SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
Download to read offline
1
Chương I – Kiến Thức Cơ Bản
Câu 1 Khối lượng riêng là…
A Khối lượng của một đơn vị thể tích lưu chất.
B Thể tích của một đơn vị khối lượng lưu chất.
C Thể tích của một đơn vị khối lượng.
D Khối lượng của một đơn vị thể tích.
Câu 2 Thể tích riêng là…
A Thể tích của một đơn vị khối lượng lưu chất.
B Khối lượng của một đơn vị thể tích.
C Thể tích của một đơn vị khối lượng.
D Khối lượng của một đơn vị thể tích lưu chất.
Câu 3 Trọng lượng riêng là…
A Trọng lượng của một đơn vị thể tích lưu chất.
B Trọng lượng của một đơn vị khối lượng lưu chất.
C Khối lượng của một đơn vị thể tích lưu chất.
D Thể tích của một đơn vị khối lượng lưu chất.
Câu 4 Tỷ trọng là…
A Tỷ số giữa trọng lượng riêng chất lỏng so với trọng lượng riêng của nước.
B Tỷ số giữa khối lượng riêng chất lỏng so với khối lượng riêng của nước.
C Tỷ số giữa khối lượng riêng của nước so với khối lượng riêng của chất lỏng.
D Tỷ số giữa trọng lượng riêng của nước so với trọng lượng riêng của chất lỏng.
Câu 5 Đại lượng biểu thị lực tác dụng lên một đơn vị diện tích được gọi là:
A Áp suất
B Áp lực
C Trọng lực
D Áp suất thủy tĩnh
Câu 6 Áp lực toàn phần tác động lên bề mặt chịu lực gọi là…
A Áp suất tuyệt đối
B Áp suất dư
C Áp suất khí quyển
D Áp suất chân không
Câu 7 Phần trị số cao hơn của áp suất tuyệt đối so với áp suất khí quyển là…
A Áp suất dư
B Áp suất toàn phần
C Áp suất tuyệt đối
D Áp suất chân không
Câu 8 Phần trị số nhỏ hơn của áp suất tuyệt đối so với áp suất khí quyển là…
A Áp suất chân không
B Áp suất dư
C Áp suất tuyệt đối
D Độ chân không
Câu 9 Đơn vị đo áp suất trong hệ SI là:
A Pa
B At
C Atm
D mmHg
Câu 10 Hai bình A-B chứa chất lỏng để thông nhau, có áp suất trên bề mặt thoáng như nhau, với Za, Zb
là chiều cao mực chất lỏng trong hai bình thì:
A Za = Zb
B Za < Zb
2
C Za > Zb
D Không xác định
Câu 11 Giá trị áp suất thủy tĩnh của chất lỏng lên đáy bình có đặc điểm sau:
A Tăng dần từ bề mặt thoáng tới đáy bình.
B Bằng nhau tại mọi điểm.
C Giảm dần từ bề mặt thoáng tới đáy bình.
D Khác nhau tại mọi điểm.
Câu 12 Áp suất trên thành bình thay đổi theo chiều sâu của chất lỏng chứa trong bình và được tính theo
công thức:
A PA=P0 + ρghA
B PA=P0 + hA/ρg
C PA=z0 + ρghA
D PA=ρgP0 + hA
Câu 13 Phương trình cơ bản của tĩnh lực học chất lỏng có dạng như sau:
A z + P/ρg =const
B z + ρg/P =const
C zρg + P/ρg =const
D z + P/ρ =const
Câu 14 Phương trình Bernulli đối với chất lỏng lý tưởng có dạng như sau:
A z + P/ρg +ω2
/2g =const
B zρg + P/ρg +ω2
/2g =const
C z + P/ρg +ω/2g =const
D zρg + P/ρg +ω2
/2g +hm =const
Câu 15 Phương trình Bernulli đối với chất lỏng thực có dạng như sau:
A z + P/ρg +ω2
/2g + hm=const
B zρg + P/ρg +ω2
/2g +hm =const
C z + P/ρg +ω/2g + hm=const
D z + P/ρ +ω2
/2g + hm=const
Câu 16 Lưu lượng lưu chất chảy qua màng chắn trong đường ống theo lý thuyết được tính như sau:
A PKQ 
B PCKQ 
C PKCQ m 
D PKCQ V 
Câu 17 Lưu lượng lưu chất chảy qua màng chắn trong đường ống trong thực tế được tính như sau:
A PCKQ 
B PCQ 
C
g
P
CKQ


D
g
P
CKQ



Câu 18 Lưu lượng lưu chất chảy qua màng chắn trong đường ống trong thực tế được tính theo công
thức: PKCQ m 
A Trong đó Cm là hệ số lưu lượng đặc trưng cho màng chắn.
B Trong đó Cm là hệ số vận tốc đặc trưng cho màng chắn.
C Trong đó Cm là hệ số áp chuẩn đặc trưng cho màng chắn.
D Trong đó Cm là hằng số áp suất đặc trưng cho màng chắn.
Câu 19 Đơn vị độ nhớt động học là…
3
A m2
/s
B Pas
C s2
/m
D kgm/s
Câu 20 Đơn vị độ nhớt động lực học là…
A Ns/m2
B Ns2
/m
C m2
/s
D kgm/s
Câu 21 Đơn vị độ nhớt động lực học là…
A kg/ms
B Pa/s
C m2
/s
D kgs/m2
Câu 22 Chuẩn số Reynold là chuẩn số đặc trưng cho
A Chế độ chuyển động của lưu chất
B Quá trình cô đặc
C Quá trình truyền nhiệt của lưu chất
D Không đặc trưng cho quá trình nào
Câu 23 Chế độ chảy gọi là chảy dòng khi:
A Re < 2320
B Re > 2320
C Re > 10000
D 2320 ≤ Re ≤ 10000
Câu 24 Chế độ chảy gọi là chảy tầng khi:
A Re < 2320
B Re > 2320
C Re > 10000
D 2320 ≤ Re ≤ 10000
Câu 25 Chế độ chảy gọi là chảy quá độ khi:
A 2320  Re  10000
B Re < 2320 và Re >10000
C Re  10000
D Re  2320
Câu 26 Chế độ chảy gọi là chảy chuyển tiếp khi:
A 2320  Re  10000
B Re < 2320 và Re >10000
C Re  10000
D Re  2320
Câu 27 Chế độ chảy gọi là chảy rối khi:
A Re > 10000
B Re < 10000
C Re < 2320
D Re > 2320
Câu 28 Chế độ chảy gọi là chảy xoáy khi:
A Re > 10000
B Re < 2320
C 2320  Re  10000
D Re  10000
Câu 29 Giá trị chuẩn số Reynolds của dòng chảy trong ống là Re =3230
A Lưu chất chảy ở chế độ chảy quá độ.
4
B Lưu chất chảy ở chế độ chảy tầng.
C Lưu chất chảy ở chế độ chảy rối.
D Lưu chất chảy ở chế độ chảy xoáy.
Câu 30 Giá trị chuẩn số Reynolds của dòng chảy trong ống là Re =2320
A Lưu chất chảy ở chế độ chảy quá độ.
B Lưu chất chảy ở chế độ chảy dòng.
C Lưu chất chảy ở chế độ chảy xoáy.
D Lưu chất chảy ở chế độ chảy tầng.
Câu 31 Giá trị chuẩn số Reynolds của dòng chảy trong ống là Re =2000
A Lưu chất chảy ở chế độ chảy tầng.
B Lưu chất chảy ở chế độ chảy quá độ.
C Lưu chất chảy ở chế độ chảy rối.
D Lưu chất chảy ở chế độ chảy xoáy.
Câu 32 Giá trị chuẩn số Reynolds của dòng chảy trong ống là Re =13200
A Lưu chất chảy ở chế độ chảy rối.
B Lưu chất chảy ở chế độ chảy quá độ.
C Lưu chất chảy ở chế độ chảy tầng.
D Lưu chất chảy ở chế độ chảy dòng.
Câu 33 Giá trị chuẩn số Reynolds của dòng chảy trong ống là Re =10000
A Lưu chất chảy ở chế độ chảy chuyển tiếp.
B Lưu chất chảy ở chế độ chảy tầng.
C Lưu chất chảy ở chế độ chảy xoáy.
D Lưu chất chảy ở chế độ chảy rối.
Câu 34 Ống Pito là dụng cụ đo vận tốc dòng chảy thông qua việc đo hiệu áp suất:
A Ptp - Pt
B Pt - Pđ
C Pđ - Pt
D Ptp - Pđ
Câu 35 Màng chắn và Ventury là dụng cụ để đo:
A Lưu lượng dựa vào sự chênh lệch áp suất trước và sau tiết diện thu hẹp.
B Vận tốc dựa vào sự chênh lệch áp suất trước và sau tiết diện thu hẹp.
C Lưu lượng dựa vào sự chênh lệch vận tốc trước và sau tiết diện thu hẹp.
D Áp suất dựa vào sự chênh lệch vận tốc trước và sau tiết diện thu hẹp.
Câu 36 Nguyên nhân gây trở lực ma sát là do:
A Ma sát giữa chất lỏng với thành ống.
B Ma sát giữa các lớp chất lỏng.
C Vận tốc dòng chảy thay đổi khi chảy qua ống có hình dáng thay đổi.
D Dòng chảy qua các van, khớp nối, co nối,…
Câu 37 Nguyên nhân gây trở lực cục bộ là do:
A Vận tốc dòng chảy thay đổi khi chảy qua ống có hình dáng thay đổi.
B Ma sát giữa chất lỏng với thành ống ngay tại khúc cong .
C Ma sát giữa các lớp chất lỏng.
D Ma sát giữa chất lỏng khi chảy qua các van, khớp nối, co nối,…
Câu 38 Nguyên nhân gây tổn thất của dòng chảy trong đường ống là do:
A Trở lực ma sát và trở lực cục bộ.
B Trở lực ma sát.
C Trở lực cục bộ.
D Độ nhớt của chất lỏng.
Câu 39 Lưu lượng là…
A Lượng lưu chất chuyển động qua một tiết diện ngang của ống dẫn trong một đơn vị thời gian.
B Lượng lưu chất chuyển động qua một tiết diện ngang của ống dẫn theo một đơn vị diện tích.
5
C Lượng lưu chất chuyển động qua một tiết diện dọc của ống dẫn trong một đơn vị thời gian.
D Lượng lưu chất chuyển động qua một tiết diện ngang của ống dẫn.
Câu 40 Lưu lượng thể tích và lưu lượng khối lượng có mối quan hệ nào sau đây:
A Qm=Qv.ρ
B Qm=Qv/ρ
C Qv=Qm.ρ
D Qm=Qv.g
Chương I - Kiến Thức Cơ Bản (Khó)
Câu 1 Chất lỏng được gọi là lý tưởng khi…
A Chất lỏng hoàn toàn không chịu nén ép, không có lực ma sát nội giữa các các phần tử chất lỏng.
B Chất lỏng không có lực ma sát nội giữa các các phần tử chất lỏng.
C Chất lỏng chịu nén ép không có lực ma sát nội giữa các các phần tử chất lỏng.
D Chất lỏng hoàn toàn không chịu nén ép, không có lực ma sát nội giữa các phần tử chất lỏng
không lớn lắm.
Câu 2 Dòng được gọi là liên tục khi chất lỏng chảy trong ống thỏa mãn những điều kiện sau:
A Không bị rò, không chịu nén ép, không bị đứt đoạn, không có bọt khí và choáng đầy ống.
B Không bị rò, không chịu nén ép, bị đứt đoạn, không có bọt khí và choáng đầy ống.
C Không bị rò, chịu nén ép, không bị đứt đoạn, không có bọt khí và choáng đầy ống.
D Không bị rò, không chịu nén ép, không bị đứt đoạn, có bọt khí và choáng đầy ống.
Câu 3 Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến độ nhớt của chất lỏng ?
A Nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm.
B Nhiệt độ tăng thì độ nhớt tăng.
C Nhiệt độ tăng thì độ nhớt không thay đổi.
D Nhiệt độ giảm thì độ nhớt giảm.
Câu 4 Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến độ nhớt của chất khí ?
A Nhiệt độ tăng thì độ nhớt tăng.
B Nhiệt độ tăng thì độ nhớt không thay đổi.
C Nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm.
D Nhiệt độ giảm thì độ nhớt tăng.
Câu 5 Trong khối chất lỏng ở trạng thái tĩnh thì mọi điểm nằm trên mặt phẳng nằm ngang có:
A Cùng giá trị áp suất thuỷ tĩnh.
B Khác nhau giá trị áp suất thuỷ tĩnh.
C Áp suất thuỷ tĩnh ở gần thành bình lớn nhất.
D Áp suất thuỷ tĩnh ở giữa bình lớn nhất.
Câu 6 Khi đường kính ống dẫn tăng gấp đôi thì trở lực ma sát trong đường ống:
A Giảm 32 lần
B Tăng 32 lần
C Giảm 5 lần
D Tăng 5 lần
Câu 7 Khi đường kính ống dẫn giảm 1 nửa thì trở lực ma sát trong đường ống:
A Tăng 32 lần
B Giảm 32 lần
C Tăng 16 lần
D Giảm 16 lần
Câu 8 Áp suất thủy tĩnh có đặc điểm nào sau đây:
A Tại những điểm khác nhau trong chất lỏng có giá trị khác nhau
B Tại những điểm khác nhau trong chất lỏng có giá trị như nhau
C Tác dụng theo phương pháp tuyến và hướng ra phía ngoài chất lỏng
D Có giá trị khác nhau tại cùng một điểm trong chất lỏng theo các phương
6
Câu 9 Chiều cao pezomet là…
A Chiều cao của cột chất lỏng có khả năng tạo ra một áp suất bằng áp suất tại điểm đang xét.
B Chiều cao của cột chất lỏng có khả năng tạo ra một áp suất lớn hơn áp suất tại điểm đang xét.
C Chiều cao của cột chất lỏng có khả năng tạo ra một áp suất nhỏ hơn áp suất tại điểm đang xét.
D Chiều cao của cột chất lỏng có khả năng tạo ra một áp suất không phụ thuộc áp suất tại điểm
đang xét.
Câu 10 Đối với chất lỏng chứa trong bình thì…
A Lực do áp suất chất lỏng gây ra thay đổi theo chiều cao cột chất lỏng.
B Lực do áp suất chất lỏng gây ra là như nhau tại mọi điểm trong bình.
C Lực do áp suất chất lỏng gây ra lên đáy bình là nhỏ nhất.
D Lực do áp suất chất lỏng gây ra lên đáy bình là bằng không.
Câu 11 Đại lượng lưu lượng có các loại như sau:
A Lưu lượng thể tích, lưu lượng khối lượng và lưu lượng mol.
B Lưu lượng thể tích và lưu lượng khối lượng.
C Lưu lượng khối lượng.
D Lưu lượng thể tích.
Chương II- Vận Chuyển Chất Lỏng
Câu 1 Bơm pittông thuộc loại bơm:
A Bơm thể tích.
B Bơm động lực.
C Bơm khí động.
D Bơm đặc biệt.
Câu 2 Bơm Ly Tâm thuộc loại bơm:
A Bơm động lực.
B Bơm thể tích.
C Bơm khí động.
D Bơm đặc biệt.
Câu 3 Bơm bánh răng thuộc loại bơm:
A Bơm thể tích.
B Bơm động lực.
C Bơm ly tâm.
D Bơm đặc biệt.
Câu 4 Bơm cánh trượt thuộc loại bơm:
A Bơm thể tích.
B Bơm động lực.
C Bơm đặc biệt.
D Bơm ly tâm.
Câu 5 Bơm răng khía thuộc loại bơm:
A Bơm thể tích.
B Bơm đặc biệt.
C Bơm ly tâm.
D Bơm động lực.
Câu 6 Bơm màng thuộc loại bơm:
A Bơm thể tích.
B Bơm ly tâm.
C Bơm động lực.
D Bơm đặc biệt.
Câu 7 Năng suất của bơm là…
A Thể tích chất lỏng được bơm cung cấp trong 1 đơn vị thời gian.
7
B Thể tích nước được bơm cung cấp trong 1 đơn vị thời gian.
C Thể tích chất lỏng được bơm cung cấp trong 1 đơn vị không gian.
D Thể tích chất lỏng được bơm cung cấp trong 1 đơn vị năng lượng.
Câu 8 Dựa vào nguyên lý hoạt động người ta phân bơm ra thành các loại như sau:
A Bơm thể tích, bơm động lực và bơm khí động.
B Bơm thể tích, bơm ly tâm và bơm khí động.
C Bơm Pittong, bơm động lực và bơm khí động.
D Bơm thể tích, bơm khí động và bơm đặc biệt.
Câu 9 Hiệu suất của bơm là…
A Đại lượng đặc trưng cho độ sử dụng hữu ích của năng lượng truyền từ động cơ đến bơm.
B Đại lượng đặc trưng cho độ sử dụng hữu ích của năng lượng truyền từ bơm đến động cơ.
C Đại lượng đặc trưng cho độ sử dụng hữu ích của nhiệt lượng truyền từ động cơ đến bơm.
D Đại lượng đặc trưng cho độ sử dụng hữu ích của nhiệt lượng truyền từ bơm đến động cơ.
Câu 10 Công suất của bơm là…
A Năng lượng tiêu tốn để bơm làm việc.
B Năng lượng tiêu tốn để bơm đẩy chất lỏng.
C Năng lượng tiêu tốn để bơm hút chất lỏng.
D Năng lượng tiêu tốn để bơm tạo cột áp H.
Câu 11 Trong bơm pittông tác dụng đơn, trong một chu kỳ chuyển động của pittông, chất lỏng được hút
và đẩy bao nhiêu lần?
A Một lần
B Ba lần
C Hai lần
D Không lần nào
Câu 12 Trong bơm pittông tác dụng kép, trong một nửa chu kỳ chuyển động của pittông, chất lỏng được
hút và đẩy bao nhiêu lần?
A Một lần.
B Hai lần.
C Ba lần.
D Không lần nào.
Câu 13 Trong bơm bánh răng thì…
A Rãnh răng thực hiện chức năng như xilanh, răng thực hiện chức năng như pittông.
B Rãnh răng thực hiện chức năng như pittông, răng thực hiện chức năng như xilanh.
C Cả rãnh răng và răng đều thực hiện chức năng như pittông.
D Cả rãnh răng và răng đều thực hiện chức năng như xilanh.
Câu 14 Điểm làm việc của bơm là giao điểm của 2 đường:
A Q – H của bơm với Q – H của mạng ống.
B Q – H của bơm với Q – N của mạng ống.
C Q – N của bơm với Q – H của mạng ống.
D Q – N của bơm với Q – N của mạng ống.
Câu 15 Chọn phát biểu đúng đối với bơm pittông và bơm ly tâm:
A Bơm ly tâm khi hoạt động cần phải mồi chất lỏng.
B Bơm pittông khi hoạt động cần phải mồi chất lỏng.
C Cả hai bơm đều phải mồi chất lỏng trước khi vận hành.
D Cả hai bơm đều không cần mồi chất lỏng khi vận hành.
Câu 16 Hai bơm ghép song song thì có đặc điểm là:
A Cột áp giữ nguyên, lưu lượng tăng.
B Cột áp tăng, lưu lượng tăng.
C Cột áp tăng, lưu lượng giữ nguyên.
D Cột áp và lưu lượng không đổi.
Câu 17 Hai bơm ghép nối tiếp thì có đặc điểm là:
8
A Cột áp tăng, lưu lượng giữ nguyên.
B Cột áp giữ nguyên, lưu lượng tăng.
C Cột áp tăng, lưu lượng tăng.
D Cột áp và lưu lượng không đổi.
Câu 18 So với bơm ly tâm, bơm pittông có ưu điểm gì?
A Tiết kiệm năng lượng, hiệu suất cao.
B Năng suất cao, áp suất cao.
C Ít tốn kém, hiệu suất tương đối cao.
D Công suất lớn.
Câu 19 So với bơm ly tâm, bơm pittông có nhược điểm gì?
A Lưu lượng không đều, không truyền động trực tiếp.
B Số vòng quay lớn.
C Không thể bơm chất lỏng độ nhớt cao.
D Năng suất thấp với áp suất lớn.
Câu 20 So với bơm pittông, bơm ly tâm có nhược điểm gì?
A Hiệu suất thấp, khả năng tự hút kém.
B Lưu lượng không đều.
C Số vòng quay lớn.
D Không thể bơm chất lỏng bẩn.
Câu 21 So với bơm pittông, bơm ly tâm có ưu điểm gì?
A Cấu tạo đơn giản, có thể truyền động trực tiếp từ động cơ.
B Trong trường hợp năng suất thấp thì cho áp suất cao.
C Tiết kiệm hơn về năng lượng.
D Hiệu suất cao hơn.
Câu 22 Để khắc phục hiện tượng xâm thực của bơm ly tâm bằng cách:
A Giảm chiều cao hút của bơm.
B Giảm chiều cao đẩy của bơm.
C Giảm áp suất hút của bơm.
D Giảm áp suất đẩy của bơm.
Câu 23 Hp là đơn vị của công suất, nó được viết tắt của từ nào dưới đây?
A Horse Power.
B House Power.
C Hose Power.
D Horse Powder.
Câu 24 Chọn biểu thức đúng:
A 1Hp = 745,7 W
B 1Hp = 745,7 kW
C 1Hp = 0,7457 W
D 1Hp = 7,457 kW
Câu 25 Áp suất toàn phần của bơm là…
A Đại lượng đặc trưng cho năng lượng riêng do bơm truyền cho một đơn vị trọng lượng chất lỏng.
B Đại lượng đặc trưng cho nhiệt lượng riêng do bơm truyền cho một đơn vị trọng lượng chất lỏng.
C Đại lượng đặc trưng cho năng lượng riêng do bơm truyền cho một đơn vị nhiệt lượng chất lỏng.
D Đại lượng đặc trưng cho năng lượng riêng do bơm nhận từ một đơn vị trọng lượng chất lỏng.
Câu 26 Áp dụng phương trình Bernuli viết cho 2 mặt cắt:
  fh
gg
PP
ZZH 




