SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
Đặt vấn đề
Dị hình hốc mũi là thay đổi về cấu trúc giải phẫu của các thành phần
nằm trong hốc mũi. Những thay đổi này có thể làm ảnh hưởng Ýt hoặc nhiều
đến chức năng sinh lý mòi xoang.
Khi chưa có nội soi, khám thường chỉ có thể phát hiện được những dị
hình của vách ngăn mũi, những dị hình khác của hốc mũi, nhất là dị hình
vùng khe giữa thường bị bá qua.
Khi có thăm khám bằng nội soi thì việc phát hiện các dị hình hốc mũi
trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là dị hình khe giữa. Tuy nhiều trường hợp có thể
xác Gđịnh qua nội soi, nhưng còng có những trường hợp cần phải phối hợp
với chụp CLVT mới chẩn đoán được.
Dị hình cuốn giữa là những biến đổi của cuốn giữa bao gồm các hình
thái như xoang hơi cuốn giữa, cuốn giữa đảo chiều, cuốn giữa hai thùy, cuốn
giữa xẻ đôi. Các dị hình cuốn giữa này thường gây ra những biến đổi về thông
khí trong hốc mũi dẫn đến những rối loạn sinh lý và chức năng mũi xoang,
đặc biệt là rối loạn về ngửi. Những dị hình này còng có thể gây chèn Ðp vào
khe giữa và khe trên làm rối loạn sự vận chuyển niêm dịch trong các xoang
dẫn đến các bệnh lý mòi xoang.
Trong các dị hình cuốn giữa thì xoang hơi cuốn giữa (concha bullosa) là
một dị hình rất hay gặp và gây ảnh hưởng sâu sắc đến con đường vận chuyển
niêm dịch của hệ thống xoang trước. Do quá trình phát triển của các tế bào
sàng, có một tế bào sàng phát triển vào xương cuốn giữa và hình thành nên túi
hơi cuốn giữa. Chính sự hình thành túi hơi này làm cho cuốn giữa to ra làm
tắc nghẽn sự lưu thông của PHLN, có thể gây ra đau đầu, chảy mũi, viêm
xoang hàm, xoang trán, xoang sàng... Nghiên cứu của Võ Thanh Quang trên
1
126 BN bị viêm xoang mạn tính thì xoang hơi cuốn giữa chiếm 15,8%, cuốn
giữa đảo chiều chiếm 3,17% [16], Nguyễn Thị Tuyết dị hình cuốn giữa gặp
18% trong bệnh nhân VĐXMT [21], nhưng theo các tác giả khác thì tỷ lệ này
cao hơn (Bolger gặp 44% [23], Kennedy gặp 51% [21] có DHCG).
Ngày nay nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là dùng nội soi và chụp
CLVT thì việc chẩn đoán một bệnh nhân bị DHCG là không khó, nhưng việc
đánh giá mức độ và sự ảnh hưởng của dị hình với bệnh lý mòi xoang và đưa
ra được hướng xử trí thích hợp trước một bệnh nhân có dị hình cuốn giữa là
rất thực tiễn. Nghiên cứu về DHCG về hình thái lâm sàng qua nội soi và chụp
CLVT, đánh giá vai trò của dị hình này đối với bệnh lý khe giữa vẫn còn Ýt
được đề cập. Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu hình ảnh nội soi, chụp CLVT
của dị hình cuốn mũi giữa để có chỉ định điều trị đúng là điều rất cần thiết.
Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hình thái lâm sàng của
dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mòi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp
vi tính”, với hai mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa qua
nội soi và chụp CLVT.
2. Đối chiếu kết quả nội soi và chụp CLVT, rót ra kinh nghiệm
trong chẩn đoán và điều trị.
2
Chương 1
tổng quan
1.1. vài nét về lịch sử dị hình khe giữa.
Dị hình hốc mòi đã được các thầy thuốc TMH quan tâm tới từ lâu, dị
hình làm cản trở sù lưu thông của không khí bình thường qua mũi. Sự lưu
thông không khí qua mũi kém làm ảnh hưởng tới các xoang và một số cơ
quan khác. Đôi khi nó là nguyên nhân, hoặc yếu tố thuận lợi gây ra bệnh lý
mòi xoang. Chính vì vậy giải quyết dị hình trả lại sự lưu thông cho mòi xoang
sẽ giải quyết các triệu chứng và các bệnh lý gây ra bởi những dị hình này.
1.1.1. Trên thế giới.
Năm 1901, Hirschman lần đầu tiên thăm khám khe giữa bằng ống nội soi
bàng quang Nitze [trích dẫn từ 7]. Những năm sau khe giữa và cuốn giữa
càng biết rõ hơn nhờ những ứng dụng nội soi của các tác giả Buiter 1981
[trích dẫn từ 21], Stemberger 1984, [39,40], Terrier, Friedrich 1984 [28],
Kenndy 1985 [31]. Sù ra đời của chụp CLVT giúp cho việc chẩn đoán dị
hình khe giữa đặc biệt là DHCG rõ ràng hơn.
Phẫu thuật khám nội soi mòi xoang lần đầu tiên xuất hiện ở Châu âu vào
năm 1978 qua báo cáo của tác giả Messerklinger [36] ở Áo và Wigand ở
Đức. Kỹ thuật này phổ biến ở Mỹ vào thập kỷ 80 nhờ công của Kennedy và
các cộng sự.
Năm 1987 Zinreich [41] , Kennedy [31] chỉ ra các dị hình vùng khe giữa
qua nội soi, CLVT và tầm quan trọng của hai kỹ thuật này trong chẩn đoán và
điều trị viêm xoang.
Năm 1991 Bolger và cộng sự đã nhắc đến dị hình khe giữa và vai trò của
chụp CLVT kết hợp với NSMX, Calhoun [27] và Loyd [35,33]đã nghiên cứu
3
cho thấy xoang hơi trong cuốn giữa có liên quan đến các bệnh lý mòi xoang.
Stamberger [40], Hawke (1997) nêu lên mối liên quan giữa dị hình khe giữa
với viêm xoang mạn tính.
Năm 2001 Krzeski, Tomaszewska [32] đã đưa ra hệ thống phân loại vách
mũi xoang gồm 4 vùng, còng trong năm đó Kennedy [31] đã tổng kết các dị
hình hốc mũi trong đó có dị hình cuốn giữa.
1.1.2. Trong nước.
Năm 1997, Nguyễn Tấn Phong đã áp dụng phẫu thuật nội soi mũi-xoang
để điều trị nhức đầu do dị dạng khe mũi giữa, nghiên cứu áp dụng kỹ thuật
nội soi trong chỉnh hình cuốn mũi và trong điều trị viêm xoang hàm [12, 13].
Năm 1997 Nguyễn Tấn Phong đã mô tả rất chi tiết về giải phẫu vùng khe
giữa và các dị hình có thể gặp ở vùng này các phương pháp PTNSMX điều trị các
dị hình khe giữa và dị hình cuốn giữa trong “Phẫu thuật nội soi mòi xoang” [13].
Năm 1997 Nguyễn Thị Ngọc Dung và cộng sự báo cáo kết quả điều trị
viêm xoang hàm tại hội nghị TMH thành phố HCM.
Năm 2005 Nguyễn Tấn Phong đã mô tả rất kỹ hình ảnh của vùng khe
giữa và các hình ảnh dị hình vùng khe giữa trong "Điện quang trong chẩn
đoán TMH" [14].
Năm 1998 Nguyễn Ngọc Minh và cộng sự đã nêu một số nhận xét về
phẫu thuật NSMX tại đại hội TMH lần X vào tháng 5 năm 1999.
Năm 2001, Nguyễn Thị Thanh Bình đã nói về khả năng phát hiện dị
hình vùng khe giữa qua néi soi và chụp CLVT trên bệnh nhân viêm
xoang mạn tính [11].
Năm 2001, Nguyễn Kim Tôn đã mô tả đặc điểm dị hình vách ngăn mũi [19].
Năm 1999 Võ Thanh Quang nêu những thành tựu nhất định trong giải
quyết dị hình cuốn giữa [15].
4
Năm 2004, Võ Thanh Quang nói đến các dị hình vùng khe giữa nói
chung và dị hình cuốn mũi giữa nói riêng trong “Nghiên cứu chẩn đoán và
điều trị viêm đa xoang mạn tính qua phẫu thuật nội soi chức năng mòi-
xoang” [16].
Năm 2007, Nguyễn Thị Tuyết đã nói đến dị hình cuốn giữa trong
“Nghiên cứu dị hình hốc mũi trên bệnh nhân viêm xoang tại bệnh viên tai mũi
họng trung ương từ 5/2006-8/2007” [21].
1.2. giải phẫu sinh lý chức năng hốc mòi.
Mũi nằm ở giữa mặt, dưới sọ não, phía trong của mắt trên miệng. Mũi là
phần đầu của bộ máy hô hấp có nhiệm vụ dẫn khí, sưởi Êm, làm Èm không
khí trước khi vào phổi. Mòi còn là cơ quan khứu giác ngoại biên để ngửi. Mũi
được cấu tạo bởi các xương và sụn được niêm mạc (NM) lót phần mặt trong
và có các lỗ thông với các xoang mặt, còn bên ngoài được phủ bởi da có các
cơ bám da.
Mũi gồm ba phần:
Mũi ngoài còn gọi là tháp mũi, nằm chính giữa mặt.
Mòi trong còn gọi là hốc mũi.
Các hốc phụ của mũi còn gọi là xoang mòi
5
Hình 1.1. Hình thể ngoài mũi [6]
1.2.1 Giải phẫu mũi liên quan cuốn giữa.
1.2.1.1 Hốc mũi.
Nằm trên ổ miệng, dưới nền sọ, trong ổ mắt, trước họng. Hốc mũi thông ra
ngoài qua lỗ mũi trước và mở ra sau vào họng qua lỗ mũi sau.Về cấu tạo mòi
được chia thành hai phần( hốc mũi phải, hốc mũi trái). Các thành của mỗi hốc
mũi gồm (vòm mũi, nền mũi, thành trong, thành ngoài).
Vòm mòi: là một rãnh hẹp cong xuống dưới từ trước ra sau có ba đoạn.
Đoạn trán mũi: được cấu tạo xương mũi và gai mũi của xương trán.
Đoạn sàng: ở ngay dưới mảnh sàng và là phần hẹp nhất của vòm mũi
rộng khoảng 2mm.
Đoạn bướm: ở đoạn sau cùng được tạo bởi mặt trước và mặt sau của thân
xương bướm, có lỗ thông xoang bướm đổ vào hốc mũi. Đoạn bướm là phần
rộng nhất mũi, khoảng 6-7mm.
Nền mòi: dài khoảng 5mm là vòm của miệng, tạo nên bởi 2/3 trước
mảnh khẩu cái.
Thành ngoài: được tạo nên bởi khối bên xương sàng, xương hàm trên,
xương lệ, xương khẩu cái và chân bướm. Thành này có ba cuốn mũi đôi khi
còn có hai cuốn trên cùng là cuốn 4 và cuốn 5 (Zuckerkand). Về mặt cấu tạo
chỉ có xương cuốn dưới là một xương riêng biệt, còn cuốn giữa, cuốn trên
thuộc về xương sàng. Ở giữa ba cuốn và sàn mũi tạo nên ba ngách bao gồm:
[9]
Ngách mũi dưới: ngách mũi dưới là nơi để thực hiện chọc rửa hút
xoang hàm và mở thông sàng hàm trong phẫu thuật Caldwel- Luc hoặc
phẫu thuật Clauer.
Ngách mũi giữa: giới hạn bởi cuốn giữa ở trong và khối bên xương
sàng ở ngoài. Ngách giữa có ba phần lồi lên lần lượt từ trước ra sau là đê mũi,
6
mỏm móc, bóng sàng và giữa chúng là các chỗ lõm, các khe, các phễu
….xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước thông vào đây. Cấu trúc này tạo
nên đơn vị lỗ ngách. Ở nước ta còn gọi là phức hợp lỗ ngách, là vị trí rất quan
trọng đối với cơ chế bệnh viêm xoang cũng như trong phẫu thuật nội soi mòi
xoang.
Ngách mũi trên: Là khe hẹp giữa xoang sàng sau và cuốn trên. Các lỗ
thông xoang sàng sau và xoang bướm đổ vào khe trên. Ở tận cùng phía sau
của ngách mũi trên có lỗ bướm khẩu cái để cho động mạch thần kinh bướm
khẩu cái đi ra.
Hinh 1.2. Thành ngoài mũi [6]
Thành trong (vách ngăn mũi): vách ngăn mũi chia hốc mũi phải và
hốc mũi trái là thành trong của hốc mũi. Được cấu tạo bởi phần chính là
xương lưỡi cày ở phía trước dưới, ở phía trên và sau là mảnh đứng của xương
sàng, phía ngoài là sụn tứ giác. Thành trong thường mỏng và phẳng, tuy nhiên
đôi khi bị ngả về một bên. Thành này mô tả kỹ từ trước ra sau gồm:
Tiểu trụ: tiểu trụ chiều cao giới hạn bởi từ trên của nhân trung tới đỉnh
mũi, tiểu trụ tham gia vào đỉnh mũi và đóng vai trò quan trọng trong việc lưu
thông khí thở của mũi.
7
Vách ngăn màng: nằm giữ tiểu trụ ở phía trước và sụn tứ giác ở phía sau.
Vách sụn: vách sụn cấu tạo bởi sụn tứ giác, đây là một trong ba thành
phần chính cấu tạo nên vách ngăn mũi.
Vách xương: là phần nằm sau vách ngăn sụn có mảnh đứng xương sàng ở
phía trên, xương lá mía ở dưới.
Hình 1.3. Thành trong của mũi (vách ngăn mòi) [6].
1.2.1.2. Cuốn mũi giữa.
Cuốn giữa được cấu tạo bởi cốt xương ở giữa gọi là xương cuốn, bên
ngoài có niêm mạc phủ giống nh niêm mạc hốc mũi và các xoang là niêm
mạc dạng biểu mô trụ có lông chuyển. Cuốn mũi nằm chếch từ trên xuống
dưới từ trước ra sau, phần nhìn thấy trong hốc mũi là bờ tù do của cuốn. Cuốn
mũi giữa nằm cạnh một số cấu trúc quan trọng ở vùng khe giữa (mỏm móc,
bóng sàng, phức hợp lỗ ngách, vách ngăn….). Khác với cuốn mũi dưới là một
xương riêng, cuốn mũi giữa là một phần của xương sàng. Phía trước cuốn mũi
giữa bám vào thành bên của hốc mũi bởi một mảnh xương mỏng, mảnh
8
xương này cùng với phần còn lại của xương cuốn giữa tạo thành một góc hay
còn gọi là gối. Lỗ thông xoang hàm có thể nằm ngay trên cấu trúc này (ngách
trán có thể đổ riêng vào trong hốc mũi).
Xương cuốn giữa dính vào cấu trúc lân cận bởi ba vị trí: 1/3 trước:
xương cuốn mũi giữa dính trực tiếp vào sàn sọ trước. 1/3 giữa: xương cuốn
mũi giữa bám vào thành bên mũi bởi một mảnh xương mỏng nằm trên mặt
phẳng trán gọi là mảnh nền, phần này nằm trong xoang sàng và đây là vách
phân chia sàng trước, sàng sau. 1/3 sau: xương cuốn mũi giữa bám vào thành
xương giấy và thành bên hốc mũi.
Đuôi cuốn giữa là một cấu trúc quan trọng khi tìm lỗ thông xoang bướm
(phía sau trên chỗ bám của xương cuốn giữa), trong lúc thực hiện kỹ thuật nạo
sàng để tránh làm tổn thương mảnh sàng, phẫu thuật viên phải hết sức lưu ý
khi phẫu tích vào chỗ bám xương cuốn giữa.
Cuốn giữa dài trung bình khoảng 40mm, chiều cao trung bình khoảng
14,5mm về phía trước, và 7mm về phía sau [16]. Thông thường cuốn giữa có
chiều cong lồi vào phía trong tạo nên một PHLN đủ rộng. Nhưng nhiều khi
cuốn giữa lại có các hình dạng khác nhau, đó là :
Cuốn giữa đảo chiều: chiều cong của cuốn ngược lại với chiều cong sinh
lý bình thường, tạo thành cuốn giữa cong ngược ra phía ngoài, chèn vào vùng
phức hợp lỗ ngách làm cản trở đường dẫn lưu dịch của xoang và là một yếu tố
thuận lợi dẫn đến viêm xoang. Theo một số tác giả cuốn giữa đảo chiều ở
người bình thường khoảng 12-38% [16].
Xoang hơi cuốn giữa (concha bullosa) là một tế bào khí lớn phát triển
vào trong xương cuốn giữa, hay gặp ở phần đầu cuốn, làm cho đầu cuốn
phình to chèn Ðp vào vùng PHLN, cản trở dẫn lưu của các xoang. Theo thống
kê tỷ lệ concha bullosa ở người bình thường khoảng 15-25%[16].
Cuốn giữa xẻ đôi (ít gặp). Cuốn giữa hai thùy (Ýt gặp).
9
1.2.1.3. Các thành phần liên quan cuốn giữa.
TÕ bào Đê mũi: theo Van Alyea thì tế bào đê mũi là tế bào sàng nằm
trước nhất, Ýt thay đổi hình dáng nhất trong các tế bào sàng, đóng vai trò
quan trọng về bệnh sinh và trong phẫu thuật nội soi điều trị viêm xoang trán.
Tỷ lệ thay đổi theo từng nghiên cứu, nhưng nói chung khá cao Messerklinger
15% [36]., Mosher 40%, Van Aleya 89%, Bolger 98% [23].
Mỏm móc: là một mảnh xương nhỏ hình móc câu xuất phát từ khối bên
xương sàng, dính vào cuốn giữa ở phía trên sau đó vào trong, gồm hai phần
(phần đứng và phần ngang), tận cùng ở sau dưới gắn vào mảnh sàng và cuốn
dưới. Bờ ngoài của mỏm móc dính vào thành bên mũi, bờ trong chạy song
song với bóng sàng. Đầu trên mỏm móc có nhiều kiểu bám: theo Stemberger
nhấn mạnh ba kiểu bám chính (xương giấy, bám vào nền sọ, vào cuốn mũi
giữa). Ngày nay trong thực tế người ta thấy có 6 kiểu bám của mỏm, móc
mỏm móc có thể thiểu sản hoặc không có. Mỏm móc là phần rất quan trọng
trong phẫu thuật NSMX khi mở vào xoang hàm, bóng sàng. Khe bán nguyệt
nằm trực tiếp ngay sau mỏm móc và chính mỏm móc tạo nên giới hạn trước
của phễu sàng. Cắt bá mỏm móc là thì mổ đầu tiên để có lối mở rộng xoang
hàm và mở vào bóng sàng. Mỏm móc có thể có xoang hơi nhưng hiếm gặp.
10
Kiểu 1. Bám vào xương giấy 52%
2. Bám vào thành sau trong Agger
nasi 18,5%
3. Bám vào xương giấy và chỗ tiếp
nối cuốn giữa với mảnh sàng
17,5%
4. Bám vào chỗ tiếp nối cuốn giữa
với mảnh sàng 7%.
5. Bám vào sàn sọ 3,6%
6. Bám vào cuốn giữa 1,4%
Hình 1.4. Mỏm móc và kiểu bám của nó [9]
Bóng sàng: là một trong những tế bào sàng lớn nhất thường hiển diện
trong mê đạo sàng. Nó nằm ở khe giữa ngay sau mỏm móc cách mỏm móc
bằng rãnh bán nguyệt, trước mảnh nền cuốn giữa. Phía trong dưới giới hạn
bởi phễu sàng và rãnh bán nguyệt, phía sau trên bởi các xoang bên [9].
Phễu sàng: là một đường dẫn lưu trên rộng dưới nhỏ dần, đường dẫn
này dẫn lưu các chất tiết từ tế bào sàng trước, xoang hàm, có thể cả xoang
trán vận chuyển vào ngách mũi giữa. Phễu sàng là khoảng không gian nằm
trong vùng sàng trước, giới hạn trong là niêm mạc mỏm móc, ngoài là xương
giấy, trên trước là mỏm trán xương hàm trên, phía ngoài là xương lệ và sau là
thành trước bóng sàng. Phễu sàng rÊt quan trọng trong bệnh sinh của viêm
xoang đặc biệt là phần dưới của phễu sàng có mối liên hệ với lỗ thông xoang
hàm. [9].
Theo Kennedy và Bolger thì lỗ thông xoang hàm nằm ở 1/3 dưới của phễu sàng.
11
Khe bán nguyệt: do Zuckerkand đặt tên vào năm 1880 là khe giới hạn
giữa bờ sau tù do mặt lõm của mỏm móc và mặt trước của lồi bóng sàng. Khe
có hình lưỡi liềm theo mặt phẳng đứng dọc. Về sau này Gruandwald gọi là
khe bán nguyệt dưới, khe thứ hai nằm giữa bóng sàng và cuốn giữa gọi là khe
bán nguyệt trên.[trích dẫn từ 9]
Ngách trán: là vùng trước nhất của xoang sàng trước liên hệ với xoang
trán. Giới hạn là xương giấy ở ngoài, cuốn giữa ở trong, thành sau là tế bào đê
mũi ở phía trước, thành trước bóng sàng ở phía sau.
Phức hợp lỗ ngách: đây không phải là cấu trúc giải phẫu riêng biệt,
thuật ngữ này nói về tập hợp các cấu trúc vùng ngách giữa. (mỏm móc, phễu
sàng, các tế bào sàng trước các lỗ thông của xoang, (sàng trước, hàm, trán).
Nên xem phức hợp lỗ ngách là một đơn vị chức năng hơn là một phức hợp
giải phẫu trong sinh lý bệnh của viêm mũi xoang. Khi có bất kỳ tắc nghẽn nào
ở đây, nhưng cũng sẽ là một tác động lớn phát sinh bệnh ở xoang.
12
1.2.2. Thần kinh mòi, cuốn giữa.
Thần kinh cảm giác liên quan đến ngửi do thần kinh khứu giác thu nhận,
cảm giác chung cho niêm mạc mũi do phần mắt và hàm của thần kinh sè 5 thu
nhận, ngoài ra còn có nhánh từ hạch chân bướm khẩu cái cho tuyến niêm dịch
và kiểm soát hoạt động vận mạch có tính chu kỳ và phản xạ.
Hình 1.5. Hình ảnh thần kinh mòi [6].
1.2.3. Các xoang cạnh mũi.
Ngách mũi giữa có liên quan chặt chẽ đến các xoang sọ mặt về mặt
giải phẫu sinh lý và sinh lý bệnh.
Tên gọi: xoang mặt, xoang mòi, xoang cạnh mũi, các hốc cạnh mũi với
một số dặc điểm chung: là các hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt
bao quanh hốc mũi. Thông ra ngách mũi giữa và ngách mũi trên bởi các lỗ
hẹp gọi là các lỗ thông xoang. Thành xoang được lót bởi niêm mạc hô hấp và
liên tục với NM hô hấp với một cấu tróc chung, gọi chung là niêm mạc mũi
13
xoang. Xoang chứa không khí, thông với hố mũi và có khả năng tự dẫn lưu
làm sạch qua các lỗ thông mũi xoang.
Mỗi bên có bốn xoang:
Xoang trán: nằm trong xương trán.
Xoang sàng: nằm trong khối bên xương sàng, không phải là một xoang
duy nhất mà gồm nhiều xoang nhỏ là một đơn vị cấu tạo nên toàn bộ hệ thống
xoang sàng.
Xoang bướm: mằm trong thân xương bướm.
Xoang hàm: nằm trong xương hàm.
Hình1.6. Các xoang cạnh mũi.[6].
14
1.3. sinh lý chức NĂNG cuốn giữa.
1.3.1. CÊu tạo, sinh lý niêm mạc cuốn giữa.
Niêm mạc mũi là hàng rào cản trở cơ học tư nhiên với các vật lạ xâm
nhập vào mũi. Niêm mạc mũi giữ các vật lạ đưa xuống họng để cuối cùng tiêu
huỷ bởi dịch acid trong dạ dày nhờ hoạt động của hệ thống dịch nhày- lông
chuyển. Niêm mạc mũi- xoang còn tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch
với các dị nguyên và góp phần vào cơ chế điều hoà nhiệt độ của luồng không
khí hít vào [12,16].
Hình 1.7a. Hình cắt đứng ngang qua
lỗ mũi [9].
Hình1.7b. Niêm mạc mũi [9].
1.3.1.1. Biểu mô cuốn mũi.
Lớp biểu mô nằm trên màng đệm và màng đáy. Trong hốc mũi có
nhiều loại biểu mô: trụ có lông chuyển, trụ không có lông chuyển tế bào đài
và tế bào đáy. Đây là kiểu niêm mạc che phủ 2/3 lớp niêm mạc trong mòi.
- Biểu mô lát và chuyển tiếp (trụ giả tầng có vi nhung mao).
- Biểu mô trụ đơn. Có Ýt tế bào đài và tuyến mũi lót bên trong các xoang.
15
1.3.1.2. Các tế bào biểu mô.
Các tế bào biểu mô có chức năng bảo vệ đường hô hấp trên và dưới trực
tiếp nhờ hệ thống dẫn lưu nhày - lông chuyển do hoạt động của tế bào trụ có
và không có lông chuyển. Tỷ lệ tế bào trụ trên tế bào đài khoảng 5/1. Trên tế
bào trụ có lông chuyển có nhiệm vụ cố định tế bào. Nguyên sinh chất của tế
bào này chứa nhiều ty thể để cung cấp năng lượng cho lông chuyển hoạt
động. Kích thước lông chuyển là 0,3àm, đường kính 7-10àm. Mỗi tế bào chứa
khoảng 100 lông chuyển. Một lông chuyển được cấu tạo bởi một vòng nhân,
tạo bởi cặp ống (Doublet microtubulets) xoay quanh hai ống đơn chính giữa,
mỗi cặp ống có hai cặp nhỏ [4].
Tần số quét của lông chuyển là 1000 lần /phút mỗi chu kỳ gồm hai pha:
nhanh về phía trước (pha hiệu quả) và pha quét chậm về phía sau (pha hồi phục).
Hình 1.8. Lớp đệm niêm mạc cuốn giữa [4].
16
1.3.2. Chức năng mòi.
Hốc mũi có hai chức năng cơ bản:
- Chức năng thở, là đường dẫn không khí thở qua mũi vào họng, vào phổi,
bao gồm chức năng (lọc khí, sưởi Êm, bão hoà độ Èm).
- Chức năng ngửi đưa những phân tử mùi đến khe khứu, hành khứu và
các trung tâm của cơ quan khứu giác.
Không khí đi qua cửa mũi trước, qua tiền đình mòi qua phần hốc mũi
trung gian rồi chia thành hai luồng. Luồng thứ nhất quan trọng hơn hướng về
cửa mũi sau, chiếm tầng dưới hốc mũi hay còn gọi tầng hô hấp, tầng này
chiếm toàn bộ phần xoáy của luồng không khí. Luồng thứ hai đi lên đến tầng
trên của hốc mũi hay tầng khứu giác (chức năng chia luồng không khí do
cuốn mũi giữa đảm nhiệm).
Phần lồi của xương cuốn giữa và phần lồi của niêm mạc vách ngăn (củ
vách ngăn) ở đối diện xương cuốn giữa phân chia luồng không khí cho hai
tầng tầng khứu và tầng hô hấp thông với nhau từ trên xuống dưới nhưng lại
khác nhau về hình thái, tính chất niêm mạc sự phân bố mạch máu và sự phân
bố thần kinh đối với chức năng riêng của mũi. [13,12,9].
1.4. sinh bệnh học dị hình cuốn giữa.
1.4.1. Các loại dị hình cuốn giữa:
Dị hình cuốn giữa là những thay đổi về cấi trúc, về giải phẫu và hình
thể cuốn giữa, cấu tạo cuốn. DHCG có thể gây nên những biến đổi vùng khe
giữa làm giảm thông khí và tắc nghẽn PHLN gây ra những bệnh lý liên quan
đến PHLN đặc biệt là ngách trên. DHCG bao gồm: xoang hơi cuốn giữa, cuốn
giữa đảo chiều, cuốn giữa xẻ đôi, cuốn giữa cắt khúc.
17
1.4.2 Sinh bệnh học của dị hình cuốn giữa.
1.4.3. Triệu chứng dị hình cuốn giữa.
DHCG chèn Ðp vào PHLN, và làm giảm lưu thông của mũi có thể gây
ra những triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của dị hình.
Nếu dị hình mức độ nhẹ chưa làm che lấp hốc mũi hoặc không chèn Ðp vào
phức hợp lỗ ngách thì có thể không có triệu chứng gì, nhưng với những dị
hình lớn gây chÌn Ðp vào phức hợp lỗ ngách, thì có thể gây ra các triệu chứng
của một bệnh mũi xoang như sau.
Triệu chứng cơ năng:
Ngạt mòi: ngạt mũi là triệu chứng thường xuyên có trong các trường
hợp DHCG, thường ngạt tăng lên khi nằm, ngạt nhiều hơn ở bên dị hình nào
lớn hơn. Có thể chỉ ngạt một bên khi bệnh nhân bị dị hình một bên.
18
DHCG
Viªm ®a
xoang
Gi¶m CNSL
mòi
Chèn ép
PHLN
Đau
đầu
RLVCND
MX
Thông khí
kém
VH - VFQ
Đau đầu: bệnh nhân thường bị đau đầu cùng bên với bên bị bệnh, đôi
khi có thể đau cả đầu. Giai đoạn đầu có thể đau nhẹ thoáng qua về sau đau âm
ỉ liên tục.
Đôi khi bệnh nhân có thể bị ù tai (ù tiếng trầm) do chảy mũi làm lỗ vòi
nhĩ bị tắc.
Chảy mòi do biến chứng viêm xoang. Có thể chảy cả hai mũi hoặc một
mũi tuỳ theo mũi bị bệnh .
Hắt hơi bệnh nhân có thể hắt hơi thành từng cơn hoặc hắt hơi liên tục.
Có thể có rối loạn về khứu giác như (mất ngửi, hoặc ngửi kém).
Triệu chứng thực thể:
Khám thường: đặt co cuốn mũi bằng Naphazolin 0,05% vào hai hốc
mũi đợi khoảng 10 phót cho cuốn mũi co lại. Soi mũi bằng mở mũi và dùng
đèn Clar soi có thể thấy: cuốn mũi dưới ở phía dưới nhất sát sàn mũi ngăn
cách với sàn mũi bởi khe dưới. Phía trên là cuốn mũi giữa ngăn cách với cuốn
dưới bởi khe giữa. Quan sát cuốn giữa tùy từng trường hợp dị hình mà ta có
thể thấy cuốn mũi giữa quá phát, đầu cuốn giữa tròn, căng. Niêm mạc cuốn
giữa có thể mọng nước, nhạt màu, cuốn giữa đảo chiều (cong ra ngoài). Khe
giữa và khe dưới, bề mặt niêm mạc cuốn có thể có mủ nhày nếu có viêm
xoang kèm theo. Soi cửa mũi sau không phát hiện gì đặc biệt, nếu có viêm
xoang có thể thấy mủ nhầy chẩy ở thành sau họng từ trên xuống.
Khám nội soi: đây là phương pháp thăm khám rất có giá trị trong chẩn
đoán xác định DHCG, có thể phát hiện các tổn thương khác kèm theo như viêm
xoang, dị hình vách ngăn, polip, khối u…Nội soi có thể thấy hình ảnh sau:
Hình ảnh xoang hơi cuốn giữa khi soi thấy cuốn giữa lớn hơn bình thường
đầu cuốn giữa phồng to hình chùy, hình bụng cá vàng… nếu nghi ngờ thì ta
có thể chọc hút thử bằng bơm tiêm có không khí. Cuốn giữa đảo chiều nếu
thấy hình ảnh cuốn giữa cong ngược về phía ngách giữa, đôi khi xoang hơi
19
cuốn giữa và cuốn giữa đảo chiều phối hợp. Nếu thấy cuốn giữa có rãnh xẻ
dọc theo cuốn có thể một phần hoặc toàn bộ cuốn thì đó là hình ảnh cuốn giữa
xẻ đôi. Khi thấy cuốn bị cắt đôi chia làm hai phần trên dưới thì đó là hình ảnh
cuốn giữa cắt khúc.
Hình 1.9. Cách khám nội soi theo Stemmberger [9]
Triệu chứng cận lâm sàng:
Trên phim chụp CLVT hình ảnh dị hình cuốn giữa được xác định chính
xác hơn đặc biệt là xoang hơi cuốn giữa. Xác định dị hình cuốn giữa trên
phim chup CLVT như sau: hình ảnh bình thường cuốn giữa trên phim coronal
là vệt trắng sát với vách ngăn chạy từ trên xuống dưới chếch ra ngoài song
song với vách ngăn là cuốn giữa. Nếu trên phim chụp CLVT thấy hình ảnh tế
bào khí phía trong bóng sàng sát với vách ngăn là xoang hơi cuốn giữa, nếu
thấy vệt sáng chạy chếch từ trên xuống cong ra ngoài chèn vào ngách giữa là
20
cuốn giữa đảo chiều, còn hình ảnh cuốn giữa hai thùy và cuốn giữa xẻ đôi rất
khó xác định trên phim chụp CLVT.
1.4.4. Chẩn đoán xác định.
Dựa vào tiêu chuẩn sau:
- Khám thường thấy có dị hình ở dị hình cuốn giữa lớn (như xoang hơi
cuốn giữa, cuốn giữa xẻ đôi).
- Khám mòi bằng nội soi thấy có dị hình: khám nội soi là phương pháp
chẩn đoán dị hình cuốn giữa rất có giá trị. Dị hình được chẩn đoán theo
mục 1.4.3.
- Chụp CLVT có dị hình: chẩn đoán theo mục 1.4.3.
- Xác định dị hình qua phẫu thuật (dị hình cuốn giữa bị che lấp bởi các
triệu chứng khác của mũi xoang như viêm xoang polip mòi, DHCG chỉ
được phát hiện trong khi mổ với những dị hình mà cả nội soi và chụp CT
không phát hiện được như cuốn giữa hai thùy hoặc cuốn giữa xẻ đôi).
1.4.5. Hình ảnh nội soi của cuốn giữa bình thường.
Hình ảnh cuốn giữa qua nội soi là phương tiện chẩn đoán hết sức cần
thiết chỉ tiến hành nội soi chẩn đoán khi đã khám kỹ càng lâm sàng.
Khi quan sát khe giữa mũi bình thường:
Hình 1.10. Hình ảnh nội soi cuốn mũi bình thường [9].
21
(1) thành ngoài hốc mũi (2) mỏm móc, (3) cuốn giữa, (4) vách ngăn [9].
1.4.6. Hình ảnh CT.Scan cuốn giữa bình thường.
Hình 1.11. Trên phim Coronal [17] cuốn mũi giữa không có xoang hơi.
1.4.7. Hình ảnh DHCG dưới nội soi.
Hình 1.12. Cuốn giữa cắt khóc
bên phải [16]
Hình 1.13. Xoang hơi cuốn giữa
mũi trái, tế bào đê mũi quá phát [16]
22
Cuốn giữa xẻ đôi một phần [24] Cuốn giữa xẻ đôi toàn bộ cuốn, bóng
khí cuốn giữa, lỗ thủng bóng khí [24]
Hình 1.14. Hình ảnh cuốn giữa xẻ đôi.
Một số dị hình Ýt gặp khác
Xoang hơi cuốn giữa + cuốn giữa
đảo chiều phải [24]
Cuốn giữa đảo chiều hình chữ L
[24]
23
Hình 1.15. Hình ảnh một số dị hình cuốn giữa khác.
24
1.4.8. Hình ảnh của dị hình cuốn giữa trên phim chụp CLVT.
Hình 1.16. Hình ảnh xoang hơi cuốn giữa trái, [9]
Hình 1.17a. Cuốn giữa đảo chiều
hai bên trái [9]
Hình 1.17b. Xoang hơi cuốn
giữa hai bên [9]
25
1.4.9. Chẩn đoán phân biệt dị hình khe giữa với các bệnh lý khác.
- Cuốn giữa thoái hoá: dÔ nhầm với xoang hơi cuốn giữa, chỉ khác niêm
mạc cuốn giữa thường nhợt nhạt, thoái hoá đôi khi có thể hình thành polyp.
- Các khối u hốc mũi: với các khối u lành tính vùng khe giữa như
papilome, polyp ở vùng khe giữa rất rễ nhầm với cuốn giữa nếu nghi ngờ có
thể dùng kim chọc thăm dò vào cuốn giữa không thấy có khí.
- Phân biệt với mỏm móc quá phát, xoang hơi mỏm móc, quá phát
bóng sàng.
26
Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Gồm 37 bệnh nhân được chẩn đoán có dị hình cuốn giữa, có thể dị hình
đơn thuần hoặc kết hợp với tổn thương khác, được khám và chẩn đoán tại bệnh
viện tai mòi họng trung ương từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.
- Bệnh nhân thu thập một cách ngẫu nhiên không phân biệt tuổi, giới,
