SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
Download to read offline
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG - THIẾU THÁNG
VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ThS.BS. NGUYỄN KIẾN MẬU
TK. Sơ Sinh –BV. NHI ĐỒNG 1
MỤC TIÊU
Sau khi học xong, học viên có khả năng
1. Định nghĩa được thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng ,trẻ sơ sinh non tháng.
2. Mô tả được những đặc điểm bên ngoài của một trẻ sơ sinh đủ tháng,trẻ sơ sinh non
tháng.
3. Trình bày được những đặc điểm sinh lý của một trẻ sơ sinh đủ tháng,trẻ sơ sinh non
tháng.
4. Trình bày được cách khám một trẻ sơ sinh đủ tháng ngay sau sanh.
5. Mô tả được những bệnh lý thường gặp ở trẻ non tháng.
6. Trình bày được cách chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh đủ tháng sau sanh.
A. TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG
I. ĐỊNH NGHĨA
Trẻ sơ sinh được xem như đủ tháng khi tuổi thai (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) trong
khoảng 37 - 42 tuần, trung bình là 40 tuần hay 280 ngày. Nếu thai khi sanh dưới 37 tuần là trẻ
non tháng, còn nếu trên 42 tuần là trẻ già tháng
Đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh thay đổi tùy theo tuổi thai, vì vậy có thể dựa vào các dấu
hiệu thực thể ở trẻ để có thể xác định tuổi thai một cách gần đúng.
II. ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA MỘT TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG:
Cân đo
Trọng lượng bé gái 2.900g - 3.000g
bé trai 3.000g - 3.100g
Chiều dài 50cm
Vòng đầu 34cm - 35cm
Vòng ngực 33cm - 34cm
Tiêu chuẩn về hình thể bên ngoài
Sụn vành tai cứng, độ cong vành tai tròn đều.
Kích thước núm vú - độ nổi cộm ≥ 7mm.
Có nhiều nếp nhăn ở khắp lòng bàn chân, ít nhất đến 2/3 sau lòng bàn chân.
Bộ phận sinh dục ngoài
Ở trẻ gái, môi nhỏ và âm vật được che phủ bởi hai môi lớn.
Ở trẻ trai, tinh hoàn đã xuống nằm trong túi bìu, da bìu có nhiều nếp nhăn.
Dấu hiệu phụ
Tóc trẻ mượt, dài khoảng 2cm.
Vầng trán nở nang, rộng.
Tiêu chuẩn về trương lực cơ
Tư thế trẻ co nhiều hơn duỗi (tăng trương lực cơ).
Góc khoeo (góc đùi và cẳng chân): 90°
Khi kéo duỗi cẳng tay rồi buông ra, trẻ co cẳng tay lại dù bị kéo duỗi lâu.
Dấu hiệu khăn quàng cổ: khuỷu tay không kéo qua đường giữa được.
Khi bàn chân trẻ tiếp xúc với mặt phẳng cứng sẽ có sự nhún lên của chi dưới.
Thử nghiệm kéo đầu, trẻ sẽ giữ được đầu.
Các phản xạ nguyên thủy đều đầy đủ (xem thêm phần sau)
III. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG :
1. Hô hấp :
Trẻ sơ sinh đủ tháng thở đều, thở nông và chủ yếu là thở bụng, có lúc hơi nhanh, tần số hô
hấp khoảng 40 - 50 lần/phút. Tần số này giảm dần cho tới tuổi dậy thì.
Thể tích thở mỗi lần/đủ tháng: 30ml;
Trẻ thở bằng mũi nên nếu mũi bị tắc nghẽn dễ dẫn đến suy hô hấp.
Trẻ đủ tháng: phổi thun dãn tốt, ngực & bụng di động cùng chiều theo nhịp thở. Suy hô hấp
→ ngực & bụng di động ngược chiều.
2. Tuần hoàn :
Bào thai: 46% máu/nhĩ P → T qua lỗ Botal; 42% máu/ĐMP → ĐMC qua ÔĐM → hạn chế
lượng máu vào phổi bào thai.
Sau sinh: lỗ Botal và ống thông động mạch được đóng kín (vài ngày), nhưng sẵn sàng mở trở
lại nếu: tăng PaCO2, giảm pH máu, tăng tỷ lệ % shunt, cho quá nhiều dịch …
Tim tương đối to, tỷ lệ tim ngực gần 50%. Thất phải > thất trái; ECG: trục P/ trẻ đủ tháng,
Nhịp tim đều, đôi lúc thay đổi do trẻ hoạt động, khóc, cử động nhiều.
Tần số tim: 150 lần/phút sau khi sanh
140 lần/phút vào ngày thứ 10
120 lần/phút tới 12 tháng tuổi
100 lần/phút tới 5 tuổi
Huyết áp lúc mới sinh khoảng 60 – 70 mmHg.
Cung lượng tim khoảng 150 - 160 ml/kg/phút.
3. Máu:
Khối lượng máu trung bình khoảng 80ml/kg trọng lượng cơ thể.
Dung tích hồng cầu (Hct) tăng cao lúc sanh 50% - 60%.
Số lượng hồng cầu 5.000.000 - 5.500.000/mm3
.
Huyết sắc tố (Hb) cũng tăng cao 17 - 19g/%.
Các giá trị này thay đổi dần dần và bắt đầu giảm từ ngày thứ ba đến ngày thứ mười sau
sanh, do hồng cầu bị phá hủy và đời sống hồng cầu cũng rút ngắn hơn so với khi còn trong bụng
mẹ. Do đó trẻ có thể bị thiếu máu sớm trong 3 tháng đầu sau sanh.
Số lượng bạch cầu cũng tăng cao hơn so với người lớn, 10.000 - 15.000/mm3
, nhưng không
phải là nhiễm trùng.
4. Điều hòa thân nhiệt:
• Khi ra đời, trẻ rất dễ bị mất nhiệt, nhưng khả năng tạo nhiệt lại kém→ dễ bị rối loạn điều
hoà thân nhiệt
• Chuyển hóa đạm, mỡ, đường→ chống lạnh
• Dự trữ các chất này rất ít: chỉ đủ cho 2 - 3 giờ đầu sau sinh◊ bảo đảm To tối ưu ở môi
trường: 28 - 300C/trẻ đủ tháng và 30 - 330C/trẻ sinh non
Trẻ rất dễ nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài. Lúc mới sanh, thân nhiệt của trẻ gần giống như
thân nhiệt của mẹ, nhưng sẽ giảm ngay sau đó. Nếu không được ủ ấm, thân nhiệt có thể giảm
xuống còn 36°C hay thấp hơn nữa. Nếu thân nhiệt thấp kéo dài phải chú ý tới nguyên nhân nhiễm
trùng hoặc nuôi dưỡng kém.
5. Tiêu hóa:
Trẻ có thể bắt đầu tiêu hóa ngay sau sanh. Hiện tượng bú và nuốt là phản xạ kích thích tiết
sữa, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa của ruột. Vì vậy, cần khuyến khích các bà mẹ cho trẻ
bú sớm sau sanh để trẻ đỡ bị giảm cân sinh lý, đồng thời để kích thích nguồn sữa mẹ, loại thức
ăn thích hợp nhất cho tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
Đào thải phân su: Sau sanh ruột trẻ chứa từ 60g - 150g phân su màu xanh đen, thành phần
gồm có ít nitơ, ít chất mỡ, chủ yếu là mucopolysaccharide và các chất cặn bã của tiêu hóa nước
ối, tế bào thượng bì của ruột tróc ra. Phân su được thải ra trong những giờ đầu - thường bắt đầu
khoảng 8 - 10 giờ sau sanh. Nếu phân su được thải ra chậm, thường do bất thường ở ống tiêu
hóa. Trẻ có thể bị chướng bụng, nôn ói. Trường hợp này cần phải chú ý phát hiện dị tật đường
ruột.
6. Chuyển hóa:
Trao đổi nước: Tỷ lệ nước > trẻ lớn; 77,3%/đủ tháng, 68%/trẻ lớn.
Phân phối nước/cơ thể cũng khác:
Trong tế bào Ngoài tế bào
Trẻ lớn
Sơ sinh đủ tháng
50%
40%
20%
30%
Tỷ lệ nước ngoài tế bào cao → dấu mất nước có rất sớm và phục hồi cũng rất nhanh.
Trẻ sơ sinh, nhất là sinh non: rất dễ phù/những giờ đầu sau sinh (ứ nước), sụt nhiều cân sinh
lý/những ngày sau (do thận thải nước tốt hơn)
Nhu cầu nước
Ngày 1: 60ml/kg; Ngày 2: 80ml/kg; Ngày 3: 100ml/kg
Ngày 4-5: 120ml/kg; Ngày 6-7: 140ml/kg
Tuần 2-3: 150ml/kg; Tuần 4: 160ml/kg
Khả năng tiêu thụ nước: tế bào từ 10-15% cân nặng (người lớn 2-4%)
Các chất khoáng
Ca và P: mẹ cho con chủ yếu/2 tháng cuối thai kỳ. →trẻ sinh trước tháng thứ 8: dễ bị
thiếu Ca và P, càng non, càng thiếu nhiều
Nhu cầu về Ca và P ở trẻ sơ sinh rất cao
Ca: 300-600mg/ngày
P: 200 - 400mg/ngày
Các chất khoáng:
* Sữa mẹ: rất ít Ca và P nhưng đủ vitamin D → Ca và P được hấp thụ đầy đủ ở
ruột→ bú mẹ ít bị bệnh còi xương
Sữa bò: rất nhiều Ca và P nhưng lại thiếu vitamin D
Khi nuôi bằng sữa bò: bổ sung thêm vitamin D 1000 đơn vị/ ngày, liên tục cho đến
tuổi ăn dặm
Nên bổ sung các chất trên/phối hợp sữa mẹ và sữa bò nếu tốc độ phát triển nhanh
(trẻ sinh non sau 1 tháng tuổi), vì sữa mẹ đơn thuần không cung cấp đủ nhu cầu về
Ca, P và vitamin D.
Tuyến phó giáp trạng dễ bị suy do phải tăng hoạt động để bù trừ tình trạng bị thiếu
Ca và P thường
* Na và K :
• Nhu cầu rất thấp: 3 mEq (đủ tháng), 1-2 mEq (sinh non)/kg/ngày →trong tuần lễ
đầu, khi điều trị mất nước chỉ nên bù Na và K theo điện giải đồ, tránh tình trạng
thừa Na và K
• Thận thải Kali chậm → để tránh tăng K+ máu không nên bơm Kali trực tiếp vào
tĩnh mạch mà chỉ nên nhỏ giọt dung dịch [ K+] < 4mEq/100ml
Các loại Vitamin:
– Mẹ ăn uống đủ, dù sinh non, trẻ cũng được cung cấp đủ các loại vitamin
– Nếu thiếu ăn, hoặc trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, nên cung cấp thêm cho trẻ:
• vitamin C: 0,05g/ngày để (tổng hợp các men)
• vitamin D: 1000 đơn vị/ngày cho tuổi ăn dặm
• vitamin K1: 1mg ngay lúc chào đời, nhất là ở trẻ sinh quá non, ruột
chưa tổng hợp được vitamin K
• Vitamin E: 25-50 đơn vị/ngày, giúp bảo vệ hồng cầu không bị vỡ dễ
dàng . Vỡ hồng cầu do 3 yếu tố: thành phần lipid của màng hồng cầu, tác
nhân gây peroxyd hóa lipid và vitamin E . Vitamin E giúp chống lại
phản ứng peroxyd đối với hồng cầu. thiếu màng hồng cầu dễ vỡ mỗi khi
tiếp xúc với chất oxyd hóa.
Acid béo không bão hòa tăng nhiều→ nhu cầu vitamin E tăng
Thiếu vitamin E → huyết tán
Glucid: chủ yếu cho mẹ cung cấp qua nhau thai.
– Khả năng dự trữ dạng glycogen # 34g→ Hạ đường huyết rất hay xảy ra ở trẻ sinh
non.
– Nguồn dự trữ glycogen do chuyển hóa các chất protid, lipid → nên cho trẻ ăn
sớm, nhất là khi có hạ đường huyết, nên truyền thêm plasma nếu phải nuôi ăn
TM > 3 ngày.
– Sơ sinh dễ bị hạ đường huyết, bình thường lượng đường trong máu trẻ đủ tháng
70 mg % .
Protid:
– 5 ngày đầu: hầu như không có chuyển hóa protid do thiếu các men cần thiết (sinh
non: càng kém)
– Được cung cấp chủ yếu qua ăn uống
– Tỷ lệ hấp thụ sẽ giảm nếu đưa protid vào cơ thể quá ngưỡng cho phép
– Bình thường hấp thụ protid # 80 - 90%, ngưỡng cho phép ở trẻ đủ tháng là
4g/kg/ngày .
- Nhu cầu: 3g/kg/ngày.
- Lượng protid bình thường/máu: 5-6g%/trẻ đủ tháng;
Lipid:
– Ngay ngày đầu: Trẻ rất cần lipid để chống hạ nhiệt cơ thể (glucose không đáp
ứng đủ)
– Ruột/sơ sinh hấp thụ 20 - 50 % chất lipid. Chủ yếu là các lipid thực vật (dầu đỗ
tương, olive...) và sữa mẹ; lipid sữa bò hấp thụ kém hơn
– Acid linoleic (tỷ lệ cao trong sữa mẹ): rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể và
chống lạnh
– Nuôi ăn TM kéo dài: dùng chất intralipit 20% được chế từ dầu hóa hướng dương.
7. Thần kinh:
Bắt đầu phát triển: tháng thứ hai/thai kỳ, chấm dứt lúc trẻ trưởng thành.
4 giai đoạn phát triển:
a. Phân chia & di chuyển tế bào: tháng thứ 2 – 5/thai kỳ
b. Biệt hóa và tăng số lượng TB: tháng thứ 5/thai kỳ → 6 tháng tuổi
c. Myelin hóa dây thần kinh: sau sinh & kết thúc lúc 1 tuổi
d. Trưởng thành tổ chức não: sau khi ra đời & tiếp tục đến thành niên.
Bề mặt não ít nếp nhăn , mật độ neuron giảm dần và kích thước neuron tăng dần theo tuổi
thai, chuyển hóa ái khí chưa đồng bộ (chuyển tiếp), mạch máu có tính thấm cao (thiếu men
Esterase carboxylic) → rất dễ bị xuất huyết não, albumin dễ vào dịch não tủy.
Số tế bào/mm3 não: ↓ dần/ quá trình lớn lên, thể tích tế bào ↑, các dây thần kinh dài thêm và
phân chia nhiều nhánh.
Nếu não bị tổn thương sớm/ thời kỳ sơ sinh: rất nhiều tế bào bị ảnh hưởng và di chứng thần
kinh sẽ rất nặng so với trẻ lớn;
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng sớm/ thời kỳ sơ sinh: tổ chức não chậm phát triển → ảnh hưởng
đến trí thông minh và tương lai của trẻ → tránh và tích cực điều trị bệnh suy dinh dưỡng, hiện
tượng thiếu oxy và hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh.
8. Thận:
Bào thai: tế bào thận to, vuông, mao mạch ít, chức năng lọc kém ◊ mỏng dần, dẹp, mao mạch
tăng và chức năng lọc mới đáp ứng yêu cầu
Sơ sinh: chức năng cầu thận kém, giữ lại hầu hết các điện giải, kể cả các chất độc, nước tiểu
gồm toàn nước loãng → không dùng các loại thuốc chứa morphin, các kháng sinh độc… Nếu
có dùng, nên dùng liều phù hợp
Tỷ trọng nước tiểu giảm dần với tuổi: 1.003/trẻ lớn, 1.002/đủ tháng và 1.0015/trẻ sinh non
Độ thẩm thấu nước tiểu: 450-650 mOsm/l
Thận giữ điện giải →kali máu thường cao và rất ít gặp hạ kali; giữ natri →tăng natri giả tạo:
- Sau kiềm hóa máu bằng bicarbonat natri
- Sau thay sữa mẹ bằng sữa bò → giữ nước & lên cân (natri/ sữa bò cao gấp 4 lần).
Giữ H+ → rất dễ bị toan máu/suy hô hấp, mất nước, suy dinh dưỡng v..v…
Sau ngày thứ 3: thải nước rất dễ dàng (50%)→ không ứ nước nếu dùng nhiều nước
Đào thải nước tiểu: Bình thường, trẻ tiểu lần đầu ngay tại phòng sanh. Đại đa số trẻ tiểu
trong vòng 24 giờ đầu. Nếu sau thời điểm này mà trẻ vẫn chưa tiểu, cần chú ý tìm xem có cầu
bàng quang không và phải tìm phát hiện dị tật đường tiết niệu. Số lượng nước tiểu tăng dần
theo ngày tuổi của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng hoặc già tháng tiểu ít hơn bình thường vì thiếu
nước.
9. Nội tiết :
• Sinh dục: Dù trai hay gái, trẻ có ít nhiều có nội tố nữ, folliculin, của mẹ truyền qua nhau
thai → tuyến vú của trẻ có hiện tượng sưng to, và các em gái có thế có kinh nguyệt trong
10-12 ngày đầu
• Tuyến yên: hoạt động ngay từ những phút đầu giúp trẻ thích nghi tốt với môi trường
ngoài, ngay cả trẻ sinh non cũng thích nghi tốt
• Tuyến giáp: hoạt động từ ngày thứ 3 của bào thai, thyroxin có từ tháng thứ 6-8 thai kỳ.
