SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
1
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÝ 12
HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016 – 2017
Phần 1. Lý thuyết
Câu 1. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực
A. chính trị. B. công nghiệp.
C. nông nghiệp. D. dịch vụ.
Câu 2. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ
A. sau khi đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975.
B. sau chỉ thị 100 CT-TW ngày 13 - 1 - 1981.
C. sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 4 - 1998.
D. sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986.
Câu 3. Thử thách lớn nhất về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội của nước ta là
A. Phân hóa giàu - nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và những vấn đề xã hội khác trở nên gay
gắt.
B. Sự phân hóa giàu - nghèo giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng tăng lên.
C. Ảnh hưởng của văn hóa lai căng, đồi trụy từ nước ngoài.
D. Thiếu vốn – công nghệ tiên tiến và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
Câu 4. Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta cần dựa trên cơ sở nào?
A. Phát triển khoa học công nghệ và giáo dục – đào tạo.
B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Phát triển công nghiệp nặng.
D. Đầu tư mạnh cho giáo dục - đào tạo.
Câu 5. Chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta bước đầu đã có tác dụng chuyển dịch lao động từ
A. khu vực kinh tế Nhà nước sang tập thể và tư nhân.
B. khu vực kinh tế tư nhân sang khu vực kinh tế Nhà nước và tập thể.
C. khu vực kinh tế tập thể, tư nhân sang khu vực kinh tế Nhà nước.
D. khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 6. Nhân tố nào sau đây không quyết định đến sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thiên nhiên
nước ta?
A. Vị trí địa lí.
B. Lịch sử hình thành lãnh thổ.
C. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Chiến lược sử dụng hợp lí tài nguyên.
Câu 7. Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng
A. về phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
B. về bảo vệ an ninh quốc phòng.
C. trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
D. để đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH đất nước.
Câu 8. Việt Nam có vị trí địa lý
A. nằm ở khu vực Đông Nam Á, trên tuyến đưởng biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây
Dương.
B. nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, rìa phía đông của Bán đảo Đông Dương.
C. nằm ở nơi của hai vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương Và Địa Trung Hải.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
2
D. giáp biển Đông, nằm ở trung tâm Châu Á.
Câu 9.Việt Nam có đường biên giới cả trên đât liền và trên biên với
A.Trung Quốc, Lào, Camphuchia
B. Lào, Campuchia
C.Trung Quốc,Campuchia
D. Lào, Trung Quốc
Câu 10. Đặc điểm nổi bật của địa hình Việt Nam là:
A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng châu thổ nhỏ hẹp.
B. Địa hình nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
C. Núi cao chiếm ưu thế, địa hình có tính phân bậc.
D. Đồng bằng chiếm ½ diện tích, địa hình có 2 hướng núi chính là hướng vòng cung và hướng Tây Bắc
– Đông Nam.
Câu 11. Các dãy núi ở nước ta chủ yếu chạy theo hướng
A.Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.
B. Bắc – Nam và Tây – Đông.
C. Tây Nam - Đông Bắc và Bắc – Nam.
D. Đông – Tây và vòng cung
Câu 12. Địa hình đồi núi ảnh hưởng như thế nào tới các thành phần và cảnh quan thiên nhiên của nước ta?
A. Sông ngòi có độ dốc lớn, quá trình xâm thực và bồi tụ mãnh liệt.
B. Làm phân hóa phức tạp của khí hậu và tạo nên các đai cao khí hậu.
C. Quá trình phong hóa, hình thành đất Fe – ra – lit diễn ra mãnh liệt.
D. Làm suy yếu khối khí lạnh khi tràn xuống phía Nam.
Câu 13. Điều nào sau đây chưa đúng khi nhận định về ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển
KT-XH ở nước ta?
A. Địa hình đồi núi thường xảy ra hiện tượng xói mòn, đất trượt, lũ quét gây trở ngại cho phát triển
kinh tế.
B. Diện tích chủ yếu là đồi núi nên có tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Địa hình đồi núi thường bị chia cắt, nhiều hẽm vực gây trở ngại cho giao thông.
D. Địa hình chủ yếu là đồi núi nên tạo điều kiện thuận lợi khai thác tài nguyên và phát triển giao
thông.
Câu 14. Đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long đều được thành tạo và phát
triển do:
A. Bồi tụ phù sa từ hệ thống sông lớn.
B. Phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
C. Quá trình bồi đắp của biển kết hợp với phù sa sông.
D. Con người khai phá.
Câu 15. Đặc điểm nổi bật nhất về địa hình đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.
B. Địa hình thấp và bằng phẳng.
C. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới song ngòi kênh rạch chằng chịt.
D. Diện tích rộng lớn, có nhiều vùng trũng.
Câu 16. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế
của nước ta vì :
A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.
C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.
D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
Câu 17. Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho
A. địa hình nước ta ít hiểm trở.
B. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
C. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
D. thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.
Câu 18. Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương là do
A. nước ta giáp với biển Đông rộng lớn.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
3
B. nước ta có đường bờ biển dài, lãnh thổ hẹp ngang.
C. Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa làm tăng độ ẩm các khối khí qua
biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
D. tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính khép kín của biển Đông.
Câu 19. Điều nào sau đây không chứng minh được thiên nhiên Việt Nam mang tính biển?
A. Khí hậu mang tính hải dương nên điều hòa hơn.
B. Đất vùng ven biển nhiễm mặn, sinh vật nước mặn và nước lợ phát triển.
C. Giáp biển, lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến.
D. Khí hậu có nguồn nhiệt ẩm dồi dào.
Câu 20. Vùng ven biển Nam Trung Bộ thuận lợi nhất cho nghề làm muối là vì:
A. Độ muối của biển cao hơn các vùng khác.
B. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong nghề muối.
C. Nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít mưa và chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.
D. Người dân còn nghèo nên được nhà nước quan tâm đầu tư.
Câu 21. Địa hình ven biển nước ta rất đa dạng tạo thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế nào?
A. Du lịch biển, công nghiệp chế biến và hàng hải.
B. Hàng hải, nuôi trồng thủy sản và du lịch.
C. Cảng biển, du lịch và khai khoáng.
D. Du lịch, đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản.
Câu 22. Đặc điểm khí hậu của Việt Nam:
A. Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
B. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới, có mùa đông lạnh.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng.
D. Khí hậu có sự phân hóa theo mùa và theo độ cao.
Câu 23. Biểu hiện của khi hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta:
A. Nhiệt độ trung bình năm cao, số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/năm.
B. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
C. Nền nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, lương mưa lớn và cân bằng ẩm luôn dương.
D. Nền nhiệt cao, hoạt động gió mùa tạo nên sự phân mùa của khí hậu và lượng mưa, độ ẩm lớn.
Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới?
A. Nền nhiệt độ cao, cân bằng bức xạ luôn dương. B. Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
C. Nhiệt độ trung bình năm cao, số giờ nắng lớn. D. Vị trí nằm gần xích đạo.
Câu 25. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho khí hậu nước ta mang tính chất ẩm?
A. Địa hình chủ yếu là đồi núi, hướng núi Tây Bắc – Đông Nam đón gió mùa nên có lượng mưa lớn.
B. Vị trí giáp biển nên các khối khí qua biển mang lại cho nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn.
C. Vị trí nước ta nằm trong khu vực gió mùa nên có lượng mưa lớn.
D. Vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến, chịu ảnh hưởng của gió tín phong và gió mùa nên có
lượng mưa lớn.
Câu 26. Tại sao vào thời kỳ nữa đầu mùa đông thời tiết ở miền Bắc lạnh khô, ít mưa?
A. Do chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc.
B. Do chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh ở phía bắc đi xuống.
C. Do chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh từ biển vào.
D. Do chịu ảnh hưởng của dãi hội tụ nhiệt đới.
Câu 27. Nguyên nhân chính nào tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên trong mùa đông?
A. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
B. Do ảnh hưởng của gió Tín phong Bắc Bán Cấu.
C. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
D. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
Câu 28 Vì sao vào thời kì đầu mùa hạ vùng đồng bằng ven biển BắcTrung Bộ và phần nam của khu vực Tây
Bắc thời tiết khô nóng?
A. Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
B. Do dãy núi Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt Lào làm biến tính gió mùa Tây Nam.
C. Do lượng bức xạ mặt trời lớn và ít mưa.
D. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
4
Câu 29. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho
Trung Bộ:
A. Ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
B. Gió mùa Tây Nam kết hợp với bảo từ biển Đông.
C. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dãi hội tụ nhiệt đới.
D. Ảnh hưởng của gió mùa.
Câu 30. Gió mùa Đông Nam xuất hiện trong thời gian nào và ở miền nào của nước ta?
A.Vào mùa đông, ở miền Bắc. B. Vào giữa và cuối mùa hạ, ở miền Bắc.
C.Vào giữa và cuối mùa đông, ở miền Nam. D. Vào đầu mùa hạ, ở miền Trung.
Câu 31. Vào thời kì đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam xuất phát từ đâu?
A. Xuất phát từ Thái Bình Dương.
B. Xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương.
C. Xuất phát từ Đại Tây Dương.
D. Xuất phát từ áp cao Xibia.
Câu 32. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta thay đổi theo chiều Bắc – Nam?
A. Do nước ta giáp biển Đông rộng lớn.
B. Do đất nước nhiều đồi núi.
C. Do khí hậu thay đổi theo vĩ độ.
D. Do lãnh thỗ hẹp ngang và giáp biển.
Câu 33. Ở phần lãnh thỗ phí Bắc thiên nhiên đặc trưng cho
A. vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. vùng cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm.
C. vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
D. vùng cận nhiệt đới gió mùa.
Câu 34. Khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2 -3 tháng nhiệt độ trung bình < 180
C thể hiện rõ nhất ở
A. vùng núi phia Bắc.
B. trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ.
C. vùng núi Hoàng Liên Sơn.
D. vùng núi Đông Bắc.
Câu 35. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu ở phần lãnh thổ phía Bắc là:
A. Đới rừng cận nhiệt gió mùa.
B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa.
C. Đới rừng xích đạo gió mùa.
D. Đới rừng ôn đới gió mùa.
Câu 36. Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu
A. do sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa.
B. do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
C. do lãnh thổ hẹp ngang.
D. do địa hình núi bị chia cắt mạnh.
Câu 37. Vì sao thiên nhiên ở vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa?
A. Do địa hình chủ yếu là đồi núi nên nhiệt độ hạ thấp.
B. Do hướng vòng cung của các dãy núi.
C. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc khối không khí lạnh trong mùa đông.
D. Do vị trí tiếp giáp với vùng núi Vân Nam Trung Quốc.
Câu 38. Vì sao ở vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới?
A. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
B. Do ít chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam.
C. Do địa hình núi cao làm nhiệt độ hạ thấp.
D. Do có lượng mưa ít, nhiệt độ thấp.
Câu 39. Nguyên nhân chủ yếu nào tạo nên sự đối lập về thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn với Tây
Nguyên?
A. Do địa hình dãy núi Trường Sơn kết hợp với các khối khí theo mùa.
B. Do Đông Trường Sơn giáp biển, Tây Nguyên không giáp biển.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
5
C. Do Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam, Đông Trường Sơn chịu ảnh hưởng gió mùa Đông
Bắc.
D. Do địa hình Tây Nguyên có nhiều cao nguyên xếp tầng.
Câu 40. Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao?
A. Do địa hình chủ yếu là đồi núi.
B. Do ảnh hưởng của gió mùa.
C. Do càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ và độ ẩm càng tăng.
D. Do sự thay đổi khí hậu theo độ cao.
Câu 41. Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào?
A. Sông ngòi, đất, khí hậu.
B. Khí hậu, sinh vật, sông ngòi.
C. Nhiệt độ, lượng mưa, đất.
D. Khí hậu, sinh vật, đất.
Câu 42. Vì sao trong những năm qua diện tích rừng nước ta tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy
thoái?
A. Vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi B. Do khai thác rừng quá mức
C. Do cháy rừng D. Do phá rừng làm nương rẫy.
Câu 43. Theo mục đích sử dụng, rừng ở nước ta được phân thành 3 loại nào?
A. Rừng phòng hộ, rừng rậm, rừng thưa B. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
C. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ D. Rừng đặc dụng, rừng tre nứa, rừng cây gỗ.
Câu 44. Biện pháp quan trọng nhất để cải tạo đất nông nghiệp là:
A. Làm ruộng bậc thang B. Đào hố vẩy cá C. Bón phân thích hợp D. Trồng cây theo băng
Câu 45. Quản lí sử dụng đất đai hợp lí, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông
nghiệp trên đất dốc, là các biện pháp nhằm vào việc giảm thiểu tác hại của:
A. Ngập lụt B. Hạn hán C. Lũ quét D. Động đất
Câu 46. Biện pháp thích hợp nhất trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng song Cửu Long là:
A. Cải tạo đất kết hợp với thủy lợi B. Xây hồ chứa nước dự trữ cho mùa khô
C. Trồng cây chắn cát D. Đắp đê ngăn lũ
Câu 47. Mưa bão, lũ lụt, gió phơn Tây Nam gay gắt là thiên tai thường xuyên xảy ra ở:
A. Tây Bắc B. Bắc Trung Bộ C. Đông Bắc D. Nam Trung Bộ
Câu 48. Biểu hiện nào sau đây không phải là kết quả của trình trạng khai thác rưng bừa bãi?
A. Đất đai bị xói mòn B. Hệ sinh thái rừng bị tàn phá
C. Diện tích đất nông nghiệp mở rộng D. Nguồn nước ngầm đang cạn kiệt
Câu 49. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản ở nước ta hiện nay là do tài
nguyên khoáng sản
A. tập ‘ trung ở vùng đồi núi cao. B. có trữ lượng ít.
C. phân bố phân tán trên lãnh thổ. D. đang bị suy giảm.
Câu 50. Ở Việt Nam phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vì:
A. Thiên tai, bão, lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra
B. Đảm bảo tốt cho sự phát triển bền vững lâu dài.
C. Dân số tăng nhanh đời sống xã hội nâng cao.
D. Khoa học kĩ thuật có nhiều tiến bộ.
Câu 51. Loại khoáng sản được sử dụng phổ biến khắp nơi ở nước ta hiện nay là:
A. Quặng bôxit B. Quặng Titan C. Vật liệu xây dựng D. Quặng sắt
Câu 52. Gió mùa Đông Nam xuất hiện trong thời gian nào và ở miền nào của nước ta?
A.Vào mùa đông, ở miền Bắc. B. Vào giữa và cuối mùa hạ, ở miền Bắc.
C.Vào giữa và cuối mùa đông, ở miền Nam. D. Vào đầu mùa hạ, ở miền Trung.
Câu 53. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ đâu?
A. Xuất phát từ Thái Bình Dương.
B. Xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao cận chí tuyến Nam Bán Cầu.
C. Xuất phát từ Đại Tây Dương.
D. Xuất phát từ áp cao Xibia.
Câu 54. Mưa phùn là đặc điểm thời tiết ở miền Bắc trong thời gian nào?
A. Nửa sau mùa đông. B. Nữa đầu mùa đông. C. Vào đầu mùa hạ. D. Thời kì cuối mùa hạ.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
6
Câu 55. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa lớn cho các vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên. B. Bắc Bộ và Nam Bộ. C.Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. D. Khắp cả nước.
Câu 56. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa lớn ở vùng duyên hải Trung Bộ nước ta vào thu – đông là:
A. Bức chắn địa hình đối với hướng gió mùa mùa đông.
B. Sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc trong mùa đông.
C. Bức chắn của sườn Đông Trường Sơn đối với các khối khí thổi theo hướng Đông Bắc từ biển vào.
D. Ảnh hưởng của gió tín phong từ Thái Bình Dương thổi vào.
Câu 57. Vì sao ở khu vực Đông Bắc nước ta mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn Tây Bắc?
A. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Đông Bắc. B. Địa hình núi thấp, có cấu trúc cánh cung.
C.Nhiệt độ có sự phân hóa theo độ cao. D. Nằm trước các sườn đón gió mùa mùa đông.
Câu 58. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :
A. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
B. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
Câu 59. Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam là do:
A. Càng vào Nam lượng nhiệt nhận được càng lớn.
B. Phía Bắc nằm ở vĩ độ cao, phía Nam nằm ỡ vĩ độ thấp.
C. Càng vào Nam góc nhập xạ càng lớn, khối không khí lạnh càng suy yếu.
D. Lãnh thổ hẹp nganh và trải dài nên lượng nhiệt cũng thay đổi theo.
Câu 60. Vì sao nhiệt độ trung bình tháng 7 ở các tỉnh miền Trung luôn cao nhất nước?
A. Do lượng mưa ít, lượng bốc hơi cao. B. Ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.
C. Do không đón gió biển. D. Do nằm bên sườn núi khuất gió.
Câu 61. Nguyên nhân quan trọng làm cho diện tích rừng của nước ta giảm mạnh trong giai đoạn 1943 –
1983:
A. Chặc phá rừng làm nương rẫy. B. Do cháy rừng.
C. Do chiến tranh tàn phá. D. Khai thác gỗ quá mức.
Câu 62. Diện tích rừng ở nước ta tăng lên trong thời gian qua chủ yếu do
A. khai thác rừng ngày càng hợp lí. B. đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng.
C. công tác bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn. D. đất nước không còn chiến tranh.
Câu 63. Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở
A. sự phong phú về thành phần loài và nguồn gen quý hiếm.
B. số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
C. sự đa dạng về thành phần động vật.
D. Sự đa dạng về thành phần loài thực vật.
Câu 64. Những hậu quả nào sau đây không phải do tài nguyên rừng bị suy thoái?
A. Diện tích đất trống đồi trọc tăng lên. B. Mất cân bằng về tài nguyên nước.
C. Ảnh hưởng đến ngành lâm sản, thủy sản. D. Nguồn tài nguyên nước bị ô nhiễm.
Câu 65. Nguyên nhân nào không ảnh hưởng đến việc suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta?
A. Phương thức du canh, du cư của đồng bào dân tộc.
B. Khai thác không tính đến hậu quả về môi trường.
C. Các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao.
D. Sự gia tăng của diện tích đất trống đồi trọc.