nghề nghiệp.
- Bệnh nhân phải được khám nội soi, chụp ảnh.
- Được chụp CLVT đúng tiêu chuẩn.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.
− Không được khám nội soi, chụp ảnh.
− Phim chụp CLVT không đúng tiêu chuẩn.
− Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. phương pháp nghiên cứu.
− Áp dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả từng ca.
− Thời gian nhiên cứu: từ tháng 9/2007 đến tháng 10/2008.
− Số lượng bệnh nhân nghiên cứu N= 37 bệnh nhân, tất cả đều là
bệnh nhân tiến cứu.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.
Khám lâm sàng và nội soi hốc mòi.
Chụp CLVT mòi xoang.
27
Khi đã chẩn đoán xác định là DHCG thì tiến hành làm bệnh án đầy đủ
theo bệnh án mẫu.
Nhập số liệu và xử lý số liệu.
Đưa ra bàn luận và kết luận.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu.
Bộ dụng cụ khám nội soi gồm:
Dây sáng, màn hình, nguồn sáng, optic 0°, 30°,45° loại 4mm và 2,7mm.
Bộ mổ nội soi Karl Stortz và dụng cụ phẫu thuật NSMX Karl Stortz
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu.
Thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán xác định và chỉ định
sau đó tiến hành phẫu thuật và theo dõi sau phẫu thuật.
Thăm khám lâm sàng.
Hỏi bệnh: khai thác tìm hiểu bệnh sử, thời gian mắc bệnh, nguyên nhân
đi khám bệnh, tiền sử bệnh, tiền sử điều trị (nội khoa, ngoại khoa). Các triệu
chứng của xoang hơi cuốn giữa.
28
Khai thác chi tiết triệu chứng cơ năng:
+ Ngạt mũi:
Ngạt tắc mũi một bên hay cả hai bên?
Ngạt từng lúc hay liên tục?
Ngạt có liên quan đến thời tiết hay không?
Thời gian ngạt trong ngày?
+ Đau đầu:
Tìm hiểu tính chất của đau đầu?
Mức độ đau?
Theo chúng tôi thì mức độ đau được chia ra là
(đau Ýt, đau nhiều, rất đau) với tiêu chuẩn sau:
Đau Ýt: đau bệnh nhân chịu được, không dùng thuốc cung tự
hết.
Đau nhiều: đau bệnh nhân phải dùng thuốc thì mới hết đau.
Rất đau: bệnh nhân rất đau dùng thuốc cũng không hết đau
Đau từng lúc hay liên tục?
Vị trí đau của đầu?
Đau tăng lên hay giảm đi ?
+ Ngửi kém
Thời gian xuất hiện ?
Mức độ kém ngửi? từng lúc hay liên tục?
Có liên quan đến triệu chứng khác?
+ Chảy mũi?
+ Hắt hơi?
Khám thực thể: khám bằng nội soi
Khám thực thể đánh giá cuốn mũi mô tả hình thể ngoài của cuốn giữa.
29
Các triệu chứng thực thể khác kèm theo nếu có (dịch nhầy mũi, polip, …)
Đánh giá hình dạng và tư thế cuốn giữa. Đánh giá ảnh hưởng đến phức hợp
lỗ ngách. Xác dịnh hình ảnh dị hình cuốn giữa dựa vào: khám nội soi trong
mục 1.4.6
Triệu chứng cận lâm sàng:
Chụp CLVT là phương pháp rất cần thiết trong chẩn đoán DHCG đặc
biệt là xoang hơi cuốn giữa, đánh giá được ảnh hưởng của dị hình đến các bệnh
lý mòi xoang khác. Chụp CLVT đôi khi còn phát hiện những DHCG nhá là
nguyên nhân thực sự gây đau xoang mà không gây những triệu chứng ở mũi
khác.
Quy trình chụp CLVT mòi xoang như sau:
* Với phim coronal gồm có 4 bước:
- Tư thế chụp: vuông góc với đường ống tai ổ mắt.
- Mở cửa sổ xương và cửa sổ phần mềm phù hợp với mục đích chụp.
- Khoảng cách giữa mỗi lát cắt 3 - 4mm, chụp khoảng 24 - 30 lát cắt từ bờ
trước xoang trán đến bờ sau xoang bướm.
- Cách đọc: lấy chân bám mỏm móc làm chìa khoá, khi chân bám mỏm
móc bám vào nền sọ thì các xoang phía ngoài là xoang sàng trước, khi chân bám
vào xương giấy thì phía trên của nó là các xoang sàng sau.
* Với phim Axial:
- Phim chụp các lát cắt song song với đường ống tai ổ mắt.
- Mở cửa sổ xương và cửa sổ phần mềm như phim coronal.
- Giới hạn chụp phim ở trên đỉnh của xoang trán, dưới là đến mào huyệt răng.
- Cách đọc chia làm 3 tầng xoang: tầng trên cùng là xoang trán, tầng giữa
là tầng sàng, tầng dưới là tầng xoang hàm. Từ cách chia đó ta có thể phát hiện
một cách dễ dàng các bệnh lý ở các tầng xoang khác nhau.
30
Xác dịnh hình ảnh dị hình cuốn giữa theo: triệu chứng cận lâm sàng trong
mục 1.4.3.
Chẩn đoán xác định.
Dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán ở mục 1.4.4.
2.2.4. Xử lý số liệu: theo yêu cầu nghiên cứu gồm.
- Hành chính: tuổi, giới.
- Triệu chứng cơ năng:
+ Nhức đầu, ngạt mũi, chảy mũi, kém ngửi…
+ Lập bảng đánh giá.
- Triệu chứng nội soi.
+ Các số liệu qua nội soi.
+ Lập bảng đánh giá tỷ lệ hình thái cuốn giữa qua nội soi và
những hình thái thực thể của cuốn và những biến dạng do nó
gây ra ở vùng khe giữa.
+ Các loại dị hình qua nội soi.
+ Lập bảng tỷ lệ % của các hình thái dị hình trên.
- Các dị hình trên phim chụp CLVT.
+ Đảo chiều.
+ Xoang hơi (vị trí, kích thước, %).
+ Các dị hình khác.
+ Sự phối hợp DHCG với viêm xoang.
- Xử lý kết quả so sánh nội soi và chụp CLVT đánh giá hiệu quả từng
phương pháp.
+ Nhức đầu.
+ Chức năng thông khí.
+ Vận chuyển dịch.
+ Mức độ thông thoáng của PHLN.
31
- Nhập và xử lý số liệu trên trương trình EPSS 13.0.
- Bàn luận và đưa ra nhận xét.
Chương 3
Kết quả nghiên cứu
3.1. đặc điểm chung.
3.1.1. Tuổi và giới.
Qua nghiên cứu 37 bệnh được phân chia thành 6 nhóm tuổi sau.
Bảng 3.1. Sự phân bố tuổi và giới.
Tuổi
Giới
14 – 15 15 - 25 26 - 35 36 - 45 46 - 60 60 - 78
Nam 0 4 2 4 0 1
Nữ 1 4 4 5 10 2
N
%
1
2,7
8
21,6
6
16,2
9
24,3
10
27
3
8,2
Nhận xét: từ bảng trên ta thấy tỷ lệ gặp ở nữ 26/37 (70,3%) nhiều hơn
nam 11/37 (29,7%), có thể ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong nghiên cứu của
chúng tôi nhóm nam gặp nhiều ở tuổi 36 - 45 là 4/11 trường hợp, nữ gặp
nhiều ở tuổi 46 - 60 có 11/26 trường hợp .
32
33
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo số bên mũi bị bệnh.
Bảng 3.2. Bảng phân bố mũi bị bệnh.
BN
Mũi bị bệnh
n = 37 100%
Một bên 16 43,2
Hai bên 21 56,8
N 37 100
Nhận xét: bảng trên cho thấy trong hai nhóm bệnh một bên và hai bên
mũi thì nhóm bệnh hai bên mòi chiếm 56,8% tỷ lệ cao hơn so với một bên
mòi là 43.2%.
3.2. đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.
3.2.1. Đặc điểm, vị trí, tính chất các triệu trứng cơ năng.
Triệu chứng cơ năng thường gặp trong DHCG nh ngạt mũi, chảy mũi,
đau đầu, mất ngửi hoặc kém ngửi. Bảng sau đây phân tích từng triệu chứng.
Bảng 3.3. Tỷ lệ các triệu trứng cơ năng.
Tính chất
Triệuchứng
Có %
Đau đầu
31
83,8
Ngạt mòi
30
81,1
Chảy mòi
37
100
Mất ngửi, kém ngửi
17
54,1
Hắt hơi 25 67,6
34
Nhận xét: bảng trên cho thấy các triệu chứng chảy mũi, ngạt mũi, đau
đầu thường xuất hiện hơn cả. Trong đó chảy mũi gặp 37/37 trường hợp chiếm
100%, đau đầu gặp 31/37 trường hợp chiếm tỉ lệ 83,8%, ngạt mũi gặp 30/37
trường hợp chiếm tỉ lệ 81,1%, hắt hơi gặp 25/37 trường hợp chiếm tỷ lệ
67,6%, mất ngửi, kém ngửi gặp 17/37 trường hợp chiếm tỷ lệ 54,1%.
3.2.1.1 Đau đầu.
Bệnh nhân có thể đau đầu từng lúc, đau đầu liên tục, triệu chứng đau đầu
có thể là tiền triệu hoặc xuất hiện sau các triệu chứng khác.
Bảng 3.4. Triệu chứng đau đầu.
T/c
Vị trí
Đau từng lóc Đau liên tục Không đau
1 bên 6 6 4
2 bên 9 10 2
N 15 16 6
Nhận xét: bảng trên cho ta thấy nhóm một bên đau từng lúc gặp 6
trường hợp chiếm 16,2%, đau liên tục gặp 6/37 trường hợp chiếm tỷ lệ
16,2%, không đau gặp 4/37 trường hợp chiếm tỷ lệ 10,8%. Nhóm hai bên đau
từng lúc gặp 9/37 trường hợp chiếm 24,3%, đau liên tục gặp 10/37 trường
hợp chiếm 27,1%, không đau gặp 2/37 trường hợp chiếm 5,4%. Nh vậy giữa
nhóm bị bệnh một bên và hai bên mức độ đau đầu có khác nhau, đau đầu gặp
nhiều ở nhóm hai bên hơn nhóm một bên, nhưng không đau thì ngược lại
nhóm một bên lại gặp nhiều hơn. Theo suy nghĩ của chúng tôi có thể bệnh
nhân bị bệnh hai bên thì bệnh nhân thiếu oxi nhiều làm mức độ đau đầu của
bệnh nhân nhiều hơn, còn nhóm bị bệnh một bên thì có khả năng thở bù trừ
bằng mòi kia nên bệnh nhân không bị thiếu oxi. Sự khác biệt về tính chất đau
35
đầu của hai nhóm bệnh là không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Kết quả
này có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn.
3.2.1.2. Ngạt mũi.
Triệu chứng ngạt tắc mũi được chia thành ngạt từng lúc, ngạt liên tục,
không ngạt, được trình bày ở bảng sau.
Bảng 3.5. Triệu chứng ngạt mũi.
T/c
Vị trí
Ngạt từng lóc Ngạt liên tục Không ngạt N
1 bên 9 4 3 16
2 bên 3 14 4 21
N 12 18 7 37
Nhận xét: hầu hết bệnh nhân ngạt hai bên gặp 21/37 trường hợp chiếm
56,8%, thường gặp ngạt liên tục nhiều hơn chiếm tỷ lệ 48,7%, ngạt từng lúc
chiếm 32,4%, không ngạt chiếm 18,9%. Nh vậy sự khác biệt về tính chất ngạt
trên hai nhóm bệnh mét bên và hai bên là có ý nghĩa thống kê với p <
0,05. Ở nhóm ngạt hai bên thì mức độ ngạt liên tục là cao hơn.
3.2.1.3. Chảy mũi.
Chảy mũi là triệu chứng thường xuyên gặp trong bệnh lý mòi xoang nói
chung, còng nh trong dị hình cuốn mũi nói riêng. Đây là triệu chứng khiến
bệnh nhân tìm đến với thầy thuốc tai mũi họng. Triệu chứng chảy mũi được
chúng tôi chia thành chảy dịch trong, dịch nhày, dịch mủ, dịch nhày mủ và
không chảy mũi, biểu hiện ở bảng sau.
36
Bảng 3.6. Triệu chứng chảy mũi.
T/c
Vị trí Dịch trong Dịch nhày Mủ Nhày mủ N
1 bên
6 6 1
3 16
2 bên
1 9 0
11 21
N
%
7
18,9
15
40,5
1
2,8
14
37,8
37
Nhận xét: số liệu bảng 3.6 cho thấy triệu chứng chảy mũi diễn biến
song song với triệu chứng ngạt mũi. Chảy mũi nhóm mét bên gặp 16/37
chiếm tỷ lệ 56,8%, nhóm hai bên gặp 21/37 chiếm tỷ lệ 43,2%. Trong đó chảy
dịch trong chiếm 18,9%, chảy dịch nhầy chiếm 40,5%, chảy mủ 2,8%, chảy
nhày mủ 37,8%. Nh vậy đa số trường hợp là chảy dịch nhày và dịch nhày mủ
chiếm 78,3%. Sự khác biệt về tính chất chảy dịch là có ý nghĩa thống kê với p <
0.05 ở hai nhóm bệnh một bên và hai bên.
3.2.1.4. Kém ngửi, mất ngửi.
KÐm ngửi là triệu trứng thường gặp trong bệnh lý DHCG nhưng sự xuất
hiện của nó so víi các triệu chứng khác là Ýt gặp hơn. Kém ngửi thường đi
kèm với ngạt mũi và chảy mũi, đặc biệt là trong các đợt viêm mũi xoang cấp.
Tỷ lệ gặp bệnh nhân có triệu chứng về ngửi biểu hiện ở bảng sau:
37
Bảng 3.7. Triệu chứng kém ngửi.
T/c
Vị trí
Kém ngửi Mất ngửi
Ngửi bình
thường
N
Một bên 2 2 12 16
Hai bên 9 4 8 21
N 11 6 20 37
Nhận xét: bảng trên ta thấy ở nhóm bệnh một bên kém ngửi có 2/11
trường hợp, mất ngửi gặp 2/6 trường hợp. Còn ở nhóm bệnh hai bên đa số
kém ngửi gặp 9/11 trường hợp, mất ngửi có 4/6 trường hợp. Tuy nhiên sự
khác biệt mức độ ngửi của hai nhóm bệnh một bên và hai bên là không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.2.1.5. Hắt hơi.
Hắt hơi là triệu chứng gặp hầu hết trong các bệnh lý về mũi xoang, bệnh
nhân có thể hắt hơi từng lúc, hắt hơi liên tục.
Bảng 3.8. Triệu chứng hắt hơi.
Hắt hơi Số BN %
Không hắt hơi 12 32,4
Hắt hơi từng lúc 25 67,6
Nhận xét: bảng trên cho thấy tỷ lệ không hắt hơi là 32,4%, hắt hơi
từng lúc là 25/37 (chiếm 67,6%) chiếm đa số trong các trường hợp có bệnh
lý về DHCG.
38
3.2.2. Các hình thái dị hình cuốn giữa.
3.2.2.1. Xoang hơi cuốn giữa.
Xoang hơi là dị hình gặp nhiều nhất chiếm hơn 78% trong tổng số dị hình
cuốn giữa. Xoang hơi có thể được phát hiện trên nội soi và CLVT nhưng khả
năng phát hiện được xoang hơi ở hai phương pháp là khác nhau.
Bảng 3.9. Phân bố dị hình xoang hơi trên chụp CLVT và nội soi.
XH
Vị trí
Có XH Không XH
n % n %
CLVT 29 78,4 8 21,6
NS 24 64,9 13 35,1
Nhận xét: tỷ lệ phát hiện XHCG trên CLVT 29/37 chiếm 78,4%, không
có xoang hơi 21,6%, nội soi phát hiện được 24/37 chiếm 64,9%, không có
xoang hơi là 35,1%. Nh vậy chúng tôi thấy rằng khả năng phát hiện xoang hơi
cuốn giữa của CLVT cao hơn so với nội soi.
- Phân bố và kích thước xoang hơi trên nội soi.
Phương pháp khám nội soi hốc mũi bằng ánh sáng lạnh với các ống soi
cứng có các góc nhìn 00
, 300
, 700
cho phép quan sát một cách chi tiết hình ảnh
hốc mũi nói chung và hình ảnh cuốn mũi giữa nói riêng. Khi quan sát ta có
thể thấy hình ảnh xoang hơi cuốn giữa một cách dễ dàng ở các mức độ khác
nhau, được trình bày ở bảng dưới đây.
39
Bảng 3.10. Phân bè và kích thước xoang hơi.
XH
Vị trí
Nhá
(chiếm 1/3 CG)
Lớn
(chiếm 2/3 CG) N
n % n %
Một
bên
Mũi trái 3 27,3 7 53,8 10
Mũi phải 2 18,2 3 23,1 5
Hai bên 6 54,5 3 23,1 9
N 11 45,8 13 54,2 24
Nhận xét: bảng trên cho ta thấy hình ảnh nội soi xoang hơi nhỏ ở một
bên là 5/15 chiếm 33,3%, xoang hơi lớn ở nhóm một bên là 10/15 chiếm tỷ lệ
là 66,7%. Ở hai bên xoang hơi nhỏ là 6/9 trường hợp chiếm tỷ lệ là 66,7%,
xoang hơi lớn là 3/9 trường hợp chiếm tỷ lệ 33,3%. Tỷ lệ trên cho ta thấy
khác biệt về hình thái xoang hơi giữa hai nhóm bệnh một bên và hai bên là
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Hình thái xoang hơi qua nội soi.
Về hình thái xoang hơi chúng tôi gặp trong nghiên cứu này đa phần là
hình dạng bông cá vàng, hình chùy, một số Ýt gặp ở hình dạng khác.
40
Hình 3.1. Hình ảnh xoang hơi cuốn giữa.
Lã Thị Việt Th 50T STT 10 Nguyễn Trung Th 35T STT 19
Xoang hơi trái to hình bụng cá
vàng che lấp toàn bộ khe giữa,
nhiều dịch nhầy khe giữa (T).
Xoang hơi cuốn giữa phải lớn hình
chùy che lấp toàn bộ khe giữa.
Bảng 3.11. Hình thái xoang hơi.
HD X-H
X-H
Bụng cá vàng Chùy Hình khác
Lớn 7 5 4
Nhá 2 12 3
N
%
9
27,2
17
51,5
7
21,3
Nhận xét: bảng trên cho ta thấy loại nhá gặp 17/33 trường hợp: hình
chuỳ chiếm đa số 12/17 trường hợp chiếm 70,5%, hình bụng cá vàng gặp 2/17
trường hợp chiếm 11,9%, hình dạng khác gặp 17,6%. Nhóm lớn gặp 16/33
41
trường hợp: hình bụng cá vàng gặp 7/16 trường hợp chiếm 43,8%, hình chuỳ
5/16 trường hợp chiếm 31,3%, hình dạng khác gặp 4/16 trường hợp chiếm tỷ
lệ 24,9%. Nh vậy với hình dạng bụng cá vàng gặp trên nội soi thì chủ yếu là
loại lớn, hình chùy chủ yếu là xoang hơi nhá, tuy nhiên sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Hình ảnh xoang hơi trên phim chụp CLVT.
Xoang hơi cuốn giữa là tế bào sàng phát triển vào trong cuốn giữa có lỗ
thông với các xoang sàng khác, nên xoang hơi có thể bị nhiễm trùng hoặc
không nhiễm trùng. Nhưng theo nghiên cứu của chúng tôi thì xoang hơi rất Ýt
bị nhiễm trùng cho dù bệnh nhân có bị viêm đa xoang rất nặng.
Hình 3.2. Hình ảnh xoang hơi trên phim CLVT.
Nguyễn Thị Lan Ph. 46T STT 17
Xoang hơi cuốn giữa bên trái lớn, lòng xoang sạch
phức hợp lỗ ngách hai bên bị tắc nghẽn.
- Tính chất của xoang hơi được trình bày ở bảng sau.
42
Bảng 3.12. Hình ảnh xoang hơi trên chụp CLVT.
T/c
Vị tri
Không nhiễm trùng Nhiễm trùng
XH một phần 20 4
XH toàn bộ 17 2
N
%
37
86
6
14
Nhận xét: theo bảng trên chúng tôi thấy: xoang hơi không nhiễm trùng
gặp 37 trường hợp chiếm tỷ lệ 86%, xoang hơi nhiễm trùng gặp 6 trường hợp
chiếm tỷ lệ 14%. Xoang hơi một phần nhiễm trùng 20/37 trương hợp cao hơn
so với xoang hơi toàn bộ nhiễm trùng 17/37 trường hợp. Tuy nhiên sự khác
biệt hình thái nhiễm trùng hay không nhiễm trùng ở hai nhóm bệnh xoang hơi
một phần và xoang hơi toàn bộ là không có sự khác biệt với p > 0,05.
- Kích thước xoang hơi cuốn giữa.
Qua nội soi và phim chụp cắt lớp chúng tôi thấy rằng: nếu nội soi chẩn
đoán xoang hơi nhỏ thì trên phim chụp CLVT đo được kích thước thường
nhỏ hơn 1,5 mm, nếu nội soi chẩn đoán xoang hơi lớn trên phim chụp CLVT
kích thước xoang hơi lớn hơn 1,5 mm. Như vậy dựa vào kết quả đó chúng
tôi chia xoang hơi thành hai nhóm kích thước, nhóm xoang hơi nhỏ có kích
thước ≤ 1,5 mm, nhóm xoang hơi lớn có kích thước > 1,5 mm.
- Kích thước xoang hơi và viêm xoang trên phim chụp CLVT.
43
Bảng 3.13. Kích thước xoang hơi và viêm xoang trên phim chụp CLVT
VX
XH
Có viêm xoang Không viêm xoang
Kích thước trái
≤ 1,5
9 2
> 1,5 8 1
Kích thước phải
≤ 1,5
9 1
> 1,5 11 2
Nhận xét: xoang hơi trái có kích thước ≤ 1,5mm gặp 9/11 trường hợp
có viêm xoang, không viêm xoang 2/11 trường hợp. Xoang hơi trái có kích
thước > 1,5 mm có 8/9 trường hợp viêm xoang, không viêm xoang gặp 1/9
trường hợp. Với xoang hơi phải có kích thước ≤ 1,5mm gặp 10/43 trường
hợp, trong đó 9/10 trường hợp có viêm xoang, không có viêm xoang 1/10
trường hợp. Xoang hơi phải có kích thước > 1,5 mm gặp 11/13 trường hợp có
viêm xoang, không viêm xoang 2/13 trường hợp. Chúng tôi thấy rằng: tỷ lệ
viêm xoang có xoang hơi là rất cao, nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi
không thấy có sự liên quan giữa kích thước xoang hơi và viêm xoang.
- KÝch thước xoang hơi trên phim chụp CLVT và đau đầu.
Xác định dưới nội soi kích thước của xoang hơi được xác định và đánh
giá một cách tương đối, qua đó chúng tôi đánh giá mức độ đau đầu liên quan
đến kích thước xoang hơi.
44
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kích thước kích thước xoang hơi và đau
đầu.
T/c
K/T
Ýt Nhiều Rất đau
Nhỏ 9 2 2
Lớn 11 3 0
N 20 5 2
Nhận xét: chỉ có 27/37 bệnh nhân có triệu chứng đau đầu, trong đó đau
Ýt có 20 bệnh nhân ( loại nhỏ gặp 9/20 trường hợp chiếm 45%, loại lớn 11/20
trường hợp chiếm 55%), đau nhiều có 5 bệnh nhân (loại nhá 2 trường hợp
chiếm 40%, loại lớn 3 chiếm 60%), gặp 2 trường hợp bệnh nhân loại nhỏ rất
đau. Sự khác biệt về mức độ đau phụ thuộc và kích thước xoang hơi (xoang
hơi lớn, xoang hơi nhá) là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Theo
chúng tôi thì với xoang hơi lớn mức độ đau đầu cũng lớn hơn, nhng có lẽ do
số mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ n = 37 bệnh nhân nên không đánh
giá hết được ảnh hưởng của kích thước xoang hơi đến mức độ đau đầu.
3.2.2.2. Cuốn giữa đảo chiều.
Cuốn giữa đảo chiều là dị hình thường gặp sau xoang hơi chiếm hơn
32% trong tổng sè DHCG và cũng được coi là một trong những nguyên nhân
gây bít tắc phức hợp lỗ ngách dẫn đến viêm xoang.
45
Hình 3.3. Hình ảnh cuốn giữa trái đảo chiều và bít tắc toàn bộ phức
hợp lỗ ngách trái.
Kiều Thị M 39T STT 7
Bảng 3.15. Phát hiện cuốn giữa đảo chiều trên phim chụp CLVT và NS.
ĐC
Phương pháp
1 bên 2 bên
n % n %
CLVT 5 13,5 7 18,9
NS 5 13,5 7 18,9
Nhận xét: theo số liệu bảng trên ta thấy khả năng phát hiện cuốn giữa
đảo chiều trên nội soi và chụp CLVT là nh nhau đều phát hiện 12/37 bệnh
nhân chiếm tỷ lệ 32,4% trong đó 13,5% là cuốn giữa đảo chiều một bên,
18,9% là cuốn giữa đảo chiều hai bên.
46
3.2.2.3 Cuốn giữa xẻ đôi.
Cuốn giữa xẻ đôi là dị hình rất hiếm gặp trong DHCG, thường chỉ phát
hiện dưới nội soi, còn chụp CLVT khó phát hiện được.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì không gặp trường hợp nào phát hiện
cuốn giữa xẻ đôi trên cả nội soi và trên chụp CLVT.
3.2.2.4. Cuốn giữa cắt khóc.
Trong nghiên cứu của của chúng tôi thì cuốn giữa cắt khúc chỉ gặp 1
trường hợp qua nội soi, còn trên phim chụp CLVT không phát hiện được
trường hợp này.
Hình 3.4. Hình ảnh cuốn giữa trái cắt khóc, mào vách ngăn mũi trái.
Nguyễn Trần Ng 17T STT 12
3.2.3. Liên quan dị hình cuốn giữa với đau đầu mạn tính.
Đau đầu thường đem lại cho bệnh nhân rất nhiều khó chịu, đôi khi bệnh
nhân và các thầy thuốc nội khoa không nghĩ đến đau đầu do dị hình vùng khe
giữa hoặc cuốn giữa nên rất hay bỏ sót.
47
Bảng 3.16. Liên quan dị hình cuốn giữa và đau đầu mạn tính.
DH
Mức độ đau
Xoang hơi Đảo chiều
n % n %
Đau nhẹ 20 74,1 8 80
Đau nhiều 5 18,5 1 10
Rất đau 2 7,4 1 10
Nhận xét: sè liệu cho thấy đa số bệnh nhân đau đầu mạn tính và ở mức
độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao, xoang hơi 74,1%, đảo chiều 80%. Đau nhiều: xoang
hơi chiếm tỷ lệ 18,5%, đảo chiều 10%. RÊt đau: xoang hơi chiếm tỷ lệ 7,4%,
đảo chiều 10%. Tuy vậy sự khác biệt về mức độ đau (đau nhẹ, đau nhiều,
rất đau) ở các hình thái dị hình cuốn giữa là không có ý nghĩa thống kê
với p > 0,05, có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn.
3.2.4. Liên quan dị hình cuốn giữa với viêm xoang.
3.2.4.1. Đối chiếu DHCG với viêm xoang hàm cùng bên.
Dị hình cuốn giữa liên quan trực tiếp đến ngách giữa, chèn Ðp vào
phức hợp lỗ ngách làm tắc các lõ thông xoang gây nên viêm xoang, đặc biệt
là viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán.
48
Bảng 3.17. Đối chiếu DHCG với viêm xoang hàm cùng bên
DH
X-H
Xoang hơi đảo chiều Cắt khóc
Có viêm 19 1 0
Không viêm 10 11 1
N 29 12 1
Nhận xét: xoang hơi cuốn giữa gặp 19/29 trường hợp, đảo chiều có 1/12
trường hợp, xẻ đôi và cắt khúc không gặp trường hợp nào. Sự khác biệt về
viêm xoang và không viêm xoang hàm ở các nhóm dị hình có ý nghĩa thống
kê với p < 0.05.
3.2.4.2. Liên quan của DHCG với viêm xoang sàng.
Bảng 3.18. Liên quan của DHCG với viêm xoang sàng.
DH
X-S
Xoang hơi Đảo chiều Cắt khóc
Có viêm
13 6
0
Không viêm
16 6 1
∑
29 12 1
Nhận xét: xoang hơi cuốn giữa gặp13/29 trường hợp chiếm tỷ lệ
44,8% viêm xoang sàng, dị hình đảo chiều có 6/12 trường hợp chiếm tỷ lệ
50% viêm xoang sàng, dị hình xẻ đôi và cắt khúc không gặp trường hợp nào.
Sự khác biệt về viêm xoang sàng giữa nhóm có viêm và không viêm là không
có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.
3.2.4.3. Liên quan của DHCG với viêm xoang trán.
49
Bảng 3.19. Liên quan của DHCG với viêm xoang trán.
DH
X-Trán
Xoang hơi Đảo chiều Cắt khóc
Có viêm 3 1 0
Không viêm 26 11 1
N 29 12 1
Nhận xét: xoang hơi cuốn giữa gặp 3/29 trường hợp chiếm tỷ lệ 11,5%
viêm xoang trán. Cuốn giữa đảo chiều gặp 1/12 trường hợp chiếm tỷ lệ 9,1%
viêm xoang trán. Cuốn giữa xẻ đôi và cắt khúc không gặp trường hợp nào có
viêm xoang trán. Sự khác biệt về viêm và không viễm xoang trán ở hai nhóm
dị hình là không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.
3.2.5. Sự phối hợp giữa các dị hình.
Trong nghiên cứu gồm 37 trường hợp, chúng tôi gặp 3 loại dị hình
sau: xoang hơi cuốn giữa, cuốn giữa đảo chiều, cuốn giữa cắt khúc. Dị hình
cuốn giữa có thể đơn thuần, phối hợp với nhau hoặc với các dị hình khác
vùng ngách giữa. Sự phối hợp của các dị hình cuốn giữa được thể hiện
trong bảng sau.
Bảng 3.20. Sự phèi hợp giữa các dị hình.
50
DH
Đặc điểm
Xoang hơi Đảo chiều Cắt khóc
Đơn Thuần 28 7 1
Phối hợp 1 1 0
N 29 8 1
Nhận xét: trong bảng trên chúng tôi gặp chủ yếu là các dị hình: xoang
hơi cuốn giữa đơn thuần gặp 28/29 trường hợp chiếm tỷ lệ 96,5%, xoang hơi
phối hợp gặp 1/29 (4,5%). Cuốn giữa đảo chiều đơn thuần gặp 7/8 trường hợp
(87,5%), phối hợp gặp 1/8 trường hợp chiếm tỷ lệ (12,5%). Cuốn giữa cắt
khúc gặp 1 trường hợp. Nh vậy chúng tôi thấy rằng, thường dị hình cuốn giữa
rất Ýt phối hợp với nhau.
3.2.6. Đối chiếu khả năng phát hiện DHCG qua nội soi và chụp CLVT.
Bảng 3.21. Đối chiếu khả năng phát hiện DHCG qua nội soi và chụp CLVT.
Loại dị hình
Các hình thái
dị hình
Nội soi CLVT
n n
Bóng hơi
XH một phần 11 15
XH toàn bộ 13 14
Cuốn giữa đảo chiều 12 12
Cuốn giữa xẻ đôi 0 0
Cuốn giữa cắt khóc 1 0
DHCG chÌn Ðp PHLN 25 29
Nhận xét: bảng trên cho thấy tỷ lệ phát hiện xoang hơi trên CT là tốt
hơn, (phát hiên trên nội soi là 24 trường hợp, phát hiện trên CT 29 trường
hợp). Khả năng phát hiện cuốn giữa đảo chiều của hai phương pháp là nh
nhau cùng phát hiện 12/37 trường hợp. Cuốn giữa xẻ đôi không gặp bệnh
51
nhân nào ở cả nội soi và CT. Cuốn giữa hai thùy (nội soi phát hiện có 1 bệnh
nhân, CT không phát hiện được). Tắc nghẽn PHLN (nội soi phát hiện 25/37
trường hợp, CT phát hiện 29/37 trường hợp).
Bảng 3.22. Khả năng phát hiện tắc PHLN của nội soi và chụp CLVT.
Tắc PHLN
Phương pháp
Hai bên
Mũi
phải
Mũi
trái
Không
tắc
N
%
CLVT
16
43,2%
4
10,8%
9
24,3%
8
21,7%
37
100%
NS
15
40,5%
6
16,3%
4
10,8%
12
32,4%
37
100%
Nhận xét: qua bảng số liệu trên cho thấy: trên phim chụp CLVT phát
hiện 29/37 trường hợp tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách, trong đó hai bên là 16/37
trường hơp chiếm 43,2%, mũi phải 4/37 chiếm 10.8%, mòi trái 9/37 trường
hợp chiếm 21,7%. Nội soi phát hiện được 25/37 trường hợp, trong đó hai bên
gặp 15/37 trường hợp chiếm 40,5%, mòi phải 6/37 trường hợp chiếm 16.3%,
mòi trái 4/37 trường hợp chiếm 10.8%. Nh vậy khả năng phát hiện tắc nghẽn
PHLN trên phim chụp CLVT tốt hơn và trên nội soi còn phát hiện sai 2
trường hợp là có tắc nghẽn PHLN nhng trong hình ảnh chụp CLVT và trong
phẫu thuật lại không có tắc nghẽn PHLN.
52
Chương 4
Bàn luận
Dị hình vùng khe giữa thường gặp là dị hình cuốn giữa, dị hình mỏm
móc, dị hình bãng sàng, trong đó dị hình cuốn giữa thường gặp hơn cả. Dị
hình này theo Bolger chiếm 44% [23], theo Zinreich [41] và Kennedy 51%
[31], theo Võ Thanh Quang 19% [16], Nguyễn Thị Tuyết 18% [21]. Qua
nghiên cứu 37 bệnh nhân tiến cứu có dị hình cuốn giữa tại bệnh viện tai mũi
họng trung ương từ tháng 9/2006- 10/2008, chúng tôi thu được kết quả và một
số nhận xét sau:
4.1. Đặc điểm chung.
Qua bảng 3.2 chúng tôi thấy sự phân bố mũi bị bệnh giữa một bên và hai
bên lần lượt là 43,2% và 56,8%. Nh vậy nhóm mắc bệnh hai bên mũi cao hơn,
nghiên cứu này của chúng tôi khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh
Bình [2] là một bên 60% và hai bên là 40%.
Về tuổi do không giới hạn về tuổi nên trong nghiên cứu của chúng tôi có
đầy đủ các nhóm tuổi từ nhóm 1 đến nhóm 6. Trong đó tỷ lệ các nhóm gặp
trong nghiên cứu lần lượt là nhóm 5 (40-60 T) với 10/37 trường hợp, nhóm 4
(36-45 T) gặp 9/37 trường hợp, nhóm 2 (15-25 T) gặp 8/37 trường hợp, nhóm
3 (26-35 T) gặp 6/37 trường hợp, nhóm 1 (14-15 T) gặp 1/37 trường hợp,
nhóm 6 (60-78 T) gặp 3/37 trường hợp. Nh vậy tỷ lệ nhóm tuổi thường gặp
nhất là nhóm tuổi học tập và lao động chiếm đa số, nhóm dưới 15 tuổi và trên
65 tuổi Ýt gặp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Võ Thanh Quang
cho thấy lứa tuối thường gặp là 15-54 chiếm 85% [16].
Tỷ lệ Nam/Nữ chênh lệch giữa các nhóm tuổi là không nhiều, chỉ có
nhóm tuổi 46-60 tỷ lệ Nam/ Nữ là 0/9. Tỷ lệ gặp chung giữa Nam/Nữ là
53
11/26 trường hợp. Nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với kết quả của
Nguyễn Thị Thanh Bình [2] Nam 44% Ýt hơn Nữ 56 %.
4.2 Bàn luận về triệu chứng cơ năng.
Các triệu chứng cơ năng thường gặp trong bệnh lý dị hình cuốn giữa
cũng nằm trong các bệnh lý mòi xoang bao gồm đau đầu, chảy mũi, ngạt mũi,
giảm ngửi hoặc mất ngửi, hắt hơi. Trong nghiên cứu này chúng tôi thu được
kết quả như sau:
4.2.1. Chảy mòi.
Đây là triệu chứng thường gặp nhất chiếm 100% số bệnh nhân nghiên
cứu. Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Tuyết [21] 100%,
Phạm Kiên Hữu [8] 100%. Tỷ lệ chảy mũi cao hơn với các tác giả nước ngoài
như Thomassin và Korchia là 61%, Moreau là 56% (trích dẫn từ 21). Trong
số bệnh nhân chảy mũi tỷ lệ chảy mũi nhày mủ là 14/37 (37,8%), chảy mũi
nhày đơn thuần 15/37 (40,5%), chảy mòi trong 7/37 (18,9%), chảy mủ 1/37
(2,7%). Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác như Nguyễn Thị
Tuyết 64% [21], Chử Ngọc Bình 59% [3], Đỗ Thị Thành 60% (trích dẫn từ
21).
4.2.2. Đau đầu.
Đau đầu là triệu chứng chủ quan chủ yếu dựa vào lời khai của bệnh
nhân, thường đi kèm với dấu hiệu chảy mũi và ngạt mũi. Đau đầu đôi khi là
triệu chứng khiến bệnh nhân đến với thầy thuốc tai mũi họng. Đau đầu thường
âm ỉ, liên tục, vị trí đau đầu thường đau ở vùng gốc mũi và vùng trán, đôi
khi bênh nhân đau ở vùng đỉnh, vùng chẩm khi bệnh nhân có biến chứng
viêm xoang. Nghiên cứu của chúng tôi đau đầu chiếm tỷ lệ rất cao 83,8%,
kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Kim Tôn là 66,7%,
54
