SlideShare a Scribd company logo
1 of 46
Page 1 of 46
Những hòn đá
Một hôm, một chuyên gia về quản lý doanh nghiệp thuyết trình về quản lý thời gian. Ông
đương nhiên biết rõ hơn ai hết thời giờ đối với doanh nhân quí hiếm như thế nào. Nhưng ông
không tỏ ra khẩn trương gì cả. Rất thong thả ông đặt một cái thùng miệng rộng dung tích 20 lít
trước mặt mọi người và bày ra bên cạnh một đống đá, mỗi hòn to cỡ nắm tay. Ông cẩn thận
xếp từng hòn đá vào thùng, cho đến khi những hòn đá cuối cùng đầy tới mép. Xong, ông hỏi:
“Thùng đã đầy chưa?” Cử tọa đồng thanh trả lời: “Đầy rồi.”
Nhưng diễn giả bảo chưa. Ông bày ra một đống sỏi, vừa bốc từng nắm bỏ vào thùng, vừa lắc
vừa xốc chiếc thùng cho những viên sỏi lọt qua khe hở giữa các hòn đá. Khi ông hỏi lần nữa:
“Thùng đã đầy chưa?”, khán giả đã học được mẹo của ông rồi nên đáp: “Có lẽ chưa.” Ông
đồng ý, lấy ra một bao cát, từ từ trút vào thùng cho đến khi những hạt cát tí ti len kín các kẽ hở
còn lại và đầy sát mép thùng. Ông lại hỏi: “Thùng đã đầy chưa?”. Cử tọa cùng đáp ngay:
“Chưa.” Quả là chưa. Ông cầm bình nước lên, rót vô thùng, nước thấm qua cát sỏi, đầy sâm
sấp.
Bây giờ ông trang trọng hỏi cử tọa có ai biết ý nghĩa của minh họa vừa rồi không? Một người
đáp: “Cho dù thời gian biểu của chúng ta bận bịu cách mấy, cũng vẫn có thể tìm được chỗ
nhét thêm cái gì đó vào.” Diễn giả mỉm cười. “Sự thật là, nếu chúng ta không xếp những
hòn đá to vào trước thì chúng ta sẽ không bao giờ còn có thể xếp chúng vào được chỗ nào
nữa".
Ý nghĩa của câu chuyện trên cũng áp dụng được vào việc quản lý tài chính cá nhân và gia
đình. Mỗi người hay mỗi gia đình đều có những kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn. Mỗi kế hoạch tài chính là một món tiền phải có, đúng số tiền và đúng lúc trong tương lai.
• Kế hoạch dài hạn là số tiền để sống khi từ khi về hưu và gia tài để lại cho con cháu.
• Kế hoạch trung hạn có thể là số tiền cho con đi học đại học, mua hay xây một căn nhà,
mua một chiếc xe hơi… Ngay cả những người không có ý định có con thì cũng nên lập
sẵn kế hoạch cho con đi học đại học; để lỡ sau này đổi ý, có con thì nhanh chứ để dành
tiền thì không nhanh được.
• Kế hoạch ngắn hạn có thể là sửa nhà, đổi xe, đổi ti-vi…
Áp dụng câu chuyện trên vào quản lý tài chính thì cái thùng là thu nhập cả đời người, kế
hoạch dài hạn là hòn đá, kế hoạch trung hạn là hòn sỏi, kế hoạch ngắn hạn là hạt cát, chi tiêu
hàng ngày là nước.
Hỏn đá quĩ hưu trí có một tính chất rất lạ là dù cho chúng ta để nó nằm trong thùng hay ngoài
thùng, nó đều lớn dần theo lượng cát và nước mà ta cho vào thùng. Có tính chất đó là vì quĩ
hưu trí chính là chi tiêu hàng ngày và những khoản mua sắm ngắn hạn được lặp lại trong 15-
25 năm cuối đời. Nếu bạn cho nó vào thùng sớm thì nó chỉ chiếm 10% thu nhập, nếu cho vào
thùng trễ nó có thể chiếm đến 60% thu nhập.
Mặc dù chúng ta chỉ có một hai hòn đá và vài ba hòn sỏi nhưng nếu chúng ta không để nó vào
thùng thu nhập trước, thu nhập của chúng ta đã bị chiếm hết bởi chi tiêu hàng ngày và đổi xe,
đổi ti-vi, sửa nhà thì còn đâu tiền cho con học đại học tốt, còn đâu tiền để sống khi về già.
Mỗi người chúng ta đều không thể biết trước được cái thùng thu nhập cả đời của mình lớn cỡ
nào, chúng ta chỉ có thể cố gắng sao cho thu nhập năm nay của mình cao hơn năm trước, ít
nhất là cao hơn mức trượt giá. Nếu cố gắng được như vậy thì chúng ta có thể có mức sống ổn
định suốt đời, kể cả khi không còn làm ra tiền nữa, bằng cách dùng bảng tính KHTC. Dùng
công cụ đó, chúng ta có thể kiểm soát được lượng nước và cát để cho những hòn đá, những
hòn sỏi có chỗ trong thùng.
Page 2 of 46
Tích luỹ tài sản
Xã hội Việt Nam có truyền thống "Trẻ cậy cha, già cậy con". Khi còn nhỏ thì được cha mẹ
nuôi nấng, chu cấp cho ăn học, đến khi trưởng thành thì chu cấp trở lại cho cha mẹ già.
Truyền thống đó đang bị thay đổi. Có nhiều nguyên nhân của sự thay đổi đó, mỗi người có thể
nghĩ ra vài nguyên nhân, không biết nguyên nhân nào là đúng nhất. Nhưng hậu quả của sự
thay đổi đó thì rất rõ ràng: 70% số người cao tuổi ở Việt Nam vẫn phải làm việc để kiếm sống.
Một số ít người già còn may mắn nhờ cậy được con thì cũng có thể mang mặc cảm lệ thuộc,
trở thành gánh nặng của con. Một số trường hợp thật sự là gánh nặng: một cặp vợ chồng trẻ
kiếm tiền để nuôi 8 miệng ăn: cha mẹ + hai con + tứ thân phụ mẫu.
Làm sao để không phải "già cậy con" nữa? Chỉ có một cách là tự tích luỹ cho tuổi già của
chính mình.
Bài này bàn về vấn đề tích luỹ tài sản của mỗi người. Nói dễ hiểu tích luỹ là kiếm được 10
đồng, chỉ ăn 7 đồng, để dành lại 3 đồng sau này dùng.
Việc tích luỹ tài sản bao gồm hai việc là:
• tiết kiệm, và
• làm cho mỗi đồng tiền tiết kiệm được sinh lợi cao hơn mức trượt giá.
Các câu hỏi dưới đây sẽ lần lượt được trả lời trong bài này:
1. Tại sao cần phải tích luỹ?
2. Tích luỹ bao nhiêu?
3. Khi nào thì bắt đầu tích luỹ?
4. Tích luỹ dưới dạng gì?
5. Làm sao tích luỹ được?
Page 3 of 46
Tại sao mỗi người cần phải tích luỹ?
Trong xã hội ngày nay, muốn sống được
thì phải có tiền. Tiền dùng để:
• mua thực phẩm cho vào miệng ăn
• mua quần áo mặc lên người
• trả tiền điện, nước dùng hàng
tháng
• mua xăng đổ vào xe chạy cho
nhanh và đỡ mỏi chân, và sửa xe
nữa
• mua thẻ cào cho vào điện thoại để
nói chuyện
• mua thuốc uống khi không khoẻ
• mua TV LED, máy chụp hình,
smartphone
• đi ăn tiệm, đi du lịch
• …
Vì vậy mọi người đều phải đi làm kiếm tiền mỗi ngày.
Khi tuổi già đến, không còn sức đi làm thì sao?
Có lương hưu không?
Lương hưu có đủ sống không?
Con cháu có nuôi mình không?
Hay là mình phải đi bán vé số, đi rửa chén để kiếm chút cháo sống qua ngày, hay là mua một
gói thuốc chuột uống để khỏi kéo dài những ngày sống thiếu thốn.
Bạn thử tưởng tượng một buổi sáng nào đó bạn đi ra đường mà quên đem theo tiền (và các thứ
thẻ rút tiền), bạn sẽ thấy lúng túng như thế nào. Định ghé vào tiệm phở ăn sáng, sờ đến túi
không thấy tiền nên thôi, muốn mua xôi ăn sáng cũng không được. Khát nước muốn ghé mua
chai nước, cũng không có tiền. Muốn ghé vào tiệm sách đọc ké cho quên cơn đói, cũng không
có tiền gửi xe… Chỉ một buổi sáng thiếu tiền mà bạn đã bối rối rồi, nếu thiếu tiền trong 15-20
năm thì bạn sẽ như thế nào? Muốn mua gói mì để ăn sáng, cũng phải hỏi xin con cho tiền.
Để không bị thiếu thốn khi tuổi già đến, mỗi người đều phải tích luỹ một số tiền lớn cho tuổi
già của chính mình. Chúng ta còn chưa bàn đến việc tích luỹ tài sản để mua nhà hay để lại cho
con cháu!
Tích luỹ bao nhiêu tiền?
Chỉ cần làm phép nhân đơn giản, lấy số tiền bạn đang tiêu mỗi tháng nhân cho 12 là được số
tiền tiêu mỗi năm, nhân tiếp cho 20 hay 30 là số tiền bạn cần có khi về hưu.
Chưa đủ đâu! Còn phải tính trượt giá nữa. Chỉ cần trượt giá 7% mỗi năm thì sau 10 năm vật
giá sẽ đắt gấp đôi, sau 20 năm đắt gấp bốn, sau 30 năm đắt gấp tám lần bây giờ. Như vậy con
số ở trên phải nhân lên 8-10 lần nữa. Đó là chưa kể khi về già, tiền thuốc chữa bệnh còn tốn
hơn nữa.
Giả sử bạn đang tiêu mỗi tháng 5 triệu đồng. Với mức trượt giá khoảng 7%/ năm, 35 năm
sau, bạn phải có 12-16 tỉ đồng khi về hưu để đủ sống đến cuối đời mà không phải xin con,
không phải đi bán vé số. Có sẵn số tiền đó khi về già, bạn có thể đi tập thể dục buổi sáng ở
công viên, đánh cờ tướng với bạn già, đi chụp hình, đi bơi…
Làm sao để dành được số tiền quá lớn đó? Bạn sẽ có số tiền lớn đó nếu bạn tích luỹ sớm, liên
tục và sinh lợi an toàn.
Page 4 of 46
Khi nào thì bắt đầu tích luỹ?
Hãy tích luỹ ngay khi bắt đầu làm ra tiền. Tích luỹ càng sớm tiền càng đẻ ra nhiều tiền theo
thời gian.
Bảng dưới đây cho kết quả tính mức độ tiết kiệm tối thiểu trên thu nhập để có đủ tiền sống khi
về già. Bảng này tính cho nhiều trường hợp khác nhau: mức trượt giá, lợi nhuận đầu tư, tuổi
bắt đầu tích luỹ. Kết quả cho thấy tại sao cần phải tích luỹ sớm: bắt đầu tích luỹ sớm thì tỉ lệ
tiết kiệm trên thu nhập thấp hơn bắt đầu tích luỹ trễ.
Giả sử
trượt giá (/năm) 0% 8% 8% 8%
lãi suất đầu tư/tiết kiệm (/năm) 1,4% 10% 15% 20%
tuổi nghỉ hưu 60
tuổi thọ 75
trượt giá khi hưu (/năm) 0% 4% 4% 4%
lãi suất tiết kiệm khi hưu (/năm) 1,4% 5,4% 7% 8%
Kết quả tính toán
Bắt đầu tiết kiệm ở tuổi Tỉ lệ tiết kiệm/thu nhập
23 25,4% 26,0% 10,5% 3,5%
30 30,7% 31,7% 16,2% 7,2%
35 35,5% 37,0% 22,1% 11,9%
40 41,6% 43,5% 30,1% 19,5%
45 49,7% 51,8% 40,8% 31,2%
50 60,5% 62,9% 55,3% 48,3%
Bảng trên đây tính cho trường hợp bắt đầu tiết kiệm với tài sản tích luỹ bằng không. Nếu đã có
tích luỹ được một phần, hoặc có nhiều kế hoạch tích luỹ thì phải tính chi tiết hơn bằng bảng
tính KHTC.
Trong tính toán trên:
• Không tính lương hưu BHXH vào đây vì lương đó quá thấp ở phần đông người lãnh
• Để cho tính toán đơn giản, giả sử mức thu nhập và chi tiêu tăng đều theo mức trượt giá
Thực tế thì thu nhập thường tăng từ từ theo thời gian, đôi khi có thể giảm đột ngột; còn chi
tiêu thì cũng tăng từ từ theo thời gian nhưng đôi khi lại tăng đôt ngột. Khi lập gia đình, có con
thì chi tiêu sẽ tăng đáng kể trong một khoảng thời gian dài hơn 20 năm.
Do đó kết quả tính toán đơn giản trên đây chưa đủ an toàn, cần phải tiết kiệm nhiều hơn mới
đủ an toàn.
Trong các tính toán trên, phải kể luôn các khoản thu nhập dạng trợ cấp mà bạn tiêu hết ngay ví
dụ như ở chung nhà với người thân thì bạn được giảm bớt tiền nhà và tiền ăn. Cũng nên nhớ
rằng không được tính các khoản lợi nhuận từ tài sản tiết kiệm vào thu nhập.
Cột thứ hai là kết quả tính cho trường hợp giả định không bao giờ có trong thực tế: trượt giá
0%. Ngay cả khi không trượt giá, bạn vẫn phải tiết kiệm từ một phần tư tới một nửa thu nhập
để làm quĩ hưu trí cho chính mình.
Page 5 of 46
Bạn có biết rằng những người đi làm có hợp đồng lao động hợp pháp ở Việt Nam đang đều
đặn gửi 24% lương vào hệ thống Bảo hiểm Xã hội của nhà nước để khi nghỉ hưu sẽ được lãnh
lương hưu. Trong 24% đó, người trả lương cho bạn đóng 17%, còn 7% trừ vào lương của bạn.
Bạn thấy đó, 24% đóng vào Bảo hiểm Xã hội còn nhỏ hơn so với kết quả tính toán khi không
có trượt giá trong bảng trên thì lương hưu BHXH làm sao đủ sống khi có trượt giá? Chưa kể
một sự thật còn đáng ngại hơn nữa là phần nhiều người lao động ở Việt Nam chỉ gửi 24% của
chừng một phần tư tới một phần ba thu nhập thật, tức là lương hưu càng trở nên ít ỏi. Nhà
nước cũng thấy vấn đề này nên đang bàn với các công ty bảo hiểm nhân thọ đưa ra các kế
hoạch hưu trí tự nguyện. Trong khi chưa có kế hoạch đó thì mỗi người phải tự thực hiện kế
hoạchcủa riêng mình.
Cột thứ ba là kết quả tính cho trường hợp gần giống thực tế hiện nay: trượt giá 8%/năm và lãi
suất tiết kiệm 10%/năm. Trong trường hợp này bạn cần phải tiết kiệm nhiều hơn trường hợp
không trượt giá. Nếu bạn bắt đầu tích luỹ ở tuổi 23, bạn cần để dành ít nhất 26% thu nhập của
mình cho quĩ hưu trí. Nếu bạn đợi đến khi nuôi con xong, 50 tuổi mới bắt đầu tích luỹ thì bạn
chỉ được tiêu 37% thu nhập của mình, để 63% cho 10 năm sau.
Phần nhiều thanh niên đều nghĩ rằng đến khi lập gia đình rồi mới bắt đầu tiết kiệm. Bạn thử
nghĩ xem không có quyết tâm tiết kiệm 26% thu nhập khi còn độc thân năm 23 tuổi, thì làm
cách gì mà tiết kiệm được 31,7% thu nhập khi 30 tuổi và đang nuôi con.
Để dành tới 26% thu nhập thì nhiều quá! Rất may là có cách để giảm tỉ lệ tiết kiệm trên thu
nhập xuống một chút để bạn có thể chi tiêu rộng rãi hơn một chút. Đó là tìm cách cho tiền tiết
kiệm sinh lợi nhiều hơn. Cột thứ tư và cột thứ năm cho thấy rằng nếu tiền tiết kiệm có lãi
suất càng cao thì càng ít phải để dành hơn. Nhưng nhớ rằng lợi nhuận cao đi đôi với rủi ro cao,
bạn đừng chấp nhận rủi ro quá cao, đôi khi có thể bị mất hết số tiền đã tiết kiệm được.
Page 6 of 46
Tích luỹ tài sản (4)
Khi bạn bắt đầu tích luỹ 10,5% thu nhập vào năm 23 tuổi, khoản lợi nhuận sinh ra từ khoản
tích luỹ đó (gọi là thu nhập thụ động) trong tháng đầu tiên chỉ bằng 1,575% (15% x 10,5%)
thu nhập chủ động hàng tháng. Nếu bạn cứ tích luỹ đều đặn như vậy thì thu nhập thụ động sẽ:
• bằng nửa thu nhập chủ động vào năm bạn 40 tuổi,
• lớn hơn thu nhập chủ động vào năm bạn 47 tuổi,
• lớn gấp đôi thu nhập chủ động vào năm bạn 55 tuổi,
• lớn gấp ba thu nhập chủ động vào năm bạn 60 tuổi, mặc dù thu nhập chủ động của bạn
đã tăng 17 lần sau 37 năm theo mức trượt giá.
Có tiền để dành cũng giống như bạn mở một doanh nghiệp, thuê người làm ra tiền cho bạn,
bạn chỉ ngồi đếm tiền.
Biểu đồ bên phải minh hoạ
một mô hình tích luỹ thành
công. Thu nhập và chi tiêu
hàng năm, tăng dần theo thời
gian, nhưng không tăng
nhanh như tài sản tích luỹ.
Đường màu xanh lá là tỉ lệ tài
sản so với chi tiêu hàng tháng.
Thời gian đầu tài sản chỉ bằng
vài tháng chi tiêu, thời gian
cuối tài sản phải hơn hai trăm
tháng chi tiêu, mặc dù mức
chi tiêu đã tăng lên mười mấy
lần do trượt giá. Đường màu
đỏ là mức độ tăng tài sản mỗi
năm; thời gian đầu tỉ lệ tăng
cao do tài sản còn ít, mức tăng chủ yếu là từ tiền tiết kiệm; thời gian sau tỉ lệ tăng thấp nhưng
số tiền rất lớn, chủ yếu là từ lợi nhuận đầu tư.
Khi mới lập gia đình, chi tiêu tăng nên tỉ lệ tài sản so với chi tiêu hơi giảm, sau đó tiếp tục
tăng cao.
Tích luỹ cách nào để được lợi nhuận cao?
Một số người dùng số tiền tiết kiệm làm vốn tự kinh doanh qui mô nhỏ, có thể sinh lời nhiều
hơn lãi suất tiết kiệm ngân hàng đến vài lần, rất tốt! Tuy nhiên việc buôn bán nhỏ không thể
phát triển mãi đến qui mô vài chục tỉ đồng mà vẫn giữ nguyên lợi nhuận cao. Do đó luôn luôn
cần đến các cách tích luỹ sinh lợi khác. Và một điều cần phải luôn luôn nhớ là không bao giờ
để hết trứng trong một giỏ. Để hết vốn liếng vào một chỗ, đến khi thị trường không thuận lợi
thì rất nguy. Nên chia tài sản ra nhiều chỗ: chỗ lợi nhuận thấp và rủi ro thấp, chỗ lợi nhuận cao
và rủi ro cao.
Có hai cách để có lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm ở ngân hàng, đó là đầu tư bất động sản và
đầu tư cổ phiếu. Để đầu tư bất động sản thì cần có vốn lớn và nhanh nhạy với thông tin. Đầu
tư vào cổ phiếu không đòi hỏi vốn lớn nhưng cũng cần có kiến thức và thông tin, tuy nhiên có
cách để đầu tư cổ phiếu dễ dàng hơn, được trình bày ở đây. Xem bài này phân tích kỹ hơn
về các công cụ tích luỹ dài hạn.
Dù cho bạn dùng những cách tích luỹ nào, hãy luôn luôn theo dõi tài sản của mình, giá trị tài
sản phải tăng nhanh hơn mức trượt giá.
Page 7 of 46
Làm sao tích luỹ được khi tôi thường tiêu hết thu nhập của mình?
Để tiết kiệm được, cần phải có quyết tâm, cần phải nghĩ đến tương lai của chính mình.
Ngày nay mình có iPhone, iPad, AirBlade, TV LED 3D thật thích nhưng 35 năm sau mình có
mười mấy tỉ đồng để sống không? Nếu không có hàng chục tỉ đồng thì mình có dám mua gói
thuốc chuột uống không? Khi về hưu mỗi ngày mình đi tập thể dục, đánh cờ, chụp hình phong
cảnh hay là mình đi bán vé số từ sáng đến tối?
Khi đã có quyết tâm tích luỹ cho tương lai chính mình rồi, hãy lập một kế hoạch tài chính khả
thi.
Để lập kế hoạch tài chính thì bạn phải biết tiền của bạn đang đi đâu hết. Bạn phải:
1. ghi chép mọi khoản thu-chi của mình,
2. phân loại các khoản chi,
3. sắp xếp mức độ ưu tiên của các khoản chi,
4. giảm bớt những khoản chi ít cần thiết như thời trang, nhậu, du lịch...
5. thay đổi thói quen tiêu dùng, dùng những thứ bền rẻ
6. tránh bị mất tiền vào tay cướp đêm cũng như cướp ngày (bạn có nhớ cướp đêm là giặc,
cướp ngày là gì không?)
7. mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn
Rất khó để đạt được ngay lập tức tỉ lệ tiết kiệm như bảng tính kế hoạch tài chính tính cho bạn.
Tuy nhiên bạn đừng nản lòng. Việc tập thói quen tiết kiệm cũng giống như cai thuốc lá hay là
giảm cân, cần có thời gian để làm quen với nó. Hãy cố gắng bắt đầu với mức tiết kiệm 10%
thu nhập, 3 tháng hoặc nửa năm sau tăng lên 15%, tăng từ từ đến khi đạt mức yêu cầu. Đừng
bao giờ nản lòng.
Nếu bạn thấy khó giảm 10% chi tiêu hàng tháng, bạn hãy thử tưởng tượng lương bạn đột ngột
bị giảm 10% (chuyện này rất dễ xảy ra trong thực tế). Khi đó bạn có tiếp tục sống không?
Chắc chắn là vẫn sống, đâu có ai nhảy cầu tự tử vì bị mất 10% thu nhập. Vậy thì bạn hãy tự
bớt chi tiêu của mình để khi về già không phải nghĩ đến chuyện nhảy cầu tự tử vì bị giảm đến
90% thu nhập.
Sau khi lập kế hoạch, bạn sẽ biết mỗi tháng mình tiết kiệm được bao nhiêu. Ngay khi có tiền
vào túi, bạn hãy cách ly số tiền tiết kiệm bằng cách gửi vào những nơi sinh lợi an toàn như
ngân hàng, quĩ đầu tư và đừng lấy nó ra dùng.
Page 8 of 46
Những sai lầm khi tích luỹ
1. Tưởng lầm rằng sở hữu tài sản đắt tiền cũng là tích luỹ cho tương lai
Nhiều người nghĩ rằng dùng những thứ đắt tiền như smartphone, camera, TV
LED 3D, xe hơi… đến khi cần tiền đem bán được, vậy cũng là tích luỹ cho
tương lai. Họ quên rằng tích luỹ là phải làm cho đồng tiền tiết kiệm sinh lợi
nhanh hơn mức trượt giá.
2. Cận thị
Người bị cận thị chỉ nhìn rõ được trong khoảng cách gần, những thứ ở xa chỉ
thấy mờ, thậm chí không thấy. Tích luỹ tiền theo kiểu cận thị thì chỉ thấy những
cách sinh lợi ngắn hạn như gửi ngân hàng, hụi, không nghĩ đến những công cụ
đầu tư dài hạn.
3. Thiếu kiên nhẫn
Mỗi tháng dư được 2 triệu đồng, để suốt năm chưa được 30 triệu đồng, vài trăm
năm nữa mới có được 20 tỉ. Thôi, không tiết kiệm nữa!
Không cần vài trăm năm đâu! Bảng tính kế hoạch tài chính cho thấy bạn sẽ có số
tiền đó trước khi về hưu. Nếu bạn nghi ngờ kết quả tính toán thì hãy nhờ các
thầy dạy Toán tính lại.
4. Thiếu kiểm soát
Bạn có tiết kiệm nhưng quên so sánh kết quả tích luỹ với kế hoạch đã đặt ra.
Hãy thường xuyên dùng phần mềm quản lý tài sản, thu chi và cập nhật tình trạng
tài sản của gia đình vào bảng kế hoạch tài chính để biết các kế hoạch có theo kịp
tiến độ không.
Bạn sẽ cần đến phần mềm quản lý tài sản khi bạn có hơn chục tài khoản tiết
kiệm có kỳ hạn, vài tài khoản đầu tư, vài bất động sản.
5. Ăn mừng quá sớm
Bạn bắt đầu ăn mừng và lơi lỏng việc tiết kiệm khi tài sản tích luỹ được hơn vài
chục tháng thu nhập.
Bạn cần xem lại kế hoạch tài chính trước khi cho phép mình giảm mức độ tiết
kiệm.
Page 9 of 46
Lương hưu ở các nước
Pháp
Ở Pháp có năm loại lương hưu, một người già ở Pháp có thể nhận từ một tới năm khoản lương
hưu hàng tháng (http://en.wikipedia.org/wiki/Pensions_in_France):
1. Trợ cấp tối thiểu: trợ cấp cho những người già không có tiền đủ sống (những người
này không bắt buộc đã tham gia quĩ hưu trí trước đây)
2. Lương hưu nhà nước: thu 6,65% lương từ người lãnh lương và 8,3% từ người trả
lương để trả cho người về hưu. Mức lương hưu nhận được không quá 50% lương cao
nhất trước khi nghỉ hưu và không quá 35.000€/năm.
3. Lương hưu bổ sung: người lãnh lương và người trả lương đóng thêm để khi về hưu
được nhận thêm một khoản cộng với khoản 2 ở trên để có được 70-80% thu nhập.
4. Lương hưu tự nguyện tập thể: người lãnh lương và người trả lương góp tiền vào quĩ
đầu tư để sinh lợi đến khi về hưu lấy ra dùng, tiền để trong quĩ không phải trả thuế thu
nhập
5. Lương hưu tự nguyện cá nhân: cá nhân gửi tiền vào quĩ đầu tư, tiền để trong quĩ không
phải trả thuế thu nhập
Mỹ
Người già ở Mỹ được hưởng tiền trợ cấp tuổi già từ quĩ Social Security. Đối với người đã từng
đi làm, mức tiền trợ cấp tuổi già được tính từ số năm đi làm và mức lương trong những năm
đó, tương tự như bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Người lãnh lương sẽ trích lại 6,2% lương và
người trả lương góp thêm 6,2% lương nữa để nộp vào quĩ Social Security.
(http://en.wikipedia.org/wiki/Payroll_tax)
Nhiều người Mỹ tự lập kế hoạch hưu trí cho mình qua kế hoạch 401(k) vì không thể hoàn toàn
dựa vào quĩ Social Security (http://www.kiplinger.com/columns/starting/archive/get-ahead-
with-401k-in-your-20s.html). Theo kế hoạch 401(k), mỗi người tự quyết định sẽ trích bao
nhiêu phần trăm lương của mình để gửi vào tài khoản hưu trí. Tài khoản hưu trí đó sẽ được
giao cho các công ty quản lý quĩ hoặc công ty bảo hiểm nhân thọ quản lý, sinh lợi.
Công ty quản lý quĩ thường tạo ra vài quĩ đầu tư khác nhau về mức lợi nhuận và rủi ro để
người chủ tài khoản chọn theo ý riêng. Số tiền trích vào quĩ hưu trí sẽ không chịu thuế thu
nhập cho tới khi được rút ra dùng. Một số người sử dụng lao động còn thưởng thêm một phần
vào quĩ hưu trí của người làm công với điều kiện người làm công không rời công ty sớm hơn
3-4 năm. Người lãnh lương ở Mỹ được tư vấn lập kế hoạch 401(k) sớm, ngay khi bắt đầu lãnh
lương. Có những bài viết hướng người ta đến mục tiêu có một triệu đô-la trong tài khoản
401(k) khi về hưu.
Nhật
Mỗi người thường trú ở Nhật đóng vào quĩ hưu trí cho nhà nước quản lý hàng tháng một số
tiền bằng nhau. Ví dụ trong năm tài chính 2010, mức đóng là 15.000¥/tháng. Nếu vì lý do thu
nhập thấp, không thể đóng đủ số tiền trên thì phải đăng ký miễn/giảm với chính quyền địa
phương. Từ tuổi 65 trở đi, người đã tham gia hệ thống hưu trí từ 25 năm trở lên sẽ được nhận
lương hưu, mức lương hưu nhận được tuỳ theo số năm tham gia hệ thống. Ví dụ trong năm tài
chính 2010, người đã tham gia 40 năm sẽ nhận được 792.100¥/năm
(http://en.wikipedia.org/wiki/National_Pension_(Japan)
Page 10 of 46
Có thể thấy mức lương hưu ở Nhật thấp so với GDP trên mỗi đầu người 45.870USD
(http://en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_Japan. Người Nhật phải tự tích luỹ quĩ hưu trí
riêng, và họ thường để tiền trong các tài khoản tiết kiệm ngân hàng hay bưu điện hơn là để
trong quĩ đầu tư (http://www.reuters.com/article/2012/09/07/japan-funds-
idUSL4E8JG24920120907)
Việt Nam
Có thể thấy hệ thống lương hưu qua Bảo hiểm Xã hội ở Việt Nam cũng tương tự như ở các
nước đã phát triển. Những nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới, xã hội công nghiệp hoá lâu
đời như Nhật và Mỹ mà vẫn không bảo đảm một khoản lương hưu khá cho mọi người, vẫn để
cho người dân tự lo cho tương lai mình thì người Việt chúng ta càng cần phải lo cho tương lai
mình kỹ hơn. Việt Nam cũng đang đi theo cách các nước đó: Bộ Tài Chính đang bàn với các
công ty bảo hiểm nhân thọ để lập các quĩ hưu trí tự nguyện bù thêm vào quĩ bảo hiểm xã hội.
Mỗi người đều phải tự lo cho tương lai của mình.
Truyện vui
Có một mẹo nhỏ để nhanh chóng có nhiều tiền GẤP ĐÔI, đó là: mỗi khi bạn rút tiền ra khỏi
bóp để mua món gì đó thì hãy GẤP ĐÔI tờ tiền và cất trở vào bóp rồi đi về.
Chi tiêu có tính toán
Mọi người đều cần đến tiền trong cuộc sống. Khi còn nhỏ, chúng ta sống nhờ vào tiền của cha
mẹ, khi đi làm chúng ta kiếm tiền nuôi thân, nuôi con, báo đáp cha mẹ và còn phải để dành
cho tuổi già của chính mình. Về già mà có sẵn một số tiền để có thể sống thảnh thơi, an nhàn
thì thật sướng.
Tại sao phải nghĩ đến tuổi già khi bạn còn quá trẻ? Còn quá nhiều thời gian để tích luỹ tiền
bạc, tài sản!
Bạn có biết rằng theo kết quả thống kê năm 2010, 70% số người cao tuổi ở Việt Nam vẫn phải
làm việc để kiếm sống, chỉ có 20% số người cao tuổi có lương hưu hay trợ cấp xã hội. Bạn có
biết rằng với đà lạm phát hàng năm thì mình sẽ cần bao nhiêu tiền khi về hưu để có mức sống
ngang với mức hiện nay? Và bạn có biết mình sẽ nhận được bao nhiêu tiền lương hưu mỗi
tháng? Hãy tìm câu trả lời cho riêng bạn ở đây.
Tiết kiệm như thế nào để không cảm thấy quá eo hẹp? Để đạt đến sự an toàn và tự do về mặt
tiền bạc hãy chi tiêu có kế hoạch, hãy chia thu nhập thành sáu khoản như sau:
1. Chi cho những nhu cầu thiết yếu như là ăn, ở, mặc, đi lại, chăm sóc con, chăm sóc sức
khoẻ… (chỉ dùng khoảng 55% thu nhập)
2. Chi cho việc học tập, nâng cao kiến thức cho chính bạn qua các khoá học hay sách vở,
tài liệu (khoảng10%)
3. Dùng 10% để hưởng thụ ngay trong kỳ lương như là đi ăn nhà hàng, xem phim...
4. Để dành cho những món chi tiêu lớn như là một chuyến du lịch, một TV LCD, chiếc
xe mới… Bạn có thể cần phải để dành 10% thu nhập một vài năm đến khi đủ thì mới
đem ra dùng. Khi bạn phải chờ đợi một thời gian mới có được nó, bạn sẽ quí nó hơn.
5. Dùng 5% để làm từ thiện, mua quà tặng bạn bè hay người thân, mừng đám cưới…
6. Để dành cho mục đích tự do tài chính (khoảng 10%), tiền này sẽ được đem đi đầu tư
sinh lời, không bao giờ tiêu khoản tiền này cho tới khi đạt được sự tự do về tài chính
Page 11 of 46
Kế hoạch chi tiêu này sẽ giúp bạn thoả mãn các nhu cầu thiết yếu, nhu cầu hưởng thụ trước
mắt, nhu cầu hưởng thụ lớn mà vẫn còn có để nâng cao trình độ, giúp đỡ người quanh
mình và đầu tư cho tương lai chính mình. Khitất cả những nhu cầu đều được thoả mãn thì bạn
sẽ cảm thấy hạnh phúc với thu nhập của mình dù cho thu nhập đó ít hay nhiều.
Điều quan trọng trong cách chi tiêu này là phải có đủ 6 khoản trên, không nhất thiết phải chia
theo đúng tỉ lệ như trên. Tỉ lệ trên chỉ là một gợi ý cho những trường hợp chung, bạn có thể
thay đổi đôi chút cho phù hợp với khả năng và mục đích trong những giai đoạn khác nhau của
cuộc đời. Bạn có thể dùng bảng tính KHTC để lập những khoản phải chi trong tương lai xem
để bao nhiêu phần thu nhập vào tự do tài chính là đủ cho tương lai (xem Kế hoạch tài chính).
Sau khi tính toán được các tỉ lệ phân bổ cho 6 khoản trên rồi thì bạn hãy thực hiện nó một
cáchkỷ luật, đừng tuỳ tiện co giãn theo sự chi tiêu tự do hàng tháng. Để bớt bị cám dỗ chi tiêu
tự do thì nên trích tiền gửi tiết kiệm ngay khi có thu nhập, đừng đợi chi tiêu xong rồi mới đem
phần dư gửi tiết kiệm.
