SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
ThứBảy-Ngày11/10/2014
HỘI TIM MẠCH HỌC
VIỆT NAM
VNCC2014 Daily Reports
PS1: Tăng huyết áp: từ khuyến
cáo đến thực hành lâm sàng
PS2: Quản lý huyết áp tại cộng
đồng: thuận lợi và thách thức
PS3: Siêu âm tim: Hiện tại &
Tương lai
PS4: Nhồi máu cơ tim cấp: từ
nghiên cứu đến lâm sàng
PS5: Tiếp cận toàn diện với rối
loạn nhịp
PS6: Sức khoẻ tim mạch cộng
đồng	
PS7: Xu hướng phát triển trong
phẫu thuật tim mạch 	
PS8: Nâng cao chất lượng chăm
sóc người bệnh tim mạch
PS9: Ứng dụng công nghệ
thông tin trong tim mạch
M01-M05: Đối thoại với chuyên
gia
CE1: Điện tâm đồ cơ bản	
CE2: Chẩn đoán và điều trị tăng
huyết áp	
CE3: Cập nhật cho điều dưỡng
(tim mạch can thiệp) 	
CE4: Cấp cứu tim mạch	
CE5: Tim mạch can thiệp 	 	
	 (SCAI Fellow Course)
CE6: Phương pháp nghiên cứu
và y học dựa trên bằng chứng
CE7: Cập nhật các bệnh tim
mạch thường gặp trong lâm sàng
CE8: Điều trị và dự phòng
huyết khối trong các bệnh tim
mạch 	
CE9: Siêu âm Doppler mạch
máu từ cơ bản đến nâng cao
W: Thực hành trên thiết bị mô
phỏng can thiệp mạch vành, động
mạch chủ, siêu âm tim	
TIN TỨC TRONG NGÀY
22 - 29
Tim mạch trong kỷ nguyên mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng
Tiệc chào mừng Ban Chấp hành
Hội Tim mạch học Việt Nam và
Quỹ Vì Sức khoẻ Tim mạch Việt
Nam
WELCOME DINNER
1900-2100 ngày 11/10/2014
Pullman DaNang Beach Resort
ĐÀO TẠO
LIÊN TỤC
TIỀN HỘI NGHỊ
..S
ự kiện đánh dấu quá trình
phát triển của ngành Tim
mạch Việt Nam bắt đầu
cách đây đã hơn 50 năm…
Tháng 9/1959, Tổ Nghiên cứu Tim
mạch đầu tiên được thành lập ở Khoa
nội của Bệnh viện Bạch Mai (BVBM) do
GS. Đặng Văn Chung làm tổ trưởng. Cuối
năm 1972, Khoa Tim mạch được tách ra từ
Khoa Nội chung của BVBM, với chủ nhiệm
khoa đầu tiên là GS. Đặng Văn Chung. Lúc
đó, trên phạm vi cả nước, ngành tim mạch
chưa thực sự là một chuyên ngành riêng
biệt và điều kiện của đất nước nói chung
lại đang vô cùng khó khăn gian khổ. Mặc
dù vậy, các thầy thuốc tim mạch khi đó đã
khắc phục khó khăn và đạt được những
kết quả hết sức đáng tự hào. Những đóng
góp này phải kể đến các tến tuổi của các
thầy tiên phong trong ngành bên cạnh
cố GS. Đặng Văn Chung như cố GS. Đinh
Văn Tài, GS. Trần Đỗ Trinh, GS. Phạm Gia
Khải, cố GS. Nguyễn Văn Phan, GS. Nguyễn
Huy Dung… Thành tựu đáng kể trong
giai đoạn khó khăn này phát triển và định
hướng của chuyên ngành lâm sàng tim
mạch, tiếp thu phát triển các kỹ thuật điện
tâm đồ và siêu âm tim sơ khai. Đặc biệt,
năm 1957, GS. Tôn Thất Tùng lần đầu tiên
mổ tách van hai lá tim kín thành công
Từ cuối những năm 1980, điều kiện
kinh tế, xã hội đất nước đã có nhiều
chuyển biến tích cực, bệnh lý tim mạch
tiến triển nhiều hơn và nhu cầu chăm sóc
chuyên ngành là rất lớn. Ngày 11/11/1989,
Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam chính
thức được thành lập, tiếp theo đó có sự
phát triển mạnh của ngành tim mạch với
sự ra đời của nhiều viện và chuyên khoa
tim mạch tại các thành phố và địa phương.
Nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán và
điều trị bệnh tim mạch được phát triển,
chuyển giao và áp dụng rộng rãi.
Trước tình hình thực tiễn và nhu cầu
bức thiết của chuyên ngành, HộiTim Mạch
Học Việt Nam (HTMVN) được chính thức
thành lập năm 1992. Tuy vậy, trước đó
đã có những tổ chức của các thầy thuốc
chuyên ngành đã tập hợp cùng nhau hoạt
động (như Hội các nhà tim mạch khu vực
Hà Nội, tiền thân của HTMVN đã hoạt động
từ một vài năm trước đó), nên có thể nói,
thực tế HTMVN đã có được ra đời 30 năm.
Sự ra đời của HTMVN có thể coi là một
mốc son đánh dấu sự phát triển của ngành
tim mạch nước nhà. Các thầy thuốc tim
mạch trong cả nước đã có cơ hội cùng giao
lưu, chia sẻ các kinh nghiệm và chung sức
trong “sứ mệnh chiến đấu”chống lại bệnh
tim mạch với các hậu quả nặng nề của nó
cho người Việt Nam.
Trải qua gần 30 năm phát triển, HTM-
VN đã có nhiều bước tiến đáng kể. Hội đã
trải qua 14 kỳ hội nghị, với lượng hội viên
tăng không ngừng, từ hơn 100 hội viên
khi thành lập tới nay (2014) đã có tới 2500
hội viên đăng ký. HTMVN đã có nhiều các
hoạt động khoa học và thiết thực, có nhiều
thành tựu đáng kể, trong đó phải kể đến
hội nhập trong nước và quốc tế, xây dựng
các khuyến cáo chuyên môn, đào tạo phát
triển các kỹ thuật chuyên ngành, giáo dục
sức khỏe hướng tới cộng đồng… Năm
1996, Hội Tim mạch Việt Nam được công
nhận là thành viên của Hiệp hội Tim mạch
ASEAN. Năm 2008, HTMVN đăng cai tổ
chức thành công Đại hội Tim mạch ASEAN
lần thứ 17. Hội Tim mạch các nước Hoa Kỳ,
Nhật Bản, châu Âu… đã coi HTMVN là một
đối tác chuyên khoa bình đẳng, tích cực và
cầu thị.
Đội ngũ thầy thuốc tim mạch Việt Nam
và HTMVN đã tích cực, tận dụng các cơ hội
để học hỏi, cập nhật và phát triển các kỹ
thuật chẩn đoán và điều trị mới, hiện đại
đã được áp dụng, nhất là trong lĩnh vực
tim mạch can thiệp, phẫu thuật tim hở
(thay van và bắc cầu nối chủ vành), siêu
âm mô tim, cộng hưởng từ tim, chụp cắt
lớp vi tính động mạch vành, siêu âm trong
lòng động mạch, dùng tế bào gốc điều
trị bệnh tim, stent graft động mạch chủ,
phẫu thuật sửa chữa các bệnh tim bẩm
sinh phức tạp… và đặc biệt gần đây là kỹ
thuật ghép tim.
25 năm trôi qua, bản thân Ngành
Tim mạch Việt Nam và Hội Tim Mạch học
Việt Nam đã đạt được rất nhiều những
thành tựu đáng tự hào. Với kim chỉ nam
là sự kiên trì, cố gắng, liên tục sáng tạo,
học tập, nỗ lực không ngừng, Ngành tim
mạch Việt Nam đang từng bước hoàn
thiện để luôn là một phần không thể
thiếu trong sự nghiệp chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân.
NGÀNH TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM VÀ
HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM
NHỮNG NỖ LỰC KHÔNG NGỪNG
Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 14
với chủ đề chính“Tim mạch trong thời đại
mới: từ nghiên cứu tới cộng đồng”, gồm
nhiều phiên họp diễn ra song song, nhằm
đem lại những góc nhìn nhiều chiều, các
cách tiếp cận toàn diện, dựa trên thực tiễn
và bằng chứng y học,
với mong muốn thu
hẹp khoảng cách để
có thể nhanh chóng
đưa những kết quả
của nghiên cứu thành
những cách thức điều
trị mới trong thực
hành lâm sàng, những
chính sách chăm sóc y
tế phù hợp hay những biện pháp tiếp cận
toàn diện, hiệu quả với cộng đồng.
Ngoại trừ một vài phiên tiền hội nghị
của từng phân hội chuyên ngành, các chủ
đề báo cáo được lồng ghép thành từng
phiên theo những nhu cầu thực tiễn của
tim mạch, trong đó các chuyên ngành sâu
GS.TS. Phạm Gia Khải
Anh hùng Lao động – Nhà giáo Nhân dân
Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam
(như nội tim mạch, chẩn đoán hình ảnh,
tim mạch can thiệp, phẫu thuật tim mạch,
rối loạn nhịp, tim mạch nhi...) đều cùng
tham gia trình bày, tranh luận và chia sẻ
các kinh nghiệm lâm sàng cũng như các
kỹ thuật mới để tiếp cận toàn diện và giải
quyết tối đa những vấn đề bệnh học tim
mạch đặt ra.
Điểm nổi bật của Đại hội lần này là
mức độ tương tác của đại biểu tham dự
hội nghị với chương trình khoa học. Hình
thức của các phiên được cấu trúc lại để
giúp các đại biểu tham dự có thể lựa chọn
các phiên phù hợp: tổng quan trong các
phiên toàn thể, phân tích chung trong các
chuyên đề, phân tích sâu trong các diễn
đàn/gặp các chuyên gia, phân tích ứng
dụng trong các ca tình huống/hỏi đáp...
Trong các phiên tình huống hoặc hỏi đáp,
các đại biểu tham dự
được nghe tham luận
về các cách tiếp cận
khác nhau của các
chuyên gia từ đó có
thể lựa chọn cho mình
một cách xử trí hợp lý
nhất trên cơ sở một
ca lâm sàng có thật.
Ở mỗi phiên, các đại
biểu tham dự có thể truy cập vào địa chỉ
web của từng phiên để đặt câu hỏi cho
từng báo cáo viên hoặc chủ toạ đoàn, các
câu hỏi có thể được đặt trước khi phiên
báo cáo diễn ra, khi đó các báo cáo viên
có thể cân nhắc hiệu chỉnh bài nói hoặc
trả lời ngay vào những câu hỏi của người
tham dự.
HỘI TIM MẠCH HỌC QUỐC GIA VIỆT NAM
Thành lập 1992, ra nhập Liên đoàn Tim mạch ASEAN 1996
Chủ tịch (2010-2014): GS.TS. Phạm Gia Khải
Phó Chủ tịch: GS.TS. Nguyễn Lân Việt, GS.TS. Huỳnh Văn Minh
GS.TS. Đặng Vạn Phước, PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh
Tổng thư ký: PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng
Địa chỉ: Văn phòng Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam
Viện Tim mạch học Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
Số 78, Đường Giải phóng, Quận Đống Đa, Hà nội, Việt Nam
Telephone/fax: (+84)4.38688488
Email: info@vnha.org.vn - Website: http://www.vnha.org.vn
Tờ báo chính thức: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam - 4 số/năm
2000: Đại hội Tim mạch Toàn quốc tại TP. Huế
2002: Đại hội Tim mạch Toàn quốc tại TP. Hải Phòng
2004: Đại hội Tim mạch Toàn quốc tại TP. Hà Nội
2006: Đại hội Tim mạch Toàn quốc tại TP. Hồ Chí Minh
2008: Đại hội Tim mạch Toàn quốc tại TP. Hà Nội,
chung với Đại hội Tim mạch ASEAN
2010: Đại hội Tim mạch Toàn quốc tại TP. Nha Trang, Khánh Hoà
2012: Đại hội Tim mạch Toàn quốc tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh
2 2014VNCC2014
Daily Reports
Phân Hội Nhịp Tim
Phân Hội
Tăng Huyết Áp
Phân Hội
Tim Mạch Can Thiệp	
Phân Hội
Siêu Âm TimPhân hội Tim mạch Can thiệp Tim Việt Nam được thành lập
từ năm 2003, là nơi để các bác sĩ, hội viên học tập, trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm và truyền đạt kiến thức cập nhật chuyên
sâu về tim mạch can thiệp. Hoạt động của phân hội thông qua
các hội nghị định kỳ trên toàn quốc, được lồng ghép trong các
hội nghị tim mạch trải đều trên cả nước, tích hợp với các hội
nghị quốc tế lớn về tim mạch can thiệp trong khu vực và
trên thế giới, xây dựng uy tín đưaViệt Nam thực sự vào vị
trí xứng đáng trong bản đồ tim mạch can thiệp ở khu
vực Đông nam Á.
Hiện tại, chủ tịch phân hội là GS.TS. Phạm
Gia Khải, tổng thư ký là PGS.TS. Nguyễn
Quang Tuấn.
	 Phân hội Tăng Huyết áp Việt Nam được thành lập
từ năm 2005, trở thành thành viên của Hội Tăng huyết áp
Quốc tế từ năm 2009. Nhiệm vụ chính của phân hội là nghiên
cứu, soạn thảo và cập nhật các khuyến cáo về tăng huyết áp
cho Việt Nam với tiêu chí họat động: vì cộng đồng, cho lâm
sàng Việt nam và mở rộng quan hệ quốc tế. Phân hội Tăng
huyết áp tổ chức hội nghị thường niên hai năm một lần và
chia sẻ các phiên họp tại các hội nghị tim mạch khu vực
hoặc toàn quốc.
Hiện tại, chủ tịch phân hội là GS.TS. Huỳnh
Văn Minh; các phó chủ tịch là: PGS.TS. Đỗ
Doãn Lợi, PGS.TS. Trần Văn Huy, PGS.
TS. Châu Ngọc Hoa; tổng thư ký là
TS. Phạm Thái Sơn.
Phân hội Siêu Âm Tim Việt Nam được thành
lập từ năm 2002, hiện có gần 1000 hội viên, là nơi
để các bác sĩ, hội viên học tập, trao đổi, chia sẻ kinh
nghiệm và truyền đạt kiến thức cập nhật về siêu âm
tim. Hoạt động của phân hội được lồng ghép trong
các đại hội và hội nghị tim mạch trải đều trên toàn
quốc hoặc thông qua các khoá đào tạo về Siêu âm
Tim và Bệnh lý Tim mạch.
Hiện tại, chủ tịch phân hội là PGS.TS.
Phạm NguyễnVinh, phó chủ tịch là
PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi.
Phân hội Nhịp Tim Việt Nam được thành lập từ năm 2010,
với tên gọi ban đầu là Phân hội Điện Sinh lý và Tạo nhịp Tim
Việt Nam, chính thức đổi tên thành Phân hội Nhịp Tim Việt Nam
từ năm 2013, với mục đích đoàn kết, trao đổi kinh nghiệm, học
hỏi cũng như cập nhật những kiến thức mới nhất trong lĩnh vực
rối loạn nhịp tim trên toàn quốc. Phân hội Nhịp Tim tổ chức
hội nghị thường niên hai năm một lần và chia sẻ các phiên
họp tại các hội nghị tim mạch khu vực hoặc toàn quốc.
Hiện tại, chủ tịch phân hội là TS. Phạm Quốc
Khánh; các phó chủ tịch là: TS. Trần Văn Đồng,
TS. Lê Thanh Liêm, GS.TS. Huỳnh Văn
Minh, TS. Tôn Thất Minh; tổng thư
ký là ThS. Phạm Trần Linh.
CÁC PHÂN HỘI
3
TIÊU ĐIỂM
Tim mạch trong kỷ nguyên mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng
ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG TIM MẠCH
Sức khoẻ từ xa (telehealth) là việc cung cấp
thông tin hoặc các dịch vụ liên quan đến y tế
thông qua các công nghệ viễn thông. Telehealth
có thể rất đơn giản như việc thảo luận chuyên
môn giữa hai chuyên gia y tế qua điện thoại
hoặc phức tạp như tiến hành làm phẫu thuật
robot giữa hai cơ sở ở hai đầu cách xa nhau trên
thế giới. Sức khoẻ từ xa là khái niệm mở rộng
của y học từ xa (telemedicine) do ngoài khía
cạnh chữa bệnh, telehealth còn bao hàm cả khía
cạnh dự phòng và thúc đẩy sức khoẻ. Ban đầu
khái niệm telehealth dùng để mô tả chức năng
giáo dục hoặc quản trị của telemedicine, song
giờ đay telehealth nhấn mạnh đến hàng loạt các
giải pháp về công nghệ, ví dụ, các bác sĩ sử dụng
email để giao tiếp với người bệnh, kê đơn thuốc
hay cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế khác mà
hiện tại nổi bật là các công cụ giám sát tai nhà
đối với các bệnh mạn tính (như rối loạn nhịp,
áp lực buồng tim, đông máu, đường máu... với
người có bệnh tim mạch).
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LÀ
BẮT BUỘC KHI
- Hệ thống chăm sóc bị quá
tải, thiếu hụt nguồn lực và
nhân lực
- Điều trị nhanh chóng biến
các vấn đề cấp tính thành
chăm sóc mạn tính
- Quá tải về dữ liệu cũng
như thông tin trực tuyến,
mạng xã hội
- Chi phí y tế tăng
- Chất lượng và tiếp cận
các dịch vụ không đồng đều
...ước mơ của chúng tôi
là làm sao cho người dân
tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa,
cũng có thể tiếp cận được
với những chuyên gia y tế
hàng đầu của đất nước...
...nhờ những công
nghệ tiên tiến nhất của
thế giới để xóa bỏ khoảng
cách địa lý trong chăm
sóc sức khoẻ người dân
và sức khoẻ cộng đồng...
KS. HOÀNG GIANG
(ICT SOLUTION
CENTER, VIETTEL)
ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA TELEHEALTH
- Truyền hình ảnh chiếu/chụp để phục vụ cho
chẩn đoán
- Thăm khám từ xa (teleconference) giữa nhân
viên y tế và người bệnh
- Hội đàm hoặc giáo dục sức khoẻ
(videoconference)
- Truyền dữ liệu y tế (theo dõi từ xa) để xử
trí
- Tư vấn phòng bệnh và nâng cao sức
khoẻ thông qua theo dõi tái khám
định kỳ
- Tư vấn, phân loại từ xa các
trường hợp cấp tính
ỨNG DỤNG NGOÀI LÂM SÀNG
CỦA TELEHEALTH
- Đào tạo, quản trị nhóm từ xa
- Quản lý thông tin và dữ kiện y
tế trực tuyến
- Tích hợp với hệ thống y tế
- Quản trị từ xa hệ thống
chăm sóc y tế
- Trợ giúp nhập viện
từ xa...
..Trong bối
cảnh thiếu kinh
phí để xây mới
bệnh viện, khó
kiểm soát chất
ượng khi mở
thêm các trường
y, số giường
bệnh tăng không
nhiều.. thì mấu
chốt là nâng cao
năng suất lao
động.
Một bệnh viện
có thể có bao
nhiêu giường
bệnh? 1000-2000?
Một bác sĩ có
thể chăm sóc được
bao nhiêu bệnh
nhân? 20-50?
....
Nếu sử dụng các công
cụ công nghệ thông tin,
có thể nâng các chỉ số đó
lên hàng chục lần.
TS. NGUYỄN THÀNH NAM
(ĐH FPT)
.
TRỢ GIÚP KỸ THUẬT
- Cài đặt phần mềm MIMS tra cứu
thông tin về thuốc trong tim mạch
- Cài đặt phần mềm quét mã QR
để tra cứu và tương tác với các báo
cáo viên và chủ toạ đoàn
- Đăng ký truy cập trực tuyến
và mua đĩa bài giảng của Đại hội
Xin liên hệ
- Ms. Lương Phương Thảo,
email: congress@vnha.org.vn,
ĐTDĐ: 090 4976694.
Phòng Thư ký
- Mr. Nguyễn Văn Sinh,
email: sinhnv@vnha.org.vn,
ĐTDĐ: 0936233999.
Trợ giúp kỹ thuật và web
TIÊU CHUẨN ĐỂ MỘT ỨNG
DỤNG CNTT THÀNH CÔNG
TRONG Y TẾ
- Dựa trên bằng chứng y học
- Giao diện sử dụng thân thiện
- Tiếp cận khuyến khích là
chính
- Nền tảng mở/linh hoạt, dễ
cập nhật
- Tương tác với các mạng xã
hội
- Phân phối rộng rãi (ví dụ điện
thoại di dộng)
- Không phụ thuộc không/thời
gian với cơ sở y tế
NỘI DUNG LIÊN QUAN
TRONG ĐẠI HỘI
- Tương tác với báo cáo viên và
chủ toạ đoàn qua Internet
- Phiên Ứng dụng công nghệ
thông tin trong tim mạch (PS9)
- Đối thoại về các aps di động
cho tim mạch (M05)
- Minh hoạ trực tiếp tại quầy
của các đơn vị liên quan tại khu
triển lãm
- Chương trình phỏng vấn
Heart Talk Show
...Cốt lõi của
chăm sóc y tế là giá
trị tối đa cho người
bệnh, nghĩa là đạt
được kết quả tốt nhất
với chi phí thấp nhất.
Chăm sóc y tế cần
chuyển dịch từ một hệ
thống định hướng bởi
dịch vụ, tổ chức xung
quanh những gì người
thầy thuốc làm,
để trở thành một
hệ thống lấy người
bệnh làm trung tâm,
tổ chức xung quang
những gì người bệnh
cần...
PORTER ME & LEE TH
HARVARD BUSSINESS
REVIEW, 10/2013
4 TIM MẠCH
CỘNG ĐỒNG
2014VNCC2014
Daily Reports
Sức khỏe tim mạch cộng đồng
Hơn một phần ba quần thể người trưởng
thành ở Việt Nam có tăng huyết áp. Nghiên cứu
dịch tễ trong quần thể người trưởng thành ở Việt
Nam (2000-2010) cho thấy số đo huyết áp tâm thu
tăng trung bình 1mmHg/năm, huyết áp tâm trương
tăng trung bình 0.4 mmHg/năm, tốc độ tăng cao
gấp 10 lần so với thế giới. Tốc độ tăng tương đương
giữa nam và nữ, giữa nông thôn và thành thị. Ở
người trưởng thành, các yếu tố nguy cơ có xu hướng
đi chùm, tương tác chéo với nhau đòi hỏi cách tiếp
cận toàn diện.
Cứ 3 người trưởng thành,
thì 1 người tăng huyết áp (THA)
Cứ 3 người bị tăng huyết áp,
thì 1 người không biết mình bị THA
Cứ 3 người điều trị THA,
thì 1 người không đạt huyết áp
mục tiêu
Ngày tăng huyết áp thế giới 17/5
Website của Chương trình
Phòng Chống Tăng huyết áp quốc
gia: http://www.huyetap.vn/
Một phần ba số ca tử vong
toàn cầu hàng năm, ước khoảng
17 triệu người, có nguyên nhân
là bệnh lý tim mạch. Trong số đó,
tử vong liên quan tới tăng huyết
áp chiếm khoảng 9.4 triệu người:
45% liên quan đến mạch vành,
51% liên quan đến tai biến mạch
máu não
Yếu tố nguy cơ tim
mạch chính
Tăng huyết áp (THA)
Hút thuốc lá
Rối loạn lipid máu
Đái tháo đường
Béo bụng
Chế độ ăn ít rau/hoa
quả
Ít vận động
Uống quá nhiều rượu
Căng thẳng (stress)
9 yếu tố nêu trên khi
phối hợp sẽ chi phối tới
gần 90% sự xuất hiện
các biến cố tim mạch
chính như nhồi máu cơ
tim hoặc tai biến mạch
máu não, đồng thời
cũng là chính là các yếu
tố nguy cơ của những
bệnh mạn tính (không
lây nhiễm) khác.
Sức khoẻ tim mạch lý tưởng
Lối sống lý tưởng
Không hút thuốc hoặc đã bỏ >
1năm
Chỉ số BMI < 25kg/m2
Vận động cường độ vừa ≥ 150
phút, cường độ mạnh ≥ 75 phút
mỗi tuần
Chế độ ăn hợp lý: ít nhất 4/5 tiêu
chuẩn:rau/quả≥4.5xuất/ngày;cá≥
2 lạng/tuần; ngũ cốc nhiều chất xơ
(1.1g xơ/10g carbohydrate ≥ 30g/
ngày); ăn nhạt <1.5g muối/ngày;
đồ uống có đường ≤ 450 kcal/tuần
Thông số lý tưởng:
Cholesterol toàn phần < 5.17
mmol/l (<200mg)
Huyết áp < 120/80 mmHg
Đường máu khi đói <5.6mmol/L
(100mg/dL)
Thay đổi lối sống hợp lý để phòng tăng huyết áp và
bệnh tim mạch
Chế độ ăn hợp lý: giảm mặn (lượng muối mỗi ngày ít hơn
một thìa cà phê), nhiều rau xanh, hoa quả tươi, nhiều chất
xơ và protein thực vật. Hạn chế đồ ăn có nhiều cholesterol
và acid béo no.
Giảm cân nếu quá cân, duy trì cân lý tưởng với chỉ số BMI
18,5-23 kg/m2, duy trì vòng bụng <90 cm ở nam và <80 cm
ở nữ.
Hạn chế rượu, bia: < 3cốc/ngày (nam), < 2cốc/ngày (nữ) và
tổng cộng <14 cốc/tuần (nam) hoặc < 9 cốc/tuần (nữ). (Cốc
tiêu chuẩn: 340ml bia hoặc 140ml rượu vang, hoặc 40ml
rượu nặng.)
Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
Hoạt động thể lực ở mức thích hợp, đều đặn 30-60 phút/
ngày.
Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, stress; thư giãn, nghỉ
ngơi hợp lý.
Tránh bị lạnh đột ngột.
Sự kiện liên quan
Phiên Quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng (PS2)
Đối thoại về tăng huyết áp và nguy cơ tim mạch (M01)
Đào tạo về chẩn đoán điều trị tăng huyết áp (CE2)
Phiên Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (PS6)
Diễn đàn: tối ưu thuốc hay can thiệp cho THA khó trị (F12)
Phiên toàn thể tim mạch chung và tim mạch dự phòng
(P02)
Hội thảo vệ tinh về thuốc hạ huyết áp (LS3)
Thảo luận tình huống về tăng huyết áp (E04, E05)
Nghiên cứu lâm sàng về tim mạch chung và cộng
đồng (A04)
Hội Tim mạch Can thiệp Hoa Kỳ
THÁCH THỨC TRONG THỜI ĐẠI MỚI
Các công cụ chẩn đoán và điều trị tim
mạch mới, kết hợp với gia tăng về tỷ lệ mắc
bệnh và tuổi thọ cao khiến chi phí chăm
sóc các bệnh tim mạch tăng vọt, chiếm non
nửa (43%) ngân sách bảo hiểm của chính
phú Hoa Kỳ (Medicare/ Medicaid) trong khi
kinh tế lại èo ọt. Nhu cầu người bệnh đòi hỏi
không chỉ sống thọ mà còn phải sống chất
lượng, không đau yếu. Xã hội tiêu dùng đòi
hỏi hệ thống chăm sóc y tế phải dịch chuyển
từ cách tính phí theo dịch vụ trở thành cách
tính phí theo kết quả trị bệnh. Các thủ thuật
can thiệp tim mạch vốn rất tốn kém trở
thành tâm điểm của các chính sách và cải
cách y tế-kinh tế-xã hội...
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG
- SCAI ra mắt các sáng kiến ​​chất lượng (QI)
cho cộng đồng tim mạch can thiệp của Hoa
kỹ, giới thiệu khái niệm "Quality Champion"
tại các phòng can thiệp; phát triển chương
trình Emerging Leader Mentorship, trang bị
kiến thứctrọng lãnh đạo cho các bác sỹ trẻ,
khuấy động và tạo dựng một môi trường
làm việc mới, văn hoá hướng tới chất lượng
và hiệu suất cao nhất trong phòng can
thiệp để chăm sóc tốt nhất cho người bệnh
và đạt được kết quả tốt nhất; khởi xướng
chương trình đánh giá, Accreditation of
Cardiovascular Excellence, chứng nhận chất
lượng cho các thủ thuật như can thiệp động
mạch cảnh, can thiệp động mạch vành,
thông tim chẩn đoán...
HOẠT ĐỘNG CỦA SCAI TẠI
ĐHTMTQ 2014
- Khoá đào tạo đặc biệt chuyên sâu về tim
mạch can thiệp
(SCAI Fellow Course - phiên CE5 từ 0730-
1730, chủ nhật ngày 12/10 tại Phòng Gallery
1-2, có dịch).
- Gặp gỡ các thành viên SCAI của Việt
Nam và các bác sỹ tim mạch can thiệp:
từ 1800-1830, chủ nhật 12/10 tại Faculty
Lounge (có giấy mời riêng).
- Bài nói: "Áp dụng sáng kiến chất lượng
để thay đổi văn hoá và kết cục trong phòng
can thiệp" do chủ tịch SCAI, Prof. Charles
Chambers trình bày từ 1432-1447, thứ hai
13/10 tại Phòng Đà Nẵng 1 (phiên P07, có
dịch)
- Các chương trình Heart Talk Show bên lề
hội nghị
HỘI TIM MẠCH CAN THIỆP HOA KỲ - SCAI, thành lập năm 1978, ngày
nay có trên 4000 hội viên (kể cả tim mạch can thiệp nhi), tập trung
vào việc: xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, thiết lập các tiêu chí
chứng nhận kỹ năng, hướng dẫn việc đào tạo, đảm bảo về chất lượng
và an toàn cho các thủ thuật tim mạch can thiệp. Ngay từ đầu, SCAI
xác định việc nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng để cải thiện việc
chăm sóc người bệnh là nhiệm vụ chính của mình, đồng thời cũng
nhằm để thúc đẩy chất lượng cao trong tim mạch can thiệp. SCAI đã
khởi xướng nhiều chương trình cải tiến chất lượng để đảm bảo sự
xuất sắc trong quản lý và thực hiện các thủ thuật can thiệp: tạo dựng
môi trường chăm sóc với các tiêu chuẩn mới, cải thiện kết cục điều
trị dựa trên y học bằng chứng, đưa ra cách thức thống nhất khi thực
hiện các thủ thuật can thiệp đồng thời nâng cao sự hợp lý về chi phí-
hiệu quả của các thủ thuật tim mạch can thiệp vốn rất tốn kém. Một
vai trò quan trọng của SCAI là ban hành các hướng dẫn và khuyến
cáo chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch liên quan. thành lập
năm 1978, ngày nay có trên 4000 hội viên (kể cả tim mạch can thiệp
nhi), tập trung vào việc: xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, thiết
lập các tiêu chí chứng nhận kỹ năng, hướng dẫn việc đào tạo, đảm
bảo về chất lượng và an toàn cho các thủ thuật tim mạch can thiệp.
Ngay từ đầu, SCAI xác định việc nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng
để cải thiện việc chăm sóc người bệnh là nhiệm vụ chính của mình,
đồng thời cũng nhằm để thúc đẩy chất lượng cao trong tim mạch
can thiệp. SCAI đã khởi xướng nhiều chương trình cải tiến chất lượng
để đảm bảo sự xuất sắc trong quản lý và thực hiện các thủ thuật can
thiệp: tạo dựng môi trường chăm sóc với các tiêu chuẩn mới, cải
thiện kết cục điều trị dựa trên y học bằng chứng, đưa ra cách thức
thống nhất khi thực hiện các thủ thuật can thiệp đồng thời nâng cao
sự hợp lý về chi phí-hiệu quả của các thủ thuật tim mạch ccan thiệp
vốn rất tốn kém.
TƯ VẤN CHÍNH SÁCH
Vai trò thứ hai của SCAI là tư vấn chính sách
cho giới quản lý về các vấn đề khác nhau của
tim mạch can thiệp. Những hội viên SCAI, vốn
hiểu biết tường tận mọi ngóc ngách trong
điều trị, sẽ giúp các nhà quản lý nhận ra, hiểu
rõ và giải quyết các vấn đề nhức đầu như chi
trả bảo hiểm, đề xuất các phương thức thanh
quyết toán hoặc phản hồi cách thức vận hành
chi trả. Hội viên SCAI khi tham gia vào các ban
tư vấn sẽ trả lời và giúp các cơ quan quản lý
(như FDA, CMS) từ cấp độ quốc gia/liên bang
lắng nghe được tiếng nói từ phía chuyên
môn. Hội viên SCAI tham gia tranh luận
trực tiếp với các nhà làm luật về các khía
cạnh có liên quan như: chế độ chi trả,
bảo hiểm rủi ro, chỉ số chất lượng,
bệnh án điện tử, nhân lực y tế... Nói
chung, vai trò về chính sách của
SCAI là giáo dục cho các thành
viên, cho công chúng và tư
vấn chính phủ về các vấn đề
liên quan nông-sâu tới tim
mạch can thiệp, thay mặt
cho người bệnh và cộng
đồng.
“This is my second year participating in this program,
and both times I have been struck by how important it is for
us to have face-to-face meetings with the individuals who are
creating healthcare legislation and regulation. On many issues,
we are the voice not just of our profession but for our patients.
It’s crucial that we continue to carry our message forward at
the federal, state and local levels,” said Dr. Charles Chambers
- SCAI President
GIỚI THIỆU SCAITim mạch trong kỷ nguyên mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng 5
CONTENTS
Forum
Cardiac structural & peripheral artery interventions
DaNang Hall 1
PreCongress Symposium
Hypertension: from Concensus to Actions (VSH)
DaNang Hall 2
CME Course
Electrocardiogram: Practical clinical skills
DaNang Hall 3
PreCongress Symposium
Hypertension management in community (NPPCH)
Gallery Room 1-2
PreCongress Symposium
Echocardiography: Now and Then (VSE)
Gallery Room 3-4
						