Nguyễn Tấn Phong [13] 63%, Senior là 65% [33], nhưng thấp hơn của
Phạm Kiên Hữu [8] 100%.
4.2.3. Ngạt mũi.
Ngạt mũi là triệu chứng hay gặp thường đi kèm với chảy mòi, nguyên
nhân là do ứ đọng dịch xuất tiết. Ở giai đoạn đầu ngạt mũi xuất hiện từng đợt,
giai đoạn nặng hơn thì ngạt mũi xuất hiện thường xuyên do dịch xuất tiết và
sự thoái hoá, quá phát niêm mạc mũi. Trong nghiên cứu của chúng tôi không
ngạt gặp 7/37 trường hợp chiếm 18,9%, ngạt mũi gặp 30/37 trường hợp chiếm
tỷ lệ 81,1% (trong đó ngạt mũi từng lúc chiếm 32,5%, ngạt mũi liên tục
48,6%). Kết quả này thấp hơn so vơi nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết 92%
[21], Võ Thanh Quang 92% [15], Chử ngọc Bình 94,4% [3]. Cao hơn so với
nghiên cứu của Đào Xuân Tuệ 66% [20].
4.2.4. KÐm ngửi, mất ngửi.
Dấu hiệu này rất khó phát hiện, chủ yếu dựa vào triệu chứng chủ quan
của người bệnh. Tuy nhiên triệu chứng này thường chỉ được khẳng định ở
những bệnh nhân viêm xoang nặng, có polyp mũi độ 3 hay độ 4, chủ yếu do
dòng không khí hít vào bị cản trở không đến được vùng khe khứu. Việc phát
hiện kém ngửi chỉ mang tính chất tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố
nên rất khó xác định. Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp 17/37 bệnh nhân
mất gửi và kém gửi chiếm 45,9%, chủ yêú là bị bệnh hai bên chiếm 13/37
trường hợp (35,1%), một bên gặp 4/37 trường hợp(10,8%), trong đó kém ngửi
11/37 trường hợp (29,7%), mất ngửi 6/37 trường hợp (16,2%). Nghiên cứu
của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Kim Tôn [19] chiếm tỷ lệ
40%, Nguyễn Thị Tuyết [21] là 27%. Võ Thanh Quang [16] 30,9% mất ngửi
ở 126 bệnh nhân viêm xoang, và theo Chevalier và Darras [trich dẫn từ 16]
55
42,9%. Ngược lại Phạm Kiên Hữu 18] nghiên cứu chỉ có 0,3%. Chính kết
quả của các nghiên cứu khác nhau nhiều cho thấy sự không ổn định của triệu
chứng giảm, mất ngửi.
56
4.2.5. Hắt hơi.
Triệu chứng hắt hơi thường xuyên đi theo với bệnh lý dị hình hốc mũi,
dị hình là các gai kích thích gây ra hắt hơi, chính vì lẽ đó mà trong nghiên cứu
của chúng tôi hắt hơi chiếm 67,6%, còn lại 32,4% là không hắt hơi. KÕt quả
này thấp hơn so với Nguyễn Kim Tôn [19] hắt hơi chiếm 81,7%.
4.3. Hình thái lâm sàng dị hình cuốn giữa qua nội soi và chụp CLVT.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp dị hình cuốn giữa sau: xoang hơi
cuốn giữa, cuốn giữa đảo chiều, cuốn giữa cắt khúc. Trong đó gặp dị hình
xoang hơi cuốn giữa và cuốn giữa đảo chiều là chủ yếu.
4.3.1. Xoang hơi cuốn giữa.
Xoang hơi cuốn giữa là một tế bào sàng, lỗ thông của xoang hơi có thể ở
phía sau ngoài và dịch tiết được dẫn lưu vào rãnh bán nguyệt trên. Xoang hơi
còng có thể bị viêm như các tế bào sàng khác. Khi xoang hơi quá to, chính nó
có thể chèn Ðp vào rãnh bán nguyệt trên, vào lỗ thông xoang hàm, vào ngách
sàng và ngách trán làm cản trở dẫn lưu của các xoang dẫn đến viêm xoang.
- Dưới nội soi: Xoang hơi cuốn giữa dÔ dàng được phát hiện, đặc biệt là
xoang hơi lớn chiếm toàn bộ cuốn giữa. Hình thái của cuốn giữa có xoang hơi
dưới nội soi rất khác nhau, có thể là hình bụng cá vàng, hình chuỳ, hình bầu
dục..., nhưng dù ở hình dạng nào thì cuốn giữa còng to ra và có thể chèn vào
ngách giữa làm tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách, che lấp một phần hoặc toàn bộ
hốc mũi. Xoang hơi có thể đơn thuần, hoặc phối hợp với dị hình khác của
cuốn giữa và hốc mũi.
- Trên phim chụp CLVT thì hình ảnh xoang hơi được phát hiện dÔ dàng
hơn, kể cả những xoang hơi cuốn giữa nhỏ hoặc hốc mũi có nhiều bệnh tích
mà nội soi không thể phát hiện dị hình. Hình ảnh trên phim chụp CLVT có
57
khí trong cuốn giữa mà bình thường không có, chụp CLVT còn cho biết chính
xác tình trạng phức hợp lỗ ngách có bị tắc nghẽn không, hệ thống xoang liên
quan có viêm hay không, đặc biệt là lòng xoang hơi có viêm hay không viêm,
kích thước thước của xoang hơi bằng bao nhiêu.
Nghiên cứu của chúng tôi có 29/37 trường hợp có xoang hơi cuốn giữa
chiếm 78,4% (trong đó xoang hơi hai bên có 19 trường hợp, xoang hơi một
bên có 10 trường hợp). KÕt quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp so với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết [21] có 28/32 trường hợp chiếm 87,5%,
Trương Hồ Việt xoang hơi cuốn giữa chiếm 80% (trích dẫn từ 17), cao hơn so
với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình [2] xoang hơi cuốn giữa 53,4%.
Theo bảng 3.10 và 3.11, thì hình dạng xoang hơi phát hiện qua nội soi như
sau: Với xoang hơi một bên thì xoang hơi nhỏ gặp 5/15 trường hợp chiếm tỷ
lệ 33,3%, xoang hơi lớn gặp 10/15 trường hợp chiếm tỷ lệ 66,7%. Xoang hơi
hai bên thì xoang hơi nhỏ có 6/9 trường hợp chiếm tỷ lệ 66,7%, xoang hơi lớn
gặp 3/9 trường hợp chiếm tỷ lệ 33,3%. Trong đó xoang hơi lớn chúng tôi gặp
chủ yếu hình dạng bụng cá vàng 7/16 trường hợp chiếm 43,8%, xoang hơi
nhỏ chủ yếu là hình chuỳ gặp 12/17 trường hợp chiếm 70,5%. Như vậy chúng
tôi thấy rằng kích thước của xoang hơi có liên quan với hình dạng của nó, cụ
thể với xoang hơi lớn thường là hình bụng cá vàng, xoang hơi nhỏ thường gặp
hình chuỳ. Trong bảng 3.12 chúng tôi thấy trong 43 trường hợp phát hiện có
xoang hơi cuốn giữa trên phim chụp CLVT, xoang hơi một phần có 24 trường
hợp (20/24 trường hợp xoang hơi không nhiễm trùng chiếm tỷ lệ 83,3 %, có
4/24 trường hợp có nhiễm trùng chiếm tỷ lệ 16,7%). Đối với xoang hơi toàn
bộ có 19 trường hợp thì xoang hơi không nhiễm trùng là 17/19 trường hợp
chiếm tỷ lệ 89,4 %, 2/19 trường hợp là xoang hơi nhiễm trùng chiếm tỷ lệ
10,6%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của NguyÔn Thị
58
Thanh Bình [2] gặp tỷ lệ (xoang hơi viêm/ xoang hơi không viêm là) 3/14
trường hợp.
59
4.3.2. Cuốn giữa đảo chiều.
Cuốn giữa đảo chiều là dị hình hay gặp và cũng là một trong những
nguyên nhân gây bít tắc PHLN dẫn đến viêm xoang. Calhoun và cộng sự đã
chỉ ra rằng trên phim chụp CLVT chỉ có 12% bệnh nhân viêm xoang có cuốn
giữa đảo chiều, theo Võ Thanh Quang [16] tỷ lệ cuốn giữa đảo chiều trên
bệnh nhân viêm đa xoang mạn tính là 3,17%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết trong 32 bệnh nhân bị dị hình
cuốn giữa thì cuốn giữa đảo chiÒu chiếm 12,5% [21]. Trong nghiên cứu của
chúng tôi tỷ lệ cuốn giữa đảo chiều là 32,4% (trong đó đảo chiều một bên gặp
13,5%, đảo chiều hai bên gặp 18,9%). KÕt quả này của chúng tôi cao hơn
nhiều so với các nghiên cứu trước. Sự khác biệt này có thể do mục đích
nghiên cứu và cách lựa chọn bệnh nhân của chúng tôi.
4.3.3. Các dị hình khác của cuốn giữa.
Cuốn giữa xẻ đôi và cuốn giữa cắt khúc là loại dị hình hiếm gặp. Trong
nghiên cứu này của chúng tôi chỉ có 1 trường hợp là cuốn giữa cắt khúc được
phát hiện qua nội soi. Các nghiên cứu khác Võ thanh Quang [16] nghiên cứu
trong 126 trường hợp VĐXMT, Nguyễn Thị Thanh Bình [2] nghiên cứu ở 90
bệnh nhân VĐXMT, Nguyễn Thị Tuyết [21] nghiên cứu ở 180 bệnh nhân
VĐXMT, đều không thấy nêu lên các trường hợp cuốn giữa xẻ đôi và cuốn
giữa cắt khúc.
4.3.4. Sự phối hợp giữa các dị hình cuốn giữa.
Trong bảng 3.20, chúng tôi gặp chủ yếu là dị hình: xoang hơi cuốn giữa
đơn thuần gặp 82,7%, phối hợp gặp 17,3%, cuốn giữa đảo chiều đơn thuần
gặp 87,5%, phối hợp chiếm tỷ lệ 12,5%, cuốn giữa cắt khúc đơn thuần 100%.
Như vậy chúng tôi thấy rằng, thường dị hình cuốn giữa rất Ýt phối hợp với
nhau.
60
4.3.5. Liên quan kÝch thước xoang hơi trên phim chụp CLVT với viêm
xoang.
Theo bảng 3.13. thì tỷ lệ có viêm xoang ở những trường hợp có dị hình
cuốn giữa rất cao. Mòi bên trái: xoang hơi ≤ 1,5 mm có tỷ lệ viêm xoang là
90%, xoang hơi có kích thước > 1,5 mm có tỷ lệ viêm xoang là 88,9%. Mũi
bên phải: kích thước xoang hơi ≤ 1,5 mm có tỷ lệ viêm xoang 90%, xoang
hơi có kích thước > 1,5 mm có tỷ lệ viêm xoang 84,6%. Như vậy chúng tôi
thấy là xoang hơi gây ra viêm xoang, nhưng trong nghiên cứu này của chúng
tôi chưa thấy có mối liên quan giữa kích thước xoang hơi và viêm xoang.
4.3.6. Liên quan dị hình cuốn giữa với viêm xoang.
Dị hình cuốn giữa có thể ảnh hưởng tới mét phần hoặc toàn bộ sự dẫn
lưu của vùng khe giữa tuỳ thuộc loại dị hình và mức độ của dị hình, gây nên
sù rối loạn vận chuyển niêm dịch ở vùng khe giữa đặc biệt là khe bán nguyệt
trên dẫn đến viêm xoang. Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp hai loại dị hình
liên quan đến viêm xoang đó là xoang hơi cuốn giữa và cuốn giữa đảo chiều.
Với viêm xoang hàm cùng bên: kÕt quả nghiên cứu trong bảng 3.17 như
sau: xoang hơi cuốn giữa gặp 19/29 trường hợp có viêm xoang hàm chiếm tỷ
lệ 65,5%, cuốn giữa đảo chiều gặp 1/12 trường hợp chiếm tỷ lệ 8,3%. Từ số
liệu này chúng tôi đưa ra nhận xét xoang hơi cuốn giữa ảnh hưởng đến lỗ
thông xoang hàm nhiều hơn so với cuốn giữa đảo chiều. KÕt quả này thấp
hơn so với nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Bình 77,8% [1].
Với viêm xoang sàng cùng bên: số liệu trong bảng 3.17 cho thấy xoang
hơi cuốn giữa có 13/29 trường hợp chiếm tỷ lệ 68,4%, cuốn giữa đảo chiều có
6/12 trường hợp chiếm tỷ lệ 50%. Như vậy xoang hơi cuốn giữa có tỷ lệ cao
61
hơn so với cuốn giữa đảo chiều. Kết quả của chúng tôi thu được cũng phù
hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình 55,6% [2].
Viêm xoang trán cùng bên: liên quan với viêm xoang trán cùng bên của
xoang hơi cuốn giữa và dị hình cuốn giữa lần lượt là 3/29 chiếm tỷ lệ 10,3%
và 1/12 chiếm tỷ lệ 8,3%. Theo Nguyễn Thị Thanh Bình [2] gặp 33,3%.
Qua nghiên cứu này chúng tôi thấy rằng tỷ lệ xoang hơi cuốn giữa
không những gặp nhiều hơn so với cuốn giữa đảo chiều và các dị hình cuốn
giữa khác, mà nó còn gây ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển niêm dịch
nhiều hơn, dẫn đến tỷ lệ gây viêm xoang là lớn hơn. Điều này theo chúng tôi
là do xoang hơi cuốn giữa không những làm biến đổi cuốn giữa về mặt hình
thái, mà nó còn tăng lên về kích thước của cuốn, dẫn đến chèn Ðp vào phức
hợp lỗ ngách nhiều hơn so với các dị hình khác của cuốn giữa. Điều này cũng
phù hợp với các nghiên cứu khác như Joe và Steven nghiên cứu trên 119 bệnh
nhân viêm đa xoang thì 15% có xoang hơi cuốn giữa và cuốn giữa đảo chiÒu
chỉ có 3% [30]. Võ Thanh Quang thì tỷ lệ tương ứng là XHCG 15,8% và
CGDC 3,17% [16].
4.4. Đối chiếu kết quả nội soi và chụp CLVT.
Qua nội soi dị hình cuốn giữa thường được phát hiện một cách rõ ràng,
tuy nhiên trong một số trường hợp nội soi cũng không phát hiện được (viêm
xoang có polyp che lấp cuốn giữa và những tổn thương ở sâu, PHLN bị che
lấp bởi những dị hình khác như dị hình mỏm móc). Ngược lại, phim chụp
CLVT khắc phục được những nhược điểm trên của nội soi. Ngoài ra chụp
CLVT còn cho biết chính xác kích thước xoang hơi cũng như tình trạng trong
lòng xoang hơi. Vì vậy việc phối hợp chặt chẽ giữa nội soi và chụp CLVT là
điều rất cần thiết trong chẩn đoán DHCG và các bệnh lý mòi xoang khác.
Trong bảng 3.20 và 3.21 chúng tôi có những nhận xét sau:
62
Với xoang hơi cuốn giữa thì nội soi phát hiện được 24/29 trường hợp
chiếm 82,7%, chụp CLVT phát hiện 29/29 trường hợp chiếm tỷ lệ 100%. Như
vậy khả năng phát hiện dị hình xoang hơi cuốn giữa của chụp CLVT cao hơn.
Theo chúng tôi 5 trường hợp mà nội soi không phát hiện được có lẽ là do
cuốn giữa bị che lấp hoặc xoang hơi cuốn giữa quá nhỏ làm cho nội soi không
thể quan sát được hoặc bỏ sót. Còn trên Chụp CLVT hình ảnh xoang hơi sẽ
không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đó. Với cuốn giữa đảo chiều thì nội soi
phát hiện 12/12 trường hợp và trên phim chụp CLVT cung phát hiện được
12/12 trường hợp chiếm tỷ lệ 100%, như vậy khả năng phát hiện hai phương
pháp là như nhau. Theo chúng tôi thì khả năng phát hiện CGĐC của phim
chụp CLVT là tốt hơn, vì dưới nội soi hình ảnh cuốn giữa đảo chiều có thể bị
che lấp bởi các bệnh lý mòi xoang khác như polyp mòi, papilome mòi xoang
v.v.. Còn đối với dị hình cuốn giữa hoặc cuốn giữa hai thuỳ thì chỉ có một
trường hợp nội soi phát hiện được, còn trên phim chụp CLVT không phát
hiện được. Theo chúng tôi khả năng phát hiện cuốn giữa xẻ đôi và cuốn giữa
hai thuỳ của nội soi tốt hơn so với trên phim chụp CLVT. Phát hiện tắc nghẽn
PHLN trên chụp CLVT phát hiện là 29/37 trường hợp, dưới nội soi phát hiện
25/37 trường hợp trong đó có 2 trường hợp nội soi phát hiện nhầm. Như vậy
khả năng phát hiện tắc nghẽn PHLN của chụp CLVT tốt hơn.
- Tóm lại: chẩn đoán có dị hình cuốn giữa không khó, nhưng để đánh giá
ảnh hưởng của nó đến tình trạng vận chuyển niêm dịch trong xoang thì một
mình phương pháp nội soi hốc mũi cũng chưa thể giải quyết được cần phải có
sự phối hợp với chụp CLVT, vì phim CLVT không những bổ sung rất lớn cho
việc chẩn đoán dị hình, mà còn giúp chẩn đoán xác định ảnh hưởng của nó
đến các xoang như thế nào để thầy thuốc tai mũi họng đưa ra được hướng giải
quyết thích hợp nhất.
63
kết luận
Nghiên cứu 37 trường hợp dị hình cuốn giữa được khám và chẩn đoán
qua nội soi và chụp CLVT, tại Bệnh viện tai mũi họng trung ương từ tháng 9
năm 2007 đến tháng 10 năm 2008, chúng tôi rót ra một số kết luân sau:
1. Hình thái lâm sàng của dị hình cuốn giữa qua nội soi qua nội soi và
chụp CLVT.
1.1 Hình thái lâm sàng của DHCG qua nội soi.
1.1.1. Hình thái lâm sàng xoang hơi.
- Trong dị hình cuốn giữa tỷ lệ gặp xoang hơi trên nội soi là 24/37(64,9%)
- Hình thái xoang hơi qua nội soi gồm hai nhóm: xoang hơi lớn 13/24
(48,5%) và xoang hơi nhỏ 11/24 (51,5%). Xoang hơi lớn đa số là hình bụng
cá vàng 7/16 (43,8%), xoang hơi nhỏ đa số hình chuỳ 12/17 (70,5%), ngoài
ra hai nhóm xoang hơi trên còn mét số hình dạng khác gặp 7/33 xoang hơi.
1.1.2. Hình thái cuốn giữa đảo chiều gặp 12/37 (32,4%). Hình thái cuốn giữa
cắt khúc gặp 1/37 (2,7%). Không gặp bệnh nhân có cuốn giữa xẻ đôi.
1.2. Hình thái của cuốn giữa trên phim chụp CLVT.
1.2.1. Xoang hơi cuốn giữa.
- Xoang hơi cuốn giữa gặp 29/37 (74,4%).
- Xoanghơitoànbộgặp19/43(44,2%), xoanghơimộtphầngặp24/43(55,8%).
- Xoang hơi nhiễm trùng 6/43 (14%).
64
- Kích thước xoang hơi ≤ 1,5mm gặp 18/43 có viêm xoang, xoang hơi
>1,5 gặp 18/43 có viêm xoang.
65
1.2.2. Các hình cuốn giữa khác.
- Cuốn giữa đảo chiều chiếm 32,4%, không phát hiện được cuốn giữa
cắt khúc.
1.2.3. Dị hình cuốn giữa với đau đầu và viêm xoang cùng bên.
- Xoang hơi gặp 27/29 trường hợp (74,1%), đảo chiều gặp 10/12 trường
hợp (80%), chủ yếu gây ra đau đầu nhẹ.
- Viêm xoang hàm: xoang hơi cuốn giữa 19/29 trường hợp (65,5%), đảo
chiều 1/12 trường hợp (8,3%).
- Viêm xoang trán: xoang hơi gặp 3/29 (11,5%), đảo chiều gặp 1/12 (9,1%).
- Viêm xoang sàng: xoang hơi gặp 13/29 (44,8%), đảo chiều gặp 6/12 (50%).
2. Đối chiếu kết quả nội soi và chụp CLVT để rót ra được kinh nghiệm
trong chẩn đoán và điều trị.
- Phát hiện dị hình cuốn giữa: xoang hơi chụp CLVT phát hiện 29/29
trường hợp tỷ lệ 100% cao hơn so với nội soi phát hiện 24/29 trường hợp tỷ lệ
82,7%. Cuốn giữa đảo chiều hai bên phát hiện như nhau 12/12 tỷ lệ 100%,
cuốn giữa cắt khúc 1 trường hợp chỉ nội soi phát hiện được.
- Tắc PHLN nội soi phát hiện 23/29 (86%), CLVT phát hiện 29/29 (100%).
- Ngoài ra thì CLVT còn có thể cho biết được chính xác viêm xoang
hàm, sàng, trán, xoang bướm.
- Rót kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị: với xoang hơi nội soi
bỏ sót 5 trường hợp, chụp CLVT phát hiện 29/29 trường hợp, CGDC nội
soi và CT phát hiện như nhau, cuốn giữa xẻ đôi nội soi phát hiện 1/1
trường hợp, chụp CLVT không phát hiện ra. Vì vậy trước một bệnh lý mòi
xoang có dị hình cuốn giữa phải phối hợp nội soi và chụp CLVT để không
bỏ sót tổn thương.
66
kiến nghị
Qua kết nghiên cứu chúng tôi thấy rằng:
- Khi khám và phát hiện dưới nội soi bệnh nhân có dị hình cuốn giữa,
cần phải chụp CLVT để đánh giá một cách kỹ càng mức độ ảnh hưởng
của dị hình đến xoang vì tỷ lệ dị hình cuốn giữa liên quan đến viêm
xoang là khá cao.
- Đánh giá tình trạng phức hợp lỗ ngách và vận chuyển niêm dịch của
xoang để có hướng giải quyết hợp lý.
67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:
1. Nguyễn Đình Bảng (1991), "Tập tranh GP TMH", Vô khoa học và đào
tạo-Bộ Y tế, Hà Nội, tr. 107-159.
2. Nguyễn Thị Thanh Bình, "Phát hiện khe giữa qua nội soi và CT.scaner
trên bệnh nhân viêm xoang mạn tính", Luận văn thạc sỹ y học Trường
Đại học y Hà Nội, tr 29-52.
3. Chử Ngọc Bình (2001), “Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi
mòi xoang tại bệnh viện Việt Nam- Cuba từ tháng 7/1998 đến tháng
7/2001”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, ĐHY Hà Nội, tr, 25, 40.
4. Huỳnh Khắc Cường (2006), "Chẩn đoán và điều trị bệnh lý mòi xoang",
tr. 39-49, 332-355.
5. Nguyễn Văn Đức (1999), "Phẫu thuật nội soi mũi-xang", ĐHY dược
TP. Hồ Chí Minh, tr 2-1.
6. Frank H.Netter, MD. ATLAS, Người dịch GS BS Nguyễn Quang Quyền
(1997), Nhà xuất bản y học Hà Nội.
7. Nguyễn Minh Hảo Hớn (2004), "Khảo sát Concha Bullosa qua nội soi,
CTscan giải phẫu bệnh lý , chỉ định định điều trị phù hợp và đánh giá
kết quả", Luận văn thạc sỹ y học, ĐHY TP.HCM.
8. Phạm Kiên Hữu (2000), "Phẫu thuật nội soi mòi xoang qua 213 trường
hợp mổ tại bệnh viện nhân dân Gia Định", Luận văn thạc sỹ y học,
ĐHY TP. HCM.
9. Nguyễn Hữu Khôi (2005), "Phẫu thuật nội soi mòi xoang, kèm Atlas
minh họa", NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1-56.
10. Ngô Ngọc Liễn, Võ Thanh Quang (1999), "Vai trò của phẫu thuật nội
soi mũi-xoang trong các bệnh lý mòi xoang", Tạp chí y học Việt Nam, sè
5.
11. Ngô Ngọc Liễn (2001), "Giản yếu TMH", Tập 2: Mũi-Xoang, NXB
y học Hà nội.
12. Nguyễn Tấn Phong (1995), "Phẫu thuật mũi- xoang", NXBYH Hà Nội,
tr. 9-37.
13. Nguyễn Tấn Phong (1999), "Phẫu thuật nội soi điều trị nhức đầu do dị
hình khe giữa", Hội nghị TMH toàn quốc lần X, Đà Nẵng.
14. Nguyễn Tấn Phong (2005), "Điện quang chẩn đoán trong TMH",
NXBYH Hà Nội, tr. 7-173.
15. Võ Thanh Quang (2000), "Giải phẫu hốc mũi và các xoang đổ vào hốc
mũi, ứng dụng ngoại khoa NSMX", ĐHY Hà Nội, tr. 9-10, 25-27.
16. Võ Thanh Quang (2004), "Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị viêm đa
xoang mạn tính qua phẫu thuật nội soi chức năng mũi –xoang", Luận án
tiến sỹ y học ĐHY Hà Nội.
17. Phạm Văn Sơn(2006), “Nghiên cứu hình thái bệnh lý xoang hàm đối
chiếu nội soi và chụp cắt lớp vi tính”, Luận văn thạc sỹ, ĐHY Hà Nội.
18. Võ Tấn (1994), "Tai Mũi Họng thực hành", Tập 1, NXB y học TP
HCM.
19. Nguyễn Kim Tôn (2001), “Ngiên cứu đặc điểm dị hình vách ngăn mũi
và đánh giá kết quả phẫu thuật", Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II,
ĐHY Hà Nội.
20. Đào Xuân Tụê (1980), “Nhận xét 600 trường hợp viêm xoang tại viện tai
mũi họng trung ương”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, ĐHY Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Tuyết (2007), "Nghiên cứu dị hình hốc mũi trên bệnh nhân
viêm xoang tai bệnh viện tai mũi họng trung ương từ 5/2006- 8/2007".
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI:
22. Buiter C.T., Stratman N.J.A. (1981): Endoscopic antrostomy in the
nasal fontanel, Rhinology, p. 17-24.
23. Bolger WE, Bazin CA, Parsons DC (1991): Paranasal sinuses bony
anatomic variants and mucosal abnormalities: CT analysis for
endoscopic sinus surgery. Laryngoscope; 101: 56-64.
24. Clark S.j., Babin R.W.,Salazar j. (1989), The incident of Concha
Bullosa and its relationship to chronic sinonasal disease, Am J Rhinol.
p. 3, 15.
25. Calhoun K. II., Waggenspack GA et al (1990): CT evaluation of the
paranasal sinuses in symptomatic and asymptomatic populations,
Annual Meeting of the American Academy of Otolaryngology – Head
and Neck Surgery, San- Diego, California.
26. Calhoun K.H., Rotzler W.H., Stiernberg C.M.(1990): Surgical anatomy
of the lateral nasal wall, Otolaryngology – Head and Neck Surgery,
Vol 102, p.160.
27. Calhoun K. II., Waggenspack GA, simpson CB, hokason JA, Bailey
BJ (1991): CT evalution of the paranasal sinuses in symptomatic and
asymptomatic population. Otolaryngology – Head and Neck Sugery;
104: 480- 483.
28. Friendrich J.P. (1984): Sinus surgery by Endoscopy guidance, Recent
advances in ENT Endoscopy, Edit P.A.R. Clement, Bruxelle.
29. Frieman WH, Rosenblum BN (1989): Paranasal sinus etiology of
headeaches and facial pain. Otologyngol Clin No Am; 22:1217-1288.
30. Jeo J.K.,Steven Y., Yanagisava E.(2000): Documentation of
Variations in Sinonasal Anatomy by Intraoperative Nasal Edocopy.
Laryngocope, 110: February; p. 299-235.
31. Kennedy D.W (2001): Radiographic Anatomy of the Sinuses. Diseases
of the Sinuses, W.B Saunders Company, Philadephia, p.10-26.
32. Krzeski A., Tomaszewska E. and coll (2001): Anatomy Variations of the
Lateral Nalsal Wall in the Computed Tomography Scans of PatiensWith
Chronic Rhinosinusitis, American Journal of Rhinology, Vol. 15, No 6,
p. 371-386.
33. Loyd GAS (1990): CT of the paranasal sinuses:study of a control series
inrelation to endoscopic Sinus surgery. J Laryngol Otol; 104: 477- 481.
34. Lidov M. Som PM (1990): Inflammatory disease involving a concha
bullosa (enlarged middle nasal turbinate): MRI and CT appearance.
AJNR ; 11: 999-1001.
35. Lloyd GAS, lund VJ (1991), Scadding GK. CT of the paranasal sinuses
endoscopic Surgery: a critical analysis of 100 Symptomatic patients,
larygol Otology ; 105 : 181-185.
36. Messerklinger W.(1978): Endoscopic of the nose, Urban and
Schwazenberg, Baltimore, Munich, p. 30-49.
37. Ritter RN (1978): The paranasal sinuses: anatomy and surgical
technique. 2th ed, : 570-574.
38. Row Cannon C. (1994): Endoscopic management of Concha Bullosa"
Head and Neck Surgery - Otolarygolory, J.B. Lippincott Company.
Philadelphia, USA, Vol 110, p. 449-454.
39. Stammberger H., Wolf G. (1998): Headaches and sinus disease: the
endoscopic appoarch, Ann Otol Rhinol Laryngol,: 97 (suppl 134): 3 - 23.
40. Stammberger H., Mc Hawke. (1997): Indications Contraindications For
Endoscospic Surgery, Essential of Endoscopic sinus surgery, Mosby, p.
135-136.
41. Zinreich S.J., Kenerdy D.W. et al (1987): Paranasal sinuses: CT
immaging repuirements for Endoscopic surgery, Radiology, Vol 163,
p. 769-775.
BỆNH ÁN MẪU
I. Hành chính:
− Họ và tên bệnh nhân: Tuổi Gới
− Nghề nghiệp:
− Địa chỉ:
− Địa chỉ liên lạc: ĐT:
− Ngày vào viện:
− Ngày ra viện:
II. Lý do vào viện:
III. Bệnh sử:
1. Thời gian mắc bệnh;
2. Nhức đầu:
 Vị trí: Hè nanh Gốc mắt Gốc mòi
Chẩm Khác
 TÝnh chất: Liên tục Từng lóc
Âm ỉ Dữ dội Từng
cơn
Mức độ đau: Ýt nhiều rất đau
3. Ngạt mòi:
 Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên
 TÝnh chất: Liên tục Từng lóc
Nhỏ thuốc: Đì Không đỡ
4. Chảy mòi:
 Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên
 TÝnh chất: Liên tục Từng lóc
Nhỏ thuốc Đì Không đỡ
Nước trong Nhày Mủ
5. MÊt ngửi:
 MÊt ngửi: Cã Không
 Kém ngửi: Có Không
 Bên nào? Mũi phải Mũi trái Hai bên
6. Hắt hơi:
 Có Không
 Tính chất: Liên tục Từng lúc
IV. Tiền sử:
Các phương pháp điều trị trước đây (nếu có)
V. Khám lâm sàng:
1. Khám nội soi
 Cuốn giữa:
− Bóng khí: Có Không
Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên
Tính chất: Nhỏ Hành Khổng lồ
Hình dạng tròn bầu dục khác
− Cuốn giữa đảo chiều: Có Không
Vị trí: Mũi phải Mũi trái H bên
− Cuốn giữa xẻ đôi: Có Không
Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên
− Cuốn giữa cắt khúc: Có Không
Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên
 Mỏm móc dị hình: Có Không
Mũi phải Mũi trái Hai bên
 Bóng sàng dị hình: Có Không
mũi phải mũi trái hai bên
 Vách ngăn dị hình: Có Không
Mũi phải Mũi trái Hai bên
 TB đê mũi quá phát Có Không
Mũi phải Mũi trái Hai bên
 Cuốn dưới quá phát Có Không
Mũi phải Mũi trái Hai bên
 Viêm xoang Có không
Mũi phải Mũi trái Hai bên
2. CCLVT.
 Cuốn giữa
− Xoang hơi: Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên
Kích thước: …. Mm
Nằm ở: 1/3 Trước 1/3 giữa 1/3Sau
Nhiễm trung có không
− Cuốn giữa đảo chiều: Có Không
Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên
− Cuốn giữa xẻ đôi: Có Không
Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên
− Cuốn giữa cắt khúc: Có Không
Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên
Các dị hình khác: Mỏm móc Vách ngăn Cuốn dưới
Bóng sàng
Hình ảnh mờ xoang:
Trán Hàm Sàng trước Sàng sau X. bướm
Tắc phức hợp lỗ ngách: Vị trí
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới:
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học và các bộ môn của Trường Đại học Y
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt hai năm học ở trường.
Đảng uỷ, Ban giám đốc, các khoa phòng của Bệnh viện Tai Mũi Họng
trung ương đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu tại viện.
Đảng uỷ, Ban giám đốc và khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện đa khoa Hà
Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất
trong suốt thời gian tôi học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn:
TS. Võ Thanh Quang- Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương.
thầy đã tận tâm, tận lực hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS Nguyễn Đình Phúc - Chủ
nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng, PGS.TS Nguyễn Tấn Phong - Phó chủ nhiệm
bộ môn Tai Mũi Họng trường đai học Y Hà Nội, là những người thầy mẫu
mực trong học tập, công tác và nghiên cứu khoa học, luôn tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường đại học Y Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS. Nguyễn Duy Huề, TS. Lương Minh Hương, PGS.TS. Nguyễn
Thị Hoài An đã có những nhận xét và đóng góp quý báu cho tôi trong quá
trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp và nhân
viên Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi hoàn
thành khoá học này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, luôn động
viên và khắc phục mọi khó khăn tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập trong
suốt thời gian qua.
Hà Nội, tháng 12 năm 2008
Phạm Mạnh Công
CHỮ VIẾT TẮT
BN Bệnh nhân.
CCLVT Chụp cắt lớp vi tính.
CD Cuốn dưới.
CG Cuốn giữa.
CGĐC Cuốn giữa đảo chiều
CGCK Cuốn giữa cắt khúc
CGXĐ Cuốn giữa xẻ đôi
CHCG Chỉnh hình cuốn giữa.
CLVT Cắt líp vi tính
DHCG Dị hình cuốn giữa.
DHKG Dị hình khe giữa.
ĐHY TPHCM Đại học y thành phố hồ chí minh.
ĐHY Đại học y.
NS Nội soi
NSMX Nội soi mòi xoang
PHLN Phức hợp lỗ ngách
PTNS Phẫu thuật nội soi
PTNSMX Phẫu thuật nội soi mòi xoang.
TMH Tai Mũi Họng
VX Viêm xoang
XH Xoang hơi
XHCG Xoang hơi cuốn giữa
Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính
Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính
Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính
Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính
Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính
Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính

More Related Content

What's hot

VIÊM TAI GIỮA
VIÊM TAI GIỮAVIÊM TAI GIỮA
VIÊM TAI GIỮASoM
 
CÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶP
CÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶPCÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶP
CÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶPSoM
 
GIẢI PHẪU HỌC MẮT
GIẢI PHẪU HỌC MẮTGIẢI PHẪU HỌC MẮT
GIẢI PHẪU HỌC MẮTSoM
 
Viêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Viêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc ThạchViêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Viêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc ThạchBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDANVIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDANSoM
 
VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN SoM
 
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌKHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌSoM
 
VIÊM MŨI XOANG CẤP VÀ MẠN
VIÊM MŨI XOANG CẤP VÀ MẠNVIÊM MŨI XOANG CẤP VÀ MẠN
VIÊM MŨI XOANG CẤP VÀ MẠNSoM
 
CHẢY MÁU MŨI
CHẢY MÁU MŨICHẢY MÁU MŨI
CHẢY MÁU MŨISoM
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮT
PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮTPHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮT
PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮTSoM
 
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀOVIÊM MÀNG BỒ ĐÀO
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀOSoM
 
CHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNG
CHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNGCHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNG
CHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNGSoM
 
VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN
VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢNVIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN
VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢNSoM
 
sieuamchandoan-benhlymangbung
sieuamchandoan-benhlymangbungsieuamchandoan-benhlymangbung
sieuamchandoan-benhlymangbungPhan Cong Binh
 
DỊ VẬT THỰC QUẢN
DỊ VẬT THỰC QUẢNDỊ VẬT THỰC QUẢN
DỊ VẬT THỰC QUẢNSoM
 
BỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOABỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOASoM
 

What's hot (20)

VIÊM TAI GIỮA
VIÊM TAI GIỮAVIÊM TAI GIỮA
VIÊM TAI GIỮA
 
CÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶP
CÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶPCÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶP
CÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶP
 
GIẢI PHẪU HỌC MẮT
GIẢI PHẪU HỌC MẮTGIẢI PHẪU HỌC MẮT
GIẢI PHẪU HỌC MẮT
 
Thanh quản
Thanh quảnThanh quản
Thanh quản
 
Viêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Viêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc ThạchViêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Viêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc Thạch
 
VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDANVIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN
 
VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN
 
Mastoiditis part 1
Mastoiditis part 1Mastoiditis part 1
Mastoiditis part 1
 
Utai
UtaiUtai
Utai
 
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌKHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
 
VIÊM MŨI XOANG CẤP VÀ MẠN
VIÊM MŨI XOANG CẤP VÀ MẠNVIÊM MŨI XOANG CẤP VÀ MẠN
VIÊM MŨI XOANG CẤP VÀ MẠN
 
CHẢY MÁU MŨI
CHẢY MÁU MŨICHẢY MÁU MŨI
CHẢY MÁU MŨI
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮT
PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮTPHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮT
PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮT
 
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀOVIÊM MÀNG BỒ ĐÀO
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO
 
CHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNG
CHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNGCHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNG
CHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNG
 
VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN
VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢNVIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN
VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN
 
sieuamchandoan-benhlymangbung
sieuamchandoan-benhlymangbungsieuamchandoan-benhlymangbung
sieuamchandoan-benhlymangbung
 
DỊ VẬT THỰC QUẢN
DỊ VẬT THỰC QUẢNDỊ VẬT THỰC QUẢN
DỊ VẬT THỰC QUẢN
 
BỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOABỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOA
 

Similar to Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính

Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...
Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...
Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai
Đề tài: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang taiĐề tài: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai
Đề tài: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang taiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị u sọ hầu bằng phẫu thuật mổ nội soi qua mũi...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị u sọ hầu bằng phẫu thuật mổ nội soi qua mũi...Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị u sọ hầu bằng phẫu thuật mổ nội soi qua mũi...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị u sọ hầu bằng phẫu thuật mổ nội soi qua mũi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị các bệnh...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị các bệnh...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị các bệnh...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị các bệnh...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Thực trạng chứng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm ...
Đề tài: Thực trạng chứng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm ...Đề tài: Thực trạng chứng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm ...
Đề tài: Thực trạng chứng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt dịch kính không khâu điều trị một số...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt dịch kính không khâu điều trị một số...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt dịch kính không khâu điều trị một số...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt dịch kính không khâu điều trị một số...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính (20)

Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...
Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...
Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...
 
