SlideShare a Scribd company logo
1 of 5
ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ PHĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ PHÁP LUẬTÁP LUẬT
Cải cách thể chế, phương thức hoạt động của Nhà nước mà Đại hội Đảng IX, X,
XI nêu ra gắn liền với việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tiến hành
công việc đó theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thì đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng phải theo định
hướng ấy.
Trước hết, phải đổi mới quan niệm và nhận thức về bản chất và vai trò của pháp
luật. Lâu nay, khi bàn về bản chất giai cấp của pháp luật, chúng ta thường xuất
phát từ nhận xét của C.Mác và Ph. Ăngghen đối với pháp luật tư sản viết trong
tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong nhận xét này, C.Mác và Ph.
Ăngghen đưa lên hàng đầu hai tư tưởng lớn mà trước đó chưa có ai khám phá
đúng đắn: thứ nhất, pháp luật là phạm trù phản ánh ý chí của giai cấp thống trị;
và thứ hai, nội dung của ý chí trong pháp luật là do quan hệ sản xuất giữ địa vị
thống trị trong xã hội quy định. Ngoài ra, trong nhận xét này, các ông còn chỉ rõ
pháp luật phải tồn tại dưới hình thức bắt buộc là luật. Đồng thời C.Mác và Ph.
Ăngghen còn chỉ ra hạn chế lịch sử của pháp luật tư sản. Tuy nhiên, dưới ánh
sáng của tư duy pháp lý mới, không nên hiểu tính ý chí và tính quy định vật chất
của pháp luật trong nhận xét của C. Mác và Ph. Ăngghen một cách máy móc,
giản đơn. Bản chất của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
không đơn thuần chỉ được xem xét trong mối quan hệ với giai cấp và với quan
hệ sản xuất giữ vai trò thống trị cho dù đây là vấn đề cơ bản nhất mà nên xem
xét thêm từ nhiều phương diện và góc độ khác nhau, trong mối quan hệ với
nhiều hiện tượng phong phú của đời sống xã hội khi tìm hiểu bản chất pháp luật.
Tìm hiểu bản chất của pháp luật trong mối quan hệ với giai cấp và quan hệ sản
xuất thống trị là để chỉ rõ bản chất giai cấp của nó, là quan điểm duy vật về sự
ra đời và phát triển hợp quy luật của việc thay đổi các kiểu pháp luật trong lịch
sử. Nó là cơ sở lý luận để bác bỏ những luận thuyết duy tâm siêu hình về pháp
luật. Tuy nhiên, bản chất của pháp luật không chỉ khám phá trong mối quan hệ
với giai cấp mà còn phải tìm kiếm trong nhiều mối quan hệ khác, đặc biệt trong
mối quan hệ với đối tượng mà nó điều chỉnh là các quan hệ xã hội. Đã có một
thời, do nhận thức phiến diện, pháp luật của nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước
đây chỉ nhấn mạnh một chiều ý chí giai cấp thống trị mà xem thường hoặc
không quan tâm đầy đủ đến ý chí và lợi ích của các giai cấp khác. Điều đó đã
làm cho pháp luật điều chỉnh kém hiệu quả đối với các quan hệ xã hội. Thực
tiễn chỉ ra rằng, yếu tố khách quan thể hiện trong pháp luật không chỉ là tính
chất của quan hệ sản xuất giữ vai trò chủ đạo mà còn là tính chất của tất cả các
mối quan hệ khác. Tính khách quan của pháp luật chính là tính chất của các
quan hệ xã hội ấy. Đó là yếu tố tồn tại trước pháp luật thực định (pháp luật do
Nhà nước ban hành). Pháp luật thực định chính là một trong những biểu hiện
tính chất của các quan hệ xã hội đó. Quan niệm về pháp luật trong mối quan hệ
xã hội là một trong những quan niệm khách quan cho phép tìm ra được các tiêu
chuẩn để đánh giá hiệu lực và hiệu quả cũng như giá trị xã hội của pháp luật.
Trong pháp luật còn chứa đựng các yếu tố chủ quan. Đó chính là sự đánh giá
chủ quan tính chất của các quan hệ xã hội. Sự đánh giá chủ quan này không đơn
thuần là một dạng của ý thức tư tưởng phản ánh hiện thực mà còn là sự mong
muốn có ý chí nhằm định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội. Do nhiều
nguyên nhân, điều kiện trong đó có yếu tố chủ quan, nóng vội nên trước đây ở
nước ta đã có một số đạo luật chất lượng chưa tốt và cả các đạo luật chưa phù
hợp cần phải sửa đổi hoặc hủy bỏ. Yếu tố chủ quan thể hiện trong pháp luật
càng đòi hỏi pháp luật phải phản ánh đầy đủ nhu cầu của xã hội, tức là phải tìm
được phạm vi và mức độ điều chỉnh hợp lý. Nếu xác định đúng, chính xác điều
đó, thì pháp luật sẽ điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội. Để làm việc đó,
pháp luật nước ta không những phải thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động mà còn chứa đựng trong mình nó các thuộc tính nội tại của
con người, lợi ích của các nhóm và các tầng lớp xã hội khác nhau thuộc mọi
thành phần kinh tế phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nói cách khác, pháp luật khi thể hiện tính giai cấp đồng thời phải thể hiện cả
tính chất xã hội, tính nhân dân.
Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với Nhà nước, làm cho nó có các thuộc tính
