SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
1
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP MÔN CHÍNH TRỊ
Câu 1. Nêu, phân tích làm rõ qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập( Qui
luật mâu thuẫn) Có ví dụ minh họa ? Rút ra ý nghĩa thực tiễn?
Câu 2. Nêu khái niệm về thực tiễn, phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (có
ví dụ minh họa), ý nghĩa của vấn đề?
Câu 3. Phân tích làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội ? Liên hệ trách nhiệm bản thân phải làm gì để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến
lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.
Câu 4. Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng? Liên hệ trách
nhiệm bản thân là học sinh, sinh viên phải làm gì để học tập, làm theo tấm gương của
Người.
Câu 5. Khái quát một số nét về Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII họp từ
ngày 20 đến 28/01/2016, 6 nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 - 2020.
Câu 6: Hãy trình bày đường lối xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Đảng ta.
2
Câu 1. Nêu, phân tích làm rõ qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập( Qui luật mâu thuẫn) Có ví dụ minh họa ? Rút ra ý nghĩa thực tiễn?
Trả lời:
- Vị trí: Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, vạch ra nguồn gốc,
động lực của sự phát triển và là hạt nhân của phép biện chứng duy vật.
- Khái niệm măt đối lập : Mặt đối lập là những mặt có tính chất trái ngược nhau nhưng
chúng tồn tại trong sự quy định lẫn nhau . Ví dụ như : cực âm và cực dương của mỗi dòng
điện; đồng hóa và dị hóa trong mỗi cơ thể sống; cung và cầu các hàng hóa trên thị trường.
- Nội dung của qui luật :
+ Sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập. Từ mặt đối lập mà hình
thành mâu thuẫn biện chứng- mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập. Các mặt đối lập liên hệ với nhau, thâm nhập vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền
đề tồn tại cho nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau. Ví dụ : trong cơ thể sống có đồng hóa thì có tế
bào mới nảy sinh phủ định tế bào cũ đã chết đi, sự sống không thể tồn tại, phát triển – ngược
lại không có dị hóa thì không có sự đào thải...
+ Các mặt đối lập trong mỗi sự vật vừa thống nhất lại vừa đấu tranh tác động, bài trừ phủ
định nhau. Sự đấu tranh đó đưa đến sự chuyển hoá làm thay đổi mỗi mặt đối lập hoặc cả hai
mặt đối lập, chuyển lên trình độ cao hơn hoặc cả hai mặt đối lập cũ mất đi, hình thành hai mặt
đối lập mới. Do đó, có thể nói: sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc
và động lực cơ bản của mọi sự vận động và phát triển. Ví dụ : khi ta gieo hạt > < mầm phát
triển > < cây > < hoa, quả và những hạt mới > < mầm mới....
+ Sự thống nhất các mặt đối lập là tương đối. Bất cứ sự thống nhất nào cũng là sự thống nhất
có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, gắn với đứng im tương đối của sự vật. Đứng im là thời
điểm các mặt đối lập có sự phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau. Đây là trạng thái cân
bằng giữa các mặt đối lập.
+ Đấu tranh là tuyệt đối vì nó diễn ra liên tục không bao giờ ngừng, trong suốt quá trình tồn
tại các mặt đối lập, từ đầu đến cuối. Trong thống nhất có đấu tranh. Đấu tranh gắn liền với
vận động mà vận động của vật chất là tuyệt đối nên đấu tranh cũng là tuyệt đối.
- Ý nghĩa của quy luật:
+ Qui luật đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực,bản chất của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng.
+ Muốn nhận thức được nguồn gốc và bản chất của mọi sự vận động, phát triển thì cần phải
nghiên cứu, phát hiện và sử dụng được sự thống nhất và đấu tranh của chúng.
3
+ Trong nhận thức và thực tiễn phải phát hiện được những mâu thuẫn của sự vật hiện tượng,
biết phân loại mâu thuẫn, có các biện pháp để giải quyết mâu thuẫn thích hợp. Phải có quan
điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết mâu thuẫn, tránh tư tưởng phiến diện, áp đặt chủ quan, duy
ý chí trong việc xem xét, đánh giá và giải quyết các sự việc.
Câu 2.Nêu khái niệm về thực tiễn, phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận
thức (có ví dụ minh họa), ý nghĩa của vấn đề?
Trả lời:
- Khái niệm:
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất, cảm tính, có tính chất lịch sử- xã hội của con người
nhằm cải tạo thế giới khách quan để phục vụ nhu cầu của con người.
Hoạt động thực tiễn rất phong phú nhưng có ba hình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật
chất; hoạt động chính trị- xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học. Trong đó, hoạt động
sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển
xã hội.
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
+ Một là, thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức. Thực tiễn cung cấp những tài liệu hiện
thực, khách quan, làm cơ sở để con người nhận thức; trực tiếp tác động vào thế giới khách
quan, qua đó đối tượng bộc lộ ra những đặc trưng, thuộc tính, những quy luật vận động để
con người nhận thức được.
Ví dụ: không có thế giới khách quan (thực tiễn), nghĩa là không có các sự vật (đồi, núi, sông,
biển.....động vật, thực vật phong phú), các hiện tượng (sấm, chớp, mây, mưa, động đất, núi
lửa.....) thì không thể có nhận thức của con người về các sự vật, hiện tượng.
+ Hai là, thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức. Thực tiễn thường xuyên vận động,
phát triển nên nó luôn luôn đặt ra những nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng mới cho nhận
thức. Hoạt động của con người, bao giờ cũng có mục đích, yêu cầu và tổ chức thực hiện mà
không phải lúc nào cũng có sẵn trong đầu óc. Nếu mục đích, yêu cầu, cách thức thực hiện
đúng thì hoạt động thực tiễn thành công. Nhận thức của con người không chỉ để giải thích thế
giới mà là để cải tạo thế giới theo nhu cầu, lợi ích của mình. Thực tiễn là động lực và mục
đích của nhận thức.
Ví dụ: lúc đầu với phương tiện thô sơ như đào đất (bằng cuốc, xẻng) chuyển đất (bằng việc
gánh đất), sau đó vì thực tiễn đòi hỏi phải chuyển đất nhiều hơn, nhanh hơn...con người đã
chế ra máy xúc, máy ủi, máy đào....và chế ra xe kéo, xe đẩy, xe ô tô, xe lửa...để năng suất lao
động tăng cao.
+ Ba là, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Thực tiễn cao hơn nhận thức vì nó vừa có là hiện
thực phong phú, vừa có tính phổ biến là hoạt động vật chất khách quan, có tính lịch sử - xã
4
hội. Hiện thực lịch sử xảy ra một lần nhưng nhiều người nhận thức và nhận thức nhiều lần
khác nhau.
Người ta không thể lấy nhận thức để kiểm tra nhận thức, không thể lấy nhận thức này làm
chuẩn để kiểm tra nhận thức kia vì chính bản thân nhận thức được dùng làm tiêu chuẩn để
kiểm tra nhận thức khác chưa chắc đã đúng. Chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn thật sự, duy
nhất của chân lý.
Ví dụ: Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Không có gì quí hơn độc lập, tự do” chỉ trở thành
chân lý khi được chứng minh trong thực tiễn của cuộ.c đấu tranh lâu dài, ác liệt, gian khổ và
thắng lợi của hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc : chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
- Ý nghĩa của vấn đề: Phải đảm bảo sự “thống nhất lý luận và thực tiễn’’, lý luận phải xuất
phát từ thực tiễn, luôn có ý thức tự giác kiểm tra mọi nhận thức của mình thông qua thực tiễn,
không cho phép con người biến một hiểu biết bất kỳ nào đó thành chân lý vĩnh viễn, bất biến
cho mọi lúc, mọi nơi, đồng thời phải chống mọi biểu hiện của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo
điều trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Câu 3. Phân tích làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ
giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ? Liên hệ trách nhiệm bản thân phải làm gì để
thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN hiện
nay.
Trả lời: Cần trình bày đủ 4 ý sau :
a) Cơ sở lý luận và thực tiễn
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH có cội nguồn sâu xa từ những
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam; tiếp thu lý luận của các nhà kinh điển chủ
nghĩa Mác-Lê nin, đặc biệt lý luận cách mạng không ngừng của C.Mác và Lê nin; thực tiễn
đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và thắng lợi cách mạng tháng Mười
Nga năm 1917...
b) Quan niệm về CNXH
Quan niệm của Hồ Chí Minh về CNXH có quá trình phát triển lâu dài, những quan niệm đó
có nội dung chủ yếu như sau : CNXH là một phong trào lịch sử mang tính chính trị-xã hội:
CNXH như là một lý tưởng tốt đẹp mà loài người sẽ đạt tới; là hệ tư tưởng của GCCN; là giai
đoạn đầu của hình thái CSCN; là một chế độ đối lập hoàn toàn với chế độ TBCN.
Hồ Chí Minh đã đưa ra một số định nghĩa về CNXH như sau :
- Thứ nhất, xem chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh: Làm cho nhân dân lao động
thoát nạn bần cùng, mọi người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh
phúc. Mục tiêu là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
5
- Thứ hai, chủ nghĩa xã hội được xem xét từ một mặt nào đó như kinh tế, chính trị, văn hoá...
Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta; “
Lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, là của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai
không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những nười già cả, đau yếu và trẻ em...”.
- Thứ ba, mục tiêu của CNXH: không có người bóc lột người, ai cũng phải lao động, có
quyền lao động; thực hiện công bằng, bình đẳng…”là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung
sướng, tự do”, “là đoàn kết, vui khoẻ”....
- Thứ tư, xác định động lực xây dựng CNXH: là phải gắn với phát triển khoa học- kỹ thuật “
nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân” do quần chúng nhân dân tự xây
dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng.
* Tóm lại, Hồ Chí Minh nhấn mạnh CNXH trên các phương diện là một chế độ chính trị do
nhân dân lao động là chủ và làm chủ; là một chế độ có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với
sự phát triển của khoa học – kỹ thuật; không còn chế độ người bóc lột người; phát triển cao
về văn hóa và đạo đức; có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước.
c) Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội:
- Một là, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, là tiền đề đi tới CNXH.
Khát vọng độc lập đã hun đúc thành chủ nghĩa dân tộc chân chính, to lớn của dân tộc Việt
Nam mà Hồ Chí Minh xem đó là động lực lớn của đất nước. Sức mạnh của yếu tố dân tộc ,
theo Hồ Chí Minh, không là sức mạnh tự có mà còn phụ thuoocj một cách quyết định vào
việc kết hợp với CNXH.
- Hai là, CNXH là mục tiêu hướng tới, cơ sở đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh , sau khi giành được độc lập, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát
triển thành cách mạng CNXH thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn, Vì có tiến lên CNXH
thì nhân dân mới ngày càng ấm no, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh. CNXH là điều kiện để
đảm bảo cho độc lập dân tộc được vững chắc, được thực thi trên thực tế. Đó là một nền độc
lập thật sự, lâu dài. Nếu độc lập dân tộc mà dân vẫn đói vẫn rét thì độc lập chẳng có ý nghĩa
gì.
* Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh và
xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam.
d) Liên hệ trách nhiệm bản thân
Bài liện hệ số 1:
- Ý nghĩa tư tưởng của Người đối với bản thân. Theo tôi tư tưởng Hồ chí Minh về độc lập dân
tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội là tư tưởng đúng đắn và xuyên suốt với đường lối cách
mạng Việt Nam. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức bóc lột, chỉ có thiết lập một nhà
6
nước thực sự của dân, do dân và vì dân mới đảm bảo cho người lao động quyền làm chủ, độc
lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người.
- Trong thực tiễn đấu tranh giành độc lập dân tộc của tổ tiên và 2 cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mĩ. Người đã tiếp thu kế thừa, tiếp lối tư tưởng độc lập, tự do. Người đã lãnh
đạo thành công 2 cuộc kháng chiến , bảo vệ quyền thiêng liêng, bình đẳng dân tộc. Kết quả
chúng ta đã giành được độc lập dân tộc.
- Những quan niệm đúng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội: Độc lập dân tộc là
mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội chỉ có thể có được nếu Đảng và nhân dân ta giải quyết thành công hàng loạt
vấn đề trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đối nội và đối ngoại theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, trung thành với con đường Hồ Chí Minh đã vạch ra. Đảng ta
khẳng định trong bất kỳ tình huống nào, cũng phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa,
kiên quyết đề phòng và chống nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
- Những quan niệm sai về độc lập dân tộc và CNXH hiện nay có một số cá nhân, tổ chức luôn
ngầm đấu tranh chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Bản thân cá nhân tôi phải luôn tích cực học tập, rèn luyện tốt để trở thành một công dân tốt,
sẵn sàng lên đường để bảo vệ tổ quốc.
Bài liên hệ số 2:
Những quan niệm đúng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội: Độc lập dân tộc là
mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là
xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giữ vững định hướng
xã hội chủ nghĩa trong tiến trình đổi mới. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chỉ có thể có
được nếu Đảng và nhân dân ta giải quyết thành công hàng loạt vấn đề trên tất cả các lĩnh vực:
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đối nội và đối ngoại theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
trung thành với con đường Hồ Chí Minh đã vạch ra. Đảng ta khẳng định trong bất kỳ tình
huống nào, cũng phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đề phòng và chống
nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
- Những quan niệm sai về độc lập dân tộc và CNXH: Mặc dù hiện nay chủ nghĩa xã hội thế
giới sau những biến động khủng hoảng, sụp đổ đã có những dấu hiệu phát triển tích cực,
nhiều nước khu vực Mỹ- latinh tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI, sự nghiệp
đổi mới chủ nghĩa xã hội ở nước ta đạt thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử … Song các thế
lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo lọan lật đổ, sử
dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng làm thay đổi chế độ
chính trị ở nước ta. Hơn nữa, ngay một bộ phận nhân dân ta, trong đó có cả những cán bộ,
đảng viên đã một thời không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng đứng
trước những khó khăn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những tác động tiêu cực của
cơ chế thị trường kết hợp với sự chống phá quyết liệt của kẻ thù, đã mất phương hướng chính
7
trị, dao động về lập trường tư tưởng. Thậm chí có người phủ nhận những thành quả cách
mạng mà nhân dân ta giành được, cho rằng chúng ta tiến hành kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ là sai lầm, gây nên sự mất mát hy sinh không cần thiết… Trong điều kiện nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần và cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, một số người còn cho
rằng đã là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì phải tự do hóa, chế độ một đảng lãnh
đạo là không tương xứng với kinh tế nhiều thành phần, hoặc đã chấp nhận kinh tế thị trường
thì đừng nói đến định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, họ khuyên chúng ta không nên tiếp tục
con đường xã hội chủ nghĩa mà nên đi theo chủ nghĩa xã hội dân chủ hay dừng lại ở chế độ
dân chủ nhân dân, củng cố chế độ dân chủ nhân dân đến khi nào chuẩn bị đầy đủ các yếu tố
hãy đi lên chủ nghĩa xã hội cũng chưa muộn, v.v…
Trước những diễn biến của tình hình trên đây, rõ ràng đều nhắm tới mục tiêu, ý đồ đen tối là
phủ định tư tưởng xuyên suốt trong di sản Hồ Chí Minh đối với cách mạng nước ta, mong
muốn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do vậy, đòi hỏi chúng ta phải vững tin vào
con đường Bác Hồ đã lựa chọn, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong
giai đọan cách mạng hiện nay, tiếp tục quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế, tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh./.
- Bản thân tôi đang là............phải luôn tích cực học tập, rèn luyện tốt để trở thành một công
dân tốt, luôn có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định với con đường độc lập dân
tộc gắn với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Luôn ra sức học tập, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật,
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, nâng cao khả năng, trình độ bản thân để góp phần công
sức dựng xây đất nước. Ngoài ra phải nhanh nhạy với biến động của thời cuộc, nắm bắt thời
cơ khi nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng,
tránh mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch thúc đẩy diễn biến hoà bình và tự diễn
biến trong chính bản thân mỗi sinh viên. Thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để trở thành con
người “vừa hồng, vừa chuyên” góp phần công sức đưa Đất nước tiến lên, sánh vai cùng các
cường quốc năm châu như lời Bác Hồ hằng mong muốn.
Câu 4. Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng? Liên hệ
trách nhiệm bản thân là học sinh, sinh viên phải làm gì để học tập, làm theo tấm gương
của Người (Liên hệ về đạo đức)
Trả lời:
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng (có 4 nội dung lớn):
- Thứ nhất, về vị trí, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội và đời sống cá nhân:
8
Người cho rằng đạo đức là gốc, là nền tảng của con người. “Cũng như sông thì có nguồn mới
có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo..”. Bời vì
có đạo đức cách mạng trong sáng mới làm được những việc cao cả, vẻ vang ; đạo đức là vũ
khí sắc bén trong cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; đạo đức giúp con người luôn giữ
được nhân cách, bản lĩnh trong mọi hoàn cảnh; đạo đức là tiêu chuẩn đánh giá sự cao thượng
của con người; đạo đức cùng với tài năng có vai trò quan trọng trong đời sống mỗi người.
- Thứ hai, về các chuẩn mực đạo đức cách mạng:
+ Một là, trung với nước, hiếu với dân : Đây là chuẩn mực đạo đức nền tảng, qui định hành
vi ứng xử của cá nhân với cộng đồng. Trung với nước là yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa
xã hội; trung thành với con đường mà dân tộc đã lựa chọn; có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ,
phát triển đất nước. Hiếu với dân là phải thương dân, tin dân, lấy dân làm gốc; quan tâm,
chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân; đấu tranh để giải phóng nhân dân, để nhân dân trở thành
người chủ và làm chủ đất nước.
+Hai là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư - Đây là chuẩn mực đạo đức trung tâm, qui
định hành vi ứng xử hằng ngày của con người, Hồ Chí Minh giải thích rõ:
# Cần là cần cù, siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai; biết sắp xếp, phân công lao động hợp lý; lao
động với năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả cao.
# Kiệm là tiết kiệm, không lãng phí, không xa xỉ; tiết kiệm của mình và tiết kiệm của công;
mình tiết kiệm và làm cho người khác tiết kiệm; tiết kiệm toàn diện từ tài nguyên, vật liệu,
tiền tài của cải, thời gian đến sức lao động.
# Liêm là liêm khiết, trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng. Chính là không
tà, thẳng thắn, đứng đắn, trung thực, thật thà.
# Chí công vô tư là đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết; có thể hy sinh
lợi ích riêng vì lợi ích chung.
Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và là những đức tính cần thiết của mỗi
con người; là thước đo bản chất con người.
+ Ba là, yêu thương con người : Yêu thương tất cả mọi người, nhất là người lao động nghèo
khổ, bị bóc lột, áp bức và những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Yêu thương
con người là phải quan tâm, chăm sóc mọi mặt đời sống con người, tạo điều kiện cho con
người phát huy hết tài năng, sáng tạo của mình; phải hành động, chiến đấu để bảo vệ lương
tri, phẩm giá làm người, giải phóng con người một cách triệt để.
+ Bốn là, có tinh thần quốc tế trong sáng,gồm: tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ, ủng hộ tất cả
các dân tộc chống áp bức, bất công, chống sự thù hằn, phân biệt chủng tộc; xây dựng khối
