SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
1
TỔ CHỨC THỰC HIỆN THEO DÕI TÌNH HÌNH THI
HÀNH PHÁP LUẬT
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP
LUẬT
I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP
LUẬT
1. Quản lý nhà nước về theo dõi thi hành pháp luật
- Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi
tình hình thi hành pháp luật;
- Quyết định số 921/QĐ-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc chuyển giao trách nhiệm theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi
tiết thi hành luật, pháp lệnh;
- Thôngtư số:14/2014/TT-BTP ngày 15/05/2014 củaBộ trưởng Bộ Tưpháp
quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm
2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
- Thông tư 10/2015/TT-BTP ngày 31/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. Kinh phí cho hoạt động theo dõi thi hành pháp luật
- Công văn 616/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 03/3/2015 của Bộ Tư
pháp về lập dựtoán, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sáchnhà nước bảo đảm
cho công tác theo dõi thi hành pháp luật
- Thông tư 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định
lập dự toán, quản lý, sửdụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm
cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp
luật;
- Thông tư 19/2017/TT-BTC ngày 28/02/2017 của Bộ Tài chính quy định
lập dựtoán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sáchnhà nước cho công
tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
II. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ PHẠM VI THEO DÕI THI
HÀNH PHÁP LUẬT
1. Khái niệm theo dõi thi hành pháp luật
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật là việc của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tiến hành xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị
thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện
hệ thống pháp luật.
2
2. Các nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- Khách quan, công khai, minh bạch.
- Thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.
- Kết hợp theo dõitình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực và theo địa bàn.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình
theo dõi tình hình thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt
động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp
luật quy định.
- Huy động sự tham gia của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân.
3. Nội dung, phạm vi, trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp
luật
3.1. Nội dung theo dõi thi hành pháp luật
Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở
xem xét, đánh giá các nội dung sau đây:
a. Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm
pháp luật
- Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết:
Căn cứ Danh mục văn bản quy định chi tiết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành, hoàn thành việc
xác định nội dung được giao quy định chi tiết.
Cơ quan chủtrì soạnthảo văn bản quy định chi tiết phải bảo đảm chất lượng,
tiến độ soạn thảo, thời hạn trình văn bản quy định chi tiết theo quyết định ban
hành danh Mục văn bản quy định chi tiết.
- Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản:
Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh
giá trên cơ sở:
+ Rà soát văn bản bản:
Rà soát văn bản được thực hiện khi:
Văn bản là căn cứ để rà soát là văn bản được ban hành sau, có quy định liên
quan đến văn bản được rà soát, gồm: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực
pháp lý cao hơn văn bản được rà soát; văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ
quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát; Điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên sau thời điểm ban hành văn
bản được rà soát.
Tình hình pháttriển kinh tế - xã hội là căn cứ để rà soát được xác định căn
cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; kết quả Điều tra,
3
khảo sát và thông tin thực tiễn liên quan đến đối tượng, phạm vi Điều chỉnh của
văn bản được rà soát.
+ Nguồn thông tin cơ bản để đánh giá về tính thống nhất, đồng bộ của văn
bản quy định chi tiết: Thông tin của công chức, cơ quan, đơn vị phát hiện văn bản
quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; các kiến
nghị hình thức xử lý, gửi đến Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp -
Hộ tịch cấp xã; Kết quả của hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi
hành pháp luật; Kết quả của hoạt động hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật,
pháp điển quy phạm pháp luật, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật,
kiểm soát thủ tục hành chính; Phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các
phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội.
- Tính khả thi của văn bản:
Tính khả thi được đánh giá trên cơ sở:
+ Nguồn thông tin cơ bản để đánh giá về tính khả thi của văn bản quy định
chi tiết: Thông tin của công chức, cơ quan, đơn vị phát hiện văn bản quy định chi
tiết có nội dung không bảo đảm tính khả thi hoặc có khó khăn, vướng mắc, bất
cập trong thực tiễn thi hành, đánh giá nguyên nhân, kiến nghị hình thức xử lý gửi
đến cơ quan tư pháp.
+ Sự phù hợp của các quy định: Với điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân
trí, truyền thống văn hóa và phong tục tập quán; Với điều kiện thực tế về tổ chức
bộ máy, nguồn nhân lực, nguồn tài chínhđể thi hành; Sựhợp lý của các biện pháp
giải quyết vấn đềvà chếtài xử lý; Sựrõ ràng của các quyđịnh về nhiệm vụ, quyền
hạn của các cơ quan, tổ chức và trình tự, thủ tục thực hiện; Sự rõ ràng, cụ thể của
các quy định để có thể thực hiện đúng, hiểu thống nhất, thuận tiện khi thực hiện
và áp dụng.
b. Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật
Căn cứ kết quả của hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành
pháp luật; Kết quả của hoạt động hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp
điển quy phạm pháp luật, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát
thủ tục hành chính; Phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các phương tiện
thông tin đại chúng và dư luận xã hội, nhằm:
- Xác định nhu cầu tập huấn, phổ biến pháp luật đốivới từng lĩnh vực và đối
tượng cụ thể, đối chiếu với các hoạt động, nội dung, hình thức, đối tượng tập
huấn, phổ biến pháp luật đã được thực hiện, đánh giá tính đầy đủ, kịp thời, phù
hợp của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật, tác động của công tác tập huấn,
phổ biến pháp luật đến ý thức tuân thủ và mức độ nâng cao nhận thức pháp luật
của các cơ quan, tổ chức, công dân, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác phổ biến, tập huấn pháp luật, gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để
theo dõi, tổng hợp;
4
- Xác định nhu cầu về tổ chức bộ máy, số lượng, tiêu chuẩn cán bộ, công
chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của công tác thi hành pháp luật, đối chiếu với
tình hình thực tế, đánh giá về sự phù hợp của tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng về
nguồn nhân lực, kiến nghị việc bảo đảm về tổ chức, biên chế và nguồn nhân lực,
gửi cơ quan phụ trách công tác tổ chức cán bộ cùng cấp để tổng hợp, xử lý, đồng
thời gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung;
- Xác định nhu cầu về kinh phí, trang thiết bị và cơ sở vật chất đáp ứng yêu
cầu của công tác thi hành pháp luật, đối chiếu với thực trạng bảo đảm, đánh giá
về mức độ đáp ứng của việc bảo đảm, kiến nghị việc bảo đảm kinh phí, trang thiết
bị và cơ sở vật chất, gửi cơ quan phụ trách công tác tài chính cùng cấp để tổng
hợp, xử lý, đồng thời gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung.
c. Tình hình tuân thủ pháp luật
Xem xét, đánh giá về tình hình tuân thủ pháp luật căn cứviệc phát hiện, lập
danh mục các quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật chưa được cơ
quan nhà nước và người có thẩm quyền thi hành kịp thời, đầy đủ, hướng dẫn chưa
chính xác hoặc thiếu thống nhất; các quyết định áp dụng pháp luật do cơ quan
nhà nước và người có thẩm quyền ban hành có vi phạm về trình tự, thủ tục, thẩm
quyền, không bảo đảm tính chính xác; các vi phạm pháp luật phổ biến trong từng
lĩnh vực cụ thể. Và, đánh giá nguyên nhân của tình hình vi phạm nêu trên theo
các tiêu chí về nội dung của văn bản quy phạm pháp luật, công tác tổ chức thi
hành pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các
nguyên nhân khác. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện
pháp để kịp thời tổ chức thi hành văn bản pháp luật đã có hiệu lực; xử lý các vi
phạm nhằm bảo đảm tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn và áp dụng pháp
luật; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện
các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ
thống pháp luật, gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp
3.2. Phạm vi theo dõi thi hành pháp luật
a) Theo dõi chung
+ Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong
phạm vi quản lý ở địa phương.
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch chủ trì, phối hợp
với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi
hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công
chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân
công.
5
Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõitình hình thi hành
pháp luật trong lĩnh vực thuộc cơ quan, ngành quản lý.
+ Các tổ chức, cá nhân có quyền tham gia hoạt động theo dõi tình hình
thi hành pháp luật trong phạm vi quốc gia, vùng, địa phương, lĩnh vực,
ngành...Trừ những lĩnh vực thuộc danh mục mật theo quy định pháp luật.
b) Theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
+ Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi
phạm hành chính;
+ Côngtác phổ biến, tập huấn, bồidưỡng, hướng dẫnnghiệp vụ, bố trí nguồn
lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm
hành chính trong phạm vi Bộ, ngành và địa phương;
+ Việc áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Việc thực hiện chế độ thống kê về xử lý vi phạm hành chính;
+ Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và cung
cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN THEO DÕI
TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
I. THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP
LUẬT
1. Thu thập thông tin tổ chức, cá nhân
Ủy ban nhân dân các cấp tiếp nhận thông tin về tình hình thi hành pháp luật
do tổ chức, cá nhân cung cấp; thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật
được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông
tin do tổ chức, cá nhân cung cấp phải được kiểm tra, đối chiếu trước khi sử dụng
để đánh giá tình hình thi hành pháp luật.
2. Thu thập thông tin từ báo cáo của các cơ quan chuyên môn
Báo cáo của các cơ quan chuyên môn cung cấp các nộidung sau:Số lượng,
hình thức và tên văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
số lượng, hình thức và tên văn bản ban hành chậm tiến độ và lý do chậm tiến độ;
số lượng văn bản không thống nhất, không đồng bộ và tính khả thi không cao;
Nội dung, hình thức tập huấn, phổ biến pháp luật đã được thực hiện; thực trạng
về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, các điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất
bảo đảm cho thi hành pháp luật; Tình hình hướng dẫn áp dụng pháp luật, tình
6
hình áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; Tình hình
xử lý vi phạm pháp luật.
Sau khi kiểm tra, đối chiếu tính xác thực, thông tin về tình hình thi hành
pháp luật được sử dụng làm căn cứ để tiến hành kiểm tra, điều tra, khảo sát về
tình hình thi hành pháp luật hoặc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp
luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT
1. Yêu cầu xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật
Quyết định số 4361/QĐ-BNV ngày 28/12/2016 của Bộ Nội vụ phê duyệt đề
án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương” quy định tiêu chí 2.2. Theo dõi
thi hành pháp luật là tiêu chí của Bộ chỉ số cải cách cấp tỉnh. Trong đó, tiêu chí
2.2 gồm các tiêu chí thành phần: 2.2.1. Mức độ hoàn thành kế hoạch theo dõithi
hành pháp luật của tỉnh; 2.2.2. Thực hiện công tác báo cáo theo dõi thi hành pháp
luật; 2.2.3. Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật. Vì vậy, yêu cầu các hoạt
động sau đây trong kế hoạch phải:
+ Đảm bảo đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch, cụ thể: Hoàn thành
100% kế hoạch: 1 điểm; Hoàn thành từ 85% - dưới 100% kế hoạch:0 ,5 điểm;
Hoàn thành từ 70% - dưới 85% kế hoạch: 0,25 điểm; Hoàn thành dưới 70% kế
hoạch: 0 điểm.
+ Công tác báo cáo: Phải đúng nội dung và thời gian theo quy định: 0,5
điểm; Báo cáo không đúng nội dung hoặc không đúng thời gian theo quy định: 0
điểm.
+ Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật phải đánh giá được mức độ giải
quyết các vấn đề, cụ thể: 100% số vấn đề phát hiện được xử lý hoặc kiến nghị xử
lý: 1 điểm; Từ 85% - dưới 100% số vấn đề phát hiện được xử lý hoặc kiến nghị
xử lý: 0,5 điểm; Từ 70% - dưới 85% số vấn đề phát hiện được xử lý hoặc kiến
nghị xử lý: 0,25 điểm; Dưới 70% số vấn đề phát hiện được xử lý hoặc kiến nghị
xử lý: 0 điểm.
2. Thời hạn xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nghị quyết của Chính phủ về những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạchphát triển kinh
tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước hằng năm và thực tiễn thi hành pháp
luật trong phạm vi, lĩnh vực quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ban hành kế
hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của địa phương mình, trong đó xác
định lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật đảm bảo đồng bộ
với trọng tâm trong lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong năm đó.
7
Căn cứvào Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân
dân tỉnh, UBND cấp huyện, xã xây dựng, ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện
Kế hoạch của UBND tỉnh.
3. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp
luật gồm:
- Mục đích, yêu cầu;
- Cơ sở pháp lý: Các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoặc lĩnh vực pháp
luật trọng tâm theo dõi;
- Các hoạt động cụ thể, tiến độ thực hiện và kết quả dự kiến đạt được;
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện kế hoạch;
- Kinh phí thực hiện kế hoạch
III. KIỂM TRA TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
1. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật chung
a) Thẩm quyền kiểm tra
- Ủy ban nhân dân cấp trên kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đốivới Ủy
ban nhân dân cấp dướitrong phạm vi địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý nhằm kịp
thời phát hiện khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thi hành pháp luật và khiếm
khuyết, bất cập của hệ thống pháp luật.
- Cơ quan tư pháp đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập
đoàn kiểm tra về tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập
trong thực tiễn thi hành.
b) Nội dung kiểm tra tình hình thi hành pháp luật gồm:
- Xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành
văn bản quy phạm pháp luật qua 03 nội dung:
+ Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết.
+ Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản.
+ Tính khả thi của văn bản.
- Xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật
qua 03 nội dung:
+ Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ
biến pháp luật.
+ Tínhphù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho
thi hành pháp luật.
+ Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp
luật.
8
- Xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật qua 03 nội dung:
+ Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và
người có thẩm quyền.
+ Tínhchính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp
dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền.
+ Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
c) Phương thức kiểm tra
Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo kế hoạch theo dõi
tình hình thi hành pháp luật hoặc khi có những khó khăn, vướng mắc, bất cập
trong thực tiễn thi hành hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời gắn với kiểm tra thực hiện nội dung trọng tâm trong lĩnh vực kiểm soát
thủ tục hành chính và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã được xác định
trong kế hoạch năm của địa phương.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra có trách nhiệm thực hiện
các yêu cầu của cơ quan tiến hành kiểm tra theo quy định của pháp luật.
d) Thủ tục, trình tự thực hiện kiểm tra
- Người có thẩm quyền ra Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, trong Quyết
định phải nêu rõ nội dung, kế hoạchlàm việc của đoànkiểm tra, thành phần đoàn
kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra. Quyết định
thành lập đoàn kiểm tra được thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối
tượng được kiểm tra chậm nhất là 07 ngày làm việc, trước ngày bắt đầu tiến hành
kiểm tra.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra báo cáo bằng văn
bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra; giải trình
những vấn đề thuộc nội dung kiểm tra. Đoàn kiểm tra hoặc người có thẩm quyền
kiểm tra xem xét, xác minh, kết luận về những vấn đề thuộc nội dung kiểm tra.
- Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện những thông tin cần xử lý theo quy
định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP đoàn kiểm tra và người có thẩm
quyền kiểm tra kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các
biện pháp cần thiết để xử lý. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến
nghị xử lý kết quả kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến
nghị thông báo về kết quả xử lý kiến nghị của đoàn kiểm tra cho người ra quyết
định kiểm tra. Trường hợp không nhất trí với kết quả xử lý hoặc không nhận được
kết quả xử lý, người ra quyết định kiểm tra gửi kiến nghị xử lý đến cấp trên trực
tiếp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kết quả kiểm tra.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc việc kiểm tra, đoàn kiểm tra báo
cáo người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra.
2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính
9
a) Thẩm quyền kiểm tra
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện ra quyết định kiểm tra việc thi
hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa bàn quản lý của
mình đối với trường hợp:
+ Theo đềnghị của Sở Tưpháp, Phòng Tưpháp trên cơ sở theo dõitình hình
thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản
lý liên ngành đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập hoặc đối với vụ việc
phức tạp.
b) Nội dung kiểm tra tình hình thi hành pháp luật gồm:
+ Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi
phạm hành chính;
+ Côngtác phổ biến, tập huấn, bồidưỡng, hướng dẫnnghiệp vụ, bố trí nguồn
lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm
hành chính trong phạm vi Bộ, ngành và địa phương;
+ Việc áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Việc thực hiện chế độ thống kê về xử lý vi phạm hành chính;
+ Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và cung
cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính.
c) Phương thức kiểm tra
Kiểm tra theo định kỳ, theo chuyên đề, địa bàn; Kiểm tra đột xuất; Kiểm tra
liên ngành.
d) Thủ tục, trình tự thực hiện kiểm tra
Người có thẩm quyền ra Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, trong Quyết
định phải ghi rõ thành phần đoàn kiểm tra; thời gian, nội dung, địa điểm kiểm
tra; tên cơ quan, đơn vị được kiểm tra; trách nhiệm của đoàn kiểm tra và được
gửi tới cơ quan, đơn vị được kiểm tra để thực hiện.
Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm
tra phải có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra gửi người đã ra quyết định thành lập
đoàn kiểm tra, đồng thời gửi đến cơ quan được kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm
tra phải có các nội dung sau đây: Tìnhhình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành
chính; kết quả đạt được;hạn chế, bất cập; khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân;
kiến nghị, đề xuất.
Trường hợp trong báo cáo kết quả kiểm tra có đề nghị cơ quan được kiểm
tra xem xét xử lý các kiến nghị của đoàn kiểm tra, thì chậm nhất là 30 ngày, kể
từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan được kiểm tra phải xem xét xử lý các kiến
nghị và gửi báo cáo kết quả đến người đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
10
IV. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật được Ủy ban nhân dân các
cấp thực hiện theo kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật, khi có những
khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành hoặc theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó xác định mục đích, đối tượng, nội dung,
địa bàn, thời gian, cách thức thực hiện điều tra, khảo sát. Căn cứ vào nội dung
điều tra, khảo sát, cơ quan, đơn vị chủ trì huy động đội ngũ cộng tác viên tham
gia điều tra, khảo sát. Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực
hiện theo chế độ hợp đồng có thời hạn hoặc theo từng vụ việc cụ thể.
1. Nội dung điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật
Xem xét, đánh giá:
- Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm
pháp luật.
- Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành
văn bản quy phạm pháp luật.
- Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết
- Tính khả thi của văn bản quy định chi tiết
- Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật.
- Tình hình tuân thủ pháp luật
2. Đối tượng chủ yếu được điều tra, khảo sát gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động liên quan trực tiếp đến việc
tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát;
- Tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp
luật được lựa chọn điều tra, khảo sát;
- Các chuyên gia, nhà khoa học có am hiểu về lĩnh vực được lựa chọn điều
tra, khảo sát.
3. Các hình thức điều tra khảo sát
Điều tra, khảo sátđược thực hiện thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng
vấn trực tiếp và các hình thức phù hợp khác. Các hình thức điều tra, khảo sát có
thể được thực hiện độc lập hoặc thực hiện kết hợp, lồng ghép với các hoạt động
khác. Cụ thể:
- Hình thức điều tra, khảo sát thông qua phiếu khảo sát được thực hiện như
sau:
+ Phiếu khảo sát được thiết kế thành các câu hỏi cụ thể, các phương án trả
lời hoặc ý kiến của đối tượng được khảo sát. Nội dung các câu hỏi phải rõ ràng,
khách quan, dễ hiểu, dễ trả lời, thể hiện đầy đủ các vấn đề thuộc nội dung điều
11
tra, khảo sát; bảo đảm được mục đích điều tra, khảo sát; phù hợp với đối tượng
được hỏi.
Phiếu khảo sát có thể do cộng tác viên xây dựng theo mục đích điều tra,
khảo sát, được lấy ý kiến góp ý, điều tra thử để hoàn thiện trước khi cơ quan, đơn
vị chủ trì điều tra, khảo sát quyết định sử dụng.
+ Cơ quan, đơnvị chủ trì điều tra, khảo sát tổ chức tập huấn cho người thực
hiện điều tra, khảo sát về kỹ năng thu thập thông tin thông qua phiếu khảo sát.
Người thực hiện điều tra, khảo sát phát phiếu khảo sát cho người trả lời
phiếu, giải thích mục đích điều tra, khảo sát, nội dung yêu cầu để người trả lời
phiếu tự lựa chọn phương án trả lời, bảo đảm khách quan, trung thực.
Trước khi thu phiếu khảo sát, người thực hiện điều tra, khảo sát kiểm tra
phiếu khảo sát. Trong trường hợp phiếu chưa được trả lời đầy đủ thì yêu cầu
người trả lời phiếu trả lời bổ sung.
+ Cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra, khảo sát phân loại phiếu khảo sát theo
đối tượng được hỏi, theo nhóm vấn đề, thống kê kết quả trả lời theo từng nhóm
câu hỏi và nhóm đốitượng; đối chiếu kết quả trả lời của các đối tượng khác nhau
về cùng nội dung để đưa ra nhận định về sự đánh giá của đối tượng được hỏi đối
với nội dung được điều tra, khảo sát.
- Hình thức điều tra, khảo sát thông qua tọa đàm được thực hiện như sau:
+ Căn cứ kế hoạch điều tra, khảo sát, cơ quan, đơn vị chủ trì phối hợp với
cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức tọa đàm tại địa bàn điều tra, khảo sát để thu
thập, tổng hợp thông tin, nhận xét, đánh giá về tình hình thi hành pháp luật và
kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham dự tọa đàm;
+ Xây dựng báo cáo kết quả tọa đàm.
- Hình thức điều tra, khảo sát thông qua phỏngvấn trực tiếp được thực hiện
như sau:
+ Cơ quan, đơnvị chủ trì điều tra, khảo sát lựa chọn, phân công và tập huấn
kỹ năng phỏng vấn cho người thực hiện điều tra, khảo sát;
+ Cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra, khảo sát lựa chọn người được phỏngvấn
là người am hiểu về lĩnh vực điều tra, khảo sát, người chịu sự tác động trực tiếp
của pháp luật trong lĩnh vực điều tra, khảo sát, người trực tiếp tổ chức thực hiện
pháp luật trong lĩnh vực điều tra, khảo sát;
+ Nội dung phỏng vấn tập trung vào những vấn đề quan trọng, có ảnh
hưởng lớn đến tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực điều tra, khảo sát;
+ Người thực hiện điều tra, khảo sát phải chuẩn bị nội dung, câu hỏi cần
trao đổivới người được phỏng vấn và ghi chép đầy đủ, trung thực nội dung cuộc
phỏng vấn.
12
4. Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát
Trên cơ sở kết quả xử lý phiếu khảo sát, kết quả tọa đàm và phỏng vấn trực
tiếp, cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra, khảo sát tổng hợp, xây dựng dự thảo báo cáo
điều tra, khảo sát. Báo cáo điều tra, khảo sát phải có nhận định, đánh giá khách
quan về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực và địa bàn tiến hành điều tra,
khảo sát; kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn
thiện hệ thống pháp luật.
Cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra, khảo sát có thể tổ chức tọa đàm, hội thảo
để chia sẻ và lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo báo cáo kết quả điều tra, khảo sát.
V. XỬ LÝ KẾT QUẢ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP
LUẬT
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõitình hình
thi hành pháp luật theo đề nghị của Bộ Tư pháp hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ
trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Ủy ban nhân dân cấp dưới có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi
hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
- Căn cứ kết quả thu thập thông tin, kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình
hình thi hành pháp luật, Ủy ban nhân dân các cấp xử lý theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành
pháp luật theo các nội dung sau đây:
a) Ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản
quy phạm pháp luật;
b) Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả côngtác tập huấn, phổ
biến pháp luật; bảo đảm về tổ chức, biên chế, kinh phí và các điều kiện khác cho
thi hành pháp luật;
c) Kịp thời tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực;
d) Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính chính xác, thống nhất trong
hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật;
đ) Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật;
e) Thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
C. CÔNG TÁC BÁO CÁO THEO DÕI THI HÀNH PHÁP
LUẬT
1. Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo tình hình thi hành pháp luật
trong các trường hợp sau đây:
+ Báo cáo côngtác theo dõitình hình thi hành pháp luật định kỳ hàng năm;
13
+ Báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn quản lý; báo
cáo chuyên đề theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân
dân cấp trên trực tiếp;
+ Báo cáo khi phát hiện những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp
luật hoặc thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp nhằm kịp thời ngăn chặn
những thiệt hại có thể xảy ra cho đời sống xã hội;
+ Báo cáo về kết quả xử lý các kiến nghị theo yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
2. Thời điểm lấy số liệu của báo cáo năm là từ ngày 01 tháng 10
năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm sau
Đối với các cơ quan được quản lý theo hệ thống ngành dọc (ví dụ: Hải
quan, Thuế...) thì số liệu báo cáo được tổng hợp theo ngành dọc và do Bộ quản
lý trực tiếp tổng hợp số liệu, gửi Bộ Tư pháp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương không tổng hợp số liệu của các cơ quan được quản lý theo
hệ thống ngành dọc trong báo cáo gửi Bộ Tư pháp.
3. Thời gian gửi báo cáo về cơ quan có thẩm quyền
Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo
dõi tình hình thi hành pháp luật trước ngày 15 tháng 10; Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã thực hiện việc báo cáo về công tác theo dõitình hình thi hành pháp
luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
4. Hình thức báo cáo và phương thức gửi báo cáo
a) Hình thức báo cáo:
- Báo cáo phải được thể hiện bằng văn bản, có chữký, họ tên của Thủ trưởng
cơ quan báo cáo, đóng dấu phát hành theo quy định và tệp dữ liệu điện tử gửi
kèm.
- Các biểu mẫu để tổng hợp số liệu kèm theo Báo cáo phải được đóng dấu
giáp lai và có chữ ký tắt của Thủ trưởng cơ quan báo cáo.
b) Phương thức gửi báo cáo:
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương
thức sau: Gửi bằng đường bưuđiện; Gửi trực tiếp; c)Gửi qua fax; d)Gửi qua hộp
thư điện tử dưới dạng file ảnh (định dạng PDF) hoặc file dữ liệu điện tử có chữ
ký số.
5. Nội dung Báo cáo
Nội dung báo cáo phải tuân thủ đúng theo Mẫu đề cương Báo cáo và 05
biểu mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo trong công tác theo dõi
tình hình thi hành pháp luật gồm: Mẫu số 1 là Bảng tổng hợp hoạt động theo dõi
14
tình hình thi hành pháp luật; Mẫu số 2 là Bảng tổng hợp kết quả theo dõi tính kịp
thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết; Mẫu số 3 là Danh mục
văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ;
Mẫu số 4 là Danh mục văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính
khả thi; Mẫu số 5 là Bảng tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật
đã được Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý, giải quyết, quy định
tạiPhụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BTP ngày 31/8/2015
của Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõitình hình thi hành pháp luật. Cụ thể:
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BTP ngày 31/8/2015)
TÊN CƠ QUAN2
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /BC-……..3 …….4, ngày…… tháng…… năm……
BÁO CÁO
CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP
LUẬT……….5
Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo
dõitình hình thi hành pháp luật, cơ quan/đơn vị/địa phương báo cáo côngtác theo
dõi tình hình thi hành pháp luật, như sau:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THEO DÕI
TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
1. Những kết quả đạt được
a) Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện theo dõitình hình thi hành pháp luật
b) Công tác phổ biến, tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ, kiểm tra việc thực
hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
c) Tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện
công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1 Báo cáo tình hình thi hành pháp luật đối với một lĩnh vực cụ thể cũng được thực hiện theo Đề cương Báo cáo
