SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
MỘT SỐ GIẢ THUYẾT VỀ SỰ NGẬP NGỪNG VÀ CÁC BIỂU HIỆN KHÔNG LỜI
TRONG THỰC HÀNH LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH
PETER ROBER
Nhà tâm lý lâm sàng, nhà trị liệu gia đình, đào tạo viên liệu pháp gia đình tại Bệnh viện Đại học
Leuven (Louvain), Vương quốc Bỉ.
Journal of Family Therapy (2002) 24: 187-204
Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN
Trưởng Chi hội Trăng Non, Hội KH Tâm lý – Giáo dục Tp.HCM
Khi thân chủ tìm đến với việc trị liệu, họ có những câu chuyện muốn kể. Trong quá trình đối
thoại trị liệu (therapeutic conversation), thân chủ thường xuyên thực hiện việc lựa chọn điều gì
họ muốn kể ra và điều gì họ muốn giữ lại không nói ra. Trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung
nói về “vùng giáp ranh” giữa những điều đã được nói và những điều chưa được nói, và đề xuất
ba giả thuyết về thái độ ngập ngừng khi nói của thân chủ trong các phiên trị liệu gia đình. Trong
các giả thuyết này, sự ngập ngừng được sử dụng như một ẩn dụ (metaphor) để mang đến những ý
nghĩa cho các phát biểu không lời của thân chủ, và việc này được thực hiện theo một cách thức
sao cho có một khoảng không gian được mở ra để đón nhận một cách trân trọng những câu
chuyện mà cho đến lúc đó vẫn chưa được kể. Thật hữu ích khi ta xem các phát biểu không lời
của thân chủ như là những thái độ ngập ngừng trước khi dấn thân vào cuộc đối thoại, và cũng sẽ
hữu ích khi sử dụng những phát biểu không lời này, theo cách suy nghĩ của Tom Andersen
(1995), như là điểm khởi đầu cho một cuộc đối thoại đầy trân trọng với gia đình về những lý do
chính đáng khiến họ không nói ra những chuyện như thế. Việc này không chỉ giúp tạo nên không
gian cho những câu chuyện đến lúc đó vẫn chưa được kể, mà còn giúp nhà trị liệu thiết lập nên
một mối quan hệ hợp tác có tính trị liệu với gia đình mà mình đang làm việc. Những ý tưởng này
sẽ được minh họa qua một số trường hợp lâm sàng.
PHẦN DẪN NHẬP
Khi thân chủ tìm đến việc trị liệu, họ có những câu chuyện muốn kể. Tuy nhiên, trong các cuộc
đối thoại trị liệu, cũng có những câu chuyện không được kể. Một số chuyện không được kể bởi
vì thân chủ thấy chúng không thích hợp với những mối bận tâm dẫn họ đến với việc trị liệu. Một
số chuyện khác có thể thích hợp nhưng họ lại thấy khó nói, chẳng hạn như khi thân chủ nhận
thấy bối cảnh đối thoại không an toàn để họ có thể kể câu chuyện ấy, đặc biệt là những câu
chuyện rất dễ gây tổn thương cho họ, những câu chuyện gây ra sự ngờ vực, tội lỗi, xấu hổ và đau
đớn. Rogers và cs. (1999) đã nhận ra rằng có rất nhiều chuyện không được nói đến ở nhiều mức
độ khác nhau: “Từ chuyện chưa được kể (đơn giản là vì chưa nói đến hoặc đã bị quên đi), cho
đến chuyện không thể kể ra (những chuyện khó nói đến nhưng lại có thể biểu lộ một cách có
hàm ý qua các thái độ như phủ nhận, xét duyệt lại, lãng tránh hoặc giữ im lặng), và thậm chí là
những chuyện không thể nhắc đến (những chuyện có thể khơi ra một sự nguy hiểm hoặc như một
điều cấm kỵ)” (tr.91-92). Griffith và Griffith (1994) cho rằng trong quá trình đối thoại, thân chủ
thường quyết định chuyện gì được kể và chuyện gì giữ lại trong im lặng: một sự bảo vệ thường
xuyên của thân chủ ngăn họ không bộc lộ những câu chuyện mà họ chỉ thấy an toàn khi chúng
được đặt trong những cuộc đối thoại bên trong có tính riêng tư” (Griffith và Griffith, 1994: 40).
Quá trình chọn lọc này biểu lộ ra bên ngoài khi thân chủ trở nên ngập ngừng trước khi nói. Một
thái độ ngập ngừng có thể được thể hiện không chỉ bằng một sự im lặng kéo dài mà còn có thể
bằng những dấu hiệu không lời từ thân chủ: một cái liếc mắt, một tiếng thở dài, một khoảng nghỉ
trong mạch văn đang nói, một sự chuyển dịch tư thế trên ghế ngồi, vân vân... Thường thì đây chỉ
là những dấu hiệu không lời lướt thoáng qua khiến nhà trị liệu nếu không chú tâm một cách đầy
đủ thì cũng có thể bỏ qua. Tuy nhiên, những khoảnh khắc ngập ngừng như thế là rất quan trọng,
bởi vì đó là lúc thân chủ lượng giá về bối cảnh đối thoại lúc đó có an toàn hay không đối vối tính
mẫn cảm của câu chuyện mà họ sắp kể ra.
Trong bài viết này, tôi sẽ nêu tầm quan trọng của việc thân chủ ngập ngừng trước khi nói và nhà
trị liệu có thể sử dụng sự ngập ngừng đó như một công cụ quan trọng giúp mở ra khoảng không
cho những câu chuyện chưa được kể. Tôi sẽ đề xuất ba giả thuyết mà tôi thấy hữu ích cho tôi khi
làm việc với các gia đình.
1. Thân chủ thể hiện sự ngập ngừng khi nói ra những câu chuyện chủ yếu thông qua những
cách thức không lời.
2. Thân chủ thường có những lý do chính đáng để ngập ngừng. Sự ngập ngừng của họ
thường cho thấy họ có những câu chuyện quan trọng chưa được nói.
3. Trong các phiên trị liệu gia đình, trẻ em thường là những người thể hiện những sự ngập
ngừng này bởi vì các em là những người dễ mẫn cảm nhất đối với những mối nguy có thể
có bên trong gia đình.
Mục đích của bài viết này là nhằm ghi nhận sự góp phần có tính xây dựng mà các giả thuyết này
có thể mang đế cho việc thực hành liệu pháp gia đình, đặc biệt trong việc tạo cơ hội giúp thiết
lập mối quan hệ hợp tác trị liệu với thân chủ và trong việc giúp mở ra khoảng không gian cho
những câu chuyện chưa được kể.
NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ VÀ NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI
Anderson và Goolischian (1988) cho rằng công việc của nhà trị liệu chính là lắng nghe những
câu chuyện của thân chủ và mở ra khoảng không gian cho những câu chuyện chưa được kể. Tuy
nhiên, mối liên hệ giữa chuyện đã được kể và chuyện chưa được kể không phải là điều đơn giản.
Ngược lại, đó là một mối liên hệ động năng (dynamic) và phức tạp khi mà điều được nói ra chỉ
có thể được hiểu trong bối cảnh của điều chưa được nói (Rogers và cs., 1999), và khi điều được
nói đồng thời vừa như được bộc lộ vừa như bị che đậy (Lakoff và Johnson, 1980; Billig, 1997).
Trong bài viết này, tôi muốn tập trung vào khu vực giáp ranh giữa điều đã được nói và điều chưa
được nói. Thật vậy, mặc dù lời nói của thân chủ có những lúc diễn ra rất hối hả trong khi đối
thoại, nhưng cũng vẫn có những lúc thân chủ ngưng lại, chọn lựa nói gì và không nói gì.
CA GIA ĐÌNH VANSTEEN
Tôi đã nói chuyện với một gia đình, trong đó Kurt, người cha, đã trải qua một cơn đau tim nặng
đe dọa tử vong trước đó vài tháng. Kể từ lúc đó, Kurt trở nên trông rất già nua và rất sợ phải
sống tiếp. Người mẹ, Nancy, kể cho tôi nghe về những thay đổi mà đợt bệnh ấy đã gây ra cho gia
đình bà. Bà cũng nêu ra những ảnh hưởng mà việc ấy đã gây ra cho Sid, đứa con trai duy nhất
của họ.
Rồi bà nói: “Tuần sau sẽ có thêm một cuộc kiểm tra sức khỏe cho Kurt”, vừa nói bà vừa liếc nhìn
sang chồng, rồi im lặng. Sự im lặng chỉ diễn ra trong khoảng một, hai giây, nhưng cũng đủ khiến
tôi nhận ra rằng Nancy ngập ngừng khi muốn nói tiếp câu chuyện của bà.
Điều đã diễn ra trên đây cho thấy một việc khá thường gặp đó là thân chủ thường ngừng nói khi
họ ngập ngừng trước khi nói tiếp. Tom Andersen (1995) cho rằng khi thân chủ ngập ngừng,
dường như họ đang chuyển đổi qua lại giữa sự “đối thoại bên ngoài” (outer conversation) và sự
“đối thoại bên trong” (inner conversation). Sự im lặng khi đó là biểu hiện của những phản ảnh
hoặc suy ngẫm bên trong (inner reflection) qua đó thân chủ tìm kiếm những cách thức tốt nhất để
thể hiện bản thân ra bên ngoài (Andersen, 1995). Cùng lúc đó, việc ngưng nói này cũng tạo nên
một khoảng không mà qua đó, bằng cách thực hiện cuộc đối thoại bên trong (Rober, 1999), thân
chủ sẽ quyết định điều gì được nói và điều gì cần giữ im lặng (ít nhất là cho đến lúc đó) (Griffith
và Griffith, 1994). Thân chủ tự hỏi với bản thân: “Mình sẽ nói điều này chứ, với nhà trị liệu này,
ngay lúc này, trong phiên trị liệu này?”. Với ý nghĩa đó, sự ngưng nói có thể được xem là thái độ
ngập ngừng khi nói.
Như đã minh họa trong trường hợp của Kurt, Nancy và Sid, một sự ngập ngừng thường được thể
hiện bằng cách thức không lời. Việc này có thể được hiểu nếu như sự ngập ngừng được quan
niệm như là một sự thương lượng giữa hai động thái: một là nói ra câu chuyện và hai là giữ lại
không nói. Sự thương lượng này sẽ được thể hiện thông qua cách thức không lời. Các biểu hiện
không lời đôi khi rất tinh tế và dễ bị bỏ qua nếu nhà trị liệu không chú tâm một cách đầy đủ.
Việc chú tâm đến những biểu hiện không lời vốn đã là một việc hiển nhiên trong thực hành liệu
pháp gia đình, nhưng kể từ khi những ẩn dụ bằng lời (narrative metaphors), chẳng hạn như câu
chuyện kể và cuộc đối thoại, được dùng để làm nền tảng nhận thức luận (epistemological
foundation) cho việc thực hành lâm sàng, thì tầm quan trọng của giao tiếp không lời có nguy cơ
bị xem nhẹ trong liệu pháp gia đình. Thật vậy, việc sử dụng những ẩn dụ bằng lời, như những
“metaphor to live by” (Lakoff và Johnson, 1980), đã có tác dụng mời gọi nhà trị liệu hướng sự
chú tâm của mình vào những câu từ, giọng nói và những câu chuyện. Hậu quả là họ chỉ giới hạn
lĩnh vực nghiên cứu của họ vào những chuyện được “nói ra”, còn những thông điệp không lời thì
đã bị bỏ lại trong khoảng mờ mịt không được hiểu.
NHỮNG THÔNG ĐIỆP KHÔNG LỜI BỊ CHE KHUẤT
Điều này có lẽ cần một chút giải thích thêm. Khái niệm “metaphor to live by” được mô tả lúc
ban đầu bởi Lakoff và Johnson (1980). Chủ yếu dựa trên những bằng chứng về ngôn ngữ học,
Lakoff và Johnson đã cho rằng ẩn dụ không đơn thuần chỉ là sự tô vẽ về mặt thơ văn hoặc tu từ,
mà còn như là một thành phần trong ngôn ngữ mà từ đó chúng ảnh hưởng lên trên cách thức
chúng ta nhận biết, suy nghĩ và hành động. Ngoài ra, các tác giả này còn nêu ra khái niệm về “sự
hệ thống hóa có tính ẩn dụ” (metaphorical systematicity). Với khái niệm này, họ có ý nói rằng
một ẩn dụ luôn luôn nêu bật lên một khía cạnh nào đó trong trải nghiệm của chúng ta, và để lại
một khía cạnh khác của trải nghiệm trong sự mơ hồ khó hiểu. Chẳng hạn như trong trong liệu
pháp gia đình, ẩn dụ “hệ thống” nêu bật lên mối tương tác giữa các thành viên trong gia đình,
nhưng nó lại làm lu mờ đi các khía cạnh như tính ngẫu nhiên của các sự kiện xảy ra trong gia
đình, hoặc mức độ chủ quan của người quan sát khi phân tích hệ thống (Rosenblatt, 1994). Một
ví dụ khác đó là “ẩn dụ điều khiển học” (cybernetic metaphor), một mặt, có thể giúp chúng ta
nhìn thấy sự tuần hoàn và những vòng cung phản hồi (feedback loop) bên trong đời sống gia
đình, nhưng mặt khác, lại che khuất các khía cạnh như trách nhiệm cá nhân và sự mất quân bình
về quyền lực. Với cách thức này, mọi ẩn dụ đều làm “sáng lên” một phần trải nghiệm của chúng
ta và đồng thời để lại một phần khác của trải nghiệm ở trong bóng tối.
Nếu chúng ta chấp nhận những ý tưởng của Lakoff và Johnson (1980), cũng sẽ hợp lý khi ta đặt
ra câu hỏi: Các ẩn dụ bằng lời (narrative metaphors) liệu có thể che khuất điều gì khi chúng ta sử
dụng chúng làm nền tảng nhận thức luận trong liệu pháp gia đình? Minuchin (1998) đã cố gắng
trả lời câu hỏi này trong một bài viết có nhan đề “Gia đình ở đâu trong liệu pháp gia đình dựa
trên chuyện kể?” (Where is family in narrative family therapy?), và ông cho rằng việc sử dụng
các ẩn dụ bằng lời trong liệu pháp gia đình sẽ làm che khuất gia đình (Nguyên văn: “The use of
narrative metaphors in family therapy obscures the family”):
Liệu pháp dựa trên chuyện kể đã rời xa các nguyên tắc hệ thống nhằm nêu bật lên bối cảnh sống
và nền văn hóa, nhưng có điều gì đó nghịch lý trong động thái này. Trong quá trình này, các lý
thuyết gia đã đặt gia đình vào nhầm chỗ - là chính ngay tại điểm tức thời và rõ rệt của bối cảnh
và nền văn hóa mà người ta đang sống trong đó. (Trang 403)
Xem qua tư liệu, dường như có một khía cạnh trong thực hành liệu pháp gia đình đã bị làm lu mờ
đi trong mô hình sử dụng chuyện kể (narrative paradigm): đó chính là tầm quan trọng của giao
tiếp không lời.
(Lược bỏ một đoạn tác giả trích dẫn nhiều tài liệu chuyên môn về ngôn ngữ không lời)
KHÔNG TỪ NGỮ KHÔNG HẲN LÀ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ
Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà trị liệu dựa trên tương tác đối thoại đều xem “những
điều thân chủ nói” như là trọng tâm duy nhất của cuộc đối thoại trị liệu. Chẳng hạn như Tom
Andersen (1995) nhấn mạnh rằng nhà trị liệu không chỉ phải lắng nghe tất cả những gì được nói
mà còn phải nhìn thấy những điều ấy được phát biểu như thế nào: “Để nghe cũng phải biết nhìn”
(Andersen, 1995: 23). Ông đã cho ví dụ về một người cha thở dài khi nói về nổi buồn của đứa
con trai. Điều này đã mời gọi Andersen khởi đầu việc đối thoại về chuyện buồn ấy và ông đặt
câu hỏi: “Khi con trai ông buồn, bên trong nỗi buồn ấy chỉ toàn là buồn hay còn có thêm cảm
giác nào khác?”. Người cha nói “Nó còn có thêm cả sự giận dữ nữa”. Andersen tiếp tục hỏi “Nếu
như con trai ông có thể nói ra được nỗi buồn ấy, đó sẽ là những lời lẽ như thế nào?” vânvân và
vân vân. Với cách đặt những câu hỏi như thế, Andersen không có mục đích tìm kiếm những ý
nghĩa sâu xa đằng sau những gì được nói, như những nhà trị liệu của trường phái cấu trúc
(structurist) thường làm. Thay vào đó, ông muốn hiểu những gì thực sự “bên trong” các diễn đạt
bằng lời của thân chủ (Andersen, 1995). Ông chú tâm vào sự phong phú của các phát biểu không
lời, và xem chúng như những lời mời gọi để đặt thêm những câu hỏi vừa có tính hiếu kỳ vừa có
tính trân trọng thân chủ.
Trở lại trường hợp gia đình Vansteen, chúng ta thấy rằng nhà trị liệu, được truyền cảm hứng bởi
những kiểu hỏi chuyện của Tom Andersen, đã sử dụng sự im lặng kéo dài của Nancy như một
điểm khởi đầu cho một cuộc đối thoại đầy trân trọng.
Tôi để sự im lặng trôi qua ít phút, rồi hỏi Nancy:
“Nếu sự im lặng này của bà có thể phát biểu ra được, đó sẽ là những lời lẽ như thế nào?”
“Tôi không biết... Tôi không muốn làm ông ấy sợ [vừa nói vừa cuối đầu về phía Kurt]. Ông ấy
đã sợ như thế đấy, và nếu như tôi lại nói ra nỗi lo sợ của mình...”
“Bà e rằng ông ấy sẽ càng sợ nhiều hơn nếu bà nói ra nỗi sợ của mình?”
“Vâng”
Đôi khi sự ngập ngừng có thể được diễn giải như là những phản ứng phòng vệ của thân chủ:
nghĩa là thân chủ phản kháng lại tiến trình trị liệu bằng cách không nói gì cả. Tuy nhiên, các tác
giả khác lại cho rằng “Sự im lặng thực sự mang nhiều dáng vẻ và âm điệu khác nhau” (Serani,
2000: 505): Trong trị liệu, đối với những thân chủ khác nhau, sự im lặng lại có thể có nhiều ý
nghĩa khác nhau. Học thuyết kiến tạo xã hội (social constructionism) cho ta biết rằng ý nghĩa
không thể được phát hiện bên trong ý định của thân chủ, thay vào đó, ý nghĩa được tạo nên bởi
cuộc “thương thảo” (negotiation) khi nhà trị liệu đối thoại với thân chủ (Gergen, 1999). Trong
trường hợp gia đình Vansteen, ý nghĩa của sự im lặng ở bà Nancy được tạo nên một phần bởi
chính bản thân sự im lặng, một phần bởi đáp ứng của nhà trị liệu. Nhà trị liệu không xem sự im
lặng này như một sự vắng lặng, mà vẫn như một sự hiện diện của lời nói: SỰ IM LẶNG CHỨA
ĐẦY NHỮNG CÂU CHUYỆN CHƯA ĐƯỢC NÓI VÀ NHỮNG LÝ DO KHIẾN CHÚNG
KHÔNG ĐƯỢC NÓI. Nhà trị liệu xem sự im lặng của Nancy như là phản ảnh sự ngập ngừng
khi nói của bà: Có điều gì đó làm bà muốn nói và cũng có điều gì đó khi bà không thể nói. Nhà
trị liệu đặt câu hỏi về sự im lặng này: “Nếu sự im lặng này có thể nói ra được, đó sẽ là những lời
lẽ như thế nào?”. Câu trả lời của Nancy cho thấy rằng bà đã chấp nhận đề nghị của nhà trị liệu ở
điểm sự im lặng của bà không phải là một sự trống không. Bà chấp nhận ý kiến của nhà trị liệu
khi ông đã làm cho sự ngập ngừng nói ra nỗi sợ của mình trở nên có ý nghĩa, và bà làm rõ lý do
chính đáng khiến bà ngập ngừng đó là vì bà không muốn làm chồng mình sợ hãi thêm một cách
không cần thiết.
Ví dụ đơn giản này đã soi sáng giả thuyết thứ nhất trong bài viết này: Sự ngập ngừng của thân
chủ khi đối thoại thường được thể hiện bằng những cách thức không lời (chẳng hạn như giữ im
lặng). Nó cũng minh họa cho giả thuyết thứ hai: Thân chủ có những lý do chính đáng để ngập
ngừng. Đôi khi việc nói ra có thể gây nguy hiểm (Griffith và Griffith, 1994), thân chủ có thể làm
tổn thương ai đó trong gia đình hoặc cũng có thể chính mình bị tổn thương.
SỰ NGẬP NGỪNG TRONG NHỮNG PHIÊN TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH
John Byng-Hall đã mô tả cách thức làm thế nào mà một đứa trẻ có thể trở thành một tác nhân
điều hòa những khoảng cách (distance regulator) bên trong gia đình của trẻ (Byng-Hall, 1980,
1995): Đứa trẻ theo dõi mối quan hệ của cha mẹ mình, sẵn sàng kéo họ lại với nhau khi họ cách
nhau quá xa, hoặc có thể đến chen vào giữa họ khi họ ở quá gần nhau. Những nhà trị liệu gia
đình đã biết đến vô vàn những cách thức qua đó đứa trẻ đã được thu hút vào những kiểu vận
hành như thế (Byng-Hall, 1995: 185). Với cách thức tương tự, trẻ em cũng thường trở thành
những tác nhân điều hòa đối với những điều được nói về trong phiên trị liệu gia đình bằng cách
thể hiện sự ngập ngừng khi đi vào cuộc đối thoại. Thật vậy, trong phiên trị liệu gia đình, sự ngập
ngừng không luôn luôn được thể hiện bởi những người đang nói. Đôi khi, trong lúc có một thành
viên trong gia đình kể một câu chuyện, thì một thành viên khác (thường là một đứa trẻ) lại biểu
hiện một dấu hiệu không lời mà dấu hiệu ấy có thể được hiểu là sự ngập ngừng không muốn đi
sâu vào phiên trị liệu. Đây là giả thuyết thứ ba trong bài viết này. Giả thuyết này được gây cảm
hứng từ công trình của Edith Tilmans-Ostyn (1999a), người nói về những cái “phanh” (thắng)
trong một gia đình. Bà cho rằng trẻ em, thông qua những hành vi không lời của mình, thường
phát ra những tín hiệu cảnh báo về những nguy hiểm tạo nên từ cuộc đối thoại có tính khám phá
liên quan đến một số chủ đề nào đó trong phiên trị liệu. Khi đứa trẻ bắt đầu gây ra một tiếng ồn,
hoặc đòi đi vệ sinh, hoặc khi đứa trẻ làm xao lãng bố mẹ, vân vân... đứa trẻ như thể đang tìm
cách trì hoãn hoặc thậm chí làm ngưng luôn cuộc đối thoại. Với ý nghĩa này, những phát biểu
không lời của trẻ có thể được hiểu như một chú giải không lời vào cuộc đối thoại rằng: “Có thể
nguy hiểm đấy”, “Chuyện này đi nhanh quá” hoặc “Không an toàn khi nói về chủ đề đó đâu”...