Câu 66. Tài nguyên bị suy thoái nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là:
A. Tài nguyên rừng. B. Tài nguyên đất. C. Tài nguyên biển. D. Tài nguyên khoáng sản.
Câu 67. Sự gia tăng đất trống đồi trọc ở nước ta là do
A. Phương thức canh tác lạc hậu. B. Khai thác rừng bừa bãi.
C. Mưa tập trung theo mùa. D. Đất đồi núi bị thoái hóa.
Câu 68. Hậu quả nào chưa đúng của sự suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta:
A. Nguồn lợi kinh tế của đất nước bị giảm sút. B. Làm mất cân bằng sinh thái môi trường.
C. Thiếu nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế. D. Ảnh hưởng đến nguồn sống của đồng bào miền núi.
Câu 69. Tài nguyên tự nhiên có ý nghĩa quan trọng nhất trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa của nước
ta hiện nay:
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
7
A. Tài nguyên sinh vật. B. Tài nguyên khoáng sản. C. Tài nguyên đất. D. Tài nguyên nước.
Câu 70. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay là:
A. Tình trạng khai thác quá mức, bừa bãi.
B. Kĩ thuật khai thác còn thô sơ, lạc hậu.
C. Môi trường, nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm.
D. Hợp tác đầu tư khai thác của nước ngoài.
Câu 71. Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:
A. Nguồn nước ngọt bị ô nhiễm và tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường.
B. Không khí và nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
C. Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường.
D. Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm nguồn nước.
Câu 72. Ở đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX – X là do:
A. lượng mưa lớn, đồng bằng nhỏ hẹp.
B. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.
C. ảnh hưởng của bão và đón gió ẩm từ biển vào.
D. có nhiều sông lớn, nước biển dâng cao.
Câu 73. Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra đối với các vùng đồng bằng ven biển, thì biện pháp phòng
chống tốt nhất là :
A. Sơ tán dân đến nơi an toàn.
B. Củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.
C. Thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão.
D. Có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.
Câu 74. Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng của nhân
dân là:
A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.
B. Xây dựng các hồ chứa nước.
C. Di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.
D. Quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.
Câu 75. Ở nước ta khi bão đổ bộ vào đất liền thì phạm vi ảnh hưởng rộng nhất là vùng
A. đồng bằng sông Hồng. B. đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.
C. đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Bắc.
Câu 76: Các dãy núi chạy theo hướng Tây – Đông là
A. Hoàng Liên Sơn. B. Pudenđinh, Pusamsao.
C. Hoành Sơn, Bạch Mã. D. Trường Sơn.
Câu 77: Đặc điểm của thềm lục địa nước ta
A. chiếm diện tích trên 1,5 triệu km2
.
B. có độ sâu trên 200m.
C. mở rộng vùng biển miền Bắc và Nam, thu hẹp ở vùng biển miền Trung.
D. mở rộng 200 hải lí cách bờ.
Câu 78: Biện pháp nào là không thích hợp trước tính chất thất thường của khí hậu nước ta?
A. Dự báo thời tiết để phòng tránh. B. Trồng rừng kết hợp với thủy lợi.
C. Phân bố thời vụ hợp lí. D. Tích cực thâm canh tăng vụ.
Câu 79: Tính chất đồi núi ở nước ta đã khiến
A. cảnh quan thiên nhiên đa dạng. B. sinh vật phát triển dồi dào.
C. lớp phủ thổ nhưỡng phong phú. D. khí hậu phân hóa phức tạp.
Câu 80: Ưu thế lớn nhất của vị trí địa lí nước ta trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài chính
là
A. cầu nối giữa Châu Á và châu Đại Dương. B. nằm ở trung tâm Đông Nam Á.
C. nằm trên tuyến hàng hải quốc tế. D. cửa ngõ để vào khu vực Đông Dương.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
8
Câu 81: Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội được thực hiện vào năm
nào?
A. 1980. B. 1979. C. 1986. D. 1984.
Câu 82: Khu vực có kiểu khí hậu khô hạn kéo dài, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp là vùng
A. Tây Bắc. B. Bán đảo Cà Mau. C. Đông Bắc. D. Cực Nam Trung Bộ.
Câu 83: Phạm vi lãnh thổ nước ta là một khối toàn vẹn và thống nhất gồm mấy bộ phận?
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 85: Trong khối núi vùng Cực Nam Trung Bộ , đỉnh núi cao nhất khu vực này là
A. Vọng Phu. B. Chư yang sin. C. Lang Biang. D. Ngọc Linh.
Câu 86: Vùng biển nước ta gồm các bộ phận nào?
A. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
B. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. Nội thủy, lãnh hải.
D. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 87: Chạy dài theo tả ngạn sông Hồng, song song với dãy Hoàng Liên Sơn, là dãy núi
A. Ngân Sơn. B. Sông Gâm. C. Sông Mã. D. Con Voi.
Câu 88: Bão,lũ,hạn và gió phơn Tây Nam là những tai biến khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu vùng nào ở
nước ta?
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải miền Trung .
C. Tây Bắc. D. Đông Bắc.
Câu 89: Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km?
A. 3270km. B. 3290km. C. 3280km. D. 3260 km.
Câu 90: Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại?
A. Khí hậu phân hóa phức tạp.
B. Giao thông Bắc – Nam trắc trở.
C. Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn.
D. Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn.
Câu 91: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho cả hai miền Nam, Bắc vào mùa hạ là do
A. gió mùa Tây Nam. B. gió phơn Tây Nam. C. gió Tín phong. D. gió mùa Đông Bắc.
Câu 92: Điều kiện cơ bản nhất khiến đất feralit miền nhiệt đới gió mùa nhanh chóng bị thoái hóa thành
đất đá ong, chính là
A. Tình trạng khô hạn kéo dài. B. Lớp phủ thực vật bị tàn phá.
C. Tính chất phân mùa của khí hậu. D. Nạn xâm thực đất đai trầm trọng.
Câu 93: Ở Duyên hải miền Trung loại đất phổ biến nào sau đây có thể khai thác thành vùng nuôi trồng
thủy sản?
A. Đất mặn. B. Đất bạc màu đồi trung du. C. Đất cát. D. Đất chua phèn
Câu 94: Một số vùng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có lượng mưa tập trung cao, chủ yếu chịu ảnh
hưởng của yếu tố
A. vị trí nằm gần biển. B. mưa bão.
C. độ cao, địa hình và hướng gió. D. lớp phủ thực vật địa phương.
Câu 95: Thành phần nguyên tố đặc trưng của loại đất feralit miền nhiệt đới, biểu hiện ở
A. giàu các bazo dễ tan. B. chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm.
C. nghèo mùn và đạm. D. có màu đỏ vàng.
Câu 96: Cho đến tháng 1/ 2007, Việt Nam không là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới và khu vực
nào dưới đây?
A. Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mĩ ( NAFTA).
B. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương ( APEC).
C. Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN).
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
9
D. Tổ chức thương mại thế giới ( WTO).
Câu 97: Tình trạng phân hóa theo mùa của khí hậu Việt Nam được thể hiện ở đặc điểm
A. càng lên núi cao, tính chất nhiệt đới càng giảm.
B. mùa đông rét và ẩm, mùa hạ nóng và khô.
C. gió mùa Đông Bắc lạnh và khô, gió mùa Tây Nam nóng và ẩm ướt.
D. miền Bắc lạnh, miền Nam nóng.
Câu 98: Đất feralit nào chiếm ưu thế ở vùng núi Việt Nam?
A. Đất feralit trên đá mắc ma axit. B. Đất feralit trên đá biến chất.
C. Đất feralit trên đá mắc ma bazo. D. Đất feralit trên đá trầm tích.
Câu 99: Việt Nam tiếp giáp với bao nhiêu nước trên đất liền và trên biển?
A. 3;7. B. 3;6. C. 3;9. D. 3;8.
Câu 100: Hướng Tây Bắc- Đông Nam của dãy Trường Sơn đón gió mùa Tây Nam mang mưa cho khu
vực nào?
A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc.
C. Tây Nguyên. D. Duyên hải miền Trung.
Câu 101: Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn chủ yếu do:
A. lãnh thổ có ¾ diện tích là đồi núi. B. ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc.
C. ảnh hưởng của Biển Đông. D. ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
Câu 102: Loại khoáng sản nào có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở thềm lục địa nước ta?
A. Than nâu B. Dầu khí C. Than bùn D. Các mỏ Bôxít
Câu 103. Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là:
A. Gió mậu dịch. B. Gió mùa. C. Gió phơn. D. Gió địa phương.
Câu 104. Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới - ẩm - gió mùa của nước ta là do
A. vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định.
B. ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên.
C. sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.
D. ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình.
Câu 105. Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là :
A. Dầu khí. B. Muối biển. C. Cát trắng. D. Titan.
Câu 106 Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ
A. vị trí nước ta nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
B. địa hình nước ta 85% là đồi núi thấp.
C. chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
D. tiếp giáp với Biển Đông.
Câu 107. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là :
A. Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.
B. Thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.
C. Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa.
D. Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.
Câu 108. Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi
A. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.
B. áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.
C. khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
D. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.
Câu 109. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa
A. cho vùng Nam Bộ. B. cho vùng Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. ở phía Nam đèo Hải Vân. D. Trên phạm vi cả nước.
Câu 110. Đây là đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
10
A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.
B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
D. Sông có lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.
Câu 111. Nội dung nào sau đây không phải là xu thế Đổi mới nền kinh tế – xã hội của nước ta?
A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội.
B. Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.
C. Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 112. Thành tựu to lớn về mặt xã hội mà công cuộc Đổi mới ở nước ta đạt được là:
A. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
D. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Câu 113. Vùng biển, tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước
khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và
hàng không như công ước quốc tế quy định, được gọi là
A. vùng Nội thủy B. vùng Lãnh hải
C. vùng tiếp giáp lãnh hải D. vùng đặc quyền về kinh tế
Câu 114. Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh
hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là
A. vùng lãnh hải B. vùng thềm lục địa
C. vùng tiếp giáp lãnh hải D. vùng đặc quyền về kinh tế .
Câu 115. Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của
chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, nên nước ta có
A. nhiều tài nguyên khoáng sản. B. nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
C. khí hậu có hai mùa rõ rệt. D. thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.
Câu 116. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình
Dương, nên Việt Nam
A. có tài nguyên sinh vật phong phú. B. tài nguyên khoáng sản giàu có.
C. có nhiều bão và lũ lụt. D. có điều kiện thuận lợi giao lưu với các quốc gia trên thế
giới.
Câu 117. Nhờ vị trí tiếp giáp với biển Đông, nên nước ta có
A. nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng. B. khí hậu có hai mùa rõ rệt.
C. thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống. D. nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật.
Câu 118. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc nước ta là:
A. Có địa hình cao nhất nước ta.
B. Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam.
C. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
D. Gồm các dãy núi song song và so le hướng tây bắc – đông nam.
Câu 119. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc nước ta là:
A. Gồm các khối núi và cao nguyên.
B. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước.
C. Có bốn cánh cung lớn.
D. Địa hình thấp và hẹp ngang.
Câu 120. Vùng núi nào sau đây có đặc điểm địa hình: “những đỉnh cao trên 2000m nằm ở thượng nguồn
sông, các khối núi đá vôi đồ sộ nằm ở biên giới, vùng đồi núi thấp 500-600m nằm ở trung tâm, đồi thấp
khoảng 100m nằm dọc ven biển”?
A. Tây Bắc B. Trường Sơn Bắc
C. Đông Bắc D. Trường Sơn Nam
Câu 121. Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du là:
A. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
B. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
11
C. Được nâng lên yếu trong vận động Tân kiến tạo.
D. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
Câu 122. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là:
A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B. Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.
C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
D. Có nhiều khối núi cao đồ sộ.
Câu 123. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng ven biển miền Trung?
A. Địa hình hẹp ngang.
B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các dãy núi.
C. Được bồi đắp bởi phù sa sông là chủ yếu.
D. Ven biển thường là dải cồn cát, đầm phá.
Câu 124. Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa, do:
A. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
B. Đồng bằng bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
C. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.
D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.
125. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta?
A. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí.
B. Biển Đông mang lượng mưa lớn.
C. Biển Đông làm giảm tính nóng bức trong mùa hạ.
D. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
126. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là:
A. Rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh.
B. Rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.
C. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
D. Rừng thưa nhiệt đới khô.
127. Thành phần loài nào sau đây không phải thuộc các họ cây nhiệt đới?
A. Đỗ Quyên. B. Đậu. C. Dâu tằm. D. Dầu.
128. Nhóm đất có diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi là
A. đất đồng bằng, B. đất feralit vùng đồi núi thấp.
C. đất feralit có mùn. D. đất mùn thô.
129. Trở ngại lớn trong sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
A. Bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán.
B. Nhịp điệu mùa của khí hậu, sông ngòi bất thường, thời tiết không ổn định.
C. Xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt, thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô.
D. Động đất, lũ quét, lũ ống, hạn hán.
130. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là:
A. Chất thải của hoạt động du lịch.
B. Nước thải công nghiệp và đô thị.
C. Lượng thuốc trừ sâu và hóa chất dư thừa trong hoạt động nông nghiệp.
D. Chất thải sinh hoạt của các khu dân cư.
131. Để phòng chống khô hạn lâu dài, cần:
A. Tăng cường trồng và bảo vệ rừng.
B. Thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.
C. Bố trí nhiều trạm bơm nước.
D. Xây dựng các công trình thuỷ lợi.
132. Nước Việt Nam nằm ở
A. bán đảo Trung Ấn, khu vực cận nhiệt đới.
B. rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
C. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.
D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.
133. Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
12
A. vùng đất, vùng biển, vùng trời.
B. vùng đất, vùng biển, vùng núi.
C. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.
D. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời.
134. Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?
A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
135. Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đất phù sa ngọt.
C. Đất mặn.
B. Đất phèn.
D. Đất xám.
136. Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?
A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
B. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
C. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
D. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp.
Câu 137. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc, nên
A. khí hậu có bốn mùa rõ rệt.
B. có nền nhiệt độ cao.
C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
D. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
Câu 138. Lãnh hải là
A. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
B. vùng biển rộng 200 hải lí.
C. vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế.
D. vùng có độ sâu khoảng 200m.
Câu 139. Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ là do ảnh hưởng
của khối khí
A. cận chí tuyến bán cầu Bắc.
B. Bắc Ấn Độ Dương.
C. cận chí tuyến bán cầu Nam.
D. lạnh phương Bắc.
Câu 140. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
B. có địa hình cao nhất nước ta.
C. có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc - đông nam.
D. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên.
Câu 141 Phạm vi lãnh thổ nước ta là một khối toàn vẹn và thống nhất gồm mấy bộ phận?
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 142. Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km?
A. 3270km. B. 3290km. C. 3280km. D. 3260 km.
Câu 143. Liên Hợp Quốc đưa ra công ước quốc tế về luật biển từ khi nào?
A. Năm 1980 B. Năm 1982 C. Năm 1992 D. Năm 1994
Câu 144. Lãnh thổ nước ta trải dài
A. trên 12º vĩ. B. gần 15º vĩ. C. gần 17º vĩ. D. gần 18º vĩ.
Câu 145. Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng :
A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan.
C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ
Câu 146.Hai bể trầm tích có trữ lượng dầu mở lớn nhất ở thềm lục địa của nước ta là
A. Sông Hồng và Trung Bộ. B. Cửu Long và Sông Hồng.
C. Nam Côn Sơn và Cửu Long. D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
13
Câu 147. Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ vào năm
A. 1994 B. 1995 C. 1996 D. 1997
Câu 148. Việt Nam là thành viên của ASEAN vào năm
A. 1994 B. 1995 C. 1996 D. 1997
Câu 149. Phát biểu sai khi nói về nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới (1986) là
A. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. B. Nền kinh tế tập trung, bao cấp.
C. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. D. Tỉ lệ lạm phát cao, kinh tế khủng hoảng.
Câu 150. Tổng diện tích phần đất liền và hải đảo của nước ta (theo Niên giám thống kê 2006) là (km2
):
A. 331 211 km2
. B. 331 212 km2
. C. 331 213 km2
. D. 331214 km2
Câu 151. Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông rộng khoảng
A. 1,0 triệu km2
B. 2,0 triệu km2
C. 3,0 triệu km2
D. 4,0 triệu km2
