các bức tranh, các điệu nhảy, các bài ca dao, tục ngữ...). Ngày nay ý thức thẩm mĩ vẫn gắn bó với sản xuất với lao
động như trước, nó vẫn và càng phát huy vai trò cải tạo thế giới của mình. Ý thức thẩm mĩ xuất hiện như là một nhu
cầu, một đòi hỏi về chất lượng sản phẩm và là người kiểm tra khắt khe về chất lượng sản phẩm. Ý thức thẩm mĩ khi
xuất hiện dưới dạng lí tưởng thẩm mĩ thì nó là mục đích phấn đấu của con người nhằm cải biến bản thân và đời sống
để chúng ngày càng tốt đẹp và hoàn hảo hơn. Ý thức thẩm mĩ giữ vai trò trợ tác cho việc cải tạo và biến đổi xã hội.
Nó vẽ trước mắt con người mục tiêu cần đi đến, cần đạt được. Nó khích lệ, động viên con người; nó tăng cường nghị
lực, ý chí và tình cảm cho người trong quá trình lao động biến cải hiện thực.
d. Ý thức thẩm mĩ có hình thức tư duy đặc thù, đó là tư duy hình tượng. Ý thức thẩm mĩ nảy sinh, hình thành
và phát triển trên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người cần thiết phải nắm
vững các quy luật và bản chất của sự vật và hiện tượng. Con người có hai cách để nắm được điều đó: trừu tượng hóa
2. KHÁI NIỆM Ý THỨC THẨM MĨ TOP
3. ÐẶC ÐIỂM CỦA Ý THỨC THẨM MĨ TOP
http://tieulun.hopto.org
đối tượng để giữ lại cái quy luật, bản chất của sự vật; và hình tượng hóa một cách toàn vẹn, cụ thể, sinh động về
đối tượng. C. Mác viết: Con nhện làm những động tác tương tự như động tác của người thợ dệt, và con ong làm cho
lắm nhà kiến trúc khéo léo phải ngạc nhiên về cách kiến trúc các ổ bằng sáp của nó. Nhưng sự khác nhau trước hết
giữa nhà kiến trúc tồi nhất với con ong khéo léo nhất là ở chỗ con người thì phải xây dựng cái tổ đó trong óc mình
trước khi xây dựng tổ ong. Cái kết quả mà con người lao động đạt được, đã có trước bằng ý niệm trong trí tưởng
tượng của người lao động. Con người không phải chỉ làm cái việc thay đổi hình thức các vật chất tự nhiên, đồng thời
bằng việc đó, con người còn thực hiện mục đích của chính mình mà mình đã có sẵn trong ý thức. [1]
Chỉ có con người có ý thức mới hình dung trước trong óc mình về mục đích cũng như kết quả của mỗi quá trình
lao động. Việc hình dung, tưởng tượng trước mục đích và kết quả (tức vật phẩm) lao động của mình là phẩm chất
quan trọng của tư duy- ý thức xã hội. Lênin đã từng khẳng định: Thật là ngu xuẩn khi nghĩ rằng tưởng tượng chỉ cần
cho các nhà thơ, ngay cả trong toán học, phép tính vi phân và tích phân cũng cần đến trí tưởng tượng. Việc hình
dung trước sản phẩm lao động là sự phác họa trước, thiết kế trước, là mô hình hóa trước sẽ thúc đẩy, cổ vũ và điều
chỉnh hoạt động của con người và làm cho lao động có hiệu quả và năng suất. Ðấy cũng là một dạng tư duy của con
người- tư duy hình tượng- tư duy phát hiện bản chất và quy luật của đối tượng nhưng vẫn giữ được tính sinh động,
cụ thể của đối tượng.
Cảm xúc thẩm mĩ là khả năng rung cảm của con người trước những ấn tượng thẩm mĩ được nhận thức, là sự rung
động của tâm hồn con người trải qua qúa trình thụ cảm cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài, trong cuộc sống.
Trong cuộc sống của con con người ta thường có những thích thú, khoái cảm:
- Khoái cảm uống rượu ngon, nhìn gái đẹp...
- Khoái cảm đọc thơ, xem tranh, nghe hát...
Cả 2 thích thú trên đều là khoái cảm. Nhưng bản chất của 2 loại khoái cảm đó là khác nhau. Loại khoái cảm do
ăn uống ngon, thoả mãn nhục dục... là NHỤC CẢM. Loại khoái cảm do đọc thơ, xem tranh nghe nhạc... đưa lại là MĨ
CẢM.
Nghiên cứu về mĩ học, tìm hiểu về nghệû thuật, rất cần phân biệt đâu là nhục cảm và đâu là mĩ cảm. Học giả
người Anh ở thế kỷ XIX là Ruskin đã đánh đồng nhục cảm với mĩ cảm, ông nói: Từ trước tới giờ tôi chưa thấy một
bức tượng nữ thần nào của Hy Lạp lại đẹp hơn cô gái bằng xương bằng thịt của Anh quốc.
Thực ra thì một bà lão nhăn nheo vẫn có thể là hình tượng nghệ thuật đẹp, gây thích thú. Ngược lại, một cô gái
bằng xương bằng thịt ngoài đời, những cô gái thực mà ảnh được in trên bao bì quảng cáo vẫn có thể khiến ta không
thấy thích thú, không thấy đẹp.
Mĩ cảm và nhục cảm, vì vậy là 2 trạng thái tâm lý khác nhau. Tuy là khác nhau nhưng trong khi phân tích mĩ cảm
không nên hoàn toàn tách biệt mĩ cảm với nhục cảm, cho rằng mĩ cảm hoàn toàn giới hạn trong những giác quan cao
cấp: thị giác, thính giác; nhục cảm do những giác quan cấp thấp đưa lại: khứu giác, vị giác, xúc giác; các cơ quan cảm
giác như vị giác, khứu giác, xúc giác... không sinh ra mĩ cảm. Thực ra, giữa mĩ cảm và các giác quan có liên hệ mật
thiết. Nhà phê bình nổi tiếng Berensen viết: muốn thưởng ngoạn đường nét của họa sĩ chúng ta phải vận dụng đến
đường gân thớ thịt. Beaudelaire chủ trương phải dùng các giác quan để khởi động tình cảm và sự thích thú. Do đo, họ
coi trọng cả khứu giác lẫn vị giác. Chính vì vậy, có người bị đui, điếc từ nhỏ vẫn mẫn nhuệ về mĩ cảm. Trong kinh
nghiệm mĩ cảm, ta thường có sự mô phỏng lại những động tác và điệu bộ ta thấy được trong trí tưởng tượng, đồng
thời phát sinh ra những cử chỉ hay những vận động thích ứng khiến cho tri giác sáng tỏ hơn, do đó mà có những biến
đổi sinh lý. Trong khi hội tụ tinh thần, ta không ý thức được sự vận động của giác quan cũng như biến đổi sinh lý.
a. Cảm xúc thẩm mĩ nẩy sinh do ta tiếp xúc trực tiếp với các sự vật và hiện tượng ở hình thức biểu
hiện. Hình thức biểu hiện, hình tướng (form) là đối tượng của cảm xúc thẩm mĩ.
Con người có 3 phương thức nhận biết sự hiện hữu của tạo vật trong vũ trụ:
II. CẢM XÚC THẨM MĨ
1. CẢM XÚC CỦA THẨM MĨ LÀ GÌ? TOP
2. ÐẶC ÐIỂM CỦA CẢM XÚC THẨM MĨ TOP
http://tieulun.hopto.org
- Trực giác (intruction)
- Tri giác (perception)
- Khái niệm (conception)
Trực giác là sự nhận thức chỉ biết đến hình tướng, không biết đến ý nghĩa. Tri giác là sự nhận thức từ hình tướng
đến ý nghĩa. Khái niệm là sự nhận thúc chú trọng ý nghĩa, vượt ra ngoài hình tướng, là kết quả tổng kết kinh nghiệm.
Trong thực tế, mỹ học cận đại chia nhận thức ra thành 2 giai đoạn: trực giác (intrution) & danh lí (logical) (gộp giai
đoạn 2&3 làm một). Giai đọan 1, nhận thức trực giác là biết một cách riêng biệt, theo công thức: A là A. Giai đọan 2,
nhận thức lí tính (logical) biết những tương quan sự vật, theo công thức A là B (Ví dụ: Dạ lan hương là một loài hoa;
Ðây là một cái bàn). Tri thức trực giác thì A chỉ là A, không có liên hệ gì khác. Bấy giờ, A là một ý tượng hay hình
ảnh (image) độc lập chiếm trọn tâm hồn ta. Còn A là B thì tri giác A (A là một sự vật), đem sự vật A qui nạp sang B
(B là khái niệm). Tên gọi cái khoa học mà chúng ta đang nghiên cứu vốn có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp là extedix
(aisthésis), tiếng Anh là Aesthetics, tiếng Pháp là Esthétique có nghĩa là trực giác học. Chữ Aesthetics chỉ hoạt động
tâm lý khi nhận thức sự vật ở giai đoạn đầu, gần giống với nghĩa intuitive tức là trực giác. Còn mỹ học, thì mĩ chỉ đặc
tính của sự vật khách quan. Kinh nghiệm mĩ cảm mà ta có được là do trực giác được form, cho nên form là đối tượng
trực giác (form thuộc về vật), còn trực giác là dùng tâm thức mà biết được vật (nó thuộc về ta). Cái mà tâm thức tiếp
xúc với vật chỉ là trực giác, còn sự vậy biểu hiện trong ta chỉ là form (chứ không phải bản chất, nguyên nhân, ý nghĩa,
công dụng, giá trị của sự vật - kết qủa của tri giác, khái niệm). Chẳng hạn, có 3 thái độ của con con người khi đứng
trước cây mai:
- Thái độ khoa học thì mai thuộc họ gì, đặc điểm, điều kiện sinh sản...
- Thái độ thực dụng thì mai công dụng gì, bao nhiêu tiền...
- Thái độ thẩm mĩ thì mai chỉ là hình tướng form với chân diện mục.
Như vậy, càng có nhiều kinh nghiệm, càng khó chú ý đến form, càng khó trực giác; và do đó, càng khó đi đến mĩ
cảm. Ðối với 2 thái độ (khoa học & thực dụng) cây mai có giá trị ngoại tại (extrinsic) (vì nó dựa vào sự liên hệ) Thái
độ thứ 3 cây mai có giá trị nội tại (intrinsic) (vì không dựa vào cái gì khác).
Hình tướng (form) của sự vật không phải do tạo hóa sinh thành bất biến mà do trực giác của ta lĩnh hội được nó.
Hình tướng (form) là sự phản chiếu nhân tính và sự rung động của người thưởng ngoạn. Mà nhân tính và sự rung
động của người thưởng ngoạn là tùy thời, tùy nơi, tùy người. Do đó, form trực giác là thiên hình vạn trạng, vì hình
tướng một phần do chính sự vật biểu hiện, một phần do phát xạ (projection) của nhân tính cùng rung động của nguời
thưởng ngoạn. Vì vậy, form và trực giác như nhân với qủa. Triết lí của Nguyễn Du sau đây quả là chân lí:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui bao giờ
Không phải ngẫu nhiên mà trước cùng một cảnh mà người vui, người buồn.
b. Cảm xúc thẩm mĩ là thái độ tâm lý cực đoan, là trạng thái tập trung, hội tụ tinh thần cao độ. Khi
cảm xúc thẩm mĩ đến, tất cả tinh thần tập trung vào đối tượng cho nên, về hình ảnh sự vật trở thành thế giới biệt
lập. Còn tâm hồn ta hoàn toàn yên nghỉ trong sự vật. Như thế, đối với vật, ta đạt được diệu cảnh tâm mãn, ý túc. Ta
và vật quyện vào nhau làm một, ta đắm chìm vào lòng sự vật. Khi đắm chìm vào lòng sự vật, ta là kẻ vô ý chí, vô
thống khổ, vô thời gian... Ðó là giây phút ta giải thoát, siêu thoát. Cảm xúc thẩm mĩ là một sự sự siêu thoát. Nhà khoa
học khi say mê nghiên cứu cũng có những giây phút siêu thoát. Nhưng khoa học thì siêu thoát đến vô ngã (rất khách
quan), nhà nghệ thuật siêu thoát đến hữu ngã (rất chủ quan). Khi hưởng thụ khoái cảm bình thường thì ta ý thức rõ là
ta đang hưởng thụ. Còn trong mĩ cảm thì ý thức chúng ta chỉ có hình ảnh hay ý tượng sự vật biệt lập, ta không biết
chúng ta đang thưởng ngoạn. Do đó, càng không ý thức được cảm giác đang khoan khoái do đối tuợng gây nên.
Nghĩa là, khoái cảm đi đôi với mĩ cảm trong khi thưởng ngoạn, nhưng ta không thể biết được lúc thưởng ngoạn, chỉ
sau này mới biết.
Sai lầm của phái Freud là nhầm lẫn mĩ cảm và nhục cảm. Họ cho rằng nghệû thuật là sự hóa trang để thỏa
mãn nhục dục (Oedipus). Sai lầm của mỹ học thực nghiệm Ðức và Mỹ gần đây là đem nghệ thuật tạo hình vào bàn
http://tieulun.hopto.org
mổ xẻ, rồi trắc nghiệm xem loại nào, độ tuổi nào thích màu gì, âm điệu nào. Tác phẩm nghệ thuật đẹp là trong
tính chỉnh thể hài hòa, toàn bích chứ không phải đẹp từng phương diện, bộ phận. Cũng chính với ý nghĩa ấy mà Xuân
Diệu viết:
Ai đem phân tích một mùi hương.
Một bản cầm ca, tôi chỉ thương
Chỉ lặng truồi theo dòng cảm xúc
Như thuyền ngư phủ lạc trong sương
c. Cảm xúc thẩm mĩ bắt đầu ở chỗ trực giác được hình tướng sự vật không nhằm mục đích thực dụng.
Khi cảm xúc thẩm mĩ đến là lúc ta đã vượt ra khỏi vòng vây hãm của thế giới thực dụng.
Mĩ cảm không bị tiêm nhiễm bởi thực dụng, nó vô sở vi nhi vi (không phải làm mà vẫn làm). Khoái cảm lại
nhắm vào mục đích thực dụng. Ví dụ như uống rượu thấy khoái. Tuy vậy, có khi uống rượu cũng có thể liên quan
trực tiếp đến cảm xúc thẩm mĩ. Ðó là lúc rượu kích thích thi hứng. Bác Hồ từng viết:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắn trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Cầm, kì, thi, tửu không đơn giản chỉ là sự khái quát về trò tiêu khiển của các nhà thơ Phương Ðông xưa. Sở
dĩ, thi đi liền với tửu, là bởi vì, các nhà thơ xưa thường uống rượu để quên đi thực tại (hương vị rượu lúc đó không
nhằm đáp ứng khoái cảm vị giác), để tìm đến với thế giới khác, để siêu thoát. Họ dùng rượu để quên thực tại đời sống
(tạo khoảng cách tâm lí). Rượu lúc đó làm phát sinh kinh nghiệm mĩ cảm. Khoái cảm được nhìn người đẹp cũng có
thể là mĩ cảm, cũng có thể là không phải. Nếu khoái cảm muốn chiếm người đẹp làm người phối ngẫu thì khi nói:
nàng đẹp thì đẹp đó chỉ với nghĩa là điều kiện thỏa mãn nhục dục. Nếu ngắm người đẹp mà vượt ra ngoài bản năng
xung động, nhìn họ với hình tướng, đường nét, không có dục niệm, nghĩa là như ngắm một pho tượng, một bức tranh
thì đó là thái độ mĩ cảm. Thái độ mĩ cảm là thái độ không đi đôi với ý chí nên không mang tính chất chiếm hữu.
Cảm xúc thẩm mĩ có khả năng phản ánh được những giá trị không mang tính thực dụng. Ðó là giá trị tinh
thần, tình cảm. Nó vượt ra khỏi khuôn khổ của sự vui sướng chỉ do thỏa mãn những nhu cầu thuần túy bản năng sinh
lý hay thực dụng. Cảm xúc thẩm mĩ là cảm xúc vô tư, không vụ lợi. Do đó, cảm xúc thẩm mĩ đã trở thành biểu tượng
rất quan trọng của sự phát triển tính người trong con người với tư cách là thuộc tính giống loài ở nhân cách con
người. C.Mác viết: Các giác quan của con người xã hội, khác giác quan của con người phi xã hội. Chỉ nhờ có một sự
phong phú được triển khai về mặt vật thể của thực thể con người, con người mới được phát triển và phần nào mới bắt
đầu nảy sinh được sự phong phú của cảm năng chủ quan của con người: cái tai biết nghe nhạc, con mắt cảm nhận
được vẻ đẹp của hình thức, nói tóm lại là những giác quan có khả năng dẫn tới những khoái cảm của con người và
khẳng định mình như một sức mạnh bản chất con người. [1] Biêlinski cũng khẳng định:Cảm xúc về cái kiều diễm là
môït điều kiện làm nên phẩm giá con người.
d. Ðặc điểm tâm lý của cảm xúc thẩm mĩ là khoảng cách tâm lí, hay cự li tâm lí. Mĩ cảm bắt đầu ở chỗ
trực giác được hình tướng không nhắm vào mục đích thực dụng. Muốn có được mĩ cảm, ta phải vượt ra khỏi vòng
vây hãm của thế giới thực dụng, hay đẩy lùi thế giới ấy ra xa một khoảng cách. Bullough, nhà tâm lý học Anh quốc
đã nêu thành nguyên tắc, nguyên tắc khoảng cách tâm lý (psychical distance).
Khoảng cách có 2 phương diện:
- Khoảng cách tiêu cực: khoảng cách sẽ tạo ra sự thoát ly khỏi mục đích và nhu cầu thực tế.
- Khoảng cách tích cực: khoảng cách sẽ tạo ra sự chú trọng đến việc thưởng ngoạn hình tướng.
http://tieulun.hopto.org
Mối tương quan do tác dụng giữa vật và ta vì khoảng cách đã biến thành ra sự thưởng ngoạn. Do đó, nói về ta thì
khoảng cách là siêu thoát. Nói về vật thì khoảng cách là cô lập. Xưa, các bậc thi nhân là kẻ xuất trần, thoát tục (Thoát
tận nhân gian yên hỏa khí- vượt khỏi chất khói lửa của nhân gian). Họ đã đẩy lùi sự vật ra thành một khoảng cách để
nhìn. Trong con mắt của nhà nghệ thuật sự vật chỉ là màu sắc, đường nét, âm thanh- những cái tổ hợp thành hình
tướng. (Con đường là con đường, không phải con đường là nơi dẫn đến ngân hàng hay thương xá). Họ gạt cái thực
dụng ra ngoài. Họ đem màu sắc, âm thanh, đường nét tổ hợp, điều chỉnh sao cho thế giới đẹp hơn, thỏa mãn với ý
nguyện của họ. Họ biến đổi giá trị của sự vật. Một cái ghế, đĩa trái cây tầm thường qua tay Van Gogh đã trở thành
những bức tranh quý giá. Nhà khoa học và nhà nghệ thuật đều có sự siêu thoát ra khỏi cái thực dụng. Nhưng nhà
khoa học siêu thoát đến vô ngã -impersonal (rất khách quan). Nhà nghệ thuật phải đạt đến hữu ngã - Personal (rất chủ
quan). Khái niệm khoảng cách tâm lí ở đây được hiểu:
- Khoảng cách là sự cách biệt giữa ta và vật (trên quan điểm thực dụng)
- Khoảng cách là sự hòa nhập giữa ta và vật (trên quan điểm mĩ cảm)
Nghệ thuật không sao thoát ly được tình cảm. Mà tình cảm là nhân cách, là hữu ngã. Trong kinh nghiệm mĩ cảm,
tình cảm đổ dồn hết vào hình tướng sự vật. Nghệ thuật phải biểu hiện tình cảm (nghệ sĩ) và kích động tình cảm
(người thưởng thức). Nghệ thuật vượt ra ngoài mục đích thực dụng, nhưng không vượt ra khỏi kinh nghiệm mĩ cảm.
Sáng tác hay thưởng ngoạn đều phải thấu triệt lấy những kinh nghiệm đã có để hiểu sự vật trước mắt. Sự vật nào
không có kinh nghiệm thì không sao hiểu được. Trang Tử nói: Người mù biết dựa vào đâu mà hiểu cái tươi sáng, kẻ
điếc biết dựa vào đâu để nghe âm thanh của tiếng chiêng, tiếng trống. Há có phải chỉ hình hài mới có đui điếc đâu,
mà trong trí thức cũng vậy. Cũng như người không chút kinh nghiệm luyến ái mà đọc tiểu thuyết ái tình. Cho nên, nó
là tài liệu cũ được tổng hợp mới. Vì tài liệu cũ nên người thưởng ngoạn mới có thể lĩnh hội được, tổng hợp mới là sự
sáng tạo của nghệ sĩ (Nghệ thuật điêu khắc Hy lạp dùng thường nhân làm con người mẫu tạo các tượng thần. Ðăng tơ
(Dante) tả địa ngục dùng thế giới con người làm lam bản.)
Trong khoảng cách tâm lí có vấn đề mâu thuẫn khoảng cách (the Antinomy of distance). Nếu khoảng cách xa thì
không lĩnh hội được đối tượng thẩm mĩ. Nếu khoảng cách gần thì bị động cơ thực dụng áp đảo. Do đó, khoảng cách
lý tưởng là gần mà xa, xa mà gần.
Người thưởng ngoạn thường có hai thái độ cực đoan:
- Bàng quan (contemplator).
- Cộng hưởng (participant).
Người bàng quan thì đứng ngoài cục diện sự vật; người cộng hưởng thì xâm nhập vào cục diện sự vật. Người
cộng hưởng thì dễ đánh mất khoảng cách thích ứng. Giả dụ như, kịch Othello miêu tả tính cả ghen của ông chồng.
Trong khán giả lại có ông chồng đang nghi ngờ mình bị vợ cắm sừngû rồi đau khổ. Xem Othello, tính cả ghen của
anh ta càng được thổi bùng lên. Do đó, anh ta không phải là người xem kịch mà là người đang tự đau thương cho số
phận của mình. Anh ta mượn rượu kẻ khác để giải sầu mình. Hoặc giả, một khán giả Trung Quốc khi xen vở kịch Tào
Tháo, đến đoạn Tào Tháo biểu hiện tính gian hùng trong triều đình, vị khán giả nọ đã phẫn tức, cầm dao nhảy lên sân
khấu giết chết diễn viên Tào Tháo. Hoặc nữa, ở một nước phương Tây nọ, trên sân khấu, một diễn viên đang đóng vai
nhà phát minh cùng khổ. Khi phát minh sắp hoàn thành thì hết than, lửa tắt, mà nhà phát minh không tiền. Lo sợ bao
