SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
BIẾN CHỨNG CỦA NẰM BẤT ĐỘNG:
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ.
TS. BS. TRẦN ĐỨC SĨ
MỤC TIÊU:
• Cho BN TBMMN xuất viện về nhà: chuẩn bị, những lưu ý
sau khi bn xuất viện;
• Liệt kê những biến chứng nội khoa chính của tư thế nằm
bất động;
• Biện luận thái độ xử trí và lên chương trình theo dõi, chăm
sóc lâu dài;
• Tóm lược các chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân liệt
giường tại nhà;
• Giải thích, hướng dẫn cho thân nhân bệnh nhân tư thế nằm
đúng để tránh biến chứng cho bệnh nhân liệt ½ người, liệt
toàn thân;
• Chẩn đoán nghi ngờ một trường hợp thuyên tắc phổi, tìm
các yếu tố thuận lợi, chẩn đoán phân biệt;
Tổng quan:
• Chuyển động và tư thế đứng: tư thế sinh lý bình
thường (chuyển động tự phát trong lúc ngủ).
• Những biến chứng của tư thế nằm bất động rất
thường gặp và có thể dẫn đến những hậu quả
nghiêm trọng.
• Biểu hiện của các biến chứng rất đa dạng và có
thể không đặc hiệu.
• Biến chứng ảnh hưởng nhiều cơ quan, bị cùng lúc
hoặc có thể diễn tiến xâu chuỗi lẫn nhau
Tổng quan:
• Tiên lượng: tùy thuộc nhiều vào độ nặng của
bệnh lý nền và tình trạng dinh dưỡng
• Tần suất loét nằm:
– 5-8% các trường hợp nằm tại giường thời gian vừa
phải,
– 10% nếu nằm kéo dài.
• Tỉ lệ thuyên tắc phổi trong môi trường bệnh
viện: 15-20%.
Nguyên nhân
• Bệnh lý nội khoa cấp tính
• Sau té ngã;
• Chấn thương;
• Giai đoạn hậu phẩu;
• Bệnh lý thần kinh;
• Tâm thần;
• Do chăm sóc y tế, ...
Phòng ngừa:
• Thăm khám bệnh nhân mỗi ngày.
• Tránh tối đa việc cố định bệnh nhân :
– không hạn chế vận động bệnh nhân,
– giới hạn các chỉ định truyền dịch.
• Tích cực, chân thành chăm sóc cho BN.
Chăm sóc chung cho bệnh nhân:
• Điều trị nguyên nhân gây nằm tại giường, các
yếu tố nguy cơ
• Chăm sóc điều dưỡng,
• Bù nước,
• Bổ sung dinh dưỡng,
• Điều trị căn nguyên,
• Điều chỉnh lại các điều trị thuốc theo chức
năng thận
Chăm sóc điều dưỡng:
• Chăm sóc vệ sinh
• Hạn chế áp lực trên các vùng da
• Không xoa bóp, không chườm lạnh
• Cho ngồi xe lăn mỗi ngày
• Tập cho bệnh nhân đi vệ sinh đều đặn
• Không nên chỉ định bệnh nhân nằm cố định tại
giường một cách thường quy.
• Tư thế nằm kê cao chân
Bù nước:
• Ưu tiên dùng đường uống,
• Hạn chế thời gian truyền dịch
Dinh dưỡng:
• Theo dõi tình trạng dinh dưỡng,
• Theo dõi khả năng tiêu hóa,
• Chế biến thức ăn phù,
• Thức ăn giàu chất xơ,
• Hỗ trợ khi ăn nếu cần,
• Có thể cần thực phẩmbổ sung
• Bổ sung vitamine D và Calcium,
• Trong trường hợp nuôi ăn bằng thông dạ dày:
phòng tránh nguy cơ hít sặc.
Chỉnh liều thuốc theo chức năng thận:
• Tính độ thanh thải Creatinine để điều chỉnh
liều nếu cần trước khi kê toa bất cứ thuốc gì.
Thuyên tắc phổi
• Nguy cơ tăng lên trong trường hợp:
– mất nước,
– viêm,
– bệnh lý tân sinh,
– phẩu thuật,
– liệt vận động,
– suy tim,
– suy hô hấp
– và tiền sử huyết khối TM trước đó.
Thuyên tắc phổi
• Chẩn đoán:
– Định lượng D-dimer
– Siêu âm Doppler TM
– Xạ hình phổi
– CT mạch máu phổi
Phòng ngừa
• Mang vớ chân y khoa,
• Heparine trọng lượng phân tử thấp
Điều trị
• Chống đông bằng Heparine cổ điển hoặc
Heparine trọng lượng phân tử thấp.
• Thay thế sau đó bằng thuốc chống Vitamine K
Phòng ngừa loét giường:
• Xác định các yếu tố nguy cơ loét giường.
• Giảm áp lực: tránh tì đè kéo dài
• Sử dụng các hỗ trợ phù hợp
• Quan sát thường xuyên tình trạng da bệnh nhân.
• Giữ vệ sinh và tránh sự cọ xát vùng da tì đè.
• Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
• Khuyến khích sự hợp tác của bệnh nhân và thân
nhân bệnh nhân.
Loét giường
ĐH Nam Lyon
Các vị trí tì đè
Các vị trí tì đè
Bệnh nhân TBMMN trở về nhà
TS. BS. TRẦN ĐỨC SĨ
Quyết định cho ra viện phải dựa trên:
• Ý kiến của thân nhân và bệnh nhân.
• Tính ổn định của bệnh và của tổng trạng bệnh
nhân.
• Khả năng kiểm soát tiêu tiểu.
• Tình trạng thương tật, yếu liệt, khả năng cử
động, di chuyển của bn
• Các chức năng thần kinh cao cấp, nhận thức
không-thời gian, chứng mất dùng, …
• Tình trạng bệnh lý kết hợp (suy tim, trầm cảm,
sa sút trí tuệ, …)
Trước khi cho BN xuất viện
• Cho biết rỏ chẩn đoán cũng như dự hậu, tiến
triển của bệnh.
• Xem xét nguyện vọng của bệnh nhân, tình
trạng gia đình, xã hội của bn.
• Thông tin cho bệnh nhân về các quyền lợi và
hỗ trợ xã hội mà họ có quyền hưởng.
• Đảm bảo bn sẽ tiếp tục nhận được điều trị
ban đầu và các điều trị duy trì
• Lên lịch các chăm sóc hỗ trợ, điều trị, tái khám
• Thông báo chi tiết cho BSGĐ của bệnh nhân.
Khi bn về nhà,
• cần người giúp đỡ về mặt thể chất và tinh
thần.
• phải có khả năng tiếp cận chăm sóc y tế.
• Nhà ở phải an toàn, thuận tiện chuyển bệnh.
• Có những hỗ trợ kỹ thuật cần thiết bao gồm
cả dọn dẹp, vệ sinh trong nhà.
Sau khi về nhà
• Hỗ trợ VLTL, tâm lý, xã hội
• Tái khám định kỳ tại BSGĐ.
• Tái khám thần kinh theo lịch: 3 tháng, 1 năm.
• Tái khám chuyên khoa VLTL-phục hồi chức
năng: 6 tháng, 1 năm, sau đó mỗi 2 năm.
• Lên kế hoạch tiếp tục theo dõi và trao đổi
thông tin (giữa BS CK và BSGĐ, v.v…)
Sau khi về nhà
• Việc ngưng một số hoạt động điều trị phải
được dự trù trước
• Dự trù những điều trị duy trì kéo dài
• Lưu tâm đến sự năng động trong sinh
• Lưu tâm tới các vấn đề xã hội khác
• Phát hiện các suy giảm chức năng ở bn
• sự suy nhược, trầm cảm ở người chăm sóc
Sử dụng gối để ổn định vị trí tay liệt, tránh trật
khớp, căng cơ, mỏi cơ, loét da
Sử dụng gối để ổn định vị trí tay liệt, tránh trật
khớp, căng cơ, mỏi cơ, loét da
Sử dụng gối để ổn định vị trí tay liệt, tránh trật
khớp, căng cơ, mỏi cơ, loét da
Điều chỉnh lưng ghế xe lăn, tránh khòm lưng
hoặc lệch cột sống, khiển vai