– Khi ra đời: nếu nhiệt độ bên ngoài quá thấp → tuyến giáp tiết nhiều thyroxin
• Tuyến phó giáp: điều hòa lượng Ca và P trong máu, từ các dự trữ ở xương. Trẻ sinh non
thường xuyên bị đe doạ thiếu Ca máu → rất dễ bị suy tuyến phó giáp
• Tuyến tụy: hoạt động từ những giờ đầu sau sinh. chất tiết chủ yếu là Insulin. Men tiêu
hoá được tiết muộn hơn
– Sơ sinh rất dễ bị hạ đường huyết: thiếu cung cấp và tăng sử dụng và tăng lượng
Insulin trong máu
• Thượng thận: kích thước tương đối to và hoạt động sớm, cả bộ phận vỏ và tủy
– Glucocorticoid gia tăng tổng hợp protid và giúp trẻ sinh non tăng cân nhanh
• Nhau thai: từ tháng thứ tư của bào thai.
– Progesteron và prolactin được nhau thai tiết ra giúp thai nhi chuyển hóa các chất
đạm, mỡ, đường, cũng như các chất TSH của tuyến yên, các chất của nhau thai,
huy động dự trữ mỡ và tiết kiệm sự tiêu hóa các chất đạm, đường
10. Biến động về sinh dục:
Trong thời kỳ bào thai, sơ sinh chịu ảnh hưởng của nội tiết của mẹ nên sau sanh có thể có
những biểu hiện
Hiện tượng cương vú, thấy cả ở bé trai lẫn bé gái, vú căng phồng, nặn có ít sữa non.
Tinh hoàn có nước ở bé trai. Tình trạng này sẽ hết vào khoảng tháng thứ hai - tháng thứ ba
sau sanh, không cần điều trị.
Sung huyết và phì đại môi lớn, âm hộ ở bé gái. Một số ít trường hợp có thể có ra ít huyết ở
âm đạo. Trường hợp này cần phân biệt với xuất huyết đường tiêu hóa để xử trí kịp thời.
11. Miễn dịch :
Sơ sinh có sức đề kháng kém
– Da mỏng, độ toan thấp, ít có tác dụng diệt khuẩn
– Niêm mạc dễ xây xát, dễ bị viêm loét.
– Miễn dịch tế bào: có từ trong bào thai, chỉ có tác dụng sau sinh, rất kém nếu trẻ
sinh thiếu tháng
• Phản ứng tăng bạch cầu khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thực bào lại
rất kém: sau 24 tháng mới hoàn chỉnh
– Miễn dịch huyết thanh: bào thai tạo được các IgG và IgM từ tháng thứ 6 và IgA
từ tháng thứ 8, không đáng kể. (sau 12 tháng: IgG # 60%, IgM # 80%, IgA #
20% so người lớn)
Trẻ sơ sinh chủ yếu sử dụng IgG của mẹ (qua nhau) giảm dần và mất hẳn lúc 6 tháng tuổi.
IgG có tác dụng chủ yếu đối với Gram (+). Đối với vi trùng Gram (-) phải cần đến IgM →
vi trùng Gram (-) thường gây nhiễm nặng và tử vong cao
Do trẻ sơ sinh sản xuất các globulin MD kém → bắt đầu tiêm phòng từ 2 tháng tuổi, trừ
một số bệnh như lao cần tiêm phòng ngay sau sinh vì mẹ không truyền kháng thể cho con,
mà bệnh thì rất nguy hiểm cho lứa tuổi này
12. Điều hòa thân nhiệt :
Khi ra đời, trẻ rất dễ bị mất nhiệt, nhưng khả năng tạo nhiệt lại kém→ dễ bị rối loạn điều hoà
thân nhiệt
Chuyển hóa đạm, mỡ, đường→ chống lạnh
Dự trữ các chất này rất ít: chỉ đủ cho 2 - 3 giờ đầu sau sinh→ bảo đảm To tối ưu ở môi
trường: 28 - 300C/trẻ đủ tháng và 30 - 330C/trẻ sinh non
Nhu cầu năng lượng (tính theo Kcalo/kg) tăng dần theo tuổi và theo cân nặng, được phân
phối cho các hoạt động cần thiết như: chuyển hóa cơ bản, vận động, tiêu hóa và tăng trọng
Năng lượng trong những ngày đầu: chủ yếu từ đường. Thiếu →huy động từ các dự trữ mỡ
vùng bả vai, trung thất, quanh thận... và cuối cùng: từ dự trữ đạm → Cho trẻ ăn sớm, ngay
sau sinh ở trẻ đủ tháng và 2-3 giờ ở trẻ sinh non dưới 1500g. Không ăn được ◊ nuôi qua
đường tĩnh mạch
13. Hiện tượng vàng da:
Những ngày sau sanh, hồng cầu của trẻ sơ sinh bị vỡ, giải phóng ra các sắc tố mật gây nên
hiện tượng vàng da sinh lý. Ở trẻ đủ tháng, vàng da bắt đầu xảy ra ngày thứ hai - thứ ba sau sanh
và chấm dứt khoảng ngày thứ tám - thứ mười. Nước tiểu trẻ vàng chứng tỏ có sự chuyển hóa
bilirubin theo nước tiểu ra ngoài.
Ở trẻ non tháng, hiện tượng vàng da kéo dài hơn do gan chưa trưởng thành để tạo ra men
glucuronyl transferase.
Trong trường hợp vàng da xuất hiện sớm trong vòng 36 giờ đầu sau sanh, có thể do nhiễm
trùng sơ sinh, bất đồng nhóm máu Rhésus hay nhóm máu ABO, thiếu hụt men G6PD (gluco-
6 phosphat déhydrogenase) bẩm sinh.
IV. CÁCH KHÁM MỘT TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG:
1. Kiểm tra và xử trí ngay các dấu hiệu cấp cứu:
dấu hiệu cấp cứu Xử trí ngay lập tức
Ngưng thở, ngưng tim hoặc Hồi sức ngưng tim, ngưng thở
Thở hước hoặc
Thở chậm < 20 lần/ph, tím tái
Cung cấp oxy
Trẻ đang co giật
Thông đường thở, Oxy, Dextrostix,
Phenobarbital
2. Tổng trạng : bé hồng hào, vận động tốt tay chân, khóc to, phản xạ tốt.
3. Khám các cơ quan:
3.1.Hô hấp:
Đếm nhịp thở trong 1 phút:
- Bạn phải đếm nhịp thở trong vòng một phút để xác định xem trẻ có thở nhanh hay
không. Nếu lần đầu trong một phút đếm được 60 lần hoặc < 30 lần, hãy đếm lại. Nếu lần sau
cũng đếm được ( 60 lần trong một phút, có nghĩa là trẻ thở nhanh. Nếu lần sau cũng đếm
được < 30 lần trong một phút, nghĩa là trẻ thở chậm.)
- Thời gian cơn ngưng thở: Cơn ngưng thở >20 s hoặc kèm nhịp tim < 100 /ph hoặc
tím tái→ Cơn ngưng thở nặng.
Tìm dấu hiệu rút lõm ngực nặng:
Quan sát cách thở của trẻ ở thì hít vào, nhìn vào phần dưới lồng ngực, trẻ có dấu
hiệu rút lõm lồng ngực nặng nếu phần dưới lồng ngực lõm vào khi trẻ hít vào, dấu hiệu này
có thường xuyên, rất rõ ràng và dễ nhìn thấy.
Đây là dấu hiệu của viêm phổi và bệnh nặng ở trẻ nhỏ.
Hình 1: Lồng ngực trẻ thì thở vào: Bình thường (2A) và rút lõm ngực nặng (2B).
Tìm dấu hiệu phậm phồng cánh mũi: Sự mở rộng của lỗ mũi khi trẻ thở vào.
Hình 2: Cách mũi trẻ thì thở vào: và mở rộng (3B)
Tìm và nghe tiếng thở rên:
Tiếng thở rên là một âm thanh nhẹ ngắn do nắp thanh môn đóng một phần vào đầu thì
thở ra. Nếu trẻ có thở rên, bạn sẽ nghe tiếng rên thô ráp thì thở RA.
Tím tái: Quan sát môi và niêm mạc, đầu chi trẻ .
Đo SpO2: + Nếu trẻ sanh mổ chủ động chưa chuyển dạ? Hít ối phân su? Trẻ gần đủ
tháng hoặc già tháng. Khởi phát SHH trong 12g đầu sau sinh + SpO2 dao động, thiếu oxi
máu nặng, tím không tương xứng mức độ khó thở, T2 mạnh,SpO2 trước ống ĐM -tay P và
sau ống ĐM >10% :CAO ÁP PHỔI TỒN TẠI.
+ SpO2 < 90% : suy hô hấp.
Sùi bọt cua, tím hay sặc khi bú : teo thực quản.
2.2. Tuần hoàn:
Tìm dấu thời gian phục hồi màu da:
Dùng ngón tay cái ấn nhẹ vùng trán, trước xương ức trong 5 giây. Bình thường, màu da
sẽ phục hồi sau 1 đến 2 giây. Khi thời gian này kéo dài chứng tỏ giảm cung lượng tim: nếu 3
đến 4 giây là dấu hiệu giảm mức trung bình, nếu trên 5 đến 6 giây là dấu hiệu giảm nặng.
Lưu ý: Không nên ấn lòng bàn tay, bàn chân vì trẻ sơ sinh tăng kiểm soát vận mạch
ngoại biên và tưới máu đến chi có thể giảm nếu bị lạnh, hạ đường huyết , …
Xác định tim bên (P) hoặc (T)
Tìm dấu tim nhanh: (+) trước tụt huyết áp / nhiễm trùng huyết
Tìm PDA: Nghe âm thổi khi kháng lực mạch máu phổi giảm ( N2 – N3 sau sanh),
Mạch nảy mạnh
Sờ M bẹn, cánh tay: mạch 4 tứ chi không đều→ hẹp eo ĐMC
Thở rên, Nhịp tim nhanh/ gallop , gan to : Sốc tim
Tím môi, đầu chi: TBS tím, Methemoglobin
3.3.Thần kinh:
 Co giật
 Trẻ có bú kém hoặc bỏ bú:
 Quan sát: Xem trẻ có ngủ li bì hay khó đánh thức không?
 Sờ xem trương lực cơ có bình thường không?
 Tìm và khám dấu hiệu thóp phồng:
 Khám phản xạ nguyên phát:
3.4.Vàng da:
 Kiểm tra dấu hiệu vàng da dưới ánh sáng mặt trời.
• Bạn nhìn từ mặt, cổ, ngực, bụng, chân, tay, lòng bàn chân, lòng bàn tay xem có vàng
không.
• Nếu không rõ, bạn có thể dùng ngón tay ấn nhẹ nhàng vào vùng da trong 3 giây, sau đó
thả ra, quan sát nhanh xem vùng da vừa ấn có máu trắng hay bị nhuộm vàng.
• Phân loại vàng da
Dấu hiệu Phân loại
Vàng da mặt ở trẻ < 1 ngày tuổi.
Vàng da nặngVàng da đến tay và chân ở trẻ 2 ngày tuổi
Vàng da đến lòng bàn tay, lòng bàn chân ở trẻ > = 3 ngày
tuổi
Vàng da sau 48 giờ và không vàng da bàn tay bàn chân Vàng da
3.5.Tiêu hóa:
 Tìm dấu bụng chướng: Quan trọng là nhìn bụng trước khi sờ. Bụng chướng vì dịch
(dịch, máu), hơi (thủng ruột, teo tắc ruột), tạng (gan, lách to, u). Gan to nếu trên 2 cm
dưới bờ sườn phải.
 Tìm dấu bụng xẹp
 Tìm dấu viêm: Thành bụng đỏ
 Sờ u bụng: Thận (55%)
 Nghe Nhu động ruột:
• Bình thường: 10 – 30 tiếng ruột/phút
• Giảm: Liệt ruột, viêm ruột hoại tử
3.6. Da niêm:
 Quan sát rốn:
 Tìm các mụn mủ ở da:
 Da đỏ: Đa hồng cầu? Tăng Oxy? Tăng thân nhiệt?
 Da tái: Thiếu máu? Ngạt? Sốc? PDA?
 Da tím:
 Tìm tử ban điểm:
 Bầm máu chổ chích: Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC)
 Da nổi bông: Hạ thân nhiệt? Giảm thể tích? Nhiễm trùng huyết?
3.7. Kiểm tra vấn đề khác:
 Kiểm tra dị tật:
• Dị tật bẩm sinh nhẹ: sứt môi, chẻ vòm, chân khoèo, thừa hoặc thiếu ngón, bướu máu.
• Dị tật bẩm sinh nặng: thoát vị tủy màng tủy, thoát vị rốn, hở thành bụng, không hậu môn
• Tai đóng thấp thường kèm dị tật bẩm sinh nặng.
• Trật khớp háng bẩm sinh: Nghiệm pháp Ortolani để xác định chỏm xương đùi có bị trật
ra sau không. Khớp háng được gập 90 độ, ngón hai và ba ấn lên đầu xương đùi, bàn tay
ấn lên thân xương đùi trong khi dạng khớp háng. Nghiệm pháp dương tính với tiếng lách
cách khi đầu xương đùi trượt trên bờ ổ khớp và bị trật khớp.
 Quan sát các cử động: có bình thường và cân xứng không ?
Hình 4: Liệt mặt bên phải (A). Liệt thần kinh cánh tay (B).
Tư thế bình thường của trẻ sanh ngôi mông (C)
 Tìm các dấu sưng nề, bầm tím do sang chấn sản khoa:
V. CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH THIẾT YẾU:
1. Đảm bảo vệ sinh để ngừa Nhiễm trùng :
a/ Sanh sạch:
 Phòng sanh, bàn sanh, bàn sơ sinh sạch.
 Bàn tay người đỡ đẻ: Rửa tay trước khi đỡ sanh, chăm sóc trẻ
 Vùng tầng sinh môn: Rửa bằng nước sạch, xà bông
 Dụng cụ hồi sức sơ sinh: sạch, khô
 Dụng cụ sanh: vô trùng
b/ Săn sóc rốn:
 Rốn: Con đường chính dẫn đến Nhiễm trùng sơ sinh.
 Chăm sóc rốn mỗi ngày, tháo kẹp rốn khi rốn khô, không nên băng kín rốn, không
đắp gì lên cuống rốn
 Bộ chăm sóc rốn vô trùng
 Dung dịch sát trùng rốn: Cồn 70° , Cồn Iod 2%
c/ Săn sóc mắt, da:
 Bệnh lây truyền qua đường sinh dục: Viêm kết mạc do Neisseria gonorrhea,
Chlamydia trachomatis
 Nhỏ mắt = Nitrate bạc 1%, mỡ Tetracyclin 1%, mỡ Erythromycin 0,5%.
 Tắm trẻ, Chăm sóc da
2. Thực hiện tốt hồi sức tại phòng sanh:
 Trẻ không khóc, không thở hoặc thở nấc/ 30 giây sau sanh & sau khi lau khô: hồi sức
ngay: Hút miệng mũi, thông khí áp lực dương
 Cần quyết định hồi sức trong 1 ph đầu sau sanh, trước khi đánh giá Apgar
 HSSS cơ bản: Giúp 2/3 trẻ sanh ngạt tự thở được
3. Dinh dưỡng đúng
 Nuôi con bằng SM sớm, hoàn toàn
 Cử bú đầu /30ph-1 giờ sau sanh
 Cho bú theo nhu cầu, tư thế ngậm bắt vú đúng
 Không dùng bình sữa, núm vú cao su.
 Không dùng các thức uống khác.
4. Phòng & điều trị hạ thân nhiệt
 Chổ sanh ấm
 Lau khô trẻ với khăn ấm
 Tiếp xúc da qua da, mặc áo ấm
 Tắm muộn
5.Tiêm chủng
 TB Vitamin K 1mg sau sanh.
 BCG, Bại liệt uống, VGSV B lúc sanh
6. Điều trị trẻ SS bệnh:
Tìm các dấu hiệu nguy hiểm:
 Bú kém, bỏ bú.
 Thở bất thường: Thở nhanh, co kéo.
 Co giật
 Lừ đừ, ít cử động, khóc thét, khóc yếu.
 Sốt > 37°5C hoặc hạ thân nhiệt < 36°C.
 Vàng da N1/ Vàng da lòng bàn tay, bàn chân
 Ói, tiêu chảy, chướng bụng
 Rốn đỏ, chảy mủ/ quầng đỏ quanh rốn
 Mủ da, mủ mắt
9. Chuyển viện: an toàn, giữ ấm, phòng hạ đường huyết
B. TRẺ SƠ SINH NON THÁNG
I. ĐỊNH NGHĨA:
Trước đây, người ta quy định trẻ non tháng là những trẻ có cân nặng lúc sanh dưới 2.500g.
Từ năm 1960 trở đi, định nghĩa đơn giản như vậy không thật chính xác nên Tổ chức Y Tế Thế
Giới (WHO) đã định nghĩa dựa trên tuổi thai, nếu trẻ sanh trước tuần thứ 37 (tính từ ngày đầu của
kỳ kinh cuối) là trẻ non tháng.
Tuy nhiên, trong trường hợp không nhớ ngày kinh cuối, có thể dựa vào các dẫn chứng lâm
sàng, hình thái bên ngoài và biểu hiện về thần kinh để xác định tương đối chính xác tuổi thai.
Cần phân biệt trẻ non tháng với trẻ nhẹ cân so với tuổi thai (trẻ yếu ớt có kèm suy dinh
dưỡng bào thai).
Nguyên nhân gây sanh non:
• Mẹ: điều kiện sống kinh tế xã hội thấp, phải làm việc nhiều lúc mang thai, mẹ bị suy dinh
dưỡng, tiền sản giật, sản giật,thiếu máu, chế độ chăm sóc y tế không đảm bảo, mẹ mang
thai trong độ tuổi thiếu niên, khoảng thời gian giữa các lần mang thai quá gần nhau, mẹ
nghiện rượu ,thuốc lá, bệnh mạn tính, mẹ tiểu đường, mẹ bị nhiễm trùng toàn thân, nhau
tiền đạo, nhau bong non, đa/thiểu ối.
• Phần phụ: dị dạng tử cung, u xơ tử cung, bất thường của bánh nhau…
• Thai: nhiễm trùng bào thai, đa thai, thai dị dạng…
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA TRẺ NON THÁNG
1. Chức năng hô hấp:
Thể tích thở mỗi lần/ sinh non< 1500g: 15ml.
Thể tích thở tăng khi trẻ khóc:
Trẻ sinh non <1000g: rất ít
Từ 1000 đến 1500g: #30-60ml
Trên 2000g: 50-80ml