NGHIÊN CỨU CA CỦA TOM
Đó là lần đầu tiên cậu bé Tom, 8 tuổi, ngồi cùng bố mẹ chung một phòng sau 2 năm kể từ ngày
bố mẹ cậu ly thân. Họ lặng lẽ đi vào phòng. Cả ba có vẻ rất thận trọng. Người bố ngồi trên chiếc
ghế bên phải, mẹ ghế bên trái và Tom trên chiếc ghế ở giữa. Trong cuộc đối thoại bên trong
(inner conversation), tôi thắc mắc không biết cậu bé nghĩ gì khi ngồi giữa bố và mẹ: Liệu cậu là
chiếc cầu nối giữa họ hay là một hàng rào ngăn cách giữa họ?
Tom được một bác sĩ gửi đến cho tôi vì cậu bị những cơn đau dạ dày. Vị bác sĩ đã không tìm
thấy chứng cứ thực thể nào cho những cơn đau này, vì thế ông đã giới thiệu Tom cùng với bố mẹ
đến với tôi. Ban đầu chúng tôi ngồi im lặng, và rồi chúng tôi nói chuyện về mối bận tâm của bố
mẹ đối với những cơn đau khó hiểu của Tom. Tôi cảm thấy không thoải mái khi nhận ra rằng
cuộc nói chuyện này bằng cách nào đó đã trở thành một cuộc đấu khẩu tinh tế giữa bố và mẹ. Họ
nói chuyện nhẹ nhàng, nhưng luôn luôn chỉ trích lẫn nhau. Tôi lấy làm lạ bởi vì họ hề không
nhìn nhau như thể người này không để ý là có người kia cũng đang hiện diện. Từ từ tôi nhận thấy
áp lực ngày một gia tăng giữa họ. Rồi một cuộc xung đột thực sự đã nổ ra giữa họ khi thời gian
nói chuyện diễn ra được khoảng một giờ. Có vẻ như sự bùng nổ ấy là không thể tránh khỏi. Tôi
tự khỏi không biết Tom cảm thấy như thế nào? Và cùng lúc ấy, tôi thấy Tom dùng hai tay ôm lấy
bụng. Tôi tự hỏi: “Cậu bé đang đau à?”. Tôi nhìn sang cha mẹ cậu xem họ có nhận thấy giống tôi
hay không thì họ đã không nhận biết gì cả.
Người bố nói với tôi: “Dĩ nhiên phải tùy ông xem coi có chuyện gì đã xảy ra cho Tom như vậy”.
Tôi tự hỏi mình sẽ có thể nói gì nếu như không thử đứng vào góc độ xem xét của từng người
trong số họ? (Nguyên văn: “without taking sides”). Tôi cảm thấy mình bị mắc kẹt giữa người bố
và người mẹ, và tôi cũng chợt nhận ra rằng Tom hẳn cũng đã cảm thấy theo cách giống như vậy.
Tôi lại nhìn Tom. Gương mặt cậu bé cho tôi biết rằng cậu đang đau vì thế tôi hỏi: “Cháu đang
đau à?”.
Cậu chẳng nói gì mà chỉ gật đầu. Tôi mời cậu bé đến ngồi bên cạnh tôi và kể cho tôi nghe về cơn
đau của cậu. Tom đứng lên và đến ngồi cạnh tôi.
“Cháu có thể nói cho chú nghe cháu đau như thế nào không?” Tôi hỏi.
“Giờ cháu thấy đỡ hơn rồi”, Tom đáp.
“Thế thì tốt”, tôi nói và tôi cũng thấy rằng Tom đã đỡ đau hơn.
Tôi đặt giả thuyết rằng cơn đau bụng của Tom có thể là cách thể hiện những áp lực mà Tom cảm
thấy khi cậu ngồi giữa bố và mẹ. Và tôi quyết định hỏi cậu về điều đó.
“Cháu có thể nói thử xem cơn đau ấy đang cố gắng nói với chúng ta điều gì vậy?”. Tôi hỏi
nhưng cũng cảm thấy rằng Tom sẽ không thể nói được gì vào lúc đó. Và thật vậy, cậu đã không
thể trả lời. Vì thế tôi trở lại nhìn sang phía bố mẹ cậu và chúng tôi nói về những khó khăn nào họ
đã gặp phải trong việc làm bố mẹ của Tom sau khi họ đã chia tay. Tôi cũng chú ý thấy, ít nhất là
vào lúc ấy, những áp lực giữa bố và mẹ cũng đã mất đi. Cả hai cho đến lúc ấy đều đang lắng
nghe một cách chăm chú những gì Tom và tôi nói với nhau. Tôi lưu nhớ trong trí mình về điều
cơn đau của Tom đã gây cho bố mẹ cậu sự chú ý đối với cậu, và bằng cách đó cơn đau đã tạo cơ
hội cho việc giảm bớt căng thẳng giữa bố mẹ và tránh xảy ra sự bùng nổ bạo lực giữa họ với
nhau.
Như được minh họa trong câu chuyện của Tom, trong một số trường hợp, triệu chứng của đứa trẻ
tự nó đã biểu hiện như một hành vi không lời trong phiên trị liệu, mà điều đó có thể được hiểu
như là một thái độ lưỡng lự không dám đối thoại. Như thể Tom đang muốn cho nhà trị liệu biết
rằng sẽ rất nguy hiểm khi tiếp tục phiên trị liệu bởi vì có khả năng sẽ bùng nổ một cuộc xung đột
giữa bố mẹ của của cậu. Nhà trị liệu sử dụng hành vi không lời của Tom như một điểm khởi đầu
cho cuộc đối thoại. Việc làm này thường có lợi vì nó tạo ra khoảng không gian cho việc kể ra
những chuyện chưa được kể. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhà trị liệu cần phải tôn trọng nhịp
độ và tính mẫn cảm (tempo and vulnerability) của các thành viên trong gia đình (Rober, 1998).
Thật vậy, đôi khi những thành viên trong gia đình có thể biểu lộ ra các sự việc theo cách không
lời, trước họ hoặc các thành viên khác trở nên sẵn sàng hơn để có thể nói chuyện. Điều này
dường như đúng trong trường hợp cơn đau bụng của Tom. Nhà trị liệu trước tiên đã nghĩ rằng,
bằng cách đề cập đến chủ đề đau bụng của Tom, sẽ có thể mở ra khoảng không gian để nói đến
những áp lực chưa được nói đến mà Tom đã cảm thấy từ cuộc đối thoại giữa bố mẹ của cậu. Tuy
nhiên, sau đó, nhà trị liệu không muốn ép buộc cậu nói bởi nhà trị liệu suy nghiệm rằng nếu dạ
dày của Tom đã lên tiếng thay cho miệng cậu có thể nói, tất hẳn phải có lý do chính đáng để cơn
đau xảy ra. Có lẽ đã rất khó khăn hoặc quá nguy hiểm, ít nhất cho đến lúc đó, khi dùng lời lẽ để
nói ra câu chuyện (Griffith và Griffith, 1994). Trong những trường hợp như thế này, tốt nhất nhà
trị liệu có lẽ nên giả lờ các phát biểu không lời ấy hoặc chỉ nên thận trọng cho một lời bình với
“một thái độ thận trọng không chắc chắn để giúp cho gia đình trở nên nhạy cảm hơn đối với
những điều mà trước đó họ đã bỏ qua không chú ý” (Andersen, 1987: 420).
NHỮNG LÝ DO CHÍNH ĐÁNG ĐỂ KHÔNG NÓI RA
Thay vì tập trung vào nội dung của những chuyện chưa được nói, tôi đề nghị các nhà trị liệu nên
mời gọi các thành viên gia đình nói ra những lý do chính đáng khiến họ không kể ra những câu
chuyện này (Tilmans-Ostyn, 1999a). Nhà trị liệu nên nói rằng: “Tôi hiểu bạn không muốn nói ra
điều đó vào lúc này. Như vậy cũng tốt. Nhưng có thể giúp tôi hiểu điều gì đã khiến bạn khó khăn
đến nỗi không thể nói được lúc này?” hoặc “Bạn sợ điều gì sẽ xảy ra?”. Những loại câu hỏi thế
này phản ảnh sự tôn trọng chân thành của nhà trị liệu trong việc công khai dành cho thân chủ
quyền được quyết định có nói ra điều mà họ muốn nói hay không. Ngoài ra, nhà trị liệu cũng
thừa nhận việc than chủ có những lý do chính đáng để quyết định không kể những câu chuyện
ấy, còn về phần mình, nhà trị liệu mong muốn cố gắng để hiểu tầm quan trọng của những lý do
chính đáng này. Cách tiếp cận theo kiểu trân trọng và dè dặt như thế thường sẽ mở ra những
khoảng không gian cho những câu chuyện chưa được kể từ đó giúp làm sáng tỏ việc thân chủ có
nhu cầu tự bảo vệ họ bằng cách giữ kín một số chuyện.
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA ELLY VÀ CÂU CHUYỆN MŨI KIM TIÊM DƯỚI DA
(Trường hợp này cũng đã được tác giả nêu trong một bài viết khác MÀ Trăng non Online đã
từng giới thiệu: )
Một phụ nữ đã ly hôn cùng với hai con (con gái Elly, 8 tuổi, và con trai Art, 2 tuổi) đến với phiên
trị liệu gia đình vì những bận tâm của bà đối với hành vi có vấn đề của đứa con gái. Người mẹ
cũng cho biết chính bà cũng đã nhập viện điều trị chứng trầm cảm trước đó vài tháng, và bà cũng
biểu lộ ý muốn có được những phiên trị liệu cá nhân cho riêng bà để có thể nói ra những trải
nghiệm đau thương của chính mình thời thơ ấu. Mẹ của bà đã qua đời lúc bà chỉ mới 8 tuổi và
tuổi thơ của bà trôi qua với sự cô độc.
Vào cuối phiên trị liệu thứ hai, người mẹ đề nghị rằng sẽ có lợi cho Elly nếu có thể để em nói
chuyện riêng với nhà trị liệu về người bố của mình và em đã nhớ bố như thế nào sau khi bố mẹ
chia tay. Tôi quay sang hỏi Elly rằng em nghĩ sao về đề nghị của mẹ. Elly lắc đầu. Tôi hỏi em cử
chỉ này nghĩa là như thế nào. Elly miễn cưỡng nói rằng em không muốn nói về bố bởi vì nói thế
sẽ làm cho em rất buồn. Tôi nói nếu em không muốn nói về bố thì tôi sẽ tôn trọng quyết định của
em, nhưng tôi cũng thêm rằng nếu khi nào em đổi ý và quyết định nói chuyện về bố thì em vẫn
có thể nói. Elly gật đầu. Rồi tôi hỏi bà mẹ rằng bà có muốn nói chuyện riêng về tuổi thơ đau
thương của mình mà không có mặt những đứa con không, như bà đã đề nghị vào phiên trị liệu
thứ nhất? Bà nói rằng bà thực sự muốn nói về tuổi thơ của bà. Ngay chính lúc đó, Elly đứng dậy
và cầm một chiếc ống tiêm đồ chơi làm động tác giả vờ như đang tiêm cho mẹ một liều thuốc.
Người mẹ ngưng nói và nói đùa với con “A! Con đang làm mẹ đau”. Cả hai chúng tôi cùng nhìn
Elly.
Khi Elly làm động tác cho mẹ một mũi tiêm, ý nghĩ đầu tiên đến trong đầu tôi là “việc này quan
trọng đây”. Trong cuộc đối thoại bên trong (inner conversation) của tôi, tôi tự hỏi liệu có phải
Elly đang cố lội kéo sự chú ý của chúng tôi ra khỏi chủ đề đau buồn mà người mẹ đang nói đến
để hướng sang chuyện đang xảy ra tại-đây-lúc-này ít đau buồn hơn chăng? Một giả thuyết khác
cũng thình lình vụt lên trong trí tôi đó là việc làm của Elly là cách thức có tính biểu tượng của
em nhằm giúp đỡ mẹ mình cảm thấy bớt đau buồn hơn về tuổi thơ bất hạnh của bà – Mũi tiêm
như thể một “liều thuốc giảm đau” (Nguyên văn: “pain-killer). Thật vậy, chính Elly cũng mới
vừa nói là em không muốn nói chuyện riêng về những chuyện quan trọng đối với em vì nói ra sẽ
khiến em quá đau buồn. Có lẽ em cũng nghĩ rằng mẹ em cũng sẽ rất đau buồn khi kể về tuổi thơ
của bà.
Tôi hỏi Elly theo kiểu vui đùa “Cháu muốn làm mẹ cảm thấy bớt đau phải không?” Elly chỉ cười
mà không nói gì. Rồi tôi nói với cô bé về những suy nghiệm của tôi. Tôi nói rằng tôi đã rất ấn
tượng về em như một người rất ân cần và có lẽ em cũng sợ mẹ đau buồn nếu như bà một mình
nói về tuổi thơ của bà, vì thế em muốn cho bà một mũi tiêm giảm đau.
Elly đáp rằng em không muốn để mẹ một mình nói với tôi về tuổi thơ đau buồn của bà. Tôi nhờ
em giúp tôi hiểu điều đó nghĩa là gì. Cô bé vẫn im lặng. Tôi hỏi: “Cháu có nghĩ rằng mẹ sẽ rất
buồn khi mẹ nói về tuổi thơ của mẹ không?”. Em đã gật đầu đồng ý.
Người mẹ nói với Elly: “Nhưng nếu mẹ nói ra được chuyện đó, nỗi đau cuối cùng rồi cũng sẽ
qua đi”. Elly lắc đầu và nói: “Nếu mẹ nói về những chuyện buồn đó thì con sẽ phải ngồi ở đâu
đây?”.
Trước tiên, tôi hơi bối rối vì câu nói của Elly. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng có thể Elly đang có ngụ
ý nói đến khoảng thời gian ba tháng khi mẹ em phải nhập viện vì chứng trầm cảm. Elly đã phải ở
nhà trong suốt thời gian đó. Tôi hỏi cô bé có lo sợ rằng mẹ phải nhập viện một lần nữa nếu bà kể
về tuổi thơ đau buồn của bà? Em gật đầu đồng ý.
Sự trả lời khẳng định của Elly đã công nhận ý kiến của nhà trị liệu rằng có thể hiểu hành động
của cô bé giả vờ tiêm thuốc cho mẹ như thể là cách cô bé thể hiện sự ngập ngừng không muốn
tiến sâu hơn vào cuộc đối thoại. Elly dường như rất nhạy cảm với sự nguy hiểm của việc mẹ em
nói chuyện riêng với nhà trị liệu bởi vì em lo sợ mẹ sẽ bị trầm cảm trở lại. Do vậy, Elly có những
lý do chính đáng để ngập ngừng.
SỰ NGẬP NGỪNG VÀO LÚC KHỞI ĐẦU TRỊ LIỆU
Sự ngập ngừng thường được quan sát thấy, không chỉ trong quá trình đối thoại, mà còn ngay lúc
mới bắt đầu cuộc gặp gỡ trị liệu, tức là khi thân chủ và nhà trị liệu gặp gỡ nhau lần đầu tiên:
chẳng hạn như khi thân chủ đang ngồi đợi ở phòng chờ, hoặc khi thân chủ bắt đầu ngồi đối diện
với nhà trị liệu với sự chăm chú của nhà trị liệu đợi nghe câu chuyện của thân chủ. Khi ấy, thân
chủ cảm nhận ra tính nhạy cảm của câu chuyện mà mình sắp nói ra và e ngại liệu bối cảnh đối
thoại này có đủ an toàn hay không: Nhà trị liệu liệu sẽ hiểu được mình? Có cười mình không?
Nhà trị liệu sẽ xem mình là điên rồ chăng? Hoặc liệu mình sẽ không thể kiểm soát được cảm
xúc? Vân vân... Thân chủ hiếm khi nói thành lời những ý nghĩ này, nhưng họ vẫn ngập ngừng,
và sự ngập ngừng của thân chủ thường biểu hiện bằng những cách thức tế vi, không lời, khó thể
nhận biết. Điều này được minh họa trong trường hợp Liza, cô gái 25 tuổi, đến trị liệu vì cô bị
xâm hại khi còn nhỏ bởi chính người cha của mình.
NGHIÊN CỨU CA CỦA LIZA
Khi Liza bước vào phòng trị liệu vào đầu phiên trị liệu đầu tiên, tôi cảm nhận được một sự băn
khoăn mơ hồ. Sự băn khoăn ấy vẫn không hết sau đó. Trước tiên, tôi không thể chỉ ra được đó là
điều gì (Nguyên văn: “I could not put my finger on it”). Tôi cũng tự hỏi liệu có điều gì không
hay đang xảy ra? Tôi tự bảo mình hãy đặt tâm thế ra xa một chút và chú tâm vào cuộc đối thoại
bên trong của mình. Cái làm cho tôi cảm thấy băn khoăn không phải là nội dung những điều Liza
nói mà là cách thức cô ấy nói. Những câu trả lời của cô khá là ngắn gọn. Cô có vẻ rất căng thẳng.
Tôi cũng nhận thấy cô hay nhìn đi chỗ khác và tránh nhìn mắt tôi. Tôi thấy cô có vẻ khá bực bội
và điều đó khiến tôi cảm thấy cô ấy không tin tưởng tôi. Tôi cũng tự phản ảnh rằng, mặc dù
chúng tôi mới gặp nhau lần đầu, cô ấy có vẻ đang tức giận đối với tôi. Có lẽ tôi đã nói điều gì đó
khiến cô bị tổn thương hoặc cũng có thể vì một lý do gì khác? Hoặc cũng có thể cô ấy chỉ căng
thẳng như nhiều thân chủ khác khi mới bắt đầu bước vào trị liệu.
Tôi hỏi Liza rằng cô có cảm thấy căng thẳng hay không?
Trước tiên, cô im lặng, nhưng sau đó cô nói rằng cô cảm thấy không dễ dàng gì khi đến trị liệu.
“Cô có thể giúp tôi hiểu được ý nói này của cô không?”, tôi hỏi.
Liza đáp là cô đã suy nghĩ đến việc trị liệu từ rất lâu rồi, nhưng cô luôn luôn từ bỏ ý định đó:
“Ngay cả mới đây thôi, khi tôi ngồi ở phòng chờ”, cô nói thêm.
Tôi lại yêu cầu cô nói thêm để có thể giúp tôi hiểu rõ cô. Và cô đã kể cho tôi nghe câu chuyện
sau đây:
“Bố tôi đã xâm hại tôi khi tôi chỉ mới lên 4 hoặc 5 tuổi. Ông ta vào phòng tôi ban đêm lúc mọi