khác biệt với các hiện tượng khác của đời sống xã hội. Trước hết, thông qua
Nhà nước, ý chí thể hiện trong pháp luật biểu thị phổ biến dưới dạng ý chí quốc
gia, bảo đảm cho nó không trở thành một thứ “âm thanh trống rỗng”. Điều đó
làm cho pháp luật trở thành phương tiện đặc biệt điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội, làm cho nó có tính “trội” hơn so với sự điều chỉnh bằng các công cụ khác
như đạo đức, chính trị, tôn giáo... Pháp luật chính là một hệ thống các quyền và
nghĩa vụ pháp lý được Nhà nước ghi nhận, thể chế, bảo đảm và bảo vệ việc thực
hiện trong thực tế bằng nhiều biện pháp khác nhau; từ việc khôi phục, khuyến
khích, khen thưởng đến các hình thức cưỡng chế bắt buộc, bằng cách đó, pháp
luật trở thành phương tiện cố định các khả năng và các phương án cần thiết của
hành vi con người, làm cho các hành vi này mang thuộc tính ổn định, xác định
và có giá trị chung. Những thuộc tính này của pháp luật được bảo đảm thực hiện
chẳng những bằng nhu cầu, đòi hỏi của thực tế mà còn được bảo đảm bằng biện
pháp cưỡng chế của Nhà nước dựa trên sức mạnh quyền lực của bộ máy Nhà
nước. Trong mối quan hệ với Nhà nước, pháp luật không đơn thuần chỉ là sự
cấm đoán và bắt buộc như nhiều người quan niệm, mà còn thông qua Nhà nước,
pháp luật giao cho con người một phạm vi các hành vi có thể, cũng có nghĩa là
trao cho một số quyền xác định, tức là một phạm vi tự do của hoạt động, phạm
vi đó không chỉ là những hành vi cần thiết mà còn là những hành vi có thể. Như
vậy, pháp luật thể hiện như là một giới hạn bằng nhau của tự do trong khuôn
khổ của một trật tự xã hội. Thuộc tính điều chỉnh của pháp luật tồn tại trong mối
quan hệ không tách rời với Nhà nước, được sự thừa nhận chính thức của Nhà
nước. Sự thừa nhận chính thức của Nhà nước về các quy tắc xử sự chung của
hành vi, đến lượt nó lại tác động trở lại với Nhà nước trong mối quan hệ với xã
hội. Điều đó cũng có nghĩa là pháp luật phủ nhận bạo lực trực tiếp, không có tổ
chức.
Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với Nhà nước, không có nghĩa giản đơn là
Nhà nước “đẻ” ra pháp luật. Phải xuất phát từ nhu cầu khách quan về một trật tự
pháp luật cho đời sống xã hội mà dẫn đến nhu cầu Nhà nước cần phải có pháp
luật. Điều đó nhấn mạnh nhiệm vụ ban hành pháp luật của Nhà nước phải xuất
phát từ nhu cầu khách quan, phù hợp với đặc điểm của các quan hệ xã hội, chứ
không thể chỉ coi pháp luật đơn thuần là công cụ của Nhà nước, trong tay Nhà
nước, phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của Nhà nước. Pháp luật là của Nhà
nước, chỉ khi Nhà nước nhận thức được đầy đủ nhu cầu và giá trị của các quan
hệ cần phải điều chỉnh bằng pháp luật. Pháp luật ra đời và tồn tại theo ý nghĩa
đó lại là trạng thái tốt của Nhà nước, là biểu thị sự tiến bộ của một xã hội, là đòi
hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo đó, pháp luật chính là
phương tiện để quản lý chính bản thân nhà nước.
Bản chất của pháp luật còn biểu hiện trong mối quan hệ với hệ thống các quy
phạm xã hội: nói đến pháp luật là nói đến tính quy phạm, tính khuôn mẫu, mực
thước quy tắc xử sự của hành vi. Với thuộc tính đó, pháp luật cũng giống như
các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, tập quán, tôn giáo... Như vậy,
pháp luật phải được xem như là một bộ phận trong hệ thống các quy phạm xã
hội chung, chỉ trong mối quan hệ đó mà đánh giá khả năng, hiệu quả điều chỉnh
của pháp luật. Đây chính là quan điểm toàn diện, hệ thống, tổng thể, là phương
pháp tiếp cận mới khi tìm hiểu bản chất của pháp luật.
Thừa nhận tính quy phạm của pháp luật là thừa nhận thuộc tính phổ biến, ổn
định. Bởi vì, tính quy phạm tức là tính tất yếu được hình thành qua vô số các
ngẫu nhiên. Tính quy phạm làm cho pháp luật có giá trị xã hội to lớn, làm cho
nó trở thành cơ sở tồn tại của các kết cấu tổ chức xã hội và Nhà nước. Đồng
thời, tính quy phạm còn làm cho xã hội tránh được các yếu tố ngẫu nhiên tự
phát bảo đảm sự ổn định xã hội. Cùng với điều đó, quy phạm pháp luật còn có
những thuộc tính khác biệt với các quy phạm xã hội khác. Sự khác biệt căn bản
của quy phạm pháp luật so với quy tắc xã hội khác là ở thuộc tính bắt buộc
chung. Điều đó có nghĩa là các quy phạm pháp luật, thông qua Nhà nước, ý chí
thể hiện trong đó được khách quan hóa, làm cho nó độc lập với các thành viên
riêng lẻ của xã hội, lại được bộ máy nhà nước bảo đảm thực hiện, nên quy phạm
pháp luật bao giờ cũng có tính bắt buộc chung đối với mọi người mọi thành viên
trong xã hội. Tuy nhiên, không phải vì thuộc tính riêng có này mà đối lập hoặc
tách rời quy phạm pháp luật với hệ thống các quy tắc xã hội. Pháp luật chỉ phát