Câu 152. Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên vùng đồi núi thuận lợi cho việc hình thành các
vùng chuyên canh cây
A. lương thực B. thực phẩm C. công nghiệp D. hoa màu
Câu 153. Đặc điểm địa hình nào sau đây không phải của đồng bằng ven biển ở nước ta?
A. Hẹp ngang.
B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
C. Biển đóng vai trò chủ yếu trong trong sự hình thành đồng bằng ven biển.
D. Được hình thành do các sông bồi đắp.
Câu 154. Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc
điểm địa hình của
A. đồng bằng sông Cửu Long.
B. đồng bằng ven biển miền Trung.
C. đồng bằng sông Hồng.
D. đồng bằng ven biển miền Trung và Đồng bằng sông Hồng.
Câu 155. Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của thiên nhiên khu vực đồng bằng?
A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
C. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.
D. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
Câu 156. Điểm khác của đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long là
A. Được hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu sông. B. Thấp, bằng phẳng.
C. Có đê sông. D. Diện tích rộng, đất đai màu mỡ.
Câu 157. Ở đồng bằng sông Hồng, vùng đất ngoài đê là nơi
A. không được bồi phù sa hàng năm.
B. có nhiều ô trũng ngập nước.
C. thường xuyên được bồi đắp phù sa hàng năm.
D. có bậc ruộng cao bạc màu.
Câu 158. Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa, do:
A. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
B. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
C. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.
D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.
Câu 159. Biển Đông là một vùng biển
A. có diện tích nhỏ.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
14
B. mở rộng ra Thái Bình Dương.
C. có đặc tính nóng ẩm.
D. ít chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Câu 160. Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ hải sản:
A. Các tam giác châu với bãi triều rộng lớn.
B. Vịnh cửa sông.
C. Các đảo ven bờ.
D. Các rạn san hô.
Câu 161. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dân số nước ta?
A. Dân số nước ta tăng nhanh. B. Việt Nam là một nước đông dân.
C. Phần lớn dân số sống ở thành thị. D. Dân số nước ta thuộc loại trẻ.
Câu 162. Dân số tăng quá nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số ở Việt Nam. Thời kì diễn ra bùng nổ
dân số ở nước ta là
A. Từ năm 1989 – 1999. B. Từ sau năm 2000.
C. Đầu thế kỉ XX. D. Nữa cuối thế kỉ XX.
Câu 163. Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó nhiều nhất là dân tộc Kinh. So với dân số dân tộc Kinh
chiếm khoảng
A. 80%. B. 90%. C. 86%. D. 96%.
Câu 164. Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là do:
A. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. B. Phân bố lại dân cư giữa các vùng.
C. Ngành lâm – nông – ngư nghiệp phát triển. D. Đời sống nhân dân thành thị nâng cao.
Câu165. Đông dân, dân số tăng nhanh nên Việt Nam có nhiều nhiều thuận lợi trong việc
A. cải thiện chất lượng cuộc sống. B. Mở rộng thị trường tiêu thụ.
C. Giải quyết được nhiều việc làm. D. Khai thác sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.
Câu 6. Hậu quả của gia tang dân số nhanh về mặt môi trường là
A. Làm giảm tốc độ phát triển kinh tế. B. Chất lượng sống của người dân chậm cải thiện.
C. Không đảm bảo sự phát triển bền vững. D. Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao.
Câu 167. Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do :
A. Loài người định cư khá sớm.
B. Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
C. Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
D. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới.
Câu 168. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến
A. Việc phát triển giáo dục và y tế.
B. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
C. Vấn đề giải quyết việc làm.
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Câu 169. Ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn chủ yếu do
A. Dân số đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều.
B. Công tác kế hoạch hóa gia đình chưa hiệu quả.
C. Cơ cấu dân số trẻ.
D. Dân số đang chuyển dịch theo hướng già hóa.
Câu 170. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm
A. Hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này.
B. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
C. Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
15
D. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.
Câu 171. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, thời kì nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao
nhất là :
A. 1931 - 1960. B. 1965 -1975. C. 1979 - 1989. D. 1989 -2005.
Câu 172. Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là :
A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan. B. In-đô-nê-xi-avà Ma-lai-xi-a.
C. In-đô-nê-xi-avà Phi-líp-pin. D. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
Câu 173. Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu dân số trẻ của nước ta hiện nay là :
A. Tỉ lệ tăng dân vẫn còn cao.
B. Dưới tuổi lao động và trên tuổi lao động chiếm tỉ lệ chủ yếu.
C. Lực lượng lao động chiến trên60% dân số.
D. Dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ trên 20% dân số.
Câu 174. Mật độ trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp ba lần Đồng bằng sông Cửu
Long được giải thích bằng nhân tố :
A. Điều kiện tự nhiên. B. Trình độ phát triển kinh tế.
C. Tính chất của nền kinh tế. D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Câu 175. Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ :
A. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.
B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.
C. Gánh nặng phụthuộc lớn.
D. Khó hạ tỉ lệ tăngdân.
Câu 176. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do :
A. Kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước.
B. Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.
C. Dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.
D. Nước ta không có nhiều thành phố lớn.
Câu 177. Vùng có mật độ dân số thấp nhất ở nước ta hiện nay là :
A. Tây Nguyên. B. TâyBắc. C. Đông Bắc. D. Cực Nam Trung Bộ.
Câu 178. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm :
A. Hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này.
B. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
C. Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.
D. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.
Câu 179. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến :
A. Việc phát triển giáo dục và y tế.
B. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
C. Vấn đề giải quyết việc làm.
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Câu 180. Gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng :
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ giới.
B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử.
C. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử cộng với số người nhập cư.
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư.
Câu 185. Gia tăng dân số được tính bằng :
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cơ học.
B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử.
C. Tỉ suất sinh cộng với tỉ lệ chuyển cư.
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư.
Câu 186. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, với số dân đông và gia tăng
nhanh sẽ :
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
16
A. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
B. Có nguồn lao động dồi dào, đời sống của nhân dân sẽ được cải thiện.
C. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức.
D. Tất cả các câu trên.
Câu 187. Gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta cao nhất là thời kì :
A. Từ 1943đến 1954. B. Từ 1954 đến 1960.
C. Từ 1960 đến 1970. D. Từ 1970 đến 1975.
Câu 189. Nhóm tuổi có mức sinh cao nhất ở nước ta hiện nay là :
A. Từ 18 tuổi đến 24 tuổi. B. Từ 24 tuổi đến 30 tuổi.
C. Từ 30 tuổi đến35 tuổi. D. Từ 35 tuổi đến 40 tuổi.
Câu 190. Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do :
A. Loài người định cư khá sớm.
B. Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
C. Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
D. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới.
CÂU HỎI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943-2011
Năm
Tổng diện tích rừng
( Triệu ha)
Trong đó Tỷ lệ che phủ
rừng (%)Rừng tự nhiên Rừng trồng
1943 14,3 14,3 0 43,8
1976 11,1 11,0 0,1 33,8
1983 7,2 6,8 0,4 22,0
2000 10,9 9,4 1,5 33,1
2005 12,4 9,5 2,9 37,7
2011 13,5 10,3 3,2 39,7
1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 – 2011:
A. Tròn. B. Đường. C. Kết hợp. D. Cột.
2. Nhận xét nào sau không đúng với bảng số liệu trên?
A. Diện tích rừng nước ta có sự biến động từ năm 1943 – 2011.
B. Diện tích rừng trồng tăng liên tục.
C. Diện tích rừng tự nhiên tăng liên tục.
D. Tỷ lệ che phủ rừng biến động từ năm 1943 – 2011.
3. Tổng diện tích rừng nước ta tăng từ năm 1983 đến 2011 là do:
A. Diện tích rừng tự nhiên tăng.
B. Diện tích rừng trồng tăng.
C. Rừng tự nhiên phụ hồi và diện tích rừng trồng tăng nhanh.
D. Trình trạng chặc phá rừng được kiểm soát chặc chẽ.
Câu 2. Cho bảng số liệu:
Sự đa dang thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật ở nước ta
Số lượng loài Thực vật Thú Chim Bò sát lưỡng cư Cá
Số lượng loài đã biết 14500 300 830 400 2550
Số lượng loài bị mất dần 500 96 57 62 90
Trong đó số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng 100 62 29 - -
1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật ở nước
ta, theo bảng số liệu trên là:
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ cột nhóm D. Biểu đồ cột chồng.
2. Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Thành phần loài động vật, thực vật nước ta khá đa dạng.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
17
B. Thành phần loài động vật, thực vật nước ta đang bị suy giảm.
C. Số lượng loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng nhiều nhất.
D. Số loài cá có nguy cơ tuyệt chủng ít nhất.
Câu 3. Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình của một số địa điểm ở nước ta ( o
C)
Địa điểm Nhiệt độtrung
bình tháng I
Nhiệt độ trung
bình tháng VII
Nhiệt độ trung bình
năm
Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Huế 19,7 29,4 25,1
TP HCM 25,8 27,1 27,1
1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi nhiệt độ nước ta từ Bắc vào Nam ở bảng số liệu trên là:
A. Cột nhóm. B. Cột chồng. C. Đường biểu diễn D. Kết hợp.
2. Biên độ nhiệt cao nhất ở địa điểm:
A. Lạng Sơn. B. Hà Nội. C. Huế. D. TP HCM.
3. Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. Nhiệt độ trung bình tháng VII không chênh lệch nhiều giữa các địa điểm.
C. Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dân từ Bắc vào Nam.
D. Nhiệt độ trung bình tháng I không chênh lệch nhiều giữa các địa điểm.
4. Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Nhiệt độ trung bình tháng VII tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Nam ra Bắc.
C. Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
D. TP. HCM có nhiệt độ trung bình năm lớn nhất.
5. Vì sao Lạng Sơn có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn nhiều so với TP.HCM?
A. Lạng sơn nằm ở vĩ độ cao hơn TP.HCM nên nhận được lượng nhiệt ít hơn.
B. Lạng Sơn chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh vào mùa đông, tp. HCM không chịu ảnh hưởng không
khí lạnh.
C. TP.HCM nằm gần xích đạo nên nhận được lượng nhiệt lớn.
D. TP. HCM nằm gần xích đạo và không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 4. Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ và lượng mưa tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Địa
điểm
Tháng
Tiêu chí
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Cả
năm
Hà
Nội
Nhiệt
độ
(0
C)
16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 23.5
Lượng
mưa
(mm)
18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 230,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,4 23,4 139.0
TP.
HCM
Nhiệt
độ
(0
C)
25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 27.1
Lượng
mưa
(mm)
14 4 10 50 218 312 294 270 327 267 116 48 160.8
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu?
A. Nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội là tháng 7.
B. Nhiệt độ cao nhất ở TP. HCM là tháng 5.
C. Lượng mưa ở TP. HCM cao hơn Hà Nội.
D. Lượng mưa phân bố đều ở các tháng trong năm.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
18
Câu 5. Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ và lượng mưa tại Hà Nội
Tháng
Tiêu chí
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Nhiệt
độ
(0
C)
16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2
Lượng
mưa
(mm)
18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 230,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,4 23,4
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội theo bảng số liệu trên:
A. Cột nhóm. B. Đường biểu diễn. C. Kết hợp cột với đường. D. Tròn.
Câu 6. Cho biểu đồ:
Hà Nội
0
50
100
150
200
250
300
350
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
mm
T háng
10
12
14
16
18
20
22
24
26
28
30
32
34
36
Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (0C)
TP Hồ Chí Minh
0
50
100
150
200
250
300
350
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
mm
10
12
14
16
18
20
22
24
26
28
30
32
34
36
Tháng
Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (0C)
Biểu đồ thể hiện nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội và TP.HCM
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết điểm giống nhau về nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội và TP.HCM?
A. Nhiệt độ và lượng mưa cao vào các tháng 7, 8, 9.
B. Mưa theo mùa, phần lớn các tháng có nhiệt độ cao hơn 200
C.
C. Nhiệt độ và lượng mưa thấp vào các tháng 3, 4, 5.
D. Nhiệt độ và lượng mưa đều có sự chênh lệch lớn giữa các tháng trong năm.
Câu 7. Dựa vào trang 6 và 7 At lát Địa lý Việt Nam, cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh thành nào?
A. Bình Định B. Phú Yên C. Đà Nẵng D. Khành Hòa
Câu 8. Dựa vào trang 6 và 7 At lát Địa lý Việt Nam, cho biết cao nguyên Mộc Châu thuộc vùng núi nào ở
nước ta?
A. Trường Sơn Bắc B. Trường Sơn Nam C. Tây Bắc D. Đông Bắc
Câu 9. Dựa vào trang 6 và 7 At lát Địa lý Việt Nam, cho biết cao nguyên nào có độ cao lớn nhất ở vùng núi
Trường Sơn Nam?
A. Cao nguyên Lâm Viên B. Cao nguyênC. Cao nguyên Kon tum D. Cao nguyên Mơ Nông
Câu 10. Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam, cho biết mũi Né nằm ở tỉnh nào của nước ta?
A. Ninh Thuận B. Bình ThuậnC. Phú Yên D. Khánh Hòa
Câu 11. Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam, cho biết đảo Cù Lao Chàm thuộc tỉnh thành nào của nước ta?
A. Đà Nẵng B. Quảng Nam C. Quảng Ngãi D. Bình Định
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền
giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây?
A. Lạng Sơn. B. Tuyên Quang. C. Cao Bằng. D. Hà Giang.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt
ở nước ta?
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
B. Hà Nội, Cần Thơ.
D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây
không thuộc Bắc Trung Bộ?
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
19
A. Vũng Áng. B. Nghi Sơn. C. Hòn La. D. Chu Lai.
Câu 15. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam
– Lào?
A. Móng Cái B. Hữu Nghị C. Đồng Đăng D. Lao Bảo
Câu 16. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt –
Trung?
A. Cầu Treo B. Lào Cai
C. Mộc Bài D. Vĩnh Xương
Câu 17. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm 2000 2005 2009 2014
Tổng số 77 631 82 392 86 025 90 729
Thành thị 18 725 22 332 25 585 30 035
Nông thôn 58 906 60 060 60 440 60 694
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Dân thành thị tăng ít hơn dân nông thôn.
B. Dân thành thị và dân nông thôn đều tăng.
C. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn.
D. Dân thành thị ít hơn dân nông thôn.
Câu 18. Cho biểu đồ:
1. Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
A. Nhóm 15 - 59 tuổi chiếm tỉ trọng cao nhất và tăng lên.
B. Nhóm trên 60 tuổi chiếm tỉ trọng thấp nhất và tăng lên.
C. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% so với tổng số dân.
D. Dân số dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao và tăng lên.
2. Nhận xét đúng với biểu đồ trên là
A. Nhóm trên 60 tuổi giảm.
B. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm.
C. Nhóm 15 – 59 tuổi tăng 5,6%.
D. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi không thay đổi.
Câu 19. Cho bảng số liệu:
Nhóm trên 60 tuổi
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12
20
TỈ SUẤT SINH VÀ TỈ SUẤT TỬ CỦA DÂN SỐ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1979 – 2012 (%0)
Năm 1979 1989 1999 2009 2012
Tỉ suất sinh 32,2 31,3 23,6 17,6 16,9
Tỉ suất tử 7,2 8,4 7,3 6,8 7,0
(Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sinh, tử của dân số nước ta giai đoạn nói trên là
A. biểu đồ đường. B. biểu đồ cột. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ tròn.
2. Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Tỉ suất sinh giảm liên tục.
B. Tỉ suất tử cao nhất vào năm 1989.
C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên năm 1979 cao hơn 2012.
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên năm 1979 thấp hơn 2012
Câu 20. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
Vùng Diện tích (nghìn ha) Sản lượng lúa (nghìn tấn)
2005 2014 2005 2014
Đồng bằng sông Hồng 1 186,1 1 122,7 6 398,4 7 175,2
Đồng bằng sông Cửu Long 3 826,3 4 249,5 19 298,5 25 475,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
1. Biểu đò thích hợp nhất so sánh diện tích và sản lượng lúa của 2 vùng trong năm 2014 là
A. Cột. B. Kết hợp. C. tròn. D. Đường.
2. Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm
của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014?
A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng.
B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.
Câu 21. Năm 2005, dân số nước ta là 83 triệu, tỉ lệ tăng dân là 1,3%. Nếu tỉ lệ này không
đổi thì dân số nước ta đạt 166 triệu vào năm :
A. 2069. B. 2059. C. 2050. D. 2133.
Câu 22. Cho bảng số liệu
Dân số nước ta qua các năm (Đơn vị : triệu người)
Năm 1901 1921 1956 196
0
1985 1989 1999 2005
Dân
số
13,0 15,6 27,5 30,0 60,0 64,4 76,3 83,0
Nhận định đúng nhất là :
A. Dân số nước ta tăng với tốc độ ngày càng nhanh.
B. Thời kì 1960 - 1985 có dân số tăng trung bình hằng năm cao nhất.
C. Với tốc độ gia tăng như thời kì 1999 - 2005 thì dân số sẽ tăng gấp đôi sau 50 năm.
D. Thời kì 1956 - 1960 có tỉ lệ tăng dân số hằng năm cao nhất.
Hết./.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý 12
Nhóm Địa lý – Trần Quốc Tuấn Năm học 2016 - 2017 21
HẾT./.