Workshop
Hand-on training on simulators (TRI, PCI, TEVAR, Echo)
Training Village
Forum
IAB, ECMO and mechanical LVADs
DaNang Hall 1
Forum
Resistant hypertension: Drugs or Devices?
DaNang Hall 2
Forum
Advances in pacemaker technology
DaNang Hall 3
Meeting with experts
Mobile applications in cardiology
Gallery Room 1-2
Excutive Board Meeting of VNHA
Gallery Room 3-4
	
Forum
Hypotension in cardiac cathlab (for nurses)
NonNuoc Room
Forum
Percutaneous coronary
interventions
DaNang Hall 1
Forum:
Antiplatelet therapy for PCI patients
DaNang Hall 1
Meeting with experts:
Hypertension and global cardiovascular disease risk
DaNang Hall 2
Meeting with experts
Ventricular Premature Complexes
DaNang Hall 3
Meeting with experts
Cost-effectiveness analysis in cardiology
Gallery Room 1-2
Meeting with experts
New technology in cardiac imaging
Gallery Room 3-4
Forum
Rehabilitation for cardiovascular patients
NonNuoc Room
PreCongress Symposium
Acute myocardial infarction: from benchside to clincal practice
(VSIC)
DaNang Hall 1
CME Course
Diagnosis and management of hypertension
DaNang Hall 2
PreCongress Symposium
Comprehensive approaches for arrhythmias (VHRS)
DaNang Hall 3
PreCongress Symposium
Community cardiovascular health
Gallery Room 1-2
PreCongress Symposium
Trend and development in cardiovascular surgery
Gallery Room 3-4
Symposium
Quality improvement in cardiovascular nursing cares
NonNuoc Room 1-2
PreCongress Symposium
Informatics applications in
cardiology
Gallery Room 1-2
CME Course
Updates for cardiac cathlab nurses
NonNuoc Room 1-2
06:30 - 07:30
Walking campaign to promote community CV health along Da Nang beach
19:00 - 21:00
WELCOME DINNER: VNHA Excutive Board
6
CONTENT2014VNCC2014
Daily Reports
Workshop
Hand-on training on simulators (TRI, PCI, TEVAR,
Echo)
Training village			
1
7:30-18:30
CHÀO MỪNG LỄ KỶ NIỆM 25 NĂM NGÀY THÀNH LẬP
VIỆN TIM MẠCH VÀO 11/11/2014 TẠI VIỆN TIM MẠCH
VIỆT NAM, BỆNH VIỆN BẠCH MAI. 78 ĐƯỜNG GIẢI
PHÓNG ĐỐNG ĐA HÀ NỘI
2010: Thay van động mạch phổi qua đường ống thông
2009: Điều trị rung nhĩ bằng thăm dò điện sinh lý
2009: Siêu âm trong lòng mạch vành (IVUS)
2006: Điều trị suy tim sau nhồi máu bằng tế bào gốc tự
thân
2005: Cấy máy tái đồng bộ thất điều trị suy tim
2004: Siêu âm gắng sức thảm chạy và ergometer
VIỆN TIM MẠCH
VIỆT NAM
Thành lập
VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM CÓ NHỮNG
NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NHƯ SAU:
Nghiên cứu có hệ thống về các phương pháp
phòng, chống và điều trị các bệnhTim mạch ởViệt
Nam nhằm hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết vì
bệnh này ở nước ta.
Cùng với trường Đại Học Y khoa Hà Nội và các
trường Đại học khác đào tạo bổ túc cán bộ chuyên
khoa về tim mạch ở bậc đại học và sau đại học.
Theo dõi, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật
chuyên khoa Tim mạch cho các địa phương và cơ
sở trong cả nước.
Khám và điều trị các bệnh tim mạch do tuyến
dưới gửi lên, thực hiện các nghiệm pháp thăm dò
chức năng tim mạch cho toàn khu vực Bệnh viện
Bạch Mai và các Bệnh viện, các cơ sở có nhu cầu
Hợp tác về khoa học thuộc lĩnh vực chuyên
khoa với các nước và các tổ chức y tế trên thế
giới nhằm phát triển và nâng cao kỹ thuật chuyên
khoa tim mạch ở nước ta.
Phổ biến các kiến thức phổ cập trong việc
phòng, chống và phục hồi chức năng tim mạch
nhằm góp phần chăm sóc và nâng cao sức khoẻ
cho nhân dân.
Tổ chức quản lý Viện trên cơ sở các quy định
và chế độ, chính sách đã được Nhà nước và Bộ Y
tế ban hành
1990: Siêu âm Doppler tim (đen trắng)
1989: thành lập Viện Tim mạch Việt Nam (ngày
11/11), ở bệnh viện Bạch Mai (quyết định 704/BYT-
QĐ), viện trưởng đầu tiên là GS. Trần Đỗ Trinh.
1988: Siêu âm 2D
1981-1990
1999: Cấy máy phá rung tự động điều trị đột tử
1998: Siêu am tim gắng sức với Dobutamin
1997: Can thiệp động mạch vành, cấu trúc tim (tim bẩm sinh,
van hai lá)
1997: Thăm dò điện sinh lý và điều trị rối loạn nhịp
1997: Siêu âm tim qua thực quản
1996: Nong động mạch vành
1993: Siêu âm Doppler màu
1991: Siêu âm cản âm
1991-2000
2014: Sửa van hai lá qua đường ống thông
2013: Thay van động mạch chủ qua đường ống thông
Phẫu thuật tim >1,000 ca/năm
2012: Triệt đốt thần kinh giao cảm ĐM thận điều trị
THA kháng trị
2011: Đặt stent graft điều trị phình tách độnh mạch chủ
ngực bụng
2011-2014
2001-2010
1973: Sốc điện và cấy máy tạo nhịp
1973: Siêu âm tim
1972-thành lập Khoa Tim mạch đầu tiên của cả nước, tách
ra từ Khoa Nội chung của Bệnh viện Bạch Mai, chủ nhiệm
khoa là GS. Đặng Văn Chung.
1963: Điện tâm đồ
1959: Thông tim
1959: hình thànhTổ Nghiên cứuTim mạch đầu tiên, ở Khoa Nội
của Bệnh viện Bạch Mai, tổ trưởng là GS. Đặng Văn Chung.
1959-1980
DANH HIỆU
Huân chương
Lao động hạng Nhì (2000).
Huân chương
Lao động hạng nhất (2004)
Danh hiệu Anh Hùng Lao động
thời kỳ đổi mới (2009)
Huân chương
Độc lập hạng Ba (2014)
Danh hiệu cho các cá nhân
xuất sắc
Huân chương Độc lập
cho GS. Trần Đỗ Trinh
(nguyên Viện Trưởng 1989 – 1995)
Huân chương Độc lập
cho GS. Phạm Gia Khải
(nguyên Viện Trưởng 1995 – 2007)
Danh hiệu Anh hùng Lao động
cho GS. Phạm Gia Khải
(nguyên Viện Trưởng 1995 – 2007)
Huân chương Lao động hạng Nhì
cho GS. Nguyễn Lân Việt
(nguyên Viện Trưởng 2007 – 2013)
QUỸ VÌ SỨC KHỎE
TIM MẠCH VIỆT NAM
VĂN PHÒNG QUỸ
VÌ SỨC KHỎE TIM MẠCH VIỆT NAM
Địa chỉ: Bệnh Viện Bạch Mai, 78 - Giải Phóng
- Đống Đa - Hà Nội.
Email: info@quytimmach.org.vn
Website: www.quytimmach.org.vn
Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Trung bình cứ 2
giây lại có một người chết do bệnh tim mạch, cứ 3 người tử vong thì có một người mắc
bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch hiện cũng là nguyên nhân hàng đầu của tàn phế sau đột
quỵ. Mỗi năm có khoảng 10 triệu người sau khi bị đột quỵ còn sống, thì có đến một nửa
trong số đó bị tàn tật vĩnh viễn. Bệnh tim mạch còn được dự đoán là nguyên nhân lớn
nhất gây tàn phế trên thế giới vào năm 2020. Hiện nước ta có khoảng 11 triệu người bị
tăng huyết áp và các bệnh liên quan như: bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ, bệnh động
mạch ngoại biên và tiểu đường.
Làm thế nào để có thể giảm tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch tại Việt Nam?
Làm thế nào để những bệnh nhân nghèo mắc bệnh tim mạch được cứu chữa?... Quỹ vì
Sức khỏe tim mạch Việt Nam với khẩu hiệu Chung tay vì trái tim Việt, ra đời đã trả lời cho
những khúc mắc trên. Quỹ có sự tham gia của các giáo sư, các chuyên gia đầu ngành, các
bác sĩ, những bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và đông đảo các tình nguyện viên trên cả
nước. cùng chung tay đấu tranh với các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, Quỹ cũng góp phần
đào tạo nâng cao hiểu biết cho các bác sĩ, nhân viên y tế (đặc biệt tuyến vùng sâu, xa),
tổ chức khám, chữa bệnh từ thiện cho bệnh nhân tim mạch tại các xã vùng sâu, xa. Quỹ
còn tài trợ cho những bệnh nhân nghèo mắc bệnh tim mạch. Đồng thời, đưa ra cho cộng
đồng những khuyến cáo về phòng chống bệnh tim mạch.
	 Tính cho đến nay, Quỹ vì Sức khỏe tim mạch Việt Nam đã cùng với Viện tim mạch
(Bệnh viện Bạch Mai), Hội tim mạch Việt Nam thực hiện nhiều buổi Tư vấn trực tuyến trên
truyền hình, phát thanh, website chuyên biệt về sức khỏe. Ngoài ra, quỹ cũng kết hợp tổ
chức Chương trình“Trò chuyện với trái tim”được tổ chức định kỳ tại Bệnh viện Bạch Mai,
Hà Nội. Chương trình thu hút được đông đảo bệnh nhân đến nghe và nhận được nhiều
câu trả lời từ các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành.
Bên cạnh đó, quỹ còn kết hợp với Viện tim mạch, Hội tim mạch Việt Nam cùng thực
hiện nhiều chương trình khám, tư vấn và chữa bệnh từ thiện ở nhiều địa phương. Điển
hình là, tháng 7.2014, tại Quảng Ngãi, Quỹ tổ chức khám, chữa bệnh, trao quà trị giá 20
triệu đồng cho ngư dân bám biển. Tiếp đến, 24.8.2014, khám chữa bệnh cho người dân
tại Ân Thi (Hưng Yên). Tổng chi phí là hơn 150 triệu đồng. Quỹ cũng đã tài trợ cho nhiều
bệnh nhân nghèo phải can thiệp tim mạch, tổng chi phí là 30 triệu đồng. Song song với
các chương trình từ thiện, nhiều lễ phát động phong trào trong toàn dân để gây quỹ cho
Quỹ vì sức khỏe tim mạch Việt Nam cũng được tổ chức thường kỳ. Ngày 11/10 vừa qua,
chương trình phát động đi bộ gây quỹ trong khuôn khổ Đại hội tim mạch toàn quốc lần
thứ 14 cũng đã thu hút được hàng ngàn người tham gia.
Quỹ hoạt động trên cơ sở thiện nguyện. Như bất cứ tổ chức từ thiện nào, quỹ sẽ tiếp
nhận tài trợ và quà tặng từ các tổ chức và cá nhân có hảo tâm. Nguyên tắc hoạt động của
quỹ vì mục đích phi lợi nhuận, hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang
trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong thời gian tới, Quỹ sẽ tiếp tục tài trợ cho
các ca bệnh nhân nghèo mắc bệnh tim mạch, khám, tư vấn, chữa bệnh cho người dân ở
vùng sâu vùng xa và thực hiện nhiều chương trình ý nghĩa khác.
Sáng 11-10, tại
TP Đà Nẵng, Hội
Tim mạch học Việt
Nam, Qũy Vì sức
khỏe Tim mạch
Việt Nam và Sở Y
tế TP Đà Nẵng phối
hợp tổ chức lễ phát
động chương trình
đi bộ vì sức khỏe
Tim mạch 2014 với
chủ đề “Môi trường
lành mạnh cho một
trái tim khỏe”. Đây
là hoạt động nhằm
giúp mọi người dân
hiểu hơn về bệnh lý
tim mạch cũng như
để phòng chống
và đẩy lùi căn bệnh
được mệnh danh là“Kẻ giết người thầm lặng”một cách tích
cực và hữu hiệu nhất.
Ngay sau lễ phát động, hơn 1.000 người thuộc các tầng
lớp nhân dân đã tham gia đi bộ dọc tuyến đường chính
của Đà Nẵng để kêu gọi người dân nâng cao ý thức giữ
gìn sức khỏe tim mạch và gây quỹ từ thiện. Trong khuôn
khổ chương trình, hàng trăm người dân đã được các bác
sỹ, chuyên gia tim mạch khám sức khỏe miễn phí, đo điện
tim và tư vấn trực tiếp về những kiến thức phòng chống
các bệnh tim mạch nói chung, cách tự bảo vệ trái tim khỏe
mạnh bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và một lối sống
lành mạnh.
S
áng nay (12-10), tại khách sạn
Furama (TP Đà Nẵng), Hội Tim
mạch học Việt Nam phối hợp
với Quỹ Vì sức khỏe Tim mạch
Việt Nam tổ chức lễ khai mạc Hội
nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ 14
với chủ đề “Tim mạch thời đại mới:
Từ phòng thí nghiệm ra cộng đồng”.
Đến dự hội nghị có đồng chí Huỳnh
Đức Thơ - Phó Chủ tịch UBND TP Đà
Nẵng; PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục
trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế);
GS.TS Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội
Tim mạch học Việt Nam, BSCKII Trần
Ngọc Thạnh – Phó Giám đốc SởY tế TP
Đà Nẵng kiêm Giám đốc BV Đa khoa
Đà Nẵng.
Hội nghị lần này thu hút gần 2.000
đại biểu là chuyên gia, giáo sư, bác
sỹ chuyên khoa tim mạch hàng đầu
trong nước cùng các giáo sư, bác sỹ
tim mạch các nước Mỹ, Pháp, Nhật,
Trung Quốc, Singapore,...
Hiện nay, bệnh tim mạch đã và
đang là một gánh nặng cho xã hội
với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao hàng
đầu. Bên cạnh đó, chi phí cho chăm
sóc, điều trị bệnh tim mạch cũng là
gánh nặng đáng kể với hàng trăm tỷ
USD mỗi năm. Tổ chức Y tế thế giới
ước tính, hàng năm có đến 17,5 triệu
người tử vong do các bệnh liên quan
đến tim mạch và số bệnh nhân tích
lũy ngày một nhiều. Theo dự đoán của
Hội Tim mạch thế giới, đến năm 2017,
Việt Nam sẽ có 20% dân số mắc bệnh
về tim mạch và tăng huyết áp. Đặc
biệt, trong những năm gần đây, bệnh
lý tăng huyết áp đang được trẻ hóa với
rất nhiều đối tượng đang còn trong
độ tuổi lao động. Tỉ lệ tăng huyết áp
của những người từ 25 tuổi trở lên
ở Việt Nam đã là 25,1%. Thế nhưng
đến nay vẫn còn nhiều người thờ ơ,
chủ quan với sức khỏe tim mạch của
chính mình. Hội nghị lần này nhằm
truyền thông tuyên truyền gián tiếp
và trực tiếp tại cộng đồng để người
dân có những kiến thức, những hiểu
biết phòng, chống bệnh lý này. Đồng
thời, Hội nghị cũng là cơ hội để trao
đổi, học tập, nâng cao trình độ chuyên
môn của đội ngũ bác sỹ, chuyên gia.
Tại Hội nghị Tim mạch toàn quốc
lần thứ 14, với chủ đề “Tim mạch thời
đại mới: Từ phòng thí nghiệm ra cộng
đồng”sẽ có gần 1.000 báo cáo chuyên
môn của các chuyên gia tim mạch
hàng đầu trong nước và thế giới với
nhiều cập nhật, nghiên cứu mới nhất
trong lĩnh vực tim mạch học, huyết áp,
các khuyến cáo mới của Hội tim mạch
học Việt Nam…
Hội nghị cũng sẽ trao giải thưởng
cho các nhà nghiên cứu trẻ và được bế
mạc vào ngày 14-12.
NỘI DUNG TRONG NGÀY
1.000 người đi bộ vì
sức khỏe Tim mạch 2014
Khám bệnh, phát thuốc
miễn phí và tặng quà
cho hơn 400 đồng bào
dân tộc Cơ Tu
Ngày 9-10, HộiTim mạch họcViệt Nam phối hợp với Qũy
Vì sức khỏe Tim mạch Việt Nam và BV Đa khoa Đà Nẵng tổ
chức khám bệnh về tim mạch, huyết áp và phát thuốc miễn
phí cũng như tặng quà cho hơn 400 đồng bào dân tộc thiểu
số người Cơ Tu tại xã Hòa Bắc (H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng).
Ngoài việc cẩn thận khám, đo huyết áp, siêu âm tim,
chẩn đoán bệnh và ghi chi tiết rõ ràng cách dùng của từng
loại thuốc, đoàn bác sỹ còn dành nhiều thời gian tư vấn về
những kiến thức cơ bản phòng chống các bệnh tim mạch
và chế độ dinh dưỡng hằng ngày để bảo vệ sức khỏe tim
mạch cho người dân. Qua khám sàng lọc, đoàn bác sỹ đã
phát hiện nhiều người dân đang mắc phải các bệnh lý tim
mạch và hiện tỉ lệ người mắc bệnh lý tim mạch trong khu
vực xã Hòa Bắc là khá cao. Ngoài ra, bằng các phương pháp
khám trực tiếp, siêu âm tim và làm các xét nghiệm, đoàn
bác sỹ đã phát hiện 10 trường hợp mắc phải bệnh lý về
tim mạch khá nghiêm trọng cần phải đến các cơ sở y tế có
chuyên môn cao về tim mạch để được điều trị, can thiệp
kịp thời.
Hoạt động tình nguyện này là một trong những sự kiện
nằm trong chuỗi chương trình Hội nghị Tim mạch toàn
quốc lần thứ 14 nhằm góp phần chung tay chống lại bệnh
tim mạch để mỗi người dân đều có được một trái tim khỏe
mạnh. Đồng thời, giúp các đối tượng bị mắc các bệnh tim
mạch, nhất là trẻ em được phát hiện sớm từ đó sẽ có kế
hoạch điều trị, phẫu thuật và can thiệp kịp thời.
ChủNhật-Ngày12/10/2014
HỘI TIM MẠCH HỌC
VIỆT NAM
VNCC2014 Daily Reports
Tim mạch trong kỷ nguyên mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng
Khai mạc Hội nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ 14:
Cho một trái tim khoẻ... Lễ khai mạc Đại hội Tim mạch Toàn
quốc (P01)
Gặp mặt Hội Tim mạch Hoa Kỳ
Cập nhật các khuyến cáo của Hội Tim
mạch Việt Nam (LS4)
Phiên toàn thể
P02: Tim mạch chung và tim mạch
phòng ngừ
P03: Tranh biện về vai trò của thuốc
kháng đông và kháng tiểu cầu mới
P04: Chiến lược điều trị van hai lá
Khoá đào tạo liên tục
CE4: Cấp cứu tim mạch
CE5: Tim mạch can thiệp
CE6: Phương pháp nghiên cứu và y
học dựa trên bằng chứng
CE7: Cập nhật bệnh tim mạch
CE8: Điều trị và dự phòng huyết khối
W: Thực hành trên mô hình
Q01: KT chọc dịch màng tim
Q02: KT sốc điện
Chuyên đề
S01 & S03: Suy tim
S02: Chẩn đoán và xử trí đa ngành với
ngất
S04: Tối ưu điều trị hội chứng vành cấp
Diễn đàn
F05: Điều trị phình lóc động mạch chủ
F06: Chiến lược can thiệp chỗ chia
nhánh động mạch vành
F14: Thăm dò mạch vành ở người đau
thắt ngực
F15: Các thử nghiệm lâm sàng nổi bật
trong tim mạch
F16: Xử trí biến chứng của thuốc
chống đông ở người có van tim cơ học
F17: Làm gì khi trẻ có tiếng thổi
	