công sức đổ xuống sông, một khán giả đã ném tiền lên sân khấu la lên: nhanh lên, hãy mang tiền mà đi mua than
ngay.
Người sáng tác là người không thể chỉ say sưa với tình cảm của mình mà phải khách quan hóa tình cảm ấy, biến
thành người khác để thưởng ngoạn tình cảm chính mình. Nhà nghệ thuật sở dĩ là nhà nghệ thuật, không phải là vì anh
ta chỉ là kẻ nhạy cảm mà còn là người biết đem tình cảm của mình biểu hiện thành tác phẩm. Người thường có thừa
tình cảm mà không làm ra tác phẩm được vì họ không thể tạo ra một khoảng cách- một địa vị khách quan để quan
chiếu lại nếp sống của mình.
Thuyết Freud để xướng thuyết văn nghệ là sự thăng hoa của dục vọng. Sai lầm của Freud là đã rút ngắn khoảng
cách giữa nghệ thuật và bản năng. Nếu nghệ thuật miêu tả tính dục, người xem nhắm vào thỏa mãn tính dục của
mình, chẳng khác nào đói được ăn, khát được uống... Ðó là hoạt động thực dụng chứ không phải mĩ cảm. Dù nghệ
thuật có nói đến tính dục, thực dụng nhưng người thưởng ngoạn không thể bị tính dục điều khiển. Có những sự việc
liên quan đến vấn đề thực dụng, nhưng qua tay nghệ sĩ thì tài liệu thực trở thành sự kiện nghệ thuật. Do nghệ sĩ đã tạo
http://tieulun.hopto.org
được khoảng cách. Thi nhân Anh quốc là Keats đã mô tả một đôi tình nhân gian dâm trong đêm -một cuộc tình lôi
thôi nóng bỏng. Trong đó có những đoạn miêu tả cái đẹp của cơ thể, nhục thể nhưng Keats đã khéo lồng vào bối cảnh
âm u, đem một việc thế nhân đặt vào vòng siêu nhân, hay là nghệ thuật hóa một sự kiện phàm tục, tạo ra một bức
tranh thanh nhã, nghiêm trang. Vương Thực Phủ trong Tây Sương ký miêu tả đêm sơ ngộ giữa Trương Quân Thụy và
Thôi Oanh Oanh:
Yêu nhau phượng bế loan bồng đã sao!
Then mây mở cửa động đào...
Ðào tiên hớn hở đón chào tin xuân
Những là tê tái tần vần
Lả dần vóc liễu, mờ dần lòng hoa...
Những câu thơ này nói đến sự giao hợp của trai gái nhưng tác giả đã khéo vận dụng hình ảnh, ngôn từ u mỹ
và êm dịu đẹp đẽ. Cái đẹp đã chiếm trọn tình cảm người đọc. (Có thể có người phát sinh dục niệm, nhưng đó là do
tinh thần thưởng thức bạc nhược, do người đọc).
Nguyễn Du tả cái đẹp của thân thể Kiều lúc tắm:
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà.
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.
Còn đây là cảm xúc thẩm mĩ của Bích Khê trước một bức Tranh lõa thể:
Dáng tầm xuân uốn trong tranh tố nữ
Ôi tiên nương nàng lại ngự nơi đây
Nàng ở đâu? Xiêm áo bỏ đâu đây
Ðến triển lãm cả thân hình kiều diễm
Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm
Nàng là hương hay nhan sắc nên hương
Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường
Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc
Ðêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc
Vài chút trăng say đọng ở làn môi
Trong sáng tác, phải tạo khoảng cách về không gian và về cả thời gian. Sự kiện càng xa xưa càng đưa đến mĩ
cảm, giống kẻ lữ hành khi đến địa phương xa lạ. Những tác phẩm nghệ thuật tả sự kiện hiện thời, do khoảng cách thời
gian quá gần nên bị coi là tả thực, đến lúc nào đó khi cuộc sống thực qua đi, lúc đó, tác phẩm ấy trở thành lãng mạn.
Không phải ngẫu nhiên mà ngạn ngữ có câu: Có tích mới dịch nên tuồng. Nghệ thuật sân khấu tuồng, chèo, cải lương
http://tieulun.hopto.org
thường muốn hay phải dựng trên cơ sở chuyện xưa, tích cũ.
Ở nghệû thuật sân khấu, do khoảng cách gần nên dễ làm người xem rời bỏ mĩ cảm quay về với hiện thực. Do
đó, sân khấu thường ngoài việc tích cũ, còn vẽ mày, vẽ mặt; đi hia, đội mão; lời ca, sân khấu cao trên tầm mắt người
xem... Ở nghệû thuật điêu khắc, cũng do khoảng cách gần nên con người ta cũng tìm phương pháp tạo khoảng cách:
tượng to hoặc nhỏ hơn so với sự thực, đặt trên đài cao. Ở nghệû thuật hội họa, hội họa chỉ biểu hiện trên mặt phẳng
nên khoảng cách quá lớn. Phương Tây và Trung Quốc cổ đại trong tranh không áp dụng luật viễn cận, sắc độ, đối với
hình thể chỉ nhằm đạt được thần cốt tinh diệu, chứ không phải đạt hình thể giống như thực. Sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật đưa nghệ thuật ngày càng tiến gần đến thực tại. Nhưng trong lĩnh nghệ thuật điều đó chưa hẳn đã tốt. Chủ
nghĩa tự nhiên bị phản đối vì gần với tự nhiên. Lý tưởng của phái Hậu ấn tượng là đưa nghệ thuật tạo hình tiến gần
đến âm nhạc. Trong nghệ thuật hội họa và điêu khắc áp dụng luật viễn cận, sắc độ vốn là một sự tiến bộ của trong kỹ
xảo, sự tiến bộ này cũng giúp nhiều cho nghệ thuật. Nhưng thà nghệ thuật thiếu kỹ xảo còn hơn kỹ xảo thiếu nghệ
thuật. Họa sĩ Trung Quốc xưa từng đưa ra luật lệ:
Nước xa không sóng.
Núi xa không nhăn.
Cây xa không cành.
Người xa không mắt.
Nhưng họa sĩ tinh thông thì không chấp nệ vào luật ấy.
Thị hiếu là sở thích trong mọi lĩnh vực đời sống của các nhân và tập thể. Sở thích của con người rất phong
phú, nhiều lĩnh vực: đời sống, đạo đức, tâm hồn... Sở thích gần như là thói quen của từng người trong sinh hoạt. Con
người có sở thích tốt, sở thích xấu; sở thích lành mạnh, sở thích không lành mạnh.
Thị hiếu thẩm mĩ là sở thích của con người về phương diện thẩm mĩ. Ðó là thái độ tình cảm trước cái đẹp,
cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn, cái bi, cái hài...
a. Sự phản ứng mau lẹ gần như bản năng của chủ thể trước các hiện tượng thẩm mĩ. Do kinh nghiệm,
do tôi luyện, do hun đúc... kinh nghiệm mĩ cảm đã trở thành ổn định, và trở thành giá trị thẩm mĩ thường trực chi
phối sự đánh giá tức thời của chủ thể thẩm mĩ. Vì vậy mà, trước một hiện tượng thẩm mĩ, chủ thể phản ứng thích hay
không thích ngay lập tức, cơ hồ như không hề có sự suy xét nào.
Nhà mĩ học Xôviết Stôlôvích phát biểu: Thị hiếu thẩm mĩ là giá trị của cá nhân, là năng lực tập trung của sự
đánh giá, là năng lực phân biệt giá trị thẩm mĩ chân chính và phản chân chính, là năng lực phát hiện nhanh, nhạy
các giá trị thẩm mĩ trong các sắc thái của nó.
Như vậy, phản ứng gần như bản năng ấy của thị hiếu thẩm mĩ lại là giá trị, là năng lực của con người, là thước đo
phẩm giá con người.
III. THỊ HIẾU THẨM MĨ
1. THỊ HIẾU THẨM MĨ LÀ GÌ? TOP
2. ÐẶC ÐIỂM CỦA THỊ HIẾU THẨM MĨ TOP
http://tieulun.hopto.org
b. Thị hiếu thẩm mĩ vừa mang tín chất cá nhân sâu sắc, vừa mang tính chất xã hội rộng rãi. Thị hiếu
thẩm mĩ là một vấn đề phức tạp của tình cảm thẩm mĩ. Nó mang tính chất cá nhân hết sức sâu sắc. Ngạn ngữ ta có
câu: Mỗi mgười một sở thích. Ngạn ngữ Nga có câu: Trong màu sắc và trong hương vị không có tình đồng chí. Quả
là trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, trong đấu tranh để xây dựng xã hội... chúng ta rất cần có tình đồng chí,
đồng đội. Tình đồng chí là sức mạnh tập thể. Sức mạh tập thể sẽ dời non lấp biển.
Nhưng trong thị hiếu thẩm mĩ thì mỗi người một vẻ, không thể dùng sức mạnh đồng đội, đồng chí, cũng
không thể dùng ý chí cá nhân để bắt mọi người cùng một sở thích. Nếu thị hiếu thẩm mĩ mà có tình đồng chí thì đời
sống thẩm mĩ của xã hội, của nhân loại sẽ vô đơn điệu, vô cùng cùng nghèo nàn. Phạm Văn Ðồng cho rằng người
thưởng thức, nhà phê bình có quyền theo sở thích mình ưa hay không ưa mà khen chê; đó là sở thích riêng của mình
thì không sao, nhưng nếu đem sở thích riêng của mình mà ép người khác phải theo thì không được. Lênin đã dạy
chúng ta không nên đem cái ưa hay không ưa của mình về nghệû thuật mà ép thiên hạ. Làm sao mà ép thiên hạ được.
Tôi thích cái này, anh thích cái kia, mỗi con người có một sở thích của mình [1]
Thị hiếu thẩm mĩ mang tính cá nhân sâu sắc. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có tiêu chuẩn chung nào
cho mọi người. Sở thích riêng của mỗi người liên hệ sâu sắc với cái chung của đời sống xã hội. Công cuộc đấu tranh
cải tạo tự nhiên, xây dựng xã hội là điều kiện chung quy định tính chất chung, tính chất xã hội của thị hiếu thẩm mĩ.
Phạm Văn Ðồng nói: ... tôi thích cái này, anh thích cái kia, mỗi người có một sở thích (...) nhưng không có nghĩa là
cái hay không có tiêu chuẩn của nó. Rõ ràng là giữa thị hiếu thẩm mĩ tốt và thị hiếu thẩm mĩ xấu có ranh giới minh
bạch.
c. Thị hiếu thẩm mĩ mang tính dân tộc và tính thời đại. Thị hiếu thẩm mĩ ra đời trong từng thời đại nhất
định và biến đổi theo từng thời đại. Những sở thích thẩm mĩ của thời đại trước sẽ không hợp khẩu vị của thời đại sau.
Cái răng, cái tóc là góc con người. Chỉ khoảng nửa thế kỉ trước đây tóc dài, răng đen (tóc dài, người đẹp, Răng răng
đều như hạt na) là đẹp, nhưng ngày nay tóc dài, răng đen đã không hợp thời nữa. Dân tộc là một cộng đồng người ổn
định hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về đời sống kinh tế, về trạng thái
tâm lí, biểu hiện trong một cộng đồng về văn hóa. Chính tính cộng đồng này đã làm cho thị hiếu thẩm mĩ mang tính
dân tộc. Thị hiếu thẩm mĩ của từng cá nhân bị chế ước bởi tính cộng đồng dân tộc, nên bên cạnh tính riêng thị hiếu
thẩm mĩ có tính chung. Nói cách khác, trên cơ sở cộng đồng dân tộc thị hiếu thẩm mĩ muôn màu muôn sắc cá nhân
nẩy nở.
Biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mĩ là lí tưởng thẩm mĩ. Lí tưởng thẩm mĩ nói lên đặc trưng về sự hoàn
thiện của sự vật và các hiện tượng của hiện thực, về lối sống đẹp của con người, và về con người hài hòa.
Trong lí tưởng thẩm mĩ có chứa đựng:
- Sự khái quát về thuộc tính thẩm mĩ của thực tế đang tồn tại tại của hiện thực tự nhiên và xã hội.
- Ðề ra mục tiêu mà hoạt động thẩm mĩ của xã hội phải vươn tới. Tchernychevski phát biểu: cuộc sống đẹp là
cuộc sống phải diễn ra theo các khái niệm của chúng ta
IV. LÍ TƯỞNG THẨM MĨ
1. LÍ TƯỞNG THẨM MĨ LÀ GÌ? TOP
http://tieulun.hopto.org
Lí tưởng thẩm mĩ là một bộ phận của lí tưởng xã hội nói chung. Lí tưởng xã hội nói chung bao gồm:
- Lí tưởng chính trị
- Lí tưởng đạo đức
- Lí tưởng tôn giáo
- Lí tưởng thẩm mĩ
Lí tuởng thẩm mĩ thể hiện các lợi ích xã hội của con người, nên nó gắn bó chặt chẽ với lí tưởng chính trị, lí tưởng đạo
đức, lí tưởng tôn giáo.
a. Tính cụ thể cảm tính, tính sinh động: Là một bộ phận của lí tưởng xã hội, nhưng lí tưởng thẩm mĩ dựa trên
tính toàn vẹn, cụ thể- cảm tính chứ không phải cái trừu tượng như lí tưởng đạo đức, chính trị... Nếu như lí tưởng
chính trị đạo đức dựa trên các khái niệm trừu tượng, thì lí tưởng thẩm mĩ dựa trên các hình tượng. Lí tưởng thẩm mĩ
tồn tại trên cơ sở một hệ thống hình tượng sinh động (tập trung ở mẫu người lí tưởng).
b. Lí tưởng thẩm mĩ là sự thể hiện khát vọng về sự hoàn thiện, hoàn mĩ của con người về đời sống. Khát
vọng về một cuộc sống đáng sống, về những con người đáng có và cần có luôn luôn là một khát vọng cháy bỏng của
nhân loại. Khát vọng ấy được hiện hình lên ở các mẫu người lí tưởng- con người hoàn thiện, hoàn mĩ, phát triển đến
tận độ của nó. Tượng thần vệ nữ Milô, tượng người ném đĩa... là khát vọng về cái đẹp của cơ thể, cái khỏe mạnh
cường tráng của cơ thể. Hình tượng Thạch Sanh là khát vọng về một con người có độ hoàn hảo tuyệt đối: thân hình
khỏe, đẹp, nở nang, cân đối; có lòng nhân ái, đức hi sinh, tinh thần dũng cảm; lao động giỏi và chiến đấu ngoan
cường; có năng lực thẩm mĩ và nghệ thuật tuyệt vời. Tượng phật nghìn tay nghìn mắt là khát vọng về tài năng và trí
tuệ và sức mạnh vô song của con người. Con người chỉ có 2 tay, hai mắt nhưng đã dời non lấp biển, nếu con người có
nghìn tay, nghìn mắt thì sẽ có một sức mạnh ghê gớm biết chừng nào.
c. Hứng thú của lí tưởng thẩm mĩ là hứng thú vô tư, không vụ lợi, hiệu quả của lí tưởng thẩm mĩ là sự
thanh khiết hóa tâm hồn con người. Hứng thú thẩm mĩ mà lí tưởng thẩm mĩ gây ra ở con người hoàn toàn thoát
khỏi sự ràng buộc của vụ lợi vật chất. Lí tưởng thẩm mĩ trong nghệ thuật chưa bao giờ là những con người của tham
vọng vật chất và quyền lực vị kỉ, mà là những con người đẹp tuyệt đối, rất vị tha. Cho nên, hứng thú mà nó đem đến
chỉ là sự kích thích con người vươn lên cái tận thiện tận mĩ. Cũng chính vì vậy mà, hiệu quả của hứng thú thẩm mĩ do
lí tưởng thẩm mĩ đem đến có tác dụng thanh khiết hóa tâm hồn con người. Lí tưởng thẩm mĩ là mục tiêu cao xa,
nhưng hiệu quả của nó lại rất thiêt thực, gần gũi. Lí tưởng thẩm mĩ là tấm gương sáng để con người soi mình vào và
tự sửa lại mình một cách tự nguyện.
Ý thức xã hội có 2 mức độ, cấp độ: Tâm lí xã hội và hệ tư tưởng lí luận xã hội gồm có các cảm xúc, tâm trạng,
rung động... Hệ tư tuởng gồm có quan điểm, quan niệm, tư tưởng... được hệ thống hóa dưới dạng lí luận. Ýï thức
thẩm mĩ là một hình thái ý thức xã hội, nó cũng có 2 mức độ, cấp độ: tâm lí thẩm mĩ và tư tưởng thẩm mĩ. Tâm lí
thẩm mĩ đó là các cảm xúc, tâm trạng, tình cảm thẩm mĩ... Ở cấp độ hệ tư tưởng, ý thức thẩm mĩ bộc lộ trong dạng
quan điểm, quan niệm, lí luận mĩ học. Các tư tưởng, quan điểm, quan niệm, lí luận mĩ học là một bộ phận hợp thành
của thế giới quan (của một nhóm xã hội nào đó, của một giai tầng nào đó). Các tư tuởng mĩ học được thể hiện trong
hệ thống lí luận mĩ học trong khoa mĩ học. Các quan điểm mĩ học phản ánh trong dạng logích-lí luận bao gồm: nhu
cầu thẩm mĩ của xã hội, khái quát hoạt động thẩm mĩ, xây dựng khái niệm về bản chất cái đẹp, về thái độ thẩm mĩ
của con người, về bản chất của cảm xúc thẩm mĩ, về các hình thức nhận thức và cải tạo thẩm mĩ đối với thế giới. Ý
thức thẩm mĩ cũng giống như tất cả các hình thái ý thức xã hội khác mang tính thế giới quan, lịch sử phát triển của tư
tuởng mĩ học bộc lộ trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, xét cho cùng nó phản ánh
cuộc đấu tranh của các lực lượng xã hội thù địch.
Hệ thống tư tưởng mĩ học phát triển không chỉ trong các công trình của các nhà triết học, mà còn trong các luận
văn của các nhà chính trị, trong lí luận tôn giáo, và nhất là trong các tác phẩm lí luận nghệû thuật do các nghệ sĩ, văn
sĩ, nhạc sĩ và các nhà sân khấu, điện ảnh... trước tác.
2. ÐẶC ÐIỂM CỦA LÍ TƯỞNG THẨM MĨ TOP
V. QUAN ÐIỂM THẨM MĨ
1. QUAN ÐIỂM THẨM MĨ LÀ GÌ? TOP
http://tieulun.hopto.org
Ý thức thẩm mĩ luôn luôn được các nhà tư tưởng gắn với mục đích và nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng và
phát triển xã hội. Họü hướng cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, nhu cầu thẩm mĩ... vào việc phục vụ cho hệ thống
xã hội nhất định, phục vụ cho hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc.
a. Ðặc điểm và cũng là đặc trưng của quan điểm thẩm mĩ là quan điểm thẩm mĩ tồn tại trong dạng trừu
tượng. Nếu như cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ tồn tại trong dạng cụ thể sinh động, thì quan
điểm thẩm mĩ tồn tại trong dạng trừu tượng. Nó bộc lộ trực tiếp qua các khái niệm, phạm trù mĩ học trong hệ thống lí
luận về mĩ học của khoa mĩ học, và bộc gián tiếp qua hình tượng nghệû thuật và các hiện tượng thẩm mĩ do con
người xây dựng nên.
b. Quan điểm thẩm mĩ mang tính chất giai cấp một cách rõ ràng. Ðặc điểm nổi bật khác của quan điểm
thẩm mĩ là tính chất giai cấp của nó. Tư tưởng mĩ học của nhân loại từ trước đến nay là sự đối lập quyết liệt, gay gắt
giữa 2 loại quan điểm duy tâm, phản động và duy vật, cách mạng. Các nhà mĩ học, lí luận nghệ thuật... luôn đứng trên
quan điểm giai cấp để bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề mĩ học, lí giải những vấn đề mĩ học.
2. ÐẶC ÐIỂM CỦA QUAN ÐIỂM THẨM MĨ TOP
http://tieulun.hopto.org
CHƯƠNG 3 : CÁC PHẠM TRÙ MĨ HỌC CƠ BẢN
I. PHẠM TRÙ VÀ PHẠM TRÙ MĨ HỌC
1. Khái niệm phạm trù
2. Khái niêm phạm trù Mĩ học
II. PHẠM TRÙ MĨ HỌC CÁI ĐẸP
1. Cái đẹp là phạm trù Mĩ học cơ bản, trung tâm
2. Các quan điểm khác nhau về cái đẹp
3. Quan điểm hiện đại về cái đẹp
4. Khái niệm
5. Biểu hiện của cái đẹp
III. PHẠM TRÙ MĨ HỌC CÁI CAO CẢ
1. Khái niệm
2. Những đặc điểm
IV. PHẠM TRÙ MĨ HỌC CÁI CÁI BI
1. Khái niệm
2. Bản chất thẩm mĩ của cái bi
3. Các dạng bi khác nhau
V. PHẠM TRÙ MĨ HỌC CỦA CÁI HÀI
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
3. Các loại hài
Ở mỗi một khoa học đều có hệ thống những khái niệm khoa học của mình. Nội dung các khoa học này bộc lộ
qua các khái niệm đó và việc nhận thức những phương diện nhất định của thực tại mà khoa học này nghiên cứu cũng
diễn qua chúng. Những khái niệm khoa học cơ bản phản ánh các phương diện, các quan hệ và thuộc tính chung nhất
đối với một khoa học nhất định được gọi là các phạm trù. Chẳng hạn, toán học có các phạm trù: số, hình, vi phân, tích
phân, âm, dương. Vật lý học có các phạm trù: khối lượng, năng lượng, trường, hạt... Triết học có các phạm trù: vật
chất, ý thức, số lượng, chất lượng, độ, các mặt đối lập... Ðạo đức học có các phạm trù: thiện, ác, chính, tà; nghĩa vụ,
danh dự, lương tâm...
Một số phạm trù chỉ hoạt động trong một lĩnh vực nhất định. Một số khác có tính chất tổng quát hơn trong
một số lĩnh vực, trong toàn bộ tự nhiên, trong toàn bộ xã hội loài người. Lại còn có những phạm trù mang tính chất
phổ biến rộng khắp, như những phạm trù triết học, chẳng hạn.
Các phạm trù mỹ học chính là những khái niệm mĩ học chung nhất phản ánh những tri thức khái quát của con
người về những hiện tượng thẩm mĩ được bộc lộ trong quan hệ thẩm mĩ giữa con người đối với tự nhiên và xã hội.
I. PHẠM TRÙ VÀ PHẠM TRÙ MỸ HỌC
1. KHÁI NIỆM PHẠM TRÙ TOP
2. KHÁI NIỆM PHẠM TRÙ MĨ HỌC TOP
http://tieulun.hopto.org
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2