More Related Content

What's hot

Dia ly 11 - Australia
Dia ly 11 - AustraliaDia ly 11 - Australia
Dia ly 11 - Australiajangvi
 
Tailieuonthidaihocmondialy
TailieuonthidaihocmondialyTailieuonthidaihocmondialy
TailieuonthidaihocmondialyQuyen Le
 
Dia li 11 bai 11 khu vuc dong nam a tiet 1
Dia li 11 bai 11 khu vuc dong nam a tiet 1Dia li 11 bai 11 khu vuc dong nam a tiet 1
Dia li 11 bai 11 khu vuc dong nam a tiet 1lelynh221205
 
Bai 36 van de phat trien kinh te xa hoi o duyen hai nam trung bo c15
Bai 36  van de phat trien kinh te xa hoi o duyen hai nam trung bo c15Bai 36  van de phat trien kinh te xa hoi o duyen hai nam trung bo c15
Bai 36 van de phat trien kinh te xa hoi o duyen hai nam trung bo c15Thiên Gemini Hoàng
 

What's hot (6)

Slideee
SlideeeSlideee
Slideee
 
Dia ly 11 - Australia
Dia ly 11 - AustraliaDia ly 11 - Australia
Dia ly 11 - Australia
 
Tailieuonthidaihocmondialy
TailieuonthidaihocmondialyTailieuonthidaihocmondialy
Tailieuonthidaihocmondialy
 
Dia li 11 bai 11 khu vuc dong nam a tiet 1
Dia li 11 bai 11 khu vuc dong nam a tiet 1Dia li 11 bai 11 khu vuc dong nam a tiet 1
Dia li 11 bai 11 khu vuc dong nam a tiet 1
 
Translation week 1
Translation week 1Translation week 1
Translation week 1
 
Bai 36 van de phat trien kinh te xa hoi o duyen hai nam trung bo c15
Bai 36  van de phat trien kinh te xa hoi o duyen hai nam trung bo c15Bai 36  van de phat trien kinh te xa hoi o duyen hai nam trung bo c15
Bai 36 van de phat trien kinh te xa hoi o duyen hai nam trung bo c15
 

Viewers also liked

60 câu hỏi trắc nghiệm thi học sinh giỏi môn sinh 12 ( có đáp án)
60 câu hỏi trắc nghiệm thi học sinh giỏi môn sinh 12 ( có đáp án)60 câu hỏi trắc nghiệm thi học sinh giỏi môn sinh 12 ( có đáp án)
60 câu hỏi trắc nghiệm thi học sinh giỏi môn sinh 12 ( có đáp án)Con Nhok Tự Kỉ
 
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3Ái Dân
 
Bo de va_dap_an_thi_trac_nghiem_cong_chuc_thue_moi[1]
Bo de va_dap_an_thi_trac_nghiem_cong_chuc_thue_moi[1]Bo de va_dap_an_thi_trac_nghiem_cong_chuc_thue_moi[1]
Bo de va_dap_an_thi_trac_nghiem_cong_chuc_thue_moi[1]myparadise
 
Đề trắc nghiệm Access 1
Đề trắc nghiệm Access 1 Đề trắc nghiệm Access 1
Đề trắc nghiệm Access 1 Võ Thùy Linh
 
Bí quyết chinh phục môn Ngữ Văn bằng Sơ đồ tư duy pdf
Bí quyết chinh phục môn Ngữ Văn bằng Sơ đồ tư duy pdfBí quyết chinh phục môn Ngữ Văn bằng Sơ đồ tư duy pdf
Bí quyết chinh phục môn Ngữ Văn bằng Sơ đồ tư duy pdfMaloda
 
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDF
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDFÔn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDF
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDFMaloda
 
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrienNgân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrienLuận Teddi
 

Viewers also liked (11)

Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12
Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12
Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12
 
Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 11
Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 11Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 11
Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 11
 
trắc nghiệm lịch sử 12
trắc nghiệm lịch sử 12trắc nghiệm lịch sử 12
trắc nghiệm lịch sử 12
 
60 câu hỏi trắc nghiệm thi học sinh giỏi môn sinh 12 ( có đáp án)
60 câu hỏi trắc nghiệm thi học sinh giỏi môn sinh 12 ( có đáp án)60 câu hỏi trắc nghiệm thi học sinh giỏi môn sinh 12 ( có đáp án)
60 câu hỏi trắc nghiệm thi học sinh giỏi môn sinh 12 ( có đáp án)
 
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3
 
Chuyên đề giới hạn 11
Chuyên đề giới hạn 11Chuyên đề giới hạn 11
Chuyên đề giới hạn 11
 
Bo de va_dap_an_thi_trac_nghiem_cong_chuc_thue_moi[1]
Bo de va_dap_an_thi_trac_nghiem_cong_chuc_thue_moi[1]Bo de va_dap_an_thi_trac_nghiem_cong_chuc_thue_moi[1]
Bo de va_dap_an_thi_trac_nghiem_cong_chuc_thue_moi[1]
 
Đề trắc nghiệm Access 1
Đề trắc nghiệm Access 1 Đề trắc nghiệm Access 1
Đề trắc nghiệm Access 1
 
Bí quyết chinh phục môn Ngữ Văn bằng Sơ đồ tư duy pdf
Bí quyết chinh phục môn Ngữ Văn bằng Sơ đồ tư duy pdfBí quyết chinh phục môn Ngữ Văn bằng Sơ đồ tư duy pdf
Bí quyết chinh phục môn Ngữ Văn bằng Sơ đồ tư duy pdf
 
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDF
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDFÔn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDF
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDF
 
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrienNgân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
 

Similar to Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12

TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT ĐỊA LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT ĐỊA LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT ĐỊA LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT ĐỊA LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa lí
Giáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa líGiáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa lí
Giáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa líMikayla Reilly
 
De thi-minh-hoa-mon-dia-li-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an
De thi-minh-hoa-mon-dia-li-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-anDe thi-minh-hoa-mon-dia-li-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an
De thi-minh-hoa-mon-dia-li-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-anmcbooksjsc
 
Đề thi trắc nghiệm Địa lý lớp 9 (Có đáp án)
Đề thi trắc nghiệm Địa lý lớp 9 (Có đáp án) Đề thi trắc nghiệm Địa lý lớp 9 (Có đáp án)
Đề thi trắc nghiệm Địa lý lớp 9 (Có đáp án) nataliej4
 
de-cuong-on-tap-hoc-ki-1-dia-li-7-ket-noi-tri-thuc.doc
de-cuong-on-tap-hoc-ki-1-dia-li-7-ket-noi-tri-thuc.docde-cuong-on-tap-hoc-ki-1-dia-li-7-ket-noi-tri-thuc.doc
de-cuong-on-tap-hoc-ki-1-dia-li-7-ket-noi-tri-thuc.docNguynHuThng36
 
Bien doi khi hau
Bien doi khi hauBien doi khi hau
Bien doi khi hautuanvip
 
Dialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.com
Dialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.comDialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.com
Dialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.comTrungtâmluyệnthi Qsc
 
Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 (Có đáp án).pdf
Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 (Có đáp án).pdfĐề thi thử THPT Quốc gia 2023 (Có đáp án).pdf
Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 (Có đáp án).pdfMan_Ebook
 
Dap an de thi thu mon dia 2013
Dap an de thi thu mon dia 2013Dap an de thi thu mon dia 2013
Dap an de thi thu mon dia 2013adminseo
 
Cảnh quan đồng bằng ven biển
Cảnh quan đồng bằng ven biểnCảnh quan đồng bằng ven biển
Cảnh quan đồng bằng ven biểnnhóc Ngố
 
Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...
Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...
Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
De tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-dia-ly
De tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-dia-lyDe tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-dia-ly
De tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-dia-lymcbooksjsc
 
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN ĐỊA LÝ ...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN ĐỊA LÝ ...ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN ĐỊA LÝ ...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN ĐỊA LÝ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hauDtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi haurobinking277
 
De thi thu mon dia lop 12
De thi thu mon dia lop 12De thi thu mon dia lop 12
De thi thu mon dia lop 12adminseo
 
Nc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de giNc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de giNguyen Thanh Luan
 
De cuong on tap k12 hk i 2015_gui hoc sinh
De cuong on tap k12  hk i 2015_gui hoc sinhDe cuong on tap k12  hk i 2015_gui hoc sinh
De cuong on tap k12 hk i 2015_gui hoc sinhThanhHuong1110
 

Similar to Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 (20)

TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT ĐỊA LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT ĐỊA LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT ĐỊA LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT ĐỊA LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜ...
 
Giáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa lí
Giáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa líGiáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa lí
Giáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa lí
 
De thi-minh-hoa-mon-dia-li-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an
De thi-minh-hoa-mon-dia-li-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-anDe thi-minh-hoa-mon-dia-li-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an
De thi-minh-hoa-mon-dia-li-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an
 
Đề thi trắc nghiệm Địa lý lớp 9 (Có đáp án)
Đề thi trắc nghiệm Địa lý lớp 9 (Có đáp án) Đề thi trắc nghiệm Địa lý lớp 9 (Có đáp án)
Đề thi trắc nghiệm Địa lý lớp 9 (Có đáp án)
 
de-cuong-on-tap-hoc-ki-1-dia-li-7-ket-noi-tri-thuc.doc
de-cuong-on-tap-hoc-ki-1-dia-li-7-ket-noi-tri-thuc.docde-cuong-on-tap-hoc-ki-1-dia-li-7-ket-noi-tri-thuc.doc
de-cuong-on-tap-hoc-ki-1-dia-li-7-ket-noi-tri-thuc.doc
 
Bien doi khi hau
Bien doi khi hauBien doi khi hau
Bien doi khi hau
 
Dialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.com
Dialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.comDialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.com
Dialy thay hiep - trung tam luyen thi dai hoc qsc-45 - http://www.qsc45.com
 
Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 (Có đáp án).pdf
Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 (Có đáp án).pdfĐề thi thử THPT Quốc gia 2023 (Có đáp án).pdf
Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 (Có đáp án).pdf
 
Dap an de thi thu mon dia 2013
Dap an de thi thu mon dia 2013Dap an de thi thu mon dia 2013
Dap an de thi thu mon dia 2013
 
Đề tài: Bảo tàng sinh vật biển Cái Bèo - Cát Bà- Hải Phòng, HAY
Đề tài: Bảo tàng sinh vật biển Cái Bèo - Cát Bà- Hải Phòng, HAYĐề tài: Bảo tàng sinh vật biển Cái Bèo - Cát Bà- Hải Phòng, HAY
Đề tài: Bảo tàng sinh vật biển Cái Bèo - Cát Bà- Hải Phòng, HAY
 
Cảnh quan đồng bằng ven biển
Cảnh quan đồng bằng ven biểnCảnh quan đồng bằng ven biển
Cảnh quan đồng bằng ven biển
 
Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...
Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...
Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...
 
De tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-dia-ly
De tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-dia-lyDe tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-dia-ly
De tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-dia-ly
 
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN ĐỊA LÝ ...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN ĐỊA LÝ ...ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN ĐỊA LÝ ...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN ĐỊA LÝ ...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang, HAY
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang, HAYĐề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang, HAY
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang, HAY
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên GiangĐề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang
 
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hauDtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
 
De thi thu mon dia lop 12
De thi thu mon dia lop 12De thi thu mon dia lop 12
De thi thu mon dia lop 12
 
Nc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de giNc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de gi
 
De cuong on tap k12 hk i 2015_gui hoc sinh
De cuong on tap k12  hk i 2015_gui hoc sinhDe cuong on tap k12  hk i 2015_gui hoc sinh
De cuong on tap k12 hk i 2015_gui hoc sinh
 

More from Sửa Máy Tính Quảng Ngãi

Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)
Ngân hàng câu hỏi  tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)Ngân hàng câu hỏi  tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)Sửa Máy Tính Quảng Ngãi
 

More from Sửa Máy Tính Quảng Ngãi (16)

trắc nghiệm sinh 12
trắc nghiệm sinh 12trắc nghiệm sinh 12
trắc nghiệm sinh 12
 
trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11
 
trắc nghiệm lịch sử 10
trắc nghiệm lịch sử 10trắc nghiệm lịch sử 10
trắc nghiệm lịch sử 10
 
trắc nghiệm điện trường
trắc nghiệm điện trườngtrắc nghiệm điện trường
trắc nghiệm điện trường
 
120 câu dòng điện không đổi
120 câu dòng điện không đổi120 câu dòng điện không đổi
120 câu dòng điện không đổi
 
100 câu điện tích đề cương
100 câu điện tích đề cương100 câu điện tích đề cương
100 câu điện tích đề cương
 
trắc nghiệm sóng cơ 12
trắc nghiệm sóng cơ 12trắc nghiệm sóng cơ 12
trắc nghiệm sóng cơ 12
 
trắc nghiệm đIện xoay chiều 12
trắc nghiệm đIện xoay chiều 12trắc nghiệm đIện xoay chiều 12
trắc nghiệm đIện xoay chiều 12
 
trắc nghiệm Dao động cơ
trắc nghiệm Dao động cơ trắc nghiệm Dao động cơ
trắc nghiệm Dao động cơ
 
trắc nghiệm giáo dục công dân 11
trắc nghiệm giáo dục công dân 11trắc nghiệm giáo dục công dân 11
trắc nghiệm giáo dục công dân 11
 
trắc nghiệm giáo dục công dân 12
trắc nghiệm giáo dục công dân 12trắc nghiệm giáo dục công dân 12
trắc nghiệm giáo dục công dân 12
 
trắc nghiệm giáo dục công dân 10
trắc nghiệm giáo dục công dân 10trắc nghiệm giáo dục công dân 10
trắc nghiệm giáo dục công dân 10
 
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 11 (hk1 2016 2017)
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 11 (hk1 2016 2017)Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 11 (hk1 2016 2017)
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 11 (hk1 2016 2017)
 
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 10 hk1 (2016-2017)
Ngân hàng câu hỏi tiếng  anh 10   hk1 (2016-2017)Ngân hàng câu hỏi tiếng  anh 10   hk1 (2016-2017)
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 10 hk1 (2016-2017)
 
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)
Ngân hàng câu hỏi  tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)Ngân hàng câu hỏi  tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)
 
Bai 9 cau-truc-re-nhanh
Bai 9 cau-truc-re-nhanhBai 9 cau-truc-re-nhanh
Bai 9 cau-truc-re-nhanh
 

