SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Download to read offline
1
PHẠM ĐOAN TRANG
BẦU CỬ PHI DÂN CHỦ
Ở VIỆT NAM:
ĐẢNG CỘNG SẢN
THAO TÚNG TIẾN TRÌNH BẦU
CỬ NHƯ THẾ NÀO
Người dịch:
Trần Anh Hòa - Nguyễn Thanh Mai -
Khởi Minh - Nguyễn Xuân Tùng
2
MỤC LỤC
TÓM TẮT TỔNG QUAN..................................................................................................... 3
I. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ....................................................................................................3
Cơ quan lập pháp ở Việt Nam........................................................................................3
Hệ thống chính trị Việt Nam..........................................................................................4
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO BẦU CỬ....................................................................................4
Luật điều chỉnh.............................................................................................................. 5
Tiến trình bầu cử............................................................................................................5
III. PHÂN TÍCH CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH TRỊ CỦA BẦU CỬ................................7
Không có lựa chọn thực sự............................................................................................7
Không thừa nhận ứng viên độc lập................................................................................7
Mẫu không đại diện cho dân số.....................................................................................8
Không công nhận các cơ quan giám sát và thực thi độc lập.........................................9
IV. VI PHẠM NHÂN QUYỀN TRONG TIẾN TRÌNH BẦU CỬ 2016............................. 9
Đánh giá chung.............................................................................................................. 9
Các vi phạm nhân quyền điển hình............................................................................. 10
(1) Ứng viên độc lập bị công an theo dõi chặt chẽ............................................. 11
(2) Ứng viên độc lập không được phép tìm kiếm sự ủng hộ.............................. 11
(3) Truyền thông bị ngăn cản gặp ứng viên độc lập........................................... 12
(4) Ứng viên độc lập và những người ủng hộ không được phép gặp nhau tại nơi
công cộng.............................................................................................................12
(5) Nhiều cử tri không được thông báo về các hội nghị cử tri ở nơi cư trú....... 12
(6) Cử tri bị công an và chính quyền địa phương gây áp lực............................. 13
(7) Nhiều ứng viên độc lập bị đe dọa..................................................................14
(8) Báo chí thiên vị.............................................................................................. 15
(9) Luật pháp thiên vị.......................................................................................... 15
(10) Không có cơ quan giám sát độc lập.............................................................16
(11) Công an, tòa án và các cơ quan nhà nước khác đối xử không công bằng
giữa các ứng viên.................................................................................................16
(12) Các trở ngại vướng mắc về thủ tục đăng ký................................................17
(13) Ứng viên độc lập không được tổ chức vận động bầu cử.............................17
(14) Không khiếu nại được..................................................................................18
V. KẾT LUẬN......................................................................................................................18
VI. KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................... 19
PHỤ LỤC 1 Tóm lược quy trình bầu cử..........................................................................21
PHỤ LỤC 2 Tiêu chuẩn của một đại biểu Quốc hội........................................................22
PHỤ LỤC 3 Số liệu thống kê về các ứng viên độc lập....................................................22
PHỤ LỤC 4 Cơ cấu đã được ấn định của Quốc hội khóa 14.......................................... 25
PHỤ LỤC 5 Các mốc quan trọng trong phong trào vận động tự ứng cử năm 2016.......26
3
TÓM TẮT TỔNG QUAN
Báo cáo này cung cấp cho người đọc một cái nhìn sâu về cuộc bầu cử 2016 ở Việt
Nam, phân tích hệ thống chính trị và tiến trình bầu cử cũng như việc tiến trình này được
thực hiện như thế nào để hạn chế quyền tham gia của công dân.
Báo cáo cũng liệt kê những sách nhiễu và vi phạm nhân quyền đối với các ứng viên
độc lập - những người lần đầu tiên trong lịch sử đã dũng cảm lên tiếng chống lại hệ thống
đàn áp bằng cách đồng loạt lao vào một cuộc ứng cử mà họ không có cơ hội chiến thắng.
Việc hạn chế các quyền tự do đi lại, biểu đạt và hội họp, sự đe dọa và quấy nhiễu của
công an, những hành động phỉ báng của các tuyên truyền viên và báo chí thiên vị là một
số trong nhiều hình thức vi phạm nhân quyền. Ngoài ra, chuyện các ứng viên độc lập bị
đấu tố trong các “hội nghị với các cử tri nơi cư trú” xem ra duy nhất chỉ có tại Trung
Quốc và Việt Nam.
Các phân tích và nhận xét nêu rõ kết luận bầu cử ở Việt Nam không phải là tự do và
công bằng dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cần tiến hành nhiều bước nhằm
đem lại một cuộc cải cách về pháp lý và chính trị trong nước để đảm bảo thúc đẩy quyền
con người, trong đó quyền tham gia chính trị là rất quan trọng.
I. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ
Cơ quan lập pháp ở Việt Nam
Hiến pháp Việt Nam quy định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân,
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”.
Quốc hội là cơ quan một viện được bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Theo Luật Tổ chức
Quốc hội, tổng số đại biểu Quốc hội không vượt quá 500. Quốc hội tổ chức họp mỗi năm
2 lần, mỗi lần 1 tháng.
Quốc hội có một ủy ban thường vụ, một hội đồng dân tộc, và 9 ủy ban chuyên môn:
(1) Ủy ban Pháp luật; (2) Ủy ban Tư pháp; (3) Ủy ban Kinh tế; (4) Ủy ban Tài chính và
Ngân sách; (5) Ủy ban Quốc phòng và An ninh; (6) Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh
niên, Thiếu niên và Nhi đồng; (7) Ủy ban về các Vấn đề Xã hội; (8) Ủy ban Khoa học,
Công nghệ và Môi trường; và (9) Ủy ban Đối ngoại.
Vì Việt Nam là một nhà nước độc đảng, nên chỉ có một đảng cầm quyền là Đảng
Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), không có đảng đối lập, và ít nhất 95% đại biểu Quốc hội
là đảng viên cộng sản. Số đại biểu còn lại có thể không phải là đảng viên tại thời điểm
được bầu, nhưng sau đó họ có thể sẽ được kết nạp vào Đảng; hoặc họ phải là cảm tình
viên của ĐCSVN, hay ít nhất cũng không phải người có ý thức hệ khác với Đảng.
4
Theo Hiến pháp, “Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân trong vùng
bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân trong vùng và cơ quan Nhà nước cấp trên”. “Hội
đồng Nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân
theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng
Nhân dân”. “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng Nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội
đồng Nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng Nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên”.
Hệ thống chính trị Việt Nam
Hệ thống chính trị Việt Nam gồm có ba thành phần: 1. ĐCSVN; 2. Nhà nước; và 3.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
ĐCSVN giữ quyền lãnh đạo nhà nước và khối xã hội dân sự (hay “các tổ chức chính
trị-xã hội” như họ đặt tên) thông qua việc áp đặt ý thức hệ cộng sản và luật hóa các đường
lối, nghị quyết, chỉ thị của họ. Hơn nữa, ĐCSVN còn giữ quyền đề cử hoặc bổ nhiệm
“cán bộ” của Đảng vào các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội.
Hệ thống của ĐCSVN vận hành giống như hệ thống cấp bậc của nhà nước. Mỗi cơ
quan nhà nước đều có một chi bộ đảng chịu trách nhiệm trước đảng bộ địa phương, có thể
là cấp tỉnh hoặc cấp huyện. Trong quân đội và công an, có các chi bộ hoạt động theo đúng
với điều lệ và chỉ thị của ĐCSVN và theo luật.
Nhà nước gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện
Kiểm sát Nhân dân Tối cao, và các chính quyền địa phương.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), theo Hiến pháp, “là một liên minh chính trị
và liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội và các cá nhân đại diện
cho các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước
ngoài”. “Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Phụ
nữ và Hội Cựu Chiến binh là các tổ chức chính trị-xã hội hợp tác với các thành viên khác
của MTTQ và thống nhất các hoạt động của MTTQ”.
Như vậy, MTTQ hoạt động như một tổ chức “xã hội dân sự” hình thức, quản lý thống
nhất các tổ chức xã hội dân sự khác trong cả nước. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong
bầu cử Quốc hội.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO BẦU CỬ
Luật điều chỉnh
Về nguyên tắc, có ba đạo luật cơ bản điều chỉnh bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân
dân năm 2016, như sau:
5
- Hiến pháp 2013;
- Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân 2015, gọi tắt là
“Luật Bầu cử”;
- Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
Tuy nhiên, với cuộc bầu cử Quốc hội khoá 14 (nhiệm kỳ 2016-2021) năm 2016, ít
nhất có đến 24 văn bản nhà nước và pháp luật do ĐCSVN và các cơ quan nhà nước ban
hành để điều chỉnh hoạt động bầu cử. Dưới đây là một số:
1. Chỉ thị 51-CT/TW, ngày 04/01/2016 của Bộ Chính trị về “lãnh đạo bầu cử Quốc
hội khóa XIV và bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021”;
2. Nghị quyết 105/2015/QH13 của Quốc hội về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa 14 đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; thành lập Hội
đồng Bầu cử Quốc gia;
3. Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 13/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm
kỳ 2016-2021;
4. Nghị quyết 1129/2016/UBTVQH13 ngày 14/01/2016 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội công bố ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu Hội đồng
Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021;
5. Nghị quyết 1135/2016/UBTVQH13 ngày 22/01/2016 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa 14.
6. Nghị quyết 1132/2016/UBTVQH13 ngày 16/01/2016 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội “hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số
lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm
kỳ 2016-2021”.
7. Nghị quyết 1134/2016/UBTVQH13 ngày 18/01/2016 của Quốc hội quy định chi
tiết và hướng dẫn về việc tổ chức Hội nghị cử tri... việc giới thiệu người ứng cử
đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân trong bầu cử bổ sung.
8. v.v...
Tiến trình bầu cử
Bước 1
Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với MTTQ để “hiệp thương” về cơ cấu của
Quốc hội sẽ bầu và đại diện của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức. Bước này gọi là “hiệp
thương lần thứ nhất” và nó chỉ dành cho các ứng viên “dự kiến được đề cử” bởi các cơ
quan, đơn vị.
Các cơ quan, đơn vị được hiểu là phải của Nhà nước/Đảng, chẳng hạn như cơ quan
nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội trực thuộc MTTQ, các doanh nghiệp nhà nước.
Người nào được đề cử từ khu vực tư nhân được xem là ứng viên độc lập.
6
Tuy nhiên, các ứng viên độc lập chưa tham gia vào bước này.
Bước 2
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số lượng đơn vị bầu cử (184 cho cuộc bầu
cử năm 2016) và số đại biểu được bầu ở từng đơn vị bầu cử, sau đó thông báo con số này
cho các cơ quan, tổ chức liên quan và các đơn vị bầu cử.
Cơ quan hoặc tổ chức có liên quan, sau khi nhận được thông tin và các hướng dẫn từ
Ủy ban Thường vụ và MTTQ, sẽ lên danh sách người được giới thiệu ứng cử; danh sách
các ứng viên này sẽ được nộp cho MTTQ, đơn vị chính thức tổ chức bầu cử.
Cùng thời gian này, những ứng viên độc lập, tức những người không được bất kỳ cơ
quan, đơn vị nào của Đảng/ Nhà nước đề cử, phải đăng ký tại các MTTQ địa phương
(thành phố/tỉnh). Họ được gọi là “những người tự ứng cử” trong tất cả các văn bản chính
thức liên quan đến bầu cử; hệ thống tuyên truyền của ĐCSVN dường như muốn tránh
dùng từ “độc lập” hoặc “tự do” cho các ứng viên.
Bước 3
MTTQ tổ chức “hiệp thương lần thứ hai”, mà thành tố cốt lõi của nó là các cuộc “hội
nghị cử tri”. Quy trình này xem ra chỉ có tại các cuộc bầu cử ở Trung Quốc và Việt Nam.
Đó là những hội nghị lấy ý kiến cử tri, tại đó cử tri được yêu cầu đánh giá trực tiếp về
ứng viên ở nơi cư trú và cơ quan/tổ chức của mình, và xác định liệu các ứng viên có đủ
điều kiện ứng cử vào Quốc hội và/hoặc Hội đồng Nhân dân hay không.
Trong thực tế, các buổi “hiệp thương” này trở thành nơi đấu tố, khi các ứng viên,
nhất là những ứng viên độc lập, bị cử tri phê bình dữ dội ở nơi công cộng. Điều quan
trọng nhất là họ thường bị loại vì các lý do vặt vãnh như “không thường xuyên tham dự
các cuộc họp chi bộ, họp dân phố tại nơi cư trú”, hoặc “trông thấy hàng xóm mà không
chào hỏi” v.v...
Do vậy, các hội nghị lấy ý kiến này gợi lại những ký ức về cuộc cải cách ruộng đất
tại Trung Quốc và Việt Nam hồi giữa thế kỷ XX, khi những người bị cáo buộc là “địa chủ
bóc lột” bị đem đến các “tòa án nhân dân” để chịu đấu tố một cách thô bạo trước khi bị
xử tử.
Bằng chứng đã cho thấy MTTQ và chính quyền địa phương tổ chức các vòng “hiệp
thương” thường mời những người từ các khu vực lân cận đến dự họp và để cho họ gièm
pha các ứng viên nào mà ĐCSVN không ưa.
Những người ủng hộ các ứng viên, nếu có, thường không được phép tham dự cuộc
hội nghị cử tri do chính quyền địa phương và MTTQ tổ chức.
Bước 4
7
Tại vòng “hiệp thương lần thứ ba”, MTTQ tổng kết lại danh sách người ứng cử và
loại những người mà họ coi là không đủ tiêu chuẩn. Các cuộc họp này được MTTQ và
các cơ quan liên quan khác tổ chức kín, không có mặt ứng viên.
Danh sách cuối cùng của các ứng viên chính thức, hay những người được chọn có tên
trong phiếu bầu chính thức vào ngày bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, sẽ chỉ được
đưa ra sau ba vòng hiệp thương.
Bước 5
Sau khi danh sách chính thức cuối cùng đã được MTTQ và các cơ quan nhà nước
liên quan duyệt, đến ngày bỏ phiếu thì MTTQ mới tổ chức “hội nghị tiếp xúc cử tri” để
các ứng viên gặp gỡ cử tri và mở cuộc “vận động tranh cử” của họ mà đến thời điểm này
thì đã được luật pháp chấp nhận. Báo chí nhà nước cũng có thể có mặt tại các hội nghị
tiếp xúc cử tri đó và phỏng vấn ứng viên.
Tuy nhiên, một khi danh sách chính thức cuối cùng đã được phê duyệt, các hội nghị
này phần lớn chỉ mang tính hình thức. Ứng viên sẽ được yêu cầu trình bày chương trình
nghị sự của mình cho những cử tọa đã được các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn một
cách kỹ lưỡng từ trước, và hiếm khi có ý kiến phản bác nào đối với ứng viên.
(Xem Phụ lục 1 mô tả tóm tắt tiến trình bầu cử)
III. PHÂN TÍCH CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH TRỊ CỦA BẦU CỬ
Không có lựa chọn thực sự
Bầu cử ở Việt Nam được thực hiện trên cơ sở “Đảng cử, dân bầu”. Vấn đề ở đây là cả
nước chỉ có mỗi một đảng, ĐCSVN, và tiến trình bầu cử không cho cử tri có sự lựa chọn
nào. Công dân không được thành lập đảng phái, không được tự đề cử ứng viên.
Có lẽ đây là căn nguyên của tất cả các vi phạm về nhân quyền trong tiến trình bầu cử.
Không thừa nhận ứng viên độc lập
Không một luật hiện hành nào nói về ứng viên độc lập, chứ chưa nói tới việc công
nhận và khuyến khích họ. Theo Điều 27 Hiến pháp và Điều 2 Luật Bầu cử, mọi công dân
Việt Nam trên 21 tuổi đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và/hoặc Hội đồng Nhân
dân. Tuy nhiên, các luật liên quan đến bầu cử ở Việt Nam chỉ tập trung vào những cá
nhân được đề cử bởi các tổ chức chính trị của ĐCSVN, tổ chức chính trị-xã hội, các lực
lượng vũ trang nhân dân (quân đội và công an), và các cơ quan nhà nước ở trung ương và
địa phương. Trong báo cáo này, các ứng viên đó được gọi chung là “ứng viên Đảng cử”.
Do đó, cụm từ “ứng viên độc lập” có thể được định nghĩa trong báo cáo là những
người không được đề cử bởi các tổ chức chính trị của ĐCSVN, tổ chức chính trị-xã hội,
8
các lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội và công an), hay các cơ quan nhà nước ở trung
ương và địa phương.
Đáng chú ý là ứng viên độc lập thậm chí còn có thể được chia làm hai loại:
1. Ứng viên độc lập được chỉ định từ trước, hay những người được MTTQ các cấp
bố trí để “tự ứng cử” vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân với tư cách độc lập; và
2. Ứng viên độc lập thật sự, hay là những người tự ứng cử vào Quốc hội và Hội
đồng Nhân dân. Họ không được đề nghị hoặc thu xếp trước đó.
Cả hai loại ứng viên này đều được báo chí và các văn bản, tài liệu chính thống của
ĐCSVN và nhà nước coi là “độc lập”.
Tại cuộc bầu cử 2016 ở Việt Nam, trước vòng hiệp thương thứ hai, cả hai loại có 162
ứng viên độc lập, trong đó có 48 ứng viên ở Hà Nội và 50 ở TP HCM. Các nhà hoạt động
ngờ rằng một số trong danh sách này thật ra là được phân công làm ứng viên độc lập, hay
nói cách khác, đó là những người giả làm ứng viên độc lập.
Để cho rõ ràng, báo cáo này sẽ chỉ tập trung vào các “ứng viên độc lập thật sự”, tức
là loại độc lập thứ hai.
Mẫu không đại diện cho dân số
Hình 1
(xem phần Ghi chú)
Theo truyền thống, các hội nghị lấy ý
kiến cử tri do MTTQ tổ chức là nơi mà các
ứng viên tương lai bị/được một nhóm nhỏ cử
tri nơi cư trú, những người được các đại diện
của ĐCSVN và chính quyền địa phương chọn
ra, đánh giá, nhận xét. Trong nhiều trường
hợp, đó là các cử tri nhiều tuổi, học vấn thấp,
và chẳng biết gì về ứng viên. Hậu quả là, họ
chỉ tập trung vào tấn công cá nhân thay vì
đưa ra các đánh giá công bằng và duy lý. Đôi
khi các cử tri đó còn tỏ ra thù địch đối với
những người tự ứng cử, và thế là các hội nghị
cử tri gợi lại những ký ức cay đắng của cuộc
cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam vào
những năm 1940-50, trong đó nông dân được
xúi giục hoặc bị gây sức ép phải “đấu” các
địa chủ hết sức dữ dội trước khi hành quyết
họ.
Trong mọi trường hợp, mẫu chọn là quá nhỏ, không đại diện được cho số dân, và
trình độ, năng lực đánh giá của các cử tri được chọn sẵn đó là rất đáng ngờ.
Tồi tệ hơn cả là thủ tục này đã thành công trong việc loại ra nhiều ứng viên độc lập,
9
kể cả những trí thức tinh hoa đang được rất nhiều quần chúng cả nước ủng hộ mạnh mẽ.
Không công nhận các cơ quan giám sát và thực thi độc lập
Không một luật hiện hành nào đề cập đến các cơ quan hành pháp và giám sát độc lập,
hay một cơ chế nào để độc lập theo dõi và giám sát quá trình bầu cử.
Luật pháp và đường lối của ĐCSVN quy định các cơ quan nhà nước liên quan đến
bầu cử đều phải tuân thủ đường lối, chính sách, chỉ thị của Đảng.
“Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các ban đảng ở Trung ương, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp...
chủ động phối hợp chặt chẽ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức bầu cử, bảo đảm để cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2016-2021 thành công tốt đẹp”.
Chỉ thị 51-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 04/01/2016,
do Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng ký
IV. VI PHẠM NHÂN QUYỀN TRONG TIẾN TRÌNH BẦU CỬ 2016
Đánh giá chung
Giai đoạn trước bầu cử là một cơ sở hết sức quan trọng để đánh giá xem việc bầu cử
có tự do và công bằng hay không.
Trong phần dưới đây, cuộc bầu cử 2016 ở Việt Nam sẽ được đánh giá theo hai khía
cạnh: tự do và công bằng đối với các ứng viên thực sự độc lập (loại “độc lập” thứ hai),
trong giai đoạn trước ngày bỏ phiếu chính thức, 22/5.
Tự do
Tự do đi lại Ứng viên độc lập bị công an theo dõi chặt chẽ (1).
Tự do ngôn luận và
biểu đạt
Ứng viên độc lập không được kêu gọi ủng hộ. Họ không được
nói chuyện với dân chúng, không được phát tài liệu tự vận
động/ quảng cáo (2)
Các phương tiện truyền thông (cả báo chí chính thống lẫn
truyền thông độc lập, “lề trái”) đều bị ngăn cản, không cho gặp
gỡ ứng viên độc lập. (3)