người đã ngủ cả, và ông ấy đã cưỡng hiếp tôi. Sau đó, ông bảo tôi không nên kể việc này cho ai
cả vì đó là bí mật riêng của chúng tôi, và nếu tôi kể ra thì ông sẽ phải vào tù. Vì thế tôi đã không
kể điều này cho ai biết cả, nhưng những đêm sau đó, ông ấy lại vào phòng và cưỡng hiếp tôi.
Một đêm nọ, tôi bị tiểu dầm. Khi bố tôi đến và nhận thấy giường tôi ướt sũng, và ông gọi tôi là
đứa con gái hư, dơ dáy, bẩn thỉu, nhưng ông không gần gũi tôi nữa. Và tôi đã tìm được cách để
tự bảo vệ mình trước ông ấy. Từ đó trở đi, mỗi đi tôi đều tiểu ướt cả giường của mình.
“Chẳng bao lâu sau, mẹ tôi phát hiện tôi bị tiểu dầm. Bà gọi và hỏi chuyện với một bác sĩ, và ông
ấy gửi chuyển tôi đến một nhà trị liệu. Khi mẹ tôi nói chúng tôi sẽ đến gặp một nhà trị liệu, tôi đã
khấp khởi hy vọng. Có thể lúc đó tôi sẽ thoát khỏi nỗi đau đớn, sợ hãi và tủi nhục. Tuy nhiên,
trong phiên trị liệu đầu tiên, tôi nhận thấy rằng nhà trị liệu chỉ lo tìm kiếm cách giải quyết cho
chuyện tiểu dầm của tôi thôi. Ông ấy dường như chẳng đoái hoài gì đến những mối quan hệ
trong gia đình tôi, cũng không quan tâm đến việc tôi tiểu dầm như thế nào và tại sao tôi lại như
thế. Tôi phải thừa nhận rằng cách làm đó cũng đã giúp tôi giảm nhẹ phần nào vì tôi rất sợ phải
đối diện với bố tôi. Cùng lúc đó, tôi lại cảm thấy tức giận đối với nhà trị liệu, không chỉ bởi vì
ông chẳng chú tâm đến chuyện gì khác ngoài chứng tiểu dầm của tôi, mà còn bởi vì ông ta chỉ lo
tìm kiếm cách khắc phục chứng tiểu dầm mà không nhận ra đây chính là cách duy nhất giúp tôi
có thể đối phó với bố tôi.
“Vì vậy, tôi đã âm thầm phá hỏng những giải pháp mà ông đã đề nghị. Và tôi cũng đã thề rằng
mình sẽ chẳng bao giờ tin vào những nhà trị liệu một lần nào nữa.”
Câu chuyện kể của Liza về những trải nghiệm thời thơ ấu của cô có thể cho chúng ta những bài
học về tầm quan trọng của sự giao tiếp không lời (trong trường hợp này đó là triệu chứng của
Liza: chứng tiểu dầm) trong thực hành liệu pháp gia đình. Nó cho thấy rằng những hành vi
không lời của trẻ em thường “chạm đến” những câu chuyện không được nói đến trong gia đình.
Hành vi không lời dường như là phương thức tốt nhất để “nói ra” những điều không thể nói
thành lời, vì nói ra là điều bị cấm đoán và không an toàn (Griffith và Griffith, 1994). Sự thật là
những dấu hiệu không lời của cô bé Liza đã không được nhà trị liệu xem xét một cách nghiêm
túc và ông ta cũng không hiểu những biểu hiện như thế, và đó cũng là điều gây thất vọng lớn lao
cho cô bé. Ngoài ra, sự ngập ngừng của cô (lo sợ đối diện với cha), được thể hiện thông qua việc
cô âm thầm phá hỏng kế hoạch chữa trị, cũng là một việc không được nói ra. Cũng có thể khí đó,
nhà trị liệu đã cảm thấy rằng cô bé là một đứa trẻ khó khăn, hay phản kháng.
Phiên trị liệu đầu tiên của nhà trị liệu với Liza (khi đã lớn) đã nêu lên tầm quan trọng của việc
phải xem xét một cách nghiêm túc những biểu hiện không lời của sự ngập ngừng mà thân chủ
thể hiện vào lúc khởi sự trị liệu, bởi vì những biểu hiện ngập ngừng ấy thường có ngụ ý rằng đã
có những câu chuyện riêng tư quan trọng mà trước đó chúng đã chưa được kể. Như trong trường
hợp của Liza, sự ngập ngừng vào lúc khởi sự trị liệu thường có thể ngụ ý rằng có một trải
nghiệm không thoải mái, thậm chí là gây sang chấn, mà thân chủ có trước đó đối với việc trị liệu
(Tilmans-Ostyn, 1999a). Những trải nghiệm tiêu cực đối với việc trị liệu có thể khiến cho thân
chủ có thể cảm thấy mình trở nên quá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Việc mở ra không gian cho
việc kể ra những câu chuyện như thế sẽ làm gia tăng thêm những cơ hội để những cuộc gặp gỡ
trị liệu sau đó trở nên có tính hợp tác hơn và hữu ích hơn, không chỉ vì nó tạo ra cơ hội cho nhà
trị liệu thực hiện việc chăm sóc những khía cạnh nhạy cảm của thân chủ, mà còn vì nhà trị liệu
có thể mở ra không gian cho những điều mới mẻ hơn bằng cách bảo đảm rằng những trải nghiệm
tiêu cực kia sẽ không tái diễn trong quá trình trị liệu mới mẻ này (Tilmans-Ostyn, 1999a). Việc
kể ra được câu chuyện về những trải nghiệm tiêu cực như thế đôi khi cũng đủ khiến cho thân chủ
đoan chắc rằng những trải nghiệm tương tự như thế sẽ không tái diễn trở lại. Bằng cách kể ra câu
chuyện ấy, tiến trình trị liệu mới lần này trở nên khác biệt hơn so với lần trị liệu cũ trước đó, và
những khoảng không gian sẽ được mở ra cho những trải nghiệm mới.
Tuy nhiên, cũng có lúc, việc nói ra câu chuyện cũng chưa đủ để giúp thân chủ thoát khỏi những
mối bận tâm với những trải nghiệm trong quá khứ. Trong những trường hợp như thế, nhà trị liệu
có thể bàn bạc với những thành viên khác trong gia đình xem điều gì có thể bảo đảm cho họ sẽ
không tái diễn những điều tồi tệ tương tự khi họ chấp nhận những nguy cơ khi dấn thân vào tiến
trình trị liệu mới mẻ lần này. Như được minh họa trong ca lâm sàng tiếp theo sau đây, cuộc đối
thoại để trả lời cho câu hỏi nàycó thể cho chúng ta những manh mối để tìm ra những thứ cần
thiết để giúp cho thân chủ cảm thấy an toàn khi diễn ra cuộc đối thoại trị liệu.
CA LÂM SÀNG CỦA SAM VÀ VIỆC TUYẾN BỐ “LUẬT THỜI CHIẾN”
Một gia đình đã đến trị liệu vì đứa con trai 12 tuổi tên Sam đã bỏ nhà ra đi. Khi cảnh sát tìm thấy
cậu thì cậu đã quả quyết rằng mình đã bị bắt cóc. Cảnh sát không tin câu chuyện của cậu và gửi
trả cậu trở về với bố mẹ. Họ cũng đã liên lạc với nhà tâm lý học đường và người này đã nói
chuyện với Sam. Do bởi Sam nêu ra một số vấn đề trong gia đình nên nhà tâm lý học đường đã
chuyển gửi Sam và gia đình cậu đến với tôi.
Trong phiên trị liệu đầu tiên, Sam đã giữ im lặng. Cậu không muốn nói gì. Tôi hỏi xem cậu có
cách nào để giúp tôi có thể hiểu được sự im lặng của cậu. Sam nhìn bố rồi tiếp tục im lặng. Tôi
nói: “Sam, chú không chắc lắm, nhưng chú có ấn tượng rằng cháu không muốn nói chuyện. Thế
cũng được. Cháu không cần phải nói gì.”
Tôi ngừng một chút rồi nói tiếp: “Chú sẽ kể cho cháu nghe một câu chuyện ngắn. Đây, hãy nhìn
con rùa này. [Tôi cho cậu thấy một con rùa đồ chơi] Bất cứ khi nào rùa cảm thấy không an toàn,
rùa sẽ thu rút đầu và chân mình vào trong chiếc mai. [Tôi cũng cho cậu xem cách thức rùa thu rút
đầu và chân] Bằng cách đó, con rùa không thể bị tổn thương. Đó cũng là cách một con rùa tự bảo
vệ mình tránh bị tổn thương. Trẻ con thì không có chiếc mai như rùa. Cháu có biết trẻ con sẽ tự
bảo vệ mình như thế nào khi cảm thấy không an toàn không? Trẻ con sẽ im lặng và chờ đợi cho
đến khi mọi chuyện trôi qua. Chúng sẽ không nói gì cả. Vì vậy, khi cháu cứ giữ im lặng như thế,
chú đang tự hỏi liệu rằng cháu có đang cảm thấy không an toàn? Chú cũng đang thắc mắc liệu
rằng trước đây, cháu đã từng có một trải nghiệm không tốt khi nói ra một điều gì đó?”
Sam lại nhìn bố và nhìn sang cả mẹ. Tôi có ấn tượng rằng Sam đang chú tâm đến loại câu hỏi
này. Rồi Sam đang làm động tác lấy hơi như thể cậu chuẩn bị nói ra điều gì đó, nhưng tôi ngăn
lại: “Không, đợi đã. Cháu đừng trả lời chú. Cháu chỉ nên trả lời khi cảm thấy đủ an toàn thôi.”
Sam gật đầu. Rồi cậu cho biết cậu đã cảm thấy an toàn khi nói chuyện với nhà tâm lý học đường,
nhưng lúc này, với sự hiện diện của bố mẹ, cậu thấy không muốn nói. Chúng tôi nói về sự khác
biệt giữa việc nói chuyện khi gặp riêng với nhà trị liệu và nói chuyện khi có mặt bố mẹ trong
phiên trị liệu gia đình. Rồi câu chuyện nhanh chóng làm rõ ra một điều rằng Sam lo ngại rằng
nếu bố mẹ nói chuyện thì bố cậu có thể trở nên trầm cảm trở lại. Bố mẹ cậu cho hay bố đã từng
phải nhập viện vài lần để điều trị chứng trầm cảm nghiêm trọng. Người bố nói rằng ông cảm thấy
căng thẳng khi đến gặp nhà trị liệu vì ông e ngại việc nói chuyện có thể kích hoạt chứng trầm
cảm trở lại. Ông giải thích: “Tôi đã đi trị liệu, nhưng tôi càng nói thì tôi lại cảm thấy mình trầm
cảm nhiều hơn, vì thế tôi đã không trở lại trị liệu nữa”.
Tôi hỏi họ liệu có điều gì bảo đảm rằng một chuyện tương tự sẽ không xảy ra tại đây, trong cuộc
đối gia đình như thế này?
Sam nói: “Miễn tất cả chúng ta thận trọng để có thể phát hiện thấy những dấu hiệu đầu tiên của
trầm cảm”
“Theo dõi những dấu hiệu cảnh báo à?”, tôi hỏi.
Sam gật đầu.
Rồi tôi nói: “Dấu hiệu báo động chứng trầm cảm xuất hiện trở lại nơi bố cháu là dấu hiệu gì?”
Sam và bố mẹ cậu cho biết đó là “không muốn thức dậy vào buổi sáng”, “luôn cảm thấy mệt
mỏi”, “ít nói chuyện với hai mẹ con”, “ít nói về bản thân một cách tích cực”, “không còn thích
đọc báo”, “không thích cùng bạn bè đi câu cá nữa”, “hay thở dài”, “uống rượu nhiều”...
Tôi ghi chú những dấu hiệu này. Tôi đề nghị có một thang điểm để đánh giá các dấu hiệu cảnh
báo này. Vào đầu mỗi phiên trị liệu, từng thành viên gia đình sẽ cho điểm vào mỗi tiết mục trên
đây theo các mức độ từ 1 (không có báo động gì cả) cho đến 10 (mức báo động đỏ). Rồi tôi bàn
với họ về mức độ nào mà từ đó có thể bắt đầu cảnh báo (từ mức 6 trở lên), chúng tôi nên phản
ứng như thế nào và chúng tôi nên làm gì khi đó...
Sam nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ tuyên bố luật thời chiến”
Mọi người cười ồ lên.
Chúng tôi chuyển sang nói về “luật thời chiến” có nghĩa là gì trong gia đình này và rồi họ quyết
định rằng với “luật thời chiến” thì tất cả các phiên trị liệu phải đừng quá cảm xúc và đừng quá
“đi sâu”, người bố phải liên hệ với bác sĩ tâm thần để xem xét có dùng thuốc hay không, người
bố cũng phải nói với mẹ về điều gì đã làm ông phiền muộn, rồi ông cũng sẽ phải suy nghĩ về
những khía cạnh tích cực của bản thân cũng như hoàn cảnh xung quanh ông và bàn bạc những
điều ấy với gia đình mình.
Sau phiên trị liệu ấy, tôi đã thực hiện một bản hợp đồng quy định rõ những thỏa thuận mà chúng
tôi đã đạt được. Được sự đồng ý của người bố, tôi cũng tiếp xúc với vị bác sĩ tâm thần của ông
để giải thích chúng tôi sẽ làm gì trong các phiên trị liệu gia đình. Vào phiên trị liệu kế tiếp, mỗi
người được phát cho một bản sao của hợp đồng này và một bản sao của thang đánh giá để ghi
điểm. Thủ tục này tạo điều kiện cho việc nói chuyện trở nên an toàn hơn đối với gia đình này. Nó
cũng giúp cho nhà trị liệu thiết lập được một mối quan hệ trị liệu có tính hợp tác với gia đình ấy.
Trong suốt quá trình trị liệu, thang đo đánh giá đã được ghi điểm và ngưỡng báo động chưa bao
giờ được đạt đến.
KẾT LUẬN
Trong bài viết này, tôi chủ trương rằng đôi khi sẽ rất hữu ích nếu ta xem những phát biểu không
lời của thân chủ như là biểu hiện của sự ngập ngừng không dám nói chuyện và có thể sử dụng
những phát biểu không lời này, theo cách nghĩ của Tom Andersen (1995), như là điểm khởi đầu
cho một cuộc đối thoại đầy tính trân trọng đối với gia đình thân chủ. Tuy nhiên, điều quan trọng
cần nhấn mạnh ở đây là tôi không đề nghị nhà trị liệu nói ra những linh cảm hoặc suy đoán của
mình về những câu chuyện chưa được kể của thân chủ. Trái lại, tôi đề nghị rằng nhà trị liệu nên
có thái độ rất trân trọng đối với câu chuyện chưa được kể ấy và cuộc đối thoại nên chú trọng đến
sự ngập ngừng và các lý do chính đánh khiến thân chủ không thể nói ra. Cách tiếp cận trị liệu có
tính dè dặt và chân thành tôn trọng như thế thường sẽ giúp tạo nên một bối cảnh an toàn để thân
chủ có thể nói ra những câu chuyện mà họ xem là nhạy cảm. Ngoài ra, cách đó cũng giúp nhà trị
liệu thiết lập được một mối quan hệ trị liệu có tính hợp tác với gia đình.
Để kết luận, điều quan trọng cần thừa nhận ở đây là, mặc dù tôi đã giả thuyết rằng thân chủ
thường thể hiện sự ngập ngừng thông qua các cách thức không lời, nhưng không phải tất cả các
biểu hiện ngập ngừng đều ở dạng không lời. Đối khi, thân chủ chỉ nói rằng “Tôi không chắc
mình muốn nói về chuyện này bởi vì...”. Tuy thế, những thể hiện ngập ngừng bằng lời như thế
cũng thường được báo trước bởi những dấu hiệu không lời. Trẻ em thường là những người sử
dụng cách thức không lời để thể hiện sự ngập ngừng này bởi vì trẻ em thường “tắm mình trong
bầu khí cảm xúc của gia đình mình” (Tilmans-Ostyn, 1999b: 90) và việc này tạo cơ hội cho nhà
trị liệu có thể mời gọi trẻ em làm “cố vấn” cho mình trong khi thực hiện cuộc đối thoại trị liệu
(Andolfi, 1995). Đứa trẻ ngập ngừng và phát các tín hiệu không lời báo động các mối nguy hiểm
có thể có và nhà trị liệu có thể sử dụng các dấu hiệu không lời của đứa trẻ như điểm khởi đầu để
đối thoại đi xa hơn, không phải về chủ đề mối nguy hiểm, mà là về sự ngập ngừng và các lý do
chính đáng khiến các thành viên gia đình không nói ra câu chuyện.
Chính thân chủ mới là “chuyên gia” chứ không phải nhà trị liệu và câu chuyện của thân chủ nên
được xem là có tầm quan trọng trung tâm. Tuy nhiên, một phần câu chuyện của thân chủ được kể
bằng cách thức không lời nên nếu không chú ý đầy đủ các biểu hiện không lời của các thành viên
gia đình thì nhà trị liệu có thể bỏ qua những câu chuyện quan trọng không được kể. Việc lắng
nghe một cách chân thành câu chuyện của thân chủ có nghĩa là lắng nghe với sự hiện diện đồng
thời của cả những gì được nói ra lẫn những gì được thể hiện bằng cách thức không lời cùng với
sự ảnh hưởng qua lại giữa hai kiểu thể hiện đó. Bằng cách ấy, những biểu hiện không lời có thể
trở thành một cánh cửa để mở ra việc khám phá, tiếp cận các tầng sâu phức tạp trong sự hiểu biết
và trải nghiệm của các thành viên gia đình, và có lẽ quan trọng hơn, nó giúp thiết lập một mối
quan hệ trị liệu có tính hợp tác giữa gia đình và nhà trị liệu.