Báo cáo nghiên cứu
Báo cáo miệng: A01, A02, A03
Poster PA 1
Hội thảo vệ tinh
LS1: Công ty AstraZeneca
LS2: Công ty Biotronik
LS3: Công ty Bayer
22 - 311850
Tiệc chiêu đãi khách mời và
báo cáo viên
FALCULTY DINNER
1900-2100 ngày 12/10/2014
Nhà hàng Nam Long,
Hội An Quảng Nam
LS1: Hội
thảo vệ tinh
AstraZeneca
LS2: Hội
thảo vệ tinh
Biotronik
LS3: Hội thảo
vệ tinh Bayer
Thờigian:1
2:00-13:00tạiP
hòng Đà Nẵng 2
Thờigian:1
2:00-13:00tạiP
hòng Đà Nẵng 3
Thờigian:1
2:00-13:00tạiP
hòng Đà Nẵng 1
12/10/201412/10/201412/10/2014
LS4: Hội
thảo Vệ tinh
Menarini	
LS5: Hội
thảo Vệ tinh
Boehringer-
Ingelheim
LS6: Hội thảo
Vệ tinh
Bayer
LS7: Hội
thảo Vệ tinh
Medtronik	
Thời gian: 12:00-
13:00tạiPhòng
ĐàNẵng2
Thời gian: 12:00-
13:00tạiPhòng
ĐàNẵng3
Thời gian: 12:00-
13:00tạiPhòngG
allery3-4
Thời gian: 12:00-
13:00tạiPhòngG
allery3-4
13/10/201413/10/201413/10/201413/10/2014
2 ĐÀO TẠO LIÊN TỤC2014VNCC2014
Daily Reports
Cập nhật những dữ liệu
mới nhất từ các
thử nghiệm lâm sàng
và khuyến cáo
T
Bên cạnh các khóa đào tạo liên tục, Đại hội tim mạch toàn quốc lần này cũng diễn ra các
hội thảo vệ tinh, là nơi chia sẻ các dữ liệu mới nhất từ các thử nghiệm lâm sàng mới nhất
và khuyến cáo trong điều trị các bệnh lý tim mạch.
Hội thảo vệ tinh của Quỹ Vì Sức khoẻ Trái tim Việt Nam là nơi để công bố các khuyến
cáo mới của Hội Tim mạch Việt Nam trong điều trị các bệnh lý tim mạch, thể hiện tầm nhìn và
cam kết đồng hành giữa Quỹ và Hội trong công tác giáo dục đào tạo bác sỹ tim mạch
Hội thảo vệ tinh của AstraZeneca thảo luận về hai trụ cột trong điều trị hội chứng vành cấp:
kháng ngưng tập tiểu cầu và statin.
Hội thảo vệ tinh của Biotronik thảo luận về stent phủ thuốc thế hệ mới và các thiết bị điều
trị rối loạn nhịp tim.
Hội thảo vệ tinh của Bayer (12/10) thảo luận về các dữ kiện lâm sàng của thuốc chẹn kênh
canxi trong điều trị tăng huyết áp: góc nhìn mới vào một vấn đề dường như đã quen thuộc.
Hội thảo vệ tinh của Menarini thảo luận vai trò quan trọng của thuốc chẹn beta trong điều
trị tăng huyết áp và suy tim, dựa trên những bằng chứng nghiên cứu mới nhất.
Hội thảo vệ tinh của Boehringer-Ingelheim thảo luận các vấn đề cần quan tâm trong điều trị
chống huyết khối trên thực hành lâm sàng.
Hội thảo vệ tinh của Bayer (13/10) chào mừng ngày Huyết khối thế giới và thảo luận về các
tiến bộ trong điều trị huyết khối thuyên tắc tĩnh mạch.
Hội thảo vệ tinh của Medtronik thảo luận những thông tin mới nhất về các thiết bị điều trị
rối loạn nhịp như máy phá rung tự động để phòng đột tử tim ở Việt Nam.
C
ác thuốc chống đông đường uống kinh điển, loại kháng vitamin
K (VKA), đã được thương mại hoá từ lâu, với số lượng người dùng
đông đảo và kinh nghiệm được tích luỹ đã cho thấy hiệu quả của
thuốc trong việc dự phòng huyết khối và biến chứng tắc mạch ở
những đối tượng người bệnh có nguy cơ cao như rung nhĩ, van tim nhân
tạo, tái phát huyết khối tĩnh mạch mặc dù cái giá phải trả là khả năng chảy
máu. Hiệu quả của thuốc được đánh giá qua xét nghiệm đông máu (INR),
và do khoảng cửa sổ điều trị của xét nghiệm rất hẹp, người bệnh dùng
kháng đông đường uống VKA đều phải kiểm tra định kỳ xét nghiệm máu
để điều chỉnh liều. Hơn thế nữa, thuốc kháng vitamin K dễ tương tác với
thực phẩm, với các thuốc tim mạch khác nên việc điều chỉnh rất khó khăn,
dễ xảy ra biến cố chảy máu do quá liều song cũng dễ xảy ra biến cố đông
máu do không đủ liều.
Gần đây, một thế hệ mới các chất kháng đông (NOAC) đã xuất đầu lộ
diện với khá nhiều ưu thế so với thuốc kháng đông VKA cổ điển. NOAC
gồm có các thuốc ức chế trực tiếp yếu tố X hoạt hoá (như Rivaroxaban
(Xarelto), Apixaban (Eliquis), Edoxaban (Lixiana)) và ức chế trực tiếp throm-
bin, dabigatran (Pradaxa). Ưu điểm cơ bản các các thuốc này là sử dụng
thuận tiện (1lần/ngày), không phi theo dõi INR, ít thương tác với thức ăn hoặc
các thuốc tim mạch, tác động dược lý dự báo được, không gây giảm tiểu cầu;
thời gian bán thải & cơ chế bài tiết rõ hơn; cải thiện cả về hiệu quả cũng như độ
an toàn của việc điều trị.
Khởi đầu được chỉ định trong dự phòng đột quỵ do tắc mạch ở người có
rung nhĩ, NOAC đã chứng minh được hiệu quả trong dự phòng huyết khối tĩnh
mạch tái phát, và trong số đó một vài thuốc đã thể hiện hiểu quả trong điều trị
huyết khối mới tĩnh mạch và động mạch phổi cũng như chống đông thứ phát
ở người có stent động mạch vành.
Khi tuổi thọ tăng lên, can thiệp mạch vành ở những người bệnh tuổi cao
hơn, mạch vành vôi hoá tổn thương nhiều hơn, nhiều bệnh nền kèm theo (ung
thư, xuất huyết tiêu hoá, rung nhi, tắc mạch cũ...), phải dùng nhiều hơn stent
hơn, về lâu dài, nguy cơ tai biến mạch não tăng thêm cũng không hề kém so
với nguy cơ biến cố mạch vành.. thì việc phối hợp thuốc chống ngưng tập tiểu
cầu với thuốc chống đông như thế nào trở thành một vấn đề cấp thiết. Liệu
NOAC có thay thế được VKA, làm thế nào để phối hợp với các thuốc kháng tiểu
cầu quy trình uống thuốc thế nào cho hợp lý, tăng tối đa lợi ích trong khi hạn
chế tối đa biến cố xuất huyết.... Đâu sẽ là chân trời mới cho điều trị kháng đông!
CHÂN TRỜI MỚI CHO ĐIỀU TRỊ KHÁNG ĐÔNGThông tin liên quan xin xem tại trang 4
Chien Foundation
Chien Foundation là một tổ chức thiện nguyện, do hai sáng lập
viên là ông Teddy Chien và Dr Richard Ng thành lập 01/1997 tại
Singapore, sau này được quản lý bởi Ban điều hành gồm Mr David
Chien và rất nhiều các thầy thuốc đầu đàn về tim mạch can thiệp
trong khu vực như Dr Park Seung-Jung (Hàn Quốc), Prof Gao Runlin
(Trung Quốc), Prof Alan Yeung (Hoa Kỳ), Prof Harry Suryapranata
(Thái Lan), A/Prof Tan Huay Cheem và A/Prof Philip Wong
(Singapore). Mục đích của quỹ là tổ chức các chương trình đào tạo
và nghiên cứu để hỗ trợ và cải thiện việc thực hành tim mạch cho
các bác sỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Lấy trọng
tâm là tim mạch can thiệp, Chien Foundation tài trợ cho các
bác sỹ từ Trung Quốc, Philippine, Indonesisa, Myanmar,
Vietnam, Tháilan, Ấn Độ, Singapore, New Zealand hay
Hoa Kỳ đến học tập và trau dồi kỹ năng tim mạch
can thiệp tại Singapore, tại Australia hay Hoa Kỳ
trong vòng 6-12 tháng.
Nhận lời mời của Hội Tim mạch Việt
Nam từ năm 2012, Chien Foundation đã
trở thành đối tác nghiên cứu khoa học
(Academic Research Partner) của Đại hội
Tim mạch, tài trợ cho 3 giải thưởng Nghiên
cứu Trẻ Xuất sắc (báo cáo bằng tiếng Anh)
trong Đại hội Tim mạch toàn quốc, đồng
thời mời các thành viên của mình đến
tham dự, báo cáo trong Đại hội của Hội
Tim mạch Việt Nam và tổ chức hội thảo
chuyên đề đặc sắc trong Đại hội (Chien
Foundation’s symposium)
Chien Foundation cũng trao giải Người thầy xuất sắc
và Thành tựu Trọn đời trong Tim mạch can thiệp để vinh
danh những người thầy đã góp phần thúc đẩy việc đào
tạo và nghiên cứu trong các các hội nghị tim mạch can
thiệp. Những người được vinh danh bao gồm:
Các bác sỹ
được đào tạo về
Tim mạch chủ
yếu tại Singapore
(Trung tâm Tim
mạch Quốc gia
Singapore và
Trung tâm Tim
mạch Đại học
Quốc gia Sin-
gapore), hoặc
như tại Australia
(Trung tâm Y khoa
Monash và bệnh
viện Royal Perth)
hoặc tại Hoa Kỳ.
Tiêu chuẩn lựa
chọn dựa trên
năng lực, sự phù
hợp với từng nước
cũng như cam kết
phải trở về nước
để làm việc sau
khi được đào tạo.
Trong vòng 5 năm qua, Chien
Foundation mở rộng các hoạt
động tài trợ như trao giải Nghiên
cứu xuất sắc nhất cho các nhà bác
sỹ trẻ trình bày tại các hội nghị
tim mạch can thiệp nổi bật trong
khu vực như AsiaPCR-SingLIVE,
CIT, TCT-AP…
- Kết hợp với SCAI để giảng trong Khoá họcTim mạch Can thiệp (CE5
từ 7h30-1740 ngày 12/10 tại phòng Gallery 1-2, có dịch)
- Tham gia phiên Tranh biện trong tim mạch (P03 từ 1315-1515 ngày
12/10, tại phòng Đà Nẵng 1, có dịch) và phiên Sáng kiến trongTim mạch
(P07 từ 1315-1515 ngày 13/10, tại phòng Đà Nẵng 1, có dịch)
- Hội thảo đặc biệt: Cập nhật về Hội chứng vành cấp (P06) từ 0945-
1145 ngày 13/10 tại phòng Đà Nẵng 1, có dịch.
- Tham gia chấm giải Nhà Nghiên cứu Trẻ YIA (báo cáo và hỏi đáp
bằng tiếng Anh) từ 1315-1600 ngày 13/10 tại phòng Gallery 3-4
- Trao giải Nhà Nghiên cứu Trẻ xuất sắc cho người trúng giải, trong
Gala Dinner, 1900-2200 ngày 13/10 tại khách sạn Crown, Đà Nẵng
- Tham gia vào các buổi phỏng vấn Heart Talk Show
HOẠT ĐỘNG CỦA CHIEN FOUNDATION
TẠI ĐHTMTQ 20
Prof Eberhard Grube
Prof Harry Suryapranata
Prof Alan Yeung
Prof Jean Marco
Dr Park Seung-Jung
Prof Patrick Serruys
Prof Gao Runlin
Dr Martin Leon
Dr Robaayah Z
Dr Richard Ng
AProf Koh Tian Hai
Dr Jean FajadetDr Shigeru Saito
Dr Marie-Claude Morice
Dr Antonio Colombo
Dr Spencer King
Ngày 18/3/2014 tại Hàng Châu, Trung Quốc): từ trái sang phải: Prof Alan Yeung, Prof Gao
Runlin, Mr Teddy Chien, Dr Richard Ng; Ms Sheryl Ong, Mr David Chien, A/Prof Tan Huay Cheem,
Prof Harry Suryapranata, vắng mặt hai người (Dr S J Park, A/Prof Philip Wong)
Cuộc thi“Nhà Nghiên cứu Trẻ”dành cho các ứng viên dự thi là các
bác sỹ, điều dưỡng trên toàn quốc độ tuổi dưới 40 có đề tài nghiên
cứu trong chuyên ngành tim mạch. Các ứng viên sẽ phải trình bày
đề tài nghiên cứu của mình bằng tiếng Anh trong thời gian 10 phút
sau đó tiếp tục trả lời bằng tiếng Anh trong thời gian 5 phút các câu
hỏi của ban giám khảo bao gồm các chuyên gia tim mạch đầu ngành
trong và ngoài nước.
T
heo thời gian, các thành
phần mỡ xấu trong máu
sẽ lắng đọng trong thành
của mạch máu gây ra hiện
tượng xơ vữa động mạch. Mảng
xơ vữa này lớn dần lên, làm thu
hẹp lòng mạch máu gây ra bệnh
tim thiếu máu cục bộ (hay bệnh
mạch vành), khi nứt vỡ làm bung
các thành phần mỡ xấu, hoạt hoá
quá trình đông máu và gây ra hội
chứng vành cấp. Bên cạnh việc ổn
định mảng xơ vữa, ngăn chặn dòng
thác đông máu và hạn chế nhu cầu
oxy cơ tim bằng tối ưu điều trị các
thuốc, các biện pháp cơ học nong
bóng hay đặt stent có tác dụng
ép dẹt mảng xơ vữa, khơi thông
dòng chảy, khôi phục lại tưới máu
cho vùng bị thiếu. So với việc
nong bằng bóng đơn thuần, stent
thường (BMS) làm từ thép không
gỉ hoặc các loại hợp kim tân tiến
hơn có tác đụng chống đỡ thành
mạch bị xung yếu do xơ vữa, ngăn
chặn quá trình lấp tắc cấp tính, duy
trì cấu trúc chống đỡ của thành
mạch, đảm bảo hiệu quả điều trị
về lâu dài. Tuy nhiên tổn thương
vật lý của thành mạch khi bị ép bởi
stent, quá trình viêm mạn tính tại
chỗ tiếp xúc giữa thành mạch với
khung thép đã biến quá trình liền
sẹo (nội mạc hoá) thông thường tại
chỗ đặt stent trở thành quá trình
tăng sinh nội mạc liên tục làm
hẹp lòng mạch trở lại (quá trình
tái hẹp), thậm chí có thể gây tắc
lại stent nhanh chóng nhất là khi
mạch máu chỗ đặt stent có đường
kính nhở, đoạn tổn thương dài...
Stent phủ thuốc (DES) ra đời với
một lớp thuốc chống phân chia tế
bào phủ xung quanh các mắt stent,
và được giữ bởi một lớp polyme, đã
ngăn ngừa quá trình tân sinh của
nội mạc và nhờ thế ngăn ngừa quá
trình tái hẹp trong stent, hạn chế sự
xuất hiện của các biến cố trên lâm
Stent và kháng ngưng tập tiểu cầu
4 TIM MẠCH
CAN THIỆP
2014VNCC2014
Daily Reports
sàng. Thế hệ stent phủ thuốc (DES)
đầu tiên sử dụng sirolimus hoặc pa-
clitaxel đã chứng tỏ được hiệu quả
vượt trội so với stent thường trong
việc làm giảm tái hẹp kể cả ở những
đối tượng dễ tái hẹp như người bị
đái tháo đường.
Sau khi các háo hức ban đầu đã
tạm lắng, dữ kiện theo dõi dọc đã
bộc lộ nhiều khoan ngại về tính
an toàn lâu dài của DES thế hệ thứ
nhất, đặc biệt là nhu cầu phải dùng
thuốc chống ngưng tập tiểu cầu
kép kéo dài, và nguy cơ huyết khối
muộn hoặc rất muộn trong stent.
Nguyên nhân của huyết khối muộn
trong stent được cho là do khung
stent không hề được nội mạc hoá,
tái cấu dương của thành mạch
máu, stent không áp thành do quá
trình viêm mạn... Bên cạnh những
tác nhân về vật lý (kích cỡ, dòng
chảy, sang chấn...), lớp polymer còn
nguyên đó sau khi thuốc đã giải
phóng hết được cho là tác nhân
chính gây quá mẫn và phản ứng
viêm tại chỗ, chưa kể đến nhiều
trường hợp lớp polymer bị xước
sát không đồng đều khiến việc giải
phóng thuốc nhanh chậm không
đều gây ra nhiều tác động xấu khác
lên thành mạch.
Bên cạnh hướng đi cải tiến về
cấu trúc stent (thay đổi cấu trúc
mắt lưới stent, dùng các hợp kim
tốt hơn khiến lưới stent mảnh hơn
nhưng cứng hơn, cho tới việc dùng
các vật liệu stent tự tiêu), các nhà
nghiên cứu cũng tập trung vào
việc cải tiến các loại thuốc chống
tái hẹp, nâng cao tính linh hoạt
và chắc chắn của stent đồng thời
là cải tiến các cấu trúc của lớp
màng polymer phủ ngoài: từ chỗ
màng polymer bền như tương hợp
sinh học tốt hơn (DES thế hệ thứ
hai),màng polymer có thể tự phân
huỷ (DES thế hệ thứ ba) cho tới
công nghệ không cần dùng màng
polymer (DES thế hệ thứ tư). Sử
dụng các công nghệ nano để xử
lý bề mặt stent, các loại DES mới
không dùng polymer như BioFree-
dom (Biosensor), YUKON Choice
(Translumina), Optima (CID), Ama-
zon Pax (Minivasys)..., với kỳ vọng
sẽ vẫn giữ nguyên khả năng chống
tái hẹp như các DES tiền bối trong
khi tăng tính an toàn lâu dài, rút
ngắn thời gian đùng thuốc chống
ngưng tập tiểu cầu kép. Kết quả
bước đầu cúa stent BioFreedom đã
cho thấy hiệu quả giảm tái hẹp và
tỷ lệ biến cố mạch đích cũng như
tính an toàn khi thời gian dùng
chống ngưng tập tiểu cầu ngắn lại.
Thử nghiệm đa trung tâm lớn hơn
(LEADERS Free) hiện đã được tiến
hành để đánh giá các tiêu chí trên
lâm sàng với thời gian dùng thuốc
chống ngưng tập tiểu cầu chi còn 1
tháng trên những người bệnh được
can thiệp mạch vành có nguy cơ
chảy máu cao (là những đối tượng
vẫn bị lãng quên từ xưa đến nay).
Trước khi có đủ bằng chứng từ
các thế hệ stent phủ thuốc mới,
người bác sỹ can thiệp vẫn phải
cân đối giữa lợi ích lâu dài khi giảm
được tái hẹp trong stent (ngăn
chặn được các biến cố tắc mạch
trong tương lai) cũng như nguy
cơ khi phải dùng kháng ngưng
tập tiểu cầu kép kéo dài (dễ kéo
theo các biến cố chảy máu) nhất
là ở những nhóm người bệnh dễ
tổn thương (người già, có bệnh lý
khác kèm theo, đái tháo đường, suy
thận, rung nhĩ…). Câu chuyện còn
trở nên phức tạp hơn khi cái nhìn
thấy trước mắt (như tiến triển tân
sinh nội mạc trong stent hay xuất
huyết khi dùng thuốc) không hẳn
sẽ luôn luôn chuyển thành các biến
cố đích (tử vong, nhồi máu cơ tim,
đột quỵ não, suy tim)… Trong bệnh
cảnh hội chứng vành cấp, khi dây
Kháng ngưng tập tiểu cầu cho
can thiệp động mạch vành
Thảo luận về stent và thuốc
kháng tiểu cầu
Tối ưu điều trị hội chứng
vành cấp
Tranh biện về vai trò của các
thuốc kháng đông và chống
ngưng tập tiểu cầu mới
Tối ưu điều trị kháng tiểu cầu
sau hội chứng vành cấp
Tối ưu điều trị bệnh mạch vành
ổn định mạn tính
Diễn đàn F02, từ 1200-1300 ngày
11/10, tại Phòng Đà Nẵng 1
Hội thảo vệ tinh của AstraZeneca
Phiên LS1, từ 1200-1300 ngày
12/10, tại Phòng Đà Nẵng 1
Phiên CE53 trong khoá đào tạo về
tim mạch can thiệp
Từ 1200-1300 ngày 12/10 tại Phòng
Gallery 1-2, có dịch
Phiên toàn thể P03, từ 1315-1515
ngày 12/10, tại Phòng Đà Nẵng 1, có
dịch
Chuyên đề S04, từ 1530-1730, ngày
12/10, tại Phòng Đà Nẵng 2
Diễn đàn F08 từ 1730-1815, ngày
13/10 tại Phòng Đà Nẵng 3
Phiên toàn thể P05, từ 0730-0930,
ngày 13/19 tại Phòng Đà Nẵng 1
Phiên CE8 từ 1315-1730 ngày
12/10, tại Phòng Gallery 3-4
Phiên CE7, từ 1632-1647 ngày
12/10. tại Phòng Đà Nẵng 3
Khoá đào tạo liên tục về thuốc
kháng đông thế hệ mới
Sử dụng và theo dõi lâu dài
thuốc kháng đông trên bệnh
nhân thay van tim
Xử trí biến chứng của thuốc
chống đông
Thuốc chống đông trong đột
quỵ não
Ca lâm sàng tối ưu thuốc kháng
đông
Chuyên đề huyết khối ĩnh mạch
và động mạch phổi
Huyết khối tĩnh mạch và bệnh
ung thư
Hội thảo vệ tinh
PHiên S08, từ 0945-1145 ngày 13/10,
tại Phòng Đà Nẵng 2
Phiên E08-E09, từ 1315-1515, tại
Phòng Đà Nẵng 3
Phiên S13 từ 1530-1730 ngày 13/10
tại phòng Đà Nẵng 2
Diễn đàn F16, từ 1730-1830 ngày
12/10, tại Phòng Gallery 3-4
Phiên LS6 của công ty Boehring-
er-Ingelheim: Điều trị chống huyết
khối trên thực hành lâm sàng: các
vấn đề cần quan tâm, từ 1200-1300
ngày 13/10 tại Phòng Đà Nẵng 2
Phiên LS7 của công ty Bayer:Thế kỷ
XXI & tiến bộ trong điều trị huyết
khối thuyên tắc tĩnh mạch, từ 1200-
1300 ngày 13/10 tại Phòng Đà Nẵng 3
Diễn đàn F18 từ 1730-1815 ngày
13/10 tại phòng Đà Nẵng 2
chuyền đông máu đã được kích
hoạt, nguy cơ tắc mạch tái phát
trực tiếp đe doạ tính mạng hoặc
gây ra các biến cố đích mới, tìm
kiếm và ứng dụng các loại thuốc
chống huyết khối mạnh (bao gồm
cả chống đông và chống ngưng
tập tiểu cầu) tuy hết sức cần thiết
song cũng đặt bác sỹ lâm sàng vào
tình huống đi dây tương tự, phải
cân đối giữa lợi ích khi đùng chống
đông mạnh và nguy cơ xảy ra các
biến cố chảy máu nặng (cũng có
nguy cơ tử vong tương đương nếu
tắc mạch xảy ra khi không dùng
chống đông). Làm thế nào để tối ưu
hoá điều trị chống đông và chống
ngưng tập tiểu cầu trong giai đoạn
cấp, cũng như lâu dài ở người có
bệnh mạch vành về loại thuốc, liều
lượng, thời gian sử dụng… luôn là
vấn đề rất được chú ý với các bác sỹ
tim mạch.
Di truyền và bệnh lý tim mạch
Các biến thể gen giúp chẩn đoán bệnh
Các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra các biến thể
gen có thể dùng để phát hiện bệnh. Các biến thể gen
này không nhất thiết là nguyên nhân gây bệnh, mà có
thể chỉ là các dấu ấn chỉ điểm giúp tăng cường năng lực
chẩn đoán bệnh và tăng cường cho việc đánh giá nguy
cơ mắc bệnh. Mức độ biểu hiện của một số gen (ví dụ
như lượng RNA tương ứng hoặc lượng protein được sản
xuất ra) có thể cho biết là có tình trạng bệnh lý. Nếu các
gen này bị bộc lộ quá mức hoặc bị ức chế kéo dài trong
một số bệnh cảnh lâm sàng thì các gen này cũng được
coi như là các yếu tố chỉ điểm sinh học.
Tuy nhiên, với nhiều bệnh khác, thì việc phân lập
gen gây bệnh khó khăn hơn. Nguyên nhân do phần lớn
các bệnh là di truyền đa gen hoặc di truyền đa nhân tố.
Các tập hợp gen này rất lớn và tác động rất phức tạp để
gây ra tình trạng bệnh lý (thường được kích hoạt bởi sự
tương tác của các yếu tố sinh lý-môi trường-di truyền).
Điều này gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu trong
việc chú trọng vào việc nghiên cứu đơn gen.
Đây là một thực tế rất hay gặp ở những nghiên cứu
về đột biến gen trong các bệnh lý tim mạch. Trong các
trường hợp này, khảo sát toàn bộ các gen mới có giá trị.
Bệnh tim mạch có yếu tố di truyền
Hiện nay, xác định dấu ấn di truyền là một trong
những hướng đi chính trong nghiên cứu các bệnh tim
mạch. Từ lâu nay, người ta đã biết rằng, một số bệnh lý
tim mạch hay gặp trong các gia đình có cùng yếu tố di
truyền và yếu tố môi trường. Cơ sở gây bệnh của một số
bệnh lý tim mạch phức tạp là do sự tương tác của nhiều
gen cùng với sự tương tác giữa gen và môi trường.
Có nên xét vai trò của các biến thể gen?
Thách thức khó khăn hiện nay của chúng ta là xác
định xem các biến thể gen đã được khám phá liệu có
ích không khi kết hợp các đánh giá truyền thống của
các thầy thuốc (như đánh giá tiền sử bệnh nhân, việc áp
dụng các yếu tố nguy cơ…). Bên cạnh vai trò trong chẩn
đoán phát hiện bệnh, người ta cũng xem xét vai trò của
các biến thể gen trong điều trị và tiên lượng bệnh.
PGS.TS. TRƯƠNG THANH HƯƠNG
Viện Tim Mạch Việt Nam
...Việc hoàn tất “Đề án nghiên cứu về gen trên người”
đã tạo một cơ hội mới cho các nhà khoa học trong việc
phát hiện ra các bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cao và
cải thiện việc chăm sóc sức khỏe cho con người thông qua
việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ tích hợp gen...
Chuyên đề về di truyền
trong tim mạch học
Phiên S05
Từ 0730-0930, ngày 13/10,
tại Phòng Đà Nẵng 2
Chuyên đề ngất trong Đại hội Tim mạch
Toàn quốc
Ngất và bệnh cơ tim phì đại
Phiên E02, từ 0830-0930 ngày 12/10, tại Phòng
Gallery 3-4
Chẩn đoán và xử trí đa ngành với ngất
Phiên S02, từ 0945-1145 ngày 12/10, tại Phòng
Gallery 3-4
Ngất
Ngất là tình trạng mất ý thức một cách tạm thời, hồi phục hoàn toàn không để lại di
chứng mà không cần phải can thiệp gì. Cơ chế gây ngất là do tình trạng giảm tưới máu
não đột ngột. Khoảng 1-6% các trường hợp nhập viện vì lý do ngất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ngất bao gồm:
-	 Do phản xạ thần kinh như: cường phế vị, hội
chứng xoang cảnh nhạy cảm.
-	 Do hạ huyết áp tư thế.
-	 Do rối loạn nhịp tim: suy nút xoang, blốc nhĩ
thất, nhịp nhanh thất, hội chứng QT dài…
-	 Do một số bệnh tim thực tổn như: hẹp van
động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại, tách thành
động mạch chủ…
Khoảng 1/3 các trường hợp ngất không xác
định được nguyên nhân. Ngất qua trung gian
thần kinh thường là lành tính, trong khi đó ngất
do các nguyên nhân tim mạch có tiên lượng nặng
nề hơn.
Một số tình trạng giống với ngất cần phải chẩn
đoán phân biết như: ngộ độc cấp, co giật, động
kinh, hạ đường huyết, tăng thông khí… Tất cả
các tình trạng này không có hiện tượng giảm tưới
máu não.
Chẩn đoán thế nào?
Chẩn đoán ngất bao gồm: chẩn đoán phân biệt với
các trường hợp giồng ngất, xác định có bệnh tim thực
tổn hay không và chẩn đoán nguyên nhân gây ngất giúp
cho việc tiên lượng và có biện pháp dự phòng ngất có
hiệu quả.
Khai thác tiền sử kỹ lưỡng, khám lâm sàng và ghi điện
tâm đồ 12 chuyển đạo có thể giúp chẩn đoán nguyên
nhân trong 38-63% các trường hợp ngất. Đặc biệt là việc
lượng giá các triệu chứng lâm sàng bằng các bảng điểm
Calgary... giúp chẩn đoán phân biệt ngất do rối loạn nhịp
tim hay ngất qua trung gian thần kinh. Siêu âm tim giúp
xác định một số bệnh tim thực tổn gây ngất. Nghiệm
pháp bàn nghiêng là phương pháp có giá trị trong chẩn
đoán ngất qua trung gian thần kinh. Các phương pháp
theo dõi điện tim như Holter điện tim, máy ghi biến cố
(Event recorder) hay máy ghi điện tim cấy trong cơ thể
(Implantable Loop Recorder) rất có ích trong các trường
hợp ngất nghi ngờ do rối loạn nhịp tim. Các nghiên cứu
RAST, VISIT… cho thấy giá trị của máy ghi điện tim cấy
trong cơ thể với 63-88% các trường hợp phát hiện được
rối loạn nhịp tim gây ngất. Thăm dò điện sinh lý tim có
thể gây nên các rối loạn nhịp tim hoặc có bằng chứng
của suy nút xoang, rối loạn dẫn truyền qua nút nhĩ thất,
nhưng không thể xác định được mối tương quan thực sự
giữa ngất với những bất thường trên.
Phương pháp điều trị ngất
Điều trị dựa vào nguyên nhân gây ngất
với mục đích dự phòng ngất tái phát. Ngất do
nguyên nhân tim mạch thường là nguy hiểm,
có thể gây tử vong nhưng điều trị lại khá hiệu
quả với các phương pháp: cấy máy tạo nhịp
tim vĩnh viễn, cấy máy phá rung, điều trị RF, can
thiệp tái thông động mạch vành, phẫu thuật…
Trong khi đó ngất qua trung gian thần kinh ít
nguy hiểm nhưng lại không có phương pháp
điều trị đặc hiệu như: chế độ ăn mặn, chế độ tập
luyện để tránh tụt huyết áp tư thế, sử dụng một
số thuốc như chẹn beta giao cảm, kích thích al-
pha giao cảm, corticoids…
TS. TRẦN SONG GIANG
Viện Tim Mạch Việt Nam
TIÊU ĐIỂMTim mạch thời đại mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng 5
6 2014VNCC2014
Daily Reports
đủ. Một điểm mới ở khuyến cáo này là
chấp nhận sự lựa chọn giữa MVR hoặc
MVr (không thiên vị kỹ thuật nào).
10. Heparin trọng lượng phân
tử phấp (LMWH) là biện pháp điều
trị“cầu nối”ở bệnh nhân mang van
tim cơ học.
LMWH được khuyến cáo như là
một điều trị ‘bắc cầu’ cho bệnh nhân
mangvancơhọcmàphảidừngchống
đông đuờng uống (warfarin) khi bệnh
nhân có kế hoạc cho một cuộc phẫu
thuật hoặc can thiệp xâm lấn (Class I)
(trước đây là Class IIb).
1.	Có sự phân loại giai đoạn
trong bệnh van tim:
Sự phân loại này cho phép đánh
giá theo sự diễn tiến của bệnh lý van
tim để có thái độ xử trí phù hợp. Bao
gồm 4 giai đoạn:
-Giai đoạn A: nguy cơ bệnh van
tim;
-Giai đoạn B: bệnh tiến triển;
-Giai đoạn C: bệnh van tim nặng
nhưng chưa có triệu chứng;
-Giai đoạn D:bệnh van tim nặng
kèm triệu chứng.
2. Nhóm chuyên môn làm việc
về bệnh van tim.
Đây là một điểm quan trọng trong
khuyến cáo. Nhóm làm việc tối thiểu
bao gồm các thày thuốc nội khoa tim
mạch và phẫu thuật viên; tuy vậy,
những nhóm chuyên sâu bao gồm
bác sĩ lâm sàng tim mạch, tim mạch
can thiệp, ngoại khoa tim mạch, chẩn
đoán hình ảnh, gây mê hồi sức và y
tá (kỹ thuật viên), những người là
chuyên gia trong lĩnh vực này.
3.Trung tâm, đơn vị chuyên về
bệnh van tim.
Là những cơ sở, những trung tâm
chuyên về các bệnh van tim, là cơ sở
để các nơi có thể tham vấn, trao đổi
và gửi bệnh nhân bị bệnh van tim
nặng cần có những quyết định điều
trị đúng đắn.
4. Luôn đánh giá nguy cơ phẫu
thuật hoặc can thiệp đối với bệnh
nhân van tim.
Khuyến cáo cho phép dựa trên các
thang điểm đánh giá nguy cơ tiền
phẫu của Hội Phẫu Thuật Lồng Ngực
(Society of Thoracic Surgeons - STS),
đánh giá nguy cơ tử vong, mức độ
ốm yếu của bệnh nhân, số lượng các
cơ quan bị bệnh đi kèm, và tính chất
nặng nhẹ của thủ thuật.
5. Làm nghiệm pháp gắng sức
khi cần.
Mức độ khuyến cáo đã được nhấn
mạnh (Class IIa) về chỉ định làm ng-
hiệm pháp gắng sức để đánh giá
bệnh nhân bị bệnh van tim nặng mà
chưa có triệu chứng. Đặc biệt nghiệm
pháp này được nhấn mạnh ở bệnh
nhân hẹp van động mạch chủ nặng
chưa có triệu chứng hoặc hở van hai
lá nặng (HoHL) chưa có triệu chứng,
với mục tiêu là khẳng định không
triệu chứng này là đúng hoặc đánh
giá thay đổi huyết động với gắng sức
và đánh giá tiên lượng.
10 điểm mới trong điều trị bệnh van tim
Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên
quan đến nhiễm trùng (thấp tim) hoặc tim bẩm sinh thì sau này, bệnh lý van
tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát (hở van tim chức
năng) hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
Mới đây, Trường môn Tim Mạch Học Hoa Kỳ và Hội Tim Mạch Học Hoa Kỳ
(ACCF/AHA 2014) đã nêu ra 10 điểm nổi bật trong khuyến cáo mới nhất về
chẩn đoán và điều trị bệnh van tim.
PGS.TS. PHẠM MẠNH HÙNG
Viện Tim Mạch Việt Nam
6. Bệnh hẹp van động mạch chủ
(HC).
Sự phát triển các kỹ thuật mổ,
phối hợp tốt của nhóm làm việc
và sự ra đời của phương pháp thay
van động mạch chủ qua đường ống
thông (TAVR), với kỹ thuật ngày càng
được cải thiện, đã giúp thay đổi cái
nhìn trong khuyến cáo chẩn đoán và
chỉ định điều trị bệnh.
7. Thay van động mạch chủ qua
đường ống thông.
TAVR được khuyến cáo tương đối
rộng hơn ở bệnh nhân có chỉ định
phẫu thuật nhưng nguy cơ rất cao
không thể tiến hành phẫu thuật được
(Class I). TAVR là biện pháp hợp lý để
lựa chọn thay thế cho phẫu thuật ở
bệnh nhân có chỉ định can thiệp van
và nguy cơ phẫu thuật cao (Class IIa).
8.Vấn đề điều trị HoHL tiên phát.
Chỉ định can thiệp vẫn cho bệnh
nhân HoHL mạn tính nặng có triệu
chứng, rối loạn chức năng thất trái
(LVEF ≤60% và/hoặc DS ≥40 mm),
hoặc khi tiến hành các phẫu thuật
khác (vd CABG). Một số thay đổi là:
•	 Sửa van hai lá (MVr) nên được
ưu tiên lựa chọn hơn là thay van hai
lá (MVR) khi tổn thương khu trú lá sau
(Class I);
•	 MVr nên lựa chọn hơn là MVR
khi tổn thương ảnh hưởng cả lá trước
hoặc cả hai lá và việc sửa van có thể
hoàn tất được tổn thương (Class I);
•	 MVr  “phòng ngừa” (sửa van ở
bệnh nhân không có triệu chứng và
LVEF bảo tồn) là hợp lý ở trung tâm có
kinh nghiệm với kinh nghiệm thành
công sửa van (HoHL sau không đáng
kể) >95% và nguy cơ tử vong <1%
(Class IIa);
•	 MVr là hợp lý ở bệnh nhân
không triệu chứng, HoHL nặng không
do thấp tim, LVEF còn bảo tồn, mới
xuất hiện rung nhĩ hoặc áp lực động
mạch phổi khi nghỉ >50 mm Hg (Class
IIa); và
•	 MVr có thể cân nhắc ở bệnh
nhân bị bệnh van tim hậu thấp, khi
khả năng sửa van thành công cao,
bệnh nhân không yên tâm khi phải
dùng chống đông dài ngày (Class IIb).
Không chỉ định thay van ở bệnh nhân
tổn thương đơn độc ít hơn nửa lá sau
trừ khi sửa không thành công.
•	 Sửa van hai lá qua ống thông có
thể cân nhắc cho bệnh nhân nặng có
chỉ định thay van, hình thái giải phẫu
phù hợp và không thể chịu đựng
được cuộc mổ. (Class IIb).
9. Điều trị HoHL thứ phát.
HoHL thứ phát (chức năng) do
giãn thất trái có một số điểm khác biệt
trong điều trị. Cần phải điều trị tốt các
bệnh nền gây giãn thất trái (Class I)
và tái đồng bộ cơ tim (CRT) khi có chỉ
định (Class I). Can thiệp phẫu thuật
(cho HoHL nặng) ở bệnh nhân này là
hợp lý khi bệnh nhân được phẫu thuật
cầu nối ĐMV (Class IIa), không nên
can thiệp khi HoHL vừa. Phẫu thuật
chỉ nên tiến hành ở bệnh nhân có
triệu chứng nặng (NYHA III-IV), bệnh
nhân đã được điều trị nội khoa đầy
Hình 1. Sơ đồ thay van động mạch chủ qua da
Các phiên thảo luận về bệnh lý
van tim và bệnh cảnh liên quan
Phiên Báo cáo A02
Báo cáo nghiên cứu về tim mạch nhi và
phẫu thuật tim
Từ 1315-1515 ngày 12/10
Phòng Non nước
Phiên toàn thể P04
Chiến lược điều trị bệnh van hai lá
Từ 1530-1730 ngày 12/10 - Phòng Đà
Nẵng 1, có dịch
Diễn đàn F06
Xử trí biến chứng thuốc chống đông ở
người van tim cơ học
Từ 1730-1830 ngày 12/10
Phòng Gallery 3-4
Phiên toàn thể P08
Chiến lược điều trị bệnh van động
mạch chủ
Từ 1530-1730 ngày 13/10
Phòng Đà Nẵng 1, có dịch
Truyền hình trực tiếp Phiên S12
Nong van hai lá từ bệnh viện Đà Nẵng
Từ 1315-1515 ngày 13/10
Phòng Non Nước
Sơ đồ sửa van hai lá qua ống thông bằng
một cái kẹp (Mitra Clip)
TIÊU ĐIỂM
P04: Plenary session
Management strategies for mitral
valvulopathies
DaNang Hall 1
S04: Symposium Optimize treatments for
acute coronary syndrome
DaNang Hall 1
CE7: CME Course Pratical issues in clinical
cardiology
DaNang Hall 1
A03: Oral Abstracts Arrhythmias
Non Nuoc Room 1-2
W06-07: Workshop
Hand-on training on simulators
(TRI, PCI, TEVAR, Echo) Training Village
Coronary Heart Diseases
Other places	
Q01: Question/Answer
Bedside pericardiocenthesis
Gallery Room 1-2
Q02: Question/Answer
Cardioversion or defibrillation
Gallery Room 3-4
E01: Case Discussio
How to avoid missing
pulmonary embolism
NonNuoc Room 1-2
P01: Plenary session
OPENING CEREMONY
14th Vietnam National Congress of Cardiology
DaNang Hall 1, 2, 3
CE5: Special CME Course Interventional Cardiology
(SCAI Fellow Course)
Gallery Room 1-2
E02: Case Discussion Syncope and HOCM
Gallery Room 3-4
CE6: CME Course Research methodology and
evidence-based medicine (1)
NonNuoc Room 1-2
W01: Workshop
Hand-on training on simulators
(TRI, PCI, TEVAR, Echo)
Training Village
Clinical Cardiology
Other places
P02: Plenary session General cardiology & preventive
cardiology
DaNang Hall 1
S01: Symposium Heart failure (1)
DaNang Hall 2
CE4: CME Course Cardiac emergencies and arrhythmias (1)
DaNang Hall 3					
S02: Symposium Comprehenvise approaches for syncope
Gallery Room 1-2
A01: Oral Abstracts Clinical cardiology and cardiac nursing
Gallery Room 3-4
W02-03: Workshop
Hand-on training on simulators
(TRI, PCI, TEVAR, Echo)
Training Village
Hypertension
and CVD risk factors
LS1: Satellite
Symposium
AstraZeneca.
DaNang Hall 1
LS2: Satellite
Symposium
Biotronik.
DaNang Hall 2
LS3: Satellite
Symposium Bayer.
DaNang Hall 3
P03: Plenary session Debates on
new antiplatelet and anticoagulant
agents
DaNang Hall 1
S03: Symposium Heart failure (2)
DaNang Hall 1
CE4: CME Course Cardiac
emergencies and arrhythmias (2)
DaNang Hall 1
CE5: Special CME Course
Interventional Cardiology (SCAI
Fellow Course)
Gallery Room 1-2
F05: Forum Hybrid approach for aortic
dissection
DaNang Hall 1
F14: Forum Coronary artery disease
assessment in angina patients
DaNang Hall 2
F15: VNHAJ Forum Highlights in
cardiology 2013-2014
DaNang Hall 3
CE5: CME Course
Interventional
Cardiology
(SCAI Fellow Course).
Gallery Room 1-2
F15: VNHAJ Forum
Highlights in cardiology
2013-2014.
Gallery Room 3-4
CE6: CME Course
Research
methodology and
evidence-based
medicine (2)	
NonNuoc Room 1-2
CE8: CME Course Management
and prevention of thrombosis in
cardiology
Gallery Room 3-4
A02: Oral Abstracts
Pediatric cardiology &
cardiovascular surgery
NonNuoc Room 1-2
W04-05: Workshop
Hand-on training on simulators
(TRI, PCI, TEVAR, Echo)
Training VillageHeart Failure
Other places
F06: Forum Strategies for coronary
bifurcation interventions
Gallery Room 1-2
F16: Forum Anticoagulant-related
complications in prosthetic heart
valve
Gallery Room 3-4
F17: Forum Murmurs in a child
NonNuoc Room 1-2
7CONTENTS
19:30 - 21:00
FALCULTY DINNER
Tim mạch thời đại mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng
Các hình ảnh hoạt động
chính trong ngày 11/10
HỘI TIM MẠCH HỌC
VIỆT NAM
M
ột sự kiện rất quan trọng
diễn ra trong lần Đại hội
Tim Mạch Toàn Quốc lần
thứ 14 là sự chuyển giao
Ban Chấp hành và Lãnh đạo nhiệm kỳ
mới của Hội Tim mạch học Việt Nam
(nhiệm kỳ 2014 – 2018). Tiếp nối sự
phát triển và lớn mạnh không ngừng
của hội, trong một không khí hết sức
đoàn kết, thẳng thắn và cởi mở, một
ban chấp hành mới của Hội Tim mạch
học Việt Nam đã được bầu với những
gương mặt tiêu biểu cho ngành tim
mạch nước nhà, tại tất cả các vùng
miền, cũng như các lĩnh vực chuyên
sâu của của ngành. Phải nói rằng, Hội
Tim mạch đã lớn mạnh vượt bậc với số
hội viên ngày một tăng, hiện đã có trên
2200 hội viên đăng ký. Trước tình hình
mới, nhu cầu mới và theo điều lệ mới,
90 thành viên ban chấp hành mới đã
được bầu chọn. Các thành viên trong
ban chấp hành mới đã thể hiện được
sự đại diện, đoàn kết và quyết tâm đưa
ngành tim mạch nước nhà tiếp tục kế
thừa và phát triển..
Cũng trong không khí hết sức đoàn
kết và thẳng thắn, ban chấp hành khóa
mới đã bầu được các đại diện là ban
lãnh đạo mới của hội trong nhiệm kỳ
mới, gồm: chủ tịch, 6 phó chủ tịch (đại
diện cho các vùng miền và các lĩnh vực
khác nhau), tổng thư ký và thư ký đã
được chủ tịch mới lựa chọn ra. Tất cả
sự lựa chọn này được thống nhất rất
cao trong hội với mức biểu quyết tuyệt
đối.
Giáo sư tiến sỹ Phạm Gia Khải, sẽ
trở thành Chủ tịch Danh dự của Hội
Tim mạch học Việt Nam, sau khi bàn
giao cương vị chủ tịch cho ngươi kế
nhiệm là giáo sư tiến sỹ Nguyễn Lân
Việt. Trong một không khí đoàn kết
và cởi mở, giáo sư Nguyễn Lân Việt
đã đánh giá rất cao những đóng góp
không mệt mỏi của giáo sư Phạm Gia
Khải trong thời gian qua cho sự phát
triển của Hội Tim mạch học Việt Nam
cũng như bày tỏ lòng biết ơn tới sự tin
tưởng, tín nhiệm của toàn thể các ủy
viên ban chấp hành Hội Tim mạch.
Giáo sư Phạm Gia Khải đã bộc bạch
những tâm huyết và trăn trở của mình
trong thời gian là người đứng đầu Hội
Tim mạch và coi việc bàn giao cương
vị như một cuộc chạy tiếp sức không
ngừng trên con đường phát triển của
Hội Tim Mạch Học Việt Nam. Ban lãnh
đạo mới của Hội là những nhà khoa
học đầu ngành trong lĩnh vực tim
mạch và là những người rất có uy tín,
kinh nghiệm đối với lãnh đạo hội cũng
như khả năng tập hợp sức mạnh của
ban chấp hành và các hội viên.
Tất cả các ủy viên mới của ban chấp
hành đã hết sức phấn khởi với sự lựa
chọn mới, và bày tỏ lòng quyết tâm
cũng như sự đoàn kết cho sự phát triển
của Hội. Chắc chắn nhiệm kỳ tới sẽ là
một cuộc chạy tiếp sức đầy hào hứng,
là sự kế thừa, tiếp nối và phát triển
không ngừng trên con đường tiến lên
của Hội Tim mạch học Việt Nam.
Danh sách Ban Lãnh đạo của Hội
Tim mạch học Việt Nam, nhiệm kỳ
2014 – 2018:
Chủ tịch:
GS.TS. Nguyễn Lân Việt
Các phó chủ tịch:
GS.TS. Đặng Vạn Phước
(chủ tịch kế nhiệm)
GS.TS. Huỳnh Văn Minh
PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh
PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi
PGS.TS. Châu Ngọc Hoa
PGS.TS. Vũ Điện Biên
Tiếp nối và phát triển
không ngừng…
Truyền hình trực tiếp các ca can
thiệp tim mạch từ bệnh viện Đà
Nẵng (S12)
Thi Nhà Nghiên cứu Trẻ (YIA)
Tổng quan ghép tim ở Việt Nam
(F20)
Phiên toàn thể
P05: Tối ưu điều trị bệnh mạch vành
ổn định mạn tính
P06: Cập nhật về Hội chứng vành
cấp (chuyên đề đặc biệt của Chien
Foundation)
P07: Sáng kiến trong tim mạch học
P08: Chiến lược điều trị van động
mạch chủ
Chuyên đề
S05: Di truyền trong tim mạch học
S06: Bệnh tim mạch ở trẻ em
S07: Tối ưu lựa chọn thuốc tim mạch
S08: Đột quỵ cấp và dự phòng đột
quỵ
S09: Thông liên thất
S10: Bệnh tim mạch ở phụ nữ (và khi
có thai)
S11: Bệnh lý động mạch ngoại vi
S13: Huyết khối tĩnh mạch và động
mạch phổi
S14: Thăm dò hình ảnh mảng xơ vữa
Diễn đàn
F07: Chiến lược điều trị hẹp động
mạch cảnh
F08: Kháng tiểu cầu sau hội chứng
vành cấp
F18: Huyết khối tĩnh mạch và ung thư
F19: Xử trí tăng áp lực động mạch
phổi
F21: Xu thế mới của thuốc tiểu đường
cho người có nguy cơ tim mạch
Đào tạo liên tục:
CE6: Phương pháp nghiên cứu và y
học dựa trên bằng chứng
W: Thực hành trên mô hình can thiệp
động mạch vành, động mạch chủ
Báo cáo nghiên cứu
Báo cáo miệng: A04, A05, A06, A07
Poster PA2
Thảo luận ca lâm sàng
E03-E10, Q03-Q05: (chi tiết ở trang 6)
Hội thảo vệ tinh
LS5: Công ty Menarini
LS6: Công ty Boehringer-Ingelheim
LS7: Công ty Bayer
LS8: Công ty Medtronic
NỘI DUNG TRONG NGÀY
ThứHai-Ngày13/10/2014
HỘI TIM MẠCH HỌC
VIỆT NAM
VNCC2014 Daily Reports
Tim mạch trong kỷ nguyên mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng
23 - 301850
Đại tiệc tối
GALA DINNER
1900-2200 ngày 13/10
Khách sạn Crown Plaze
Đường Trường Sa, TP Đà Nẵng
Các ca can thiệp được truyền hình trực tiếp
từ bệnh viện Đà Nẵng
2 TRUYỀN HÌNH
TRỰC TIẾP
2014VNCC2014
Daily Reports
Khoa Tim mạch bệnh viện Đà Nẵng:
Nơi trao gửi niềm tin...
B
ệnh viện Đà Nẵng hiện có 32
khoa phòng, 1300 giường
bệnh, 1243 nhân viên, điều trị
hơn 2000 bệnh nhân nội trú và
khám sức khỏe cho 1500 bệnh nhân
ngoại trú mỗi ngày.
Năm 2002, các bác sĩ Chuyên
ngành Tim mạch Bệnh viện Đà Nẵng
(tiền thân là khoa Nội A) đã bắt đầu
can thiệp những bệnh lý đơn giản,
can thiệp cấp cứu và chương trình
thường quy cho những ca bệnh nặng
phức tạp dần; phối hợp chẩn đoán và
điều trị các bệnh lý tim mạch.
KHOA NỘI TIM MẠCH: Từ tháng
10/2006, xây dựng Phòng chăm sóc
mạch vành và tổ chức ekip can thiệp
mạch vành. Năm 2012, triển khai
chụp, can thiệp động mạch vành thì
đầu, đặt máy tạo nhịp tạm thời và
vĩnh viễn cho các rối loạn nhịp chậm.
Năm 2013, triển khai thăm dò điện
sinh lý học tim, triệt đốt loạn nhịp
nhanh bằng sóng radio, thực hiện kỹ
thuật Holter điện tim và trắc nghiệm
ECG gắng sức. Sắp tới sẽ phối hợp
triển khai kỹ thuật xạ hình tưới máu
cơ tim trên máy SPECT và PETCT.
KHOA PHẪU THUẬT VÀ CAN
THIỆP TIM MẠCH: ra đời tháng
9/2006 khi triển khai ca mổ tim hở
đầu tiên. Khoa thực hiện các phẫu
thuật tim bẩm sinh và mắc phải, can
thiệp tim bẩm sinh, khám sàng lọc
tim bẩm sinh cho nhân dân các địa
phương lân cận.
PHÒNG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
VÀ CAN THIỆP TIM MẠCH: thực hiện
tốt các kỹ thuật: chụp mạch chẩn
đoán, đặt stent động mạch cảnh,
nong và đặt stent động mạch ngoại
biên, nút u gan (TOCE), nút túi phình
ĐM cảnh xoang hang bằng bóng
(FCC), nút động mạch phế quản điều
trị ho ra máu, làm tắc mạch để cầm
máu trong chảy máu ống tiêu hóa,
cầm máu trong chảy máu cam, chảy
máu thận, …
KHOA NGOẠI LỒNG NGỰC VÀ
MẠCH MÁU: Điều trị các trường hợp
xơ vữa động mạch, bàn chân đái tháo
đường có biến chứng xơ vữa thiểu
dưỡng, phẫu thuật lấy bỏ huyết khối
thuyên tắc mạch máu cấp tính, làm
phẫu thuật cầu nối các động mạch
chi để bảo tồn tránh cắt cụt chi…
Tương lai sẽ áp dụng kỹ thuật laser
trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
chân.
PHÒNG THĂM DÒ CHẨN ĐOÁN
TIM MẠCH: chuyên phục vụ công
tác thăm dò và chẩn đoán các bệnh
lý tim mạch tại phòng khám, tập
trung vào nhóm bệnh nhân ngoại
trú, giúp sàng lọc các bệnh nhân tim
mạch giới thiệu vào khu điều trị nội
trú.
10 năm xây dựng và phát triển,
chuyên ngành tim mạch BV Đà Nẵng
luôn là nơi trao gửi niềm tin của
nhiều bệnh nhân tim mạch trong
khu vực Nam Trung bộ.
3275 là số lượng bệnh nhân
được chụp và can thiệp mạch
vành tại bệnh viện Đà Nẵng từ
10/2006 đến 09/2014, trong số
đó 38.1% được can thiệp, trong
số được can thiệp có tới 35.7%
được can thiệp cấp cứu .
Các can can thiệp được truyền
hình trực tiếp từ bệnh viện Đà
Nẵng, xen kẽ với các bài giảng về
tim mạch can thiệp (phiên S12).
Thời gian từ 1200-1630, ngày
13/10, tại phòng Non Nước
BỆNH NHÂN NỮ,
41 TUỔI
Chẩn đoán: cơn tim nhanh
kịch phát trên thất
Siêu âm tim: Không có bệnh
lý van tim, kích thước buồng
tim và chức năng tâm thu thất
trái bình thường
Điện tâm đồ: Cơn tim nhanh
kịch phát trên thất
Can thiệp: Triệt đốt cơn tim
nhanh bằng năng lượng sóng
có tần số radio
BỆNH NHÂN NỮ
8 TUỔI, 18.5KG
Chẩn đoán: Còn ống động
mạch
Siêu âm tim: Kích thước
ống động mạch đầu ĐMC:
4.4mm; ĐMP: 2.5mm; chênh
áp qua ống động mạch:
80mmHg, ALĐMP: 30mmHg
Can thiệp: Bít ống động
mạch bằng dụng cụ
BỆNH NHÂN NỮ,
43 TUỔI
Chẩn đoán: Hẹp van hai lá
Siêu âm tim: Hẹp van hai
lá khít, diện tích lỗ van
1cm2, chênh áp qua van
hai lá trung bình 25mmHg,
van chưa vôi, điểm Wilkins
8, hở van hai lá nhẹ (1/4),
ALĐMP: 60mmHg
Can thiệp: Nong van hai lá
bằng bóng
BỆNH NHÂN NAM,
60 TUỔI
Chẩn đoán: Đau thắt ngực
ổn định, tăng huyết áp
Siêu âm tim: Không có rối
loạn vận động vùng, LVEF
68%
Chụp ĐMV chọn lọc: Hẹp
80% động mạch liên thất
trước đoạn II, hẹp dài, có vôi
Can thiệp: Đặt stent động
mạch liên thất trước đoạn II
BỆNH NHÂN NAM,
64 TUỔI
Chẩn đoán: Đau thắt ngực
ổn định
Siêu âm tim: Không có rối
loạn vận động vùng, LVEF
65%
Chụp ĐMV chọn lọc: Hẹp
80% lỗ vào của động mạch
liên thất trước, hẹp nhẹ lỗ
vào động mạch mũ
Can thiệp: Đặt stent từ thân
chung động mạch vành trái
tới động mạch liên thất trước
1 2 3 4 5Ca số Ca số Ca số Ca số Ca số
Đại hội tim mạch lần thứ 14
Đại hội tim mạch lần thứ 14
Đại hội tim mạch lần thứ 14
Đại hội tim mạch lần thứ 14
Đại hội tim mạch lần thứ 14
Đại hội tim mạch lần thứ 14