này.
2 Tên của cơ quan thực hiện báo cáo.
3 Viết tắt tên của cơ quan thực hiện báo cáo.
4 Địa danh.
5 Năm thực hiện báo cáo hoặc về lĩnh vực cụ thể.
15
d) Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõitình hình thi hành
pháp luật
- Có ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hay không?
Nếu có, ghi rõ tên, số văn bản.
- Việc hướng dẫn, đôn đốc công tác theo dõi thi hành pháp luật, cần ghi rõ
tên văn bản (công văn đôn đốc của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh và của Thủ trưởng tổ chức pháp chế, Giám đốc Sở Tư pháp).
- Tình hình kiểm tra công tác theo dõi thi hành pháp luật.
Ghi rõ tên quyết định thành lập đoàn kiểm tra (Quyết định của Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Thủ trưởng tổ chức
pháp chế, Giám đốc Sở Tư pháp).
Lập Bảng tổng hợp hoạt động theo dõi thi hành pháp luật (theo mẫu quy
định tại Mẫu số 1 kèm theo Thông tư số..../2015/TT-BTP).
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
a) Tồn tại, hạn chế
b) Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân chủ quan
II. TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT THEO NGÀNH, LĨNH
VỰC/ ĐỊA BÀN
1. Tình hình tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp
luật
1.1. Về tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật
Tình hình ban hành văn bản chỉ đạo triển khai, ban hành kế hoạch triển khai
văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý.
1.2. Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp
luật
a) Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết
- Kết quả, tiến độ rà soátvăn bản quy phạm pháp luật để xác định số lượng,
lên danh mục văn bảnquy định chi tiết cầnban hành; phân công, giao trách nhiệm
xây dựng dự thảo văn bản quy định chi tiết;
- Kết quả, tiến độ ban hành văn bản.
16
Lập Bảng tổng hợp kết quả theo dõi tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành
văn bản quy định chi tiết (theo mẫu quy định tại Mẫu số 2 ban hành kèm theo
Thông tư số... ./2015/TT-BTP).
b) Tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản quy định chi tiết
Đánh giá tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản quy định chi tiết,
mức độ nghiêm trọng và các hệ quả đối với xã hội.
Lập Danh mục văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính
thống nhất, đồng bộ và Danh mục văn bản quy định chi tiết có nội dung không
bảo đảm tính khả thi (theo mẫu quy định tại Mẫu số 3 và Mẫu số 4 ban hành kèm
theo Thông tư số.. ../2015/TT-BTP).
c) Đánh giá chung về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết
- Kết quả đạt được;
- Tồn tại, hạn chế;
- Nguyên nhân.
2. Tình hình bảo đảm điều kiện cho thi hành pháp luật
2.1. Kết quả theo dõi tính kịp thời, đầyđủ của công tác tập huấn pháp luật
Đánh giá về tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp của công tác tập huấn pháp luật.
2.2. Kếtquả theodõi tính phù hợp củatổchứcbộmáy, biên chế, kinh phí cho
thi hành pháp luật
Đánh giá về sự phù hợp của tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng về biên chế,
kinh phí bảo đảm cho thi hành pháp luật.
2.3. Đánh giá chung tình hìnhbảođảm cácđiều kiện cho thi hành pháp luật
- Kết quả đạt được;
- Tồn tại, hạn chế;
- Nguyên nhân.
3. Tình hình tuân thủ pháp luật
3.1. Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm
quyền
Đánh giá, phân tích, so sánh với năm trước của năm báo cáo, mức độ ảnh
hưởng, hệ quả đối với xã hội của:
a) Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm
quyền qua công tác thanh tra
b) Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm
quyền qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
17
c) Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm
quyền qua công tác giải quyết, xét xử vụ án hành chính
d) Tìnhhình thi hành pháp luật của người có thẩm quyền thông qua công tác
đấu tranh, phòng chống tội phạm
đ) Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm
quyền qua công tác bồi thường của Nhà nước
3.2. Tình hình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân
- Tình hình vi phạm pháp luật hình sự (tình hình tội phạm);
- Tình hình vi phạm hành chính;
- Tình hình tranh chấp, khiếu kiện của người dân, doanh nghiệp (tình hình
giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự)
Lập Bảng tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật đã được
tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý, giải quyết (theo mẫu
quy định tại Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư số... ./2015/TT-BTP).
3.3. Đánh giá chung về tình hình tuân thủ pháp luật
a) Kết quả đạt được;
b) Tồn tại, hạn chế;
c) Nguyên nhân.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ ĐỀ XUẤT,
KIẾN NGHỊ
1. Phương hướng, giảipháp chủ yếu (đối với công tác theo dõi tình
hình thi hành pháp luật)
1.1. Phương hướng
1.2. Giải pháp chủ yếu
2. Đề xuất, kiến nghị
2.1. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
b) Đối với Bộ, ngành, địa phương
2.2. Về tình hình thi hành pháp luật
a) Đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc
hội và đại biểu quốc hội
b) Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Về ban hành văn bản quy định chi tiết
18
- Về các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật
- Về đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật, nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật
c) Đối với các Bộ, ngành và địa phương
d) Đối với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Nơi nhận:
- ………………….6
- Lưu: VT,…………
……………………………..7
GIẢI THÍCH PHỤ LỤC SỐ 2
Mẫu này dùng cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp, các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan được tổ chức
theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng
hợp, cung cấp số liệu về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa phương.
6 Tên cơ quan nhận Báo cáo.
7 Quyền hạn và chức vụ của người ký Báo cáo.
19
MẪU SỐ 1
BẢNG TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT (*)
(Kèm theo Báo cáo số .../BC-...(1)... ngày …/…/…… của...(2)...)
STT
Tên lĩnh vực theo dõi tình
hình thi hành pháp luật
theo chuyên đề (lĩnh vực
trọng tâm)
Số cuộc kiểm tra
tình hình thi hành
pháp luật
Số cuộc điều tra,
khảo sát tình
hìnhthi hành
pháp luật
Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Ghi chú
Số thông tin xử lý
từ kết quả kiểm
tra tình hình
THPL
Số thông tin xử lý
từ kết quả điều tra,
khảo sáttình hình
THPL
Số thông tin xử lý
từ kết quả thu
thập thông tin về
tình hình THPL
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
Tổng cộng
GIẢI THÍCH MẪU SỐ 1
(*) Biểu mẫu này áp dụng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
(1) Chữ viết tắt tên cơ quan lập Báo cáo.
(2) Tên của cơ quan lập Báo cáo.
1. Cột (2): Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Lĩnh vực trọng tâm do Bộ Tư pháp
xác định và lĩnh vực do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tự xác định.
Đối với UBND cấp tỉnh: lĩnh vực do Bộ Tư pháp xác định, lĩnh vực do các Bộ, ngành khác xác định được thực hiện
trên phạm vi toàn quốc và lĩnh vực do địa phương tự xác định.
2. Cột (3): Chỉ thống kê số cuộc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo quy định của Nghị định 59/2012/NĐ-
CP và Thông tư 14/2014/TT-BTP.
3. Cột (4): Chỉ thống kê số cuộc điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật thông qua phiếu khảo sát.
20
4. Cột (5): Nêu rõ đã xử lý bao nhiêu thông tin từ kết quả của việc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo
quy định tại Điều 12 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
5. Cột (6): Nêu rõ đã xử lý bao nhiêu thông tin từ kết quả của việc điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật theo
quy định tại Điều 13 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
6. Cột(7): Nêu rõ đã xử lý bao nhiêu thông tin từ kết quả của việc thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật
theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
7. Cột (8): Cơ quan tiến hành báo cáo có thể ghi và giải thích thêm một số vấn đề liên quan, giải thích lý do không
điền được thông tin vào các cột trước đó.
MẪU SỐ 2
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THEO DÕI TÍNH KỊP THỜI, ĐẦY ĐỦ CỦA VIỆC BAN HÀNH
VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT (*)
(Kèm theo Báo cáo số .../BC-...(1)... ngày …/…/…… của...(2)...)
STT
Văn bản được quy định chi tiết Văn bản quy định chi tiết Ghi chú
Tên, số, ký
hiệu văn bản
Ngày có
hiệu lực
Tổng số nội
dung giao quy
định chi tiết
Tổng số nội
dung đã quy
định chi tiết
Tênvăn
bảnquy định
chi tiết
Thời gian
ban hành
(theo kế
hoạch)
Tình trạng hiện nay
Đã ban hành
(Ngày có hiệu
lực)
Chưa ban hành
Đang
soạn thảo
Thẩm
định
Thẩm
tra
Đã
trình
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (U) (12) (13)
I. Luật, Pháp lệnh
II. Văn bản dưới luật
21
GIẢI THÍCH MẪU SỐ 2
(*) Biểu mẫu này áp dụng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp. Đây là Bảng
tổng hợp kết quả theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết.
(1) Chữ viết tắt tên cơ quan lập Báo cáo.
(2) Tên của cơ quan lập Báo cáo.
1. Cột (2): Ghi tên, số, ký hiệu văn bản.
2. Cột (3): Ghi ngày văn bản bắt đầu có hiệu lực thi hành.
3. Cột (4): Ghi tổng số nội dung giao quy định chi tiết, đồng thời ghi tắt tên điều, khoản giao quy định chi tiết. Ví
dụ: K2 Đ3, K5 Đ7,…
4. Cột (5): Ghi tổng số nội dung luật, pháp lệnh giao quy định chi tiết đã được quy định chi tiết thành văn bản (ghi
cụ thể tên Điều, Khoản, Điểm)
5. Cột (6): Ghi lần lượt từng văn bản quy định chi tiết theo thứ tự hiệu lực từ cao tới thấp.
6. Cột(7): Ghi thời gian ban hành văn bản quy định chi tiết theo kế hoạch. Kế hoạch được hiểu là Kế hoạch ban hành
văn bản quy định chi tiết (quy định tại Điều 1 Thông tư14/2014/TT-BTP) hoặc nội dung về ban hành văn bản quy
định chi tiết trong kế hoạch triển khai (chỉ thị hoặc văn bản khác) triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
7. Cột (8): Đối với văn bản quy định chi tiết đã được ban hành, ghi thời gian bắt đầu có hiệu lực.
8. Cột (9), (10), (11), (12): Đối với văn bản quy định chi tiết chưa được ban hành, đánh dấu (X) vào cột tương ứng
với tình trạng hiện nay.
9. Cộl (11): Đối với các văn bản không cần thẩm tra thì không cần phải ghi.
10. Cột (13) cơ quan tiến hành báo cáo có thể ghi và giải thích thêm một số vấn đề liên quan, giải thích lý do không
điền được thông tin vào các cột trước đó.
22
MẪU SỐ 3
DANH MỤC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT CÓ NỘI DUNG KHÔNG BẢO ĐẢM TÍNH
THỐNG NHẤT, ĐỒNG BỘ (*)
(Kèm theo Báo cáo số .../BC-...(1)... ngày …/…/…… của...(2)...)
STT Lĩnh vực
Tên văn bản quy
định chi tiết
Điều khoản không
bảo đảm tính
thống nhất, đồng
bộ
Căn cứ pháp lý xác
định nội dung
không bảo đảm
tính thống nhất,
đồng bộ
Tình trạng xử lý
Ghi chú
Đã xử lý theo
thẩm quyền
Đã kiến
nghị cơquan có
thẩm quyền xử
lý
Đã phát hiện
nhưng chưa xử
lý theo thẩm
quyền hoặc
kiến nghị xử lý
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
GIẢI THÍCH MẪU SỐ 3
(*) Các văn bản quy định chi tiết được đề cập ở Phụ lục này là: nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, nghị quyết của Hội đồng nhân
dân và quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(1) Chữ viết tắt tên cơ quan lập Báo cáo.
(2) Tên của cơ quan lập Báo cáo.
1. Cột (2): Ghi rõ tên lĩnh vực được xác định trong Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật,
2. Cột (3): Ghi rõ tên, cơ quan, thời điểm ban hành văn bản có chứa quy định không đảm bảo tính thống nhất, đồng
bộ.
3. Cột (4): Nêu rõ tên và nội dung điều, khoản, điểm trong văn bản không đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ.
23
4. Cột (5): Nêu rõ căn cứ pháp lý xác định nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồngbộ: trái, mâu thuẫn, chồng
chéo với nội dung nào của văn bản làm cơ sở để xem xét, đối chiếu.
5. Cột (6), (7) cần ghi rõ hình thức xử lý: hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ thi hành.
6. Cột (8): Ghi rõ chưa xử lý theo thẩm quyền hay chưa kiến nghị xử lý.
7. Cột (9): Cơ quan tiến hành báo cáo có thể ghi và giải thích thêm một số vấn đề liên quan, giải thích lý do không
điền được thông tin vào các cột trước đó.
MẪU SỐ 4
DANH MỤC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT CÓ NỘI DUNG KHÔNG BẢO ĐẢM TÍNH KHẢ
THI (*)
(Kèm theo Báo cáo số .../BC-...(1)... ngày …/…/…… của...(2)...)
STT Lĩnh vực
Tên vănbản
quy định
chi tiết
Điều khoản
không bảo
đảm tính khả
thi
Lý do không bảo đảm tính khả thi Tình trạng xử lý
Ghi chú
a b c d đ
Đã xử lýtheo
thẩm quyền
Đã kiến nghị
cơ quan có
thẩm quyền
xử lý
Đã phát hiện
nhưng chưa
xử lý theo
thẩm quyền
hoặc kiếnnghị
xử lý
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
GIẢI THÍCH MẪU SỐ 4
24
(* ) Các văn bản quy định chi tiết được đề cập ở Danh mục này là: nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ
tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(1) Chữ viết tắt tên cơ quan lập Báo cáo.
(2) Tên của cơ quan lập Báo cáo.
1. Cột (2): Ghi rõ tên lĩnh vực được xác định trong Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
2. Cột (3): Ghi rõ tên, số, ký hiệu, thời gian hành văn bản có chứa quy định không đảm bảo tính khả thi.
3. Cột (4): Nêu rõ tên và nội dung điều, khoản, điểm trong văn bản không bảo đảm tính khả thi.
4. Cột (5): Đánh dấu vào lý do không bảo đảm tính khả thi được xác định căn cứ vào những tiêu chí lần lượt được
quy định tại các điểm a, b, c, d, đ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 14/2014/TT-BTP cụ thể:
a) Sự phù hợp của các quy định với điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, truyền thống văn hóa và phong tục tập
quán;
b) Sự phù hợp của các quy định với điều kiện thực tế về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, nguồn tài chính để thi
hành;
c) Sự hợp lý của các biện pháp giải quyết vấn đề và chế tài xử lý;
d) Sự rõ ràng của các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức và trình tự, thủ tục thực hiện;
đ) Sự rõ ràng, cụ thể của các quy định để có thể thực hiện đúng, hiểu thống nhất, thuận tiện khi thực hiện và áp dụng.
5. Cột (6), (7): Ghi rõ hình thức xử lý: hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ thi hành.
6. Cột (8): Ghi rõ chưa xử lý theo thẩm quyền hay chưa kiến nghị xử lý.
7. Cột (9) cơ quan tiến hành báo cáo có thể ghi và giải thích thêm một số vấn đề liên quan, giải thích lý do không
điền được thông tin vào các cột trước đó.
25
MẪU SỐ 5
BẢNG TỔNG HỢP VỤ VIỆC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC TÒA
ÁN, CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN TIẾP NHẬN, THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT (*)
(Kèm theo Báo cáo số .../BC-…(1)… ngày …/…/……của...(2)…)
STT Lĩnh vực
Tố cáo Khiếu nại
Tổng số vụ việc vi phạm pháp luật
Ghi chú
Hình sự Dân sự Kỷ luật Hành chính
Số vụ
việc đã
được giải
quyết
Số vụ
việc
chưa
được
giải
quyết
Số vụ
việc đã
được
giải
quyết
Số vụ
việc
chưa
được giải
quyết
Số vụ
việc đã
được
giải
quyết
Số vụ
việc
chưa
được
giải
quyết
Số vụ
việc đã
được giải
quyết
Số vụ
việc
chưa
được giải
quyết
Số vụ
việc đã
được
giải
quyết
Số vụ
việc
chưa
được giải
quyết
Số vụ
việc đã
được
giải
quyết
Số vụ
việc
chưa
được giải
quyết
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15)
GIẢI THÍCH MẪU SỐ 5
* Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp đề nghị Tòa án nhân dân cùng cấp cung cấp số liệu này.
(1) Chữ viết tắt tên cơ quan lập Báo cáo.
(2) Tên của cơ quan lập Báo cáo.
1. Cột (2) tới cột (11): Ghi rõ số vụ việc tương ứng với từng tiêu chí.
2. Cột(12): Cơ quan tiến hành báo cáo có thể ghi và giải thích thêm một số vấn đề liên quan, giải thích lý do không
điền được thông tin vào các cột trước đó.