huy hiệu lực và hiệu quả trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống các quy tắc
của đời sống xã hội (như các quy phạm đạo đức, chính trị, tập quán...).
Nên quan niệm pháp luật dưới một bình diện khác. Đó là, xem xét pháp luật
trong trạng thái “động” hay gọi là “pháp luật trong hành động”, “pháp luật trong
đời sống”. Tất cả các quan niệm đã nêu trên là việc “xem xét pháp luật trong
trạng thái “tĩnh”, tức là xem xét pháp luật trong mối quan hệ với các hiện tượng
gần gũi với nó. Xem xét pháp luật trong trạng thái “động” là xem xét pháp luật
trong mối quan hệ với việc áp dụng, tuân thủ và thực hiện nó. Pháp luật là một
hiện tượng của đời sống xã hội rất sinh động, nếu chỉ quan niệm pháp luật như
là một nhu cầu mang tính chất khả năng hoặc khả năng đã được nhận thức rồi
ghi nhận vào các văn bản pháp luật, thì pháp luật đó là pháp luật “tĩnh”, pháp
luật “không có sức sống”. Pháp luật dù ở trong trạng thái đang nhận thức hay
trạng thái đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật luôn luôn là sản phẩm
của hoạt động con người, phải được thể hiện thông qua hành vi của con người,
của các nhóm xã hội. Chỉ có nhìn nhận pháp luật trong hành động thực tiễn thì
mới thấy hết ý nghĩa và vai trò của pháp luật. Như vậy, các quy định pháp luật
không thể tách rời các hành vi pháp luật, các sự kiện pháp lý, các quan hệ pháp
luật. Có như vậy, pháp luật mới thực hiện được. Với quan điểm này, rõ ràng
muốn hiểu được pháp luật, ngoài việc kịp thời thể chế hóa đúng đắn các giá trị
xã hội vào trong nội dung các quy phạm pháp luật, thì một đòi hỏi không thể
thiếu được là phải xây dựng một cơ chế áp dụng pháp luật, làm cho pháp luật đi
vào cuộc sống, không có cơ chế đó, pháp luật chỉ dừng lại trên các trang công
báo. Chính vì thế, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vai trò của hệ
thống tư pháp được đề cao, nó là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng
của cơ chế áp dụng luật.
Từ bản chất và các thuộc tính của pháp luật nói trên, cần phải khẳng định rằng
pháp luật có giá trị xã hội to lớn. Giá trị ấy bắt nguồn từ tính quy phạm và các
thuộc tính về mặt xã hội của pháp luật. Tính quy phạm là kết quả của “sự chọn
lọc tự nhiên” trong xã hội. Quá trình hình thành các quy phạm là quá trình loại
bỏ các biến cố xã hội để có được những đặc tính ổn định, chuẩn mực. Tính
chuẩn mực là đặc điểm phản ánh chân lý khách quan. Chính vì vậy, mỗi quy
phạm pháp luật vừa là thước đo để kiểm nghiệm các quá trình xã hội, vừa là
phương tiện để đăng tải các giá trị của xã hội mang đến cho con người những
lượng thông tin nhất định về các yêu cầu, các giá trị mà xã hội có, xã hội cần và
xã hội ủng hộ. C.Mác đã viết “nhà lập pháp phải coi mình như là nhà khoa học
tự nhiên. Ông ta không làm ra pháp luật, ông ta không phát minh ra chúng, mà
chỉ nêu chúng lên, ông ta biểu hiện những quy luật nội tại của những mối quan
hệ tinh thần thành những đạo luật thành văn có ý thức. Chúng ta sẽ phải chê
trách nhà lập pháp là vô cùng tùy tiện, nếu như ông ta thay thế bản chất của các
quan hệ xã hội bằng ý muốn chủ quan của mình...”. Như vậy, vai trò của pháp
luật không phải là ở chỗ thúc đẩy hay kìm hãm các quá trình khách quan của xã
hội một cách duy ý chí, theo ý muốn chủ quan của nhà làm luật. Pháp luật
không sáng tạo ra các quan hệ xã hội, mà trên cơ sở nhận thức thực tiễn một
cách chín chắn, đầy đủ, mô hình hóa thành các quy phạm pháp luật, tạo điều
kiện cho quan hệ xã hội phát triển đúng quy luật phù hợp với sự phát triển
chung. Một hệ thống quy phạm pháp luật đúng là những phương án cho sự lựa
chọn các hành vi ứng xử hợp quy luật. Với tính chất là giá trị xã hội đã được mô
hình hóa, quy phạm hóa, với nội dung là “chân lý” đã được nhận thức, chọn lọc
sau khi bỏ qua tất cả các yếu tố ngẫu nhiên giả tạo, nhất thời, giá trị xã hội của
pháp luật là ở chỗ nó là “một phạm vi bằng nhau đối với những người khác
nhau”. Cùng với giá trị ấy, pháp luật được chính thức hóa bằng quyền lực của
Nhà nước nên nó có khả năng thông báo quan điểm chính thức của Nhà nước,
của xã hội về các khuôn mẫu của hành vi xử sự, về mô hình giải quyết các tranh
chấp xảy ra trong đời sống xã hội. Ví dụ: thông tin chính thức về hành vi nào là
nguy hiểm cho xã hội, hành vi nào thì bị coi là tội phạm và thái độ của Nhà
nước và xã hội đối với các hành vi đó... Rõ ràng, pháp luật có giá trị đăng tải
thông tin. Lượng thông tin chứa đựng trong pháp luật mạnh mẽ lên ý thức và
tâm lý xã hội.
Đổi mới nhận thức vai trò của pháp luật trong sự nghiệp đổi mới theo những tư
duy nói trên, các văn kiện của Đảng ta đã đề cao vai trò của pháp luật trong đời
sống nhà nước và đời sống xã hội.
Gs.Ts. TrầnNgọc Đường
(nguồn: daibieunhandan.vn)