Tự do tụ tập Ứng viên độc lập và những người ủng hộ không được gặp nhau
tại các nơi công cộng. (4)
Tự do thông tin Cử tri, đặc biệt thanh niên và các nhà hoạt động nhân quyền,
không được thông báo về các cuộc hội nghị cử tri nơi cư trú,
nhất là những hội nghị đấu tố các ứng viên độc lập. (5)
Không bị bất cứ sự ép Cử tri bị gây áp lực, thậm chí còn bị đe dọa bởi công an và
10
buộc nào chính quyền địa phương tại một số đơn vị bầu cử. (6)
Nhiều ứng viên độc lập bị công an mặc thường phục, chính
quyền địa phương và những người ủng hộ chính quyền đe dọa.
(7)
Công bằng
Minh bạch Các phương tiện truyền thông (cả báo chí chính thống và truyền
thông độc lập, lề trái) không được viết bài về các ứng viên do
Đảng đề cử, nhất là không được viết về tài sản, của cải của họ.
Ứng viên độc lập thì ngược lại, bị buộc tội, vu khống và phỉ
báng bởi những người ủng hộ chính quyền, gồm cả các dư luận
viên (8)
Luật pháp công bằng Luật pháp chỉ bàn về các ứng viên Đảng cử và dành cho họ các
ưu thế tuyệt đối, trái ngược hẳn đối với các đối thủ độc lập
không được công nhận. (9)
Cơ quan giám sát độc
lập và vô tư
Không có cơ quan nào như vậy để quan sát hay giám sát quá
trình bầu cử. (10)
Đối xử công bằng với
mọi ứng viên
Hầu hết các ứng viên độc lập bị công an, quân đội, tòa án, và
các cơ quan công quyền các cấp hành xử như thể họ là tội
phạm. (11)
Bình đẳng trong cơ hội
ứng cử
Ứng viên độc lập bị cản trở ngay từ lúc đăng ký, bị yêu cầu
phải khai rõ họ có phải là thành viên của tổ chức chính trị ngoài
Đảng hay nhóm tôn giáo không được công nhận hay không.
(12)
Bình đẳng trong tiếp
cận các nguồn lực
Ứng viên độc lập không được phép tổ chức bất cứ cuộc vận
động tranh cử nào.
Họ không được phép kêu gọi tài trợ, không được tiếp cận mọi
sự tài trợ. (13)
Khả năng khiếu nại Rất ít khiếu nại về bầu cử được xử lý thỏa đáng. (14)
Các vi phạm nhân quyền điển hình
(1) Ứng viên độc lập bị công an theo dõi chặt chẽ.
Điện thoại của họ bị nghe trộm. Họ bị công an mặc thường phục bám theo ngày đêm.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những trí thức bất đồng quan điểm được kính trọng
và có ảnh hưởng nhất, bị các tốp công an khác nhau đeo bám, mỗi tốp 2-3 người một ca
làm việc. Ông thậm chí còn bị theo dõi khi đến dự họp với các nhà ngoại giao tại sứ quán
các nước phương Tây.
(2) Ứng viên độc lập không được phép tìm kiếm sự ủng hộ.
Họ không được trò chuyện với công chúng, không được phát tài liệu vận động/quảng
cáo.
11
Các hội nghị lấy ý kiến cử tri đều được tổ chức hạn hẹp, và những người ủng hộ ứng
viên bị cấm vào nơi họp. Tại tất cả các “cuộc họp cử tri nơi cư trú”, ứng viên phải đối mặt
với đám đông chỉ trích dữ dội trước khi bị bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Vào 8 giờ tối ngày 31/3/2016, một người hàng xóm và là người ủng hộ ứng viên độc
lập Đặng Bích Phượng - bà Cao Thị Hòe - bị ông Đỗ Mạnh Khải, công an phường, và bà
Nguyễn Thị Lan, tổ trưởng dân phố, ngăn cản và dọa dẫm trong khi bà Hòe đang thu thập
chữ ký ủng hộ Đặng Bích Phượng. Viên công an giật lấy các tờ rơi của bà, mắng nhiếc và
nói rằng bà không được thu thập chữ ký ủng hộ bà Đặng Bích Phượng. Sau đó, nhờ quyết
tâm của ứng viên Phượng bảo vệ bà Hòe nên bà mới thoát khỏi rắc rối.
Hình 2
Tại TP HCM, vào tối 28/03, có khoảng 50
người ủng hộ ứng viên độc lập Hoàng Văn Dũng
(nick name là Hoàng Dũng, một facebooker chính
trị nổi tiếng và là thành viên của phong trào Con
đường Việt Nam), đã bị ngăn cản, không cho vào
dự các cuộc họp mặt với cử tri của ông Dũng. Họ
bị hàng chục sĩ quan công an, với sự hỗ trợ của
dân phòng, giữ lại tại cửa ra vào. Thậm chí cả vợ
ông Dũng lúc đầu cũng không được vào, và chị chỉ
vào được cửa sau một hồi tranh luận gay gắt với
công an và dân phòng.
Hình 3
Tồi tệ hơn nữa, trong khi Hoàng Dũng đang bị đấu tố bởi
các cử tri nơi cư trú do MTTQ chọn lựa thì một nhóm thanh
niên đi xe máy chạy ngang qua và ném các túi mắm tôm hôi
nồng nặc vào những người ủng hộ ông Dũng đang tập trung
ở phía ngoài nơi họp.
(3) Truyền thông bị ngăn cản gặp ứng viên độc lập.
Cả báo chí chính thống và truyền thông độc lập, phi chính thống, đều gần như không
tiếp cận được các ứng viên độc lập. Một phóng viên làm việc cho một trong những nhật
báo hàng đầu của Việt Nam nói với tác giả báo cáo này rằng khi ông và các nhà báo khác
gọi điện đến cơ quan MTTQ và MTTQ ở các địa phương xin địa chỉ liên hệ của các ứng
viên độc lập thì bị từ chối. Những người có thẩm quyền của các cơ quan này nói với ông
rằng các ứng viên đó “phức tạp, nhạy cảm lắm”.
(4) Ứng viên độc lập và những người ủng hộ không được phép gặp nhau tại nơi công
cộng.
Ngày 23/3, Toà án Nhân dân TP Hà Nội kết án Ba Sàm, một blogger nổi tiếng (từng
ứng cử vào Quốc hội năm 2002), 5 năm tù về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, làm
12
giảm uy tín của Nhà nước.
Hai ứng viên độc lập, Tiến sĩ Nguyễn Quang A và luật gia Nguyễn Đình Hà, bị bắt
giữ và thẩm vấn, ngoài ra còn ít nhất ba người tự ứng cử nữa đã bị cáo buộc “gây rối trật
tự công cộng” khi họ tập trung tại khu vực bên ngoài Tòa án để bày tỏ sự ủng hộ đối với
các bị cáo.
Câu hỏi chưa được giải đáp là tại sao các ứng viên này bị bắt giữ hoặc phạt trong khi
hàng trăm người khác tập trung bên ngoài tòa án thì không. Do đó, người ta tin rằng họ bị
bắt trong một chiếc bẫy do cơ quan chức năng giăng ra nhằm ngăn cản việc ứng cử của
họ, khi mà ngay cả một tội nhẹ cũng có thể làm cho họ không đủ tiêu chuẩn ra ứng cử.
Hình 4
Ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà
báo Độc lập, và vợ đã bị một tốp thanh niên đe dọa
khi đang trên đường tới dự một cuộc họp với các nhà
hoạt động xã hội ở Đại sứ quán Thụy Điển hôm
29/3. Một thanh niên nói với ông: “Đi lại ít thôi,
không là ăn đòn đấy”. Ông Thụy được cho là một
trong những ứng viên bị công an nhắm đến một cách
có chủ ý. Ông đã bị loại trong buổi hiệp thương với
cử tri tại địa phương vì “có những hành vi xấu”,
chẳng hạn như “viết nhiều bài chống chính sách của
Đảng”.
(5) Nhiều cử tri không được thông báo về các hội nghị cử tri ở nơi cư trú.
Theo các nguồn tin, hầu như tất cả các thành phần tham dự hiệp thương là người già
và trung niên. Thanh niên hóa ra không được vào dự.
Ứng viên độc lập Đỗ Nguyễn Mai Khôi, 33 tuổi, một ca sĩ nhạc trẻ nổi tiếng, viết
trên trang facebook của mình rằng “độ tuổi trung bình của các cử tri dự họp là 60.” Bản
thân Mai Khôi bị loại sau khi các cử tri nói rằng cô “trẻ quá”, không nên ứng cử đại biểu
Quốc hội.
Các nhà hoạt động nhân quyền - những người mà các cơ quan chức năng biết là hay
có xu hướng ghi âm ghi hình các cuộc tụ tập, hội thảo, hội nghị - cũng không được vào
dự các cuộc họp đó. Không một nhà hoạt động xã hội nào ở Hà Nội và TP HCM được
thông báo về các hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú của họ.
(6) Cử tri bị công an và chính quyền địa phương gây áp lực.
K.D., một cử tri nơi Tiến sĩ Nguyễn Quang A cư ngụ, giấu tên nói rằng chính quyền
địa phương đã nhiều lần cử “cán bộ” đến các hộ dân trong vùng (phường Gia Thụy, quận
Long Biên, Hà Nội) và vận động người dân không bỏ phiếu cho Tiến sĩ Quang A.
13
Hình 5
Đồng thời, có những nhóm tự xưng là “dư
luận viên” có trách nhiệm “đấu tranh chống lại
các hội đoàn chống nhà nước”. Họ đã đến gặp
hàng xóm của Tiến sĩ Quang A, phỏng vấn và
ghi hình những người nói xấu ông. Các phỏng
vấn được ghi hình, sau đó được biên tập lại và
phát trên hàng chục trang web phản dân chủ của
công an và tuyên giáo.
Nổi tiếng nhất trong số các nhóm đó là Viet
Vision, đã tung ra một trang web của riêng họ.
Trang này tập trung vào tấn công các nhà hoạt
động nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, nhất
là ở Hà Nội. Thậm chí một thành viên của nhóm
là Nguyễn Chí Đức còn định đánh Tiến sĩ Quang
A khi ông từ chối trả lời phỏng vấn của anh ta.
Bản thân chính quyền cũng có dấu hiệu vi phạm Điều 126 Bộ luật Hình sự, “Tội xâm
phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân”, bằng cách ngăn cản Tiến sĩ Quang A không
cho ông ứng cử: Ông Trần Văn Bái, tổ trưởng dân phố nơi Tiến sĩ Quang A cư trú, đã đi
phân phát các bản in một bài viết của Viet Vision bôi nhọ ông A, với tiêu đề “Hành trình
tội lỗi của Nguyễn Quang A”, đến từng hộ dân trong tổ. Bị Tiến sĩ Quang A chất vấn tại
sao lại làm như vậy, ông Bái nói: “Tôi phải làm cho người dân biết về ông để chuẩn bị
cho cuộc bầu cử sắp tới”.
Nhưng sự tham gia tích cực của ông Bái trước và trong hội nghị lấy ý kiến cử tri đối
với Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho thấy rằng Trần Văn Bái hẳn đã làm việc theo chỉ đạo từ
cấp trên. Theo truyền thống, người dân Việt Nam, vốn thờ ơ và phi chính trị trong sự kìm
kẹp của Đảng Cộng sản, chẳng nhiệt tình đến thế trong việc “khai dân trí” cho những
người khác để chuẩn bị cho một sự kiện chính trị nào đấy.
(7) Nhiều ứng viên độc lập bị đe dọa.
Những năm qua, ứng viên độc lập thường bị ép phải rút đơn ứng cử. Nhiều người
phải từ bỏ dự định của mình sau một số cuộc “gặp gỡ, tiếp xúc” với chính quyền địa
phương và công an. Người nào không chịu từ bỏ thì sớm muộn cũng bị loại ở vòng “hiệp
thương lần thứ hai” hay là sau hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú hoặc cơ quan của
mình.
Nguyễn Hữu Vinh (còn gọi là Ba Sàm, một blogger hiện đang chịu án 5 năm tù vì đã “làm
giảm uy tín Nhà nước”) đã từng bị loại trong hội nghị lấy ý kiến cử tri vào năm 2002. Luật sư Lê
Công Định, một trí thức bất đồng chính kiến nổi tiếng, cũng bị loại năm 2007. Năm 2009, ông bị
bắt và tù 5 năm với tội “tuyên truyền chống nhà nước.” Luật sư Lê Quốc Quân cũng bị loại năm
2011. Cuộc bầu cử Quốc hội 2011 cũng đánh dấu sự thất bại của một số ứng cử viên độc lập nổi
tiếng khác: Học giả Nguyễn Phúc Giác Hải, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Công Hùng (mất năm
2012), và Nguyễn Cảnh Bình, sáng lập viên kiêm giám đốc một công ty xuất bản nổi tiếng tại Việt
Nam.
14
Một số ít ứng viên trụ lại được sau vòng hiệp thương thứ hai chắc chắn sẽ bị loại ở
vòng thứ ba, vòng này ứng viên không được tham dự. Năm 2011, luật sư nhân quyền Võ
An Đôn đã bị loại mặc dù ông nhận được 100% phiếu thuận trong các hội nghị lấy ý kiến
cử tri trước đó ở vòng hai. Năm nay (2016), luật sư Đôn lại ra ứng cử một lần nữa và thất
bại ngay từ vòng hai: Ông đã bị loại trong hai hội nghị lấy ý kiến cử tri ở địa phương, ở
quê mình - tỉnh miền Trung Phú Yên - và Đoàn Luật sư Phú Yên.
Luật sư Đôn từ chối phỏng vấn với tác giả của báo cáo này hôm 22/02, ông nói bị
nhiều áp lực từ công an. Nếu trả lời phỏng vấn, ông sẽ bị ảnh hưởng xấu đến công việc.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh, giám đốc đối ngoại của một công ty Ấn Độ có trụ sở tại
miền Trung Việt Nam, đã gặp áp lực lớn khi công an đến công ty của bà và yêu cầu ban
lãnh đạo không ủng hộ bà ứng cử vào Quốc hội. Khi vị Tổng giám đốc người Ấn Độ từ
chối, chính quyền địa phương ngay lập tức vào cuộc để thanh tra về thuế của công ty. Tuy
nhiên, bà Hạnh vẫn nhận được 100% phiếu đồng ý trong hội nghị lấy ý kiến cử tri tại
công ty của mình và chỉ bị loại trong hội nghị tại nơi cư trú của mình, nơi mà hầu hết cử
tri là những người lạ, mặc dù trước đó bà đã yêu cầu phải được biết trước danh sách
người tham dự. Bà Hạnh bị tố “gây rối trật tự công cộng” do đã tham gia một số cuộc
biểu tình chống Trung Quốc vài năm trước.
Nguyễn Kim Môn, một chủ doanh nghiệp tại Hà Nội, cũng gặp tình trạng giống như
vậy. Công ty của ông liên tục bị cán bộ thuế đến kiểm tra kể từ khi ông công khai tuyên
bố ứng cử vào Quốc hội. Ông đã bị loại trong hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú, bị tố
là “không chịu moi cống”.
(8) Báo chí thiên vị
Cả báo chí chính thống và truyền thông phi chính thống đều không được viết bài về
các ứng viên do Đảng cử, trừ phi để khen ngợi việc họ ra ứng cử. Của cải và tài sản của
họ, cũng như của các lãnh đạo nhà nước, là một chủ đề “cấm kỵ” đối với các phương tiện
truyền thông chính thức.
Tuy vậy, thủ tục đăng ký ứng cử trong cuộc bầu cử yêu cầu các ứng viên tương lai
điền vào tờ đăng ký các thông tin cá nhân của mình (gồm quá trình làm việc, nghề nghiệp,
thu nhập, tài sản, v.v...) và nộp cho Ủy ban Bầu cử của địa phương hoặc của Hội đồng
Bầu cử Quốc gia. Vấn đề là các dữ liệu cá nhân này chỉ được đọc trong các hội nghị lấy ý
kiến cử tri do MTTQ tổ chức cho cử tri nghe, và các cuộc họp như vậy chỉ thu hẹp trong
phạm vi những người tham dự được chọn từ trước.
Một trang facebook có tên “Công khai có gì mà ngại” đã được lập ra hồi giữa tháng 3,
kêu gọi mọi người ký tên vào bản kiến nghị trực tuyến đề nghị tất cả các đại biểu Quốc
hội đăng tải công khai thông tin tài sản cá nhân của họ. Trang này có vẻ ít nhận được sự
chú ý của công chúng.
Ngược lại với các ứng viên Đảng cử, ứng viên độc lập luôn gặp phải những lời vu
khống và phỉ báng từ những người ủng hộ chính phủ, kể cả dư luận viên được chính phủ
15
thuê. Nhiều người bị tố là thần kinh hoang tưởng, đã từng vi phạm pháp luật hoặc hành
xử xấu. Nhóm Viet Vision nói trên còn phát tờ rơi kết tội Tiến sĩ Nguyễn Quang A là
“chống nhà nước” và “phản quốc” do ông từng tham gia vào các cuộc vận động quốc tế
ủng hộ nhân quyền tại Việt Nam.
Hồi đầu tháng 3, Petro Times, một tờ báo quốc doanh, đăng hàng loạt bài báo bôi nhọ
các ứng viên độc lập, như Đặng Bích Phượng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh
và Nguyễn Công Vượng, một nghệ sĩ chèo nổi tiếng. Sử dụng bút danh Đại Anh, bài xã
luận quy nghệ sĩ Vượng là thành viên đảng Việt Tân - một chính đảng lưu vong bị
ĐCSVN coi là “tổ chức khủng bố” - và bằng cách ứng cử, “Vượng huênh hoang” chẳng
qua chỉ muốn đánh bóng tên tuổi.
Ông Vượng đã gửi thư khiếu nại tới tổng biên tập báo Petro Times, yêu cầu xin lỗi,
nhưng không được chấp nhận. Tệ hơn, công an còn liên tục về quê của ông và phát tán tin
đồn rằng ông là kẻ trốn thuế. Cuối cùng ông đã phải từ bỏ việc ứng cử.
(9) Luật pháp thiên vị
Các văn bản pháp luật ở Việt Nam chỉ nói về các ứng viên Đảng cử và dành lợi thế
tuyệt đối về phần họ, ngược hẳn với các đối thủ độc lập của họ, vốn không được chấp
nhận.
Vài ngày sau khi bị loại ở hội nghị cử tri trong khuôn khổ vòng “hiệp thương lần thứ
hai”, hôm 14/4, bà Đặng Bích Phượng nhận được một lá thư đề ngày 01/4 của Ủy ban
Quốc gia vì Sự Tiến bộ của Phụ nữ (NCFAW), mời bà đến dự buổi hội thảo “Nâng cao
kiến thức và kỹ năng” cho các nữ đại biểu được đề cử, tổ chức tại Hà Nội vào ngày
14-15/5. Mặc dù nhận thư muộn quá, không đăng ký kịp, bà vẫn gọi đến những nhà tổ
chức và được trả lời rằng họ đã nhầm lẫn khi gửi thư mời đến bà, một ứng viên độc lập.
Từ xưa đến nay, các ứng viên độc lập vốn không hề được biết đến những buổi hội
thảo xây dựng năng lực như vậy.
(10) Không có cơ quan giám sát độc lập
Hội đồng Bầu cử Quốc gia được thành lập theo Nghị quyết 105/2015/QH13 của
Quốc hội khóa 13 gồm 21 thành viên, tất cả đang là cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và
Nhà nước, có cả Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và Bộ trưởng Thông tin và Truyền
thông Nguyễn Bắc Son.
Tính độc lập và công bằng của họ xem ra rất đáng ngờ.
Các câu hỏi liên tục được đặt ra về tính công bằng của hội nghị lấy ý kiến cử tri, nơi
chỉ có một số nhỏ cử tri được tham dự, đánh giá và biểu quyết về tư cách ứng cử của các
ứng viên tương lai. Việc bỏ phiếu kín không được bảo đảm khi tại một số hội nghị, cử tri
được yêu cầu giơ tay biểu quyết, không phải là bỏ phiếu. Kể cả khi đó là bỏ phiếu kín,
thủ tục kiểm phiếu vẫn không hợp lệ khi không có một cơ quan độc lập nào giám sát hoặc
16
kiểm soát việc bỏ phiếu được thực hiện như thế nào.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, một ứng viên độc lập, cho biết ban kiểm phiếu trong hội
nghị lấy ý kiến cử tri đối với ông phải mất đến 30 phút để chỉ để đếm có 58 phiếu. Thời
gian kiểm đếm lâu như vậy làm lộ ra dấu hiệu rằng ban kiểm phiếu đã phải đợi cơ quan
thẩm quyền quyết định xem ông Diện có đủ điều kiện ứng cử hay không.
Ngày 12/4, luật sư Phạm Văn Việt nộp đơn khiếu nại đến Ủy ban Bầu cử và MTTQ
TP Hà Nội để tố cáo người tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri là ông Trần Văn Tiệp đã
ngăn không cho ông Việt phát biểu trong hội nghị này, thậm chí còn phát tờ rơi chống lại
ông.
Một số cử tri cũng đã nộp đơn khiếu nại về trường hợp của ứng viên độc lập Nguyễn
Cảnh Bình, nói rằng những người tổ chức hội nghị đã can thiệp và làm sai lệch kết quả
hội nghị.
(11) Công an, tòa án và các cơ quan nhà nước khác đối xử không công bằng các ứng
viên
Hầu hết các ứng viên độc lập bị công an, quân đội, tòa án, và cơ quan công quyền các
cấp đối xử như với tội phạm.
Thậm chí vào ngày 15/3, một thành viên trong tiểu ban An ninh-Trật tự của Hội đồng
Bầu cử Quốc gia còn phát biểu với báo chí rằng “có tổ chức phản động đứng sau cuộc
vận động tự ứng cử, thậm chí cung cấp tài chính cho những người tự ứng cử để lấy được
phiếu bầu”.
Một số ứng viên độc lập đã bức xúc đến nỗi họ gửi thư cho Hội đồng Bầu cử Quốc
gia, yêu cầu nêu rõ tên của những người tự ứng cử đó và “tổ chức phản động” nào tiếp
tay cho họ. Một tháng sau, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, thừa nhận đó
chỉ là ý kiến của một cá nhân và không phản ánh quan điểm của Hội đồng Bầu cử Quốc
gia.
Nhà văn Phạm Chí Thành bị cưỡng chế đến hội nghị lấy ý kiến cử tri trong khu vực
bầu cử của mình bất chấp việc ông đã phản đối và tẩy chay bầu cử. Công an và dân phòng
bao vây chung quanh địa điểm tổ chức hội nghị, quay phim và đe dọa đánh đập bất cứ
người nào dám đến ủng hộ ông.
(12) Các trở ngại vướng mắc về thủ tục đăng ký.
Các ứng viên độc lập gặp cản trở ngay từ việc đăng ký ứng cử yêu cầu phải ghi rõ họ
có phải là thành viên của tổ chức chính trị ngoài ĐCSVN hay nhóm tôn giáo nào không
được công nhận hay không.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn là một cựu tù nhân lương tâm sống ở Thanh Hóa. Hồ sơ
ứng cử của ông đã bị loại sau khi Ủy ban Bầu cử địa phương cho rằng ông là thành viên
17
của một nhóm tôn giáo chưa đăng ký, và hồ sơ chỉ được chấp nhận nếu ông không nhận
mình là thành viên của tổ chức đó.
Luật gia, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Đình Hà cũng bị gây trở ngại khi chính quyền
địa phương không nhận hồ sơ, viện lý do rằng ông là thành viên của đảng Dân chủ (bị
xem là bất hợp pháp ở Việt Nam), và ông bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” một vài
lần khi tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Sau nhiều tranh cãi và khiếu nại,
ông đã vượt qua được thủ tục đăng ký, nhưng sau đó đã bị loại ở “hiệp thương lần thứ
hai”.
Kỹ sư Nguyễn Việt Hưng ở tỉnh Yên Bái là thành viên của Tập hợp Dân chủ Đa
nguyên - một tổ chức chính trị có trụ sở ở Pháp hoạt động nhằm thúc đẩy tự do dân chủ
và nâng cao nhận thức chính trị của người Việt Nam. Ông Hưng đã bị loại ngay từ khi
đăng ký ứng cử. Ông nói rằng công an địa phương đã tìm đến khách sạn nơi ông ở trong
một chuyến công tác và cố tình cản trở để ông trễ hạn nộp hồ sơ. Có công an tên Cảnh
còn nói thẳng với ông: “Anh không ứng cử được đâu”, nhưng lại không chịu xác nhận
điều đó bằng văn bản.
(13) Ứng viên độc lập không được tổ chức vận động bầu cử.
Điều 68 của Luật Bầu cử nói rằng ứng viên không được “lợi dụng vận động bầu cử
để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình” và
“hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri”.
Tuy nhiên, điều gần như chắc chắn là các ứng viên Đảng cử được bảo đảm ít nhất
một số khoản hỗ trợ và thời gian miễn phí trên truyền hình quốc gia hoặc địa phương, sau
khi họ vượt qua ba vòng hiệp thương. Khi chỉ có một chính đảng cầm quyền cai trị đất
nước và áp dụng ý thức hệ cộng sản, người ta không kỳ vọng các ứng viên được chọn sẵn
này sẽ trình bày bất kỳ quan điểm nào khác đến cử tọa là các khán giả cũng đã được chọn
sẵn.
(14) Không khiếu nại được
Theo Luật Bầu cử 2015, khiếu nại chỉ do Hội đồng Bầu cử Quốc gia giải quyết, bản
thân Hội đồng này thì do các lãnh đạo ĐCSVN lập ra. Tòa án không có thẩm quyền giải
quyết các khiếu nại liên quan đến bầu cử, chẳng hạn như vấn đề kiểm phiếu hoặc kết quả
bầu cử.
Đến nay các khiếu nại của các ứng viên độc lập Phạm Văn Việt, Nguyễn Tường Thụy,
Nguyễn Xuân Diện vẫn chưa được giải quyết. Các kiến nghị trước đó của các ứng viên
