SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2010
BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2009
Phần 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
I./ Môi trường kinh doanh:
1./ Tình hình chung nền kinh tế:
1.1 Tình hình trong nước:
Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới
vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị
trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác của nước ta.
Trong bối cảnh không thuận lợi đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về những giải
pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã
hội; Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2009 đồng thời triển khai gói
kích cầu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%, bao gồm: khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực
dịch vụ tăng 6,63%; vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng
15,3% so với năm 2008; vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện 153,8 nghìn tỷ đồng,
đạt 106,8% kế hoạch; thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2009 đạt thấp do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm
2009 ước đạt 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008; chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,88% so
với năm 2008, là mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây; kim ngạch hàng hóa xuất khẩu
đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 68,8 tỷ
USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước.
1.2 Tình hình trên địa bàn
Năm 2009 cùng với những khó khăn chung của cả nước, tình hình kinh tế - xã hội
thành phố Hà Nội cũng gặp nhiều khó khăn.
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố (sau khi mở rộng) tăng 6,67%, trong
đó ngành công nghiệp tăng 6,85%, dịch vụ tăng 7,43%, nông – lâm - thủy sản tăng 0,08%;
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,4% so với năm trước, các thành phần kinh tế đầu có
mức tăng trưởng, trong đó khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 11,9%, khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài tăng 9,4%, kinh tế Nhà nước tăng 5,5%; Tổng mức và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng xã hội năm nay tăng 13,6% so với năm 2008, trong đó tổng mức bán lẻ tăng
19,9%; Kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội giảm 7,8% so với năm trước,
khách Quốc tế đến Hà Nội cả năm là 1029 ngàn lượt khách, giảm 11,7% so cùng kỳ năm
2008; tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng đến hết tháng 12/2009 là 591.152 tỷ
đồng, tăng 27,98% so với cùng kỳ năm trước; Huy động vốn đầu tư xã hội năm 2009 là
147.814 tỷ đồng, tăng 18,2% so năm 2008. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm
2009, Hà Nội thu hút được 340 dự án, tổng số vốn đăng ký khoảng 500 triệu USD.
1
2./ Môi trường tài chính – tiền tệ:
So với năm 2008, chính sách tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng thương mại
trong năm 2009 đã có sự ổn định tương đối nhưng vẫn còn nhiều biến động và căng thẳng
trên thị trường ảnh hưởng đến môi trường tài chính tiền tệ trong nước. Trong năm lãi suất
huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản tuy nhiên,
căng thẳng của lãi suất huy động bộc lộ từ giữa năm. Từ tháng 7 đến tháng 11, các ngân
hàng thương mại liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn
ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm
lên đến 10,5%/năm. Cùng với những biến động của lãi suất, năm 2009 là năm thứ hai liên
tiếp thị trường ngoại hối bộc lộ những khó khăn rõ nét đã chứng kiến nhiều biến động khó
lường của tỷ giá ngoại tệ, cung ngoại tệ liên tục căng thẳng gây nhiều khó khăn cho doanh
nghiệp và các ngân hàng thương mại.
Trong năm 2009, các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội có tốc độ tăng
trưởng huy động vốn thấp hơn nhiều so với cho vay. Tổng nguồn vốn huy động đến hết
tháng 12 năm 2009 là 591.152 tỷ đồng, tăng 27,98% so cùng kỳ năm trước, trong đó tiền
gửi tiết kiệm tăng 2,10%, tiền gửi thanh toán tăng 1,5%. Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng
12 năm 2009 đạt 368.710 tỷ đồng, tăng 38,9% so cùng kỳ năm trước. Trong tháng 2, Chính
phủ bắt đầu triển khai gói kích cầu, trong đó chính sách hỗ trợ lãi suất là một trọng tâm.
Thông qua hệ thống ngân hàng hỗ trợ lãi suất trực tiếp cho các doanh nghiệp tăng sức chống
đỡ trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2009, dư nợ cho vay hỗ trợ
lãi suất đã đạt 415.216 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước
và quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đạt 276.669 tỷ đồng; nhóm ngân hàng thương mại cổ
phần đạt 108.762 tỷ đồng; nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và
ngân hàng 100% vốn nước ngoài đạt 8.563 tỷ đồng.
II./ Đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh
1./ Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KHKD chủ yếu năm 2009:
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
TT Chỉ tiêu
TH
2008
TH năm 2009
TH
31/12/2009
KH 2009
% tt
so 2008
%
HT KH
I Huy động vốn
1 Huy động vốn cuối kỳ 2.044 2.570 2.500 25% 103%
- Trong đó huy động vốn VND 1.758 2.313 2.350 32% 98%
2 Huy động vốn từ các ĐCTC 385 433 420 12% 103%
3 Huy động vốn doanh nghiệp 592 755 700 28% 108%
4 Huy động vốn tư nhân, cá thể 1.068 1.382 1.380 29% 100%
5 Huy động vốn bình quân 1.626 2.376 2.320 46% 102%
II Tín dụng
6 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.126 1.410 1.400 25% 100% (*)
6.1 Dư nợ CK cho vay các DN 1094.4 1.362,3 1.362 24% 100%
6.2 Dư nợ CK cho vay KH cá nhân, hộ
gia đình
31.6 47,7 38 51% 126%
2
TT Chỉ tiêu
TH
2008
TH năm 2009
TH
31/12/2009
KH 2009
% tt
so 2008
%
HT KH
7 Dư nợ tín dụng bình quân 933 1.386 1.370 48% 101%
Chất lượng tín dụng
8 Tỷ lệ nợ xấu 2,95% 1,71% 3.4%
9 Tỷ lệ nợ nhóm II/TDN 26,59% 10,4% 19%
10 Thu nợ hạch toán ngoại bảng 12,426 2,549 2,521 101%
Cơ cấu tín dụng
11 Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ TDN 2,8% 3,4% 2,7%
12 Tỷ lệ dư nợ TDH/TDN 39% 54,6% 56%
13 Tỷ lệ dư nợ NQD/ TDN 75% 81,1% 81%
14 Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/ TDN 68,5% 66,9% 65%
III Thu dịch vụ ròng
15 Thu dịch vụ ròng 12,6 18,9 18 50% 105%
IV Chênh lệch thu chi
16 CL thu chi (gồm thu nợ HTNB, trước
DPRR)
53 47,8 40 120%
17 CL thu chi thực BQ/người 0,546 0,451 - -
IV Các chỉ tiêu khác
18 Doanh thu khai thác phí BH 1,114 1,372 1,300 23% 106%
19 Phí hoa hồng BH 0,019 0,016 119%
20 Trích DPRR 23 5 5 100%
21 Tỷ lệ giảm dư lãi treo năm KH 288% 248% -10%
22 Định biên lao động 102 112 110 110% 102%
23 Lợi nhuận trước thuế 30 41,9 - 40% -
(*): Do Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên
ngân hàng từ ngày 26/11/2009 nên dư nợ ngoại tệ tại chi nhánh quy đổi VND tăng 14 tỷ
đồng. Theo hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam tại công văn số 6791 /CV-
QLTD4 ngày 30/11/2009 về việc giới hạn tín dụng năm 2009 do biến động tỷ giá được
tính ngoài giới hạn đã giao cho chi nhánh. Do vậy dư nợ đến 31/12/2009 sau khi trừ tỷ giá
còn 1.396 tỷ đồng.
Với những biến động không thuận của thị trường tài chính tiền tệ, hoạt động kinh
doanh ngân hàng năm 2009 gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự đoàn kết và thống nhất
cao của tập thể người lao động, phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2009, dưới
sự chỉ đạo điều hành đúng đắn của ban lãnh đạo cùng với nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán
bộ công nhân viên, Chi nhánh Nam Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu KHKD
3
năm 2009. Trong năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã tạo được kết quả
cao, tạo được tiền đề cho việc tăng trưởng những năm tiếp theo, thể hiện:
- Chi nhánh đã có sự tăng trưởng nhanh và đều về quy mô: nguồn vốn và tín dụng,
dưới sự điều hành của Ban lãnh đạo với quan điểm tích cực tiếp thị các khách hàng tiền
gửi, các khách hàng tiền vay lớn, có uy tín – vận dụng tốt mối quan hệ công chúng PR.
Biến những khó khăn của thị trường thành cơ hội để thu hút các khách hàng mới, đặc biệt
các khách hàng tốt hoạt động tại chi nhánh
- Chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh được giao. Nguồn vốn
tăng trưởng an toàn, vũng chắc; Tín dụng được tăng cường kiểm soát, đảm bảo tăng
trưởng an toàn, hiệu quả. Các dịch vụ truyền thống được phát huy với hiệu quả cao, các
dịch vụ mới từng bước được khẳng định và đóng góp chung vào hiệu quả kinh doanh của
chi nhánh.
- Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng ở mức an toàn, chi nhánh đã bằng nhiều biện
pháp tích cực tận thu nợ hạch toán ngoại bảng, nợ xấu, nợ quá hạn, phối hợp với doanh
nghiệp tháo gỡ khó khăn để hoàn vốn cho ngân hàng và tiếp tục phát triển sản xuất kinh
doanh. Trong năm 2009, do những biến động bất lợi của thị trường nên một số doanh
nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu, nợ quá
hạn tại chi nhánh duy trì ở mức thấp (1,71%), thu nợ hạch toán ngoại bảng được 2,549 tỷ
đồng (kế hoạch giao là 2.521 tỷ đồng).
- Chi nhánh tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ theo Điều 7 QĐ 493,
năm 2009 chi nhánh đã trích DPRR là 5 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch giao. Lợi nhuận
trước thuế là 41,9 tỷ đồng.
- Năng suất lao động chung tăng cao so với năm 2009, trong đó huy động vốn bình
quân đầu người tăng 25%, thu dịch vụ bình quân đầu người tăng 40%.
2./ Những kết quả nổi bật trong năm 2009
- Chi nhánh đã nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn
của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và
Chính phủ về các quyết định hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để
sản xuất – kinh doanh. Việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện đúng qui định, minh bạch, công
khai, đúng đối tượng khách hàng, gắn liền với việc kiểm soát nâng cao chất lượng tín
dụng. Cơ chế hỗ trợ lãi suất đã có tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh, giúp giảm chi phí vay vốn khoảng 40% đối
với doanh nghiệp lớn, và 36% đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất, góp phần
làm giảm giá thành sản phẩm từ 3%-4%, đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, giảm mức tồn kho,
đẩy nhanh quá trình chu chuyển vốn, rút ngắn thời gian dư nợ trên các hợp đồng tín dụng
đã ký trong năm 2008 với lãi suất cao từ 14-18%/năm thậm chí có hợp đồng 21%/năm,
góp phần tạo mặt bằng lãi suất thấp trên thị trường so với lãi suất cơ bản được Ngân hàng
Nhà nuớc công bố.
- Chi nhánh tuân thủ, quán triệt và nghiêm túc thực thi chính sách tiền tệ của Chính
phủ, NHNN và chỉ đạo điều hành của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam một cách linh hoạt,
hiệu quả, bảo đảm an toàn. Chi nhánh đã chủ động và tích cực ứng phó linh hoạt với
những diễn biến của thị trường, linh hoạt trong điều hành lãi suất và tỷ giá, thích ứng với
biến động trên thị trường, đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào, có hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh và lợi nhuận vượt kế hoạch được giao.
- Chi nhánh tiếp tục nghiên cứu thị trường, phân tích đánh giá nhu cầu trên địa bàn,
tích cực triển khai phát triển mạng lưới máy ATM, POS.
- Chi nhánh đã tích cực cải tiến công nghệ ngân hàng, nâng cấp thiết bị tin học và
các thiết bị phụ trợ phục vụ ngành ngân hàng, đảm bảo công nghệ hiện đại và phục vụ tốt
nhu cầu của khách hàng giao dịch tại Chi nhánh. Ngoài ra chi nhánh cũng tích cực trong
4
việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại như : Internetbanking, Homebanking,
Directbanking, VNtopup...
- Trong năm 2009, chi nhánh đã tích cực phối hợp với đoàn kiểm tra Ngân hàng
nhà nước, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam kiểm tra các mặt hoạt động của chi nhánh. Quá
trình kiểm tra không có những lỗi lớn. Ngoài ra chi nhánh đã tổ chức các chương trình
kiểm tra, tự kiểm tra các nghiệp vụ, đảm bảo tính tuân thủ và cẩn trọng, nghiêm túc thực
hiện báo cáo với các phòng kiểm tra nội bộ khu vực.
Phần 2. BÁO CÁO CỤ THỂ TỪNG MẶT HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2009
1./ Công tác tín dụng:
* Tổng dư nợ tín dụng (không kể ODA, nợ khoanh, chờ xử lý) đến 31/12/2009 kể
cả cho vay UTĐT đối với Cty tài chính CN tàu thủy là: 1.444 tỷ đồng trong đó cho vay
UTĐT với Cty tài chính CN tàu thủy là 34 tỷ đồng (không tính vào tổng dư nợ của chi
nhánh khi đánh giá giới hạn dư nợ tín dụng cuối kỳ). Tổng dư nợ không kể UTĐT là 1.410
tỷ đồng (do biến động tỷ giá USD và EUR những ngày cuối năm nên dư nợ ngoại tệ quy
đổi VND của chi nhánh tăng 14 tỷ đồng, phần dư nợ gia tăng do biến động tỷ giá được
tính ngoài giới hạn đã giao cho chi nhánh, do vậy dư nợ đến 31/12/2009 sau khi trừ tỷ giá
còn 1.396 tỷ đồng ) – nằm trong mức giới hạn tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT TW giao,
tăng 25% so với năm 2008, đạt 100% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng tín dụng của cụm động
lực phía bắc 27,7%, khối chi nhánh 25%.
* Chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc về việc thực hiện
giới hạn dư nợ tín dụng.
* Đến 31/12/2009, tổng dư nợ được hỗ trợ lãi suất của chi nhánh là 572 tỷ đ (trong
đó dư nợ ngắn hạn được hỗ trợ là 432 tỷ đ, dư nợ trung dài hạn được hỗ trợ là 140 tỷ đ).
* Dư nợ tín dụng bình quân đến 31/12/2009 là: 1.386 tỷ đồng, tăng 48% so với
năm 2008.
* Về cơ cấu tín dụng đến 31/12/2009:
- Dư nợ tín dụng ngắn hạn là: 640 tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2008, chiếm tỷ
trọng 45% tổng dư nợ.
- Dư nợ tín dụng trung dài hạn thương mại là: 804 tỷ đồng, tăng 65% so với 2008,
chiếm tỷ trọng 53% tổng dư nợ trong đó cho vay trung dài hạn thương mại là 404 tỷ
đồng, cho vay đồng tài trợ dài hạn là 366 tỷ đồng, cho vay TCTD (Cty Tài chính CN tàu
thủy) là 34 tỷ đồng.
- Tỷ trọng dư nợ có TSĐB: 66,9% tổng dư nợ, giảm 1,6% so với năm 2008, đạt kế
hoạch Ngân hàng ĐT&PT TW giao (KH: 65%)
- Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh : 81,1% tổng dư nợ, tăng 6,1% so với năm
2008, đạt kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT TW giao (KH: 81%)
- Tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn: 54,6% tổng dư nợ, tăng 15,6% so với năm 2008,
đạt kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT TW giao (KH: 56%).
- Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ tổng dư nợ là: 3,4%, (KH: 2,7%).