More Related Content

What's hot

Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansuBaigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Ngọc Ngố
 
Chương 4 luật hiến pháp
Chương 4   luật hiến phápChương 4   luật hiến pháp
Chương 4 luật hiến pháp
Tử Long
 
Chuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sựChuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sự
Ngọc Ngố
 
Khái niệm chung về luật dân sự việt nam
Khái niệm chung về luật dân sự việt namKhái niệm chung về luật dân sự việt nam
Khái niệm chung về luật dân sự việt nam
Ngọc Ngố
 
Pháp luật đại cương
Pháp luật đại cươngPháp luật đại cương
Pháp luật đại cương
đạt Giò
 

What's hot (20)

Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
 
Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật
Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật
Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật
 
TS. BÙI QUANG XUÂN HỆ THỐNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2013
TS. BÙI QUANG XUÂN HỆ THỐNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2013TS. BÙI QUANG XUÂN HỆ THỐNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2013
TS. BÙI QUANG XUÂN HỆ THỐNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2013
 
Luận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOT
 
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansuBaigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
 
Chương 4 luật hiến pháp
Chương 4   luật hiến phápChương 4   luật hiến pháp
Chương 4 luật hiến pháp
 
Chuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sựChuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sự
 
Hanh chinhhocdaicuong
Hanh chinhhocdaicuongHanh chinhhocdaicuong
Hanh chinhhocdaicuong
 
Kedqbiftgb17ria
Kedqbiftgb17riaKedqbiftgb17ria
Kedqbiftgb17ria
 
Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến pháp
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chính
 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
 
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOTLuận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
 
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
 
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
 
Khái niệm chung về luật dân sự việt nam
Khái niệm chung về luật dân sự việt namKhái niệm chung về luật dân sự việt nam
Khái niệm chung về luật dân sự việt nam
 
Phong chong tham nhung
Phong chong tham nhungPhong chong tham nhung
Phong chong tham nhung
 
Pháp luật đại cương
Pháp luật đại cươngPháp luật đại cương
Pháp luật đại cương
 
Câu hỏi phân tích về nhà nước
Câu hỏi phân tích về nhà nướcCâu hỏi phân tích về nhà nước
Câu hỏi phân tích về nhà nước
 
Đề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAY
Đề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAYĐề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAY
Đề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAY
 

Similar to đổI mới tư duy về pháp luật

Pháp luật đạo đức
Pháp luật đạo đứcPháp luật đạo đức
Pháp luật đạo đức
TrinhPhanYen
 
Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...
Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...
Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
Nguyễn Hoàng Quân
 
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvieBaigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Ngọc Ngố
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương hauiđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
Huynh ICT
 

Similar to đổI mới tư duy về pháp luật (20)

TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
 
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptxBÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
 
Pháp luật đạo đức
Pháp luật đạo đứcPháp luật đạo đức
Pháp luật đạo đức
 
Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...
Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...
Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...
 