2
2
1
2
212
12


Trong đó: (Z2-Z1) là….
A Năng lượng để khắc phục chiều cao hình học.
B Năng lượng để thắng lại sự chênh lệch áp suất ở 2 mặt thoáng chất lỏng.
C Năng lượng để khắc phục động năng giữa ống hút và ống đẩy.
9
D Năng lượng do bơm tạo ra để thắng lại tổng trở lực trên đường ống.
Câu 27 Áp dụng phương trình Bernuli viết cho 2 mặt cắt:
  fh
gg
PP
ZZH 




2
2
1
2
212
12


Trong đó:
g
PP

12 
là….
A Năng lượng để thắng lại sự chênh lệch áp suất ở 2 mặt thoáng chất lỏng.
B Năng lượng để khắc phục động năng giữa ống hút và ống đẩy.
C Năng lượng do bơm tạo ra để thắng lại tổng trở lực trên đường ống.
D Năng lượng để khắc phục chiều cao hình học.
Câu 28 Áp dụng phương trình Bernuli viết cho 2 mặt cắt:
  fh
gg
PP
ZZH 




2
2
1
2
212
12


Trong đó:
g2
2
1
2
2  
là….
A Năng lượng để khắc phục động năng giữa ống hút và ống đẩy.
B Năng lượng để thắng lại sự chênh lệch áp suất ở 2 mặt thoáng chất lỏng.
C Năng lượng để khắc phục chiều cao hình học.
D Năng lượng do bơm tạo ra để thắng lại tổng trở lực trên đường ống.
Câu 29 Áp dụng phương trình Bernuli viết cho 2 mặt cắt:
  fh
gg
PP
ZZH 




2
2
1
2
212
12


Trong đó: fh là….
A Năng lượng do bơm tạo ra để thắng lại tổng trở lực trên đường ống.
B Năng lượng để khắc phục động năng giữa ống hút và ống đẩy.
C Năng lượng để thắng lại sự chênh lệch áp suất ở 2 mặt thoáng chất lỏng.
D Năng lượng để khắc phục chiều cao hình học.
Chương II – Vận Chuyển Chất Lỏng (Khó)
Câu 1 Trong các hệ thống quy trình công nghệ, người ta thường hay thiết kế bồn cao vị, tại sao?
Ổn định lưu lượng, duy trì tuổi thọ của bơm
Ổn định lưu lượng
Tiết kiệm năng lượng
Tăng tuổi thọ của bơm
Câu 2 Chiều cao hút của bơm không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
Tổn thất trở lực ống đẩy
Tổn thất trở lực ống hút
Áp suất tác dụng lên bể hút
Lực ỳ của chất lỏng
Câu 3 Trong tính toán bơm pittông, khoảng chạy của pittông được xác định dựa vào thông số nào?
Đường kính tay quay
Đường kính pittông
Đường kính xilanh
Bán kính pittông hoặc xilanh
Câu 4 Để tăng chiều cao hút của bơm ly tâm, ta phải làm gì?
Giảm trở lực trong ống hút và đảm bảo độ kín
10
Giảm trở lực trong ống và đảm bảo không có khí lọt vào hệ thống
Tăng trở lực trong ống đẩy và đảm bảo độ kín
Giảm trở lực trong ống đẩy và đảm bảo độ kín
Câu 5 Đối với bơm ly tâm quan hệ giữa số vòng quay và lưu lượng theo tỉ lệ bậc mấy?
1
2
3
4
Câu 6 Đối với bơm ly tâm quan hệ giữa số vòng quay và cột áp toàn phần theo tỉ lệ bậc mấy?
2
1
3
4
Câu 7 Đối với bơm ly tâm quan hệ giữa số vòng quay và công suất theo tỉ lệ bậc mấy?
3
1
2
4
Câu 8 Bơm thể tích là bơm mà trong đó việc hút và đẩy chất lỏng nhờ:
Thay đổi thể tích của không gian làm việc
Thay đổi thể tích chất lỏng
Thay đổi áp suất chất lỏng
Thay đổi vận tốc chất lỏng
Câu 9 Bơm ly tâm là bơm mà trong đó việc hút và đẩy chất lỏng nhờ:
Lực ly tâm tạo ra trong chất lỏng khi guồng quay
Áp lực tạo ra khi chất lỏng chuyển động tịnh tiến
Lực ly tâm tạo ra khi chất lỏng chuyển động tịnh tiến
Áp lực tạo ra khi chất lỏng chuyển động quay
Câu 10 Nguyên nhân gây hiện tượng xâm thực
Do sự tăng giảm đột ngột của thể tích bọt khí
Do sự tăng giảm đột ngột của áp suất
Do sự tăng giảm đột ngột của thể tích chất lỏng
Do sự va đập thủy lực, bào mòn các kết cấu kim loại
Câu 11 Đặc tuyến của bơm biểu diễn mối quan hệ giữa:
Q – N, Q – H, Q – 
Q – H, Q – , H– 
Q – N, Q – H, H– 
Q – N, Q – , H– 
Câu 12 Tác hại của hiện tượng xâm thực là gì?
A Gây rung máy, va đập thủy lực và bào mòn các kết cấu kim loại
B Va đập thủy lực
C Không bơm được
D Giảm năng suất
Câu 13 Đối với bơm ly tâm, khi hoạt động chất lỏng đi từ bể hút đến bơm là nhờ:
A Sự chênh lệch áp suất giữa bể hút và tâm bánh guồng.
B Sự chênh lệch áp suất giữa ống hút và ống đẩy.
C Sự chênh lệch áp suất giữa ống đẩy và tâm bánh guồng.
D Sự chênh lệch áp suất giữa bể hút và ống đẩy.
Câu 14 Đối với bơm ly tâm, khi hoạt động chất lỏng đi từ tâm bánh guồng theo cánh hướng dòng đến vỏ
bơm là nhờ:
A Lực ly tâm cung cấp năng lượng.
11
B Sự chênh lệch áp suất giữa bể hút và tâm bánh guồng.
C Sự chênh lệch áp suất giữa ống đẩy và tâm bánh guồng.
D Cánh hướng dòng cung cấp năng lượng.
Câu 15 Công suất của bơm được xác định theo công thức sau:
A


1000
gQH
N 
B


100
gQH
N 
C


1000
gQH
N 
D


1000
gQ
N 
Chương III-Vận Chuyển Chất Khí
Câu 1 Máy nén pittông hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Giảm thể tích buồng làm việc
Roto quay tròn
Lực quán tính ly tâm
Thay đổi vận tốc chuyển động khi qua ống loa hình nón cụt
Câu 2 Máy nén tua bin hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Lực quán tính ly tâm
Giảm thể tích buồng làm việc
Roto quay tròn
Thay đổi vận tốc chuyển động khi qua ống loa hình nón cụt
Câu 3 Máy nén loại quay tròn hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Roto quay tròn
Giảm thể tích buồng làm việc
Lực quán tính ly tâm
Thay đổi vận tốc chuyển động khi qua ống loa hình nón cụt
Câu 4 Máy nén loại phun tia hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Thay đổi vận tốc chuyển động khi qua ống loa hình nón cụt
Giảm thể tích buồng làm việc
Roto quay tròn
Lực quán tính ly tâm
Câu 5 Máy nén khí có tỷ lệ giữa áp suất đầu và cuối (hay độ nén) trong khoảng?
3÷1000
1,1÷3
1÷1,1
Nhỏ hơn 1
Câu 6 Máy thổi khí có tỷ lệ giữa áp suất đầu và cuối (hay độ nén) trong khoảng?
1,1÷3
3÷1000
1÷1,1
Nhỏ hơn 1
Câu 7 Quạt khí có tỷ lệ giữa áp suất đầu và cuối (hay độ nén) trong khoảng?
1÷1,1
1,1÷3
12
3÷1000
Nhỏ hơn 1
Câu 8 Để tạo độ chân không thấp, ta dùng thiết bị nào sau đây?
Quạt, máy thổi khí
Quạt
Máy thổi khí
Bơm pittông
Câu 9 Để tạo độ chân không lớn, ta dùng thiết bị nào sau đây?
Bơm pittông, bơm roto
Quạt
Máy thổi khí
Quạt, máy thổi khí
Câu 10 Quạt ly tâm là quạt mà trong đó việc vận chuyển khí nhờ:
Lực ly tâm tạo ra trong chất khí khi guồng quay
Áp lực tạo ra khi chất khí chuyển động tịnh tiến
Lực ly tâm tạo ra khi chất khí chuyển động tịnh tiến
Áp lực tạo ra khi chất khí chuyển động quay
Câu 11 Quạt ly tâm áp suất thấp tạo được áp lực trong khoảng nào sau đây?
6÷100mmHg
100÷200mmHg
200÷1000mmHg
Nhỏ hơn 6mmHg
Câu 12 Quạt ly tâm áp suất vừa tạo được áp lực trong khoảng nào sau đây?
100÷200mmHg
6÷100mmHg
200÷1000mmHg
Nhỏ hơn 6mmHg
Câu 13 Quạt ly tâm áp suất cao tạo được áp lực trong khoảng nào sau đây?
200÷1000mmHg
100÷200mmHg
6÷100mmHg
Nhỏ hơn 6mmHg
Câu 14 Quạt hướng trục thường được sử dụng trong trường hợp nào?
Lưu lượng lớn và áp suất nhỏ (<25mmHg)
Lưu lượng lớn và áp suất lớn hơn 25mmHg
Lưu lượng nhỏ và áp suất nhỏ (<25mmHg)
Lưu lượng nhỏ và áp suất lớn hơn 25mmHg
Câu 15 Quá trình nén đẳng nhiệt là quá trình như thế nào?
khi nén giữ cho nhiệt độ khí không đổi.
khi nén giữ cho nhiệt độ khí tăng dần.
khi nén giữ cho nhiệt độ khí giảm dần.
khi nén phải xả bớt khí ra.
Câu 16 Quá trình nén đoạn nhiệt là quá trình như thế nào?
không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Áp suất của khí không đổi.
Nhiệt độ của khí không đổi.
Câu 17 Quá trình đa biến là quá trình gì?
quá trình nén không phải đẳng nhiệt và cũng không phải đoạn nhiệt.
quá trình nén vừa đẳng nhiệt vừa đoạn nhiệt.
quá trình nén đoạn nhiệt.
13
quá trình nén đẳng nhiệt.
Câu 18 Trong quá trình đa biến xảy ra hiện tượng gì?
xảy ra đồng thời toả nhiệt và tăng nhiệt độ của khí.
xảy ra toả nhiệt.
xảy ra nhiệt độ của khí tăng.
xảy ra thu nhiệt.
Câu 19 Máy nén pittông có cấu tạo giống thiết bị nào sau đây?
Bơm pittông.
Bơm ly tâm.
Bơm cách trượt.
Bơm bánh răng.
Câu 20 Máy nén pittông thì pittông chuyển động như thế nào?
pittông chuyển động tịnh tiến trong xi lanh.
pittông chuyển động quay trong xi lanh.
pittông vừa chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến trong xi lanh.
pittông chuyển động xoáy tròn trong xi lanh.
Câu 21 Thiết bị có độ nén khí lớn hơn 3 là thiết bị gì?
Máy nén khí.
Máy thổi khí.
Quạt khí.
Máy hút khí.
Câu 22 Thiết bị có độ nén khí từ 1,1-3 với áp suất cuối trong khoảng 1,1-3atm thì gọi là thiết bị gì?
Máy thổi khí.
Máy nén khí.
Quạt khí.
Máy hút khí.
Câu 23 Thiết bị có độ nén khí từ 1-1,1 với áp suất cuối không quá 1,12atm thì gọi là thiết bị gì?
Quạt khí.
Máy nén khí.
Máy thổi khí.
Máy hút khí.
Câu 24 Tỉ lệ giữa áp suất cuối và áp suất đầu trong máy nén được gọi là gì?
độ nén.
độ chân không.
độ hút.
độ đẩy.
Chương III – Vận Chuyển Chất Khí (Khó)
Câu 1 Trong máy nén pittông, vị trí chết là …
vị trí biên của pittông ở hai đầu xylanh.
vị trí biên của xylanh ở hai đầu pitttong.
vị trí biên của pittông ở giữa xylanh.
vị trí biên của xylanh ở giữa pitttong.
Câu 2 Trong máy nén pittông, khoảng hại là …
khoảng không gian giữa pittông khi ở vị trí chết và nắp xylanh.
khoảng thời gian giữa pittông khi ở vị trí chết và nắp xylanh.
chiều dài mà pittông chuyển động trong xy lanh.
chiều dài của xylanh.
Câu 3 Đối với máy nén pittông nhiều cấp người ta tiến hành làm nguội trung gian sau mỗi cấp nhằm
mục đích gì?
14
tiết kiệm công nén.
tăng nhiệt độ của khí.
tăng khoảng hại.
giảm nhiệt độ cho máy nén.
Câu 4 Đối với máy nén pittông nhiều cấp thì trong thực tế số cấp không vượt quá …
6 cấp.
5 cấp.
4 cấp.
3 cấp.
Câu 5 Cấu tạo quạt ly tâm, trục quạt đuợc nối với bộ phận nào của động cơ?
Roto.
Thân quạt.
Giá quạt.
Vỏ quạt.
Câu 6 Công nén trong quá trình đa biến như thế nào đối với các quá trình nén khác?
lớn hơn công nén trong quá trình đẳng nhiệt và nhỏ hơn công nén trong quá trình đoạn nhiệt.
nhỏ hơn công nén trong quá trình đẳng nhiệt và lớn hơn công nén trong quá trình đoạn nhiệt.
lớn hơn công nén trong quá trình đẳng nhiệt.
Nhỏ hơn công nén trong quá trình đoạn nhiệt.
Câu 7 Trong quá trình nén đoạn nhiệt thì nhiệt độ của khí thay đổi như thế nào?
nhiệt độ của khí tăng.
nhiệt độ của khí giảm.
nhiệt độ của khí không đổi.
nhiệt độ của khí biến thiên không theo qui luật nào.
Câu 8 Trong quá trình đoạn nhiệt khi nén thì toàn bộ nhiệt lượng sẽ như thế nào?
toả ra nằm lại trong khối khí.
toả ra truyền cho môi trường bên ngoài.
thu vào truyền cho môi trường bên ngoài.
thu vào nằm trong khối khí.
Câu 9 Về cấu tạo, máy nén pittông phải thỏa mãn yêu cầu nào sau đây so với bơm pittông?
Kín, khít, làm nguội.
Kín, khít.
Làm nguội.
Hoàn toàn như bơm pittông.
Câu 10 Khi nào ta tiến hành quá trình nén nhiều cấp có làm lạnh trung gian?
Quá trình nén một cấp áp suất cuối bị giới hạn, nhiệt độ thành xilanh tăng quá mức cho phép.
Quá trình nén một cấp áp suất cuối bị giới hạn.
Nhiệt độ thành xilanh tăng quá mức cho phép ở áp suất cao.
Trở lực thể tích tăng.
Câu 11 Trong quá trình đẳng nhiệt khi nén giữ cho nhiệt độ khí không đổi bằng cách nào sau đây?
Cho trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài
Không cho trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Tăng áp suất khí.
Giảm áp suất khí.
Chương IV- Lắng
Câu 1 Bụi là hệ có
A Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất khí
B Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất khí
C Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất lỏng
15
D Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất rắn
Câu 2 Huyền phù là hệ có
A Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất lỏng
B Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất khí
C Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất rắn
D Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất khí
Câu 3 Nhũ tương là hệ có
A Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất lỏng
B Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất khí
C Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất lỏng
D Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất khí
Câu 4 Lắng là phương pháp phân riêng dựa vào
A Sự khác nhau về khối lượng riêng và kích thước của hai pha dưới tác dụng của trường lực
B Sự khác nhau về kích thước và cùng khối lượng riêng của hai pha dưới tác dụng của trường lực
C Sự khác nhau về khối lượng riêng và cùng kích thước của hai pha dưới tác dụng của trường lực
D Sự giống nhau về khối lượng riêng và kích thước của hai pha dưới tác dụng của trường lực
Câu 5 Trường lực trong quá trình lắng thường là
A Gổm 3 loại: trọng lực, ly tâm, tĩnh điện
B Gồm 2 loại: trọng lực, tĩnh điện
C Gồm 2 loại: trọng lực, ly tâm
D Gổm 3 loại: trọng lực, hướng tâm, tĩnh điện
Câu 6 Vận tốc lắng sẽ biến đổi như thế nào trong quá trình lắng
A Không đổi
B Giảm dần
C Tăng dần
D Thay đổi không theo qui luật
Câu 7 Vận tốc lắng là…
A Vận tốc rơi đều của hạt trong môi trường lưu chất đứng yên
B Vận tốc rơi đều của hạt trong môi trường lưu chất đứng chuyển động
C Vận tốc đi đều của hạt theo phương ngang trong môi trường lưu chất đứng yên
D Vận tốc chuyển động của dòng lưu chất để đưa hạt vào trạng thái lơ lửng
Câu 8 Tốc độ cân bằng là…
A Tốc độ của dòng lưu chất để đưa hạt vào trạng thái lơ lửng
B Tốc độ lắng
C Tốc độ dâng lên của hạt
D Tốc độ rơi của hạt
Câu 9 Chế độ lắng gọi là lắng dòng khi:
A Re < 0,2
B Re < 2320
C Re > 0,2
D Re < 0
Câu 10 Chế độ lắng gọi là lắng quá độ khi:
A 0,2 < Re < 500
B Re < 0,2 và Re > 500
C Re  500
D Re  0,2
Câu 11 Chế độ lắng gọi là lắng rối khi:
A 500 < Re < 150000
B Re < 10000
C Re < 2320
D Re > 2320
16
Câu 12 Giá trị chuẩn số Reynolds là Re = 0,15
A chế độ lắng dòng
B chế độ lắng quá độ
C chế độ lắng rối
D Không xác định
Câu 13 Giá trị chuẩn số Reynolds của dòng chảy trong ống là Re =200
A chế độ lắng quá độ
B chế độ lắng dòng
C chế độ lắng rối
D Không xác định
Câu 14 Giá trị chuẩn số Reynolds của dòng chảy trong ống là Re =15200
A chế độ lắng rối
B chế độ lắng quá độ
C chế độ lắng dòng
D Không xác định
Câu 15 Năng suất thiết bị lắng phụ thuộc vào…
A Diện tích bề mặt lắng F, vận tốc lắng wo
B Vận tốc lắng wo, chiều cao lắng H
C Diện tích bề mặt lắng F, vận tốc lắng wo, chiều cao lắng H
D Diện tích bề mặt lắng F, chiều cao lắng H
Câu 16 Để giảm thời gian lắng ta thường
A Thay đổi hướng, phương dòng chảy, giảm chiều cao lắng
B Không thay đổi hướng, phương dòng chảy, giảm chiều cao lắng
C Thay đổi hướng, phương dòng chảy, tăng chiều cao lắng
D Không thay đổi hướng, phương dòng chảy, tăng chiều cao lắng
Câu 17 Chi tiết 1 trên hình bên là
A Đường đưa bụi vào
B Vách ngăn lắng
C Đường tháo khí sạch
D Van một chiều
Câu 18 Chi tiết 2 trên hình bên là
A Đường thu bụi
B Đường dẫn hỗn hợp khí vào
C Đường tháo khí sạch
17
D Van điều chỉnh lưu lượng dòng hỗn hợp
Câu 19 Nhược điểm của thiết bị lắng hệ bụi nhiều ngăn là…
A Tháo cặn khó khăn
B Chiều cao lắng lớn
C Thiết bị cồng kềnh
D Hiệu suất thấp
Câu 20 Vách ngăn trong thiết bị lắng nhiều ngăn có nhiều vụ:
A Thay đổi hướng chuyển động dòng hỗn hợp khí bụi
B Thay đổi hướng chuyển động dòng khí sạch
C Thay đổi hướng chuyển động dòng bụi
D Thay đổi hướng chuyển động dòng tháo bụi
Câu 21 Đối với thiết bị lắng liên tục thì…
A Nước trong thu liên tục, nhập liệu liên tục và cặn được tháo ra liên tục
B Nhập liệu liên tục và nước trong thu liên tục
C Nhập liệu liên tục và cặn được tháo ra liên tục
D Nước trong thu liên tục, nhập liệu liên tục và cặn được tháo ra theo chu kỳ
Câu 22 Lắng trong thiết bị mà dòng hỗn hợp chuyển động quanh một đường tâm cố định là
A Cyclon
B Máy ly tâm
C Lắng nhiều tầng làm việc bán liên tục
D Lắng nhiều tầng làm việc liên tục
Câu 23 Hỗn hợp khí bụi vào thiết bị Cyclone lắng theo:
A Phương tiếp tuyến của Cyclone
B Ống trung tâm từ dưới lên
C Ống trung tâm từ trên xuống
D Phương pháp tuyến của Cyclone
Câu 24 Lắng trong thiết bị mà dòng hỗn hợp được cho vào một thùng quay quanh trục cố định
A Máy ly tâm
B Cyclon
C Lắng nhiều tầng làm việc bán liên tục
D Lắng nhiều tầng làm việc liên tục
Câu 25 Chuẩn số Frude đặc trưng cho sự đánh giá
A Độ lớn của trường lực ly tâm
B Độ lớn của trường trọng lực
C Độ lớn của trường lực tĩnh điện
D Không có trường lực nào
Chương IV – Lắng (Khó)
Câu 1 Các phương pháp thường dùng để xác định vận tốc lắng:
A Phương pháp lặp, phương pháp chuẩn số Ar, phương pháp giản đồ Ar – Re – Ly
B Phương pháp lặp, phương pháp chuẩn số Ar
C Phương pháp lặp, phương pháp giản đồ Ar – Re – Ly
D Phương pháp giản đồ Ar – Re – Ly
Câu 2 Để tăng năng suất quá trình lắng ta phải…
A tăng diện tích bề mặt lắng
B tăng chiều cao lắng
C giảm tiết diện bề mặt lắng
D giảm chiều cao lắng
Câu 3 Khi thay đổi phương, hướng của dòng chảy trong thiết bị lắng trong trường trọng lực nhằm mục
đích gì?
18
A Tăng thời gian lưu và tạo lực quán tính
B Tăng tốc độ lắng và thời gian lưu
C Giảm thời gian lưu và tạo lực quán tính
D Tăng thời gian lưu và triệt tiêu lực quán tính
Câu 4 Trong quá trình lắng, nếu cho dòng chảy đứng yên thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình?
A Năng suất thấp, thời gian lâu, thiết bị cồng kềnh
B Thời gian lâu, năng suất giảm
C Thiết bị cồng kềnh, năng suất giảm
D Thời gian lâu, thiết bị cồng kềnh
Câu 5 Gọi  là thời gian hạt đi hết chiều dài L của phòng lắng; o là thời gian hạt đi hết chiều cao H
của phòng lắng. Để quá trình lắng xảy ra thì:
A o
B o
C o
D o
Câu 6 Gọi  là thời gian hạt đi hết chiều dài L của phòng lắng; o là thời gian hạt đi hết chiều cao H
của phòng lắng. Để quá trình lắng xảy ra thì:
A o 
B o
C o
D o
Câu 7 Năng suất thiết bị lắng không phụ thuộc vào…
A Chiều cao lắng H
B Diện tích bề mặt lắng F
C Vận tốc lắng wo, chiều cao lắng H
D Diện tích bề mặt lắng F, vận tốc lắng wo
Câu 8 Hình vẽ dưới là:
A Máy ly tâm đẩy bã bằng pittong
B Máy ly tâm vít xoắn nằm ngang
C Máy ly tâm đĩa
D Máy ly tâm cạo bã tự động
Câu 9 Yếu tố phân ly  tính bằng công thức:
A
g
r2