More Related Content

What's hot

giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
MChau NTr
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Hoàng Mai
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Thùy Linh
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chương
Chamcham239
 

What's hot (20)

giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
 
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len StudioQuản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
 
Đề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóa
Đề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóaĐề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóa
Đề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóa
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAYĐề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
 
PTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyPTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan ly
 
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAYMúa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chương
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOTĐề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
 
Cai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuatCai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuat
 
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOTĐề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
 
Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...
Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...
Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...
 
Luận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viên
Luận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viênLuận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viên
Luận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viên
 

Similar to Mi hocdaicuong2

Chương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mácChương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mác
datnguyen942511
 
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdfVăn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
style tshirt
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
hiutrn809713
 
Báo cao copy
Báo cao   copyBáo cao   copy
Báo cao copy
Ra Bi
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
Phi Phi
 

Similar to Mi hocdaicuong2 (20)

Baigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thươngBaigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thương
 
Tiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít Bêcơn
Tiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít BêcơnTiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít Bêcơn
Tiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít Bêcơn
 
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninGiáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
 
Chương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mácChương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mác
 
Tài liệu triết lí
Tài liệu triết líTài liệu triết lí
Tài liệu triết lí
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdfVăn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
 
Một Số Tư Tưởng Mỹ Học Trước Mác.doc
Một Số Tư Tưởng Mỹ Học Trước Mác.docMột Số Tư Tưởng Mỹ Học Trước Mác.doc
Một Số Tư Tưởng Mỹ Học Trước Mác.doc
 
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdfCHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdf
 
6.pdf
6.pdf6.pdf
6.pdf
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
 
Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người
Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người
Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người
 
Chương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfChương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdf
 
TẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docx
TẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docxTẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docx
TẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docx
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
 
Triết Học Thi HK.pdf
Triết Học Thi HK.pdfTriết Học Thi HK.pdf
Triết Học Thi HK.pdf
 
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
 
Báo cao copy
Báo cao   copyBáo cao   copy
Báo cao copy
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
 

More from Nguyen Khuong

Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
Nguyen Khuong
 

More from Nguyen Khuong (19)

Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005
 
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
 
Lighting simulation i
Lighting simulation iLighting simulation i
Lighting simulation i
 
ecotect 16 05
ecotect 16 05ecotect 16 05
ecotect 16 05
 
Ct nha cn
Ct nha cnCt nha cn
Ct nha cn
 
Yes is-more
Yes is-more Yes is-more
Yes is-more
 
Am hoc kien truc
Am hoc kien trucAm hoc kien truc
Am hoc kien truc
 
Chua viet
Chua vietChua viet
Chua viet
 
Dinh lang
Dinh langDinh lang
Dinh lang
 
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam   tại 123doc.vnLich su kien truc viet nam   tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vn
 
Một số vấn đề nhà ở các dân tộc
Một số vấn đề nhà ở các dân tộcMột số vấn đề nhà ở các dân tộc
Một số vấn đề nhà ở các dân tộc
 
Ketcautre2
Ketcautre2Ketcautre2
Ketcautre2
 
Ket cautre1
Ket cautre1Ket cautre1
Ket cautre1
 
Kinh dịch trọn bộ
Kinh dịch trọn bộKinh dịch trọn bộ
Kinh dịch trọn bộ
 
Cộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt nam
Cộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt namCộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt nam
Cộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt nam
 
Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891
Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891
Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891
 
Graduate architecture-2013
Graduate architecture-2013Graduate architecture-2013
Graduate architecture-2013
 
Hosonhao
HosonhaoHosonhao
Hosonhao
 
Portfolio
PortfolioPortfolio
Portfolio
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