More Related Content

What's hot

Luận án: Nghiên cứu nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị tăng homocys...
Luận án: Nghiên cứu nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị tăng homocys...Luận án: Nghiên cứu nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị tăng homocys...
Luận án: Nghiên cứu nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị tăng homocys...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành nataliej4
 
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19 2022
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19   2022PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19   2022
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19 2022SoM
 
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uongNcdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uongHA VO THI
 
Tạp chí Bệnh viện_N28_Tháng1.2013
Tạp chí Bệnh viện_N28_Tháng1.2013Tạp chí Bệnh viện_N28_Tháng1.2013
Tạp chí Bệnh viện_N28_Tháng1.2013HA VO THI
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư ganNghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư ganTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tình trạng suy giảm chức nặng thận ở bệnh nhân suy tim mạn tính
Nghiên cứu tình trạng suy giảm chức nặng thận ở bệnh nhân suy tim mạn tínhNghiên cứu tình trạng suy giảm chức nặng thận ở bệnh nhân suy tim mạn tính
Nghiên cứu tình trạng suy giảm chức nặng thận ở bệnh nhân suy tim mạn tínhTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng HoạtHướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạtbacsyvuive
 
Nhịp cầu dược lâm sàng_N2_Tăng huyết áp_doc
Nhịp cầu dược lâm sàng_N2_Tăng huyết áp_docNhịp cầu dược lâm sàng_N2_Tăng huyết áp_doc
Nhịp cầu dược lâm sàng_N2_Tăng huyết áp_docHA VO THI
 
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh 2015Hướng dẫn sử dụng kháng sinh 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh 2015Pharma Việt
 
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...nataliej4
 

What's hot (18)

Luận án: Nghiên cứu nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị tăng homocys...
Luận án: Nghiên cứu nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị tăng homocys...Luận án: Nghiên cứu nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị tăng homocys...
Luận án: Nghiên cứu nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị tăng homocys...
 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành
 
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19 2022
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19   2022PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19   2022
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19 2022
 
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uongNcdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
 
Tạp chí Bệnh viện_N28_Tháng1.2013
Tạp chí Bệnh viện_N28_Tháng1.2013Tạp chí Bệnh viện_N28_Tháng1.2013
Tạp chí Bệnh viện_N28_Tháng1.2013
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư ganNghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan
 
Sự thay đổi oxy máu và cơ học phổi trong thông khí nhân tạo, HAY
Sự thay đổi oxy máu và cơ học phổi trong thông khí nhân tạo, HAYSự thay đổi oxy máu và cơ học phổi trong thông khí nhân tạo, HAY
Sự thay đổi oxy máu và cơ học phổi trong thông khí nhân tạo, HAY
 
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và henLuận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
 
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phìNồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
 
Nghiên cứu tình trạng suy giảm chức nặng thận ở bệnh nhân suy tim mạn tính
Nghiên cứu tình trạng suy giảm chức nặng thận ở bệnh nhân suy tim mạn tínhNghiên cứu tình trạng suy giảm chức nặng thận ở bệnh nhân suy tim mạn tính
Nghiên cứu tình trạng suy giảm chức nặng thận ở bệnh nhân suy tim mạn tính
 
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng HoạtHướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt
 
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đayTác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
 
Nhịp cầu dược lâm sàng_N2_Tăng huyết áp_doc
Nhịp cầu dược lâm sàng_N2_Tăng huyết áp_docNhịp cầu dược lâm sàng_N2_Tăng huyết áp_doc
Nhịp cầu dược lâm sàng_N2_Tăng huyết áp_doc
 
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh 2015Hướng dẫn sử dụng kháng sinh 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh 2015
 
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...
 
