SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
Download to read offline
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ ĐỎ MẮT
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Kể được các nguyên nhân thông thường gây đỏ mắt
2. Biết phân loại, chẩn đóan và xử lý viêm kết mạc trên lâm sàng.
3. Biết phân loại, chẩn đóan và xử lý viêm kết mạc trên lâm sàng.
4. Chẩn đóan và xử lý được cơn glaucoma cấp
5. Chẩn đóan và xử lý được viêm mống mắt thể mi cấp
1. ĐẠI CƢƠNG:
Đỏ mắt là biểu hiện mắt đỏ khi mở do sự giãn các mạch máu nông của bề mặt
nhãn cầu, có bệnh nguyên từ viêm, nhiễm trùng, dị ứng, tăng nhãn áp. Những nguyên
nhân thông thường nhất gây đỏ mắt là: (1) viêm kết mạc, (2) viêm, loét giác mạc, (3)
viêm màng bồ đào trước (4) tăng nhãn áp cấp tính (5) các bệnh lý khác như: viêm
củng mạc, thượng củng mạc, viêm nhiễm bờ mi, viêm lệ đạo, viêm hốc mắt, dị vật
giác mạc, dị vật kết mạc…
Về hình thái, người ta phân biệt hai loại đỏ là cương tụ ngoại vi, do sự giãn nở
hệ thống mạch máu kết mạc nông, thường gặp trong viêm kết mạc đơn thuần, và
cương tụ rìa, do sự giãn hệ kết mạc thể mi trước, nằm sâu hơn, thường do viêm mống
mắt thể mi, viêm giác mạc, tăng nhãn áp cấp. Tuy nhiên, trên lâm sàng đôi khi khó
phân biệt ranh giới giữa 2 loại cương tụ trên.
Người thầy thuốc khi tiếp cận với bệnh nhân bị đỏ mắt, bước đầu tiên là phải
xác định rõ đỏ mắt do tổn thương phần nào của nhãn cầu (kết mạc, giác mạc, bờ mi,
mống mắt…) bước tiếp theo là chẩn đoán xác định và chẩn đoán nguyên nhân (ví dụ
viêm kết mạc do vi rus hay viêm mống mắt …). Bệnh nhân đỏ mắt thường đi kèm với
các triệu chứng khác như mờ mắt, đau nhức mắt, sợ ánh sáng…Để có chẩn đoán chính
xác cần phải hỏi bệnh sử, khám kỹ các thành phần từ kết mạc, bờ mi, giác mạc, tiền
phòng, mống mắt…để thu thập triệu chứng, hình thành chẩn đoán sơ bộ, nếu cần cho
xét nghiệm thích hợp để thiết lập chẩn đoán xác định..Sau đây mô tả qui trình chẩn
đoán và xử lý các bệnh lý gây đỏ mắt thông thường nhất.
2. VIÊM KẾT MẠC
2.1. Đại cƣơng: viêm kết mạc (VKM) là một tình trạng viêm nguyên phát của kết mạc
đặc trưng bởi sự giãn mạch, thẩm lậu tế bào và xuất tiết. Trong hầu hết các trường hợp
viêm kết mạc tự khỏi, nhưng một số trường hợp tiến triển nặng, gây nhiều biến chứng
nội ngoại nhãn nghiêm trọng.
2.2. Phân loại: Có thể phân loại theo nguyên nhân (nhiễm trùng, không nhiễm trùng)
hoặc theo diễn tiến (cấp, mãn).
2.2.1. Theo diễn tiến
 VKM cấp là viêm kết mạc khởi phát đột ngột, kéo dài ít hơn 4 tuần.
 VKM mãn: là VKM kéo dài quá 4 tuần.
2.2.2. Theo nguyên nhân:
 Viêm kết mạc nhiễm trùng:
 Virus: VKM do adenovirus, VKM Herpes simplex virus (HV), VKM
Varicella zoster virus (VZV)
 Vi trùng: VKM do vi trùng
 Viêm kết mạc không nhiễm trùng
 VKM dị ứng (VKM mùa xuân, VKM dị ứng theo mùa, VKM tiếp xúc,
VKM nhú khổng lồ…)
 VKM do cơ học, kích thích, nhiễm độc …
2.3. Chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng của từng loại viêm kết
mạc. Nhuộm gram và nuôi cấy chỉ được thực hiện khi nghi ngờ viêm kết mạc nhiễm
trùng ở trẻ sơ sinh hoặc viêm kết mạc mãn tính tái diễn.
2.3.1. Viêm kết mạc virus:: Khởi phát đột ngột, một hoặc hai mắt với đỏ mắt kiểu
cương tụ ngoại vi), phù kết mạc, phù mi, chảy nước mắt trong, không có ghèn, phản
ứng hột ở kết mạc sụn mi dưới. Ngoài ra các dấu chứng đặc trưng có thể của từng loại
virus:
Với adenoviral: Có hạch, xuất huyết dưới kết mạc, viêm giác mạc chấm biểu mô, nhu
mô bầm mi…
Hình 7.1: viêm kết mạc virus
Với herpes simplex virus: mụn nước hoặc loét da mi, viêm giác mạc hình cành cây,
hình bản đồ
Với Varicella (herpes) zoster virus: mụn nước hoặc loét da mi một bên
2.3.2. Viêm kết mạc vi trùng: Thường một bên, Sung huyết kết mạc nhãn cầu, có mủ
hoặc ghèn nhiều. Đối với VKM lậu cầu: một bên hoặc hai bên, sung huyết kết mạc,
phù mi và ghèn, mủ nhiều. Thẩm lậu hoặc loét giác mạc là dấu chứng quan trọng xuất
hiện sớm.
VKM do Clammydia ở người lớn: sung huyết kết mạc nhãn cầu, phản ứng hột ở kết
mạc sụn, màng máu giác mạc, viêm giác mạc chấm biểu mô.
2.3.3. Viêm kết mạc dị ứng: có nhiều dạng lâm sàng:
 VKM dị ứng theo mùa: Hai mắt, ngứa mắt, đỏ, phù kết mạc, chảy nước
mắt trong, có thể có ít nhầy
 VKM mùa xuân: Hai mắt, ngứa, đỏ, nhú khổng lồ kết mạc sụn mi trên, chảy
nước mắt trong hoặc nhầy, tróc biểu mô giác mạc; sẹo, tân mạch giác mạc
H 7.2: VKM mùa xuân: nhú kết mạc sụn mi trên.
2.3.4. Viêm kết mạc cơ học (kích thích): Bị phơi nhiễm các nguyên nhân kích thích
như mang kính sát tròng, bụi, khói…Chẩn đoán thường là loại trừ.
2.4. Điều trị: Tuỳ theo nguyên nhân, tránh lạm dụng kháng sinh (sẽ gây độc kết giác
mạc) và corticoteroid (gây kéo dài viêm kết mạc adenoviral, làm nặng thêm nhiễm
herpes simplex). Nếu corticosteroid được dùng trong viêm kết mạc mãn tính tái diễn
cần chú ý theo dõi biến chứng tăng áp và đục thuỷ tinh thể.
2.4.1. Viêm kết mạc dị ứng: Có thể dùng kháng histamin H1, co mạch (Opcon-A,
Naphcon-A, Visin-A…) hoặc thuốc ổn định dưỡng bào (Alomid, crolom) hoặc thuốc
kết hợp kháng histamin và ổn định dưỡng bào (Astelin, Optivar, Elestat …). Nếu các
triệu chứng không cải thiện sau 1 – 2 tuần, có thể dùng thêm corticosteroid nhỏ.
2.4.2. Viêm kết mạc do adenovirus: không có điều trị kháng virus đặc hiệu, tuy nhiên
có thể dùng nước mắt nhân tạo, kháng histamin, chườm lạnh để giảm triệu chứng.
Corticosteroid nhỏ có thể làm giảm triệu chứng, bớt sẹo trong những trường hợp viêm
kết giác mạc nặng, tuy nhiên cần phải theo dõi chặt chẽ vì có thể kéo dài thời gian
bệnh.
2.4.3. Viêm kết mạc do herpes simplex virus: Dùng kháng virus: trifluridine 1% nhỏ 5
– 8 lần/ ngày (không quá 2 tuần vì có thể độc giác mạc). Uống acyclovir 200 – 400mg
5lần/ngày; hoặc famciclovir 250mg 2 lần/ngày.
2.4.4. Viêm kết mạc do varicella zoster virus: Thuốc kháng virus nhỏ không có tác
dụng điều trị. Đối với người suy giảm miễn dịch, dùng acyclovir 800mg, 5 lần/ngày
trong 7 ngày. Có thể dùng kháng sinh để dự phòng bội nhiễm.
2.4.5. Viêm kết mạc vi trùng: Đối với những VKM nhẹ thường tự khỏi. Sử dụng
kháng sinh trong những trường hợp nầy là theo kinh nghiệm. Một liệu trình kháng
sinh phổ rộng 5 -7 ngày thường được chọn. Đối với các VKM nặng cần phải nhuộm
gram, nuôi cấy, và chọn kháng sinh theo sự hướng dẫn của kết quả nuôi cấy sau khi đã
dùng liệu pháp kháng sinh ban đầu. đối với VKM do clamydia có thể dùng