Mi hocdaicuong2

  • 1. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MĨ HỌC ĐẠI CƯƠNG CHƯƠNG 1 MĨ HỌC LÀ GÌ CHƯƠNG 2 Ý THỨC THẨM MĨ CHƯƠNG 3 CÁC PHẠM TRÙ MĨ HỌC CƠ BẢN CHƯƠNG 4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGHỆ THUẬT CHƯƠNG 5 ĐẶC TRƯNG CỦA NGHỆ THUẬT TÀI LIỆU THAM KHẢO http://tieulun.hopto.org
  • 2. CHƯƠNG 1 : MỸ HỌC LÀ GÌ I. QUAN HỆ THẨM MĨ, ĐỜI SỐNG THẨM MĨ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ 1. Quan hệ thẩm mĩ và đời sống thẩm mĩ 2. Ý nghĩa của quan hệ thẩm mĩ - đời sống thẩm mĩ II. LƯỢC SỬ THẨM MĨ 1. Mĩ học trước chủ nghĩa C.Mac 2. Mĩ học từ C.Mac-PH.Ăngghen-V.I.Lênin đến nay III. ĐỐI TƯỢNG CỦA THẨM MĨ 1. Thế nào là đối tượng của mĩ học 2. Các quan niệm khác nhau về đối tượng mĩ học IV. ĐỊNH NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA MĨ HỌC Trong vô vàn quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội: quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, đạo đức... có quan hệ thẩm mĩ. Một vừng trăng, một dòng sông, một cơn gió..., một lâu đài, một hành vi cao thượng, một bức tranh... là những hiện tượng tựû nhiên xã hội trong quan hệ với con người nó bộc lộ nhiều phẩm giá khác nhau: giá trị kinh tế, giá trị chính trị, giá trị văn hóa, giá trị khoa học... và giá trị thẩm mĩ. Ðiều đó có nghĩa là, trong quá trình đồng hóa thế giới, con người không chỉ biết đồng hóa thế giới về cái có ích, mà còn biết đồng hóa thế giới về cái thẩm mĩ. Vừng trăng, dòng sông, cơn gió,... con người không chỉ thấy ở nó những giá trị thực dụng cho sinh hoạt và đời sống như: ánh sáng soi đường, nước tưới cho đồng ruộng, gió làm căng buồm, đẩy thuyền ra khơi..., mà còn thấy nó đẹp, còn thích thú về nó- mộüt sự thích thú vô tư, không vụ lợi. Nghĩa là, ánh trăng ấy, dòng sông ấy, ngọn gió ấy... không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu thực dụng mà còn khơi dậy ở con người những rung cảm, những xúc động, những xao xuyến của tâm hồn- tạo ra ở con người những cảm xúc thẩm mĩ. Ðồng hóa thế giới về mặt thẩm mĩ cũng chính là quan hệ thẩm mĩ đối với thế giới, cũng chính là đời sống thẩm mĩ của con người. Các phương diện con người đồìng hóa thế giới về mặt thẩm mĩ, bao gồm: - Tiếp nhận, hưởng thụ, chiếm lĩnh các phương diện thẩm mĩ của hiện thực. - Sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ qua : - Hoạt động lao động sản xuất. - Hoạt động khoa học. - Sinh hoạt và đời sống. - Nghệ thuật. Như thế, đồng hóa thế giới về mặt thẩm mĩ, không đơn giản chỉ tiếp nhận, hưởng thụ, mà quan trọng là con người sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới cho hiện thực, bổ sung, làm phong phú thêm mặt thẩm mĩ của hiện thực; tạo ra một tự nhiên thứ hai thông qua hoạt động sáng tạo vật chất cũng như sáng tạo tinh thần: lao độüng sản xuất, hoạt động khoa học, sinh hoạt và đời sống. Ðặc biệt, hoạt động sáng tạo nghệû thuật là nơi thể hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất, nổi bật nhất đời sống thẩm mĩ của con người. I. QUAN HỆ THẨM MĨ, ÐỜI SỐNG THẨM MĨ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ 1. Quan hệ thẩm mĩ và đời sống thẩm mĩ TOP 2. Ý nghĩa của quan hệ thẩm mĩ , đời sống thẩm mĩ TOP http://tieulun.hopto.org
  • 3. Ðời sống con người có hai bộ phận: đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Cả hai bộ phận đó đều có tầm quan trọng của mình. Nếu thiếu đời sống vật chất thì con người chết ngay. Nhưng thiếu đời sống tinh thần thì con người chưa chết ngay. Con người ăn ở trước múa hát sau (C.Mác). Ðối với một con người đang đói lả, không có hình thức tính người của thức ăn. Con người quẫn bách, nặng trĩu lo âu, không cảm nhận được gì dù trước một cảnh đẹp (C.Mác). Tuy vậy, nếu nhu cầu vật chất được thỏa mãn, nhưng không có nhu cầu tinh thần thì con người chỉ tồn tại như là một con người sinh vật chứ không như là con người xã hội. Ðời sống tinh thần, đặc biệt là đời sống thẩm mĩ của con người là thước đo giống loài, là tiêu chuẩn để phân biệt con người với con vật, là sự khẳng định mình như là một sức mạnh bản chất của con người (C.Mác). Nhà nghiên cứu Biêlinski đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cảm xúc thẩm mĩ: Cảm xúc về cái kiều diễm là một điều kiện làm nên phẩm giá con người: phải có nó mới có thể có được trí tuệ, phải có nó nhà bác học mới cất mình lên tới những tư tuởng tầm cỡ thế giới, mới hiểu được bản chất và các hiện tượng trong tính thống nhất của chúng; phải có nó người cộng sản mới có thể hiến dâng cho tổ quốc những hoài vọng cá nhân, lẫn những lợi ích riêng tư của mình; phải có nó con người mới không qụy ngã dưới sức đè nặng trĩu của cuộc đời và làm nên những chiến công. Thiếu nó, thiếu đi cái cảm xúc ấy, sẽ không có thiên tài, không có tài năng, không có trí thông minh, mà chỉ còn lại một thứ đầu óc tỉnh táo một cách ti tiện cần thiết cho thói sinh hoạt thường ngày trong nhà, cho những tính toán nhỏ nhen của bệnh ích kỉ. Kẻ nào khi nghe một bản nhạc nhảy, chỉ nhún nhảy đôi chân, mà lòng không rung động, lồng ngực không mệt mỏi, tâm hồn không xao xuyến; kẻ nào khi nhìn một bức tranh chỉ thấy đấy là những đồ vật của bảo tàng được dùng để trang hoàng căn phòng và chỉ thích thú với mỗi sự gia công tinh xảo của nó; kẻ nào không yêu thơ hồi còn trẻ; kẻ nào chỉ biết thấy vở kịch là một tiết mục sân khấu, còn tiểu thuyết là một chuyện kể cho khuây khỏa lúc buồn, kẻ đó không phải là người... [1] a. Mĩ học thời Hy Lạp - La Mã cổ đại: Tư tưởng mĩ học Hy-La cổ đại đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển cả về sau này. Nhiều vấn đề quan trọng nhất về bản chất, vai trò xã hội của đã được đặt ra. Học thuyết về sự bắt chước của nghệ thuật đã nhấn mạnh sự tuỳ thuộc của nghệ thuật đối với thế giới thực tại. Tư tưởng về ý nghĩa giáo dục của nghệ thuật được phát triển rộng rãi. Những vấn đề về loại hình và loại thể, về nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật cũng được giải quyết. Aristote (384-322 trước CN), ngả theo con đường triết học duy vật, tư tưởng mỹ học của Aristote là tư tưởng mỹ học duy vật. Cuốn Thi học của ông có thể coi là công trình tổng hợp tư tưởng mỹ học phương Tây cổ đại. Ông quan niệm cái đẹp gắn liền với hiện thực khách quan: Những hình thái chủ yếu của cái đẹp là trật tư trong không gian và thời gian, là tính tương ứng và tính chính xác. [1] Học thuyết về sự bắt chước của ông đã xem nghệ thuật như là một hành động sáng tạo, không quy nghệ thuật vào sự sao chép máy móc tự nhiên, giản đơn. Aristote nhấn mạnh vai trò nhận thức to lớn của sáng tạo nghệ thuật, do chỗ, nghệ thuật không phải bắt chước cái đơn giản nhất mà là cái có thể xảy ra, nghệ thuật chú ý tập trung vào cái chung, cái hợp quy luật chứ không phải cái đơn nhất, cái ngẫu nhiên. Aristote còn lý giải một cách sâu sắc việc phân chia nghệ thuật ra thành ba loại: tự sự, trữ tình và kịch. Cách phân chia này đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa. b. Mĩ học thời Trung cổ: Thời Trung cổ, triết học duy tâm chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị, mĩ học và lý luận nghệû thuật tiến bộ bị thần học duy tâm bóp nghẹt. Augustin (354-430) là cha đẻ của giáo hội, cho rằng Chúa là nguồn gốc mọi cái đẹp và Chúa là cái đẹûp cao quý nhất. Ông cho rằng nghệ thuật không nên gợi lên một hứng thú gì khác mà phải tìm hứng thú trong ý niệm gắn với chúa. c. Mĩ học thời Phục hưng: Thời Phục hưng là thời kỳ nảy sinh quan hệ tư bản chủ nghĩa ở châu Âu. Ðây là thời kỳ tư tưởng mĩ học duy vật được phát triển mạnh trên cơ sở tiếp thu tư tưởng duy vật thời Cổ đại. Thời kỳ này sinh ra những con người khổng lồ đấu tranh chống văn hóa Phong kiến- giáo hội Trung cổ. Tư tưởng mỹ học của những nhà nhân văn thời kỳ này thấm nhuần những nguyên lý khẳng định cuộc sống, lạc quan, tích cực. Ðiểm nổi bật về lý luận thời kỳ này là xem sáng tạo nghệ thuật như là một hoạt động bắt chước với ý nghĩa tái hiện chính xác thực tại cụ thể lịch sử với tất cả dáng vẻ huy hoàng và hình thức cảm tính của nó. Anberti (1404-1472) đòi hỏi tái hiện hiện thực một cách chính xác, nhưng ông xa lạ với lối sao y nguyên đối tượng theo lối tự nhiên chủ nghĩa: Chúng ta lựa chọn một loạt vật thể đẹp nhất theo ý kiến những kẻ thông thạo về II. LƯỢC SỬ MĨ HỌC 1. Mĩ học trước chủ nghĩa C.Mac TOP http://tieulun.hopto.org
  • 4. mặt này, và ở những vật thể đó, chúng ta mượn lấy những kích thước cần cho chúng ta, rồi sau đó, so sánh chúng với nhau và gạt bỏ những gì thái quá về mặt này, mặt nọ, chúng ta rút ra được những độ lớn, bé, trung bình, cao thấp, sao cho, những độ này ăn khớp với toàn bộ việc đo lường dựa vào biện pháp tuyển chọn ấy. [1] d. Mỹ học chủ nghĩa Cổ điển: Nước Pháp thế kỷ XVII là tổ quốc của những tư tưởng mỹ học chủ nghĩa Cổ điển. Công lao cơ bản của mỹ học Cổ điển là ở chỗ họ tôn sùng lý trí, đặt lý trí lên cương vị thẩm phán tối cao đối với sáng tạo nghệ thuật. Họ giáng một đòn chí mạng vào nghệ thuật phong kiến vô chính phủ và tôn giáo. Boileau (1636-1711) là nhà lập pháp, nhà lý luận nổi tiếng của chủ nghĩa Cổ điển. Tiếp thu truyền thống duy vật thời Cổ đại và thời Phục hưng, chịu ảnh hưởng trực tiếp triết học duy lý của Descartes, Boileau cho nghệ thuật là sự bắt chước tự nhiên, gạt bỏ đề tài tôn giáo thần bí. Nhưng tự nhiên theo ông quan niệm, là tự nhiên đã được thanh khiết hóa bởi lý trí. Ông đề cao hơn hết lý trí trong nghệ thuật. Vì vậy, tính chính xác của điển hình, tính trong sáng của hình tượng, tính nghiêm chỉnh của ngôn ngữ, tính đáng tin cậy của những gì được miêu tả.v.v... là tiêu chuẩn của nghệ thuật. Ðề cao thái quá lý trí trong nghệ thuật, ông đã gạt bỏ cảm xúc ra ngoài cái đẹp. Ông còn chủ trương một thứ đẳng cấp trong nghệ thuật. Chân lý nghệ thuật, theo ông, là phù hợp với thị hiếu của giới quí tộc; ông đã gạt bỏ nhân dân ra ngoài nghệ thuật cả về mặt đối tượng phản ánh và cả về mặt chủ thể nhận thức. đ. Mĩ học thời Khai sáng: Chủ nghĩa Khai sáng ra đời ở thế kỷ XVIII trong cuộc đấu tranh chống lại các khuynh hướng lý tưởng hóa của Chủ nghĩa Cổ điển. Ðại biểu của nó là những người mang tư tưởng khai sáng - ủng hộ việc khai hóa cho nhân dân. Ðây là thời kỳ đã hình thành những cơ sở lý luận mĩ học, mĩ học được tách ra khỏi triết học để tồn tại với tư cách là một khoa học độc lập. Người có công đầu trong việc này là giáo sư mĩ học người Ðức, tên là Baumgarten. Diderot (1713-1784) mở rộng đối tượng cho nghệ thuật, ông kêu gọi người làm nghệ thuật phải đi tìm những gì xẩy ra ở đường phố, quan sát công việc ở chợ búa... Ông đã có kiến giải về điển hình nghệ thuật - nghệ thuật phải qua cái riêng, cái cụ thể để phản ánh cái chung, cái khái quát. Lessing (1729-1787) cũng đòi mở rộng diện phản ánh cho nghệ thuật. Trước đây, nghệ thuật chỉ mô tả cái đẹp trong cuộc sống. Nhưng ngày nay, nghệ thuật có quyền mô tả cái xấu. Tiến gần đến cách giải quyết duy vật và biện chứng những vấn đề cơ bản của mỹ học, ông đã khắc phục được phần lớn các quan điểm siêu hình về sáng tạo nghệ thuật, chống lại những người theo chủ nghĩa Cổ điển - xem nghệ thuật Cổ điển là mẫu mực và yêu cầu bắt chước nghệ thuật đó. Goethe (1740-1832) gắn chặt nghệ thuật với thời đại. Nghệ sĩ là con đẻ của thời đại. Tác phẩm là tấm gương thời đại. Ðây là tư tưởng cơ bản xuyên suốt các công trình nghiên cứu và sáng tác của ông. Ðồng thời, ông chống lại việc lặp lại thời đại, sao chép một cách nô lệ tất cả các mẫu tự thuộc hệ thống mẫu tự vĩ đại nhất của thiên nhiên [1]. Bởi vì, ông giải thích: Tất cả những gì mà ta trông thấy quanh mình mới chỉ là nguyên liệu mà thôi. [1] Cống hiến lớn lao nhất của Goethe là ông đã tiến gần đến nhận thức đúng đắn về tính biện chứng giữa cái chung và cái riêng: Cái riêng vĩnh viễn thuộc vào cái chung; cái chung vĩnh viễn được lĩnh hội qua cái riêng. [1] e. Mỹ học Duy tâm Cổ điển Ðức: Với tư tưởng mỹ học và lý luận nghệ thuật Ðức cuối XVIII đầu XIX, tư tưởng mỹ học nhân loại đạt tới mức phát triển cao. Sự cống hiến cơ bản của các nhà triết học duy tâm Ðức là ở chỗ họ đã tìm cách lý giải bằng phép biện chứng những vấn đề chủ yếu nhất của mỹ học, mặc dù sự lý giải đó dựa trên một cơ sở duy tâm. Ðến đây, lý luận nghệ thuật nhân loại đã tồn tại với tư cách là một khoa học độc lập. Hégel (1770-1831), mĩ học của ông là đỉnh cao của mỹ học duy tâm cổ điển Ðức và là đỉnh cao của mỹ học duy tâm trước C.Mác. Tư tưởng mỹ học của ông vừa mang yếu tố duy tâm vừa mang yếu tố biện chứng, ông xem cái đẹp là hiện thân của ý niệm tuyệt đối và khi nào ý niệm của nó trực tiếp với hiện tượng bên ngoài của nó trong một thể thống nhất thì ý niệm không những thật mà còn đẹp nữa. Nếu gạt bỏ đi cái vỏ duy tâm, trong quan niệm về cái đẹp của mình, Hégel thấy được sự thống nhất giữa lý tính và cảm tính, giữa nội dung và hình thức. Ông đã dự cảm được sự phát triển của nghệ thuật mà ưu điểm là thấy được sự thù địch của chủ nghĩa tư bản với nghệ thuật. g. Mĩ học Dân chủ Cách mạng Nga: Ðây là giai đoạn cao nhất của quá trình phát triển lý luận nghệ thuật duy vật trước Mác. Nhiều kiến giải của các nhà dân chủ cách mạng Nga về đối tượng, về chức năng về tính đặc trưng của nghệ thuật.v.v... tiếp cận với mỹ học Mácxít. Biélinski (1811-1848), người sáng lập nên nền mỹ học dân chủ cách mạng Nga. Ông coi nghệ thuật là cái tái hiện hiện thực; cuộc sống là đối tượng của nghệ thuật. Ông xem nghệ thuật là một sự phân tích xã hội, một tiếng kêu đau khổ, một lời ca sung sướng, một câu hỏi đặt ra hay một câu trả lời. [1] Ðặc biệt ông thấy được đặc thù của nghệ thuật là tái hiện cuộc sống bằng hình tượng. Ông cũng có kiến giải sâu sắc về điển hình, về tính nhân dân và tính dân tộc của nghệ thuật. Tchernuchevski (1828-1889). Cống hiến quan trọng của ông là đặt nền tảng cho quan điểm duy vật về nghệ http://tieulun.hopto.org