Thông số huyết động và tâm thu thất trái ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
Thông số huyết động và tâm thu thất trái ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩnThông số huyết động và tâm thu thất trái ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
Thông số huyết động và tâm thu thất trái ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
 

Similar to Đại hội tim mạch lần thứ 14

Tạp chí NCDLS_N4_Đái tháo đường
Tạp chí NCDLS_N4_Đái tháo đườngTạp chí NCDLS_N4_Đái tháo đường
Tạp chí NCDLS_N4_Đái tháo đườngHA VO THI
 
NCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dược
NCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dượcNCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dược
NCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dượcHA VO THI
 
01phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp02
01phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp0201phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp02
01phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp02Lê Huy
 
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu nãoPhục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu nãoYhoccongdong.com
 
TẢI NHANH - BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
TẢI NHANH - BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAITẢI NHANH - BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
TẢI NHANH - BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAIOnTimeVitThu
 
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAIDOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAIOnTimeVitThu
 
Đóng góp của Medic về Siêu Âm
Đóng góp của Medic về Siêu ÂmĐóng góp của Medic về Siêu Âm
Đóng góp của Medic về Siêu ÂmLittle Daisy
 
Phục hồi chức năng bệnh động kinh trẻ em
Phục hồi chức năng bệnh động kinh trẻ emPhục hồi chức năng bệnh động kinh trẻ em
Phục hồi chức năng bệnh động kinh trẻ emYhoccongdong.com
 
Chuong trinh noi nhip trai tim 09.02.2012
Chuong trinh noi nhip trai tim 09.02.2012Chuong trinh noi nhip trai tim 09.02.2012
Chuong trinh noi nhip trai tim 09.02.2012dosont
 
LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỄN CỦA NGHÀNH SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN TẠI VIỆT NAM (1986-2016)
LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỄN CỦA NGHÀNH SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN TẠI VIỆT NAM (1986-2016)LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỄN CỦA NGHÀNH SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN TẠI VIỆT NAM (1986-2016)
LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỄN CỦA NGHÀNH SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN TẠI VIỆT NAM (1986-2016)SoM
 
Mind maps for medical students vietnamese final
Mind maps for medical students vietnamese finalMind maps for medical students vietnamese final
Mind maps for medical students vietnamese finalKhai Le Phuoc
 
Sieu am doppler tim o benh nhan kenh nhi that ban phan truoc va sau phau thuat
Sieu am doppler tim o benh nhan kenh nhi that ban phan truoc va sau phau thuatSieu am doppler tim o benh nhan kenh nhi that ban phan truoc va sau phau thuat
Sieu am doppler tim o benh nhan kenh nhi that ban phan truoc va sau phau thuatLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia hieu qua manh ghep dong mach quay trong phau thuat bac cau dong mach...
Danh gia hieu qua manh ghep dong mach quay trong phau thuat bac cau dong mach...Danh gia hieu qua manh ghep dong mach quay trong phau thuat bac cau dong mach...
Danh gia hieu qua manh ghep dong mach quay trong phau thuat bac cau dong mach...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Đại hội tim mạch lần thứ 14 (20)

Tạp chí NCDLS_N4_Đái tháo đường
Tạp chí NCDLS_N4_Đái tháo đườngTạp chí NCDLS_N4_Đái tháo đường
Tạp chí NCDLS_N4_Đái tháo đường
 
NCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dược
NCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dượcNCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dược
NCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dược
 
Thuốc chống đông đường uống
Thuốc chống đông đường uốngThuốc chống đông đường uống
Thuốc chống đông đường uống
 
1 phcn taibienmachmaunao
1 phcn taibienmachmaunao1 phcn taibienmachmaunao
1 phcn taibienmachmaunao
 
01phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp02
01phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp0201phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp02
01phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp02
 
Ct hoi nghi ton thuong tuy song chau a
Ct hoi nghi ton thuong tuy song chau aCt hoi nghi ton thuong tuy song chau a
Ct hoi nghi ton thuong tuy song chau a
 
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu nãoPhục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
 
TẢI NHANH - BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
TẢI NHANH - BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAITẢI NHANH - BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
TẢI NHANH - BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
 
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAIDOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
 
Đóng góp của Medic về Siêu Âm
Đóng góp của Medic về Siêu ÂmĐóng góp của Medic về Siêu Âm
Đóng góp của Medic về Siêu Âm
 
Rung nhĩ esc 2016
Rung nhĩ esc 2016Rung nhĩ esc 2016
Rung nhĩ esc 2016
 
Luận án: Phát hiện người mang gen bệnh hemophilia A, HAY
Luận án: Phát hiện người mang gen bệnh hemophilia A, HAYLuận án: Phát hiện người mang gen bệnh hemophilia A, HAY
Luận án: Phát hiện người mang gen bệnh hemophilia A, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện bệnh nhân và người mang gen bệnh hemophilia A dự...
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện bệnh nhân và người mang gen bệnh hemophilia A dự...Đề tài: Nghiên cứu phát hiện bệnh nhân và người mang gen bệnh hemophilia A dự...
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện bệnh nhân và người mang gen bệnh hemophilia A dự...
 
Phục hồi chức năng bệnh động kinh trẻ em
Phục hồi chức năng bệnh động kinh trẻ emPhục hồi chức năng bệnh động kinh trẻ em
Phục hồi chức năng bệnh động kinh trẻ em
 
Chuong trinh noi nhip trai tim 09.02.2012
Chuong trinh noi nhip trai tim 09.02.2012Chuong trinh noi nhip trai tim 09.02.2012
Chuong trinh noi nhip trai tim 09.02.2012
 
LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỄN CỦA NGHÀNH SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN TẠI VIỆT NAM (1986-2016)
LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỄN CỦA NGHÀNH SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN TẠI VIỆT NAM (1986-2016)LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỄN CỦA NGHÀNH SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN TẠI VIỆT NAM (1986-2016)
LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỄN CỦA NGHÀNH SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN TẠI VIỆT NAM (1986-2016)
 
Mind maps for medical students vietnamese final
Mind maps for medical students vietnamese finalMind maps for medical students vietnamese final
Mind maps for medical students vietnamese final
 
Sieu am doppler tim o benh nhan kenh nhi that ban phan truoc va sau phau thuat
Sieu am doppler tim o benh nhan kenh nhi that ban phan truoc va sau phau thuatSieu am doppler tim o benh nhan kenh nhi that ban phan truoc va sau phau thuat
Sieu am doppler tim o benh nhan kenh nhi that ban phan truoc va sau phau thuat
 
Hoạt Động Chuyển Giao Công Nghệ Thiết Bị Y Tế Tại Bệnh Viện
Hoạt Động Chuyển Giao Công Nghệ Thiết Bị Y Tế Tại Bệnh ViệnHoạt Động Chuyển Giao Công Nghệ Thiết Bị Y Tế Tại Bệnh Viện
Hoạt Động Chuyển Giao Công Nghệ Thiết Bị Y Tế Tại Bệnh Viện
 
Danh gia hieu qua manh ghep dong mach quay trong phau thuat bac cau dong mach...
Danh gia hieu qua manh ghep dong mach quay trong phau thuat bac cau dong mach...Danh gia hieu qua manh ghep dong mach quay trong phau thuat bac cau dong mach...
Danh gia hieu qua manh ghep dong mach quay trong phau thuat bac cau dong mach...
 

More from Bác sĩ nhà quê

Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyếnChẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyếnBác sĩ nhà quê
 
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệtU phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệtBác sĩ nhà quê
 
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệuGuidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệuBác sĩ nhà quê
 
Cac dau hieu va hinh anh x quang nguc
Cac dau hieu va hinh anh x quang ngucCac dau hieu va hinh anh x quang nguc
Cac dau hieu va hinh anh x quang ngucBác sĩ nhà quê
 
Hướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh updateHướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh updateBác sĩ nhà quê
 
Hoi benh bang tieng viet phap anh
Hoi benh bang tieng viet phap anhHoi benh bang tieng viet phap anh
Hoi benh bang tieng viet phap anhBác sĩ nhà quê
 
Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...
Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...
Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...Bác sĩ nhà quê
 
Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )
Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )
Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )Bác sĩ nhà quê
 
Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)
Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)
Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)Bác sĩ nhà quê
 
Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)
Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)
Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)Bác sĩ nhà quê
 

More from Bác sĩ nhà quê (20)

Câu hỏi ôn tập nhi khoa
Câu hỏi ôn tập nhi khoaCâu hỏi ôn tập nhi khoa
Câu hỏi ôn tập nhi khoa
 
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyếnChẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến
 
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệtU phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
 
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệuGuidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
 
Cac dau hieu va hinh anh x quang nguc
Cac dau hieu va hinh anh x quang ngucCac dau hieu va hinh anh x quang nguc
Cac dau hieu va hinh anh x quang nguc
 
Hướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh updateHướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh update
 
Hoi benh bang tieng viet phap anh
Hoi benh bang tieng viet phap anhHoi benh bang tieng viet phap anh
Hoi benh bang tieng viet phap anh
 
Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...
Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...
Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...
 
Tnoon tap
Tnoon tapTnoon tap
Tnoon tap
 
Tnc713
Tnc713Tnc713
Tnc713
 
Tnc15
Tnc15Tnc15
Tnc15
 
Tn2023
Tn2023Tn2023
Tn2023
 
Tn1419 0
Tn1419 0Tn1419 0
Tn1419 0
 
Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )
Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )
Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )
 
Hội chứng gan thận
Hội chứng gan thậnHội chứng gan thận
Hội chứng gan thận
 
Xu tri da chan thuong (ag)
Xu tri da chan thuong (ag)Xu tri da chan thuong (ag)
Xu tri da chan thuong (ag)
 
Viem tuy cap (ag)
Viem tuy cap (ag)Viem tuy cap (ag)
Viem tuy cap (ag)
 
Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)
Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)
Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)
 
Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)
Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)
Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)
 
Suy gan cap (ag)
Suy gan cap (ag)Suy gan cap (ag)
Suy gan cap (ag)
 

Recently uploaded

Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanh
Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanhTiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanh
Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanhHoangPhung15
 
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptxLiệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptxLE HAI TRIEU
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdfHongBiThi1
 
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdfSGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdfHongBiThi1
 
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóSơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóHongBiThi1
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfHongBiThi1
 
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdfSGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdfHongBiThi1
 
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdfSGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCHTIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCHHoangPhung15
 
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdfSGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdfHongBiThi1
 
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdfSGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdfHongBiThi1
 
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdfSGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdfHongBiThi1
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxHongBiThi1
 

Recently uploaded (15)

Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanh
Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanhTiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanh
Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanh
 
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptxLiệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
 
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdfSGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
 
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóSơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
 
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdfSGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
 
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdfSGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
 
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCHTIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
 
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdfSGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
 
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdfSGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
 
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdfSGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
 