Luận Văn Pháp Luật Và Luật Tục Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn Ở Việt Nam ...
Luận Văn Pháp Luật Và Luật Tục Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn Ở Việt Nam ...Luận Văn Pháp Luật Và Luật Tục Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn Ở Việt Nam ...
Luận Văn Pháp Luật Và Luật Tục Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn Ở Việt Nam ...
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
 
Luận án: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HAYLuận án: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HAY
 
Cơ sở lý luận về giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam đối với hoạt động của...
Cơ sở lý luận về giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam đối với hoạt động của...Cơ sở lý luận về giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam đối với hoạt động của...
Cơ sở lý luận về giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam đối với hoạt động của...
 
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvieBaigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
 
Pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAY
Pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAYPháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAY
Pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAY
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương hauiđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Luận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đ
Luận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đLuận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đ
Luận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đ
 
Đề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOT
Đề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOTĐề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOT
Đề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOT
 
Vai Trò Của Ý Thức Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật Và Thực Hiệ...
Vai Trò Của Ý Thức Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật Và Thực Hiệ...Vai Trò Của Ý Thức Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật Và Thực Hiệ...
Vai Trò Của Ý Thức Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật Và Thực Hiệ...
 
đúNg sai-1 (1)
đúNg sai-1 (1)đúNg sai-1 (1)
đúNg sai-1 (1)
 
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
 
Bài Tập Lớn Học Phần Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tập Lớn Học Phần Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docxBài Tập Lớn Học Phần Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tập Lớn Học Phần Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
 
Pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính tỉnh Thái Nguyên
Pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính tỉnh Thái NguyênPháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính tỉnh Thái Nguyên
Pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính tỉnh Thái Nguyên
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
 

More from nguoitinhmenyeu

More from nguoitinhmenyeu (20)

Mau chuong trinh giao trinh dao tao
Mau chuong trinh giao trinh dao taoMau chuong trinh giao trinh dao tao
Mau chuong trinh giao trinh dao tao
 
Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan ly
Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan lyNhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan ly
Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan ly
 
800 mẹo vặt trong cuộc sống
800 mẹo vặt trong cuộc sống800 mẹo vặt trong cuộc sống
800 mẹo vặt trong cuộc sống
 
Ngủ ít hơn làm việc hiệu quả hơn
Ngủ ít hơn làm việc hiệu quả hơnNgủ ít hơn làm việc hiệu quả hơn
Ngủ ít hơn làm việc hiệu quả hơn
 
37 tinh huong chuan
37 tinh huong chuan37 tinh huong chuan
37 tinh huong chuan
 
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  noTu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua no
 
Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat
Nghiep vu theo doi thi hanh phap luatNghiep vu theo doi thi hanh phap luat
Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat
 
Luat su cong chung chung thuc
Luat su cong chung chung thucLuat su cong chung chung thuc
Luat su cong chung chung thuc
 
Bai tap phap luat dai cuong
Bai tap phap luat dai cuongBai tap phap luat dai cuong
Bai tap phap luat dai cuong
 
Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 
De cuong ly luan nnpl dhqghn
De cuong ly luan nnpl dhqghnDe cuong ly luan nnpl dhqghn
De cuong ly luan nnpl dhqghn
 
Giao duc phap luat
Giao duc phap luatGiao duc phap luat
Giao duc phap luat
 
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua macSo sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
 
Babolat pure drive roddick plus
Babolat pure drive roddick plusBabolat pure drive roddick plus
Babolat pure drive roddick plus
 
Các phím tắt trong word microsoft word
Các phím tắt trong word microsoft wordCác phím tắt trong word microsoft word
Các phím tắt trong word microsoft word
 
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubndNhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
 
Doi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luat
Doi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luatDoi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luat
Doi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luat
 
Hanh chinh theo bnv
Hanh chinh theo bnvHanh chinh theo bnv
Hanh chinh theo bnv
 
Vuot tuong lua
Vuot tuong luaVuot tuong lua
Vuot tuong lua
 
Su khac nhau giua ba loai chien luoc thuong luong
Su khac nhau giua ba loai chien luoc thuong luongSu khac nhau giua ba loai chien luoc thuong luong
Su khac nhau giua ba loai chien luoc thuong luong
 