Mỗi gia đình cần có nhiều quĩ tiết kiệm khác nhau:
1. Quĩ ngắn hạn cho những mục đích như mục số 4 ở trên: một chuyến du lịch, một TV
LCD, chiếc xe mới…
2. Quĩ dài hạn cho mục đích tự do tài chính (mục số 6 ở trên)
3. Quĩ trung hạn cho những mục đích như mua nhà, cho con học đại học
Nên dùng công cụ khác nhau cho mỗi quĩ để tối ưu hoá lợi nhuận. Nên thực hiện tiết kiệm cho
các quĩ trên sớm,cùng lúc và tách bạch. Đừng nghĩ rằng ta cố gắng hoàn thành sớm những kế
hoạch ngắn hạn, rồi bắt đầu tiết kiệm cho kế hoạch trung hạn, hoàn thành kế hoạch trung hạn
rồi bắt đầu tiết kiệm cho kế hoạch dài hạn.
Khi bạn hoàn thành một kế hoạch ngắn hạn là mua TV LED rồi, bạn sẽ có nhu cầu ngắn hạn
kế tiếp là mua xe tay ga, mua xe hơi, đến khi bạn nhớ đến kế hoạch trung hạn thì thời gian để
thực hiện nó không còn đủ dài để gọi là trung hạn rồi.
Tương tự như vậy, khi bạn nuôi con thành tài rồi thì thời gian để tích luỹ tiền cho tuổi già của
bạn chỉ còn không quá 10 năm, quá ngắn cho kế hoạch dài hạn. Tôi biết có nhiều người đã cố
hết sức cho con đi du học rồi sốnghưu trí chỉ bằng lương hưu ít ỏi của bảo hiểm xã hội.
Cũng như mọi kế hoạch khác, kế hoạch chi tiêu cũng sẽ được điều chỉnh khi có những thay
đổi lớn về thu nhập, chi tiêu.
Hỏi-Đáp
Thu nhập của bạn quá thấp để có thể trang trải tất cả những nhu cầu và còn đầu tư cho tự do
tài chính?
Hãy cố gắng thu gọn những nhu cầu lại và tìm cách làm tăng thu nhập. Bạn hãy thử xem loạt
bài trên báo Sài Gòn Tiếp thị, được chụp lại ở đây để biết thêm những cách tiết kiệm. Chỉ khi
nào làm như vậy, bạn mới có thể đạt được an toàn về mặt tiền bạc.
Làm sao để tăng thu nhập?
Được tăng lương và làm thêm việc.
Làm sao để được tăng lương?
Nâng cao khả năng và thái độ làm việc.
Khoản Tự do tài chính cần được đầu tư vào những công cụ có độ an toàn và sinh lợi cao
nhất. Bạn hãy thử dùng bảng tính TK-M-cố-định để tính xem sau này bạn sẽ có bao nhiêu tỉ
đồng từ 10% thu nhập đó.
Page 12 of 46
Những người có khả năng kinh doanh thường không muốn tiền nằm một chỗ trong ngân hàng
và bảo hiểm, mà muốn đưa nhiều tiền vào kinh doanh để đem lại lợi nhuận nhiều hơn. Làm
như vậy sẽ có một khả năng không kịp rút tiền từ kinh doanh về để dùng khi có nhu cầu cấp
thiết trong gia đình, hoặc tệ hơn nữa là khi việc kinh doanh gặp khó khăn thì tương lai của gia
đình sụp đổ. Một số người bạn của tôi đã lâm vào cảnh này, gom hết tiền nhà lập doanh
nghiệp, doanh nghiệp bị khách hàng nợ, tiền của tích luỹ hàng chục năm mất sạch. Doanh
nhân thông minh sẽ không dùng vốn riêng để kinh doanh mà dùng vốn của người khác. Người
ta lập ra doanh nghiệp để gọi vốn của người khác, vay vốn ngân hàng, không bao giờ đem hết
vốn riêng đặt vào một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thua lỗ, phá sản thì doanh nhân
cũng không phải đem tiền nhà ra đền vì doanh nghiệp là một pháp nhân độc lập với doanh
nhân.
Nếu chưa thể dùng vốn của người khác trong kinh doanh, buộc phải dùng vốn nhà thì bạn hãy
lập kế hoạch tài chính cho gia đình, đều đặn trích lợi nhuận đưa vào quĩ tự do tài chính theo kế
hoạch, phần lợi nhuận còn lại mới đưa vào vốn kinh doanh. Và đừng bao giờ đụng vào quĩ tự
do tài chính dù cho tình hình kinh doanh đang thuận lợi hay khó khăn.
Trong bài này có hai chữ tự do: tự do tài chính và chi tiêu tự do.
• Tự do tài chính là khi mà bạn không cần phải kiếm tiền nữa, tiền từ các khoản đầu tư
đủ cho các nhu cầu hợp lý của bạn đến hết đời, bạn cũng không còn phải lo lắng khi có
những biến cố xảy ra thì tiền đâu mà dùng. Nói cách khác, tự do tài chính là khi bạn có
thể hưởng thụ cuộc sống an nhàn. Nếu chi tiêu một cách khôn ngoan thì bạn có thể về
hưu để hưởng thụ cuộc sống sớm hơn những người khác.
• Chi tiêu tự do là chi tiêu không kiểm soát, chi tiền cho những thứ thích chứ không phải
những thứ cần.
Kiểm soát chi tiêu → Bảo vệ nguồn thu nhập →
Tăng nguồn thu nhập → Tự do tài chính
Tôi đã đạt đến Tự do tài chính rồi!
Bạn thì sao? Hãy thử tính theo cách này xem sao!
Công cụ thực hành kế hoạch chi tiêu
Theo tài liệu tham khảo dưới đây thì người ta dùng sáu cái hũ để đựng tiền dùng cho sáu
khoản trên, khi chi tiền thì nhớ lấy tiền từ đúng hũ. Bạn có thể dùng sáu cái phong bì đựng tiền
thay cho sáu cái hũ. Nếu bạn để tiền trong tài khoản ngân hàng giống như tôi thì không thể
dùng hũ hay phong bì cho những khoản chi khác nhau mà phải dùng chương trình máy tính.
Bạn có thể xem thêm kinh nghiệm dùng gnucash để quản lý thu-chi. Tất nhiên bạn cũng có thể
dùng gnucash khi bạn không có tài khoản ngân hàng; khi dùng gnucash, bạn không phải đếm
xem trong mỗi hũ hay phong bì còn bao nhiêu tiền, chỉ cần nhìn vào báo cáo của gnucash là
biết ngay.
Page 13 of 46
Các giai đoạn của cuộc đời
Cuộc đời mỗi người trải qua các giai đoạn khác nhau từ trẻ tới già. Người ta có những trách
nhiệm khác nh au trong mỗi giai đoạn khác nhau. Nhìn chung thì sẽ có các giai đoạn sau đây:
Giai
đoạn
Đặc điểm
chính
Chi tiết Cần quan tâm Ưu tiên tài chính
Chưa
lập gia
đình
Khởi đầu • 18 đến 30 tuổi
• Chưa lập gia đình /
Đã đi làm
• Thu nhập đang tăng
• Nghĩa vụ tài chính
trung bình
• Tiết kiệm cho đám cưới,
mua nhà
• Chi phí nằm viện
• Tàn tật, Bệnh hiểm nghèo,
Tử vong
• Duy trì kinh doanh
• Kế hoạch nghỉ hưu
• Tiết kiệm và đầu tư
Tiết kiệm làm đám
cưới, mua nhà
Kế hoạch nghỉ hưu
Bảo vệ thu nhập
Tử vong
Tàn tật
Chi phí bệnh hiểm
nghèo
Chi phí nằm viện
Mới lập
gia đình
Tích luỹ
ban đầu
• 30 đến 40 tuổi
• Có gia đình
• Thu nhập trung bình
• Nghĩa vụ tài chính
cao
• Quỹ giáo dục
• Vay và thế chấp
• Chi phí nằm viện
• Tàn tật, Bệnh hiểm nghèo,
Tử vong
• Nhu cầu gia đình
• Duy trì kinh doanh
• Nghỉ hè, Du lịch
• Kế hoạch nghỉ hưu
• Tiết kiệm và đầu tư
Quỹ giáo dục
Trung học
Đại học
Trả nợ vay
Vay mua nhà
vay kinh doanh
Bảo vệ thu nhập
Tử vong
Tàn tật
Chi phí bệnh hiểm
nghèo
Chi phí nằm viện
Kế hoạch nghỉ hưu
Khi con
còn nhỏ
Tích luỹ
phát triển
• 40 đến 50 tuổi
• Thu nhập cao nhất
• Nghĩa vụ tài chính
cao nhất
• Quỹ giáo dục
• Vay và thế chấp
• Chi phí nằm viện
• Tàn tật, Bệnh hiểm nghèo,
Tử vong
• Nhu cầu gia đình
• Duy trì kinh doanh
• Nghỉ hè, Du lịch
• Kế hoạch nghỉ hưu
• Tiết kiệm và đầu tư
Quỹ giáo dục
Trung học
Đại học
Trả nợ vay
Vay mua nhà
vay kinh doanh
Bảo vệ thu nhập
Tử vong
Tàn tật
Chi phí bệnh hiểm
nghèo
Chi phí nằm viện
Kế hoạch nghỉ hưu
Khi con
trưởng
thành
Tích luỹ
dự phòng
• 50 đến 60 tuổi
• Thu nhập trung bình
• Nghĩa vụ tài chính
trung bình
• Chi phí nằm viện
• Bệnh hiểm nghèo
• Kế hoạch thừa kế
• Nghỉ hè, Du lịch
• Kế hoạch nghỉ hưu
• Tiết kiệm và đầu tư
• Duy trì kinh doanh
Kế hoạch nghỉ hưu
Kế hoạch thừa kế
Chi phí bệnh hiểm
nghèo
Chi phí nằm viện
Về hưu Chi tiêu • 60 tuổi trở lên
• Thu nhập thấp
• Nghĩa vụ tài chính
thấp
• Chi phí nằm viện
• Bệnh hiểm nghèo
• Kế hoạch thừa kế
Kế hoạch thừa kế
Chi phí bệnh hiểm
nghèo
Chi phí nằm viện
Page 14 of 46
Lập kế hoạch tài chính gia đình
Soạn lần đầu Tháng hai, 2012.
Tại sao cần lập kế hoạch tài chính?
Trong cuộc đời mỗi người, mỗi gia đình đều có những lúc dùng đến một món tiền lớn. Những
món tiền cần có đó lớn đến mức bất ngờ nhưng ít người để ý đến nó, như là tiền cho con học
đại học tốt để bước vững chắc vào đời, tiền để sống khi về già... Nếu không có kế hoạch chuẩn
bị những món tiền đó, sẽ lâm vào cảnh thiếu hụt, cuộc sống không ổn định.
Những món tiền lớn cần có là tiền để sống khi về già, tiền cho con khởi nghiệp, tiền mua
nhà…
Lập kế hoạch tài chính từ sớm để chắc chắn có đủ tiền sống đến hết đời.
Trang này hướng dẫn cách dùng bảng tính KHTC để lập kế hoạch thu-chi trong suốt cuộc
đời (bấm vào đây rồi chọn menu Tệp→Tạo một bản sao hoặc File→Make a copy để chép
về GoogleDocs của bạn, chú ý: dùng menu dưới chữ KHTC trong cửa sổ chương trình duyệt
web, đừng dùng menu của chương trình duyệt web, đừng download về dùng với Excel vì
trong KHTC có một số hàm tôi tự viết, Excel không thể chạy những hàm đó).
Lập kế hoạch tài chính trọn đời trở nên rất dễ với bảng tính này.
Dùng bảng tính này để:
1. Lập kế hoạch chi tiêu - tiết kiệm cho gia đình
2. Tính số tiền cần để dành hàng tháng, để dành bao lâu thì dùng, để vào nơi nào thì sinh
lợi tốt nhất
3. Tính số tiền phải trả nợ góp hàng tháng
4. Quyết định mua nhà hay thuê nhà
5. Biết khi nào có thể nghỉ kiếm tiền
6. Dự báo mức sống trong tương lai so với hiện nay
7. Ước tính gia tài để lại cho con cháu
8. …
Khi đã có đủ tiền sống an nhàn suốt cuộc đời còn lại thì gọi là Tự do tài chính. Để sớm đạt
đến Tự do tài chính thì phải lập kế hoạch và thực hành tiết kiệm từ sớm, ngay khi bắt đầu kiếm
ra tiền, xem thêm trang web Tích luỹ tài sản.
Bạn đang có thu nhập cao, bạn có cần phải tính đến kế hoạch tiết kiệm cho tương lai không?
Thu nhập cao thường kèm theo thói quen chi tiêu nhiều, bạn hãy thử dùng bảng tính KHTC để
xem tài sản bạn đang có sẽ đủ để duy trì mức sống cao ở tuổi về hưu không.
Bạn đang được đóng bảo hiểm xã hội đều đặn, sẽ có lương hưu khi về già, có cần phải lo
không?
Bạn hãy xem trang này để biết lương hưu có đủ sống không.
Thu nhập của bạn thấp, tiết kiệm ít quá có được gì không?
Bạn có thể trở thành tỉ phú VND trước khi nghỉ hưu nếu bạn tiết kiệm 10.000₫ mỗi ngày từ
năm 23 tuổi.
Bạn sợ rằng vài tỉ đồng vào lúc đó không đủ dùng do lạm phát?
Không đủ dùng vẫn tốt hơn không có gì hết.
Page 15 of 46
Hãy lập kế hoạch theo ba bước
1. Liệt kê các khoản thu-chi trong trang Thu-chi
2. Tính tiền sống hưu trí trong trang Hưu-trí
3. Lập các kế hoạch cho tương lai
Bảng tính này được soạn với đơn vị tiền là VND. Bạn cũng có thể dùng bảng tính này để tính
với ngoại tệ, chỉ cần gõ đúng lãi suất tiết kiệm của loại tiền đó vào các ô lãi suất là sẽ có kết
quả cần tìm. Nếu bạn sống ở Việt Nam thì đừng tích luỹ tiền tiết kiệm dài hạn bằng ngoại tệ,
lý do được trình bày ở trang này.
Các tính toán trong bảng tính này có chứa các yếu tố sẽ thay đổi theo thời gian như là lãi suất,
lạm phát, thu nhập và chi tiêu của gia đình bạn. Do đó bạn nên điều chỉnh kế hoạch của mình
mỗi khi có thay đổi. Nhớ chép bảng tính ra một bản để lưu trước khi thay đổi, ví dụ: ngày
1.1.2012, chép file KHTC20110601 thành file KHTC20120101 và sửa file KHTC20120101.
Bảng tính này chỉ dùng để lập kế hoạch; để theo dõi việc thực hiện kế hoạch hàng ngày bạn
nên dùng phần mềm gnucash.
Các phép tính tài chính căn bản
Trong bảng tính có một số trang chứa các số phép tính đơn giản mà cần thiết để chủ động
trong quản lý tài chính gia đình.
• Tính số tiền tiết kiệm được, tính thời gian để dành để có số tiền đủ mua nhà, xe...
• Tính số tiền cần phải tiết kiệm hàng tháng để có một số tiền lớn vào đúng lúc cần thiết
• Tính thời gian để trả hết một món nợ
• Tính số tiền phải trả nợ hàng tháng
Dùng các trang tính trên để tính xem nên tiết kiệm đến khi đủ tiền rồi mua hay là mua trả góp.
Đối với những thứ mà giá giảm theo thời gian thì bạn sẽ bỏ ra nhiều tiền hơn khi mua trả góp.
Nếu bạn tiết kiệm cho đủ tiền mới mua thì bạn sẽ có hai điều lợi: bỏ ra ít tiền hơn và giá món
hàng cũng giảm.
Ví dụ bạn có 100 triệu, để mua xe 500 triệu, bạn có thể để dành 5 triệu/tháng trong 4 năm hoặc
vay nợ rồi trả góp 7 triệu/tháng trong 10 năm. Nếu khi có chiếc xe, bạn giảm bớt được 7 triệu
đồng chi phí nào đó (đi xe ngoài…) thì việc mua xe trả góp là hợp lý. Nếu việc có chiếc xe
làm cho chi tiêu của bạn không giảm đi mà tăng lên (xăng, giữ xe, rửa xe…) thì việc mua xe là
không hợp lý. Nếu việc sở hữu xe làm tăng thu nhập của bạn thì đó là bài toán đầu tư kinh
doanh.
Đối với những thứ mà giá tăng theo thời gian, như nhà-đất, thì có thể cân nhắc việc mua trả
góp. Điều kiện cần xét đến là khả năng trả nợ trong thời gian và lãi suất thoả thuận và khả
năng tăng giá của món hàng đó trong thời gian trả nợ.
Thu-chi
Liệt kê thu và chi của cả gia đình bạn trong trang Thu-chi của bảng tính.
Mục đích của việc này là để biết mức chi tiêu hiện nay và dự báo số tiền phải chi hàng tháng
trong tương lai để có cùng mức sống như hiện nay.
Nếu biết rõ tiền của chúng ta chạy vào những chỗ nào, khi cần giảm chi tiêu, chúng ta có thể
Page 16 of 46
nhanh chóng quyết định giảm chi những mục nào. Khi nào thì cần giảm chi tiêu? Khi thu nhập
bị giảm, khi cần tăng tích luỹ cho một kế hoạch chi nào đó trong tương lai.
Chi
Đầu tiên liệt kê các khoản chi từ 1.1 tới 1.6, ghi khoản chi hàng tháng vào cột F, chương trình
sẽ tính ra khoản chi hàng năm tương ứng. Nếu khoản chi đó không thường xuyên mỗi tháng
thì ghi thẳng vào cột G mức chi hàng năm. Sáu khoản đó là những khoản chi theo kế hoạch
khoa học.
Nếu bạn đang trả nợ góp thì cũng ghi số tiền phải trả hàng tháng vào các mục thích hợp từ 1.1
tới 1.5.
Nếu bạn chưa ghi chép thu chi của mình từ trước tới giờ thì bạn sẽ khó ghi được các khoản chi
vào đúng chỗ 1.1 đến 1.6. Hãy ghi gần đúng đến mức có thể được, sau này sẽ điều chỉnh cho
đúng hơn. Bạn hãy tập thói quen ghi chép thu chi bằng phần mềm gnucash để biết mình đã chi
tiền vào những việc gì.
Thu
Kế tiếp liệt kê các khoản thu nhập. Nếu bạn đi làm để lãnh lương hàng tháng hay hàng tuần thì
ghi lương qui về tháng vào ô F34. Nếu bạn buôn bán thì tiền lời cũng có thể xem như lương
của bạn, ghi tiền lời hàng tháng vào ô F34 hoặc ghi tiền lời hàng năm vào ô G34.
Nếu bạn là người chuyên mua bán chứng khoán ngắn hạn, ô F35/G35 để ghi các khoản thu
nhập từ cổ phiếu: cổ tức, chênh lệch giá… Cổ tức của những cổ phiếu nắm giữ dài hạn cũng
được ghi vào ô G35. Thu nhập dạng này không đều đặn, khó dự tính được.
Ô F36/G36 để ghi các khoản thu nhập do đầu tư nhà, xe cho thuê. Thu nhập dạng này tương
đối đều đặn. Bạn phải tốn một chút công giao dịch để có thu nhập này và tài sản có thể tăng
hoặc giảm giá trị theo thời gian.
Ô F37/G37 để ghi các khoản được cho, trợ cấp… Các khoản này không nhất thiết là tiền mặt,
ví dụ như khi bạn ở chung nhà với cha mẹ hay người quen mà không phải trả tiền nhà hoặc trả
ít hơn giá thị trường, bạn đã chi tiêu hết ngay khoản trợ cấp dưới dạng này nên bạn cũng sẽ ghi
thêm khoản này vào mục Chi ở trên.
Khoản lãi tiết kiệm và lãi từ các quĩ đầu tư không được tính trong này vì đó là khoản đầu tư
cho tương lai tự do tài chính, bạn sẽ không đụng đến lãi tiết kiệm cho đến khi tự do tài chính,
cứ để cho lãi nhập vào vốn.
Sau khi ghi khoản thu nhập vào, chương trình sẽ tính tỉ lệ các khoản chi trên thu nhập, kết quả
hiện trong cột I
Tổng các khoản chi 1.1 tới 1.5 được hiện trong ô I31. Phải đặc biệt lưu ý nếu ô này lớn hơn
90%, khi đó khả năng tiết kiệm của bạn thấp, bạn sẽ chậm đạt đến Tự do tài chính. Nếu ô I31
lớn hơn 100% nghĩa là bạn đã chi tiêu lấn vào khoản tiền tích luỹ cho tương lai, cần phải đặc
biệt lưu ý tình trạng này vì nó làm các kế hoạch tiết kiệm của bạn xấu đi.
Sau khi liệt kê thu nhập và chi phí xong, bạn sẽ tính các khoản tiền cần dùng trong
tương lai, bắt đầu là tính tiềnhưu trí.
Page 17 of 46
Hưu-trí
Bước 1 ở trên đã tính được chi tiêu hàng năm hiện nay trong ô H31 trang Thu-chi, bây giờ mở
trang Hưu-trí củabảng tính. Mục đích của phép tính này là tính số tiền cần có khi về hưu để
bạn có một mức sống tương đương với mức sống hiện nay, vì lý do trượt giá nên số tiền dùng
hàng tháng khi về hưu sẽ lớn hơn số tiền bạn dùng hiện nay.
Khi về hưu, sẽ có những khoản chi ít hơn hiện nay (ví dụ như bớt khoản chăm sóc con) và có
thể phát sinh những khoản chi mới (ví dụ như chi tiêu chữa bệnh), hãy chọn một hệ số, ghi vào
ô B2 làm tỉ lệ giữa chi tiêu lúc về hưu và chi tiêu hiện nay. Tỉ lệ B2 này phụ thuộc vào việc
bạn đang ở trong giai đoạn nào của cuộc đời. Ô B3 là chi tiêu hiện nay nhân với hệ số đã chọn,
chia cho 12, đây là mức chi tiêu hàng tháng dự kiến khi về hưu nhưng tính theo mức giá hiện
nay.
Gợi ý: nếu bạn chưa lập gia đình hoặc mới lập gia đình thì B2 khoảng 1,5, nếu bạn đang nuôi
con thì B2 khoảng 0,7, nếu con bạn đã trưởng thành thì B2 khoảng 1,1.
Ghi tuổi hiện nay, lãi suất hiện nay, số tiền/tài sản hiện đã để dành được cho quĩ hưu trí vào
các ô B4, B5, B6 trang Hưu trí. Nếu bạn để quĩ hưu trí dưới nhiều dạng khác nhau thì lãi suất
là trung bình có hệ số của tất cả các lãi suất. Lựa chọn công cụ để tiền dài hạn tốt bạn sẽ có
được lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm ở ngân hàng.
Ghi tuổi dự tính về hưu vào ô B9. Ô B10 sẽ có số năm bạn còn phải kiếm tiền. Nếu bạn là
người làm công có đóng bảo hiểm xã hội thì bạn bắt đầu nhận được lương hưu khi đến tuổi
theo qui định của luật lao động. Nếu bạn tiết kiệm giỏi, bạn có thể về hưu sớm hơn luật qui
định. Ngược lại, bạn có thể phải về hưu trễ hơn luật qui định, nghĩa là vẫn phải tiếp tục làm
việc khi đã quá tuổi nghỉ hưu.
Ghi mức trượt giá ước tính từ năm nay cho đến khi nghỉ hưu vào ô B11, chương trình sẽ tính
ra chi tiêu hàng tháng khi bạn nghỉ hưu trong ô B12 và B13. Đừng ngạc nhiên trước con số lớn
trong ô B12, đó là do lạm phát.
Nếu bạn có những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà bạn có thể rút tiền lời khi bạn đến tuổi về
hưu, hoặc là có nhà cho thuê, bạn đã có sẵn một phần của B12. Tiền lương hưu sẽ nhận được
từ Bảo hiểm xã hội cũng là một phần B12 có sẵn. Bạn hãy ghi tổng các khoản này vào ô B16.
Phần dưới của trang tính dùng để dự tính mức lương hưu nhận từ Bảo hiểm Xã hội.
Hai ô B27 và B28 để ghi số tháng đã đóng BHXH và tổng số lương đã đóng BHXH. Bạn phải
mở sổ BHXH của bạn để cộng ra hai con số này. Ở thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm
thông tin ở trang web của BHXH.
Ô B30 ghi mức lương đóng BHXH của bạn hiện nay, hãy hỏi phòng nhân sự nơi bạn nhận
lương để biết con số này, nó có thể thấp hơn nhiều so với lương bạn đang nhận hàng tháng.
Ô B32 để ghi dự báo mức tăng lương BHXH, gồm tăng do trượt giá cộng với tăng do sự thăng
tiến của bạn, khoảng 10% là thích hợp trong lúc này. Để thận trọng thì bạn có thể ghi số nhỏ
trong ô này. Đặc biệt là trong trường hợp bạn đang đóng BHXH với mức lương cao thì bạn sẽ
nhanh chóng chạm đến mức lương tối đa của BHXH (là 20 lần lương tối thiểu theo qui định
của luật hiện hành), trong trường hợp này bạn nên cho mức tăng lương do thăng tiến khoảng
1%/năm thôi.
Ô B33 là dự báo mức lương đóng BHXH cuối cùng của bạn trước khi về hưu. Ô B34 là mức
lương đóng BHXH bình quân trong suốt thời gian bạn đi làm.
Ô B35 là dự báo lương hưu tối đa của bạn.
Page 18 of 46
Ghi số tuổi thọ dự tính vào ô B15, lãi suất tiết kiệm dự tính khi sống hưu vào ô B17, mức trượt
giá trung bình khi về hưu vào ô B18, số tiền để lại khi chết vào ô B19.
Chương trình sẽ tính ra số tiền cần có khi đến đúng tuổi về hưu, kết quả trong ô B20. Đến
đúng tuổi về hưu B9, với số tiền B20, và giả sử lãi tiết kiệm hàng tháng sẽ là B17, đủ cho bạn
sống đến B15 tuổi. Số tiền B20 đó lớn hơn suy nghĩ của nhiều người do sự trượt giá. Biểu đồ
bên cạnh giúp bạn hình dung số tiền đó lớn như thế nào.
Nếu bạn có các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ đáo hạn khi đến tuổi về hưu, tức là bạn đã có
sẵn một phần của B20. Các tài sản bán được như nhà-đất, cổ phiếu, vàng, ngoại tệ cũng là một
phần của B20 khi bạn đến tuổi về hưu. Ghi tổng các món đó vào ô B21. Theo phân tích của
tôi, giữ vàng hay ngoại tệ lâu dài không phải là cách tốt nhất.
Ô B23 sẽ cho biết bạn cần có ngay bao nhiêu tiền vào lúc này để sinh ra số tiền B20 trừ bớt
B21 với lãi suất B5.
Nếu B23 < B6, bạn đã tiết kiệm giỏi trong thời gian qua, bạn có thể về hưu sớm hơn, hãy thử
giảm tuổi hưu trong ô B9 để biết bạn có thể nghỉ hưu từ lúc nào. Nếu tiếp tục tiết kiệm giỏi
nữa, bạn sẽ sống dư dả hơn khi về hưu (có thể tăng hệ số B2). Khi B23 < B6 thì B24 < 0,
nghĩa là bạn có thể dùng một phần lãi từ quĩ hưu trí ngay từ lúc này.
Nếu B23 > B6, bạn chưa tiết kiệm đủ trong thời gian qua, từ giờ trở đi bạn cần tiết kiệm thêm
B24 mỗi tháng. Tức là số tiền tiết kiệm của bạn cần phải tăng nhanh hơn. Nếu bạn không thể
tiết kiệm thêm thì bạn sẽ phải tăng tuổi về hưu hoặc bạn sẽ có một cuộc sống eo hẹp khi về
hưu. Khoản tiết kiệm thêm B24 mỗi tháng bạn phải đem sinh lời với lãi suất B5. Khoản tiết
kiệm B24 này cũng cần được tăng dần theo độ trượt giá hàng năm.
Bây giờ bạn quay lại trang Thu-chi để xem bạn có tiết kiệm đủ cho các khoản
để dành cho tương lai không.
Page 19 of 46
Kế-hoạch
Kiểm soát chi tiêu
Đây là phần quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch tài chính gia đình. Bạn sẽ dùng phần dưới
trang tính Thu-chi để tính sao cho có đủ tiền chi tiêu trong lúc này và cả trong tương lai. Các
khoản chi trong tương lai gồm có hưu trí, cho con học đại học, mua nhà, mở doanh nghiệp…
Chọn nơi học cho con và dùng trang tính Con-đầu hay Con-út để tính số tiền cần để dành mỗi
tháng đến khi con đi học đại học (hai trang này chứa các công thức giống như trang TK-T-cố-
định). Ô số tiền hiện có B4 chỉ gồm các khoản tiền tiết kiệm sinh lãi đều đặn. Những tài
sản (nhà đất, vàng…) và số tiền bảo hiểm giáo dục mà bạn đang tham gia cho con không ghi ở
đây vì sẽ được đưa vào tính trong ô B9. Số tiền bảo hiểm đó chưa có trong tay bạn hôm nay
nhưng con bạn chắc chắn có số tiền đó khi bắt đầu học đại học dù cho bạn có bị rủi ro. Để
chắc chắn có được số tiền đó, bạn đã chi một khoản vào ô F30/G30 trang Thu-chi.
Trang tính TK-T-cố-định đã được chép sẵn ra các trang Con-đầu, Con-út, Mua-nhà, mỗi trang
cho một khoản chi trong tương lai, ví dụ cho con đầu, cho con út, cho dự định mua nhà. Bạn
có thể chép thêm trang cho dự định lập doanh nghiệp riêng.
Bằng các trang tính Hưu-trí và Con-đầu, Con-út, Mua-nhà (TK-T-cố-định), bạn đã biết số
tiền cần để dành mỗi tháng để thực hiện những kế hoạch cho tương lai của gia đình như là cho
con học đại học, hưu trí… Các con số tính được từ các trang đó đã được điền vào các ô
E47:E49, F47:F49 và H47:H49 của trang Thu-chi, tổng số tiền cần tiết kiệm hàng tháng sẽ
được tính trong ô H54 và tổng số tiền cần tiết kiệm mỗi năm được tính trong ô I54.
Nếu I54 <= 0, bạn không cần phải tiết kiệm thêm, bạn hãy san sẻ số tiền hiện có giữa các kế
hoạch (B6 trong Hưu-trí và B4 trong Con-đầu/Con-út) sao cho tất cả các ô H47:H49 đều <= 0.
Tiếp theo, bạn giảm dần tuổi nghỉ hưu trong trang Hưu-trí xem đến tuổi nào mà I54 bắt đầu >
0, đó là năm làm việc cuối cùng của bạn trước khi nghỉ hưu. Tự do tài chính! Thật tuyệt vời!
Nếu tổng số cần phải tiết kiệm I54 lớn hơn số tiền dư hàng năm trong ô G44 nghĩa là kế hoạch
của bạn khó thực hiện. Hãy điều chỉnh kế hoạch để cho I54 nhỏ hơn G44.
Có thể phối hợp 3 cách sau đây để điều chỉnh kế hoạch:
1. Giảm chi tiêu. Để giảm các khoản chi, bạn hãy thực hành theo các lời khuyên trong
loạt bài Kiến thức tài chính đăng trên báo Sài Gòn Tiếp thị và được sao lại
ở publishedfile
2. Tăng lợi nhuận của tiền tiết kiệm. Tăng lợi nhuận của tiền tiết kiệm làm cho số tiền
để dành nở ra nhanh hơn. Hãy tìm cách tìm chỗ cho tiền tiết kiệm sinh lời nhanh hơn.
3. Kiếm thêm thu nhập. Việc tăng thu nhập từ tiền lương cần có thời gian để đổi việc
hoặc để được tăng lương. Việc này khó làm hơn hai việc trên.
Việc giảm các khoản chi sẽ có tác động kép đến việc thu hẹp khoảng cách I54 và G44.
1. Giảm chi tiêu sẽ làm tăng số tiền dư ra hàng năm G44
2. Giảm chi tiêu sẽ làm giảm số tiền cần có khi về hưu, do đó sẽ giảm khoản phải để dành
cho quĩ hưu trí tức là giảm tổng số I54.
Khi đã đạt đến kết quả I54 < G44, bạn hãy ghi nhớ các tỉ lệ của các khoản chi 1.1-1.5 và thực
hiện theo tỉ lệ đó một cách có kỷ luật như hướng dẫn trong Chi tiêu một cách khoa học. Nếu
bạn dùng chương trình gnucash để quản lý thu-chi thì mỗi khi nhận khoản thu nhập từ tiền
công, bạn hãy phân bổ khoản đó vào các tài khoản con theo tỉ lệ đã tính được ở đây.
Page 20 of 46
Hãy cố gắng để có một kế hoạch tài chính tốt đẹp cho tương lai và thực hiện kế hoạch càng
sớm càng tốt vì bạn đã thấy trong trang tính TK-T-cố-định rằng số tiền tiết kiệm sớm sẽ đem
lại nhiều hơn số tiền tiết kiệm trễ.
Nếu đã giảm chi tiêu hết mức mà bạn vẫn chưa có một kế hoạch khả thi thì bạn hãy tạm thời
hạ các mục tiêu của các kế hoạch xuống đến khi thu nhập của bạn cao hơn, ví dụ như chọn
trường đại học ít tiền hơn, sống hưu trí tiết kiệm hơn… Ngoài ra bạn cũng nên nghĩ đến
phương án tăng thu nhập (đổi chỗ làm hoặc làm thêm).
Điều cần chú ý trong khi lập kế hoạch là phải có những kế hoạch riêng cho mỗi khoản chi
khác nhau (mua nhà, chi phí cho con học đại học, hưu trí, mở doanh nghiệp…) và đưa khoản
tiền tích luỹ hàng tháng, hàng năm vào đúng chỗ của mỗi kế hoạch, làm như vậy để có thể
theo dõi việc thực hiện của từng kế hoạch, giảm ảnh hưởng lẫn nhau giữa các kế hoạch. Một
điều quan trọng nữa là những khoản tích luỹ đó phải sinh lãi đều đặn cho bạn. Những người
kinh doanh nhỏ thường lầm lẫn giữa làm ra tiền và giữ tiền, họ thường đưa hết lợi nhuận của
việc kinh doanh trở lại làm vốn và nghĩ rằng như vậy sẽ tốt hơn là gửi tiết kiệm hoặc quĩ đầu
tư. Làm như vậy thì tất cả các kế hoạch tương lai gia đình có thể bị sụp đổ khi việc kinh doanh
gặp khó khăn. Nếu có thể được thì hãy tách biệt tài chính gia đình với việc kinh doanh bằng
cách lập một doanh nghiệp.
Bạn cần phải thực hiện những kế hoạch trung hạn (mua nhà, cho con học đại học) và dài hạn
(hưu trí) ngay từ khi bắt đầu có thu nhập (xem thêm bài Những hòn đá). Nếu bạn để trễ hơn