azithromycin 1g liều duy nhất hoặc doxycycline 100mg x2 lần/ngày trong 7 ngày.
3. VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
3.1. Đại cƣơng: Viêm loét giác mạc là một quá trình viêm, sau đó là loét ở giác mạc,
thường do vi trùng hoặc nấm. (Viêm giác mạc do hespes simplex virus có dạng lâm
sàng đặc thù riêng và ít gặp hơn sẽ trình bày riêng) Bất cứ nguyên nhân nào làm mất
sự toàn vẹn của biểu mô và / hoặc bất thường film nước mắt cho phép vi trùng xâm
nhập vào nhu mô, tăng sinh và phát triển có thể gây nên loét nhu mô, áp-xe trong nhu
mô, phù nhu mô và phản ứng viêm trong tiền phòng. Trường hợp nặng là thủng giác
mạc.
3.2. Yếu tố nguy cơ:
3.2.1. Ngoại lai: Chấn thương mắt, phẫu thuật mắt, mang contact lens, nhỏ mắt
corticosteroid…
3.2.2. Nội tại:
 Các bệnh toàn thân: Đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, thiếu vitamin A…
 Tại mắt: Các bất thường của film nước mắt, hở mi, lộn mi, quặm mi, các nhiễm
trùng phần phụ mắt, các bất thường của biểu mô giác mạc…
3.3. Chẩn đoán:
3.3.1. Triệu chứng cơ năng: Mờ mắt, đau nhức mắt, cộm, xốn, sợ ánh sáng, chảy
nước mắt…
3.3.2. Triệu chứng thực thể:
 Sung huyết kết mạc kiểu cương tụ rìa (đỏ mắt), phù kết mạc, có thể phù mi.
 Giác mạc: khuyết biểu mô, thẩm lậu nhu mô tăng dần, nếp gấp ở màng
descemet, gia tăng phản ứng tiền phòng, có hoặc không có mủ tiền phòng.
Nặng hơn là áp xe hoặc loét nhu mô từ nhẹ đến nặng.
 Trên đây mô tả triệu chứng VGM chung. Đối với nấm, tổn thương giác mạc
thường có bờ mượt, mép tổn thương gồ lên so với bề mặt giác mạc lành, cấu
trúc thô, sắc tố xám nâu, xung quanh có thể có tổn thương vệ tinh.
3.3.3. Xét nghiệm: Bởi vì các triệu chứng lâm sàng là không đặc hiệu để phân biệt
nguyên nhân của viêm loét giác mạc, nên trong những trường hợp nghi ngờ nấm, hoặc
viêm thẩm lậu giác mạc trung bình, hoặc sâu với diện tích tổn thương giác mạc tương
đối, cần phải làm thêm xét nghiệm.
 Soi tươi: Cho kết quả nhanh về nấm. các loại nấm thường gặp là Candida,
Fusarium, Aspergillus, Penicillium,Cephalosporium…
 Nhuộm gram: dùng tốt nhất cho vi khuẩn phân biệt gram âm, gram dương, kết
quả có sau 5 phút. Cũng có thể thấy nấm (độ nhạy 50%). Nhuộm giemsa: có
thể thấy vi khuẩn, nấm, clamydia. Cho kết quả sau 2 phút.
 Nuôi cấy và kháng sinh đồ: là phương tiện để định danh vi trùng gây bệnh và
độ nhạy của kháng sinh. Các chủng gram dương thường gặp là Staphylococci,
Coagulase negative Staphylococci, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus
viridans group và các chủng gram âm là Pseudomonas aeruginosa, Serratia
marcescens, Proteus mirabilis, Moraxella species…
 Có thể nuôi cấy lại sau 12 giờ ngừng kháng sinh nếu kết quả nuôi cấy lần đầu
âm tính.
Hình 7.3: viêm loét giác mạc do vi trùng.
Hình 7.4: viêm loét giác mạc do nấm, mủ tiền phòng.
3.4. Điều trị:
3.4.1. VKM vi trùng:
 Điều trị ban đầu:
Kháng sinh nhỏ với khả năng thấm tốt vào giác mạc là đường dùng chủ yếu, có thể
tiêm dưới kết mạc. Kháng sinh ban đầu thường dùng theo kinh nghiệm có phổ rộng
như bảng 1. Đối với những trường hợp nặng (loét trung tâm, tổn thương sâu, rộng hơn
2mm…) nên dùng liều tấn công cứ mỗi 5 – 15 phút nhỏ 1 giọt trong 3 giờ đầu, sau đó
mỗi 30 – 60 phút nhỏ 1 giọt. Giãn đồng tử (atropin 1% 1giọt x 2 lần/ngày) cũng được
dùng để chống dính mống và giảm đau.
Bảng 7.1 Kháng sinh điều trị ban đầu cho viêm giác mạc vi trùng (
Vi trùng Kháng sinh Nồng độ (nhỏ) Tiêm dưới
kết mạc
Không biết
hoặc nhiều loại
Cefazolin +
Tobramycin hoặc gentamycin
hoặc Fluoroquinolon
(ciprofloxacin)
50mg/ml
9 – 14mg/ml
3mg/ml
100mg/0,5ml
20mg/0,5ml
-
Cầu khuẩn
Gram dương
Cefazolin,
Vancomycin
fluoroquinolon (ciprofloxacin)
50mg/ml
15-50mg/ml
3mg/ml
100mg/0,5ml
25mg/0.5ml
-
Trực khuẩn Tobramycin hoặc gentamycin 9 – 14mg/ml 20mg/0,5ml
gram âm Ceftazidim
fluoroquinolones
50mg/ml
-
100mg/0,5ml
-
Cầu khuẩn
gram âm
Ceftriaxone
Ceftazidime
fluoroquinolones
50mg/ml
50mg/ml
-
100mg/0,5ml
100mg/0,5ml
-
 Điều trị sau khi có kết quả nuôi cấy:. nếu bệnh nhân cải thiện sau điều trị ban đầu,
không cần phải thay đổi điều trị theo kháng sinh đồ. Tuy nhiên sự phối hợp kháng
sinh ban đầu để tạo một phổ diệt khuẩn rộng có thể trở nên không cần thiết một khi
vi trùng gây bệnh đã được phân lập. Trong trường hợp lâm sàng không cải thiện
với điều trị ban đầu, nên dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của kết quả nuôi cấy và
kháng sinh đồ.
3.4.2. Viêm, loét giác mạc do nấm.
 Polyenes: gồm natamycin và amphotericin B. Cơ chế tác dụng: phá vỡ các tế bào
bằng cách gắn vào thành tế bào nấm, có hiệu quả đối với cả hai dạng nấm sợi và
nấm men.
Amphotericin B, dù xâm nhập mô mắt kém, là loại thuốc được lựa chọn để
điều trị viêm giác mạc do nấm men. Ngoài ra, nó có hiệu quả chống lại nhiều loại nấm
sợi nhỏ. Cách dùng: là nhỏ 1 giọt/mỗi 30 phút trong 24 giờ đầu tiên, mỗi giờ 1 giọt
trong 24 giờ thứ hai, và sau đó là từ từ giảm dần theo các phản ứng lâm sàng. .
Natamycin chỉ có dạng huyền dịch nhỏ mắt., có hiệu quả tốt chống nấm sợi,
đặc biệt Fusarium. Tuy nhiên, do sự xâm nhập mắt kém, nó có chủ yếu được hữu ích
trong trường hợp với nhiễm trùng giác mạc bề ngoài.
 Các Azoles (imidazoles và triazoles) bao gồm ketoconazole, miconazole,
fluconazole, itraconazole, econazole, và Clotrimazole. Fluconazole và
ketoconazole uống được hấp thu vào máu và đạt nồng độ tốt trong tiền phòng giác
mạc vì vậy cần được xem xét trong việc điều trị viêm giác mạc do nấm sâu.
Liều lượng dành cho người lớn của ketoconazole là 200-400 mg / ngày, có thể
được tăng lên đến 800 mg / ngày Tuy nhiên, do các hiệu ứng phụ, tăng liều nên được
thực hiện cẩn thận.. Vai trò tiềm năng của itraconazole trong điều trị viêm giác mạc do
nấm vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nó có thể hổ trợ hữu ích trong điều trị viêm giác
mạc nấm.
4. VIÊM GIÁC MẠC HERPES
4.1. Đại cƣơng: HSV là một virus DNA thường ảnh hưởng đến con người. Nhiễm
trùng xảy ra do tiếp xúc trực tiếp da hoặc niêm mạc tổn thương chứa virus hoặc tiết.
HSV type 1 (HSV-1) là chủ yếu chịu trách nhiệm nhiễm trùng miệng mặt và mắt,
trong khi HSV type 2 (HSV-2) thường là nguyên nhân lây truyền qua đường tình dục
và bệnh sinh dục.
Nhiễm HSV-1 nguyên phát xảy ra phổ biến nhất ở da, niêm mạc chịu sự phân phối
của các dây thần kinh sinh ba, thường không có triệu chứng hoặc biểu hiện như một
nhiễm trùng hô hấp trên không đặc hiệu. Sau đó, vi rút lây lan từ các tế bào biểu mô bị