Đại hội tim mạch lần thứ 14

  • 1. ThứBảy-Ngày11/10/2014 HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM VNCC2014 Daily Reports PS1: Tăng huyết áp: từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng PS2: Quản lý huyết áp tại cộng đồng: thuận lợi và thách thức PS3: Siêu âm tim: Hiện tại & Tương lai PS4: Nhồi máu cơ tim cấp: từ nghiên cứu đến lâm sàng PS5: Tiếp cận toàn diện với rối loạn nhịp PS6: Sức khoẻ tim mạch cộng đồng PS7: Xu hướng phát triển trong phẫu thuật tim mạch PS8: Nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tim mạch PS9: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tim mạch M01-M05: Đối thoại với chuyên gia CE1: Điện tâm đồ cơ bản CE2: Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp CE3: Cập nhật cho điều dưỡng (tim mạch can thiệp) CE4: Cấp cứu tim mạch CE5: Tim mạch can thiệp (SCAI Fellow Course) CE6: Phương pháp nghiên cứu và y học dựa trên bằng chứng CE7: Cập nhật các bệnh tim mạch thường gặp trong lâm sàng CE8: Điều trị và dự phòng huyết khối trong các bệnh tim mạch CE9: Siêu âm Doppler mạch máu từ cơ bản đến nâng cao W: Thực hành trên thiết bị mô phỏng can thiệp mạch vành, động mạch chủ, siêu âm tim TIN TỨC TRONG NGÀY 22 - 29 Tim mạch trong kỷ nguyên mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng Tiệc chào mừng Ban Chấp hành Hội Tim mạch học Việt Nam và Quỹ Vì Sức khoẻ Tim mạch Việt Nam WELCOME DINNER 1900-2100 ngày 11/10/2014 Pullman DaNang Beach Resort ĐÀO TẠO LIÊN TỤC TIỀN HỘI NGHỊ ..S ự kiện đánh dấu quá trình phát triển của ngành Tim mạch Việt Nam bắt đầu cách đây đã hơn 50 năm… Tháng 9/1959, Tổ Nghiên cứu Tim mạch đầu tiên được thành lập ở Khoa nội của Bệnh viện Bạch Mai (BVBM) do GS. Đặng Văn Chung làm tổ trưởng. Cuối năm 1972, Khoa Tim mạch được tách ra từ Khoa Nội chung của BVBM, với chủ nhiệm khoa đầu tiên là GS. Đặng Văn Chung. Lúc đó, trên phạm vi cả nước, ngành tim mạch chưa thực sự là một chuyên ngành riêng biệt và điều kiện của đất nước nói chung lại đang vô cùng khó khăn gian khổ. Mặc dù vậy, các thầy thuốc tim mạch khi đó đã khắc phục khó khăn và đạt được những kết quả hết sức đáng tự hào. Những đóng góp này phải kể đến các tến tuổi của các thầy tiên phong trong ngành bên cạnh cố GS. Đặng Văn Chung như cố GS. Đinh Văn Tài, GS. Trần Đỗ Trinh, GS. Phạm Gia Khải, cố GS. Nguyễn Văn Phan, GS. Nguyễn Huy Dung… Thành tựu đáng kể trong giai đoạn khó khăn này phát triển và định hướng của chuyên ngành lâm sàng tim mạch, tiếp thu phát triển các kỹ thuật điện tâm đồ và siêu âm tim sơ khai. Đặc biệt, năm 1957, GS. Tôn Thất Tùng lần đầu tiên mổ tách van hai lá tim kín thành công Từ cuối những năm 1980, điều kiện kinh tế, xã hội đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, bệnh lý tim mạch tiến triển nhiều hơn và nhu cầu chăm sóc chuyên ngành là rất lớn. Ngày 11/11/1989, Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam chính thức được thành lập, tiếp theo đó có sự phát triển mạnh của ngành tim mạch với sự ra đời của nhiều viện và chuyên khoa tim mạch tại các thành phố và địa phương. Nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch được phát triển, chuyển giao và áp dụng rộng rãi. Trước tình hình thực tiễn và nhu cầu bức thiết của chuyên ngành, HộiTim Mạch Học Việt Nam (HTMVN) được chính thức thành lập năm 1992. Tuy vậy, trước đó đã có những tổ chức của các thầy thuốc chuyên ngành đã tập hợp cùng nhau hoạt động (như Hội các nhà tim mạch khu vực Hà Nội, tiền thân của HTMVN đã hoạt động từ một vài năm trước đó), nên có thể nói, thực tế HTMVN đã có được ra đời 30 năm. Sự ra đời của HTMVN có thể coi là một mốc son đánh dấu sự phát triển của ngành tim mạch nước nhà. Các thầy thuốc tim mạch trong cả nước đã có cơ hội cùng giao lưu, chia sẻ các kinh nghiệm và chung sức trong “sứ mệnh chiến đấu”chống lại bệnh tim mạch với các hậu quả nặng nề của nó cho người Việt Nam. Trải qua gần 30 năm phát triển, HTM- VN đã có nhiều bước tiến đáng kể. Hội đã trải qua 14 kỳ hội nghị, với lượng hội viên tăng không ngừng, từ hơn 100 hội viên khi thành lập tới nay (2014) đã có tới 2500 hội viên đăng ký. HTMVN đã có nhiều các hoạt động khoa học và thiết thực, có nhiều thành tựu đáng kể, trong đó phải kể đến hội nhập trong nước và quốc tế, xây dựng các khuyến cáo chuyên môn, đào tạo phát triển các kỹ thuật chuyên ngành, giáo dục sức khỏe hướng tới cộng đồng… Năm 1996, Hội Tim mạch Việt Nam được công nhận là thành viên của Hiệp hội Tim mạch ASEAN. Năm 2008, HTMVN đăng cai tổ chức thành công Đại hội Tim mạch ASEAN lần thứ 17. Hội Tim mạch các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu… đã coi HTMVN là một đối tác chuyên khoa bình đẳng, tích cực và cầu thị. Đội ngũ thầy thuốc tim mạch Việt Nam và HTMVN đã tích cực, tận dụng các cơ hội để học hỏi, cập nhật và phát triển các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mới, hiện đại đã được áp dụng, nhất là trong lĩnh vực tim mạch can thiệp, phẫu thuật tim hở (thay van và bắc cầu nối chủ vành), siêu âm mô tim, cộng hưởng từ tim, chụp cắt lớp vi tính động mạch vành, siêu âm trong lòng động mạch, dùng tế bào gốc điều trị bệnh tim, stent graft động mạch chủ, phẫu thuật sửa chữa các bệnh tim bẩm sinh phức tạp… và đặc biệt gần đây là kỹ thuật ghép tim. 25 năm trôi qua, bản thân Ngành Tim mạch Việt Nam và Hội Tim Mạch học Việt Nam đã đạt được rất nhiều những thành tựu đáng tự hào. Với kim chỉ nam là sự kiên trì, cố gắng, liên tục sáng tạo, học tập, nỗ lực không ngừng, Ngành tim mạch Việt Nam đang từng bước hoàn thiện để luôn là một phần không thể thiếu trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. NGÀNH TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM VÀ HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM NHỮNG NỖ LỰC KHÔNG NGỪNG Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 14 với chủ đề chính“Tim mạch trong thời đại mới: từ nghiên cứu tới cộng đồng”, gồm nhiều phiên họp diễn ra song song, nhằm đem lại những góc nhìn nhiều chiều, các cách tiếp cận toàn diện, dựa trên thực tiễn và bằng chứng y học, với mong muốn thu hẹp khoảng cách để có thể nhanh chóng đưa những kết quả của nghiên cứu thành những cách thức điều trị mới trong thực hành lâm sàng, những chính sách chăm sóc y tế phù hợp hay những biện pháp tiếp cận toàn diện, hiệu quả với cộng đồng. Ngoại trừ một vài phiên tiền hội nghị của từng phân hội chuyên ngành, các chủ đề báo cáo được lồng ghép thành từng phiên theo những nhu cầu thực tiễn của tim mạch, trong đó các chuyên ngành sâu GS.TS. Phạm Gia Khải Anh hùng Lao động – Nhà giáo Nhân dân Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam (như nội tim mạch, chẩn đoán hình ảnh, tim mạch can thiệp, phẫu thuật tim mạch, rối loạn nhịp, tim mạch nhi...) đều cùng tham gia trình bày, tranh luận và chia sẻ các kinh nghiệm lâm sàng cũng như các kỹ thuật mới để tiếp cận toàn diện và giải quyết tối đa những vấn đề bệnh học tim mạch đặt ra. Điểm nổi bật của Đại hội lần này là mức độ tương tác của đại biểu tham dự hội nghị với chương trình khoa học. Hình thức của các phiên được cấu trúc lại để giúp các đại biểu tham dự có thể lựa chọn các phiên phù hợp: tổng quan trong các phiên toàn thể, phân tích chung trong các chuyên đề, phân tích sâu trong các diễn đàn/gặp các chuyên gia, phân tích ứng dụng trong các ca tình huống/hỏi đáp... Trong các phiên tình huống hoặc hỏi đáp, các đại biểu tham dự được nghe tham luận về các cách tiếp cận khác nhau của các chuyên gia từ đó có thể lựa chọn cho mình một cách xử trí hợp lý nhất trên cơ sở một ca lâm sàng có thật. Ở mỗi phiên, các đại biểu tham dự có thể truy cập vào địa chỉ web của từng phiên để đặt câu hỏi cho từng báo cáo viên hoặc chủ toạ đoàn, các câu hỏi có thể được đặt trước khi phiên báo cáo diễn ra, khi đó các báo cáo viên có thể cân nhắc hiệu chỉnh bài nói hoặc trả lời ngay vào những câu hỏi của người tham dự.
  • 2. HỘI TIM MẠCH HỌC QUỐC GIA VIỆT NAM Thành lập 1992, ra nhập Liên đoàn Tim mạch ASEAN 1996 Chủ tịch (2010-2014): GS.TS. Phạm Gia Khải Phó Chủ tịch: GS.TS. Nguyễn Lân Việt, GS.TS. Huỳnh Văn Minh GS.TS. Đặng Vạn Phước, PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh Tổng thư ký: PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng Địa chỉ: Văn phòng Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam Viện Tim mạch học Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai Số 78, Đường Giải phóng, Quận Đống Đa, Hà nội, Việt Nam Telephone/fax: (+84)4.38688488 Email: info@vnha.org.vn - Website: http://www.vnha.org.vn Tờ báo chính thức: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam - 4 số/năm 2000: Đại hội Tim mạch Toàn quốc tại TP. Huế 2002: Đại hội Tim mạch Toàn quốc tại TP. Hải Phòng 2004: Đại hội Tim mạch Toàn quốc tại TP. Hà Nội 2006: Đại hội Tim mạch Toàn quốc tại TP. Hồ Chí Minh 2008: Đại hội Tim mạch Toàn quốc tại TP. Hà Nội, chung với Đại hội Tim mạch ASEAN 2010: Đại hội Tim mạch Toàn quốc tại TP. Nha Trang, Khánh Hoà 2012: Đại hội Tim mạch Toàn quốc tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh 2 2014VNCC2014 Daily Reports Phân Hội Nhịp Tim Phân Hội Tăng Huyết Áp Phân Hội Tim Mạch Can Thiệp Phân Hội Siêu Âm TimPhân hội Tim mạch Can thiệp Tim Việt Nam được thành lập từ năm 2003, là nơi để các bác sĩ, hội viên học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và truyền đạt kiến thức cập nhật chuyên sâu về tim mạch can thiệp. Hoạt động của phân hội thông qua các hội nghị định kỳ trên toàn quốc, được lồng ghép trong các hội nghị tim mạch trải đều trên cả nước, tích hợp với các hội nghị quốc tế lớn về tim mạch can thiệp trong khu vực và trên thế giới, xây dựng uy tín đưaViệt Nam thực sự vào vị trí xứng đáng trong bản đồ tim mạch can thiệp ở khu vực Đông nam Á. Hiện tại, chủ tịch phân hội là GS.TS. Phạm Gia Khải, tổng thư ký là PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn. Phân hội Tăng Huyết áp Việt Nam được thành lập từ năm 2005, trở thành thành viên của Hội Tăng huyết áp Quốc tế từ năm 2009. Nhiệm vụ chính của phân hội là nghiên cứu, soạn thảo và cập nhật các khuyến cáo về tăng huyết áp cho Việt Nam với tiêu chí họat động: vì cộng đồng, cho lâm sàng Việt nam và mở rộng quan hệ quốc tế. Phân hội Tăng huyết áp tổ chức hội nghị thường niên hai năm một lần và chia sẻ các phiên họp tại các hội nghị tim mạch khu vực hoặc toàn quốc. Hiện tại, chủ tịch phân hội là GS.TS. Huỳnh Văn Minh; các phó chủ tịch là: PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi, PGS.TS. Trần Văn Huy, PGS. TS. Châu Ngọc Hoa; tổng thư ký là TS. Phạm Thái Sơn. Phân hội Siêu Âm Tim Việt Nam được thành lập từ năm 2002, hiện có gần 1000 hội viên, là nơi để các bác sĩ, hội viên học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và truyền đạt kiến thức cập nhật về siêu âm tim. Hoạt động của phân hội được lồng ghép trong các đại hội và hội nghị tim mạch trải đều trên toàn quốc hoặc thông qua các khoá đào tạo về Siêu âm Tim và Bệnh lý Tim mạch. Hiện tại, chủ tịch phân hội là PGS.TS. Phạm NguyễnVinh, phó chủ tịch là PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi. Phân hội Nhịp Tim Việt Nam được thành lập từ năm 2010, với tên gọi ban đầu là Phân hội Điện Sinh lý và Tạo nhịp Tim Việt Nam, chính thức đổi tên thành Phân hội Nhịp Tim Việt Nam từ năm 2013, với mục đích đoàn kết, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi cũng như cập nhật những kiến thức mới nhất trong lĩnh vực rối loạn nhịp tim trên toàn quốc. Phân hội Nhịp Tim tổ chức hội nghị thường niên hai năm một lần và chia sẻ các phiên họp tại các hội nghị tim mạch khu vực hoặc toàn quốc. Hiện tại, chủ tịch phân hội là TS. Phạm Quốc Khánh; các phó chủ tịch là: TS. Trần Văn Đồng, TS. Lê Thanh Liêm, GS.TS. Huỳnh Văn Minh, TS. Tôn Thất Minh; tổng thư ký là ThS. Phạm Trần Linh. CÁC PHÂN HỘI
  • 3. 3 TIÊU ĐIỂM Tim mạch trong kỷ nguyên mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TIM MẠCH Sức khoẻ từ xa (telehealth) là việc cung cấp thông tin hoặc các dịch vụ liên quan đến y tế thông qua các công nghệ viễn thông. Telehealth có thể rất đơn giản như việc thảo luận chuyên môn giữa hai chuyên gia y tế qua điện thoại hoặc phức tạp như tiến hành làm phẫu thuật robot giữa hai cơ sở ở hai đầu cách xa nhau trên thế giới. Sức khoẻ từ xa là khái niệm mở rộng của y học từ xa (telemedicine) do ngoài khía cạnh chữa bệnh, telehealth còn bao hàm cả khía cạnh dự phòng và thúc đẩy sức khoẻ. Ban đầu khái niệm telehealth dùng để mô tả chức năng giáo dục hoặc quản trị của telemedicine, song giờ đay telehealth nhấn mạnh đến hàng loạt các giải pháp về công nghệ, ví dụ, các bác sĩ sử dụng email để giao tiếp với người bệnh, kê đơn thuốc hay cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế khác mà hiện tại nổi bật là các công cụ giám sát tai nhà đối với các bệnh mạn tính (như rối loạn nhịp, áp lực buồng tim, đông máu, đường máu... với người có bệnh tim mạch). ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LÀ BẮT BUỘC KHI - Hệ thống chăm sóc bị quá tải, thiếu hụt nguồn lực và nhân lực - Điều trị nhanh chóng biến các vấn đề cấp tính thành chăm sóc mạn tính - Quá tải về dữ liệu cũng như thông tin trực tuyến, mạng xã hội - Chi phí y tế tăng - Chất lượng và tiếp cận các dịch vụ không đồng đều ...ước mơ của chúng tôi là làm sao cho người dân tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa, cũng có thể tiếp cận được với những chuyên gia y tế hàng đầu của đất nước... ...nhờ những công nghệ tiên tiến nhất của thế giới để xóa bỏ khoảng cách địa lý trong chăm sóc sức khoẻ người dân và sức khoẻ cộng đồng... KS. HOÀNG GIANG (ICT SOLUTION CENTER, VIETTEL) ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA TELEHEALTH - Truyền hình ảnh chiếu/chụp để phục vụ cho chẩn đoán - Thăm khám từ xa (teleconference) giữa nhân viên y tế và người bệnh - Hội đàm hoặc giáo dục sức khoẻ (videoconference) - Truyền dữ liệu y tế (theo dõi từ xa) để xử trí - Tư vấn phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ thông qua theo dõi tái khám định kỳ - Tư vấn, phân loại từ xa các trường hợp cấp tính ỨNG DỤNG NGOÀI LÂM SÀNG CỦA TELEHEALTH - Đào tạo, quản trị nhóm từ xa - Quản lý thông tin và dữ kiện y tế trực tuyến - Tích hợp với hệ thống y tế - Quản trị từ xa hệ thống chăm sóc y tế - Trợ giúp nhập viện từ xa... ..Trong bối cảnh thiếu kinh phí để xây mới bệnh viện, khó kiểm soát chất ượng khi mở thêm các trường y, số giường bệnh tăng không nhiều.. thì mấu chốt là nâng cao năng suất lao động. Một bệnh viện có thể có bao nhiêu giường bệnh? 1000-2000? Một bác sĩ có thể chăm sóc được bao nhiêu bệnh nhân? 20-50? .... Nếu sử dụng các công cụ công nghệ thông tin, có thể nâng các chỉ số đó lên hàng chục lần. TS. NGUYỄN THÀNH NAM (ĐH FPT) . TRỢ GIÚP KỸ THUẬT - Cài đặt phần mềm MIMS tra cứu thông tin về thuốc trong tim mạch - Cài đặt phần mềm quét mã QR để tra cứu và tương tác với các báo cáo viên và chủ toạ đoàn - Đăng ký truy cập trực tuyến và mua đĩa bài giảng của Đại hội Xin liên hệ - Ms. Lương Phương Thảo, email: congress@vnha.org.vn, ĐTDĐ: 090 4976694. Phòng Thư ký - Mr. Nguyễn Văn Sinh, email: sinhnv@vnha.org.vn, ĐTDĐ: 0936233999. Trợ giúp kỹ thuật và web TIÊU CHUẨN ĐỂ MỘT ỨNG DỤNG CNTT THÀNH CÔNG TRONG Y TẾ - Dựa trên bằng chứng y học - Giao diện sử dụng thân thiện - Tiếp cận khuyến khích là chính - Nền tảng mở/linh hoạt, dễ cập nhật - Tương tác với các mạng xã hội - Phân phối rộng rãi (ví dụ điện thoại di dộng) - Không phụ thuộc không/thời gian với cơ sở y tế NỘI DUNG LIÊN QUAN TRONG ĐẠI HỘI - Tương tác với báo cáo viên và chủ toạ đoàn qua Internet - Phiên Ứng dụng công nghệ thông tin trong tim mạch (PS9) - Đối thoại về các aps di động cho tim mạch (M05) - Minh hoạ trực tiếp tại quầy của các đơn vị liên quan tại khu triển lãm - Chương trình phỏng vấn Heart Talk Show ...Cốt lõi của chăm sóc y tế là giá trị tối đa cho người bệnh, nghĩa là đạt được kết quả tốt nhất với chi phí thấp nhất. Chăm sóc y tế cần chuyển dịch từ một hệ thống định hướng bởi dịch vụ, tổ chức xung quanh những gì người thầy thuốc làm, để trở thành một hệ thống lấy người bệnh làm trung tâm, tổ chức xung quang những gì người bệnh cần... PORTER ME & LEE TH HARVARD BUSSINESS REVIEW, 10/2013
  • 4. 4 TIM MẠCH CỘNG ĐỒNG 2014VNCC2014 Daily Reports Sức khỏe tim mạch cộng đồng Hơn một phần ba quần thể người trưởng thành ở Việt Nam có tăng huyết áp. Nghiên cứu dịch tễ trong quần thể người trưởng thành ở Việt Nam (2000-2010) cho thấy số đo huyết áp tâm thu tăng trung bình 1mmHg/năm, huyết áp tâm trương tăng trung bình 0.4 mmHg/năm, tốc độ tăng cao gấp 10 lần so với thế giới. Tốc độ tăng tương đương giữa nam và nữ, giữa nông thôn và thành thị. Ở người trưởng thành, các yếu tố nguy cơ có xu hướng đi chùm, tương tác chéo với nhau đòi hỏi cách tiếp cận toàn diện. Cứ 3 người trưởng thành, thì 1 người tăng huyết áp (THA) Cứ 3 người bị tăng huyết áp, thì 1 người không biết mình bị THA Cứ 3 người điều trị THA, thì 1 người không đạt huyết áp mục tiêu Ngày tăng huyết áp thế giới 17/5 Website của Chương trình Phòng Chống Tăng huyết áp quốc gia: http://www.huyetap.vn/ Một phần ba số ca tử vong toàn cầu hàng năm, ước khoảng 17 triệu người, có nguyên nhân là bệnh lý tim mạch. Trong số đó, tử vong liên quan tới tăng huyết áp chiếm khoảng 9.4 triệu người: 45% liên quan đến mạch vành, 51% liên quan đến tai biến mạch máu não Yếu tố nguy cơ tim mạch chính Tăng huyết áp (THA) Hút thuốc lá Rối loạn lipid máu Đái tháo đường Béo bụng Chế độ ăn ít rau/hoa quả Ít vận động Uống quá nhiều rượu Căng thẳng (stress) 9 yếu tố nêu trên khi phối hợp sẽ chi phối tới gần 90% sự xuất hiện các biến cố tim mạch chính như nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não, đồng thời cũng là chính là các yếu tố nguy cơ của những bệnh mạn tính (không lây nhiễm) khác. Sức khoẻ tim mạch lý tưởng Lối sống lý tưởng Không hút thuốc hoặc đã bỏ > 1năm Chỉ số BMI < 25kg/m2 Vận động cường độ vừa ≥ 150 phút, cường độ mạnh ≥ 75 phút mỗi tuần Chế độ ăn hợp lý: ít nhất 4/5 tiêu chuẩn:rau/quả≥4.5xuất/ngày;cá≥ 2 lạng/tuần; ngũ cốc nhiều chất xơ (1.1g xơ/10g carbohydrate ≥ 30g/ ngày); ăn nhạt <1.5g muối/ngày; đồ uống có đường ≤ 450 kcal/tuần Thông số lý tưởng: Cholesterol toàn phần < 5.17 mmol/l (<200mg) Huyết áp < 120/80 mmHg Đường máu khi đói <5.6mmol/L (100mg/dL) Thay đổi lối sống hợp lý để phòng tăng huyết áp và bệnh tim mạch Chế độ ăn hợp lý: giảm mặn (lượng muối mỗi ngày ít hơn một thìa cà phê), nhiều rau xanh, hoa quả tươi, nhiều chất xơ và protein thực vật. Hạn chế đồ ăn có nhiều cholesterol và acid béo no. Giảm cân nếu quá cân, duy trì cân lý tưởng với chỉ số BMI 18,5-23 kg/m2, duy trì vòng bụng <90 cm ở nam và <80 cm ở nữ. Hạn chế rượu, bia: < 3cốc/ngày (nam), < 2cốc/ngày (nữ) và tổng cộng <14 cốc/tuần (nam) hoặc < 9 cốc/tuần (nữ). (Cốc tiêu chuẩn: 340ml bia hoặc 140ml rượu vang, hoặc 40ml rượu nặng.) Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào. Hoạt động thể lực ở mức thích hợp, đều đặn 30-60 phút/ ngày. Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, stress; thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh bị lạnh đột ngột. Sự kiện liên quan Phiên Quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng (PS2) Đối thoại về tăng huyết áp và nguy cơ tim mạch (M01) Đào tạo về chẩn đoán điều trị tăng huyết áp (CE2) Phiên Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (PS6) Diễn đàn: tối ưu thuốc hay can thiệp cho THA khó trị (F12) Phiên toàn thể tim mạch chung và tim mạch dự phòng (P02) Hội thảo vệ tinh về thuốc hạ huyết áp (LS3) Thảo luận tình huống về tăng huyết áp (E04, E05) Nghiên cứu lâm sàng về tim mạch chung và cộng đồng (A04)
  • 5. Hội Tim mạch Can thiệp Hoa Kỳ THÁCH THỨC TRONG THỜI ĐẠI MỚI Các công cụ chẩn đoán và điều trị tim mạch mới, kết hợp với gia tăng về tỷ lệ mắc bệnh và tuổi thọ cao khiến chi phí chăm sóc các bệnh tim mạch tăng vọt, chiếm non nửa (43%) ngân sách bảo hiểm của chính phú Hoa Kỳ (Medicare/ Medicaid) trong khi kinh tế lại èo ọt. Nhu cầu người bệnh đòi hỏi không chỉ sống thọ mà còn phải sống chất lượng, không đau yếu. Xã hội tiêu dùng đòi hỏi hệ thống chăm sóc y tế phải dịch chuyển từ cách tính phí theo dịch vụ trở thành cách tính phí theo kết quả trị bệnh. Các thủ thuật can thiệp tim mạch vốn rất tốn kém trở thành tâm điểm của các chính sách và cải cách y tế-kinh tế-xã hội... CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG - SCAI ra mắt các sáng kiến ​​chất lượng (QI) cho cộng đồng tim mạch can thiệp của Hoa kỹ, giới thiệu khái niệm "Quality Champion" tại các phòng can thiệp; phát triển chương trình Emerging Leader Mentorship, trang bị kiến thứctrọng lãnh đạo cho các bác sỹ trẻ, khuấy động và tạo dựng một môi trường làm việc mới, văn hoá hướng tới chất lượng và hiệu suất cao nhất trong phòng can thiệp để chăm sóc tốt nhất cho người bệnh và đạt được kết quả tốt nhất; khởi xướng chương trình đánh giá, Accreditation of Cardiovascular Excellence, chứng nhận chất lượng cho các thủ thuật như can thiệp động mạch cảnh, can thiệp động mạch vành, thông tim chẩn đoán... HOẠT ĐỘNG CỦA SCAI TẠI ĐHTMTQ 2014 - Khoá đào tạo đặc biệt chuyên sâu về tim mạch can thiệp (SCAI Fellow Course - phiên CE5 từ 0730- 1730, chủ nhật ngày 12/10 tại Phòng Gallery 1-2, có dịch). - Gặp gỡ các thành viên SCAI của Việt Nam và các bác sỹ tim mạch can thiệp: từ 1800-1830, chủ nhật 12/10 tại Faculty Lounge (có giấy mời riêng). - Bài nói: "Áp dụng sáng kiến chất lượng để thay đổi văn hoá và kết cục trong phòng can thiệp" do chủ tịch SCAI, Prof. Charles Chambers trình bày từ 1432-1447, thứ hai 13/10 tại Phòng Đà Nẵng 1 (phiên P07, có dịch) - Các chương trình Heart Talk Show bên lề hội nghị HỘI TIM MẠCH CAN THIỆP HOA KỲ - SCAI, thành lập năm 1978, ngày nay có trên 4000 hội viên (kể cả tim mạch can thiệp nhi), tập trung vào việc: xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, thiết lập các tiêu chí chứng nhận kỹ năng, hướng dẫn việc đào tạo, đảm bảo về chất lượng và an toàn cho các thủ thuật tim mạch can thiệp. Ngay từ đầu, SCAI xác định việc nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng để cải thiện việc chăm sóc người bệnh là nhiệm vụ chính của mình, đồng thời cũng nhằm để thúc đẩy chất lượng cao trong tim mạch can thiệp. SCAI đã khởi xướng nhiều chương trình cải tiến chất lượng để đảm bảo sự xuất sắc trong quản lý và thực hiện các thủ thuật can thiệp: tạo dựng môi trường chăm sóc với các tiêu chuẩn mới, cải thiện kết cục điều trị dựa trên y học bằng chứng, đưa ra cách thức thống nhất khi thực hiện các thủ thuật can thiệp đồng thời nâng cao sự hợp lý về chi phí- hiệu quả của các thủ thuật tim mạch can thiệp vốn rất tốn kém. Một vai trò quan trọng của SCAI là ban hành các hướng dẫn và khuyến cáo chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch liên quan. thành lập năm 1978, ngày nay có trên 4000 hội viên (kể cả tim mạch can thiệp nhi), tập trung vào việc: xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, thiết lập các tiêu chí chứng nhận kỹ năng, hướng dẫn việc đào tạo, đảm bảo về chất lượng và an toàn cho các thủ thuật tim mạch can thiệp. Ngay từ đầu, SCAI xác định việc nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng để cải thiện việc chăm sóc người bệnh là nhiệm vụ chính của mình, đồng thời cũng nhằm để thúc đẩy chất lượng cao trong tim mạch can thiệp. SCAI đã khởi xướng nhiều chương trình cải tiến chất lượng để đảm bảo sự xuất sắc trong quản lý và thực hiện các thủ thuật can thiệp: tạo dựng môi trường chăm sóc với các tiêu chuẩn mới, cải thiện kết cục điều trị dựa trên y học bằng chứng, đưa ra cách thức thống nhất khi thực hiện các thủ thuật can thiệp đồng thời nâng cao sự hợp lý về chi phí-hiệu quả của các thủ thuật tim mạch ccan thiệp vốn rất tốn kém. TƯ VẤN CHÍNH SÁCH Vai trò thứ hai của SCAI là tư vấn chính sách cho giới quản lý về các vấn đề khác nhau của tim mạch can thiệp. Những hội viên SCAI, vốn hiểu biết tường tận mọi ngóc ngách trong điều trị, sẽ giúp các nhà quản lý nhận ra, hiểu rõ và giải quyết các vấn đề nhức đầu như chi trả bảo hiểm, đề xuất các phương thức thanh quyết toán hoặc phản hồi cách thức vận hành chi trả. Hội viên SCAI khi tham gia vào các ban tư vấn sẽ trả lời và giúp các cơ quan quản lý (như FDA, CMS) từ cấp độ quốc gia/liên bang lắng nghe được tiếng nói từ phía chuyên môn. Hội viên SCAI tham gia tranh luận trực tiếp với các nhà làm luật về các khía cạnh có liên quan như: chế độ chi trả, bảo hiểm rủi ro, chỉ số chất lượng, bệnh án điện tử, nhân lực y tế... Nói chung, vai trò về chính sách của SCAI là giáo dục cho các thành viên, cho công chúng và tư vấn chính phủ về các vấn đề liên quan nông-sâu tới tim mạch can thiệp, thay mặt cho người bệnh và cộng đồng. “This is my second year participating in this program, and both times I have been struck by how important it is for us to have face-to-face meetings with the individuals who are creating healthcare legislation and regulation. On many issues, we are the voice not just of our profession but for our patients. It’s crucial that we continue to carry our message forward at the federal, state and local levels,” said Dr. Charles Chambers - SCAI President GIỚI THIỆU SCAITim mạch trong kỷ nguyên mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng 5
  • 6. CONTENTS Forum Cardiac structural & peripheral artery interventions DaNang Hall 1 PreCongress Symposium Hypertension: from Concensus to Actions (VSH) DaNang Hall 2 CME Course Electrocardiogram: Practical clinical skills DaNang Hall 3 PreCongress Symposium Hypertension management in community (NPPCH) Gallery Room 1-2 PreCongress Symposium Echocardiography: Now and Then (VSE) Gallery Room 3-4 Workshop Hand-on training on simulators (TRI, PCI, TEVAR, Echo) Training Village Forum IAB, ECMO and mechanical LVADs DaNang Hall 1 Forum Resistant hypertension: Drugs or Devices? DaNang Hall 2 Forum Advances in pacemaker technology DaNang Hall 3 Meeting with experts Mobile applications in cardiology Gallery Room 1-2 Excutive Board Meeting of VNHA Gallery Room 3-4 Forum Hypotension in cardiac cathlab (for nurses) NonNuoc Room Forum Percutaneous coronary interventions DaNang Hall 1 Forum: Antiplatelet therapy for PCI patients DaNang Hall 1 Meeting with experts: Hypertension and global cardiovascular disease risk DaNang Hall 2 Meeting with experts Ventricular Premature Complexes DaNang Hall 3 Meeting with experts Cost-effectiveness analysis in cardiology Gallery Room 1-2 Meeting with experts New technology in cardiac imaging Gallery Room 3-4 Forum Rehabilitation for cardiovascular patients NonNuoc Room PreCongress Symposium Acute myocardial infarction: from benchside to clincal practice (VSIC) DaNang Hall 1 CME Course Diagnosis and management of hypertension DaNang Hall 2 PreCongress Symposium Comprehensive approaches for arrhythmias (VHRS) DaNang Hall 3 PreCongress Symposium Community cardiovascular health Gallery Room 1-2 PreCongress Symposium Trend and development in cardiovascular surgery Gallery Room 3-4 Symposium Quality improvement in cardiovascular nursing cares NonNuoc Room 1-2 PreCongress Symposium Informatics applications in cardiology Gallery Room 1-2 CME Course Updates for cardiac cathlab nurses NonNuoc Room 1-2 06:30 - 07:30 Walking campaign to promote community CV health along Da Nang beach 19:00 - 21:00 WELCOME DINNER: VNHA Excutive Board 6 CONTENT2014VNCC2014 Daily Reports Workshop Hand-on training on simulators (TRI, PCI, TEVAR, Echo) Training village 1 7:30-18:30