More Related Content

What's hot

Kham tre-lanh benh-cach-lam-benh-an_2016
Kham tre-lanh benh-cach-lam-benh-an_2016Kham tre-lanh benh-cach-lam-benh-an_2016
Kham tre-lanh benh-cach-lam-benh-an_2016Thanh Liem Vo
 
TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔITÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔISoM
 
Benh an dien tu trong y hoc ngoai tru
Benh an dien tu trong y hoc ngoai truBenh an dien tu trong y hoc ngoai tru
Benh an dien tu trong y hoc ngoai truThanh Liem Vo
 
CHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOA
CHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOACHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOA
CHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOASoM
 
Bệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnhBệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnhNhan Tam
 
Tieu duong
Tieu duongTieu duong
Tieu duongebookedu
 
thuoc khang vitamin K
thuoc khang vitamin Kthuoc khang vitamin K
thuoc khang vitamin KThanh Liem Vo
 
420 tiep can run ban moi
420 tiep can run ban moi420 tiep can run ban moi
420 tiep can run ban moiThanh Liem Vo
 
CÁCH LÀM BỆNH ÁN NHI KHOA
CÁCH LÀM BỆNH ÁN NHI KHOACÁCH LÀM BỆNH ÁN NHI KHOA
CÁCH LÀM BỆNH ÁN NHI KHOASoM
 
Trẻ thường bệnh
Trẻ thường bệnhTrẻ thường bệnh
Trẻ thường bệnhSauDaiHocYHGD
 
Đánh giá điều trị đau
Đánh giá điều trị đauĐánh giá điều trị đau
Đánh giá điều trị đauThanh Liem Vo
 
Tiếp cận trẻ khóc 2018
Tiếp cận trẻ khóc 2018Tiếp cận trẻ khóc 2018
Tiếp cận trẻ khóc 2018Thanh Liem Vo
 
Mẫu bệnh án nhi khoa
Mẫu bệnh án nhi khoaMẫu bệnh án nhi khoa
Mẫu bệnh án nhi khoaMartin Dr
 
Đau bụng cấp ở trẻ em
Đau bụng cấp ở trẻ emĐau bụng cấp ở trẻ em
Đau bụng cấp ở trẻ emThanh Liem Vo
 
Bệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năngBệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năngDr NgocSâm
 
Bệnh án hô hấp
Bệnh án hô hấpBệnh án hô hấp
Bệnh án hô hấpSoM
 
CẬP NHẬT TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)
CẬP NHẬT TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)CẬP NHẬT TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)
CẬP NHẬT TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)SoM
 

What's hot (20)