nhiễm bệnh đến dây thần kinh cảm giác ở gần đó và được vận chuyển dọc theo sợi
trục dây thần kinh đến hạch sinh ba. Ở đó, bộ gen virus đi vào nhân của tế bào thần
kinh, nơi mà nó vẫn tồn tại vô thời hạn ở trong trạng thái tiềm ẩn. Nhiễm trùng
nguyên phát của bất kỳ nhánh nào của dây V (nhánh mắt, hàm trên, hàm dưới), có thể
dẫn đến nhiễm trùng tiềm ẩn của các tế bào thần kinh trong hạch sinh ba. Sự lây lan
của HSV trong hạch làm phát triển các dạng lâm sàng của nhiễm HSV mắt ngay mà
không nhất thiết phải nhiễm HSV trước đó.
Nhiễm HSV thứ phát được coi là sự kích hoạt của virus trong các hạch thần kinh sinh
ba, di chuyển theo các sợi trục thần kinh đến giác mạc.
4.2. Các dạng lâm sàng:
HSV thường gây ra các dạng lâm sàng như:
4.2.1. Viêm giác mạc biểu mô: đặc trưng bởi viêm giác mạc hình cành cây, hoặc hình
bản đồ
Hình 7.5: viêm loét giác mạc biểu mô hình cành cây và hình bản đồ do herpes
4.2.2. Viêm giác mạc nhu mô:
Có hai dạng nguyên phát là VGM nhu mô: hoại tử và ISK
H 7.6: Viêm giác mạc nhu mô hoạt động
4.2.3. Viêm giác mạc nội mô: điển hình là VGM hình đĩa
H 7.7: Viêm giác mạc nội mô hình đĩa với loét nhu mô thứ phát.
4.3. Điều trị:
4.3.1. VGM biểu mô: Tất cả các trường hợp nầy đều tự khỏi sau 3 tuần nhưng cần
phải điều trị kháng virus để giảm tổn thương nhu mô và giảm tạo sẹo. Collyre
trifluridine 1% nhỏ 8 lần/ngày, hoặc vidarabine ointment 3% bôi 5 lần/ngày trong 10 –
14 ngày. Acyclovir 2g/ngày uống có hiệu quả tương đương với thuốc tại chổ nhưng
không độc giác mạc.
4.3.2. VGM nhu mô và nội mô: dùng kháng virus phối hợp corticosteroid.
5. VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO TRƢỚC
5.1. Đại cƣơng: Viêm màng bồ đào (VMBĐ) trước: tức là viêm mống mắt và / hoặc
thể mi. VMBĐ trước là thể thường gặp nhất trong các viêm nội nhãn. Nguyên nhân
thường là vô căn, các nguyên nhân khác bao gồm hội chứng HLA-B27, sau chấn
thương, phẫu thuật nội nhãn, nhiễm trùng: herpes simplex and herpes zoster.
Ngày nay, VMBĐ nói chung và VMBĐ trước nói riêng ngày càng rõ là một biểu hiện
ở mắt của một bệnh lý đa cơ quan. Mặc dù ở một số bệnh, VMBĐ chỉ biểu hiện đơn
độc một như là một hiện tượng miễn dịch khu trú ở mắt, nhưng trong nhiều bệnh khác,
VMBĐ là một biểu hiện ở mắt trong một bệnh lý toàn thân như hội chứng HLA-B27,
viêm mống mắt thể mi liên quan với viêm khớp thiếu niên…
5.2. Chẩn đoán:
5.2.1. Xác định: VMBĐ trước dựa vào:
 Triệu chứng cơ năng: Đau, đỏ mắt, sợ ánh sáng là các biểu hiện thường gặp. Thị
lực có thể bình thường hoặc giảm.
 Thực thể: Quan trọng là các dấu chứng biểu hiện viêm ở mống mắt, thể mi quan
sát được trong tiền phòng bao gồm fibrin, tyndall, mủ tiền phòng, lắng đọng sau
giác mạc, co đồng tử, dính mống sau
5.2.2. Chẩn đoán nguyên nhân: Làm thêm các xét nghiệm:
 HLA-B27 là một gen nằm trên cánh ngắn NST số 6 và thường phối hợp với viêm
cột sống cứng khớp, viêm khớp phản ứng (hội chứng Rieter), bệnh viêm ruột
(inflammatory bowel disease), viêm khớp vảy nến (psoriatic arthritis). HLA-B27
có trên 1,4 – 8% dân số bình thường, tuy nhiên trong dân số người VMBĐ trước
cấp tỉ lệ nầy là 50 – 60%.
 Các xét nghiệm tối thiểu khác: Công thức máu, tổng phân tích nước tiểu,
angiotensin-converting enzyme (ACE), VDRL, X quang phổi và lưng.
Bảng 7.2: Tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân VMBĐ trước
Lâm sàng
VMBĐ
Triệu chứng liên
quan
Bệnh nghi ngờ Xét nghiệm bổ sung
Khởi phát cấp,
nặng, có hoặc
không màng fibrin
hoặc mủ TP
 Viêm khớp, đau
lưng, các triệu
chứng niệu, sinh
dục.
 Loét sinh dục
 Không
 Hội chứng
HLA-B27
 Bệnh Behçet
 Vô căn
HLA-B27, X quang
CS lưng
HLA-B5, HLA-B51
HLA-B27
Đau, đỏ trung
bình
Khó thở, nốt trên
da
 Sarcoidosis
(hiếm gặp)
Serum ACE tăng ,
chest x-ray or chest
CT scan, biopsy
Mãn tính, đau đỏ
nhẹ
 Trẻ em, viêm
khớp
 Lắng đọng dạng
ngôi sao
 Viêm mống mắt
thể mi liên quan
JIA
 Viêm mống mắt
thể mi dị sắc
Fuchs
Antinuclear
antibody (ANA),
VSS
Không
5.3. Điều trị: Corticosteroid và giãn đồng tử nhỏ mắt là hai thuốc chủ yếu trong điều
trị VMBĐ trước. Prednisolone acetat 1% (pred forte) thường được sử dụng. liều lượng
tuỳ theo mức độ viêm, từ nhỏ hàng giờ đến vài lần / ngày. Có thể sử dụng thêm
corticosteroid tòan thân liều thấp đến trung bình từ 1 – 3 tuần tùy theo mức độ nặng
của bệnh. Các thuốc nhỏ giãn đồng tử thường dùng là: cyclopentolate (tác dụng ngắn)
và atropin (tác dụng dài). Chúng có tác dụng giảm co thắt cơ thể mi (giảm đau, giảm
sợ ánh sáng) và chống dính mống.
6. GLAUCOMA GÓC ĐÓNG CẤP
6.1. Đại cƣơng: glaucoma góc đóng là tình trạng mống mắt áp vào lưới bè tại góc tiền
phòng làm cho thuỷ dịch không thể thoát ra ngoài mắt dẫn đến tăng áp lực nội nhãn.
Nếu sự đóng góc xảy ra đột ngột các triệu chứng (đỏ mắt, mờ mắt, đau nhức mắt, nôn
mữa…) sẽ xuất hiện cấp tính và nặng nề, trong trường hợp nầy bệnh nhân cần phải
được điều trị khẩn cấp để bảo tồn thị lực. Nếu sự đóng góc xảy ra từng lúc hoặc từ từ
glaucoma góc đóng dễ lầm với glaucoma góc mở mạn tính.
6.2. Chẩn đoán: dựa vào lâm sàng
6.2.1. Triệu chứng cơ năng: Đau nhức mắt, đau nửa đầu cùng bên, mờ mắt hoặc thấy
quầng sáng. Có thể có nôn, buồn nôn.
6.2.2. Triệu chứng thực thể: Đỏ mắt (cương tụ rìa), giác mạc có thể phù, tiền phòng
hẹp, đồng tử giãn to, lười hoặc mất phản xạ ánh sáng. Nhãn áp tăng cao, có thể từ 40 –
80mmHg.
Hình 7.8: cơn galucoma cấp có nghẽn đồng tử
6.3. Điều trị:
6.3.1. Điều trị nội khoa: Trong cơn glaucoma góc đóng cấp, điều trị nội khoa phải
được thực hiện trước để làm hạ nhãn áp, giảm đau, bớt phù giác mạc, nhằm chuẩn bị
cho phẫu thuật. các thuốc thường dùng là:
 Ức chế beta: Betaxolol (Betoptic) 0.25%, 0.5% hoặc Timolol maleate
(Timoptic, Timoptic XE) 0.25%, 0.5% ngày nhỏ 2 lần.
 Ức chế men carbonic anhydrase toàn thân (acetazolamide 250mg, x 4 lần/
ngày) hoặc tại chổ (azopt 1% )
 Co đồng tử: pilocarpin 1%, 2% nhỏ.
 Trường hợp nhãn áp quá cao có thể dùng lợi niệu thẩm thấu (manitol) tĩnh
mạch.
6.3.2. Điều trị phẫu thuật: Điều trị triệt để glaucoma góc đóng nguyên phát là phẫu
thuật (cắt mống chu biên ). Điều nầy cho phép loại trừ nghẽn đồng tử và loại trừ sự
chênh lệch áp lực giữa tiền phòng và hậu phòng. Nếu không cắt mống chu biên bằng
laer được và dính góc nhiều phải phẫu thuật cắt bè củng mạc. Mắt còn lại của các
bệnh nhân nầy nếu hẹp tiền phòng nên được cắt mống chu biên laser dự phòng sự
bùng phát cơn glaucoma cấptrong tương lai.