- Tỷ trọng dư nợ/ tổng tài sản là: 54%.
* Về chất lượng tín dụng đến 31/12/2009:
- Tổng nợ quá hạn là 14,79 tỷ đồng; giảm 19,5 tỷ đồng so với năm 2008. Tỷ lệ nợ
quá hạn là: 1,45%, giảm 1,51% so với năm 2008.
- Nợ xấu theo Điều 7 QĐ 493 là 24,1 tỷ đồng, bằng 1,71% tổng dư nợ (KH: 3,4%)
giảm 1,24% so với năm 2008 (chủ yếu dư nợ của Cty CP XD & ĐT PT, Cty XNK Bảo
Tuấn, Nhà máy cơ khí 120, Cty TNHH Hải Hương). Sang năm 2010 bằng mọi biện pháp
5
chi nhánh sẽ tận thu số nợ xấu, nợ quá hạn còn lại và kiên quyết không để phát sinh thêm
nợ xấu, nợ quá hạn mới.
- Tỷ lệ giảm dư lãi treo là +248%, (KH giao: -10%).
- Trong năm 2009 chi nhánh thực hiện trích DPRR là 5 tỷ đồng, đạt 100% kế
hoạch được giao (KH: 5 tỷ đồng).
- Thu nợ hạch toán ngoại bảng là 2,549 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch được giao.
* Đánh giá hoạt động tín dụng:
- Trong năm 2009, chi nhánh đã chủ động và tích cực tiếp thị khách hàng hàng tín
dụng về hoạt động tại chi nhánh, đặc biệt khách hàng có hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu. Chi nhánh đã thực hiện tốt và có hiệu quả Chính sách khách hàng đối với Doanh
nghiệp nhỏ và vừa theo hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhằm
chia sẻ những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh với khách hàng.
- Dư nợ tín dụng tại chi nhánh tăng trưởng hoàn thành mức kế hoạch giao. Ngay từ
đầu năm 2009, ban lãnh đạo chi nhánh đã xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng làm đòn
bẩy thúc đẩy các hoạt động khác. Ngoài ra, Ban lãnh đạo chi nhánh luôn quan tâm đến
chất lượng tín dụng: yêu cầu khách hàng đối chiếu công nợ, định giá lại tài sản đảm bảo,
kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay...
* Bài học kinh nghiệm trong công tác tín dụng:
- Ban lãnh đạo chi nhánh đã tạo mọi điều kiện để phát huy tốt nhất chức năng từng
phòng trong khối tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng.
- Trên cơ sở những quy định điều kiện tín dụng, chi nhánh đã tạo điều kiện tốt nhất
để khách hàng ổn định sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Định kỳ hạn nợ sát với luân
chuyển tiền vay và dòng tiền của khách hàng.
- Đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đi đôi với
mục tiêu hiệu quả - chất lượng. Gắn tăng trưởng tín dụng với thu dịch vụ ròng.
- Tập trung phục vụ các khách hàng truyền thống tốt của BIDV có năng lực tài
chính và trình độ quản lý tốt, có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định đặc biệt là các Tập
đoàn, Tổng công ty, các khách hàng sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Lấy mục tiêu tăng
trưởng tín dụng làm đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ và huy động vốn.
- Linh hoạt trong điều hành lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, lấy mục tiêu tổng hòa lợi ích
của ngân hàng để đưa ra các phán quyết tín dụng cho khách hàng.
- Thực hiện tăng trưởng tín dụng bán lẻ đối với nhóm khách hàng có thu nhập khá
để từng bước tạo tiền đề để xây dựng BIDV trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu.
2./ Công tác nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ:
* Tính đến 31/12/2009, nguồn vốn huy động đạt 2.570 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch
(KH: 2.500 tỷ đồng), tăng 25% so với năm 2008, cụm động lực phía bắc tăng 5,1%, khối
chi nhánh tăng 14,8%. Trong đó:
- Nguồn vốn huy động (không kể tiền gửi các TCTD, kho bạc và tiền vay các tổ
chức khác) là 2.488 tỷ đồng, tăng 30,6% so với năm 2008.
- Nguồn vốn huy động bình quân là: 2.376 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2008, đạt
102% kế hoạch (KH 2.320 tỷ đồng).
* Về cơ cấu nguồn vốn tính đến 31/12/2009:
- Tiền gửi của ĐCTC là 433 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch (KH: 420 tỷ đồng), tăng
12% so với năm 2008.
- Tiền gửi của Doanh nghiệp là 755 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch (KH: 700 tỷ
đồng), tăng 28% so với năm 2008.
- Tiền gửi của tư nhân, cá thể là 1.382 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch (KH: 1.380 tỷ
đồng), tăng 29% so với năm 2008.
- Tiền gửi của KBNN: 82 tỷ đồng, giảm 57 tỷ đồng so với năm 2008.
6
- Nguồn vốn huy động VND là 2.313 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch (KH: 2.350 tỷ
đồng), tăng 32% so với năm 2008.
Nguồn vốn huy động trung dài hạn đạt 682 tỷ đồng.
* Phân tích tình hình huy động vốn:
- Trong năm 2009, chi nhánh tiếp tục tiến cận được với những khách hàng là các tổ
chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế và đã huy động được một lượng tiền gửi
lớn
- Tiền gửi Tổ chức kinh tế tăng cao, trong đó lượng tiền gửi chủ yếu tập trung vào
một số tổ chức lớn như Bảo hiểm, Công ty mua bán nợ và một số doanh nghiệp có nguồn
tiền dồi dào như Cty Tasco, Cty Phân lân nung chảy Văn Điển, Tcty Lâm nghiệp…
- Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao, chiếm 54% tổng nguồn huy động – tăng 29%
so với năm 2008.
- Chi nhánh đã kết hợp nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt từ việc huy động
trực tiếp tại các phòng giao dịch của chi nhánh đến việc tổ chức huy động vốn lưu động tại
địa bàn dân cư, huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính,...
- Cơ cấu huy động: huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ lệ cao (90% trên tổng
nguồn), huy động trung dài hạn chiếm tỷ trọng 27% tổng nguồn, tăng 22% so với năm
2008.
- Việc giới thiệu tới các doanh nghiệp, tổ chức có nguồn tiền gửi lớn về sản phẩm
lãi suất phân tầng theo số dư tiền gửi chưa đem lại hiệu quả do nguồn tiền của các doanh
nghiệp trên địa bàn không lớn.
- Mạng lưới huy động còn mỏng, hiện ngoài trụ sở chính, chi nhánh có 4 phòng
giao dịch. Chi nhánh đang nghiên cứu địa bàn, dự kiến trong thời gian tới mở thêm các địa
điểm huy động theo đúng kế hoạch về lộ trình phát triển mạng lưới để tiếp cận và phục vụ
tới mọi bộ phận khách hàng dân cư và tổ chức trên địa bàn.
* Bài học kinh nghiệm:
- Xác định công tác huy động vốn là mục tiêu ưu tiên và là mặt trận hàng đầu trong
hoạt động kinh doanh, tăng trưởng nguồn vốn làm cơ sở cho tăng trưởng các hoạt động
khác tại chi nhánh, tập trung đẩy mạnh huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tổ chức kinh
tế có nguồn tiền lớn, ổn định, tích cực trong huy động vốn dân cư. Trong năm chính quyền
phối hợp cùng với công đoàn 02 lần phát động thi đua trong công tác huy động vốn, kết
quả nhiều cá nhân và tập thể đạt thành tích cao.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị huy động vốn, vận dụng tốt các quan hệ công chúng.
Chú trọng phát triển huy động vốn từ các khách hàng mới. Đối với các khách hàng hiện có
cần gia tăng huy động vốn tương xứng với gia tăng tỷ trọng tín dụng tại chi nhánh. Theo
đó kiên trì thuyết phục khách hàng để đề nghị thực hiện hoạt động khép kín, trọn gói tại
ngân hàng về tiền gửi, dịch vụ để tăng cường huy động vốn đạt chỉ tiêu kế hoạch được
giao.
- Linh hoạt trong điều hành lãi suất để thu hút khách hàng tiền gửi. Chủ động tìm
kiếm các nguồn vốn có mức lãi suất thấp, hợp lý.
3./ Công tác dịch vụ và phát triển sản phẩm:
Theo mục tiêu của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam hướng mạnh về kinh doanh dịch
vụ, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, nâng cao một bước tỷ trọng đóng góp của hoạt động
dịch vụ vào thu nhập của toàn ngành, chi nhánh đã tập trung mở rộng và phát triển các
dịch vụ ngân hàng, tích cực giới thiệu tới khách hàng các dịch vụ mới và tư vấn để khách
hàng lựa chọn các dịch vụ thích hợp. Trong năm qua, kết quả hoạt động dịch vụ của chi
nhánh đã đạt được như sau:
* Tính đến 31/12/2009, thu dịch vụ ròng đạt 18.955 triệu đồng, đạt 105% kế
hoạch năm và tăng 50% so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng dịch vụ của chi nhánh trên
địa bàn 1%, cụm động lực phía bắc 4,2%, toàn ngành 8,9%.
7
* Tính đến 31/12/2009, doanh thu khai thác phí bảo hiểm đạt 1,372 tỷ đồng, đạt
106% kế hoạch năm (KH: 1,3 tỷ đồng).
* Về cơ cấu nguồn thu dịch vụ đến 31/12/2009:
- Lãi và phí thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 2.437 triệu đồng, chiếm
13% thu dịch vụ, giảm 5% so với năm 2008.
- Thu phí bảo lãnh đạt 9.197 triệu đồng, chiếm 49% thu dịch vụ, tăng 105% so với
năm 2008.
- Thu phí thanh toán quốc tế đạt 1.492 triệu đồng, chiếm 8% thu dịch vụ, giảm 9%
so với năm 2008.
- Thu phí thanh toán trong nước + chuyển tiền quốc tế đạt 4.351 triệu đồng, chiếm
23% thu dịch vụ, tăng 43% so với năm 2008.
- Thu phí từ các hoạt động khác chiếm tỷ lệ thấp, đạt 1.478 triệu đồng (trong đó
thu dịch vụ ngân quỹ là 634 triệu đồng, thu dịch vụ thẻ là 97 triệu đồng, thu phí cam kết
tín dụng là 35 triệu đồng, thu phí từ các dịch vụ khác: 563 triệu đồng, thu phí nội bộ dịch
vụ thanh toán: 149 triệu đồng), chiếm 8% thu dịch vụ của chi nhánh.
* Đánh giá hoạt động phát triển dịch vụ:
- Chỉ tiêu thu dịch vụ ròng của chi nhánh đạt kết quả cao so với kế hoạch giao (đạt
105% kế hoạch). Chi nhánh có mức tăng trưởng cao so với hệ thống, các chi nhánh cụm
động lực phía bắc và các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội.
- Tỷ trọng phí bảo lãnh vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu dịch, dịch vụ thanh toán
quốc tế, thanh toán trong nước, kinh doanh ngoại tệ đã góp phần tích cực trong tổng thu
phí dịch vụ của chi nhánh. Các sản phẩm dịch vụ khác như sản phẩm thẻ, thanh toán lương
qua tài khoản doanh thu phí còn thấp; Các sản phẩm mới như bán bảo hiểm qua ngân
hàng, chuyển tiền Western Union, BIDV-smart@count, Homebanking, Phonebanking,
Internet Banking, Directbanking, thẻ VISA, POS, VNTopup…chi nhánh đã triển khai và
giới thiệu, quảng bá tới khách hàng song nhu cầu của khách hàng trên địa bàn đối với các
dịch vụ này không nhiều nên hiệu quả của các sản phẩm này còn thấp.
- Trong năm 2009, chi nhánh đã phát hành được 4.394 thẻ ATM. Tiếp tục thực hiện
chỉ thị số 20/CT của Thủ tướng chính phủ về chủ trương thanh toán lương cho CBCNV
qua tài khoản tại ngân hàng, chi nhánh đã tích cực phân công cán bộ tiếp thị mở thẻ tại các
doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp hưởng lương ngân sách có nhu cầu trả lương qua
tài khoản cũng như các cá nhân. Hiện chi nhánh đã ký hợp đồng với 55 doanh nghiệp sử
dụng dịch vụ trả lương tự động, tăng 20 doanh nghiệp so với năm 2008.
- Nền khách hàng của chi nhánh trong năm 2009 được cải thiện đáng kể, chi nhánh
đã tiếp thị được nhiều khách hàng mới trong đó có nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất
nhập khẩu, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp xếp hạng từ BBB trở lên nên hoạt động thanh
toán quốc tế, thanh toán trong nước và kinh doanh ngoại tệ có bước tăng trưởng cao.
- Sản phẩm dịch vụ mới phát triển chậm, đơn điệu chưa phong phú, chưa hấp dẫn
tạo ra sự tiện ích của các sản phẩm mà chủ yếu vẫn sử dụng các dịch vụ truyền thống.
- Những sản phẩm truyền thống được khách hàng đánh giá cao như sản phẩm tín
dụng, bảo lãnh, thanh toán dần dần sẽ không còn là nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh
trong tương lai. Do vậy, thách thức đặt ra là nếu không cải tiến, mở rộng và hoàn thiện
hơn nữa sản phẩm của mình nhằm đưa ra cho khách hàng sản phẩm tốt nhất thì sản phẩm
dịch vụ của BIDV sẽ kém cạnh tranh hơn các ngân hàng bạn.
- Việc mở rộng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tới các thành phần kinh tế và các
hộ dân cư sinh sống trên địa bàn đã có bước cải thiện đáng kể, tuy nhiên chi nhánh cần chú
trọng và thực hiện bài bản hơn nữa marketing các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến
với khách hàng.
4./ Hiệu quả kinh doanh:
8
* Thực hiện phương châm kinh doanh “Tăng trưởng bền vững - Chất lượng - Hiệu
quả - An toàn”, quyết đoán nhưng mềm dẻo, linh hoạt trong điều hành kinh doanh, thực
hiện tiết kiệm chi tiêu trong nội bộ nên chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội luôn
cân đối nguồn vốn, tính toán mức chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào đảm bảo kinh doanh
có hiệu quả.
* Chênh lệch thu chi ( bao gồm cả thu nợ hạch toán ngoại bảng, trước trích DPRR)
là 47,8 tỷ đồng, đạt 120% kế hoạch giao (KH: 40 tỷ đồng).
- Thu nợ hạch toán ngoại bảng là 2,549 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch được giao
(KH: 2,521 tỷ đồng).
- Thực hiện trích DPRR là 5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế (sau khi trích DPRR) là
41,9 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2008.
* Các chỉ tiêu về năng suất lao động đến 31/12/2009:
- Huy động vốn bình quân đầu người: 24 tỷ đồng
- Dư nợ bình quân đầu người: 13,3 tỷ đồng
- Chênh lệch thu chi bình quân đầu người: 451 triệu đồng
- Thu dịch vụ ròng bình quân đầu người: 179 triệu đồng.
5./ Công tác quản trị điều hành:
* Mô hình hoạt động:
- Ngay từ đầu năm 2009, chi nhánh đã thực hiện đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà
nước và của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam sát nhập mô hình 02 điểm giao dịch thành 01
phòng giao dịch.
- Các phòng/tổ nghiêm túc thực hiện các quy định, quy trình mới theo hướng dẫn
của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, phối hợp có hiệu quả để đẩy nhanh tốc độ giao dịch,
được khách hàng đánh giá cao.
- Việc xây dựng quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ tại chi nhánh được thực hiện đúng
theo quy trình hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PT Trung Ương; bố trí sắp xếp, đề bạt cán
bộ một cách khoa học, hợp lý, tạo động lực thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ
kinh doanh.
- Về bộ máy lãnh đạo: Lãnh đạo Chi nhánh, đội ngũ lãnh đạo các phòng có trình độ,
đảm đương được công việc trong giai đoạn hiện nay cũng như những giai đoạn tiếp theo
nhưng vẫn phải cần tiếp tục cập nhật thêm kiến thức mới để đáp ứng đòi hỏi của môi
trường kinh doanh không ngừng thay đổi như hiện nay khi mà Việt Nam đang tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế sau khi ra nhập WTO.
- Chi nhánh thường xuyên tổ chức các buổi học tập, thảo luận theo chuyên đề nhằm
củng cố, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của từng cán bộ, đặc biệt quan tâm đến số cán bộ
được đào tạo tại chức. Ngoài ra chi nhánh luôn tạo điều kiện và khuyến khích các cán bộ
tự học tập để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ.
* Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Trong năm 2009, công tác KTNB của chi nhánh đã được thực hiện nghiêm túc,
hiệu quả, giúp các đơn vị liên quan kịp thời khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực
hiện các nghiệp vụ chuyên môn. Chi nhánh đã tích cực phối hợp với 04 đoàn kiểm tra cua
BIDV và 01 đoàn kiểm tra của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam kiểm
tra các mặt hoạt động của chi nhánh, quá trình kiểm tra không có những lỗi lớn. Những sai
sót nêu tại biên bản kiểm tra của các đoàn kiểm tra cũng đã được các phòng/tổ liên quan
của chi nhánh thực hiện chỉnh sửa và hoàn thiện. Chi nhánh đã tổ chức các chương trình
kiểm tra, tự kiểm tra các nghiệp vụ, đảm bảo tính tuân thủ các quy trình và quy định của
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, công tác báo cáo với các phòng kiểm tra nội bộ khu vực
được chi nhánh thực hiện nghiêm túc.
* Công tác quản lý và kiểm soát rủi ro
9
- Chi nhánh đã chuẩn bị hồ sơ và bám sát các Ban có liên quan Ngân hàng ĐT&PT
TW để trình xử lý rủi ro, bán nợ hạch toán ngoại bảng Cty 872 cho DATC.
- Thẩm định các dự án vay đảm bảo có chất lượng.
- Chi nhánh luôn bám sát doanh nghiệp có nợ xấu, cùng làm việc với doanh nghiệp
tìm cách tháo gỡ khó khăn và tận thu nợ xấu, nợ ngoại bảng; tăng cường công tác kiểm tra
các Doanh nghiệp có nợ xấu; Định giá tài sản thế chấp ở một số doanh nghiệp và cá nhân
đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.
* Công tác tài chính kế toán
Các nghiệp vụ được thực hiện đúng theo quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân
hàng nhà nước và hướng dẫn của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam; các giao dịch phát sinh
được hạch toán chính xác và kịp thời đảm bảo không xảy ra sai xót; thực hiện tốt công tác
hậu kiểm kịp thời phát hiện các sai sót để chỉnh sửa. Công tác quyết toán năm 2009 được
thực hiện theo đúng thời gian qui định, đầy đủ, kịp thời và chính xác.
* Công tác phát triển thương hiệu và marketing
Với phương châm tiếp thị là trách nhiệm của toàn bộ cán bộ nhân viên tại chi
nhánh, thông qua hình thức tiếp thị trực tiếp và vận dụng tốt mối quan hệ công chúng, chi
nhánh đã phát triển được nhiều khách hàng trong năm 2009 (cả khách hàng tiền gửi và tiền
vay). Với chính sách khách hàng đã được xây dựng, linh hoạt trong điều hành, phục vụ tốt
mọi nhu cầu của khách hàng, chi nhánh đã khẳng định được thương hiệu BIDV nói chung
và BIDV Nam Hà Nội nói riêng trên địa bàn.
* Công tác ứng dụng CNTT
Với đội ngũ cán bộ điện toán có trình độ, nhiệt tình với công việc, công tác vận
hành hệ thống thông tin của chi nhánh luôn được đảm bảo thông suốt, an toàn và ổn định;
các sự cố nhanh chóng được khắc phục. Việc triển khai các chương trình phần mềm tác
nghiệp tại chi nhánh cũng được đảm bảo thực hiện nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho
công tác nghiệp vụ. Các thông tin kinh tế - xã hội và tài chính ngân hàng cũng như những
chỉ đạo điều hành từ ban lãnh đạo cũng được cập nhật thường xuyên và kịp thời trên trang
web nội bộ, tạo điều kiện cho cán bộ toàn chi nhánh nắm bắt thông tin một cách nhanh
chóng và thuận tiện.
Phần 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ TỒN TẠI
1./ Bài học kinh nghiệm:
Để có được những kết quả trên, Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội đã phát huy sáng
tạo những bài học kinh nghiệm, đó là:
- Xác định thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2009 gặp nhiều khó khăn nhưng tập
thể Ban lãnh đạo – cán bộ nhân viên chi nhánh đã phát huy sức mạnh đoàn kết, nỗ lực
phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh được giao.
- Ngay từ đầu năm, từ Ban lãnh đạo chi nhánh đến lãnh đạo phòng và toàn thể cán
bộ nhân viên đã dành nhiều thời gian tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu thị trường và có
những biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động phức tạp trong năm 2009 đồng
thời đưa ra được những chính sách, biện pháp hợp lý đưa các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng đến với khách hàng.
- Nâng cao vai trò cấp phòng/tổ là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh,
phát huy vai trò tiên phong của các đồng chí trưởng phòng. Ban lãnh đạo chi nhánh tôn
trọng và tạo mọi điều kiện để lãnh đạo phòng làm việc với cán bộ trọng phòng và với
khách hàng của phòng đó. Xác định rõ trách nhiệm đi đôi với quyền hạn của lãnh đạo
phòng.
10
- Trong công việc, mọi quyết định của Giám đốc và các phó giám đốc đều có người
chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả hoàn thành công việc. Từng cán bộ đến lãnh đạo
phòng, lãnh đạo chi nhánh đã có những bước chuyển biến về nhận thức, công tác chỉ đạo
điều hành sát với KHKD và đạt hiệu quả công việc cao.
- Trong chỉ đạo điều hành, mối quan hệ phối hợp giữa các phòng; giữa chi nhánh
Nam Hà Nội với các chi nhánh trên địa bàn và các phòng ban Hội sở chính đã được cải
thiện tốt hơn. Từng cán bộ, lãnh đạo phòng và lãnh đạo chi nhánh phụ trách từng mảng
công việc đã chủ động và tích cực hơn trong các mối quan hệ; các phòng ban tại hội sở
chính đã phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh;
2./ Tồn tại:
- Về thị phần hoạt động: Hiện nay các ngân hàng TMQD, ngân hàng TM cổ phần
ngày càng mở rộng hoạt động xuống phía nam thủ đô, sự cạnh tranh trên địa bàn hoạt
động của chi nhánh ngày càng gay gắt. Thị trường cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng trên địa bàn quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì ngày càng bị chia sẻ do số lượng
ngân hàng hoạt động tăng nhanh, dẫn đến thị phần của chi nhánh có nguy cơ bị thu hẹp lại.
Trong năm tiếp theo, bằng các biện pháp marketing, nâng cao chất lượng sản phẩm và uy
tín của ngân hàng để chi nhánh nâng cao hơn nữa thị phần hoạt động của mình, đặc biệt là
thị phần cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Hoạt động dịch vụ: Tuy đã có tăng trưởng cao so với năm trước song vẫn chủ yếu
tập trung các sản phẩm dịch vụ truyền thống như bảo lãnh (49%), thanh toán trong nước
(23%), thanh toán quốc tế (8%), kinh doanh ngoại tệ (13%). Các sản phẩm ngân hàng hiện
đại đã triển khai và tiếp thị hiệu quả còn hạn chế. Chưa có bước đột phá trong việc đưa ra
những sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh cao.
- Về chất lượng tín dụng: tình hình nợ xấu và nợ quá hạn đã được chi nhánh nỗ lực
giải quyết tuy nhiên với những biến động của nền kinh tế trong năm 2009, dự báo năm
2010 tình hình kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động của các doanh
nghiệp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khả năng chống đỡ với những biến động xấu còn yếu -
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng
đòi hỏi cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng và lãnh đạo chi nhánh phải có cách nhìn xa hơn.
Trong đó vai trò của cán bộ có ý nghĩa quan trọng, cán bộ phải theo sát khách hàng hơn và
phải nắm được những biến động của doanh nghiệp, coi trọng mục tiêu an toàn trong tăng
trưởng.
- Huy động vốn tuy tăng trưởng đều nhưng chưa thật bền vững, dư nợ tín dụng vẫn
tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt dư nợ tín dụng trung dài hạn tuy nhiên dư nợ tín dụng
bán lẻ tăng trưởng chậm. Dư nợ VND tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng
huy động vốn. Trong năm 2010 chi nhánh sẽ phải có các biện pháp để điều chỉnh xu
hướng này nhất là sau khi thông tư 15/2009/TT-NHNN của NHNN về quy định tỷ lệ tối đa
của nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng cho vay trung dài hạn có hiệu lực từ ngày 25/09/2009.
- Công tác dự báo còn hạn chế cộng với sự điều hành của cấp trên nhiều lúc còn
“giật cục” nên trong điều hành tại chi nhánh nhiều thời điểm còn lúng túng.
- Việc phân công cán bộ chưa đạt hiệu quả cao nhất, phân phối lương kinh doanh có
những biểu hiện tốt, có tác dụng khuyến khích người lao động, tuy nhiên chưa thực sự có
khoảng cách giữa những người làm tốt và những người làm chưa tốt, chưa có biện pháp xử
lý bằng phân phối thu nhập với những người không hoàn thành nhiệm vụ.
11
Phần 4. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2010
1./ Mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh năm 2010:
- Tập trung chuyển đổi phương thức hoạt động theo chỉ đạo của NHTW nhằm thoả
mãn cao nhất các nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, gia tăng nhanh hiệu quả và
kiểm soát được rủi ro theo từng lĩnh vực kinh doanh chuẩn bị sẵn sàng cho cổ phần hoá
BIDV. Chủ động tăng cường công tác marketing, công tác bán hàng, tín dụng bán lẻ -
phấn đấu trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu địa bàn phía nam Thủ đô.
- Cơ cấu lại khách hàng, phân nhóm khách hàng để xác định rõ năng lực của từng
nhóm để chủ động phòng ngừa trước diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và trong nước
tác động đến khách hàng và ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng hoạt động đối với tất cả các nghiệp vụ để phục vụ tốt nhất
các đối tượng khách hàng, đảm bảo an toàn và kinh doanh hiệu quả.
- Kiểm soát tăng trưởng hoạt động tín dụng, tăng trưởng phải an toàn - hiệu quả;
đảm bảo cơ cấu – tỷ trọng tín dụng hợp lý theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay ngoài
quốc doanh, tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo; đảm bảo tỷ lệ nợ xấu theo đúng kế
hoạch giao. Thường xuyên (quý, 6 tháng/lần) đánh giá lại tài sản đảm bảo, xác định khả
năng quản lý và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo.
- Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển các hoạt động dịch vụ cả dịch vụ gắn với tín dụng
và dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ bán lẻ, chú trọng chất lượng dịch vụ - phục vụ. Tích cực
quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tới mọi đối tượng khách hàng cả dân cư và
doanh nghiệp; chú trọng phân loại khách hàng để có chính sách tiếp cận phù hợp với từng
nhóm khách hàng cụ thể.
- Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, giảm chi phí huy động vốn, tìm kiếm những
nguồn vốn ổn định chi phí thấp; đảm bảo mức chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào của chi
nhánh. Chủ động cân đối nguồn vốn, tính toán lãi suất hợp lý để nâng cao thu nhập từ vốn.
- Củng cố và phát triển mạng lưới hoạt động, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt
động của các phòng giao dịch của chi nhánh.
- Không ngừng nâng cao vị thế và uy tín của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội trên
địa bàn; tạo niềm tin đối với khách hàng để từng bước tăng thị phần hoạt động trên địa
bàn đối với tất cả các mảng nghiệp vụ.
- Chủ động tăng cường kiểm soát các mảng nghiệp vụ để giảm thiểu tối đa các sai
sót và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
2./ Chỉ tiêu cụ thể:
STT Chỉ tiêu KHKD 2010 Ghi chú
A Các chỉ tiêu cơ bản
1 Huy động vốn BQ 2.812 tỷ đồng +30%
2 Huy động vốn cuối kỳ 3.125 tỷ đồng +25%
3 Dư nợ tín dụng BQ 1.686 tỷ đồng +22%
4 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.934 tỷ đồng +35%
5 Thu dịch vụ ròng 24 tỷ đồng +33%
6 Tỷ lệ nợ xấu 5,0%
7 Thu nợ HTNB 5 tỷ đồng
8 Chênh lệch thu chi (ko gồm TN HTNB) 53 tỷ đồng
9 Trích DPRR 10 tỷ đồng
10 Lợi nhuận trước thuế 48 tỷ đồng
B
1 Chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra: 2,1%
2 Tỷ trọng dư nợ TDH/tổng dư nợ 69%
3 Tỷ trọng dư nợ NQD/tổng dư nợ 82%
12
4 Tỷ trọng dư nợ có TSĐB/tổng dư nợ 43%
5 Tỷ trọng dư nợ nhóm 2/ tổng dư nợ 15%
6 Định biên lao động 122
7 Doanh thu khai thác phí bảo hiểm 1,5 tỷ đồng
8
Tỷ lệ giảm dư lãi treo của dư nợ nội bảng so
với năm trước (31/12)
12,15%
9 Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người 0,39 tỷ đồng
3./ Các giải pháp, biện pháp
Để thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam
Hà Nội đã xây dựng các biện pháp, giải pháp cụ thể như sau:
3.1./ Huy động vốn
- Tiếp tục duy trì và phát triển nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân
cư. Tiếp cận, nắm bắt khai thác các nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các khách hàng
tiềm năng trên địa bàn bằng các phương thức chủ động, sáng tạo. Toàn thể cán bộ chi
nhánh cần quán triệt nhận thức coi trọng công tác huy động vốn, chủ động tiếp cận thu hút
khách hàng tiền gửi về chi nhánh; bằng mọi cách phải hoàn thành chỉ tiêu huy động
vốn và huy động vốn bình quân trong kế hoạch kinh doanh năm 2010 của chi nhánh.
- Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả các hình thức huy động truyền
thống; Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức huy động mới gắn liền với hiện đại hóa công
nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi, đảm bảo
nguồn vốn ổn định và tăng trưởng;
- Thông qua các mối quan hệ công chúng để đẩy mạnh công tác huy động vốn;
Nâng cao chất lượng cân đối nguồn vốn đảm bảo đủ vốn cho tín dụng, đảm bảo khả năng
thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;
- Linh hoạt đưa ra các biện pháp để tiếp cận với các tổ chức như các công ty tài
chính, kho bạc, bảo hiểm, điện lực, bưu điện… để tăng thêm nguồn vốn phục vụ hoạt động
kinh doanh ngân hàng;
- Thực hiện phân loại khách hàng một cách chính xác, đầy đủ và có chính sách
chăm sóc khách hàng phù hợp theo từng nhóm khách hàng để trên cơ sở đó có chính sách
ưu đãi về phục vụ kết hợp với lãi suất linh hoạt và phí dịch vụ phù hợp,…
- Thực hiện thu trả tiền lưu động đến từng khách hàng khi khách hàng có nhu cầu;
- Tăng cường tiếp thị, có kế hoạch quảng cáo các sản phẩm tiền gửi, dịch vụ, tiện
ích ngân hàng rộng rãi đến các thành phần kinh tế, dân cư trên địa bàn nhằm thu hút các
nguồn tiền nhàn rỗi.
3.2. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và chuyển dịch các
cơ cấu tín dụng
- Thực hiện mục tiêu phương châm kinh doanh “Tăng trưởng bền vững - Chất
lượng - Hiệu quả - An toàn” trên nguyên tắc đảm bảo công tác tín dụng an toàn và hiệu
quả, chủ động gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chất lượng tín dụng; tăng tỷ trọng
tín dụng bán lẻ, cho vay ngắn hạn, tài trợ thương mại kinh doanh XNK, nâng tỷ trọng cho
vay có bảo đảm bằng tài sản, đảm bảo giải ngân đúng tiến độ các dự án đồng tài trợ đã ký
với các chi nhánh thành viên BIDV; chấp hành nghiêm các quy định của BIDV về giao
giới hạn tín dụng và hệ số Q, các quy định trong quy trình tín dụng.
- Thực hiện phân loại nợ xấu, phân loại khách hàng, ngành nghề tín dụng, định