Phan Văn Phong, Nguyễn Thuý Hạnh và Nguyễn Đình Hà đã bị bác bỏ.
V. KẾT LUẬN
Sau công đoạn đăng ký ứng cử, tại Hà Nội có 48 ứng viên độc lập. Tiếp đó, 14 ứng
18
viên đã phải dừng lại khi phải chịu sức ép nặng nề; 29 ứng viên khác bị loại áp đảo sau
các đợt đấu tố dữ dội. Do vậy, chỉ còn 5 ứng viên độc lập lọt được vào vòng hiệp thương
thứ ba, trong đó có cả nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên phó Tổng giám đốc Đài Truyền
hình Việt Nam (VTV) và là sáng lập viên của một tổ chức từ thiện nổi tiếng. Ông có lẽ là
niềm hy vọng cuối cùng cho những người ủng hộ ứng viên độc lập.
Ngày 15/4, MTTQ TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị hiệp thương vòng ba, mà theo quy
định, hội nghị diễn ra không có mặt ứng viên. Rốt cuộc, kể cả ông Trần Đăng Tuấn cũng
bị loại nốt. Chỉ còn hai ứng viên tự ứng cử qua được cửa ải khắt khe của MTTQ.
Như vậy đã có 46 trong tổng số 48 ứng viên độc lập mong muốn “trụ lại” được tại
khu vực bầu cử Hà Nội đã bị loại. Đồng thời, 36/39 ứng viên Đảng cử đã được chọn.
Cũng tương tự, ở TP HCM, 46/48 người tự ứng cử đã bị loại. Hai ứng viên có đủ tiêu
chuẩn này là đảng viên ĐCSVN, một trong đó là thành viên Hội đồng Nhân dân Thành
phố.
Sự khác biệt rõ ràng này làm nổi bật ý muốn của ĐCSVN trong việc duy trì sự kiểm
soát độc quyền của họ đối với cơ quan lập pháp, vốn vẫn bị những người cộng sản thao
túng từ trước.
Kết quả này và các vi phạm nhân quyền trong thời gian trước bầu cử nói trên chứng
minh rằng việc bầu cử ở Việt Nam là không có tự do và công bằng. Công dân bị từ chối
hầu như tất cả các quyền về chính trị và dân sự, và điều này sẽ không thay đổi chừng nào
ĐCSVN vẫn là chính đảng duy nhất trong nước.
VI. KHUYẾN NGHỊ
Sự độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN rất khó bị thách thức, nhưng đó thực sự là việc
mà những người ủng hộ dân chủ trong nước và nước ngoài cần phải thực hiện để bảo vệ
và thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam. Những điều sau đây được khuyến nghị mạnh mẽ:
1. Xóa bỏ cơ chế “hiệp thương”;
2. Xây dựng cơ chế đảng cử dân bầu trên cơ sở có nhiều hơn một đảng trong nước;
3. Giải thể MTTQVN các cấp, hoặc MTTQ phải chấm dứt hoạt động tổ chức bầu cử
dưới sự chỉ đạo của ĐCSVN;
4. Đảm bảo quyền tự do báo chí để các cơ quan truyền thông có thể cung cấp thông
tin về từng ứng viên, làm cơ sở cho cử tri lựa chọn, và báo chí có thể giám sát quá
trình bầu cử một cách độc lập;
5. Quyền tự do biểu đạt và hội họp được đảm bảo để cả cử tri, báo chí lẫn ứng viên
đều có thể bày tỏ quan điểm ủng hộ hay phản đối;
6. Đối xử công bằng với mọi ứng viên.
19
GHI CHÚ
Hình 1: Những người tham dự hội nghị lấy ý kiến cử tri chủ yếu là người trung niên
hoặc người già. Trong hình này, 69 cư dân ở tổ 13, phường Gia Thụy, quận Long Biên,
Hà Nội, đã loại thành công Tiến sĩ Nguyễn Quang A với lý do “không thường xuyên dự
các cuộc họp tổ dân phố” và “không có đóng góp gì cho đất nước.” Tiến sĩ Quang A trước
đó đã thu thập được hơn 5000 chữ ký từ những người ủng hộ ông, cả trong và ngoài nước.
Hình của Phạm Đoan Trang.
Hình 2: Bất chấp lời khẳng định rằng tiến trình bầu cử diễn ra công bằng, không
thiên vị, khoảng 50 người ủng hộ ông Hoàng Văn Dũng đã không được dự hội nghị cử tri
tổ chức nhằm vào ông Dũng, tại một trường học gần nhà ông. Hình lấy từ trang của
Sương Quỳnh.
Hình 3: Lê Xuân Diệu, một trong những người ủng hộ Hoàng Văn Dũng, vẫn tươi
cười sau khi bị ném mắm tôm. Hình lấy từ trang của Sương Quỳnh.
Hình 4: Một thanh niên bịt khẩu trang liên tục kèm sát và đe dọa ứng viên độc lập
Nguyễn Tường Thụy và vợ ông khi họ đang đến dự cuộc họp tổ chức tại Đại sứ quán
Thụy Điển hôm 29/3. Hình của ông Nguyễn Tường Thụy.
Hình 5: Tiến sĩ Nguyễn Quang A đang trả lời phỏng vấn của một nhà báo phương
Tây, trong vòng vây của hàng chục công an mặc thường phục. Hình không rõ nguồn.
Công an sau đó đã đẩy Tiến sĩ Quang A vào xe và đưa đến đồn phường Gia Thụy để
thẩm vấn, buộc tội ông là “gây rối trật tự công cộng”. Họ đã tước điện thoại di động và
làm thâm tím cả tay ông. Hình của Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
20
PHỤ LỤC 1
Tóm lược quy trình bầu cử
TT Mô tả Cấp Tổ chức Tham dự
1 Hiệp thương lần thứ nhất,
xác định cơ cấu Quốc hội
Trung
ương
MTTQVN MTTQVN, Hội đồng Bầu
cử Quốc gia, UBTVQH,
Chính phủ
Địa
phương
MTTQ
tỉnh/thành
phố
MTTQ các cấp, UBBC địa
phương, UBND, HĐND
2 Giới thiệu người ứng cử
(không đề cập đến ứng viên
độc lập)
Lãnh đạo
của cơ quan,
tổ chức giới
thiệu người
ứng cử
(không đề
cập đến ứng
viên độc lập)
BCH công đoàn
Gặp mặt cử tri tại cơ quan
của người được giới thiệu
ứng cử
3 Hiệp thương lần thứ hai để
lập danh sách sơ bộ người
ứng cử
Trung
ương
và địa
phương
MTTQ các
cấp
Như vòng hiệp thương thứ
nhất
Hội nghị lấy ý kiến cử tri
nơi cư trú của ứng viên (đến
đây, bao gồm cả ứng viên
độc lập)
Hội nghị lấy ý kiến cử tri
nơi cư trú tại cơ quan của
ứng viên độc lập
Địa
phương
MTTQ các
cấp và
UBND
Các cấp uỷ đảng, quan
chức chính quyền địa
phương, ít nhất 55 cử tri ở
nơi có hơn 100 cử tri nơi
cư trú (hoặc toàn bộ cử tri
đối với nơi có ít hơn 100
cử tri).
Chính quyền địa phương
và lãnh đạo MTTQ địa
phương quyết định cử tri
được tham dự.
4 Hiệp thương lần thứ ba để
chốt danh sách người đủ tiêu
chuẩn ứng cử
Trung
ương
và địa
phương
MTTQ các
cấp
Tương tự như hiệp thương
lần thứ nhất. Cử tri và ứng
viên không được phép
tham dự.
5 Người được chọn ứng cử sẽ
được tổ chức cho gặp mặt
cử tri ở khu vực bầu cử của
Địa
phương
MTTQ các
cấp
21
mình, trình bày chương trình
nghị sự, gặp gỡ báo chí,
v.v...
6 Ngày bỏ phiếu MTTQ các
cấp
PHỤ LỤC 2
Tiêu chuẩn của một đại biểu Quốc hội
Theo Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, tiêu chuẩn của một đại biểu Quốc hội là:
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc
đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp
hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu
hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác
và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín
nhiệm.
- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
PHỤ LỤC 3
Số liệu thống kê về các ứng viên độc lập
Trước vòng hiệp thương thứ hai có 39 ứng viên Đảng cử và 48 ứng viên độc lập tại
Hà Nội. Trong số 39 ứng viên đó có cả Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Phó
Thủ tướng Chính phủ, và Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP Hà
Nội, Trưởng ban Bầu cử Hà Nội. Sau vòng hai, có 36/39 ứng viên Đảng cử đã được chọn
để có tên trên phiếu bầu chính thức.
Tại TP HCM, trong số 40 ứng viên Đảng cử và 50 ứng viên độc lập, có hai người đã
rút lui. Tại Đà Nẵng, có 12 ứng viên Đảng cử và 3 ứng viên độc lập.
48 ứng viên độc lập tại Hà Nội là:
22
1.Nguyễn Quang A, Tiến sĩ, chuyên gia cao cấp kinh tế và công nghệ thông tin;
2.Cao Hải Anh, nấu ăn trong khách sạn;
3.Phan Văn Bách, lái xe taxi;
4.Nguyễn Cảnh Bình, doanh nhân, sáng lập viên và giám đốc công ty sách Alpha
Books;
5.Vũ Ngọc Bình, chuyên gia về quyền con người và bình đẳng giới;
6.Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ ngôn ngữ học;
7.Nguyễn Tất Đạt, Đại học Nội vụ Hà Nội;
8.Trần Minh Đạo, doanh nhân;
9.Nguyễn Quang Điệp, doanh nhân;
10.Nguyễn Đình Hà, luật gia;
11.Nguyễn Thúy Hạnh, nhân viên kinh doanh cao cấp;
12.Đinh Văn Hiến, doanh nhân;
13.Đỗ Minh Hiền, hành nghề tự do;
14.Đinh Trung Hiếu, quản lý dự án;
15.Trần Thị Hoa, bác sĩ;
16.Trần Mạnh Hồng, sinh viên luật;
17.Nguyễn Quảng Huân, doanh nhân;
18.Nguyễn Tiến Hưng, quản lý dự án;
19.Vương Xuân Hưng, hưu trí;
20.Hoàng Văn Hướng, luật sư;
21.Đỗ Việt Khoa, giáo viên trung học;
22.Đào Ngọc Lý, doanh nhân;
23.Ninh Văn Minh, hành nghề tự do;
24.Nguyễn Kim Môn, doanh nhân;
25.Nguyễn Đình Nam, doanh nhân;
26.Nguyễn Hải Nam, quản lý dự án;
27.Nguyễn Hoài Nam, hành nghề tự do;
28.Bùi Bá Nghiêm, viên chức Bộ Công Thương;
29.Nguyễn Văn Nhơn, Thanh tra tỉnh;
30.Nguyễn Hữu Ninh, cán bộ tại Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam;
31.Phan Văn Phong, doanh nhân, thành viên CLB Bóng đá No-U (một tổ chức xã
hội dân sự chống Trung Quốc, chưa đăng ký);
32.Tạ Hồng Phúc, doanh nhân;
33.Đặng Bích Phượng, hưu trí, ủng hộ viên của CLB Bóng đá No-U;
34.Nguyễn Hồng Sơn, công an;
35.Phan Đình Thái, doanh nhân;
36.Phạm Chí Thành, nhà văn, thành viên Hội Nhà báo Độc lập;
37.Nguyễn Trọng Thắng, nhân viên kinh doanh;
38.Đỗ Văn Thắng, Thanh tra;
39.Lương Thị Phương Thảo, hành nghề tự do;
40.Thích Minh Thịnh, Hòa thượng trụ trì tại chùa Diên Phúc;
41.Nguyễn Tường Thụy, cựu chiến binh, thành viên Hội Nhà báo Độc lập;
42.Nguyễn Văn Tín, học viên cao học;
43.Nguyễn Anh Trí, Bí thư Đảng uỷ Viện Huyết học và Truyền máu;
23
44.Nguyễn Hữu Trịnh, giảng viên tại Đại học Khoa học và Công nghệ;
45.Nguyễn Doãn Trung, phóng viên báo Đời sống và Pháp luật;
46.Trần Đăng Tuấn, nhà báo, nguyên phó tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
(VTV);
47.Phạm Văn Việt, luật sư;
48.Nguyễn Công Vượng, đạo diễn, nghệ sĩ chèo.
Sau hiệp thương vòng ba, chỉ còn hai người là Nguyễn Hữu Ninh và Nguyễn Anh Trí
được chọn đủ tiêu chuẩn ứng cử.
48 ứng viên độc lập tại TP HCM là:
1.Nguyễn Thành Cả, kinh tế gia;
2.Nguyễn Thị Hồng Chương, giáo viên THPT, Bí thư chi bộ trường Tân Túc;
3.Võ Ngọc Du, kinh tế gia;
4.Hoàng Văn Dũng, nhà hoạt động xã hội;
5.Nguyễn Tín Dũng, doanh nhân;
6.Nguyễn Tiến Dũng, doanh nhân;
7.Phan Tín Dũng, luật gia;
8.Võ Hoàng Duy, kỹ sư;
9.Mai Thanh Hà, nhà sư phạm;
10.Lê Thị Thu Hà, nhân viên kinh doanh;
11.Vũ Hải Hà, doanh nhân;
12.Trần Thị Hoàng Hiệp, luật gia;
13.Nguyễn Trung Hiếu, giám đốc điều hành;
14.Nguyễn Thị Kim Hoa, nhân viên kinh doanh, hãng Hàng không Việt Nam
Airlines;
15.Nguyễn Văn Hòe, kỹ sư;
16.Nguyễn Văn Hùng, kinh tế gia;
17.Phạm Minh Hùng, quản lý dự án;
18.Lê Đình Hùng, diễn viên điện ảnh;
19.Trần Giáng Hương, luật sư;
20.Sủ Hồng Kiệt, chuyên gia điện tử;
21.Nguyễn Quốc Kỳ, doanh nhân;
22.Lê Khánh Luận, giảng viên đại học;
23.Lâm Ngân Mai, diễn viên;
24.Nguyễn Trang Nhung, chuyên gia tài chính ngân hàng, nhà hoạt động pháp lý;
25.Nguyễn Bách Phúc, Tiến sĩ, Viện Điện tử - Tin học TP HCM;
26.Hoàng Văn Phúc, quản lý dự án;
27.Hoàng Hữu Phước, doanh nhân, đại biểu Quốc hội đương nhiệm;
28.Trần Văn Phương, nhân viên kinh doanh;
29.Lâm Thiếu Quân, giám đốc điều hành, thành viên Hội đồng Nhân dân TP HCM;
30.Châu Huy Quang, giảng viên luật;
31.Nguyễn Trường Sa, Tiến sĩ giáo dục học;
32.Nguyễn Xuân Sanh;
33.Phạm Hồng Sơn, giám đốc điều hành;
24
34.Đặng Thành Tâm, luật gia, doanh nhân;
35.Trần Phước Tấn, kỹ sư;
36.Chu Văn Thân, chuyên gia về đổi mới sáng tạo;
37.Đỗ Văn Thắng, Tiến sĩ, kinh tế gia;
38.Nguyễn Đức Thành, giám đốc điều hành;
39.Võ Văn Thôn, công chức về hưu;
40.Hồ Trúc Anh Thủy, giám đốc điều hành;
41.Nguyễn Văn Trứ, doanh nhân;
42.Lại Thu Trúc, nhân viên kinh doanh;
43.Vũ Quang Trung, doanh nhân;
44.Nguyễn Chí Trung, doanh nhân;
45.Nguyễn Văn Trường, hành nghề tự do;
46.Bùi Anh Tuấn, giám đốc điều hành;
47.Lê Minh Tuyền;
48.Nguyễn Việt Xô, kiến trúc sư.
Sau vòng ba của hiệp thương, chỉ còn hai người là Nguyễn Thị Hồng Chương và
Lâm Thiếu Quân được chọn đủ tiêu chuẩn ứng cử.
PHỤ LỤC 4
Cơ cấu đã được ấn định của Quốc hội khóa 14
Theo Nghị quyết 1135/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày
22/01/2016, Quốc hội khoá 14 sẽ có 500 đại biểu, gồm 198 đại biểu ở Trung ương và 302
đại biểu địa phương.
Trong số 198 đại biểu ở Trung ương:
11 là đại diện các tổ chức Đảng;
3 lấy từ Văn phòng Chủ tịch nước;
18 lấy từ các văn phòng Chính phủ và cơ quan chính quyền;
15 lấy từ Bộ Quốc phòng;
3 lấy từ Bộ Công an;
31 lấy từ MTTQ các cấp;
1 lấy từ Tòa án nhân dân tối cao;
1 lấy từ Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
1 lấy từ Cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
v.v...
Số đại biểu ngoài Đảng được ấn định là khoảng 25-50 người trên toàn quốc.
25
PHỤ LỤC 5
Các mốc quan trọng trong phong trào vận động tự ứng cử năm 2016
04/01: Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 51-CT/TW về “lãnh đạo cuộc bầu cử Đại biểu
Quốc hội khóa 14 và bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2016- 2021”.
22/01: UBTVQH ban hành Nghị quyết 1135/2016/UBTVQH13 dự kiến cơ cấu của
Quốc hội khoá 14.
05/02: Tiến sĩ Nguyễn Quang A tuyên bố ứng cử nếu ông “nhận được 5000 chữ ký
ủng hộ” hoặc nếu Tổng Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng “được tái đề cử vào Quốc hội
ngay cả khi không có bất kỳ chữ ký ủng hộ nào.” Cả hai điều kiện này về sau đều được
thỏa mãn.
08/02: Trang facebook ủng hộ ứng viên độc lập “Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc
Hội 2016” được thành lập.
01/3: Ứng viên độc lập Đặng Bích Phượng và Nguyễn Tường Thụy gặp trở ngại khi
đăng ký ứng cử.
02/3: Tờ Petro Times đăng bài bôi nhọ các ứng viên độc lập. Cùng ngày, công an tỉnh
Phú Yên triệu tập luật sư Võ An Đôn, xét hỏi ông về những điều ông viết trên trang
facebook cá nhân.
07/3: Luật sư Võ An Đôn bị công an Phú Yên truy vấn. Ông tự bảo vệ bằng cách
không nhận trang facebook đó là của ông.
08/3: Tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hà Nội của lãnh đạo cấp cao trước phiên
họp toàn thể cuối cùng của Quốc hội khoá 13, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư
ĐCSVN, phát biểu, “Chúng ta không được để lọt “những phần tử thế này thế khác” vào
Quốc hội và các cơ quan cấp cao khác của Đảng và Nhà nước. Mong cử tri sẽ sáng suốt
lựa chọn”. Ông không nêu rõ chi tiết “những phần tử thế này thế khác” là ai, nhưng trong
bối cảnh cuộc vận động tự ứng cử đang lên cao, phát biểu công khai của ông đã gửi đi
một thông điệp rõ ràng rằng các ứng cử viên độc lập không được hoan nghênh trong cuộc
chạy đua vào chốn nghị trường.
12/3: Nguyễn Đình Hà, một luật gia 28 tuổi ở Hà Nội, bị gây trở ngại ngay từ khâu
làm hồ sơ ứng cử của mình. Hà đã tranh luận nảy lửa với chính quyền địa phương và
công an, thu hút sự chú ý của dân chúng facebook, và vượt qua được thủ tục đăng ký vào
phút cuối cùng.
15/3: Một thành viên ẩn danh của Tiểu ban An ninh - Trật tự thuộc Hội đồng Bầu cử
Quốc gia, phát biểu với báo chí rằng “có tổ chức phản động đứng sau cuộc vận động tự
ứng cử, thậm chí cung cấp tài chính cho những người tự ứng cử để tranh thủ số phiếu của
cử tri”.
26
19/3: Trần Văn Bái, tổ trưởng dân phố số 13 nơi Tiến sĩ Nguyễn Quang A cư trú, đi
phân phát tờ rơi bôi xấu ông Quang A. Các tờ rơi này dựa trên tài liệu do Viet Vision -
một nhóm ủng hộ chính quyền - cung cấp.
23/3: Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Nguyễn Đình Hà bị tạm giữ trong khi đang ở bên
ngoài khu vực tòa án xét xử vụ blogger Ba Sàm. Họ bị đưa vào đồn công an tra hỏi, tại đó
họ bị cáo buộc tội “gây rối trật tự công cộng”. Ngoài ra, còn có ít nhất ba ứng viên độc
lập nữa phải đối mặt với cùng một tội danh.
28/3: Cái gọi là “quần chúng tự phát” đã ném mắm tôm vào những người ủng hộ
Hoàng Văn Dũng, là ứng viên độc lập đầu tiên bị loại trong hội nghị lấy ý kiến cử tri.
Ông nhận được 4 phiếu thuận trên tổng số 57 phiếu.
31/3: Đỗ Nguyễn Mai Khôi, một ca sĩ nhạc trẻ nổi tiếng, được mệnh danh là “Lady
Gaga Việt Nam”, bị loại ở hội nghị lấy ý kiến cử tri tại chính quê hương Khánh Hòa của
mình. Cùng ngày, tại TP HCM, một facebooker nổi tiếng khác, Lâm Ngân Mai, bị loại
trong một hội nghị cử tri mang tính chất sỉ nhục, khi cô bị phê là “sử dụng facebook để
truyền bá tư tưởng chống nhà nước” và “làm nghề bán vé số dạo”. Những lời kể của cô
về cuộc họp đã làm phẫn nộ công chúng trên truyền thông xã hội.
01/4: Nhà thơ Bùi Minh Quốc, một cựu tù nhân lương tâm, đã bỏ ra khỏi hội nghị lấy
ý kiến cử tri tại địa phương khi đám đông giận dữ chỉ trích mạnh mẽ ông vì dám “đòi đa
đảng và thách thức sự cai trị của ĐCSVN.” Cũng ngày này, nhà hoạt động xã hội, Thạc sĩ
Nguyễn Trang Nhung không nhận được bất kỳ phiếu ủng hộ nào trong số 63 phiếu bầu
trong hội nghị lấy ý kiến cử tri mà sau này cô vừa khóc vừa mô tả: “Đó thực sự là một
màn đấu tố”.
04/4: Ít nhất 4 ứng viên độc lập nộp kiến nghị lên Quốc hội, MTTQ và UBBCQG,
yêu cầu công bố trước danh sách cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến cử tri và cho phép các
phương tiện truyền thông theo dõi hội nghị.
07/4: MTTQ trả lời sẽ không công bố danh sách như đòi hỏi và cũng không cho phép
bất kỳ người nào, kể cả gia đình và bạn bè của các ứng viên độc lập, tham dự hội nghị,
“vì không có quy định nào liên quan đến việc này”.
Đến tối, bác sĩ Đinh Đức Long đã tiếp xúc với 46 cử tri tại buổi gặp mặt cử tri khu
dân cư quận Gò Vấp, TP HCM. Cử tri hầu hết là người ông không quen biết. Ông đề nghị
hủy bỏ hội nghị vì không đạt số lượng tối thiểu 55 người như quy định của pháp luật, và
gặp phản đối mạnh mẽ. Một số người tham dự còn dọa sẽ đánh ông nếu ông cố tình làm
mất thì giờ. Chủ trì hội nghị cuối cùng phải tuyên bố hủy bỏ hội nghị.
08/4: Nguyễn Thị Kim Anh, một ứng viên độc lập rất nổi tiếng với thành phố quê
hương Biên Hòa, Đồng Nai, đã bị loại. Cô chỉ nhận được 2 phiếu ủng hộ trong số hơn 80
phiếu. Cùng ngày, tại Bắc Ninh, luật sư nhân quyền nổi tiếng Lê Văn Luân nhận được 10
phiếu ủng hộ trong số 71 phiếu.
27
Trang facebook “Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016” tiến hành bầu cử trực
tuyến cho các cử tri bầu các đại biểu của mình mà không cần đến quy trình bầu cử do
đảng chế ngự.
09/4: Tiến sĩ Nguyễn Quang A bị loại áp đảo vì “không thường xuyên tham dự các
cuộc họp ở tổ dân cư” và “không có đóng góp gì cho đất nước”. Ông được 6 phiếu ủng hộ
trong số 75 phiếu bầu. Trước đó ông đã nhận được hơn 5000 chữ ký từ những người ủng
hộ trên cả nước.
Đồng thời, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện giành được 6 trong tổng số 66 phiếu tại hội
nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. Một cuộc họp khác với cơ quan của ông đã được tổ chức
ngày hôm trước, mà ban kiểm phiếu phải mất 30 phút để kiểm đếm chỉ 58 phiếu.
Đỗ Việt Khoa, một giáo viên nổi tiếng với những cố gắng chống tham nhũng trong
ngành giáo dục, đã bị loại khi các đồng nghiệp của ông nói rằng đơn giản là họ không
muốn ông ứng cử.
Đến tối, Nguyễn Kim Môn được 3/81 phiếu. Ông bị tố là “không chịu moi cống”.
Giữa chừng hội nghị lấy ý kiến cử tri, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Tường Thụy và
Phạm Chí Thành tuyên bố quyết định tẩy chay cuộc đấu tố.
10/4: Hội nghị lấy ý kiến cử tri của thầy giáo Đỗ Việt Khoa tại nơi cư trú, được tổ
chức với một nửa số người tham dự là công an mặc thường phục được cử đến từ những
nơi khác. Người tổ chức thông báo cấm tuyệt đối ghi âm hay ghi hình. Tổ trưởng dân phố
của ông tố cáo ông đã “để chó nhà mình ỉa sang vườn nhà hàng xóm”. Ông vẫn giành
được 13 phiếu ủng hộ từ những người hàng xóm thật sự của mình, trên 75 phiếu, rồi mới
bị loại.
11/4: Người dân ở tổ 25, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội, nộp đơn khiếu
nại đến Ủy ban Bầu cử TP Hà Nội, phản đối kết quả hội nghị lấy ý kiến cử tri đối với ông
Nguyễn Cảnh Bình.
12/4: Luật sư Phạm Văn Việt gửi đơn tố cáo khẩn cấp đến MTTQ TP. Hà Nội và Ủy
ban Bầu cử TP Hà Nội, tố cáo ông Trần Văn Tiếp, chủ tịch MTTQ địa phương, đã hạn
chế quyền phát biểu ý kiến của ông tại hội nghị cử tri nơi cư trú. Vị luật sư cũng đề nghị
huỷ bỏ kết quả bỏ phiếu vì không công bằng.
14/4: Bà Phạm Thị Lân, vợ ứng viên Nguyễn Tường Thụy, tố cáo rằng bà và chồng
bà bị bôi nhọ tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, khi cả hai bị người ta quát tháo,
không cho nói.
Trang “Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016” mở cuộc thi viết trực tuyến về
“Bầu cử tự do và công bằng”.
28
15/4: MTTQ TP Hà Nội tổ chức vòng hiệp thương thứ ba và loại ra 3 trong số 5 ứng
viên độc lập đã vượt qua vòng hai. Tại TP HCM, chỉ 2 trong số các ứng viên độc lập được
chấp nhận và cả hai đều là đảng viên ĐCSVN.
Giải thích về “cơ cấu” khó hiểu của Quốc hội khi các ứng viên độc lập bị loại gần hết,
bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chủ tịch thường trực Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, cho biết:
“Số lượng, cơ cấu, thành phần được phân bổ chỉ có hạn nên chúng ta nói với nhau nôm na
là "so bó đũa, chọn cột cờ" chứ không phải những người đó không đủ tiêu chuẩn”. Bà
không cung cấp các số liệu cụ thể về người ủng hộ, không ủng hộ đối với trường hợp của
ứng viên Trần Đăng Tuấn - gương mặt sáng giá bị loại trong hội nghị hiệp thương lần ba.