More Related Content

What's hot

VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔISoM
 
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊBỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊSoM
 
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)Bão Tố
 
KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN
KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢNKHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN
KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢNSoM
 
Bài Giảng Nhãn Khoa Full
Bài Giảng Nhãn Khoa Full Bài Giảng Nhãn Khoa Full
Bài Giảng Nhãn Khoa Full nataliej4
 
SỎI NIỆU
SỎI NIỆUSỎI NIỆU
SỎI NIỆUSoM
 
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNHHỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNHSoM
 
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.pptXỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.pptSoM
 
LAO HẠCH
LAO HẠCHLAO HẠCH
LAO HẠCHSoM
 
Bệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnhBệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnhNhan Tam
 
BỆNH BASEDOW
BỆNH BASEDOWBỆNH BASEDOW
BỆNH BASEDOWSoM
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINHCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINHSoM
 
Tiếp cận đau đầu 2021.pdf
Tiếp cận đau đầu 2021.pdfTiếp cận đau đầu 2021.pdf
Tiếp cận đau đầu 2021.pdfSoM
 
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGKHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
Hội chứng tắc ruột
Hội chứng tắc ruộtHội chứng tắc ruột
Hội chứng tắc ruộtHùng Lê
 
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNGLUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNGSoM
 
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EMTIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EMSoM
 
Bệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdf
Bệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdfBệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdf
Bệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdfSoM
 

What's hot (20)

VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔI
 
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊBỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
 
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
 
KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN
KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢNKHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN
KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN
 
Hội chứng viêm
Hội chứng viêmHội chứng viêm
Hội chứng viêm
 
KHÁM HÔ HẤP
KHÁM HÔ HẤPKHÁM HÔ HẤP
KHÁM HÔ HẤP
 
Bài Giảng Nhãn Khoa Full
Bài Giảng Nhãn Khoa Full Bài Giảng Nhãn Khoa Full
Bài Giảng Nhãn Khoa Full
 
SỎI NIỆU
SỎI NIỆUSỎI NIỆU
SỎI NIỆU
 
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNHHỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
 
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.pptXỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
 
LAO HẠCH
LAO HẠCHLAO HẠCH
LAO HẠCH
 
Bệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnhBệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnh
 
BỆNH BASEDOW
BỆNH BASEDOWBỆNH BASEDOW
BỆNH BASEDOW
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINHCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
 
Tiếp cận đau đầu 2021.pdf
Tiếp cận đau đầu 2021.pdfTiếp cận đau đầu 2021.pdf
Tiếp cận đau đầu 2021.pdf
 
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGKHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Hội chứng tắc ruột
Hội chứng tắc ruộtHội chứng tắc ruột
Hội chứng tắc ruột
 
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNGLUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
 
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EMTIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
 
Bệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdf
Bệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdfBệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdf
Bệnh án nhi Vàng da sơ sinh.pdf
 

Similar to CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ ĐỎ MẮT

Bệnh mắt hột
Bệnh mắt hộtBệnh mắt hột
Bệnh mắt hộtĐào Đức
 
đAu mắt đỏ
đAu mắt đỏđAu mắt đỏ
đAu mắt đỏTran Tri
 
Viêm giác mạc do virus herpes simplex: Chẩn đoán và điều trị
Viêm giác mạc do virus herpes simplex: Chẩn đoán và điều trịViêm giác mạc do virus herpes simplex: Chẩn đoán và điều trị
Viêm giác mạc do virus herpes simplex: Chẩn đoán và điều trịVo Ngoc Bich Minh
 