More Related Content

What's hot

Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chínhN3 Q
 
xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
xử lý kỷ luật cán bộ, công chứcxử lý kỷ luật cán bộ, công chức
xử lý kỷ luật cán bộ, công chứcHương Chu
 
Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp
Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư phápTài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp
Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư phápjackjohn45
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chínhTử Long
 
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhHọc Huỳnh Bá
 

What's hot (19)

Giám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước ta
Giám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước taGiám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước ta
Giám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước ta
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chính
 
xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
xử lý kỷ luật cán bộ, công chứcxử lý kỷ luật cán bộ, công chức
xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
 
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộKiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
 
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOTLuận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
 
Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp
Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư phápTài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp
Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp
 
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt NamLuận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
 
Luận văn: Các quy định của Phần chung luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Các quy định của Phần chung luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Các quy định của Phần chung luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Các quy định của Phần chung luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chính
 
Luan van cuong che thi hanh an dan su tai tinh Dak Nong, HOT
Luan van cuong che thi hanh an dan su tai tinh Dak Nong, HOTLuan van cuong che thi hanh an dan su tai tinh Dak Nong, HOT
Luan van cuong che thi hanh an dan su tai tinh Dak Nong, HOT
 
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAYLuận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
 
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đLuận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
 
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOT
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOTPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
 
Luận văn: Quản lý về hoạt động thi hành án dân sự hiện nay, HAY
Luận văn: Quản lý về hoạt động thi hành án dân sự hiện nay, HAYLuận văn: Quản lý về hoạt động thi hành án dân sự hiện nay, HAY
Luận văn: Quản lý về hoạt động thi hành án dân sự hiện nay, HAY
 
Luận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOT
Luận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOTLuận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOT
Luận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOT
 
Quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án hình sự
Quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án hình sựQuyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án hình sự
Quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án hình sự
 
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
 
Quản lý về lý lịch tư pháp tại các tỉnh miền núi phía Bắc, HAY, 9đ
Quản lý về lý lịch tư pháp tại các tỉnh miền núi phía Bắc, HAY, 9đQuản lý về lý lịch tư pháp tại các tỉnh miền núi phía Bắc, HAY, 9đ
Quản lý về lý lịch tư pháp tại các tỉnh miền núi phía Bắc, HAY, 9đ
 

Similar to Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

slide 222.docx
slide 222.docxslide 222.docx
slide 222.docxhungto12a2
 
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH  >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ... TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH  >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận: Thủ tục hành chính và văn bản hành chính 1209007
Tiểu luận: Thủ tục hành chính và văn bản hành chính 1209007Tiểu luận: Thủ tục hành chính và văn bản hành chính 1209007
Tiểu luận: Thủ tục hành chính và văn bản hành chính 1209007nataliej4
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA  SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA  SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...OnTimeVitThu
 
Bài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân
Bài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dânBài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân
Bài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dânjackjohn45
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat (20)

slide 222.docx
slide 222.docxslide 222.docx
slide 222.docx
 
Luận án: Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận án: Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, HOTLuận án: Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận án: Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, HOT
 
Kiểm Sát Điều Tra Vụ Án Vi Phạm Quy Định Về Điều Khiển Phương Tiện Giao Thông...
Kiểm Sát Điều Tra Vụ Án Vi Phạm Quy Định Về Điều Khiển Phương Tiện Giao Thông...Kiểm Sát Điều Tra Vụ Án Vi Phạm Quy Định Về Điều Khiển Phương Tiện Giao Thông...
Kiểm Sát Điều Tra Vụ Án Vi Phạm Quy Định Về Điều Khiển Phương Tiện Giao Thông...
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự
Luận án: Thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sựLuận án: Thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự
Luận án: Thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự
 
Luận án: Theo dõi thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính
Luận án: Theo dõi thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chínhLuận án: Theo dõi thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính
Luận án: Theo dõi thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính
 
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH  >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ... TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH  >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
 
Tiểu luận: Thủ tục hành chính và văn bản hành chính 1209007
Tiểu luận: Thủ tục hành chính và văn bản hành chính 1209007Tiểu luận: Thủ tục hành chính và văn bản hành chính 1209007
Tiểu luận: Thủ tục hành chính và văn bản hành chính 1209007
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 
Cơ sở lí luận về hoạt động giám sát của đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu qu...
Cơ sở lí luận về hoạt động giám sát của đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu qu...Cơ sở lí luận về hoạt động giám sát của đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu qu...
Cơ sở lí luận về hoạt động giám sát của đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu qu...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về áp dụng pháp luật trong lĩnh vực đăng ...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về áp dụng pháp luật trong lĩnh vực đăng ...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về áp dụng pháp luật trong lĩnh vực đăng ...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về áp dụng pháp luật trong lĩnh vực đăng ...
 
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA  SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA  SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: ...
 
Luận án: Pháp luật về kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố
Luận án: Pháp luật về kiểm sát viên trong thực hành quyền công tốLuận án: Pháp luật về kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố
Luận án: Pháp luật về kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố
 
Bài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân
Bài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dânBài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân
Bài giảng luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện.docxCơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện.docx
 
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docxTiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chínhPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
 
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Điều Tra Vụ Án Vi Phạm Quy Định Về Điều Khiển Phươn...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Điều Tra Vụ Án Vi Phạm Quy Định Về Điều Khiển Phươn...Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Điều Tra Vụ Án Vi Phạm Quy Định Về Điều Khiển Phươn...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Điều Tra Vụ Án Vi Phạm Quy Định Về Điều Khiển Phươn...
 
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Điều Tra Vụ Án Vi Phạm Quy Định Về Điều Khiển Phươn...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Điều Tra Vụ Án Vi Phạm Quy Định Về Điều Khiển Phươn...Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Điều Tra Vụ Án Vi Phạm Quy Định Về Điều Khiển Phươn...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Điều Tra Vụ Án Vi Phạm Quy Định Về Điều Khiển Phươn...
 

More from nguoitinhmenyeu

Mau chuong trinh giao trinh dao tao
Mau chuong trinh giao trinh dao taoMau chuong trinh giao trinh dao tao
Mau chuong trinh giao trinh dao taonguoitinhmenyeu
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namnguoitinhmenyeu
 
Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan ly
Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan lyNhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan ly
Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan lynguoitinhmenyeu
 
800 mẹo vặt trong cuộc sống
800 mẹo vặt trong cuộc sống800 mẹo vặt trong cuộc sống
800 mẹo vặt trong cuộc sốngnguoitinhmenyeu
 
Ngủ ít hơn làm việc hiệu quả hơn
Ngủ ít hơn làm việc hiệu quả hơnNgủ ít hơn làm việc hiệu quả hơn
Ngủ ít hơn làm việc hiệu quả hơnnguoitinhmenyeu
 
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  noTu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua nonguoitinhmenyeu
 
đổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luậtđổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luậtnguoitinhmenyeu
 
Luat su cong chung chung thuc
Luat su cong chung chung thucLuat su cong chung chung thuc
Luat su cong chung chung thucnguoitinhmenyeu
 
Bai tap phap luat dai cuong
Bai tap phap luat dai cuongBai tap phap luat dai cuong
Bai tap phap luat dai cuongnguoitinhmenyeu
 
De cuong ly luan nnpl dhqghn
De cuong ly luan nnpl dhqghnDe cuong ly luan nnpl dhqghn
De cuong ly luan nnpl dhqghnnguoitinhmenyeu
 
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua macSo sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua macnguoitinhmenyeu
 
Babolat pure drive roddick plus
Babolat pure drive roddick plusBabolat pure drive roddick plus
Babolat pure drive roddick plusnguoitinhmenyeu
 
Các phím tắt trong word microsoft word
Các phím tắt trong word microsoft wordCác phím tắt trong word microsoft word
Các phím tắt trong word microsoft wordnguoitinhmenyeu
 
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubndNhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubndnguoitinhmenyeu
 
Doi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luat
Doi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luatDoi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luat
Doi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luatnguoitinhmenyeu
 

More from nguoitinhmenyeu (20)

Phong chong tham nhung
Phong chong tham nhungPhong chong tham nhung
Phong chong tham nhung
 
Mau chuong trinh giao trinh dao tao
Mau chuong trinh giao trinh dao taoMau chuong trinh giao trinh dao tao
Mau chuong trinh giao trinh dao tao
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
 
Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan ly
Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan lyNhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan ly
Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan ly
 
800 mẹo vặt trong cuộc sống
800 mẹo vặt trong cuộc sống800 mẹo vặt trong cuộc sống
800 mẹo vặt trong cuộc sống
 
Ngủ ít hơn làm việc hiệu quả hơn
Ngủ ít hơn làm việc hiệu quả hơnNgủ ít hơn làm việc hiệu quả hơn
Ngủ ít hơn làm việc hiệu quả hơn
 
37 tinh huong chuan
37 tinh huong chuan37 tinh huong chuan
37 tinh huong chuan
 
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  noTu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua no
 
đổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luậtđổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luật
 
Luat su cong chung chung thuc
Luat su cong chung chung thucLuat su cong chung chung thuc
Luat su cong chung chung thuc
 
Bai tap phap luat dai cuong
Bai tap phap luat dai cuongBai tap phap luat dai cuong
Bai tap phap luat dai cuong
 
Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 
De cuong ly luan nnpl dhqghn
De cuong ly luan nnpl dhqghnDe cuong ly luan nnpl dhqghn
De cuong ly luan nnpl dhqghn
 
Giao duc phap luat
Giao duc phap luatGiao duc phap luat
Giao duc phap luat
 
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua macSo sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
 
Babolat pure drive roddick plus
Babolat pure drive roddick plusBabolat pure drive roddick plus
Babolat pure drive roddick plus
 
Các phím tắt trong word microsoft word
Các phím tắt trong word microsoft wordCác phím tắt trong word microsoft word
Các phím tắt trong word microsoft word
 
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubndNhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
 
Doi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luat
Doi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luatDoi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luat
Doi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luat
 