More Related Content

What's hot

Bài tập nhóm Hiến Pháp
Bài tập nhóm Hiến Pháp Bài tập nhóm Hiến Pháp
Bài tập nhóm Hiến Pháp Long Nguyễn
 
Cơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nướcCơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nướcnguyenanh1011
 
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...Mộc Đại Lâm
 
05. Quản lý Nhá nước - Ôn thi Công chức Thuế 2020
05. Quản lý Nhá nước - Ôn thi Công chức Thuế 202005. Quản lý Nhá nước - Ôn thi Công chức Thuế 2020
05. Quản lý Nhá nước - Ôn thi Công chức Thuế 2020Pham Ngoc Quang
 
Tai+lieu+hien+phap
Tai+lieu+hien+phapTai+lieu+hien+phap
Tai+lieu+hien+phapCuong Le
 
KTC: Luật Công chức - Ôn thi Công chức thuế 2020
KTC: Luật Công chức - Ôn thi Công chức thuế 2020KTC: Luật Công chức - Ôn thi Công chức thuế 2020
KTC: Luật Công chức - Ôn thi Công chức thuế 2020Pham Ngoc Quang
 
TANET - Luật Công chức Thuế - 2017
TANET - Luật Công chức Thuế - 2017TANET - Luật Công chức Thuế - 2017
TANET - Luật Công chức Thuế - 2017Pham Ngoc Quang
 

What's hot (14)

Bài tập nhóm Hiến Pháp
Bài tập nhóm Hiến Pháp Bài tập nhóm Hiến Pháp
Bài tập nhóm Hiến Pháp
 
Cơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nướcCơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nước
 
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền GiangLuận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
 
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...
 
05. Quản lý Nhá nước - Ôn thi Công chức Thuế 2020
05. Quản lý Nhá nước - Ôn thi Công chức Thuế 202005. Quản lý Nhá nước - Ôn thi Công chức Thuế 2020
05. Quản lý Nhá nước - Ôn thi Công chức Thuế 2020
 
Tai+lieu+hien+phap
Tai+lieu+hien+phapTai+lieu+hien+phap
Tai+lieu+hien+phap
 
KTC: Luật Công chức - Ôn thi Công chức thuế 2020
KTC: Luật Công chức - Ôn thi Công chức thuế 2020KTC: Luật Công chức - Ôn thi Công chức thuế 2020
KTC: Luật Công chức - Ôn thi Công chức thuế 2020
 
Luận án: Bảo hiến trong Nhà nước pháp quyền, HAY
Luận án: Bảo hiến trong Nhà nước pháp quyền, HAYLuận án: Bảo hiến trong Nhà nước pháp quyền, HAY
Luận án: Bảo hiến trong Nhà nước pháp quyền, HAY
 
Chế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAY
Chế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAYChế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAY
Chế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAY
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt NamLuận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
 
Pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính tỉnh Thái Nguyên
Pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính tỉnh Thái NguyênPháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính tỉnh Thái Nguyên
Pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính tỉnh Thái Nguyên
 
Luận văn: Sự lựa chọn mô hình bảo hiếm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Sự lựa chọn mô hình bảo hiếm ở Việt Nam, HOTLuận văn: Sự lựa chọn mô hình bảo hiếm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Sự lựa chọn mô hình bảo hiếm ở Việt Nam, HOT
 
TANET - Luật Công chức Thuế - 2017
TANET - Luật Công chức Thuế - 2017TANET - Luật Công chức Thuế - 2017
TANET - Luật Công chức Thuế - 2017
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh ThuậnLuận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh Thuận
 

Similar to Bau cu phi dan chu o viet nam

4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptx
4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptx4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptx
4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptxMinhKhuL2
 
1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)
1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)
1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)Phương Huỳnh
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015Hung Nguyen
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayhieu anh
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayhieu anh
 
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt NamTòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Namhieu anh
 
Quyền ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, HOT - Gửi miễn p...
Quyền ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, HOT - Gửi miễn p...Quyền ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, HOT - Gửi miễn p...
Quyền ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, HOT - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ch tracnghiem-1-vd-chung-nn-pl
Ch tracnghiem-1-vd-chung-nn-plCh tracnghiem-1-vd-chung-nn-pl
Ch tracnghiem-1-vd-chung-nn-plAnh Lâm
 

Similar to Bau cu phi dan chu o viet nam (20)

Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Đống Đa, Thành Phố Hà...
Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Đống Đa, Thành Phố Hà...Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Đống Đa, Thành Phố Hà...
Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Đống Đa, Thành Phố Hà...
 