Đề tài: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai
Đề tài: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang taiĐề tài: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai
Đề tài: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai
 
Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai, HAY
Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai, HAYChẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai, HAY
Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai, HAY
 
Phẫu thuật nội soi qua mũi xoang bướm trong điều trị u sọ hầu
Phẫu thuật nội soi qua mũi xoang bướm trong điều trị u sọ hầuPhẫu thuật nội soi qua mũi xoang bướm trong điều trị u sọ hầu
Phẫu thuật nội soi qua mũi xoang bướm trong điều trị u sọ hầu
 
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị u sọ hầu bằng phẫu thuật mổ nội soi qua mũi...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị u sọ hầu bằng phẫu thuật mổ nội soi qua mũi...Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị u sọ hầu bằng phẫu thuật mổ nội soi qua mũi...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị u sọ hầu bằng phẫu thuật mổ nội soi qua mũi...
 
Danh gia ket qua tao hinh mang nhi duong trong ong tai
Danh gia ket qua tao hinh mang nhi duong trong ong taiDanh gia ket qua tao hinh mang nhi duong trong ong tai
Danh gia ket qua tao hinh mang nhi duong trong ong tai
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị các bệnh...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị các bệnh...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị các bệnh...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị các bệnh...
 
Luận án: Điều trị các bệnh tăng sinh lympho phần phụ nhãn cầu
Luận án: Điều trị các bệnh tăng sinh lympho phần phụ nhãn cầuLuận án: Điều trị các bệnh tăng sinh lympho phần phụ nhãn cầu
Luận án: Điều trị các bệnh tăng sinh lympho phần phụ nhãn cầu
 
Luận án: Hoá xạ trị đối với ung thư biểu mô tế bào vảy vùng đầu
Luận án: Hoá xạ trị đối với ung thư biểu mô tế bào vảy vùng đầuLuận án: Hoá xạ trị đối với ung thư biểu mô tế bào vảy vùng đầu
Luận án: Hoá xạ trị đối với ung thư biểu mô tế bào vảy vùng đầu
 
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ Nimotuzumab - hoá xạ trị đối vớ...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ Nimotuzumab - hoá xạ trị đối vớ...Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ Nimotuzumab - hoá xạ trị đối vớ...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ Nimotuzumab - hoá xạ trị đối vớ...
 
Tran chicuong
Tran chicuong Tran chicuong
Tran chicuong
 
KHSS.pptx
KHSS.pptxKHSS.pptx
KHSS.pptx
 
Đề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họng
Đề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họngĐề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họng
Đề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họng
 
Đề tài: Thực trạng chứng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm ...
Đề tài: Thực trạng chứng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm ...Đề tài: Thực trạng chứng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm ...
Đề tài: Thực trạng chứng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm ...
 
Luận án: Chứng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên
Luận án: Chứng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viênLuận án: Chứng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên
Luận án: Chứng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên
 
Giai phau mat
Giai phau matGiai phau mat
Giai phau mat
 
Kỹ thuật cắt dịch kính không khâu điều trị lý dịch kính võng mạc
Kỹ thuật cắt dịch kính không khâu điều trị lý dịch kính võng mạcKỹ thuật cắt dịch kính không khâu điều trị lý dịch kính võng mạc
Kỹ thuật cắt dịch kính không khâu điều trị lý dịch kính võng mạc
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt dịch kính không khâu điều trị một số...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt dịch kính không khâu điều trị một số...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt dịch kính không khâu điều trị một số...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt dịch kính không khâu điều trị một số...
 
Luận án: Điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường tại Việt Nam
Luận án: Điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường tại Việt NamLuận án: Điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường tại Việt Nam
Luận án: Điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường tại Việt Nam
 
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường bằng laser...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường bằng laser...Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường bằng laser...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường bằng laser...
 

Recently uploaded

SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx27NguynTnQuc11A1
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (19)

SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
 

Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính

  • 1. Đặt vấn đề Dị hình hốc mũi là thay đổi về cấu trúc giải phẫu của các thành phần nằm trong hốc mũi. Những thay đổi này có thể làm ảnh hưởng Ýt hoặc nhiều đến chức năng sinh lý mòi xoang. Khi chưa có nội soi, khám thường chỉ có thể phát hiện được những dị hình của vách ngăn mũi, những dị hình khác của hốc mũi, nhất là dị hình vùng khe giữa thường bị bá qua. Khi có thăm khám bằng nội soi thì việc phát hiện các dị hình hốc mũi trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là dị hình khe giữa. Tuy nhiều trường hợp có thể xác Gđịnh qua nội soi, nhưng còng có những trường hợp cần phải phối hợp với chụp CLVT mới chẩn đoán được. Dị hình cuốn giữa là những biến đổi của cuốn giữa bao gồm các hình thái như xoang hơi cuốn giữa, cuốn giữa đảo chiều, cuốn giữa hai thùy, cuốn giữa xẻ đôi. Các dị hình cuốn giữa này thường gây ra những biến đổi về thông khí trong hốc mũi dẫn đến những rối loạn sinh lý và chức năng mũi xoang, đặc biệt là rối loạn về ngửi. Những dị hình này còng có thể gây chèn Ðp vào khe giữa và khe trên làm rối loạn sự vận chuyển niêm dịch trong các xoang dẫn đến các bệnh lý mòi xoang. Trong các dị hình cuốn giữa thì xoang hơi cuốn giữa (concha bullosa) là một dị hình rất hay gặp và gây ảnh hưởng sâu sắc đến con đường vận chuyển niêm dịch của hệ thống xoang trước. Do quá trình phát triển của các tế bào sàng, có một tế bào sàng phát triển vào xương cuốn giữa và hình thành nên túi hơi cuốn giữa. Chính sự hình thành túi hơi này làm cho cuốn giữa to ra làm tắc nghẽn sự lưu thông của PHLN, có thể gây ra đau đầu, chảy mũi, viêm xoang hàm, xoang trán, xoang sàng... Nghiên cứu của Võ Thanh Quang trên 1
  • 2. 126 BN bị viêm xoang mạn tính thì xoang hơi cuốn giữa chiếm 15,8%, cuốn giữa đảo chiều chiếm 3,17% [16], Nguyễn Thị Tuyết dị hình cuốn giữa gặp 18% trong bệnh nhân VĐXMT [21], nhưng theo các tác giả khác thì tỷ lệ này cao hơn (Bolger gặp 44% [23], Kennedy gặp 51% [21] có DHCG). Ngày nay nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là dùng nội soi và chụp CLVT thì việc chẩn đoán một bệnh nhân bị DHCG là không khó, nhưng việc đánh giá mức độ và sự ảnh hưởng của dị hình với bệnh lý mòi xoang và đưa ra được hướng xử trí thích hợp trước một bệnh nhân có dị hình cuốn giữa là rất thực tiễn. Nghiên cứu về DHCG về hình thái lâm sàng qua nội soi và chụp CLVT, đánh giá vai trò của dị hình này đối với bệnh lý khe giữa vẫn còn Ýt được đề cập. Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu hình ảnh nội soi, chụp CLVT của dị hình cuốn mũi giữa để có chỉ định điều trị đúng là điều rất cần thiết. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mòi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính”, với hai mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa qua nội soi và chụp CLVT. 2. Đối chiếu kết quả nội soi và chụp CLVT, rót ra kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị. 2
  • 3. Chương 1 tổng quan 1.1. vài nét về lịch sử dị hình khe giữa. Dị hình hốc mòi đã được các thầy thuốc TMH quan tâm tới từ lâu, dị hình làm cản trở sù lưu thông của không khí bình thường qua mũi. Sự lưu thông không khí qua mũi kém làm ảnh hưởng tới các xoang và một số cơ quan khác. Đôi khi nó là nguyên nhân, hoặc yếu tố thuận lợi gây ra bệnh lý mòi xoang. Chính vì vậy giải quyết dị hình trả lại sự lưu thông cho mòi xoang sẽ giải quyết các triệu chứng và các bệnh lý gây ra bởi những dị hình này. 1.1.1. Trên thế giới. Năm 1901, Hirschman lần đầu tiên thăm khám khe giữa bằng ống nội soi bàng quang Nitze [trích dẫn từ 7]. Những năm sau khe giữa và cuốn giữa càng biết rõ hơn nhờ những ứng dụng nội soi của các tác giả Buiter 1981 [trích dẫn từ 21], Stemberger 1984, [39,40], Terrier, Friedrich 1984 [28], Kenndy 1985 [31]. Sù ra đời của chụp CLVT giúp cho việc chẩn đoán dị hình khe giữa đặc biệt là DHCG rõ ràng hơn. Phẫu thuật khám nội soi mòi xoang lần đầu tiên xuất hiện ở Châu âu vào năm 1978 qua báo cáo của tác giả Messerklinger [36] ở Áo và Wigand ở Đức. Kỹ thuật này phổ biến ở Mỹ vào thập kỷ 80 nhờ công của Kennedy và các cộng sự. Năm 1987 Zinreich [41] , Kennedy [31] chỉ ra các dị hình vùng khe giữa qua nội soi, CLVT và tầm quan trọng của hai kỹ thuật này trong chẩn đoán và điều trị viêm xoang. Năm 1991 Bolger và cộng sự đã nhắc đến dị hình khe giữa và vai trò của chụp CLVT kết hợp với NSMX, Calhoun [27] và Loyd [35,33]đã nghiên cứu 3
  • 4. cho thấy xoang hơi trong cuốn giữa có liên quan đến các bệnh lý mòi xoang. Stamberger [40], Hawke (1997) nêu lên mối liên quan giữa dị hình khe giữa với viêm xoang mạn tính. Năm 2001 Krzeski, Tomaszewska [32] đã đưa ra hệ thống phân loại vách mũi xoang gồm 4 vùng, còng trong năm đó Kennedy [31] đã tổng kết các dị hình hốc mũi trong đó có dị hình cuốn giữa. 1.1.2. Trong nước. Năm 1997, Nguyễn Tấn Phong đã áp dụng phẫu thuật nội soi mũi-xoang để điều trị nhức đầu do dị dạng khe mũi giữa, nghiên cứu áp dụng kỹ thuật nội soi trong chỉnh hình cuốn mũi và trong điều trị viêm xoang hàm [12, 13]. Năm 1997 Nguyễn Tấn Phong đã mô tả rất chi tiết về giải phẫu vùng khe giữa và các dị hình có thể gặp ở vùng này các phương pháp PTNSMX điều trị các dị hình khe giữa và dị hình cuốn giữa trong “Phẫu thuật nội soi mòi xoang” [13]. Năm 1997 Nguyễn Thị Ngọc Dung và cộng sự báo cáo kết quả điều trị viêm xoang hàm tại hội nghị TMH thành phố HCM. Năm 2005 Nguyễn Tấn Phong đã mô tả rất kỹ hình ảnh của vùng khe giữa và các hình ảnh dị hình vùng khe giữa trong "Điện quang trong chẩn đoán TMH" [14]. Năm 1998 Nguyễn Ngọc Minh và cộng sự đã nêu một số nhận xét về phẫu thuật NSMX tại đại hội TMH lần X vào tháng 5 năm 1999. Năm 2001, Nguyễn Thị Thanh Bình đã nói về khả năng phát hiện dị hình vùng khe giữa qua néi soi và chụp CLVT trên bệnh nhân viêm xoang mạn tính [11]. Năm 2001, Nguyễn Kim Tôn đã mô tả đặc điểm dị hình vách ngăn mũi [19]. Năm 1999 Võ Thanh Quang nêu những thành tựu nhất định trong giải quyết dị hình cuốn giữa [15]. 4
  • 5. Năm 2004, Võ Thanh Quang nói đến các dị hình vùng khe giữa nói chung và dị hình cuốn mũi giữa nói riêng trong “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị viêm đa xoang mạn tính qua phẫu thuật nội soi chức năng mòi- xoang” [16]. Năm 2007, Nguyễn Thị Tuyết đã nói đến dị hình cuốn giữa trong “Nghiên cứu dị hình hốc mũi trên bệnh nhân viêm xoang tại bệnh viên tai mũi họng trung ương từ 5/2006-8/2007” [21]. 1.2. giải phẫu sinh lý chức năng hốc mòi. Mũi nằm ở giữa mặt, dưới sọ não, phía trong của mắt trên miệng. Mũi là phần đầu của bộ máy hô hấp có nhiệm vụ dẫn khí, sưởi Êm, làm Èm không khí trước khi vào phổi. Mòi còn là cơ quan khứu giác ngoại biên để ngửi. Mũi được cấu tạo bởi các xương và sụn được niêm mạc (NM) lót phần mặt trong và có các lỗ thông với các xoang mặt, còn bên ngoài được phủ bởi da có các cơ bám da. Mũi gồm ba phần: Mũi ngoài còn gọi là tháp mũi, nằm chính giữa mặt. Mòi trong còn gọi là hốc mũi. Các hốc phụ của mũi còn gọi là xoang mòi 5
  • 6. Hình 1.1. Hình thể ngoài mũi [6] 1.2.1 Giải phẫu mũi liên quan cuốn giữa. 1.2.1.1 Hốc mũi. Nằm trên ổ miệng, dưới nền sọ, trong ổ mắt, trước họng. Hốc mũi thông ra ngoài qua lỗ mũi trước và mở ra sau vào họng qua lỗ mũi sau.Về cấu tạo mòi được chia thành hai phần( hốc mũi phải, hốc mũi trái). Các thành của mỗi hốc mũi gồm (vòm mũi, nền mũi, thành trong, thành ngoài). Vòm mòi: là một rãnh hẹp cong xuống dưới từ trước ra sau có ba đoạn. Đoạn trán mũi: được cấu tạo xương mũi và gai mũi của xương trán. Đoạn sàng: ở ngay dưới mảnh sàng và là phần hẹp nhất của vòm mũi rộng khoảng 2mm. Đoạn bướm: ở đoạn sau cùng được tạo bởi mặt trước và mặt sau của thân xương bướm, có lỗ thông xoang bướm đổ vào hốc mũi. Đoạn bướm là phần rộng nhất mũi, khoảng 6-7mm. Nền mòi: dài khoảng 5mm là vòm của miệng, tạo nên bởi 2/3 trước mảnh khẩu cái. Thành ngoài: được tạo nên bởi khối bên xương sàng, xương hàm trên, xương lệ, xương khẩu cái và chân bướm. Thành này có ba cuốn mũi đôi khi còn có hai cuốn trên cùng là cuốn 4 và cuốn 5 (Zuckerkand). Về mặt cấu tạo chỉ có xương cuốn dưới là một xương riêng biệt, còn cuốn giữa, cuốn trên thuộc về xương sàng. Ở giữa ba cuốn và sàn mũi tạo nên ba ngách bao gồm: [9] Ngách mũi dưới: ngách mũi dưới là nơi để thực hiện chọc rửa hút xoang hàm và mở thông sàng hàm trong phẫu thuật Caldwel- Luc hoặc phẫu thuật Clauer. Ngách mũi giữa: giới hạn bởi cuốn giữa ở trong và khối bên xương sàng ở ngoài. Ngách giữa có ba phần lồi lên lần lượt từ trước ra sau là đê mũi, 6
  • 7. mỏm móc, bóng sàng và giữa chúng là các chỗ lõm, các khe, các phễu ….xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước thông vào đây. Cấu trúc này tạo nên đơn vị lỗ ngách. Ở nước ta còn gọi là phức hợp lỗ ngách, là vị trí rất quan trọng đối với cơ chế bệnh viêm xoang cũng như trong phẫu thuật nội soi mòi xoang. Ngách mũi trên: Là khe hẹp giữa xoang sàng sau và cuốn trên. Các lỗ thông xoang sàng sau và xoang bướm đổ vào khe trên. Ở tận cùng phía sau của ngách mũi trên có lỗ bướm khẩu cái để cho động mạch thần kinh bướm khẩu cái đi ra. Hinh 1.2. Thành ngoài mũi [6] Thành trong (vách ngăn mũi): vách ngăn mũi chia hốc mũi phải và hốc mũi trái là thành trong của hốc mũi. Được cấu tạo bởi phần chính là xương lưỡi cày ở phía trước dưới, ở phía trên và sau là mảnh đứng của xương sàng, phía ngoài là sụn tứ giác. Thành trong thường mỏng và phẳng, tuy nhiên đôi khi bị ngả về một bên. Thành này mô tả kỹ từ trước ra sau gồm: Tiểu trụ: tiểu trụ chiều cao giới hạn bởi từ trên của nhân trung tới đỉnh mũi, tiểu trụ tham gia vào đỉnh mũi và đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông khí thở của mũi. 7
  • 8. Vách ngăn màng: nằm giữ tiểu trụ ở phía trước và sụn tứ giác ở phía sau. Vách sụn: vách sụn cấu tạo bởi sụn tứ giác, đây là một trong ba thành phần chính cấu tạo nên vách ngăn mũi. Vách xương: là phần nằm sau vách ngăn sụn có mảnh đứng xương sàng ở phía trên, xương lá mía ở dưới. Hình 1.3. Thành trong của mũi (vách ngăn mòi) [6]. 1.2.1.2. Cuốn mũi giữa. Cuốn giữa được cấu tạo bởi cốt xương ở giữa gọi là xương cuốn, bên ngoài có niêm mạc phủ giống nh niêm mạc hốc mũi và các xoang là niêm mạc dạng biểu mô trụ có lông chuyển. Cuốn mũi nằm chếch từ trên xuống dưới từ trước ra sau, phần nhìn thấy trong hốc mũi là bờ tù do của cuốn. Cuốn mũi giữa nằm cạnh một số cấu trúc quan trọng ở vùng khe giữa (mỏm móc, bóng sàng, phức hợp lỗ ngách, vách ngăn….). Khác với cuốn mũi dưới là một xương riêng, cuốn mũi giữa là một phần của xương sàng. Phía trước cuốn mũi giữa bám vào thành bên của hốc mũi bởi một mảnh xương mỏng, mảnh 8
  • 9. xương này cùng với phần còn lại của xương cuốn giữa tạo thành một góc hay còn gọi là gối. Lỗ thông xoang hàm có thể nằm ngay trên cấu trúc này (ngách trán có thể đổ riêng vào trong hốc mũi). Xương cuốn giữa dính vào cấu trúc lân cận bởi ba vị trí: 1/3 trước: xương cuốn mũi giữa dính trực tiếp vào sàn sọ trước. 1/3 giữa: xương cuốn mũi giữa bám vào thành bên mũi bởi một mảnh xương mỏng nằm trên mặt phẳng trán gọi là mảnh nền, phần này nằm trong xoang sàng và đây là vách phân chia sàng trước, sàng sau. 1/3 sau: xương cuốn mũi giữa bám vào thành xương giấy và thành bên hốc mũi. Đuôi cuốn giữa là một cấu trúc quan trọng khi tìm lỗ thông xoang bướm (phía sau trên chỗ bám của xương cuốn giữa), trong lúc thực hiện kỹ thuật nạo sàng để tránh làm tổn thương mảnh sàng, phẫu thuật viên phải hết sức lưu ý khi phẫu tích vào chỗ bám xương cuốn giữa. Cuốn giữa dài trung bình khoảng 40mm, chiều cao trung bình khoảng 14,5mm về phía trước, và 7mm về phía sau [16]. Thông thường cuốn giữa có chiều cong lồi vào phía trong tạo nên một PHLN đủ rộng. Nhưng nhiều khi cuốn giữa lại có các hình dạng khác nhau, đó là : Cuốn giữa đảo chiều: chiều cong của cuốn ngược lại với chiều cong sinh lý bình thường, tạo thành cuốn giữa cong ngược ra phía ngoài, chèn vào vùng phức hợp lỗ ngách làm cản trở đường dẫn lưu dịch của xoang và là một yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm xoang. Theo một số tác giả cuốn giữa đảo chiều ở người bình thường khoảng 12-38% [16]. Xoang hơi cuốn giữa (concha bullosa) là một tế bào khí lớn phát triển vào trong xương cuốn giữa, hay gặp ở phần đầu cuốn, làm cho đầu cuốn phình to chèn Ðp vào vùng PHLN, cản trở dẫn lưu của các xoang. Theo thống kê tỷ lệ concha bullosa ở người bình thường khoảng 15-25%[16]. Cuốn giữa xẻ đôi (ít gặp). Cuốn giữa hai thùy (Ýt gặp). 9
  • 10. 1.2.1.3. Các thành phần liên quan cuốn giữa. TÕ bào Đê mũi: theo Van Alyea thì tế bào đê mũi là tế bào sàng nằm trước nhất, Ýt thay đổi hình dáng nhất trong các tế bào sàng, đóng vai trò quan trọng về bệnh sinh và trong phẫu thuật nội soi điều trị viêm xoang trán. Tỷ lệ thay đổi theo từng nghiên cứu, nhưng nói chung khá cao Messerklinger 15% [36]., Mosher 40%, Van Aleya 89%, Bolger 98% [23]. Mỏm móc: là một mảnh xương nhỏ hình móc câu xuất phát từ khối bên xương sàng, dính vào cuốn giữa ở phía trên sau đó vào trong, gồm hai phần (phần đứng và phần ngang), tận cùng ở sau dưới gắn vào mảnh sàng và cuốn dưới. Bờ ngoài của mỏm móc dính vào thành bên mũi, bờ trong chạy song song với bóng sàng. Đầu trên mỏm móc có nhiều kiểu bám: theo Stemberger nhấn mạnh ba kiểu bám chính (xương giấy, bám vào nền sọ, vào cuốn mũi giữa). Ngày nay trong thực tế người ta thấy có 6 kiểu bám của mỏm, móc mỏm móc có thể thiểu sản hoặc không có. Mỏm móc là phần rất quan trọng trong phẫu thuật NSMX khi mở vào xoang hàm, bóng sàng. Khe bán nguyệt nằm trực tiếp ngay sau mỏm móc và chính mỏm móc tạo nên giới hạn trước của phễu sàng. Cắt bá mỏm móc là thì mổ đầu tiên để có lối mở rộng xoang hàm và mở vào bóng sàng. Mỏm móc có thể có xoang hơi nhưng hiếm gặp. 10
  • 11. Kiểu 1. Bám vào xương giấy 52% 2. Bám vào thành sau trong Agger nasi 18,5% 3. Bám vào xương giấy và chỗ tiếp nối cuốn giữa với mảnh sàng 17,5% 4. Bám vào chỗ tiếp nối cuốn giữa với mảnh sàng 7%. 5. Bám vào sàn sọ 3,6% 6. Bám vào cuốn giữa 1,4% Hình 1.4. Mỏm móc và kiểu bám của nó [9] Bóng sàng: là một trong những tế bào sàng lớn nhất thường hiển diện trong mê đạo sàng. Nó nằm ở khe giữa ngay sau mỏm móc cách mỏm móc bằng rãnh bán nguyệt, trước mảnh nền cuốn giữa. Phía trong dưới giới hạn bởi phễu sàng và rãnh bán nguyệt, phía sau trên bởi các xoang bên [9]. Phễu sàng: là một đường dẫn lưu trên rộng dưới nhỏ dần, đường dẫn này dẫn lưu các chất tiết từ tế bào sàng trước, xoang hàm, có thể cả xoang trán vận chuyển vào ngách mũi giữa. Phễu sàng là khoảng không gian nằm trong vùng sàng trước, giới hạn trong là niêm mạc mỏm móc, ngoài là xương giấy, trên trước là mỏm trán xương hàm trên, phía ngoài là xương lệ và sau là thành trước bóng sàng. Phễu sàng rÊt quan trọng trong bệnh sinh của viêm xoang đặc biệt là phần dưới của phễu sàng có mối liên hệ với lỗ thông xoang hàm. [9]. Theo Kennedy và Bolger thì lỗ thông xoang hàm nằm ở 1/3 dưới của phễu sàng. 11
  • 12. Khe bán nguyệt: do Zuckerkand đặt tên vào năm 1880 là khe giới hạn giữa bờ sau tù do mặt lõm của mỏm móc và mặt trước của lồi bóng sàng. Khe có hình lưỡi liềm theo mặt phẳng đứng dọc. Về sau này Gruandwald gọi là khe bán nguyệt dưới, khe thứ hai nằm giữa bóng sàng và cuốn giữa gọi là khe bán nguyệt trên.[trích dẫn từ 9] Ngách trán: là vùng trước nhất của xoang sàng trước liên hệ với xoang trán. Giới hạn là xương giấy ở ngoài, cuốn giữa ở trong, thành sau là tế bào đê mũi ở phía trước, thành trước bóng sàng ở phía sau. Phức hợp lỗ ngách: đây không phải là cấu trúc giải phẫu riêng biệt, thuật ngữ này nói về tập hợp các cấu trúc vùng ngách giữa. (mỏm móc, phễu sàng, các tế bào sàng trước các lỗ thông của xoang, (sàng trước, hàm, trán). Nên xem phức hợp lỗ ngách là một đơn vị chức năng hơn là một phức hợp giải phẫu trong sinh lý bệnh của viêm mũi xoang. Khi có bất kỳ tắc nghẽn nào ở đây, nhưng cũng sẽ là một tác động lớn phát sinh bệnh ở xoang. 12
  • 13. 1.2.2. Thần kinh mòi, cuốn giữa. Thần kinh cảm giác liên quan đến ngửi do thần kinh khứu giác thu nhận, cảm giác chung cho niêm mạc mũi do phần mắt và hàm của thần kinh sè 5 thu nhận, ngoài ra còn có nhánh từ hạch chân bướm khẩu cái cho tuyến niêm dịch và kiểm soát hoạt động vận mạch có tính chu kỳ và phản xạ. Hình 1.5. Hình ảnh thần kinh mòi [6]. 1.2.3. Các xoang cạnh mũi. Ngách mũi giữa có liên quan chặt chẽ đến các xoang sọ mặt về mặt giải phẫu sinh lý và sinh lý bệnh. Tên gọi: xoang mặt, xoang mòi, xoang cạnh mũi, các hốc cạnh mũi với một số dặc điểm chung: là các hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt bao quanh hốc mũi. Thông ra ngách mũi giữa và ngách mũi trên bởi các lỗ hẹp gọi là các lỗ thông xoang. Thành xoang được lót bởi niêm mạc hô hấp và liên tục với NM hô hấp với một cấu tróc chung, gọi chung là niêm mạc mũi 13
  • 14. xoang. Xoang chứa không khí, thông với hố mũi và có khả năng tự dẫn lưu làm sạch qua các lỗ thông mũi xoang. Mỗi bên có bốn xoang: Xoang trán: nằm trong xương trán. Xoang sàng: nằm trong khối bên xương sàng, không phải là một xoang duy nhất mà gồm nhiều xoang nhỏ là một đơn vị cấu tạo nên toàn bộ hệ thống xoang sàng. Xoang bướm: mằm trong thân xương bướm. Xoang hàm: nằm trong xương hàm. Hình1.6. Các xoang cạnh mũi.[6]. 14
  • 15. 1.3. sinh lý chức NĂNG cuốn giữa. 1.3.1. CÊu tạo, sinh lý niêm mạc cuốn giữa. Niêm mạc mũi là hàng rào cản trở cơ học tư nhiên với các vật lạ xâm nhập vào mũi. Niêm mạc mũi giữ các vật lạ đưa xuống họng để cuối cùng tiêu huỷ bởi dịch acid trong dạ dày nhờ hoạt động của hệ thống dịch nhày- lông chuyển. Niêm mạc mũi- xoang còn tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch với các dị nguyên và góp phần vào cơ chế điều hoà nhiệt độ của luồng không khí hít vào [12,16]. Hình 1.7a. Hình cắt đứng ngang qua lỗ mũi [9]. Hình1.7b. Niêm mạc mũi [9]. 1.3.1.1. Biểu mô cuốn mũi. Lớp biểu mô nằm trên màng đệm và màng đáy. Trong hốc mũi có nhiều loại biểu mô: trụ có lông chuyển, trụ không có lông chuyển tế bào đài và tế bào đáy. Đây là kiểu niêm mạc che phủ 2/3 lớp niêm mạc trong mòi. - Biểu mô lát và chuyển tiếp (trụ giả tầng có vi nhung mao). - Biểu mô trụ đơn. Có Ýt tế bào đài và tuyến mũi lót bên trong các xoang. 15
  • 16. 1.3.1.2. Các tế bào biểu mô. Các tế bào biểu mô có chức năng bảo vệ đường hô hấp trên và dưới trực tiếp nhờ hệ thống dẫn lưu nhày - lông chuyển do hoạt động của tế bào trụ có và không có lông chuyển. Tỷ lệ tế bào trụ trên tế bào đài khoảng 5/1. Trên tế bào trụ có lông chuyển có nhiệm vụ cố định tế bào. Nguyên sinh chất của tế bào này chứa nhiều ty thể để cung cấp năng lượng cho lông chuyển hoạt động. Kích thước lông chuyển là 0,3àm, đường kính 7-10àm. Mỗi tế bào chứa khoảng 100 lông chuyển. Một lông chuyển được cấu tạo bởi một vòng nhân, tạo bởi cặp ống (Doublet microtubulets) xoay quanh hai ống đơn chính giữa, mỗi cặp ống có hai cặp nhỏ [4]. Tần số quét của lông chuyển là 1000 lần /phút mỗi chu kỳ gồm hai pha: nhanh về phía trước (pha hiệu quả) và pha quét chậm về phía sau (pha hồi phục). Hình 1.8. Lớp đệm niêm mạc cuốn giữa [4]. 16
  • 17. 1.3.2. Chức năng mòi. Hốc mũi có hai chức năng cơ bản: - Chức năng thở, là đường dẫn không khí thở qua mũi vào họng, vào phổi, bao gồm chức năng (lọc khí, sưởi Êm, bão hoà độ Èm). - Chức năng ngửi đưa những phân tử mùi đến khe khứu, hành khứu và các trung tâm của cơ quan khứu giác. Không khí đi qua cửa mũi trước, qua tiền đình mòi qua phần hốc mũi trung gian rồi chia thành hai luồng. Luồng thứ nhất quan trọng hơn hướng về cửa mũi sau, chiếm tầng dưới hốc mũi hay còn gọi tầng hô hấp, tầng này chiếm toàn bộ phần xoáy của luồng không khí. Luồng thứ hai đi lên đến tầng trên của hốc mũi hay tầng khứu giác (chức năng chia luồng không khí do cuốn mũi giữa đảm nhiệm). Phần lồi của xương cuốn giữa và phần lồi của niêm mạc vách ngăn (củ vách ngăn) ở đối diện xương cuốn giữa phân chia luồng không khí cho hai tầng tầng khứu và tầng hô hấp thông với nhau từ trên xuống dưới nhưng lại khác nhau về hình thái, tính chất niêm mạc sự phân bố mạch máu và sự phân bố thần kinh đối với chức năng riêng của mũi. [13,12,9]. 1.4. sinh bệnh học dị hình cuốn giữa. 1.4.1. Các loại dị hình cuốn giữa: Dị hình cuốn giữa là những thay đổi về cấi trúc, về giải phẫu và hình thể cuốn giữa, cấu tạo cuốn. DHCG có thể gây nên những biến đổi vùng khe giữa làm giảm thông khí và tắc nghẽn PHLN gây ra những bệnh lý liên quan đến PHLN đặc biệt là ngách trên. DHCG bao gồm: xoang hơi cuốn giữa, cuốn giữa đảo chiều, cuốn giữa xẻ đôi, cuốn giữa cắt khúc. 17
  • 18. 1.4.2 Sinh bệnh học của dị hình cuốn giữa. 1.4.3. Triệu chứng dị hình cuốn giữa. DHCG chèn Ðp vào PHLN, và làm giảm lưu thông của mũi có thể gây ra những triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của dị hình. Nếu dị hình mức độ nhẹ chưa làm che lấp hốc mũi hoặc không chèn Ðp vào phức hợp lỗ ngách thì có thể không có triệu chứng gì, nhưng với những dị hình lớn gây chÌn Ðp vào phức hợp lỗ ngách, thì có thể gây ra các triệu chứng của một bệnh mũi xoang như sau. Triệu chứng cơ năng: Ngạt mòi: ngạt mũi là triệu chứng thường xuyên có trong các trường hợp DHCG, thường ngạt tăng lên khi nằm, ngạt nhiều hơn ở bên dị hình nào lớn hơn. Có thể chỉ ngạt một bên khi bệnh nhân bị dị hình một bên. 18 DHCG Viªm ®a xoang Gi¶m CNSL mòi Chèn ép PHLN Đau đầu RLVCND MX Thông khí kém VH - VFQ
  • 19. Đau đầu: bệnh nhân thường bị đau đầu cùng bên với bên bị bệnh, đôi khi có thể đau cả đầu. Giai đoạn đầu có thể đau nhẹ thoáng qua về sau đau âm ỉ liên tục. Đôi khi bệnh nhân có thể bị ù tai (ù tiếng trầm) do chảy mũi làm lỗ vòi nhĩ bị tắc. Chảy mòi do biến chứng viêm xoang. Có thể chảy cả hai mũi hoặc một mũi tuỳ theo mũi bị bệnh . Hắt hơi bệnh nhân có thể hắt hơi thành từng cơn hoặc hắt hơi liên tục. Có thể có rối loạn về khứu giác như (mất ngửi, hoặc ngửi kém). Triệu chứng thực thể: Khám thường: đặt co cuốn mũi bằng Naphazolin 0,05% vào hai hốc mũi đợi khoảng 10 phót cho cuốn mũi co lại. Soi mũi bằng mở mũi và dùng đèn Clar soi có thể thấy: cuốn mũi dưới ở phía dưới nhất sát sàn mũi ngăn cách với sàn mũi bởi khe dưới. Phía trên là cuốn mũi giữa ngăn cách với cuốn dưới bởi khe giữa. Quan sát cuốn giữa tùy từng trường hợp dị hình mà ta có thể thấy cuốn mũi giữa quá phát, đầu cuốn giữa tròn, căng. Niêm mạc cuốn giữa có thể mọng nước, nhạt màu, cuốn giữa đảo chiều (cong ra ngoài). Khe giữa và khe dưới, bề mặt niêm mạc cuốn có thể có mủ nhày nếu có viêm xoang kèm theo. Soi cửa mũi sau không phát hiện gì đặc biệt, nếu có viêm xoang có thể thấy mủ nhầy chẩy ở thành sau họng từ trên xuống. Khám nội soi: đây là phương pháp thăm khám rất có giá trị trong chẩn đoán xác định DHCG, có thể phát hiện các tổn thương khác kèm theo như viêm xoang, dị hình vách ngăn, polip, khối u…Nội soi có thể thấy hình ảnh sau: Hình ảnh xoang hơi cuốn giữa khi soi thấy cuốn giữa lớn hơn bình thường đầu cuốn giữa phồng to hình chùy, hình bụng cá vàng… nếu nghi ngờ thì ta có thể chọc hút thử bằng bơm tiêm có không khí. Cuốn giữa đảo chiều nếu thấy hình ảnh cuốn giữa cong ngược về phía ngách giữa, đôi khi xoang hơi 19
  • 20. cuốn giữa và cuốn giữa đảo chiều phối hợp. Nếu thấy cuốn giữa có rãnh xẻ dọc theo cuốn có thể một phần hoặc toàn bộ cuốn thì đó là hình ảnh cuốn giữa xẻ đôi. Khi thấy cuốn bị cắt đôi chia làm hai phần trên dưới thì đó là hình ảnh cuốn giữa cắt khúc. Hình 1.9. Cách khám nội soi theo Stemmberger [9] Triệu chứng cận lâm sàng: Trên phim chụp CLVT hình ảnh dị hình cuốn giữa được xác định chính xác hơn đặc biệt là xoang hơi cuốn giữa. Xác định dị hình cuốn giữa trên phim chup CLVT như sau: hình ảnh bình thường cuốn giữa trên phim coronal là vệt trắng sát với vách ngăn chạy từ trên xuống dưới chếch ra ngoài song song với vách ngăn là cuốn giữa. Nếu trên phim chụp CLVT thấy hình ảnh tế bào khí phía trong bóng sàng sát với vách ngăn là xoang hơi cuốn giữa, nếu thấy vệt sáng chạy chếch từ trên xuống cong ra ngoài chèn vào ngách giữa là 20
  • 21. cuốn giữa đảo chiều, còn hình ảnh cuốn giữa hai thùy và cuốn giữa xẻ đôi rất khó xác định trên phim chụp CLVT. 1.4.4. Chẩn đoán xác định. Dựa vào tiêu chuẩn sau: - Khám thường thấy có dị hình ở dị hình cuốn giữa lớn (như xoang hơi cuốn giữa, cuốn giữa xẻ đôi). - Khám mòi bằng nội soi thấy có dị hình: khám nội soi là phương pháp chẩn đoán dị hình cuốn giữa rất có giá trị. Dị hình được chẩn đoán theo mục 1.4.3. - Chụp CLVT có dị hình: chẩn đoán theo mục 1.4.3. - Xác định dị hình qua phẫu thuật (dị hình cuốn giữa bị che lấp bởi các triệu chứng khác của mũi xoang như viêm xoang polip mòi, DHCG chỉ được phát hiện trong khi mổ với những dị hình mà cả nội soi và chụp CT không phát hiện được như cuốn giữa hai thùy hoặc cuốn giữa xẻ đôi). 1.4.5. Hình ảnh nội soi của cuốn giữa bình thường. Hình ảnh cuốn giữa qua nội soi là phương tiện chẩn đoán hết sức cần thiết chỉ tiến hành nội soi chẩn đoán khi đã khám kỹ càng lâm sàng. Khi quan sát khe giữa mũi bình thường: Hình 1.10. Hình ảnh nội soi cuốn mũi bình thường [9]. 21
  • 22. (1) thành ngoài hốc mũi (2) mỏm móc, (3) cuốn giữa, (4) vách ngăn [9]. 1.4.6. Hình ảnh CT.Scan cuốn giữa bình thường. Hình 1.11. Trên phim Coronal [17] cuốn mũi giữa không có xoang hơi. 1.4.7. Hình ảnh DHCG dưới nội soi. Hình 1.12. Cuốn giữa cắt khóc bên phải [16] Hình 1.13. Xoang hơi cuốn giữa mũi trái, tế bào đê mũi quá phát [16] 22
  • 23. Cuốn giữa xẻ đôi một phần [24] Cuốn giữa xẻ đôi toàn bộ cuốn, bóng khí cuốn giữa, lỗ thủng bóng khí [24] Hình 1.14. Hình ảnh cuốn giữa xẻ đôi. Một số dị hình Ýt gặp khác Xoang hơi cuốn giữa + cuốn giữa đảo chiều phải [24] Cuốn giữa đảo chiều hình chữ L [24] 23
  • 24. Hình 1.15. Hình ảnh một số dị hình cuốn giữa khác. 24
  • 25. 1.4.8. Hình ảnh của dị hình cuốn giữa trên phim chụp CLVT. Hình 1.16. Hình ảnh xoang hơi cuốn giữa trái, [9] Hình 1.17a. Cuốn giữa đảo chiều hai bên trái [9] Hình 1.17b. Xoang hơi cuốn giữa hai bên [9] 25
  • 26. 1.4.9. Chẩn đoán phân biệt dị hình khe giữa với các bệnh lý khác. - Cuốn giữa thoái hoá: dÔ nhầm với xoang hơi cuốn giữa, chỉ khác niêm mạc cuốn giữa thường nhợt nhạt, thoái hoá đôi khi có thể hình thành polyp. - Các khối u hốc mũi: với các khối u lành tính vùng khe giữa như papilome, polyp ở vùng khe giữa rất rễ nhầm với cuốn giữa nếu nghi ngờ có thể dùng kim chọc thăm dò vào cuốn giữa không thấy có khí. - Phân biệt với mỏm móc quá phát, xoang hơi mỏm móc, quá phát bóng sàng. 26