đổI mới tư duy về pháp luật

  • 1. ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ PHĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ PHÁP LUẬTÁP LUẬT Cải cách thể chế, phương thức hoạt động của Nhà nước mà Đại hội Đảng IX, X, XI nêu ra gắn liền với việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tiến hành công việc đó theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng phải theo định hướng ấy. Trước hết, phải đổi mới quan niệm và nhận thức về bản chất và vai trò của pháp luật. Lâu nay, khi bàn về bản chất giai cấp của pháp luật, chúng ta thường xuất phát từ nhận xét của C.Mác và Ph. Ăngghen đối với pháp luật tư sản viết trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong nhận xét này, C.Mác và Ph. Ăngghen đưa lên hàng đầu hai tư tưởng lớn mà trước đó chưa có ai khám phá đúng đắn: thứ nhất, pháp luật là phạm trù phản ánh ý chí của giai cấp thống trị; và thứ hai, nội dung của ý chí trong pháp luật là do quan hệ sản xuất giữ địa vị thống trị trong xã hội quy định. Ngoài ra, trong nhận xét này, các ông còn chỉ rõ pháp luật phải tồn tại dưới hình thức bắt buộc là luật. Đồng thời C.Mác và Ph. Ăngghen còn chỉ ra hạn chế lịch sử của pháp luật tư sản. Tuy nhiên, dưới ánh sáng của tư duy pháp lý mới, không nên hiểu tính ý chí và tính quy định vật chất của pháp luật trong nhận xét của C. Mác và Ph. Ăngghen một cách máy móc, giản đơn. Bản chất của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không đơn thuần chỉ được xem xét trong mối quan hệ với giai cấp và với quan hệ sản xuất giữ vai trò thống trị cho dù đây là vấn đề cơ bản nhất mà nên xem xét thêm từ nhiều phương diện và góc độ khác nhau, trong mối quan hệ với nhiều hiện tượng phong phú của đời sống xã hội khi tìm hiểu bản chất pháp luật. Tìm hiểu bản chất của pháp luật trong mối quan hệ với giai cấp và quan hệ sản xuất thống trị là để chỉ rõ bản chất giai cấp của nó, là quan điểm duy vật về sự ra đời và phát triển hợp quy luật của việc thay đổi các kiểu pháp luật trong lịch sử. Nó là cơ sở lý luận để bác bỏ những luận thuyết duy tâm siêu hình về pháp luật. Tuy nhiên, bản chất của pháp luật không chỉ khám phá trong mối quan hệ với giai cấp mà còn phải tìm kiếm trong nhiều mối quan hệ khác, đặc biệt trong mối quan hệ với đối tượng mà nó điều chỉnh là các quan hệ xã hội. Đã có một thời, do nhận thức phiến diện, pháp luật của nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây chỉ nhấn mạnh một chiều ý chí giai cấp thống trị mà xem thường hoặc không quan tâm đầy đủ đến ý chí và lợi ích của các giai cấp khác. Điều đó đã làm cho pháp luật điều chỉnh kém hiệu quả đối với các quan hệ xã hội. Thực tiễn chỉ ra rằng, yếu tố khách quan thể hiện trong pháp luật không chỉ là tính chất của quan hệ sản xuất giữ vai trò chủ đạo mà còn là tính chất của tất cả các mối quan hệ khác. Tính khách quan của pháp luật chính là tính chất của các quan hệ xã hội ấy. Đó là yếu tố tồn tại trước pháp luật thực định (pháp luật do Nhà nước ban hành). Pháp luật thực định chính là một trong những biểu hiện tính chất của các quan hệ xã hội đó. Quan niệm về pháp luật trong mối quan hệ
  • 2. xã hội là một trong những quan niệm khách quan cho phép tìm ra được các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu lực và hiệu quả cũng như giá trị xã hội của pháp luật. Trong pháp luật còn chứa đựng các yếu tố chủ quan. Đó chính là sự đánh giá chủ quan tính chất của các quan hệ xã hội. Sự đánh giá chủ quan này không đơn thuần là một dạng của ý thức tư tưởng phản ánh hiện thực mà còn là sự mong muốn có ý chí nhằm định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội. Do nhiều nguyên nhân, điều kiện trong đó có yếu tố chủ quan, nóng vội nên trước đây ở nước ta đã có một số đạo luật chất lượng chưa tốt và cả các đạo luật chưa phù hợp cần phải sửa đổi hoặc hủy bỏ. Yếu tố chủ quan thể hiện trong pháp luật càng đòi hỏi pháp luật phải phản ánh đầy đủ nhu cầu của xã hội, tức là phải tìm được phạm vi và mức độ điều chỉnh hợp lý. Nếu xác định đúng, chính xác điều đó, thì pháp luật sẽ điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội. Để làm việc đó, pháp luật nước ta không những phải thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà còn chứa đựng trong mình nó các thuộc tính nội tại của con người, lợi ích của các nhóm và các tầng lớp xã hội khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác, pháp luật khi thể hiện tính giai cấp đồng thời phải thể hiện cả tính chất xã hội, tính nhân dân. Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với Nhà nước, làm cho nó có các thuộc tính khác biệt với các hiện tượng khác của đời sống xã hội. Trước hết, thông qua Nhà nước, ý chí thể hiện trong pháp luật biểu thị phổ biến dưới dạng ý chí quốc gia, bảo đảm cho nó không trở thành một thứ “âm thanh trống rỗng”. Điều đó làm cho pháp luật trở thành phương tiện đặc biệt điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, làm cho nó có tính “trội” hơn so với sự điều chỉnh bằng các công cụ khác như đạo đức, chính trị, tôn giáo... Pháp luật chính là một hệ thống các quyền và nghĩa vụ pháp lý được Nhà nước ghi nhận, thể chế, bảo đảm và bảo vệ việc thực hiện trong thực tế bằng nhiều biện pháp khác nhau; từ việc khôi phục, khuyến khích, khen thưởng đến các hình thức cưỡng chế bắt buộc, bằng cách đó, pháp luật trở thành phương tiện cố định các khả năng và các phương án cần thiết của hành vi con người, làm cho các hành vi này mang thuộc tính ổn định, xác định và có giá trị chung. Những thuộc tính này của pháp luật được bảo đảm thực hiện chẳng những bằng nhu cầu, đòi hỏi của thực tế mà còn được bảo đảm bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước dựa trên sức mạnh quyền lực của bộ máy Nhà nước. Trong mối quan hệ với Nhà nước, pháp luật không đơn thuần chỉ là sự cấm đoán và bắt buộc như nhiều người quan niệm, mà còn thông qua Nhà nước, pháp luật giao cho con người một phạm vi các hành vi có thể, cũng có nghĩa là trao cho một số quyền xác định, tức là một phạm vi tự do của hoạt động, phạm vi đó không chỉ là những hành vi cần thiết mà còn là những hành vi có thể. Như vậy, pháp luật thể hiện như là một giới hạn bằng nhau của tự do trong khuôn khổ của một trật tự xã hội. Thuộc tính điều chỉnh của pháp luật tồn tại trong mối quan hệ không tách rời với Nhà nước, được sự thừa nhận chính thức của Nhà nước. Sự thừa nhận chính thức của Nhà nước về các quy tắc xử sự chung của
  • 3. hành vi, đến lượt nó lại tác động trở lại với Nhà nước trong mối quan hệ với xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là pháp luật phủ nhận bạo lực trực tiếp, không có tổ chức. Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với Nhà nước, không có nghĩa giản đơn là Nhà nước “đẻ” ra pháp luật. Phải xuất phát từ nhu cầu khách quan về một trật tự pháp luật cho đời sống xã hội mà dẫn đến nhu cầu Nhà nước cần phải có pháp luật. Điều đó nhấn mạnh nhiệm vụ ban hành pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nhu cầu khách quan, phù hợp với đặc điểm của các quan hệ xã hội, chứ không thể chỉ coi pháp luật đơn thuần là công cụ của Nhà nước, trong tay Nhà nước, phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của Nhà nước. Pháp luật là của Nhà nước, chỉ khi Nhà nước nhận thức được đầy đủ nhu cầu và giá trị của các quan hệ cần phải điều chỉnh bằng pháp luật. Pháp luật ra đời và tồn tại theo ý nghĩa đó lại là trạng thái tốt của Nhà nước, là biểu thị sự tiến bộ của một xã hội, là đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo đó, pháp luật chính là phương tiện để quản lý chính bản thân nhà nước. Bản chất của pháp luật còn biểu hiện trong mối quan hệ với hệ thống các quy phạm xã hội: nói đến pháp luật là nói đến tính quy phạm, tính khuôn mẫu, mực thước quy tắc xử sự của hành vi. Với thuộc tính đó, pháp luật cũng giống như các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, tập quán, tôn giáo... Như vậy, pháp luật phải được xem như là một bộ phận trong hệ thống các quy phạm xã hội chung, chỉ trong mối quan hệ đó mà đánh giá khả năng, hiệu quả điều chỉnh của pháp luật. Đây chính là quan điểm toàn diện, hệ thống, tổng thể, là phương pháp tiếp cận mới khi tìm hiểu bản chất của pháp luật. Thừa nhận tính quy phạm của pháp luật là thừa nhận thuộc tính phổ biến, ổn định. Bởi vì, tính quy phạm tức là tính tất yếu được hình thành qua vô số các ngẫu nhiên. Tính quy phạm làm cho pháp luật có giá trị xã hội to lớn, làm cho nó trở thành cơ sở tồn tại của các kết cấu tổ chức xã hội và Nhà nước. Đồng thời, tính quy phạm còn làm cho xã hội tránh được các yếu tố ngẫu nhiên tự phát bảo đảm sự ổn định xã hội. Cùng với điều đó, quy phạm pháp luật còn có những thuộc tính khác biệt với các quy phạm xã hội khác. Sự khác biệt căn bản của quy phạm pháp luật so với quy tắc xã hội khác là ở thuộc tính bắt buộc chung. Điều đó có nghĩa là các quy phạm pháp luật, thông qua Nhà nước, ý chí thể hiện trong đó được khách quan hóa, làm cho nó độc lập với các thành viên riêng lẻ của xã hội, lại được bộ máy nhà nước bảo đảm thực hiện, nên quy phạm pháp luật bao giờ cũng có tính bắt buộc chung đối với mọi người mọi thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, không phải vì thuộc tính riêng có này mà đối lập hoặc tách rời quy phạm pháp luật với hệ thống các quy tắc xã hội. Pháp luật chỉ phát huy hiệu lực và hiệu quả trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống các quy tắc của đời sống xã hội (như các quy phạm đạo đức, chính trị, tập quán...).