4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptx
4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptx4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptx
4. CƠ QUAN LẬP PHÁP.pptx
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOTLuận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOT
 
1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)
1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)
1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)
 
Cơ Sở Lý Luận Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Đống Đa
Cơ Sở Lý Luận Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Đống ĐaCơ Sở Lý Luận Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Đống Đa
Cơ Sở Lý Luận Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Đống Đa
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAY
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAYLuận văn: Tổ chức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAY
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAY
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...
 
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
 
Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAYLuận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
 
On thi toan
On thi toanOn thi toan
On thi toan
 
Luận văn: Bãi miễn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp theo luật
Luận văn: Bãi miễn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp theo luậtLuận văn: Bãi miễn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp theo luật
Luận văn: Bãi miễn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp theo luật
 
Luận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOT
Luận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOTLuận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOT
Luận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOT
 
Đề tài: Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, HAY
Đề tài: Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, HAYĐề tài: Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, HAY
Đề tài: Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, HAY
 
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt NamTòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
 
NNPLĐC.pptx
NNPLĐC.pptxNNPLĐC.pptx
NNPLĐC.pptx
 
Quyền ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, HOT - Gửi miễn p...
Quyền ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, HOT - Gửi miễn p...Quyền ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, HOT - Gửi miễn p...
Quyền ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, HOT - Gửi miễn p...
 
Ch tracnghiem-1-vd-chung-nn-pl
Ch tracnghiem-1-vd-chung-nn-plCh tracnghiem-1-vd-chung-nn-pl
Ch tracnghiem-1-vd-chung-nn-pl
 

More from Doan Trang

Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc
Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.docXa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc
Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.docDoan Trang
 
Virtual Civil Society But It Is Real.doc
Virtual Civil Society But It Is Real.docVirtual Civil Society But It Is Real.doc
Virtual Civil Society But It Is Real.docDoan Trang
 
Unfair Elections in Vietnam (updated April 21, 2016)
Unfair Elections in Vietnam (updated April 21, 2016)Unfair Elections in Vietnam (updated April 21, 2016)
Unfair Elections in Vietnam (updated April 21, 2016)Doan Trang
 
Unfair Elections in Vietnam (updated April 18, 2016)
Unfair Elections in Vietnam (updated April 18, 2016)Unfair Elections in Vietnam (updated April 18, 2016)
Unfair Elections in Vietnam (updated April 18, 2016)Doan Trang
 
Unfair Election in Vietnam
Unfair Election in VietnamUnfair Election in Vietnam
Unfair Election in VietnamDoan Trang
 
Ba Sàm phá vòng nô lệ
Ba Sàm phá vòng nô lệBa Sàm phá vòng nô lệ
Ba Sàm phá vòng nô lệDoan Trang
 
Anh Ba Sam breaks the chains of oppression
Anh Ba Sam breaks the chains of oppression Anh Ba Sam breaks the chains of oppression
Anh Ba Sam breaks the chains of oppression Doan Trang
 
Đi tìm công lý cho mẹ
Đi tìm công lý cho mẹĐi tìm công lý cho mẹ
Đi tìm công lý cho mẹDoan Trang
 
Đoan Trang - Tham gia chính trị là làm gì?
Đoan Trang - Tham gia chính trị là làm gì?Đoan Trang - Tham gia chính trị là làm gì?
Đoan Trang - Tham gia chính trị là làm gì?Doan Trang
 
Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 2
Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 2Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 2
Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 2Doan Trang
 
Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 1
Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 1Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 1
Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 1Doan Trang
 

More from Doan Trang (11)

Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc
Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.docXa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc
Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc
 
Virtual Civil Society But It Is Real.doc
Virtual Civil Society But It Is Real.docVirtual Civil Society But It Is Real.doc
Virtual Civil Society But It Is Real.doc
 
Unfair Elections in Vietnam (updated April 21, 2016)
Unfair Elections in Vietnam (updated April 21, 2016)Unfair Elections in Vietnam (updated April 21, 2016)
Unfair Elections in Vietnam (updated April 21, 2016)
 
Unfair Elections in Vietnam (updated April 18, 2016)
Unfair Elections in Vietnam (updated April 18, 2016)Unfair Elections in Vietnam (updated April 18, 2016)
Unfair Elections in Vietnam (updated April 18, 2016)
 
Unfair Election in Vietnam
Unfair Election in VietnamUnfair Election in Vietnam
Unfair Election in Vietnam
 
Ba Sàm phá vòng nô lệ
Ba Sàm phá vòng nô lệBa Sàm phá vòng nô lệ
Ba Sàm phá vòng nô lệ
 
Anh Ba Sam breaks the chains of oppression
Anh Ba Sam breaks the chains of oppression Anh Ba Sam breaks the chains of oppression
Anh Ba Sam breaks the chains of oppression
 
Đi tìm công lý cho mẹ
Đi tìm công lý cho mẹĐi tìm công lý cho mẹ
Đi tìm công lý cho mẹ
 
Đoan Trang - Tham gia chính trị là làm gì?
Đoan Trang - Tham gia chính trị là làm gì?Đoan Trang - Tham gia chính trị là làm gì?
Đoan Trang - Tham gia chính trị là làm gì?
 
Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 2
Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 2Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 2
Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 2
 
Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 1
Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 1Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 1
Đoan Trang - Vẻ đẹp của chính trị - bài 1
 