B
g
2r.
C
r
g2
D
g
rn2
19
Câu 10 Đường số 1 trên hình bên là:
A Đường cho nhũ tương vào
B Đường thu pha nặng
C Đường thu pha nhẹ
D Đường xả nguyên liệu
Câu 11 Đường số 2 trên hình bên là:
A Đường thu pha nhẹ
B Đường thu pha nặng
C Đường cho nhũ tương vào
D Đường xả nguyên liệu
Câu 12 Đường số 3 trên hình bên là:
A Đường thu pha nặng
B Đường thu pha nhẹ
C Đường cho nhũ tương vào
D Đường xả nguyên liệu
Câu 13 Lực ly tâm trong máy ly tâm đĩa tạo ra là do:
A Sự quay của thùng
B Sự quay của các đĩa
C Sự quay của vách ngăn cách
D Sự quay của các ống nhập và tháo liệu
Chương V- Lọc
Câu 1 Lọc là quá trình
A Phân riêng hỗn hợp qua vách ngăn xốp
B Phân riêng hỗn hợp qua bề mặt ngăn cách
C Phân riêng hỗn hợp qua vách ngăn
D Phân riêng hỗn hợp qua lưới ngăn
Câu 2 Động lực quá trình lọc là…
A Sự chênh lệch về áp suất
B Sự chênh lệch về nồng độ
C Sự chênh lệch về độ ẩm
20
D Sự chênh lệch về khối lượng
Câu 3 Trong quá trình lọc…
A Pha liên tục là nước lọc, pha phân tán là bã lọc
B Pha liên tục là bã lọc, pha phân tán là nước lọc
C Pha liên tục là nước lọc, pha phân tán cũng là nước lọc
D Pha liên tục là bã lọc, pha phân tán cũng là bã lọc
Câu 4 Tăng động lực quá trình lọc bằng cách:
A Tăng áp suất trước vách ngăn lọc
B Giảm áp suất trước vách ngăn lọc
C Tăng áp suất trước vách ngăn lọc hoặc tăng áp suất sau vách ngăn lọc
D Giảm áp suất trước vách ngăn lọc hoặc tăng áp suất sau vách ngăn lọc
Câu 5 Tăng động lực quá trình lọc bằng cách:
A Giảm áp suất sau vách ngăn lọc
B Tăng áp suất sau vách ngăn lọc
C Tăng áp suất trước vách ngăn lọc hoặc tăng áp suất sau vách ngăn lọc
D Giảm áp suất trước vách ngăn lọc hoặc giảm áp suất sau vách ngăn lọc
Câu 6 Tăng động lực quá trình lọc bằng cách:
A Tăng áp suất trước vách ngăn lọc hoặc giảm áp suất sau vách ngăn lọc
B Tăng áp suất trước vách ngăn lọc hoặc tăng áp suất sau vách ngăn lọc
C Giảm áp suất trước vách ngăn lọc hoặc tăng áp suất sau vách ngăn lọc
D Giảm áp suất trước vách ngăn lọc hoặc giảm áp suất sau vách ngăn lọc
Câu 7 Quá trình gọi là lọc áp lực khi
A Tăng áp suất trước vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm hay máy nén
B Giảm áp suất trước vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm chân không
C Giảm áp suất sau vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm chân không
D Tăng áp suất sau vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm hay máy nén
Câu 8 Quá trình gọi là lọc chân không khi
A Giảm áp suất sau vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm chân không
B Tăng áp suất trước vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm hay máy nén
C Giảm áp suất trước vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm chân không
D Tăng áp suất sau vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm hay máy nén
Câu 9 Thiết bị lọc khung bàn là loại thiết bị lọc:
A Áp lực, gián đoạn
B Áp lực, liên tục
C Chân không, gián đoạn
D Chân không, liên tục
Câu 10 Thiết bị lọc khung bàn là thiết bị lọc có:
A Dòng nhập liệu liên tục, nước lọc thu liên tục và bã lọc tháo theo chu kỳ
B Dòng nhập liệu liên tục, nước lọc thu theo chu kỳ và bã lọc tháo theo chu kỳ
C Dòng nhập liệu liên tục, bã lọc tháo theo liên tục và nước lọc thu chu kỳ
D Dòng nhập liệu theo chu kỳ, nước lọc thu liên tục và bã lọc tháo theo chu kỳ
Câu 11 Trong thiết bị lọc khung bản, bã lọc chứa ở:
Khung
Giữa khung và bản
Bản
Vải lọc
Câu 12 Trong thiết bị lọc khung bản, nước lọc phân bố ở đâu?
Các rãnh nhỏ trên bản
Giữa khung và bản
Các rãnh nhỏ trên khung
Vải lọc
21
Câu 13 Lượng nước lọc riêng là….
A Lượng nước lọc thu được đối với 1 đơn vị diện tích bề mặt vách ngăn lọc
B Lượng bã lọc thu được đối với 1 đơn vị diện tích bề mặt vách ngăn lọc
C Lượng huyền phù lọc được đối với 1 đơn vị diện tích bề mặt vách ngăn lọc
D Lượng nước lọc thu được trên 1 đơn vị thể tích huyền phù
Chương V – Lọc (Khó)
Câu 1 Trong quá trình lọc, bã thu được thường là những loại nào?
A Bã không nén được hoặc bã nén được
B Bã không nén được
C Bã nén được
D Bùn
Câu 2 Vật liệu nào không thường dùng chế tạo vách ngăn lọc?
A Thủy tinh
B Cát, than, đá
C Vải, sợi
D Sứ xốp
Câu 3 Máy lọc khung bản khi hoạt động, dung dịch phân bố như thế nào?
A chảy vào khung và ra ở bản
B chảy vào bản và ra ở khung
C chảy vào các đường rãnh
D chảy vào bản
Câu 4 Tốc độ lọc là…
A Lượng nước lọc thu được trên 1 đơn vị diện tích bề mặt vách ngăn lọc trên một đơn vị thời gian
B Lượng nước lọc thu được trên một đơn vị thời gian
C Lượng bã lọc thu được trên 1 đơn vị diện tích bề mặt vách ngăn lọc trên một đơn vị thời gian
D Lượng huyền phù trên 1 đơn vị diện tích bề mặt vách ngăn lọc trên một đơn vị thời gian
Câu 5 Quá trình lọc huyền phù không phụ thuộc vào yếu tố sau:
A Khối lượng riêng của pha phân tán
B Động lực quá trình lọc
C Trở lực của bã lọc và vách ngăn
D Hình dạng pha phân tán
Câu 6 Phương trình lọc với áp suất không đổi được thiết lập với điều kiện:
A Bã lọc và vách ngăn lọc không chịu nén ép
B Bã lọc và vách ngăn lọc đang chịu nén ép
C Bã lọc chịu nén ép và vách ngăn lọc không chịu nén ép
D Bã lọc không chịu nén ép và vách ngăn lọc chịu nén ép
Câu 7 Phương trình lọc với áp suất không đổi có dạng như sau:
A KCqq  22
B CKqq  22
C KCqq 22

D
2
2 K
Cqq 
Câu 8 Phương trình lọc với tốc độ lọc không đổi có dạng như sau:
A
2
2 K
Cqq 
B KCqq  22
C CKqq  22
22
D KCqq 22