Recently uploaded

Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12

  • 1. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 1 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÝ 12 HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016 – 2017 Phần 1. Lý thuyết Câu 1. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực A. chính trị. B. công nghiệp. C. nông nghiệp. D. dịch vụ. Câu 2. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ A. sau khi đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975. B. sau chỉ thị 100 CT-TW ngày 13 - 1 - 1981. C. sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 4 - 1998. D. sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986. Câu 3. Thử thách lớn nhất về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội của nước ta là A. Phân hóa giàu - nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và những vấn đề xã hội khác trở nên gay gắt. B. Sự phân hóa giàu - nghèo giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng tăng lên. C. Ảnh hưởng của văn hóa lai căng, đồi trụy từ nước ngoài. D. Thiếu vốn – công nghệ tiên tiến và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Câu 4. Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta cần dựa trên cơ sở nào? A. Phát triển khoa học công nghệ và giáo dục – đào tạo. B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng. C. Phát triển công nghiệp nặng. D. Đầu tư mạnh cho giáo dục - đào tạo. Câu 5. Chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta bước đầu đã có tác dụng chuyển dịch lao động từ A. khu vực kinh tế Nhà nước sang tập thể và tư nhân. B. khu vực kinh tế tư nhân sang khu vực kinh tế Nhà nước và tập thể. C. khu vực kinh tế tập thể, tư nhân sang khu vực kinh tế Nhà nước. D. khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 6. Nhân tố nào sau đây không quyết định đến sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thiên nhiên nước ta? A. Vị trí địa lí. B. Lịch sử hình thành lãnh thổ. C. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Chiến lược sử dụng hợp lí tài nguyên. Câu 7. Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng A. về phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. B. về bảo vệ an ninh quốc phòng. C. trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. D. để đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH đất nước. Câu 8. Việt Nam có vị trí địa lý A. nằm ở khu vực Đông Nam Á, trên tuyến đưởng biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương. B. nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, rìa phía đông của Bán đảo Đông Dương. C. nằm ở nơi của hai vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương Và Địa Trung Hải.
  • 2. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 2 D. giáp biển Đông, nằm ở trung tâm Châu Á. Câu 9.Việt Nam có đường biên giới cả trên đât liền và trên biên với A.Trung Quốc, Lào, Camphuchia B. Lào, Campuchia C.Trung Quốc,Campuchia D. Lào, Trung Quốc Câu 10. Đặc điểm nổi bật của địa hình Việt Nam là: A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng châu thổ nhỏ hẹp. B. Địa hình nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. C. Núi cao chiếm ưu thế, địa hình có tính phân bậc. D. Đồng bằng chiếm ½ diện tích, địa hình có 2 hướng núi chính là hướng vòng cung và hướng Tây Bắc – Đông Nam. Câu 11. Các dãy núi ở nước ta chủ yếu chạy theo hướng A.Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. B. Bắc – Nam và Tây – Đông. C. Tây Nam - Đông Bắc và Bắc – Nam. D. Đông – Tây và vòng cung Câu 12. Địa hình đồi núi ảnh hưởng như thế nào tới các thành phần và cảnh quan thiên nhiên của nước ta? A. Sông ngòi có độ dốc lớn, quá trình xâm thực và bồi tụ mãnh liệt. B. Làm phân hóa phức tạp của khí hậu và tạo nên các đai cao khí hậu. C. Quá trình phong hóa, hình thành đất Fe – ra – lit diễn ra mãnh liệt. D. Làm suy yếu khối khí lạnh khi tràn xuống phía Nam. Câu 13. Điều nào sau đây chưa đúng khi nhận định về ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển KT-XH ở nước ta? A. Địa hình đồi núi thường xảy ra hiện tượng xói mòn, đất trượt, lũ quét gây trở ngại cho phát triển kinh tế. B. Diện tích chủ yếu là đồi núi nên có tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản phong phú. C. Địa hình đồi núi thường bị chia cắt, nhiều hẽm vực gây trở ngại cho giao thông. D. Địa hình chủ yếu là đồi núi nên tạo điều kiện thuận lợi khai thác tài nguyên và phát triển giao thông. Câu 14. Đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long đều được thành tạo và phát triển do: A. Bồi tụ phù sa từ hệ thống sông lớn. B. Phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. C. Quá trình bồi đắp của biển kết hợp với phù sa sông. D. Con người khai phá. Câu 15. Đặc điểm nổi bật nhất về địa hình đồng bằng sông Cửu Long là: A. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. B. Địa hình thấp và bằng phẳng. C. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới song ngòi kênh rạch chằng chịt. D. Diện tích rộng lớn, có nhiều vùng trũng. Câu 16. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì : A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. B. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông. C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa. D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ. Câu 17. Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho A. địa hình nước ta ít hiểm trở. B. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng. C. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn. D. thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc. Câu 18. Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương là do A. nước ta giáp với biển Đông rộng lớn.
  • 3. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 3 B. nước ta có đường bờ biển dài, lãnh thổ hẹp ngang. C. Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa làm tăng độ ẩm các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn. D. tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính khép kín của biển Đông. Câu 19. Điều nào sau đây không chứng minh được thiên nhiên Việt Nam mang tính biển? A. Khí hậu mang tính hải dương nên điều hòa hơn. B. Đất vùng ven biển nhiễm mặn, sinh vật nước mặn và nước lợ phát triển. C. Giáp biển, lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến. D. Khí hậu có nguồn nhiệt ẩm dồi dào. Câu 20. Vùng ven biển Nam Trung Bộ thuận lợi nhất cho nghề làm muối là vì: A. Độ muối của biển cao hơn các vùng khác. B. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong nghề muối. C. Nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít mưa và chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển. D. Người dân còn nghèo nên được nhà nước quan tâm đầu tư. Câu 21. Địa hình ven biển nước ta rất đa dạng tạo thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế nào? A. Du lịch biển, công nghiệp chế biến và hàng hải. B. Hàng hải, nuôi trồng thủy sản và du lịch. C. Cảng biển, du lịch và khai khoáng. D. Du lịch, đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Câu 22. Đặc điểm khí hậu của Việt Nam: A. Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. B. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới, có mùa đông lạnh. C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng. D. Khí hậu có sự phân hóa theo mùa và theo độ cao. Câu 23. Biểu hiện của khi hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta: A. Nhiệt độ trung bình năm cao, số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/năm. B. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. C. Nền nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, lương mưa lớn và cân bằng ẩm luôn dương. D. Nền nhiệt cao, hoạt động gió mùa tạo nên sự phân mùa của khí hậu và lượng mưa, độ ẩm lớn. Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới? A. Nền nhiệt độ cao, cân bằng bức xạ luôn dương. B. Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. C. Nhiệt độ trung bình năm cao, số giờ nắng lớn. D. Vị trí nằm gần xích đạo. Câu 25. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho khí hậu nước ta mang tính chất ẩm? A. Địa hình chủ yếu là đồi núi, hướng núi Tây Bắc – Đông Nam đón gió mùa nên có lượng mưa lớn. B. Vị trí giáp biển nên các khối khí qua biển mang lại cho nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn. C. Vị trí nước ta nằm trong khu vực gió mùa nên có lượng mưa lớn. D. Vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến, chịu ảnh hưởng của gió tín phong và gió mùa nên có lượng mưa lớn. Câu 26. Tại sao vào thời kỳ nữa đầu mùa đông thời tiết ở miền Bắc lạnh khô, ít mưa? A. Do chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc. B. Do chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh ở phía bắc đi xuống. C. Do chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh từ biển vào. D. Do chịu ảnh hưởng của dãi hội tụ nhiệt đới. Câu 27. Nguyên nhân chính nào tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên trong mùa đông? A. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. B. Do ảnh hưởng của gió Tín phong Bắc Bán Cấu. C. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. D. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Câu 28 Vì sao vào thời kì đầu mùa hạ vùng đồng bằng ven biển BắcTrung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc thời tiết khô nóng? A. Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. B. Do dãy núi Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt Lào làm biến tính gió mùa Tây Nam. C. Do lượng bức xạ mặt trời lớn và ít mưa. D. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • 4. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 4 Câu 29. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ: A. Ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. B. Gió mùa Tây Nam kết hợp với bảo từ biển Đông. C. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dãi hội tụ nhiệt đới. D. Ảnh hưởng của gió mùa. Câu 30. Gió mùa Đông Nam xuất hiện trong thời gian nào và ở miền nào của nước ta? A.Vào mùa đông, ở miền Bắc. B. Vào giữa và cuối mùa hạ, ở miền Bắc. C.Vào giữa và cuối mùa đông, ở miền Nam. D. Vào đầu mùa hạ, ở miền Trung. Câu 31. Vào thời kì đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam xuất phát từ đâu? A. Xuất phát từ Thái Bình Dương. B. Xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương. C. Xuất phát từ Đại Tây Dương. D. Xuất phát từ áp cao Xibia. Câu 32. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta thay đổi theo chiều Bắc – Nam? A. Do nước ta giáp biển Đông rộng lớn. B. Do đất nước nhiều đồi núi. C. Do khí hậu thay đổi theo vĩ độ. D. Do lãnh thỗ hẹp ngang và giáp biển. Câu 33. Ở phần lãnh thỗ phí Bắc thiên nhiên đặc trưng cho A. vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. vùng cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm. C. vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. D. vùng cận nhiệt đới gió mùa. Câu 34. Khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2 -3 tháng nhiệt độ trung bình < 180 C thể hiện rõ nhất ở A. vùng núi phia Bắc. B. trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. C. vùng núi Hoàng Liên Sơn. D. vùng núi Đông Bắc. Câu 35. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu ở phần lãnh thổ phía Bắc là: A. Đới rừng cận nhiệt gió mùa. B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa. C. Đới rừng xích đạo gió mùa. D. Đới rừng ôn đới gió mùa. Câu 36. Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu A. do sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa. B. do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. C. do lãnh thổ hẹp ngang. D. do địa hình núi bị chia cắt mạnh. Câu 37. Vì sao thiên nhiên ở vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa? A. Do địa hình chủ yếu là đồi núi nên nhiệt độ hạ thấp. B. Do hướng vòng cung của các dãy núi. C. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc khối không khí lạnh trong mùa đông. D. Do vị trí tiếp giáp với vùng núi Vân Nam Trung Quốc. Câu 38. Vì sao ở vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới? A. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. B. Do ít chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam. C. Do địa hình núi cao làm nhiệt độ hạ thấp. D. Do có lượng mưa ít, nhiệt độ thấp. Câu 39. Nguyên nhân chủ yếu nào tạo nên sự đối lập về thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn với Tây Nguyên? A. Do địa hình dãy núi Trường Sơn kết hợp với các khối khí theo mùa. B. Do Đông Trường Sơn giáp biển, Tây Nguyên không giáp biển.
  • 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 5 C. Do Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam, Đông Trường Sơn chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc. D. Do địa hình Tây Nguyên có nhiều cao nguyên xếp tầng. Câu 40. Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao? A. Do địa hình chủ yếu là đồi núi. B. Do ảnh hưởng của gió mùa. C. Do càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ và độ ẩm càng tăng. D. Do sự thay đổi khí hậu theo độ cao. Câu 41. Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào? A. Sông ngòi, đất, khí hậu. B. Khí hậu, sinh vật, sông ngòi. C. Nhiệt độ, lượng mưa, đất. D. Khí hậu, sinh vật, đất. Câu 42. Vì sao trong những năm qua diện tích rừng nước ta tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái? A. Vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi B. Do khai thác rừng quá mức C. Do cháy rừng D. Do phá rừng làm nương rẫy. Câu 43. Theo mục đích sử dụng, rừng ở nước ta được phân thành 3 loại nào? A. Rừng phòng hộ, rừng rậm, rừng thưa B. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng C. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ D. Rừng đặc dụng, rừng tre nứa, rừng cây gỗ. Câu 44. Biện pháp quan trọng nhất để cải tạo đất nông nghiệp là: A. Làm ruộng bậc thang B. Đào hố vẩy cá C. Bón phân thích hợp D. Trồng cây theo băng Câu 45. Quản lí sử dụng đất đai hợp lí, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc, là các biện pháp nhằm vào việc giảm thiểu tác hại của: A. Ngập lụt B. Hạn hán C. Lũ quét D. Động đất Câu 46. Biện pháp thích hợp nhất trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng song Cửu Long là: A. Cải tạo đất kết hợp với thủy lợi B. Xây hồ chứa nước dự trữ cho mùa khô C. Trồng cây chắn cát D. Đắp đê ngăn lũ Câu 47. Mưa bão, lũ lụt, gió phơn Tây Nam gay gắt là thiên tai thường xuyên xảy ra ở: A. Tây Bắc B. Bắc Trung Bộ C. Đông Bắc D. Nam Trung Bộ Câu 48. Biểu hiện nào sau đây không phải là kết quả của trình trạng khai thác rưng bừa bãi? A. Đất đai bị xói mòn B. Hệ sinh thái rừng bị tàn phá C. Diện tích đất nông nghiệp mở rộng D. Nguồn nước ngầm đang cạn kiệt Câu 49. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản ở nước ta hiện nay là do tài nguyên khoáng sản A. tập ‘ trung ở vùng đồi núi cao. B. có trữ lượng ít. C. phân bố phân tán trên lãnh thổ. D. đang bị suy giảm. Câu 50. Ở Việt Nam phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vì: A. Thiên tai, bão, lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra B. Đảm bảo tốt cho sự phát triển bền vững lâu dài. C. Dân số tăng nhanh đời sống xã hội nâng cao. D. Khoa học kĩ thuật có nhiều tiến bộ. Câu 51. Loại khoáng sản được sử dụng phổ biến khắp nơi ở nước ta hiện nay là: A. Quặng bôxit B. Quặng Titan C. Vật liệu xây dựng D. Quặng sắt Câu 52. Gió mùa Đông Nam xuất hiện trong thời gian nào và ở miền nào của nước ta? A.Vào mùa đông, ở miền Bắc. B. Vào giữa và cuối mùa hạ, ở miền Bắc. C.Vào giữa và cuối mùa đông, ở miền Nam. D. Vào đầu mùa hạ, ở miền Trung. Câu 53. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ đâu? A. Xuất phát từ Thái Bình Dương. B. Xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao cận chí tuyến Nam Bán Cầu. C. Xuất phát từ Đại Tây Dương. D. Xuất phát từ áp cao Xibia. Câu 54. Mưa phùn là đặc điểm thời tiết ở miền Bắc trong thời gian nào? A. Nửa sau mùa đông. B. Nữa đầu mùa đông. C. Vào đầu mùa hạ. D. Thời kì cuối mùa hạ.
  • 6. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 6 Câu 55. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa lớn cho các vùng nào sau đây? A. Tây Nguyên. B. Bắc Bộ và Nam Bộ. C.Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. D. Khắp cả nước. Câu 56. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa lớn ở vùng duyên hải Trung Bộ nước ta vào thu – đông là: A. Bức chắn địa hình đối với hướng gió mùa mùa đông. B. Sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc trong mùa đông. C. Bức chắn của sườn Đông Trường Sơn đối với các khối khí thổi theo hướng Đông Bắc từ biển vào. D. Ảnh hưởng của gió tín phong từ Thái Bình Dương thổi vào. Câu 57. Vì sao ở khu vực Đông Bắc nước ta mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn Tây Bắc? A. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Đông Bắc. B. Địa hình núi thấp, có cấu trúc cánh cung. C.Nhiệt độ có sự phân hóa theo độ cao. D. Nằm trước các sườn đón gió mùa mùa đông. Câu 58. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm : A. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô. B. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm. C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm. D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC. Câu 59. Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam là do: A. Càng vào Nam lượng nhiệt nhận được càng lớn. B. Phía Bắc nằm ở vĩ độ cao, phía Nam nằm ỡ vĩ độ thấp. C. Càng vào Nam góc nhập xạ càng lớn, khối không khí lạnh càng suy yếu. D. Lãnh thổ hẹp nganh và trải dài nên lượng nhiệt cũng thay đổi theo. Câu 60. Vì sao nhiệt độ trung bình tháng 7 ở các tỉnh miền Trung luôn cao nhất nước? A. Do lượng mưa ít, lượng bốc hơi cao. B. Ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam. C. Do không đón gió biển. D. Do nằm bên sườn núi khuất gió. Câu 61. Nguyên nhân quan trọng làm cho diện tích rừng của nước ta giảm mạnh trong giai đoạn 1943 – 1983: A. Chặc phá rừng làm nương rẫy. B. Do cháy rừng. C. Do chiến tranh tàn phá. D. Khai thác gỗ quá mức. Câu 62. Diện tích rừng ở nước ta tăng lên trong thời gian qua chủ yếu do A. khai thác rừng ngày càng hợp lí. B. đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng. C. công tác bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn. D. đất nước không còn chiến tranh. Câu 63. Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở A. sự phong phú về thành phần loài và nguồn gen quý hiếm. B. số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. C. sự đa dạng về thành phần động vật. D. Sự đa dạng về thành phần loài thực vật. Câu 64. Những hậu quả nào sau đây không phải do tài nguyên rừng bị suy thoái? A. Diện tích đất trống đồi trọc tăng lên. B. Mất cân bằng về tài nguyên nước. C. Ảnh hưởng đến ngành lâm sản, thủy sản. D. Nguồn tài nguyên nước bị ô nhiễm. Câu 65. Nguyên nhân nào không ảnh hưởng đến việc suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta? A. Phương thức du canh, du cư của đồng bào dân tộc. B. Khai thác không tính đến hậu quả về môi trường. C. Các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao. D. Sự gia tăng của diện tích đất trống đồi trọc. Câu 66. Tài nguyên bị suy thoái nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là: A. Tài nguyên rừng. B. Tài nguyên đất. C. Tài nguyên biển. D. Tài nguyên khoáng sản. Câu 67. Sự gia tăng đất trống đồi trọc ở nước ta là do A. Phương thức canh tác lạc hậu. B. Khai thác rừng bừa bãi. C. Mưa tập trung theo mùa. D. Đất đồi núi bị thoái hóa. Câu 68. Hậu quả nào chưa đúng của sự suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta: A. Nguồn lợi kinh tế của đất nước bị giảm sút. B. Làm mất cân bằng sinh thái môi trường. C. Thiếu nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế. D. Ảnh hưởng đến nguồn sống của đồng bào miền núi. Câu 69. Tài nguyên tự nhiên có ý nghĩa quan trọng nhất trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa của nước ta hiện nay:
  • 7. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 7 A. Tài nguyên sinh vật. B. Tài nguyên khoáng sản. C. Tài nguyên đất. D. Tài nguyên nước. Câu 70. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay là: A. Tình trạng khai thác quá mức, bừa bãi. B. Kĩ thuật khai thác còn thô sơ, lạc hậu. C. Môi trường, nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm. D. Hợp tác đầu tư khai thác của nước ngoài. Câu 71. Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là: A. Nguồn nước ngọt bị ô nhiễm và tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường. B. Không khí và nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. C. Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường. D. Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm nguồn nước. Câu 72. Ở đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX – X là do: A. lượng mưa lớn, đồng bằng nhỏ hẹp. B. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về. C. ảnh hưởng của bão và đón gió ẩm từ biển vào. D. có nhiều sông lớn, nước biển dâng cao. Câu 73. Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra đối với các vùng đồng bằng ven biển, thì biện pháp phòng chống tốt nhất là : A. Sơ tán dân đến nơi an toàn. B. Củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển. C. Thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão. D. Có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn. Câu 74. Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng của nhân dân là: A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn. B. Xây dựng các hồ chứa nước. C. Di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét. D. Quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao. Câu 75. Ở nước ta khi bão đổ bộ vào đất liền thì phạm vi ảnh hưởng rộng nhất là vùng A. đồng bằng sông Hồng. B. đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ. C. đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Bắc. Câu 76: Các dãy núi chạy theo hướng Tây – Đông là A. Hoàng Liên Sơn. B. Pudenđinh, Pusamsao. C. Hoành Sơn, Bạch Mã. D. Trường Sơn. Câu 77: Đặc điểm của thềm lục địa nước ta A. chiếm diện tích trên 1,5 triệu km2 . B. có độ sâu trên 200m. C. mở rộng vùng biển miền Bắc và Nam, thu hẹp ở vùng biển miền Trung. D. mở rộng 200 hải lí cách bờ. Câu 78: Biện pháp nào là không thích hợp trước tính chất thất thường của khí hậu nước ta? A. Dự báo thời tiết để phòng tránh. B. Trồng rừng kết hợp với thủy lợi. C. Phân bố thời vụ hợp lí. D. Tích cực thâm canh tăng vụ. Câu 79: Tính chất đồi núi ở nước ta đã khiến A. cảnh quan thiên nhiên đa dạng. B. sinh vật phát triển dồi dào. C. lớp phủ thổ nhưỡng phong phú. D. khí hậu phân hóa phức tạp. Câu 80: Ưu thế lớn nhất của vị trí địa lí nước ta trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài chính là A. cầu nối giữa Châu Á và châu Đại Dương. B. nằm ở trung tâm Đông Nam Á. C. nằm trên tuyến hàng hải quốc tế. D. cửa ngõ để vào khu vực Đông Dương.
  • 8. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 8 Câu 81: Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội được thực hiện vào năm nào? A. 1980. B. 1979. C. 1986. D. 1984. Câu 82: Khu vực có kiểu khí hậu khô hạn kéo dài, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp là vùng A. Tây Bắc. B. Bán đảo Cà Mau. C. Đông Bắc. D. Cực Nam Trung Bộ. Câu 83: Phạm vi lãnh thổ nước ta là một khối toàn vẹn và thống nhất gồm mấy bộ phận? A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 85: Trong khối núi vùng Cực Nam Trung Bộ , đỉnh núi cao nhất khu vực này là A. Vọng Phu. B. Chư yang sin. C. Lang Biang. D. Ngọc Linh. Câu 86: Vùng biển nước ta gồm các bộ phận nào? A. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. B. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải. C. Nội thủy, lãnh hải. D. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế. Câu 87: Chạy dài theo tả ngạn sông Hồng, song song với dãy Hoàng Liên Sơn, là dãy núi A. Ngân Sơn. B. Sông Gâm. C. Sông Mã. D. Con Voi. Câu 88: Bão,lũ,hạn và gió phơn Tây Nam là những tai biến khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu vùng nào ở nước ta? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải miền Trung . C. Tây Bắc. D. Đông Bắc. Câu 89: Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km? A. 3270km. B. 3290km. C. 3280km. D. 3260 km. Câu 90: Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại? A. Khí hậu phân hóa phức tạp. B. Giao thông Bắc – Nam trắc trở. C. Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn. D. Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn. Câu 91: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho cả hai miền Nam, Bắc vào mùa hạ là do A. gió mùa Tây Nam. B. gió phơn Tây Nam. C. gió Tín phong. D. gió mùa Đông Bắc. Câu 92: Điều kiện cơ bản nhất khiến đất feralit miền nhiệt đới gió mùa nhanh chóng bị thoái hóa thành đất đá ong, chính là A. Tình trạng khô hạn kéo dài. B. Lớp phủ thực vật bị tàn phá. C. Tính chất phân mùa của khí hậu. D. Nạn xâm thực đất đai trầm trọng. Câu 93: Ở Duyên hải miền Trung loại đất phổ biến nào sau đây có thể khai thác thành vùng nuôi trồng thủy sản? A. Đất mặn. B. Đất bạc màu đồi trung du. C. Đất cát. D. Đất chua phèn Câu 94: Một số vùng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có lượng mưa tập trung cao, chủ yếu chịu ảnh hưởng của yếu tố A. vị trí nằm gần biển. B. mưa bão. C. độ cao, địa hình và hướng gió. D. lớp phủ thực vật địa phương. Câu 95: Thành phần nguyên tố đặc trưng của loại đất feralit miền nhiệt đới, biểu hiện ở A. giàu các bazo dễ tan. B. chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm. C. nghèo mùn và đạm. D. có màu đỏ vàng. Câu 96: Cho đến tháng 1/ 2007, Việt Nam không là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới và khu vực nào dưới đây? A. Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mĩ ( NAFTA). B. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương ( APEC). C. Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN).
  • 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 9 D. Tổ chức thương mại thế giới ( WTO). Câu 97: Tình trạng phân hóa theo mùa của khí hậu Việt Nam được thể hiện ở đặc điểm A. càng lên núi cao, tính chất nhiệt đới càng giảm. B. mùa đông rét và ẩm, mùa hạ nóng và khô. C. gió mùa Đông Bắc lạnh và khô, gió mùa Tây Nam nóng và ẩm ướt. D. miền Bắc lạnh, miền Nam nóng. Câu 98: Đất feralit nào chiếm ưu thế ở vùng núi Việt Nam? A. Đất feralit trên đá mắc ma axit. B. Đất feralit trên đá biến chất. C. Đất feralit trên đá mắc ma bazo. D. Đất feralit trên đá trầm tích. Câu 99: Việt Nam tiếp giáp với bao nhiêu nước trên đất liền và trên biển? A. 3;7. B. 3;6. C. 3;9. D. 3;8. Câu 100: Hướng Tây Bắc- Đông Nam của dãy Trường Sơn đón gió mùa Tây Nam mang mưa cho khu vực nào? A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Duyên hải miền Trung. Câu 101: Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn chủ yếu do: A. lãnh thổ có ¾ diện tích là đồi núi. B. ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc. C. ảnh hưởng của Biển Đông. D. ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Câu 102: Loại khoáng sản nào có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở thềm lục địa nước ta? A. Than nâu B. Dầu khí C. Than bùn D. Các mỏ Bôxít Câu 103. Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là: A. Gió mậu dịch. B. Gió mùa. C. Gió phơn. D. Gió địa phương. Câu 104. Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới - ẩm - gió mùa của nước ta là do A. vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định. B. ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên. C. sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển. D. ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình. Câu 105. Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là : A. Dầu khí. B. Muối biển. C. Cát trắng. D. Titan. Câu 106 Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ A. vị trí nước ta nằm gần Xích đạo, mưa nhiều. B. địa hình nước ta 85% là đồi núi thấp. C. chịu tác động thường xuyên của gió mùa. D. tiếp giáp với Biển Đông. Câu 107. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là : A. Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng. B. Thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới. C. Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa. D. Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc. Câu 108. Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi A. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc. B. áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam. C. khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới. D. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta. Câu 109. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa A. cho vùng Nam Bộ. B. cho vùng Tây Nguyên và Nam Bộ. C. ở phía Nam đèo Hải Vân. D. Trên phạm vi cả nước. Câu 110. Đây là đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
  • 10. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 10 A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông. B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam. C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt. D. Sông có lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao. Câu 111. Nội dung nào sau đây không phải là xu thế Đổi mới nền kinh tế – xã hội của nước ta? A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội. B. Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. C. Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. Câu 112. Thành tựu to lớn về mặt xã hội mà công cuộc Đổi mới ở nước ta đạt được là: A. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số. B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. D. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu to lớn. Câu 113. Vùng biển, tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định, được gọi là A. vùng Nội thủy B. vùng Lãnh hải C. vùng tiếp giáp lãnh hải D. vùng đặc quyền về kinh tế Câu 114. Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là A. vùng lãnh hải B. vùng thềm lục địa C. vùng tiếp giáp lãnh hải D. vùng đặc quyền về kinh tế . Câu 115. Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, nên nước ta có A. nhiều tài nguyên khoáng sản. B. nhiều tài nguyên sinh vật quý giá. C. khí hậu có hai mùa rõ rệt. D. thảm thực vật bốn mùa xanh tốt. Câu 116. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương, nên Việt Nam A. có tài nguyên sinh vật phong phú. B. tài nguyên khoáng sản giàu có. C. có nhiều bão và lũ lụt. D. có điều kiện thuận lợi giao lưu với các quốc gia trên thế giới. Câu 117. Nhờ vị trí tiếp giáp với biển Đông, nên nước ta có A. nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng. B. khí hậu có hai mùa rõ rệt. C. thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống. D. nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật. Câu 118. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc nước ta là: A. Có địa hình cao nhất nước ta. B. Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam. C. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. D. Gồm các dãy núi song song và so le hướng tây bắc – đông nam. Câu 119. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc nước ta là: A. Gồm các khối núi và cao nguyên. B. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước. C. Có bốn cánh cung lớn. D. Địa hình thấp và hẹp ngang. Câu 120. Vùng núi nào sau đây có đặc điểm địa hình: “những đỉnh cao trên 2000m nằm ở thượng nguồn sông, các khối núi đá vôi đồ sộ nằm ở biên giới, vùng đồi núi thấp 500-600m nằm ở trung tâm, đồi thấp khoảng 100m nằm dọc ven biển”? A. Tây Bắc B. Trường Sơn Bắc C. Đông Bắc D. Trường Sơn Nam Câu 121. Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du là: A. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. B. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.
  • 11. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 11 C. Được nâng lên yếu trong vận động Tân kiến tạo. D. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Câu 122. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là: A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam. C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên. D. Có nhiều khối núi cao đồ sộ. Câu 123. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng ven biển miền Trung? A. Địa hình hẹp ngang. B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các dãy núi. C. Được bồi đắp bởi phù sa sông là chủ yếu. D. Ven biển thường là dải cồn cát, đầm phá. Câu 124. Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa, do: A. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. B. Đồng bằng bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. C. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống. D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa. 125. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta? A. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí. B. Biển Đông mang lượng mưa lớn. C. Biển Đông làm giảm tính nóng bức trong mùa hạ. D. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc. 126. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là: A. Rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh. B. Rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá. C. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. D. Rừng thưa nhiệt đới khô. 127. Thành phần loài nào sau đây không phải thuộc các họ cây nhiệt đới? A. Đỗ Quyên. B. Đậu. C. Dâu tằm. D. Dầu. 128. Nhóm đất có diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi là A. đất đồng bằng, B. đất feralit vùng đồi núi thấp. C. đất feralit có mùn. D. đất mùn thô. 129. Trở ngại lớn trong sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là: A. Bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán. B. Nhịp điệu mùa của khí hậu, sông ngòi bất thường, thời tiết không ổn định. C. Xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt, thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô. D. Động đất, lũ quét, lũ ống, hạn hán. 130. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là: A. Chất thải của hoạt động du lịch. B. Nước thải công nghiệp và đô thị. C. Lượng thuốc trừ sâu và hóa chất dư thừa trong hoạt động nông nghiệp. D. Chất thải sinh hoạt của các khu dân cư. 131. Để phòng chống khô hạn lâu dài, cần: A. Tăng cường trồng và bảo vệ rừng. B. Thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc. C. Bố trí nhiều trạm bơm nước. D. Xây dựng các công trình thuỷ lợi. 132. Nước Việt Nam nằm ở A. bán đảo Trung Ấn, khu vực cận nhiệt đới. B. rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. C. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới. D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới. 133. Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm
  • 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 12 A. vùng đất, vùng biển, vùng trời. B. vùng đất, vùng biển, vùng núi. C. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa. D. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời. 134. Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi? A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ. 135. Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đất phù sa ngọt. C. Đất mặn. B. Đất phèn. D. Đất xám. 136. Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển? A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. B. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. C. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có. D. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp. Câu 137. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc, nên A. khí hậu có bốn mùa rõ rệt. B. có nền nhiệt độ cao. C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. D. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá. Câu 138. Lãnh hải là A. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. B. vùng biển rộng 200 hải lí. C. vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế. D. vùng có độ sâu khoảng 200m. Câu 139. Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của khối khí A. cận chí tuyến bán cầu Bắc. B. Bắc Ấn Độ Dương. C. cận chí tuyến bán cầu Nam. D. lạnh phương Bắc. Câu 140. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. B. có địa hình cao nhất nước ta. C. có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc - đông nam. D. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên. Câu 141 Phạm vi lãnh thổ nước ta là một khối toàn vẹn và thống nhất gồm mấy bộ phận? A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 142. Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km? A. 3270km. B. 3290km. C. 3280km. D. 3260 km. Câu 143. Liên Hợp Quốc đưa ra công ước quốc tế về luật biển từ khi nào? A. Năm 1980 B. Năm 1982 C. Năm 1992 D. Năm 1994 Câu 144. Lãnh thổ nước ta trải dài A. trên 12º vĩ. B. gần 15º vĩ. C. gần 17º vĩ. D. gần 18º vĩ. Câu 145. Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng : A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ Câu 146.Hai bể trầm tích có trữ lượng dầu mở lớn nhất ở thềm lục địa của nước ta là A. Sông Hồng và Trung Bộ. B. Cửu Long và Sông Hồng. C. Nam Côn Sơn và Cửu Long. D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.