hạng xếp loại khách hàng - doanh nghiệp để lựa chọn khách hàng, cơ cấu và cấu trúc lại
khách hàng; kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng làm ăn kém hiệu quả -
chây ỳ nợ, năng lực tài chính yếu kém, hoạt động thiếu minh bạch, không tuân thủ pháp
luật v.v...
13
- Chủ động tiếp cận các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ tư nhân cá thể có
đủ điều kiện vay vốn để góp phần tăng dần tỷ trọng vay ngoài quốc doanh trong toàn Chi
nhánh. Trên cơ sở đó tăng tỷ trọng bảo lãnh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bên
cạnh hoạt động cấp bảo lãnh cho các DN thi công xây lắp đã được thực hiện rất hiệu quả
tại chi nhánh.
- Thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy chế ủy quyền phán quyết và
các giới hạn, cơ cấu tín dụng đã đề ra. Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn điều
kiện tín dụng khi cho vay.
- Tăng cường công tác kiểm tra tín dụng ở tất cả các khâu trước, trong và sau khi
cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất. Thường
xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản NQH, các khoản
vay có tiềm ẩn rủi ro.
- Phân loại nợ, phân loại khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo và xác định chính
xác NQH để có cơ sở trích DPRR đúng quy định, đảm bảo hiệu quả kinh doanh; đẩy mạnh
công tác xử lý nợ xấu nhằm góp phần lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính;
- Chủ động tiếp cận với các ngành, các tổng công ty, chính quyền địa phương cấp
quận huyện và thành phố để nắm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nắm
được các dự án đầu tư phát triển cũng như các chủ đầu tư để lựa chọn các dự án đầu tư có
đủ điều kiện, có hiệu quả để đầu tư.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án, các khoản vay
- Tăng cường các sản phẩm cho vay bán lẻ như mua nhà, mua ô tô, cho vay du học,
cho vay cán bộ công nhân viên,… và bằng các biện pháp linh hoạt kết hợp với các mối
quan hệ để tiếp cận các khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng những sản phẩm tín
dụng trên để khai thác nhu cầu tín dụng của họ.
- Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động đảm bảo tính tuân thủ và cẩn trọng, đặc
biệt đối với hoạt động tín dụng.
- Kiên quyết không để phát sinh nợ xấu, xử lý triệt để nợ xấu ở mức dưới mức <3%.
- Phân tích đánh giá lại từng khoản nợ gắn với các hình thức tài sản bảo đảm, phân
tích đánh giá lại các rủi ro tín dụng, quản lý tốt các rủi ro để tiếp tục quan hệ tín dụng
trong các giới hạn an toàn cho phép để nâng cao chất lượng tín dụng.
- Tận thu nợ xấu, nợ quá hạn để tăng thu nhập nhằm nâng cao năng lực tài chính tín
dụng, kiểm soát chặt các cơ cấu tín dụng, các giới hạn tỷ lệ an toàn theo các chuẩn mực và
cam kết, chỉ tăng trưởng khi kiểm soát tốt được các doanh nghiệp - khách hàng với các
điều kiện tín dụng được bảo đảm.
- Tập trung đánh giá và phân tích khách hàng hoạt động tại chi nhánh, kể các các
khách hàng không hoạt động tiền gửi để có chính sách thu hút khách hàng về hoạt động
khép kín tại chi nhánh.
3.3./ Kết quả, hiệu quả kinh doanh, trích lập DPRR
- Cân đối nguồn – sử dụng nguồn hiệu quả để nâng cao mức thu nhập của chi
nhánh. Đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào hợp lý.
- Tính toán các mức dự trữ tiền mặt của chi nhánh phù hợp với nhu cầu dự trữ và
nhu cầu thanh toán, không để tình trạng thừa nguồn tiền dự trữ thanh toán quá lớn.
- Kiểm soát chặt chẽ chi phí để đảm bảo chênh lệch thu – chi (lợi nhuận trước thuế
+ trích DPRR) đạt mức kế hoạch đề ra.
- Phân loại nợ và thực hiện trích đúng, trích đủ DPRR theo quy định.
3.4./ Phát triển dịch vụ, đặc biệt sản phẩm bán lẻ và khai thác các sản phẩm khác biệt
có lợi thế
- Tích cực tiếp thị các khách hàng, đặc biệt các khách hàng có doanh số hoạt động
lớn về mở tài khoản và hoạt động tại chi nhánh. Tập trung khai thác dịch vụ trọng tâm có
14
thế mạnh của BIDV như dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo
lãnh, dịch vụ thẻ, BSMS, thu hộ…
- Đẩy mạnh hơn nữa việc tiếp thị khách hàng cá nhân mở tài khoản và làm thẻ
ATM tại chi nhánh. Quảng bá và giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng. Tích cực tiếp thị các đơn vị hưởng lương ngân sách làm thẻ cho cán bộ và trả
lương tự động qua tài khoản theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ khách hàng và chất lượng phục vụ đảm
bảo không có khách hàng phàn nàn khi giao dịch với ngân hàng.
- Tiếp thị khách hàng có nhu cầu chuyển tiền kiều hối, đẩy mạnh hoạt động cung
cấp các sản phẩm mới như chuyển tiền nhanh Western Union, thanh toán thẻ VISA,
VNTopup, thanh toán tiền điện, gạch nợ viettel, thanh toán hóa đơn...
- Toàn thể cán bộ chi nhánh đều phải làm dịch vụ, mọi hoạt động trong chi nhánh
đều phải hướng đến phát triển dịch vụ. Các chỉ tiêu phát triển dịch vụ là chỉ tiêu quyết
định thi đua trong từng phòng, từng kỳ thi đua.
- Tìm hiểu các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn để nghiên cứu đưa
ra những sản phẩm tương tự và biểu phí có tính cạnh tranh, thu hút khách hàng về sử dụng
dịch vụ tại chi nhánh. Đối với các sản phẩm mới, triển khai sau các tổ chức tín dụng khác
cần phải có yếu tố khác biệt, chất lượng tối thiểu bằng các ngân hàng khác đã tham gia
triển khai. Rà soát các sản phẩm đã triển khai, chủ động đề xuất Ban lãnh đạo về việc triển
khai các sản phẩm mới ưu việt, có hiệu quả cao.
- Chú trọng tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững để phát triển dịch vụ.
- Nghiên cứu lại phương pháp Marketing, tiếp thị khách hàng trong lĩnh vực dịch
vụ theo hướng: tiếp thị có phân loại khách hàng cho phù hợp với từng loại dịch vụ, từng
nhóm dịch vụ; kiên trì tiếp thị khách hàng; nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng các
dịch vụ hiện có, phong cách phục vụ (nhanh, hòa nhã, chính xác) để thu hút khách hàng
mới, phát triển dịch vụ mới, tạo sự khác biệt và sự vượt trội của BIDV so với các ngân
hàng khác.
- Đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ, đặc biệt đối với cán bộ làm trực tiếp công
tác dịch vụ.
- Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình quảng bá, quảng cáo sản phẩm,
khuyếch trương hình ảnh, thương hiệu BIDV trên địa bàn.
3.5./ Công tác marketing, chăm sóc và mở rộng khách hàng:
- Thông qua cơ quan quản lý nhà nước, mạng thông tin, các mối quan hệ công
chúng, chi nhánh tích cực tìm kiếm những khách hàng mới có năng lực tài chính, dự án
khả thi tiếp thị về hoạt động tại chi nhánh, nâng cao chất lượng phục vụ để khách hàng sử
dụng dịnh vụ trọn gói tại chi nhánh.
- Tiếp tục giữ mối quan hệ khăng khít với các cơ quan hành chính địa phương, từ
đó tăng cường kênh thông tin với các khách hàng dân cư. Tổ chức các đợt tiếp thị đến từng
khu dân cư, tổ dân phố trên địa bàn để giới thiệu các dịch vụ bán lẻ, vận động người dân
sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng.
- Tổ chức các buổi hội thảo, gặp mặt khách hàng qua đó tăng cường mối quan hệ
giữa khách hàng và ngân hàng.
3.6./ Phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực
- Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, được đào tạo cơ bản
và cập nhật kiến thức đầy đủ đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới;
- Thực hiện điều chỉnh, sắp xếp cán bộ cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trên cơ
sở phát huy tốt nhất năng lực, sở trường của từng cá nhân
- Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo do Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và các chi
nhánh trong cùng hệ thống tổ chức; tự tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao nghiệp vụ
15
chuyên môn cho cán bộ; khuyến khích cán bộ tự đào tạo để nâng cao trình độ đáp ứng
nhiệm vụ trong tình hình mới
- Khuyến khích, động viên và có chính sách hỗ trợ các tập thể và cá nhân tích cực
nghiên cứu các đề tài khoa học, từ đó đưa ra những sáng kiến về chuyên môn, các giải
pháp về kỹ thuật nhằm đổi mới và không ngừng nâng cao hiệu quả công việc, đóng góp
cho cơ quan nói riêng và cho ngành ngân hàng nói chung; Có kế hoạch nghiên cứu và
nghiệm thu các đề tài có khả năng ứng dụng để triển khai, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ
mới, cải tiến quy trình nghiệp vụ, cải tiến công nghệ
- Gắn liền công việc với trách nhiệm cá nhân, mỗi cán bộ khi được giao nhiệm vụ
sẽ phải có biện pháp hoàn thành nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả thực hiện
nhiệm vụ đó; Lãnh đạo cấp phòng sẽ chịu trách nhiệm trước giám đốc về cán bộ của
phòng mình;
- Tổ chức phát động và triển khai các phong trào thi đua tại Chi nhánh một cách
thiết thực, hiệu quả; động viên các tập thể và cá nhân hưởng ứng các phong trào thi đua,
đăng ký phấn đấu đạt các danh hiệu thi đua và hình thức thi đua khen thưởng các cấp
nhằm tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh.
3.7./ Công tác kiểm tra nội bộ và chấp hành quy chế - quy trình, thực hiện các sổ tay
nghiệp vụ
- Các phòng chủ động trong công tác tự kiểm tra, xây dựng kế hoạch tự kiểm tra
hàng tháng, quý năm.
- Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác KTNB tại chi nhánh, giúp các đơn vị
liên quan nhanh chóng, kịp thời khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện các
nghiệp vụ chuyên môn.
- Chú trọng công tác tự kiểm tra, quản trị rủi ro tác nghiệp để giảm thiểu rủi ro
trong hoạt động. Khắc phục, chỉnh sửa, xử lý sau thanh tra NHNN, kiểm toán Nhà nước,
kiểm tra nội bộ BIDV.
- Duy trì và thực hiện nghiêm túc kỷ luật điều hành; tuân thủ trình tự phản hồi
thông tin từ cấp dưới lên cấp trên, tránh phản hồi vượt cấp;
- Thực hiện đầy đủ các nội dung, quy định sổ tay nghiệp vụ theo hướng dẫn của
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
3.8./ Phát triển thương hiệu – văn hóa
- Tích cực phát triển thương hiệu BIDV nói chung và BIDV Nam Hà Nội nói riêng
trên địa bàn thông qua các hình thức như tờ rơi, quảng cáo trên báo chí, truyền hình,
truyền thanh...quảng bá sâu rộng đến mọi tầng lớp dân cư, nâng cao hình ảnh và vị thế của
chi nhánh trên địa bàn.
- Chính quyền phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức giáo
dục, đào tạo, thảo luận để cán bộ nhân viên chi nhánh nắm bắt kỹ nội dung Bộ quy chuẩn
đạo đức nghề nghiệp và Bộ quy tắc ứng xử cho các cấp quản lý cán bộ CNV, người lao
động trong toàn hệ thống. Giữ vững và phát triển nét văn hóa BIDV, tạo hình ảnh đẹp về
cán bộ ngân hàng trong mắt khách hàng.
- Thông qua mạng lưới hoạt động ngày càng được mở rộng và phong cách phục vụ
ngày càng chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, chi nhánh tích cực góp phần quảng bá
thương hiệu và uy tín hoạt động hệ thống BIDV nói chung và của chi nhánh nói riêng trên
địa bàn.
3.9./ Công tác khác
- Phân giao kế hoạch kinh doanh theo tháng, quý, năm theo từng dòng sản phẩm,
từng đối tượng khách hàng cho từng phòng của chi nhánh để các phòng chủ động có biện
pháp, giải pháp cụ thể sát với thực tế để hoàn thành kế hoạch;
16
- Các phòng, tổ phải tự chịu trách nhiệm về chế độ thông tin đối với khách hàng (kể
cả khách hàng tiền gửi, tiền vay) để chi nhánh có biện pháp xử lý thông tin và giải quyết
kịp thời nếu có vướng mắc;
Phần 5. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Về công tác huy động vốn:
- Kiến nghị Ngân hàng ĐT&PT Trung Ương có cơ chế chính sách đối với các chi
nhánh có số dư huy động vốn lớn.
- Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ngân hàng có tính hấp dẫn cao, tiện ích
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Nâng cao chất lượng các
sản phẩm hiện có.
- Đối với các chi nhánh có nguồn huy động lớn hơn dư nợ, thông qua lãi suất FTP
cần có sự khuyến khích bằng vật chất để động viên để các chi nhánh có động lực trong
công tác huy động vốn
2. Về công tác tín dụng:
- Kiến nghị Hội sở chính chấp thuận giới hạn tín dụng và hệ số Q chi nhánh lập.
- Kiến nghị Hội sở chính xem xét đối với giới hạn tín dụng khi chi nhánh có những
dự án tốt, hiệu quả, khả thi mà các dự án này nằm trong các dự án trọng điểm của nhà
nước và các dự án thay thế hàng nhập khẩu như điện, kẽm … đã được Ngân hàng ĐT&PT
Việt Nam duyệt.
- Đối với chi nhánh cùng địa bàn và có quy mô nhỏ khi có nhu cầu tăng trưởng về
giới hạn tín dụng, Hội sở chính nên xem xét điều chỉnh cho phù hợp để không làm ảnh
hưởng đến tâm lý, thu nhập của người lao động.
- Nên xem xét về quy mô, chất lượng tín dụng của từng chi nhánh để giao giới hạn
tín dụng.
3. Công tác kế hoạch và xét hoàn thành kế hoạch:
- Các chỉ tiêu trong kế hoạch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau vì vậy khi giao kế
hoạch phải căn cứ vào thực tế từng chi nhánh và mối liên hệ giữa các chỉ tiêu để giao,
không nên cào bằng hoặc đơn thuần cứ nhân với hệ số tăng trưởng để giao.
- Đánh giá kết quả hoàn thành kế hoạch phải xem xét chỉ tiêu hiệu quả trước tiên
sau đó mới đến quy mô và bình quân trên đầu người.
- Xem xét về quy mô từng chi nhánh (huy động vốn, dư nợ tín dụng, chất lượng tín
dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng) để giao giới hạn tín dụng, hệ số Q.
4. Về dịch vụ:
- Xây dựng các chương trình quảng bá dịch vụ BIDV gắn với tiến độ sản phẩm và
sự kiện, tạo điều kiện hỗ trợ đắc lực các chi nhánh kinh doanh dịch vụ, đặc biệt đối với các
dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
5. Về đào tạo:
- Hỗ trợ chi nhánh về công tác đào tạo, mở các lớp tập huấn bồi dưỡng và nâng cao
nghiệp vụ nhưng đảm bảo chương trình học sát với thực tế.
- Tổ chức các buổi trao đổi thảo luận giữa Hội sở chính và chi nhánh, giữa các chi
nhánh thành viên dưới nhiều hình thức để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.
Trong môi trường kinh doanh nhiều biến động và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
ngày càng gay gắt hiện nay, chi nhánh Nam Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất
sắc kế hoạch kinh doanh năm 2009. Những kết quả đạt được trong năm qua sẽ là tiền đề
17
quan trọng để chi nhánh tiếp tục đà phát triển trong những năm tới. Với sự chỉ đạo, giúp
đỡ của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội quyết tâm khắc
phục khó khăn, khai thác thuận lợi để hoàn thành xuất sắc trọng tâm nhiệm vụ kinh doanh
năm 2010, khẳng định và phát huy vị thế của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội trên địa
bàn Thủ đô.
Nơi nhận:
- Ban KHPT, QLCN – BIDV H.O
- Ban Giám đốc
- Lưu VT, KHTH
GIÁM ĐỐC
( Đã ký)
Vũ Văn Dự
18