đại đoàn kết quốc tế.
- Thứ Ba, về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng:
9
Hồ Chí Minh luôn căn dặn : Nói đi đôi với làm, nêu gương; xây đi đôi với chống, tạo thành
phong trào quần chúng rộng rãi; kiên trì tu dưỡng đạo đức suốt đời, thông qua thực tiễn cách
mạng.
- Thứ tư, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
+ Một là, học tấm gương về trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
+ Hai là, học tấm gương về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp
sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
+ Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết
sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người.
+ Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua thử thách,
gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.
+ Năm là, học tấm gương học tập suốt đời , học quần chúng, học tự trong thực tiễn, càng tiến
lên thì càng phải học.
c) Liên hệ trách nhiệm bản thân
Bài liên hệ :
Tôi nghĩ mình cần cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu của
Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng là cách giúp chúng ta hoàn
thiện bản thân mình. Có nhiều cách để học tập làm theo gương Bác nhưng trước hết chúng ta
cần thực hiện chính những lời dạy của Bác, rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đòi
hỏi ở thế hệ tương lai của nước nhà :
Một là, luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng ‘trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào
cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng’, không sợ gian
khổ, hi sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu
trong sự nghiệp cách mạng.
Hai là, tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân ; tăng cường đoàn
kết và giúp đỡ lẫn nhau ; nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, kiên quyết chống chủ nghĩa cá
nhân và chủ nghĩa tự do.
Ba là, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn giản dị ; chống kiêu căng tự mãn ;
chống lãng phí xa hoa ; thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cần
tiến bộ.
Bốn là, ra sức nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự để cống hiến
ngày càng nhiều hơn cho Tổ quốc nhân dân.
10
Năm là, luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt
cho đàn em noi theo.
Chúng ta cần đẩy mạnh việc trau dồi những phẩm chất đạo đức mà Bác đòi hỏi người Việt
Nam trong thời đại mới : Trung với nước, hiếu với dân ; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư ; lòng yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng…
Chúng ta nên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn bằng những hành động cụ thể
như : quyên góp ủng hộ sách báo, quần áo, giới thiệu việc làm thêm…Sự giúp đỡ ấy không
chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà quan trọng hơn là động viên về mặt tinh thần để họ có thêm
nghị lực và tình yêu vào cuộc sống.
Việc học tập Bác không ở đâu xa mà thể hiện ở những hành động cụ thể những việc nhỏ
như : giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ của công, không đi học muộn, chăm chỉ học tập, nói
không với các tệ nạn xã hội. Đồng thời mỗi người khi đã rèn cho mình lối sống đạo đức thì
xem thử đã làm được bao nhiêu phần trăm, tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người xung
quanh.
Sinh viên cần học tập tốt để có kiến thức, có khả năng tác nghiệp, khẳng định được bản thân
và cống hiến cho đất nước. Đồng thời trau dồi đạo đức, lối sống đẹp, lành mạnh, có kiến thức
xã hội, văn hóa. Bên cạnh học tập văn hóa là rèn luyện và tu dưỡng bản thân làm theo những
đức tính quý báu của Bác, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam giàu đẹp,
văn minh.
Câu 5. Khái quát một số nét về Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII
họp từ ngày 20 đến 28/01/2016, 6 nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 – 2020.
Trả lời:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII là đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt
Nam, diễn ra từ ngày 20 đến 28 tháng 1 năm 2016 ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam
tại Mỹ Đình Hà Nội. Có 1.510 đại biểu đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên tham dự. Đây là
sự kiện chính trị có ý nghĩa then chốt, bầu nhân sự: Ban Chấp hành Trung ương Đảng, giới
thiệu vị trí Tổng Bí thư. Đồng thời, tại Đại hội này, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức đánh
giá kết quả lãnh đạo và phát triển đất nước sau 30 năm đổi mới, quá trình thực hiện nghị
quyết Đại hội XI (2011-2015) và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong
giai đoạn 2016-2020.
Đại hội thông qua kết quả bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII gồm 200 đồng chí,
trong đó 180 đồng chí Ủy viên Trung ương chính thức, 20 đồng chí Ủy viên Trung ương dự
khuyết.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu tái cử là Tổng Bí thư của Đảng nhiệm kỳ 2016-
2021
11
Đại hội kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở nước ngoài phát huy cao
độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, ra sức thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội, mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước,
vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội XII nêu rõ mục tiêu tổng quát, các chỉ
tiêu quan trọng và 6 nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 – 2020.
6 nhiệm vụ trọng tâm 5 năm từ 2016-2020 :
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, trên cơ sở quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc thực
hiện các quan điểm, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đã nêu trong Báo cáo chính trị và Báo
cáo kinh tế - xã hội, cần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát huy mọi
nguồn lực và động lực để phát triển đất nước nhanh, bền vững; đặc biệt chú trọng tập trung
lãnh đạo chỉ đạo thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trọngtâmsau:
Thứ nhất, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tập
trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất
và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Thứ hai, xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Thứ ba, tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất
lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến
lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế
gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú
trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn
mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách
nhà nước, xử lý nợ xấu và đảm bảo an toàn nợ công.
Thứ tư, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước;
bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các
quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế
trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
Thứ năm, thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản
lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng
cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
12
Thứ sáu, phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung
xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng
môi trường văn hoá lành mạnh.
Câu 6: Hãy trình bày đường lối xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của Đảng ta. Sinh viên cần làm rõ các nội dung sau:
Trả lời:
1. Hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ quá độ
- Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng lãnh đạo. (Khẳng định này
được ghi nhận tại điều 2, Hiến pháp 2013).
- Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan
trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức,
quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ
của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có
cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô
trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương,
nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân
công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
2. Đường lối hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
- Một là, nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thực
hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà
nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường. Nâng cao
năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN và
kỷ luật, kỷ cương. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng
của mọi người dân.
- Hai là, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước
+ Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Tiếp tục đổi mới tổ chức và
hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong
sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả; tổ chức tinh gọn và hợp lý.
13
+ Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đổi mới hệ thống tổ
chức toà án, cải cách hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ
chức toà án.
+ Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt
động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp.
- Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong
tình hình mới.
Bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ,
trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh
bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả
về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà
nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm
vụ. Có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật,
mất uy tín với nhân dân.
- Bốn là, tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí
+ Phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa
lâu dài. Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân
từ trung ương đến cơ sở và từng đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải gương mẫu thực
hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí. Chú trọng các
biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí. Cải cách chính sách tiền lương, thu nhập, chính
sách nhà ở bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, công chức.
+ Coi trọng và nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ,
công chức, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; cổ vũ, động viên phong trào tiết
kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.
HẾT
14