bạn sẽ khó hoàn thành các kế hoạch của cuộc đời. Người ta thường nghĩ rằng bắt đầu tiết kiệm
sau khi lập gia đình là vừa, nhưng sau khi lập gia đình sẽ có con, sẽ phải nuôi con trong hơn
20 năm với vô số chi phí làm sao tiết kiệm. Khi đã xong trách nhiệm nuôi con thành tài thì đã
trên 50 tuổi rồi, còn quá ít thời gian để tích luỹ cho tuổi hưu trí.
Trước đây, tôi chỉ tích luỹ theo cách đơn giản là cất tiền (VND, USD, vàng…) vào một chỗ
mà không phân biệt mục đích sử dụng trong tương lai, khi đến lúc cần dùng thì cứ lấy từ một
chỗ ra mà dùng. Làm theo cách đó có khả năng thâm hụt những món chi sau cùng, nhất là khi
có những phát sinh ngoài dự kiến như bệnh tật, thuốc men. Thực hiện các kế hoạch độc lập
với nhau sẽ giúp ta đánh giá tình hình tài chính của gia đình rõ ràng hơn. Khi một kế hoạch
nào đó được thực hiện nhanh hơn dự định, bạn có thể nâng cao mục tiêu của kế hoạch đó, ví
dụ chọn trường đại học tốt hơn, mua nhà lớn hơn…
Nói về việc mua nhà, trong tình hình giá nhà và lãi suất quá cao như hiện nay, trước khi quyết
định mua nhà (dù cho bạn có đủ tiền để mua hay bạn cần vay thêm) bạn có thể thử chép bảng
tính này thành hai bản, một bản là kế hoạch mua nhà trước, (trả nợ, nếu có) xong rồi mới để
dành cho hưu trí, một bản là đem tiền gửi ngân hàng hoặc quĩ đầu tư, lấy lãi đi thuê nhà, tích
luỹ cho hưu trí. So sánh hai kế hoạch xem kế hoạch nào mau đạt đến tự do tài chính hơn.
Nếu thị trường cho thuê nhà phát triển tốt, ở nhà thuê còn tiện hơn ở nhà của mình là không
phải lo sửa chữa, khi nào nhà cũ thì chuyển sang thuê nhà khác. Tiện nhất là khi thuê nhà có
sẵn giường-tủ-bàn-ghế, chỉ cần mang quần-áo-chăn-màn-máy-tính-tv vào ở. Suy cho cùng thì
chi phí và điều kiện sống trong nhà quan trọng hơn là quyền sở hữu căn nhà. Khi mình ở trong
căn nhà của mình thì mình đã tốn một khoản gọi là chi phí cơ hội trên giá trị căn nhà.
Một việc vô cùng quan trọng nữa là bảo vệ kế hoạch tài chính của bạn.
Page 21 of 46
Bảo vệ nguồn thu nhập
Có một nguyên tắc là lợi nhuận luôn song hành với rủi ro. Khi bạn đưa tiền vào góp vốn kinh
doanh thì lợi nhuận có thể cao hơn gửi tiết kiệm ở ngân hàng nhưng bạn phải chấp nhận là có
nguy cơ thua lỗ. Khi bạn gửi tiết kiệm ở ngân hàng thì nguy cơ thua lỗ gần như không có,
nhưng vẫn còn một nguy cơ là bạn không thể gửi tiền vào ngân hàng đều đặn và liên tục như
kế hoạch, nghĩa là bạn không thể đạt tới mục tiêu dù không bị lỗ.
Nếu cuộc đời yên bình đến khi về già thì lập và làm theo kế hoạch này sẽ bảo đảm an nhàn lúc
tuổi già. Nhưng không phải mọi người đều được yên bình suốt đời, mọi người cần phải đề
phòng tên cướp Thời Gian. Tên cướp Thời Gian có thể phá hỏng kế hoạch của bạn bằng cách
đem đến bệnh tật, tai nạn vào những lúc không ai ngờ tới.
Không ai ngờ mình có thể gặp tai nạn khi đi ăn sinh nhật, đám cưới, đi nghỉ mát hay khi đi
làm từ thiện! Ngồi yên trong nhà, không đi ra đường cũng không tránh khỏi chạm trán tên
cướp này. Mỗi năm có khoảng 1 triệu người Việt Nam gặp tai nạn đủ loại: tai nạn giao
thông, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt…
Việc gì sẽ xảy ra nếu bạn đang đóng vai trò kiếm tiền nuôi gia đình mà gặp tai nạn, bệnh tật
dẫn đến qua đời,
hoặc tệ hơn nữa là không qua đời mà nằm liệt một chỗ, trở thành gánh nặng cho gia đình nhỏ
bé của mình?
Hoặc bạn chưa kịp báo hiếu cha mẹ mà lại mang thêm gánh nặng về cho cha mẹ mình?
Hoặc bạn đang tích luỹ theo đúng kế hoạch mà đường đời đột nhiên rẽ sang ngõ cụt vì tên
cướp Thời Gian?
Khi tên cướp này ra tay thì tài sản của bạn sẽ đi theo hắn nhanh chóng dù cho tài sản đó ở
dạng khó lấy như nhà-đất, doanh nghiệp, dù cho tài sản được cất ở nơi khó lấy như ngân hàng
Thuỵ Sĩ. Nếu bạn chưa có nhiều tài sản thì tên cướp này làm cho cả gia đình bạn lâm cảnh nợ
nần.
Để hạn chế những mất mát đó, hãy chia sẻ rủi ro với hàng triệu người khác. Khi có rủi ro,
hàng triệu người cùng giúp gia đình bạn vượt qua lúc khó khăn. Đó là bảo hiểm. Chỉ bớt đi
một khoản lợi nhuận nhỏ để bạn được bảo đảm rằng kế hoạch tài chính gia đình bạn không bị
tên cướp Thời Gian phá hỏng. Số tiền gửi vào bảo hiểm không mất đi mà sẽ được hoàn lại để
cộng thêm vào số tiền bạn có trong tương lai, kế hoạch của bạn càng tốt hơn. Bảo hiểm giúp
bạn chắc chắn đạt đến ước mơ của mình bất chấp những rủi ro.
Bảo hiểm giúp bạn thực hiện ước mơ như thế nào?
Giả sử hai vợ chồng tôi vừa mới vay người thân để mua nhà, cả hai đang phải trả nợ 700 triệu
đồng trong 6 năm. Nếu chẳng may một trong hai người gặp tai nạn qua đời thì người còn lại
có thể trả nợ đúng kế hoạch không? Nếu người mà tôi vay cần tiền để dùng vào việc quan
trọng như là cho con đi du học thì tôi có thể nào xin khất được, tôi phải đi vay với lãi suất cao
hơn để trả nợ người thân. Trả nợ người thân với lãi thấp đã khó, làm sao trả nợ với lãi cao đây,
căn nhà mơ ước lâu nay đã bị đe doạ rồi. Trong trường hợp này bảo hiểm có thể giúp được.
Nếu trước khi vay nợ, mỗi người có một khoản bảo hiểm tai nạn 500 triệu đồng, với mức phí 1
triệu đồng mỗi năm thì đỡ lo biết mấy.
Page 22 of 46
Trong ví dụ Con-đầu trong KHTC, giả sử tôi cần để dành tiền cho con học đại học, sau 14
năm sẽ cần số tiền hơn 500 triệu đồng để học đại học trong nước. Theo tính toán thì tôi cần để
dành mỗi tháng 1,174 triệu đồng, đồng thời tôi mua một hợp đồng bảo hiểm giáo dục để đến
lúc đó con tôi nhận được 120 triệu đồng. Giả sử tôi không sống đủ 14 năm thì làm sao dành ra
1,174 triệu đồng mỗi tháng đến ngày đó? Tôi mua thêm quyền lợi bảo hiểm tử vong 250 triệu
đồng và bảo hiểm tai nạn 200 triệu đồng (với mức phí 4 ngàn đồng / ngày) để thay cho tiền
lương tôi đem về hàng tháng.
Phần dưới đây là những gợi ý về các quĩ dự phòng cần có khi lập kế hoạch tài chính, xem
trang Thu-chi củaKHTC.
Ô E50 là số tiền bạn cần phải để lại cho gia đình nếu chẳng may bạn mất sớm, số tiền này nên
lớn hơn thu nhập từ tiền công trong 5 năm cộng với khoản còn cần thêm trong các kế hoạch
cho con học đại học và mua nhà. Ô F50 là tổng số tiền bảo hiểm tử vong mà bạn đang tham
gia, cộng với quĩ hưu trí hiện có của bạn. Để tăng giá trị F50 thêm 100 triệu đồng bạn chỉ cần
chi chừng một ngàn đồng bảo hiểm tử vong mỗi ngày.
Ô E51 là số tiền dự phòng để điều trị bệnh tật nghiêm trọng như ung thư, đột quị… Ô F51 là
tổng số tiền bảo hiểm bệnh nghiêm trọng mà bạn đang có. Để tăng số tiền F51 bạn chỉ cần gửi
một ít tiền vào các kế hoạch bảo hiểm nhân thọ. Hãy nhớ mua bảo hiểm y tế liên tục, đừng để
gián đoạn. Bạn có thể mua bảo hiểm y tế từ cơ quan Bảo hiểm Xã hội của nhà nước, hoặc mua
bảo hiểm y tế từ các công ty bảo hiểm. Mọi loại bảo hiểm đều có những hạn chế riêng, bạn có
thể phối hợp vài loại bảo hiểm cho gia đình mình.
Ô E52 là số tiền dự phòng để điều trị tai nạn, số tiền này nên lớn gấp đôi E50 vì tai nạn xảy ra
có thể gây ra tốn kém hơn là việc mất sớm. Ô F52 là tổng số tiền bảo hiểm tai nạn mà bạn
đang tham gia. Để tăng giá trị F52 thêm 100 triệu đồng bạn chỉ cần chi vài trăm đồng bảo
hiểm tai nạn mỗi ngày.
Ngoài việc bảo vệ nguồn thu nhập là người làm ra tiền trong gia đình, con cái cũng cần được
bảo vệ vì con cái là tài sản tinh thần và vật chất quí báu nhất của cha mẹ.
Hãy cố gắng sao cho các ô G50:G52 nhỏ hơn hoặc bằng 0. Như vậy là bạn sẽ
không có gì phải lo lắng về gia đình mình dù cho chuyện xấu nhất xảy ra
với bạn ngay ngày mai.
Page 23 of 46
Tăng thu nhập
Tăng thu nhập là việc thứ ba phải làm để mau đạt đến Tự do tài chính. Việc thứ nhất là kiểm
soát chi tiêu; việc thứ hai là bảo vệ nguồn thu nhập, tức là tránh bị mất tiền.
Có hai loại thu nhập:
• thu nhập chủ động: dùng sức mình làm để được trả công
• thu nhập thụ động: được trả tiền mà không cần dùng sức
Tăng thu nhập chủ động là làm sao được trả nhiều tiền hơn cho cùng công sức, muốn vậy thì
chính ta phải làm việc giỏi hơn, thái độ làm việc tích cực hơn.
Tăng thu nhập thụ động bằng cách đầu tư đồng tiền vào những chỗ an toàn, sinh lợi cao hơn
gửi ngân hàng. Nhưng cần nhớ đầu tư có thể đem lại lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm ở ngân
hàng nhưng cũng có thể lỗ, nếu mọi dự án đầu tư đều thành công thì cuộc đời này quá đẹp!
Việc tăng thu nhập chủ động làm hao tốn sức và thời gian của chúng ta, trong khi tăng thu
nhập thụ động thì không hao.
Hỏi-Đáp
Có bao nhiêu cách đầu tư?
Có hai cách: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Tại sao đầu tư có thể đem lại lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm?
Khi bạn đem tiền gửi cho ngân hàng, ngân hàng đem tiền đó cho vay với lãi suất cao hơn.
Phần lớn số tiền ngân hàng cho doanh nghiệp vay. Để có thể trả nợ ngân hàng, doanh nghiệp
phải có phương án đầu tư đem lại lợi nhuận cao hơn lãi vay ngân hàng. Do đó nếu bạn có
phương án đầu tư tốt, lợi nhuận thường cao hơn lãi suất tiết kiệm.
Nếu số vốn đầu tư hơi ít, không đủ so với kế hoạch đầu tư của bạn?
Hãy tìm người hùn vốn với thoả thuận lời ăn lỗ chịu.
Nếu không tìm được người hùn vốn?
Lập doanh nghiệp, làm phương án đầu tư và vay nợ. Đừng vay nợ với tư cách cá nhân, nếu
chẳng may đầu tư thất bại, bạn vừa mất vốn vừa mang nợ.
Nếu không thể vay được theo cách trên?
Thật tiếc là bạn không có điều kiện để nắm lấy cơ hội đầu tư Nhưng không sao, không thể đầu
tư trực tiếp được thì bạn vẫn có thể đầu tư gián tiếp.
Bạn tiết kiệm vượt yêu cầu cho kế hoạch hưu trí nhưng bạn chưa có cơ hội đầu tư?
Bạn có thể đầu tư gián tiếp.
Đầu tư gián tiếp là gì?
Đầu tư gián tiếp nghĩa là bạn hùn vốn cho người khác kinh doanh, hoặc mua cổ phần trên thị
trường chứng khoán.
Làm sao để tìm được đối tác tin cậy mà hùn vốn? Nên mua cổ phần của công ty nào?
Trước khi hùn vốn, bạn phải đánh giá khả năng thành công của kế hoạch kinh doanh, độ tin
cậy của đối tác. Nếu không thể tự mình đánh giá được, bạn có thể giao vốn của mình cho các
quĩ đầu tư chuyên nghiệp, uy tín. Quĩ đầu tư với số vốn rất lớn, phân bổ vào nhiều dự án khác
nhau để giảm nguy cơ thua lỗ, có bộ phận chuyên môn để đánh giá kỹ lưỡng từng dự án, bảo
đảm đem lại lợi nhuận tốt trong dài hạn.
Trong trường hợp đầu tư gián tiếp qua quĩ đầu tư, bạn không phải cắt ngay
một khoản tiền từ quĩ hưu trí của mình, mà hàng tháng bạn có thể gửi
khoản tiền tiết kiệm vào quĩ.
Page 24 of 46
Các loại bảo hiểm
Về cơ bản thì bảo hiểm là một thứ phí giống như phí giữ xe vậy. Ai sợ mất xe thì phải trả phí
giữ xe. Ai sợ mất tiền thì trả phí bảo hiểm. Khi bị mất xe thì ta chỉ nhận được bồi thường ít
hơn hoặc bằng giá trị chiếc xe, còn bảo hiểm có thể đền số tiền ta đang có và cả số tiền ta chưa
có (tức là số tiền sẽ làm ra trong tương lai).
Khi tham gia bảo hiểm thì mình đóng một khoản phí để khi có rủi ro sẽ nhận được số tiền bảo
hiểm. Khoản phí đó dùng để chia sẻ rủi ro giữa những người cùng tham gia bảo hiểm: người
gặp rủi ro nhận tiền của những người không gặp rủi ro. Mua bảo hiểm mà không gặp rủi ro
cũng giống như đem tiền đi làm từ thiện: giúp những người không may.
Tiền đóng bảo hiểm cũng giống tiền mua vé số ở chỗ tiền của nhiều người góp lại đưa cho một
số ít người. Nhưng bảo hiểm và xổ số khác nhau ở chỗ: người mua vé số muốn được nhận tiền
thưởng, người tham gia bảo hiểm không mong nhận tiền bồi thường.
Khi xem bảo hiểm là phí thì mình phải tính sao cho tốn ít phí nhất mà vẫn đạt mục đích bảo
hiểm.
Bảo hiểm sẽ giúp ta đỡ thiệt hại về tài chính khi có rủi ro xảy ra, chứ bảo hiểm không ngăn
ngừa rủi ro.
Bảo hiểm cần cho cuộc sống giống như phao cứu sinh cần cho hành khách trên sông
biển. Không phải thuyền nào cũng sẽ chìm, nhưng khi chìm mà không có phao thì nguy.
Không phải ai cũng sẽ gặp rủi ro, nhưng khi gặp rủi ro mà không có đủ tiền thì mạt.
Bảo hiểm chỉ nhận giúp ta khi rủi ro chưa xảy ra và chưa có dấu hiệu của rủi ro; do đó ta chỉ
mua bảo hiểm khi còn mạnh khoẻ, khi không còn khoẻ thì khó mua được bảo hiểm. Thuyền
phải trang bị phao trước khi rời bến, chứ không nên đợi đến khi nước tràn vào mới tìm mua
phao.
Mọi người đều có khả năng gặp rủi ro nhưng khả năng đó không bằng nhau ở mọi người. Ví
dụ:
• người có bệnh thì có khả năng chết sớm hơn người khoẻ mạnh,
• người làm việc nguy hiểm như quân nhân, cảnh sát thì có khả năng chết hoặc thương
tật bất ngờ
Tất nhiên là các công ty bảo hiểm sẽ không bán bảo hiểm cho khách hàng có khả năng gặp rủi
ro cao, cũng giống như các công ty xổ số không bán vé số đã biết kết quả. Do đó, khi đã có
một kế hoạch tài chính cho gia đình thì hãy bảo vệ nó bằng bảo hiểm ngay; đừng đợi đến khi
cảm thấy có rủi ro đe doạ rồi mới tìm đến bảo hiểm, có thể lúc đó bạn sẽ sốc vì công ty bảo
hiểm từ chối nhận tiền của bạn.
Những rủi ro liên quan đến thân thể con người mà làm thiệt hại tài chính gia đình là:
• bệnh tật,
• tai nạn,
• chết sớm.
Trong ba loại rủi ro trên thì chết sớm không gây thiệt hại tài chính nhiều bằng trường hợp
bệnh tật hay tai nạn gây mất khả năng lao động.
(Còn những rủi ro liên quan đến tài sản như nhà, xe thì cũng làm thiệt hại tài chính, lại cần
loại bảo hiểm khác).
Liên quan đến con người thì có hai dạng bảo hiểm chính là bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm
nhân thọ.
Page 25 of 46
Bảo hiểm phi nhân thọ có các loại như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tử vong.
Bảo hiểm phi nhân thọ thường có thời hạn một năm, không có giá trị hoàn lại (nghĩa là công
ty bảo hiểm không trả lại tiền khi hết hạn hợp đồng). Bảo hiểm phi nhân thọ thường được bán
theo từng gói với số tiền bảo hiểm đã định, muốn mua số tiền khác cũng không được (trừ
trường hợp mua tập thể thì có thể thương lượng gói riêng).
Bảo hiểm nhân thọ là một kế hoạch để dành tiền kết hợp với bảo vệ số tiền sắp có. Bảo hiểm
nhân thọ bảo vệ số tiền trước các vấn đề tử vong, tai nạn, bệnh nghiêm trọng. Bảo hiểm nhân
thọ thường có thời hạn dài, có giá trị hoàn lại. Giá trị hoàn lại của bảo hiểm nhân thọ là khoản
tiền khách hàng nhận được khi không có rủi ro, là kết quả của việc tiết kiệm, tích luỹ khi đóng
phí bảo hiểm. Một phần tiền từ khách hàng đóng vào hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ được tích
luỹ như khoản tiết kiệm dài hạn. Lợi nhuận của việc tiết kiệm bằng bảo hiểm này tương đương
lợi nhuận gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng.
Tiền đóng vào bảo hiểm còn phải trích một phần cho mục đích chia sẻ rủi ro nữa, nên lợi
nhuận chung hơi thấp hơn ngân hàng. Do đó người mua bảo hiểm mà so mức lợi nhuận giữa
bảo hiểm và ngân hàng, và quên mục đích bảo hiểm, sẽ hết muốn mua nữa. Người ta quên
rằng bảo hiểm và tiết kiệm là hai dịch vụ khác nhau, khó so sánh được. Mua bảo hiểm nhân
thọ là dùng hai dịch vụ cùng một lúc.
Đối với những người khó giữ tiền, tuy tiết kiệm bằng bảo hiểm nhân thọ thì lợi nhuận thấp
hơn ngân hàng nhưng lại cho kết quả tốt hơn ngân hàng vì tiết kiệm bằng bảo hiểm là việc tiết
kiệm có kỷ luật: cứ đúng hạn là có người nhắc nộp tiền, không tiện rút ra trước hạn. Tiền ở
trong bảo hiểm không định kỳ quay lại tay người chủ như sổ tiết kiệm nên ít bị chi tiêu bất
chợt. Nhờ tính kỷ luật đó mà người tham gia bảo hiểm tránh được các cám dỗ tiêu dùng, đỡ
quên nộp tiền vào ngân hàng, đỡ rút tiền khi bị khuyến mãi dụ dỗ. Nếu thu nhập của bạn đủ
sống mà tài sản của bạn không tăng lên như đồ thị trong trang Tích luỹ tài sản thì bạn thuộc
nhóm người khó giữ tiền, nhóm đó chiếm hơn 90% dân số Việt Nam.
Tóm lại, bảo hiểm nhân thọ là một cách tích luỹ tiền có kết quả chắc chắn, vượt qua những
thất thoát kiểm soát được (cám dỗ tiêu dùng) cũng như không kiểm soát được (rủi ro).
Các loại bảo hiểm linh hoạt
Những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thiết kế theo kiểu truyền thống (kiểu cũ) là giá trị hoàn
lại gần bằng số tiền bảo hiểm làm cho người tham gia bảo hiểm bị buộc phải tiết kiệm tương
đương với số tiền bảo hiểm rủi ro. Sản phẩm kiểu cũ cũng cố định về thời hạn hợp đồng, thời
hạn đóng phí.
Về sau có những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ liên kết chung: linh hoạt giữa hai mục đích bảo
hiểm và tích luỹ, người tham gia bảo hiểm tự chọn số tiền bảo hiểm và giá trị hoàn lại khác
nhau, tự quyết định thời hạn bảo hiểm, thời hạn đóng phí. Khách hàng có thể chọn số tiền bảo
hiểm cao và giá trị hoàn lại thấp để đóng phí thấp, phần tiền tiết kiệm còn lại đem gửi vào chỗ
nào có lãi suất cao và an toàn. Tất nhiên muốn được tối ưu như vậy thì khách hàng hoặc tư vấn
viên tài chính phải thật hiểu về kế hoạch tài chính để chọn đúng kế hoạch tích luỹ và kế hoạch
bảo hiểm sao cho dù có rủi ro hay không thì gia đình vẫn có đủ số tiền vào lúc cần dùng đến.
Nghĩa là phải thực hiện song song hai kế hoạch để có cùng một kết quả như sản phẩm bảo
hiểm truyền thống ở trên với số tiền bỏ ra ít hơn.
Với mục tiêu để dành tiền dài hạn thì bảo hiểm liên kết chung cho kết quả tốt hơn gửi ngân
hàng.
Page 26 of 46
Lại có loại sản phẩm bảo hiểm liên kết với việc đầu tư, cho người tham gia bảo hiểm cơ hội
đầu tư một cách chuyên nghiệp và an toàn trên thị trường chứng khoán với lợi nhuận cao hơn
lãi tiết kiệm ngân hàng (tuỳ lúc).
Mua bảo hiểm có lời không?
Trừ loại bảo hiểm liên kết đầu tư có thể đem lại lợi nhuận cao, các loại bảo hiểm nhân thọ đều
có lãi tương đương gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người mua bảo hiểm chỉ có lời nhiều khi gặp rủi
ro. Khi gặp rủi ro thì người mua bảo hiểm nhận được một số tiền lớn hơn số phí bảo hiểm đã
nộp cho công ty bảo hiểm, gặp rủi ro càng sớm thì càng lời nhiều.
Chắc chắn là không ai muốn lời theo cách này, nhưng mọi người đều cần có bảo hiểm. Nhiều
người vẫn chưa phân biệt được cái mình muốn và cái mình cần, người ta chỉ cố để có cái mình
muốn chứ không cố kiếm cái mình cần. Ví dụ: người ta cần một cái điện thoại di động nhưng
lại muốn có iPhone, cần có bảo hiểm nhưng không muốn mua.
Mua bảo hiểm cũng giống như bắt cá hai tay.
Mặc dù lãi suất tương đương nhưng gửi tiền vào bảo hiểm liên kết chung một cách đều đặn
liên tục sẽ cho kết quả tốt hơn gửi ngân hàng.
Mỗi người nên mua bảo hiểm nào?
Phần trên là tóm tắt về những sản phẩm bảo hiểm trên thị trường. Có nhiều sản phẩm như vậy
thì nên mua thứ nào? Câu trả lời là không có một sản phẩm nào đáp ứng được hết mọi nhu cầu
bảo hiểm của một người.
Việc chọn sản phẩm bảo hiểm bắt đầu từ kế hoạch tài chính của gia đình:
• gia đình cần chi số tiền bao nhiêu vào những thời điểm nào trong tương lai? Ví dụ mua
nhà, trả nợ, cho con đi học, hưu trí…
• gia đình đã có cách tích luỹ, đầu tư để có số tiền đó đúng lúc chưa?
Khi đã có kế hoạch tài chính rồi, sẽ tính đến việc bảo vệ kế hoạch đó trước những rủi ro bằng
những loại bảo hiểm.
Chi phí chữa bệnh, tai nạn
Người xưa đã đúc kết qui luật của cuộc đời của đa số người là Sinh-Lão-Bệnh-Tử. Tử là điều
xảy ra sau cùng nhưng không phải là điều đáng sợ nhất, điều đáng sợ nhất là Bệnh! Chữ Bệnh
ở đây nói đến những bệnh tật và tai nạn nghiêm trọng. Bệnh mà không có tiền để chạy chữa
thì đáng sợ hơn nữa. Biết trước qui luật trên thì mỗi người đều phải để dành cho chính mình
một khoản tiền để đối phó với Bệnh. Nếu để dành đều đặn thì đến khi Lão cũng đã có một số
tiền lớn. Nhưng rất nhiều người chưa kịp để dành xong thì Bệnh đã đến, lúc đó có một số tiền
bảo hiểm lớn thì tốt biết mấy!
Về bệnh tật và tai nạn thì người làm công đã có bảo hiểm y tế bắt buộc, người làm nghề tự do
có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Tuy nhiên bảo hiểm y tế của nhà nước không chi trả đủ
cho mọi thiệt hại. Những thiệt hại không được chi trả như giảm sút thu nhập trong và sau khi
điều trị thì người bệnh và gia đình vẫn phải tự chịu, chưa kể BHYT không chi trả 100% chi
phí điều trị (phần lớn người tham gia BHYT nhà nước chỉ được trả 80% chi phí và mỗi lần
không quá 40 tháng lương tối thiểu), hoặc thiệt hại nghiêm trọng hơn là qua đời hoặc mất khả
năng lao động do bệnh tật, tai nạn.
Để bổ sung cho BHYT nhà nước thì có thể mua thêm:
Page 27 of 46
• BHYT từ các công ty BH phi nhân thọ như Bảo Việt, để bù đắp phần chi phí điều trị
mà BH y tế nhà nước chưa trả hết
• bảo hiểm tai nạn và tử vong, bảo hiểm bệnh nghiêm trọng từ các công ty BH nhân thọ,
để bù đắp thu nhập bị mất
Mất thu nhập
Nếu Tử đến sau Lão thì chẳng có gì đáng lo, lúc đó người ta đã làm xong những việc cần thiết
nhất của cuộc đời như là mua nhà, nuôi con học thành tài. Đáng lo là những người gặp Tử khi
chưa kịp làm xong những việc đó, không thể thanh thản ra đi vì không biết con mình sẽ ra sao.
Nên có BH tử vong với số tiền bằng tổng các khoản cần chi trong kế hoạch tài chính cộng với
ít nhất 5 năm thu nhập của người được bảo hiểm, nên mua BH tai nạn lớn hơn số tiền BH tử
vong (vì tai nạn mà không tử vong thì thiệt hại có thể còn lớn hơn tử vong).
Các công ty BH nhân thọ có bán BH tử vong và BH tai nạn dưới dạng sản phẩm bổ trợ với
mức phí rất thấp, ví dụ BH tai nạn 100 triệu đồng chỉ cần đóng 200-400 ngàn đồng/năm tuỳ
theo nghề nghiệp có nguy cơ thấp hay cao, BH tử vong 100 triệu đồng chỉ cần đóng 250 ngàn
đồng/năm trở lên tuỳ theo tuổi. Gọi là sản phẩm bổ trợ là vì không có giá trị hoàn lại và phải
mua kèm với một sản phẩm chính có số tiền bảo hiểm ít nhất bằng 20 hay 25% số tiền bảo
hiểm của sản phẩm bổ trợ. Ví dụ: để có BH tai nạn 1 tỉ đồng thì mua kèm với sản phẩm chính
250 triệu đồng.
Bảo hiểm tốn bao nhiêu?
Ví dụ: bạn muốn mua nhà sau 5 năm nữa, với lãi suất tiết kiệm 12%/năm thì bạn đang để dành
mỗi tháng 12,25 triệu đồng để có 1 tỉ đồng vào lúc đó. Để bảo vệ kế hoạch đó trước rủi ro mất
sớm hay tai nạn thì bạn cần có một số tiền bảo hiểm tử vong 550 triệu đồng và bảo hiểm tai
nạn hơn 1,2 tỉ đồng với mức phí khoảng 3,7 triệu đồng/năm, khoảng 2% số tiền bạn tiết
kiệm. Chỉ tốn thêm 2% để kế hoạch của bạn chắc chắn hơn trước những rủi ro. Bất kỳ lúc
nào trong suốt 5 năm đó, nếu bạn không còn thì số tiền bảo hiểm nhận được đủ cho gia đình
bạn có nhà đúng vào năm thứ 5.
Nếu bạn đang trả nợ góp thì cũng dùng bảo hiểm để bảo vệ kế hoạch trả nợ của bạn, thêm vài
phần trăm để bảo đảm rằng món nợ được trả dù cho có chuyện gì xảy ra; đừng để người thân
của bạn rơi vào tình trạng vừa mất đi thân nhân vừa gồng mình trả nợ.
Tương tự như vậy, nếu bạn dự định để dành 2,5 tỉ đồng cho con du học sau 15 năm nữa, mỗi
tháng bạn để dành 5 triệu đồng. Để chắc chắn có số tiền 2,5 tỉ đồng đó đúng lúc dù cho lúc đó
bạn không còn bên cạnh con mình, bạn cần số tiền bảo hiểm tử vong khoảng 470 triệu đồng và
bảo hiểm tai nạn hơn 500 triệu đồng với mức phí khoảng 2,1 triệu đồng / năm, khoảng 3,5%
số tiền bạn tiết kiệm.
Nếu có khả năng thì mua thêm bảo hiểm bệnh nghiêm trọng để bù đắp thiệt hại còn lại sau khi
được BH y tế chi trả trong trường hợp mắc những bệnh tốn nhiều tiền.
Sau khi đã chọn những thứ bảo hiểm cần có rồi, bước tiếp theo là sắp xếp độ ưu tiên để chọn
mua những thứ hợp với ngân sách gia đình, nếu ngân sách cho phép thì mua hết.
Page 28 of 46
Nhiều người vẫn nghĩ rằng xác suất để rủi ro xảy ra thấp thì không cần bảo hiểm, hoặc không
cần số tiền bảo hiểm lớn. Ví dụ: tỉ suất chết ở Việt Nam trong năm 2010 là 6,8‰, và cứ
100.000 dân thì có 29,3 người mắc ung thư gan, tỉ lệ quá nhỏ, có đáng lo không?
Theo tôi thì xác suất và thống kê chỉ để tính thiệt hại trên một số đông người, còn đối với một
người cụ thể, tôi hoặc bạn, thì chỉ có khả năng nhận 100% thiệt hại hoặc là 0%. Nói cụ thể
hơn, việc tôi còn sống mạnh khoẻ nuôi con đến khi chúng học xong chỉ có hai khả năng là có
hoặc không. Nếu ngày mai tôi không còn nữa thì các con tôi không có 1 tỉ đồng để ăn học đến
khi có nghề để sống, chứ không phải là gia đình tôi mất 6,8‰ của 1 tỉ đồng. Hoặc tuần sau tôi
đi khám sức khoẻ có phát hiện ra ung thư gan hay không, câu trả lời chỉ là có hoặc không. Nếu
có thì tôi tốn 300 triệu đồng để chữa chứ không phải 300.000.000*29,3/100.000 = 87.900
đồng.
Vậy mỗi ngày tôi để ra 10.000 đồng để khi tôi không còn thì các con tôi có 1 tỉ đồng ăn học.
Nếu tôi vẫn mạnh khoẻ đến 20 năm sau thì tôi hạnh phúc khi biết rằng 10.000 đồng của tôi đã
góp thành hàng tỉ đồng cho những gia đình không may khác. Số tiền mua bảo hiểm có hai tác
dụng: bảo vệ tương lai gia đình và giúp đỡ người khác. Người mua bảo hiểm thường xuyên
đóng góp cho quĩ từ thiện, không cần đợi đến đợt vận động, không cần xem báo để tìm những
hoàn cảnh khó khăn.
Lời kết
Xin trích lời bài hát Nếu như anh không về để nhắc lại hình ảnh còn lại sau khi một người ra
đi.
Người rời xa để lại nỗi đau
Nếu như anh không về, ngày mai em phải làm sao
Nếu như anh không về, đời em mây đen phủ kín
Lời bài hát tả hoàn cảnh đầy xúc động của một người sau khi đã mất một người thân yêu.
Nhưng nếu ngoài sự mất mát đó, người ở lại còn phải gánh luôn trách nhiệm nuôi dạy con cái,
trang trải các khoản nợ để lại nữa thì nỗi đau càng lớn hơn nữa.
Bạn có muốn rơi vào hoàn cảnh mình thì nằm bất động, người thân đứng bên cạnh đưa tay
nhận những món nợ ân tình từ người khác để lo cho mình? Chắc chắn là không.
Bạn có muốn để lại nỗi đau cho người thân yêu của mình không? Chắc chắn là không.
Bạn có thể chắc chắn tránh được việc ra đi bất ngờ không? Chưa chắc.
Bạn hãy chuẩn bị tốt để có thể sẵn sàng ra đi mà để lại ít đau đớn nhất cho những người thân
yêu của mình.
Page 29 of 46
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh
Kien thuc tai chinh