Kham tre-lanh benh-cach-lam-benh-an_2016
Kham tre-lanh benh-cach-lam-benh-an_2016Kham tre-lanh benh-cach-lam-benh-an_2016
Kham tre-lanh benh-cach-lam-benh-an_2016
 
Sốt ở trẻ em
Sốt ở trẻ emSốt ở trẻ em
Sốt ở trẻ em
 
Động kinh
Động kinhĐộng kinh
Động kinh
 
TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔITÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
 
Benh an dien tu trong y hoc ngoai tru
Benh an dien tu trong y hoc ngoai truBenh an dien tu trong y hoc ngoai tru
Benh an dien tu trong y hoc ngoai tru
 
CHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOA
CHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOACHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOA
CHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOA
 
Bệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnhBệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnh
 
Tieu duong
Tieu duongTieu duong
Tieu duong
 
thuoc khang vitamin K
thuoc khang vitamin Kthuoc khang vitamin K
thuoc khang vitamin K
 
420 tiep can run ban moi
420 tiep can run ban moi420 tiep can run ban moi
420 tiep can run ban moi
 
CÁCH LÀM BỆNH ÁN NHI KHOA
CÁCH LÀM BỆNH ÁN NHI KHOACÁCH LÀM BỆNH ÁN NHI KHOA
CÁCH LÀM BỆNH ÁN NHI KHOA
 
Trẻ thường bệnh
Trẻ thường bệnhTrẻ thường bệnh
Trẻ thường bệnh
 
1. phu chan
1. phu chan1. phu chan
1. phu chan
 
Đánh giá điều trị đau
Đánh giá điều trị đauĐánh giá điều trị đau
Đánh giá điều trị đau
 
Tiếp cận trẻ khóc 2018
Tiếp cận trẻ khóc 2018Tiếp cận trẻ khóc 2018
Tiếp cận trẻ khóc 2018
 
Mẫu bệnh án nhi khoa
Mẫu bệnh án nhi khoaMẫu bệnh án nhi khoa
Mẫu bệnh án nhi khoa
 
Đau bụng cấp ở trẻ em
Đau bụng cấp ở trẻ emĐau bụng cấp ở trẻ em
Đau bụng cấp ở trẻ em
 
Bệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năngBệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năng
 
Bệnh án hô hấp
Bệnh án hô hấpBệnh án hô hấp
Bệnh án hô hấp
 
CẬP NHẬT TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)
CẬP NHẬT TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)CẬP NHẬT TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)
CẬP NHẬT TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)
 

Viewers also liked

Xét nghiệm đông máu - theo dõi trong lâm sàng sử dụng kháng đông
Xét nghiệm đông máu - theo dõi trong lâm sàng sử dụng kháng đôngXét nghiệm đông máu - theo dõi trong lâm sàng sử dụng kháng đông
Xét nghiệm đông máu - theo dõi trong lâm sàng sử dụng kháng đôngSauDaiHocYHGD
 
Tiếp cận chẩn đoán bướu giáp nhân
Tiếp cận chẩn đoán bướu giáp nhânTiếp cận chẩn đoán bướu giáp nhân
Tiếp cận chẩn đoán bướu giáp nhânThanh Liem Vo
 
Chẩn đoán điều trị thừa cân béo phì
Chẩn đoán điều trị thừa cân béo phìChẩn đoán điều trị thừa cân béo phì
Chẩn đoán điều trị thừa cân béo phìSauDaiHocYHGD
 
Chan doan va dieu tri suy tim man
Chan doan va dieu tri suy tim manChan doan va dieu tri suy tim man
Chan doan va dieu tri suy tim manThanh Liem Vo
 
Điều trị insulin ở người bị đái tháo đường
Điều trị insulin ở người bị đái tháo đườngĐiều trị insulin ở người bị đái tháo đường
Điều trị insulin ở người bị đái tháo đườngThanh Liem Vo
 

Viewers also liked (6)

Nguoi gia te nga 2015
Nguoi gia te nga 2015Nguoi gia te nga 2015
Nguoi gia te nga 2015
 
Xét nghiệm đông máu - theo dõi trong lâm sàng sử dụng kháng đông
Xét nghiệm đông máu - theo dõi trong lâm sàng sử dụng kháng đôngXét nghiệm đông máu - theo dõi trong lâm sàng sử dụng kháng đông
Xét nghiệm đông máu - theo dõi trong lâm sàng sử dụng kháng đông
 
Tiếp cận chẩn đoán bướu giáp nhân
Tiếp cận chẩn đoán bướu giáp nhânTiếp cận chẩn đoán bướu giáp nhân
Tiếp cận chẩn đoán bướu giáp nhân
 
Chẩn đoán điều trị thừa cân béo phì
Chẩn đoán điều trị thừa cân béo phìChẩn đoán điều trị thừa cân béo phì
Chẩn đoán điều trị thừa cân béo phì
 
Chan doan va dieu tri suy tim man
Chan doan va dieu tri suy tim manChan doan va dieu tri suy tim man
Chan doan va dieu tri suy tim man
 
Điều trị insulin ở người bị đái tháo đường
Điều trị insulin ở người bị đái tháo đườngĐiều trị insulin ở người bị đái tháo đường
Điều trị insulin ở người bị đái tháo đường
 

Similar to Bn liet giuong 2015

Ct tuy song san soc khoa
Ct tuy song san soc khoaCt tuy song san soc khoa
Ct tuy song san soc khoaTran Quang
 
Chăm sóc bn sau mổ tổ 8
Chăm sóc bn sau mổ tổ 8Chăm sóc bn sau mổ tổ 8
Chăm sóc bn sau mổ tổ 8Định Ngô
 