  • 27. Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu. Gồm 37 bệnh nhân được chẩn đoán có dị hình cuốn giữa, có thể dị hình đơn thuần hoặc kết hợp với tổn thương khác, được khám và chẩn đoán tại bệnh viện tai mòi họng trung ương từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn. - Bệnh nhân thu thập một cách ngẫu nhiên không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp. - Bệnh nhân phải được khám nội soi, chụp ảnh. - Được chụp CLVT đúng tiêu chuẩn. - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. − Không được khám nội soi, chụp ảnh. − Phim chụp CLVT không đúng tiêu chuẩn. − Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. phương pháp nghiên cứu. − Áp dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả từng ca. − Thời gian nhiên cứu: từ tháng 9/2007 đến tháng 10/2008. − Số lượng bệnh nhân nghiên cứu N= 37 bệnh nhân, tất cả đều là bệnh nhân tiến cứu. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. Khám lâm sàng và nội soi hốc mòi. Chụp CLVT mòi xoang. 27
  • 28. Khi đã chẩn đoán xác định là DHCG thì tiến hành làm bệnh án đầy đủ theo bệnh án mẫu. Nhập số liệu và xử lý số liệu. Đưa ra bàn luận và kết luận. 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu. Bộ dụng cụ khám nội soi gồm: Dây sáng, màn hình, nguồn sáng, optic 0°, 30°,45° loại 4mm và 2,7mm. Bộ mổ nội soi Karl Stortz và dụng cụ phẫu thuật NSMX Karl Stortz 2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu. Thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán xác định và chỉ định sau đó tiến hành phẫu thuật và theo dõi sau phẫu thuật. Thăm khám lâm sàng. Hỏi bệnh: khai thác tìm hiểu bệnh sử, thời gian mắc bệnh, nguyên nhân đi khám bệnh, tiền sử bệnh, tiền sử điều trị (nội khoa, ngoại khoa). Các triệu chứng của xoang hơi cuốn giữa. 28
  • 29. Khai thác chi tiết triệu chứng cơ năng: + Ngạt mũi: Ngạt tắc mũi một bên hay cả hai bên? Ngạt từng lúc hay liên tục? Ngạt có liên quan đến thời tiết hay không? Thời gian ngạt trong ngày? + Đau đầu: Tìm hiểu tính chất của đau đầu? Mức độ đau? Theo chúng tôi thì mức độ đau được chia ra là (đau Ýt, đau nhiều, rất đau) với tiêu chuẩn sau: Đau Ýt: đau bệnh nhân chịu được, không dùng thuốc cung tự hết. Đau nhiều: đau bệnh nhân phải dùng thuốc thì mới hết đau. Rất đau: bệnh nhân rất đau dùng thuốc cũng không hết đau Đau từng lúc hay liên tục? Vị trí đau của đầu? Đau tăng lên hay giảm đi ? + Ngửi kém Thời gian xuất hiện ? Mức độ kém ngửi? từng lúc hay liên tục? Có liên quan đến triệu chứng khác? + Chảy mũi? + Hắt hơi? Khám thực thể: khám bằng nội soi Khám thực thể đánh giá cuốn mũi mô tả hình thể ngoài của cuốn giữa. 29
  • 30. Các triệu chứng thực thể khác kèm theo nếu có (dịch nhầy mũi, polip, …) Đánh giá hình dạng và tư thế cuốn giữa. Đánh giá ảnh hưởng đến phức hợp lỗ ngách. Xác dịnh hình ảnh dị hình cuốn giữa dựa vào: khám nội soi trong mục 1.4.6 Triệu chứng cận lâm sàng: Chụp CLVT là phương pháp rất cần thiết trong chẩn đoán DHCG đặc biệt là xoang hơi cuốn giữa, đánh giá được ảnh hưởng của dị hình đến các bệnh lý mòi xoang khác. Chụp CLVT đôi khi còn phát hiện những DHCG nhá là nguyên nhân thực sự gây đau xoang mà không gây những triệu chứng ở mũi khác. Quy trình chụp CLVT mòi xoang như sau: * Với phim coronal gồm có 4 bước: - Tư thế chụp: vuông góc với đường ống tai ổ mắt. - Mở cửa sổ xương và cửa sổ phần mềm phù hợp với mục đích chụp. - Khoảng cách giữa mỗi lát cắt 3 - 4mm, chụp khoảng 24 - 30 lát cắt từ bờ trước xoang trán đến bờ sau xoang bướm. - Cách đọc: lấy chân bám mỏm móc làm chìa khoá, khi chân bám mỏm móc bám vào nền sọ thì các xoang phía ngoài là xoang sàng trước, khi chân bám vào xương giấy thì phía trên của nó là các xoang sàng sau. * Với phim Axial: - Phim chụp các lát cắt song song với đường ống tai ổ mắt. - Mở cửa sổ xương và cửa sổ phần mềm như phim coronal. - Giới hạn chụp phim ở trên đỉnh của xoang trán, dưới là đến mào huyệt răng. - Cách đọc chia làm 3 tầng xoang: tầng trên cùng là xoang trán, tầng giữa là tầng sàng, tầng dưới là tầng xoang hàm. Từ cách chia đó ta có thể phát hiện một cách dễ dàng các bệnh lý ở các tầng xoang khác nhau. 30
  • 31. Xác dịnh hình ảnh dị hình cuốn giữa theo: triệu chứng cận lâm sàng trong mục 1.4.3. Chẩn đoán xác định. Dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán ở mục 1.4.4. 2.2.4. Xử lý số liệu: theo yêu cầu nghiên cứu gồm. - Hành chính: tuổi, giới. - Triệu chứng cơ năng: + Nhức đầu, ngạt mũi, chảy mũi, kém ngửi… + Lập bảng đánh giá. - Triệu chứng nội soi. + Các số liệu qua nội soi. + Lập bảng đánh giá tỷ lệ hình thái cuốn giữa qua nội soi và những hình thái thực thể của cuốn và những biến dạng do nó gây ra ở vùng khe giữa. + Các loại dị hình qua nội soi. + Lập bảng tỷ lệ % của các hình thái dị hình trên. - Các dị hình trên phim chụp CLVT. + Đảo chiều. + Xoang hơi (vị trí, kích thước, %). + Các dị hình khác. + Sự phối hợp DHCG với viêm xoang. - Xử lý kết quả so sánh nội soi và chụp CLVT đánh giá hiệu quả từng phương pháp. + Nhức đầu. + Chức năng thông khí. + Vận chuyển dịch. + Mức độ thông thoáng của PHLN. 31
  • 32. - Nhập và xử lý số liệu trên trương trình EPSS 13.0. - Bàn luận và đưa ra nhận xét. Chương 3 Kết quả nghiên cứu 3.1. đặc điểm chung. 3.1.1. Tuổi và giới. Qua nghiên cứu 37 bệnh được phân chia thành 6 nhóm tuổi sau. Bảng 3.1. Sự phân bố tuổi và giới. Tuổi Giới 14 – 15 15 - 25 26 - 35 36 - 45 46 - 60 60 - 78 Nam 0 4 2 4 0 1 Nữ 1 4 4 5 10 2 N % 1 2,7 8 21,6 6 16,2 9 24,3 10 27 3 8,2 Nhận xét: từ bảng trên ta thấy tỷ lệ gặp ở nữ 26/37 (70,3%) nhiều hơn nam 11/37 (29,7%), có thể ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm nam gặp nhiều ở tuổi 36 - 45 là 4/11 trường hợp, nữ gặp nhiều ở tuổi 46 - 60 có 11/26 trường hợp . 32
  • 33. 33
  • 34. 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo số bên mũi bị bệnh. Bảng 3.2. Bảng phân bố mũi bị bệnh. BN Mũi bị bệnh n = 37 100% Một bên 16 43,2 Hai bên 21 56,8 N 37 100 Nhận xét: bảng trên cho thấy trong hai nhóm bệnh một bên và hai bên mũi thì nhóm bệnh hai bên mòi chiếm 56,8% tỷ lệ cao hơn so với một bên mòi là 43.2%. 3.2. đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. 3.2.1. Đặc điểm, vị trí, tính chất các triệu trứng cơ năng. Triệu chứng cơ năng thường gặp trong DHCG nh ngạt mũi, chảy mũi, đau đầu, mất ngửi hoặc kém ngửi. Bảng sau đây phân tích từng triệu chứng. Bảng 3.3. Tỷ lệ các triệu trứng cơ năng. Tính chất Triệuchứng Có % Đau đầu 31 83,8 Ngạt mòi 30 81,1 Chảy mòi 37 100 Mất ngửi, kém ngửi 17 54,1 Hắt hơi 25 67,6 34
  • 35. Nhận xét: bảng trên cho thấy các triệu chứng chảy mũi, ngạt mũi, đau đầu thường xuất hiện hơn cả. Trong đó chảy mũi gặp 37/37 trường hợp chiếm 100%, đau đầu gặp 31/37 trường hợp chiếm tỉ lệ 83,8%, ngạt mũi gặp 30/37 trường hợp chiếm tỉ lệ 81,1%, hắt hơi gặp 25/37 trường hợp chiếm tỷ lệ 67,6%, mất ngửi, kém ngửi gặp 17/37 trường hợp chiếm tỷ lệ 54,1%. 3.2.1.1 Đau đầu. Bệnh nhân có thể đau đầu từng lúc, đau đầu liên tục, triệu chứng đau đầu có thể là tiền triệu hoặc xuất hiện sau các triệu chứng khác. Bảng 3.4. Triệu chứng đau đầu. T/c Vị trí Đau từng lóc Đau liên tục Không đau 1 bên 6 6 4 2 bên 9 10 2 N 15 16 6 Nhận xét: bảng trên cho ta thấy nhóm một bên đau từng lúc gặp 6 trường hợp chiếm 16,2%, đau liên tục gặp 6/37 trường hợp chiếm tỷ lệ 16,2%, không đau gặp 4/37 trường hợp chiếm tỷ lệ 10,8%. Nhóm hai bên đau từng lúc gặp 9/37 trường hợp chiếm 24,3%, đau liên tục gặp 10/37 trường hợp chiếm 27,1%, không đau gặp 2/37 trường hợp chiếm 5,4%. Nh vậy giữa nhóm bị bệnh một bên và hai bên mức độ đau đầu có khác nhau, đau đầu gặp nhiều ở nhóm hai bên hơn nhóm một bên, nhưng không đau thì ngược lại nhóm một bên lại gặp nhiều hơn. Theo suy nghĩ của chúng tôi có thể bệnh nhân bị bệnh hai bên thì bệnh nhân thiếu oxi nhiều làm mức độ đau đầu của bệnh nhân nhiều hơn, còn nhóm bị bệnh một bên thì có khả năng thở bù trừ bằng mòi kia nên bệnh nhân không bị thiếu oxi. Sự khác biệt về tính chất đau 35
  • 36. đầu của hai nhóm bệnh là không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Kết quả này có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn. 3.2.1.2. Ngạt mũi. Triệu chứng ngạt tắc mũi được chia thành ngạt từng lúc, ngạt liên tục, không ngạt, được trình bày ở bảng sau. Bảng 3.5. Triệu chứng ngạt mũi. T/c Vị trí Ngạt từng lóc Ngạt liên tục Không ngạt N 1 bên 9 4 3 16 2 bên 3 14 4 21 N 12 18 7 37 Nhận xét: hầu hết bệnh nhân ngạt hai bên gặp 21/37 trường hợp chiếm 56,8%, thường gặp ngạt liên tục nhiều hơn chiếm tỷ lệ 48,7%, ngạt từng lúc chiếm 32,4%, không ngạt chiếm 18,9%. Nh vậy sự khác biệt về tính chất ngạt trên hai nhóm bệnh mét bên và hai bên là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở nhóm ngạt hai bên thì mức độ ngạt liên tục là cao hơn. 3.2.1.3. Chảy mũi. Chảy mũi là triệu chứng thường xuyên gặp trong bệnh lý mòi xoang nói chung, còng nh trong dị hình cuốn mũi nói riêng. Đây là triệu chứng khiến bệnh nhân tìm đến với thầy thuốc tai mũi họng. Triệu chứng chảy mũi được chúng tôi chia thành chảy dịch trong, dịch nhày, dịch mủ, dịch nhày mủ và không chảy mũi, biểu hiện ở bảng sau. 36
  • 37. Bảng 3.6. Triệu chứng chảy mũi. T/c Vị trí Dịch trong Dịch nhày Mủ Nhày mủ N 1 bên 6 6 1 3 16 2 bên 1 9 0 11 21 N % 7 18,9 15 40,5 1 2,8 14 37,8 37 Nhận xét: số liệu bảng 3.6 cho thấy triệu chứng chảy mũi diễn biến song song với triệu chứng ngạt mũi. Chảy mũi nhóm mét bên gặp 16/37 chiếm tỷ lệ 56,8%, nhóm hai bên gặp 21/37 chiếm tỷ lệ 43,2%. Trong đó chảy dịch trong chiếm 18,9%, chảy dịch nhầy chiếm 40,5%, chảy mủ 2,8%, chảy nhày mủ 37,8%. Nh vậy đa số trường hợp là chảy dịch nhày và dịch nhày mủ chiếm 78,3%. Sự khác biệt về tính chất chảy dịch là có ý nghĩa thống kê với p < 0.05 ở hai nhóm bệnh một bên và hai bên. 3.2.1.4. Kém ngửi, mất ngửi. KÐm ngửi là triệu trứng thường gặp trong bệnh lý DHCG nhưng sự xuất hiện của nó so víi các triệu chứng khác là Ýt gặp hơn. Kém ngửi thường đi kèm với ngạt mũi và chảy mũi, đặc biệt là trong các đợt viêm mũi xoang cấp. Tỷ lệ gặp bệnh nhân có triệu chứng về ngửi biểu hiện ở bảng sau: 37
  • 38. Bảng 3.7. Triệu chứng kém ngửi. T/c Vị trí Kém ngửi Mất ngửi Ngửi bình thường N Một bên 2 2 12 16 Hai bên 9 4 8 21 N 11 6 20 37 Nhận xét: bảng trên ta thấy ở nhóm bệnh một bên kém ngửi có 2/11 trường hợp, mất ngửi gặp 2/6 trường hợp. Còn ở nhóm bệnh hai bên đa số kém ngửi gặp 9/11 trường hợp, mất ngửi có 4/6 trường hợp. Tuy nhiên sự khác biệt mức độ ngửi của hai nhóm bệnh một bên và hai bên là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 3.2.1.5. Hắt hơi. Hắt hơi là triệu chứng gặp hầu hết trong các bệnh lý về mũi xoang, bệnh nhân có thể hắt hơi từng lúc, hắt hơi liên tục. Bảng 3.8. Triệu chứng hắt hơi. Hắt hơi Số BN % Không hắt hơi 12 32,4 Hắt hơi từng lúc 25 67,6 Nhận xét: bảng trên cho thấy tỷ lệ không hắt hơi là 32,4%, hắt hơi từng lúc là 25/37 (chiếm 67,6%) chiếm đa số trong các trường hợp có bệnh lý về DHCG. 38
  • 39. 3.2.2. Các hình thái dị hình cuốn giữa. 3.2.2.1. Xoang hơi cuốn giữa. Xoang hơi là dị hình gặp nhiều nhất chiếm hơn 78% trong tổng số dị hình cuốn giữa. Xoang hơi có thể được phát hiện trên nội soi và CLVT nhưng khả năng phát hiện được xoang hơi ở hai phương pháp là khác nhau. Bảng 3.9. Phân bố dị hình xoang hơi trên chụp CLVT và nội soi. XH Vị trí Có XH Không XH n % n % CLVT 29 78,4 8 21,6 NS 24 64,9 13 35,1 Nhận xét: tỷ lệ phát hiện XHCG trên CLVT 29/37 chiếm 78,4%, không có xoang hơi 21,6%, nội soi phát hiện được 24/37 chiếm 64,9%, không có xoang hơi là 35,1%. Nh vậy chúng tôi thấy rằng khả năng phát hiện xoang hơi cuốn giữa của CLVT cao hơn so với nội soi. - Phân bố và kích thước xoang hơi trên nội soi. Phương pháp khám nội soi hốc mũi bằng ánh sáng lạnh với các ống soi cứng có các góc nhìn 00 , 300 , 700 cho phép quan sát một cách chi tiết hình ảnh hốc mũi nói chung và hình ảnh cuốn mũi giữa nói riêng. Khi quan sát ta có thể thấy hình ảnh xoang hơi cuốn giữa một cách dễ dàng ở các mức độ khác nhau, được trình bày ở bảng dưới đây. 39
  • 40. Bảng 3.10. Phân bè và kích thước xoang hơi. XH Vị trí Nhá (chiếm 1/3 CG) Lớn (chiếm 2/3 CG) N n % n % Một bên Mũi trái 3 27,3 7 53,8 10 Mũi phải 2 18,2 3 23,1 5 Hai bên 6 54,5 3 23,1 9 N 11 45,8 13 54,2 24 Nhận xét: bảng trên cho ta thấy hình ảnh nội soi xoang hơi nhỏ ở một bên là 5/15 chiếm 33,3%, xoang hơi lớn ở nhóm một bên là 10/15 chiếm tỷ lệ là 66,7%. Ở hai bên xoang hơi nhỏ là 6/9 trường hợp chiếm tỷ lệ là 66,7%, xoang hơi lớn là 3/9 trường hợp chiếm tỷ lệ 33,3%. Tỷ lệ trên cho ta thấy khác biệt về hình thái xoang hơi giữa hai nhóm bệnh một bên và hai bên là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. - Hình thái xoang hơi qua nội soi. Về hình thái xoang hơi chúng tôi gặp trong nghiên cứu này đa phần là hình dạng bông cá vàng, hình chùy, một số Ýt gặp ở hình dạng khác. 40
  • 41. Hình 3.1. Hình ảnh xoang hơi cuốn giữa. Lã Thị Việt Th 50T STT 10 Nguyễn Trung Th 35T STT 19 Xoang hơi trái to hình bụng cá vàng che lấp toàn bộ khe giữa, nhiều dịch nhầy khe giữa (T). Xoang hơi cuốn giữa phải lớn hình chùy che lấp toàn bộ khe giữa. Bảng 3.11. Hình thái xoang hơi. HD X-H X-H Bụng cá vàng Chùy Hình khác Lớn 7 5 4 Nhá 2 12 3 N % 9 27,2 17 51,5 7 21,3 Nhận xét: bảng trên cho ta thấy loại nhá gặp 17/33 trường hợp: hình chuỳ chiếm đa số 12/17 trường hợp chiếm 70,5%, hình bụng cá vàng gặp 2/17 trường hợp chiếm 11,9%, hình dạng khác gặp 17,6%. Nhóm lớn gặp 16/33 41
  • 42. trường hợp: hình bụng cá vàng gặp 7/16 trường hợp chiếm 43,8%, hình chuỳ 5/16 trường hợp chiếm 31,3%, hình dạng khác gặp 4/16 trường hợp chiếm tỷ lệ 24,9%. Nh vậy với hình dạng bụng cá vàng gặp trên nội soi thì chủ yếu là loại lớn, hình chùy chủ yếu là xoang hơi nhá, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. - Hình ảnh xoang hơi trên phim chụp CLVT. Xoang hơi cuốn giữa là tế bào sàng phát triển vào trong cuốn giữa có lỗ thông với các xoang sàng khác, nên xoang hơi có thể bị nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Nhưng theo nghiên cứu của chúng tôi thì xoang hơi rất Ýt bị nhiễm trùng cho dù bệnh nhân có bị viêm đa xoang rất nặng. Hình 3.2. Hình ảnh xoang hơi trên phim CLVT. Nguyễn Thị Lan Ph. 46T STT 17 Xoang hơi cuốn giữa bên trái lớn, lòng xoang sạch phức hợp lỗ ngách hai bên bị tắc nghẽn. - Tính chất của xoang hơi được trình bày ở bảng sau. 42
  • 43. Bảng 3.12. Hình ảnh xoang hơi trên chụp CLVT. T/c Vị tri Không nhiễm trùng Nhiễm trùng XH một phần 20 4 XH toàn bộ 17 2 N % 37 86 6 14 Nhận xét: theo bảng trên chúng tôi thấy: xoang hơi không nhiễm trùng gặp 37 trường hợp chiếm tỷ lệ 86%, xoang hơi nhiễm trùng gặp 6 trường hợp chiếm tỷ lệ 14%. Xoang hơi một phần nhiễm trùng 20/37 trương hợp cao hơn so với xoang hơi toàn bộ nhiễm trùng 17/37 trường hợp. Tuy nhiên sự khác biệt hình thái nhiễm trùng hay không nhiễm trùng ở hai nhóm bệnh xoang hơi một phần và xoang hơi toàn bộ là không có sự khác biệt với p > 0,05. - Kích thước xoang hơi cuốn giữa. Qua nội soi và phim chụp cắt lớp chúng tôi thấy rằng: nếu nội soi chẩn đoán xoang hơi nhỏ thì trên phim chụp CLVT đo được kích thước thường nhỏ hơn 1,5 mm, nếu nội soi chẩn đoán xoang hơi lớn trên phim chụp CLVT kích thước xoang hơi lớn hơn 1,5 mm. Như vậy dựa vào kết quả đó chúng tôi chia xoang hơi thành hai nhóm kích thước, nhóm xoang hơi nhỏ có kích thước ≤ 1,5 mm, nhóm xoang hơi lớn có kích thước > 1,5 mm. - Kích thước xoang hơi và viêm xoang trên phim chụp CLVT. 43
  • 44. Bảng 3.13. Kích thước xoang hơi và viêm xoang trên phim chụp CLVT VX XH Có viêm xoang Không viêm xoang Kích thước trái ≤ 1,5 9 2 > 1,5 8 1 Kích thước phải ≤ 1,5 9 1 > 1,5 11 2 Nhận xét: xoang hơi trái có kích thước ≤ 1,5mm gặp 9/11 trường hợp có viêm xoang, không viêm xoang 2/11 trường hợp. Xoang hơi trái có kích thước > 1,5 mm có 8/9 trường hợp viêm xoang, không viêm xoang gặp 1/9 trường hợp. Với xoang hơi phải có kích thước ≤ 1,5mm gặp 10/43 trường hợp, trong đó 9/10 trường hợp có viêm xoang, không có viêm xoang 1/10 trường hợp. Xoang hơi phải có kích thước > 1,5 mm gặp 11/13 trường hợp có viêm xoang, không viêm xoang 2/13 trường hợp. Chúng tôi thấy rằng: tỷ lệ viêm xoang có xoang hơi là rất cao, nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy có sự liên quan giữa kích thước xoang hơi và viêm xoang. - KÝch thước xoang hơi trên phim chụp CLVT và đau đầu. Xác định dưới nội soi kích thước của xoang hơi được xác định và đánh giá một cách tương đối, qua đó chúng tôi đánh giá mức độ đau đầu liên quan đến kích thước xoang hơi. 44
  • 45. Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kích thước kích thước xoang hơi và đau đầu. T/c K/T Ýt Nhiều Rất đau Nhỏ 9 2 2 Lớn 11 3 0 N 20 5 2 Nhận xét: chỉ có 27/37 bệnh nhân có triệu chứng đau đầu, trong đó đau Ýt có 20 bệnh nhân ( loại nhỏ gặp 9/20 trường hợp chiếm 45%, loại lớn 11/20 trường hợp chiếm 55%), đau nhiều có 5 bệnh nhân (loại nhá 2 trường hợp chiếm 40%, loại lớn 3 chiếm 60%), gặp 2 trường hợp bệnh nhân loại nhỏ rất đau. Sự khác biệt về mức độ đau phụ thuộc và kích thước xoang hơi (xoang hơi lớn, xoang hơi nhá) là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Theo chúng tôi thì với xoang hơi lớn mức độ đau đầu cũng lớn hơn, nhng có lẽ do số mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ n = 37 bệnh nhân nên không đánh giá hết được ảnh hưởng của kích thước xoang hơi đến mức độ đau đầu. 3.2.2.2. Cuốn giữa đảo chiều. Cuốn giữa đảo chiều là dị hình thường gặp sau xoang hơi chiếm hơn 32% trong tổng sè DHCG và cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây bít tắc phức hợp lỗ ngách dẫn đến viêm xoang. 45
  • 46. Hình 3.3. Hình ảnh cuốn giữa trái đảo chiều và bít tắc toàn bộ phức hợp lỗ ngách trái. Kiều Thị M 39T STT 7 Bảng 3.15. Phát hiện cuốn giữa đảo chiều trên phim chụp CLVT và NS. ĐC Phương pháp 1 bên 2 bên n % n % CLVT 5 13,5 7 18,9 NS 5 13,5 7 18,9 Nhận xét: theo số liệu bảng trên ta thấy khả năng phát hiện cuốn giữa đảo chiều trên nội soi và chụp CLVT là nh nhau đều phát hiện 12/37 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 32,4% trong đó 13,5% là cuốn giữa đảo chiều một bên, 18,9% là cuốn giữa đảo chiều hai bên. 46
  • 47. 3.2.2.3 Cuốn giữa xẻ đôi. Cuốn giữa xẻ đôi là dị hình rất hiếm gặp trong DHCG, thường chỉ phát hiện dưới nội soi, còn chụp CLVT khó phát hiện được. Trong nghiên cứu của chúng tôi thì không gặp trường hợp nào phát hiện cuốn giữa xẻ đôi trên cả nội soi và trên chụp CLVT. 3.2.2.4. Cuốn giữa cắt khóc. Trong nghiên cứu của của chúng tôi thì cuốn giữa cắt khúc chỉ gặp 1 trường hợp qua nội soi, còn trên phim chụp CLVT không phát hiện được trường hợp này. Hình 3.4. Hình ảnh cuốn giữa trái cắt khóc, mào vách ngăn mũi trái. Nguyễn Trần Ng 17T STT 12 3.2.3. Liên quan dị hình cuốn giữa với đau đầu mạn tính. Đau đầu thường đem lại cho bệnh nhân rất nhiều khó chịu, đôi khi bệnh nhân và các thầy thuốc nội khoa không nghĩ đến đau đầu do dị hình vùng khe giữa hoặc cuốn giữa nên rất hay bỏ sót. 47
  • 48. Bảng 3.16. Liên quan dị hình cuốn giữa và đau đầu mạn tính. DH Mức độ đau Xoang hơi Đảo chiều n % n % Đau nhẹ 20 74,1 8 80 Đau nhiều 5 18,5 1 10 Rất đau 2 7,4 1 10 Nhận xét: sè liệu cho thấy đa số bệnh nhân đau đầu mạn tính và ở mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao, xoang hơi 74,1%, đảo chiều 80%. Đau nhiều: xoang hơi chiếm tỷ lệ 18,5%, đảo chiều 10%. RÊt đau: xoang hơi chiếm tỷ lệ 7,4%, đảo chiều 10%. Tuy vậy sự khác biệt về mức độ đau (đau nhẹ, đau nhiều, rất đau) ở các hình thái dị hình cuốn giữa là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05, có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn. 3.2.4. Liên quan dị hình cuốn giữa với viêm xoang. 3.2.4.1. Đối chiếu DHCG với viêm xoang hàm cùng bên. Dị hình cuốn giữa liên quan trực tiếp đến ngách giữa, chèn Ðp vào phức hợp lỗ ngách làm tắc các lõ thông xoang gây nên viêm xoang, đặc biệt là viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán. 48
  • 49. Bảng 3.17. Đối chiếu DHCG với viêm xoang hàm cùng bên DH X-H Xoang hơi đảo chiều Cắt khóc Có viêm 19 1 0 Không viêm 10 11 1 N 29 12 1 Nhận xét: xoang hơi cuốn giữa gặp 19/29 trường hợp, đảo chiều có 1/12 trường hợp, xẻ đôi và cắt khúc không gặp trường hợp nào. Sự khác biệt về viêm xoang và không viêm xoang hàm ở các nhóm dị hình có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. 3.2.4.2. Liên quan của DHCG với viêm xoang sàng. Bảng 3.18. Liên quan của DHCG với viêm xoang sàng. DH X-S Xoang hơi Đảo chiều Cắt khóc Có viêm 13 6 0 Không viêm 16 6 1 ∑ 29 12 1 Nhận xét: xoang hơi cuốn giữa gặp13/29 trường hợp chiếm tỷ lệ 44,8% viêm xoang sàng, dị hình đảo chiều có 6/12 trường hợp chiếm tỷ lệ 50% viêm xoang sàng, dị hình xẻ đôi và cắt khúc không gặp trường hợp nào. Sự khác biệt về viêm xoang sàng giữa nhóm có viêm và không viêm là không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. 3.2.4.3. Liên quan của DHCG với viêm xoang trán. 49
  • 50. Bảng 3.19. Liên quan của DHCG với viêm xoang trán. DH X-Trán Xoang hơi Đảo chiều Cắt khóc Có viêm 3 1 0 Không viêm 26 11 1 N 29 12 1 Nhận xét: xoang hơi cuốn giữa gặp 3/29 trường hợp chiếm tỷ lệ 11,5% viêm xoang trán. Cuốn giữa đảo chiều gặp 1/12 trường hợp chiếm tỷ lệ 9,1% viêm xoang trán. Cuốn giữa xẻ đôi và cắt khúc không gặp trường hợp nào có viêm xoang trán. Sự khác biệt về viêm và không viễm xoang trán ở hai nhóm dị hình là không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. 3.2.5. Sự phối hợp giữa các dị hình. Trong nghiên cứu gồm 37 trường hợp, chúng tôi gặp 3 loại dị hình sau: xoang hơi cuốn giữa, cuốn giữa đảo chiều, cuốn giữa cắt khúc. Dị hình cuốn giữa có thể đơn thuần, phối hợp với nhau hoặc với các dị hình khác vùng ngách giữa. Sự phối hợp của các dị hình cuốn giữa được thể hiện trong bảng sau. Bảng 3.20. Sự phèi hợp giữa các dị hình. 50
  • 51. DH Đặc điểm Xoang hơi Đảo chiều Cắt khóc Đơn Thuần 28 7 1 Phối hợp 1 1 0 N 29 8 1 Nhận xét: trong bảng trên chúng tôi gặp chủ yếu là các dị hình: xoang hơi cuốn giữa đơn thuần gặp 28/29 trường hợp chiếm tỷ lệ 96,5%, xoang hơi phối hợp gặp 1/29 (4,5%). Cuốn giữa đảo chiều đơn thuần gặp 7/8 trường hợp (87,5%), phối hợp gặp 1/8 trường hợp chiếm tỷ lệ (12,5%). Cuốn giữa cắt khúc gặp 1 trường hợp. Nh vậy chúng tôi thấy rằng, thường dị hình cuốn giữa rất Ýt phối hợp với nhau. 3.2.6. Đối chiếu khả năng phát hiện DHCG qua nội soi và chụp CLVT. Bảng 3.21. Đối chiếu khả năng phát hiện DHCG qua nội soi và chụp CLVT. Loại dị hình Các hình thái dị hình Nội soi CLVT n n Bóng hơi XH một phần 11 15 XH toàn bộ 13 14 Cuốn giữa đảo chiều 12 12 Cuốn giữa xẻ đôi 0 0 Cuốn giữa cắt khóc 1 0 DHCG chÌn Ðp PHLN 25 29 Nhận xét: bảng trên cho thấy tỷ lệ phát hiện xoang hơi trên CT là tốt hơn, (phát hiên trên nội soi là 24 trường hợp, phát hiện trên CT 29 trường hợp). Khả năng phát hiện cuốn giữa đảo chiều của hai phương pháp là nh nhau cùng phát hiện 12/37 trường hợp. Cuốn giữa xẻ đôi không gặp bệnh 51
  • 52. nhân nào ở cả nội soi và CT. Cuốn giữa hai thùy (nội soi phát hiện có 1 bệnh nhân, CT không phát hiện được). Tắc nghẽn PHLN (nội soi phát hiện 25/37 trường hợp, CT phát hiện 29/37 trường hợp). Bảng 3.22. Khả năng phát hiện tắc PHLN của nội soi và chụp CLVT. Tắc PHLN Phương pháp Hai bên Mũi phải Mũi trái Không tắc N % CLVT 16 43,2% 4 10,8% 9 24,3% 8 21,7% 37 100% NS 15 40,5% 6 16,3% 4 10,8% 12 32,4% 37 100% Nhận xét: qua bảng số liệu trên cho thấy: trên phim chụp CLVT phát hiện 29/37 trường hợp tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách, trong đó hai bên là 16/37 trường hơp chiếm 43,2%, mũi phải 4/37 chiếm 10.8%, mòi trái 9/37 trường hợp chiếm 21,7%. Nội soi phát hiện được 25/37 trường hợp, trong đó hai bên gặp 15/37 trường hợp chiếm 40,5%, mòi phải 6/37 trường hợp chiếm 16.3%, mòi trái 4/37 trường hợp chiếm 10.8%. Nh vậy khả năng phát hiện tắc nghẽn PHLN trên phim chụp CLVT tốt hơn và trên nội soi còn phát hiện sai 2 trường hợp là có tắc nghẽn PHLN nhng trong hình ảnh chụp CLVT và trong phẫu thuật lại không có tắc nghẽn PHLN. 52
  • 53. Chương 4 Bàn luận Dị hình vùng khe giữa thường gặp là dị hình cuốn giữa, dị hình mỏm móc, dị hình bãng sàng, trong đó dị hình cuốn giữa thường gặp hơn cả. Dị hình này theo Bolger chiếm 44% [23], theo Zinreich [41] và Kennedy 51% [31], theo Võ Thanh Quang 19% [16], Nguyễn Thị Tuyết 18% [21]. Qua nghiên cứu 37 bệnh nhân tiến cứu có dị hình cuốn giữa tại bệnh viện tai mũi họng trung ương từ tháng 9/2006- 10/2008, chúng tôi thu được kết quả và một số nhận xét sau: 4.1. Đặc điểm chung. Qua bảng 3.2 chúng tôi thấy sự phân bố mũi bị bệnh giữa một bên và hai bên lần lượt là 43,2% và 56,8%. Nh vậy nhóm mắc bệnh hai bên mũi cao hơn, nghiên cứu này của chúng tôi khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình [2] là một bên 60% và hai bên là 40%. Về tuổi do không giới hạn về tuổi nên trong nghiên cứu của chúng tôi có đầy đủ các nhóm tuổi từ nhóm 1 đến nhóm 6. Trong đó tỷ lệ các nhóm gặp trong nghiên cứu lần lượt là nhóm 5 (40-60 T) với 10/37 trường hợp, nhóm 4 (36-45 T) gặp 9/37 trường hợp, nhóm 2 (15-25 T) gặp 8/37 trường hợp, nhóm 3 (26-35 T) gặp 6/37 trường hợp, nhóm 1 (14-15 T) gặp 1/37 trường hợp, nhóm 6 (60-78 T) gặp 3/37 trường hợp. Nh vậy tỷ lệ nhóm tuổi thường gặp nhất là nhóm tuổi học tập và lao động chiếm đa số, nhóm dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi Ýt gặp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Võ Thanh Quang cho thấy lứa tuối thường gặp là 15-54 chiếm 85% [16]. Tỷ lệ Nam/Nữ chênh lệch giữa các nhóm tuổi là không nhiều, chỉ có nhóm tuổi 46-60 tỷ lệ Nam/ Nữ là 0/9. Tỷ lệ gặp chung giữa Nam/Nữ là 53
  • 54. 11/26 trường hợp. Nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Thanh Bình [2] Nam 44% Ýt hơn Nữ 56 %. 4.2 Bàn luận về triệu chứng cơ năng. Các triệu chứng cơ năng thường gặp trong bệnh lý dị hình cuốn giữa cũng nằm trong các bệnh lý mòi xoang bao gồm đau đầu, chảy mũi, ngạt mũi, giảm ngửi hoặc mất ngửi, hắt hơi. Trong nghiên cứu này chúng tôi thu được kết quả như sau: 4.2.1. Chảy mòi. Đây là triệu chứng thường gặp nhất chiếm 100% số bệnh nhân nghiên cứu. Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Tuyết [21] 100%, Phạm Kiên Hữu [8] 100%. Tỷ lệ chảy mũi cao hơn với các tác giả nước ngoài như Thomassin và Korchia là 61%, Moreau là 56% (trích dẫn từ 21). Trong số bệnh nhân chảy mũi tỷ lệ chảy mũi nhày mủ là 14/37 (37,8%), chảy mũi nhày đơn thuần 15/37 (40,5%), chảy mòi trong 7/37 (18,9%), chảy mủ 1/37 (2,7%). Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác như Nguyễn Thị Tuyết 64% [21], Chử Ngọc Bình 59% [3], Đỗ Thị Thành 60% (trích dẫn từ 21). 4.2.2. Đau đầu. Đau đầu là triệu chứng chủ quan chủ yếu dựa vào lời khai của bệnh nhân, thường đi kèm với dấu hiệu chảy mũi và ngạt mũi. Đau đầu đôi khi là triệu chứng khiến bệnh nhân đến với thầy thuốc tai mũi họng. Đau đầu thường âm ỉ, liên tục, vị trí đau đầu thường đau ở vùng gốc mũi và vùng trán, đôi khi bênh nhân đau ở vùng đỉnh, vùng chẩm khi bệnh nhân có biến chứng viêm xoang. Nghiên cứu của chúng tôi đau đầu chiếm tỷ lệ rất cao 83,8%, kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Kim Tôn là 66,7%, 54