  • 7. CHÀO MỪNG LỄ KỶ NIỆM 25 NĂM NGÀY THÀNH LẬP VIỆN TIM MẠCH VÀO 11/11/2014 TẠI VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM, BỆNH VIỆN BẠCH MAI. 78 ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG ĐỐNG ĐA HÀ NỘI 2010: Thay van động mạch phổi qua đường ống thông 2009: Điều trị rung nhĩ bằng thăm dò điện sinh lý 2009: Siêu âm trong lòng mạch vành (IVUS) 2006: Điều trị suy tim sau nhồi máu bằng tế bào gốc tự thân 2005: Cấy máy tái đồng bộ thất điều trị suy tim 2004: Siêu âm gắng sức thảm chạy và ergometer VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM Thành lập VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM CÓ NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NHƯ SAU: Nghiên cứu có hệ thống về các phương pháp phòng, chống và điều trị các bệnhTim mạch ởViệt Nam nhằm hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết vì bệnh này ở nước ta. Cùng với trường Đại Học Y khoa Hà Nội và các trường Đại học khác đào tạo bổ túc cán bộ chuyên khoa về tim mạch ở bậc đại học và sau đại học. Theo dõi, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật chuyên khoa Tim mạch cho các địa phương và cơ sở trong cả nước. Khám và điều trị các bệnh tim mạch do tuyến dưới gửi lên, thực hiện các nghiệm pháp thăm dò chức năng tim mạch cho toàn khu vực Bệnh viện Bạch Mai và các Bệnh viện, các cơ sở có nhu cầu Hợp tác về khoa học thuộc lĩnh vực chuyên khoa với các nước và các tổ chức y tế trên thế giới nhằm phát triển và nâng cao kỹ thuật chuyên khoa tim mạch ở nước ta. Phổ biến các kiến thức phổ cập trong việc phòng, chống và phục hồi chức năng tim mạch nhằm góp phần chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân. Tổ chức quản lý Viện trên cơ sở các quy định và chế độ, chính sách đã được Nhà nước và Bộ Y tế ban hành 1990: Siêu âm Doppler tim (đen trắng) 1989: thành lập Viện Tim mạch Việt Nam (ngày 11/11), ở bệnh viện Bạch Mai (quyết định 704/BYT- QĐ), viện trưởng đầu tiên là GS. Trần Đỗ Trinh. 1988: Siêu âm 2D 1981-1990 1999: Cấy máy phá rung tự động điều trị đột tử 1998: Siêu am tim gắng sức với Dobutamin 1997: Can thiệp động mạch vành, cấu trúc tim (tim bẩm sinh, van hai lá) 1997: Thăm dò điện sinh lý và điều trị rối loạn nhịp 1997: Siêu âm tim qua thực quản 1996: Nong động mạch vành 1993: Siêu âm Doppler màu 1991: Siêu âm cản âm 1991-2000 2014: Sửa van hai lá qua đường ống thông 2013: Thay van động mạch chủ qua đường ống thông Phẫu thuật tim >1,000 ca/năm 2012: Triệt đốt thần kinh giao cảm ĐM thận điều trị THA kháng trị 2011: Đặt stent graft điều trị phình tách độnh mạch chủ ngực bụng 2011-2014 2001-2010 1973: Sốc điện và cấy máy tạo nhịp 1973: Siêu âm tim 1972-thành lập Khoa Tim mạch đầu tiên của cả nước, tách ra từ Khoa Nội chung của Bệnh viện Bạch Mai, chủ nhiệm khoa là GS. Đặng Văn Chung. 1963: Điện tâm đồ 1959: Thông tim 1959: hình thànhTổ Nghiên cứuTim mạch đầu tiên, ở Khoa Nội của Bệnh viện Bạch Mai, tổ trưởng là GS. Đặng Văn Chung. 1959-1980 DANH HIỆU Huân chương Lao động hạng Nhì (2000). Huân chương Lao động hạng nhất (2004) Danh hiệu Anh Hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2009) Huân chương Độc lập hạng Ba (2014) Danh hiệu cho các cá nhân xuất sắc Huân chương Độc lập cho GS. Trần Đỗ Trinh (nguyên Viện Trưởng 1989 – 1995) Huân chương Độc lập cho GS. Phạm Gia Khải (nguyên Viện Trưởng 1995 – 2007) Danh hiệu Anh hùng Lao động cho GS. Phạm Gia Khải (nguyên Viện Trưởng 1995 – 2007) Huân chương Lao động hạng Nhì cho GS. Nguyễn Lân Việt (nguyên Viện Trưởng 2007 – 2013)
  • 8. QUỸ VÌ SỨC KHỎE TIM MẠCH VIỆT NAM VĂN PHÒNG QUỸ VÌ SỨC KHỎE TIM MẠCH VIỆT NAM Địa chỉ: Bệnh Viện Bạch Mai, 78 - Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội. Email: info@quytimmach.org.vn Website: www.quytimmach.org.vn Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Trung bình cứ 2 giây lại có một người chết do bệnh tim mạch, cứ 3 người tử vong thì có một người mắc bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch hiện cũng là nguyên nhân hàng đầu của tàn phế sau đột quỵ. Mỗi năm có khoảng 10 triệu người sau khi bị đột quỵ còn sống, thì có đến một nửa trong số đó bị tàn tật vĩnh viễn. Bệnh tim mạch còn được dự đoán là nguyên nhân lớn nhất gây tàn phế trên thế giới vào năm 2020. Hiện nước ta có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp và các bệnh liên quan như: bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên và tiểu đường. Làm thế nào để có thể giảm tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch tại Việt Nam? Làm thế nào để những bệnh nhân nghèo mắc bệnh tim mạch được cứu chữa?... Quỹ vì Sức khỏe tim mạch Việt Nam với khẩu hiệu Chung tay vì trái tim Việt, ra đời đã trả lời cho những khúc mắc trên. Quỹ có sự tham gia của các giáo sư, các chuyên gia đầu ngành, các bác sĩ, những bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và đông đảo các tình nguyện viên trên cả nước. cùng chung tay đấu tranh với các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, Quỹ cũng góp phần đào tạo nâng cao hiểu biết cho các bác sĩ, nhân viên y tế (đặc biệt tuyến vùng sâu, xa), tổ chức khám, chữa bệnh từ thiện cho bệnh nhân tim mạch tại các xã vùng sâu, xa. Quỹ còn tài trợ cho những bệnh nhân nghèo mắc bệnh tim mạch. Đồng thời, đưa ra cho cộng đồng những khuyến cáo về phòng chống bệnh tim mạch. Tính cho đến nay, Quỹ vì Sức khỏe tim mạch Việt Nam đã cùng với Viện tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai), Hội tim mạch Việt Nam thực hiện nhiều buổi Tư vấn trực tuyến trên truyền hình, phát thanh, website chuyên biệt về sức khỏe. Ngoài ra, quỹ cũng kết hợp tổ chức Chương trình“Trò chuyện với trái tim”được tổ chức định kỳ tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Chương trình thu hút được đông đảo bệnh nhân đến nghe và nhận được nhiều câu trả lời từ các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành. Bên cạnh đó, quỹ còn kết hợp với Viện tim mạch, Hội tim mạch Việt Nam cùng thực hiện nhiều chương trình khám, tư vấn và chữa bệnh từ thiện ở nhiều địa phương. Điển hình là, tháng 7.2014, tại Quảng Ngãi, Quỹ tổ chức khám, chữa bệnh, trao quà trị giá 20 triệu đồng cho ngư dân bám biển. Tiếp đến, 24.8.2014, khám chữa bệnh cho người dân tại Ân Thi (Hưng Yên). Tổng chi phí là hơn 150 triệu đồng. Quỹ cũng đã tài trợ cho nhiều bệnh nhân nghèo phải can thiệp tim mạch, tổng chi phí là 30 triệu đồng. Song song với các chương trình từ thiện, nhiều lễ phát động phong trào trong toàn dân để gây quỹ cho Quỹ vì sức khỏe tim mạch Việt Nam cũng được tổ chức thường kỳ. Ngày 11/10 vừa qua, chương trình phát động đi bộ gây quỹ trong khuôn khổ Đại hội tim mạch toàn quốc lần thứ 14 cũng đã thu hút được hàng ngàn người tham gia. Quỹ hoạt động trên cơ sở thiện nguyện. Như bất cứ tổ chức từ thiện nào, quỹ sẽ tiếp nhận tài trợ và quà tặng từ các tổ chức và cá nhân có hảo tâm. Nguyên tắc hoạt động của quỹ vì mục đích phi lợi nhuận, hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong thời gian tới, Quỹ sẽ tiếp tục tài trợ cho các ca bệnh nhân nghèo mắc bệnh tim mạch, khám, tư vấn, chữa bệnh cho người dân ở vùng sâu vùng xa và thực hiện nhiều chương trình ý nghĩa khác.
  • 9. Sáng 11-10, tại TP Đà Nẵng, Hội Tim mạch học Việt Nam, Qũy Vì sức khỏe Tim mạch Việt Nam và Sở Y tế TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức lễ phát động chương trình đi bộ vì sức khỏe Tim mạch 2014 với chủ đề “Môi trường lành mạnh cho một trái tim khỏe”. Đây là hoạt động nhằm giúp mọi người dân hiểu hơn về bệnh lý tim mạch cũng như để phòng chống và đẩy lùi căn bệnh được mệnh danh là“Kẻ giết người thầm lặng”một cách tích cực và hữu hiệu nhất. Ngay sau lễ phát động, hơn 1.000 người thuộc các tầng lớp nhân dân đã tham gia đi bộ dọc tuyến đường chính của Đà Nẵng để kêu gọi người dân nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe tim mạch và gây quỹ từ thiện. Trong khuôn khổ chương trình, hàng trăm người dân đã được các bác sỹ, chuyên gia tim mạch khám sức khỏe miễn phí, đo điện tim và tư vấn trực tiếp về những kiến thức phòng chống các bệnh tim mạch nói chung, cách tự bảo vệ trái tim khỏe mạnh bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và một lối sống lành mạnh. S áng nay (12-10), tại khách sạn Furama (TP Đà Nẵng), Hội Tim mạch học Việt Nam phối hợp với Quỹ Vì sức khỏe Tim mạch Việt Nam tổ chức lễ khai mạc Hội nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ 14 với chủ đề “Tim mạch thời đại mới: Từ phòng thí nghiệm ra cộng đồng”. Đến dự hội nghị có đồng chí Huỳnh Đức Thơ - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng; PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế); GS.TS Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, BSCKII Trần Ngọc Thạnh – Phó Giám đốc SởY tế TP Đà Nẵng kiêm Giám đốc BV Đa khoa Đà Nẵng. Hội nghị lần này thu hút gần 2.000 đại biểu là chuyên gia, giáo sư, bác sỹ chuyên khoa tim mạch hàng đầu trong nước cùng các giáo sư, bác sỹ tim mạch các nước Mỹ, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Singapore,... Hiện nay, bệnh tim mạch đã và đang là một gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao hàng đầu. Bên cạnh đó, chi phí cho chăm sóc, điều trị bệnh tim mạch cũng là gánh nặng đáng kể với hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Tổ chức Y tế thế giới ước tính, hàng năm có đến 17,5 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch và số bệnh nhân tích lũy ngày một nhiều. Theo dự đoán của Hội Tim mạch thế giới, đến năm 2017, Việt Nam sẽ có 20% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang được trẻ hóa với rất nhiều đối tượng đang còn trong độ tuổi lao động. Tỉ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên ở Việt Nam đã là 25,1%. Thế nhưng đến nay vẫn còn nhiều người thờ ơ, chủ quan với sức khỏe tim mạch của chính mình. Hội nghị lần này nhằm truyền thông tuyên truyền gián tiếp và trực tiếp tại cộng đồng để người dân có những kiến thức, những hiểu biết phòng, chống bệnh lý này. Đồng thời, Hội nghị cũng là cơ hội để trao đổi, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sỹ, chuyên gia. Tại Hội nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ 14, với chủ đề “Tim mạch thời đại mới: Từ phòng thí nghiệm ra cộng đồng”sẽ có gần 1.000 báo cáo chuyên môn của các chuyên gia tim mạch hàng đầu trong nước và thế giới với nhiều cập nhật, nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực tim mạch học, huyết áp, các khuyến cáo mới của Hội tim mạch học Việt Nam… Hội nghị cũng sẽ trao giải thưởng cho các nhà nghiên cứu trẻ và được bế mạc vào ngày 14-12. NỘI DUNG TRONG NGÀY 1.000 người đi bộ vì sức khỏe Tim mạch 2014 Khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho hơn 400 đồng bào dân tộc Cơ Tu Ngày 9-10, HộiTim mạch họcViệt Nam phối hợp với Qũy Vì sức khỏe Tim mạch Việt Nam và BV Đa khoa Đà Nẵng tổ chức khám bệnh về tim mạch, huyết áp và phát thuốc miễn phí cũng như tặng quà cho hơn 400 đồng bào dân tộc thiểu số người Cơ Tu tại xã Hòa Bắc (H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Ngoài việc cẩn thận khám, đo huyết áp, siêu âm tim, chẩn đoán bệnh và ghi chi tiết rõ ràng cách dùng của từng loại thuốc, đoàn bác sỹ còn dành nhiều thời gian tư vấn về những kiến thức cơ bản phòng chống các bệnh tim mạch và chế độ dinh dưỡng hằng ngày để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người dân. Qua khám sàng lọc, đoàn bác sỹ đã phát hiện nhiều người dân đang mắc phải các bệnh lý tim mạch và hiện tỉ lệ người mắc bệnh lý tim mạch trong khu vực xã Hòa Bắc là khá cao. Ngoài ra, bằng các phương pháp khám trực tiếp, siêu âm tim và làm các xét nghiệm, đoàn bác sỹ đã phát hiện 10 trường hợp mắc phải bệnh lý về tim mạch khá nghiêm trọng cần phải đến các cơ sở y tế có chuyên môn cao về tim mạch để được điều trị, can thiệp kịp thời. Hoạt động tình nguyện này là một trong những sự kiện nằm trong chuỗi chương trình Hội nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ 14 nhằm góp phần chung tay chống lại bệnh tim mạch để mỗi người dân đều có được một trái tim khỏe mạnh. Đồng thời, giúp các đối tượng bị mắc các bệnh tim mạch, nhất là trẻ em được phát hiện sớm từ đó sẽ có kế hoạch điều trị, phẫu thuật và can thiệp kịp thời. ChủNhật-Ngày12/10/2014 HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM VNCC2014 Daily Reports Tim mạch trong kỷ nguyên mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng Khai mạc Hội nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ 14: Cho một trái tim khoẻ... Lễ khai mạc Đại hội Tim mạch Toàn quốc (P01) Gặp mặt Hội Tim mạch Hoa Kỳ Cập nhật các khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam (LS4) Phiên toàn thể P02: Tim mạch chung và tim mạch phòng ngừ P03: Tranh biện về vai trò của thuốc kháng đông và kháng tiểu cầu mới P04: Chiến lược điều trị van hai lá Khoá đào tạo liên tục CE4: Cấp cứu tim mạch CE5: Tim mạch can thiệp CE6: Phương pháp nghiên cứu và y học dựa trên bằng chứng CE7: Cập nhật bệnh tim mạch CE8: Điều trị và dự phòng huyết khối W: Thực hành trên mô hình Q01: KT chọc dịch màng tim Q02: KT sốc điện Chuyên đề S01 & S03: Suy tim S02: Chẩn đoán và xử trí đa ngành với ngất S04: Tối ưu điều trị hội chứng vành cấp Diễn đàn F05: Điều trị phình lóc động mạch chủ F06: Chiến lược can thiệp chỗ chia nhánh động mạch vành F14: Thăm dò mạch vành ở người đau thắt ngực F15: Các thử nghiệm lâm sàng nổi bật trong tim mạch F16: Xử trí biến chứng của thuốc chống đông ở người có van tim cơ học F17: Làm gì khi trẻ có tiếng thổi Báo cáo nghiên cứu Báo cáo miệng: A01, A02, A03 Poster PA 1 Hội thảo vệ tinh LS1: Công ty AstraZeneca LS2: Công ty Biotronik LS3: Công ty Bayer 22 - 311850 Tiệc chiêu đãi khách mời và báo cáo viên FALCULTY DINNER 1900-2100 ngày 12/10/2014 Nhà hàng Nam Long, Hội An Quảng Nam
  • 10. LS1: Hội thảo vệ tinh AstraZeneca LS2: Hội thảo vệ tinh Biotronik LS3: Hội thảo vệ tinh Bayer Thờigian:1 2:00-13:00tạiP hòng Đà Nẵng 2 Thờigian:1 2:00-13:00tạiP hòng Đà Nẵng 3 Thờigian:1 2:00-13:00tạiP hòng Đà Nẵng 1 12/10/201412/10/201412/10/2014 LS4: Hội thảo Vệ tinh Menarini LS5: Hội thảo Vệ tinh Boehringer- Ingelheim LS6: Hội thảo Vệ tinh Bayer LS7: Hội thảo Vệ tinh Medtronik Thời gian: 12:00- 13:00tạiPhòng ĐàNẵng2 Thời gian: 12:00- 13:00tạiPhòng ĐàNẵng3 Thời gian: 12:00- 13:00tạiPhòngG allery3-4 Thời gian: 12:00- 13:00tạiPhòngG allery3-4 13/10/201413/10/201413/10/201413/10/2014 2 ĐÀO TẠO LIÊN TỤC2014VNCC2014 Daily Reports Cập nhật những dữ liệu mới nhất từ các thử nghiệm lâm sàng và khuyến cáo T Bên cạnh các khóa đào tạo liên tục, Đại hội tim mạch toàn quốc lần này cũng diễn ra các hội thảo vệ tinh, là nơi chia sẻ các dữ liệu mới nhất từ các thử nghiệm lâm sàng mới nhất và khuyến cáo trong điều trị các bệnh lý tim mạch. Hội thảo vệ tinh của Quỹ Vì Sức khoẻ Trái tim Việt Nam là nơi để công bố các khuyến cáo mới của Hội Tim mạch Việt Nam trong điều trị các bệnh lý tim mạch, thể hiện tầm nhìn và cam kết đồng hành giữa Quỹ và Hội trong công tác giáo dục đào tạo bác sỹ tim mạch Hội thảo vệ tinh của AstraZeneca thảo luận về hai trụ cột trong điều trị hội chứng vành cấp: kháng ngưng tập tiểu cầu và statin. Hội thảo vệ tinh của Biotronik thảo luận về stent phủ thuốc thế hệ mới và các thiết bị điều trị rối loạn nhịp tim. Hội thảo vệ tinh của Bayer (12/10) thảo luận về các dữ kiện lâm sàng của thuốc chẹn kênh canxi trong điều trị tăng huyết áp: góc nhìn mới vào một vấn đề dường như đã quen thuộc. Hội thảo vệ tinh của Menarini thảo luận vai trò quan trọng của thuốc chẹn beta trong điều trị tăng huyết áp và suy tim, dựa trên những bằng chứng nghiên cứu mới nhất. Hội thảo vệ tinh của Boehringer-Ingelheim thảo luận các vấn đề cần quan tâm trong điều trị chống huyết khối trên thực hành lâm sàng. Hội thảo vệ tinh của Bayer (13/10) chào mừng ngày Huyết khối thế giới và thảo luận về các tiến bộ trong điều trị huyết khối thuyên tắc tĩnh mạch. Hội thảo vệ tinh của Medtronik thảo luận những thông tin mới nhất về các thiết bị điều trị rối loạn nhịp như máy phá rung tự động để phòng đột tử tim ở Việt Nam. C ác thuốc chống đông đường uống kinh điển, loại kháng vitamin K (VKA), đã được thương mại hoá từ lâu, với số lượng người dùng đông đảo và kinh nghiệm được tích luỹ đã cho thấy hiệu quả của thuốc trong việc dự phòng huyết khối và biến chứng tắc mạch ở những đối tượng người bệnh có nguy cơ cao như rung nhĩ, van tim nhân tạo, tái phát huyết khối tĩnh mạch mặc dù cái giá phải trả là khả năng chảy máu. Hiệu quả của thuốc được đánh giá qua xét nghiệm đông máu (INR), và do khoảng cửa sổ điều trị của xét nghiệm rất hẹp, người bệnh dùng kháng đông đường uống VKA đều phải kiểm tra định kỳ xét nghiệm máu để điều chỉnh liều. Hơn thế nữa, thuốc kháng vitamin K dễ tương tác với thực phẩm, với các thuốc tim mạch khác nên việc điều chỉnh rất khó khăn, dễ xảy ra biến cố chảy máu do quá liều song cũng dễ xảy ra biến cố đông máu do không đủ liều. Gần đây, một thế hệ mới các chất kháng đông (NOAC) đã xuất đầu lộ diện với khá nhiều ưu thế so với thuốc kháng đông VKA cổ điển. NOAC gồm có các thuốc ức chế trực tiếp yếu tố X hoạt hoá (như Rivaroxaban (Xarelto), Apixaban (Eliquis), Edoxaban (Lixiana)) và ức chế trực tiếp throm- bin, dabigatran (Pradaxa). Ưu điểm cơ bản các các thuốc này là sử dụng thuận tiện (1lần/ngày), không phi theo dõi INR, ít thương tác với thức ăn hoặc các thuốc tim mạch, tác động dược lý dự báo được, không gây giảm tiểu cầu; thời gian bán thải & cơ chế bài tiết rõ hơn; cải thiện cả về hiệu quả cũng như độ an toàn của việc điều trị. Khởi đầu được chỉ định trong dự phòng đột quỵ do tắc mạch ở người có rung nhĩ, NOAC đã chứng minh được hiệu quả trong dự phòng huyết khối tĩnh mạch tái phát, và trong số đó một vài thuốc đã thể hiện hiểu quả trong điều trị huyết khối mới tĩnh mạch và động mạch phổi cũng như chống đông thứ phát ở người có stent động mạch vành. Khi tuổi thọ tăng lên, can thiệp mạch vành ở những người bệnh tuổi cao hơn, mạch vành vôi hoá tổn thương nhiều hơn, nhiều bệnh nền kèm theo (ung thư, xuất huyết tiêu hoá, rung nhi, tắc mạch cũ...), phải dùng nhiều hơn stent hơn, về lâu dài, nguy cơ tai biến mạch não tăng thêm cũng không hề kém so với nguy cơ biến cố mạch vành.. thì việc phối hợp thuốc chống ngưng tập tiểu cầu với thuốc chống đông như thế nào trở thành một vấn đề cấp thiết. Liệu NOAC có thay thế được VKA, làm thế nào để phối hợp với các thuốc kháng tiểu cầu quy trình uống thuốc thế nào cho hợp lý, tăng tối đa lợi ích trong khi hạn chế tối đa biến cố xuất huyết.... Đâu sẽ là chân trời mới cho điều trị kháng đông! CHÂN TRỜI MỚI CHO ĐIỀU TRỊ KHÁNG ĐÔNGThông tin liên quan xin xem tại trang 4
  • 11. Chien Foundation Chien Foundation là một tổ chức thiện nguyện, do hai sáng lập viên là ông Teddy Chien và Dr Richard Ng thành lập 01/1997 tại Singapore, sau này được quản lý bởi Ban điều hành gồm Mr David Chien và rất nhiều các thầy thuốc đầu đàn về tim mạch can thiệp trong khu vực như Dr Park Seung-Jung (Hàn Quốc), Prof Gao Runlin (Trung Quốc), Prof Alan Yeung (Hoa Kỳ), Prof Harry Suryapranata (Thái Lan), A/Prof Tan Huay Cheem và A/Prof Philip Wong (Singapore). Mục đích của quỹ là tổ chức các chương trình đào tạo và nghiên cứu để hỗ trợ và cải thiện việc thực hành tim mạch cho các bác sỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Lấy trọng tâm là tim mạch can thiệp, Chien Foundation tài trợ cho các bác sỹ từ Trung Quốc, Philippine, Indonesisa, Myanmar, Vietnam, Tháilan, Ấn Độ, Singapore, New Zealand hay Hoa Kỳ đến học tập và trau dồi kỹ năng tim mạch can thiệp tại Singapore, tại Australia hay Hoa Kỳ trong vòng 6-12 tháng. Nhận lời mời của Hội Tim mạch Việt Nam từ năm 2012, Chien Foundation đã trở thành đối tác nghiên cứu khoa học (Academic Research Partner) của Đại hội Tim mạch, tài trợ cho 3 giải thưởng Nghiên cứu Trẻ Xuất sắc (báo cáo bằng tiếng Anh) trong Đại hội Tim mạch toàn quốc, đồng thời mời các thành viên của mình đến tham dự, báo cáo trong Đại hội của Hội Tim mạch Việt Nam và tổ chức hội thảo chuyên đề đặc sắc trong Đại hội (Chien Foundation’s symposium) Chien Foundation cũng trao giải Người thầy xuất sắc và Thành tựu Trọn đời trong Tim mạch can thiệp để vinh danh những người thầy đã góp phần thúc đẩy việc đào tạo và nghiên cứu trong các các hội nghị tim mạch can thiệp. Những người được vinh danh bao gồm: Các bác sỹ được đào tạo về Tim mạch chủ yếu tại Singapore (Trung tâm Tim mạch Quốc gia Singapore và Trung tâm Tim mạch Đại học Quốc gia Sin- gapore), hoặc như tại Australia (Trung tâm Y khoa Monash và bệnh viện Royal Perth) hoặc tại Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn lựa chọn dựa trên năng lực, sự phù hợp với từng nước cũng như cam kết phải trở về nước để làm việc sau khi được đào tạo. Trong vòng 5 năm qua, Chien Foundation mở rộng các hoạt động tài trợ như trao giải Nghiên cứu xuất sắc nhất cho các nhà bác sỹ trẻ trình bày tại các hội nghị tim mạch can thiệp nổi bật trong khu vực như AsiaPCR-SingLIVE, CIT, TCT-AP… - Kết hợp với SCAI để giảng trong Khoá họcTim mạch Can thiệp (CE5 từ 7h30-1740 ngày 12/10 tại phòng Gallery 1-2, có dịch) - Tham gia phiên Tranh biện trong tim mạch (P03 từ 1315-1515 ngày 12/10, tại phòng Đà Nẵng 1, có dịch) và phiên Sáng kiến trongTim mạch (P07 từ 1315-1515 ngày 13/10, tại phòng Đà Nẵng 1, có dịch) - Hội thảo đặc biệt: Cập nhật về Hội chứng vành cấp (P06) từ 0945- 1145 ngày 13/10 tại phòng Đà Nẵng 1, có dịch. - Tham gia chấm giải Nhà Nghiên cứu Trẻ YIA (báo cáo và hỏi đáp bằng tiếng Anh) từ 1315-1600 ngày 13/10 tại phòng Gallery 3-4 - Trao giải Nhà Nghiên cứu Trẻ xuất sắc cho người trúng giải, trong Gala Dinner, 1900-2200 ngày 13/10 tại khách sạn Crown, Đà Nẵng - Tham gia vào các buổi phỏng vấn Heart Talk Show HOẠT ĐỘNG CỦA CHIEN FOUNDATION TẠI ĐHTMTQ 20 Prof Eberhard Grube Prof Harry Suryapranata Prof Alan Yeung Prof Jean Marco Dr Park Seung-Jung Prof Patrick Serruys Prof Gao Runlin Dr Martin Leon Dr Robaayah Z Dr Richard Ng AProf Koh Tian Hai Dr Jean FajadetDr Shigeru Saito Dr Marie-Claude Morice Dr Antonio Colombo Dr Spencer King Ngày 18/3/2014 tại Hàng Châu, Trung Quốc): từ trái sang phải: Prof Alan Yeung, Prof Gao Runlin, Mr Teddy Chien, Dr Richard Ng; Ms Sheryl Ong, Mr David Chien, A/Prof Tan Huay Cheem, Prof Harry Suryapranata, vắng mặt hai người (Dr S J Park, A/Prof Philip Wong) Cuộc thi“Nhà Nghiên cứu Trẻ”dành cho các ứng viên dự thi là các bác sỹ, điều dưỡng trên toàn quốc độ tuổi dưới 40 có đề tài nghiên cứu trong chuyên ngành tim mạch. Các ứng viên sẽ phải trình bày đề tài nghiên cứu của mình bằng tiếng Anh trong thời gian 10 phút sau đó tiếp tục trả lời bằng tiếng Anh trong thời gian 5 phút các câu hỏi của ban giám khảo bao gồm các chuyên gia tim mạch đầu ngành trong và ngoài nước.
  • 12. T heo thời gian, các thành phần mỡ xấu trong máu sẽ lắng đọng trong thành của mạch máu gây ra hiện tượng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa này lớn dần lên, làm thu hẹp lòng mạch máu gây ra bệnh tim thiếu máu cục bộ (hay bệnh mạch vành), khi nứt vỡ làm bung các thành phần mỡ xấu, hoạt hoá quá trình đông máu và gây ra hội chứng vành cấp. Bên cạnh việc ổn định mảng xơ vữa, ngăn chặn dòng thác đông máu và hạn chế nhu cầu oxy cơ tim bằng tối ưu điều trị các thuốc, các biện pháp cơ học nong bóng hay đặt stent có tác dụng ép dẹt mảng xơ vữa, khơi thông dòng chảy, khôi phục lại tưới máu cho vùng bị thiếu. So với việc nong bằng bóng đơn thuần, stent thường (BMS) làm từ thép không gỉ hoặc các loại hợp kim tân tiến hơn có tác đụng chống đỡ thành mạch bị xung yếu do xơ vữa, ngăn chặn quá trình lấp tắc cấp tính, duy trì cấu trúc chống đỡ của thành mạch, đảm bảo hiệu quả điều trị về lâu dài. Tuy nhiên tổn thương vật lý của thành mạch khi bị ép bởi stent, quá trình viêm mạn tính tại chỗ tiếp xúc giữa thành mạch với khung thép đã biến quá trình liền sẹo (nội mạc hoá) thông thường tại chỗ đặt stent trở thành quá trình tăng sinh nội mạc liên tục làm hẹp lòng mạch trở lại (quá trình tái hẹp), thậm chí có thể gây tắc lại stent nhanh chóng nhất là khi mạch máu chỗ đặt stent có đường kính nhở, đoạn tổn thương dài... Stent phủ thuốc (DES) ra đời với một lớp thuốc chống phân chia tế bào phủ xung quanh các mắt stent, và được giữ bởi một lớp polyme, đã ngăn ngừa quá trình tân sinh của nội mạc và nhờ thế ngăn ngừa quá trình tái hẹp trong stent, hạn chế sự xuất hiện của các biến cố trên lâm Stent và kháng ngưng tập tiểu cầu 4 TIM MẠCH CAN THIỆP 2014VNCC2014 Daily Reports sàng. Thế hệ stent phủ thuốc (DES) đầu tiên sử dụng sirolimus hoặc pa- clitaxel đã chứng tỏ được hiệu quả vượt trội so với stent thường trong việc làm giảm tái hẹp kể cả ở những đối tượng dễ tái hẹp như người bị đái tháo đường. Sau khi các háo hức ban đầu đã tạm lắng, dữ kiện theo dõi dọc đã bộc lộ nhiều khoan ngại về tính an toàn lâu dài của DES thế hệ thứ nhất, đặc biệt là nhu cầu phải dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu kép kéo dài, và nguy cơ huyết khối muộn hoặc rất muộn trong stent. Nguyên nhân của huyết khối muộn trong stent được cho là do khung stent không hề được nội mạc hoá, tái cấu dương của thành mạch máu, stent không áp thành do quá trình viêm mạn... Bên cạnh những tác nhân về vật lý (kích cỡ, dòng chảy, sang chấn...), lớp polymer còn nguyên đó sau khi thuốc đã giải phóng hết được cho là tác nhân chính gây quá mẫn và phản ứng viêm tại chỗ, chưa kể đến nhiều trường hợp lớp polymer bị xước sát không đồng đều khiến việc giải phóng thuốc nhanh chậm không đều gây ra nhiều tác động xấu khác lên thành mạch. Bên cạnh hướng đi cải tiến về cấu trúc stent (thay đổi cấu trúc mắt lưới stent, dùng các hợp kim tốt hơn khiến lưới stent mảnh hơn nhưng cứng hơn, cho tới việc dùng các vật liệu stent tự tiêu), các nhà nghiên cứu cũng tập trung vào việc cải tiến các loại thuốc chống tái hẹp, nâng cao tính linh hoạt và chắc chắn của stent đồng thời là cải tiến các cấu trúc của lớp màng polymer phủ ngoài: từ chỗ màng polymer bền như tương hợp sinh học tốt hơn (DES thế hệ thứ hai),màng polymer có thể tự phân huỷ (DES thế hệ thứ ba) cho tới công nghệ không cần dùng màng polymer (DES thế hệ thứ tư). Sử dụng các công nghệ nano để xử lý bề mặt stent, các loại DES mới không dùng polymer như BioFree- dom (Biosensor), YUKON Choice (Translumina), Optima (CID), Ama- zon Pax (Minivasys)..., với kỳ vọng sẽ vẫn giữ nguyên khả năng chống tái hẹp như các DES tiền bối trong khi tăng tính an toàn lâu dài, rút ngắn thời gian đùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu kép. Kết quả bước đầu cúa stent BioFreedom đã cho thấy hiệu quả giảm tái hẹp và tỷ lệ biến cố mạch đích cũng như tính an toàn khi thời gian dùng chống ngưng tập tiểu cầu ngắn lại. Thử nghiệm đa trung tâm lớn hơn (LEADERS Free) hiện đã được tiến hành để đánh giá các tiêu chí trên lâm sàng với thời gian dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu chi còn 1 tháng trên những người bệnh được can thiệp mạch vành có nguy cơ chảy máu cao (là những đối tượng vẫn bị lãng quên từ xưa đến nay). Trước khi có đủ bằng chứng từ các thế hệ stent phủ thuốc mới, người bác sỹ can thiệp vẫn phải cân đối giữa lợi ích lâu dài khi giảm được tái hẹp trong stent (ngăn chặn được các biến cố tắc mạch trong tương lai) cũng như nguy cơ khi phải dùng kháng ngưng tập tiểu cầu kép kéo dài (dễ kéo theo các biến cố chảy máu) nhất là ở những nhóm người bệnh dễ tổn thương (người già, có bệnh lý khác kèm theo, đái tháo đường, suy thận, rung nhĩ…). Câu chuyện còn trở nên phức tạp hơn khi cái nhìn thấy trước mắt (như tiến triển tân sinh nội mạc trong stent hay xuất huyết khi dùng thuốc) không hẳn sẽ luôn luôn chuyển thành các biến cố đích (tử vong, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy tim)… Trong bệnh cảnh hội chứng vành cấp, khi dây Kháng ngưng tập tiểu cầu cho can thiệp động mạch vành Thảo luận về stent và thuốc kháng tiểu cầu Tối ưu điều trị hội chứng vành cấp Tranh biện về vai trò của các thuốc kháng đông và chống ngưng tập tiểu cầu mới Tối ưu điều trị kháng tiểu cầu sau hội chứng vành cấp Tối ưu điều trị bệnh mạch vành ổn định mạn tính Diễn đàn F02, từ 1200-1300 ngày 11/10, tại Phòng Đà Nẵng 1 Hội thảo vệ tinh của AstraZeneca Phiên LS1, từ 1200-1300 ngày 12/10, tại Phòng Đà Nẵng 1 Phiên CE53 trong khoá đào tạo về tim mạch can thiệp Từ 1200-1300 ngày 12/10 tại Phòng Gallery 1-2, có dịch Phiên toàn thể P03, từ 1315-1515 ngày 12/10, tại Phòng Đà Nẵng 1, có dịch Chuyên đề S04, từ 1530-1730, ngày 12/10, tại Phòng Đà Nẵng 2 Diễn đàn F08 từ 1730-1815, ngày 13/10 tại Phòng Đà Nẵng 3 Phiên toàn thể P05, từ 0730-0930, ngày 13/19 tại Phòng Đà Nẵng 1 Phiên CE8 từ 1315-1730 ngày 12/10, tại Phòng Gallery 3-4 Phiên CE7, từ 1632-1647 ngày 12/10. tại Phòng Đà Nẵng 3 Khoá đào tạo liên tục về thuốc kháng đông thế hệ mới Sử dụng và theo dõi lâu dài thuốc kháng đông trên bệnh nhân thay van tim Xử trí biến chứng của thuốc chống đông Thuốc chống đông trong đột quỵ não Ca lâm sàng tối ưu thuốc kháng đông Chuyên đề huyết khối ĩnh mạch và động mạch phổi Huyết khối tĩnh mạch và bệnh ung thư Hội thảo vệ tinh PHiên S08, từ 0945-1145 ngày 13/10, tại Phòng Đà Nẵng 2 Phiên E08-E09, từ 1315-1515, tại Phòng Đà Nẵng 3 Phiên S13 từ 1530-1730 ngày 13/10 tại phòng Đà Nẵng 2 Diễn đàn F16, từ 1730-1830 ngày 12/10, tại Phòng Gallery 3-4 Phiên LS6 của công ty Boehring- er-Ingelheim: Điều trị chống huyết khối trên thực hành lâm sàng: các vấn đề cần quan tâm, từ 1200-1300 ngày 13/10 tại Phòng Đà Nẵng 2 Phiên LS7 của công ty Bayer:Thế kỷ XXI & tiến bộ trong điều trị huyết khối thuyên tắc tĩnh mạch, từ 1200- 1300 ngày 13/10 tại Phòng Đà Nẵng 3 Diễn đàn F18 từ 1730-1815 ngày 13/10 tại phòng Đà Nẵng 2 chuyền đông máu đã được kích hoạt, nguy cơ tắc mạch tái phát trực tiếp đe doạ tính mạng hoặc gây ra các biến cố đích mới, tìm kiếm và ứng dụng các loại thuốc chống huyết khối mạnh (bao gồm cả chống đông và chống ngưng tập tiểu cầu) tuy hết sức cần thiết song cũng đặt bác sỹ lâm sàng vào tình huống đi dây tương tự, phải cân đối giữa lợi ích khi đùng chống đông mạnh và nguy cơ xảy ra các biến cố chảy máu nặng (cũng có nguy cơ tử vong tương đương nếu tắc mạch xảy ra khi không dùng chống đông). Làm thế nào để tối ưu hoá điều trị chống đông và chống ngưng tập tiểu cầu trong giai đoạn cấp, cũng như lâu dài ở người có bệnh mạch vành về loại thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng… luôn là vấn đề rất được chú ý với các bác sỹ tim mạch.