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔCHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔSoM
 
De an yhgd
De an yhgdDe an yhgd
De an yhgdducsi
 
địNh hướng công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
địNh hướng công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổiđịNh hướng công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
địNh hướng công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổijackjohn45
 
Bai giang pp yersin 1
Bai giang pp yersin 1Bai giang pp yersin 1
Bai giang pp yersin 1Flower Phan
 
Master Slide 03.06.pdf
Master Slide 03.06.pdfMaster Slide 03.06.pdf
Master Slide 03.06.pdfAnhHungCao
 
Tieu duong
Tieu duongTieu duong
Tieu duongebookedu
 
BỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾTBỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾTSoM
 
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinhCham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinhHoa Vi Tran
 
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinhCham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinhHoa Vi Tran
 
Thăm Khám Tiền Mê - Chuẩn Bị Bệnh Nhân Trước Mổ.pdf
Thăm Khám Tiền Mê - Chuẩn Bị Bệnh Nhân Trước Mổ.pdfThăm Khám Tiền Mê - Chuẩn Bị Bệnh Nhân Trước Mổ.pdf
Thăm Khám Tiền Mê - Chuẩn Bị Bệnh Nhân Trước Mổ.pdfNuioKila
 
Gây mê trong phẫu thuật nội soi điều trị ung thư thực quản
Gây mê trong phẫu thuật nội soi điều trị ung thư thực quảnGây mê trong phẫu thuật nội soi điều trị ung thư thực quản
Gây mê trong phẫu thuật nội soi điều trị ung thư thực quảnNguyenMinhL
 
chamsocbenhnhanxuathuyetnao.ppt
chamsocbenhnhanxuathuyetnao.pptchamsocbenhnhanxuathuyetnao.ppt
chamsocbenhnhanxuathuyetnao.pptNguynTnKhoaKhoa
 
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh p4
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia   dinh p4Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia   dinh p4
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh p4minhphuongpnt07
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐI LẠI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CƠ LỰC CHI DƯ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐI LẠI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CƠ LỰC CHI DƯ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐI LẠI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CƠ LỰC CHI DƯ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐI LẠI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CƠ LỰC CHI DƯ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG KHÁNG VITAMIN K Ở BỆNH NHÂ...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG KHÁNG VITAMIN K Ở BỆNH NHÂ...ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG KHÁNG VITAMIN K Ở BỆNH NHÂ...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG KHÁNG VITAMIN K Ở BỆNH NHÂ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊ
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊCHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊ
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊSoM
 
Tiếp cận người bệnh hậu COVID 19.pptx
Tiếp cận người bệnh hậu COVID 19.pptxTiếp cận người bệnh hậu COVID 19.pptx
Tiếp cận người bệnh hậu COVID 19.pptxbachmai hospital
 

Similar to Bn liet giuong 2015 (20)

Ct tuy song san soc khoa
Ct tuy song san soc khoaCt tuy song san soc khoa
Ct tuy song san soc khoa
 
Chăm sóc bn sau mổ tổ 8
Chăm sóc bn sau mổ tổ 8Chăm sóc bn sau mổ tổ 8
Chăm sóc bn sau mổ tổ 8
 
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔCHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ
 
De an yhgd
De an yhgdDe an yhgd
De an yhgd
 
địNh hướng công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
địNh hướng công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổiđịNh hướng công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
địNh hướng công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
 
Bai giang pp yersin 1
Bai giang pp yersin 1Bai giang pp yersin 1
Bai giang pp yersin 1
 
Ssdb bn ttts
Ssdb bn tttsSsdb bn ttts
Ssdb bn ttts
 
Master Slide 03.06.pdf
Master Slide 03.06.pdfMaster Slide 03.06.pdf
Master Slide 03.06.pdf
 
Tieu duong
Tieu duongTieu duong
Tieu duong
 
BỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾTBỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾT
 
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinhCham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh
 
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinhCham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh
 
Thăm Khám Tiền Mê - Chuẩn Bị Bệnh Nhân Trước Mổ.pdf
Thăm Khám Tiền Mê - Chuẩn Bị Bệnh Nhân Trước Mổ.pdfThăm Khám Tiền Mê - Chuẩn Bị Bệnh Nhân Trước Mổ.pdf
Thăm Khám Tiền Mê - Chuẩn Bị Bệnh Nhân Trước Mổ.pdf
 
Gây mê trong phẫu thuật nội soi điều trị ung thư thực quản
Gây mê trong phẫu thuật nội soi điều trị ung thư thực quảnGây mê trong phẫu thuật nội soi điều trị ung thư thực quản
Gây mê trong phẫu thuật nội soi điều trị ung thư thực quản
 
chamsocbenhnhanxuathuyetnao.ppt
chamsocbenhnhanxuathuyetnao.pptchamsocbenhnhanxuathuyetnao.ppt
chamsocbenhnhanxuathuyetnao.ppt
 
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh p4
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia   dinh p4Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia   dinh p4
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh p4
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐI LẠI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CƠ LỰC CHI DƯ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐI LẠI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CƠ LỰC CHI DƯ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐI LẠI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CƠ LỰC CHI DƯ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐI LẠI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CƠ LỰC CHI DƯ...
 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG KHÁNG VITAMIN K Ở BỆNH NHÂ...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG KHÁNG VITAMIN K Ở BỆNH NHÂ...ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG KHÁNG VITAMIN K Ở BỆNH NHÂ...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG KHÁNG VITAMIN K Ở BỆNH NHÂ...
 