Hanh chinh theo bnv
Hanh chinh theo bnvHanh chinh theo bnv
Hanh chinh theo bnv
 

Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

  • 1. 1 TỔ CHỨC THỰC HIỆN THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT 1. Quản lý nhà nước về theo dõi thi hành pháp luật - Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; - Quyết định số 921/QĐ-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao trách nhiệm theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; - Thôngtư số:14/2014/TT-BTP ngày 15/05/2014 củaBộ trưởng Bộ Tưpháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; - Thông tư 10/2015/TT-BTP ngày 31/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật. 2. Kinh phí cho hoạt động theo dõi thi hành pháp luật - Công văn 616/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 03/3/2015 của Bộ Tư pháp về lập dựtoán, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sáchnhà nước bảo đảm cho công tác theo dõi thi hành pháp luật - Thông tư 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sửdụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; - Thông tư 19/2017/TT-BTC ngày 28/02/2017 của Bộ Tài chính quy định lập dựtoán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sáchnhà nước cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính. II. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ PHẠM VI THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT 1. Khái niệm theo dõi thi hành pháp luật Theo dõi tình hình thi hành pháp luật là việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
  • 2. 2 2. Các nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật - Khách quan, công khai, minh bạch. - Thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. - Kết hợp theo dõitình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực và theo địa bàn. - Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định. - Huy động sự tham gia của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân. 3. Nội dung, phạm vi, trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật 3.1. Nội dung theo dõi thi hành pháp luật Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở xem xét, đánh giá các nội dung sau đây: a. Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật - Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết: Căn cứ Danh mục văn bản quy định chi tiết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành, hoàn thành việc xác định nội dung được giao quy định chi tiết. Cơ quan chủtrì soạnthảo văn bản quy định chi tiết phải bảo đảm chất lượng, tiến độ soạn thảo, thời hạn trình văn bản quy định chi tiết theo quyết định ban hành danh Mục văn bản quy định chi tiết. - Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản: Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở: + Rà soát văn bản bản: Rà soát văn bản được thực hiện khi: Văn bản là căn cứ để rà soát là văn bản được ban hành sau, có quy định liên quan đến văn bản được rà soát, gồm: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được rà soát; văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát; Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên sau thời điểm ban hành văn bản được rà soát. Tình hình pháttriển kinh tế - xã hội là căn cứ để rà soát được xác định căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; kết quả Điều tra,
  • 3. 3 khảo sát và thông tin thực tiễn liên quan đến đối tượng, phạm vi Điều chỉnh của văn bản được rà soát. + Nguồn thông tin cơ bản để đánh giá về tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết: Thông tin của công chức, cơ quan, đơn vị phát hiện văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; các kiến nghị hình thức xử lý, gửi đến Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; Kết quả của hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; Kết quả của hoạt động hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển quy phạm pháp luật, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính; Phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội. - Tính khả thi của văn bản: Tính khả thi được đánh giá trên cơ sở: + Nguồn thông tin cơ bản để đánh giá về tính khả thi của văn bản quy định chi tiết: Thông tin của công chức, cơ quan, đơn vị phát hiện văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính khả thi hoặc có khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành, đánh giá nguyên nhân, kiến nghị hình thức xử lý gửi đến cơ quan tư pháp. + Sự phù hợp của các quy định: Với điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, truyền thống văn hóa và phong tục tập quán; Với điều kiện thực tế về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, nguồn tài chínhđể thi hành; Sựhợp lý của các biện pháp giải quyết vấn đềvà chếtài xử lý; Sựrõ ràng của các quyđịnh về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức và trình tự, thủ tục thực hiện; Sự rõ ràng, cụ thể của các quy định để có thể thực hiện đúng, hiểu thống nhất, thuận tiện khi thực hiện và áp dụng. b. Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật Căn cứ kết quả của hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; Kết quả của hoạt động hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển quy phạm pháp luật, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính; Phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội, nhằm: - Xác định nhu cầu tập huấn, phổ biến pháp luật đốivới từng lĩnh vực và đối tượng cụ thể, đối chiếu với các hoạt động, nội dung, hình thức, đối tượng tập huấn, phổ biến pháp luật đã được thực hiện, đánh giá tính đầy đủ, kịp thời, phù hợp của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật, tác động của công tác tập huấn, phổ biến pháp luật đến ý thức tuân thủ và mức độ nâng cao nhận thức pháp luật của các cơ quan, tổ chức, công dân, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, tập huấn pháp luật, gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp;
  • 4. 4 - Xác định nhu cầu về tổ chức bộ máy, số lượng, tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của công tác thi hành pháp luật, đối chiếu với tình hình thực tế, đánh giá về sự phù hợp của tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực, kiến nghị việc bảo đảm về tổ chức, biên chế và nguồn nhân lực, gửi cơ quan phụ trách công tác tổ chức cán bộ cùng cấp để tổng hợp, xử lý, đồng thời gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung; - Xác định nhu cầu về kinh phí, trang thiết bị và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của công tác thi hành pháp luật, đối chiếu với thực trạng bảo đảm, đánh giá về mức độ đáp ứng của việc bảo đảm, kiến nghị việc bảo đảm kinh phí, trang thiết bị và cơ sở vật chất, gửi cơ quan phụ trách công tác tài chính cùng cấp để tổng hợp, xử lý, đồng thời gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung. c. Tình hình tuân thủ pháp luật Xem xét, đánh giá về tình hình tuân thủ pháp luật căn cứviệc phát hiện, lập danh mục các quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật chưa được cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền thi hành kịp thời, đầy đủ, hướng dẫn chưa chính xác hoặc thiếu thống nhất; các quyết định áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền ban hành có vi phạm về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, không bảo đảm tính chính xác; các vi phạm pháp luật phổ biến trong từng lĩnh vực cụ thể. Và, đánh giá nguyên nhân của tình hình vi phạm nêu trên theo các tiêu chí về nội dung của văn bản quy phạm pháp luật, công tác tổ chức thi hành pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguyên nhân khác. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp để kịp thời tổ chức thi hành văn bản pháp luật đã có hiệu lực; xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn và áp dụng pháp luật; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật, gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp 3.2. Phạm vi theo dõi thi hành pháp luật a) Theo dõi chung + Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
  • 5. 5 Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõitình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thuộc cơ quan, ngành quản lý. + Các tổ chức, cá nhân có quyền tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quốc gia, vùng, địa phương, lĩnh vực, ngành...Trừ những lĩnh vực thuộc danh mục mật theo quy định pháp luật. b) Theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính + Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính; + Côngtác phổ biến, tập huấn, bồidưỡng, hướng dẫnnghiệp vụ, bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi Bộ, ngành và địa phương; + Việc áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; + Việc thực hiện chế độ thống kê về xử lý vi phạm hành chính; + Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và cung cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia; + Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính. B. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT I. THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT 1. Thu thập thông tin tổ chức, cá nhân Ủy ban nhân dân các cấp tiếp nhận thông tin về tình hình thi hành pháp luật do tổ chức, cá nhân cung cấp; thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp phải được kiểm tra, đối chiếu trước khi sử dụng để đánh giá tình hình thi hành pháp luật. 2. Thu thập thông tin từ báo cáo của các cơ quan chuyên môn Báo cáo của các cơ quan chuyên môn cung cấp các nộidung sau:Số lượng, hình thức và tên văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; số lượng, hình thức và tên văn bản ban hành chậm tiến độ và lý do chậm tiến độ; số lượng văn bản không thống nhất, không đồng bộ và tính khả thi không cao; Nội dung, hình thức tập huấn, phổ biến pháp luật đã được thực hiện; thực trạng về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, các điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật; Tình hình hướng dẫn áp dụng pháp luật, tình
  • 6. 6 hình áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; Tình hình xử lý vi phạm pháp luật. Sau khi kiểm tra, đối chiếu tính xác thực, thông tin về tình hình thi hành pháp luật được sử dụng làm căn cứ để tiến hành kiểm tra, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật hoặc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP. II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT 1. Yêu cầu xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật Quyết định số 4361/QĐ-BNV ngày 28/12/2016 của Bộ Nội vụ phê duyệt đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương” quy định tiêu chí 2.2. Theo dõi thi hành pháp luật là tiêu chí của Bộ chỉ số cải cách cấp tỉnh. Trong đó, tiêu chí 2.2 gồm các tiêu chí thành phần: 2.2.1. Mức độ hoàn thành kế hoạch theo dõithi hành pháp luật của tỉnh; 2.2.2. Thực hiện công tác báo cáo theo dõi thi hành pháp luật; 2.2.3. Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật. Vì vậy, yêu cầu các hoạt động sau đây trong kế hoạch phải: + Đảm bảo đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch, cụ thể: Hoàn thành 100% kế hoạch: 1 điểm; Hoàn thành từ 85% - dưới 100% kế hoạch:0 ,5 điểm; Hoàn thành từ 70% - dưới 85% kế hoạch: 0,25 điểm; Hoàn thành dưới 70% kế hoạch: 0 điểm. + Công tác báo cáo: Phải đúng nội dung và thời gian theo quy định: 0,5 điểm; Báo cáo không đúng nội dung hoặc không đúng thời gian theo quy định: 0 điểm. + Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật phải đánh giá được mức độ giải quyết các vấn đề, cụ thể: 100% số vấn đề phát hiện được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 1 điểm; Từ 85% - dưới 100% số vấn đề phát hiện được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0,5 điểm; Từ 70% - dưới 85% số vấn đề phát hiện được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0,25 điểm; Dưới 70% số vấn đề phát hiện được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0 điểm. 2. Thời hạn xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước hằng năm và thực tiễn thi hành pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của địa phương mình, trong đó xác định lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật đảm bảo đồng bộ với trọng tâm trong lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong năm đó.
  • 7. 7 Căn cứvào Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh, UBND cấp huyện, xã xây dựng, ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh. 3. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật gồm: - Mục đích, yêu cầu; - Cơ sở pháp lý: Các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoặc lĩnh vực pháp luật trọng tâm theo dõi; - Các hoạt động cụ thể, tiến độ thực hiện và kết quả dự kiến đạt được; - Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện kế hoạch; - Kinh phí thực hiện kế hoạch III. KIỂM TRA TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT 1. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật chung a) Thẩm quyền kiểm tra - Ủy ban nhân dân cấp trên kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đốivới Ủy ban nhân dân cấp dướitrong phạm vi địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý nhằm kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thi hành pháp luật và khiếm khuyết, bất cập của hệ thống pháp luật. - Cơ quan tư pháp đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập đoàn kiểm tra về tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành. b) Nội dung kiểm tra tình hình thi hành pháp luật gồm: - Xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật qua 03 nội dung: + Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết. + Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản. + Tính khả thi của văn bản. - Xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật qua 03 nội dung: + Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật. + Tínhphù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật. + Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.