More Related Content

What's hot

Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhVuKirikou
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10nuna_l0v3_rain
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)trongduong83
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếthapxu
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Thích Hô Hấp
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcAnh Dũng Phan
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịĐinh Công Lượng
 
Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóaQuan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóaSon Lã
 
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn Nhập môn Tài chính Tiền tệ (1)
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn  Nhập môn Tài chính Tiền tệ  (1)Trắc nghiệm-ôn-tập Môn  Nhập môn Tài chính Tiền tệ  (1)
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn Nhập môn Tài chính Tiền tệ (1)Tường Minh Minh
 
Quản trị học_Slide Bài tập nhóm_Chương 3
Quản trị học_Slide Bài tập nhóm_Chương 3Quản trị học_Slide Bài tập nhóm_Chương 3
Quản trị học_Slide Bài tập nhóm_Chương 3Ku Meo
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVNalexandreminho
 
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩaTiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩaThích Hô Hấp
 
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...nataliej4
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBee Bee
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongPhi Phi
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.comThùy Linh
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...dinhtrongtran39
 

What's hot (20)

Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
 
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trị
 
Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóaQuan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
 
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn Nhập môn Tài chính Tiền tệ (1)
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn  Nhập môn Tài chính Tiền tệ  (1)Trắc nghiệm-ôn-tập Môn  Nhập môn Tài chính Tiền tệ  (1)
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn Nhập môn Tài chính Tiền tệ (1)
 
Quản trị học_Slide Bài tập nhóm_Chương 3
Quản trị học_Slide Bài tập nhóm_Chương 3Quản trị học_Slide Bài tập nhóm_Chương 3
Quản trị học_Slide Bài tập nhóm_Chương 3
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
 