More Related Content

What's hot

Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022
Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022
Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022RedBag Việt Nam
 
Cân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chính
Cân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chínhCân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chính
Cân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chínhDạy Con Làm Giàu
 
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơnNhã David
 
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhanCung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhanRedBag Việt Nam
 
Lapkehoachtaichinhcanhan
LapkehoachtaichinhcanhanLapkehoachtaichinhcanhan
LapkehoachtaichinhcanhanTai Tue Nguyen
 
Napoleon hill viet
Napoleon hill vietNapoleon hill viet
Napoleon hill vietHung Thinh
 

What's hot (6)

Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022
Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022
Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022
 
Cân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chính
Cân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chínhCân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chính
Cân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chính
 
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
 
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhanCung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
 
Lapkehoachtaichinhcanhan
LapkehoachtaichinhcanhanLapkehoachtaichinhcanhan
Lapkehoachtaichinhcanhan
 
Napoleon hill viet
Napoleon hill vietNapoleon hill viet
Napoleon hill viet
 

Similar to Kien thuc tai chinh

Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sauTu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sauRedBag Việt Nam
 
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sang
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sangLam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sang
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sangRedBag Việt Nam
 
Biet du trong chi tieu ca nhan
Biet du trong chi tieu ca nhanBiet du trong chi tieu ca nhan
Biet du trong chi tieu ca nhanmxtruc
 
Tai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinhTai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinhHung Thinh
 
Tuổi trẻ và tiền bạc
Tuổi trẻ và tiền bạcTuổi trẻ và tiền bạc
Tuổi trẻ và tiền bạchut4ever
 
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinhNguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinhRedBag Việt Nam
 
Mm book 01
Mm book 01Mm book 01
Mm book 01QUY VĂN
 
Giới thiệu dự án cơm nắm mang đi
Giới thiệu dự án cơm nắm mang điGiới thiệu dự án cơm nắm mang đi
Giới thiệu dự án cơm nắm mang điVN Capro
 
5 BƯỚC ĐẠT TỰ DO TÀI CHÍNH BỀN VỮNG: Kiếm Tiền Hiệu Quả - Bảo Vệ An Toàn - Ch...
5 BƯỚC ĐẠT TỰ DO TÀI CHÍNH BỀN VỮNG: Kiếm Tiền Hiệu Quả - Bảo Vệ An Toàn - Ch...5 BƯỚC ĐẠT TỰ DO TÀI CHÍNH BỀN VỮNG: Kiếm Tiền Hiệu Quả - Bảo Vệ An Toàn - Ch...
5 BƯỚC ĐẠT TỰ DO TÀI CHÍNH BỀN VỮNG: Kiếm Tiền Hiệu Quả - Bảo Vệ An Toàn - Ch...Nguyen Thi Van Anh
 
Khéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì Ấm
Khéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì ẤmKhéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì Ấm
Khéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì ẤmW J
 
[Sách] Định hình cho thành công của bạn
[Sách] Định hình cho thành công của bạn[Sách] Định hình cho thành công của bạn
[Sách] Định hình cho thành công của bạnĐặng Phương Nam
 
Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)
Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)
Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)Thiết
 
Tập 1 - Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
Tập 1 -  Để không có tiền vẫn tạo ra tiềnTập 1 -  Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
Tập 1 - Để không có tiền vẫn tạo ra tiềnKhanh Freelancers
 
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhanXoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhanRedBag Việt Nam
 
13 bước dạy con quản lý tài chính
13 bước dạy con quản lý tài chính13 bước dạy con quản lý tài chính
13 bước dạy con quản lý tài chínhDạy Con Làm Giàu
 
Day con lam giau tap 1
Day con lam giau tap 1Day con lam giau tap 1
Day con lam giau tap 1foriandu
 
Cha giàu cha nghèo
Cha giàu cha nghèoCha giàu cha nghèo
Cha giàu cha nghèoguest3c41775
 

Similar to Kien thuc tai chinh (20)

Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sauTu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
 
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sang
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sangLam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sang
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sang
 
Biet du trong chi tieu ca nhan
Biet du trong chi tieu ca nhanBiet du trong chi tieu ca nhan
Biet du trong chi tieu ca nhan
 
Tai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinhTai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinh
 
Phương pháp học đại học
Phương pháp học đại họcPhương pháp học đại học
Phương pháp học đại học
 
Tuổi trẻ và tiền bạc
Tuổi trẻ và tiền bạcTuổi trẻ và tiền bạc
Tuổi trẻ và tiền bạc
 
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinhNguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
 
Mm book 01
Mm book 01Mm book 01
Mm book 01
 
Bi quyết quản lý tài chính cá nhân và làm chủ tiền bạc thông minh hơn
Bi quyết quản lý tài chính cá nhân và làm chủ tiền bạc thông minh hơn Bi quyết quản lý tài chính cá nhân và làm chủ tiền bạc thông minh hơn
Bi quyết quản lý tài chính cá nhân và làm chủ tiền bạc thông minh hơn
 
Giới thiệu dự án cơm nắm mang đi
Giới thiệu dự án cơm nắm mang điGiới thiệu dự án cơm nắm mang đi
Giới thiệu dự án cơm nắm mang đi
 
5 BƯỚC ĐẠT TỰ DO TÀI CHÍNH BỀN VỮNG: Kiếm Tiền Hiệu Quả - Bảo Vệ An Toàn - Ch...
5 BƯỚC ĐẠT TỰ DO TÀI CHÍNH BỀN VỮNG: Kiếm Tiền Hiệu Quả - Bảo Vệ An Toàn - Ch...5 BƯỚC ĐẠT TỰ DO TÀI CHÍNH BỀN VỮNG: Kiếm Tiền Hiệu Quả - Bảo Vệ An Toàn - Ch...
5 BƯỚC ĐẠT TỰ DO TÀI CHÍNH BỀN VỮNG: Kiếm Tiền Hiệu Quả - Bảo Vệ An Toàn - Ch...
 
Khéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì Ấm
Khéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì ẤmKhéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì Ấm
Khéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì Ấm
 
[Sách] Định hình cho thành công của bạn
[Sách] Định hình cho thành công của bạn[Sách] Định hình cho thành công của bạn
[Sách] Định hình cho thành công của bạn
 
Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)
Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)
Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)
 
Tập 1 - Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
Tập 1 -  Để không có tiền vẫn tạo ra tiềnTập 1 -  Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
Tập 1 - Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
 
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhanXoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
 
13 bước dạy con quản lý tài chính
13 bước dạy con quản lý tài chính13 bước dạy con quản lý tài chính
13 bước dạy con quản lý tài chính
 
Day con lam giau tap 1
Day con lam giau tap 1Day con lam giau tap 1
Day con lam giau tap 1
 
Quản lý tài chính cá nhân - Những kỹ năng tối quan trọng bạn không được dạy ở...
Quản lý tài chính cá nhân - Những kỹ năng tối quan trọng bạn không được dạy ở...Quản lý tài chính cá nhân - Những kỹ năng tối quan trọng bạn không được dạy ở...
Quản lý tài chính cá nhân - Những kỹ năng tối quan trọng bạn không được dạy ở...
 
Cha giàu cha nghèo
Cha giàu cha nghèoCha giàu cha nghèo
Cha giàu cha nghèo
 

Recently uploaded

Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 

Recently uploaded (6)

Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 

Kien thuc tai chinh

  • 2. Những hòn đá Một hôm, một chuyên gia về quản lý doanh nghiệp thuyết trình về quản lý thời gian. Ông đương nhiên biết rõ hơn ai hết thời giờ đối với doanh nhân quí hiếm như thế nào. Nhưng ông không tỏ ra khẩn trương gì cả. Rất thong thả ông đặt một cái thùng miệng rộng dung tích 20 lít trước mặt mọi người và bày ra bên cạnh một đống đá, mỗi hòn to cỡ nắm tay. Ông cẩn thận xếp từng hòn đá vào thùng, cho đến khi những hòn đá cuối cùng đầy tới mép. Xong, ông hỏi: “Thùng đã đầy chưa?” Cử tọa đồng thanh trả lời: “Đầy rồi.” Nhưng diễn giả bảo chưa. Ông bày ra một đống sỏi, vừa bốc từng nắm bỏ vào thùng, vừa lắc vừa xốc chiếc thùng cho những viên sỏi lọt qua khe hở giữa các hòn đá. Khi ông hỏi lần nữa: “Thùng đã đầy chưa?”, khán giả đã học được mẹo của ông rồi nên đáp: “Có lẽ chưa.” Ông đồng ý, lấy ra một bao cát, từ từ trút vào thùng cho đến khi những hạt cát tí ti len kín các kẽ hở còn lại và đầy sát mép thùng. Ông lại hỏi: “Thùng đã đầy chưa?”. Cử tọa cùng đáp ngay: “Chưa.” Quả là chưa. Ông cầm bình nước lên, rót vô thùng, nước thấm qua cát sỏi, đầy sâm sấp. Bây giờ ông trang trọng hỏi cử tọa có ai biết ý nghĩa của minh họa vừa rồi không? Một người đáp: “Cho dù thời gian biểu của chúng ta bận bịu cách mấy, cũng vẫn có thể tìm được chỗ nhét thêm cái gì đó vào.” Diễn giả mỉm cười. “Sự thật là, nếu chúng ta không xếp những hòn đá to vào trước thì chúng ta sẽ không bao giờ còn có thể xếp chúng vào được chỗ nào nữa". Ý nghĩa của câu chuyện trên cũng áp dụng được vào việc quản lý tài chính cá nhân và gia đình. Mỗi người hay mỗi gia đình đều có những kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Mỗi kế hoạch tài chính là một món tiền phải có, đúng số tiền và đúng lúc trong tương lai. • Kế hoạch dài hạn là số tiền để sống khi từ khi về hưu và gia tài để lại cho con cháu. • Kế hoạch trung hạn có thể là số tiền cho con đi học đại học, mua hay xây một căn nhà, mua một chiếc xe hơi… Ngay cả những người không có ý định có con thì cũng nên lập sẵn kế hoạch cho con đi học đại học; để lỡ sau này đổi ý, có con thì nhanh chứ để dành tiền thì không nhanh được. • Kế hoạch ngắn hạn có thể là sửa nhà, đổi xe, đổi ti-vi… Áp dụng câu chuyện trên vào quản lý tài chính thì cái thùng là thu nhập cả đời người, kế hoạch dài hạn là hòn đá, kế hoạch trung hạn là hòn sỏi, kế hoạch ngắn hạn là hạt cát, chi tiêu hàng ngày là nước. Hỏn đá quĩ hưu trí có một tính chất rất lạ là dù cho chúng ta để nó nằm trong thùng hay ngoài thùng, nó đều lớn dần theo lượng cát và nước mà ta cho vào thùng. Có tính chất đó là vì quĩ hưu trí chính là chi tiêu hàng ngày và những khoản mua sắm ngắn hạn được lặp lại trong 15- 25 năm cuối đời. Nếu bạn cho nó vào thùng sớm thì nó chỉ chiếm 10% thu nhập, nếu cho vào thùng trễ nó có thể chiếm đến 60% thu nhập. Mặc dù chúng ta chỉ có một hai hòn đá và vài ba hòn sỏi nhưng nếu chúng ta không để nó vào thùng thu nhập trước, thu nhập của chúng ta đã bị chiếm hết bởi chi tiêu hàng ngày và đổi xe, đổi ti-vi, sửa nhà thì còn đâu tiền cho con học đại học tốt, còn đâu tiền để sống khi về già. Mỗi người chúng ta đều không thể biết trước được cái thùng thu nhập cả đời của mình lớn cỡ nào, chúng ta chỉ có thể cố gắng sao cho thu nhập năm nay của mình cao hơn năm trước, ít nhất là cao hơn mức trượt giá. Nếu cố gắng được như vậy thì chúng ta có thể có mức sống ổn định suốt đời, kể cả khi không còn làm ra tiền nữa, bằng cách dùng bảng tính KHTC. Dùng công cụ đó, chúng ta có thể kiểm soát được lượng nước và cát để cho những hòn đá, những hòn sỏi có chỗ trong thùng. Page 2 of 46
  • 3. Tích luỹ tài sản Xã hội Việt Nam có truyền thống "Trẻ cậy cha, già cậy con". Khi còn nhỏ thì được cha mẹ nuôi nấng, chu cấp cho ăn học, đến khi trưởng thành thì chu cấp trở lại cho cha mẹ già. Truyền thống đó đang bị thay đổi. Có nhiều nguyên nhân của sự thay đổi đó, mỗi người có thể nghĩ ra vài nguyên nhân, không biết nguyên nhân nào là đúng nhất. Nhưng hậu quả của sự thay đổi đó thì rất rõ ràng: 70% số người cao tuổi ở Việt Nam vẫn phải làm việc để kiếm sống. Một số ít người già còn may mắn nhờ cậy được con thì cũng có thể mang mặc cảm lệ thuộc, trở thành gánh nặng của con. Một số trường hợp thật sự là gánh nặng: một cặp vợ chồng trẻ kiếm tiền để nuôi 8 miệng ăn: cha mẹ + hai con + tứ thân phụ mẫu. Làm sao để không phải "già cậy con" nữa? Chỉ có một cách là tự tích luỹ cho tuổi già của chính mình. Bài này bàn về vấn đề tích luỹ tài sản của mỗi người. Nói dễ hiểu tích luỹ là kiếm được 10 đồng, chỉ ăn 7 đồng, để dành lại 3 đồng sau này dùng. Việc tích luỹ tài sản bao gồm hai việc là: • tiết kiệm, và • làm cho mỗi đồng tiền tiết kiệm được sinh lợi cao hơn mức trượt giá. Các câu hỏi dưới đây sẽ lần lượt được trả lời trong bài này: 1. Tại sao cần phải tích luỹ? 2. Tích luỹ bao nhiêu? 3. Khi nào thì bắt đầu tích luỹ? 4. Tích luỹ dưới dạng gì? 5. Làm sao tích luỹ được? Page 3 of 46
  • 4. Tại sao mỗi người cần phải tích luỹ? Trong xã hội ngày nay, muốn sống được thì phải có tiền. Tiền dùng để: • mua thực phẩm cho vào miệng ăn • mua quần áo mặc lên người • trả tiền điện, nước dùng hàng tháng • mua xăng đổ vào xe chạy cho nhanh và đỡ mỏi chân, và sửa xe nữa • mua thẻ cào cho vào điện thoại để nói chuyện • mua thuốc uống khi không khoẻ • mua TV LED, máy chụp hình, smartphone • đi ăn tiệm, đi du lịch • … Vì vậy mọi người đều phải đi làm kiếm tiền mỗi ngày. Khi tuổi già đến, không còn sức đi làm thì sao? Có lương hưu không? Lương hưu có đủ sống không? Con cháu có nuôi mình không? Hay là mình phải đi bán vé số, đi rửa chén để kiếm chút cháo sống qua ngày, hay là mua một gói thuốc chuột uống để khỏi kéo dài những ngày sống thiếu thốn. Bạn thử tưởng tượng một buổi sáng nào đó bạn đi ra đường mà quên đem theo tiền (và các thứ thẻ rút tiền), bạn sẽ thấy lúng túng như thế nào. Định ghé vào tiệm phở ăn sáng, sờ đến túi không thấy tiền nên thôi, muốn mua xôi ăn sáng cũng không được. Khát nước muốn ghé mua chai nước, cũng không có tiền. Muốn ghé vào tiệm sách đọc ké cho quên cơn đói, cũng không có tiền gửi xe… Chỉ một buổi sáng thiếu tiền mà bạn đã bối rối rồi, nếu thiếu tiền trong 15-20 năm thì bạn sẽ như thế nào? Muốn mua gói mì để ăn sáng, cũng phải hỏi xin con cho tiền. Để không bị thiếu thốn khi tuổi già đến, mỗi người đều phải tích luỹ một số tiền lớn cho tuổi già của chính mình. Chúng ta còn chưa bàn đến việc tích luỹ tài sản để mua nhà hay để lại cho con cháu! Tích luỹ bao nhiêu tiền? Chỉ cần làm phép nhân đơn giản, lấy số tiền bạn đang tiêu mỗi tháng nhân cho 12 là được số tiền tiêu mỗi năm, nhân tiếp cho 20 hay 30 là số tiền bạn cần có khi về hưu. Chưa đủ đâu! Còn phải tính trượt giá nữa. Chỉ cần trượt giá 7% mỗi năm thì sau 10 năm vật giá sẽ đắt gấp đôi, sau 20 năm đắt gấp bốn, sau 30 năm đắt gấp tám lần bây giờ. Như vậy con số ở trên phải nhân lên 8-10 lần nữa. Đó là chưa kể khi về già, tiền thuốc chữa bệnh còn tốn hơn nữa. Giả sử bạn đang tiêu mỗi tháng 5 triệu đồng. Với mức trượt giá khoảng 7%/ năm, 35 năm sau, bạn phải có 12-16 tỉ đồng khi về hưu để đủ sống đến cuối đời mà không phải xin con, không phải đi bán vé số. Có sẵn số tiền đó khi về già, bạn có thể đi tập thể dục buổi sáng ở công viên, đánh cờ tướng với bạn già, đi chụp hình, đi bơi… Làm sao để dành được số tiền quá lớn đó? Bạn sẽ có số tiền lớn đó nếu bạn tích luỹ sớm, liên tục và sinh lợi an toàn. Page 4 of 46
  • 5. Khi nào thì bắt đầu tích luỹ? Hãy tích luỹ ngay khi bắt đầu làm ra tiền. Tích luỹ càng sớm tiền càng đẻ ra nhiều tiền theo thời gian. Bảng dưới đây cho kết quả tính mức độ tiết kiệm tối thiểu trên thu nhập để có đủ tiền sống khi về già. Bảng này tính cho nhiều trường hợp khác nhau: mức trượt giá, lợi nhuận đầu tư, tuổi bắt đầu tích luỹ. Kết quả cho thấy tại sao cần phải tích luỹ sớm: bắt đầu tích luỹ sớm thì tỉ lệ tiết kiệm trên thu nhập thấp hơn bắt đầu tích luỹ trễ. Giả sử trượt giá (/năm) 0% 8% 8% 8% lãi suất đầu tư/tiết kiệm (/năm) 1,4% 10% 15% 20% tuổi nghỉ hưu 60 tuổi thọ 75 trượt giá khi hưu (/năm) 0% 4% 4% 4% lãi suất tiết kiệm khi hưu (/năm) 1,4% 5,4% 7% 8% Kết quả tính toán Bắt đầu tiết kiệm ở tuổi Tỉ lệ tiết kiệm/thu nhập 23 25,4% 26,0% 10,5% 3,5% 30 30,7% 31,7% 16,2% 7,2% 35 35,5% 37,0% 22,1% 11,9% 40 41,6% 43,5% 30,1% 19,5% 45 49,7% 51,8% 40,8% 31,2% 50 60,5% 62,9% 55,3% 48,3% Bảng trên đây tính cho trường hợp bắt đầu tiết kiệm với tài sản tích luỹ bằng không. Nếu đã có tích luỹ được một phần, hoặc có nhiều kế hoạch tích luỹ thì phải tính chi tiết hơn bằng bảng tính KHTC. Trong tính toán trên: • Không tính lương hưu BHXH vào đây vì lương đó quá thấp ở phần đông người lãnh • Để cho tính toán đơn giản, giả sử mức thu nhập và chi tiêu tăng đều theo mức trượt giá Thực tế thì thu nhập thường tăng từ từ theo thời gian, đôi khi có thể giảm đột ngột; còn chi tiêu thì cũng tăng từ từ theo thời gian nhưng đôi khi lại tăng đôt ngột. Khi lập gia đình, có con thì chi tiêu sẽ tăng đáng kể trong một khoảng thời gian dài hơn 20 năm. Do đó kết quả tính toán đơn giản trên đây chưa đủ an toàn, cần phải tiết kiệm nhiều hơn mới đủ an toàn. Trong các tính toán trên, phải kể luôn các khoản thu nhập dạng trợ cấp mà bạn tiêu hết ngay ví dụ như ở chung nhà với người thân thì bạn được giảm bớt tiền nhà và tiền ăn. Cũng nên nhớ rằng không được tính các khoản lợi nhuận từ tài sản tiết kiệm vào thu nhập. Cột thứ hai là kết quả tính cho trường hợp giả định không bao giờ có trong thực tế: trượt giá 0%. Ngay cả khi không trượt giá, bạn vẫn phải tiết kiệm từ một phần tư tới một nửa thu nhập để làm quĩ hưu trí cho chính mình. Page 5 of 46
  • 6. Bạn có biết rằng những người đi làm có hợp đồng lao động hợp pháp ở Việt Nam đang đều đặn gửi 24% lương vào hệ thống Bảo hiểm Xã hội của nhà nước để khi nghỉ hưu sẽ được lãnh lương hưu. Trong 24% đó, người trả lương cho bạn đóng 17%, còn 7% trừ vào lương của bạn. Bạn thấy đó, 24% đóng vào Bảo hiểm Xã hội còn nhỏ hơn so với kết quả tính toán khi không có trượt giá trong bảng trên thì lương hưu BHXH làm sao đủ sống khi có trượt giá? Chưa kể một sự thật còn đáng ngại hơn nữa là phần nhiều người lao động ở Việt Nam chỉ gửi 24% của chừng một phần tư tới một phần ba thu nhập thật, tức là lương hưu càng trở nên ít ỏi. Nhà nước cũng thấy vấn đề này nên đang bàn với các công ty bảo hiểm nhân thọ đưa ra các kế hoạch hưu trí tự nguyện. Trong khi chưa có kế hoạch đó thì mỗi người phải tự thực hiện kế hoạchcủa riêng mình. Cột thứ ba là kết quả tính cho trường hợp gần giống thực tế hiện nay: trượt giá 8%/năm và lãi suất tiết kiệm 10%/năm. Trong trường hợp này bạn cần phải tiết kiệm nhiều hơn trường hợp không trượt giá. Nếu bạn bắt đầu tích luỹ ở tuổi 23, bạn cần để dành ít nhất 26% thu nhập của mình cho quĩ hưu trí. Nếu bạn đợi đến khi nuôi con xong, 50 tuổi mới bắt đầu tích luỹ thì bạn chỉ được tiêu 37% thu nhập của mình, để 63% cho 10 năm sau. Phần nhiều thanh niên đều nghĩ rằng đến khi lập gia đình rồi mới bắt đầu tiết kiệm. Bạn thử nghĩ xem không có quyết tâm tiết kiệm 26% thu nhập khi còn độc thân năm 23 tuổi, thì làm cách gì mà tiết kiệm được 31,7% thu nhập khi 30 tuổi và đang nuôi con. Để dành tới 26% thu nhập thì nhiều quá! Rất may là có cách để giảm tỉ lệ tiết kiệm trên thu nhập xuống một chút để bạn có thể chi tiêu rộng rãi hơn một chút. Đó là tìm cách cho tiền tiết kiệm sinh lợi nhiều hơn. Cột thứ tư và cột thứ năm cho thấy rằng nếu tiền tiết kiệm có lãi suất càng cao thì càng ít phải để dành hơn. Nhưng nhớ rằng lợi nhuận cao đi đôi với rủi ro cao, bạn đừng chấp nhận rủi ro quá cao, đôi khi có thể bị mất hết số tiền đã tiết kiệm được. Page 6 of 46
  • 7. Tích luỹ tài sản (4) Khi bạn bắt đầu tích luỹ 10,5% thu nhập vào năm 23 tuổi, khoản lợi nhuận sinh ra từ khoản tích luỹ đó (gọi là thu nhập thụ động) trong tháng đầu tiên chỉ bằng 1,575% (15% x 10,5%) thu nhập chủ động hàng tháng. Nếu bạn cứ tích luỹ đều đặn như vậy thì thu nhập thụ động sẽ: • bằng nửa thu nhập chủ động vào năm bạn 40 tuổi, • lớn hơn thu nhập chủ động vào năm bạn 47 tuổi, • lớn gấp đôi thu nhập chủ động vào năm bạn 55 tuổi, • lớn gấp ba thu nhập chủ động vào năm bạn 60 tuổi, mặc dù thu nhập chủ động của bạn đã tăng 17 lần sau 37 năm theo mức trượt giá. Có tiền để dành cũng giống như bạn mở một doanh nghiệp, thuê người làm ra tiền cho bạn, bạn chỉ ngồi đếm tiền. Biểu đồ bên phải minh hoạ một mô hình tích luỹ thành công. Thu nhập và chi tiêu hàng năm, tăng dần theo thời gian, nhưng không tăng nhanh như tài sản tích luỹ. Đường màu xanh lá là tỉ lệ tài sản so với chi tiêu hàng tháng. Thời gian đầu tài sản chỉ bằng vài tháng chi tiêu, thời gian cuối tài sản phải hơn hai trăm tháng chi tiêu, mặc dù mức chi tiêu đã tăng lên mười mấy lần do trượt giá. Đường màu đỏ là mức độ tăng tài sản mỗi năm; thời gian đầu tỉ lệ tăng cao do tài sản còn ít, mức tăng chủ yếu là từ tiền tiết kiệm; thời gian sau tỉ lệ tăng thấp nhưng số tiền rất lớn, chủ yếu là từ lợi nhuận đầu tư. Khi mới lập gia đình, chi tiêu tăng nên tỉ lệ tài sản so với chi tiêu hơi giảm, sau đó tiếp tục tăng cao. Tích luỹ cách nào để được lợi nhuận cao? Một số người dùng số tiền tiết kiệm làm vốn tự kinh doanh qui mô nhỏ, có thể sinh lời nhiều hơn lãi suất tiết kiệm ngân hàng đến vài lần, rất tốt! Tuy nhiên việc buôn bán nhỏ không thể phát triển mãi đến qui mô vài chục tỉ đồng mà vẫn giữ nguyên lợi nhuận cao. Do đó luôn luôn cần đến các cách tích luỹ sinh lợi khác. Và một điều cần phải luôn luôn nhớ là không bao giờ để hết trứng trong một giỏ. Để hết vốn liếng vào một chỗ, đến khi thị trường không thuận lợi thì rất nguy. Nên chia tài sản ra nhiều chỗ: chỗ lợi nhuận thấp và rủi ro thấp, chỗ lợi nhuận cao và rủi ro cao. Có hai cách để có lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm ở ngân hàng, đó là đầu tư bất động sản và đầu tư cổ phiếu. Để đầu tư bất động sản thì cần có vốn lớn và nhanh nhạy với thông tin. Đầu tư vào cổ phiếu không đòi hỏi vốn lớn nhưng cũng cần có kiến thức và thông tin, tuy nhiên có cách để đầu tư cổ phiếu dễ dàng hơn, được trình bày ở đây. Xem bài này phân tích kỹ hơn về các công cụ tích luỹ dài hạn. Dù cho bạn dùng những cách tích luỹ nào, hãy luôn luôn theo dõi tài sản của mình, giá trị tài sản phải tăng nhanh hơn mức trượt giá. Page 7 of 46
  • 8. Làm sao tích luỹ được khi tôi thường tiêu hết thu nhập của mình? Để tiết kiệm được, cần phải có quyết tâm, cần phải nghĩ đến tương lai của chính mình. Ngày nay mình có iPhone, iPad, AirBlade, TV LED 3D thật thích nhưng 35 năm sau mình có mười mấy tỉ đồng để sống không? Nếu không có hàng chục tỉ đồng thì mình có dám mua gói thuốc chuột uống không? Khi về hưu mỗi ngày mình đi tập thể dục, đánh cờ, chụp hình phong cảnh hay là mình đi bán vé số từ sáng đến tối? Khi đã có quyết tâm tích luỹ cho tương lai chính mình rồi, hãy lập một kế hoạch tài chính khả thi. Để lập kế hoạch tài chính thì bạn phải biết tiền của bạn đang đi đâu hết. Bạn phải: 1. ghi chép mọi khoản thu-chi của mình, 2. phân loại các khoản chi, 3. sắp xếp mức độ ưu tiên của các khoản chi, 4. giảm bớt những khoản chi ít cần thiết như thời trang, nhậu, du lịch... 5. thay đổi thói quen tiêu dùng, dùng những thứ bền rẻ 6. tránh bị mất tiền vào tay cướp đêm cũng như cướp ngày (bạn có nhớ cướp đêm là giặc, cướp ngày là gì không?) 7. mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn Rất khó để đạt được ngay lập tức tỉ lệ tiết kiệm như bảng tính kế hoạch tài chính tính cho bạn. Tuy nhiên bạn đừng nản lòng. Việc tập thói quen tiết kiệm cũng giống như cai thuốc lá hay là giảm cân, cần có thời gian để làm quen với nó. Hãy cố gắng bắt đầu với mức tiết kiệm 10% thu nhập, 3 tháng hoặc nửa năm sau tăng lên 15%, tăng từ từ đến khi đạt mức yêu cầu. Đừng bao giờ nản lòng. Nếu bạn thấy khó giảm 10% chi tiêu hàng tháng, bạn hãy thử tưởng tượng lương bạn đột ngột bị giảm 10% (chuyện này rất dễ xảy ra trong thực tế). Khi đó bạn có tiếp tục sống không? Chắc chắn là vẫn sống, đâu có ai nhảy cầu tự tử vì bị mất 10% thu nhập. Vậy thì bạn hãy tự bớt chi tiêu của mình để khi về già không phải nghĩ đến chuyện nhảy cầu tự tử vì bị giảm đến 90% thu nhập. Sau khi lập kế hoạch, bạn sẽ biết mỗi tháng mình tiết kiệm được bao nhiêu. Ngay khi có tiền vào túi, bạn hãy cách ly số tiền tiết kiệm bằng cách gửi vào những nơi sinh lợi an toàn như ngân hàng, quĩ đầu tư và đừng lấy nó ra dùng. Page 8 of 46
  • 9. Những sai lầm khi tích luỹ 1. Tưởng lầm rằng sở hữu tài sản đắt tiền cũng là tích luỹ cho tương lai Nhiều người nghĩ rằng dùng những thứ đắt tiền như smartphone, camera, TV LED 3D, xe hơi… đến khi cần tiền đem bán được, vậy cũng là tích luỹ cho tương lai. Họ quên rằng tích luỹ là phải làm cho đồng tiền tiết kiệm sinh lợi nhanh hơn mức trượt giá. 2. Cận thị Người bị cận thị chỉ nhìn rõ được trong khoảng cách gần, những thứ ở xa chỉ thấy mờ, thậm chí không thấy. Tích luỹ tiền theo kiểu cận thị thì chỉ thấy những cách sinh lợi ngắn hạn như gửi ngân hàng, hụi, không nghĩ đến những công cụ đầu tư dài hạn. 3. Thiếu kiên nhẫn Mỗi tháng dư được 2 triệu đồng, để suốt năm chưa được 30 triệu đồng, vài trăm năm nữa mới có được 20 tỉ. Thôi, không tiết kiệm nữa! Không cần vài trăm năm đâu! Bảng tính kế hoạch tài chính cho thấy bạn sẽ có số tiền đó trước khi về hưu. Nếu bạn nghi ngờ kết quả tính toán thì hãy nhờ các thầy dạy Toán tính lại. 4. Thiếu kiểm soát Bạn có tiết kiệm nhưng quên so sánh kết quả tích luỹ với kế hoạch đã đặt ra. Hãy thường xuyên dùng phần mềm quản lý tài sản, thu chi và cập nhật tình trạng tài sản của gia đình vào bảng kế hoạch tài chính để biết các kế hoạch có theo kịp tiến độ không. Bạn sẽ cần đến phần mềm quản lý tài sản khi bạn có hơn chục tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn, vài tài khoản đầu tư, vài bất động sản. 5. Ăn mừng quá sớm Bạn bắt đầu ăn mừng và lơi lỏng việc tiết kiệm khi tài sản tích luỹ được hơn vài chục tháng thu nhập. Bạn cần xem lại kế hoạch tài chính trước khi cho phép mình giảm mức độ tiết kiệm. Page 9 of 46
  • 10. Lương hưu ở các nước Pháp Ở Pháp có năm loại lương hưu, một người già ở Pháp có thể nhận từ một tới năm khoản lương hưu hàng tháng (http://en.wikipedia.org/wiki/Pensions_in_France): 1. Trợ cấp tối thiểu: trợ cấp cho những người già không có tiền đủ sống (những người này không bắt buộc đã tham gia quĩ hưu trí trước đây) 2. Lương hưu nhà nước: thu 6,65% lương từ người lãnh lương và 8,3% từ người trả lương để trả cho người về hưu. Mức lương hưu nhận được không quá 50% lương cao nhất trước khi nghỉ hưu và không quá 35.000€/năm. 3. Lương hưu bổ sung: người lãnh lương và người trả lương đóng thêm để khi về hưu được nhận thêm một khoản cộng với khoản 2 ở trên để có được 70-80% thu nhập. 4. Lương hưu tự nguyện tập thể: người lãnh lương và người trả lương góp tiền vào quĩ đầu tư để sinh lợi đến khi về hưu lấy ra dùng, tiền để trong quĩ không phải trả thuế thu nhập 5. Lương hưu tự nguyện cá nhân: cá nhân gửi tiền vào quĩ đầu tư, tiền để trong quĩ không phải trả thuế thu nhập Mỹ Người già ở Mỹ được hưởng tiền trợ cấp tuổi già từ quĩ Social Security. Đối với người đã từng đi làm, mức tiền trợ cấp tuổi già được tính từ số năm đi làm và mức lương trong những năm đó, tương tự như bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Người lãnh lương sẽ trích lại 6,2% lương và người trả lương góp thêm 6,2% lương nữa để nộp vào quĩ Social Security. (http://en.wikipedia.org/wiki/Payroll_tax) Nhiều người Mỹ tự lập kế hoạch hưu trí cho mình qua kế hoạch 401(k) vì không thể hoàn toàn dựa vào quĩ Social Security (http://www.kiplinger.com/columns/starting/archive/get-ahead- with-401k-in-your-20s.html). Theo kế hoạch 401(k), mỗi người tự quyết định sẽ trích bao nhiêu phần trăm lương của mình để gửi vào tài khoản hưu trí. Tài khoản hưu trí đó sẽ được giao cho các công ty quản lý quĩ hoặc công ty bảo hiểm nhân thọ quản lý, sinh lợi. Công ty quản lý quĩ thường tạo ra vài quĩ đầu tư khác nhau về mức lợi nhuận và rủi ro để người chủ tài khoản chọn theo ý riêng. Số tiền trích vào quĩ hưu trí sẽ không chịu thuế thu nhập cho tới khi được rút ra dùng. Một số người sử dụng lao động còn thưởng thêm một phần vào quĩ hưu trí của người làm công với điều kiện người làm công không rời công ty sớm hơn 3-4 năm. Người lãnh lương ở Mỹ được tư vấn lập kế hoạch 401(k) sớm, ngay khi bắt đầu lãnh lương. Có những bài viết hướng người ta đến mục tiêu có một triệu đô-la trong tài khoản 401(k) khi về hưu. Nhật Mỗi người thường trú ở Nhật đóng vào quĩ hưu trí cho nhà nước quản lý hàng tháng một số tiền bằng nhau. Ví dụ trong năm tài chính 2010, mức đóng là 15.000¥/tháng. Nếu vì lý do thu nhập thấp, không thể đóng đủ số tiền trên thì phải đăng ký miễn/giảm với chính quyền địa phương. Từ tuổi 65 trở đi, người đã tham gia hệ thống hưu trí từ 25 năm trở lên sẽ được nhận lương hưu, mức lương hưu nhận được tuỳ theo số năm tham gia hệ thống. Ví dụ trong năm tài chính 2010, người đã tham gia 40 năm sẽ nhận được 792.100¥/năm (http://en.wikipedia.org/wiki/National_Pension_(Japan) Page 10 of 46
  • 11. Có thể thấy mức lương hưu ở Nhật thấp so với GDP trên mỗi đầu người 45.870USD (http://en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_Japan. Người Nhật phải tự tích luỹ quĩ hưu trí riêng, và họ thường để tiền trong các tài khoản tiết kiệm ngân hàng hay bưu điện hơn là để trong quĩ đầu tư (http://www.reuters.com/article/2012/09/07/japan-funds- idUSL4E8JG24920120907) Việt Nam Có thể thấy hệ thống lương hưu qua Bảo hiểm Xã hội ở Việt Nam cũng tương tự như ở các nước đã phát triển. Những nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới, xã hội công nghiệp hoá lâu đời như Nhật và Mỹ mà vẫn không bảo đảm một khoản lương hưu khá cho mọi người, vẫn để cho người dân tự lo cho tương lai mình thì người Việt chúng ta càng cần phải lo cho tương lai mình kỹ hơn. Việt Nam cũng đang đi theo cách các nước đó: Bộ Tài Chính đang bàn với các công ty bảo hiểm nhân thọ để lập các quĩ hưu trí tự nguyện bù thêm vào quĩ bảo hiểm xã hội. Mỗi người đều phải tự lo cho tương lai của mình. Truyện vui Có một mẹo nhỏ để nhanh chóng có nhiều tiền GẤP ĐÔI, đó là: mỗi khi bạn rút tiền ra khỏi bóp để mua món gì đó thì hãy GẤP ĐÔI tờ tiền và cất trở vào bóp rồi đi về. Chi tiêu có tính toán Mọi người đều cần đến tiền trong cuộc sống. Khi còn nhỏ, chúng ta sống nhờ vào tiền của cha mẹ, khi đi làm chúng ta kiếm tiền nuôi thân, nuôi con, báo đáp cha mẹ và còn phải để dành cho tuổi già của chính mình. Về già mà có sẵn một số tiền để có thể sống thảnh thơi, an nhàn thì thật sướng. Tại sao phải nghĩ đến tuổi già khi bạn còn quá trẻ? Còn quá nhiều thời gian để tích luỹ tiền bạc, tài sản! Bạn có biết rằng theo kết quả thống kê năm 2010, 70% số người cao tuổi ở Việt Nam vẫn phải làm việc để kiếm sống, chỉ có 20% số người cao tuổi có lương hưu hay trợ cấp xã hội. Bạn có biết rằng với đà lạm phát hàng năm thì mình sẽ cần bao nhiêu tiền khi về hưu để có mức sống ngang với mức hiện nay? Và bạn có biết mình sẽ nhận được bao nhiêu tiền lương hưu mỗi tháng? Hãy tìm câu trả lời cho riêng bạn ở đây. Tiết kiệm như thế nào để không cảm thấy quá eo hẹp? Để đạt đến sự an toàn và tự do về mặt tiền bạc hãy chi tiêu có kế hoạch, hãy chia thu nhập thành sáu khoản như sau: 1. Chi cho những nhu cầu thiết yếu như là ăn, ở, mặc, đi lại, chăm sóc con, chăm sóc sức khoẻ… (chỉ dùng khoảng 55% thu nhập) 2. Chi cho việc học tập, nâng cao kiến thức cho chính bạn qua các khoá học hay sách vở, tài liệu (khoảng10%) 3. Dùng 10% để hưởng thụ ngay trong kỳ lương như là đi ăn nhà hàng, xem phim... 4. Để dành cho những món chi tiêu lớn như là một chuyến du lịch, một TV LCD, chiếc xe mới… Bạn có thể cần phải để dành 10% thu nhập một vài năm đến khi đủ thì mới đem ra dùng. Khi bạn phải chờ đợi một thời gian mới có được nó, bạn sẽ quí nó hơn. 5. Dùng 5% để làm từ thiện, mua quà tặng bạn bè hay người thân, mừng đám cưới… 6. Để dành cho mục đích tự do tài chính (khoảng 10%), tiền này sẽ được đem đi đầu tư sinh lời, không bao giờ tiêu khoản tiền này cho tới khi đạt được sự tự do về tài chính Page 11 of 46