Trẻ sinh non: có thể bị xẹp phổi từng vùng nhất là ở hai bên cột sống sau lưng → tim tái →
nên thay đổi tư thế nằm.
Chức năng hô hấp của trẻ non tháng còn rất non yếu. Trẻ dễ bị suy hô hấp vì
(1) Lồng ngực dễ biến dạng, xương sườn còn mềm, các cơ gian sườn còn yếu.
(2) Phổi chưa dãn nở tốt, các phế nang chưa trưởng thành, trung tâm hô hấp chưa hoàn
chỉnh.
Quan sát một trẻ non tháng, ta thấy trẻ thở bằng họng, phình bụng lên khi hít vào. Nhịp thở
có chu kỳ, có lúc thở nhanh gấp, sau đó chậm dần rồi ngưng khoảng vài giây. Cơn ngưng thở có
thể kèm tím tái hoặc không. Ngưng thở dưới 15 giây không được xem như bệnh lý. Ngược lại,
nếu cơn ngưng thở kéo dài trên 20 giây hoặc kèm theo nhịp tim chậm sẽ dễ gây những ảnh hưởng
thần kinh, cần được theo dõi sát và xử trí ngay.
Bệnh lý hệ hô hấp của trẻ non tháng hay gặp là bệnh màng trong do nhu mô phổi không thể
dãn nở đủ để trao đổi không khí.
2. Chức năng điều hoà thân nhiệt:
Trẻ non tháng dễ bị hạ thân nhiệt vì:
(1) Trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não còn non yếu.
(2) Khi bị nhiễm lạnh, trẻ không thể run cơ để sinh nhiệt chống lại lạnh.
Trẻ càng non tháng, trung tâm điều hòa thân nhiệt càng chưa hoàn chỉnh.
Giảm vận động và trương lực cơ yếu làm trẻ khó sản sinh ra nhiệt.
Diện tích da lớn so với cân nặng trẻ, kèm lớp mỡ dưới da kém phát triển nên trẻ rất dễ mất
nhiệt.
Tích lũy mỡ tăng ở giai đoạn cuối của thai kỳ nên lượng mỡ tăng mà vẫn không đủ dự trữ ở
trẻ non tháng.
Nếu nhiệt độ trung tâm của trẻ xuống dưới 35,5°C, sẽ gây nên hàng loạt biến chứng ở hệ
hô hấp, hệ thần kinh và gây xuất huyết não. Vì vậy, việc theo dõi, ủ ấm, lau khô trẻ ngay sau sanh
là một việc làm rất quan trọng đối với trẻ non tháng. Nếu tiết trời lạnh, nhiệt độ bên trong phòng
phải được giữ tối thiểu là 24°-26°C. Trẻ mới sinh ra phải được ủ ấm và đặt trên bàn có đèn sưởi.
Nếu đặt trẻ non tháng trong lồng kính thì nhiệt độ trong lồng phải đạt được 34°-35°C lúc đầu.
3. Chức năng tuần hoàn:
Các mao mạch mỏng manh dễ vỡ.
Các yếu tố đông máu thiếu hụt và giảm ở trẻ non tháng.
Lượng vitamin K và prothrombin thấp nên trẻ non tháng dễ bị xuất huyết.
ECG: trục ưu thế P/ trẻ non tháng
Lượng máu/trẻ : có thể 85ml/kg.
4. Chức năng gan và tiêu hóa
Enzym để chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp bị thiếu hụt và kém hoạt
tính nên trẻ non tháng dễ bị vàng da nặng và kéo dài. Vì vậy, chúng cần được theo dõi thường
xuyên lượng bilirubin tự do trong huyết tương. Sử dụng phương pháp rọi đèn sớm, truyền tĩnh
mạch dung dịch albumin sẽ làm giảm được tình trạng vàng da, giảm được tỉ lệ phải thay máu cho
trẻ sơ sinh.
Thể tích dạ dày nhỏ, dạ dày nằm ngang, các men tiêu hóa còn thiếu hụt đòi hỏi trẻ non
tháng phải được cho ăn từng ít một và ăn nhiều lần. Độ acid trong dạ dày kém, thiếu men tiêu hóa
và hấp thu không hết thức ăn - dù là sữa mẹ - nên trẻ dễ bị nôn ói, chướng bụng và rối loạn tiêu
hóa
Do lượng glycogen dự trữ trong gan giảm nên trẻ non tháng dễ bị hạ đường huyết.
5. Đặc điểm về chuyển hóa các chất :
Trẻ sơ sinh, nhất là sinh non: rất dễ phù/những giờ đầu sau sinh (ứ nước), sụt nhiều cân
sinh lý/những ngày sau (do thận thải nước tốt hơn)
– Ca và P: mẹ cho con chủ yếu/2 tháng cuối thai kỳ. → trẻ sinh trước tháng thứ 8: dễ bị
thiếu Ca và P, càng non, càng thiếu nhiều
– Fe: mẹ cung cấp trong 2 tháng cuối thai kỳ,
+ Càng sinh non trẻ càng dễ bị thiếu Fe.
+ Dự trữ sắt: #106mg%/non tháng, đủ cho trẻ sanh non không bị thiếu máu/ 1 → lưu ý
thiếu máu sau 1 tháng tuổi/trẻ sinh non (điều trị bằng truyền máu) và viên sắt uống chỉ có
khả năng hấp thụ/ruột sau 2 tháng tuổi.
6. Hệ thống miễn dịch:
Hệ thống miễn dịch tế bào còn rất yếu. Khả năng thực bào, diệt khuẩn đều chưa hoàn thiện.
Mặt khác lượng globulin miễn dịch dịch thể (IgG) từ mẹ qua thai còn rất ít nếu là non
tháng. Hậu quả là trẻ non tháng dễ bị nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong.
III. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TRẺ SƠ SINH NON THÁNG:
1. Hình thể bên ngoài:
Da càng non tháng càng mọng nhiều nước, đỏ mọng, trông thấy các mạch máu bên dưới.
Dưới 30 tuần : da đỏ mọng, nhiều mạch máu, bóng
30- 32 tuần : da mỏng, ít mạch máu hơn
32 - 36 tuần : da dầy hơn, ít bóng, có lớp mỡ dưới da.
Lông tơ có nhiều khi tuổi thai dưới 36 tuần và giảm dần khi tuổi thai lớn hơn.
Chất gây nhiều và khuếch tán ở trẻ non tháng dưới 34 tuần và giảm dần khi tuổi thai càng
lớn.
Sụn vành tai
Dưới 30 tuần : trẻ còn quá non chưa có độ cong của tai. Nếu gập vành tai lại, vành tai sẽ
giữ ở tư thế đó lâu.
30 – 33 tuần : nếu gấp lại, vành tai sẽ từ từ trở lại vị trí cũ.
34 – 36 tuần : vành tai trở lại vị trí cũ nhanh.
Trên 37 tuần : sụn vành tai trở lại vị trí cũ rất nhanh.
Hộp sọ của trẻ non tháng có xương sọ ọp ẹp, dễ bị biến dạng nên khi sanh cần được can
thiệp bằng forceps để bảo vệ hộp sọ.
Mầm vú (có thể sờ nắn bằng hai đầu ngón tay cái và trỏ)
30 - 32 tuần : không sờ thấy mầm vú.
32 - 36 tuần : kích thước mầm vú từ 2mm - 4 mm.
Trên 37 tuần : mầm vú 7mm - 10mm.
Bộ phận sinh dục ngoài
Ở trẻ trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển xuống túi bìu khi tuổi thai ở khoảng 33-34 tuần.
Nếu trẻ sanh sớm hơn, tinh hoàn còn ở trong ổ bụng hoặc trên ống bẹn. Túi bìu chưa có nếp nhăn,
căng bóng và dễ phù nề theo tư thế nằm của trẻ.
Ở trẻ gái, môi lớn chưa che phủ môi nhỏ và âm vật. Trẻ càng non, âm vật càng lộ rõ.
Nếp nhăn ở gan bàn chân
Dưới 36 tuần : nếp nhăn mờ và chỉ có ở 1/3 trước gan bàn chân.
37 - 38 tuần : nếp nhăn có đến 2/3 trước gan bàn chân.
39 - 41 tuần : nếp nhăn rõ và có nhiều ở cả gan bàn chân.
2. Dấu chứng thần kinh:
Những dấu chứng thần kinh sẽ bổ sung các đặc điểm về hình thể bên ngoài để ước tính tuổi
thai.
Tính cường cơ
Tư thế, trẻ càng non, trương lực cơ càng giảm. Trẻ nằm yên, ít cử động. Từ tuần 32, hai chi
dưới mới ở tư thế co và từ tuần 34 - 35 hai tay mới co. Từ trên 37 tuần cho đến đủ tháng, tay chân
co nhiều, chứng tỏ tính cường cơ biểu hiện rõ.
Thử nghiệm gót-tai
Trẻ càng non tháng góc này càng dãn (150°).
Ở trẻ đủ tháng, góc này là 90°.
Góc khoeo ở trẻ dưới 30 tuần đo được 150° và là 90° ở trẻ đủ tháng.
Góc bàn chân-cẳng chân ở trẻ non tháng đo được 40°-50° và 10°-0° ở trẻ đủ tháng.
Các phản xạ thần kinh nguyên thủy được biểu hiện rất yếu hoặc chưa biểu hiện được ở trẻ
non tháng.
Cân nặng và tuổi thai tương ứng (J.B. Jolly, 1985)
Tuổi thai (tuần) Cân nặng Chiều dài Vòng đầu
25 - 26
27 - 28
29 - 30
31 - 32
33 - 34
35 - 36
37 - 38
39 - 41
870g - 950g
1.050g - 1.150g
1.250g - 1.400g
1.550g - 1.700g
1.900g - 2.100g
2.300g - 2.500g
2.900g - 3.100g
3.100g - 3.300g
34cm - 35cm
36cm - 37cm
38cm - 39cm
41cm - 42cm
43cm - 45cm
46cm - 47cm
48cm - 49cm
49cm - 50cm
23cm - 24cm
25cm - 26cm
17cm - 28cm
29cm - 30cm
30cm - 31cm
32,2cm - 32,8cm
33cm - 33,5cm
34cm - 34,8cm
IV. BỆNH LÝ ĐẶC BIỆT Ở TRẺ NON THÁNG:
Hệ cơ quan
chưa trưởng
thành
Vấn đề gặp phải – Nguy cơ
Hô hấp - Ngạt chu sinh: do đáp ứng kém với hô hấp ngoài tử cung.
- Bệnh màng trong: do thiếu surfactant
- Cơn ngưng thở: do cơ chế kiểm soát nhịp thở chưa trưởng thành
- Bệnh phổi mãn.
Thần kinh Ngạt chu sinh, xuất huyết nội so, bệnh chất trắng quanh não thất,
Não non tháng
Tim mạch - Hạ huyết áp: do giảm thể tích, rối loạn chức năng tim mạch, dãn mạch
do nhiễm trùng, thiếu hormone thượng thận, đáp ứng tiết
catecholamines chưa hoàn chỉnh
- Còn ống động mạch.
Huyết học - Thiếu máu
Dinh dưỡng - Hít sặc, Trào ngược dạ dày thực quản, Liệt ruột cơ năng
- Viêm ruột hoại tử
- Khó nuôi dưỡng, châm tăng cân
Chuyển hóa Rối loạn chuyển hóa đường và can-xi, tăng bilirubin gián tiếp
Thận Mất nước, dư dịch, rối loạn điện giải kiềm toan, dễ ngộ độc thuốc:
do tốc độ lọc cầu thận thấp, không khả năng điều hòa nước, điện giải,
kiềm toan.
Điều hòa
thân nhiệt
Dễ bị hạ thân nhiệt hoặc tăng thân nhiệt
Miễn dịch Nhiễm trùng huyết, Viêm phổi, Viêm màng não, viêm khớp, viêm tai
giữa
Nội tiết Thiếu hormone thượng thận, đáp ứng tiết catecholamines chưa hoàn
chỉnh, ...
Mắt, Tai Bệnh lý võng mạc (trẻ < 32tuần hoặc / < 1500g), điếc, ...
V. CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG TRẺ SƠ SINH NON THÁNG.
1.1. Nguyên tắc chăm sóc trẻ sanh non / nhẹ cân:
- Đảm bảo trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.
- Đảm bảo chăm sóc vệ sinh. Tránh gây tổn hại cho trẻ.
- Giảm thiểu thời gian cách ly mẹ con. Chăm sóc bằng phương pháp bà mẹ Kangaroo.
1.2. Các biện pháp chăm sóc và ổn định yếu tố nguy cơ:
 Xử trí tại phòng sanh: tránh mất nhiệt và hồi sức ngay sau sanh thật tốt. Trẻ
sanh non có nguy cơ ngạt chu sinh cao do không thể khởi phát nhịp thở sau sanh.
Nếu trẻ có biểu hiện suy hô hấp ngay sau sanh: cho thở oxy & chuyển đến nơi có
thể thở NCPAP ngay.
 Ổn định thân nhiệt : Nếu trẻ cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc cách ly: nên dùng
lồng ấp hơn là giường sưởi để giảm độ mất nước không nhận biết qua da, tránh
những kích thích không cần thiết & tiếng động (nhất là các trẻ rất nhẹ cân). Sự
dụng phương pháp bà mẹ Kangaroo để giữ ấm cho các trẻ đã qua giai đoạn bệnh
nặng (Phương pháp kangaroo: mô phỏng cách của chuột túi mang con trước
bụng, cho phép trẻ non tháng hay rất nhẹ cân được đặt nằm thường xuyên giữa
hai vú mẹ( có thể dùng một băng thun) với điều kiện trẻ ổn định, không có những
bệnh lý cần phải được theo dõi tích cực..)
 Dinh dưỡng : tốt nhất là nuôi bằng sữa mẹ.
 Ổn định các yếu tố nguy cơ : suy hô hấp, nhiễm trùng, viêm ruột hoại tử, thiếu
máu…
VI. CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU:
SS nguy cơ cao( non tháng, lớn hay nhẹ cân so tuổi thai…) đều có tiên lượng sớm lẫn lâu
dài xấu hơn các trẻ khác. Trẻ sống với các di chứng thể chất thần kinh và tâm thần vận động là
nổi khổ tâm cho bản thân trẻ, gia đình và xã hội, ngoài ra còn là gánh nặng về kinh tế.
Đại đa số yếu tố đưa đến thai nguy cơ cao có thể được dự phòng. Trên cơ sở hiểu biết về
dịch tể học, bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh, chúng ta cần phải có các phương pháp phòng ngừa
bằng chăm sóc sức khỏe ban đầu ở nhiều cấp độ như sau:
6.1 Phòng ngừa cấp 0: Sử dụng các biện pháp nhằm lọai trừ các yếu tố nguy cơ gây bệnh
hoặc không cho các yếu tố đó xuất hiện bằng cách nâng cao mức sống kinh tế, y tế, văn hóa, xã
hội, cải thiện môi trường sống, giải quyết tệ nạn nhà ở ổ chuột, tránh môi trường đông đúc chật
chội… Đây là vấn đề quan trọng cần được thật sự quan tâm phối hợp của toàn thể cộng đồng.
6.2 Phòng ngừa cấp 1: áp dụng các biện pháp tăng cường sưc khỏe cho toàn dân, huy
động các phương tiện thông tin đại chúng, kêu gọi sự hợp tác hổ trợ đồng bộ của nhiều ban ngành
như y tế( liên chuyên khoa sản nhi,dinh dưỡng, da liễu, y học cộng đồng, thông tin, giáo dục và
nhiều cơ quan, đoàn thể xã hội( công đoàn, hội phụ nữ, ban bảo vệ bà mẹ trẻ em…) trên mọi
tuyến cùng nhau:
• Vận động sinh đẻ có kế hoạch để gia đình có điều kiện kinh tế, sức khỏe hơn
nhằm hạn chế tình trạng thai bệnh lý.
• Đẩy mạnh công tác giáo dục giới tính học đường nhằm hạn chế tình trạng mang
thai ở độ tuổi thanh thiếu niên, đẩy lùi các tệ nạn xã hội( mại dâm, rượu, thuốc lá,
ma túy..,)
• Tuyên truyền cho bà mẹ tương lai về tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh thai
nghén( chế độ ăn đủ đạm, sắt, canxi, sinh tố…chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, chủng
ngừa), đăng ký thai nghén( khám thai sớm, khám thai định ký ít nhất 3 lần/ thai
kỳ), sinh tại cơ sở y tế và tầm quan trọng của sữa mẹ.
• Tăng cường tuyên truyền cho cán bộ y tế ở mọi tuyến về tầm quan trọng của
công tác quản lý thai nghén, cung cấp VIT K thường quy cho trẻ sau sinh cũng
như các kiến thức về chăm sóc trẻ SS.
6.3 Phòng ngừa cấp 2: tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ y tế trên mọi tuyến
điều trị để:
• Phát hiện sớm và xử trí kịp thời các trường hợp thai bệnh lý( hội chẩn giữa hai
ekip sản nhi để cân nhắc lợi hại khi quyết định chấm dứt thai kỳ)
• Phát hiện sớm các dấu chứng, triệu chứng nguy cơ nhằm điều trị kịp thời và thích
hợp các bện lý SS.
6.4 Phòng ngừa cấp 3: tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế các biến chứng, phối hợp
tốt với các chuyên khoa có liên quan và gia đình để phục hồi chức năng và khắc phục di chứng
của bệnh…( như chậm phát triển tinh thần vận động, vàng da nhân, bại não, thiếu máu…).