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩaTiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
 
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
 

Similar to Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx

CĐ,TC-Môn chính trị.pdf
CĐ,TC-Môn chính trị.pdfCĐ,TC-Môn chính trị.pdf
CĐ,TC-Môn chính trị.pdfssuserb5d593
 
On tap mon chinh tri
On tap mon chinh triOn tap mon chinh tri
On tap mon chinh tripucca_dn
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninHuynh ICT
 
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdflien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdfssuserb5d593
 
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdfvai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdfssuserb5d593
 
Tiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxTiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxdngnguyn58524
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Cat Love
 
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáoĐề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptNhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptVuSong1
 
bài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxbài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxVThuHng12
 
Triết Học Thi HK.pdf
Triết Học Thi HK.pdfTriết Học Thi HK.pdf
Triết Học Thi HK.pdfBbiyoRan
 
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxKhngCTn20
 

Similar to Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx (20)

CĐ,TC-Môn chính trị.pdf
CĐ,TC-Môn chính trị.pdfCĐ,TC-Môn chính trị.pdf
CĐ,TC-Môn chính trị.pdf
 
Triet hoc
Triet hocTriet hoc
Triet hoc
 
On tap mon chinh tri
On tap mon chinh triOn tap mon chinh tri
On tap mon chinh tri
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
 
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdflien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
 
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdfvai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
 
Tiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxTiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docx
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.docQuan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
 
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
 
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáoĐề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
 
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptNhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.docQuan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.docQuan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
 
bài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxbài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docx
 
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docxTiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
 
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docxTiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
 
Triết Học Thi HK.pdf
Triết Học Thi HK.pdfTriết Học Thi HK.pdf
Triết Học Thi HK.pdf
 
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
 

More from tiểu minh

Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấptiểu minh
 
Vận dụng địa tô
Vận dụng địa tôVận dụng địa tô
Vận dụng địa tôtiểu minh
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đaitiểu minh
 
Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân              Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân tiểu minh
 
Thông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyểnThông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyểntiểu minh
 
Tóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tôTóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tôtiểu minh
 
Tài liệu định kèm
Tài liệu định kèmTài liệu định kèm
Tài liệu định kèmtiểu minh
 
Quy hoachsdd yen
Quy hoachsdd yenQuy hoachsdd yen
Quy hoachsdd yentiểu minh
 
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyen
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyenPhieuthongtincanhan nguyenhaiyen
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyentiểu minh
 
Phieu hoi cong chung
Phieu hoi cong chungPhieu hoi cong chung
Phieu hoi cong chungtiểu minh
 
Đề Cương đề án môn học
Đề Cương đề án môn họcĐề Cương đề án môn học
Đề Cương đề án môn họctiểu minh
 
Bài thiên văn
Bài thiên vănBài thiên văn
Bài thiên văntiểu minh
 
Bài tập môn thuế nhà nước
Bài tập môn thuế nhà nướcBài tập môn thuế nhà nước
Bài tập môn thuế nhà nướctiểu minh
 
Bài tập nghiên cứu
Bài tập nghiên cứuBài tập nghiên cứu
Bài tập nghiên cứutiểu minh
 
De kiem tra htm ldoc
De kiem tra htm ldocDe kiem tra htm ldoc
De kiem tra htm ldoctiểu minh
 

More from tiểu minh (20)

Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
 
Vận dụng địa tô
Vận dụng địa tôVận dụng địa tô
Vận dụng địa tô
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân              Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân
 
Thông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyểnThông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyển
 
Tong ket 2009
Tong ket 2009Tong ket 2009
Tong ket 2009
 
Tóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tôTóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tô
 
Tài liệu định kèm
Tài liệu định kèmTài liệu định kèm
Tài liệu định kèm
 
Quy hoachsdd yen
Quy hoachsdd yenQuy hoachsdd yen
Quy hoachsdd yen
 
Quy hoạch
Quy hoạchQuy hoạch
Quy hoạch
 
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyen
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyenPhieuthongtincanhan nguyenhaiyen
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyen
 
Phieu hoi cong chung
Phieu hoi cong chungPhieu hoi cong chung
Phieu hoi cong chung
 
Ma tran
Ma tranMa tran
Ma tran
 
Đề Cương đề án môn học
Đề Cương đề án môn họcĐề Cương đề án môn học
Đề Cương đề án môn học
 
Đầu tư
Đầu tưĐầu tư
Đầu tư
 
Bai tap-xdddcn
Bai tap-xdddcnBai tap-xdddcn
Bai tap-xdddcn
 
Bài thiên văn
Bài thiên vănBài thiên văn
Bài thiên văn
 
Bài tập môn thuế nhà nước
Bài tập môn thuế nhà nướcBài tập môn thuế nhà nước
Bài tập môn thuế nhà nước
 
Bài tập nghiên cứu
Bài tập nghiên cứuBài tập nghiên cứu
Bài tập nghiên cứu
 
De kiem tra htm ldoc
De kiem tra htm ldocDe kiem tra htm ldoc
De kiem tra htm ldoc
 