More Related Content

What's hot

Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Tài liệu sinh học
 

What's hot (20)

Chuong5 KIỂM ĐỊNH PHI THAM SỐ
Chuong5 KIỂM ĐỊNH PHI THAM SỐChuong5 KIỂM ĐỊNH PHI THAM SỐ
Chuong5 KIỂM ĐỊNH PHI THAM SỐ
 
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
 
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học
 
Tham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học Đường
 
Liệu pháp khay cát
Liệu pháp khay cátLiệu pháp khay cát
Liệu pháp khay cát
 
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảoPhương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
 
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
 
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
 
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
 
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUGIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
 
Chuong 4 doi tuong giao tiep (giang)
Chuong 4 doi tuong giao tiep (giang)Chuong 4 doi tuong giao tiep (giang)
Chuong 4 doi tuong giao tiep (giang)
 
Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua...
Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua...Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua...
Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua...
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
 
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
 
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngMẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
 

Viewers also liked

Kỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýKỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lý
ĐHKHXH&NV HN
 

Viewers also liked (17)

Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
 
Bí mật gia đình
Bí mật gia đìnhBí mật gia đình
Bí mật gia đình
 
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm cănNhững nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
 
Mỗi cõi lòng một cảnh đời
Mỗi cõi lòng   một cảnh đờiMỗi cõi lòng   một cảnh đời
Mỗi cõi lòng một cảnh đời
 
Lý thuyết của bản thân về hành vi con người
Lý thuyết của bản thân về hành vi con ngườiLý thuyết của bản thân về hành vi con người
Lý thuyết của bản thân về hành vi con người
 
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đìnhLàm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
 
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâmLiệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
 
Stress
StressStress
Stress
 
Albert Ellis
Albert EllisAlbert Ellis
Albert Ellis
 
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiênNghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
 
Tâm lý hành vi lech chuan
Tâm lý hành vi lech chuanTâm lý hành vi lech chuan
Tâm lý hành vi lech chuan
 
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
 
Tiếp cận dựa trên bối cảnh
Tiếp cận dựa trên bối cảnhTiếp cận dựa trên bối cảnh
Tiếp cận dựa trên bối cảnh
 
Ẩn dụ & Biểu tượng
Ẩn dụ & Biểu tượngẨn dụ & Biểu tượng
Ẩn dụ & Biểu tượng
 
Chi hội Trăng Non
Chi hội Trăng NonChi hội Trăng Non
Chi hội Trăng Non
 
Thay doi hanh vi
Thay doi hanh viThay doi hanh vi
Thay doi hanh vi
 
Kỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýKỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lý
 

Similar to Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành liệu pháp gia đình