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊ
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊCHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊ
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊ
 
Tiếp cận người bệnh hậu COVID 19.pptx
Tiếp cận người bệnh hậu COVID 19.pptxTiếp cận người bệnh hậu COVID 19.pptx
Tiếp cận người bệnh hậu COVID 19.pptx
 

More from minhphuongpnt07 (20)

Gia đình (family)
Gia đình (family)Gia đình (family)
Gia đình (family)
 
Bệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dau
Bệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dauBệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dau
Bệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dau
 
Thuy dau zona mp
Thuy dau zona mpThuy dau zona mp
Thuy dau zona mp
 
33. tiep can bgn
33. tiep can bgn33. tiep can bgn
33. tiep can bgn
 
22. bang bung
22. bang bung22. bang bung
22. bang bung
 
Dau hong
Dau hongDau hong
Dau hong
 
Dau nguc
Dau ngucDau nguc
Dau nguc
 
G out
G outG out
G out
 
Gout (MOI)
Gout (MOI)Gout (MOI)
Gout (MOI)
 
7. cham soc suc khoe. online
7. cham soc suc khoe. online7. cham soc suc khoe. online
7. cham soc suc khoe. online
 
Dau man tinh ds
Dau man tinh   dsDau man tinh   ds
Dau man tinh ds
 
Kho tieu.bai giang
Kho tieu.bai giangKho tieu.bai giang
Kho tieu.bai giang
 
Cham soc tre
Cham soc treCham soc tre
Cham soc tre
 
Tuoi vi thành niên
Tuoi vi thành niênTuoi vi thành niên
Tuoi vi thành niên
 
Tay chan mieng
Tay chan miengTay chan mieng
Tay chan mieng
 
Bài giảng tu van vdsk online 2015
Bài giảng tu van vdsk online 2015Bài giảng tu van vdsk online 2015
Bài giảng tu van vdsk online 2015
 
Ho so ct 3 th+íng
Ho so ct 3 th+íngHo so ct 3 th+íng
Ho so ct 3 th+íng
 
Bài giảng tu van vdsk online 2015
Bài giảng tu van vdsk online 2015Bài giảng tu van vdsk online 2015
Bài giảng tu van vdsk online 2015
 