More Related Content

What's hot

DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM
DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAMDỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM
DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAMTuấn Phạm
 
Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước
Ngân sách nhà nướcLinh Linh
 
Các biện pháp bội chi ngân sách
Các biện pháp bội chi ngân sáchCác biện pháp bội chi ngân sách
Các biện pháp bội chi ngân sáchHannie Mia
 
Tình hình bội chi của nhà nước ( Hutech)
Tình hình bội chi của nhà nước ( Hutech)Tình hình bội chi của nhà nước ( Hutech)
Tình hình bội chi của nhà nước ( Hutech)kudos21
 
Gioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankGioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankraucan163
 
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản Nguyễn Ngọc Chánh
 
2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 out2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 outhero_hn
 
Public finance k42-2005
Public finance k42-2005Public finance k42-2005
Public finance k42-2005Hung Pham Thai
 
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐSColliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐSColliers International | Vietnam
 
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảng
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảngCâc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảng
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảngSanSan Nguyễn
 

What's hot (17)

DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM
DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAMDỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM
DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM
 
Vi.20140905
Vi.20140905Vi.20140905
Vi.20140905
 
20140226 dailyvn
20140226 dailyvn20140226 dailyvn
20140226 dailyvn
 
Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước
 
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệTiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
 
Nhóm 2
Nhóm 2Nhóm 2
Nhóm 2
 
Các biện pháp bội chi ngân sách
Các biện pháp bội chi ngân sáchCác biện pháp bội chi ngân sách
Các biện pháp bội chi ngân sách
 
Tình hình bội chi của nhà nước ( Hutech)
Tình hình bội chi của nhà nước ( Hutech)Tình hình bội chi của nhà nước ( Hutech)
Tình hình bội chi của nhà nước ( Hutech)
 
Gioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankGioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBank
 
Nhóm 7. THNSNN
Nhóm 7. THNSNNNhóm 7. THNSNN
Nhóm 7. THNSNN
 
Tài chính tiền tệ
Tài chính tiền tệTài chính tiền tệ
Tài chính tiền tệ
 
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
 
2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 out2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 out
 
Sự cạnh tranh
Sự cạnh tranhSự cạnh tranh
Sự cạnh tranh
 
Public finance k42-2005
Public finance k42-2005Public finance k42-2005
Public finance k42-2005
 
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐSColliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
 
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảng
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảngCâc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảng
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảng
 

Similar to Tong ket 2009

Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThaoNguyenXanh_MT
 
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdfbáo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdfhoangkhanh33
 
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raHệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raAskSock Ngô Quang Đạo
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Nguyễn Tuấn Anh
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoaLe Thuy Hanh
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoaDat Nguyen
 
New microsoft office word document
New microsoft office word documentNew microsoft office word document
New microsoft office word documentZun Luong
 
q2.2018
 q2.2018 q2.2018
q2.2018hero_hn
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnCong Do Thanh
 
Kehoachkiemtoan
KehoachkiemtoanKehoachkiemtoan
KehoachkiemtoanHuệ Lily
 

Similar to Tong ket 2009 (20)

Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAYĐề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
 
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBáo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
 
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdfbáo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
 
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raHệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
 
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hayĐề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
 
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Agribank
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng AgribankBáo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Agribank
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Agribank
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
 
Nhựa
NhựaNhựa
Nhựa
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
 
New microsoft office word document
New microsoft office word documentNew microsoft office word document
New microsoft office word document
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng TMCP Bắc Á, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng TMCP Bắc Á, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng TMCP Bắc Á, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng TMCP Bắc Á, HAY
 
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBáo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
 
q2.2018
 q2.2018 q2.2018
q2.2018
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật Bản
 
Kehoachkiemtoan
KehoachkiemtoanKehoachkiemtoan
Kehoachkiemtoan
 

More from tiểu minh

Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxtiểu minh
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấptiểu minh
 
Vận dụng địa tô
Vận dụng địa tôVận dụng địa tô
Vận dụng địa tôtiểu minh
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đaitiểu minh
 
Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân              Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân tiểu minh
 
Thông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyểnThông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyểntiểu minh
 
Tóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tôTóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tôtiểu minh
 
Tài liệu định kèm
Tài liệu định kèmTài liệu định kèm
Tài liệu định kèmtiểu minh
 
Quy hoachsdd yen
Quy hoachsdd yenQuy hoachsdd yen
Quy hoachsdd yentiểu minh
 
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyen
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyenPhieuthongtincanhan nguyenhaiyen
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyentiểu minh
 
Phieu hoi cong chung
Phieu hoi cong chungPhieu hoi cong chung
Phieu hoi cong chungtiểu minh
 
Đề Cương đề án môn học
Đề Cương đề án môn họcĐề Cương đề án môn học
Đề Cương đề án môn họctiểu minh
 
Bài thiên văn
Bài thiên vănBài thiên văn
Bài thiên văntiểu minh
 
Bài tập môn thuế nhà nước
Bài tập môn thuế nhà nướcBài tập môn thuế nhà nước
Bài tập môn thuế nhà nướctiểu minh
 
Bài tập nghiên cứu
Bài tập nghiên cứuBài tập nghiên cứu
Bài tập nghiên cứutiểu minh
 
De kiem tra htm ldoc
De kiem tra htm ldocDe kiem tra htm ldoc
De kiem tra htm ldoctiểu minh
 

More from tiểu minh (20)

Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
 
Vận dụng địa tô
Vận dụng địa tôVận dụng địa tô
Vận dụng địa tô
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân              Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân
 
Thông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyểnThông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyển
 
Tóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tôTóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tô
 
Tài liệu định kèm
Tài liệu định kèmTài liệu định kèm
Tài liệu định kèm
 
Quy hoachsdd yen
Quy hoachsdd yenQuy hoachsdd yen
Quy hoachsdd yen
 
Quy hoạch
Quy hoạchQuy hoạch
Quy hoạch
 
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyen
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyenPhieuthongtincanhan nguyenhaiyen
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyen
 
Phieu hoi cong chung
Phieu hoi cong chungPhieu hoi cong chung
Phieu hoi cong chung
 
Ma tran
Ma tranMa tran
Ma tran
 
Đề Cương đề án môn học
Đề Cương đề án môn họcĐề Cương đề án môn học
Đề Cương đề án môn học
 
Đầu tư
Đầu tưĐầu tư
Đầu tư
 
Bai tap-xdddcn
Bai tap-xdddcnBai tap-xdddcn
Bai tap-xdddcn
 
Bài thiên văn
Bài thiên vănBài thiên văn
Bài thiên văn
 
Bài tập môn thuế nhà nước
Bài tập môn thuế nhà nướcBài tập môn thuế nhà nước
Bài tập môn thuế nhà nước
 
Bài tập nghiên cứu
Bài tập nghiên cứuBài tập nghiên cứu
Bài tập nghiên cứu
 
De kiem tra htm ldoc
De kiem tra htm ldocDe kiem tra htm ldoc
De kiem tra htm ldoc
 