Sổ Tay Bệnh Mày Đay
Sổ Tay Bệnh Mày ĐaySổ Tay Bệnh Mày Đay
Sổ Tay Bệnh Mày ĐayPhụ Bì Khang
 
NHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DANHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DASoM
 
NHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DANHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DASoM
 
NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)
NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)
NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)SoM
 
VIÊM KẾT MẠC
VIÊM KẾT MẠCVIÊM KẾT MẠC
VIÊM KẾT MẠCSoM
 
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀOVIÊM MÀNG BỒ ĐÀO
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀOSoM
 
7-VIÊM KẾT MẠC-2015.pptx
7-VIÊM KẾT MẠC-2015.pptx7-VIÊM KẾT MẠC-2015.pptx
7-VIÊM KẾT MẠC-2015.pptxphucduong44
 
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DASoM
 
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DASoM
 
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DASoM
 
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptx
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptxVIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptx
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptxVyyNguyn1
 
VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
VIÊM LOÉT GIÁC MẠCVIÊM LOÉT GIÁC MẠC
VIÊM LOÉT GIÁC MẠCSoM
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễuHướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễuBomonnhi
 
bệnh da mãn tính
bệnh da mãn tínhbệnh da mãn tính
bệnh da mãn tínhThanh Liem Vo
 
Bệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dau
Bệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dauBệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dau
Bệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dauminhphuongpnt07
 
SOẠN VLGM BG.pptx
SOẠN VLGM BG.pptxSOẠN VLGM BG.pptx
SOẠN VLGM BG.pptxMai Chu
 

Similar to CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ ĐỎ MẮT (20)

Bệnh mắt hột
Bệnh mắt hộtBệnh mắt hột
Bệnh mắt hột
 
đAu mắt đỏ
đAu mắt đỏđAu mắt đỏ
đAu mắt đỏ
 
Viêm giác mạc do virus herpes simplex: Chẩn đoán và điều trị
Viêm giác mạc do virus herpes simplex: Chẩn đoán và điều trịViêm giác mạc do virus herpes simplex: Chẩn đoán và điều trị
Viêm giác mạc do virus herpes simplex: Chẩn đoán và điều trị
 
Sổ Tay Bệnh Mày Đay
Sổ Tay Bệnh Mày ĐaySổ Tay Bệnh Mày Đay
Sổ Tay Bệnh Mày Đay
 
NHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DANHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DA
 
NHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DANHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DA
 
NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)
NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)
NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)
 
VIÊM KẾT MẠC
VIÊM KẾT MẠCVIÊM KẾT MẠC
VIÊM KẾT MẠC
 
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀOVIÊM MÀNG BỒ ĐÀO
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO
 
7-VIÊM KẾT MẠC-2015.pptx
7-VIÊM KẾT MẠC-2015.pptx7-VIÊM KẾT MẠC-2015.pptx
7-VIÊM KẾT MẠC-2015.pptx
 
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
 
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
 
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DA
 
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptx
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptxVIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptx
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptx
 
Loét miệng
Loét miệngLoét miệng
Loét miệng
 
VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
VIÊM LOÉT GIÁC MẠCVIÊM LOÉT GIÁC MẠC
VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễuHướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu
 
bệnh da mãn tính
bệnh da mãn tínhbệnh da mãn tính
bệnh da mãn tính
 
Bệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dau
Bệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dauBệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dau
Bệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dau
 
SOẠN VLGM BG.pptx
SOẠN VLGM BG.pptxSOẠN VLGM BG.pptx
SOẠN VLGM BG.pptx
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh TrangMinhTTrn14
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
 

CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ ĐỎ MẮT

  • 1. CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ ĐỎ MẮT MỤC TIÊU BÀI GIẢNG 1. Kể được các nguyên nhân thông thường gây đỏ mắt 2. Biết phân loại, chẩn đóan và xử lý viêm kết mạc trên lâm sàng. 3. Biết phân loại, chẩn đóan và xử lý viêm kết mạc trên lâm sàng. 4. Chẩn đóan và xử lý được cơn glaucoma cấp 5. Chẩn đóan và xử lý được viêm mống mắt thể mi cấp 1. ĐẠI CƢƠNG: Đỏ mắt là biểu hiện mắt đỏ khi mở do sự giãn các mạch máu nông của bề mặt nhãn cầu, có bệnh nguyên từ viêm, nhiễm trùng, dị ứng, tăng nhãn áp. Những nguyên nhân thông thường nhất gây đỏ mắt là: (1) viêm kết mạc, (2) viêm, loét giác mạc, (3) viêm màng bồ đào trước (4) tăng nhãn áp cấp tính (5) các bệnh lý khác như: viêm củng mạc, thượng củng mạc, viêm nhiễm bờ mi, viêm lệ đạo, viêm hốc mắt, dị vật giác mạc, dị vật kết mạc… Về hình thái, người ta phân biệt hai loại đỏ là cương tụ ngoại vi, do sự giãn nở hệ thống mạch máu kết mạc nông, thường gặp trong viêm kết mạc đơn thuần, và cương tụ rìa, do sự giãn hệ kết mạc thể mi trước, nằm sâu hơn, thường do viêm mống mắt thể mi, viêm giác mạc, tăng nhãn áp cấp. Tuy nhiên, trên lâm sàng đôi khi khó phân biệt ranh giới giữa 2 loại cương tụ trên. Người thầy thuốc khi tiếp cận với bệnh nhân bị đỏ mắt, bước đầu tiên là phải xác định rõ đỏ mắt do tổn thương phần nào của nhãn cầu (kết mạc, giác mạc, bờ mi, mống mắt…) bước tiếp theo là chẩn đoán xác định và chẩn đoán nguyên nhân (ví dụ viêm kết mạc do vi rus hay viêm mống mắt …). Bệnh nhân đỏ mắt thường đi kèm với các triệu chứng khác như mờ mắt, đau nhức mắt, sợ ánh sáng…Để có chẩn đoán chính xác cần phải hỏi bệnh sử, khám kỹ các thành phần từ kết mạc, bờ mi, giác mạc, tiền phòng, mống mắt…để thu thập triệu chứng, hình thành chẩn đoán sơ bộ, nếu cần cho xét nghiệm thích hợp để thiết lập chẩn đoán xác định..Sau đây mô tả qui trình chẩn đoán và xử lý các bệnh lý gây đỏ mắt thông thường nhất.
  • 2. 2. VIÊM KẾT MẠC 2.1. Đại cƣơng: viêm kết mạc (VKM) là một tình trạng viêm nguyên phát của kết mạc đặc trưng bởi sự giãn mạch, thẩm lậu tế bào và xuất tiết. Trong hầu hết các trường hợp viêm kết mạc tự khỏi, nhưng một số trường hợp tiến triển nặng, gây nhiều biến chứng nội ngoại nhãn nghiêm trọng. 2.2. Phân loại: Có thể phân loại theo nguyên nhân (nhiễm trùng, không nhiễm trùng) hoặc theo diễn tiến (cấp, mãn). 2.2.1. Theo diễn tiến  VKM cấp là viêm kết mạc khởi phát đột ngột, kéo dài ít hơn 4 tuần.  VKM mãn: là VKM kéo dài quá 4 tuần. 2.2.2. Theo nguyên nhân:  Viêm kết mạc nhiễm trùng:  Virus: VKM do adenovirus, VKM Herpes simplex virus (HV), VKM Varicella zoster virus (VZV)  Vi trùng: VKM do vi trùng  Viêm kết mạc không nhiễm trùng  VKM dị ứng (VKM mùa xuân, VKM dị ứng theo mùa, VKM tiếp xúc, VKM nhú khổng lồ…)  VKM do cơ học, kích thích, nhiễm độc … 2.3. Chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng của từng loại viêm kết mạc. Nhuộm gram và nuôi cấy chỉ được thực hiện khi nghi ngờ viêm kết mạc nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh hoặc viêm kết mạc mãn tính tái diễn. 2.3.1. Viêm kết mạc virus:: Khởi phát đột ngột, một hoặc hai mắt với đỏ mắt kiểu cương tụ ngoại vi), phù kết mạc, phù mi, chảy nước mắt trong, không có ghèn, phản ứng hột ở kết mạc sụn mi dưới. Ngoài ra các dấu chứng đặc trưng có thể của từng loại virus: Với adenoviral: Có hạch, xuất huyết dưới kết mạc, viêm giác mạc chấm biểu mô, nhu mô bầm mi…
  • 3. Hình 7.1: viêm kết mạc virus Với herpes simplex virus: mụn nước hoặc loét da mi, viêm giác mạc hình cành cây, hình bản đồ Với Varicella (herpes) zoster virus: mụn nước hoặc loét da mi một bên 2.3.2. Viêm kết mạc vi trùng: Thường một bên, Sung huyết kết mạc nhãn cầu, có mủ hoặc ghèn nhiều. Đối với VKM lậu cầu: một bên hoặc hai bên, sung huyết kết mạc, phù mi và ghèn, mủ nhiều. Thẩm lậu hoặc loét giác mạc là dấu chứng quan trọng xuất hiện sớm. VKM do Clammydia ở người lớn: sung huyết kết mạc nhãn cầu, phản ứng hột ở kết mạc sụn, màng máu giác mạc, viêm giác mạc chấm biểu mô. 2.3.3. Viêm kết mạc dị ứng: có nhiều dạng lâm sàng:  VKM dị ứng theo mùa: Hai mắt, ngứa mắt, đỏ, phù kết mạc, chảy nước mắt trong, có thể có ít nhầy  VKM mùa xuân: Hai mắt, ngứa, đỏ, nhú khổng lồ kết mạc sụn mi trên, chảy nước mắt trong hoặc nhầy, tróc biểu mô giác mạc; sẹo, tân mạch giác mạc
  • 4. H 7.2: VKM mùa xuân: nhú kết mạc sụn mi trên. 2.3.4. Viêm kết mạc cơ học (kích thích): Bị phơi nhiễm các nguyên nhân kích thích như mang kính sát tròng, bụi, khói…Chẩn đoán thường là loại trừ. 2.4. Điều trị: Tuỳ theo nguyên nhân, tránh lạm dụng kháng sinh (sẽ gây độc kết giác mạc) và corticoteroid (gây kéo dài viêm kết mạc adenoviral, làm nặng thêm nhiễm herpes simplex). Nếu corticosteroid được dùng trong viêm kết mạc mãn tính tái diễn cần chú ý theo dõi biến chứng tăng áp và đục thuỷ tinh thể. 2.4.1. Viêm kết mạc dị ứng: Có thể dùng kháng histamin H1, co mạch (Opcon-A, Naphcon-A, Visin-A…) hoặc thuốc ổn định dưỡng bào (Alomid, crolom) hoặc thuốc kết hợp kháng histamin và ổn định dưỡng bào (Astelin, Optivar, Elestat …). Nếu các triệu chứng không cải thiện sau 1 – 2 tuần, có thể dùng thêm corticosteroid nhỏ. 2.4.2. Viêm kết mạc do adenovirus: không có điều trị kháng virus đặc hiệu, tuy nhiên có thể dùng nước mắt nhân tạo, kháng histamin, chườm lạnh để giảm triệu chứng. Corticosteroid nhỏ có thể làm giảm triệu chứng, bớt sẹo trong những trường hợp viêm kết giác mạc nặng, tuy nhiên cần phải theo dõi chặt chẽ vì có thể kéo dài thời gian bệnh. 2.4.3. Viêm kết mạc do herpes simplex virus: Dùng kháng virus: trifluridine 1% nhỏ 5 – 8 lần/ ngày (không quá 2 tuần vì có thể độc giác mạc). Uống acyclovir 200 – 400mg 5lần/ngày; hoặc famciclovir 250mg 2 lần/ngày.