  • 8. 8 - Xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật qua 03 nội dung: + Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền. + Tínhchính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền. + Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. c) Phương thức kiểm tra Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hoặc khi có những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời gắn với kiểm tra thực hiện nội dung trọng tâm trong lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã được xác định trong kế hoạch năm của địa phương. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan tiến hành kiểm tra theo quy định của pháp luật. d) Thủ tục, trình tự thực hiện kiểm tra - Người có thẩm quyền ra Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, trong Quyết định phải nêu rõ nội dung, kế hoạchlàm việc của đoànkiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra được thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra chậm nhất là 07 ngày làm việc, trước ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra; giải trình những vấn đề thuộc nội dung kiểm tra. Đoàn kiểm tra hoặc người có thẩm quyền kiểm tra xem xét, xác minh, kết luận về những vấn đề thuộc nội dung kiểm tra. - Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện những thông tin cần xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP đoàn kiểm tra và người có thẩm quyền kiểm tra kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị xử lý kết quả kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị thông báo về kết quả xử lý kiến nghị của đoàn kiểm tra cho người ra quyết định kiểm tra. Trường hợp không nhất trí với kết quả xử lý hoặc không nhận được kết quả xử lý, người ra quyết định kiểm tra gửi kiến nghị xử lý đến cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kết quả kiểm tra. - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc việc kiểm tra, đoàn kiểm tra báo cáo người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra. 2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
  • 9. 9 a) Thẩm quyền kiểm tra Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện ra quyết định kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa bàn quản lý của mình đối với trường hợp: + Theo đềnghị của Sở Tưpháp, Phòng Tưpháp trên cơ sở theo dõitình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; + Việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý liên ngành đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập hoặc đối với vụ việc phức tạp. b) Nội dung kiểm tra tình hình thi hành pháp luật gồm: + Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính; + Côngtác phổ biến, tập huấn, bồidưỡng, hướng dẫnnghiệp vụ, bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi Bộ, ngành và địa phương; + Việc áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; + Việc thực hiện chế độ thống kê về xử lý vi phạm hành chính; + Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và cung cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia; + Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính. c) Phương thức kiểm tra Kiểm tra theo định kỳ, theo chuyên đề, địa bàn; Kiểm tra đột xuất; Kiểm tra liên ngành. d) Thủ tục, trình tự thực hiện kiểm tra Người có thẩm quyền ra Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, trong Quyết định phải ghi rõ thành phần đoàn kiểm tra; thời gian, nội dung, địa điểm kiểm tra; tên cơ quan, đơn vị được kiểm tra; trách nhiệm của đoàn kiểm tra và được gửi tới cơ quan, đơn vị được kiểm tra để thực hiện. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra gửi người đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, đồng thời gửi đến cơ quan được kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra phải có các nội dung sau đây: Tìnhhình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; kết quả đạt được;hạn chế, bất cập; khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; kiến nghị, đề xuất. Trường hợp trong báo cáo kết quả kiểm tra có đề nghị cơ quan được kiểm tra xem xét xử lý các kiến nghị của đoàn kiểm tra, thì chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan được kiểm tra phải xem xét xử lý các kiến nghị và gửi báo cáo kết quả đến người đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
  • 10. 10 IV. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật được Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện theo kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật, khi có những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó xác định mục đích, đối tượng, nội dung, địa bàn, thời gian, cách thức thực hiện điều tra, khảo sát. Căn cứ vào nội dung điều tra, khảo sát, cơ quan, đơn vị chủ trì huy động đội ngũ cộng tác viên tham gia điều tra, khảo sát. Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo chế độ hợp đồng có thời hạn hoặc theo từng vụ việc cụ thể. 1. Nội dung điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật Xem xét, đánh giá: - Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật. - Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật. - Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết - Tính khả thi của văn bản quy định chi tiết - Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật. - Tình hình tuân thủ pháp luật 2. Đối tượng chủ yếu được điều tra, khảo sát gồm: - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát; - Tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp luật được lựa chọn điều tra, khảo sát; - Các chuyên gia, nhà khoa học có am hiểu về lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát. 3. Các hình thức điều tra khảo sát Điều tra, khảo sátđược thực hiện thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp và các hình thức phù hợp khác. Các hình thức điều tra, khảo sát có thể được thực hiện độc lập hoặc thực hiện kết hợp, lồng ghép với các hoạt động khác. Cụ thể: - Hình thức điều tra, khảo sát thông qua phiếu khảo sát được thực hiện như sau: + Phiếu khảo sát được thiết kế thành các câu hỏi cụ thể, các phương án trả lời hoặc ý kiến của đối tượng được khảo sát. Nội dung các câu hỏi phải rõ ràng, khách quan, dễ hiểu, dễ trả lời, thể hiện đầy đủ các vấn đề thuộc nội dung điều
  • 11. 11 tra, khảo sát; bảo đảm được mục đích điều tra, khảo sát; phù hợp với đối tượng được hỏi. Phiếu khảo sát có thể do cộng tác viên xây dựng theo mục đích điều tra, khảo sát, được lấy ý kiến góp ý, điều tra thử để hoàn thiện trước khi cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra, khảo sát quyết định sử dụng. + Cơ quan, đơnvị chủ trì điều tra, khảo sát tổ chức tập huấn cho người thực hiện điều tra, khảo sát về kỹ năng thu thập thông tin thông qua phiếu khảo sát. Người thực hiện điều tra, khảo sát phát phiếu khảo sát cho người trả lời phiếu, giải thích mục đích điều tra, khảo sát, nội dung yêu cầu để người trả lời phiếu tự lựa chọn phương án trả lời, bảo đảm khách quan, trung thực. Trước khi thu phiếu khảo sát, người thực hiện điều tra, khảo sát kiểm tra phiếu khảo sát. Trong trường hợp phiếu chưa được trả lời đầy đủ thì yêu cầu người trả lời phiếu trả lời bổ sung. + Cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra, khảo sát phân loại phiếu khảo sát theo đối tượng được hỏi, theo nhóm vấn đề, thống kê kết quả trả lời theo từng nhóm câu hỏi và nhóm đốitượng; đối chiếu kết quả trả lời của các đối tượng khác nhau về cùng nội dung để đưa ra nhận định về sự đánh giá của đối tượng được hỏi đối với nội dung được điều tra, khảo sát. - Hình thức điều tra, khảo sát thông qua tọa đàm được thực hiện như sau: + Căn cứ kế hoạch điều tra, khảo sát, cơ quan, đơn vị chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức tọa đàm tại địa bàn điều tra, khảo sát để thu thập, tổng hợp thông tin, nhận xét, đánh giá về tình hình thi hành pháp luật và kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham dự tọa đàm; + Xây dựng báo cáo kết quả tọa đàm. - Hình thức điều tra, khảo sát thông qua phỏngvấn trực tiếp được thực hiện như sau: + Cơ quan, đơnvị chủ trì điều tra, khảo sát lựa chọn, phân công và tập huấn kỹ năng phỏng vấn cho người thực hiện điều tra, khảo sát; + Cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra, khảo sát lựa chọn người được phỏngvấn là người am hiểu về lĩnh vực điều tra, khảo sát, người chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật trong lĩnh vực điều tra, khảo sát, người trực tiếp tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực điều tra, khảo sát; + Nội dung phỏng vấn tập trung vào những vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực điều tra, khảo sát; + Người thực hiện điều tra, khảo sát phải chuẩn bị nội dung, câu hỏi cần trao đổivới người được phỏng vấn và ghi chép đầy đủ, trung thực nội dung cuộc phỏng vấn.
  • 12. 12 4. Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát Trên cơ sở kết quả xử lý phiếu khảo sát, kết quả tọa đàm và phỏng vấn trực tiếp, cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra, khảo sát tổng hợp, xây dựng dự thảo báo cáo điều tra, khảo sát. Báo cáo điều tra, khảo sát phải có nhận định, đánh giá khách quan về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực và địa bàn tiến hành điều tra, khảo sát; kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra, khảo sát có thể tổ chức tọa đàm, hội thảo để chia sẻ và lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo báo cáo kết quả điều tra, khảo sát. V. XỬ LÝ KẾT QUẢ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõitình hình thi hành pháp luật theo đề nghị của Bộ Tư pháp hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Ủy ban nhân dân cấp dưới có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp. - Căn cứ kết quả thu thập thông tin, kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, Ủy ban nhân dân các cấp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung sau đây: a) Ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; b) Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả côngtác tập huấn, phổ biến pháp luật; bảo đảm về tổ chức, biên chế, kinh phí và các điều kiện khác cho thi hành pháp luật; c) Kịp thời tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực; d) Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật; đ) Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; e) Thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. C. CÔNG TÁC BÁO CÁO THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT 1. Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong các trường hợp sau đây: + Báo cáo côngtác theo dõitình hình thi hành pháp luật định kỳ hàng năm;
  • 13. 13 + Báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn quản lý; báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; + Báo cáo khi phát hiện những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật hoặc thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp nhằm kịp thời ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra cho đời sống xã hội; + Báo cáo về kết quả xử lý các kiến nghị theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Thời điểm lấy số liệu của báo cáo năm là từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm sau Đối với các cơ quan được quản lý theo hệ thống ngành dọc (ví dụ: Hải quan, Thuế...) thì số liệu báo cáo được tổng hợp theo ngành dọc và do Bộ quản lý trực tiếp tổng hợp số liệu, gửi Bộ Tư pháp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không tổng hợp số liệu của các cơ quan được quản lý theo hệ thống ngành dọc trong báo cáo gửi Bộ Tư pháp. 3. Thời gian gửi báo cáo về cơ quan có thẩm quyền Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trước ngày 15 tháng 10; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện việc báo cáo về công tác theo dõitình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp. 4. Hình thức báo cáo và phương thức gửi báo cáo a) Hình thức báo cáo: - Báo cáo phải được thể hiện bằng văn bản, có chữký, họ tên của Thủ trưởng cơ quan báo cáo, đóng dấu phát hành theo quy định và tệp dữ liệu điện tử gửi kèm. - Các biểu mẫu để tổng hợp số liệu kèm theo Báo cáo phải được đóng dấu giáp lai và có chữ ký tắt của Thủ trưởng cơ quan báo cáo. b) Phương thức gửi báo cáo: Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: Gửi bằng đường bưuđiện; Gửi trực tiếp; c)Gửi qua fax; d)Gửi qua hộp thư điện tử dưới dạng file ảnh (định dạng PDF) hoặc file dữ liệu điện tử có chữ ký số. 5. Nội dung Báo cáo Nội dung báo cáo phải tuân thủ đúng theo Mẫu đề cương Báo cáo và 05 biểu mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật gồm: Mẫu số 1 là Bảng tổng hợp hoạt động theo dõi
  • 14. 14 tình hình thi hành pháp luật; Mẫu số 2 là Bảng tổng hợp kết quả theo dõi tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết; Mẫu số 3 là Danh mục văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; Mẫu số 4 là Danh mục văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính khả thi; Mẫu số 5 là Bảng tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật đã được Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý, giải quyết, quy định tạiPhụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BTP ngày 31/8/2015 của Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõitình hình thi hành pháp luật. Cụ thể: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT1 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BTP ngày 31/8/2015) TÊN CƠ QUAN2 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /BC-……..3 …….4, ngày…… tháng…… năm…… BÁO CÁO CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT……….5 Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõitình hình thi hành pháp luật, cơ quan/đơn vị/địa phương báo cáo côngtác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, như sau: I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT 1. Những kết quả đạt được a) Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện theo dõitình hình thi hành pháp luật b) Công tác phổ biến, tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật c) Tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật 1 Báo cáo tình hình thi hành pháp luật đối với một lĩnh vực cụ thể cũng được thực hiện theo Đề cương Báo cáo này. 2 Tên của cơ quan thực hiện báo cáo. 3 Viết tắt tên của cơ quan thực hiện báo cáo. 4 Địa danh. 5 Năm thực hiện báo cáo hoặc về lĩnh vực cụ thể.