Chương VI - Khuấy
Câu 1 Ý nào sau đây không phải mục đích của quá trình khuấy trộn?
A tăng cường nồng độ
B tạo ra các hệ đồng nhất
C tăng cường quá trình trao đổi nhiệt
D tăng cường quá trình trao đổi chất
Câu 2 Cánh khuấy mái chèo thường dùng để khuấy trộn chất lỏng có đặc điểm gì?
A Độ nhớt nhỏ và khối lượng riêng không lớn lắm
B Độ nhớt lớn và khối lượng riêng không lớn lắm
C Độ nhớt nhỏ và khối lượng riêng lớn
D Độ nhớt lớn và khối lượng riêng lớn
Câu 3 Cánh khuấy chân vịt không sử dụng để khuấy trộn chất lỏng có đặc điểm gì?
A Độ nhớt cao và hạt rắn có khối lượng riêng lớn
B Độ nhớt nhỏ và hạt rắn có khối lượng riêng lớn
C Độ nhớt cao và hạt rắn có khối lượng riêng nhỏ
D Độ nhớt nhỏ và hạt rắn có khối lượng riêng nhỏ
Câu 4 Cánh khuấy tuabin thường dùng để khuấy trộn chất lỏng có đặc điểm gì?
A Độ nhớt cao và hạt rắn có nồng độ cao 60%
B Độ nhớt thấp và hạt rắn có nồng độ cao 60%
C Độ nhớt thấp và hạt rắn có nồng độ thấp
D Độ nhớt cao và hạt rắn có nồng độ thấp
Câu 5 Cánh khuấy đặc biệt thường dùng để khuấy trộn chất lỏng có đặc điểm gì?
A Độ nhớt rất cao hoặc bùn nhão
B Độ nhớt rất cao hoặc dung dịch rất loãng
C Độ nhớt rất thấp hoặc bùn nhão
D Độ nhớt rất thấp hoặc dung dịch loãng
Câu 6 Trong khuấy trộn, để tăng tác dụng khuấy ta bố trí dòng chuyển động theo phương nào?
A Hướng trục
B Bán kính
C Tiếp tuyến
D Hỗn hợp
Câu 7 Trong khuấy trộn, để tăng khả năng truyền nhiệt ta bố trí dòng chuyển động theo phương nào?
A Bán kính
B Hướng trục
C Tiếp tuyến
D Hỗn hợp
Câu 8 Đại lượng đặc trưng cho quá trình khuấy trộn là gì?
A Cường độ khuấy và năng lượng tiêu hao
B Năng lượng tiêu hao
C Cường độ khuấy
D Độ nhớt
Câu 9 Cường độ khuấy trộn là gì?
A Chất lượng kết quả khuấy theo thời gian
B Chất lượng kết quả khuấy theo không gian
C Chất lượng kết quả khuấy theo thời gian và không gian
D Hiệu suất khuấy
Câu 10 Cường độ khuấy trộn được đặc trưng bằng đại lượng nào?
23
A Chuẩn số Reynolds
B Chuẩn số Nusselt
C Chuẩn số Prandtl
D Chuẩn số Frude
Câu 11 Khi sử dụng cánh khuấy mái chèo, để tăng sự khuấy trộn chất lỏng ta thường dùng loại nào?
A Mái chèo hình khung
B Mái chèo 1 cánh
C Mái chèo 2 cánh
D Mái chèo nhiều cánh
Câu 12 Ưu điểm của cánh khuấy mái chèo là gì?
A Cấu tạo đơn giản, dễ gia công, thích hợp chất lỏng độ nhớt nhỏ
B Cấu tạo đơn giản, dễ gia công
C Cấu tạo đơn giản, dễ gia công, thích hợp chất lỏng dễ phân lớp
D Cấu tạo đơn giản, thích hợp chất lỏng độ nhớt nhỏ
Câu 13 Nhược điểm của cánh khuấy mái chèo là gì?
A Hiệu suất thấp đối với chất lỏng nhớt, không khuấy được nhũ tương
B Hiệu suất thấp đối với chất lỏng không nhớt, không khuấy được chất lỏng dễ phân lớp
C Hiệu suất thấp đối với chất lỏng nhớt cao, không khuấy được huyền phù
D Không khuấy được huyền phù
Câu 14 Để tăng sự tuần hoàn chất lỏng khi khuấy trộn, ta thường chọn loại cánh khuấy nào?
A Chân vịt
B Mái chèo
C Tua bin
D Mỏ neo
Câu 15 Ưu điểm của cánh khuấy chân vịt là gì?
A Cường độ khuấy lớn, năng lượng tiêu hao nhỏ khi số vòng quay lớn
B Cấu tạo đơn giản, dễ gia công
C Hiệu suất cao khi khuấy chất lỏng có độ nhớt lớn
D Khuấy mãnh liệt
Câu 16 Nhược điểm của cánh khuấy chân vịt là gì?
A Hiệu suất thấp khi khuấy chất lỏng có độ nhớt cao, thể tích chất lỏng bị hạn chế khi khuấy mãnh
liệt
B Hiệu suất thấp khi khuấy chất lỏng có độ nhớt thấp, thể tích chất lỏng bị hạn chế khi khuấy mãnh
liệt
C Hiệu suất thấp đối với chất lỏng không nhớt, không khuấy được chất lỏng dễ phân lớp
D Không khuấy được huyền phù
Câu 17 Nguyên tắc làm việc của cánh khuấy tua bin là gì?
A Tương tự bơm ly tâm
B Tương tự bơm pittông
C Tương tự bơm chân không
D Tương tự bơm cánh trượt
Câu 18 Ưu điểm của cánh khuấy tua bin là gì?
A Hiệu suất cao, hòa tan nhanh, thuận lợi cho quá trình liên tục
B Cấu tạo đơn giản, dễ gia công
C Rẻ tiền
D Khuấy mãnh liệt
Câu 19 Nhược điểm của cánh khuấy tua bin là gì?
A Cấu tạo phức tạp, đắt tiền
B Hiệu suất thấp đối với chất lỏng không nhớt, không khuấy được chất lỏng dễ phân lớp
C Không khuấy được huyền phù
D Hiệu suất thấp khi khuấy chất lỏng có độ nhớt cao, thể tích chất lỏng bị hạn chế khi khuấy mãnh
24
liệt
Câu 20 Khi nào sử dụng phương pháp khuấy bằng khí nén?
A Khi khuấy chất lỏng có độ nhớt thấp
B Khi khuấy chất lỏng có độ nhớt cao
C Khi khuấy chất lỏng có khả năng hấp thụ khí
D Khi khuấy chất lỏng có độ nhớt rất cao
Câu 21 Ống dẫn khí nén thường đặt vị trí nào trong thiết bị khuấy trộn?
A trên đáy thiết bị
B trên thành thiết bị
C trên mặt chất lỏng
D giữa khối chất lỏng
Câu 22 Đại lượng nào cần lưu ý khi thiết kế hệ thống thiết bị khuấy trộn chất lỏng bằng khí nén?
A áp suất khí
B đường kính thiết bị
C chiều dài thiết bị
D Loại khí nén
Câu 23 Tấm chặn được sử dụng trong thiết bị khuấy trộn có tác dụng gì?
A không cho tạo thành hình phễu
B không cho tạo dòng chảy xoáy
C không cho tạo dòng chảy rối
D tạo hình phễu
Chương VI – Khuấy- (Khó)
Câu 1 Cánh khuấy máy chèo tạo ra dòng chuyển động theo phương nào?
Tiếp tuyến
hướng trục
bán kính
Hỗn hợp
Câu 2 Cánh khuấy tuabin tạo ra dòng chuyển động theo phương nào?
bán kính
Tiếp tuyến
Hỗn hợp
hướng trục
Câu 3 Khuấy trộn là quá trình như thế nào?
cung cấp năng lượng để tạo dòng chảy trong thiết bị
chất lỏng chuyển động
Tự cung cấp năng lượng
thay đổi thế năng chuyển động
Câu 4 Cách bố trí ống nào sau đây trong thiết bị khuấy trộn bằng khí nén có hiệu suất khuấy không cao?
Một ống thẳng
hình xoắn ốc
dãy ống đặt song song
nhiều vòng
Câu 5 Trong khuấy trộn, để tăng tốc độ phản ứng hóa học giữa khí và lỏng ta sử dụng loại thiết bị khuấy
nào?
Thùng khuấy
Chân vịt
Mái chèo
Mỏ neo
Câu 6 Khi sử dụng cánh khuấy chân vịt, để tăng sự khuấy trộn, ta thường bố trí thêm bộ phận gì?
25
Bộ phận hướng dòng chất lỏng
Tấm chặn
Thanh chắn
Không cần bố trí thêm
Câu 7 Cường độ khuấy trộn có thể xác định như thế nào?
Năng lượng tiêu hao của một đơn vị chất lỏng khuấy trộn trong một đơn vị thời gian
Năng lượng tiêu hao của một đơn vị chất lỏng khuấy trộn
Năng lượng tiêu hao trong một đơn vị thời gian
Năng lượng tiêu hao của một đơn vị thể tích chất lỏng khuấy trộn
Câu 8 Nếu khuấy trộn nhằm mục đích tạo huyền phù thì hiệu suất khuấy đặc trưng bởi yếu tố nào?
Phân bố đồng đều của các pha
Phân bố đồng đều của pha liên tục
Phân bố đồng đều của pha phân tán
Phân bố tập trung của pha phân tán
Chương VII-(Đập – Nghiền – Sàng)
Câu 1 Vận chuyển vật liệu bằng khí nén dựa trên nguyên lý:
A khả năng chuyển động của dòng chất khí trong ống dẫn.
B khả năng chuyển động của dòng chất lỏng trong ống dẫn
C khả năng đứng im của dòng chất khí trong ống dẫn
D khả năng của động cơ
Câu 2 Vít tải thuộc loại máy vận chuyển liên tục…
A không gắn bộ phận kéo
B không cần gắn động cơ
C không có vít cánh
D có bộ phận kéo
Câu 3 Ưu điểm chủ yếu của vít tải thẳng đứng là
A chiếm ít diện tích và tháo liệu theo hướng tùy ý
B tốn nhiều năng lượng.
C chiếm ít diện tích
D tháo liệu theo hướng bất kỳ
Câu 4 Nhược điểm của vít tải là:
A Hạn chế về năng suất và chiều dài vận chuyển
B Hạn chế về chiều dài vận chuyển
C hạn chế về năng suất
D hạn chế về lưu lượng
Câu 5 Ưu điểm của vít tải là
A vận chuyển được vật liệu nóng và độc hại
B vận chuyển được vật liệu độc hại
C vận chuyển được vật liệu nóng
D vận chuyển được vật liệu nguội
Câu 6 Vít tải thường dùng để vận chuyển vật liệu tơi vụn theo:
A Phương nằm ngang, phương thẳng đứng và phương nằm nghiêng
B Phương nằm nghiêng
C Phương thẳng đứng
D Phương nằm ngang
Câu 7 Nhược điểm của gầu tải:
A dễ bị quá tải và cần phải nạp liệu đều đặn
B cấu tạo đơn giản
C dễ bị quá tải
26
D kích thước gọn
Câu 8 Ý nào sau đây không phải ưu điểm của gầu tải:
A năng suất nhỏ
B Có khả năng vận chuyển vật liệu lên độ cao lớn (50 70m)
C kích thước gọn
D cấu tạo đơn giản
Câu 9 Gầu tải thường dùng để vận chuyển vật liệu rời chuyển động theo:
A phương nghiêng và phương thẳng đứng
B phương nghiêng
C phương nằm ngang
D phương thẳng đứng
Câu 10 Công dụng chủ yếu của con lăn đỡ là:
A đảm bảo vị trí của tấm băng theo chiều dài vận chuyển và hình dạng tấm băng nhánh có tải
B đỡ vật liệu
C đảm bảo hình dạng tấm băng nhánh có tải
D đảm bảo vị trí của tấm băng theo chiều dài vận chuyển
Câu 11 Vật liệu chế tạo băng của băng tải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao thông thường là:
A Băng kim loại
B Băng cao su
C Băng vải phủ cao su
D Băng vải tổng hợp
Câu 12 Băng của thiết bị băng tải là chi tiết chủ yếu đóng vai trò là:
A Bộ phận kéo và bộ phận vận chuyển vật liệu
B Bộ phận tháo liệu
C Bộ phận vận chuyển vật liệu
D Bộ phận kéo
Câu 13 Các thiết bị vận chuyển vật liệu rời liên tục được chia làm 2 nhóm:
A Máy có bộ phận kéo và máy không có bộ phận kéo
B Gầu tải và xích tải
C Băng tải và gầu tải
D Băng tải và xích tải
Câu 14 Thiết bị vận chuyển liên tục được sử dụng nhiều nhất là:
A Băng tải
B Vít tải
C Gầu tải
D Xích tải
Câu 15 Ý nào sau đây không phải là nhược điểm của băng tải:
A Cấu tạo đơn giản
B Không vận chuyển được theo đường cong
C Độ nghiêng của băng tải nhỏ
D Tốc độ vận chuyển không cao
Câu 16 Thiết bị nào sau đây thuộc loại thiết bị vận chuyển gián đoạn:
A Cẩu
B Xích tải
C Gầu tải
D Băng tải
Câu 17 Quá trình nghiền là phân riêng hỗn hợp hạt nhờ yếu tố nào sau đây?
A lực cơ học
B khí động
C lực ly tâm
D lực ma sát
27
Câu 18 Mục đích của quá trình nghiền là gì?
A tăng bề mặt riêng của vật liệu
B phân loại hỗn hợp khối hạt
C giảm bề mặt riêng
D để vận chuyển, làm việc.
Câu 19 Bản chất quá trình nghiền là quá trình gì sau đây?
A giảm kích thước hạt
B phân riêng hệ không đồng nhất
C thay đổi hình dạng hạt
D tăng đường kính hạt
Câu 20 Đại lượng đặc trưng cho quá trình nghiền là gì?
A Độ nghiền
B Độ ẩm
C Kích thước hạt
D Kích thước và độ ẩm hạt
Câu 21 Nếu mức độ nghiền i=70; D=1mm, thì quá trình nghiền thuộc loại quá trình nào sau đây?
A nghiền mịn
B nghiền thô
C nghìền trung bình
D nghiền keo
Câu 22 Đối với vật liệu cứng và dòn ta chọn phương pháp nghiền nào sau đây?
A Chèn ép và đập
B Chèn ép
C Đập và chà sát
D Chà sát và đập
Câu 23 Đối với vật liệu cứng dẻo ta chọn phương pháp nghiền nào sau đây?
A Chèn ép
B Chèn ép và đập
C Đập và chà sát
D Chà sát và đập
Câu 24 Đối với vật liệu dòn, cứng trung bình ta chọn phương pháp nghiền nào sau đây?
A Đập và chà sát
B Chèn ép và đập
C Chèn ép
D Chà sát và đập
Câu 25 Đối với vật liệu dẻo, cứng trung bình ta chọn phương pháp nghiền nào sau đây?
A Chà sát và đập
B Chèn ép và đập
C Chèn ép
D Đập và chà sát
Câu 26 Khi lựa chọn máy nghiền ta phải chọn máy nghiền thỏa điều kiện nào sau đây?
A Kích thước hạt sau khi nghiền phải đồng đều
B Kích thước hạt trước khi nghiền phải đồng đều
C Tạo nhiều bụi
D Không được điều chỉnh độ nghiền
Câu 27 Khi phân loại máy nghiền ta có những loại chính nào sau đây?
A Máy nghiền thô, máy nghiền trung bình và nhỏ, máy nghiền mịn và keo
B Máy nghiền không thô, máy nghiền trung bình, máy nghiền nhỏ
C Máy nghiền thô, máy nghiền mịn, máy nghiền keo
D Máy nghiền thô, máy nghiền trung bình, máy nghiền nhỏ
Câu 28 Máy nghiền nào sau đây thuộc loại máy nghiền thô?
28
A Máy nghiền má đập
B Máy nghiền trục
C Máy nghiền búa
D Máy nghiền bi
Câu 29 Máy nghiền nào sau đây thuộc loại máy nghiền trung bình và nhỏ?
A Máy nghiền trục
B Máy nghiền má đập
C Máy nghiền hình nón cụt
D Máy nghiền bi
Câu 30 Máy nghiền nào sau đây thuộc loại máy nghiền mịn?
A Máy nghiền bi
B Máy nghiền trục
C Máy nghiền búa
D Máy nghiền quả lăn
Câu 31 Trong các máy nghiền sau đây, máy nghiền nào hoạt động theo phương pháp chèn ép?
A Máy nghiền má đập
B Máy nghiền bi
C Máy nghiền trục
D Máy nghiền rung
Câu 32 Quá trình sàng là sự phân riêng dựa trên sự khác nhau về yếu tố nào sau đây?
A kích thước và hình dạng
B khối lượng riêng
C lực hút trái đất
D lực trọng trường
Câu 33 Quá trình sàng là phân riêng hỗn hợp vật liệu rời nhờ yếu tố nào sau đây?
A lực cơ học
B không khí
C lực ly tâm
D lực hút trái đất
Câu 34 Theo hoạt động sàng được chia thành những loại nào sau đây?
A sàng đứng yên và sàng chuyển động
B sàng hình thùng và hình phẳng
C sàng dạng rãnh và dạng lỗ
D sàng lắc và sàng rung
Câu 35 Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng chính đến chất lượng quá trình sàng?
A Hiệu suất sàng
B Nhiệt độ sàng
C Nồng độ
D Áp suất sàng
Câu 36 Sau khi sàng, những hạt có đặc điểm nào sau đây sẽ nằm dưới sàng?
A Chủ yếu những hạt có kích thước nhỏ hơn lỗ sàng
B Chủ yếu những hạt có kích thước nhỏ trong hỗn hợp
C Chủ yếu những hạt có kích thước bằng kích thước lỗ
D Chủ yếu những hạt có kích thước lớn nhất trong hỗn hợp
Câu 37 Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng hiệu suất sàng?
A Hình dạng và kích thước lỗ sàng cũng như vật liệu sàng
B Độ ẩm của sàng
C Chiều dày của sàng
D Vận tốc hạt
29

More Related Content

What's hot

chưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 prochưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 protrietav
 
Báo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhBáo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhThao Truong
 
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệtđánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệtFood chemistry-09.1800.1595
 
Câu hoi về chưng cất
Câu hoi về chưng cấtCâu hoi về chưng cất
Câu hoi về chưng cấtĐat Lê
 
Danh phap-huu-co
Danh phap-huu-coDanh phap-huu-co
Danh phap-huu-coDo Minh
 
Chuong 5 ky thuat phan rieng bang mang- nguyen
Chuong 5   ky thuat phan rieng bang mang- nguyenChuong 5   ky thuat phan rieng bang mang- nguyen
Chuong 5 ky thuat phan rieng bang mang- nguyenRatana Koem
 
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máytài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máy107751101137
 
Cac qtcncb trong che bien tp
Cac qtcncb trong che bien tpCac qtcncb trong che bien tp
Cac qtcncb trong che bien tpHo Thanh Thuy
 
Giáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cươngGiáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cươngKhanhNgoc LiLa
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100ghost243
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2quocanhsmith
 
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdf
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdfGiáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdf
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdfMan_Ebook
 

What's hot (20)

chưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 prochưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 pro
 
Chung cất
Chung cấtChung cất
Chung cất
 
Bai giang cam quan
Bai giang cam quanBai giang cam quan
Bai giang cam quan
 
Báo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhBáo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinh
 
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệtđánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
 
Các quá trình trong cntp
Các quá trình trong cntpCác quá trình trong cntp
Các quá trình trong cntp
 
Xac dinh ham luong protein trong sua
Xac dinh ham luong protein trong suaXac dinh ham luong protein trong sua
Xac dinh ham luong protein trong sua
 
Câu hoi về chưng cất
Câu hoi về chưng cấtCâu hoi về chưng cất
Câu hoi về chưng cất
 
Danh phap-huu-co
Danh phap-huu-coDanh phap-huu-co
Danh phap-huu-co
 
Chuong 5 ky thuat phan rieng bang mang- nguyen
Chuong 5   ky thuat phan rieng bang mang- nguyenChuong 5   ky thuat phan rieng bang mang- nguyen
Chuong 5 ky thuat phan rieng bang mang- nguyen
 
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máytài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
 
Chuong3
Chuong3Chuong3
Chuong3
 
Chuong6
Chuong6Chuong6
Chuong6
 
Cac qtcncb trong che bien tp
Cac qtcncb trong che bien tpCac qtcncb trong che bien tp
Cac qtcncb trong che bien tp
 
Giáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cươngGiáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cương
 
Bài tâp qttc
Bài tâp qttcBài tâp qttc
Bài tâp qttc
 
Bài giảng môn học vi sinh thực phẩm
Bài giảng môn học vi sinh thực phẩmBài giảng môn học vi sinh thực phẩm
Bài giảng môn học vi sinh thực phẩm
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2
 
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdf
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdfGiáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdf
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdf
 

Viewers also liked

Viewers also liked (15)

Hướng dẫn btqttl(4 chương)
Hướng dẫn btqttl(4 chương)Hướng dẫn btqttl(4 chương)
Hướng dẫn btqttl(4 chương)
 
Chuong2
Chuong2Chuong2
Chuong2
 
Hướng dẫn btqttl(4 chương)
Hướng dẫn btqttl(4 chương)Hướng dẫn btqttl(4 chương)
Hướng dẫn btqttl(4 chương)
 
Anh văn chuyên ngành hóa 3
Anh văn chuyên ngành hóa 3Anh văn chuyên ngành hóa 3
Anh văn chuyên ngành hóa 3
 
Tính toán chương trình thủy lực khoan_Nhóm 1
Tính toán chương trình thủy lực khoan_Nhóm 1Tính toán chương trình thủy lực khoan_Nhóm 1
Tính toán chương trình thủy lực khoan_Nhóm 1
 
Decuong
DecuongDecuong
Decuong
 
Bài 1 thời gian lưu
Bài 1 thời gian lưuBài 1 thời gian lưu
Bài 1 thời gian lưu
 
Chuong13
Chuong13Chuong13
Chuong13
 
Kqht1
Kqht1Kqht1
Kqht1
 
Bai3 bơm ( pump)
Bai3 bơm ( pump)Bai3 bơm ( pump)
Bai3 bơm ( pump)
 