  • 5. thuật. Ông tìm cái đẹp trong thực tại, cái đạp là cuộc sống, nghệ thuật là phương tiện nhận thức cuộc sống. Từ đó ông rất căm thù loại nghệ thuật thuần tuý, duy tâm. a. Các trào lưu, trường phái phi hiện thực và phản hiện thực: Nửa sau thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản Tây Âu đạt tới thời kỳ phồn thịnh. Phong trào vô sản cũng phát triển mạnh. Ðể củng cố địa vị thống trị của mình trước sức mạnh của phong trào công nhân, giai cấp tư sản đã trở thành một lực lượng bảo thủ, chủ nghĩa tư bản đi vào con đường phản động. Trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, diễn ra sự khủng hoảng của triết học và lý luận nghệ thuật. Nhiều trường phái nghiên cứu nghệ thuật với quan điểm suy đồi, phản động ra đời. - Trường phái Văn hóa - lịch sử: Người khởi xướng là H.Taine (1828-1893) nhà sử học và nghệ thuật học người Pháp. Ông muốn đưa phương pháp của khoa học tự nhiên vào nghiên cứu nghệ thuật. Nhà mỹ học có thiện cảm với tất cả các hình thái nghệ thuật và tất cả mọi trường phái, ngay cả khi chúng đối lập nhau... Nó hành động giống như khoa thực vật học, nghiên cứu cây cam và cây nguyệt quế, cây thông và cây bạch dương với một hứng thú ngang nhau... [1] Quan niệm này dẫn đến chủ nghĩa chủ quan trong nghiên cứu nghệ thuật và san bằng mọi trào lưu nghệ thuật. Taine cho rằng có ba nguyên nhân quyết định sự phát triển của nghệ thuật. Ðó là, chủng tộc, môi trường và thời điểm. Nhưng ông đã lý giải những nguyên nhân này theo quan điểm duy vật dung tục hoặc theo quan điểm sinh vật học chứ không phải theo quan điểm xã hội - giai cấp. - Chủ nghĩa so sánh: Người sáng lập là T.Benfei (1809-1881) nhà nghiên cứu ngữ văn người Ðức. Ông đề xướng lý luận về sự vay mượn, sự di chuyển các cốt truyện từ Ðông sang Tây. Quan niệm đó cho rằng nghệ thuật dân tộc này do bắt chước, mô phỏng dân tộc khác mà có. Từ đó, nghiên cứu nghệ thuật là đi so sánh để tìm sự ảnh hưởng, sự vay mượn. Quan niệm đó phạm phải sai lầm tai hại là tách nghệ thuật ra khỏi đời sống xã hội, biến nó thành một vòng tuần hoàn khép kín Một vòng tuần hoàn các ý niệm và các môtíp . - Trường phái tâm lý học: Người tiêu biểu là A.Potebnia (1856-1918) người Nga là nhà nghiên cứu ngữ văn nổi tiếng. Ông cho rằng: Sáng tác nghệ thuật là sự tự biểu hiện thế giới nội tâm của tác giả; mọi tác phẩm đều mang tính tự thuật; tự quan sát là nguồn mạch xác thực và có ý nghĩa nhất của sự sáng tạo... tâm hồn duy nhất quan sát được và có thể biết được là tâm hồn riêng của chúng ta. Nếu như chúng ta hiểu biết lẫn nhau, thì đó chỉ là chúng ta hiểu biết được tâm hồn mình... theo nghĩa này, những tác phẩm thơ ca mang tính tự thuật ở mức độ cao nhất. Tuyệt đối hóa sự quy định của trạng thái tâm lý đối với sáng tác của nghệ sĩ, trường phái này đã thu hẹp đối tượng mô tả của nghệ thuật vào trong khuôn khổ biểu hiện thế giới nội tâm của chính nghệ sĩ, do đó, tước bỏ bản chất, chức năng xã hội của nghệ thuật. - Chủ nghĩa trực giác là trào lưu mỹ học có ảnh hưởng nhất trong xã hội tư sản thế kỷ XX. Ông tổ của nó là H.Bergson (1859-1941) nhà triết học duy tâm thần bí của Pháp. Ông cho rằng lý tính là người dẫn đường đáng tin cậy cho con người trong đời sống thực tiễn bởi nó phân loại đối tượng dưới góc độ vụ lợi, có ích. Nó bỏ qua thuộc tính không vụ lợi của đối tượng- thuộc tính thẩm mĩ. Thuộc tính này chỉ có trực giác mới khám phá ra được. Vì ông cho trực giác không theo đuổi mục đích vụ lợi, bản chất của nó là vô tư, do đó, nó nắm bắt và bao quát được sắc thái cá thể của đối tượng. Tuyệt đối hóa vai trò nhận thức cảm tính trong nghệ thuật, chủ nghĩa trực giác đã phủ nhận lý trí trong sáng tạo nghệ thuật, đối lập nghệ thuật và đạo đức, phủ nhận khuynh hướng tư tưởng trong nghệ thuật. - Chủ nghĩa Freud (Phân tâm học) rất được phổ biến ở các nước tư bản thế kỷ XX. Người đề xướng là D.Freud (1856-1939) bác sĩ tâm thần người Áo. Ông cho rằng động lực chi phối con người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết là bản năng. Bản năng điều khiển toàn bộ hoạt động con người trong đó có cả hoạt động nghệ thuật. Trong bản năng, yếu tố chủ yếu là bản năng tính dục. Tất cả đều bắt nguồn từ sự xung đột giữa cái tôi và cái tính dục. Áp dụng vào nghệ thuật, Freud cho rằng sáng tác chính là sự thăng hoa của ẩn ức tính dục. Do đó, nghiên cứu nghệ thuật là phơi bày cho được các hình tượng biểu tượng ôm chứa trọng điểm tính dục. Chủ nghĩa Freud đã tách nghệ thuật khỏi đời sống, khỏi ý thức. - Chủ nghĩa cấu trúc là một khuynh hướng thịnh hành trong văn học tư sản hiện đại. Ðại biểu là Bendơ, Caidơ, Xtaigơ, Bactơ. Họ quan niệm tác phẩm nghệ thuật là một cấu trúc ngôn ngữ khép kín. Nó là một hộp đen không liên quan đến chủ thể và khách thể. Họ đối lập nội dung và hình thức. Cái được biểu đạt tương đương với nội dung, cái biểu đạt là lĩnh vực tùy hứng, tùy thích không có cơ sở nào. Không quan tâm đến người sáng tác, đối lập nghệ thuật với cuộc sống, tất cả hướng vào hình thức, chủ nghĩa cấu trúc thực chất là một loại chủ nghĩa hình thức. Mĩ học phương Tây tư sản hiện đại có rất nhiều trường phái, nhiều loại, ta có thể thu gom được đôi điều hợp lý ở trường phái này, chủ nghĩa nó, nhưng, cơ bản là duy tâm, siêu hình, phiến diện, cực đoan. 2. Mĩ học từ C.Mac-PH Ăngghen-V.I.Lenin đến nay TOP http://tieulun.hopto.org
  • 6. b. Sự ra đời và phát triển của mĩ học C.Mác- Ph.Ăngghen- V.I.Lênin. Cơ sở triết học của mĩ học Mácxít: Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong khoa học xã hội của nhân loại. Cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử- xuất hiện là mở đầu cho một thời đại mới trong quá trình phát triển nhận thức nhân loại. Và, đó là đóng góp lớn lao nhất, quan trọng nhất, trước nhất của Mác-Ăngghen cho nền mỹ học nhân loại. Quan điểm mĩ học của C.Mác- Ph. Ăngghen- V.I.Lênin: Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác- Ăngghen, và sau này Lênin, đã giải quyết một loạt những vấn đề chủ yếu của mỹ học. Cống hiến của Mác- Ăngghen là: - Nguồn gốc của nghệû thuật: Cản xúc thẩm mĩ, cái đẹp, nghệû thuật, nảy sinh do thực tiễn của con người- thực tiễn lao động sản xuất. - Bản chất xã hội của nghệ thuật: Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội do cơ sở kinh tế sinh ra và bị cơ sở kinh tế quyết định. Ðến lượt mình, nghệ thuật tác động trở lại cơ sở kinh tế. - Bản chất nhận thức nghệ thuật: Bất kỳ một nhận thức nào về hiện thực cũng là một sự phản ánh hiện thực vào đầu óc con người. Nghệ thuật là một trong những biện pháp phản ánh hiện thực. Nghệ thuật là một hình thức nhận thức có ý nghĩa to lớn. Kế thừa di sản mỹ học và lý luận nghệ thuật của C.Mác và Ph.Ăngghen, tư tưởng của giai cấp vô sản đã được định hình một cách hoàn chỉnh, ở Lênin. Những đóng góp trực tiếp của Lênin là: - Nguyên lý tính đảng trong nghệ thuật. Ðây cống hiến vĩ đại nhất của Lênin vào kho tàng lý luận Mácxít. Nguyên tắc cơ bản là: nghệ thuật là một bộ phận trong sự nghiệp của giai cấp vô sản, do giai cấp vô sản lãnh đạo, và giai cấp vô sản phải lãnh đạo nghệ thuật theo đặc trưng của nó để hướng nghệ thuật phục vụ mình. - Phản ánh luận là cống hiến quan trọng thứ hai của Lênin vào kho tàng lý luận nghệ thuật Mácxít. Xem vật chất là cái có trước, tinh thần là cái có sau, vật chất quyết định tinh thần, ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan, con người có khả năng nhận thức được bản chất thế giới..., Lênin đã đặt ra một cơ sở khoa học để giải quyết hàng loạt vấn đề lý luận nghệû thuật như: khả năng nhận thức, phản ánh hiện thực của nghệû thuật; tác dụng cải tạo của nghệû thuật; mối quan hệ giữa nghệû thuật và thực tại đời sống.v.v... - Vấn đề kế thừa và sáng tạo của nghệû thuật: Nghệû thuật kế thừa những gì tốt đẹp của quá khứ. Nhưng kế thừa không phải là sự bắt chước mà là kế thừa có phê phán, đồng thời kế thừa không phải là cứu cánh của nghệû thuật mới, mà là bàn đạp sáng tạo ra nghệû thuật mới. Tóm lại: Sự cống hiến vĩ đại của Lênin không chỉ là ở chỗ trong điều kiện mới, Người đã làm phong phú, đào sâu và phát triển thêm những vấn đề cơ bản của mỹ học Mácxít và đặt cơ sở triết học, khoa học và mỹ học cho đường lối của đảng Mácxít, mà còn là ở chỗ, bằng hoạt động thực tiễn của mình, Người đã làm nên những mẫu mực về việc phân tích một cách cụ thể lịch sử, duy vật biện chứng một số hiện tượng nghệ thuật cụ thể. c. Tư tưởng văn nghệ của Ðảng ta: Vận dụng tài tình tư tưởng văn nghệ Mác- Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, phát huy truyền thống văn nghệ quý báu của dân tộüc ta, đảng ta đã đề cập một cách toàn diện và sâu sắc các vấn đề lý luận nghệû thuật cơ bản .Các quan điểm của đảng ta được thể hiện tập trung trong các văn kiện đại hội Ðảng, Ðại hội văn nghệ, Hội nghị văn hóa, các bài phát biểu của các vị lãnh đạo Ðảng và Nhà nước ta. Những nội dung căn bản của tư tưởng văn nghệ của đảng ta là: - Về nhiệm vụ, chức năng của nghệ thuật, đảng ta yêu cầu phải phục vụ Cách mạng và giáo dục nhân dân, xây dựng con người mới theo tinh thần yêu nước XHCN. đảng ta coi nghệû thuật là yếu tố quan trọng của cách mạng tư tưởng văn hóa, là vũ khí sắc bén của giai cấp công nhân, của Ðảng trong cuộc đấu tranh để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng do Ðảng đề ra. Ðối với anh chị em văn nghệ sĩ của ta, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản phải là mục đích và lý tưởng đẹp đẽ nhất, Tổ quốc, nhân dân và cách mạng là đối tượng phục vụ cao qúy nhất, văn hóa tư tưởng là chiến trường, tác phẩm nghệ thuật là vũ khí sắc bén [1] - Về tính khuynh hướng của nghệû thuật, Ðảng ta yêu cầu nghệû thuật phải có tính dân tộc đậm đà, tính đảng và tính nhân dân sâu sắc. Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ III: Phát triển một nền văn nghệ với nội dung XHCN và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân sâu sắc. [1] http://tieulun.hopto.org
  • 7. - Vế tính đặc trưng của nghệû thuật, Ðảng ta yêu cầu nghệû thuật phải có tính hiện thực thực trong sáng, phản ánh đời sống xã hội một cách chân thực và sinh động, xây dựng được những điển hình cao đẹp và con người mới. Xuất phát từ phản ánh luận của Lênin, coi nghệû thuật là một hình thái ý thức xã hội, Ðảng ta yêu cầu: nghệû thuật là công cụû để hiểu biết, khám phá, sáng tạo (Phạm Văn Ðồng)[1] và phải: miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn (Hồ Chủ tịch) [1] với: nội dung chân thật và phong phú, hình thức trong sáng và vui tươi (Hồ Chủ tịch)[1], phải Ðiển hình hóa cao độ (Trường Chinh)[1] - Về phương pháp sáng tác, Ðảng ta xem chủ nghĩa hiện thực XHCN là phương pháp sáng tác tốt nhất. Phương pháp hiện thực XHCN là phương pháp sáng tác tốt nhất, nhưng không phải là duy nhất (...) Phương pháp hiện thực XHCN thu hút và bao dung tất cả những yếu tố tích cực của những phương pháp sáng tác khác (...) Trong sự thật khách quan nó phải làm nổi bật lên những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Hơn nữa, nó làm cho người ta thấy được lẽ chuyển biến tất nhiên của xã hội, cái khuynh hướng khách quan của sự vật (Trường Chinh) [1] - Về kế thừa và tiếp thu nghệû thuật dân tộc và nhân loại, Ðảng ta yêu cầu nghệû thuật phải tiếp thu một cách có phê phán và phát huy một cách sáng tạo những tinh hoa dân tộc và những thành tựu tốt đẹp của nghệû thuật thế giới xưa và nay, Ðảng nêu lên phương châm: Học xưa vì nay, học cũ để biết mới[1] (Thư BCH Trung ương Ðảng gửi Ðại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III). Ðối với nước ngoài, một mặt tránh thái độ bài ngoại, dân tộc hẹp hòi, mặt khác tránh thái độ tự ti theo đuôi bắt chước nước ngoài một cách nô lệ (Phạm Văn Ðồng)[1] - Về người sáng tác, Ðảng ta luôn quan tâm xây dựng một đội ngũ những người làm công tác vừa hồng vừa chuyên, tập hợp những người làm công tác văn nghệ vào những tổ chức thích hợp (hội nghệ sĩ, hội nghệû thuật...) tạo điều kiện cho nghệ sĩ đi vào cuộc sống, trau dồi thế giới quan lập trường chính trị, đạo đức, nhiệt tình cách mạng, lý tưởng thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ. Một khoa học muốn tồn tại, phải có 3 điều kiện cơ bản: - Có một phạm vi (đối tượng) nghiên cứu. - Có nhu cầu nghiên cứu về đối tượng. - Có phương pháp nghiên cứu về đối tượng. Như vậy, đối tượng là một trong 3 điều kiện xác định sự tồn tại của một khoa học. Xác định đối tượng của mĩ học là xác định phạm vi nghiên cứu của mĩ học. Cũng tức là trả lời câu hỏi: mĩ học nghiên cứu những gì? Những phương diện nào của hiện thực thuộc phạm vi nghiên cứu của mĩ học? a. Những quan niệm của mĩ học trước C.Mác - Aristote (384- 322 tr. CN), trong Thi học, cho rằng, mĩ học là triết học về nghệ thuật, là triết học nghiên cứu các luật lệ sáng tạo nghệû thuật. Mĩ học, với Aristote chưa phải là một khoa học, mà chỉ là một bộ phận của triết học. - Baumgarten (1714- 1762) cho rằng, mĩ học có nhiệm vụ nghiên cứu những đặc điểm của con đường nhận thức thế giới bằng cảm xúc, để phân biệt với con đường nhận thức lí tính của triết học và khoa học. - Kant (1724- 1804) cho rằng đối tượng của mĩ học là thị hiếu thẩm mĩ, là những phán đoán thẩm mĩ. Tức, mĩ học nghiên cứu cái chủ quan chứ không nghiên cứu cái khách quan. - Hégel (1770- 1831) cho rằng đối tượng của mĩ học là vương quốc bao la của cái đẹp, đúng hơn là lĩnh vực nghệû thuật, đúng hơn nữa là lĩnh vực sáng tạo nghệû thuật. - Tchernychevski (1828- 1889) cho rằng đối tượng của mĩ học là quan hệ thẩm mĩ của nghệ thuật đối với hiện thực. b. Quan niệm của mĩ học Mácxít III. ÐỐI TƯỢNG CỦA MĨ HỌC 1. Thế nào là đối tượng mĩ học TOP 2. Các quan niệm khác nhau về đối tượng mĩ học TOP http://tieulun.hopto.org
  • 8. Mĩ học, ở phương Tây, theo nguyên nghĩa tiếng Hylạp là extêdix (aisthèsis), tiếng Pháp: esthétique, tiếng Anh: aesthetic, có nghĩa là trực giác học, tức khoa học về nhận thức của cảm giác (chỉ sự hoạt động tâm lí khi nhận thức sự vật bằng cảm tính, trực giác). Ở phương Ðông (Trung Quốc, Việt Nam... ), mĩ học, theo nghĩa chiết tự của từ này là khoa học về thẩm mĩ. Khái niệm mĩ học, ở phương Ðông, vì vậy, lại thiên về chỉ đặc tính của sự vật, hiện tượng khách quan. Vậy, mĩ học nghiên cứu cái gì? Phương diện nào, chủ thể hay khách thể? Con người, bản chất của nó là sự tổng hòa của rất nhiều mối quan hệ. Trước một hiện tượng đời sống, con người bộc lộ rất nhiều mối quan hệ: quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp lí, quan hệ tôn giáo... và quan hệ thẩm mĩ. Trong từng quan hệ ấy, con người có những khoa học riêng để nghiên cứu về nó. Ở quan hệ kinh tế, có khoa kinh tế học, ở quan hệ chính trị có khoa chính trị học, ở quan hệ đạo đức có khoa đạo đức học.v.v... và ở quan hệ thẩm mĩ có khoa mĩ học. Như vậy, mĩ học có nhiệm vụ nghiên cứu quan hệ thẩm mĩ, hay nghiên cứu phương diện đời sống thẩm mĩ của con người. Nói tới quan hệ là nói tới chủ thể và khách thể, nói tới chủ quan và khách quan. Nói quan hệ thẩm mĩ, đời sống thẩm mĩ, là nói tới chủ thể thẩm mĩ và khách thể thẩm mĩ. Vậy, chủ thể thẩm mĩ, khách thể thẩm mĩ là gì? Chủ thể thẩm mĩ là con người xã hội với tư cách là kẻ đồng hóa thế giới về mặt thẩm mĩ. Những phương diện của chủ thể thẩm mĩ, mà mĩ học cần nghiên cứu, bao gồm: - Ý thức thẩm mĩ: Ý thức thẩm mĩ là một bộ phận của ý thức xã hội. Nó là một hình thức phản ánh cấp cao riêng có ở con người. Ý thức thẩm mĩ là toàn bộ quá trình tâm lí tích cực tham gia vào sự hiểu biết của con người đối với thế giới khách quan và sự tồn tại thực sự của nó về phương diện thẩm mĩ. Ý thức thẩm mĩ bao gồm: - Cảm xúc thẩm mĩ - Thị hiếu thẩm mĩ - Quan điểm thẩm mĩ - Lí tưởng thẩm mĩ - Hoạt động thẩm mĩ: Hoạt động thẩm mĩ là tất cả các lĩnh vực hoạt động sáng tạo và tiếp nhận của con người nói chung, mà cái đẹp luôn là thước đo đi liền bên cạnh những thước đo thực dụng khác, bao gồm: - Hoạt động thực tiễn vật chất - Hoạt động khoa học - Hoạt động sinh hoạt và đời sống - Hoạt động sáng tạo nghệ thuật Chủ thể thẩm mĩ được phân chia ra làm 2 loại: chủ thể sáng tạo và chủ thể thưởng thức. Chủ thể sáng tạo trước hết là các nghệ sĩ (người sáng tác và người biểu diễn). Ngoài ra, chủ thể sáng tạo còn là con người lao động nói chung. Vì họ là những người sáng tạo thế giới theo quy luật của cái đẹp. Chủ thể thưởng thức là tất cả những con người với tư cách những kẻ tiếp nhận, hưởng thụ những giá trị thẩm mĩ. Khách thể thẩm mĩ là toàn bộ hiện thực khách quan trong quan hệ với con người bộc lộ những giá trị thẩm mĩ. Cơ sở để các nhà mĩ học Mácxít xem xét đối tượng mĩ học là phản ánh luận của Lênin: tồn tại thẩm mĩ là tính thứ nhất, ý thức thẩm mĩ là tính thứ hai. Không thể có ý thức thẩm mĩ, nếu không có khách thể thẩm mĩ, những thuộc tính thẩm mĩ trong hiện thực. Những thuộc tính thẩm mĩ tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người cảm thụ chúng. Tuy vậy, quan niệm này của mĩ học hiện đại khác hẳn quan niệm của phái duy tự nhiên. Phái duy tự nhiên cho rằng những thuộc tính thẩm mĩ của hiện thực là những thuộc tính tự nhiên, có sẵn trong tự nhiên, có trước con người. Những thuộc tính đó bao gồm: sự hài hòa, cân đối, sự thống nhất trong cái đa dạng..., tức, những thuộc tính toán học, vật lí học của tự nhiên. http://tieulun.hopto.org