  • 12. Kế hoạch chi tiêu này sẽ giúp bạn thoả mãn các nhu cầu thiết yếu, nhu cầu hưởng thụ trước mắt, nhu cầu hưởng thụ lớn mà vẫn còn có để nâng cao trình độ, giúp đỡ người quanh mình và đầu tư cho tương lai chính mình. Khitất cả những nhu cầu đều được thoả mãn thì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc với thu nhập của mình dù cho thu nhập đó ít hay nhiều. Điều quan trọng trong cách chi tiêu này là phải có đủ 6 khoản trên, không nhất thiết phải chia theo đúng tỉ lệ như trên. Tỉ lệ trên chỉ là một gợi ý cho những trường hợp chung, bạn có thể thay đổi đôi chút cho phù hợp với khả năng và mục đích trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Bạn có thể dùng bảng tính KHTC để lập những khoản phải chi trong tương lai xem để bao nhiêu phần thu nhập vào tự do tài chính là đủ cho tương lai (xem Kế hoạch tài chính). Sau khi tính toán được các tỉ lệ phân bổ cho 6 khoản trên rồi thì bạn hãy thực hiện nó một cáchkỷ luật, đừng tuỳ tiện co giãn theo sự chi tiêu tự do hàng tháng. Để bớt bị cám dỗ chi tiêu tự do thì nên trích tiền gửi tiết kiệm ngay khi có thu nhập, đừng đợi chi tiêu xong rồi mới đem phần dư gửi tiết kiệm. Mỗi gia đình cần có nhiều quĩ tiết kiệm khác nhau: 1. Quĩ ngắn hạn cho những mục đích như mục số 4 ở trên: một chuyến du lịch, một TV LCD, chiếc xe mới… 2. Quĩ dài hạn cho mục đích tự do tài chính (mục số 6 ở trên) 3. Quĩ trung hạn cho những mục đích như mua nhà, cho con học đại học Nên dùng công cụ khác nhau cho mỗi quĩ để tối ưu hoá lợi nhuận. Nên thực hiện tiết kiệm cho các quĩ trên sớm,cùng lúc và tách bạch. Đừng nghĩ rằng ta cố gắng hoàn thành sớm những kế hoạch ngắn hạn, rồi bắt đầu tiết kiệm cho kế hoạch trung hạn, hoàn thành kế hoạch trung hạn rồi bắt đầu tiết kiệm cho kế hoạch dài hạn. Khi bạn hoàn thành một kế hoạch ngắn hạn là mua TV LED rồi, bạn sẽ có nhu cầu ngắn hạn kế tiếp là mua xe tay ga, mua xe hơi, đến khi bạn nhớ đến kế hoạch trung hạn thì thời gian để thực hiện nó không còn đủ dài để gọi là trung hạn rồi. Tương tự như vậy, khi bạn nuôi con thành tài rồi thì thời gian để tích luỹ tiền cho tuổi già của bạn chỉ còn không quá 10 năm, quá ngắn cho kế hoạch dài hạn. Tôi biết có nhiều người đã cố hết sức cho con đi du học rồi sốnghưu trí chỉ bằng lương hưu ít ỏi của bảo hiểm xã hội. Cũng như mọi kế hoạch khác, kế hoạch chi tiêu cũng sẽ được điều chỉnh khi có những thay đổi lớn về thu nhập, chi tiêu. Hỏi-Đáp Thu nhập của bạn quá thấp để có thể trang trải tất cả những nhu cầu và còn đầu tư cho tự do tài chính? Hãy cố gắng thu gọn những nhu cầu lại và tìm cách làm tăng thu nhập. Bạn hãy thử xem loạt bài trên báo Sài Gòn Tiếp thị, được chụp lại ở đây để biết thêm những cách tiết kiệm. Chỉ khi nào làm như vậy, bạn mới có thể đạt được an toàn về mặt tiền bạc. Làm sao để tăng thu nhập? Được tăng lương và làm thêm việc. Làm sao để được tăng lương? Nâng cao khả năng và thái độ làm việc. Khoản Tự do tài chính cần được đầu tư vào những công cụ có độ an toàn và sinh lợi cao nhất. Bạn hãy thử dùng bảng tính TK-M-cố-định để tính xem sau này bạn sẽ có bao nhiêu tỉ đồng từ 10% thu nhập đó. Page 12 of 46
  • 13. Những người có khả năng kinh doanh thường không muốn tiền nằm một chỗ trong ngân hàng và bảo hiểm, mà muốn đưa nhiều tiền vào kinh doanh để đem lại lợi nhuận nhiều hơn. Làm như vậy sẽ có một khả năng không kịp rút tiền từ kinh doanh về để dùng khi có nhu cầu cấp thiết trong gia đình, hoặc tệ hơn nữa là khi việc kinh doanh gặp khó khăn thì tương lai của gia đình sụp đổ. Một số người bạn của tôi đã lâm vào cảnh này, gom hết tiền nhà lập doanh nghiệp, doanh nghiệp bị khách hàng nợ, tiền của tích luỹ hàng chục năm mất sạch. Doanh nhân thông minh sẽ không dùng vốn riêng để kinh doanh mà dùng vốn của người khác. Người ta lập ra doanh nghiệp để gọi vốn của người khác, vay vốn ngân hàng, không bao giờ đem hết vốn riêng đặt vào một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thua lỗ, phá sản thì doanh nhân cũng không phải đem tiền nhà ra đền vì doanh nghiệp là một pháp nhân độc lập với doanh nhân. Nếu chưa thể dùng vốn của người khác trong kinh doanh, buộc phải dùng vốn nhà thì bạn hãy lập kế hoạch tài chính cho gia đình, đều đặn trích lợi nhuận đưa vào quĩ tự do tài chính theo kế hoạch, phần lợi nhuận còn lại mới đưa vào vốn kinh doanh. Và đừng bao giờ đụng vào quĩ tự do tài chính dù cho tình hình kinh doanh đang thuận lợi hay khó khăn. Trong bài này có hai chữ tự do: tự do tài chính và chi tiêu tự do. • Tự do tài chính là khi mà bạn không cần phải kiếm tiền nữa, tiền từ các khoản đầu tư đủ cho các nhu cầu hợp lý của bạn đến hết đời, bạn cũng không còn phải lo lắng khi có những biến cố xảy ra thì tiền đâu mà dùng. Nói cách khác, tự do tài chính là khi bạn có thể hưởng thụ cuộc sống an nhàn. Nếu chi tiêu một cách khôn ngoan thì bạn có thể về hưu để hưởng thụ cuộc sống sớm hơn những người khác. • Chi tiêu tự do là chi tiêu không kiểm soát, chi tiền cho những thứ thích chứ không phải những thứ cần. Kiểm soát chi tiêu → Bảo vệ nguồn thu nhập → Tăng nguồn thu nhập → Tự do tài chính Tôi đã đạt đến Tự do tài chính rồi! Bạn thì sao? Hãy thử tính theo cách này xem sao! Công cụ thực hành kế hoạch chi tiêu Theo tài liệu tham khảo dưới đây thì người ta dùng sáu cái hũ để đựng tiền dùng cho sáu khoản trên, khi chi tiền thì nhớ lấy tiền từ đúng hũ. Bạn có thể dùng sáu cái phong bì đựng tiền thay cho sáu cái hũ. Nếu bạn để tiền trong tài khoản ngân hàng giống như tôi thì không thể dùng hũ hay phong bì cho những khoản chi khác nhau mà phải dùng chương trình máy tính. Bạn có thể xem thêm kinh nghiệm dùng gnucash để quản lý thu-chi. Tất nhiên bạn cũng có thể dùng gnucash khi bạn không có tài khoản ngân hàng; khi dùng gnucash, bạn không phải đếm xem trong mỗi hũ hay phong bì còn bao nhiêu tiền, chỉ cần nhìn vào báo cáo của gnucash là biết ngay. Page 13 of 46
  • 14. Các giai đoạn của cuộc đời Cuộc đời mỗi người trải qua các giai đoạn khác nhau từ trẻ tới già. Người ta có những trách nhiệm khác nh au trong mỗi giai đoạn khác nhau. Nhìn chung thì sẽ có các giai đoạn sau đây: Giai đoạn Đặc điểm chính Chi tiết Cần quan tâm Ưu tiên tài chính Chưa lập gia đình Khởi đầu • 18 đến 30 tuổi • Chưa lập gia đình / Đã đi làm • Thu nhập đang tăng • Nghĩa vụ tài chính trung bình • Tiết kiệm cho đám cưới, mua nhà • Chi phí nằm viện • Tàn tật, Bệnh hiểm nghèo, Tử vong • Duy trì kinh doanh • Kế hoạch nghỉ hưu • Tiết kiệm và đầu tư Tiết kiệm làm đám cưới, mua nhà Kế hoạch nghỉ hưu Bảo vệ thu nhập Tử vong Tàn tật Chi phí bệnh hiểm nghèo Chi phí nằm viện Mới lập gia đình Tích luỹ ban đầu • 30 đến 40 tuổi • Có gia đình • Thu nhập trung bình • Nghĩa vụ tài chính cao • Quỹ giáo dục • Vay và thế chấp • Chi phí nằm viện • Tàn tật, Bệnh hiểm nghèo, Tử vong • Nhu cầu gia đình • Duy trì kinh doanh • Nghỉ hè, Du lịch • Kế hoạch nghỉ hưu • Tiết kiệm và đầu tư Quỹ giáo dục Trung học Đại học Trả nợ vay Vay mua nhà vay kinh doanh Bảo vệ thu nhập Tử vong Tàn tật Chi phí bệnh hiểm nghèo Chi phí nằm viện Kế hoạch nghỉ hưu Khi con còn nhỏ Tích luỹ phát triển • 40 đến 50 tuổi • Thu nhập cao nhất • Nghĩa vụ tài chính cao nhất • Quỹ giáo dục • Vay và thế chấp • Chi phí nằm viện • Tàn tật, Bệnh hiểm nghèo, Tử vong • Nhu cầu gia đình • Duy trì kinh doanh • Nghỉ hè, Du lịch • Kế hoạch nghỉ hưu • Tiết kiệm và đầu tư Quỹ giáo dục Trung học Đại học Trả nợ vay Vay mua nhà vay kinh doanh Bảo vệ thu nhập Tử vong Tàn tật Chi phí bệnh hiểm nghèo Chi phí nằm viện Kế hoạch nghỉ hưu Khi con trưởng thành Tích luỹ dự phòng • 50 đến 60 tuổi • Thu nhập trung bình • Nghĩa vụ tài chính trung bình • Chi phí nằm viện • Bệnh hiểm nghèo • Kế hoạch thừa kế • Nghỉ hè, Du lịch • Kế hoạch nghỉ hưu • Tiết kiệm và đầu tư • Duy trì kinh doanh Kế hoạch nghỉ hưu Kế hoạch thừa kế Chi phí bệnh hiểm nghèo Chi phí nằm viện Về hưu Chi tiêu • 60 tuổi trở lên • Thu nhập thấp • Nghĩa vụ tài chính thấp • Chi phí nằm viện • Bệnh hiểm nghèo • Kế hoạch thừa kế Kế hoạch thừa kế Chi phí bệnh hiểm nghèo Chi phí nằm viện Page 14 of 46
  • 15. Lập kế hoạch tài chính gia đình Soạn lần đầu Tháng hai, 2012. Tại sao cần lập kế hoạch tài chính? Trong cuộc đời mỗi người, mỗi gia đình đều có những lúc dùng đến một món tiền lớn. Những món tiền cần có đó lớn đến mức bất ngờ nhưng ít người để ý đến nó, như là tiền cho con học đại học tốt để bước vững chắc vào đời, tiền để sống khi về già... Nếu không có kế hoạch chuẩn bị những món tiền đó, sẽ lâm vào cảnh thiếu hụt, cuộc sống không ổn định. Những món tiền lớn cần có là tiền để sống khi về già, tiền cho con khởi nghiệp, tiền mua nhà… Lập kế hoạch tài chính từ sớm để chắc chắn có đủ tiền sống đến hết đời. Trang này hướng dẫn cách dùng bảng tính KHTC để lập kế hoạch thu-chi trong suốt cuộc đời (bấm vào đây rồi chọn menu Tệp→Tạo một bản sao hoặc File→Make a copy để chép về GoogleDocs của bạn, chú ý: dùng menu dưới chữ KHTC trong cửa sổ chương trình duyệt web, đừng dùng menu của chương trình duyệt web, đừng download về dùng với Excel vì trong KHTC có một số hàm tôi tự viết, Excel không thể chạy những hàm đó). Lập kế hoạch tài chính trọn đời trở nên rất dễ với bảng tính này. Dùng bảng tính này để: 1. Lập kế hoạch chi tiêu - tiết kiệm cho gia đình 2. Tính số tiền cần để dành hàng tháng, để dành bao lâu thì dùng, để vào nơi nào thì sinh lợi tốt nhất 3. Tính số tiền phải trả nợ góp hàng tháng 4. Quyết định mua nhà hay thuê nhà 5. Biết khi nào có thể nghỉ kiếm tiền 6. Dự báo mức sống trong tương lai so với hiện nay 7. Ước tính gia tài để lại cho con cháu 8. … Khi đã có đủ tiền sống an nhàn suốt cuộc đời còn lại thì gọi là Tự do tài chính. Để sớm đạt đến Tự do tài chính thì phải lập kế hoạch và thực hành tiết kiệm từ sớm, ngay khi bắt đầu kiếm ra tiền, xem thêm trang web Tích luỹ tài sản. Bạn đang có thu nhập cao, bạn có cần phải tính đến kế hoạch tiết kiệm cho tương lai không? Thu nhập cao thường kèm theo thói quen chi tiêu nhiều, bạn hãy thử dùng bảng tính KHTC để xem tài sản bạn đang có sẽ đủ để duy trì mức sống cao ở tuổi về hưu không. Bạn đang được đóng bảo hiểm xã hội đều đặn, sẽ có lương hưu khi về già, có cần phải lo không? Bạn hãy xem trang này để biết lương hưu có đủ sống không. Thu nhập của bạn thấp, tiết kiệm ít quá có được gì không? Bạn có thể trở thành tỉ phú VND trước khi nghỉ hưu nếu bạn tiết kiệm 10.000₫ mỗi ngày từ năm 23 tuổi. Bạn sợ rằng vài tỉ đồng vào lúc đó không đủ dùng do lạm phát? Không đủ dùng vẫn tốt hơn không có gì hết. Page 15 of 46
  • 16. Hãy lập kế hoạch theo ba bước 1. Liệt kê các khoản thu-chi trong trang Thu-chi 2. Tính tiền sống hưu trí trong trang Hưu-trí 3. Lập các kế hoạch cho tương lai Bảng tính này được soạn với đơn vị tiền là VND. Bạn cũng có thể dùng bảng tính này để tính với ngoại tệ, chỉ cần gõ đúng lãi suất tiết kiệm của loại tiền đó vào các ô lãi suất là sẽ có kết quả cần tìm. Nếu bạn sống ở Việt Nam thì đừng tích luỹ tiền tiết kiệm dài hạn bằng ngoại tệ, lý do được trình bày ở trang này. Các tính toán trong bảng tính này có chứa các yếu tố sẽ thay đổi theo thời gian như là lãi suất, lạm phát, thu nhập và chi tiêu của gia đình bạn. Do đó bạn nên điều chỉnh kế hoạch của mình mỗi khi có thay đổi. Nhớ chép bảng tính ra một bản để lưu trước khi thay đổi, ví dụ: ngày 1.1.2012, chép file KHTC20110601 thành file KHTC20120101 và sửa file KHTC20120101. Bảng tính này chỉ dùng để lập kế hoạch; để theo dõi việc thực hiện kế hoạch hàng ngày bạn nên dùng phần mềm gnucash. Các phép tính tài chính căn bản Trong bảng tính có một số trang chứa các số phép tính đơn giản mà cần thiết để chủ động trong quản lý tài chính gia đình. • Tính số tiền tiết kiệm được, tính thời gian để dành để có số tiền đủ mua nhà, xe... • Tính số tiền cần phải tiết kiệm hàng tháng để có một số tiền lớn vào đúng lúc cần thiết • Tính thời gian để trả hết một món nợ • Tính số tiền phải trả nợ hàng tháng Dùng các trang tính trên để tính xem nên tiết kiệm đến khi đủ tiền rồi mua hay là mua trả góp. Đối với những thứ mà giá giảm theo thời gian thì bạn sẽ bỏ ra nhiều tiền hơn khi mua trả góp. Nếu bạn tiết kiệm cho đủ tiền mới mua thì bạn sẽ có hai điều lợi: bỏ ra ít tiền hơn và giá món hàng cũng giảm. Ví dụ bạn có 100 triệu, để mua xe 500 triệu, bạn có thể để dành 5 triệu/tháng trong 4 năm hoặc vay nợ rồi trả góp 7 triệu/tháng trong 10 năm. Nếu khi có chiếc xe, bạn giảm bớt được 7 triệu đồng chi phí nào đó (đi xe ngoài…) thì việc mua xe trả góp là hợp lý. Nếu việc có chiếc xe làm cho chi tiêu của bạn không giảm đi mà tăng lên (xăng, giữ xe, rửa xe…) thì việc mua xe là không hợp lý. Nếu việc sở hữu xe làm tăng thu nhập của bạn thì đó là bài toán đầu tư kinh doanh. Đối với những thứ mà giá tăng theo thời gian, như nhà-đất, thì có thể cân nhắc việc mua trả góp. Điều kiện cần xét đến là khả năng trả nợ trong thời gian và lãi suất thoả thuận và khả năng tăng giá của món hàng đó trong thời gian trả nợ. Thu-chi Liệt kê thu và chi của cả gia đình bạn trong trang Thu-chi của bảng tính. Mục đích của việc này là để biết mức chi tiêu hiện nay và dự báo số tiền phải chi hàng tháng trong tương lai để có cùng mức sống như hiện nay. Nếu biết rõ tiền của chúng ta chạy vào những chỗ nào, khi cần giảm chi tiêu, chúng ta có thể Page 16 of 46
  • 17. nhanh chóng quyết định giảm chi những mục nào. Khi nào thì cần giảm chi tiêu? Khi thu nhập bị giảm, khi cần tăng tích luỹ cho một kế hoạch chi nào đó trong tương lai. Chi Đầu tiên liệt kê các khoản chi từ 1.1 tới 1.6, ghi khoản chi hàng tháng vào cột F, chương trình sẽ tính ra khoản chi hàng năm tương ứng. Nếu khoản chi đó không thường xuyên mỗi tháng thì ghi thẳng vào cột G mức chi hàng năm. Sáu khoản đó là những khoản chi theo kế hoạch khoa học. Nếu bạn đang trả nợ góp thì cũng ghi số tiền phải trả hàng tháng vào các mục thích hợp từ 1.1 tới 1.5. Nếu bạn chưa ghi chép thu chi của mình từ trước tới giờ thì bạn sẽ khó ghi được các khoản chi vào đúng chỗ 1.1 đến 1.6. Hãy ghi gần đúng đến mức có thể được, sau này sẽ điều chỉnh cho đúng hơn. Bạn hãy tập thói quen ghi chép thu chi bằng phần mềm gnucash để biết mình đã chi tiền vào những việc gì. Thu Kế tiếp liệt kê các khoản thu nhập. Nếu bạn đi làm để lãnh lương hàng tháng hay hàng tuần thì ghi lương qui về tháng vào ô F34. Nếu bạn buôn bán thì tiền lời cũng có thể xem như lương của bạn, ghi tiền lời hàng tháng vào ô F34 hoặc ghi tiền lời hàng năm vào ô G34. Nếu bạn là người chuyên mua bán chứng khoán ngắn hạn, ô F35/G35 để ghi các khoản thu nhập từ cổ phiếu: cổ tức, chênh lệch giá… Cổ tức của những cổ phiếu nắm giữ dài hạn cũng được ghi vào ô G35. Thu nhập dạng này không đều đặn, khó dự tính được. Ô F36/G36 để ghi các khoản thu nhập do đầu tư nhà, xe cho thuê. Thu nhập dạng này tương đối đều đặn. Bạn phải tốn một chút công giao dịch để có thu nhập này và tài sản có thể tăng hoặc giảm giá trị theo thời gian. Ô F37/G37 để ghi các khoản được cho, trợ cấp… Các khoản này không nhất thiết là tiền mặt, ví dụ như khi bạn ở chung nhà với cha mẹ hay người quen mà không phải trả tiền nhà hoặc trả ít hơn giá thị trường, bạn đã chi tiêu hết ngay khoản trợ cấp dưới dạng này nên bạn cũng sẽ ghi thêm khoản này vào mục Chi ở trên. Khoản lãi tiết kiệm và lãi từ các quĩ đầu tư không được tính trong này vì đó là khoản đầu tư cho tương lai tự do tài chính, bạn sẽ không đụng đến lãi tiết kiệm cho đến khi tự do tài chính, cứ để cho lãi nhập vào vốn. Sau khi ghi khoản thu nhập vào, chương trình sẽ tính tỉ lệ các khoản chi trên thu nhập, kết quả hiện trong cột I Tổng các khoản chi 1.1 tới 1.5 được hiện trong ô I31. Phải đặc biệt lưu ý nếu ô này lớn hơn 90%, khi đó khả năng tiết kiệm của bạn thấp, bạn sẽ chậm đạt đến Tự do tài chính. Nếu ô I31 lớn hơn 100% nghĩa là bạn đã chi tiêu lấn vào khoản tiền tích luỹ cho tương lai, cần phải đặc biệt lưu ý tình trạng này vì nó làm các kế hoạch tiết kiệm của bạn xấu đi. Sau khi liệt kê thu nhập và chi phí xong, bạn sẽ tính các khoản tiền cần dùng trong tương lai, bắt đầu là tính tiềnhưu trí. Page 17 of 46
  • 18. Hưu-trí Bước 1 ở trên đã tính được chi tiêu hàng năm hiện nay trong ô H31 trang Thu-chi, bây giờ mở trang Hưu-trí củabảng tính. Mục đích của phép tính này là tính số tiền cần có khi về hưu để bạn có một mức sống tương đương với mức sống hiện nay, vì lý do trượt giá nên số tiền dùng hàng tháng khi về hưu sẽ lớn hơn số tiền bạn dùng hiện nay. Khi về hưu, sẽ có những khoản chi ít hơn hiện nay (ví dụ như bớt khoản chăm sóc con) và có thể phát sinh những khoản chi mới (ví dụ như chi tiêu chữa bệnh), hãy chọn một hệ số, ghi vào ô B2 làm tỉ lệ giữa chi tiêu lúc về hưu và chi tiêu hiện nay. Tỉ lệ B2 này phụ thuộc vào việc bạn đang ở trong giai đoạn nào của cuộc đời. Ô B3 là chi tiêu hiện nay nhân với hệ số đã chọn, chia cho 12, đây là mức chi tiêu hàng tháng dự kiến khi về hưu nhưng tính theo mức giá hiện nay. Gợi ý: nếu bạn chưa lập gia đình hoặc mới lập gia đình thì B2 khoảng 1,5, nếu bạn đang nuôi con thì B2 khoảng 0,7, nếu con bạn đã trưởng thành thì B2 khoảng 1,1. Ghi tuổi hiện nay, lãi suất hiện nay, số tiền/tài sản hiện đã để dành được cho quĩ hưu trí vào các ô B4, B5, B6 trang Hưu trí. Nếu bạn để quĩ hưu trí dưới nhiều dạng khác nhau thì lãi suất là trung bình có hệ số của tất cả các lãi suất. Lựa chọn công cụ để tiền dài hạn tốt bạn sẽ có được lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Ghi tuổi dự tính về hưu vào ô B9. Ô B10 sẽ có số năm bạn còn phải kiếm tiền. Nếu bạn là người làm công có đóng bảo hiểm xã hội thì bạn bắt đầu nhận được lương hưu khi đến tuổi theo qui định của luật lao động. Nếu bạn tiết kiệm giỏi, bạn có thể về hưu sớm hơn luật qui định. Ngược lại, bạn có thể phải về hưu trễ hơn luật qui định, nghĩa là vẫn phải tiếp tục làm việc khi đã quá tuổi nghỉ hưu. Ghi mức trượt giá ước tính từ năm nay cho đến khi nghỉ hưu vào ô B11, chương trình sẽ tính ra chi tiêu hàng tháng khi bạn nghỉ hưu trong ô B12 và B13. Đừng ngạc nhiên trước con số lớn trong ô B12, đó là do lạm phát. Nếu bạn có những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà bạn có thể rút tiền lời khi bạn đến tuổi về hưu, hoặc là có nhà cho thuê, bạn đã có sẵn một phần của B12. Tiền lương hưu sẽ nhận được từ Bảo hiểm xã hội cũng là một phần B12 có sẵn. Bạn hãy ghi tổng các khoản này vào ô B16. Phần dưới của trang tính dùng để dự tính mức lương hưu nhận từ Bảo hiểm Xã hội. Hai ô B27 và B28 để ghi số tháng đã đóng BHXH và tổng số lương đã đóng BHXH. Bạn phải mở sổ BHXH của bạn để cộng ra hai con số này. Ở thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm thông tin ở trang web của BHXH. Ô B30 ghi mức lương đóng BHXH của bạn hiện nay, hãy hỏi phòng nhân sự nơi bạn nhận lương để biết con số này, nó có thể thấp hơn nhiều so với lương bạn đang nhận hàng tháng. Ô B32 để ghi dự báo mức tăng lương BHXH, gồm tăng do trượt giá cộng với tăng do sự thăng tiến của bạn, khoảng 10% là thích hợp trong lúc này. Để thận trọng thì bạn có thể ghi số nhỏ trong ô này. Đặc biệt là trong trường hợp bạn đang đóng BHXH với mức lương cao thì bạn sẽ nhanh chóng chạm đến mức lương tối đa của BHXH (là 20 lần lương tối thiểu theo qui định của luật hiện hành), trong trường hợp này bạn nên cho mức tăng lương do thăng tiến khoảng 1%/năm thôi. Ô B33 là dự báo mức lương đóng BHXH cuối cùng của bạn trước khi về hưu. Ô B34 là mức lương đóng BHXH bình quân trong suốt thời gian bạn đi làm. Ô B35 là dự báo lương hưu tối đa của bạn. Page 18 of 46
  • 19. Ghi số tuổi thọ dự tính vào ô B15, lãi suất tiết kiệm dự tính khi sống hưu vào ô B17, mức trượt giá trung bình khi về hưu vào ô B18, số tiền để lại khi chết vào ô B19. Chương trình sẽ tính ra số tiền cần có khi đến đúng tuổi về hưu, kết quả trong ô B20. Đến đúng tuổi về hưu B9, với số tiền B20, và giả sử lãi tiết kiệm hàng tháng sẽ là B17, đủ cho bạn sống đến B15 tuổi. Số tiền B20 đó lớn hơn suy nghĩ của nhiều người do sự trượt giá. Biểu đồ bên cạnh giúp bạn hình dung số tiền đó lớn như thế nào. Nếu bạn có các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ đáo hạn khi đến tuổi về hưu, tức là bạn đã có sẵn một phần của B20. Các tài sản bán được như nhà-đất, cổ phiếu, vàng, ngoại tệ cũng là một phần của B20 khi bạn đến tuổi về hưu. Ghi tổng các món đó vào ô B21. Theo phân tích của tôi, giữ vàng hay ngoại tệ lâu dài không phải là cách tốt nhất. Ô B23 sẽ cho biết bạn cần có ngay bao nhiêu tiền vào lúc này để sinh ra số tiền B20 trừ bớt B21 với lãi suất B5. Nếu B23 < B6, bạn đã tiết kiệm giỏi trong thời gian qua, bạn có thể về hưu sớm hơn, hãy thử giảm tuổi hưu trong ô B9 để biết bạn có thể nghỉ hưu từ lúc nào. Nếu tiếp tục tiết kiệm giỏi nữa, bạn sẽ sống dư dả hơn khi về hưu (có thể tăng hệ số B2). Khi B23 < B6 thì B24 < 0, nghĩa là bạn có thể dùng một phần lãi từ quĩ hưu trí ngay từ lúc này. Nếu B23 > B6, bạn chưa tiết kiệm đủ trong thời gian qua, từ giờ trở đi bạn cần tiết kiệm thêm B24 mỗi tháng. Tức là số tiền tiết kiệm của bạn cần phải tăng nhanh hơn. Nếu bạn không thể tiết kiệm thêm thì bạn sẽ phải tăng tuổi về hưu hoặc bạn sẽ có một cuộc sống eo hẹp khi về hưu. Khoản tiết kiệm thêm B24 mỗi tháng bạn phải đem sinh lời với lãi suất B5. Khoản tiết kiệm B24 này cũng cần được tăng dần theo độ trượt giá hàng năm. Bây giờ bạn quay lại trang Thu-chi để xem bạn có tiết kiệm đủ cho các khoản để dành cho tương lai không. Page 19 of 46
  • 20. Kế-hoạch Kiểm soát chi tiêu Đây là phần quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch tài chính gia đình. Bạn sẽ dùng phần dưới trang tính Thu-chi để tính sao cho có đủ tiền chi tiêu trong lúc này và cả trong tương lai. Các khoản chi trong tương lai gồm có hưu trí, cho con học đại học, mua nhà, mở doanh nghiệp… Chọn nơi học cho con và dùng trang tính Con-đầu hay Con-út để tính số tiền cần để dành mỗi tháng đến khi con đi học đại học (hai trang này chứa các công thức giống như trang TK-T-cố- định). Ô số tiền hiện có B4 chỉ gồm các khoản tiền tiết kiệm sinh lãi đều đặn. Những tài sản (nhà đất, vàng…) và số tiền bảo hiểm giáo dục mà bạn đang tham gia cho con không ghi ở đây vì sẽ được đưa vào tính trong ô B9. Số tiền bảo hiểm đó chưa có trong tay bạn hôm nay nhưng con bạn chắc chắn có số tiền đó khi bắt đầu học đại học dù cho bạn có bị rủi ro. Để chắc chắn có được số tiền đó, bạn đã chi một khoản vào ô F30/G30 trang Thu-chi. Trang tính TK-T-cố-định đã được chép sẵn ra các trang Con-đầu, Con-út, Mua-nhà, mỗi trang cho một khoản chi trong tương lai, ví dụ cho con đầu, cho con út, cho dự định mua nhà. Bạn có thể chép thêm trang cho dự định lập doanh nghiệp riêng. Bằng các trang tính Hưu-trí và Con-đầu, Con-út, Mua-nhà (TK-T-cố-định), bạn đã biết số tiền cần để dành mỗi tháng để thực hiện những kế hoạch cho tương lai của gia đình như là cho con học đại học, hưu trí… Các con số tính được từ các trang đó đã được điền vào các ô E47:E49, F47:F49 và H47:H49 của trang Thu-chi, tổng số tiền cần tiết kiệm hàng tháng sẽ được tính trong ô H54 và tổng số tiền cần tiết kiệm mỗi năm được tính trong ô I54. Nếu I54 <= 0, bạn không cần phải tiết kiệm thêm, bạn hãy san sẻ số tiền hiện có giữa các kế hoạch (B6 trong Hưu-trí và B4 trong Con-đầu/Con-út) sao cho tất cả các ô H47:H49 đều <= 0. Tiếp theo, bạn giảm dần tuổi nghỉ hưu trong trang Hưu-trí xem đến tuổi nào mà I54 bắt đầu > 0, đó là năm làm việc cuối cùng của bạn trước khi nghỉ hưu. Tự do tài chính! Thật tuyệt vời! Nếu tổng số cần phải tiết kiệm I54 lớn hơn số tiền dư hàng năm trong ô G44 nghĩa là kế hoạch của bạn khó thực hiện. Hãy điều chỉnh kế hoạch để cho I54 nhỏ hơn G44. Có thể phối hợp 3 cách sau đây để điều chỉnh kế hoạch: 1. Giảm chi tiêu. Để giảm các khoản chi, bạn hãy thực hành theo các lời khuyên trong loạt bài Kiến thức tài chính đăng trên báo Sài Gòn Tiếp thị và được sao lại ở publishedfile 2. Tăng lợi nhuận của tiền tiết kiệm. Tăng lợi nhuận của tiền tiết kiệm làm cho số tiền để dành nở ra nhanh hơn. Hãy tìm cách tìm chỗ cho tiền tiết kiệm sinh lời nhanh hơn. 3. Kiếm thêm thu nhập. Việc tăng thu nhập từ tiền lương cần có thời gian để đổi việc hoặc để được tăng lương. Việc này khó làm hơn hai việc trên. Việc giảm các khoản chi sẽ có tác động kép đến việc thu hẹp khoảng cách I54 và G44. 1. Giảm chi tiêu sẽ làm tăng số tiền dư ra hàng năm G44 2. Giảm chi tiêu sẽ làm giảm số tiền cần có khi về hưu, do đó sẽ giảm khoản phải để dành cho quĩ hưu trí tức là giảm tổng số I54. Khi đã đạt đến kết quả I54 < G44, bạn hãy ghi nhớ các tỉ lệ của các khoản chi 1.1-1.5 và thực hiện theo tỉ lệ đó một cách có kỷ luật như hướng dẫn trong Chi tiêu một cách khoa học. Nếu bạn dùng chương trình gnucash để quản lý thu-chi thì mỗi khi nhận khoản thu nhập từ tiền công, bạn hãy phân bổ khoản đó vào các tài khoản con theo tỉ lệ đã tính được ở đây. Page 20 of 46