Kynanggiaotiep
 Kynanggiaotiep Kynanggiaotiep
Kynanggiaotiep
huynhloc
 
06 Ky Nang Giao Tiep
06 Ky Nang Giao Tiep06 Ky Nang Giao Tiep
06 Ky Nang Giao Tiep
guestfa5637
 
529 06
529   06529   06
529 06
segovn
 
06 ky-nang-giao-tiep232
06 ky-nang-giao-tiep23206 ky-nang-giao-tiep232
06 ky-nang-giao-tiep232
Ly Phuong
 
Noi truoc dam dong
Noi truoc dam dongNoi truoc dam dong
Noi truoc dam dong
Tony Han
 
Doi thoai voi thuong de cuon 1
Doi thoai voi thuong de  cuon 1Doi thoai voi thuong de  cuon 1
Doi thoai voi thuong de cuon 1
The Golden Ages
 

Similar to Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành liệu pháp gia đình (20)

Kỹ năng giao tiếp 2021
Kỹ năng giao tiếp 2021Kỹ năng giao tiếp 2021
Kỹ năng giao tiếp 2021
 
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếpKỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp
 
Kynanggiaotiep
 Kynanggiaotiep Kynanggiaotiep
Kynanggiaotiep
 
06 Ky Nang Giao Tiep232
06 Ky Nang Giao Tiep23206 Ky Nang Giao Tiep232
06 Ky Nang Giao Tiep232
 
Ky Nang Giao Tiep
Ky Nang Giao TiepKy Nang Giao Tiep
Ky Nang Giao Tiep
 
06. ky nang_giao_tiep
06. ky nang_giao_tiep06. ky nang_giao_tiep
06. ky nang_giao_tiep
 
06. Ky Nang Giao Tiep
06. Ky Nang Giao Tiep06. Ky Nang Giao Tiep
06. Ky Nang Giao Tiep
 
06 Ky Nang Giao Tiep
06 Ky Nang Giao Tiep06 Ky Nang Giao Tiep
06 Ky Nang Giao Tiep
 
06. kỹ năng giao tiếp
06. kỹ năng giao tiếp06. kỹ năng giao tiếp
06. kỹ năng giao tiếp
 
529 06
529   06529   06
529 06
 
06 ky-nang-giao-tiep232
06 ky-nang-giao-tiep23206 ky-nang-giao-tiep232
06 ky-nang-giao-tiep232
 
Ky nang giao tiep
Ky nang giao tiepKy nang giao tiep
Ky nang giao tiep
 
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diệnPhương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
 
Quản lý mâu thuẩn
Quản lý mâu thuẩnQuản lý mâu thuẩn
Quản lý mâu thuẩn
 
Kĩ năng lắng nghe
Kĩ năng lắng ngheKĩ năng lắng nghe
Kĩ năng lắng nghe
 
06. ky nang giao tiep
06. ky nang giao tiep06. ky nang giao tiep
06. ky nang giao tiep
 
06.kynanggiaotiep
06.kynanggiaotiep06.kynanggiaotiep
06.kynanggiaotiep
 
Noi truoc dam dong
Noi truoc dam dongNoi truoc dam dong
Noi truoc dam dong
 
Doi thoai voi thuong de cuon 1
Doi thoai voi thuong de  cuon 1Doi thoai voi thuong de  cuon 1
Doi thoai voi thuong de cuon 1
 

More from Câu Lạc Bộ Trăng Non

TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜITRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNMỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Câu Lạc Bộ Trăng Non
 

More from Câu Lạc Bộ Trăng Non (8)

Thiết lập mối liên minh trị liệu
Thiết lập mối liên minh trị liệuThiết lập mối liên minh trị liệu
Thiết lập mối liên minh trị liệu
 
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giaoEric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
 
Meta-Communication
Meta-CommunicationMeta-Communication
Meta-Communication
 
Gặp gỡ cuối năm 2015
Gặp gỡ cuối năm 2015Gặp gỡ cuối năm 2015
Gặp gỡ cuối năm 2015
 
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game onlineQuan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
 
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜITRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNMỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
 

Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành liệu pháp gia đình

  • 1. MỘT SỐ GIẢ THUYẾT VỀ SỰ NGẬP NGỪNG VÀ CÁC BIỂU HIỆN KHÔNG LỜI TRONG THỰC HÀNH LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH PETER ROBER Nhà tâm lý lâm sàng, nhà trị liệu gia đình, đào tạo viên liệu pháp gia đình tại Bệnh viện Đại học Leuven (Louvain), Vương quốc Bỉ. Journal of Family Therapy (2002) 24: 187-204 Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN Trưởng Chi hội Trăng Non, Hội KH Tâm lý – Giáo dục Tp.HCM Khi thân chủ tìm đến với việc trị liệu, họ có những câu chuyện muốn kể. Trong quá trình đối thoại trị liệu (therapeutic conversation), thân chủ thường xuyên thực hiện việc lựa chọn điều gì họ muốn kể ra và điều gì họ muốn giữ lại không nói ra. Trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung nói về “vùng giáp ranh” giữa những điều đã được nói và những điều chưa được nói, và đề xuất ba giả thuyết về thái độ ngập ngừng khi nói của thân chủ trong các phiên trị liệu gia đình. Trong các giả thuyết này, sự ngập ngừng được sử dụng như một ẩn dụ (metaphor) để mang đến những ý nghĩa cho các phát biểu không lời của thân chủ, và việc này được thực hiện theo một cách thức sao cho có một khoảng không gian được mở ra để đón nhận một cách trân trọng những câu chuyện mà cho đến lúc đó vẫn chưa được kể. Thật hữu ích khi ta xem các phát biểu không lời của thân chủ như là những thái độ ngập ngừng trước khi dấn thân vào cuộc đối thoại, và cũng sẽ hữu ích khi sử dụng những phát biểu không lời này, theo cách suy nghĩ của Tom Andersen (1995), như là điểm khởi đầu cho một cuộc đối thoại đầy trân trọng với gia đình về những lý do chính đáng khiến họ không nói ra những chuyện như thế. Việc này không chỉ giúp tạo nên không gian cho những câu chuyện đến lúc đó vẫn chưa được kể, mà còn giúp nhà trị liệu thiết lập nên một mối quan hệ hợp tác có tính trị liệu với gia đình mà mình đang làm việc. Những ý tưởng này sẽ được minh họa qua một số trường hợp lâm sàng. PHẦN DẪN NHẬP Khi thân chủ tìm đến việc trị liệu, họ có những câu chuyện muốn kể. Tuy nhiên, trong các cuộc đối thoại trị liệu, cũng có những câu chuyện không được kể. Một số chuyện không được kể bởi vì thân chủ thấy chúng không thích hợp với những mối bận tâm dẫn họ đến với việc trị liệu. Một số chuyện khác có thể thích hợp nhưng họ lại thấy khó nói, chẳng hạn như khi thân chủ nhận thấy bối cảnh đối thoại không an toàn để họ có thể kể câu chuyện ấy, đặc biệt là những câu chuyện rất dễ gây tổn thương cho họ, những câu chuyện gây ra sự ngờ vực, tội lỗi, xấu hổ và đau đớn. Rogers và cs. (1999) đã nhận ra rằng có rất nhiều chuyện không được nói đến ở nhiều mức độ khác nhau: “Từ chuyện chưa được kể (đơn giản là vì chưa nói đến hoặc đã bị quên đi), cho đến chuyện không thể kể ra (những chuyện khó nói đến nhưng lại có thể biểu lộ một cách có hàm ý qua các thái độ như phủ nhận, xét duyệt lại, lãng tránh hoặc giữ im lặng), và thậm chí là những chuyện không thể nhắc đến (những chuyện có thể khơi ra một sự nguy hiểm hoặc như một
  • 2. điều cấm kỵ)” (tr.91-92). Griffith và Griffith (1994) cho rằng trong quá trình đối thoại, thân chủ thường quyết định chuyện gì được kể và chuyện gì giữ lại trong im lặng: một sự bảo vệ thường xuyên của thân chủ ngăn họ không bộc lộ những câu chuyện mà họ chỉ thấy an toàn khi chúng được đặt trong những cuộc đối thoại bên trong có tính riêng tư” (Griffith và Griffith, 1994: 40). Quá trình chọn lọc này biểu lộ ra bên ngoài khi thân chủ trở nên ngập ngừng trước khi nói. Một thái độ ngập ngừng có thể được thể hiện không chỉ bằng một sự im lặng kéo dài mà còn có thể bằng những dấu hiệu không lời từ thân chủ: một cái liếc mắt, một tiếng thở dài, một khoảng nghỉ trong mạch văn đang nói, một sự chuyển dịch tư thế trên ghế ngồi, vân vân... Thường thì đây chỉ là những dấu hiệu không lời lướt thoáng qua khiến nhà trị liệu nếu không chú tâm một cách đầy đủ thì cũng có thể bỏ qua. Tuy nhiên, những khoảnh khắc ngập ngừng như thế là rất quan trọng, bởi vì đó là lúc thân chủ lượng giá về bối cảnh đối thoại lúc đó có an toàn hay không đối vối tính mẫn cảm của câu chuyện mà họ sắp kể ra. Trong bài viết này, tôi sẽ nêu tầm quan trọng của việc thân chủ ngập ngừng trước khi nói và nhà trị liệu có thể sử dụng sự ngập ngừng đó như một công cụ quan trọng giúp mở ra khoảng không cho những câu chuyện chưa được kể. Tôi sẽ đề xuất ba giả thuyết mà tôi thấy hữu ích cho tôi khi làm việc với các gia đình. 1. Thân chủ thể hiện sự ngập ngừng khi nói ra những câu chuyện chủ yếu thông qua những cách thức không lời. 2. Thân chủ thường có những lý do chính đáng để ngập ngừng. Sự ngập ngừng của họ thường cho thấy họ có những câu chuyện quan trọng chưa được nói. 3. Trong các phiên trị liệu gia đình, trẻ em thường là những người thể hiện những sự ngập ngừng này bởi vì các em là những người dễ mẫn cảm nhất đối với những mối nguy có thể có bên trong gia đình. Mục đích của bài viết này là nhằm ghi nhận sự góp phần có tính xây dựng mà các giả thuyết này có thể mang đế cho việc thực hành liệu pháp gia đình, đặc biệt trong việc tạo cơ hội giúp thiết lập mối quan hệ hợp tác trị liệu với thân chủ và trong việc giúp mở ra khoảng không gian cho những câu chuyện chưa được kể. NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ VÀ NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI Anderson và Goolischian (1988) cho rằng công việc của nhà trị liệu chính là lắng nghe những câu chuyện của thân chủ và mở ra khoảng không gian cho những câu chuyện chưa được kể. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa chuyện đã được kể và chuyện chưa được kể không phải là điều đơn giản. Ngược lại, đó là một mối liên hệ động năng (dynamic) và phức tạp khi mà điều được nói ra chỉ có thể được hiểu trong bối cảnh của điều chưa được nói (Rogers và cs., 1999), và khi điều được nói đồng thời vừa như được bộc lộ vừa như bị che đậy (Lakoff và Johnson, 1980; Billig, 1997). Trong bài viết này, tôi muốn tập trung vào khu vực giáp ranh giữa điều đã được nói và điều chưa
  • 3. được nói. Thật vậy, mặc dù lời nói của thân chủ có những lúc diễn ra rất hối hả trong khi đối thoại, nhưng cũng vẫn có những lúc thân chủ ngưng lại, chọn lựa nói gì và không nói gì. CA GIA ĐÌNH VANSTEEN Tôi đã nói chuyện với một gia đình, trong đó Kurt, người cha, đã trải qua một cơn đau tim nặng đe dọa tử vong trước đó vài tháng. Kể từ lúc đó, Kurt trở nên trông rất già nua và rất sợ phải sống tiếp. Người mẹ, Nancy, kể cho tôi nghe về những thay đổi mà đợt bệnh ấy đã gây ra cho gia đình bà. Bà cũng nêu ra những ảnh hưởng mà việc ấy đã gây ra cho Sid, đứa con trai duy nhất của họ. Rồi bà nói: “Tuần sau sẽ có thêm một cuộc kiểm tra sức khỏe cho Kurt”, vừa nói bà vừa liếc nhìn sang chồng, rồi im lặng. Sự im lặng chỉ diễn ra trong khoảng một, hai giây, nhưng cũng đủ khiến tôi nhận ra rằng Nancy ngập ngừng khi muốn nói tiếp câu chuyện của bà. Điều đã diễn ra trên đây cho thấy một việc khá thường gặp đó là thân chủ thường ngừng nói khi họ ngập ngừng trước khi nói tiếp. Tom Andersen (1995) cho rằng khi thân chủ ngập ngừng, dường như họ đang chuyển đổi qua lại giữa sự “đối thoại bên ngoài” (outer conversation) và sự “đối thoại bên trong” (inner conversation). Sự im lặng khi đó là biểu hiện của những phản ảnh hoặc suy ngẫm bên trong (inner reflection) qua đó thân chủ tìm kiếm những cách thức tốt nhất để thể hiện bản thân ra bên ngoài (Andersen, 1995). Cùng lúc đó, việc ngưng nói này cũng tạo nên một khoảng không mà qua đó, bằng cách thực hiện cuộc đối thoại bên trong (Rober, 1999), thân chủ sẽ quyết định điều gì được nói và điều gì cần giữ im lặng (ít nhất là cho đến lúc đó) (Griffith và Griffith, 1994). Thân chủ tự hỏi với bản thân: “Mình sẽ nói điều này chứ, với nhà trị liệu này, ngay lúc này, trong phiên trị liệu này?”. Với ý nghĩa đó, sự ngưng nói có thể được xem là thái độ ngập ngừng khi nói. Như đã minh họa trong trường hợp của Kurt, Nancy và Sid, một sự ngập ngừng thường được thể hiện bằng cách thức không lời. Việc này có thể được hiểu nếu như sự ngập ngừng được quan niệm như là một sự thương lượng giữa hai động thái: một là nói ra câu chuyện và hai là giữ lại không nói. Sự thương lượng này sẽ được thể hiện thông qua cách thức không lời. Các biểu hiện không lời đôi khi rất tinh tế và dễ bị bỏ qua nếu nhà trị liệu không chú tâm một cách đầy đủ. Việc chú tâm đến những biểu hiện không lời vốn đã là một việc hiển nhiên trong thực hành liệu pháp gia đình, nhưng kể từ khi những ẩn dụ bằng lời (narrative metaphors), chẳng hạn như câu chuyện kể và cuộc đối thoại, được dùng để làm nền tảng nhận thức luận (epistemological foundation) cho việc thực hành lâm sàng, thì tầm quan trọng của giao tiếp không lời có nguy cơ bị xem nhẹ trong liệu pháp gia đình. Thật vậy, việc sử dụng những ẩn dụ bằng lời, như những “metaphor to live by” (Lakoff và Johnson, 1980), đã có tác dụng mời gọi nhà trị liệu hướng sự chú tâm của mình vào những câu từ, giọng nói và những câu chuyện. Hậu quả là họ chỉ giới hạn lĩnh vực nghiên cứu của họ vào những chuyện được “nói ra”, còn những thông điệp không lời thì đã bị bỏ lại trong khoảng mờ mịt không được hiểu.
  • 4. NHỮNG THÔNG ĐIỆP KHÔNG LỜI BỊ CHE KHUẤT Điều này có lẽ cần một chút giải thích thêm. Khái niệm “metaphor to live by” được mô tả lúc ban đầu bởi Lakoff và Johnson (1980). Chủ yếu dựa trên những bằng chứng về ngôn ngữ học, Lakoff và Johnson đã cho rằng ẩn dụ không đơn thuần chỉ là sự tô vẽ về mặt thơ văn hoặc tu từ, mà còn như là một thành phần trong ngôn ngữ mà từ đó chúng ảnh hưởng lên trên cách thức chúng ta nhận biết, suy nghĩ và hành động. Ngoài ra, các tác giả này còn nêu ra khái niệm về “sự hệ thống hóa có tính ẩn dụ” (metaphorical systematicity). Với khái niệm này, họ có ý nói rằng một ẩn dụ luôn luôn nêu bật lên một khía cạnh nào đó trong trải nghiệm của chúng ta, và để lại một khía cạnh khác của trải nghiệm trong sự mơ hồ khó hiểu. Chẳng hạn như trong trong liệu pháp gia đình, ẩn dụ “hệ thống” nêu bật lên mối tương tác giữa các thành viên trong gia đình, nhưng nó lại làm lu mờ đi các khía cạnh như tính ngẫu nhiên của các sự kiện xảy ra trong gia đình, hoặc mức độ chủ quan của người quan sát khi phân tích hệ thống (Rosenblatt, 1994). Một ví dụ khác đó là “ẩn dụ điều khiển học” (cybernetic metaphor), một mặt, có thể giúp chúng ta nhìn thấy sự tuần hoàn và những vòng cung phản hồi (feedback loop) bên trong đời sống gia đình, nhưng mặt khác, lại che khuất các khía cạnh như trách nhiệm cá nhân và sự mất quân bình về quyền lực. Với cách thức này, mọi ẩn dụ đều làm “sáng lên” một phần trải nghiệm của chúng ta và đồng thời để lại một phần khác của trải nghiệm ở trong bóng tối. Nếu chúng ta chấp nhận những ý tưởng của Lakoff và Johnson (1980), cũng sẽ hợp lý khi ta đặt ra câu hỏi: Các ẩn dụ bằng lời (narrative metaphors) liệu có thể che khuất điều gì khi chúng ta sử dụng chúng làm nền tảng nhận thức luận trong liệu pháp gia đình? Minuchin (1998) đã cố gắng trả lời câu hỏi này trong một bài viết có nhan đề “Gia đình ở đâu trong liệu pháp gia đình dựa trên chuyện kể?” (Where is family in narrative family therapy?), và ông cho rằng việc sử dụng các ẩn dụ bằng lời trong liệu pháp gia đình sẽ làm che khuất gia đình (Nguyên văn: “The use of narrative metaphors in family therapy obscures the family”): Liệu pháp dựa trên chuyện kể đã rời xa các nguyên tắc hệ thống nhằm nêu bật lên bối cảnh sống và nền văn hóa, nhưng có điều gì đó nghịch lý trong động thái này. Trong quá trình này, các lý thuyết gia đã đặt gia đình vào nhầm chỗ - là chính ngay tại điểm tức thời và rõ rệt của bối cảnh và nền văn hóa mà người ta đang sống trong đó. (Trang 403) Xem qua tư liệu, dường như có một khía cạnh trong thực hành liệu pháp gia đình đã bị làm lu mờ đi trong mô hình sử dụng chuyện kể (narrative paradigm): đó chính là tầm quan trọng của giao tiếp không lời. (Lược bỏ một đoạn tác giả trích dẫn nhiều tài liệu chuyên môn về ngôn ngữ không lời) KHÔNG TỪ NGỮ KHÔNG HẲN LÀ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ
  • 5. Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà trị liệu dựa trên tương tác đối thoại đều xem “những điều thân chủ nói” như là trọng tâm duy nhất của cuộc đối thoại trị liệu. Chẳng hạn như Tom Andersen (1995) nhấn mạnh rằng nhà trị liệu không chỉ phải lắng nghe tất cả những gì được nói mà còn phải nhìn thấy những điều ấy được phát biểu như thế nào: “Để nghe cũng phải biết nhìn” (Andersen, 1995: 23). Ông đã cho ví dụ về một người cha thở dài khi nói về nổi buồn của đứa con trai. Điều này đã mời gọi Andersen khởi đầu việc đối thoại về chuyện buồn ấy và ông đặt câu hỏi: “Khi con trai ông buồn, bên trong nỗi buồn ấy chỉ toàn là buồn hay còn có thêm cảm giác nào khác?”. Người cha nói “Nó còn có thêm cả sự giận dữ nữa”. Andersen tiếp tục hỏi “Nếu như con trai ông có thể nói ra được nỗi buồn ấy, đó sẽ là những lời lẽ như thế nào?” vânvân và vân vân. Với cách đặt những câu hỏi như thế, Andersen không có mục đích tìm kiếm những ý nghĩa sâu xa đằng sau những gì được nói, như những nhà trị liệu của trường phái cấu trúc (structurist) thường làm. Thay vào đó, ông muốn hiểu những gì thực sự “bên trong” các diễn đạt bằng lời của thân chủ (Andersen, 1995). Ông chú tâm vào sự phong phú của các phát biểu không lời, và xem chúng như những lời mời gọi để đặt thêm những câu hỏi vừa có tính hiếu kỳ vừa có tính trân trọng thân chủ. Trở lại trường hợp gia đình Vansteen, chúng ta thấy rằng nhà trị liệu, được truyền cảm hứng bởi những kiểu hỏi chuyện của Tom Andersen, đã sử dụng sự im lặng kéo dài của Nancy như một điểm khởi đầu cho một cuộc đối thoại đầy trân trọng. Tôi để sự im lặng trôi qua ít phút, rồi hỏi Nancy: “Nếu sự im lặng này của bà có thể phát biểu ra được, đó sẽ là những lời lẽ như thế nào?” “Tôi không biết... Tôi không muốn làm ông ấy sợ [vừa nói vừa cuối đầu về phía Kurt]. Ông ấy đã sợ như thế đấy, và nếu như tôi lại nói ra nỗi lo sợ của mình...” “Bà e rằng ông ấy sẽ càng sợ nhiều hơn nếu bà nói ra nỗi sợ của mình?” “Vâng” Đôi khi sự ngập ngừng có thể được diễn giải như là những phản ứng phòng vệ của thân chủ: nghĩa là thân chủ phản kháng lại tiến trình trị liệu bằng cách không nói gì cả. Tuy nhiên, các tác giả khác lại cho rằng “Sự im lặng thực sự mang nhiều dáng vẻ và âm điệu khác nhau” (Serani, 2000: 505): Trong trị liệu, đối với những thân chủ khác nhau, sự im lặng lại có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Học thuyết kiến tạo xã hội (social constructionism) cho ta biết rằng ý nghĩa không thể được phát hiện bên trong ý định của thân chủ, thay vào đó, ý nghĩa được tạo nên bởi cuộc “thương thảo” (negotiation) khi nhà trị liệu đối thoại với thân chủ (Gergen, 1999). Trong trường hợp gia đình Vansteen, ý nghĩa của sự im lặng ở bà Nancy được tạo nên một phần bởi chính bản thân sự im lặng, một phần bởi đáp ứng của nhà trị liệu. Nhà trị liệu không xem sự im lặng này như một sự vắng lặng, mà vẫn như một sự hiện diện của lời nói: SỰ IM LẶNG CHỨA ĐẦY NHỮNG CÂU CHUYỆN CHƯA ĐƯỢC NÓI VÀ NHỮNG LÝ DO KHIẾN CHÚNG KHÔNG ĐƯỢC NÓI. Nhà trị liệu xem sự im lặng của Nancy như là phản ảnh sự ngập ngừng khi nói của bà: Có điều gì đó làm bà muốn nói và cũng có điều gì đó khi bà không thể nói. Nhà trị liệu đặt câu hỏi về sự im lặng này: “Nếu sự im lặng này có thể nói ra được, đó sẽ là những lời