Tong ket 2009

  • 1. NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2010 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2009 Phần 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH I./ Môi trường kinh doanh: 1./ Tình hình chung nền kinh tế: 1.1 Tình hình trong nước: Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác của nước ta. Trong bối cảnh không thuận lợi đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2009 đồng thời triển khai gói kích cầu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%, bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%; vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008; vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện 153,8 nghìn tỷ đồng, đạt 106,8% kế hoạch; thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2009 đạt thấp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2009 ước đạt 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008; chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,88% so với năm 2008, là mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây; kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước. 1.2 Tình hình trên địa bàn Năm 2009 cùng với những khó khăn chung của cả nước, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội cũng gặp nhiều khó khăn. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố (sau khi mở rộng) tăng 6,67%, trong đó ngành công nghiệp tăng 6,85%, dịch vụ tăng 7,43%, nông – lâm - thủy sản tăng 0,08%; Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,4% so với năm trước, các thành phần kinh tế đầu có mức tăng trưởng, trong đó khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 11,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9,4%, kinh tế Nhà nước tăng 5,5%; Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm nay tăng 13,6% so với năm 2008, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 19,9%; Kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội giảm 7,8% so với năm trước, khách Quốc tế đến Hà Nội cả năm là 1029 ngàn lượt khách, giảm 11,7% so cùng kỳ năm 2008; tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng đến hết tháng 12/2009 là 591.152 tỷ đồng, tăng 27,98% so với cùng kỳ năm trước; Huy động vốn đầu tư xã hội năm 2009 là 147.814 tỷ đồng, tăng 18,2% so năm 2008. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009, Hà Nội thu hút được 340 dự án, tổng số vốn đăng ký khoảng 500 triệu USD. 1
  • 2. 2./ Môi trường tài chính – tiền tệ: So với năm 2008, chính sách tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng thương mại trong năm 2009 đã có sự ổn định tương đối nhưng vẫn còn nhiều biến động và căng thẳng trên thị trường ảnh hưởng đến môi trường tài chính tiền tệ trong nước. Trong năm lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bộc lộ từ giữa năm. Từ tháng 7 đến tháng 11, các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Cùng với những biến động của lãi suất, năm 2009 là năm thứ hai liên tiếp thị trường ngoại hối bộc lộ những khó khăn rõ nét đã chứng kiến nhiều biến động khó lường của tỷ giá ngoại tệ, cung ngoại tệ liên tục căng thẳng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại. Trong năm 2009, các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội có tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp hơn nhiều so với cho vay. Tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng 12 năm 2009 là 591.152 tỷ đồng, tăng 27,98% so cùng kỳ năm trước, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 2,10%, tiền gửi thanh toán tăng 1,5%. Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng 12 năm 2009 đạt 368.710 tỷ đồng, tăng 38,9% so cùng kỳ năm trước. Trong tháng 2, Chính phủ bắt đầu triển khai gói kích cầu, trong đó chính sách hỗ trợ lãi suất là một trọng tâm. Thông qua hệ thống ngân hàng hỗ trợ lãi suất trực tiếp cho các doanh nghiệp tăng sức chống đỡ trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2009, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đã đạt 415.216 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đạt 276.669 tỷ đồng; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đạt 108.762 tỷ đồng; nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài đạt 8.563 tỷ đồng. II./ Đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh 1./ Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KHKD chủ yếu năm 2009: Đơn vị tính: tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu TH 2008 TH năm 2009 TH 31/12/2009 KH 2009 % tt so 2008 % HT KH I Huy động vốn 1 Huy động vốn cuối kỳ 2.044 2.570 2.500 25% 103% - Trong đó huy động vốn VND 1.758 2.313 2.350 32% 98% 2 Huy động vốn từ các ĐCTC 385 433 420 12% 103% 3 Huy động vốn doanh nghiệp 592 755 700 28% 108% 4 Huy động vốn tư nhân, cá thể 1.068 1.382 1.380 29% 100% 5 Huy động vốn bình quân 1.626 2.376 2.320 46% 102% II Tín dụng 6 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.126 1.410 1.400 25% 100% (*) 6.1 Dư nợ CK cho vay các DN 1094.4 1.362,3 1.362 24% 100% 6.2 Dư nợ CK cho vay KH cá nhân, hộ gia đình 31.6 47,7 38 51% 126% 2
  • 3. TT Chỉ tiêu TH 2008 TH năm 2009 TH 31/12/2009 KH 2009 % tt so 2008 % HT KH 7 Dư nợ tín dụng bình quân 933 1.386 1.370 48% 101% Chất lượng tín dụng 8 Tỷ lệ nợ xấu 2,95% 1,71% 3.4% 9 Tỷ lệ nợ nhóm II/TDN 26,59% 10,4% 19% 10 Thu nợ hạch toán ngoại bảng 12,426 2,549 2,521 101% Cơ cấu tín dụng 11 Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ TDN 2,8% 3,4% 2,7% 12 Tỷ lệ dư nợ TDH/TDN 39% 54,6% 56% 13 Tỷ lệ dư nợ NQD/ TDN 75% 81,1% 81% 14 Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/ TDN 68,5% 66,9% 65% III Thu dịch vụ ròng 15 Thu dịch vụ ròng 12,6 18,9 18 50% 105% IV Chênh lệch thu chi 16 CL thu chi (gồm thu nợ HTNB, trước DPRR) 53 47,8 40 120% 17 CL thu chi thực BQ/người 0,546 0,451 - - IV Các chỉ tiêu khác 18 Doanh thu khai thác phí BH 1,114 1,372 1,300 23% 106% 19 Phí hoa hồng BH 0,019 0,016 119% 20 Trích DPRR 23 5 5 100% 21 Tỷ lệ giảm dư lãi treo năm KH 288% 248% -10% 22 Định biên lao động 102 112 110 110% 102% 23 Lợi nhuận trước thuế 30 41,9 - 40% - (*): Do Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 26/11/2009 nên dư nợ ngoại tệ tại chi nhánh quy đổi VND tăng 14 tỷ đồng. Theo hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam tại công văn số 6791 /CV- QLTD4 ngày 30/11/2009 về việc giới hạn tín dụng năm 2009 do biến động tỷ giá được tính ngoài giới hạn đã giao cho chi nhánh. Do vậy dư nợ đến 31/12/2009 sau khi trừ tỷ giá còn 1.396 tỷ đồng. Với những biến động không thuận của thị trường tài chính tiền tệ, hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2009 gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự đoàn kết và thống nhất cao của tập thể người lao động, phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2009, dưới sự chỉ đạo điều hành đúng đắn của ban lãnh đạo cùng với nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh Nam Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu KHKD 3
  • 4. năm 2009. Trong năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã tạo được kết quả cao, tạo được tiền đề cho việc tăng trưởng những năm tiếp theo, thể hiện: - Chi nhánh đã có sự tăng trưởng nhanh và đều về quy mô: nguồn vốn và tín dụng, dưới sự điều hành của Ban lãnh đạo với quan điểm tích cực tiếp thị các khách hàng tiền gửi, các khách hàng tiền vay lớn, có uy tín – vận dụng tốt mối quan hệ công chúng PR. Biến những khó khăn của thị trường thành cơ hội để thu hút các khách hàng mới, đặc biệt các khách hàng tốt hoạt động tại chi nhánh - Chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh được giao. Nguồn vốn tăng trưởng an toàn, vũng chắc; Tín dụng được tăng cường kiểm soát, đảm bảo tăng trưởng an toàn, hiệu quả. Các dịch vụ truyền thống được phát huy với hiệu quả cao, các dịch vụ mới từng bước được khẳng định và đóng góp chung vào hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. - Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng ở mức an toàn, chi nhánh đã bằng nhiều biện pháp tích cực tận thu nợ hạch toán ngoại bảng, nợ xấu, nợ quá hạn, phối hợp với doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để hoàn vốn cho ngân hàng và tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh. Trong năm 2009, do những biến động bất lợi của thị trường nên một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh duy trì ở mức thấp (1,71%), thu nợ hạch toán ngoại bảng được 2,549 tỷ đồng (kế hoạch giao là 2.521 tỷ đồng). - Chi nhánh tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ theo Điều 7 QĐ 493, năm 2009 chi nhánh đã trích DPRR là 5 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch giao. Lợi nhuận trước thuế là 41,9 tỷ đồng. - Năng suất lao động chung tăng cao so với năm 2009, trong đó huy động vốn bình quân đầu người tăng 25%, thu dịch vụ bình quân đầu người tăng 40%. 2./ Những kết quả nổi bật trong năm 2009 - Chi nhánh đã nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về các quyết định hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh. Việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện đúng qui định, minh bạch, công khai, đúng đối tượng khách hàng, gắn liền với việc kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng. Cơ chế hỗ trợ lãi suất đã có tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh, giúp giảm chi phí vay vốn khoảng 40% đối với doanh nghiệp lớn, và 36% đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm từ 3%-4%, đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, giảm mức tồn kho, đẩy nhanh quá trình chu chuyển vốn, rút ngắn thời gian dư nợ trên các hợp đồng tín dụng đã ký trong năm 2008 với lãi suất cao từ 14-18%/năm thậm chí có hợp đồng 21%/năm, góp phần tạo mặt bằng lãi suất thấp trên thị trường so với lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nuớc công bố. - Chi nhánh tuân thủ, quán triệt và nghiêm túc thực thi chính sách tiền tệ của Chính phủ, NHNN và chỉ đạo điều hành của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam một cách linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm an toàn. Chi nhánh đã chủ động và tích cực ứng phó linh hoạt với những diễn biến của thị trường, linh hoạt trong điều hành lãi suất và tỷ giá, thích ứng với biến động trên thị trường, đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào, có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và lợi nhuận vượt kế hoạch được giao. - Chi nhánh tiếp tục nghiên cứu thị trường, phân tích đánh giá nhu cầu trên địa bàn, tích cực triển khai phát triển mạng lưới máy ATM, POS. - Chi nhánh đã tích cực cải tiến công nghệ ngân hàng, nâng cấp thiết bị tin học và các thiết bị phụ trợ phục vụ ngành ngân hàng, đảm bảo công nghệ hiện đại và phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng giao dịch tại Chi nhánh. Ngoài ra chi nhánh cũng tích cực trong 4
  • 5. việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại như : Internetbanking, Homebanking, Directbanking, VNtopup... - Trong năm 2009, chi nhánh đã tích cực phối hợp với đoàn kiểm tra Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam kiểm tra các mặt hoạt động của chi nhánh. Quá trình kiểm tra không có những lỗi lớn. Ngoài ra chi nhánh đã tổ chức các chương trình kiểm tra, tự kiểm tra các nghiệp vụ, đảm bảo tính tuân thủ và cẩn trọng, nghiêm túc thực hiện báo cáo với các phòng kiểm tra nội bộ khu vực. Phần 2. BÁO CÁO CỤ THỂ TỪNG MẶT HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2009 1./ Công tác tín dụng: * Tổng dư nợ tín dụng (không kể ODA, nợ khoanh, chờ xử lý) đến 31/12/2009 kể cả cho vay UTĐT đối với Cty tài chính CN tàu thủy là: 1.444 tỷ đồng trong đó cho vay UTĐT với Cty tài chính CN tàu thủy là 34 tỷ đồng (không tính vào tổng dư nợ của chi nhánh khi đánh giá giới hạn dư nợ tín dụng cuối kỳ). Tổng dư nợ không kể UTĐT là 1.410 tỷ đồng (do biến động tỷ giá USD và EUR những ngày cuối năm nên dư nợ ngoại tệ quy đổi VND của chi nhánh tăng 14 tỷ đồng, phần dư nợ gia tăng do biến động tỷ giá được tính ngoài giới hạn đã giao cho chi nhánh, do vậy dư nợ đến 31/12/2009 sau khi trừ tỷ giá còn 1.396 tỷ đồng ) – nằm trong mức giới hạn tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT TW giao, tăng 25% so với năm 2008, đạt 100% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng tín dụng của cụm động lực phía bắc 27,7%, khối chi nhánh 25%. * Chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc về việc thực hiện giới hạn dư nợ tín dụng. * Đến 31/12/2009, tổng dư nợ được hỗ trợ lãi suất của chi nhánh là 572 tỷ đ (trong đó dư nợ ngắn hạn được hỗ trợ là 432 tỷ đ, dư nợ trung dài hạn được hỗ trợ là 140 tỷ đ). * Dư nợ tín dụng bình quân đến 31/12/2009 là: 1.386 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2008. * Về cơ cấu tín dụng đến 31/12/2009: - Dư nợ tín dụng ngắn hạn là: 640 tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 45% tổng dư nợ. - Dư nợ tín dụng trung dài hạn thương mại là: 804 tỷ đồng, tăng 65% so với 2008, chiếm tỷ trọng 53% tổng dư nợ trong đó cho vay trung dài hạn thương mại là 404 tỷ đồng, cho vay đồng tài trợ dài hạn là 366 tỷ đồng, cho vay TCTD (Cty Tài chính CN tàu thủy) là 34 tỷ đồng. - Tỷ trọng dư nợ có TSĐB: 66,9% tổng dư nợ, giảm 1,6% so với năm 2008, đạt kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT TW giao (KH: 65%) - Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh : 81,1% tổng dư nợ, tăng 6,1% so với năm 2008, đạt kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT TW giao (KH: 81%) - Tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn: 54,6% tổng dư nợ, tăng 15,6% so với năm 2008, đạt kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT TW giao (KH: 56%). - Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ tổng dư nợ là: 3,4%, (KH: 2,7%). - Tỷ trọng dư nợ/ tổng tài sản là: 54%. * Về chất lượng tín dụng đến 31/12/2009: - Tổng nợ quá hạn là 14,79 tỷ đồng; giảm 19,5 tỷ đồng so với năm 2008. Tỷ lệ nợ quá hạn là: 1,45%, giảm 1,51% so với năm 2008. - Nợ xấu theo Điều 7 QĐ 493 là 24,1 tỷ đồng, bằng 1,71% tổng dư nợ (KH: 3,4%) giảm 1,24% so với năm 2008 (chủ yếu dư nợ của Cty CP XD & ĐT PT, Cty XNK Bảo Tuấn, Nhà máy cơ khí 120, Cty TNHH Hải Hương). Sang năm 2010 bằng mọi biện pháp 5
  • 6. chi nhánh sẽ tận thu số nợ xấu, nợ quá hạn còn lại và kiên quyết không để phát sinh thêm nợ xấu, nợ quá hạn mới. - Tỷ lệ giảm dư lãi treo là +248%, (KH giao: -10%). - Trong năm 2009 chi nhánh thực hiện trích DPRR là 5 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch được giao (KH: 5 tỷ đồng). - Thu nợ hạch toán ngoại bảng là 2,549 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch được giao. * Đánh giá hoạt động tín dụng: - Trong năm 2009, chi nhánh đã chủ động và tích cực tiếp thị khách hàng hàng tín dụng về hoạt động tại chi nhánh, đặc biệt khách hàng có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Chi nhánh đã thực hiện tốt và có hiệu quả Chính sách khách hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhằm chia sẻ những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh với khách hàng. - Dư nợ tín dụng tại chi nhánh tăng trưởng hoàn thành mức kế hoạch giao. Ngay từ đầu năm 2009, ban lãnh đạo chi nhánh đã xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng làm đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động khác. Ngoài ra, Ban lãnh đạo chi nhánh luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng: yêu cầu khách hàng đối chiếu công nợ, định giá lại tài sản đảm bảo, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay... * Bài học kinh nghiệm trong công tác tín dụng: - Ban lãnh đạo chi nhánh đã tạo mọi điều kiện để phát huy tốt nhất chức năng từng phòng trong khối tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng. - Trên cơ sở những quy định điều kiện tín dụng, chi nhánh đã tạo điều kiện tốt nhất để khách hàng ổn định sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Định kỳ hạn nợ sát với luân chuyển tiền vay và dòng tiền của khách hàng. - Đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đi đôi với mục tiêu hiệu quả - chất lượng. Gắn tăng trưởng tín dụng với thu dịch vụ ròng. - Tập trung phục vụ các khách hàng truyền thống tốt của BIDV có năng lực tài chính và trình độ quản lý tốt, có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định đặc biệt là các Tập đoàn, Tổng công ty, các khách hàng sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Lấy mục tiêu tăng trưởng tín dụng làm đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ và huy động vốn. - Linh hoạt trong điều hành lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, lấy mục tiêu tổng hòa lợi ích của ngân hàng để đưa ra các phán quyết tín dụng cho khách hàng. - Thực hiện tăng trưởng tín dụng bán lẻ đối với nhóm khách hàng có thu nhập khá để từng bước tạo tiền đề để xây dựng BIDV trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu. 2./ Công tác nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ: * Tính đến 31/12/2009, nguồn vốn huy động đạt 2.570 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch (KH: 2.500 tỷ đồng), tăng 25% so với năm 2008, cụm động lực phía bắc tăng 5,1%, khối chi nhánh tăng 14,8%. Trong đó: - Nguồn vốn huy động (không kể tiền gửi các TCTD, kho bạc và tiền vay các tổ chức khác) là 2.488 tỷ đồng, tăng 30,6% so với năm 2008. - Nguồn vốn huy động bình quân là: 2.376 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2008, đạt 102% kế hoạch (KH 2.320 tỷ đồng). * Về cơ cấu nguồn vốn tính đến 31/12/2009: - Tiền gửi của ĐCTC là 433 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch (KH: 420 tỷ đồng), tăng 12% so với năm 2008. - Tiền gửi của Doanh nghiệp là 755 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch (KH: 700 tỷ đồng), tăng 28% so với năm 2008. - Tiền gửi của tư nhân, cá thể là 1.382 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch (KH: 1.380 tỷ đồng), tăng 29% so với năm 2008. - Tiền gửi của KBNN: 82 tỷ đồng, giảm 57 tỷ đồng so với năm 2008. 6