Do an
Do anDo an
Do an
 
Bom
BomBom
Bom
 
Thí nghiệm thuỷ khí kỹ thuật 2013
Thí nghiệm thuỷ khí kỹ thuật 2013Thí nghiệm thuỷ khí kỹ thuật 2013
Thí nghiệm thuỷ khí kỹ thuật 2013
 
Báo cáo thí nghiêm 6
Báo cáo thí nghiêm 6Báo cáo thí nghiêm 6
Báo cáo thí nghiêm 6
 
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNGHóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
 

Similar to Câu hỏi ôn tập quá trình cơ học trắc nghiệm

Chuong 4 cohoc chatluu
Chuong 4 cohoc chatluuChuong 4 cohoc chatluu
Chuong 4 cohoc chatluuHarry Nguyen
 
De thi thu mon vat ly
De thi thu mon vat lyDe thi thu mon vat ly
De thi thu mon vat lyadminseo
 
De thi thu mon vat ly
De thi thu mon vat lyDe thi thu mon vat ly
De thi thu mon vat lyadminseo
 
De thi thu dh 2013 khoi a ly
De thi thu dh 2013 khoi a   lyDe thi thu dh 2013 khoi a   ly
De thi thu dh 2013 khoi a lyadminseo
 
De thi thu dai hoc nam 2013 mon ly
De thi thu dai hoc nam 2013 mon lyDe thi thu dai hoc nam 2013 mon ly
De thi thu dai hoc nam 2013 mon lyadminseo
 
Bai tap khuc xa anh sang
Bai tap khuc xa anh sang Bai tap khuc xa anh sang
Bai tap khuc xa anh sang Xanh Nhím
 
Các định luật về khí lý tưởng
Các định luật về khí lý tưởngCác định luật về khí lý tưởng
Các định luật về khí lý tưởngyoungunoistalented1995
 
De thi thu mon ly co dap an 2013
De thi thu mon ly co dap an 2013De thi thu mon ly co dap an 2013
De thi thu mon ly co dap an 2013adminseo
 
đề Thi thử đại học khối a năm 2013
đề Thi thử đại học khối a năm 2013đề Thi thử đại học khối a năm 2013
đề Thi thử đại học khối a năm 2013adminseo
 
đề Thi thử môn lý đại học 2013
đề Thi thử môn lý đại học 2013đề Thi thử môn lý đại học 2013
đề Thi thử môn lý đại học 2013adminseo
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đề Thi thử đại học môn lý 2013
đề Thi thử đại học môn lý 2013đề Thi thử đại học môn lý 2013
đề Thi thử đại học môn lý 2013adminseo
 
De thi thu dai hoc mon ly nam 2013
De thi thu dai hoc mon ly nam 2013De thi thu dai hoc mon ly nam 2013
De thi thu dai hoc mon ly nam 2013adminseo
 
đề Thi thử đại học môn lý 2013
đề Thi thử đại học môn lý 2013đề Thi thử đại học môn lý 2013
đề Thi thử đại học môn lý 2013adminseo
 
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587Bác Sĩ Meomeo
 
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587Bác Sĩ Meomeo
 
phan-tich-bang-cong-cu__ptbcc_chapter-9_chromatography-methods - [cuuduongtha...
phan-tich-bang-cong-cu__ptbcc_chapter-9_chromatography-methods - [cuuduongtha...phan-tich-bang-cong-cu__ptbcc_chapter-9_chromatography-methods - [cuuduongtha...
phan-tich-bang-cong-cu__ptbcc_chapter-9_chromatography-methods - [cuuduongtha...Kịt Kệt
 
[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013
[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013
[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013GiaSư NhaTrang
 

Similar to Câu hỏi ôn tập quá trình cơ học trắc nghiệm (20)

Chuong 4 cohoc chatluu
Chuong 4 cohoc chatluuChuong 4 cohoc chatluu
Chuong 4 cohoc chatluu
 
1. chất khi word 03
1. chất khi word 031. chất khi word 03
1. chất khi word 03
 
De thi thu mon vat ly
De thi thu mon vat lyDe thi thu mon vat ly
De thi thu mon vat ly
 
De thi thu mon vat ly
De thi thu mon vat lyDe thi thu mon vat ly
De thi thu mon vat ly
 
De thi thu dh 2013 khoi a ly
De thi thu dh 2013 khoi a   lyDe thi thu dh 2013 khoi a   ly
De thi thu dh 2013 khoi a ly
 
De thi thu dai hoc nam 2013 mon ly
De thi thu dai hoc nam 2013 mon lyDe thi thu dai hoc nam 2013 mon ly
De thi thu dai hoc nam 2013 mon ly
 
Bai tap khuc xa anh sang
Bai tap khuc xa anh sang Bai tap khuc xa anh sang
Bai tap khuc xa anh sang
 
1. chất khi word 03
1. chất khi word 031. chất khi word 03
1. chất khi word 03
 
Các định luật về khí lý tưởng
Các định luật về khí lý tưởngCác định luật về khí lý tưởng
Các định luật về khí lý tưởng
 
De thi thu mon ly co dap an 2013
De thi thu mon ly co dap an 2013De thi thu mon ly co dap an 2013
De thi thu mon ly co dap an 2013
 
đề Thi thử đại học khối a năm 2013
đề Thi thử đại học khối a năm 2013đề Thi thử đại học khối a năm 2013
đề Thi thử đại học khối a năm 2013
 
đề Thi thử môn lý đại học 2013
đề Thi thử môn lý đại học 2013đề Thi thử môn lý đại học 2013
đề Thi thử môn lý đại học 2013
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
đề Thi thử đại học môn lý 2013
đề Thi thử đại học môn lý 2013đề Thi thử đại học môn lý 2013
đề Thi thử đại học môn lý 2013
 
De thi thu dai hoc mon ly nam 2013
De thi thu dai hoc mon ly nam 2013De thi thu dai hoc mon ly nam 2013
De thi thu dai hoc mon ly nam 2013
 
đề Thi thử đại học môn lý 2013
đề Thi thử đại học môn lý 2013đề Thi thử đại học môn lý 2013
đề Thi thử đại học môn lý 2013
 
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587
 
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587
Tn lt-ltdhchinh.thuvienvatly.com.037b9.35587
 
phan-tich-bang-cong-cu__ptbcc_chapter-9_chromatography-methods - [cuuduongtha...
phan-tich-bang-cong-cu__ptbcc_chapter-9_chromatography-methods - [cuuduongtha...phan-tich-bang-cong-cu__ptbcc_chapter-9_chromatography-methods - [cuuduongtha...
phan-tich-bang-cong-cu__ptbcc_chapter-9_chromatography-methods - [cuuduongtha...
 
[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013
[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013
[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013
 