  • 4. Nên quan niệm pháp luật dưới một bình diện khác. Đó là, xem xét pháp luật trong trạng thái “động” hay gọi là “pháp luật trong hành động”, “pháp luật trong đời sống”. Tất cả các quan niệm đã nêu trên là việc “xem xét pháp luật trong trạng thái “tĩnh”, tức là xem xét pháp luật trong mối quan hệ với các hiện tượng gần gũi với nó. Xem xét pháp luật trong trạng thái “động” là xem xét pháp luật trong mối quan hệ với việc áp dụng, tuân thủ và thực hiện nó. Pháp luật là một hiện tượng của đời sống xã hội rất sinh động, nếu chỉ quan niệm pháp luật như là một nhu cầu mang tính chất khả năng hoặc khả năng đã được nhận thức rồi ghi nhận vào các văn bản pháp luật, thì pháp luật đó là pháp luật “tĩnh”, pháp luật “không có sức sống”. Pháp luật dù ở trong trạng thái đang nhận thức hay trạng thái đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật luôn luôn là sản phẩm của hoạt động con người, phải được thể hiện thông qua hành vi của con người, của các nhóm xã hội. Chỉ có nhìn nhận pháp luật trong hành động thực tiễn thì mới thấy hết ý nghĩa và vai trò của pháp luật. Như vậy, các quy định pháp luật không thể tách rời các hành vi pháp luật, các sự kiện pháp lý, các quan hệ pháp luật. Có như vậy, pháp luật mới thực hiện được. Với quan điểm này, rõ ràng muốn hiểu được pháp luật, ngoài việc kịp thời thể chế hóa đúng đắn các giá trị xã hội vào trong nội dung các quy phạm pháp luật, thì một đòi hỏi không thể thiếu được là phải xây dựng một cơ chế áp dụng pháp luật, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống, không có cơ chế đó, pháp luật chỉ dừng lại trên các trang công báo. Chính vì thế, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vai trò của hệ thống tư pháp được đề cao, nó là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng của cơ chế áp dụng luật. Từ bản chất và các thuộc tính của pháp luật nói trên, cần phải khẳng định rằng pháp luật có giá trị xã hội to lớn. Giá trị ấy bắt nguồn từ tính quy phạm và các thuộc tính về mặt xã hội của pháp luật. Tính quy phạm là kết quả của “sự chọn lọc tự nhiên” trong xã hội. Quá trình hình thành các quy phạm là quá trình loại bỏ các biến cố xã hội để có được những đặc tính ổn định, chuẩn mực. Tính chuẩn mực là đặc điểm phản ánh chân lý khách quan. Chính vì vậy, mỗi quy phạm pháp luật vừa là thước đo để kiểm nghiệm các quá trình xã hội, vừa là phương tiện để đăng tải các giá trị của xã hội mang đến cho con người những lượng thông tin nhất định về các yêu cầu, các giá trị mà xã hội có, xã hội cần và xã hội ủng hộ. C.Mác đã viết “nhà lập pháp phải coi mình như là nhà khoa học tự nhiên. Ông ta không làm ra pháp luật, ông ta không phát minh ra chúng, mà chỉ nêu chúng lên, ông ta biểu hiện những quy luật nội tại của những mối quan hệ tinh thần thành những đạo luật thành văn có ý thức. Chúng ta sẽ phải chê trách nhà lập pháp là vô cùng tùy tiện, nếu như ông ta thay thế bản chất của các quan hệ xã hội bằng ý muốn chủ quan của mình...”. Như vậy, vai trò của pháp luật không phải là ở chỗ thúc đẩy hay kìm hãm các quá trình khách quan của xã hội một cách duy ý chí, theo ý muốn chủ quan của nhà làm luật. Pháp luật không sáng tạo ra các quan hệ xã hội, mà trên cơ sở nhận thức thực tiễn một cách chín chắn, đầy đủ, mô hình hóa thành các quy phạm pháp luật, tạo điều
  • 5. kiện cho quan hệ xã hội phát triển đúng quy luật phù hợp với sự phát triển chung. Một hệ thống quy phạm pháp luật đúng là những phương án cho sự lựa chọn các hành vi ứng xử hợp quy luật. Với tính chất là giá trị xã hội đã được mô hình hóa, quy phạm hóa, với nội dung là “chân lý” đã được nhận thức, chọn lọc sau khi bỏ qua tất cả các yếu tố ngẫu nhiên giả tạo, nhất thời, giá trị xã hội của pháp luật là ở chỗ nó là “một phạm vi bằng nhau đối với những người khác nhau”. Cùng với giá trị ấy, pháp luật được chính thức hóa bằng quyền lực của Nhà nước nên nó có khả năng thông báo quan điểm chính thức của Nhà nước, của xã hội về các khuôn mẫu của hành vi xử sự, về mô hình giải quyết các tranh chấp xảy ra trong đời sống xã hội. Ví dụ: thông tin chính thức về hành vi nào là nguy hiểm cho xã hội, hành vi nào thì bị coi là tội phạm và thái độ của Nhà nước và xã hội đối với các hành vi đó... Rõ ràng, pháp luật có giá trị đăng tải thông tin. Lượng thông tin chứa đựng trong pháp luật mạnh mẽ lên ý thức và tâm lý xã hội. Đổi mới nhận thức vai trò của pháp luật trong sự nghiệp đổi mới theo những tư duy nói trên, các văn kiện của Đảng ta đã đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Gs.Ts. TrầnNgọc Đường (nguồn: daibieunhandan.vn)