  • 15. 15 d) Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõitình hình thi hành pháp luật - Có ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hay không? Nếu có, ghi rõ tên, số văn bản. - Việc hướng dẫn, đôn đốc công tác theo dõi thi hành pháp luật, cần ghi rõ tên văn bản (công văn đôn đốc của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Thủ trưởng tổ chức pháp chế, Giám đốc Sở Tư pháp). - Tình hình kiểm tra công tác theo dõi thi hành pháp luật. Ghi rõ tên quyết định thành lập đoàn kiểm tra (Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Thủ trưởng tổ chức pháp chế, Giám đốc Sở Tư pháp). Lập Bảng tổng hợp hoạt động theo dõi thi hành pháp luật (theo mẫu quy định tại Mẫu số 1 kèm theo Thông tư số..../2015/TT-BTP). 2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân a) Tồn tại, hạn chế b) Nguyên nhân - Nguyên nhân khách quan - Nguyên nhân chủ quan II. TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT THEO NGÀNH, LĨNH VỰC/ ĐỊA BÀN 1. Tình hình tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật 1.1. Về tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật Tình hình ban hành văn bản chỉ đạo triển khai, ban hành kế hoạch triển khai văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý. 1.2. Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật a) Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết - Kết quả, tiến độ rà soátvăn bản quy phạm pháp luật để xác định số lượng, lên danh mục văn bảnquy định chi tiết cầnban hành; phân công, giao trách nhiệm xây dựng dự thảo văn bản quy định chi tiết; - Kết quả, tiến độ ban hành văn bản.
  • 16. 16 Lập Bảng tổng hợp kết quả theo dõi tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết (theo mẫu quy định tại Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số... ./2015/TT-BTP). b) Tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản quy định chi tiết Đánh giá tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản quy định chi tiết, mức độ nghiêm trọng và các hệ quả đối với xã hội. Lập Danh mục văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và Danh mục văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính khả thi (theo mẫu quy định tại Mẫu số 3 và Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số.. ../2015/TT-BTP). c) Đánh giá chung về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết - Kết quả đạt được; - Tồn tại, hạn chế; - Nguyên nhân. 2. Tình hình bảo đảm điều kiện cho thi hành pháp luật 2.1. Kết quả theo dõi tính kịp thời, đầyđủ của công tác tập huấn pháp luật Đánh giá về tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp của công tác tập huấn pháp luật. 2.2. Kếtquả theodõi tính phù hợp củatổchứcbộmáy, biên chế, kinh phí cho thi hành pháp luật Đánh giá về sự phù hợp của tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng về biên chế, kinh phí bảo đảm cho thi hành pháp luật. 2.3. Đánh giá chung tình hìnhbảođảm cácđiều kiện cho thi hành pháp luật - Kết quả đạt được; - Tồn tại, hạn chế; - Nguyên nhân. 3. Tình hình tuân thủ pháp luật 3.1. Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền Đánh giá, phân tích, so sánh với năm trước của năm báo cáo, mức độ ảnh hưởng, hệ quả đối với xã hội của: a) Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền qua công tác thanh tra b) Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
  • 17. 17 c) Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền qua công tác giải quyết, xét xử vụ án hành chính d) Tìnhhình thi hành pháp luật của người có thẩm quyền thông qua công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm đ) Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền qua công tác bồi thường của Nhà nước 3.2. Tình hình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân - Tình hình vi phạm pháp luật hình sự (tình hình tội phạm); - Tình hình vi phạm hành chính; - Tình hình tranh chấp, khiếu kiện của người dân, doanh nghiệp (tình hình giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự) Lập Bảng tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật đã được tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý, giải quyết (theo mẫu quy định tại Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư số... ./2015/TT-BTP). 3.3. Đánh giá chung về tình hình tuân thủ pháp luật a) Kết quả đạt được; b) Tồn tại, hạn chế; c) Nguyên nhân. III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Phương hướng, giảipháp chủ yếu (đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật) 1.1. Phương hướng 1.2. Giải pháp chủ yếu 2. Đề xuất, kiến nghị 2.1. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật a) Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ b) Đối với Bộ, ngành, địa phương 2.2. Về tình hình thi hành pháp luật a) Đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu quốc hội b) Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ - Về ban hành văn bản quy định chi tiết
  • 18. 18 - Về các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật - Về đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật, nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật c) Đối với các Bộ, ngành và địa phương d) Đối với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nơi nhận: - ………………….6 - Lưu: VT,………… ……………………………..7 GIẢI THÍCH PHỤ LỤC SỐ 2 Mẫu này dùng cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, cung cấp số liệu về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa phương. 6 Tên cơ quan nhận Báo cáo. 7 Quyền hạn và chức vụ của người ký Báo cáo.
  • 19. 19 MẪU SỐ 1 BẢNG TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT (*) (Kèm theo Báo cáo số .../BC-...(1)... ngày …/…/…… của...(2)...) STT Tên lĩnh vực theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề (lĩnh vực trọng tâm) Số cuộc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật Số cuộc điều tra, khảo sát tình hìnhthi hành pháp luật Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật Ghi chú Số thông tin xử lý từ kết quả kiểm tra tình hình THPL Số thông tin xử lý từ kết quả điều tra, khảo sáttình hình THPL Số thông tin xử lý từ kết quả thu thập thông tin về tình hình THPL (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Tổng cộng GIẢI THÍCH MẪU SỐ 1 (*) Biểu mẫu này áp dụng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. (1) Chữ viết tắt tên cơ quan lập Báo cáo. (2) Tên của cơ quan lập Báo cáo. 1. Cột (2): Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Lĩnh vực trọng tâm do Bộ Tư pháp xác định và lĩnh vực do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tự xác định. Đối với UBND cấp tỉnh: lĩnh vực do Bộ Tư pháp xác định, lĩnh vực do các Bộ, ngành khác xác định được thực hiện trên phạm vi toàn quốc và lĩnh vực do địa phương tự xác định. 2. Cột (3): Chỉ thống kê số cuộc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo quy định của Nghị định 59/2012/NĐ- CP và Thông tư 14/2014/TT-BTP. 3. Cột (4): Chỉ thống kê số cuộc điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật thông qua phiếu khảo sát.
  • 20. 20 4. Cột (5): Nêu rõ đã xử lý bao nhiêu thông tin từ kết quả của việc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP. 5. Cột (6): Nêu rõ đã xử lý bao nhiêu thông tin từ kết quả của việc điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP. 6. Cột(7): Nêu rõ đã xử lý bao nhiêu thông tin từ kết quả của việc thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP. 7. Cột (8): Cơ quan tiến hành báo cáo có thể ghi và giải thích thêm một số vấn đề liên quan, giải thích lý do không điền được thông tin vào các cột trước đó. MẪU SỐ 2 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THEO DÕI TÍNH KỊP THỜI, ĐẦY ĐỦ CỦA VIỆC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT (*) (Kèm theo Báo cáo số .../BC-...(1)... ngày …/…/…… của...(2)...) STT Văn bản được quy định chi tiết Văn bản quy định chi tiết Ghi chú Tên, số, ký hiệu văn bản Ngày có hiệu lực Tổng số nội dung giao quy định chi tiết Tổng số nội dung đã quy định chi tiết Tênvăn bảnquy định chi tiết Thời gian ban hành (theo kế hoạch) Tình trạng hiện nay Đã ban hành (Ngày có hiệu lực) Chưa ban hành Đang soạn thảo Thẩm định Thẩm tra Đã trình (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (U) (12) (13) I. Luật, Pháp lệnh II. Văn bản dưới luật
  • 21. 21 GIẢI THÍCH MẪU SỐ 2 (*) Biểu mẫu này áp dụng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp. Đây là Bảng tổng hợp kết quả theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết. (1) Chữ viết tắt tên cơ quan lập Báo cáo. (2) Tên của cơ quan lập Báo cáo. 1. Cột (2): Ghi tên, số, ký hiệu văn bản. 2. Cột (3): Ghi ngày văn bản bắt đầu có hiệu lực thi hành. 3. Cột (4): Ghi tổng số nội dung giao quy định chi tiết, đồng thời ghi tắt tên điều, khoản giao quy định chi tiết. Ví dụ: K2 Đ3, K5 Đ7,… 4. Cột (5): Ghi tổng số nội dung luật, pháp lệnh giao quy định chi tiết đã được quy định chi tiết thành văn bản (ghi cụ thể tên Điều, Khoản, Điểm) 5. Cột (6): Ghi lần lượt từng văn bản quy định chi tiết theo thứ tự hiệu lực từ cao tới thấp. 6. Cột(7): Ghi thời gian ban hành văn bản quy định chi tiết theo kế hoạch. Kế hoạch được hiểu là Kế hoạch ban hành văn bản quy định chi tiết (quy định tại Điều 1 Thông tư14/2014/TT-BTP) hoặc nội dung về ban hành văn bản quy định chi tiết trong kế hoạch triển khai (chỉ thị hoặc văn bản khác) triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật 7. Cột (8): Đối với văn bản quy định chi tiết đã được ban hành, ghi thời gian bắt đầu có hiệu lực. 8. Cột (9), (10), (11), (12): Đối với văn bản quy định chi tiết chưa được ban hành, đánh dấu (X) vào cột tương ứng với tình trạng hiện nay. 9. Cộl (11): Đối với các văn bản không cần thẩm tra thì không cần phải ghi. 10. Cột (13) cơ quan tiến hành báo cáo có thể ghi và giải thích thêm một số vấn đề liên quan, giải thích lý do không điền được thông tin vào các cột trước đó.
  • 22. 22 MẪU SỐ 3 DANH MỤC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT CÓ NỘI DUNG KHÔNG BẢO ĐẢM TÍNH THỐNG NHẤT, ĐỒNG BỘ (*) (Kèm theo Báo cáo số .../BC-...(1)... ngày …/…/…… của...(2)...) STT Lĩnh vực Tên văn bản quy định chi tiết Điều khoản không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ Căn cứ pháp lý xác định nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ Tình trạng xử lý Ghi chú Đã xử lý theo thẩm quyền Đã kiến nghị cơquan có thẩm quyền xử lý Đã phát hiện nhưng chưa xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) GIẢI THÍCH MẪU SỐ 3 (*) Các văn bản quy định chi tiết được đề cập ở Phụ lục này là: nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. (1) Chữ viết tắt tên cơ quan lập Báo cáo. (2) Tên của cơ quan lập Báo cáo. 1. Cột (2): Ghi rõ tên lĩnh vực được xác định trong Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, 2. Cột (3): Ghi rõ tên, cơ quan, thời điểm ban hành văn bản có chứa quy định không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ. 3. Cột (4): Nêu rõ tên và nội dung điều, khoản, điểm trong văn bản không đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ.
  • 23. 23 4. Cột (5): Nêu rõ căn cứ pháp lý xác định nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồngbộ: trái, mâu thuẫn, chồng chéo với nội dung nào của văn bản làm cơ sở để xem xét, đối chiếu. 5. Cột (6), (7) cần ghi rõ hình thức xử lý: hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ thi hành. 6. Cột (8): Ghi rõ chưa xử lý theo thẩm quyền hay chưa kiến nghị xử lý. 7. Cột (9): Cơ quan tiến hành báo cáo có thể ghi và giải thích thêm một số vấn đề liên quan, giải thích lý do không điền được thông tin vào các cột trước đó. MẪU SỐ 4 DANH MỤC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT CÓ NỘI DUNG KHÔNG BẢO ĐẢM TÍNH KHẢ THI (*) (Kèm theo Báo cáo số .../BC-...(1)... ngày …/…/…… của...(2)...) STT Lĩnh vực Tên vănbản quy định chi tiết Điều khoản không bảo đảm tính khả thi Lý do không bảo đảm tính khả thi Tình trạng xử lý Ghi chú a b c d đ Đã xử lýtheo thẩm quyền Đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý Đã phát hiện nhưng chưa xử lý theo thẩm quyền hoặc kiếnnghị xử lý (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) GIẢI THÍCH MẪU SỐ 4
  • 24. 24 (* ) Các văn bản quy định chi tiết được đề cập ở Danh mục này là: nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. (1) Chữ viết tắt tên cơ quan lập Báo cáo. (2) Tên của cơ quan lập Báo cáo. 1. Cột (2): Ghi rõ tên lĩnh vực được xác định trong Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. 2. Cột (3): Ghi rõ tên, số, ký hiệu, thời gian hành văn bản có chứa quy định không đảm bảo tính khả thi. 3. Cột (4): Nêu rõ tên và nội dung điều, khoản, điểm trong văn bản không bảo đảm tính khả thi. 4. Cột (5): Đánh dấu vào lý do không bảo đảm tính khả thi được xác định căn cứ vào những tiêu chí lần lượt được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 14/2014/TT-BTP cụ thể: a) Sự phù hợp của các quy định với điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, truyền thống văn hóa và phong tục tập quán; b) Sự phù hợp của các quy định với điều kiện thực tế về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, nguồn tài chính để thi hành; c) Sự hợp lý của các biện pháp giải quyết vấn đề và chế tài xử lý; d) Sự rõ ràng của các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức và trình tự, thủ tục thực hiện; đ) Sự rõ ràng, cụ thể của các quy định để có thể thực hiện đúng, hiểu thống nhất, thuận tiện khi thực hiện và áp dụng. 5. Cột (6), (7): Ghi rõ hình thức xử lý: hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ thi hành. 6. Cột (8): Ghi rõ chưa xử lý theo thẩm quyền hay chưa kiến nghị xử lý. 7. Cột (9) cơ quan tiến hành báo cáo có thể ghi và giải thích thêm một số vấn đề liên quan, giải thích lý do không điền được thông tin vào các cột trước đó.
  • 25. 25 MẪU SỐ 5 BẢNG TỔNG HỢP VỤ VIỆC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC TÒA ÁN, CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN TIẾP NHẬN, THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT (*) (Kèm theo Báo cáo số .../BC-…(1)… ngày …/…/……của...(2)…) STT Lĩnh vực Tố cáo Khiếu nại Tổng số vụ việc vi phạm pháp luật Ghi chú Hình sự Dân sự Kỷ luật Hành chính Số vụ việc đã được giải quyết Số vụ việc chưa được giải quyết Số vụ việc đã được giải quyết Số vụ việc chưa được giải quyết Số vụ việc đã được giải quyết Số vụ việc chưa được giải quyết Số vụ việc đã được giải quyết Số vụ việc chưa được giải quyết Số vụ việc đã được giải quyết Số vụ việc chưa được giải quyết Số vụ việc đã được giải quyết Số vụ việc chưa được giải quyết (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) GIẢI THÍCH MẪU SỐ 5 * Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp đề nghị Tòa án nhân dân cùng cấp cung cấp số liệu này. (1) Chữ viết tắt tên cơ quan lập Báo cáo. (2) Tên của cơ quan lập Báo cáo. 1. Cột (2) tới cột (11): Ghi rõ số vụ việc tương ứng với từng tiêu chí. 2. Cột(12): Cơ quan tiến hành báo cáo có thể ghi và giải thích thêm một số vấn đề liên quan, giải thích lý do không điền được thông tin vào các cột trước đó.