Câu hỏi ôn tập quá trình cơ học trắc nghiệm

  • 1. 1 Chương I – Kiến Thức Cơ Bản Câu 1 Khối lượng riêng là… A Khối lượng của một đơn vị thể tích lưu chất. B Thể tích của một đơn vị khối lượng lưu chất. C Thể tích của một đơn vị khối lượng. D Khối lượng của một đơn vị thể tích. Câu 2 Thể tích riêng là… A Thể tích của một đơn vị khối lượng lưu chất. B Khối lượng của một đơn vị thể tích. C Thể tích của một đơn vị khối lượng. D Khối lượng của một đơn vị thể tích lưu chất. Câu 3 Trọng lượng riêng là… A Trọng lượng của một đơn vị thể tích lưu chất. B Trọng lượng của một đơn vị khối lượng lưu chất. C Khối lượng của một đơn vị thể tích lưu chất. D Thể tích của một đơn vị khối lượng lưu chất. Câu 4 Tỷ trọng là… A Tỷ số giữa trọng lượng riêng chất lỏng so với trọng lượng riêng của nước. B Tỷ số giữa khối lượng riêng chất lỏng so với khối lượng riêng của nước. C Tỷ số giữa khối lượng riêng của nước so với khối lượng riêng của chất lỏng. D Tỷ số giữa trọng lượng riêng của nước so với trọng lượng riêng của chất lỏng. Câu 5 Đại lượng biểu thị lực tác dụng lên một đơn vị diện tích được gọi là: A Áp suất B Áp lực C Trọng lực D Áp suất thủy tĩnh Câu 6 Áp lực toàn phần tác động lên bề mặt chịu lực gọi là… A Áp suất tuyệt đối B Áp suất dư C Áp suất khí quyển D Áp suất chân không Câu 7 Phần trị số cao hơn của áp suất tuyệt đối so với áp suất khí quyển là… A Áp suất dư B Áp suất toàn phần C Áp suất tuyệt đối D Áp suất chân không Câu 8 Phần trị số nhỏ hơn của áp suất tuyệt đối so với áp suất khí quyển là… A Áp suất chân không B Áp suất dư C Áp suất tuyệt đối D Độ chân không Câu 9 Đơn vị đo áp suất trong hệ SI là: A Pa B At C Atm D mmHg Câu 10 Hai bình A-B chứa chất lỏng để thông nhau, có áp suất trên bề mặt thoáng như nhau, với Za, Zb là chiều cao mực chất lỏng trong hai bình thì: A Za = Zb B Za < Zb
  • 2. 2 C Za > Zb D Không xác định Câu 11 Giá trị áp suất thủy tĩnh của chất lỏng lên đáy bình có đặc điểm sau: A Tăng dần từ bề mặt thoáng tới đáy bình. B Bằng nhau tại mọi điểm. C Giảm dần từ bề mặt thoáng tới đáy bình. D Khác nhau tại mọi điểm. Câu 12 Áp suất trên thành bình thay đổi theo chiều sâu của chất lỏng chứa trong bình và được tính theo công thức: A PA=P0 + ρghA B PA=P0 + hA/ρg C PA=z0 + ρghA D PA=ρgP0 + hA Câu 13 Phương trình cơ bản của tĩnh lực học chất lỏng có dạng như sau: A z + P/ρg =const B z + ρg/P =const C zρg + P/ρg =const D z + P/ρ =const Câu 14 Phương trình Bernulli đối với chất lỏng lý tưởng có dạng như sau: A z + P/ρg +ω2 /2g =const B zρg + P/ρg +ω2 /2g =const C z + P/ρg +ω/2g =const D zρg + P/ρg +ω2 /2g +hm =const Câu 15 Phương trình Bernulli đối với chất lỏng thực có dạng như sau: A z + P/ρg +ω2 /2g + hm=const B zρg + P/ρg +ω2 /2g +hm =const C z + P/ρg +ω/2g + hm=const D z + P/ρ +ω2 /2g + hm=const Câu 16 Lưu lượng lưu chất chảy qua màng chắn trong đường ống theo lý thuyết được tính như sau: A PKQ  B PCKQ  C PKCQ m  D PKCQ V  Câu 17 Lưu lượng lưu chất chảy qua màng chắn trong đường ống trong thực tế được tính như sau: A PCKQ  B PCQ  C g P CKQ   D g P CKQ    Câu 18 Lưu lượng lưu chất chảy qua màng chắn trong đường ống trong thực tế được tính theo công thức: PKCQ m  A Trong đó Cm là hệ số lưu lượng đặc trưng cho màng chắn. B Trong đó Cm là hệ số vận tốc đặc trưng cho màng chắn. C Trong đó Cm là hệ số áp chuẩn đặc trưng cho màng chắn. D Trong đó Cm là hằng số áp suất đặc trưng cho màng chắn. Câu 19 Đơn vị độ nhớt động học là…
  • 3. 3 A m2 /s B Pas C s2 /m D kgm/s Câu 20 Đơn vị độ nhớt động lực học là… A Ns/m2 B Ns2 /m C m2 /s D kgm/s Câu 21 Đơn vị độ nhớt động lực học là… A kg/ms B Pa/s C m2 /s D kgs/m2 Câu 22 Chuẩn số Reynold là chuẩn số đặc trưng cho A Chế độ chuyển động của lưu chất B Quá trình cô đặc C Quá trình truyền nhiệt của lưu chất D Không đặc trưng cho quá trình nào Câu 23 Chế độ chảy gọi là chảy dòng khi: A Re < 2320 B Re > 2320 C Re > 10000 D 2320 ≤ Re ≤ 10000 Câu 24 Chế độ chảy gọi là chảy tầng khi: A Re < 2320 B Re > 2320 C Re > 10000 D 2320 ≤ Re ≤ 10000 Câu 25 Chế độ chảy gọi là chảy quá độ khi: A 2320  Re  10000 B Re < 2320 và Re >10000 C Re  10000 D Re  2320 Câu 26 Chế độ chảy gọi là chảy chuyển tiếp khi: A 2320  Re  10000 B Re < 2320 và Re >10000 C Re  10000 D Re  2320 Câu 27 Chế độ chảy gọi là chảy rối khi: A Re > 10000 B Re < 10000 C Re < 2320 D Re > 2320 Câu 28 Chế độ chảy gọi là chảy xoáy khi: A Re > 10000 B Re < 2320 C 2320  Re  10000 D Re  10000 Câu 29 Giá trị chuẩn số Reynolds của dòng chảy trong ống là Re =3230 A Lưu chất chảy ở chế độ chảy quá độ.
  • 4. 4 B Lưu chất chảy ở chế độ chảy tầng. C Lưu chất chảy ở chế độ chảy rối. D Lưu chất chảy ở chế độ chảy xoáy. Câu 30 Giá trị chuẩn số Reynolds của dòng chảy trong ống là Re =2320 A Lưu chất chảy ở chế độ chảy quá độ. B Lưu chất chảy ở chế độ chảy dòng. C Lưu chất chảy ở chế độ chảy xoáy. D Lưu chất chảy ở chế độ chảy tầng. Câu 31 Giá trị chuẩn số Reynolds của dòng chảy trong ống là Re =2000 A Lưu chất chảy ở chế độ chảy tầng. B Lưu chất chảy ở chế độ chảy quá độ. C Lưu chất chảy ở chế độ chảy rối. D Lưu chất chảy ở chế độ chảy xoáy. Câu 32 Giá trị chuẩn số Reynolds của dòng chảy trong ống là Re =13200 A Lưu chất chảy ở chế độ chảy rối. B Lưu chất chảy ở chế độ chảy quá độ. C Lưu chất chảy ở chế độ chảy tầng. D Lưu chất chảy ở chế độ chảy dòng. Câu 33 Giá trị chuẩn số Reynolds của dòng chảy trong ống là Re =10000 A Lưu chất chảy ở chế độ chảy chuyển tiếp. B Lưu chất chảy ở chế độ chảy tầng. C Lưu chất chảy ở chế độ chảy xoáy. D Lưu chất chảy ở chế độ chảy rối. Câu 34 Ống Pito là dụng cụ đo vận tốc dòng chảy thông qua việc đo hiệu áp suất: A Ptp - Pt B Pt - Pđ C Pđ - Pt D Ptp - Pđ Câu 35 Màng chắn và Ventury là dụng cụ để đo: A Lưu lượng dựa vào sự chênh lệch áp suất trước và sau tiết diện thu hẹp. B Vận tốc dựa vào sự chênh lệch áp suất trước và sau tiết diện thu hẹp. C Lưu lượng dựa vào sự chênh lệch vận tốc trước và sau tiết diện thu hẹp. D Áp suất dựa vào sự chênh lệch vận tốc trước và sau tiết diện thu hẹp. Câu 36 Nguyên nhân gây trở lực ma sát là do: A Ma sát giữa chất lỏng với thành ống. B Ma sát giữa các lớp chất lỏng. C Vận tốc dòng chảy thay đổi khi chảy qua ống có hình dáng thay đổi. D Dòng chảy qua các van, khớp nối, co nối,… Câu 37 Nguyên nhân gây trở lực cục bộ là do: A Vận tốc dòng chảy thay đổi khi chảy qua ống có hình dáng thay đổi. B Ma sát giữa chất lỏng với thành ống ngay tại khúc cong . C Ma sát giữa các lớp chất lỏng. D Ma sát giữa chất lỏng khi chảy qua các van, khớp nối, co nối,… Câu 38 Nguyên nhân gây tổn thất của dòng chảy trong đường ống là do: A Trở lực ma sát và trở lực cục bộ. B Trở lực ma sát. C Trở lực cục bộ. D Độ nhớt của chất lỏng. Câu 39 Lưu lượng là… A Lượng lưu chất chuyển động qua một tiết diện ngang của ống dẫn trong một đơn vị thời gian. B Lượng lưu chất chuyển động qua một tiết diện ngang của ống dẫn theo một đơn vị diện tích.
  • 5. 5 C Lượng lưu chất chuyển động qua một tiết diện dọc của ống dẫn trong một đơn vị thời gian. D Lượng lưu chất chuyển động qua một tiết diện ngang của ống dẫn. Câu 40 Lưu lượng thể tích và lưu lượng khối lượng có mối quan hệ nào sau đây: A Qm=Qv.ρ B Qm=Qv/ρ C Qv=Qm.ρ D Qm=Qv.g Chương I - Kiến Thức Cơ Bản (Khó) Câu 1 Chất lỏng được gọi là lý tưởng khi… A Chất lỏng hoàn toàn không chịu nén ép, không có lực ma sát nội giữa các các phần tử chất lỏng. B Chất lỏng không có lực ma sát nội giữa các các phần tử chất lỏng. C Chất lỏng chịu nén ép không có lực ma sát nội giữa các các phần tử chất lỏng. D Chất lỏng hoàn toàn không chịu nén ép, không có lực ma sát nội giữa các phần tử chất lỏng không lớn lắm. Câu 2 Dòng được gọi là liên tục khi chất lỏng chảy trong ống thỏa mãn những điều kiện sau: A Không bị rò, không chịu nén ép, không bị đứt đoạn, không có bọt khí và choáng đầy ống. B Không bị rò, không chịu nén ép, bị đứt đoạn, không có bọt khí và choáng đầy ống. C Không bị rò, chịu nén ép, không bị đứt đoạn, không có bọt khí và choáng đầy ống. D Không bị rò, không chịu nén ép, không bị đứt đoạn, có bọt khí và choáng đầy ống. Câu 3 Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến độ nhớt của chất lỏng ? A Nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm. B Nhiệt độ tăng thì độ nhớt tăng. C Nhiệt độ tăng thì độ nhớt không thay đổi. D Nhiệt độ giảm thì độ nhớt giảm. Câu 4 Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến độ nhớt của chất khí ? A Nhiệt độ tăng thì độ nhớt tăng. B Nhiệt độ tăng thì độ nhớt không thay đổi. C Nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm. D Nhiệt độ giảm thì độ nhớt tăng. Câu 5 Trong khối chất lỏng ở trạng thái tĩnh thì mọi điểm nằm trên mặt phẳng nằm ngang có: A Cùng giá trị áp suất thuỷ tĩnh. B Khác nhau giá trị áp suất thuỷ tĩnh. C Áp suất thuỷ tĩnh ở gần thành bình lớn nhất. D Áp suất thuỷ tĩnh ở giữa bình lớn nhất. Câu 6 Khi đường kính ống dẫn tăng gấp đôi thì trở lực ma sát trong đường ống: A Giảm 32 lần B Tăng 32 lần C Giảm 5 lần D Tăng 5 lần Câu 7 Khi đường kính ống dẫn giảm 1 nửa thì trở lực ma sát trong đường ống: A Tăng 32 lần B Giảm 32 lần C Tăng 16 lần D Giảm 16 lần Câu 8 Áp suất thủy tĩnh có đặc điểm nào sau đây: A Tại những điểm khác nhau trong chất lỏng có giá trị khác nhau B Tại những điểm khác nhau trong chất lỏng có giá trị như nhau C Tác dụng theo phương pháp tuyến và hướng ra phía ngoài chất lỏng D Có giá trị khác nhau tại cùng một điểm trong chất lỏng theo các phương
  • 6. 6 Câu 9 Chiều cao pezomet là… A Chiều cao của cột chất lỏng có khả năng tạo ra một áp suất bằng áp suất tại điểm đang xét. B Chiều cao của cột chất lỏng có khả năng tạo ra một áp suất lớn hơn áp suất tại điểm đang xét. C Chiều cao của cột chất lỏng có khả năng tạo ra một áp suất nhỏ hơn áp suất tại điểm đang xét. D Chiều cao của cột chất lỏng có khả năng tạo ra một áp suất không phụ thuộc áp suất tại điểm đang xét. Câu 10 Đối với chất lỏng chứa trong bình thì… A Lực do áp suất chất lỏng gây ra thay đổi theo chiều cao cột chất lỏng. B Lực do áp suất chất lỏng gây ra là như nhau tại mọi điểm trong bình. C Lực do áp suất chất lỏng gây ra lên đáy bình là nhỏ nhất. D Lực do áp suất chất lỏng gây ra lên đáy bình là bằng không. Câu 11 Đại lượng lưu lượng có các loại như sau: A Lưu lượng thể tích, lưu lượng khối lượng và lưu lượng mol. B Lưu lượng thể tích và lưu lượng khối lượng. C Lưu lượng khối lượng. D Lưu lượng thể tích. Chương II- Vận Chuyển Chất Lỏng Câu 1 Bơm pittông thuộc loại bơm: A Bơm thể tích. B Bơm động lực. C Bơm khí động. D Bơm đặc biệt. Câu 2 Bơm Ly Tâm thuộc loại bơm: A Bơm động lực. B Bơm thể tích. C Bơm khí động. D Bơm đặc biệt. Câu 3 Bơm bánh răng thuộc loại bơm: A Bơm thể tích. B Bơm động lực. C Bơm ly tâm. D Bơm đặc biệt. Câu 4 Bơm cánh trượt thuộc loại bơm: A Bơm thể tích. B Bơm động lực. C Bơm đặc biệt. D Bơm ly tâm. Câu 5 Bơm răng khía thuộc loại bơm: A Bơm thể tích. B Bơm đặc biệt. C Bơm ly tâm. D Bơm động lực. Câu 6 Bơm màng thuộc loại bơm: A Bơm thể tích. B Bơm ly tâm. C Bơm động lực. D Bơm đặc biệt. Câu 7 Năng suất của bơm là… A Thể tích chất lỏng được bơm cung cấp trong 1 đơn vị thời gian.
  • 7. 7 B Thể tích nước được bơm cung cấp trong 1 đơn vị thời gian. C Thể tích chất lỏng được bơm cung cấp trong 1 đơn vị không gian. D Thể tích chất lỏng được bơm cung cấp trong 1 đơn vị năng lượng. Câu 8 Dựa vào nguyên lý hoạt động người ta phân bơm ra thành các loại như sau: A Bơm thể tích, bơm động lực và bơm khí động. B Bơm thể tích, bơm ly tâm và bơm khí động. C Bơm Pittong, bơm động lực và bơm khí động. D Bơm thể tích, bơm khí động và bơm đặc biệt. Câu 9 Hiệu suất của bơm là… A Đại lượng đặc trưng cho độ sử dụng hữu ích của năng lượng truyền từ động cơ đến bơm. B Đại lượng đặc trưng cho độ sử dụng hữu ích của năng lượng truyền từ bơm đến động cơ. C Đại lượng đặc trưng cho độ sử dụng hữu ích của nhiệt lượng truyền từ động cơ đến bơm. D Đại lượng đặc trưng cho độ sử dụng hữu ích của nhiệt lượng truyền từ bơm đến động cơ. Câu 10 Công suất của bơm là… A Năng lượng tiêu tốn để bơm làm việc. B Năng lượng tiêu tốn để bơm đẩy chất lỏng. C Năng lượng tiêu tốn để bơm hút chất lỏng. D Năng lượng tiêu tốn để bơm tạo cột áp H. Câu 11 Trong bơm pittông tác dụng đơn, trong một chu kỳ chuyển động của pittông, chất lỏng được hút và đẩy bao nhiêu lần? A Một lần B Ba lần C Hai lần D Không lần nào Câu 12 Trong bơm pittông tác dụng kép, trong một nửa chu kỳ chuyển động của pittông, chất lỏng được hút và đẩy bao nhiêu lần? A Một lần. B Hai lần. C Ba lần. D Không lần nào. Câu 13 Trong bơm bánh răng thì… A Rãnh răng thực hiện chức năng như xilanh, răng thực hiện chức năng như pittông. B Rãnh răng thực hiện chức năng như pittông, răng thực hiện chức năng như xilanh. C Cả rãnh răng và răng đều thực hiện chức năng như pittông. D Cả rãnh răng và răng đều thực hiện chức năng như xilanh. Câu 14 Điểm làm việc của bơm là giao điểm của 2 đường: A Q – H của bơm với Q – H của mạng ống. B Q – H của bơm với Q – N của mạng ống. C Q – N của bơm với Q – H của mạng ống. D Q – N của bơm với Q – N của mạng ống. Câu 15 Chọn phát biểu đúng đối với bơm pittông và bơm ly tâm: A Bơm ly tâm khi hoạt động cần phải mồi chất lỏng. B Bơm pittông khi hoạt động cần phải mồi chất lỏng. C Cả hai bơm đều phải mồi chất lỏng trước khi vận hành. D Cả hai bơm đều không cần mồi chất lỏng khi vận hành. Câu 16 Hai bơm ghép song song thì có đặc điểm là: A Cột áp giữ nguyên, lưu lượng tăng. B Cột áp tăng, lưu lượng tăng. C Cột áp tăng, lưu lượng giữ nguyên. D Cột áp và lưu lượng không đổi. Câu 17 Hai bơm ghép nối tiếp thì có đặc điểm là:
  • 8. 8 A Cột áp tăng, lưu lượng giữ nguyên. B Cột áp giữ nguyên, lưu lượng tăng. C Cột áp tăng, lưu lượng tăng. D Cột áp và lưu lượng không đổi. Câu 18 So với bơm ly tâm, bơm pittông có ưu điểm gì? A Tiết kiệm năng lượng, hiệu suất cao. B Năng suất cao, áp suất cao. C Ít tốn kém, hiệu suất tương đối cao. D Công suất lớn. Câu 19 So với bơm ly tâm, bơm pittông có nhược điểm gì? A Lưu lượng không đều, không truyền động trực tiếp. B Số vòng quay lớn. C Không thể bơm chất lỏng độ nhớt cao. D Năng suất thấp với áp suất lớn. Câu 20 So với bơm pittông, bơm ly tâm có nhược điểm gì? A Hiệu suất thấp, khả năng tự hút kém. B Lưu lượng không đều. C Số vòng quay lớn. D Không thể bơm chất lỏng bẩn. Câu 21 So với bơm pittông, bơm ly tâm có ưu điểm gì? A Cấu tạo đơn giản, có thể truyền động trực tiếp từ động cơ. B Trong trường hợp năng suất thấp thì cho áp suất cao. C Tiết kiệm hơn về năng lượng. D Hiệu suất cao hơn. Câu 22 Để khắc phục hiện tượng xâm thực của bơm ly tâm bằng cách: A Giảm chiều cao hút của bơm. B Giảm chiều cao đẩy của bơm. C Giảm áp suất hút của bơm. D Giảm áp suất đẩy của bơm. Câu 23 Hp là đơn vị của công suất, nó được viết tắt của từ nào dưới đây? A Horse Power. B House Power. C Hose Power. D Horse Powder. Câu 24 Chọn biểu thức đúng: A 1Hp = 745,7 W B 1Hp = 745,7 kW C 1Hp = 0,7457 W D 1Hp = 7,457 kW Câu 25 Áp suất toàn phần của bơm là… A Đại lượng đặc trưng cho năng lượng riêng do bơm truyền cho một đơn vị trọng lượng chất lỏng. B Đại lượng đặc trưng cho nhiệt lượng riêng do bơm truyền cho một đơn vị trọng lượng chất lỏng. C Đại lượng đặc trưng cho năng lượng riêng do bơm truyền cho một đơn vị nhiệt lượng chất lỏng. D Đại lượng đặc trưng cho năng lượng riêng do bơm nhận từ một đơn vị trọng lượng chất lỏng. Câu 26 Áp dụng phương trình Bernuli viết cho 2 mặt cắt:   fh gg PP ZZH      2 2 1 2 212 12   Trong đó: (Z2-Z1) là…. A Năng lượng để khắc phục chiều cao hình học. B Năng lượng để thắng lại sự chênh lệch áp suất ở 2 mặt thoáng chất lỏng. C Năng lượng để khắc phục động năng giữa ống hút và ống đẩy.
  • 9. 9 D Năng lượng do bơm tạo ra để thắng lại tổng trở lực trên đường ống. Câu 27 Áp dụng phương trình Bernuli viết cho 2 mặt cắt:   fh gg PP ZZH      2 2 1 2 212 12   Trong đó: g PP  12  là…. A Năng lượng để thắng lại sự chênh lệch áp suất ở 2 mặt thoáng chất lỏng. B Năng lượng để khắc phục động năng giữa ống hút và ống đẩy. C Năng lượng do bơm tạo ra để thắng lại tổng trở lực trên đường ống. D Năng lượng để khắc phục chiều cao hình học. Câu 28 Áp dụng phương trình Bernuli viết cho 2 mặt cắt:   fh gg PP ZZH      2 2 1 2 212 12   Trong đó: g2 2 1 2 2   là…. A Năng lượng để khắc phục động năng giữa ống hút và ống đẩy. B Năng lượng để thắng lại sự chênh lệch áp suất ở 2 mặt thoáng chất lỏng. C Năng lượng để khắc phục chiều cao hình học. D Năng lượng do bơm tạo ra để thắng lại tổng trở lực trên đường ống. Câu 29 Áp dụng phương trình Bernuli viết cho 2 mặt cắt:   fh gg PP ZZH      2 2 1 2 212 12   Trong đó: fh là…. A Năng lượng do bơm tạo ra để thắng lại tổng trở lực trên đường ống. B Năng lượng để khắc phục động năng giữa ống hút và ống đẩy. C Năng lượng để thắng lại sự chênh lệch áp suất ở 2 mặt thoáng chất lỏng. D Năng lượng để khắc phục chiều cao hình học. Chương II – Vận Chuyển Chất Lỏng (Khó) Câu 1 Trong các hệ thống quy trình công nghệ, người ta thường hay thiết kế bồn cao vị, tại sao? Ổn định lưu lượng, duy trì tuổi thọ của bơm Ổn định lưu lượng Tiết kiệm năng lượng Tăng tuổi thọ của bơm Câu 2 Chiều cao hút của bơm không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? Tổn thất trở lực ống đẩy Tổn thất trở lực ống hút Áp suất tác dụng lên bể hút Lực ỳ của chất lỏng Câu 3 Trong tính toán bơm pittông, khoảng chạy của pittông được xác định dựa vào thông số nào? Đường kính tay quay Đường kính pittông Đường kính xilanh Bán kính pittông hoặc xilanh Câu 4 Để tăng chiều cao hút của bơm ly tâm, ta phải làm gì? Giảm trở lực trong ống hút và đảm bảo độ kín