  • 7. - Nguồn vốn huy động VND là 2.313 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch (KH: 2.350 tỷ đồng), tăng 32% so với năm 2008. Nguồn vốn huy động trung dài hạn đạt 682 tỷ đồng. * Phân tích tình hình huy động vốn: - Trong năm 2009, chi nhánh tiếp tục tiến cận được với những khách hàng là các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế và đã huy động được một lượng tiền gửi lớn - Tiền gửi Tổ chức kinh tế tăng cao, trong đó lượng tiền gửi chủ yếu tập trung vào một số tổ chức lớn như Bảo hiểm, Công ty mua bán nợ và một số doanh nghiệp có nguồn tiền dồi dào như Cty Tasco, Cty Phân lân nung chảy Văn Điển, Tcty Lâm nghiệp… - Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao, chiếm 54% tổng nguồn huy động – tăng 29% so với năm 2008. - Chi nhánh đã kết hợp nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt từ việc huy động trực tiếp tại các phòng giao dịch của chi nhánh đến việc tổ chức huy động vốn lưu động tại địa bàn dân cư, huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính,... - Cơ cấu huy động: huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ lệ cao (90% trên tổng nguồn), huy động trung dài hạn chiếm tỷ trọng 27% tổng nguồn, tăng 22% so với năm 2008. - Việc giới thiệu tới các doanh nghiệp, tổ chức có nguồn tiền gửi lớn về sản phẩm lãi suất phân tầng theo số dư tiền gửi chưa đem lại hiệu quả do nguồn tiền của các doanh nghiệp trên địa bàn không lớn. - Mạng lưới huy động còn mỏng, hiện ngoài trụ sở chính, chi nhánh có 4 phòng giao dịch. Chi nhánh đang nghiên cứu địa bàn, dự kiến trong thời gian tới mở thêm các địa điểm huy động theo đúng kế hoạch về lộ trình phát triển mạng lưới để tiếp cận và phục vụ tới mọi bộ phận khách hàng dân cư và tổ chức trên địa bàn. * Bài học kinh nghiệm: - Xác định công tác huy động vốn là mục tiêu ưu tiên và là mặt trận hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, tăng trưởng nguồn vốn làm cơ sở cho tăng trưởng các hoạt động khác tại chi nhánh, tập trung đẩy mạnh huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế có nguồn tiền lớn, ổn định, tích cực trong huy động vốn dân cư. Trong năm chính quyền phối hợp cùng với công đoàn 02 lần phát động thi đua trong công tác huy động vốn, kết quả nhiều cá nhân và tập thể đạt thành tích cao. - Đẩy mạnh công tác tiếp thị huy động vốn, vận dụng tốt các quan hệ công chúng. Chú trọng phát triển huy động vốn từ các khách hàng mới. Đối với các khách hàng hiện có cần gia tăng huy động vốn tương xứng với gia tăng tỷ trọng tín dụng tại chi nhánh. Theo đó kiên trì thuyết phục khách hàng để đề nghị thực hiện hoạt động khép kín, trọn gói tại ngân hàng về tiền gửi, dịch vụ để tăng cường huy động vốn đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao. - Linh hoạt trong điều hành lãi suất để thu hút khách hàng tiền gửi. Chủ động tìm kiếm các nguồn vốn có mức lãi suất thấp, hợp lý. 3./ Công tác dịch vụ và phát triển sản phẩm: Theo mục tiêu của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam hướng mạnh về kinh doanh dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, nâng cao một bước tỷ trọng đóng góp của hoạt động dịch vụ vào thu nhập của toàn ngành, chi nhánh đã tập trung mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng, tích cực giới thiệu tới khách hàng các dịch vụ mới và tư vấn để khách hàng lựa chọn các dịch vụ thích hợp. Trong năm qua, kết quả hoạt động dịch vụ của chi nhánh đã đạt được như sau: * Tính đến 31/12/2009, thu dịch vụ ròng đạt 18.955 triệu đồng, đạt 105% kế hoạch năm và tăng 50% so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng dịch vụ của chi nhánh trên địa bàn 1%, cụm động lực phía bắc 4,2%, toàn ngành 8,9%. 7
  • 8. * Tính đến 31/12/2009, doanh thu khai thác phí bảo hiểm đạt 1,372 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch năm (KH: 1,3 tỷ đồng). * Về cơ cấu nguồn thu dịch vụ đến 31/12/2009: - Lãi và phí thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 2.437 triệu đồng, chiếm 13% thu dịch vụ, giảm 5% so với năm 2008. - Thu phí bảo lãnh đạt 9.197 triệu đồng, chiếm 49% thu dịch vụ, tăng 105% so với năm 2008. - Thu phí thanh toán quốc tế đạt 1.492 triệu đồng, chiếm 8% thu dịch vụ, giảm 9% so với năm 2008. - Thu phí thanh toán trong nước + chuyển tiền quốc tế đạt 4.351 triệu đồng, chiếm 23% thu dịch vụ, tăng 43% so với năm 2008. - Thu phí từ các hoạt động khác chiếm tỷ lệ thấp, đạt 1.478 triệu đồng (trong đó thu dịch vụ ngân quỹ là 634 triệu đồng, thu dịch vụ thẻ là 97 triệu đồng, thu phí cam kết tín dụng là 35 triệu đồng, thu phí từ các dịch vụ khác: 563 triệu đồng, thu phí nội bộ dịch vụ thanh toán: 149 triệu đồng), chiếm 8% thu dịch vụ của chi nhánh. * Đánh giá hoạt động phát triển dịch vụ: - Chỉ tiêu thu dịch vụ ròng của chi nhánh đạt kết quả cao so với kế hoạch giao (đạt 105% kế hoạch). Chi nhánh có mức tăng trưởng cao so với hệ thống, các chi nhánh cụm động lực phía bắc và các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. - Tỷ trọng phí bảo lãnh vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu dịch, dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, kinh doanh ngoại tệ đã góp phần tích cực trong tổng thu phí dịch vụ của chi nhánh. Các sản phẩm dịch vụ khác như sản phẩm thẻ, thanh toán lương qua tài khoản doanh thu phí còn thấp; Các sản phẩm mới như bán bảo hiểm qua ngân hàng, chuyển tiền Western Union, BIDV-smart@count, Homebanking, Phonebanking, Internet Banking, Directbanking, thẻ VISA, POS, VNTopup…chi nhánh đã triển khai và giới thiệu, quảng bá tới khách hàng song nhu cầu của khách hàng trên địa bàn đối với các dịch vụ này không nhiều nên hiệu quả của các sản phẩm này còn thấp. - Trong năm 2009, chi nhánh đã phát hành được 4.394 thẻ ATM. Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 20/CT của Thủ tướng chính phủ về chủ trương thanh toán lương cho CBCNV qua tài khoản tại ngân hàng, chi nhánh đã tích cực phân công cán bộ tiếp thị mở thẻ tại các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp hưởng lương ngân sách có nhu cầu trả lương qua tài khoản cũng như các cá nhân. Hiện chi nhánh đã ký hợp đồng với 55 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trả lương tự động, tăng 20 doanh nghiệp so với năm 2008. - Nền khách hàng của chi nhánh trong năm 2009 được cải thiện đáng kể, chi nhánh đã tiếp thị được nhiều khách hàng mới trong đó có nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp xếp hạng từ BBB trở lên nên hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước và kinh doanh ngoại tệ có bước tăng trưởng cao. - Sản phẩm dịch vụ mới phát triển chậm, đơn điệu chưa phong phú, chưa hấp dẫn tạo ra sự tiện ích của các sản phẩm mà chủ yếu vẫn sử dụng các dịch vụ truyền thống. - Những sản phẩm truyền thống được khách hàng đánh giá cao như sản phẩm tín dụng, bảo lãnh, thanh toán dần dần sẽ không còn là nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh trong tương lai. Do vậy, thách thức đặt ra là nếu không cải tiến, mở rộng và hoàn thiện hơn nữa sản phẩm của mình nhằm đưa ra cho khách hàng sản phẩm tốt nhất thì sản phẩm dịch vụ của BIDV sẽ kém cạnh tranh hơn các ngân hàng bạn. - Việc mở rộng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tới các thành phần kinh tế và các hộ dân cư sinh sống trên địa bàn đã có bước cải thiện đáng kể, tuy nhiên chi nhánh cần chú trọng và thực hiện bài bản hơn nữa marketing các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến với khách hàng. 4./ Hiệu quả kinh doanh: 8
  • 9. * Thực hiện phương châm kinh doanh “Tăng trưởng bền vững - Chất lượng - Hiệu quả - An toàn”, quyết đoán nhưng mềm dẻo, linh hoạt trong điều hành kinh doanh, thực hiện tiết kiệm chi tiêu trong nội bộ nên chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội luôn cân đối nguồn vốn, tính toán mức chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. * Chênh lệch thu chi ( bao gồm cả thu nợ hạch toán ngoại bảng, trước trích DPRR) là 47,8 tỷ đồng, đạt 120% kế hoạch giao (KH: 40 tỷ đồng). - Thu nợ hạch toán ngoại bảng là 2,549 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch được giao (KH: 2,521 tỷ đồng). - Thực hiện trích DPRR là 5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế (sau khi trích DPRR) là 41,9 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2008. * Các chỉ tiêu về năng suất lao động đến 31/12/2009: - Huy động vốn bình quân đầu người: 24 tỷ đồng - Dư nợ bình quân đầu người: 13,3 tỷ đồng - Chênh lệch thu chi bình quân đầu người: 451 triệu đồng - Thu dịch vụ ròng bình quân đầu người: 179 triệu đồng. 5./ Công tác quản trị điều hành: * Mô hình hoạt động: - Ngay từ đầu năm 2009, chi nhánh đã thực hiện đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam sát nhập mô hình 02 điểm giao dịch thành 01 phòng giao dịch. - Các phòng/tổ nghiêm túc thực hiện các quy định, quy trình mới theo hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, phối hợp có hiệu quả để đẩy nhanh tốc độ giao dịch, được khách hàng đánh giá cao. - Việc xây dựng quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ tại chi nhánh được thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PT Trung Ương; bố trí sắp xếp, đề bạt cán bộ một cách khoa học, hợp lý, tạo động lực thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ kinh doanh. - Về bộ máy lãnh đạo: Lãnh đạo Chi nhánh, đội ngũ lãnh đạo các phòng có trình độ, đảm đương được công việc trong giai đoạn hiện nay cũng như những giai đoạn tiếp theo nhưng vẫn phải cần tiếp tục cập nhật thêm kiến thức mới để đáp ứng đòi hỏi của môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi như hiện nay khi mà Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sau khi ra nhập WTO. - Chi nhánh thường xuyên tổ chức các buổi học tập, thảo luận theo chuyên đề nhằm củng cố, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của từng cán bộ, đặc biệt quan tâm đến số cán bộ được đào tạo tại chức. Ngoài ra chi nhánh luôn tạo điều kiện và khuyến khích các cán bộ tự học tập để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ. * Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ Trong năm 2009, công tác KTNB của chi nhánh đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, giúp các đơn vị liên quan kịp thời khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn. Chi nhánh đã tích cực phối hợp với 04 đoàn kiểm tra cua BIDV và 01 đoàn kiểm tra của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam kiểm tra các mặt hoạt động của chi nhánh, quá trình kiểm tra không có những lỗi lớn. Những sai sót nêu tại biên bản kiểm tra của các đoàn kiểm tra cũng đã được các phòng/tổ liên quan của chi nhánh thực hiện chỉnh sửa và hoàn thiện. Chi nhánh đã tổ chức các chương trình kiểm tra, tự kiểm tra các nghiệp vụ, đảm bảo tính tuân thủ các quy trình và quy định của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, công tác báo cáo với các phòng kiểm tra nội bộ khu vực được chi nhánh thực hiện nghiêm túc. * Công tác quản lý và kiểm soát rủi ro 9
  • 10. - Chi nhánh đã chuẩn bị hồ sơ và bám sát các Ban có liên quan Ngân hàng ĐT&PT TW để trình xử lý rủi ro, bán nợ hạch toán ngoại bảng Cty 872 cho DATC. - Thẩm định các dự án vay đảm bảo có chất lượng. - Chi nhánh luôn bám sát doanh nghiệp có nợ xấu, cùng làm việc với doanh nghiệp tìm cách tháo gỡ khó khăn và tận thu nợ xấu, nợ ngoại bảng; tăng cường công tác kiểm tra các Doanh nghiệp có nợ xấu; Định giá tài sản thế chấp ở một số doanh nghiệp và cá nhân đảm bảo chất lượng và đúng thời gian. * Công tác tài chính kế toán Các nghiệp vụ được thực hiện đúng theo quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam; các giao dịch phát sinh được hạch toán chính xác và kịp thời đảm bảo không xảy ra sai xót; thực hiện tốt công tác hậu kiểm kịp thời phát hiện các sai sót để chỉnh sửa. Công tác quyết toán năm 2009 được thực hiện theo đúng thời gian qui định, đầy đủ, kịp thời và chính xác. * Công tác phát triển thương hiệu và marketing Với phương châm tiếp thị là trách nhiệm của toàn bộ cán bộ nhân viên tại chi nhánh, thông qua hình thức tiếp thị trực tiếp và vận dụng tốt mối quan hệ công chúng, chi nhánh đã phát triển được nhiều khách hàng trong năm 2009 (cả khách hàng tiền gửi và tiền vay). Với chính sách khách hàng đã được xây dựng, linh hoạt trong điều hành, phục vụ tốt mọi nhu cầu của khách hàng, chi nhánh đã khẳng định được thương hiệu BIDV nói chung và BIDV Nam Hà Nội nói riêng trên địa bàn. * Công tác ứng dụng CNTT Với đội ngũ cán bộ điện toán có trình độ, nhiệt tình với công việc, công tác vận hành hệ thống thông tin của chi nhánh luôn được đảm bảo thông suốt, an toàn và ổn định; các sự cố nhanh chóng được khắc phục. Việc triển khai các chương trình phần mềm tác nghiệp tại chi nhánh cũng được đảm bảo thực hiện nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho công tác nghiệp vụ. Các thông tin kinh tế - xã hội và tài chính ngân hàng cũng như những chỉ đạo điều hành từ ban lãnh đạo cũng được cập nhật thường xuyên và kịp thời trên trang web nội bộ, tạo điều kiện cho cán bộ toàn chi nhánh nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện. Phần 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ TỒN TẠI 1./ Bài học kinh nghiệm: Để có được những kết quả trên, Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội đã phát huy sáng tạo những bài học kinh nghiệm, đó là: - Xác định thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2009 gặp nhiều khó khăn nhưng tập thể Ban lãnh đạo – cán bộ nhân viên chi nhánh đã phát huy sức mạnh đoàn kết, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh được giao. - Ngay từ đầu năm, từ Ban lãnh đạo chi nhánh đến lãnh đạo phòng và toàn thể cán bộ nhân viên đã dành nhiều thời gian tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu thị trường và có những biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động phức tạp trong năm 2009 đồng thời đưa ra được những chính sách, biện pháp hợp lý đưa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng. - Nâng cao vai trò cấp phòng/tổ là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, phát huy vai trò tiên phong của các đồng chí trưởng phòng. Ban lãnh đạo chi nhánh tôn trọng và tạo mọi điều kiện để lãnh đạo phòng làm việc với cán bộ trọng phòng và với khách hàng của phòng đó. Xác định rõ trách nhiệm đi đôi với quyền hạn của lãnh đạo phòng. 10
  • 11. - Trong công việc, mọi quyết định của Giám đốc và các phó giám đốc đều có người chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả hoàn thành công việc. Từng cán bộ đến lãnh đạo phòng, lãnh đạo chi nhánh đã có những bước chuyển biến về nhận thức, công tác chỉ đạo điều hành sát với KHKD và đạt hiệu quả công việc cao. - Trong chỉ đạo điều hành, mối quan hệ phối hợp giữa các phòng; giữa chi nhánh Nam Hà Nội với các chi nhánh trên địa bàn và các phòng ban Hội sở chính đã được cải thiện tốt hơn. Từng cán bộ, lãnh đạo phòng và lãnh đạo chi nhánh phụ trách từng mảng công việc đã chủ động và tích cực hơn trong các mối quan hệ; các phòng ban tại hội sở chính đã phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh; 2./ Tồn tại: - Về thị phần hoạt động: Hiện nay các ngân hàng TMQD, ngân hàng TM cổ phần ngày càng mở rộng hoạt động xuống phía nam thủ đô, sự cạnh tranh trên địa bàn hoạt động của chi nhánh ngày càng gay gắt. Thị trường cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên địa bàn quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì ngày càng bị chia sẻ do số lượng ngân hàng hoạt động tăng nhanh, dẫn đến thị phần của chi nhánh có nguy cơ bị thu hẹp lại. Trong năm tiếp theo, bằng các biện pháp marketing, nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của ngân hàng để chi nhánh nâng cao hơn nữa thị phần hoạt động của mình, đặc biệt là thị phần cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Hoạt động dịch vụ: Tuy đã có tăng trưởng cao so với năm trước song vẫn chủ yếu tập trung các sản phẩm dịch vụ truyền thống như bảo lãnh (49%), thanh toán trong nước (23%), thanh toán quốc tế (8%), kinh doanh ngoại tệ (13%). Các sản phẩm ngân hàng hiện đại đã triển khai và tiếp thị hiệu quả còn hạn chế. Chưa có bước đột phá trong việc đưa ra những sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh cao. - Về chất lượng tín dụng: tình hình nợ xấu và nợ quá hạn đã được chi nhánh nỗ lực giải quyết tuy nhiên với những biến động của nền kinh tế trong năm 2009, dự báo năm 2010 tình hình kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động của các doanh nghiệp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khả năng chống đỡ với những biến động xấu còn yếu - ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng đòi hỏi cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng và lãnh đạo chi nhánh phải có cách nhìn xa hơn. Trong đó vai trò của cán bộ có ý nghĩa quan trọng, cán bộ phải theo sát khách hàng hơn và phải nắm được những biến động của doanh nghiệp, coi trọng mục tiêu an toàn trong tăng trưởng. - Huy động vốn tuy tăng trưởng đều nhưng chưa thật bền vững, dư nợ tín dụng vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt dư nợ tín dụng trung dài hạn tuy nhiên dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng chậm. Dư nợ VND tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng huy động vốn. Trong năm 2010 chi nhánh sẽ phải có các biện pháp để điều chỉnh xu hướng này nhất là sau khi thông tư 15/2009/TT-NHNN của NHNN về quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng cho vay trung dài hạn có hiệu lực từ ngày 25/09/2009. - Công tác dự báo còn hạn chế cộng với sự điều hành của cấp trên nhiều lúc còn “giật cục” nên trong điều hành tại chi nhánh nhiều thời điểm còn lúng túng. - Việc phân công cán bộ chưa đạt hiệu quả cao nhất, phân phối lương kinh doanh có những biểu hiện tốt, có tác dụng khuyến khích người lao động, tuy nhiên chưa thực sự có khoảng cách giữa những người làm tốt và những người làm chưa tốt, chưa có biện pháp xử lý bằng phân phối thu nhập với những người không hoàn thành nhiệm vụ. 11
  • 12. Phần 4. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2010 1./ Mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh năm 2010: - Tập trung chuyển đổi phương thức hoạt động theo chỉ đạo của NHTW nhằm thoả mãn cao nhất các nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, gia tăng nhanh hiệu quả và kiểm soát được rủi ro theo từng lĩnh vực kinh doanh chuẩn bị sẵn sàng cho cổ phần hoá BIDV. Chủ động tăng cường công tác marketing, công tác bán hàng, tín dụng bán lẻ - phấn đấu trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu địa bàn phía nam Thủ đô. - Cơ cấu lại khách hàng, phân nhóm khách hàng để xác định rõ năng lực của từng nhóm để chủ động phòng ngừa trước diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và trong nước tác động đến khách hàng và ngân hàng. - Nâng cao chất lượng hoạt động đối với tất cả các nghiệp vụ để phục vụ tốt nhất các đối tượng khách hàng, đảm bảo an toàn và kinh doanh hiệu quả. - Kiểm soát tăng trưởng hoạt động tín dụng, tăng trưởng phải an toàn - hiệu quả; đảm bảo cơ cấu – tỷ trọng tín dụng hợp lý theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh, tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo; đảm bảo tỷ lệ nợ xấu theo đúng kế hoạch giao. Thường xuyên (quý, 6 tháng/lần) đánh giá lại tài sản đảm bảo, xác định khả năng quản lý và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo. - Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển các hoạt động dịch vụ cả dịch vụ gắn với tín dụng và dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ bán lẻ, chú trọng chất lượng dịch vụ - phục vụ. Tích cực quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tới mọi đối tượng khách hàng cả dân cư và doanh nghiệp; chú trọng phân loại khách hàng để có chính sách tiếp cận phù hợp với từng nhóm khách hàng cụ thể. - Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, giảm chi phí huy động vốn, tìm kiếm những nguồn vốn ổn định chi phí thấp; đảm bảo mức chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào của chi nhánh. Chủ động cân đối nguồn vốn, tính toán lãi suất hợp lý để nâng cao thu nhập từ vốn. - Củng cố và phát triển mạng lưới hoạt động, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch của chi nhánh. - Không ngừng nâng cao vị thế và uy tín của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội trên địa bàn; tạo niềm tin đối với khách hàng để từng bước tăng thị phần hoạt động trên địa bàn đối với tất cả các mảng nghiệp vụ. - Chủ động tăng cường kiểm soát các mảng nghiệp vụ để giảm thiểu tối đa các sai sót và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. 2./ Chỉ tiêu cụ thể: STT Chỉ tiêu KHKD 2010 Ghi chú A Các chỉ tiêu cơ bản 1 Huy động vốn BQ 2.812 tỷ đồng +30% 2 Huy động vốn cuối kỳ 3.125 tỷ đồng +25% 3 Dư nợ tín dụng BQ 1.686 tỷ đồng +22% 4 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.934 tỷ đồng +35% 5 Thu dịch vụ ròng 24 tỷ đồng +33% 6 Tỷ lệ nợ xấu 5,0% 7 Thu nợ HTNB 5 tỷ đồng 8 Chênh lệch thu chi (ko gồm TN HTNB) 53 tỷ đồng 9 Trích DPRR 10 tỷ đồng 10 Lợi nhuận trước thuế 48 tỷ đồng B 1 Chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra: 2,1% 2 Tỷ trọng dư nợ TDH/tổng dư nợ 69% 3 Tỷ trọng dư nợ NQD/tổng dư nợ 82% 12