Bau cu phi dan chu o viet nam

  • 1. 1 PHẠM ĐOAN TRANG BẦU CỬ PHI DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM: ĐẢNG CỘNG SẢN THAO TÚNG TIẾN TRÌNH BẦU CỬ NHƯ THẾ NÀO Người dịch: Trần Anh Hòa - Nguyễn Thanh Mai - Khởi Minh - Nguyễn Xuân Tùng
  • 2. 2 MỤC LỤC TÓM TẮT TỔNG QUAN..................................................................................................... 3 I. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ....................................................................................................3 Cơ quan lập pháp ở Việt Nam........................................................................................3 Hệ thống chính trị Việt Nam..........................................................................................4 II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO BẦU CỬ....................................................................................4 Luật điều chỉnh.............................................................................................................. 5 Tiến trình bầu cử............................................................................................................5 III. PHÂN TÍCH CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH TRỊ CỦA BẦU CỬ................................7 Không có lựa chọn thực sự............................................................................................7 Không thừa nhận ứng viên độc lập................................................................................7 Mẫu không đại diện cho dân số.....................................................................................8 Không công nhận các cơ quan giám sát và thực thi độc lập.........................................9 IV. VI PHẠM NHÂN QUYỀN TRONG TIẾN TRÌNH BẦU CỬ 2016............................. 9 Đánh giá chung.............................................................................................................. 9 Các vi phạm nhân quyền điển hình............................................................................. 10 (1) Ứng viên độc lập bị công an theo dõi chặt chẽ............................................. 11 (2) Ứng viên độc lập không được phép tìm kiếm sự ủng hộ.............................. 11 (3) Truyền thông bị ngăn cản gặp ứng viên độc lập........................................... 12 (4) Ứng viên độc lập và những người ủng hộ không được phép gặp nhau tại nơi công cộng.............................................................................................................12 (5) Nhiều cử tri không được thông báo về các hội nghị cử tri ở nơi cư trú....... 12 (6) Cử tri bị công an và chính quyền địa phương gây áp lực............................. 13 (7) Nhiều ứng viên độc lập bị đe dọa..................................................................14 (8) Báo chí thiên vị.............................................................................................. 15 (9) Luật pháp thiên vị.......................................................................................... 15 (10) Không có cơ quan giám sát độc lập.............................................................16 (11) Công an, tòa án và các cơ quan nhà nước khác đối xử không công bằng giữa các ứng viên.................................................................................................16 (12) Các trở ngại vướng mắc về thủ tục đăng ký................................................17 (13) Ứng viên độc lập không được tổ chức vận động bầu cử.............................17 (14) Không khiếu nại được..................................................................................18 V. KẾT LUẬN......................................................................................................................18 VI. KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................... 19 PHỤ LỤC 1 Tóm lược quy trình bầu cử..........................................................................21 PHỤ LỤC 2 Tiêu chuẩn của một đại biểu Quốc hội........................................................22 PHỤ LỤC 3 Số liệu thống kê về các ứng viên độc lập....................................................22 PHỤ LỤC 4 Cơ cấu đã được ấn định của Quốc hội khóa 14.......................................... 25 PHỤ LỤC 5 Các mốc quan trọng trong phong trào vận động tự ứng cử năm 2016.......26
  • 3. 3 TÓM TẮT TỔNG QUAN Báo cáo này cung cấp cho người đọc một cái nhìn sâu về cuộc bầu cử 2016 ở Việt Nam, phân tích hệ thống chính trị và tiến trình bầu cử cũng như việc tiến trình này được thực hiện như thế nào để hạn chế quyền tham gia của công dân. Báo cáo cũng liệt kê những sách nhiễu và vi phạm nhân quyền đối với các ứng viên độc lập - những người lần đầu tiên trong lịch sử đã dũng cảm lên tiếng chống lại hệ thống đàn áp bằng cách đồng loạt lao vào một cuộc ứng cử mà họ không có cơ hội chiến thắng. Việc hạn chế các quyền tự do đi lại, biểu đạt và hội họp, sự đe dọa và quấy nhiễu của công an, những hành động phỉ báng của các tuyên truyền viên và báo chí thiên vị là một số trong nhiều hình thức vi phạm nhân quyền. Ngoài ra, chuyện các ứng viên độc lập bị đấu tố trong các “hội nghị với các cử tri nơi cư trú” xem ra duy nhất chỉ có tại Trung Quốc và Việt Nam. Các phân tích và nhận xét nêu rõ kết luận bầu cử ở Việt Nam không phải là tự do và công bằng dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cần tiến hành nhiều bước nhằm đem lại một cuộc cải cách về pháp lý và chính trị trong nước để đảm bảo thúc đẩy quyền con người, trong đó quyền tham gia chính trị là rất quan trọng. I. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ Cơ quan lập pháp ở Việt Nam Hiến pháp Việt Nam quy định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Quốc hội là cơ quan một viện được bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Theo Luật Tổ chức Quốc hội, tổng số đại biểu Quốc hội không vượt quá 500. Quốc hội tổ chức họp mỗi năm 2 lần, mỗi lần 1 tháng. Quốc hội có một ủy ban thường vụ, một hội đồng dân tộc, và 9 ủy ban chuyên môn: (1) Ủy ban Pháp luật; (2) Ủy ban Tư pháp; (3) Ủy ban Kinh tế; (4) Ủy ban Tài chính và Ngân sách; (5) Ủy ban Quốc phòng và An ninh; (6) Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; (7) Ủy ban về các Vấn đề Xã hội; (8) Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; và (9) Ủy ban Đối ngoại. Vì Việt Nam là một nhà nước độc đảng, nên chỉ có một đảng cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), không có đảng đối lập, và ít nhất 95% đại biểu Quốc hội là đảng viên cộng sản. Số đại biểu còn lại có thể không phải là đảng viên tại thời điểm được bầu, nhưng sau đó họ có thể sẽ được kết nạp vào Đảng; hoặc họ phải là cảm tình viên của ĐCSVN, hay ít nhất cũng không phải người có ý thức hệ khác với Đảng.
  • 4. 4 Theo Hiến pháp, “Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân trong vùng bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân trong vùng và cơ quan Nhà nước cấp trên”. “Hội đồng Nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng Nhân dân”. “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng Nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên”. Hệ thống chính trị Việt Nam Hệ thống chính trị Việt Nam gồm có ba thành phần: 1. ĐCSVN; 2. Nhà nước; và 3. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. ĐCSVN giữ quyền lãnh đạo nhà nước và khối xã hội dân sự (hay “các tổ chức chính trị-xã hội” như họ đặt tên) thông qua việc áp đặt ý thức hệ cộng sản và luật hóa các đường lối, nghị quyết, chỉ thị của họ. Hơn nữa, ĐCSVN còn giữ quyền đề cử hoặc bổ nhiệm “cán bộ” của Đảng vào các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội. Hệ thống của ĐCSVN vận hành giống như hệ thống cấp bậc của nhà nước. Mỗi cơ quan nhà nước đều có một chi bộ đảng chịu trách nhiệm trước đảng bộ địa phương, có thể là cấp tỉnh hoặc cấp huyện. Trong quân đội và công an, có các chi bộ hoạt động theo đúng với điều lệ và chỉ thị của ĐCSVN và theo luật. Nhà nước gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, và các chính quyền địa phương. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), theo Hiến pháp, “là một liên minh chính trị và liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội và các cá nhân đại diện cho các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. “Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ và Hội Cựu Chiến binh là các tổ chức chính trị-xã hội hợp tác với các thành viên khác của MTTQ và thống nhất các hoạt động của MTTQ”. Như vậy, MTTQ hoạt động như một tổ chức “xã hội dân sự” hình thức, quản lý thống nhất các tổ chức xã hội dân sự khác trong cả nước. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong bầu cử Quốc hội. II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO BẦU CỬ Luật điều chỉnh Về nguyên tắc, có ba đạo luật cơ bản điều chỉnh bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân năm 2016, như sau:
  • 5. 5 - Hiến pháp 2013; - Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân 2015, gọi tắt là “Luật Bầu cử”; - Luật Tổ chức Quốc hội 2014. Tuy nhiên, với cuộc bầu cử Quốc hội khoá 14 (nhiệm kỳ 2016-2021) năm 2016, ít nhất có đến 24 văn bản nhà nước và pháp luật do ĐCSVN và các cơ quan nhà nước ban hành để điều chỉnh hoạt động bầu cử. Dưới đây là một số: 1. Chỉ thị 51-CT/TW, ngày 04/01/2016 của Bộ Chính trị về “lãnh đạo bầu cử Quốc hội khóa XIV và bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021”; 2. Nghị quyết 105/2015/QH13 của Quốc hội về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; thành lập Hội đồng Bầu cử Quốc gia; 3. Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 13/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; 4. Nghị quyết 1129/2016/UBTVQH13 ngày 14/01/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; 5. Nghị quyết 1135/2016/UBTVQH13 ngày 22/01/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa 14. 6. Nghị quyết 1132/2016/UBTVQH13 ngày 16/01/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021”. 7. Nghị quyết 1134/2016/UBTVQH13 ngày 18/01/2016 của Quốc hội quy định chi tiết và hướng dẫn về việc tổ chức Hội nghị cử tri... việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân trong bầu cử bổ sung. 8. v.v... Tiến trình bầu cử Bước 1 Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với MTTQ để “hiệp thương” về cơ cấu của Quốc hội sẽ bầu và đại diện của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức. Bước này gọi là “hiệp thương lần thứ nhất” và nó chỉ dành cho các ứng viên “dự kiến được đề cử” bởi các cơ quan, đơn vị. Các cơ quan, đơn vị được hiểu là phải của Nhà nước/Đảng, chẳng hạn như cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội trực thuộc MTTQ, các doanh nghiệp nhà nước. Người nào được đề cử từ khu vực tư nhân được xem là ứng viên độc lập.
  • 6. 6 Tuy nhiên, các ứng viên độc lập chưa tham gia vào bước này. Bước 2 Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số lượng đơn vị bầu cử (184 cho cuộc bầu cử năm 2016) và số đại biểu được bầu ở từng đơn vị bầu cử, sau đó thông báo con số này cho các cơ quan, tổ chức liên quan và các đơn vị bầu cử. Cơ quan hoặc tổ chức có liên quan, sau khi nhận được thông tin và các hướng dẫn từ Ủy ban Thường vụ và MTTQ, sẽ lên danh sách người được giới thiệu ứng cử; danh sách các ứng viên này sẽ được nộp cho MTTQ, đơn vị chính thức tổ chức bầu cử. Cùng thời gian này, những ứng viên độc lập, tức những người không được bất kỳ cơ quan, đơn vị nào của Đảng/ Nhà nước đề cử, phải đăng ký tại các MTTQ địa phương (thành phố/tỉnh). Họ được gọi là “những người tự ứng cử” trong tất cả các văn bản chính thức liên quan đến bầu cử; hệ thống tuyên truyền của ĐCSVN dường như muốn tránh dùng từ “độc lập” hoặc “tự do” cho các ứng viên. Bước 3 MTTQ tổ chức “hiệp thương lần thứ hai”, mà thành tố cốt lõi của nó là các cuộc “hội nghị cử tri”. Quy trình này xem ra chỉ có tại các cuộc bầu cử ở Trung Quốc và Việt Nam. Đó là những hội nghị lấy ý kiến cử tri, tại đó cử tri được yêu cầu đánh giá trực tiếp về ứng viên ở nơi cư trú và cơ quan/tổ chức của mình, và xác định liệu các ứng viên có đủ điều kiện ứng cử vào Quốc hội và/hoặc Hội đồng Nhân dân hay không. Trong thực tế, các buổi “hiệp thương” này trở thành nơi đấu tố, khi các ứng viên, nhất là những ứng viên độc lập, bị cử tri phê bình dữ dội ở nơi công cộng. Điều quan trọng nhất là họ thường bị loại vì các lý do vặt vãnh như “không thường xuyên tham dự các cuộc họp chi bộ, họp dân phố tại nơi cư trú”, hoặc “trông thấy hàng xóm mà không chào hỏi” v.v... Do vậy, các hội nghị lấy ý kiến này gợi lại những ký ức về cuộc cải cách ruộng đất tại Trung Quốc và Việt Nam hồi giữa thế kỷ XX, khi những người bị cáo buộc là “địa chủ bóc lột” bị đem đến các “tòa án nhân dân” để chịu đấu tố một cách thô bạo trước khi bị xử tử. Bằng chứng đã cho thấy MTTQ và chính quyền địa phương tổ chức các vòng “hiệp thương” thường mời những người từ các khu vực lân cận đến dự họp và để cho họ gièm pha các ứng viên nào mà ĐCSVN không ưa. Những người ủng hộ các ứng viên, nếu có, thường không được phép tham dự cuộc hội nghị cử tri do chính quyền địa phương và MTTQ tổ chức. Bước 4
  • 7. 7 Tại vòng “hiệp thương lần thứ ba”, MTTQ tổng kết lại danh sách người ứng cử và loại những người mà họ coi là không đủ tiêu chuẩn. Các cuộc họp này được MTTQ và các cơ quan liên quan khác tổ chức kín, không có mặt ứng viên. Danh sách cuối cùng của các ứng viên chính thức, hay những người được chọn có tên trong phiếu bầu chính thức vào ngày bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, sẽ chỉ được đưa ra sau ba vòng hiệp thương. Bước 5 Sau khi danh sách chính thức cuối cùng đã được MTTQ và các cơ quan nhà nước liên quan duyệt, đến ngày bỏ phiếu thì MTTQ mới tổ chức “hội nghị tiếp xúc cử tri” để các ứng viên gặp gỡ cử tri và mở cuộc “vận động tranh cử” của họ mà đến thời điểm này thì đã được luật pháp chấp nhận. Báo chí nhà nước cũng có thể có mặt tại các hội nghị tiếp xúc cử tri đó và phỏng vấn ứng viên. Tuy nhiên, một khi danh sách chính thức cuối cùng đã được phê duyệt, các hội nghị này phần lớn chỉ mang tính hình thức. Ứng viên sẽ được yêu cầu trình bày chương trình nghị sự của mình cho những cử tọa đã được các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn một cách kỹ lưỡng từ trước, và hiếm khi có ý kiến phản bác nào đối với ứng viên. (Xem Phụ lục 1 mô tả tóm tắt tiến trình bầu cử) III. PHÂN TÍCH CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH TRỊ CỦA BẦU CỬ Không có lựa chọn thực sự Bầu cử ở Việt Nam được thực hiện trên cơ sở “Đảng cử, dân bầu”. Vấn đề ở đây là cả nước chỉ có mỗi một đảng, ĐCSVN, và tiến trình bầu cử không cho cử tri có sự lựa chọn nào. Công dân không được thành lập đảng phái, không được tự đề cử ứng viên. Có lẽ đây là căn nguyên của tất cả các vi phạm về nhân quyền trong tiến trình bầu cử. Không thừa nhận ứng viên độc lập Không một luật hiện hành nào nói về ứng viên độc lập, chứ chưa nói tới việc công nhận và khuyến khích họ. Theo Điều 27 Hiến pháp và Điều 2 Luật Bầu cử, mọi công dân Việt Nam trên 21 tuổi đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và/hoặc Hội đồng Nhân dân. Tuy nhiên, các luật liên quan đến bầu cử ở Việt Nam chỉ tập trung vào những cá nhân được đề cử bởi các tổ chức chính trị của ĐCSVN, tổ chức chính trị-xã hội, các lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội và công an), và các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương. Trong báo cáo này, các ứng viên đó được gọi chung là “ứng viên Đảng cử”. Do đó, cụm từ “ứng viên độc lập” có thể được định nghĩa trong báo cáo là những người không được đề cử bởi các tổ chức chính trị của ĐCSVN, tổ chức chính trị-xã hội,
  • 8. 8 các lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội và công an), hay các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương. Đáng chú ý là ứng viên độc lập thậm chí còn có thể được chia làm hai loại: 1. Ứng viên độc lập được chỉ định từ trước, hay những người được MTTQ các cấp bố trí để “tự ứng cử” vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân với tư cách độc lập; và 2. Ứng viên độc lập thật sự, hay là những người tự ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Họ không được đề nghị hoặc thu xếp trước đó. Cả hai loại ứng viên này đều được báo chí và các văn bản, tài liệu chính thống của ĐCSVN và nhà nước coi là “độc lập”. Tại cuộc bầu cử 2016 ở Việt Nam, trước vòng hiệp thương thứ hai, cả hai loại có 162 ứng viên độc lập, trong đó có 48 ứng viên ở Hà Nội và 50 ở TP HCM. Các nhà hoạt động ngờ rằng một số trong danh sách này thật ra là được phân công làm ứng viên độc lập, hay nói cách khác, đó là những người giả làm ứng viên độc lập. Để cho rõ ràng, báo cáo này sẽ chỉ tập trung vào các “ứng viên độc lập thật sự”, tức là loại độc lập thứ hai. Mẫu không đại diện cho dân số Hình 1 (xem phần Ghi chú) Theo truyền thống, các hội nghị lấy ý kiến cử tri do MTTQ tổ chức là nơi mà các ứng viên tương lai bị/được một nhóm nhỏ cử tri nơi cư trú, những người được các đại diện của ĐCSVN và chính quyền địa phương chọn ra, đánh giá, nhận xét. Trong nhiều trường hợp, đó là các cử tri nhiều tuổi, học vấn thấp, và chẳng biết gì về ứng viên. Hậu quả là, họ chỉ tập trung vào tấn công cá nhân thay vì đưa ra các đánh giá công bằng và duy lý. Đôi khi các cử tri đó còn tỏ ra thù địch đối với những người tự ứng cử, và thế là các hội nghị cử tri gợi lại những ký ức cay đắng của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam vào những năm 1940-50, trong đó nông dân được xúi giục hoặc bị gây sức ép phải “đấu” các địa chủ hết sức dữ dội trước khi hành quyết họ. Trong mọi trường hợp, mẫu chọn là quá nhỏ, không đại diện được cho số dân, và trình độ, năng lực đánh giá của các cử tri được chọn sẵn đó là rất đáng ngờ. Tồi tệ hơn cả là thủ tục này đã thành công trong việc loại ra nhiều ứng viên độc lập,
  • 9. 9 kể cả những trí thức tinh hoa đang được rất nhiều quần chúng cả nước ủng hộ mạnh mẽ. Không công nhận các cơ quan giám sát và thực thi độc lập Không một luật hiện hành nào đề cập đến các cơ quan hành pháp và giám sát độc lập, hay một cơ chế nào để độc lập theo dõi và giám sát quá trình bầu cử. Luật pháp và đường lối của ĐCSVN quy định các cơ quan nhà nước liên quan đến bầu cử đều phải tuân thủ đường lối, chính sách, chỉ thị của Đảng. “Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban đảng ở Trung ương, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp... chủ động phối hợp chặt chẽ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức bầu cử, bảo đảm để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thành công tốt đẹp”. Chỉ thị 51-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 04/01/2016, do Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng ký IV. VI PHẠM NHÂN QUYỀN TRONG TIẾN TRÌNH BẦU CỬ 2016 Đánh giá chung Giai đoạn trước bầu cử là một cơ sở hết sức quan trọng để đánh giá xem việc bầu cử có tự do và công bằng hay không. Trong phần dưới đây, cuộc bầu cử 2016 ở Việt Nam sẽ được đánh giá theo hai khía cạnh: tự do và công bằng đối với các ứng viên thực sự độc lập (loại “độc lập” thứ hai), trong giai đoạn trước ngày bỏ phiếu chính thức, 22/5. Tự do Tự do đi lại Ứng viên độc lập bị công an theo dõi chặt chẽ (1). Tự do ngôn luận và biểu đạt Ứng viên độc lập không được kêu gọi ủng hộ. Họ không được nói chuyện với dân chúng, không được phát tài liệu tự vận động/ quảng cáo (2) Các phương tiện truyền thông (cả báo chí chính thống lẫn truyền thông độc lập, “lề trái”) đều bị ngăn cản, không cho gặp gỡ ứng viên độc lập. (3) Tự do tụ tập Ứng viên độc lập và những người ủng hộ không được gặp nhau tại các nơi công cộng. (4) Tự do thông tin Cử tri, đặc biệt thanh niên và các nhà hoạt động nhân quyền, không được thông báo về các cuộc hội nghị cử tri nơi cư trú, nhất là những hội nghị đấu tố các ứng viên độc lập. (5) Không bị bất cứ sự ép Cử tri bị gây áp lực, thậm chí còn bị đe dọa bởi công an và