  • 5. 2.4.4. Viêm kết mạc do varicella zoster virus: Thuốc kháng virus nhỏ không có tác dụng điều trị. Đối với người suy giảm miễn dịch, dùng acyclovir 800mg, 5 lần/ngày trong 7 ngày. Có thể dùng kháng sinh để dự phòng bội nhiễm. 2.4.5. Viêm kết mạc vi trùng: Đối với những VKM nhẹ thường tự khỏi. Sử dụng kháng sinh trong những trường hợp nầy là theo kinh nghiệm. Một liệu trình kháng sinh phổ rộng 5 -7 ngày thường được chọn. Đối với các VKM nặng cần phải nhuộm gram, nuôi cấy, và chọn kháng sinh theo sự hướng dẫn của kết quả nuôi cấy sau khi đã dùng liệu pháp kháng sinh ban đầu. đối với VKM do clamydia có thể dùng azithromycin 1g liều duy nhất hoặc doxycycline 100mg x2 lần/ngày trong 7 ngày. 3. VIÊM LOÉT GIÁC MẠC 3.1. Đại cƣơng: Viêm loét giác mạc là một quá trình viêm, sau đó là loét ở giác mạc, thường do vi trùng hoặc nấm. (Viêm giác mạc do hespes simplex virus có dạng lâm sàng đặc thù riêng và ít gặp hơn sẽ trình bày riêng) Bất cứ nguyên nhân nào làm mất sự toàn vẹn của biểu mô và / hoặc bất thường film nước mắt cho phép vi trùng xâm nhập vào nhu mô, tăng sinh và phát triển có thể gây nên loét nhu mô, áp-xe trong nhu mô, phù nhu mô và phản ứng viêm trong tiền phòng. Trường hợp nặng là thủng giác mạc. 3.2. Yếu tố nguy cơ: 3.2.1. Ngoại lai: Chấn thương mắt, phẫu thuật mắt, mang contact lens, nhỏ mắt corticosteroid… 3.2.2. Nội tại:  Các bệnh toàn thân: Đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, thiếu vitamin A…  Tại mắt: Các bất thường của film nước mắt, hở mi, lộn mi, quặm mi, các nhiễm trùng phần phụ mắt, các bất thường của biểu mô giác mạc… 3.3. Chẩn đoán: 3.3.1. Triệu chứng cơ năng: Mờ mắt, đau nhức mắt, cộm, xốn, sợ ánh sáng, chảy nước mắt… 3.3.2. Triệu chứng thực thể:  Sung huyết kết mạc kiểu cương tụ rìa (đỏ mắt), phù kết mạc, có thể phù mi.
  • 6.  Giác mạc: khuyết biểu mô, thẩm lậu nhu mô tăng dần, nếp gấp ở màng descemet, gia tăng phản ứng tiền phòng, có hoặc không có mủ tiền phòng. Nặng hơn là áp xe hoặc loét nhu mô từ nhẹ đến nặng.  Trên đây mô tả triệu chứng VGM chung. Đối với nấm, tổn thương giác mạc thường có bờ mượt, mép tổn thương gồ lên so với bề mặt giác mạc lành, cấu trúc thô, sắc tố xám nâu, xung quanh có thể có tổn thương vệ tinh. 3.3.3. Xét nghiệm: Bởi vì các triệu chứng lâm sàng là không đặc hiệu để phân biệt nguyên nhân của viêm loét giác mạc, nên trong những trường hợp nghi ngờ nấm, hoặc viêm thẩm lậu giác mạc trung bình, hoặc sâu với diện tích tổn thương giác mạc tương đối, cần phải làm thêm xét nghiệm.  Soi tươi: Cho kết quả nhanh về nấm. các loại nấm thường gặp là Candida, Fusarium, Aspergillus, Penicillium,Cephalosporium…  Nhuộm gram: dùng tốt nhất cho vi khuẩn phân biệt gram âm, gram dương, kết quả có sau 5 phút. Cũng có thể thấy nấm (độ nhạy 50%). Nhuộm giemsa: có thể thấy vi khuẩn, nấm, clamydia. Cho kết quả sau 2 phút.  Nuôi cấy và kháng sinh đồ: là phương tiện để định danh vi trùng gây bệnh và độ nhạy của kháng sinh. Các chủng gram dương thường gặp là Staphylococci, Coagulase negative Staphylococci, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus viridans group và các chủng gram âm là Pseudomonas aeruginosa, Serratia marcescens, Proteus mirabilis, Moraxella species…  Có thể nuôi cấy lại sau 12 giờ ngừng kháng sinh nếu kết quả nuôi cấy lần đầu âm tính. Hình 7.3: viêm loét giác mạc do vi trùng.
  • 7. Hình 7.4: viêm loét giác mạc do nấm, mủ tiền phòng. 3.4. Điều trị: 3.4.1. VKM vi trùng:  Điều trị ban đầu: Kháng sinh nhỏ với khả năng thấm tốt vào giác mạc là đường dùng chủ yếu, có thể tiêm dưới kết mạc. Kháng sinh ban đầu thường dùng theo kinh nghiệm có phổ rộng như bảng 1. Đối với những trường hợp nặng (loét trung tâm, tổn thương sâu, rộng hơn 2mm…) nên dùng liều tấn công cứ mỗi 5 – 15 phút nhỏ 1 giọt trong 3 giờ đầu, sau đó mỗi 30 – 60 phút nhỏ 1 giọt. Giãn đồng tử (atropin 1% 1giọt x 2 lần/ngày) cũng được dùng để chống dính mống và giảm đau. Bảng 7.1 Kháng sinh điều trị ban đầu cho viêm giác mạc vi trùng ( Vi trùng Kháng sinh Nồng độ (nhỏ) Tiêm dưới kết mạc Không biết hoặc nhiều loại Cefazolin + Tobramycin hoặc gentamycin hoặc Fluoroquinolon (ciprofloxacin) 50mg/ml 9 – 14mg/ml 3mg/ml 100mg/0,5ml 20mg/0,5ml - Cầu khuẩn Gram dương Cefazolin, Vancomycin fluoroquinolon (ciprofloxacin) 50mg/ml 15-50mg/ml 3mg/ml 100mg/0,5ml 25mg/0.5ml - Trực khuẩn Tobramycin hoặc gentamycin 9 – 14mg/ml 20mg/0,5ml
  • 8. gram âm Ceftazidim fluoroquinolones 50mg/ml - 100mg/0,5ml - Cầu khuẩn gram âm Ceftriaxone Ceftazidime fluoroquinolones 50mg/ml 50mg/ml - 100mg/0,5ml 100mg/0,5ml -  Điều trị sau khi có kết quả nuôi cấy:. nếu bệnh nhân cải thiện sau điều trị ban đầu, không cần phải thay đổi điều trị theo kháng sinh đồ. Tuy nhiên sự phối hợp kháng sinh ban đầu để tạo một phổ diệt khuẩn rộng có thể trở nên không cần thiết một khi vi trùng gây bệnh đã được phân lập. Trong trường hợp lâm sàng không cải thiện với điều trị ban đầu, nên dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ. 3.4.2. Viêm, loét giác mạc do nấm.  Polyenes: gồm natamycin và amphotericin B. Cơ chế tác dụng: phá vỡ các tế bào bằng cách gắn vào thành tế bào nấm, có hiệu quả đối với cả hai dạng nấm sợi và nấm men. Amphotericin B, dù xâm nhập mô mắt kém, là loại thuốc được lựa chọn để điều trị viêm giác mạc do nấm men. Ngoài ra, nó có hiệu quả chống lại nhiều loại nấm sợi nhỏ. Cách dùng: là nhỏ 1 giọt/mỗi 30 phút trong 24 giờ đầu tiên, mỗi giờ 1 giọt trong 24 giờ thứ hai, và sau đó là từ từ giảm dần theo các phản ứng lâm sàng. . Natamycin chỉ có dạng huyền dịch nhỏ mắt., có hiệu quả tốt chống nấm sợi, đặc biệt Fusarium. Tuy nhiên, do sự xâm nhập mắt kém, nó có chủ yếu được hữu ích trong trường hợp với nhiễm trùng giác mạc bề ngoài.  Các Azoles (imidazoles và triazoles) bao gồm ketoconazole, miconazole, fluconazole, itraconazole, econazole, và Clotrimazole. Fluconazole và ketoconazole uống được hấp thu vào máu và đạt nồng độ tốt trong tiền phòng giác mạc vì vậy cần được xem xét trong việc điều trị viêm giác mạc do nấm sâu. Liều lượng dành cho người lớn của ketoconazole là 200-400 mg / ngày, có thể được tăng lên đến 800 mg / ngày Tuy nhiên, do các hiệu ứng phụ, tăng liều nên được thực hiện cẩn thận.. Vai trò tiềm năng của itraconazole trong điều trị viêm giác mạc do