  • 6. lẽ như thế nào?”. Câu trả lời của Nancy cho thấy rằng bà đã chấp nhận đề nghị của nhà trị liệu ở điểm sự im lặng của bà không phải là một sự trống không. Bà chấp nhận ý kiến của nhà trị liệu khi ông đã làm cho sự ngập ngừng nói ra nỗi sợ của mình trở nên có ý nghĩa, và bà làm rõ lý do chính đáng khiến bà ngập ngừng đó là vì bà không muốn làm chồng mình sợ hãi thêm một cách không cần thiết. Ví dụ đơn giản này đã soi sáng giả thuyết thứ nhất trong bài viết này: Sự ngập ngừng của thân chủ khi đối thoại thường được thể hiện bằng những cách thức không lời (chẳng hạn như giữ im lặng). Nó cũng minh họa cho giả thuyết thứ hai: Thân chủ có những lý do chính đáng để ngập ngừng. Đôi khi việc nói ra có thể gây nguy hiểm (Griffith và Griffith, 1994), thân chủ có thể làm tổn thương ai đó trong gia đình hoặc cũng có thể chính mình bị tổn thương. SỰ NGẬP NGỪNG TRONG NHỮNG PHIÊN TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH John Byng-Hall đã mô tả cách thức làm thế nào mà một đứa trẻ có thể trở thành một tác nhân điều hòa những khoảng cách (distance regulator) bên trong gia đình của trẻ (Byng-Hall, 1980, 1995): Đứa trẻ theo dõi mối quan hệ của cha mẹ mình, sẵn sàng kéo họ lại với nhau khi họ cách nhau quá xa, hoặc có thể đến chen vào giữa họ khi họ ở quá gần nhau. Những nhà trị liệu gia đình đã biết đến vô vàn những cách thức qua đó đứa trẻ đã được thu hút vào những kiểu vận hành như thế (Byng-Hall, 1995: 185). Với cách thức tương tự, trẻ em cũng thường trở thành những tác nhân điều hòa đối với những điều được nói về trong phiên trị liệu gia đình bằng cách thể hiện sự ngập ngừng khi đi vào cuộc đối thoại. Thật vậy, trong phiên trị liệu gia đình, sự ngập ngừng không luôn luôn được thể hiện bởi những người đang nói. Đôi khi, trong lúc có một thành viên trong gia đình kể một câu chuyện, thì một thành viên khác (thường là một đứa trẻ) lại biểu hiện một dấu hiệu không lời mà dấu hiệu ấy có thể được hiểu là sự ngập ngừng không muốn đi sâu vào phiên trị liệu. Đây là giả thuyết thứ ba trong bài viết này. Giả thuyết này được gây cảm hứng từ công trình của Edith Tilmans-Ostyn (1999a), người nói về những cái “phanh” (thắng) trong một gia đình. Bà cho rằng trẻ em, thông qua những hành vi không lời của mình, thường phát ra những tín hiệu cảnh báo về những nguy hiểm tạo nên từ cuộc đối thoại có tính khám phá liên quan đến một số chủ đề nào đó trong phiên trị liệu. Khi đứa trẻ bắt đầu gây ra một tiếng ồn, hoặc đòi đi vệ sinh, hoặc khi đứa trẻ làm xao lãng bố mẹ, vân vân... đứa trẻ như thể đang tìm cách trì hoãn hoặc thậm chí làm ngưng luôn cuộc đối thoại. Với ý nghĩa này, những phát biểu không lời của trẻ có thể được hiểu như một chú giải không lời vào cuộc đối thoại rằng: “Có thể nguy hiểm đấy”, “Chuyện này đi nhanh quá” hoặc “Không an toàn khi nói về chủ đề đó đâu”... NGHIÊN CỨU CA CỦA TOM Đó là lần đầu tiên cậu bé Tom, 8 tuổi, ngồi cùng bố mẹ chung một phòng sau 2 năm kể từ ngày bố mẹ cậu ly thân. Họ lặng lẽ đi vào phòng. Cả ba có vẻ rất thận trọng. Người bố ngồi trên chiếc
  • 7. ghế bên phải, mẹ ghế bên trái và Tom trên chiếc ghế ở giữa. Trong cuộc đối thoại bên trong (inner conversation), tôi thắc mắc không biết cậu bé nghĩ gì khi ngồi giữa bố và mẹ: Liệu cậu là chiếc cầu nối giữa họ hay là một hàng rào ngăn cách giữa họ? Tom được một bác sĩ gửi đến cho tôi vì cậu bị những cơn đau dạ dày. Vị bác sĩ đã không tìm thấy chứng cứ thực thể nào cho những cơn đau này, vì thế ông đã giới thiệu Tom cùng với bố mẹ đến với tôi. Ban đầu chúng tôi ngồi im lặng, và rồi chúng tôi nói chuyện về mối bận tâm của bố mẹ đối với những cơn đau khó hiểu của Tom. Tôi cảm thấy không thoải mái khi nhận ra rằng cuộc nói chuyện này bằng cách nào đó đã trở thành một cuộc đấu khẩu tinh tế giữa bố và mẹ. Họ nói chuyện nhẹ nhàng, nhưng luôn luôn chỉ trích lẫn nhau. Tôi lấy làm lạ bởi vì họ hề không nhìn nhau như thể người này không để ý là có người kia cũng đang hiện diện. Từ từ tôi nhận thấy áp lực ngày một gia tăng giữa họ. Rồi một cuộc xung đột thực sự đã nổ ra giữa họ khi thời gian nói chuyện diễn ra được khoảng một giờ. Có vẻ như sự bùng nổ ấy là không thể tránh khỏi. Tôi tự khỏi không biết Tom cảm thấy như thế nào? Và cùng lúc ấy, tôi thấy Tom dùng hai tay ôm lấy bụng. Tôi tự hỏi: “Cậu bé đang đau à?”. Tôi nhìn sang cha mẹ cậu xem họ có nhận thấy giống tôi hay không thì họ đã không nhận biết gì cả. Người bố nói với tôi: “Dĩ nhiên phải tùy ông xem coi có chuyện gì đã xảy ra cho Tom như vậy”. Tôi tự hỏi mình sẽ có thể nói gì nếu như không thử đứng vào góc độ xem xét của từng người trong số họ? (Nguyên văn: “without taking sides”). Tôi cảm thấy mình bị mắc kẹt giữa người bố và người mẹ, và tôi cũng chợt nhận ra rằng Tom hẳn cũng đã cảm thấy theo cách giống như vậy. Tôi lại nhìn Tom. Gương mặt cậu bé cho tôi biết rằng cậu đang đau vì thế tôi hỏi: “Cháu đang đau à?”. Cậu chẳng nói gì mà chỉ gật đầu. Tôi mời cậu bé đến ngồi bên cạnh tôi và kể cho tôi nghe về cơn đau của cậu. Tom đứng lên và đến ngồi cạnh tôi. “Cháu có thể nói cho chú nghe cháu đau như thế nào không?” Tôi hỏi. “Giờ cháu thấy đỡ hơn rồi”, Tom đáp. “Thế thì tốt”, tôi nói và tôi cũng thấy rằng Tom đã đỡ đau hơn. Tôi đặt giả thuyết rằng cơn đau bụng của Tom có thể là cách thể hiện những áp lực mà Tom cảm thấy khi cậu ngồi giữa bố và mẹ. Và tôi quyết định hỏi cậu về điều đó. “Cháu có thể nói thử xem cơn đau ấy đang cố gắng nói với chúng ta điều gì vậy?”. Tôi hỏi nhưng cũng cảm thấy rằng Tom sẽ không thể nói được gì vào lúc đó. Và thật vậy, cậu đã không thể trả lời. Vì thế tôi trở lại nhìn sang phía bố mẹ cậu và chúng tôi nói về những khó khăn nào họ đã gặp phải trong việc làm bố mẹ của Tom sau khi họ đã chia tay. Tôi cũng chú ý thấy, ít nhất là vào lúc ấy, những áp lực giữa bố và mẹ cũng đã mất đi. Cả hai cho đến lúc ấy đều đang lắng nghe một cách chăm chú những gì Tom và tôi nói với nhau. Tôi lưu nhớ trong trí mình về điều
  • 8. cơn đau của Tom đã gây cho bố mẹ cậu sự chú ý đối với cậu, và bằng cách đó cơn đau đã tạo cơ hội cho việc giảm bớt căng thẳng giữa bố mẹ và tránh xảy ra sự bùng nổ bạo lực giữa họ với nhau. Như được minh họa trong câu chuyện của Tom, trong một số trường hợp, triệu chứng của đứa trẻ tự nó đã biểu hiện như một hành vi không lời trong phiên trị liệu, mà điều đó có thể được hiểu như là một thái độ lưỡng lự không dám đối thoại. Như thể Tom đang muốn cho nhà trị liệu biết rằng sẽ rất nguy hiểm khi tiếp tục phiên trị liệu bởi vì có khả năng sẽ bùng nổ một cuộc xung đột giữa bố mẹ của của cậu. Nhà trị liệu sử dụng hành vi không lời của Tom như một điểm khởi đầu cho cuộc đối thoại. Việc làm này thường có lợi vì nó tạo ra khoảng không gian cho việc kể ra những chuyện chưa được kể. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhà trị liệu cần phải tôn trọng nhịp độ và tính mẫn cảm (tempo and vulnerability) của các thành viên trong gia đình (Rober, 1998). Thật vậy, đôi khi những thành viên trong gia đình có thể biểu lộ ra các sự việc theo cách không lời, trước họ hoặc các thành viên khác trở nên sẵn sàng hơn để có thể nói chuyện. Điều này dường như đúng trong trường hợp cơn đau bụng của Tom. Nhà trị liệu trước tiên đã nghĩ rằng, bằng cách đề cập đến chủ đề đau bụng của Tom, sẽ có thể mở ra khoảng không gian để nói đến những áp lực chưa được nói đến mà Tom đã cảm thấy từ cuộc đối thoại giữa bố mẹ của cậu. Tuy nhiên, sau đó, nhà trị liệu không muốn ép buộc cậu nói bởi nhà trị liệu suy nghiệm rằng nếu dạ dày của Tom đã lên tiếng thay cho miệng cậu có thể nói, tất hẳn phải có lý do chính đáng để cơn đau xảy ra. Có lẽ đã rất khó khăn hoặc quá nguy hiểm, ít nhất cho đến lúc đó, khi dùng lời lẽ để nói ra câu chuyện (Griffith và Griffith, 1994). Trong những trường hợp như thế này, tốt nhất nhà trị liệu có lẽ nên giả lờ các phát biểu không lời ấy hoặc chỉ nên thận trọng cho một lời bình với “một thái độ thận trọng không chắc chắn để giúp cho gia đình trở nên nhạy cảm hơn đối với những điều mà trước đó họ đã bỏ qua không chú ý” (Andersen, 1987: 420). NHỮNG LÝ DO CHÍNH ĐÁNG ĐỂ KHÔNG NÓI RA Thay vì tập trung vào nội dung của những chuyện chưa được nói, tôi đề nghị các nhà trị liệu nên mời gọi các thành viên gia đình nói ra những lý do chính đáng khiến họ không kể ra những câu chuyện này (Tilmans-Ostyn, 1999a). Nhà trị liệu nên nói rằng: “Tôi hiểu bạn không muốn nói ra điều đó vào lúc này. Như vậy cũng tốt. Nhưng có thể giúp tôi hiểu điều gì đã khiến bạn khó khăn đến nỗi không thể nói được lúc này?” hoặc “Bạn sợ điều gì sẽ xảy ra?”. Những loại câu hỏi thế này phản ảnh sự tôn trọng chân thành của nhà trị liệu trong việc công khai dành cho thân chủ quyền được quyết định có nói ra điều mà họ muốn nói hay không. Ngoài ra, nhà trị liệu cũng thừa nhận việc than chủ có những lý do chính đáng để quyết định không kể những câu chuyện ấy, còn về phần mình, nhà trị liệu mong muốn cố gắng để hiểu tầm quan trọng của những lý do chính đáng này. Cách tiếp cận theo kiểu trân trọng và dè dặt như thế thường sẽ mở ra những khoảng không gian cho những câu chuyện chưa được kể từ đó giúp làm sáng tỏ việc thân chủ có nhu cầu tự bảo vệ họ bằng cách giữ kín một số chuyện. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA ELLY VÀ CÂU CHUYỆN MŨI KIM TIÊM DƯỚI DA
  • 9. (Trường hợp này cũng đã được tác giả nêu trong một bài viết khác MÀ Trăng non Online đã từng giới thiệu: ) Một phụ nữ đã ly hôn cùng với hai con (con gái Elly, 8 tuổi, và con trai Art, 2 tuổi) đến với phiên trị liệu gia đình vì những bận tâm của bà đối với hành vi có vấn đề của đứa con gái. Người mẹ cũng cho biết chính bà cũng đã nhập viện điều trị chứng trầm cảm trước đó vài tháng, và bà cũng biểu lộ ý muốn có được những phiên trị liệu cá nhân cho riêng bà để có thể nói ra những trải nghiệm đau thương của chính mình thời thơ ấu. Mẹ của bà đã qua đời lúc bà chỉ mới 8 tuổi và tuổi thơ của bà trôi qua với sự cô độc. Vào cuối phiên trị liệu thứ hai, người mẹ đề nghị rằng sẽ có lợi cho Elly nếu có thể để em nói chuyện riêng với nhà trị liệu về người bố của mình và em đã nhớ bố như thế nào sau khi bố mẹ chia tay. Tôi quay sang hỏi Elly rằng em nghĩ sao về đề nghị của mẹ. Elly lắc đầu. Tôi hỏi em cử chỉ này nghĩa là như thế nào. Elly miễn cưỡng nói rằng em không muốn nói về bố bởi vì nói thế sẽ làm cho em rất buồn. Tôi nói nếu em không muốn nói về bố thì tôi sẽ tôn trọng quyết định của em, nhưng tôi cũng thêm rằng nếu khi nào em đổi ý và quyết định nói chuyện về bố thì em vẫn có thể nói. Elly gật đầu. Rồi tôi hỏi bà mẹ rằng bà có muốn nói chuyện riêng về tuổi thơ đau thương của mình mà không có mặt những đứa con không, như bà đã đề nghị vào phiên trị liệu thứ nhất? Bà nói rằng bà thực sự muốn nói về tuổi thơ của bà. Ngay chính lúc đó, Elly đứng dậy và cầm một chiếc ống tiêm đồ chơi làm động tác giả vờ như đang tiêm cho mẹ một liều thuốc. Người mẹ ngưng nói và nói đùa với con “A! Con đang làm mẹ đau”. Cả hai chúng tôi cùng nhìn Elly. Khi Elly làm động tác cho mẹ một mũi tiêm, ý nghĩ đầu tiên đến trong đầu tôi là “việc này quan trọng đây”. Trong cuộc đối thoại bên trong (inner conversation) của tôi, tôi tự hỏi liệu có phải Elly đang cố lội kéo sự chú ý của chúng tôi ra khỏi chủ đề đau buồn mà người mẹ đang nói đến để hướng sang chuyện đang xảy ra tại-đây-lúc-này ít đau buồn hơn chăng? Một giả thuyết khác cũng thình lình vụt lên trong trí tôi đó là việc làm của Elly là cách thức có tính biểu tượng của em nhằm giúp đỡ mẹ mình cảm thấy bớt đau buồn hơn về tuổi thơ bất hạnh của bà – Mũi tiêm như thể một “liều thuốc giảm đau” (Nguyên văn: “pain-killer). Thật vậy, chính Elly cũng mới vừa nói là em không muốn nói chuyện riêng về những chuyện quan trọng đối với em vì nói ra sẽ khiến em quá đau buồn. Có lẽ em cũng nghĩ rằng mẹ em cũng sẽ rất đau buồn khi kể về tuổi thơ của bà. Tôi hỏi Elly theo kiểu vui đùa “Cháu muốn làm mẹ cảm thấy bớt đau phải không?” Elly chỉ cười mà không nói gì. Rồi tôi nói với cô bé về những suy nghiệm của tôi. Tôi nói rằng tôi đã rất ấn tượng về em như một người rất ân cần và có lẽ em cũng sợ mẹ đau buồn nếu như bà một mình nói về tuổi thơ của bà, vì thế em muốn cho bà một mũi tiêm giảm đau.
  • 10. Elly đáp rằng em không muốn để mẹ một mình nói với tôi về tuổi thơ đau buồn của bà. Tôi nhờ em giúp tôi hiểu điều đó nghĩa là gì. Cô bé vẫn im lặng. Tôi hỏi: “Cháu có nghĩ rằng mẹ sẽ rất buồn khi mẹ nói về tuổi thơ của mẹ không?”. Em đã gật đầu đồng ý. Người mẹ nói với Elly: “Nhưng nếu mẹ nói ra được chuyện đó, nỗi đau cuối cùng rồi cũng sẽ qua đi”. Elly lắc đầu và nói: “Nếu mẹ nói về những chuyện buồn đó thì con sẽ phải ngồi ở đâu đây?”. Trước tiên, tôi hơi bối rối vì câu nói của Elly. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng có thể Elly đang có ngụ ý nói đến khoảng thời gian ba tháng khi mẹ em phải nhập viện vì chứng trầm cảm. Elly đã phải ở nhà trong suốt thời gian đó. Tôi hỏi cô bé có lo sợ rằng mẹ phải nhập viện một lần nữa nếu bà kể về tuổi thơ đau buồn của bà? Em gật đầu đồng ý. Sự trả lời khẳng định của Elly đã công nhận ý kiến của nhà trị liệu rằng có thể hiểu hành động của cô bé giả vờ tiêm thuốc cho mẹ như thể là cách cô bé thể hiện sự ngập ngừng không muốn tiến sâu hơn vào cuộc đối thoại. Elly dường như rất nhạy cảm với sự nguy hiểm của việc mẹ em nói chuyện riêng với nhà trị liệu bởi vì em lo sợ mẹ sẽ bị trầm cảm trở lại. Do vậy, Elly có những lý do chính đáng để ngập ngừng. SỰ NGẬP NGỪNG VÀO LÚC KHỞI ĐẦU TRỊ LIỆU Sự ngập ngừng thường được quan sát thấy, không chỉ trong quá trình đối thoại, mà còn ngay lúc mới bắt đầu cuộc gặp gỡ trị liệu, tức là khi thân chủ và nhà trị liệu gặp gỡ nhau lần đầu tiên: chẳng hạn như khi thân chủ đang ngồi đợi ở phòng chờ, hoặc khi thân chủ bắt đầu ngồi đối diện với nhà trị liệu với sự chăm chú của nhà trị liệu đợi nghe câu chuyện của thân chủ. Khi ấy, thân chủ cảm nhận ra tính nhạy cảm của câu chuyện mà mình sắp nói ra và e ngại liệu bối cảnh đối thoại này có đủ an toàn hay không: Nhà trị liệu liệu sẽ hiểu được mình? Có cười mình không? Nhà trị liệu sẽ xem mình là điên rồ chăng? Hoặc liệu mình sẽ không thể kiểm soát được cảm xúc? Vân vân... Thân chủ hiếm khi nói thành lời những ý nghĩ này, nhưng họ vẫn ngập ngừng, và sự ngập ngừng của thân chủ thường biểu hiện bằng những cách thức tế vi, không lời, khó thể nhận biết. Điều này được minh họa trong trường hợp Liza, cô gái 25 tuổi, đến trị liệu vì cô bị xâm hại khi còn nhỏ bởi chính người cha của mình. NGHIÊN CỨU CA CỦA LIZA Khi Liza bước vào phòng trị liệu vào đầu phiên trị liệu đầu tiên, tôi cảm nhận được một sự băn khoăn mơ hồ. Sự băn khoăn ấy vẫn không hết sau đó. Trước tiên, tôi không thể chỉ ra được đó là điều gì (Nguyên văn: “I could not put my finger on it”). Tôi cũng tự hỏi liệu có điều gì không hay đang xảy ra? Tôi tự bảo mình hãy đặt tâm thế ra xa một chút và chú tâm vào cuộc đối thoại bên trong của mình. Cái làm cho tôi cảm thấy băn khoăn không phải là nội dung những điều Liza nói mà là cách thức cô ấy nói. Những câu trả lời của cô khá là ngắn gọn. Cô có vẻ rất căng thẳng.