  • 10. 10 Giảm trở lực trong ống và đảm bảo không có khí lọt vào hệ thống Tăng trở lực trong ống đẩy và đảm bảo độ kín Giảm trở lực trong ống đẩy và đảm bảo độ kín Câu 5 Đối với bơm ly tâm quan hệ giữa số vòng quay và lưu lượng theo tỉ lệ bậc mấy? 1 2 3 4 Câu 6 Đối với bơm ly tâm quan hệ giữa số vòng quay và cột áp toàn phần theo tỉ lệ bậc mấy? 2 1 3 4 Câu 7 Đối với bơm ly tâm quan hệ giữa số vòng quay và công suất theo tỉ lệ bậc mấy? 3 1 2 4 Câu 8 Bơm thể tích là bơm mà trong đó việc hút và đẩy chất lỏng nhờ: Thay đổi thể tích của không gian làm việc Thay đổi thể tích chất lỏng Thay đổi áp suất chất lỏng Thay đổi vận tốc chất lỏng Câu 9 Bơm ly tâm là bơm mà trong đó việc hút và đẩy chất lỏng nhờ: Lực ly tâm tạo ra trong chất lỏng khi guồng quay Áp lực tạo ra khi chất lỏng chuyển động tịnh tiến Lực ly tâm tạo ra khi chất lỏng chuyển động tịnh tiến Áp lực tạo ra khi chất lỏng chuyển động quay Câu 10 Nguyên nhân gây hiện tượng xâm thực Do sự tăng giảm đột ngột của thể tích bọt khí Do sự tăng giảm đột ngột của áp suất Do sự tăng giảm đột ngột của thể tích chất lỏng Do sự va đập thủy lực, bào mòn các kết cấu kim loại Câu 11 Đặc tuyến của bơm biểu diễn mối quan hệ giữa: Q – N, Q – H, Q –  Q – H, Q – , H–  Q – N, Q – H, H–  Q – N, Q – , H–  Câu 12 Tác hại của hiện tượng xâm thực là gì? A Gây rung máy, va đập thủy lực và bào mòn các kết cấu kim loại B Va đập thủy lực C Không bơm được D Giảm năng suất Câu 13 Đối với bơm ly tâm, khi hoạt động chất lỏng đi từ bể hút đến bơm là nhờ: A Sự chênh lệch áp suất giữa bể hút và tâm bánh guồng. B Sự chênh lệch áp suất giữa ống hút và ống đẩy. C Sự chênh lệch áp suất giữa ống đẩy và tâm bánh guồng. D Sự chênh lệch áp suất giữa bể hút và ống đẩy. Câu 14 Đối với bơm ly tâm, khi hoạt động chất lỏng đi từ tâm bánh guồng theo cánh hướng dòng đến vỏ bơm là nhờ: A Lực ly tâm cung cấp năng lượng.
  • 11. 11 B Sự chênh lệch áp suất giữa bể hút và tâm bánh guồng. C Sự chênh lệch áp suất giữa ống đẩy và tâm bánh guồng. D Cánh hướng dòng cung cấp năng lượng. Câu 15 Công suất của bơm được xác định theo công thức sau: A   1000 gQH N  B   100 gQH N  C   1000 gQH N  D   1000 gQ N  Chương III-Vận Chuyển Chất Khí Câu 1 Máy nén pittông hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Giảm thể tích buồng làm việc Roto quay tròn Lực quán tính ly tâm Thay đổi vận tốc chuyển động khi qua ống loa hình nón cụt Câu 2 Máy nén tua bin hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Lực quán tính ly tâm Giảm thể tích buồng làm việc Roto quay tròn Thay đổi vận tốc chuyển động khi qua ống loa hình nón cụt Câu 3 Máy nén loại quay tròn hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Roto quay tròn Giảm thể tích buồng làm việc Lực quán tính ly tâm Thay đổi vận tốc chuyển động khi qua ống loa hình nón cụt Câu 4 Máy nén loại phun tia hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Thay đổi vận tốc chuyển động khi qua ống loa hình nón cụt Giảm thể tích buồng làm việc Roto quay tròn Lực quán tính ly tâm Câu 5 Máy nén khí có tỷ lệ giữa áp suất đầu và cuối (hay độ nén) trong khoảng? 3÷1000 1,1÷3 1÷1,1 Nhỏ hơn 1 Câu 6 Máy thổi khí có tỷ lệ giữa áp suất đầu và cuối (hay độ nén) trong khoảng? 1,1÷3 3÷1000 1÷1,1 Nhỏ hơn 1 Câu 7 Quạt khí có tỷ lệ giữa áp suất đầu và cuối (hay độ nén) trong khoảng? 1÷1,1 1,1÷3
  • 12. 12 3÷1000 Nhỏ hơn 1 Câu 8 Để tạo độ chân không thấp, ta dùng thiết bị nào sau đây? Quạt, máy thổi khí Quạt Máy thổi khí Bơm pittông Câu 9 Để tạo độ chân không lớn, ta dùng thiết bị nào sau đây? Bơm pittông, bơm roto Quạt Máy thổi khí Quạt, máy thổi khí Câu 10 Quạt ly tâm là quạt mà trong đó việc vận chuyển khí nhờ: Lực ly tâm tạo ra trong chất khí khi guồng quay Áp lực tạo ra khi chất khí chuyển động tịnh tiến Lực ly tâm tạo ra khi chất khí chuyển động tịnh tiến Áp lực tạo ra khi chất khí chuyển động quay Câu 11 Quạt ly tâm áp suất thấp tạo được áp lực trong khoảng nào sau đây? 6÷100mmHg 100÷200mmHg 200÷1000mmHg Nhỏ hơn 6mmHg Câu 12 Quạt ly tâm áp suất vừa tạo được áp lực trong khoảng nào sau đây? 100÷200mmHg 6÷100mmHg 200÷1000mmHg Nhỏ hơn 6mmHg Câu 13 Quạt ly tâm áp suất cao tạo được áp lực trong khoảng nào sau đây? 200÷1000mmHg 100÷200mmHg 6÷100mmHg Nhỏ hơn 6mmHg Câu 14 Quạt hướng trục thường được sử dụng trong trường hợp nào? Lưu lượng lớn và áp suất nhỏ (<25mmHg) Lưu lượng lớn và áp suất lớn hơn 25mmHg Lưu lượng nhỏ và áp suất nhỏ (<25mmHg) Lưu lượng nhỏ và áp suất lớn hơn 25mmHg Câu 15 Quá trình nén đẳng nhiệt là quá trình như thế nào? khi nén giữ cho nhiệt độ khí không đổi. khi nén giữ cho nhiệt độ khí tăng dần. khi nén giữ cho nhiệt độ khí giảm dần. khi nén phải xả bớt khí ra. Câu 16 Quá trình nén đoạn nhiệt là quá trình như thế nào? không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Áp suất của khí không đổi. Nhiệt độ của khí không đổi. Câu 17 Quá trình đa biến là quá trình gì? quá trình nén không phải đẳng nhiệt và cũng không phải đoạn nhiệt. quá trình nén vừa đẳng nhiệt vừa đoạn nhiệt. quá trình nén đoạn nhiệt.
  • 13. 13 quá trình nén đẳng nhiệt. Câu 18 Trong quá trình đa biến xảy ra hiện tượng gì? xảy ra đồng thời toả nhiệt và tăng nhiệt độ của khí. xảy ra toả nhiệt. xảy ra nhiệt độ của khí tăng. xảy ra thu nhiệt. Câu 19 Máy nén pittông có cấu tạo giống thiết bị nào sau đây? Bơm pittông. Bơm ly tâm. Bơm cách trượt. Bơm bánh răng. Câu 20 Máy nén pittông thì pittông chuyển động như thế nào? pittông chuyển động tịnh tiến trong xi lanh. pittông chuyển động quay trong xi lanh. pittông vừa chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến trong xi lanh. pittông chuyển động xoáy tròn trong xi lanh. Câu 21 Thiết bị có độ nén khí lớn hơn 3 là thiết bị gì? Máy nén khí. Máy thổi khí. Quạt khí. Máy hút khí. Câu 22 Thiết bị có độ nén khí từ 1,1-3 với áp suất cuối trong khoảng 1,1-3atm thì gọi là thiết bị gì? Máy thổi khí. Máy nén khí. Quạt khí. Máy hút khí. Câu 23 Thiết bị có độ nén khí từ 1-1,1 với áp suất cuối không quá 1,12atm thì gọi là thiết bị gì? Quạt khí. Máy nén khí. Máy thổi khí. Máy hút khí. Câu 24 Tỉ lệ giữa áp suất cuối và áp suất đầu trong máy nén được gọi là gì? độ nén. độ chân không. độ hút. độ đẩy. Chương III – Vận Chuyển Chất Khí (Khó) Câu 1 Trong máy nén pittông, vị trí chết là … vị trí biên của pittông ở hai đầu xylanh. vị trí biên của xylanh ở hai đầu pitttong. vị trí biên của pittông ở giữa xylanh. vị trí biên của xylanh ở giữa pitttong. Câu 2 Trong máy nén pittông, khoảng hại là … khoảng không gian giữa pittông khi ở vị trí chết và nắp xylanh. khoảng thời gian giữa pittông khi ở vị trí chết và nắp xylanh. chiều dài mà pittông chuyển động trong xy lanh. chiều dài của xylanh. Câu 3 Đối với máy nén pittông nhiều cấp người ta tiến hành làm nguội trung gian sau mỗi cấp nhằm mục đích gì?
  • 14. 14 tiết kiệm công nén. tăng nhiệt độ của khí. tăng khoảng hại. giảm nhiệt độ cho máy nén. Câu 4 Đối với máy nén pittông nhiều cấp thì trong thực tế số cấp không vượt quá … 6 cấp. 5 cấp. 4 cấp. 3 cấp. Câu 5 Cấu tạo quạt ly tâm, trục quạt đuợc nối với bộ phận nào của động cơ? Roto. Thân quạt. Giá quạt. Vỏ quạt. Câu 6 Công nén trong quá trình đa biến như thế nào đối với các quá trình nén khác? lớn hơn công nén trong quá trình đẳng nhiệt và nhỏ hơn công nén trong quá trình đoạn nhiệt. nhỏ hơn công nén trong quá trình đẳng nhiệt và lớn hơn công nén trong quá trình đoạn nhiệt. lớn hơn công nén trong quá trình đẳng nhiệt. Nhỏ hơn công nén trong quá trình đoạn nhiệt. Câu 7 Trong quá trình nén đoạn nhiệt thì nhiệt độ của khí thay đổi như thế nào? nhiệt độ của khí tăng. nhiệt độ của khí giảm. nhiệt độ của khí không đổi. nhiệt độ của khí biến thiên không theo qui luật nào. Câu 8 Trong quá trình đoạn nhiệt khi nén thì toàn bộ nhiệt lượng sẽ như thế nào? toả ra nằm lại trong khối khí. toả ra truyền cho môi trường bên ngoài. thu vào truyền cho môi trường bên ngoài. thu vào nằm trong khối khí. Câu 9 Về cấu tạo, máy nén pittông phải thỏa mãn yêu cầu nào sau đây so với bơm pittông? Kín, khít, làm nguội. Kín, khít. Làm nguội. Hoàn toàn như bơm pittông. Câu 10 Khi nào ta tiến hành quá trình nén nhiều cấp có làm lạnh trung gian? Quá trình nén một cấp áp suất cuối bị giới hạn, nhiệt độ thành xilanh tăng quá mức cho phép. Quá trình nén một cấp áp suất cuối bị giới hạn. Nhiệt độ thành xilanh tăng quá mức cho phép ở áp suất cao. Trở lực thể tích tăng. Câu 11 Trong quá trình đẳng nhiệt khi nén giữ cho nhiệt độ khí không đổi bằng cách nào sau đây? Cho trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài Không cho trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Tăng áp suất khí. Giảm áp suất khí. Chương IV- Lắng Câu 1 Bụi là hệ có A Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất khí B Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất khí C Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất lỏng
  • 15. 15 D Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất rắn Câu 2 Huyền phù là hệ có A Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất lỏng B Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất khí C Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất rắn D Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất khí Câu 3 Nhũ tương là hệ có A Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất lỏng B Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất khí C Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất lỏng D Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất khí Câu 4 Lắng là phương pháp phân riêng dựa vào A Sự khác nhau về khối lượng riêng và kích thước của hai pha dưới tác dụng của trường lực B Sự khác nhau về kích thước và cùng khối lượng riêng của hai pha dưới tác dụng của trường lực C Sự khác nhau về khối lượng riêng và cùng kích thước của hai pha dưới tác dụng của trường lực D Sự giống nhau về khối lượng riêng và kích thước của hai pha dưới tác dụng của trường lực Câu 5 Trường lực trong quá trình lắng thường là A Gổm 3 loại: trọng lực, ly tâm, tĩnh điện B Gồm 2 loại: trọng lực, tĩnh điện C Gồm 2 loại: trọng lực, ly tâm D Gổm 3 loại: trọng lực, hướng tâm, tĩnh điện Câu 6 Vận tốc lắng sẽ biến đổi như thế nào trong quá trình lắng A Không đổi B Giảm dần C Tăng dần D Thay đổi không theo qui luật Câu 7 Vận tốc lắng là… A Vận tốc rơi đều của hạt trong môi trường lưu chất đứng yên B Vận tốc rơi đều của hạt trong môi trường lưu chất đứng chuyển động C Vận tốc đi đều của hạt theo phương ngang trong môi trường lưu chất đứng yên D Vận tốc chuyển động của dòng lưu chất để đưa hạt vào trạng thái lơ lửng Câu 8 Tốc độ cân bằng là… A Tốc độ của dòng lưu chất để đưa hạt vào trạng thái lơ lửng B Tốc độ lắng C Tốc độ dâng lên của hạt D Tốc độ rơi của hạt Câu 9 Chế độ lắng gọi là lắng dòng khi: A Re < 0,2 B Re < 2320 C Re > 0,2 D Re < 0 Câu 10 Chế độ lắng gọi là lắng quá độ khi: A 0,2 < Re < 500 B Re < 0,2 và Re > 500 C Re  500 D Re  0,2 Câu 11 Chế độ lắng gọi là lắng rối khi: A 500 < Re < 150000 B Re < 10000 C Re < 2320 D Re > 2320
  • 16. 16 Câu 12 Giá trị chuẩn số Reynolds là Re = 0,15 A chế độ lắng dòng B chế độ lắng quá độ C chế độ lắng rối D Không xác định Câu 13 Giá trị chuẩn số Reynolds của dòng chảy trong ống là Re =200 A chế độ lắng quá độ B chế độ lắng dòng C chế độ lắng rối D Không xác định Câu 14 Giá trị chuẩn số Reynolds của dòng chảy trong ống là Re =15200 A chế độ lắng rối B chế độ lắng quá độ C chế độ lắng dòng D Không xác định Câu 15 Năng suất thiết bị lắng phụ thuộc vào… A Diện tích bề mặt lắng F, vận tốc lắng wo B Vận tốc lắng wo, chiều cao lắng H C Diện tích bề mặt lắng F, vận tốc lắng wo, chiều cao lắng H D Diện tích bề mặt lắng F, chiều cao lắng H Câu 16 Để giảm thời gian lắng ta thường A Thay đổi hướng, phương dòng chảy, giảm chiều cao lắng B Không thay đổi hướng, phương dòng chảy, giảm chiều cao lắng C Thay đổi hướng, phương dòng chảy, tăng chiều cao lắng D Không thay đổi hướng, phương dòng chảy, tăng chiều cao lắng Câu 17 Chi tiết 1 trên hình bên là A Đường đưa bụi vào B Vách ngăn lắng C Đường tháo khí sạch D Van một chiều Câu 18 Chi tiết 2 trên hình bên là A Đường thu bụi B Đường dẫn hỗn hợp khí vào C Đường tháo khí sạch
  • 17. 17 D Van điều chỉnh lưu lượng dòng hỗn hợp Câu 19 Nhược điểm của thiết bị lắng hệ bụi nhiều ngăn là… A Tháo cặn khó khăn B Chiều cao lắng lớn C Thiết bị cồng kềnh D Hiệu suất thấp Câu 20 Vách ngăn trong thiết bị lắng nhiều ngăn có nhiều vụ: A Thay đổi hướng chuyển động dòng hỗn hợp khí bụi B Thay đổi hướng chuyển động dòng khí sạch C Thay đổi hướng chuyển động dòng bụi D Thay đổi hướng chuyển động dòng tháo bụi Câu 21 Đối với thiết bị lắng liên tục thì… A Nước trong thu liên tục, nhập liệu liên tục và cặn được tháo ra liên tục B Nhập liệu liên tục và nước trong thu liên tục C Nhập liệu liên tục và cặn được tháo ra liên tục D Nước trong thu liên tục, nhập liệu liên tục và cặn được tháo ra theo chu kỳ Câu 22 Lắng trong thiết bị mà dòng hỗn hợp chuyển động quanh một đường tâm cố định là A Cyclon B Máy ly tâm C Lắng nhiều tầng làm việc bán liên tục D Lắng nhiều tầng làm việc liên tục Câu 23 Hỗn hợp khí bụi vào thiết bị Cyclone lắng theo: A Phương tiếp tuyến của Cyclone B Ống trung tâm từ dưới lên C Ống trung tâm từ trên xuống D Phương pháp tuyến của Cyclone Câu 24 Lắng trong thiết bị mà dòng hỗn hợp được cho vào một thùng quay quanh trục cố định A Máy ly tâm B Cyclon C Lắng nhiều tầng làm việc bán liên tục D Lắng nhiều tầng làm việc liên tục Câu 25 Chuẩn số Frude đặc trưng cho sự đánh giá A Độ lớn của trường lực ly tâm B Độ lớn của trường trọng lực C Độ lớn của trường lực tĩnh điện D Không có trường lực nào Chương IV – Lắng (Khó) Câu 1 Các phương pháp thường dùng để xác định vận tốc lắng: A Phương pháp lặp, phương pháp chuẩn số Ar, phương pháp giản đồ Ar – Re – Ly B Phương pháp lặp, phương pháp chuẩn số Ar C Phương pháp lặp, phương pháp giản đồ Ar – Re – Ly D Phương pháp giản đồ Ar – Re – Ly Câu 2 Để tăng năng suất quá trình lắng ta phải… A tăng diện tích bề mặt lắng B tăng chiều cao lắng C giảm tiết diện bề mặt lắng D giảm chiều cao lắng Câu 3 Khi thay đổi phương, hướng của dòng chảy trong thiết bị lắng trong trường trọng lực nhằm mục đích gì?
  • 18. 18 A Tăng thời gian lưu và tạo lực quán tính B Tăng tốc độ lắng và thời gian lưu C Giảm thời gian lưu và tạo lực quán tính D Tăng thời gian lưu và triệt tiêu lực quán tính Câu 4 Trong quá trình lắng, nếu cho dòng chảy đứng yên thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình? A Năng suất thấp, thời gian lâu, thiết bị cồng kềnh B Thời gian lâu, năng suất giảm C Thiết bị cồng kềnh, năng suất giảm D Thời gian lâu, thiết bị cồng kềnh Câu 5 Gọi  là thời gian hạt đi hết chiều dài L của phòng lắng; o là thời gian hạt đi hết chiều cao H của phòng lắng. Để quá trình lắng xảy ra thì: A o B o C o D o Câu 6 Gọi  là thời gian hạt đi hết chiều dài L của phòng lắng; o là thời gian hạt đi hết chiều cao H của phòng lắng. Để quá trình lắng xảy ra thì: A o  B o C o D o Câu 7 Năng suất thiết bị lắng không phụ thuộc vào… A Chiều cao lắng H B Diện tích bề mặt lắng F C Vận tốc lắng wo, chiều cao lắng H D Diện tích bề mặt lắng F, vận tốc lắng wo Câu 8 Hình vẽ dưới là: A Máy ly tâm đẩy bã bằng pittong B Máy ly tâm vít xoắn nằm ngang C Máy ly tâm đĩa D Máy ly tâm cạo bã tự động Câu 9 Yếu tố phân ly  tính bằng công thức: A g r2  B g 2r. C r g2 D g rn2
  • 19. 19 Câu 10 Đường số 1 trên hình bên là: A Đường cho nhũ tương vào B Đường thu pha nặng C Đường thu pha nhẹ D Đường xả nguyên liệu Câu 11 Đường số 2 trên hình bên là: A Đường thu pha nhẹ B Đường thu pha nặng C Đường cho nhũ tương vào D Đường xả nguyên liệu Câu 12 Đường số 3 trên hình bên là: A Đường thu pha nặng B Đường thu pha nhẹ C Đường cho nhũ tương vào D Đường xả nguyên liệu Câu 13 Lực ly tâm trong máy ly tâm đĩa tạo ra là do: A Sự quay của thùng B Sự quay của các đĩa C Sự quay của vách ngăn cách D Sự quay của các ống nhập và tháo liệu Chương V- Lọc Câu 1 Lọc là quá trình A Phân riêng hỗn hợp qua vách ngăn xốp B Phân riêng hỗn hợp qua bề mặt ngăn cách C Phân riêng hỗn hợp qua vách ngăn D Phân riêng hỗn hợp qua lưới ngăn Câu 2 Động lực quá trình lọc là… A Sự chênh lệch về áp suất B Sự chênh lệch về nồng độ C Sự chênh lệch về độ ẩm