Gout
GoutGout
Gout
 
đAu ngực
đAu ngựcđAu ngực
đAu ngực
 

Bn liet giuong 2015

  • 1. BIẾN CHỨNG CỦA NẰM BẤT ĐỘNG: PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ. TS. BS. TRẦN ĐỨC SĨ
  • 2. MỤC TIÊU: • Cho BN TBMMN xuất viện về nhà: chuẩn bị, những lưu ý sau khi bn xuất viện; • Liệt kê những biến chứng nội khoa chính của tư thế nằm bất động; • Biện luận thái độ xử trí và lên chương trình theo dõi, chăm sóc lâu dài; • Tóm lược các chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân liệt giường tại nhà; • Giải thích, hướng dẫn cho thân nhân bệnh nhân tư thế nằm đúng để tránh biến chứng cho bệnh nhân liệt ½ người, liệt toàn thân; • Chẩn đoán nghi ngờ một trường hợp thuyên tắc phổi, tìm các yếu tố thuận lợi, chẩn đoán phân biệt;
  • 3. Tổng quan: • Chuyển động và tư thế đứng: tư thế sinh lý bình thường (chuyển động tự phát trong lúc ngủ). • Những biến chứng của tư thế nằm bất động rất thường gặp và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. • Biểu hiện của các biến chứng rất đa dạng và có thể không đặc hiệu. • Biến chứng ảnh hưởng nhiều cơ quan, bị cùng lúc hoặc có thể diễn tiến xâu chuỗi lẫn nhau
  • 4. Tổng quan: • Tiên lượng: tùy thuộc nhiều vào độ nặng của bệnh lý nền và tình trạng dinh dưỡng • Tần suất loét nằm: – 5-8% các trường hợp nằm tại giường thời gian vừa phải, – 10% nếu nằm kéo dài. • Tỉ lệ thuyên tắc phổi trong môi trường bệnh viện: 15-20%.
  • 5. Nguyên nhân • Bệnh lý nội khoa cấp tính • Sau té ngã; • Chấn thương; • Giai đoạn hậu phẩu; • Bệnh lý thần kinh; • Tâm thần; • Do chăm sóc y tế, ...
  • 6. Phòng ngừa: • Thăm khám bệnh nhân mỗi ngày. • Tránh tối đa việc cố định bệnh nhân : – không hạn chế vận động bệnh nhân, – giới hạn các chỉ định truyền dịch. • Tích cực, chân thành chăm sóc cho BN.
  • 7. Chăm sóc chung cho bệnh nhân: • Điều trị nguyên nhân gây nằm tại giường, các yếu tố nguy cơ • Chăm sóc điều dưỡng, • Bù nước, • Bổ sung dinh dưỡng, • Điều trị căn nguyên, • Điều chỉnh lại các điều trị thuốc theo chức năng thận
  • 8. Chăm sóc điều dưỡng: • Chăm sóc vệ sinh • Hạn chế áp lực trên các vùng da • Không xoa bóp, không chườm lạnh • Cho ngồi xe lăn mỗi ngày • Tập cho bệnh nhân đi vệ sinh đều đặn • Không nên chỉ định bệnh nhân nằm cố định tại giường một cách thường quy. • Tư thế nằm kê cao chân
  • 9. Bù nước: • Ưu tiên dùng đường uống, • Hạn chế thời gian truyền dịch
  • 10. Dinh dưỡng: • Theo dõi tình trạng dinh dưỡng, • Theo dõi khả năng tiêu hóa, • Chế biến thức ăn phù, • Thức ăn giàu chất xơ, • Hỗ trợ khi ăn nếu cần, • Có thể cần thực phẩmbổ sung • Bổ sung vitamine D và Calcium, • Trong trường hợp nuôi ăn bằng thông dạ dày: phòng tránh nguy cơ hít sặc.
  • 11. Chỉnh liều thuốc theo chức năng thận: • Tính độ thanh thải Creatinine để điều chỉnh liều nếu cần trước khi kê toa bất cứ thuốc gì.
  • 12. Thuyên tắc phổi • Nguy cơ tăng lên trong trường hợp: – mất nước, – viêm, – bệnh lý tân sinh, – phẩu thuật, – liệt vận động, – suy tim, – suy hô hấp – và tiền sử huyết khối TM trước đó.
  • 13. Thuyên tắc phổi • Chẩn đoán: – Định lượng D-dimer – Siêu âm Doppler TM – Xạ hình phổi – CT mạch máu phổi
  • 14. Phòng ngừa • Mang vớ chân y khoa, • Heparine trọng lượng phân tử thấp Điều trị • Chống đông bằng Heparine cổ điển hoặc Heparine trọng lượng phân tử thấp. • Thay thế sau đó bằng thuốc chống Vitamine K
  • 15. Phòng ngừa loét giường: • Xác định các yếu tố nguy cơ loét giường. • Giảm áp lực: tránh tì đè kéo dài • Sử dụng các hỗ trợ phù hợp • Quan sát thường xuyên tình trạng da bệnh nhân. • Giữ vệ sinh và tránh sự cọ xát vùng da tì đè. • Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. • Khuyến khích sự hợp tác của bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân.
  • 17. Các vị trí tì đè
  • 18. Các vị trí tì đè
  • 19. Bệnh nhân TBMMN trở về nhà TS. BS. TRẦN ĐỨC SĨ
  • 20. Quyết định cho ra viện phải dựa trên: • Ý kiến của thân nhân và bệnh nhân. • Tính ổn định của bệnh và của tổng trạng bệnh nhân. • Khả năng kiểm soát tiêu tiểu. • Tình trạng thương tật, yếu liệt, khả năng cử động, di chuyển của bn • Các chức năng thần kinh cao cấp, nhận thức không-thời gian, chứng mất dùng, … • Tình trạng bệnh lý kết hợp (suy tim, trầm cảm, sa sút trí tuệ, …)
  • 21. Trước khi cho BN xuất viện • Cho biết rỏ chẩn đoán cũng như dự hậu, tiến triển của bệnh. • Xem xét nguyện vọng của bệnh nhân, tình trạng gia đình, xã hội của bn. • Thông tin cho bệnh nhân về các quyền lợi và hỗ trợ xã hội mà họ có quyền hưởng. • Đảm bảo bn sẽ tiếp tục nhận được điều trị ban đầu và các điều trị duy trì • Lên lịch các chăm sóc hỗ trợ, điều trị, tái khám • Thông báo chi tiết cho BSGĐ của bệnh nhân.
  • 22. Khi bn về nhà, • cần người giúp đỡ về mặt thể chất và tinh thần. • phải có khả năng tiếp cận chăm sóc y tế. • Nhà ở phải an toàn, thuận tiện chuyển bệnh. • Có những hỗ trợ kỹ thuật cần thiết bao gồm cả dọn dẹp, vệ sinh trong nhà.
  • 23. Sau khi về nhà • Hỗ trợ VLTL, tâm lý, xã hội • Tái khám định kỳ tại BSGĐ. • Tái khám thần kinh theo lịch: 3 tháng, 1 năm. • Tái khám chuyên khoa VLTL-phục hồi chức năng: 6 tháng, 1 năm, sau đó mỗi 2 năm. • Lên kế hoạch tiếp tục theo dõi và trao đổi thông tin (giữa BS CK và BSGĐ, v.v…)
  • 24. Sau khi về nhà • Việc ngưng một số hoạt động điều trị phải được dự trù trước • Dự trù những điều trị duy trì kéo dài • Lưu tâm đến sự năng động trong sinh • Lưu tâm tới các vấn đề xã hội khác • Phát hiện các suy giảm chức năng ở bn • sự suy nhược, trầm cảm ở người chăm sóc
  • 25. Sử dụng gối để ổn định vị trí tay liệt, tránh trật khớp, căng cơ, mỏi cơ, loét da
  • 26. Sử dụng gối để ổn định vị trí tay liệt, tránh trật khớp, căng cơ, mỏi cơ, loét da
  • 27. Sử dụng gối để ổn định vị trí tay liệt, tránh trật khớp, căng cơ, mỏi cơ, loét da
  • 28. Điều chỉnh lưng ghế xe lăn, tránh khòm lưng hoặc lệch cột sống, khiển vai