More Related Content

What's hot

XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docxXUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docxSoM
 
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxBệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxSoM
 
CHUYÊN ĐỀ TIỀN SẢN GIẬT
CHUYÊN ĐỀ TIỀN SẢN GIẬTCHUYÊN ĐỀ TIỀN SẢN GIẬT
CHUYÊN ĐỀ TIỀN SẢN GIẬTSoM
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHSoM
 
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPTIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPSoM
 
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMCÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMSoM
 
BỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOABỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOASoM
 
XÁC ĐỊNH TUỔI THAI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
XÁC ĐỊNH TUỔI THAI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUANXÁC ĐỊNH TUỔI THAI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
XÁC ĐỊNH TUỔI THAI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUANSoM
 
CTG ( EFM )
CTG ( EFM )CTG ( EFM )
CTG ( EFM )SoM
 
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯSoM
 
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEIN
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEINBAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEIN
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEINSoM
 
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHPHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHSoM
 
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EMTIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EMSoM
 
BỆNH ÁN TIỀN SẢN GIẬT
BỆNH ÁN TIỀN SẢN GIẬTBỆNH ÁN TIỀN SẢN GIẬT
BỆNH ÁN TIỀN SẢN GIẬTSoM
 
KHÁM THAI
KHÁM THAIKHÁM THAI
KHÁM THAISoM
 
XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN
XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢNXUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN
XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢNSoM
 
TĂNG ÁP PHỔI TRẺ EM
TĂNG ÁP PHỔI TRẺ EMTĂNG ÁP PHỔI TRẺ EM
TĂNG ÁP PHỔI TRẺ EMSoM
 

What's hot (20)

XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docxXUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
 
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxBệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
 
CHUYÊN ĐỀ TIỀN SẢN GIẬT
CHUYÊN ĐỀ TIỀN SẢN GIẬTCHUYÊN ĐỀ TIỀN SẢN GIẬT
CHUYÊN ĐỀ TIỀN SẢN GIẬT
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
 
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPTIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
 
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMCÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
 
BỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOABỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOA
 
XÁC ĐỊNH TUỔI THAI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
XÁC ĐỊNH TUỔI THAI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUANXÁC ĐỊNH TUỔI THAI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
XÁC ĐỊNH TUỔI THAI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
 
CTG ( EFM )
CTG ( EFM )CTG ( EFM )
CTG ( EFM )
 
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEIN
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEINBAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEIN
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEIN
 
Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em
 
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHPHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
 
Hội chứng viêm
Hội chứng viêmHội chứng viêm
Hội chứng viêm
 
Dọa sinh non
Dọa sinh nonDọa sinh non
Dọa sinh non
 
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EMTIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
 
BỆNH ÁN TIỀN SẢN GIẬT
BỆNH ÁN TIỀN SẢN GIẬTBỆNH ÁN TIỀN SẢN GIẬT
BỆNH ÁN TIỀN SẢN GIẬT
 
KHÁM THAI
KHÁM THAIKHÁM THAI
KHÁM THAI
 
XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN
XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢNXUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN
XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN
 