  • 11. Tôi cũng nhận thấy cô hay nhìn đi chỗ khác và tránh nhìn mắt tôi. Tôi thấy cô có vẻ khá bực bội và điều đó khiến tôi cảm thấy cô ấy không tin tưởng tôi. Tôi cũng tự phản ảnh rằng, mặc dù chúng tôi mới gặp nhau lần đầu, cô ấy có vẻ đang tức giận đối với tôi. Có lẽ tôi đã nói điều gì đó khiến cô bị tổn thương hoặc cũng có thể vì một lý do gì khác? Hoặc cũng có thể cô ấy chỉ căng thẳng như nhiều thân chủ khác khi mới bắt đầu bước vào trị liệu. Tôi hỏi Liza rằng cô có cảm thấy căng thẳng hay không? Trước tiên, cô im lặng, nhưng sau đó cô nói rằng cô cảm thấy không dễ dàng gì khi đến trị liệu. “Cô có thể giúp tôi hiểu được ý nói này của cô không?”, tôi hỏi. Liza đáp là cô đã suy nghĩ đến việc trị liệu từ rất lâu rồi, nhưng cô luôn luôn từ bỏ ý định đó: “Ngay cả mới đây thôi, khi tôi ngồi ở phòng chờ”, cô nói thêm. Tôi lại yêu cầu cô nói thêm để có thể giúp tôi hiểu rõ cô. Và cô đã kể cho tôi nghe câu chuyện sau đây: “Bố tôi đã xâm hại tôi khi tôi chỉ mới lên 4 hoặc 5 tuổi. Ông ta vào phòng tôi ban đêm lúc mọi người đã ngủ cả, và ông ấy đã cưỡng hiếp tôi. Sau đó, ông bảo tôi không nên kể việc này cho ai cả vì đó là bí mật riêng của chúng tôi, và nếu tôi kể ra thì ông sẽ phải vào tù. Vì thế tôi đã không kể điều này cho ai biết cả, nhưng những đêm sau đó, ông ấy lại vào phòng và cưỡng hiếp tôi. Một đêm nọ, tôi bị tiểu dầm. Khi bố tôi đến và nhận thấy giường tôi ướt sũng, và ông gọi tôi là đứa con gái hư, dơ dáy, bẩn thỉu, nhưng ông không gần gũi tôi nữa. Và tôi đã tìm được cách để tự bảo vệ mình trước ông ấy. Từ đó trở đi, mỗi đi tôi đều tiểu ướt cả giường của mình. “Chẳng bao lâu sau, mẹ tôi phát hiện tôi bị tiểu dầm. Bà gọi và hỏi chuyện với một bác sĩ, và ông ấy gửi chuyển tôi đến một nhà trị liệu. Khi mẹ tôi nói chúng tôi sẽ đến gặp một nhà trị liệu, tôi đã khấp khởi hy vọng. Có thể lúc đó tôi sẽ thoát khỏi nỗi đau đớn, sợ hãi và tủi nhục. Tuy nhiên, trong phiên trị liệu đầu tiên, tôi nhận thấy rằng nhà trị liệu chỉ lo tìm kiếm cách giải quyết cho chuyện tiểu dầm của tôi thôi. Ông ấy dường như chẳng đoái hoài gì đến những mối quan hệ trong gia đình tôi, cũng không quan tâm đến việc tôi tiểu dầm như thế nào và tại sao tôi lại như thế. Tôi phải thừa nhận rằng cách làm đó cũng đã giúp tôi giảm nhẹ phần nào vì tôi rất sợ phải đối diện với bố tôi. Cùng lúc đó, tôi lại cảm thấy tức giận đối với nhà trị liệu, không chỉ bởi vì ông chẳng chú tâm đến chuyện gì khác ngoài chứng tiểu dầm của tôi, mà còn bởi vì ông ta chỉ lo tìm kiếm cách khắc phục chứng tiểu dầm mà không nhận ra đây chính là cách duy nhất giúp tôi có thể đối phó với bố tôi. “Vì vậy, tôi đã âm thầm phá hỏng những giải pháp mà ông đã đề nghị. Và tôi cũng đã thề rằng mình sẽ chẳng bao giờ tin vào những nhà trị liệu một lần nào nữa.” Câu chuyện kể của Liza về những trải nghiệm thời thơ ấu của cô có thể cho chúng ta những bài học về tầm quan trọng của sự giao tiếp không lời (trong trường hợp này đó là triệu chứng của
  • 12. Liza: chứng tiểu dầm) trong thực hành liệu pháp gia đình. Nó cho thấy rằng những hành vi không lời của trẻ em thường “chạm đến” những câu chuyện không được nói đến trong gia đình. Hành vi không lời dường như là phương thức tốt nhất để “nói ra” những điều không thể nói thành lời, vì nói ra là điều bị cấm đoán và không an toàn (Griffith và Griffith, 1994). Sự thật là những dấu hiệu không lời của cô bé Liza đã không được nhà trị liệu xem xét một cách nghiêm túc và ông ta cũng không hiểu những biểu hiện như thế, và đó cũng là điều gây thất vọng lớn lao cho cô bé. Ngoài ra, sự ngập ngừng của cô (lo sợ đối diện với cha), được thể hiện thông qua việc cô âm thầm phá hỏng kế hoạch chữa trị, cũng là một việc không được nói ra. Cũng có thể khí đó, nhà trị liệu đã cảm thấy rằng cô bé là một đứa trẻ khó khăn, hay phản kháng. Phiên trị liệu đầu tiên của nhà trị liệu với Liza (khi đã lớn) đã nêu lên tầm quan trọng của việc phải xem xét một cách nghiêm túc những biểu hiện không lời của sự ngập ngừng mà thân chủ thể hiện vào lúc khởi sự trị liệu, bởi vì những biểu hiện ngập ngừng ấy thường có ngụ ý rằng đã có những câu chuyện riêng tư quan trọng mà trước đó chúng đã chưa được kể. Như trong trường hợp của Liza, sự ngập ngừng vào lúc khởi sự trị liệu thường có thể ngụ ý rằng có một trải nghiệm không thoải mái, thậm chí là gây sang chấn, mà thân chủ có trước đó đối với việc trị liệu (Tilmans-Ostyn, 1999a). Những trải nghiệm tiêu cực đối với việc trị liệu có thể khiến cho thân chủ có thể cảm thấy mình trở nên quá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Việc mở ra không gian cho việc kể ra những câu chuyện như thế sẽ làm gia tăng thêm những cơ hội để những cuộc gặp gỡ trị liệu sau đó trở nên có tính hợp tác hơn và hữu ích hơn, không chỉ vì nó tạo ra cơ hội cho nhà trị liệu thực hiện việc chăm sóc những khía cạnh nhạy cảm của thân chủ, mà còn vì nhà trị liệu có thể mở ra không gian cho những điều mới mẻ hơn bằng cách bảo đảm rằng những trải nghiệm tiêu cực kia sẽ không tái diễn trong quá trình trị liệu mới mẻ này (Tilmans-Ostyn, 1999a). Việc kể ra được câu chuyện về những trải nghiệm tiêu cực như thế đôi khi cũng đủ khiến cho thân chủ đoan chắc rằng những trải nghiệm tương tự như thế sẽ không tái diễn trở lại. Bằng cách kể ra câu chuyện ấy, tiến trình trị liệu mới lần này trở nên khác biệt hơn so với lần trị liệu cũ trước đó, và những khoảng không gian sẽ được mở ra cho những trải nghiệm mới. Tuy nhiên, cũng có lúc, việc nói ra câu chuyện cũng chưa đủ để giúp thân chủ thoát khỏi những mối bận tâm với những trải nghiệm trong quá khứ. Trong những trường hợp như thế, nhà trị liệu có thể bàn bạc với những thành viên khác trong gia đình xem điều gì có thể bảo đảm cho họ sẽ không tái diễn những điều tồi tệ tương tự khi họ chấp nhận những nguy cơ khi dấn thân vào tiến trình trị liệu mới mẻ lần này. Như được minh họa trong ca lâm sàng tiếp theo sau đây, cuộc đối thoại để trả lời cho câu hỏi nàycó thể cho chúng ta những manh mối để tìm ra những thứ cần thiết để giúp cho thân chủ cảm thấy an toàn khi diễn ra cuộc đối thoại trị liệu. CA LÂM SÀNG CỦA SAM VÀ VIỆC TUYẾN BỐ “LUẬT THỜI CHIẾN” Một gia đình đã đến trị liệu vì đứa con trai 12 tuổi tên Sam đã bỏ nhà ra đi. Khi cảnh sát tìm thấy cậu thì cậu đã quả quyết rằng mình đã bị bắt cóc. Cảnh sát không tin câu chuyện của cậu và gửi trả cậu trở về với bố mẹ. Họ cũng đã liên lạc với nhà tâm lý học đường và người này đã nói
  • 13. chuyện với Sam. Do bởi Sam nêu ra một số vấn đề trong gia đình nên nhà tâm lý học đường đã chuyển gửi Sam và gia đình cậu đến với tôi. Trong phiên trị liệu đầu tiên, Sam đã giữ im lặng. Cậu không muốn nói gì. Tôi hỏi xem cậu có cách nào để giúp tôi có thể hiểu được sự im lặng của cậu. Sam nhìn bố rồi tiếp tục im lặng. Tôi nói: “Sam, chú không chắc lắm, nhưng chú có ấn tượng rằng cháu không muốn nói chuyện. Thế cũng được. Cháu không cần phải nói gì.” Tôi ngừng một chút rồi nói tiếp: “Chú sẽ kể cho cháu nghe một câu chuyện ngắn. Đây, hãy nhìn con rùa này. [Tôi cho cậu thấy một con rùa đồ chơi] Bất cứ khi nào rùa cảm thấy không an toàn, rùa sẽ thu rút đầu và chân mình vào trong chiếc mai. [Tôi cũng cho cậu xem cách thức rùa thu rút đầu và chân] Bằng cách đó, con rùa không thể bị tổn thương. Đó cũng là cách một con rùa tự bảo vệ mình tránh bị tổn thương. Trẻ con thì không có chiếc mai như rùa. Cháu có biết trẻ con sẽ tự bảo vệ mình như thế nào khi cảm thấy không an toàn không? Trẻ con sẽ im lặng và chờ đợi cho đến khi mọi chuyện trôi qua. Chúng sẽ không nói gì cả. Vì vậy, khi cháu cứ giữ im lặng như thế, chú đang tự hỏi liệu rằng cháu có đang cảm thấy không an toàn? Chú cũng đang thắc mắc liệu rằng trước đây, cháu đã từng có một trải nghiệm không tốt khi nói ra một điều gì đó?” Sam lại nhìn bố và nhìn sang cả mẹ. Tôi có ấn tượng rằng Sam đang chú tâm đến loại câu hỏi này. Rồi Sam đang làm động tác lấy hơi như thể cậu chuẩn bị nói ra điều gì đó, nhưng tôi ngăn lại: “Không, đợi đã. Cháu đừng trả lời chú. Cháu chỉ nên trả lời khi cảm thấy đủ an toàn thôi.” Sam gật đầu. Rồi cậu cho biết cậu đã cảm thấy an toàn khi nói chuyện với nhà tâm lý học đường, nhưng lúc này, với sự hiện diện của bố mẹ, cậu thấy không muốn nói. Chúng tôi nói về sự khác biệt giữa việc nói chuyện khi gặp riêng với nhà trị liệu và nói chuyện khi có mặt bố mẹ trong phiên trị liệu gia đình. Rồi câu chuyện nhanh chóng làm rõ ra một điều rằng Sam lo ngại rằng nếu bố mẹ nói chuyện thì bố cậu có thể trở nên trầm cảm trở lại. Bố mẹ cậu cho hay bố đã từng phải nhập viện vài lần để điều trị chứng trầm cảm nghiêm trọng. Người bố nói rằng ông cảm thấy căng thẳng khi đến gặp nhà trị liệu vì ông e ngại việc nói chuyện có thể kích hoạt chứng trầm cảm trở lại. Ông giải thích: “Tôi đã đi trị liệu, nhưng tôi càng nói thì tôi lại cảm thấy mình trầm cảm nhiều hơn, vì thế tôi đã không trở lại trị liệu nữa”. Tôi hỏi họ liệu có điều gì bảo đảm rằng một chuyện tương tự sẽ không xảy ra tại đây, trong cuộc đối gia đình như thế này? Sam nói: “Miễn tất cả chúng ta thận trọng để có thể phát hiện thấy những dấu hiệu đầu tiên của trầm cảm” “Theo dõi những dấu hiệu cảnh báo à?”, tôi hỏi. Sam gật đầu. Rồi tôi nói: “Dấu hiệu báo động chứng trầm cảm xuất hiện trở lại nơi bố cháu là dấu hiệu gì?”
  • 14. Sam và bố mẹ cậu cho biết đó là “không muốn thức dậy vào buổi sáng”, “luôn cảm thấy mệt mỏi”, “ít nói chuyện với hai mẹ con”, “ít nói về bản thân một cách tích cực”, “không còn thích đọc báo”, “không thích cùng bạn bè đi câu cá nữa”, “hay thở dài”, “uống rượu nhiều”... Tôi ghi chú những dấu hiệu này. Tôi đề nghị có một thang điểm để đánh giá các dấu hiệu cảnh báo này. Vào đầu mỗi phiên trị liệu, từng thành viên gia đình sẽ cho điểm vào mỗi tiết mục trên đây theo các mức độ từ 1 (không có báo động gì cả) cho đến 10 (mức báo động đỏ). Rồi tôi bàn với họ về mức độ nào mà từ đó có thể bắt đầu cảnh báo (từ mức 6 trở lên), chúng tôi nên phản ứng như thế nào và chúng tôi nên làm gì khi đó... Sam nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ tuyên bố luật thời chiến” Mọi người cười ồ lên. Chúng tôi chuyển sang nói về “luật thời chiến” có nghĩa là gì trong gia đình này và rồi họ quyết định rằng với “luật thời chiến” thì tất cả các phiên trị liệu phải đừng quá cảm xúc và đừng quá “đi sâu”, người bố phải liên hệ với bác sĩ tâm thần để xem xét có dùng thuốc hay không, người bố cũng phải nói với mẹ về điều gì đã làm ông phiền muộn, rồi ông cũng sẽ phải suy nghĩ về những khía cạnh tích cực của bản thân cũng như hoàn cảnh xung quanh ông và bàn bạc những điều ấy với gia đình mình. Sau phiên trị liệu ấy, tôi đã thực hiện một bản hợp đồng quy định rõ những thỏa thuận mà chúng tôi đã đạt được. Được sự đồng ý của người bố, tôi cũng tiếp xúc với vị bác sĩ tâm thần của ông để giải thích chúng tôi sẽ làm gì trong các phiên trị liệu gia đình. Vào phiên trị liệu kế tiếp, mỗi người được phát cho một bản sao của hợp đồng này và một bản sao của thang đánh giá để ghi điểm. Thủ tục này tạo điều kiện cho việc nói chuyện trở nên an toàn hơn đối với gia đình này. Nó cũng giúp cho nhà trị liệu thiết lập được một mối quan hệ trị liệu có tính hợp tác với gia đình ấy. Trong suốt quá trình trị liệu, thang đo đánh giá đã được ghi điểm và ngưỡng báo động chưa bao giờ được đạt đến. KẾT LUẬN Trong bài viết này, tôi chủ trương rằng đôi khi sẽ rất hữu ích nếu ta xem những phát biểu không lời của thân chủ như là biểu hiện của sự ngập ngừng không dám nói chuyện và có thể sử dụng những phát biểu không lời này, theo cách nghĩ của Tom Andersen (1995), như là điểm khởi đầu cho một cuộc đối thoại đầy tính trân trọng đối với gia đình thân chủ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là tôi không đề nghị nhà trị liệu nói ra những linh cảm hoặc suy đoán của mình về những câu chuyện chưa được kể của thân chủ. Trái lại, tôi đề nghị rằng nhà trị liệu nên có thái độ rất trân trọng đối với câu chuyện chưa được kể ấy và cuộc đối thoại nên chú trọng đến sự ngập ngừng và các lý do chính đánh khiến thân chủ không thể nói ra. Cách tiếp cận trị liệu có tính dè dặt và chân thành tôn trọng như thế thường sẽ giúp tạo nên một bối cảnh an toàn để thân
  • 15. chủ có thể nói ra những câu chuyện mà họ xem là nhạy cảm. Ngoài ra, cách đó cũng giúp nhà trị liệu thiết lập được một mối quan hệ trị liệu có tính hợp tác với gia đình. Để kết luận, điều quan trọng cần thừa nhận ở đây là, mặc dù tôi đã giả thuyết rằng thân chủ thường thể hiện sự ngập ngừng thông qua các cách thức không lời, nhưng không phải tất cả các biểu hiện ngập ngừng đều ở dạng không lời. Đối khi, thân chủ chỉ nói rằng “Tôi không chắc mình muốn nói về chuyện này bởi vì...”. Tuy thế, những thể hiện ngập ngừng bằng lời như thế cũng thường được báo trước bởi những dấu hiệu không lời. Trẻ em thường là những người sử dụng cách thức không lời để thể hiện sự ngập ngừng này bởi vì trẻ em thường “tắm mình trong bầu khí cảm xúc của gia đình mình” (Tilmans-Ostyn, 1999b: 90) và việc này tạo cơ hội cho nhà trị liệu có thể mời gọi trẻ em làm “cố vấn” cho mình trong khi thực hiện cuộc đối thoại trị liệu (Andolfi, 1995). Đứa trẻ ngập ngừng và phát các tín hiệu không lời báo động các mối nguy hiểm có thể có và nhà trị liệu có thể sử dụng các dấu hiệu không lời của đứa trẻ như điểm khởi đầu để đối thoại đi xa hơn, không phải về chủ đề mối nguy hiểm, mà là về sự ngập ngừng và các lý do chính đáng khiến các thành viên gia đình không nói ra câu chuyện. Chính thân chủ mới là “chuyên gia” chứ không phải nhà trị liệu và câu chuyện của thân chủ nên được xem là có tầm quan trọng trung tâm. Tuy nhiên, một phần câu chuyện của thân chủ được kể bằng cách thức không lời nên nếu không chú ý đầy đủ các biểu hiện không lời của các thành viên gia đình thì nhà trị liệu có thể bỏ qua những câu chuyện quan trọng không được kể. Việc lắng nghe một cách chân thành câu chuyện của thân chủ có nghĩa là lắng nghe với sự hiện diện đồng thời của cả những gì được nói ra lẫn những gì được thể hiện bằng cách thức không lời cùng với sự ảnh hưởng qua lại giữa hai kiểu thể hiện đó. Bằng cách ấy, những biểu hiện không lời có thể trở thành một cánh cửa để mở ra việc khám phá, tiếp cận các tầng sâu phức tạp trong sự hiểu biết và trải nghiệm của các thành viên gia đình, và có lẽ quan trọng hơn, nó giúp thiết lập một mối quan hệ trị liệu có tính hợp tác giữa gia đình và nhà trị liệu.