Editor's Notes

  1. Chuyển động và tư thế đứng: tư thế sinh lý bình thường (chuyển động tự phát trong lúc ngủ). Những biến chứng của tư thế nằm bất động rất thường gặp và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Biểu hiện của các biến chứng rất đa dạng và có thể không đặc hiệu. Biến chứng ảnh hưởng nhiều cơ quan, bị cùng lúc hoặc có thể diễn tiến xâu chuỗi lẫn nhau hoặc tự nặng dần lên: những biến chứng của tư thế nằm bất động lại làm kéo dài thời gian nằm bất động của bệnh nhân.
  2. Rất khó xác định tiên lượng: tùy thuộc nhiều vào độ nặng của bệnh lý nền và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Một số thông số quan trọng: tần suất loét nằm: 5-8% các trường hợp nằm tại giường thời gian vừa phải, 10% nếu nằm kéo dài. Tỉ lệ thuyên tắc phổi trong môi trường bệnh viện: 15-20%.
  3. Luôn luôn phải xác định nguyên nhân gây nằm liệt giường. Có nhiều nguyên nhân nằm liệt giường : Bệnh lý nội khoa cấp tính (các đợt nhiễm trùng, suy hô hấp tuần hoàn); Chấn thương hoặc giai đoạn hậu phẩu; Sau té ngã; Bệnh lý thần kinh (hội chứng Parkinson, tai biến mạch máu não, bệnh lý tủy sống); Tâm thần (trầm cảm nặng, tâm thần phân liệt); Do chăm sóc y tế (giữ tại giường trong các đợt sa sút trí tuệ, các trường hợp truyền tĩnh mạch kéo dài).
  4.   Phòng ngừa: Các biến chứng này có thể được phòng ngừa và điều trị vào từng giai đoạn. Cần phải thăm khám bệnh nhân nằm liệt giường mỗi ngày. Tránh tối đa việc cố định bệnh nhân tại giường: không hạn chế vận động bệnh nhân, giới hạn các chỉ định truyền dịch. Các nhân viên y tế và tất cả những người xung quanh đều phải có thái độ tích cực, chân thành tham gia chăm sóc cho bệnh nhân.
  5. Chăm sóc chung cho bệnh nhân: Cần kiểm tra một cách hệ thống: các điều trị có thể là nguyên nhân gây nằm tại giường, các yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh hoặc thay đổi được, đặc biệt là đau, các chống chỉ định bệnh nhân cử động (huyết động học không ổn định, thuyên tắc phổi cấp tính, gãy xương mất vững) Khám lâm sàng đều đặn một cách có hệ thống.. Cần thực hiện mỗi ngày: Chăm sóc điều dưỡng, Bù nước, Bổ sung dinh dưỡng, Điều trị căn nguyên, Điều chỉnh lại các điều trị thuốc theo chức năng thận.
  6. Chăm sóc điều dưỡng: Chăm sóc vệ sinh: tránh hăm da. Hạn chế áp lực trên các vùng da chịu lực: thay đổi tư thế nằm mỗi 2-3 giờ, trang bị phù hợp: tấm trải nệm, đệm nước, đệm khí động, …) Không xoa bóp, không chườm lạnh lên các vùng da điểm tựa vì có thể làm giảm tưới máu cục bộ, Cho ngồi xe lăn mỗi ngày với thời lượng ngày càng tăng, Tập cho bệnh nhân đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày, nên sử dụng bô hơn là dùng tã. Không nên chỉ định bệnh nhân nằm cố định tại giường một cách thường quy. Tư thế nằm kê cao chân (có lợi cho bệnh huyết khối tĩnh mạch và hạ huyết áp tư thế)
  7. Ưu tiên dùng đường uống, nếu không được có thể dùng đường dưới da, chỉ dùng dung dịch đường hoặc NaCl, chống chỉ định với K+ (nguy cơ gây loét tại chổ) lượng dịch truyền # 500 – 1000 ml, nếu lượng dịch cần truyền nhiều, dùng đường TM, nhưng hạn chế tối đa thời gian truyền.
  8. Theo dõi tình trạng dinh dưỡng trên lâm sàng và CLS (albumine), Theo dõi khả năng tiêu hóa, Chế biến thức ăn phù hợp với tình trạng răng miệng bệnh nhân, Thức ăn giàu chất xơ, Hỗ trợ khi ăn nếu cần, Có thể cần bổ sung thực phẩm giàu calo, thực phẩm giàu protein, Bổ sung vitamine D và Calcium,   Trong trường hợp nuôi ăn bằng thông dạ dày: nằm tư thế đầu cao 30-450 và truyền chậm để phòng tránh nguy cơ hít sặc.
  9. Chỉnh liều thuốc theo chức năng thận: Tính độ thanh thải Creatinine để điều chỉnh liều nếu cần trước khi kê toa bất cứ thuốc gì.
  10. Biến chứng tim mạch: Huyết khối TM: Thuyên tắc phổi là biến chứng nặng nề nhất Nguy cơ tăng lên trong trường hợp: mất nước, viêm, bệnh lý tân sinh, phẩu thuật, liệt vận động, suy tim, suy hô hấp và tiền sử huyết khối TM trước đó.