TĂNG ÁP PHỔI TRẺ EM
TĂNG ÁP PHỔI TRẺ EMTĂNG ÁP PHỔI TRẺ EM
TĂNG ÁP PHỔI TRẺ EM
 

Similar to BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH

Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfSơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfHongBiThi1
 
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).pptso sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).pptThi Hien Uyen Mai
 
Cham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So SinhCham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So Sinhthanh cong
 
300 cau hoi cua bo me tre
300 cau hoi cua bo me tre300 cau hoi cua bo me tre
300 cau hoi cua bo me trebigwalltt
 
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAITHAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAISoM
 
1. dac diem tre nhu nhi &amp; cac van de thuong gap
1. dac diem tre nhu nhi &amp; cac van de thuong gap1. dac diem tre nhu nhi &amp; cac van de thuong gap
1. dac diem tre nhu nhi &amp; cac van de thuong gapSoM
 
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶPĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶPSoM
 
Cẩm nang mang thai
Cẩm nang mang thaiCẩm nang mang thai
Cẩm nang mang thaikembo2
 
b2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdf
b2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdfb2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdf
b2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdfChinNg10
 
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thaiY4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thaiLcPhmHunh
 
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thaithay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thaiLcPhmHunh
 
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢNVẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢNSoM
 
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SAU SINH.pptx
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SAU SINH.pptxCHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SAU SINH.pptx
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SAU SINH.pptxhoangminhTran8
 
300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻ
300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻ300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻ
300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻmebeonline
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HÓA TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HÓA TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HÓA TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HÓA TRẺ EMSoM
 
Bai 1. các thoi ky cua tuoi tre
Bai 1. các thoi ky cua tuoi treBai 1. các thoi ky cua tuoi tre
Bai 1. các thoi ky cua tuoi treLe Khac Thien Luan
 
HAU SAN THUONG - kim anh.ppt
HAU SAN THUONG - kim anh.pptHAU SAN THUONG - kim anh.ppt
HAU SAN THUONG - kim anh.pptcacditme
 
Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)
Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)
Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)Phiều Phơ Tơ Ráp
 
Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?
Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?
Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?canxisatvaacidfolicc
 

Similar to BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH (20)

Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfSơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
 
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).pptso sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
 
Cham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So SinhCham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So Sinh
 
300 cau hoi cua bo me tre
300 cau hoi cua bo me tre300 cau hoi cua bo me tre
300 cau hoi cua bo me tre
 
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAITHAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
 
1. dac diem tre nhu nhi &amp; cac van de thuong gap
1. dac diem tre nhu nhi &amp; cac van de thuong gap1. dac diem tre nhu nhi &amp; cac van de thuong gap
1. dac diem tre nhu nhi &amp; cac van de thuong gap
 
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶPĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
 
Sinh lý phát triển trẻ sơ sinh
Sinh lý phát triển trẻ sơ sinhSinh lý phát triển trẻ sơ sinh
Sinh lý phát triển trẻ sơ sinh
 
Cẩm nang mang thai
Cẩm nang mang thaiCẩm nang mang thai
Cẩm nang mang thai
 
b2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdf
b2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdfb2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdf
b2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdf
 
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thaiY4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
 
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thaithay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
 
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢNVẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
 
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SAU SINH.pptx
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SAU SINH.pptxCHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SAU SINH.pptx
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SAU SINH.pptx
 
300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻ
300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻ300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻ
300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻ
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HÓA TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HÓA TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HÓA TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HÓA TRẺ EM
 
Bai 1. các thoi ky cua tuoi tre
Bai 1. các thoi ky cua tuoi treBai 1. các thoi ky cua tuoi tre
Bai 1. các thoi ky cua tuoi tre
 
HAU SAN THUONG - kim anh.ppt
HAU SAN THUONG - kim anh.pptHAU SAN THUONG - kim anh.ppt
HAU SAN THUONG - kim anh.ppt
 
Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)
Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)
Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)
 
Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?
Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?
Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdf
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdfSGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdf
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdfHongBiThi1
 
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdfSGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóSơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóHongBiThi1
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxHongBiThi1
 
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdfSGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdfHongBiThi1
 
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdfSGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdfHongBiThi1
 
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCHTIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCHHoangPhung15
 
SGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdf
SGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdfSGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdf
SGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdfHongBiThi1
 
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdfSGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
SGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfSGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
SGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfHongBiThi1
 
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdfSGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdfHongBiThi1
 
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdfSGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (13)

SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdf
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdfSGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdf
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdf
 
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
 
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdfSGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
 
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóSơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
 
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdfSGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
 
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdfSGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
 
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCHTIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
 
SGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdf
SGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdfSGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdf
SGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdf
 
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdfSGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
 
SGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
SGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfSGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
SGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
 
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdfSGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
 
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdfSGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
 

BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH

  • 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG - THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC ThS.BS. NGUYỄN KIẾN MẬU TK. Sơ Sinh –BV. NHI ĐỒNG 1 MỤC TIÊU Sau khi học xong, học viên có khả năng 1. Định nghĩa được thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng ,trẻ sơ sinh non tháng. 2. Mô tả được những đặc điểm bên ngoài của một trẻ sơ sinh đủ tháng,trẻ sơ sinh non tháng. 3. Trình bày được những đặc điểm sinh lý của một trẻ sơ sinh đủ tháng,trẻ sơ sinh non tháng. 4. Trình bày được cách khám một trẻ sơ sinh đủ tháng ngay sau sanh. 5. Mô tả được những bệnh lý thường gặp ở trẻ non tháng. 6. Trình bày được cách chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh đủ tháng sau sanh. A. TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG I. ĐỊNH NGHĨA Trẻ sơ sinh được xem như đủ tháng khi tuổi thai (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) trong khoảng 37 - 42 tuần, trung bình là 40 tuần hay 280 ngày. Nếu thai khi sanh dưới 37 tuần là trẻ non tháng, còn nếu trên 42 tuần là trẻ già tháng Đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh thay đổi tùy theo tuổi thai, vì vậy có thể dựa vào các dấu hiệu thực thể ở trẻ để có thể xác định tuổi thai một cách gần đúng. II. ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA MỘT TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG: Cân đo Trọng lượng bé gái 2.900g - 3.000g bé trai 3.000g - 3.100g Chiều dài 50cm Vòng đầu 34cm - 35cm Vòng ngực 33cm - 34cm Tiêu chuẩn về hình thể bên ngoài Sụn vành tai cứng, độ cong vành tai tròn đều. Kích thước núm vú - độ nổi cộm ≥ 7mm. Có nhiều nếp nhăn ở khắp lòng bàn chân, ít nhất đến 2/3 sau lòng bàn chân. Bộ phận sinh dục ngoài Ở trẻ gái, môi nhỏ và âm vật được che phủ bởi hai môi lớn. Ở trẻ trai, tinh hoàn đã xuống nằm trong túi bìu, da bìu có nhiều nếp nhăn. Dấu hiệu phụ Tóc trẻ mượt, dài khoảng 2cm. Vầng trán nở nang, rộng. Tiêu chuẩn về trương lực cơ Tư thế trẻ co nhiều hơn duỗi (tăng trương lực cơ). Góc khoeo (góc đùi và cẳng chân): 90° Khi kéo duỗi cẳng tay rồi buông ra, trẻ co cẳng tay lại dù bị kéo duỗi lâu. Dấu hiệu khăn quàng cổ: khuỷu tay không kéo qua đường giữa được. Khi bàn chân trẻ tiếp xúc với mặt phẳng cứng sẽ có sự nhún lên của chi dưới. Thử nghiệm kéo đầu, trẻ sẽ giữ được đầu. Các phản xạ nguyên thủy đều đầy đủ (xem thêm phần sau) III. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG : 1. Hô hấp :
  • 2. Trẻ sơ sinh đủ tháng thở đều, thở nông và chủ yếu là thở bụng, có lúc hơi nhanh, tần số hô hấp khoảng 40 - 50 lần/phút. Tần số này giảm dần cho tới tuổi dậy thì. Thể tích thở mỗi lần/đủ tháng: 30ml; Trẻ thở bằng mũi nên nếu mũi bị tắc nghẽn dễ dẫn đến suy hô hấp. Trẻ đủ tháng: phổi thun dãn tốt, ngực & bụng di động cùng chiều theo nhịp thở. Suy hô hấp → ngực & bụng di động ngược chiều. 2. Tuần hoàn : Bào thai: 46% máu/nhĩ P → T qua lỗ Botal; 42% máu/ĐMP → ĐMC qua ÔĐM → hạn chế lượng máu vào phổi bào thai. Sau sinh: lỗ Botal và ống thông động mạch được đóng kín (vài ngày), nhưng sẵn sàng mở trở lại nếu: tăng PaCO2, giảm pH máu, tăng tỷ lệ % shunt, cho quá nhiều dịch … Tim tương đối to, tỷ lệ tim ngực gần 50%. Thất phải > thất trái; ECG: trục P/ trẻ đủ tháng, Nhịp tim đều, đôi lúc thay đổi do trẻ hoạt động, khóc, cử động nhiều. Tần số tim: 150 lần/phút sau khi sanh 140 lần/phút vào ngày thứ 10 120 lần/phút tới 12 tháng tuổi 100 lần/phút tới 5 tuổi Huyết áp lúc mới sinh khoảng 60 – 70 mmHg. Cung lượng tim khoảng 150 - 160 ml/kg/phút. 3. Máu: Khối lượng máu trung bình khoảng 80ml/kg trọng lượng cơ thể. Dung tích hồng cầu (Hct) tăng cao lúc sanh 50% - 60%. Số lượng hồng cầu 5.000.000 - 5.500.000/mm3 . Huyết sắc tố (Hb) cũng tăng cao 17 - 19g/%. Các giá trị này thay đổi dần dần và bắt đầu giảm từ ngày thứ ba đến ngày thứ mười sau sanh, do hồng cầu bị phá hủy và đời sống hồng cầu cũng rút ngắn hơn so với khi còn trong bụng mẹ. Do đó trẻ có thể bị thiếu máu sớm trong 3 tháng đầu sau sanh. Số lượng bạch cầu cũng tăng cao hơn so với người lớn, 10.000 - 15.000/mm3 , nhưng không phải là nhiễm trùng. 4. Điều hòa thân nhiệt: • Khi ra đời, trẻ rất dễ bị mất nhiệt, nhưng khả năng tạo nhiệt lại kém→ dễ bị rối loạn điều hoà thân nhiệt • Chuyển hóa đạm, mỡ, đường→ chống lạnh • Dự trữ các chất này rất ít: chỉ đủ cho 2 - 3 giờ đầu sau sinh◊ bảo đảm To tối ưu ở môi trường: 28 - 300C/trẻ đủ tháng và 30 - 330C/trẻ sinh non Trẻ rất dễ nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài. Lúc mới sanh, thân nhiệt của trẻ gần giống như thân nhiệt của mẹ, nhưng sẽ giảm ngay sau đó. Nếu không được ủ ấm, thân nhiệt có thể giảm xuống còn 36°C hay thấp hơn nữa. Nếu thân nhiệt thấp kéo dài phải chú ý tới nguyên nhân nhiễm trùng hoặc nuôi dưỡng kém. 5. Tiêu hóa: Trẻ có thể bắt đầu tiêu hóa ngay sau sanh. Hiện tượng bú và nuốt là phản xạ kích thích tiết sữa, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa của ruột. Vì vậy, cần khuyến khích các bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sanh để trẻ đỡ bị giảm cân sinh lý, đồng thời để kích thích nguồn sữa mẹ, loại thức ăn thích hợp nhất cho tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Đào thải phân su: Sau sanh ruột trẻ chứa từ 60g - 150g phân su màu xanh đen, thành phần gồm có ít nitơ, ít chất mỡ, chủ yếu là mucopolysaccharide và các chất cặn bã của tiêu hóa nước ối, tế bào thượng bì của ruột tróc ra. Phân su được thải ra trong những giờ đầu - thường bắt đầu khoảng 8 - 10 giờ sau sanh. Nếu phân su được thải ra chậm, thường do bất thường ở ống tiêu hóa. Trẻ có thể bị chướng bụng, nôn ói. Trường hợp này cần phải chú ý phát hiện dị tật đường ruột.
  • 3. 6. Chuyển hóa: Trao đổi nước: Tỷ lệ nước > trẻ lớn; 77,3%/đủ tháng, 68%/trẻ lớn. Phân phối nước/cơ thể cũng khác: Trong tế bào Ngoài tế bào Trẻ lớn Sơ sinh đủ tháng 50% 40% 20% 30% Tỷ lệ nước ngoài tế bào cao → dấu mất nước có rất sớm và phục hồi cũng rất nhanh. Trẻ sơ sinh, nhất là sinh non: rất dễ phù/những giờ đầu sau sinh (ứ nước), sụt nhiều cân sinh lý/những ngày sau (do thận thải nước tốt hơn) Nhu cầu nước Ngày 1: 60ml/kg; Ngày 2: 80ml/kg; Ngày 3: 100ml/kg Ngày 4-5: 120ml/kg; Ngày 6-7: 140ml/kg Tuần 2-3: 150ml/kg; Tuần 4: 160ml/kg Khả năng tiêu thụ nước: tế bào từ 10-15% cân nặng (người lớn 2-4%) Các chất khoáng Ca và P: mẹ cho con chủ yếu/2 tháng cuối thai kỳ. →trẻ sinh trước tháng thứ 8: dễ bị thiếu Ca và P, càng non, càng thiếu nhiều Nhu cầu về Ca và P ở trẻ sơ sinh rất cao Ca: 300-600mg/ngày P: 200 - 400mg/ngày Các chất khoáng: * Sữa mẹ: rất ít Ca và P nhưng đủ vitamin D → Ca và P được hấp thụ đầy đủ ở ruột→ bú mẹ ít bị bệnh còi xương Sữa bò: rất nhiều Ca và P nhưng lại thiếu vitamin D Khi nuôi bằng sữa bò: bổ sung thêm vitamin D 1000 đơn vị/ ngày, liên tục cho đến tuổi ăn dặm Nên bổ sung các chất trên/phối hợp sữa mẹ và sữa bò nếu tốc độ phát triển nhanh (trẻ sinh non sau 1 tháng tuổi), vì sữa mẹ đơn thuần không cung cấp đủ nhu cầu về Ca, P và vitamin D. Tuyến phó giáp trạng dễ bị suy do phải tăng hoạt động để bù trừ tình trạng bị thiếu Ca và P thường * Na và K : • Nhu cầu rất thấp: 3 mEq (đủ tháng), 1-2 mEq (sinh non)/kg/ngày →trong tuần lễ đầu, khi điều trị mất nước chỉ nên bù Na và K theo điện giải đồ, tránh tình trạng thừa Na và K • Thận thải Kali chậm → để tránh tăng K+ máu không nên bơm Kali trực tiếp vào tĩnh mạch mà chỉ nên nhỏ giọt dung dịch [ K+] < 4mEq/100ml Các loại Vitamin: – Mẹ ăn uống đủ, dù sinh non, trẻ cũng được cung cấp đủ các loại vitamin – Nếu thiếu ăn, hoặc trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, nên cung cấp thêm cho trẻ: • vitamin C: 0,05g/ngày để (tổng hợp các men) • vitamin D: 1000 đơn vị/ngày cho tuổi ăn dặm • vitamin K1: 1mg ngay lúc chào đời, nhất là ở trẻ sinh quá non, ruột chưa tổng hợp được vitamin K • Vitamin E: 25-50 đơn vị/ngày, giúp bảo vệ hồng cầu không bị vỡ dễ dàng . Vỡ hồng cầu do 3 yếu tố: thành phần lipid của màng hồng cầu, tác
  • 4. nhân gây peroxyd hóa lipid và vitamin E . Vitamin E giúp chống lại phản ứng peroxyd đối với hồng cầu. thiếu màng hồng cầu dễ vỡ mỗi khi tiếp xúc với chất oxyd hóa. Acid béo không bão hòa tăng nhiều→ nhu cầu vitamin E tăng Thiếu vitamin E → huyết tán Glucid: chủ yếu cho mẹ cung cấp qua nhau thai. – Khả năng dự trữ dạng glycogen # 34g→ Hạ đường huyết rất hay xảy ra ở trẻ sinh non. – Nguồn dự trữ glycogen do chuyển hóa các chất protid, lipid → nên cho trẻ ăn sớm, nhất là khi có hạ đường huyết, nên truyền thêm plasma nếu phải nuôi ăn TM > 3 ngày. – Sơ sinh dễ bị hạ đường huyết, bình thường lượng đường trong máu trẻ đủ tháng 70 mg % . Protid: – 5 ngày đầu: hầu như không có chuyển hóa protid do thiếu các men cần thiết (sinh non: càng kém) – Được cung cấp chủ yếu qua ăn uống – Tỷ lệ hấp thụ sẽ giảm nếu đưa protid vào cơ thể quá ngưỡng cho phép – Bình thường hấp thụ protid # 80 - 90%, ngưỡng cho phép ở trẻ đủ tháng là 4g/kg/ngày . - Nhu cầu: 3g/kg/ngày. - Lượng protid bình thường/máu: 5-6g%/trẻ đủ tháng; Lipid: – Ngay ngày đầu: Trẻ rất cần lipid để chống hạ nhiệt cơ thể (glucose không đáp ứng đủ) – Ruột/sơ sinh hấp thụ 20 - 50 % chất lipid. Chủ yếu là các lipid thực vật (dầu đỗ tương, olive...) và sữa mẹ; lipid sữa bò hấp thụ kém hơn – Acid linoleic (tỷ lệ cao trong sữa mẹ): rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể và chống lạnh – Nuôi ăn TM kéo dài: dùng chất intralipit 20% được chế từ dầu hóa hướng dương. 7. Thần kinh: Bắt đầu phát triển: tháng thứ hai/thai kỳ, chấm dứt lúc trẻ trưởng thành. 4 giai đoạn phát triển: a. Phân chia & di chuyển tế bào: tháng thứ 2 – 5/thai kỳ b. Biệt hóa và tăng số lượng TB: tháng thứ 5/thai kỳ → 6 tháng tuổi c. Myelin hóa dây thần kinh: sau sinh & kết thúc lúc 1 tuổi d. Trưởng thành tổ chức não: sau khi ra đời & tiếp tục đến thành niên. Bề mặt não ít nếp nhăn , mật độ neuron giảm dần và kích thước neuron tăng dần theo tuổi thai, chuyển hóa ái khí chưa đồng bộ (chuyển tiếp), mạch máu có tính thấm cao (thiếu men Esterase carboxylic) → rất dễ bị xuất huyết não, albumin dễ vào dịch não tủy. Số tế bào/mm3 não: ↓ dần/ quá trình lớn lên, thể tích tế bào ↑, các dây thần kinh dài thêm và phân chia nhiều nhánh. Nếu não bị tổn thương sớm/ thời kỳ sơ sinh: rất nhiều tế bào bị ảnh hưởng và di chứng thần kinh sẽ rất nặng so với trẻ lớn; Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng sớm/ thời kỳ sơ sinh: tổ chức não chậm phát triển → ảnh hưởng đến trí thông minh và tương lai của trẻ → tránh và tích cực điều trị bệnh suy dinh dưỡng, hiện tượng thiếu oxy và hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh. 8. Thận:
  • 5. Bào thai: tế bào thận to, vuông, mao mạch ít, chức năng lọc kém ◊ mỏng dần, dẹp, mao mạch tăng và chức năng lọc mới đáp ứng yêu cầu Sơ sinh: chức năng cầu thận kém, giữ lại hầu hết các điện giải, kể cả các chất độc, nước tiểu gồm toàn nước loãng → không dùng các loại thuốc chứa morphin, các kháng sinh độc… Nếu có dùng, nên dùng liều phù hợp Tỷ trọng nước tiểu giảm dần với tuổi: 1.003/trẻ lớn, 1.002/đủ tháng và 1.0015/trẻ sinh non Độ thẩm thấu nước tiểu: 450-650 mOsm/l Thận giữ điện giải →kali máu thường cao và rất ít gặp hạ kali; giữ natri →tăng natri giả tạo: - Sau kiềm hóa máu bằng bicarbonat natri - Sau thay sữa mẹ bằng sữa bò → giữ nước & lên cân (natri/ sữa bò cao gấp 4 lần). Giữ H+ → rất dễ bị toan máu/suy hô hấp, mất nước, suy dinh dưỡng v..v… Sau ngày thứ 3: thải nước rất dễ dàng (50%)→ không ứ nước nếu dùng nhiều nước Đào thải nước tiểu: Bình thường, trẻ tiểu lần đầu ngay tại phòng sanh. Đại đa số trẻ tiểu trong vòng 24 giờ đầu. Nếu sau thời điểm này mà trẻ vẫn chưa tiểu, cần chú ý tìm xem có cầu bàng quang không và phải tìm phát hiện dị tật đường tiết niệu. Số lượng nước tiểu tăng dần theo ngày tuổi của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng hoặc già tháng tiểu ít hơn bình thường vì thiếu nước. 9. Nội tiết : • Sinh dục: Dù trai hay gái, trẻ có ít nhiều có nội tố nữ, folliculin, của mẹ truyền qua nhau thai → tuyến vú của trẻ có hiện tượng sưng to, và các em gái có thế có kinh nguyệt trong 10-12 ngày đầu • Tuyến yên: hoạt động ngay từ những phút đầu giúp trẻ thích nghi tốt với môi trường ngoài, ngay cả trẻ sinh non cũng thích nghi tốt • Tuyến giáp: hoạt động từ ngày thứ 3 của bào thai, thyroxin có từ tháng thứ 6-8 thai kỳ. – Khi ra đời: nếu nhiệt độ bên ngoài quá thấp → tuyến giáp tiết nhiều thyroxin • Tuyến phó giáp: điều hòa lượng Ca và P trong máu, từ các dự trữ ở xương. Trẻ sinh non thường xuyên bị đe doạ thiếu Ca máu → rất dễ bị suy tuyến phó giáp • Tuyến tụy: hoạt động từ những giờ đầu sau sinh. chất tiết chủ yếu là Insulin. Men tiêu hoá được tiết muộn hơn – Sơ sinh rất dễ bị hạ đường huyết: thiếu cung cấp và tăng sử dụng và tăng lượng Insulin trong máu • Thượng thận: kích thước tương đối to và hoạt động sớm, cả bộ phận vỏ và tủy – Glucocorticoid gia tăng tổng hợp protid và giúp trẻ sinh non tăng cân nhanh • Nhau thai: từ tháng thứ tư của bào thai. – Progesteron và prolactin được nhau thai tiết ra giúp thai nhi chuyển hóa các chất đạm, mỡ, đường, cũng như các chất TSH của tuyến yên, các chất của nhau thai, huy động dự trữ mỡ và tiết kiệm sự tiêu hóa các chất đạm, đường 10. Biến động về sinh dục: Trong thời kỳ bào thai, sơ sinh chịu ảnh hưởng của nội tiết của mẹ nên sau sanh có thể có những biểu hiện Hiện tượng cương vú, thấy cả ở bé trai lẫn bé gái, vú căng phồng, nặn có ít sữa non. Tinh hoàn có nước ở bé trai. Tình trạng này sẽ hết vào khoảng tháng thứ hai - tháng thứ ba sau sanh, không cần điều trị. Sung huyết và phì đại môi lớn, âm hộ ở bé gái. Một số ít trường hợp có thể có ra ít huyết ở âm đạo. Trường hợp này cần phân biệt với xuất huyết đường tiêu hóa để xử trí kịp thời. 11. Miễn dịch : Sơ sinh có sức đề kháng kém – Da mỏng, độ toan thấp, ít có tác dụng diệt khuẩn – Niêm mạc dễ xây xát, dễ bị viêm loét.