  • 13. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 13 Câu 147. Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ vào năm A. 1994 B. 1995 C. 1996 D. 1997 Câu 148. Việt Nam là thành viên của ASEAN vào năm A. 1994 B. 1995 C. 1996 D. 1997 Câu 149. Phát biểu sai khi nói về nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới (1986) là A. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. B. Nền kinh tế tập trung, bao cấp. C. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. D. Tỉ lệ lạm phát cao, kinh tế khủng hoảng. Câu 150. Tổng diện tích phần đất liền và hải đảo của nước ta (theo Niên giám thống kê 2006) là (km2 ): A. 331 211 km2 . B. 331 212 km2 . C. 331 213 km2 . D. 331214 km2 Câu 151. Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông rộng khoảng A. 1,0 triệu km2 B. 2,0 triệu km2 C. 3,0 triệu km2 D. 4,0 triệu km2 Câu 152. Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên vùng đồi núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây A. lương thực B. thực phẩm C. công nghiệp D. hoa màu Câu 153. Đặc điểm địa hình nào sau đây không phải của đồng bằng ven biển ở nước ta? A. Hẹp ngang. B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. C. Biển đóng vai trò chủ yếu trong trong sự hình thành đồng bằng ven biển. D. Được hình thành do các sông bồi đắp. Câu 154. Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của A. đồng bằng sông Cửu Long. B. đồng bằng ven biển miền Trung. C. đồng bằng sông Hồng. D. đồng bằng ven biển miền Trung và Đồng bằng sông Hồng. Câu 155. Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của thiên nhiên khu vực đồng bằng? A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng. B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản. C. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày. D. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố. Câu 156. Điểm khác của đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long là A. Được hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu sông. B. Thấp, bằng phẳng. C. Có đê sông. D. Diện tích rộng, đất đai màu mỡ. Câu 157. Ở đồng bằng sông Hồng, vùng đất ngoài đê là nơi A. không được bồi phù sa hàng năm. B. có nhiều ô trũng ngập nước. C. thường xuyên được bồi đắp phù sa hàng năm. D. có bậc ruộng cao bạc màu. Câu 158. Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa, do: A. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. B. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. C. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống. D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa. Câu 159. Biển Đông là một vùng biển A. có diện tích nhỏ.
  • 14. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 14 B. mở rộng ra Thái Bình Dương. C. có đặc tính nóng ẩm. D. ít chịu ảnh hưởng của gió mùa. Câu 160. Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ hải sản: A. Các tam giác châu với bãi triều rộng lớn. B. Vịnh cửa sông. C. Các đảo ven bờ. D. Các rạn san hô. Câu 161. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dân số nước ta? A. Dân số nước ta tăng nhanh. B. Việt Nam là một nước đông dân. C. Phần lớn dân số sống ở thành thị. D. Dân số nước ta thuộc loại trẻ. Câu 162. Dân số tăng quá nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số ở Việt Nam. Thời kì diễn ra bùng nổ dân số ở nước ta là A. Từ năm 1989 – 1999. B. Từ sau năm 2000. C. Đầu thế kỉ XX. D. Nữa cuối thế kỉ XX. Câu 163. Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó nhiều nhất là dân tộc Kinh. So với dân số dân tộc Kinh chiếm khoảng A. 80%. B. 90%. C. 86%. D. 96%. Câu 164. Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là do: A. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. B. Phân bố lại dân cư giữa các vùng. C. Ngành lâm – nông – ngư nghiệp phát triển. D. Đời sống nhân dân thành thị nâng cao. Câu165. Đông dân, dân số tăng nhanh nên Việt Nam có nhiều nhiều thuận lợi trong việc A. cải thiện chất lượng cuộc sống. B. Mở rộng thị trường tiêu thụ. C. Giải quyết được nhiều việc làm. D. Khai thác sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Câu 6. Hậu quả của gia tang dân số nhanh về mặt môi trường là A. Làm giảm tốc độ phát triển kinh tế. B. Chất lượng sống của người dân chậm cải thiện. C. Không đảm bảo sự phát triển bền vững. D. Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao. Câu 167. Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do : A. Loài người định cư khá sớm. B. Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử. C. Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. D. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới. Câu 168. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến A. Việc phát triển giáo dục và y tế. B. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động. C. Vấn đề giải quyết việc làm. D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Câu 169. Ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn chủ yếu do A. Dân số đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều. B. Công tác kế hoạch hóa gia đình chưa hiệu quả. C. Cơ cấu dân số trẻ. D. Dân số đang chuyển dịch theo hướng già hóa. Câu 170. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm A. Hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này. B. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. C. Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.
  • 15. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 15 D. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người. Câu 171. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, thời kì nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao nhất là : A. 1931 - 1960. B. 1965 -1975. C. 1979 - 1989. D. 1989 -2005. Câu 172. Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là : A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan. B. In-đô-nê-xi-avà Ma-lai-xi-a. C. In-đô-nê-xi-avà Phi-líp-pin. D. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma. Câu 173. Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu dân số trẻ của nước ta hiện nay là : A. Tỉ lệ tăng dân vẫn còn cao. B. Dưới tuổi lao động và trên tuổi lao động chiếm tỉ lệ chủ yếu. C. Lực lượng lao động chiến trên60% dân số. D. Dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ trên 20% dân số. Câu 174. Mật độ trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp ba lần Đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bằng nhân tố : A. Điều kiện tự nhiên. B. Trình độ phát triển kinh tế. C. Tính chất của nền kinh tế. D. Lịch sử khai thác lãnh thổ. Câu 175. Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ : A. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm. B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn. C. Gánh nặng phụthuộc lớn. D. Khó hạ tỉ lệ tăngdân. Câu 176. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do : A. Kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước. B. Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao. C. Dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp. D. Nước ta không có nhiều thành phố lớn. Câu 177. Vùng có mật độ dân số thấp nhất ở nước ta hiện nay là : A. Tây Nguyên. B. TâyBắc. C. Đông Bắc. D. Cực Nam Trung Bộ. Câu 178. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm : A. Hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này. B. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. C. Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số. D. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người. Câu 179. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến : A. Việc phát triển giáo dục và y tế. B. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động. C. Vấn đề giải quyết việc làm. D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Câu 180. Gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng : A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ giới. B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử. C. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử cộng với số người nhập cư. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư. Câu 185. Gia tăng dân số được tính bằng : A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử. C. Tỉ suất sinh cộng với tỉ lệ chuyển cư. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư. Câu 186. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, với số dân đông và gia tăng nhanh sẽ :
  • 16. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 16 A. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. B. Có nguồn lao động dồi dào, đời sống của nhân dân sẽ được cải thiện. C. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức. D. Tất cả các câu trên. Câu 187. Gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta cao nhất là thời kì : A. Từ 1943đến 1954. B. Từ 1954 đến 1960. C. Từ 1960 đến 1970. D. Từ 1970 đến 1975. Câu 189. Nhóm tuổi có mức sinh cao nhất ở nước ta hiện nay là : A. Từ 18 tuổi đến 24 tuổi. B. Từ 24 tuổi đến 30 tuổi. C. Từ 30 tuổi đến35 tuổi. D. Từ 35 tuổi đến 40 tuổi. Câu 190. Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do : A. Loài người định cư khá sớm. B. Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử. C. Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. D. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới. CÂU HỎI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG Câu 1. Cho bảng số liệu: Biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943-2011 Năm Tổng diện tích rừng ( Triệu ha) Trong đó Tỷ lệ che phủ rừng (%)Rừng tự nhiên Rừng trồng 1943 14,3 14,3 0 43,8 1976 11,1 11,0 0,1 33,8 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 2000 10,9 9,4 1,5 33,1 2005 12,4 9,5 2,9 37,7 2011 13,5 10,3 3,2 39,7 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 – 2011: A. Tròn. B. Đường. C. Kết hợp. D. Cột. 2. Nhận xét nào sau không đúng với bảng số liệu trên? A. Diện tích rừng nước ta có sự biến động từ năm 1943 – 2011. B. Diện tích rừng trồng tăng liên tục. C. Diện tích rừng tự nhiên tăng liên tục. D. Tỷ lệ che phủ rừng biến động từ năm 1943 – 2011. 3. Tổng diện tích rừng nước ta tăng từ năm 1983 đến 2011 là do: A. Diện tích rừng tự nhiên tăng. B. Diện tích rừng trồng tăng. C. Rừng tự nhiên phụ hồi và diện tích rừng trồng tăng nhanh. D. Trình trạng chặc phá rừng được kiểm soát chặc chẽ. Câu 2. Cho bảng số liệu: Sự đa dang thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật ở nước ta Số lượng loài Thực vật Thú Chim Bò sát lưỡng cư Cá Số lượng loài đã biết 14500 300 830 400 2550 Số lượng loài bị mất dần 500 96 57 62 90 Trong đó số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng 100 62 29 - - 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật ở nước ta, theo bảng số liệu trên là: A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ cột nhóm D. Biểu đồ cột chồng. 2. Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Thành phần loài động vật, thực vật nước ta khá đa dạng.
  • 17. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 17 B. Thành phần loài động vật, thực vật nước ta đang bị suy giảm. C. Số lượng loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng nhiều nhất. D. Số loài cá có nguy cơ tuyệt chủng ít nhất. Câu 3. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình của một số địa điểm ở nước ta ( o C) Địa điểm Nhiệt độtrung bình tháng I Nhiệt độ trung bình tháng VII Nhiệt độ trung bình năm Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 TP HCM 25,8 27,1 27,1 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi nhiệt độ nước ta từ Bắc vào Nam ở bảng số liệu trên là: A. Cột nhóm. B. Cột chồng. C. Đường biểu diễn D. Kết hợp. 2. Biên độ nhiệt cao nhất ở địa điểm: A. Lạng Sơn. B. Hà Nội. C. Huế. D. TP HCM. 3. Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam. B. Nhiệt độ trung bình tháng VII không chênh lệch nhiều giữa các địa điểm. C. Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dân từ Bắc vào Nam. D. Nhiệt độ trung bình tháng I không chênh lệch nhiều giữa các địa điểm. 4. Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Nhiệt độ trung bình tháng VII tăng dần từ Bắc vào Nam. B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Nam ra Bắc. C. Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Bắc vào Nam. D. TP. HCM có nhiệt độ trung bình năm lớn nhất. 5. Vì sao Lạng Sơn có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn nhiều so với TP.HCM? A. Lạng sơn nằm ở vĩ độ cao hơn TP.HCM nên nhận được lượng nhiệt ít hơn. B. Lạng Sơn chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh vào mùa đông, tp. HCM không chịu ảnh hưởng không khí lạnh. C. TP.HCM nằm gần xích đạo nên nhận được lượng nhiệt lớn. D. TP. HCM nằm gần xích đạo và không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Câu 4. Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ và lượng mưa tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Địa điểm Tháng Tiêu chí I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cả năm Hà Nội Nhiệt độ (0 C) 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 23.5 Lượng mưa (mm) 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 230,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,4 23,4 139.0 TP. HCM Nhiệt độ (0 C) 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 27.1 Lượng mưa (mm) 14 4 10 50 218 312 294 270 327 267 116 48 160.8 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu? A. Nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội là tháng 7. B. Nhiệt độ cao nhất ở TP. HCM là tháng 5. C. Lượng mưa ở TP. HCM cao hơn Hà Nội. D. Lượng mưa phân bố đều ở các tháng trong năm.
  • 18. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 18 Câu 5. Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ và lượng mưa tại Hà Nội Tháng Tiêu chí I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nhiệt độ (0 C) 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Lượng mưa (mm) 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 230,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,4 23,4 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội theo bảng số liệu trên: A. Cột nhóm. B. Đường biểu diễn. C. Kết hợp cột với đường. D. Tròn. Câu 6. Cho biểu đồ: Hà Nội 0 50 100 150 200 250 300 350 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 mm T háng 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (0C) TP Hồ Chí Minh 0 50 100 150 200 250 300 350 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 mm 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 Tháng Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (0C) Biểu đồ thể hiện nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội và TP.HCM Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết điểm giống nhau về nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội và TP.HCM? A. Nhiệt độ và lượng mưa cao vào các tháng 7, 8, 9. B. Mưa theo mùa, phần lớn các tháng có nhiệt độ cao hơn 200 C. C. Nhiệt độ và lượng mưa thấp vào các tháng 3, 4, 5. D. Nhiệt độ và lượng mưa đều có sự chênh lệch lớn giữa các tháng trong năm. Câu 7. Dựa vào trang 6 và 7 At lát Địa lý Việt Nam, cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh thành nào? A. Bình Định B. Phú Yên C. Đà Nẵng D. Khành Hòa Câu 8. Dựa vào trang 6 và 7 At lát Địa lý Việt Nam, cho biết cao nguyên Mộc Châu thuộc vùng núi nào ở nước ta? A. Trường Sơn Bắc B. Trường Sơn Nam C. Tây Bắc D. Đông Bắc Câu 9. Dựa vào trang 6 và 7 At lát Địa lý Việt Nam, cho biết cao nguyên nào có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam? A. Cao nguyên Lâm Viên B. Cao nguyênC. Cao nguyên Kon tum D. Cao nguyên Mơ Nông Câu 10. Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam, cho biết mũi Né nằm ở tỉnh nào của nước ta? A. Ninh Thuận B. Bình ThuậnC. Phú Yên D. Khánh Hòa Câu 11. Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam, cho biết đảo Cù Lao Chàm thuộc tỉnh thành nào của nước ta? A. Đà Nẵng B. Quảng Nam C. Quảng Ngãi D. Bình Định Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây? A. Lạng Sơn. B. Tuyên Quang. C. Cao Bằng. D. Hà Giang. Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta? A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng. B. Hà Nội, Cần Thơ. D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây không thuộc Bắc Trung Bộ?
  • 19. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 19 A. Vũng Áng. B. Nghi Sơn. C. Hòn La. D. Chu Lai. Câu 15. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào? A. Móng Cái B. Hữu Nghị C. Đồng Đăng D. Lao Bảo Câu 16. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt – Trung? A. Cầu Treo B. Lào Cai C. Mộc Bài D. Vĩnh Xương Câu 17. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn người) Năm 2000 2005 2009 2014 Tổng số 77 631 82 392 86 025 90 729 Thành thị 18 725 22 332 25 585 30 035 Nông thôn 58 906 60 060 60 440 60 694 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Dân thành thị tăng ít hơn dân nông thôn. B. Dân thành thị và dân nông thôn đều tăng. C. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn. D. Dân thành thị ít hơn dân nông thôn. Câu 18. Cho biểu đồ: 1. Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên? A. Nhóm 15 - 59 tuổi chiếm tỉ trọng cao nhất và tăng lên. B. Nhóm trên 60 tuổi chiếm tỉ trọng thấp nhất và tăng lên. C. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% so với tổng số dân. D. Dân số dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao và tăng lên. 2. Nhận xét đúng với biểu đồ trên là A. Nhóm trên 60 tuổi giảm. B. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm. C. Nhóm 15 – 59 tuổi tăng 5,6%. D. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi không thay đổi. Câu 19. Cho bảng số liệu: Nhóm trên 60 tuổi
  • 20. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 20 TỈ SUẤT SINH VÀ TỈ SUẤT TỬ CỦA DÂN SỐ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1979 – 2012 (%0) Năm 1979 1989 1999 2009 2012 Tỉ suất sinh 32,2 31,3 23,6 17,6 16,9 Tỉ suất tử 7,2 8,4 7,3 6,8 7,0 (Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sinh, tử của dân số nước ta giai đoạn nói trên là A. biểu đồ đường. B. biểu đồ cột. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ tròn. 2. Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Tỉ suất sinh giảm liên tục. B. Tỉ suất tử cao nhất vào năm 1989. C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên năm 1979 cao hơn 2012. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên năm 1979 thấp hơn 2012 Câu 20. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM Vùng Diện tích (nghìn ha) Sản lượng lúa (nghìn tấn) 2005 2014 2005 2014 Đồng bằng sông Hồng 1 186,1 1 122,7 6 398,4 7 175,2 Đồng bằng sông Cửu Long 3 826,3 4 249,5 19 298,5 25 475,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) 1. Biểu đò thích hợp nhất so sánh diện tích và sản lượng lúa của 2 vùng trong năm 2014 là A. Cột. B. Kết hợp. C. tròn. D. Đường. 2. Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014? A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng. B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long. C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng. D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng. Câu 21. Năm 2005, dân số nước ta là 83 triệu, tỉ lệ tăng dân là 1,3%. Nếu tỉ lệ này không đổi thì dân số nước ta đạt 166 triệu vào năm : A. 2069. B. 2059. C. 2050. D. 2133. Câu 22. Cho bảng số liệu Dân số nước ta qua các năm (Đơn vị : triệu người) Năm 1901 1921 1956 196 0 1985 1989 1999 2005 Dân số 13,0 15,6 27,5 30,0 60,0 64,4 76,3 83,0 Nhận định đúng nhất là : A. Dân số nước ta tăng với tốc độ ngày càng nhanh. B. Thời kì 1960 - 1985 có dân số tăng trung bình hằng năm cao nhất. C. Với tốc độ gia tăng như thời kì 1999 - 2005 thì dân số sẽ tăng gấp đôi sau 50 năm. D. Thời kì 1956 - 1960 có tỉ lệ tăng dân số hằng năm cao nhất. Hết./.
  • 21. Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý 12 Nhóm Địa lý – Trần Quốc Tuấn Năm học 2016 - 2017 21 HẾT./.