  • 21. Hãy cố gắng để có một kế hoạch tài chính tốt đẹp cho tương lai và thực hiện kế hoạch càng sớm càng tốt vì bạn đã thấy trong trang tính TK-T-cố-định rằng số tiền tiết kiệm sớm sẽ đem lại nhiều hơn số tiền tiết kiệm trễ. Nếu đã giảm chi tiêu hết mức mà bạn vẫn chưa có một kế hoạch khả thi thì bạn hãy tạm thời hạ các mục tiêu của các kế hoạch xuống đến khi thu nhập của bạn cao hơn, ví dụ như chọn trường đại học ít tiền hơn, sống hưu trí tiết kiệm hơn… Ngoài ra bạn cũng nên nghĩ đến phương án tăng thu nhập (đổi chỗ làm hoặc làm thêm). Điều cần chú ý trong khi lập kế hoạch là phải có những kế hoạch riêng cho mỗi khoản chi khác nhau (mua nhà, chi phí cho con học đại học, hưu trí, mở doanh nghiệp…) và đưa khoản tiền tích luỹ hàng tháng, hàng năm vào đúng chỗ của mỗi kế hoạch, làm như vậy để có thể theo dõi việc thực hiện của từng kế hoạch, giảm ảnh hưởng lẫn nhau giữa các kế hoạch. Một điều quan trọng nữa là những khoản tích luỹ đó phải sinh lãi đều đặn cho bạn. Những người kinh doanh nhỏ thường lầm lẫn giữa làm ra tiền và giữ tiền, họ thường đưa hết lợi nhuận của việc kinh doanh trở lại làm vốn và nghĩ rằng như vậy sẽ tốt hơn là gửi tiết kiệm hoặc quĩ đầu tư. Làm như vậy thì tất cả các kế hoạch tương lai gia đình có thể bị sụp đổ khi việc kinh doanh gặp khó khăn. Nếu có thể được thì hãy tách biệt tài chính gia đình với việc kinh doanh bằng cách lập một doanh nghiệp. Bạn cần phải thực hiện những kế hoạch trung hạn (mua nhà, cho con học đại học) và dài hạn (hưu trí) ngay từ khi bắt đầu có thu nhập (xem thêm bài Những hòn đá). Nếu bạn để trễ hơn bạn sẽ khó hoàn thành các kế hoạch của cuộc đời. Người ta thường nghĩ rằng bắt đầu tiết kiệm sau khi lập gia đình là vừa, nhưng sau khi lập gia đình sẽ có con, sẽ phải nuôi con trong hơn 20 năm với vô số chi phí làm sao tiết kiệm. Khi đã xong trách nhiệm nuôi con thành tài thì đã trên 50 tuổi rồi, còn quá ít thời gian để tích luỹ cho tuổi hưu trí. Trước đây, tôi chỉ tích luỹ theo cách đơn giản là cất tiền (VND, USD, vàng…) vào một chỗ mà không phân biệt mục đích sử dụng trong tương lai, khi đến lúc cần dùng thì cứ lấy từ một chỗ ra mà dùng. Làm theo cách đó có khả năng thâm hụt những món chi sau cùng, nhất là khi có những phát sinh ngoài dự kiến như bệnh tật, thuốc men. Thực hiện các kế hoạch độc lập với nhau sẽ giúp ta đánh giá tình hình tài chính của gia đình rõ ràng hơn. Khi một kế hoạch nào đó được thực hiện nhanh hơn dự định, bạn có thể nâng cao mục tiêu của kế hoạch đó, ví dụ chọn trường đại học tốt hơn, mua nhà lớn hơn… Nói về việc mua nhà, trong tình hình giá nhà và lãi suất quá cao như hiện nay, trước khi quyết định mua nhà (dù cho bạn có đủ tiền để mua hay bạn cần vay thêm) bạn có thể thử chép bảng tính này thành hai bản, một bản là kế hoạch mua nhà trước, (trả nợ, nếu có) xong rồi mới để dành cho hưu trí, một bản là đem tiền gửi ngân hàng hoặc quĩ đầu tư, lấy lãi đi thuê nhà, tích luỹ cho hưu trí. So sánh hai kế hoạch xem kế hoạch nào mau đạt đến tự do tài chính hơn. Nếu thị trường cho thuê nhà phát triển tốt, ở nhà thuê còn tiện hơn ở nhà của mình là không phải lo sửa chữa, khi nào nhà cũ thì chuyển sang thuê nhà khác. Tiện nhất là khi thuê nhà có sẵn giường-tủ-bàn-ghế, chỉ cần mang quần-áo-chăn-màn-máy-tính-tv vào ở. Suy cho cùng thì chi phí và điều kiện sống trong nhà quan trọng hơn là quyền sở hữu căn nhà. Khi mình ở trong căn nhà của mình thì mình đã tốn một khoản gọi là chi phí cơ hội trên giá trị căn nhà. Một việc vô cùng quan trọng nữa là bảo vệ kế hoạch tài chính của bạn. Page 21 of 46
  • 22. Bảo vệ nguồn thu nhập Có một nguyên tắc là lợi nhuận luôn song hành với rủi ro. Khi bạn đưa tiền vào góp vốn kinh doanh thì lợi nhuận có thể cao hơn gửi tiết kiệm ở ngân hàng nhưng bạn phải chấp nhận là có nguy cơ thua lỗ. Khi bạn gửi tiết kiệm ở ngân hàng thì nguy cơ thua lỗ gần như không có, nhưng vẫn còn một nguy cơ là bạn không thể gửi tiền vào ngân hàng đều đặn và liên tục như kế hoạch, nghĩa là bạn không thể đạt tới mục tiêu dù không bị lỗ. Nếu cuộc đời yên bình đến khi về già thì lập và làm theo kế hoạch này sẽ bảo đảm an nhàn lúc tuổi già. Nhưng không phải mọi người đều được yên bình suốt đời, mọi người cần phải đề phòng tên cướp Thời Gian. Tên cướp Thời Gian có thể phá hỏng kế hoạch của bạn bằng cách đem đến bệnh tật, tai nạn vào những lúc không ai ngờ tới. Không ai ngờ mình có thể gặp tai nạn khi đi ăn sinh nhật, đám cưới, đi nghỉ mát hay khi đi làm từ thiện! Ngồi yên trong nhà, không đi ra đường cũng không tránh khỏi chạm trán tên cướp này. Mỗi năm có khoảng 1 triệu người Việt Nam gặp tai nạn đủ loại: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt… Việc gì sẽ xảy ra nếu bạn đang đóng vai trò kiếm tiền nuôi gia đình mà gặp tai nạn, bệnh tật dẫn đến qua đời, hoặc tệ hơn nữa là không qua đời mà nằm liệt một chỗ, trở thành gánh nặng cho gia đình nhỏ bé của mình? Hoặc bạn chưa kịp báo hiếu cha mẹ mà lại mang thêm gánh nặng về cho cha mẹ mình? Hoặc bạn đang tích luỹ theo đúng kế hoạch mà đường đời đột nhiên rẽ sang ngõ cụt vì tên cướp Thời Gian? Khi tên cướp này ra tay thì tài sản của bạn sẽ đi theo hắn nhanh chóng dù cho tài sản đó ở dạng khó lấy như nhà-đất, doanh nghiệp, dù cho tài sản được cất ở nơi khó lấy như ngân hàng Thuỵ Sĩ. Nếu bạn chưa có nhiều tài sản thì tên cướp này làm cho cả gia đình bạn lâm cảnh nợ nần. Để hạn chế những mất mát đó, hãy chia sẻ rủi ro với hàng triệu người khác. Khi có rủi ro, hàng triệu người cùng giúp gia đình bạn vượt qua lúc khó khăn. Đó là bảo hiểm. Chỉ bớt đi một khoản lợi nhuận nhỏ để bạn được bảo đảm rằng kế hoạch tài chính gia đình bạn không bị tên cướp Thời Gian phá hỏng. Số tiền gửi vào bảo hiểm không mất đi mà sẽ được hoàn lại để cộng thêm vào số tiền bạn có trong tương lai, kế hoạch của bạn càng tốt hơn. Bảo hiểm giúp bạn chắc chắn đạt đến ước mơ của mình bất chấp những rủi ro. Bảo hiểm giúp bạn thực hiện ước mơ như thế nào? Giả sử hai vợ chồng tôi vừa mới vay người thân để mua nhà, cả hai đang phải trả nợ 700 triệu đồng trong 6 năm. Nếu chẳng may một trong hai người gặp tai nạn qua đời thì người còn lại có thể trả nợ đúng kế hoạch không? Nếu người mà tôi vay cần tiền để dùng vào việc quan trọng như là cho con đi du học thì tôi có thể nào xin khất được, tôi phải đi vay với lãi suất cao hơn để trả nợ người thân. Trả nợ người thân với lãi thấp đã khó, làm sao trả nợ với lãi cao đây, căn nhà mơ ước lâu nay đã bị đe doạ rồi. Trong trường hợp này bảo hiểm có thể giúp được. Nếu trước khi vay nợ, mỗi người có một khoản bảo hiểm tai nạn 500 triệu đồng, với mức phí 1 triệu đồng mỗi năm thì đỡ lo biết mấy. Page 22 of 46
  • 23. Trong ví dụ Con-đầu trong KHTC, giả sử tôi cần để dành tiền cho con học đại học, sau 14 năm sẽ cần số tiền hơn 500 triệu đồng để học đại học trong nước. Theo tính toán thì tôi cần để dành mỗi tháng 1,174 triệu đồng, đồng thời tôi mua một hợp đồng bảo hiểm giáo dục để đến lúc đó con tôi nhận được 120 triệu đồng. Giả sử tôi không sống đủ 14 năm thì làm sao dành ra 1,174 triệu đồng mỗi tháng đến ngày đó? Tôi mua thêm quyền lợi bảo hiểm tử vong 250 triệu đồng và bảo hiểm tai nạn 200 triệu đồng (với mức phí 4 ngàn đồng / ngày) để thay cho tiền lương tôi đem về hàng tháng. Phần dưới đây là những gợi ý về các quĩ dự phòng cần có khi lập kế hoạch tài chính, xem trang Thu-chi củaKHTC. Ô E50 là số tiền bạn cần phải để lại cho gia đình nếu chẳng may bạn mất sớm, số tiền này nên lớn hơn thu nhập từ tiền công trong 5 năm cộng với khoản còn cần thêm trong các kế hoạch cho con học đại học và mua nhà. Ô F50 là tổng số tiền bảo hiểm tử vong mà bạn đang tham gia, cộng với quĩ hưu trí hiện có của bạn. Để tăng giá trị F50 thêm 100 triệu đồng bạn chỉ cần chi chừng một ngàn đồng bảo hiểm tử vong mỗi ngày. Ô E51 là số tiền dự phòng để điều trị bệnh tật nghiêm trọng như ung thư, đột quị… Ô F51 là tổng số tiền bảo hiểm bệnh nghiêm trọng mà bạn đang có. Để tăng số tiền F51 bạn chỉ cần gửi một ít tiền vào các kế hoạch bảo hiểm nhân thọ. Hãy nhớ mua bảo hiểm y tế liên tục, đừng để gián đoạn. Bạn có thể mua bảo hiểm y tế từ cơ quan Bảo hiểm Xã hội của nhà nước, hoặc mua bảo hiểm y tế từ các công ty bảo hiểm. Mọi loại bảo hiểm đều có những hạn chế riêng, bạn có thể phối hợp vài loại bảo hiểm cho gia đình mình. Ô E52 là số tiền dự phòng để điều trị tai nạn, số tiền này nên lớn gấp đôi E50 vì tai nạn xảy ra có thể gây ra tốn kém hơn là việc mất sớm. Ô F52 là tổng số tiền bảo hiểm tai nạn mà bạn đang tham gia. Để tăng giá trị F52 thêm 100 triệu đồng bạn chỉ cần chi vài trăm đồng bảo hiểm tai nạn mỗi ngày. Ngoài việc bảo vệ nguồn thu nhập là người làm ra tiền trong gia đình, con cái cũng cần được bảo vệ vì con cái là tài sản tinh thần và vật chất quí báu nhất của cha mẹ. Hãy cố gắng sao cho các ô G50:G52 nhỏ hơn hoặc bằng 0. Như vậy là bạn sẽ không có gì phải lo lắng về gia đình mình dù cho chuyện xấu nhất xảy ra với bạn ngay ngày mai. Page 23 of 46
  • 24. Tăng thu nhập Tăng thu nhập là việc thứ ba phải làm để mau đạt đến Tự do tài chính. Việc thứ nhất là kiểm soát chi tiêu; việc thứ hai là bảo vệ nguồn thu nhập, tức là tránh bị mất tiền. Có hai loại thu nhập: • thu nhập chủ động: dùng sức mình làm để được trả công • thu nhập thụ động: được trả tiền mà không cần dùng sức Tăng thu nhập chủ động là làm sao được trả nhiều tiền hơn cho cùng công sức, muốn vậy thì chính ta phải làm việc giỏi hơn, thái độ làm việc tích cực hơn. Tăng thu nhập thụ động bằng cách đầu tư đồng tiền vào những chỗ an toàn, sinh lợi cao hơn gửi ngân hàng. Nhưng cần nhớ đầu tư có thể đem lại lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm ở ngân hàng nhưng cũng có thể lỗ, nếu mọi dự án đầu tư đều thành công thì cuộc đời này quá đẹp! Việc tăng thu nhập chủ động làm hao tốn sức và thời gian của chúng ta, trong khi tăng thu nhập thụ động thì không hao. Hỏi-Đáp Có bao nhiêu cách đầu tư? Có hai cách: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Tại sao đầu tư có thể đem lại lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm? Khi bạn đem tiền gửi cho ngân hàng, ngân hàng đem tiền đó cho vay với lãi suất cao hơn. Phần lớn số tiền ngân hàng cho doanh nghiệp vay. Để có thể trả nợ ngân hàng, doanh nghiệp phải có phương án đầu tư đem lại lợi nhuận cao hơn lãi vay ngân hàng. Do đó nếu bạn có phương án đầu tư tốt, lợi nhuận thường cao hơn lãi suất tiết kiệm. Nếu số vốn đầu tư hơi ít, không đủ so với kế hoạch đầu tư của bạn? Hãy tìm người hùn vốn với thoả thuận lời ăn lỗ chịu. Nếu không tìm được người hùn vốn? Lập doanh nghiệp, làm phương án đầu tư và vay nợ. Đừng vay nợ với tư cách cá nhân, nếu chẳng may đầu tư thất bại, bạn vừa mất vốn vừa mang nợ. Nếu không thể vay được theo cách trên? Thật tiếc là bạn không có điều kiện để nắm lấy cơ hội đầu tư Nhưng không sao, không thể đầu tư trực tiếp được thì bạn vẫn có thể đầu tư gián tiếp. Bạn tiết kiệm vượt yêu cầu cho kế hoạch hưu trí nhưng bạn chưa có cơ hội đầu tư? Bạn có thể đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp là gì? Đầu tư gián tiếp nghĩa là bạn hùn vốn cho người khác kinh doanh, hoặc mua cổ phần trên thị trường chứng khoán. Làm sao để tìm được đối tác tin cậy mà hùn vốn? Nên mua cổ phần của công ty nào? Trước khi hùn vốn, bạn phải đánh giá khả năng thành công của kế hoạch kinh doanh, độ tin cậy của đối tác. Nếu không thể tự mình đánh giá được, bạn có thể giao vốn của mình cho các quĩ đầu tư chuyên nghiệp, uy tín. Quĩ đầu tư với số vốn rất lớn, phân bổ vào nhiều dự án khác nhau để giảm nguy cơ thua lỗ, có bộ phận chuyên môn để đánh giá kỹ lưỡng từng dự án, bảo đảm đem lại lợi nhuận tốt trong dài hạn. Trong trường hợp đầu tư gián tiếp qua quĩ đầu tư, bạn không phải cắt ngay một khoản tiền từ quĩ hưu trí của mình, mà hàng tháng bạn có thể gửi khoản tiền tiết kiệm vào quĩ. Page 24 of 46
  • 25. Các loại bảo hiểm Về cơ bản thì bảo hiểm là một thứ phí giống như phí giữ xe vậy. Ai sợ mất xe thì phải trả phí giữ xe. Ai sợ mất tiền thì trả phí bảo hiểm. Khi bị mất xe thì ta chỉ nhận được bồi thường ít hơn hoặc bằng giá trị chiếc xe, còn bảo hiểm có thể đền số tiền ta đang có và cả số tiền ta chưa có (tức là số tiền sẽ làm ra trong tương lai). Khi tham gia bảo hiểm thì mình đóng một khoản phí để khi có rủi ro sẽ nhận được số tiền bảo hiểm. Khoản phí đó dùng để chia sẻ rủi ro giữa những người cùng tham gia bảo hiểm: người gặp rủi ro nhận tiền của những người không gặp rủi ro. Mua bảo hiểm mà không gặp rủi ro cũng giống như đem tiền đi làm từ thiện: giúp những người không may. Tiền đóng bảo hiểm cũng giống tiền mua vé số ở chỗ tiền của nhiều người góp lại đưa cho một số ít người. Nhưng bảo hiểm và xổ số khác nhau ở chỗ: người mua vé số muốn được nhận tiền thưởng, người tham gia bảo hiểm không mong nhận tiền bồi thường. Khi xem bảo hiểm là phí thì mình phải tính sao cho tốn ít phí nhất mà vẫn đạt mục đích bảo hiểm. Bảo hiểm sẽ giúp ta đỡ thiệt hại về tài chính khi có rủi ro xảy ra, chứ bảo hiểm không ngăn ngừa rủi ro. Bảo hiểm cần cho cuộc sống giống như phao cứu sinh cần cho hành khách trên sông biển. Không phải thuyền nào cũng sẽ chìm, nhưng khi chìm mà không có phao thì nguy. Không phải ai cũng sẽ gặp rủi ro, nhưng khi gặp rủi ro mà không có đủ tiền thì mạt. Bảo hiểm chỉ nhận giúp ta khi rủi ro chưa xảy ra và chưa có dấu hiệu của rủi ro; do đó ta chỉ mua bảo hiểm khi còn mạnh khoẻ, khi không còn khoẻ thì khó mua được bảo hiểm. Thuyền phải trang bị phao trước khi rời bến, chứ không nên đợi đến khi nước tràn vào mới tìm mua phao. Mọi người đều có khả năng gặp rủi ro nhưng khả năng đó không bằng nhau ở mọi người. Ví dụ: • người có bệnh thì có khả năng chết sớm hơn người khoẻ mạnh, • người làm việc nguy hiểm như quân nhân, cảnh sát thì có khả năng chết hoặc thương tật bất ngờ Tất nhiên là các công ty bảo hiểm sẽ không bán bảo hiểm cho khách hàng có khả năng gặp rủi ro cao, cũng giống như các công ty xổ số không bán vé số đã biết kết quả. Do đó, khi đã có một kế hoạch tài chính cho gia đình thì hãy bảo vệ nó bằng bảo hiểm ngay; đừng đợi đến khi cảm thấy có rủi ro đe doạ rồi mới tìm đến bảo hiểm, có thể lúc đó bạn sẽ sốc vì công ty bảo hiểm từ chối nhận tiền của bạn. Những rủi ro liên quan đến thân thể con người mà làm thiệt hại tài chính gia đình là: • bệnh tật, • tai nạn, • chết sớm. Trong ba loại rủi ro trên thì chết sớm không gây thiệt hại tài chính nhiều bằng trường hợp bệnh tật hay tai nạn gây mất khả năng lao động. (Còn những rủi ro liên quan đến tài sản như nhà, xe thì cũng làm thiệt hại tài chính, lại cần loại bảo hiểm khác). Liên quan đến con người thì có hai dạng bảo hiểm chính là bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ. Page 25 of 46
  • 26. Bảo hiểm phi nhân thọ có các loại như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tử vong. Bảo hiểm phi nhân thọ thường có thời hạn một năm, không có giá trị hoàn lại (nghĩa là công ty bảo hiểm không trả lại tiền khi hết hạn hợp đồng). Bảo hiểm phi nhân thọ thường được bán theo từng gói với số tiền bảo hiểm đã định, muốn mua số tiền khác cũng không được (trừ trường hợp mua tập thể thì có thể thương lượng gói riêng). Bảo hiểm nhân thọ là một kế hoạch để dành tiền kết hợp với bảo vệ số tiền sắp có. Bảo hiểm nhân thọ bảo vệ số tiền trước các vấn đề tử vong, tai nạn, bệnh nghiêm trọng. Bảo hiểm nhân thọ thường có thời hạn dài, có giá trị hoàn lại. Giá trị hoàn lại của bảo hiểm nhân thọ là khoản tiền khách hàng nhận được khi không có rủi ro, là kết quả của việc tiết kiệm, tích luỹ khi đóng phí bảo hiểm. Một phần tiền từ khách hàng đóng vào hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ được tích luỹ như khoản tiết kiệm dài hạn. Lợi nhuận của việc tiết kiệm bằng bảo hiểm này tương đương lợi nhuận gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng. Tiền đóng vào bảo hiểm còn phải trích một phần cho mục đích chia sẻ rủi ro nữa, nên lợi nhuận chung hơi thấp hơn ngân hàng. Do đó người mua bảo hiểm mà so mức lợi nhuận giữa bảo hiểm và ngân hàng, và quên mục đích bảo hiểm, sẽ hết muốn mua nữa. Người ta quên rằng bảo hiểm và tiết kiệm là hai dịch vụ khác nhau, khó so sánh được. Mua bảo hiểm nhân thọ là dùng hai dịch vụ cùng một lúc. Đối với những người khó giữ tiền, tuy tiết kiệm bằng bảo hiểm nhân thọ thì lợi nhuận thấp hơn ngân hàng nhưng lại cho kết quả tốt hơn ngân hàng vì tiết kiệm bằng bảo hiểm là việc tiết kiệm có kỷ luật: cứ đúng hạn là có người nhắc nộp tiền, không tiện rút ra trước hạn. Tiền ở trong bảo hiểm không định kỳ quay lại tay người chủ như sổ tiết kiệm nên ít bị chi tiêu bất chợt. Nhờ tính kỷ luật đó mà người tham gia bảo hiểm tránh được các cám dỗ tiêu dùng, đỡ quên nộp tiền vào ngân hàng, đỡ rút tiền khi bị khuyến mãi dụ dỗ. Nếu thu nhập của bạn đủ sống mà tài sản của bạn không tăng lên như đồ thị trong trang Tích luỹ tài sản thì bạn thuộc nhóm người khó giữ tiền, nhóm đó chiếm hơn 90% dân số Việt Nam. Tóm lại, bảo hiểm nhân thọ là một cách tích luỹ tiền có kết quả chắc chắn, vượt qua những thất thoát kiểm soát được (cám dỗ tiêu dùng) cũng như không kiểm soát được (rủi ro). Các loại bảo hiểm linh hoạt Những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thiết kế theo kiểu truyền thống (kiểu cũ) là giá trị hoàn lại gần bằng số tiền bảo hiểm làm cho người tham gia bảo hiểm bị buộc phải tiết kiệm tương đương với số tiền bảo hiểm rủi ro. Sản phẩm kiểu cũ cũng cố định về thời hạn hợp đồng, thời hạn đóng phí. Về sau có những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ liên kết chung: linh hoạt giữa hai mục đích bảo hiểm và tích luỹ, người tham gia bảo hiểm tự chọn số tiền bảo hiểm và giá trị hoàn lại khác nhau, tự quyết định thời hạn bảo hiểm, thời hạn đóng phí. Khách hàng có thể chọn số tiền bảo hiểm cao và giá trị hoàn lại thấp để đóng phí thấp, phần tiền tiết kiệm còn lại đem gửi vào chỗ nào có lãi suất cao và an toàn. Tất nhiên muốn được tối ưu như vậy thì khách hàng hoặc tư vấn viên tài chính phải thật hiểu về kế hoạch tài chính để chọn đúng kế hoạch tích luỹ và kế hoạch bảo hiểm sao cho dù có rủi ro hay không thì gia đình vẫn có đủ số tiền vào lúc cần dùng đến. Nghĩa là phải thực hiện song song hai kế hoạch để có cùng một kết quả như sản phẩm bảo hiểm truyền thống ở trên với số tiền bỏ ra ít hơn. Với mục tiêu để dành tiền dài hạn thì bảo hiểm liên kết chung cho kết quả tốt hơn gửi ngân hàng. Page 26 of 46
  • 27. Lại có loại sản phẩm bảo hiểm liên kết với việc đầu tư, cho người tham gia bảo hiểm cơ hội đầu tư một cách chuyên nghiệp và an toàn trên thị trường chứng khoán với lợi nhuận cao hơn lãi tiết kiệm ngân hàng (tuỳ lúc). Mua bảo hiểm có lời không? Trừ loại bảo hiểm liên kết đầu tư có thể đem lại lợi nhuận cao, các loại bảo hiểm nhân thọ đều có lãi tương đương gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người mua bảo hiểm chỉ có lời nhiều khi gặp rủi ro. Khi gặp rủi ro thì người mua bảo hiểm nhận được một số tiền lớn hơn số phí bảo hiểm đã nộp cho công ty bảo hiểm, gặp rủi ro càng sớm thì càng lời nhiều. Chắc chắn là không ai muốn lời theo cách này, nhưng mọi người đều cần có bảo hiểm. Nhiều người vẫn chưa phân biệt được cái mình muốn và cái mình cần, người ta chỉ cố để có cái mình muốn chứ không cố kiếm cái mình cần. Ví dụ: người ta cần một cái điện thoại di động nhưng lại muốn có iPhone, cần có bảo hiểm nhưng không muốn mua. Mua bảo hiểm cũng giống như bắt cá hai tay. Mặc dù lãi suất tương đương nhưng gửi tiền vào bảo hiểm liên kết chung một cách đều đặn liên tục sẽ cho kết quả tốt hơn gửi ngân hàng. Mỗi người nên mua bảo hiểm nào? Phần trên là tóm tắt về những sản phẩm bảo hiểm trên thị trường. Có nhiều sản phẩm như vậy thì nên mua thứ nào? Câu trả lời là không có một sản phẩm nào đáp ứng được hết mọi nhu cầu bảo hiểm của một người. Việc chọn sản phẩm bảo hiểm bắt đầu từ kế hoạch tài chính của gia đình: • gia đình cần chi số tiền bao nhiêu vào những thời điểm nào trong tương lai? Ví dụ mua nhà, trả nợ, cho con đi học, hưu trí… • gia đình đã có cách tích luỹ, đầu tư để có số tiền đó đúng lúc chưa? Khi đã có kế hoạch tài chính rồi, sẽ tính đến việc bảo vệ kế hoạch đó trước những rủi ro bằng những loại bảo hiểm. Chi phí chữa bệnh, tai nạn Người xưa đã đúc kết qui luật của cuộc đời của đa số người là Sinh-Lão-Bệnh-Tử. Tử là điều xảy ra sau cùng nhưng không phải là điều đáng sợ nhất, điều đáng sợ nhất là Bệnh! Chữ Bệnh ở đây nói đến những bệnh tật và tai nạn nghiêm trọng. Bệnh mà không có tiền để chạy chữa thì đáng sợ hơn nữa. Biết trước qui luật trên thì mỗi người đều phải để dành cho chính mình một khoản tiền để đối phó với Bệnh. Nếu để dành đều đặn thì đến khi Lão cũng đã có một số tiền lớn. Nhưng rất nhiều người chưa kịp để dành xong thì Bệnh đã đến, lúc đó có một số tiền bảo hiểm lớn thì tốt biết mấy! Về bệnh tật và tai nạn thì người làm công đã có bảo hiểm y tế bắt buộc, người làm nghề tự do có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Tuy nhiên bảo hiểm y tế của nhà nước không chi trả đủ cho mọi thiệt hại. Những thiệt hại không được chi trả như giảm sút thu nhập trong và sau khi điều trị thì người bệnh và gia đình vẫn phải tự chịu, chưa kể BHYT không chi trả 100% chi phí điều trị (phần lớn người tham gia BHYT nhà nước chỉ được trả 80% chi phí và mỗi lần không quá 40 tháng lương tối thiểu), hoặc thiệt hại nghiêm trọng hơn là qua đời hoặc mất khả năng lao động do bệnh tật, tai nạn. Để bổ sung cho BHYT nhà nước thì có thể mua thêm: Page 27 of 46
  • 28. • BHYT từ các công ty BH phi nhân thọ như Bảo Việt, để bù đắp phần chi phí điều trị mà BH y tế nhà nước chưa trả hết • bảo hiểm tai nạn và tử vong, bảo hiểm bệnh nghiêm trọng từ các công ty BH nhân thọ, để bù đắp thu nhập bị mất Mất thu nhập Nếu Tử đến sau Lão thì chẳng có gì đáng lo, lúc đó người ta đã làm xong những việc cần thiết nhất của cuộc đời như là mua nhà, nuôi con học thành tài. Đáng lo là những người gặp Tử khi chưa kịp làm xong những việc đó, không thể thanh thản ra đi vì không biết con mình sẽ ra sao. Nên có BH tử vong với số tiền bằng tổng các khoản cần chi trong kế hoạch tài chính cộng với ít nhất 5 năm thu nhập của người được bảo hiểm, nên mua BH tai nạn lớn hơn số tiền BH tử vong (vì tai nạn mà không tử vong thì thiệt hại có thể còn lớn hơn tử vong). Các công ty BH nhân thọ có bán BH tử vong và BH tai nạn dưới dạng sản phẩm bổ trợ với mức phí rất thấp, ví dụ BH tai nạn 100 triệu đồng chỉ cần đóng 200-400 ngàn đồng/năm tuỳ theo nghề nghiệp có nguy cơ thấp hay cao, BH tử vong 100 triệu đồng chỉ cần đóng 250 ngàn đồng/năm trở lên tuỳ theo tuổi. Gọi là sản phẩm bổ trợ là vì không có giá trị hoàn lại và phải mua kèm với một sản phẩm chính có số tiền bảo hiểm ít nhất bằng 20 hay 25% số tiền bảo hiểm của sản phẩm bổ trợ. Ví dụ: để có BH tai nạn 1 tỉ đồng thì mua kèm với sản phẩm chính 250 triệu đồng. Bảo hiểm tốn bao nhiêu? Ví dụ: bạn muốn mua nhà sau 5 năm nữa, với lãi suất tiết kiệm 12%/năm thì bạn đang để dành mỗi tháng 12,25 triệu đồng để có 1 tỉ đồng vào lúc đó. Để bảo vệ kế hoạch đó trước rủi ro mất sớm hay tai nạn thì bạn cần có một số tiền bảo hiểm tử vong 550 triệu đồng và bảo hiểm tai nạn hơn 1,2 tỉ đồng với mức phí khoảng 3,7 triệu đồng/năm, khoảng 2% số tiền bạn tiết kiệm. Chỉ tốn thêm 2% để kế hoạch của bạn chắc chắn hơn trước những rủi ro. Bất kỳ lúc nào trong suốt 5 năm đó, nếu bạn không còn thì số tiền bảo hiểm nhận được đủ cho gia đình bạn có nhà đúng vào năm thứ 5. Nếu bạn đang trả nợ góp thì cũng dùng bảo hiểm để bảo vệ kế hoạch trả nợ của bạn, thêm vài phần trăm để bảo đảm rằng món nợ được trả dù cho có chuyện gì xảy ra; đừng để người thân của bạn rơi vào tình trạng vừa mất đi thân nhân vừa gồng mình trả nợ. Tương tự như vậy, nếu bạn dự định để dành 2,5 tỉ đồng cho con du học sau 15 năm nữa, mỗi tháng bạn để dành 5 triệu đồng. Để chắc chắn có số tiền 2,5 tỉ đồng đó đúng lúc dù cho lúc đó bạn không còn bên cạnh con mình, bạn cần số tiền bảo hiểm tử vong khoảng 470 triệu đồng và bảo hiểm tai nạn hơn 500 triệu đồng với mức phí khoảng 2,1 triệu đồng / năm, khoảng 3,5% số tiền bạn tiết kiệm. Nếu có khả năng thì mua thêm bảo hiểm bệnh nghiêm trọng để bù đắp thiệt hại còn lại sau khi được BH y tế chi trả trong trường hợp mắc những bệnh tốn nhiều tiền. Sau khi đã chọn những thứ bảo hiểm cần có rồi, bước tiếp theo là sắp xếp độ ưu tiên để chọn mua những thứ hợp với ngân sách gia đình, nếu ngân sách cho phép thì mua hết. Page 28 of 46
  • 29. Nhiều người vẫn nghĩ rằng xác suất để rủi ro xảy ra thấp thì không cần bảo hiểm, hoặc không cần số tiền bảo hiểm lớn. Ví dụ: tỉ suất chết ở Việt Nam trong năm 2010 là 6,8‰, và cứ 100.000 dân thì có 29,3 người mắc ung thư gan, tỉ lệ quá nhỏ, có đáng lo không? Theo tôi thì xác suất và thống kê chỉ để tính thiệt hại trên một số đông người, còn đối với một người cụ thể, tôi hoặc bạn, thì chỉ có khả năng nhận 100% thiệt hại hoặc là 0%. Nói cụ thể hơn, việc tôi còn sống mạnh khoẻ nuôi con đến khi chúng học xong chỉ có hai khả năng là có hoặc không. Nếu ngày mai tôi không còn nữa thì các con tôi không có 1 tỉ đồng để ăn học đến khi có nghề để sống, chứ không phải là gia đình tôi mất 6,8‰ của 1 tỉ đồng. Hoặc tuần sau tôi đi khám sức khoẻ có phát hiện ra ung thư gan hay không, câu trả lời chỉ là có hoặc không. Nếu có thì tôi tốn 300 triệu đồng để chữa chứ không phải 300.000.000*29,3/100.000 = 87.900 đồng. Vậy mỗi ngày tôi để ra 10.000 đồng để khi tôi không còn thì các con tôi có 1 tỉ đồng ăn học. Nếu tôi vẫn mạnh khoẻ đến 20 năm sau thì tôi hạnh phúc khi biết rằng 10.000 đồng của tôi đã góp thành hàng tỉ đồng cho những gia đình không may khác. Số tiền mua bảo hiểm có hai tác dụng: bảo vệ tương lai gia đình và giúp đỡ người khác. Người mua bảo hiểm thường xuyên đóng góp cho quĩ từ thiện, không cần đợi đến đợt vận động, không cần xem báo để tìm những hoàn cảnh khó khăn. Lời kết Xin trích lời bài hát Nếu như anh không về để nhắc lại hình ảnh còn lại sau khi một người ra đi. Người rời xa để lại nỗi đau Nếu như anh không về, ngày mai em phải làm sao Nếu như anh không về, đời em mây đen phủ kín Lời bài hát tả hoàn cảnh đầy xúc động của một người sau khi đã mất một người thân yêu. Nhưng nếu ngoài sự mất mát đó, người ở lại còn phải gánh luôn trách nhiệm nuôi dạy con cái, trang trải các khoản nợ để lại nữa thì nỗi đau càng lớn hơn nữa. Bạn có muốn rơi vào hoàn cảnh mình thì nằm bất động, người thân đứng bên cạnh đưa tay nhận những món nợ ân tình từ người khác để lo cho mình? Chắc chắn là không. Bạn có muốn để lại nỗi đau cho người thân yêu của mình không? Chắc chắn là không. Bạn có thể chắc chắn tránh được việc ra đi bất ngờ không? Chưa chắc. Bạn hãy chuẩn bị tốt để có thể sẵn sàng ra đi mà để lại ít đau đớn nhất cho những người thân yêu của mình. Page 29 of 46