  • 6. – Miễn dịch tế bào: có từ trong bào thai, chỉ có tác dụng sau sinh, rất kém nếu trẻ sinh thiếu tháng • Phản ứng tăng bạch cầu khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thực bào lại rất kém: sau 24 tháng mới hoàn chỉnh – Miễn dịch huyết thanh: bào thai tạo được các IgG và IgM từ tháng thứ 6 và IgA từ tháng thứ 8, không đáng kể. (sau 12 tháng: IgG # 60%, IgM # 80%, IgA # 20% so người lớn) Trẻ sơ sinh chủ yếu sử dụng IgG của mẹ (qua nhau) giảm dần và mất hẳn lúc 6 tháng tuổi. IgG có tác dụng chủ yếu đối với Gram (+). Đối với vi trùng Gram (-) phải cần đến IgM → vi trùng Gram (-) thường gây nhiễm nặng và tử vong cao Do trẻ sơ sinh sản xuất các globulin MD kém → bắt đầu tiêm phòng từ 2 tháng tuổi, trừ một số bệnh như lao cần tiêm phòng ngay sau sinh vì mẹ không truyền kháng thể cho con, mà bệnh thì rất nguy hiểm cho lứa tuổi này 12. Điều hòa thân nhiệt : Khi ra đời, trẻ rất dễ bị mất nhiệt, nhưng khả năng tạo nhiệt lại kém→ dễ bị rối loạn điều hoà thân nhiệt Chuyển hóa đạm, mỡ, đường→ chống lạnh Dự trữ các chất này rất ít: chỉ đủ cho 2 - 3 giờ đầu sau sinh→ bảo đảm To tối ưu ở môi trường: 28 - 300C/trẻ đủ tháng và 30 - 330C/trẻ sinh non Nhu cầu năng lượng (tính theo Kcalo/kg) tăng dần theo tuổi và theo cân nặng, được phân phối cho các hoạt động cần thiết như: chuyển hóa cơ bản, vận động, tiêu hóa và tăng trọng Năng lượng trong những ngày đầu: chủ yếu từ đường. Thiếu →huy động từ các dự trữ mỡ vùng bả vai, trung thất, quanh thận... và cuối cùng: từ dự trữ đạm → Cho trẻ ăn sớm, ngay sau sinh ở trẻ đủ tháng và 2-3 giờ ở trẻ sinh non dưới 1500g. Không ăn được ◊ nuôi qua đường tĩnh mạch 13. Hiện tượng vàng da: Những ngày sau sanh, hồng cầu của trẻ sơ sinh bị vỡ, giải phóng ra các sắc tố mật gây nên hiện tượng vàng da sinh lý. Ở trẻ đủ tháng, vàng da bắt đầu xảy ra ngày thứ hai - thứ ba sau sanh và chấm dứt khoảng ngày thứ tám - thứ mười. Nước tiểu trẻ vàng chứng tỏ có sự chuyển hóa bilirubin theo nước tiểu ra ngoài. Ở trẻ non tháng, hiện tượng vàng da kéo dài hơn do gan chưa trưởng thành để tạo ra men glucuronyl transferase. Trong trường hợp vàng da xuất hiện sớm trong vòng 36 giờ đầu sau sanh, có thể do nhiễm trùng sơ sinh, bất đồng nhóm máu Rhésus hay nhóm máu ABO, thiếu hụt men G6PD (gluco- 6 phosphat déhydrogenase) bẩm sinh. IV. CÁCH KHÁM MỘT TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG: 1. Kiểm tra và xử trí ngay các dấu hiệu cấp cứu: dấu hiệu cấp cứu Xử trí ngay lập tức Ngưng thở, ngưng tim hoặc Hồi sức ngưng tim, ngưng thở Thở hước hoặc Thở chậm < 20 lần/ph, tím tái Cung cấp oxy Trẻ đang co giật Thông đường thở, Oxy, Dextrostix, Phenobarbital 2. Tổng trạng : bé hồng hào, vận động tốt tay chân, khóc to, phản xạ tốt. 3. Khám các cơ quan:
  • 7. 3.1.Hô hấp: Đếm nhịp thở trong 1 phút: - Bạn phải đếm nhịp thở trong vòng một phút để xác định xem trẻ có thở nhanh hay không. Nếu lần đầu trong một phút đếm được 60 lần hoặc < 30 lần, hãy đếm lại. Nếu lần sau cũng đếm được ( 60 lần trong một phút, có nghĩa là trẻ thở nhanh. Nếu lần sau cũng đếm được < 30 lần trong một phút, nghĩa là trẻ thở chậm.) - Thời gian cơn ngưng thở: Cơn ngưng thở >20 s hoặc kèm nhịp tim < 100 /ph hoặc tím tái→ Cơn ngưng thở nặng. Tìm dấu hiệu rút lõm ngực nặng: Quan sát cách thở của trẻ ở thì hít vào, nhìn vào phần dưới lồng ngực, trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực nặng nếu phần dưới lồng ngực lõm vào khi trẻ hít vào, dấu hiệu này có thường xuyên, rất rõ ràng và dễ nhìn thấy. Đây là dấu hiệu của viêm phổi và bệnh nặng ở trẻ nhỏ. Hình 1: Lồng ngực trẻ thì thở vào: Bình thường (2A) và rút lõm ngực nặng (2B). Tìm dấu hiệu phậm phồng cánh mũi: Sự mở rộng của lỗ mũi khi trẻ thở vào. Hình 2: Cách mũi trẻ thì thở vào: và mở rộng (3B) Tìm và nghe tiếng thở rên: Tiếng thở rên là một âm thanh nhẹ ngắn do nắp thanh môn đóng một phần vào đầu thì thở ra. Nếu trẻ có thở rên, bạn sẽ nghe tiếng rên thô ráp thì thở RA. Tím tái: Quan sát môi và niêm mạc, đầu chi trẻ . Đo SpO2: + Nếu trẻ sanh mổ chủ động chưa chuyển dạ? Hít ối phân su? Trẻ gần đủ tháng hoặc già tháng. Khởi phát SHH trong 12g đầu sau sinh + SpO2 dao động, thiếu oxi máu nặng, tím không tương xứng mức độ khó thở, T2 mạnh,SpO2 trước ống ĐM -tay P và sau ống ĐM >10% :CAO ÁP PHỔI TỒN TẠI. + SpO2 < 90% : suy hô hấp. Sùi bọt cua, tím hay sặc khi bú : teo thực quản. 2.2. Tuần hoàn: Tìm dấu thời gian phục hồi màu da:
  • 8. Dùng ngón tay cái ấn nhẹ vùng trán, trước xương ức trong 5 giây. Bình thường, màu da sẽ phục hồi sau 1 đến 2 giây. Khi thời gian này kéo dài chứng tỏ giảm cung lượng tim: nếu 3 đến 4 giây là dấu hiệu giảm mức trung bình, nếu trên 5 đến 6 giây là dấu hiệu giảm nặng. Lưu ý: Không nên ấn lòng bàn tay, bàn chân vì trẻ sơ sinh tăng kiểm soát vận mạch ngoại biên và tưới máu đến chi có thể giảm nếu bị lạnh, hạ đường huyết , … Xác định tim bên (P) hoặc (T) Tìm dấu tim nhanh: (+) trước tụt huyết áp / nhiễm trùng huyết Tìm PDA: Nghe âm thổi khi kháng lực mạch máu phổi giảm ( N2 – N3 sau sanh), Mạch nảy mạnh Sờ M bẹn, cánh tay: mạch 4 tứ chi không đều→ hẹp eo ĐMC Thở rên, Nhịp tim nhanh/ gallop , gan to : Sốc tim Tím môi, đầu chi: TBS tím, Methemoglobin 3.3.Thần kinh:  Co giật  Trẻ có bú kém hoặc bỏ bú:  Quan sát: Xem trẻ có ngủ li bì hay khó đánh thức không?  Sờ xem trương lực cơ có bình thường không?  Tìm và khám dấu hiệu thóp phồng:  Khám phản xạ nguyên phát: 3.4.Vàng da:  Kiểm tra dấu hiệu vàng da dưới ánh sáng mặt trời. • Bạn nhìn từ mặt, cổ, ngực, bụng, chân, tay, lòng bàn chân, lòng bàn tay xem có vàng không. • Nếu không rõ, bạn có thể dùng ngón tay ấn nhẹ nhàng vào vùng da trong 3 giây, sau đó thả ra, quan sát nhanh xem vùng da vừa ấn có máu trắng hay bị nhuộm vàng. • Phân loại vàng da Dấu hiệu Phân loại Vàng da mặt ở trẻ < 1 ngày tuổi. Vàng da nặngVàng da đến tay và chân ở trẻ 2 ngày tuổi Vàng da đến lòng bàn tay, lòng bàn chân ở trẻ > = 3 ngày tuổi Vàng da sau 48 giờ và không vàng da bàn tay bàn chân Vàng da 3.5.Tiêu hóa:  Tìm dấu bụng chướng: Quan trọng là nhìn bụng trước khi sờ. Bụng chướng vì dịch (dịch, máu), hơi (thủng ruột, teo tắc ruột), tạng (gan, lách to, u). Gan to nếu trên 2 cm dưới bờ sườn phải.  Tìm dấu bụng xẹp  Tìm dấu viêm: Thành bụng đỏ  Sờ u bụng: Thận (55%)  Nghe Nhu động ruột: • Bình thường: 10 – 30 tiếng ruột/phút • Giảm: Liệt ruột, viêm ruột hoại tử 3.6. Da niêm:  Quan sát rốn:  Tìm các mụn mủ ở da:  Da đỏ: Đa hồng cầu? Tăng Oxy? Tăng thân nhiệt?
  • 9.  Da tái: Thiếu máu? Ngạt? Sốc? PDA?  Da tím:  Tìm tử ban điểm:  Bầm máu chổ chích: Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC)  Da nổi bông: Hạ thân nhiệt? Giảm thể tích? Nhiễm trùng huyết? 3.7. Kiểm tra vấn đề khác:  Kiểm tra dị tật: • Dị tật bẩm sinh nhẹ: sứt môi, chẻ vòm, chân khoèo, thừa hoặc thiếu ngón, bướu máu. • Dị tật bẩm sinh nặng: thoát vị tủy màng tủy, thoát vị rốn, hở thành bụng, không hậu môn • Tai đóng thấp thường kèm dị tật bẩm sinh nặng. • Trật khớp háng bẩm sinh: Nghiệm pháp Ortolani để xác định chỏm xương đùi có bị trật ra sau không. Khớp háng được gập 90 độ, ngón hai và ba ấn lên đầu xương đùi, bàn tay ấn lên thân xương đùi trong khi dạng khớp háng. Nghiệm pháp dương tính với tiếng lách cách khi đầu xương đùi trượt trên bờ ổ khớp và bị trật khớp.  Quan sát các cử động: có bình thường và cân xứng không ? Hình 4: Liệt mặt bên phải (A). Liệt thần kinh cánh tay (B). Tư thế bình thường của trẻ sanh ngôi mông (C)  Tìm các dấu sưng nề, bầm tím do sang chấn sản khoa: V. CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH THIẾT YẾU:
  • 10. 1. Đảm bảo vệ sinh để ngừa Nhiễm trùng : a/ Sanh sạch:  Phòng sanh, bàn sanh, bàn sơ sinh sạch.  Bàn tay người đỡ đẻ: Rửa tay trước khi đỡ sanh, chăm sóc trẻ  Vùng tầng sinh môn: Rửa bằng nước sạch, xà bông  Dụng cụ hồi sức sơ sinh: sạch, khô  Dụng cụ sanh: vô trùng b/ Săn sóc rốn:  Rốn: Con đường chính dẫn đến Nhiễm trùng sơ sinh.  Chăm sóc rốn mỗi ngày, tháo kẹp rốn khi rốn khô, không nên băng kín rốn, không đắp gì lên cuống rốn  Bộ chăm sóc rốn vô trùng  Dung dịch sát trùng rốn: Cồn 70° , Cồn Iod 2% c/ Săn sóc mắt, da:  Bệnh lây truyền qua đường sinh dục: Viêm kết mạc do Neisseria gonorrhea, Chlamydia trachomatis  Nhỏ mắt = Nitrate bạc 1%, mỡ Tetracyclin 1%, mỡ Erythromycin 0,5%.  Tắm trẻ, Chăm sóc da 2. Thực hiện tốt hồi sức tại phòng sanh:  Trẻ không khóc, không thở hoặc thở nấc/ 30 giây sau sanh & sau khi lau khô: hồi sức ngay: Hút miệng mũi, thông khí áp lực dương  Cần quyết định hồi sức trong 1 ph đầu sau sanh, trước khi đánh giá Apgar  HSSS cơ bản: Giúp 2/3 trẻ sanh ngạt tự thở được 3. Dinh dưỡng đúng  Nuôi con bằng SM sớm, hoàn toàn  Cử bú đầu /30ph-1 giờ sau sanh  Cho bú theo nhu cầu, tư thế ngậm bắt vú đúng  Không dùng bình sữa, núm vú cao su.  Không dùng các thức uống khác. 4. Phòng & điều trị hạ thân nhiệt  Chổ sanh ấm  Lau khô trẻ với khăn ấm  Tiếp xúc da qua da, mặc áo ấm  Tắm muộn
  • 11. 5.Tiêm chủng  TB Vitamin K 1mg sau sanh.  BCG, Bại liệt uống, VGSV B lúc sanh 6. Điều trị trẻ SS bệnh: Tìm các dấu hiệu nguy hiểm:  Bú kém, bỏ bú.  Thở bất thường: Thở nhanh, co kéo.  Co giật  Lừ đừ, ít cử động, khóc thét, khóc yếu.  Sốt > 37°5C hoặc hạ thân nhiệt < 36°C.  Vàng da N1/ Vàng da lòng bàn tay, bàn chân  Ói, tiêu chảy, chướng bụng  Rốn đỏ, chảy mủ/ quầng đỏ quanh rốn  Mủ da, mủ mắt 9. Chuyển viện: an toàn, giữ ấm, phòng hạ đường huyết B. TRẺ SƠ SINH NON THÁNG I. ĐỊNH NGHĨA: Trước đây, người ta quy định trẻ non tháng là những trẻ có cân nặng lúc sanh dưới 2.500g. Từ năm 1960 trở đi, định nghĩa đơn giản như vậy không thật chính xác nên Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã định nghĩa dựa trên tuổi thai, nếu trẻ sanh trước tuần thứ 37 (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) là trẻ non tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp không nhớ ngày kinh cuối, có thể dựa vào các dẫn chứng lâm sàng, hình thái bên ngoài và biểu hiện về thần kinh để xác định tương đối chính xác tuổi thai. Cần phân biệt trẻ non tháng với trẻ nhẹ cân so với tuổi thai (trẻ yếu ớt có kèm suy dinh dưỡng bào thai). Nguyên nhân gây sanh non: • Mẹ: điều kiện sống kinh tế xã hội thấp, phải làm việc nhiều lúc mang thai, mẹ bị suy dinh dưỡng, tiền sản giật, sản giật,thiếu máu, chế độ chăm sóc y tế không đảm bảo, mẹ mang thai trong độ tuổi thiếu niên, khoảng thời gian giữa các lần mang thai quá gần nhau, mẹ nghiện rượu ,thuốc lá, bệnh mạn tính, mẹ tiểu đường, mẹ bị nhiễm trùng toàn thân, nhau tiền đạo, nhau bong non, đa/thiểu ối. • Phần phụ: dị dạng tử cung, u xơ tử cung, bất thường của bánh nhau… • Thai: nhiễm trùng bào thai, đa thai, thai dị dạng… II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA TRẺ NON THÁNG 1. Chức năng hô hấp: Thể tích thở mỗi lần/ sinh non< 1500g: 15ml. Thể tích thở tăng khi trẻ khóc: Trẻ sinh non <1000g: rất ít Từ 1000 đến 1500g: #30-60ml Trên 2000g: 50-80ml Trẻ sinh non: có thể bị xẹp phổi từng vùng nhất là ở hai bên cột sống sau lưng → tim tái → nên thay đổi tư thế nằm. Chức năng hô hấp của trẻ non tháng còn rất non yếu. Trẻ dễ bị suy hô hấp vì (1) Lồng ngực dễ biến dạng, xương sườn còn mềm, các cơ gian sườn còn yếu. (2) Phổi chưa dãn nở tốt, các phế nang chưa trưởng thành, trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh.