  • 9. Mĩ học hiện đại quan niệm tính thẩm mĩ là một thuộc tính xã hội của hiện thực. Ðiều đó có nghĩa là, thuộc tính thẩm mĩ của hiện thực không phải là những thuộc tính tự nhiên, vốn có của sự vât, tồn tại bên ngoài xã hội, có trước xã hội. Không phải mọüi thuộc tính của hiện thực đều có sẵn, có trước xã hội loài người. Những thuộc tính xã hội của hiện thực chỉ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Ngọn núi kia có từ trước khi có con người, nhưng chỉ từ khi có con người, trong quan hệ với con người nó mới bộc lộ thuộc tính xã hội của mình: Núi cao chi lắm núi ơi Che lấp mặt trời chẳng thấy người thương Cái độc ác: cao, che lấp mặt trời, che mất người thương của núi là một thuộc tính khách quan của nó, và chỉ bộc lộ trong quan hệ với con người mà thôi. Mặt trăng kia có trước con người, nhưng chỉ khi có con người, trăng mới có tính người: Ðêm qua trăng sáng Cổ Ngư Trăng vờn mặt nước, trăng như mặt người Ở đây, ta không được hiểu khách thể thẩm mĩ như là tồn tại khách quan, đánh đồng khách thể thẩm mĩ với tồn tại khách quan. Song cũng không phải vì thế mà hiểu tính thẩm mĩ không có tính khách quan. Cần phân biệt tính khách quan và tính tự nhiên của đối tượng. Tính tự nhiên của đối tượng thì có trước con người, đó là những thuộc tính vật lí, hóa học, toán học... Còn tính khách quan của đối tượng là xét nó trong quan hệ với con người (quan hệ khách thể- chủ thể). Những thuộc tính tự nhiên ấy trong quan hệ với con người có tác dụng khác nhau đối với sự tiến bộ của xã hội, và do đó bộc lộ những thuộc tính thẩm mĩ khác nhau. Như vậy, những thuộc tính tự nhiên của đối tượng có ý nghĩa như là cơ sở vật chất, tự nhiên, khách quan của thuộc tính thẩm mĩ. Thuộc tính thẩm mĩ là một giá trị xã hội. Luận điểm này dựa trên học thuyết Mác- Lênin về vai trò của thực tiễn xã hội trong quá trình con người đồng hóa thế giới. Những thuộc tính thẩm mĩ của các sự vật, hiện tượng của thế giới nảy sinh trong quá trình thực tiễn, mà nguyên nhân là lao động xã hội. Quá trình lao động cải tạo tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ mình chính là quá trình nhân hóa tự nhiên của con người. Tức, quá trình tự nhiên bộc lộ những thuộc tính xã hội của mình, trong đó có thuộc tính thẩm mĩ. Do đó, tuy nói giá trị xã hội của tự nhiên nhưng giá trị ấy vẫn tồn tại khách quan. Khách thể thẩm mĩ có một phạm vi vô cùng rộng lớn và phức tạp. Tuy nhiên cũng có thể chia khách thể thẩm mĩ ra làm 2 phương diện. Phương diện tự nhiên thứ nhất và phương diện tự nhiên thứ hai. Khách thể thẩm mĩ, về phương diện tự nhiên thứ nhất, bao gồm các hiện tượng tựû nhiên trong quan hệ với con người bộc lộ những thuộc tính thẩm mĩ. Khách thể thẩm mĩ, về phương diện tự nhiên thứ hai, là các sản phẩm do con người làm ra theo quy luật của cái đẹp, trong đó có nghệû thuật là nơi biểu hiện tập trung nhất, cao nhất quy luật của cái đẹp. Tóm lại, đối tượng của mĩ học là đời sống thẩm mĩ của con người. 1.4.1. ÐỊNH NGHĨA MĨ HỌC Mĩ học là khoa học về bản chất của ý thức thẩm mĩ và hoạt động thẩm mĩ của con người, nhằm khám phá, phát minh ra những giá trị trên cơ sở quy luật của cái đẹp, trong đó có nghệû thuật là giá trị cao nhất. 1.4.2. NỘI DUNG MĨ HỌC a. Mĩ học nghiên cứu ý thức thẩm mĩ của con người. Mĩ học nghiên cứu những cấp độ hoạt động của ý thức thẩm mĩ của con người với tư cách là chủ thể thẩm mĩ, bao gồm: những đặc điểm của ý thức thẩm mĩ, cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, quan điểm thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ. b. Mĩ học nghiên cứu các phạûm trù mĩ học. Mĩ học nghiên cứu các phạûm trù mĩ học như là những công cụ của tư duy nhằm nhận thức, đánh giá các hiện tượng thẩm mĩ trong đời sống và trong nghệû thuật. c. Mĩ học nghiên cứu nghệ thuật như là một lĩnh vực thẩm mĩ. Mĩ học nghiên cứu bản chất, đặc trưng của IV. ÐỊNH NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA MĨ HỌC TOP http://tieulun.hopto.org
  • 10. nghệû thuật- lĩnh vực hoạt động trung tâm của sự sáng tạo ra những giá trị theo quy luật của cái đẹp. http://tieulun.hopto.org
  • 11. CHƯƠNG 2 : Ý THỨC THẨM MĨ I. Ý THỨC THẨM MĨ LÀ GÌ 1. Đối tượng của nhận thức và quan hệ thẩm mĩ 2. Khái niệm ý thức thẩm mĩ 3. Đặc điểm của ý thức thẩm mĩ II. CẢM XÚC THẨM MĨ 1. Cảm xúc của thẩm mĩ là gì 2. Đặc điểm của cảm xúc thẩm mĩ III. THỊ HIẾU THẨM MĨ 1. Thị hiếu thẩm mĩ là gì 2. Đặc điểm của thị hiếu thẩm mĩ IV. LÍ TƯỞNG THẨM MĨ 1. Lí tưởng thẩm mĩ là gì 2. Đặc điểm của lí tưởng thẩm mĩ V. QUAN ĐIỂM THẨM MĨ 1. Quan điểm thẩm mĩ là gì 2. Đặc điểm của quan điểm thẩm mĩ Cái gì trong tự nhiên, xã hội được phản ánh vào trong ý thức thẩm mĩ của con người và tạo ra thái độ thẩm mĩ ở con người? Thế giới hiện thực vô cùng phức tạp, bao gồm: không chỉ các sự vật và hiện tượng (từ các hạt cơ bản đến những thiên thể; từ thế giới vô cơ đến thế giới hữu cơ), mà còn cả các quy luật đang điều hành những quá trình diễn ra trong tự nhiên và xã hội, cả sự phát triển và biến đổi thường xuyên của toàn bộ hiện thực. Trong bất kỳ một biểu hiện cụ thể nào của cuộc sống, chúng ta phân biệt bản chất và hiện tượng; hình thức và nội dung; yếu tố bên ngoài và nhân tố bên trong. Các mặt này gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và nương tựa vào nhau. Các sự vật và hiện tượng đó tồn tại trong một hình thức nhất định. Hình thức tồn tại này là hình thức biểu hiện của sự vật. Hình thức này bộc lộ và thể hiện các mặt chất lượng của sự vật và hiện tượng: - Những thuộc tính tự nhiên (tính tổ chức của các bộ phận, tính đầy đủ của sự thể hiện đặc điểm giống loài; mức độ và cấp độ phát triển của nó). - Những thuộc tính xã hội (kĩ xảo của con người tạo ra nó, sự tương ứng của khả năng thực hiện đối với ý đồ của người tạo ra nó, sự tương quan hài hòa của nó với những sự vật khác cũng nằm trong một tổng thể.) Mọi sự vật đều tồn tại trong cái độ vốn của nó. Ðộ, đó là sự thống nhất giữa các mặt số lượng và chất lượng; là sự hài hòa của cái bên trong và bên ngoài; bản chất và hiện tượng; là sự hợp lý giữa cái bộ phận với cái toàn thể. Ðộ như là cơ sở tồn tại của sự vật. Khi độ bị phá vỡ thì sự vật sẽ không tồn tại nữa. Cơ sở của cái đẹp và cái xấu của sự vật là ở sự biểu hiện như thế nào về cái độ. Ðộ chính là tính hoàn thiện của sự vật và hiện tượng. Chính tính hoàn thiện của sự vật và hiện tượng là cơ sở để dấy lên ở con người xúc cảm thẩm mĩ. Các sản phẩm do con người làm ra có chất lượng cao và hoàn hảo đó là nguồn gốc niềm vui thẩm mĩ. Thiên nhiên tồn tại trong tính hoàn thiện, hoàn hảo của nó, nó có hình thức tồn tại hợp lý, thể hiện đầy đủ bản chất của mình... tạo cho con người niềm vui thẩm mĩ. Nó đã trở thành khuôn mẫu để con người bắt chước Các ngọn tháp đều xây dựng theo quy luật vươn lên của ngọn lúa. Các tàu thủy, máy bay bắt chước hình con cá. Như vậy, trong bản thân hiện thực vốn chứa đựng cơ sở khách quan cho việc I. Ý THỨC THẨM MĨ LÀ GÌ? 1.Đối tượng của nhận thức và quan hệ thẩm mĩ TOP http://tieulun.hopto.org
  • 12. tiếp cận thẩm mĩ, cho quan hệ thẩm mĩ, cho việc phát sinh ý thức thẩm mĩ ở con người. Mỹ học không dừng lại ở sự ghi nhận tính chất khách quan của mặt thẩm mĩ của hiện thực với tư cách là đối tượng của nhận thức và thái độ thẩm mĩ. Mỹ học còn phải nghiên cứu về quá trình nhận thức và thái độ thẩm mĩ nơi con người như là phương diện ý thức thẩm mĩ, vơí tư cách là chủ thể thẩm mĩ. Chủ nghĩa Mác chia cơ cấu đời sống ra thành hai bộ phận: tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ý thức xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở tồn tại xã hội. Ý thức xã hội gồm: Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng. Ý thức xã hội xuất hiện dưới dạng: ý thức thông thường và ý thức lý luận (gồm một hệ thống các hình thái ý thức nhất định). Ý thức xã hội gồm: quan điểm lý luận chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, khoa học, triết học... và ý thức thẩm mĩ. Ý thức thẩm mĩ là một hình thái ý thức xã hội. Ý thức đó phản ánh quan hệ thẩm mĩ giữa con người và hiện thực. Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức thẩm mĩ cũng giống như bất kỳ một hình thái ý thức thức nào khác. Mọi nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng cho các hình thức ý thức nói chung đều được vận dụng cho ý thức thẩm mĩ. Như mọi hiện tượng ý thức khác, ý thức thẩm mĩ nảy sinh, hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội. a. Ý thức thẩm mĩ của con người nảy sinh trong lao động và phát triển trong sự gắn bó với lao động. Trong quá trình hoạt động lao động sản xuất, con người cải tạo tự nhiên trên cơ sở nhận thức thế giới trong tính thống nhất của bản chất và biểu hiện của nó. Con người tạo ra sản phẩm lao động dựa trên cơ sở vận dụng tiêu chuẩn vì tính hoàn thiện của sản phẩm. Các sản phẩm làm ra làm con người hài lòng vì nó thỏa mãn nhu cầu vật chất. Ðồng thời, nó thể hiện tài nghệ của mình. Con người nhận được niềm vui, khoái cảm bởi tính hoàn thiện và hài hòa của sự vật, sản phẩm lao động. Con người nhìn thấy được chính mình trong sản phẩm lao động của mình. Ðó là niềm vui tinh thần cao quý. Niềm vui đó lại kích thích con người sáng tạo. Hoạt động thẩm mĩ, đó vừa là phương tiện để đạt được mục đích, vừa là mục đích tự thân (xét trên một ý nghĩa nào đó). Như vậy, sự phát triển sản xuất, đời sống xã hội, thực tiễn khoa học kỹ thuật và nghệ thuật tạo ra khả năng ngày càng lớn cho hoạt động thẩm mĩ. Tuy nhiên, sự phát triển thẩm mĩ và tính tích cực thẩm mĩ đạt đến đâu là do điều kiện xã hội quy định. Nếu con người bị bao vây bởi lợi ích tiêu dùng thuần túy, bởi tính thực dụng thô thiển, bởi lao động cưỡng bách thì không thể nói phát triển khả năng thẩm mĩ được. C.Mác đã từng nói: Ðối với con người sắp chết đói thì không có hình thức người của thực phẩm mà chỉ có sự tồn tại trừu tượng của nó với tính cách là thực phẩm: thực phẩm có thể có một hình thức thô lỗ nhất và không thể nói việc ăn uống như thế khác với việc động vật ăn uống ở chỗ nào. Con người cùng khổ bị những nỗi lo lắng dày vò không có cảm giác ngay cả đối với vở kịch tuyệt tác [1] b. Ý thức xã hội là phản ánh tồ tại xã hội, ý thức thẩm mĩ cũng nằm trong quy luật chung đó. Nghệ thuật nhân loại từ xưa đến nay luôn bám sát đời sống. Từ thời nguyên thủy người ta đã vẽ lại các hoạt động lao động sản xuất của mình: hình vẽ những con thú trên đá (đối tượng lao động) bị trúng tên máu chảy đầm đìa; những lời ca, điệu múa, điệu nhảy ăn mừng chiến thắng; những lời hò đưa đò, chèo thuyền... c. Ý thức xã hội không chỉ phản ánh thế giới mà còn cải tạo thế giới, ý thức thẩm mĩ cũng nằm trong quy luật đó. Những hoạt động thẩm mĩ từ thời nguyên thủy đều mang ý nghĩa thực tiễn: trao truyền kinh nghiệm (như các bức tranh, các điệu nhảy, các bài ca dao, tục ngữ...). Ngày nay ý thức thẩm mĩ vẫn gắn bó với sản xuất với lao động như trước, nó vẫn và càng phát huy vai trò cải tạo thế giới của mình. Ý thức thẩm mĩ xuất hiện như là một nhu cầu, một đòi hỏi về chất lượng sản phẩm và là người kiểm tra khắt khe về chất lượng sản phẩm. Ý thức thẩm mĩ khi xuất hiện dưới dạng lí tưởng thẩm mĩ thì nó là mục đích phấn đấu của con người nhằm cải biến bản thân và đời sống để chúng ngày càng tốt đẹp và hoàn hảo hơn. Ý thức thẩm mĩ giữ vai trò trợ tác cho việc cải tạo và biến đổi xã hội. Nó vẽ trước mắt con người mục tiêu cần đi đến, cần đạt được. Nó khích lệ, động viên con người; nó tăng cường nghị lực, ý chí và tình cảm cho người trong quá trình lao động biến cải hiện thực. d. Ý thức thẩm mĩ có hình thức tư duy đặc thù, đó là tư duy hình tượng. Ý thức thẩm mĩ nảy sinh, hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người cần thiết phải nắm vững các quy luật và bản chất của sự vật và hiện tượng. Con người có hai cách để nắm được điều đó: trừu tượng hóa 2. KHÁI NIỆM Ý THỨC THẨM MĨ TOP 3. ÐẶC ÐIỂM CỦA Ý THỨC THẨM MĨ TOP http://tieulun.hopto.org
  • 13. đối tượng để giữ lại cái quy luật, bản chất của sự vật; và hình tượng hóa một cách toàn vẹn, cụ thể, sinh động về đối tượng. C. Mác viết: Con nhện làm những động tác tương tự như động tác của người thợ dệt, và con ong làm cho lắm nhà kiến trúc khéo léo phải ngạc nhiên về cách kiến trúc các ổ bằng sáp của nó. Nhưng sự khác nhau trước hết giữa nhà kiến trúc tồi nhất với con ong khéo léo nhất là ở chỗ con người thì phải xây dựng cái tổ đó trong óc mình trước khi xây dựng tổ ong. Cái kết quả mà con người lao động đạt được, đã có trước bằng ý niệm trong trí tưởng tượng của người lao động. Con người không phải chỉ làm cái việc thay đổi hình thức các vật chất tự nhiên, đồng thời bằng việc đó, con người còn thực hiện mục đích của chính mình mà mình đã có sẵn trong ý thức. [1] Chỉ có con người có ý thức mới hình dung trước trong óc mình về mục đích cũng như kết quả của mỗi quá trình lao động. Việc hình dung, tưởng tượng trước mục đích và kết quả (tức vật phẩm) lao động của mình là phẩm chất quan trọng của tư duy- ý thức xã hội. Lênin đã từng khẳng định: Thật là ngu xuẩn khi nghĩ rằng tưởng tượng chỉ cần cho các nhà thơ, ngay cả trong toán học, phép tính vi phân và tích phân cũng cần đến trí tưởng tượng. Việc hình dung trước sản phẩm lao động là sự phác họa trước, thiết kế trước, là mô hình hóa trước sẽ thúc đẩy, cổ vũ và điều chỉnh hoạt động của con người và làm cho lao động có hiệu quả và năng suất. Ðấy cũng là một dạng tư duy của con người- tư duy hình tượng- tư duy phát hiện bản chất và quy luật của đối tượng nhưng vẫn giữ được tính sinh động, cụ thể của đối tượng. Cảm xúc thẩm mĩ là khả năng rung cảm của con người trước những ấn tượng thẩm mĩ được nhận thức, là sự rung động của tâm hồn con người trải qua qúa trình thụ cảm cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài, trong cuộc sống. Trong cuộc sống của con con người ta thường có những thích thú, khoái cảm: - Khoái cảm uống rượu ngon, nhìn gái đẹp... - Khoái cảm đọc thơ, xem tranh, nghe hát... Cả 2 thích thú trên đều là khoái cảm. Nhưng bản chất của 2 loại khoái cảm đó là khác nhau. Loại khoái cảm do ăn uống ngon, thoả mãn nhục dục... là NHỤC CẢM. Loại khoái cảm do đọc thơ, xem tranh nghe nhạc... đưa lại là MĨ CẢM. Nghiên cứu về mĩ học, tìm hiểu về nghệû thuật, rất cần phân biệt đâu là nhục cảm và đâu là mĩ cảm. Học giả người Anh ở thế kỷ XIX là Ruskin đã đánh đồng nhục cảm với mĩ cảm, ông nói: Từ trước tới giờ tôi chưa thấy một bức tượng nữ thần nào của Hy Lạp lại đẹp hơn cô gái bằng xương bằng thịt của Anh quốc. Thực ra thì một bà lão nhăn nheo vẫn có thể là hình tượng nghệ thuật đẹp, gây thích thú. Ngược lại, một cô gái bằng xương bằng thịt ngoài đời, những cô gái thực mà ảnh được in trên bao bì quảng cáo vẫn có thể khiến ta không thấy thích thú, không thấy đẹp. Mĩ cảm và nhục cảm, vì vậy là 2 trạng thái tâm lý khác nhau. Tuy là khác nhau nhưng trong khi phân tích mĩ cảm không nên hoàn toàn tách biệt mĩ cảm với nhục cảm, cho rằng mĩ cảm hoàn toàn giới hạn trong những giác quan cao cấp: thị giác, thính giác; nhục cảm do những giác quan cấp thấp đưa lại: khứu giác, vị giác, xúc giác; các cơ quan cảm giác như vị giác, khứu giác, xúc giác... không sinh ra mĩ cảm. Thực ra, giữa mĩ cảm và các giác quan có liên hệ mật thiết. Nhà phê bình nổi tiếng Berensen viết: muốn thưởng ngoạn đường nét của họa sĩ chúng ta phải vận dụng đến đường gân thớ thịt. Beaudelaire chủ trương phải dùng các giác quan để khởi động tình cảm và sự thích thú. Do đo, họ coi trọng cả khứu giác lẫn vị giác. Chính vì vậy, có người bị đui, điếc từ nhỏ vẫn mẫn nhuệ về mĩ cảm. Trong kinh nghiệm mĩ cảm, ta thường có sự mô phỏng lại những động tác và điệu bộ ta thấy được trong trí tưởng tượng, đồng thời phát sinh ra những cử chỉ hay những vận động thích ứng khiến cho tri giác sáng tỏ hơn, do đó mà có những biến đổi sinh lý. Trong khi hội tụ tinh thần, ta không ý thức được sự vận động của giác quan cũng như biến đổi sinh lý. a. Cảm xúc thẩm mĩ nẩy sinh do ta tiếp xúc trực tiếp với các sự vật và hiện tượng ở hình thức biểu hiện. Hình thức biểu hiện, hình tướng (form) là đối tượng của cảm xúc thẩm mĩ. Con người có 3 phương thức nhận biết sự hiện hữu của tạo vật trong vũ trụ: II. CẢM XÚC THẨM MĨ 1. CẢM XÚC CỦA THẨM MĨ LÀ GÌ? TOP 2. ÐẶC ÐIỂM CỦA CẢM XÚC THẨM MĨ TOP http://tieulun.hopto.org