  • 10. 10 buộc nào chính quyền địa phương tại một số đơn vị bầu cử. (6) Nhiều ứng viên độc lập bị công an mặc thường phục, chính quyền địa phương và những người ủng hộ chính quyền đe dọa. (7) Công bằng Minh bạch Các phương tiện truyền thông (cả báo chí chính thống và truyền thông độc lập, lề trái) không được viết bài về các ứng viên do Đảng đề cử, nhất là không được viết về tài sản, của cải của họ. Ứng viên độc lập thì ngược lại, bị buộc tội, vu khống và phỉ báng bởi những người ủng hộ chính quyền, gồm cả các dư luận viên (8) Luật pháp công bằng Luật pháp chỉ bàn về các ứng viên Đảng cử và dành cho họ các ưu thế tuyệt đối, trái ngược hẳn đối với các đối thủ độc lập không được công nhận. (9) Cơ quan giám sát độc lập và vô tư Không có cơ quan nào như vậy để quan sát hay giám sát quá trình bầu cử. (10) Đối xử công bằng với mọi ứng viên Hầu hết các ứng viên độc lập bị công an, quân đội, tòa án, và các cơ quan công quyền các cấp hành xử như thể họ là tội phạm. (11) Bình đẳng trong cơ hội ứng cử Ứng viên độc lập bị cản trở ngay từ lúc đăng ký, bị yêu cầu phải khai rõ họ có phải là thành viên của tổ chức chính trị ngoài Đảng hay nhóm tôn giáo không được công nhận hay không. (12) Bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực Ứng viên độc lập không được phép tổ chức bất cứ cuộc vận động tranh cử nào. Họ không được phép kêu gọi tài trợ, không được tiếp cận mọi sự tài trợ. (13) Khả năng khiếu nại Rất ít khiếu nại về bầu cử được xử lý thỏa đáng. (14) Các vi phạm nhân quyền điển hình (1) Ứng viên độc lập bị công an theo dõi chặt chẽ. Điện thoại của họ bị nghe trộm. Họ bị công an mặc thường phục bám theo ngày đêm. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những trí thức bất đồng quan điểm được kính trọng và có ảnh hưởng nhất, bị các tốp công an khác nhau đeo bám, mỗi tốp 2-3 người một ca làm việc. Ông thậm chí còn bị theo dõi khi đến dự họp với các nhà ngoại giao tại sứ quán các nước phương Tây. (2) Ứng viên độc lập không được phép tìm kiếm sự ủng hộ. Họ không được trò chuyện với công chúng, không được phát tài liệu vận động/quảng cáo.
  • 11. 11 Các hội nghị lấy ý kiến cử tri đều được tổ chức hạn hẹp, và những người ủng hộ ứng viên bị cấm vào nơi họp. Tại tất cả các “cuộc họp cử tri nơi cư trú”, ứng viên phải đối mặt với đám đông chỉ trích dữ dội trước khi bị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Vào 8 giờ tối ngày 31/3/2016, một người hàng xóm và là người ủng hộ ứng viên độc lập Đặng Bích Phượng - bà Cao Thị Hòe - bị ông Đỗ Mạnh Khải, công an phường, và bà Nguyễn Thị Lan, tổ trưởng dân phố, ngăn cản và dọa dẫm trong khi bà Hòe đang thu thập chữ ký ủng hộ Đặng Bích Phượng. Viên công an giật lấy các tờ rơi của bà, mắng nhiếc và nói rằng bà không được thu thập chữ ký ủng hộ bà Đặng Bích Phượng. Sau đó, nhờ quyết tâm của ứng viên Phượng bảo vệ bà Hòe nên bà mới thoát khỏi rắc rối. Hình 2 Tại TP HCM, vào tối 28/03, có khoảng 50 người ủng hộ ứng viên độc lập Hoàng Văn Dũng (nick name là Hoàng Dũng, một facebooker chính trị nổi tiếng và là thành viên của phong trào Con đường Việt Nam), đã bị ngăn cản, không cho vào dự các cuộc họp mặt với cử tri của ông Dũng. Họ bị hàng chục sĩ quan công an, với sự hỗ trợ của dân phòng, giữ lại tại cửa ra vào. Thậm chí cả vợ ông Dũng lúc đầu cũng không được vào, và chị chỉ vào được cửa sau một hồi tranh luận gay gắt với công an và dân phòng. Hình 3 Tồi tệ hơn nữa, trong khi Hoàng Dũng đang bị đấu tố bởi các cử tri nơi cư trú do MTTQ chọn lựa thì một nhóm thanh niên đi xe máy chạy ngang qua và ném các túi mắm tôm hôi nồng nặc vào những người ủng hộ ông Dũng đang tập trung ở phía ngoài nơi họp. (3) Truyền thông bị ngăn cản gặp ứng viên độc lập. Cả báo chí chính thống và truyền thông độc lập, phi chính thống, đều gần như không tiếp cận được các ứng viên độc lập. Một phóng viên làm việc cho một trong những nhật báo hàng đầu của Việt Nam nói với tác giả báo cáo này rằng khi ông và các nhà báo khác gọi điện đến cơ quan MTTQ và MTTQ ở các địa phương xin địa chỉ liên hệ của các ứng viên độc lập thì bị từ chối. Những người có thẩm quyền của các cơ quan này nói với ông rằng các ứng viên đó “phức tạp, nhạy cảm lắm”. (4) Ứng viên độc lập và những người ủng hộ không được phép gặp nhau tại nơi công cộng. Ngày 23/3, Toà án Nhân dân TP Hà Nội kết án Ba Sàm, một blogger nổi tiếng (từng ứng cử vào Quốc hội năm 2002), 5 năm tù về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, làm
  • 12. 12 giảm uy tín của Nhà nước. Hai ứng viên độc lập, Tiến sĩ Nguyễn Quang A và luật gia Nguyễn Đình Hà, bị bắt giữ và thẩm vấn, ngoài ra còn ít nhất ba người tự ứng cử nữa đã bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” khi họ tập trung tại khu vực bên ngoài Tòa án để bày tỏ sự ủng hộ đối với các bị cáo. Câu hỏi chưa được giải đáp là tại sao các ứng viên này bị bắt giữ hoặc phạt trong khi hàng trăm người khác tập trung bên ngoài tòa án thì không. Do đó, người ta tin rằng họ bị bắt trong một chiếc bẫy do cơ quan chức năng giăng ra nhằm ngăn cản việc ứng cử của họ, khi mà ngay cả một tội nhẹ cũng có thể làm cho họ không đủ tiêu chuẩn ra ứng cử. Hình 4 Ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, và vợ đã bị một tốp thanh niên đe dọa khi đang trên đường tới dự một cuộc họp với các nhà hoạt động xã hội ở Đại sứ quán Thụy Điển hôm 29/3. Một thanh niên nói với ông: “Đi lại ít thôi, không là ăn đòn đấy”. Ông Thụy được cho là một trong những ứng viên bị công an nhắm đến một cách có chủ ý. Ông đã bị loại trong buổi hiệp thương với cử tri tại địa phương vì “có những hành vi xấu”, chẳng hạn như “viết nhiều bài chống chính sách của Đảng”. (5) Nhiều cử tri không được thông báo về các hội nghị cử tri ở nơi cư trú. Theo các nguồn tin, hầu như tất cả các thành phần tham dự hiệp thương là người già và trung niên. Thanh niên hóa ra không được vào dự. Ứng viên độc lập Đỗ Nguyễn Mai Khôi, 33 tuổi, một ca sĩ nhạc trẻ nổi tiếng, viết trên trang facebook của mình rằng “độ tuổi trung bình của các cử tri dự họp là 60.” Bản thân Mai Khôi bị loại sau khi các cử tri nói rằng cô “trẻ quá”, không nên ứng cử đại biểu Quốc hội. Các nhà hoạt động nhân quyền - những người mà các cơ quan chức năng biết là hay có xu hướng ghi âm ghi hình các cuộc tụ tập, hội thảo, hội nghị - cũng không được vào dự các cuộc họp đó. Không một nhà hoạt động xã hội nào ở Hà Nội và TP HCM được thông báo về các hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú của họ. (6) Cử tri bị công an và chính quyền địa phương gây áp lực. K.D., một cử tri nơi Tiến sĩ Nguyễn Quang A cư ngụ, giấu tên nói rằng chính quyền địa phương đã nhiều lần cử “cán bộ” đến các hộ dân trong vùng (phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội) và vận động người dân không bỏ phiếu cho Tiến sĩ Quang A.
  • 13. 13 Hình 5 Đồng thời, có những nhóm tự xưng là “dư luận viên” có trách nhiệm “đấu tranh chống lại các hội đoàn chống nhà nước”. Họ đã đến gặp hàng xóm của Tiến sĩ Quang A, phỏng vấn và ghi hình những người nói xấu ông. Các phỏng vấn được ghi hình, sau đó được biên tập lại và phát trên hàng chục trang web phản dân chủ của công an và tuyên giáo. Nổi tiếng nhất trong số các nhóm đó là Viet Vision, đã tung ra một trang web của riêng họ. Trang này tập trung vào tấn công các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, nhất là ở Hà Nội. Thậm chí một thành viên của nhóm là Nguyễn Chí Đức còn định đánh Tiến sĩ Quang A khi ông từ chối trả lời phỏng vấn của anh ta. Bản thân chính quyền cũng có dấu hiệu vi phạm Điều 126 Bộ luật Hình sự, “Tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân”, bằng cách ngăn cản Tiến sĩ Quang A không cho ông ứng cử: Ông Trần Văn Bái, tổ trưởng dân phố nơi Tiến sĩ Quang A cư trú, đã đi phân phát các bản in một bài viết của Viet Vision bôi nhọ ông A, với tiêu đề “Hành trình tội lỗi của Nguyễn Quang A”, đến từng hộ dân trong tổ. Bị Tiến sĩ Quang A chất vấn tại sao lại làm như vậy, ông Bái nói: “Tôi phải làm cho người dân biết về ông để chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới”. Nhưng sự tham gia tích cực của ông Bái trước và trong hội nghị lấy ý kiến cử tri đối với Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho thấy rằng Trần Văn Bái hẳn đã làm việc theo chỉ đạo từ cấp trên. Theo truyền thống, người dân Việt Nam, vốn thờ ơ và phi chính trị trong sự kìm kẹp của Đảng Cộng sản, chẳng nhiệt tình đến thế trong việc “khai dân trí” cho những người khác để chuẩn bị cho một sự kiện chính trị nào đấy. (7) Nhiều ứng viên độc lập bị đe dọa. Những năm qua, ứng viên độc lập thường bị ép phải rút đơn ứng cử. Nhiều người phải từ bỏ dự định của mình sau một số cuộc “gặp gỡ, tiếp xúc” với chính quyền địa phương và công an. Người nào không chịu từ bỏ thì sớm muộn cũng bị loại ở vòng “hiệp thương lần thứ hai” hay là sau hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú hoặc cơ quan của mình. Nguyễn Hữu Vinh (còn gọi là Ba Sàm, một blogger hiện đang chịu án 5 năm tù vì đã “làm giảm uy tín Nhà nước”) đã từng bị loại trong hội nghị lấy ý kiến cử tri vào năm 2002. Luật sư Lê Công Định, một trí thức bất đồng chính kiến nổi tiếng, cũng bị loại năm 2007. Năm 2009, ông bị bắt và tù 5 năm với tội “tuyên truyền chống nhà nước.” Luật sư Lê Quốc Quân cũng bị loại năm 2011. Cuộc bầu cử Quốc hội 2011 cũng đánh dấu sự thất bại của một số ứng cử viên độc lập nổi tiếng khác: Học giả Nguyễn Phúc Giác Hải, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Công Hùng (mất năm 2012), và Nguyễn Cảnh Bình, sáng lập viên kiêm giám đốc một công ty xuất bản nổi tiếng tại Việt Nam.
  • 14. 14 Một số ít ứng viên trụ lại được sau vòng hiệp thương thứ hai chắc chắn sẽ bị loại ở vòng thứ ba, vòng này ứng viên không được tham dự. Năm 2011, luật sư nhân quyền Võ An Đôn đã bị loại mặc dù ông nhận được 100% phiếu thuận trong các hội nghị lấy ý kiến cử tri trước đó ở vòng hai. Năm nay (2016), luật sư Đôn lại ra ứng cử một lần nữa và thất bại ngay từ vòng hai: Ông đã bị loại trong hai hội nghị lấy ý kiến cử tri ở địa phương, ở quê mình - tỉnh miền Trung Phú Yên - và Đoàn Luật sư Phú Yên. Luật sư Đôn từ chối phỏng vấn với tác giả của báo cáo này hôm 22/02, ông nói bị nhiều áp lực từ công an. Nếu trả lời phỏng vấn, ông sẽ bị ảnh hưởng xấu đến công việc. Bà Nguyễn Thúy Hạnh, giám đốc đối ngoại của một công ty Ấn Độ có trụ sở tại miền Trung Việt Nam, đã gặp áp lực lớn khi công an đến công ty của bà và yêu cầu ban lãnh đạo không ủng hộ bà ứng cử vào Quốc hội. Khi vị Tổng giám đốc người Ấn Độ từ chối, chính quyền địa phương ngay lập tức vào cuộc để thanh tra về thuế của công ty. Tuy nhiên, bà Hạnh vẫn nhận được 100% phiếu đồng ý trong hội nghị lấy ý kiến cử tri tại công ty của mình và chỉ bị loại trong hội nghị tại nơi cư trú của mình, nơi mà hầu hết cử tri là những người lạ, mặc dù trước đó bà đã yêu cầu phải được biết trước danh sách người tham dự. Bà Hạnh bị tố “gây rối trật tự công cộng” do đã tham gia một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc vài năm trước. Nguyễn Kim Môn, một chủ doanh nghiệp tại Hà Nội, cũng gặp tình trạng giống như vậy. Công ty của ông liên tục bị cán bộ thuế đến kiểm tra kể từ khi ông công khai tuyên bố ứng cử vào Quốc hội. Ông đã bị loại trong hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú, bị tố là “không chịu moi cống”. (8) Báo chí thiên vị Cả báo chí chính thống và truyền thông phi chính thống đều không được viết bài về các ứng viên do Đảng cử, trừ phi để khen ngợi việc họ ra ứng cử. Của cải và tài sản của họ, cũng như của các lãnh đạo nhà nước, là một chủ đề “cấm kỵ” đối với các phương tiện truyền thông chính thức. Tuy vậy, thủ tục đăng ký ứng cử trong cuộc bầu cử yêu cầu các ứng viên tương lai điền vào tờ đăng ký các thông tin cá nhân của mình (gồm quá trình làm việc, nghề nghiệp, thu nhập, tài sản, v.v...) và nộp cho Ủy ban Bầu cử của địa phương hoặc của Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Vấn đề là các dữ liệu cá nhân này chỉ được đọc trong các hội nghị lấy ý kiến cử tri do MTTQ tổ chức cho cử tri nghe, và các cuộc họp như vậy chỉ thu hẹp trong phạm vi những người tham dự được chọn từ trước. Một trang facebook có tên “Công khai có gì mà ngại” đã được lập ra hồi giữa tháng 3, kêu gọi mọi người ký tên vào bản kiến nghị trực tuyến đề nghị tất cả các đại biểu Quốc hội đăng tải công khai thông tin tài sản cá nhân của họ. Trang này có vẻ ít nhận được sự chú ý của công chúng. Ngược lại với các ứng viên Đảng cử, ứng viên độc lập luôn gặp phải những lời vu khống và phỉ báng từ những người ủng hộ chính phủ, kể cả dư luận viên được chính phủ
  • 15. 15 thuê. Nhiều người bị tố là thần kinh hoang tưởng, đã từng vi phạm pháp luật hoặc hành xử xấu. Nhóm Viet Vision nói trên còn phát tờ rơi kết tội Tiến sĩ Nguyễn Quang A là “chống nhà nước” và “phản quốc” do ông từng tham gia vào các cuộc vận động quốc tế ủng hộ nhân quyền tại Việt Nam. Hồi đầu tháng 3, Petro Times, một tờ báo quốc doanh, đăng hàng loạt bài báo bôi nhọ các ứng viên độc lập, như Đặng Bích Phượng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh và Nguyễn Công Vượng, một nghệ sĩ chèo nổi tiếng. Sử dụng bút danh Đại Anh, bài xã luận quy nghệ sĩ Vượng là thành viên đảng Việt Tân - một chính đảng lưu vong bị ĐCSVN coi là “tổ chức khủng bố” - và bằng cách ứng cử, “Vượng huênh hoang” chẳng qua chỉ muốn đánh bóng tên tuổi. Ông Vượng đã gửi thư khiếu nại tới tổng biên tập báo Petro Times, yêu cầu xin lỗi, nhưng không được chấp nhận. Tệ hơn, công an còn liên tục về quê của ông và phát tán tin đồn rằng ông là kẻ trốn thuế. Cuối cùng ông đã phải từ bỏ việc ứng cử. (9) Luật pháp thiên vị Các văn bản pháp luật ở Việt Nam chỉ nói về các ứng viên Đảng cử và dành lợi thế tuyệt đối về phần họ, ngược hẳn với các đối thủ độc lập của họ, vốn không được chấp nhận. Vài ngày sau khi bị loại ở hội nghị cử tri trong khuôn khổ vòng “hiệp thương lần thứ hai”, hôm 14/4, bà Đặng Bích Phượng nhận được một lá thư đề ngày 01/4 của Ủy ban Quốc gia vì Sự Tiến bộ của Phụ nữ (NCFAW), mời bà đến dự buổi hội thảo “Nâng cao kiến thức và kỹ năng” cho các nữ đại biểu được đề cử, tổ chức tại Hà Nội vào ngày 14-15/5. Mặc dù nhận thư muộn quá, không đăng ký kịp, bà vẫn gọi đến những nhà tổ chức và được trả lời rằng họ đã nhầm lẫn khi gửi thư mời đến bà, một ứng viên độc lập. Từ xưa đến nay, các ứng viên độc lập vốn không hề được biết đến những buổi hội thảo xây dựng năng lực như vậy. (10) Không có cơ quan giám sát độc lập Hội đồng Bầu cử Quốc gia được thành lập theo Nghị quyết 105/2015/QH13 của Quốc hội khóa 13 gồm 21 thành viên, tất cả đang là cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, có cả Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son. Tính độc lập và công bằng của họ xem ra rất đáng ngờ. Các câu hỏi liên tục được đặt ra về tính công bằng của hội nghị lấy ý kiến cử tri, nơi chỉ có một số nhỏ cử tri được tham dự, đánh giá và biểu quyết về tư cách ứng cử của các ứng viên tương lai. Việc bỏ phiếu kín không được bảo đảm khi tại một số hội nghị, cử tri được yêu cầu giơ tay biểu quyết, không phải là bỏ phiếu. Kể cả khi đó là bỏ phiếu kín, thủ tục kiểm phiếu vẫn không hợp lệ khi không có một cơ quan độc lập nào giám sát hoặc
  • 16. 16 kiểm soát việc bỏ phiếu được thực hiện như thế nào. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, một ứng viên độc lập, cho biết ban kiểm phiếu trong hội nghị lấy ý kiến cử tri đối với ông phải mất đến 30 phút để chỉ để đếm có 58 phiếu. Thời gian kiểm đếm lâu như vậy làm lộ ra dấu hiệu rằng ban kiểm phiếu đã phải đợi cơ quan thẩm quyền quyết định xem ông Diện có đủ điều kiện ứng cử hay không. Ngày 12/4, luật sư Phạm Văn Việt nộp đơn khiếu nại đến Ủy ban Bầu cử và MTTQ TP Hà Nội để tố cáo người tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri là ông Trần Văn Tiệp đã ngăn không cho ông Việt phát biểu trong hội nghị này, thậm chí còn phát tờ rơi chống lại ông. Một số cử tri cũng đã nộp đơn khiếu nại về trường hợp của ứng viên độc lập Nguyễn Cảnh Bình, nói rằng những người tổ chức hội nghị đã can thiệp và làm sai lệch kết quả hội nghị. (11) Công an, tòa án và các cơ quan nhà nước khác đối xử không công bằng các ứng viên Hầu hết các ứng viên độc lập bị công an, quân đội, tòa án, và cơ quan công quyền các cấp đối xử như với tội phạm. Thậm chí vào ngày 15/3, một thành viên trong tiểu ban An ninh-Trật tự của Hội đồng Bầu cử Quốc gia còn phát biểu với báo chí rằng “có tổ chức phản động đứng sau cuộc vận động tự ứng cử, thậm chí cung cấp tài chính cho những người tự ứng cử để lấy được phiếu bầu”. Một số ứng viên độc lập đã bức xúc đến nỗi họ gửi thư cho Hội đồng Bầu cử Quốc gia, yêu cầu nêu rõ tên của những người tự ứng cử đó và “tổ chức phản động” nào tiếp tay cho họ. Một tháng sau, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, thừa nhận đó chỉ là ý kiến của một cá nhân và không phản ánh quan điểm của Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Nhà văn Phạm Chí Thành bị cưỡng chế đến hội nghị lấy ý kiến cử tri trong khu vực bầu cử của mình bất chấp việc ông đã phản đối và tẩy chay bầu cử. Công an và dân phòng bao vây chung quanh địa điểm tổ chức hội nghị, quay phim và đe dọa đánh đập bất cứ người nào dám đến ủng hộ ông. (12) Các trở ngại vướng mắc về thủ tục đăng ký. Các ứng viên độc lập gặp cản trở ngay từ việc đăng ký ứng cử yêu cầu phải ghi rõ họ có phải là thành viên của tổ chức chính trị ngoài ĐCSVN hay nhóm tôn giáo nào không được công nhận hay không. Mục sư Nguyễn Trung Tôn là một cựu tù nhân lương tâm sống ở Thanh Hóa. Hồ sơ ứng cử của ông đã bị loại sau khi Ủy ban Bầu cử địa phương cho rằng ông là thành viên
  • 17. 17 của một nhóm tôn giáo chưa đăng ký, và hồ sơ chỉ được chấp nhận nếu ông không nhận mình là thành viên của tổ chức đó. Luật gia, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Đình Hà cũng bị gây trở ngại khi chính quyền địa phương không nhận hồ sơ, viện lý do rằng ông là thành viên của đảng Dân chủ (bị xem là bất hợp pháp ở Việt Nam), và ông bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” một vài lần khi tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Sau nhiều tranh cãi và khiếu nại, ông đã vượt qua được thủ tục đăng ký, nhưng sau đó đã bị loại ở “hiệp thương lần thứ hai”. Kỹ sư Nguyễn Việt Hưng ở tỉnh Yên Bái là thành viên của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên - một tổ chức chính trị có trụ sở ở Pháp hoạt động nhằm thúc đẩy tự do dân chủ và nâng cao nhận thức chính trị của người Việt Nam. Ông Hưng đã bị loại ngay từ khi đăng ký ứng cử. Ông nói rằng công an địa phương đã tìm đến khách sạn nơi ông ở trong một chuyến công tác và cố tình cản trở để ông trễ hạn nộp hồ sơ. Có công an tên Cảnh còn nói thẳng với ông: “Anh không ứng cử được đâu”, nhưng lại không chịu xác nhận điều đó bằng văn bản. (13) Ứng viên độc lập không được tổ chức vận động bầu cử. Điều 68 của Luật Bầu cử nói rằng ứng viên không được “lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình” và “hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri”. Tuy nhiên, điều gần như chắc chắn là các ứng viên Đảng cử được bảo đảm ít nhất một số khoản hỗ trợ và thời gian miễn phí trên truyền hình quốc gia hoặc địa phương, sau khi họ vượt qua ba vòng hiệp thương. Khi chỉ có một chính đảng cầm quyền cai trị đất nước và áp dụng ý thức hệ cộng sản, người ta không kỳ vọng các ứng viên được chọn sẵn này sẽ trình bày bất kỳ quan điểm nào khác đến cử tọa là các khán giả cũng đã được chọn sẵn. (14) Không khiếu nại được Theo Luật Bầu cử 2015, khiếu nại chỉ do Hội đồng Bầu cử Quốc gia giải quyết, bản thân Hội đồng này thì do các lãnh đạo ĐCSVN lập ra. Tòa án không có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại liên quan đến bầu cử, chẳng hạn như vấn đề kiểm phiếu hoặc kết quả bầu cử. Đến nay các khiếu nại của các ứng viên độc lập Phạm Văn Việt, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện vẫn chưa được giải quyết. Các kiến nghị trước đó của các ứng viên Phan Văn Phong, Nguyễn Thuý Hạnh và Nguyễn Đình Hà đã bị bác bỏ. V. KẾT LUẬN Sau công đoạn đăng ký ứng cử, tại Hà Nội có 48 ứng viên độc lập. Tiếp đó, 14 ứng