  • 12. Quan sát một trẻ non tháng, ta thấy trẻ thở bằng họng, phình bụng lên khi hít vào. Nhịp thở có chu kỳ, có lúc thở nhanh gấp, sau đó chậm dần rồi ngưng khoảng vài giây. Cơn ngưng thở có thể kèm tím tái hoặc không. Ngưng thở dưới 15 giây không được xem như bệnh lý. Ngược lại, nếu cơn ngưng thở kéo dài trên 20 giây hoặc kèm theo nhịp tim chậm sẽ dễ gây những ảnh hưởng thần kinh, cần được theo dõi sát và xử trí ngay. Bệnh lý hệ hô hấp của trẻ non tháng hay gặp là bệnh màng trong do nhu mô phổi không thể dãn nở đủ để trao đổi không khí. 2. Chức năng điều hoà thân nhiệt: Trẻ non tháng dễ bị hạ thân nhiệt vì: (1) Trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não còn non yếu. (2) Khi bị nhiễm lạnh, trẻ không thể run cơ để sinh nhiệt chống lại lạnh. Trẻ càng non tháng, trung tâm điều hòa thân nhiệt càng chưa hoàn chỉnh. Giảm vận động và trương lực cơ yếu làm trẻ khó sản sinh ra nhiệt. Diện tích da lớn so với cân nặng trẻ, kèm lớp mỡ dưới da kém phát triển nên trẻ rất dễ mất nhiệt. Tích lũy mỡ tăng ở giai đoạn cuối của thai kỳ nên lượng mỡ tăng mà vẫn không đủ dự trữ ở trẻ non tháng. Nếu nhiệt độ trung tâm của trẻ xuống dưới 35,5°C, sẽ gây nên hàng loạt biến chứng ở hệ hô hấp, hệ thần kinh và gây xuất huyết não. Vì vậy, việc theo dõi, ủ ấm, lau khô trẻ ngay sau sanh là một việc làm rất quan trọng đối với trẻ non tháng. Nếu tiết trời lạnh, nhiệt độ bên trong phòng phải được giữ tối thiểu là 24°-26°C. Trẻ mới sinh ra phải được ủ ấm và đặt trên bàn có đèn sưởi. Nếu đặt trẻ non tháng trong lồng kính thì nhiệt độ trong lồng phải đạt được 34°-35°C lúc đầu. 3. Chức năng tuần hoàn: Các mao mạch mỏng manh dễ vỡ. Các yếu tố đông máu thiếu hụt và giảm ở trẻ non tháng. Lượng vitamin K và prothrombin thấp nên trẻ non tháng dễ bị xuất huyết. ECG: trục ưu thế P/ trẻ non tháng Lượng máu/trẻ : có thể 85ml/kg. 4. Chức năng gan và tiêu hóa Enzym để chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp bị thiếu hụt và kém hoạt tính nên trẻ non tháng dễ bị vàng da nặng và kéo dài. Vì vậy, chúng cần được theo dõi thường xuyên lượng bilirubin tự do trong huyết tương. Sử dụng phương pháp rọi đèn sớm, truyền tĩnh mạch dung dịch albumin sẽ làm giảm được tình trạng vàng da, giảm được tỉ lệ phải thay máu cho trẻ sơ sinh. Thể tích dạ dày nhỏ, dạ dày nằm ngang, các men tiêu hóa còn thiếu hụt đòi hỏi trẻ non tháng phải được cho ăn từng ít một và ăn nhiều lần. Độ acid trong dạ dày kém, thiếu men tiêu hóa và hấp thu không hết thức ăn - dù là sữa mẹ - nên trẻ dễ bị nôn ói, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa Do lượng glycogen dự trữ trong gan giảm nên trẻ non tháng dễ bị hạ đường huyết. 5. Đặc điểm về chuyển hóa các chất : Trẻ sơ sinh, nhất là sinh non: rất dễ phù/những giờ đầu sau sinh (ứ nước), sụt nhiều cân sinh lý/những ngày sau (do thận thải nước tốt hơn) – Ca và P: mẹ cho con chủ yếu/2 tháng cuối thai kỳ. → trẻ sinh trước tháng thứ 8: dễ bị thiếu Ca và P, càng non, càng thiếu nhiều – Fe: mẹ cung cấp trong 2 tháng cuối thai kỳ, + Càng sinh non trẻ càng dễ bị thiếu Fe. + Dự trữ sắt: #106mg%/non tháng, đủ cho trẻ sanh non không bị thiếu máu/ 1 → lưu ý thiếu máu sau 1 tháng tuổi/trẻ sinh non (điều trị bằng truyền máu) và viên sắt uống chỉ có khả năng hấp thụ/ruột sau 2 tháng tuổi. 6. Hệ thống miễn dịch:
  • 13. Hệ thống miễn dịch tế bào còn rất yếu. Khả năng thực bào, diệt khuẩn đều chưa hoàn thiện. Mặt khác lượng globulin miễn dịch dịch thể (IgG) từ mẹ qua thai còn rất ít nếu là non tháng. Hậu quả là trẻ non tháng dễ bị nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong. III. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TRẺ SƠ SINH NON THÁNG: 1. Hình thể bên ngoài: Da càng non tháng càng mọng nhiều nước, đỏ mọng, trông thấy các mạch máu bên dưới. Dưới 30 tuần : da đỏ mọng, nhiều mạch máu, bóng 30- 32 tuần : da mỏng, ít mạch máu hơn 32 - 36 tuần : da dầy hơn, ít bóng, có lớp mỡ dưới da. Lông tơ có nhiều khi tuổi thai dưới 36 tuần và giảm dần khi tuổi thai lớn hơn. Chất gây nhiều và khuếch tán ở trẻ non tháng dưới 34 tuần và giảm dần khi tuổi thai càng lớn. Sụn vành tai Dưới 30 tuần : trẻ còn quá non chưa có độ cong của tai. Nếu gập vành tai lại, vành tai sẽ giữ ở tư thế đó lâu. 30 – 33 tuần : nếu gấp lại, vành tai sẽ từ từ trở lại vị trí cũ. 34 – 36 tuần : vành tai trở lại vị trí cũ nhanh. Trên 37 tuần : sụn vành tai trở lại vị trí cũ rất nhanh. Hộp sọ của trẻ non tháng có xương sọ ọp ẹp, dễ bị biến dạng nên khi sanh cần được can thiệp bằng forceps để bảo vệ hộp sọ. Mầm vú (có thể sờ nắn bằng hai đầu ngón tay cái và trỏ) 30 - 32 tuần : không sờ thấy mầm vú. 32 - 36 tuần : kích thước mầm vú từ 2mm - 4 mm. Trên 37 tuần : mầm vú 7mm - 10mm. Bộ phận sinh dục ngoài Ở trẻ trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển xuống túi bìu khi tuổi thai ở khoảng 33-34 tuần. Nếu trẻ sanh sớm hơn, tinh hoàn còn ở trong ổ bụng hoặc trên ống bẹn. Túi bìu chưa có nếp nhăn, căng bóng và dễ phù nề theo tư thế nằm của trẻ. Ở trẻ gái, môi lớn chưa che phủ môi nhỏ và âm vật. Trẻ càng non, âm vật càng lộ rõ. Nếp nhăn ở gan bàn chân Dưới 36 tuần : nếp nhăn mờ và chỉ có ở 1/3 trước gan bàn chân. 37 - 38 tuần : nếp nhăn có đến 2/3 trước gan bàn chân. 39 - 41 tuần : nếp nhăn rõ và có nhiều ở cả gan bàn chân. 2. Dấu chứng thần kinh: Những dấu chứng thần kinh sẽ bổ sung các đặc điểm về hình thể bên ngoài để ước tính tuổi thai. Tính cường cơ Tư thế, trẻ càng non, trương lực cơ càng giảm. Trẻ nằm yên, ít cử động. Từ tuần 32, hai chi dưới mới ở tư thế co và từ tuần 34 - 35 hai tay mới co. Từ trên 37 tuần cho đến đủ tháng, tay chân co nhiều, chứng tỏ tính cường cơ biểu hiện rõ. Thử nghiệm gót-tai Trẻ càng non tháng góc này càng dãn (150°). Ở trẻ đủ tháng, góc này là 90°. Góc khoeo ở trẻ dưới 30 tuần đo được 150° và là 90° ở trẻ đủ tháng. Góc bàn chân-cẳng chân ở trẻ non tháng đo được 40°-50° và 10°-0° ở trẻ đủ tháng. Các phản xạ thần kinh nguyên thủy được biểu hiện rất yếu hoặc chưa biểu hiện được ở trẻ non tháng. Cân nặng và tuổi thai tương ứng (J.B. Jolly, 1985)
  • 14. Tuổi thai (tuần) Cân nặng Chiều dài Vòng đầu 25 - 26 27 - 28 29 - 30 31 - 32 33 - 34 35 - 36 37 - 38 39 - 41 870g - 950g 1.050g - 1.150g 1.250g - 1.400g 1.550g - 1.700g 1.900g - 2.100g 2.300g - 2.500g 2.900g - 3.100g 3.100g - 3.300g 34cm - 35cm 36cm - 37cm 38cm - 39cm 41cm - 42cm 43cm - 45cm 46cm - 47cm 48cm - 49cm 49cm - 50cm 23cm - 24cm 25cm - 26cm 17cm - 28cm 29cm - 30cm 30cm - 31cm 32,2cm - 32,8cm 33cm - 33,5cm 34cm - 34,8cm IV. BỆNH LÝ ĐẶC BIỆT Ở TRẺ NON THÁNG: Hệ cơ quan chưa trưởng thành Vấn đề gặp phải – Nguy cơ Hô hấp - Ngạt chu sinh: do đáp ứng kém với hô hấp ngoài tử cung. - Bệnh màng trong: do thiếu surfactant - Cơn ngưng thở: do cơ chế kiểm soát nhịp thở chưa trưởng thành - Bệnh phổi mãn. Thần kinh Ngạt chu sinh, xuất huyết nội so, bệnh chất trắng quanh não thất, Não non tháng Tim mạch - Hạ huyết áp: do giảm thể tích, rối loạn chức năng tim mạch, dãn mạch do nhiễm trùng, thiếu hormone thượng thận, đáp ứng tiết catecholamines chưa hoàn chỉnh - Còn ống động mạch. Huyết học - Thiếu máu Dinh dưỡng - Hít sặc, Trào ngược dạ dày thực quản, Liệt ruột cơ năng - Viêm ruột hoại tử - Khó nuôi dưỡng, châm tăng cân Chuyển hóa Rối loạn chuyển hóa đường và can-xi, tăng bilirubin gián tiếp Thận Mất nước, dư dịch, rối loạn điện giải kiềm toan, dễ ngộ độc thuốc: do tốc độ lọc cầu thận thấp, không khả năng điều hòa nước, điện giải, kiềm toan. Điều hòa thân nhiệt Dễ bị hạ thân nhiệt hoặc tăng thân nhiệt Miễn dịch Nhiễm trùng huyết, Viêm phổi, Viêm màng não, viêm khớp, viêm tai giữa Nội tiết Thiếu hormone thượng thận, đáp ứng tiết catecholamines chưa hoàn chỉnh, ... Mắt, Tai Bệnh lý võng mạc (trẻ < 32tuần hoặc / < 1500g), điếc, ... V. CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG TRẺ SƠ SINH NON THÁNG. 1.1. Nguyên tắc chăm sóc trẻ sanh non / nhẹ cân: - Đảm bảo trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. - Đảm bảo chăm sóc vệ sinh. Tránh gây tổn hại cho trẻ. - Giảm thiểu thời gian cách ly mẹ con. Chăm sóc bằng phương pháp bà mẹ Kangaroo. 1.2. Các biện pháp chăm sóc và ổn định yếu tố nguy cơ:  Xử trí tại phòng sanh: tránh mất nhiệt và hồi sức ngay sau sanh thật tốt. Trẻ sanh non có nguy cơ ngạt chu sinh cao do không thể khởi phát nhịp thở sau sanh. Nếu trẻ có biểu hiện suy hô hấp ngay sau sanh: cho thở oxy & chuyển đến nơi có thể thở NCPAP ngay.
  • 15.  Ổn định thân nhiệt : Nếu trẻ cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc cách ly: nên dùng lồng ấp hơn là giường sưởi để giảm độ mất nước không nhận biết qua da, tránh những kích thích không cần thiết & tiếng động (nhất là các trẻ rất nhẹ cân). Sự dụng phương pháp bà mẹ Kangaroo để giữ ấm cho các trẻ đã qua giai đoạn bệnh nặng (Phương pháp kangaroo: mô phỏng cách của chuột túi mang con trước bụng, cho phép trẻ non tháng hay rất nhẹ cân được đặt nằm thường xuyên giữa hai vú mẹ( có thể dùng một băng thun) với điều kiện trẻ ổn định, không có những bệnh lý cần phải được theo dõi tích cực..)  Dinh dưỡng : tốt nhất là nuôi bằng sữa mẹ.  Ổn định các yếu tố nguy cơ : suy hô hấp, nhiễm trùng, viêm ruột hoại tử, thiếu máu… VI. CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU: SS nguy cơ cao( non tháng, lớn hay nhẹ cân so tuổi thai…) đều có tiên lượng sớm lẫn lâu dài xấu hơn các trẻ khác. Trẻ sống với các di chứng thể chất thần kinh và tâm thần vận động là nổi khổ tâm cho bản thân trẻ, gia đình và xã hội, ngoài ra còn là gánh nặng về kinh tế. Đại đa số yếu tố đưa đến thai nguy cơ cao có thể được dự phòng. Trên cơ sở hiểu biết về dịch tể học, bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh, chúng ta cần phải có các phương pháp phòng ngừa bằng chăm sóc sức khỏe ban đầu ở nhiều cấp độ như sau: 6.1 Phòng ngừa cấp 0: Sử dụng các biện pháp nhằm lọai trừ các yếu tố nguy cơ gây bệnh hoặc không cho các yếu tố đó xuất hiện bằng cách nâng cao mức sống kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội, cải thiện môi trường sống, giải quyết tệ nạn nhà ở ổ chuột, tránh môi trường đông đúc chật chội… Đây là vấn đề quan trọng cần được thật sự quan tâm phối hợp của toàn thể cộng đồng. 6.2 Phòng ngừa cấp 1: áp dụng các biện pháp tăng cường sưc khỏe cho toàn dân, huy động các phương tiện thông tin đại chúng, kêu gọi sự hợp tác hổ trợ đồng bộ của nhiều ban ngành như y tế( liên chuyên khoa sản nhi,dinh dưỡng, da liễu, y học cộng đồng, thông tin, giáo dục và nhiều cơ quan, đoàn thể xã hội( công đoàn, hội phụ nữ, ban bảo vệ bà mẹ trẻ em…) trên mọi tuyến cùng nhau: • Vận động sinh đẻ có kế hoạch để gia đình có điều kiện kinh tế, sức khỏe hơn nhằm hạn chế tình trạng thai bệnh lý. • Đẩy mạnh công tác giáo dục giới tính học đường nhằm hạn chế tình trạng mang thai ở độ tuổi thanh thiếu niên, đẩy lùi các tệ nạn xã hội( mại dâm, rượu, thuốc lá, ma túy..,) • Tuyên truyền cho bà mẹ tương lai về tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh thai nghén( chế độ ăn đủ đạm, sắt, canxi, sinh tố…chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, chủng ngừa), đăng ký thai nghén( khám thai sớm, khám thai định ký ít nhất 3 lần/ thai kỳ), sinh tại cơ sở y tế và tầm quan trọng của sữa mẹ. • Tăng cường tuyên truyền cho cán bộ y tế ở mọi tuyến về tầm quan trọng của công tác quản lý thai nghén, cung cấp VIT K thường quy cho trẻ sau sinh cũng như các kiến thức về chăm sóc trẻ SS. 6.3 Phòng ngừa cấp 2: tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ y tế trên mọi tuyến điều trị để: • Phát hiện sớm và xử trí kịp thời các trường hợp thai bệnh lý( hội chẩn giữa hai ekip sản nhi để cân nhắc lợi hại khi quyết định chấm dứt thai kỳ) • Phát hiện sớm các dấu chứng, triệu chứng nguy cơ nhằm điều trị kịp thời và thích hợp các bện lý SS. 6.4 Phòng ngừa cấp 3: tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế các biến chứng, phối hợp tốt với các chuyên khoa có liên quan và gia đình để phục hồi chức năng và khắc phục di chứng của bệnh…( như chậm phát triển tinh thần vận động, vàng da nhân, bại não, thiếu máu…).