  • 14. - Trực giác (intruction) - Tri giác (perception) - Khái niệm (conception) Trực giác là sự nhận thức chỉ biết đến hình tướng, không biết đến ý nghĩa. Tri giác là sự nhận thức từ hình tướng đến ý nghĩa. Khái niệm là sự nhận thúc chú trọng ý nghĩa, vượt ra ngoài hình tướng, là kết quả tổng kết kinh nghiệm. Trong thực tế, mỹ học cận đại chia nhận thức ra thành 2 giai đoạn: trực giác (intrution) & danh lí (logical) (gộp giai đoạn 2&3 làm một). Giai đọan 1, nhận thức trực giác là biết một cách riêng biệt, theo công thức: A là A. Giai đọan 2, nhận thức lí tính (logical) biết những tương quan sự vật, theo công thức A là B (Ví dụ: Dạ lan hương là một loài hoa; Ðây là một cái bàn). Tri thức trực giác thì A chỉ là A, không có liên hệ gì khác. Bấy giờ, A là một ý tượng hay hình ảnh (image) độc lập chiếm trọn tâm hồn ta. Còn A là B thì tri giác A (A là một sự vật), đem sự vật A qui nạp sang B (B là khái niệm). Tên gọi cái khoa học mà chúng ta đang nghiên cứu vốn có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp là extedix (aisthésis), tiếng Anh là Aesthetics, tiếng Pháp là Esthétique có nghĩa là trực giác học. Chữ Aesthetics chỉ hoạt động tâm lý khi nhận thức sự vật ở giai đoạn đầu, gần giống với nghĩa intuitive tức là trực giác. Còn mỹ học, thì mĩ chỉ đặc tính của sự vật khách quan. Kinh nghiệm mĩ cảm mà ta có được là do trực giác được form, cho nên form là đối tượng trực giác (form thuộc về vật), còn trực giác là dùng tâm thức mà biết được vật (nó thuộc về ta). Cái mà tâm thức tiếp xúc với vật chỉ là trực giác, còn sự vậy biểu hiện trong ta chỉ là form (chứ không phải bản chất, nguyên nhân, ý nghĩa, công dụng, giá trị của sự vật - kết qủa của tri giác, khái niệm). Chẳng hạn, có 3 thái độ của con con người khi đứng trước cây mai: - Thái độ khoa học thì mai thuộc họ gì, đặc điểm, điều kiện sinh sản... - Thái độ thực dụng thì mai công dụng gì, bao nhiêu tiền... - Thái độ thẩm mĩ thì mai chỉ là hình tướng form với chân diện mục. Như vậy, càng có nhiều kinh nghiệm, càng khó chú ý đến form, càng khó trực giác; và do đó, càng khó đi đến mĩ cảm. Ðối với 2 thái độ (khoa học & thực dụng) cây mai có giá trị ngoại tại (extrinsic) (vì nó dựa vào sự liên hệ) Thái độ thứ 3 cây mai có giá trị nội tại (intrinsic) (vì không dựa vào cái gì khác). Hình tướng (form) của sự vật không phải do tạo hóa sinh thành bất biến mà do trực giác của ta lĩnh hội được nó. Hình tướng (form) là sự phản chiếu nhân tính và sự rung động của người thưởng ngoạn. Mà nhân tính và sự rung động của người thưởng ngoạn là tùy thời, tùy nơi, tùy người. Do đó, form trực giác là thiên hình vạn trạng, vì hình tướng một phần do chính sự vật biểu hiện, một phần do phát xạ (projection) của nhân tính cùng rung động của nguời thưởng ngoạn. Vì vậy, form và trực giác như nhân với qủa. Triết lí của Nguyễn Du sau đây quả là chân lí: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui bao giờ Không phải ngẫu nhiên mà trước cùng một cảnh mà người vui, người buồn. b. Cảm xúc thẩm mĩ là thái độ tâm lý cực đoan, là trạng thái tập trung, hội tụ tinh thần cao độ. Khi cảm xúc thẩm mĩ đến, tất cả tinh thần tập trung vào đối tượng cho nên, về hình ảnh sự vật trở thành thế giới biệt lập. Còn tâm hồn ta hoàn toàn yên nghỉ trong sự vật. Như thế, đối với vật, ta đạt được diệu cảnh tâm mãn, ý túc. Ta và vật quyện vào nhau làm một, ta đắm chìm vào lòng sự vật. Khi đắm chìm vào lòng sự vật, ta là kẻ vô ý chí, vô thống khổ, vô thời gian... Ðó là giây phút ta giải thoát, siêu thoát. Cảm xúc thẩm mĩ là một sự sự siêu thoát. Nhà khoa học khi say mê nghiên cứu cũng có những giây phút siêu thoát. Nhưng khoa học thì siêu thoát đến vô ngã (rất khách quan), nhà nghệ thuật siêu thoát đến hữu ngã (rất chủ quan). Khi hưởng thụ khoái cảm bình thường thì ta ý thức rõ là ta đang hưởng thụ. Còn trong mĩ cảm thì ý thức chúng ta chỉ có hình ảnh hay ý tượng sự vật biệt lập, ta không biết chúng ta đang thưởng ngoạn. Do đó, càng không ý thức được cảm giác đang khoan khoái do đối tuợng gây nên. Nghĩa là, khoái cảm đi đôi với mĩ cảm trong khi thưởng ngoạn, nhưng ta không thể biết được lúc thưởng ngoạn, chỉ sau này mới biết. Sai lầm của phái Freud là nhầm lẫn mĩ cảm và nhục cảm. Họ cho rằng nghệû thuật là sự hóa trang để thỏa mãn nhục dục (Oedipus). Sai lầm của mỹ học thực nghiệm Ðức và Mỹ gần đây là đem nghệ thuật tạo hình vào bàn http://tieulun.hopto.org
  • 15. mổ xẻ, rồi trắc nghiệm xem loại nào, độ tuổi nào thích màu gì, âm điệu nào. Tác phẩm nghệ thuật đẹp là trong tính chỉnh thể hài hòa, toàn bích chứ không phải đẹp từng phương diện, bộ phận. Cũng chính với ý nghĩa ấy mà Xuân Diệu viết: Ai đem phân tích một mùi hương. Một bản cầm ca, tôi chỉ thương Chỉ lặng truồi theo dòng cảm xúc Như thuyền ngư phủ lạc trong sương c. Cảm xúc thẩm mĩ bắt đầu ở chỗ trực giác được hình tướng sự vật không nhằm mục đích thực dụng. Khi cảm xúc thẩm mĩ đến là lúc ta đã vượt ra khỏi vòng vây hãm của thế giới thực dụng. Mĩ cảm không bị tiêm nhiễm bởi thực dụng, nó vô sở vi nhi vi (không phải làm mà vẫn làm). Khoái cảm lại nhắm vào mục đích thực dụng. Ví dụ như uống rượu thấy khoái. Tuy vậy, có khi uống rượu cũng có thể liên quan trực tiếp đến cảm xúc thẩm mĩ. Ðó là lúc rượu kích thích thi hứng. Bác Hồ từng viết: Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắn trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Cầm, kì, thi, tửu không đơn giản chỉ là sự khái quát về trò tiêu khiển của các nhà thơ Phương Ðông xưa. Sở dĩ, thi đi liền với tửu, là bởi vì, các nhà thơ xưa thường uống rượu để quên đi thực tại (hương vị rượu lúc đó không nhằm đáp ứng khoái cảm vị giác), để tìm đến với thế giới khác, để siêu thoát. Họ dùng rượu để quên thực tại đời sống (tạo khoảng cách tâm lí). Rượu lúc đó làm phát sinh kinh nghiệm mĩ cảm. Khoái cảm được nhìn người đẹp cũng có thể là mĩ cảm, cũng có thể là không phải. Nếu khoái cảm muốn chiếm người đẹp làm người phối ngẫu thì khi nói: nàng đẹp thì đẹp đó chỉ với nghĩa là điều kiện thỏa mãn nhục dục. Nếu ngắm người đẹp mà vượt ra ngoài bản năng xung động, nhìn họ với hình tướng, đường nét, không có dục niệm, nghĩa là như ngắm một pho tượng, một bức tranh thì đó là thái độ mĩ cảm. Thái độ mĩ cảm là thái độ không đi đôi với ý chí nên không mang tính chất chiếm hữu. Cảm xúc thẩm mĩ có khả năng phản ánh được những giá trị không mang tính thực dụng. Ðó là giá trị tinh thần, tình cảm. Nó vượt ra khỏi khuôn khổ của sự vui sướng chỉ do thỏa mãn những nhu cầu thuần túy bản năng sinh lý hay thực dụng. Cảm xúc thẩm mĩ là cảm xúc vô tư, không vụ lợi. Do đó, cảm xúc thẩm mĩ đã trở thành biểu tượng rất quan trọng của sự phát triển tính người trong con người với tư cách là thuộc tính giống loài ở nhân cách con người. C.Mác viết: Các giác quan của con người xã hội, khác giác quan của con người phi xã hội. Chỉ nhờ có một sự phong phú được triển khai về mặt vật thể của thực thể con người, con người mới được phát triển và phần nào mới bắt đầu nảy sinh được sự phong phú của cảm năng chủ quan của con người: cái tai biết nghe nhạc, con mắt cảm nhận được vẻ đẹp của hình thức, nói tóm lại là những giác quan có khả năng dẫn tới những khoái cảm của con người và khẳng định mình như một sức mạnh bản chất con người. [1] Biêlinski cũng khẳng định:Cảm xúc về cái kiều diễm là môït điều kiện làm nên phẩm giá con người. d. Ðặc điểm tâm lý của cảm xúc thẩm mĩ là khoảng cách tâm lí, hay cự li tâm lí. Mĩ cảm bắt đầu ở chỗ trực giác được hình tướng không nhắm vào mục đích thực dụng. Muốn có được mĩ cảm, ta phải vượt ra khỏi vòng vây hãm của thế giới thực dụng, hay đẩy lùi thế giới ấy ra xa một khoảng cách. Bullough, nhà tâm lý học Anh quốc đã nêu thành nguyên tắc, nguyên tắc khoảng cách tâm lý (psychical distance). Khoảng cách có 2 phương diện: - Khoảng cách tiêu cực: khoảng cách sẽ tạo ra sự thoát ly khỏi mục đích và nhu cầu thực tế. - Khoảng cách tích cực: khoảng cách sẽ tạo ra sự chú trọng đến việc thưởng ngoạn hình tướng. http://tieulun.hopto.org
  • 16. Mối tương quan do tác dụng giữa vật và ta vì khoảng cách đã biến thành ra sự thưởng ngoạn. Do đó, nói về ta thì khoảng cách là siêu thoát. Nói về vật thì khoảng cách là cô lập. Xưa, các bậc thi nhân là kẻ xuất trần, thoát tục (Thoát tận nhân gian yên hỏa khí- vượt khỏi chất khói lửa của nhân gian). Họ đã đẩy lùi sự vật ra thành một khoảng cách để nhìn. Trong con mắt của nhà nghệ thuật sự vật chỉ là màu sắc, đường nét, âm thanh- những cái tổ hợp thành hình tướng. (Con đường là con đường, không phải con đường là nơi dẫn đến ngân hàng hay thương xá). Họ gạt cái thực dụng ra ngoài. Họ đem màu sắc, âm thanh, đường nét tổ hợp, điều chỉnh sao cho thế giới đẹp hơn, thỏa mãn với ý nguyện của họ. Họ biến đổi giá trị của sự vật. Một cái ghế, đĩa trái cây tầm thường qua tay Van Gogh đã trở thành những bức tranh quý giá. Nhà khoa học và nhà nghệ thuật đều có sự siêu thoát ra khỏi cái thực dụng. Nhưng nhà khoa học siêu thoát đến vô ngã -impersonal (rất khách quan). Nhà nghệ thuật phải đạt đến hữu ngã - Personal (rất chủ quan). Khái niệm khoảng cách tâm lí ở đây được hiểu: - Khoảng cách là sự cách biệt giữa ta và vật (trên quan điểm thực dụng) - Khoảng cách là sự hòa nhập giữa ta và vật (trên quan điểm mĩ cảm) Nghệ thuật không sao thoát ly được tình cảm. Mà tình cảm là nhân cách, là hữu ngã. Trong kinh nghiệm mĩ cảm, tình cảm đổ dồn hết vào hình tướng sự vật. Nghệ thuật phải biểu hiện tình cảm (nghệ sĩ) và kích động tình cảm (người thưởng thức). Nghệ thuật vượt ra ngoài mục đích thực dụng, nhưng không vượt ra khỏi kinh nghiệm mĩ cảm. Sáng tác hay thưởng ngoạn đều phải thấu triệt lấy những kinh nghiệm đã có để hiểu sự vật trước mắt. Sự vật nào không có kinh nghiệm thì không sao hiểu được. Trang Tử nói: Người mù biết dựa vào đâu mà hiểu cái tươi sáng, kẻ điếc biết dựa vào đâu để nghe âm thanh của tiếng chiêng, tiếng trống. Há có phải chỉ hình hài mới có đui điếc đâu, mà trong trí thức cũng vậy. Cũng như người không chút kinh nghiệm luyến ái mà đọc tiểu thuyết ái tình. Cho nên, nó là tài liệu cũ được tổng hợp mới. Vì tài liệu cũ nên người thưởng ngoạn mới có thể lĩnh hội được, tổng hợp mới là sự sáng tạo của nghệ sĩ (Nghệ thuật điêu khắc Hy lạp dùng thường nhân làm con người mẫu tạo các tượng thần. Ðăng tơ (Dante) tả địa ngục dùng thế giới con người làm lam bản.) Trong khoảng cách tâm lí có vấn đề mâu thuẫn khoảng cách (the Antinomy of distance). Nếu khoảng cách xa thì không lĩnh hội được đối tượng thẩm mĩ. Nếu khoảng cách gần thì bị động cơ thực dụng áp đảo. Do đó, khoảng cách lý tưởng là gần mà xa, xa mà gần. Người thưởng ngoạn thường có hai thái độ cực đoan: - Bàng quan (contemplator). - Cộng hưởng (participant). Người bàng quan thì đứng ngoài cục diện sự vật; người cộng hưởng thì xâm nhập vào cục diện sự vật. Người cộng hưởng thì dễ đánh mất khoảng cách thích ứng. Giả dụ như, kịch Othello miêu tả tính cả ghen của ông chồng. Trong khán giả lại có ông chồng đang nghi ngờ mình bị vợ cắm sừngû rồi đau khổ. Xem Othello, tính cả ghen của anh ta càng được thổi bùng lên. Do đó, anh ta không phải là người xem kịch mà là người đang tự đau thương cho số phận của mình. Anh ta mượn rượu kẻ khác để giải sầu mình. Hoặc giả, một khán giả Trung Quốc khi xen vở kịch Tào Tháo, đến đoạn Tào Tháo biểu hiện tính gian hùng trong triều đình, vị khán giả nọ đã phẫn tức, cầm dao nhảy lên sân khấu giết chết diễn viên Tào Tháo. Hoặc nữa, ở một nước phương Tây nọ, trên sân khấu, một diễn viên đang đóng vai nhà phát minh cùng khổ. Khi phát minh sắp hoàn thành thì hết than, lửa tắt, mà nhà phát minh không tiền. Lo sợ bao công sức đổ xuống sông, một khán giả đã ném tiền lên sân khấu la lên: nhanh lên, hãy mang tiền mà đi mua than ngay. Người sáng tác là người không thể chỉ say sưa với tình cảm của mình mà phải khách quan hóa tình cảm ấy, biến thành người khác để thưởng ngoạn tình cảm chính mình. Nhà nghệ thuật sở dĩ là nhà nghệ thuật, không phải là vì anh ta chỉ là kẻ nhạy cảm mà còn là người biết đem tình cảm của mình biểu hiện thành tác phẩm. Người thường có thừa tình cảm mà không làm ra tác phẩm được vì họ không thể tạo ra một khoảng cách- một địa vị khách quan để quan chiếu lại nếp sống của mình. Thuyết Freud để xướng thuyết văn nghệ là sự thăng hoa của dục vọng. Sai lầm của Freud là đã rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và bản năng. Nếu nghệ thuật miêu tả tính dục, người xem nhắm vào thỏa mãn tính dục của mình, chẳng khác nào đói được ăn, khát được uống... Ðó là hoạt động thực dụng chứ không phải mĩ cảm. Dù nghệ thuật có nói đến tính dục, thực dụng nhưng người thưởng ngoạn không thể bị tính dục điều khiển. Có những sự việc liên quan đến vấn đề thực dụng, nhưng qua tay nghệ sĩ thì tài liệu thực trở thành sự kiện nghệ thuật. Do nghệ sĩ đã tạo http://tieulun.hopto.org