Recently uploaded

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 

Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx

  • 1. 1 ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP MÔN CHÍNH TRỊ Câu 1. Nêu, phân tích làm rõ qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập( Qui luật mâu thuẫn) Có ví dụ minh họa ? Rút ra ý nghĩa thực tiễn? Câu 2. Nêu khái niệm về thực tiễn, phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (có ví dụ minh họa), ý nghĩa của vấn đề? Câu 3. Phân tích làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ? Liên hệ trách nhiệm bản thân phải làm gì để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. Câu 4. Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng? Liên hệ trách nhiệm bản thân là học sinh, sinh viên phải làm gì để học tập, làm theo tấm gương của Người. Câu 5. Khái quát một số nét về Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII họp từ ngày 20 đến 28/01/2016, 6 nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 - 2020. Câu 6: Hãy trình bày đường lối xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng ta.
  • 2. 2 Câu 1. Nêu, phân tích làm rõ qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập( Qui luật mâu thuẫn) Có ví dụ minh họa ? Rút ra ý nghĩa thực tiễn? Trả lời: - Vị trí: Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển và là hạt nhân của phép biện chứng duy vật. - Khái niệm măt đối lập : Mặt đối lập là những mặt có tính chất trái ngược nhau nhưng chúng tồn tại trong sự quy định lẫn nhau . Ví dụ như : cực âm và cực dương của mỗi dòng điện; đồng hóa và dị hóa trong mỗi cơ thể sống; cung và cầu các hàng hóa trên thị trường. - Nội dung của qui luật : + Sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập. Từ mặt đối lập mà hình thành mâu thuẫn biện chứng- mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Các mặt đối lập liên hệ với nhau, thâm nhập vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau. Ví dụ : trong cơ thể sống có đồng hóa thì có tế bào mới nảy sinh phủ định tế bào cũ đã chết đi, sự sống không thể tồn tại, phát triển – ngược lại không có dị hóa thì không có sự đào thải... + Các mặt đối lập trong mỗi sự vật vừa thống nhất lại vừa đấu tranh tác động, bài trừ phủ định nhau. Sự đấu tranh đó đưa đến sự chuyển hoá làm thay đổi mỗi mặt đối lập hoặc cả hai mặt đối lập, chuyển lên trình độ cao hơn hoặc cả hai mặt đối lập cũ mất đi, hình thành hai mặt đối lập mới. Do đó, có thể nói: sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc và động lực cơ bản của mọi sự vận động và phát triển. Ví dụ : khi ta gieo hạt > < mầm phát triển > < cây > < hoa, quả và những hạt mới > < mầm mới.... + Sự thống nhất các mặt đối lập là tương đối. Bất cứ sự thống nhất nào cũng là sự thống nhất có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, gắn với đứng im tương đối của sự vật. Đứng im là thời điểm các mặt đối lập có sự phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau. Đây là trạng thái cân bằng giữa các mặt đối lập. + Đấu tranh là tuyệt đối vì nó diễn ra liên tục không bao giờ ngừng, trong suốt quá trình tồn tại các mặt đối lập, từ đầu đến cuối. Trong thống nhất có đấu tranh. Đấu tranh gắn liền với vận động mà vận động của vật chất là tuyệt đối nên đấu tranh cũng là tuyệt đối. - Ý nghĩa của quy luật: + Qui luật đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực,bản chất của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. + Muốn nhận thức được nguồn gốc và bản chất của mọi sự vận động, phát triển thì cần phải nghiên cứu, phát hiện và sử dụng được sự thống nhất và đấu tranh của chúng.
  • 3. 3 + Trong nhận thức và thực tiễn phải phát hiện được những mâu thuẫn của sự vật hiện tượng, biết phân loại mâu thuẫn, có các biện pháp để giải quyết mâu thuẫn thích hợp. Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết mâu thuẫn, tránh tư tưởng phiến diện, áp đặt chủ quan, duy ý chí trong việc xem xét, đánh giá và giải quyết các sự việc. Câu 2.Nêu khái niệm về thực tiễn, phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (có ví dụ minh họa), ý nghĩa của vấn đề? Trả lời: - Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất, cảm tính, có tính chất lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan để phục vụ nhu cầu của con người. Hoạt động thực tiễn rất phong phú nhưng có ba hình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động chính trị- xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học. Trong đó, hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội. - Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: + Một là, thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức. Thực tiễn cung cấp những tài liệu hiện thực, khách quan, làm cơ sở để con người nhận thức; trực tiếp tác động vào thế giới khách quan, qua đó đối tượng bộc lộ ra những đặc trưng, thuộc tính, những quy luật vận động để con người nhận thức được. Ví dụ: không có thế giới khách quan (thực tiễn), nghĩa là không có các sự vật (đồi, núi, sông, biển.....động vật, thực vật phong phú), các hiện tượng (sấm, chớp, mây, mưa, động đất, núi lửa.....) thì không thể có nhận thức của con người về các sự vật, hiện tượng. + Hai là, thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức. Thực tiễn thường xuyên vận động, phát triển nên nó luôn luôn đặt ra những nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng mới cho nhận thức. Hoạt động của con người, bao giờ cũng có mục đích, yêu cầu và tổ chức thực hiện mà không phải lúc nào cũng có sẵn trong đầu óc. Nếu mục đích, yêu cầu, cách thức thực hiện đúng thì hoạt động thực tiễn thành công. Nhận thức của con người không chỉ để giải thích thế giới mà là để cải tạo thế giới theo nhu cầu, lợi ích của mình. Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức. Ví dụ: lúc đầu với phương tiện thô sơ như đào đất (bằng cuốc, xẻng) chuyển đất (bằng việc gánh đất), sau đó vì thực tiễn đòi hỏi phải chuyển đất nhiều hơn, nhanh hơn...con người đã chế ra máy xúc, máy ủi, máy đào....và chế ra xe kéo, xe đẩy, xe ô tô, xe lửa...để năng suất lao động tăng cao. + Ba là, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Thực tiễn cao hơn nhận thức vì nó vừa có là hiện thực phong phú, vừa có tính phổ biến là hoạt động vật chất khách quan, có tính lịch sử - xã
  • 4. 4 hội. Hiện thực lịch sử xảy ra một lần nhưng nhiều người nhận thức và nhận thức nhiều lần khác nhau. Người ta không thể lấy nhận thức để kiểm tra nhận thức, không thể lấy nhận thức này làm chuẩn để kiểm tra nhận thức kia vì chính bản thân nhận thức được dùng làm tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức khác chưa chắc đã đúng. Chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn thật sự, duy nhất của chân lý. Ví dụ: Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Không có gì quí hơn độc lập, tự do” chỉ trở thành chân lý khi được chứng minh trong thực tiễn của cuộ.c đấu tranh lâu dài, ác liệt, gian khổ và thắng lợi của hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc : chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ - Ý nghĩa của vấn đề: Phải đảm bảo sự “thống nhất lý luận và thực tiễn’’, lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, luôn có ý thức tự giác kiểm tra mọi nhận thức của mình thông qua thực tiễn, không cho phép con người biến một hiểu biết bất kỳ nào đó thành chân lý vĩnh viễn, bất biến cho mọi lúc, mọi nơi, đồng thời phải chống mọi biểu hiện của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Câu 3. Phân tích làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ? Liên hệ trách nhiệm bản thân phải làm gì để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. Trả lời: Cần trình bày đủ 4 ý sau : a) Cơ sở lý luận và thực tiễn Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH có cội nguồn sâu xa từ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam; tiếp thu lý luận của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lê nin, đặc biệt lý luận cách mạng không ngừng của C.Mác và Lê nin; thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và thắng lợi cách mạng tháng Mười Nga năm 1917... b) Quan niệm về CNXH Quan niệm của Hồ Chí Minh về CNXH có quá trình phát triển lâu dài, những quan niệm đó có nội dung chủ yếu như sau : CNXH là một phong trào lịch sử mang tính chính trị-xã hội: CNXH như là một lý tưởng tốt đẹp mà loài người sẽ đạt tới; là hệ tư tưởng của GCCN; là giai đoạn đầu của hình thái CSCN; là một chế độ đối lập hoàn toàn với chế độ TBCN. Hồ Chí Minh đã đưa ra một số định nghĩa về CNXH như sau : - Thứ nhất, xem chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh: Làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, mọi người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục tiêu là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