  • 18. 18 viên đã phải dừng lại khi phải chịu sức ép nặng nề; 29 ứng viên khác bị loại áp đảo sau các đợt đấu tố dữ dội. Do vậy, chỉ còn 5 ứng viên độc lập lọt được vào vòng hiệp thương thứ ba, trong đó có cả nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và là sáng lập viên của một tổ chức từ thiện nổi tiếng. Ông có lẽ là niềm hy vọng cuối cùng cho những người ủng hộ ứng viên độc lập. Ngày 15/4, MTTQ TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị hiệp thương vòng ba, mà theo quy định, hội nghị diễn ra không có mặt ứng viên. Rốt cuộc, kể cả ông Trần Đăng Tuấn cũng bị loại nốt. Chỉ còn hai ứng viên tự ứng cử qua được cửa ải khắt khe của MTTQ. Như vậy đã có 46 trong tổng số 48 ứng viên độc lập mong muốn “trụ lại” được tại khu vực bầu cử Hà Nội đã bị loại. Đồng thời, 36/39 ứng viên Đảng cử đã được chọn. Cũng tương tự, ở TP HCM, 46/48 người tự ứng cử đã bị loại. Hai ứng viên có đủ tiêu chuẩn này là đảng viên ĐCSVN, một trong đó là thành viên Hội đồng Nhân dân Thành phố. Sự khác biệt rõ ràng này làm nổi bật ý muốn của ĐCSVN trong việc duy trì sự kiểm soát độc quyền của họ đối với cơ quan lập pháp, vốn vẫn bị những người cộng sản thao túng từ trước. Kết quả này và các vi phạm nhân quyền trong thời gian trước bầu cử nói trên chứng minh rằng việc bầu cử ở Việt Nam là không có tự do và công bằng. Công dân bị từ chối hầu như tất cả các quyền về chính trị và dân sự, và điều này sẽ không thay đổi chừng nào ĐCSVN vẫn là chính đảng duy nhất trong nước. VI. KHUYẾN NGHỊ Sự độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN rất khó bị thách thức, nhưng đó thực sự là việc mà những người ủng hộ dân chủ trong nước và nước ngoài cần phải thực hiện để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam. Những điều sau đây được khuyến nghị mạnh mẽ: 1. Xóa bỏ cơ chế “hiệp thương”; 2. Xây dựng cơ chế đảng cử dân bầu trên cơ sở có nhiều hơn một đảng trong nước; 3. Giải thể MTTQVN các cấp, hoặc MTTQ phải chấm dứt hoạt động tổ chức bầu cử dưới sự chỉ đạo của ĐCSVN; 4. Đảm bảo quyền tự do báo chí để các cơ quan truyền thông có thể cung cấp thông tin về từng ứng viên, làm cơ sở cho cử tri lựa chọn, và báo chí có thể giám sát quá trình bầu cử một cách độc lập; 5. Quyền tự do biểu đạt và hội họp được đảm bảo để cả cử tri, báo chí lẫn ứng viên đều có thể bày tỏ quan điểm ủng hộ hay phản đối; 6. Đối xử công bằng với mọi ứng viên.
  • 19. 19 GHI CHÚ Hình 1: Những người tham dự hội nghị lấy ý kiến cử tri chủ yếu là người trung niên hoặc người già. Trong hình này, 69 cư dân ở tổ 13, phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội, đã loại thành công Tiến sĩ Nguyễn Quang A với lý do “không thường xuyên dự các cuộc họp tổ dân phố” và “không có đóng góp gì cho đất nước.” Tiến sĩ Quang A trước đó đã thu thập được hơn 5000 chữ ký từ những người ủng hộ ông, cả trong và ngoài nước. Hình của Phạm Đoan Trang. Hình 2: Bất chấp lời khẳng định rằng tiến trình bầu cử diễn ra công bằng, không thiên vị, khoảng 50 người ủng hộ ông Hoàng Văn Dũng đã không được dự hội nghị cử tri tổ chức nhằm vào ông Dũng, tại một trường học gần nhà ông. Hình lấy từ trang của Sương Quỳnh. Hình 3: Lê Xuân Diệu, một trong những người ủng hộ Hoàng Văn Dũng, vẫn tươi cười sau khi bị ném mắm tôm. Hình lấy từ trang của Sương Quỳnh. Hình 4: Một thanh niên bịt khẩu trang liên tục kèm sát và đe dọa ứng viên độc lập Nguyễn Tường Thụy và vợ ông khi họ đang đến dự cuộc họp tổ chức tại Đại sứ quán Thụy Điển hôm 29/3. Hình của ông Nguyễn Tường Thụy. Hình 5: Tiến sĩ Nguyễn Quang A đang trả lời phỏng vấn của một nhà báo phương Tây, trong vòng vây của hàng chục công an mặc thường phục. Hình không rõ nguồn. Công an sau đó đã đẩy Tiến sĩ Quang A vào xe và đưa đến đồn phường Gia Thụy để thẩm vấn, buộc tội ông là “gây rối trật tự công cộng”. Họ đã tước điện thoại di động và làm thâm tím cả tay ông. Hình của Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
  • 20. 20 PHỤ LỤC 1 Tóm lược quy trình bầu cử TT Mô tả Cấp Tổ chức Tham dự 1 Hiệp thương lần thứ nhất, xác định cơ cấu Quốc hội Trung ương MTTQVN MTTQVN, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, UBTVQH, Chính phủ Địa phương MTTQ tỉnh/thành phố MTTQ các cấp, UBBC địa phương, UBND, HĐND 2 Giới thiệu người ứng cử (không đề cập đến ứng viên độc lập) Lãnh đạo của cơ quan, tổ chức giới thiệu người ứng cử (không đề cập đến ứng viên độc lập) BCH công đoàn Gặp mặt cử tri tại cơ quan của người được giới thiệu ứng cử 3 Hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ người ứng cử Trung ương và địa phương MTTQ các cấp Như vòng hiệp thương thứ nhất Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú của ứng viên (đến đây, bao gồm cả ứng viên độc lập) Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú tại cơ quan của ứng viên độc lập Địa phương MTTQ các cấp và UBND Các cấp uỷ đảng, quan chức chính quyền địa phương, ít nhất 55 cử tri ở nơi có hơn 100 cử tri nơi cư trú (hoặc toàn bộ cử tri đối với nơi có ít hơn 100 cử tri). Chính quyền địa phương và lãnh đạo MTTQ địa phương quyết định cử tri được tham dự. 4 Hiệp thương lần thứ ba để chốt danh sách người đủ tiêu chuẩn ứng cử Trung ương và địa phương MTTQ các cấp Tương tự như hiệp thương lần thứ nhất. Cử tri và ứng viên không được phép tham dự. 5 Người được chọn ứng cử sẽ được tổ chức cho gặp mặt cử tri ở khu vực bầu cử của Địa phương MTTQ các cấp
  • 21. 21 mình, trình bày chương trình nghị sự, gặp gỡ báo chí, v.v... 6 Ngày bỏ phiếu MTTQ các cấp PHỤ LỤC 2 Tiêu chuẩn của một đại biểu Quốc hội Theo Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, tiêu chuẩn của một đại biểu Quốc hội là: - Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. - Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. - Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. - Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội. PHỤ LỤC 3 Số liệu thống kê về các ứng viên độc lập Trước vòng hiệp thương thứ hai có 39 ứng viên Đảng cử và 48 ứng viên độc lập tại Hà Nội. Trong số 39 ứng viên đó có cả Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ, và Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội, Trưởng ban Bầu cử Hà Nội. Sau vòng hai, có 36/39 ứng viên Đảng cử đã được chọn để có tên trên phiếu bầu chính thức. Tại TP HCM, trong số 40 ứng viên Đảng cử và 50 ứng viên độc lập, có hai người đã rút lui. Tại Đà Nẵng, có 12 ứng viên Đảng cử và 3 ứng viên độc lập. 48 ứng viên độc lập tại Hà Nội là:
  • 22. 22 1.Nguyễn Quang A, Tiến sĩ, chuyên gia cao cấp kinh tế và công nghệ thông tin; 2.Cao Hải Anh, nấu ăn trong khách sạn; 3.Phan Văn Bách, lái xe taxi; 4.Nguyễn Cảnh Bình, doanh nhân, sáng lập viên và giám đốc công ty sách Alpha Books; 5.Vũ Ngọc Bình, chuyên gia về quyền con người và bình đẳng giới; 6.Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ ngôn ngữ học; 7.Nguyễn Tất Đạt, Đại học Nội vụ Hà Nội; 8.Trần Minh Đạo, doanh nhân; 9.Nguyễn Quang Điệp, doanh nhân; 10.Nguyễn Đình Hà, luật gia; 11.Nguyễn Thúy Hạnh, nhân viên kinh doanh cao cấp; 12.Đinh Văn Hiến, doanh nhân; 13.Đỗ Minh Hiền, hành nghề tự do; 14.Đinh Trung Hiếu, quản lý dự án; 15.Trần Thị Hoa, bác sĩ; 16.Trần Mạnh Hồng, sinh viên luật; 17.Nguyễn Quảng Huân, doanh nhân; 18.Nguyễn Tiến Hưng, quản lý dự án; 19.Vương Xuân Hưng, hưu trí; 20.Hoàng Văn Hướng, luật sư; 21.Đỗ Việt Khoa, giáo viên trung học; 22.Đào Ngọc Lý, doanh nhân; 23.Ninh Văn Minh, hành nghề tự do; 24.Nguyễn Kim Môn, doanh nhân; 25.Nguyễn Đình Nam, doanh nhân; 26.Nguyễn Hải Nam, quản lý dự án; 27.Nguyễn Hoài Nam, hành nghề tự do; 28.Bùi Bá Nghiêm, viên chức Bộ Công Thương; 29.Nguyễn Văn Nhơn, Thanh tra tỉnh; 30.Nguyễn Hữu Ninh, cán bộ tại Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam; 31.Phan Văn Phong, doanh nhân, thành viên CLB Bóng đá No-U (một tổ chức xã hội dân sự chống Trung Quốc, chưa đăng ký); 32.Tạ Hồng Phúc, doanh nhân; 33.Đặng Bích Phượng, hưu trí, ủng hộ viên của CLB Bóng đá No-U; 34.Nguyễn Hồng Sơn, công an; 35.Phan Đình Thái, doanh nhân; 36.Phạm Chí Thành, nhà văn, thành viên Hội Nhà báo Độc lập; 37.Nguyễn Trọng Thắng, nhân viên kinh doanh; 38.Đỗ Văn Thắng, Thanh tra; 39.Lương Thị Phương Thảo, hành nghề tự do; 40.Thích Minh Thịnh, Hòa thượng trụ trì tại chùa Diên Phúc; 41.Nguyễn Tường Thụy, cựu chiến binh, thành viên Hội Nhà báo Độc lập; 42.Nguyễn Văn Tín, học viên cao học; 43.Nguyễn Anh Trí, Bí thư Đảng uỷ Viện Huyết học và Truyền máu;
  • 23. 23 44.Nguyễn Hữu Trịnh, giảng viên tại Đại học Khoa học và Công nghệ; 45.Nguyễn Doãn Trung, phóng viên báo Đời sống và Pháp luật; 46.Trần Đăng Tuấn, nhà báo, nguyên phó tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV); 47.Phạm Văn Việt, luật sư; 48.Nguyễn Công Vượng, đạo diễn, nghệ sĩ chèo. Sau hiệp thương vòng ba, chỉ còn hai người là Nguyễn Hữu Ninh và Nguyễn Anh Trí được chọn đủ tiêu chuẩn ứng cử. 48 ứng viên độc lập tại TP HCM là: 1.Nguyễn Thành Cả, kinh tế gia; 2.Nguyễn Thị Hồng Chương, giáo viên THPT, Bí thư chi bộ trường Tân Túc; 3.Võ Ngọc Du, kinh tế gia; 4.Hoàng Văn Dũng, nhà hoạt động xã hội; 5.Nguyễn Tín Dũng, doanh nhân; 6.Nguyễn Tiến Dũng, doanh nhân; 7.Phan Tín Dũng, luật gia; 8.Võ Hoàng Duy, kỹ sư; 9.Mai Thanh Hà, nhà sư phạm; 10.Lê Thị Thu Hà, nhân viên kinh doanh; 11.Vũ Hải Hà, doanh nhân; 12.Trần Thị Hoàng Hiệp, luật gia; 13.Nguyễn Trung Hiếu, giám đốc điều hành; 14.Nguyễn Thị Kim Hoa, nhân viên kinh doanh, hãng Hàng không Việt Nam Airlines; 15.Nguyễn Văn Hòe, kỹ sư; 16.Nguyễn Văn Hùng, kinh tế gia; 17.Phạm Minh Hùng, quản lý dự án; 18.Lê Đình Hùng, diễn viên điện ảnh; 19.Trần Giáng Hương, luật sư; 20.Sủ Hồng Kiệt, chuyên gia điện tử; 21.Nguyễn Quốc Kỳ, doanh nhân; 22.Lê Khánh Luận, giảng viên đại học; 23.Lâm Ngân Mai, diễn viên; 24.Nguyễn Trang Nhung, chuyên gia tài chính ngân hàng, nhà hoạt động pháp lý; 25.Nguyễn Bách Phúc, Tiến sĩ, Viện Điện tử - Tin học TP HCM; 26.Hoàng Văn Phúc, quản lý dự án; 27.Hoàng Hữu Phước, doanh nhân, đại biểu Quốc hội đương nhiệm; 28.Trần Văn Phương, nhân viên kinh doanh; 29.Lâm Thiếu Quân, giám đốc điều hành, thành viên Hội đồng Nhân dân TP HCM; 30.Châu Huy Quang, giảng viên luật; 31.Nguyễn Trường Sa, Tiến sĩ giáo dục học; 32.Nguyễn Xuân Sanh; 33.Phạm Hồng Sơn, giám đốc điều hành;
  • 24. 24 34.Đặng Thành Tâm, luật gia, doanh nhân; 35.Trần Phước Tấn, kỹ sư; 36.Chu Văn Thân, chuyên gia về đổi mới sáng tạo; 37.Đỗ Văn Thắng, Tiến sĩ, kinh tế gia; 38.Nguyễn Đức Thành, giám đốc điều hành; 39.Võ Văn Thôn, công chức về hưu; 40.Hồ Trúc Anh Thủy, giám đốc điều hành; 41.Nguyễn Văn Trứ, doanh nhân; 42.Lại Thu Trúc, nhân viên kinh doanh; 43.Vũ Quang Trung, doanh nhân; 44.Nguyễn Chí Trung, doanh nhân; 45.Nguyễn Văn Trường, hành nghề tự do; 46.Bùi Anh Tuấn, giám đốc điều hành; 47.Lê Minh Tuyền; 48.Nguyễn Việt Xô, kiến trúc sư. Sau vòng ba của hiệp thương, chỉ còn hai người là Nguyễn Thị Hồng Chương và Lâm Thiếu Quân được chọn đủ tiêu chuẩn ứng cử. PHỤ LỤC 4 Cơ cấu đã được ấn định của Quốc hội khóa 14 Theo Nghị quyết 1135/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 22/01/2016, Quốc hội khoá 14 sẽ có 500 đại biểu, gồm 198 đại biểu ở Trung ương và 302 đại biểu địa phương. Trong số 198 đại biểu ở Trung ương: 11 là đại diện các tổ chức Đảng; 3 lấy từ Văn phòng Chủ tịch nước; 18 lấy từ các văn phòng Chính phủ và cơ quan chính quyền; 15 lấy từ Bộ Quốc phòng; 3 lấy từ Bộ Công an; 31 lấy từ MTTQ các cấp; 1 lấy từ Tòa án nhân dân tối cao; 1 lấy từ Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; 1 lấy từ Cơ quan Kiểm toán Nhà nước; v.v... Số đại biểu ngoài Đảng được ấn định là khoảng 25-50 người trên toàn quốc.
  • 25. 25 PHỤ LỤC 5 Các mốc quan trọng trong phong trào vận động tự ứng cử năm 2016 04/01: Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 51-CT/TW về “lãnh đạo cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 và bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2016- 2021”. 22/01: UBTVQH ban hành Nghị quyết 1135/2016/UBTVQH13 dự kiến cơ cấu của Quốc hội khoá 14. 05/02: Tiến sĩ Nguyễn Quang A tuyên bố ứng cử nếu ông “nhận được 5000 chữ ký ủng hộ” hoặc nếu Tổng Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng “được tái đề cử vào Quốc hội ngay cả khi không có bất kỳ chữ ký ủng hộ nào.” Cả hai điều kiện này về sau đều được thỏa mãn. 08/02: Trang facebook ủng hộ ứng viên độc lập “Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016” được thành lập. 01/3: Ứng viên độc lập Đặng Bích Phượng và Nguyễn Tường Thụy gặp trở ngại khi đăng ký ứng cử. 02/3: Tờ Petro Times đăng bài bôi nhọ các ứng viên độc lập. Cùng ngày, công an tỉnh Phú Yên triệu tập luật sư Võ An Đôn, xét hỏi ông về những điều ông viết trên trang facebook cá nhân. 07/3: Luật sư Võ An Đôn bị công an Phú Yên truy vấn. Ông tự bảo vệ bằng cách không nhận trang facebook đó là của ông. 08/3: Tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hà Nội của lãnh đạo cấp cao trước phiên họp toàn thể cuối cùng của Quốc hội khoá 13, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư ĐCSVN, phát biểu, “Chúng ta không được để lọt “những phần tử thế này thế khác” vào Quốc hội và các cơ quan cấp cao khác của Đảng và Nhà nước. Mong cử tri sẽ sáng suốt lựa chọn”. Ông không nêu rõ chi tiết “những phần tử thế này thế khác” là ai, nhưng trong bối cảnh cuộc vận động tự ứng cử đang lên cao, phát biểu công khai của ông đã gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng các ứng cử viên độc lập không được hoan nghênh trong cuộc chạy đua vào chốn nghị trường. 12/3: Nguyễn Đình Hà, một luật gia 28 tuổi ở Hà Nội, bị gây trở ngại ngay từ khâu làm hồ sơ ứng cử của mình. Hà đã tranh luận nảy lửa với chính quyền địa phương và công an, thu hút sự chú ý của dân chúng facebook, và vượt qua được thủ tục đăng ký vào phút cuối cùng. 15/3: Một thành viên ẩn danh của Tiểu ban An ninh - Trật tự thuộc Hội đồng Bầu cử Quốc gia, phát biểu với báo chí rằng “có tổ chức phản động đứng sau cuộc vận động tự ứng cử, thậm chí cung cấp tài chính cho những người tự ứng cử để tranh thủ số phiếu của cử tri”.
  • 26. 26 19/3: Trần Văn Bái, tổ trưởng dân phố số 13 nơi Tiến sĩ Nguyễn Quang A cư trú, đi phân phát tờ rơi bôi xấu ông Quang A. Các tờ rơi này dựa trên tài liệu do Viet Vision - một nhóm ủng hộ chính quyền - cung cấp. 23/3: Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Nguyễn Đình Hà bị tạm giữ trong khi đang ở bên ngoài khu vực tòa án xét xử vụ blogger Ba Sàm. Họ bị đưa vào đồn công an tra hỏi, tại đó họ bị cáo buộc tội “gây rối trật tự công cộng”. Ngoài ra, còn có ít nhất ba ứng viên độc lập nữa phải đối mặt với cùng một tội danh. 28/3: Cái gọi là “quần chúng tự phát” đã ném mắm tôm vào những người ủng hộ Hoàng Văn Dũng, là ứng viên độc lập đầu tiên bị loại trong hội nghị lấy ý kiến cử tri. Ông nhận được 4 phiếu thuận trên tổng số 57 phiếu. 31/3: Đỗ Nguyễn Mai Khôi, một ca sĩ nhạc trẻ nổi tiếng, được mệnh danh là “Lady Gaga Việt Nam”, bị loại ở hội nghị lấy ý kiến cử tri tại chính quê hương Khánh Hòa của mình. Cùng ngày, tại TP HCM, một facebooker nổi tiếng khác, Lâm Ngân Mai, bị loại trong một hội nghị cử tri mang tính chất sỉ nhục, khi cô bị phê là “sử dụng facebook để truyền bá tư tưởng chống nhà nước” và “làm nghề bán vé số dạo”. Những lời kể của cô về cuộc họp đã làm phẫn nộ công chúng trên truyền thông xã hội. 01/4: Nhà thơ Bùi Minh Quốc, một cựu tù nhân lương tâm, đã bỏ ra khỏi hội nghị lấy ý kiến cử tri tại địa phương khi đám đông giận dữ chỉ trích mạnh mẽ ông vì dám “đòi đa đảng và thách thức sự cai trị của ĐCSVN.” Cũng ngày này, nhà hoạt động xã hội, Thạc sĩ Nguyễn Trang Nhung không nhận được bất kỳ phiếu ủng hộ nào trong số 63 phiếu bầu trong hội nghị lấy ý kiến cử tri mà sau này cô vừa khóc vừa mô tả: “Đó thực sự là một màn đấu tố”. 04/4: Ít nhất 4 ứng viên độc lập nộp kiến nghị lên Quốc hội, MTTQ và UBBCQG, yêu cầu công bố trước danh sách cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến cử tri và cho phép các phương tiện truyền thông theo dõi hội nghị. 07/4: MTTQ trả lời sẽ không công bố danh sách như đòi hỏi và cũng không cho phép bất kỳ người nào, kể cả gia đình và bạn bè của các ứng viên độc lập, tham dự hội nghị, “vì không có quy định nào liên quan đến việc này”. Đến tối, bác sĩ Đinh Đức Long đã tiếp xúc với 46 cử tri tại buổi gặp mặt cử tri khu dân cư quận Gò Vấp, TP HCM. Cử tri hầu hết là người ông không quen biết. Ông đề nghị hủy bỏ hội nghị vì không đạt số lượng tối thiểu 55 người như quy định của pháp luật, và gặp phản đối mạnh mẽ. Một số người tham dự còn dọa sẽ đánh ông nếu ông cố tình làm mất thì giờ. Chủ trì hội nghị cuối cùng phải tuyên bố hủy bỏ hội nghị. 08/4: Nguyễn Thị Kim Anh, một ứng viên độc lập rất nổi tiếng với thành phố quê hương Biên Hòa, Đồng Nai, đã bị loại. Cô chỉ nhận được 2 phiếu ủng hộ trong số hơn 80 phiếu. Cùng ngày, tại Bắc Ninh, luật sư nhân quyền nổi tiếng Lê Văn Luân nhận được 10 phiếu ủng hộ trong số 71 phiếu.
  • 27. 27 Trang facebook “Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016” tiến hành bầu cử trực tuyến cho các cử tri bầu các đại biểu của mình mà không cần đến quy trình bầu cử do đảng chế ngự. 09/4: Tiến sĩ Nguyễn Quang A bị loại áp đảo vì “không thường xuyên tham dự các cuộc họp ở tổ dân cư” và “không có đóng góp gì cho đất nước”. Ông được 6 phiếu ủng hộ trong số 75 phiếu bầu. Trước đó ông đã nhận được hơn 5000 chữ ký từ những người ủng hộ trên cả nước. Đồng thời, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện giành được 6 trong tổng số 66 phiếu tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. Một cuộc họp khác với cơ quan của ông đã được tổ chức ngày hôm trước, mà ban kiểm phiếu phải mất 30 phút để kiểm đếm chỉ 58 phiếu. Đỗ Việt Khoa, một giáo viên nổi tiếng với những cố gắng chống tham nhũng trong ngành giáo dục, đã bị loại khi các đồng nghiệp của ông nói rằng đơn giản là họ không muốn ông ứng cử. Đến tối, Nguyễn Kim Môn được 3/81 phiếu. Ông bị tố là “không chịu moi cống”. Giữa chừng hội nghị lấy ý kiến cử tri, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Thành tuyên bố quyết định tẩy chay cuộc đấu tố. 10/4: Hội nghị lấy ý kiến cử tri của thầy giáo Đỗ Việt Khoa tại nơi cư trú, được tổ chức với một nửa số người tham dự là công an mặc thường phục được cử đến từ những nơi khác. Người tổ chức thông báo cấm tuyệt đối ghi âm hay ghi hình. Tổ trưởng dân phố của ông tố cáo ông đã “để chó nhà mình ỉa sang vườn nhà hàng xóm”. Ông vẫn giành được 13 phiếu ủng hộ từ những người hàng xóm thật sự của mình, trên 75 phiếu, rồi mới bị loại. 11/4: Người dân ở tổ 25, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội, nộp đơn khiếu nại đến Ủy ban Bầu cử TP Hà Nội, phản đối kết quả hội nghị lấy ý kiến cử tri đối với ông Nguyễn Cảnh Bình. 12/4: Luật sư Phạm Văn Việt gửi đơn tố cáo khẩn cấp đến MTTQ TP. Hà Nội và Ủy ban Bầu cử TP Hà Nội, tố cáo ông Trần Văn Tiếp, chủ tịch MTTQ địa phương, đã hạn chế quyền phát biểu ý kiến của ông tại hội nghị cử tri nơi cư trú. Vị luật sư cũng đề nghị huỷ bỏ kết quả bỏ phiếu vì không công bằng. 14/4: Bà Phạm Thị Lân, vợ ứng viên Nguyễn Tường Thụy, tố cáo rằng bà và chồng bà bị bôi nhọ tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, khi cả hai bị người ta quát tháo, không cho nói. Trang “Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016” mở cuộc thi viết trực tuyến về “Bầu cử tự do và công bằng”.
  • 28. 28 15/4: MTTQ TP Hà Nội tổ chức vòng hiệp thương thứ ba và loại ra 3 trong số 5 ứng viên độc lập đã vượt qua vòng hai. Tại TP HCM, chỉ 2 trong số các ứng viên độc lập được chấp nhận và cả hai đều là đảng viên ĐCSVN. Giải thích về “cơ cấu” khó hiểu của Quốc hội khi các ứng viên độc lập bị loại gần hết, bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chủ tịch thường trực Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, cho biết: “Số lượng, cơ cấu, thành phần được phân bổ chỉ có hạn nên chúng ta nói với nhau nôm na là "so bó đũa, chọn cột cờ" chứ không phải những người đó không đủ tiêu chuẩn”. Bà không cung cấp các số liệu cụ thể về người ủng hộ, không ủng hộ đối với trường hợp của ứng viên Trần Đăng Tuấn - gương mặt sáng giá bị loại trong hội nghị hiệp thương lần ba.