  • 55. Nguyễn Tấn Phong [13] 63%, Senior là 65% [33], nhưng thấp hơn của Phạm Kiên Hữu [8] 100%. 4.2.3. Ngạt mũi. Ngạt mũi là triệu chứng hay gặp thường đi kèm với chảy mòi, nguyên nhân là do ứ đọng dịch xuất tiết. Ở giai đoạn đầu ngạt mũi xuất hiện từng đợt, giai đoạn nặng hơn thì ngạt mũi xuất hiện thường xuyên do dịch xuất tiết và sự thoái hoá, quá phát niêm mạc mũi. Trong nghiên cứu của chúng tôi không ngạt gặp 7/37 trường hợp chiếm 18,9%, ngạt mũi gặp 30/37 trường hợp chiếm tỷ lệ 81,1% (trong đó ngạt mũi từng lúc chiếm 32,5%, ngạt mũi liên tục 48,6%). Kết quả này thấp hơn so vơi nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết 92% [21], Võ Thanh Quang 92% [15], Chử ngọc Bình 94,4% [3]. Cao hơn so với nghiên cứu của Đào Xuân Tuệ 66% [20]. 4.2.4. KÐm ngửi, mất ngửi. Dấu hiệu này rất khó phát hiện, chủ yếu dựa vào triệu chứng chủ quan của người bệnh. Tuy nhiên triệu chứng này thường chỉ được khẳng định ở những bệnh nhân viêm xoang nặng, có polyp mũi độ 3 hay độ 4, chủ yếu do dòng không khí hít vào bị cản trở không đến được vùng khe khứu. Việc phát hiện kém ngửi chỉ mang tính chất tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên rất khó xác định. Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp 17/37 bệnh nhân mất gửi và kém gửi chiếm 45,9%, chủ yêú là bị bệnh hai bên chiếm 13/37 trường hợp (35,1%), một bên gặp 4/37 trường hợp(10,8%), trong đó kém ngửi 11/37 trường hợp (29,7%), mất ngửi 6/37 trường hợp (16,2%). Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Kim Tôn [19] chiếm tỷ lệ 40%, Nguyễn Thị Tuyết [21] là 27%. Võ Thanh Quang [16] 30,9% mất ngửi ở 126 bệnh nhân viêm xoang, và theo Chevalier và Darras [trich dẫn từ 16] 55
  • 56. 42,9%. Ngược lại Phạm Kiên Hữu 18] nghiên cứu chỉ có 0,3%. Chính kết quả của các nghiên cứu khác nhau nhiều cho thấy sự không ổn định của triệu chứng giảm, mất ngửi. 56
  • 57. 4.2.5. Hắt hơi. Triệu chứng hắt hơi thường xuyên đi theo với bệnh lý dị hình hốc mũi, dị hình là các gai kích thích gây ra hắt hơi, chính vì lẽ đó mà trong nghiên cứu của chúng tôi hắt hơi chiếm 67,6%, còn lại 32,4% là không hắt hơi. KÕt quả này thấp hơn so với Nguyễn Kim Tôn [19] hắt hơi chiếm 81,7%. 4.3. Hình thái lâm sàng dị hình cuốn giữa qua nội soi và chụp CLVT. Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp dị hình cuốn giữa sau: xoang hơi cuốn giữa, cuốn giữa đảo chiều, cuốn giữa cắt khúc. Trong đó gặp dị hình xoang hơi cuốn giữa và cuốn giữa đảo chiều là chủ yếu. 4.3.1. Xoang hơi cuốn giữa. Xoang hơi cuốn giữa là một tế bào sàng, lỗ thông của xoang hơi có thể ở phía sau ngoài và dịch tiết được dẫn lưu vào rãnh bán nguyệt trên. Xoang hơi còng có thể bị viêm như các tế bào sàng khác. Khi xoang hơi quá to, chính nó có thể chèn Ðp vào rãnh bán nguyệt trên, vào lỗ thông xoang hàm, vào ngách sàng và ngách trán làm cản trở dẫn lưu của các xoang dẫn đến viêm xoang. - Dưới nội soi: Xoang hơi cuốn giữa dÔ dàng được phát hiện, đặc biệt là xoang hơi lớn chiếm toàn bộ cuốn giữa. Hình thái của cuốn giữa có xoang hơi dưới nội soi rất khác nhau, có thể là hình bụng cá vàng, hình chuỳ, hình bầu dục..., nhưng dù ở hình dạng nào thì cuốn giữa còng to ra và có thể chèn vào ngách giữa làm tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách, che lấp một phần hoặc toàn bộ hốc mũi. Xoang hơi có thể đơn thuần, hoặc phối hợp với dị hình khác của cuốn giữa và hốc mũi. - Trên phim chụp CLVT thì hình ảnh xoang hơi được phát hiện dÔ dàng hơn, kể cả những xoang hơi cuốn giữa nhỏ hoặc hốc mũi có nhiều bệnh tích mà nội soi không thể phát hiện dị hình. Hình ảnh trên phim chụp CLVT có 57
  • 58. khí trong cuốn giữa mà bình thường không có, chụp CLVT còn cho biết chính xác tình trạng phức hợp lỗ ngách có bị tắc nghẽn không, hệ thống xoang liên quan có viêm hay không, đặc biệt là lòng xoang hơi có viêm hay không viêm, kích thước thước của xoang hơi bằng bao nhiêu. Nghiên cứu của chúng tôi có 29/37 trường hợp có xoang hơi cuốn giữa chiếm 78,4% (trong đó xoang hơi hai bên có 19 trường hợp, xoang hơi một bên có 10 trường hợp). KÕt quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết [21] có 28/32 trường hợp chiếm 87,5%, Trương Hồ Việt xoang hơi cuốn giữa chiếm 80% (trích dẫn từ 17), cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình [2] xoang hơi cuốn giữa 53,4%. Theo bảng 3.10 và 3.11, thì hình dạng xoang hơi phát hiện qua nội soi như sau: Với xoang hơi một bên thì xoang hơi nhỏ gặp 5/15 trường hợp chiếm tỷ lệ 33,3%, xoang hơi lớn gặp 10/15 trường hợp chiếm tỷ lệ 66,7%. Xoang hơi hai bên thì xoang hơi nhỏ có 6/9 trường hợp chiếm tỷ lệ 66,7%, xoang hơi lớn gặp 3/9 trường hợp chiếm tỷ lệ 33,3%. Trong đó xoang hơi lớn chúng tôi gặp chủ yếu hình dạng bụng cá vàng 7/16 trường hợp chiếm 43,8%, xoang hơi nhỏ chủ yếu là hình chuỳ gặp 12/17 trường hợp chiếm 70,5%. Như vậy chúng tôi thấy rằng kích thước của xoang hơi có liên quan với hình dạng của nó, cụ thể với xoang hơi lớn thường là hình bụng cá vàng, xoang hơi nhỏ thường gặp hình chuỳ. Trong bảng 3.12 chúng tôi thấy trong 43 trường hợp phát hiện có xoang hơi cuốn giữa trên phim chụp CLVT, xoang hơi một phần có 24 trường hợp (20/24 trường hợp xoang hơi không nhiễm trùng chiếm tỷ lệ 83,3 %, có 4/24 trường hợp có nhiễm trùng chiếm tỷ lệ 16,7%). Đối với xoang hơi toàn bộ có 19 trường hợp thì xoang hơi không nhiễm trùng là 17/19 trường hợp chiếm tỷ lệ 89,4 %, 2/19 trường hợp là xoang hơi nhiễm trùng chiếm tỷ lệ 10,6%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của NguyÔn Thị 58
  • 59. Thanh Bình [2] gặp tỷ lệ (xoang hơi viêm/ xoang hơi không viêm là) 3/14 trường hợp. 59
  • 60. 4.3.2. Cuốn giữa đảo chiều. Cuốn giữa đảo chiều là dị hình hay gặp và cũng là một trong những nguyên nhân gây bít tắc PHLN dẫn đến viêm xoang. Calhoun và cộng sự đã chỉ ra rằng trên phim chụp CLVT chỉ có 12% bệnh nhân viêm xoang có cuốn giữa đảo chiều, theo Võ Thanh Quang [16] tỷ lệ cuốn giữa đảo chiều trên bệnh nhân viêm đa xoang mạn tính là 3,17%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết trong 32 bệnh nhân bị dị hình cuốn giữa thì cuốn giữa đảo chiÒu chiếm 12,5% [21]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ cuốn giữa đảo chiều là 32,4% (trong đó đảo chiều một bên gặp 13,5%, đảo chiều hai bên gặp 18,9%). KÕt quả này của chúng tôi cao hơn nhiều so với các nghiên cứu trước. Sự khác biệt này có thể do mục đích nghiên cứu và cách lựa chọn bệnh nhân của chúng tôi. 4.3.3. Các dị hình khác của cuốn giữa. Cuốn giữa xẻ đôi và cuốn giữa cắt khúc là loại dị hình hiếm gặp. Trong nghiên cứu này của chúng tôi chỉ có 1 trường hợp là cuốn giữa cắt khúc được phát hiện qua nội soi. Các nghiên cứu khác Võ thanh Quang [16] nghiên cứu trong 126 trường hợp VĐXMT, Nguyễn Thị Thanh Bình [2] nghiên cứu ở 90 bệnh nhân VĐXMT, Nguyễn Thị Tuyết [21] nghiên cứu ở 180 bệnh nhân VĐXMT, đều không thấy nêu lên các trường hợp cuốn giữa xẻ đôi và cuốn giữa cắt khúc. 4.3.4. Sự phối hợp giữa các dị hình cuốn giữa. Trong bảng 3.20, chúng tôi gặp chủ yếu là dị hình: xoang hơi cuốn giữa đơn thuần gặp 82,7%, phối hợp gặp 17,3%, cuốn giữa đảo chiều đơn thuần gặp 87,5%, phối hợp chiếm tỷ lệ 12,5%, cuốn giữa cắt khúc đơn thuần 100%. Như vậy chúng tôi thấy rằng, thường dị hình cuốn giữa rất Ýt phối hợp với nhau. 60
  • 61. 4.3.5. Liên quan kÝch thước xoang hơi trên phim chụp CLVT với viêm xoang. Theo bảng 3.13. thì tỷ lệ có viêm xoang ở những trường hợp có dị hình cuốn giữa rất cao. Mòi bên trái: xoang hơi ≤ 1,5 mm có tỷ lệ viêm xoang là 90%, xoang hơi có kích thước > 1,5 mm có tỷ lệ viêm xoang là 88,9%. Mũi bên phải: kích thước xoang hơi ≤ 1,5 mm có tỷ lệ viêm xoang 90%, xoang hơi có kích thước > 1,5 mm có tỷ lệ viêm xoang 84,6%. Như vậy chúng tôi thấy là xoang hơi gây ra viêm xoang, nhưng trong nghiên cứu này của chúng tôi chưa thấy có mối liên quan giữa kích thước xoang hơi và viêm xoang. 4.3.6. Liên quan dị hình cuốn giữa với viêm xoang. Dị hình cuốn giữa có thể ảnh hưởng tới mét phần hoặc toàn bộ sự dẫn lưu của vùng khe giữa tuỳ thuộc loại dị hình và mức độ của dị hình, gây nên sù rối loạn vận chuyển niêm dịch ở vùng khe giữa đặc biệt là khe bán nguyệt trên dẫn đến viêm xoang. Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp hai loại dị hình liên quan đến viêm xoang đó là xoang hơi cuốn giữa và cuốn giữa đảo chiều. Với viêm xoang hàm cùng bên: kÕt quả nghiên cứu trong bảng 3.17 như sau: xoang hơi cuốn giữa gặp 19/29 trường hợp có viêm xoang hàm chiếm tỷ lệ 65,5%, cuốn giữa đảo chiều gặp 1/12 trường hợp chiếm tỷ lệ 8,3%. Từ số liệu này chúng tôi đưa ra nhận xét xoang hơi cuốn giữa ảnh hưởng đến lỗ thông xoang hàm nhiều hơn so với cuốn giữa đảo chiều. KÕt quả này thấp hơn so với nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Bình 77,8% [1]. Với viêm xoang sàng cùng bên: số liệu trong bảng 3.17 cho thấy xoang hơi cuốn giữa có 13/29 trường hợp chiếm tỷ lệ 68,4%, cuốn giữa đảo chiều có 6/12 trường hợp chiếm tỷ lệ 50%. Như vậy xoang hơi cuốn giữa có tỷ lệ cao 61
  • 62. hơn so với cuốn giữa đảo chiều. Kết quả của chúng tôi thu được cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình 55,6% [2]. Viêm xoang trán cùng bên: liên quan với viêm xoang trán cùng bên của xoang hơi cuốn giữa và dị hình cuốn giữa lần lượt là 3/29 chiếm tỷ lệ 10,3% và 1/12 chiếm tỷ lệ 8,3%. Theo Nguyễn Thị Thanh Bình [2] gặp 33,3%. Qua nghiên cứu này chúng tôi thấy rằng tỷ lệ xoang hơi cuốn giữa không những gặp nhiều hơn so với cuốn giữa đảo chiều và các dị hình cuốn giữa khác, mà nó còn gây ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển niêm dịch nhiều hơn, dẫn đến tỷ lệ gây viêm xoang là lớn hơn. Điều này theo chúng tôi là do xoang hơi cuốn giữa không những làm biến đổi cuốn giữa về mặt hình thái, mà nó còn tăng lên về kích thước của cuốn, dẫn đến chèn Ðp vào phức hợp lỗ ngách nhiều hơn so với các dị hình khác của cuốn giữa. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác như Joe và Steven nghiên cứu trên 119 bệnh nhân viêm đa xoang thì 15% có xoang hơi cuốn giữa và cuốn giữa đảo chiÒu chỉ có 3% [30]. Võ Thanh Quang thì tỷ lệ tương ứng là XHCG 15,8% và CGDC 3,17% [16]. 4.4. Đối chiếu kết quả nội soi và chụp CLVT. Qua nội soi dị hình cuốn giữa thường được phát hiện một cách rõ ràng, tuy nhiên trong một số trường hợp nội soi cũng không phát hiện được (viêm xoang có polyp che lấp cuốn giữa và những tổn thương ở sâu, PHLN bị che lấp bởi những dị hình khác như dị hình mỏm móc). Ngược lại, phim chụp CLVT khắc phục được những nhược điểm trên của nội soi. Ngoài ra chụp CLVT còn cho biết chính xác kích thước xoang hơi cũng như tình trạng trong lòng xoang hơi. Vì vậy việc phối hợp chặt chẽ giữa nội soi và chụp CLVT là điều rất cần thiết trong chẩn đoán DHCG và các bệnh lý mòi xoang khác. Trong bảng 3.20 và 3.21 chúng tôi có những nhận xét sau: 62
  • 63. Với xoang hơi cuốn giữa thì nội soi phát hiện được 24/29 trường hợp chiếm 82,7%, chụp CLVT phát hiện 29/29 trường hợp chiếm tỷ lệ 100%. Như vậy khả năng phát hiện dị hình xoang hơi cuốn giữa của chụp CLVT cao hơn. Theo chúng tôi 5 trường hợp mà nội soi không phát hiện được có lẽ là do cuốn giữa bị che lấp hoặc xoang hơi cuốn giữa quá nhỏ làm cho nội soi không thể quan sát được hoặc bỏ sót. Còn trên Chụp CLVT hình ảnh xoang hơi sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đó. Với cuốn giữa đảo chiều thì nội soi phát hiện 12/12 trường hợp và trên phim chụp CLVT cung phát hiện được 12/12 trường hợp chiếm tỷ lệ 100%, như vậy khả năng phát hiện hai phương pháp là như nhau. Theo chúng tôi thì khả năng phát hiện CGĐC của phim chụp CLVT là tốt hơn, vì dưới nội soi hình ảnh cuốn giữa đảo chiều có thể bị che lấp bởi các bệnh lý mòi xoang khác như polyp mòi, papilome mòi xoang v.v.. Còn đối với dị hình cuốn giữa hoặc cuốn giữa hai thuỳ thì chỉ có một trường hợp nội soi phát hiện được, còn trên phim chụp CLVT không phát hiện được. Theo chúng tôi khả năng phát hiện cuốn giữa xẻ đôi và cuốn giữa hai thuỳ của nội soi tốt hơn so với trên phim chụp CLVT. Phát hiện tắc nghẽn PHLN trên chụp CLVT phát hiện là 29/37 trường hợp, dưới nội soi phát hiện 25/37 trường hợp trong đó có 2 trường hợp nội soi phát hiện nhầm. Như vậy khả năng phát hiện tắc nghẽn PHLN của chụp CLVT tốt hơn. - Tóm lại: chẩn đoán có dị hình cuốn giữa không khó, nhưng để đánh giá ảnh hưởng của nó đến tình trạng vận chuyển niêm dịch trong xoang thì một mình phương pháp nội soi hốc mũi cũng chưa thể giải quyết được cần phải có sự phối hợp với chụp CLVT, vì phim CLVT không những bổ sung rất lớn cho việc chẩn đoán dị hình, mà còn giúp chẩn đoán xác định ảnh hưởng của nó đến các xoang như thế nào để thầy thuốc tai mũi họng đưa ra được hướng giải quyết thích hợp nhất. 63
  • 64. kết luận Nghiên cứu 37 trường hợp dị hình cuốn giữa được khám và chẩn đoán qua nội soi và chụp CLVT, tại Bệnh viện tai mũi họng trung ương từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008, chúng tôi rót ra một số kết luân sau: 1. Hình thái lâm sàng của dị hình cuốn giữa qua nội soi qua nội soi và chụp CLVT. 1.1 Hình thái lâm sàng của DHCG qua nội soi. 1.1.1. Hình thái lâm sàng xoang hơi. - Trong dị hình cuốn giữa tỷ lệ gặp xoang hơi trên nội soi là 24/37(64,9%) - Hình thái xoang hơi qua nội soi gồm hai nhóm: xoang hơi lớn 13/24 (48,5%) và xoang hơi nhỏ 11/24 (51,5%). Xoang hơi lớn đa số là hình bụng cá vàng 7/16 (43,8%), xoang hơi nhỏ đa số hình chuỳ 12/17 (70,5%), ngoài ra hai nhóm xoang hơi trên còn mét số hình dạng khác gặp 7/33 xoang hơi. 1.1.2. Hình thái cuốn giữa đảo chiều gặp 12/37 (32,4%). Hình thái cuốn giữa cắt khúc gặp 1/37 (2,7%). Không gặp bệnh nhân có cuốn giữa xẻ đôi. 1.2. Hình thái của cuốn giữa trên phim chụp CLVT. 1.2.1. Xoang hơi cuốn giữa. - Xoang hơi cuốn giữa gặp 29/37 (74,4%). - Xoanghơitoànbộgặp19/43(44,2%), xoanghơimộtphầngặp24/43(55,8%). - Xoang hơi nhiễm trùng 6/43 (14%). 64
  • 65. - Kích thước xoang hơi ≤ 1,5mm gặp 18/43 có viêm xoang, xoang hơi >1,5 gặp 18/43 có viêm xoang. 65
  • 66. 1.2.2. Các hình cuốn giữa khác. - Cuốn giữa đảo chiều chiếm 32,4%, không phát hiện được cuốn giữa cắt khúc. 1.2.3. Dị hình cuốn giữa với đau đầu và viêm xoang cùng bên. - Xoang hơi gặp 27/29 trường hợp (74,1%), đảo chiều gặp 10/12 trường hợp (80%), chủ yếu gây ra đau đầu nhẹ. - Viêm xoang hàm: xoang hơi cuốn giữa 19/29 trường hợp (65,5%), đảo chiều 1/12 trường hợp (8,3%). - Viêm xoang trán: xoang hơi gặp 3/29 (11,5%), đảo chiều gặp 1/12 (9,1%). - Viêm xoang sàng: xoang hơi gặp 13/29 (44,8%), đảo chiều gặp 6/12 (50%). 2. Đối chiếu kết quả nội soi và chụp CLVT để rót ra được kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị. - Phát hiện dị hình cuốn giữa: xoang hơi chụp CLVT phát hiện 29/29 trường hợp tỷ lệ 100% cao hơn so với nội soi phát hiện 24/29 trường hợp tỷ lệ 82,7%. Cuốn giữa đảo chiều hai bên phát hiện như nhau 12/12 tỷ lệ 100%, cuốn giữa cắt khúc 1 trường hợp chỉ nội soi phát hiện được. - Tắc PHLN nội soi phát hiện 23/29 (86%), CLVT phát hiện 29/29 (100%). - Ngoài ra thì CLVT còn có thể cho biết được chính xác viêm xoang hàm, sàng, trán, xoang bướm. - Rót kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị: với xoang hơi nội soi bỏ sót 5 trường hợp, chụp CLVT phát hiện 29/29 trường hợp, CGDC nội soi và CT phát hiện như nhau, cuốn giữa xẻ đôi nội soi phát hiện 1/1 trường hợp, chụp CLVT không phát hiện ra. Vì vậy trước một bệnh lý mòi xoang có dị hình cuốn giữa phải phối hợp nội soi và chụp CLVT để không bỏ sót tổn thương. 66
  • 67. kiến nghị Qua kết nghiên cứu chúng tôi thấy rằng: - Khi khám và phát hiện dưới nội soi bệnh nhân có dị hình cuốn giữa, cần phải chụp CLVT để đánh giá một cách kỹ càng mức độ ảnh hưởng của dị hình đến xoang vì tỷ lệ dị hình cuốn giữa liên quan đến viêm xoang là khá cao. - Đánh giá tình trạng phức hợp lỗ ngách và vận chuyển niêm dịch của xoang để có hướng giải quyết hợp lý. 67
  • 68. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT: 1. Nguyễn Đình Bảng (1991), "Tập tranh GP TMH", Vô khoa học và đào tạo-Bộ Y tế, Hà Nội, tr. 107-159. 2. Nguyễn Thị Thanh Bình, "Phát hiện khe giữa qua nội soi và CT.scaner trên bệnh nhân viêm xoang mạn tính", Luận văn thạc sỹ y học Trường Đại học y Hà Nội, tr 29-52. 3. Chử Ngọc Bình (2001), “Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mòi xoang tại bệnh viện Việt Nam- Cuba từ tháng 7/1998 đến tháng 7/2001”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, ĐHY Hà Nội, tr, 25, 40. 4. Huỳnh Khắc Cường (2006), "Chẩn đoán và điều trị bệnh lý mòi xoang", tr. 39-49, 332-355. 5. Nguyễn Văn Đức (1999), "Phẫu thuật nội soi mũi-xang", ĐHY dược TP. Hồ Chí Minh, tr 2-1. 6. Frank H.Netter, MD. ATLAS, Người dịch GS BS Nguyễn Quang Quyền (1997), Nhà xuất bản y học Hà Nội. 7. Nguyễn Minh Hảo Hớn (2004), "Khảo sát Concha Bullosa qua nội soi, CTscan giải phẫu bệnh lý , chỉ định định điều trị phù hợp và đánh giá kết quả", Luận văn thạc sỹ y học, ĐHY TP.HCM. 8. Phạm Kiên Hữu (2000), "Phẫu thuật nội soi mòi xoang qua 213 trường hợp mổ tại bệnh viện nhân dân Gia Định", Luận văn thạc sỹ y học, ĐHY TP. HCM.
  • 69. 9. Nguyễn Hữu Khôi (2005), "Phẫu thuật nội soi mòi xoang, kèm Atlas minh họa", NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1-56. 10. Ngô Ngọc Liễn, Võ Thanh Quang (1999), "Vai trò của phẫu thuật nội soi mũi-xoang trong các bệnh lý mòi xoang", Tạp chí y học Việt Nam, sè 5. 11. Ngô Ngọc Liễn (2001), "Giản yếu TMH", Tập 2: Mũi-Xoang, NXB y học Hà nội. 12. Nguyễn Tấn Phong (1995), "Phẫu thuật mũi- xoang", NXBYH Hà Nội, tr. 9-37. 13. Nguyễn Tấn Phong (1999), "Phẫu thuật nội soi điều trị nhức đầu do dị hình khe giữa", Hội nghị TMH toàn quốc lần X, Đà Nẵng. 14. Nguyễn Tấn Phong (2005), "Điện quang chẩn đoán trong TMH", NXBYH Hà Nội, tr. 7-173. 15. Võ Thanh Quang (2000), "Giải phẫu hốc mũi và các xoang đổ vào hốc mũi, ứng dụng ngoại khoa NSMX", ĐHY Hà Nội, tr. 9-10, 25-27. 16. Võ Thanh Quang (2004), "Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị viêm đa xoang mạn tính qua phẫu thuật nội soi chức năng mũi –xoang", Luận án tiến sỹ y học ĐHY Hà Nội. 17. Phạm Văn Sơn(2006), “Nghiên cứu hình thái bệnh lý xoang hàm đối chiếu nội soi và chụp cắt lớp vi tính”, Luận văn thạc sỹ, ĐHY Hà Nội. 18. Võ Tấn (1994), "Tai Mũi Họng thực hành", Tập 1, NXB y học TP HCM. 19. Nguyễn Kim Tôn (2001), “Ngiên cứu đặc điểm dị hình vách ngăn mũi và đánh giá kết quả phẫu thuật", Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, ĐHY Hà Nội.
  • 70. 20. Đào Xuân Tụê (1980), “Nhận xét 600 trường hợp viêm xoang tại viện tai mũi họng trung ương”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, ĐHY Hà Nội. 21. Nguyễn Thị Tuyết (2007), "Nghiên cứu dị hình hốc mũi trên bệnh nhân viêm xoang tai bệnh viện tai mũi họng trung ương từ 5/2006- 8/2007". TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI: 22. Buiter C.T., Stratman N.J.A. (1981): Endoscopic antrostomy in the nasal fontanel, Rhinology, p. 17-24. 23. Bolger WE, Bazin CA, Parsons DC (1991): Paranasal sinuses bony anatomic variants and mucosal abnormalities: CT analysis for endoscopic sinus surgery. Laryngoscope; 101: 56-64. 24. Clark S.j., Babin R.W.,Salazar j. (1989), The incident of Concha Bullosa and its relationship to chronic sinonasal disease, Am J Rhinol. p. 3, 15. 25. Calhoun K. II., Waggenspack GA et al (1990): CT evaluation of the paranasal sinuses in symptomatic and asymptomatic populations, Annual Meeting of the American Academy of Otolaryngology – Head and Neck Surgery, San- Diego, California. 26. Calhoun K.H., Rotzler W.H., Stiernberg C.M.(1990): Surgical anatomy of the lateral nasal wall, Otolaryngology – Head and Neck Surgery, Vol 102, p.160. 27. Calhoun K. II., Waggenspack GA, simpson CB, hokason JA, Bailey BJ (1991): CT evalution of the paranasal sinuses in symptomatic and asymptomatic population. Otolaryngology – Head and Neck Sugery; 104: 480- 483.
  • 71. 28. Friendrich J.P. (1984): Sinus surgery by Endoscopy guidance, Recent advances in ENT Endoscopy, Edit P.A.R. Clement, Bruxelle. 29. Frieman WH, Rosenblum BN (1989): Paranasal sinus etiology of headeaches and facial pain. Otologyngol Clin No Am; 22:1217-1288. 30. Jeo J.K.,Steven Y., Yanagisava E.(2000): Documentation of Variations in Sinonasal Anatomy by Intraoperative Nasal Edocopy. Laryngocope, 110: February; p. 299-235. 31. Kennedy D.W (2001): Radiographic Anatomy of the Sinuses. Diseases of the Sinuses, W.B Saunders Company, Philadephia, p.10-26. 32. Krzeski A., Tomaszewska E. and coll (2001): Anatomy Variations of the Lateral Nalsal Wall in the Computed Tomography Scans of PatiensWith Chronic Rhinosinusitis, American Journal of Rhinology, Vol. 15, No 6, p. 371-386. 33. Loyd GAS (1990): CT of the paranasal sinuses:study of a control series inrelation to endoscopic Sinus surgery. J Laryngol Otol; 104: 477- 481. 34. Lidov M. Som PM (1990): Inflammatory disease involving a concha bullosa (enlarged middle nasal turbinate): MRI and CT appearance. AJNR ; 11: 999-1001. 35. Lloyd GAS, lund VJ (1991), Scadding GK. CT of the paranasal sinuses endoscopic Surgery: a critical analysis of 100 Symptomatic patients, larygol Otology ; 105 : 181-185. 36. Messerklinger W.(1978): Endoscopic of the nose, Urban and Schwazenberg, Baltimore, Munich, p. 30-49. 37. Ritter RN (1978): The paranasal sinuses: anatomy and surgical technique. 2th ed, : 570-574.
  • 72. 38. Row Cannon C. (1994): Endoscopic management of Concha Bullosa" Head and Neck Surgery - Otolarygolory, J.B. Lippincott Company. Philadelphia, USA, Vol 110, p. 449-454. 39. Stammberger H., Wolf G. (1998): Headaches and sinus disease: the endoscopic appoarch, Ann Otol Rhinol Laryngol,: 97 (suppl 134): 3 - 23. 40. Stammberger H., Mc Hawke. (1997): Indications Contraindications For Endoscospic Surgery, Essential of Endoscopic sinus surgery, Mosby, p. 135-136. 41. Zinreich S.J., Kenerdy D.W. et al (1987): Paranasal sinuses: CT immaging repuirements for Endoscopic surgery, Radiology, Vol 163, p. 769-775.
  • 73. BỆNH ÁN MẪU I. Hành chính: − Họ và tên bệnh nhân: Tuổi Gới − Nghề nghiệp: − Địa chỉ: − Địa chỉ liên lạc: ĐT: − Ngày vào viện: − Ngày ra viện: II. Lý do vào viện: III. Bệnh sử: 1. Thời gian mắc bệnh; 2. Nhức đầu:  Vị trí: Hè nanh Gốc mắt Gốc mòi Chẩm Khác  TÝnh chất: Liên tục Từng lóc Âm ỉ Dữ dội Từng cơn Mức độ đau: Ýt nhiều rất đau 3. Ngạt mòi:  Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên  TÝnh chất: Liên tục Từng lóc Nhỏ thuốc: Đì Không đỡ 4. Chảy mòi:  Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên
  • 74.  TÝnh chất: Liên tục Từng lóc Nhỏ thuốc Đì Không đỡ Nước trong Nhày Mủ 5. MÊt ngửi:  MÊt ngửi: Cã Không  Kém ngửi: Có Không  Bên nào? Mũi phải Mũi trái Hai bên 6. Hắt hơi:  Có Không  Tính chất: Liên tục Từng lúc IV. Tiền sử: Các phương pháp điều trị trước đây (nếu có) V. Khám lâm sàng: 1. Khám nội soi  Cuốn giữa: − Bóng khí: Có Không Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên Tính chất: Nhỏ Hành Khổng lồ Hình dạng tròn bầu dục khác − Cuốn giữa đảo chiều: Có Không Vị trí: Mũi phải Mũi trái H bên − Cuốn giữa xẻ đôi: Có Không Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên − Cuốn giữa cắt khúc: Có Không Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên
  • 75.  Mỏm móc dị hình: Có Không Mũi phải Mũi trái Hai bên  Bóng sàng dị hình: Có Không mũi phải mũi trái hai bên  Vách ngăn dị hình: Có Không Mũi phải Mũi trái Hai bên  TB đê mũi quá phát Có Không Mũi phải Mũi trái Hai bên  Cuốn dưới quá phát Có Không Mũi phải Mũi trái Hai bên  Viêm xoang Có không Mũi phải Mũi trái Hai bên 2. CCLVT.  Cuốn giữa − Xoang hơi: Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên Kích thước: …. Mm Nằm ở: 1/3 Trước 1/3 giữa 1/3Sau Nhiễm trung có không − Cuốn giữa đảo chiều: Có Không Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên − Cuốn giữa xẻ đôi: Có Không Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên − Cuốn giữa cắt khúc: Có Không Vị trí: Mũi phải Mũi trái Hai bên Các dị hình khác: Mỏm móc Vách ngăn Cuốn dưới Bóng sàng
  • 76. Hình ảnh mờ xoang: Trán Hàm Sàng trước Sàng sau X. bướm Tắc phức hợp lỗ ngách: Vị trí LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Khoa sau đại học và các bộ môn của Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt hai năm học ở trường. Đảng uỷ, Ban giám đốc, các khoa phòng của Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu tại viện. Đảng uỷ, Ban giám đốc và khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện đa khoa Hà Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất trong suốt thời gian tôi học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn: TS. Võ Thanh Quang- Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương. thầy đã tận tâm, tận lực hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS Nguyễn Đình Phúc - Chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng, PGS.TS Nguyễn Tấn Phong - Phó chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng trường đai học Y Hà Nội, là những người thầy mẫu mực trong học tập, công tác và nghiên cứu khoa học, luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường đại học Y Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn: PGS.TS. Nguyễn Duy Huề, TS. Lương Minh Hương, PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài An đã có những nhận xét và đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp và nhân viên Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi hoàn thành khoá học này.
  • 77. Xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, luôn động viên và khắc phục mọi khó khăn tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập trong suốt thời gian qua. Hà Nội, tháng 12 năm 2008 Phạm Mạnh Công
  • 78. CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân. CCLVT Chụp cắt lớp vi tính. CD Cuốn dưới. CG Cuốn giữa. CGĐC Cuốn giữa đảo chiều CGCK Cuốn giữa cắt khúc CGXĐ Cuốn giữa xẻ đôi CHCG Chỉnh hình cuốn giữa. CLVT Cắt líp vi tính DHCG Dị hình cuốn giữa. DHKG Dị hình khe giữa. ĐHY TPHCM Đại học y thành phố hồ chí minh. ĐHY Đại học y. NS Nội soi NSMX Nội soi mòi xoang PHLN Phức hợp lỗ ngách PTNS Phẫu thuật nội soi PTNSMX Phẫu thuật nội soi mòi xoang. TMH Tai Mũi Họng VX Viêm xoang XH Xoang hơi XHCG Xoang hơi cuốn giữa