  • 17. được khoảng cách. Thi nhân Anh quốc là Keats đã mô tả một đôi tình nhân gian dâm trong đêm -một cuộc tình lôi thôi nóng bỏng. Trong đó có những đoạn miêu tả cái đẹp của cơ thể, nhục thể nhưng Keats đã khéo lồng vào bối cảnh âm u, đem một việc thế nhân đặt vào vòng siêu nhân, hay là nghệ thuật hóa một sự kiện phàm tục, tạo ra một bức tranh thanh nhã, nghiêm trang. Vương Thực Phủ trong Tây Sương ký miêu tả đêm sơ ngộ giữa Trương Quân Thụy và Thôi Oanh Oanh: Yêu nhau phượng bế loan bồng đã sao! Then mây mở cửa động đào... Ðào tiên hớn hở đón chào tin xuân Những là tê tái tần vần Lả dần vóc liễu, mờ dần lòng hoa... Những câu thơ này nói đến sự giao hợp của trai gái nhưng tác giả đã khéo vận dụng hình ảnh, ngôn từ u mỹ và êm dịu đẹp đẽ. Cái đẹp đã chiếm trọn tình cảm người đọc. (Có thể có người phát sinh dục niệm, nhưng đó là do tinh thần thưởng thức bạc nhược, do người đọc). Nguyễn Du tả cái đẹp của thân thể Kiều lúc tắm: Rõ ràng trong ngọc trắng ngà. Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên. Còn đây là cảm xúc thẩm mĩ của Bích Khê trước một bức Tranh lõa thể: Dáng tầm xuân uốn trong tranh tố nữ Ôi tiên nương nàng lại ngự nơi đây Nàng ở đâu? Xiêm áo bỏ đâu đây Ðến triển lãm cả thân hình kiều diễm Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm Nàng là hương hay nhan sắc nên hương Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc Ðêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc Vài chút trăng say đọng ở làn môi Trong sáng tác, phải tạo khoảng cách về không gian và về cả thời gian. Sự kiện càng xa xưa càng đưa đến mĩ cảm, giống kẻ lữ hành khi đến địa phương xa lạ. Những tác phẩm nghệ thuật tả sự kiện hiện thời, do khoảng cách thời gian quá gần nên bị coi là tả thực, đến lúc nào đó khi cuộc sống thực qua đi, lúc đó, tác phẩm ấy trở thành lãng mạn. Không phải ngẫu nhiên mà ngạn ngữ có câu: Có tích mới dịch nên tuồng. Nghệ thuật sân khấu tuồng, chèo, cải lương http://tieulun.hopto.org
  • 18. thường muốn hay phải dựng trên cơ sở chuyện xưa, tích cũ. Ở nghệû thuật sân khấu, do khoảng cách gần nên dễ làm người xem rời bỏ mĩ cảm quay về với hiện thực. Do đó, sân khấu thường ngoài việc tích cũ, còn vẽ mày, vẽ mặt; đi hia, đội mão; lời ca, sân khấu cao trên tầm mắt người xem... Ở nghệû thuật điêu khắc, cũng do khoảng cách gần nên con người ta cũng tìm phương pháp tạo khoảng cách: tượng to hoặc nhỏ hơn so với sự thực, đặt trên đài cao. Ở nghệû thuật hội họa, hội họa chỉ biểu hiện trên mặt phẳng nên khoảng cách quá lớn. Phương Tây và Trung Quốc cổ đại trong tranh không áp dụng luật viễn cận, sắc độ, đối với hình thể chỉ nhằm đạt được thần cốt tinh diệu, chứ không phải đạt hình thể giống như thực. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đưa nghệ thuật ngày càng tiến gần đến thực tại. Nhưng trong lĩnh nghệ thuật điều đó chưa hẳn đã tốt. Chủ nghĩa tự nhiên bị phản đối vì gần với tự nhiên. Lý tưởng của phái Hậu ấn tượng là đưa nghệ thuật tạo hình tiến gần đến âm nhạc. Trong nghệ thuật hội họa và điêu khắc áp dụng luật viễn cận, sắc độ vốn là một sự tiến bộ của trong kỹ xảo, sự tiến bộ này cũng giúp nhiều cho nghệ thuật. Nhưng thà nghệ thuật thiếu kỹ xảo còn hơn kỹ xảo thiếu nghệ thuật. Họa sĩ Trung Quốc xưa từng đưa ra luật lệ: Nước xa không sóng. Núi xa không nhăn. Cây xa không cành. Người xa không mắt. Nhưng họa sĩ tinh thông thì không chấp nệ vào luật ấy. Thị hiếu là sở thích trong mọi lĩnh vực đời sống của các nhân và tập thể. Sở thích của con người rất phong phú, nhiều lĩnh vực: đời sống, đạo đức, tâm hồn... Sở thích gần như là thói quen của từng người trong sinh hoạt. Con người có sở thích tốt, sở thích xấu; sở thích lành mạnh, sở thích không lành mạnh. Thị hiếu thẩm mĩ là sở thích của con người về phương diện thẩm mĩ. Ðó là thái độ tình cảm trước cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn, cái bi, cái hài... a. Sự phản ứng mau lẹ gần như bản năng của chủ thể trước các hiện tượng thẩm mĩ. Do kinh nghiệm, do tôi luyện, do hun đúc... kinh nghiệm mĩ cảm đã trở thành ổn định, và trở thành giá trị thẩm mĩ thường trực chi phối sự đánh giá tức thời của chủ thể thẩm mĩ. Vì vậy mà, trước một hiện tượng thẩm mĩ, chủ thể phản ứng thích hay không thích ngay lập tức, cơ hồ như không hề có sự suy xét nào. Nhà mĩ học Xôviết Stôlôvích phát biểu: Thị hiếu thẩm mĩ là giá trị của cá nhân, là năng lực tập trung của sự đánh giá, là năng lực phân biệt giá trị thẩm mĩ chân chính và phản chân chính, là năng lực phát hiện nhanh, nhạy các giá trị thẩm mĩ trong các sắc thái của nó. Như vậy, phản ứng gần như bản năng ấy của thị hiếu thẩm mĩ lại là giá trị, là năng lực của con người, là thước đo phẩm giá con người. III. THỊ HIẾU THẨM MĨ 1. THỊ HIẾU THẨM MĨ LÀ GÌ? TOP 2. ÐẶC ÐIỂM CỦA THỊ HIẾU THẨM MĨ TOP http://tieulun.hopto.org
  • 19. b. Thị hiếu thẩm mĩ vừa mang tín chất cá nhân sâu sắc, vừa mang tính chất xã hội rộng rãi. Thị hiếu thẩm mĩ là một vấn đề phức tạp của tình cảm thẩm mĩ. Nó mang tính chất cá nhân hết sức sâu sắc. Ngạn ngữ ta có câu: Mỗi mgười một sở thích. Ngạn ngữ Nga có câu: Trong màu sắc và trong hương vị không có tình đồng chí. Quả là trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, trong đấu tranh để xây dựng xã hội... chúng ta rất cần có tình đồng chí, đồng đội. Tình đồng chí là sức mạnh tập thể. Sức mạh tập thể sẽ dời non lấp biển. Nhưng trong thị hiếu thẩm mĩ thì mỗi người một vẻ, không thể dùng sức mạnh đồng đội, đồng chí, cũng không thể dùng ý chí cá nhân để bắt mọi người cùng một sở thích. Nếu thị hiếu thẩm mĩ mà có tình đồng chí thì đời sống thẩm mĩ của xã hội, của nhân loại sẽ vô đơn điệu, vô cùng cùng nghèo nàn. Phạm Văn Ðồng cho rằng người thưởng thức, nhà phê bình có quyền theo sở thích mình ưa hay không ưa mà khen chê; đó là sở thích riêng của mình thì không sao, nhưng nếu đem sở thích riêng của mình mà ép người khác phải theo thì không được. Lênin đã dạy chúng ta không nên đem cái ưa hay không ưa của mình về nghệû thuật mà ép thiên hạ. Làm sao mà ép thiên hạ được. Tôi thích cái này, anh thích cái kia, mỗi con người có một sở thích của mình [1] Thị hiếu thẩm mĩ mang tính cá nhân sâu sắc. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có tiêu chuẩn chung nào cho mọi người. Sở thích riêng của mỗi người liên hệ sâu sắc với cái chung của đời sống xã hội. Công cuộc đấu tranh cải tạo tự nhiên, xây dựng xã hội là điều kiện chung quy định tính chất chung, tính chất xã hội của thị hiếu thẩm mĩ. Phạm Văn Ðồng nói: ... tôi thích cái này, anh thích cái kia, mỗi người có một sở thích (...) nhưng không có nghĩa là cái hay không có tiêu chuẩn của nó. Rõ ràng là giữa thị hiếu thẩm mĩ tốt và thị hiếu thẩm mĩ xấu có ranh giới minh bạch. c. Thị hiếu thẩm mĩ mang tính dân tộc và tính thời đại. Thị hiếu thẩm mĩ ra đời trong từng thời đại nhất định và biến đổi theo từng thời đại. Những sở thích thẩm mĩ của thời đại trước sẽ không hợp khẩu vị của thời đại sau. Cái răng, cái tóc là góc con người. Chỉ khoảng nửa thế kỉ trước đây tóc dài, răng đen (tóc dài, người đẹp, Răng răng đều như hạt na) là đẹp, nhưng ngày nay tóc dài, răng đen đã không hợp thời nữa. Dân tộc là một cộng đồng người ổn định hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về đời sống kinh tế, về trạng thái tâm lí, biểu hiện trong một cộng đồng về văn hóa. Chính tính cộng đồng này đã làm cho thị hiếu thẩm mĩ mang tính dân tộc. Thị hiếu thẩm mĩ của từng cá nhân bị chế ước bởi tính cộng đồng dân tộc, nên bên cạnh tính riêng thị hiếu thẩm mĩ có tính chung. Nói cách khác, trên cơ sở cộng đồng dân tộc thị hiếu thẩm mĩ muôn màu muôn sắc cá nhân nẩy nở. Biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mĩ là lí tưởng thẩm mĩ. Lí tưởng thẩm mĩ nói lên đặc trưng về sự hoàn thiện của sự vật và các hiện tượng của hiện thực, về lối sống đẹp của con người, và về con người hài hòa. Trong lí tưởng thẩm mĩ có chứa đựng: - Sự khái quát về thuộc tính thẩm mĩ của thực tế đang tồn tại tại của hiện thực tự nhiên và xã hội. - Ðề ra mục tiêu mà hoạt động thẩm mĩ của xã hội phải vươn tới. Tchernychevski phát biểu: cuộc sống đẹp là cuộc sống phải diễn ra theo các khái niệm của chúng ta IV. LÍ TƯỞNG THẨM MĨ 1. LÍ TƯỞNG THẨM MĨ LÀ GÌ? TOP http://tieulun.hopto.org
  • 20. Lí tưởng thẩm mĩ là một bộ phận của lí tưởng xã hội nói chung. Lí tưởng xã hội nói chung bao gồm: - Lí tưởng chính trị - Lí tưởng đạo đức - Lí tưởng tôn giáo - Lí tưởng thẩm mĩ Lí tuởng thẩm mĩ thể hiện các lợi ích xã hội của con người, nên nó gắn bó chặt chẽ với lí tưởng chính trị, lí tưởng đạo đức, lí tưởng tôn giáo. a. Tính cụ thể cảm tính, tính sinh động: Là một bộ phận của lí tưởng xã hội, nhưng lí tưởng thẩm mĩ dựa trên tính toàn vẹn, cụ thể- cảm tính chứ không phải cái trừu tượng như lí tưởng đạo đức, chính trị... Nếu như lí tưởng chính trị đạo đức dựa trên các khái niệm trừu tượng, thì lí tưởng thẩm mĩ dựa trên các hình tượng. Lí tưởng thẩm mĩ tồn tại trên cơ sở một hệ thống hình tượng sinh động (tập trung ở mẫu người lí tưởng). b. Lí tưởng thẩm mĩ là sự thể hiện khát vọng về sự hoàn thiện, hoàn mĩ của con người về đời sống. Khát vọng về một cuộc sống đáng sống, về những con người đáng có và cần có luôn luôn là một khát vọng cháy bỏng của nhân loại. Khát vọng ấy được hiện hình lên ở các mẫu người lí tưởng- con người hoàn thiện, hoàn mĩ, phát triển đến tận độ của nó. Tượng thần vệ nữ Milô, tượng người ném đĩa... là khát vọng về cái đẹp của cơ thể, cái khỏe mạnh cường tráng của cơ thể. Hình tượng Thạch Sanh là khát vọng về một con người có độ hoàn hảo tuyệt đối: thân hình khỏe, đẹp, nở nang, cân đối; có lòng nhân ái, đức hi sinh, tinh thần dũng cảm; lao động giỏi và chiến đấu ngoan cường; có năng lực thẩm mĩ và nghệ thuật tuyệt vời. Tượng phật nghìn tay nghìn mắt là khát vọng về tài năng và trí tuệ và sức mạnh vô song của con người. Con người chỉ có 2 tay, hai mắt nhưng đã dời non lấp biển, nếu con người có nghìn tay, nghìn mắt thì sẽ có một sức mạnh ghê gớm biết chừng nào. c. Hứng thú của lí tưởng thẩm mĩ là hứng thú vô tư, không vụ lợi, hiệu quả của lí tưởng thẩm mĩ là sự thanh khiết hóa tâm hồn con người. Hứng thú thẩm mĩ mà lí tưởng thẩm mĩ gây ra ở con người hoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc của vụ lợi vật chất. Lí tưởng thẩm mĩ trong nghệ thuật chưa bao giờ là những con người của tham vọng vật chất và quyền lực vị kỉ, mà là những con người đẹp tuyệt đối, rất vị tha. Cho nên, hứng thú mà nó đem đến chỉ là sự kích thích con người vươn lên cái tận thiện tận mĩ. Cũng chính vì vậy mà, hiệu quả của hứng thú thẩm mĩ do lí tưởng thẩm mĩ đem đến có tác dụng thanh khiết hóa tâm hồn con người. Lí tưởng thẩm mĩ là mục tiêu cao xa, nhưng hiệu quả của nó lại rất thiêt thực, gần gũi. Lí tưởng thẩm mĩ là tấm gương sáng để con người soi mình vào và tự sửa lại mình một cách tự nguyện. Ý thức xã hội có 2 mức độ, cấp độ: Tâm lí xã hội và hệ tư tưởng lí luận xã hội gồm có các cảm xúc, tâm trạng, rung động... Hệ tư tuởng gồm có quan điểm, quan niệm, tư tưởng... được hệ thống hóa dưới dạng lí luận. Ýï thức thẩm mĩ là một hình thái ý thức xã hội, nó cũng có 2 mức độ, cấp độ: tâm lí thẩm mĩ và tư tưởng thẩm mĩ. Tâm lí thẩm mĩ đó là các cảm xúc, tâm trạng, tình cảm thẩm mĩ... Ở cấp độ hệ tư tưởng, ý thức thẩm mĩ bộc lộ trong dạng quan điểm, quan niệm, lí luận mĩ học. Các tư tưởng, quan điểm, quan niệm, lí luận mĩ học là một bộ phận hợp thành của thế giới quan (của một nhóm xã hội nào đó, của một giai tầng nào đó). Các tư tuởng mĩ học được thể hiện trong hệ thống lí luận mĩ học trong khoa mĩ học. Các quan điểm mĩ học phản ánh trong dạng logích-lí luận bao gồm: nhu cầu thẩm mĩ của xã hội, khái quát hoạt động thẩm mĩ, xây dựng khái niệm về bản chất cái đẹp, về thái độ thẩm mĩ của con người, về bản chất của cảm xúc thẩm mĩ, về các hình thức nhận thức và cải tạo thẩm mĩ đối với thế giới. Ý thức thẩm mĩ cũng giống như tất cả các hình thái ý thức xã hội khác mang tính thế giới quan, lịch sử phát triển của tư tuởng mĩ học bộc lộ trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, xét cho cùng nó phản ánh cuộc đấu tranh của các lực lượng xã hội thù địch. Hệ thống tư tưởng mĩ học phát triển không chỉ trong các công trình của các nhà triết học, mà còn trong các luận văn của các nhà chính trị, trong lí luận tôn giáo, và nhất là trong các tác phẩm lí luận nghệû thuật do các nghệ sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ và các nhà sân khấu, điện ảnh... trước tác. 2. ÐẶC ÐIỂM CỦA LÍ TƯỞNG THẨM MĨ TOP V. QUAN ÐIỂM THẨM MĨ 1. QUAN ÐIỂM THẨM MĨ LÀ GÌ? TOP http://tieulun.hopto.org
  • 21. Ý thức thẩm mĩ luôn luôn được các nhà tư tưởng gắn với mục đích và nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội. Họü hướng cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, nhu cầu thẩm mĩ... vào việc phục vụ cho hệ thống xã hội nhất định, phục vụ cho hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. a. Ðặc điểm và cũng là đặc trưng của quan điểm thẩm mĩ là quan điểm thẩm mĩ tồn tại trong dạng trừu tượng. Nếu như cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ tồn tại trong dạng cụ thể sinh động, thì quan điểm thẩm mĩ tồn tại trong dạng trừu tượng. Nó bộc lộ trực tiếp qua các khái niệm, phạm trù mĩ học trong hệ thống lí luận về mĩ học của khoa mĩ học, và bộc gián tiếp qua hình tượng nghệû thuật và các hiện tượng thẩm mĩ do con người xây dựng nên. b. Quan điểm thẩm mĩ mang tính chất giai cấp một cách rõ ràng. Ðặc điểm nổi bật khác của quan điểm thẩm mĩ là tính chất giai cấp của nó. Tư tưởng mĩ học của nhân loại từ trước đến nay là sự đối lập quyết liệt, gay gắt giữa 2 loại quan điểm duy tâm, phản động và duy vật, cách mạng. Các nhà mĩ học, lí luận nghệ thuật... luôn đứng trên quan điểm giai cấp để bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề mĩ học, lí giải những vấn đề mĩ học. 2. ÐẶC ÐIỂM CỦA QUAN ÐIỂM THẨM MĨ TOP http://tieulun.hopto.org
  • 22. CHƯƠNG 3 : CÁC PHẠM TRÙ MĨ HỌC CƠ BẢN I. PHẠM TRÙ VÀ PHẠM TRÙ MĨ HỌC 1. Khái niệm phạm trù 2. Khái niêm phạm trù Mĩ học II. PHẠM TRÙ MĨ HỌC CÁI ĐẸP 1. Cái đẹp là phạm trù Mĩ học cơ bản, trung tâm 2. Các quan điểm khác nhau về cái đẹp 3. Quan điểm hiện đại về cái đẹp 4. Khái niệm 5. Biểu hiện của cái đẹp III. PHẠM TRÙ MĨ HỌC CÁI CAO CẢ 1. Khái niệm 2. Những đặc điểm IV. PHẠM TRÙ MĨ HỌC CÁI CÁI BI 1. Khái niệm 2. Bản chất thẩm mĩ của cái bi 3. Các dạng bi khác nhau V. PHẠM TRÙ MĨ HỌC CỦA CÁI HÀI 1. Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Các loại hài Ở mỗi một khoa học đều có hệ thống những khái niệm khoa học của mình. Nội dung các khoa học này bộc lộ qua các khái niệm đó và việc nhận thức những phương diện nhất định của thực tại mà khoa học này nghiên cứu cũng diễn qua chúng. Những khái niệm khoa học cơ bản phản ánh các phương diện, các quan hệ và thuộc tính chung nhất đối với một khoa học nhất định được gọi là các phạm trù. Chẳng hạn, toán học có các phạm trù: số, hình, vi phân, tích phân, âm, dương. Vật lý học có các phạm trù: khối lượng, năng lượng, trường, hạt... Triết học có các phạm trù: vật chất, ý thức, số lượng, chất lượng, độ, các mặt đối lập... Ðạo đức học có các phạm trù: thiện, ác, chính, tà; nghĩa vụ, danh dự, lương tâm... Một số phạm trù chỉ hoạt động trong một lĩnh vực nhất định. Một số khác có tính chất tổng quát hơn trong một số lĩnh vực, trong toàn bộ tự nhiên, trong toàn bộ xã hội loài người. Lại còn có những phạm trù mang tính chất phổ biến rộng khắp, như những phạm trù triết học, chẳng hạn. Các phạm trù mỹ học chính là những khái niệm mĩ học chung nhất phản ánh những tri thức khái quát của con người về những hiện tượng thẩm mĩ được bộc lộ trong quan hệ thẩm mĩ giữa con người đối với tự nhiên và xã hội. I. PHẠM TRÙ VÀ PHẠM TRÙ MỸ HỌC 1. KHÁI NIỆM PHẠM TRÙ TOP 2. KHÁI NIỆM PHẠM TRÙ MĨ HỌC TOP http://tieulun.hopto.org