  11. Định lượng D-dimer Không có nhiều ý nghĩa trên bệnh nhân nằm liệt giường. Cho phép loại trừ chẩn đoán huyết khối TM trên bệnh nhân đi lại được. Thường dương tính trên người lớn tuổi, đặc biệt trong khi bị cố định tại giường thời gian dài, ngay cả khi không có bệnh lý huyết khối TM. Siêu âm Doppler TM Chuyên biệt, Độ nhạy trung bình. Xạ hình phổi Xạ hình phổi bình thường sẽ loại trừ chẩn đoán thuyên tắc phổi. Xạ hình phổi bất thường hướng đến chẩn đoán nghi ngờ thuyên tắc phổi. CT mạch máu phổi Cho phép chẩn đoán thuyên tắc phổi đến cả vị trí phân thùy, nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải ngưng thở trong quá trình chụp. Biến chứng: phản ứng quá mẫn với chất cản quang gốc Iode, suy thận cấp (nguy cơ tăng lên ở trường hợp mất nước, suy thận đã có sẵn, …), tăng gánh thể tích gây suy tim, thuốc cản quang bị thoát mạch gây loét (ở cấp độ TM hay loét da). Phòng ngừa suy thận cấp liên quan đến tiêm chất cản quan gốc Iode: hạn chế thể tích và số lần dùng cản quang, chờ tối thiểu 24 giờ giữa hai lần chụp liên tiếp, bù nước bằng đường TM trước (1 lít NaCL 0.9% trong vòng 12 giờ) và sau khi chụp hình (1 lít NaCL 0.9% trong vòng 12 giờ), vai trò của N-Acetyl-cysteine chưa được chứng minh (tăng Creatinine ít hơn, nhưng không thay đổi rỏ trên đánh giá lâm sàng),
  12. Phòng ngừa Mang vớ chân y khoa, Heparine trọng lượng phân tử thấp: Vd: Enoxaparine (Levonox) 40 mg, 1 mũi dưới da mỗi ngày; tùy theo yếu tố nguy cơ, bn không có suy thận trước đó (nếu có thì thay bằng Heparine), theo dõi huyết đồ (giảm TC do Heparine). Điều trị Chống đông bằng Heparine cổ điển hoặc Heparine trọng lượng phân tử thấp. Thay thế sau đó bằng thuốc chống Vitamine K (cân nhắc lợi/hại trước khi điều trị, đặc biệt khi bn có nguy cơ té cao.
  13. Phòng ngừa loét giường: Xác định các yếu tố nguy cơ loét giường. Giảm áp lực: tránh tì đè kéo dài (thay đổi tư thế bệnh nhân, cho ngồi xe lăn, để bệnh nhân ở tư thế ngồi, tập đi sớm nếu được). Sử dụng các hỗ trợ phù hợp theo từng bệnh nhân và gia đình. Quan sát thường xuyên tình trạng da bệnh nhân. Giữ vệ sinh và tránh sự cọ xát vùng da tì đè. Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Khuyến khích sự hợp tác của bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân.
  14. Quyết định cho ra viện phải dựa trên: Ý kiến của thân nhân và bệnh nhân. Tính ổn định của bệnh và của tổng trạng bệnh nhân. Khả năng kiểm soát tiêu tiểu. Tình trạng thương tật, yếu liệt, khả năng cử động, di chuyển của bn Các chức năng thần kinh cao cấp, nhận thức không-thời gian, chứng mất dùng, … Tình trạng bệnh lý kết hợp (suy tim, trầm cảm, sa sút trí tuệ, …)
  15. Trước khi cho BN xuất viện, nhân viên y tế cần phải: Cho bệnh nhân biết rỏ chẩn đoán cũng như dự hậu, tiến triển của bệnh. Xem xét nguyện vọng của bệnh nhân, tình trạng gia đình, xã hội của bn. Thông tin cho bệnh nhân về các quyền lợi và hỗ trợ xã hội mà họ có quyền hưởng. Đảm bảo bn sẽ tiếp tục nhận được điều trị ban đầu và các điều trị duy trì bao gồm cả các dự phòng cấp 2. Lên lịch các chăm sóc hỗ trợ, điều trị, tái khám Thông báo chi tiết cho BSGĐ của bệnh nhân và cho nhân viên y tế, nhân viên hỗ trợ xã hội có liên quan.
  16. Khi bn về nhà, cần phải có ít nhất một người giúp đỡ về mặt thể chất và tinh thần. Tại nhà bn phải có khả năng tiếp cận chăm sóc y tế. Nhà ở phải an toàn, thuận tiện việc chuyển bệnh. Có những hỗ trợ kỹ thuật cần thiết bao gồm cả dọn dẹp, vệ sinh trong nhà.
  17. Sau khi về nhà, bệnh nhân cần được: Hỗ trợ định kỳ đều đặn, thường xuyên từ nhân viên VLTL, nhân viên tâm lý, xã hội tùy theo tình trạng bn. Tái khám định kỳ tại BSGĐ. Tái khám thần kinh theo lịch: 3 tháng, 1 năm. Tái khám chuyên khoa VLTL-phục hồi chức năng: 6 tháng, 1 năm, sau đó mỗi 2 năm. Lên kế hoạch tiếp tục theo dõi và trao đổi thông tin (giữa BS CK và BSGĐ, v.v…)
  18. Việc ngưng một số hoạt động điều trị phải được dự trù trước, tránh cảm giác bỏ rơi bệnh nhân. Dự trù những điều trị duy trì kéo dài, bao gồm tìm, theo dõi các yếu tố nguy cơ tim mạch, tác dụng phụ của thuốc, những lời khuyên về chế độ ăn uống, vệ sinh,…) Lưu tâm đến sự năng động trong sinh hoạt cũng như vấn đề tình dục của bn (hỗ trợ tâm lý hay dùng thuốc, …) Lưu tâm tới các vấn đề xã hội khác: lái xe, việc làm, … Phát hiện các suy giảm chức năng, sa sút trí tuệ, trầm cảm ở bn hay sự suy nhược, trầm cảm ở người chăm sóc (thân nhân bn). BSGĐ sẽ lưu tâm đến các thành viên gia đình của bệnh nhân, người chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân : về mặt thể chất, tâm lý, xã hội.