  • 13. 4 Tỷ trọng dư nợ có TSĐB/tổng dư nợ 43% 5 Tỷ trọng dư nợ nhóm 2/ tổng dư nợ 15% 6 Định biên lao động 122 7 Doanh thu khai thác phí bảo hiểm 1,5 tỷ đồng 8 Tỷ lệ giảm dư lãi treo của dư nợ nội bảng so với năm trước (31/12) 12,15% 9 Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người 0,39 tỷ đồng 3./ Các giải pháp, biện pháp Để thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội đã xây dựng các biện pháp, giải pháp cụ thể như sau: 3.1./ Huy động vốn - Tiếp tục duy trì và phát triển nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Tiếp cận, nắm bắt khai thác các nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các khách hàng tiềm năng trên địa bàn bằng các phương thức chủ động, sáng tạo. Toàn thể cán bộ chi nhánh cần quán triệt nhận thức coi trọng công tác huy động vốn, chủ động tiếp cận thu hút khách hàng tiền gửi về chi nhánh; bằng mọi cách phải hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn và huy động vốn bình quân trong kế hoạch kinh doanh năm 2010 của chi nhánh. - Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả các hình thức huy động truyền thống; Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức huy động mới gắn liền với hiện đại hóa công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng trưởng; - Thông qua các mối quan hệ công chúng để đẩy mạnh công tác huy động vốn; Nâng cao chất lượng cân đối nguồn vốn đảm bảo đủ vốn cho tín dụng, đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; - Linh hoạt đưa ra các biện pháp để tiếp cận với các tổ chức như các công ty tài chính, kho bạc, bảo hiểm, điện lực, bưu điện… để tăng thêm nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh ngân hàng; - Thực hiện phân loại khách hàng một cách chính xác, đầy đủ và có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp theo từng nhóm khách hàng để trên cơ sở đó có chính sách ưu đãi về phục vụ kết hợp với lãi suất linh hoạt và phí dịch vụ phù hợp,… - Thực hiện thu trả tiền lưu động đến từng khách hàng khi khách hàng có nhu cầu; - Tăng cường tiếp thị, có kế hoạch quảng cáo các sản phẩm tiền gửi, dịch vụ, tiện ích ngân hàng rộng rãi đến các thành phần kinh tế, dân cư trên địa bàn nhằm thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi. 3.2. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và chuyển dịch các cơ cấu tín dụng - Thực hiện mục tiêu phương châm kinh doanh “Tăng trưởng bền vững - Chất lượng - Hiệu quả - An toàn” trên nguyên tắc đảm bảo công tác tín dụng an toàn và hiệu quả, chủ động gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chất lượng tín dụng; tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ, cho vay ngắn hạn, tài trợ thương mại kinh doanh XNK, nâng tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản, đảm bảo giải ngân đúng tiến độ các dự án đồng tài trợ đã ký với các chi nhánh thành viên BIDV; chấp hành nghiêm các quy định của BIDV về giao giới hạn tín dụng và hệ số Q, các quy định trong quy trình tín dụng. - Thực hiện phân loại nợ xấu, phân loại khách hàng, ngành nghề tín dụng, định hạng xếp loại khách hàng - doanh nghiệp để lựa chọn khách hàng, cơ cấu và cấu trúc lại khách hàng; kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng làm ăn kém hiệu quả - chây ỳ nợ, năng lực tài chính yếu kém, hoạt động thiếu minh bạch, không tuân thủ pháp luật v.v... 13
  • 14. - Chủ động tiếp cận các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ tư nhân cá thể có đủ điều kiện vay vốn để góp phần tăng dần tỷ trọng vay ngoài quốc doanh trong toàn Chi nhánh. Trên cơ sở đó tăng tỷ trọng bảo lãnh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bên cạnh hoạt động cấp bảo lãnh cho các DN thi công xây lắp đã được thực hiện rất hiệu quả tại chi nhánh. - Thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy chế ủy quyền phán quyết và các giới hạn, cơ cấu tín dụng đã đề ra. Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn điều kiện tín dụng khi cho vay. - Tăng cường công tác kiểm tra tín dụng ở tất cả các khâu trước, trong và sau khi cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất. Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản NQH, các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro. - Phân loại nợ, phân loại khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo và xác định chính xác NQH để có cơ sở trích DPRR đúng quy định, đảm bảo hiệu quả kinh doanh; đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu nhằm góp phần lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính; - Chủ động tiếp cận với các ngành, các tổng công ty, chính quyền địa phương cấp quận huyện và thành phố để nắm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nắm được các dự án đầu tư phát triển cũng như các chủ đầu tư để lựa chọn các dự án đầu tư có đủ điều kiện, có hiệu quả để đầu tư. - Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án, các khoản vay - Tăng cường các sản phẩm cho vay bán lẻ như mua nhà, mua ô tô, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên,… và bằng các biện pháp linh hoạt kết hợp với các mối quan hệ để tiếp cận các khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng những sản phẩm tín dụng trên để khai thác nhu cầu tín dụng của họ. - Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động đảm bảo tính tuân thủ và cẩn trọng, đặc biệt đối với hoạt động tín dụng. - Kiên quyết không để phát sinh nợ xấu, xử lý triệt để nợ xấu ở mức dưới mức <3%. - Phân tích đánh giá lại từng khoản nợ gắn với các hình thức tài sản bảo đảm, phân tích đánh giá lại các rủi ro tín dụng, quản lý tốt các rủi ro để tiếp tục quan hệ tín dụng trong các giới hạn an toàn cho phép để nâng cao chất lượng tín dụng. - Tận thu nợ xấu, nợ quá hạn để tăng thu nhập nhằm nâng cao năng lực tài chính tín dụng, kiểm soát chặt các cơ cấu tín dụng, các giới hạn tỷ lệ an toàn theo các chuẩn mực và cam kết, chỉ tăng trưởng khi kiểm soát tốt được các doanh nghiệp - khách hàng với các điều kiện tín dụng được bảo đảm. - Tập trung đánh giá và phân tích khách hàng hoạt động tại chi nhánh, kể các các khách hàng không hoạt động tiền gửi để có chính sách thu hút khách hàng về hoạt động khép kín tại chi nhánh. 3.3./ Kết quả, hiệu quả kinh doanh, trích lập DPRR - Cân đối nguồn – sử dụng nguồn hiệu quả để nâng cao mức thu nhập của chi nhánh. Đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào hợp lý. - Tính toán các mức dự trữ tiền mặt của chi nhánh phù hợp với nhu cầu dự trữ và nhu cầu thanh toán, không để tình trạng thừa nguồn tiền dự trữ thanh toán quá lớn. - Kiểm soát chặt chẽ chi phí để đảm bảo chênh lệch thu – chi (lợi nhuận trước thuế + trích DPRR) đạt mức kế hoạch đề ra. - Phân loại nợ và thực hiện trích đúng, trích đủ DPRR theo quy định. 3.4./ Phát triển dịch vụ, đặc biệt sản phẩm bán lẻ và khai thác các sản phẩm khác biệt có lợi thế - Tích cực tiếp thị các khách hàng, đặc biệt các khách hàng có doanh số hoạt động lớn về mở tài khoản và hoạt động tại chi nhánh. Tập trung khai thác dịch vụ trọng tâm có 14
  • 15. thế mạnh của BIDV như dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thẻ, BSMS, thu hộ… - Đẩy mạnh hơn nữa việc tiếp thị khách hàng cá nhân mở tài khoản và làm thẻ ATM tại chi nhánh. Quảng bá và giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Tích cực tiếp thị các đơn vị hưởng lương ngân sách làm thẻ cho cán bộ và trả lương tự động qua tài khoản theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ khách hàng và chất lượng phục vụ đảm bảo không có khách hàng phàn nàn khi giao dịch với ngân hàng. - Tiếp thị khách hàng có nhu cầu chuyển tiền kiều hối, đẩy mạnh hoạt động cung cấp các sản phẩm mới như chuyển tiền nhanh Western Union, thanh toán thẻ VISA, VNTopup, thanh toán tiền điện, gạch nợ viettel, thanh toán hóa đơn... - Toàn thể cán bộ chi nhánh đều phải làm dịch vụ, mọi hoạt động trong chi nhánh đều phải hướng đến phát triển dịch vụ. Các chỉ tiêu phát triển dịch vụ là chỉ tiêu quyết định thi đua trong từng phòng, từng kỳ thi đua. - Tìm hiểu các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn để nghiên cứu đưa ra những sản phẩm tương tự và biểu phí có tính cạnh tranh, thu hút khách hàng về sử dụng dịch vụ tại chi nhánh. Đối với các sản phẩm mới, triển khai sau các tổ chức tín dụng khác cần phải có yếu tố khác biệt, chất lượng tối thiểu bằng các ngân hàng khác đã tham gia triển khai. Rà soát các sản phẩm đã triển khai, chủ động đề xuất Ban lãnh đạo về việc triển khai các sản phẩm mới ưu việt, có hiệu quả cao. - Chú trọng tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững để phát triển dịch vụ. - Nghiên cứu lại phương pháp Marketing, tiếp thị khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ theo hướng: tiếp thị có phân loại khách hàng cho phù hợp với từng loại dịch vụ, từng nhóm dịch vụ; kiên trì tiếp thị khách hàng; nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng các dịch vụ hiện có, phong cách phục vụ (nhanh, hòa nhã, chính xác) để thu hút khách hàng mới, phát triển dịch vụ mới, tạo sự khác biệt và sự vượt trội của BIDV so với các ngân hàng khác. - Đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ, đặc biệt đối với cán bộ làm trực tiếp công tác dịch vụ. - Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình quảng bá, quảng cáo sản phẩm, khuyếch trương hình ảnh, thương hiệu BIDV trên địa bàn. 3.5./ Công tác marketing, chăm sóc và mở rộng khách hàng: - Thông qua cơ quan quản lý nhà nước, mạng thông tin, các mối quan hệ công chúng, chi nhánh tích cực tìm kiếm những khách hàng mới có năng lực tài chính, dự án khả thi tiếp thị về hoạt động tại chi nhánh, nâng cao chất lượng phục vụ để khách hàng sử dụng dịnh vụ trọn gói tại chi nhánh. - Tiếp tục giữ mối quan hệ khăng khít với các cơ quan hành chính địa phương, từ đó tăng cường kênh thông tin với các khách hàng dân cư. Tổ chức các đợt tiếp thị đến từng khu dân cư, tổ dân phố trên địa bàn để giới thiệu các dịch vụ bán lẻ, vận động người dân sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng. - Tổ chức các buổi hội thảo, gặp mặt khách hàng qua đó tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. 3.6./ Phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực - Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, được đào tạo cơ bản và cập nhật kiến thức đầy đủ đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới; - Thực hiện điều chỉnh, sắp xếp cán bộ cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trên cơ sở phát huy tốt nhất năng lực, sở trường của từng cá nhân - Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo do Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và các chi nhánh trong cùng hệ thống tổ chức; tự tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao nghiệp vụ 15
  • 16. chuyên môn cho cán bộ; khuyến khích cán bộ tự đào tạo để nâng cao trình độ đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới - Khuyến khích, động viên và có chính sách hỗ trợ các tập thể và cá nhân tích cực nghiên cứu các đề tài khoa học, từ đó đưa ra những sáng kiến về chuyên môn, các giải pháp về kỹ thuật nhằm đổi mới và không ngừng nâng cao hiệu quả công việc, đóng góp cho cơ quan nói riêng và cho ngành ngân hàng nói chung; Có kế hoạch nghiên cứu và nghiệm thu các đề tài có khả năng ứng dụng để triển khai, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ mới, cải tiến quy trình nghiệp vụ, cải tiến công nghệ - Gắn liền công việc với trách nhiệm cá nhân, mỗi cán bộ khi được giao nhiệm vụ sẽ phải có biện pháp hoàn thành nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đó; Lãnh đạo cấp phòng sẽ chịu trách nhiệm trước giám đốc về cán bộ của phòng mình; - Tổ chức phát động và triển khai các phong trào thi đua tại Chi nhánh một cách thiết thực, hiệu quả; động viên các tập thể và cá nhân hưởng ứng các phong trào thi đua, đăng ký phấn đấu đạt các danh hiệu thi đua và hình thức thi đua khen thưởng các cấp nhằm tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh. 3.7./ Công tác kiểm tra nội bộ và chấp hành quy chế - quy trình, thực hiện các sổ tay nghiệp vụ - Các phòng chủ động trong công tác tự kiểm tra, xây dựng kế hoạch tự kiểm tra hàng tháng, quý năm. - Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác KTNB tại chi nhánh, giúp các đơn vị liên quan nhanh chóng, kịp thời khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn. - Chú trọng công tác tự kiểm tra, quản trị rủi ro tác nghiệp để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động. Khắc phục, chỉnh sửa, xử lý sau thanh tra NHNN, kiểm toán Nhà nước, kiểm tra nội bộ BIDV. - Duy trì và thực hiện nghiêm túc kỷ luật điều hành; tuân thủ trình tự phản hồi thông tin từ cấp dưới lên cấp trên, tránh phản hồi vượt cấp; - Thực hiện đầy đủ các nội dung, quy định sổ tay nghiệp vụ theo hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam 3.8./ Phát triển thương hiệu – văn hóa - Tích cực phát triển thương hiệu BIDV nói chung và BIDV Nam Hà Nội nói riêng trên địa bàn thông qua các hình thức như tờ rơi, quảng cáo trên báo chí, truyền hình, truyền thanh...quảng bá sâu rộng đến mọi tầng lớp dân cư, nâng cao hình ảnh và vị thế của chi nhánh trên địa bàn. - Chính quyền phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức giáo dục, đào tạo, thảo luận để cán bộ nhân viên chi nhánh nắm bắt kỹ nội dung Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và Bộ quy tắc ứng xử cho các cấp quản lý cán bộ CNV, người lao động trong toàn hệ thống. Giữ vững và phát triển nét văn hóa BIDV, tạo hình ảnh đẹp về cán bộ ngân hàng trong mắt khách hàng. - Thông qua mạng lưới hoạt động ngày càng được mở rộng và phong cách phục vụ ngày càng chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, chi nhánh tích cực góp phần quảng bá thương hiệu và uy tín hoạt động hệ thống BIDV nói chung và của chi nhánh nói riêng trên địa bàn. 3.9./ Công tác khác - Phân giao kế hoạch kinh doanh theo tháng, quý, năm theo từng dòng sản phẩm, từng đối tượng khách hàng cho từng phòng của chi nhánh để các phòng chủ động có biện pháp, giải pháp cụ thể sát với thực tế để hoàn thành kế hoạch; 16
  • 17. - Các phòng, tổ phải tự chịu trách nhiệm về chế độ thông tin đối với khách hàng (kể cả khách hàng tiền gửi, tiền vay) để chi nhánh có biện pháp xử lý thông tin và giải quyết kịp thời nếu có vướng mắc; Phần 5. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1. Về công tác huy động vốn: - Kiến nghị Ngân hàng ĐT&PT Trung Ương có cơ chế chính sách đối với các chi nhánh có số dư huy động vốn lớn. - Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ngân hàng có tính hấp dẫn cao, tiện ích đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có. - Đối với các chi nhánh có nguồn huy động lớn hơn dư nợ, thông qua lãi suất FTP cần có sự khuyến khích bằng vật chất để động viên để các chi nhánh có động lực trong công tác huy động vốn 2. Về công tác tín dụng: - Kiến nghị Hội sở chính chấp thuận giới hạn tín dụng và hệ số Q chi nhánh lập. - Kiến nghị Hội sở chính xem xét đối với giới hạn tín dụng khi chi nhánh có những dự án tốt, hiệu quả, khả thi mà các dự án này nằm trong các dự án trọng điểm của nhà nước và các dự án thay thế hàng nhập khẩu như điện, kẽm … đã được Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam duyệt. - Đối với chi nhánh cùng địa bàn và có quy mô nhỏ khi có nhu cầu tăng trưởng về giới hạn tín dụng, Hội sở chính nên xem xét điều chỉnh cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến tâm lý, thu nhập của người lao động. - Nên xem xét về quy mô, chất lượng tín dụng của từng chi nhánh để giao giới hạn tín dụng. 3. Công tác kế hoạch và xét hoàn thành kế hoạch: - Các chỉ tiêu trong kế hoạch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau vì vậy khi giao kế hoạch phải căn cứ vào thực tế từng chi nhánh và mối liên hệ giữa các chỉ tiêu để giao, không nên cào bằng hoặc đơn thuần cứ nhân với hệ số tăng trưởng để giao. - Đánh giá kết quả hoàn thành kế hoạch phải xem xét chỉ tiêu hiệu quả trước tiên sau đó mới đến quy mô và bình quân trên đầu người. - Xem xét về quy mô từng chi nhánh (huy động vốn, dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng) để giao giới hạn tín dụng, hệ số Q. 4. Về dịch vụ: - Xây dựng các chương trình quảng bá dịch vụ BIDV gắn với tiến độ sản phẩm và sự kiện, tạo điều kiện hỗ trợ đắc lực các chi nhánh kinh doanh dịch vụ, đặc biệt đối với các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. 5. Về đào tạo: - Hỗ trợ chi nhánh về công tác đào tạo, mở các lớp tập huấn bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ nhưng đảm bảo chương trình học sát với thực tế. - Tổ chức các buổi trao đổi thảo luận giữa Hội sở chính và chi nhánh, giữa các chi nhánh thành viên dưới nhiều hình thức để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Trong môi trường kinh doanh nhiều biến động và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hiện nay, chi nhánh Nam Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh năm 2009. Những kết quả đạt được trong năm qua sẽ là tiền đề 17
  • 18. quan trọng để chi nhánh tiếp tục đà phát triển trong những năm tới. Với sự chỉ đạo, giúp đỡ của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội quyết tâm khắc phục khó khăn, khai thác thuận lợi để hoàn thành xuất sắc trọng tâm nhiệm vụ kinh doanh năm 2010, khẳng định và phát huy vị thế của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội trên địa bàn Thủ đô. Nơi nhận: - Ban KHPT, QLCN – BIDV H.O - Ban Giám đốc - Lưu VT, KHTH GIÁM ĐỐC ( Đã ký) Vũ Văn Dự 18