  • 5. 5 - Thứ hai, chủ nghĩa xã hội được xem xét từ một mặt nào đó như kinh tế, chính trị, văn hoá... Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta; “ Lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, là của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những nười già cả, đau yếu và trẻ em...”. - Thứ ba, mục tiêu của CNXH: không có người bóc lột người, ai cũng phải lao động, có quyền lao động; thực hiện công bằng, bình đẳng…”là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”, “là đoàn kết, vui khoẻ”.... - Thứ tư, xác định động lực xây dựng CNXH: là phải gắn với phát triển khoa học- kỹ thuật “ nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân” do quần chúng nhân dân tự xây dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng. * Tóm lại, Hồ Chí Minh nhấn mạnh CNXH trên các phương diện là một chế độ chính trị do nhân dân lao động là chủ và làm chủ; là một chế độ có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật; không còn chế độ người bóc lột người; phát triển cao về văn hóa và đạo đức; có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước. c) Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: - Một là, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, là tiền đề đi tới CNXH. Khát vọng độc lập đã hun đúc thành chủ nghĩa dân tộc chân chính, to lớn của dân tộc Việt Nam mà Hồ Chí Minh xem đó là động lực lớn của đất nước. Sức mạnh của yếu tố dân tộc , theo Hồ Chí Minh, không là sức mạnh tự có mà còn phụ thuoocj một cách quyết định vào việc kết hợp với CNXH. - Hai là, CNXH là mục tiêu hướng tới, cơ sở đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc. Theo Hồ Chí Minh , sau khi giành được độc lập, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng CNXH thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn, Vì có tiến lên CNXH thì nhân dân mới ngày càng ấm no, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh. CNXH là điều kiện để đảm bảo cho độc lập dân tộc được vững chắc, được thực thi trên thực tế. Đó là một nền độc lập thật sự, lâu dài. Nếu độc lập dân tộc mà dân vẫn đói vẫn rét thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì. * Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh và xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam. d) Liên hệ trách nhiệm bản thân Bài liện hệ số 1: - Ý nghĩa tư tưởng của Người đối với bản thân. Theo tôi tư tưởng Hồ chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội là tư tưởng đúng đắn và xuyên suốt với đường lối cách mạng Việt Nam. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức bóc lột, chỉ có thiết lập một nhà
  • 6. 6 nước thực sự của dân, do dân và vì dân mới đảm bảo cho người lao động quyền làm chủ, độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người. - Trong thực tiễn đấu tranh giành độc lập dân tộc của tổ tiên và 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Người đã tiếp thu kế thừa, tiếp lối tư tưởng độc lập, tự do. Người đã lãnh đạo thành công 2 cuộc kháng chiến , bảo vệ quyền thiêng liêng, bình đẳng dân tộc. Kết quả chúng ta đã giành được độc lập dân tộc. - Những quan niệm đúng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội: Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chỉ có thể có được nếu Đảng và nhân dân ta giải quyết thành công hàng loạt vấn đề trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đối nội và đối ngoại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trung thành với con đường Hồ Chí Minh đã vạch ra. Đảng ta khẳng định trong bất kỳ tình huống nào, cũng phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đề phòng và chống nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. - Những quan niệm sai về độc lập dân tộc và CNXH hiện nay có một số cá nhân, tổ chức luôn ngầm đấu tranh chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Bản thân cá nhân tôi phải luôn tích cực học tập, rèn luyện tốt để trở thành một công dân tốt, sẵn sàng lên đường để bảo vệ tổ quốc. Bài liên hệ số 2: Những quan niệm đúng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội: Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình đổi mới. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chỉ có thể có được nếu Đảng và nhân dân ta giải quyết thành công hàng loạt vấn đề trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đối nội và đối ngoại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trung thành với con đường Hồ Chí Minh đã vạch ra. Đảng ta khẳng định trong bất kỳ tình huống nào, cũng phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đề phòng và chống nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. - Những quan niệm sai về độc lập dân tộc và CNXH: Mặc dù hiện nay chủ nghĩa xã hội thế giới sau những biến động khủng hoảng, sụp đổ đã có những dấu hiệu phát triển tích cực, nhiều nước khu vực Mỹ- latinh tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI, sự nghiệp đổi mới chủ nghĩa xã hội ở nước ta đạt thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử … Song các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo lọan lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Hơn nữa, ngay một bộ phận nhân dân ta, trong đó có cả những cán bộ, đảng viên đã một thời không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng đứng trước những khó khăn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường kết hợp với sự chống phá quyết liệt của kẻ thù, đã mất phương hướng chính
  • 7. 7 trị, dao động về lập trường tư tưởng. Thậm chí có người phủ nhận những thành quả cách mạng mà nhân dân ta giành được, cho rằng chúng ta tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là sai lầm, gây nên sự mất mát hy sinh không cần thiết… Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, một số người còn cho rằng đã là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì phải tự do hóa, chế độ một đảng lãnh đạo là không tương xứng với kinh tế nhiều thành phần, hoặc đã chấp nhận kinh tế thị trường thì đừng nói đến định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, họ khuyên chúng ta không nên tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa mà nên đi theo chủ nghĩa xã hội dân chủ hay dừng lại ở chế độ dân chủ nhân dân, củng cố chế độ dân chủ nhân dân đến khi nào chuẩn bị đầy đủ các yếu tố hãy đi lên chủ nghĩa xã hội cũng chưa muộn, v.v… Trước những diễn biến của tình hình trên đây, rõ ràng đều nhắm tới mục tiêu, ý đồ đen tối là phủ định tư tưởng xuyên suốt trong di sản Hồ Chí Minh đối với cách mạng nước ta, mong muốn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do vậy, đòi hỏi chúng ta phải vững tin vào con đường Bác Hồ đã lựa chọn, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đọan cách mạng hiện nay, tiếp tục quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh./. - Bản thân tôi đang là............phải luôn tích cực học tập, rèn luyện tốt để trở thành một công dân tốt, luôn có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định với con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Luôn ra sức học tập, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, nâng cao khả năng, trình độ bản thân để góp phần công sức dựng xây đất nước. Ngoài ra phải nhanh nhạy với biến động của thời cuộc, nắm bắt thời cơ khi nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, tránh mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch thúc đẩy diễn biến hoà bình và tự diễn biến trong chính bản thân mỗi sinh viên. Thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để trở thành con người “vừa hồng, vừa chuyên” góp phần công sức đưa Đất nước tiến lên, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ hằng mong muốn. Câu 4. Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng? Liên hệ trách nhiệm bản thân là học sinh, sinh viên phải làm gì để học tập, làm theo tấm gương của Người (Liên hệ về đạo đức) Trả lời: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng (có 4 nội dung lớn): - Thứ nhất, về vị trí, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội và đời sống cá nhân:
  • 8. 8 Người cho rằng đạo đức là gốc, là nền tảng của con người. “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo..”. Bời vì có đạo đức cách mạng trong sáng mới làm được những việc cao cả, vẻ vang ; đạo đức là vũ khí sắc bén trong cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; đạo đức giúp con người luôn giữ được nhân cách, bản lĩnh trong mọi hoàn cảnh; đạo đức là tiêu chuẩn đánh giá sự cao thượng của con người; đạo đức cùng với tài năng có vai trò quan trọng trong đời sống mỗi người. - Thứ hai, về các chuẩn mực đạo đức cách mạng: + Một là, trung với nước, hiếu với dân : Đây là chuẩn mực đạo đức nền tảng, qui định hành vi ứng xử của cá nhân với cộng đồng. Trung với nước là yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội; trung thành với con đường mà dân tộc đã lựa chọn; có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước. Hiếu với dân là phải thương dân, tin dân, lấy dân làm gốc; quan tâm, chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân; đấu tranh để giải phóng nhân dân, để nhân dân trở thành người chủ và làm chủ đất nước. +Hai là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư - Đây là chuẩn mực đạo đức trung tâm, qui định hành vi ứng xử hằng ngày của con người, Hồ Chí Minh giải thích rõ: # Cần là cần cù, siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai; biết sắp xếp, phân công lao động hợp lý; lao động với năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả cao. # Kiệm là tiết kiệm, không lãng phí, không xa xỉ; tiết kiệm của mình và tiết kiệm của công; mình tiết kiệm và làm cho người khác tiết kiệm; tiết kiệm toàn diện từ tài nguyên, vật liệu, tiền tài của cải, thời gian đến sức lao động. # Liêm là liêm khiết, trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng. Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, trung thực, thật thà. # Chí công vô tư là đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết; có thể hy sinh lợi ích riêng vì lợi ích chung. Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và là những đức tính cần thiết của mỗi con người; là thước đo bản chất con người. + Ba là, yêu thương con người : Yêu thương tất cả mọi người, nhất là người lao động nghèo khổ, bị bóc lột, áp bức và những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Yêu thương con người là phải quan tâm, chăm sóc mọi mặt đời sống con người, tạo điều kiện cho con người phát huy hết tài năng, sáng tạo của mình; phải hành động, chiến đấu để bảo vệ lương tri, phẩm giá làm người, giải phóng con người một cách triệt để. + Bốn là, có tinh thần quốc tế trong sáng,gồm: tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ, ủng hộ tất cả các dân tộc chống áp bức, bất công, chống sự thù hằn, phân biệt chủng tộc; xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế. - Thứ Ba, về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng:
  • 9. 9 Hồ Chí Minh luôn căn dặn : Nói đi đôi với làm, nêu gương; xây đi đôi với chống, tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; kiên trì tu dưỡng đạo đức suốt đời, thông qua thực tiễn cách mạng. - Thứ tư, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: + Một là, học tấm gương về trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. + Hai là, học tấm gương về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. + Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người. + Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống. + Năm là, học tấm gương học tập suốt đời , học quần chúng, học tự trong thực tiễn, càng tiến lên thì càng phải học. c) Liên hệ trách nhiệm bản thân Bài liên hệ : Tôi nghĩ mình cần cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Có nhiều cách để học tập làm theo gương Bác nhưng trước hết chúng ta cần thực hiện chính những lời dạy của Bác, rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đòi hỏi ở thế hệ tương lai của nước nhà : Một là, luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng ‘trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng’, không sợ gian khổ, hi sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp cách mạng. Hai là, tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân ; tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau ; nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do. Ba là, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn giản dị ; chống kiêu căng tự mãn ; chống lãng phí xa hoa ; thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cần tiến bộ. Bốn là, ra sức nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều hơn cho Tổ quốc nhân dân.
  • 10. 10 Năm là, luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo. Chúng ta cần đẩy mạnh việc trau dồi những phẩm chất đạo đức mà Bác đòi hỏi người Việt Nam trong thời đại mới : Trung với nước, hiếu với dân ; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ; lòng yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng… Chúng ta nên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn bằng những hành động cụ thể như : quyên góp ủng hộ sách báo, quần áo, giới thiệu việc làm thêm…Sự giúp đỡ ấy không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà quan trọng hơn là động viên về mặt tinh thần để họ có thêm nghị lực và tình yêu vào cuộc sống. Việc học tập Bác không ở đâu xa mà thể hiện ở những hành động cụ thể những việc nhỏ như : giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ của công, không đi học muộn, chăm chỉ học tập, nói không với các tệ nạn xã hội. Đồng thời mỗi người khi đã rèn cho mình lối sống đạo đức thì xem thử đã làm được bao nhiêu phần trăm, tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người xung quanh. Sinh viên cần học tập tốt để có kiến thức, có khả năng tác nghiệp, khẳng định được bản thân và cống hiến cho đất nước. Đồng thời trau dồi đạo đức, lối sống đẹp, lành mạnh, có kiến thức xã hội, văn hóa. Bên cạnh học tập văn hóa là rèn luyện và tu dưỡng bản thân làm theo những đức tính quý báu của Bác, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, văn minh. Câu 5. Khái quát một số nét về Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII họp từ ngày 20 đến 28/01/2016, 6 nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 – 2020. Trả lời: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII là đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, diễn ra từ ngày 20 đến 28 tháng 1 năm 2016 ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam tại Mỹ Đình Hà Nội. Có 1.510 đại biểu đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên tham dự. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa then chốt, bầu nhân sự: Ban Chấp hành Trung ương Đảng, giới thiệu vị trí Tổng Bí thư. Đồng thời, tại Đại hội này, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức đánh giá kết quả lãnh đạo và phát triển đất nước sau 30 năm đổi mới, quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội XI (2011-2015) và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong giai đoạn 2016-2020. Đại hội thông qua kết quả bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII gồm 200 đồng chí, trong đó 180 đồng chí Ủy viên Trung ương chính thức, 20 đồng chí Ủy viên Trung ương dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu tái cử là Tổng Bí thư của Đảng nhiệm kỳ 2016- 2021
  • 11. 11 Đại hội kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở nước ngoài phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, ra sức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội XII nêu rõ mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng và 6 nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 – 2020. 6 nhiệm vụ trọng tâm 5 năm từ 2016-2020 : Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, trên cơ sở quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đã nêu trong Báo cáo chính trị và Báo cáo kinh tế - xã hội, cần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát huy mọi nguồn lực và động lực để phát triển đất nước nhanh, bền vững; đặc biệt chú trọng tập trung lãnh đạo chỉ đạo thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trọngtâmsau: Thứ nhất, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Thứ hai, xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Thứ ba, tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và đảm bảo an toàn nợ công. Thứ tư, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Thứ năm, thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • 12. 12 Thứ sáu, phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Câu 6: Hãy trình bày đường lối xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng ta. Sinh viên cần làm rõ các nội dung sau: Trả lời: 1. Hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ quá độ - Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng lãnh đạo. (Khẳng định này được ghi nhận tại điều 2, Hiến pháp 2013). - Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. - Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. 2. Đường lối hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay - Một là, nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN và kỷ luật, kỷ cương. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân. - Hai là, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước + Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả; tổ chức tinh gọn và hợp lý.
  • 13. 13 + Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đổi mới hệ thống tổ chức toà án, cải cách hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức toà án. + Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp. - Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ. Có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. - Bốn là, tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí + Phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ trung ương đến cơ sở và từng đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. + Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí. Chú trọng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí. Cải cách chính sách tiền lương, thu nhập, chính sách nhà ở bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, công chức. + Coi trọng và nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; cổ vũ, động viên phong trào tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. HẾT
  • 14. 14