  • 20. 20 D Sự chênh lệch về khối lượng Câu 3 Trong quá trình lọc… A Pha liên tục là nước lọc, pha phân tán là bã lọc B Pha liên tục là bã lọc, pha phân tán là nước lọc C Pha liên tục là nước lọc, pha phân tán cũng là nước lọc D Pha liên tục là bã lọc, pha phân tán cũng là bã lọc Câu 4 Tăng động lực quá trình lọc bằng cách: A Tăng áp suất trước vách ngăn lọc B Giảm áp suất trước vách ngăn lọc C Tăng áp suất trước vách ngăn lọc hoặc tăng áp suất sau vách ngăn lọc D Giảm áp suất trước vách ngăn lọc hoặc tăng áp suất sau vách ngăn lọc Câu 5 Tăng động lực quá trình lọc bằng cách: A Giảm áp suất sau vách ngăn lọc B Tăng áp suất sau vách ngăn lọc C Tăng áp suất trước vách ngăn lọc hoặc tăng áp suất sau vách ngăn lọc D Giảm áp suất trước vách ngăn lọc hoặc giảm áp suất sau vách ngăn lọc Câu 6 Tăng động lực quá trình lọc bằng cách: A Tăng áp suất trước vách ngăn lọc hoặc giảm áp suất sau vách ngăn lọc B Tăng áp suất trước vách ngăn lọc hoặc tăng áp suất sau vách ngăn lọc C Giảm áp suất trước vách ngăn lọc hoặc tăng áp suất sau vách ngăn lọc D Giảm áp suất trước vách ngăn lọc hoặc giảm áp suất sau vách ngăn lọc Câu 7 Quá trình gọi là lọc áp lực khi A Tăng áp suất trước vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm hay máy nén B Giảm áp suất trước vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm chân không C Giảm áp suất sau vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm chân không D Tăng áp suất sau vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm hay máy nén Câu 8 Quá trình gọi là lọc chân không khi A Giảm áp suất sau vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm chân không B Tăng áp suất trước vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm hay máy nén C Giảm áp suất trước vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm chân không D Tăng áp suất sau vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm hay máy nén Câu 9 Thiết bị lọc khung bàn là loại thiết bị lọc: A Áp lực, gián đoạn B Áp lực, liên tục C Chân không, gián đoạn D Chân không, liên tục Câu 10 Thiết bị lọc khung bàn là thiết bị lọc có: A Dòng nhập liệu liên tục, nước lọc thu liên tục và bã lọc tháo theo chu kỳ B Dòng nhập liệu liên tục, nước lọc thu theo chu kỳ và bã lọc tháo theo chu kỳ C Dòng nhập liệu liên tục, bã lọc tháo theo liên tục và nước lọc thu chu kỳ D Dòng nhập liệu theo chu kỳ, nước lọc thu liên tục và bã lọc tháo theo chu kỳ Câu 11 Trong thiết bị lọc khung bản, bã lọc chứa ở: Khung Giữa khung và bản Bản Vải lọc Câu 12 Trong thiết bị lọc khung bản, nước lọc phân bố ở đâu? Các rãnh nhỏ trên bản Giữa khung và bản Các rãnh nhỏ trên khung Vải lọc
  • 21. 21 Câu 13 Lượng nước lọc riêng là…. A Lượng nước lọc thu được đối với 1 đơn vị diện tích bề mặt vách ngăn lọc B Lượng bã lọc thu được đối với 1 đơn vị diện tích bề mặt vách ngăn lọc C Lượng huyền phù lọc được đối với 1 đơn vị diện tích bề mặt vách ngăn lọc D Lượng nước lọc thu được trên 1 đơn vị thể tích huyền phù Chương V – Lọc (Khó) Câu 1 Trong quá trình lọc, bã thu được thường là những loại nào? A Bã không nén được hoặc bã nén được B Bã không nén được C Bã nén được D Bùn Câu 2 Vật liệu nào không thường dùng chế tạo vách ngăn lọc? A Thủy tinh B Cát, than, đá C Vải, sợi D Sứ xốp Câu 3 Máy lọc khung bản khi hoạt động, dung dịch phân bố như thế nào? A chảy vào khung và ra ở bản B chảy vào bản và ra ở khung C chảy vào các đường rãnh D chảy vào bản Câu 4 Tốc độ lọc là… A Lượng nước lọc thu được trên 1 đơn vị diện tích bề mặt vách ngăn lọc trên một đơn vị thời gian B Lượng nước lọc thu được trên một đơn vị thời gian C Lượng bã lọc thu được trên 1 đơn vị diện tích bề mặt vách ngăn lọc trên một đơn vị thời gian D Lượng huyền phù trên 1 đơn vị diện tích bề mặt vách ngăn lọc trên một đơn vị thời gian Câu 5 Quá trình lọc huyền phù không phụ thuộc vào yếu tố sau: A Khối lượng riêng của pha phân tán B Động lực quá trình lọc C Trở lực của bã lọc và vách ngăn D Hình dạng pha phân tán Câu 6 Phương trình lọc với áp suất không đổi được thiết lập với điều kiện: A Bã lọc và vách ngăn lọc không chịu nén ép B Bã lọc và vách ngăn lọc đang chịu nén ép C Bã lọc chịu nén ép và vách ngăn lọc không chịu nén ép D Bã lọc không chịu nén ép và vách ngăn lọc chịu nén ép Câu 7 Phương trình lọc với áp suất không đổi có dạng như sau: A KCqq  22 B CKqq  22 C KCqq 22  D 2 2 K Cqq  Câu 8 Phương trình lọc với tốc độ lọc không đổi có dạng như sau: A 2 2 K Cqq  B KCqq  22 C CKqq  22
  • 22. 22 D KCqq 22  Chương VI - Khuấy Câu 1 Ý nào sau đây không phải mục đích của quá trình khuấy trộn? A tăng cường nồng độ B tạo ra các hệ đồng nhất C tăng cường quá trình trao đổi nhiệt D tăng cường quá trình trao đổi chất Câu 2 Cánh khuấy mái chèo thường dùng để khuấy trộn chất lỏng có đặc điểm gì? A Độ nhớt nhỏ và khối lượng riêng không lớn lắm B Độ nhớt lớn và khối lượng riêng không lớn lắm C Độ nhớt nhỏ và khối lượng riêng lớn D Độ nhớt lớn và khối lượng riêng lớn Câu 3 Cánh khuấy chân vịt không sử dụng để khuấy trộn chất lỏng có đặc điểm gì? A Độ nhớt cao và hạt rắn có khối lượng riêng lớn B Độ nhớt nhỏ và hạt rắn có khối lượng riêng lớn C Độ nhớt cao và hạt rắn có khối lượng riêng nhỏ D Độ nhớt nhỏ và hạt rắn có khối lượng riêng nhỏ Câu 4 Cánh khuấy tuabin thường dùng để khuấy trộn chất lỏng có đặc điểm gì? A Độ nhớt cao và hạt rắn có nồng độ cao 60% B Độ nhớt thấp và hạt rắn có nồng độ cao 60% C Độ nhớt thấp và hạt rắn có nồng độ thấp D Độ nhớt cao và hạt rắn có nồng độ thấp Câu 5 Cánh khuấy đặc biệt thường dùng để khuấy trộn chất lỏng có đặc điểm gì? A Độ nhớt rất cao hoặc bùn nhão B Độ nhớt rất cao hoặc dung dịch rất loãng C Độ nhớt rất thấp hoặc bùn nhão D Độ nhớt rất thấp hoặc dung dịch loãng Câu 6 Trong khuấy trộn, để tăng tác dụng khuấy ta bố trí dòng chuyển động theo phương nào? A Hướng trục B Bán kính C Tiếp tuyến D Hỗn hợp Câu 7 Trong khuấy trộn, để tăng khả năng truyền nhiệt ta bố trí dòng chuyển động theo phương nào? A Bán kính B Hướng trục C Tiếp tuyến D Hỗn hợp Câu 8 Đại lượng đặc trưng cho quá trình khuấy trộn là gì? A Cường độ khuấy và năng lượng tiêu hao B Năng lượng tiêu hao C Cường độ khuấy D Độ nhớt Câu 9 Cường độ khuấy trộn là gì? A Chất lượng kết quả khuấy theo thời gian B Chất lượng kết quả khuấy theo không gian C Chất lượng kết quả khuấy theo thời gian và không gian D Hiệu suất khuấy Câu 10 Cường độ khuấy trộn được đặc trưng bằng đại lượng nào?
  • 23. 23 A Chuẩn số Reynolds B Chuẩn số Nusselt C Chuẩn số Prandtl D Chuẩn số Frude Câu 11 Khi sử dụng cánh khuấy mái chèo, để tăng sự khuấy trộn chất lỏng ta thường dùng loại nào? A Mái chèo hình khung B Mái chèo 1 cánh C Mái chèo 2 cánh D Mái chèo nhiều cánh Câu 12 Ưu điểm của cánh khuấy mái chèo là gì? A Cấu tạo đơn giản, dễ gia công, thích hợp chất lỏng độ nhớt nhỏ B Cấu tạo đơn giản, dễ gia công C Cấu tạo đơn giản, dễ gia công, thích hợp chất lỏng dễ phân lớp D Cấu tạo đơn giản, thích hợp chất lỏng độ nhớt nhỏ Câu 13 Nhược điểm của cánh khuấy mái chèo là gì? A Hiệu suất thấp đối với chất lỏng nhớt, không khuấy được nhũ tương B Hiệu suất thấp đối với chất lỏng không nhớt, không khuấy được chất lỏng dễ phân lớp C Hiệu suất thấp đối với chất lỏng nhớt cao, không khuấy được huyền phù D Không khuấy được huyền phù Câu 14 Để tăng sự tuần hoàn chất lỏng khi khuấy trộn, ta thường chọn loại cánh khuấy nào? A Chân vịt B Mái chèo C Tua bin D Mỏ neo Câu 15 Ưu điểm của cánh khuấy chân vịt là gì? A Cường độ khuấy lớn, năng lượng tiêu hao nhỏ khi số vòng quay lớn B Cấu tạo đơn giản, dễ gia công C Hiệu suất cao khi khuấy chất lỏng có độ nhớt lớn D Khuấy mãnh liệt Câu 16 Nhược điểm của cánh khuấy chân vịt là gì? A Hiệu suất thấp khi khuấy chất lỏng có độ nhớt cao, thể tích chất lỏng bị hạn chế khi khuấy mãnh liệt B Hiệu suất thấp khi khuấy chất lỏng có độ nhớt thấp, thể tích chất lỏng bị hạn chế khi khuấy mãnh liệt C Hiệu suất thấp đối với chất lỏng không nhớt, không khuấy được chất lỏng dễ phân lớp D Không khuấy được huyền phù Câu 17 Nguyên tắc làm việc của cánh khuấy tua bin là gì? A Tương tự bơm ly tâm B Tương tự bơm pittông C Tương tự bơm chân không D Tương tự bơm cánh trượt Câu 18 Ưu điểm của cánh khuấy tua bin là gì? A Hiệu suất cao, hòa tan nhanh, thuận lợi cho quá trình liên tục B Cấu tạo đơn giản, dễ gia công C Rẻ tiền D Khuấy mãnh liệt Câu 19 Nhược điểm của cánh khuấy tua bin là gì? A Cấu tạo phức tạp, đắt tiền B Hiệu suất thấp đối với chất lỏng không nhớt, không khuấy được chất lỏng dễ phân lớp C Không khuấy được huyền phù D Hiệu suất thấp khi khuấy chất lỏng có độ nhớt cao, thể tích chất lỏng bị hạn chế khi khuấy mãnh
  • 24. 24 liệt Câu 20 Khi nào sử dụng phương pháp khuấy bằng khí nén? A Khi khuấy chất lỏng có độ nhớt thấp B Khi khuấy chất lỏng có độ nhớt cao C Khi khuấy chất lỏng có khả năng hấp thụ khí D Khi khuấy chất lỏng có độ nhớt rất cao Câu 21 Ống dẫn khí nén thường đặt vị trí nào trong thiết bị khuấy trộn? A trên đáy thiết bị B trên thành thiết bị C trên mặt chất lỏng D giữa khối chất lỏng Câu 22 Đại lượng nào cần lưu ý khi thiết kế hệ thống thiết bị khuấy trộn chất lỏng bằng khí nén? A áp suất khí B đường kính thiết bị C chiều dài thiết bị D Loại khí nén Câu 23 Tấm chặn được sử dụng trong thiết bị khuấy trộn có tác dụng gì? A không cho tạo thành hình phễu B không cho tạo dòng chảy xoáy C không cho tạo dòng chảy rối D tạo hình phễu Chương VI – Khuấy- (Khó) Câu 1 Cánh khuấy máy chèo tạo ra dòng chuyển động theo phương nào? Tiếp tuyến hướng trục bán kính Hỗn hợp Câu 2 Cánh khuấy tuabin tạo ra dòng chuyển động theo phương nào? bán kính Tiếp tuyến Hỗn hợp hướng trục Câu 3 Khuấy trộn là quá trình như thế nào? cung cấp năng lượng để tạo dòng chảy trong thiết bị chất lỏng chuyển động Tự cung cấp năng lượng thay đổi thế năng chuyển động Câu 4 Cách bố trí ống nào sau đây trong thiết bị khuấy trộn bằng khí nén có hiệu suất khuấy không cao? Một ống thẳng hình xoắn ốc dãy ống đặt song song nhiều vòng Câu 5 Trong khuấy trộn, để tăng tốc độ phản ứng hóa học giữa khí và lỏng ta sử dụng loại thiết bị khuấy nào? Thùng khuấy Chân vịt Mái chèo Mỏ neo Câu 6 Khi sử dụng cánh khuấy chân vịt, để tăng sự khuấy trộn, ta thường bố trí thêm bộ phận gì?
  • 25. 25 Bộ phận hướng dòng chất lỏng Tấm chặn Thanh chắn Không cần bố trí thêm Câu 7 Cường độ khuấy trộn có thể xác định như thế nào? Năng lượng tiêu hao của một đơn vị chất lỏng khuấy trộn trong một đơn vị thời gian Năng lượng tiêu hao của một đơn vị chất lỏng khuấy trộn Năng lượng tiêu hao trong một đơn vị thời gian Năng lượng tiêu hao của một đơn vị thể tích chất lỏng khuấy trộn Câu 8 Nếu khuấy trộn nhằm mục đích tạo huyền phù thì hiệu suất khuấy đặc trưng bởi yếu tố nào? Phân bố đồng đều của các pha Phân bố đồng đều của pha liên tục Phân bố đồng đều của pha phân tán Phân bố tập trung của pha phân tán Chương VII-(Đập – Nghiền – Sàng) Câu 1 Vận chuyển vật liệu bằng khí nén dựa trên nguyên lý: A khả năng chuyển động của dòng chất khí trong ống dẫn. B khả năng chuyển động của dòng chất lỏng trong ống dẫn C khả năng đứng im của dòng chất khí trong ống dẫn D khả năng của động cơ Câu 2 Vít tải thuộc loại máy vận chuyển liên tục… A không gắn bộ phận kéo B không cần gắn động cơ C không có vít cánh D có bộ phận kéo Câu 3 Ưu điểm chủ yếu của vít tải thẳng đứng là A chiếm ít diện tích và tháo liệu theo hướng tùy ý B tốn nhiều năng lượng. C chiếm ít diện tích D tháo liệu theo hướng bất kỳ Câu 4 Nhược điểm của vít tải là: A Hạn chế về năng suất và chiều dài vận chuyển B Hạn chế về chiều dài vận chuyển C hạn chế về năng suất D hạn chế về lưu lượng Câu 5 Ưu điểm của vít tải là A vận chuyển được vật liệu nóng và độc hại B vận chuyển được vật liệu độc hại C vận chuyển được vật liệu nóng D vận chuyển được vật liệu nguội Câu 6 Vít tải thường dùng để vận chuyển vật liệu tơi vụn theo: A Phương nằm ngang, phương thẳng đứng và phương nằm nghiêng B Phương nằm nghiêng C Phương thẳng đứng D Phương nằm ngang Câu 7 Nhược điểm của gầu tải: A dễ bị quá tải và cần phải nạp liệu đều đặn B cấu tạo đơn giản C dễ bị quá tải
  • 26. 26 D kích thước gọn Câu 8 Ý nào sau đây không phải ưu điểm của gầu tải: A năng suất nhỏ B Có khả năng vận chuyển vật liệu lên độ cao lớn (50 70m) C kích thước gọn D cấu tạo đơn giản Câu 9 Gầu tải thường dùng để vận chuyển vật liệu rời chuyển động theo: A phương nghiêng và phương thẳng đứng B phương nghiêng C phương nằm ngang D phương thẳng đứng Câu 10 Công dụng chủ yếu của con lăn đỡ là: A đảm bảo vị trí của tấm băng theo chiều dài vận chuyển và hình dạng tấm băng nhánh có tải B đỡ vật liệu C đảm bảo hình dạng tấm băng nhánh có tải D đảm bảo vị trí của tấm băng theo chiều dài vận chuyển Câu 11 Vật liệu chế tạo băng của băng tải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao thông thường là: A Băng kim loại B Băng cao su C Băng vải phủ cao su D Băng vải tổng hợp Câu 12 Băng của thiết bị băng tải là chi tiết chủ yếu đóng vai trò là: A Bộ phận kéo và bộ phận vận chuyển vật liệu B Bộ phận tháo liệu C Bộ phận vận chuyển vật liệu D Bộ phận kéo Câu 13 Các thiết bị vận chuyển vật liệu rời liên tục được chia làm 2 nhóm: A Máy có bộ phận kéo và máy không có bộ phận kéo B Gầu tải và xích tải C Băng tải và gầu tải D Băng tải và xích tải Câu 14 Thiết bị vận chuyển liên tục được sử dụng nhiều nhất là: A Băng tải B Vít tải C Gầu tải D Xích tải Câu 15 Ý nào sau đây không phải là nhược điểm của băng tải: A Cấu tạo đơn giản B Không vận chuyển được theo đường cong C Độ nghiêng của băng tải nhỏ D Tốc độ vận chuyển không cao Câu 16 Thiết bị nào sau đây thuộc loại thiết bị vận chuyển gián đoạn: A Cẩu B Xích tải C Gầu tải D Băng tải Câu 17 Quá trình nghiền là phân riêng hỗn hợp hạt nhờ yếu tố nào sau đây? A lực cơ học B khí động C lực ly tâm D lực ma sát
  • 27. 27 Câu 18 Mục đích của quá trình nghiền là gì? A tăng bề mặt riêng của vật liệu B phân loại hỗn hợp khối hạt C giảm bề mặt riêng D để vận chuyển, làm việc. Câu 19 Bản chất quá trình nghiền là quá trình gì sau đây? A giảm kích thước hạt B phân riêng hệ không đồng nhất C thay đổi hình dạng hạt D tăng đường kính hạt Câu 20 Đại lượng đặc trưng cho quá trình nghiền là gì? A Độ nghiền B Độ ẩm C Kích thước hạt D Kích thước và độ ẩm hạt Câu 21 Nếu mức độ nghiền i=70; D=1mm, thì quá trình nghiền thuộc loại quá trình nào sau đây? A nghiền mịn B nghiền thô C nghìền trung bình D nghiền keo Câu 22 Đối với vật liệu cứng và dòn ta chọn phương pháp nghiền nào sau đây? A Chèn ép và đập B Chèn ép C Đập và chà sát D Chà sát và đập Câu 23 Đối với vật liệu cứng dẻo ta chọn phương pháp nghiền nào sau đây? A Chèn ép B Chèn ép và đập C Đập và chà sát D Chà sát và đập Câu 24 Đối với vật liệu dòn, cứng trung bình ta chọn phương pháp nghiền nào sau đây? A Đập và chà sát B Chèn ép và đập C Chèn ép D Chà sát và đập Câu 25 Đối với vật liệu dẻo, cứng trung bình ta chọn phương pháp nghiền nào sau đây? A Chà sát và đập B Chèn ép và đập C Chèn ép D Đập và chà sát Câu 26 Khi lựa chọn máy nghiền ta phải chọn máy nghiền thỏa điều kiện nào sau đây? A Kích thước hạt sau khi nghiền phải đồng đều B Kích thước hạt trước khi nghiền phải đồng đều C Tạo nhiều bụi D Không được điều chỉnh độ nghiền Câu 27 Khi phân loại máy nghiền ta có những loại chính nào sau đây? A Máy nghiền thô, máy nghiền trung bình và nhỏ, máy nghiền mịn và keo B Máy nghiền không thô, máy nghiền trung bình, máy nghiền nhỏ C Máy nghiền thô, máy nghiền mịn, máy nghiền keo D Máy nghiền thô, máy nghiền trung bình, máy nghiền nhỏ Câu 28 Máy nghiền nào sau đây thuộc loại máy nghiền thô?
  • 28. 28 A Máy nghiền má đập B Máy nghiền trục C Máy nghiền búa D Máy nghiền bi Câu 29 Máy nghiền nào sau đây thuộc loại máy nghiền trung bình và nhỏ? A Máy nghiền trục B Máy nghiền má đập C Máy nghiền hình nón cụt D Máy nghiền bi Câu 30 Máy nghiền nào sau đây thuộc loại máy nghiền mịn? A Máy nghiền bi B Máy nghiền trục C Máy nghiền búa D Máy nghiền quả lăn Câu 31 Trong các máy nghiền sau đây, máy nghiền nào hoạt động theo phương pháp chèn ép? A Máy nghiền má đập B Máy nghiền bi C Máy nghiền trục D Máy nghiền rung Câu 32 Quá trình sàng là sự phân riêng dựa trên sự khác nhau về yếu tố nào sau đây? A kích thước và hình dạng B khối lượng riêng C lực hút trái đất D lực trọng trường Câu 33 Quá trình sàng là phân riêng hỗn hợp vật liệu rời nhờ yếu tố nào sau đây? A lực cơ học B không khí C lực ly tâm D lực hút trái đất Câu 34 Theo hoạt động sàng được chia thành những loại nào sau đây? A sàng đứng yên và sàng chuyển động B sàng hình thùng và hình phẳng C sàng dạng rãnh và dạng lỗ D sàng lắc và sàng rung Câu 35 Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng chính đến chất lượng quá trình sàng? A Hiệu suất sàng B Nhiệt độ sàng C Nồng độ D Áp suất sàng Câu 36 Sau khi sàng, những hạt có đặc điểm nào sau đây sẽ nằm dưới sàng? A Chủ yếu những hạt có kích thước nhỏ hơn lỗ sàng B Chủ yếu những hạt có kích thước nhỏ trong hỗn hợp C Chủ yếu những hạt có kích thước bằng kích thước lỗ D Chủ yếu những hạt có kích thước lớn nhất trong hỗn hợp Câu 37 Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng hiệu suất sàng? A Hình dạng và kích thước lỗ sàng cũng như vật liệu sàng B Độ ẩm của sàng C Chiều dày của sàng D Vận tốc hạt
  • 29. 29