  • 13. Di truyền và bệnh lý tim mạch Các biến thể gen giúp chẩn đoán bệnh Các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra các biến thể gen có thể dùng để phát hiện bệnh. Các biến thể gen này không nhất thiết là nguyên nhân gây bệnh, mà có thể chỉ là các dấu ấn chỉ điểm giúp tăng cường năng lực chẩn đoán bệnh và tăng cường cho việc đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Mức độ biểu hiện của một số gen (ví dụ như lượng RNA tương ứng hoặc lượng protein được sản xuất ra) có thể cho biết là có tình trạng bệnh lý. Nếu các gen này bị bộc lộ quá mức hoặc bị ức chế kéo dài trong một số bệnh cảnh lâm sàng thì các gen này cũng được coi như là các yếu tố chỉ điểm sinh học. Tuy nhiên, với nhiều bệnh khác, thì việc phân lập gen gây bệnh khó khăn hơn. Nguyên nhân do phần lớn các bệnh là di truyền đa gen hoặc di truyền đa nhân tố. Các tập hợp gen này rất lớn và tác động rất phức tạp để gây ra tình trạng bệnh lý (thường được kích hoạt bởi sự tương tác của các yếu tố sinh lý-môi trường-di truyền). Điều này gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu trong việc chú trọng vào việc nghiên cứu đơn gen. Đây là một thực tế rất hay gặp ở những nghiên cứu về đột biến gen trong các bệnh lý tim mạch. Trong các trường hợp này, khảo sát toàn bộ các gen mới có giá trị. Bệnh tim mạch có yếu tố di truyền Hiện nay, xác định dấu ấn di truyền là một trong những hướng đi chính trong nghiên cứu các bệnh tim mạch. Từ lâu nay, người ta đã biết rằng, một số bệnh lý tim mạch hay gặp trong các gia đình có cùng yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Cơ sở gây bệnh của một số bệnh lý tim mạch phức tạp là do sự tương tác của nhiều gen cùng với sự tương tác giữa gen và môi trường. Có nên xét vai trò của các biến thể gen? Thách thức khó khăn hiện nay của chúng ta là xác định xem các biến thể gen đã được khám phá liệu có ích không khi kết hợp các đánh giá truyền thống của các thầy thuốc (như đánh giá tiền sử bệnh nhân, việc áp dụng các yếu tố nguy cơ…). Bên cạnh vai trò trong chẩn đoán phát hiện bệnh, người ta cũng xem xét vai trò của các biến thể gen trong điều trị và tiên lượng bệnh. PGS.TS. TRƯƠNG THANH HƯƠNG Viện Tim Mạch Việt Nam ...Việc hoàn tất “Đề án nghiên cứu về gen trên người” đã tạo một cơ hội mới cho các nhà khoa học trong việc phát hiện ra các bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cao và cải thiện việc chăm sóc sức khỏe cho con người thông qua việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ tích hợp gen... Chuyên đề về di truyền trong tim mạch học Phiên S05 Từ 0730-0930, ngày 13/10, tại Phòng Đà Nẵng 2 Chuyên đề ngất trong Đại hội Tim mạch Toàn quốc Ngất và bệnh cơ tim phì đại Phiên E02, từ 0830-0930 ngày 12/10, tại Phòng Gallery 3-4 Chẩn đoán và xử trí đa ngành với ngất Phiên S02, từ 0945-1145 ngày 12/10, tại Phòng Gallery 3-4 Ngất Ngất là tình trạng mất ý thức một cách tạm thời, hồi phục hoàn toàn không để lại di chứng mà không cần phải can thiệp gì. Cơ chế gây ngất là do tình trạng giảm tưới máu não đột ngột. Khoảng 1-6% các trường hợp nhập viện vì lý do ngất. Nguyên nhân Nguyên nhân gây ngất bao gồm: - Do phản xạ thần kinh như: cường phế vị, hội chứng xoang cảnh nhạy cảm. - Do hạ huyết áp tư thế. - Do rối loạn nhịp tim: suy nút xoang, blốc nhĩ thất, nhịp nhanh thất, hội chứng QT dài… - Do một số bệnh tim thực tổn như: hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại, tách thành động mạch chủ… Khoảng 1/3 các trường hợp ngất không xác định được nguyên nhân. Ngất qua trung gian thần kinh thường là lành tính, trong khi đó ngất do các nguyên nhân tim mạch có tiên lượng nặng nề hơn. Một số tình trạng giống với ngất cần phải chẩn đoán phân biết như: ngộ độc cấp, co giật, động kinh, hạ đường huyết, tăng thông khí… Tất cả các tình trạng này không có hiện tượng giảm tưới máu não. Chẩn đoán thế nào? Chẩn đoán ngất bao gồm: chẩn đoán phân biệt với các trường hợp giồng ngất, xác định có bệnh tim thực tổn hay không và chẩn đoán nguyên nhân gây ngất giúp cho việc tiên lượng và có biện pháp dự phòng ngất có hiệu quả. Khai thác tiền sử kỹ lưỡng, khám lâm sàng và ghi điện tâm đồ 12 chuyển đạo có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân trong 38-63% các trường hợp ngất. Đặc biệt là việc lượng giá các triệu chứng lâm sàng bằng các bảng điểm Calgary... giúp chẩn đoán phân biệt ngất do rối loạn nhịp tim hay ngất qua trung gian thần kinh. Siêu âm tim giúp xác định một số bệnh tim thực tổn gây ngất. Nghiệm pháp bàn nghiêng là phương pháp có giá trị trong chẩn đoán ngất qua trung gian thần kinh. Các phương pháp theo dõi điện tim như Holter điện tim, máy ghi biến cố (Event recorder) hay máy ghi điện tim cấy trong cơ thể (Implantable Loop Recorder) rất có ích trong các trường hợp ngất nghi ngờ do rối loạn nhịp tim. Các nghiên cứu RAST, VISIT… cho thấy giá trị của máy ghi điện tim cấy trong cơ thể với 63-88% các trường hợp phát hiện được rối loạn nhịp tim gây ngất. Thăm dò điện sinh lý tim có thể gây nên các rối loạn nhịp tim hoặc có bằng chứng của suy nút xoang, rối loạn dẫn truyền qua nút nhĩ thất, nhưng không thể xác định được mối tương quan thực sự giữa ngất với những bất thường trên. Phương pháp điều trị ngất Điều trị dựa vào nguyên nhân gây ngất với mục đích dự phòng ngất tái phát. Ngất do nguyên nhân tim mạch thường là nguy hiểm, có thể gây tử vong nhưng điều trị lại khá hiệu quả với các phương pháp: cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, cấy máy phá rung, điều trị RF, can thiệp tái thông động mạch vành, phẫu thuật… Trong khi đó ngất qua trung gian thần kinh ít nguy hiểm nhưng lại không có phương pháp điều trị đặc hiệu như: chế độ ăn mặn, chế độ tập luyện để tránh tụt huyết áp tư thế, sử dụng một số thuốc như chẹn beta giao cảm, kích thích al- pha giao cảm, corticoids… TS. TRẦN SONG GIANG Viện Tim Mạch Việt Nam TIÊU ĐIỂMTim mạch thời đại mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng 5
  • 14. 6 2014VNCC2014 Daily Reports đủ. Một điểm mới ở khuyến cáo này là chấp nhận sự lựa chọn giữa MVR hoặc MVr (không thiên vị kỹ thuật nào). 10. Heparin trọng lượng phân tử phấp (LMWH) là biện pháp điều trị“cầu nối”ở bệnh nhân mang van tim cơ học. LMWH được khuyến cáo như là một điều trị ‘bắc cầu’ cho bệnh nhân mangvancơhọcmàphảidừngchống đông đuờng uống (warfarin) khi bệnh nhân có kế hoạc cho một cuộc phẫu thuật hoặc can thiệp xâm lấn (Class I) (trước đây là Class IIb). 1. Có sự phân loại giai đoạn trong bệnh van tim: Sự phân loại này cho phép đánh giá theo sự diễn tiến của bệnh lý van tim để có thái độ xử trí phù hợp. Bao gồm 4 giai đoạn: -Giai đoạn A: nguy cơ bệnh van tim; -Giai đoạn B: bệnh tiến triển; -Giai đoạn C: bệnh van tim nặng nhưng chưa có triệu chứng; -Giai đoạn D:bệnh van tim nặng kèm triệu chứng. 2. Nhóm chuyên môn làm việc về bệnh van tim. Đây là một điểm quan trọng trong khuyến cáo. Nhóm làm việc tối thiểu bao gồm các thày thuốc nội khoa tim mạch và phẫu thuật viên; tuy vậy, những nhóm chuyên sâu bao gồm bác sĩ lâm sàng tim mạch, tim mạch can thiệp, ngoại khoa tim mạch, chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức và y tá (kỹ thuật viên), những người là chuyên gia trong lĩnh vực này. 3.Trung tâm, đơn vị chuyên về bệnh van tim. Là những cơ sở, những trung tâm chuyên về các bệnh van tim, là cơ sở để các nơi có thể tham vấn, trao đổi và gửi bệnh nhân bị bệnh van tim nặng cần có những quyết định điều trị đúng đắn. 4. Luôn đánh giá nguy cơ phẫu thuật hoặc can thiệp đối với bệnh nhân van tim. Khuyến cáo cho phép dựa trên các thang điểm đánh giá nguy cơ tiền phẫu của Hội Phẫu Thuật Lồng Ngực (Society of Thoracic Surgeons - STS), đánh giá nguy cơ tử vong, mức độ ốm yếu của bệnh nhân, số lượng các cơ quan bị bệnh đi kèm, và tính chất nặng nhẹ của thủ thuật. 5. Làm nghiệm pháp gắng sức khi cần. Mức độ khuyến cáo đã được nhấn mạnh (Class IIa) về chỉ định làm ng- hiệm pháp gắng sức để đánh giá bệnh nhân bị bệnh van tim nặng mà chưa có triệu chứng. Đặc biệt nghiệm pháp này được nhấn mạnh ở bệnh nhân hẹp van động mạch chủ nặng chưa có triệu chứng hoặc hở van hai lá nặng (HoHL) chưa có triệu chứng, với mục tiêu là khẳng định không triệu chứng này là đúng hoặc đánh giá thay đổi huyết động với gắng sức và đánh giá tiên lượng. 10 điểm mới trong điều trị bệnh van tim Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm trùng (thấp tim) hoặc tim bẩm sinh thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát (hở van tim chức năng) hoặc do những bệnh lý tim mạch khác. Mới đây, Trường môn Tim Mạch Học Hoa Kỳ và Hội Tim Mạch Học Hoa Kỳ (ACCF/AHA 2014) đã nêu ra 10 điểm nổi bật trong khuyến cáo mới nhất về chẩn đoán và điều trị bệnh van tim. PGS.TS. PHẠM MẠNH HÙNG Viện Tim Mạch Việt Nam 6. Bệnh hẹp van động mạch chủ (HC). Sự phát triển các kỹ thuật mổ, phối hợp tốt của nhóm làm việc và sự ra đời của phương pháp thay van động mạch chủ qua đường ống thông (TAVR), với kỹ thuật ngày càng được cải thiện, đã giúp thay đổi cái nhìn trong khuyến cáo chẩn đoán và chỉ định điều trị bệnh. 7. Thay van động mạch chủ qua đường ống thông. TAVR được khuyến cáo tương đối rộng hơn ở bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nhưng nguy cơ rất cao không thể tiến hành phẫu thuật được (Class I). TAVR là biện pháp hợp lý để lựa chọn thay thế cho phẫu thuật ở bệnh nhân có chỉ định can thiệp van và nguy cơ phẫu thuật cao (Class IIa). 8.Vấn đề điều trị HoHL tiên phát. Chỉ định can thiệp vẫn cho bệnh nhân HoHL mạn tính nặng có triệu chứng, rối loạn chức năng thất trái (LVEF ≤60% và/hoặc DS ≥40 mm), hoặc khi tiến hành các phẫu thuật khác (vd CABG). Một số thay đổi là: • Sửa van hai lá (MVr) nên được ưu tiên lựa chọn hơn là thay van hai lá (MVR) khi tổn thương khu trú lá sau (Class I); • MVr nên lựa chọn hơn là MVR khi tổn thương ảnh hưởng cả lá trước hoặc cả hai lá và việc sửa van có thể hoàn tất được tổn thương (Class I); • MVr “phòng ngừa” (sửa van ở bệnh nhân không có triệu chứng và LVEF bảo tồn) là hợp lý ở trung tâm có kinh nghiệm với kinh nghiệm thành công sửa van (HoHL sau không đáng kể) >95% và nguy cơ tử vong <1% (Class IIa); • MVr là hợp lý ở bệnh nhân không triệu chứng, HoHL nặng không do thấp tim, LVEF còn bảo tồn, mới xuất hiện rung nhĩ hoặc áp lực động mạch phổi khi nghỉ >50 mm Hg (Class IIa); và • MVr có thể cân nhắc ở bệnh nhân bị bệnh van tim hậu thấp, khi khả năng sửa van thành công cao, bệnh nhân không yên tâm khi phải dùng chống đông dài ngày (Class IIb). Không chỉ định thay van ở bệnh nhân tổn thương đơn độc ít hơn nửa lá sau trừ khi sửa không thành công. • Sửa van hai lá qua ống thông có thể cân nhắc cho bệnh nhân nặng có chỉ định thay van, hình thái giải phẫu phù hợp và không thể chịu đựng được cuộc mổ. (Class IIb). 9. Điều trị HoHL thứ phát. HoHL thứ phát (chức năng) do giãn thất trái có một số điểm khác biệt trong điều trị. Cần phải điều trị tốt các bệnh nền gây giãn thất trái (Class I) và tái đồng bộ cơ tim (CRT) khi có chỉ định (Class I). Can thiệp phẫu thuật (cho HoHL nặng) ở bệnh nhân này là hợp lý khi bệnh nhân được phẫu thuật cầu nối ĐMV (Class IIa), không nên can thiệp khi HoHL vừa. Phẫu thuật chỉ nên tiến hành ở bệnh nhân có triệu chứng nặng (NYHA III-IV), bệnh nhân đã được điều trị nội khoa đầy Hình 1. Sơ đồ thay van động mạch chủ qua da Các phiên thảo luận về bệnh lý van tim và bệnh cảnh liên quan Phiên Báo cáo A02 Báo cáo nghiên cứu về tim mạch nhi và phẫu thuật tim Từ 1315-1515 ngày 12/10 Phòng Non nước Phiên toàn thể P04 Chiến lược điều trị bệnh van hai lá Từ 1530-1730 ngày 12/10 - Phòng Đà Nẵng 1, có dịch Diễn đàn F06 Xử trí biến chứng thuốc chống đông ở người van tim cơ học Từ 1730-1830 ngày 12/10 Phòng Gallery 3-4 Phiên toàn thể P08 Chiến lược điều trị bệnh van động mạch chủ Từ 1530-1730 ngày 13/10 Phòng Đà Nẵng 1, có dịch Truyền hình trực tiếp Phiên S12 Nong van hai lá từ bệnh viện Đà Nẵng Từ 1315-1515 ngày 13/10 Phòng Non Nước Sơ đồ sửa van hai lá qua ống thông bằng một cái kẹp (Mitra Clip) TIÊU ĐIỂM
  • 15. P04: Plenary session Management strategies for mitral valvulopathies DaNang Hall 1 S04: Symposium Optimize treatments for acute coronary syndrome DaNang Hall 1 CE7: CME Course Pratical issues in clinical cardiology DaNang Hall 1 A03: Oral Abstracts Arrhythmias Non Nuoc Room 1-2 W06-07: Workshop Hand-on training on simulators (TRI, PCI, TEVAR, Echo) Training Village Coronary Heart Diseases Other places Q01: Question/Answer Bedside pericardiocenthesis Gallery Room 1-2 Q02: Question/Answer Cardioversion or defibrillation Gallery Room 3-4 E01: Case Discussio How to avoid missing pulmonary embolism NonNuoc Room 1-2 P01: Plenary session OPENING CEREMONY 14th Vietnam National Congress of Cardiology DaNang Hall 1, 2, 3 CE5: Special CME Course Interventional Cardiology (SCAI Fellow Course) Gallery Room 1-2 E02: Case Discussion Syncope and HOCM Gallery Room 3-4 CE6: CME Course Research methodology and evidence-based medicine (1) NonNuoc Room 1-2 W01: Workshop Hand-on training on simulators (TRI, PCI, TEVAR, Echo) Training Village Clinical Cardiology Other places P02: Plenary session General cardiology & preventive cardiology DaNang Hall 1 S01: Symposium Heart failure (1) DaNang Hall 2 CE4: CME Course Cardiac emergencies and arrhythmias (1) DaNang Hall 3 S02: Symposium Comprehenvise approaches for syncope Gallery Room 1-2 A01: Oral Abstracts Clinical cardiology and cardiac nursing Gallery Room 3-4 W02-03: Workshop Hand-on training on simulators (TRI, PCI, TEVAR, Echo) Training Village Hypertension and CVD risk factors LS1: Satellite Symposium AstraZeneca. DaNang Hall 1 LS2: Satellite Symposium Biotronik. DaNang Hall 2 LS3: Satellite Symposium Bayer. DaNang Hall 3 P03: Plenary session Debates on new antiplatelet and anticoagulant agents DaNang Hall 1 S03: Symposium Heart failure (2) DaNang Hall 1 CE4: CME Course Cardiac emergencies and arrhythmias (2) DaNang Hall 1 CE5: Special CME Course Interventional Cardiology (SCAI Fellow Course) Gallery Room 1-2 F05: Forum Hybrid approach for aortic dissection DaNang Hall 1 F14: Forum Coronary artery disease assessment in angina patients DaNang Hall 2 F15: VNHAJ Forum Highlights in cardiology 2013-2014 DaNang Hall 3 CE5: CME Course Interventional Cardiology (SCAI Fellow Course). Gallery Room 1-2 F15: VNHAJ Forum Highlights in cardiology 2013-2014. Gallery Room 3-4 CE6: CME Course Research methodology and evidence-based medicine (2) NonNuoc Room 1-2 CE8: CME Course Management and prevention of thrombosis in cardiology Gallery Room 3-4 A02: Oral Abstracts Pediatric cardiology & cardiovascular surgery NonNuoc Room 1-2 W04-05: Workshop Hand-on training on simulators (TRI, PCI, TEVAR, Echo) Training VillageHeart Failure Other places F06: Forum Strategies for coronary bifurcation interventions Gallery Room 1-2 F16: Forum Anticoagulant-related complications in prosthetic heart valve Gallery Room 3-4 F17: Forum Murmurs in a child NonNuoc Room 1-2 7CONTENTS 19:30 - 21:00 FALCULTY DINNER Tim mạch thời đại mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng
  • 16. Các hình ảnh hoạt động chính trong ngày 11/10 HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM
  • 17. M ột sự kiện rất quan trọng diễn ra trong lần Đại hội Tim Mạch Toàn Quốc lần thứ 14 là sự chuyển giao Ban Chấp hành và Lãnh đạo nhiệm kỳ mới của Hội Tim mạch học Việt Nam (nhiệm kỳ 2014 – 2018). Tiếp nối sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của hội, trong một không khí hết sức đoàn kết, thẳng thắn và cởi mở, một ban chấp hành mới của Hội Tim mạch học Việt Nam đã được bầu với những gương mặt tiêu biểu cho ngành tim mạch nước nhà, tại tất cả các vùng miền, cũng như các lĩnh vực chuyên sâu của của ngành. Phải nói rằng, Hội Tim mạch đã lớn mạnh vượt bậc với số hội viên ngày một tăng, hiện đã có trên 2200 hội viên đăng ký. Trước tình hình mới, nhu cầu mới và theo điều lệ mới, 90 thành viên ban chấp hành mới đã được bầu chọn. Các thành viên trong ban chấp hành mới đã thể hiện được sự đại diện, đoàn kết và quyết tâm đưa ngành tim mạch nước nhà tiếp tục kế thừa và phát triển.. Cũng trong không khí hết sức đoàn kết và thẳng thắn, ban chấp hành khóa mới đã bầu được các đại diện là ban lãnh đạo mới của hội trong nhiệm kỳ mới, gồm: chủ tịch, 6 phó chủ tịch (đại diện cho các vùng miền và các lĩnh vực khác nhau), tổng thư ký và thư ký đã được chủ tịch mới lựa chọn ra. Tất cả sự lựa chọn này được thống nhất rất cao trong hội với mức biểu quyết tuyệt đối. Giáo sư tiến sỹ Phạm Gia Khải, sẽ trở thành Chủ tịch Danh dự của Hội Tim mạch học Việt Nam, sau khi bàn giao cương vị chủ tịch cho ngươi kế nhiệm là giáo sư tiến sỹ Nguyễn Lân Việt. Trong một không khí đoàn kết và cởi mở, giáo sư Nguyễn Lân Việt đã đánh giá rất cao những đóng góp không mệt mỏi của giáo sư Phạm Gia Khải trong thời gian qua cho sự phát triển của Hội Tim mạch học Việt Nam cũng như bày tỏ lòng biết ơn tới sự tin tưởng, tín nhiệm của toàn thể các ủy viên ban chấp hành Hội Tim mạch. Giáo sư Phạm Gia Khải đã bộc bạch những tâm huyết và trăn trở của mình trong thời gian là người đứng đầu Hội Tim mạch và coi việc bàn giao cương vị như một cuộc chạy tiếp sức không ngừng trên con đường phát triển của Hội Tim Mạch Học Việt Nam. Ban lãnh đạo mới của Hội là những nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch và là những người rất có uy tín, kinh nghiệm đối với lãnh đạo hội cũng như khả năng tập hợp sức mạnh của ban chấp hành và các hội viên. Tất cả các ủy viên mới của ban chấp hành đã hết sức phấn khởi với sự lựa chọn mới, và bày tỏ lòng quyết tâm cũng như sự đoàn kết cho sự phát triển của Hội. Chắc chắn nhiệm kỳ tới sẽ là một cuộc chạy tiếp sức đầy hào hứng, là sự kế thừa, tiếp nối và phát triển không ngừng trên con đường tiến lên của Hội Tim mạch học Việt Nam. Danh sách Ban Lãnh đạo của Hội Tim mạch học Việt Nam, nhiệm kỳ 2014 – 2018: Chủ tịch: GS.TS. Nguyễn Lân Việt Các phó chủ tịch: GS.TS. Đặng Vạn Phước (chủ tịch kế nhiệm) GS.TS. Huỳnh Văn Minh PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi PGS.TS. Châu Ngọc Hoa PGS.TS. Vũ Điện Biên Tiếp nối và phát triển không ngừng… Truyền hình trực tiếp các ca can thiệp tim mạch từ bệnh viện Đà Nẵng (S12) Thi Nhà Nghiên cứu Trẻ (YIA) Tổng quan ghép tim ở Việt Nam (F20) Phiên toàn thể P05: Tối ưu điều trị bệnh mạch vành ổn định mạn tính P06: Cập nhật về Hội chứng vành cấp (chuyên đề đặc biệt của Chien Foundation) P07: Sáng kiến trong tim mạch học P08: Chiến lược điều trị van động mạch chủ Chuyên đề S05: Di truyền trong tim mạch học S06: Bệnh tim mạch ở trẻ em S07: Tối ưu lựa chọn thuốc tim mạch S08: Đột quỵ cấp và dự phòng đột quỵ S09: Thông liên thất S10: Bệnh tim mạch ở phụ nữ (và khi có thai) S11: Bệnh lý động mạch ngoại vi S13: Huyết khối tĩnh mạch và động mạch phổi S14: Thăm dò hình ảnh mảng xơ vữa Diễn đàn F07: Chiến lược điều trị hẹp động mạch cảnh F08: Kháng tiểu cầu sau hội chứng vành cấp F18: Huyết khối tĩnh mạch và ung thư F19: Xử trí tăng áp lực động mạch phổi F21: Xu thế mới của thuốc tiểu đường cho người có nguy cơ tim mạch Đào tạo liên tục: CE6: Phương pháp nghiên cứu và y học dựa trên bằng chứng W: Thực hành trên mô hình can thiệp động mạch vành, động mạch chủ Báo cáo nghiên cứu Báo cáo miệng: A04, A05, A06, A07 Poster PA2 Thảo luận ca lâm sàng E03-E10, Q03-Q05: (chi tiết ở trang 6) Hội thảo vệ tinh LS5: Công ty Menarini LS6: Công ty Boehringer-Ingelheim LS7: Công ty Bayer LS8: Công ty Medtronic NỘI DUNG TRONG NGÀY ThứHai-Ngày13/10/2014 HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM VNCC2014 Daily Reports Tim mạch trong kỷ nguyên mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng 23 - 301850 Đại tiệc tối GALA DINNER 1900-2200 ngày 13/10 Khách sạn Crown Plaze Đường Trường Sa, TP Đà Nẵng
  • 18. Các ca can thiệp được truyền hình trực tiếp từ bệnh viện Đà Nẵng 2 TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP 2014VNCC2014 Daily Reports Khoa Tim mạch bệnh viện Đà Nẵng: Nơi trao gửi niềm tin... B ệnh viện Đà Nẵng hiện có 32 khoa phòng, 1300 giường bệnh, 1243 nhân viên, điều trị hơn 2000 bệnh nhân nội trú và khám sức khỏe cho 1500 bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày. Năm 2002, các bác sĩ Chuyên ngành Tim mạch Bệnh viện Đà Nẵng (tiền thân là khoa Nội A) đã bắt đầu can thiệp những bệnh lý đơn giản, can thiệp cấp cứu và chương trình thường quy cho những ca bệnh nặng phức tạp dần; phối hợp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch. KHOA NỘI TIM MẠCH: Từ tháng 10/2006, xây dựng Phòng chăm sóc mạch vành và tổ chức ekip can thiệp mạch vành. Năm 2012, triển khai chụp, can thiệp động mạch vành thì đầu, đặt máy tạo nhịp tạm thời và vĩnh viễn cho các rối loạn nhịp chậm. Năm 2013, triển khai thăm dò điện sinh lý học tim, triệt đốt loạn nhịp nhanh bằng sóng radio, thực hiện kỹ thuật Holter điện tim và trắc nghiệm ECG gắng sức. Sắp tới sẽ phối hợp triển khai kỹ thuật xạ hình tưới máu cơ tim trên máy SPECT và PETCT. KHOA PHẪU THUẬT VÀ CAN THIỆP TIM MẠCH: ra đời tháng 9/2006 khi triển khai ca mổ tim hở đầu tiên. Khoa thực hiện các phẫu thuật tim bẩm sinh và mắc phải, can thiệp tim bẩm sinh, khám sàng lọc tim bẩm sinh cho nhân dân các địa phương lân cận. PHÒNG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ CAN THIỆP TIM MẠCH: thực hiện tốt các kỹ thuật: chụp mạch chẩn đoán, đặt stent động mạch cảnh, nong và đặt stent động mạch ngoại biên, nút u gan (TOCE), nút túi phình ĐM cảnh xoang hang bằng bóng (FCC), nút động mạch phế quản điều trị ho ra máu, làm tắc mạch để cầm máu trong chảy máu ống tiêu hóa, cầm máu trong chảy máu cam, chảy máu thận, … KHOA NGOẠI LỒNG NGỰC VÀ MẠCH MÁU: Điều trị các trường hợp xơ vữa động mạch, bàn chân đái tháo đường có biến chứng xơ vữa thiểu dưỡng, phẫu thuật lấy bỏ huyết khối thuyên tắc mạch máu cấp tính, làm phẫu thuật cầu nối các động mạch chi để bảo tồn tránh cắt cụt chi… Tương lai sẽ áp dụng kỹ thuật laser trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân. PHÒNG THĂM DÒ CHẨN ĐOÁN TIM MẠCH: chuyên phục vụ công tác thăm dò và chẩn đoán các bệnh lý tim mạch tại phòng khám, tập trung vào nhóm bệnh nhân ngoại trú, giúp sàng lọc các bệnh nhân tim mạch giới thiệu vào khu điều trị nội trú. 10 năm xây dựng và phát triển, chuyên ngành tim mạch BV Đà Nẵng luôn là nơi trao gửi niềm tin của nhiều bệnh nhân tim mạch trong khu vực Nam Trung bộ. 3275 là số lượng bệnh nhân được chụp và can thiệp mạch vành tại bệnh viện Đà Nẵng từ 10/2006 đến 09/2014, trong số đó 38.1% được can thiệp, trong số được can thiệp có tới 35.7% được can thiệp cấp cứu . Các can can thiệp được truyền hình trực tiếp từ bệnh viện Đà Nẵng, xen kẽ với các bài giảng về tim mạch can thiệp (phiên S12). Thời gian từ 1200-1630, ngày 13/10, tại phòng Non Nước BỆNH NHÂN NỮ, 41 TUỔI Chẩn đoán: cơn tim nhanh kịch phát trên thất Siêu âm tim: Không có bệnh lý van tim, kích thước buồng tim và chức năng tâm thu thất trái bình thường Điện tâm đồ: Cơn tim nhanh kịch phát trên thất Can thiệp: Triệt đốt cơn tim nhanh bằng năng lượng sóng có tần số radio BỆNH NHÂN NỮ 8 TUỔI, 18.5KG Chẩn đoán: Còn ống động mạch Siêu âm tim: Kích thước ống động mạch đầu ĐMC: 4.4mm; ĐMP: 2.5mm; chênh áp qua ống động mạch: 80mmHg, ALĐMP: 30mmHg Can thiệp: Bít ống động mạch bằng dụng cụ BỆNH NHÂN NỮ, 43 TUỔI Chẩn đoán: Hẹp van hai lá Siêu âm tim: Hẹp van hai lá khít, diện tích lỗ van 1cm2, chênh áp qua van hai lá trung bình 25mmHg, van chưa vôi, điểm Wilkins 8, hở van hai lá nhẹ (1/4), ALĐMP: 60mmHg Can thiệp: Nong van hai lá bằng bóng BỆNH NHÂN NAM, 60 TUỔI Chẩn đoán: Đau thắt ngực ổn định, tăng huyết áp Siêu âm tim: Không có rối loạn vận động vùng, LVEF 68% Chụp ĐMV chọn lọc: Hẹp 80% động mạch liên thất trước đoạn II, hẹp dài, có vôi Can thiệp: Đặt stent động mạch liên thất trước đoạn II BỆNH NHÂN NAM, 64 TUỔI Chẩn đoán: Đau thắt ngực ổn định Siêu âm tim: Không có rối loạn vận động vùng, LVEF 65% Chụp ĐMV chọn lọc: Hẹp 80% lỗ vào của động mạch liên thất trước, hẹp nhẹ lỗ vào động mạch mũ Can thiệp: Đặt stent từ thân chung động mạch vành trái tới động mạch liên thất trước 1 2 3 4 5Ca số Ca số Ca số Ca số Ca số