  • 9. nấm vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nó có thể hổ trợ hữu ích trong điều trị viêm giác mạc nấm. 4. VIÊM GIÁC MẠC HERPES 4.1. Đại cƣơng: HSV là một virus DNA thường ảnh hưởng đến con người. Nhiễm trùng xảy ra do tiếp xúc trực tiếp da hoặc niêm mạc tổn thương chứa virus hoặc tiết. HSV type 1 (HSV-1) là chủ yếu chịu trách nhiệm nhiễm trùng miệng mặt và mắt, trong khi HSV type 2 (HSV-2) thường là nguyên nhân lây truyền qua đường tình dục và bệnh sinh dục. Nhiễm HSV-1 nguyên phát xảy ra phổ biến nhất ở da, niêm mạc chịu sự phân phối của các dây thần kinh sinh ba, thường không có triệu chứng hoặc biểu hiện như một nhiễm trùng hô hấp trên không đặc hiệu. Sau đó, vi rút lây lan từ các tế bào biểu mô bị nhiễm bệnh đến dây thần kinh cảm giác ở gần đó và được vận chuyển dọc theo sợi trục dây thần kinh đến hạch sinh ba. Ở đó, bộ gen virus đi vào nhân của tế bào thần kinh, nơi mà nó vẫn tồn tại vô thời hạn ở trong trạng thái tiềm ẩn. Nhiễm trùng nguyên phát của bất kỳ nhánh nào của dây V (nhánh mắt, hàm trên, hàm dưới), có thể dẫn đến nhiễm trùng tiềm ẩn của các tế bào thần kinh trong hạch sinh ba. Sự lây lan của HSV trong hạch làm phát triển các dạng lâm sàng của nhiễm HSV mắt ngay mà không nhất thiết phải nhiễm HSV trước đó. Nhiễm HSV thứ phát được coi là sự kích hoạt của virus trong các hạch thần kinh sinh ba, di chuyển theo các sợi trục thần kinh đến giác mạc. 4.2. Các dạng lâm sàng: HSV thường gây ra các dạng lâm sàng như: 4.2.1. Viêm giác mạc biểu mô: đặc trưng bởi viêm giác mạc hình cành cây, hoặc hình bản đồ
  • 10. Hình 7.5: viêm loét giác mạc biểu mô hình cành cây và hình bản đồ do herpes 4.2.2. Viêm giác mạc nhu mô: Có hai dạng nguyên phát là VGM nhu mô: hoại tử và ISK H 7.6: Viêm giác mạc nhu mô hoạt động 4.2.3. Viêm giác mạc nội mô: điển hình là VGM hình đĩa
  • 11. H 7.7: Viêm giác mạc nội mô hình đĩa với loét nhu mô thứ phát. 4.3. Điều trị: 4.3.1. VGM biểu mô: Tất cả các trường hợp nầy đều tự khỏi sau 3 tuần nhưng cần phải điều trị kháng virus để giảm tổn thương nhu mô và giảm tạo sẹo. Collyre trifluridine 1% nhỏ 8 lần/ngày, hoặc vidarabine ointment 3% bôi 5 lần/ngày trong 10 – 14 ngày. Acyclovir 2g/ngày uống có hiệu quả tương đương với thuốc tại chổ nhưng không độc giác mạc. 4.3.2. VGM nhu mô và nội mô: dùng kháng virus phối hợp corticosteroid. 5. VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO TRƢỚC 5.1. Đại cƣơng: Viêm màng bồ đào (VMBĐ) trước: tức là viêm mống mắt và / hoặc thể mi. VMBĐ trước là thể thường gặp nhất trong các viêm nội nhãn. Nguyên nhân thường là vô căn, các nguyên nhân khác bao gồm hội chứng HLA-B27, sau chấn thương, phẫu thuật nội nhãn, nhiễm trùng: herpes simplex and herpes zoster. Ngày nay, VMBĐ nói chung và VMBĐ trước nói riêng ngày càng rõ là một biểu hiện ở mắt của một bệnh lý đa cơ quan. Mặc dù ở một số bệnh, VMBĐ chỉ biểu hiện đơn độc một như là một hiện tượng miễn dịch khu trú ở mắt, nhưng trong nhiều bệnh khác, VMBĐ là một biểu hiện ở mắt trong một bệnh lý toàn thân như hội chứng HLA-B27, viêm mống mắt thể mi liên quan với viêm khớp thiếu niên… 5.2. Chẩn đoán: 5.2.1. Xác định: VMBĐ trước dựa vào:
  • 12.  Triệu chứng cơ năng: Đau, đỏ mắt, sợ ánh sáng là các biểu hiện thường gặp. Thị lực có thể bình thường hoặc giảm.  Thực thể: Quan trọng là các dấu chứng biểu hiện viêm ở mống mắt, thể mi quan sát được trong tiền phòng bao gồm fibrin, tyndall, mủ tiền phòng, lắng đọng sau giác mạc, co đồng tử, dính mống sau 5.2.2. Chẩn đoán nguyên nhân: Làm thêm các xét nghiệm:  HLA-B27 là một gen nằm trên cánh ngắn NST số 6 và thường phối hợp với viêm cột sống cứng khớp, viêm khớp phản ứng (hội chứng Rieter), bệnh viêm ruột (inflammatory bowel disease), viêm khớp vảy nến (psoriatic arthritis). HLA-B27 có trên 1,4 – 8% dân số bình thường, tuy nhiên trong dân số người VMBĐ trước cấp tỉ lệ nầy là 50 – 60%.  Các xét nghiệm tối thiểu khác: Công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, angiotensin-converting enzyme (ACE), VDRL, X quang phổi và lưng. Bảng 7.2: Tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân VMBĐ trước
  • 13. Lâm sàng VMBĐ Triệu chứng liên quan Bệnh nghi ngờ Xét nghiệm bổ sung Khởi phát cấp, nặng, có hoặc không màng fibrin hoặc mủ TP  Viêm khớp, đau lưng, các triệu chứng niệu, sinh dục.  Loét sinh dục  Không  Hội chứng HLA-B27  Bệnh Behçet  Vô căn HLA-B27, X quang CS lưng HLA-B5, HLA-B51 HLA-B27 Đau, đỏ trung bình Khó thở, nốt trên da  Sarcoidosis (hiếm gặp) Serum ACE tăng , chest x-ray or chest CT scan, biopsy Mãn tính, đau đỏ nhẹ  Trẻ em, viêm khớp  Lắng đọng dạng ngôi sao  Viêm mống mắt thể mi liên quan JIA  Viêm mống mắt thể mi dị sắc Fuchs Antinuclear antibody (ANA), VSS Không 5.3. Điều trị: Corticosteroid và giãn đồng tử nhỏ mắt là hai thuốc chủ yếu trong điều trị VMBĐ trước. Prednisolone acetat 1% (pred forte) thường được sử dụng. liều lượng tuỳ theo mức độ viêm, từ nhỏ hàng giờ đến vài lần / ngày. Có thể sử dụng thêm corticosteroid tòan thân liều thấp đến trung bình từ 1 – 3 tuần tùy theo mức độ nặng của bệnh. Các thuốc nhỏ giãn đồng tử thường dùng là: cyclopentolate (tác dụng ngắn) và atropin (tác dụng dài). Chúng có tác dụng giảm co thắt cơ thể mi (giảm đau, giảm sợ ánh sáng) và chống dính mống. 6. GLAUCOMA GÓC ĐÓNG CẤP
  • 14. 6.1. Đại cƣơng: glaucoma góc đóng là tình trạng mống mắt áp vào lưới bè tại góc tiền phòng làm cho thuỷ dịch không thể thoát ra ngoài mắt dẫn đến tăng áp lực nội nhãn. Nếu sự đóng góc xảy ra đột ngột các triệu chứng (đỏ mắt, mờ mắt, đau nhức mắt, nôn mữa…) sẽ xuất hiện cấp tính và nặng nề, trong trường hợp nầy bệnh nhân cần phải được điều trị khẩn cấp để bảo tồn thị lực. Nếu sự đóng góc xảy ra từng lúc hoặc từ từ glaucoma góc đóng dễ lầm với glaucoma góc mở mạn tính. 6.2. Chẩn đoán: dựa vào lâm sàng 6.2.1. Triệu chứng cơ năng: Đau nhức mắt, đau nửa đầu cùng bên, mờ mắt hoặc thấy quầng sáng. Có thể có nôn, buồn nôn. 6.2.2. Triệu chứng thực thể: Đỏ mắt (cương tụ rìa), giác mạc có thể phù, tiền phòng hẹp, đồng tử giãn to, lười hoặc mất phản xạ ánh sáng. Nhãn áp tăng cao, có thể từ 40 – 80mmHg. Hình 7.8: cơn galucoma cấp có nghẽn đồng tử 6.3. Điều trị: 6.3.1. Điều trị nội khoa: Trong cơn glaucoma góc đóng cấp, điều trị nội khoa phải được thực hiện trước để làm hạ nhãn áp, giảm đau, bớt phù giác mạc, nhằm chuẩn bị cho phẫu thuật. các thuốc thường dùng là:  Ức chế beta: Betaxolol (Betoptic) 0.25%, 0.5% hoặc Timolol maleate (Timoptic, Timoptic XE) 0.25%, 0.5% ngày nhỏ 2 lần.  Ức chế men carbonic anhydrase toàn thân (acetazolamide 250mg, x 4 lần/ ngày) hoặc tại chổ (azopt 1% )
  • 15.  Co đồng tử: pilocarpin 1%, 2% nhỏ.  Trường hợp nhãn áp quá cao có thể dùng lợi niệu thẩm thấu (manitol) tĩnh mạch. 6.3.2. Điều trị phẫu thuật: Điều trị triệt để glaucoma góc đóng nguyên phát là phẫu thuật (cắt mống chu biên ). Điều nầy cho phép loại trừ nghẽn đồng tử và loại trừ sự chênh lệch áp lực giữa tiền phòng và hậu phòng. Nếu không cắt mống chu biên bằng laer được và dính góc nhiều phải phẫu thuật cắt bè củng mạc. Mắt còn lại của các bệnh nhân nầy nếu hẹp tiền phòng nên được cắt mống chu biên laser dự phòng sự bùng phát cơn glaucoma cấptrong tương lai.